LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo nêu trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Chu Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Fonds Direction de I’Agriculture, des Forêts et du Commerce de I’Indochine
Nha Nông Lâm và Thương mại Đông Dương
AFC
Ban chấp
204 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành
BCH
Bình dân nông phố ngân hàng
CPA
Chủ nghĩa tư bản
CNTB
Chính trị Quốc gia
CTQG
Đại học Sư Phạm
ĐHSP
Khoa học Xã hội
KHXH
Nghiên cứu Lịch sử
NCLS
Nhà xuất bản
NXB
Fonds de la Résident supérieure au Tonkin
Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ
RST
Fonds du Gouvemement goural de l’Indochine
Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương
GGI
Service du Cadastre et de la Topographie du Tonkin
Sở Địa chính Bắc Kỳ
SCTT
Tư bản chủ nghĩa
TBCN
Trung tâm lưu trữ Quốc gia
TTLTQG
đ
Đồng bạc Đông Dương (piaster)
$
Tiền đồng Đông Dương
Fr
Franc
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Chế độ khen thưởng đối với hoạt động khai hoang ở Hải Dương thời Nguyễn
38
Bảng 2.2
Tình hình phân hóa ruộng đất tư ở làng Mộ Trạch (Bình Giang) đầu thế kỷ XIX
40
Bảng 3.1
Khối lượng và sự phân bố vốn của tư bản tư nhân trong các ngành kinh tế Đông Dương (1888 - 1918)
46
Bảng 3.2
Các đồn điền chuyên canh ở khu vực đồng bằng Bắc Kỳ (1884 - 1918)
59
Bảng 3.3
Các đồn điền đa canh ở khu vực đồng bằng Bắc Kỳ
(1884 - 1918)
60
Bảng 4.1
Sự phân bố vốn đầu tư của các công ty Đông Dương trong các ngành kinh tế từ năm 1924 đến năm 1928
70
Bảng 4.2
Tình hình cho vay của CPA Hải Dương từ 1928 đến 1932
73
Bảng 4.3
Diện tích các loại cây trồng trong các đồn điền ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
96
Bảng 4.4
Sản lượng lúa và cà phê trong các đồn điền ở Hải Dương những năm 1931 - 1940
97
Bảng 4.5
Diện tích và sản lượng trồng lúa ở Hải Dương, Nam Định, Thái Bình những năm 1931 – 1933
101
Bảng 4.6
Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp ở tỉnh Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
105
Bảng 4.7
Những đồn điền của người Âu kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở Hải Dương năm 1937
106
Bảng 4.8
Số lượng gia súc, gia cầm ở Hải Dương từ năm 1931 đến năm 1940
109
Bảng 4.9
Số lượng gia súc bán ra bên ngoài ở Hải Dương
(1935 – 1937)
110
Bảng 5.1
Cơ cấu chủ sở hữu ruộng đất ở Hải Dương năm 1930
113
Bảng 5.2
Tình hình dân số và diện tích ruộng đất ở Hải Dương năm 1930
114
Bảng 5.3
Các loại nông sản xuất khỏi thành phố Hải Dương trong những năm 1938 - 1940
126
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1
Dân số tỉnh Hải Dương từ năm 1900 đến năm 1932
32
Biểu đồ 3.1
Diện tích cấy lúa các huyện tỉnh Hải Dương năm 1900
63
Biểu đồ 3.2
Diện tích cấy lúa ở các phủ, huyện của tỉnh Hải Dương vụ mùa năm 1913
63
Biểu đồ 4.1
Cơ cấu ruộng đất ở tỉnh Hải Dương năm 1930
80
Biểu đồ 4.2
Sự phân bố công điền ở Hải Dương năm 1930
81
Biểu đồ 4.3
Các hình thức canh tác của chủ đất tỉnh Hải Dương
83
Biểu đồ 4.4
Diện tích lúa ở các huyện, phủ Hải Dương
năm 1932
98
Biểu đồ 4.5
Diện tích lúa tỉnh Hải Dương trong những năm
1931 - 1940
99
Biểu đồ 4.6
Sản lượng lúa tỉnh Hải Dương trong những năm
1931 - 1940
100
Biểu đồ 4.7
Năng suất lúa Hải Dương những năm 1931 - 1942
101
Biểu đồ 4.8
Diện tích và sản lượng ngô, khoai lang ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
102
Biểu đồ 4.9
Diện tích và sản lượng một số cây lương thực, cây hoa quả và rau màu Hải Dương trong những năm
1931 - 1940
103
Biểu đồ: 5.1
Cơ cấu giai cấp trong xã hội nông thôn Hải Dương
138
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân gian có câu: “Nông suy bách nghệ bại”. Câu nói đó cho thấy vai trò quan trọng, chủ đạo của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung. Vì vậy, chính quyền Nhà nước trong những thời kỳ lịch sử khác nhau đều có những chủ trương, chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển.
Trong quá trình cai trị Việt Nam, thực dân Pháp rất chú trọng đến lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp là lĩnh vực được đưa lên hàng đầu trong trật tự đầu tư. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp bước đầu đã có những yếu tố của kinh tế hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trên thị trường.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tháng 8 - 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Thành Đông, đặt ách cai trị và ra sức khai thác kinh tế, bóc lột sức lao động, vơ vét của cải, tài nguyên nơi đây để làm giàu cho chính quốc. Trong đó, nông nghiệp là ngành kinh tế được thực dân Pháp chú trọng khai thác. Chủ trương, chính sách khai thác nông nghiệp và việc thực hiện chính sách đó của chính quyền thực dân đã đưa đến sự biến đổi trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Sự biến đổi đó đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế - xã hội Hải Dương thời thuộc địa. Do đó, nghiên cứu sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương sẽ góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ tính chất của nền kinh tế Việt Nam thời thuộc địa, đồng thời, giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn về công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945 sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh thời Pháp thuộc. Qua sự so sánh với tình hình nông nghiệp Hải Dương thời nhà Nguyễn thống trị sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân tỉnh Hải Dương thời thuộc địa. Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan, toàn diện về sự thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ ba, trong hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề kinh tế nông nghiệp Việt Nam và Đông Dương từ khi Pháp đô hộ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945 thì chưa có một công trình nào trình bày một cách toàn diện và có hệ thống. Bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh Hải Dương thời kỳ này vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Do đó, việc làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh sự biến đổi của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa có ý nghĩa trong việc lấp đi khoảng trống của nền sử học nước nhà trong thời gian qua.
Thứ tư, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hải Dương thời kỳ thuộc địa sẽ góp phần phục vụ đắc lực, hữu ích cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tích cực thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới nông nghiệp và nông thôn.
Thứ năm, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ một phần quan trọng của lịch sử Hải Dương thời cận đại. Từ đó cung cấp những tư liệu cần thiết phục vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại trong nhà trường phổ thông, cao đẳng và đại học.
Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945” làm Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945, luận án góp một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về kinh tế nông nghiệp thời Pháp thuộc ở Bắc Kỳ nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Đồng thời trên cơ sở đó đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác động của chính sách thuộc địa của Pháp đối với kinh tế nông nghiệp Hải Dương và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Thứ nhất, luận án làm rõ những nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương; tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm 1883.
- Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa và sự chuyển biến trong từng giai đoạn: giai đoạn 1883 - 1918 và giai đoạn 1919 - 1945 trên các phương diện chủ yếu như: tình hình ruộng đất, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất.
- Thứ ba, luận án làm rõ tác động của nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945. Từ đó, đánh giá khách quan về bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945, với vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của một tỉnh lớn ở Bắc Kỳ, nằm ở trung tâm của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương chủ yếu trong giới hạn thời gian từ sau khi Pháp đánh chiếm thành Hải Dương (19 - 8 - 1883) và bắt đầu quá trình thiết lập nền cai trị thuộc địa đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hải Dương thành công. Tuy nhiên, để có cái nhìn so sánh, nội dung Luận án sẽ đề cập đến một số vấn đề của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong cả thời kỳ trước đó.
- Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là tỉnh Hải Dương thời kỳ Pháp cai trị, căn cứ theo địa giới hành chính được quy định cụ thể bởi các nghị định của chính quyền thuộc địa. Cụ thể đơn vị hành chính tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa gồm các phủ, huyện sau: Nam Sách gồm 13 tổng với 98 xã; Kinh Môn gồm 8 tổng với 81 xã; Ninh Giang gồm 8 tổng với 74 xã; Bình Giang gồm 10 tổng với 71 xã; Chí Linh gồm 6 tổng với 60 xã; Thanh Hà gồm 10 tổng với 70 xã; Kim Thành gồm 6 tổng với 58 xã; Cẩm Giàng gồm 13 tổng với 86 xã; Thanh Miện gồm 9 tổng với 69 xã; Gia Lộc gồm 9 tổng với 80 xã; Tứ Kỳ gồm 8 tổng với 89 xã; Vĩnh Bảo gồm 12 tổng với 103 xã; Đông Triều gồm 5 tổng với 56 xã. Toàn tỉnh có 117 tổng và 1.013 xã, tỉnh lỵ là Hải Dương. Đến năm 1923, được gọi là thành phố Hải Dương.
- Về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực cơ bản trong kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương là trồng trọt và chăn nuôi, trên những khía cạnh chủ yếu là tình hình ruộng đất, hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và kết quả hoạt động sản xuất.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Những vấn đề khoa học của luận án được giải quyết trên cơ sở tiếp cận và khai thác những nguồn tài liệu sau đây:
- Nguồn tài liệu văn kiện Đảng và các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước (chủ yếu là thời kỳ trước năm 1945) vừa cung cấp các cứ liệu lịch sử chân thực, chính xác, vừa giúp tác giả bổ sung nhận thức về thế giới quan và phương pháp luận khi xem xét, đánh giá và rút ra nhận định về các vấn đề nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện tỉnh Hải Dương, bao gồm các hồ sơ lưu trữ đề cập đến vấn đề nông nghiệp tỉnh Hải Dương, cụ thể là các văn bản hành chính của chính quyền thuộc địa như sắc lệnh, nghị định, công văn, thư từ trao đổi, đặc biệt là các báo cáo kinh tế, chính trị, xã hội của Công sứ tỉnh Hải Dương gửi Thống sứ Bắc Kỳ, của chính quyền cấp phủ, huyện gửi lên chính quyền cấp tỉnh và báo cáo của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Toàn quyền Đông Dương; các tài liệu thống kê, địa bạ, bản đồ, Đây là nguồn tư liệu gốc, có giá trị quan trọng nhất được tác giả xử lý, khai thác triệt để trong việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra cho luận án.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có chứa đựng những nội dung liên quan đến cách tiếp cận hướng nghiên cứu và nội dung đề tài nghiên cứu, gồm có: sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, luận văn, luận án, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí. Các công trình này có đề cập đến các khía cạnh khác nhau của lịch sử kinh tế nông nghiệp Việt Nam và Đông Dương thời Pháp thuộc nói chung, kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ này nói riêng. Đây là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau, tùy theo từng thể loại, cung cấp những thông tin khái quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu. Qua đó, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc là những so sánh trong mối tương quan.
- Các tài liệu sưu tầm bao gồm hương ước, các sách báo đương thời và các tài liệu điền dã. Nguồn tài liệu này góp phần cung cấp những thông tin cụ thể và chi tiết cho tác giả giải quyết những nhiệm vụ của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam và Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó sử dụng chủ yếu hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra. Cụ thể là:
Trong quá trình sưu tầm và xử lý tư liệu, tác giả tiến hành giám định, phê phán, xác minh tư liệu để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu. Từ đó, tác giả tiến hành sắp xếp, chọn lọc, phân loại tư liệu theo từng vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu khai thác được, tác giả vận dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu, kết hợp với các phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 - 1945).
Bên cạnh đó, do tiếp cận nghiên cứu ở lĩnh vực kinh tế nên đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu khu vực học, thống kê, định lượng, phân tích, so sánh, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án đã khôi phục một cách tương đối hệ thống, toàn diện về tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945.
- Trên cơ sở làm rõ những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc qua hai giai đoạn chính là giai đoạn 1883 - 1918 và giai đoạn 1919 - 1945, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương từ năm 1883 đến năm 1945, đặc biệt là về những chính sách nông nghiệp cụ thể của chính quyền thuộc địa áp dụng ở Hải Dương. Ngoài ra, luận án còn làm rõ tác động của kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội Hải Dương thời kỳ này.
- Nội dung luận án đã góp phần lấp một khoảng trống nghiên cứu về lịch sử địa phương Hải Dương và làm phong phú thêm những nghiên cứu về các vấn đề của lịch sử Việt Nam cận đại, đặc biệt là vấn đề kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc. Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng nói chung, các trường phổ thông ở Hải Dương nói riêng, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.
- Những kết luận khoa học của luận án và các kết quả nghiên cứu đã công bố góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Những nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918
Chương 4: Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 1919 đến năm 1945
Chương 5: Đặc điểm và tác động của nông nghiệp đến kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945 là một việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc, song chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện và có hệ thống về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 1883 đến năm 1945. Vấn đề này mới chỉ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến một cách sơ lược hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó liên quan đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945. Hầu hết các công trình dưới đây chỉ mang tính gợi mở, định hướng nghiên cứu cho tác giả luận án. Do vậy, tìm hiểu vấn đề kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ này vẫn còn là một khoảng trống lịch sử cần được bù lấp.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án có thể chia thành các nhóm nghiên cứu như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc địa
- Các sách nghiên cứu:
Cuốn sách “Souvenirs de l’Annam et du Tonkin” (Hồi ức về xứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ) của nhà nghiên cứu J.Masson, viết năm 1892 [113], đã đề cập đến nhiều khía cạnh của xã hội Bắc và Trung Kỳ. Chương XIV của cuốn sách đã đề cập đến đời sống của người dân (chủ yếu là nông dân) ở Bắc Kỳ trong những năm đầu thời thuộc địa. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể so sánh với đời sống nông dân tỉnh Hải Dương thời kỳ này.
Cuốn “Les concessions de terre au Tonkin” (Việc cấp phát ruộng đất ở Bắc Kỳ) của tác giả J.Morel, xuất bản tại Pari, năm 1912 [112]. Tác phẩm gồm có 5 chương đề cập đến các vấn đề chính sau: luật về cấp phát ruộng đất; cấp phát cho người bản xứ gồm nghị định ngày 7-7-1888 và nghị định ngày 8-11-1910; cấp phát cho người Âu gồm nghị định ngày 5-9-1888 và nghị định ngày 18 - 8 - 1896,; nhân công các đồn điền và mua lại đồn điền. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chính sách nông nghiệp, đặc biệt là chính sách ruộng đất của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ nói chung và Hải Dương nói riêng.
Cuốn “La Formation des classes sociales en pays Annamite” (Sự hình thành các giai cấp xã hội ở xứ An Nam) của tác giả A. Đuymarret, xuất bản năm 1935, (do Hoàng Đình Bình dịch sang tiếng Việt) [33] đã đề cập đến giai cấp nông dân Việt Nam dưới chế độ cai trị thuộc địa trên các khía cạnh như: sự hình thành giai cấp, địa bàn cư trú, quá trình bần cùng hóa, việc thuê mướn nhân công nông nghiệp, tiền công, giao kèo Nghiên cứu này giúp tác giả luận án hiểu sâu sắc hơn về giai cấp nông dân Việt Nam và có cái nhìn so sánh với nông dân tỉnh Hải Dương.
Cuốn “Đông Dương” của Ch. Robequain, xuất bản năm 1935 (do tổ tư liệu trường ĐHSP Hà Nội I dịch, bản dịch năm 1970) [138] đã đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên của các vùng miền thuộc Đông Dương (đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thượng du Bắc Bộ, Thượng Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên, Trung Bộ mà cụ thể là vùng Nghệ Tĩnh, Nam Bộ, Cămpuchia) và những thay đổi của Đông Dương trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Mặc dù công trình này không trực tiếp đề cập đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương, nhưng việc gợi mở những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Đông Dương là cơ sở để tác giả luận án giải quyết những nhiệm vụ của đề tài.
Cuốn “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Đạm (NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958) [37] gồm 9 chương đã đề cập đến những nội dung cơ bản như: tình hình Việt Nam trước khi bị tư bản Pháp xâm chiếm; quá trình bỏ vốn của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về nông nghiệp của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về thương nghiệp của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về công nghiệp của tư bản Pháp; chính sách bóc lột về cho vay và vận tải của tư bản Pháp; chính sách bóc lột thuế của tư bản Pháp; các tổ chức khoa học phục vụ cho việc bóc lột kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã dành chương III để nói về chính sách bóc lột về nông nghiệp của tư bản Pháp thời kỳ thuộc địa, bao gồm các vấn đề cụ thể sau: chính sách cướp đoạt ruộng đất của tư bản Pháp ở Việt Nam; phương thức kinh doanh đồn điền của tư bản Pháp ở Việt Nam; sự kinh doanh về từng loại nông phẩm của tư bản Pháp ở Việt Nam; sự kinh doanh về chăn nuôi của tư bản Pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, người viết có định hướng trong việc giải quyết những nhiệm vụ của đề tài.
Cuốn “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của tác giả Nguyễn Thế Anh (xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn) [4] gồm có ba phần: sự chiếm cứ quân sự; chế độ thuộc địa; phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa. Trong chương 2 Sự khai thác kinh tế (của phần thứ nhì) tác giả đã đề cập ít nhiều đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Tuy không phải là công trình nghiên cứu trực tiếp về kinh tế nông nghiệp Việt Nam nhưng có thể coi đây là những tư liệu mang tính khái quát giúp tác giả luận án bổ sung thêm nhận thức về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Cuốn "La Présence Financière et Economique Francaise en Indochine (1859 - 1939) (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 - 1939)) của J.Aumiphin, do Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang Trung dịch sang tiếng Việt, xuất bản năm 1994 [5]. Cuốn sách đã nêu rõ được những biến đổi sâu sắc mà bộ máy cai trị thuộc địa và các nhóm tài chính của Pháp đã mang lại cho xứ Đông Dương và đã góp phần vào việc hiện đại hóa nền kinh tế Đông Dương trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939). Tác phẩm đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp như: sự lưu thông tiền tệ; vai trò chúa tể của Ngân hàng Đông Dương trong đời sống kinh tế - tài chính của thuộc địa; sự phân bố và hoạt động của vốn tư nhân và chính phủ Pháp đầu tư vào Đông Dương qua các thời kỳ; sự cấu thành một khu vực kinh tế hiện đại với một hạ tầng cơ sở kinh tế được xét cả về hai mặt định lượng và định tính, và với những hoạt động của các nhà máy, các khu mỏ, các đồn điền lúa và cao su; cuối cùng là các tác động của khu vực kinh tế hiện đại đó đến nền kinh tế địa phương xét về cả hai mặt xã hội và kinh tế. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến nông nghiệp hải Dương nhưng đây là những cứ liệu để người viết kế thừa, tiếp thu và phát triển trong đề tài nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945.
Cuốn “Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945)” của tác giả Nguyễn Văn Khánh, xuất bản năm 2000 [99], đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1858 - 1945, trong đó có đề cập đến lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Mặc dù, tác giả nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam nói chung và xem xét vấn đề này như một nội dung nghiên cứu trong tổng thể cơ cấu kinh tế nhưng đây là tư liệu gợi mở ra nhiều vấn đề liên quan đến đề tài về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 - 1945.
- Các bài báo, tạp chí khoa học:
Trong bài “Quá trình chuyển biến cơ cấu xã hội Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945” (NCLS, số 4 năm 1995), tác giả Nguyễn Văn Khánh [96] đã nêu lên sự biến đổi của cơ cấu xã hội cổ truyền Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945 được chia làm hai thời kỳ: từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1918 và từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945. Theo tác giả “đặc điểm nổi bật của toàn bộ cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời thuộc địa là sự phát triển mất cân đối với một nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnh một nền công nghiệp mong manh, yếu ớt” [96; tr.18]. Qua đó ta có cái nhìn khách quan về cơ cấu kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương thời kỳ này.
- Luận văn, luận án:
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có một luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ lịch sử nào đề cập trực tiếp đến vấn đề kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ thuộc địa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số luận án tiếp cận ở một số hướng nghiên cứu mà người viết có thể tiếp thu, học hỏi và tham khảo, bao gồm:
Luận án “Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1939” của tác giả Vũ Thị Minh Hương, bảo vệ năm 2002 [48]. Công trình đã nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về vấn đề nội thương Bắc Kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, trên các khía cạnh chủ yếu sau: hàng hóa và giao lưu hàng hóa; thị trường; thương nhân và thương hội; giá cả và sự biến động của giá cả trên thị trường nội địa Bắc Kỳ; hệ thống giao thông và các phương tiện chuyên chở hàng hóa phục vụ nội thương Bắc Kỳ. Một trong những mặt hàng quan trọng trong thương mại Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1939 là nông sản như thóc gạo, ngô, gia súc,... Trong đó, tác giả có đề cập đến tỉnh Hải Dương. Điều này giúp người viết có cứ liệu để thực hiện những nhiệm vụ của luận án.
Luận án “Đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa (1883 - 1945”) của tác giả Phạm Thị Tuyết, bảo vệ thành công năm 2011 [162]. Công trình đã nghiên cứu một cách hệ thống về những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành, phát triển của đô thị Hải Dương thời kỳ thuộc địa và những yếu tố tác động cụ thể trong từng giai đoạn; làm rõ những biến đổi của đô thị Hải Dương dưới chế độ cai trị thuộc địa và sự khác nhau trong từng giai đoạn trên các phương diện chủ yếu như: thiết chế chính trị và chính sách quản lý đô thị; quy hoạch và diện mạo đô thị; các hoạt động kinh tế; tình hình chính trị, xã hội và lối sống, văn hóa. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những đánh giá khách quan về tác động của chính sách khai thác thuộc địa và kết quả hoạt động của chính quyền thuộc địa trong vai trò quản lý đô thị Hải Dương trên các lĩnh vực. Trong một chừng mực nhất định, việc nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của đô thị Hải Dương, trong đó có kinh tế nông nghiệp của thành phố Hải Dương, dù không nhiều, đã gợi mở ít nhiều những vấn đề khoa học khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời
Pháp thuộc
- Các sách nghiên cứu
Năm 1924, Henry Cucherousset đã cho xuất bản cuốn sách “Aujourd’hui Tonkin” (Xứ Bắc Kỳ ngày nay) [28] đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội Bắc Kỳ như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, y tế, giao thông vận tải Trong đó, có một số tư liệu về thủy lợi, đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ. Qua đó, chúng ta có thể so sánh với thủy lợi và đồn điền ở Hải Dương.
Cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, xuất bản năm 1926 [111] đã giới thiệu về tỉnh Hải Dương trên các mặt: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính, dân cư; kinh tế; giao thông vận tải, những nơi cổ tích và thắng cảnh. Trong đó, tác giả có đề cập đến kinh tế nông nghiệp, nhưng còn rất sơ sài: “tỉnh Hải Dương được đất lắm màu nên việc canh nông phát đạt lắm. Người ta cấy lúa nhiều nhất, có đến 350.000 mẫu ta. Lại giồng sắn, ngô, thuốc lào (nhất là ở huyện Vĩnh Bảo), mía, cau, chè, bông, vân vân” [111; tr.586].
Cuốn "Le Tonkin" (Bắc Kỳ) của P. Gourou, viết năm 1931 bằng tiếng Pháp [332] nghiên cứu tổng thể các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế của Bắc Kỳ những năm đầu thuộc địa đến năm 1931. Tác giả đã giành một chương (từ trang 110 đến trang 135) để tìm hiểu về nông nghiệp Bắc Kỳ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến những vấn đề như: Các điều kiện canh tác nông nghiệp: Khí hậu, thủy lợi, đất đai, chế độ sở hữu đất đai, lao động trong nông nghiệp; Chế độ sở hữu đất đai, sở hữu ruộng đất, vấn đề lao động trong nông nghiệp; Vị trí, tầm quan trọng của gạo đối với cuộc sống của con người, công việc đồng áng của người nông dân; diện tích đất đai để sản xuất lúa gạo và sản lượng lúa gạo Mặc dù công trình không nghiên cứu sâu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương, nhưng trên cơ sở những vấn đề mà tác giả đề cập đến, chúng ta có thể so sánh với nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
Cuốn "Economie agricole de l'Indochine" (Nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry (do Hoàng Đình Bình dịch) [43] đã phân tích cụ thể một số nội dung của nông nghiệp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ như: điều kiện vật chất và xã hội của người làm ruộng; ruộng đất và quyền sở hữu; súc vật để kéo; công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu cụ thể về ruộng đất và quyền sở hữu ruộng đất ở Hải Dương. Tác giả đã thống kê công phu, phân loại số chủ đất sở hữu từ 0-1 mẫu cho đến chủ sở hữu trên 100 mẫu; chủ đất trực tiếp canh tác và chủ đất làm cùng với tá điền; giá trung bình ruộng đất; diện tích ruộng công ở các phủ, huyện của tỉnh Hải Dương trong thập niên 30 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, tác giả còn thống kê về sự phân chia đất đai, bao gồm: sở hữu ruộng đất nhỏ (0 đến 5 mẫu, tức là 0 đến 1,8 ha), sở hữu ruộng đất trung bình (5 đến 50 mẫu, tức 1,8 đến 18 ha) và sở hữu ruộng đất lớn (trên 50 mẫu - 18 ha). Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu sâu về phương thức sử dụng đất trong nông nghiệp Bắc Kỳ gồm có canh tác trực tiếp, cho thuê đất, cho cấy rẽ và cho quản lý. Đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả luận án giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
Cuốn "La Culture du riz dans le delta du Tonkin" (Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ, Paris 1935) của René Dumont [331] đã khái quát quy trình sản xuất lúa: từ việc nghiên cứu khí hậu, thời tiết, chất đất, cho đến khâu cuối cùng là thu hoạch, bảo quản và bán sản phẩm. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghề trồng lúa ở Bắc Kỳ, tác giả đã đưa ra những số liệu và hình ảnh minh họa cụ thể. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể so sánh với nông nghiệp Hải Dương.
Cuốn “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” của Pierre Gourou xuất bản năm 1936 (được NXB Trẻ tái bản lại vào năm 2003) [42] bao gồm ba phần: Phần thứ nhất nghiên cứu về môi trường vật chất; phần thứ hai nghiên cứu về cư dân nông thôn và phần thứ ba nghiên cứu về phương tiện sống của nông dân Bắc Kỳ. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp trong chương 1, phần thứ ba, từ trang 413 đến trang 518, trên các khía cạnh như: quyền sở hữu; thâm canh trong nông nghiệp; cây lúa; những cây trồng thứ yếu; chăn nuôi gia súc; đánh cá. Đặc biệt, khi nghiên cứu những vấn đề trên, tác giả đã đề cập đến tỉnh Hải Dương, cụ thể như: sự phân bổ ruộng đất công ở Hải Dương “ruộng công ở các vùng biển rộng hơn nhiều so với các vùng nội đồng; ở huyện Vĩnh Bảo (Nam Hải Dương) ruộng đất công quan trọng hơn nhiều so với các phủ, huyện lân cận (Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện)” (tr.333, 334); trồng lúa ở Hải Dương “Tại những trạm trồng lúa của nhà nước, người ta đã có năng suất như sau, thường là năng suất bình quân của nhiều năm: Hải Dương 2.110 kg vụ tháng năm; ...đất khác nhau ở đồng bằng và đồi núi, tạo điều kiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
* Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây. Khí hậu ở đây chia thành bốn mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Vào mùa xuân, khí hậu rất mát mẻ, không có những trận mưa rào mà chủ yếu là mưa phùn nên rất thích hợp cho sự đâm chồi nảy lộc của cây. Mùa hạ nhiệt độ thường trên 30 độ, mưa nhiều. Đây là thời điểm thích hợp cho thu hoạch vụ chiêm và cấy vụ lúa mùa. Mùa thu thời tiết trong mát, nhiệt độ trung bình trên 25 độ, vẫn có mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Còn vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh và hanh khô, thích hợp cho trồng rau vụ đông.
Đây là điều kiện để tỉnh Hải Dương phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Sự phân mùa của khí hậu tạo khả năng hình thành một cơ cấu mùa vụ thích hợp, đem lại các sản phẩm đa dạng cho từng mùa. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây ra hạn hán, bão lụt và sản sinh nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Do đó, công tác trị thủy, thủy lợi và bảo vệ thực vật có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
* Sông ngòi
Tỉnh Hải Dương, ngoài huyện Chí Linh, Đông Triều là núi, còn lại diện tích của tỉnh đều là đồng bằng có sông bao bọc xung quanh gần khép kín địa hình.
Mạng lưới sông ngòi trong tỉnh Hải Dương phần lớn đều nằm trong hệ thống sông Thái Bình nên bị chi phối bởi chế độ thủy văn của sông này. Sông Thái Bình tiếp nhận một lượng nước mưa lớn từ vùng núi phía Bắc đổ về theo ba con sông hợp thành nên mang theo một lượng phù sa lớn đổ xuống miền châu thổ. Do đặc tính nổi bật của sông Thái Bình là trên thượng lưu, hai bên bờ hầu như hoàn toàn không có đê điều và trên dòng của nó, thủy triều vào rất sâu nên nó giúp cho các vùng hai bên sông không bị những trận lụt vào mùa nước lũ do vỡ đê như ở các vùng ven sông Hồng, đất đai màu mỡ do thường xuyên được bồi đắp phù sa, nhưng mặt khác lại gây nên tình trạng bị xâm mặn cho các vùng hạ lưu, nhất là những vùng ở gần biển.
Ngoài hai con sông chính là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy và các chi lưu thuộc hai sông này, tỉnh Hải Dương còn có nhiều hệ thống sông lạch nhỏ như sông Sặt, sông Cẩm Giàng, sông Hàn, sông Cửu An, sông Luộc, Hệ thống sông này là nơi cung cấp nước và vận chuyển phù sa để cung cấp cho đồng bằng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp phát triển.
Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (hướng chung của đồng bằng Bắc Bộ) với lòng sông rộng, độ dốc mặt nước nhỏ, độ sâu các sông trong năm (mùa cạn, mùa lũ) thay đổi lớn từ 3 - 4 m đến 11 - 12 m. Vận tốc dòng chảy biến đổi theo mùa cũng khá mạnh. Mùa mưa lũ, nạn ngập lụt thường xuyên xảy ra, do lượng nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn. Còn mùa cạn, hạ lưu các sông của tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng của nước mặn, do ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Do đó, công tác trị thủy, thủy lợi gồm đắp đê, chống úng, rửa mặn hết sức quan trọng, quyết định lớn đến sự phát triển của nông nghiệp Hải Dương.
Như vậy, điều kiện tự nhiên ở tỉnh Hải Dương rất phong phú, đa dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên nơi đây cũng gây nên những khó khăn nhất định đến sự tiến triển của kinh tế nông nghiệp.
2.2. Điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế
2.2.1. Điều kiện chính trị và xã hội
* Về chính trị
- Thực dân Pháp xâm lược, bình định tỉnh Hải Dương
Hải Dương là tỉnh đông dân, giàu tiềm năng và có tầm quan trọng về vị trí chiến lược nên thực dân Pháp tìm đủ mọi cách để xâm lược và đô hộ.
Ngày 19 - 8 - 1883, Pháp tấn công thành Hải Dương lần thứ hai. Thành Đông thất thủ mà hầu như không có sự kháng cự nào đáng kể. Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế lại ký với Pháp hiệp ước Harmand xác định quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ. Pháp thực hiện chiếm đóng tỉnh Hải Dương và đặt ách đô hộ kéo dài 62 năm (1883 - 1945).
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chống Pháp dâng lên mạnh mẽ trong toàn tỉnh gây cho Pháp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập chế độ cai trị thực dân. Phó Công sứ Dilleman trong báo cáo “La province de Hai Duong” phải thừa nhận rằng:
Như vậy là sau khi chiếm được thành Hải Dương, chúng ta mới chỉ thực sự làm chủ được những địa điểm ít ỏi mà chúng ta có quân đóng. Toàn tỉnh còn là nơi hoành hành của những đám giặc cướp. Các quan chức mà chúng ta giữ lại hay đặt lên thì bất lực trong việc cai trị. Phần lớn các phủ, huyện bị nhân viên người bản xứ bỏ rơi vì bản thân họ ở đó không được yên ổn, nên họ đều trốn chạy cả về tỉnh lỵ” [30; tr.39].
Công cuộc đánh chiếm và bình định của Pháp tại Thành Đông chỉ thật sự hoàn thành sau thời kỳ bất ổn kéo dài trong suốt 15 năm (1883 - 1897) bằng sự kiện Pháp bắt được Mạc Đĩnh Phúc và đưa ra xử tử tại Hải Dương ngày 29 - 12 - 1897 [30; tr.55- 56].
- Thể chế chính trị mới
Tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh khác ở Bắc Kỳ dưới quyền cai trị của một viên Công sứ người Pháp. Công sứ nắm mọi quyền hành trong tỉnh. Bộ máy giúp việc cho Công sứ có tòa sứ gồm các Tham biện và Thư ký. Dưới Công sứ có Phó Công sứ. Các bộ phận giúp việc chánh sứ có Sở mật thám, Sở Cẩm hay Sở cảnh sát. Sau đó lần lượt các sở chuyên ngành được thành lập như: Sở dây thép (bưu điện), Sở kho bạc (ngân hàng), Sở lục lộ (giao thông công chính), Sở canh nông (phụ trách nông nghiệp), Sở thú y (coi việc chăn nuôi - thú y), Sở cađát (địa chính), Nhà đoan (thuế). Lúc đầu các sở đều do người Pháp nắm giữ và trực tiếp điều hành. Về sau một số sở dần chuyển giao cho người Việt.
Về quân sự, dưới Công sứ có đội cảnh vệ địa phương, còn gọi là lính khố xanh, do một Giám binh người Pháp chỉ huy. Giúp việc có Quản đội, Cai và binh lính người Việt.
Về hệ thống quan lại Nam triều, đứng đầu tỉnh là Tổng đốc. Tổng đốc Hải Dương đầu tiên được Pháp bổ nhiệm là Lê Hoan (1886 - 1887) sau đó là Hoàng Cao Khải (1888 - 1905). Quan lại dưới quyền Tổng đốc có Bố chánh, Án sát, Lãnh binh. Các cấp dưới gồm: huyện có Tri huyện; phủ có Tri phủ; tổng có Chánh, Phó tổng; xã có Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần, Trương bạ,
Tóm lại, bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh Hải Dương đã góp phần đắc lực vào việc vơ vét của cải, tài nguyên và bóc lột nhân dân ta làm giàu cho chính quốc. Đây là một trong những nhân tố làm kinh tế Hải Dương thời thuộc địa có những biến đổi, trong đó có lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
* Về xã hội
Vùng đất Hải Dương có lịch sử phát triển từ sớm. Kết quả nghiên cứu khoa học đã xác nhận qua các di chỉ khảo cổ, trên vùng đất Hải Dương vào thời kỳ đồ đá đã có con người sinh sống. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, chinh phục tự nhiên, cư dân trên mảnh đất Hải Dương đã khai phá, tạo dựng lên quê hương giàu đẹp. Cộng đồng cư dân ở Hải Dương khá đa dạng về tộc người bao gồm người Việt, người Hoa và người Sán Dìu.
Người Việt (người Kinh) chiếm tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân cư. Năm 1943, người Kinh chiếm 99,81% dân số của cả tỉnh [154; tr.310 - 311]. Người Kinh ở Hải Dương có đặc điểm chung của người Kinh trên đất nước Việt Nam. Tổ chức xã hội và hình thái cư trú rất chặt chẽ, gắn liền với nghề truyền thống lúa nước, đánh cá hay làm thủ công tại các địa phương. Họ định cư thành làng xóm bền vững, phân bố ở vùng đồng bằng. Họ giàu kinh nghiệm thâm canh lúa nước, trồng cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày với nghề thủ công truyền thống.
Người Hoa và người Sán Dìu chiếm số lượng rất ít. Năm 1943, các tộc người này chỉ chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh [154; tr.310 - 311]. Họ cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi là huyện Chí Linh và Đông Triều.
Người Hoa tụ cư về Chí Linh khá sớm qua nhiều đợt. Đợt thứ nhất do nhóm người Hoa gốc Minh Hương lánh nạn nhà Mãn Thanh di cư sang. Đợt thứ hai do một nhóm người thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây chạy loạn quân Tưởng khi quân đội Nhật đánh chiếm Trung Quốc năm 1942. Trong quá trình sinh sống, người Hoa đã giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với người Kinh và các dân tộc khác để cùng phát triển. Họ có kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm và có tinh thần chịu thương, chịu khó.
Người Sán Dìu di cư về Chí Linh khoảng đầu thế kỷ XX. Họ có tập quán dùng phân bón khá sớm và có kỹ thuật làm vườn khá cao nên rau xanh các loại và cây ăn trái nhà nào cũng có, không chỉ đủ dùng mà còn có để bán, trao đổi. Người Sán Dìu sống tập trung thành từng làng, từng xóm nhỏ dưới chân đồi hay trên gò đất hướng ra các cánh đồng.
Tình hình dân cư của tỉnh Hải Dương có sự biến đổi qua thời gian. Cụ thể như sau: Dân số tỉnh Hải Dương năm 1900 là 705.850 người. Đến năm 1921 giảm xuống còn 592.000 người, gồm có nam 283.000 người (chiếm 47,8%), nữ là 309.000 người (chiếm 52,2%). Dân số cả nước Việt Nam khi đó là 15.584.000 người. Năm 1927, dân số tỉnh Hải Dương tiếp tục suy giảm còn khoảng 590.500 người. Từ thập niên 30, dân số của tỉnh tăng lên nhanh chóng. Năm 1932, dân số tỉnh Hải Dương là 833.290 người. Năm 1943, dân số tỉnh Hải Dương tiếp tục tăng lên là 843.530 người và cả nước là 22.612.000 người. Trong đó, ở Hải Dương, dân tộc Kinh là 842.000 người (chiếm 99,81%), các dân tộc thiểu số là 1.298 người (chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh) và người nước ngoài là 232 người (chiếm 0,04% dân số toàn tỉnh) [154; tr.310 - 311].
Theo báo cáo của Công sứ Hải Dương và Tổng đốc Dương Thiệu Tường lưu trữ tại Thư viện tỉnh Hải Dương, nhìn chung dân số của 13 huyện thuộc tỉnh Hải Dương từ năm 1900 đến 1932 tăng nhanh. Điều đó được thể hiện rất rõ qua biểu đồ 2.1 sau đây:
Nguồn: [154; tr.310 - 311] Các số liệu cụ thể của biểu đồ được tổng hợp tại bảng 1 Phụ lục 2 của luận án
Biểu đồ trên cho thấy, huyện có mức độ gia tăng dân số nhanh nhất là Kinh Môn, tăng từ 47.110 người đến 95.250 người, tăng 2,02 lần; huyện có mức độ gia tăng dân số chậm nhất là Nam Sách, tăng từ 63.480 người đến 66.500 người, tăng 1,04 lần. Đặc biệt, dân số huyện Cẩm Giàng và Kim Thành có xu hướng giảm đi. Cụ thể, dân số huyện Cẩm Giàng giảm từ 57.500 người còn 50.600 người, giảm 1,13 lần; dân số huyện Kim Thành giảm từ 54.330 người còn 51.000 người, giảm 1,06 lần.
Nhìn chung, nguồn nhân lực ở tỉnh Hải Dương dồi dào, siêng năng, chịu khó. Do làm nông nghiệp nên họ đã quen với sự lam lũ, một nắng hai sương. Phong tục thuần hậu chất phác, tính cộng đồng bền chặt. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nơi đây.
2.2.2. Điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng
* Về kinh tế
Trong quá trình đô hộ tỉnh Hải Dương, thực dân Pháp đã thực thi chính sách kinh tế thực dân bảo thủ và phản động, vừa duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu vừa kết hợp một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN.
Trong chính sách kinh tế thuộc địa ở Hải Dương, thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư vốn vào ngành khai thác mỏ và lập đồn điền. Ngay từ đầu, chính quyền thuộc địa đã tập trung xây dựng và phát triển khu mỏ Mạo Khê và Đông Triều. Năm 1916, thực dân Pháp thành lập Công ty than Đông Triều. Đến năm 1928 - 1929, số công nhân ở mỏ than Đông Triều là 500 người và mỏ Mạo Khê có 300 người. Ngoài ra, Pháp còn khai thác thêm 6 mỏ than ở Tràng Bạch (Đông Triều) và Cổ Kênh (Chí Linh), mỗi năm khai thác 15 vạn tấn than đá và than không khói. Than đá khai thác được bán ở cả nội địa, chính quốc và xuất sang các nước Anh, Trung Quốc, đem lại một nguồn lợi khá lớn.
Ngoài khai thác than, thực dân Pháp còn khai thác đất đá phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà cửa, Đến năm 1939, Hải Dương có 8 công trường khai thác đất đá ở các huyện Chí Linh, Kinh Môn và Đông Triều.
Ngành thương nghiệp, chủ yếu chỉ trao đổi các mặt hàng nông sản như ngô, lúa, sắn, gia súc, gia cầm và các sản phẩm thủ công. Số người chuyên hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (1%), lại bị thực dân Pháp chèn ép nên không thể phát triển hơn. Hai thị xã Hải Dương và Ninh Giang tuy cũng có những cửa hiệu buôn bán lớn nhưng chủ yếu do Hoa kiều nắm giữ.
Ngành ngoại thương Hải Dương được thực dân Pháp lập ra nhằm phục vụ cho việc thông thương và xuất khẩu các loại hàng hóa như than đá, nhựa thông, gỗ, lương thực, thực phẩm, một số loại gia súc, gia cầm,...
Để phục vụ cho việc khai thác kinh doanh, thực dân Pháp đã thành lập hệ thống ngân hàng và phát hành giấy bạc. Ngay từ đầu, các công ty, nhà máy ở Hải Dương đã có quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Đông Dương.
Như vậy, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, các ngành công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bước vào giai đoạn phát triển mới, khác căn bản với các thời kỳ trước đó. Sự phát triển này vừa tạo điều kiện cho những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương, vừa chịu sự tác động của những chuyển biến đó.
* Về cơ sở hạ tầng
Trong quá trình khai thác thuộc địa, chính quyền thực dân đã buộc phải đầu tư tu bổ và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt đều được đầu tư xây dựng và mở mang thêm. Nổi bật có đường thuộc địa số 5 từ Hà Nội chạy dọc tỉnh Hải Dương qua các huyện Cẩm Giàng, thị xã Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành xuống thành phố Hải Phòng được đưa vào sử dụng từ năm 1904. Đường thuộc địa số 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, chạy qua Phả Lại, Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch đến Quảng Yên. Bên cạnh đó, còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào sử dụng năm 1904 - 1905, dài hơn 100 km với 14 ga xép. Trong đó, 45 km chạy trên địa phận tỉnh Hải Dương với 6 ga xép là: Cẩm Giàng, Cao Xá, Hải Dương, Tiền Trung, Phạm Xá, Phú Thái.
Hàng năm chính quyền thuộc địa đều chi một khoản ngân sách để thường xuyên bảo dưỡng và cải thiện hệ thống đường sá. Năm 1936, ngân sách tỉnh đã chi 27.765,00đ để bảo dưỡng và cải thiện các tuyến đường: tỉnh lộ số 186, tỉnh lộ số 17, tỉnh lộ số 191, tỉnh lộ số 38 [268].
Tóm lại, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, và xã hội của tỉnh Hải Dương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực dân Pháp đã nhanh chóng phát huy thế mạnh của tỉnh để phát triển nông nghiệp, thu lợi nhuận cho chính quốc.
2.3. Sơ lược về tình hình nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời nhà Nguyễn
(1802 - 1883)
2.3.1. Chính sách ruộng đất
Chính sách khai hoang, phục hóa: Trải qua quá trình chiến tranh loạn lạc, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dân nhiều người phiêu tán, đất đai hoang hóa nhiều. Đúng như lời tâu của quan lại Bắc thành: “Bắc Hà trải qua loạn lạc, dân nhiều người xiêu tán, Binh có thiếu ngạch thì quan thường bắt làng lân cận cấp thế. Vì thế ruộng đất của dân xiêu tán bị làng lân cận chiếm lấy để bù lại”. Năm 1807, Gia Long dụ rằng: “Gần đây nghe thấy các nhà và những ấp xung quanh còn kẻ chiếm canh đất của dân xiêu dạt, che dấu lẫn nhau, khiến dân xiêu dạt sinh lòng lo sợ, nhiều người chưa dám trở về”. Điều này khiến cho xã hội thêm bất ổn, rối ren: “Gần đây kiện tụng ngày càng nhiều, tài lực ngày càng hao, trăm họ nhôn nhao không được yên nghiệp tệ hại trăm mối, dân không chịu nổi, kẻ giàu không giữ được của, kẻ nghèo phần nhiều lưu vong, khiến những lũ bất bình nhân mà phiến loạn” [137; tr. 82 - 83].
Tỉnh Hải Dương cũng có chung tình cảnh như vậy. Năm 1806, “Các xã thôn ở các trấn, phủ Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam, Thượng Hạ, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hóa Từ năm Nhâm Tuất (1802) đến nay nhân dân phiêu tán đến hơn 370 thôn xã, tô thuế bỏ thiếu, chồng chất đến hơn 11 vạn quan tiền hơn 7 vạn hộc thóc”. Năm 1826, “13 huyện trong hạt trấn Hải Dương, nhân dân vì đói xiêu tán đến 108 xã thôn, ruộng bỏ hoang hơn 12.700 mẫu, thóc thuế vụ đông năm ngoái không lấy gì nộp được”. Năm 1858, Hải Dương đói “dân bỏ đi, người giàu nghèo dần, người nghèo càng cùng quẫn” [137; tr.83-84].
Trước thực trạng đó, nhà Nguyễn ban hành các chính sách khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định xã hội.
Chủ trương phục hóa của nhà Nguyễn được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn đầu, 3 hình thức được thực hiện là:
- Giao cho quan quân cày cấy trước, sau đó khi dân lưu tán trở về thì giao lại “Từ Nghệ An ra Bắc ruộng đất của lưu dân từ năm Nhâm Tuất (1802) về trước đã cho quan quân cày cấy thì nay đình bãi, để đợi lưu dân trở về lại cho quản nhận làm ăn, tha thuế, tha lính 3 năm Từ Quý Hợi (1803) về sau, mà có người lưu tán thì ruộng đất vẫn cho quan quân cày cấy, đợi khi nào về sẽ cấp trả theo lệ miễn thuế 3 năm”.
- Khuyến khích nhân dân tự phục hóa ruộng đất làng mình. Theo quy định năm 1830, ruộng công bị bỏ hoang thì cho dân xã cùng khai khẩn, ruộng tư bỏ hoang thì chủ ruộng tư khai lấy.
- Cho phép người có khả năng trưng ruộng hoang “Nếu có ruộng mà ẩn lậu không khai người khác sẽ khẩn trưng và người khẩn trưng sẽ được ruộng” hoặc “ruộng bỏ hoang tất phải do dân xã không có sức khai khẩn được mới cho người xã khác khẩn canh, nếu dân này lưu tán mà dân khác cày cấy để nộp thuế thì cho các tổng làm sổ thay”.
Ngoài ra, triều Nguyễn còn thi hành nhiều chính sách khẩn hoang khác để mở rộng diện tích canh tác, tăng thu nhập của nhà nước, giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và nhà nước phong kiến. Đương thời, nhà Nguyễn đã sử dụng năm hình thức sau: mộ dân khai hoang, sử dụng lực lượng tù phạm, khuyến khích nhân dân tự động khai hoang, đồn điền và doanh điền. Để tăng cường hơn nữa số lượng người khai hoang, nhà Nguyễn khuyến khích những ai có khả năng, nhân dân hay quan lại đều được phép mộ dân đi khai hoang. Năm 1864, nhà nước lại khuyến khích hơn nữa việc khai hoang cả hai miền Nam - Bắc. Chế độ khen thưởng được xác định lại. Ở Hải Dương, chế độ khen thưởng như sau:
Bảng 2.1: Chế độ khen thưởng đối với hoạt động khai hoang
ở Hải Dương thời Nguyễn
Đối tượng
Số đinh mộ
Ruộng khẩn (mẫu)
Mức khen thưởng
Dân thường
70 - 80
200
Tòng cửu phẩm, lý trưởng
130
300
Chánh cửu phẩm, lý trưởng
200
200
Tòng bát phẩm, cai tổng
Cai tổng
100
200
Bổ thụ ngay
150
300
Chánh cửu phẩm, cai tổng
200
400
Tòng bát phẩm, cai tổng
Nguồn: [137; tr.90]
Nếu mộ thêm 50 người, 100 mẫu thì gia một bậc. Nếu ai tự ý xuất lực khai hoang thì ruộng đất khẩn được cho làm ruộng tư đời đời. Nếu ai vay của nhà nước thì cho một nửa số ruộng khẩn được làm ruộng tư.
Chính sách quân điền: Nhà Nguyễn tiếp tục thực thi chính sách quân điền nhằm hạn chế ruộng đất tư; duy trì, bảo vệ công điền công thổ; ổn định đời sống nhân dân; hạn chế quyền lực của giai cấp địa chủ, ổn định xã hội và bảo vệ chế độ thống trị của dòng họ.
Vào đầu thế kỷ XIX, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân trong cả nước phát triển mạnh mẽ, sở hữu công ngày càng giảm. Do đó, năm 1804, Gia Long đã thực hiện phép quân điền. Tất cả ruộng đất trong cả nước, cứ 3 năm chia lại một lần. Tất cả người dân đều được nhận ruộng đất theo khẩu phần nhà nước quy định: quan lại được từ 8 đến 18 phần; binh lính từ 7 đến 9 phần; dân đinh được 6,5 phần; dân đinh già ốm 5 phần; lão nhiêu, tiểu nhiêu 4 phần; trẻ mồ côi và đàn bà góa được 3 phần.
Năm 1831, Minh Mạng cho nhắc lại nguyên tắc nói trên. Nhận thấy ruộng đất công quá ít ỏi, “các quan viên không cứ chức phẩm cao thấp đều xin thôi dự cấp”, năm 1839, Minh Mạng đành chấp nhận đề nghị đó, chỉ “gia ân chiếu lệ chia cấp ruộng đất khẩu phần cho các viên đã hưu trí”. Tiếp đó, đến năm 1840, một lần nữa Minh Mạng sửa lại phép chia ruộng, cho tất cả mọi người đều được hưởng một phần như nhau, riêng lão nhiêu, tàn tật được 1/2 phần, lương điền của lính không thay đổi.
Tuy nhiên, chính sách quân điền không có tác dụng đáng kể vì làng nào làm theo tục lệ làng ấy, dân nghèo vẫn không có ruộng đất.
Như vậy, những biện pháp nêu trên của triều đình nhà Nguyễn ít nhiều có tác dụng phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống của nhân dân.
2.3.2. Tình hình ruộng đất nông nghiệp
Sở hữu ruộng đất bao gồm hai loại hình chính là Nhà nước và tư nhân. Trong đó, ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước gồm hai loại là Nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công làng xã.
* Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý gồm 3 hình thức chủ yếu là tịch điền, quan điền quan trại và đồn điền.
Tịch điền: Thời Nguyễn “tịch điền đã trở thành một loại ruộng thực sự và được thiết lập ở cả kinh kỳ lẫn ở các tỉnh, mỗi nơi dành ra khoảng dưới 5 mẫu (). Còn ở các tỉnh, triều Nguyễn quy định chọn đặt tịch điền và đền thờ Tiên Nông ở phía tây thành mỗi thành tỉnh, diện tích khoảng 3 mẫu 3 sào”. Đến thời Minh Mệnh, “cả nước có 31 tỉnh, mỗi tỉnh ước có 10 mẫu tịch điền” [120; tr.66]. Tịch điền ở các tỉnh do các viên quan lại hàng tỉnh trông nom. Theo đó, tỉnh Hải Dương có khoảng 10 mẫu tịch điền. Sức lao động để canh tác tịch điền gồm các nông dân địa phương, có trả công bằng tiền và gạo hàng ngày. Theo quyết định của Minh Mệnh năm 1832, tịch điền các địa phương “được lấy dân xã sở tại 15 tên sung làm phu cày cấy ruộng tịch điền, kiêm canh giữ đàn sở, được trừ miễn thuế thân” [120; tr.67].
Quan điền quan trại: Cho đến đầu thế kỷ XIX, quan điền quan trại cũng vẫn là những loại ruộng đất của nhà nước, tập trung nhiều ở vùng Quảng Trị; ngoài ra còn rải rác ở các dinh trấn: Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên, Quảng Bình, Nghệ An và Hà Nội.
Tuy nhiên, tô quan điền quan trại quá nặng nề, lại thêm số lượng không thể chiếm phần lớn ruộng đất trong nước để có thể duy trì địa vị chủ yếu của loại hình bóc lột này. Về phía người nông dân, bất đắc dĩ lắm mới phải lĩnh canh quan điền quan trại. Vì thế, tình trạng bỏ hoang quan điền quan trại khá phổ biến. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm biến đổi loại ruộng đất này thành công điền công thổ của làng xã. Chính sử nhà Nguyễn ghi chép về thời Thiệu Trị và Tự Đức không thấy nhắc tới quan điền quan trại nữa.
Đồn điền: là loại ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ biên giới. Dù cố ý hay không, chính sách phát triển đồn điền hoàn toàn phù hợp với đường lối ruộng đất của triều Nguyễn, đường lối phát triển các hình thức sở hữu nhà nước về ruộng đất, làm cơ sở cho chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Đồn điền đã trở thành một công cụ cai trị và áp bức dân tộc của nhà Nguyễn. Dưới thời Nguyễn, các đồn điền tập trung vào vùng Nam Kỳ và phát triển càng ngày càng mạnh [120; tr.83].
* Ruộng đất công làng xã:
Suốt trong hơn 50 năm đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã cố gắng bảo vệ và phát triển ruộng đất công làng xã nhằm biến ruộng công làng xã thành cơ sở kinh tế phù hợp cho chế độ phong kiến quan liêu chuyên chế. Tuy nhiên, chính sách đó đã hoàn toàn bị thất bại trước sự phát triển mãnh liệt của ruộng đất tư hữu. “Rõ ràng là cho tới thời Tự Đức thậm chí trước nữa, thời Minh Mệnh, trong số 29 tỉnh trên toàn quốc, chỉ có 2 tỉnh (tức 6,85%) số công điền nhiều hơn tư điền; 1 tỉnh (tức 3,44%) công điền bằng tư điền, còn 26 tỉnh (tức 89,67%) tư điền nhiều hơn công điền” [120; tr.227].
Theo thống kê của Bộ Hộ, vào thời Gia Long năm thứ 18 (1819), diện tích công tư điền thổ ở Hải Dương là hơn 535.500 mẫu ruộng trên tổng số đinh là hơn 23.900 người. Theo đó, bình quân ruộng đất của mỗi nhân đinh cuối triều Gia Long vào khoảng 22,4 mẫu/đinh. Như vậy, diện tích ruộng đất tính theo đầu nhân đinh ở Hải Dương còn tương đối lớn. So sánh với Thanh Hóa là khoảng hơn 7 mẫu/đinh, Hà Tĩnh 2,3 mẫu/đinh thì diện tích ruộng đất tính theo đầu nhân đinh ở Hải Dương gấp từ 3 đến 10 lần.
Diện tích ruộng đất công ở tỉnh Hải Dương rất thấp “Ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây, Hưng Yên ruộng công chiếm không quá 10% tổng diện tích ruộng đất” [137; tr.80]. Thậm chí ở một số địa phương của tỉnh, tỷ lệ ruộng đất công chỉ còn dưới 1% như làng Mộ Trạch (Bình Giang), ruộng đất công chỉ còn 0,93% tổng diện tích ruộng đất. Riêng làng Đan Loan (Cẩm Giàng) ruộng công đã không còn tồn tại [97; tr.35]. Ở một số xã tỷ lệ ruộng đất công chỉ trên 1% như xã Đàm Lộc (1,3%), xã Thanh Cương (1,64%) [162; tr.51]. Điều này cho thấy, mức độ phân hóa ruộng đất ở Hải Dương rất mạnh mẽ và triệt để.
* Ruộng đất tư hữu:
Thời nhà Nguyễn, tốc độ tư hữu hóa ruộng đất ở Hải Dương rất nhanh và mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khánh về ruộng đất tư hữu ở làng Mộ Trạch (Bình Giang).
So với cả nước, cũng như so với một số vùng ở miền Bắc, ruộng tư ở Mộ Trạch vào đầu thế kỷ XIX đã đạt tỷ lệ khá cao (83%) với diện tích là 796 mẫu 2 sào 9 thước 4 tấc; nếu cộng cả loại đất ở, vườn ao thì tỷ lệ đó lên tới 95,9% tổng số ruộng đất của làng. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ ruộng đất tư ở các vùng Bắc Ninh, Hà Đông, Thái Bình.
Sự phân hóa ruộng đất tư ở làng Mộ Trạch được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Tình hình phân hóa ruộng đất tư ở làng Mộ Trạch (Bình Giang)
đầu thế kỷ XIX
STT
Quy mô sở hữu (mẫu)
Chủ sở hữu
Diện tích
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (mẫu)
Tỷ lệ (%)
1
Dưới 1 mẫu
0
0
0
0
2
1 - 3 mẫu
0
0
0
0
3
3 - 5 mẫu
2
5,12
11,3
1,25
4
5 - 10 mẫu
1
2,56
6,8
0,78
5
10 - 20 mẫu
20
51,28
310,7
39,07
6
20 - 30 mẫu
13
33,33
320,2
41,30
7
30 - 50 mẫu
2
5,12
72,4
9,46
8
Trên 50 mẫu
1
2,56
60,7
8,15
[97; 36]
Bảng thống kê trên cho thấy, ở Mộ Trạch không có những nông dân sở hữu dưới 3 mẫu ruộng đất. Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Quân, những người có sở hữu từ 3 - 5 mẫu là trung nông, và những người sở hữu từ 5 - 10 mẫu là trung nông lớp trên, hay những nông dân khá giả, những người sở hữu từ 10 mẫu (khoảng 3,6 ha) trở lên được coi là địa chủ. Như vậy, ở Mộ Trạch, đại đa số chủ sở hữu đều là địa chủ gồm 36/39 người (chiếm 92,29%), nắm trong tay gần 98% số ruộng tư. Tuy nhiên, số đại địa chủ có sở hữu lớn từ 30 mẫu ruộng trở lên không nhiều, chỉ chiếm có 7,68% số chủ sở hữu và 17,61% ruộng đất.
Như vậy, qua nghiên cứu tình hình ruộng đất ở làng Mộ Trạch (Bình Giang), ta thấy sự phân hóa ruộng đất ở đây đã đạt đến mức cao và triệt để. Ruộng đất công chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,93%) trong tổng diện tích ruộng đất. Còn ruộng đất tư hữu chiếm đến 83%, bình quân diện tích ruộng đất tư hữu/chủ ruộng vào loại cao (20,4 mẫu) so với nhiều vùng khác ở Bắc Bộ. Điều này cũng diễn ra ở một số địa phương khác trong tỉnh. Tỷ lệ ruộng tư ở xã Đàm Lộc là 92,14%, xã Thanh Cương là 93,14% [162; tr.51].
Tóm lại, dưới thời Nguyễn, tình hình sở hữu ruộng đất ở tỉnh Hải Dương biến đổi theo hướng: ruộng đất công chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10% tổng diện tích ruộng đất); ruộng đất tư phát triển mạnh, song không có nhiều đại địa chủ như ở những tỉnh khác.
2.3.3. Hình thức tổ chức và kỹ thuật sản xuất
* Hình thức tổ chức sản xuất
Thời Nguyễn, hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm nông dân làm ăn riêng lẻ và địa chủ phát canh thu tô. Hình thức tổ chức sản xuất này còn được duy trì trong kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Theo đó, địa chủ thường chia nhỏ ruộng đất để phát canh cho tá điền theo hình thức cấy rẽ. Thông thường, người tá điền nhận cấy rẽ phải tự túc chi phí canh tác từ nông cụ, trâu bò, phân bón, sức lao động còn chủ ruộng thì cấp điền thổ, giống và nộp thuế. Hoa lợi thu hoạch được thì chia đôi. Cũng có trường hợp phân chia theo phong tục tập quán, theo sự đòi hỏi của chủ đất, theo giá cả nhân công trong vụ gặt, trong việc vận chuyển thóc và đập thóc. Nhìn chung, cuộc sống của người tá điền rất cực khổ. Nhiều khi thu hoạch xong, họ rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
* Kỹ thuật sản xuất
Việc canh tác ruộng đất ở Hải Dương còn rất lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Cho đến thế kỷ XIX, người nông dân đã khẳng định được thứ tự của các khâu trong sản xuất nông nghiệp là: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Thủy lợi được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Do đó các vua Nguyễn rất chú trọng đến công tác trị thủy và thủy lợi, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hải Dương.
Nhà Nguyễn đã kế thừa những kinh nghiệm và tổ chức cũ của các triều trước trong việc quản lí công tác trị thủy ở Bắc Bộ, song cũng có những cải tiến và hoàn chỉnh hơn, đặc biệt là dưới đời vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Ở Trung ương, các vua Nguyễn đã tổ chức các cơ quan phụ trách thủy lợi, bố trí những vị quan có năng lực vào vị trí đó. Năm 1828: đặt Nha môn Đê chính Bắc Thành, gồm 45 người, do Lê Đại Cương (Hữu Tham tri bộ Hình) quản lý. Ở địa phương, Nhà nước đã có mức quy định khen thưởng hoặc trừng phạt các tổng lý ở Bắc Kỳ trong việc đắp đê và phòng hộ đê. Theo đó, Lý trưởng và Cai, Phó tổng phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Các quy định về đê điều, thủy lợi ở các làng xã thường được phản ánh trong các bản khoán ước, hương ước của các làng. Việc đảm bảo nguồn nước trong vụ cấy cày và trong thời gian sinh trưởng của cây lúa được đặc biệt chú ý. Bản “Khoán lộ xã Vĩnh Lại” huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (Hải Hưng) lập vào năm Gia Long 1807 gồm 24 điều, trong đó có điều quy định:
Việc giữ nước lại, mở nước ra, nhà nông coi là việc rất quan trọng. Nếu có liên quan đến ruộng của người nào, nếu ruộng của họ bị ngập, người chủ ruộng nên làm đơn cho xã thôn trưởng xem. Nếu đúng sự thực thì sẽ cho tháo nước ra. Nếu người nào tự ý giữ nước lại hoặc mở nước ra để đến nỗi có hại nhà nông thì sẽ phạt lợn và rượu trị giá “1 quan 2 mạch tiền cố” [47; tr199].
Việc đắp thêm đê mới, tu sửa đê cũ, khai thông các dòng nước, mở cống thoát nước ứ tắc được thực hiện hàng năm. Ở Hải Dương, lượng đê được đắp là 26.830 trượng [137; tr.121]. Mặc dù nhà Nguyễn đã bỏ rất nhiều công sức vào việc trị thủy nhưng hiệu quả thu được không như mong muốn. Hiện tượng vỡ đê, lụt lội xảy ra thời Nguyễn tăng gấp nhiều lần so với các triều đại phong kiến trước đó. Ở Hải Dương, hiện tượng vỡ đê, lụt lội xảy ra khá nhiều, vào các năm: 1803, 1804 (vỡ đê, lụt), 1809 (bão lụt), 1824 (bão), 1842 (mưa lụt), 1844 (bão lụt), 1857 (vỡ đê, lụt), 1863 (bão), 1867 (bão lụt), 1868 (vỡ đê, lụt), 1873 (vỡ đê, lụt), 1874 (bão), 1879 (vỡ đê, lụt), 1881 (bão lụt, vỡ đê), 1883 (bão lụt). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân.
Công cụ sản xuất vẫn còn rất thô sơ: cày, cuốc, liềm, gàu,... Hầu như các làng đều có thợ rèn các công cụ sắt, từ lưỡi cuốc, lưỡi xẻng đến lưỡi liềm “Cày sâu, bừa kỹ” là khâu chủ yếu trong việc làm đất. Sức kéo chủ yếu là trâu, bò.
Phân bón có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Dân gian xưa có câu: “Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân”. Người ...g). 1919, TTLTQG I, Hồ sơ số 11100
Demande de construction d'un barrage sur le Song Ky formulée par Pivet, planteur à Dong Trieu (Hai Duong) en 1920, TTLTQG I, Hồ sơ số 80036
Demande de sémences du paddy dit "Lua Song Lon" présentée par le Résident de Hai Duong. 1921, TTLTQG I, Hồ sơ số 40251
Etat des prêts sur les récoltes consentis ou prorogés et des remboursements de 1899 à 1913 dans la province de Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 78160-01
Etat indicatif des concessions agricoles de la-09p province de Hai Duong. 1909, TTLTQG I, Hồ sơ số 54532.
Etats des renseignements sur la situation administrative, sociale et économique de la province de Hai Duong.1931, TTLTQG I, Hồ sơ số 78454
Etats de prévision de la récolte du paddy du 10e mois 1939 des provinces de Phu Tho, Laokay, Ha Giang, Quang Yen, Phuc Yen, Hai Duong, Son Tay, Bac Ninh, Thai Nguyen, Bac Giang, Hung Yen, Vinh Yen, Nam Dinh, Lai Chau, TTLTQG I, Hồ sơ số 75344-16
Etude de rendement des rizières et influence d'irrigation dans le Delta tonkinois. 1933, TTLTQG I, Hồ sơ số 75808
Exploitations agricoles dans les provinces de Hai Duong et Thai Binh en 1895, TTLTQG I, Hồ sơ số 84432.
Fonctionnement des ouvrages d’hydraulique agricole dans la province de Hai Duong. 1905, TTLTQG I, Hồ sơ số 79194
Fonctionnement de la banque de crédit agricole des provinces de Bac Giang, Bac Ninh, Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Hung Yen, Nam Dinh, Ninh Binh, Phuc Yen, Thai Binh, Vinh Yen en 1939, TTLTQG I, Hồ sơ số 75742- 05.
Fonctionnement de la caisse de crédit agricole des provinces de Bac Giang, Bac Ninh, Ha Nam, Hai Duong, Hung Yen, Nam Dinh, Ninh Binh, Phuc Yen, Son Tay, Kien An, Vinh Yen en 1940, TTLTQG I, Hồ sơ số 75742- 06.
Fonctionnement des Banques provinciales de Crédit populaire agricole de Hai Duong, Hung Yen, Kien An, TTLTQG I, Hồ sơ số 75361-4
Inauguration de l'usine de pompage pour irrigation au village de Thuong Do, huyen de Kim Thanh (Hai Duong). 1926, TTLTQG I, Hồ sơ số 57139
Mouvement et état général de la colonization à Haiduong. 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 66526
Notice, monographie de la province de Hai Duong. 1901, TTLTQG I, Hồ sơ số 1549
Notice sur la province de Hai Duong. 1933, TTLTQG I, Hồ sơ số 54754
Organisation des stations de démonstration des améliorations agricoles et méthodes à appliquer aux diverses cultures locales 1926, TTLTQG I, Hồ sơ số 42030.
Ouverture des marchés de bestiaux de: Hai Duong, Kesat, Ninh Giang, Thanh Mien, Tu Ky de la province de Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 78301.
Pièces comptables du mois d'Avril 1942 de treize caisses provinciales de crédit agricole du Tonkin ( Bac Giang, Bac Ninh, Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Hung Yen, Kien An, Nam Dinh, Ninh Binh, Phu Tho, Quang Yen, Son Tay, Thai Binh, TTLTQG I, Hồ sơ số 74857
Plan de développement économique de la province de Hai Duong. 1939, TTLTQG I, Hồ sơ số 68334
Prêts sur les récoltes aux propriétaires de rizières à Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 78157-03
Projet d'irrigation par pompage dans le huyen de Gia Loc, province de Hai Duong. 1927, TTLTQG I, Hồ sơ số 57145
Programme de l'hydraulique agricole dans le Delta Tonkinois. 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 75639
Rapports économiques de la province de Hai Duong des années 1913, 1915 et 1916, TTLTQG I, Hồ sơ số 588-08
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong du 1ère Juillet 1918 au 30 Juin 1920, TTLTQG I, Hồ sơ số 36533-08
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong, de 1920 à 1921, TTLTQG I, Hồ sơ số 36542-08
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong du 1ère Juillet au 30 Juin 1922, TTLTQG I, Hồ sơ số 36544 - 08
Rapport annuel sur la situation générale des Services agricoles et commerciaux du Tonkin de 1921 à 1923, TTLTQG I, Hồ sơ số 36548
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong (1922-1923), TTLTQG I, Hồ sơ số 36550-06
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong de Juin 1924 à Juin 1925, TTLTQG I, Hồ sơ số 36558-09
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong, de 1925 à 1926, TTLTQG I, Hồ sơ số 36562-07
Rapport annuel sur la situation générale de la province de Hai Duong de 1926 à 1927, TTLTQG I, Hồ sơ số 36567-08
Rapport annuel sur les travaux effectués en 1927 et plan de campagne pour 1928 à la stations de démonstration des améliorations agricoles de Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 75249.
Rapport annuel sur les travaux effectués en 1928 de la Station de Démonstration des Améliorations agricoles de Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 75294
Rapport du Résident de Hai Duong sur des mesures préventives contre les disettes après d’insuffisantes récoltes du riz au Tonkin. 1906, TTLTQG I, Hồ sơ số 75780- 3.
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1931, TTLTQG I, Hồ sơ số 74211
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1933, TTLTQG I, Hồ sơ số 74212
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1934, TTLTQG I, Hồ sơ số 74213.
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1935, TTLTQG I, Hồ sơ số 74214
Rapport énomique de la province de Hai Duong de l'année 1936, TTLTQG I, Hồ sơ số 74216
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 74217
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1938, TTLTQG I, Hồ sơ số 74218
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1939, TTLTQG I, Hồ sơ số 74219
Rapport économique de la province de Hai Duong de l'année 1940, TTLTQG I, Hồ sơ số 74220
Rapports économiques des provinces du Tonkin :Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Hai Ninh, Hai Phong, Hoa Binh, Hung Yen, Lai Chau, Lang Son, Laokay.1925, TTLTQG I, Hồ sơ số 72582-1
Rapports économiques du Tonkin des années 1913, 1915, 1916, TTLTQG I, Hồ sơ số 72588
Rapports économiques et statistiques commerciales des provinces de Hai Duong, Ha Giang, Ha Nam, Hoa Binh, Hung Hoa, Hung Yen, Lang Son, Laokay, TTLTQG I, Hồ sơ số 72575-03
Rapports économiques et politiques des provinces de Hanoi, Hai Ninh, Hai Duong, Hoa Binh, Hung Yen, Kien An du Tonkin pendant l'année 1912, TTLTQG I, Hồ sơ số 72560-01
Rapports économiques semestriels des provinces du Tonkin (Cao Bang, Ha Dong, Ha Giang, Ha Nam, Hai Duong, Hai Ninh).1923-1924, TTLTQG I, Hồ sơ số 72584-02
Rapports politiques et économiques annuels et mensuels de la province de Hai Duong (1913 - 1915), TTLTQG I, Hồ sơ số 81537
Rapport sur la situation politique, administrative et financière de la province de Hai Duong du 1er Juillet 1935 au 30 Juin 1936, TTLTQG I, Hồ sơ số 74215
Rapport sur le niveau de vie des travailleurs agricoles au Tonkin en 1938, TTLTQG I, Hồ sơ số 75357-5
Rapports sur les prévisions de la récolte de paddy du 5e mois et 10e mois de l'année 1941 au Tonkin, TTLTQG I, Hồ sơ số 75342-13
Rapport sur les superficies et rendements de la campagne du 5e mois de l’année 1942 des provinces de Bac Giang, Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Nam Dinh, Ninh Binh, Son Tay, Thai Binh, Vinh Yen au Tonkin, TTLTQG I, Hồ sơ số 75342- 19.
Renseignement commerciaux et de la colonisation fournis par les provinces du Tonkin en 1895, TTLTQG I, Hồ sơ số 38052
Renseignements mensuels sur la situation des cultures du Tonkin de 1940, TTLTQG I, Hồ sơ số 75356-03
Renseignements statistiques mensuels rizicoles dans les provinces de Ha Nam, Hai Duong, Hung Yen de janvier à septembre 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 75360- 02.
Renseignements statistiques sur la situation administrative sociale et économique de la province de Hai Duong, TTLTQG I, Hồ sơ số 68333
Renseignement statistiques sur les concessions domaniales accordées aux Européens de la province de Hai Duong. 1942, TTLTQG I, Hồ sơ số 68329.
Renseignements sur la culture du mais provinces de: Bac Giang, Bac Kan, Bac Ninh, Cao Bang, Ha Dong, Ha Giang, Ha Nam, Hanoi, Hai Duong, Haiphong, Thai Binh, Hung Yen, Kien An, Lang Son en, TTLTQG I, Hồ sơ số 80154.
Renseignements sur la production, la récolte, la vente et le prix de paddy et de riz dans les provinces du Tonkin en 1919, TTLTQG I, Hồ sơ số 20667
Renseignements sur l'agriculture au Tonkin pendant les années 1930 et 1931, TTLTQG I, Hồ sơ số 40396.
Renseignements sur la récolte du riz dans les provinces du Tonkin en 1919, TTLTQG I, Hồ sơ số 20672.
Renseignements sur la situation rizicole des provinces de Ha Nam, Hai Duong, Hung Yen au Tonkin pour l'année 1940, TTLTQG I, Hồ sơ số 75342-01
Renseignements sur le commerce de paddy à Kinh Mon, Hai Duong. 1924-1925, TTLTQG I, Hồ sơ số 40631
Renseignements sur le fonctionnement de la Banque de Crédit agricole dans les provinces de Bac Ninh, Bac Giang, Ha Dong, Hai Duong, Ha Nam, Hung Yen, Kien An, Nam Dinh, Ninh Binh, Thai Binh. 1934-1936, TTLTQG I, Hồ sơ số 75366.
Renseignement sur les concessions européens dans la province de Hai Duong. 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 68354.
Renseignements sur l'exportation du riz et mais. 1914, TTLTQG I, Hồ sơ số 20454
Régime définitif des concessions domaniales rurales et programme de colonisation. 1929- 1931, TTLTQG I, Hồ sơ số 65710.
Régime des terres des grandes concessions annamites et francaises, TTLTQG I, Hồ sơ số 66199.
Règlementation sur le régime des concessions domaniales en Indochine, TTLTQG I, Hồ sơ số 65308.
Règlementation sur les domaines communaux de Ha Noi, Hai Phong, Hai Duong, Bac Ninh, Nam Dinh, Tong (Son Tay). 1903- 1943, TTLTQG I, Hồ sơ số 65620.
Rendement définitif de la récolte du riz du 5e mois 1939 des provinces de Phuc Yen, Ninh Binh, Yenbay,Son Tay, Moncay, Hai Duong, Ha Dong, Hoa Binh, Thai Nguyen, Tuyen Quang, Son La, TTLTQG I, Hồ sơ số 75344-14
Rendement définitif de la récolte de paddy du 5e mois et 10e mois de l’année 1942 des provinces de Bac Giang, Bac Ninh, Bac Kan, Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Hoa Binh, Kien An, Lang Son, Moncay au Tonkin, TTLTQG I, Hồ sơ số 75342- 14.
Réforme de I’impôt foncier au Tonkin, TTLTQG I, Hồ sơ số 82108.
Rôle d’impôts divers de la province de Hai Duong pour l’exercice 1903, TTLTQG I, Hồ sơ số 002014.
Rôles primitifs d’impôt foncier des asiatiques étrangers de la province de Hai Duong. 1933- 1935, TTLTQG I, Hồ sơ số 84686.
Situation de la culture du riz et estimation probable des récoltes de la province de Hai Duong (1908), TTLTQG I, Hồ sơ số 8012.
Situation mensuelle des sorties de mais des provinces de Bac Giang, Bac Kan, Bac Ninh, Cao Bang, Ha Dong, Ha Giang, Ha Nam, Hai Duong, Hoa Binh, Hung Yen, Kien An, Lang Son en 1939, TTLTQG I, Hồ sơ số 75340-03
Statistiques industrielles et agricoles des concessions dans les provinces du Tonkin (classées par ordre alphabétique: H - Y). 1918-1919, TTLTQG I, Hồ sơ số 84418
Statistique rizicole des provinces de Bac Kan, Bac Ninh, Ha Dong, Ha Nam, Hai Duong, Haiphong, Hoa Binh de Juillet à Décembre 1904, TTLTQG I, Hồ sơ số 77814.
Statistique rizicoless des provinces de Hanoi, Hai Duong, Haiphong, Hoa Binh, Hung Yen, Hung Hoa de Janvier à Juin 1907, TTLTQG I, Hồ sơ số 77815- 01.
Statistiques rizicole mensuelles des provinces de: Bac Ninh, Cao Bang, Ha Dong, Hanoi, Hai Duong, Haiphong, Hoa Binh, Hung Yen en 1906, TTLTQG I, Hồ sơ số 80153.
Travaux d'amélioration de l'irrigation dans les huyen de Thanh Ha et Kim Thanh, province de Hai Duong. 1908, TTLTQG I, Hồ sơ số 2775.
4. Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ (SCTT)
Etat récapitulatif des superficies des zones du cultures pour les villages de la province de Hai Duong, cadastres en parcelaires. 1939-1942, TTLTQG I, Hồ sơ số 804.
Listes nominatives des propriétés plus de 100 mau de terrains dans les provinces au Tonkin. 1944, TTLTQG I, Hồ sơ số 648.
Prix moyen par mau de rizières dans les différents villages de la province de Hai Duong. 1937, TTLTQG I, Hồ sơ số 550.
Réforme du régime agraire fournis par les provinces de Hai Duong,....1952-1953, TTLTQG I, Hồ sơ số 99.
Régime des concessions de terrains ruraux au Tonkin. 1925-1939, TTLTQG I, Hồ sơ số 358.
Statistique sur les superficies des rizières des villages des provinces du Tonkin. 1941-1943, TTLTQG I, Hồ sơ số 88.
5. Khối tài liệu Thủy lợi
Documents divers relatifs à la construction de petits ouvrages et aux levers de plans dans la province de Hai Duong 1912-1958, TTLTQG I, Hộp 489, hồ sơ 21, tập 1.
Dossier économique de Hai Duong 1939, TTLTQG I, Hộp 420, hồ sơ 12, tập 1
Dossiers économiques du casier de Nam Sách (Hai Duong): 1935-1942, TTLTQG I, Hộp 489, hồ sơ 17, tập 6
Dossiers économiques 1935, TTLTQG I, Hộp 476, hồ sơ 47, tập 8
Dossiers économiques 1936, TTLTQG I, Hộp 477, hồ sơ 48, tập 3
Dossiers économiques 1936, TTLTQG I, Hộp 478, hồ sơ 48, tập 8
Etudes d’aménagement des casiers de Nam Sach et Thanh Ha (Hai Duong), TTLTQG I, Hộp 488, hồ sơ 16, tập 1
Etudes d’aménagement des casiers de Nam Sach et Thanh Ha (Hai Duong), TTLTQG I, Hộp 488, hồ sơ 16, tập 4
Etudes d’aménagement des casiers de Nam Sach et Thanh Ha (Hai Duong), TTLTQG I, Hộp 488, hồ sơ 16, tập 5
Etudes d’aménagement des casiers de Nam Sach et Thanh Ha (Hai Duong), TTLTQG I, Hộp 488, hồ sơ 16, tập 6.
II. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP
Alfred Bouchet (1928), L’essor de la ville de Hải Dương 1923 - 1927” (Tiến triển của thành phố Hải Dương 1923 - 1927), Impr. Tonkinoise, Hà Nội.
René Dumont (1935), La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ), Paris.
P. Gourou (1931), Le Tonkin (Bắc Kỳ).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số bản đồ
Phụ lục 2: Các bảng thống kê kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 – 1945
Phụ lục 3: Đơn vị trọng lượng và diện tích sử dụng ở Bắc Kỳ năm 1936
Phụ lục 4: Tổ chức Trạm thí nghiệm nông nghiệp
Phụ lục 5: Đơn tố giác của nông dân tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc
Phụ lục 6: Chế độ quân điền quân cấp làng An Lãng, tổng Đà Phố, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ BẢN ĐỒ
1.1. Lược đồ hành chính của tỉnh Hải Dương năm 1926
Nguồn: Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
1.2. Bản đồ tỉnh Hải Dương hiện nay
Nguồn: haiduong.gov.vn
1.3. Lược đồ hành chính khu vực Bắc Kỳ
Nguồn: Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
PHỤ LỤC 2
CÁC BẢNG THỐNG KÊ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KỲ 1883 - 1945
Bảng 1: Dân số của tỉnh Hải Dương từ năm 1900 đến năm 1932:
STT
Tên huyện
Năm 1900
Năm 1932
Toàn tỉnh
705.850
833.290
1
Cẩm Giàng
57.500
50.600
2
Bình Giang
36.170
44.700
3
Gia Lộc
55.850
66.590
4
Thanh Hà
82.490
84.700
5
Thanh Lâm (Nam Sách)
63.480
66.500
6
Vĩnh Lại (Ninh Giang)
71.080
82.000
7
Tứ Kỳ
81.300
101.800
8
Thanh Miện
41.560
48.650
9
Hiệp Sơn (Kinh Môn)
47.110
95.250
10
Kim Thành
54.330
51.000
11
Chí Linh
27.880
32.400
12
Vĩnh Bảo
66.650
80.800
13
Đông Triều
20.450
28.300
Nguồn: [154; tr.310 - 311]
Bảng 2: Diện tích cấy lúa ở các phủ, huyện của tỉnh Hải Dương năm 1900
STT
Phủ, huyện
Diện tích cấy lúa (ha)
1
Phủ Ninh Giang
10.584
2
Huyện Tứ Kỳ
24.450
3
Huyện Thanh Hà
11.607
4
Huyện Kim Thành
11.506
5
Phủ Kinh Môn
44.727
6
Huyện Thanh Miện
11.130
7
Phủ Nam Sách
15.926
8
Huyện Cẩm Giàng
15.744
9
Huyện Gia Lộc
11.834
10
Huyện Chí Linh
6.120
11
Phủ Bình Giang
8.316
Nguồn: [154; tr.421]
Bảng 3: Diện tích cấy lúa ở các phủ, huyện của tỉnh Hải Dương vụ mùa năm 1913:
STT
Phủ, huyện
Diện tích cấy lúa (ha)
1
Thanh Lâm (Nam Sách)
9.000,00
2
Cẩm Giàng
8.800,00
3
Hiệp Sơn (Kinh Môn)
7.900,00
4
Thanh Hà
9.780,00
5
Bình Giang
8.560,00
6
Chí Linh
6.350,00
7
Đông Triều
3.700,00
8
Vĩnh Bảo
14.600,00
9
Kim Thành
7.400,00
10
Tứ Kỳ
13.800,00
11
Thanh Miện
9.000,00
12
Vĩnh Lại (Ninh Giang)
11.400,00
13
Gia Lộc
9.050,00
Tổng
119.340,00
Nguồn: [274; tr.33]
Bảng 4: Cơ cấu ruộng công ở tỉnh Hải Dương năm 1930
Tỉnh
Ruộng công (ha)
Cộng
Tổng diện tích ruộng đất (ha)
Tỷ lệ ruộng công (%)
Canh tác
Bỏ hoang
Hải Dương
19.745
2.267
22.012
135.200
16,28
Nguồn: [43; tr.1 - 77]
Bảng 5: Diện tích ruộng công làng xã ở Bắc Kỳ năm 1930
STT
Tỉnh
Diện tích ruộng làng (mẫu)
Canh tác được
Bỏ hoang
01
Bắc Giang
13.004
1.972
02
Bắc Ninh
35.302
2.942
03
Hà Đông
59.395
6.933
04
Hải Dương
54.849
6.299
05
Hà Nam
58.615
11.383
06
Hưng Yên
42.912
1.864
07
Kiến An
28.714
7.375
08
Nam Định
135.163
3.842
09
Ninh Bình
48.998
5.249
10
Phúc Yên
13.505
1.263
11
Phú Thọ
9.851
6.782
12
Quảng Yên
3.983
1.386
13
Sơn Tây
12.149
4.235
14
Thái Bình
106.881
6.860
15
Thái Nguyên
11.705
547
16
Tuyên Quang
320
17
Vĩnh Yên
11.339
5.844
18
Yên Bái
2.608
1.680
Tổng
649.293
76.456
Nguồn: [43; tr.106 - 107)]
Bảng 6: Sự phân bố công điền ở Hải Dương năm 1930
STT
Huyện
Diện tích ruộng làng (mẫu)
Canh tác
Bỏ hoang
1
Ninh Giang
3.432
272
2
Kinh Môn
1.648
3
Bình Giang
2.599
2.979
4
Nam Sách
4.274
932
5
Thanh Hà
5.538
261
6
Gia Lộc
4.049
188
7
Kim Thành
2.340
18
8
Tứ Kỳ
4.645
24
9
Cẩm Giàng
4.083
840
10
Chí Linh
2.458
20
11
Đông Triều
2.196
493
12
Thanh Miện
4.264
13
Vĩnh Bảo
13.323
272
Tổng
54.849
6.299
Nguồn: [43; tr.77 - 78]
Bảng 7: Các hình thức canh tác của chủ đất ở Hải Dương
Chủ đất trực tiếp canh tác
Chủ đất làm với tá điền
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
128.958
99,2
1.034
0,8
Nguồn: [43; tr.76]
Bảng 8: Giá trung bình của ruộng đất các huyện của tỉnh Hải Dương
(Đơn vị: đồng)
Huyện
Giá trung bình của một ha ruộng đất
Ruộng 1 vụ
Ruộng 2 vụ
Canh tác khác
Ninh Giang
222
491
333
Kinh Môn
305
480
513
Bình Giang
333
500
381
Nam Sách
286
500
250
Thanh Hà
361
722
750
Gia Lộc
388
638
722
Kim Thành
305
638
555
Tứ Kỳ
255
541
402
Cẩm Giàng
338
569
472
Chí Linh
150
238
158
Đông Triều
244
436
319
Thanh Miện
277
458
480
Vĩnh Bảo
291
486
694
Nguồn: [43; tr.76 - 77]
Bảng 9: Diện tích lúa ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
Năm
Diện tích lúa (ha)
Vụ tháng 5
Vụ tháng 10
Tổng
1931
71.828
123.660
195.488
1932
63.529
117.262
180.791
1933
72.000
120.000
192.000
1934
64.000
99.000
163.000
1935
73.000
122.000
195.000
1936
70.000
114.000
254.000
1937
64.560
91.900
156.460
1938
66.479
113.056
179.535
1939
68.818
100.432
169.250
1940
61.350
100.147
161.677
Nguồn: [48; tr.211]; [265]; [266]; [267]; [268]; [269]; [270]; [271]; [272]
Bảng 10: Diện tích trồng lúa ở các phủ, huyện Hải Dương năm 1932
STT
Phủ, huyện
Diện tích trồng lúa (ha)
1
Phủ Ninh Giang
10.584
2
Huyện Tứ Kỳ
24.460
3
Huyện Thanh Hà
11.607
4
Huyện Vĩnh Bảo
18.810
5
Huyện Kim Thành
11.506
6
Huyện Kinh Môn
44.130
7
Huyện Thanh Miện
11.727
8
Phủ Nam Sách
15.926
9
Huyện Cẩm Giàng
15.744
10
Huyện Gia Lộc
11.834
11
Huyện Chí Linh
6.120
12
Phủ Bình Giang
8.136
13
Huyện Đông Triều
4.320
Nguồn: [244; tr.53]
Bảng 11: Sản lượng lúa ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
Năm
Sản lượng lúa (tấn)
Vụ tháng 5
Vụ tháng 10
Tổng
1931
95.523
206.460
301.983
1932
78.575
192.291
270.866
1933
93.540
158.280
251.820
1934
109.000
168.000
277.000
1935
96.000
168.000
264.000
1936
83.000
148.000
231.000
1937
86.830
126.650
213.480
1938
91.080
159.905
250.985
1939
83.163
153.719
236.882
1940
81.417
142.733
224.150
Nguồn: [265]; [266]; [267]; [268]; [269]; [270]; [271]; [272]
Bảng 12: Năng suất lúa ở Hải Dương trong những năm: 1931 - 1940
Năm
Năng suất lúa (kg/ha)
Vụ tháng 5
Vụ tháng 10
Tổng
1931
1.329,89
1.669,58
2.999,47
1932
1.236,84
1.639,84
2.876,68
1933
1.299,17
1.319,00
2.618,17
1934
1.703,13
1.696,97
3.400,10
1935
1.315,07
1.377,05
2.692,12
1936
1.185,71
1.298,25
2.483,96
1937
1.344,95
1.378,13
2.723,08
1938
1.370,06
1.414,39
2.784,45
1939
1.208,45
1.530,58
2.739,03
1940
1.327,09
1.425,23
2.752,32
Nguồn: [265]; [266]; [267]; [268]; [269]; [270]; [271]; [272]
Bảng 13: Diện tích và sản lượng ngô, khoai lang ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940
(Đơn vị: Diện tích: ha; Sản lượng: tấn)
Năm
Ngô
Khoai lang
Diện tích
Sản lượng
Diện tích
Sản lượng
1931
395
520
3.333
10.499
1932
400
668,4
2.200
1933
467
563
2.521
5.040
1934
420
457,8
2.515
5.030
1935
647
774,05
2.771
6.096
1936
500
510
2.222
4.666
1937
680
790
2.308
4.616
1938
920
1.278
2.660
5.320
1939
1.278
2.382
2.976
9.100
1940
1.670
2.813
3.067
9.250
Nguồn: [265]; [266]; [267]; [268]; [269]; [270]; [271]; [272]
Bảng 14: Diện tích và sản lượng một số cây lương thực, cây hoa quả và rau màu ở Hải Dương trong những năm 1931 - 1940:
(Đơn vị: Diện tích (DT): ha; Sản lượng (SL): tấn)
Năm
Đậu đỗ
Đậu tương
Sắn
Lạc
Vừng
Cây hoa quả và rau màu
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
1931
523
307
10
-
50
50
18
-
5
-
210
306
1933
853
445
-
-
54
102
21
31
-
-
345
345
1936
723
289
8
4
55
67
25
37
22
9
230
690
1937
813
325
8
4
60
90
37
37
23
9
222
666
1938
810
810
2,5
2
105
152
50
50
24
12
240
360
1939
1.068
512
2
2
70
93
48
69
21
14
214
257
1940
1.140
580
2
2
92
166
32
62
52
41
207
270
Nguồn: [265]; [266]; [267]; [268]; [269]; [270]; [271]; [272]
Bảng 15: Số lượng trâu bò ở Bắc Kỳ năm 1930
STT
Tỉnh
Bò
Trâu
Bắc Giang
9.807
18.735
Bắc Ninh
9.898
13.852
Hà Đông
20.588
16.923
Hải Dương
10.931
29.641
Hà Nam
4.650
6.877
Hưng Yên
6.840
10.193
Kiến An
2.167
19.575
Nam Định
6.751
14.658
Ninh Bình
8.059
14.939
Phúc Yên
5.808
9.182
Phú Thọ
15.155
24.019
Quảng Yên
1.470
4.411
Sơn Tây
11.991
8.162
Thái Bình
13.318
17.733
Thái Nguyên
3.268
14.425
Tuyên Quang
92
2.296
Vĩnh Yên
12.300
14.000
Yên Bái
432
11.558
Tổng
143.525
250.209
Nguồn: [43; tr.223]
Bảng 16: Cơ cấu giai cấp trong xã hội nông thôn Hải Dương
Cố nông (%)
Bần nông (%)
Trung nông (%)
Phú nông (%)
Địa chủ (%)
Thành phần khác (%)
Tổng (%)
15,93
47
31,53
1,39
2,72
1,43
100
Nguồn: [154; tr.352]
PHỤ LỤC 3
ĐƠN VỊ TRỌNG LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG Ở BẮC KỲ NĂM 1936
Đơn vị
Tên ta
Giá trị ta
Giá trị hệ mét
Trọng lượng
Yến
10 cân
6 kg
Tạ
10 yến
60 kg
Tấn
10 tạ
600 kg
Cân
16 lạng
37 gr 50
Lạng
1/16 cân
3 gr 75
Đồng cân
1/10 lạng
3 gr 375
Phân
1/10 đồng cân
0 gr 375
Ly
1/10 phân
0 gr 0375
Diện tích
Mẫu
10 sào
3.600 m2
Sào
1/10 mẫu
360 m2
Thước
1/15 sào
24 m2
Tấc
1/10 thước
24 m2 40
Phân
1/10 tấc
0 m2 24
Ly
1/10 phân
0 m2 024
Nguồn: [48; tr.213]
PHỤ LỤC 4
TỔ CHỨC TRẠM THÍ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP
Về việc tổ chức Trạm thí nghiệm nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp Bắc Kỳ đã có chỉ thị chung như sau:
“1. Vai trò của các Trạm thí nghiệm nông nghiệp:
Trạm thí nghiệm nông nghiệp được thành lập để hướng dẫn bà con nông dân bản xứ tiếp cận với những phương thức canh tác mới giúp họ tăng năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi.
Các Trạm thí nghiệm này phải được mở cửa rộng rãi đối với người thăm quan, người dân đến đây bất kể họ thuộc thành phần xã hội nào cũng phải được đón tiếp với thái độ cởi mở chân thành. Nhân viên kỹ thuật ở đây phải giải thích hướng dẫn cho người thăm quan một cách kiên nhẫn và thân thiện nhất. Đối với người dân trình độ thấp thì nên tránh dùng những cụm từ kỹ thuật mà họ chưa biết để giới thiệu và giải thích.
Không nên chỉ đứng một chỗ để chờ đợi người thăm quan hỏi đến mà phải đứng trước mặt họ để giới thiệu và giải thích. Nhân viên kỹ thuật cần giữ mối quan hệ nhất quán và thân tình đối với nông dân cũng như đối với những người tuyên truyền giúp họ, đặc biệt với những người đứng đầu các địa phương.
Mong rằng các Trạm thí nghiệm nông nghiệp này sẽ đón tiếp được nhiều các cá nhân và tập thể xa gần nhân ngày lễ tết, phiên chợ. Các học sinh ở những trường gần Trạm thí nghiệm có thể đến để bổ sung thêm những kiến thức trường học.
Các lời hướng dẫn giải thích phải đơn giản và ngắn gọn.
Nhưng, tất cả những điều trên vẫn là chưa đủ. Để thu hút người nông dân đến với Trạm thí nghiệm của chúng ta, thì chúng ta cần phải chỉ rõ cho họ biết mục đích mà chúng ta theo đuổi và kết quả mà chúng ta đạt được. Chính vì vậy, mà nhân viên kỹ thuật, sau khi được sự đồng ý của Công sứ tỉnh và chính quyền bản xứ, phải đi khắp tỉnh, từng làng, từng tổng, để tổ chức những buổi nói chuyện với người dân. Có thể tổ chức một buổi nói chuyện dưới một mái nhà hoặc đặc biệt là có thể tổ chức buổi nói chuyện với nông dân ngay khi họ đang làm ruộng bởi vì một vài lời giải thích ngắn gọn đơn giản ngay trên đồng ruộng có thể khiến cho người dân dễ hiểu hơn là việc tổ chức một buổi nói chuyện dưới một mái nhà. Để những buổi nói chuyện này có hiệu quả, lời nói phải tỏ ra có sự tin cậy, và nhân viên kỹ thuật phải sẵn sàng trả lời được tất cả những câu hỏi của nông dân.
2. Thông tin về tình hình nông nghiệp địa phương
Nhân viên kỹ thuật chỉ được nói những gì họ biết và hiểu rõ về nền nông nghiệp của tỉnh nơi họ đang làm việc.
Nhân viên kỹ thuật phải đi thực tế ở các vùng khác nhau để nghe người dân giải thích lý do họ dùng phương thức canh tác và phong tục canh tác của họ, tất nhiên là những thông tin này cần phải được kiểm tra qua các cuộc trò chuyện với các thân hào trong vùng và qua các quan sát cá nhân.
Sau mỗi nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, người kỹ sư của Trạm thí nghiệm và người phụ trách phải bàn bạc với nhau để xác định phương thức làm việc đối với từng vùng.
3. Các thông tin thống kê
Nhân viên kỹ thuật phải cố gắng nắm bắt được diện tích canh tác các loại cây trồng khác nhau ở tỉnh và năng suất mà họ đạt được.
Đây là một phương pháp đơn giản để xác định được tầm quan trọng của mỗi một cây trồng. Bằng cách bao quát mỗi vùng, chúng ta phải đếm số lượng mảnh ruộng canh tác một giống cây trồng, số mảnh ruộng bỏ hoang, không cần tính đến diện tích của chúng và ghi chép lại những con số này, sau đó tổng cộng lại các vùng, chúng ta sẽ có được phần trăm của mỗi loại cây trồng.
Các ghi chép này cần phải được bổ sung kèm theo một bản đồ chỉ rõ những vùng canh tác chủ yếu của mỗi giống cây.
Để xác định được sản lượng, chúng ta cần phải hỏi người nông dân số lượng các thúng sản phẩm họ thu được trên một mẫu, nhân con số này với trọng lượng của một thúng, và tính trung bình kết quả thu được.
4. Nội dung của các sổ ghi chép
Mỗi một Trạm thí nghiệm phải có một sổ ghi chép và sổ này được viết bằng tiếng Pháp, bao gồm những loại sổ sau:
- Sổ kê công việc hàng ngày của người làm.
- Sổ quan sát trồng trọt: trong sổ này, người ta thường dành ra từ 12 đến 20 trang cho mỗi một mảnh ruộng trồng thí nghiệm. Các thông tin ở đây chỉ mang tính tổng quát ở mức độ chính xác: khối lượng phân bón đã sử dụng, sản lượng thu được.
- Sổ báo cáo hàng ngày: ngày tháng, nhiệt độ, gió, mưa và các quan sát khí tượng khác nếu có, các công việc đã được thực hiện, số lượng khách thăm quan, số lần người phụ trách Trạm đến, các thông tin thu được về phương thức canh tác, về tình hình sinh trưởng phát triển của cây, sự nở hoa, ra quả của cây trồng, sự xuất hiện một loại phân bón mới, giá của các loại phân bón chính dùng trong nông nghiệp vào ngày mồng 1 hoặc 15 hàng tháng hoặc ở mỗi một chợ lớn. Các thông tin này sẽ nằm trong báo cáo gửi người phụ trách Trạm. Và hàng tháng, báo cáo này sẽ được gửi lên người đứng đầu tỉnh.
- Sổ ghi chép nông nghiệp: Các quan sát hàng ngày, các thông tin thu được về mỗi một giống cây trồng sẽ được thu thập lại để thiết lập một bản chuyên khảo về nông nghiệp của mỗi tỉnh.
- Sổ công văn đi và đến: Sổ công văn đi bao gồm các bản nháp của các thư từ gửi đi. Sổ công văn đến: số công văn đến, ngày tháng nhận được và nội dung tóm tắt của thư đến.
Tóm lại, các nhân viên kỹ thuật ở các Trạm thí nghiệm nông nghiệp không phải chỉ là những người được tuyển dụng để giám sát người làm ở Trạm thí nghiệm mà dần dần họ còn phải trở thành một viên chức am hiểu về tất cả những gì liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của một tỉnh nơi họ làm việc và có thể cung cấp ngay lập tức những thông tin đó cho cấp trên của mình” [245; tr.1-6].
PHỤ LỤC 5
ĐƠN TỐ GIÁC CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI PHÁP THUỘC
“Hải Dương ngày 18/9/1931,
Chúng tôi chứng đơn dưới đây gồm một số nông dân nghèo xin vay bạc của Nông phố, xin được thưa với các quan lớn như sau:
Viên thư ký đang tại chức ở Nhà Nông phố tỉnh Nguyễn Kim Cương đã luôn đòi hỏi tiền bạc mỗi khi chúng tôi xin vay tiền của Nông phố. Chúng tôi phải nộp cho ông ta 5$ nếu muốn vay 100$. Nếu không đưa tiền cho ông ta, đơn chúng tôi bị chậm lại, chúng tôi phải chờ đợi ở thị xã 5-6 ngày mới được biết kết quả có được vay hay không. Mỗi người vay bạc 100$ chỉ nhận được 70$ vì phải trừ đi số trả lãi và số phải đưa cho thư ký Cương. Như thế cho đến nay, trên số bạc 60.000$ mà Nhà Nông phố cho dân chúng tôi vay, riêng ông Cương đã nhận được 3.000$ vì chúng tôi luôn phải nộp 5$ cho một suất vay 100$. Vậy là thư ký đã làm trái với mục đích của Nhà Nông phố. Nếu quan lớn không ngăn chặn, sẽ không có ai dám đến Nhà Nông phố vay tiền nữa.
Nay bẩm”.
“Thanh Miện ngày 12/9/1931
Kính bẩm quan lớn Công sứ Hải Dương,
Chúng con đứng tên dưới đây cúi xin quan lớn đèn giời soi xét cho một việc như sau: chúng con là những chủ đất làm ruộng cần cù. Lúc chúng con thiếu tiền làm ruộng, chúng con xin vay tiền của Nông phố, khi đó người chạy giấy (platon) của Nông phố tên Hoàn gặp chúng con và nói: “Nếu các ông muốn vay và nhận tiền vay của nông phố trước những người khác, các ông phải đưa tôi 2 $ một đơn vay”. Nếu chúng con không chịu đưa tiền cho y, đơn vay của chúng con bị ném đi. Vì sợ đơn của chúng con không được chấp nhận, chúng con đã phải đưa tiền cho ông ta luôn luôn. Sau nữa khi quan giám đốc thị thực cho vay tiền và triệu chúng con đến nhận tiền, người chạy giấy này lại làm tiền một lần nữa. Y còn đòi chúng con phải trả tiền cho việc y đưa giấy triệu tập này; khi Nhà Nông phố hết những giấy đơn in sẵn y đã bán cho chúng con mỗi tờ đơn giá năm hào”
Nguồn:[159; tr. 379-380].
PHỤ LỤC 6
CHẾ ĐỘ QUÂN CẤP CÔNG ĐIỀN CÔNG THỔ LÀNG AN LÃNG, TỔNG ĐÀ PHỐ, PHỦ NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Nguồn: [49; tr.15-16]