VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phạm Thị Hương Giang
LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU VÀ HỒI ĐÁP
YÊU CẦU CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI: ĐỐI CHIẾU
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/ MỸ VÀ TIẾNG ANH
CỦA NGƯỜI VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
HÀ NỘI-năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phạm Thị Hương Giang
LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU VÀ HỒI ĐÁP
YÊU CẦU CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI: ĐỐI CHIẾU
TIẾNG ANH CỦA NGƯ
256 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của giao dịch thương mại: Đối chiếu tiếng Anh của người Anh / Mỹ và tiếng Anh của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI ANH/ MỸ VÀ TIẾNG ANH
CỦA NGƯỜI VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 92 22 20 24
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
HÀ NỘI-năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của
giao dịch thương mại: đối chiếu tiếng Anh của người Anh/ Mỹ và tiếng Anh của
người Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực, do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án
Phạm Thị Hương Giang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án ............................................... 6
7. Bố cục của luận án ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự ............................................................ 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thư tín thương mại ....................................... 15
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 19
1.2.1. Cặp thoại thư yêu cầu và thư hồi đáp yêu cầu ..................................... 19
1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn từ ............................................................... 21
1.2.3. Lý thuyết lịch sự .................................................................................. 27
1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến thư tín thương mại ........................... 43
1.2.5. Lý thuyết phân tích thể loại ................................................................. 44
1.2.6. Về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu ..................................................... 51
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU LỊCH SỰ TRONG THƯ YÊU CẦU BẰNG
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT TRONG GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 55
2.1. Các số liệu chung về thư yêu cầu .................................................................. 55
2.2. Đối chiếu tính lịch sự được thể hiện theo các phần của thư yêu cầu ............ 59
2.2.1. Đối chiếu lịch sự trong phần “Chuẩn bị cho việc yêu cầu” ................ 62
2.2.2. Đối chiếu lịch sự trong phần “Yêu cầu” .............................................. 73
2.2.3. Đối chiếu lịch sự trong phần “Cảm ơn và liên hệ” .............................. 97
Tiểu kết chương 2............................................................................................... 102
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIỀU LỊCH SỰ TRONG THƯ HỒI ĐÁP TỪ CHỐI
BẰNG TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI ANH/MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT TRONG
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ......................................................................... 106
3.1. Các số liệu chung về thư từ chối ................................................................. 106
3.2. Đối chiếu tính lịch sự được thể hiện theo các phần của thư từ chối ........... 110
3.2.1. Đối chiếu lịch sự trong phần “Chuẩn bị cho việc từ chối” ................ 114
3.2.2. Đối chiếu lịch sự trong phần “Từ chối” ............................................ 121
3.2.3. Đối chiếu lịch sự trong phần “Bù đắp” ............................................. 137
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 145
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 153
PHỤ LỤC
BẢNG VIẾT TẮT
CLLS chiến lược lịch sự
ĐDTD đe dọa thể diện
HĐNT hành động ngôn từ
HĐĐDTD hành động đe dọa thể diện
LS
M(ove)
lịch sự
phần (trong thư)
PTRĐ phương tiện rào đón
SL
S(tep)
số lượng
bước (trong thư)
TB trung bình
TTTM thư tín thương mại
Thư AM thư tiếng Anh do người Anh/ Mỹ viết
Thư AV thư tiếng Anh do người Việt Nam viết
TcA thư từ chối do người Anh/ Mỹ viết
TcV thư từ chối do người Việt Nam viết
YcA thư yêu cầu do người Anh/ Mỹ viết
YcV thư yêu cầu do người Việt Nam viết
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67,69]...................................... 32
Bảng 1.2. Một số đặc điểm của văn hóa ít phụ thuộc văn cảnh và văn hóa phụ thuộc
nhiều văn cảnh ......................................................................................... 41
Bảng 1.3. Một số đặc điểm của văn hóa thiên về cá nhân và văn hóa thiên về tập thể .... 42
Bảng 2.1: Các bước thường có trong thư yêu cầu ..................................................... 56
Bảng 2.2: Một mẫu thư yêu cầu ................................................................................ 56
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong thư yêu cầu ................................ 58
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp về các siêu CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu ......... 58
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong các phần của thư yêu cầu ........... 60
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu ..................... 61
Bảng 2.7: Lịch sự thể hiện trong phần “Chuẩn bị cho việc yêu cầu” ....................... 63
Bảng 2.8: Cách viết câu mở đầu thư yêu cầu ............................................................ 64
Bảng 2.9: Các nhóm phương tiện rào đón được sử dụng trong thư yêu cầu ............ 68
Bảng 2.10: Lịch sự thể hiện trong phần “Yêu cầu” .................................................. 73
Bảng 2.11: Các CLLS được sử dụng trong bước Nêu yêu cầu ................................. 75
Bảng 2.12: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái .......................................... 76
Bảng 2.13. Các kiểu nói vô nhân xưng hóa .............................................................. 86
Bảng 2.14: Tần suất sử dụng đại từ I/ we ................................................................. 88
Bảng 2.15: Lịch sự thể hiện trong phần “Cảm ơn và liên hệ” .................................. 98
Bảng 3.1: Các bước thường có trong thư từ chối .................................................... 107
Bảng 3.2: Một mẫu thư từ chối ............................................................................... 107
Bảng 3.3: Số liệu khái quát về các yếu tố lịch sự trong thư từ chối ....................... 109
Bảng 3.4: Số liệu về các siêu CLLS được sử dụng trong thư từ chối ..................... 110
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp các yếu tố lịch sự trong các bước của thư từ chối .......... 112
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các chiến lược lịch sự được sử dụng trong thư từ chối .. 113
Bảng 3.7: Lịch sự thể hiện trong phần Chuẩn bị cho việc từ chối .......................... 115
Bảng 3.8: Cách viết câu mở đầu thư từ chối ........................................................... 115
Bảng 3.9: Minh họa về lời từ chối và giải thích trực tiếp và gián tiếp ................... 121
Bảng 3.10: Tính trực tiếp và gián tiếp trong cách từ chối trong thư từ chối ............. 122
Bảng 3.11: Lịch sự thể hiện trong phần Từ chối ..................................................... 124
Bảng 3.12: Tần suất sử dụng đại từ I/we ................................................................ 127
Bảng 3.13: Các cấu trúc câu từ chối......................................................................... 128
Bảng 3.14: Các nhóm PTRĐ được sử dụng trong thư từ chối ................................ 130
Bảng 3.15: Lịch sự thể hiện trong phần “Bù đắp” .................................................. 138
Bảng 3.16: Các CLLS được sử dụng trong bước Gợi ý phương án thay thế .......... 140
Bảng 3.17: Các CLLS được sử dụng trong bước Xây dựng thiện cảm cuối thư .... 142
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, toàn cầu hoá thương mại
chiếm giữ vị trí hàng đầu. Đi kèm với nó là nhu cầu giao dịch ngày càng tăng và hết
sức đa dạng. Thương mại cũng là một lĩnh vực mà ở đó các chủ thể tham dự, giờ
đây, không bó hẹp trong phạm vi một hay một số quốc gia mà đã vượt qua không
gian chật hẹp đó, tới tầm đa quốc gia, đa dân tộc. Đây cũng chính là nơi thể hiện rõ
ràng nhất sự đa dạng trong văn hoá giao tiếp, ứng xử thông qua hoạt động giao dịch.
Thư tín thương mại là một trong những kênh giao tiếp chủ yếu, có tầm quan trọng
đặc biệt trong giao dịch thương mại. Thư tín thương mại không chỉ cung cấp các
thông tin có giá trị về các vấn đề kinh doanh, chẳng hạn như các giao dịch mua bán,
mà hơn nữa chúng còn có giá trị pháp lý. Tính hiệu quả của một bức thư phụ thuộc
rất nhiều vào kỹ năng viết thư của người viết bởi vì, để thể hiện cùng một nội dung,
nhưng với ngôn từ và cách diễn đạt thông tin khác nhau, người viết có thể tạo cảm
nhận tích cực hoặc tiêu cực ở người nhận, và do vậy bức thư có tác dụng tích cực
hoặc tiêu cực lên việc xây dựng các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân. Kỹ
năng viết thư một cách lịch sự là một yếu tố quan trọng, có thể được học và áp dụng
để tạo nên tính hiệu quả của một bức thư. Một bức thư đảm bảo được các nguyên
tắc lịch sự có thể mang lại những hiệu quả giao dịch rất lớn, ví dụ có thể tạo ra
khách hàng mới, giữ chân được khách hàng cũ; có thể giúp thu lại những món nợ
khó đòi, hòa giải được những xung đột; có thể củng cố và tạo dựng sự tin cậy, hợp
tác giữa các đối tác.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các chiến lược lịch sự có tầm
quan trọng rất lớn trong việc viết thư tín thương mại; tuy nhiên tại Việt Nam chưa
có nhiều nghiên cứu về thư tín thương mại nói chung, và hơn nữa, việc nghiên cứu
về lịch sự trong thư tín thương mại vẫn còn là một khoảng trống. Đồng thời, chúng
tôi cũng dự đoán có những sự khác biệt trong nhận thức và sử dụng các kỹ năng lịch
sự trong thư tín thương mại giữa người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt. Do
đó, chúng tôi chọn đề tài “Lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu của giao
dịch thương mại: đối chiếu tiếng Anh của người Anh/ Mỹ và tiếng Anh của người
Việt” cho công trình luận án của mình. Luận án của chúng tôi đi sâu tìm hiểu các
chiến lược lịch sự, chủ yếu dựa theo lý thuyết lịch sự của Brown & Levinson [67],
phân tích và so sánh việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong thư yêu cầu và hồi
2
đáp thư yêu cầu bằng tiếng Anh do người nói tiếng Anh bản ngữ (Anh/Mỹ) và
người Việt viết để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phong cách thể
hiện lịch sự, văn hóa của hai nhóm đối tượng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống các quan điểm lý luận về việc viết thư tín thương mại
(TTTM), luận án phân tích và làm sáng rõ các chiến lược lịch sự (CLLS) được sử
dụng trong các phần và các bước của thư tín thương mại yêu cầu và hồi đáp yêu cầu
bằng tiếng Anh do người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt viết. Qua đó, luận án
chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược lịch
sự giữa hai nhóm người viết ở hai loại thư này, đồng thời tìm cách luận giải những
điểm tương đồng và khác biệt đó.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Thống kê, phân tích các phần và các bước trong kết cấu của thư yêu cầu và
từ chối bằng tiếng Anh do người Anh/ Mỹ và người Việt viết, và miêu tả các chiến
lược lịch sự được người bản ngữ và người Việt sử dụng trong từng phần và bước
của hai loại thư này;
b. Phân tích, đối chiếu sự giống nhau, khác nhau trong việc sử dụng chiến lược
lịch sự khi viết TTTM yêu cầu và từ chối của người nói tiếng Anh bản ngữ và người
Việt, và tìm cách lý giải những nét tương đồng, khác biệt đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một tập hợp các thư tín thương mại loại yêu
cầu và hồi đáp yêu cầu bằng tiếng Anh do người người Anh/ Mỹ và người Việt viết.
Những thư tín này được thu thập từ các công ty trong quá trình trao đổi liên lạc và
giao dịch thực tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc thể hiện lịch sự trong thư yêu cầu và hồi đáp yêu cầu
của người Anh/Mỹ và người Việt Nam. Có hai loại hồi đáp thư yêu cầu, đó là hồi
đáp tích cực, tức là chấp thuận thực hiện hành động yêu cầu, và hồi đáp tiêu cực,
tức là từ chối thực hiện yêu cầu. Chúng tôi nhận thấy rằng, chỉ trong trường hợp hồi
đáp tiêu cực, do nguy cơ gây mất thể diện cao đối với cả người viết và người nhận,
3
người viết mới thường vận dụng nhiều các chiến lược lịch sự để tránh làm tổn
thương thể diện của người tiếp nhận thông tin từ chối. Do đó, khi nghiên cứu phần
thư hồi đáp đối với thư yêu cầu, chúng tôi chỉ tập trung khai thác mảng thư từ chối
lời yêu cầu. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này tính lịch
sự thể hiện trong TTTM yêu cầu và TTTM từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh do
người bản ngữ và người Việt viết.
3.3. Phạm vi ngữ liệu
Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu là 100 bức thư yêu cầu do mỗi nhóm quốc tịch
viết (tổng cộng là 200 thư yêu cầu) và 50 bức thư từ chối do mỗi nhóm quốc tịch
viết (tổng cộng là 100 thư từ chối). Các bức thư thuộc các tình huống yêu cầu và từ
chối yêu cầu khác nhau trong giao dịch thương mại giữa các tổ chức, đơn vị, được
viết bằng tiếng Anh bởi các công ty ở Việt Nam và các đối tác tại Anh, Mỹ. Người
thực hiện thu thập nguồn thư này từ các công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội và Hải
Phòng, nơi người viết thường xuyên viết thư từ giao dịch bằng tiếng Anh với các
đối tác nước ngoài. Đối với nguồn thư tiếng Anh do người tiếng Anh bản ngữ viết,
chúng tôi thu thập các thư từ được gửi từ các công ty tại Anh và Mỹ trong quá trình
họ giao dịch với các công ty tại Việt Nam. Thời gian thu thập ngữ liệu là từ tháng
6/2017 đến 6/2018, thông qua đầu mối là các cựu sinh viên khoa Ngoại ngữ Kinh tế
của Đại học Kinh tế quốc dân, nơi tác giả công tác, và các bạn học cùng đại học tại
khoa Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội hiện đang làm việc tại các
doanh nghiệp nêu trên. Trong quá trình phân loại, chọn lọc, đối với những thư từ đã
thu thập được từ các công ty của Anh/Mỹ, chúng tôi lưu tâm đến địa chỉ công ty của
người viết thư, thường được tìm thấy trong phần chữ ký tự động ở cuối thư (đối với
thư điện tử) hoặc được trong phần letterhead có chứa các thông tin về doanh nghiệp
(đối với thư trên giấy), nhằm đảm bảo rằng các thư từ này có nguồn gốc tại các
công ty của Anh/Mỹ. Trong số những thư này, chúng tôi xem xét họ và tên của
người viết thư, đối chiếu chúng với danh sách các họ và tên phổ biến của nguời Anh
và người Mỹ 1. Thư của người viết mang họ tên có nguồn gốc từ các quốc gia khác,
ví dụ từ châu Á hay các nước châu Âu khác như Ý, Pháp không được đưa vào
kho ngữ liệu.
1 https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_most_common_surnames_in_North_America
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_most_common_surnames_in_Europe#United_Kingdom
https://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/names-top-100-most-popular-boys-and-girls-names
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích văn bản
Phương pháp phân tích văn bản được dùng để phân tích các văn bản thư tín
thương mại, nhằm nhận diện được các chiến lược lịch sự được sử dụng trong các
văn bản này.
2. Phương pháp miêu tả
Sau khi đã thống kê, phân loại các chiến lược lịch sự, chúng tôi vận dụng
phương pháp miêu tả để đi sâu vào phân tích, miêu tả các chiến lược lịch sự được
thể hiện tại các phần và các bước của thư yêu cầu và thư từ chối yêu cầu do người
nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt viết. Phương pháp này giúp cho việc miêu tả
đặc điểm về thể loại và ngôn ngữ văn bản thư tín được sử dụng trong thư yêu cầu và
thư từ chối yêu cầu.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu được áp dụng theo từng phần và bước của thư
yêu cầu và thư từ chối yêu cầu, để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong
việc sử dụng các chiến lược lịch sự giữa người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt
trong thư yêu cầu và thư từ chối yêu cầu.
4. Thủ pháp thống kê phân loại:
Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành thống kê các chiến lược lịch
sự được sử dụng trong hai loại thư yêu cầu và từ chối bởi hai nhóm quốc tịch. Sau
đó, chúng tôi phân loại dữ liệu thành các nhóm đối tượng phù hợp với từng mục nội
dung nghiên cứu. Tiếp theo, các dữ liệu được nhập liệu và xử lý bởi chương trình
SPSS 16.0, nhằm đảm bảo các kết quả xử lý số liệu có giá trị về mặt thống kê, đủ độ
tin cậy để từ đó tổng hợp nên các số liệu về thực trạng sử dụng các yếu tố lịch sự tại
các phần và các bước của thư yêu cầu và thư từ chối chối dưới dạng bảng hay biểu.
4.2. Các bước tiến hành phân tích dữ liệu
Mục đích chính của nghiên cứu này là đối chiếu việc sử dụng các chiến lược
lịch sự tại các phần và các bước của thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh.
Để đạt được mục đích trên, việc phân tích và tổng hợp dữ liệu được tiến hành qua
các bước như sau:
Thứ nhất: nhận diện và phân loại các chiến lược lịch sự trong thư tín thương
mại. Do hệ thống của Brown & Levinson [67] chỉ trình bày các chiến lược lịch sự
5
nói chung, áp dụng cho các tình huống giao tiếp thông thường, nên chúng tôi đã
tham khảo thêm nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ thư tín, từ đó mới nhận diện được
các chiến lược lịch sự được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào.
Chúng tôi đã tạo lập được một bảng tổng hợp danh sách các siêu chiến lược và
chiến lược theo mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67], với các phương tiện
ngôn ngữ biểu đạt điển hình cho từng chiến lược lịch sự trong thư tín thương mại.
Thứ hai: nhận diện các câu có chứa các yếu tố lịch sự trong các văn bản thư
tín. Việc đối chiếu ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản thư tín với ngôn ngữ thể
hiện các chiến lược lịch sự ở bảng tổng hợp chiến lược tại bước thứ nhất cho thấy,
không phải câu nào trong các văn bản thư tín cũng chứa các yếu tố lịch sự. Vì thế,
chúng tôi tiến hành đánh số các câu chứa các yếu tố lịch sự tại các văn bản thư tín
theo thứ tự lần lượt để đưa vào nhập liệu. Đồng thời, các mẫu từ vựng và cấu trúc
thể hiện từng chiến lược tại từng loại thư cũng được tập hợp lại để phục vụ cho việc
phân tích sau này.
Thứ ba: nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 16.0. Chúng tôi tiến hành xây
dựng các biến theo mục đích nghiên cứu. Sở dĩ chúng tôi chọn phần mềm SPSS vì
đây là phần mềm thống kê được sử dụng rộng rãi, giúp cho các nhà nghiên cứu có
thể xử lý các dữ liệu phức tạp trong thời gian ngắn, có độ chính xác cao.
Thứ tư: thống kê và đánh giá. Như được trình bày cụ thể trong phần giới thiệu về
ngôn ngữ học khối liệu (mục 1.2.6), việc xử lý dữ liệu từ khối ngữ liệu thông qua một
phần mềm như SPSS có thể giúp tìm ra các quy luật chung và so sánh được việc sử
dụng các chiến lược lịch sự trong hai khối ngữ liệu do người Anh/Mỹ và người Việt
viết. Tại bước này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định lượng để khảo sát
tần suất xuất hiện của các chiến lược lịch sự trong mỗi loại văn bản thư tín và tiếp tục
tiến hành xác định phần trăm, tỷ lệ của mỗi loại chiến lược lịch sự để từ đó đưa ra
những kết luận, đánh giá. Với khối dữ liệu được nhập đầy đủ và chính xác tại phần
mềm này, chúng tôi có thể dễ dàng so sánh được mức độ sử dụng của các chiến lược
lịch sự giữa nhóm người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt, từ đó thấy được các
mức độ thể hiện lịch sự khác nhau tại các phần và các bước của thư yêu cầu và thư từ
chối yêu cầu.
Có thể nói phương pháp phân tích định lượng (phương pháp nghiên cứu chủ
đạo của ngôn ngữ học khối liệu, theo Partington, 2013,tr.8) đã giúp chúng tôi làm rõ
được mức độ sử dụng của các chiến lược lịch sự cao hay thấp rất khác nhau tuỳ
6
thuộc vào chức năng và mức độ đe doạ thể diện của từng phần và từng bước trong
hai loại văn bản thư tín. Bên cạnh đó, từ những số liệu thống kê, chúng tôi có thể
đưa ra những nhận xét, luận giải về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách
thể hiện lịch sự trong thư tín giữa hai nền văn hoá (phương pháp định tính). Có thể
nói, phương pháp phân tích định lượng đã giúp cho luận án có được dữ liệu thống
kê có tính chính xác, cụ thể về việc sử dụng các yếu tố lịch sự trong TTTM, để từ
đó có cơ sở đưa ra những luận giải mang tính định tính về sự khác biệt trong văn
hoá, thói quen sử dụng ngôn ngữ trong TTTM loại yêu cầu và hồi đáp từ chối yêu
cầu giữa cộng đồng người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu việc sử dụng các
chiến lược lịch sự trong thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh của người
Anh/Mỹ và người Việt. Luận án có một số điểm mới sau đây:
1. Luận án đã xây dựng được mô hình cấu trúc gồm các phần và các bước của thư
yêu cầu và thư từ chối bằng tiếng Anh.
2. Luận án đã miêu tả các chiến lược lịch sự điển hình được sử dụng trong các phần
và các bước của hai loại thư này cùng các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để
hiện thực hóa những chiến lược lịch sự đó.
3. Luận án cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về việc thể hiện lịch sự
trong hai loại thư này giữa người Anh/Mỹ và người Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Luận án góp phần khái quát mô hình kết cấu thư tín thể loại yêu cầu và từ chối yêu
cầu bằng tiếng Anh.
- Luận án khái quát một số cấu trúc ngôn ngữ được dùng để diễn đạt các phần và
các bước của thư yêu cầu và từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh.
- Luận án cũng chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong việc thể hiện lịch sự
trong thư yêu cầu và từ chối của người nói tiếng Anh bản ngữ và người Việt, đồng
thời chỉ ra một số đặc điểm văn hóa đằng sau những điểm khác biệt đó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp, nhân viên, giáo
viên và sinh viên, những người quan tâm tới việc viết thư tín thương mại tiếng Anh
để họ hiểu hơn về kết cấu của thư yêu cầu và từ chối và cách viết hai loại thư này
7
một cách lịch sự.
- Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu về lịch sự và ngôn ngữ thư tín.
- Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao
nhận thức về tính lịch sự trong thư tín, và phát triển khả năng viết thư tín thương
mại bằng tiếng Anh của người Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3
chương được bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Tại chương này, tình hình nghiên cứu về lịch sự và thư tín trên thế giới và
trong nước được trình bày. Ngoài ra, các khái niệm và lý thuyết tạo cơ sở lý luận
cho đề tài được làm rõ, như thuyết hành động ngôn từ, thuyết phân tích thể loại,
thuyết lịch sự của Brown & Levinson [67], phương pháp đối chiếu, so sánh ngôn
ngữ học, các khái niệm về thư tín thương mại, thư yêu cầu, thư từ chối.
Chương 2: Đối chiếu lịch sự trong thư yêu cầu bằng tiếng Anh của người Anh/Mỹ
và người Việt trong giao dịch thương mại
Tại chương này, luận án làm rõ kết cấu của thư yêu cầu bao gồm các phần và
các bước nhất định. Các CLLS được sử dụng trong thư yêu cầu được miêu tả, phân
tích vai trò trong mỗi phần và mỗi bước, đối chiếu mức độ sử dụng giữa người bản
ngữ và người Việt, từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về việc thể
hiện lịch sự trong thư yêu cầu giữa hai nhóm người viết. Một số luận giải về những
sự khác biệt sẽ được đưa ra dựa trên các đặc điểm văn hóa, xã hội của từng nhóm
người viết.
Chương 3: Đối chiếu lịch sự trong thư hồi đáp từ chối bằng tiếng Anh của người
Anh/Mỹ và người Việt trong giao dịch thương mại
Tương tự chương 2 về thư yêu cầu, chương 3 trình bày kết cấu của thể loại thư
từ chối bao gồm các phần và các bước nhất định. Các CLLS điển hình cho từng
phần và bước được phân tích, miêu tả, đồng thời đối chiếu mức độ sử dụng giữa
người bản ngữ và người Việt, từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về
việc thể hiện lịch sự trong thư từ chối giữa hai nhóm quốc tịch. Đồng thời, luận án
cũng đưa ra một số lý giải từ góc độ văn hóa, xã hội cho những khác biệt này.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong phần này, chúng tôi tiến hành tổng quan các quan điểm nghiên cứu và tình
hình nghiên cứu về lịch sự và lịch sự trong thư tín thương mại ở trong và ngoài nước.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự
Có thể thấy, lịch sự là một trong những phạm trù được quan tâm hàng đầu trong
các nghiên cứu về giao tiếp. Lịch sự trong giao tiếp có vai trò thiết yếu trong việc
xây dựng và duy trì các quan hệ xã hội, thậm chí có thể coi là “vấn đề tạo ra trật tự
xã hội, và là một điều kiện tiên quyết của sự hợp tác của con người.” (theo
Gumperz (dẫn trong Brown & Levinson, [67,xiii]). Brown cũng khẳng định, lịch sự
là “tiền đề cho sự hợp tác của con người nói chung”; chính vì thế, lịch sự đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà lý thuyết học trong một loạt các ngành khoa học xã
hội [68,326].
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự trên thế giới
Lịch sự có ảnh hưởng rất lớn đến các phát ngôn trong quá trình giao tiếp. Do
lịch sự có tầm quan trọng đặc biệt nên trên thế giới, phần lớn các đề tài về ngữ dụng
học đều đề cập đến các lý thuyết lịch sự. Nhiều hội thảo, tạp chí cũng có những bài
viết và chuyên đề bàn về vấn đề này.
Theo từ điển Oxford English Dictionary, từ “politeness” (lịch sự) bắt nguồn từ
từ “politus” trong tiếng Latin, vốn có nghĩa là “được đánh bóng, hoàn thành, tinh
lọc, trau dồi và thể hiện trạng thái được tinh lọc” (“polished, accomplished, refined,
cultivated, exhibiting a refined state”, dẫn theo Fraser [84]). Trong lịch sử, nhiều
nhà nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Sau đây là bốn
quan điểm đáng chú ý về lịch sự được Fraser [83] nêu lên: quan điểm Chuẩn mực
xã hội (social norm view), quan điểm Phương châm hội thoại (conversational-
maxim view), quan điểm Hợp đồng hội thoại (Conversational-contract view), và
quan điểm Giữ thể diện (face-saving view).
Quan điểm Chuẩn mực xã hội
Theo Fraser [83,220], quan điểm Chuẩn mực xã hội, là cái mà hầu hết mọi
người thường nghĩ về lịch sự. Theo quan điểm này, lịch sự có thể hiểu là "cách cư
xử đúng mực". Mỗi xã hội có chuẩn mực riêng (norms) về hành vi xã hội, được quy
định theo từng thời kỳ, bao gồm những quy định cho từng hành động cụ thể, từng
9
sự việc, từng cách suy nghĩ trong những tình huống nhất định. Khi thành viên của
một xã hội ứng xử theo quy chuẩn, hành vi của họ được coi là lịch sự, và ngược lại,
nếu họ có hành vi không tuân theo các chuẩn mực thì hành vi của họ được coi là bất
lịch sự.
Theo Held [99], quan điểm Chuẩn mực xã hội bao gồm hai yếu tố: 1) hành động
có ý thức về địa vị bản thân được thực hiện thông qua sự tôn trọng đối với địa vị xã
hội của người khác, và 2) sự lễ nghi phép tắc thể hiện qua việc tôn trọng lòng tự tôn
của con người (bằng việc tránh cho người khác sự can thiệp không mong muốn hay
những chủ đề tiêu cực), cũng như duy trì không gian riêng tư của người khác (bằng
việc giảm hoặc tránh sự xâm nhập không gian đó). Theo Ide [108], các chuẩn mực
xã hội giúp duy trì việc giao tiếp được suôn sẻ, không có xung đột. Một số nhà
nghiên cứu châu Á khi nghiên cứu về lịch sự đã cho rằng lịch sự là hiện tượng tuân
theo chuẩn mực xã hội (social norms) hơn là mang tính chiến lược (strategic). Gu
[92] cho rằng, người ta không sử dụng lịch sự như là một công cụ để đạt được điều
gì đó, mà họ dùng nó như là cách để tuân theo các chuẩn mực xã hội. Quan điểm
cho rằng lịch sự tuân theo các chuẩn mực xã hội cũng được ủng hộ trong một số
nghiên cứu khác (ví dụ Shih [151], Ide [108]). Tuy nhiên, Fraser [83,220-221] và
Kasper [113:306] lại cho rằng, lịch sự là một hiện tượng thực tế cần được xem xét
trong một khái niệm rộng hơn là các quy ước về hành vi. Brown & Levinson cũng
cho rằng quan điểm lịch sự dựa vào chuẩn mực chỉ đúng với những nhóm người và
văn hóa cụ thể, chứ không giải thích được cho các văn hóa khác [67,221].
Quan điểm Phương châm hội thoại
Quan điểm Phương châm hội thoại đầu tiên được Grice đưa ra, dựa trên một bộ
quy tắc gọi là Nguyên tắc hợp tác (Cooperative principles) được công bố vào năm
1967, trình bày trong tác phẩm “Logic và hội thoại” xuất bản năm 1975 [91].
Nguyên tắc Hợp tác bao gồm bốn phạm trù là phương châm về lượng, phương châm
về chất, phương châm về sự...gười viết và người nhận rất cao của thư hồi đáp tiêu cực, người
viết lúc này cần vận dụng thật tốt các chiến lược lịch sự để tránh làm tổn thương
thể diện của người tiếp nhận thông tin từ chối, và nhờ đó, duy trì được quan hệ tốt
đẹp giữa hai bên. Nguyễn Đức Dân trong "Ngữ Dụng học" khẳng định: hành vi từ
chối - sự tiếp nhận tiêu cực - thì khó nói và có cấu trúc phức tạp, đa dạng. Hành vi
từ chối này cần tới những lời giải thích, những biện minh dài dòng để tránh sự hiểu
lầm. Do vậy phải tốn nhiều công sức mới đi tới câu nói có ý nghĩa là “không chấp
nhận” lời đề nghị (Nguyễn Đức Dân [5,103]). Vì sự không thiết yếu của việc sử
dụng các chiến lược lịch sự trong thư hồi đáp tích cực đối với yêu cầu, trong luận án
này chúng tôi chỉ tập trung khai thác thư hồi đáp tiêu cực đối với thư yêu cầu, tức là
mảng thư từ chối yêu cầu. Như vậy, đối tượng của chúng tôi trong luận án này là
TTTM yêu cầu và TTTM từ chối yêu cầu bằng tiếng Anh do người nói tiếng Anh
bản ngữ và người Việt viết.
1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn từ
Trong luận án này, lý thuyết hành động ngôn từ được dùng để xem xét các hành
động thường được sử dụng trong những các phần và bước của thư yêu cầu và từ
chối yêu cầu viết bằng tiếng Anh. Tại mỗi phần và mỗi bước của thư với những
chức năng riêng của chúng, người viết thư cần thực hiện một số hành động nhất
định, với các chiến lược lịch sự nhất định nhằm thực hiện mục đích giao tiếp của
mình tại mỗi phần và bước đó.
Trong lịch sử nghiên cứu của lý thuyết hành động ngôn từ, người ta cho rằng
người đặt tiền đề, đi tiên phong cho lý thuyết này là nhà triết học người Áo
Wittgenstein, mặc dù ông không dùng thuật ngữ “hành động” mà dùng thuật ngữ
“trò chơi ngôn ngữ” (linguistics games). Ông đồng nhất hoạt động giao tiếp với hoạt
động xã hội và việc sử dụng ngôn từ (lời nói) như một hành động. Chính vì vậy,
đóng góp của ông chỉ tập trung ở việc tìm ra những quy tắc nhất định khi con người
sử dụng lời nói (dẫn theo Hữu Châu [3]). Nếu như Wittgenstein là người đặt tiền đề
thì Austin lại là người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ. Trong tác
phẩm “How to do thing with words” [51], Austin bày tỏ luận điểm “To say is to do
something” (nói là làm). Theo Austin, có ba loại HĐNT trong một phát ngôn:
- Hành động tạo lời (Locutionary act): là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu, để tạo ra một phát ngôn thành
22
phẩm với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định.
- Hành động tại lời (Illocutionary act): là những hành động người nói thực hiện
ngay khi nói và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, đặt trong một thiết chế xã
hội, một môi trường văn hóa-ngôn ngữ nào đó. Đó là các hành động như ra lệnh,
yêu cầu, hỏi, khuyên nhủ, dọa nạt, xin lỗi, cảm ơn, bác bỏ, hứa hẹn, thông báo
Khi người nói thực hiện các hành động này thì người nghe cần đáp lại; nếu không
đáp lại thì người nghe bị coi là bất lịch sự.
- Hành động mượn lời (percutionary act): là những hành động thông qua phương
tiện ngôn ngữ để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ, thể hiện qua tác động tâm lý
mà câu nói đem lại cho người nghe. Tương ứng với hành động mượn lời là hiệu lực
tại lời (perlocutionary effect), đó là những ảnh hưởng đối với niềm tin, thái độ và
hành động của người nghe, là những tác động tâm lý nhất định đối với người nghe,
chẳng hạn, một lời hứa hẹn có thể khiến người nghe phấn chấn, một lời đe dọa có
thể khiến người nghe lo sợ
Hành động tại lời được coi là trọng tâm nghiên cứu của lý thuyết hành động
ngôn từ. Trong khi đó, hành động tạo lời và hành động mượn lời lại không được
chú ý nhiều vì hành động tạo lời chỉ sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ,
các cấu trúc để tạo thành câu. Hành động mượn lời rất phân tán, không thể tính toán
được (Đỗ Hữu Châu, [3,89]), không thường xuyên được người nói định hướng, và
thường không có dấu hiệu gì cho đến tận sau khi phát ngôn được tạo ra. Đỗ Hữu
Châu khẳng định rằng “ngữ dụng học chỉ quan tâm tới các hiệu lực ở lời” [3,90].
Phân loại hành động ngôn từ
Có hai cách phân loại HĐNT được đề cập nhiều nhất là cách phân loại của
Austin [51] và Searle [149]. Austin phân các hành động ngôn từ thành 5 nhóm: phán
xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử [51]. Tuy nhiên, Searle cho rằng, vì Austin
không định ra các tiêu chí phân loại nên kết quả phân loại còn chồng chéo lên nhau.
Searle [149] đã đưa ra 12 tiêu chí dùng làm tiêu chí phân loại. Trong đó, dựa trên 4
tiêu chí chính là đích ở lời, hướng khớp lời với hiện thực, trạng thái tâm lí được thể
hiện, và nội dung mệnh đề, Searle [149] chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại:
(1) Trình bày (Representatives): Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang
được nói đến. Hướng khớp - ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào
điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh
giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic. Nhóm này bao gồm một số HĐNT như miêu tả,
khẳng định, tường thuật, nhận xét, chứng minh, giải thích
23
(2) Điều khiển (Directives): Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực
hiện một hành động tương lai. Hướng khớp - ghép là hiện thực - lời, trạng thái tâm
lí là sự mong muốn của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của
người nghe. Nhóm này bao gồm một số HĐNT như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép,
sai, mời, đề nghị, hỏi, cảnh báo
(3) Cam kết (Commissives): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động
tương lai mà người nói bị ràng buộc. Hướng khớp - ghép là hiện thực - lời, trạng thái
tâm lí là ý định của người nói, nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người
nói. Nhóm này bao gồm một số HĐNT như hứa hẹn, tặng, biếu, thề, cam đoan
(4) Bày tỏ (Expressives): Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành
vi ở lời (vui thích/ khó chịu, mong muốn/ rẫy bỏ). Nhóm này không có hướng
khớp - ghép; trạng thái tâm lí thay đổi tùy theo loại hành vi; nội dung mệnh đề là
một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hay người nghe. Nhóm này
bao gồm một số HĐNT như cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, hối tiếc, hoan nghênh,
phàn nàn, an ủi, chấp nhận,
(5) Tuyên bố (Declaratives): Đích ở lời là thông qua phát ngôn người nói mang
lại một thay đổi nào đó trong hiện thực. Hướng khớp - ghép có thể là lời - hiện thực
hay hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Nhóm này bao gồm một số
HĐNT như tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ,
1.2.2.1. Hành động ngôn từ yêu cầu
Hành động yêu cầu là một hành động thuộc nhóm cầu khiến, vốn chỉ các hành
động ngôn từ nằm trong nhóm điều khiển (directives, theo cách phân loại của Searle
[149]), bao gồm một loạt các hành động như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, sai
khiến, mời, đề nghị, hỏi, cảnh báo Có nhiều công trình trên thế giới và tại Việt
Nam nghiên cứu về HĐNT cầu khiến nói chung đã tìm ra các đặc điểm và phương
thức cấu tạo cho từng loại hành động trong đó. Cũng có một số tác phẩm đi vào
phân tích cụ thể từng loại hành động cầu khiến nhỏ như mời, cho phép nhưng
không nhiều. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi, không có công trình nào
chỉ nghiên cứu về hành động yêu cầu nói riêng. Chính vì vậy, trong phần cơ sở lý
luận này, chúng tôi sẽ trình bày về hành động cầu khiến nói chung, bởi vì mô tả
hành động cầu khiến nói chung cũng bao hàm mô tả các HĐNT thuộc nhóm cầu
khiến, trong đó có hành động yêu cầu.
Khái niệm hành động cầu khiến
Một số nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đưa ra khái niệm về hành
24
động cầu khiến. Nguyễn Thiện Giáp trong “Dụng học Việt ngữ” cho rằng cầu khiến
là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó. Hành động
này được thể hiện ở những câu mà nhờ chúng người nói khiến cho người nghe làm
một việc gì. [15,48].
Theo Nguyễn Văn Độ, hành động thỉnh cầu (tức cầu khiến) là việc người nói
phát ra tín hiệu ngôn ngữ nhằm chuyển tới người nghe một ý định, một sự mong
mỏi hay một yêu cầu kèm theo thái độ của người nói sao cho người nghe thực hiện
một hành động nào đó vì lợi ích của người nói, đôi khi vì lợi ích của cả người nói
lẫn người nghe. [12,44]
Vũ Thị Thanh Hương trong bài “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng
Việt” [25] nêu hai khái niệm rộng và hẹp của hành vi cầu khiến. Theo nghĩa hẹp,
cầu khiến được hiểu là các hành động mà người viết thực hiện nhằm buộc người
nhận làm một điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lợi ích cho người viết và
thường gây thiệt hại cho người nhận, ví dụ ra lệnh, sai bảo, yêu cầu nhờ vả. Theo
nghĩa rộng, cầu khiến là hành vi mà thông qua đó người viết muốn tạo bất kỳ một
sự thay đổi nào trong hành động của người nhận bất kể hành động đó có lợi hay
hại cho người viết hay người nhận. Theo nghĩa này, cầu khiến còn bao gồm cả các
hành động như mời mọc, xin phép [25,35].
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, hành động cầu khiến
được định nghĩa là “hỏi xin cái gì hoặc hỏi ai đó làm một điều gì một cách lịch sự,
trang trọng” ([103,1241].
Như vậy có thể hiểu rằng cầu khiến là việc phát ra tín hiệu ngôn ngữ mà nhờ
đó người nói có thể khiến người nghe làm một hành động nào đó. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi không chủ định bàn luận về hành động cầu khiến nói chung, mà chỉ
quan tâm đến hành động yêu cầu. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận định nghĩa về hành
động yêu cầu trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê: đó là “việc nêu ra điều gì
với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ,
trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của người ấy” [39,1168].
Hành động cầu khiến là một trong những hành động nhận được sự quan tâm lớn
nhất của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, nhiều nghiên cứu so sánh, đối
chiếu hành động cầu khiến trong ngôn ngữ bản ngữ với một ngôn ngữ nước ngoài,
nổi bật là nghiên cứu của các tác giả Wierzbicka [169], nhóm CCSARP (nhóm
nghiên cứu đa văn hóa về các mẫu thực hiện hành động lời nói, gồm Blum-Kulka,
E.Olshtain, G.Kasper, C.Faerch, J.Thomas [60],[61],[62],[63]), Fukushima [85],
25
Reiter [143], Jalilifar [109]. Nhìn chung, các nghiên cứu so sánh, đối chiếu về HĐNT
cầu khiến giữa hai ngôn ngữ thường phản ánh sự khác biệt về phương thức thể hiện
lời cầu khiến, sự ưa dùng đối với hình thức cầu khiến trực tiếp hay gián tiếp, hay các
yếu tố xã hội và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới sự lựa chọn hình thức cầu khiến.
Còn tại Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về loại hành động này,
bao gồm Nguyễn Văn Độ [11], Vũ Thị Thanh Hương [27], [28], Chu Thị Thúy An
[1], Lê Thị Kim Đính [10], Đào Thanh Lan [31], Nguyễn Thị Thanh Ngân [36],
Nguyễn Huỳnh Lâm [32]. Nhìn chung, các nghiên cứu về cầu khiến ở Việt Nam tập
trung làm rõ các cấu trúc và phương thức biểu đạt hành động cầu khiến, phân loại
chúng dựa trên các nhóm đặc điểm, và nghiên cứu tính lịch sự trong việc thể hiện
loại hành động này.
1.2.2.2. Hành động ngôn từ từ chối
Từ chối là hành động hồi đáp tiêu cực đối với một số hành vi khác như mời, đề
nghị, đề xuất, và hành động yêu cầu như trong luận án này. Hành động từ chối được
một số nhà nghiên cứu xếp vào nhóm cam kết (commissives, Félix-Brasdefer [78],
Garcia [88]).
Khái niệm hành động từ chối
Trong tiếng Anh, từ chối là hành động đáp lại một cách tiêu cực đối với một lời
mời, yêu cầu, ngỏ ý Trong “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê, từ chối được
định nghĩa là việc “không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu.”
[39,1072]. Trong từ điển Oxford Advanced Learner’s of English [103,1224], hành
động từ chối (refuse) được định nghĩa với các nét nghĩa khá cụ thể: “1) nói rằng bạn
sẽ không làm cái mà ai đó yêu cầu bạn làm, 2) nói rằng bạn không muốn cái mà ai
đó ngỏ ý với bạn, 3) nói rằng bạn sẽ không đưa ai cái gì mà họ muốn hay cần”.
Theo Nguyễn Phương Chi [4,48], động từ từ chối phải được nhận diện trên hai
phương diện ngữ nghĩa có phần phân biệt là: 1) từ chối cái gì, 2) từ chối làm một
việc gì. Hiệu quả của “từ chối cái gì” là không xảy ra một sự chuyển giao phạm vi
trách nhiệm, phạm vi sở hữu (về phía người được đề nghị, yêu cầu, mời). Hiệu
quả của “từ chối làm một việc gì” là không để xảy ra một hành động nào đó trong
tương lai, hay nói cách khác là sẽ không xảy ra điều mà lời yêu cầu, đề nghị, mời
đã đề xuất [7,49].
Trần Chi Mai [35,28] phân tích hành động từ chối với tư cách là lời hồi đáp một
hành động yêu cầu. Tác giả cho rằng từ chối là một phần nhỏ liên quan đến các
HĐNT và có thể đặc trưng hóa là lời đáp cho một HĐNT khác – hành động cầu
26
khiến (như hành vi thỉnh cầu, mời, gợi ý, đề nghị, khuyên bảo) hơn là một hành
động được người nói khởi xướng. Hành động từ chối thường có chức năng là lượt
lời thứ hai của đoạn thoại yêu cầu dựa vào ngữ cảnh và ý nghĩa biểu đạt đối lập với
chấp nhận. Do ý nghĩa biểu đạt đối lập với chấp nhận nên hành động từ chối
thường ngăn ngừa sự mở rộng của người nói lời từ chối. Hành động từ chối thường
đóng vai trò trong chuỗi kết quả kéo dài liên quan đến không chỉ là việc thương
lượng để đạt được kết quả như ý, mà đó còn là sự cứu vãn thể diện được thực hiện
một cách khéo léo để điều chỉnh sự không phục tùng với hành động yêu cầu.
Xét theo khía cạnh quan hệ liên nhân, Beebe [55] cho rằng từ chối liên quan tới
sự thương lượng giữa các cá nhân. Chen, Ye & Zhang coi từ chối là một HĐNT có
chức năng như một công cụ giao tiếp. Chúng tôi chấp nhận định nghĩa của Chen, Ye,
& Zhang rằng hành động từ chối là sự “bác bỏ việc tham gia vào một hành động do
người nói khởi xướng” [70].
Trên thế giới và tại Việt Nam, so với các nghiên cứu về yêu cầu, các nghiên cứu
về từ chối có số lượng ít hơn rất nhiều. Trên thế giới, một số nghiên cứu chú trọng
mảng đối chiếu dụng học hành vi từ chối giữa các ngôn ngữ và văn hóa. Trong số đó
có thể kể đến một số tác giả như Beebe et al so sánh hành vi từ chối trong tiếng Nhật
- tiếng Anh [55], Kwon tiếng Hàn Quốc - tiếng Anh [115], Liao and Bresnahan tiếng
Trung - tiếng Anh [124], Allami and Naeimi tiếng Iran - tiếng Anh [50].
Tại Việt Nam, có thể điểm tên một số tác giả có nghiên cứu đáng chú ý về từ
chối như Trần Chi Mai [35], Nguyễn Phương Chi [4]. Các tác giả này trình bày các
chiến lược từ chối hay phương thức thể hiện hành động từ chối trong tiếng Anh có
liên hệ với tiếng Việt nhằm tìm ra một số khác biệt về văn hóa liên quan đến loại
hành động này.
1.2.2.3. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp
Hành động ngôn từ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức
diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn
từ gián tiếp.
a. Hành động ngôn từ trực tiếp (Direct speech act) là hành động được thực hiện
đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng, hay nói theo Yule, là hành động “có quan
hệ trực tiếp giữa cấu trúc với chức năng diễn đạt” [176,54-55]. Ví dụ, câu “Trời sắp
mưa rồi” khi được sử dụng với mục đích thông báo về một hiện tượng thời tiết sắp
xảy ra thì được gọi là hành động ngôn từ trực tiếp, bởi nó được thực hiện đúng với
đích ở lời. Như vậy, hành động ngôn từ trực tiếp có thể hiểu là sự nói thẳng công
27
khai, không chứa đựng ẩn ý về một điều gì đó.
b. Hành động ngôn từ gián tiếp (Indirect speech act) là “hiện tượng người giao tiếp
sử dụng trên bề mặt hành động ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành
động ở lời khác”, hay nói một cách khác, “là hành động không có sự tương ứng
giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra” (Đỗ Hữu Châu
[3,146]. Hành động ngôn từ gián tiếp là do Searle [149] đặt ra. Theo Đỗ Hữu Châu
thì “Một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác được
gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [3,151]. Yule [176,55] cũng cho rằng “chừng nào
còn có mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động
nói gián tiếp”. Câu ví dụ “Trời sắp mưa rồi” ở trên (1.2.2.3.a), ngoài chức năng
thông báo, tùy vào văn cảnh có thể có một số hàm ý khác nhau: trong văn cảnh này
có thể là một sự cảnh báo, nhắc nhở người nghe mang theo áo mưa, trong văn cảnh
khác có thể mang ý ngăn cản người nghe đi ra ngoài. Trong một ví dụ khác, câu “Anh
có thể vặn nhỏ đài được không?” có “cấu trúc” là một câu hỏi, nhưng lại thực hiện
“chức năng” khác là cầu khiến. Như vậy, khi người nói sử dụng một hành động ngôn
từ gián tiếp thì người nghe phải “lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh” để suy ra hiệu lực
ở lời của hành động ngôn từ ấy (Đỗ Hữu Châu, [3,150]).
Do lịch sự là một phạm trù của ngữ dụng học, có sự liên quan mật thiết đến các
hành động ngôn từ, ngay sau đây chúng tôi sẽ trình bày khái niệm lịch sự và các mô
hình lịch sự nổi bật trên thế giới, với trọng tâm là mô hình lịch sự của Brown &
Levinson [67].
1.2.3. Lý thuyết lịch sự
1.2.3.1. Khái niệm về lịch sự
Một số tác giả nhìn nhận lịch sự dựa trên mối quan hệ liên nhân. Theo Adegbija
[48,58], lịch sự được xem là “một đặc tính gắn liền với một tình huống giao tiếp mà
theo đó một người nói hay hành xử theo một cách dễ chấp nhận và dễ chịu về xã hội
và văn hóa đối với người nghe”. Theo định nghĩa này, lịch sự có thể được xem là
hành vi không gây bất đồng, hay nói cách khác, lịch sự đòi hỏi tránh gây ra bất kỳ
sự cố hoặc xung đột nào. Lịch sự làm cho thông tin liên lạc diễn ra suôn sẻ, trong
một bầu không khí thoải mái. Lakoff đưa ra định nghĩa: “Lịch sự là một hệ thống
các mối quan hệ liên nhân nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp
bằng việc giảm thiểu những nguy cơ xung đột và đối đầu vốn có trong trong mọi
tình huống giao tiếp của con người” [116,21]. Leech cũng cho rằng lịch sự có chức
năng “giữ gìn sự cân bằng xã hội và quan hệ bạn bè, những quan hệ này khiến
28
chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với
chúng ta.” (dẫn theo Orecchioni [138,163]).
Một số học giả khác lại định nghĩa về lịch sự trong quan hệ với thể diện. Theo
Richards et.al. [144,442], lịch sự là “cách mà các ngôn ngữ diễn tả khoảng cách xã
hội giữa những người tham gia giao tiếp và vai giao tiếp khác nhau của họ; là cách
mà việc giữ thể diện, tức là những cố gắng để thiết lập, duy trì và giữ thể diện trong
giao tiếp, được thực hiện trong một cộng đồng giao tiếp”. Brown & Levinson [67]
đã đưa ra một khái niệm về lịch sự gắn liền với thể diện: “Lịch sự là bất cứ phương
thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến cảm xúc (feelings) hay thể diện của nhau
trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế
nào”. Trong nghiên cứu này, sau khi tham khảo các khái niệm của các nhà nghiên
cứu về lịch sự, chúng tôi đưa ra khái niệm sau về lịch sự: Lịch sự là một hệ thống
các mối quan hệ liên nhân nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình giao tiếp
bằng việc giảm thiểu những nguy cơ xung đột và đối đầu vốn có trong mọi tình
huống giao tiếp của con người, trong đó những người tham gia giao tiếp tỏ ra lưu ý
đến cảm xúc hay thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa
người nói và người nghe như thế nào.
1.2.3.2. Các mô hình lịch sự nổi bật
Trong phần tổng quan 1.1.1.1, chúng tôi đã nêu 4 quan điểm nổi bật về lịch sự
trên thế giới, bao gồm: quan điểm Chuẩn mực xã hội, quan điểm Phương châm hội
thoại, quan điểm Hợp đồng hội thoại, và quan điểm Giữ thể diện. Có 3 mô hình về
lịch sự được bàn luận nhiều hơn cả là mô hình lịch sự của Lakoff [116], mô hình
lịch sự của Leech [119] đều thuộc quan điểm Phương châm hội thoại, và mô hình
lịch sự của Brown & Levinson [67] thuộc quan điểm Giữ thể diện. Chúng tôi giới
thiệu kỹ hơn về 3 mô hình lịch sự này trong phần dưới đây.
Mô hình lịch sự của Lakoff
Theo Lakoff [116], có hai nguyên tắc cơ bản quyết định năng lực giao tiếp: 1)
tính rõ ràng, và 2) tính lịch sự. Nguyên tắc thứ hai có ba nguyên tắc nhỏ; 1) Không
áp đặt (Don’t impose), 2) Cho phép sự lựa chọn (Give options), và 3) Làm cho
người hội thoại thấy dễ chịu (Make your receiver feel good).
Nguyên tắc Không áp đặt có thể được hiểu là không ngăn cản người nghe hành
động theo ý muốn của họ. Điều đó cũng có nghĩa là cần giữ khoảng cách với người
giao tiếp với mình. Nguyên tắc này thường được sử dụng khi những người tham gia
tương tác có khác biệt rõ nét về quyền lực. Nguyên tắc Cho phép sự lựa chọn được
29
hiểu là người nói nên dành quyền tự do lựa chọn, chấp nhận hay từ chối làm điều gì
đó cho người nghe. Đây là nguyên tắc thường được sử dụng trong ngữ cảnh mà
trong đó người tham gia giao tiếp có quyền lực gần như tương đương với nhau
nhưng có quan hệ không thân thiết, ví dụ như giữa các đối tác kinh doanh. Khác với
nguyên tắc 1 và 2 lưu ý đến khoảng cách giữa những người hội thoại, nguyên tắc
làm cho người hội thoại thấy dễ chịu lại nhấn mạnh việc tăng sự thân tình giữa
người nói và người nghe bằng cách sử dụng những từ ngữ thân mật, không khách
sáo. Nguyên tắc này cũng được thể hiện ở chỗ những người thân tình có thể tâm sự
với nhau một cách cởi mở, tin cậy.
Mô hình lịch sự của Leech
Dựa trên bốn phương châm hội thoại của Grice, Leech [119] đã cụ thể hóa
nguyên tắc trên thành sáu phương châm lịch sự như sau:
(1) Phương châm khéo léo (Tact maxim): Giảm thiểu tổn thất cho người và tăng tối
đa lợi ích cho người
(2) Phương châm hào hiệp (Generosity maxim): Giảm thiểu lợi ích cho ta và tăng
tối đa tổn thất cho ta
(3) Phương châm tán thưởng (Approbation maxim): Giảm thiểu sự chê bai đối với
người và tăng tối đa sự khen ngợi người
(4) Phương châm khiêm tốn (Modesty maxim): Giảm thiểu việc khen ta, tăng tối đa
việc chê ta
(5) Phương châm tán đồng (Agreement maxim): Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và
người, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
(6) Phương châm cảm thông (Sympathy maxim): Giảm thiểu ác cảm giữa ta và
người, tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Mô hình lịch sự của Brown & Levinson
Brown & Levinson [66] xây dựng lý thuyết lịch sự của mình trong cuốn
Universals in language usage: politeness phenomena, sau đó chỉnh sửa và hoàn
thiện tác phẩm để viết thành cuốn Politeness - some universals in language usage
[67]. Mô hình lịch sự của Brown & Levinson dựa trên ba khái niệm cơ bản: thể
diện, hành động đe dọa thể diện và các chiến lược lịch sự. Chúng tôi quyết định
chọn thuyết lịch sự và mô hình lịch sự của Brown & Levinson làm khung lý thuyết
cho luận án này vì một số lý do sau đây.
Thứ nhất, mô hình lịch sự của Lakoff [116] và Leech [119] đã đưa ra được
những phương châm mà dựa vào đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình
30
để trở nên lịch sự. Tuy nhiên, những chỉ dẫn cụ thể, ví dụ ở mức độ cấu trúc, từ
vựng nhằm thể hiện lịch sự lại không được nêu trong hai mô hình này. Thứ hai,
quan điểm Chuẩn mực xã hội phản ánh lịch sự nhất cấp có thể chỉ đúng cho một
cộng đồng văn hóa xã hội nhất định, mà có lẽ không áp dụng được rộng rãi cho các
cộng đồng văn hoá xã hội khác (theo Watts [165] như đã trình bày tại mục 1.1.1.1),
trong khi việc giao tiếp liên văn hóa bằng hình thức trao đổi thư tín giữa các nhóm
quốc tịch khác nhau đòi hỏi một mô hình lịch sự có tính phổ quát hơn. Những bất
cập được trình bày tại lý do thứ nhất và thứ hai trên đây có thể giải quyết được
trong mô hình của Brown & Levinson [67], vì mô hình này đưa ra được những khái
niệm liên quan như “thể diện”, “hành động đe dọa thể diện” một cách cụ thể, và đặc
biệt, có một hệ thống gồm các siêu chiến lược và chiến lược được mô tả kỹ lưỡng,
chi tiết, có thể áp dụng rộng rãi. Thứ ba, nhiều học giả công nhận rằng thuyết lịch
sự dựa trên thể diện của Brown & Levinson là thuyết lịch sự có tầm ảnh hưởng lớn
nhất, được áp dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về ngữ dụng học (theo Fraser
[83], Eelen [76]), đặc biệt trong các nghiên cứu về hành động ngôn từ (speech acts),
ví dụ hành động khen, hành động cầu khiến, hành động xin lỗi, cách thể hiện sự bất
đồng Mô hình lịch sự gắn liền với khái niệm thể diện của Brown & Levinson
cũng đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao tiếp trong
dịch vụ y tế (ví dụ: Landrine & Klonoff [118]; Spiers, 1998), trong giao dịch kinh
doanh (ví dụ: Yeung [174], Yli-Jokipii [175]), trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ
nói chung và ngoại ngữ nói riêng (ví dụ: Wolfson [172], Weizman [166]). Mặc dù
cũng vấp phải một số ý kiến phản đối, nhất là ở tính phổ quát (universality) và câu
hỏi lịch sự là chiến lược cá nhân hay chuẩn mực xã hội, thuyết lịch sự của Brown &
Levinson vẫn tỏ ra là thuyết lịch sự có tầm quan trọng lớn nhất, được chọn làm mô
hình nghiên cứu nhiều nhất. Tóm lại, với vai trò đặc biệt như đã trình bày tại lý do
thứ nhất, thứ hai, thứ ba trên đây, lý thuyết lịch sự và mô hình lịch sự của Brown &
Levinson đã được chúng tôi chọn làm khung lý thuyết cho luận án này, và sẽ được
trình bày thành một phần riêng như dưới đây.
1.2.3.3. Mô hình lịch sự của Brown & Levinson
Mô hình lịch sự của Brown & Levinson dựa trên ba khái niệm cơ bản: thể diện,
hành động đe dọa thể diện và các chiến lược lịch sự.
a. Thể diện
Thể diện (face) là một khái niệm rất quan trọng trong ngôn ngữ học xã hội.
Brown & Levinson nêu khái niệm: “Thể diện là hình ảnh bản thân trước công
31
chúng của mỗi cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân
có và mong muốn người khác tri nhận”; cụ thể hơn, thể diện là “thứ được đầu tư về
mặt cảm xúc, có thể bị mất, duy trì hoặc tăng cường và phải liên tục được gìn giữ
khi tương tác” và vì vậy, “mọi người hợp tác với nhau để duy trì thể diện khi tương
tác” [67,61]. Cảm xúc của con người gắn bó mật thiết tới thể diện của họ, vì vậy họ
cảm thấy vui vẻ khi thể diện được duy trì, ngược lại cảm thấy buồn bã, thất vọng
khi bị mất thể diện. Khái niệm thể diện thực chất được Erving Goffman [89] giới
thiệu rất sớm, từ những năm 1967 trong tác phẩm “Nghi lễ giao tiếp: Tiểu luận về
hành vi mặt đối mặt”. Theo Goffman (dẫn theo Said, [146,20]), “thể diện là một
chiếc mặt nạ thay đổi tùy theo người nghe và sự biến đổi của tình huống giao tiếp”.
Con người cố gắng duy trì thể diện mà họ tạo ra trong các tình huống xã hội.
Nguyễn Quang [43] cũng nêu khái niệm thể diện như là “hình ảnh tích cực mà ta
(mong muốn) tạo dựng cho bản thân tương thuận với ấn tượng tích cực mà người
khác có được về ta. Thể diện của mỗi cá nhân được tạo dựng bởi cá nhân đó và
được khẳng định, củng cố bởi những người khác trong quá trình tương tác ở các
chu cảnh tình huống và chu cảnh văn hóa cụ thể”.
Có hai loại thể diện là thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính
(negative face). Thể diện dương tính có thể hiểu là mong muốn cái tôi được tôn
trọng, ủng hộ, tán thưởng, là hình ảnh trước công chúng mà mỗi người cố gắng bảo
vệ. Yule [176,61] giải thích cụ thể: “Thể diện dương tính của một người là nhu cầu
được chấp nhận, thậm chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là thành
viên của cùng một nhóm xã hội, và nhu cầu được biết rằng mong muốn của mình
cũng được người khác chia sẻ”.
Thể diện âm tính là nhu cầu cái tôi được tự do, được độc lập, được tôn trọng
“cái lãnh địa riêng của tôi”, không bị người khác áp đặt (Brown & Levinson, [67].
Orecchioni (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [3,265]) nêu cụ thể “cái lãnh địa riêng của tôi”
có thể bao gồm cơ thể của một người và những vật riêng tư (quần, áo, túi, cặp), tổng
thể những tài sản vật chất cá nhân (đĩa ăn của tôi, xe của tôi, vợ của tôi), lãnh địa
không gian (vị trí của tôi, “nhà mình”, cái “bầu trời” riêng tư), lãnh địa thời gian
(một người đang nói mà bị chen ngang được xem là xúc phạm), những điều riêng tư
của mỗi người.
b. Hành động đe dọa thể diện
Theo Brown & Levinson [67], hành động đe dọa thể diện (HĐĐDTD) là nguy
cơ làm mất thể diện dương tính hay âm tính của người nói hay người nghe. Mỗi
32
cuộc giao tiếp hàng ngày đều gắn liền đến việc sử dụng các HĐĐDTD, “mà về bản
chất đi ngược lại mong muốn thể diện của người nghe và/ hoặc người nói” [67,65].
Brown & Levinson [67,66-67] nêu rõ, HĐĐDTD dương tính gây thiệt hại cho thể
diện của một người khi cảm xúc, mong muốn của người đó không được tán thưởng,
tôn trọng. Những hành động này đe dọa thể diện của người nghe khi chúng:
i. biểu lộ đánh giá tiêu cực của người nói đối với thể diện dương tính của người
nghe, ví dụ không tán thành, chỉ trích, lăng mạ, tố cáo, khiếu nại, khiển trách,
mâu thuẫn, bất đồng;
ii. thể hiện sự thiếu quan tâm đến thể diện dương tính của người nghe, ví dụ xúc
động quá mức, bất kính, sử dụng sai kính ngữ, nói về chủ đề cấm kỵ, coi
thường, vênh vang, ngắt lời.
Trong khi đó, HĐĐDTD âm tính cản trở người nói hoặc người nghe tự do hành
động và không chịu sự áp đặt [67,65-66]. Những hành động này đe dọa thể diện của
người nghe khi chúng:
i. tạo áp lực lên người nghe cần thực hiện hay không thực hiện một hành động cụ
thể, ví dụ tư vấn, góp ý, yêu cầu, ra lệnh, nhắc nhở, cảnh báo, đe dọa;
ii. thể hiện cảm xúc hoặc ý kiến tiêu cực của người nói lên người nghe, ví dụ hận
thù, giận dữ, ham muốn, khen ngợi, ghen tị, ngưỡng mộ;
iii. chỉ ra một số hành động tích cực trong tương lai của người nói đối với người
nghe, mà người nghe buộc phải từ chối hay chấp nhận, ví dụ lời hứa, lời mời.
c. Các chiến lược lịch sự
Có năm loại siêu chiến lược lịch sự gắn liền với HĐĐDTD: nói thẳng thừng
không bù đắp (bald-on record), lịch sự dương tính (positive politeness), lịch sự âm
tính (negative politeness), nói hàm ý (off-record) và không thực hiện HĐĐDTD.
Bảng 1.1: Mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67,69]
33
Mô hình lịch sự của Brown & Levinson [67,69] chỉ ra, dựa vào nguy cơ gây
mất thể diện cao hay thấp mà người nói có thể lựa chọn sử dụng các siêu chiến lược
khác nhau. Các siêu chiến lược 1 và 2 (siêu chiến lược Nói thẳng và siêu chiến lược
...ll contact us before the end of February of next year, we will be in a better position to consider your
application.
We wish you every success in this year's Springfield Gala.
Sincerely,
Elizabeth Thompson
TcA47.
Dear Mr. Carter,
I would like to cancel the appointment I made to see you on January 29, at 9:00 a.m.
When I made the appointment, I thought I would have all of the necessary information collected so we could
discuss a change of zoning in my residential neighborhood, but gathering the information has been more
difficult than I had anticipated. It will probably take three more months before I am ready to discuss this
proposition.
I am working with a group of concerned neighbors, and as soon as we are ready, one of us will call to set up a
238
new appointment. Thanks for your understanding.
Best regards,
John Turner
TcA48.
Dear Rosy Jones,
We compliment your work to provide a summer camp for young cancer patients. This is indeed a worthy
cause. Rather than donating to individual charities, however, our employees donate through payroll donations
to the United Way. We suggest that you apply to that organization for additional funding.
Although we can't commit to monetary support at this time, when you are ready for volunteer labor, a
number of Doe employees are willing to help. We wish you much success in this worthy cause.
Sincerely,
Palm Smith
TcA49.
Dear Mr. Jackson,
My sincere thanks for the thoughtful invitation to speak at your banquet next month. I am sorry that my travel
plans will take me away during that week, so I won't be able to be part of the program; otherwise, I would be
pleased to accept your invitation.
If you do not have another person in mind, you might consider inviting John Doe, who recently returned from
an assignment in China. I think you would find his insights very interesting. In any case, I wish you a very
successful evening. Thank you for thinking of me.
Best regards,
Jack Cooper
TcA50.
Dear Mr. Hopes,
Thank you for your recent order of the Business and Industry Directory for the State of Kansas. 663 This
directory has always been a big seller. Unfortunately, the 2018 directory is no longer in stock and the 2019
directory will not be published until November. 664
You may want to order the same directory on CD. 665 Although it costs $20.00 more, those who have used it
give glowing reports. The entire 2018 directory is on the disk. You may access information by town, zip
code, or business name. 666 It is actually a much more efficient source of information. 667
I have enclosed an order form and a brochure explaining the CD in more detail. 668 You may order by phone
or by returning the order form at the bottom of the brochure. 669 In either case, we will ship the day we
receive the order. 670
Thank you for your understanding. 671 I hope the CD alternative meets your needs. 672
Best regards,
John Carter
III.2.2. Thư từ chối do người Việt Nam viết
TcV1.
Dear Mrs. Thủy,
I'm Hà Khiếu from ATA COMPANY. So happy to see you.
Thanks so much for arrange time for warmly meeting at your office today!
We appreciate your professionalism and cooperation spirits. You showed us your strengths and
comprehensive solutions to our shipment from Israel to Vietnam by seafreight and by road transportation.
After careful evaluation, we found that your company have strengths in the LCL cargo and inland cargo
transportation. However, our shipment is oversized and overweight cargoes, It requires a logistics partner
who has extensive experiences in this kind of particular cargo freight. Therefore, we regret to announce that
we cannot collaborate with ILT in the project. When having appropriate shipments, we will contact you.
Thank for your consultancy during the recent time.
Hope that will get your support in the near future.
239
Wish you a new week of fun and effective!
Best regards,
TcV2.
Dear Jun,
Per our policy, we will ask for approval of temporary credit with regular vendors for Gap. As this is just the
2nd time we received your booking, so we cannot yet treat you as regular vendor for temporary credit
approval.
Kindy understand our situation and help arrange deposit for this time again. Thank you.
TcV3.
Dear Dmitriy,
Regret that we dont have access to download invoice on behalf of customer.
On the other hand, please recheck with shipper HOANG DAT JUTE JSC, they already have account on our
website.
If they need support on website, please inform them to contact directly with us at .
Feel free to contact us if you have any query.
Warm customer focused regards!
Thank you for your support to MCC!
Regards,
Nguyen, Hoai Thu (Ms.)
Customer Service
TcV4.
Dear Ms. Nhi,
Regret that for these bookings maximum CY cut-off we could extend to 11pm 29 Jul only.
**For new query/request, we highly recommend that you send us new email with brief description of your
concern in the subject for faster assistance.
Thank you for your support to MCC!
Best regards,
Nguyen, Vu Thuy Linh (Ms.)
Customer Service
TcV5.
Dear Eric and Josie,
With reference to your application for employment at the ABC System and your recent interview, I regret to
advise you that your application has been unsuccessful on this occasion. Your documents will be filed
at the HR Dept in 6 months and you will be informed of any suitable vacancy at our centre during that period.
Once again, thank you for your interest in working for the ABC System.
Yours sincerely,
TcV6.
Good morning Mr. Julian,
Thank you very much for your new inquiry!
I have checked the information in your request. We unfortunately have not produced R-PET material
product.
If possible, we would like to offer you quotation for PP woven material.
We look forward to hearing from you soon.
Thank you very much and have a nice day!
TcV7.
240
Dear Ms. Catherina,
Thank you for your new inquiries!
I have confirmed with our production team about the welded inside gusset of the PP woven bag. The welded
PP woven bag is not largely popular because its technique is more likely manual, therefore, our production
expert would like to suggest that you should make the sewn bag or make welded PP non woven bag.
If you change your requirement on these projects, please do not hesitate to contact me anytime.
Thank you very much!
TcV8.
Dear Mr. Wolfgang Weis,
Thank you very much for your cooperation!
We look forward to receive your samples and a good business relationship between us.
Besides, as I informed Mr. Julian, we haven't produced R-PET material. I would inform you if we could
supply this type of material in the future.
Thank you very much!
TcV9.
Dear Mr. Dariusz Bajon,
After re-considering the bag quotation, we would like to provide you our new offer.
0.09$ is really competitive price, however, it is a challenge for us this time because of material price
increasing.
We hope that you could understand our situation and our proposal could be workable for your side.
We look forward to hearing from you soon.
Thank you very much!
TcV10.
Dear Mr. Reggie Jones,
I have received your letter regarding your desire to be transferred to the Taipei office and the position
remained. I understand your reasons however, I'm sorry to say that I can't approve your request for several
reasons below:
Firstly, the position production manager - your current position here - is being held by Mr. Cheng, a very
dedicated and experienced person in Taipei, so you can't remain the position in Taipei.
Secondly, the Taipei market is very distinctive and different from your current local market. It will be
required for you to go through a salary free training session which will take up up to 2 years.
Thirdly, your current branch is a short-staffed, so we can't risk losing one experienced staff for another
branch. Branches need to progress at the similar rate.
Sincerely
Tony Smith
TcV11.
Subject: Your request on discount
Dear,
Thank you very much for your interest in VietnamWorks.com services.
Concerning your request for a discount on your purchases, I wish I could but I cannot.
VietnamWorks.com is concentrating on the quality of the service by increasing the quantity of qualified
resumes, the number of visitors, the layout and functions of our website. Our sales team and customer service
always do our best to bring good services and give assistance to our valued customers.
Beside that, we also have a discount policy to our customers based on the quantity of the purchases, the long-
term contract and offer some special privileges to our VIP customers. Thank you for your understanding and
hope to have chance to be your partner in recruiting.
Best regards,
TcV12.
241
Dear Mr Ponmurugu,
Warmest greetings from Mường Thanh Hospitality and thank you for choosing Muong Thanh Hotel for your
up-coming vacation.
Firstly we would like to apologize for the technical issue with the booking site that lead you to wrong book
between Muong Thanh Holiday Ly Son Hotel and Muong Thanh Holiday Mui Ne Hotel. However as our
hotel in Ly Son is fully booked already during that period so we could not transfer your booking from Mui
Ne to Ly Son. So we will cancel your booking at Mui Ne Hotel and refund the amount back to your account.
We have received your cancellation request of your booking at Muong Thanh Holiday Mui Ne Hotel, details
as below:
- Booking number: 825104254
- Check-in date: 25/08
- Check-out date: 26/08
- Room type: 01
Deluxe King Ocean View
- Total price: VND 1,923,750 ($86.42)
Please inform us the last 4 digits of your credit card number. We will process refund back to your account as
soon as we receive your information. It takes at least 14 days for the amount to be refunded to your account
after the paper work is completed.
We look forward to your reply soonest. Once again we truly apologize for the inconvenience it may cause to
you and please be assured that this type of situation will never happen again. We hope to welcome you to our
hotels in the near future.
Should you need any further assistance, please feel free to contact me via email or phone.
We wish you a great day!
Thanks & Best regards,
TcV13.
Dear Mr. Long,
First of all, I would like to thank you for your letter which propose a lower price for Kleen yogurt. However,
we regret to announce that we are impossible to lower the price because the importing price is expensive and
we already sell it at low price to you. We do not have much profit for this product. Should we lower down the
price, it is not appropriate for our company.
Nonetheless, we will consider if you buy a bulk of products, it can be cost-effective for both our company
and your business.
Best regards,
TcV14. Dear Ms. Lien,
I am writing this letter to respond to your request. That is my pleasure when I was invited to consult with you
as you prepare for the complicated tax matter. However, this time I have been on business in China. I feel
very sorry because I have no opportunities to meet you and discuss these problems.
I could contact you when I return to Vietnam. Thank you for your invitation.
I hope our long term relationship could develop in the future.
Best regards,
Nguyen Thanh Thao
TcV15. Dear Ms. Huong,
We got your letter requesting the manual for your microwave Sharp R-728 (S)-IN. Unfortunately, we do not
have any stock of this microwave at the moment, therefore, we cannot send the manual to you this time.
However, we promise that we will send it to you at the earliest whenever we have that model in our place.
Thank you for your belief in our service, and hope to serve you in the near future.
Sincerely
TcV16.
Dear Mrs. Hien,
I am writing this letter in response to your request of water donation for the Elementary annual fun run on
242
September 15.
I am, by all means, extremely honored to be offered an opportunity to support your school, contributing to
the renovation of the computer lab. This is undoubtedly a privilege that I have always aspired for.
However, I must regret to say that I am unable to donate 500 water bottles to the event. My business has been
in constant expansion recently, thus rendering a poor financial situation. At this time, I would like to spend
all my money paying my staff, and addressing outstanding debts is also my priority right now.
I truthfully hope that I can have another chance to help your organization in the future, and that your fun run
will be very successful.
Your sincerely,
TcV17.
Dear Sirs,
I am writing this letter in response to your order of 50 reams of good quality poster paper. I am grateful when
receiving your attractive proposal.
However, because of our limited human force, we are not able to supply the amount the time you need. It is
my honor to have another opportunity to supply for your company.
I really hope we can cooperate in the future.
Sincerely
TcV18.
Dear Roger Jones,
Thanks for sharing us the information that you will ship worldwide over 43 thousand tons of wheat. We all
perceive this year will be a “bloom” for the economy, and your company would be a great partner to our
market and strategy orientation.
However, we are sorry that we cannot provide the sacks as your request because we are short of materials at
the moment. We would like to introduce you to Grey Holdings Inc – a suitable partner, who may help you
solve this issue.
Hope we will have a chance to collaborate in the future.
Best regards,
TcV19.
Dear Tame Josh,
I received your letter about the invitation. Thank you for choosing me to be a consultant in such an important
event.
However, I feel sorry that I have to refuse this great opportunity to work with you. Recently, I am quite busy
with my job at the company, and I need to spend all of my time for it.
If you need more help, do not hesitate to call me and I’ll probably introduce someone suitable for you.
Sincerely,
TcV20. Dear David Hallow,
After considering your offer, I have to say that I cannot give you a substantial discount on these products
because the number of cluster boxes you required is not enough for us to give you 6% discount.
I would like to meet you in person to discuss about this order. You can also call me at 333-33333 to discuss
this further.
Sincerely,
TcV21. Dear Mr. Lee Anderson,
I am glad that you select our company as your partner. However, there are some points in your request I think
I need to clarify with you.
You expect to order paper that retains its white colour after pasting on the walls, but sadly I have to say that
our company cannot meet that requirement. Also, a four-week delivery seems to be short for us to deliver.
For these mentioned reasons, I am afraid we cannot approve and confirm your request. However, if you can
change some details, we are willing to look at it again.
Hope that we can have other chances to cooperate in the future. Once again we are sorry for this
243
inconvenience. Thank you for your support and faith.
Sincerely,
TcV22. Dear Mr. Minh,
First of all, thank you for your interest in the position of Quality Analyst. However, I have to tell you that
there are several candidates for this position.
If you consider thinking of changing the current position, you have to take a test with other candidates.
Furthermore, I don’t have the authority to transfer you to other position without the permission of the board
of the company. You have to prepare yourself thoroughly and take part in the interview like other candidates.
Hope you can get the position.
Yours sincerely,
TcV23. Dear Ms. Mai Chi,
Firstly, I would like to say thank you for your appreciation to me. However, I regret to inform you that I
cannot attend that meeting because of my other business.
Our company offer me to go abroad to negotiate a contract from June 15 to 17. I am so regretful not joining
with you. Nevertheless, I believe that you could do your best job even without me.
Good luck!
Yours sincerely,
TcV24.
Dear Mr. Hoa,
Before sending you this letter regarding the price, we had to consider it very carefully and we believe that the
given price is the most competitive price compared to others. It is regretful that we cannot offer a lower price
for your order.
We hope you can understand our situation and we are looking forwards to another cooperation with your
company.
Yours sincerely,
TcV25.
Dear Mr. Tom Johnson,
I have read your request carefully. It is quite interesting but at present, I do not have intention to invest into
fashion. I am finding new fields to invest.
I am sorry for this, but in the future if we have a chance, I hope that we can cooperate well with each other.
Best wishes for you.
Yours sincerely,
TcV26. Dear Ms. Lan Anh,
We believe that there is a misunderstanding in this case. After receiving your email, we checked the payment
and we found that the bill no.1713 dated Sep 2, 2016 was paid on Dec.11, 2016 through our bank account. (I
attach the bank transfer here for your reference)
Please contact with your bank to check our payment, and let us know if the payment is completed.
Thanking you.
Pham Minh
Accounting Department
TcV27.
Dear Mr. John Brown,
I have received your letter and I am sorry not be able to help you because I no longer work for
Recruitment company.
If you want my old company’s assistance, you should send the email directly to the company’s email address
with details of positions and job description. The company’s email is .
Hope you can soon find suitable candidates.
Regards,
244
TcV28.
Dear Jaynee san,
Sorry, after much discussion with our sub-dealer, it is very difficult to explain customer about the change
because this is big company with tight purchasing procedure, can’t do anything after they sign on the
contract.
Regarding the change, it should be no problem with item # 10 & 12, for item # 11 please keep the initial
quantity is 28 pcs, I think it should be possible because the value of item is only 1.1 USD.
Best regards,
Pham Thi Nhung (Ms)
TcV29.
Dear Jaynee san,
Sorry to say that we can’t accept, we are expecting these parts to be shipped out latest in middle March.
Please try to arrange and support. Thank you!
Best regards,
Pham Thi Nhung (Ms)
TcV30.
Dear Ms. Trang,
Recently, we received your request for the supplies of bags and suitcases for this month's. Unfortunately, the
Logistic company we cooperate with has filed for bankruptcy 2 days ago and we are in progress to manage
all the demands with another logistic company.
We are currently looking for an alternative to deal with the situation. In case you need them urgently, we
offer a third party with the condition that additional cost is on your company.
We apologize for this inconvenience.
Sincerely,
Tuan Minh
TcV31.
Dear Mr. Trung,
I was pleased to receive your invitation to help you with the case. Unfortunately, I'm scheduled for a
financial statement presentation next week, so I'm quite stressful with the numbers. I do not want to make
any mistake this time because it might affect your business. However, I know someone who can help you
with the tax matter. If you want more information, I will send you her mobile phone.
Once again, sorry and thank you for your request. Wish you great luck with that.
Do Thuy Linh
TcV32.
Dear Mr. Nam,
I know that your company wants to extend and make power worldwide. However, as this is just the second
time you are requesting a cooperation with us, it is very difficult to discount substantially on the 100-kg
sacks. We can agree to discount 3% on the 150 kilogram sacks. Please consider and advise me your decision.
If you agree with my suggestion, my service representative will contact you as soon as possible based on
your number. I hope that we still cooperate together and will be good partners.
I look forward to seeing you soon.
Sincerely,
Cam Tu
TcV33.
Dear Ms. Van Anh,
Thank you very much for your invitation. On June 16th, I'm having an important meeting with the high
seniors in my company. I cannot be absent from that meeting.
So unfortunately, I cannot come to your meeting on June 16th.
245
I very much hope we could meet on another day. Sorry for the inconvenience.
Sincerely,
Thuy Trang
TcV34.
Dear Mr. Tom Johnson,
Thank you for your suggestion to invest in opening a coffee shop in Nha Trang.
I believe that it is exactly a good opportunity which can bring an excellent return for me. However, at
present, I have plans to invest in another project so I cannot have enough resources to invest in one more
project.
It is a pity that I could not take part in this investment. I wish that we could have another chance to cooperate
in the future.
Sincerely
TcV35.
Dear Mr. Hung,
I'm writing to reply to your request about discount on the products you need. I really regret that my director
did not agree with the discount you requested because the price of material is higher than in the past, so it is
difficult to agree with you. I think that 3% discount is reasonable for your company.
If you want to have more information related to the product, please let me know.
Sincerely,
Thanh
TcV36.
Dear John Mayer,
I would like to send my thanks to your well prepared contract. I highly appreciate all of your efforts. Besides,
that is our fault not to send you the response earlier.
The contract is quite good. However, it cannot adapt to the conditions needed and I think our benefits cannot
be optimized when signing this contract.
I hope to have a chance to cooperate with your company in the near future.
Regards,
Hoang Lan
TcV37.
Dear Ms. Chi,
I'm pleased to receive your letter. As you know, the company needs the position of a Quality Analyst. I think
experience is plentiful. However, the company have already announced the requirements widely and we have
received many application profiles.
In my opinion, you should apply for this position and it is not essential that we meet at personally. If you
need further information about this position, I will email to you. This is equal to each candidate.
Yours sincerely,
Tuan Anh
HR Manager
TcV38.
Dear Ms. Smith,
First of all, thank you so much for considering us as a trusted partner for your project. According to the
information you have given us, I am sure this is an interesting and helpful, conductive event.
However, we regret to inform you that we cannot participate in the project. After considering, we realize that
the purpose of the event does not fit the core value that our company is aiming at. Besides, I would like to
require a greater benefit, which is commensurate with the money we will spend if we agree to participate
participate in the event.
I hope that we will have further collaborations in the future.
Sincerely,
246
TcV39.
Dear Thanh Hoa,
Firstly, thank you so much for your interest in our project. We are so glad to hear that from you.
Then, we read your CV and we are so impressed with your activities at university. However, the job is related
to teaching English for adults and kids in Sapa. Therefore, we are afraid that you could get some troubles in
designing curriculum because you did not have any experience in that field. Besides, you will have to work
with international volunteers frequently.
So, we are sorry that we can cooperate in another project suitable with you. Thank you once again and hope
you will continue to support for in the future.
Have a nice day!
Best regards,
TcV40.
Dear Mr. Minh Tuan,
I am of great appreciation that you have a sent me a letter of request. However, I am afraid it has a flat
chance of possibility due to multiple reasons.
Our company has already got a fully dedicated team of staff at the KUL office, and it is in no need for
additional human resources. Moreover, although I'm sure that your first-hand experience and in-depth
knowledge would be wonderful to our KUL office, the vacancy that is similar to yours is not available at the
moment.
Due to mentioned reasons, I hope that you will continue to contribute your strong skills as well as your
productive work to APC Inc. in here. Please contact me in case of further information.
Best regards,
Bui Quynh Anh
TcV41.
Dear Ms. Vu Ha Phuong,
HR& GA Part in iMarket Vietnam wants to thank you for taking your time to join our hiring process.
While we were impressed by your background and experience; unfortunately, we’ve found that you’re not
quite suitable for our position at this time.
We sincerely regret that we cannot offer you employment with our Company.
You have our best wishes for your success in locating the career opportunity you deserve.
We will retain your resume in our files to review for future openings. In the events of an appropriate
available position, we will not hesitate to contact you.
Thanks and Best Regards
TcV42.
Dear Mr. Wilson,
It would be my pleasure to accompany you at the meeting with Mr. David William. Unfortunately, because
of my personal reasons, I will not be able to come to the meeting, though I would love to represent your
products on behalf of your company.
However, I would recommend Mr. Smith, who also has a very profound understanding in the products to
accompany you. I strongly believe in his ability to accomplish this job and represent your products to Mr.
David William.
If you need further information, I would be very delighted to provide and help.
Sincerely,
TcV43.
Dear Mr. John Wills,
Thank you for sending us the business contract. We have read the contract carefully.
However, considering some terms in the contract which seem not appropriate our company’s budgets as well
as general rules, we cannot agree on the contract right now. But we are looking forward to having an
arrangement to re-negotiate the contract terms.
247
Sorry for replying your email late.
We look forward to cooperating with your company in the future.
Regards,
TcV44.
Dear Ms. Hien Anh,
Thank you for reminding us about the bill no.1713 dated September 2, 2017. However, due to some special
reasons, your preceding request cannot be done at the moment.
We could ensure that we will transfer the due amount latest in April. We would appreciate your sympathy.
Thank you.
Best regards,
Thu Thao
Accounting Department
APS Company Ltd.
TcV45.
Dear Sir/ Madam,
We have received your letter regarding to your revision on prices to place an order. We would like to let you
know that this time we could not make a contract of order with you because of some unexpected reasons.
Thank you for your kind support. We hope our companies will have a long term partnership in the future.
Sorry for the inconvenience.
Best regards,
TcV46. Dear,
I appreciate your support and contribution to our company since you joined in. However, in Fasttrans Inc., if
you were transferred to D. office, there would be a vacancy at your position, which requires our company
much time to find a suitable person. Whereas, the similar position at the D. office has been appointed to
another person.
Therefore, I hope you can stay at this position at Fasttrans Inc. to support us in the future.
Sincerely,
TcV47.
Dear Ms. Minh Trang,
Thank you very much for your interest and for the application you provided to Manpower Vietnam. We were
very much impressed by your presentation and qualifications. We have no doubt that you will be successful
and also grow rapidly in your career. However, we found that the job you were interviewed for does not
perfectly suit your skill set. Hence, we are keeping your CV on our database for other more suitable positions
and I will also send your CV to my colleagues for their executive searching.
Again, thank you for your time, wish you the best of luck in your career.
Sincerely,
TcV48.
Dear Mr. Hieu,
Thank you for inviting me to your meeting with an important customer. It is my honor to be invited to such
an event. Unfortunately, I am sorry that I will be unable to schedule the time to meet you on December 16.
As you know, this month is the busiest time of year for us, and I will be away on researching and working
trip.
I hope to have another chance to cooperate with you.
Best regards,
Minh Tam
TcV49.
Dear Ms. Huyen,
248
Thank you for your trust towards our products. We are pleased to hear from you as a loyalty valued
customer.
Unfortunately, I have to say that we cannot agree to your request for discount as our prices are already the
most competitive in the market. Our competitors also try to compete with our prices but still cannot go any
lower with a good quality like us.
We would really like to continue discussing with you and look forward to collaborating in the future.
Sincerely,
Tran Minh Huong
TcV50.
Dear Mr. Antony,
I have carefully read your letter about the problem of the product that our company sent to you yesterday.
We apologize to you for the inconvenience caused to you. After considering your request, our company
decided that we will send you the refrigerator of the right colour. However, we regret to inform you that the
device may not arrive within your expected time, which means it may be transported to you after 25 October.
Therefore, our company will be very pleased if you reconsider your request. Please inform me if you agree
with the delivery date.
Yours sincerely,
Minh Hoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_lich_su_trong_thu_yeu_cau_va_hoi_dap_yeu_cau_cua_gia.pdf
- Trichyeu_PhamThiHuongGiang.pdf