VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DOÃN VĂN
LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG LỊCH SỬ
QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
HÀ NỘI - 2018
N
G
U
Y
Ễ
N
D
O
Ã
N
V
Ă
N
L
U
Ậ
N
Á
N
T
IẾ
N
S
Ĩ K
H
Ả
O
C
Ổ
H
Ọ
C
H
À
N
Ộ
I - 2
0
1
8
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DOÃN VĂN
LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG LỊCH SỬ
QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC
Chuyên ngành:
227 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án La thành (Thăng long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO CỔ HỌC
Mã số: 9.22.90.17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Tống Trung Tín
2. PGS. Lê Văn Lan
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và được
trích nguồn rõ ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả Luận án
Nguyễn Doãn Văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn,
chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, sự trao đổi, đóng góp ý
kiến của các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan và cá nhân. Nhân đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy cô trong Khoa Khảo cổ học - Học viện Khoa học Xã hội, các thầy cô
trong Tổ bộ môn Khảo cổ học, Khoa lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV
Hà Nội, sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội, Lãnh đạo Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội, Viện Khảo cổ
học, Ban Chủ nhiệm các Dự án khai quật tuyến đê Bưởi và nút giao thông
Bưởi - Đội Cấn - Hoàng Hoa Thám, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo
tàng các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, chính quyền và
nhân dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ sự trân trọng và tri ân đến PGS. Lê
Văn Lan; PGS.TS Tống Trung Tín; TS. Nguyễn Thị Hòa; PGS.TS Bùi Văn
Liêm; TS. Trần Quý Thịnh; TS. Nguyễn Gia Đối; TS. Nguyễn Tiến Đông, là
những người Thầy, người cô đã dẫn dắt tác giả từ những nhận thức đầu tiên
cho đến định hướng, hướng dẫn trực tiếp để nghiên cứu sinh tiếp cận và thực
hiện luận án này.
Hơn nữa, sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình và bạn bè là
chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, nghiên cứu sinh rất
mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ giáo của các thầy cô, các nhà
nghiên cứu và đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn trên con đường nghiên cứu
của mình.
iii
MỤC LỤC
Bảng các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn
Danh mục phụ lục minh họa
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................. 5
7. Cơ cấu của luận án ............................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 6
1.1. Địa lý tự nhiên vùng đất Thăng Long - Hà Nội ................................ 6
1.2. La thành (Thăng Long) qua tư liệu thư tịch và bản đồ ................... 12
1.3. Lịch sử nghiên cứu khảo cổ La thành (Thăng Long) ...................... 17
1.4. Những nghiên cứu về La thành (Thăng Long)
nhận thức và vấn đề ........................................................................ 25
1.5. Tiểu kết chương 1 ............................................................................ 38
CHƯƠNG 2: LA THÀNH (THĂNG LONG)
QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC .......................................................... 40
2.1. Kết quả khảo sát La thành (Thăng Long) ........................................ 40
2.2. Kết quả khai quật địa điểm Đoài Môn (Ủng Thành) ...................... 44
2.3. Khai quật địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám ........................... 47
2.4. Khai quật tuyến đê Bưởi .................................................................. 55
2.5. Khai quật nút giao thông Ô Chợ Dừa .............................................. 77
iv
2.6. Di vật ............................................................................................... 84
2.7. Nhận thức về La thành (Thăng Long) qua tư liệu khảo cổ ........... 100
2.6. Tiểu kết chương 2 .......................................................................... 104
CHƯƠNG 3: LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG BỐI CẢNH CÁC
KINH THÀNH CỔ VIỆT NAM .................................................................. 107
3.1. Kinh thành cổ Cổ Loa (Hà Nội) .................................................... 107
3.2. Kinh thành cổ Hoa Lư (Ninh Bình) .............................................. 114
3.3. Kinh thành cổ Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) .................................. 121
3.4. Nghiên cứu so sánh La thành (Thăng Long)
với các kinh thành cổ ở Miền Bắc Việt Nam ................................ 126
3.5. Phương hướng bảo tồn La thành (Thăng Long) ............................ 134
3.6. Tiểu kết chương 3 .......................................................................... 137
KẾT LUẬN .......................................................................................... 139
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục minh họa
v
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
DTDT Di tích Danh thắng
ĐHTH Đại học Tổng hợp
KCH Khảo cổ học
KHXH Khoa học xã hội
KHXHNV Khoa học Xã hội và Nhân văn
NCLS Nghiên cứu Lịch sử
NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb Nhà xuất bản
TK Thế kỷ
Tr Trang
VH-TT Văn hóa - Thông tin
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vi
BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN
Bảng 1: Bảng thống kê hiện vật nằm trong các lớp đất đắp thành
DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA
BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam]
Bản đồ 2: Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội [Nguồn: Atlat địa lý
Việt Nam]
Bản đồ 3: Bản đồ khu vực nội thành Thành phố Hà Nội [Cổng giao tiếp
điện tử Thành phố Hà Nội]
Bản đồ 4: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn Hồng Đức bản đồ,
Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2499]
Bản đồ 5: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: An Nam hình
thắng chi đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A3034]
Bản đồ 6: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Thiên tải nhàn
đàm, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2006]
Bản đồ 7: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Toàn tập Thiên
Nam lộ đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A1081]
Bản đồ 8: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn: Thiên Nam tứ chí
lộ đồ, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A73]
Bản đồ 9: Hà Nội năm 1831 [Nguồn: Thư viện Quốc gia, ký hiệu
A2.3.32]
Bản đồ 10: Hà Nội thời Tự Đức 1866 và 1873 [Nguồn: Thư viện Quốc
gia, ký hiệu 2.3.24]
Bản đồ 11: Hà Nội năm 1888 [Nguồn: Bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ
cận, Nxb Thế giới, 2008]
vii
Bản đồ 12: Các điểm di tích thành Thăng Long thời điểm 1588 - 1592
[Nguồn: 27]
Bản đồ 13: Thành Thăng Long được xây dựng và phát triển qua các thời
kỳ lịch sử [Nguồn: 25, tr 21]
BẢN ẢNH
Bản ảnh 1: Một đoạn đê La thành ở đường Âu Cơ (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 2: Một đoạn đê La thành trên đường Nguyễn Khoái (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 3: Một đoạn đê La thành ở khu vực nút giao Cầu Giấy (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 4: Một đoạn đê La thành ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 5: Đền Voi Phục trên đường Thụy Khuê (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 6: Đền Bạch Mã trên đường Hàng Buồm (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 7: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 8: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 9: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 10: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 11: Mặt cắt La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 12: Một đoạn mặt cắt La thành ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: 7)
Bản ảnh 13: Một số vật liệu kiến trúc ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
viii
(Nguồn: 7)
Bản ảnh 14: Khu vực thi công các nút giao thông trên tuyến đường vành
đai II (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 15: Dấu vết tường thành bên dưới lớp rác ở Cầu Giấy (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 16: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Cầu
Giấy (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 17: Dấu vết tường thành ở Cầu Giấy (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 18: Chi tiết lớp đầm gạch ngói ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 19: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 20: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 21: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 22: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 23: Vết tích tường thành ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 24: Dấu tích kỹ thuật đầm đinh tại nút giao Đào Tấn (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 25: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Đào
Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 26: Mộ thời Đường ở chân La thành tại nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 27: Xử lý mộ táng ở nút giao Đào Tấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 28: Nghiên cứu nút giao Đội Cấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 29: Diễn biến địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao Đội
Cấn (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 30: Khai quật nút giao thông Bưởi năm 2015 (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 31: Địa tầng La thành (Thăng Long) ở nút giao thông Bưởi
ix
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 32: Kỹ thuật đầm và gia cố tường thành ở nút giao thông Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 33: Dấu vết kỹ thuật đầm đinh ở nút giao Bưởi (Nguồn: Tác
giả)
Bản ảnh 34: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 35: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi (Nguồn:
Tác giả)
Bản ảnh 36: Không ảnh khu vực nút Ô Chợ Dừa (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 37: Vị trí hố khai quật PR1 (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 38: Địa tầng vách Đông hố khai quật PR1 (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 39: Địa tầng hố PR2 Ô Chợ Dừa (Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 40: Địa điểm Đàn Xã Tắc (Nguồn: 57)
Bản ảnh 41: Địa điểm Đàn Xã Tắc (Nguồn: 57)
Bản ảnh 42: Một số mẫu gạch thời Lê Sơ ở nút giao Bưởi (Nguồn: 57)
Bản ảnh 43: Một số mẫu ngói thời Le Sơ ở nút giao Bưởi (Nguồn: 57)
Bản ảnh 44: Một số đồ gốm sứ ở Đê Bưởi (Nguồn: 57)
Bản ảnh 45: Một số đồ sành ở Đê Bưởi (Nguồn: 57)
Bản ảnh 46: Khai quật di tích Thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97)
Bản ảnh 47: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97)
Bản ảnh 48: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa (Nguồn: 97)
Bản ảnh 49: Các lớp đất đắp thành Trung - Cổ Loa (Nguồn: 97)
Bản ảnh 50: Toàn cảnh khu di tích Cố đô Hoa Lư (Nguồn: 14)
Bản ảnh 51: Một đoạn thành Dền -Hoa Lư (Nguồn: 14)
Bản ảnh 52: Quang cảnh La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
Bản ảnh 53: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
x
BẢN VẼ
Bản vẽ 1: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Đoài Môn (Nguồn:
BTLSQG)
Bản vẽ 2: Mặt bằng khai quật nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Ban quản lý
DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 3: Mặt bằng khai quật nút giao Đào Tấn (Nguồn: Ban quản lý
DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 4: Mặt bằng khai quật nút giao Đội Cấn (Nguồn: Ban quản lý
DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 5: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Ô Chợ Dừa (Nguồn: Ban
quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 6: Mặt cắt vách tây hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7)
Bản vẽ 7: Mặt cắt vách đông hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: 7)
Bản vẽ 8: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn:
Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 9: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Ban
quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 10: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đào Tấn (Nguồn:
Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 11: Mô phỏng mặt cắt tường thành qua nghiên cứu nút giao Đào
Tấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 12: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 13: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 14: Gạch ngói thời Lý Trần ở nút Văn Cao (Nguồn: 54)
xi
Bản vẽ 15: Đồ gốm sứ thời Lý ở nút Văn Cao (Nguồn: 54)
Bản vẽ 16: Đồ gốm sứ thời Trần ở nút Văn Cao (Nguồn: Ban quản lý
DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 17: Đồ sành từ thời Đinh đến Lê Trung Hưng ở nút Văn Cao
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 18: Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội) (Nguồn: 41)
Bản vẽ 19: Khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình) (Nguồn: 23)
Bản vẽ 20: Khu di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) (Nguồn: 76)
Bản vẽ 21: Hiện trạng La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
Bản vẽ 22: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cho đến cuối thế kỷ XIV, “Đại La thành” hay “La thành” là là tên
gọi được các bộ chính sử Việt Nam sử dụng để nói về vòng thành ngoài cùng
của Kinh thành Thăng Long. Đến nay, qua những nghiên cứu của các nhà sử
học, chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên cũng còn
nhiều điểm chưa rõ ràng đòi hỏi cần có thêm những chứng cứ rõ ràng hơn từ
công tác nghiên cứu khảo cổ học. Vì vậy, cần có một đề tài đi sâu nghiên cứu
về hệ thống tư liệu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) nhằm từ đó làm rõ
hơn về vị trí và vai trò của nó trong lịch sử Việt Nam.
1.2. Công tác nghiên cứu khảo cổ học về La thành (Thăng Long) được
bắt đầu từ năm 2003 với cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại địa
điểm Đoài Môn. Tiếp đó, trong các năm 2011, 2012 và 2013, Viện KCH đã
tiến hành khai quật khảo cổ 5 địa điểm tại tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám
và 1 địa điểm ở nút giao Ô Chợ Dừa, được xác định thuộc vòng thành ngoài
cùng của Kinh thành Thăng Long - Đại La thành hay La thành. Qua các lát
cắt đã xác định được các lớp đất đắp thành qua các thời kỳ lịch sử, và một
khối lượng lớn các di tích, di vật thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, từ thời Đại
La (thế kỷ VII - IX) đến thời Lê (thế kỷ XV - XVIII). Bước đầu dựa trên kết
quả khai quật đã minh chứng được lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của
La thành qua các thời kỳ lịch sử, góp phần vào kết quả nghiên cứu chung lịch
sử của kinh thành Thăng Long. Dẫu vậy, khối tư liệu này chưa được nghiên
cứu hệ thống nên đã gây không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi tìm
hiều về La thành (Thăng Long).
1.3. Trong suốt quá trình tồn tại với tư cách là Kinh đô hay là quân thành
của quốc gia, thành Thăng Long đã chịu nhiều các biến cố của lịch sử với sự
2
tàn phá ác liệt các cuộc chiến tranh, hơn nữa còn có sự tàn phá của thiên
nhiên. Do vậy, các di tích, di vật và qua các lát cắt của các hố khai quật bổ
sung nguồn tư liệu bằng vật thật vào các ghi chép của các nguồn sử liệu, làm
sáng rõ thêm các vấn đề tranh luận tồn tại từ nhiều năm nay từ đó giúp chúng
ta hiểu được lịch sử quy hoạch và xây dựng kiến trúc Kinh thành.
1.4. Các lớp đất trong kết cấu của La thành đã thể hiện được sự kiên cố,
được xây dựng với kỹ thuật cao, công tác xử lý rất tỉ mỉ đòi hỏi nguồn nhân
lực và vật lực lớn, các loại vật liệu tham gia vào việc xây dựng được sử dụng
một cách có chọn lọc, các quy trình xây dựng được tuân thủ chặt chẽ. Ở mỗi
một thời kỳ, La thành lại được gia cố, mở rộng thêm. Do vậy, việc nghiên cứu
La thành (Thăng Long) là góp phần tìm hiểu lịch sử xã hội Việt Nam, đồng
thời cũng có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật xây dựng thành quách của Việt Nam
trong lịch sử.
1.5. Được sự gợi ý của thầy hướng dẫn, tác giả đã chọn đề tài “La thành
(Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học” để hoàn thành luận án
Tiến sỹ. Với việc lựa chọn tên gọi La thành (Thăng Long), tác giả đề tài mong
muốn định danh đối tượng nghiên cứu và đề xuất một tên gọi chung cho di
tích ở khía cạnh khảo cổ học, tránh gây hiểu nhầm giữa “Đại La thành” thời
Bắc thuộc và “Đại La thành” là vòng ngoài của Kinh thành Thăng Long từ thế
kỷ X trở về sau. Việc triển khai đề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho việc tuyên
truyền quảng bá các giá trị của kinh thành Thăng Long, các kết quả thu được
sẽ phát huy trong tương lai nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tuyên truyền về
công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị, trong nhân dân và là cơ sơ để các
nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu các Kinh thành của Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Hệ thống hóa các tư liệu và những kết quả nghiên cứu khảo cổ học
về La thành (Thăng Long) từ trước đến nay.
3
2.2. Nghiên cứu hệ thống tư liệu, từ đó làm rõ kỹ thuật xây dựng, vật liệu
kiến trúc tham gia xây dựng nhằm tìm hiểu lịch sử xây dựng của La thành
(Thăng Long) qua các thời kỳ lịch sử.
2.3. Nghiên cứu so sánh với các vòng thành có cùng tính chất tương tự
như La thành (Thăng Long) nhằm tìm hiểu tính chất, quy mô, kỹ thuật và vai
trò của vòng thành ngoài cùng với các Kinh thành cổ của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào kết quả nghiên cứu của khảo cổ học tại các hố khai
quật trên tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa Thám hiện nay. Các tư liệu thư tịch và
những nghiên cứu, ghi chép về La thành (Thăng Long) cũng được sử dụng để
tham khảo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu di tích La thành (Thăng Long) là vòng thành ngoài
cùng của Kinh thành Thăng Long, hiện nay phân bố trong phạm vi các quận
nội thành của Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ thế kỷ X đến nửa
cuối thế kỷ XVII, tính từ khi hình thành Kinh thành Thăng Long đến khi La
thành (Thăng Long) hết vai trò lịch sử.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Luận án sử dụng phương pháp Duy vật lịch sử và Duy vật biện chứng
trong nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học như: khai
quật và lấy tư liệu tại hiện trường cũng như các kỹ thuật nghiên cứu khảo
cổ học trong phòng: thống kê, đo vẽ bằng chương trình Auto CAD, chụp và
xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop Đồng thời triệt để sử dụng các
4
phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về kỹ thuật, vật liệu xây
dựng và mối quan hệ giữa các di tích, di vật phát hiện được.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành, kết hợp với kết
quả nghiên cứu cổ địa lý, địa chất, địa mạo... Luận án còn sử dụng phương
pháp: nghiên cứu lịch sử kiến trúc Kinh thành nhằm tìm ra các đặc điểm riêng
của La thành (Thăng Long) trong bối cảnh chung của các Kinh thành ở Việt
Nam hiện còn nhận diện được.
4.3. Nguồn tư liệu:
Nguồn tư liệu chính của luận án được thu thập qua kết quả khai quật,
nghiên cứu tại các hố khai quật khảo cổ học tại tuyến đê Bưởi - Hoàng Hoa
Thám, đồng thời triệt để khai thác các nguồn sử liệu và các kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về La thành (Thăng Long).
Ngoài ra luận án còn khai thác một số nguồn tư liệu tại các Kinh thành cổ
như: Cổ Loa (Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình),... Các công trình nghiên cứu, bài
viết, thông báo khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến vòng thành ngoài cùng có cùng tính chất tương đồng với La thành
(Thăng Long).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu về La thành (Thăng Long).
5.2. Tìm hiểu một số đặc trưng kỹ thuật và vật liệu xây dựng La thành
(Thăng Long) trong nền cảnh các Kinh thành cổ Việt Nam.
5.3. Thông qua việc tập hợp hệ thống, tìm hiểu, xác định kỹ thuật và vật
liệu xây dựng của La thành (Thăng Long) nhằm xác định quy mô, phạm vi
phân bố và quá trình thay đổi của La thành (Thăng Long) trong lịch sử. Góp
phần vào việc nghiên cứu lịch sử Kinh thành Thăng Long, khẳng định giá trị
của La thành trong tổng thể quy hoạch chung của Kinh thành Thăng Long.
Đồng thời góp phần phát huy giá trị di sản La Thành (Thăng Long).
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
cơ quan quản lý văn hóa các cấp xây dựng các phương án quy hoạch bảo tồn
và phát huy giá trị của La thành (Thăng Long) và tổng thể khu di tích Kinh đô
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Những tư liệu được hệ thống hóa và kết quả nghiên cứu từ luận án cung
cấp thêm một nguồn tư liệu giúp các nhà khoa học, các bạn bè trong và ngoài
nước quan tâm đến lịch sử văn hóa Kinh đô Thăng Long - Hà Nội có thể
nghiên cứu, tìm hiểu.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: La thành (Thăng Long) qua tư liệu khảo cổ học
- Chương 3: La thành (Thăng Long) trong bối cảnh các kinh thành cổ
Việt Nam
Ngoài ra, trong luận án còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh
hoạ. Phần đầu của luận án có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục
các bảng biểu sử dụng trong chính văn, Danh mục phụ lục minh hoạ.
6
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Địa lý tự nhiên vùng đất Thăng Long - Hà Nội
Năm 2008, Hà Tây hợp nhất với Hà Nội. Hà Nội trở thành thủ đô lớn thứ
17 trên thế giới. Thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính, gồm các
quận, huyện, thị xã với tổng diện tích là 3.348,5km2.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Sông Hồng, Hà Nội tiếp giáp với 7 tỉnh và
thành phố gồm: phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc, phía
Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú
Thọ; phía Nam giáp các tỉnh Hoà Bình và Hà Nam (Bản đồ 1, 2).
Trước khi hợp nhất tính đến năm 2008, thành phố Hà Nội có tọa độ địa lý
từ 20o53’ đến 21o23’ vĩ Bắc và từ 105o44’ đến 106o02’ kinh Đông nằm ở châu
thổ Bắc Bộ, ngay tại vị trí sông Hồng chia nước đầu tiên ra biển qua sông
Đuống (Bản đồ 3). Lãnh thổ trước năm 2009, Hà Nội kéo dài theo chiều Bắc -
Nam là 53km, còn theo chiều Đông - Tây thay đổi từ gần 10km đến trên 30km.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; phía Đông giáp
tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam và Tây Nam
giáp tỉnh Hà Tây; còn phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Địa giới tự
nhiên với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang là sông Công và sông Cầu; với tỉnh
Vĩnh Phúc là đường phân thuỷ của phần kéo dài của dãy núi Tam Đảo và sông
Cà Lồ; còn với các tỉnh khác đường ranh giới được xác định theo các địa danh
hay đường giao thông và các địa vật khác. Nói chính xác hơn, Hà Nội nằm ở vị
trí chuyển tiếp từ đồng bằng thuần tuý (các huyện phía Nam) sang đồng bằng
xen gò (huyện Đông Anh), rồi đến vùng đồi gò (huyện Sóc Sơn). Đây cũng là
một trong những bộ phận cổ nhất của châu thổ sông Hồng. Với vị trí như vậy,
Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
7
Trước thế kỷ X, vùng đất Hà Nội ngày nay đã là thủ phủ của đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ. Năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư chuyển ra Thăng Long,
Hà Nội ngày nay đã trở thành Thủ đô của nước Đại Việt. Vị thế của Thăng
Long lúc bấy giờ đã được nói rõ trong bài Chiếu dời đô: “Thành Đại La
(Thăng Long) ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị
trí ở giữa bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc tiện hình thế núi sông sau trước.
Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không
khổ về ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy
là nơi hơn cả. Thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất
của đế vương” [31, tr 241].
Bài chiếu dời đô đấu thế kỷ XI này có thể coi là một bản tuyên ngôn địa
lý - chính trị, địa lý - chiến lược, địa lý - kinh tế, đối với mảnh đất trước đó đã
có quá khứ ngàn xưa và sau đó càng rạng rỡ với truyền thống “ngàn năm văn
vật” cho tới hôm nay ...
Thế kỷ XVIII, sử thần Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) viết: “ Đất Long Đỗ là
nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú
Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng trăm họ giàu có, phía Tây
thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng; phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền
Đông Nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng
trạm, là nơi trung tâm của nước bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông
là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà
hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hoành tráng, ngôi báu vững bền.
Hình thế nước Việt thật không nơi nào hơn được nơi này [43, tr 194].
Hà Nội địa dư do Dương Bá Cung soạn năm 1852 thời Nguyễn viết:
“Vùng Long Đỗ đất trải nghìn dặm, đường dẫn bốn phương. Mé Tây Bắc núi
giăng đệm yên mạch đất, phía Đông Bắc biển rộng bày hiểm hào trời. Núi thì
có Thiên Kiên, Hương Tích, Long Đọi, Nguyệt Hằng trải dài la liệt. Sông thì
8
có Lãng Bạc, Kim Ngưu, Đỗ Động, Tô Lịch uốn khúc quanh co. Trải qua các
triều đại đều đặt căn cứ trấn giữ nơi trọng yếu ở khoảng giữa Hoài Đức và
Thường Tín, có núi ôm sông bọc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển. Thế
đất rộng mà phẳng, cao mà thoáng, thế hùng vĩ lại hiểm trở, dày đặc và rộng
dài, xứng đáng làm nơi thành trì vững chắc, phên dậu một phương. Thụy
Hương, Lạc Tràng là nơi thông thương khách buôn lại qua, Chi Nê, Tốt Động
là điểm kiểm soát dân thượng du xuất nhập. Từ cổ xưa chốn này đã là một địa
hạt quan trọng. Tuy nhiên đây cũng là nơi trăm sông đổ tới, muôn suối dồn
về, vì vậy cứ tháng 5, tháng 6 thường có nước lũ dâng trào, đê điều chống
chọi với nước sông, thế nguy hiểm nhất so với các tỉnh khác” [74, tr 32] (Bản
đồ 9, 10).
Trải qua bao biến đổi thăng trầm, vùng đất này luôn là trung tâm kinh tế
- chính trị của cả nước. Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị ngày 21/1/1983 đã chỉ
rõ: “Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật,
đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của cả
nước” [6]. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở nước ta. Nhờ đó,
sự trao đổi về kinh tế, văn hoá, khoa học giữa các tỉnh, các vùng lãnh thổ
trong nước và với các nước trên thế giới rất thuận lợi. Vì vậy, trong phạm vi
cả nước, Hà Nội đã trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nằm trong tam
giác tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và sẽ trở thành một
vùng kinh tế năng động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Từ trước khi Lý Thái Tổ định đô, đất Long Đỗ Thăng Long đã trải qua
một quá trình biến đổi địa chất có tuổi nhiều chục triệu năm trở về trước. Hãy
trở ngược đến mốc thời gian khoảng chục triệu năm cách ngày nay. Thuở “tạo
thiên lập địa” dài lâu ấy, địa lý học lịch sử cho biết khu vực Hà Nội khi đó
còn là một vịnh biển sâu hàng trăm mét.
9
Khoảng hơn một triệu năm trước, bước sang kỷ Đệ Tứ (hay kỷ Nhân
Sinh), kỷ bắt đầu có con người sinh sống trên trái đất, Hà Nội nói riêng, cả
vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung vẫn tiếp tục chịu tác động mạnh mẽ của các
quá trình biển tiến, biển lùi, khi thì biển tiến chiếm ưu thế, khi thì đất liền
chiếm ưu thế.
Khoảng 20.000 - 18.000 năm cách ngày nay, ở khu vực Cổ Loa (huyện
Đông Anh), đất đai bằng phẳng, màu mỡ đã sớm trở thành một trung tâm tụ
cư sớm của người Việt ở đồng bằng châu thổ. Thời điểm này, biển lùi ra xa
nhất, mực nước biển ở độ sâu từ -90m đến -130m, khu vực Hà Nội và vùng
vịnh Bắc Bộ trở thành vùng đồng bằng ven biển hết sức lớn rộng.
Khoảng 18.000-6.000 năm cách ngày nay, nước biển lại bắt đầu tăng dần
lên. Cho đến khoảng 6000 - 5000 năm cách ngày nay, toàn bộ Hà Nội ngập
chìm trong biển tiến Flandrian.
Khoảng 5000 - 4000 năm cách ngày nay, biển lại lùi dần, hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông Thái Bình với lượng phù sa khổng lồ bồi tích lên đồng
bằng châu thổ trong đó có khu vực Hà Nội. Cửa sông Hà Nội cổ cạn dần tạo
nên một cảnh trí thiên nhiên hoang sơ, đẹp đẽ.
Khoảng 2500 - 2000 năm cách ngày nay, vùng đất Hà Nội hoàn toàn
không chịu tác động của biển và có hình dạng cơ bản như ngày nay. Đó là
một vùng đất khá rộng rãi, bằng phẳng cao ráo (xấp xỉ 6m - 9m so với mực
nước biển), trên bề mặt có nhiều đầm hồ, thỉnh thoảng xen lẫn doi đất cao như
địa điểm Đàn Xã Tắc (cao 6m - 7m so với mực nước biển). Tất cả nằm trọn
trong 3 con sông mà ca dao cổ đất kinh kỳ khái quát:
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
Cùng với đường bộ, đó là những con sông lịch sử - kinh tế - văn hoá,
đường giao thông thuận lợi nối liền Hà Nội với cả nước và thế giới bên ngoài.
10
Tại các tầng đất ở khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở địa
điểm 18 Hoàng Diệu, địa điểm Đàn Xã Tắc, về địa chất đã thấy rõ những lớp
phù sa sông màu mỡ phủ dày lên các lớp đất hình thành từ thời kỳ biển tiến.
Bề mặt địa hình của Hà Nội hầu hết là đồng bằng được cấu tạo bởi các
trầm tích châu thổ nằm ở các mực độ cao khác nhau (từ 5m đến trên 20m).
Địa hình đồi và núi thấp rất hạn chế, chỉ có ở huyện Sóc Sơn với đỉnh cao
nhất là núi Chân Chim cao 462 mét. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc
xuống Nam (từ Sóc Sơn qua Đông Anh rồi đến Thanh Trì) và từ Tây sang
đông (Từ Liêm qua Cầu Giấy sang Gia Lâm). Nhìn chung, có thể chia địa
hình Hà Nội thành 3 vùng khác nhau.
- Địa hình núi đồi xen gò phân bố ở phía Bắc thuộc huyện Sóc Sơn. Các
đồi ở đây có độ cao tương đối thấp, sườn thoải (khoảng 8o - 12o) được phát
triển trên các đá trầm tích, bột, sét kết. Các đồi thường có dạng kéo dài, chứ
không tròn như ở nơi khác. Dãy đồi - núi này chính là phần kéo dài của hệ
thống núi Tam Đảo. Xen giữa là các đồi là những thung lũng sông suối nhỏ
hẹp với trầm tích là cát, cuội, sỏi.
- Địa hình đồng bằng xen gò phân bố chủ yếu ở huyện Đông Anh và một
vài nơi khác ở huyện Sóc Sơn. Độ cao của bề mặt địa hình này chủ yếu từ
10m - 25m so với mực nước biển. Địa hình này được phát triển chủ yếu trên
trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc - một thành tạo của châu thổ vào cuối
Pleistocen thượn...thành Thăng Long đời Lý in trên tạp chí NCLS, số
6/1959 [3, tr 77-81]; Bàn thêm về nội thành Thăng Long thời Lý Trần Lê in
trên tạp chí NCLS năm 1966 [2, tr 57-63] của Trần Huy Bá; Thử bàn về vị trí
thành Thăng Long (trao đổi cùng Ông Trần Huy Bá) của Hoàng Xuân Chinh in
trên tạp chí NCLS năm 1959 [8, tr52-60]; Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước
thế kỷ XI) của Trần Quốc Vượng in trên tạp chí NCLS năm 1960 [73, tr 48-
57]; Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý Trần của Trần Quốc Vượng và
Vũ Tuấn Sán in trên tạp chí NCLS năm 1966 [75, tr 35-45]; Nhân đọc cuốn
“Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội” thử tìm hiểu về thành Thăng Long qua Lý,
Trần, Lê và các cửa ô cuối thế kỷ XVIII của Hoa Bằng in trên tạp chí NCLS
năm 1969 [5, tr 73-79]; Từ thành Đại La đến Thăng Long của Phạm Văn
Kỉnh in trên tạp chí NCLS năm 2000 [20, tr 17-21]; Hoàng thành Thăng Long
có hay không? in trên tạp chí Xưa và Nay năm 2004 [19, tr 21-22]; Về phức
hợp thành Thăng Long in trên tạp chí NCLS năm 2005 của Nguyễn Thừa Hỷ
27
[18, tr 16-22]; Về các tấm bản đồ thời Thăng Long đời Lê Hồng Đức (thế kỷ
XV) in trên tạp chí KCH năm 1981 [50, tr 32-70] và Thử xác định vị trí thành
Thăng Long từ hệ thống bản đồ trước thế kỷ XIX in trên tạp chí KCH năm
2004 [47, tr 51-56] của Bùi Thiết; Những hiểu biết mới về thành Thăng Long
in trên tạp chí KCH số 4 năm 2004 của Đỗ Văn Ninh [34, tr 21-35]; mục II.
Thành Thăng Long (thế kỷ XI-XIX) trong sách Lịch sử Hà Nội của Philippe
Papin viết năm 2001 [42, tr 58-64]... Đặc điểm chung của các công trình
nghiên cứu này là cơ sở tư liệu phục vụ nghiên cứu đều là những tư liệu được
ghi chép trong các bộ cổ sử phong kiến, các bản đồ cổ từ thời Lê Hồng Đức
và Lê Trung Hưng với tính ước lệ cao và từ quan sát thực địa với địa hình
thời hiện đại đã bị biến đổi nhiều bởi quá trình đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội.
Do vậy, những kết quả nghiên cứu đa phần là những ý kiến đoán định chưa có
điều kiện kiểm chứng trong thực tế.
Từ sau năm 2003, với kết quả nghiên cứu điền dã và những tư liệu khai
quật khảo cổ học mới được thu thập, nhiều bài nghiên cứu đã được công bố.
Có thể kể dẫn một số bài viết: Lại bàn về vị thế Hoàng thành Thăng Long in
trên tạp chí KCH số 4 năm 2004 của Trần Quốc Vượng [72, tr 5-9]; Vị trí khu
di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà
Nội qua các thời kỳ lịch sử in trên tạp chí KCH số 1 năm 2006 của Phan Huy
Lê [26, tr 5-27]; Vị trí, quy mô và vấn đề “trục chính tâm” của các công trình
kiến trúc cung đình trong Hoàng Thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn
bản in trên tạp chí KCH số 4 năm 2004 của Lê Văn Lan [24, tr 39-50]; Thăng
Long thời Lý - Trần - Lê dưới ánh sáng của các nguồn tư liệu mới in trên tạp
chí Khảo cổ học số 1 năm 2006 của Nguyễn Quang Ngọc [38, tr 28-34]. Đặc
biệt, từ tư liệu của các cuộc khai quật nghiên cứu các địa điểm thuộc khu vực
La thành (Thăng Long), một số nghiên cứu chuyên sâu đã được công bố như
các bài viết: Cấu trúc và niên đại của lũy thành Thăng Long tại địa điểm Văn
28
Cao - Hoàng Hoa Thám của Hà Văn Cẩn, Đỗ Đức Tuệ, Bùi Vinh đăng trên
tạp chí Khảo cổ học, số 4 năm 2012 [7, tr 65-74]; Nhận thức về địa điểm Ô
Chợ Dừa qua tư liệu khai quật khảo cổ học năm 2013 đăng trên tạp chí Khảo
cổ học số 6 năm 2015, [62, tr 35-41] và Nhận diện La thành Thăng Long qua
kết quả khai quật đê Bưởi đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2 năm 2016 [61, tr
15-25] của tác giả Nguyễn Doãn Văn. Ngoài ra một số bài thông báo về kết
quả khai quật cũng được viết gửi đến Hội nghị Thông báo NPHMVKCH năm
2013, 2014, 2015 và 2016. Những bài viết trên có đặc điểm chung là bên cạnh
nguồn tư liệu thư tịch cũ, còn được bổ sung thêm nguồn tư liệu khảo cổ thực
địa mới có độ tin cậy cao. Một số bài viết còn đi sâu hẳn vào lĩnh vực công bố
tư liệu khảo cổ học về La thành (Thăng Long).
Qua các bài nghiên cứu từ trước đến nay, có thể nhận thấy có ba nhóm
ý kiến liên quan đến nguồn gốc của La thành (Thăng Long) như sau:
- La thành (Thăng Long) có nguồn gốc từ thời Lý. Đây là vòng thành
do nhà Lý xây mới, chưa thấy mối liên quan gì đến các toàn thành thời Bắc
thuộc trước đó gồm An Nam La thành và Đại La thành mà đến nay ta vẫn
chưa xác định được vị trí xây dựng. Tiêu biểu cho nhóm ý kiến này là các học
giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán trong bài viết Bàn thêm về thành
Thăng Long thời Lý Trần năm 1966 [75, tr 35-45]; Phan Huy Lê trong Vị trí
khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long -
Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử năm 2006 [26, tr 8]; Nguyễn Thừa Hỷ trong
Hoàng thành Thăng Long có hay không? năm 2004 [19, tr 35] và Về phức
hợp thành Thăng Long năm 2005 [18, tr 16-22]; Lê Văn Lan trong Vị trí, quy
mô và vấn đề “trục chính tâm” của các công trình kiến trúc cung đình trong
Hoàng Thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản năm 2004 [24, tr 39-
50] Từ năm 1960, Trần Quốc Vượng đã mở đầu ý kiến này trong bài viết
“Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ XI)”. Theo đó, từ năm 607, Tống
29
Bình trở thành trung tâm chính trị của quận Giao Chỉ và luôn luôn được củng
cố qua các đời quan lại của triều đình phong kiến Trung Quốc lúc đó cử sang:
Năm 621, Khâu Hoà xây một thành nhỏ chu vi 900 bộ, gọi là Tử thành; Năm
767, Trương Bá Nghi đắp La Thành quy mô nhỏ, thành chỉ cao vài thước và
rất nhỏ hẹp, chưa lấy gì làm chắc chắn; Năm 801, Bùi Thái đắp bỏ những hào
rãnh, hợp làm một thành; Năm 808, Trương Châu sửa đắp lại La Thành của
Trương Bá Nghi, gọi là An Nam La Thành, cao 22 thước (khoảng 0,3m),
thành có 3 cửa, trên có lầu, cửa đông và cửa tây lầu có 3 gian, lầu ở cửa nam
có 5 gian; Năm 866, Cao Biền xây dựng Đại La thành. Thành có chu vi 1.980
trượng 5 thước, cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 6 thước, bốn
mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc, 55 lầu vọng dịch, 5 môn lâu, 6 ứng môn
(cửa tò vò), 3 ngòi nước, 34 con đường đi. Lại đắp đê chu vi 2.125 trượng 8
thước, cao 1 trượng 5 thước, chân để rộng 3 trượng. Lại dựng hơn 5.000 gian
nhà. Theo tính toán của tác giả thì chu vi của thành Đại La là khoảng 5,94km,
đê chu vi ngoài thành là 6,38km. Vậy đê chu vi ngoài thành chỉ cách hơn 50m
[73, tr.44-53]. Như vậy các tòa thành thời Bắc thuộc có quy mô nhỏ hơn
nhiều so với La thành (Thăng Long) và đến nay cũng chưa phát hiện vết tích
trên thực địa để có thể khảo cứu. Qua nghiên cứu tư liệu văn bản, Lê Văn Lan
cũng cho biết La thành (Thăng Long) chắc chắn đã được đắp lần đầu tiên vào
năm 1014 [24, tr 39]. Nhóm ý kiến này càng được củng cố bởi tư liệu từ các
đợt khảo sát điền dã liên ngành và khai quật khảo cổ tại vị trí La thành (Thăng
Long) trong những năm gần đây. Đặc biệt, tư liệu từ công tác khai quật khảo
cổ học tuyến đê Bưởi trong các năm 2012 - 2015 đã khẳng định thêm bằng sử
liệu vật thật rằng La thành (Thăng Long) ở vị trí khai quật bắt đầu được đắp
vào thời Lý [61, tr 15-25].
- La thành (Thăng Long) có nguồn gốc từ An Nam La thành và Đại La
thành được xây dựng từ thời Bắc thuộc. Trên cơ sở các vòng thành cũ từ thời
30
Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Việt Nam Lý - Trần - Lê đã đắp thêm để
củng cố lại vòng thành này. Tiêu biểu cho ý kiến này là Đỗ Văn Ninh trong
bài viết Những hiểu biết mới về thành Thăng Long năm 2004. Trên cơ sở
khảo cứu tư liệu cổ sử về các tòa thành được xây dựng từ thời Bắc thuộc, Đỗ
Văn Ninh cho rằng các tòa La thành, Đại La thành là trị sở của châu quận, đều
xoay quanh con sông Tô Lịch và được đắp theo kỹ thuật Trung Hoa. Bên
cạnh đó, từ suy luận Ủng thành là kiến trúc đặc hữu của người Trung Hoa, tác
giả cho rằng di tích Ủng Thành - Đoài Môn hiện hữu trên đường Bưởi - vị trí
gần nút giao Đội Cấn hiện nay, là một bộ phận của tòa thành Đại La do Cao
Biền đắp. Những nhận định trên đã đưa đến kết luận rằng thành của Cao Biền
đắp, vừa được ghi chép là La thành vừa được gọi là Đại La, được Lý Thái Tổ
sử dụng làm La thành cho tòa thành mới đắp vào đầu thế kỷ XI. Đến thời
Trần vẫn sử dụng vòng La thành thời Lý [34, tr 22-23]. Đây cũng là ý kiến
của nhóm các tác giả biên soạn phần lịch sử trong Tổng tập nghìn năm văn
hiến Thăng Long, cho rằng Vào đầu thời Lý đắp thành Thăng Long gồm gồm
hai vòng thành bao bọc lấy nhau, vòng thành ngoài chính là La thành của Cao
Biền, dấu vết La thành ngày nay vẫn còn khá rõ [57, tr 1652]. Đến nay, dưới
ánh sáng của các nguồn tư liệu mới, ý kiến này không nhận được nhiều sự
đồng thuận từ các nhà nghiên cứu khác.
- La thành (Thăng Long) có một phần ở phía giáp sông Tô Lịch là tòa
thành cũ thời Bắc thuộc và phần khác được triều Lý đắp thêm khi dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long. Như vậy, La thành (Thăng Long) có một phần vừa kế
thừa các đoạn thành cũ thời Bắc thuộc vừa có sự mở rộng xây dựng mới vào
những năm đầu thời Lý. Tiêu biểu cho nhóm ý kiến này là Nguyễn Khắc Đạm
trong tác phẩm Thành lũy phố phường và con người Hà Nội trọng lịch sử năm
1998 [11, tr 60] và Philippe Papin trong Lịch sử Hà Nội viết năm 2001 và
được dịch sang tiếng Việt năm 2010 [42, tr 63]. Theo đó La thành (Thăng
31
Long) thời Lý xây dựng năm 1010 chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch, ở phía Bắc
và phía Đông, qua Cầu Giấy xuống đường Giảng Võ hiện nay về phía Đông
Bắc nối vào bức tường thành cũ phía Nam do Cao Biền xây dựng (hiện nay là
đường Trần Phú), nối liền giữa hai tường thành cũ do người Trung Quốc xây
là An Nam La Thành (năm 806) và Đại La thành (năm 866) [42, tr 61-62].
Liên quan đến ý kiến này, là ý kiến của các nhà nghiên cứu, tiêu biểu là Trần
Quốc Vượng [74, tr 46], Lê Văn Lan [24, tr 45] cho rằng An Nam La
Thành và Đại La thành của thời Bắc thuộc có vị trí nằm ở khu vực gần trung
tâm Kinh thành Thăng Long xưa và phía gần đền Bạch Mã ngày nay. Khi Lý
Thái Tổ dời đô về Thăng Long đã xây dựng Hoàng thành ngay trên vị trí Đại
La của Cao Biền.
Quy mô, vị trí, cấu trúc và công năng sử dụng của Kinh thành Thăng
Long thời Lý, Trần và Lê Sơ là đề tài tranh luận sôi nổi, qua mỗi giai đoạn
đều có thêm các chứng cứ mới.
Về công năng sử dụng, ngoài Phillipe Papin cho rằng tường thành được
đắp bằng đất, gia cố bằng cọc tre, hoàn toàn không có vai trò phòng vệ mà chỉ
là một con đê bao bằng đất để ngăn lũ và vị trí của nó thường bị di chuyển
theo sự thay đổi của dòng sông [42, tr 63-64]; các nhà nghiên cứu đều thống
nhất La thành là vòng tường thành khép kín, cơ bản dựa theo địa thế tự nhiên
mà xây đắp. Vòng thành này đắp bằng đất, phía ngoài có lợi dụng sông Hồng,
sông Tô Lịch và nhiều đầm hồ làm hào tự nhiên [57, tr 1652].
Các tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán trong bài viết “Bàn thêm
về thành Thăng Long thời Lý Trần” [75, tr 35-45] dựa trên các nguồn tư liệu
sử và trên thực địa, đã chứng minh “Đại La thành hay La thành chỉ là một,
theo nguyên nghĩa chỉ là tường lũy, vây quanh một cái thành. Chu vi la thành
của Cao Biền khoảng hơn 6km5, quy mô thành trong chưa đến 6km, nghĩa là
còn bé hơn cái thành Hà Nội kiểu Vauban xây thời Nguyễn”. Đại La thành
32
hay La thành đến đời Lý Trần luôn luôn được bổ sung, sửa chữa thay đổi và
nó là địa giới bao quanh kinh thành Thăng Long. “La thành hay Đại La thành
thực hiện hai chức năng: Là thành lũy bảo vệ toàn bộ kinh thành Thăng
Long; Là đê phòng lụt (phòng nước lụt của sông Hồng và các chi lưu của nó).
Chính vì vậy mà năm 1103 vua Lý xuống chiếu cho trong ngoài kinh thành
đều phải đắp đê ngăn nước: năm 1108 nhà Lý đắp đê ở cảng Cơ Xá và năm
1165 củng cố Đại La thành ở cửa Triều Đông. Tất nhiên trong điều kiện chế
độ phong kiến thời bấy giờ, mặc dầu đã có đê La thành vây bọc thỉnh thoảng
kinh thành Thăng Long vẫn bị lụt”.
Về quy mô, vị trí và không gian phân bố của La thành (Thăng Long)
thời Lý, Trần và Lê Sơ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, từ những năm 70 của thế kỷ XX đã
cho biết Đại La thành thời Lý - Trần là những thành đất bao quanh kinh thành
Thăng Long, La thành phía Đông là con đê sông Hồng -quãng chạy theo Kinh
thành ngược lên khu vực Hồ Tây; đường Hoàng Hoa Thám, đường đất cao
chạy dọc theo tả ngạn sông Tô lịch từ Yên Thái (Bưởi) đến Ô Cầu Giấy qua
Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên, đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát
Chân cho đến Ô Đống Mác gặp con đê cũ của sông Hồng. Đó là một đường
cong tự do. Có thể xác định được 4 cửa thành bao gồm: cửa thành Ô Chợ
Dừa, cửa thành Vạn Xuân, cửa thành Tây Dương (khoảng vị trí Cầu Giấy) và
cửa thành Triều Đông (vị trí dốc Hàng Than, Hòe Nhai hiện nay) [74, tr 65-
67]. Ý kiến này được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận.
Trần Huy Bá trong bài viết Bàn về nội thành Thăng Long thời Lý Trần
Lê đã ủng hộ quan điểm của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán [2, tr 57-63].
Hoàng Xuân Chinh khi trao đổi với Trần Huy Bá về vấn đề Thử bàn về vị
trí thành Thăng Long (trao đổi cùng Ông Trần Huy Bá), cho rằng vòng ngoài
của thành Thăng Long “theo đường Hoàng Hoa Thám lên Yên Thái qua Cầu
33
Giấy, bao quanh chùa Linh Lang rồi theo đường có tên F.Garnier đến làng
Thịnh Hào thì rẽ qua đường Đại La đến bến ô tô Kim Mã, chạy tiếp giáp với
thành Hà Nội về phía nam” [8, tr 52-60], mà ngày nay bao gồm các con đường:
Hoàng Hoa Thám, Bưởi - Cầu Giấy, và đường Đê La thành.
Riêng Philippe Papin trong Lịch sử Hà Nội cho rằng La thành xây dựng
năm 1014 bao bọc cả Hồ Tây. Bức tường thành này chạy dọc theo sông Tô
Lịch và sông Kim Ngưu, có cống thoát lũ và các cửa ô. Hiện chúng ta biết 3
cửa ô: cửa Trường Quảng dẫn xuống Đàn Xã Tắc, cửa Đại La dẫn xuống Đàn
Nam Giao và cửa Triều Đông ở bờ sông Hồng [42, tr 63].
La thành (Thăng Long) ở thời Lê Trung Hưng có nhiều thay đổi so với
các thời kỳ Lý - Trần - Lê Sơ trước đó. Các sự kiện chép trong cổ sử khá rõ
ràng và các nhà nghiên cứu có sự thống nhất cao khi nghiên cứu về La thành
ở giai đoạn này. Trong giai đoạn nội chiến Trịnh - Mạc, khi đó để đề phòng
các cuộc tấn công của quân Lê - Trịnh vào Thăng Long, nhà Mạc đã cho đắp
mở rộng vòng La thành vào năm 1588, bao gồm ba lần lũy, chu vi rộng dài
bao gồm cả vùng Hồ Tây. Tới năm 1592, khi Trịnh Tùng tiến quân ra Thăng
Long diệt Mạc, tòa thành này bị san bằng, phá hủy [31, tr 173]. Đến năm
1749, trước sự uy hiếp kinh đô của nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu, chúa Trịnh
Doanh bèn sai đắp lại thành và gọi tòa thành này là Đại Đô. Lũy đất mới này
so với những thành Đại La trước kia nhỏ hơn nhiều, bỏ ra ngoài khu vực Hồ
Tây và khu 13 trại phía Tây (sau này là tổng Nội), mở ra nhiều cửa ô, đặt lính
canh phòng cẩn mật, tồn tại cho đến thế kỷ XIX, hiện nay vẫn còn dấu tích.
Trên các bản đồ Hồng Đức, lũy đất Đại La không thể hiện một cách đầy đủ
khép kín, có bản đồ không vẽ (Bản đồ 4, 5, 6, 7, 8). Có thể nêu một số ý kiến
tiêu biểu như sau:
Hoa Bằng trong bài viết “Nhân đọc cuốn “Cổ tích và thắng cảnh Hà
Nội” thử tìm hiểu về thành Thăng Long qua Lý, Trần, Lê và các cửa ô cuối
34
thế kỷ XVIII” [5, tr 73-79] đã nhận định thời Lý - Trần kinh thành Thăng
Long có cùng quy mô và vị trí, tuy nhiên sau 20 năm Minh thuộc (sau năm
1428) thì quy mô của thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là
trong giai đoạn nội chiến Trịnh - Mạc, khi đó để đề phòng các cuộc tấn công
vào Thăng Long, Kinh thành được mở rộng về mặt bắc. Năm 1588, nhà Mạc
lại sai quân và dân ở Tứ trấn đắp thêm 3 lần lũy đất ở ngoài thành Đại La.
Lũy đất này bắt đầu từ Nhật Chiêu qua Tây Hồ, suốt Cầu Dừa tới Thanh Trì
đến sát phía tây bắc sông Nhị; thân lũy cao hơn thành Thăng Long đến vài
trượng, rộng 25 trượng, đào ba lần hào. Lần nào cũng trồng tre và cây, tất cả
chiều dài của lũy có đến vài mươi dặm.
Nguyền Thừa Hỷ trong bài viết “Về phức hợp thành Thăng Long” [18, tr
16-22] đã nhận định La thành (Thăng Long) được đắp năm 1014, đã được
nhiều lần gia cố, sửa đắp, mở rộng (trong các năm 1078, 1230, 1477). Năm
1588,nhà Mạc đã đã cho đắp một thành Đại La mới, bao gồm ba lần lũy, chu
vi rộng dài bao gồm cả vùng Hồ Tây. Tới năm 1592, Trịnh Tùng phá tòa
thành này. Năm 1749, chúa Trịnh Doanh sai đắp lại gọi là Đại Đô.
Nói chung, giai đoạn từ năm 2003 đến nay, cùng các kết quả của các
cuộc khai quật tại Hà Nội được công bố, công tác điều tra, nghiên cứu tổng
thể về thành Đại La và Kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê được đẩy
mạnh, từ đó một số kết quả nghiên cứu mới về qui mô, vị trí, và cấu trúc của
Kinh thành Thăng Long đã được công bố dựa trên các nguồn tư liệu mới.
Thành tựu nghiên cứu về La thành (Thăng Long) được Phan Huy Lê tổng kết
từ các quan điểm của các nhà nghiên cứu và đưa ra kết luận trong bài viết “Vị
trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long -
Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử” [26, tr 3-24]. Theo đó, “Vòng thành ngoài
cùng đắp bằng đất năm 1014, năm 1078 sửa đắp gọi là thành Đại La. Trong
sử biên niên, tên thành Đại La xuất hiện nhiều lần vào các năm: 1078, 1154,
35
1165, 1170, 1230, 1243. Tên thành cũng có tài liệu gọi là La Thành hay chú
thích thành Đại La tức là La Thành và phân biệt với thành Đại La thời thuộc
Đường.
Nói chung các nhà khoa học không có nhiều bất đồng về vòng thành này
và đều thống nhất cho rằng vòng thành dựa theo bờ sông Tô Lịch ở mặt bắc,
mặt tây, sông Kim Ngưu ở mặt nam và sông Nhị (sông Hồng) ở mặt đông.
Các dòng sông tự nhiên này được sử dụng như lớp hào bên ngoài và hệ thống
giao thông đường thủy, hệ thống tiêu thoát nước rất tiện lợi. Thành Đại La
giữ vai trò vừa là luỹ phòng vệ vừa là đê ngăn lũ lụt. Vòng thành này cũng
qua nhiều lần bồi trúc và sửa đắp, ít nhiều xê dịch theo sự bồi lấp hay xói
mòn của dòng sông. Dòng sông Tô Lịch và Kim Ngưu còn được thể hiện rất
rõ trên các bản đồ cổ từ bản đồ Hồng Đức thời Lê đến các bản đồ thời
Nguyễn thế kỷ XIX, nhưng nói chung bị bồi lấp và thu hẹp dần. Hiện nay dòng
sông Tô Lịch ở phía tây còn rõ và gần đây được cải tạo, kè bê tông trong hệ
thống thoát nước của Hà Nội. Còn dòng phía bắc thì vào đầu thế kỷ XIX khi
nhà Nguyễn xây dựng thành Hà Nội, dòng sông này được nối với hào phía tây
bắc rồi đổ ra sông Nhị khoảng phố Nguyễn Siêu - Chợ Gạo hiện nay. Cửa
sông Tô hay Giang Khẩu xưa ỏ khoảng đó. Trên các bản đồ thế kỷ XIX, đoạn
sông Tô này thể hiện khá rõ. Sau khi thành Hà Nội bị phá hủy và san bằng,
đoạn sông Tô từ Thụy Khê đến Giang Khẩu cũng bị lấp dần. Hiện nay dòng
sông Tô phía bắc chỉ còn lại một đoạn phía tây như dòng nước hẹp dọc theo
phía nam đường Thụy Khê cho đến đốc Tam Đa. Sông Kim Ngưu còn thể hiện
rõ trên các bản đồ cổ thời Lê và thời Nguyễn, nhưng hiện nay đã bị lấp hoàn
toàn.
Thành Đại La thời Lý - Trần trên đại thể, mặt bắc chạy dọc theo bờ nam
sông Tô Lịch khoảng đường Hoàng Hoa Thám hiện nay, mặt tây theo bờ đông
sông Tô Lịch tức đường Bưởi từ Yên Thái đến ô Cầu Giấy và mặt nam theo
36
bờ bắc sông Kim Ngưu khoảng đường La Thành - Đê La Thành - Đại Cồ Việt
- Trần Khát Chân từ Cầu Giấy đến ô Đống Mác hiện nay. Thành Đại La phía
đông là đê sông Nhị và chịu ảnh hưởng của sự bồi lở của bờ sông theo xu
hướng chung là quá trình bồi tụ bờ hữu ngạn làm cho dòng sông bị chuyển
dịch dần về phía đông. Ví như năm 1165, thành Đại La ở cửa Triều Đông
phải đắp lùi vào 75 thước (khoảng 24 m) và xây bằng gạch đá vì xói lở của
nước sông Nhị. Hay như năm 1230, nhà Trần “mở rộng phía ngoài thành Đại
La”, “xây đắp thêm bốn cửa thành ở phía ngoài thành Đại La”. Thật khó xác
định vị trí đoạn phía đông thành Đại La thời Lý - Trần, nhưng chắc chắn còn
nằm sâu vào phía tây so với đê sông Hồng hiện nay. Cho đến cuối thế kỷ
XVIII, Hải Thượng Lê Hữu Trác trong chuyến lên Kinh chữa bệnh cho thế tử
Trịnh Cán năm 1782, lúc trở về còn xuống thuyền ở bến đò chùa Tràng Tín.
Chùa Tràng Tín còn dấu tích ở phố Hàng Chuối hiện nay mà vào thế kỷ XVIII
còn là bến đò, điều đó chứng tỏ lúc bấy giờ sông Nhị còn ăn sâu vào phía tây
so với dòng sông hiện nay.
Theo các sử liệu hiện còn, thành Đại La thời Lý, Trần mở các cửa: Triều
Đông (khoảng dốc Hòe Nhai xuống), Tây Dương (ô Cầu Giấy), Trường
Quảng (ô Chợ Dừa), Cửa Nam (ô Cầu Dền), cửa Vạn Xuân (ô Đống Mác).
Mặt đông của thành Đại La giáp bờ sông Nhị, có hai bến sông giữ vai trò hai
bến cảng quan trọng của kinh thành: Giang Khẩu tức cửa sông Tô Lịch và
cửa Triều Đông hay Đông Bộ Đầu hay Bến Đông (dốc Hòe Nhai xuống)”. Và
thành Đại La hầu như không hề thay đổi về vị trí, mà được đắp lại trong các
thời kỳ, đặc biệt diễn ra trong các năm: năm 1588 thành Đại La được mở rộng
lên mặt bắc, bao quanh cả Hồ Tây và phía ngoài có ba lớp lũy bảo vệ. Đây là
lần mở rộng quy mô thành Đại La lớn nhất nhưng hoàn toàn do nhu cầu chiến
tranh và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, “đắp thêm ba lớp lũy phía ngoài thành
Đại La ở Thăng Long, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu, vượt qua Hồ Tây, qua
37
Cầu Dừa đến Cầu Dền suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị, cao
hơn thành Thăng Long đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào ba lớp hào, đều
trồng tre, dài đến mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành”. Đầu năm
1592 , thành Đại La và hệ thống hào lũy phòng vệ bên ngoài bị phá hủy trước
sức tấn công của quân Trịnh “san phẳng lũy đất đắp thành Đại La dài đến
mấy ngàn trượng, phá hết bụi rậm gai góc, cào lấp hào rãnh, phá hết thành
bằng đất” [31, tr 173]. Thành Đại La và hệ thống hào luỹ phòng vệ bên ngoài
bị phá huỷ và từ đó Kinh thành Thăng Long chỉ còn lại Hoàng thành và Cấm
thành. Năm 1749, trước mối đe doạ của khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh
Doanh cho sửa đắp thành Đại La nhưng thu nhỏ lại, loại bỏ Hồ Tây và khu
vực phía tây ra khỏi phạm vi kinh thành, gọi là thành Đại Đô.
Nhìn chung, đến nay các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống nhất La thành
(Thăng Long) được đắp lần đầu năm 1014, bằng đất. Thời Lý - Trần gọi là
thành Đại La, cũng có tài liệu gọi là La Thành hay chú thích thành Đại La tức
là La Thành và phân biệt với thành Đại La thời Bắc thuộc. Dấu tích của La
thành (Thăng Long) thời Lý - Trần còn để lại khá rõ và được các nhà sử học,
khảo cổ học xác định quy mô khá chính xác như sau: Từ phía Bắc, thành chạy
men theo phía nam của sông Tô Lịch mà dấu tích hiện còn là đường Hoàng
Hoa Thám. Con đường này chạy từ đông sang tây đến dốc Bưởi, thì ngoặt về
phía nam (đường Bưởi) và tiếp tục men theo dòng sông Tô Lịch chạy đến Ô
Cầu Giấy, thì ngoặt sang phía đông theo đường Đê La Thành - Đại Cồ Việt -
Trần Khát Chân - Ô Đông Mác. Ở phía Đông, thành chính là đê sông Hồng
[26, tr 22]. Thành mở các cửa: Triều Đông (khoảng dốc Hoè Nhai xuống),
Tây Dương (Ô Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu
Dền), cửa Vạn Xuân (Ô Đống Mác). Trong đó, Ô là tên gọi về sau có thể từ
khoảng năm 1749 [75, tr40]; [26, tr 9] (Bản đồ 12).
38
Những kết quả nghiên cứu trên về La thành (Thăng Long) là khá toàn
diện và rõ ràng. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn cần tiếp tục được triển khai
nghiên cứu như: kỹ thuật đắp thành qua từng giai đoạn lịch sử, những bằng
chứng bằng sử liệu vật thật trên thực địa và đặc biệt là các vấn đề nghiên
cứu được trình bày tản mát ở nhiều công trình khác nhau, chưa được hệ thống
hóa nên khó theo dõi.
1.5. Tiểu kết Chương 1
Với vị trí nằm ở đỉnh châu thổ Bắc Bộ, với gần một ngàn năm giữ vị trí
trung tâm của đất nước, Thăng Long - Hà Nội trở thành một trong những thủ
đô có lịch sử lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Với
vị thế “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam
bắc đông tây, vùng đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, muôn
vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”, Thăng Long - Hà Nội đã và đang là nơi hội
tụ và tỏa sáng tinh hoa đất nước, khí thiêng sông núi. Qua bao thăng trầm,
biến thiên của lịch sử, thành phố rồng bay không ngừng phát triển nhằm
khẳng định vị thế “thắng địa”, “tụ hội quan yếu của bốn phương” để trở
thành “nơi thượng sư mãi muôn đời”.
Những “La thành”, “An Nam La thành”, “Đại La thành” được ghi chép
từ rất sớm trong cổ sử Trung Hoa và Đại Việt, và cho biết chúng được xây
dựng trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX nhưng hiện chưa thấy di tích
để kiểm chứng. La thành (Thăng Long) hiện biết, theo cổ sử Việt Nam còn
được gọi là La Thành hay thành Đại La, được đắp khởi đầu vào đầu thời Lý
(năm 1014) và liên tục được tu bổ, bồi đắp, mở mang trong các thời đại phong
kiến độc lập về sau. Đến nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, La thành
(Thăng Long) chỉ còn hiện hữu dưới dạng những đoạn phế tích. Điều đáng
tiếc hơn nữa là những bản đồ vẽ về thành Thăng Long từ thời Lê Hồng Đức
lại không có tỉ lệ và mang tính ước lệ cao, gây nên nhiều khó khăng cho công
39
tác nghiên cứu về La thành (Thăng Long) trong lịch sử. Đó là một thực tế khó
khăn cho các nhà nghiên cứu song dường như thế mà nó trở thành đề tài thu
hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trên cơ sở những tư liệu trong thư tịch cổ, trong những năm qua đã có
rất nhiều các nhà nghiên cứu khảo về Thành và La thành (Thăng Long). Tuy
nhiên, nghiên cứu về La thành (Thăng Long) từ góc độ khảo cổ học chỉ bắt
đầu từ năm 2003 với cuộc khai quật địa điểm Đoài Môn và thực sự được chú
trọng với các cuộc khai quật từ năm 2010 - 2015 tại các nút giao thông trên
tuyến đê Bưởi và Ô Chợ Dừa. Kết quả nghiên cứu khảo cổ đã đưa ra ánh sáng
cấu trúc của La thành (Thăng Long) qua các thời đại lịch sử Lý - Trần - Lê.
Có thể nói, việc nghiên cứu La thành (Thăng Long) đã được gợi mở từ
những năm 60 của thế kỷ XX dựa trên các nguồn tư liệu chữ viết, tuy nhiên
phải đến những năm đầu của thế kỷ XIX, thông qua kết quả của các cuộc khai
quật tại các vị trí thuộc La thành trên thực địa hiện nay, thì vấn đề nghiên cứu
về La thành (Thăng Long) mới dần được sáng rõ hơn.
Do vậy, có thể khẳng định, vấn đề nghiên cứu La thành (Thăng Long)
qua các nguồn tư liệu trên thực địa, tư liệu khảo cổ học là rất mới góp phần
làm sáng tỏ hơn những vấn đề hiện đang được đặt ra trong nghiên cứu La
thành (Thăng Long) trên trên các phương diện: quy mô, vị trí, cấu trúc, niên
đại và kỹ thuật xây dựng. Từ đó xác định rõ hơn vai trò và vị trí của La thành
(Thăng Long) trong tổng thế cấu trúc kinh đô Thăng Long và trong lịch sử
dân tộc.
40
CHƯƠNG 2:
LA THÀNH (THĂNG LONG) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC
2.1. Kết quả khảo sát La thành Thăng Long
Cuối năm 2012, Ban quản lý DTDT Hà Nội và Viện KCH đã tiến hành
khảo sát hiện trạng La thành theo các tuyến phố Bưởi - Hoàng Hoa Thám -
Thụy Khuê - Thanh Niên - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Trần Khát
Chân - Đại Cồ Việt - Đê La Thành - La Thành nhằm tìm hiểu quy mô, vị trí
và hiện trạng di tích và vết tích còn lại của vòng La thành. Quá trình khảo sát
mở rộng cả các tuyến phố Lạc Long Quân và tuyến đê Âu Cơ - Nghi Tàm -
Yên Phụ mục đích tìm hiểu về vòng La thành mở rộng dưới thời Lê Trung
Hưng (năm 1588).
Đường Bưởi là tên gọi đoạn luỹ đất từ Chợ Bưởi đến ngã tư Cầu Giấy,
xưa là đất kẻ Bưởi, thuộc Thập Tâm Trại, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, nơi
hợp lưu hai con sông cổ Thiên Phù và Tô Lịch. Tuyến đường có địa hình cao,
dốc, chiều dài khoảng 2,5km, kéo dài từ ngã tư Cầu Giấy đến ngã ba giao với
Hoàng Hoa Thám. Hiện nay, đường Bưởi ở trên cao hơn so với đường Bưởi ở
dưới khoảng 3 - 5m. Có thể xác định một lũy đất ngăn lũ lụt và mang tính
chất quân sự của các vương triều phong kiến. Liên quan đến tuyến đường có
di tích Đền Quán Đôi nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc địa phận làng An Phú,
phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy).
Đường Hoàng Hoa Thám, xưa người dân thường gọi là Đường Thành.
Theo bản đồ Thăng Long đời Hồng Đức (1470 - 1497) thì đây chính là một
trong hai dãy tường thành phía Bắc (tường kép) của toà thành Thăng Long.
Đường có chiều dài 3.32m, tiếp nối phố Phan Đình Phùng đến chợ Bưởi. Hiện
nay, nhà cửa xây dựng san sát 2 bên đường, nhưng nhiều ngõ nhỏ cho thấy
trước đây đường Hoàng Hoa Thám cao hơn nhiều so với xung quanh. Độ cao
41
của đường nhìn rõ nhất là cung đường đi qua vườn Bách Thảo, đường cao
khoảng 5 - 6m và dốc thẳng đứng.
Đường Thụy Khuê dài 3,2km, từ Quán Thánh chạy vòng vèo lượn theo
bờ bắc sông Tô Lịch và bờ nam hồ Tây, cho đến chợ Bưởi, gặp đường Lạc
Long Quân. Di tích liên quan là Đền Đồng Cổ ở làng Đông, phường Bưởi,
quận Tây Hồ được xây dựng từ đầu thế kỷ XI dưới thời Lý. Mặt đường không
cao so với xung quanh, nhà cửa xây dựng san sát. Theo nhiều nhà nghiên cứu
thì đường Thụy Khuê là một trong hai vòng thành ngoài cùng của thành Đại
La xưa. Tuy vậy, trên thực địa, đường thấp và nằm ở phía bắc sông Tô Lịch
nên vị trí này khó có thể là tường của vòng thành cũ theo bản đồ được vẽ thời
Lê Hồng Đức.
Đường Thanh Niên trước là một con đê chắn giữa Hồ Tây và Hồ Trúc
Bạch tên là Cố Ngự (có nghĩa là “giữ vững”) hay còn gọi là Cổ Ngư. Đường
dài gần 1km, hiện chỉ cao hơn so với mặt nước Hồ Tây khoảng 1 - 1,5m và
đoạn đầu đường giáp với đê Yên Phụ độ dốc thoải dần từ phía trên đê xuống.
Đoạn này có lẽ không phải tường thành thời Lý - Trần. Cũng trên đoạn này,
đường Phan Đình Phùng nối từ đường Hoàng Hoa Thám đến Hàng Đậu có
khả năng là tường thành cũ, vì đường có độ cao hơn một chút so với mặt bằng
xung quanh.
Các tuyến đường đê Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái
là đường đê chạy dọc theo sông Hồng. Đường có độ chênh cao hơn hẳn so với
vùng xung quanh, có chỗ cao tới 4 - 5m. Các con đường này từ xưa có chức
năng là đê ngăn lụt của sông Hồng. Do được đắp lại nhiều lần nên hiện không
rõ dấu tích của vòng La thành (Thăng Long) thời Lý - Trần.
Đường Trần Khát Chân dài 2km, trước kia còn có tên gọi dân gian là đê
Bình Lao. Hiện nay, đường Trần Khát Chân từ đoạn Đại Cồ Việt tới Ô Đống
42
Mác là khá thấp nhưng đoạn còn lại bắt ra đê Nguyễn Khoái lại khá cao so
với xung quanh. Đây là một đoạn tường cũ của La thành (Thăng Long).
Đường Đại Cô Việt dài 1,5km, từ Ô Cầu Dền (cuối phố Huế) đến ngã tư
Kim Liên - Lê Duẩn. Hiện nay, độ cao của mặt đường hầu như không nhận
thấy rõ ràng, có thể nó đã bị san bạt trong quá trình cải tạo lại con đường.
Đường La Thành dài 3,2km, đi ...cũng là nơi cần được giữ
lại phục vụ việc bảo tồn, trưng bày phát huy giá trị tại chỗ của di tích. Địa
điểm khai quật này cũng sẽ là nơi đón nhận các nhà nghiên cứu trong nước và
quốc tế tham gia nghiên cứu, trao đổi học thuật để tìm ra một hướng bảo tồn
và phát huy giá trị tốt nhất cho di tích, sẽ là nơi tiếp nhận được những tư liệu
mới, những ý tưởng hay về quy hoạch, về phương hướng bảo vệ, bảo tồn,
phát huy giá trị của di tích.
- Bên cạnh việc đẩy mạnh những công việc ở trên, cũng cần phải khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di
tích La thành (Thăng Long) nói riêng và các di tích lịch sử khảo cổ ở trên địa
bàn Hà Nội nói chung, bởi phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng. Đồng
thời việc bảo tồn di tích còn phải đạt được mục tiêu: Giáo dục truyền thống
lịch sử thủ đô Hà Nội và lòng tự hào yêu quê hương đất nước; giới thiệu cho
khách du lịch trong nước và quốc tế về lịch sử, văn hoá, nét đẹp thiên nhiên
của Hà Nội; tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội, cho thủ đô Hà Nội.
3.6. Tiểu kết Chương 3
Qua nghiên cứu các kinh đô cổ của Việt Nam gồm Cổ Loa, Hoa Lư,
Thăng Long và Thành Nhà Hồ có thể thấy rằng trong cùng một truyền thống
kỹ thuật đắp thành nhưng ở từng thời điểm lịch sử khác nhau, các triều đại
phong kiến Việt Nam đã có những cách ứng xử cho phù hợp.
Truyền thống chung của kỹ thuật đắp La thành ở Việt Nam là đắp thành
đất với kỹ thuật đầm nèn thủ công nhưng đã tạo nên một công trình phòng thủ
khá chắc chắn, kiên cố và đồ sộ. Nền tảng kỹ thuật chính là đào đắp lớp
nhưng ở từng giai đoạn, tùy theo từng điều kiện lịch sử cụ thể mà có những
phương thức xây dựng khác nhau. Trước sức ép lịch sử, những kinh đô Cổ
138
Loa và Thành Nhà Hồ đã lựa chọn phương thức vừa đào hào vừa đắp thành
lũy phòng thủ để tiết kiệm nhận lực. Trường hợp Cổ Loa và Thành Nhà Hồ là
việc đào hào và dùng ngay đất ở đó để vượt thổ đắp thành. Riêng với trường
hợp Hoa Lư, do tính đặc thù của lịch sử nên kỹ thuật xây dựng khác hẳn với
những ngôi thành còn lại, đó là để đối phó với tình hình chiến tranh loạn lạc
và trước sức ép của quân xâm lược phương bắc nên nhu cầu lựa chọn một nơi
đóng đô hiểm trở thuận lợi cho việc phòng thủ được đặt ra hàng đầu. Đối với
thành Thăng Long, do xây dựng trong thời kỳ đất nước hòa bình, triều nhà Lý
có có đủ uy tín và tiềm lục kinh tế để huy động nhân, tài, vật lực để tổ chức
xây thành ở quy mô lớn. Kỹ thuật xây dựng là thành đắp đất, nguyên liệu
được lựa chọn khá kỹ lưỡng, đầm nèn chặt, mặt bằng xây dựng được khảo sát
khá kỹ. Tất nhiên cũng phải nói đến việc xây dựng La thành (Thăng Long)
còn có một mục đích quan trọng là làm đê chống lũ mà La thành ở các kinh
đô khác không có.
Qua nghiên cứu La thành ở các kinh đô Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long,
Thành Nhà Hồ có thể thấy rằng xuyên suốt hơn 2000 năm lịch sử, sức sống
dân tộc vẫn diễn ra rất bền vững. Từ kinh đô Cổ Loa, thế kỷ III - II trước
Công nguyên, qua Thăng Long kéo dài hơn 700 năm lịch sử, bắt đầu từ đầu
thế kỷ XI, đến Thành Nhà Hồ giữ vai trò lịch sử rất ngắn, chỉ 7 năm tính từ
năm 1400 nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật xây dựng truyền thống, qua
đó có thể khẳng định truyền thống lịch sử dân tộc lâu bền.
Nghiên cứu La thành Thăng Long còn phục vụ một mục tiêu thiết thực là
nhằm tìm ra phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tìm ra một
phương hướng nhằm bảo tồn di tích trong không gian văn hóa lịch sử của thủ
đô Hà Nội nhằm góp phần gìn giữ một nền văn hóa “tiên tiến, đập đà bản sắc
dân tộc”.
139
KẾT LUẬN
1. La thành Thăng Long (hay còn gọi là thành Đại La) là một bộ phận
cấu thành không thể thiếu, là vòng thành ngoài cùng của kinh đô Thăng Long
trong lịch sử gồm Cấm thành, Hoàng Thành và La thành. Sự hình thành La
thành (Thăng Long) là kết quả của quá trình lâu dài xây dựng và phát triển
kinh đô Thăng Long. Kết quả nghiên cứu cho biết La thành được đắp bằng
đất, dựa theo hình thế tự nhiên của các con sông Hồng (sông Cái), Tô Lịch,
Kim Ngưu. Thành mở các cửa: Triều Đông (khoảng dốc Hoè Nhai xuống),
Tây Dương (Ô Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu
Dền), cửa Vạn Xuân (Ô Đống Mác) và cửa Ủng Thành - Đoài Môn. Đến nay,
dấu tích của thành Đại La còn để lại khá rõ và được xác định quy mô khá
chính xác như sau: Từ phía Bắc, thành Đại La chạy men theo phía nam của
sông Tô Lịch mà dấu tích hiện còn chính là đường Hoàng Hoa Thám. Con
đường này chạy từ đông sang tây đến dốc Bưởi, thì ngoặt về phía nam và tiếp
tục men theo dòng sông Tô Lịch chạy đến Ô Cầu Giấy, thì ngoặt sang phía
đông theo đường La Thành - Đê La Thành - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân; ở
phía Đông, thành Đại La chính là đê sông Hồng.
2. Theo ghi chép trong sử sách thì thành Đại La được xây dựng từ khá
sớm, là trị sở của An Nam đô hộ phủ từ thời Đường trong khoảng từ thế kỷ
VII đến thế kỷ IX. Tuy nhiên, thành Đại La hay La thành (Thăng Long) còn
hiện diện đến nay và được nghiên cứu trong Luận án này là tòa thành được
xây dựng vào năm 1014, dưới thời Lý, khoảng 4 năm sau ngày Lý Công Uẩn
dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Từ thời Lý về sau, các triều đại phong kiến
Trần, Hậu Lê tiếp tục sử dụng và tôn tạo tòa thành dựa trên kết cấu và mặt
bằng kiến trúc khởi dựng ban đầu. La thành Thăng Long tồn tại và được sử
dụng liên tục cho đến cuối thế kỷ XVI. Nó kết thúc vai trò lịch sử vào năm
1592, khi quân Trịnh tiến công, chiếm được thành Thăng Long và đã phá hủy
140
toàn bộ hệ thống hào luỹ phòng vệ bên ngoài, Kinh thành Thăng Long chỉ còn
lại Hoàng thành và Cấm thành.
3. Về kết cấu, La thành (Thăng Long) được xây dựng ở khu vực được
bao quanh bởi các con sông Hồng, Kim Ngưu, Tô Lịch, đã được dân gian
tổng kết:
“Nhị Hà quanh bắc sang đông;
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”
Do vậy, hình dáng tòa thành cũng nằm nương theo địa hình và dòng
chảy của các con sông. Có thể nói rằng, quy hoạch mặt bằng tòa thành theo
địa thế tự nhiên của vùng đất nội đô Thăng Long - Hà Nội.
Vị trí tường thành đi qua có địa hình phức tạp, nhiều ao hồ, đầm phá và
những đoạn sông ngòi cổ bị bồi lấp nền đất yếu nhưng người xưa đã có
phương thức ứng xử rất thông minh để xây dựng nên tòa thành. Một tường
thành có mặt cắt ngang hình thang cân, nằm trên một đế móng hình chữ nhật
rộng chắc, hạn chế sự lún sụt. Tường thành được đắp từng lớp, với kỹ thuật
đầm đinh từng lớp khiến tạo thành một khối tường chắc khỏe, có sức chịu lực
tốt. Đất đắp tường được chọn lọc khá cẩn thận, đều là đất sét khá thuần, màu
nâu, có độ dẻo, khi được đầm nèn chặt sẽ tạo thành một khối liên kết rắn
chắc, bền vững. Điều này chứng minh từ ngàn năm trước, ông cha ta đã có kỹ
thuật xây thành, đắp lũy rất cao.
4. Về chức năng, được xây dựng ở vùng đất thấp, được bao bọc xung
quanh bởi các con sông nên ngoài chức năng là tường thành, công trình La
thành còn mang trong nó chức năng quan trọng khác, là con đê ngăn lũ của
các con sông tràn vào vùng nội đô. Sử sách cũng đã ghi chép lại nhiều lần
thành bị vỡ do lũ lụt gây ra. Như vậy, ngoài chức năng là lũy thành phòng thủ
vòng ngoài của Kinh đô Thăng Long, La thành còn là đê ngăn lũ từ các con
sông Hồng, Tô Lịch, Kim Ngưu tràn vào nội đô. Từ thế kỷ XVII, khi La
141
thành bị phá thì nó xuất hiện thêm chức năng mới là đường đi của người dân
Thăng Long - Hà Nội.
5. Về lịch sử xây dựng, kết quả khai quật khảo cổ ở các địa điểm nghiên
cứu đều đưa đến những tư liệu vật thật gần gũi và phù hợp với những ghi
chép về việc khởi đầu việc đắp thành Đại La vào đầu thời nhà Lý. Kết quả
khai quật ở các nút giao thông Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn, Bưởi, Văn Cao -
Hoàng Hoa Thám đã cho biết La thành (Thăng Long) được xây dựng từ đầu
thời nhà Lý và các triều đại sau đó kế tiếp sử dụng và không ngừng mở rộng
quy mô, gia cố tường thành cũng như tu sửa từng đoạn mỗi khi La thành bị
sụt lún hoặc bị phá hoại bởi lũ lụt cũng như chiến tranh.
Tường thành đầu tiên bắt đầu từ thời Lý được đắp quy mô lớn và hoàn
chỉnh, có mặt cắt hình thang với chân thành rộng trên 10m, chiều cao trên 6m
và mặt thành rộng trên 6m. Có thể thấy rằng ngay từ lần đắp La thành ở thời
Lý, toàn thành đã là một công trình đồ sộ, hùng vĩ. Dấu ấn của thời Trần ở La
thành chủ yếu là bồi đắp thêm vào chân thành thời Lý để tạo nên một tòa
thành vững chắc hơn hoặc/và tu bổ những đoạn thành bị sạt lở như đã thấy
ghi trong sử sách.
Đến thời Lê Thánh Tông có một lần tu sửa La thành (Thăng Long) với
quy mô lớn. Vết tích để lại là lớp đầm gạch ngói vỡ lẫn đất sét có niên đại
thời Lê sơ nằm ở mặt ngoài tường thành kéo dài hết cả mặt phía tây và tây bắc
của La thành. Đồi thời tiến hành xây dựng mới với đoạn La thành ở phía tây
bắc mà dấu vết của nó còn hiện diện ở đoạn tường thành Hoàng Hoa Thám.
Có thể nói, những tư liệu khai quật khảo cổ đã góp phần làm sáng rõ hơn
những dòng ghi chép ngắn ngủi trong các bộ sử phong kiến về di tích. Đồng
thời nó cũng phản ảnh thêm những sự kiện, chi tiết mà sử sách không ghi
chép lại. Qua đó giúp chung ta hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử - văn hóa của di
tích La thành Thăng Long.
142
6. Về kỹ thuật xây dựng, lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng thành lũy
Việt Nam, chúng ta thấy có một tòa thành đất được xây dựng với quy mô lớn,
kỹ thuật đầm đinh từng lớp mỏng với chất liệu đất sét thuần, mịn được chọn
lọc kỹ càng thể hiện sự quan tâm rất đặc biệt của các triều đại phong kiến
ngay từ khi mới khởi công xây dựng. Có thể nói, La thành (Thăng Long) vừa
phản ánh một truyền thống lâu dài của kỹ thuật xây dựng La thành bằng đất
đắp của người Việt, vừa thể hiện một kỹ thuật đắp thành riêng của Thời Lý và
được tiếp nối ở các thời Trần và Lê Sơ sau đó.
7. Có thể nhận định, cùng với Cấm thành, Hoàng thành và những công
trình kiến trúc ở Kinh đô Thăng Long, La thành là một bộ phận không thể
thiếu, là niềm tự hào của người dân Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay. La
thành (Thăng Long) được xây dựng tại thời điểm thế kỷ XI vừa chứng minh
sự hiện diện của một đất nước Đại Việt non trẻ vừa bước lên vũ đài lịch sử
sau đêm trường hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đồng thời, cũng ghi nhận Đại Việt
đã đủ nhân - tài - vật lực để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh. Đây cũng
là một chứng tích hiển nhiên và rõ ràng cho thấy tài năng của người dân Đại
Việt, người dân Thăng Long - Hà Nội trong việc quy hoạch kiến trúc và xây
dựng các công trình vừa chinh phục nhưng cũng hòa mình vào với tự nhiên.
8. Nghiên cứu về La thành Thăng Long góp phần làm rõ một loại hình di
tích mới ở thủ đô Hà Nội. Góp phần tìm ra phương hướng để bảo tồn và phát
huy giá trị một loại hình di tích là một trong những mắt xích quan trọng góp
phần xây dựng lên diện mạo của mảnh đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
ngàn năm văn hiến.
Tóm lại, cùng với các công trình kiến trúc khác, La thành Thăng Long là
một phần diện mạo của Kinh đô Thăng Long trong lịch sử, là một trong
những niềm tự hào của lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của
một dân tộc sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Doãn Văn (2016), “Nhận diện La thành Thăng Long qua kết quả
khai quật đê Bưởi”, Khảo cổ học (số 2), tr 15-25.
2. Nguyễn Doãn Văn (2015), “Nhận thức về địa điểm Ô Chợ Dừa qua tư
liệu khai quật khảo cổ học năm 2013”, Khảo cổ học (số 6), tr 35-41.
144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Thuận
Hoá, Huế.
2. Trần Huy Bá (1941), “Thành Thăng Long với cuộc đổi thay”, Tri tân,
số 10 (tr 133-135) + số 11 (tr 138-151).
3. Hoa Bằng (1969), “Nhân đọc cuốn Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội thử
tìm hiểu về thành Thăng Long qua Lý, Trần, Lê và các cửa ô cuối thế
kỷ XVIII”, Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr 73-79.
4. Bộ Chính trị (1983), Nghị quyết 08 - NQ/TW về công tác Thủ đô Hà
Nội, ban hành ngày 21/1/1983.
5. Hà Văn Cẩn, Đỗ Đức Tuệ, Bùi Vinh (2012), “Cấu trúc và niên đại của
lũy thành Thăng Long tại địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám”, Khảo
cổ học, số 4, tr 65-74.
6. Hoàng Xuân Chinh (1959), “Thử bàn về vị trí thành Thăng Long (trao
đổi cùng ông Trần Huy Bá)”, Nghiên cứu lịch sử, số 9, tr 52-60.
7. Nguyễn Thị Dơn (2001), “Dấu tích thành Thăng Long thời Lý-Trần-Lê
qua một số lần khai quật khảo cổ học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Lý
Công Uẩn và vương triều Lý (kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội),
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
8. Nguyễn Khắc Đạm (2000), “Các thành lũy từ thế kỷ VII đến thế kỷ
XIX trên đất Hà Nội”, NPHMVKCH năm 1993, Nxb KHXH, Hà Nội.
9. Nguyễn Khắc Đạm (1998), Thành lũy phố phường và con người Hà
Nội trọng lịch sử, Nxb VHTT, Hà Nội.
10. Nguyễn Khắc Đạm (1992), “Vị trí, kích thước thành Thăng Long, Tử
Cấm thành và Đông Cung”, Nghiên cứu lịch sử, số 6.
145
11. Nguyễn Văn Đoàn (2010), “Khai quật di tích cố đô Hoa Lư 2009 -
2010: kết quả và vấn đề”, Khảo cổ học, số 3/2010, tr 107-133.
12. Phạm Hân (1995), “Thăng Long thành xưa”, Xưa và Nay, số 20.
13. Phạm Hân (1990), Tìm lại dấu vết thành Thăng Long, Nxb KHXH, Hà
Nội.
14. Nguyễn Công Hội, Đặng Công Nga (1978), “Kết quả điều tra và thám
sát khu di tích Hoa Lư năm 1977 - 1978”, NPHMVKCH năm 1978, Hà
Nội, tr 326-329.
15. Vũ Quốc Hiền, Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Ngọc Chất (2004), Di tích
Ủng Thành - Đoài Môn qua kết quả thám sát khảo cổ học năm 2003,
Báo cáo của Tiểu ban II nghiên cứu vị trí, quy hoạch và dấu tích kiến
trúc Hoàng thành Thăng Long.
16. Nguyễn Thừa Hỷ (2005), “Về phức hợp thành Thăng Long”, Nghiên
cứu lịch sử, số 2, tr 16-22.
17. Nguyễn Thừa Hỷ (2004), “Hoàng thành Thăng Long có hay không?”,
Xưa và Nay, số 215, tr 28-34.
18. Phạm Văn Kỉnh (2000), “Từ thành Đại La đến Thăng Long”, Nghiên
cứu lịch sử, số 6, tr 17-21.
19. Phạm Văn Kỉnh, Trịnh Căn (1976), “Về cuộc khai quật khảo cổ học
khu di tích Thăng Long 1971-1972”, NPHMVKCH năm 1975, Hà Nội,
tr 329-332.
20. Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Minh Chương (1970), “Thành Hoa Lư và
những di tích mới phát hiện”, Khảo cổ học (số 5-6), tr 32-46.
21. Hán Văn Khẩn, Đặng Hồng Sơn (2005), Báo cáo khai quật lần thứ
nhất di tích Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc- Thanh Hóa), Báo cáo khai quật,
Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH& NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
146
22. Lê Văn Lan (2004), “Vị trí, quy mô và vấn đề “trục chính tâm” của các
công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng Thành Thăng Long thời Lý
qua tài liệu văn bản”, Khảo cổ học, số 4, tr 39-50.
23. Phan Huy Lê (2010), “Giá trị toàn cầu của khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long”, Khảo cổ học, số 4, tr 11-26.
24. Phan Huy Lê (2006), “Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử”,
Khảo cổ học, số 1, tr 5-27.
25. Phan Huy Lê (chủ biên) (2005), Địa bạ cổ Hà Nội, tập 1, Nxb Hà Nội.
26. Nguyễn Mạnh Lợi (1969), Báo cáo về đợt khảo sát thành Hoa Lư từ
16-30/7/1969, Viện Bảo tàng lịch sử và Ty Văn hóa Ninh Bình, Báo
cáo khảo sát, Tư liệu Viện KCH.
27. Vũ Đường Luân (2003), Kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần, Tư liệu
Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXHNV Hà Nội.
28. Trần Hải Lượng (1959), “Bàn về địa giới thành Thăng Long”, Nghiên
cứu lịch sử, số 6.
29. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập
1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập
2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập
3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Đỗ Văn Ninh (2004), “Những hiểu biết mới về thành Thăng Long”,
Khảo cổ học, số 4, tr 21-35.
33. Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
34. Đặng Công Nga (2002), Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê, Sở
VHTT Ninh Bình.
147
35. Nguyễn Thúy Nga và nnk (2010), “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà
Nội”, Tuyển tập địa chí, tập 2, Nxb Hà Nội.
36. Nguyễn Quang Ngọc (2006), “Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới
ánh sáng của các nguồn tư liệu mới”, Khảo cổ học, số 1, tr 28-34.
37. Nguyễn Quang Ngọc (2005), “Thành Thăng Long thời Lý-Trần-Lê:
Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành”,
Nghiên cứu lịch sử, số 2 (345).
38. Nguyễn Quang Ngọc (1986), “Góp thêm ý kiến về vấn đề Hoàng thành
Thăng Long thời Lý-Trần và lịch sử Thập Tam Trại”, Nghiên cứu lịch
sử, số 1.
39. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (2007), Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà
Nội.
40. Philippe Papin (2010), Lịch sử Hà Nội, Nxb Mỹ Thuật.
41. Ngô Thì Sỹ (1997), Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb KHXH, Hà Nội.
42. Hà Văn Tấn (chủ biên) (2002), Khảo cổ học Việt Nam, Tập 3: Khảo cổ
học Lịch sử, Nxb KHXH, Hà Nội.
43. Hà Văn Tấn (2000), “Khảo cổ học với Thăng Long”, Khảo cổ học, số
3, tr 2-8.
44. Lê Bá Thảo (2006), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Bùi Thiết (2004), “Thử xác định vị trí thành Thăng Long từ hệ thống
bản đồ trước thế kỷ XIX”, Khảo cổ học, số 4, tr 51-56.
46. Bùi Thiết (1984), “Sắp xếp các thế hệ bản đồ hiện biết thành Thăng
Long thời Lê (thế kỷ 15-18)”, Khảo cổ học, số 4, tr 48-55.
47. Bùi Thiết (1982), “Thêm một số bản đồ Thăng Long thời Lê (thế kỷ
XV - XVIII)”, Khảo cổ học, số 1, tr 67-77.
48. Bùi Thiết (1981), “Về các tấm bản đồ thời Thăng Long đời Lê Hồng
Đức (thế kỷ XV)”, Khảo cổ học, số 3, tr 32-70.
148
49. Tống Trung Tín (2013), “Hoàng thành Thăng Long - phát hiện khảo cổ
lớn nhất Việt Nam đầu thế kỷ 21”, Thông báo khoa học, Trung tâm Bảo
tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 1, tr 50-64 và số 2, tr 31-44.
50. Tống Trung Tín (Chủ biên) (2010), Tổng tập Khảo cổ học Hà Nội
(1898-8/2008), Tư liệu Ban quản lý DTDT Hà Nội.
51. Tống Trung Tín (2008), “Vài nét về giá trị của Khu di tích Cố đô Hoa
Lư (thế kỷ X) qua đợt nghiên cứu khảo cổ học năm 1997-1998”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học: Giá trị di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư và Khu du lịch
Sinh thái Tràng An, Ninh Bình.
52. Tống Trung Tín (2006), Hoàng Thành Thăng Long, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
53. Tống Trung Tín (1997), Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý và thời
Trần (thế kỷ XI-XIV). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí (2010), Thăng Long - Hà Nội lịch sử
nghìn năm từ lòng đất, Nxb KHXH, Hà Nội.
55. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, tập 3, Nxb VHTT - Thời
báo Kinh tế Việt Nam.
56. Lại Văn Tới (2005), Báo cáo kết quả khai quật Đền Thượng, Cổ Loa
năm 2004-2005, Báo cáo khai quật, Tư liệu Thư viện Viện KCH.
57. Ngô Thế Thinh (1979), “Hoa Lư - Thăng Long, thử bàn về những quan
hệ tự nhiên - xã hội và lịch sử”, Nghiên cứu lịch sử, số 6, tháng 11-
12/1979.
58. Lê Hữu Trác (1993), Thượng kinh ký sự, Nxb Văn học, Hà Nội.
59. Nguyễn Doãn Văn (2016), “Nhận diện La thành Thăng Long qua kết
quả khai quật đê Bưởi”, Khảo cổ học (số 2), tr 15-25.
60. Nguyễn Doãn Văn (2015), “Nhận thức về địa điểm Ô Chợ Dừa qua tư
liệu khai quật khảo cổ học năm 2013”, Khảo cổ học (số 6), tr 35-41.
149
61. Viện BTLS Việt Nam (1969), Báo cáo về đợt khảo sát thành Hoa Lư từ
16 - 30/7/1969, Báo cáo khảo sát, Tư liệu Viện BTLS Việt Nam, Hà
Nội.
62. Viện Khảo cổ học (2016), Báo cáo kết quả Khảo sát và khai quật
nghiên cứu khảo cổ ở nút giao thông Đào Tấn và tuyến đê Bưởi (Hà
Nội), Báo cáo khai quật, Tư liệu Viện KCH, Hà Nội.
63. Viện Khảo cổ học (2012), Kết quả khai quật khảo cổ học địa điểm
thành Ngoại Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, năm 2012,
Báo cáo khai quật, Tư liệu Viện KCH.
64. Viện Khảo cổ học (2010), Báo cáo kết quả khai quật Thành Nhà Hồ
lần thứ ba năm 2010, Báo cáo khai quật, Tư liệu Viện KCH.
65. Viện Sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam, Viện Sử học xuất bản, Hà
Nội.
66. Trần Quốc Vượng (1970), Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Hà Nội.
67. Trần Quốc Vượng (2013), “Thành cổ Hà Nội trong bối cảnh quy hoạch
Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”, Thông báo khoa học,
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 1, tr 17-25.
68. Trần Quốc Vượng (2006), Thăng Long-Hà Nội-Tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb VHTT, Hà Nội.
69. Trần Quốc Vượng (dịch) (2005), Việt sử lược, Nxb Thuận Hoá.
70. Trần Quốc Vượng (2004), “Lại bàn về vị thế Hoàng thành Thăng
Long”, Khảo cổ học, số 4, tr 5-9.
71. Trần Quốc Vượng (1960), “Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ
XI)”, Nghiên cứu lịch sử, số 15 (1960, tr 48-57); số 17 (1960, tr 44-53).
72. Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1975), Hà Nội nghìn xưa, Sở VHTT
Hà Nội, Hà Nội.
150
73. Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1966), “Bàn thêm về thành Thăng
Long thời Lý Trần”, Nghiên cứu lịch sử, số 85, tr 35-45.
74. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
75. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
90. Keith W.Taylor (2013), A History of the Vietnamese, Cambridge
University Press, New York.
91. Bellwood P. (1992), “Southeast Asia before history”, in N. Tarling (ed.)
The Cambridge History of Southeast Asia, pp 55-136, Cambridge,
Cambridge University Press.
92. Bellwood P. & Glover I. (2004), “Southeast Asia: Foundations for an
archaeological history”, Southeast Asia: From Prehistory to History, pp
4-20, New York, Routledge.
93. L.Bezacier (1955), L’art Vietnamien, Paris (Nghệ thuật Việt Nam, bản
dịch tại Thư viện Viện KCH).
94. Larew M. (2003), “Thuc Phan, Cao Tong, and the Transfer of Military
Technology in Third Century BC Viet Nam”. East Asian Science,
Technology, and Medicine 21, pp 12-47.
95. O’Harrow S. (1979), “From Co-loa to the Trung Sisters’ Revolt:
Vietnam as the Chinese Found It”, Asian Perspectives 22 (2), pp 140-63.
96. H.Parmentier, R.Mercier (1952), “Elements ancience d’architecture an
Nord Viet Nam”, B.E.F.E.O, T.45, pp 285 -348 (Những thành phần kiến
trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam, bản dịch tại Thư viện Viện KCH).
151
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DOÃN VĂN
LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG LỊCH SỬ
QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC
Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC
Mã số: 9.22.90.17
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Tống Trung Tín
2. PGS. Lê Văn Lan
HÀ NỘI - 2018
152
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam]
153
Bản đồ 2: Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội
[Nguồn: Atlat địa lý Việt Nam]
154
Bản đồ 3: Bản đồ khu vực nội thành Thành phố Hà Nội [Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội]
155
Bản đồ 4: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguồn Hồng Đức bản đồ,
Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2499]
156
Bản đồ 5: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguån An Nam h×nh th¾ng
chi ®å, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiÖu A3034]
157
Bản đồ 6: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguån Thiªn t¶i nhµn ®µm,
Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiÖu A2006]
158
Bản đồ 7: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguån Toµn tËp Thiªn nam
lé ®å, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiÖu A1081]
159
Bản đồ 8: Bản đồ thành Thăng Long thời Lê [Nguån : Thiªn nam tø chÝ lé
®å, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiÖu A73]
160
161
Bản đồ 9: Hà Nội năm 1831 [Nguồn: Thư viện Quốc gia, ký hiệu A2.3.32]
162
Bản đồ 10: Hà Nội thời Tự Đức 1866 và 1873 [Nguồn: Thư viện Quốc gia, ký hiệu 2.3.24]
163
Bản đồ 11: Hà Nội năm 1888 [Nguồn: Bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận,
Nxb Thế giới, 2008].
164
Bản đồ 12: Các điểm di tích thành Thăng Long thời điểm 1588 - 1592 [Nguồn: 27]
165
Bản đồ 13: Thành Thăng Long được xây dựng và phát triển qua các thời kỳ lịch sử [Nguồn: 25, tr 21]
166
Bản ảnh 1: Một đoạn đê La thành ở đường Âu Cơ
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 2: Một đoạn đê La thành trên đường Nguyễn Khoái
(Nguồn: Tác giả)
167
Bản ảnh 3: Một đoạn đê La thành ở khu vực nút giao Cầu Giấy
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 4: Một đoạn đê La thành ở nút giao Đội Cấn
(Nguồn: Tác giả)
168
Bản ảnh 5: Đền Voi Phục trên đường Thụy Khuê
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 6: Đền Bạch Mã trên đường Hàng Buồm
(Nguồn: Tác giả)
169
Bản ảnh 7: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 8: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
170
Bản ảnh 9: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 10: Vết tích La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
171
Bản ảnh 11: Mặt cắt La thành ở địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: Tác giả)
172
Bản ảnh 12: Một đoạn mặt cắt La thành ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: 7)
Bản ảnh 13: Một số vật liệu kiến trúc ở Văn Cao - Hoàng Hoa Thám
(Nguồn: 7)
173
Bản ảnh 14: Khu vực thi công các nút giao thông trên tuyến đường vành đai II
(Nguồn: Tác giả)
174
Bản ảnh 15: Dấu vết tường thành bên dưới lớp rác ở Cầu Giấy
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 16: Diễn biến địa tầng La thành Thăng Long ở nút giao Cầu Giấy
(Nguồn: Tác giả)
175
Bản ảnh 17: Dấu vết tường thành ở Cầu Giấy
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 18: Chi tiết lớp đầm gạch ngói ở nút giao Cầu Giấy
(Nguồn: Tác giả)
176
Bản ảnh 19: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 20: Cảnh khai quật công trường Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
177
Bản ảnh 21: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 22: Hố khai quật tại nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
178
Bản ảnh 23: Vết tích tường thành ở nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 24: Dấu tích kỹ thuật đầm đinh tại nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
179
Bản ảnh 25: Diễn biến địa tầng La thành Thăng Long ở nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
180
Bản ảnh 26: Mộ thời Đường ở chân La thành tại nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 27: Xử lý mộ táng ở nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Tác giả)
181
Bản ảnh 28: Nghiên cứu nút giao Đội Cấn
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 29: Diễn biến địa tầng La thành Thăng Long ở nút giao Đội Cấn
(Nguồn: Tác giả)
182
Bản ảnh 30: Khai quật nút giao thông Bưởi năm 2015
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 31: Địa tầng La thành Thăng Long ở nút giao thông Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
183
Bản ảnh 32: Kỹ thuật đầm và gia cố tường thành ở nút giao thông Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 33: Dấu vết kỹ thuật đầm đinh ở nút giao Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
184
Bản ảnh 34: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 35: Lò gốm thời Lê Sơ ở chân La thành tại nút Bưởi
(Nguồn: Tác giả)
185
Bản ảnh 36: Không ảnh khu vực nút Ô Chợ Dừa
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 37: Vị trí hố khai quật PR1
(Nguồn: Tác giả)
186
Bản ảnh 38: Địa tầng vách Đông hố khai quật PR1
(Nguồn: Tác giả)
Bản ảnh 39: Địa tầng hố PR2 Ô Chợ Dừa
(Nguồn: Tác giả)
187
Bản ảnh 40: Địa điểm Đàn Xã Tắc
(Nguồn: 57)
Bản ảnh 41: Địa điểm Đàn Xã Tắc
(Nguồn: 57)
188
Bản ảnh 42: Một số mẫu gạch thời Lê Sơ ở nút giao Bưởi
(Nguồn: 57)
Bản ảnh 43: Một số mẫu ngói thời Lê Sơ ở nút giao Bưởi
(Nguồn: 57)
189
Bản ảnh 44: Một số đồ gốm sứ ở Đê Bưởi
(Nguồn: 57)
Bản ảnh 45: Một số đồ sành ở Đê Bưởi
(Nguồn: 57)
190
Bản ảnh 46: Khai quật di tích Thành Ngoại Cổ Loa
(Nguồn: 97)
Bản ảnh 47: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa
(Nguồn: 97)
191
Bản ảnh 48: Địa tầng thành Ngoại Cổ Loa
(Nguồn: 97)
Bản ảnh 49: Các lớp đất đắp thành Trung - Cổ Loa
(Nguồn: 97)
Lần 1 (giai đoạn 1)
Lần 2 (giai đoạn 2)
Lần 4 (giai đoạn 2)
Lần 5 (giai đoạn 3)
Lần 3 (giai đoạn 2)
Góc của ụ phòng vệ Cấu trúc có tính phòng thủ
Thành lũy giai đoạn Đông Sơn (muộn) nằm dưới Thành Trung hiện nay
và các lớp đắp Thành Trung khai quật năm 2007-2008
192
Bản ảnh 50: Toàn cảnh khu di tích Cố đô Hoa Lư
(Nguồn: 14)
Bản ảnh 51: Một đoạn thành Dền -Hoa Lư
(Nguồn: 14)
193
Bản ảnh 52: Quang cảnh La thành Thành Nhà Hồ
(Nguồn: 76)
Bản ảnh 53: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ
(Nguồn: 76)
194
Bản vẽ 1: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Đoài Môn (Nguồn: BTLSQG)
Bản vẽ 2: Mặt bằng khai quật nút giao Cầu Giấy
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
195
Bản vẽ 3: Mặt bằng khai quật nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
Bản vẽ 4: Mặt bằng khai quật nút giao Đội Cấn
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
196
Bản vẽ 5: Mặt bằng khu vực khai quật di tích Ô Chợ Dừa (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
197
Bản vẽ 6: Mặt cắt vách tây hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7)
198
Bản vẽ 7: Mặt cắt vách đông hố đào Văn Cao - Hoàng Hoa Thám (Nguồn: 7)
199
Bản vẽ 8: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Cầu Giấy (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
200
Bản vẽ 9: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đội Cấn (Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
201
Bản vẽ 10: Tường La thành Thăng Long ở nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
202
Bản vẽ 11: Mô phỏng mặt cắt tường thành qua nghiên cứu nút giao Đào Tấn
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
203
Chú thích các bản vẽ số 10 và 11
204
Bản vẽ 12: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
205
Bản vẽ 13: Mặt cắt tường thành ở nút giao Bưởi khai quật năm 2015
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
206
Bản vẽ 14: Gạch ngói thời Lý Trần ở nút Văn Cao (Nguồn: 54)
207
Bản vẽ 15: Đồ gốm sứ thời Lý ở nút Văn Cao (Nguồn: 54)
208
Bản vẽ 16: Đồ gốm sứ thời Trần ở nút Văn Cao
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
209
Đồ sành thời Đinh Lê
Đồ sành thời Lý
Đồ sành thời Trần
Đồ sành thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng
Bản vẽ 17: Đồ sành từ thời Đinh đến Lê Trung Hưng ở nút Văn Cao
(Nguồn: Ban quản lý DTDT Hà Nội)
210
Bản vẽ 18: Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội)
(Nguồn: 41)
211
Bản vẽ 19: Khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình)
(Nguồn: 23)
212
Bản vẽ 20: Khu di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)
(Nguồn: 76)
213
Bản vẽ 21: Hiện trạng La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
214
Bản vẽ 22: Mặt cắt La thành Thành Nhà Hồ (Nguồn: 76)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_la_thanh_thang_long_trong_lich_su_qua_tu_lieu_khao_c.pdf
- Trichyeu_NguyenDoanVan.pdf