Luận án Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIẾT PHÒNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. NC

pdf272 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. Trần Viết Phòng LỜI TRI ÂN Vào những ngày tháng 04 Năm 2016, giữa những lúc bâng quơ“hai nữa giấc mơ” tôi nhận được giấy báo nhập học, hạnh phúc thật khôn xiết! hoài bão được làm nghiên cứu sinh đã thực sự hiện hữu. Trãi qua hơn 03 năm học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thị Tình tôi đã hoàn thành Luận án của mình. Với lòng kính mến sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng niệm ơn đến với cô. Những tháng ngày được tiếp xúc, làm việc với cô là chuỗi hạnh phúc đong đầy tôi mãi khắc nhớ. Một lần nữa, tôi xin gửi lời trân quý tri ân đến cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Vũ Dũng, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, TS. Vũ Thu Trang những người đầu tiên tôi được tiếp xúc khi bước chân xuống Hà Nội để làm hồ sơ nghiên cứu sinh và cũng là những thầy cô giảng dạy định hướng trực tiếp cho tôi. Các thầy cô đã yêu quý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin giữ mãi tấm chân tình trong tâm khảm và nguyện khắc ghi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Phùng Đình Mẫn, PGS.TS. Nguyễn Thám, PGS.TS. Đậu Minh Long đã giới thiệu và dẫn dắt cho tôi trong những ngày đầu làm nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Chư vị giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Khoa hoc Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã truyền trao kiến thức, kinh nghiệm và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh. Thành kính niệm ân Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Chư đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích và tạo nhiều thuận duyên cho tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh. Xin cảm ơn các anh chị trong tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam tại Huế đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn những bằng hữu đồng làm nghiên cứu sinh đã luôn quan tâm, chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin giữ mãi tình bằng hữu. Xin niệm ân chư vị thiện hữu, những nhân duyên trong cuộc đời, đã tiếp bước đồng hành cũng như hỗ trợ tịnh tài cho tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh. Cuối cùng, cũng là lời tri ân sâu sắc nhất, con xin gửi đến Ân sư, Cha mẹ và huynh đệ. Những người luôn theo dõi từng bước đi, hơi thở của con và tạo mọi thuận duyên để con hoàn thành ước mơ của mình. Vì thời gian nghiên cứu có giới hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi còn những thiếu xót. Kính mong Quý thầy cô giáo, quý thiện hữu tri thức đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận án này tốt hơn. Kính niệm ân tất cả những chân tình! Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2019 NCS. Trần Viết Phòng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ .............................................................................................. 6 1.1. Nghiên cứu trên thế giới về kỹ năng ứng phó với stress ................................ 6 1.2. Nghiên cứu trong nước về kỹ năng ứng phó với stress ................................ 12 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ ............................................................................................................ 19 2.1. Stress và ứng phó với stress .......................................................................... 19 2.2. Cư sĩ phật tử .................................................................................................. 30 2.3. Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ............................................... 37 2.4. Biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử .............................. 44 2.5. Các yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ........ 54 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 62 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................. 62 3.2. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................... 63 3.3. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 66 3.4. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................... 74 3.5. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................ 77 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ ................................... 83 4.1. Thực trạng mức độ stress của cư sĩ phật tử .................................................. 83 4.2. Thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử thành phố Huế ..... 83 4.3. Một số yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử . 114 4.4. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ở thành phố Huế ................................................................ 121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CSPT Cư sĩ Phật tử ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình DASS Depression axiety stress scale KN, ƯP, KNƯP Kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó Mức KN Mức kỹ năng ĐTB Điểm trung bình VTN Vị thành niên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 64 Bảng 2.2. Bảng chuẩn xác định mức độ rối loạn dựa trên điểm thô của DASS .......... 70 Bảng 4.1. Tự đánh giá của cư sĩ Phật tử về mức độ stress của bản thân ................. 83 Bảng 4.2: Tự đánh giá mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................................................................ 86 Bảng 4.3: Tự đánh giá mức độ kỹ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................................................................ 88 Bảng 4.4. Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp qua xử lý bài tập tình huống giả định ............. 90 Bảng 4.5. So sánh mức độ thực hiện của cư sĩ Phật tử giữa hai kỹ năng tương quan hai mẫu ..................................................................................................................... 92 Bảng 4.6. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kỹ năng trong nhóm kỹ năng nhận diện stress ....................................................................... 93 Bảng 4.7. Tự đánh giá mức độ kỹ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. ........................ 94 Bảng 4.8. Tự đánh giá mức độ kỹ năng phân tích phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. ........................................................................ 96 Bảng 4.9. Tự đánh giá mức độ kỹ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp .................................................. 97 Bảng 4.10. Mức độ kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử qua xử lý bài tập tình huống .................................. 98 Bảng 4.11. So sánh mức độ thực hiện từng cặp kỹ năng trong nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress .................................................................. 101 Bảng 4.12. Tự đánh giá mức độ kỹ năng kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................ 103 Bảng 4.13: Tự đánh giá mức độ kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. ................................ 105 Bảng 4.14: Tự đánh giá mức độ kỹ năng quản trị công việc và thời gian của cư sĩ Phật tử .................................................................................................................... 109 Bảng 4.15. Mức độ kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ phật tử qua xử lý bài tập tình huống .................................. 110 Bảng 4.16. Tương quan giữa từng nhóm kỹ năng qua kiểm định T – test ................ 113 Bảng 4.17. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress ................................................. 113 Bảng 4.18. Điểm lạc quan của cư sĩ Phật tử .......................................................... 114 Bảng 4.19. Hệ số tương quan của tinh thần lạc quan và kỹ năng ứng phó với stress ...... 115 Bảng 4.20. Sự tác động của tinh thần lạc quan đến kỹ năng ứng phó stress .............. 115 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của chỗ dựa xã hội ............................................................ 116 Bảng 4.22. Hệ số tương quan chỗ dựa xã hội và kỹ năng ứng phó stress ............. 118 Bảng 4.23. Hệ số tương quan giá trị bản thân và kỹ năng ứng phó stress ............. 119 Bảng 4.24. Tác động của chỗ dựa xã hội đến kỹ năng ứng phó stress .................. 120 Bảng 4.25. Tự đánh giá nhu cầu tập huấn kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử ............................................................................................................................. 125 Bảng 4.26. Đặc điểm mẫu khách thể thực nghiệm ................................................ 125 Bảng 4.27. Mức độ thực hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử trong học tập, lao động và giao tiếp trước và sau thực nghiệm.............................................. 126 Bảng 4.28. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử trước và sau thực nghiệm ............................... 127 Bảng 4.29. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử qua xử lý bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm ................................................ 130 Bảng 4.30. Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm về các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp trước và sau thực nghiệm của cư sĩ Phật tử ..................................................................................................... 131 Bảng 4.31. Dự báo sự thay đổi của mức độ biểu hiện dưới ảnh hưởng của kỹ năng tập huấn .................................................................................................................. 132 Bảng 4.32. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của L.T.T.T trước và sau thực nghiệm ...................................... 134 Bảng4.33. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em T qua xử lý bài tập tình huống ...................................................................................................................... 136 Bảng 4.34. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của K trước và sau thực nghiệm ................................................ 139 Bảng 4.35. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em K qua xử lý bài tập tình huống ...................................................................................................................... 140 Bảng 4.36. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của L trước và sau thực nghiệm ................................................ 142 Bảng 4.37. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em L qua xử lý bài tập tình huốn ................................................................................................................................ 144 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phản ứng stress theo Lazarus ......................................................................... 7 Sơ đồ 2.1. Mô hình ứng phó (Phỏng theo Tobin và các cộng sự, (1989) ..................... 29 Biểu đồ 4.1. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính ....................................... 90 Biểu đồ 4.2. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp ................................. 91 Biểu đồ 4.3. Mức độ kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính ........................................................................ 99 Biểu đồ 4.4. Mức độ kỹ năng xác định phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp ...................................................................... 100 Biểu đồ 4.5. Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính ...................................................... 111 Biểu đồ 4.6. Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp .............................................. 112 Biểu đồ 4.7. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử trước và sau thực nghiệm .................................... 130 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Stress, một trong những khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong xã hội hiện đại. Stress không phải là một căn bệnh mới mẻ, nó thật sự có mặt từ lâu và luôn tồn tại trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng việc nghiên cứu stress dưới góc độ khoa học chỉ thật sự bắt đầu vào nửa đầu thế kỉ XX [30]. Ngoài những mặt tích cực của stress dương tính giúp cho con người hăng say, nỗ lực trong học tập, lao động và sáng tạo thì stress âm tính mang lại những hiểm họa đáng sợ cho loài người. Theo tổ chức Y tế Thế giới, stress là một trong sáu nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng con người trên trái đất này (APA, 2007). Đáng báo động nhất là ngày nay căn bệnh stress đang có chiều hướng gia tăng ở lứa tuổi thanh - thiếu niên. Alvin Tofler đã chỉ ra rằng: “Những biến động xã hội mạnh mẽ mau lẹ và liên tục là những tác nhân gây stress thời hiện đại “[26, tr.232]. Ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu (2004), tỷ lệ căng thẳng, trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và cả cuộc đời từ 1,1% đến 1,9% trung bình là 3,7% thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới. Ở Australia năm 2012 thì tỷ lệ căng thẳng, trầm cảm trong lứa tuổi 18 - 35 là 7,98% thì đến năm 2013 tăng lên 8,72% [76]. Ở Việt Nam, vấn đề stress đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do stress gây ra đối với thanh thiếu niên như bị căng thẳng, trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát. Một nghiên cứu ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 cho thấy, có 21% học sinh bị căng thẳng, trầm cảm, 3% có hành vi cố ý tự gây thường tích, 8% đã từng bỏ nhà đi [11]. Một nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ (ĐHQGHN) năm 2008 khảo sát trên 200 học sinh lớp 12 đã chỉ ra rằng, 47% học sinh bị stress từ mức độ nhẹ, vừa và nặng. Những nguy cơ mà stress có thể đem đến cho các em không nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý khi trưởng thành [13]. Như vậy có thể thấy stress là một căn bệnh thuộc về sức khỏe tinh thần, không phân biệt độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế, yếu tố chủng tộc, giới tính, Stress có ảnh hưởng tiêu cực và dai dẳng đến cả tinh thần lẫn thể chất của con người. Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về stress. Nhưng phần lớn đều hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân viên chức. Ít có nghiên cứu chú trọng đến stress trên đối tượng cư sĩ Phật tử. Mặt khác, các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 mức độ, biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress mà ít quan tâm đến kỹ năng ứng phó. Vì thế, các biện pháp đề xuất còn thiếu thiết thực và không sát đối tượng. 1.2. Kỹ năng ứng phó với stress trong xã hội ngày nay thật sự là một việc làm bức bách và quan trọng của tất cả mọi người. Việc hiểu và sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực, hiệu quả sẽ đảm bảo cho con người dễ dàng thích nghi với những thách thức của cuộc sống. Ngược lại, nếu cá nhân có xu hướng thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó thụ động, kém hiệu quả thì sẽ gây nên những bế tắc, đau buồn trước những khó khăn của cuộc sống. 1.3. Cư sĩ Phật tử là những người am hiểu về giáo lý đạo Phật, sống và làm việc theo chuẩn mực của người có đạo. Để khẳng định mình trong gia đình, nhà trường và xã hội, cư sĩ Phật tử đã và đang phát huy khả năng sáng tạo, nhiệt huyết của mình trong cuộc sống. Điều này đã giúp họ thích nghi và phát huy năng lực vốn có của bản thân trước sức mạnh phát triển như vũ bão của thời đại. Đây là điểm tích cực mà cư sĩ Phật tử đã thể hiện và sống đúng trên tinh thần “tùy duyên” của nhà Phật. Bên cạnh đó, vẫn có một số cư sĩ Phật tử trẻ tuổi, còn ít kinh nghiệm trong cuộc sống. Họ không thể giải quyết những khó khăn của mình một cách triệt để để cân bằng lối sống. Chính điều này dễ làm cho cư sĩ Phật tử rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì vậy, với mong muốn khảo sát, đánh giá thực trạng stress và kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử, chúng tôi lựa chọn “Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về stress và kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế, từ đó đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với stress, giảm thiểu stress và góp phần cải thiện theo hướng tích cực chất lượng cuộc sống tinh thần cho cư sĩ Phật tử tại thành phố Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử. 2.2.2. Xây dụng cơ sở lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng ứng phó với stress và các yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 2.2.4. Đề xuất một số biện pháp tác động và tiến hành thực nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với stress cho cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử ở mức độ biểu hiện của stress do các tác nhân từ cuộc sống trực tiếp gây ra. - Nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử như một quá trình và thao tác hành động - Nghiên cứu biểu hiện và mức độ của kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử bao gồm: các nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress; kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress; kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress. - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố tâm lý xã hội tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử, đó là: Chỗ dựa xã hội, tinh thần lạc quan và tự đánh giá về giá trị bản thân. - Có nhiều tiêu chí đánh giá kỹ năng ứng phó stress của cư sĩ Phật tử như: tính đầy đủ, nhưng trong luận án này khi thực nghiệm sư phạm chủ yếu chú trọng đến tiêu chí về tính hiệu quả của KN ứng phó stress của cư sĩ Phật tử 3.2.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu khách thể là 500 cư sĩ Phật tử có độ tuổi từ (18- 25) tuổi đang sinh hoạt ở các gia đình Phật tử: Gia đình Phật tử Từ Đàm, Gia đình Phật tử Thành Nội, Gia đình Phật tử Long Thọ, Gia đình Phật tử An lạc, Gia đình Phật tử Bửu Hương, Gia đình Phật tử Thuận Hóa và Gia đình Phật tử Cát Tường tại thành phố Huế. Cư sĩ Phật tử tham gia có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, gồm 246 nam và 254 nữ, hiện đang là học sinh, sinh viên, người đi làm và thất nghiệp. Các em hầu hết là dân địa phương, có một số em ngoại tỉnh tham gia tổ chức gia đình Phật tử, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên tại 7 gia đình Phật tử trên 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Quan điểm Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: -Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Các KNƯP với stress của CSPT Thành Phố Huế được hình thành thông qua học tập, lao động và giao tiếp. Nghiên cứu KNƯP phải thông qua thực tiễn ứng phó với stress của CSPT. Nghĩa là, đề tài được nghiên cứu thông qua quan sát, đánh giá kết quả ứng phó và giải quyết các vấn đề stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT thành phố Huế. 4 -Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Theo quan điểm của Tâm lý học, quá trình học tập, lao đông và giao tiếp của con người là một hệ thống bao gồm các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Từ những quan điểm đó, nghiên cứu nhìn nhận kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội. - Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu nhìn nhận kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá nhân và xã hội. 4.2. Các Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp trắc nghiệm tâm lý - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thực nghiệm tác động - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress và phát triển thêm lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của CSPT qua việc: - Phân tích, hệ thống hóa và xây dựng các khái niệm cơ bản về kỹ năng ứng phó với stress của CSPT: kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó, stress, stress trong học tập, lao động và giao tiếp, kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. - Chỉ ra được các nhóm kỹ năng thành phần của KNƯP với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT thành phố Huế: Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp; Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp; Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề stress trong học tập, lao động và giao tiếp. 5 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng mức độ kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT qua việc: - Luận án chỉ ra được thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế ở mức độ khá. Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính và nghề nghiệp ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. - Luận án cũng cho thấy, kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử chịu sự tác động bởi các yếu tố như: Chỗ dựa xã hội, tinh thần lạc quan và tự đánh giá về giá trị bản thân. - Luận án đã đề xuất một số biện pháp giúp cư sĩ Phật tử hình thành và nâng cao kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. Trên cơ sở thực nghiệm, luận án cho thấy việc trang bị tri thức về kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp và tổ chức ứng dụng các tri thức đó vào cuộc sống sẽ giúp cư sĩ Phật tử cải thiện được kỹ năng này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã hệ thống hóa một số tri thức, các nguồn tài liệu để nghiên cứu, đào tạo về kỹ năng ứng phó với stress cho cư sĩ Phật tử. Thông qua đó, luận án góp phần nâng cao nhận thức cho cư sĩ Phật tử về kỹ năng ứng phó với stress trong cuộc sống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp bản thân cư sĩ Phật tử và những nhà chức trách, các tổ chức liên quan thấy được thực trạng kỹ năng ứng phó với stress trong cuộc sống của cư sĩ Phật tử đang ở mức độ nào. Từ đó cần thiết tổ chức các hoạt động giáo dục giúp cư sĩ Phật tử cải thiện kỹ năng này. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chương trình giáo dục kỹ năng sống trong chương trình hoạt động giáo dục của Phật giáo. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. Chương 2: Cơ sở lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ 1.1. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS 1.1.1. Nghiên cứu về stress Stress không phải là một căn bệnh mới mẻ, nó thật sự có mặt từ thuở sơ khai của loài người. Trước sức mạnh kì bí của thiên nhiên, thần linh và sự chuyên chế vua chúa thời đại. Con người phải luôn đối đầu, vật vã để tồn tại, nên có những lúc ở trong tình trạng lo sợ, căng thẳng, dù rằng nó không được gọi tên stress như bây giờ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu sinh tập trung điểm qua tình hình nghiên cứu stress theo quan điểm tâm lí học. Hướng nghiên cứu stress trong Tâm lý học Kế thừa những nghiên cứu về stress theo quan điểm sinh lý học và y học, ngày nay stress được nghiên cứu chuyên sâu về mặt tâm lý học, bởi đây là một thách thức lớn lao trong khoa học vì mục đích phục vụ con người. Khuôn mặt tiêu biểu đầu tiên là Adolf Meyer với “Ý nghĩa chung của tâm thần học” đã được ông phát triển trong thế giới khoa học bằng biểu đồ đời sống (life chart) làm công cụ chẩn đoán trong y khoa [26]. Chính những nghiên cứu này đã định hướng cho sự phát triển của những biến cố trong cuộc sống với stress. Năm 1940, A.Meyer đã xây dựng một thư mục các biến cố đời sống như: Thành công, thất bại, sinh tử, ... trong gia đình. Ông là người đi đầu trong việc đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa biến cố đời sống và bệnh tật. Kế thừa kết quả nghiên cứu của A.Meyer, hai nhà nghiên cứu Hoa Kỳ là TH. Holmes và R.H. Rahe với các cộng sự (1967) đã xây dựng “thang sự kiện cuộc sống” (Life Events Scale) [28, tr.432] gồm 43 biến cố của đời sống về gia đình, cá nhân, việc làm và tài chính. Mỗi sự việc đều được ấn định một số điểm cố định. Holmes và Rahe đã lập ra tiêu chuẩn chỉ dẫn và bảng liệt kê [28]. + 0 - 150 điểm sẽ có bệnh tiêu hao 10% sức khỏe trong vòng hai năm tới; + 150 - 300 điểm sẽ có bệnh tiêu hao 50% sức khỏe trong vòng hai năm tới; + 300 điểm trở lên sẽ có bệnh nguy hiểm, tiêu hao 90% sức khỏe trong hai năm tới. Đây là nghiên cứu được lấy mẫu 394 người từ nhiều quốc gia khác nhau, được chia làm 15 cặp của các nhóm đối nghịch nhau về: kinh tế, xã hội, tôn giáo, trong đó 88 người được thường xuyên theo dõi trong 10 năm. Kết quả cho thấy, 93% bệnh tật gắn liền với biến cố trong đời sống xảy ra trong 2 năm [28, tr.159-160]. 7 Sau đó công trình này được thử nghiệm với nhiều cách khác nhau bởi Wyler, Masuda và Holmes (1974) và đi đến kết luận: Những biến cố trong đời sống liên quan đến nguyên nhân xảy ra bệnh tật, thời điểm xuất hiện và mức độ trầm trọng của nó [28, tr.162]. Mặc dù vậy, thang đo này vẫn khó thích hợp với một nhóm dân cư đặc biệt và không kể đến sự khác biệt nhân cách trong ứng phó với stress. Thomae (1970) và Falger (1980), đã nhấn mạnh: nghiên cứu stress, yếu tố chủ quan là yếu tố quan trọng quyết định phản ứng của chủ thể với stress. Đồng với quan điểm này năm 1984, R.Lazarus và Folkaman cùng nhiều nhà ngh iên cứu khác đã nhấn mạnh đến yếu tố chủ quan mà chủ thể cảm nhận căng thẳng và những phương tiện để đương đầu với stress [28, tr.164-165]. Sơ đồ 1.1. Phản ứng stress theo Lazarus Từ những dữ liệu trên cho thấy, stress được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học từ thế kỉ 20. Chính sự nghiên cứu chuyên biệt đó dẫn đến sự ra đời Tâm lý học về stress. Năm 1983, L.A.Kitaepxmux đã thống kê các sách báo khoa học nghiên cứu stress bằng tiếng Anh và tiếng Đức từ năm 1976 - 1980 có trên 1000 tài liệu được công bố [34, tr.12]. Tình huống gây stress Chủ thể Đánh giá tình huống Tình huống đe dọa Tình huống không đe dọa Không thể đối phó Phản ứng stress bệnh lý Phản ứng stress thích nghi Có thể đối phó 8 Sau đây là những xu hướng nghiên cứu chính đã được công bố: - Nghiên cứu nội hàm khái niệm stress dưới góc độ tâm lý học: Gatchel & Baum (1983), R.S Lazarus and Folkman (1984), S. Palmer (1999), Mc Grath, Robert S. Feldman (1997), Stephen Worchel và Wayne Shebilsue. - Nghiên cứu stress tâm lý: bao gồm những biểu hiện, những ảnh hưởng tâm lý khi bị stress, những phương pháp, liệu pháp giải tỏa stress, cách phòng ngừa stress về mặt tâm lý, điển hình như một số nghiên cứu của Weiss (1972), Lagone (1981) [18]. - Nghiên cứu thích ứng tâm lý với stress: nhận biết nguyên nhân gây stress, tương quan kiểu nhân cách và sự thích ứng stress,... hiểu mới về stress, trước đây mọi người đều cho rằng stress gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, chứ không biết rằng stress cũng có những mặt tích cực tạo động lực cho con người hoạt động có hiệu quả[13], [29]. Robert S. Feldman (1997), “Stress là phản ứng của con người trước các sự kiện đang đe dọa hay thách thức họ” [7], [11]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến tính chất đe dọa, thách thức của sự kiện là nguồn gốc gây stress. Stephen Worchel và Wayne Shebilsue, “Stress là một quá trình mà bằng cách đó con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý mà được nhận thức 20 là đe dọa hoặc thách thức” [17, tr.429]. Với dịnh nghĩa này các tác giả đã chỉ rõ yếu tố nhận thức của cá nhân về nguồn gốc gấy stress. Hướng thứ 3: Stress- một sự kiện từ môi trường Dưới góc độ xã hội học cho rằng, “Stress như là một sự kiện từ môi trường đòi hỏi một cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường (dẫn theo Snynder, 2001). Với luận điểm này có thể hiểu, stress là những biến động thay đổi trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội tác động lên con người, gây mất thăng bằng cho họ [104]. Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Lê Khanh đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và Tô Như Khuê: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [58], [35]. Như vậy, stress hình thành do những đòi hỏi của sự kiện môi trường hơn là bên trong cá nhân người ấy. Cách hiểu này, không làm bộc lộ được bản chất của stres bởi vì xem stress đồng nhất với tác nhân gây ra stress. Tuy nhiên, với việc tìm hiểu các kích thích gây ra stress cũng là một bước ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu stress. Nó làm cho việc nghiên cứu stress ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Hướng thứ 4: Xem stress là một quá trình tương tác giữa cá nhân với môi trường Theo Gatchel & Baum (1983), “stress là một tiến trình mà bằng cách đó con người phản ứng lại với các sự kiện môi trường và tâm lý được nhận thức là sự đe dọa hoặc thách thức” [28, tr.429]. R.S. Lazarus (1999), “Stress như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình” [92]. Ở góc độ này stress được nhìn nhận một cách chủ quan, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc. Đồng ý với quan điểm này Nguyễn khăc Viện cho rằng “Stress là một vấn đề mang tính cá nhân, ta trải nghiệm bao nhiêu stress là do bản chất của tác nhân gây stress quyết định, do cách stress được lý giải ra sao, những nguồn lực sẵn có để đối phó với tác nhân gây stress và loại căng thẳng nào ta chịu ảnh hưởng”. Cũng theo Tô Như Khuê, “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [30], [35]. 21 Hướng thứ 5: Một quan điểm hệ thống về stress: Nhận thức- hành vi - cảm xúc của cá nhân Quan điểm này được xây dựng bằng cách tích hợp các bình diện sinh học, tâm lý, môi trường và đặc biệt là yếu tố nhận thức của cá nhân về stress. Vì thế, “stress là một đáp ứng tích hợp sinh học - tâm lý- xã hội với những sự kiện được xem là có hại, đòi hỏi những ký năng ứng phó của đương sự” [120]. Dưới góc độ tâm lý học, stress được khái quát là “trạng thái (state) hay cảm xúc (feeling) mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được” (Lazarus, 1999) [92, tr124]. Đến thời điểm bây giờ, định nghĩa này được xem là phổ biến nhất khi nghiên cứu về stress (Snynder, 2001) [104]. Định nghĩa trên đã khái quát và làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, bản thân stress không phải do một yếu tố đơn lẻ tạo ra mà nó bao hàm cả sự kiện gây ra căng thẳng và cả trong đáp ứng của chủ thể, đặc biệt là trong nhận thức của cá nhân. Thứ hai, tác nhân gây stress không chỉ xuất phát từ môi trường bên ngoài mà còn từ những áp lực do chính cá nhân tạo ra. Thứ ba, stress là một lĩnh vực bao gồm một loạt các yếu tố liên quan đến xúc cảm - tình cảm. Theo Lazarus (1999), tình cảm là một khái niệm rộng lớn (superordinate) còn stress có thể được xem là một cấp bậc (subordinate) của tình cảm. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về stress, có những định nghĩa về stress dựa trên bình diện sinh học, có những định nghĩa dựa trên bình diện tâm lý hoặc môi trường hoặc phối hợp cả ba bình diện đó, có những định nghĩa đơn giản, có những định nghĩa phức tạp nhưng khái quát lại các định nghĩa đó đã chỉ ra được: - Bản chất của stress: stress là một tình trạng đang chịu một sức ép hay áp lực mạnh hoặc một trạng thái căng thẳng về nhiều mặt (sinh lý, tâm lý) biểu hiện qua các dấu hiệu cơ thể; hoặc stress như một quá trình tương tác giữa con người và môi trường; hoặc stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi; hoặc stress là mọi đáp ứng, phản ứng của con người xảy ra một cách chung khắp, trên nhiều bình diện với những tác động vào người đó. - Những nguồn gốc (tác nhân, nguyên nhân) gây stress hoặc góp phần tạo nên stress: một phần do bản chất của những kích thích đa dạng từ bên ngoài hoặc do chính bản thân gây ra, một phần do nhận thức của cá nhân lý giải về nguồn gốc gây stress ra sao và nhận thức về khả năng và tiềm năng của bản thân, cũng như các nguồn lực sẵn có để ứng phó. 22 - Những ảnh hưởng, hệ quả của stress gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người biểu hiện ở các mặt sinh lý, tâm lý, xã hội và những hậu quả đó sẽ tùy theo khả năng ứng phó của mỗi người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận stress tâm lý dưới quan điểm của Nguyễn Công Khanh “Stress là trạng thái căng thẳng của cơ thể, phản ứng lại với những kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể” (Nguyễn Công Khanh (2000) [ 31, tr.185]. 2.1.1.1. Biểu hiện của stress Mỗi cá nhân thường có những biểu hiện về stress khác nhau vì tình huống phản ứng và ứng phó với mức độ căng thẳng không giống nhau. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu đã đưa ra những biểu hiện tổng quát và chung nhất. Biểu hiện càng nhiều thì mức độ stress càng nặng. *Biểu hiện về mặt nhận thức Stress ở mặt nhận thức làm cho cá nhân khó đưa ra quyết định, khó tập trung, giảm sút trí nhớ, chính điều này làm hạn chế khả năng ứng phó trước những khó khăn căng thẳng một cách tối ưu. *Biểu hiện về mặt cảm xúc Các cá nhân khi đối diện với căng thẳng, stress thường nảy sinh những cảm xúc khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận về mối quan hệ tương tác giữa nhận thức về stress với những cảm xúc khác nhau (Smith và Lazarus,1993). Và (woolfolk, Richard, 1978) đã đưa ra những biểu hiện tiêu cực của stress gồm các cảm xúc sau: [106, tr.233-269], [116]. - Khó chịu, tức giận và giận dữ: Stress thường đưa đến cảm giác tức giận trong khoảng sự khó chịu và giận dữ không thể kiểm soát. - E sợ, lo lắng và sợ hãi: Stress có thể gây ra sự lo lắng và sợ hãi những cảm xúc khác. - Thất vọng, buồn chán và đau khổ: Stress cũng có thể mang đến những thất vọng và những cảm xúc tiêu cực khác như: xấu hổ, ghen tức, đố kị, Tuy nhiên, bên cạnh những cảm xúc tiêu cực đó. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra được những cản xúc tích cực khi cá nhân xuất hiện stress (Lazarus and Folkman,1984) [91]. Susan Folkman và Judith Moskowwitz (2000), đã đưa ra bằng chứng cho thấy những cảm xúc tích cực có thể giúp cá nhân sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. Cảm xúc tích cực có thể làm nâng cao hệ thống miễn dịch tăng cường vốn xã hội như gia đình, bạn bè trong việc ứng phó với stress (Salovey và cộng sự, 2000) [102, tr.110-121]. 23 * iểu hiện ề hành i Những biểu hiện ở khía cạnh hành vi cũng có những hành vi tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, để đương đầu ứng phó với stress có hiệu quả những hành vi tích cực liên quan đến hành vi ứng phó. Ứng phó được xem là những giải pháp tích cực nhằm quản lý, giảm hoặc chịu đựng những đòi hỏi do stress gây ra. Bảng 2.1. Các biểu hiện của stress Các biểu hiện về nhận thức Các biểu hiện về xúc cảm Gặp khó khăn trong các quá trình trí nhớ Ủ rũ, buồn rầu, dễ xúc động Không thể tập trung Cáu kỉnh, dễ nổi nóng Khả năng đánh giá, nhận định kém Bức bối, không xoa dịu được căng thẳng Tư duy chậm hoặc không muốn tư duy Dễ bị lay lan tình cảm theo hướng tiêu cực Có nhiều suy nghĩ âu lo, ý tưởng luẩn quẩn Cảm thấy cô độc, bị cô lập và dễ bị tổn thương Luôn hồi tưởng lại những điều buồn phiền gần đây nhất Hân hoan cao độ rồi đột ngột buồn bã tột cùng, cảm thấy vô vọng Cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ Tự đổ lỗi cho bản thân Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân Mât phương hướng Không có khả năng đưa ra quyết định Bồn chồn, lo lắng và sợ hãi Các biểu hiện sinh lý Các biểu hiện hành vi Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu Ăn quá nhiều hoặc quá ít Đau ngực, tim đập nhanh Ngủ quá nhiều hoặc quá ít Bị tiêu chảy hay bị táo bón Không năng động như bình thường Buồn nôn và chóng mặt Nói năng không rõ ràng, khó hiểu Giảm hứng thú tình dục Nói liên tục về một sự việc, hay phóng đại sự việc Ăn không ngon miệng Hay tranh luận quá khích Vả mồ hôi Thu mình lại, rút lui, không muốn tiếp xúc với người khác Thường xuyên ớn lạnh, run rẩy Thường xuyên mệt mỏi (Nguồn: Institute of Mental Health 24 2.1.1.2. Những nguyên nhân gây ra stress * Nguyên nhân sinh lý – thể chất Mặc dù đã có một số bằng chứng phủ định, nhưng người ta vẫn luôn cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ bị stress. Chẳng hạn, Mc. Guffin và cộng sự (1996), đã tìm ra 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị stress. Trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%. Tương tự, Wender và cộng sự (1986), đã tiến hành một nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể: Nhóm thứ nhất là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm. Nhóm thứ hai là con nuôi. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu các thông số về tuổi tác, tình trạng kinh tế – xã hội và khoảng thời gian những người con nuôi sống với mẹ ruột không bị stress, trầm cảm. So sánh tỉ lệ stress, trầm cảm giữa hai nhóm thấy rằng, ở nhóm khách thể thứ nhất, tỉ lệ bị stress, trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm khi xét đến những mức độ stress và trầm cảm nhẹ [57, tr.24-27]. Tuy nhiên các nghiên cứu liên quan đến những cá nhân có cùng hệ gen với nguy cơ mắc bệnh cao cho thấy, không phải bất cứ ai có hệ gen này đều mắc bệnh. Cho nên yếu tố di truyền đang được đưa ra bàn cãi là một trong những nguyên nhân chính gây nên stress, trầm cảm. * Nguyên nhân tâm lý Bi quan Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tính cách bi quan có nhiều khả năng dễ bị stress hơn những người sống lạc quan, vui vẻ và thích chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa đồng sẽ giúp con người tránh xa nguy cơ căng thẳng. Những biến cố sốc Nhiều người trở nên bị stress, trầm cảm và chán nản trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống như: thất nghiệp, mất người thân, nhận được chẩn đoán bị bệnh nghiêm trọng, ly dị, sau chấn thương, Tất cả những biến cố này có thể khiến stress xuất hiện. Nguyên nhân từ xã hội – gia đình – công iệc Những sang chấn tâm lí – xã hội là nguyên nhân làm tăng nguy cơ stress. Năm 1978, Brown và Harris đã tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Một nhóm bao gồm những người có tới 3 con nhỏ hoặc nhiều hơn, thiếu một người bạn gái thân thiết để tâm tình, không có nghề nghiệp bên ngoài và mồ côi cha từ khi còn rất nhỏ. Nhóm còn lại cũng là những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nhưng có 25 hoàn cảnh ngược lại. Kết quả cho thấy những phụ nữ ở nhóm thứ nhất có khả năng bị stress cao hơn so với nhóm thứ hai. Những cá nhân túng thiếu về mặt kinh tế có xu hướng trải qua nhiều sự kiện tiêu cực trong cuộc sống hơn là những người có điều kiện kinh tế được cải thiện (House và cộng sự, 1991). Nhiều cá nhân thuộc các dân tộc ít người gặp phải tình trạng kinh tế bất lợi. Thêm nữa, họ phải đấu tranh với định kiến và sự hoà nhập với dân tộc chiếm số đông, điều này có thể gây nên stress (Clarke, 2000) [1], [43], [62]. Có nhiều giải đáp khác nhau cho câu hỏi tại sao phụ nữ thường bị stress cao hơn nam giới. Ở khía cạnh xã hội người ta giải thích rằng, phụ nữ ngày nay phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn nhưng lại có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới. Phụ nữ có xu hướng làm những việc có vị thế thấp, công việc ở công sở và trong gia đình khiến họ bị quá tải (Bird và Rieker, 1999). Điều đó có nghĩa, khác với nam giới, khi phụ nữ làm xong việc ở cơ quan, vai trò nội trợ đang chờ đợi họ ở nhà và họ phải tiếp tục làm việc[43]. Khía cạnh tâm lí học lại cho rằng, so với đàn ông phụ nữ dễ bị quy lỗi lầm cho bản tính cá nhân của họ hơn. Do đó, họ càng dễ tự buộc tội và đánh giá thấp bản thân. Thêm vào đó Holen - Hoeksema (1990) đã lí luận rằng, khi đàn ông trải qua những hoàn cảnh có thể dẫn đến stress, khả năng quên đi những ý nghĩ tiêu cực của họ tốt hơn. Trong khi đó, phụ nữ lại hay để tâm đến hậu quả và nguyên nhân. Suy nghĩ này thúc đẩy sự xuất hiện của những ý nghĩ bi quan vốn đã tiềm tàng trong đầu óc họ [1], [62]. 2.1.1.3. Ảnh hưởng của stress Hans Selye (1997) cho rằng: “Stress không phải luôn có hại và tiêu cực, nó phụ thuộc vào việc chúng ta trải nghiệm nó” (Snynder, 2001). Stress với tính chất và cường độ vừa phải là một lọai stress dương tính (eutress) có thể tạo ra sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời. Nó có thể giúp cho cá nhân cải thiện tư duy, sáng tạo, năng động; nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng ứng phó của mình trước stress (Snynder, 2001) [ 104]. Ngược lại nếu stress âm tính sẽ mang lại những hiểm hoạ đáng sợ cho con người như : chất lượng cuộc sống giảm, học tập, lao động không hiệu quả, có những suy nghĩ tiêu cực, Như vậy, với mức độ stress vừa phải giúp cá nhân cải thiện sức khỏe và phát triển tinh thần. Tuy nhiên, khi stress vượt quá tiềm năng ứng phó có thể là nhân tố gây ra nhiều triệu chứng cho cơ thể như: mệt mỏi, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, 2.1.2. Lý luận về ứng phó Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ứng phó (coping), việc nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp đầy đủ thông tin sẽ làm hoàn thiện hơn về khái niệm này. 26 Trong tiếng Anh, coping (ứng phó) có nghĩa là đương đầu đối mặt với những tình huống bất thường, những tình huống có thể dẫn đến khó khăn và stress. Theo nghĩa rộng, ứng phó bao gồm tất cả các dạng tương tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài và nội tâm - nắm bắt làm chủ hay làm suy giảm, làm quen hay lảng tránh khỏi những yêu cầu của hoàn cảnh có vấn đề. Những điều kiện bên ngoài - yêu cầu của hoàn cảnh, hay bên trong - đặc điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội dung của cách ứng phó, làm chúng hoàn toàn khác biệt với với sự thích ứng đơn giản. Webb, L.A (1999), đã tổng hợp các hướng tiếp cận ứng phó trên bốn phương diện [115] : Hướng tiếp cận thứ nhất, các nhà tâm lý học thuộc trường phái Phân tâm học nhận định: Ứng phó được nhìn nhận như là một cơ chế tự vệ vô thức của cái tôi (Ego) với mục đích chống lại các sợ hãi, lo âu do các xung đột tâm lý gây nên như phóng chiếu, dồn nén để giảm căng thẳng. Phản ứng của cái tôi này có tính di truyền, bẩm sinh, được sử dụng để làm giảm căng thẳng hay các sang chấn tinh thần khác. Cách tiếp cận này gặp phải sự chống trả một cách quyết liệt vì cho rằng ứng phó là một hành vi mang tính bẩm sinh . Hướng tiếp cận thứ hai, Byrne, Miller và Krohne (1991) và Bolger (1990), xem xét ứng phó như là một xu hướng nhân cách tương đối ổn định nhằm đáp ứng những sự kiện căng thẳng theo một cách thức nhất định. Cách tiếp cận này được phản ảnh trong nghiên cứu của Moos (1997). Tuy nhiên Lazarus (1999) lại cho rằng, cách tiếp cận này có nhiều điểm hợp lý, nhưng để ổn định và mang tính lâu dài thì cần áp dụng các thực nghiệm trong tương lai mới tăng thêm tính thuyết phục. Bởi hầu hết các kết quả nghiên cứu khác đều cho rằng, ứng phó là yếu tố điều tiết, hợp nhất giữa nhân cách và tình huống gây căng thẳng chứ không phải là thuộc tính của nhân cách [98], [92]. Hướng tiếp cận thứ ba, chú trọng đến những tính chất, yêu cầu riêng biệt của từng loại tình huống cụ thể và mô tả cách thức mà con người đối đầu với các tình huống ấy (Moos, 1997; Felton và Revenson, 1984). Cách tiếp cận này cũng gặp phải sự phê phán vì không phản ánh được khả năng khái quát của các chiến lược ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau [98], [81, tr.343-353]. Hướng tiếp cận thứ tư, là quan điểm của Lazarus và Folkman (1984). Lazarus và Folkman định nghĩa : “Ứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá 27 nguồn lực của họ”. (Lazarus & Folkman, 1984) [91, tr.141). Định nghĩa này bao hàm các khía cạnh nhận thức, cảm xúc và hành vi của quá trình ứng phó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quan điểm của Lazarus. Chính vì vậy, thông qua định nghĩa này cần làm rõ các vấn đề tiếp cận sau: Thứ nhất, ứng phó là những gì cá nhân thực sự làm khi đối mặt với tình huống khó khăn cụ thể. Thứ hai, ứng phó là chuỗi tương tác giữa con người và môi trường. Thứ ba, ứng phó có phạm vi rộng, bao hàm cả nhận thức, cảm xúc và hành vi. Thứ tư, ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lòng, thoải mái hoặc gây nên căng thẳng chứ không phải là sự thích nghi. Với cách tiếp cận này, vai trò của hoàn cảnh, tình huống cũng như vai trò của chính chủ thể hành vi ứng phó đều được chú trọng. Khuynh hướng này đã khái quát một cách tổng hợp và khá toàn diện về hành vi ứng phó của con người. 2.1.2.1. Cách ứng phó, sách lược ứng phó và kiểu ứng phó Khái niệm “chiến lược ứng phó” (coping strategy) và kiểu ứng phó (coping style) vẫn còn gây tranh cãi khá nhiều trong giới học thuật. Đến nay, trong một số nghiên cứu, hai thuật ngữ này vẫn được dùng một cách lẫn lộn [120]. Tuy vậy các nghiên cứu tạm thời thống nhất về sự phân biệt hai khái niệm này theo một số quan điểm khá thuyết phục như sau: Kiểu ứng phó là sách lược mang tính ổn định, bền vững, nhất quán, đặc trưng, điển hình cho một cá nhân hay cả một nhóm người; Là xu hướng chung khi giải quyết vấn đề khó khăn riêng của mỗi cá nhân - thống nhất, phù hợp với niềm tin, định hướng, giá trị và mục tiêu của cá nhân; Còn sách lược ứng phó là những phản ứng nhận thức, cảm xúc và hành động mà cá nhân thực hiện trước tình huống gây căng thẳng cụ thể [55]. Hai khái niệm này không đối nghịch nhau mà bổ sung cho nhau. Kiểu ứng phó là rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng đến cách lựa chọn hành vi ứng phó của cá nhân trong từng tình huống riêng biệt; Ngược lại, từng sách lược ứng phó cũng phản ánh một kiểu ứng phó nhất định nào đó [61]. Vì thế trên bình diện tình huống cụ thể, kiểu ứng phó có thể đồng nhất với sách lược ứng phó. Như vậy từ các quan điểm trên, khái niệm “sách lược ứng phó” có thể được hiểu đơn giản là những cách thức được sử dụng để giải quyết một vấn đề hay để đạt một mục tiêu cụ thể nào đó. Với cách hiểu về “sách lược ứng phó” này giống như định nghĩa “cách ứng phó” của Phan Thị Mai Hương (2007), “Cách ứng phó là những phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định” [23]. Vì thế theo cách hiểu của chúng tôi, tuy hình thức ngôn ngữ khác nhau nhưng nội hàm thuật ngữ “sách lược ứng phó” và “cách ứng phó” (Way of coping) 28 là tương đương nhau. Thật vậy, way of coping là thuật ngữ mà Lazarus và Folkman (1984) dùng trong thang đo về ứng phó đầu tiên của mình. Về sau, way of coping được các tác giả thay bằng coping strategy[91]. 2.1.2.2. Phân loại ứng phó Có nhiều cách phân loại ứng phó khác nhau, không có một bảng phân loại chung cho các cách ứng phó. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến: Cách phân loại ứng phó phổ biến nhất do Folkman và Lazarus (1984) đề xuất. Theo Folkman và Lazarus (1984), những nỗ lực ứng phó có thể tập trung vào cảm xúc (emotion - focused) hoặc tập trung vào vấn đề (problem - focused). Ứng phó tập trung vào cảm xúc nhằm giảm bớt sự khuấy động cảm xúc gây nên bởi khó khăn tâm lý trong giao tiếp. Ứng phó tập trung vào vấn đề nhằm vào việc thay đổi sự kiện được xem là có hại. Cả hai hướng ứng phó có thể được thực hiện đồng thời hoặc riêng biệt, và cũng có khi là không tương hợp với nhau [91]. Theo Ferguson và Cox (1991), có ba nhóm ứng phó chính: Ứng phó định hướng vào nhiệm vụ (task - oriented); Ứng phó định hướng vào cảm xúc (emotion – oriented) và lảng tránh (avoidance) [61]; Ứng phó định hướng vào nhiệm vụ là những nỗ lực nhằm thay đổi môi trường khách quan bên ngoài, thường bao gồm những hành động được lên kế hoạch. Ứng phó định hướng vào cảm xúc là chiến lược trong đó con người cố gắng thay đổi suy nghĩ và cảm giác của mình về sự kiện xảy ra bằng cách rút một số kinh nghiệm, bài học qua tình huống, nhìn về khía cạnh tích cực của vấn đề hoặc thể hiện những cảm xúc âm tính của mình. Lảng tránh là cách thức nhằm chạy trốn khỏi vấn đề bằng cách che dấu suy nghĩ hoặc tập trung vào những hoạt động khác tích cực hơn nhằm thoát ra khỏi tình huống. Hướng phân loại này khá hợp lý và được khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ sử dụng. Căn cứ vào tính hiệu quả và ảnh hưởng của các cách ứng phó đối với con người, Seiffe- Krenke (2004), đã chia ứng phó thành hai nhóm lớn: Ứng phó hiệu quả (thích nghi) và ứng phó không hiệu quả (không thích nghi). Nhóm ứng phó hiệu quả này bao gồm các cách ứng phó như tìm kiếm lời khuyên, thông tin, nhận sự hỗ trợ từ người khác và suy nghĩ tìm giải pháp. Ngược lại, ứng phó không hiệu quả bao gồm những hành vi rút lui và lảng tránh [56]. Tuy vậy, như đã trình bày ở trên, không có sự thống nhất trong cách phân loại các kiểu và chiến lược ứng phó. Nowack (1987) cho rằng, mức độ thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách phân loại có thể được xác lập nếu như chia ứng phó thành hai nhóm “đối đầu” (approach) và “lảng tránh” (avoidance) [59]. Đứng trên quan điểm trên, Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989), đã tích hợp và khái quát các chiến lược ứng phó được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu 29 khác, thông qua việc phát triển một mô hình ứng phó theo nhiều cấp bậc khác nhau như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.1. Mô hình ứng phó (Phỏng theo Tobin và các cộng sự, (1989) Tobin và các cộng sự (1989), chia ứng phó thành 2 nhóm lớn: Nhóm đối đầu (engagement) à nhóm lảng tránh (disengagement). Nhóm “đối đầu” gồm có “đối đầu tập trung ào ấn đề” và “đối đầu tập trung ào cảm xúc”; nhóm “lảng tránh” gồm “lảng tránh tập trung ào ấn đề” và “lảng tránh tập trung ào cảm xúc” [112]. Nhóm “đối đầu tập trung ào ấn đề” bao gồm “giải quyết ấn đề” và “cấu trúc lại nhận thức”. “Giải quyết ấn đề” là những nỗ lực nhằm thay đổi các tác nhân gây nên khó khăn tâm lý trong giao tiếp bằng cách quyết tâm, kiên trì và trực tiếp hành động. “Cấu trúc lại nhận thức” là quá trình “nói chuyện với bản thân” (self – talk) về vấn đề xảy ra để thay đổi ý nghĩa của các sự kiện căng thẳng, nhìn nhận các sự kiện theo chiều hướng tích cực hơn và có tính xây dựng hơn. Nhóm “đối đầu tập trung cảm xúc” gồm có “tìm kiếm hỗ trợ xã hội” và “bộc lộ cảm xúc”. “Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” là nỗ lực tìm đến sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm lời khuyên và chia sẻ cảm xúc, tâm sự với những người thân hay bạn bè. “ ộc lộ cảm xúc” là những cố gắng đối diện với cảm xúc, không né tránh nó và giải tỏa các cảm giác căng thẳng, lo lắng ra bên ngoài. Nhóm“lảng tránh tập trung ào ấn đề” bao gồm “lảng tránh ấn đề”và “mơ tưởng”. “Lảng tránh ấn đề” liên quan đến những nỗ lực của cá nhân nhằm chạy trốn khỏi vấn đề bằng cách cố gắng không có bất cứ suy nghĩ hoặc hành động nào liên quan đến sự kiện căng thẳng. “Mơ tưởng” phản ánh những suy nghĩ mang tính tô hồng sự kiện, tưởng tượng, hy vọng, mong đợi những điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn và cá nhân có thể sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy. Nhóm“lảng tránh tập trung ào cảm xúc”gồm có “đổ lỗi cho bản thân” và “cô lập bản thân”. “Đổ lỗi cho bản thân” phản ánh việc cá nhân tự chỉ trích mình, dằn vặt, 30 giày vò mình vì những gì đã xảy ra, đi kèm với cảm giác nuối tiếc, ân hận. “Cô lập bản thân” đề cập đến các nỗ lực của cá nhân nhằm thu hẹp thế giới của chính mình, tránh giao tiếp và che dấu cảm xúc đối với các tình huống gây stress với bạn bè và người thân. 2.2. CƯ SĨ PHẬT TỬ 2.2.1. Khái niệm Cư sĩ Phật tử Từ điển Phật học Chân Nguyên - Nguyễn Tường Bách định nghĩa: Cư sĩ (grhapati) dịch theo âm Hán việt là Ca- la việt. Danh từ này có hai nghĩa: 1. Người dòng họ giàu sang; 2. Người tại gia mộ đạo. Phần lớn, danh từ Cư sĩ được hiểu dưới nghĩa thứ hai và đồng nghĩa với Cận sự nam (upasaka), Cận sự nữ (upasika). Cư sĩ là một danh từ chỉ người theo đạo Phật nhưng vẫn giữ đời sống thế gian, đã quy y Tam bảo (Phật- Pháp- Tăng) và giữ năm giới (không giết hại; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không sử dụng những chất kích thích, nghiện ngập) [3], [41]. Quy y Tam bảo: Quy là trở về; Y là nương tựa, là trở về nương tựa Phật Pháp Tăng. Phật là một vị thầy viên mãn về trí tuệ và từ bi hay là một đấng giác ngộ, Pháp là những giáo lý phân tích rõ ràng sự thật của khổ đau, nguyên nhân dẫn đến sự khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và phương pháp diệt trừ hay chuyển hóa khổ đau, Tăng là những người tiếp nối theo con đường bậc thánh sống trên tinh thần hòa hợp thanh tịnh, thực hành những lời Phật dạy và diễn thuyết chánh pháp giải thoát. Những cam kết: Những người hữu duyên phát tâm quy y Tam bảo điều có những cam kết với chính mình thì khi đó sự phát tâm mới thành tựu. Đó là, khi đã quy y Phật rồi thì không bao giờ quy y trời thần quỷ vật; quy y Pháp rồi thì không được nghe những lời tà thuyết sai sự thật chân lý; quy y Tăng rồi thì không được theo thầy tà bạn ác. Tam quy cũng được xem như một giới, người quy y Tam bảo phải là người có niềm tin đối với nhân quả, nghiệp báo. Vì nhân quả là định luật chân lý. Chính tin nhân quả mới bỏ việc ác làm điều lành, chuyển hóa được bản thân từ nghèo đói thành giàu sang nhờ siêng năng lao tác. Không những thế, người đã phát tâm quy y Tam bảo cần phải học để hiểu chánh pháp. Và ứng dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống thường nhật để có cuộc sống an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại. Tác giả Trần Kiêm Đoàn lại nhận định rằng: Trong hệ thống xã hội cổ điển Đông Phương, Cư Sĩ thường được định nghĩa như là người có tài năng nhưng không ra tham gia việc nước hay dấn thân vào việc đời, sống mai danh ẩn tích ở chốn thâm sơn hay điền dã (Cư: ở. Sĩ: kẻ sĩ) [121]. Nói về nguồn gốc thì sách Cải Trai Mạn Lục của Ngô Tăng Năng ghi rằng: 31 “Danh hiệu Cư sĩ có từ thời Thương Chu”. Sách Hàn Phi Tử chép: “Thái Công được phong ở đất Tề. Ở Đông Hải có hai cư sĩ là Cuồng Duật Hoa và Sĩ Tì Đệ cho rằng: “Ta không nên thần phục Thiên tử, không giao hữu với chư hầu, chỉ nên cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống.” Như vậy, từ thời xa xưa Cư sĩ là người sống rất độc lập, thanh đạm (gần với hàn sĩ) và sống ẩn dật (ẩn sĩ) [3], [4], [121]. Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn lại cho rằng: Cư sĩ (Cultivateur) là người ở tại nhà, tu theo đạo Phật, vốn không thích việc danh lợi. Thường thường bậc cư sĩ có đủ bốn cái đức, bốn cái thể cách này: 1. Không cầu chức tước, quan vị 2. Càng bớt tính dục, càng chứa thêm đức 3. Có tiền của gia sản đặng ở nhà lo tu học và bố thí 4. Đọc kinh hoặc nghe thuyết pháp thì thông hiểu nghĩa lý [3], [121]. Phật tử (Fils, disciple de Bouddha, Boudhiste), là đệ tử của Phật là tín đồ Phật giáo. Những người noi theo phương pháp của Phật dạy để sống an lạc - hạnh phúc. Xét theo nghĩa chung nhất đó là tín đồ của Phật giáo, là đệ tử của Đức Phật. Trong hàng đệ tử của Đức Phật gồm đệ tử tại gia và xuất gia. Đệ tử tại gia là những người vẫn có một cuộc sống gia đình, vợ con, ... và tuân theo một số giới luật nhất định (năm giới, mười giới...). Còn đệ tử xuất gia là những người sống theo lý tưởng của Đức Phật “Trên hoằng dương chánh pháp - dưới hóa độ chúng sanh”, những vị này không lập gia đình, cuộc sống của họ tuân theo những giới luật Đức Phật chế ra và sống với nhau trên tinh thần hòa hợp thanh tịnh[121]. Như vậy, khái niệm cư sĩ Phật tử được dùng trong đề tài này chính là những người đệ tử tại gia của Phật giáo (trong đề tài này chỉ giới hạn từ 18 -25 tuổi). 2.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của cư sĩ Phật tử 2.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của cư sĩ Phật tử Thanh niên nói chung và cư sĩ Phật tử nói riêng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng cư sĩ. Cư sĩ Phật tử cũng như bao con người bình thường, họ có những đặc điểm chung của con người mà theo Mác là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Ngoài ra họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi...alid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 4 .9 .9 .9 không đồng ý 332 71.6 71.6 72.4 Khá đồng ý 102 22.0 22.0 94.4 Đồng ý 20 4.3 4.3 98.7 Rất đồng ý 6 1.3 1.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 Đối đầu giải quyết các khó khăn Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 285 61.4 61.4 61.4 Khá đồng ý 139 30.0 30.0 91.4 Đồng ý 28 6.0 6.0 97.4 Rất đồng ý 12 2.6 2.6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Chia sẻ xin lời khuyên Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 1 .2 .2 .2 không đồng ý 284 61.2 61.2 61.4 Khá đồng ý 113 24.4 24.4 85.8 Đồng ý 60 12.9 12.9 98.7 Rất đồng ý 6 1.3 1.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 Vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để giải quyết Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 182 39.2 39.2 39.2 Khá đồng ý 203 43.8 43.8 83.0 Đồng ý 66 14.2 14.2 97.2 Rất đồng ý 13 2.8 2.8 100.0 Total 464 100.0 100.0 86 Hít thở thật sâu để trấn tỉnh bản thân Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 243 52.4 52.4 52.4 Khá đồng ý 121 26.1 26.1 78.4 Đồng ý 84 18.1 18.1 96.6 Rất đồng ý 16 3.4 3.4 100.0 Total 464 100.0 100.0 Nghe nhạc nhẹ để thư giãn Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 200 43.1 43.1 43.1 Khá đồng ý 147 31.7 31.7 74.8 Đồng ý 68 14.7 14.7 89.4 Rất đồng ý 49 10.6 10.6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Vận dụng các tài liệu liên quan đến phương án ứng phó với stress Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 1 .2 .2 .2 không đồng ý 291 62.7 62.7 62.9 Khá đồng ý 135 29.1 29.1 92.0 Đồng ý 36 7.8 7.8 99.8 Rất đồng ý 1 .2 .2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Tạm nghỉ ngơi công việc để thư giãn Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 1 .2 .2 .2 không đồng ý 270 58.2 58.2 58.4 Khá đồng ý 144 31.0 31.0 89.4 Đồng ý 44 9.5 9.5 98.9 Rất đồng ý 5 1.1 1.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 87 Chuyển sang một hoạt động khác Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 289 62.3 62.3 62.3 Khá đồng ý 128 27.6 27.6 89.9 Đồng ý 24 5.2 5.2 95.0 Rất đồng ý 23 5.0 5.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 Nói chuyện với bạn bè Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 266 57.3 57.3 57.3 Khá đồng ý 174 37.5 37.5 94.8 Đồng ý 16 3.4 3.4 98.3 Rất đồng ý 8 1.7 1.7 100.0 Total 464 100.0 100.0 Gọi điện, thăm hỏi bạn bè, người thân Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 1 .2 .2 .2 không đồng ý 351 75.6 75.6 75.9 Khá đồng ý 86 18.5 18.5 94.4 Đồng ý 22 4.7 4.7 99.1 Rất đồng ý 4 .9 .9 100.0 Total 464 100.0 100.0 Lắng nghe mọi người nói Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 310 66.8 66.8 66.8 Khá đồng ý 123 26.5 26.5 93.3 Đồng ý 31 6.7 6.7 100.0 Total 464 100.0 100.0 88 Trao đổi ý kiến lẫn nhau Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 254 54.7 54.7 54.7 Khá đồng ý 150 32.3 32.3 87.1 Đồng ý 54 11.6 11.6 98.7 Rất đồng ý 6 1.3 1.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 b. Kỹ năng phân tích các phương án Phân tích, lựa chọn những phương án ứng phó tích cực và hạn chế những phương án ứng phó tiêu cực. Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 304 65.5 65.5 65.5 Khá đồng ý 114 24.6 24.6 90.1 Đồng ý 12 2.6 2.6 92.7 Rất đồng ý 34 7.3 7.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 Đánh giá các phương án ứng phó Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 262 56.5 56.5 56.5 Khá đồng ý 159 34.3 34.3 90.7 Đồng ý 28 6.0 6.0 96.8 Rất đồng ý 15 3.2 3.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Linh hoạt thay đổi phương án ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 344 74.1 74.1 74.1 Khá đồng ý 76 16.4 16.4 90.5 Đồng ý 30 6.5 6.5 97.0 Rất đồng ý 14 3.0 3.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 89 So sánh các phương án ứng phó với nhau Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 336 72.4 72.4 72.4 Khá đồng ý 87 18.8 18.8 91.2 Đồng ý 26 5.6 5.6 96.8 Rất đồng ý 15 3.2 3.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Trình bày, mô tả các phương án ứng phó cụ thể đối với stress trong học tập, lao động, giao tiếp Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 320 69.0 69.0 69.0 Khá đồng ý 97 20.9 20.9 89.9 Đồng ý 28 6.0 6.0 95.9 Rất đồng ý 19 4.1 4.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Xây dựng cơ sở cho việc xác định các phương án ứng phó Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 294 63.4 63.4 63.4 Khá đồng ý 113 24.4 24.4 87.7 Đồng ý 33 7.1 7.1 94.8 Rất đồng ý 24 5.2 5.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 c. Kỹ năng ra quyết định Quyết định phương án ứng phó phù hợp nhất Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 3 .6 .6 .6 không đồng ý 303 65.3 65.3 65.9 Khá đồng ý 132 28.4 28.4 94.4 Đồng ý 6 1.3 1.3 95.7 Rất đồng ý 20 4.3 4.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 90 Lựa chọn phương án mang tính cấp thiết nhất của bản thân Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 2 .4 .4 .4 không đồng ý 237 51.1 51.1 51.5 Khá đồng ý 184 39.7 39.7 91.2 Đồng ý 22 4.7 4.7 95.9 Rất đồng ý 19 4.1 4.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Sắp xếp các phương án theo một trình tự nhất định Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 3 .6 .6 .6 không đồng ý 305 65.7 65.7 66.4 Khá đồng ý 98 21.1 21.1 87.5 Đồng ý 38 8.2 8.2 95.7 Rất đồng ý 20 4.3 4.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 Đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong các phương án ứng phó Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không đồng ý 3 .6 .6 .6 không đồng ý 322 69.4 69.4 70.0 Khá đồng ý 100 21.6 21.6 91.6 Đồng ý 22 4.7 4.7 96.3 Rất đồng ý 17 3.7 3.7 100.0 Total 464 100.0 100.0 3.3.1.3. Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress a. Kỹ năng kiên định thực hiện các phương án ứng phó với stress Quyết tâm giự vững lập trường của bản thân khi thực hành các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 406 87.5 87.5 87.5 Khá đồng ý 46 9.9 9.9 97.4 Đồng ý 8 1.7 1.7 99.1 91 Rất đồng ý 4 .9 .9 100.0 Total 464 100.0 100.0 Luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 337 72.6 72.6 72.6 Khá đồng ý 37 8.0 8.0 80.6 Đồng ý 87 18.8 18.8 99.4 Rất đồng ý 3 .6 .6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Có khả năng từ chối trước các sự kiện đi ngược với nhu cầu và nguyện vọng của bản thân Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 347 74.8 74.8 74.8 Khá đồng ý 105 22.6 22.6 97.4 Đồng ý 6 1.3 1.3 98.7 Rất đồng ý 6 1.3 1.3 100.0 Total 464 100.0 100.0 Thể hiện điều mình muốn và nhu cầu thực hiện chúng Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 339 73.1 73.1 73.1 Khá đồng ý 108 23.3 23.3 96.3 Đồng ý 14 3.0 3.0 99.4 Rất đồng ý 3 .6 .6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Biết cân bằng giữa các trạng thái căng thẳng và nhẹ nhàng, gây hấn và phục tùng Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 303 65.3 65.3 65.3 Khá đồng ý 106 22.8 22.8 88.1 Đồng ý 25 5.4 5.4 93.5 Rất đồng ý 30 6.5 6.5 100.0 Total 464 100.0 100.0 92 Tìm hiểu nguyên nhân và cách để giải quyết vấn đề Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 254 54.7 54.7 54.7 Khá đồng ý 123 26.5 26.5 81.3 Đồng ý 47 10.1 10.1 91.4 Rất đồng ý 40 8.6 8.6 100.0 Total 464 100.0 100.0 b. Kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó Tiếp tục hành động để giải quyết khó khăn Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 246 53.0 53.0 53.0 Khá đồng ý 175 37.7 37.7 90.7 Đồng ý 38 8.2 8.2 98.9 Rất đồng ý 5 1.1 1.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Học cách để giải quyết vấn đề stress Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 275 59.3 59.3 59.3 Khá đồng ý 117 25.2 25.2 84.5 Đồng ý 36 7.8 7.8 92.2 Rất đồng ý 36 7.8 7.8 100.0 Total 464 100.0 100.0 Vận dụng các cách ứng phó để giải quyết Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 223 48.1 48.1 48.1 Khá đồng ý 161 34.7 34.7 82.8 Đồng ý 68 14.7 14.7 97.4 Rất đồng ý 12 2.6 2.6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Nỗ lực hơn nữa để giải quyết stress Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent 93 Valid không đồng ý 285 61.4 61.4 61.4 Khá đồng ý 104 22.4 22.4 83.8 Đồng ý 57 12.3 12.3 96.1 Rất đồng ý 18 3.9 3.9 100.0 Total 464 100.0 100.0 Khi thực hiện cách thức Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 288 62.1 62.1 62.1 Khá đồng ý 117 25.2 25.2 87.3 Đồng ý 40 8.6 8.6 95.9 Rất đồng ý 19 4.1 4.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Suy nghĩ làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề stress Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 264 56.9 56.9 56.9 Khá đồng ý 125 26.9 26.9 83.8 Đồng ý 60 12.9 12.9 96.8 Rất đồng ý 15 3.2 3.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Loại bỏ những vấn đề stress ra khỏi tâm trí của mình Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 214 46.1 46.1 46.1 Khá đồng ý 153 33.0 33.0 79.1 Đồng ý 67 14.4 14.4 93.5 Rất đồng ý 30 6.5 6.5 100.0 Total 464 100.0 100.0 Tự thuyết phục bản thân vấn đề không quá nỗi đến xấu như suy nghĩ Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 254 54.7 54.7 54.7 Khá đồng ý 113 24.4 24.4 79.1 94 Đồng ý 59 12.7 12.7 91.8 Rất đồng ý 38 8.2 8.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Nghĩ về những thứ vui vẻ, hạnh phúc để đưa tâm trí thoát ra khỏ cảm xúc khó chịu Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 243 52.4 52.4 52.4 Khá đồng ý 167 36.0 36.0 88.4 Đồng ý 26 5.6 5.6 94.0 Rất đồng ý 28 6.0 6.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 Cố gắng làm gì đó để lấy lại bình tĩnh Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 308 66.4 66.4 66.4 Khá đồng ý 112 24.1 24.1 90.5 Đồng ý 34 7.3 7.3 97.8 Rất đồng ý 10 2.2 2.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Xin lời khuyên về những thứ cần phần phải làm Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 273 58.8 58.8 58.8 Khá đồng ý 128 27.6 27.6 86.4 Đồng ý 53 11.4 11.4 97.8 Rất đồng ý 10 2.2 2.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Chia sẻ, lắng nghe từ bạn bè, cha mẹ Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 246 53.0 53.0 53.0 Khá đồng ý 126 27.2 27.2 80.2 Đồng ý 78 16.8 16.8 97.0 Rất đồng ý 14 3.0 3.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 95 Dành thời gian tâm sự với bạn bè Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 249 53.7 53.7 53.7 Khá đồng ý 153 33.0 33.0 86.6 Đồng ý 46 9.9 9.9 96.6 Rất đồng ý 16 3.4 3.4 100.0 Total 464 100.0 100.0 Cầu nguyện để tâm an Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 278 59.9 59.9 59.9 Khá đồng ý 108 23.3 23.3 83.2 Đồng ý 40 8.6 8.6 91.8 Rất đồng ý 38 8.2 8.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Thực tập thiền Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 249 53.7 53.7 53.7 Khá đồng ý 183 39.4 39.4 93.1 Đồng ý 17 3.7 3.7 96.8 Rất đồng ý 15 3.2 3.2 100.0 Total 464 100.0 100.0 Chia sẻ và lắng nghe quý thầy ở chùa giảng Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 321 69.2 69.2 69.2 Khá đồng ý 77 16.6 16.6 85.8 Đồng ý 47 10.1 10.1 95.9 Rất đồng ý 19 4.1 4.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Không muốn tiếp xúc nói chuyện với ai cả Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent 96 Valid không đồng ý 345 74.4 74.4 74.4 Khá đồng ý 79 17.0 17.0 91.4 Đồng ý 24 5.2 5.2 96.6 Rất đồng ý 16 3.4 3.4 100.0 Total 464 100.0 100.0 Để mọi việc đến đâu thì đến Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 73 15.7 15.7 15.7 Khá đồng ý 188 40.5 40.5 56.3 Đồng ý 170 36.6 36.6 92.9 Rất đồng ý 33 7.1 7.1 100.0 Total 464 100.0 100.0 Chấp nhận tất cả những gì đến thì đến Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 216 46.6 46.6 46.6 Khá đồng ý 139 30.0 30.0 76.5 Đồng ý 91 19.6 19.6 96.1 Rất đồng ý 18 3.9 3.9 100.0 Total 464 100.0 100.0 Chấp nhận vì bản thân mình yếu kém Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 215 46.3 46.3 46.3 Khá đồng ý 172 37.1 37.1 83.4 Đồng ý 56 12.1 12.1 95.5 Rất đồng ý 21 4.5 4.5 100.0 Total 464 100.0 100.0 Bỏ qua tất cả Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 280 60.3 60.3 60.3 Khá đồng ý 102 22.0 22.0 82.3 Đồng ý 38 8.2 8.2 90.5 97 Rất đồng ý 44 9.5 9.5 100.0 Total 464 100.0 100.0 Tìm cách giải trí/ thư giản như: nghe nhạc, đọc sách, lướt web, chơi thể thao, đi dạo, đi chơi Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 213 45.9 45.9 45.9 Khá đồng ý 180 38.8 38.8 84.7 Đồng ý 45 9.7 9.7 94.4 Rất đồng ý 26 5.6 5.6 100.0 Total 464 100.0 100.0 Tìm cảm giác dễ chịu bằng cách sử dụng những chất kích thích: café, hút thuốc, uống rượu bia Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 132 28.4 28.4 28.4 Khá đồng ý 89 19.2 19.2 47.6 Đồng ý 119 25.6 25.6 73.3 Rất đồng ý 124 26.7 26.7 100.0 Total 464 100.0 100.0 Tìm một nới bình yên để thư giản Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 266 57.3 57.3 57.3 Khá đồng ý 111 23.9 23.9 81.3 Đồng ý 56 12.1 12.1 93.3 Rất đồng ý 31 6.7 6.7 100.0 Total 464 100.0 100.0 Thực tập thiền, tụng kinh, cầu nguyện Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid không đồng ý 263 56.7 56.7 56.7 Khá đồng ý 103 22.2 22.2 78.9 Đồng ý 61 13.1 13.1 92.0 Rất đồng ý 37 8.0 8.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 98 3.3.2. Trung bình, độ lệch chuẩn các kỹ năng ứng phó với stress 3.3.2.1. Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân và biểu hiện stress Descriptive Statistics STT a. Kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress N ĐTB ĐLC 1 Khối lượng kiến thức tiếp thu quá lớn 464 3.55 1.087 2 Các kỳ kiểm tra, thi cử 464 3.89 1.039 3 Môi trường học tập cạnh tranh 464 3.68 1.198 4 Giáo viên đánh giá và cho điểm không công bằng 464 3.69 1.191 5 Phương pháp học tập chưa hiệu quả 464 3.73 1.108 6 Môi trường học tập chưa thích ứng 464 4.08 1.015 7 Thiếu tài liệu trong học tập 464 3.68 1.216 8 Lo sợ trong giao tiếp với giáo viên 464 3.94 1.063 9 Cập nhật thông tin hạn chế 464 3.69 1.194 10 Lịch học dày đặc chồng chéo 464 3.99 1.044 11 Áp lực công việc quá nặng 464 3.57 1.194 12 Thời gian nghĩ ngơi không hợp lý 464 3.94 1.078 13 Sự canh tranh giữa các bạn đồng nghiệp 464 4.00 1.095 14 Sự đố kị lẫn nhau 464 3.57 1.208 15 Công việc không đúng chuyên nghành học 464 3.81 1.131 16 Lương bổng không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống 464 4.03 0.947 17 Công việc nhàm chán, lập đi lập lại 464 3.46 1.250 18 Cảm thấy không có năng lực phù hợp với nghành nghề 464 3.70 1.128 19 Động cơ làm việc thấp 464 4.04 1.037 20 Thất nghiệp kéo dài, hỗ thện với bản thân, gia đình, bạn bè 464 3.65 1.245 21 Cảm thấy mình không được mọi người công nhận và xem trọng 464 3.92 1.115 22 Không biết cách chi tiêu hợp lý nên thường thiếu hụt tài chính 464 4.00 1.099 23 Không hòa đồng được mọi người trong gia đình 464 4.10 0.997 24 Gia đình không hòa thuận và không hạnh phúc 464 3.93 0.993 25 Mâu thẫu với các bạn đồng học 464 4.24 0.887 26 Mâu thuẫn với các bạn đồng nghiệp 464 3.87 1.135 27 Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên, bạn đồng nghiệp 464 4.12 0.944 28 Không có thời gian nhiều cho bạn khác giới 464 4.25 0.882 29 Những rắc rối trong quan hệ với bạn bè khác giới 464 3.77 1.189 30 Bị xúc phạm bằng lời nói và hành động của bạn đồng học 464 4.11 1.008 31 Bị xúc phạm bằng lời nói và hành động của đồng nghiệp 464 3.77 1.205 32 Không hài lòng với ngoại hình của bản thân 464 4.01 1.064 33 Khó khăn trong việc chia sẻ với mọi người 464 4.10 1.047 34 Không hòa đồng được với mọi người 464 3.83 1.103 35 Cảm giác tự ti 464 4.12 1.006 36 Luôn dè dặt khép nép trong giao tiếp 464 3.84 1.154 99 STT a. Biểu hiện về mặt nhận thức N ĐTB ĐLC 1 Ý nghĩ đảo lộn, quanh quẩn 464 2,60 0,516 2 Có những suy nghĩ tiêu cực 464 2,83 0,562 3 Hay quên 464 2,83 0,597 4 Mất phương hướng trong học tập 464 2,89 0,525 5 Cảm thấy lo lắng 464 2,86 0,539 6 Khó tập trung bài vở 464 2,85 0,581 7 Khó quyết định vấn đề 464 2,84 0,544 8 Không hứng thú trong học tập 464 3,79 0,833 9 Thi thoảng nghĩ về những cảm xúc âm tính (buồn phiền, tức giận) 464 2,84 0,565 10 Suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống 464 2,80 0,616 11 Hay lẫn lộn, nhầm lẫn 464 2,83 0,563 12 Ý nghĩ lang man trong công việc 464 2,80 0,608 13 Mức độ tập trung không cao 464 2,80 0,621 14 Hay nghi ngờ người khác 464 2,81 0,574 15 Khó quyết định dứt khoát 464 2,92 0,564 16 Có khả năng quyết định cao 464 2,89 0,560 17 Suy nghĩ và hành động hiệu quả 464 2,88 0,487 18 Có khả năng nhớ lâu 464 2,89 0,506 19 Dễ nghi ngờ người khác 464 2,94 0,419 20 Hay bâng quơ trong giao tiếp 464 2,88 0,570 21 Ngôn từ không lưu loát trong giao tiếp 464 2,94 0,506 22 Suy nghĩ chậm chạp 464 2,83 0,559 23 Hay lẫn lộn trong giao tiếp 464 2,61 0,601 24 Có những suy nghĩ tiêu cực trong giao tiếp 464 2,61 0,594 25 Thích giao tiếp nói chuyện với mọi người 464 2,84 0,386 Tổng 2,54 0,550 STT b.Biểu hiện về mặt Xúc cảm tình cảm N ĐTB ĐLC 26 Cảm thấy, lo lắng, bồi hồi 464 3,17 0,374 27 Thay đổi cảm xúc liên tục 464 2,80 0,583 28 Luôn cởi mở, vui vẻ 464 2,76 0,651 29 Nóng giận vô cớ 464 2,78 0,596 30 Cảm thấy buồn bã, thất vọng 464 2,76 0,620 31 Cảm thấy lòng tin chao đảo 464 2,81 0,599 32 Hay ức chế, dồn nén 464 2,78 0,646 33 Cảm thấy dễ bị tổn thương 464 2,81 0,559 34 Hay nóng giận 464 2,78 0,601 35 Cảm thấy mệt mỏi 464 2,77 0,656 36 phấn khởi trong công việc 464 3,16 0,370 37 Cảm thấy lo lắng, căng thẳng trong công việc 464 2,83 0,566 38 Cảm thấy bị xúc phạm 464 2,82 0,573 39 Mất niềm tin trong công việc 464 2,79 0,649 40 Hay đỗ lỗi cho bản thân 464 2,84 0,549 41 Cảm thấy mình vô dụng 464 2,82 0,549 100 42 Mất phương hướng trong cuộc sống 464 2,72 0,690 43 Vui buồn vô cớ 464 2,80 0,590 44 Cảm thấy thích thú với công việc hiện tại 464 3,13 0,406 45 Cảm thấy run trong giao tiếp 464 2,79 0,610 46 Cảm thấy lo sợ, trong ki tiếp xúc với người lạ 464 2,81 0,599 47 Cảm thấy bồi hồi 464 2,79 0,654 48 Có nhiều cảm xúc lẫn lộn trong lúc nói chuyện 464 2,82 0,621 49 Cảm thấy dễ bị đụng chạm 464 2,79 0.601 50 Cảm thấy cảm tình với mọi người 464 2,79 0,594 51 Xởi lởi trong giao tiếp 464 3.16 0,386 52 Vui vẻ, hòa đồng với mọi người 464 3.15 0,402 53 Thích giao tiếp rộng với mọi người 464 2.81 0,570 54 Hay đỏ trước người lạ 464 2.79 0,606 55 Cảm thấy mất lòng tin 464 2.98 0,509 Tổng 2,96 0,585 STT a. Biểu hiện về mặt Hành vi N ĐTB ĐLC 56 Hay nói nhảm, lặp đi lặp lại một vấn đề 464 2.83 0.559 57 Ngủ không ngon giấc 464 3.79 0.827 58 Ăn uống khó tiêu, cảm giác không ngon miệng 464 3.17 0.384 59 Khó làm chủ được suy nghĩ và hành động của bản thân 464 2.79 0.599 60 Lười hoạt động 464 2.77 0.636 61 Hay tranh luận vô cớ 464 2.81 0.588 62 Uống những chất cay nghiện 464 2.80 0.596 63 Không thể tập trung học bài 464 2.82 0.583 64 Không hứng thú trong học tập 464 2.79 0.625 65 Đau đầu khi thấy sách, vở, bài tập 464 2.83 0.546 66 Tránh né bạn bè, giáo viên 464 2.77 0.645 67 Trí nhớ giảm dần 464 2.78 0.636 68 Lãng tránh tiếp xúc với mọi người 464 2.84 0.541 69 Uống thuốc an thần 464 2.77 0.633 70 Hay uống những chất kích thích (thuốc lá, rượu bia) 464 3.17 0.376 71 Hay tranh cãi 464 3.18 0.382 72 Không kiểm soát được hành động của bản thân 464 3.16 0.376 73 Khó an giấc trong lúc ngủ 464 2.81 0.585 74 Ăn không ngon miệng 464 2.80 0.630 75 Hay nói chuyện một cách say sưa 464 2.85 0.534 76 Nói chuyện lặp đi lặp lại không xuông sẽ 464 2.80 0.615 77 Hay cáu gắt trong giao tiếp 464 2.80 0.580 78 Hay phóng đại sự việc 464 2.78 0.610 79 Khó làm chủ bản thân trong giao tiếp 464 2.83 0.537 80 Có những cử động không được tự nhiên trong lúc nói chuyện 464 2.77 0.646 81 Không tự tin trong giao tiếp 464 3.17 0.374 Tổng 2.87 0.554 101 Descriptive Statistics STT a. Kỹ năng huy động nguồn thông tin N ĐTB ĐLC 1 Xin ý kiến từ các nhà chuyên môn 464 3.66 0.636 2 Đối đầu giải quyết các khó khăn 464 3.50 0.726 3 Chia sẻ xin lời khuyên 464 3.46 0.768 4 Vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để giải quyết 464 3.19 0.781 5 Hít thở thật sâu để trấn tỉnh bản thân 464 3.55 0.649 6 Nghe nhạc nhẹ để thư giãn 464 3.07 0.998 7 Vận dụng các tài liệu liên quan đến phương án ứng phó với stress 464 3.70 0.603 8 Tạm nghỉ ngơi công việc để thư giãn 464 3.47 0.713 9 Chuyển sang một hoạt động khác 464 3.47 0.807 10 Nói chuyện với bạn bè 464 3.50 0.651 11 Gọi điện, thăm hỏi bạn bè, người thân 464 3.27 0.877 12 Lắng nghe mọi người nói 464 3.60 0.612 13 Trao đổi ý kiến lẫn nhau 464 3.41 0.743 Descriptive Statistics Kỹ năng phân tích các phương án N ĐTB ĐLC 1 Phân tích, lựa chọn những phương án ứng phó tích cực và hạn chế những phương án ứng phó tiêu cực. 464 3.48 0.862 2 Đánh giá các phương án ứng phó 464 3.44 0.750 3 Linh hoạt thay đổi phương án ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh 464 3.62 0.740 4 So sánh các phương án ứng phó với nhau 464 3.60 0.739 5 Trình bày, mô tả các phương án ứng phó cụ thể đối với stress trong học tập, lao động, giao tiếp 464 3.55 0.785 6 Xây dựng cơ sở cho việc xác định các phương án ứng phó 464 3.46 0.838 Descriptive Statistics Kỹ năng ra quyết định N ĐTB ĐLC 1 Đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn trong các phương án ứng 464 3.57 0.738 2 Sắp xếp các phương án theo một trình tự nhất định 464 3.39 0.767 3 Lựa chọn phương án mang tính cấp thiết nhất của bản thân 464 3.50 0.829 4 Quyết định phương án ứng phó phù hợp nhất 464 3.59 0.756 1.3.1.3. Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress a. Kỹ năng kiên định thực hiện các phương án ứng phó N ĐTB ĐLC *Giữ vững lập trường 1 Quyết tâm giự vững lập trường của bản thân khi thực hành các phương án ứng phó với stress 464 3.84 0.47 2 Luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân 464 3.53 0.815 3 Có khả năng từ chối trước các sự kiện đi ngược với nhu cầu và nguyện vọng của bản thân 464 3.71 0.557 102 4 Thể hiện điều mình muốn và nhu cầu thực hiện chúng 464 3.69 0.561 5 Biết cân bằng giữa các trạng thái căng thẳng và nhẹ nhàng, gây hấn và phục tùng 464 3.47 0.864 6 Đảm bảo sự an toàn của bản thân khi thực hiện các phương án ứng phó với stress 464 3.27 0.959 b. Kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó N ĐTB ĐLC *Cố gắng tập trung giải quyết vấn đề 1 Tìm hiểu nguyên nhân và cách để giải quyết vấn đề 464 3.43 0.689 2 Tiếp tục hành động để giải quyết khó khăn 464 3.36 0.924. 3 Học cách để giải quyết vấn đề stress 464 3.28 0.808 4 Vận dụng các cách ứng phó để giải quyết 464 3.41 0.85 5 Nỗ lực hơn nữa để giải quyết stress 464 3.45 0.817 3.Suy nghĩ tích cực 1 Suy nghĩ làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề stress 464 3.38 0.830 2 Loại bỏ những vấn đề stress ra khỏi tâm trí của mình 464 3.19 0.912 3 Tự thuyết phục bản thân vấn đề không quá nỗi đến xấu như suy nghĩ 464 3.26 0.969 4 Nghĩ về những thứ vui vẻ, hạnh phúc để đưa tâm trí thoát ra khỏ cảm xúc khó chịu 464 3.35 0.838 5 Cố gắng làm gì đó để lấy lại bình tĩnh 464 3.55 0.724 4.Tìm kiếm sự giúp đỡ xã hội 1 Xin lời khuyên về những thứ cần phần phải làm 464 3.43 0.777 2 Chia sẻ, lắng nghe từ bạn bè, cha mẹ 464 3.30 0.854 3 Dành thời gian tâm sự với bạn bè 464 3.37 0.800 4 Cầu nguyện để tâm an 464 3.35 0.945 5 Thực tập thiền 464 3.44 0.717 6 Chia sẻ và lắng nghe quý thầy ở chùa giảng 5.Buông bỏ 464 3.51 0.836 1 Không muốn tiếp xúc nói chuyện với ai cả 464 3.62 0.739 2 Để mọi việc đến đâu thì đến 464 2.65 8.28 3 Chấp nhận tất cả những gì đến thì đến 464 3.19 0.884 4 Chấp nhận vì bản thân mình yếu kém 464 3.25 0.838 5 Bỏ qua tất cả 464 3.33 0.978 6. Thư giãn 464 1 Tìm cách giải trí/ thư giản như: nghe nhạc, đọc sách, lướt web, chơi thể thao, đi dạo, đi chơi 464 3.25 0.848 2 Tìm cảm giác dễ chịu bằng cách sử dụng những chất kích thích: café, hút thuốc, uống rượu bia 464 2.49 1.165 3 Tìm một nới bình yên để thư giản 464 3.32 0.928 4 Thực tập thiền, tụng kinh, cầu nguyện 464 3.28 0.971 103 c.Kỹ năng quản trị thời gian STT Các biểu hiện của KN N ĐTB ĐLC 1 Liệt kê ra những việc quan trọng nhất 464 3.41 0,941 2 Xác định tính chất, yêu cầu của công việc cần làm 464 3.49 1,010 3 Phân bố trước các công việc 464 3.31 0,942 4 Ý thức được những khó khăn để giải quyết 464 3.41 0,968 5 Không ôm đồm một lúc nhiều công việc 464 3.32 0,992 6 Giải quyết mọi việc một cách quyết đoán, không chừng chừ 464 3.42 0,937 7 Chia sẻ khó khăn những lúc gặp khó khăn 464 3.48 1,001 8 Kết hợp các công việc một cách hợp lý, khoa học 464 3.45 1,032 9 Luôn dành thời gian nhất định để thư giản 464 3.45 0,960 10 Biết giải quyết các công việc cần làm nhanh, hiệu quả 464 3.37 0,966 11 Có tâm lý khi đối diện với khó khăn 464 3.37 0,954 12 Luôn chủ động trong học tập/công việc 464 3.42 0,970 13 Trước những yêu cầu đặt ra bản thân luôn có sự quyết đoán để giải quyết 464 3.50 1,043 14 Xây dựng, phân bổ thời gian làm việc theo từng tuần/ tháng 464 3.44 0,964 15 Dành thời gian nhất định cho gia đình/ bạn bè 464 3.38 0,943 16 Có thời khóa cho bản thân 464 3.35 0,965 Chung 3,41 0,97 PHỤ LỤC 3.4. NHẬN THỨC VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ 3.4.1. Kết quả tính phần trăm Mức độ hiểu biết Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất cần thiết 5 1.1 1.1 1.1 Cần thiết 68 14.7 14.7 15.7 Ít cần thiết 368 79.3 79.3 95.0 Không cần thiết 23 5.0 5.0 100.0 Total 464 100.0 100.0 3.4.2. So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress Correlations Mức độ hiểu biết Kỹ năng nhận diện Kỹ năng xác định Kỹ năng thực hiện 104 Mức độ hiểu biết Pearson Correlation 1 .432 ** .439 ** .316 ** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 464 464 464 464 Kỹ năng nhận diện Pearson Correlation .432 ** 1 .112 * .083 Sig. (2-tailed) .000 .015 .073 N 464 464 464 464 Kỹ năng xác định Pearson Correlation .439 ** .112 * 1 .152 ** Sig. (2-tailed) .000 .015 .001 N 464 464 464 464 Kỹ năng thực hiện Pearson Correlation .316 ** .083 .152 ** 1 Sig. (2-tailed) .000 .073 .001 N 464 464 464 464 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). PHỤ LỤC 3.5. SO SÁNH MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ 3.5.1. So sánh mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress 3.5.1.1. Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân và biểu hiện stress Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2- tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 Nhận diện tác nhân gây stress - Nhận diện biểu hiện của stress - 1.07502 .28521 .01324 - 1.10104 - 1.04901 - 81.192 463 .000 3.5.1.2. Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2- tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper 105 Pair 1 Kỹ năng huy động - Kỹ năng phân tích .07352 .53275 .02473 .02492 .12213 2.973 463 .003 Pair 2 Kỹ năng huy động - Kỹ năng ra quyết định .06005 .63054 .02927 .00253 .11758 2.052 463 .041 Pair 3 Kỹ năng phân tích - Kỹ năng ra quyết định - .01347 .58503 .02716 -.06684 .03990 -.496 463 .620 3.5.1.3. Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2- tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 Kỹ năng kiên định thực hiện - Kỹ năng thực hiện - .24677 .58292 .02706 - .29995 - .19359 -9.119 463 .000 Pair 2 Kỹ năng kiên định thực hiện - Kỹ năng trị liệu - .49982 .82171 .03815 - .57478 - .42486 - 13.103 463 .000 Pair 3 Kỹ năng thực hiện - Kỹ năng trị liệu - .25305 .67085 .03114 - .31425 - .19185 -8.125 463 .000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ky_nang_ung_pho_voi_stress_cua_cu_si_phat_tu_thanh_p.pdf
  • pdfTrichyeu_TranVietPhong.pdf