VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN BẢO
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
LÀNG CỔ ĐỊNH (THANH HÓA)
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan những số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có một
công trình nào khác công bố.
Tác giả
Nguyễn Văn Bảo
MỤC LỤC
MỞ
217 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Kinh tế, xã hội và văn hóa làng cổ định (Thanh hóa) đến đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
10
1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam 10
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 10
1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước 13
1.2 . Tình hình nghiên cứu về Thanh Hóa và làng Cổ Định 17
1.2.1. Các công trình của tác giả nước ngoài 17
1.2.2. Các công trình của tác giả trong nước 18
1.3. 1.3. Nội dung đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu, giải quyết
25
Tiểu kết chương 1 28
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
30
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 30
2.1.1. Vị trí địa lý 30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên 30
2.2. Quá trình lập làng và những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính 35
2.2.1. Chạ Kẻ Nứa 35
2.2.2. Giáp Cá Na 39
2.2.3. Hương Cổ Na 39
2.2.4. Xã Cổ Ninh 41
2.2.5. Xã Cổ Định 41
2.2.6. Xã Tân Ninh 42
2.3 . Hoạt động kinh tế 43
2.3.1. Nông nghiệp 43
2.3.2. Thủ công nghiệp và nghề phụ 55
2.3.3. Thương nghiệp 64
Tiểu kết chương 2 69
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC XÃ HỘI 71
3.1. Tổ chức quản lý làng xã 71
3.1.1. Bộ máy quản lý làng xã 71
3.1.2. Tính tự quản của làng xã qua hương ước 76
3.2. Kết cấu dân cƣ 78
3.2.1. Tầng lớp kẻ sĩ 78
3.2.2. Tầng lớp nông dân 79
3.2.3. Thợ thủ công và người buôn bán 79
3.3. Các hình thức tổ chức và tập hợp dân cƣ ở làng xã 80
3.3.1. Thôn 80
3.3.2. Giáp 82
3.3.3. Hội 84
3.4. Tổ chức gia đình và dòng họ 86
3.4.1. Gia đình 86
3.4.2. Dòng họ 90
Tiểu kết chương 3 99
CHƢƠNG 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 100
4.1. Tín ngƣỡng, tôn giáo 100
4.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 100
4.1.2. Đình làng với tín ngưỡng thờ Thàng hoàng 101
4.1.3. Chùa làng với các hoạt động sinh hoạt Phật giáo 105
4.1.4. Đạo giáo 112
4.1.5. Nho giáo 114
4.2. Giáo dục khoa cử Nho học 117
4.2.1. Những người đỗ đại khoa 117
4.2.2. Những người đỗ trung khoa,tiểu khoa 120
4.3. Văn tự chữ Hán - Nôm và sáng tác dân gian 121
4.3.1. Văn tự chữ Hán - Nôm 121
4.3.2. Sáng tác dân gian 123
4.4. Di tích kiến trúc lịch sử, văn hóa tiêu biểu 127
4.4.1. Di tích thắng cảnh Núi Nưa - Đền Nưa và Am Tiên 127
4.4.2. Đền thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ 130
4.4.3. Nghè Giáp 131
4.4.4. Đền thờ Lê tộc công thần (Lê Lôi) 136
4.4.5. Đền thờ Tào Sơn hầu (Đền Quan Tào) 137
4.4.6. Đền thờ Luật quốc công Lê Thân 138
4.4.7. Nhà thờ họ Lê Sĩ 140
Tiểu kết chương 4 142
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Viết tắt
1 Chủ biên Cb
3 Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân HĐND - UBND
4 Khoa học xã hội Khxh
5 Nhà xuất bản Nxb
6 Thành phố Tp
7 Trang Tr
8 Trước công nguyên TCN
9 Sau công nguyên SCN
10 742 mẫu 2 sào 2 thước 1 tấc 742.2.2.1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Nội dung Trang
Bảng 2.1 So sánh diện tích công tư điền thổ của xã Cổ Định với một số
xã thuộc tổng Cổ Định thế kỷ XIX
43
Bảng 2.2 Tỷ lệ ruộng đất công làng Cổ Định so với một số làng xã khác
ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thế kỷ XIX
44
Bảng 2.3 Chất lượng tư điền được phân theo các hạng 45
Bảng 2.4 Quy mô các thửa ruộng đất tư 45
Bảng 2.5 Quy mô sở hữu ruộng tư của các chủ hộ xã Cổ Định 46
Bảng 2.6 Sở hữu ruộng đất của chức sắc 46
Bảng 2.7 Thống kê những người phụ canh ruộng đất ở xã Cổ Định 48
Bảng 2.8 Thống kê tên các xứ đồng được ghi chép trong gia phả các
dòng họ
50
Bảng 2.9 Tên các xứ đồng, tình hình cấy lúa (theo vụ) và trồng màu 50
Bảng 3.1 Thống kê số vợ trong các gia đình qua gia phả 87
Bảng 3.2 Thống kê số con trong các gia đình qua gia phả 87
Bảng 3.3 Thống kê các dòng họ làng Cổ Định qua địa bạ 91
Bảng 3.4 Thống kê tên thôn, tên đình và sinh hoạt của các dòng họ ở
các đình
93
Bảng 4.1 Thống kê số người đỗ đại khoa của làng Cổ Định 120
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam kể từ thời dựng nước cho đến nay, làng xã
luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội. Làng vừa là cộng đồng kinh tế vừa là cộng đồng văn hóa, chứa
đựng những giá trị quá khứ của con người, nơi củng cố, tái hiện những giá trị xã hội
và văn hóa Việt Nam. Làng còn là nơi sinh thành, giáo dưỡng chúng ta từ lúc cất
tiếng khóc chào đời, chứng kiến và ghi nhận sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính vì
vậy, làng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng, luôn được nhắc đến với những từ
thân thương như “quê hương”, hay “quê cha, đất tổ”. Bởi vậy, dù ở đâu mỗi người
cũng luôn nhớ về làng, ở đó có những người thân, với những hình ảnh về cây đa,
giếng nước, mái đình được khắc sâu vào tâm trí. Những người xa quê lúc nào cũng
hướng về cội nguồn và luôn ý thức phấn đấu thành đạt để làm rạng danh quê hương,
không quản đóng góp công, của để xây dựng làng.
Làng xã từ lâu đã giành được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà sử học, dân
tộc học, văn hóa, xã hội học, trong và ngoài nước với những góc độc khác nhau
về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về làng
xã Việt Nam nói chung hay một làng xã cụ thể đã được công bố, cung cấp nhiều tư
liệu mới, đồng thời đưa ra những nhận định khoa học góp phần nâng cao nhận thức
về thực thể làng xã trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
Làng Cổ Định (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một trong
những làng cổ ở Việt Nam và nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Những phát hiện về
khảo cổ học cho thấy cách đây 2500 - 2000 năm vùng đất này đã là địa bàn cư trú
của người Việt cổ. Các tên gọi Chạ Kẻ Nứa, Giáp Cá Na, Cổ Ninh, Cổ Định đã gợi
về một một ngôi làng cổ cách đây hàng nghìn năm. Vào thế kỷ thứ III, vùng đất Cổ
Định với Núi Nưa hiểm trở đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ trong cuộc khởi
nghĩa chống quân Ngô năm 248; Đây cũng là căn cứ của cuộc khởi nghĩa chống
quân Minh do Nguyễn Chích lãnh đạo (đầu thế kỷ XV). Là một làng nằm ở khu vực
đồng bằng trung du của Thanh Hóa nhưng từ thời Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễn
làng Cổ Định đều xuất hiện nhiều nhân tài, các nhà khoa bảng, có đóng góp quan
trọng cho đất nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao. Cho
đến nay, làng Cổ Định còn bảo lưu, gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi
2
vật thể vô cùng phong phú, phản ánh đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của làng
xã qua các thời kỳ lịch sử.
Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, làng quê Việt Nam nói chung,
làng Cổ Định nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn giữa truyền thống và
đổi mới, dân tộc và hiện đại. Đổi mới mà vẫn bảo lưu và giữ gìn được bản sắc văn
hóa dân tộc, là yêu cầu hết sức quan trọng, do đó việc nghiên cứu về làng Cổ Định
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa là một việc làm cần thiết, góp phần vào
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng. Nghiên cứu làng Cổ Định không
chỉ tìm ra những mặt tích cực để phát huy, mà còn thấy được những chế để khắc
phục, góp phần định hướng cho chủ trương xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn
hiện nay. Kết quả của luận án còn giúp cho các thế hệ người dân Cổ Định thêm hiểu
biết, gắn bó với quê hương, từ đó có những hành động thiết thực nhằm xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và khoa học
trên, tôi quyết định chọn đề tài: Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định (Thanh Hóa)
đến đầu thế kỷ XX làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những nét đặc trưng về kinh tế, xã
hội và văn hóa làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XX. Khẳng định đây là một làng cổ
truyền thống của người Việt, có những nét đặc trưng riêng so với các vùng quê khác
ở xứ Thanh, tiêu biểu là truyền thống văn hiến, khoa bảng, bang giao và đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án hướng tới giải
quyết các nội dung sau:
- Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình có liên quan
đến đề tài, phân tích những nội dung tác giả được kế thừa và những vấn đề cần phải
tiếp tục nghiên nghiên cứu. Đề tài làm rõ những đặc điểm về mặt tự nhiên và quá
trình hình thành làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XIX.
- Về hoạt động kinh tế: Phân tích, làm rõ đặc trưng kinh tế của làng Cổ Định
trên các lĩnh vực, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Qua đó thấy được
kinh tế của làng Cổ Định có sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp.
3
- Về tổ chức xã hội: Nghiên cứu để thấy được tổ chức quản lý làng xã, kết cấu và
các hình thức tập hợp dân cư làng Cổ Định, những đặc điểm chung và nét riêng biệt so
với làng xã ở vùng đồng bằng sông Mã.
- Về đời sống văn hóa: Bao gồm các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
qua sự hiện diện của các kiến trúc đình, đền, chùa,; giáo dục, khoa cử; văn tự Hán
- Nôm và sáng tác dân gian.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa
làng Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX. Nội dung trình bày đối tượng nghiên
cứu được tác giả tập trung ở các chương 2, chương 3 và chương 4.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Luận án được nghiên cứu ở làng Cổ Định - một làng có đặc trưng “nhất xã
nhất thôn” đến đầu thế kỷ XX, do vậy làng có đặc điểm diên cách hành chính tương
đương với một đơn vị cấp xã ngày nay. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, địa danh,
địa giới hành chính mỗi thời kỳ đều có sự biến đổi nên trong quá trình thực hiện đề
tài tác giả sẽ có đối chiếu các nguồn tư liệu để thấy được những thay đổi của làng.
Về thời gian:
Luận án nghiên cứu từ những phát hiện đầu tiên về địa bàn cư trú của con
người ở làng Cổ Định đến đầu thế kỷ XX, mà cụ thể hơn là từ phát hiện khảo cổ
học về thanh kiếm Núi Nưa tại làng Cổ Định có niên đại 2500 - 2000 năm cách này
nay đến trước khi thành lập tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Tuy nhiên,
lịch sử là một dòng chảy liên tục và xuyên suốt, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn
hóa của làng xã luôn có sự biến đổi theo diễn trình, thời gian. Do vậy, trong quá
trình nghiên cứu, để giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án ở những nội dung cụ
thể, nếu cần thiết tác giả sẽ trình bày đến cả những thời gian sau đó để có một cái
nhìn tổng quan nhất về làng xã trong diễn trình lịch sử.
Về nội dung:
Luận án nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ Định,
nhưng tác giả không tham vọng bao quát giải quyết hết tất cả những khía cạnh của vấn
đề, mà chỉ trình bày những nội dung cơ bản, đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, do điều kiện
nguồn tư liệu khi nghiên cứu về một làng xã cụ thể là không nhiều và không có tính
4
xuyên suốt theo tiến trình lịch sử dân tộc, do vậy khi trình bày các nội dung của
luận án, tác giả căn cứ vào nguồn tư liệu cụ thể khai thác được để giải quyết các vấn
đề đặt ra trên các lĩnh vực cụ thể:
Về hoạt động kinh tế, làm rõ những đặc trưng về kinh tế của làng Cổ Định ở
các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Về tổ chức xã hội, trình bày nội dung về tổ chức quản lý làng xã, kết cấu dân
cư, các hình thức tập hợp dân cư, tổ chức gia đình và dòng họ.
Về đời sống văn hóa, làm rõ các đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục
khoa cử, kiến trúc, văn học.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ
sở phương pháp luận nghiên cứu. Nghiên cứu về: Kinh tế, xã hội và văn hóa làng
Cổ Định (Thanh Hóa) đến đầu thế kỷ XX, là một nghiên cứu trường hợp, chọn mẫu,
do tính chất thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, phương pháp luận
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận quan
trọng giúp tác giả nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, khách quan và làm rõ
được những nét đặc trưng riêng của làng Cổ Định so với những làng quê khác ở khu
vực đồng bằng sông Mã, đồng bằng sông Hồng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo được tác giả vận dụng là phương pháp lịch sử và
phương pháp logíc để tái hiện lịch sử, thông qua các tư liệu, từ đó có những đánh
giá, phân tích, tổng hợp một cách khách quan và rút ra kết luận.
Phương pháp hệ thống - cấu trúc được coi như một hệ thống gồm nhiều yếu tố
tạo thành: kinh tế (gồm có nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp); xã hội
(bao gồm thiết chế quản lý làng xã, các hình thức tổ chức tập hợp dân cư, tổ chức
gia đình và dòng họ,...); văn hóa (bao gồm các thành tố tôn giáo, tín ngưỡng, giáo
dục, khoa cử, văn học,... ). Vận dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc từ đó rút ra
được mối liên hệ giữa các thành tố trong hệ thống. Bên cạnh đó tác giả còn đặt làng
Cổ Định trong tổng thể làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
để so sánh đối chiếu, làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành, chuyên ngành được tác giả sử dụng đồng thời để
nhận thức về sự vật, hiện tượng. Cụ thể trong quá trình điền dã, khảo sát tại làng xã
5
tác giả sử dụng các phương pháp khác nhau như: Sử học, văn hóa học, kinh tế học,
dân tộc học, địa lý học,... để giải quyết những vẫn đề đặt ra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, được tác giả sử dụng khi đặt đối
tượng nghiên cứu làng Cổ Định tương quan với các làng xã khác, nhằm làm nổi bật
đặc tính của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp điền dã tại làng Cổ Định và các làng xã, khu vực lân cận để thu
thập nguồn tư liệu, văn bia, gia phả, thần tích, thần sắc, sắc phong; kết hợp với
phương pháp hồi cố, phỏng vấn các cụ cao niên có hiểu biết về lịch sử và văn hóa
của làng nhằm cung cấp thêm nguồn tài liệu cho luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
Tài liệu tham khảo
Để thực hiện luận án, trước hết tác giả dựa vào các bộ chính sử, các tài liệu thư
tịch có thể kể đến như: các bộ sách địa lí và lịch sử, Đại Việt sử lược tác giả khuyết
danh thời Trần; Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi; Đại Việt sử ký toàn thư của
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê; Đại Việt sử ký tục biên của Nguyễn Hoàn, Lê
Quý Đôn, Vũ Miên; Đại Việt thông sử (1759) và Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê
Quý Đôn; Đại Việt sử ký tiền biên (1800) và Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ; Lịch
triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng viết vào khoảng cuối thời Gia Long (1802-1819),
đầu thời Minh Mệnh (1820-1841); Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại
Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, của Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ (chính biên và tục biên) của Nội các triều Nguyễn; Lịch triều
hiến chương loại chí (1809-1819) của Phan Huy Chú; Quốc sử di biên (1855) của
Phan Thúc Trực; Quốc triều chính biên toát yếu (đầu thế kỷ XX) của Cao Xuân
Dục,... Để tìm hiểu về địa lý, cương vực và những thay đổi về địa giới hành chính
của làng Cổ Định tác giả tham khảo các bộ địa lý học lịch sử như: Hoàng Việt nhất
thống địa dư chí (1806) của Lê Quang Định; Đại Nam nhất thống chí (1883), Đồng
Khánh địa dư chí (1886-1888) của Quốc sử quán triều Nguyễn; Sử học bị khảo của
Đặng Xuân Bảng; Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu; Bắc Thành địa
dư chí lược của Lê Chất. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo hệ thống bản đồ cổ như:
Hồng Đức bản đồ, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và bộ bản đồ Đại Nam dưới thời
Nguyễn (triều Minh Mệnh, Tự Đức),... Đây là nguồn sử liệu quan trọng ghi chép về
làng Cổ Định dưới dạng các nhân vật, sự kiện lịch sử, địa danh, theo trình tự thời
gian, đan xen trong các sự kiện lịch sử khác của các triều đại quân chủ Việt Nam.
6
Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án tác giả chắt lọc, lựa chọn những tài liệu
trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan để phục vụ các nội dung nghiên cứu của luận án.
Tài liệu lưu trữ
Sách Đăng khoa lục Thanh Hóa (nguyên văn chữ Hán là 秋 比 題 名 記 Thu tỉ
đề danh ký), kí hiệu 78/ĐC lưu tại phòng Địa chí thư viện tỉnh Thanh Hóa. Công trình
được biên soạn vào khoảng cuối năm 1875 đầu năm 1876, thống kê chi tiết và công
phu về những người đỗ Tiến sĩ, Hương cống, Cử nhân của Thanh Hóa từ thế kỷ XI đến
năm 1875. Đây là nguồn tài liệu quý để tác giả tìm hiểu về thành tựu khoa cử ở làng Cổ
Định thời kỳ trung đại. Tập sách trên cùng với bộ sách Quốc triều hương khoa lục 國
朝 鄉 科 籙 của tác giả Cao Xuân Dục ghi chép về những người đỗ Hương cống, Cử
nhân dưới triều Nguyễn từ năm 1807 đến kỳ thi cuối cùng năm 1919, đã thống kê
tương đối đầy đủ, chi tiết về những người đỗ đạt ở làng Cổ Định.
Cuốn Thanh Hóa tỉnh địa dư chí 清 化 省 地 輿 志, lưu tại phòng Địa chí
Thư viện tỉnh Thanh Hóa ghi chép khá cụ thể về địa lí, lịch sử, khí hậu, điều kiện tự
nhiên, phong tục, thổ sản, thành trì, đền miếu, và các đơn vị hành chính của Thanh
Hóa. Trong đó, có nhắc đến địa danh, sự kiện của làng Cổ Định, huyện Nông Cống
(nay là huyện Triệu Sơn). Ngoài ra, các cuốn Thanh Hóa quan phong 清 化 觀 風,
Thanh Hóa kỷ thắng 清 化 紀 勝 của tác giả Vương Duy Trinh đề cập đến hoạt
động sản xuất, phong tục tập quán, địa danh núi, sông,... tiêu biểu của xứ Thanh
trong đó có địa danh Núi Nưa, Am Tiên làng Cổ Định.
Tại trung tâm lưu trữ Quốc gia I, hiện lưu giữ cuốn Địa bạ xã Cổ Định 地 簿
社 古 定, thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, lập năm Minh
Mệnh thứ 15 (1834), với 62 trang, ký hiệu số 13965. Đây là nguồn tư liệu quan
trọng được tác giả sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài về sở hữu
ruộng đất, cảnh quan làng xã như: ruộng đất nông nghiệp, đất đình, đất chùa, đất
chợ,... Ngoài ra, tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I tác giả đã sưu tầm được một số địa
bạ thuộc tổng Cổ Định, huyện Nông Cống dưới thời Nguyễn. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng trong quá trình nghiên cứu tác giả so sánh, đối chiếu về tình hình sở hữu
ruộng đất ở làng Cổ Định với một số làng xã trong khu vực.
Tài liệu điền dã
7
Tư liệu thư tịch: làng Cổ Định có lịch sử hình thành sớm, là địa điển diễn ra nhiều
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử. Trong tiến trình lịch sử ở thời kỳ nào
làng cũng có người đỗ đạt, nhiều người ra làm quan và giữ các chức vụ quan trọng. Do
vậy, làng Cổ Định hiện còn nhiều các công trình lịch sử, văn hóa gồm: đình, đền, miếu,
các nhà thờ họ,... Trong đó, có 2 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 5 di tích được
xếp hạng cấp Tỉnh. Các di tích là nơi lưu giữ được nhiều tài liệu Hán Nôm như: văn
bia, thần tích, sắc phong, các hoành phi, câu đối.... đây là nguồn tư liệu quan trọng có
giá trị, phản ánh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng.
Gia phả của các dòng họ Lê Đình, Lê Bật, họ Doãn, Lê Sĩ,... là nguồn tư liệu quan
trọng được tác giả sưu tầm và sử dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của
đề tài về kết cấu gia đình, dòng họ và các nhân vật tiêu biểu ở làng Cổ Định.
Lý lịch, hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa gồm: Hồ sơ di tích quốc gia đền thờ
Hoàng giáp Lê Bật Tứ; Hồ sơ di tích Núi Nưa, Đền Nưa và Am Tiên; Lý lịch di tích
lịch sử văn hóa chùa Hoa Cải; Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê tộc công thần;
Hồ sơ di tích đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp), Hồ sơ di tích nhà thờ họ Lê Sĩ...
cung cấp những thông tin về quá trình hình thành, kiến trúc, giá trị nghệ thuật của các
đình, đền, chùa, nghè, miếu ở làng Cổ Định, từ đó góp phần tìm hiểu về lịch sử và sinh
hoạt đời sống văn hóa của làng thông qua các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
Tư liệu thư tịch Hán Nôm như: Địa bạ xã Cổ Định, văn bia tại đền thờ Lê Bật
Tứ, đền thờ Lê Thân, đền thờ họ Lê Sĩ, thần tích, sắc phong của dòng họ Doãn, họ
Lê Đình, Lê Đăng, các hoành phi, câu đối, hương ước,...
Về tư liệu vật chất: Các di tích lịch sử, văn hóa như: đình, đền, chùa, miếu, từ
đường của các dòng họ, các ngôi nhà cổ, giếng làng,... được hình thành ở nhiều thời
kỳ lịch sử khác nhau, do vậy ở một khía cạnh nào đó phản ánh về đời sống văn hóa
vật chất và tinh thần của làng quê Cổ Định trong tiến trình lịch sử.
Làng Cổ Định còn là nơi lưu giữ nhiều truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ,
vè,... phản ánh về quá trình thành lập làng, địa danh sông núi và sinh hoạt đời sống văn
hóa của nhân dân. Tuy nhiên, nguồn tư liệu truyền thuyết dân gian, có nhiều dị bản,
do vậy trong quá trình sử dụng khi đưa vào nội dung của luận án, chúng tôi đã sẽ
tiến hành kiểm chứng, so sánh đối chiếu với các nguồn tư liệu khác để đảm bảo độ
chính xác và có giá trị tin cậy.
8
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án sẽ góp thêm một công trình nghiên cứu về một làng xã cụ thể, tiêu biểu
của người Việt ở Thanh Hóa nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung. Cổ Định là một
trong những ngôi làng Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Mã cũng như trên cả nước,
do vậy kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần làm rõ hơn những đặc điểm chung
và như tính đa dạng, đặc thù của làng xã Việt Nam cổ truyền.
Luận án cung cấp thêm một số tư liệu địa phương, góp phần bổ sung cho chính sử
khi nghiên cứu về nhân vật, sự kiện lịch sử, giáo dục khoa cử, tôn giáo...
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu, tìm
hiểu về làng xã Thanh Hóa trong lịch sử. Công trình còn góp phần bổ sung tư liệu,
làm rõ về địa danh tên chùa, tên nghè, những nhân vật lịch sử vốn vẫn còn tồn nghi,
từ đó phục vụ cho việc biên soạn lịch sử làng xã, giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa cho địa phương.
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, nhân dân làng Cổ Định thêm hiểu biết và
tự hào về lịch sử, các giá trị văn hóa của quê hương mình. Từ đó, có những việc làm
thiết thực góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của
quê hương, đồng thời nhận ra những hạn chế tiêu cực để khắc phục trong công cuộc
xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam đến nay không còn là chủ đề mới, nhưng
không bao giờ cũ, bởi ngoài những đặc điểm chung thì mỗi làng xã đều có những đặc
trưng kinh tế, xã hội và văn hóa riêng. Vì vậy, luận án được hoàn thành sẽ góp phần
củng cố thêm về mặt lý luận, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận khi nghiên cứu
về một làng xã cụ thể ở Việt Nam nói chung và làng xã xứ Thanh nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Làng xã Việt Nam nói chung, làng Cổ Định nói riêng hiện nay đang có những
sự biến đổi, nhiều ngôi làng thuần nông, hay làng thủ công đến nay không còn được
duy trì nữa. Sự thay thế những cánh đồng lúa vốn là sinh kế nhiều đời của người nông
dân, bằng những khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiều ngôi đình, ngôi chùa vốn tồn
tại đến hàng trăm năm, là nơi sinh họat văn hóa của cộng đồng làng xã, gắn bó với
biết bao thế hệ, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, nhưng do thiếu nhận thức về các giá
trị lịch sử, văn hóa đã được nhân dân dễ dàng hạ giải và thay vào đó là một công trình
9
bê tông cốt thép, khang trang. Kinh tế làng xã phát triển, đời sống nhân dân được
nâng cao, các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ hơn, tuy nhiên bên
cạnh đó làng xã cũng phát sinh nhiều vấn đề mới, sự thay đổi lối sống, nhiều giá trị
thuần phong, mỹ tục không còn được coi trọng. Vì vậy, luận án của tác giả góp phần
quan trọng để người dân Cổ Định, chính quyền địa phương thêm hiểu biết về đặc
trưng kinh tế, xã hội và văn hóa cổ truyền của làng xã mình, từ đó có những định
hướng để bảo tồn và các giá trị truyền thống của làng xã, cũng như phát huy nguồn
lực để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận
án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Chương 2: Quá trình thành lập làng và hoạt động kinh tế
Chương 3: Tổ chức xã hội
Chương 4: Đời sống văn hóa
10
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
Đến nay, các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của các tác giả nước
ngoài đã được công bố có thể kể đến như: Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài (1994)
của Alecxandre de Rhodes, Tập du ký mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài
(2005) của Jean Baptiste Tavernier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688
(Nxb Thế giới, tái bản, 2011) của tác giả Dampier William, Một chuyến du hành đến
đến xứ Nam Hà (1792 - 1793), của J. Barrow, Đây là những công trình chủ yếu ghi
chép theo dạng ký sự của các học giả nước ngoài về vùng đất Đàng Ngoài vào thế kỷ
XVII, trên các lĩnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đương thời. Do vậy, các công
trình trên mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của làng xã Việt Nam và chưa phản
ánh được những nét đặc trưng cụ thể hay nghiên cứu về một làng xã cụ thể.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến thập niên 40 của thế kỷ XX, Việt Nam dưới sự
cai trị của thực dân Pháp. Để phục vụ cho công cuộc thực dân hóa, chính quyền đô
hộ đã cho triển khai nghiên cứu về các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia), trong đó có một số công trình của các học giả Pháp đã được xuất bản
như: Tiểu luận về người Bắc Kỳ (1908) của Domautier. Trong công trình này tác giả
cho biết đến năm 1724 hầu hết các nghề thủ công đã xuất hiện ở Việt Nam, cùng
với đó tác giả đi sâu vào khảo tả về đời sống, phong tục, tập quán của người nông
dân Bắc Kỳ. Công trình Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ (1894) của P.Ory, Thành bang
An Nam (1909) của C.Briffaut, Economie agricole de L’Indochine (Kinh tế nông
nghiệp Đông Dương, Hà Nội 1832) của Y.Henry, Le problème escomomique
Indochinois (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1934) của Paul Bernard,... được
nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực nông nhiệp như: sở hữu ruộng đất, cây trồng và vấn
đề lao động phục vụ trong ngành nông nghiệp.
Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu của người Pháp về đời sống kinh tế
của người nông dân đầu thế kỷ XX là, Les Payns du Delta Tonkinois (Người nông
dân châu thổ Bắc Kỳ, Paris, 1936) tác giả Pierre Gourou (Nguyễn Khắc Đạm, Đào
Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch, xuất bản năm 2007), nghiên cứu một cách toàn
diện về đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông
11
Hồng. Các vấn đề được tác giả đặt ra cụ thể khi nghiên cứu về làng xã và đời sống
nhân dân như: điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành làng xã, nhà cửa, dân số,
hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đây có thể xem
là công trình tiêu biểu của người Pháp nghiên cứu về đời sống người nông dân. Với
phương pháp, cách tiếp cận mới, tác giả giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về đời
sống vật chất, tinh thần của người nông dân châu thổ Bắc Kỳ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làng xã Việt
Nam ít được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, nhưng vẫn có một số
công trình tiêu biểu như: Hickey. Gerld. C: Village in Vietnam (Làng ở Việt Nam),
Newhaven Yale University Press, 1964. Từ sau khi đất nước thống nhất năm 1975
đến năm 1986, một số công trình về làng xã của nước ngoài có thể kể đến như:
James C.Cott: The Moral Economy of Peasant (Nền kinh tế đạo đức của nông dân),
Newhaven Yale University Press, 1976; Samuel L.Popkin: The Rational Peasan
(Nông dân hợp lý) The Political Economy of Rural Society in Việt Nam, University
of California, Press, 1978; Neil Jamieson: The tradition Village in Vietnam (Làng
truyền thống Việt Nam), Vietnam Forum 1980.
Từ sau năm 1986 nhiều công trình nghiên cứu và chương trình hợp tác nghiên cứu
giữa người Việt và các học giả nước ngoài về làng xã Việt Nam có thể kể đến như:
Công trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII (1994) của Insun Yu,
nghiên cứu về cấu trúc làng xã truyền thống của người Việt, trong đó tác giả tập
trung giải quyết các mối quan hệ trong làng xã như: quan hệ gia đình, dòng họ và
làng xã. Một vấn đề được tác giả quan tâm là mối quan hệ giữa “phép nước” với “lệ
làng”, từ đó lý giải tại sao trong làng xã luôn coi trọng lệ làng mà dân gian vẫn
thường gọi “phép vua thua lệ làng”. Công trình đã khai thác được nhiều nguồn tư
liệu phong phú từ hương ước, văn bia, do vậy có giá trị tham khảo khi nghiên cứu
về làng xã Việt Nam.
Công trình Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ (2007) của John
Kleinen, trước khi thực hiện nghiên cứu này tác giả đã nhiều lần đến tìm hiểu những
ngôi làng ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1991, cuối cùng
ông chọn làng Tơ một ngôi làng thuần nông nghiệp ở Bắc Bộ để nghiên cứu. Bằng
phương pháp khảo tả nhân học trên thực địa, tác giả đã nhận diện rõ những yếu tố
khả biến và những yếu tố bất biến trong đời sống làng xã. Những yếu tố bất biến đó
có những lúc chìm đi nhưng không bao giờ mất hẳn, mà luôn chờ cơ hội để nổi lên
12
chiếm giữ vai trò chủ đạo, J. Kleinen đã hướng nghiên cứu của mình vào mối quan
hệ thân tộc và vai trò của các dòng họ đối với sự thành đạt cá nhân, đời sống tinh
thần và nghi lễ, tính tự trị và tính cố kết của làng, Từ nghiên cứu trên, tác giả đặt
làng xã Việt Nam trong bối cảnh hiện tại trước những thách thức mới về sự biến đổi
trong tương lai, qua đó có những gợi ý cho việc xây dựng các chính sách phù hợp
với đời sống làng xã trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình hợp tác nghiên cứu của người Việt với các học giả - tổ chức
nước ngoài có thể kể đến như: Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ
ngỏ (2002) do tác giả Philippe Papin và Oliver Tessier (cb), đây là kết quả hợp
tác nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam về Nghiên cứu làng xã Việt Nam vùng
đồng bằng sông Hồng được tiến hành trong thời gian từ năm 1996 đến năm
1999. Công trình được nhóm tác giả lựa chọn 4 làng gồm: Tả Thanh Oai, Ninh
Hiệp (thuộc Hà Nội), Mộ Trạch (Hải Dương) và làng Hay (Phú Thọ), nghiên cứu
làng xã trên các phương diện như: cảnh quan, tình hình quản lý và ...à nêu lên những
truyền thống quý báu của địa phương đó là: truyền thống lao động cần cù sáng tạo,
truyền thống hiếu học và truyền thống chống ngoại xâm.
Công trình Cổ Định - Tân Ninh làng quê văn hiến (2017) do Lê Đình Cảnh (cb),
là tập hợp bài viết và thơ của nhiều tác giả viết về các lĩnh vực văn hóa, xã hội làng Cổ
Định, xã Tân Ninh qua các giai đoạn lịch sử từ thời trung đại đến năm 2017. Trong đó,
nhiều bài viết có giá trị tham khảo về lịch sử hình thành, kết cấu tổ chức làng xã và một
số nét đặc trưng văn hóa của làng Cổ Định trong tiến trình lịch sử như: Tác giả Lê
Ngọc Thụ với bài Những ngôi đình xưa ở làng Cổ Định; tác giả Nguyễn Thị Hoa,
Nguyễn Quốc Ninh với bài Nghè Giáp, Đền Nưa và lễ hội văn hóa tâm linh; tác giả Lê
Hải với bài Một làng bốn người làm Chánh sứ. Đây là những bài viết của các tác giả
sinh ra và lớn lên ở Cổ Định, xuất thân từ nhà báo, nhà giáo, do vậy nguồn tư liệu có
giá trị tin cậy, được tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án.
Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thu, Lịch sử văn hóa Cổ Định - Kẻ Nưa (xã Tân
Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa từ khi thành lập đến năm 2009 (2009). Công trình
nghiên cứu của tác giả đã bước đầu khái quát về lịch sử hình thành làng xã, hệ
thống di tích lịch sử, văn hóa đền, chùa, miếu, nghè đã được xếp hạng các cấp.
Trong khuôn khổ một luận văn nên nhiều vấn đề cụ thể của làng xã vẫn chưa được
tác giả chuyên sâu nghiên cứu, đặc biệt vấn đề hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội do
không nằm trong phạm vi của đề tài nên tác giả không đề cập tới. Các nguồn tư liệu
mà tác giả tiếp cận chủ yếu là từ các nguồn sử liệu, nguồn tư liệu đã được công bố,
chưa có nhiều tư liệu điền dã, các bản gia phả, sắc phong, địa bạ chưa được khai
thác. Trong các di tích được tác giả trình bày thì đền thờ Trần Khát Chân không có
sự phê phán nguồn tư liệu, dẫn đến nhầm lẫn nhân vật thờ, về tên Chùa Hoài Cảm
(Chùa Hoa Cải) còn có nhiều các lý giải khác nhau, tác giả cần phải đưa ra tư liệu
để có sức thuyết phục. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thì đây là công
trình chất lượng tốt, có giá trị tham khảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án.
Năm 2012, tác giả Đinh Xuân Lâm đã có bài Kẻ Nưa - Nông Cống (Thanh
Hóa) đất phát tích của dòng họ Doãn trong lịch sử dân tộc, đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 3. Bài viết đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để chứng minh
làng Cổ Định là một vùng đất cổ, có lịch sử hình thành lâu đời, với nhiều dòng họ
khoa bảng, có truyền thống nhiều người được triều đình cử đi sứ. Đặc biệt, qua gia
phả dòng họ Doãn, ghi chép ở các bộ chính sử tác giả đã cung cấp thêm cứ liệu để
25
minh chứng làng Cổ Định là nơi phát tích của dòng họ Doãn, từ đó góp phần làm
sáng tỏ hơn về lịch sử dòng họ Doãn Việt Nam.
Năm 2013, tác giả Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học), Lê Thị Sáu (Đại
học Văn hóa) đã công bố bài viết Bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn mới phát hiện ở
Núi Nưa, Thanh Hóa,in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013;
Năm 2014, Hoàng Thị Vân, Trần Thị Xuân (Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa) có bài viết
Sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn, phát hiện tại vùng Núi Nưa, tỉnh Thanh Hóa, in
trong sách, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2014. Thông qua các hiện vật
khảo cổ được tìm thấy ở vùng Núi Nưa, làng Cổ Định gồm đồ đá và đồ đồng với
tổng số có 30 tiêu bản, được các nhà khảo cổ học phân loại theo chức năng sử dụng
bao gồm: công cụ sản xuất 15 tiêu bản (2 lưỡi cày, 6 rìu xéo, 6 rìu xòe, 1 đục), vũ
khí 15 tiêu bản (2 giáo lớn, 3 giáo bé, 2 dao găm, 2 mũi lao), đồ dùng sinh hoạt 2
tiêu bản (1 thạp đồng, 1 bát đồng), nhạc khí 2 tiêu bản chuông loại nhỏ, đồ trang sức
2 tiêu bản (1 vòng tay và 1 trâm cài đầu). Các hiện vật được xác định thuộc thời kỳ
văn hóa Đông Sơn có niên đại từ 2500 - 2000 năm cách ngày nay. Những phát hiện
khảo cổ học trên đã góp phần củng cố thêm nguồn tư liệu để khẳng định làng Cổ
Định từ thời Hùng Vương đã có dấu tích cư trú của con người và là địa bàn diễn ra
cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô vào năm 248.
1.3. Nội dung đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu, giải quyết
Những nội dung được luận án kế thừa
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam là một mảng đề tài hấp dẫn dành được sự
quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về làng xã khá
đa dạng gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ sử học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội
học, tâm lý học,... đã tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Về kinh tế bao gồm: nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trên lĩnh vực văn hóa gồm các nội dung
như: Lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hương ước, văn học, nghệ
thuật,... Về tổ chức xã hội bao gồm: Bộ máy quản lý làng xã, kết cấu dân cư, tổ
chức gia đình và dòng họ,... đã góp phần làm sáng tỏ hơn về đặc trưng kinh tế, tổ
chức xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Các nghiên cứu về làng xã nói trên đã góp phần giúp tác giả củng cố thêm về
phương pháp luận, cách tiếp cận khi triển khai nghiên cứu một đề tài cụ thể.
26
Cùng với những nghiên cứu chung về làng xã, đến nay đã xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về một làng xã cụ thể tiêu biểu như: Làng Thanh Trì (Hà Nội), làng
Cổ Bôn (Thanh Hóa), làng Mông Phụ (Hà Nội), làng Cúc Bồ (Hải Dương), làng Bột
Thượng, Bột Thái (Thanh Hóa), làng Vân (Bắc Giang), làng Côi Trì (Ninh Bình),...
Các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa của làng xã đã được triển khai nghiên cứu một
cách bài bản, công phu, nhiều vấn đề được làm sáng tỏa giúp cho các địa phương thêm
phần hiểu biết về quê hương mình, từ đó có những biện pháp trong việc bảo tồn và phát
huy các giá trị truyền thống của làng xã. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cụ thể
nói trên, giúp cho tác giả có một cái nhìn bao quát nhất khi triển khai thực hiện nghiên
cứu về một làng xã cụ thể.
Cổ Định là một ngôi làng Việt cổ tiêu biểu ở khu vực đồng bằng sông Mã. Do
vậy, có những địa danh gắn với sự kiện lịch sử của dân tộc như Núi Nưa, nơi diễn ra
cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thế kỷ thứ III, trung tâm tu luyện của Đạo giáo ở vùng
đồng bằng sông Mã. Vùng đất Cổ Định còn là nơi sinh thành của nhiều nhân vật
lịch sử, nhà ngoại giao, tiêu biểu như: Doãn Bang Hiến, Doãn Anh Khải, Doãn Tử
Tư, Lê Bật Tứ,... Chính vì vậy, nhiều địa danh, nhân vật lịch sử ở làng Cổ Định
được ghi chép ở các bộ chính sử, là nguồn sử liệu quan trọng được tác giả luận án
tham khảo. Từ những phát hiện khảo cổ học đầu tiên về thanh kiếm Núi Nưa và các
hiện vật dùng trong sinh hoạt đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, thì trong những thập kỷ gần
đây, nhiều nhà nghiên cứu giành sự quan tâm hơn đến làng Cổ Định. Tiêu biểu như
công trình Địa chí Thanh Hóa (Phần Nhân vật chí), trong đó đã giới thiệu một cách
khái lược về 11 nhân vật tiêu ở làng Cổ Định trong lịch sử. Công trình Địa chí
huyện Triệu Sơn đã khảo tả những nét đặc trưng nhất về lịch sử hình thành vùng đất
và các nhân vật tiêu biểu làng Cổ Định. Công trình Cổ Định đất và người của tác
giả Lê Bật Xuân được xem nghiên cứu đầu tiên về làng Cổ Định, trong quá trình
triển khai đề tài tác giả đã được kế thừa một số nội dung về quá trình thành lập làng,
các nhân vật tiểu biểu, hệ thống di tích lịch sử đình, đền, chùa, miếu. Luận văn Thạc
sỹ của tác giả Đỗ Thị Thu về lịch sử văn hóa của làng Cổ Định đã được tác giả luận
án kế thừa nội dung về quá trình lập làng và những nghiên cứu bước đầu về các di
tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của làng xã. Ngoài ra, còn phải kể đến các bài nghiên
cứu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Thông báo Khảo cổ học,... đã cung
cấp cho tác giả nguồn tư liệu có giá trị tin cậy, để làm sáng tỏa hơn về thời điểm
27
xuất hiện cư dân Việt cổ cư trú ở vùng đất Cổ Định và quá trình hình thành dòng họ
Doãn trong lịch sử.
Như vậy, việc tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu về làng xã cổ truyền nói chung,
làng Cổ Định nói riêng được đặt trong bối cảnh vô cùng thuận lợi. Những công trình
nghiên cứu đi trước sẽ giúp tác giả có nền tảng lý luận vững chắc, một cái nhìn tổng thể
về làng xã Việt Nam trên tất cả các phương diện từ kinh tế, xã hội và văn hóa.
Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Bên cạnh những thuận lợi về lý luận, phương pháp nghiên cứu và sự kế thừa
các công trình của tác giả đi trước, luận án đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu. Cụ thể khi nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng
Cổ Định đến đầu thế kỷ XX, tác giả nhận thấy cần phải tập trung giải quyết những
vấn đề cụ thể sau:
Về hoạt động kinh tế: Đây là vấn đề hoàn toàn mới và chưa được đặt ra ở bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào. Do vậy, thông qua nguồn tư liệu địa bạ tác giả sẽ
dựng lại một bước tranh về tình hình ruộng đất, sản xuất nông nghiệp ở làng Cổ
Định, từ đó so sánh với một số làng xã khác để thấy được vai trò của kinh tế nông
nghiệp trong đời sống kinh tế của làng xã. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công
nghiệp với nghề đan lát và các nghề phụ tiêu biểu như nghề sơn tràng, nghề làm
thuốc, nghề nấu rượu, tráng bánh đa, đã góp phần tạo ra việc làm tăng thêm thu
nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, nguồn tư liệu thành văn viết về các nghề thủ công và
nghề phụ ở làng Cổ Định là rất hạn chế, do vậy tác giả chủ yếu dựa vào tư liệu điền
dã, thực địa để giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án. Về thương nghiệp,
nhiệm vụ của đề tài là làm rõ được quá trình hình thành chợ Nưa, chợ Đình làng
Đài và hoạt động giao thương hàng hóa của làng Cổ Định với các làng xã trong
vùng, từ đó thấy được vai trò của thương nghiệp đối với đời sống kinh tế nhân dân.
Về tổ chức xã hội: Đây là nội dung chưa được một công trình nghiên cứu nào
đề cập đến một cách cụ thể. Thông qua nguồn tư liệu gia phả của các dòng họ, địa
bạ làng Cổ Định, nhiệm vụ của đề tài là phác dựng được bộ máy quản lý làng xã
qua các thời kỳ lịch sử. Trong làng xã ngoài tổ chức bộ máy các quan viên, làng Cổ
Định còn có các làng (hay còn gọi là các hội) làng Lão, làng Lý, làng Văn, làng
Hộ,... đây là các tổ chức xã hội chỉ có ở các làng Việt cổ truyền, nhưng nguồn tư
liệu lại rất hạn chế. Do vậy, tác giả chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu khảo sát, phỏng
vấn hồi cố các cụ cao niên để giải quyết vấn đề đặt ra. Ngoài ra, các nội dung như:
28
Hình thức tổ chức tập hợp dân cư trong làng xã, kết cấu gia đình, dòng họ ở làng Cổ
Định cũng đòi hỏi tác giả phải làm sáng tỏ.
Trong lĩnh vực văn hóa: Làng Cổ Định bước đầu được các tác giả trước
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như luận văn, bài tạp chí, bài báo, thông báo
khảo cổ,... đây là những công trình nghiên cứu công phu, nguồn tư liệu có giá trị
tham khảo tốt. Tuy nhiên, bên cạnh việc kế thừa, tác giả tiếp tục bổ sung thêm các
nguồn tư liệu mới, những nhận định mới để góp phần hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể luận án sẽ làm rõ hơn về các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở làng
làng Cổ Định, trong đó tập trung khảo tả kỹ lưỡng về đạo tu tiên ở Núi Nưa được
chép trong các bộ chính sử và dấu tích trên thực địa, để minh chứng cho một trung
tâm tu luyện về Đạo giáo khu vực đồng bằng sông Mã ở vùng đất Cổ Định dưới
thời trung đại. Trong lĩnh vực giáo dục khoa cử ngoài những người đỗ đạt được
chép trong các công trình khoa cử, tác giả luận án còn tham khảo nguồn tư liệu văn
bia, câu đối, gia phả của các dòng họ để hệ thống một cách đầy đủ nhất những
người đỗ đạt của làng Cổ Định dưới thời trung đại. Về các di tích lịch sử văn hóa,
đền, chùa đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi, nhân vật thờ như:
Nghè Giáp, Chùa Hoài Cảm, ở luận án này tác giả sẽ khai thác nguồn tư liệu chính
sử, kết hợp với nguồn tư liệu địa phương để làm rõ các vấn đề đặt ra.
Tiểu kết chương 1
Làng xã là chủ đề hấp dẫn thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước ở các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Nhiều công trình đã được công bố là
nguồn tài liệu quý cho các nhà nghiên cứu về làng xã, những người làm công tác
hoạch định chính sách trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của làng xã
trong giai đoạn hiện nay.
Trong những thập niên vừa qua nghiên cứu về làng xã nói chung là phong phú, đa
dạng, phản ảnh được nhiều mặt về đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của nông thôn
Việt Nam truyền thống. Nhiều công trình nghiên cứu về làng xã cụ thể trên cả nước,
bước đầu đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc xây dựng nông thôn mới “truyền thống
và hiện đại” trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu về những
làng xã cụ thể là vấn đề rất cần thiết của nhiều ngành khoa học trong đó có Sử học.
Làng Cổ Định là một ngôi làng Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Mã, nhiều
địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử của làng được các bộ chính sử ghi chép. Bên
cạnh đó, nhiều địa danh, nhân vật, di tích tiêu biểu của làng xã làng Cổ Định đã
29
được trình bày trong các công trình lịch sử, địa chí, danh thắng của huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Các công trình sách, luận văn, bài tạp chí đã được công bố đã
góp phần làm sáng tỏ hơn về một số vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa làng làng Cổ
Định. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn mang tính chất đơn lẻ, không có tính
hệ thống, nhiều nguồn tư liệu văn bia, thần tích, thần sắc, gia phả ở các di tích,
trong các dòng họ, nguồn tư liệu địa bạ ở trung tâm lưu trữ vẫn chưa được khai
thác, bởi vậy một số vấn đề đã được đặt ra nhưng vẫn chưa được giải quyết. Do vậy,
việc nghiên cứu cách toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng Cổ
Định đến đầu thế kỷ XX là một việc làm cần thiết không chỉ có giá trị về khoa học
mà còn có giá trị thực tiễn.
30
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP LÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá2 nằm cách
trung tâm huyện gần 9 km về phía nam. Từ thành phố Thanh Hoá theo quốc lộ 47
về hướng tây khoảng 15 km, đến cầu Thiều rẽ trái về thị trấn Giắt (huyện Triệu
Sơn), rẽ trái theo quốc lộ 47C đến km số 10 là địa phận làng Cổ Định. Ngoài con
đường trên, người dân Cổ Định thường đi từ làng xuống thành phố Thanh Hóa qua
cầu Gốm chỉ 17 km. Ở vị trí trên, làng Cổ Định nằm dọc theo con đường thiên lý
dưới thời trung đại, nay là điểm giao giữa quốc lộ 47C (Thọ Xuân - Thị trấn Nưa -
Cầu Quan) và đường 517 (Thị trấn Nưa - Cầu Trầu), nơi có vị trí quan trọng, là
trung tâm cụm kinh tế phía nam của huyện Triệu Sơn.
Làng Cổ Định nằm ở vị trí thuộc vĩ tuyến 19o 40” vĩ độ bắc và 105o kinh độ
đông thuộc địa hình trung du tây nam Thanh Hoá3. Phía đông nam dựa lưng vào
Núi Nưa hùng vĩ, trên đỉnh núi là di tích Am Tiên được mệnh danh là trong 3 huyệt
đạo của đất nước4. Từ đỉnh núi nhìn về phía đông nam làng Cổ Định là huyện Nông
Cống và nhìn qua phía tây là huyện Như Thanh. Nằm ở vị trí giao điểm giữa 3
huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh nên người dân trong vùng thường ví
von câu “một tiếng gà gáy 3 huyện cùng nghe” là ở đây. Làng Cổ Định thuộc về
phía cực nam của huyện Triệu Sơn, phía bắc giáp xã Thái Hoà, phía đông giáp xã
Đồng Lợi, cùng huyện Triệu Sơn; Phía tây giáp xã Xuân Du và Mậu Lâm, huyện
Như Thanh; phía nam giáp xã Tân Thọ, huyện Nông Cống.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đất đai, địa hình: Triệu Sơn là một huyện có dạng địa hình đồng bằng bán sơn
địa thuộc phía tây nam của châu thổ sông Mã, sông Chu của tỉnh Thanh Hóa, nằm
2
Làng Cổ Định, xã Tân Ninh trước thuộc huyện Nông Cống, từ sau quyết định số 177 của
Chính phủ ngày 25-2-1965 thành lập huyện Triệu Sơn trên cơ sở tách 20 xã của huyện Nông Cống
và 13 xã thuộc huyện Thọ Xuân thì làng Cổ Định được nhập về huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Theo Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội từ ngày 16/10/2019 xã
Tân Ninh chính thức đổi tên là thị trấn Nưa.
3
Theo bản đồ địa giới hành chính xã Tân Ninh.
4
Tương truyền Việt Nam có 3 huyệt đạo thiêng gồm: Huyệt đạo ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội),
ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và huyệt đạo trên đỉnh Núi Nưa, làng Cổ Định (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
31
tiếp giáp với các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Nông Cống, Thọ Xuân tạo thành 2
dạng địa hình cơ bản là: Địa hình trung du - miền núi (chiếm 30,3%) và đồng bằng
(chiếm 69,7%). Căn cứ vào dạng địa hình trên làng Cổ Định, xã Tân Ninh được các
nhà khoa học xếp vào dạng địa hình trung du - miền núi, nơi có vị trí cao nhất ở
đồng bằng xứ Thanh là đỉnh Núi Nưa với độ cao 538m so với mực nước biển [105].
Địa bạ xã Cổ Định đầu thế kỷ XIX cho biết về diện tích các loại ruộng đất công
tư điền thổ của xã Cổ Định như sau: Ruộng công tư [công tư điền thổ] các hạng tổng
cộng 742.2.2.1 (742 mẫu 2 sào 2 thước 1 tấc), (ngoài ra đất các hạng đưa vào khoản
khác tổng cộng 45.6.6.5). Trong đó ruộng tư [tư điền] 599.1.2.1; Đất tư xứ Sang Na
143.1; Đất thổ trạch viên cư5 của bản xã, đất xứ Sang Na 30.9; Đất Thần từ Phật tự6
2.3.1.5; Đất thổ mộ địa xứ Đồng Núi một khoảnh 3.8.8.5; Gò đất bỏ hoang xứ Đồng
Tràng một khoảnh 7.6.6.5; Chợ nhỏ xứ Đồng Tràng một khoảnh 9.5 [48].
Thống kê diện tích tự nhiên của làng Cổ Định, xã Tân Ninh năm 2015 là
2.109,19 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 568,02 ha, đất lâm nghiệp (đồi núi)
782,4 ha, đất nuôi trồng thủy sản 110,06 ha, đất ở 141,71 ha, đất chuyên dùng
282,67 ha, còn lại là các loại đất khác [13, tr. 11]. Con số thống kê trên cho thấy về
diện tích tự nhiên của làng Cổ Định đến năm 2015, so với đầu thế kỷ XIX tăng lên
gấp 2,8 lần thông qua quá trình khai khẩn ruộng đất hoang của nhân dân. Dân cư
chủ yếu sinh sống và làm nhà dọc hai bên bờ dòng sông Lãng Giang. Làng Cổ Định
nằm tiếp giáp với các huyện đồng bằng, trung du và miền núi nên hình thành hai
dạng địa hình cơ bản:
Dạng địa hình đồi núi: Phía tây của làng Cổ Định là dãy Núi Nưa (còn gọi là
Na Sơn) đây là ngọn núi cao nhất ở đồng bằng phía tây tỉnh Thanh Hoá7, trên đỉnh
núi là di tích thắng cảnh chùa Am Tiên. Núi Nưa chạy dài theo hướng bắc - nam với
những ngọn núi cao, sườn dốc và thoải dần về phía đông là vùng đồng bằng. Theo
các nhà địa chất Núi Nưa gồm các loại đá: Dunit, hafbungit và serpentinit, là loại đá
quý hiếm tạo ra quặng dưới dạng sa khoáng. Trong lòng núi còn có quặng Crômit
5
Thổ trạch viên cư: Tức đất dựng nhà ở, vườn.
6
Thần từ Phật tự: Đền Thần, chùa Phật, chỉ ruộng đất các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.
7
Núi Nưa: Nay thuộc địa bàn của 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh. Dãy núi có
chiều dài khoảng 20km và được xem như một bức tường thành tự nhiên ở phía tây đồng bằng Thanh
Hoá. Phần tiếp giáp huyện Triệu Sơn gồm các xã Thái Hoà, Tân Ninh, Vân Sơn, đỉnh cao nhất thuộc
địa phận làng Cổ Định cho nên từ lâu dãy Núi Nưa đã được xem là gạch nối giữa đồng bằng với trung
du xứ Thanh.
32
với trữ lượng lớn và nơi duy nhất trên cả nước có loại quặng quý hiếm này. Trong
các bộ chính sử, Núi Nưa được ghi chép gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân
tộc. Trong mục Sông núi Thanh Hoá sách Nguyễn Trãi toàn tập có ghi: “Na, Tùng
và Lương ở về Thanh Hoá, Na, Tùng là hai tên núi, Lương là tên sông” [178, tr.
300]. Núi Na, tức Na Sơn, còn gọi là Núi Nưa. Núi Tùng, tức Tùng Sơn, nay thuộc
xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, còn sông Lương tức là sông Lương Giang, ngày nay
còn gọi là sông Chu. Cuối thời Trần, đầu thời Lê, Lương Giang là tên một huyện
của trấn Thanh Hoá vì có sông này chảy qua. Núi Nưa làng Cổ Định còn là nơi “Bà
Triệu cưỡi voi đánh cồng” ở thế kỷ thứ III, nơi tu luyện của đạo sĩ thời Trần - Hồ,
nơi hò hẹn của nhiều tao nhân mặc khách. Họ đến với Núi Nưa để lấy cảm hứng thi
vịnh, để thổ lộ tâm trạng [141, tr. 88]. Thế kỷ XVI, Nguyễn Dữ vì có cảm tình nồng
nàn với Núi Nưa nên đã để lại những bài thơ như: Bài Na Sơn ca (bài ca về núi Na);
Bài ca thích ngủ; Bài ca thích cờ. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
triều Nguyễn cũng ghi chép với nội dung như trên [137, tr. 307].
Núi Nưa còn được tác giả Nguyễn Dữ miêu tả là một khu tiên cảnh với cảnh sắc
đẹp và thơ mộng. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có
động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới [174, tr. 263]. Trên độ
cao hơn 500m, nhìn về bốn phía cảnh sắc xứ Thanh bao la hiện ra lúc tỏ, lúc mờ như
một bức tranh sơn thuỷ lung linh sắc màu, biến hoá huyền ảo. Từ đỉnh núi có thể nhìn
thấy vùng đất huyện Thường Xuân, Lang Chánh, xa hơn là biển Sầm Sơn. Không chỉ
vậy Núi Nưa còn là nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi, quê hương của truyền thuyết
người khổng lồ gánh núi, xẻ đồi, Tu Nưa đấu với Tu Vồm,
Địa hình đồng bằng: Cổ Định là vùng trồng lúa trọng điểm của huyện, có độ
cao trung bình là 10m so với mực nước biển. Đất chủ yếu là các loại phù sa cổ,
được bồi đắp bởi các hệ thống sông Chu, sông Mã, sông Lãng Giang. Gần chân núi
là các thung lũng với hệ thống mau8, hồ. Nằm ở sườn núi là các đất bạc màu, dễ bị
rửa trôi. Ngoài ra, còn có nhóm đất được hình thành từ đá Serpentin ở những nơi có
địa hình cao, độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng, thuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp. Nhìn chung ở khu vực đồng bằng của làng địa
hình tương đối da dạng, trải qua hàng ngàn năm với sức lao động cần cù của nhân
8
Mau: Theo các gọi của địa phương có thể hiểu đây là khu đồng trũng.
33
dân, khiến cho đồng ruộng có thể canh tác được từ 2 đến 3 vụ trong năm, thường là
2 vụ trồng lúa và 1 vụ trồng màu như: Ngô, khoai, lạc, đậu.
Sông ngòi: Nằm giữa làng Cổ Định là dòng sông Lãng Giang, còn được gọi là
sông Nhơm hay sông nhà Lê. Sông bắt nguồn từ rừng núi Hàm Đôn - huyện Như
Xuân, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, dọc theo chân Núi Nưa về huyện Nông
Cống, khi đến địa điểm Vua Bà nhập với sông Hoàng để cùng chảy vào sông Yên
tại ngã ba Yên Sở. Đoạn sông chảy trên địa bàn huyện Triệu Sơn, Nông Cống có
tên là sông Lãng Giang, khi qua Cầu Quan (thuộc làng Kiều Bi, xã Trung Chính,
huyện Nông Cống) được gọi là sông Cầu Quan [77, tr. 51-52]. Sông chảy theo chân
Núi Nưa làng Cổ Định, qua các xã Minh Nông, An Nông, Ninh Hòa9, Tân Phúc,
Trung Chính, Tế Nông, rồi hợp lưu với sông Hoàng Giang [187, tr. 3]. Làng Cổ
Định nằm trong vùng có lượng mưa lớn, khi đến mùa mưa nước trên Núi Nưa đổ
xuống, nên mực nước sông lên rất nhanh và thường gây lũ lớn. Do vậy, sông Lãng
Giang có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của làng Cổ Định
và các vùng lân cận, nhất là thoát lũ vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô hạn.
Trên địa bàn Cổ Định còn có sông Hón dài khoảng 3km, nằm giáp với xã Đồng
Lợi, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam và chày vào sông Hoàng Giang. Hệ
thống sông này có tác dụng thoát lũ và cấp nước cho sản xuất nông nghiệpp của các xã
như: Tân Ninh, Minh Châu, An Nông, Vân Sơn, Nông Trường, Tiến Nông, Khuyến
Nông, Đồng Lợi (huyện Triệu Sơn) xuống xã Tân Phúc (huyện Nông Cống). Sông Hón
còn là địa danh gắn liền với sự tích “Núi Quảy, sông Cày” ở làng Cổ Định.
Ngoài các dòng sông trên làng Cổ Định còn có kênh Bái Thượng10 được chia
làm hai nhánh, chảy vào phía đông (gọi là Kênh Nam) và phía tây của làng, từ đó
chảy sang xã Tân Thọ (huyện Nông Cống). Sát chân dãy Núi Nưa là hệ thống các
kênh rạch tự nhiên bao gồm các khe suối, mau, hồ, như: Khe Ba Động, Mau Bãi
Tráng, Mau Sở, Mau Đan Lồ, các kênh rạch tự nhiên này đều bắt nguồn từ Núi
Nưa chảy ra hoà vào dòng sông Lãng Giang rồi đổ ra biển.
Khí hậu: Đặc điểm khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa,
với độ ẩm lớn và thời tiết có sự thay đổi giữa các mùa. Tuy nhiên, mỗi vùng Bắc -
Trung - Nam lại có những đặc điểm riêng, hay ở cùng một tỉnh nhưng do địa hình
9
Ninh Hòa (nay là làng Cổ Định).
10
Kênh Bái Thượng, thuộc huyện Thường Xuân, có tác dụng cấp nước sản xuất nông nghiệp
cho các huyện trung du và đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa.
34
khác nhau cũng có sự phân biệt rõ rệt. Trong đó, khí hậu Thanh Hoá mang đặc
điểm: Tháng Giêng, tháng 2, gió đông bắc, khí trời lạnh; tháng 3, tháng 4, khí nóng
bắt đầu sinh, tháng 5 và tháng 6 gió nồm bắt đầu thổi mạnh, phần nhiều nóng nực;
tháng 7, tháng 8 có gió tây nam, thường xuất hiện mưa rào, bão lũ lớn; khoảng thu
sang đông, sau khi sấm rạp, thường có gió lạnh hoặc mưa dầm, lại hay có bão nhỏ,
tục ngữ nói: “tháng 9 bão rươi tháng 10 bão cá”; tháng 11 và tháng 12 gió bấc, trời
rét [137, tr. 280].
Với khí hậu trên, nghề làm ruộng ở Thanh Hóa được chia làm các vùng, nơi gần
núi hoặc gần biển mỗi năm cấy được một vụ vào tháng 4 tháng 5 đến mùa thu thì gặt.
Còn khu vực đồng bằng, mỗi năm cấy được hai mùa, ruộng cao cấy vào tháng 6, gặt
vào tháng 10, ruộng trũng cấy vào tháng Chạp, gặt vào tháng 5. Lại có bãi ruộng cấy
vào tháng 3 tháng 4, gặt vào tháng 7 tháng 8, gọi là lúa cạn [137, tr. 280-281].
Theo tác giả Charles Robequain trong công trình Tỉnh Thanh Hóa, khí hậu
Thanh Hóa có đặc trưng: Nhiệt độ trung bình năm đạt 24o3 độ và được chia làm 2 chu
kỳ ngắn dài khác nhau. Nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 10, trung bình nhiệt độ tăng
từ 2401 đến 2907 độ (tháng 6, tháng 7), để rồi hạ bớt xuống 2505 độ, trong thời kỳ mát
(từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) không vượt quá 220 độ và lại giảm nữa, xuống
17
09 độ vào tháng 1. Tổng lượng mưa trong năm 1.725mml, mưa nhiều từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm khoảng 85% lượng nước mưa trong năm, từ tháng 11 đến tháng
4 là mùa khô ước chừng 15% lượng nước mưa trong năm. Khí hậu được chia làm 4
mùa: Mùa lạnh trời khô hanh vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1. Một mùa mát nhưng
rất ẩm ướt, bầu trời xám xịt, sương rơi ướt áo, mưa phùn dai dẳng vào tháng 2, tháng
3. Một mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 7 với những trận mưa dông bất ngờ, ngắt
quãng những ngày nắng hạn. Mùa nắng từ tháng 8 đến tháng 10 hay mưa và mưa to
[33, tr. 17-19].
Khí hậu huyện Triệu Sơn được chia thành hai tiểu vùng, thuộc khí hậu trung
du và đồng bằng, trong đó làng Cổ Định mang đặc điểm tiểu vùng trung du. Mùa hè
tương đối nóng, gió tây khô nóng, mưa nhiều. Trung tâm mưa là khu vực Núi Nưa
dẫn đến lụt úng cho vùng chân núi. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm vào thời kỳ
cuối mùa. Thiên tai cần đề phòng là mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm, sương
muối, sương giá, gió bão, giông tố và lũ lụt. Tổng nhiệt độ trung bình năm là: 8300-
8500
o
C, tổng lượng mưa trung bình năm là 1900-2200mm, mùa mưa kéo dài từ
35
tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 đầu tháng 11. Tốc độ gió trung bình 1,0-1,3m/s, tốc
độ gió mạnh nhất trong lốc có thể lớn hơn 35m/s [77, tr. 50].
Nhìn chung, khí hậu làng Cổ Định mang đặc điểm chung của vùng trung du
tây nam Thanh Hóa và được phân chia thành bốn mùa. Mùa xuân thường ẩm ướt,
có mưa phùn và kéo dài từ tháng 01 đến tháng 4. Thời tiết này thuận lợi cho gieo
trồng, cây cối sinh trưởng. Tuy nhiên, do nhiệt độ thấp và thất thường có những
ngày rét đậm, mưa phùn nhiệt độ xuống thấp đến 10oC. Những ngày này trên đỉnh
Núi Nưa có sương mù phủ kín thường vào tháng 1. Nhưng có những ngày nhiệt độ
đột ngột tăng cao đến 30oC trời nắng oi khó chịu như ngày hè, do đó việc trồng trọt,
chăn nuôi của nhân dân gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh và sâu bọ.
Mùa hè thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, đầu hè thường có mưa rào, sấm
chớp rền vang. Những cơn mưa thường xuất hiện vào chiều tối, buổi sáng và buổi
trưa trời nắng ráo quang mây. Vào tháng 5 tháng 6 thời tiết nắng gắt, có những ngày
nhiệt độ lên tới 40oC đến 42oC.
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 10, thường gây ngập lụt ở vùng chân Núi Nưa.
Sau một cơn mưa lớn người dân muốn lên Núi, hoặc từ núi về làng cũng rất khó
khăn bởi đường bị ngập nước, có khi cả tuần mới rút hết.
Mùa đông từ tháng 11, tháng 12 năm trước và kéo dài đến hết tháng 3 năm
sau. Tháng 12 thường rét đậm có khi nhiệt độ xuống 6 - 7oC, xuất hiện mưa dầm.
Nhìn chung, mùa đông là mùa khô ráo, rất thích hợp cho việc trồng hoa màu và các
hoạt động sản xuất khác của nhân dân [191, tr.12-14]. Với những đặc trưng khí hậu
người dân Cổ Định đã biết thích ứng với tự nhiên và dùng kinh nghiệm dân gian
được đúc kết vào sản xuất, gieo trồng, vật nuôi được phù hợp.
2.2. Quá trình lập làng và những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính
Làng Cổ Định có lịch sử hình thành, phát triển lâu dài, từ khi thành lập đến
nay (2019) trải qua các thời kỳ, đều có sự thay đổi về địa danh, sự điều chỉnh về địa
giới hành chính. Đặc biệt, ở mỗi giai đoạn lịch sử làng luôn để lại những dấu ấn,
đóng góp quan trọng đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển
của đất nước.
2.2.1. Chạ Kẻ Nứa
Chạ Kẻ Nứa là tên đầu tiên của làng. Chạ, Kẻ, Chiềng là tên gọi của các cộng
đồng dân cư công xã nông thôn trước khi hình thành nhà nước, thuộc hậu kỳ đồ đá
mới, sơ kỳ đồ đồng. Theo nhiều nhà nghiên cứu từ “Kẻ” là từ xuất hiện sớm nhất
36
để chỉ sự hình thành những làng cổ, nơi cư tụ đông đúc dân cư. Từ“Kẻ” được dùng
với tư cách là một đơn vị dân cư sơ khai vào thời các vua Hùng. Khi nghiên cứu về
làng Cổ Định qua các nguồn sử liệu, tư liệu được biết Núi Nưa là một vùng bạt
ngàn nứa và cây nứa đã gắn liền với cư dân ngay từ thời khai thiên lập địa. Do vậy,
tên gọi Chạ Kẻ Nứa có thể được xuất phát từ sản vật của địa phương.
Để khẳng định từ “Kẻ” là tên gọi xuất hiện sớm nhất của các vùng dân cư,
vùng đất cổ, địa bàn có con người cư trú, tác giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu
về vùng đất Cổ Loa đã lấy dẫn chứng làng Cổ Định: “Muốn tìm ý nghĩa chữ cổ,
chúng ta hãy so sánh tên Cổ Loa với những tên Cổ Bôn, Cổ Định, Cổ Định là
một làng ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, theo tài liệu xưa, đặc biệt là gia
phả họ Lê (họ Lê Bật Tứ), thì vốn tên tục là Kẻ Nưa (nay còn có Núi Nưa là núi
ở làng ấy), viết thành chữ Hán, rồi đến khi đặt tên chữ cho làng thì thành Cổ
Ninh, sau đổi làm Cổ Định” [3, tr. 31].
Ở vùng đất Thanh Hóa, để chứng minh về quá trình xuất hiện của làng xã có
từ thời các Vua Hùng, các nhà nghiên cứu còn đối chiếu những làng có từ “Kẻ”
như: Kẻ Neo (thuộ...ng Du 4 mẫu 8 sào
54 Lê Đình Quỹ 2 mẫu
55 Lê Đình Tộ 8 mẫu 9 sào
56 Nguyễn Bá Tú 9 mẫu 6 sào
57 Lê Viết Vũ 2 mẫu 5 sào
58 Nguyễn Bá Nguyên 3 mẫu 5 sào
59 Lê Đình Mậu 3 mẫu 6 sào
174
60 Lê Văn Thanh 2 mẫu 1 sào
61 Hứa Như Hằng 2 mẫu 1 sào
62 Hứa Viết Khoản 1 mẫu
62 Ngọc Tiến Đãi 2 mẫu 6 sào
64 Lê Đình Trường 1 mẫu 5 sào
65 Hứa Viết Sáu 1 mẫu 5 sào
66 Lê Khắc Sung 2 mẫu 5 sào
67 Lê Đình Phức 4 mẫu 6 sào
68 Lê Khắc Diễm 2 mẫu 3 sào
69 Nguyễn Ích Thuật 2 mẫu 2 sào
70 Lê Văn Trinh 2 mẫu 9 sào
71 Doãn Đăng Thị 1 mẫu 6 sào
72 Lê Văn Thanh 2 mẫu
73 Lê Đăng Thái 2 mẫu 5 sào
74 Lê Bật Thông 2 mẫu 9 sào
75 Lê Đăng Quỹ 1 mẫu 9 sào
76 Doãn Đăng Đính 1 mẫu 7 sào
77 Hứa Như Việp 1 mẫu 9 sào
78 Lê Bật Hiến 1 mẫu 6 sào
79 Hứa Đình Tải 1 mẫu 8 sào
80 Doãn Đăng Thị 1 mẫu 3 sào
81 Lê Đình Trung 4 mẫu 5 sào
82 Lê Khắc Đạm 2 mẫu 8 sào
83 Hứa Đình Tự 2 mẫu 6 sào
84 Lê Văn Lý 2 mẫu 9 sào
85 Lê Đình Sang 2 mẫu 8 sào
86 Lê Bật Tây 4 mẫu 3 sào
87 Lê Bật Phán 2 mẫu 3 sào
88 Hứa Đình Phú 1 mẫu 6 sào
89 Lê Bật Triệu 5 mẫu 1 sào
Nguồn: Địa bạ xã Cổ Định, Sđd.
175
Thống kê những chủ hộ phụ canh ruộng tại làng Cổ Định
STT Tên chủ sở hữu Số diện tích Ngƣời xã Ghi chú
1 Lê Bá Kiểm 2 mẫu An Hòa
Ruộng loại 3
2 Nguyễn Xuân Giảng 1 mẫu 9 sào Tào Lâm
3 Lê Vũ 3 mẫu 9 sào Tào Lâm
4 Nguyễn Xuân Lý 2 mẫu 9 sào Tào Lâm
5 Nguyễn Văn Quý 1 mẫu 9 sào Hòa An
6 Nguyễn Xuân Tự 2 mẫu 9 sào Tào Lâm
7 Thiều Đình Trung 3 mẫu 5 sào Hòa An
8 Nguyễn Đăng Đệ 2 mẫu 5 sào Tào Lâm
9 Thiều Viết Sừ 1 mẫu 5 sào Hòa An
10 Thiều Viết Nhạ 3 mẫu Hòa An
11 Thiều Viết Trung 1 mẫu Hòa An
Tổng 11 hộ 27 mẫu
Nguồn: Địa bạ xã Cổ Định, Sđd.
176
Phụ lục 3: Tƣ liệu Hán Nôm, Địa bạ, sắc phong, văn bia, gia phả
(Toàn bộ tư liệu ảnh sử dụng trong Luận án đều do tác giả chụp)
1. Địa bạ xã Cổ Định
Ảnh: Một số trang trong địa bạ năm Minh Mệnh thứ 15 (1834)
2. Sắc phong
- Sắc phong dòng họ Doãn
Lệnh chỉ Doãn Đăng Thức năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774)
177
Sắc phong Doãn Đăng Thức năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783)
Sắc phong Doãn Đăng Thức năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783)
- Sắc phong dòng họ Lê (Lê Lôi)90
Sắc phong Lê Đình Tường năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718)
90
Dòng họ hiện lưu được 5 đạo sắc phong, trong đó có 1 bản không rõ niên đại.
178
Sắc phong Lê Đình Kháng năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772)
Sắc phong Lê Đình Kháng năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779)
- Sắc phong dòng họ Lê Đăng91
91
Dòng họ Lê Đăng hiện nay đang lưu giữ được 4 đạo sắc phong.
179
Sắc phong Lê Văn Khối năm Tự Đức thứ 14 (1861)
Sắc phong Lê Văn Khối năm Tự Đức thứ 35 (18
180
3. Văn bia
- Văn bia đền thờ Luật quốc công Lê Thân, niên hiệu Đại Trị thứ 11 (1368)92
Ảnh: Văn bia tại đền thờ
- Văn bia tại đền thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ dựng năm 1629
Ảnh: Văn bia tại đền thờ
92
Hiện nay, bia Luật quốc công Lê Thân đã bị mất, do vậy chúng tôi sử dụng bản phiên âm
dịch nghĩa từ Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Luật quốc công Lê Thân, tr.4.
181
- Văn bia tại đền thờ họ Lê Sĩ
4. Một số gia phả các dòng họ
- Gia phả dòng họ Lê Đăng
-
Ảnh: Bia mộ Lê Ngọc Quang
năm Thành Thái thứ 7 (1895)
Ảnh: Bia mộ Lê Ngọc Toản
dựng năm 1928
Ảnh chụp một số trang trong gia phả
182
- Gia phả dòng họ họ Lê Đức
Ảnh chụp một số trang trong gia phả
Ảnh chụp một số trang trong gia phả
- Gia phả dòng họ Lê Đình chi II
183
- Gia phả dòng họ Lê Sĩ viết năm Tự Đức thứ 21 (1868)
Ảnh: Một số trang trong gia phả
184
Phụ lục 4: Thiết chế và Hƣơng ƣớc làng Cổ Định [77, tr.668-672]
1. Thiết chế
Làng Cổ Định dựa vào các tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn chức sắc để
chia ra làm 6 làng.
- Làng Lão: Tuổi từ 60 trở lên, mới được vào làng lão. Làng Lão là làng coi
trọng tuổi cao hơn hết (không trọng tước mà trọng xỉ) vì vậy người có chức tước
nhưng ít tuổi vẫn phải ngồi chiếu dưới.
- Làng Viên: Là những quan viên chức sắc, có bằng cấp đã được nhà nước
phong thưởng: Ví dụ ông Nghè, ông Cống, ông Cử, từ cao xuống thấp.
- Làng Văn: là những người có chữ nghĩa, những nhà thông thái bắt đầu từ anh
học trò đến Trạng nguyên.
- Làng Võ: Gồm các quan văn võ và những người đi lính.
- Làng Lý: Gồm những người tham gia công việc quản lý làng xã như Lý
trưởng, Phó lý, Ngũ hương, Khán trường,...
- Làng Hộ: Là trai tráng từ 16 tuổi đến 45 tuổi không đủ điều kiện để vào các
nóc làng trên đều tập chung ở làng Hộ. Vì vậy, làng Hộ đông nhất và mạnh nhất.
- Ngoài 6 làng trên còn có làng “Trùm”, làng này tập chung lứa tuổi từ từ 45 tuồi
đến dưới 60 tuồi. Những người ở làng Trùm người ta gọi chung là ông Trùm. Làng Trùm
thường ăn theo làng Lão. Ai muốn vào làng Lão phải khao làng Trùm một bữa.
* Tục vọng lão
Một trong những tập tục quan trọng nhất của làng Cổ Định là tục vọng lão. Ở
Nghè Giáp có một sạp gỗ gụ rất quý đặt ở giữa Nghè. Mỗi khi có việc làng, có đủ
mọi tầng lớp, quan viên, chức sắc, thế mà chỉ có các cụ tuồi từ 80 trở lên mới được
ngồi. Ngoài ra, ai đỗ ông Nghè (Tiến sĩ) cũng được ngồi. Nếu không có hai đối tượng
ấy thì sập vẫn để không.
Theo tục lệ những người đến tuổi 60 mới được ra nhập làng Lão. Để được vào
làng Lão mỗi người phải sắm sửa một mâm lễ. Mân lễ có 1 chai rượu, 1 chục trầu, 1
quan 5 tiền mang đến cho ông Trùm và nếu ông Trùm đồng ý thì mới tổ chức thông
báo (coi như kết nạp). Khi được vào làng Lão phải chuẩn bị một cái lễ lớn hơn gồm
100 miếng trầu, 1 lít rượu, 15 quan tiền. Ngày kết nạp phải mời các cụ trong ban tự
sự và các bô lão chứng kiến, làng Lão dung số tiền này vào việc học hành, liên hoan
và việc làng. Sau hai thủ tục trên được làng chính thức công nhận cụ là lão làng
185
(vào làng Lão). Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng người
mà tổ chức liên hoan ở gia đình, ở làng và ở làng Trùm.
2. Hương ước làng Cổ Định (trích)
Làng Cổ Định là một khối thống nhất từ xa xưa do cộng đồng 10 vị tiên công
khaiphá đất đai dựng nên làng mạc, không có điền địa, ranh giới đơn lẻ, sống hỗn
cư, hỗn canh, cùng một tập quán phong tục, làng có 5 khu 10 thôn đều sử dụng
hương ước làng Cổ Định.
Địa giới của làng Cổ Định: Phía Bắc giáp Tào Lâm, Hoà Yên; phía Nam giáp Lương
Định; phía đông giáp mau Đan Lồ; Phía tây giáp Núi Nưa. Làng Cổ Định luôn tôn
trọng sự đoàn kết tương trợ. Ví như trong làng có ai có ý chia cắt làng ra làm nhiều
thửa, thì người đó bị đuổi khỏi làng, tước hẳn mọi quyền lợi hiện có trong xã.
Làng Cổ Định có công điền, tư điền (kể cả ruộng họ) do họ và tư nhân quản lý,
người lao động chỉ đóng thuế cho nhà nước và đóng thuế cho xã, ngoài ra không
phải đóng thêm một khoản nào nữa.
Làng xã quản lý những tài sản như nhà, ruộng đất công, ao hồ mau lạch, công
trình công cộng, tài sản của hai cửa đền (nghè Giáp và đền Nưa).
1. Ai có ý xâm phạm của công, biến công vi tư thì làng xã thu hồi và khiển trách
bằng việc không thừa nhận danh vị trong làng hoặc phạt tiền từ 30 quan trở lên tuỳ
theo nặng nhẹ.
2. Làng xã luôn luôn coi trọng việc giáo dục nhân nghĩa cho nhân dân các tầng
lớp kế thừa. Động viên nhân dân đi học để nhận biết thêm. Khen thưởng những nhà
dạy con biết trọng đạo đức xã hội, phê phán những gia đình để con lêu lổng có hành
vi bất chính như: Dâm ô, trộm cắp, bạc ác bất nhân, nếu bắt được quả tang làm việc
xấu thì đưa ra cảnh cáo toàn xã và phạt tiền gia đình 30 quan.
3. Những người có hành vi như con đánh cha, vợ đánh chồng, cha mẹ anh em
làm những điều dâm ô lẫn lộn đều bị cảnh cáo và phạt tiền từ 10 đến 30 quan và bắt
xin lỗi trước làng, làm giấy cam đoan sửa chữa.
4. Người tham chiếm đất đai của người khác thì đem ra trước pháp luật xử trí
theo hình án, bên nào sai phạt 5 quan.
5. Người phạm tội bất kính với thần linh với bề trên sẽ bị cảnh cáo và phạt tiền 10
quan.
186
5. Hai bên vô cớ đánh nhau làm ỏm tỏi làng xóm đều bị bắt trói ra điếm và bị
phạt 6 quan tiền.
7. Người chửa hoang phạt 30 quan và cảnh cáo trước dân. Chửa hoang mà còn
giết con thì đem ra toà án phạt tội hình sự.
8. Ai vô cớ giết trâu, thịt trâu không được phép của huyện thì phạt 12 quan.
9. Ai có hành vi xấu xa như tham ô, dâm đãng trộm cắp, để tiếng xấu cho làng,
nặng thì đuổi ra khỏi làng, nhẹ thì phạt tiền và bắt cải huấn.
10. Ai có hành vi phá hoại lấp nổ đồng điền, cầu cống thì phải làm đền, xin lỗi
xã dân và phạt 5 đến 12 quan.
11. Các việc đình đám trong địa phương phải tiết kiệm, không được quá lãng
phí, quá lắm sẽ bị cảnh cáo trước làng xã.
12. Cho con trai con gái lấy nhau trong làng xã đều phải nộp 3 quan tiền treo
không lấy hơn. Trường hợp quá nghèo thì được miễn.
13. Việc tang ma phải đơn giản, cấm không được tiệc tùng ăn uống.
14. Những gia đình sống có văn hoá được làng xóm tôn trọng và nêu gương học
cho mọi người và được thưởng đáng giá 5 quan.
15. Ai lập được công lớn với quốc gia, xã hội làm vinh dự cho xóm làng, khi
chết được làng xã bình xét, chấp nhận thì được rước lên Nghè Giáp phối thờ với
vạn linh.
16. Có học vấn trung yếu lược trở lên thì được miễn tạp dịch.
17. Nhà có người đi lính thì được cấp từ 1 đến 2 sào ruộng công để cày cấy hỗ
trợ thêm cho kinh tế gia đình.
18. Goá bụa, côi cút, tàn tật không nơi nương tựa thì trích quỹ nghĩa thương giúp
đỡ hoặc thêm vài sào ruộng công để sinh sống.
19. Người chết vô thừa nhận thì được xã cho quan tài và cho dân phu đi chôn
Hoàng triều Bảo Đại ngày 15/1 năm Ất Hợi (1935).
Người soạn thảo: Hương tài Hàn lâm học sĩ Lê Đình Ngữ.
Hương lão Cử nhân Lê Trọng Nhị.
187
Phụ lục 5: Thống kê những ngƣời đỗ đạt, làm quan của dòng họ Doãn, Lê
Đình, Lê Sĩ.
1. Thống kê những người họ Doãn đỗ đạt làm quan
Stt Họ tên Đỗ đạt Làm quan
1 Doãn Đăng Hòa Hàn lâm viện Biên tu Quốc tử quán
2 Doãn Bang Hiến
(Hài)
Đỗ Tiến sĩ năm Giáp Thìn
(1304)
Thượng thu bộ Hình, Hàm Thiếu
Bảo.
3 Doãn Định Thi Hội đỗ tam trường Giám sát Ngự sử
4 Doãn Quyết Thi Hương đỗ tam trường Quang Hiển Đại phu
5 Doãn Năng Thi Hương đậu tứ trường Làm quan Giám tử
6 Doãn Nỗ Trụ quốc công Thượng tướng quân,
tức Quan phục hầu
7 Doãn Đạt Thi Hương đỗ tam trường
8 Doãn Cương Thi Hương đỗ tam trường Làm thừa phái ở huyện, được
phong tước Bá
9 Doãn Cường Thi Hương đỗ tam trường Được phong tước Hầu
10 Doãn Hy Thi Hương đỗ tứ trường Tả thị lang bộ Binh.
11 Doãn Đình Tá Đỗ Tiến sĩ năm 1499 Hiến sát sứ
12 Doãn Đệ Thi Hương đỗ tứ trường, thi
Hội trúng tam trường
Phủ hộ bá Tả thị lang
13 Doãn Động Thi Hương đỗ tứ trường
14 Doãn Đăng Tri Thi Hương đỗ tứ trường Làm quan Tri huyện Vũ Thư, Thái
Bình
15 Doãn Đăng Thức Thi Hương đỗ tứ trường Uy vũ Tướng quân hàm Bách hộ
16 Doãn Quyền Thi Hương đỗ tam trường
Nguồn: Gia phả dòng họ Doãn làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn.
2. Thống kê những người họ Lê Đình đỗ đạt làm quan
Stt Họ tên Đỗ đạt Làm quan
1 Lê (Hứa) Duy Đàn Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu Ngự
sử Trung thừa nội nhập Hành khiển.
2 Lê Duy Thức Đỗ Tiến sĩ
3 Lê Duy Xử Đỗ Tiến sĩ
4 Lê Thạnh (Lê Lôi hiệu
Vô Không)
Võ Tướng, Khai quốc công thần triều
Lê sơ
5 Vô Ý Thi Hương trúng
tam trường
Cẩn sự tá lang, Huyện thừa
6 Lê Chí Đạo Thi Hương trúng
tam trường
Án trưởng
7 Lê Đình Hiển Binh bộ Lang trung, tước Hầu
188
8 Lê Đình Hộ Tán Trị Công thần dưới triều Lê - Trịnh
sau nhận chức Đại Lý, Tự Thiếu khanh
Tước Tử.
9 Lê Đình Tường Thi Hương trúng
tam trường
Phụng sự ứng vụ
10 Lê Đình Quách Làm quan triều Nguyễn
Nguồn: Gia phả dòng họ Lê Đình, Sđd.
3. Thống kê những người họ Lê Sĩ đỗ đạt làm quan
Stt Họ tên Đỗ đạt Làm quan
1 Lê Sĩ Chiêu Tam phẩm và phong tước Bá
2 Lê Sĩ Trí Thi đỗ Tam trường 2 lần
3 Lê Ngọc Dự Thi đỗ Tam trường
4 Lê Ngọc Quang Đỗ Tú tài 1868
5 Lê Ngọc Phiên Đỗ Nhị Trường
6 Lê Ngọc Toản Đỗ Cử nhân 1868 Làm quan tri huyện
7 Lê Trọng Nhị Đỗ Cử nhân năm 1903
Nguồn: Gia phả họ Lê Sĩ Cổ Định, Sđd.
Phụ lục 6: Lời chúc mừng của Văn hội tổng Cổ Định nhân cụ Lê Ngọc
Toản thi đỗ [64, tr. 19-20].
Ông Lê Sát Khanh Cử Định (Cổ Định - Tg) khoa thi này đã trúng giải. Đồng
niên còn có ba cha con cậu cháu cùng nhau trên dưới đỗ đạt, đây thật là một thịnh
cử của tổng ta. Ôi, nhân tài quyết chẳng bao giờ không ứng với đất mà phát khoa
(đỗ đạt) được. Tổng ta vốn là đất văn hiến vậy mà từ trước vẫn chưa có thánh vũ
(văn miếu). Đến năm Nhâm Tý đời Tự Đức thứ 5 (1852) mới xây tại Nhiên Thôn.
Nhưng đến tháng 3 năm Tự Đức thứ 18, miếu lại thiên tới Kim Song đất Cổ Định.
Nguyên trước vẫn là miếu huyện, nền cũ ấy là miếu đấy. Phía trướccó núi Hoành
Sơn, phía sau có Châu Giang, bút hổ gác bên phải, bảng rồng treo bên trái, trong thì
có chợ Nưa trầu, ngoài thì có Thạch Lặc đan khê. Tất cả đều bao bọc trầu về, thực
là cái đất tốt về văn mạch.
Vào khoảng đời Trần, đời Lê, những người đỗ đạt hương cũng như hội, các
xã thôn phần nhiều đều có, mà Cổ Định, Cổ Đôi là hai làng có nhiều nhất, cũng do
đấy mà ra. Sau khi dời đi một cách bất thường việc khoa hoạn của bản huyện dần
dần không được như trước. Riêng tổng ta từ thời quốc triều đến nay đã hơn 60
189
năm mà chỉ được có mỗi một anh học trò mà thôi, còn gì buồn hơn nữa chứ?.
Ngày nay tổng vũ vẫn như cũ, đã 4 năm rồi, văn phong đang dần dần phục chấn.
Năm ngoái khoa Đinh Mão mới được 2 ông tú, một ở Thanh Hà, một ở Tuy Yên.
Đến khoa này làng Cổ Định tiên sinh Trọng Oánh là gia nghiêm của Sát Khanh,
người con cô tên Lê Bá Du cũng đỗ Tú tài, còn Sát Khanh thì đỗ Cử nhân, thực là
đáng mừng. Liên liền, hương bảng từ nhỏ đến lớn, nếu so sánh với trước khi chỉ
có mỗi một tường sinh thì thực đã gấp bội và đã có cơ phục cổ rồi vậy.
Sự đỗ rớt về khoa danh tại nhân tài hay tại địa đạo? nếu mà nói nhân tài thì
Sát Khanh vốn thiên tư thuần tĩnh, học nghiệp vừa tiến, trẻ tài ba nên tên đăng
hiền thư thì có thể nói được. Đến như gia nghiệm đã già dặn, mà người con cô còn
cừ hơn, khiến người trong tổng ai cũng khen là túc học (học giỏi mà uyên bác), tại
sao lại phải đợi Sát Khanh mới cùng đỗ? Tóm lại, việc khoa mục vốn phải có tài
mới được. Trước lúc tổng vũ chưa dời đi tại sao cái đám ngựa Ký kia dần dần tập
hợp thành bầy? Thánh địa chung linh, nhân tài tú phát, từ làng đến nước, đường
mây thẳng tiến phục hồi, vận hanh thông hơn trăm năm của hai đời Trần - Lê như
vậy há không phải nhờ vào cái miếu ấy sao? Thế thì ngày nay tổng ta khoa danh
dần phát, đất Cổ Định ta và bậc thứ kế theo mà phát.
Mừng Sát Khanh để cùng chúc, khiến cho đời sau tin rằng Thánh Vũ này là đại
cát, chứ chớ có bắt chước trước đây. Mấy phen dời đổi ấy khiến hậu nhân lại mừng
hậu nhân nữa, há chỉ có một hôm sao.
Nội dung được thêu trên bức trướng do ông Lê Thượng Phủ người làng Hoàng
Phù đỗ Giải nguyên soạn
Phụ lục 7: Bảng thống kê những ngôi nhà cổ có giá trị về kiến trúc của làng
Cổ Định, xã Tân Ninh được tổ chức Jaika của Nhật Bản đưa vào danh mục cần phải
bảo vệ giữ gìn lâu dài.
Stt Địa chỉ Tên chủ nhà Quy cách nhà
Số gian Năm dựng
1 Thôn 2 Lê Nguyên Dưỡng 5 1905
2 Thôn 6 Hứa Như Dểnh 5 1921
3 Thôn 6 Lê Thị Dậu 4 1918
4 Thôn 6 Lê Đình Dũng 4 1938
5 Thôn 6 Mai Xuân Ngưỡng 4 1930
190
6 Thôn 6 Hứa Như Lơng 4 1924
7 Thôn 6 Tạ Văn Khang 5 1920
8 Thôn 7 Nguyễn Nho Quế 5 1910
9 Thôn 9 Lê Thị Đông 5 1890
10 Thôn 12 Lê Bật Điển 5 1915
11 Thôn 12 Lê Viết Huy 5 1920
12 Thôn 12 Lê Đăng Lâm 5 1935
13 Thôn 13 Lê Đồng Xu 5 1920
14 Thôn 13 Lê Đồng Chương 5 1938
Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả.
Phụ lục 8: Một số câu chuyện dân gian93
1. Quan huyện dựng đền
- Thời vua Tự Đức, ông Cao Bá Đạt (anh song sinh với danh sĩ Cao Bá Quát)
làm Tri huyện Nông Cống. Lệ vua lúc đó giao cho các huyện miền núi cứ ba năm
phải tiến vua một con hươu. Nông Cống thuộc huyện miền núi.
- Năm nay đến lượt Nông Cống phải đem hươu tiến vua, viên Tri huyện rất lo
lắng. Ông cho dựng trị sở ở Eo Sở để đốc thúc các phường săn giăng lưới, bẫy hươu
đã cả một tháng trời mà vẫn không kết quả gì. Quan huyện nhổ trại phường săn đi
về chân Núi Nưa thì thấy một bệ đá thờ bằng đá. Ông hỏi những người xung quanh:
“bệ thờ ai”, có người trả lời “dân làng hay vào rừng lấy củi nên lập bệ thờ Bà chúa
Thượng Ngàn để không phải gặp thú dữ”. Quan huyện lại hỏi:
- Bà Chúa Thượng Ngàn là ai?
Có người nói:
- Đó là Bà Triệu
Quan nghe nói đến Bà Triệu liền sai nha lại:
- Nếu Bà Triệu cai quản Núi Nưa thì hãy sắm lễ vật để ta thỉnh cầu mong bà
giúp đỡ.
Lễ vật dâng lên, quan huyện thỉnh cầu: “Bà là người có công đánh giặc Ngô, đức
độ công lao đời đời truyền tụng. Tôi nay vâng mệnh triều đình kiếm hươu dâng vua,
làm trọn phận bề tôi cũng vì dân vì nước. Nếu anh linh xin bà thỉnh cầu giúp đỡ”.
93
Nguồn: Tư liệu do tác giả sưu tầm.
191
Đêm hôm đó quan huyện vừa nằm xuống đã chiêm bao thấy có một người con
gái đội mũ trận, áo chiến bào bảo với ông rằng: Con đến vùng đất của mẹ mà không
xin phép lẽ ra mẹ đã quở phạt, nhưng nay con đã biết kêu cầu đến mẹ ngày mai mẹ sẽ
cho con ba con nai đen, con nhớ đừng quên ơn mẹ. Nói xong người con gái biến mất.
Ông giật mình tỉnh dậy. Sáng ra quan huyện cho họp các phường săn, báo cho họ biết
sẽ có thần linh hỗ trợ nên mọi người phải gắng sức.
Quả nhiên đến 4 giờ chiều Eo Sở báo về đã sập bẫy được hai con hươu sao và
đến 5 giờ chiều Kẻ Nưa báo về đã sập được con hươu đen (nơi sập bẫy hươu đen
sau có tên là Khe Hươu).
Thế là quan huyện Cao Bá Đạt đã có hươu tiến vua, không chỉ một mà là ba
con. Vua khen ngợi lắm. Quan huyện không quên tâu vua về chuyện thần linh báo
mộng và giúp đỡ. Vua xuống chỉ cho trích công công quỹ 1.200 quan tiền dựng đền
bà chúa Thượng Ngàn và phong “thượng đẳng thần”, nay là đền Nưa, duệ hiệu là “Đệ
nhất thiên hạ thánh mẫu, Sơn trang Thượng Ngàn, Bạch y Công chúa, Lệ Hải đại
vương ngọc bệ hạ”
Đền dựng xong quan huyện Cao Bá Đạt còn soạn bài thơ đề “Chuyện hòn đá
bia” để tưởng nhớ công đức của thần. Đền Nưa có khuôn viên rộng trên 3 mẫu. Đền
được kết cấu liên hoàn giữa ba khu trên mười bảy gian. Quan huyện còn tự soạn bia
ca ngợi công đức của thần như sau:
“Núi Na Triệu tướng linh thay
Giúp dân săn được hươu này nên công
Hoàng đế xuống chiếu sắc phong
“Bạch y Công chúa”- hưng công dựng đền
Hương đền thờ phụng ngàn năm
Tiếng thơm còn mãi nữ tiên anh hùng
Thượng Ngàn làm chúa một mình
Âm phù dương trợ Cổ Ninh lâu dài
Cứu dân độ thế hoà hài
Thánh linh thượng đẳng đức tài uy nghi
Tôi nay vâng mệnh đan trì (vua)
Tạo lập miếu vũ ấy thờ đã xong
May được hòn đá bên sông
192
Dựng văn bia để hưng công khắp miền.
Đời vua Tự Đức thứ 3 (1850)
Tri huyện Cao Bá Đạt kính cẩn đề bia”
2.Còn nhà tớ, nhớ nhà ngươi
Truyện kể về ông Doãn Hợp làng Cổ Định, đậu Hương cống và ra làm quan
đến Công bộ Thượng thư. Ông là văn quan nhưng rất giỏi về võ nghệ, khi loạn
Trịnh Xuân vây đốt phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng bị thương nặng, Doãn Hợp một
mình một gươm sông vào cứu chúa. Ông đánh tan quân vây rồi cõng chúa vừa đánh
vừa chạy về phía Hoàng Mai. Trịnh Tùng thoát chết ngồi trên lưng Doãn Hợp lấy
máu ở vết thương viết vào quần lụa trắng của ông sáu chữ “còn nhà tớ, nhớ nhà
ngươi”, rồi in cả bàn tay máu vào quần làm dấu. Con cháu chúa Trịnh về sau đều
coi ông là ân nhân cứu mạng. Ông được phong tước Quận công và khi chết được
phong là Phó quốc vương.
3.Truyện hòn đá bia
Đường vào đền Nưa bên bờ sông Lãng có một hòn đá nổi rất to. Cứ mỗi ngày
người làng đi lấy củi trong rừng về thường rừng lại đây nghỉ ngơi trò chuyện bởi vì
hòn đá bốc lên rất mát, cơn mệt mỏi chóng tiêu tan.
Xa xưa, Tri huyện Cao Bá Đạt dựng đền Nưa xong đã cho khắc văn bia trên
hòn đá này. Từ đó hòn đá có tên là “hòn đá bia”. Năm 1929 người Tây về khai thác
mỏ Crôm Cổ Định, họ đã đặt đường goòng, kho chứa Crômít, bến trượt xuống
thuyền. Chúng đã cho đánh vạt hòn đá nhưng vẫn gọi là kho Crôm “hòn đá bia”.
Sau này mỏ cho xây trạm bơm ở đó, dân làng gọi là “trạm bơm hòn đá bia”, đến nay
vẫn còn dấu vết.
Phiên âm: Na Sơn từ bia ký
Na Sơn Triệu tướng tứ linh,
Hộ dân đắc lộc chuyển thành đại công.
Hoàng đế hạ chỉ sắc phong,
Bạch ý công chúa hưng công tạo từ.
Hương đăng cung phụng thiên thu,
Phương danh kim cổ nữ nhi anh hùng.
Thượng ngàn chi chủ nhất phương,
Âm phù dương trợ lưu truyền Cổ Ninh.
193
Cứu nhân độ thế an bình,
Thượng đẳng nữ thánh, anh linh siêu phàm.
Tiểu quan phụ mệnh chí tôn,
Hưng đạo đấng vũ dĩ hoàn tất công.
Hanh đắc đại thạch biên giang,
Cẩu tác bia ký sy phong ngột bài.
(Hoàng triều Tự Đức ngũ niên - Tri huyện Cao Bá Đạt cẩn đề).
Dịch nghĩa: Bài ký bia đền Na Sơn
Na Sơn Triệu tướng linh thay,
Giúp dân săn được hươu này nên công.
Hoàng đế xuống chiếu sắc phong,
Bạch ý công chúa hưng công tạo đền
Hương đèn thờ phụng ngàn năm,
Tiếng thơm còn mãi nữ tiên anh hùng.
Thượng ngàn làm chúa một mình,
Âm phù dương trợ Cổ Ninh lâu dài.
Cứu dân độ thế hòa hài,
Thánh linh thượng đẳng đức tài uy nghi.
Tôi nay vâng mệnh Đan Trì (vua),
Tạo lập miếu vũ ấy thờ đã xong.
Nay được hòn đá bên sông,
Dựng văn bia bể hương xông khắp miền’’
(Tự Đức năm thứ 5 (1852), Tri huyện Cao Bá Đạt kính cẩn đề bia)
4.Truyện vua Ba Vành
Truyện kể: Có một người đàn bà ngoài Bắc vào làng Cổ Định làm thuê và gặp
người nông dân họ Phan người làng Giáp xã Cổ Định. Họ đã thành vợ chồng, một
thời gian sau sinh hạ được hai người con trai; lớn gọi là Phan Ba Vành, nhỏ gọi là
Phan Bá Phớt. Ba Vành sinh ra có tướng lạ: Mặt có ba nếp nhăn ôm lấy trán, hai
hàm răng liên toạ, tay dài quá đầu gối. Vì có ba nếp nhăn khác lạ nên bố mẹ đặt tên
là Ba Vành.
Hai anh em Ba Vành mồ côi bố sớm, được mẹ nuôi dưỡng, nhưng cả hai vẫn
có tiếng là nghịch ngợm. Chúng vào trong Nghè Giáp lấy sắc phong về làm diều.
194
Chuyện vỡ lở, dân làng đuổi cả ba mẹ con khỏi làng. Người mẹ phải đưa các con về
làng Minh Giám để nương tựa. Cuộc sống khó khăn nhưng hai anh em lớn lên rất
khoẻ mạnh và thông minh, sau được một ông nhà giàu đến nhận làm con nuôi. Khi
lớn lên cũng thành con rể trong nhà. Nhà ông giàu có nhất vùng, Ba Vành hào
phóng nên được bầu làm cai Tổng, thường được gọi là Cai tổng Vàng (ông Cai
Tổng có tấm lòng vàng).
Ông là thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa nông dân các tỉnh Nam Định, Ninh
Bình, Quảng Ninh, Hải Dương chống lại triều đình nhà Nguyễn từ 1821- 1827. Đây
là cuộc nổi dậy có quy mô lớn, mạnh mẽ và được hầu hết các tầng lớp nhân dân
vùng đồng bằng Bắc Bộ hưởng ứng.
Triều đình hoảng sợ sai nhiều tướng giỏi như Trương Văn Minh, Nguyễn
Công Trứ đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đầu năm 1827 cuộc khởi nghĩa của ông
thất bại. Triều đình cho san phẳng căn cứ Trà Lũ, bắt bớ 7 - 8 ngàn người và cho
truy cứu làng Minh Giám làm phản. Làng Minh Giám lại bảo đó là người xứ
Thanh chứ đâu phải làng Minh Giám. Triều đình cho truy ra gốc là ở làng Cổ
Định, vậy là làng Cổ Định phải ra hầu quan. Một lần nữa làng Cổ Định phải đối
mặt với sự sống và cái chết. Họ bàn bạc thống nhất trả lời là “anh em nhà chúng
nó sinh ra ở đây nhưng vì nghịch ngợm từ nhỏ phạm đến thần linh, làng đã đuổi
mẹ con nhà chúng đi mấy chục năm rồi. Làng chúng tôi chẳng liên quan gì cả”.
Việc xét ra kỹ lưỡng nhưng lý lẽ của hai làng đều đúng, triều đình không bắt
tội được. Làng Cổ Định thoát nạn nhưng từ đó triều đình bãi miễn lễ quốc tế ở Nghè
Giáp (trước đây ba năm triều đình cử người về tế một lần). Chuyện xảy ra đã lâu
nhưng đến nay làng vẫn có câu:
Trên trời có ông sao rua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành.
5.Chuyện Vạ voi
Nghè Giáp làng Cổ Định nổi tiếng rất linh thiêng. Cửa Nghè quay về hướng
đông, dựa lưng vào Núi Nưa. Phía trước cửa Nghè có con đường đi qua bờ sông Lê.
Trước cửa Nghè có dựng một tấm bia “Hạ Mã”, vì vậy những người đi qua đều phải
xuống ngựa để tỏ lòng thành kính. Những người không làm theo thường bị thần quở
phạt, do vậy những quan viên trong vùng đến dân chúng đều phải noi theo.
195
Có một lần Tây Vương Trịnh Tạc, khi dẫn quân đi đánh phía nam, đi qua đền
đến tấm bia “hạ mã”, quân hầu mới ít kiến mời vua xuống voi nhưng Chúa nhất
định không nghe và nói:
Ta là Chúa còn cấp sắc phong cho thần cả nước, có lẽ nào trước một vị thần
địa phương mà ta phải xuống voi. Và cứ thế chúa cỡi voi đi quan.
Uy trời tối linh ai mà biết được, voi của chúa lăn ra chết. Chúa Trịnh giận lắm
mới cho gọi hết Hội đồng Hương mục, Hội đồng kỳ lão và các chức sắc trong làng
Cổ Định đến để bắt đền voi. Chúa phán;
Phải đan một con voi bằng tre, nứa bằng con voi đã chết, đổ đầy tiền vào
trong. Nếu trái lệnh sẽ cho quân nhỏ cỏ cả làng.
Dân làng Cổ Định sợ quá, mới họp nhau tìm cách đền vạ voi cho Chúa. Trước
cái sống và cái chết ọ phải bán hết mọi thứ để lấy tiền bỏ vào con voi. Nhưng số
tiền vẫn không đủ, cuối cùng làng phải bán cái mau Đan Lồ cho làng Hang (nay là
xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn) để lấy tiền, nhưng số tiền vẫn không đủ mà vẫn
thiếu cái vòi. May mới được làng Nghĩa (làng kết chạ) bán một đỗi ruộng cho làng
Tào Lâm giúp đỡ, mới đền xong vạ voi. Ngày nay mã voi chon bên đường cái gần
đường chính ngự.
Sau vạ voi, dân làng rơi vào hoàng cảnh khổ cực, phải đi làm thuê và nhờ vã
họ hàng ở phương xa. Do vậy, các cụ bô lão và kỳ mục trong làng mới họp nhau lại
và lên kêu cầu các vị thần linh xin cho xây lại của Nghè quảnh mặt về Núi Nưa
(hướng tây như ngày nay). Vì vậy, không còn “hạ mã’ nữa và từ đó dân làng Cổ
Định mới làm làm ăn yên ổn được, nhưng dân làng thì nhờ mãi chuyện vạ voi.
6.Chuyện Quan Tào sơn giết hổ
Chuyện kể rằng thuở nhỏ Quan Tào sơn thường đến cánh đồng Sé Héo dưới
chân Núi Nưa để đơm đó. Một hôm ông đi vào nơi đặt đó để đổ cá nhưng lạ thay đó
đã bị nhấc lên bờ, cá bị đổ và xung quanh toàn là dấu chân cọp. Ông đoán là đêm
qua hổ đã về trộm cá, mới ra lò rèn làm một cây đinh ba thật tốt. Đêm hôm ấy ông
đặt đó xuống nước như mọi khi rồi ngồi rình cọp. Trời mưa phùn, áo ông ướt sũng,
nhân tiện ông đầm mình xuống bùn cho hết mùi mồ hôi rồi dán mắt vào đêm tối.
Khi gà rừng trên núi gáy le te, ông nhìn thấy bóng đen, một con cọp đang đi về phía
nổ nước. Vì đã đầm mình vào bùn nên cọp không nhận ra ông mà cứ mãi mê lật đó
ăn cá. Ông bò lại gần hơn và bất thần xỉa một cái đinh ba vào gáy cọp rồi hết sức
ghì nó xuống ruộng. Bị đánh bất ngờ cọp không kịp chống trả, khi đó ông dùng tay
đấm liên tiếp vào đầu cọp. Nó rẫy giụa dùng hết sức thoát khỏi cái đinh ba và chạy
196
thục mạng vào rừng. Sáng hôm sau người ta đi lấy củi đã thấy một con cọp chết gục
bên suối trong rừng.
Phụ lục 9: Thống kê các loại hình di tích lịch sử, văn hóa làng Cổ Định
Stt Tên di tích (đình, đền,
chùa)
Nhân vật đƣợc thờ Phân loại,
xép hạng
Hiện trạng
1 Núi Nưa, Đền Nưa, và chùa
Am Tiên
Thờ Phật, Bà Triệu Quốc gia
2 Đền thờ Hoàng giáp Lê Bật
Tứ
Hoàng giáp Lê Bật Tứ Quốc gia
3 Đền thờ Lê Thân Luật quốc công Lê Thân Cấp tỉnh
4 Đền thờ Lê Lôi Lê Lôi Cấp tỉnh
5 Miếu tào Sơn Hầu Quan Tào Sơn Cấp tỉnh
6 Nghè Giáp Đức Thánh lưỡng (Lê
Cốc); Trần Khát Chân
Cấp tỉnh
7 Chùa Hoài Cảm Thờ Phật Cấp tỉnh
8 Văn chỉ Khổng Tử và các vị tiên
Nho
Phế tích
9 Nhà cổ gia đình ông Lê
Đồng Xu
Phế tích
10 Chùa Cả (chùa Hưng Phúc) Thờ Phật Phế tích
11 Chùa Lê Thờ Phật Phế tích
12 Chùa Phúc Bón Thờ Phật Phế tích
13 Chùa Giếng Quán Thờ Phật Phế tích
14 Chùa Vặng Thờ Phật Phế tích
15 Chùa Bãi Chon Thờ Phật Phế tích
16 Chùa Lim Thờ Phật Phế tích
17 Đình làng Đài Thờ Thành hoàng làng Đang phục
dựng
18 Đình làng Ngoại Thờ Thành hoàng làng Phế tích
19 Đình làng Tuấn Thượng Thờ Thành hoàng làng Phế tích
20 Đình làng Thượng Thờ Thành hoàng làng Phế tích
21 Đình làng Hạ Thờ Thành hoàng làng Phế tích
22 Đình làng Đồng Thờ Thành hoàng làng Phế tích
23 Đình làng Bến Thờ Thành hoàng làng Phế tích
24 Đình làng Đông Thờ Thành hoàng làng Phế tích
25 Đình Nghĩa Thượng Thờ Thành hoàng làng Phế tích
26 Đình làng Thanh Trì Thờ Thành hoàng làng Phế tích
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế tại làng Cổ Định.
197
Phụ lục 10: Một số hiện vật khảo cổ đƣợc tìm thấy ở Núi Nƣa làng Cổ Định
Ảnh: Thanh kiếm ngắn Núi Nưa được phát hiện năm 1961
Ảnh: Hiện vật phát hiện được ở Núi Nưa
198
Ảnh: Một số loại rừu đồng được phát hiện
Ảnh:Mủi tên đồng Ảnh: Thạp đồng
Ảnh: Rìu đá
199
Phụ lục 11: Hình một số hình ảnh di tích tiêu biểu
1. Di tích Núi Nưa, Đền Nưa và chùa Am Tiên
Ảnh: Núi Nưa
Ảnh: Tam quan Đền Nưa
200
Ảnh: Chùa Am Tiên Ảnh: Huyệt đạo trên đỉnh Núi Nưa
2. Đền thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ
Ảnh: Toàn cảnh đền thờ Ảnh: Ban thờ
201
4. Đền, miếu thờ Luật quốc công Lê Thân
Ảnh: Toàn cảnh Đền thờ Ảnh: Vị trí Miếu thờ Lê Thân
5. Đền miếu thờ Khai quốc công thần Lê Lôi
202
6. Nghè Giáp
Ảnh: Thượng điện Ảnh: Cổng Tam Quan
7. Đền quan Tào Sơn
Ảnh: Miếu quan Tào Sơn Ảnh: Cổng đền
203
8. Chùa Hoài Cảm
Ảnh: Toàn cảnh chùa Ảnh: Khánh đá tại chùa
9. Nhà thờ họ Lê Sĩ
Ảnh: Toàn cảnh nhà thờ Ảnh: Cử nhân Lê Ngọc Toản,
một trong những nhân vật được thờ
204
10. Một số nhà thờ họ
Ảnh: Nhờ thờ họ Doãn Ảnh: Nhà thờ họ Lê Đình
11. Một số khu lăng mộ cổ
Ảnh: Khu lăng mộ của dòng họ Doãn
ở đất Đồn Hầu
Ảnh: Lăng mộ Luật quốc công
Lê Thân
205
12. Cây cổ thụ
Ảnh: Cây gạo tại Văn chỉ Cổ Định
Ảnh: Hàng cây cổ thụ trên đường lên Núi Nưa, chùa Am Tiên
206
Phụ lục 12: Kiến trúc nhà ở truyền thống
Ảnh: Nhà ông Hứa Như Lơng Ảnh: Nhà ông Nguyễn Đăng Quế
Ảnh: Nhà bà Hứa Như Dểnh Ảnh: Nhà bà Lê Thị Đông
207
Phụ lục 13: Giếng cổ
Ảnh: Giếng cổ trên đỉnh Núi Nưa, Ảnh: Giếng cổ tại Làng Ất (thôn 3)
chùa Am Tiên
Phụ lục 14: Chợ
- Chợ Đình làng Đài ngày mùng 2 tết
Ảnh: Họp chợ Đình bên dòng sông Lãng Giang Ảnh: Họp chợ trước cổng Đình
208
- Chợ Nưa
Ảnh: Cổng chợ Nưa Ảnh: Hoạt động buôn bán
Phụ lục 15: Một số hình ảnh cảnh quan làng xã
Ảnh: Vị trí con đường thiên lý thời Nguyễn
209
Ảnh: Chụp từ đỉnh Núi Nưa nhìn sang núi Hoàng Nghiêu
Ảnh: Sông Lãng Giang
210
Ảnh: Địa danh cầu Đồng Than
Ảnh: Cánh đồng Đồn Hầu
211
Ảnh: Cánh đồng Tràng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_kinh_te_xa_hoi_va_van_hoa_lang_co_dinh_thanh_hoa_den.pdf
- Trichyeu_NguyenVanBao.pdf