Luận án Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam trường hợp sinh viên đại học Đồng Nai

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH HOÀ LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH HOÀ LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 62.22.02.41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NG

pdf183 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam trường hợp sinh viên đại học Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ KIM BẢNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thanh Hoà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lỗi phát âm ....................................................... 7 1.2. Cơ sở lí thuyết .................................................................................................... 13 1.3. Khái quát về âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................... 29 1.4. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 40 Chƣơng 2: LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ................................................................................................... 41 2.1. Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................... 41 2.2. Lỗi phát âm phụ âm đứng đầu âm tiết................................................................ 58 2.3. Lỗi phát âm phụ âm đứng cuối âm tiết .............................................................. 75 2.4. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm phụ âm cho sinh viên Đại học Đồng Nai ............................................................................................................................. 96 2.5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 100 Chƣơng 3: LỖI PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ......................................................................................... 102 3.1. Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................. 102 3.2. Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh ................................................................... 124 3.3. Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đồng Nai .......................................................................................................... 137 3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 139 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 142 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 146 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 160 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Các chữ viết tắt Viết đầy đủ CTÂT Cấu trúc âm tiết CTV Cộng tác viên ĐHĐN Đại học Đồng Nai F Nữ HTÂC Hệ thống âm cuối HTÂĐ Hệ thống âm đầu L1 Ngôn ngữ thứ nhất L2 Ngôn ngữ thứ hai M Nam Nxb Nhà xuất bản PÂC Phụ âm cuối PÂĐ Phụ âm đầu SV Sinh viên tr. Trang DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: Phụ âm tiếng Anh 42 Bảng 2.2: Những từ miêu tả biến thể phụ âm tắc bật hơi 46 Bảng 2.3: Phụ âm tiếng Việt 51 Bảng 2.4: Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt 55 Bảng 2.5: Lỗi phụ âm [-] 59 Bảng 2.6: Lỗi phụ âm [-] 60 Bảng 2.7: Lỗi phụ âm [d-] 61 Bảng 2.8: Lỗi phụ âm [t-] 62 Bảng 2.9: Lỗi phụ âm [-] 63 Bảng 2.10: Lỗi phụ âm [-] 64 Bảng 2.11: Lỗi phụ âm [z-] 65 Bảng 2.12: Lỗi tổ hợp [r-] 79 Bảng 2.13: Lỗi tổ hợp [w-] 71 Bảng 2.14: Lỗi tổ hợp [r-] 72 Bảng 2.15: Lỗi tổ hợp [skr-] 74 Bảng 2.16: Lỗi phụ âm [-p] 76 Bảng 2.17: Lỗi phụ âm [-] 77 Bảng 2.18: Lỗi phụ âm [-] 78 Bảng 2.19: Lỗi phụ âm [-d] 79 Bảng 2.20: Lỗi phụ âm [-t] 80 Bảng 2.21: Lỗi phụ âm [-] 81 Bảng 2.22: Lỗi phụ âm [-] 82 Bảng 2.23: Lỗi phụ âm [-z] 82 Bảng 2.24: Lỗi phụ âm [-s] 83 Bảng 2.25: Lỗi phụ âm [-l] 84 Bảng 2.26: Lỗi phụ âm [-b] 84 Bảng 2.27: Lỗi phụ âm [-d] 85 Bảng 2.28: Lỗi phụ âm [-g] 86 Bảng 2.29: Lỗi phụ âm [-f] 87 Bảng 2.30: Lỗi phụ âm [-v] 88 Bảng 2.31: Lỗi tổ hợp [-nd] 89 Bảng 2.32: Lỗi tổ hợp [-st] 90 Bảng 2.33: Lỗi tổ hợp [-lf] 92 Bảng 2.34: Lỗi tổ hợp [-mpt] 93 Bảng 2.35: Lỗi tổ hợp [-ksts] 94 Bảng 2.36: Lỗi tổ hợp [-lfs] 95 Bảng 3.1: Giá trị trung bình F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Anh 105 Bảng 3.2: Giá trị F1 và F2 của nguyên âm đơn tiếng Việt 117 Bảng 3.3: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo vị trí của lưỡi 121 Bảng 3.4: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo độ mở của miệng 122 Bảng 3.5: Nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt theo hình dáng của môi 122 Bảng 3.6: Lỗi nguyên âm [i] 124 Bảng 3.7: Lỗi nguyên âm [u] 127 Bảng 3.8: Lỗi nguyên âm [] 129 Bảng 3.9: Lỗi nguyên âm [] 130 Bảng 3.10: Lỗi nguyên âm đôi [e] 131 Bảng 3.11: Lỗi nguyên âm đôi [a] 132 Bảng 3.12: Lỗi nguyên âm đôi [] 133 Bảng 3.13: Lỗi nguyên âm ba [e] 135 Bảng 3.14: Lỗi nguyên âm ba [a] 136 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Sóng âm, thanh phổ của quát ầm và quá tầm 30 Hình 1.2: Hình biểu thị các thông số âm học của âm tiết toán tiếng Việt 35 với 5 thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu Hình 2.1: Sóng âm của từ pie 46 Hình 2.2: Sóng âm của từ buy 47 Hình 2.3: Sóng âm của từ spy 47 Hình 2.4: Sóng âm và cường độ của từ petrol 48 Hình 2.5: Sóng âm và cường độ của từ patrol 48 Hình 2.6: Các thông số âm học của phụ âm [p] trong âm Pa 52 Hình 2.7: Các thông số âm học của phụ âm [] trong từ rõ ràng 53 Hình 2.8: Sóng âm và quang phổ từ scraped 75 Hình 2.9: Sóng âm và quang phổ từ scripts 75 Hình 2.10: Sóng âm và formant của texts 90 Hình 3.1: Hình thang Nguyên âm Quốc tế 104 Hình 3.2: Nguyên âm đơn tiếng Anh 106 Hình 3.3: Nguyên âm đôi tiếng Anh 109 Hình 3.4: Nguyên âm ba tiếng Anh 112 Hình 3.5: Nguyên âm đơn tiếng Việt 117 Hình 3.6: Nguyên âm đôi tiếng Việt 119 Hình 3.7: Nguyên âm đơn tiếng Anh () và tiếng Việt () 121 Hình 3.8: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [i] trong 125 từ peace Hình 3.9: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] trong 126 từ piss Hình 3.10: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [u] trong 127 từ who’d Hình 3.11: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] trong 128 từ hood Hình 3.12: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] 129 trong từ hawed Hình 3.13: Sóng âm và formant thể hiện trường độ nguyên âm [] trong 130 từ hod MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học tập và sử dụng các ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc học tập và sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế, ngày càng phát triển và phổ biến. Theo xu hướng đó, việc sử dụng ngoại ngữ để giao lưu, hội nhập là một trong những điều kiện không thể thiếu. Trong các ngoại ngữ đang được học và sử dụng tại Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất. Nhận thức được vai trò của ngôn ngữ này trong cuộc sống, người Việt không những học tiếng Anh để giao tiếp mà còn học để nói hay hơn, giao tiếp với người nước ngoài bằng ngôn ngữ này hiệu quả hơn. 1.2. Trong hai phương tiện giao tiếp phổ biến nhất của con người là hoạt động nói và viết thì hoạt động thứ nhất chiếm vai trò quan trọng hơn trong đời sống hằng ngày. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, người Việt thường mắc khá nhiều lỗi; chẳng hạn như lỗi về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm v.v. Trong quá trình dạy tiếng Anh cho sinh viên Đại học Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy họ gặp rất nhiều khó khăn bởi những sự khác biệt rất rõ rệt trên bình diện ngữ âm - âm vị học giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt. Những lỗi phát âm tiếng Anh của họ không chỉ ảnh hưởng đối với bản thân họ, mà về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học trò mà họ trực tiếp giảng dạy tiếng Anh sau này. 1.3. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu lỗi phát âm của người Việt học tiếng Anh. Các tác giả Trần Thị Thanh Diệu [9] và Nguyện Huy Kỷ [22] nghiên cứu về lỗi phát âm các yếu tố siêu đoạn tính như lỗi về trọng âm và ngữ điệu của người Việt nói tiếng Anh. Hiện chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn của sinh viên do ảnh hưởng của tiếng Việt được nói ở Đồng Nai1. Theo chúng tôi, lỗi phát âm các yếu tố chiết đoạn cần được nghiên cứu toàn diện trên cơ sở phân tích sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ, sự 1 Trong luận án này, tiếng Việt được nói ở Đồng Nai được quy ước là tiếng Việt. 1 tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm trong một quá trình học và đặc điểm phương ngữ mà người học đó sử dụng. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam: Trường hợp sinh viên Đại học Đồng Nai”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có hai mục đích nghiên cứu sau: 1/ Luận án xác định các kiểu loại lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu của các sinh viên trong một không gian cụ thể, đó là trường Đại học Đồng Nai từ góc độ đối chiếu và sự tiến triển trong việc khắc phục lỗi phát âm này theo thời gian học. 2/ Luận án đề xuất những phương pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho người Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu về lỗi và lỗi phát âm trên thế giới và ở Việt Nam để thấy được vị trí và vai trò của nghiên cứu lỗi phát âm trong ứng dụng dạy học ngoại ngữ. Từ đó, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài như: khái niệm lỗi và phân tích lỗi, ngôn ngữ học đối chiếu, cấu trúc âm tiết v.v. 2/ Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về lỗi phát âm của sinh viên Đại học Đồng Nai. 3/ Đối chiếu và miêu tả các kiểu lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu. 4/ Chỉ rõ các nguyên nhân chi phối các kiểu lỗi: sự khác biệt về mặt loại hình; thời gian học và đặc điểm phát âm địa phương. 5/ Đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh cho sinh viên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kiểu lỗi phát âm phụ âm và nguyên âm tiếng Anh của 14 sinh viên Đại học Đồng Nai. Các lỗi của họ được quan sát từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Bằng cách nghiên cứu như vậy, chúng tôi có thể đưa ra kết luận kiểu lỗi nào người học có thể khắc phục được theo thời gian học, để từ đó đưa ra những giải pháp sửa lỗi phù hợp. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lỗi phát âm ở những đơn vị chiết đoạn tiếng Anh của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại Đại học Đồng Nai được theo dõi liên tục từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình triển khai đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: 4.1. Phương pháp miêu tả ngữ âm học - âm vị học Luận án một mặt dựa vào kết quả nghiên cứu ngữ âm - âm vị học tiếng Việt và tiếng Anh của các tác giả đi trước; mặt khác, kết hợp giữa phương pháp quan sát, cảm thụ chủ quan bằng thính giác của người nghiên cứu về các đặc trưng và nét khu biệt ngữ âm - âm vị học giữa hai ngôn ngữ Việt - Anh. Vì nhiệm vụ chính của luận án là xác định các kiểu lỗi phát âm các đơn vị chiết đoạn tiếng Anh nên chúng tôi chủ yếu miêu tả các đối tượng ngôn ngữ ở góc độ ngữ âm học. Với quan điểm như vậy, chúng tôi mong muốn tìm ra được chính xác các kiểu lỗi phát âm của người Việt để từ đó những giải pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ có tính hiệu quả hơn. 4.2. Phương pháp ngữ âm học khí cụ 4.2.1. Xây dựng bảng từ Xây dựng bảng từ thử là các âm tiết có đầy đủ các kiểu loại âm đầu, âm chính và âm cuối trong tiếng Anh (Xem Phụ lục 3). 4.2.2. Lựa chọn cộng tác viên Chúng tôi chọn ngẫu nhiên một lớp trong số ba lớp bậc đại học ngành sư phạm tiếng Anh năm thứ nhất. Chúng tôi tiếp tục chọn ngẫu nhiên 14 sinh viên trong tổng số 40 sinh viên của lớp được chọn trước đó. 14 sinh viên này được chọn trên tiêu chí địa lí của những huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai. Tất cả 14 cộng tác viên đều sinh ra và lớn lên tại Đồng Nai và chưa thay đổi chỗ ở. Trong số đó, có 2 nam và 12 nữ. Có 10 cộng tác viên 22 tuổi (sinh năm 1993) và 4 cộng tác viên 23 tuổi (sinh năm 1992) (Xem Phụ lục 1). 3 4.2.3. Cách ghi âm Chúng tôi tiến hành ghi âm 4 lần với tất cả 14 cộng tác viên vào đầu mỗi năm học, từ khi họ học năm thứ nhất (năm 2012) đến năm thứ 4 (năm 2015). Những phát ngôn (utterance) của cộng tác viên được ghi âm tự nhiên trong giờ thực hành tiếng Anh bằng máy ghi âm số ZOOM H2n Handy Recorder theo cỡ mẫu 22.050 Hz, 16 bit, dưới dạng file có định dạng .wave. Các file ghi âm tiếng Anh của cộng tác viên được tập hợp trong Cơ sở dữ liệu số hoá (computerised database) để thuận tiện trong việc phân tích, thống kê các kiểu lỗi phát âm tiếng Anh của cộng tác viên. 4.2.4. Xử lí tư liệu ghi âm Chúng tôi tiến hành nghe lại những phát ngôn của cộng tác viên và đánh giá lỗi của họ dựa vào thang đánh giá (Xem Phụ lục 4). Chúng tôi sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như praat, speech analyzer để phân tích, minh hoạ những kiểu lỗi có tính chất tinh tế. Để từ đó, chúng tôi đi đến những kết luận khoa học và khách quan về lỗi phát âm của cộng tác viên. 4.3. Phương pháp đối chiếu - Đối chiếu cách phát âm của người Việt với cách phát âm chuẩn tiếng Anh để tìm lỗi phát âm. - Đối chiếu các lỗi thống kê được trong từng năm để chỉ rõ sự tiến bộ trong việc khắc phục lỗi phát âm. 4.4. Thủ pháp Bên cạnh các phương pháp trên, trong quá trình thực hiện luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp như thống kê, phân loại để đưa ra các kết quả minh chứng cho các luận điểm trong từng phần của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Tìm ra các loại lỗi đọc (nói) sai các nguyên âm và phụ âm tiếng Anh (phụ âm đầu, phụ âm cuối âm tiết), tìm nguyên nhân và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục lỗi. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể tham khảo để tìm ra các lỗi phát âm và cách khắc phục cho việc dạy ngoại ngữ khác ở Việt Nam (tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung v.v.). 4 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Về mặt lí luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lí thuyết liên quan đến ngữ âm học và âm vị học, đặc biệt là vấn đề tương đồng và khác biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thiết thực vào việc giải quyết lỗi phát âm của người Việt học tiếng Anh, một ngôn ngữ khác hẳn về loại hình so với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu lỗi của người học trong bốn năm liên tục đã chỉ ra các kiểu lỗi và nguyên nhân lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh về phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, cuối âm tiết cũng như các kiểu lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của người Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các phương pháp khắc phục những kiểu lỗi trên cho người Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Trong chương này, luận án trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, luận án điểm luận những công trình đi trước liên quan đến đề tài, trong đó cụ thể là những nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, luận án trình bày những cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi. Bên cạnh những cơ sở lí thuyết trên, trong chương này luận án cũng trình bày khái quát về ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh ở cấp độ cấu trúc âm tiết, vì chúng tôi cho rằng lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về cấu trúc âm tiết cũng như loại hình hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chương 2: Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai Trong chương này, trước hết luận án miêu tả, đối chiếu hệ thống phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đoán các kiểu lỗi phụ âm có thể xảy ra đối với 5 sinh viên Đại học Đồng Nai. Dựa vào kết quả phân tích, chúng tôi miêu tả những lỗi phụ âm nào có thể khắc phục được, những lỗi nào mang tính cố hữu, khó khắc phục. Trên cơ sở dữ liệu của luận án, chúng tôi đề xuất biện pháp khắc phục lỗi hợp lí. Chương 3: Lỗi phát âm nguyên âm tiếng Anh của sinh viên Đại học Đồng Nai Đồng cấu trúc với chương 2, chương 3 cũng trên cơ sở tập trung miêu tả, đối chiếu hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh; sau đó luận án dự đoán các kiểu lỗi nguyên âm có thể xảy ra đối với sinh viên Đại học Đồng Nai. Tượng tự ở chương 2, chúng tôi sẽ phân loại các kiểu lỗi nguyên âm tiêu biểu qua 4 lần thu âm ở 4 năm học. Dựa vào kết quả phân tích lỗi, luận án miêu tả và phân loại các kiểu lỗi nguyên âm của sinh viên Đại học Đồng Nai và đề xuất biện pháp khắc phục lỗi. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lỗi phát âm 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu lỗi nói chung và lỗi phát âm nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện. Mathew [75] nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của ba nhóm người nói tiếng Indonesia và hai ngôn ngữ khác là Gayo và Acehnese được nói ở tỉnh Aceh, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhóm người này thường mắc nhiều lỗi phát âm yếu tố chiết đoạn tiếng Anh. Đó là những phụ âm tắc [p]. [b], [t], [d]. [g]; những phụ âm xát [s], [z], [], []; những phụ âm tắc xát [t], [d]; và những phụ âm răng [], []. Bằng cách sử dụng các phương tiện nghiên cứu khác nhau như sự quan sát, ghi âm và khảo sát, Hassan và Muhammad [60] tìm hiểu lỗi phát âm tiếng Anh của những người nói tiếng Ả Rập Saudi, để từ đó đưa ra giải pháp giúp người học cải thiện phát âm tiếng Anh của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người Ả Rập Saudi gặp khó khăn khi phát âm những nguyên âm có nhiều cách phát âm (sự không nhất quán trong cách thể hiện con chữ và cách phát âm) và một số cặp phụ âm đối lập như [z] và [], [s] và [], [b] và [p], [] và [t]. Dựa vào kết quả nghiên cứu, Elkhair Muhammad Idriss Hassan kết luận rằng người Ả Rập Saudi mắc lỗi phát âm do sự giao thoa ngôn ngữ, sự khác nhau giữa hai hệ thống âm thanh tiếng Ả Rập Saudi và tiếng Anh và sự thể hiện con chữ không nhất quán với cách phát âm, đặc biệt là nguyên âm tiếng Anh. Zhang và Yin [91] nghiên cứu lỗi phát âm của sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh. Nhóm tác giả chứng minh được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách phát âm của người Trung Quốc như sự giao thoa ngôn ngữ, tuổi, thái độ cũng như kiến thức về ngữ âm học - âm vị học tiếng Anh. Trong số những yếu tố đã kể thì sự giao thoa ngôn ngữ Trung - Anh có ảnh hưởng lớn nhất, là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi phát âm tiếng Anh của người Trung Quốc. 7 Enli [52] nghiên cứu lỗi phát âm phụ âm và nguyên âm của người nói tiếng phổ thông Trung Quốc. Dựa vào kết quả phân tích phát âm của 50 người, tác giả kết luận người nói tiếng phổ thông Trung Quốc gặp khó khăn khi phát âm phụ âm răng [] và [] và phụ âm cuối ở danh từ số nhiều cũng như động từ số ít [s], [z] hoặc [z]. Về nguyên âm, nhóm người này thường mắc lỗi với nguyên âm [i], [], [e], [u], [a] và [e]. Luo [74] tìm hiểu lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên đại học Trung Quốc ở ba nhóm đối tượng: Thứ nhất là những sinh viên hay nhầm lẫn giữa âm [n] và âm [l] thuộc khu vực sông Dương Tử, Trung Quốc. Thứ hai là những sinh viên nói phương ngữ miền Nam, những người mà hầu như không thể phân biệt được cặp phụ âm [f] và [h]. Thứ ba là những sinh viên nói phương ngữ Chuang ở phía Tây của Trung Quốc, những người không thể phân biệt phụ âm bật hơi và phụ âm không bật hơi. Jianping Luo khẳng định yếu tố giao thoa ngôn ngữ (cụ thể là ba phương ngữ khác nhau ở trên) là nguyên nhân chính gây khó khăn cho sinh viên khi nói hoặc đọc tiếng Anh. Hjollum và Mees [62] đã ghi âm phát ngôn của sáu người trên đảo Faroes ở Đan Mạch khi họ học tiếng Anh. Bằng cách phân tích 3547 phát ngôn của những người này, nhóm tác giả đã kết luận được những người nói tiếng Faroese thường gặp khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Những lỗi phổ biến nhất bao gồm thay thế âm tố tiếng Anh bằng một âm tố tương đương trong tiếng Faroese (chẳng hạn thay phụ âm [] bằng phụ âm [t] của tiếng Faroese), giảm độ vang của các phụ âm mũi ([m], [n], [] và phụ âm nước ([l], [r]) và lỗi nhiều nhất ở nhóm phụ âm tắc vô thanh tiếng Anh [p], [t], [k]. Người Faroese áp đặt cách phát âm nhóm phụ âm này có yếu tố bật hơi ở cả vị trí giữa từ và cuối từ tiếng Anh, trong khi đó phụ âm tắc vô thanh tiếng Anh không có yếu tố bật hơi ở hai vị trí này. Ahmad [43] nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên dự bị đại học tại trường Đại học Najran, Ả Rập Saudi. Dựa vào sự phân tích hệ thống ngữ âm hai ngôn ngữ Ả Rập và tiếng Anh, cùng với việc phân tích phát ngôn của những cộng tác viên, tác giả đã kết luận 7 phụ âm sau đây gây khó khăn nhất cho sinh viên Ả 8 Rập Saudi (theo thứ tự từ khó khăn nhất đến ít khó khăn nhất): [], [p], [], [d], [t], [v] và [t]. Ahmad và Muhiburrahman [44] tìm hiểu quan điểm về lỗi phát âm phụ âm của người Ả Rập Saudi của giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở chương trình dự bị tại trường Đại học Najran, Ả Rập Saudi. Nhóm tác giả kết luận rằng do thiếu chú ý đến việc hướng dẫn phát âm cũng như thiếu động lực học tập nên dẫn đến sinh viên đã mắc lỗi phát âm. Theo dữ liệu nghiên cứu, sinh viên thường phát âm sai những phụ âm như [p], [d], [v], [t], [] và []. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu lỗi phát âm mà chỉ đơn thuần dựa vào bảng khảo sát của giáo viên về lỗi của sinh viên không thể mang lại kết quả khách quan. 1.1.2. Ở Việt Nam Cho đến nay, việc nghiên cứu về hiện tượng song ngữ và giao thoa giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam cũng như giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, đã có nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu. Có thể nói, nghiên cứu lỗi nói chung, có thể quy về mấy hướng nghiên cứu chính sau: 1.1.2.1. Hướng nghiên cứu lỗi trong sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ Việt - dân tộc, dân tộc - Việt. Tiêu biểu cho hướng này là các công trình như Bùi Khánh Thế [34] đã nghiên cứu và chỉ ra một vài cứ liệu về song ngữ và vấn đề nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam; Phùng Thị Thanh [33] đã phân tích đối chiếu hệ thống phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu tiếng Việt với tiếng Hmông. Tác giả đã áp dụng khung phân loại lỗi phát âm của Weinreich [90]: Giao thoa dưới mức khu biệt, giao thoa trên mức khu biệt, giao thoa tái thuyết nét khu biệt và giao thoa thay thế âm tố. Trên cơ sở phân chia các kiểu lỗi của học sinh Hmông , tác giả đề xuất giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Hmông. Bên cạnh những công trình trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng song ngữ và giao thoa giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc để ứng dụng giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam [24], [26], [28], [29] và [32]. Hướng nghiên cứu này là một vùng đất còn nhiều khoảng trống chưa được khai phá, bởi sự đối chiếu Việt - dân tộc, dân tộc - Việt để phát hiện ra lỗi phụ thuộc 9 vào trình độ hiểu biết tiếng dân tộc bản địa, cũng như việc thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc về giáo dục song ngữ trong nhà trường. 1.1.2.2. Hướng nghiên cứu lỗi trong sự tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Việt với một ngoại ngữ. Đây là lĩnh vực nghiên cứu được nhiều tác giả đề cập, khảo sát một cách công phu, theo sự phân chia lỗi dựa vào hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, có thể chỉ ra sau đây: (1) Những nghiên cứu về lỗi ngữ pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng trong việc học và dạy ngoại ngữ. Chẳng hạn, Nguyễn Thiện Nam [27] đã khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan. Tác giả đã đã bước đầu áp dụng lí thuyết phân tích lỗi của Corder [46] để phân loại lỗi và chỉ ra một số nguyên nhân gây lỗi ngữ pháp của họ trong khi học và sử dụng tiếng Việt. Tác giả dựa vào cứ liệu thu thập từ người nói tiếng Khơ me, tiếng Anh, tiếng Nhật để phân loại lỗi của họ thành hai tiểu loại: lỗi tự ngữ đích (lỗi chung) và lỗi giao thoa (lỗi riêng). Với một số lập luận xác đáng về lỗi, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sửa lỗi giúp người nước ngoài vượt qua được những khó khăn khi học và sử dụng ngữ pháp tiếng Việt. Phạm Đăng Bình [4] đi vào khảo sát và chỉ ra các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hoá trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh, đặc biệt đi sâu vào phân tích lỗi giao thoa văn hóa. Trên cơ sở phân tích lỗi của người học, tác giả chỉ ra các kiểu lỗi phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, phụ âm cuối âm tiết, nguyên âm, lỗi về ngữ pháp, từ vựng và văn hóa. Nhìn chung tác giả đã khái quát được một số lỗi của người Việt học tiếng Anh nhưng chưa thật sự phân tích sâu các nguyên nhân gây lỗi. Vì tác giả bao quát khá rộng các lỗi liên quan đến nhiều góc độ nên tác giả không thể đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi hiệu quả trong giới hạn một luận án. (2) Những nghiên cứu về lỗi ngữ âm của người nước ngoài trong việc học tiếng Việt. Đây là hướng nghiên cứu thu hút nhiều nhà nghiên cứu đi vào khảo sát, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm từ thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Phúc [30] nghiên cứu và cung cấp một cách nhìn hệ thống đối với thực trạng các lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nước ngoài nói tiếng Anh. Chúng tôi cho rằng tác giả đã có những đóng góp đáng kể khi đưa ra những miêu tả về lỗi trên góc độ ngữ âm học, xét lỗi ở ngôn ngữ động, tức là miêu tả lỗi trong sự hành chức của 10 ngôn ngữ. Buarapha [5] đã phân tích đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Thái Lan và tiếng Việt. Trên cơ sở miêu tả các loại thanh điệu tiếng Việt và tiếng Thái, tác giả chỉ ra nguyên nhân gây lỗi và cách khắc phục lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên Thái Lan học tiếng Việt. (3) Những nghiên cứu về lỗi ngữ âm của người Việt trong việc học ngoại ngữ. Đây là những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, đặc biệt là trường hợp lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt. Vấn đề nghiên cứu lỗi phát âm của người học ngoại ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu dành cho một sự quan tâm đáng kể. Vũ Bá Hùng [21] nghiên cứu các hiện tượng giao thoa ngôn ngữ trên bình diện ngữ âm và sửa lỗi phát âm trong quá trình dạy tiếng Đức cho học viên người Việt. Miller [79] nghiên cứu các kiểu giao thoa ngữ âm của người Việt khi phát âm tiếng Anh. Bằng cách so sánh hệ thống nguyên âm, phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả đã khái quát một kiểu lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt theo khung phân loại lỗi của Weinreich [90]. Nguyên Huy Kỷ [22] nghiên cứu lỗi ngữ điệu tiếng Anh đối với người Việt để giúp họ nói tiếng Anh ngày càng tốt hơn, cụ thể là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Bằng phương pháp miêu tả âm vị học, Dương Thị Nụ [49] đã nghiên cứu lỗi phát âm 4 âm vị tiếng Anh [], [], [t] và [d]. Tác giả kết luận rằng lỗi phát âm tiếng Anh là do thiếu kiến thức về cách phát âm và quan trọng hơn cả là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Với những lí luận xác đáng về lỗi trên cơ sở những sự khác nhau của vị trí cấu âm và phương thức cấu âm, tác giả đã đã chỉ ra 4 cặp lỗi tương ứng: [] thành [s], [] thành [z], [d] thành [z] hoặc [s] và [t] thành [c] và đề xuất biện pháp khắc phục lỗi. Trần Thị Thanh Diệu [9] đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát cách phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh của người Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã bước đầu miêu tả được các kiểu loại lỗi phát âm những yếu tố ngôn điệu tiếng Anh của người Việt và đưa ra giải pháp khắc phục lỗi liên quan đến trọng âm từ và trọng âm câu tiếng Anh. Nghiên cứu lỗi và đưa ra giải pháp ứng dụng trong việc dạy ngoại ngữ cũng đã được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sĩ. Chẳng hạn, Nguyễn Vũ Phương [82] so sánh nguyên âm kép trong tiếng Việt và tiếng Anh, chỉ ra được những tương đồng và dị biệt giữa chúng và từ đó tìm giải pháp giúp đỡ người Việt học tiếng Anh tránh 11 lỗi phát âm do nhữngdị biệt này gây ra. Nguyễn Tấn Lộc [81] miêu tả hai phụ âm xát tiếng Anh [θ] và [ð], so sánh chúng với các phụ âm vẫn thường được coi là tương tự trong tiếng Việt nhằm giúp sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh phát âm chuẩn tiếng Anh. Lê Thanh Tú [71] áp dụng những cặp tối thiểu để dạy những âm tiếng Anh riêng biệt cho sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Thu Giang [87] nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giúp học sinh trường THPT Yên Viên, Hà Nội nói tiếng Anh hay hơn. Vũ Đoàn Thị Phương Thảo [89] nghiên cứu sửa các lỗi sai phát âm phụ âm tiếng Anh thường mắc phải ở sinh viên ngoại ngữ 2, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Ba [80] tìm hiểu những khó khăn về phát âm mà sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Mekong gặp phải; từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp để giúp sinh viên phát âm tốt hơn. Phạm Thị Tú Hằng [83] tìm hiểu những khó khăn của của người Hà Tĩnh trong việc phát âm tổ hợp phụ âm cuối tiếng Anh. Có thể nói, những công trình này đã bước đầu xác lập được một hệ thống cơ sở lí thu...giao thoa ngữ âm của hai ngôn ngữ thành bốn loại sau: a) Giao thoa dưới mức khu biệt (under-differentiation) Giao thoa xảy ra khi cá thể song ngữ lẫn lộn các âm vị của ngôn ngữ đích, vốn không khu biệt ở ngôn ngữ nguồn. Ví dụ, do tiếng Việt không có phụ âm tiếng Anh [-] nên sinh viên Việt Nam sẽ phát âm phụ âm này thành biến thể tiếng Việt [-] hoặc [j-]. b) Giao thoa trên mức khu biệt (over-differentiation) Giao thoa xảy ra khi cá thể song ngữ đưa tiêu chí khu biệt đặc trưng cho ngôn ngữ nguồn vào ngôn ngữ đích. Xét về mặt âm vị học, theo phương thức cấu âm, phụ âm tiếng Anh [t] là một phụ âm tắc xát, ồn, vô thanh. Trong quá trình đắc thụ tiếng Anh, sinh viên Việt Nam phát âm phụ âm này thành phụ âm tắc, ồn, vô thanh [c]. c) Giao thoa tái thuyết nét khu biệt (re-interpretation) Giao thoa xảy ra khi cá thể song ngữ phân biệt các âm vị ở ngôn ngữ đích theo các tiêu chí đặc trưng cho hệ thống âm vị ngôn ngữ nguồn. Sinh viên Việt Nam không có khả năng phân biệt tiêu chí ngắn – dài của nguyên âm tiếng Anh. Chẳng hạn, họ không thể phân biệt [i] và [] trong hai từ sheep [ip] (con cừu) và ship [p] (tàu thuỷ). d) Giao thoa thay thế âm tố (phone substitution) Giao thoa xảy ra khi cá thể song ngữ thay thế âm vị đích bằng một âm vị nguồn. Hai âm vị của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có thể là tương tự nhau nhưng trong thực tiễn giao tiếp không cho phép người học thay thế trực tiếp một âm vị trong ngôn ngữ đích bằng một âm vị trong ngôn ngữ nguồn vì hai âm vị đều có những nét khu biệt khác nhau. Ví dụ: Xét về mặt âm vị học, phụ âm [-] tiếng Việt và phụ âm [d-] tiếng Anh có những đặc điểm chung: cùng được cấu âm bằng phương thức tắc, ồn, hữu thanh. Trong khi phụ âm [-] có tính hút vào, hay nổ vào trong (implosive) thì phụ âm [d-] tiếng Anh lại có tính nổ ra bên ngoài (plosive). Vì vậy, khi thụ đắc tiếng 26 Anh, sinh viên Việt thường có xu hướng cảm thụ và tạo sản phụ âm tắc, hữu thanh, nổ ra [d-] tiếng Anh như phụ âm tắc, hữu thanh, hút vào [-] tiếng Việt, mà không có động tác nổ ra như chuẩn mực phát âm phụ âm [b-] tiếng Anh. 1.2.2.4. Ý nghĩa của lỗi và phân tích lỗi Việc tìm hiểu bản chất của lỗi và quá trình phân tích lỗi mang lại ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn trong dạy học ngôn ngữ. Ý nghĩa về mặt lí luận: - Các nhà ngôn ngữ học nói chung, các nhà ngôn ngữ học ứng dụng và các nhà ngôn ngữ học tâm lí, các nhà ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng, đều muốn biết quá trình học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ của con người diễn ra như thế nào. Họ đưa ra các giả thuyết khác nhau và tiến hành nghiên cứu, phân tích các kết quả thực nghiệm để kiểm chứng cho lí thuyết của mình. Việc nghiên cứu và phân tích lỗi cũng có mục đích tương tự. Những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu và phân tích lỗi sẽ khẳng định hoặc phủ định tính đúng đắn cho giả thuyết đã được đề ra. - Các kết quả thu được qua việc nghiên cứu và phân tích lỗi sẽ giúp cho các nhà ngôn ngữ học lí thuyết, nhân chủng học, xã hội học và ngôn ngữ học ứng dụng thấy rõ thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy trong quá trình giao tiếp liên ngôn và tác động qua lại giữa chúng với nhau trong quá trình học và thụ đắc ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Mặt khác việc nghiên cứu và phân tích lỗi cho thấy việc học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ giống và khác nhau ở điểm nào. Người học sẽ gặp khó khăn gì và liệu các nhà nghiên cứu về lí thuyết và ứng dụng có thể giúp người học tiếng ở những mức độ như thế nào. - Kết quả nghiên cứu và phân tích lỗi của người học trước, trong và sau quá trình học còn giúp các nhà ngôn ngữ học tâm lí, các nhà ngôn ngữ học đối chiếu kiểm chứng lí thuyết về sự chuyển di, khả năng dự báo những khó khăn và lỗi của người học do sự khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đang học. Việc phân tích lỗi còn giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ thêm và có thêm bằng chứng về khả năng thụ đắc ngôn ngữ của con người trong điều kiện học không có môi trường tiếng. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: 27 - Việc phân tích lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo viên dạy tiếng. Lỗi của người học cung cấp cho giáo viên tín hiệu phản hồi về hiệu quả của chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra đánh giá. Lỗi của người học là một tong những bằng chứng rất quan trọng cho thấy những điểm chưa phù hợp và những chỗ cần chỉnh lí và điều chỉnh trong hoạt động dạy học. - Kết quả phân tích lỗi không những cho người dạy thấy được những khó khăn của người học, mà còn tạo điều kiện cho người dạy thấy được các nguyên nhân gây lỗi để có giải pháp giúp người học xử lí lỗi và tự mình vượt qua được các khó khăn trong quá trình học tiếng. - Lỗi là nguồn thông tin vô cùng bổ ích giúp cho các tác giả sách giáo khoa có cơ sở cho việc biên soạn chương trình, giáo trình, hệ thống bài luyện tập và nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp cho từng loại đối tượng học sinh. Kết quả nghiên cứu lỗi cũng cho các nhà nghiên cứu biết được các phương pháp học, chiến lược học ngoại ngữ của người học, để trên cơ sở đó phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, khiến họ có thể chủ động sáng tạo biến quá trình học thành quá trình tự đào tạo. - Việc nghiên cứu về lỗi và các nguyên nhân gây lỗi còn cho thấy không phải chỉ có giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực trong việc dạy và học tiếng, mà cả các nhà quản lí giáo dục cũng phải có những chính sách phù hợp và đồng bộ, nếu không việc khắc phục lỗi của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng khó có thể đạt kết quả như mong muốn. 1.3. Khái quát về âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh 1.3.1. Âm tiết tiếng Việt 1.3.1.1. Một số đặc điểm ngữ âm học - âm vị học cơ bản của âm tiết tiếng Việt - Tính tách bạch, rõ ràng Trong chuỗi lời nói tiếng Việt, mỗi âm tiết chiếm giữ một khoảng thời gian nhất định, ranh giới của nó với các âm tiết liền kề trong dòng ngữ lưu là rất rõ ràng. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng đếm được bao nhiêu âm tiết trong một ngữ lưu tiếng Việt. Chất giọng có thể khác nhau ở tất cả các phương ngữ và thổ ngữ trong cả nước nhưng tính tách bạch, sự phân giới rõ ràng của âm tiết tiếng Việt là không thay đổi. 28 - Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị Cũng như nhiều ngôn ngữ đơn lập khác (tiếng Hmông, tiếng Hán chẳng hạn), ranh giới âm tiết tiếng Việt luôn trùng với ranh giới hình vị. Tức là, không có khúc đoạn âm thanh nào nhỏ hơn âm tiết mà lại có thể mang nghĩa, không thể có đường ranh giới hình thái học cắt ngang một âm tiết. Hình vị tiếng Việt đơn vị tối thiểu và thường là chỉ một âm tiết. Về mặt hành chức, âm tiết trùng với từ đơn được sử dụng độc lập. Chính vì tiếng Việt tồn tại một đơn vị đặc biệt với ba chiều kích thước là ba đại lượng cơ bản của ngôn ngữ học: âm tiết, hình vị và từ mà Nguyễn Quang Hồng [50] gọi là “một thể ba ngôi”. Mỗi âm tiết tiếng Việt thường là vỏ ngữ âm của một hình vị (đơn vị có nghĩa). Do đó trong tiếng Việt, âm tiết có vai trò rất quan trọng. Nó là đơn vị ngữ âm cơ bản trong phân tích âm vị học, đồng thời cũng là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong sự phân chia hình thái học. - Cấu trúc chặt chẽ Như đã nói ở trên, âm tiết tiếng Việt là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, là khối thống nhất giữa các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, hình thái. Bàn về tính chặt chẽ của âm tiết tiếng Việt, Cao Xuân Hạo [11, tr.26] cho rằng: “Âm tiết hay tiếng, vốn đồng thời cũng là một hình vị hay một từ, có một cấu trúc cố định, trong đó mỗi thành phần có một chức năng riêng trong việc cấu tạo âm tiết và một vị trí cố định trong âm tiết, và một phụ âm cuối âm tiết không bao giờ rời khỏi âm tiết của nó để trở thành phụ âm đầu của một âm tiết khác”. Đúng như vậy, phụ âm cuối tiếng Việt kết hợp chặt chẽ với âm chính. Thực chất, các phụ âm cuối tiếng Việt luôn khép vào, tính chất mà Hà Cẩm Tâm [57] gọi là thói quen nuốt âm cuối. Vì tính chất này mà tiếng Việt không có sự nối âm. Giữa các âm tiết trong dòng ngữ lưu thường có một khoảng im lặng. Phụ âm cuối của một âm tiết đứng trước không thể kết hợp được với nguyên âm sau. Người nói tiếng Việt bản ngữ dễ dàng kiểm chứng tính chất này. Chẳng hạn, dù nói nhanh đến đâu, chúng ta, những người Việt, bản ngữ cũng dễ dàng phân biệt ngữ lưu: ôm ai và ô mai, hay quát ầm và quá tầm. 29 Hình 1.1. Sóng âm, thanh phổ của quát ầm và quá tầm Nhìn vào Hình 1.3, chúng ta thấy các từ quát, ầm, quá, và tầm đều được đọc từng âm tiết rõ ràng và không có hiện tượng nối âm. 1.3.1.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Quan điểm về cấu trúc âm tiết hiện nay còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học. Tuy vậy, có hai hướng quan điểm chính: Xu hướng thứ nhất xem âm tiết tiếng Việt là một khối duy nhất không thể phân xuất nhỏ hơn được nữa. Tiêu biểu cho xu hướng này có thể kể đến là Cao Xuân Hạo [11] và Nguyễn Quang Hồng [18]. Cao Xuân Hạo [40, tr.39] khẳng định như sau: “Trong tiếng Việt các âm đoạn nguyên âm và phụ âm không phải là đại lượng có cương vị âm vị học âm vị trong tiếng Việt (hay tiếng Nhật, hay tiếng Hán) là âm tiết, là tiếng Tất cả các chữ cái của chữ quốc ngữ khi được viết liền trong một âm tiết đều biểu thị trong những đơn vị siêu đoạn mà xét trên quan điểm âm vị học chẳng có gì khác với thanh điệu: đó đều là những chùm nét khu biệt cùng được thực hiện đồng thời về phương diện âm vị học, nghĩa là cùng làm thành một âm vị mà tiếng Việt gọi là tiếng”. Cùng xu hướng với Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng dựa vào đặc trưng của âm tiết tiếng Việt kết hợp với truyền thống âm vị học châu Âu đã có một quan niệm về âm tiết tiếng Việt theo một hướng rất thú vị. Tác giả cho rằng: “Hai đại lượng ngữ âm khác nhau được phân xuất một cách khá hiển nhiên trong thành phần cấu trúc âm tiết tiếng Việt là âm đầu (thanh mẫu) và vần cái (vận mẫu) Thanh điệu và âm đệm đều không chiếm giữ một vị trí tiếp nối với âm đầu và vần cái, do 30 đó chúng đều không phải là đơn vị ngữ âm chiết đoạn, mà là những thuộc tính chung của âm tiết, được hình dung như những đại lượng nằm song song với âm đầu và vần cái trong cấu trúc chung của âm tiết tiếng Việt” [18, tr. 236-242]. Từ cách nhìn đó, Nguyễn Quang Hồng đã đưa ra lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau: T I R M Lƣợc đồ 1.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt của Nguyễn Quang Hồng Lược đồ cho chúng ta thấy rằng, theo quan điểm của Nguyễn Quang Hồng, mỗi âm tiết tiếng Việt đều bao gồm 4 thành tố trực tiếp: Hai thành tố chiết đoạn là âm đầu (I - Initial) và vần cái (R - Rhyme); hai thành tố phi chiết đoạn là thanh điệu (T - Tone) và âm đệm (M - Medial). Trong luận án này, chúng tôi xem cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo một xu hướng khác, tức xem âm tiết tiếng Việt không phải là một đơn vị duy nhất không thể phân xuất được, mà là một cấu trúc hai bậc và có thể phân xuất thành nhiều bộ phận nhỏ hơn. Xu hướng này hiện nay có nhiều người ủng hộ mà một số tác giả tiêu biểu có thể kể đến là Đoàn Thiện Thuật [36], Đinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ [96], Mai Ngọc Chừ [8] v.v. Dựa vào các sự kiện ngôn ngữ như nói lái, hiệp vần thơ, “iếc” hoá v.v., Đoàn Thiện Thuật [36, tr.76-83] cho rằng một âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất có thể phân xuất thành 5 thành phần như sau: - Thành tố thứ nhất là thanh điệu: Thanh điệu có chức năng khu biệt âm tiết về mặt cao độ (âm vực và chất giọng). Tiếng Việt toàn dân có sáu thanh: Thanh 1 “thanh Không dấu”, thanh 2 “thanh Huyền”, thanh 3 “thanh Hỏi”, thanh 4 “thanh Ngã”, thanh 5 “thanh Sắc”, và thanh 6 “thanh Nặng”. - Thành tố thứ hai là âm đầu. Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết và do một phụ âm đảm nhận. Quan điểm này cũng có một số tranh luận. Một số người cho rằng âm tiết tiếng Việt cũng có thể bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ: em, yêu, anh. Một điểm rất có thể là nguyên nhân cho sự không thống nhất này là do trước nguyên âm “e” trong em, “y” trong yêu, và “a” trong anh không có con chữ nào thể hiện. Qua cảm thụ bằng tai, cảm nhận bằng bộ phận phát âm và phân tích trên máy 31 tính, chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả những từ bắt đầu bằng một con chữ nguyên âm tiếng Việt đều bắt đầu bằng một phụ âm tắc thanh hầu [], dù cho chúng ta chưa có một kí hiệu nào để thể hiện phụ âm này trên chữ viết. - Thành tố thứ ba là âm đệm. Thành tố này có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu. Âm đệm do một âm vị bán nguyên âm (hay bán phụ âm) đảm nhận, được kí hiệu là [w]. Âm đệm làm cho phụ âm trước bị môi hoá (tròn môi) so với âm tiết không có sự hiện diện của âm này (không tròn môi). Chúng ta có thể thấy vai trò của âm đệm qua các cặp từ sau: hoà (tròn môi) - hà (không tròn môi); toán (tròn môi) - tán (không tròn môi). - Thành tố thứ tư là âm chính. Âm chính có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Âm chính là thành phần bắt buộc của âm tiết và do nguyên âm đảm nhiệm. - Thành tố thứ năm là âm cuối. Âm cuối là yếu tố có chức năng kết thúc âm tiết có thể do một phụ âm, nguyên âm, bán nguyên âm hay một âm vị zê rô đảm nhiệm. Theo Đoàn Thiện Thuật [36], âm tiết tiếng Việt có hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó được phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những nét thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần tuý. Âm tiết Bậc 1: . Thanh điệu Âm đầu Phần vần Bậc 2: .............. Âm đệm Âm chính Âm cuối Lƣợc đồ 1.2. Cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt Từ những lập luận đó, Đoàn Thiện Thuật [36, tr. 80] đã miêu tả lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau: 32 Thanh điệu Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Lƣợc đồ 1.3. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt của Đoàn Thiện Thuật Trong cấu trúc âm tiết trên thì bậc thứ nhất được xem là yếu tố phi chiết đoạn còn bậc thứ hai là yếu tố chiết đoạn. Cùng có quan điểm âm tiết tiếng Việt được cấu tạo bởi những thành tố nhỏ hơn nhưng theo Cù Đình Tú và công sự [38], thanh điệu tiếng Việt chỉ bao trùm lên phần vần chứ không phủ lên toàn bộ thành phần chiết đoạn của âm tiết từ âm đầu cho đến âm cuối như mô hình cấu trúc âm tiết nói trên của Đoàn Thiện Thuật. Các tác giả này đựa ra lược đồ âm tiết tiếng Việt như sau. Thanh điệu Vần Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Lƣợc đồ 1.4. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt của Cù Đình Tú và cộng sự Quan điểm âm tiết được cấu tạo từ nhiều thành tố nhỏ hơn vừa trình bày trên là điều mà chúng ta có thể tìm được trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học gần đây. Ví dụ, Goldsmith [130] cho rằng cấu trúc âm tiết của bất kì ngôn ngữ nào cũng bao gồm hai bộ phận quan trọng là phần đầu (khởi âm) và phần vần. Phần vần gồm có một hạt nhân và một âm cuối. Syllable (âm tiết) Onset Rhyme (khởi âm) (vần) Nucleus Coda (âm33 chính) (âm cuối) Lƣợc đồ 1.5. Cấu trúc âm tiết của Goldsmith Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng quan điểm về âm tiết tiếng Việt của Nguyễn Quang Hồng là sự kết hợp giữa quan điểm của Đoàn Thiện Thuật (chấp nhận có yếu tố chiết đoạn là âm đầu, và phần vần) và quan điểm của Cao Xuân Hạo (xem thành tố âm đệm là yếu tố phi chiết đoạn). Quan điểm của Nguyễn Quang Hồng cho rằng thành tố âm đệm là yếu tố phi chiết đoạn cũng rất có cơ sở. Nếu chúng ta thừa nhận chức năng của âm đệm là biến đổi âm sắc của âm tiết, môi hoá phụ âm đứng trước thì cũng có thể âm đệm trải dài trên toàn bộ âm tiết. Ví dụ, chúng ta nhận thấy tính tròn môi của âm đệm [w] trải dài từ đầu đến cuối quá trình phát âm âm tiết “hoa”, “uống”, “buồng” v.v. Theo cách nhìn phổ biến truyền thống cũng như xuất phát từ lợi ích thực tế trong việc giảng dạy, ở luận án này chúng tôi sẽ xem xét cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo xu hướng thứ nhất, tức xem âm tiết tiếng Việt không phải là một đơn vị duy nhất không thể phân xuất được mà là một cấu trúc hai bậc gồm năm thành phần như đã phân tích ở trên. Bằng các chương trình phân tích tiếng nói hiện đại trên máy tính, chúng tôi thấy rằng quan điểm vừa trình bày trên có những cơ sở khoa học rất đáng tin cậy. Dưới đây chúng tôi biểu thị các thông số âm học của âm tiết toán với đầy đủ năm thành tố: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. 34 Hình 1.2. Hình biểu thị các thông số âm học của âm tiết toán tiếng Việt với 5 thành tố âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu 1.3.1.3. Kiểu loại âm tiết tiếng Việt Dựa trên cơ sở sự có mặt hay vắng mặt và đặc trưng của âm cuối, âm tiết tiếng Việt được chia thành bốn kiểu loại sau: - Âm tiết mở: Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm (âm cuối zê rô). - Âm tiết nửa mở: Âm tiết có âm cuối là một bán nguyên âm [w] hoặc [j]. - Âm tiết nửa khép: Âm tiết có âm cuối là một phụ âm mũi [m], [n] hoặc []. - Âm tiết khép: Âm tiết có âm cuối là một phụ âm tắc vô thanh [p], [t] hoặc [k]. Ví dụ: Âm tiết tiếng Việt trong câu nói của Bác Hồ: “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời” được phân loại như sau: Âm tiết mở : vì, thì Âm tiết nửa mở : lợi, mười, phải, cây, người Âm tiết nửa khép : năm, trồng, trăm Âm tiết khép : ích 35 1.3.2. Âm tiết tiếng Anh 1.3.2.1. Một số đặc điểm ngữ âm học - âm vị học cơ bản của âm tiết tiếng Anh Trước hết phải thừa nhận rằng, âm tiết trong các ngôn ngữ biến hình không có vai trò quan trọng. Khi nói đến đơn vị ngữ nghĩa tiếng Anh người ta thường đề cập đến khái niệm từ (word). Khi nói đến thành phần cấu tạo từ người thường có khái niệm yếu tố đứng đầu từ (word-initially), hạt nhân (nucleus), giữa từ (word- medially) và cuối từ (word-finally). Dù vậy, chúng tôi cho rằng việc phân tích đặc điểm ngữ âm - âm vị học của âm tiết có vai trò thiết thực trong quá trình đối chiếu với cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Âm tiết tiếng Anh có một số đặc điểm sau: - Không tách bạch, rõ ràng Không như tiếng Việt, cấu trúc âm tiết tiếng Anh không rõ ràng. Hầu như mọi người đều có thể dễ dàng xác định được số lượng âm tiết trong một từ, hoặc một cụm từ được nói ở tốc độ bình thường. Nhưng trong một số trường hợp người ta không thống nhất số lượng âm tiết của một từ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự khác nhau ở yếu tố phương ngữ (hoặc thổ ngữ) giữa họ. Ví dụ, từ history (lịch sử) có ba âm tiết tại vì họ nói [hstr]. Một số người khác phát âm từ này như /hstr/ cho rằng nó có hai âm tiết. Tương tự như vậy, tuỳ theo quan điểm của người nói về một khái niệm nào đó mà kết luận số lượng của một âm tiết. Những từ như pessimism (chủ nghĩa bi quan) và mysticism (chủ nghĩa thần bí) có thể được cho là có 3 hoặc 4 âm tiết phụ thuộc việc có xem phụ âm cuối [m] là một phụ âm tiết tính hay không. - Ranh giới âm tiết không rõ ràng Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa để cấu tạo từ. Hình vị, về mặt biểu đạt âm thanh, có thể nhỏ hơn một âm tiết (Ví dụ, trong tiếng Anh, s, es dùng để biểu thị danh từ số nhiều hoặc động từ số ít, ed biểu thị ý nghĩa quá khứ của động từ, ing biểu thị ý nghĩa tiếp diễn), có thể là một âm tiết ở dạng nguyên thể như look [lk] (nhìn), at [t] (vào), that [t] (đó), có thể nhiều hơn một âm tiết ở những từ đa âm tiết như teacher [tit] (giáo viên), phonetics [fnetk] (ngữ âm), intonation [ntnen] (nhịp điệu), international [ntnnl] (quốc tế). Trong từ, ranh giới hình vị có thể cắt ngang ranh giới âm tiết, và ngược lại ranh giới âm tiết cũng có thể cắt ngang ranh giới hình vị. Như vậy, ranh giới hình vị và ranh giới âm tiết không nhất thiết phải trùng nhau. 36 Thậm chí ngay cả khi người ta xác định rõ số lượng âm tiết của một từ đa âm tiết, người ta vẫn không hoàn toàn xác định được ranh giới giữa các âm tiết. Ladefoged và Johnson [68, tr. 248] cho rằng: “Đôi khi thật khó để nói rằng một phụ âm là âm kết của một âm tiết này hay là âm khởi của âm tiết khác [trong một từ]. Làm sao bạn có thể phân xuất một từ như happy (hạnh phúc) thành những âm tiết riêng biệt được? Một số người sẽ nói [h.pi]; một số khác lại xem như là [hp.i]”. - Cấu trúc âm tiết không chặt chẽ Cấu trúc âm tiết tiếng Anh không có tính chặt chẽ như tiếng Việt, đặc biệt ở yếu tố cuối từ. Trong một dòng ngữ lưu, các âm tiết tiếng Anh thường chia sẻ với nhau để tạo nên những khúc đoạn tiếp hợp. Trong một dòng ngữ lưu, đặc biệt khi được nói tự nhiên (natural speech) hay nói nhanh (rapid speech), phụ âm cuối thường rời bỏ âm tiết của mình để trở thành âm đầu của âm tiết đứng sau bắt đầu bằng một nguyên âm (hay chính xác hơn là một phụ âm tắc thanh hầu). Vì tính chất kết cấu âm tiết lỏng lẻo như vậy nên hiện tượng nối âm là rất phổ biến trong tiếng Anh. 1.3.2.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều chấp nhận cấu trúc âm tiết tiếng Anh có hai phần chính là phần mở đầu âm tiết và phần vần. Phần vần gồm có âm chính và âm kết [158, tr.73], [135, tr. 104], [114, tr.77], [133, tr.71]. Theo những tác giả này, cấu trúc âm tiết tiếng Anh có thể minh hoạ như sau: Syllable (âm tiết) Onset Rhyme (khởi âm) (vần) Nucleus Coda (âm chính) (âm cuối) Lƣợc đồ 1.6. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh 37 Như vậy, về cơ bản, cấu trúc âm tiết tiếng Anh bao gồm phụ âm đầu, nguyên âm chính và âm cuối. Nếu không kể đến yếu tố phi đoạn tính trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt của Nguyễn Quang Hồng, thì phần đoạn tính còn lại giống với cấu trúc âm tiết tiếng Anh. Chúng ta có thể đơn giản hoá Lƣợc đồ 1.6 trên thành lược đồ sau. Âm tiết Vần Âm đầu Âm chính Âm cuối Lƣợc đồ 1.7. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh Như đã trình bày, một từ trong tiếng Anh có thể có hơn một âm tiết (từ đa âm tiết) nên việc phân xuất ranh giới giữa các âm tiết đang là một vấn đề chưa được sự đồng thuận cao. Trong số những tác giả nghiên cứu về cấu trúc âm tiết tiếng Anh, McCully [76] phân tích chi tiết nhất về vai trò và thành phần cấu tạo âm tiết. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả một âm tiết mà tìm hiểu mối liên hệ giữa các thành phần cấu tạo nên những âm tiết khác nhau trong từ đa âm tiết. Ví dụ: McCully [76] đã miêu tả cấu trúc âm tiết của từ shimmer [m] (ánh sáng lung linh) theo sơ đồ 5 lớp. Word (từ) Syllable Syllable (âm tiết) (âm tiết) Rhyme Rhyme (vần) (vần) Onset Nucleus Coda Onset Coda (khở i âm) (âm chính) (âm cuối) (khởi âm) (âm cuối) X X X X [  m ] 38 Lƣợc đồ 1.8. Sơ đồ cấu trúc âm tiết của McCully Theo McCully [76, tr.81], âm tiết tiếng Anh được sắp xếp thành năm lớp: Thứ nhất là lớp âm tiết (syllables), thứ hai là lớp bộ phận cấu tạo âm tiết (syllable constituents), thứ ba là lớp vần (rhymes), thứ tư là lớp chiết đoạn (X-tier: CV segments) và thứ 5 là lớp âm vị (phonemes). Như chúng ta đã biết, phụ âm tắc hai môi [p] có yếu tố bật hơi khi khởi đầu một âm tiết tiếng Anh. Ở đây chúng ta hiểu là âm tiết của từ đơn âm. Ví dụ: pan [pn] (cái chảo), pond [pnd] (cái ao) v.v. Tuy nhiên, khi nó đứng đầu âm tiết nhưng giữa từ (không phải âm tiết thứ nhất), phụ âm này không bật hơi. Ví dụ: Trong những từ shopper [p] (người mua sắm), helper [help] (người giúp đỡ) v.v. Yếu tố bật hơi cũng không tìm thấy ở phụ âm này khi nó đứng cuối âm tiết. Ví dụ: shop [p] (cửa hàng), tip [tp] (tiền boa) v.v. Như vậy, vì những đặc trưng riêng của tiếng Anh, khi xem xét cấu trúc âm tiết của nó chúng ta thường nghĩ đến vị trí của mỗi thành phần cấu tạo âm tiết đứng ở vị trí nào trong từ: đứng đầu từ, giữa từ hay cuối từ. Trong luận án này, chúng tôi chấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Anh của McCully [76, tr.104]. Các bộ phận cấu tạo âm tiết tiếng Anh được chúng tôi miêu tả như sau: Từ hai âm tiết Từ một âm tiết Khởi âm Âm chính Âm cuối/ Khởi âm Âm chính Âm cuối C V C V C Lƣợc đồ 1.9. Lược đồ cấu trúc âm tiết tiếng Anh Trong lược đồ trên, âm chính là yếu tố bắt buộc. Những từ có ba âm tiết trở lên thì sẽ phát triển thêm số lượng âm chính và âm cuối. Một điểm khác biệt ở vị trí đầu hoặc cuối âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh là trong khi chỉ có một phụ âm thì tiếng Anh, ở hai vị trí này, lại có sự xuất hiện của tổ hợp phụ âm. Tổ hợp phụ âm ở vị trí đầu âm tiết có thể có tối đa là ba phụ âm (Ví 39 dụ: spring [spr] (mùa xuân) và ở vị trí sau âm tiết có thể có bốn phụ âm (Ví dụ: texts [teksts] (những bài kiểm tra). 1.3.2.2. Kiểu loại âm tiết tiếng Anh Tiếng Anh có hai kiểu loại âm tiết: Âm tiết mở và âm tiết đóng Âm tiết mở là những âm tiết kết thúc bằng một nguyên âm. Ví dụ: fly [fla] (bay), go [g] (đi). Âm tiết mở kết thúc bằng một phụ âm. Ví dụ: stop [stp] (dừng) , sing [s] (hát). 1.4. Tiểu kết chƣơng 1 Mắc lỗi là hiện tượng tự nhiên và tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã tìm hiểu, nghiên cứu lỗi của người học. Trong tất cả các lỗi mà người học mắc trong quá trình thụ đắc ngoại ngữ, lỗi phát âm dễ nhận biết nhất trong quá trình giao tiếp. Tất cả các nghiên cứu về lỗi phát âm trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định rằng nguyên nhân gây lỗi này là do sự giao thoa ngôn ngữ nguồn là tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích là ngôn ngữ đang học. Tuân thủ triệt để những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ học đối chiếu giúp người nghiên cứu xác định được các kiểu giao thoa ngữ âm, để từ đó miêu tả và phân loại lỗi hợp lí. Qua việc xem xét các quan điểm khác nhau về lỗi như: thuyết hành vi luận, chức năng luận, phân tích đối chiếu, ngôn ngữ học tâm lí, giao thoa văn hoá, luận án đã lấy quan điểm phân tích lỗi do Corder [47] khởi xướng làm cơ sở lí luận để khảo sát và phân tích lỗi phát âm tiếng Anh của SV ĐHĐN. Trên cơ sở miêu tả, phân tích kết quả nghiên cứu, luận án trình bày các kiểu lỗi phát âm chiết đoạn tiếng Anh tiêu biểu của SV ĐHĐN và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh của họ. 40 CHƢƠNG 2 LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 2.1. Phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt 2.1.1. Khái niệm phụ âm Phụ âm có thể được định nghĩa từ góc độ ngữ âm học và âm vị học. Về mặt ngữ âm học, theo Crystal [48, tr.103], “phụ âm (consonants) là những âm được tạo ra bằng việc đóng hoàn toàn hay một phần của bộ phận cấu âm, làm cho không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn hay bị cản trở một phần”. Từ quan điểm âm vị học, Crystal [48, tr.103] cho rằng “Phụ âm là những đơn vị có chức năng làm âm đầu hay âm cuối, kể cả đối với phụ âm đơn lẫn tổ hợp phụ âm”. Sự cấu âm của phụ âm có thể được miêu tả dựa trên ba đặc điểm: phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và đặc điểm thanh tính để nhận diện và phân biệt các đơn vị phụ âm khác nhau. 2.1.1.1. Phương thức cấu âm Phương thức cấu âm đề cập đến mối quan hệ theo chiều thẳng đứng giữa bộ phận cấu âm chủ động (active articulator) và bộ phận cấu âm thụ động (passive articulator). Bộ phận cấu âm chủ động là bộ phận chủ động xát lại gần bộ phận thụ động để cản trở không khí đi ra, và sau đó mở rộng để không khí ra ngoài. Căn cứ vào phương thức cấu âm, tức là sử dụng cách cấu âm để phát âm đúng một âm nào đó, người ta phân loại phụ âm thành: phụ âm tắc, phụ âm mũi, phụ âm rung, phụ âm vỗ, phụ âm xát, phụ âm tắc xát, phụ âm xát bên, phụ âm lỏng và phụ âm lỏng bên. 2.1.1.2. Vị trí cấu âm Vị trí cấu âm đề cập đến mối quan hệ theo chiều ngang giữa các bộ phận cấu âm. Nó xác định vị trí cụ thể giữa điểm cao nhất của bộ phận cấu âm chủ động (thông thường là phần nào đó của lưỡi, và đôi khi là môi dưới) với bộ phận cấu âm thụ động. Căn cứ vào các bộ phận cấu âm, người ta chia vị trí cấu âm của phụ âm thành các loại: phụ âm hai môi, phụ âm môi răng, phụ âm răng, phụ âm lợi, phụ âm sau lợi, phụ âm quặt, phụ âm ngạc cứng, phụ âm mạc, phụ âm lưỡi con, phụ âm thanh quản và phụ âm hầu. 41 2.1.1.3. Đặc điểm thanh tính Ở Bảng Ngữ âm Quốc tế, đặc điểm thanh tính của phụ âm được thể hiện theo chiều trực diện. Theo đó, những cặp phụ âm xuất hiện theo cặp đôi ở cùng phương thức cấu và vị trí cấu âm đối lập nhau ở đặc điểm thanh tính: phụ âm bên trái có tính vô thanh (voiceless), phụ âm bên phải có tính hữu thanh (voiced). Khi phát âm phụ âm vô thanh, dây thanh không rung và ngược lại. 2.1.2. Phụ âm tiếng Anh Dựa vào Bảng Ngữ âm Quốc tế (Xem Phụ lục 5), hệ thống phụ âm tiếng Anh được sắp xếp như sau: Bảng 2.1. Phụ âm tiếng Anh Hai Môi Răng Lợi Sau Quặt Ngạc Mạc Lƣỡi Thanh Hầu môi răng lợi cứng con quản Tắc p b t d k g  Mũi m n  Rung r Vỗ Xát f v   s z   h Xát bên Lỏng w j (w) Lỏng bên l Khi sắp xếp các phụ âm vào bảng trên, chúng tôi dựa trên 3 quan điểm của Ladefoged và Johnson [68]. Thứ nhất, hai phụ âm tắc xát [t] và [d] không thể sắp xếp vào bảng mặc dù chúng là hai âm vị độc lập, khu biệt nhau theo tiêu chí vô thanh/ hữu thanh, có đầy đủ tính chất của một phụ âm. Điều này cũng đã được Ladefoged và Johnson [68, tr.43] lí giải: “Ngay cả Bảng Ngữ âm Quốc tế cũng tránh sự không chính xác khi yếu tố âm tắc và yếu tố âm xát có vị trí phát âm khác nhau bằng cách chỉ liệt kê kí hiệu âm tắc và âm xát trong bảng phụ âm”. 42 Thứ hai, Ladefoged và Johnson [68, tr.43] có quan điểm là có thể sắp xếp bán nguyên âm [w] vào hai vị trí trong bảng; vì nó được cấu âm bằng việc co hẹp lại kẽ hở của hai môi, làm cho nó trở thành âm hai môi (lalabial) và đồng thời phần sau lưỡi cũng nâng lên hướng đến ngạc mềm, làm cho nó trở thành âm mạc (velar). Để thuận tiện cho so sánh đối chiếu, chúng tôi chủ yếu xem [w] là phụ âm hai môi, còn yếu tố nâng lên của lưỡi thì chỉ đề cập khi cần thiết. Thứ ba, Ladefoged và Johnson [68] khẳng định rằng, phụ âm tắc thanh hầu [] xuất hiện trong những từ tiếng Anh bắt đầu bằng con chữ nguyên âm, nhưng không được thể hiện trên chữ viết. Nhóm tác giả này khẳng định: “Những từ trong tiếng Anh mà thể hiện bằng một nguyên âm trong con chữ như eek ...nguyên âm đôi tiếng Việt”, Ngữ học toàn quốc, tr. 171-182. 32. Trương Văn Sinh (1991), Về việc dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc ít người, Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học: Giáo dục ngôn ngữ: hợp tác và phát triển, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Đại học Sư phạm Huế. 33. Phùng Thị Thanh (2007), Phân tích đối chiếu hệ thống ngữ âm - âm vị học tiếng Việt với tiếng Hmông và các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Hmông, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học. 34. Bùi Khánh Thế (2013), “Tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề song ngữ ở Việt Nam hiện nay”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 3-10. 35. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. Đoàn Thiện Thuật (1980a), Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 37. Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ (1998), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 38. Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ (1972), Giáo trình tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục. 39. Hoàng Tuệ (1962), Hệ thống ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 40. Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 41. Hoàng Văn Vân (2012), Biên soạn sách giáo khoa tiếng Anh tiểu học: Tiếp cận theo chủ đề. Ngôn ngữ, số 8, tr. 3-12. 42. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt. Nxb Từ điển Bách khoa. B. TIẾNG ANH 148 43. Ahmad, J. (2011), Pronunciation problems among Saudi Learners: A Case Study at the Preparatory Year Program, Najran University. Language in India, 11, pp. 22-36. 44. Ahmad, J., Muhiburrahman, M. (2013), Teachers‟ perspectives on errors in English consonant sounds by Saudi EFL Learners. Asian Journal of Humanities and Social Sciences. 1(3), pp. 150-168. 45. Ball, M. J., Muller, N. (2011), Phonetics for communication disorder. New York: Routledge. 46. Corder, S. P. (1973), Introducing Applied Linguistics. Great Britain: Penguin. 47. Corder. S. P. (1981), Error analysis and interlanguage. Oxford: Oxford University Press. 48. Crystal, D. (2008), A dictionary of linguistics and phonetics. Blackwell. 49. Dương Thị Nụ (2009), Mistake or Vietnamese English. Journal of Science, Foreign languages, 25, p. 41-50. 50. Ehrlich, S., Avery, P. (2013), Teaching American English pronunciation. Oxford: Oxford University Press. 51. Ellis, R. (2001), The study of second language acquisition. Oxford: Oxford University Press. 52. Enli, L. (2014), Pronunciation of English consonants, vowels and diphthongs of Mandarin - Chinese Speakers. Studies in Literature and Language, 8(1), pp. 62-65. 53. Fasold, R. (1991), The sociolinguistics of society. Massachussets: Blackwell. 54. Fries, C. (1945), Teaching and learning English as a foreign language. Ann Arbor: University of Michigan. 55. Goksel, A., Kerslake, C. (2000), Studies on Turkish and Turkic languages. Harrassowitz Verlag. 56. Goldsmith, J. A. (1990), Autosegmental and metrical phonology. Cambridge: Blackwell. 57. Hà Cẩm Tâm (2005), Common pronunciation of Vietnamese learners of English, Journal of Science - Foreign Languages, Hanoi University. 149 58. Harris, Z. (1954), Transfer grammar. Internaltional Journal of Applied Lingusitics, (2) pp. 259-270. 59. Harris, Z. (1963), Structural linguistics. Chicago: University of Chicago. 60. Hassan, I., Muhammad, E. (2014), Pronunciation Problems: A Case Study of English Language Students at Sudan University of Science and Technology. English Language and Literature Studies, 4 (4), pp. 31-44. 61. Hawkins, S., Midgley, J. (2005), Formant frequencies of RP monophthongs in four age groups of speakers. Journal of the International Phonetic Association, 35(2). pp. 183-199. 62. Hjollum, E. I., Mees, M. I. (2012), Error analysis of the pronunciation of English consonants by Faroese - speaking learners. Moderna Spraak, 6(2), pp. 73-84. 63. James, C. (1983). Contrastive analysis. London and New York: Longman.108 64. Kent, R. D., Read, C. (2002), Acoustic analysis of speech. California: Singular Publishing Group. 65. Kirby, J. P. (2011), Vietnamese (Hanoi Vietnamese). Journal of the Internaltional Phonetic Association, 41(3), pp. 381-392. 66. Kreidler, C. W. (1972), Teaching English spelling and pronunciation. TESOL Quarterly, 6(1), pp. 3-12. 67. Ladefoged, P. (2001), Vowels and consonants: an introduction to the sounds of languages. Blackwell. 68. Ladefoged, P., Johnson, K. (2011), A course in phonetics. Canada: Cengage. 69. Lado, R. (1957), Linguistics across cultures. University of Michigan Press. 70. Lê Thanh Hòa (2010), The effect of Vietnamese on English pronunciation, particularly the ending sounds. Victoria University, Australia. 71. Lê Thanh Tú (2009), Using minimal pairs to teach English discrete sounds to English non-majored students: A case study at the University of Transport in HCMC, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 72. Littlewood, W. (1999), A foreign and second language learning. Cambridge: Cambridge University Press. 150 73. Lodge, K. (2009), Fundamental concepts in phonology. Edinburgh: Edinburgh University Press. 74. Luo, J. (2014), A study of mother tongue interference in pronunciation of college English learning in China. Theory and Practice in Language Studies, 4(8), pp. 1702-1706. 75. Mathew, I. (2005), Errors in pronunciation of consonants by learners of English as a foreign language whose first languages are Indonesian, Gayo and Acenhnese. Monash University Linguistics Papers, 3(2), pp. 29-44. 76. McCully, C. (2009), The sound structure of English: an introduction. Cambridge: Cambridge University Press. 77. Mel‟chuk. I. A. (1963), Machine Translation and Linguistics, In OS. Akhmanova et al, Exact Methods in Linguistics Research, University of California, Berkeley, pp. 44-79. 78. Mike, D., Hannahs, S. J. (1998), Introduction to phonetics and phonology. London: Arnold. 79. Miller, J. D. (1976), Types of phonic interference in Vietnamese speakers of English. Mon-Khmer Studies. pp. 195-202. 80. Nguyễn Thị Kim Ba (2009), Pronunciation problems faced by first year English learners at Mekong University – Pedagogical implications. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 81. Nguyễn Tấn Lộc (2009), Teaching the fricative to English non-majored students at University of Transport in Ho Chi Minh City: Problems and solutions. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 82. Nguyễn Vũ Phương (2006), Comparing English mono-phonemic dipthongs with Vietnamese ones – Pronunciation problems facing Vietnamese speakers of English. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 83. Phạm Thị Tú Hằng (2010), Problems of Ha Tinh learners in pronouncing English final consonants. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 84. Richards, J., Schmidt, R. (2013), Longman dictionary of language teaching and applied linguistics. Routledge. 151 85. Roach, P. (2010), English phonetics and phonology. Cambridge: Cambridge University Press. 86. Thielemann, N., Kosta, P. (2013), Approaches to Slavic interaction. John Benjamins Publishing Company. 87. Trần Thị Thu Giang (2010), Difficulties in teaching English pronunciation to 11-form students at Yen Vien high school. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 88. Trask, R. L. (2005), A dictionary of phonetics and phonology. London: Routledge. 89. Vũ Đoàn Thị Phương Thảo (2011), Correcting English consonants commonly mispronounced by second year non-English majora at ULIS-VNUH. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 90. Weinreich, U. (1953), Languages in contact: Findings and problems. New York: Linguistic Circle of New York. 91. Zhang, F., Yin, P. (2009), A study of pronunciation of English learners in China. Asian Social Science, 5(6), pp.141-146. 152 PHỤ LỤC Phụ lục 1 DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN TT Cộng tác viên Năm sinh Nơi sinh Địa chỉ thƣờng trú 1 F1 1993 Đồng Nai Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai 2 M1 1993 Đồng Nai Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 3 F2 1992 Đồng Nai Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 4 F3 1993 Đồng Nai Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 5 M2 1993 Đồng Nai Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 6 F4 1993 Đồng Nai Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 7 F5 1993 Đồng Nai Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai 8 F6 1993 Đồng Nai Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 9 F7 1993 Đồng Nai Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 10 F8 1992 Đồng Nai TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 11 F9 1992 Đồng Nai Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 12 F10 1993 Đồng Nai Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 13 F11 1992 Đồng Nai Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 14 F12 1993 Đồng Nai Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai i Phụ lục 2 BẢNG TỪ TIẾNG VIỆT Bảng 1: Phụ âm đầu Âm Từ thử Âm Từ thử [p-] Sa Pa [l-] lớp [-] ba [-] trong trắng [m-] một [-] sung sướng [f-] phố phường [-] rõ ràng [v-] và [c-] cha [h-] học hành [-] nhanh nhẹn [w-] huề [j-] dao, giáo [t-] thơm tho [k-] con cá [t-] tu [-] ngoan ngoãn [-] đai [-] khó khăn [n-] nâu [-] con gà [s-] xây nhà [-] ăn uống ii Bảng 2: Phụ âm cuối Âm Từ thử Âm Từ thử [-m] quá tầm [-p] lớp [-n] nhanh nhẹn [-t] quát ầm [-] ăn uống [-k] thắc mắc [-] nhanh nhẹn Bảng 3: Nguyên âm Âm Từ thử Âm Từ thử [i] đi [a] trong trắng [e] thể [u] tu Âm Từ thử Âm Từ thử [] sẽ [o] một [] học hành [] rõ ràng [] nhƣng [] học hành [] thơm tho [ie] tiên [] nâu [] phố phƣờng [a] ba [uo] ăn uống iii Bảng 4: Đoạn văn (James P. Kirby [65]) Gió bấc và mặt trời cãi nhau xem ai mạnh hơn, trong lúc đó một du khách mặc một áo khoác ấm đi qua. Họ giao kèo với nhau rằng ai là người đầu tiên mà có thể bắt người du khách kia cởi áo thì sẽ được coi là mạnh hơn. Sau đó gió bấc bắt đầu thổi mạnh hết sức có thể, nhưng càng thổi thì người du khách càng giữ chặt áo khoác và cuối cùng gió bấc phải từ bỏ. Sau đó mặt trời sưởi ấm và người du khách liền cởi áo khoác. Kết cục là gió bấc phải thừa nhận rằng mặt trời là người mạnh hơn trong hai người. iv Phụ lục 3 BẢNG TỪ TIẾNG ANH Bảng 1: Phụ âm đầu âm tiết Âm Từ thử Phiên âm Âm Từ thử Phiên âm [p-] pie [pa] [d-] job [db] [p-] shopper [p-] [s-] say [se] [b-] buy [ba] [z-] zoo [zu] [m-] mine [man] [l-] life [laf] [f-] fat [ft] [r-] rap [rp] [v-] van [vn] [-] sheet [it] [w-] why [wa] [-] pleasure [ple] [-] thank [k] [j-] year [j] [-] these [iz] [k-] key [ki] [t-] tie [ta] [k-] locker [lk] [t-] hotter [ht] [g-] good [gd] [d-] dye [da] [-] singer [l] [n-] no [n] [-] eat [it] [t-] cheap [tip] [h-] hat [ht] Bảng 2: Phụ âm cuối âm tiết v Âm Từ thử Phiên âm Âm Từ thử Phiên âm [-p] rap [rp] [-t] match [mt] [-b] pub [pb] [-d] bridge [brd] [-m] name [nem] [-s] piss [ps] [-f] leaf [lif] [-z] rise [raz] [-v] love [lv] [-l] pill [pl] [-] bath [ba] [-] wish [w] [-] breathe [bri] [-] rouge [ru] [-t] cute [kjut] [-k] rack [rk] [-d] mad [md] [-g] flag [flg] [-n] man [mn] [-] sing [s] Bảng 3: Nguyên âm đơn Âm Từ thử Phiên âm Âm Từ thử Phiên âm [i] peace [pi] [] gut [gt] [] piss [ps] [u] who'd [hud] [e] fed [fed] [] hood [hd] [] gap [gp] [] hawed [hd] [] away [we] [] hod [hd] [] burn [bn] [] barn [bn] vi Bảng 4: Nguyên âm đôi Âm Từ thử Phiên âm Âm Từ thử Phiên âm [] near [n] [a] life [laf] [e] dare [de] [] toy [t] [] poor [p] [] low [l] [e] bay [be] [a] how [ha] Bảng 5: Nguyên âm ba Âm Từ thử Phiên âm Âm Từ thử Phiên âm [e] player [ple] [] mower [m] [a] fire [fa] [a] shower [a] [] loyal [ll] Bảng 6: Tổ hợp hai phụ âm đầu âm tiết Tổ hợp Từ thử Phiên âm Tổ hợp Từ thử Phiên âm [sp-] spin [spn] [lj-] lude [ljud] [st-] stick [stk] [pl-] play [ple] [sk-] skin [skn] [kl-] clay [kle] [sf-] sphere [sf] [bl-] black [blk] [sm-] smell [smel] [gl-] glue [glu] vii [sn-] snow [sn] [fl-] fly [fla] [sl-] slip [slp] [pr-] pray [pre] [sw-] swim [swm] [tr-] tray [tre] [sj-] sue [sju] [kr-] cry [kra] [pj-] pjaw [pj] [br-] bring [br] [tj-] tune [tjun] [dr-] drip [drp] [kj-] queue [kju] [gr-] green [grin] [bj-] beauty [bjuti] [fr-] fry [fra] [dj-] due [dju] [r-] throw [r] [fj-] few [fju] [r-] shrew [ru] [hj-] huge [hjud] [tw-] twin [twn] [vj-] view [vju] [kw-] quick [kwk] [mj-] muse [mjuz] [dw-] dwell [dwel] [nj-] news [njuz] [w-] thwart [wt] Bảng 7: Tổ hợp ba phụ âm đầu âm tiết Tổ hợp Từ thử Phiên âm Tổ hợp Từ thử Phiên âm [spl-] splay [sple] [skw-] square [skwe] [skl-] sclera [sklr] [spj-] spew [spju] [spr-] spray [spre] [stj-] stew [stju] viii [str-] string [str] [skj-] skew [skju] [skr-] scripts [skrpts] Bảng 8: Tổ hợp hai phụ âm cuối âm tiết Tổ hợp Từ thử Phiên âm Tổ hợp Từ thử Phiên âm [-z] breathes [brez] [-st] fast [fast] [-t] eighth [et] [-sk] ask [ask] [-dd] bridged [brdd] [-mp] pump [pmp] [-tt] watched [wtt] [-nd] find [fand] [-t] wahed [wt] [-k] bank [bk] [-pt] stopped [stpt] [-gd] bagged [bgd] ix Bảng 9: Tổ hợp ba phụ âm cuối âm tiết Tổ hợp Từ thử Phiên âm Tổ hợp Từ thử Phiên âm [-lps] helps [helps] [-ndz] bonds [bndz] [-kst] next [nekst] [-lf] twelfth [twelf] [-pts] scripts [skrpts] [-fs] fifths [ffs] [-lpt] helped [helpt] [-pst] lapsed [lpst] [-ks] banks [bks] [-mpt] prompt [prmpt] Bảng 10: Tổ hợp bốn phụ âm cuối âm tiết Tổ hợp Từ thử Phiên âm Tổ hợp Từ thử Phiên âm [-lfs] twelfths [twelfs] [-kss] sixths [skss] [-mpts] prompts [prmpts] [-ksts] texts [teksts] x Phụ lục 4 THANG ĐÁNH GIÁ PHÁT ÂM TIẾNG ANH Nghe và đánh giá mức độ đạt được của CTV về những yếu tố phụ âm đầu, nguyên âm và phụ âm cuối được in đậm. Thang đánh giá có 5 khung để đánh giá khả năng phát âm của CTV ở các mức: Sai, Tạm chấp nhận, Trung bình, Khá và Đúng. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sai Tạm chấp nhận Trung bình Khá Đúng Tiêu chí đánh giá: Phát âm đạt 0 - 2 điểm : Sai Phát âm đạt 3 - 4 điểm : Tạm chấp nhận Phát âm đạt 5 - 6 điểm : Trung bình Phát âm đạt 7 - 8 điểm : Khá Phát âm đạt 9 - 10 điểm : Đúng Ghi chú: Đánh giá trực tiếp trên Bảng từ thử của mỗi cộng tác viên. xi Phụ lục 5 BẢNG PHIÊN ÂM QUỐC TẾ (Nguồn: https://www.internationalphoneticassociation.org/content/ipa-chart) xii Phụ lục 6 SỰ PHÂN BỐ NGUYÊN ÂM ĐƠN TIẾNG ANH THEO NHÓM TUỔI Nguyên âm đơn tiếng Anh (Sarah Hawkins Jonathan Midgley [167, tr.187]) xiii Phụ lục 7 LỖI PHỤ ÂM ĐẦU Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 8 57.1 3 21.4 3 21.4 0 0.0 0 0.0 1 2 14.3 3 21.4 8 57.1 1 7.1 0 0.0 2 5 35.7 5 35.7 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 3 21.4 5 35.7 6 42.9 0 0.0 1 [-] 8 [b-] 3 0 0.0 8 57.1 3 21.4 3 21.4 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 5 35.7 7 50.0 2 14.3 4 0 0.0 7 50.0 2 14.3 5 35.7 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 3 21.4 6 42.9 5 35.7 1 3 21.4 8 57.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 1 2 14.3 3 21.4 8 57.1 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 3 21.4 5 35.7 6 42.9 0 0.0 2 [-] 9 [d-] 3 0 0.0 9 64.3 3 21.4 2 14.3 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 5 35.7 7 50.0 2 14.3 4 0 0.0 6 42.9 6 42.9 2 14.3 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 3 21.4 6 42.9 5 35.7 1 6 42.9 3 21.4 5 35.7 0 0.0 0 0.0 1 3 21.4 3 21.4 8 57.1 0 0.0 0 0.0 2 1 7.1 7 50.0 5 35.7 1 7.1 0 0.0 /p- 2 2 14.3 2 14.3 10 71.4 0 0.0 0 0.0 3 [d-] 10 3 1 7.1 5 35.7 5 35.7 3 21.4 0 0.0 ] 3 1 7.1 2 14.3 5 35.7 4 28.6 2 14.3 4 1 7.1 5 35.7 2 14.3 6 42.9 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 2 14.3 5 35.7 1 5 35.7 3 21.4 6 42.9 0 0.0 0 0.0 1 3 21.4 3 21.4 8 57.1 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 6 42.9 6 42.9 0 0.0 0 0.0 [t- 2 2 14.3 2 14.3 10 71.4 0 0.0 0 0.0 4 [t-] 11 3 0 0.0 7 50.0 3 21.4 4 28.6 0 0.0 ] 3 1 7.1 2 14.3 5 35.7 4 28.6 2 14.3 4 0 0.0 6 42.9 2 14.3 6 42.9 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 2 14.3 5 35.7 1 4 28.6 4 28.6 6 42.9 0 0.0 0 0.0 1 3 21.4 3 21.4 8 57.1 0 0.0 0 0.0 2 1 7.1 6 42.9 7 50.0 0 0.0 0 0.0 [k- 2 2 14.3 2 14.3 10 71.4 0 0.0 0 0.0 5 [-] 12 3 1 7.1 5 35.7 4 28.6 4 28.6 0 0.0 ] 3 1 7.1 2 14.3 5 35.7 4 28.6 2 14.3 4 1 7.1 4 28.6 5 35.7 4 28.6 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 2 14.3 5 35.7 1 4 28.6 3 21.4 7 50.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 2 14.3 7 50.0 3 21.4 1 7.1 2 1 7.1 6 42.9 7 50.0 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 2 14.3 5 35.7 5 35.7 2 14.3 6 [-] 13 [r-] 3 1 7.1 4 28.6 5 35.7 4 28.6 0 0.0 3 0 0.0 2 14.3 2 14.3 6 42.9 4 28.6 4 1 7.1 4 28.6 5 35.7 4 28.6 0 0.0 4 0 0.0 1 7.1 2 14.3 3 21.4 8 57.1 1 3 21.4 4 28.6 7 50.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 2 14.3 8 57.1 2 14.3 1 7.1 2 1 7.1 5 35.7 3 21.4 5 35.7 0 0.0 2 0 0.0 1 7.1 6 42.9 5 35.7 2 14.3 7 [z-] 14 [g-] 3 0 0.0 6 42.9 2 14.3 6 42.9 0 0.0 3 0 0.0 1 7.1 1 7.1 9 64.3 3 21.4 4 0 0.0 5 35.7 0 0.0 9 64.3 0 0.0 4 0 0.0 0 0 1 7.1 3 21.4 10 71.4 xiv Phụ lục 8 LỖI TỔ HỢP HAI PHỤ ÂM ĐẦU Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm TL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL SL % % 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 1 [pl-] 8 [tw-] 3 2 14.3 6 42.9 4 28.6 2 14.3 0 0.0 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 4 2 14.3 2 14.3 3 21.4 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 [pr-] 9 [tj-] 3 2 14.3 7 50.0 4 28.6 1 7.1 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 1 7.1 4 28.6 6 42.9 3 21.4 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 3 [pj-] 10 [dr-] 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 8 57.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 4 [bl-] 11 [dw-] 3 1 7.1 5 35.7 6 42.9 2 14.3 0 0.0 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 4 1 7.1 2 14.3 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 3 21.4 8 57.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 5 [br-] 12 [dj-] 3 1 7.1 5 35.7 6 42.9 2 14.3 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 1 7.1 2 14.3 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 6 [bj-] 13 [kl-] 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 4 1 7.1 1 7.14 5 35.7 7 50.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2 1 7.1 7 50.0 6 42.9 0 0.0 0 0.0 7 [tr-] 14 [kr-] 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 3 0 0.0 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.143 5 35.7 7 50.0 0 0.0 xv Phụ lục 8 LỖI TỔ HỢP HAI PHỤ ÂM ĐẦU (tiếp theo) Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm TL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL SL % % 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 7 50.0 5 35.7 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 0 0.0 15 [kw-] 22 [fl-] 3 0 0.0 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 3 2 14.3 8 57.1 3 21.4 1 7.1 0 0.0 4 0 0.0 1 7.1 6 42.9 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 8 57.1 4 28.6 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 16 [kj-] 23 [fr-] 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 3 2 14.3 6 42.9 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 4 2 14.3 2 14.3 5 35.7 5 35.7 0 0.0 1 7 50.0 5 35.7 2 14.3 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 4 28.6 7 50.0 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 17 [gl-] 24 [fj-] 3 1 7.1 6 42.9 6 42.9 1 7.1 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 1 7.1 1 7.1 8 57.1 4 28.6 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 1 7 50.0 5 35.7 2 14.3 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 7 50.0 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 18 [gr-] 25 [tr-] 3 1 7.1 6 42.9 6 42.9 1 7.1 0 0.0 3 3 21.4 7 50.0 4 28.6 0 0.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 8 57.1 4 28.6 0 0.0 4 2 14.3 7 50.0 5 35.7 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 6 42.9 6 42.9 2 14.3 0 0.0 0 0.0 19 [nj-] 26 [tw-] 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 3 6 42.9 4 28.6 4 28.6 0 0.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 4 5 35.7 2 14.3 7 50.0 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 20 [mj-] 27 [tj-] 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 4 0 0.0 0 0.00 0 0.0 0 0.0 14 100 1 6 42.9 5 35.7 3 21.4 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 5 35.7 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 10 71.4 2 14.3 0 0.0 0 0.0 21 [mw-] 28 [sp-] 3 1 7.1 3 21.4 8 57.1 2 14.3 0 0.0 3 1 7.1 4 28.6 7 50.0 2 14.3 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 xvi Phụ lục 8 LỖI TỔ HỢP HAI PHỤ ÂM ĐẦU (tiếp theo) Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm TL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL SL % % 1 7 50.0 5 35.7 2 14.3 0 0.0 0 0.0 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 6 42.9 4 28.6 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 11 78.6 1 7.1 0 0.0 0 0.0 29 [st-] 35 [sw-] 3 2 14.3 3 21.4 6 42.9 3 21.4 0 0.0 3 1 7.1 6 42.9 7 50.0 0 0.0 0 0.0 4 2 14.3 1 7.1 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 0 0.0 2 14.3 12 85.7 0 0.0 0 0.0 1 6 42.9 7 50.0 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 2 14.3 9 64.3 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 30 [sk-] 36 [sj-] 3 1 7.1 3 21.4 6 42.9 4 28.6 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 1 7.1 1 7.1 5 35.7 7 50.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 1 7 50.0 6 42.9 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 6 42.9 7 50.0 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 8 57.1 1 7.1 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 7 50.0 4 28.6 1 7.1 0 0.0 31 [sf-] 37 [zl-] 3 2 14.3 5 35.7 5 35.7 2 14.3 0 0.0 3 2 14.3 1 7.1 8 57.1 3 21.4 0 0.0 4 1 7.1 2 14.3 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 1 7.1 0 0.0 6 42.9 7 50.0 0 0.0 1 4 28.6 9 64.3 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 6 42.9 5 35.7 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 7 50.0 3 21.4 1 7.1 0 0.0 2 4 28.6 5 35.7 5 35.7 0 0.0 0 0.0 32 [sm-] 38 [sr-] 3 3 21.4 4 28.6 4 28.6 3 21.4 0 0.0 3 3 21.4 5 35.7 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 2 14.3 1 7.1 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 3 21.4 2 14.3 9 64.3 0 0.0 0 0.0 1 7 50.0 6 42.9 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 2 14.3 11 78.6 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 33 [sn-] 39 [hj-] 3 2 14.3 3 21.4 6 42.9 3 21.4 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 2 14.3 1 7.1 4 28.6 7 50.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 14 100 1 6 42.9 7 50.0 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 0 0.0 0 0.0 10 71.4 4 28.6 0 0.0 2 2 14.3 7 50.0 4 28.6 1 7.1 0 0.0 2 0 0.0 0 0.0 3 21.4 10 71.4 1 7.1 34 [sl-] 40 [vj-] 3 2 14.3 1 7.1 8 57.1 3 21.4 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 13 92.9 1 7.1 4 1 7.1 0 0.0 6 42.9 7 50.0 0 0.0 4 0 0.0 0 0.00 0 0.0 0 0.0 14 100 xvii Phụ lục 9 LỖI TỔ HỢP BA PHỤ ÂM Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 2 14.3 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 [spl] 6 [skw] 3 3 21.4 6 42.9 5 35.7 0 0.0 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 2 14.3 0 0.0 1 7.1 4 2 14.3 6 42.9 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 7 50.0 7 50.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 8 57.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 1 7.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 2 [skl] 7 [spj] 3 2 14.3 7 50.0 5 35.7 0 0.0 0 0.0 3 0 0.0 1 7.1 1 7.1 0 0.0 1 7.1 4 1 7.1 7 50.0 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 4 28.6 8 57.1 1 7.1 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 1 7.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 3 [spr] 8 [stj] 3 3 21.4 7 50.0 4 28.6 0 0.0 0 0.0 3 0 0.0 0 0.0 2 14.3 1 7.1 0 0.0 4 2 14.3 7 50.0 5 35.7 0 0.0 0 0.0 4 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 7.1 1 7.1 1 7 50.0 7 50.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 2 14.3 1 7.1 0 0.0 0 0.0 4 [str] 9 [skj] 3 3 21.4 6 42.9 4 28.6 1 7.1 0 0.0 3 1 7.1 0 0.0 2 14.3 1 7.1 0 0.0 4 2 14.3 6 42.9 3 21.4 3 21.4 0 0.0 4 0 0.0 1 7.1 2 14.3 1 7.1 0 0.0 1 8 57.1 6 42.9 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 5 35.7 7 50.0 2 14.3 0 0.0 0 0.0 5 [skr] 3 3 21.4 6 42.9 5 35.7 0 0.0 0 0.0 4 2 14.3 6 42.9 5 35.7 1 7.1 0 0.0 xviii Phụ lục 10 LỖI NGUYÊN ÂM ĐƠN Sai Tạm CN TB Khá Đúng Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm TT Âm Năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 4 28.6 5 35.7 5 35.7 0 0.0 0 0.0 4 28.6 4 28.6 5 35.7 0 0.0 1 7.1 1 1 2 3 21.4 5 35.7 5 35.7 1 7.1 0 0.0 2 3 21.4 2 14.3 7 50.0 1 7.1 1 7.1 1  7  4 28.6 3 21.4 6 42.9 0 0.0 1 7.1 2 14.3 3 21.4 6 42.9 1 7.1 2 14.3 3 3 4 28.6 3 21.4 6 42.9 0 0.0 1 7.1 1 7.1 1 7.1 7 50.0 2 14.3 3 21.4 4 4 4 28.6 4 28.6 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 28.6 4 28.6 5 35.7 0 0.0 1 7.1 1 1 2 4 28.6 3 21.4 6 42.9 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 2 14.3 8 57.1 1 7.1 1 7.1 2  8  3 21.4 3 21.4 7 50.0 0 0.0 1 7.1 1 7.1 3 21.4 8 57.1 1 7.1 1 7.1 3 3 4 28.6 2 14.3 7 50.0 0 0.0 1 7.1 1 7.1 1 7.1 7 50.0 3 21.4 2 14.3 4 4 4 28.6 4 28.6 6 42.9 0 0.0 0 0.0 3 21.4 5 35.7 3 21.4 1 7.1 2 14.3 1 1 2 4 28.6 2 14.3 8 57.1 0 0.0 0 0.0 2 3 21.4 2 14.3 5 35.7 2 14.3 2 14.3 3  9  3 21.4 3 21.4 7 50.0 1 7.1 0 0.0 2 14.3 3 21.4 5 35.7 2 14.3 2 14.3 3 3 4 28.6 1 7.1 8 57.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 2 14.3 7 50.0 3 21.4 2 14.3 4 4 4 28.6 3 21.4 7 50.0 0 0.0 0 0.0 3 21.4 5 35.7 4 28.6 1 7.1 1 7.1 1 1 2 3 21.4 3 21.4 7 50.0 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 3 21.4 7 50.0 1 7.1 1 7.1 4  10  3 21.4 2 14.3 8 57.1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 5 35.7 7 50.0 1 7.1 1 7.1 3 3 3 21.4 1 7.1 7 50.0 3 21.4 0 0.0 0 0.0 3 21.4 6 42.9 3 21.4 2 14.3 4 4 3 21.4 5 35.7 5 35.7 1 7.1 0 0.0 3 21.4 5 35.7 4 28.6 1 7.1 1 7.1 1 1 2 4 28.6 4 28.6 5 35.7 1 7.1 0 0.0 2 3 21.4 2 14.3 6 42.9 1 7.1 2 14.3 5  11  3 21.4 2 14.3 7 50.0 1 7.1 1 7.1 0 0.0 4 28.6 7 50.0 2 14.3 1 7.1 3 3 3 21.4 0 0.0 8 57.1 2 14.3 1 7.1 0 0.0 1 7.1 8 57.1 3 21.4 2 14.3 4 4 4 28.6 4 28.6 6 42.9 0 0.0 0 0.0 4 28.6 4 28.6 4 28.6 1 7.1 1 7.1 1 1 6  1 7.1 6 42.9 5 35.7 2 14.3 0 0.0 12  2 14.3 3 21.4 6 42.9 1 7.1 2 14.3 2 2 1 7.1 3 21.4 6 42.9 3 21.4 1 7.1 0 0.0 4 28.6 6 42.9 1 7.1 3 21.4 3 3 xix 1 7.1 1 7.1 8 57.1 2 14.3 2 14.3 0 0.0 1 7.14 7 50.0 2 14.3 4 28.6 4 4 Phụ lục 11 LỖI NGUYÊN ÂM ĐÔI Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 4 28.6 8 57.1 1 7.1 0 0.0 1 7.1 1 1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 1 7.1 1 7.1 2 3 21.4 9 64.3 1 7.1 0 0.0 1 7.1 2 2 14.3 1 7.1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1  5  2 14.3 6 42.9 4 28.6 1 7.1 1 7.1 3 3 2 14.3 1 7.1 1 7.1 1 7.1 0 0.0 2 14.3 5 35.7 3 21.4 1 7.1 3 21.4 4 4 1 7.1 1 7.1 2 14.3 1 7.1 1 7.1 4 28.6 8 57.1 1 7.1 0 0.0 1 7.1 1 1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 1 7.1 0 0.0 2 3 21.4 8 57.1 1 7.1 1 7.1 1 7.1 2 3 21.4 1 7.1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2  6  2 14.3 6 42.9 4 28.6 0 0.0 2 14.3 3 3 0 0.0 1 7.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 14.3 2 14.3 8 57.1 0 0.0 2 14.3 4 4 0 0.0 1 7.1 1 7.1 2 14.3 1 7.1 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 1 1 1 7.1 1 7.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 2 2 14.3 8 57.1 3 21.4 1 7.1 0 0.0 2 1 7.1 2 14.3 1 7.1 0 0.0 0 0.0 3  7  1 7.1 7 50.0 5 35.7 0 0.0 1 7.1 3 3 2 14.3 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 4 28.6 7 50.0 1 7.1 2 14.3 4 4 1 7.1 1 7.1 0 0.0 1 7.1 1 7.1 3 21.4 9 64.3 2 14.3 0 0.0 0 0.0 1 1 1 7.1 1 7.1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 2 0 0.0 9 64.3 3 21.4 0 0.0 2 14.3 2 0 0.0 2 14.3 1 7.1 0 0.0 0 0.0 4  8  0 0.0 6 42.9 4 28.6 2 14.3 2 14.3 3 3 0 0.0 2 14.3 1 7.1 1 7.1 0 0.0 0 0.0 1 7.1 8 57.1 3 21.4 2 14.3 4 4 0 0.0 1 7.1 1 7.1 2 14.3 1 7.1 xx Phụ lục 12 LỖI NGUYÊN ÂM BA Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm Sai Tạm CN TB Khá Đúng TT Âm Năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 4 28.6 8 57.1 2 14.3 0 0.0 0 0.0 3 21.4 7 50.0 3 21.4 1 7.1 0 0.0 1 1 2 3 21.4 8 57.1 3 21.4 0 0.0 0 0.0 2 2 14.3 7 50.0 2 14.3 3 21.4 0 0.0 1  4  1 7.1 8 57.1 4 28.6 1 7.1 0 0.0 0 0.0 6 42.9 5 35.7 3 21.4 0 0.0 3 3 0 0.0 5 35.7 8 57.1 0 0.0 1 7.1 0 0.0 1 7.1 9 64.3 2 14.3 2 14.3 4 4 4 28.6 7 50.0 3 21.4 0 0.0 0 0.0 3 21.4 7 50.0 3 21.4 1 7.1 0 0.0 1 1 2 2 14.3 9 64.3 1 7.1 2 14.3 0 0.0 2 2 14.3 7 50.0 2 14.3 3 21.4 0 0.0 2  5  0 0.0 9 64.3 3 21.4 2 14.3 0 0.0 0 0.0 6 42.9 5 35.7 3 21.4 0 0.0 3 3 0 0.0 4 28.6 7 50.0 1 7.1 2 14.3 0 0.0 1 7.1 9 64.3 2 14.3 2 14.3 4 4 3 21.4 7 50.0 3 21.4 1 7.1 0 0.0 1 2 2 14.3 8 57.1 1 7.1 3 21.4 0 0.0 3  0 0.0 7 50.0 4 28.6 3 21.4 0 0.0 3 0 0.0 1 7.1 8 57.1 3 21.4 2 14.3 4 xxi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_loi_phat_am_tieng_anh_cua_sinh_vien_viet_nam_truong.pdf