VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
HỒ THỊ SONG QUỲNH
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số liệu
và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực, khách quan và chưa có
bất kỳ một công trình nào công bố.
Tác giả luận án
Hồ Thị Song Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
*PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương đã luôn quan tâm, hết lòng tận tình, dành
nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và động viên
tôi hoàn thành luận án này.
* Tôi xin gửi lời tri ân đến GS. TS. Vũ Dũng, PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương-
những người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức chuyên ngành ở trình độ
NCS. Các Quý Thầy Cô của Học viện đã tận tình, truyền đạt tri thức, giúp cho tôi tiếp
cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi, nhắc nhở và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
*Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào
tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi hoàn thành luận án.
*Ban Giám hiệu, Quý thầy, cô giáo Học viện chính trị khu vực II, TP HCM đã
quan tâm, động viên, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập.
*Gia đình tôi: Cha mẹ, anh chị em...- những người luôn trông chờ, mong mỏi,
sát cánh, cùng chia xẻ niềm vui và nỗi buồn trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên
cứu hoàn thành luận án.
*Các bạn cùng lớp NCS khóa 2012-2015 đã song hành, chia xẻ, hợp tác, giúp
đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
*Người thân, bạn bè đã luôn quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành cám ơn!
TP HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2016
NCS. Hồ Thị Song Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ
SỞ ................................................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề................8
1.2.Một số vấn đề lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán
bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ................................................................................. 26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản
lý hành chính cấp cơ sở............................................................................................... 53
Tiểu tiết chương 1 ....................................................................................................... 57
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 59
2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 59
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................... 60
2.3. Xử lý dữ liệu và cách đánh giá ............................................................................ 70
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
CẤP CƠ SỞ ............................................................................................................... 75
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ
quản lý hành chính cấp cơ sở ...................................................................................... 75
3.2. Thực trạng các kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của
cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở .......................................................................... 79
3.3.Các yếu tố tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC
cấp cơ sở ................................................................................................................... 122
3.4.Kết quả thực nghiệm tác động ............................................................................ 137
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 159
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
CBQLHC Cán bộ quản lý hành chính
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GQTCĐĐ Giải quyết tranh chấp đất đai
KN Kỹ năng
NXB Nhà xuất bản
QLHC Quản lý hành chính
STT Số thứ tự
Tr Trang
TCĐĐ Tranh chấp đất đai
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Một số đặc điểm của mẫu khảo sát chính thức là cán bộ QLHC
cấp cơ sở tham gia trả lời bảng hỏi
Bảng 2.2 Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện các đặc điểm:
Tính đúng đắn, tính thuần thục, tính hiệu quả của các nhóm kỹ
năng
Bảng 2.3 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch
chuẩn của các kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ QLHC cấp cơ sở
Bảng 2.4 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch
chuẩn của các nhóm kỹ năng thành phần qua giải quyết tình
huống
Bảng 3.1 Mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của CBQLHC
cấp cơ sở qua các nhóm kỹ năng
Bảng 3.2 Điểm trung bình thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính
hiệu quả của kỹ năng chung
Bảng 3.3 So sánh kỹ năng GQTCĐĐ theo các nhóm khách thể
Bảng 3.4 Biểu hiện và mức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức
tranh chấp đất đai
Bảng 3.5 Điểm trung bình các tiểu thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính
thuần thục và tính hiệu quả của KN1
Bảng 3.6 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của
cán bộ qua giải quyết tình huống
Bảng 3.7 So sánh mức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh
chấp đất đai theo các nhóm khách thể khác nhau
Bảng 3.8 Mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn,
nguyên nhân của vấn đề tranh chấp
Bảng 3.9 Điểm trung bình của các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính
thuần thục và tính hiệu quả KN2
Bảng 3.10 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân
của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống
Bảng 3.11 So sánh mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu
thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách
thể
Bảng 3.12 Mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án
giải quyết vấn đề tranh chấp
Bảng 3.13 Điểm trung bình các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần
thục và tính hiệu quả của KN3
Bảng 3.14 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết
vấn đề tranh chấp của cán bộ qua giải quyết tình huống
Bảng 3.15 So sánh mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn
phương án giải quyết vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách
thể
Bảng 3.16 Mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các
bên tranh chấp trong quá trình hòa giải
Bảng 3.17 Điểm trung bình thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần
thục và tính hiệu quả của KN4
Bảng 3.18 So sánh mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết
phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải theo các nhóm
khách thể
Bảng 3.19 Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các nhóm kỹ năng và
các yếu tố tác động
Bảng 3.20 Kết quả đánh giá của cán bộ cơ sở về thực trạng đánh giá cán bộ
nơi họ làm việc
Bảng 3.21 Kết quả đánh giá cơ chế, thủ tục hành chính trong giải quyết
tranh chấp đất đai
Bảng 3.22 Yếu tố thói quen ứng xử của người dân khi chấp hành qui định
của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai
Bảng 3.23 Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành
chính cấp cơ sở
Bảng 3.24 Thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán
bộ quản lý hành chính cấp cơ sở
Bảng 3.25 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu
thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp sau thực nghiệm tác
động
Bảng 3.26 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu
thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình
huống
Bảng 3.27 Sự thay đổi của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn
phương án để giải quyết tranh chấp đất đai
Bảng 3.28 Sự thay đổi của kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết tranh
chấp đất đai qua giải quyết tình huống
Sơ đồ 3.1 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục
và tính hiệu quả của KN1
Sơ đồ 3.2 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục
và tính hiệu quả của KN2
Sơ đồ 3.3 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục
và tính hiệu quả của KN3
Sơ đồ 3.4 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục
và tính hiệu quả của KN4
Sơ đồ 3.5 Mức độ đạt được kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở
Sơ đồ 3.6 Tương quan giữa các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ
sở
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kỹ năng quản lý là công cụ hữu hiệu giúp cho những nhà quản lý nói chung
và các nhà quản lý cấp cơ sở nói riêng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội. Các kỹ
năng quản lý cũng là yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lý cấp cơ sở hiểu rõ
và nhận thức đúng đắn về đối tượng mà mình quản lý. Đồng thời, với việc vận
dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý thì người cán bộ quản lý cấp cơ sở có thể năng
động, sáng tạo trong công việc, nhất là trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy
sinh của thực tiễn.
Trong các kỹ năng quản lý thì kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan
đến người dân được xem là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là “cầu nối”
giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, là một trong những nhân tố tác động trực
tiếp đến việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân mà Hiếp pháp đã quy định thể
hiện bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, thể hiện sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói, để củng cố mối quan hệ,
lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chúng ta cần phải: Giữ chặt mối
quan hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng
lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi.
Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ
sở là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng hiện nay. Vai trò của kỹ năng
này không chỉ ở chỗ giải quyết được nhu cầu, bức xúc của người dân về đất đai để
tránh được tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, mà còn tạo niềm tin
của dân với nền hành chính Nhà nước - khi mà giải quyết tranh chấp đất đai hiện
nay được xem là vấn đề nổi cộm, việc giải quyết còn nhiều bất cập, yếu kém,
thường kéo dài, phí tổn nhiều, hiệu quả ít, gây không ít phiền toái, bức xúc cho
người dân. Theo những báo cáo gần đây của chính phủ và của các địa phương, có
đến khoảng 70% các vụ khiếu kiện là liên quan đến lĩnh vực đất đai, có những vụ
khiếu kiện tranh chấp đất đai kéo dài gây nhiều phiền hà cho người dân, ảnh
hưởng đến sự ổn định của xã hội
1
Hơn nữa, do tính chất công việc đặc thù ở cấp cơ sở là phải thường xuyên
tiếp xúc và giải quyết trực tiếp vấn đề đất đai của người dân để vừa đáp ứng được
nhu cầu, nguyện vọng của người dân nhưng cũng vừa đảm bảo đúng với chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, kỹ
năng giải quyết tranh chấp đất đai là yêu cầu quan trọng không thể thiếu của cán
bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên mà việc nghiên cứu đề tài “Kỹ năng
giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở” là rất cần
thiết nhằm phát hiện thực trạng và có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần
nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai cho người cán bộ quản lý hành
chính cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu công việc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
3.2. Làm rõ thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý
hành chính cấp cơ sở và các yếu tố tác động đến kỹ năng này.
3.3. Thực nghiệm tác động với các biện pháp tác động như bồi dưỡng kiến thức
về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình
huống và thực hành rèn luyện các kỹ năng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp
đất đai, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải
quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản
lý hành chính cấp cơ sở và một số yếu tố tác động đến kỹ năng này.
2
4.2. Khách thể nghiên cứu
Số lượng khách thể là 217, bao gồm:
- Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.
- Phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.
- Cán bộ địa chính, xây dựng phường, xã, thị trấn.
- Cán bộ tư pháp phường, xã, thị trấn.
Ngoài ra có phỏng vấn 30 cán bộ và người dân có liên quan, hiểu biết về vấn
đề nghiên cứu.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5.1. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp
cơ sở đạt được ở mức trung bình, trong đó tính đúng đắn của kỹ năng được thể hiện
tốt nhất; tính thuần thục thể hiện kém nhất. Thâm niên công tác, thâm niên giải quyết
tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những tiêu chí tạo ra sự khác biệt trong kỹ
năng của họ.
5.2. Trong những yếu tố tác động được nghiên cứu thì yếu tố đánh giá cán bộ;
cơ chế, thủ tục hành chính có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp
đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
5.3. Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính
cấp cơ sở có thể được nâng cao thông qua bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục
đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành
rèn luyện các kỹ năng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai đặt ra.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung và khách thể nghiên cứu
- Trong điều kiện nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ xem xét kỹ năng
giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thông qua
giải quyết tranh chấp phát sinh dân sự giữa những người sử dụng đất với nhau
trong quá trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, không
nghiên cứu tranh chấp giữa người dân với cơ quan Nhà nước.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai,
luận án chỉ nghiên cứu ba đặc điểm: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu
quả của kỹ năng.
3
- Trong các yếu tố tác động, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố
có tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, bao
gồm các yếu tố khách quan ( Cơ chế, thủ tục hành chính; thói quen ứng xử của người
dân và công tác đánh giá cán bộ) và các yếu tố chủ quan ( Động cơ và thái độ làm
việc của CBQLHC cấp cơ sở).
- Luận án chỉ nghiên cứu khách thể là những cán bộ quản lý hành chính nhà
nước- những người trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp phường,
xã, thị trấn và một số cán bộ, người dân có hiểu biết về vấn đề tranh chấp đất đai.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành ở phường, xã, thị trấn của các quận 1, quận 4, quận 8,
quận Gò Vấp, quận Thủ Đức và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nguyên tắc phương pháp luận
Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hoạt động, Tâm lý
học xã hội, Tâm lý học tư pháp, Tâm lý học quản lý và các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động là cơ sở của sự hình thành và phát triển
tâm lý, đồng thời là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người. Các kỹ
năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động
GQTCĐĐ của chính quyền cấp cơ sở. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phải thông qua
quan sát, đánh giá hoạt động GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở và hoạt động giải
quyết các tình huống mô phỏng các tình huống có thật trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của họ.
- Nguyên tắc hệ thống: Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và
ảnh hưởng lẫn nhau. Sự nảy sinh, hình thành và phát triển của một hiện tượng tâm lý
chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, để hiểu rõ
bản chất của một hiện tượng tâm lý nào đó chúng ta cần phải nghiên cứu nó một cách
có hệ thống.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu lí luận là phương pháp
nghiên cứu văn bản, tài liệu.
4
7.3. Nhóm phương pháp điều tra thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp giải quyết các bài tập tình huống.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm tác động.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
8.1. Đóng góp về mặt lí luận
- Là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giải quyết tranh chấp
đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, luận án đã góp phần làm sáng tỏ
những cơ sở lý luận định hướng cho việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh
chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; làm rõ nội hàm khái niệm
kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; chỉ
rõ các kỹ năng thành phần và xác định các yếu tố có tác động đến kỹ năng này.
- Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về kỹ năng
giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - một loại
kỹ năng còn ít được nghiên cứu ở Việt nam với tư cách là một loại kỹ năng đặc
thù của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án chỉ ra thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ
quản lý hành chính cấp cơ sở hiện nay; đánh giá biểu hiện và mức độ kỹ năng giải
quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở qua các kỹ năng cơ
bản: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai; kỹ năng thu thập
thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp; kỹ năng đề ra
các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp; kỹ năng trình bày
vấn đề tranh chấp và thuyết phục bên tranh chấp trong quá trình hòa giải, Đồng thời
chỉ ra được trong năm yếu tố tác động thì hai yếu tố đánh giá cán bộ và thủ tục, hành
chính là những yếu tố có có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất
đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
5
Kết quả thực nghiệm tác động hai kỹ năng thành phần, đó là: kỹ năng thu
thập thông tin, phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng
đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, với các
biện pháp tác động như: bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức
tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện kỹ
năng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai - là cơ sở để hoàn thiện nội
dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của
cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở trong tình hình hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án còn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn
giúp cho các cấp lãnh đạo, luật gia, những người soạn thảo qui định về giải quyết
tranh chấp đất đai có thể sửa đổi, điều chỉnh các qui định cho phù hợp với thực
tiễn giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình đã công bố và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất
đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng
Kỹ năng là một vấn đề luôn được các nhà Tâm lý học quan tâm bởi giá trị vận
dụng thực tiễn của kỹ năng trong cuộc sống. Gần đây, vấn đề nghiên cứu kỹ năng
càng trở nên phong phú, đa dạng và đem lại nhiều kết quả.
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về kỹ năng thành một số hướng
nghiên cứu chính sau đây:
*Hướng nghiên cứu lý luận chung về kỹ năng, kỹ xảo
Người đầu tiên được kể đến khi nghiên cứu về kỹ năng là nhà bác học lỗi lạc
Hy Lạp cổ đại Arixtot ( 384- 322 TCN). Trong cuốn sách đầu tiên bàn về tâm lý của
loài người “ Bàn về tâm hồn”, khi bàn đến phẩm hạnh của con người, ông đã xác
định nội dung của phẩm hạnh là “biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”. Có
nghĩa là, con người có phẩm hạnh là con người có kỹ năng định hướng làm việc.
[ theo 48, tr.1] Nhà triết học Trung Hoa cổ đại Tuân Tử ( 289- 239 TCN) cũng thừa
nhận vai trò của hoàn cảnh có tác động làm cho con người trở thành những người
khác nhau về kỹ năng nghề nghiệp và tính cách [theo 48].
Các nhà giáo dục học nổi tiếng ở thế kỷ XIX như K.Đ Usinxki (Nga), G.G
Rutxo (Pháp), J.A Cômenxki (Tiệp Khắc) trong các công trình nghiên cứu cũng đã đề
cập đến kỹ năng trí tuệ và quá trình hình thành những kỹ năng này.
Đến đầu thế kỷ XX, Tâm lý học hành vi ra đời, đại diện là E.L Toorđai, J.B
Watson, E.Ch Tolman, B.F Skinner, K. Hulơ. Tuy xuất phát từ quan niệm máy móc
về con người trong vấn đề rèn luyện kỹ năng, nhưng lý luận dạy học theo chương
trình hóa của Skinnơ là một thành tựu mới trong lý luận dạy học mà ngày nay chúng
ta cần tham khảo và học tập[ theo 19].
Khi lý thuyết hoạt động của Tâm lý học Xô Viết ra đời thì hàng loạt các công
trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo được công bố. Năm 1926, Vưgốtxki đã xây dựng
“một khoa học về hành vi của con người xã hội”, Ông cho rằng, ở người, cấu trúc
hành vi bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiện xã hội và kinh nghiệm kép. Trong
nội dung của hành vi người có các tri thức là thành tố bắt buộc của hành vi. Các tri
8
thức, các kỹ xảo lao động, các kỹ năng sinh họat, các qui tắc văn hóa và các khái niệm
văn hóalà do các thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ trẻ. [ theo19, tr. 228-229].
Bắt nguồn từ hệ thống tư tưởng của Vưgốtxki, X.L Rubinstein cho rằng, hoạt
động của con người không phải là phản ứng đối với kích thích bên ngoài, thậm chí
không phải là quá trình làm việc với tính chất là những thao tác của chủ thể tác động
lên khách thể, mà đó là “sự chuyển hóa của chủ thể thành khách thể”. Sự chuyển hóa
này là quá trình đối tượng hóa chủ thể, được diễn ra từ quá trình thứ nhất là con người
dùng tri thức, kỹ năng, kỹ xảocủa mình để tham gia vào việc sáng tạo ra thế giới
đối tượng đến quá trình thứ hai được hiểu là quá trình hình thành ý thức, tâm lý tức là
hình thành chính tri thức, kỹ năng, kỹ xảo [ theo 19, tr.250-251].
Nghiên cứu về kỹ năng cũng được các nhà giáo dục học Xô Viết nghiên cứu.
N.K Crupxcaia, A.X Makarenko, V. Friklen đã đi sâu nghiên cứu ý nghĩa của việc
dạy đặt kế hoạch và tự kiểm tra. Đặc biệt, N.K Crupxcaia rất quan tâm đến việc hình
thành những kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông [6].
Khi thuyết hoạt động của A.N Leonchiev ra đời, hàng loạt những công trình
nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo được công bố. Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu của
một số nhà khoa học như:
V.A.Cruchetxki quan niệm, kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện
tập, kỹ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều
kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện đã thay đổi [8].
A.V Pêtrovxki xem xét kỹ năng của những hành động phức tạp và điều kiện
hành động không ổn định. Ông nhấn mạnh cơ sở của việc hình thành kỹ năng là các
tri thức, kỹ năng đã có do thực hiện các hành động tương tự trước đó mang lại [42].
V.V Tsêbưsêva cho rằng, kỹ năng với tư cách là năng lực thực hiện một hành
động nào đó dựa trên những tri thức, kỹ xảo được hoàn thiện dần trong quá trình hoạt
động [51].
* Hướng nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động
Bao gồm kỹ năng trong lĩnh vực sư phạm, học tập, lao động, giao tiếp, kinh
doanh, lãnh đạo quản lý. Cụ thể:
- Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực sư phạm và giao tiếp.
Trong lĩnh vực sư phạm, người đầu tiên phải kể đến là V.V Tsêbưsêva. Theo
Bà, kỹ năng thường có liên quan với khả năng vận dụng kinh nghiệm cũ trong việc
thực hiện những hành động trong điều kiện mới. Trong các nghiên cứu của mình,
9
V.V Tsêbưsêva đã nêu những phương pháp và điều kiện rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo
cho học sinh. Bà cho rằng, tùy theo đặc điểm của các kỹ năng, kỹ xảo mà định ra
những hình thức tổ chức và biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp [51].
Kỹ năng hoạt động sư phạm được sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học, Giáo
dục học. G.X. Catschuc, V.A. Menchinxkaia đi sâu nghiên cứu các kỹ năng học tập,
đặc biệt là kỹ năng học tập độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn.
Các nhà tâm lý học sư phạm đều coi kỹ năng là biểu hiện của năng lực, làm rõ
khái niệm kỹ năng, kỹ xảo và mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo. Theo A.V.
Petrôvxki (1982), V.A.Crutetxki (1981), N.D. lêvitov (1970) thì kỹ năng có 2 loại:
kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao. Các tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ năng bậc cao
của những hành động phức tạp, trong những điểu kiện hành động không ổn định.
Theo họ, kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng. Nếu không xác định rõ mối quan
hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo thì khó có thể xác định được việc dạy học và kết thúc ra
sao [42], [8], [30].
A.N.Leonchiev (1980) đưa ra một số kỹ năng giao tiếp sư phạm như: kỹ năng
điều khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội biết phán
đoán nét mặt người khác, kỹ năng đọc, hiểu, mô hình hóa nhân cách học sinh, kỹ
năng làm gương cho học sinh noi theo kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ kỹ năng kiến tạo
sự tiếp xúc kỹ năng nhận thức[33].
John Steward (2002) đưa ra một nhóm những yếu tố đảm bảo cho sự thành
công trong giao tiếp liên cá nhân là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tạo ấn
tượng ban đầu [85].
- Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực lao động.
Dưới góc độ tâm lý học lao động, có nhiều công trình đề cập đến vấn đề kỹ
năng, kỹ xảo; vai trò của kỹ năng trong lao động; vấn đề hình thành kỹ năng cho
người lao độngV.G. Loox nêu rõ vai trò của kỹ năng nghề nghiệp và sự hình thành
của chúng trong hoạt động; Phrederic W. Taylor đưa ra quan điểm học thuyết “sản
xuất dây chuyền” phải có sự chuyên môn hóa cao trong thao tác của người lao động.
Mỗi người trong tổ chức dây chuyền lao động được qui định từng thao tác, từng chức
năng chi tiết chặt chẽ, từng giờ, từng phút, không có thao tác thừa, không có sự trùng
lặp, ai làm việc nấy nên rất tiết kiệm thời gian và sức lực [17, tr.9].
10
Các nhà tâm lý học Phương Tây, khi nghiên cứu kỹ năng lao động của người
công nhân trong quá trình vận hành máy móc đã coi trọng mặt kỹ thuật của hành
động, đó là yếu tố qui định hoạt động tâm lý của con người, kể cả tư duy và việc hình
thành kỹ xảo. Quá trình này được rèn luyện công phu và có phương pháp trong quá
trình thao tác với máy móc. Trong một số lĩnh vực hoạt động chuyên môn, người
công nhân có trình độ cao thì thao tác chính xác và nhanh. Xét về một phương diện
nào đó, sự thành thạo về thao tác là điều quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hoạt động của con người đều cần phải đạt
đến kỹ xảo. Trên thực tế, nhiều hoạt động đòi hỏi người lao động phải linh hoạt, mềm
dẻo để thích ứng với hoàn cảnh mới, điều kiện mới, nhất là lao động phức tạp, trong
những điều kiện biến động, con người không chỉ thành thạo các thao tác nghề nghiệp,
mà còn cần có sự linh hoạt, sáng tạo.
- Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực quản lý.
Khi nghiên cứu về năng lực tổ chức, V.I. Mikheev, L.Umanxki, A.I. Kitôv
(1985) coi kỹ năng tổ chức là một yếu tố, một dấu hiệu đầu tiên của năng lực tổ chức
hoạt động. Theo các tác giả, điều kiện hình thành kỹ năng tổ chức là học tập và rèn
luyện thường xuyên của người học [27].
Harold Koontz, Cysil Odonnell và Heinz Weihrich (1998) đã phân loại các kỹ
năng quản lý cơ bản như: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ, kỹ năng nhận thức, kỹ
năng thiết kế. Tầm quan trọng của các kỹ năng trên thay đổi tùy theo các cấp quản lý
khác nhau[23].
Warren Blank đã phân tích 3 nhóm kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo gồm: kỹ
năng nền tảng (mở rộng nhận thức về bản thân, xây dựng các mối quan hệ, xác định
rõ những kỳ vọng), kỹ năng định hướng (lập sơ đồ phạm vi hoạt động và xác định sự
cần thiết của định hướng lãnh đạo, xác lập đường lối lãnh đạo, phát triển người khác
thành lãnh đạo), kỹ năng gây ảnh hưởng (xây dựng cơ sở để đạt đượ...n tối ưu, làm việc tập thể, quyết định, truyền đạt
quyết định, thực hiện, kiểm tra- đánh giá- điều chỉnh [4, tr.102-104]. Một số tác giả
khác như Đào Như Huân cho rằng, quá trình giải quyết vấn đề như một hành động trí
tuệ với các giai đoạn diễn ra trong đầu mà giai đoạn cuối cùng là ra quyết định, không
đề cập đến các giai đoạn sau (thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh) [21].
Các tác giả khác lại đưa ra những tình huống mà nhà quản lý phải đối mặt để
giải quyết hàng ngày. Chẳng hạn, Vũ Thế Phú (1994) tập hợp những tình huống
thường gặp trong quản trị [38]. Lê Thụ (1997) sưu tập 100 tình huống đặc trưng, tiêu
biểu mà các giám đốc thường phải đối mặt hàng ngày [54]. Đào Duy Huân (1997)
23
trong cuốn sách “Quản trị học” cũng nêu ra 34 tình huống điển hình trong quản trị
[21] . Nguyễn Hoàng Linh và Vũ Xuân Tiền (2000) trong “Sổ tay giám đốc” đã thống
kê 500 tình huống quản lý và các qui định của pháp luật khi xử lý [29].
Một số tác giả lại nghiên cứu kỹ năng giải quyết các tình huống quản lý như:
- Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Quý (2006), nghiên cứu “Các thành tố
trong tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện”.
Tác giả đã đưa ra những thành tố trong tư duy giải quyết tình huống quản lý của
người cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm 3 thành tố: phân tích, suy xét và lập kế hoạch
hành động trong đầu. Ba thành tố này diễn ra một cách liên tục theo trình tự, nhưng
lại đan xen nhau trong quá trình người cán bộ chủ chốt cấp huyện giải quyết tình
huống quản lý [44].
- Luận án tiến sĩ của Trần Thị Tú Quyên (2006), nghiên cứu “Kỹ năng giải
quyết các tình huống quản lý của học viên Học viện Chính trị khu vực I Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” cho rằng, Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý là
chủ thể quản lý biết tiến hành những thao tác tư duy đúng trong quá trình giải quyết
tình huống quản lý, tìm ra được lời giải hợp lý và tối ưu nhất cho tình huống có vấn
đề chứa đựng mâu thuẫn đang được đặt ra trước họ. Kỹ năng giải quyết tình huống
bao gồm 3 thành tố cơ bản: nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng phối hợp tổ
chức- chỉ đạo, nhóm kỹ năng kiểm tra- đánh giá và hiệu chỉnh quá trình giải quyết
tình huống quản lý. Qui trình giải quyết một tình huống quản lý gồm 6 bước: phát
hiện và xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp khác nhau, phân tích các giải pháp,
chọn giải pháp tối ưu nhất và quyết định, thực hiện quyết định và đánh giá kết quả
thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm [45].
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thúy Dung (2008), nghiên cứu “Kỹ năng
giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học”
đưa ra quan niệm, kỹ năng giải quyết tình huống quản lý giáo dục trong trường tiểu
học là một trong những kỹ năng quản lý của người hiệu trưởng trường tiểu học, là
một biểu hiện năng lực quản lý của người hiệu trưởng. Kỹ năng giải quyết tình huống
quản lý giáo dục trong trường tiểu học là sự giải quyết có hiệu quả những tình huống
quản lý nảy sinh trong hoạt động quản lý giáo dục ở trường tiểu học, bằng các tiến
hành đúng đắn các thao tác của quá trình giải quyết tình huống quản lý giáo dục trên
cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm về hành động đó. Cấu trúc của kỹ
năng giải quyết tình huống quản lý giáo dục trong trường tiểu học là một hệ thống
24
bao gồm các kỹ năng bộ phận như sau: Nhóm kỹ năng nhận thức vấn đề, nhóm kỹ
năng xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề, kỹ năng đề ra các ý tưởng giải quyết vấn đề,
kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức thực hiện
phương án đã lựa chọn, kỹ năng kiểm tra, đánh giá [12].
Gần đây Trong báo cáo nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc
tế Australia ( AusAID) và Quĩ Châu Á của nhóm nghiên cứu do PGS. TS Nguyễn
Quang Tuyến- Trưởng bộ môn luật đất đai, Đại học luật Hà Nội làm trưởng nhóm, về
nội dung: Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành,
các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách, tháng 10 năm 2013. Dự án nghiên cứu hòa
giải tranh chấp đất đai ở cơ sở do nhóm hòa giải cơ sở ở địa phương (thường gồm có
già làng, cán bộ về hưu, người đứng đầu các tổ chức quần chúng) đảm nhiệm với mục
đích là phân tích pháp luật hiện hành thực trạng thực thi các qui định về hòa giải
trong tranh chấp đất đai đã đưa ra 11 hạn chế và kẽ hở trong các qui định về hòa giải
cơ sở cả về hình thức, nội dung, thành phần, chế độ thù laocủa việc giải quyết
tranh chấp đất đai của pháp luật hiện hành và nhiều khuyến nghị sửa đổi , bổ sung
về luật đất đai cũng như thủ tục, qui định việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai
hiện nay.[2]
Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề,
chúng tôi nhận thấy:
- Khi nghiên cứu, các tác giả đều xem giải quyết vấn đề là hoạt động tư duy và
qui trình giải quyết vấn đề gồm nhiều giai đoạn nhưng các tác giả lại chưa có sự
thống nhất trong quan niệm phân chia các giai đoạn của qui trình này.
- Các tác giả chưa nghiên cứu sâu về khái niệm “Kỹ năng giải quyết vấn đề”,
cấu trúc của kỹ năng giải quyết vấn đề, các tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn
đề và các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả
nào nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề đất đai của cán bộ quản lý hành chính
cấp cơ sở.
25
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất
đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở
1.2.1. Kỹ năng
1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Tâm lý học ngày nay ngày càng được vận dụng rộng rãi vào đời sống xã hội,
một trong những vấn đề có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn được các
nhà tâm lý học quan tâm là vấn đề kỹ năng. Chính vì vậy mà có nhiều nhà nghiên cứu
đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, có nhiều định nghĩa về kỹ năng được đưa ra, cụ thể
như sau:
Hướng thứ nhất: Kỹ năng được coi là biểu hiện của kỹ thuật hành động.
Theo quan điểm này, các tác giả như: A.V.Lêonchiev(1989) V.A.Cruchetxki
(1981), Trần Trọng Thủy (1978), A.G. Covaliov (1994), B.Ph Lomov (2000) quan
niệm, kỹ năng là kỹ thuật hành động, là kỹ thuật thao tác, là sự kết hợp nhiều thao
tác theo một trật tự phù hợp với mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hành
động. Chẳng hạn, A.G. Covaliov định nghĩa: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành
động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động[7]. Tác giả V.A. Cruchetxki
(1981) viết: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm
vững từ trước [8, tr. 78].
Tác giả Trần Trọng Thủy (1978) trong cuốn “Tâm lý học lao động” cũng cho
rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức
là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [48].
Như vậy, các tác giả theo quan niệm này thì chú ý đến mặt kỹ thuật của kỹ
năng, xem kỹ năng là sự vận dụng các kỹ thuật hành động, trong khi đó kết quả của
hành động thì chưa thấy được các tác giả quan tâm đề cập đến.
Hướng thứ hai: Kỹ năng được định nghĩa là năng lực của cá nhân trong
hoạt động.
Các tác giả theo khuynh hướng này đã quan tâm đến kết quả hoạt động khi đưa
ra định nghĩa kỹ năng. Chẳng hạn, tác giả N.D. Lêvitov (1963) quan niệm: Kỹ năng
là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn,
bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những
điều kiện nhất định. Kỹ năng có liên quan nhiều đến hoạt động thực tiễn, đến việc áp
dụng tri thức vào thực tiễn [31]. K. K. Platônop và G.G.Golubep(1974) cũng cho rằng
kỹ năng là năng lực của cá nhân thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng
26
cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng [43].
A.V. Petropxki (1982) xem xét kỹ năng là sự vận dụng những tri thức kỹ xảo đã có
để lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra
[42]. Ngoài ra, trong từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2000) thì: “ Kỹ
năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã
được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [9].
Như vậy theo khuynh hướng này, kỹ năng không chỉ được hiểu là kỹ thuật vận
dụng phù hợp các thao tác, mà còn đem lại kết quả cho hoạt động. Bởi lẽ, nói đến kỹ
năng phải là sự thành thạo, thuần thục - thể hiện kỹ thuật của hành động. Hơn nữa, kỹ
năng được hình thành trên cơ sở vận dụng năng lực, tri thức, kinh nghiệm của cá nhân
vào công việc cụ thể để đạt được hiệu quả công việc đó. Do đó: kỹ năng vừa là kỹ
thuật, vừa là năng lực của cá nhân để đem lại kết quả cho hoạt động. Đây là quan
niệm tương đối toàn diện và khái quát về kỹ năng.
Hướng thứ ba: Kỹ năng được xem như hành vi ứng xử của cá nhân.
Hướng nghiên cứu này quan niệm, kỹ năng không chỉ là kỹ thuật hành động,
là kết quả của hoạt động. Các tác giả xem kỹ năng như hành vi ứng xử và cho rằng
thái độ, niềm tin ảnh hưởng đến kỹ năng. Chẳng hạn, S.A. Morales & W. Sheator
(1978) đã nhấn mạnh ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân trong kỹ năng.
Còn J.N. Richard (2003) coi kỹ năng là hành vi thể hiện ra hành động bên ngoài và
chịu sự chi phối của suy nghĩ và cách cảm nhận của cá nhân . Theo quan điểm của
các tác giả này, kỹ năng là hành vi được biểu hiện ra bên ngoài và bị chi phối bởi
động cơ, thái độ, niềm tin, chuẩn mực của cá nhân đối với hoạt động. Đây là quan
niệm đáng quan tâm và phù hợp với kỹ năng nghề nghiệp. Bởi lẽ, mỗi nghề nghiệp
khác nhau sẽ có qui tắc ứng xử khác nhau, các cá nhân sẽ sử dụng tri thức, kinh
nghiệm, phương thức hành động, các giá trị thái độ, chuẩn mực, động cơ hành động
của cá nhân để có hành vi phù hợp với qui tắc ứng xử của nghề nghiệp.Tuy nhiên, khi
coi kỹ năng là hành vi, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến mặt kỹ thuật nên hiểu
theo cách này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Tổng hợp các quan điểm khác nhau về kỹ năng, mặc dù có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về kỹ năng, nhưng các tác giả đều gắn kỹ năng với hành động và
hoạt động của cá nhân. Nó là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu
của hoạt động, trong đó cá nhân vận dụng kinh nghiệm, tri thức, kỹ xảo để mang lại
hiệu quả của hoạt động.
27
Tổng hợp các phân tích về kỹ năng nói trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa về kỹ
năng như sau:
Kỹ năng là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt
động, trong đó cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để mang lại hiệu quả của
hoạt động.
Từ định nghĩa cho thấy, kỹ năng có những biểu hiện:
- Kỹ năng được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân qua các
thao tác được sử dụng thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo.
- Kỹ năng không phải là yếu tố bẩm sinh, kỹ năng là sản phẩm của hoạt động.
Đó là quá trình con người vận dụng các kinh nghiệm, tri thức và các giá trị phù hợp
với điều kiện hoạt động để đem lại kết quả cho hoạt động.
1.2.1.2. Đặc điểm của kỹ năng
Một hành động được coi là có kỹ năng phải là hành động được thực hiện thành
thạo, được thể hiện thuần thục, đầy đủ, đúng đắn các thao tác và vận dụng linh hoạt để
đem lại hiệu quả cho từng hoạt động cụ thể. Như vậy, kỹ năng có các đặc điểm sau:
- Tính đúng đắn của kỹ năng: là yêu cầu chủ thể khi thực hiện kỹ năng cần
phải có tri thức đúng đắn về mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện kỹ năng.
- Tính đầy đủ của kỹ năng: là sự có mặt đầy đủ biểu hiện của kỹ năng, bao
gồm: nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu của kỹ năng, có đầy đủ các thao tác cần
thiết của kỹ năng.
- Tính thuần thục của kỹ năng: là đòi hỏi chủ thể khi thực hiện kỹ năng luôn
thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật và luôn đạt được kết quả ngay cả khi
điều kiện và phương thức thực hiện hoạt động thay đổi.
- Tính linh hoạt của kỹ năng: là sự ổn định, bền vững và sáng tạo của kỹ năng
trong các điều kiện hoạt động khác nhau.
- Tính hiệu quả của kỹ năng: là đòi hỏi chủ thể khi thực hiện kỹ năng cần
hướng đến kết quả đạt được ở mức độ cao nhất có thể.
- Tính sáng tạo của kỹ năng: là yêu cầu đối với chủ thể khi thực hiện kỹ năng
phải tìm ra cái mới, phương thức mới trên nền của phương thức cũ nhằm mang lại
hiệu quả hoạt động cao hơn.
1.2.1.3. Quá trình hình thành và mức độ kỹ năng
Theo quan điểm của K.K. Platonov và G.G.Golubev, để hình thành kỹ năng
một hành động, trước hết cần xác định được mục đích của hành động, sau đó phải
28
thông hiểu cách thức thực hiện hành động và cần tổ chức luyện tập. Các tác giả đã
đưa ra 5 giai đoạn hình thành kỹ năng đó là: Giai đoạn 1: Giai đoạn kỹ năng sơ đẳng:
con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động
dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống. Hành động được thực hiện bằng cách “thử”
và “sai”; Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không đầy đủ. Có hiểu biết về phương
thức thực hiện hành động; vận dụng các kĩ xảo đã có, nhưng không phải những kĩ xảo
chuyên biệt dành cho hành động này; Giai đoạn 3: Có kỹ năng chung nhưng còn
mang tính riêng lẻ; Giai đoạn 4: Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu
biết và các kỹ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn cả động
cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích; Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác
nhau.[43]
Theo cách phân chia này, kỹ năng được bộc lộ từ thấp đến cao qua các giai
đoạn: từ nắm được tri thức về kỹ năng đến có kỹ năng nhưng chưa đầy đủ, chưa
thành thục, sau đó là thực hiện đầy đủ và cao nhất là có kỹ năng đầy đủ, thực hiện
chúng thuần thục và linh hoạt trong mọi điều kiện của hoạt động. Các mức độ kỹ
năng cũng được thể hiện dựa trên một số thông số như: mức thực hiện hành động, độ
khái quát, sự toàn vẹn của các thao tác, trình độ thành thạo của các thao tác khi thực
hiện kỹ năng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong khi đó tác giả Trần Quốc Thành đã đề xuất qui trình hình thành kỹ năng
gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện
hành động; Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu; Giai đoạn 3: Luyện tập
để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt mục đích đặt ra. Bước đầu
tác giả đã quan tâm đến việc đề cao sự hiểu biết của người học trước khi thực hiện
hành động để có kỹ năng. Đây là việc làm rất quan trọng để giúp người học ý thức
được những việc phải làm và ý nghĩa của nó trong quá trình luyện tập. Từ đó giúp
người học xây dựng được ý thức tự rèn luyện nhằm cũng cố những kỹ năng đã được
hướng dẫn trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tác giả đã nhấn mạnh yếu tố kĩ thuật
trong quá trình thực hiện hành động nhằm hình thành kỹ năng. [theo 49]. Chúng tôi
cũng đồng tình với các tác giả, quá trình hình thành kỹ năng diễn ra ở hai cấp độ
chính: cấp độ nhận thức và cấp độ thao tác hành động. Ở cấp độ nhận thức, chủ thể
phải có được các tri thức cần thiết về nội dung, mục đích, yêu cầu của hoạt động và
các tri thức về cách thức hành động. Ở cấp độ hành động, chủ thể phải thực hành
29
được kỹ năng trong thực tiễn và sau đó luyện tập vận dụng kỹ năng vào các điều kiện
khác nhau của hoạt động.
Từ cơ sở những phân tích trên, chúng tôi đề xuất quá trình hình thành kỹ năng
bao gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: giai đoạn nhận thức: nhận thức đầy đủ về nội dung, mục đích,
cách thức và điều kiện để giải quyết vấn đề.
Bước 2: giai đoạn thực hành: nắm được qui trình giải quyết vấn đề sau khi
được hướng dẫn, quan sát và làm thử.
Bước 3: giai đoạn luyện tập: luyện tập để biết tiến hành các thao tác theo đúng
yêu cầu và điều kiện của việc giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích đề ra . Biết
vận dụng giải quyết từng vấn đề cụ thể.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.2.1. Khái niệm “giải quyết”
Theo từ điển tiếng Việt thì “Giải quyết” là “làm cho không còn thành vấn đề
nữa- tức là làm cho thoát khỏi cái đang trói buộc. Ví dụ: giải quyết nạn kẹt xe, giải
quyết vấn đề chưa được giải quyết..[39]. Còn từ điển Hán việt xem “Giải quyết” là
quyết định biện pháp để loại bỏ bế tắc.[3, tr.1197] Theo hai cách hiểu này thì “Giải
quyết” là hoạt động để làm cái gì đó. Hoạt động có thể diễn ra bên trong (hoạt động
tư duy), nhưng cũng có thể diễn ra bên ngoài (hoạt động thực tiễn). Hơn nữa, “Giải
quyết”cái gì đó chính là giải quyết một vấn đề đang tồn tại.
Trong khi đó “Giải quyết vấn đề” được nhiều tác giả nghiên cứu. Đa số các tác
giả đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của con người. Cùng
quan niệm này có các tác giả tiêu biểu sau :
Goldstein và Lewin (1987) xác định ý nghĩa của giải quyết vấn đề như là một
phương pháp luận của quá trình tư duy để giải quyết vấn đề [68]. Nadine Revheima
có đưa ra kết luận: Nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề là một kỹ năng phức tạp và
đó là sản phẩm của nhiều qui trình trí tuệ và nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết
tốt các vấn đề [78]. Nhóm tác giả Michael D. Mumford Đại học Oklahoma, Stephen
J. Zaccaro và Edwin A. Fleishman Đại học George Mason, Francis D.Harding Viện
Nghiên cứu Quản lý, T. Owen Jacobs Đại học Quốc phòng (2000), đã cho rằng, giải
quyết vấn đề là một tập hợp các kỹ năng và kiến thức cần thiết, trong đó nhận thức tư
duy sáng tạo là yếu tố quan trọng trong giải quyết vấn đề [77]. Erdal Bay, Birsen
Bagceci và Bayram Cetin khi bàn đến giải quyết vấn đề của người học lại xem giải
30
quyết vấn đề trong học tập là quá trình cá nhân vận dụng kiến thức của mình để tìm
giải pháp khi tiếp cận một vấn đề - đây là môt kỹ năng tư duy quan trọng [65].
Các tác giả trên đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của
con người. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của X.L. Rubinstein (1958) cho rằng,
quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề, nhưng đòi hỏi chủ thể phải ý thức rõ
ràng được vấn đề và tiếp nhận nó như một mâu thuẫn cần phải hành động để giải
quyết. Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự
thắc mắc hay từ một mâu thuẫn nào đó nó lôi cuốn cá nhân vào hoạt động tư duy
[46]. Trong thực tế có những vấn đề đang diễn ra, tồn tại trong xã hội, cá nhân vẫn
nhận thức nhưng không đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết thì tư duy chưa diễn ra (lúc
này với cá nhân, đó chưa phải là vấn đề). Tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề đòi
hỏi chủ thể phải giải quyết- tức là cá nhân phải suy nghĩ, vận dụng các khái niệm,
phạm trù theo qui luật logic chặt chẽ của tư duy để giải quyết vấn đề nhằm đạt được
hiệu quả.
Trong khi đó, theo các tác giả Sanaullah Khan và M.Phil Scholar, giải quyết
vấn đề là chìa khóa để thực hiện chức năng quản lý. Giải quyết vấn đề là quá trình
loại bỏ sự khác biệt giữa tình hình thực tế và mong muốn [87]. Tác giả Dương Hữu
Hạnh quan niệm các nhà quản lý với tư cách là người giải quyết vấn đề thì giải quyết
vấn đề xảy ra khi nhà quản lý đối diện với một hoàn cảnh xa lạ mà ở đó không có
biện pháp đã được thiết lập sẵn để giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề, các nhà
quản lý phải thực hiện nghiên cứu, thu thập dữ liệu hay tìm sự kiện để khám phá
được nguyên nhân thực sự của vấn đề để có giải pháp thích hợp. Các bước trong tiến
trình giải quyết vấn đề và ra quyết định bao gồm: thừa nhận và chẩn đoán tình huống,
đề ra các phương án giải quyết, đánh giá các phương án, chọn phương án tốt nhất,
thực hiện các phương án đã chọn và đánh giá các kết quả đạt được [22, tr. 308-310].
Quan điểm của các tác giả này, mặc dù không đi sâu vào bản chất bên trong của quá
trình giải quyết vấn đề, nhưng đã chỉ rõ, giải quyết vấn đề là một quá trình gồm
nhiều bước, nhiều giai đoạn và kết quả cuối cùng của giải quyết vấn đề là xóa bỏ
những mâu thuẫn do vấn đề đặt ra nhằm đạt mục đích đề ra.
Từ việc đánh giá các quan niệm về giải quyết vấn đề của các tác giả trên,
chúng tôi xem giải quyết vấn đề bao gồm cả hành động tư duy và hành động thực
tiễn. Cụ thể, để giải quyết vấn đề, con người phải vận dụng nhiều qui trình trí tuệ, các
thao tác của tư duy; phải nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các
31
yếu tố trong tình huống cụ thể nhằm xác định các giải pháp, giải quyết những mâu
thuẫn của vấn đề để lựa chọn giải pháp phù hợp và tổ chức thực hiện giải pháp bằng
những hành động cụ thể có kiểm tra đánh giá kết quả của vấn đề cần giải quyết.
Như vậy “Giải quyết” hay “giải quyết vấn đề” thực tế chỉ là một và đối với
hoạt động quản lý hành chính cấp cơ sở thì giải quyết vấn đề bao giờ cũng bao gồm
hành động tư duy và hành động thực tiễn.
Từ đây, chúng tôi quan niệm: Giải quyết là tổ hợp các hành động tư duy và
hành động thực tiễn nhằm phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các yếu tố có
liên quan trong từng tình huống thông qua các hành động xác định vấn đề, phân tích
nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ưu, triển khai và kiểm tra đánh giá kết quả để
giải quyết vấn đề.
1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
* Khái niệm đất đai
Luật đất đai 2003 của Việt Nam qui định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng.
Điều 4, điều 5 và điều 6 Luật đất đai 2013 cũng qui định:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định
của Luật này.
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
- Nguyên tắc sử dụng đất là: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng
mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Người sử dụng đất
thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
* Khái niệm tranh chấp đất đai
Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp nói chung được hiểu là: “Tranh giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” [39, tr.1628]. “Cái” được
tranh giành không rõ thuộc về bên nào có thể là một đối tượng nào đó được gọi là đối
tượng tranh chấp. Như vậy, tranh chấp sẽ nảy sinh khi đối tượng tranh chấp không rõ
32
thuộc về bên nào và quá trình tranh chấp thể hiện mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ
thể với nhau được phát sinh trong đời sống xã hội - đó chính là những tranh chấp.
Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp, giằng co
nhau là đất đai. Theo Luật Đất đai năm 2013 thì, tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai. Vì vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất. Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các
quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác. Còn chủ thể của
tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử
dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai.
Như vậy, theo Luật Đất đai năm 2013: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai".
Từ đó chúng tôi cho rằng, Tranh chấp đất đai là một vấn đề nảy sinh thể hiện
mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai
khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
- Các đặc điểm của tranh chấp đất đai:
Theo Giáo trình luật đất đai Trường Đại học luật Hà nội, Nhà xuất bản công
an nhân dân, 2009, tranh chấp đất đai có đặc điểm:
+ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về lợi ích, tài sản của các bên với nhau nên
bất đồng, mâu thuẫn xảy ra gay gắt và quyết liệt.
+ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu. Đối tượng của
tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình
sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không
có quyền sở hữu đối với đất đai;
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể
cho nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp
mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước.
+ Tranh chấp đất đai xảy ra tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các
bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những
qui định của pháp luật về đất đai cũng như những chính sách của nhà nước không
được thực hiện một cách triệt để.[16]
- Các dạng tranh chấp đất đai được hòa giải ở phường, xã
33
Hiện nay, những dạng tranh chấp đất đai được thực hiện hòa giải ở cơ sở chủ
yếu là tranh chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau, gồm 3
dạng cơ bản sau:
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau
về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh
chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi
lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa
người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới)
+ Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:
dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về
quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt
bằng, tái định cư
+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,
những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Thông
thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân
bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất
thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng
sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Xét về bản chất thì đây là những tranh chấp dân sự phát sinh giữa những người sử
dụng đất với nhau trong qúa trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.
Nguyên tắc tự do, bình đẳng, thỏa thuận ý chí chi phối các giao dịch dân sự về quyến sử
dụng đất. Vì vậy, khi loại tranh chấp này phát sinh thì việc hòa giải được ưu tiên và khuyến
khích áp dụng. Hơn nữa, các tranh chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với
nhau ban đầu thường là những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, tính chất đơn giản nên chỉ cần tiến
hành hòa giải các mâu thuẫn này mà chưa phải đưa ra tòa án để giải quyết. [2, tr 20]
* Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm hại. Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà
Nội: "Việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở
pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân".[16,
tr455] . Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của quản
lý Nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
34
nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, giải quyết các bất đồng, mâu
thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời xử lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Với cách hiểu như vậy thì: giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp
đúng đắn trên cơ sở pháp luật để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết vấn
đề liên quan đến lĩnh vực đất đai với mục đích là giải quyết những mâu thuẫn, bất
đồng phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy giải
quyết tranh chấp đất đai thực chất là giải quyết vấn đề mà các bên tranh chấp tạo ra,
trong đó chủ thể phải sử dụng các thao tác, yêu cầu, qui trình của giải quyết vấn đề để
giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra quan điểm khái niệm giải quyết
tranh chấp đất đai như sau: Giải quyết tranh chấp đất đai là tổ hợp các hành động tư duy
và hành động thực tiễn để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải
quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Đặc điểm đặc thù tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam:
Ở Việt Nam tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai có đặc điểm đặc thù:
+ Tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự
quan tâm của dư luận xã hội. Với thủ tục hành chính rườm rà, nguồn gốc lịch sử tranh
chấp đất đai phức tạp, và cơ chế giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập đã đẩy người
dân vào tranh chấp kéo dài với những hệ lụy cho bản thân và ổn định xã hội
+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn do các qui định về đất
đất đai không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không cụ thể, rõ ràng và không thật sự phù hợp
với thực tiễn, nên khi áp dụng để giải quyết, các cơ quan, tổ chức gặp nhiều vướng
mắc, thậm chí không biết giải quyết như thế nào. Ngoài ra, do nhận thức của người
dân về chính sách, pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế và do đất đai ngày càng có giá
trị nên tranh chấp đất đai không chỉ xảy ra giữa người dân với nhau mà ngày càng gia
tăng trong gia đình, thân tộc.
+ Việc xác minh các thông tin về đất đai để giải quyết tranh chấp ... có nhờ bà A
chuyển nhượng thêm cho bà M 3m ngang và đã nhận đủ số tiền từ bà M. Sau đó bà A
đã nhận lại 3m đất của ông V được cắt từ lô đất của ông V. Năm 2009 bà A yêu cầu
ông V lập thủ tục tách thửa để giao 3m ngang cho bà A (là đất được bà A cho anh
ruột mượn để bán), khi đội đo đạc đến đo đất thì đất của ông V bị thiếu 1.3m ngang.
Từ đó ông V cho rằng bà A đã lấn đất của mình nên không tiếp tục đo đạc để ra bản
vẽ, trong khi đó bà A chỉ sử dụng đất trong phạm vi diện tích đất được quyền sử
dụng. Do không thể hòa giải trong anh em nên bà A gửi đơn lên UBND phường để
xin được giải quyết.
+ Nếu giải quyết, đồng chí sẽ:
a. Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó dựa vào pháp luật để giải
quyết vấn đề.
b. Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó thuyết phục, vận động
hai bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở tình cảm anh em ruột thịt.
c. Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó thông báo kết quả xác
minh để hai bên tự thỏa thuận với nhau.
11
Tình huống 8: Năm 2005, anh T có mua một lô đất với diện tích 64m2 (4m x
16m) và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay lô đất của anh T
được bao bọc bởi 2 căn nhà đã xây dựng. Khi 2 căn nhà xây dựng thì anh T có kiểm
tra và việc xây dựng đó không lấn chiếm đất của anh T. Nhưng hiện nay, có 1 căn nhà
liền kề do nhà bị lún đã tiến hành cắt móng, di dời vị trí và nâng nền nhà, do quá trình
sửa chữa đã lấn chiếm qua lộ giới lô đất của anh T theo chiều ngang( phần chiếm đo
ở 3 vị trí lô đất là: mặt tiền 4,05m; ở giữa 3,96m, ở cuối 3,88m). Anh T xin được giải
quyết, nếu nhận giải quyết đồng chí sẽ:
a. Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng
nên tổ chức gặp gỡ 2 bên để đề nghị bên lấn đất trả lại đúng hiện trạng đất cho anh T.
b. Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng
và cho 2 bên tự thỏa thuận với nhau và giải quyết trên cơ sở hàng xóm láng giềng.
c. Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng và
thuyết phục 2 bên vì tình làng nghĩa xóm nên bỏ qua cho nhau.
Tình huống 9: Do vợ đã mất, năm 2002 ông Nguyễn Ngọc Xuân có cho đất 6
người con như sau: Nguyễn Thị Mỹ Lệ: 156m2 , Nguyễn Thị Mỹ Duyên 297m2,
Nguyễn Thanh Thúy: 248m2, Nguyễn Thanh Hoài: 206m2, Nguyễn Thanh Hải:
200m2, Nguyễn Thanh Quân: 265,2m2.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân có xây dựng nhà cấp 4 trên phần đất có diện tích
60m2 (là phần đất nằm trong miếng đất ông đã chuyển nhượng tên cho bà Duyên),
hiện nhà đang cho thuê vì bà Duyên đưa ông về sống chung nhà để nuôi dưỡng. Ông
đã nhận tiền cho thuê nhà được vài tháng thì sau đó bà Duyên tự ý lấy hết. Sau một
thời gian, do ông không sống được ở nhà bà Duyên nên sang ở với người con thứ 6
một thời gian. Nay ông muốn lấy lại diện tích đất đã xây căn nhà để ở nhưng bà
Duyên không chịu vì cho rằng đất đã đứng tên bà và căn nhà đang nằm trên phần đất
của mình nên bà được quyền sở hữu.
+ Nếu giải quyết, đồng chí sẽ:
a. Vận động, tuyên truyền để bà Duyên nhận thức được trách nhiệm của người
con trong chăm lo cha mẹ, ông Xuân cho bà Duyên nhiều đất nhất và xây nhà trên
một phần diện tích đó là có ý ở tại đó cho đến khi qua đời, sau khi ông Xuân qua đời
thì đây vẫn thuộc quyền sử dụng của bà Duyên. Do đó bà Duyên nên trả lại diện tích
đất có căn nhà này cho ông Xuân.
12
b. Vận động ông Xuân thanh lý hợp đồng nhà cho thuê và chuyển về đây ở mà
không cần phải đứng tên phần diện tích nhà đất này, đồng thời cũng vận động bà
Duyên chấp nhận điều này.
c. Vận động bà Duyên trả tiền cho thuê nhà cho ông Xuân và ông Xuân tiếp
tục ở với những người con còn lại.
Phần III: Yếu tố tác động
Dưới đây là những ý kiến khác nhau của mỗi người về bản thân mình. Với
từng ý kiến, đồng chí hãy đánh dấu vào phương án mà đồng chí nhận thấy phù hợp
nhất với bản thân anh/chị.
STT Nội dung Khôn Sai Đúng Hoàn
g nhiều nhiều toàn
đúng hơn hơn đúng
đúng sai
1 Thông qua công việc, tôi muốn được góp phần
xây dựng nền hành chính Nhà nước ngày càng tốt
hơn
2 Tôi muốn được vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết công việc
3 Trong các vụ tranh chấp đất đai, các bên tranh
chấp thường cố giữ lý lẽ của mình, dù không
đúng luật
4 Thông qua công việc, tôi muốn tạo niềm tin cho
người dân với cơ quan Nhà nước
5 Tôi muốn được tích lũy kinh nghiệm sống từ quá
trình làm việc
6 Qua công việc, tôi muốn luật pháp được thực thi,
lẽ phải được bảo vệ
7 Nơi tôi công tác, việc đánh giá cán bộ hay bình
xét thi đua không dựa trên hiệu quả công việc
8 Thông qua công việc, bản thân tôi muốn có thêm
mối quan hệ để thuận lợi hơn trong cuộc sống
9 Mong muốn của tôi trong công việc là được giải
quyết nhu cầu, bức xúc cho người dân
10 Tôi cảm thấy việc đánh giá cán bộ ở nơi tôi công
tác chưa thật sự công bằng, khách quan
11 Tôi muốn được lãnh đạo đánh gía cao trong công
việc
12 Khi giải quyết công việc, tôi luôn muốn bảo vệ
quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người dân
13 Nơi tôi công tác, những người làm việc hiệu quả
13
hay không hiệu quả đều được đánh giá như nhau
14 Tôi luôn cố gắng làm việc vì muốn khẳng định vị
trí của bản thân trong công việc
15 Thông qua công việc, tôi muốn khẳng định vị trí
quan trọng của cơ quan trong bộ máy hành chính
Nhà nước
16 Trong công việc, tôi muốn được được rèn luyện
kỹ năng làm việc
17 Thông qua công việc, tôi muốn có thêm các
khoản thu nhập ngoài lương
18 Công việc hiện nay phù hợp với tôi
19 Tôi muốn làm lâu dài với công việc này
20 Tôi rất bức xúc khi nhu cầu của người dân về đất
đai không được quan tâm
21 Giải quyết tranh chấp đất đai là công việc tôi yêu
thích
22 Thỉnh thoảng tôi cảm thấy chán nản và muốn
chuyển sang làm công việc khác
23 Mỗi khi giải quyết xong một vụ việc tranh chấp
và được người dân đồng thuận, tôi cảm thấy rất
hài lòng
24 Nơi tôi công tác, những người làm việc hiệu quả
thường có nhiều cơ hội thăng tiến hơn
25 Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại
26 Tôi cảm thấy giải quyết tranh chấp đất đai là
công việc nhàm chán, mệt mỏi
27 Khi có vấn đề tranh chấp cần giải quyết, tôi luôn
bắt đầu công việc với sự hứng thú
28 Tôi thấy yêu nghề của mình
29 Khi làm cho người dân hiểu được quyền hạn của
mình trong sử dụng hay thừa kế đất đai thì việc
giải quyết tranh chấp rất thuận lợi
30 Lợi ích cá nhân thường chi phối cách ứng xử của
người dân trong các vụ tranh chấp đất đai hơn là
tình làng xóm, tình cảm gia đình
31 Tôi không hài lòng khi nhu cầu của người dân
không được giải quyết hợp tình hợp lý
32 Các văn bản của Nhà nước về giải quyết tranh
chấp đất đai còn nhiều qui định chồng chéo
33 Nơi tôi công tác, những người làm việc hiệu quả
thường được lãnh đạo đánh giá cao hơn
34 Các qui định của Nhà nước về giải quyết tranh
chấp đất đai chưa cụ thể, rõ ràng đã gây khó khăn
cho tôi khi giải quyết tranh chấp đất đai
14
35 Trong các vụ tranh chấp đất đai, các bên tranh
chấp thường không chấp nhận ngay phương án
giải quyết dựa trên luật pháp, dù biết rõ quy định
của luật
36 Người dân thường cảm thấy khó thực hiện hết
các qui định thủ tục hành chính của Nhà nước về
giải quyết tranh chấp đất đai
37 Quy định về các thủ tục giải quyết tranh chấp đất
đai ở nước ta còn rườm rà
38 Nhiều người dân không hiểu rõ luật đất đai nói
chung, luật về quyền sử dụng đất đai, phân chia
tài sảnnói riêng
39 Nơi tôi công tác, những người có quan hệ tốt với
lãnh đạo thì dễ được cất nhắc hơn những người
làm việc tốt nhưng ít chú ý đến quan hệ
Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
-Giới tính: Nam/Nữ Tuổi:......Thâm niên công tác:.........................................
- Số năm làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai được:....
- Ngành nghề (chuyên môn) được đào tạo:.....................................................................
- Trình độ đào tạo: a. Trung cấp b. Cao đẳng c. Đại học
d. Sau đại học: Thạc sỹ Tiến sỹ
-Địa bàn sinh sống:
a. Sinh sống tại địa bàn công tác
b. Sinh sống tại nơi khác
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí!
15
PHỤ LỤC 2
Các tình huống:
1. Ngày 5/4/2010 ông Nguyễn Văn T liên hệ Phừơng xin hợp thức hóa căn
nhà do mẹ ruột cho tặng với diện tích 28m2 từ năm 2002 (đã đăng ký kê khai năm
1977 và 1999). Tuy nhiên, việc hợp thức hóa đã bị ông Đặng Chí N không chấp thuận
vì giữa 2 nhà có khe hở, diện tích khe hở thuộc quyền sở hữu của ông T nhưng lại do
ông N sử dụng, ông N không chịu trả vì cho rằng đó là phần diện tích đất nhà mình.
2. Bà Phạm Thị Ph có 3 người con là anh P, chị B và anh M, cả 3 đều đã có
gia đình riêng. Khi qua đời, bà Phạm Thị Ph có để lại 16.560m2 (đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Ph) và không để lại di chúc. Sau khi bà
mất thì 3 anh em có họp để thống nhất chia tài sản, Anh P (là anh đầu) đề nghị chia
làm 3 phần bằng nhau; Chị B (là chị kế) thì có ý kiến là anh P và anh M thống nhất
với nhau như thế nào thì chị đồng ý như vậy, nhưng hiện nay chị là người có hoàn
cảnh gia đình khó khăn hơn cả nên mong muốn được nhận phần nhiều hơn; Anh M
(là con út) cho rằng vì đã ở với mẹ từ nhỏ đến lớn nên có nguyện vọng trích 30% giá
trị quyền sử dụng đất cho riêng mình, rồi sau đó mới chia làm 3. Vì không thống nhất
được ý kiến nên anh M mới làm đơn gửi UBND xã xin được giải quyết theo nguyện
vọng của mình.
3. Tháng 8 năm 2010, anh N có mua của bà H 80 mét vuông đất (bà H đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008). Anh N đã giao đầy đủ tiền
và làm đầy đủ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tháng 12 năm 2010, cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho anh N.
Biết tin, anh em ruột của bà H và Bà H đã xảy ra tranh chấp về kế thừa liên quan đến
diện tích đất trên. Anh em ruột của bà H lấy lý do: đất đó do bố mẹ để lại nên phải
chia đều cho tất cả các anh chị em. Khi anh N tiến hành xây nhà trên diện tích đất
trên thì anh em ruột của bà H cản trở. Anh H đã làm đơn đề nghị UBND xã can thiệp
nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp thì UBND xã từ chối.
4. Từ năm 1990, gia đình anh B sử dụng khoảng 7 héc ta đất sản xuất lâm nghiệp
để trồng cây ăn quả, ông K sử dụng 5 héc ta diện tích đất liền kề. Do không có sức
lao động nên thực tế gia đình anh B chỉ sử dụng khoảng 4 héc ta. Vì vậy khoảng năm
1996- 1997 ông K lấn chiếm dần diện tích của gia đình anh B ( đến nay ước tính
16
khoảng 3 héc ta). Diện tích đất nói trên của anh B không có một loại giấy tờ nào
trong hồ sơ địa chính và cũng không thể hiện ai là người sử dụng hợp pháp. Anh B có
đòi lại đất nhưng ông K không trả, hiện nay anh B đã gửi đơn lên UBND xã đề nghị
được giải quyết theo qui định của pháp luật.
5. Ngày 15/11/2011, bà Lâm Thị Sáu khiếu nại việc bà Nguyễn Thị Bích Thủy ở
nhờ 1 phần căn nhà (chưa được cấp GCN QSDĐ) của bà, từ năm 1975 đến nay chưa
dời đi. Nội dung của bà Sáu khiếu nại như sau:
Năm 1975, Bà Bùi Thị Nhờ (bà ngoại chồng- chết năm 1982) và bà Hồ Thị Chi (mẹ
chồng- chết năm 1999) có cho 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Ngọc (chết năm 2003) và bà
Nguyễn Thị Bích Thủy ở nhờ. Khi ở nhờ, bà Ngọc có nói rằng nếu bà Ngọc chết và
con gái là bà Nguyễn Thị Bích Thủy có chồng thì sẽ trả lại 1phần căn nhà. Đến khi
bà Ngọc chết năm 2003, bà Thủy lấy chồng và ở nhà chồng nhưng vẫn không trả lại
nhà ( phần nhà hiện nay đóng cửa không có ai ở). Bà Nguyễn Thị Bích Thủy không
trả vì cho rằng bà là người kế thừa hợp pháp và bà đã đăng ký thông tin nhà đất từ
năm 2006.
6. Vợ chồng Ông Hoàn làn đơn gửi UBND phường với nội dung: Gia đình ông
bà là gia đình có công với Cách mạng được Nhà nước cấp cho một thửa ao có diện
tích 495m2 và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1990. Sau khi san
lấp , gia đình ông đã sử dụng một phần đất để xây nhà. Năm 1997, vợ chồng ông
Hoàn có chia đất cho con, riêng con gái út là chị Trang chưa có gia đình nên chưa
chia đất mà ở chung với ông bà Hoàn. Cuối năm 2000, chị Trang kết hôn với anh
Bảo. Do khó khăn về chỗ ở nên vợ chồng ông Hoàn cho mượn 90,2m2 đất để xây nhà ở.
Lợi dụng việc này anh Bảo đã làm hồ sơ hợp thức hóa nhà cho 2 vợ chồng bằng giấy tờ
giả mạo và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Hiện
anh Bảo và chị Trang đang làm thủ tục ly hôn và chia tài sản. Vợ chồng ông Hoàn làm
đơn để đòi lại diện tích đất 90,2m2 mà anh Bảo và chị Trang đang đứng tên sở hữu.
7. Bà A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích chiều ngang
23,5m và lô đất nằm liền kề với lô đất của ông V(là anh ruột của bà A). Năm 2006
bà A chuyển nhượng cho bà M 8m ngang, khi đó ông V có nhờ bà A chuyển nhượng
thêm cho bà M 3m ngang và đã nhận đủ số tiền từ bà M. Sau đó bà A đã nhận lại 3m
đất của ông V được cắt từ lô đất của ông V. Năm 2009 bà A yêu cầu ông V lập thủ
tục tách thửa để giao 3m ngang cho bà A (là đất được bà A cho anh ruột mượn để
17
bán), khi đội đo đạc đến đo đất thì đất của ông V bị thiếu 1.3m ngang. Từ đó ông V
cho rằng bà A đã lấn đất của mình nên không tiếp tục đo đạc để ra bản vẽ, trong khi đó
bà A chỉ sử dụng đất trong phạm vi diện tích đất được quyền sử dụng. Do không thể hòa
giải trong anh em nên bà A gửi đơn lên UBND phường để xin được giải quyết.
8. Năm 2005, anh T có mua một lô đất với diện tích 64m2 (4m x 16m) và đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay lô đất của anh T được bao
bọc bởi 2 căn nhà đã xây dựng. Khi 2 căn nhà xây dựng thì anh T có kiểm tra và việc
xây dựng đó không lấn chiếm đất của anh T. Nhưng hiện nay, có 1 căn nhà liền kề do
nhà bị lún đã tiến hành cắt móng, di dời vị trí và nâng nền nhà, do quá trình sửa
chữa đã lấn chiếm qua lộ giới lô đất của anh T theo chiều ngang( phần chiếm đo ở 3
vị trí lô đất là: mặt tiền 4,05m; ở giữa 3,96m, ở cuối 3,88m). Anh T làm đơn xin
được giải quyết.
9. Do vợ đã mất, năm 2002 ông Nguyễn Ngọc Xuân có cho đất 6 người con
như sau: Nguyễn Thị Mỹ Lệ: 156m2 , Nguyễn Thị Mỹ Duyên 297m2, Nguyễn Thanh
Thúy: 248m2, Nguyễn Thanh Hoài: 206m2, Nguyễn Thanh Hải: 200m2, Nguyễn
Thanh Quân: 265,2m2.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân có xây dựng nhà cấp 4 trên phần đất có diện tích
60m2 (là phần đất nằm trong miếng đất ông đã chuyển nhượng tên cho bà Duyên),
hiện nhà đang cho thuê vì bà Duyên đưa ông về sống chung nhà để nuôi dưỡng. Ông
đã nhận tiền cho thuê nhà được vài tháng thì sau đó bà Duyên tự ý lấy hết. Sau một
thời gian, do ông không sống được ở nhà bà Duyên nên sang ở với người con thứ 6
một thời gian. Nay ông muốn lấy lại diện tích đất đã xây căn nhà để ở nhưng bà
Duyên không chịu vì cho rằng đất đã đứng tên bà và căn nhà đang nằm trên phần đất
của mình nên bà được quyền sở hữu.
18
PHỤ LỤC 3
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 1
(Dành cho Cán bộ)
Địa điểm phỏng vấn:
Thời gian phỏng vấn:
Người được phỏng vấn:
Người phỏng vấn:
Nội dung phỏng vấn:
I. Giới thiệu, làm quen.
II. Thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn
III. Các câu hỏi phỏng vấn sâu:
1. Các kỹ năng chủ yếu được sử dụng khi giải quyết tranh chấp đất đai?
....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Vai trò của việc sử dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Ưu điểm và hạn chế của các kỹ năng được sử dụng khi giải quyết tranh chấp đất
đai?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Khó khăn khi sử dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tiễn
giải quyết tranh chấp đất đai?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Hãy cho biết những kỹ năng nào anh/chị thực hiện tốt và những kỹ năng nào
còn hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai? Tại sao?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
6. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của
anh/chị ?
....................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
19
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 2
(Dành cho người dân)
Địa điểm phỏng vấn:
Thời gian phỏng vấn:
Người được phỏng vấn:
Người phỏng vấn:
Nội dung phỏng vấn:
I. Giới thiệu, làm quen.
II. Thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn
III. Các câu hỏi phỏng vấn sâu:
1. Cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai cần phải có những yêu cầu gì?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.............................................................. .....................................................................
...................................................................................................................................
2. Đánh giá của ông/bà về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Cảm nhận của ông/bà trước, trong và sau khi được hòa giải tranh chấp đất đai?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.............................................................. .....................................................................
...................................................................................................................................
4. Đánh giá của ông/bà về hiệu quả của giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.............................................................. .....................................................................
...................................................................................................................................
5. Giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay gặp những khó khăn gì?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.. .................................................................................................................................
...................................................................................................................................
20
PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN QUAN SÁT
Cán bộ công chức:
Địa điểm:
Thời gian:
Mục đích:
Nội dung:
STT Nội dung Thuần Phân Không
thục vân thuần thục
1 Trong khi hòa giải, có sự nhầm lẫn khi mô tả nội dung,
sự việc dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai
2 Trong quá trình hòa giải, thấy khó khăn khi phải trình
bày chính xác những nguyên nhân, mâu thuẫn cơ bản
đang tồn tại của những vụ việc tranh chấp đất đai
3 Trong khi trình bày phương án giải quyết tối ưu cho
những vụ việc tranh chấp đất đai, cán bộ phải nhắc lại 2
đến 3 lần mọi người mới hiểu được
4 Trong khi hòa giải, cán bộ luôn dựa vào truyền thống,
tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các
bên tranh chấp
5 Trong khi trình bày nội dung, sự việc dẫn đến tranh
chấp đất đai, có những lúc cán bộ nói quá nhanh hoặc
quá to làm cho những người tham gia hòa giải cảm thấy
không hiểu rõ hoặc khó chịu
6 Trong khi hòa giải, cán bộ cảm thấy bối rối vì không
biết phải trình bày thế nào để mọi người hiểu được vấn
đề tranh chấp đất đai xảy ra
7 Thỉnh thoảng cán bộ cảm thấy lúng túng khi lựa chọn
từ ngữ để diễn tả chính xác vấn đề tranh chấp
8 Trong khi hòa giải, cán bộ thấy căng thẳng và không
giữ được sự bình tĩnh để giải quyết tốt vấn đề tranh
chấp
9 Cán bộ cảm thấy khó khăn khi giải thích và phân tích
sự hợp lý của những ý kiến mà các bên tham gia hòa
giải đã đưa ra
10 Tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được cán bộ sử dụng
đề giải quyết vụ tranh chấp đất đai
11 Khi đòi hỏi phải vận dụng những qui định của luật
pháp, cán bộ mất nhiều thời gian để thuyết phục các
bên giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở qui định
của pháp luật
12 Cán bộ không gặp khó khăn đề thuyết phục các bên
đạt được thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp với nhau
21
13 Có lúc các bên tranh chấp đất đai tỏ thái độ không đồng
tình vì cho rằng thái độ của cán bộ hòa giải chưa khách
quan
14 Cán bộ luôn giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước
những tình huống căng thẳng
15 Cán bộ phải mất khá nhiều thời gian mới thuyết phục
được các bên đồng ý với những thỏa thuận đưa ra
17 Có lúc cán bộ cảm thấy bất ngờ về thái độ phản đối của
người dân đối với chính quyền .
22
PHỤ LỤC 5
ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CỦA BẢNG HỎI
1. Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.775 14
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c5.1 25.3917 34.026 .372 .766
c5.3 25.1982 34.410 .258 .772
c5.4 25.6959 33.852 .415 .763
c5.5 25.2949 34.024 .265 .772
c5.7 25.7189 34.203 .372 .766
c5.9 25.3134 31.707 .467 .755
c5.11 25.3641 33.899 .271 .772
c5.13 25.5760 33.181 .406 .762
c5.2ml 24.3041 31.657 .415 .760
c5.6ml 24.2811 29.018 .520 .748
c5.8ml 24.5484 27.804 .580 .740
c5.10ml 24.9677 31.578 .365 .765
c5.14ml 24.4009 29.288 .501 .751
c5.15ml 24.9447 32.302 .311 .771
2. Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn
đề tranh chấp
23
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.875 17
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c5.16 28.4332 54.219 .431 .871
c5.19 28.0691 55.102 .346 .873
c5.20 28.5346 53.648 .482 .869
c5.22 27.9309 54.583 .287 .876
c5.27 28.3594 52.907 .509 .868
c5.29 28.1613 54.886 .296 .875
c5.32 28.1567 54.605 .327 .874
c5.33 28.1152 53.871 .396 .872
c5.34 28.4286 53.079 .560 .867
c5.17ml 28.1889 48.515 .707 .858
c5.18ml 28.1613 49.228 .648 .861
c5.21ml 27.6129 48.831 .609 .863
c5.23ml 28.0369 48.647 .625 .862
c5.25ml 28.1014 48.212 .733 .857
c5.28ml 27.8341 52.259 .392 .874
c5.30ml 28.3410 50.152 .647 .862
c5.31ml 28.0599 51.733 .514 .867
3. Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề
tranh chấp
24
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.839 17
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c5.35 31.2903 39.587 .388 .834
c5.36 30.8571 40.373 .228 .841
c5.37 31.6175 38.756 .427 .832
c5.38 31.2995 39.461 .355 .835
c5.42 31.2811 38.009 .526 .827
c5.43 31.5714 39.737 .293 .838
c4.45 31.3134 38.577 .565 .827
c5.46 31.3088 37.798 .563 .825
c5.47 31.8111 39.524 .347 .835
c5.48 31.7880 39.029 .481 .830
c5.49 31.0046 36.616 .511 .827
c5.51 31.1935 38.249 .498 .828
c5.39ml 31.0461 37.989 .458 .830
c5.40ml 31.0553 37.108 .536 .826
c5.41ml 30.8710 37.011 .441 .832
c5.44ml 30.9677 36.068 .580 .823
c5.50ml 31.4839 37.399 .410 .834
Reliability Statistics
25
Cronbach's Alpha N of Items
.842 15
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c5.35 27.2488 34.919 .317 .840
c5.37 27.5760 33.940 .390 .836
c5.38 27.2581 34.628 .314 .840
c5.42 27.2396 33.137 .503 .830
c4.45 27.2719 33.551 .558 .829
c5.46 27.2673 32.975 .535 .829
c5.47 27.7696 34.660 .309 .841
c5.48 27.7465 33.959 .475 .833
c5.49 26.9631 31.471 .532 .828
c5.51 27.1521 33.370 .474 .832
c5.39ml 27.0046 32.838 .470 .832
c5.40ml 27.0138 31.903 .563 .826
c5.41ml 26.8295 31.346 .511 .830
c5.44ml 26.9263 30.624 .641 .820
c5.50ml 27.4424 31.970 .452 .834
4. Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục bên tranh chấp
trong quá trình hòa giải
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.884 17
26
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c5.52 29.6820 53.051 .555 .877
c5.53 29.5438 51.805 .676 .873
c5.54 29.2765 50.840 .630 .874
c5.56 29.5530 51.082 .663 .873
c5.58 29.4286 53.663 .477 .880
c5.59 29.5760 51.838 .643 .874
c5.60 29.5023 51.955 .608 .875
c5.61 29.6313 52.021 .641 .874
c5.63 28.9724 49.120 .611 .875
c5.68 29.3825 54.719 .369 .883
c5.69 29.3134 50.290 .589 .875
c5.70 28.8387 54.182 .325 .886
c5.71 29.1705 51.605 .578 .876
c5.72 29.0184 53.740 .412 .882
c5.55ml 29.4424 52.961 .411 .883
c5.62ml 29.4977 52.214 .453 .881
c5.64ml 28.6774 53.108 .375 .884
5. Thang đo động cơ
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.820 10
Item-Total Statistics
27
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c18.1 32.59 11.724 .489 .806
c18.2 32.44 11.960 .602 .800
c18.4 32.56 12.331 .392 .815
c18.5 32.76 10.266 .595 .795
c18.6 32.42 12.272 .461 .810
c18.9 32.56 11.618 .500 .805
c18.12 32.55 11.082 .669 .788
c18.14 32.71 10.890 .473 .811
c18.15 32.80 10.885 .500 .806
c18.16 32.64 11.714 .482 .807
6. Thang đo thái độ
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.794 9
Item Statistics
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c18.18 25.4286 15.876 .464 .776
c18.19 25.5207 15.195 .457 .778
c18.20 25.5899 15.669 .423 .782
c18.23 24.9677 17.541 .331 .792
28
c18.25 25.4424 14.387 .669 .747
c18.27 25.9401 14.742 .536 .766
c18.28 25.5023 14.177 .708 .742
c18.26ml 25.6912 15.437 .470 .775
c18.22ml 26.0000 15.759 .330 .798
7. Thang đo thói quen ứng xử
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c18.3 6.10 1.453 .349 .535
c18.35 5.91 1.580 .432 .387
c18.38 6.01 1.866 .374 .486
29
8. Thang đo cơ chế, thủ tục hành chính
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.690 4
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c18.32 8.82 3.688 .347 .697
c18.34 9.15 2.676 .629 .512
c18.36 9.02 3.162 .436 .651
c18.37 8.94 3.288 .496 .612
9. Thang đo đánh giá cán bộ
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.729 5
Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
c18.7 8.6498 6.330 .538 .664
c18.10 8.4240 6.968 .506 .677
c18.13 8.8341 7.028 .546 .663
c18.24ml 8.8571 6.679 .491 .684
c18.33ml 9.1613 8.108 .380 .721
30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ky_nang_giai_quyet_tranh_chap_dat_dai_cua_can_bo_qua.pdf