Luận án Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUỐC BẢO KINH TẾ HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN THỜI KỲ 1802 - 1884 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN QUỐC BẢO KINH TẾ HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN THỜI KỲ 1802 - 1884 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9229013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG 2. PGS.TS TRẦN ĐỨC CƯỜNG NGHỆ AN - 2021

pdf199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận của Luận án chưa được công bố trong công trình nào khác. Tác giả Luận án Trần Quốc Bảo MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 5. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 7 6. Bố cục của luận án ................................................................................................... 7 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................ 8 1.1. Những nghiên cứu về kinh tế Việt Nam nói chung .............................................. 8 1.2. Những nghiên cứu về kinh tế Nghệ An và huyện Nam Đàn .............................. 15 1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa ............................................... 22 1.4. Những vấn đề cần giải quyết của luận án ........................................................... 23 Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ HUYỆN NAM ĐÀN .................................................................................................................... 24 2.1. Quá trình hình thành............................................................................................ 24 2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 28 2.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 28 2.2.2. Địa hình, đất đai ............................................................................................ 28 2.2.3. Khí hậu .......................................................................................................... 31 2.2.4. Đồi núi, sông ngòi ......................................................................................... 33 2.2.5. Đường giao thông ......................................................................................... 37 2.3. Bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế ở huyện Nam Đàn trước năm 1802 .............. 41 2.4. Những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn thực thi ảnh hưởng đến kinh tế Nghệ An, huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 .................................... 43 2.4.1. Đối với nông nghiệp ..................................................................................... 43 2.4.2. Đối với thủ công nghiêp, thương nghiệp ...................................................... 46 2.4.3. Một số chính sách khác ................................................................................. 47 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 51 Chương 3. NÔNG NGHIỆP ....................................................................................... 52 3.1. Tình hình sở hữu, sử dụng ruộng đất .................................................................. 52 3.1.1. Ruộng đất công làng xã ................................................................................ 57 3.1.2. Ruộng đất tư nhân ......................................................................................... 63 3.2. Trồng trọt ............................................................................................................ 71 3.2.1. Thời vụ và giống, cây trồng .......................................................................... 71 3.2.2. Các loại nông cụ, dụng cụ, kỹ thuật canh tác ............................................... 75 3.2.3. Công tác trị thủy - thủy lợi ............................................................................ 80 3.2.4. Nghề làm vườn, trại ...................................................................................... 82 3.2.5. Năng suất và tô thuế ..................................................................................... 86 3.3. Chăn nuôi, khai thác thủy sản ............................................................................. 92 3.3.1. Chăn nuôi ...................................................................................................... 92 3.3.2. Khai thác thủy sản ........................................................................................ 93 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 95 Chương 4. THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP ................................... 96 4.1. Thủ công nghiệp .................................................................................................. 96 4.1.1. Khái quát tình hình thủ công nghiệp ............................................................ 96 4.1.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu..................................................................... 98 4.2. Hoạt động thương nghiệp .................................................................................. 108 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 118 Chương 5. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT ................................................................. 119 5.1. Trong thời kỳ 1802 - 1884, kinh tế Nam Đàn phát triển trong điều kiện không thuận lợi về tự nhiên và xã hội .............................................................. 119 5.2. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884, phản ánh thực trạng sở hữu ruộng đất ở trấn/tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung ................................................................................................. 123 5.3. Nông nghiệp Nam Đàn phản ánh rõ nét bức tranh kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp lỗi thời và lạc hậu ......................................................................... 129 5.4. Tác động của kinh tế Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 đến các hoạt động văn hóa, xã hội.................................................................................................. 133 5.5. Những hạn chế mà nhà Nguyễn thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội là nguyên nhân sâu xa đẩy nông dân làng xã Nam Đàn vào tình cảnh mất mùa đói kém, phiêu tán và thậm chí là nổi dậy khởi nghĩa, chống lại triều đình ........................................................................ 141 Tiểu kết chương 5 .................................................................................................... 145 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Mục từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 Cb Chủ biên 2 CTQG Chính trị quốc gia 3 KHXH Khoa học xã hội 4 Nxb Nhà xuất bản 5 Tp Thành phố 6 TTLTQG I Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 7 Tr Trang 8 VHTT Văn hóa thông tin 9 34623.4.11.0.0 34623 mẫu 4 sào 11 thước 0 tấc 0 phân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Phân bố ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884) .................................... 55 Bảng 3.2. Phân bố công điền trong các xã thôn ......................................................... 58 Bảng 3.3. So sánh mức độ phổ biến của ruộng công ................................................. 59 Bảng 3.4. Chất lượng công điền ................................................................................. 60 Bảng 3.5. Phân loại ruộng đất tư ................................................................................ 63 Bảng 3.6. Chất lượng tư điền ..................................................................................... 66 Bảng 3.7. Quy mô sở hữu ruộng tư ............................................................................ 68 Bảng 3.8. Bình quân sở hữu và bình quân thửa ......................................................... 69 Bảng 3.9. So sánh bình quân sở hữu giữa huyện Nam Đàn với một số huyện khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .................................... 71 Bảng 3.10. Thuế ruộng đất công, tư ở khu vực II thời Gia Long ................................ 87 Bảng 3.11. Thuế ruộng công, tư ở khu vực II thời Minh Mệnh .................................. 88 Bảng 3.12. Thuế ruộng đất công, tư ở khu vực IV thời Tự Đức .................................. 88 Bảng 4.1. Một số nghề tiểu thủ công nghiệp ở Nam Đàn .......................................... 97 Bảng 4.2. Một số loại đá ong được khai thác ở mỏ đá làng Kiền, Thanh Thuỷ và một số mỏ đá khác ở Nam Đàn ........................................................... 101 Bảng 4.3. Các chợ có quy mô lớn ở Nam Đàn ở thế kỷ XIX .................................. 108 Bảng 5.1. Phân bố sở hữu tư điền ............................................................................ 124 Bảng 5.2. Tổng hợp tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch ............................... 127 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ruộng đất huyện Nam Đàn (1802 - 1884) .................................. 56 Biểu đồ 3.2. Phân bố công điền ở một số địa phương nửa đầu thế kỷ XIX ................ 57 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu ruộng đất tư nhân ........................................................................ 64 Biểu đồ 3.4. Quy mô các loại hình đất đai trong sở hữu tư nhân ................................ 65 Biểu đồ 5.1. Sở hữu chủ nữ, phân canh, phụ canh ở một số địa phương thời Nguyễn (1802 - 1884) ........................................................................... 125 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kinh tế là hoạt động sản xuất của cải vật chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa các mối quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo nên kết cấu kinh tế của chế độ xã hội hay cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Kinh tế với các lĩnh vực hoạt động gồm nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ không thể tách rời với nhu cầu vật chất, sinh hoạt trong đời sống của các cộng đồng cư dân, các mục tiêu nhằm phát triển kinh tế bao gồm trong đó mục tiêu xây dựng tiến bộ xã hội được đặt ra. Mặt khác, kinh tế còn đóng vai trò quan trọng tạo nên dấu ấn trong nền văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu lịch sử kinh tế có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đem lại những hiểu biết chính xác và toàn diện hơn về lịch sử dân tộc. 1.2. Trong vài thập niên gần đây, nghiên cứu, đánh giá về thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đã, đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Với nguồn tư liệu cụ thể của địa phương, đặc biệt là tài liệu Hán Nôm, tư liệu địa bạ dưới triều Nguyễn, việc lựa chọn những nội dung liên quan đến kinh tế làm đối tượng nghiên cứu góp phần tái hiện lại một cách có hệ thống kinh tế địa phương trong mối tương quan với kinh tế nhà nước trong thời kỳ này. Đồng thời góp phần minh họa thêm trong việc nghiên cứu lịch sử làng xã nói riêng, lịch sử chế độ phong kiến nói chung trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 1.3. Trấn Nghệ An (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) từ thế kỷ XVI cho đến trước thế kỷ XIX là một trong những địa bàn tranh chấp chính của chiến tranh Nam - Bắc triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn giữa các thế lực phong kiến. Nơi đây, vừa cung cấp nguồn lực vật chất, con người... cũng là nơi phải gánh chịu nhiều hậu quả do các biến động chính trị - xã hội mang lại. Nghệ An là đất tổ của anh em nhà Tây Sơn, nơi “địa linh nhân kiệt” này đất rộng, người đông có thể giúp nhà Nguyễn dựng nghiệp bền lâu, hoặc có thể làm cho cơ đồ họ Nguyễn đối diện với nhiều thách thức. Nhận thức rõ điều đó, các vị vua Gia Long (1802 - 1820), Minh Mệnh (1820 - 1840), Thiệu Trị (1840 - 1847), Tự Đức (1847 - 1883), đã kiên quyết xoá bỏ những thành quả của 2 Tây Sơn trên đất Nghệ An (phá bỏ Sùng chính Thư viện, cho lập trại Hữu Biệt để quản thúc những người giúp đỡ hoặc có họ hàng với Tây Sơn) [78] Đồng thời ban hành các chính sách, biện pháp để cư dân xứ Nghệ đứng về phía nhà Nguyễn. Do đó, việc lựa chọn địa bàn cụ thể là huyện Nam Đàn (thuộc trấn/tỉnh Nghệ An) để nghiên cứu là góp phần thiết thực vào việc làm rõ được những chính sách vừa kiên quyết vừa khéo léo mà nhà Nguyễn đã thực thi trên vùng đất thuộc lưu vực sông Lam, trước khi người Pháp chiếm thành Nghệ An (7/1885) nhưng lại chưa được đề cập trong các công trình đã nghiên cứu. 1.4. Nam Đàn nằm ở vùng hạ lưu sông Lam, là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của trấn/tỉnh Nghệ An. Theo tiếp cận của chúng tôi, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về huyện Nam Đàn, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về phương diện kinh tế. Việc tái hiện lại một cách hệ thống kinh tế huyện Nam Đàn, dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 sẽ góp phần làm rõ quá trình ra đời, phát triển của kinh tế Nam Đàn trong mối tương quan với kinh tế của cả nước trong cùng bối cảnh lịch sử. Đồng thời làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của kinh tế Nam Đàn và ảnh hưởng, tác động của kinh tế đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân nơi đây. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài “Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884. Tuy nhiên, để tái hiện bức tranh kinh tế Nam Đàn một cách có hệ thống, toàn diện, đảm bảo tính khách quan, khoa học cả về lịch đại và đồng đại, chúng tôi có dành một phần nội dung khái lược những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Nam Đàn cũng như thực trạng kinh tế trên địa bàn trước năm 1802. Bên cạnh việc tập trung làm rõ về bức tranh nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn (1802 - 1884), chúng tôi còn hướng tới việc đưa ra một số nhận xét đánh giá, chỉ rõ tác động của kinh tế đối với đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các giai tầng trên vùng đất Nam Đàn trong khoảng thời gian đề tài xác định. 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, theo sách: “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh Nghệ Tĩnh trở ra” [215] do Viện nghiên cứu Hán Nôm tổ chức biên soạn, huyện Nam Đường có 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn. Dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, diên cách địa lý, địa danh huyện Nam Đàn sau nhiều lần cắt chuyển, điều chỉnh với huyện Thanh Chương (phủ Anh Đô) có nhiều thay đổi và rộng hơn nhiều so với địa giới hành chính huyện Nam Đàn ngày nay. Năm 1886, vì kỵ huý tên vua Đồng Khánh, nên huyện Nam Đường đổi tên thành huyện Nam Đàn. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa và triều Nguyễn quyết định sắp xếp lại địa giới hành chính của huyện Thanh Chương và huyện Nam Đàn. Theo đó, tổng Nam Kim thuộc huyện Thanh Chương, nằm ở hữu ngạn sông Lam cắt về huyện Nam Đàn. Hai tổng Đại Đồng và Xuân Lâm của huyện Nam Đàn, nằm ở tả ngạn sông Lam sáp nhập vào huyện Thanh Chương. Sau điều chỉnh địa giới hành chính này, huyện Nam Đàn còn 6 tổng, 65 làng xã, thôn, trang, phường, vạn, giáp, vạn, sở, tương ứng với địa giới hành chính ổn định của huyện Nam Đàn từ năm 1911 đến nay. Do những thay đổi về diên cách địa lý, tên gọi qua nhiều thời kỳ, cùng nguồn tư liệu địa bạ, văn bia, gia phả... thất thoát, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi xin phép giới hạn không gian nghiên cứu trong địa giới hành chính gồm 6 tổng với 65 làng, xã, trang, phường, vạn, giáp, tương ứng với địa giới hành chính của huyện Nam Đàn từ năm 1911 đến ngày nay. Đồng thời, chúng tôi xin phép được dùng danh gọi Nam Đàn chứ không dùng danh gọi Nam Đường. Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 1802 - 1884. Chúng tôi lấy năm 1802 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm Nguyễn Phúc Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất, xác lập vai trò của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Còn năm 1884 là mốc kết thúc nghiên cứu vì sau khi ký Hiệp ước Giáp Thân (06/6/1884) nhà Nguyễn chính thức thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp đối với vương quốc Đại Nam, thực chất là đánh mất quyền độc lập của đất nước vào tay thực dân Pháp. Về nội dung, luận án nghiên cứu về kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 trên các phương diện: Những nhân tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến kinh tế Nam Đàn; Nông nghiệp với tình hình sở hữu ruộng đất, cơ cấu ngành nghề, giống cây trồng, công cụ, nông cụ, cách thức canh tác, hệ thống thủy lợi và năng suất, tô thuế ở 4 địa phương; Thủ công nghiệp, thương nghiệp với hoạt động của các nghề, làng nghề thủ công truyền thống và hệ thống chợ trên địa bàn huyện Nam Đàn. Ngoài ra, luận án còn có những so sánh, đối chiếu huyện Nam Đàn với các huyện lân cận trong tỉnh và mở rộng ra một số địa phương khác ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số nhận xét và đánh giá về thực trạng và những ảnh hưởng của kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong suốt 82 năm (1802 - 1884) đối với đời sống xã hội, văn hóa của các tầng lớp, giai cấp trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế và thực trạng nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, luận án nhằm khôi phục bức tranh kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884; Nhận xét và đánh giá những đặc điểm về kinh tế; Mặt khác cũng khẳng định vai trò của kinh tế đối với tình hình xã hội và văn hóa trong tiến trình lịch sử của vùng đất này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là: - Tiếp cận các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ việc kế thừa những kết quả từ các công trình nghiên cứu trước đó, nhất là những nội dung trọng yếu cần được tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ. - Nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và thực trạng kinh tế Nam Đàn trước khi vương triều Nguyễn được thiết lập. - Nghiên cứu kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 trên các phương diện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Dựa trên kết quả so sánh đồng đại chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của kinh tế huyện Nam Đàn so với một số huyện lân cận ở trấn/tỉnh Nghệ An và một số tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dưới triều Nguyễn (1802 - 1884). - Nhận xét và đánh giá về kinh tế Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 nhằm làm rõ ảnh hưởng của kinh tế đối với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của các tầng lớp, giai cấp trên địa bàn huyện. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Luận án khai thác các tư liệu có liên quan đã được công bố từ trước đến nay bao gồm các thư tịch, công trình khoa học, các sách, báo, tạp chí: 5 - Nguồn tài liệu thư tịch cổ gồm: Hoàng Việt luật lệ thời Gia Long, các bộ sách lịch sử do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục (Chính biên), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Chính biên và Tục biên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí... Nguồn tài liệu này được khai thác, sử dụng triệt để trong quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung luận án. Bởi đây là cơ sở khoa học giúp chúng tôi khảo sát về huyện Nam Đàn thời Nguyễn. Trong quá trình thu thập, phân loại tài liệu, chúng tôi nhận thấy các sách ghi chép về trấn/tỉnh Nghệ An như: Hoan Châu phong thổ ký (Trần Danh Lâm), Nghệ An ký (Bùi Dương Lịch), Thanh Chương huyện chí (Nguyễn Điển), An Tĩnh cổ lục (H. Le Breton)... đã bổ cứu thêm cho chúng tôi những tư liệu quan trọng về lịch sử hình thành vùng đất, đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế huyện Nam Đàn trong thế kỉ XIX. - Nguồn tài liệu lưu trữ: Đây là tài liệu quan trọng nhất của luận án, chủ yếu gồm các thư tịch về địa bạ, thần tích, thần sắc, văn bia... Chúng tôi đã khai thác gần 3.000 trang tài liệu thư tịch tại TTLTQG I, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là 40 tập địa bạ lập vào các thời điểm Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức. Số địa bạ này được phân bố ở 5 tổng: Non Liễu, Lâm Thịnh, Hoa Lâm, Nam Kim, Bích Triều. Nguồn tài liệu trên là cơ sở chủ yếu giúp chúng tôi giải quyết một số nhiệm vụ khoa học và thực tiễn mà đề tài đặt ra. - Các công trình nghiên cứu chuyên khảo thời cận đại, hiện đại đã được xuất bản trong và ngoài nước của nhiều tác giả đi trước về tình hình sở hữu ruộng đất, kinh tế như: Nguyễn Đức Nghinh, Trương Hữu Quýnh, Phan Huy Lê, Vũ Huy Phúc, Phan Đại Doãn, Nguyễn Đình Đầu, Vũ Văn Quân, Đỗ Bang Đây là những tài liệu tham khảo quan trọng giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu nhằm có những đánh giá mang tính khách quan, khoa học đối với những nội dung về kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884. Một nguồn tài liệu quan trọng khác gồm các công trình biên soạn về lịch sử địa phương, trong đó có lịch sử các xã thôn của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Lý lịch các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện; Những công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian của các nhà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu ở Nghệ An như: Ninh Viết Giao, Chu Trọng Huyến đã làm phong phú thêm những thông tin về các nội dung liên quan đến huyện Nam Đàn. 6 - Nguồn tài liệu điều tra, điền dã tại địa phương: Gồm sắc phong, phổ hệ, khoán ước, hương ước, địa chí của làng xã, các bài văn tế, gia phả một số dòng họ lớn ở các làng, những dấu tích ngành nghề, nhân vật, sản phẩm... Đây là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết, giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu với các tài liệu thư tịch đã thu thập được ở TTLTQG I, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua đó, làm phong phú thêm nguồn thông tin, đặc điểm riêng của kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884. Tài liệu truyền miệng: Truyền thuyết, ca dao, hò vè, chuyện kể của những người lớn tuổi. Đây là nguồn tài liệu rất phong phú, phản ánh cách nhìn nhận, tâm thức của cư dân địa phương trong đời sống và sản xuất, nên chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhằm chắt lọc những thông tin có giá trị. Nguồn tài liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn những người lớn tuổi ở các dòng họ, tại các làng nghề trong địa bàn huyện Nam Đàn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc nhằm giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra. Hai phương pháp này giúp chúng tôi khai thác hiệu quả nguồn tài liệu chính thống (các bộ sử của triều Nguyễn), nguồn tài liệu thư tịch cổ (địa bạ, thần tích, thần sắc, gia phả, văn bia, hương ước) để làm rõ kinh tế huyện Nam Đàn trên các phương diện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Đồng thời vận dụng phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại để đối chiếu, phân tích đánh giá về ảnh hưởng của kinh tế đối với đời sống vật chất và tinh thần của các giai tầng trong không gian địa giới huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp tiếp cận của cách ngành khác như Dân tộc học, Kinh tế học, Xã hội học, Văn hoá học, để làm rõ bối cảnh lịch sử, các điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến kinh tế và đánh giá một số tác động của kinh tế đối với đời sống cộng đồng cư dân huyện Nam Đàn. Thực hiện đề tài nghiên cứu về kinh tế địa phương, trong phạm vi không gian địa lý hành chính một huyện thuộc phủ Anh Đô dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 không phải lúc nào nguồn tư liệu gốc cũng có sẵn. Do vậy, để khắc phục sự thiếu khuyết đó, chúng tôi sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn điều tra, hồi cố, chọn mẫu 7 trong nghiên cứu thực địa nhằm bổ sung thêm tư liệu. Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng để phân tích, xử lý địa bạ kết hợp so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu nhằm khôi phục một cách chân thực diện mạo kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884. 5. Đóng góp của luận án Đề tài đạt được mục đích nghiên cứu đề ra sẽ có những đóng góp sau đây: Về mặt khoa học: - Bổ sung nguồn tư liệu về kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để đối chiếu, so sánh cho việc nghiên cứu về kinh tế ở trấn/tỉnh Nghệ An và một số tỉnh thành khác ở Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, cũng như nghiên cứu về kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ sau năm 1884. - Tái hiện lại bức tranh kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884, qua đó làm rõ quá trình phát triển, một số đặc điểm cơ bản và tác động của kinh tế đối với tình hình phát triển chính trị, xã hội và văn hóa của địa phương. - Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế trên các phương diện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ở địa phương. Về mặt thực tiễn: - Góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và cả nước. - Đề tài là cơ sở khoa học đề xuất những biện pháp nhằm tận dụng các nguồn lực, bảo tồn, khôi phục, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nam Đàn cho phù hợp với tiềm năng của địa phương trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế huyện Nam Đàn Chương 3: Nông nghiệp Chương 4: Thủ công nghiệp và thương nghiệp Chương 5: Nhận xét và đánh giá 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu về kinh tế Việt Nam nói chung Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp: Theo tiếp cận của chúng tôi, nghiên cứu về kinh tế Việt Nam nói chung, nông nghiệp nói riêng đã được các học giả trong và ngoài nước tiến hành từ thời Pháp thuộc. Đầu tiên là các chuyên khảo của một số học giả người Pháp tiến hành nghiên cứu kinh tế nông nghiệp thuộc các xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ dưới nhiều góc độ chuyên môn khác nhau, với các công trình tiêu biểu của: P. Ory (1894) với La commune annamite au Tonkin [266], Y. Henry (1932) với Économie agricole de l’Indochine [268], P. Bernard (1934) với Le problème économique Indochinois [265], Charles Robequain (1939) với L’Évolution économique de l’Indochine francaise [260], P. Gourou (1940) với L’Utilisation du sol en Indochine francaise [166]. Trong những công trình này, các học giả người Pháp đặc biệt quan tâm nghiên cứu tình hình sở hữu, phương thức sử dụng ruộng đất trong canh tác, phân tích một số giống cây trồng, vật nuôi và năng suất, sản lượng nông nghiệp ở một số tỉnh thuộc Bắc Trung Kỳ và Trung Kỳ trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Liên quan đến kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương có địa bàn tiếp giáp, mang nhiều đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội với tỉnh Nghệ An thuộc xứ Trung Kỳ, đã có một số chuyên khảo có giá trị được công bố. Đáng chú ý có tác giả Le Breton (1924) La province de Thanh Hoa [264], R. Bulateau (1925) La province de Ha Tinh [172], Charles Robequain (1929) Le Thanh Hoa [16]. Các công trình này chủ yếu đề cập cụ thể về điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa, xã hội của các huyện ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, là tư liệu quan trọng giúp chúng tôi đối chiếu, so sánh rút ra những điểm tương đồng với tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do nghiên cứu dưới góc độ chủ quan gắn với công cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp, cho nên trong một số công trình các quan điểm phân tích còn thiếu khách quan, mang tính đề cao vai trò của chế độ thuộc địa. Ngoài ra, một số tập san như Bulletin des Amis du Vieux Hue (1931) [132] số đặc biệt về Trung Kỳ đã đăng tải nhiều bài viết giới thiệu khái quát về kinh tế trên các 9 phương diện: canh nông, kinh tế đồn điền... Đáng chú ý có các công trình nghiên cứu của các kỹ sư canh nông, các nhà quản lý về nông nghiệp ở Bắc Trung Kỳ đăng trên các tập san kinh tế như: Bulletin économique de l’Indochine (1898 - 1944) [260], Annuaire économique de l’Indochine (1927) [259], L’Eveil économique de l’Indochine (1918 - 1935) [262], Journal officiel de l’Indochine francaise (1889 - 1951) [263]... Đây là những bộ tài liệu được các tác giả người Pháp ghi chép rất nhiều khía cạnh về kinh tế ở Đông Dương, nhất là Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa. Những nội dung được ghi chép và miêu tả từ các tạp chí trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo tin cậy đối với đề tài của luận án. Ngoài các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của các học giả nước ngoà...ậu, núi sông, dấu vết lịch sử, nghề nghiệp cư dân, truyền thống hiếu học, văn học dân gian, nghệ thuật, kiến trúc... Cuốn sách có trình bày một số nội dung liên quan đến kinh tế Nam Đàn ở thế kỷ XIX, đề cập đến một số nghề thủ công truyền thống trong các làng xã như: nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải ở làng Khoa Trường, làng Tàm Tang, làng Hoành Sơn; nghề ép mía làm mật ở làng Phú Thọ, làng Khoa Trường; nghề khai thác đá ong ở làng Kiền (Thanh Thuỷ). Một số hoạt động thương nghiệp nội vùng cụ thể là trao đổi, mua bán giao thương diễn ra tại chợ Sa Nam, chợ Rồng, chợ Hữu Biệt cũng được tác giả nhắc đến. Để hiểu rõ hơn về địa giới hành chính, dân cư, kinh tế, xã hội ở một số làng, xã trên địa bàn huyện Nam Đàn, chúng tôi còn tiếp cận một số công trình lịch sử xã, lịch sử Đảng bộ xã như: Lịch sử Đảng bộ xã Kim Liên (1930 - 2000) [32] của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Kim Liên (2000); Lịch sử Đảng bộ xã Nam Thanh [38] của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Nam Thanh (2003); Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Nam Đàn (1930 - 2005) [40] của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thị trấn Nam Đàn (2005); Lịch sử Đảng bộ xã Nam Lĩnh (1930 - 2005) [35] của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Nam Lĩnh (2006); Lịch sử xã Nam Cát [34] của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Nam Cát (2008); Lịch sử Đảng bộ xã Nam Thái [37] của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Nam Thái (2011) Các công trình lịch sử Đảng bộ hay lịch sử xã mà chúng tôi tiếp cận đã cung cấp thêm một số tư liệu về thay đổi địa giới, địa danh, tên gọi, dân cư ở địa phương. 22 Như vậy, về cơ bản các công trình cứu kể trên đã cung cấp những thông tin tương đối chi tiết liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nông thôn, làng xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các giai đoạn lịch sử. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến các lĩnh vực về kinh tế của huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884. Những kết quả nghiên cứu đó là cơ sở khoa học có giá trị để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ sử học, làm tiền đề giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa Các công trình đã đề cập trên đây cùng với nguồn tài liệu lưu trữ, tài liệu thu thập trong quá trình điều tra điền dã là những tư liệu quý, giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án. Trước hết, lịch sử của vùng đất Nghệ An nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng qua các thời kỳ đã được trình bày có hệ thống. Cùng với đó, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội được đề cập khá đầy đủ và chi tiết. Đây là những tư liệu quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện một số nội dung của luận án. Các công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam đã phản ánh bức tranh kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn trên nhiều phương diện. Đây là nền tảng giúp chúng tôi có được góc nhìn tổng quan về kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Nghệ An nói riêng qua nhiều giai đoạn lịch sử. Từ đó, đối sánh với kinh tế huyện Nam Đàn trong phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài. Những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới triều Nguyễn, đặc biệt là thời kỳ 1802 - 1884 đã đi sâu phản ánh đặc điểm của các ngành, nghề trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Thông qua hệ thống tư liệu gồm các ấn phẩm là sách, bài viết trên các tạp chí, niên giám thống kê, đã tập trung phân tích được những nhân tố tác động đến sự chuyển biến về kinh tế và một số thành tựu, hạn chế chủ yếu trong giai đoạn lịch sử này. Những kết quả nghiên cứu trên giúp chúng tôi có được những tư liệu tổng quan, từ đó so sánh, đối chiếu, rút ra những đặc điểm của kinh tế huyện Nam Đàn trong mối tương quan với kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ. Quan trọng hơn, một số tác phẩm đã đề cập trực tiếp đến các phương diện cụ thể của kinh tế tỉnh Nghệ An trong thế kỷ XIX như: Tình hình nông nghiệp với các đặc trưng về mùa vụ, giống, cây trồng, vật nuôi; Chính sách nông nghiệp của nhà 23 nước; Phương thức, dụng cụ, công cụ canh tác; Thủ công nghiệp với các nghề, làng nghề thủ công truyền thống; Thương nghiệp với hoạt động mua bán, trao đổi ở trấn/tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn, đã giúp cho chúng tôi có được những tư liệu quý giá khi nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về huyện Nam Đàn đã tập trung nghiên cứu lịch sử vùng đất, điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị - xã hội, văn hóa và nghề nghiệp của cư dân ở vùng đất thuộc hạ lưu sông Lam. Kinh tế huyện Nam Đàn với một số nghề nghiệp của cư dân trong làng xã đã được đề cập đến nhưng còn mang tính sơ lược. Đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu về kinh tế huyện Nam Đàn trong giai đoạn tiếp theo từ năm 1802 đến năm 1884 mà luận án tập trung giải quyết. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn là những tư liệu làm nền tảng để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ sử học, làm tiền đề giải quyết những mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã đề ra. 1.4. Những vấn đề cần giải quyết của luận án Trong nội dung luận án, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề sau: - Những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Khái quát về tình hình kinh tế Nam Đàn trước năm 1802 để có cái nhìn hệ thống, toàn diện theo lịch đại thực trạng kinh tế Nam Đàn. - Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế huyện Nam Đàn Đàn thời kỳ 1802 - 1884, trên các phương diện: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong mối tương quan so sánh, đối chiếu với tình hình kinh tế của các địa phương thuộc trấn/tỉnh Nghệ An và một số tỉnh ở Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ ở thế kỷ XIX. - Nhận xét và đánh giá kinh tế Nam Đàn, làm rõ những ảnh hưởng của kinh tế đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của các tầng lớp, giai cấp trong làng xã ở vùng hạ lưu sông Lam mà phạm vi nghiên cứu đã xác định. 24 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ HUYỆN NAM ĐÀN 2.1. Quá trình hình thành Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, xưa là trung tâm của bộ Việt Thường thuộc nước Văn Lang. Trong suốt chiều dài lịch sử các triều đại phong kiến ở Việt Nam, huyện Nam Đàn có nhiều sự thay đổi về diên cách địa lý, địa danh các đơn vị hành chính cho phù hợp với quản lý hành chính của nhà nước. Nhà Nguyễn trong thời kỳ độc lập (1802 - 1884) từng bước xác lập vai trò quản lý của vương triều về mặt hành chính đối với cư dân nước Việt Nam bằng việc tiến hành các cuộc cải cách lớn, trong bối cảnh đó tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng có những thay đổi quan trọng về mặt địa lý. Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) [215] của Viện Nghiên cứu Hàn Nôm (1981), đầu thế kỷ XIX huyện Nam Đường gồm: 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn. Trong đó, tổng Non Liễu có 20 xã, thôn, giáp; tổng Lâm Thịnh có 15 xã, thôn, phường, giáp; tổng Đại Đồng có 6 xã, thôn, giáp; Tổng Hoa Lâm có 5 xã, thôn; Tổng Đô Lương có 24 xã, thôn, giáp; Tổng Thuần Trung có 6 xã, thôn; Tổng Bạch hà có 5 xã; Tổng Lãng Điền có 9 xã, vạn, sách, thôn [215, Tr.134 ]. Căn cứ vào sách Thanh Chương huyện chí, do dịch giả Nguyễn Thị Thảo dịch, Nguyễn Phương Thoan hiệu đính, từ nguyên bản viết tay bằng chữ Hán gồm 38 trang khổ 29 x 16 lưu trữ ở Thư viện Viện Hán Nôm - Ký hiệu A97 BIS, in trong sách: Thanh Chương đất và người, trang 38 cho biết: “Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), vâng lệnh triều đình đã tách tổng Đặng Sơn gồm 23 xã, thôn, phường để hợp với các tổng Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường để lập huyện Lương Sơn như hiện nay, gồm 5 tổng” [131, tr.38 - 42]. Như vậy, từ cuối thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XIX, không gian địa giới hành chính của huyện Nam Đường chạy dọc theo bờ tả sông Lam, suốt từ làng Hữu Biệt (Nam Giang ngày nay), lên tận Đô Lương và một phần đất huyện Anh Sơn ngày nay. Đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), toàn bộ 44 xã, thôn, trang, phường, giáp, 25 thuộc 4 tổng: Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường đã cắt nhập về huyện Lương Sơn. Sau đợt chia cắt sáp nhập này, huyện Nam Đường chỉ còn lại 4 tổng với 45 làng, xã, thôn, trang, phường, giáp, sở, vạn gồm: Tổng Non Liễu có 20 xã, thôn, giáp; Tổng Lâm Thịnh có 15 xã, thôn, phường, giáp; Tổng Đại Đồng có 6 xã, thôn, giáp; Tổng Hoa Lâm có 5 xã, thôn. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đại Nam nhất thống chí, có ghi “Huyện Nam Đường: đời Đông Ngô là huyện Đô Giao; đời Đường là đất Hoan Châu; đời Tiền Lê là châu Hoan Đường; thời thuộc Minh là châu Thạch Đường, các huyện Kệ Giang và Sa Nam đều là đất này; đầu đời Lê đổi tên hiện nay; bản triều vẫn theo như thế, năm Gia Long thứ 12 đổi do phủ kiêm lý. Nay lãnh 4 tổng, 45 xã thôn” [154, tr.139]. Đối chiếu với một số nguồn tư liệu khác, số tổng và các đơn vị hành chính làng, xã, thôn, trang, phường, vạn, trang, sách ở huyện Nam Đường từ năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) đến năm 1886, không có nhiều thay đổi. Như vậy, không gian địa giới hành chính của huyện Nam Đường từ năm 1839 đến trước khi đổi tên thành huyện Nam Đàn vì kỵ huý tên vua Đồng Khánh (1886) hoàn toàn nằm dọc theo bờ Tả ngạn sông Lam, tương ứng với các xã, thị hiện tại của huyện Nam Đàn ngày nay. Căn cứ theo phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài, vị trí huyện Nam Đàn mà chúng tôi khảo sát, nghiên cứu còn có tổng Nam Hoa (Nam Kim) và một số làng xã thuộc tổng Bích Triều thuộc huyện Thanh Chương. Để làm sáng rõ, chúng tôi lấy hai tài liệu dưới đây để so sánh, đối chiếu về các làng xã, thôn, trang, phường, giáp sở thuộc tổng Bích Triều và tổng Nam Hoa (Nam Kim) vốn thuộc huyện Thanh Chương, chuyển về huyện Nam Đàn. Cụ thể: Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) [215] đầu thế kỷ XIX, huyện Thanh Chương thuộc phủ Đức Quang. Huyện Thanh Chương có 6 tổng, 105 xã, thôn, trang, sách, giáp, sở, vạn, nậu. Trong 19 xã, thôn, vạn, sở thuộc tổng Bích Triều có xã Bích Triều (thôn Triều, thôn Bàng Thị, thôn Cẩm Nang), xã Lâm Triều (thôn Phù Lập, giáp Hà Xá, giáp Phi Nha, giáp Thái Bình), xã Văn Điền (thôn Điền Lao, thôn Thu Cẩm), các làng, xã, giáp này, ngày nay thuộc các xã Thanh Giang, Thanh Xuân, Thanh Lâm... thuộc huyện Thanh Chương, không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 26 Các xã, thôn, sở, vạn, thuộc tổng Bích Triều gồm: Vũ Nguyên, Chi Cơ, Lương Trường (thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá, thôn Ngũ Nhược, vạn Võng Nhi Cây Trà, thôn Cây Trà, thôn Lương Giai, sở Lương Trường, Tàm Tang), nằm trong giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài. Các xã, thôn, sở, vạn này sau khi cắt chuyển về Nam Đàn (1911) thuộc địa bàn các xã Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc, đến tháng 6 năm 2020, nhập thành xã Thượng Tân Lộc, nằm ở hữu ngạn sông Lam, dưới chân núi Thiên Nhẫn [215, tr.99 - 100], [78, tr.485 - 487]. Tổng Nam Hoa có 21 xã, thôn, sở: Nam Hoa Thượng (thôn Hoành Sơn, thôn Dương Liễu), Nam Hoa Tứ, Xuân Hoa (thôn Đông Đồn, thôn Trung Hội, thôn Tứ Trành), Tiên Hoa (thôn Xuân Mĩ, thôn Thiên Lộc, thôn Khánh Lộc, thôn Bạch Sơn), Xuân Phúc, Trung Cần, Nam Hoa Đông (thôn Đông Viên, thôn Hoàng Cung, thôn Dương Phổ Đông, thôn Vạn Thọ, thôn Quần Xá, thôn Dương Phố Tứ), sở Nam Hoa, sở Hạ Phú, sở Xuân Lôi [213], [78]. Toàn bộ các thôn, làng, xã, sở, thuộc tổng Nam Hoa (huyện Thanh Chương) ở thế kỷ XIX đều nằm ở phía hữu ngạn sông Lam, dưới chân núi Thiên Nhẫn, chúng tôi xác định trong phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài. Trong Thanh Chương huyện chí, cho biết thêm: “Trú sở (huyện lỵ) huyện ở phía trên bến đò, xứ đất công (công thổ), thuộc địa phận xã Lương Trường, tổng Bích Triều... Nay phía sau bên trái là núi Thiên Nhẫn, phía trước bên phải là sông Lam, gần đó có chợ Lương Trường và xa ra phía ngoài là trường huyện, bao quanh là dân cư Thanh Trai thưa thớt” [131, tr.37]. Ngoài ra, Thanh Chương huyện chí, còn cho biết cụ thể: đến cuối đời vua Thiệu Trị, đầu đời vua Tự Đức, huyện Thanh Chương có 5 tổng là: Bích Triều, Nam Kim (còn gọi là Nam Hoa), Cát Ngạn, Võ Liệt, Thổ Hào. Toàn huyện có 86 xã, thôn, phường trại. Tổng Bích Triều gồm có 19 xã thôn, trong đó: Xã Lương Trường (thôn Khoa Trường, thôn Phú Thọ, thôn Đặng Xá, thôn Vạn Lộc), thôn Vũ Nguyên, thôn Chi Cơ, thôn Tàm Tang, thôn Ngũ Phúc, Vạn chài Thanh Trai (xưa gọi là vạn Cây Trai, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) đổi thành Vạn Thanh Trai, gồm: thôn Thanh Trai, thôn Lương Giai). Các thôn này chuyển về Nam Đàn, thuộc giới hạn nghiên cứu của đề tài (tương ứng với phần đất xã Nam Tân, Nam Lộc, Nam Thượng, từ tháng 6/2020 nhập thành xã Thượng Tân Lộc). 27 Tổng Nam Kim (nguyên gọi là tổng Nam Hoa, năm đầu Thiệu Trị (1841) vâng mệnh đổi thành Nam Kim), tổng này gồm 22 xã thôn khi chuyển về huyện Nam Đàn tương ứng với phần địa giới hành chính các xã: Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Phúc, Nam Cường, Nam Trung của huyện Nam Đàn. Đến tháng 6 năm 2020, sáp nhập 3 xã Nam Phúc, Nam Trung, Nam Cường thành lập xã Trung Phúc Cường [78, tr.282 - 283]. Theo Danh sách xã thôn Trung Kỳ tài liệu lưu ở thư viện Huế được hai nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao và Trần Thanh Tâm xác định được soạn vào cuối đời vua Duy Tân sang đời vua Đồng Khánh, theo danh sách này địa giới Nam Đàn gồm 4 tổng: Tổng Xuân Liễu: 15 xã thôn; tổng Lâm Thịnh: 30 xã thôn; tổng Xuân Khoa: 16 xã thôn và tổng Nam Kim: 16 xã thôn. Căn cứ phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi đến xác định các đơn vị hành chính ở địa phương thuộc huyện Nam Đàn làm đối tượng nghiên cứu gồm các tổng, xã, thôn, phường, giáp, vạn như sau: Tổng Hoa Lâm gồm 2 xã, thôn: xã Đông Liệt, thôn Đồng Điên. Tổng Non Liễu gồm 20 xã, thôn, giáp: xã Nghĩa Động, xã Thanh Tuyền, xã Vân Đồn, xã Hương Lãm (thôn Khả Lãm, thôn Đông, thôn Nam, thôn Tạo Lễ), xã Hồng Nhiễm, xã Thịnh Lạc (thôn Trung Lâm, thôn Nhân Hậu, giáp Đồng Nhân, thôn Xuân Lâm, Giáp Hạ), thôn An Lạc, thôn Thượng Hồng, xã Chung Tháp, xã Gia Lạc, xã Yên Lạc, xã Nộn Hồ, xã Nộn Liễu. Tổng Lâm Thịnh gồm 15 xã, thôn, giáp, vạn: xã Lâm Thịnh, xã Chung Mỹ, xã Chung Cự (giáp Kính Kị, giáp Khoa Cử, thôn Hoàng Trù, thôn Vân Hội, phường Tiểu Ca, thôn Kim Liên, giáp Tính, thôn Ngọc Đình), xã Duyên La, xã Tràng Cát, xã Hữu Biệt, xã Gia Lạc, vạn thủy cơ Duyên La (làng vạn chài trên sông). Tổng Bích Triều gồm 11 xã, thôn, vạn, sở: thôn Chi Cơ, xã Võ Nguyên, vạn Võng Nhi Cây Trà, thôn Cây Trà, thôn Lương Giai, sở Lương Trường Tàm Tang, xã Lương Trường (thôn Trường, thôn Phú Thọ, thôn Vạn Lộc, thôn Đặng Xá), thôn Ngũ Nhược. Tổng Nam Kim gồm 16 xã, thôn: xã Tiên Hoa (thôn Khánh Lộc, thôn Xuân Mỹ, thôn Thiên Lộc), xã Xuân Hoa (thôn Đông Đồn, thôn Trung Hội, thôn Tứ Trành), xã Nam Hoa Thượng (thôn Hoành Sơn, thôn Dương Liễu), xã Trung Cần, xã Nam Hoa 28 Tứ, xã Xuân Phúc, xã Nam Hoa Đông (thôn Đông Viên, thôn Quần Xá, thôn Vạn Thọ, thôn Dương Phổ Tứ, thôn Dương Phổ Đông). Tổng Phù Long huyện Hưng Nguyên gồm 1 thôn: Thôn Đông Châu (nay thuộc xã Nam Cường). Từ những trình bày trên cho thấy, phạm vi không gian địa giới hành chính mà đề tài nghiên cứu xác định thuộc địa bàn huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương trong thế kỷ XIX (1802 - 1884) gồm 6 tổng, 65 xã, thôn, làng, trang, phường, vạn, sách, thuộc địa giới hành chính huyện Nam Đàn từ năm 1911. Dĩ nhiên, từ năm 1911 đến năm 2020, tên gọi, địa giới hành chính các làng xã, thuộc huyện Nam Đàn có nhiều lần thay đổi, nhưng ranh giới tự nhiên giữa huyện Nam Đàn với huyện Thanh Chương ở phía Tây và Tây Nam, huyện Đô Lương ở phía Tây Bắc, huyện Nghi Lộc ở phía Bắc, huyện Hưng Nguyên ở phía Đông và Đông Nam, huyện Đức Thọ ở phía Nam đều ổn định. Địa giới hành chính đó tương xứng với vị trị địa lý huyện Nam Đàn mà chúng tôi trình bày ở trên [78]. 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.1. Vị trí địa lý Huyện Nam Đàn ngày nay nằm ở hạ lưu sông Lam, có vị trí địa lý kéo dài từ 18034′ đến 18047′ vĩ độ Bắc và trải rộng từ 105024′ đến 1050 37′ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên, phía Đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thanh Chương, phía Tây Bắc giáp huyện Đô Lương, phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Diện tích tự nhiên 294,3 km², phần lớn nằm ở tả ngạn sông Lam và một phần ở hữu ngạn sông Lam, trong đó 48% đất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp và đồi núi [206, tr.6]. 2.2.2. Địa hình, đất đai Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, có địa hình nửa đồng bằng nửa đồi núi, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố rải rác hầu khắp các làng xã, thường bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông ngòi, ao hồ. Các kiến trúc tân kiến tạo trong quá trình phát triển địa chất lâu dài đã tạo nên lãnh thổ của huyện có hướng nghiêng từ phương Tây Bắc xuống Đông Nam với dạng địa hình có hình thái thay đổi từ Tây sang Đông, trong đó: trung du đồi núi tập trung ở phía Tây, phía Tây Bắc còn đồng bằng chủ yếu ở phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên, ở một số làng như: Kim Liên, Chung 29 Cự, Hữu Biệt, Yên Lạc, Đa Lạc, Hùng Nhẫn... vẫn có nhiều đồi núi xen lẫn giữa vùng đồng bằng như Chung sơn, Tán sơn, Nhuệ sơn... và cả một phần dãy Đại Huệ. Theo nghiên cứu của Hippolyte Le Breton trong sách An Tĩnh Cổ Lục ghi rằng: Lịch sử cấu tạo về địa chất, mặt địa chất gần đây của “thung lũng sông Lam” lại càng làm cho chúng ta hiểu thêm về thời kỳ xa xưa của thung lũng này. Vào thời đệ tứ kỷ, biển ăn sâu vào tận chân các ngọn núi cuối cùng của dãy núi lớn lúc đó nước sông Lam bao phủ mênh mông cả bốn “xứ”. Tiếp đến một thời kỳ lục địa nổi lên. Sau lúc xảy ra hiện tượng đó, xuất hiện các bãi bồi, dấu vết của “lòng sông đầy”, ngày nay đã biến thành ruộng lúa, và sông Lam đã đổi dòng về phía dưới. Hệ thống thủy đạo bị giải thể, nhưng các dấu tích của lòng sông cạn cũ của sông Lam ngày nay còn biểu hiện bởi các “lòng sông chết” đã biến thành ao hồ. Trong tất cả các lòng sông chết ấy, đáng chú ý hơn cả là “Xuân Hồ” (hồ của mùa xuân” (Hình CXXII ở trên), một trong những làng ven sông ngày nay vẫn còn mang tên ấy: Xuân Liễu [99, tr.152 - 153]. Vùng phía Tây và Tây Bắc, chủ yếu là địa hình bán sơn địa, rừng núi xen lẫn với các thung lũng đồng bằng. Núi đồi ở vùng này hầu hết có độ dốc lớn, từ 350 - 400 và bị xói mòn nặng, nền đất bị rửa trôi chỉ còn lại sỏi đá nên thảm thực vật ở đây chỉ có loại cây bụi nhỏ và rất ít động vật. Khoáng sản tuy có các loại như: sắt, đồng, măng gan... song trữ lượng và chất lượng thấp, giá trị công nghiệp không cao. Trong diện tích bán sơn địa, phần đất chiếm tỷ lệ không nhiều, bị phủ dày sỏi đá, nghèo chất mùn và chất hữu cơ, thung lũng đồng bằng vì gián tiếp với đồi núi nên bị chia cắt nhỏ, tỷ lệ đất sét cao. Quá trình đá ong hoá diễn ra từ hàng vạn năm trước tạo nên những mỏ đá ong thuộc địa bàn các làng xã như: Đông Liệt, Ngọc Trừng, Trang Đen, Trang Ri, Thanh Thuỷ... Nổi tiếng nhất là mỏ đá ong làng Kiền (Thanh Thuỷ nay thuộc xã Nam Thanh, dưới triều Minh Mệnh từ năm 1830 - 1832, đã cung cấp hàng vạn tảng đá ong làm nguyên liệu chủ yếu để xây dựng thành Nghệ An [97]. Vùng phía Đông và Đông Nam, nằm ở hạ lưu sông Lam nên đất đai khá màu mỡ. Phía tả ngạn và hữu ngạn sông Lam chủ yếu là đất bãi bồi, hình thành bởi phù sa sông Lam, nên thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là cát pha đất sét, hàm lượng mùn khá cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhất là lúa, ngô, lạc, đậu... So với vùng tả ngạn, phía hữu ngạn sông Lam có địa hình thấp hơn nên khu vực này thường xuyên bị ngập úng về mùa mưa lũ khiến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. 30 Đặc thù về địa hình đất đai huyện Nam Đàn được chia thành 2 nhóm: đất phù sa do sông Lam bồi đắp, đất sét và đất Feralit. Nhóm đất do phù sa bồi đắp và đất sét: Đây là nhóm đất có ý nghĩa quan trọng chiếm khoảng 40% diện tích trong thổ nhưỡng ở Nam Đàn, gồm có ba nhóm nhỏ là: đất phù sa, đất nâu vàng và đất lúa ở vùng đồi núi, trong đó đáng kể nhất là đất phù sa. Các cánh đồng ở Xuân Hồ, Xuân Liễu, Chung Tháp, Đa Lạc, Yên Lạc, Hữu Biệt, Kim Liên, Hồng Nhiễm, Tự Trì thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp, đất sét, rất thích hợp cho việc canh tác lúa mùa và màu. Nhóm đất Feralit: chiếm khoảng 60% trong diện tích thổ nhưỡng, đất này tập trung ở các làng, xã như: Ngọc Trừng, Đông Liệt, Trang Đen, Trang Ri, Diên Lãm, Khả Lãm, Xuân Hồ, Xuân Liễu, Thanh Thuỷ, Diên Lãm tóm lại là các xã có diện tích đất phân bố dọc các sườn đồi núi. Nó có các nhóm nhỏ: như đất feralit đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất màu vàng trên núi những loại đất này thích hợp với trồng cây ăn quả, cây chè, cây sắn [78, tr.28]. Với địa hình, đất đai gồm hai nhóm đất để trồng lúa, các loại cây lương thực, khai thác thủy sản, trồng cây ăn quả, sắn, chè... cư dân Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, nối đời kế tục trong lao động sản xuất, phát huy các giá trị văn hóa mà cha ông đã để lại từ ngàn xưa. Liên quan đến địa hình đất đai ở một số làng xã thuộc tổng Bích Triều và toàn bộ các thôn, trang, phường, giáp, vạn thuộc tổng Nam Kim nằm dưới chân núi phía Bắc dãy Thiên Nhẫn ngoảnh mặt ra sông Lam. Đất đai ở đây bao gồm đất phù sa do sông Lam bồi tụ, những hồ (bàu) ngập nước quanh năm và phần đất đai feralit phân bố dọc theo dãy Thiên Nhẫn. Có thể nói các cánh đồng ở Phúc Trung Cường, Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Nam Kim (ngày nay) phần lớn là đất phù sa của sông Lam. Từ nhiều thế kỷ trước, các thế hệ cư dân ở Nam Đường đã khai thác vùng đất phù sa dọc bờ hữu sông Lam (từ làng Chi Cơ, Tàm Tang, Phú Thọ đến làng Hoành Sơn, Trung Cần...) để trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, hay trồng lúa và các loại hoa màu khác. Tuy nhiên, thành quả lao động mà cư dân làng xã ở bờ hữu sông Lam thuộc địa giới hành chính huyện Nam Đàn mà chúng tôi nghiên cứu có thể bị lũ lụt cuốn trôi bất cứ lúc nào vì chính sách không đắp đê ngăn lũ từ thời Lê sơ đến thời nhà Nguyễn. Riêng phần đất dọc theo sườn dãy Thiên Nhẫn được cư dân làng xã Nam Kim, Hoành Sơn, Vạn Lộc, Khoa Trường, Chi Cơ cư dân dùng đá núi chèn ghép thành các bậc theo hình vòng cung để trồng chè, chanh, cam, ngô, khoai, kê... 31 Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, sự thay đổi dòng chảy liên tục của sông Lam trong nhiều thế kỷ trước, các biến cố về địa chất, cùng quá trình khai hoang, đắp đê của cư dân bản địa, tạo nên đặc điểm dễ nhận thấy của đồng ruộng Nam Đàn là: ruộng đồng canh tác chỗ thấp, chỗ cao; có nơi đất đai bằng phẳng màu mỡ, cũng có nơi chật hẹp bị chia cắt bởi các gò, đồi. Khắp vùng đồng bằng thuộc địa bàn huyện Nam Đàn không có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, trên cùng một cánh đồng cư dân làng xã có thể canh tác nhiều loại hoa màu khác nhau, có rất ít diện tích ruộng chuyên canh trồng duy nhất một loại hoa màu, cho nên nông sản thu hoạch được của nông dân trong làng xã dù không đạt năng suất cao, nhưng sản phẩm rất đa dạng, phong phú đáp ứng các nhu cầu trong đời sống của cư dân trong địa bàn. Như vậy, khác với các huyện giáp ranh như Hưng Nguyên ở phía Đông, Đức Thọ ở phía Nam, Nghi Lộc, Diễn Châu ở phía Bắc là những vùng có diện tích đồng bằng với xứ đồng rộng lớn, ruộng đất của đồng bằng ở huyện Nam Đàn ngoài diện tích của các xứ đồng canh tác lúa nước còn xen lẫn nhiều đầm, đìa, ao, hồ, các vùng gò đồi, bán sơn địa... với các đặc điểm khác nhau về độ cao, khả năng canh tác, chất đất. Khái quát về địa hình, đất đai ở huyện Nam Đàn Lịch triều hiến chương loại chí, phần Dư địa chí (Quyển 2 nói về sự khác nhau về phong thổ các đạo), sử gia Phan Huy Chú nhắc đến địa danh huyện Nam Đường (Nam Đàn) thuộc phủ Anh Đô ở về miền thượng du, tiếp giáp với huyện Thanh Chương. Huyện Hưng Nguyên đất ở miền dưới, phía Nam giáp huyện Thiên Lộc [20, tr.82]. Huyện Nam Đường (Nam Đàn) được ông ca ngợi là đất “Cổ tích, thần thiêng” với Miếu Tam Tòa, đền Hắc Đế, cửa ải Khả Lưu, núi Hồ Cương đều là di tích của các triều đại trước đó, về phong cảnh có núi Hải Thủy, Sài Sơn, Am Sơn, Viện Sơn... cảnh trí thanh u tao nhã, là đất đáng xem thời bấy giờ. Đặc biệt, ở cụm Nam Kim (Nam Hoa) bên hữu ngạn sông Lam và dưới chân núi Thiên Nhẫn, bốn làng gồm Đông Sơn, Hoành Sơn, Dương Liễu, Trung Cần đều có đình làng được ghi vào thư tịch cổ, đây là những công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật tinh xảo, chứng minh cho bề dày phát triển về văn hóa, thẩm mỹ, vật chất và tinh thần của cư dân vùng lưu vực sông Lam nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng. 2.2.3. Khí hậu Là một huyện của tỉnh Nghệ An, Nam Đàn nằm chung trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống thời tiết. Theo thống kê hàng năm, 32 tổng bức xạ nhiệt ở Nam Đàn là 138,4 kcal/cm²/năm, cán cân bức xạ là 87,3 kcal/cm²/năm, số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ, chế độ nhiệt trung bình năm là 23,9°C. Khí hậu huyện Nam Đàn được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 dương lịch, mùa này nhiệt độ trung bình là 25°C, thời điểm nóng nhất là tháng 7. Đây cũng là thời gian gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) từ vịnh Băng Gan vượt Trường Sơn mang theo khí nóng, khô làm cho nhiệt độ nắng nóng lên tới hơn 40°C. Mùa nóng thường có hạn hán, có những năm hạn hán kéo dài ba tháng, thậm chí có năm kéo dài sáu đến bảy tháng liền. Trong những ngày hè, gió Lào thổi mạnh cả ngày lẫn đêm khiến cho cỏ cây khô héo, ruộng đồng nứt nẻ, sau mỗi đợt như vậy thường 5 đến 10 ngày lại có những trận giông đột ngột làm hạ nền nhiệt, dịu sức nóng, nước chảy lênh láng lại làm bào mòn đi mùn đất, mùn lá do sức gió trước đó cày lên khiến cho đất đai thêm cằn cỗi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp [78, tr.25 - 26]. Hàng năm, thường từ tháng 7 đến tháng 9 ở Nghệ An hay có bão, với vị trí được xem là đất trung tâm xứ Nghệ, Nam Đàn thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cơn bão. Bão thường có cường độ mạnh, một năm có một đến hai cơn, có những năm ba đến bốn cơn nối tiếp nhau, kèm với bão là lũ lụt làm cho nước sông Lam dâng tràn mênh mông, làm ngập úng hoa màu, vỡ đê kè cuốn phăng nhiều xóm làng, nhà cửa. Một số làng xã ở vùng hữu ngạn thuộc tổng Nam Hoa (Nam Kim) cũ như làng: Dương Liễu, Hoành Sơn, Trung Cần hay ở Thịnh Lạc (xã Hùng Tiến), Xuân La (xã Xuân Lâm) ở vùng tả ngạn sông Lam thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ của lũ lụt bất thường. Vào mùa hè, nhiều khi đang giữa tiết khí khô hạn, lốc xoáy kèm theo mưa đá lại đột ngột nổi lên làm tung bay nhà cửa, tan nát cả vật dụng và hoa màu gây nhiều khó khăn cho cư dân bản địa [78, tr.26]. Mùa lạnh ở Nam Đàn nói riêng, toàn xứ Nghệ nói chung, thường đến muộn hơn so với vùng khác với thời gian kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Vào giữa chu kỳ của mùa lạnh, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20°C, ngày thấp nhất khoảng 6°C. Trong những tháng mùa đông, trời thường nhiều mây và sương mù bởi gió mùa Đông Bắc (do áp suất thấp ở vùng Xi-bê-ri) tràn qua Thái Bình Dương mang theo nhiều hơi nước khi vào địa phận huyện Nam Đàn bị chặn bởi các đỉnh núi thuộc dãy Đại Huệ, Hùng Sơn, Thiên Nhẫn, điều này làm xuất hiện thêm hiện tượng 33 mưa dầm kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Mưa dầm trong mùa đông kèm gió mùa Đông Bắc khiến cho nền nhiệt càng hạ thấp giá rét bao phủ toàn vùng [78, tr.27]. Về chế độ mưa: Theo thống kê, lượng mưa bình quân ở xứ Nghệ thay đổi theo từng tiểu vùng khí hậu, lượng mưa trung bình ở Nghệ An khoảng 1.800mm, mùa nóng chiếm khoảng 70%, mùa lạnh chiếm 30%, trong đó ở huyện Nam Đàn đo được: Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm. Năm mưa ít nhất: 1.100 mm. Năm mưa nhiều nhất: 2.600 mm. Độ ẩm trung bình: 86% [78, tr.28]. Khí hậu, thời tiết nắng lắm mưa nhiều tập trung theo mùa, lại thêm gió phơn Tây Nam, gây không ít khó khăn cho việc duy trì và phát triển kinh tế ở lưu vực sông Lam nói chung, Nam Đàn nói riêng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp và chính sách không đắp đê được Gia Long đến Tự Đức duy trì suốt hơn tám thập kỷ. 2.2.4. Đồi núi, sông ngòi 2.4.1.1. Đồi núi Hệ thống đồi núi ở Nam Đàn được biết đến rõ nhất với ba dãy núi lớn là núi Đại Huệ (Rú Nậy), núi Hùng Sơn hay Độn Sơn (rú Đụn) nằm toàn bộ trong phạm vi huyện và núi Thiên Nhẫn nằm một phần trong huyện. Ngoài ra còn có hàng chục ngọn núi nhỏ khác phân bố rải rác xen lẫn ở vùng đồng bằng. Núi Đại Huệ nằm ở phía Bắc huyện Nam Đàn thuộc địa phận hai xã Nộn Liễu và Thanh Tuyền cũ, nay là các xã Nam Thanh, Nam Anh và Nam Xuân. Phía Đông, Đại Huệ gắn với các ngọn Đại Bàn, Đại Tứ, Đại Hải; phía Bắc liền với ngọn Đại Quắc (núi Vạc), phía Tây nối liền với ngọn Hải Thủy và Hồ Cương tạo nên một dãy kéo dài chạy dọc theo phía Tây Bắc huyện từ Đông sang Tây, ngăn cách huyện Nam Đàn với huyện Đô Lương, có truông Băng đi từ xã Thanh Thủy đến miền Trù Ú của huyện Nghi Lộc, có truông Hến đi từ xã Xuân Liễu đến vùng xã Đoài huyện Nghi Lộc và Truông Bồn đi qua Tràng Đen lên huyện Đô Lương. Hình núi Đại Huệ tựa quả chuông úp với đỉnh cao nhất là 454m. Đứng dưới trông lên, thế núi làn làn, đá nằm tựa như xếp, các ngọn núi kế tiếp nhau cao thấp trùng trùng, cây cỏ chen chúc xanh tươi, sườn núi phía Tây Bắc và Đông Bắc là một vườn chè lớn, mầm tươi non trải rộng [78, tr.32]. 34 Núi Hùng Sơn (rú Đụn) nằm trong phạm vi ba xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái) và Khả Lãm (nay là xã Nam Thượng) xã Diên Lãm ở phía Tây - Bắc huyện, cạnh đường quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương và cách thị trấn Sa Nam chừng 3km, thế núi dốc thoai thoải với đỉnh cao nhất khoảng 300m. Núi có rào Gang vòng ở phía Bắc và sông Lam vòng ở phía Nam. Bao quanh rú Đụn, khe suối nước chảy róc rách, cách ngày nay vài trăm năm núi bỗng d...0), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội. 213. Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 5, Từ năm 1802 đến năm 1858, (tái bản lần thứ nhất có bổ sung), Nxb KHXH, Hà Nội, 2017. 214. Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 6, Từ năm 1858 đến năm 1896, (tái bản lần thứ nhất có bổ sung), Nxb KHXH, Hà Nội, 2017. 215. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), Nxb KHXH, Hà Nội. 216. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (tuyển chọn - lược thuật), Nxb KHXH, Hà Nội. 217. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Nxb VHTT, Hà Nội. 218. Trương Thị Yến (2004), Chính sách thương nghiệp của Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, luận án Tiến sĩ tại Viện Sử học, Hà Nội. 165 Tài liệu Hán Nôm 219. An (Yên) Lạc xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (安 楽 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11031, TTLTQG I. 220. Bạch Sơn thôn địa bạ, Tiên Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (白 山 忖 地 薄,萧 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11132, TTLTQG I. 221. Chi Cơ thôn địa bạ, Bích Triều tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (支 基 忖 地 薄,壁 朝 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11137, TTLTQG I. 222. Chung Cự xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (鈡 距 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11032, TTLTQG I. 223. Chung Mĩ thôn địa bạ, Chung Mĩ xã, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (鈡 美 忖 地 薄,鈡 美 社,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11033, TTLTQG I. 224. Chung Tháp xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (鈡 塔 地 薄 社,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11034, TTLTQG I. 225. Dương Phổ thôn địa bạ, Nam Hoa Đông xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (阳 埔 忖 地 薄,南 花 东 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11138, TTLTQG I. 226. Dương Phổ Tứ thôn địa bạ, Nam Hoa Đông xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (阳 埔 四 忖 地 薄,南 花 东 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11139, TTLTQG I. 227. Đông Đồn thôn địa bạ, Xuân Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (东 臀 忖 地 薄,春 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11142, TTLTQG I. 228. Đông Liệt xã địa bạ, Hoa Lâm tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (东 裂 社 地 薄,花 林 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11037, TTLTQG I. 166 229. Đồng Xuân thôn địa bạ, Hoa Lâm tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (铜 春 忖 地 薄,花 林 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11039, TTLTQG I. 230. Gia Lạc xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (傢 楽 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11041, TTLTQG I. 231. Hoàng Xá thôn địa bạ, Nam Hoa Đông xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (黄 厙 忖 地 薄,南 花 东 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11144, TTLTQG I. 232. Hồng Nhiễm thôn địa bạ, Thịnh Lạc xã, Non Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (鸿 珃 忖 地 薄,盛 落 社,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11043, TTLTQG I. 233. Hương Lãm xã địa bạ, Non Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (香 攬 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11040, TTLTQG I. 234. Hữu Biệt xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (右 别 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11044, TTLTQG I. 235. Khánh Lộc thôn địa bạ, Tiên Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (罄 鹿 忖 地 薄,仙 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11145, TTLTQG I. 236. Lâm Thịnh xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (林 盛 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11047, TTLTQG I. 237. Lương Trường xã địa bạ, Bích Triều tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (良 苌 社 地 薄,壁 朝 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11151, TTLTQG I. 238. Nam Hoa Tứ xã địa bạ, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (南 花 四 社 地 薄,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11156, TTLTQG I. 167 239. Non (Nộn) Hồ xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (嫰 胡 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11053, TTLTQG I. 240. Non (Nộn) Liễu xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (嫰 柳 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府, 乂 安 省), ký hiệu NA - 11051, TTLTQG I. 241. Nghĩa Động xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (义 动 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府, 乂 安 省), ký hiệu NA - 11049, TTLTQG I. 242. Ngũ Nhược thôn địa bạ, Bích Triều tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (五 若 忖 地 薄,壁 朝 總,声 樟 縣,英 山 府, 乂 安 省), kí hiệu NA - 11157, TTLTQG I. 243. Thanh Tuyền xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (声 璿 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府, 乂 安 省), ký hiệu NA -11054, TTLTQG I. 244. Thanh Trai Lương Giai thôn địa bạ, Vạn Võng Nhi Thanh Trai xã, Bích Triều tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (声 斎 良 楷 忖 地 薄,澫 網 而 声 斎 社,壁 朝 總,声 樟 縣,英 山 府, 乂 安 省), kí hiệu NA - 11163, TTLTQG I. 245. Thanh Trí thôn địa bạ, Xuân Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (声 知 忖 地 薄,春 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府, 乂 安 省), kí hiệu NA - 11164, TTLTQG I. 246. Thịnh Lạc xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (盛 楽 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11055, TTLTQG I. 247. Thượng Hồng thôn địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (上 红 忖 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11057, TTLTQG I. 248. Trường (Tràng) Cát xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (场 吉 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11059, TTLTQG I. 168 249. Trung Cần xã địa bạ, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (中 勤 社 地 薄,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11169, TTLTQG I. 250. Trung Hội thôn địa bạ, Xuân Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (中 会 忖 地 薄,春 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11170, TTLTQG I. 251. Tuần La xã địa bạ, Lâm Thịnh tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (循 羅 社 地 薄,林 盛 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11060, TTLTQG I. 252. Tự Trì xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (嶼 池 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11056, TTLTQG I. 253. Vạn Thọ thôn địa bạ, Hoa Đông xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (澫 寿 忖 地 薄,花 东 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11173, TTLTQG I. 254. Vân Đồn xã địa bạ, Non (Nộn) Liễu tổng, Nam Đường huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (云 豚 社 地 薄,嫰 柳 總,南 糖 縣,英 山 府,乂 安 省), ký hiệu NA - 11062, TTLTQG I. 255. Vũ (Võ) Nguyên xã địa bạ, Bích Triều tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (宇 京 社 地 薄,壁 朝 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11175, TTLTQG I. 256. Xuân Áng thôn địa bạ, Xuân Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (春 盎 忖 地 薄,春 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11176, TTLTQG I. 257. Xuân Mỹ thôn địa bạ, Tiên Hoa xã, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (春 美 忖 地 薄,萧 花 社,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11177, TTLTQG I. 258. Xuân Phúc xã địa bạ, Nam Hoa tổng, Thanh Chương huyện, Anh Sơn phủ, Nghệ An tỉnh (春 福 社 地 薄,南 花 總,声 樟 縣,英 山 府,乂 安 省), kí hiệu NA - 11178, TTLTQG I. 169 Tài liệu tiếng nước ngoài 259. Annuaire économique de l’Indochine (Niên giám kinh tế Đông Dương) (1927), Imp. d'Extrême-Orient, Hà Nội. 260. Bulletin économique de l’Indochine (Tập san kinh tế Đông Dương) (1898 - 1944), Gouvement Général de L’Indochine, Hà Nội. 261. Charles Robequain (1932), L’e1volution économique de l’Indochine francaise (Sự phát triển kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp), Paris. 262. H. Cucherousset (1918 - 1935), L’Eveil économique de l’Indochine (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương), Hà Nội. 263. Journal officiel de l’Indochine francaise (Công báo của Đông Dương thuộc Pháp) (1889 - 1951), Hà Nội. 264. Le Breton (1924), La province de Thanh Hoa (Tỉnh Thanh Hóa), Imp. Kim Đức Giang, Hà Nội. 265. P. Bernard (1934), Le problème economique Indochinois (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris. 266. P. Gourou (1940), L’Utilisation du sol en Indochine franscaise (Sử dụng ruộng đất Đông Dương thuộc Pháp, Paris. 267. P. Ory (1894), La commune annamite au Tonkin (Làng xã của người An Nam ở Bắc kỳ, Paris. 268. Y. Henry (1932), Économie agricole de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương), Hà Nội. PL 1 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Bản đồ tỉnh Nghệ An hiện nay [Nguồn: Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An] PL 2 PHỤ LỤC 2: Bản đồ tỉnh Nghệ An thời Nguyễn [Nguồn: Đồng Khánh địa dư chí] PL 3 PHỤ LỤC 3: Bản đồ hành chính huyện Nam Đàn ngày nay [Nguồn: UBND huyện Nam Đàn] PL 4 PHỤ LỤC 4: Bản đồ huyện Nam Đàn thời Nguyễn Huyện Nam Đường [Nguồn: Đồng Khánh địa dư chí] PL 5 PHỤ LỤC 5: Bản dịch Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ (được vẽ lại dưới thời Nguyễn) Bản đồ lộ trình đường bộ từ Thăng Long đến khu vực Chiêm Thành xưa, đoạn đi qua huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên ở nhật trình ngày thứ 14 [Nguồn: bản dịch của TS. Nguyễn Tấn Cường và Th.S Lê Văn Ất - Viện Nghiên cứu Hán Nôm] PL 6 PHỤ LỤC 6: Bảng đối chiếu địa danh xã, thôn, giáp, sở, vạn thuộc các tổng trong huyện Nam Đàn thời Nguyễn (1802 - 1884) với huyện Nam Đàn hiện tại (2020) TT Xã, thôn, phường, giáp, vạn, sở Tổng Xã hiện tại 1 Thôn Đồng Điên Hoa Lâm Xã Nam Hưng 2 Xã Đông Liệt Xã Nam Thái 3 Xã Nghĩa Động Non Liễu Xã Nam Thái 4 Xã Hương Lãm, thôn Khả Lãm Xã Nam Nghĩa 5 Xã Thanh Tuyền Nam Thanh 6 Xã Vân Đồn Nam Vân 7 Xã Hương Lãm, thôn Đông Vân Diên 8 Xã Hương Lãm, thôn Nam Thị trấn Nam Đàn 9 Xã Hương Lãm, thôn Tạo Lễ Thị trấn Nam Đàn 10 Xã Hồng Nhiễm Xuân Hòa 11 Xã Thịnh Lạc, thôn Trung Lâm Hùng Tiến 12 Xã Thịnh Lạc, thôn Nhân Hậu Hùng Tiến 13 Xã Thịnh Lạc, giáp Đồng Nhân Hùng Tiến 14 Xã Thịnh Lạc, thôn Xuân Lâm Hùng Tiến 15 Xã Thịnh Lạc, giáp Hạ Hùng Tiến 16 Thôn An Lạc Hùng Tiến 17 Thôn Thượng Hồng Hồng Long 18 Xã Chung Tháp Hồng Long 19 Xã Tự Trì Hùng Tiến 20 Xã Yên Lạc Nam Lĩnh 21 Xã Nộn Hồ Xuân Hòa 22 Xã Nộn Liễu Nam Anh, Nam Xuân 23 Thôn Chi Cơ Bích Triều Nam Thượng 24 Xã Võ Nguyên Nam Thượng 25 Vạn Võng Nhi, Cây Trà Nam Tân 26 Thôn Cây Trà Nam Tân 27 Thôn Lương Giai Nam Tân 28 Sở Lương Trường, Tàm Tang Nam Tân 29 Xã Lương Trường, thôn Trường Nam Tân 30 Xã Lương Trường, thôn Phú Thọ Nam Tân 31 Xã Lương Trường, thôn Vạn Lộc Nam Lộc 32 Xã Lương Trường, thôn Đặng Xá Nam Lộc 33 Thôn Ngũ Nhược Nam Lộc 34 Xã Chung Cự, giáp Kính Kị Lâm Thịnh Hùng Tiến 35 Xã Lâm Thịnh Hồng Long 36 Xã Chung Mỹ Xuân Lâm 37 Xã Chung Cự, giáp Khoa Cử Xuân Lâm 38 Xã Duyên La Xuân Lâm PL 7 39 Xã Tràng Cát Nam Cát 40 Xã Hữu Biệt Nam Giang 41 Vạn thủy cơ Duyên La Xuân Lâm 42 Xã Chung Cự, thôn Hoàng Trù Kim Liên 43 Xã Chung Cự, thôn Vân Hội Kim Liên 44 Xã Chung Cự, phường Tiểu Ca Kim Liên 45 Xã Chung Cự, thôn Kim Liên Kim Liên 46 Xã Chung Cự, giáp Tính Kim Liên 47 Xã Chung Cự, thôn Ngọc Đình Kim Liên 48 Xã Gia Lạc Nam Lĩnh 49 Xã Tiên Hoa, thôn Khánh Lộc Nam Kim Khánh Sơn 50 Xã Tiên Hoa, thôn Xuân Mỹ Khánh Sơn 51 Xã Xuân Hoa, thôn Đông Đồn Khánh Sơn 52 Xã Xuân Hoa, thôn Trung Hội Khánh Sơn 53 Xã Xuân Hoa, thôn Tứ Trành Khánh Sơn 54 Xã Nam Hoa Thượng, thôn Hoành Sơn Khánh Sơn 55 Xã Nam Hoa Thượng, thôn Dương Liễu Nam Trung 56 Xã Trung Cần Nam Trung 57 Xã Nam Hoa Tứ Nam Kim 58 Xã Tiên Hoa, thôn Thiên Lộc Nam Kim 59 Xã Xuân Phúc Nam Phúc 60 Xã Nam Hoa Đông, thôn Đông Viên Nam Phúc 61 Xã Nam Hoa Đông, thôn Quần Xá Nam Phúc 62 Xã Nam Hoa Đông, thôn Vạn Thọ Nam Cường 63 Xã Nam Hoa Đông, thôn Dương Phổ Tứ Nam Cường 64 Xã Nam Hoa Đông, thôn Dương Phổ Đông Nam Cường 65 Thôn Đông Châu Phù Long Nam Cường [107]; [213] PL 8 PHỤ LỤC 7: Địa bạ một số thôn, xã huyện Nam Đàn Địa bạ xã An Lạc, tổng Non Liễu, huyện Nam Đường - ký hiệu NA - 11031. Tờ đầu (00001) - phía bên phải Trang 1 [Nguồn: TTLTQG I] PL 9 Tờ đầu (00001) - phía bên trái Trang 2 [Nguồn: TTLTQG I] PL 10 Tờ cuối (00042) - phía bên phải Trang 1 [Nguồn: TTLTQG I] PL 11 Tờ cuối (00042) - phía bên trái Trang 2 [Nguồn: TTLTQG I] PL 12 Địa bạ xã Thịnh Lạc, tổng Non Liễu, huyện Nam Đường, phủ Anh Sơn, ký hiệu NA - 11055 Tờ đầu (00001) - phía bên phải Trang 1 [Nguồn: TTLTQG I] PL 13 Tờ đầu (00001) - phía bên trái Trang 2 [Nguồn: TTLTQG I] PL 14 Tờ cuối (00059) - phía bên phải Trang 1 [Nguồn: TTLTQG I] PL 15 Tờ cuối (00059) - phía bên trái Trang 2 [Nguồn: TTLTQG I] PL 16 PHỤ LỤC 8: Các loại hình sở hữu ruộng đất ở Nam Đàn (1802 - 1884) BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÔNG ĐIỀN, CÔNG THỔ CỦA HUYỆN NAM ĐÀN THỜI NGUYỄN (1802 - 1884) QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TT Số TL tại TTLTQG1 Tên thôn Tên xã Công điền Công thổ Diện tích Công điền Thực trưng Lưu hoang Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Vụ hạ Vụ thu Diện tích Công Thổ Thực trưng Lưu hoang Phế canh Đơn vị tính: Mẫu. sào. thước. tấc. phân (M.s.th.t.p) Tổng Non Liễu 1 11031 An Lạc 3.1.5.0.0 1.6.10.4.0 1.4.9.6.0 0.2.0.0.0 0.3.0.0.0 2.6.5.0.0 2.3.9.6.0 0.7.10.4.0 0 0 0 0 2 11034 Chung Tháp 4.5.0.0.0 4.5.0.0.0 0 0.5.0.0.0 0.5.0.0.0 3.5.0.0.0 4.5.0.0.0 0 1.4.0.0.0 1.4.0.0.0 0 0 3 11040 Hương Lãm 11.6.6.3.0 4.1.0.0.0 7.5.6.3.0 0 0 0 11.6.6.3.0 0 20.5.7.0.0 0 20.5.7.0.0 0 4 11043 Hồng Nhiễm Thịnh Lạc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 11049 Nghĩa Động 87.6.4.8.0 20.5.11.6.0 67.0.8.2.0 0.1.3.0.0 0.4.4.0.0 87.0.12.8.0 10.0.14.1.0 10.4.12.5.0 587.7.2.0.0 0.0.0.0.0 587.7.2.0.0 0 6 11051 Non Liễu 72.0.14.1.0 63.2.1.8.0 8.8.12.3.0 2.5.7.7.0 1.9.14.9.0 67.5.6.5.0 11.9.1.8.0 51.3.0.0.0 5.6.14.8.0 5.2.6.1.0 0.4.8.7.0 0 7 11053 Non Hồ 8.9.12.0.0 7.3.12.0.0 1.6.0.0.0 2.4.0.0.0 2.0.0.0.0 4.5.12.0.0 4.3.0.0.0 3.0.12.0.0 0 0 0 0 8 11054 Thanh Tuyền 475.7.0.4.0 91.9.9.5.0 383.7.5.9.0 2.7.0.0.0 2.9.3.0.0 470.0.12.3.0 22.3.7.0.0 69.6.2.5.0 10.9.2.0.0 10.9.2.0.0 0 0 9 11055 Thịnh Lạc 3.1.0.0.0 2.1.0.0.0 1.0.0.0.0 1.0.0.0.0 0.8.0.0.0 1.3.0.0.0 0 0 0 0 0 0 10 11056 Tự Trì 15.3.1.3.0 6.0.3.0.0 9.2.13.3.0 0 0.7.0.0.0 14.6.1.3.0 4.2.9.0.0 1.7.9.0.0 0 0 0 0 11 11057 Thượng Hồng 0.7.0.0.0 0.7.0.0.0 0.0.0.0.0 0 0 0.7.0.0.0 0 0 0.7.12.2.0 0.7.12.2.0 0 0 12 11062 Vân Đồn 108.1.10.6.0 80.4.6.2.0 27.7.4.4.0 0 0 108.1.10.6.0 2.0.0.6.0 106.1.10.0 0 0 0 0 Tổng 790.9.9.5.0 282.6.9.5.0 508.3.0.0.0 9.4.10.7.0 9.6.6.9.0 760.2.0.5.0 73.4.3.4.0 243.1.11.4.0 627.0.8.0.0 18.3.5.3.0 608.7.2.7.0 0 Tổng Lâm Thịnh 1 11041 Gia Lạc 15.3.6.0.0 7.1.0.0.0 8.2.6.0.0 0 0 15.3.6.0.0 5.6.0.0.0 9.7.6.0.0 2.0.0.0.0 2.0.0.0.0 0 0 2 11044 Hữu Biệt 365.1.8.0.0 81.4.9.8.0 283.6.13.2.0 1.3.0.0.0 2.3.0.0.0 361.5.8.0.0 67.1.5.0.0 298.0.3.0.0 0 0 0 0 3 11059 Trường Cát 87.5.0.0.0 46.0.0.0.0 41.5.0.0.0 1.0.0.0.0 2.0.0.0.0 84.5.0.0.0 41.5.0.0.0 46.0.0.0.0 17.5.0.0.0 13.0.0.0.0 4.5.0.0.0 0 4 11060 Tuần La 259.0.4.0.0 15.5.1.7.0 243.5.2.3.0 6.0.0.0.0 7.0.0.0.0 246.0.4.0.0 12.5.1.7.0 3.0.0.0.0 46.7.11.0.0 0 46.7.11.0.0 0 5 11032 Chung Cự 91.8.14.8.0 57.4.9.9.0 34.4.4.9.0 1.0.1.5.0 2.0.0.0.0 88.8.13.3.0 38.9.13.9.0 52.9.0.9.0 0 0 0 0 6 11033 Chung Mỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 11047 Lâm Thịnh 33.0.5.0.0 8.5.12.0.0 24.4.8.0.0 2.3.0.0.0 4.5.0.0.0 26.2.5.0.0 4.0.0.0.0 20.4.8.0.0 0 0 0 0 Tổng 851.9.7.8.0 216.1.3.4.0 635.8.4.4.0 11.6.1.5.0 17.8.0.0.0 822.5.6.3.0 169.7.5.6.0 430.1.2.9.0 66.2.11.0.0 15.0.0.0.0 51.2.11.0.0 0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884)] PL 17 Tổng Nam Hoa (Nam Kim) 1 11132 Bạch Sơn Tiên Hoa 17.1.14.1.0 4.2.6.0.0 12.9.8.1.0 0.3.11.0.0 0.7.0.0.0 16.1.3.1.0 5.8.14.9.0 11.2.14.2.0 24.6.12.0.0 0 24.6.12.0.0 0 2 11138 Dương Phổ Nam Hoa Đông 1.0.0.0.0 1.0.0.0.0 0 0 0.1.0.0.0 0.9.0.0.0 1.0.0.0.0 0 3.0.0.0.0 3.0.0.0.0 0 0 3 11139 Dương Phổ Tứ Nam Hoa Đông 32.3.14.5.0 11.6.14.5.0 20.7.0.0.0 0.2.0.0.0 0.5.0.0.0 31.6.14.5.0 32.3.14.5.0 0 5.3.8.0.0 5.3.8.0.0 0 0 4 11142 Thôn Đông Đồn Xuân Hoa 31.2.5.1.0 26.5.2.0.0 4.7.3.1.0 0.9.0.0.0 2.0.0.0.0 28.3.5.1.0 31.2.5.1.0 0 44.9.9.5.0 3.9.2.5.0 41.0.7.0.0 0 5 11144 Hoàng Xá Nam Hoa Đông 111.0.12.2.0 5.1.2.1.0 105.9.10.1. 0 0 2.9.0.0.0 108.1.12.2.0 111.0.12.2.0 0 10.6.5.7.0 6.3.1.5.0 4.3.4.2.0 0 6 11145 Khánh Lộc Tiên Hoa 18.7.14.0.0 7.5.10.0.0 11.2.4.0.0 0.3.11.0.0 1.3.0.7.0 17.1.2.3.0 17.4.3.0.0 0.3.11.0.0 22.5.11.0.0 22.2.11.0.0 0.3.0.0.0 0 7 11156 Nam Hoa Tứ 144.9.2.2.0 22.6.1.6.0 122.3.0.6.0 0.4.8.0.0 1.0.0.0.0 143.4.9.2.0 144.9.2.2.0 0 0.2.7.5.0 0.2.7.5.0 0 0 8 11164 Thanh Trí Xuân Hoa 17.1.0.0.0 17.0.7.1.0 0.0.7.9.0 0 0 17.1.0.0.0 17.1.0.0.0 0 26.0.10.5.0 1.0.2.0.0 25.0.8.5.0 0 9 11170 Trung Hội Xuân Hoa 27.1.0.0.0 21.1.0.0.0 6.0.0.0.0 0 1.0.0.0.0 26.1.0.0.0 27.1.0.0.0 0 59.4.12.0.0 7.3.8.0.0 52.1.4.0.0 0 10 11173 Vạn Thọ Hoa Đông 111.6.0.0.0 0.4.5.1.0 111.1.9.9.0 0.2.0.0.0 1.3.0.0.0 110.1.0.0.0 111.6.0.0.0 0 50.3.2.2.0 49.7.2.2.0 0.6.0.0.0 0 11 11176 Xuân Áng Xuân Hoa 10.8.0.0.0 0 10.8.0.0.0 0 0 10.8.0.0.0 10.8.0.0.0 0 100.5.0.0.0 0 100.5.0.0.0 0 12 11177 Xuân Mỹ Tiên Hoa 18.7.14.1.0 18.7.14.1.0 0 0.3.12.0.0 1.4.10.6.0 16.9.6.5.0 18.7.14.1.0 0 26.4.11.0.0 26.4.11.0.0 0 0 13 11178 Xuân Phúc 3.2.8.0.0 0 3.2.8.0.0 0.1.0.0.0 0.2.0.0.0 2.9.8..0.0 3.2.8.0.0 0 0 0 0 0 14 11169 Trung Cần 20.2.5.0.0 18.2.5.0.0 2.0.0.0.0 0.5.0.0.0 2.0.0.0.0 17.7.5.0.0 20.2.5.0.0 0 2.5.0.0.0 0 2.5.0.0.0 0 Tổng 565.4.14.2.0 154.3.7.5.0 411.1.6.7.0 3.4.12.0.0 14.4.11.3.0 547.5.5.9.0 552.8.4.0.0 11.6.10.2.0 376.7.14.4. 0 125.6.8.7.0 251.1.5.7.0 0 Tổng Bích Triều 1 11137 Chi Cơ 7.9.0.0.0 5.8.5.1.0 2.0.9.9.0 0.2.0.0.0 0.6.0.0.0 7.1.0.0.0 0 0 1.6.0.0.0 1.6.0.0.0 0 0 2 11151 Lương Trường 163.6.3.7.0 65.1.10.5.0 98.4.8.2.0 1.5.11.0.0 2.8.5.3.0 159.2.2.4.0 53.2.2.4.0 109.8.9.6.0 496.0.1.3.0 249.4.0.0.0 246.6.1.3.0 0 3 11157 Ngũ Nhược 37.8.13.0.0 0 37.8.13.0.0 0.1.0.0.0 0.1.0.0.0 37.6.13.0.0 37.8.13.0.0 0 0 0 0 0 4 11163 Thanh Trai, Lương Giai Vạn Võng Nhi Thanh Trai 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 11175 Vũ Nguyên 98.6.0.0.0 29.5.10.1.0 69.0.4.9.0 0.8.0.0.0 3.0.0.0.0 94.8.0.0.0 98.6.0.0.0 0 0 0 0 0 Tổng 308.0.1.7.0 100.5.10.7. 0 207.4.6.0.0 2.6.11.0.0 6.5.5.3.0 298.8.0.4.0 189.7.0.4.0 109.8.9.6.0 497.6.1.3.0 251.0.0.0.0 246.6.1.3.0 0 Tổng Hoa Lâm 1 11037 Đông Liệt 220.8.7.8.0 8.1.14.6.0 212.6.8.2.0 0 0 220.8.7.8.0 220.8.7.8.0 0 0 0 0 0 2 11039 Đồng Xuân 187.1.5.7.0 4.9.4.6.0 182.2.1.1.0 0 1.0.0.0.0 186.1.5.7.0 187.1.5.7.0 0 0 0 0 6.1.10.6.0 Tổng 407.9.13.5.0 13.1.4.2.0 394.8.9.3.0 0 1.0.0.0.0 406.9.13.5.0 407.9.13.5.0 0 0 0 0 6.1.10.6.0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 – 1884)] PL 18 BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH TƯ ĐIỀN, TƯ THỔ CỦA HUYỆN NAM ĐÀN THỜI NGUYỄN (1802 - 1884) QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ TT Số TL tại TTLTQ G1 Tên thôn Tên xã Tư điền Tư thổ Diện tích Tư điền Thực trưng Lưu hoang phế canh Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Vụ hạ Vụ thu 2 vụ Diện tích Tư thổ Thực trưng Lưu hoang phế canh Đơn vị tính: Mẫu. sào. thước. tấc. phân (M.s.th.t.p) Tổng Non Liễu 1 11031 An Lạc 698.7.3.2.0 238.3.4.6.0 460.3.13.6.0 2.2.0.0.0 3.6.6.0.0 693.0.12.2.0 117.2.6.0.0 121.10.13.6.0 0 69.5.6.0.0 0 69.5.6.0.0 2 11034 Chung Tháp 361.4.0.0.0 215.4.0.0.0 146.0.0.0.0 0 0 361.4.0.0.0 21.0.0.0.0 194.4.0.0.0 0 20.6.0.0.0 15.6.0.0.0 5.0.0.0.0 3 11040 Hương Lãm 745.0.5.3.0 348.2.13.3.0 396.7.7.0.0 7.7.7.5.0 2.0.0.0.0 735.2.12.8.0 196.7.8.1.0 151.5.5.2.0 0 94.3.9.7.0 0 94.3.9.7.0 4 11043 Hồng Nhiễm Thịnh Lạc 330.2.4.6.0 209.1.1.0.0 121.1.3.6.0 0.5.0.0.0 1.0.0.0.0 328.7.4.6.0 21.0.0.0.0 184.1.1.0.0 0 30.1.2.5.0 0 30.1.2.5.0 5 11049 Nghĩa Động 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 11051 Non Liễu 1979.9.7.0.0 1277.5.4.0.0 702.4.3.0.0 3.5.9.0.0 10.0.9.8.0 1966.3.3.2.0 781.4.13.5.0 1196.9.8.5.0 0 8.0.6.3.0 0 8.0.6.3.0 7 11053 Non Hồ 920.8.13.1.0 400.5.9.4.0 520.3.3.7.0 1.7.0.0.0 4.0.0.0.0 915.1.13.1.0 186.5.13.9.0 213.9.10.5.0 0 0.2.10.7.0 0 0.2.10.7.0 8 11054 Thanh Tuyền 2663.6.4.2.0 640.9.2.3.0 2022.7.1.9.0 63.3.0.0.0 34.2.10.0.0 2566.0.9.2.0 277.5.5.0.0 363.3.12.3.0 0 203.9.0.0.0 201.5.0.0.0 2.4.0.0.0 9 11055 Thịnh Lạc 138.8.7.9.0 78.2.13.7.0 60.5.9.2.0 0 0 138.8.7.9.0 17.1.6.9.0 61.1.6.8.0 0 436.5.1.0.0 136.5.1.0.0 300.0.0.0.0 10 11056 Tự Trì 940.6.4.1.0 872.8.4.1.0 67.8.0.0.0 2.0.0.0.0 2.5.4.4.0.0 936.0.14.7.0 395.3.7.5.0 477.4.11.6.0 0 18.3.14.8.0 0 18.3.14.8.0 11 11057 Thượng Hồng 84.1.13.0.0 69.1.3.0.0 15.0.10.0.0 1.0.0.0.0 2.0.0.0.0 81.1.13.0.0 30.0.10.0.0 54.1.3.0.0 0 118.1.5.6.0 17.5.3.0.0 100.6.2.6.0 12 11062 Vân Đồn 254.4.9.6.0 248.6.10.6.0 5.7.14.0.0 2.0.0.0.0 2.2.0.0.0 250.2.9.6.0 106.2.10.9.0 142.3.14.7.0 0 0 0 0 Tổng 9117.9.12.0.0 4599.0.6.0.0 4518.9.6.0.0 84.0.1.5.0 61.7.0.2.0 8972.2.10.3.0 2150.4.6.8.0 3160.6.12.2.0 0 999.8.11.6.0 371.1.4.0.0 628.7.7.6.0 Tổng Lâm Thịnh 1 11041 Gia Lạc 2002.9.6.9.0 414.0.12.9.0 1588.8.9.0.0 3.0.0.0.0 9.1.0.0.0 1990.8.6.9.0 233.2.9.1.0 1769.6.12.8.0 0 238.9.14.0.0 63.1.5.7.0 175.8.8.3.0 2 11044 Hữu Biệt 1742.1.10.3.0 725.8.2.4.0 1016.3.7.9.0 7.2.0.0.0 7.6.2.5.0 1727.3.7.8.0 439.6.11.6.0 1302.4.13.7.0 0 0 0 0 3 11059 Trường Cát 1010.3.7.0.0 761.6.1.0.0 248.7.6.0.0 5.0.0.0.0 10.0.0.0 995.3.7.0.0 467.3.4.0.0 294.2.12.0.0 0 0 0 0 4 11060 Tuần La 248.9.0.0.0 95.6.11.7.0 153.2.3.3.0 1.0.0.0.0 4.5.6.0.0 243.3.9.0.0 3.0.0.0.0 92.6.7.11.0 0 419.5.4.7.0 10.9.11.3.0 408.5.8.4.0 5 11032 Chung Cự 1093.7.0.9.0 731.5.3.5.0 362.1.12.4.0 16.0.0.0.0 6.1.3.0.0 1071.5.12.9.0 545.7.0.9.0 546.8.14.8.0 1.1.0.0.0 1040.7.14.0.0 1040.7.14.0.0 0 6 11033 Chung Mỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 11047 Lâm Thịnh 1536.9.0.0.0 573.9.6.8.0 962.9.8.2.0 10.1.0.0.0 13.2.0.0.0 1513.6.0.0.0 749.7.8.2.0 5.0.0.0.0 0 0 0 0 Tổng 7634.9.10.1.0 3302.6.8.3.0 4332.3.1.8.0 42.3.0.0.0 50.5.11.5.0 7542.0.13.6.0 2438.7.3.8.0 2441.0.1.4.0 1.1.0.0.0 1699.3.2.7.0 1114.9.1.0.0 584.4.1.7.0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884) PL 19 Tổng Nam Hoa (Nam Kim) 1 11132 Bạch Sơn Tiên Hoa 355.1.3.1.0 20.4.9.0.0 334.6.9.1.0 0.6.0.0.0 3.4.7.0.0 351.0.11.1.0 283.3.0.0.0 71.8.3.0.0 0 9.2.0.0.0 9.2.0.0.0 0 2 11138 Dương Phổ Nam Hoa Đông 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 11139 Dương Phổ Tứ Nam Hoa Đông 40.0.11.5.0 20.0.11.5.0 20.0.0.0.0 0 1.0.0.0.0 39.0.11.5.0 40.0.11.5.0 0 0 0 0 0 4 11142 Thôn Đông Đồn Xuân Hoa 192.6.8.0.0 4.4.12.0.0 188.1.11.0.0 1.2.0.0.0 2.0.0.0.0 189.4.8.0.0 192.6.8.0.0 0 0 18.9.9.1.0 0 18.9.9.1.0 5 11144 Hoàng Xá Nam Hoa Đông 282.6.9.6.0 89.5.5.7.0 193.1.3.9.0 1.0.0.0.0 2.0.0.0.0 279.6.9.6.0 282.6.9.6.0 0 0 11.5.10.1.0 11.5.10.1.0 0 6 11145 Khánh Lộc Tiên Hoa 279.4.13.5.0 28.1.9.6.0 251.3.3.9.0 0.6.0.0.0 3.4.7.0.0 275.4.6.5.0 268.7.12.5.0 11.7.1.0.0 0 3.5.7.5.0 3.5.7.5.0 0 7 11156 Nam Hoa Tứ 722.7.6.0.0 154.2.9.7.0 568.4.11.3.0 0.6.7.0.0 2.0.0.0.0 720.0.14..0.0 722.7.6.0.0 0 0 57.0.0.0.0 4.5.9.5.0 52.4.5.5.0 8 11164 Thanh Trí Xuân Hoa 116.6.8.0.0 0 116.6.8.0.0 0 0 0 116.6.8.0.0 0 0 23.6.5.9.0 0 23.6.5.9.0 9 11170 Trung Hội Xuân Hoa 56.8.0.0.0 1.3.0.0.0 55.5.0.0.0 0 1.3.0.0.0 55.5.0.0.0 56.8.0.0.0 0 0 14.0.0.0.0 5.0.0.0.0 9.0.0.0.0 10 11173 Vạn Thọ Hoa Đông 167.8.11.2.0 7.3.3.0.0 160.5.8.2.0 0 1.0.0.0.0 166.8.11.2.0 167.8.11.2.0 0 0 2.5.4.6.0 2.5.4.6.0 0 11 11176 Xuân Áng Xuân Hoa 51.4.9.3.0.0 1.2.0.0.0 50.2.9.3.0 0 0 51.4.9.3.0 51.4.9.3.0 0 0 27.5.2.1.0 2.0.0.0.0 25.5.2.1.0 12 11177 Xuân Mỹ Tiên Hoa 363.1.10.9.0 74.4.10.9.0 288.7.0.0.0 0.5.5.0.0 3.4.8.0.0 359.1.12.9.0 215.1.5.9.0 148.0.5.0.0 0 0 0 0 13 11178 Xuân Phúc 109.8.7.5.0 20.0.6.2.0 89.8.1.3.0 0.1.0.0.0 0.4.0.0.0 109.3.7.5.0 109.8.7.5.0 0 0 13.2.7.0.0 5.4.12.6.0 7.7.9.4.0 14 11169 Trung Cần 113.8.3.0.0 38.8.3.0.0 75.0.0.0.0 0.6.0.0.0 0.9.0.0.0 112.3.3.0.0 113.8.3.0.0 0 0 5.7.0.0.0 1.9.0.0.0 3.8.0.0.0 Tổng 2852.3.11.6.0 460.1.5.6.0 2392.2.6.0.0 5.2.12.0.0 20.9.7.0.0 2826.1.7.6.0 2621.8.2.5.0 231.5.9.0.0 0 186.9.1.3.0 45.7.14.3.0 141.1.2.0.0 Tổng Bích Triều 1 11137 Chi Cơ 249.4.5.1.0 63.5.13.9.0 185.8.6.2.0 0.6.0.0.0 4.5.0.0.0 244.3.5.1.0 249.4.5.1.0 0 0 28.9.11.0.0 25.6.11.0.0 3.3.0.0.0 2 11151 Lương Trường 882.0.0.2.0 111.4.6.2.0 770.5.9.0.0 0.8.0.0.0 3.7.1.0.0 877.4.14.2.0 830.7.10.1.0 51.2.5.1.0 0 614.8.12.5.0 156.5.2.5.0 458.3.10.0.0 3 11157 Ngũ Nhược 15.6.4.0.0 1.0.0.0.0 14.6.4.0.0 0.1.0.0.0 0.5.0.0.0 15.0.4.0.0 15.0.4.0.0 0 0 12.9.0.0.0 7.6.6.1.0 5.2.8.9.0 4 11163 Thanh Trai, Lương Giai Vạn Võng Nhi Thanh Trai 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11.1.4.5.0.0 11.1.4.5.0.0 0 5 11175 Vũ Nguyên 128.8.9.5.0 18.1.3.0.0 110.7.6.5.0 1.3.0.0.0 2.4.0.0.0 125.1.9.5.0 128.8.9.5.0 0 0 98.0.1.1.0 2.5.8.1.0 95.4.8.0.0 Tổng 1275.9.3.8.0 194.1.8.1.0 1081.7.10.7.0 2.8.0.0.0 11.1.1.0.0 1262.0.2.8.0 1224.0.13.7.0 51.2.5.1.0 0 765.8.14.1.0 203.5.2.2.0 562.3.11.9.0 Tổng Hoa Lâm 1 11037 Đông Liệt 3418.9.9.3.0 0 3065.9.4.8.0 16.5.0.0.0 13.4.10.0.0 3388.9.14.3.0 337.7.4.2.0 15.3.0.3.0 0 37.6.3.2.0 1.0.0.0.0 36.6.3.2.0 2 11039 Đồng Xuân 887.3.2.5.0 105.3.13.6.0 781.9.3.9.0 6.5.0.0.0 5.0.0.0.0 875.8.2.5.0 509.4.9.3.0 377.8.8.2.0 0 29.0.14.4.0 0 29.0.14.4.0 Tổng 4306.2.11.8.0 458.4.3.1.0 3847.8.8.7.0 23.0.0.0.0 18.4.10.0.0 4264.8.1.8.0 847.1.13.5.0 393.1.8.5.0 0 66.7.2.6.0 1.0.0.0.0 65.7.2.6.0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884)] PL 20 BẢNG THỐNG KÊ CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC Ở NAM ĐÀN THỜI NGUYỄN (1802 - 1884) QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ Tổng Non Liễu TT Số TL tại TTLTQG1 Tên thôn Xã Tổng diện tích các loại đất khác Thổ trạch, viên trì Thần từ, phật tự Tha ma mộ địa Đất bãi, rừng, đất cát. Khe cừ, sông suối Đơn vị tính: Mẫu. sào. thước. tấc. phân (M.s.th.t.p) 1 11031 An Lạc 54.3.6.0.0 21.9.0.0.0 3.1.6.0.0 5.5.0.0.0 23.8.0.0.0 0 2 11034 Chung Tháp 67.6.0.0.0 18.6.0.0.0 0.3.0.0.0 8.7.0.0.0 40.0.0.0.0 0 3 11040 Hương Lãm 111.8.7.1.0 57.9.0.0.0 6.7.9.3.0 35.5.7.5.0 11.6.5.3.0 0 4 11043 Hồng Nhiễm Thịnh Lạc 25.3.13.4.0 13.0.0.0 1.5.0.0.0 6.8.13.4.0 4.0.0.0.0 0 5 11049 Nghĩa Động 21.2.3.0.0 3.9.0.0.0 2.0.0.0.0 7.0.0.0.0 8.3.3.0.0 0 6 11051 Non Liễu 237.8.12.9.0 116.8.0.0.0 32.5.0.0.0 65.7.2.3.0 22.8.10.6.0 0 7 11053 Non Hồ 99.7.14.2.0 0 0 0 99.7.14.2.0 0 8 11054 Thanh Tuyền 102.6.0.0.0 65.7.0.0.0 7.9.0.0.0 13.0.0.0.0 16.0.0.0.0 0 9 11055 Thịnh Lạc 85.9.3.9.0 33.3.0.0.0 2.4.0.0.0 14.6.6.1.0 35.5.12.8.0 0 10 11056 Tự Trì 150.5.7.7.0 82.5.0.0.0 2.5.0.0.0 12.4.0.0.0 53.1.7.7.0 0 11 11057 Thượng Hồng 35.4.8.0.0 2.7.0.0.0 1.0.0.0.0 10.5.0.0.0 21.2.8.0.0 0 12 11062 Vân Đồn 46.1.0.0.0 32.8.0.0.0 2.0.0.0.0 11.3.0.0.0 0 0 Tổng 1038.7.1.2.0 449.1.0.0.0 62.0.0.3.0 191.1.14.3.0 336.4.1.6.0 0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884)] PL 21 Tổng Lâm Thịnh 1 11041 Gia Lạc 155.2.0.0.0 22.5.0.0.0 8.0.2.0.0 9.9.0.0.0 114.7.13.0.0 0 2 11044 Hữu Biệt 126.5.4.5.0 35.1.0.0.0 4.7.0.0.0 1.0.0.0.0 85.7.4.5.0 0 3 11059 Trường Cát 149.3.1.4.0 93.0.0.0.0 4.5.0.0.0 8.0.0.0.0 43.8.1.4.0 0 4 11060 Tuần La 359.7.14.3.0 82.2.0.0.0 0.8.0.0.0 11.9.0.0.0 264.8.14.3.0 0 5 11032 Chung Cự 333.7.3.0.0 114.3.0.0.0 3.5.0.0.0 9.0.0.0.0 206.9.3.0.0 0 6 11033 Chung Mỹ 49.0.6.4.4 11.3.9.7.8 0.1.0.0.0 0 37.5.11.6.6 0 7 11047 Lâm Thịnh 324.1.6.3.0 126.0.2.5.0 1.2.0.0.0 10.0.0.0.0 186.9.3.8.0 0 Tổng 1497.7.5.9.4 484.4.12.2.8 22.8.2.0.0 49.8.0.0.0 940.6.6.6.6 0 Tổng Nam Hoa (Nam Kim) 1 11132 Bạch Sơn Tiên Hoa 8.6.6.3.0 1.8.0.0.0 1.6.0.0.0 5.2.6.3.0 0 1 dải suối dài 55 trượng 2 11138 Dương Phổ Nam Hoa Đông 73.9.11.0.0 8.8.0.0.0 0.5.0.0.0 3.2.9.0.0 61.4.2.0.0 2 dải khe cừ: 295 trượng 3 thước. 3 11139 Dương Phổ Tứ Nam Hoa Đông 32.0.9.1.0 10.6.0.0.0 0.9.0.0.0 2.1.0.0.0 18.4.9.1.0 1 đoạn suối dài 6 trượng; 4 11142 Thôn Đông Đồn Xuân Hoa 12.1.0.0.0 10.2.0.0.0 1.9.0.0.0 0 0 1 dải sông dài 272 trượng 5 11144 Hoàng Xá Nam Hoa Đông 30.2.2.1.0 8.5.2.1.0 1.8.0.0.0 19.9.0.0.0 0 1 dải suối dài 132.5 tấc; 6 11145 Khánh Lộc Tiên Hoa 9.0.10.0.0 3.9.0.0.0 2.3.0.0.0 2.8.10.0.0 0 1 dải khe cừ dài 350 trượng 8 thước 7 11156 Nam Hoa Tứ 36.3.5.0.0 24.4.0.0.0 4.1.0.0.0 5.3.1.0.0 2.5.4.0.0 1 dải suối dài 180 trượng 4 thước; 8 11164 Thanh Trí Xuân Hoa 2.0.0.0.0 0 1.0.0.0.0 1.0.0.0.0 0 1 dải suối, khe cừ 42 trượng 8 thước 9 11170 Trung Hội Xuân Hoa 15.4.0.0.0 3.6.0.0.0 0.4.0.0.0 3.0.0.0.0 8.4.0.0.0 2 dải suối dài 1427 trượng 10 11173 Vạn Thọ Hoa Đông 18.8.1.9.0 15.0.12.9.0 0.6.4.0.0 2.11.0.0.0 0 1 dải khe cử dài 215 thước 11 11176 Xuân Áng Xuân Hoa 0 0 0 0 0 0 12 11177 Xuân Mỹ Tiên Hoa 9.3.0.0.0 5.0.0.0.0 0.6.0.0.0 3.7.0.0.0 0 1 Dải khe cừ dài 250 trượng 13 11178 Xuân Phúc 8.1.0.0.0 2.4.0.0.0 2.2.0.0.0 3.5.0.0.0 0 2 dải suối khe cử dài 130 trượng 14 11169 Trung Cần 42.2.0.0.0 37.3.0.0.0 1.9.0.0.0 3.0.0.0.0 0 1 dải suối dài 152 trượng bảy thước. Tổng 298.2.0.4.0 131.6.0.0.0 19.8.4.0.0 55.9.11.3.0 90.8.0.1.0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884)] PL 22 Tổng Bích Triều 1 11137 Chi Cơ 16.2.4.0.0 13.2.4.0.0 1.5.0.0.0 1.5.0.0.0 0 0 2 11151 Lương Trường 75.9.0.0.0 57.0.0.0.0 4.9.0.0.0 14.0.0.0.0 55.5.13.5 2 dải khe cừ dài: 215 trượng; 3 11157 Ngũ Nhược 3.1.0.0.0 2.5.0.0.0 0.4.0.0.0 0.2.0.0.0 0 1 dải suối khe cừ dài 212 trượng 4 11163 Thanh Trai, Lương Giai Vạn Võng Nhi Thanh Trai 15.8.8.0.0 11.7.1.0.0 0.2.12.3.0 3.8.9.7.0 0 0 5 11175 Vũ Nguyên 17.1.0.0.0 10.2.0.0.0 0.9.0.0.0 6.0.0.0.0 51.5.0.0.0 1 dải suối khe cừ dài 500 trượng Tổng 235.2.10.5.0 94.6.5.0.0 7.9.12.3.0 25.5.9.7.0 107.0.13.5.0 Tổng Hoa Lâm 1 11037 Đông Liệt 210.4.5.9.0 31.2.0.0.0 4.5.6.1.0 7.4.0.0.0 167.2.14.8.0 0 2 11039 Đồng Xuân 57.8.3.0.0 17.1.0.0.0 1.1.0.0.0 7.2.0.0.0 32.4.3.0.0 0 Tổng 268.2.8.9.0 48.3.0.0.0 5.6.6.1.0 14.6.0.0.0 199.7.2.8.0 0 [Nguồn: Tác giả thống kê từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn (1802 - 1884)]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kinh_te_huyen_nam_dan_tinh_nghe_an_duoi_trieu_nguyen.pdf
  • pdf2a. Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf2b. Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf3a. Trích yếu Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf3b. Trích yếu Luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • docx4b. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt).docx
  • pdf4c. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan