HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Khảo sát tại Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 30 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn
228 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 1: GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách
quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Dương Thị Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 23
1.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hành vi rủi ro 23
1.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành 31
vi rủi ro
1.3 Các điểm chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 41
2.1. Các khái niệm 41
2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO 64
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI
3.1. Đặc điểm gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội của học sinh trung 64
học phổ thông Hà Nội
3.2. Thực trạng hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 74
CHƯƠNG 4: GẮN KẾT VỚI GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ 91
HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI
4.1. Gắn kết trong gia đình và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ 93
thông Hà Nội
4.2. Gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và hành vi rủi ro của học 108
sinh trung học phổ thông Hà Nội
4.3. Gắn kết với các hoạt động xã hội, mạng xã hội và hành vi rủi ro của 116
học sinh trung học phổ thông Hà Nội.
4.4. Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa các yếu tố: gắn kết gia đình, nhà 128
trường, xã hội và hành vi rủi ro của hoc sinh trung học phổ thông Hà
Nội
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPTT : Biện pháp tránh thai
CDC : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)
CL : Công lập
GT : Giao thông
HVGT : Hành vi giao thông
HVRR : Hành vi rủi ro
NCL : Ngoài Công Lập
NĐ : Nghị định
QHTD : Quan hệ tình dục
SAVY1 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2003 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)
SAVY2 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2009 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTN : Thanh thiếu niên
UBDS KHHGĐ : Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình.
UBDSQG : Uỷ ban dân số Quốc gia
VTN : Vị thành niên
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
YRBSS : Hệ thống giám sát hành vi rủi ro
(Youth Risk Behavior Surveillance System)
DANH MỤC BẢNG
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 1 Chi tiết các nhóm biến số độc lập 6
Bảng 2 Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT 15
Hà Nội
Bảng 3.1 Thực trạng các hành vi rủi ro của các thành viên trong gia đình 67
Bảng 3.2 Tỉ lệ học sinh trong mẫu nghiên cứu có bạn thân, bạn trong nhóm 70
chơi chung có các hành vi rủi ro cụ thể
Bảng 3.3 Thực trạng các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội 71
Bảng 3.4 Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên 72
Bảng 3.5 Thực trạng số lượng bạn bè trên mạng xã hội của học sinh THPT 73
Bảng 3.6 Tần suất các hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội 74
Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút 77
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo
giác và hành vi gây bạo lực
Bảng 3.8 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo 78
giác và hành vi giao thông không an toàn
Bảng 3.9 Lý do uống bia/rượu của học sinh THPT Hà Nội 80
Bảng 3.10 Lý do hút thuốc của học sinh THPT Hà Nội 81
Bảng 4.1 Các mối quan hệ gắn kết xã hội được triển khai phân tích. 91
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi giao thông 94
không an toàn của học sinh THPT Hà Nội
Bảng 4.3 Các mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ giữa chỉ
số tổng hợp gắn kết gia đình và từng hành vi rủi ro cụ thể của 97
học sinh THPT
Bảng 4.4 Các chỉ số mô hình hồi quy đa biến các đặc điểm gắn kết gia 106
đình và số lượng (loại) hành vi rủi ro học sinh có liên quan
Bảng 4.5 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với nguy cơ có các hành vi rủi 107
ro cụ thể.
Bảng 4.6 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với các hành vi gây bạo lực cụ 108
thể
Bảng 4.7 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa mức độ gắn kết nhà
trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có các hành 107
vi rủi ro cụ thể
Bảng 4.8 Mô hình hồi quy logistic đơn biến mối quan hệ giữa mức độ gắn
kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có 110
từng HVGT không an toàn
Bảng 4.9 Mối quan hệ giữa bạn thân/bạn trong nhóm chơi chung có hút
thuốc/không hút thuốc với tình trạng hút thuốc của nam/nữ học 111
sinh
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa việc đã từng/chưa từng tham gia các hoạt động 117
xã hội và thực trạng đã từng uống hết một ly bia/chén rượu
Bảng 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không tham gia CLB ngoại khoá và 122
hành vi gây bạo lực ở học sinh
Bảng 4.12 Mối quan hệ giữa số lượng bạn trên mạng xã hội và hành vi rủi 123
ro
Bảng 4.13 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi 125
bạo lực
Bảng 4.14 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi 126
tự gây thương tích, có ý định tự tử và cố gắng tự tử
Bảng 4.15 Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa giải thích cho từng hành vi rủi
ro cụ thể từ các mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố có mối 130
quan hệ với từng hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
Bảng 4.16 Hồi quy đa biến các yếu tố đặc điểm học sinh, đặc điểm gắn kết
gia đình, nhà trường, xã hội giải thích thực trạng có đồng thời 145
nhiều hành vi rủi ro
DANH MỤC CÁC BIỂU
Thứ tự Tên biểu Trang
Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các chỉ số thành phần mức độ gắn kết gia 66
đình
Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các chỉ số gắn kết học sinh với nhà trường, 69
thầy cô, bạn bè
Biểu đồ 3.3 Thực trạng tham gia các hoạt động xã hội của học sinh THPT 72
Biểu đồ 3.4 Tần suất số loại HVGT không an toàn của học sinh THPT 75
Hà
Biểu đồ 3.5 Số loại hành vi bạo lực học sinh có liên quan 76
Biểu đồ 3.6 Tần suất số loại hành vi rủi ro học sinh đã từng có trong 18 76
hành vi
Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ học sinh đã từng hút shisha, sử dụng chất gây nghiện, 83
sử dụng chất/thuốc gây ảo giác
Biểu đồ 3.8 Hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội 84
Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ học sinh có các hành vi giao thông không an toàn 85
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ học sinh đã từng có ý định tự tử, cố gắng tự tử 88
Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm hôn nhân của bố & mẹ và hành 93
vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây bạo lực 94
của học sinh THPT Hà Nội
Biểu đồ 4.3 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây thương 94
tích, có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh
Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc lá của người thân trong 105
gia đình và hành vi hút thuốc lá của học sinh
Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa hành vi gây bạo lực của người thân trong 106
gia đình và hành vi gây bạo lực thể chất của học sinh
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng chất gây nghiện (ma tuý,
heroin, thuốc lắc) phân theo nhóm có bạn thân, bạn trong 113
nhóm chơi chung đã từng/chưa từng sử dụng chất gây nghiện
Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ học sinh nam và nữ có hành vi bạo lực phân theo
nhóm có bạn thân, bạn trong nhóm đã từng và chưa từng có 114
hành vi bạo lực
Biểu đồ 4.8 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm 119
và hành vi đã từng hút thuốc/ thử hút thuốc của học sinh
THPT tại Hà Nội
Biểu đồ 4.9 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm 120
và hành vi đã từng sử dụng ma tuý
Biểu đồ 4.10 Mối quan hệ giữa học sinh nam/nữ; học sinh trường công
lập/ngoài công lập có đi làm thêm/không đi làm thêm và 121
hành vi đã từng sử dụng chất gây ảo giác (%).
Biểu đồ 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không đi làm thêm và hành vi gây 122
bạo lực
Biểu đồ 4.12 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi 124
rủi ro cụ thể của học sinh THPT
Biểu đồ 4.13 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi 124
gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ tiềm
ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là những
hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất, tinh thần,
các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng đồng. Đây là vấn
đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng chứng từ nhiều nghiên
cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt với nhiều rủi ro cho sức
khoẻ và sự phát triển [88]. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, VTN đang gặp
phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều HVRR. Thực trạng này đã đặt xã hội
đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất ổn về kinh tế, xã hội, đặt cá nhân vào
những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những
nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh được [88].
Hành vi rủi ro của VTN có thể gây hậu quả cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần trước
mắt cũng như lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội, đồng thời có nguy cơ gây áp lực
về kinh tế, y tế, xã hội và gánh nặng ngân sách cho các quốc gia. Theo báo cáo của tổ
chức Y tế thế giới, có hơn 2,6 triệu người trẻ tuổi từ 10 đến 24 tử vong hàng năm trên thế
giới và phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ những HVRR có thể phòng ngừa được. Tổ
chức Y tế thế giới đã từng đưa ra một vài con số đáng quan tâm như: hàng năm có khoảng
16 triệu nữ VTN trong độ tuổi 15 đến 19 sinh con, và VTN, thanh niên ở độ tuổi 15 – 24
chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người trưởng thành nhiễm HIV mới. Ngoài ra có khoảng
20% VTN đã từng gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần, khoảng 150 triệu người
trẻ tuổi hút thuốc và một số lượng đáng kể tham gia vào bạo lực cũng như tử vong vì bạo
lực [163, tr.1]
Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực lao
động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập, phát
triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, sự biến đổi nhanh chóng của xã hội và của
mỗi gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều HVRR
khác nhau. Một số các bằng chứng thu được từ nghiên cứu Vị thành niên, thanh niên Việt
Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2008 đã chỉ ra rằng đây là nhóm có nguy cơ cao đối mặt
với các HVRR, trong đó liên quan trực tiếp đến những rủi ro về sức khoẻ: có khoảng
8,2% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 24 có hoạt động tình dục đã từng nạo phá thai hay khoảng
20% số người được hỏi ở độ tuổi nói trên đã từng hút thuốc lá [163, tr.1]. Nghiên cứu
SAVY 2 cũng cho thấy những bằng chứng về thời điểm bắt đầu tham gia một số HVRR
2
chủ yếu nằm trong giai đoạn cuối VTN [26]. Ngoài ra, tại Việt Nam, tai nạn giao thông
là gánh nặng cơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. Chấn thương liên quan đến giao thông
cũng là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15 – 19 [27].
Trong bối cảnh VTN, thanh niên có nguy cơ đối mặt với nhiều HVRR, trong những
năm gần đây, VTN trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành
và nhà nước với nhiều các chủ chương, chính sách ban hành đã đặt trọng tâm hướng tới
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN. Ngày 7/6/2006, bộ Y tế đã ban hành Quyết định
số 2010/QĐ – BYT phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ VTN và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020”
trong đó đặt ra rất nhiều các mục tiêu nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần và đặc biệt
chú ý đến các vấn đề sức khoẻ có liên quan nhiều đến các HVRR như: tai nạn thương
tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khoẻ tâm thần, bệnh lây truyền qua đường tình
dục, HIV/AIDs [7].
Về mặt thực tiễn, mặc dù có một số nghiên cứu đáng chú ý có đề cập đến các vấn đề
chung của VTN, thanh niên Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn
chế, đặc biệt là còn ít các nghiên cứu phân tích các nguyên nhân xã hội, các yếu tố xã hội
có liên quan đến HVRR của VTN, thanh niên. Về mặt lý luận, các nghiên cứu về HVRR
của VTN mới chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mô tả và phần lớn tiếp cận từ hướng
nghiên cứu y tế cộng công mà chưa có nhiều các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và lý giải
vấn đề từ góc độ xã hội học hay sử dụng các lý thuyết xã hội học, khoa học xã hội liên
ngành nhằm làm cơ sở tìm hiểu, đánh giá các yếu tố xã hội có liên đến HVRR.
Học sinh THPT là nhóm thuộc vào độ tuổi VTN, cụ thể là giai đoạn cuối của VTN.
Các nghiên cứu VTN từ SAVY 1 đến SAVY 2 cho thấy VTN, VTN giai đoạn cuối đang
có xu hướng tham gia gia tăng và phổ biến hơn vào các HVRR. Vấn đề đặt ra đối với
riêng nhóm học sinh THPT - nhóm đối tượng dành phần lớn thời gian sống, học tập và
sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà trường, chịu sự tác động và quản lý của gia
đình và nhà trường, vậy họ có liên quan đến các HVRR không? Sống trong môi trường
gia đình, nhà trường cũng các mối quan hệ xã hội mới khác (như mạng xã hội), vậy những
đặc điểm gắn kết của học sinh với các môi trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy
cơ có các hành vi rủi? Thực tế, đây lại là vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều
cả ở góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.
Từ những vấn đề cấp thiết đặc ra ở trên, từ nhu cầu nhận thức từ góc độ lý luận và
thực tiễn như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã
hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân tích
bổ sung thêm các hiểu biết từ góc độ lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận xã hội học.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Trên cơ sở khung nghiên cứu được xây dựng, luận án hướng tới:
- Tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như:
tần suất và mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro, nhận diện nhóm học sinh có nguy
cơ cao đối với từng HVRR cụ thể cũng như có nguy cơ cao với việc có đồng thời nhiều
HVRR.
- Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội của học sinh, trong đó chú ý
đến mối quan hệ gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội,
mạng xã hội và nguy cơ có các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, từ đó xác định cụ
thể các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ HVRR ở học sinh
THPT.
- Từ những số liệu thực tiễn, nghiên cứu hướng tới việc phát triển và làm giàu thêm
các lý thuyết, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh
THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về giải pháp thực tiễn góp
phần quản lý, giám sát có hiệu quả HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ:
Để hướng tới đạt được các mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra
như sau:
- Mô tả và làm rõ thực trạng hành vi rủi ro ở từng nhóm học sinh với các điểm nhân
khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, trường học, từ đó rút ra được những đặc điểm
nhận diện các nhóm học sinh có nguy cơ cao đối với các HVRR.
- Phân tích số liệu tìm hiểu và làm rõ quan hệ giữa đặc điểm và mức độ gắn kết xã
hội và HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Cụ thể các gắn kết xã hội cơ bản sẽ được
giới hạn quan tâm phân tích trong nghiên cứu bao gồm:
• Gắn kết xã hội trong gia đình của học sinh
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Các gắn kết xã hội khác: bao gồm gắn kết với các hoạt động xã hội (tình
nguyện/từ thiện, làm thêm, câu lạc bộ ngoại khoá) và gắn kết với mạng xã hội,
các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu: phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gắn
kết xã hội nói trên có liên quan như thế nào đến nguy cơ có/không có các HVRR của
học sinh cũng như nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh, từ đó tìm ra yếu tố làm tăng
4
nguy cơ có các hành vi rủi ro và những yếu tố có khả năng bảo vệ, góp phần làm giảm
nguy cơ có một hay nhiều HVRR ở học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, những đúc kết về lý luận và thực tiễn, đồng
thời đưa ra những gợi ý về mặt giải pháp góp phần quản lý, giám sát HVRR của học
sinh THPT.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm, mức độ gắn kết xã hội, cụ thể là
gắn kết gia đình, gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè, gắn kết với mạng xã hội, gắn
kết với các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội với nguy cơ có các HVRR,
trong đó giới hạn nghiên cứu 4 nhóm với 18 HVRR cụ thể (được đề cập chi tiết trong
phần biến số).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THPT: bao gồm nam và nữ học sinh THPT tại
các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách thể nghiên
cứu được mời tham gia vào phỏng vấn bằng bảng hỏi với các câu hỏi có sẵn và phỏng
vấn sâu.
Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung giải thích về lý do, hoàn cảnh, đặc biệt là mối
quan hệ giữa gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và HVRR, do vậy nghiên
cứu chọn bổ sung thêm 3 nhóm tham gia phỏng vấn sâu:
• Phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi trung học phổ thông trên địa bàn Hà
Nội.
• Giáo viên, đại diện ban giám hiệu tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội được
chọn vào mẫu nghiên cứu.
• Học sinh đang học tại các trường THPT tại Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các quận nội thành thành phố Hà Nội.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Thời gian khảo sát tại thực địa: từ năm 2015 – 2017.
5
4. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu
4.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số
Hình 1: Khung nghiên cứu
Sơ đồ trên đây mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số được
phân tích cụ thể trong luận án. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh
THPT tại Hà Nội đặt trong mối quan hệ với các biến số độc lập, trong đó nghiên cứu
chú trọng đến mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT,
tìm hiểu những gắn kết xã hội có khả năng giải thích cho HVRR của học sinh THPT tại
địa bàn nghiên cứu.
4.2. Biến số
Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu độc lập và trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và
các lý thuyết lựa chọn áp dụng, nghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhóm
biến số “gắn kết xã hội” có liên quan đến các nhóm HVRR của học sinh, trong đó chú
trọng chiều ảnh hưởng từ đặc điểm gắn kết xã hội khác nhau có liên quan như thế nào
đến nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT. Các biến số độc lập, phụ thuộc của nghiên
cứu được xác định cụ thể như sau:
4.2.1. Biến số độc lập
Có 2 nhóm biến số độc lập:
6
- Các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh, cụ thể nghiên cứu giới hạn tìm hiểu 3
nhóm gắn kết:
• Gắn kết gia đình
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội.
- Đặc điểm nhân khẩu học (NKH) cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình và đặc
điểm trường học
Cụ thể đặc điểm gắn kết xã hội ở từng nhóm trên được làm rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Chi tiết các nhóm biến số độc lập
Biến số độc lập Thao tác hoá biến số
1. Gắn kết a. Quan hệ hôn - Sống chung
1. Các gia đình nhân bố và mẹ - Không sống chung (ly thân/ly hôn/khác )
gắn b. Mức độ gắn Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
kết kết giữa học của từng chỉ số thành phần:
xã sinh với gia • Mối quan hệ giữa các thành viên trong
hội đình gia đình (gia đình là tổ ấm và các thành
viên thiết lập mối quan hệ tốt với nhau)
• Trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý
kiến, được lắng nghe, tôn trọng
• Trong gia đình, học sinh được đối xử
công bằng, được tham gia các hoạt
động
• Gia đình là chỗ dựa tâm lý, tinh thần và
không chịu áp lực
• Gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc
nhở, giám sát HVRR
c. Gắn kết với - Hành vi rủi ro mà người thân trong gia
các thành viên đình có: hút thuốc lá; uống bia/rượu; sử
có các hành vi dụng chất gây nghiện; hành vi bạo lực, gây
rủi ro rối; hành vi giao thông không an toàn
2. Gắn kết a. Mức độ gắn Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
nhà kết với trường của từng chỉ số thành phần:
trường học, thầy cô, • Học sinh gắn kết và có cảm giác thuộc
bạn bè về nhà trường
• Mức độ gắn kết với bạn bè
• Mức độ gắn kết với thầy cô
• Học sinh được đối xử công bằng, được
tham gia vào các hoạt động tại trường
• Học sinh đánh giá thầy cô là người
gương mẫu và thường xuyên quan tâm,
giám sát học sinh.
7
b. Có mối quan - Hành vi rủi ro mà bạn thân/ bạn trong
hệ gắn kết với nhóm chơi chung có:
bạn bè có nhiều • Hút thuốc lá
hành vi rủi ro • Uống bia/rượu
• Sử dụng chất gây nghiện
• Hành vi bạo lực, gây rối
• Hành vi giao thông không an toàn
3. Gắn kết a. Gắn kết với - Có/không tham gia hoạt động từ
xã hội các hoạt động thiện/tình nguyện
khác: gắn xã hội - Có/không tham gia hoạt động làm thêm
kết với - Có/không tham gia CLB ngoại khoá.
các hoạt b. Gắn kết với - Số lượng bạn bè trên mạng xã hội
động xã mạng xã hội - Thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng
hội và xã hội.
mạng xã
hội
1. Đặc - Giới tính Nam/ Nữ
2. Đặc điểm - Khối học Khối 10/ 11/ 12
điểm NKH cá
cá nhân - Học lực Giỏi/Khá/TB/ Yếu
nhân, 2. Đặc - Trình độ học Từ THPT trở xuống và từ trung cấp/ cao
gia điểm kinh vấn bố/mẹ đẳng - đại học/trên đại học
đình, tế - xã hội - Kinh tế gia Tài sản có giá trị: nhà riêng; ô tô; xe máy;
xã gia đình đình máy tính/ máy tính bảng nối mạng
hội - Đặc điểm Có nghề nghiệp ổn định/ không có nghề
nghề nghiệp nghiệp ổn định
3. Đặc - Loại trường - Công lập/ ngoài công lập
điểm - Vị trí trường - Vị trí địa bàn quận
trường học
học
4.2.2. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc: Hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội.
Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm hành vi rủi ro, bao gồm 18 hành vi rủi ro cụ, thể như
sau:
- Nhóm 1 (5 hành vi): hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng chất gây nghiện
(ma tuý, heroin, cần sa, thuốc lắc), sử dụng thuốc/chất gây ảo giác.
- Nhóm 2 (3 hành vi): Hành vi gây bạo lực: bao gồm 3 loại: gây gổ, đánh nhau; bắt
nạt, doạ nạt (trực tiếp); bắt nạt, đe doạ, xúc phạm qua tin nhắn, mạng xã hội.
- Nhóm 3 (3 hành vi): Hành vi chủ động tự gây thương tích cho bản thân, có ý định
tự tử, đã từng cố gắng tự tử.
8
- Nhóm 4 (7 hành vi) gồm các hành vi giao thông không an toàn: nghiên cứu tập
trung tìm hiểu 7 hành vi (Không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi
sai làn đường; tự điều khiển xe máy (>50cm3) khi tham gia giao thông; tham gia giao
thông trên xe chở quá số người quy định; gây va quyệt, tai nạn giao thông; vi phạm luật
giao thông (ở mức nghiêm trọng hơn) bị công an nhắc nhở, xử phạt; đua xe.
Các hành vi rủi ro của học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu ở 2 khía cạnh cụ thể:
- Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro.
- Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể.
Thực tế có thể có rất nhiều hành vi được cho là tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đối với sức
khoẻ thể chất, tinh thần, sự phát triển, tính mạng của học sinh, tuy nhiên trong giới hạn
một nghiên cứu độc lập, 4 nhóm hành vi cụ thể trên được lựa chọn trên cơ sở thông tin
có được từ tổng quan nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và dựa trên giới
hạn của phương pháp thu thập thông tin và trong khuôn khổ một nghiên cứu độc lập
của 1 luận án Tiến sỹ. Một số các hành vi rủi ro khác như hành vi quan hệ tình dục
không an toàn, hành vi ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ... cũng là những nhóm
hành vi rất cần quan tâm nghiên cứu trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung thêm
các nhận thức và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu (xem thêm về cơ sở lựa
chọn hành vi trong trang 47 - 49)
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở tần suất, mức
độ như thế nào? Học sinh THPT Hà Nội có đang đối mặt với nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro không và những nhóm học sinh nào có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro?
- Mối quan hệ gắn kết xã hội trong gia đình, trường học, gắn kết với thầy cô, bạn bè
của học sinh như thế nào? Học sinh có những mối quan hệ gắn kết xã hội khác như gắn
kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội ở tần suất và mức độ như thế nào?
- Các đặc điểm gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết với gia đình, nhà trường, các gắn kết
xã hội khác với có mối quan hệ như thế nào với hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà
Nội? Trong các yếu tố thuộc về đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và các gắn
kết xã hội khác, những yếu tố nào có mối quan hệ góp phần bảo vệ nguy cơ có các hành
vi rủi ro của học sinh và những yếu tố nào góp phần làm tăng nguy cơ hành vi rủi ro ở
học sinh?
9
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Những học sinh có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, gắn kết bền
chặt với gia đình, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình thường ít liên
quan đến hành vi rủi ro hơn so với những nhóm học sinh có mối quan hệ gắn kết lỏng
lẻo với gia đình.
- Học sinh có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà trường, không cảm giác cô đơn
tách biệt tại trường học thường ít liên quan đến các hành vi gây bạo lực với bạn bè và
với gây bạo lực bản thân (có ý định tự tử, cố gắng tự tử) so với học sinh có gắn kết lỏng
lẻo hơn với trường học.
- Những học sinh sống trong gia đình có người thân có liên quan đến nhiều hành vi
rủi ro, chơi với bạn bè có nhiều hành vi rủi ro thường sẽ có nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro hơn những những học sinh khác.
- Học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội và dành quá nhiều thời gian trong ngày sử
dụng mạng xã hội có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn so với nhóm học sinh không
đi làm thêm và dành ít thời gian sử dụng mạng xã hội
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận chung nhất được vận dụng là phương pháp luận Macxit (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử). Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên
cứu hành vi rủi ro của học sinh khó có thể tách ra khỏi những ảnh hưởng và tác động từ
môi trường sống như môi trường gia đình, nhà trường và các mối quan hệ gắn kết trong
xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi và quá trình đô thị hoá
diễn ra nhanh như hiện nay.
6.1.2. Phương pháp luận chuyên ngành
Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học sau làm cơ sở phát triển khung nghiên cứu
và xác định các biến số nghiên cứu:
- Nghiên cứu vận dụng quan điểm, tinh thần cơ bản của lý thuyết cấu trúc xã hội làm
nền tảng chung cho nghiên cứu, là cơ sở để hướng đến tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu
trúc xã hội, mối quan hệ, gắn kết xã hội, môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi rủi
ro của học sinh trung học. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trực tiếp các lý thuyết sau
làm căn cứ xây dựng giả thuyết, khung nghiên cứu, triển khai xây dựng các chỉ báo cho
nghiên cứu:
- Lý thuyết học hỏi xã hội: Đây là lý thuyết đề cập đến sự ảnh hưởng của môi trường
xã hội và cá nhân "học hỏi" hay bị ảnh hưởng bởi hành vi, quan điểm, thái độ của những
10
người gần gũi với họ. Lý thuyết này góp phần xây dựng giả thuyết giả định về sự ảnh
hưởng từ môi trường đến hành vi rủi ro của học sinh. Học sinh có xu hướng có hành vi
giống với những người thân trong gia đình, bạn thân khi họ thường xuyên có mối quan
hệ khăng khít với họ. Từ lý thuyết này, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng
của người thân, bạn bè đối với hành vi rủi ro của học sinh: những học sinh sinh ra ở
những gia đình có bố, mẹ, người thân hay có bạn bè có hành vi rủi ro sẽ có xu hướng
tham gia vào hành vi rủi ro nhiều hơn những học sinh khác.
- Mô hình lý thuyết của Berkman và cộng sự về sự hội nhập xã hội, gắn kết xã hội
tác động đến hành vi sức khoẻ của cá nhân. Đây là mô hình lý thuyết phân tích những
ảnh hưởng tạo dựng được từ việc cá nhân tham gia và gắn kết vào mạng lưới, cấu trúc
xã hội đối với các hành vi và cơ hội sức khoẻ. Mô hình này giúp một lần nữa củng cố
thêm cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội, hội nhập xã hội và hành vi sức
khoẻ, đặc biệt là hành vi rủi ro cho sức khoẻ. Đóng góp quan trọng từ mô hình lý thuyết
của Berkman đó là luận án đã kế thừa các ý tưởng từ khung phân tích nội hàm khái
niệm “gắn kết xã hội” nhằm xây dựng các chỉ báo đánh giá mức độ gắn kết bền chặt/
lỏng lẻo giữa học sinh với gia đình và nhà trường. Từ đó, khái niệm gắn kết không chỉ
được xem xét ở khía cạnh: có mối quan hệ tốt mà còn được đánh giá bổ sung thêm ở
các khía cạnh khác: có cảm giác thuộc về môi trường đó, tạo ảnh hưởng/ bị ảnh hưởng
bởi con người trong môi trường gắn kết, được hỗ trợ, giúp đỡ, được tham gia hoạt động,
được đối xử công bằng, được giám sát các hành vi nguy cơ hay hành vi lệch chuẩn,
hành vi có khả năng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khoẻ. Và như vậy, chỉ số
đánh giá mức độ gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã
hội khác sẽ trở nên đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn.
Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc và phát triển, ứng dụng các lý thuyết nói trên trong bối cảnh và điều kiện
xã hội Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương...h liên quan mật thiết với hướng phân tích của luận án:
- Thực trạng HVRR của thanh niên, VNT nói chung và học sinh THPT nói riêng
- Mối quan hệ giữa gắn kết gia đình, nhà trường và HVRR của thanh niên, VNT nói
chung và học sinh THPT nói riêng
Về khách thể nghiên cứu, thực tế học sinh THPT chính là một phần chính yếu của
nhóm VTN, độ tuổi của họ thuộc vào giai đoạn cuối của VTN và vẫn đang đi học tại
một trường THPT. Ở các đô thị lớn như Hà Nội, như đã đề cập, phần lớn VTN hiện vẫn
đang đi học. Do vậy, để đảm bảo tính khái quát, các nghiên cứu được chọn lọc và đề
cập đến trong phần tổng quan bao gồm cả nhóm đối tượng VTN, ngoài ra tổng quan
cũng sẽ đề cập đến nhóm học sinh THPT như một nhóm riêng, có liên quan chặt chẽ và
là khách thể nghiên cứu của luận án.
1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HÀNH VI RỦI RO
1.1.1. Điểm luận các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả đều hướng tới tìm hiểu bức tranh thực trạng
về từng hành vi rủi ro và thực trạng có nhiều HVRR của VTN nói chung hay học sinh
THPT nói riêng. Các phát hiện từ các nghiên cứu có đóng góp hữu ích trong việc xác
định được những nhóm hành vi có tính phổ biến, đồng thời cũng hướng tới xác định
được sự khác biệt về mô hình HVRR của từng nhóm đặc thù.
Mỹ là một trong những nước đi tiên phong cũng như thường xuyên tiến hành các
nghiên cứu quy mô quốc gia về HVRR của VTN, học sinh các cấp. Gần đây nhất, vào
đầu năm 2014, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (Centers for disease control
and prevention – CDC) của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu giám sát HVRR của học
sinh bậc THPT tại Mỹ được tiến hành tại 42 bang. Nghiên cứu giới hạn vào tìm hiểu 6
nhóm HVRR. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc có liên quan đến một trong các nhóm
24
HVRR là khá phổ biến ở học sinh bậc THPT. Một số kết quả đáng lưu ý như: có 34,9%
học sinh THPT tại Mỹ đã từng sử dụng bia rượu, 15,7% học sinh THPT hút thuốc và
8,8% sử dụng chất gây nghiện, 8,8% từng muốn tự tử. Ngoài ra, 46,8% học sinh cấp 3
đã từng quan hệ tình dục và chỉ có 59,1% học sinh có sử dụng BCS trong lần quan hệ
tình dục đầu tiên. Như vậy, nghiên cứu với quy mô quốc gia tại Mỹ đã chỉ ra rằng việc
tỉ lệ học sinh có liên quan đến ít nhất một HVRR tại Mỹ là khá phổ biến [115].
Thực tế, nước Mỹ có một lịch sử khá lâu trước đó tìm hiểu nghiên cứu, giám sát về
HVRR của VTN, đặc biệt là nhóm học sinh THPT. Vào năm 2010, liên minh quốc gia
nâng cao sức khoẻ VTN nước Mỹ (National Alliance to Advance Adolescent Health)
đã công bố một nghiên cứu tương tự được tiến hành đối với nhóm học sinh THPT tại
Mỹ. Điểm khác biệt là nghiên cứu này mở rộng tìm hiểu nhiều HVRR: tổng số có 12
loại HVRR khác nhau được đề cập và phân tích trong nghiên cứu [95]. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng tập trung vào phân tích thực trạng có đồng thời nhiều HVRR ở học sinh THPT.
Kết quả nghiên cứu nổi bật: có hơn một nửa học sinh bậc THPT nước Mỹ có liên quan
đến từ 2 HVRR trở lên và có tới 15% tổng số học sinh trong mẫu nghiên cứu có liên
quan đến 5 hoặc trên 5 loại HVRR [95].
Nếu như hai nghiên cứu đề cập ở trên tập trung tìm hiểu nhóm đối tượng học sinh
bậc THPT thì trước đó hơn 10 năm, vào năm 1998, tại Mỹ cũng đã công bố nghiên cứu
quốc gia về các HVRR mà khách thể nghiên cứu là 10645 VTN trong độ tuổi từ 12 - 21
được chọn vào mẫu nghiên cứu trên toàn nước Mỹ [71].
Như vậy, từ các nghiên cứu khá quy mô đề cập ở trên cho thấy việc tiến hành nghiên
cứu giám sát việc tham gia vào HVRR của VTN nói chung và học sinh bậc THPT nói
riêng là cần thiết, vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao liên quan đến các HVRR,
đặc biệt là sử dụng bia rượu, hút thuốc, quan hệ tình dục không an toàn hay có các hành
vi giao thông không an toàn
Bên cạnh nước Mỹ, rất nhiều các quốc gia khác đã từng tiến hành các nghiên cứu
quy trên mô quốc gia về HVRR nhóm đặc thù là học sinh THPT. Ở Úc, vào năm 1997,
Burke và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu học sinh THPT có nhiều HVRR, đặc biệt
nhấn mạnh đến việc có liên quan đến đồng thời nhiều HVRR. Nhóm đối tượng nghiên
cứu là học sinh 18 tuổi tại 26 trường cấp 3 tại Úc [74]. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề
nhận được quan tâm nghiên cứu ở Newzeland với nghiên cứu chọn mẫu được tiến hành
với học sinh ở tuổi 16 tại các trường THPT tại Newzeland, chủ đề nghiên cứu là hành
vi sức khoẻ nói chung, trong đó có đề cập đến các HVRR [75]. Đây cũng là chủ đề
25
nghiên cứu ở Iran vào năm 2010 với nhóm đối tượng là học sinh THPT ở Iran [103].
Kết quả nghiên cứu ở Iran cho thấy việc sử dụng bia rượu, thuốc lá mặc dù không nhỏ,
tuy nhiên HVRR đáng lưu ý của học sinh THPT ở Iran lại là tỉ lệ bị chấn thương có chủ
đích và không chủ đích.
Thuộc khu vực châu Á và là một quốc gia đang phát triển, CHDCND Lào cũng đã
tiến hành một nghiên cứu về hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VNT ở tỉnh
Luangnamtha đối với nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14 – 19 [151]. Cũng giống như
nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ vào năm 2010, nghiên cứu tại Lào cũng hướng tập
trung vào việc tìm hiểu thực trạng có nhiều hành vi rủi rủi ro của VTN. Cụ thể, nghiên
cứu tập trung tìm hiểu tỉ lệ VTN có ít nhất 1 HVRR, đặc biệt tỉ lệ VTN có liên quan
đồng thời 2, 3 hoặc 4 loại HVRR trở lên và từ đó nhận diện đặc điểm của VTN có xu
hướng liên quan nhiều đến HVRR [154].
Với tính cấp bách của chủ đề nghiên cứu, tại Thái Lan, nghiên cứu về chủ đề này
cũng đã được tiến hành tại 8 trường cấp 2 thuộc thủ đô Bangkok. Nghiên cứu được tiến
hành vào năm 2001 với cỡ mẫu là 2311 học sinh. Một số những HVRR phổ biến ở
Bangkok bao gồm: hành vi giao thông không an toàn, hành vi bạo lực (31,5%); buồn
phiền (19,9%); uống bia rượu (37,3% đối với nam và 1,7% đối với nữ), thuốc lá (15,4%
đối với nam và 3,5% đối với nữ), các dạng ma tuý (amphetamine) (37,8% đối với nam
và 4,6% đối với nữ). Nhóm tác giả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: tần suất và mức độ
có các HVRR nói trên của VTN tại Bangkok, Thái Lan là rất đáng báo động, rất cần có
những biện pháp can thiệp kịp thời để giám sát và quản lý hành vi nói trên của VTN
[141].
Xác định VTN là đối tượng trọng tâm cần quan tâm nghiên cứu, trong những năm
gần đây, tại Việt Nam đã có khá nhiều các nghiên cứu hướng tới tìm hiểu đối tượng
VTN. Điển hình là Việt Nam đã tiến hành 2 cuộc điều tra quốc gia về VTN, viết tắt là
SAVY1 (2003) và SAVY2 (2008). Đây là những nghiên cứu cấp quốc gia và có quy
mô lớn đầu tiên về thanh thiếu niên được tiến hành tại Việt Nam, lứa tuổi VTN được
chọn vào nghiên cứu là toàn bộ VNT, thanh niên nhóm tuổi 14 – 25 [25]. Do SAVY1
và SAVY2 là 2 cuộc điều tra về nhiều khía cạnh của VTN, do vậy có rất nhiều khía
cạnh xã hội được đề cập đến như: các yếu tố nhân khẩu học VTN, giáo dục, việc làm,
sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục, sử dụng các chất gây nghiện, tai nan, thương
tích, sức khoẻ tinh thần ..... Mặc dù có đề cập đến các nội dung liên quan đến sức khoẻ
thể chất, tinh thần, SKSS và một số hành vi nguy cơ, tuy nhiên đây không phải là một
cuộc điều tra tập trung thuần tuý vào HVRR của VTN, do vậy kết quả nghiên cứu khó
26
có thể mô tả đầy đủ bức tranh toàn diện về HVRR của VTN Việt Nam. Ví dụ như khách
thể nghiên cứu bao gồm cả VTN và thanh niên với khoảng tuổi chênh lệch, đặc điểm
nhân khẩu học xã hội như: tình trạng kết hôn, tình trạng đi học, đi làm khác nhau rất
nhiều. Do vậy bức tranh riêng về VTN và HVRR của nhóm tuổi VTN không được mô
tả riêng biệt, đặc biệt là nhóm VTN hiện đang đi học và dành phần lớn thời gian sống
và học tập trong môi trường gia đình, trường học như nhóm học sinh THPT. Bên cạnh
đó, những HVRR hay hành vi có nguy cơ từ hai cuộc nghiên cứu lớn được phân tích
riêng biệt mà chưa có sự phân tích tổng hợp, đặc biệt là phân tích từ góc độ tiếp cận xã
hội học, tập trung vào những yếu tố xã hội nào có liên quan đến những HVRR của VTN,
thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, các phát hiện từ hai cuộc nghiên cứu này cho thấy
VTN, thanh niên Việt Nam có liên quan đến khá nhiều những nhóm hành vi này, đặc
biệt là hành vi sử dụng bia rượu, thuốc lá hay liên quan đến an toàn giao thông. Ví dụ
như nghiên cứu SAVY2 cho thấy có tới 60,5% nam và 22% nữ VTN, thanh niên cho
biết họ đã từng say rượu/bia. Về tai nạn thương tích, có tới 6,6% VTN, thanh niên đã
từng có tai nạn thương tích cần phải điều trị trong 12 tháng qua, trong vòng và có tới
89% VTN, thanh niên trả lời họ đã từng có lúc lái xe hoặc ngồi sau không đội mũ bảo
hiểm trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu [25].
Trên cơ sở số liệu thu được từ SAVY 1 và SAVY 2, tác giả Trần Thị Hồng đã sử
dụng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và yếu
tố bảo vệ đối với HVRR cho sức khoẻ của thanh niên, VTN Việt Nam (14 – 25 tuổi).
Do nghiên cứu phân tích số liệu từ một cuộc điều tra có sẵn về nhiều vấn đề của VTN
nên còn hạn chế trong việc xác định đầy đủ danh sách những HVRR đưa vào phân tích.
Tuy nhiên, đây là một trong số khá ít các nghiên cứu tiếp cận phân tích từ góc độ xã hội
học, đồng thời có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng khung nghiên cứu sử
dụng trong phân tích các yếu tố giải thích cho hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VTN,
thanh niên Việt Nam [16].
Ngoài SAVY 1 và SAVY 2, nghiên cứu về HVRR của tác giả Trần Bích Phương đối
với VTN hay nghiên cứu của Lê Thị Kim Thoa và cộng sự đối chủ yếu phân tích vấn
đề từ hướng tiếp cận y tế công cộng. Chọn khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 2 và
số liệu nghiên cứu được thu thập ở 2 trường PTCS tại Hà Nội, nghiên cứu của tác giả
Trần Bích Phượng và cộng sự đã kế thừa và lựa chọn danh sách những HVRR cùng bộ
công cụ nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh cấp 3 Mỹ (YRBS) được phát triển bởi
Trung tâm giám sát bệnh tật của Mỹ (CDC) [151]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim
27
Thoa quan tâm nhiều đến hành vi sử dụng bia rượu và mối liên hệ của nó với việc sử
dụng chất gây nghiện, bạo lực, tình dục không an toàn của VNT các tỉnh phía Bắc [122].
Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các
hiểu biết về HVRR của VTN, đặc biệt học sinh THPT - thế hệ chủ nhân tương lai của
đất nước là rất cần thiết. Đây là chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở nhiều các quốc gia
trên thế giới, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này, đặc
biệt còn thiếu những bằng chứng và hiểu biết về HVRR ở nhóm khách thể đặc thù là
học sinh THPT. Rất nhiều các câu hỏi đặt ra như học sinh THPT tại Việt Nam có đối
mặt với tình trạng có đồng thời nhiều HVRR hay không, và thực trạng này có phổ biến
hay không? Nhóm đối tượng đặc thù là học sinh THPT dành phần lớn thời gian sống
cùng gia đình và học tập tại trường học, vậy họ có nguy cơ có các HVRR hay không?
Đây là những vấn đề rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách hệ thống nhằm bổ
sung thêm những hiểu biết và bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này.
1.1.2. Những đóng góp chính từ hướng nghiên cứu thực trạng hành vi rủi ro
Các nghiên cứu tiên phong về chủ đề này đã góp phần đáng kể vào phát triển bộ công
cụ nghiên cứu, chỉ báo, thang đo về HVRR cũng như phát triển cơ sở dữ liệu về HVRR
của VTN nói chung và nhóm học sinh THPT nói riêng ở các nước trên thế giới, khu
vực Châu Á và Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu đi theo hướng này đã có đóng góp
đáng kể vào một số khía cạnh sau:
a. Phát triển và chọn lọc danh sách HVRR cần quan tâm:
Các tác giả khác nhau đã có đóng góp đáng kể vào việc đưa ra các quan điểm hay số
liệu định lượng khách quan về danh sách những HVRR cần ưu tiên nghiên cứu. Một số
nghiên cứu chỉ đề cập đến HVRR (risk behaviours), và một số nghiên cứu ghi cụ thể
hơn là HVRR cho sức khoẻ (health risk behaviours), tuy nhiên cho dù đề cập đến HVRR
thì chủ yếu là HVRR cho sức khoẻ thì những hành vi này có nguy cơ gây ra ảnh hưởng
đến tính mạng, an toàn, cơ hội học tập, phát triển của cá nhân, ảnh hưởng đến gánh nặng
gia đình, sự sự ổn định, phát triển của cộng đồng và xã hội. Thực tế có rất nhiều các
hành vi được xem là rủi ro, có nguy cơ, tuy nhiên các nghiên cứu đề lựa chọn giới hạn
các hành vi cụ thể để đưa vào nghiên cứu. Việc giới hạn và lựa chọn những HVRR nói
chung và HVRR cho sức khoẻ ở từng nghiên cứu bắt nguồn từ rất nhiều cơ sở: ưu tiên
nhóm hành vi có nguy cơ cao; giới hạn nguồn lực; đặc điểm văn hoá, vùng miền với
những đặc thù riêng; dựa trên căn cứ các số liệu có sẵn thu thập được từ những nghiên
cứu đã tiến hành để lựa chọn nhóm HVRR cần ưu tiên đưa vào nghiên cứu. Nếu như
28
nghiên cứu của Maglica chỉ giới hạn tìm hiểu 2 hành vi có tính phổ biến và được xem
là khá điển hình của lứa tuổi học sinh là hút thuốc và sử dụng bia rượu thì rất nhiều các
nghiên cứu khác có xu hướng hướng tới việc nghiên cứu nhiều HVRR khác bên cạnh 2
hành vi phổ biến nói trên [126]. Ví dụ như nghiên cứu được tiến hành ở Lào đã bổ sung
thêm hành vi sử dụng ma tuý (amphetamine) và hành quan hệ tình dục không an toàn
[154]. Đây cũng là 4 nhóm HVRR được tác giả Fox và cộng sự lựa chọn và đưa vào
nghiên cứu đối với nhóm khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 3 tại Mỹ [95]. Cũng tiến
hành tại Mỹ, điều tra quốc gia sức khoẻ vị thành niên tại Mỹ và nghiên cứu Blum đã
mở rộng và bổ sung vào danh sách các HVRR thêm 2 nhóm hành vi nữa, bao gồm: có
ý định/ hay đã từng cố gắng tự vẫn; hành vi mang theo vũ khí/ đã sử dụng vũ khí [137;
69]. Tuy nhiên việc tìm hiểu những HVRR của VTN có quy mô và hệ thống nhất chính
là nghiên cứu giám sát HVRR của Mỹ được tiến hành vào năm 2013. Nghiên cứu tập
trung vào giám sát 6 nhóm hành vi, bao gồm: những hành vi gây chấn thương và bạo
lực; hành vi hút thuốc; hành vi sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác; hành vi tình
dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục; hành vi
ăn uống không lành mạnh; hành vi lười/hạn chế vận động. Trong mỗi nhóm hành vi
này, nghiên cứu lại tập trung tìm hiểu các hành vi cụ thể có nguy cơ hay rủi ro cho sức
khoẻ. Ví dụ, liên quan đến việc hút thuốc lá: các hành vi cụ thể được phân tích bao gồm:
từng hút thuốc; hiện tại có hút thuốc; hút hết 1 điếu thuốc trước năm 13 tuổi; mức độ
hút thuốc hiện nay: số điếu thuốc hút/ ngày; số ngày hút: đã từng hút thuốc hàng ngày;
từng cố gắng bỏ thuốc lá; có ý định hút thuốc trong tương lai. Như vậy có thể thấy,
nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh THPT ở Mỹ năm 2013 là một trong những
nghiên cứu có tính khái quát, chi tiết và bao quát về số lượng nhóm hành vi và số lượng
hành vi cụ thể được xem xét và tiến hành tại 42 bang ở Mỹ với học sinh THPT. Khung
nghiên cứu và danh sách 6 nhóm HVRR này cũng được kế thừa, thay đổi cho phù hợp
với bối cảnh Việt Nam và được tác giả Trần Bích Phương sử dụng trong nghiên cứu đối
với khách thể là học sinh cấp 2 tại Hà Nội [151].
Đối với công trình luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Hồng, do tác giả sử dụng số
liệu có sẵn từ SAVY1 và SAVY2 và đây không phải là những cuộc điều tra chuyên sâu
về HVRR của VTN mà là nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề của VTN, vì vậy khi phân
tích số liệu thứ cấp, tác giả đã không bao quát hết được các HVRR của cả VTN và thanh
niên. Tác giả cũng đã cố gắng phân chia làm 3 nhóm hành vi: hành vi nguy cơ cho sức
khoẻ vật chất, hành vi nguy cơ cho sức khoẻ tinh thần và nhóm hành vi nguy cơ cho
sức khoẻ sinh sản [19]. Mặc dù việc phân chia thành 3 nhóm nói trên giúp nhà nghiên
29
cứu dễ dàng hơn trong việc triển khai phân tích một cách hệ thống theo từng nhóm hành
vi, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc phân nhóm dễ rơi vào sự khiên cưỡng vì
một số HVRR có thể liên quan đến cả 3 loại sức khoẻ thể chất, tinh thần và sức khoẻ
sinh sản. Thực tế, hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ sinh sản thì thực tế cũng có thể là
hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.
b. Xác định thời điểm và mức độ rủi ro của hành vi.
Qua các nghiên cứu, yếu tố rủi ro cũng bắt đầu được làm sáng tỏ hơn, nó có liên quan
đến thời điểm bắt đầu có mỗi hành vi được đánh giá là có nhiều rủi ro và mức độ, tần
suất thực hiện hành vi có liên quan đến mức độ rủi ro cao hay thấp. Mức độ rủi ro không
chỉ đơn thuần dừng lại ở việc có hay không có hành vi mà thời điểm bắt đầu sớm hay
muộn có liên quan đến mức độ rủi ro. Ví dụ như nghiên cứu về hành vi quan hệ tình
dục, việc xác định độ tuổi lần đầu quan hệ tình dục được xem là chỉ báo quan trọng liên
quan đến các nguy cơ sức khoẻ, do vậy hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra giới hạn độ
tuổi để đánh giá, trong đó nhấn mạnh đến mốc thời gian QHTD trước năm 13 tuổi [95;
115]. Nghiên cứu được tiến hành tại Lào không sử dụng mốc trước năm 13 tuổi mà thay
bằng mốc 15 tuổi [154]. Ngoài ra, hành vi hút thuốc hay sử dụng bia rượu, ma tuý cũng
được một số nhà nghiên cứu chú trọng trong việc xác định mốc thời gian (từ 13 tuổi trở
về trước) được cho là có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao [115].
Ngoài thời điểm thì tần suất, mức độ HVRR cũng được đánh giá có nguy cơ làm tăng
mức độ rủi ro. Ví dụ như đối với hành vi hút thuốc lá, thời điểm hiện tại có hút hay
không hút chỉ là một chỉ báo, ngoài ra những chỉ báo về tần suất hút thuốc lá cũng được
xem là chỉ báo quan trọng đánh giá nguy cơ về rủi ro: ví dụ như hút hàng ngày (tất cả
các ngày trong tuần) hay chỉ báo về việc hút từ 10 điếu thuốc/ ngày trở lên. Đây cũng
là những chỉ báo đã được tiến hành đánh giá trong nghiên cứu của tác giả Kann [115].
Ngoài ra đối với hành vi QHTD, bên cạnh độ tuổi bắt đầu QHTD thì số lượng bạn tình
cũng là một chỉ báo quan trọng về mức độ rủi ro, đặc biệt mốc từ 4 bạn tình trở lên được
xem là hành vi mang tính nguy cơ cao (Fox 2010). Tương tự, hành vi uống rượu, trong
nghiên cứu SAVY 2 hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng, sử dụng bia rượu ở
mức đã từng say bia rượu được xem là ngưỡng có tính rủi ro cao hơn so với việc chỉ
dừng lại ở mức đã từng uống bia rượu [19].
c. Xác định giới hạn độ tuổi hay nhóm khách thể đặc thù cho nghiên cứu.
Các nghiên cứu, điều tra chuyên sâu về HVRR của VTN thường rất hiếm khi điều
tra toàn bộ những thành viên thuộc độ tuổi VTN (từ 10 – 19 tuổi) mà thông thường chỉ
30
chọn những khoảng tuổi ngắn hơn (nửa đầu hoặc nửa cuối VTN) hoặc để nghiên cứu.
Cơ sở của việc lựa chọn này là do HVRR ở giai đoạn nửa đầu VTN không giống hoàn
toàn với giai đoạn sau, do vậy việc giới hạn các giai đoạn cho từng nghiên cứu sẽ giúp
các nghiên cứu tập trung và chuyên sâu hơn cho từng nhóm độ tuổi. Trong các nhóm
tuổi được nghiên cứu, nhóm học sinh THPT được quan tâm chú ý nhiều nhất, đặc biệt
trong bối cảnh ở các xã hội mà đa số VTN ở độ tuổi trung học vẫn đang học tại một
trường học nhất định. Như đã đề cập ở trên, với tính cấp thiết của vấn đề, nước Mỹ đã
tiến hành các cuộc điều tra thường niên, đồng thời có hẳn chương trình mang tên giám
sát các HVRR của học sinh THPT (viết tắt YRBSS) [115]. Trước đó nghiên cứu quốc
gia VTN Mỹ cũng tập trung tìm hiểu nhóm đối tượng học sinh THPT có liên quan đến
các HVRR hay nghiên cứu của Fox (2010) hoặc nghiên cứu được tiến hành ở Iran [69;
95; 103]. Một số các nghiên cứu khác, ví dụ như nghiên cứu của Resnick đã mở rộng
đối tượng điều tra bao gồm học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 với mục đích mở rộng hơn độ
tuổi để so sánh về những HVRR giữa các nhóm tuổi và đây cũng là nhóm tuổi được lựa
chọn nghiên cứu ở Lào [137; 154].
Tại Việt Nam, nghiên cứu VTN, thanh niên Việt Nam SAVY 1 và SAVY 2 có một
phần nội dung nghiên cứu tìm hiểu hành vi nguy cơ nói chung, trong đó bao gồm cả
HVRR. Vì độ tuổi của khách thể trong mẫu nghiên cứu kéo dài từ 14 đến 25, do vậy ưu
điểm của nghiên cứu là góp phần đưa ra số liệu liên quan đến hành vi nguy cơ có tính
khái quát cho bức tranh tổng thể của VTN, thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu
gặp khó khăn trong việc phân tích sâu đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố xã hội có
liên quan đến HVRR của từng nhóm VTN, thanh niên trong mẫu nghiên cứu, vì thực tế
trong khoảng tuổi từ 14 đến 25 bao gồm các khách thể nghiên cứu rất khác nhau về đặc
điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội: bao gồm cả những người đang đi học và đi
làm, đã kết hôn và chưa kết hôn. Do vậy, việc đánh giá những yếu tố xã hội có liên quan
đến HVRR chung cho nhóm VTN, thanh niên trong độ tuổi kéo dài từ 14 đến 25 gặp
khá nhiều khó khăn và trong một số trường hợp không đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn.
d. Phân tích thực trạng có nhiều hành vi rủi ro.
Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro ở học sinh THPT nói riêng và VTN nói chung là
một vấn đề được phát hiện đáng chú ý ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ nghiên cứu
về thực trạng có nhiều HVRR của học sinh cấp 3 ở Mỹ cho thấy có hơn 50% học sinh
Mỹ có từ 2 HVRR trở lên, tỉ lệ có 3 HVRR trở lên là: 35,7%; có 4 HVRR trở lên chiếm
23,9% và có 15,1% học sinh trung học ở Mỹ đã từng có liên quan đến từ 5 nhóm HVRR
trở lên [95]. Nghiên cứu được tiến hành với học sinh cấp 3 tại tỉnh Luangnamtha, Lào
31
cũng cho thấy có 39,3% chỉ có 1 HVRR, tỉ lệ có 2, 3, 4 và 5 HVRR lần lượt là: 8,1%,
4,2%, 1,2%, 0,4%. Trong tổng gần 1400 học sinh trong mẫu nghiên cứu thì có 46,8%
không có bất kỳ HVRR nào, còn lại có 53,2% có ít nhất 1 HVRR [154]. Từ kết quả
nghiên cứu, Vanphanom (2011) và cộng sự đã đưa ra kết luận: khi VTN có 1 HVRR thì
đồng thời họ cũng có xu hướng có thêm những HVRR khác, các hành vi có mối liên hệ
với nhau và có thể gọi đó là “hội chứng đa HVRR” [151].
Đối với học sinh THPT tại Việt Nam, việc họ có liên quan “hội chứng đa hành vi rủi
ro” hay không thực sự vẫn là vấn đề chưa được giải đáp cụ thể trong các nghiên cứu đã
tiến hành, rất cần có thêm những nghiên cứu quy mô trong giai đoạn tới.
1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ
HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO
So với hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng HVRR thì hướng nghiên cứu tìm hiểu
mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR được xem là hướng nghiên cứu mới mẻ,
chưa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là ở Việt Nam.
Thực tế, trong quá trình đi tìm hiểu các yếu tố có mối liên hệ, giải thích cho các
HVRR, rất nhiều các nghiên cứu đã nghiêng về tập trung tìm hiểu các đặc điểm nhân
khẩu học cá nhân và gia đình của học sinh có liên qua đến HVRR hơn là tập trung tìm
hiểu các yếu tố thuộc về gắn kết xã hội có liên quan đến HVRR. Về đặc điểm nhân khẩu
học cá nhân học sinh như tuổi, giới tính, một số các nghiên cứu được thực hiện tại Việt
Nam và trên thế giới đều cho thấy một xu hướng chung: học sinh nam, học sinh nhiều
tuổi và ở lớp lớn hơn thường có liên quan đến nhiều HVRR hơn so với học sinh nữ. Ví
dụ như, tại Việt Nam, liên quan đến sự khác biệt về giới, một số hành vi như hút thuốc
lá, sử dụng bia rượu, các nghiên cứu cho kết quả khá tương đồng với nhiều quốc gia
Châu Á khác: nam giới có 2 loại HVRR này cao hơn đáng kể so với nữ [10, 36, 25].
Đặc biệt đối với hành vi hút thuốc lá, tỉ lệ học sinh nữ cho biết đã từng có hành vi này
là không đáng kể. Ngược lại, đối với một số nhóm hành vi khác như: trầm cảm, buồn
chán hay có ý định tự tử thì nữ giới lại có nguy cơ cao hơn. Kết quả nghiên cứu SAVY
2 cho thấy tỉ lệ từng nghĩ đến tự tử ở nữ VTN, thanh niên cao gấp đôi so với nam giới
(5,9% so với 2,3%) [22, tr.30].
Những hiểu biết phổ biến về những yếu tố có liên quan hay ảnh hưởng đến HVRR
của VTN nói chung và học sinh THPT tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những đặc điểm
nhân khẩu học của học sinh mà ít có những bằng chứng hay về các yếu tố xã hội khác
có mối quan hệ với HVRR của học sinh. Trong khi đó, tổng quan nghiên cứu ở một số
nước trên thế giới cho thấy đặc điểm gắn kết giữa học sinh với gia đình và nhà trường
32
có thể là những yếu tố có mối quan hệ giải thích cho các HVRR ở VTN nói chung và
học sinh THPT nói riêng. Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu trên thế giới không chỉ
cung cấp các bằng chứng về mối quan hệ này, mà đã góp phần vào phát triển thao tác
khái niệm, bổ sung thêm các cơ sở lý luận về gắn kết xã hội. Các nội dung chính từ
hướng nghiên cứu này được đề cập chi tiết hơn trong các phần dưới đây.
1.2.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
Ở hướng nghiên cứu này, gắn kết xã hội chủ yếu được thao tác ở cấp độ đơn giản
như có hoặc không tồn tại mối quan hệ gắn kết đó có liên quan như thế nào đến HVRR
của học sinh. Cụ thể như đối với gắn kết gia đình, một số các nghiên cứu đề cập đến
gắn kết ở dạng đơn giản như: tình trạng hôn nhân của bố & mẹ: sống chung hay ly
thân/ly hôn, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu và ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân,
quan hệ bố & mẹ đến HVRR của những đứa trẻ. Hoặc đối với gắn kết nhà trường, các
nghiên cứu dừng lại ở việc xem xét hiện có đi học hay không, hay nói cách khác là trạng
thái tiếp tục gắn kết với trường học hay đã bỏ học và không còn gắn kêt với trường học.
- Mối quan hệ giữa thực trạng gắn kết gia đình và HVRR.
Có thể nói, người khởi xướng nghiên cứu gắn kết xã hội và HVRR chính là Durkheim
– một trong những bậc tiền bối của xã hội học. Nghiên cứu của ông đã tìm hiểu mối
quan hệ giữa mức độ gắn kết xã hội và hành vi tự tử. Từ kết quả nghiên cứu và các phân
tích thống kê, ông đã đưa ra kết luận về mức độ gắn kết xã hội có liên quan đến tỉ lệ tự
tử, và mức độ gắn kết của cá nhân với xã hội càng bền chặt thì tỉ lệ tự tử càng thấp,
ngược lại mức độ gắn kết giữa cá nhân và xã hội càng lỏng lẻo thì tỉ lệ tự tử càng cao.
Khái niệm gắn kết xã hội trong nghiên cứu của Durkheim chủ yếu đề cập đến sợi dây
ràng buộc của cá nhân vào các vai trò xã hội, ví dụ như gắn kết với gia đình thông qua
có kết hôn hay độc thân, gắn với vai trò làm mẹ, làm vợ hay làm chồng làm cha so với
những người độc thân và không đảm nhận vai trò nào cả [trích theo 79].
Kế thừa một số ý tưởng nghiên cứu từ Durkheim về gắn kết gia đình, tác giả
Umberson đã tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và hành vi sức khoẻ của các
thành viên. Cụ thể, tác giả đã phát triển nghiên cứu theo hướng gắn kết gia đình, ràng
buộc gia đình có khả năng tạo ra cơ chế kiểm soát xã hội của các thành viên đối đối với
hành vi nguy cơ cho sức khoẻ. Tác giả tập trung phân tích khía cạnh kiểm soát xã hội
được tạo ra từ các gắn kết gia đình có mối quan hệ như thế nào với những lợi ích về sức
khoẻ cho các thành viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát xã hội trong gia đình
giữa các thành viên sẽ giúp tăng cường các hành vi có lợi cho sức khoẻ và hạn chế các
HVRR. Đồng thời những người có gia đình, sống trong môi trường gia đình thường ít
33
có nguy cơ đối với các HVRR cho sức khoẻ hơn những người sống độc thân do cơ chế
kiểm soát hành vi của gia đình [152].
Riêng đối với HVRR của VTN nói chung và học sinh THPT nói riêng, một số các
nghiên cứu được tiến hành cho thấy tình trạng gắn kết của bố mẹ, cụ thể là tình trạng
hôn nhân của bố và mẹ có khả năng ảnh hưởng đến HVRR của học sinh. Khi tìm hiểu
về tác động của đặc điểm gia đình đến HVRR của VTN, Blum và cộng sự đưa ra các
mô hình phân tích hồi quy và kết luận về mối liên hệ có ý nghĩa giữa các đặc điểm cấu
trúc gia đình, trong đó có đặc điểm hôn nhân của cha mẹ, kết quả cho thấy hôn nhân
của cha mẹ có ý nghĩa giải thích cho các HVRR ở VTN [69]. Tại Thái Lan, nghiên cứu
của tác giả Ruangkanchanasetr và cộng sự cũng tập trung tìm hiểu yếu tố thuộc về cấu
trúc gia đình ảnh hưởng đến HVRR của học sinh THPT, kết quả nghiên cứu cho thấy
gia đình với đặc điểm bố mẹ đã ly hôn là các yếu tố có mối quan hệ giải thích và làm
tăng nguy cơ HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu [141].
- Mối quan hệ giữa thực trạng gắn kết nhà trường và hành vi rủi ro.
Bên cạnh đặc điểm tình trạng mối quan hệ hôn nhân của bố và mẹ học sinh có khả
năng ảnh hưởng đến các HVRR thì tình trạng hiện có đi học hay không, có tiếp tục gắn
kết với trường học, thầy cô, mạng lưới bạn bè lành mạnh hay đã thôi học ở độ tuổi VTN
cũng là yếu tố có mối quan hệ với HVRR. Nghiên cứu của Brener đối với VTN (12 –
21) cho thấy việc tiếp tục gắn kết với việc học tập tại trường sẽ là yếu tố bảo vệ họ đối
với HVRR, trong đó đặc biệt là nhóm nam VTN [71]. Kết luận từ nghiên cứu của
Vanphanom cũng cho thấy việc tiếp tục gắn kết với việc học tập, gắn kết với mạng lưới
bạn bè lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ và hạn chế các
HVRR của học sinh [154]. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả cũng đưa ra khuyến cáo
về các thông điệp truyền thông cho nhóm đối tượng này, đặc biệt đưa ra đề xuất về giáo
dục cấp 1 bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi và khuyến khích học sinh không
bỏ học nửa chừng nhằm sớm thiết lập và duy trì mạng lưới bạn bè lành mạnh, từ đó
giảm tình trạng có liên quan đến HVRR của VTN, học sinh [154]. Đây cũng là phát hiện
được đưa ra bởi Brener và cộng sự, với kết quả nghiên cứu khẳng định nam giới đã nghỉ
học ở độ tuổi 14 – 17 là nhóm liên quan nhiều nhất đến các HVRR [71].
Như vậy, mặc dù khái niệm "gắn kết" mới được một số tác giả thao tác ở mức độ
đơn giản nhưng một số các nghiên cứu đã cho thấy các bằng chứng quan trọng về mối
quan hệ giữa thực trạng gắn kết gia đình, nhà trường và HVRR của VTN nói chung và
học sinh THPT nói riêng. Về cơ bản, các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu như VTN
được sống, gắn kết trong gia đình đầy đủ cả bố và mẹ, được đi học và gắn kết với nhà
34
trường ở độ tuổi VTN chính là yếu tố góp phần bảo vệ và làm giảm nguy cơ hành vi rủi
ro cho VTN nói chung và học sinh THPT nói riêng.
1.2.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mức độ gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
Ở hướng nghiên cứu này, khái niệm gắn kết không đơn giản dừng lại ở việc xem xét
có tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ gắn kết mà tập trung tìm hiểu các chỉ báo đa
chiều cạnh của khái niệm gắn kết. Hay nói cách khác, khái niệm "gắn kết" được xem
như một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần thể hiện nội hàm của khái niệm,
hay cụ thể hơn là đánh giá mức độ gắn gắn kết bền...an sát (N) = 1333; R square = 27%, F = 20,32; Sig = 0,000
Mức ý nghĩa thống kê: * p < 0,1; ** p < 0,05; *** p < 0,01
Bảng 4.14b. Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính tổng hợp các yếu tố giải thích cho thực
trạng có nhiều hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
Mô hình 1: các đặc điểm NKH Mô hình 2 (bổ sung các đặc điểm
Mô hình Yếu tố dự đoán cá nhân gắn kết xã hội
B Stand. P value B Stand. P value
Beta Beta
Đặc điểm NKH cá nhân, gia đình,
trường học
Giới tính Nam 0,379** 0,058 0,033 0,375** 0,057 0,018
Nữ (*) - - 1 - - 1
Khối học Khối 10 -0,961*** -0,138 0,000 -0,498** -0,071 0,002
Khối 11 & 12(*) - - 1 - - 1
Học lực Giỏi & khá -0,765** -0,097 0,001 -0,543** -0,069 0,006
Trung bình & kém (*) - - 1 - - 1
Trình độ học vấn của bố
Đặc điểm -0,454*** -0,143 0,000 -0,310*** -0,098 0,000
gia đình và mẹ
Nghề nghiệp của bố và
-0,077 -0,016 0,572 0,044 0,009 0,707
mẹ
Kinh tế gia đình 0,383*** 0,107 0,000 0,201** 0,056 0,017
Loại Công lập -0,897*** -0,135 0,000 -0,328*** -0,050 0,050
trường Ngoài công lập - - 1 - - 1
Vị trí Trung tâm (Hoàn Kiếm) 0,740 0,109 0,000 0,210 0,031 0,201
trường học Ngoài trung tâm (Cầu - - 1 - - 1
Giấy, Bắc Từ Liêm)
Tổng quan sát (N) = 1333, R square = 11,3%; F = 20.320, Sig = 0,0000
Gắn kết xã hội
a. Gắn kết gia đình
Bố & mẹ Sống chung -0,389* -0,040 0,095
35
Ly thân, ly hôn, khác - 1
Gắn kết Có mối quan hệ tốt với
giữa con các thành viên trong gia -0,097** -0,108 0,004
cái với cha đình
mẹ và các Gia đình là chỗ dựa tâm
thành viên lý, tinh thần và không -0,103** -0,060 0,046
chịu áp lực từ gia đình
trong gia
đình. Được bày tỏ ý kiến, được
lắng nghe, tôn trọng 0,096 0,052 0,118
trong gia đình
Được đối xử công bằng,
được tham gia các hoạt 0,029 0,022 0,589
động trong gai đình
Gia đình thường xuyên
quan tâm, nhắc nhở, 0,041 0,041 0,206
giám sát học sinh.
Gắn kêt Số lượng các loại hành vi
với người rủi ro người thân trong
0,686*** 0,245 0,000
thân có gia đình có.
HVRR
b. Gắn kết nhà trường, thầy cô, bạn
bè
Gắn kết, thuộc về nhà
Mức độ -0,052 -0,036 0,257
gắn kết trường
Gắn kết với bạn bè 0,026 0,018 0,544
Gắn kết với thầy cô 0,029 0,027 0,467
Được đối xử công bằng,
được tham gia vào hoạt -0,077 -0,039 0,204
động
Thầy cô là người gương
mẫu và thường giám sát, -0,043 -0,021 0,528
nhắc nhở HS
Ảnh hưởng Số lượng các hành vi rủi
HV rủi ro ro mà bạn thân, bạn trong 0,620*** 0,295 0,000
từ bạn bè nhóm chơi chung có
c. Gắn kết với hoạt động và các
quan hệ xã hội khác
- Gắn kết với các hoạt động xh
Tình Có tham gia 0,207 0,025 0,287
nguyện/từ Ko tham gia - - 1
thiện
Làm thêm Có làm thêm 0,302 0,028 0,236
Không làm thêm - - - - 1
CLB ngoại Có tham gia 0,250 0,034 0,145
khoá
Không tham gia - - 1 - - 1
- Găn kết mạng xã hội
Thời gian Từ 3 tiếng trở lên 0,582** 0,082 0,001
sử dụng/
- - 1 - - 1
ngày Dưới 3 tiếng
Số bạn bè Từ 1000 bạn trở lên 0,850*** 0,122 0,000
trên mạng
Dưới 1000 bạn - - 1 - - 1
XH
Tổng quan sát (N) = 1333, R square = 38%, F = 29.047; Sig = 0,000
Mức ý nghĩa thống kê: * p < 0,1; ** p < 0,05; *** p < 0,01
36
Phụ lục 5:
CAM KẾT ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..................................................................
CAM KẾT ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Kính gửi: Ban giám hiệu các trường THPT ....
Đại diện hội phụ huynh/cha mẹ học sinh.
Tôi tên là: Dương Thị Thu Hương
Cơ quan công tác: giảng viên khoa Xã hội học, học viện Báo chí & Tuyên truyền, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hiện tôi đang làm NCS, nghiên cứu về hành vi nguy cơ, lối sống của học sinh các trường
THPT Hà Nội.
Với sự giới thiệu của cơ quản chủ quan và sự đồng ý của nhà trường được tham gia
phỏng vấn thu thập thông tin từ giáo viên, ban giám hiệu và học sinh nhà trường về đề tài
nghiên cứu, tôi xin cam kết tuân thủ theo đúng nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu, cụ thể:
- Không tiết lộ các thông tin cá nhân và thông tin có khả năng nhận diện của các đối
tượng tham gia phỏng vấn (tên, lớp học sinh, tên, trường học, đơn vị công tác của giáo
viên, quản lý các trường) trong các báo cáo nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, ngoài ra không phục
vụ mục đích nào khác.
- Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về bảo mật thông tin trong quá trình tiến hành nghiên
cứu.
- Đối tượng được mời tham gia vào phỏng vấn, trả lời bảng hỏi được thông tin về mục
đích, ý nghĩa của nghiên cứu, được thông báo về các cam kết đạo đức trong nghiên cứu,
được toàn quyền rút khỏi nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần nói lý do.
Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác của nhà trường và các thầy cô, các em học
sinh.
Mọi câu hỏi hay phản hồi xin vui lòng liên hệ:
Người làm cam kết
37
Phụ lục 6:
KHUNG LẤY MẪU: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP
VÀ NGOÀI CÔNG LẬP THUỘC 3 QUẬN LẤY MẪU
Khung lấy mẫu: danh sách các trường công lập Các trường
Quận và ngoài công lập thuộc 3 quận được chọn chuyên/chọn/quốc tế
Trường công lập Trường ngoài công lập loại khỏi danh sách
lấy mẫu tại các quận
1. Hoàn 1. THPT Trần Phú, 1. THPT Văn Hiến,
Kiếm 2. THPT VIệt Đức 2. THPT Đinh Tiên Hoàng
3. THPT Marie curie
2. Quận 1. THPT Phạm Văn Đồng 1. THPT Amsterdam
Cầu 1. THPT Cầu Giấy 2. THPT Nguyễn Tất 2. Trường Chuyên
Giấy 2. THPT Yên Hoà Thành ĐHSP
3. THPT Lý Thái Tổ 3. Trường chuyên
4. THPT Nguyễn Bỉnh ĐHSP Ngoại Ngữ
Khiêm 4. THPT ALFRED
5. THPT Nguyễn Siêu NOBEL
3. Quận 1. THPT Nguyễn Thị 1. THPT Huỳnh Thúc
Bắc Từ Minh Khai Kháng 1. THPT Đoàn Thị
Liêm 2. THPT Thượng Cát 2. THPT Lê Thánh Tông Điểm
3. THPT Xuân Đỉnh 3. THPT Văn Hiến
4. THPT Tây Đô
38
Phụ lục 7: BẢNG HỎI ĐỊNH LƯỢNG
MÃ:
Các bạn học sinh yêu quý!
Chúng tôi bao gồm giáo viên và sinh viên khoa Xã hội học, Học viện Báo
chí & Tuyên truyền. Hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về các vấn đề học tập, giải trí và hành vi
nguy cơ của học sinh THPT tại Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ khoa học giúp chúng
tôi xây dựng các chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần
học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra sẽ không sử
dụng vào bất cứ mục đích nào khác. Bạn được mời vào nghiên cứu vì bạn nằm trong số những học sinh
được lựa chọn ngẫu nghiên vào mẫu nghiên cứu. Việc tham gia vào nghiên cứu của bạn là hoàn toàn tự
nguyện và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì (cô Hương: 0986907421)
Để điền thông tin vào bảng hỏi, bạn hãy khoanh vào phương án bạn cho là đúng/phù hợp nhất với bạn.
Trận trọng cảm ơn về sự hợp tác của bạn!
A. THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC
a1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
a2. Khối học: 1. Khối 12 2. Khối 11 3. Khối 10
a3. Học lực học kỳ 1 vừa qua 1. Giỏi 2. Khá 3. T.Bình 4. Yếu/kém
a4. Hạnh kiểm của bạn học kỳ 1 vừa qua 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu/kém
a5. Hiện tại bạn có giữ bất kỳ chức vụ gì trong trường hoặc lớp (cán sự lớp, tổ, đoàn ) ?
1. Có 2. Không
a6. Bạn có tham gia vào mạng xã hội nào không (facebook, two, zingme .)?
1. Có 2. Không (chuyển a7)
a6a. Thời gian trung bình 1 ngày bạn sử dụng/ vào mạng xã hội (trong tuần qua)
1. Dưới 60 phút 2. Từ 1 tiếng – 2 tiếng 3. Từ 2 - 3 tiếng 4. Trên 3 tiếng
a6b. Số lượng bạn bè bạn có trên mạng xã hội hiện nay (có thể ước lượng số gần đúng):
.
=> a7. Từ tháng 1 năm 2015 đến nay, bạn đã từng tham gia hoạt động nào sau đây:
1. Tham gia hoạt động tình nguyện, từ thiện. 4. Không tham gia cả 3 hoạt động
trên
2. Tham gia làm thêm (tích lỹ kinh nghiệm/ thu nhập)
3. Tham gia câu lạc bộ (âm nhạc, thể thao, hội hoạ .)
a8. Bạn đánh giá mình có những đặc điểm xã hội nào sau đây (điểm số từ 1 đến 5)
5. Rất 4.Đúng 3.Đúng 2.Sai 1.Rất
Đặc điểm
đúng một phần sai
1. Là người sống nội tâm, hướng nội. 5 4 3 2 1
2. Là người thích giao lưu, kết bạn. 5 4 3 2 1
3. Là người coi trọng gia đình, coi trọng 5 4 3 2 1
định hướng, giáo dục gia đình.
4. Là người lạc quan, tin tưởng vào tương lai 5 4 3 2 1
a9. Số lượng bạn thân (bạn có thể hiểu, tâm sự những vấn đề gặp phải, chia sẻ, giúp đỡ nhau):
39
- Số lượng bạn thân của bạn: ..
a10. Bạn có người yêu (hoặc mối quan hệ trên mức tình bạn)?
1. Đã từng có trước đây 2. Hiện đang có 3. Chưa từng có
a11. Trình độ học vấn của bố/mẹ bạn? a12 . Tình trạng nghề nghiệp của bố/ mẹ bạn hiện
Trình độ học vấn a.Bố b.Mẹ nay:
1. Không biết đọc/viết 1 1 Nghề nghiệp a.Bố b.Mẹ
2. Cấp 1 2 2 1. Có nghề /công việc ổn định 1 1
3. Cấp 2 3 3
2. Ko có nghề/công việc ổn định 2 2
4 4
4. Cấp 3 3. Nội trợ 3 3
5. Trung cấp/cao đẳng 5 5
4. Thất nghiệp 4 4
6. Đại học, trên đại học 6 6
5. Khác (ghi cụ thể): .. ..
7. Khác (ghi cụ thể) ..
a13. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ
bạn? 1. Sống chung 3. Goá
2. Ly thân/ly hôn/đơn thân/tái hôn 4. Khác:
a14. Gia đình bạn sở hữu/có những tài sản nào sau (chọn nhiều phương án)
1. Nhà ở (thuộc sở hữu gia đình) 2. Ô tô riêng 3. Xe máy
4. Máy tính/ipad nối mạng 5. Không có cả 4 tài sản trên.
a15. Số tiền trung bình/tuần bạn được gia đình cho để chi tiêu cá nhân (không bao gồm tiền đóng
học, mua sách vở, dụng cụ học tập): ..đồng/ tuần (ghi cụ thể số tiền, và ghi 0 nếu ko
có)
a16. Hiện tại bạn đang sống cùng ai?
1. Phần lớn thời gian sống cùng gia đình 3. Phần lớn thời gian không sống cùng gia
đình
2. Chỉ sống cùng gia đình một số ngày trong tuần 4. Khác (ghi cụ thể):
B. CÁC CÂU HỎI VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG BIA RƯỢU, THUỐC LÁ
b1. Bạn đã từng uống bia/rượu ít nhất 1 lần trong đời? 1. Có 2. Chưa (chuyển b2)
b1a. Lần đầu tiên bạn uống bia/ rượu năm bao nhiêu tuổi? . tuổi (điền tuổi)
b1b. Bạn đã từng uống hết 1 cốc bia hoặc 1 chén rượu chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng
b1c. Trong vòng 12 tháng vừa qua bạn có uống bia/ rượu không? 1. Có 2. Không (chuyển
b2)
b1d. Trong 30 ngày gần đây, số lần bạn đã từng uống bia/rượu là?
1. Từ 1 – 2 lần 2. Từ 3 – 4 lần 3. Từ 5 lần trở lên 4. Không uống
b1e. Lý do bạn uống bia/ rượu? (Chọn tối đa 3 phương án phù hợp nhất)
1. Các bạn chơi cùng đều uống 2. Người thân trong gia đình đều uống
3. Tò mò 4. Thể hiện sự độc lập, trưởng thành
5. Thể hiện cá tính 6. Áp lực, căng thẳng
7. Khác (ghi cụ thể): ......................
=> b2. Bạn đã từng sử dụng một trong các chất gây nghiện như: cần sa, thuốc phiện, heroin,
thuốc lắc, ma tuý ... (ít nhất 1) lần chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng
40
b3. Bạn đã từng hút shisha chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng
b4. Bạn đã từng sử dụng thuốc/chất gây ảo giác, kích thích hay tạo cảm giác khác lạ bao giờ
chưa?
1. Đã từng 2. Chưa từng
b5. Bạn đã từng hút thuốc, thử hút thuốc lá chưa? 1. Đã từng 2. Chưa từng (chuyển câu
c1)
b5a. Lần đầu tiên bạn hút thuốc lá năm bao nhiêu tuổi? .. tuổi (điền tuổi)
b5b. Trong vòng 12 tháng qua bạn có hút thuốc lá không? 1. Có 2. Không (chuyển c1)
b5c. Bạn hãy cho biết, trong vòng 30 ngày gần đây:
c1. Số điếu thuốc bạn hút trung bình/ngày: .điếu/ngày (ghi 0 nếu không hút)
c2. Số ngày bạn có hút thuốc trong 30 ngày gần đây: . ngày (ghi 0 nếu không hút)
b6. Lý do hiện tại bạn hút thuốc? (chọn tối đa 3 phương án phù hợp nhất)
1. Các bạn chơi cùng đều hút 2. Người thân trong gia đình hút
3. Cảm thấy căng thẳng, áp lực 4. Thể hiện sự độc lập, trưởng thành
5. Thể hiện cá tính 6. Thể hiện sự sành điệu
7. Tò mò 8. Khác (ghi cụ thể) ......................
C. CÁC CÂU HỎI VỀ MỘT SỐ HÀNH VI CÓ NGUY CƠ KHÁC
c1. Bạn hãy cho biết các hành vi bạn đã từng a.Từ trước đến nay *b.Trong 12 tháng qua
tham gia từ trước đến nay và trong 12 tháng
qua 1. Có 0.Không 1. Có 0.Không
1. Bạn đã từng bị bắt nạt, doạ nạt bởi học sinh/ 1 0 1 0
người khác trong trường/ ngoài trường chưa?
2. Bạn đã từng bị đánh ở trong trường/ngoài 1 0 1 0
trường học
3. Bạn đã từng bị người khác dùng lời lẽ xúc 1 0 1 0
phạm, uy hiếp, đe doạ trên mạng xã hội, hay tin
nhắn chưa?
4. Bạn đã từng lo sợ không muốn đến trường vì lý 1 0 1 0
do an toàn chưa?
5. Bạn đã bao giờ chủ động tự gây thương tích 1 0 1 0
cho bản thân chưa?
6. Bạn đã từng tham gia gây gổ, đánh nhau, gây 1 0 1 0
rối với bạn bè, người trong trường/ngoài trường
chưa?
7. Bạn đã từng đi bắt nạt, doạ nạt bạn bè, người 1 0 1 0
trong trường/ ngoài trường?
8. Bạn đã từng dùng lời lẽ để doạ nạt, uy hiếp bôi 1 0 1 0
nhọ người khác qua mạng xã hội/ tin nhắn chưa?
9. Bạn đã từng phải gặp bác sỹ/ chuyên gia tâm lý 1 0 1 0
do những vấn đề tâm lý, tinh thần chưa?
41
c2. Bạn đã từng có hành vi giao thông nào sau đây từ trước đến nay và trong 12 tháng qua?
a.Từ trước đến nay * b.Tần suất hành vi trong 12 tháng qua
Hành vi 1. Đã 0. Chưa 5 lần trở 3 – 4 1 - 2 lần 0. Chưa
từng từng lên lần bao giờ
1. Tham gia giao thông trên xe 1 0 3 2 1 0
chở quá người quy định
2. Tự điều khiển xe máy khi tham 1 0 3 2 1 0
gia giao thông
3. Gây va quệt, tai nạn giao thông 1 0 3 2 1 0
4. Phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn 1 0 3 2 1 0
đỏ, đi sai làn đường
5. Không đội mũ bảo hiểm khi 1 0 3 2 1 0
ngồi sau xe máy
6. Đua xe 1 0 3 2 1 0
7. Vi phạm luật giao thông bị 1 0 3 2 1 0
công an nhắc nhở/phạt
c3. Bạn đã từng có cảm giác buồn bã, thất vọng chán nản bao giờ chưa?
1. Thường xuyên 2. Thi thoảng 3. Hiếm khi 4. Chưa bao giờ (chuyển câu c4)
c3a. Số lần bạn đã có cảm giác buồn bã, thất vọng chán nản trong vòng 12 tháng qua?
1. Từ 1 – 2 lần 2. Từ 3 – 4 lần 3. Từ 5 – 6 lần 4. Trên 6 lần
c3b. Những lý do khiến bạn buồn chán, thất vọng, trong 12 tháng qua (chọn nhiều phương án)
1. Buồn chán cuộc sống gia đình 4. Buồn chán chuyện bạn bè
2. Buồn chán chuyện học hành 5. Buồn chán, thất vọng về thầy cô
3. Buồn chán về tình cảm cá nhân 6. Khác (cụ thể) ..
=> c4. Bạn từng có hành vi nào sau đây?
Hành vi a. Từ trước đến nay * b. Trong 12 tháng qua
1. Đã từng 0. Chưa từng 1. Đã từng 0. Chưa từng
1. Đã từng có ý định tự tử 1 0 1 0
2. Đã từng cố gắng tự tử 1 0 1 0
c5. Bạn đánh giá như thế nào về kiến thức về an toàn tình dục của bạn?
1. Tương đối đầy đủ 2. Biết được một phần
3. Biết rất ít thông tin 4. Không biết/ gần như không biết gì
c5a. Bạn đã từng biết đến các thông tin về an toàn tình dục từ các nguồn nào? (chọn nhiều
p/a)
1. Nhà trường, thầy cô 2. Gia đình, bố/ mẹ 3. Bạn bè
4. Mạng xã hội 5. Các phương tiện truyền thông (TV, đài, báo, báo mạng ..)
6. Mạng internet 7. Khác (ghi cụ thể) .
c6. Bạn có ủng hộ việc học sinh độ tuổi THPT bắt đầu có quan hệ tình dục (QHTD) không?
(Thang đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với các giá trị sau:)
1. Rất ủng hộ 2. Ủng hộ 3. Bình thường 4. Không ủng hộ 5. Rất không ủng hộ
D. CÁC CÂU HỎI VỀ SINH HOẠT GIA ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
d1. Bạn hãy đánh giá mứ độ đúng/ sai về các nội dung sau (thang điểm đánh giá từ 1 đến 5,
trong đó 5 = rất đúng, 4 = đúng, 3 = đúng một phần, 2 = sai, và 1 = rất sai)
42
Đánh giá: 5 4 3 2 1
1. Tôi có quan hệ gần gũi, thân thiết với các thành viên trong
gia đình mình 5 4 3 2 1
2. Tôi không gặp khó khăn để bày tỏ ý kiến, các vấn đề tôi gặp 5 4 3 2 1
phải với gia đình mình.
3. Trong gia đình, ý kiến của tôi luôn được lắng nghe, tôn 5 4 3 2 1
trọng
4. Tôi được đối xử công bằng, bình đẳng trên cơ sở tình yêu 5 4 3 2 1
thương của gia đình.
5. Tôi thường nhận được sự hỗ trợ của gia đình trong học tập
và trong cuộc sống nói chung. 5 4 3 2 1
6. Tôi thường xuyên nhận được động viên tinh thần từ gia đình 5 4 3 2 1
7. Tôi thường xuyên nhận được những lời khuyên, chỉ bảo 5 4 3 2 1
tận tình từ gia đình.
8. Tôi được thường xuyên cùng gia đình tổ chức và tham gia
vào các hoạt động sinh hoạt, giải trí chung (đi nghỉ hè, dã 5 4 3 2 1
ngoại, liên hoan, sinh nhật)
9. Gia đình thường xuyên nhắc nhở, giám sát, khuyên bảo tôi
không nên có những hành vi nguy cơ như: hành vi giao thông 5 4 3 2 1
không an toàn, quan hệ bạn bè không lành mạnh, gây gổ, hút
thuốc, uống bia rượu .
10. Gia đình là chỗ dựa tâm lý, tình cảm vững chắc của tôi. 5 4 3 2 1
11. Mối quan hệ giữa tôi và bố rất tốt 5 4 3 2 1
12. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ rất tốt 5 4 3 2 1
13. Tôi luôn có cảm giác rất cô đơn trong gia đình mình 5 4 3 2 1
14. Tôi thường có cảm giác chịu áp lực, căng thẳng từ gia 5 4 3 2 1
đình
15. Gia đình, bố, mẹ thường rất hiếm khi có liên hệ với giáo 5 4 3 2 1
viên, hay quan tâm đến việc học của tôi tại trường.
16. Gia đình, bố mẹ không quan tâm và ít biết về các mối 5 4 3 2 1
quan hệ bạn bè của tôi
17. Gia đình tôi thường xảy ra bất đồng, xung đột 5 4 3 2 1
18. Tôi hài lòng về gia đình của mình 5 4 3 2 1
d2. Bạn đã từng bị bạo lực (thể chất như đánh đập hoặc tinh thần như chửi, xúc phạm, đe doạ .) từ
những người trong gia đình của mình chưa?
1. Đã từng 2. Chưa từng
d3. Bạn hãy cho biết trong gia đình bạn có thành viên nào (ít nhất 1 người) đã từng tham gia
vào các hành vi nào sau đây:
Hành vi 1. Có 0. Không
1. Uống bia/rượu 1 0
2. Hút thuốc 1 0
3. Sử dụng chất gây nghiện (ma tuý, cần sa .) 1 0
4. Gây gổ, đánh nhau 1 0
5. Hành vi giao thông ko an toàn (ko đội mũ bảo hiểm, vi
1 0
phạm luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu .)
d4. Bạn hãy đánh giá mức độ đúng của các nhận định dưới đây về trường học của mình
(thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, trong đó 5 = rất đúng, 4 = đúng, 3 = đúng một phần, 2 = sai, và
1 = rất sai)
43
Đánh giá 5 4 3 2 1
1. Tôi có cảm giác trường học rất gần gũi, thân thiện, là 5 4 3 2 1
ngôi nhà thứ 2
2. Tôi không gặp khó khăn tham gia chơi chung, kết bạn 5 4 3 2 1
với bạn bè tại trường.
3. Tôi thường xuyên nhận được sự trợ giúp hay góp ý của 5 4 3 2 1
bạn bè tại trường
4. Tôi không gặp khó khăn để gặp gỡ, trao đổi với thầy 5 4 3 2 1
cô trong trường
5. Thầy cô luôn đối xử công bằng, thân thiện với học 5 4 3 2 1
sinh trong trường
6. Tôi có mối quan hệ tốt với giáo viên chủ nhiệm. 5 4 3 2 1
7. Thầy cô ở trường là những người gương mẫu, chuẩn 5 4 3 2 1
mực, thân thiện
8. Tôi thường nhận được lời khuyên hay chỉ bảo tận 5 4 3 2 1
tình từ phía thầy cô
9. Thầy cô thường xuyên giám sát, nhắc nhở chúng tôi
không tham gia vào các hành vi không tốt (ví dụ: hút 5 4 3 2 1
thuốc, uống bia/rượu, chất gây nghiện, gây gổ, tham gia
giao thông không an toàn )
10. Tôi có cảm giác cô đơn, tách biệt trong trường học, 5 4 3 2 1
lớp học của mình.
Đánh giá 5 4 3 2 1
11. Tôi cảm thấy áp lực, căng thẳng, chán nản mỗi khi 5 4 3 2 1
đến trường.
12. Tôi có ít bạn thân tại trường. 5 4 3 2 1
13. Thầy cô giáo là những người chưa thật sự hiểu và
5 4 3 2 1
gần gũi với tôi
14. Tôi rất hiếm khi tham gia vào các hoạt động tập thể 5 4 3 2 1
tại trường, lớp (văn nghệ, dã ngoại, ngoại khoá)
15.Tôi hài lòng với thầy cô/môi trường học tập tại trường 5 4 3 2 1
d5. Bạn đã từng được tham gia/ tiếp cận các thông tin nào ở trường THPT của bạn từ trước
đến nay (từ tháng 1/2015 đến nay):
Nội dung: 1. Đúng 0. Ko
đúng
1. Tham gia ít nhất 1 lần vào các buổi sinh hoạt ngoại khoá về chủ đề sức
khoẻ sinh sản, an toàn tình dục VTN tại trường/ lớp 1 0
2. Bạn đã tham gia các chương trình truyền thông hoặc được phát tài liệu
truyền thông về việc không hút thuốc cho học sinh tại trường 1 0
3. Bạn được cung cấp các thông tin về tác hại của bia/rượu, chất gây nghiện 1 0
4. Bạn đã tham gia vào chương trình truyền thông an toàn giao thông cho học
sinh tại trường 1 0
5. Bạn có thể tìm thấy các tài liệu về chăm sóc sức khoẻ VTN, hoặc sức khoẻ
sinh sản VTN ở thư viện trường. 1 0
d6. Trong 12 tháng vừa qua, bạn đã từng tham gia ít nhất 1 lần vào các hoạt động nào tại trường?
Hoạt động: 1. Có 0. Không
1. Đi tham quan, dã ngoại với bạn bè, thầy cô trong trường 1 0
2. Tham gia các buổi học kỹ năng sống tại trường 1 0
44
3. Tham gia hoạt động văn nghệ, hoặc thể thao/ đóng kịch/ 1 0
thi vẽ tranh/ sáng tạo/ khéo tay
d7. Bạn hãy đánh giá đúng/không đúng vào các nhận định liên quan đến bạn bè bạn:
Nội dung 1. Đúng 0. Sai 99. Ko biết
1. Bạn thân (hoặc bạn trong nhóm) của bạn có bạn hút thuốc lá/ shisha 1 0 99
2. Bạn thân (hoặc bạn trong nhóm) của bạn có bạn sử dụng bia rượu 1 0 99
3. Bạn thân (hoặc bạn trong nhóm) của bạn có bạn sử dụng ma tuý 1 0 99
4. Bạn thân (hoặc bạn trong nhóm) của bạn có bạn có hành vi tham gia
giao thông không an toàn (đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn 1 0 99
đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá người )
5. Bạn thân (hoặc bạn trong nhóm) của bạn có bạn từng có hành vi bạo 1 0 99
lực với bạn bè, người khác
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
PHỤ LỤC 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
GỢI Ý PHỎNG VẤN HỌC SINH.
1. Thực trạng phổ biến hành vi rủi ro ở học sinh THPT
- Mức độ phổ biến của từng hành vi: hút thuốc lá/ bia rượu; hút shisha; ma tuý; thuốc, chất gây
ảo giác, hành vi bao lực; tự gây thương tích, tự tử, hành vi giao thông không an toàn
* Vấn đề học sinh nữ và hành vi hút thuốc lá, hút shisha?
* Hút shisha là một hiện tượng mới: gần trường có nhiều địa điểm hút không?
* Sử dụng ma tuý, thuốc/chất gây ảo giác có phổ biến không? Ở những học sinh nào?
* Hành vi giao thông không an toàn: đi xe máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, không
tuân theo luật giao thông?
* Bạn có liên quan đến các hành vi cụ thể nào? Bối cảnh, hoàn cảnh, thời điểm bắt đầu có liên
quan đến các hành vi nói trên.
2. Nghiện mạng xã hội và ảnh hưởng đến các hành vi nguy cơ khác?
- Hiện nay học sinh nghiện mạng xã hội, khá phổ biến: em muốn nói gì về hiện tượng này ở học
sinh trường em?
- Tiêu chí được đánh giá: Sử dụng khoảng bao nhiêu tiếng/ngày được gọi là nghiện? Tiêu chí từ 3
tiếng/ ngày và có trên 1000 bạn? Từ việc nghiện mạng xã hội có liên quan gì đến:
+) Hành vi bạo lực, hành vi xúc phạm, đe doạ, bôi nhọ qua mạng xã hội.
+ Gây gổ, đánh nhau ngoài đời thực?
+ Những rắc rối do có quá nhiều bạn bè trên mạng xã hội mà bạn biết, chứng kiến?
3. Gắn kết gia đình và hành vi rủi ro.
- Em đã từng thử uống rượu/bia bao giờ chưa? Uống trong hoàn cảnh nào? Đã từng uống hết 1
cốc bia/ chén rượu? Bố/mẹ đã từng mời em, khuyến khích em uống bia/rượu chưa?
45
- Từng chứng kiến các hành vi của bố/mẹ: hút thuốc lá, uống bia/rượu, có hành vi bạo lực, hành vi
giao thông không an toàn? Hành vi đó của cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến em và các anh/em
trong gia đình?
- Ảnh hưởng của hành vi cha mẹ, người thân trong gia đình đến học sinh: hút thuốc lá, sử dụng
bia/rượu, sử dụng ma tuý,
- Em có cảm thấy thực sự gắn kết với gia đình không? Em có thường xuyên cảm thấy cô đơn
trong ngôi nhà của mình không hay ngôi nhà, gia đình thực sự là tổ ấm đối với cá nhân em? Em
có nghĩ rằng cha/mẹ là người hiểu em, có thể chia sẻ với em, là chỗ dựa tinh thần cho em?
- Em đã từng bao giờ nghĩ đến tự tử (cố gắng tự tử), tự gây thương tích cho bản thân? Các hành vi
đó có bắt nguồn/ liên quan từ áp lực từ gia đình? Nếu không, đâu là nguyên nhân?
- Hành vi giao thông không an toàn: đã vi phạm/ hay vi phạm hành vi nào? Có nghĩ đến nguy cơ
và an toàn của hành vi? Bố/mẹ và gia đình có quan tâm, giám sát hành vi? Bố/mẹ thường cung
cấp thông tin, khuyên bảo, giám sát như thế nào đối với các hành vi rủi ro?
- Gia đình (bố/mẹ) có thường xuyên xung đột? Sự không hoà thuận của bố/mẹ có ảnh hưởng như
thế nào đến tinh thần, áp lực, hành vi của bạn không?
- Gia đình - có ý nghĩa như thế nào đối với bạn: điểm tựa tinh thần
4. Gắn kết nhà trường và hành vi rủi ro.
- Bạn có thực sự cảm thấy có mối quan hệ gắn kết với trường học, cô chủ nhiệm, các thầy cô giáo
khác? Trường học có được bạn xem là ngôi nhà thứ hai của mình không?
- Thầy cô giáo, nhà trường có thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, giám sát các hành vi: hút thuốc
lá, sử dụng bia/rượu, bạo lực, hành vi giao thông không an toàn, hành vi khác?
- Vai trò, hiệu quả giám sát của thầy cô, nhà trường đối với hành vi rủi ro như thế nào?
- Ảnh hưởng hành vi rủi ro từ bạn thân, bạn trong nhóm chơi chung: ảnh hưởng đến hành vi hút
thuốc lá, sử dụng bia/ rượu, shisha, ma tuý, bạo lực, giao thông không an toàn:
* Cách thức mà bạn bè có thể ảnh hưởng?
* Em đã từng bị áp lực, ảnh hưởng từ bạn bè bởi những hành vi nào trong các hành vi kể trên.
Hãy kể lại những bối cảnh, hoàn cảnh mà bạn hoặc bạn được chứng kiến về sự ảnh hưởng, lôi kéo
của bạn bè đối với những hành vi rủi ro.
* Vì sao lại khó từ chối? Vì sao lại ngại?
5. Gắn kết với hoạt động xã hội, mạng xã hội.
- Có tham gia hoạt động xã hội (tình nguyện/từ thiện; các câu lạc bộ, làm thêm) - Việc làm thêm -
có nguy cơ bị cám dỗ, rủi ro đối với các hành vi (bạo lực, chất gây nghiện, giao thông không an
toàn?) - hãy chia sẻ.
- Việc học sinh sử dụng quá nhiều mạng xã hội: dùng nhiều giờ, nhiều bạn ảnh hưởng như thế nào
đến họ (bị rủ tham gia vào hành vi bạo lực trên mạng và ngoài đời thật? Những xung đột trên
mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến các hành vi của họ?
46
GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU
GIÁO VIÊN, GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG.
1. Hành vi rủi ro
- Những hành vi rủi ro ở học sinh trong các lớp mà ông/bà phụ trách thường rơi vào những
nhóm học sinh có những đặc điểm như thế nào (đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, đặc điểm
gắn kết với thầy cô, nhà trường.
* Học sinh có hành vi bạo lực, sử dụng chất gây nghiện, hành vi giao thông không an toàn.
* Học sinh có tâm lý không ổn định, tự gây thương tích, có ý định tự tử và cố gắng tự tử.
2. Thực trạng có đồng thời nhiều hành vi rủi ro ở học sinh: những học sinh có nhiều hành vi
rủi ro: theo thầy/cô: học sinh có 1 -2 hành vi rủi ro, thường không dừng lại ở đó - liên quan đến
nhiều hành vi rủi ro khác.
- Theo ông/bà: nguyên nhân của các hành vi rủi ro ở học sinh là ở đâu? Nhà trường, giáo viên có
trách nhiệm gì trong việc quản lý, giám sát hành vi rủi ro của học sinh?
3. Sự ảnh hưởng của bạn bè đến hành vi không mong muốn:
- Sự ảnh hưởng ntn? Bạn bè trong nhóm trong việc lôi kéo tham gia hành vi rủi ro?
- Kinh nghiệm làm việc với học sinh, ông/bà đã chứng kiến: những trường học học sinh bị ảnh
hưởng của bạn bè, bị bạn bè lôi kéo?
4. Sự gắn kết thầy cô, bạn bè, nhà trường và hành vi rủi ro:
- Thực trạng gắn kết học sinh với trường học. Lý do gắn kết bền chặt - không bền chặt.
- Gắn kết có ý nghĩa như thế nào trong việc giám sát hành vi rủi ro của học sinh
- Những học sinh ít có gắn kết với nhà trường thể hiện như thế nào? Những học sinh gặp vấn đề,
khó khăn trong việc gắn kết với bạn bè, thầy cô trong trường?
- Những học sinh cảm thấy cô đơn, cô lập trong ngôi trường của họ ==> hậu quả của việc không
gắn kết, kết nối được với nhà trường.
- Nhà trường, đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm: kết nối như thế nào với học sinh khi phát hiện
những hành vi rủi ro ở phía họ.
- Giáo viên, nhà trường đã phối hợp như thế nào với gia đình trong việc cùng giáo dục, giúp đỡ
học sinh từ bỏ hay không tiếp tục có các hành vi rủi ro? Hiện nay sự phối kết hợp với gia đình,
phụ huynh như nào nào để đạt hiệu quả.
5. Nhà trường lồng ghép các chương trình giáo dục kiểm soát các hành vi rủi ro ở học sinh
ntn?
- Các chương trình lồng ghép, giáo dục trực tiếp các hành vi rủi ro?
- Hiệu quả: đánh giá hiệu quả? Lý do chưa đạt được hiệu quả? Vì sao?
- Nên phối hợp, triển khai như thế nào để đạt hiệu quả
6. Cách thức nhà trường quản lý, giám sát hành vi rủi ro của học sinh:
- Cơ chế, cách thức nhận biết những nhóm nguy cơ.
- Cách thức giám sát, nhắc nhở? Có hiệu quả không?
- Cách thức phối hợp với phụ huynh để quản lý, giám sát, khuyên bảo nhóm học sinh có nguy cơ:
sử dụng chất gây nghiện, hành vi bạo lực.
- Ứng xử của nhà trường đối với những nhóm học sinh cá biệt
47
GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU PHỤ HUYNH HỌC SINH
1. Những lo lắng của ông/bà đối với những hành vi không mong muốn, rủi ro?
- Mức độ lo lắng
- Môi trường học tập tại trường, các mối quan hệ bạn bè có làm ông/bà lo lắng
- Mức độ lo lắng đối với từng nhóm học sinh: sử dụng thuốc lá, rượu, bia, chất gây nghiện;
bạo lực; hành vi giao thông không an toàn, tự gây thương tích cho bản thân.
2. Gắn kết gia đình: gắn kết con cái với gia đình:
- Con cái có cởi mở chia sẻ, hỏi ý kiến, gần gũi với bố/mẹ không? Mối quan hệ giữa bố/mẹ và
con cái có gần gũi không?
- Khoảng cách vì lý do?
- Lợi ích/ nguy cơ của sự khó gần gũi, ít chia sẻ giữa cha mẹ và con cái.
- Các cách thức ông/bà đã áp dụng để tăng gần gũi, gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
3. Cách thức ông/bà giám sát, quản lý, trang bị kiến thức, thông tin cho con về các hành
vi rủi ro?
- Cách thức giám sát
- Cách thức để biết về các mối quan hệ bạn thân, bạn trong nhóm chơi chung?
- Cách thức quản lý sự ảnh hưởng của bạn bè đến con cái: các hành vi rủi ro của bạn bè.
4. Ảnh hưởng bởi người thân trong gia đình?
- Người thân có các hành vi (uống rượu/bia; hút thuốc lá, hành vi giao thông không an toàn),
- Ông/bà có cho rằng hành vi nguy cơ của bố/mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái không? Ảnh
hưởng bằng cách nào?
- Ông/bà đã bao giờ đồng ý/ khuyến khích con sử dụng bia/rượu chưa?
4. Giám sát mối quan hệ bạn bè, mạng xã hội, làm thêm, các hoạt động xã hội?
- Ông/bà có giám sát việc tham gia mạng xã hội của con không? Có phải là bạn trên mạng xã
hội của con không?
- Các mối quan hệ mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng xã hội của con ông/bà giám sát như
thế nào?
- Những lo lắng của ông/bà đối với việc lạm dụng mạng xã hội: Mạng xã hội tiềm ẩn những
nguy cơ gì: bạo lực, xung đột trên mạng xã hội? lôi kéo vào các hành vi nguy cơ khác? Mạng
xã hội có phải là nguyên nhân của mối quan hệ không gần gũi giữa cha mẹ và con cái không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_moi_quan_he_giua_gan_ket_xa_hoi_va_hanh_vi_rui_ro_cu.pdf