VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN HIỆP THƢƠNG
KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN HIỆP THƢƠNG
KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ: 62.31.80
205 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan
2. PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Hiệp Thƣơng
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CTXH Công tác xã hội
ĐTB Điểm trung bình
KNTV Kỹ năng tham vấn
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
PVS Phỏng vấn sâu
TP Thành phố
TTK Trẻ tự kỷ
NXB Nhà xuất bản
ĐHYHN Đại học Y Hà Nội
ĐHQG Đại học Quốc gia
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu của luận án ............................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 7
7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................. 7
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN
CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ....................8
1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu về tham vấn ......................................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu vê tham vấn gia đình, tham vấn gia đình trẻ tự kỷ ........... 11
1.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................... 14
1.2.1. Nghiên cứu về tham vấn nói chung ................................................................. 14
1.2.2. Tham vấn gia đình, tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ ...................................... 18
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 20
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH
TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ..................................... 21
2.1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội ................................................................................... 21
2.1.1. Kỹ năng tham vấn ............................................................................................ 21
2.1.2. Gia đình trẻ tự kỷ ............................................................................................ 31
2.1.3. Nhân viên công tác xã hội ............................................................................... 39
2.1.4. Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội ....... 43
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội ................................................................................... 65
2.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn- nhân viên công tác xã hội ....... 66
2.2.2. Nhóm các yếu tố khách quan ......................................................................... 68
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 70
iv
Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 71
3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 71
3.1.1. Nghiên cứu lý luận .......................................................................................... 71
3.1.2. Nghiên cứu thực tiễn ....................................................................................... 71
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 74
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................... 74
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 74
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 80
3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá .................................................................. 80
3.3.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................. 80
3.3.2. Thang đánh giá ............................................................................................... 83
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 84
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN
CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ............. 86
4.1. Thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên
công tác xã hội .......................................................................................................... 86
4.1.1. Thực trạng kỹ năng tham vấn cơ bản cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên
công tác xã hội .......................................................................................................... 86
4.1.2. Thực trạng kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội ................................................................................. 103
4.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến kỹ năng tham vấn
cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội ................................................. 118
4.2.1. Một số yếu tố tác động đến kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội................................................................................... 118
4.2.2. Tác động của một số yếu tố đến kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội................................................................................... 128
4.3. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội ................................................................................. 136
4.3.1. Thực trạng kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác xã hội
cho gia đình trẻ tự kỷ trước và sau thực nghiệm .................................................... 137
4.3.2. Mức độ thực hiện về một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên
công tác xã hội trước và sau thực nghiệm .............................................................. 137
v
4.3.3. Mức độ kỹ năng tham vấn chung của nhân viên công tác xã hội trước
và sau thực nghiệm .................................................................................................. 141
4.3.4. Phân tích trường hợp điển hình minh họa cho thực nghiệm ................................ 142
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 147
1. Kết luận ................................................................................................................ 147
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ......................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Những vấn đề của gia đình có thể xảy ra trong vòng đời TTK ................ 35
Bảng 2.2: những yêu cầu đối với mỗi mức độ KNTV .............................................. 65
Bảng 3.1: Độ tin cậy của các thang đo KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH ... 72
Bảng 3.2: Đặc điểm khách thể nghiên cứu chính thức ............................................. 73
Bảng 3.3: Nhu cầu được tập huấn nâng cao trình độ KNTV
cho gia đình TTK của NVCTXH ............................................................. 77
Bảng 3.4: Những biểu hiện cụ thể của KNTV của NVCTXH ................................. 80
Bảng 3.5: Mức độ thực hiện các KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH ............. 83
Bảng 4.1: Mức độ KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH ........................... 87
Bảng 4.2: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ của NVCTXH ........................................... 90
Bảng 4.3: Kỹ năng hỏi của NVCTXH ....................................................................... 94
Bảng 4.4: Kỹ năng lắng nghe của NVCTXH ............................................................. 96
Bảng 4.5: Kỹ năng thấu hiểu của NVCTXH .............................................................. 99
Bảng 4.6: Kỹ năng phản hồi của NVCTXH ............................................................ 101
Bảng 4.7: Sự khác biệt trong đánh giá giữa NVCTXH và cha/mẹ TTK
về KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH ................................. 102
Bảng 4.8: Mức độ KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK của NVCTXH ................. 104
Bảng 4.9: Kỹ năng cung cấp thông tin của NVCTXH ............................................. 107
Bảng 4.10: Kỹ năng đương đầu của NVCTXH ....................................................... 110
Bảng 4.11: Kỹ năng can thiệp của NVCTXH .......................................................... 113
Bảng 4.12: Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực của NVCTXH ....................... 115
Bảng 4.13: Sự khác biệt trong đánh giá giữa NVCTXH và cha/mẹ TTK
về KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK của NVCTXH ......................... 117
Bảng 4.14: Sự say mê, hứng thú với công việc của NVCTXH .............................. 119
Bảng 4.15: Kiến thức chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn
của NVCTXH ......................................................................................... 121
Bảng 4.16: Tính tích cực, chủ động của NVCTXH ................................................ 123
Bảng 4.17: Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ của NVCTXH .................................... 125
Bảng 4.18: Hình thức khuyến khích làm việc tại cơ quan đối với NVCTXH ........... 126
Bảng 4.19:Yêu cầu công việc đối với NVCTXH ..................................................... 128
vii
Bảng 4.20: Dự báo sự thay đổi KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH
dưới tác động của một số yếu tố độc lập đơn nhất ................................. 134
Bảng 4.21: Dự báo sự thay đổi mức độ KNTV cho gia đình TTK
của NVCTXH dưới tác động của các cụm yếu tố .................................. 135
Bảng 4.22: Mức độ thực hiện một số KNTV chuyên biệt
của NVCTXH trước và sau thực nghiệm ............................................... 138
Bảng 4.23: Mức độ thực hiện một số KNTV chuyên biệt của NVCTXH
thông qua bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm. ....................... 141
Bảng 4.24: Mức độ KNTV chung của NVCTXH trước và sau thực nghiệm......... 141
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
I. Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Phản ứng tình cảm của gia đình có TTK ................................................ 37
Sơ đồ 2.2: Quy trình hình thành kỹ năng .................................................................... 64
Sơ đồ 4.1: Tương quan giữa KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH
với các yếu tố chủ quan ........................................................................... 130
Sơ đồ 4.2: Tương quan giữa KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH
với các yếu tố khách quan ....................................................................... 132
II. Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Thực trạng KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH .............. 87
Biểu đồ 4.2: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ của NVCTXH .................................... 89
Biểu đồ 4.3: Kỹ năng hỏi của NVCTXH ................................................................. 92
Biểu đồ 4.4: Kỹ năng lắng nghe của NVCTXH ...................................................... 95
Biểu đồ 4.5: Kỹ năng thấu hiểu của NVCTXH ....................................................... 98
Biểu đồ 4.6: Kỹ năng phản hồi của NVCTXH ...................................................... 100
Biểu đồ 4.7: Thực trạng KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK
của NVCTXH ................................................................................... 103
Biểu đồ 4.8: Kỹ năng cung cấp thông tin của NVCTXH ....................................... 105
Biểu đồ 4.9: Kỹ năng đương đầu của NVCTXH ................................................... 108
Biểu đồ 4.10: Kỹ năng can thiệp của NVCTXH .................................................... 112
Biểu đồ 4.11: Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực của NVCTXH .................. 114
Biểu đồ 4.12: Thực trạng KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK
của NVCTXH trước và sau thực nghiệm ........................................... 137
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Số lượng trẻ em mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng một cách
nhanh chóng ở trên thế giới và Việt Nam, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn
xã hội
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn bao gồm một nhóm các chứng rối loạn phát
triển thể hiện ở những khiếm khuyết trong quan hệ xã hội, khó khăn về giao tiếp đi
kèm với các rối loạn hành vi kiểu như có mối quan tâm và hoạt động bó hẹp, định
hình. Người ta gọi là phổ tự kỷ hoặc “hội chứng rối loạn phát triển lan toả” để nói
về những trường hợp này [60,Tr.7]. Hiện nay, tự kỷ được coi là một “căn bệnh” của
thời đại, số lượng trẻ tự kỷ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới,
trẻ tự kỷ được báo cáo xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các dân tộc
và nền kinh tế xã hội khác nhau. Các thống kê đều cho thấy tỷ lệ trẻ mắc chứng tự
kỷ gia tăng một cách đáng kể. Thậm chí có tác giả còn gọi đó là một bệnh dịch.
Chẳng hạn ở Mỹ, những năm 80 của thế kỷ trước, người ta thống kê được số trẻ
mắc tự kỷ chỉ chiếm tỷ lệ 1/ 2000 trẻ. Năm 2011ở Mỹ có khoảng 560,000 trẻ bị tự
kỷ, chiếm tỷ lệ khoảng 1/110 trẻ [76]. Đây thật sự là sự gia tăng rất lớn sau 2 thập
kỷ! Thống kê của Anh cũng cho thấy tình cảnh tương tự. Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng
tự kỷ ở đất nước này vào khoảng 1/150 trẻ em [23].
Ở Việt Nam trước kia vào khoảng thập kỷ 80, còn có nhiều chuyên gia cho
rằng ở Việt nam không có trẻ bị tự kỷ. Khái niệm tự kỷ còn rất xa lạ đối với các
chuyên gia y tế nói chung và các thầy thuốc nhi khoa nói riêng. Thậm chí vấn đề tự
kỷ mới chỉ được đưa vào nội dung giảng dạy của trường Đại học Y Hà nội trong
mấynăm trở lại đây. Hiện nay, trong thập niên đầu của Thế kỷ 21 ở nước ta cũng
thấy bùng nổ về sự tỷ lệ mắc mới của tự kỷ. Ở Việt Nam cũng chưa có điều tra trên
quy mô toàn quốc. Ở phạm vi tỉnh Thái Bình, một nghiên cứu gần nhất của Trường
Đại học Y Hà nội năm 2012 [18] cho thấy tỷ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em từ 18 tháng
đến 24 tháng tuổi là 0,46% (điều tra trong 6583 trẻ). Tỷ lệ mắc tự kỷ tăng theo giới
hạn tuổi của đối tượng khảo sát. Về giới, tỷ lệ trẻ trai/gái là 6,4/1. Một số nghiên
2
cứu khác tại bệnh viện Bạch Mai [23] và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội [6] cho thấy
tỷ lệ mắc tự kỷ giữa trẻ trai và gái là 8/1 và 4,9/1.
1.2. Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ không chỉ khiến các em gặp nhiều khó khăn,
bất lợi trong cuộc sống mà còn gây ra rất nhiều những khó khăn, thách thức cho
gia đình các em, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh thần, tình cảm.
Tự kỷ không những gây ra khó khăn cho chính người tự kỷ mà còn có tác
động, ảnh hưởng rất tiêu cực đến đến gia đình của trẻ tự kỷ. Đối với gia đình của trẻ
tự kỷ, khi trong gia đình xuất hiện người tự kỷ sẽ có những thay đổi diễn ra trong
gia đình họ. Thông thường đây là một cú sốc lớn cho các bậc cha mẹ hoặc với các
thành viên của gia đình. Những gia đình có người thân là trẻ tự kỷ thường trải qua
những đau đớn và bối rối căng thẳng, khủng hoảng tột cùng bởi họ như đang phải
gặp một “tai họa” khủng khiếp. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những
gia đình này thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ
thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ hơn.
Những mâu thuẫn căng thẳng trong gia đình có người tự kỷ có thể xảy ra giữa vợ
với chồng, chồng với vợ, giữa bố mẹ với con cái
Bên cạnh đó, những gánh nặng kinh tế, thời gian chăm sóc trẻ tự kỷ cùng
những mâu thuẫn, những khó khăn tâm lý có nhiều nguy cơ xuất hiện làm cho cuộc
sống và bầu không khí trong gia đình trẻ tự kỷcàng trở nên căng thẳng và sẽ nảy
sinh ra nhiều mặt khác của đời sống gia đình nếu không tìm cách giải quyết và vượt
qua nó [25].
1.3. Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những
đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ nói riêng.
Công tác xã hội là một nghề [7], một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhân viên công tác xã hội được hiểu là
người được đào tạo về công tác xã hội. Họ sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp
các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng đang gặp những hoàn
cảnh, những vấn đề khó khăn mà bản thân không tự giải quyết được. Nhân viên công
tác xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề, tìm
3
kiếm các nguồn lực cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa
con người với môi trường, thúc đẩy trách nhiệm của xã hội với con người, và tác
động đến các chính sách xã hội. Trong quá trình trợ giúp những cá nhân, nhóm, cộng
đồng gặp những hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp, nhân viên công tác xã hội sử
dụng nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Tham vấn nói chung và tham vấn cho gia
đình nói riêng là một trong những vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng và trọng tâm
của nhân viên công tác xã hộiđặc biệt là đối với nhân viên công tác xã hội khi làm
việc với gia đình trẻ tự kỷ, những người đang gặp phải rất nhiều khó khăn khủng
hoảng về vật chất, đặc biệt là về tinh thần khi trong gia đình có trẻ tự kỷ sinh sống.
1.4. Có nhiều nghiên cứu về tham vấn và kỹ năng tham vấn nhưng kỹ năng
tham vấn cho gia đình trẻ em mắc hội chứng tự kỷ của nhân viên công tác xã hội
còn khá ít ỏi và tương đối mới mẻ.
Tham vấn ra đời từ đầu thế kỷ XX và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế
giới [16], đem lại sự trợ giúp tâm lý hữu hiệu, giúp con người duy trì được sự thăng
bằng tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
và các mối quan hệ xã hội, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tham vấn được cho là một hình thức trợ giúp rất phù hợp đối với gia đình đang
gặp những khó khăn khủng hoảng về tinh thần, tình cảm, là một trong những cách can
thiệp tâm lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc trợ giúp gia đình, giải quyết những vấn
đề đang tồn tại. Thông qua tham vấn giúp các thành viên trong gia đình cải thiện, giải
quyết những vấn đề khó khăn của mình. Tham vấn hướng tới tạo nên sức mạnh của gia
đình và củng cố khả năng giải quyết vấn đề của gia đình với mục tiêu là giúp họ tương
tác với nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề của gia đình; giúp các thành viên trong gia
đình có cơ hội chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ; thay đổi cách ứng xử tiêu cực để cải thiện
bầu không khí trong gia đình; hỗ trợ các thành viên trong gia đình sử dụng các kỹ năng
để cùng nhau đối phó với các vấn đề trong gia đình [32].
Chính vì thế, tham vấn được coi là một trong những liệu pháp hết sức hiệu quả
cho việc trợ giúp, giải quyết những khó khăn tâm lý mà gia đình người tự kỷ gặp phải.
Hoạt động tham vấn đang được phát triển tương đối mạnh mẽ ở Việt Nam
trong những năm gần đây. Đã có một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên
cứu về nhu cầu tham vấn, tham vấn và viết tài liệu, giáo trình về tham vấn cơ bản để
đào tạo, giảng dạy, tập huấn về tham vấn. Tham vấn cũng là một môn học quan
4
trọng trong chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, hầu hết
đội ngũ những làm công tác xã hội cũng được đào tạo về tham vấn cơ bản. Tuy
nhiên thực tiễn hiện nay, nhiều nhân viên công tác xã hội vẫn còn gặp những khó
khăn, hạn chế nhất định khi sử dụng các kỹ năng tham vấn vào trợ giúp cho thân
chủ, khách hàng của mình, đặc biệt là tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ, một trong
những nhu cầu bức thiết hiện nay.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu về can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷđang được
nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, nhưng
hướng nghiên cứu hỗ trợ cho gia đình trẻ tự kỷ đang còn rất hạn chế và rất mới
mẻ,chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên Công tác xã hội ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷcủa
nhân viên công tác xã hội, các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến kỹ năng
tham vấn cho gia đình của nhân viên công tác xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất biện
pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội khi làm việc với những gia đình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xác định những vấn đề lý luận về tham vấn; kỹ năng tham vấn;
kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội; các yếu tố ảnh
hưởng tới các kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn cho gia
đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
- Đề xuất một số biện pháp tác động và tổ chức thực nghiệm tác động nâng
cao một số kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện của kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ thực hiện một số kỹ năng
tham vấn cơ bản và kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác xã hội khi
tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ. Các kỹ năng tham vấn cơ bản bao gồm: kỹ năng
thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng
phản hồi và các kỹ năng tham vấn chuyên biệt là kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ
năng đương đầu, kỹ năng can thiệp, kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực. Đồng
thời phân tích một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến kỹ năng tham vấn
của nhân viên công tác xã hội khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ.
3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Đề tài khảo sát trên hai nhóm khách thể là nhân viên công tác xã hội và cha
mẹ trẻ tự kỷ.
3.2.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở một số cơ sở trị liệu chăm sóc trẻ tự kỷ ở TP
Hà Nội (Trường mầm non Newstar – Ngôi sao sáng- 240 Trần Duy Hưng; Trường
mầm non Ánh Sao Mai – 69/255 Phố Vọng; Trung tâm Sao Biển – ĐHSPHN – 136
Xuân Thủy.)
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận
của tâm lý học. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động: Kỹ năng của con người được hình thành, phát triển và
thể hiện trong hoạt động, do đó khi nghiên cứu kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ
của nhân viên công tác xã hội cần nghiên cứu hoạt động của những nhân viên công tác
xã hội này để làm bộc lộ rõ kỹ năng tham vấn của họ. Ở đây, kỹ năng tham vấn cho gia
đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông
qua hoạt động tham vấn thực tiễn của họ cho gia đình trẻ tự kỷ – cho trẻ tự kỷ, cha mẹ
và người chăm sóc trẻ tự kỷ
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Kỹ năng của con người chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau, có các yếu tố chủ quan và có cả các yếu tố khách quan. Vì vậy,
trong luận án này, kỹ năng tham vấn được xem xét như là kết quả tác động của nhiều
6
yếu tố. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động
trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động mạnh, có yếu tố tác động yếu.
Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong từng hoàn cảnh cụ thể là điều cần
thiết. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt: mối tương quan
giữa kỹ năng tham vấn này và một số yếu tố chủ quan (Sự say mê, hứng thú với công
việc kỳ thị; Kiến thức chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn; Tính tích
cực, chủ động) và một số yếu tố khách quan (Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ; Hình
thức khuyến khích làm việc tại cơ quan; Yêu cầu công việc).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study)
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng tham vấn cho gia đình
trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, vì vậy nghiên cứu có thể có một số đóng góp:
Nghiên cứu hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận về kỹ năng tham
vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội chỉ ra những kỹ năng tham
vấn cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân viên công tác xã hội
khi làm việc với gia đình trẻ tự kỷ.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của
nhân viên công tác xã hội, chỉ ra được thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới các kỹ
7
năng tham vấn, đồng thời khẳng định được tính khả thi của biện pháp tác động nâng
cao một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình tự kỷ của nhân viên công tác
xã hội. Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo bổ ích để giảng dạy và học
tập môn công tác xã hội cho người khuyết tật nói chung, kỹ năng tham vấn cho gia
đình người tự kỷ nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã bổ sung và hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về kỹ năng
tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, đồng thời chỉ ra
những kỹ năng tham vấn cơ bản và một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt của nhân
viên công tác xã hội khi làm việc với gia đình trẻ tự kỷ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ
tự kỷ của nhân viên công tác xã hội, cũng như phân tích được những yếu tố tác
động đến các kỹ năng tham vấn và chỉ ra được một số biện pháp tác động để nâng
cao một số kỹ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình tự kỷ của nhân viên công tác
xã hội.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị đối
với những người làm công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em nói chung, trẻ em tự kỷ nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình đã công
bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng tham vấn cho gia đình
trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội
Chương 2: Cơ sở l kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 ứu thực tiễn về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ
tự kỷ của nhân viên công tác xã hội
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG
THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Những nghiên cứu về tham vấn
Tham vấn ra đời và phát triển từ rất lâu nhưng phải đến thế kỷ XX mới xuất
hiện các nghiên cứu về tham vấn, kỹ năng tham vấn theo hướng chuyên nghiệp.
Những người có đóng góp cho sự ra đời của ngành tham vấn có thể kể đến là
Francis Galton, Wilhelm Wundt, James Catell, G.Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse
Davis, Frank Parson, Robert Yerkers [16 ].
Thuật ngữ tham vấn (Counseling) được B.Jesse David sử dụng đầu tiên khi
ông thiết lập trung tâm tham vấn hướng nghiệp giáo dục tại Detroit năm 1898. Ông
là người đưa ra nghiên cứu về hướng nghiệp mang tính giáo dục với phương thức
hướng dẫn trong trợ giúp con người tìm việc làm phù hợp với đặc điểm của cá nhân.
Sau này F.Parsons (1854 - 1908) đã nghiên cứu và phát triển cách thức hướng
nghiệp chặ... cứu mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong
giai đoạn hiện nay. Dựa vào việc tổng quan tài liệu chúng tôi cũng đã đánh giá được
những đóng góp của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến hướng nghiên
cứu là cơ sở để chúng tôi kế thừa và tìm ra những khoảng trống cần được tiếp tục
nghiên cứu.
21
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH
TRẺ TỰ KỶ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân
viên công tác xã hội
2.1.1. Kỹ năng tham vấn
2.1.1.1. Kỹ năng
* Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng được hiểu một cách thông thường là khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [59]. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu, đánh giá về bản chất của kỹ năng thì các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
đưa ra một số quan niệm khác nhau.
- Quan niệm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành
động. Đại diện cho loại quan niệm này là các tác giả V. A. Cruchetxki, V.V
Tsebưseva, A.V. Petrovxki chẳng hạn, A.V. Petrovxki quan niệm rằng: kỹ năng
là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kỹ xảo, kỹ năng được hình thành
bằng con đường luyện tập, kỹ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành
động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong những điều kiện đã thay
đổi. Xuất phát từ chỗ coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, các tác giả này
quan niệm rằng, khi nắm được kỹ thuật hành động, hành động đúng các yêu cầu kỹ
thuật của nó thì sẽ đạt kết quả. Muốn nắm được kỹ thuật hành động và thực hiện
được hành động theo đúng kỹ thuật thì có phải qúa trình học tập và rèn luyện. Như
vậy, theo loại quan niệm này, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con
người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri
thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu cần có của nó mà
không cần tính đến kết quả của hành động [dẫn theo 45].
- Quan niệm thứ hai: Xem xét kỹ năng như là biểu hiện của năng lực của con
người. Đó là quan niệm của các tác giả: N.Đ.Levitov, K. K. Platonov, G.G.Golubev..
Theo N.Đ.Levitov, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một
hành động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn,
22
có chiếu cố đến những điều kiện nhất định. Kỹ năng có liên quan nhiều đến thực tiễn,
đến việc áp dụng tri thức vào thực tiễn. K.K. Platonov nhấn mạnh đến tính linh hoạt
mềm dẻo của kỹ năng. Theo ông, người có kỹ năng không chỉ hành động có kết quả
trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt kết quả tương tự trong những điều kiện
khác. Các tác giả Vũ Dũng [10], Nguyễn Quang Uẩn [56], Trần Quốc Thành [51]
cũng xem xét việc có kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức về hành động, hay các thao
tác của hành động theo đúng quy trình để có kết quả mong muốn. Theo các tác giả, kỹ
năng trong các quan điểm này không chỉ đơn thuần ở khía cạnh kỹ thuật của hành động
mà còn là sự gắn kết với kết quả, với việc vận dụng tri thức trong điều kiện nhất định
[dẫn theo 36].
Ngoài ra, một số tác giả, nhà nghiên cứu về kỹ năng còn đề cập đến việc xem
xét yếu tố thái độ, động cơ của cá nhân có ảnh hưởng đến thực hiện các hành động có
kỹ năng đó, tiêu biểu như tác giả J.N Richard (2003), J.Louise (1995), S.A.Morales &
W.Sheafor (1987) quan niệm mọi hành vi xuất phát từ cách con người tư duy, suy nghĩ
nên kỹ năng là những hành vi được thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chi phối
theo cách thức con người cảm nhận, suy nghĩ [dẫn theo 36, Tr.34]
Từ việc phân tích các quan niệm trên, chúng tôi đồng ý với tác giả Hoàng Anh
Phước [46] về khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động
thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả
theo mục đích đã đề ra.
- Người có kỹ năng hành động trong một lĩnh vực hoạt động được biểu hiện
ở những dấu hiệu sau đây:
+ Có tri thức về hành động: nắm được mục đích hành động; nắm được cách
thức thực hiện hành động và các điều kiện thực hiện hành động.
+ Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của nó.
+ Hành động đạt kết quả cao theo mục đích đề ra.
+ Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện thay đổi.
Nghĩa là, kỹ năng đòi hỏi, trước hết con người phải có tri thức, kinh nghiệm
cần thiết về hành động. Tuy nhiên tri thức và kinh nghiệm chưa phải là kỹ năng chỉ
có được khi con người vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đó vào hoạt động
thực tiễn một cách có kết quả. Có thể nói, tri thức và kinh nghiệm là những điều
23
kiện cần để hình thành kỹ năng việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động
thực tiễn nhằm đạt được mục đích đề ra là điều kiện đủ để hình thành kỹ năng .
- Khi xem xét khái niệm kỹ năng cần phải lưu ý những điểm sau đây:
+ Kỹ năng trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hoạt động, kỹ năng
bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể và được xem như một đặc điểm của
hành động.
+ Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng
để xác định sự hình thành và phát triển của kỹ năng . Một hành động chưa thể gọi là
có kỹ năng nếu còn mắc nhiều lỗi và vụng về, các thao tác diễn ra theo một khuôn
mẫu cứng nhắc
+ Kỹ năng không phải là bẩm sinh của mỗi cá nhân, kỹ năng là sản phẩm của
hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình con người vận dụng những tri thức và kinh
nghiêm vào hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích đã đề ra.
+ Xét về cấu trúc tâm lý của kỹ năng, kỹ năng có thể bao gồm các thành
phần như sau:
(1) Sự hiểu biết về kỹ năng và về mục đích hình thành kỹ năng
(2) Nắm vững cách thức thực hiện tương ứng với điều kiện, phương tiện
(3) Mức độ thành thục thực hiện hành động với sự giảm dần của kiểm soát ý
thức
* Cơ sở hình thành kỹ năng
Vấn đề hình thành kỹ năng được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước
quan tâm mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau song đều thống
nhất với nhau rằng kỹ năng được hình thành trong hoạt động. Kỹ năng được hình
thành và phát triển theo từng giai đoạn với các mức độ từ thấp tới cao. Mức độ thấp
là những kỹ năng nguyên phát – dạng kỹ năng đơn giản, tương ứng với những thao
tác của hành động nhất định. Mức độ cao là các kỹ năng thứ phát – là tập hợp của
nhiều yếu tố để tạo nên kỹ năng phức hợp, nâng cao.
Theo tác giả Vũ Dũng [9, Tr.400], cơ chế hình thành kỹ năng có nhiều pha,
nhiều giai đoạn, các pha, các giai đoạn thống nhất với nhau thành 3 giai đoạn chung:
- Giai đoạn 1: Người học lần đầu làm quen với vận động và lần đầu lĩnh hội
nó. Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện các thành phần vận động – tập hợp các
24
thành tổ vận động, trình tự thực hiện và mối liên kết của chúng. Việc làm quen này
diễn ra trên cơ sở người học được xem trình diễn lại, thuật lại, giảng giải và quan sát
một cách trực quan quá trình thực hiện vận động. Pha tiếp theo của giai đoạn thứ nhất
đòi hỏi nhiều nỗ lực – người học phải lặp lại vận động nhiều lần để nắm được bức
tranh bên trọng của vận động. Đồng thời học bản mã hóa tín hiệu từ các mệnh lệnh.
Việc tích lũy “những từ điển chuyển mã” là một trong những sự kiện quan trọng nhất
của giai đoạn này. Cần phải lặp đi, lặp lại nhiều lần để người học có thể tìm được “
bảng mã” trong bất kỳ phương án nào của vận động, kể cả khi có sự lệch chuẩn.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tự động hóa vận động. Ở đây các thành phần chủ đạo
của vận động được giải phóng từng phần hoặc hoàn toàn khỏi sự quan tâm đến nó
thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức và sự “ thoát khỏi” này có thể và cần sự trợ giúp.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn cuối cùng đã diễn ra sự “ mài bóng” kỹ năng
nhờ quá trình ổn định hóa và tiêu chuẩn hóa. Trong quá trình ổn định hóa, kỹ năng
đạt được tính bền vững và không bị phá hủy trong bất kỳ tình huống nào. Còn trong
quá trình tiêu chuẩn hóa kỹ năng dần được định khuôn nhờ lặp đi lặp lại vận động
nhiều lần.
K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra các giai đoạn phát triển kỹ năng với 5
giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Kỹ năng còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục
đích và tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng “thử và sai”
- Giai đoạn 2: Kỹ năng đã có, nhưng chưa đầy đủ.
- Giai đoạn 3: Kỹ năng chung, song còn mang tính riêng lẻ.
- Giai đoạn 4: Kỹ năng ở trình độ cao, cá nhân sử dụng thành thạo các thao
tác kỹ thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích.
- Giai đoạn 5: Kỹ năng tay nghề cao, khi cá nhân vừa thành thạo vừa sáng
tạo trong sử dụng các kỹ năng ở những điều kiện khác nhau [36].
Một số tác giả V.A.Cruchetxki, Phạm Minh Hạc, N.Đ.Levitôv, A.V.Petrovxki, Trần
Quốc Thành [51] cho rằng, quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát và làm thử theo mẫu.
Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm
đạt được mục đích đặt ra.
25
Theo các tác giả này, việc nhận thức mục đích, cách thức và điều kiện hành
động cực kỳ quan trọng. Vì mục đích là kết quả hành động mà người ta dự kiến
trước khi bắt tay vào hành động. Trên cơ sở xác định mục đích hành động, người ta
sẽ lập kế hoạch và tìm các điều kiện, biện pháp phù hợp để đạt được mục đích. Như
vậy, đây chỉ là bước định hướng hành động. Nếu dừng lại ở bước này thì chưa có kỹ
năng, vì nó chỉ thể hiện mặt lý thuyết, tri thức về hành động, chứ chưa có mặt kỹ
thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạt mục đích đề ra.
Giai đoạn làm thử theo mẫu cũng không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn
này con người một mặt thực hiện thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng, một mặt
con người đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác, hành động
nhằm đạt được kết quả giảm bớt những sai sót trong quá trình hành động. Tùy theo
khả năng của từng người mà độ sai sót nhiều hay ít, giai đoạn làm thử dài hay ngắn.
Sau khi làm thử để nắm vững cách thức hành động, người ta phải tiến hành
luyện tập để hoàn thiện kỹ năng. Ở giai đoạn này các tri thức về hành động được
củng cố nhiều lần, cách thức hành động cũng được ôn luyện có hệ thống làm cho
người ta nắm chắc hành động hơn. Có thể nói, kỹ năng đã được hình thành. Tuy
nhiên, kỹ năng vẫn chưa ổn định. Nhiều khi, người ta có thể đạt được kết quả cần
thiết song vẫn còn những sai sót, vấp váp trong hành động. Kỹ năng thực sự ổn định
khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.
Việc luyện tập đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều
kiện luyện tập, tính hệ thống của nhiều quá trình luyện tập, đặc biệt là sự nỗ lực của
cá nhân.
Quan điểm trên đây đã chỉ ra những yêu cầu cần thiết của việc hình thành kỹ
năng hành động: nhận thức và triển khai nó trong thực tiễn và quy trình hình thành
kỹ năng đi từ hình thành nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hành động tới
việc quan sát và làm thử, cuối cùng là luyện tập để tiến hành hành động theo đúng
yêu cầu nhằm đạt được mục đích đề ra [dẫn theo 45; Tr.18]
2.1.1.2. Tham vấn
* Khái niệm tham vấn
Tham vấn trong tiếng Anh là Counseling, được định nghĩa ở nhiều góc độ
khác nhau. Carl Rogers (1952) mô tả tham vấn như là quá trình NVCTXH hay trị
liệu sử dụng mối quan hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp đối tượng
26
chia sẻ, chấp nhận và hướng tới thay đổi. Hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở
việc giúp đối tượng có lối thoát mà còn hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự
nhận thức và tự giải quyết vấn đề.
Tác giả C. Patterson (1954) cho rằng, tham vấn là sự tương tác giữa một bên
là người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham vấn sử dụng
kiến thức hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp người kia giải quyết
vấn đề và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Tác giả Trần Thị Minh Đức nhấn mạnh vai trò của thái độ đạo đức nghề
nghiệp, của kỹ năng chia sẻ giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế, tự tìm kiếm
tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình.
Tổng hợp các quan niệm trên về tham vấn, trong đề tài này chúng tôi sử
dụng khái niệm tham vấn của tác giả Trần Thị Minh Đức: Tham vấn là một quá
trình trợ giúp tâm lý, trong đó NVCTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và
thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm
giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi
và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình [16; Tr.19].
Đặc điểm của hoạt động tham vấn
Dù tiếp cận tham vấn theo những cách khác nhau, các nhà chuyên môn đều
đề cập tới một số đặc trưng sau của tham vấn, đó là:
- Tham vấn là một quá trình
- Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của họ.
- Thông qua tham vấn con người có khả năng nâng cao khả năng thích nghi
và cải thiện cuộc sống.
- NVCTXH cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp tham vấn.
* Mục đích, ý nghĩa của tham vấn
Mục đích của tham vấn
- Giúp thân chủ thay đổi trạng thái cảm xúc, hành vi tiêu cực, cải thiện và
tăng cường các động cơ tích cực.
- Giúp thân chủ tăng cường hiểu biết về chính bản thân họ và hoàn cảnh của
họ bằng cách cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích
có cơ sở.
27
- Giúp thân chủ đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và từ đó
giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ.
- Giúp thân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin
mà NVCTXH cung cấp, dựa trên khả năng của đối tượng cũng như tiềm năng hỗ trợ
từ các nguồn lực bên ngoài.
- Hỗ trợ cho thân chủ kịp thời trong thời gian khủng hoảng.
- Hỗ trợ đối tượng thực hiện các quyết định và đi đến giải quyết vấn đề họ
đang mắc phải.
Tóm lại: Mục đích tổng quát của tham vấn là giúp thân chủ tăng cường khả
năng tự ứng phó với hoàn cảnh khó khăn trong hiện tại và cả trong tương lai.
Ý nghĩa của tham vấn
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường phải đối mặt với những khó
khăn nhất định. Ví dụ như sự ra đi của người thân, sự ốm đau, bệnh tật của bản thân
hay người thân trong gia đình, những mâu thuẫn giữa cha mẹ, vợ chồng hay con cái
v.v Trong những tình huống đó, các cá nhân và gia đình thường trở nên bối rối và
lúng túng trong việc tìm biện pháp giải quyết vấn đề. Hoạt động tham vấn giúp cá
nhân và gia đình giải toả được những cảm xúc tiêu cực, giúp họ trở lên sáng suốt
hơn, có lý trí hơn để nhìn nhận vấn đề và hoàn cảnh thực tại từ đó đưa ra giải pháp
phù hợp nhất với điều kiện của mình. Có những trường hợp khi cá nhân hoặc gia
đình rơi vào tình huống căng thẳng, họ đã vô cùng lúng túng và tìm đến những giải
pháp tiêu cực như tự sát, bạo lực hay ly tán v.v Sự hỗ trợ của hoạt động tham vấn
tại các khu dân cư đóng vai trò như một công cụ quan trọng không những giúp cá
nhân và gia đình giải quyết vấn đề kịp thời mà còn giúp họ phòng ngừa những hành
vi tiêu cực có thể bột phát trong tình huống khủng hoảng.
Một ý nghĩa khá quan trọng khác của hoạt động tham vấn, đó là tham vấn
không chỉ dừng lại ở mục đích giải quyết vấn đề mà còn hướng tới việc giúp cá
nhân tăng cường kỹ năng sống, biết cách nhìn nhận vấn đề, tự tin vào chính mình.
Bằng những kỹ thuật chuyên môn NVCTXH giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng và
sức mạnh nội tại. Đây cũng là cơ sở để cá nhân, gia đình không chỉ tăng cường khả
năng giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt mà còn tăng cường khả năng đối
phó với những vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống của họ.
28
Tham vấn không chỉ có tác dụng đối với việc giúp con người giải quyết vấn
đề mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường khả năng thích nghi xã
hội của cá nhân và gia đình. Thông qua tham vấn, con người sẽ được bổ sung các kỹ
năng sống cũng như các kỹ năng giao tiếp xã hội, tạo nền tảng cho sự nâng cao khả
năng hoà nhập xã hội của mỗi cá nhân trong gia đình cũng như trong cộng đồng nơi
mà họ sinh sống và làm việc.
Vấn đề sức khoẻ tâm thần của mỗi người dân là một trong những nội dung
hiện đang được các nước phát triển đặc biệt quan tâm, bởi nó có ý nghĩa quan trọng
đối với nguồn nhân lực của quốc gia đó. Nếu cá nhân hay gia đình có sự cân bằng
trong cuộc sống, họ sẽ phát huy được năng lực, khả năng lao động sáng tạo và đóng
góp sản phẩm trí tuệ nhiều hơn để xây dựng quốc gia đó. Tham vấn với chức năng
và nhiệm vụ đã được xác định đang là một trong lĩnh vực đóng góp tích cực cho
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình, cho nền an sinh và
sự ổn định xã hội.
2.1.1.3. Kỹ năng tham vấn
- Như đã phân tích ở phần về kỹ năng và tham vấn thì có thể thấy để thực hiện
các hoạt động tham vấn hiệu quả thì cần phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng của
người tham vấn (các kỹ năng trợ giúp trong tham vấn). Vì thế kỹ năng tham vấn được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Hướng nghiên cứu xem tham vấn như một quá trình trợ giúp giải quyết vấn đề, vì
vậy không ít tác giả quan niệm KNTV như là cách thức giúp đỡ đối tượng khám phá
vấn đề, thu thập và xử lý thông tin, xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động.
G. Egan (1994) [75] đưa ra những phương pháp hoặc kỹ thuật được ông xem như
KNTV trong quá trình trợ giúp bao gồm xác định vấn đề, khám phá giải pháp và xây
dựng chiến lược thay đổi. Đó là những kỹ năng giao tiếp để khích lệ đối tượng chia sẻ,
nói về quá khứ, đối mặt với hiện tại. Những kỹ thuật động não, tư duy nhiều chiều được
thực hiện trên nền tảng của các kỹ năng cơ bản như lắng nghe, thấu hiểu, phản hồi, chú ý
và giúp họ khám phá nhu cầu, thế mạnh và hướng tới thay đổi. Kỹ năng phân tích nguồn
lực, kỹ thuật sắm vai hay đào tạo kỹ năng xã hội, kỹ năng sống là những công cụ quan
trọng để giúp đối tượng tự tin tham gia tìm kiếm và thực hiện giải pháp.
C.Zastrow (1985) [102] chỉ ra những KNTV như là kỹ năng tương tác trong
các giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề: từ tạo lập môi trường với bầu không
29
khí thân thiện, an toàn để đối tượng hợp tác, đến giúp họ hiểu vấn đề, nhìn nhận sự
việc theo chiều hướng tích cực, trên cơ sở đó khám phá giải pháp và đưa ra những
hành động để thay đổi. Trong tất cả các quá trình trên, NTV chủ yếu sử dụng các kỹ
năng như lắng nghe, thấu hiểu, sử dụng các câu hỏi gợi mở với thái độ chân thành
giúp đối tượng, xem xét phân tích những lợi thế của từng giải pháp làm cơ sở đưa ra
những quyết định tối ưu.
Anthony Yeo (1993) [63] đưa ra các nhóm kỹ năng tương ứng với chức năng
như: nhóm kỹ năng tương tác nhằm thiết lập mối quan hệ bao gồm các kỹ năng có lời
và không lời (quan sát, phản hồi, diễn đạt lại) nhóm kỹ năng can thiệp nhằm giúp
đối tượng nhận thức, xây dựng mục tiêu và tìm kiếm giải pháp bao gồm các kỹ thuật
và chiến lược áp dụng cách tiếp cận lý thuyết khác nhau (trị liệu phân tâm, trị liệu
nhận thức hành vi); nhóm “kỹ năng quan hệ” - ám chỉ khả năng ứng dụng khéo léo
các kỹ thuật, chiến lược cho giải pháp trong các bối cảnh văn hoá khác nhau.
Mặc dù có sự khác biệt về tên gọi kỹ năng trong các giai đoạn giải quyết vấn
đề khác nhau, nhưng điểm khá thống nhất có thể thấy được ở các tác giả đó là sự
nhấn mạnh KNTV trong tạo lập mối quan hệ tương tác, khuyến khích đối tượng
hướng tới mục tiêu học hỏi cách thức giải quyết vấn đề hơn là chỉ dẫn khuyên nhủ.
Một tập hợp các kỹ năng mang tính gợi mở, chia sẻ với thái độ lắng nghe, chấp
nhận, tôn trọng và thấu hiểu của người làm tham vấn được xem như là yếu tố quan
trọng để khích lệ đối tượng tự nhận thức, khơi dậy tính tích cực, chủ động và trách
nhiệm cá nhân của đối tượng trong giải quyết vấn đề. Đây là điểm nhấn của KNTV
được các tác giả cùng quan tâm và chú ý.
Một số tác giả phân KNTV thành các loại khác nhau dựa trên mức độ phức tạp
và sự tham gia của chúng vào các giai đoạn của quá trình can thiệp, trong đó các tác
giả đặc biệt quan tâm đến các kỹ năng tham vấn cơ bản.
E.D.Neukrug (1999) [90] đề xuất các nhóm kỹ năng, đó là: kỹ năng thiết
yếu, kỹ năng chung, kỹ năng nâng cao và kỹ năng đặc biệt. Tác giả này cho rằng
các kỹ năng cơ bản là những kỹ năng cần thiết cho tất cả những ai làm tham vấn dù
là người mới ra trường hay là nhà tham vấn lâu năm. Trước hết, tác giả nhấn mạnh
tính thiết yếu của các kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và kỹ năng xử lý im lặng trong
hình thành mối quan hệ tích cực trong tham vấn. Các kỹ năng hỏi, kỹ năng chia sẻ
và kỹ năng làm mẫu được ông cho là những kỹ năng thường được sử dụng trong
30
quá trình trợ giúp nhằm thu thập thông tin, khám phá vấn đề và tạo ra hành vi mới.
Những kỹ năng này được Neukrug E.Dxem là nền tảng cho các kỹ năng nâng cao
như thách thức, giải nghĩa, thôi miên được triển khai.
Tan Esther (2004) [101] chia KNTV thành 4 nhóm: KNTV cơ bản; KNTV
bậc trung; KNTV nâng cao; siêu KNTV. Trong đó tác giả xem KNTV cơ bản là
những kỹ năng vi mô và là cơ sở cho các kỹ năng bậc trung hay nâng cao được diễn
ra. Nghiên cứu 35 kỹ năng của tác giả, chúng tôi nhận thấy, thực chất đó là chi tiết
hoá của các kỹ năng chú ý, lắng nghe, làm rõ ý, khích lệ, phản hồi (cảm xúc, suy
nghĩ), hỏi chia sẻ thông tin, xử lý im lặng, tóm lược, phân tích, tổng hợp đã được
nhiều tác giả đề cập tới.
Tác giảRichard Nelson(2003) [93] lại xem KNTV cơ bản là những kỹ năng
trung tâm thực hiện chức năng khác nhau của quá trình giải quyết vấn đề như: kỹ
năng giúp NTV hiểu đối tượng; kỹ năng giúp đối tượng hiểu chính họ và vấn đề của
họ; và kỹ năng hỗ trợ đối tượng thay đổi. Bên cạnh việc đề cập tới các kỹ năng quan
trọng trong tương tác như: kỹ năng chú ý; kỹ năng hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng
thấu hiểu ông còn đề cập tới những kỹ năng thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề
(xác định mục tiêu, tìm kiếm giải pháp), các kỹ năng giúp đối tượng cải thiện khả
năng độc thoại, tri giác thế giới xung quanh hợp lý.
Các nghiên cứu trên đây cho thấy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về KNTV.
Một số tác giả đưa ra khá nhiều kỹ năng riêng lẻ trong từng giai đoạn giải quyết vấn
đề như: C. Zastrow, G.Egan, Y.Anthony. Trong khi đó, các tác giả khác lại xem
KNTV như là các kỹ năng giao tiếp đặc thù như: J. Lishman, A.E,Ivey, R.S.S trong.
Các KNTV còn được phân loại theo mức độ từ thấp tới cao tuỳ theo tính chất phức
tạp của chúng (E.Tan; E.D.Neukrug). Tuy nhiên, một điểm thống nhất có thể thấy,
đó là các KNTV được thể hiện qua thái độ, hành vi cụ thể nhằm tạo nên mối quan
hệ hợp tác, tăng cường sự nhận thức của đối tượng và tham gia tích cực vào quá
trình khám phá giải pháp.
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi đồng ý với tác giả Bùi Thị Xuân Mai
[36,Tr.39] KNTV là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức hiểu biết chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp của NTV vào hoàn cảnh tham vấn cụ thể nhằm tạo lập mối quan
hệ hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự nhận thức được bản thân và vấn đề đang tồn
tại, từ đó tự xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
31
Các kỹ năng trên có thể được sử dụng chung hay riêng biệt đối với từng tình
huống tham vấn cá nhân, gia đình hay nhóm. Bên cạnh đó còn có một số các hoạt
động khác được xem như công cụ trong tham vấn cá nhân, gia đình hay nhóm như
hoạt động viết, vẽ, các hoạt động thể chất
2.1.2. Gia đình trẻ tự kỷ
2.1.2.1. Trẻ tự kỷ
* Khái niệm trẻ tự kỷ
Tự kỷ là dạng khuyết tật phát triển phức tạp, được đặc trưng bởi ba khiếm
khuyết: về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính
hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm
trên song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng nhẹ, khởi phát và tiến triển của triệu
trứng. Trong những năm gần đây, tự kỷ đang trở thành vấn đề xã hội, trở thành một
vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên
khái niệm tự kỷ cũng còn có nhiều cách hiểu khác nhau [61; Tr.473].
Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trong tâm
thần học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của bệnh
tâm thần phân liệt. Triệu chứng Tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính
trong tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và
tương tác với môi trường xã hội. Biểu hiện như là thu kín vào bên trong, khó giao
tiếp và tương tác.
Năm 1943, Leo Kanner (bác sỹ tâm lý người Ukrina)và Hans Asperger (bác sỹ
người Áo, năm 1944) đã nghiên cứu và gọi tên hội chứng này. Trong các nghiên cứu
báo cáo, các ông đã miêu tả một số trẻ với những đặc điểm như: khó phát triển mối
quan hệ với mọi người, chậm nói và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói
được, hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi học vẹt, bị ám ảnh đối
với sự trùng lặp, diệm mạo bên ngoài bình thường. Ông gọi tình trạng mới phát hiện
này là Tự kỷ thời kỳ ấu nhi. Những thay đổi về thuật ngữ, khái niệm, tiêu chí chẩn
đoán tự kỷ có thể thấy rõ nhất trong lịch sử phát triển của hệ thống phân loại quốc tế.
Đó là bảng thống kê, phân loại quốc tế về các bệnh và những vấn đề liên quan đến sức
khỏe (ICD [International statistical classification of Diseases and related health Problems]
của tổ chức Y tế thế giới (WHO); sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tinh
thần (DSM -Diagnostic and statistical Manual of mental Disorders) của hội tâm thần Mỹ.
32
Trong những bản đầu tiên, IDC chưa đề cập đến tự kỷ. Trong bản thứ 8 (1967), ICD
chỉ đề cập đến tự kỷ như là một dạng “Tâm thần phân liệt” và lần thứ 9 (1977) thì đề
cập đến tự kỷ dưới tên gọi “Rối loạn tâm thần tuổi ấu thơ” [60; Tr.7].
Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disoders – ASDs) bắt đầu
được xem xét vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX. Rối loạn phổ tự kỷ bao
gồm: Rối loạn tự kỷ (Autistic Disoder); hội chứng rối loạn Asperger, rối loạn bất
hòa nhập tuổi ấu thơ; (Childhood Disintegrative Disorder- CDD); hội chứng Rett.
Tất các rối loạn nằm trong phổ tự kỷ đều gây ra những khiếm khuyết về chức năng
giao tiếp, xã hội và khả năng tưởng tượng. Tuy nhiên chúng khác nhau về mức độ,
phạm vi ảnh hưởng, thời điểm khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian.
Trong ấn phẩm phân loại quốc tế về các loại bệnh với số ra mới nhất là ICD 10 của
tổ chức y tế thế giới (WHO) và trong sổ tay thống kê chẩn đoán về các rối loạn tâm
thần phiên bản mới nhất DSM-V [62] của Hiệp hội tâm thần học Mỹ chia rối loạn
phổ tự kỷ (ASDs) làm 5 nhóm:
1) Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder)
2) Rối loạn Asperger (Asperger Disorder - AD)
3) Rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ (Childhood Disintergrative Disorder)
4) Rối loạn Rett (Rett Disorder)
5) Rối loạn phát triển lan tỏa – không đặc hiệu (PDD – NOS: Pervasive
Developmental Disorder – Not Otherwise Specified)
Như vậy, để nghiên cứu sâu về tự kỷ thì cần phải nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ
(ASDs) theo 5 nhóm trên. Tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn khái
niệm phổ biến nhất mà tổ chức Liên hợp quốc thống nhất đưa ra năm 2008 như sau:
“Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài
trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt
động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc
gia, không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của
nó làsự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ và có các hành vi, sở thích, hoạt động lặp đi, lặp lại và hạn hẹp. [Dẫn
theo 60; tr.12]
* Biểu hiện hội chứng tự kỷ
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được biểu hiện qua 3 loại hành vi sau:
33
Khiếm khuyết về quan hệ xã hội:
TTK rất hạn chế trong giao tiếp xã hội. Ví dụ, trong giao tiếp,TTK không
giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể.
Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia
sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ.
Khiếm khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp:
Chậm, thậm chí rất chậm nói hoặc là nói xì xồ không rõ là tiếng gì. Có trẻ
biết nói nhưng chỉ được vài câu như "bà", "mẹ"... còn lại là im lặng, những trẻ này
không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ.
Chơi tưởng tượng:
TTK thường không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình. Không
đa dạng trong cách chọn trò chơi, chỉ theo một mô típ. Kỹ năng chơi hạn chế, lặp đi
lặp lại một động tác. Chơi những đồ vật bất thường như tăm, đũa, điều khiển ti vi....
Gần 100% TTK xem quá nhiều quảng cáo trên ti vi, tay chân hay vê xoắn, hay đi
vòng quanh không có mục đích.
c) Hậu quả
Hậu quả của Hội chứng tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản
thân đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đứa TTK nếu được phát
hiện và can thiệp sớm thì 30% có cơ hội khỏi hoàn toàn, 70% còn lại phát triển nói
chung là tốt, có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói hoặc không thể giao tiếp bằng
lời nói, nhưng ý thức được hành vi và độc lập được cuộc sống. Còn TTK không
được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp
và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến
tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức y tế thế
giới, rất có thể TTK sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần.
2.1.2.2. Gia đình trẻ tự kỷ
* Gia đình và vai trò của cha mẹ với trẻ tự kỷ
Trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình là tổ chức cơ sở đầu tiên đối với đời
sống của mỗi cá nhân, là tế bào hợp thành đời sống xã hội, không có gia đình để tái sản
xuất ra bản thân con người, ra sức lao động thì xã hội không thể tồn tại và phát triển
được. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, từ khi xã hội còn sơ khai đến thời đại văn
minh, mỗi cá nhân sinh ra cho đến khi từ biệt ...quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm, - Phản hồi cho mọi người và
qua tranh vẽ, đất nặn, sử dụng các con nhận phản hồi của mọi người.
thú... - Thực hành đánh giá thông
- Giới thiệu một số trắc nghiệm/thang đánh qua một số tình huống tham
giá tâm lý có thể hữu dụng cho gia đình vấn thường gặp khi tham vấn
TTK cho gia đình TTK
Ngày 4, 5 Kỹ năng can thiệp (tiếp theo): Đọc trước tài liệu
- Hướng dẫn học viên cách tự xây dựng - Thực hành tại lớp: xây dựng
bảng kiểm hành vi để có thể nhận bảng kiểm hành vi đánh giá để
diện/đánh giá những vấn đề của TTK và nhận diện/đánh giá những vấn
gia đình TTK đề của TTK, gia đình TTK.
- Hoạt động trải nghiệm - Thảo luận nhóm nhỏ
- Trình bày và tranh luận
- Bài tập cá nhân: xây dựng
bảng kiểm hành vi (tự do lựa
chọn vấn đề)
- Lên kế hoạch luyện tập/vận
dụng tại môi trường công tác
Ngày 6 Kỹ năng cung cấp thông tin:
1. Kỹ năngcung cấp thông tinlà gì (nội
PL. 17
dung, mục đích)? - Đọc trước tài liệu
2. Lượng giá nhu cầu cung cấp thông tin - Thảo luận nhóm nhỏ
của gia đình TTK - Trình bày và tranh luận
3. Các bước để cung cấp thông tin hiệu quả
Ngày 7 Kỹ năng cung cấp thông tin trong nhà
trường (tiếp theo): - Thực hành tại lớp: Xây dựng
4. Xây dựng kế hoạch cung cấp thông tin kế hoạch cung cấp thông tin
(xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng - Thảo luận nhóm lớn
nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, - Lên kế hoạch thực hiện
nhân lực) chương trình tại trường
Ngày 8, 9 Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực: - Học viên chia sẻ ca tham vấn
1. Phân tích ca tham vấn đã thực hiện vận động và kết
2. Kỹ năngvận động và kết nối nguồn lựclà nối nguồn lực tại trường
gì (nội dung, mục đích)? - Cùng tham gia: phân tích,
3. Các biểu hiện/các bước vận động và kết đánh giá ca
nối nguồn lực: - Rút ra các kết luận cần thiết
- Lập kế hoạch vận động và kết nối nguồn - Bài tập cá nhân: Xây dựng kế
lực hoạch vận động và kết nối
- Theo dõi, giám sát vận động và kết nối nguồn lực cho một số ca tham
nguồn lực vấn giả định cho sẵn
- Đánh giá kết quả vận động và kết nối - Luyện tập, sắm vai
nguồn lực và điều chỉnh: đối chiếu kết quả - Lập kế hoạch luyện tập/vận
với mục tiêu đã đề ra, trên cơ sở đó điều dụng
chỉnh các vận động và kết nối nguồn lực cũ
hoặc đề ra các vận động và kết nối nguồn
lực mới
Ngày 10 Tổng kết: - Thảo luận nhóm nhỏ: đánh
- Phản hồi và suy ngẫm toàn khóa giá việc vận dụng các kỹ năng
- Đánh giá việc vận dụng của học viên về trong thời gian qua tại trường
các kỹ năng của khóa học công tác
- Lượng giá sau thực nghiệm về mức độ - Phản hồi cho mọi người và
hiểu biết và mức độ thực hiện các KNTV nhận phản hồi của mọi người
trên - Tham gia điền vào bảng đánh
giá.
- Lập kế hoạch luyện tập/vận
dung tiếp theo
PL. 18
Phụ lục 8:
PHIẾU LƢỢNG GIÁ TRƢỚC TẬP HUẤN
LỚP TẬP HUẤN “NÂNG CAO MỘT SỐ
KỸ NĂNG THAM VẤN CHUYÊN BIỆT CHO NVCTXH”
Kính thưa Anh/Chị!
Để giúp chúng tôi tìm hiểu về kỹ năng tham vấn của nhân viên công tác xã
hội, bằng những kinh nghiệm thực hành tham vấn tâm lý của mình, xin Anh/Chị hãy
vui lòng cho biết Anh/Chị thực hiện những hành vi trong bảng dƣới đây ở mức
độ nào? (trong mỗi hàng, Anh/Chị hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất với Anh/Chị
và đánh dấu X vào ô tương ứng). Những câu trả lời của Anh/Chị chỉ được sử dụng
trong nghiên cứu khoa học và được hoàn toàn giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.
Các mức độ lựa chọn Chính Rất
Chính
Không Chính xác, chính
xác
Không chính xác, nhanh xác
nhanh
thực xác, thiếu chóng, nhanh
chóng
hiện lúng linh tương chóng
linh
túng hoạt đối linh linh
Những biểu hiện hành vi hoạt
của nhân viên công tác xã hội hoạt hoạt
1. Xác định mục tiêu, kết quả can thiệp
mong muốn
2. Phỏng đoán các trở ngại có thể xảy ra và
đưa ra các biện pháp khắc phục
3. Lựa chọn các biện pháp can thiệp thích
hợp
4. Tiến hành can thiệp kịp thời và hiệu quả
theo mục tiêu
5. Theo dõi, giám sát can thiệp
6. Đối chiếu kết quả với mục tiêu đã đề ra,
trên cơ sở đó điều chỉnh các can thiệp cũ
hoặc đề ra các can thiệp mới
7. Cung cấp cho tôi những thông tin mang
tính khách quan - sự kiện và những thông
tin mang tính nhận thức, phỏng đoán của
nhân viên công tác xã hội
8. Cho tôi thấy tôi có quyền quyền quyết
định nên hay không nên làm theo chỉ dẫn
9. Luôn cảnh báo cho tôi biết và ý thức
được rằng kinh nghiệm của người này
không thể hoàn toàn áp dụng cho người
khác. Vấn đề của tôi có thể không giống với
PL. 19
người đi trước, nên đã khuyến khích tôi chia
sẻ và tự chịu trách nhiệm về hành động của
mình
10. Tìm hiểu tôi cần biết thông tin về khía
cạnh nào (nguồn lực, chính sách, tổ chức)
11. Đảm bảo thông tin đó là chính xác trước
khi cung cấp cho tôi
12. Hướng dẫn tôi cách sử dụng thông tin
vừa được cung cấp
13. Tìm hiểu nhu cầu của tôi (cá nhân,
nhóm, cộng đồng) đang thiếu hụt hay cần
những nguồn lực hỗ trợ nào
14. Đánh giá và tìm kiếm những nguồn lực
cần thiết có thể đáp ứng được những nhu
cầu đó hoặc có thể tham gia trợ giúp tiến
trình giải quyết vấn đề của tôi
15. Giới thiệu các nguồn lực (nếu tôi chưa
biết) và hướng dẫn họ cách tiếp cận
16. Là người biện hộ giúp tôi có thể tiếp cận
được thuận tiện hơn (nếu tôi đã biết và đã
tiếp cận nhưng gặp cản trở)
17. Liên kết các nguồn lực khác nhau lại để
cùng phát huy sức mạnh giúp tôi
Chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị!
PL. 20
Phụ lục 9:
PHIẾU LƢỢNG GIÁ SAU TẬP HUẤN
LỚP TẬP HUẤN “NÂNG CAO MỘT SỐ KNTV CHUYÊN BIỆT CHO NVCTXH
Kính thưa Anh/Chị!
Để giúp chúng tôi có thể tổ chức các lớp tập huấn nâng cao một số kỹ năng
tham vấn cho nhân viên công tác xã hộihiệu quả hơn, xin Anh/Chị hãy vui lòng cho
biết Anh/Chị thực hiện những hành vi trong bảng dƣới đây ở mức độ nào?
(trong mỗi hàng, Anh/Chị hãy chọn 01 mức độ phù hợp nhất với Anh/Chị và đánh
dấu X vào ô tương ứng). Những câu trả lời của Anh/Chị chỉ được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học và được hoàn toàn giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.
Các mức độ lựa chọn Chính Rất
Chính
Không Chính xác, chính
xác
Không chính xác, nhanh xác
nhanh
thực xác, thiếu chóng, nhanh
chóng
hiện lúng linh tương chóng
linh
túng hoạt đối linh linh
Những biểu hiện hành vi hoạt
của nhân viên công tác xã hội hoạt hoạt
1. Xác định mục tiêu, kết quả can thiệp
mong muốn
2. Phỏng đoán các trở ngại có thể xảy ra và
đưa ra các biện pháp khắc phục
3. Lựa chọn các biện pháp can thiệp thích
hợp
4. Tiến hành can thiệp kịp thời và hiệu quả
theo mục tiêu
5. Theo dõi, giám sát can thiệp
6. Đối chiếu kết quả với mục tiêu đã đề ra,
trên cơ sở đó điều chỉnh các can thiệp cũ
hoặc đề ra các can thiệp mới
7. Cung cấp cho tôi những thông tin mang
tính khách quan - sự kiện và những thông
tin mang tính nhận thức, phỏng đoán của
nhân viên công tác xã hội
8. Cho tôi thấy tôi có quyền quyền quyết
định nên hay không nên làm theo chỉ dẫn
9. Luôn cảnh báo cho tôi biết và ý thức
được rằng kinh nghiệm của người này
không thể hoàn toàn áp dụng cho người
khác. Vấn đề của tôi có thể không giống với
người đi trước, nên đã khuyến khích tôi chia
sẻ và tự chịu trách nhiệm về hành động của
mình
PL. 21
10. Tìm hiểu tôi cần biết thông tin về khía
cạnh nào (nguồn lực, chính sách, tổ chức)
11. Đảm bảo thông tin đó là chính xác trước
khi cung cấp cho tôi
12. Hướng dẫn tôi cách sử dụng thông tin
vừa được cung cấp
13. Tìm hiểu nhu cầu của tôi (cá nhân,
nhóm, cộng đồng) đang thiếu hụt hay cần
những nguồn lực hỗ trợ nào
14. Đánh giá và tìm kiếm những nguồn lực
cần thiết có thể đáp ứng được những nhu
cầu đó hoặc có thể tham gia trợ giúp tiến
trình giải quyết vấn đề của tôi
15. Giới thiệu các nguồn lực (nếu tôi chưa
biết) và hướng dẫn họ cách tiếp cận
16. Là người biện hộ giúp tôi có thể tiếp cận
được thuận tiện hơn (nếu tôi đã biết và đã
tiếp cận nhưng gặp cản trở)
17. Liên kết các nguồn lực khác nhau lại để
cùng phát huy sức mạnh giúp tôi
Chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị!
PL. 22
Phụ lục 10: ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO
A. CÁC KỸ NĂNG
I. Các kỹ năng cơ bản
1) Kỹ năng thiết lập mối quan hệ
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.735 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A1 23.18 11.331 .352 .728
C1A2 23.26 11.967 .325 .733
C1A3 23.22 9.335 .579 .663
C1A4 23.28 9.136 .606 .654
C1A5 23.07 9.723 .442 .711
C1A6 22.87 10.209 .529 .682
PL. 23
2) Kỹ năng hỏi
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.769 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A7 27.90 12.978 .501 .738
C1A8 27.94 13.008 .413 .761
C1A9 27.69 14.286 .491 .743
C1A10 27.91 14.833 .352 .765
C1A11 27.70 12.691 .743 .695
C1A12 28.17 13.005 .494 .739
C1A13 28.20 12.640 .511 .736
3) Kỹ năng lắng nghe
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.865 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A14 27.19 18.315 .527 .860
C1A15 27.02 15.409 .678 .842
C1A16 27.61 16.491 .693 .838
C1A17 27.56 15.726 .746 .830
C1A18 27.53 18.184 .521 .861
C1A19 27.66 16.681 .615 .849
C1A20 27.43 17.270 .704 .839
PL. 24
4) Kỹ năng thấu hiểu
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.818 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A21 23.35 10.298 .586 .788
C1A22 23.35 10.116 .722 .762
C1A23 23.30 10.350 .533 .799
C1A17 23.79 10.147 .502 .809
C1A25 23.51 10.503 .596 .786
C1A26 23.83 10.005 .586 .788
5) Kỹ năng phản hồi
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.819 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A25 18.30 5.646 .687 .760
C1A28 18.65 6.275 .551 .800
C1A29 18.45 5.818 .670 .766
C1A30 18.55 6.318 .561 .798
C1A31 18.13 5.663 .593 .791
PL. 25
II. Các kỹ năng chuyên biệt
1) Kỹ năng cung cấp thông tin
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.817 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A37 23.08 9.437 .643 .774
C1A38 23.02 9.931 .749 .755
C1A39 23.07 9.836 .633 .776
C1A40 23.09 10.833 .469 .812
C1A41 22.65 10.298 .499 .808
C1A42 22.73 11.222 .531 .799
2) Kỹ năng đương đầu
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.843 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A43 21.80 14.413 .593 .825
C1A44 21.71 12.186 .677 .806
C1A45 21.57 12.679 .626 .817
C1A46 21.78 13.744 .562 .828
C1A47 21.96 12.316 .630 .817
C1A48 21.87 13.209 .675 .808
PL. 26
3) Kỹ năng can thiệp
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.901 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A49 22.98 12.749 .805 .876
C1A50 22.76 12.364 .731 .884
C1A51 22.65 12.093 .805 .873
C1A52 22.79 13.488 .683 .892
C1A53 22.97 11.783 .693 .893
C1A54 23.04 12.066 .720 .886
4) Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.895 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C1A55 18.37 10.691 .646 .892
C1A56 18.69 10.491 .803 .860
C1A57 18.82 10.763 .722 .876
C1A58 18.53 10.184 .690 .884
C1A59 18.40 9.016 .869 .841
PL. 27
B. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
I. Các yếu tố chủ quan
1) Sự say mê, hứng thú với công việc
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.752 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A1 21.01 5.943 .743 .665
C2A2 21.28 6.227 .479 .720
C2A3 21.15 6.831 .513 .718
C2A4 19.48 5.434 .525 .716
C2A5 21.26 6.353 .444 .729
C2A6 21.27 7.472 .345 .747
C2A7 20.91 6.969 .330 .750
2) Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.835 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A8 20.89 7.169 .615 .808
C2A9 20.92 7.323 .649 .806
C2A10 20.91 6.674 .701 .793
C2A11 20.99 6.898 .687 .797
C2A12 19.29 6.755 .498 .834
C2A13 20.64 7.710 .456 .831
C2A14 20.97 7.078 .554 .817
PL. 28
3) Tính tích cực, chủ động
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 88 98.9
Cases Excludeda 1 1.1
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.759 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A22 17.95 3.538 .401 .749
C2A16 17.82 3.576 .499 .727
C2A17 17.90 3.196 .688 .679
C2A18 17.90 3.242 .656 .687
C2A19 18.34 3.170 .336 .796
C2A20 17.99 3.230 .576 .704
II. Các yếu tố khách quan
1) Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.719 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A21 10.03 6.851 .535 .649
C2A22 10.64 7.665 .507 .660
C2A23 10.85 8.808 .379 .707
C2A24 10.42 7.677 .532 .650
C2A25 10.91 8.265 .443 .685
PL. 29
2) Hình thức khuyến khích làm việc tại cơ quan
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.821 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A26 13.26 8.944 .605 .789
C2A27 13.45 8.909 .613 .787
C2A28 13.35 8.775 .610 .788
C2A29 13.47 8.684 .602 .789
C2A30 13.36 9.210 .562 .798
C2A31 13.56 8.704 .537 .805
3) Yêu cầu công việc
Reliability
Case Processing Summary
N %
Valid 89 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 89 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.788 8
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
C2A32 14.98 20.045 .415 .780
C2A33 14.87 19.391 .540 .757
C2A34 14.92 19.619 .598 .749
C2A35 15.02 20.681 .411 .778
C2A36 15.30 20.191 .625 .749
C2A37 14.80 19.686 .526 .760
C2A38 15.04 20.453 .470 .769
C2A39 14.85 20.194 .421 .778
PL. 30
Phụ lục 11:TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
I. TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ
1. Tƣơng quan giữa KNTV và các yếu tố chủ quan
Correlations
kynang hungthu ĐTB kienthuc ĐTB tichcuc ĐTB nhóm
Kỹ năng hứng thú Kiến thức tích cực, chủ động
Pearson Correlation 1 .656** .591** .248*
kynang Kỹ
Sig. (2-tailed) .000 .000 .019
năng
N 89 89 89 89
Pearson Correlation .656** 1 .622** .189
hungthu ĐTB
Sig. (2-tailed) .000 .000 .075
hứng thú
N 89 89 89 89
kienthuc Pearson Correlation .591** .622** 1 .122
ĐTB Kiến Sig. (2-tailed) .000 .000 .256
thức N 89 89 89 89
*
tichcuc ĐTB Pearson Correlation .248 .189 .122 1
nhóm tích Sig. (2-tailed) .019 .075 .256
cực, chủ động N 89 89 89 89
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
2. Tƣơng quan giữa KNTV và các yếu tố khách quan
Correlations
Correlations
Nhóm kỹ Nhóm cơ hội Nhóm hình thức Nhóm yêu
năng đào tạo khuyến khích cầu công việc
Pearson Correlation 1 .371** .227* .263*
Nhóm kỹ năng Sig. (2-tailed) .000 .032 .013
N 89 89 89 89
Pearson Correlation .371** 1 .105 .140
Nhóm cơ hội đào
Sig. (2-tailed) .000 .328 .189
tạo
N 89 89 89 89
Pearson Correlation .227* .105 1 .070
Nhóm hình thức
Sig. (2-tailed) .032 .328 .517
khuyến khích
N 89 89 89 89
Pearson Correlation .263* .140 .070 1
Nhóm yêu cầu
Sig. (2-tailed) .013 .189 .517
công việc
N 89 89 89 89
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
PL. 31
II. DỰ BÁO SỰ THAY ĐỔI KỸ NĂNG THAM VẤN KHI CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG THAY ĐỔI
Các yếu tố độc lập đơn nhất:
1) Sự say mê, hứng thú với công việc
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Variables Method
Entered Removed
hungthu ĐTB
1 nhóm hứng thú . Enter
với công việcb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .634a .401 .395 .40735
a. Predictors: (Constant), hungthu ĐTB nhóm hứng thú với công việc
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 9.683 1 9.683 58.356 .000b
1 Residual 14.436 87 .166
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), hungthu ĐTB nhóm hứng thú với công việc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1.523 .395 3.854 .000
1 Hứng thú với công
.916 .120 .634 7.639 .000
việc
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 32
2) Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Variables Removed Method
Entered
kienthuc ĐTB
nhóm kiến
1 . Enter
thức, kinh
nghiệmb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .576a .332 .324 .43031
a. Predictors: (Constant), kienthuc ĐTB nhóm kiến thức, kinh nghiệm
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 8.010 1 8.010 43.257 .000b
1 Residual 16.110 87 .185
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), kienthuc ĐTB nhóm kiến thức, kinh nghiệm
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 2.143 .365 5.872 .000
1
Kiến thức, kinh nghiệm .731 .111 .576 6.577 .000
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 33
3) Tính tích cực, chủ động
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
tichcuc ĐTB
1 nhóm tích cực, . Enter
chủ độngb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .238a .057 .046 .51139
a. Predictors: (Constant), tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.367 1 1.367 5.228 .025b
1 Residual 22.752 87 .262
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 3.280 .547 6.000 .000
1 Tích cực, chủ
.346 .152 .238 2.286 .025
động
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 34
4) Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
chdtao ĐTB
1 nhóm cơ hội đào . Enter
tạob
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .371a .138 .128 .48886
a. Predictors: (Constant), chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 3.328 1 3.328 13.925 .000b
1 Residual 20.792 87 .239
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 3.765 .210 17.939 .000
1
Cơ hội đào tạo .287 .077 .371 3.732 .000
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 35
5) Hình thức khuyến khích làm việc tại cơ quan công tác
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
htkkhich ĐTB
1 nhóm hình thức . Enter
khuyến khíchb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .227a .052 .041 .51278
a. Predictors: (Constant), htkkhich ĐTB nhóm hình thức khuyến khích
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.244 1 1.244 4.731 .032b
1 Residual 22.876 87 .263
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), htkkhich ĐTB nhóm hình thức khuyến khích
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 4.155 .178 23.352 .000
1 Hình thức
.168 .077 .227 2.175 .032
khuyến khích
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 36
6) Yêu cầu công việc
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
yeucau ĐTB
1 nhóm yêu cầu . Enter
công việcb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .263a .069 .058 .50803
a. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.666 1 1.666 6.455 .013b
1 Residual 22.454 87 .258
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 4.056 .192 21.169 .000
1
Yêu cầu công việc .218 .086 .263 2.541 .013
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 37
Các cụm yếu tố:
1) Cụm các yếu tố chủ quan
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
tichcuc ĐTB nhóm tích
cực, chủ động, kienthuc
ĐTB nhóm kiến thức,
1 . Enter
kinh nghiệm, hungthu
ĐTB nhóm hứng thú
công việcb
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .685a .470 .451 .38788
a. Predictors: (Constant), tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động, kienthuc
ĐTB nhóm kiến thức, kinh nghiệm, hungthu ĐTB nhóm hứng thú với công
việc
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 11.332 3 3.777 25.107 .000b
1 Residual 12.788 85 .150
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động, kienthuc ĐTB nhóm kiến thức, kinh
nghiệm, hungthu ĐTB nhóm hứng thú với công việc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) .646 .526 1.229 .222
Hứng thú với
.616 .147 .426 4.181 .000
công việc
1 Kiến thức,
.376 .128 .296 2.939 .004
kinh nghiệm
Tích cực, chủ
.176 .117 .121 1.508 .135
động
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 38
2) Cụm các yếu tố khách quan
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
yeucau ĐTB nhóm yêu cầu
công việc, htkkhich ĐTB nhóm
1 hình thức khuyến khích , . Enter
chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào
tạob
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .463a .215 .187 .47203
a. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc, htkkhich
ĐTB nhóm hình thức khuyến khích , chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 5.181 3 1.727 7.750 .000b
1 Residual 18.939 85 .223
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc, htkkhich ĐTB nhóm hình thức khuyến
khích , chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 3.207 .280 11.450 .000
Cơ hội đào tạo .250 .075 .324 3.321 .001
1
Hình thức khuyến khích .133 .072 .179 1.848 .068
Yêu cầu công việc .170 .081 .205 2.107 .038
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
PL. 39
3) Cụm các yếu tố chủ quan và khách quan
Regression
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc,
kienthuc ĐTB nhóm kiến thức, kinh
nghiệm, tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ
1 động, htkkhich ĐTB nhóm hình thức . Enter
khuyến khích , hungthu ĐTB nhóm hứng
thú với công việc, chdtao ĐTB nhóm cơ
hội đào tạob
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 .709a .503 .467 .38228
a. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc, kienthuc
ĐTB nhóm kiến thức, kinh nghiệm, tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động,
htkkhich ĐTB nhóm hình thức khuyến khích, hungthu ĐTB nhóm hứng thú
với công việc, chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 12.136 6 2.023 13.841 .000b
1 Residual 11.984 82 .146
Total 24.120 88
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
b. Predictors: (Constant), yeucau ĐTB nhóm yêu cầu công việc, kienthuc ĐTB nhóm kiến thức, kinh
nghiệm, tichcuc ĐTB nhóm tích cực, chủ động, htkkhich ĐTB nhóm hình thức khuyến khích , hungthu
ĐTB nhóm hứng thú với công việc, chdtao ĐTB nhóm cơ hội đào tạo
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) .498 .529 .940 .350
Hứng thú với công việc .556 .152 .384 3.657 .000
Kiến thức, kinh nghiệm .361 .162 .284 2.226 .029
1 Tích cực, chủ động .157 .116 .108 1.354 .180
Cơ hội đào tạo .023 .081 .029 .280 .780
Hình thức khuyến khích .050 .059 .068 .846 .400
Yêu cầu công việc .138 .067 .166 2.057 .043
a. Dependent Variable: kynang ĐTB nhóm kỹ năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ky_nang_tham_van_cho_gia_dinh_tre_tu_ky_cua_nhan_vie.pdf