Luận án Lễ cấp sắc của người dao tỉnh Tuyên Quang

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ PHAN LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Quang Hoan 2. PGS. TS. Hà Đình Thành Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là kết quả của quá trình điều tra thực địa

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Lễ cấp sắc của người dao tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thu thập tư liệu của tác giả luận án. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Vũ Phan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ Nhân học về đề tài: Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô, Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. - Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Hoan và PGS.TS. Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến tư vấn về chuyên môn và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án. - Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, các đồng nghiệp nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện và thời gian để tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận án. - Lãnh đạo và nhân dân các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang, hai tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn, nơi tôi thực hiện khảo sát, thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. - Gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu sinh Nguyễn Vũ Phan MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU ..................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 11 1.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 19 1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang ................. 28 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 39 Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HÀNH CỦA LỄ CẤP SẮC ............................ 41 2.1. Những vấn đề chung ............................................................................. 41 2.2. Các nghi thức diễn ra trong lễ cấp sắc .................................................. 45 2.3. Các nghi thức diễn ra trong lễ cấp sắc của các nhóm Dao ................... 59 2.4. Một vài so sánh lễ cấp sắc giữa hai nhóm phương ngữ88 2.5. So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn ............................... 92 2.6. So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở tỉnh Hà Giang .............................. 94 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 96 Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ CẤP SẮC ................................................... 97 3.1. Tiền đề của sự biến đổi ......................................................................... 97 3.2. Các khía cạnh biến đổi trong lễ cấp sắc ............................................. 100 3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi..104 3.4. Các giá trị của lễ cấp sắc hiện nay ............................................................ 104 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 117 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 119 4.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được .................................................. 119 4.2. Một số vấn đề bàn luận ....................................................................... 124 4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc ..... 128 Tiểu kết chương 4............................................................................................... 146 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa KT-XH: Kinh tế - xã hội PTBVVH: Phát triển bền vững văn hóa TCH: Toàn cầu hóa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bức tranh đa dạng về cơ cấu tộc người và văn hóa tộc người ở tỉnh Tuyên Quang, người Dao là tộc người có nhiều nhóm địa phương nhất. Đây cũng là tộc người cho đến nay vẫn còn duy trì được nhiều nét văn hóa đặc sắc, ngay cả trong bối cảnh không gian sinh tồn, điều kiện kinh tế - xã hội của người Dao đã và đang có nhiều thay đổi. Một trong những sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Dao là lễ cấp sắc, thường gọi là quá tăng nghĩa là "qua đèn". Đây là nghi lễ được coi là chấm dứt thời "thơ ấu" của một chàng trai Dao. Từ đây anh ta được đặt tên mới, tên cấp sắc, được thực hiện nghĩa vụ bình thường của một người đàn ông trong cộng đồng: đi xa, làm nhà, làm thầy cúng và khi chết "hồn" mới được trở về quê hương "Dương Châu Đại Điện"... Nói cách khác, chỉ khi được cấp sắc, vai trò của người đàn ông Dao mới chính thức được cộng đồng, xã hội thừa nhận. Lễ cấp sắc giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Dao, là sinh hoạt mang tính bắt buộc đối với người đàn ông Dao. Lễ này còn hàm chứa các giá trị văn hoá được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ người Dao như phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật..., có tác động sâu sắc đến việc hình thành diện mạo văn hoá của cộng đồng người Dao ở Tuyên Quang, đồng thời là một trong những thành tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hợp thành, thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Lễ cấp sắc là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng người Dao, nên nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu, ở mỗi thời kỳ, do điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng, chi phối, các nhà khoa học lại có những góc nhìn, những quan niệm khác nhau về giá trị của lễ cấp sắc. Có những giai đoạn do nhận thức sai lệch về việc bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần lễ cấp sắc bị cho là mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian và tiền bạc nên đã bị đối xử như một hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ, hoặc có làm thì cũng bị cắt gọt, biến đổi không còn giữ được bản sắc riêng và có lẽ vì thế những giá trị văn hóa độc đáo này đã bị mai một. 2 Mặt khác, do chính sách mở cửa, giao lưu và hội nhập, những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển một cách thiếu chọn lọc, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng nên các giá trị văn hóa cổ truyền, trong đó có lễ cấp sắc có xu hướng vượt ra ngoài phạm vi quản lý nhà nước. Cấp sắc đã không được tổ chức theo đúng như những giá trị mà nó vốn có, nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện. Hiện tượng đó đã gây khó khăn cho các cơ quan quản lý văn hóa trước một vấn đề cần phải giải quyết. Nghiên cứu, tìm hiểu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang còn khẳng định những giá trị đặc sắc của nó và cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương tìm ra các giải pháp bảo tồn, lựa chọn kế thừa một cách phù hợp, đúng đắn các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, đồng thời loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp để hướng tới mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở cơ sở, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) và hội nhập hiện nay. Truyền thống văn hoá của người Dao đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Dao. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang sẽ góp phần khẳng định tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, "đa dạng trong thống nhất" và "thống nhất trong đa dạng". Với mục đích đó, tác giả chọn Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang làm luận án tiến sĩ Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xác định những đặc điểm cơ bản của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, khẳng định những giá trị văn hoá, làm rõ tác động về mặt xã hội của lễ cấp sắc trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa hiện nay của người Dao ở Tuyên Quang. 3 - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ cấp sắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang trong xu thế hội nhập và phát triển. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hoá các tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích mối quan hệ của lễ cấp sắc với đời sống của người Dao, lễ cấp sắc với môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường văn hóa. - Xác định những giá trị của lễ cấp sắc trong đời sống hiện nay, những biến đổi của lễ cấp sắc trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người Dao với các tộc người cư trú trong vùng. - Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong lễ cấp sắc giữa các nhóm Dao ở tỉnh Tuyên Quang. - So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Bắc Kạn; So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang, trong đó đi sâu tìm hiểu loại hình lễ cấp sắc của một số nhóm Dao, diễn biến và những biến đổi của lễ cấp sắc ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang. - Luận án cũng chú ý đến các loại hình lễ cấp sắc của người Dao ở một số tỉnh lân cận như: Hà Giang; Bắc Kạn... để so sánh, tìm ra những nét đặc trưng nhất trong lễ cấp sắc của người Dao và những giá trị của nó phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn miền núi hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và 4 những biến đổi của lễ cấp sắc trong truyền thống và hiện đại để thấy rõ các giá trị văn hoá, xã hội cũng như sự ảnh hưởng của lễ cấp sắc trong đời sống cộng đồng người Dao nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Ngoài ra, luận án còn đề cập phần nào tới lễ cấp sắc của người Dao ở một số vùng thuộc các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn để có sự so sánh, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong lễ cấp sắc của người Dao. Về thời gian nghiên cứu, tác gỉa giới hạn nội dung nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang trong giai đoạn trước Đổi mới và từ thời kỳ Đổi mới(năm 1986) đến nay. Đó là khoảng thời gian mà văn hóa truyền thống tộc người, trong đó có lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang một mặt vẫn lưu giữ được những yếu tố truyền thống, nhưng mặt khác cũng xuất hiện sự biến đổi do bị tác động của một số nhân tố khách quan và chủ quan, nhất là quá trình biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, văn hóa ở vùng đồng bào Dao mang lại. 3.3. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu chính của luận án là tỉnh Tuyên Quang, nơi có nhiều nhóm Dao cư trú đông nhất trong cả nước và lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang vẫn duy trì được khá nhiều nét nguyên bản, đặc sắc đến ngày nay. Đó là các huyện có người Dao cư trú tập trung nhất, bao gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương. Cụ thể: - Tại huyện Na Hang: Tác giả luận án nghiên cứu tập trung vào hai xã: Sơn Phú và Hồng Thái. Địa bàn này chủ yếu nghiên cứu lễ cấp sắc của hai nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền. Huyện Na Hang có số dân là: 59.951 người. Trong đó người Dao có 15.419 người, đa số thuộc nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền. Nhóm Dao Đỏ sống chủ yếu ở xã Sơn Phú; còn nhóm Dao Tiền chủ yếu sinh sống ở xã Hồng Thái. Người Dao ở Na Hang sống bằng nghề nông nghiệp. Chủ yếu canh tác lúa nước, ngoài ra còn làm nương rẫy, trồng rừng. Do cư trú ở nơi cách thành phố Tuyên Quang hơn 160 km nên người Dao ở xã Sơn Phú và xã Hồng Thái còn giữ được hầu hết phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa, trong đó có lễ cấp sắc một cách nguyên bản, ít bị biến đổi. 5 Xã Sơn Phú được coi là nơi đầu tiên người Dao Đỏ đến sinh sống ở Na Hang. Hiện dân số người Dao Đỏ có 1960 người, chiếm 82% dân số xã. Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở đây vẫn được duy trì thường xuyên, kể cả những năm bị hiểu lầm, coi là mê tín dị đoan và bị cấm đoán. Hiện có trên 50% số đàn ông Dao đã được cấp sắc. Xã Hồng Thái cũng được coi là nơi đầu tiên người Dao Tiền đến sinh sống ở Na Hang. Dân số là người Dao Tiền có 1.070 người, chiếm 80 % dân số của cả xã. Số đàn ông Dao Tiền ở Hồng Thái đã được cấp sắc là khoảng 62%. Xã hiện có ba thầy cúng có thể làm lễ cấp sắc cho đàn ông Dao. - Tại huyện Lâm Bình: Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu tại xã Thổ Bình, nơi tập trung sinh sống của nhóm Dao Đỏ. Số dân người Dao Đỏ tại đây là: 1.053 người, chiếm trên 40 % dân số của xã. Người Dao ở đây 100% làm ruộng nước, trong đó có trên 40 % đàn ông Dao đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc tại Thổ Bình vẫn được duy trì và có những nét riêng khác với lễ cấp sắc của nhóm Dao Đỏ ở nơi khác. - Tại huyện Yên Sơn: Tác giả luận án tập trung nghiên cứu ở xã Trung Minh, nơi có nhiều người thuộc nhóm Dao Cóoc Mùn sinh sống. Trung Minh được cho là địa danh có người Dao đến sinh sống sớm nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Toàn xã hiện có 1.497 người Dao Coóc Mùn, trong đó có gần 60% đàn ông đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Cóoc Mùn được cho là có nhiều điểm khác biệt so với các nhóm khác về đối tượng thụ lễ. Hiện có bốn thầy cúng vẫn thường xuyên thực hành lễ cấp sắc cho đàn ông Dao trong vùng. - Tại huyện Hàm Yên: Tác giả luận án nghiên cứu ở xã Yên Thuận, vì nơi đây được gọi là "thủ phủ" của người Dao Áo Dài của Tuyên Quang. Hiện toàn xã có 2.284 người Dao Áo Dài, trong đó có trên 50% đàn ông Dao đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Áo Dài ở Yên Thuận có nhiều nét đặc trưng riêng tương đối nguyên bản, có nhiều chi tiết cổ xưa. - Tại huyện Sơn Dương: Tác giả luận án tập trung nghiên cứu lễ cấp sắc của nhóm Dao Quần Chẹt ở khu vực phía Nam của huyện gồm các xã Hợp Hòa, Thanh Phát. Số người Dao Quần Chẹt ở xã Hợp Hòa hiện có 793 người, trong đó có 35 % đàn ông đã qua lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Quần Chẹt bao chứa nhiều chi 6 tiết phong phú và được thể hiện thông qua các hoạt động gần với văn nghệ dân gian. Đó cũng là nét đặc sắc của nhóm Dao này. Tại Sơn Dương, tác giả luận án còn khảo cứu thêm lễ cấp sắc của nhóm Dao Thanh Y, hiện có mặt tại xã Minh Thanh. Lễ cấp sắc cho đàn ông Dao Thanh Y tuy không phong phú như lễ cấp sắc của các nhóm Dao khác, nhưng có thể tìm thấy trong đó những yếu tố khác biệt để so sánh. - Tại tỉnh Hà Giang: Trước đây do hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang là một (gọi là tỉnh Hà Tuyên) nên khi tách ra, Hà Giang cũng có những nhóm Dao giống như ở Tuyên Quang. Tuy nhiên trong quá trình chia tách, các nhóm Dao bị phân tán, sống xen kẽ với các dân tộc khác, nên lễ cấp sắc cũng đã có những biến đổi. Việc khảo sát tìm hiểu lễ cấp sắc của người Dao ở Hà Giang sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn so sánh và bổ sung vào luận án những tư liệu phong phú hơn. Tại Hà Giang, tác giả luận án nghiên cứu nhóm Dao Áo Dài ở thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. Hiện nay thôn Nặm Đăm có 49 hộ Dao Áo Dài với 240 nhân khẩu. Trên địa bàn hiện có khoảng ba thầy cúng là người Dao thuộc các nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài. Cấp sắc vẫn được coi là nghi lễ bắt buộc đối với mọi đàn ông Dao trong vùng. Tại tỉnh Bắc Kạn: Tác giả luận án nghiên cứu nhóm Dao Tiền khu vực hồ Ba Bể. Theo thống kê của huyện Ba Bể hiện có 10.963 người Dao Tiền sinh sống tại đây [84]. Người Dao Tiền chủ yếu làm ruộng nước. Một số làm nghề rừng. Một bộ phận nhỏ tham gia các hoạt động phục vụ du lịch lòng hồ. Tuy nhiên theo truyền thống, người đàn ông Dao vẫn được cấp sắc. Do môi trường sống chi phối, lễ cấp sắc của người Dao Tiền có những biến đổi rất đáng quan tâm. Những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của các nhóm Dao tại khu vực lòng hồ Ba Bể có những đặc trưng gắn với sông nước vùng lòng hồ và tất nhiên có sự ảnh hưởng tới việc thực hành lễ cấp sắc. Đó cũng là những chi tiết thuận lợi trong việc so sánh của luận án. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Tác giả luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhận diện, 7 nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang từ những chiều cạnh khác nhau, trong sự vận động, biến đổi từ truyền thống đến hiện nay, dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Tác giả cũng rất chú trọng vận dụng những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa dân tộc, về vai trò của văn hóa trong phát triển cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người theo tinh thần Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương chín, khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo đã được tác giả luận án tiến hành nghiên cứu lễ cấp sắc tại các xã Sơn Phú, Hồng Thái thuộc huyện Na Hang, nơi có hai nhóm: Dao Đỏ và Dao Tiền sinh sống. Tại huyện Yên Sơn, tác giả nghiên cứu lễ cấp sắc tại xã Lang Quán, nơi có nhóm Dao Quần Trắng sinh sống. Tại huyện Lâm Bình, tác giả nghiên cứu lễ cấp sắc của nhóm Dao Đỏ ở xã Thổ Bình và một số xã như: xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, nơi có nhóm Dao Tiền sinh sống; các xã Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế thuộc huyện Sơn Dương, nơi có nhóm Dao Quần Chẹt; xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, nơi có nhóm Dao Thanh Y. Ngoài tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã tiến hành nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao tại thôn Nặm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tại các điểm nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành quan sát tham dự, cùng ở, cùng ăn, cùng tham gia vào những sinh hoạt với người Dao trong một thời gian, vào những thời điểm khác nhau. Bằng cách này, tác giả có điều kiện tiếp xúc trực tiếp và hiểu văn hóa của các nhóm Dao một cách sâu sát hơn, đặc biệt là có cơ hội được quan sát và tham dự một số lễ cấp sắc. Trong mỗi đợt điền dã, tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố với các đối tượng khác nhau bằng những câu hỏi mở đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập thông tin liên quan đến lễ cấp sắc. Đối tượng phỏng vấn sâu trước hết là các thầy cúng, những người am hiểu về phong tục tập quán của 8 người Dao; những người đàn ông đã trực tiếp thực hành nghi lễ của cấp sắc; những cán bộ quản lý văn hóa tại địa phương và những người tham gia tổ chức lễ cấp sắc. Một số cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tổ chức tại các bản người Dao nhằm thu thập các thông tin đảm bảo tính khách quan và đa chiều về lễ cấp sắc, những vấn đề đặt ra liên quan đến cách thức bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc trong điều kiện hiện nay. Các nhóm thảo luận được lựa chọn theo giới tính, nhóm tuổi, nhóm đối tượng thầy cúng, chủ hộ gia đình, Trong thời gian điền dã, nghiên cứu tại cộng đồng, tác giả luận án cũng đã quay phim, chụp ảnh các lễ cấp sắc, lựa chọn các hình ảnh đẹp, tiêu biểu, phù hợp để minh họa cho nội dung của luận án. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa lễ cấp sắc của các nhóm Dao ở Tuyên Quang và so sánh giữa lễ cấp sắc ba đèn của người Dao ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao ở Bắc Kạn và Hà Giang. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đã gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến về các nội dung nghiên cứu của luận án với các chuyên gia nghiên cứu về lễ cấp sắc của người Dao, đặc biệt đi sâu tìm hiểu về bản chất của lễ cấp sắc cũng như vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Dao trước kia và hiện nay. - Phương pháp thu thập, hệ thống hóa và phân tích nguồn tư liệu có sẵn: Tác giả luận án đã kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về tộc người Dao ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, sử dụng tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao từ các cơ quan nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đi trước ở Trung ương và tỉnh Tuyên Quang cũng như ở một số địa phương khác. Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, luận án sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu đã thu thập được trong quá trình điền dã tại các địa bàn sinh sống của người Dao, cùng với kế thừa một phần luận văn thạc sỹ của tác giả đã hoàn thành năm 2001. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu bao gồm các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà sưu tầm, nghiên 9 cứu văn hóa đã công bố cũng được tác giả luận án kế thừa. Đặc biệt qua các đợt khảo sát điền dã tại cơ sở, tác giả luận án đã thu thập, đánh giá, phân tích các tư liệu từ các thầy cúng, các nghệ nhân là người Dao, trong đó có thêm phần tham khảo các sách cổ qua phần trình bày, giới thiệu của họ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trên cơ sở khảo sát, tập hợp, phân loại và trình bày về lễ cấp sắc của các nhóm Dao ở Tuyên Quang, luận án cung cấp cho ngành Nhân học những tư liệu mới, cập nhật về nét văn hóa đặc trưng riêng, đồng thời cũng là điểm khác biệt của người Dao với các tộc người khác ở Việt Nam. - Luận án đã phân tích làm rõ các giá trị văn hoá trong lễ cấp sắc của người Dao, từ đó xác định nét văn hoá chung và riêng, rút ra một số nhận xét khẳng định diện mạo và bản sắc văn hoá của người Dao, góp phần bổ sung tư liệu làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về văn hóa của người Dao ở Tuyên Quang nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung. - Từ góc độ tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, luận án tiếp tục bổ sung những giá trị đặc trưng cơ bản của lễ cấp sắc của người Dao trong mối quan hệ văn hoá tộc người, cộng đồng và xác định rõ những biến đổi trong quá trình tiếp biến văn hóa, rút ra những giá trị của lễ cấp sắc và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của lễ cấp sắc trong bối cảnh xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Tuyên Quang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Từ kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp, khả thi nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc của người Dao trong bối cảnh hiện nay. - Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc tham khảo trong hoạch định và cụ thể hóa chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống qua lễ cấp sắc của người Dao, góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), văn hóa một cách bền vững. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: 10 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, địa bàn và tộc người nghiên cứu Chương 2: Quy trình thực hành của lễ cấp sắc Chương 3: Các giá trị trong lễ cấp sắc của người Dao Chương 4: Kết quả và bàn luận 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam 1.1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tộc người Từ trước đến nay, hầu hết các nghiên cứu về người Dao đều cho rằng, người Dao đến Việt Nam từ Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc. Dựa trên thư tịch và sử sáchthì người Dao và người Hmông có xuất xứ từ một cội nguồn. Các nhà nghiên cứu đặt chung trong hệ ngôn ngữ Mông - Dao. Cho tới nay, chưa có tài liệu nào xác định chính xác người Dao di cư tới Việt Nam vào thời điểm nào, phần lớn cho rằng, ít nhất từ thế kỷ thứ XI, rõ rệt hơn là từ thế kỷ XIII, người Dao đã có mặt tại Việt Nam [33;38;134;135]. Theo một số nhà nghiên cứu người Pháp, trong đó có Auguste Bonifacy đã có những công trình nghiên cứu về người Dao rất nổi tiếng như: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng mười 1901 đến cuối tháng giêng 1902 [6],Giản chí về người Mán Cao Lan [7], Giản chí về người Mán Quần Cộc [8]... Auguste Bonifacy đã giới thiệu khá chi tiết về những sinh hoạt văn hóa, đời sống của người Dao như: kiến trúc nhà ở, trang phục, đời sống xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, tri thức dân gian, văn học nghệ thuật... Hạn chế của Auguste Bonifacy là luôn mang tư tưởng của chủ nghĩa thực dân nên việc đánh giá những giá trị văn hóa của người Dao chưa chính xác. Ông cho rằng, người Dao là một dân tộc lạc hậu, phải được khai hóa văn minh, thậm chí ông còn nhầm lẫn giữa người Cao Lan với người Dao. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Maurice Abadie đã xuất bản công trình Les Mans du Haut- Tonkin (Người Dao ở vùng cao Bắc Kỳ) vào năm 1922 [1]. Sự mô tả chi tiết về các nhóm dân tộc cho thấy những nghiên cứu của ông rất nghiêm túc và có giá trị. Tuy nhiên, công trình của Maurice Abadie cũng chỉ dừng lại ở việc nhận diện những đặc điểm văn hóa có tính chất tổng quát và ông 12 cũng có những nhầm lẫn khi cho rằng, người Dao cùng nhóm với dân tộc Pà Thẻn và Cao Lan. Một số nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết trước đây đã đề cập tới người Dao ở Việt Nam, trong đó đáng chú ý là các tác giả A.I. Lexkinen; N.N.Ts...à thờ cúng [111, tr. 88]. Dân tộc học còn có cách phân chia thành ba thành tố cơ bản là: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội. Đây có thể được coi là cách phân loại truyền thống trong Dân tộc học và được hầu hết các nhà dân tộc học ở Việt Nam tán đồng. Phan Hữu Dật trong cuốn giáo trình “Cơ sở dân tộc học” cho rằng, văn hóa vật chất là những gì do bàn tay con người làm ra như công cụ sản xuất, áo quần... Văn hóa tinh thần bao gồm những gì do hoạt động trí óc của con người tạo nên như tín ngưỡng, văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc... Còn văn hóa xã hội thì bao gồm những hình thái của đời sống xã hội và gia đình của con người [25, tr.14]. Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn "Văn hóa Việt Nam đa tộc người" cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng: “Đối với các nhà dân tộc học, cách phân loại hệ thống văn hóa thường được chia làm ba bộ phận chính: văn hóa vật chất bao gồm các hình thức sản xuất hay hình thức kinh tế, cung cách ăn, ở, mặc, đi lại, trao đổi; văn hóa xã hội bao gồm các lĩnh vực hôn nhân, gia 24 đình, tổ chức xã hội trong đó lưu ý đến vấn đề sở hữu, quan hệ sản xuất; văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức cộng đồng, văn học nghệ thuật, vui chơi, giải trí...” [123, tr.32]. Lý thuyết về phân loại văn hóa được vận dụng vào đề tài luận án để phân chia các thành tố trong văn hóa cũng như giới hạn phạm vi của văn hóa tộc người Dao. Luận án đã lựa chọn cách phân loại truyền thống trong Dân tộc học với ba dạng thức cơ bản: Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội. Lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang được tác giả xếp vào văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, việc phân chia các thành tố trong văn hóa tộc người chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, văn hoá là một thể thống nhất hoàn chỉnh; giữa các thành tố văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ, khó có thể tách rời; ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần hay giữa văn hoá vật thể và phi vật thể chỉ có tính chất quy ước, trong vật chất có tinh thần và trong tinh thần có vật chất, yếu tố này chứa đựng yếu tố kia. - Lý thuyết về biến đổi văn hóa Xã hội loài người là quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Giữa các nền văn hóa khó có được một ranh giới tuyệt đối. Một nền văn hóa lại càng không thể là một khối thuần nhất bất biến. Nó phải có sự tự điều chỉnh, tự chuyển hóa trong nội tại nhằm thỏa mãn cái nhu cầu tồn tại vốn có. Với con người, chủ nhân của mỗi nền văn hóa, sự khát khao vươn đến những cái mới, cái tiến bộ cũng chính là sự sống. Con người, và chỉ có con người mới sáng tạo ra văn hóa. "Trong quá trình vận động và phát triển, văn hoá có những biến đổi nhất định hay nói một cách khác, đó là sự ứng biến (thích ứng và biến đổi) của văn hoá tộc người, thể hiện bản lĩnh văn hoá của tộc người đó trong môi trường cộng sinh. Điều này thể hiện rõ sự chấp nhập hay “không chối từ” về văn hoá trong việc hấp thụ các yếu tố ngoại sinh. Trên cái nhìn lịch sử, bản sắc và truyền thống không phải là yếu tố nhất thành bất biến. Sự vận động của mỗi nền văn hoá trong không gian và trong thời gian luôn có sự vận động của các yếu tố bất biến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân. Cái khả biến phát triển đến mức độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hoá như quy luật lượng đổi, chất đổi" [25]. Biến đổi văn hóa là một quá trình diễn ra ở tất cả các xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Nhân học. Và đương nhiên, sự biển đổi văn hóa 25 là quy luật tất yếu, nhưng trong quá trình biến đổi, để thích ứng với môi trường mới, vẫn cần giữ gìn những giá trị tinh hoa của văn hóa tộc người. Những giá trị đó là biểu trưng của chủ thể văn hóa và góp phần vào sự phát triển của chính tộc người ấy. Từng thời kỳ, từng giai đoạn, những biến đổi văn hóa mang tốc độ, sắc thái khác nhau, tuy nhiên vẫn có một mặt bằng văn hoá chung cho mỗi tộc người, cộng đồng cụ thể. Biến đổi văn hoá đôi khi là động lực cho sự phát triển. Trong quá trình biến đổi, các yếu tố truyền thống vốn là điểm mạnh trong văn hoá đến một thời kỳ nào đó trở nên không còn hoặc phai nhạt dần. Đồng thời chủ thể văn hoá có thể tiếp nhận những yếu tố mới hoặc yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố mới ngày càng được khẳng định và có tính phù hợp với thực tế cuộc sống và sẽ được cộng đồng chấp nhận. Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa, các nhà nghiên cứu nhân học đã lý giải dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau như Tiến hóa luận, Chức năng luận, Truyền bá văn hóa, Thuyết hệ thống thế giới, Tiếp biến văn hóa, Thuyết sinh thái văn hóa, Để lý giải sự biến đổi trong lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang, tác giả luận án thiên về cách tiếp cận Tiếp biến văn hóa. Khái niệm Tiếp biến văn hóa được trường phái Nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc, sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa của cả hai nền văn hóa đó [100, tr.12]. Theo các nhà nhân học Mỹ và các nước phương Tây, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện liên tục [128, tr.107]. Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm khuyếch tán văn hoá, thích nghi văn hoá mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xã hội và văn hóa khác nhau sau tiếp xúc và giải văn hóa hay phân giải văn hóa. Một loạt các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kể của văn hóa hay điển hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh hơn và sự hỗn dung văn hóa, nhờ đó hai văn hóa có thể trao đổi đủ các yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng [100, tr.12]. 26 Biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người. Giao lưu văn hoá vừa là kết quả của sự trao đổi, vừa là chính bản thân của sự trao đổi. Có hiểu như vậy mới thấy được giá trị và tầm quan trọng của giao lưu văn hoá trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Quá trình này luôn đặt cho mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đôi khi chuyển hoá lẫn nhau và có sự tương tác giữa các giai đoạn phát triển của nó với những trạng thái khác biệt: yếu tố ngoại sinh lấn át nội sinh và đôi khi nó được thừa nhận như là yếu tố nội sinh. Nhìn ở phương diện thái độ của tộc người chủ thể, sự tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh cũng có hai dạng: hoặc là tự nguyện hoặc bị áp lực buộc phải chấp nhận. Mức độ tiếp nhận cũng có khác nhau, có thể tiếp nhận đơn thuần hoặc tiếp nhận sáng tạo. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh đòi hỏi với chính tộc người chủ thể là nội lực của nó, hay nói cách khác là bản sắc và truyền thống văn hoá của tộc người tiếp nhận. Ngày nay, dưới tác động của quá trình phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu, biến đổi của các tộc người, của các nền văn hóa là không tránh khỏi. Do đó, về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu văn hóa tộc người, chúng ta không thể chỉ xem xét đối tượng một cách biệt lập, hoặc trong trạng thái tĩnh (tức là nguyên vẹn truyền thống) mà phải đặt chúng trong trạng thái động (tức trong quá trình biến đổi). Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa là nhân tố kích thích và hình thành, nảy nở các hiện tượng văn hóa mới. Một cộng đồng phát triển hay tiêu vong văn hóa tùy thuộc vào những yếu tố nội sinh – truyền thống của chính cộng đồng ấy trong giao tiếp. Khi yếu tố nội sinh đủ mạnh, nó tự lựa chọn và bản địa hóa những yếu tố văn hóa mới tiếp thu được từ cộng đồng khác làm phong phú thêm văn hóa của cộng đồng mình [70; 118]. - Lý thuyết về phát triển bền vững văn hóa Từ góc độ lý thuyết, Harry Spalling cho rằng, trung tâm của khái niệm bền vững về văn hóa là việc hiểu biết quá trình thay đổi. Văn hóa là sự cởi mở và thay đổi vốn là thuộc tính của đời sống. Sự thay đổi của văn hóa thường là kết quả của việc truyền bá những tư tưởng, kỹ thuật mới, hoặc là từ sự thay đổi về kinh tế, sinh 27 thái. Văn hóa giống như các hệ thống khác, thường hướng tới việc thiết lập quy tắc và sự cân bằng, nhưng cũng luôn đối diện với các mâu thuẫn và xung đột. Bởi thế, sự thay đổi sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Theo Harry Spalling, sự phát triển bền vững về văn hóa có nghĩa là mọi người có sự lựa chọn tập thể để duy trì nền văn hóa của họ, và lựa chọn ấy là để xác định bản chất, ý nghĩa của việc thay đổi văn hóa... Để hướng tới phát triển văn hóa bền vững, cần xác định rõ năm nguyên tắc then chốt là: Đa dạng văn hóa, biến đổi văn hóa, tính tổng thể của văn hóa, chủ quyền văn hóa, tương đối văn hóa. Văn hóa là một phức thể, có sự tương tác giữa con người và môi trường, và do vậy, nó còn là kết quả bền vững của kinh tế và môi trường. Tất cả các mô hình phát triển đều là kết quả của quá trình thay đổi về văn hóa, vì phát triển là sự nhận thức, xác định và thực hiện bởi nhãn quan văn hóa. Chức phận của những người làm công tác phát triển là phải nhận thức rằng quan điềm văn hóa ghi dấu vào mô hình phát triển của họ, và sự thay đổi văn hóa luôn gắn kết với mô hình đó. Những người là công tác phát triển có thể phấn đấu cho sự phát triển bền vững văn hóa bằng cách gắn kết sự bền vững của văn hóa vào mục tiêu và các quá trình phát triển. Vì quá trình phát triển là xác định sự bền vững của văn hóa, nên cần tìm ra cơ chế thích hợp của tác động giữa các nền văn hóa. Các cơ chế ấy cần dựa trên cơ sở bình đẳng về văn hóa và quyền của mỗi nền văn hóa trong xác định sự thay đổi của nó. Ảnh hưởng văn hóa cần phải theo mô hình tương hỗ. Điều đó bao hàm việc tự nguyện đặt nền văn hóa của mình vào quá trình thay đổi cùng với các nền văn hóa khác. Các nguyên tắc then chốt hướng tới phát triển bền vững văn hóa cần được hướng dẫn để lựa chọn trong tiếp cận phát triển. Việc triển khai những nguyên tắc này có thể dẫn tới các thay đổi cơ bản của phát triển để đảm bảo thay đổi văn hóa bền vững, hoặc loại trừ những tiếp cận thay đổi không phù hợp. Harry Spalling cũng cảnh báo, áp lực hay nghịch lý trong các nguyên tắc của phát triển bền vững về văn hóa là một thách thức với những người thực hiện phát triển. Làm thế nào để vừa đảm bảo giữ gìn các giá trị văn hóa, lại vừa thay đổi văn hóa? Liệu có thể một mặt tôn trọng chủ quyền văn hóa, và mặt khác lại cam kết sự bình đẳng và công bằng? Chắc chắn sẽ có thách thức trong quyết định thay đổi những giá trị văn hóa cụ thể để đạt được mục đích phát triển. Phải nhận biết 28 được các thuộc tính và giá trị văn hóa cần thay đổi và những thuộc tính, giá trị được giữ gìn. Quá trình đó cần phải có sự tham dự của các chủ thể văn hóa, và tất nhiên, quyết định cuối cùng là phải của chính chủ thể văn hóa. Những quan điểm cơ bản nêu trên của thuyết phát triển bền vững văn hóa có ý nghĩa về phương pháp luận trong tiếp cận của luận án. Cụ thể là văn hóa tộc người có mối quan hệ tương tác với phát triển và hội nhập. Và quan trọng hơn, coi phát triển bền vững về văn hóa là tôn trọng sự lựa chọn biến đổi của chủ thể văn hóa. Tuy nhiên, chấp nhận và lựa chọn sự biến đổi của chủ thể văn hóa cũng phụ thuộc vào sự nhận thức và điều kiện kinh tế- xã hội của họ. Những quan điểm cơ bản này của thuyết phát triển bền vững văn hóa (PTBVVH) luôn định hướng cho đề tài luận án trong cách nhìn nhận đánh giá sự biến đổi văn hóa vật chất của người Dao trong bối cảnh hiện nay và trong tương lai, đồng thời cũng là cơ sở đưa ra những kiến nghị về giải pháp để đảm bảo PTBVVH và phát huy các giá trị của văn hóa cho phát triển. 1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang 1.3.1. Một số đặc điểm về dân số và địa bàn cư trú của người Dao ở Việt Nam Đến năm 2009, người Dao ở Việt Nam có 751.067 người [108]. Phạm vi cư trú rộng và xen kẽ với các dân tộc khác. Người Dao chủ yếu cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu...còn lại sống rải rác ở một số tỉnh khác. Trong đó, người Dao sống đông nhất ở hai tỉnh: Tuyên Quang (90.618 người) và Hà Giang (109.708 người). Những nhóm Dao vào Việt Nam được gọi tên là: Dao Đỏ (Đại Bản), Dao Tiền (Tiểu bản), Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài Về phân loại người Dao ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường chia làm bảy nhóm. Trong sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam [57], các nhóm Dao gồm: Mán Tiền; Mán Đỏ; Mán Sơn Đầu (Lô Gang); Mán Cóoc Ngáng (Sừng); Mán Quần Trắng; Mán Làn Tẻn; Mán Thanh Y. Cuốn Người Dao ở Việt Nam [33] cũng chia thành bảy nhóm Dao: Dao Đỏ (Cóoc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Láy, Quý Lâm, Đại Bản); Dao Quần Chẹt (Sơn 29 Đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng hay Dụ Kèm); Dao Lô Gang (Thanh Phán, Đội Ván, Cóoc Mùn); Dao Quần Trắng; Dao Thanh Y; Dao Làn Tẻn. Việc phân loại người Dao ở Việt Nam, theo Bàn Thị Tư [119] thì chỉ nên dựa vào tiêu chuẩn ngôn ngữ là chính. Người Dao chỉ có 2 ngành: Ngành thứ nhất gồm các nhóm: Dao Đại Bản, Dao Tiểu Bản, Dao Quần Chẹt. Ngành thứ hai gồm các nhóm: Dao Thanh Y, Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài. Theo cuốn "Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang" [43] thì cho đến nay người ta cũng chưa xác định rõ các tiêu chí cơ bản để phân loại các nhóm Dao. Theo các tác giả, các nhóm Dao ở Việt Nam thuộc về hai phương ngữ. Phương ngữ thứ nhất, từ người gọi là Miền, gồm hai nhóm lớn là "Đại bản" và "Tiểu bản". Nhóm "Đại bản" bao gồm: Dao Đỏ (Hùng Thầu Đào, Coóc Ngáng, Quí Lâm); Dao Quần Chẹt (Sơn Đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng); Dao Thanh Phán (Coóc Mùn, Đội Ván, Lô Gang, Dụ Kiùn, Dao Thêu); còn nhóm "Tiểu bản" chỉ có Dao Tiền (Dao Đeo tiền). Phương ngữ thứ hai, từ người gọi là Mùn hay Mần cũng có hai nhóm lớn: Dao Quần Trắng (Khố bạch Dao) và Dao Làn Tiẻn (Lam đĩnh Dao). Dao Quần Trắng chỉ có một nhóm goi là Dao Họ, còn Dao Làn Tiẻn có hai nhóm nhỏ là Dao Thanh Y và Dao Áo Dài. Theo khảo sát của tác giả luận án, tên gọi các nhóm Dao còn có thể dựa vào những đặc điểm sử dụng trang phục, thí dụ: Dựa vào màu sắc có Dao Đỏ, Dao Quần Trắng; dựa vào kích cỡ có Dao Quần Chẹt, Dao Áo Dài; dựa vào cách đội khăn: Dao Cóoc Ngáng, Dao Cóoc Mùn... hoặc cách trang trí trang sức: Dao Đeo Tiền... Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào, dưới góc độ văn hóa, ngôn ngữ hay nhân chủng... có thể thống kê, phân loại chính xác có bao nhiêu nhóm Dao đang tồn tại. 1.3.2. Khái quát về người Dao ở tỉnh Tuyên Quang - Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân số và sự phân bố: Tuyên Quang là mảnh đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Tuyên Quang những di vật của người nguyên thủy thuộc thời kỳ đồ đá mới như: rìu đá, mũi tên, mũi dáo, trống đồng, khuôn đúc tiền... Qua các hiện vật tìm thấy có thể thấy 30 rằng: cách đây hàng vạn năm, các bộ lạc người cổ đại đã từng cư trú dọc triền sông Lô, sông Gâm... [106]. Dân số Tuyên Quang trên 74 vạn người. Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 49,2%; dân tộc Tày: 23,8%; dân tộc Dao: 12,8%... còn lại là các dân tộc khác. Trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang, người Dao có số dân đứng thứ ba sau người Kinh và người Tày. Người Dao ở Tuyên Quang hiện có 21.548 hộ với 97.899 nhân khẩu [106]. Ở Tuyên Quang, hiện được cho là có nhiều nhóm Dao nhất. Tại các vùng người Dao sinh sống, tác giả luận án đã ghi chép theo cách tự gọi của họ và thống kê được chín nhóm tên gồm: Dao Đại Bản (Dao Đỏ), Dao Tiểu Bản (Dao Tiền), Dao Coóc Mùn (tự nhận ở thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, Yên Sơn), Dao Lô Gang (Ô Gang), Dao Quần Chẹt, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài. Dao Coóc Ngáng (tự nhận ở xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn). Tuy nhiên, việc gọi tên các nhóm Dao ở Tuyên Quang cần có sự nghiên cứu, khảo sát và so sánh với các vùng khác mới có cơ sở khẳng định rõ được. Địa bàn cư trú của người Dao ở Tuyên Quang cũng có nét riêng. Mỗi nhóm Dao thường cư trú ở một vùng nhất định. Nhìn chung, người Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài thường ở vùng cao nhất. Vùng thấp là các nhóm Dao: Quần Trắng, Quần Chẹt; Coóc Mùn.... còn lại ở vùng giữa. Nhóm Dao Đỏ tập trung ở xã Thổ Bình (huyện Lâm Bình) và xã Sinh Long, Sơn Phú (huyện Na Hang); nhóm Dao Tiền ở Hồng Thái (Na Hang), Yên Nguyên, Kim Bình (Chiêm Hóa); nhóm Dao Áo Dài ở Yên Phú, Yên Lâm, Yên Thuận (Hàm Yên); nhóm Dao Quần Trắng ở Lang Quán, Thắng Quân (Yên Sơn); nhóm Dao Thanh Y ở Tân Tiến, Lực Hành, Xuân Vân (Yên Sơn); nhóm Dao Quần Chẹt ở Kháng Nhật, Hợp Hòa (Sơn Dương); nhóm Dao Cóoc Mùn ở Trung Yên, Tân Tiến (Sơn Dương); nhóm Dao Cóoc Ngáng ở Trung Sơn, Trung Minh (Yên Sơn). Bảng 1. Phân bố dân số dân tộc Dao ở Tuyên Quang đến 2009 Đơn vị hành chính 1944 1992 1999 2009 Toàn tỉnh 12.370 64.529 77.015 90.618 T.P Tuyên Quang 142 251 548 H. Yên Sơn 4.100 16.158 18.475 22.065 31 H. Hàm Yên 2.160 19.467 23.206 28.296 H. Sơn Dương 4.460 4.288 5.005 5.810 H. Chiêm Hóa 1.650 11.338 13.632 18.480 Nguồn: Theo Địa chí Tuyên Quang [106] - Một số đặc điểm về kinh tế: Trước Cách mạng Tháng Tám, người Dao chủ yếu sống du canh du cư, phá rừng làm nương. Việc tưới tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Phần lớn các gia đình du canh du cư luôn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Rừng bị tàn phá nặng nề. Việc làm lúa nước hoặc chăn nuôi chưa phát triển. Các nghề thủ công nghiệp chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp [106]. Người Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Quần Trắng biết dệt vải, thêu thùa. Một số nhóm giỏi về đan lát các đồ dùng bằng tre, nứa. Nghề rèn chủ yếu rèn cuốc, lưỡi cày, dao, sửa chữa nông cụ phục vụ mùa màng. Trước đây, người Dao còn rèn súng kíp phục vụ cho việc săn bắn. Một số người Dao có nghề chạm bạc gia truyền. Sản phẩm chủ yếu là các đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. Nghề làm giấy cũng được ưa chuộng. Giấy của người Dao rất bền, dai, dùng vào việc viết sớ, cấp sắc, vẽ tranh thờ... [26;35;127]. Nói chung, nghề thủ công của người Dao chưa phát triển, sản phẩm chưa trở thành hàng hóa mà chủ yếu là sản xuất theo kiểu tự cung tự cập, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Ở một số vùng, đồng bào Dao đã bước đầu hình thành nền sản xuất hàng hóa. Đời sống kinh tế, văn hóa được quan tâm, cải thiện rất nhiều so với trước đây. Nền kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu là nông lâm nghiệp, nông dân chiếm 89,79 %. Công nghiệp hiện chưa phát triển, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 19, 63%. Chủ yếu là sản xuất đường, xi măng, bột ba rít... [106, tr. 147]. Đồng bào Dao ở Tuyên Quang chủ yếu làm nghề nông. Trồng trọt và chăn nuôi tương đối phát triển. Theo chính sách định canh, định cư của Đảng và Nhà nước, người Dao ở Tuyên Quang hầu hết đã chuyển sang làm lúa nước. Hiện nay đồng bào còn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cam sành ở huyện Hàm Yên, cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường và cây chè (của người Dao Quần Trắng ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn) cho năng suất cao đang được chế biến thành hàng hóa xuất khẩu. 32 Ngoài những cây trồng có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi của người Dao cũng đang được đồng bào chú trọng. Nuôi cá trên ruộng là một tập quán lâu đời của người Dao. Sản phẩm cá ruộng ướp chua là món ăn rất ngon. Do chính sách khoán rừng, nhiều gia đình người Dao đã biết tận dụng tán rừng để nuôi trâu, bò, dê, lợn...với số lượng lớn bán cho các thương gia ở miền xuôi. Có thể nói, dưới tác động của các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, đời sống kinh tế của người Dao ở Tuyên Quang đang có những thay đổi. Hiện ở Tuyên Quang không có hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, nhiều gia đình người Dao đã có cuộc sống khá giả, đầy đủ tiện nghi, con em người Dao được đến trường học hành, nhiều cán bộ tại địa phương là người Dao đang giữ những trọng trách cốt cán, có uy tín ở các cấp, các ngành. - Một số đặc điểm về văn hóa vật chất: Nhà ở của người Dao có ba loại hình, phổ biến là loại hình nhà đất. Các nhóm Dao ở nhà đất thường là Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Quần Chẹt. Nhà thường kết cấu thành ba hoặc năm gian với các vì kèo trốn cột cái hoặc hai cột ở hai bên cột cái. Nhà được ngăn thành hai phần: phần bên phải ba gian dành cho đàn ông, hai gian bên trái dành cho phụ nữ. Gian kề với gian giữa cũng chính là bếp, có chạn bát ở vách hậu. Bếp lò ở trái nhà dùng cho việc nấu cám lợn hoặc thức ăn cho gia súc. Nhà nửa sàn nửa đất là loại hình nhà của các nhóm Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang... Kiểu nhà này thường dựa vào thế đất nên không san nền. Phần sàn dùng phơi phóng, đan lát. Cửa vào nhà ở đầu hồi, các gian trên phần đất được bố trí như loại nhà nền đất. Nhà của các nhóm Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài... lại là nhà sàn, thường là loại hình nhà năm gian rộng rãi, vững chãi, chân cột được kê đá tảng. Do sống xen kẽ với các dân tộc khác, hiện nay nhà ở của người Dao cũng có những biến đổi về kiểu dáng. Tuy nhiên, dù ở loại hình nào, cách bố trí cơ bản trong nhà của người Dao cũng không thay đổi: gian giữa luôn là nơi đặt bàn thờ của tổ tiên dòng họ, hai bên về phía sau là nơi nghỉ ngơi của người phụ nữ, phía trước dành cho đàn ông. Chái nhà luôn gắn liền với bếp... bếp là nơi linh thiêng, không được làm ô uế [43;44]. 33 Về trang phục, nhìn chung trang phục của đàn ông Dao đơn giản. Áo cổ thấp, xẻ trước ngực. Có một nẹp lai từ cổ áo xuống giáp gấu. Nẹp to từ 8 đến 10 cm được thêu cầu kỳ. Trên nẹp đính khuy bằng bạc, đồng hoặc tết bằng vải. Tay áo có viền thêu bằng chỉ đỏ. Quần của người đàn ông Dao vải thô, nhuộm chàm, cắt theo kiểu chân què. Khăn đội đầu kiểu "đầu rìu" gồm bốn hoặc chỉ một khăn dài vấn thành nhiều vòng. Đàn ông nhóm Dao Tiền, Dao Quần Trắng thường đội mũ nồi. Trang phục thầy cúng gồm áo và mũ. Áo thầy cúng là loại áo dài của phụ nữ. Giải thích về điều này, các thầy cúng cho rằng, trước đây việc cúng bái là công việc của phụ nữ, nhưng do hàng tháng có những ngày phụ nữ "không sạch sẽ" nên không còn thiêng, do đó việc cúng bái mới chuyển sang cho người đàn ông, và có lẽ do thần linh đã quen với hình ảnh người phụ nữ, vì thế trang phục vẫn phải dùng trang phục nữ. Cách mặc trang phục của từng nhóm Dao có khác nhau: Thầy cúng Dao Cóoc Mùn, Dao Quần Chẹt mặc tới ba lần áo, còn thầy cúng các nhóm Dao Đeo Tiền, Dao Đỏ chỉ mặc có hai lớp. Thân áo trước của thầy cúng được thêu nhiều hình ảnh các con vật như rồng, chim, cá, hổ, rùa bằng chỉ ngũ sắc, thân áo sau thêu các vị thần, áo có thắt lưng bằng các dây vải viền các loại chỉ. Ở các thầy cúng người Dao Cóóc Mùn, trang phục còn có thêm xà cạp; đầu các xà cạp thêu hình chữ thập tượng trưng cho bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Mũ của thầy cúng được các nhóm người Dao gọi là lập phèng (mũ Phật) hoặc lập Mụa (mũ Thánh). Trang phục nữ: Tùy từng nhóm Dao mà trang phục có kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Phụ nữ Dao mặc áo dài tới ống chân. Khi mặc hai vạt bắt chéo vào nhau, rồi dùng một đai dài buộc ngoài. Đai được thêu rất công phu. Màu chủ đạo là đỏ pha trắng. Áo của phụ nữ Dao trang trí bằng nhiều hình thêu phong phú. Vạt áo, gấu áo và cả thân áo có các hoa văn phổ biến là đường kỷ hà, cây thông, hình chim, thú, hình người với sự cách điệu cao. Phía sau lưng cũng có các hoa văn trang trí, ở giữa hai bả vai hoặc giữa lưng của một số nhóm (Quần Chẹt, Cóoc Mùn, Quần Trắng) có "cái ấn của Bàn Vương". Phụ nữ Dao vấn khăn nhiều vòng thành một vành khăn rộng. Với các cô dâu trong ngày cưới thì khăn được phủ ngoài một khung gạc to che kín mặt. Khăn bằng nỉ đỏ hoặc bằng vải đỏ được thêu rất công phu, diêm dúa. Quần của phụ nữ Dao vải 34 thô chàm, cắt theo kiểu "chân què", cạp "lá tọa". Ống quần hẹp và thêu nhiều hình vuông trằng pha đỏ, gấu viền bằng chỉ đỏ. Yếm của phụ nữ Dao còn là nơi để gài các đồ trang sức như: sao bạc tám cánh, các hình chim, thú hoặc những quả nhạc nhỏ bằng bạc. Ngoài ra, còn có rất nhiều dây tua bằng len màu, vải đỏ hoặc bằng bạc. Trang sức của phụ nữ Dao còn có các loại vòng cổ, vòng tay, vòng tai, nhẫn...chủ yếu bằng bạc. Đồ trang sức được chạm khắc rất công phu. Người Dao ở Hà Giang và Tuyên Quang có nhiều nét tương đồng, chính vì thế trong cuốn: Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang [43] có nhiều tư liệu trùng hợp với người Dao ở Tuyên Quang. Thí dụ, về ăn uống, các tác giả đều có nhận xét, lương thực của người Dao là gạo, sắn, ngô. Bữa ăn chính thường là cơm, hàng ngày nấu ăn hai bữa chính. Gạo tẻ trước đây trồng trên nương, nên ăn dẻo và thơm, hiện nay đồng bào làm lúa nước nên nguồn giống cũng đã có thay đổi, các loại lúa có năng suất cao đã được gieo trồng. Gạo nếp là sản phẩm thường được dùng cho các dịp lễ, tết, nên đồng bào vẫn giữ thói quen trồng trên những vạt đồi thấp, gạo vẫn giữ được độ dẻo, thơm. Ngoài các loại lúa, đồng bào Dao còn trồng nhiều loại hoa màu như: bí, đậu, sắn, ngô...đây cũng là nguồn lương thực dự trữ dồi dào và là nguồn thức ăn để nuôi các loại gia súc. Thức ăn của đồng bào Dao chủ yếu là các loại rau, bí nương, rau dớn, các loại khoai, củ..., thịt lợn, gà.... Người Dao thích ăn thịt luộc chấm với muối dầm ớt. xả, hạt dổi. Đồng bào có món thịt ướp chua rất ngon để được lâu ngày và có khách quý mới đem ra đãi. Đặc biệt có món canh đắng được chế biến từ mật của các con vật. Loại canh đắng này được ví như là vị thuốc tránh đau bụng trước khi vào bữa ăn. Một số vùng lại nấu canh bằng loại rau gọi là cây đắng. Nhìn chung, người Dao rất thích ăn cá bắt dưới các khe suối hoặc nuôi tại ruộng lúa nước. Cá được nướng hoặc có thể ướp chua để ăn dần [43]. Vào các dịp lễ tết, người Dao thường làm các loại bánh nếp, bánh ngô, bánh sắn, bánh tro, bánh bột nếp có hình thù các loại thú, chim... Người Dao rất thích uống rượu. Rượu ngô là loại rượu nổi tiếng, được nấu bằng thứ men lá rất đặc trưng, thứ men được làm từ hơn 20 loại thảo dược. Cách thức nấu cũng rất cầu kỳ, ngô dùng nấu rượu là loại ngô trồng trên nương, hạt vàng được chọn lựa kỹ càng rồi đem đồ xôi. Sau khi để nguội, người ta dàn mỏng và rắc men lá lên, rồi đem ủ. Sau một thời gian thì đem chưng cất, ống chưng cất 35 được là... tin (2003), Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa thông tin 2002, Hà Nội. 15. Bộ Văn hóa Thông tin (2003), Đề cương văn hóa Việt Nam 1943: Những giá trị tư tưởng - văn hóa, Viện Văn hóa - Thông tin và Văn phòng Bộ xuất bản, Hà Nội. 16. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), 60 năm đề cương văn hóa Việt Nam (1943 -2003), Viện Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội. 17. Bộ Văn hóa - Thông tin (2012), Công điện số 234 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012, Hà Nội. 18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia (2012), Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 19. Hoàng Bình Chính, Hưng hóa phong thổ lục, Bản dịch, Kho lưu trữ của Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Chịch (1971), Khảo sát về y phục và trang sức của người Dao Quần Chẹt đã định canh định cư thuộc hợp tác xã Hợp Nhất, xã Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa Sử, Hà Nội. 21. Nguyễn Anh Cường (2001), Trang phục cổ truyền người Dao ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện Dân tộc học, Hà Nội. 22. Nguyễn Anh Cường (1994), Y phục và cách trang trí trên nền vải mặc của người Dao Tiền ở Hòa Bình, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội. 23. Nguyễn Anh Cường (1996), Trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y, Tạp chí Dân tộc học, Số 4, Hà Nội. 154 24. Nguyễn Anh Cường (1996), Trang phục cổ truyền của nhóm Dao Áo Dài, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội. 25. Phan Hữu Dật (1973), Cơ sở dân tộc học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 26. Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1971), “Về vấn đề xác minh tên gọi và phân loại các ngành Dao ở Tuyên Quang”, Thông báo Khoa học Sử học, Tập 5, Đại học Tổng hợp, Hà Nội, tr. 135-186. 27. Khổng Diễn, (Chủ biên,1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Anh Dũng (1997), Những đổi thay về đời sống kinh tế và sinh hoạt vật chất của người Dao Quần Chẹt ở huyện Ba Vì - Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Hà Nội. 29. Phạm Thận Duật toàn tập (2000), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 183-185. 30. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2006), Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Thông báo Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khóa XI, ngày 14 tháng 5 năm 2014, Hà Nội. 33. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên, 2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Bùi Đình (1953), Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam, Hà Nội. 36. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 390-391. 155 37. Nguyễn Bảo Đồng (2007), Tập quán sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe của người Dao và người Mường ở Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội. 38. Mạc Đường (1959), Nguồn gốc lịch sử và sự di cư của người Mán ở Việt- Nam, Nghiên cứu Lịch sử, Số 5, Hà Nội, tr. 81-86. 39. Lê Sĩ Giáo (1996), Tục cấp sắc của người Dao và tính giáo dục của lễ thức, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, Số 29, Hà Nội, tr.1 -3. 40. Lê Sĩ Giáo (1998), Tục cấp sắc của người Dao và tính giáo dục của nó, Trong cuốn “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức tại Thái Nguyên, tháng 12 (1995), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội, tr.159-166. 41. Trần Văn Hà, Lê Minh Anh (2007), “Biến đổi tập quán ăn uống của người Dao Thanh Phán ở xã Tân Dân, Hoành Bồ, Quảng Ninh”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Hà Nội, tr. 43-52. 42. Trần Thu Hiếu (2005), Văn hóa vật chất người Dao Quần Chẹt ở xã Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ, Luận văn tập sự, Tư liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 43. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Đồng chủ biên) (1999), Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà Giang, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 44. Lê Thu Hoàn (2008), Gia đình truyền thống của người Dao ở thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây với việc xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, Hà Nội. 45. Nguyễn Chí Huyên, Kim Quý (1992), “Trang phục của người Dao Quần Chẹt hiện nay (qua một địa chỉ ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội. 46. Nguyễn Văn Huyên (1995,1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập I, II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Hoàng Thị Thu Hương (2008), Đại thử- sách dùng trong nghi lễ của người Dao Quần Chẹt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 156 48. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (Chủ biên), (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 50. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam (Tài liệu Nhân học), Hà Nội. 51. Nguyễn Đình Khoa (1983), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Dẫn liệu nhân chủng học), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Phan Ngọc Khuê (2003), Lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 53. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế (1995), Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Thái Nguyên. 54. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2004), “Bảo tồn và phát huy" hay "kế thừa và phát triển" văn hóa dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Kỷ yếu Hội thảo, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 56. Lý Dương Liễu (2004), Người Dao ở Lạng Sơn, Sở Văn hóa- Thông tin Lạng Sơn xuất bản, Lạng Sơn. 57. Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường (1959), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội, tr.119- 138. 58. Đỗ Đức Lợi (1997), Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt ở Bắc Thái, Luận văn Thạc sỹ lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 59. Hoàng Minh Lợi (1994), “Trang phục của người Dao Đỏ ở huyện Ba Bể và Nguyên Bình, Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội, tr. 37 – 42. 60. Lê Hồng Lý (1997), Một sinh hoạt văn hóa lễ hội của người Dao Họ ở Lào Cai, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1, năm 1997. 61. Triệu Hữu Lý (Sưu tầm và dịch), (1982), “Bàn Hồ - trường ca dân tộc Dao”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 157 62. Triệu Hữu Lý (Sưu tầm, biên dịch), (1990), Dân ca Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 63. Xuân Mai (1998), Múa nghi lễ trong lễ lập tịch của người Dao Họ ở Lào Cai, Trong cuốn" Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai" (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức tại Thái Nguyên, Tháng 12/1995, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội. 64. Xuân Mai, Phạm Công Hoan (2012), Lễ tục của người Dao ở Vĩnh Phúc và Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 65. Nguyễn Huy May (2008), Vai trò của già làng- trưởng họ trong đời sống cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (1971), Về Văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Vũ Phan (2001), Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở bản Phia Chang, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ văn hóa dân gian, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội. 70. Nguyễn Vũ Phan (2014), Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 1, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Đà Nẵng. 71. Nguyễn Vũ Phan (2014), Tính giáo dục và các thành tố văn hóa nghệ thuật trong lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 6, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Đà Nẵng. 72. Phong thổ ký Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Thái Nguyên (Minh đô sứ), (1972), Trúc Bình dịch, Ký hiệu 1058, Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 73. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, tập I, VI, Nxb Thuận Hóa, Huế. 74. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên) (1994), Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Giang xuất bản, Hà Giang. 158 75. Quyết định số 308/2005/QĐ - TTg, ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Nội. 76. Nguyễn Phúc Quyền (1971), Sự biến đổi trong tập quán của đồng bào Dao Quần Chẹt xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây từ du canh du cư đến định canh định cư, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Hà Nội. 77. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2012), Báo cáo khoa học, Khoa Quản lý Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 78. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học (Phan Ngọc Chiến dịch), Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 79. H. Russel Bernard (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 80. Chu Thái Sơn (Chủ biên) (2004), Người Dao, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 81. Lý Hành Sơn (1991), Vài khía cạnh về tâm lý người Dao Tiền (thể hiện qua tôn giáo tín ngưỡng), Tạp chí Dân tộc học, Số 4, Hà Nội, tr.47 – 49. 82. Lý Hành Sơn (1993), Làng Dao ở huyện Ba Bể, Bắc Kạn, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, Hà Nội, tr.47 - 51. 83. Lý Hành Sơn (2002), Lễ cấp sắc và bản sắc văn hóa người Dao, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội, tr.13-23. 84. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Lý Hành Sơn (2007), Tục cấp sắc ở người Dao và sự biến đổi của nó trong thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi, Trong cuốn" Phát triển nông thôn miền núi và dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Lý Hành Sơn (2013), Lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Trong cuốn Việt Nam học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ tư: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Tổ chức tại Hà Nội ngày 26 – 28/11/2012, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 731-746. 87. Lý Hành Sơn, Hoàng Minh Lợi (1995), “Nữ phục Dao Tiền ở Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Hà Nội, tr. 53-58. 159 88. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2009), Những bài ca giáo lý: Sách cổ người Dao, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 89. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2013), Báo cáo Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang. 90. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang (2013), Báo cáo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Tuyên Quang. 91. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Người Dao Quần Chẹt ở Vĩnh Phúc, Đề tài tiềm năng năm 2004 (Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học), Hà Nội. 92. Nguyễn Ngọc Thanh (2005), Người Dao Quần Chẹt ở Trung du Bắc Bộ, Đề tài cấp Viện năm 2005 (Lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học), Hà Nội. 93. Nguyễn Việt Thanh (Chủ biên) (2008), Nghi lễ người Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang xuất bản, Tuyên Quang. 94. Lê Ngọc Thắng, Đặng Việt Bích (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 95. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 96. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 97. Ngô Đức Thịnh (1998), Bàn Hồ trong folklore dân tộc Dao, Trong cuốn “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức tại thành phố Thái Nguyên, Tháng 12/1995), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội, tr.120 – 125. 98. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 99. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 160 100. Barfield Thomas (2006), Từ điển Nhân học, Bản dịch tiếng Việt, Tập 1,2, Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu TĐ 86, TĐ 89, Hà Nội. 101. Vương Xuân Tình, Trần Văn Hà (2007), Tác động của đô thị hoá đến sự biến đổi kinh tế - xã hội và văn hoá ở các tộc người vùng miền núi phía Bắc (1986- 2007), Báo cáo đề tài cấp viện Viện Dân tộc học (Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học), Hà Nội. 102. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 103. Vương Xuân Tình (2014), Văn hóa tộc người trong phát triển và hội nhập, Bài giảng chuyên đề, Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 104. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, Tuyên Quang. 105. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, Tuyên Quang. 106. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2013), Địa chí Tuyên Quang, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. X.A. Toocarev (1976), Góp phần nghiên cứu phương pháp khảo sát Dân tộc học về văn hóa vật chất, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu TLD 419, Hà Nội. 108. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009, Nxb Thống kê, Hà Nội. 109. Nguyễn Văn Trò (1970), Khảo sát một làng người Dao Quần Chẹt đã định canh định cư (chủ yếu về mặt kinh tế) ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Hà Nội. 110. Trung tâm Nhân chủng học và Sức khỏe cộng đồng (Viện Dân tộc học) (2005), Y học cổ truyền của người Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Đề tài tiềm năng, Hà Nội. 161 111. N.N. Tsebocxrov, J.A. Tsebocxrova (1975), Văn hoá là gì?, Tạp chí Dân tộc học, Số 1,2,3, Hà Nội, tr.87 – 100 (số 1); tr.110 – 125 (số 2); tr.112 – 122 (số 3). 112. Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn (2005), Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 113. Nông Quốc Tuấn (2003), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 114. Nguyễn Khắc Tụng (1994), “Về văn hóa vật chất của các dân tộc nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, Số 4, Hà Nội, tr. 3-6. 115. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Tập I, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 116. Nguyễn Khắc Tụng (1996), “Nhà ở người Dao xưa và nay”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Hà Nội, tr. 34-39. 117. Nguyễn Khắc Tụng, (1997), Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Hà Nội, tr. 30-37. 118. Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường (2004), Trang phục của người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 119. Bàn Thị Tư (1998), Sơ đồ phân loại các ngành Dao ở Việt Nam, Trong cuốn “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về người Dao, tổ chức tại thành phố Thái Nguyên, Tháng 12/1995), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội, tr.41-45. 120. Từ điển tiếng Việt (2007), Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng. 121. Vũ Thị Uyên (2008), Những biến đổi trong hôn nhân và ảnh hưởng của nó đến văn hoá gia đình truyền thống người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, Hà Nội. 122. Vũ Thị Uyên (2011), Tri thức dân gian về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Văn hoá học, Hà Nội. 123. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hoá Việt Nam đa tộc người, Nxb Giáo 162 dục, Hà Nội. 124. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII; XIV; XX. 125. Nguyễn Quang Vinh (1999), Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 126. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 127. Hà Văn Viễn, Hà Văn Phụng (1972), Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất bản, Tuyên Quang. 128. Viện Dân tộc học (1971), Một số vấn đề về phương pháp và kỹ thuật trong Dân tộc học (Tài liệu ghi chép cuộc báo cáo ngày 24/1/1961 của đồng chí Đặng Nghiêm Vạn tại Viện Sử học về tổ chức và phương pháp điền dã Dân tộc học), Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu: TL 22, Hà Nội. 129. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 130. Viện dân tộc học (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 131. Viện dân tộc học (1993), Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 132. Nguyễn Tuấn Việt (1998), Tục cấp sắc của người Dao Tuyển ở Bảo Yên, Luận văn tốt nghiệp khoa lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 133. Trần Quốc Vượng (1963), “Qua nghiên cứu Bình Hoàng Khoán Điệp thử bàn về gốc tích người Dao (Mán)”, Dân tộc, Số 40, Hà Nội. 134. Trần Quốc Vượng (1963), “Thử bàn về nguồn gốc người Dao”, Dân tộc, Số 41, Hà Nội. 135. Trần Quốc Vượng (1967), “Đôi điểm về lịch sử người Dao”, Nghiên cứu Lịch sử, Số 95, Hà Nội. 163 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC THẦY CÚNG VÀ NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU CHO LUẬN ÁN TT Họ tên Tuổi Nhóm Dao Địa chỉ Ghi chú 1 Bàn Văn Tiến 78 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Thầy cúng 2 Bàn Văn Kim 56 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Thầy cúng 3 Bàn Văn Hương 59 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Thầy cúng 4 Bàn Văn Tài 84 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Thầy cúng 5 Bàn Văn Hùng 52 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Người cung cấp thông tin 6 Bàn Văn Hòa 58 Cóoc Mùn Thôn Minh Lợi, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn Cung cấp thông tin 7 Lý Tiến Thành 1960 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 8 Lý Tài Tể 1952 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 9 Lý Trọng Bình 1952 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 10 Lý Quốc Kim 1951 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 11 Lý Tài Thành 1960 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Người cung cấp thông tin 12 Triệu Văn Tài 1944 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 164 13 Triệu Văn Thạch 1960 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 14 Triệu Văn Thành 1960 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 15 Triệu Văn Thanh 1967 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Người cung cấp thông tin 16 Triệu Văn Thắng 1950 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 17 Đặng Văn Kim 1957 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Người cung cấp thông tin 18 Đặng Văn Quang 1952 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Thầy cúng 19 Lý Văn Cam 1960 Ô Gang Thôn Bản Pài, xã Trung Minh, Yên Sơn Người cung cấp thông tin 20 Lý Văn Du 1936 Áo Dài Thôn Hao Bó, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 21 Bàn Văn Thốn 1950 Áo Dài Thôn Hao Bó, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 22 Lý Văn Hậu 1965 Áo Dài Thôn Hao Bó, Yên Thuận, Hàm Yên Người cung cấp thông tin 23 Lý Văn Tiến 1962 Áo Dài Thôn Hao Bó, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 24 Lý Quang Đạo ( Đã mất) 1941 Áo Dài Thôn Lục Khang, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 25 Lý Văn Vinh 1950 Áo Dài Thôn Lục Khang, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 26 Trần Văn Thiên 1955 Áo Dài Thôn Lục Khang, Yên Thuận, Hàm Yên Người cung cấp thông tin 27 Đặng Quang Trung 1958 Áo Dài Thôn Lục Sơn, Yên Thuận, Người cung 165 Hàm Yên cấp thông tin 28 Trương Quang Phúc 1965 Áo Dài Thôn Lục Sơn, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 29 Đặng Phương Tiến 1958 Áo Dài Thôn Cốc Phường, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 30 Đặng Văn Minh 1959 Áo Dài Thôn Khau Làng, Yên Thuận, Hàm Yên. Thầy cúng 31 Đặng Văn Giang 1966 Áo Dài Thôn Khau Làng, Yên Thuận, Hàm Yên. Người cung cấp thông tin 32 Bàn Văn Quý 1957 Áo Dài Thôn Khau Làng, Yên Thuận, Hàm Yên Thầy cúng 33 Đặng Quang Tiến 1965 Áo Dài Thôn Bơi, Yên Thuận, Hàm Yên. Thầy cúng 34 Bàn Kim Sơn 1937 Dao Đỏ Phia Chang, Sơn Phú, Nà Hang. Thầy cúng 35 Bàn Tiến Quân 1955 Dao Đỏ Phìa Chang, Sơn Phú, Nà Hang. Thầy cúng 36 Trương Chí Hướng 1940 Dao Đỏ Thổ Bình, Lâm Bình. Người cung cấp thông tin 37 La Phúc Quảng 1954 Dao Đỏ Thôn Khau Hán, Thổ Bình, Lâm Bình Thầy cúng 38 Bàn Văn Chí 1941 Dao Đỏ Thổ Bình, Lâm Bình Thầy cúng 39 Phùng Đức Thanh 1950 Quần Chẹt Thôn Lục Liêu, Thanh Phát, Sơn Dương. Thầy cúng 40 Dương Đức Thanh 1949 Quần Chẹt Thôn Tân Dân, Hợp Hòa, Sơn Dương Thầy cúng 41 Tướng Văn Các 1948 Quần Trắng Thôn Đá Bàn 1, Mỹ Bằng, Yên Sơn Thầy cúng 42 Phùng Dùng Khiền 1945 Dao Đỏ Bản Lục, Đà Vị, Na Hang. Thầy cúng 43 Chúc Tạ Sài 1956 Dao Đỏ Bản Lục, Đà Vị, Na Hang. Thầy cúng 44 Đinh Huyền Trang 1978 Kinh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người cung cấp thông tin 166 BẢNG SO SÁNH TIẾNG NÓI CỦA MỘT SỐ NHÓM DAO Ở TUYÊN QUANG TT Tiếng phổ thông Dao Đỏ Dao Tiền Dao Quần Chẹt Dao Ô Gang Dao Coóc Mùn Dao Quần Trắng Dao Áo Dài Dao Thanh Y 1 Mặt trăng há hả lơ hả hả há lá La lá 2 Mặt trời bùa nhoi mùa nhoi mù n hoi mùi hoi băn hoi pía nỏi bà noi ba nỏ 3 Mây buần buấn Buẩn buẩn buẩn văn Văn băn 4 Gió dáo dáo Dảo dảo dóa yao Yao yao 5 Nước vâm vu uâm Vâm vâm vâm vẩm Vẩm vẩm 6 Lửa tâu tâu Tâu tấu tau tầu Tâu tầu 7 Núi ca choon bò choon kỳ choon các hoon bau chây chầy 8 Đất đau đau Đau đau đau ni Nị đau 9 Đá lay piây bánh lập pây lập piê lật pây yăú Yăủ yău 10 Suối văn kỉân đố suông đú đố vẩm chẻn Văn kỉân vẩm kiển 11 Sông dài tùm vu uẩm Dài dài dài vẩm lủ Dài vẩm lộ 12 Biển khoi Khoi Khoi khoi pe hái khoi khoi khoi 13 Sấm pờ cấu bua Bua bủa bùa câu ma cỏng bà cỏng ba cỏng 14 Chớp bùa lĩnh bùa lịng bùa lỉng bờ lỉng pờ lỉng bù binh bùng bịt tấu bùng bít 15 Rừng kềm kềm Kim kim kềm kiêm kiêm kệm 16 Ruộng ling linh Ling ling ling ghin ghing ghing 167 17 Ao dàng bèo gàng Gàng ghiang ghiang giang giàng giang 18 Đường chau cau Cau kiau kiau ma kiaú Kiaú kiaú 19 Rộng quắng chuống quăng quăng chuăn quắng quắng quắng 20 Hẹp híp híp Hệp hịp hịp hip Gặp hẹp 21 Dài đao đao Đao đao đao dao Đao đáo 22 Ngắn năng ninh Nênh nênh năng ninh ninh ninh 23 Đói nhêu xả nhia xã Sia sia xia nhâu xã nhàu xà nhau xã 24 No pêu pêu Pêu piu puê píu Píu piu 25 Gày chãy cảy Cay kiay kiaý chay Kiaý ki ay 26 Béo chùn cùn Cũn cũn chùm cún quận kân 27 Thừa chễng thìa Thừa thừa thừa yàng yàng yăng 28 Thiếu xíâm xiếm Xiễm xiễm khiếm xẩm tho tho 29 Trong cà nhía nhũa cù nhua nhua nhua ka đi à cà ghía cà ghi à 30 Ngoài cà nhĩa điêm khố cờ nhãi nhãi khu ngoài cùng ngoài ca ngoai 31 Trên ngãi cà ngãi cũ ngãi ngãi kia ki minh cà chây cà chay 32 Dưới kà đia cà đia cờ đia đia đia ka -đi cà đi ca ri 33 Ngày lùng hoi lung n hoi Đùng hoi hoi lùng hoi ghi noi bà nòi bù nỏi 34 Đêm muấng lung muốn Lùng muôn moãn lùng muẫn ghi dặm bà dằm bu đăm 35 Năm n, híang n, híang nhẵng hĩăng híăn nhằng nhăng nhăng 36 Tháng ha há Lả hả hà là Nhà nha 168 37 Đi minh minh Minh minh minh ninh ninh ninh 38 Đứng xâu xâu Sáu sâu sâu thấu Thấu thâu 39 Ngồi chuấy chuấy nhuây nhuây nhuây kẹt thây ke e 40 Nằm puấy puấy Puấy puầy puây phây phây phâu 41. Chạy thiu thiu Thiu thiu thiu thiu Tiu thiu 42 Nhảy đếch pét Đich đích đếc đanh đảnh đảnh 43 Nghe muống muông muông muỗng muống mâm mung mùng 44 Nói coon coon Coon coon coon coong cóon cóon 45 Bán mãi mãi Mãi mãi mải mái Mai mái 46 Mua mái cho Cho cho mái mải Mai mài 47 Làm chấu chẩu Chẩu chẩu chấu ay Ay ay 48 Chơi đao hang Đao đao đạo ay đoa ay đáo ay đao 49 Vào pịa pịa Pịa pịa pịa chạ ya mù ya mù 50 Ra Xuất xuất Xuất xét xuất xặt xẹt xẹt 51 Đóng quân quân Quân quân quân căn kên Cỏn ban 52 Mỏ khoi khoi Khoi khoi khoi cỏi Cỏi khỏi 53 Cửa kẻng kèng Kèng kẻng kẻng kềng kẻng keng 54 Cột điều điều Điều điều điều pieó điều pieó ghiầu pieó ghicô 55 Phên dộng tát Gộng gộng gộng gòng gọng gong 56 Cầu thang chầu chiều Thậy thây thây thẩy Ti thẩy 169 57 Bàn thờ miên tỉa hùng lầu tía dạn miền tìa miên tìa lau tai gùng hòm gong hom 58 Nhà đất pieó đan pieó đao pieó đan pieó đan pieó đan ni pẩu pieó ni pieó ni pieó 59 Nhà sàn pieó làu pieó dản pieó pằn pieó pằn pieó pan pieó chéng Pieó dàn pieó ỳăng 60 Bát viên viên Viên viên viên oằn Vằn vắn 61 Đũa chầu chẩu Chẫu chẩu chẩu chấu châu châu 62 Đĩa tịp pàn Dõm dòm thon dỏm thanh tịp tịp tịp 63 Thìa phèo kèo Thia cang cang thề Ti bêu kẻng 64 Mâm bômi bom Bâm bâm bâm xàn Bẩm bôn 65 Cơm n háng n hằng n hẵng hẳng n hắng nằng nắng nắng 66 Canh lay thoon lạy thoon Lay lay lay ghi ấy ghi ấy vẩm ghi ấy vằm 67 Rau lay lay Lay lay lay ghi ấy mệng ghi ấy mẻng ghi ấy mệng 68 Rượu tiu tiu Tiu tiu tiu tiu Tiu tiu 69 Lợn tụng tung Tun tun tun tùng tung tùng 70 Gà chay chay Chay chay ki ay chay chảy chảy 71 Trâu ngùng ngùng ngồng ngồng ngùng ngoon ngòon ngoon 72 Bò ngùng viăn ngùng đoàng viăn ngồng viăn ngồng viều ngùng ngoon vàn ngoon vằng ngoon vàng 73 Chó chu cu Cu cu chu klu Kiô kíô 74 Mèo mùi lùm bờ lôm mờ lầm mờ lầm mờ lầm mào Mào mẻo 75 Hươu chung chung Chun chun chung chun chủn chủn 76 Nai dày dày Day dầy ghi hay cầm chay Cùm ỳay cum yay 170 77 Ong muấy muây muậy muây muây muỗi Máy mảy 78 Kiến diều chu thiêu Diều xiêu diêu xâu Xậu xâu 79 Chuột nao náu Nao náo náo đú Đủ đủ 80 Sâu (bọ) keng kanh ken ken ken kèn kẻng kẻng 81 Cá biau bieo Bieo biau biaú biaù Biau biau 82 Vịt áp áp Áp áp áp áp Áp ạp 83 Ngô mẹ mạy Mẹ mẹ cầm mẹ mãi piếu bung may piếu 84 Lúa biaù blào Bìaù biaù biaù blau Blàu blau 85 Sắn điăng đòi điăng đòi đòi him điăng đòi điăng đòi điăng đòi ghiăng dòi ýăng đòi 86 Khoai hậu hẩu Hẩu hấu hầu hâu Hâu đẩn 87 Một yệch yếch Yếch yệch yệch a À a 88 Hai i i I i i i I i 89 Ba pỏ pua Pua pua pua ô Pỏ pô 90 Bốn piây piây Pây piây piây piế Piẩy piấy 91 Năm pia pa Pia pia pia pia Pía pía 92 Sáu chú cố Cố cu có cho Chỏ chỏ 93 Bẩy xỉa xỉa Sịa thỉa sỉa nhi Nhi nhi 94 Tám hiệt hiệt Yêch xiệt ya yat Yăt yat 95 Chín đua đua Đùa đùa đùa đu Đù đu 96 Mười chiệp chiệp chiệp chiệp chiệp xặp Xặp xặp 171 97 Mười một chiệp yếch chiệp yếch chiệp yếch chiệp yếch chiệp yếch xặp yăt Xặp yăt xặp yat 98 Mười hai chiệp nhậy chiệp nhậy chiệp nhậy chiệp nhậy chiệp nhậy xặp nhi Xặp nhậy xặp nhậy 99 Hai mươi nhị chiệp nhị chiệp nhị chiệp nhị chiệp nhị chiệp nhị xặp nhị xập nhị xập 100 Một trăm pé pé Pé pé pé yăt pe à pẻ a pẻ 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_le_cap_sac_cua_nguoi_dao_tinh_tuyen_quang.pdf
Tài liệu liên quan