Luận án Khu di tích lịch sử địa đạo Củ chi, thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 922 90 40 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC HÀ NỘI -

pdf221 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Khu di tích lịch sử địa đạo Củ chi, thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Hằng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.2. Cơ sở lý luận 20 Chƣơng 2: GIỚI THIỆU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41 2.1. Tổng quát về Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 41 2.2. Giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 46 Chƣơng 3: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ, VAI TRÒ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 64 3.1. Vị trí của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 64 3.2. Nhận diện giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 73 3.3. Nhận diện vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 93 Chƣơng 4: BÀN LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ, VAI TRÕ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG 106 4.1. Những nhân tố tác động đến giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 106 4.2. Những vấn đề đặt ra 110 4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo trong đời sống văn hóa cộng đồng 127 KẾT LUẬN 135 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 PHỤ LỤC 151 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DTLS : Di tích lịch sử ĐSVH : Đời sống văn hóa ĐSVHCĐ : Đời sống văn hóa cộng đồng KDT : Khu di tích KDTLSDĐCC : Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi NCS : Nghiên cứu sinh TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lƣợt khách thăm viếng Khu di tích từ 2012 đến 2018 65 Bảng 3.2: Biết thông tin về Khu di tích qua các kênh theo nhóm tuổi 66 Bảng 3.3: Mức độ tham quan Khu di tích theo nhóm cƣ dân 68 Bảng 3.4: Mục đích tới viếng thăm Khu di tích theo nhóm tuổi 71 Bảng 3.5: Giá trị lịch sử của Khu Di tích đánh giá theo nhóm tuổi 74 Bảng 3.6: Giá trị khoa học của Khu di tích theo nhóm trình độ học vấn 81 Bảng 3.7: Giá trị văn hóa của Khu di tích theo nhóm cƣ dân 84 Bảng 3.8: Giá trị văn hóa mang lại hiệu quả theo nhóm cƣ dân 86 Bảng 3.9: Tổng doanh thu của Khu di tích từ 2014 đến 2018 89 Bảng 3.10: Chất lƣợng cuộc sống 5 năm trở lại đây của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng 90 Bảng 3.11: Chất lƣợng dịch vụ vui chơi, giải trí của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 90 Bảng 3.12: Lợi ích kinh tế do Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 92 Bảng 3.13: Các dịp đến thăm Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi 100 Bảng 4.1: Đánh giá về chất lƣợng nhân lực lao động trong Khu di tích 122 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Số lƣợng khách du lịch thăm Địa đạo Củ Chi (2014-2018) 64 Biểu đồ 3.2: Biết thông tin Khu di tích qua các kênh 65 Biểu đồ 3.3: Mức độ tham quan Khu di tích Địa đạo Củ Chi 68 Biểu đồ 3.4: Mục đích tới viếng thăm Khu di tích 70 Biểu đồ 3.5: Giá trị lịch sử của Khu Di tích 73 Biểu đồ 3.6: Giá trị khoa học của Khu di tích theo nhóm tuổi 79 Biểu đồ 3.7: Giá trị văn hóa của Khu di tích 82 Biểu đồ 3.8: Giá trị văn hóa mang lại hiệu quả cho đời sống văn hóa cộng đồng 85 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xƣơng máu, hy sinh về tính mạng, mất mát về vật chất và tinh thần để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã cùng nhân dân cả nƣớc quyết tâm vƣợt qua mọi gian khổ hy sinh và kiên cƣờng anh dũng chiến đấu vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Nhiều di tích Lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã trở thành những dấu tích phản ánh sinh động truyền thống anh hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của quân và dân Sài Gòn nói riêng. Cho đến nay, những di tích lịch sử đó vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống văn hóa cộng đồng (ĐSVHCĐ). Thành phố Hồ Chí Minh có 172 di tích đã đƣợc xếp hạng, với 02 di tích quốc gia đặc biệt, 56 di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 114 di tích cấp Thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 di tích - lịch sử) [71, tr.3]. Trong đó, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (KDTLSĐĐCC) đã khẳng định rõ trí tuệ, sức mạnh, ý chí của con ngƣời Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi gắn liền với những kỳ tích của chiến tranh nhân dân, trở thành biểu tƣợng rực rỡ của lòng yêu nƣớc và ý chí bất khuất, quật cƣờng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa rộng lớn, trở thành biểu tƣợng anh hùng của dân tộc mà cả nƣớc tự hào. Có thể khẳng định, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thuộc loại sáng tạo độc đáo, chƣa từng xuất hiện trong lịch sử các cuộc chiến tranh vệ quốc ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Chính vì lẽ đó, tháng 12/2015, Thủ tƣớng Chính phủ công nhận KDTLSĐĐCC là Di tích Quốc gia đặc biệt. 2 Về phƣơng diện khoa học, KDTLSĐĐCC đã nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc. Các công trình nghiên cứu này đã tập trung giới thiệu những nét khái quát về KDTLSĐĐCC, phát hiện và cung cấp một số thông tin quan trọng về quá trình xây dựng và phát triển của Khu di tích (KDT), khẳng định các giá trị văn hóa - lịch sử, đặc biệt là tinh thần dũng cảm, sáng tạo, kiên cƣờng, bất khuất của quân và dân Củ Chi trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nƣớc. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh khác nhau của Khu di tích. Chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu về KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ nhƣ một đề tài chuyên biệt, có hệ thống từ chuyên ngành văn hóa học. Việc hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về giá trị và vai trò của di tích lịch sử cách mạng đối với đời sống văn hóa cộng đồng cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa, việc nghiên cứu về các giá trị văn hóa của KDTLSĐĐCC cũng cần đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn để tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Về phƣơng diện thực tiễn, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những dấu ấn về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sỹ qua các thời kỳ đã và đang đƣợc phục hồi, phục dựng để phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng trong nƣớc và quốc tế, giúp họ hiểu đƣợc hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn nguy hiểm, nhất là ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của quân dân Sài Gòn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Các hoạt động của Khu di tích từng bƣớc đƣợc đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng. Tuy nhiên, theo đà phát triển của cơ chế thị trƣờng, mở rộng quan hệ giao lƣu hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của dân trí, nhu cầu văn hóa của ngƣời dân ngày càng đa dạng. Điều đó đòi hỏi KDTLSĐĐCC cần đƣợc đánh giá một cách sâu sắc các giá trị cũng nhƣ vai trò vốn có của nó, trên cơ sở đó có thể 3 phát huy yêu cầu thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa của cộng đồng và là nguồn lực đóng góp cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài: "Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" làm Luận án nghiên cứu để giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. M c ti u nghi n c u Trên cơ sở làm rõ những giá trị của KDTLSĐĐCC, luận án tập trung khảo sát, đánh giá giá trị, vai trò của khu di tích này đối với ĐSVHCĐ. Từ đó bàn luận về những vấn đề đặt ra nhằm phát huy giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay. 2.2. Nhiệm v nghi n c u Để thực hiện mục tiêu trên luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài luận án, làm rõ một số vấn đề lý luận về giá trị di tích lịch sử trong ĐSVHCĐ và xác định lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở để triển khai nội dung luận án. - Khảo sát, đánh giá các giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. - Bàn luận những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đƣợc hình thành trong bối cảnh lịch sử nào? - Những giá trị cơ bản của KDTLSĐĐCC và vai trò của nó trong ĐSVHCĐ hiện nay nhƣ thế nào? - Những vấn đề gì đang đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC đối với xây dựng ĐSVHCĐ hiện nay? 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối t ng nghi n c u Luận án tập trung nghiên cứu giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. 4.2. hạm vi nghi n c u - Không gian: Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - TP. HCM. - Thời gian: giai đoạn 2014 - tháng 6/2019. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5 h ng ph p lu n Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ đất nƣớc hội nhập quốc tế. 5 2 H ớng tiếp c n - Luận án tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành: kết hợp giữa văn hóa học, sử học, xã hội học, bảo tàng học để chú ý đến tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. 5 3 h ng ph p nghi n c u - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến KDTLSĐĐCC. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện từ giai đoạn bắt đầu nghiên cứu luận án, cùng với hoạt động sƣu tầm, tổng hợp, dịch các nguồn tài liệu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã 5 hội học nhằm thu thập những tƣ liệu thực tế về thực trạng giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. Đề tài sử dụng cả bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. Phƣơng pháp này sử dụng trong hoạt động khảo sát. Trong luận án NCS xây dựng 01 bảng hỏi với 269 phiếu hỏi dành cho ngƣời dân Huyện Củ Chi, trong đó tập trung điều tra tại 02 xã: Phú Mỹ Hƣng và Nhuận Đức. Ngoài ra, cũng tiến hành điều tra 192 phiếu hỏi dành cho khách du lịch khi đến tham quan tại KDTLSĐĐCC để có sự so sánh, đối chiếu. - Phương pháp điền dã: Đó là những lần thực địa của NCS ở địa bàn nghiên cứu, cụ thể là những quan sát và ghi những hình ảnh khi đến thực địa tại KDTLSĐĐCC. Từ năm 2017 đến năm 2019, tác giả đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa khác nhau. Từ quan sát tổng quan về địa bàn nghiên cứu (cảnh quan của Khu di tích, đối tƣợng du khách, đời sống của ngƣời dân 2 xã Phú Mỹ Hƣng và Nhuận Đức) đến các hoạt động diễn ra tại KDTLSĐĐCC. - Phỏng vấn sâu Tiến hành 20 cuộc phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu, trong đó có tính đến các yếu tố nhƣ giới tính, tuổi tác, mức sống, học vấn, địa bàn cƣ trú, của ngƣời dân Củ Chi, của khách tham quan trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, còn phỏng vấn thêm cán bộ công tác tại KDTLSĐĐCC. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những vấn đề, nội dung chƣa đƣợc lƣợng hóa ở bảng hỏi, nhất là những cảm nhận về các giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay. 6. Đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ĐSVHCĐ, di tích lịch sử cách mạng, xác định giá trị, vai trò của di tích lịch sử trong ĐSVHCĐ. - Về mặt thực tiễn: Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho 6 việc nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách cần thiết để phát huy giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của ngƣời dân huyện Củ Chi nói riêng, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án đƣợc kết cấu 4 chƣơng, 10 tiết. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Giới thiệu Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Chƣơng 3: Nhận diện giá trị, vai trò của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng Chƣơng 4: Bàn luận về phát huy giá trị, vai trò Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Là một trong những di sản văn hóa nổi bật của Thành phố, KDTLSĐĐCC không chỉ là hiện thân, chứng tích trƣờng tồn về tinh thần thép, ý chí bất khuất, sự sáng tạo của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc mà còn có giá trị văn hóa rộng lớn, trở thành biểu tƣợng anh hùng của dân tộc mà cả nƣớc tự hào. Chính vì vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về KDTLSĐĐCC. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận nghiên cứu KDTLSĐĐCC ở nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ nghiên cứu của luận án, NCS khái quát phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án "Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" theo những vấn đề cơ bản dƣới đây. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa trong đời sống văn hóa cộng đồng Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Vinh [118] đã đƣa ra định nghĩa đời sống văn hóa và trên cơ sở đó, tác giả đƣa cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con ngƣời văn hóa. Cùng tác giả Hoàng Vinh trong công trình Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay [119] đã đề cập đến mấy vấn đề về xây dựng ĐSVHCĐ ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã phân kỳ quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng ở Việt Nam theo 03 giai đoạn: phong trào hoạt động văn hóa quần chúng trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc (1945 - 1975); Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ 8 sở (cộng đồng) trong bƣớc đi ban đầu thời kỳ cả nƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1990); Xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng trong điều kiện cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa (1990 - trở đi). Từ đó, tác giả đã khẳng định xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng là một nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc muốn đƣa sản phẩm văn hóa tới tận ngƣời dân tạo điều kiện để họ thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực sáng tạo và hƣởng thụ phúc lợi văn hóa. Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) trong Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng [115], đã góp thêm một cái nhìn về đời sống văn hóa. Theo đó, đã đƣa ra định nghĩa về đời sống văn hóa cũng nhƣ cấu trúc của ĐSVH. Cuốn Văn hóa và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) [116] có bài viết về xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng ở nƣớc ta hiện nay. Bài viết nhấn mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng luôn đƣợc Đảng cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt coi trọng. Nó đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra quan niệm về cộng đồng và văn hóa cộng đồng. Công trình Về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của tác giả Nguyễn Hữu Thức [102], đã đề cập đến khái niệm đời sống văn hóa, trên cơ sở lý luận xác đáng đánh giá thực trạng hoạt động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH. Bài viết Về khái niệm đời sống văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Lan [57] cũng đã đƣa ra khái niệm về đời sống văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh đời sống văn hóa bao gồm những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con ngƣời, thông qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa. Bên cạnh 9 đó, tác giả đã đƣa ra mô hình cấu trúc đời sống văn hóa bao gồm: con ngƣời văn hóa, nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa. Cuốn sách Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tác giả Trần Thị Kim Cúc [25], đã nêu lên cơ sở lý luận về phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, trong đó đã làm rõ: đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng, phát triển ĐSVHCĐ. Làm rõ ý nghĩa cũng nhƣ nội dung phát triển ĐSVHCĐ. Trong công trình Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi trường văn hóa do Đinh Vân Chi chủ biên [23], tập hợp 20 bài viết của các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa. Ở cuốn sách này, khái niệm đời sống văn hóa đƣợc đề cập chủ yếu là về quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa và sử dụng các giá trị văn hóa đã đƣợc sáng tạo đó vào trong cuộc sống thực tiễn, làm rõ các thành tố cấu thành ĐSVHCĐ, xác định đặc điểm, vai trò, chức năng của ĐSVH và thực tiễn xây dựng ĐSVH, môi trƣờng văn hóa nông thôn, đô thị, văn hóa gia đình, trƣờng học, nơi công cộng ở nƣớc ta. Cuốn sách Đời sống văn hóa thanh niên đô thị ở nước ta hiện nay của đồng tác giả Nguyễn Thị Hƣơng và Vũ Thị Phƣơng Hậu [54] đã đƣa ra nhận thức khái niệm đời sống văn hóa có tính phổ biến. Bên cạnh đó, làm rõ cấu trúc của đời sống văn hóa thanh niên đô thị với các thành tố: chủ thể hoạt động văn hóa, hệ thống các thiết chế và sản phẩm văn hóa và các hoạt động văn hóa. Bài báo Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa của tác giả Trần Đức Ngôn [66] khẳng định đời sống văn hóa là sự chiếm lĩnh của con ngƣời đối với môi trƣờng văn hóa thông qua các hoạt động cụ thể để từ đó hình thành nhân cách. Mỗi cá nhân có một đời sống văn hóa riêng. Tuy nhiên, đời sống văn hóa cá nhân khi đi theo cùng một xu hƣớng thì sẽ hình thành đời sống văn hóa cộng đồng. Về cấu trúc tồn tại, đời sống văn hóa có thể đƣợc phân chia thành hai cấp độ: cấu trúc bề mặt là diện mạo của đời sống văn hóa, bao gồm: các hoạt động tiếp nhận - hƣởng thụ văn hóa, các hoạt động thực hành - truyền bá văn hóa, các hoạt động sáng tạo văn hóa. Cấu trúc bề sâu là bản 10 chất của đời sống văn hóa, bao gồm: các giá trị nhận thức, các giá trị tƣ tƣởng, các giá trị tình cảm. Hai cấu trúc này tác động ảnh hƣởng lẫn nhau. Trong mỗi cấu trúc, các thành tố cũng đều có mối quan hệ biện chứng. Cuốn sách Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại của nhiều tác giả [70], các bài viết trong cuốn sách là những trƣờng hợp nghiên cứu về đa dạng các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Việt và các tộc ngƣời thiểu số trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nƣớc ta. Với những góc tiếp cận khác nhau về những vấn đề đặt ra đối với di sản văn hóa của Việt Nam trong bối cảnh xã hội đƣơng đại. Đó là những sự vận động, thay đổi của di sản văn hóa dƣới tác động đa chiều của những sự biến chuyển về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Những vấn đề về hội nhập văn hóa, sáng tạo truyền thống, phục hồi di sản, bảo tồn di sản, khai thác di sản trong bối cảnh mới. Đó là những thuận lợi và thách thức, những sự đồng thuận và mâu thuẫn trong vấn đề nhìn nhận về di sản văn hóa hiện nay. Một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học đề cập đến khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng cũng nhƣ di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Ví dụ nhƣ, Nguyễn Duy Hùng trong Lễ hội Phủ Dày trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay [52] đề cập khái quát đến khái niệm đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cộng đồng; nghiên cứu, đánh giá những ảnh hƣởng, tác động và vai trò của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Nguyễn Thị Thanh Mai trong luận án Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ [62] đã tập trung làm rõ về khái niệm đời sống văn hóa cũng nhƣ cấu trúc của đời sống văn hóa, bên cạnh đó, đã làm rõ về hình tƣợng ngƣời anh hùng dân tộc Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cƣ dân vùng châu thổ Bắc Bộ, tìm hiểu vai trò cũng nhƣ quá trình vận động, biến đổi của hiện tƣợng văn hóa này trong đời sống văn hóa từ xƣa đến nay. Do mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên những vấn đề nghiên cứu về 11 đời sống văn hóa và ĐSVHCĐ cũng chƣa có tiếng nói thống nhất. Tuy nhiên, những thành tựu nghiên cứu trên đây đã giúp tác giả luận án có điều kiện để tiếp thu, kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hệ giá trị Cuốn sách Giá trị học của tác giả Phạm Minh Hạc [41], đã cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng Hệ giá trị chung của ngƣời Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại, mở cửa hội nhập với khu vực, với thế giới. Cuốn sách Hệ giá trị Việt Nam của tác giả Ngô Đức Thịnh [99], đã tổng kết và rút ra những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các phƣơng diện chính yếu sau: ứng xử và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, lao động sản xuất, hoạt động đảm bảo đời sống, ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng, sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, đời sống tâm linh, giao lƣu, sự nghiệp giữ nƣớc. Những giá trị văn hóa này kết tinh thành di sản văn hóa. Bên cạnh đó, cuốn sách đã đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập. Cuốn sách Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai của tác giả Trần Ngọc Thêm [97] đã giới thiệu khung lý luận cho việc nghiên cứu giá trị và xây dựng hệ giá trị ở Việt Nam. Đồng thời, đã xác định hệ giá trị Việt Nam trong truyền thống, các đặc trƣng cơ bản của từng giá trị; đánh giá thực trạng biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những thói hƣ tật xấu đang nảy sinh, những giá trị mới đang hình thành, cần đƣợc phát huy. Những thành tựu nghiên cứu về giá trị này là cơ sở để NCS tiếp thu nghiên cứu về giá trị của KDTLSĐĐCC. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về di tích lịch sử và phát huy vai trò của di tích lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh Bộ sách Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Trần 12 Văn Giàu, Trần Bạch Đằng [37] gồm 4 tập: Tập I, gồm các bài nghiên cứu về lịch sử; Tập II, gồm các nghiên cứu về văn học, báo chí, giáo dục; Tập III, gồm các nghiên cứu về nghệ thuật; Tập IV, gồm các bài nghiên cứu về tƣ tƣởng và tín ngƣỡng. Bộ sách đã khái quát lịch sử truyền thống cách mạng của ngƣời dân Thành phố, đóng góp nhiều tƣ liệu mới có giá trị, góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời dân TP. HCM qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, làm rõ tinh thần sáng tạo về văn hóa vật chất và tinh thần của nhân dân Thành phố, góp phần tạo nên những thắng lợi trong chiến tranh cũng nhƣ trong hòa bình xây dựng Thành phố. Cuốn sách Di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của Bảo tàng Cách mạng TP. HCM [11] đã giới thiệu khái quát vị trí và đặc điểm lịch sử - văn hóa, từng di tích tiêu biểu của Thành phố nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về quá trình đấu tranh và xây dựng Sài Gòn - TP. HCM 300 năm, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Công trình Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Đặng Văn Bài, Trƣơng Quốc Bình và Nguyễn Quốc Hùng [2] đã tập hợp các bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý hoạt động văn hóa về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở ở TP. HCM và đề suất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn trong thời gian tới. Cuốn sách Miền Đông Nam Bộ con người và văn hóa của Phan Xuân Biên [13] đề cập đến đặc điểm lịch sử - văn hóa của Sài Gòn - TP. HCM và những vấn đề lý luận có tính quy luật về quá trình phát triển văn hóa Thành phố. Những vấn đề nêu ra trong cuốn sách đã gợi mở cho việc nghiên cứu đặc điểm của di tích lịch sử ở TP. HCM. Công trình Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh do Tôn Nữ Quỳnh Trân [107] khẳng định những giá trị văn hóa của TP. HCM hôm nay đã đƣợc định hình và phát triển; đƣợc kiểm chứng trong suốt 13 chiều dài hơn 300 năm lịch sử khai phá và xây dựng Thành phố. Những giá trị cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể đã làm nên một bản sắc Sài Gòn xƣa và nay. Đây cũng chính là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển của Thành phố giai đoạn hiện nay. Cuốn sách Hành trình di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thành Rum [83] đã giới thiệu những nét đặc trƣng, tiêu biểu của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP. HCM. Tác giả nhấn mạnh trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều giá trị vật chất và tinh thần đã đƣợc hun đúc thành những di sản văn hóa của TP. HCM góp nên những tự hào của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xƣa và TP. HCM hiện nay. Cuốn sách Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, hành trình 100 năm (1911 - 2011) của nhiều tác giả [69] ghi dấu các sự kiện của Sài Gòn nhƣ những cột mốc khởi đầu đặc biệt của lịch sử cách mạng. Đánh giá vai trò của TP. HCM trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lƣợc, là miền đất "đi trƣớc về sau" nhƣng lại là miền đất dẫn đầu cả nƣớc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách Đình chùa lăng miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh do Hồ Sơn Diệp, Nguyễn Văn Hiệp [27] đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Cuốn sách Sài Gòn Đất và người của tác giả Nguyễn Thanh Lợi [60]. Vùng đất Sài Gòn xƣa và nay đƣợc tác giả vẽ nên bằng những nét chấm phá. Những tên đất, tên ngƣời, diễn biến lịch sử, nhịp sống đời thƣờng đã làm nên một nét riêng có của Sài Gòn. Cuốn sách Khảo cổ học đô thị và việc bảo tồn di sản văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hậu [42] từ góc nhìn khảo cổ học đã khái quát quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ của vùng đất Sài Gòn, giới thiệu nhiều di sản của TP. HCM có trong lịch sử cũng nhƣ hiện 14 trạng, đặc trƣng cơ bản của Sài Gòn - TP. HCM, từ đó đã cho chúng ta thấy đƣợc các giá trị di sản văn hóa của mảng đất này. Đặc biệt, là những vấn đề đặt ra làm thế nào để bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển đô thị ở giai đoạn hiện nay. Cuốn sách Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập của nhiều tác giả [71], đã tập hợp các bài viết về thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Tìm ra giải pháp thích hợp để bảo tồn và phát huy thành công những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cũng nhƣ đặc trƣng của các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ trong đó có TP. HCM. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Hội nhập quốc tế về bảo tồn cơ hội và thách thức cho các giá trị di sản văn hóa, của nhiều tác giả [72] tập hợp những bài viết mang tính lý luận và thực tiễn nhằm xác định tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hƣớng đến xác định các vấn đề nổi lên từ thực tiễn và đề xuất các cách tiếp cận, cách thức quản lý, cơ chế hợp tác trƣớc những thách thức toàn cầu của hội nhập quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bài báo ''Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay'' [75] của Trần Thị Kim Ninh đã nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ mang giá trị văn hóa tinh thần, mà còn góp phần phát triển kinh tế. Những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa TP. HCM đã đề cập tƣơng đối toàn diện diện mạo di sản văn hóa của vùng đất Sài Gòn (xƣa) - TP. HCM (nay). Với nhiều cách tiếp cận khác nhau: lịch sử, văn hóa học, chính trị học... những công trình khoa học trên đã làm nổi bật những giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp cũng nhƣ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Thành phố; phân tích sâu sắc thực trạng công tác bảo tồn và phát huy 15 các di sản văn hóa; đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ và giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa của TP. HCM vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc - xứng đáng là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam trên mảnh đất phƣơng Nam. Tuy không đề cập trực tiếp đến KDTLSĐĐCC, nhƣng đây là những tƣ liệu quý để NCS tiếp tục kế thừa phục vụ cho nghiên cứu luận án của mình. 1.1.4. Những công trình nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng Năm 1996, sách Địa đạo Củ Chi trong lòng dân tộc và khách quý năm châu tập 1 do Trần Đình Dũng chủ biên đã đƣợc xuất bản [28]. Có thể đây chƣa hẳn là một công trình khoa học thực thụ bởi tài liệu này thuần túy là sự tổng hợp các cảm tƣởng của khách tham quan trên khắp thế giới khi đến Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Tuy nhiên, qua đó có thể nhận thấy sức hút, tầm ảnh hƣởng của Khu di tích Địa đạo Củ Chi trên phạm vi toàn cầu. Cuốn sách Địa đạo Củ Chi của tác giả Hồ Sĩ Thành [92]. Tài liệu đƣợc viết bằng ba ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa với nội dung giới thiệu khái quát quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống Địa đạo Củ Chi, các giá trị lịch sử, chính trị - quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Đế... xã hội; giáo dục tinh thần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Giá trị kinh tế: Giá trị kinh tế của di tích lịch sử - văn hóa nói chung, của di tích lịch sử cách mạng nói riêng gần đây đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Văn hóa không chỉ có chức năng bồi dƣỡng, giáo dục, xây dựng con ngƣời mà còn tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa mà mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững đất nƣớc. Các nguồn lực văn hóa cần đƣợc bảo tồn, phát huy để vừa góp phần xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, vừa góp phần phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa không thể không quan tâm tới giá trị kinh tế của di tích quan trọng này. Đây chính là các giá trị tiêu biểu vốn có của KDTLSĐĐCC đã đƣợc lƣu giữ, truyền bá và góp phần xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng hiện nay. 1.2.2. Vai trò của di tích lịch sử cách mạng trong đời sống văn hóa cộng đồng 2 2 hản nh diễn tình lịch sử c ch mạng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giữ n ớc ở thời kỳ hiện đại Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến hệ thống các giá trị văn hóa tồn tại tƣơng đối lâu bền trong truyền thống văn hóa của một dân tộc, chi phối các đặc trƣng khác, tạo nên đặc tính riêng để phân biệt giữa các dân tộc. Giá 32 trị của các di tích lịch sử cách mạng có vai trò góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của một dân tộc, phản ánh sức sống và bản lĩnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Bản thân mỗi di tích lịch sử cách mạng bao giờ cũng chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là các giá trị văn hóa khảo cổ; những giá trị phản ánh lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc; giá trị lƣu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, giá trị khoa học, giá trị về công trình kiến trúc nghệ thuật. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng ở nƣớc ta là những bằng chứng về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc trong quá trình dựng nƣớc gắn với giữ nƣớc. Hệ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - mã di truyền xã hội của cộng đồng dân tộc. Các giá trị di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận quan trọng tạo nên của bản sắc văn hóa dân tộc thời hiện đại. Nó phản ánh trình độ tƣ duy, cách suy nghĩ, cách sáng tạo, bản lĩnh, khí phách của con ngƣời và văn hóa Việt Nam trong cuộc chiến đấu kiên cƣờng, bất khuất để đánh bại kẻ thù xâm lƣợc, đem lại độc lập tự do cho đất nƣớc. Nghiên cứu những giá trị của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ, vấn đề không chỉ ở việc ứng xử với những sản phẩm đƣợc coi là di sản, công nhận đó là di sản. Mà chủ yếu và quan trọng hơn - đó là phải nhận thức đƣợc các giá trị di sản và tìm cách thức duy trì và phát huy các giá trị đó phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2 2 2 Là c sở để s ng tạo gi trị văn hóa mới Đời sống văn hóa của bất cứ một cộng đồng xã hội nào của đất nƣớc cũng là một bộ phận không tách rời của đời sống văn hóa dân tộc. Nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành tố khác của đời sống văn hóa dân tộc. Một vấn đề có tính quy luật là: bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn biến 33 đổi cùng với thời gian, bởi văn hóa vừa là sản phẩm, lại vừa là nền tảng và phƣơng tiện cho hoạt động sáng tạo không ngừng của con ngƣời. Di tích lịch sử cách mạng là một thành tựu văn hóa quan trọng của dân tộc, kết tinh những kinh nghiệm và truyền thống dựng nƣớc, giữ nƣớc của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là tài sản tinh thần quý báu để các thế hệ hiện nay và mai sau tiếp thu, kế thừa và sáng tạo nên giá trị văn hóa mới, phục vụ cho công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giao lƣu và hội nhập quốc tế. 2 2 3 Gi trị di tích lịch sử văn hóa góp phần gi o d c lịch sử, văn hóa dân tộc, cố kết s c mạnh cộng đồng Di tích lịch sử cách mạng nói riêng và di sản văn hóa nói chung là thiên nhiên thứ hai nuôi dƣỡng đời sống con ngƣời (môi trƣờng trí quyển). Trƣớc hết, giá trị cố kết sức mạnh cộng đồng thể hiện ở sự quan tâm của ngƣời dân đối với những giá trị di tích lịch sử trong đời sống hiện nay. Những giá trị của di tích lịch sử cách mạng đã khơi dậy tinh thần tôn kính tổ tiên, chuộng đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tạo nên ý thức về tình cảm cộng đồng, về sức mạnh truyền thống của dân tộc, giúp các thế hệ ngƣời Việt Nam chung sức đoàn kết cùng gìn giữ và phát triển đất nƣớc. Di tích lịch sử cách mạng là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Những giá trị của di tích lịch sử cách mạng giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hóa của đất nƣớc và do đó có tác động trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại. Đến với di tích lịch sử cách mạng, cộng đồng đƣợc trải nghiệm về những giá trị truyền thống lịch sử, quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến đấu chống xâm lƣợc, thống nhất Tổ quốc. Đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống anh hùng và cách mạng của nhân 34 dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là những giá trị văn hóa cần đƣợc tiếp tục kế thừa và phát huy để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2 2 4 Là nguồn lực để ph t triển kinh tế - xã hội Những giá trị của di tích lịch sử cách mạng không những là cơ sở lƣu giữ, sáng tạo văn hóa mà còn là các nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội. Di tích lịch sử cách mạng gắn với danh lam thắng cảnh của mỗi địa phƣơng, là "nguồn vốn" đặc biệt để chuyển vào phát triển kinh tế - xã hội, trƣớc hết là phát triển du lịch. Nguồn lực văn hóa của các di tích này chính là các giá trị lịch sử - văn hóa mà nó chứa đựng, có thể giúp con ngƣời nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu hiểu biết, giải trí và thẩm mỹ. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn, về lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng ngày càng gia tăng. Đây cũng là cơ hội để phát huy nguồn lực văn hóa của di tích lịch sử cách mạng để phát triển kinh tế - xã hội. Di tich lịch sử cách mạng thu hút các cộng đồng qua lễ hội hay hoạt động du lịch, thƣờng gắn với hoạt động giao thƣơng, trao đổi hàng hóa, sản vật địa phƣơng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc xúc tiến giao lƣu trao đổi hàng hóa, ngƣời dân địa phƣơng sở hữu di tích lịch sử cách mạng cũng có thể tham gia làm các dịch vụ nhƣ: trông xe, dịch vụ ăn uống, bán đồ lƣu niệm Đặc biệt hoạt động kinh tế của địa phƣơng sẽ trở nên nhộn nhịp hơn khi có lễ hội, ngƣời dân sẵn sàng chi trả cho các khoản để đáp ứng nhu cầu cần thiết của mình mà điều này, ngày thƣờng có thể ít xảy ra. Nhƣ vậy, di tích lịch sử cách mạng không phải là nhân tố đúng nghĩa quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà là động lực, là nguồn lực để phát triển. 1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng lý thuyết giá trị và lý thuyết cấu trúc chức năng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 35 2 3 Lý thuyết gi trị Trong các ngôn ngữ phƣơng Tây, thuật ngữ "giá trị" bắt nguồn từ Valere của tiếng La-ting có nghĩa là "khỏe mạnh, tốt, đáng giá", ban đầu đƣợc dùng để chỉ việc một thứ gì đó đáng giá, trƣớc hết là theo nghĩa giá trị trao đổi của kinh tế học mà nhà kinh tế học chính trị Adam Smith đã nói đến trong tác phẩm nổi tiếng của mình với nhan đề Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of the Wealth of Nations (Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia) xuất bản năm 1776. Theo Đại bách khoa toàn thƣ Xô - viết (30 tập), giá trị là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉ ý nghĩa con ngƣời, xã hội và văn hóa của những hiện tƣợng thực tế nhất định. Theo truyền thống Hy Lạp, ở Châu Âu vào nữa sau thế kỷ XIX, ngƣời ta lƣợc quy giá trị vào ba phạm trù là: chân (cái đúng), thiện (cái tốt), mỹ (cái đẹp). Ở Trung Quốc theo truyền thống Nho giáo, xét theo nhu cầu tôn ty, trật tự trong quan hệ xã hội, ngƣời ta suy tôn bốn chữ: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Ở Nhật Bản, ông Makiguchi - nhà sáng lập Hội giáo dục sáng tạo giá trị của Nhật đã nhận xét, cuộc sống là sự mƣu cầu hạnh phúc của con ngƣời, và cho rằng, mục tiêu của giáo dục phải trùng hợp với mục tiêu của cuộc sống. Giá trị nói ở đây là thuộc về giá trị xã hội. Cho nên về nguyên tắc nó mang tính cộng đồng. Giá trị chính là sở thích của cộng đồng nảy sinh trong một bối cảnh xã hội nhất định và đóng vai trò điều tiết trong nội bộ cộng đồng ấy, nó chi phối một cách ngầm ẩn đối với hoạt động của cá nhân hay cộng đồng. Giá trị giúp cho cá nhân trong cộng đồng dựa vào vị thế xã hội của mình mà xác định phƣơng hƣớng hành động cho phù hợp với lý tƣởng. Giá trị là những cái đƣợc coi là quan trọng, là có ý nghĩa, đƣợc đa số ngƣời trong xã hội ao ƣớc và cùng chia sẻ. Giá trị mà một cộng đồng xã hội chấp nhận là dựa trên sự đánh giá của đa số các thành viên trong cộng đồng ấy về những cái mà họ khao khát nhƣ: cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái có ích 36 và ngƣợc lại những cái mà họ không mong muốn nhƣ: cái sai, cái xấu, cái không tốt, cái có hại đƣợc coi là phản giá trị. Nhƣ vậy, giá trị thƣờng mang sắc thái tình cảm, chúng biểu hiện ra những gì mà các thành viên trong cộng đồng cảm thấy cần suy tôn, bảo vệ. Tuy vậy, cái đƣợc coi là giá trị, ở đây là cái mang tính xã hội (giá trị xã hội), chứ không phải là cái mang tính cá nhân, do cá nhân cấp cho. Mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân, các giá trị đều đƣợc nhận thức, kiểm nghiệm và đánh giá qua thực tiễn cuộc sống vô cùng phong phú. Và, mỗi sản phẩm văn hóa đƣợc tạo ra đều có chứa đựng một giá trị xã hội nào đó. Vì thế, có thể xem toàn bộ những tạo phẩm do hoạt động sáng tạo của con ngƣời trong quá khứ cũng nhƣ trong hiện tại làm ra sẽ trở thành hình thức ngoại hiện của văn hóa còn tổng giá trị xã hội chứa đựng trong các tạo phẩm ấy (cả vật thể và phi vật thể) trở thành nội dung tinh thần của văn hóa. Với tính chất là hệ thống giá trị, đóng vai trò liên kết xã hội và định hƣớng hoạt động cho mỗi thành viên trong cộng đồng. Từ đó có thể hiểu giá trị là thành quả có ý nghĩa từ lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân, đƣợc chia sẻ trong cộng đồng. Đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, nó vừa là cái đƣợc mong muốn, vừa là cái đáng mong muốn và cần phải mong muốn. Theo quan điểm lý thuyết giá trị nêu trên, NCS nhận thấy luận án cần đi vào giải quyết các vấn đề, cấu trúc giá trị KDTLSĐĐCC. Nói khác đi là cần chỉ ra những giá trị tạo nên KDTLSĐĐCC và sự tác động của nó trong đời sống văn hóa cộng đồng ngƣời dân hiện nay. 2 3 2 Lý thuyết cấu trúc ch c năng Lý thuyết chức năng ra đời gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, Athur Radcliffe - Browb, Bronislaw Malinowski, Talcott Parsons, Robert Merton, Peter Blau và nhiều ngƣời khác. Nguồn gốc lý luận của thuyết cấu trúc chức năng trƣớc hết là xuất phát 37 từ truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng - hữu cơ với chỉnh thể hệ thống và tiếp đến là truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh [38, tr.49-160]. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tƣởng khoa học về xã hội nhƣ là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Lý thuyết cấu trúc chức năng có hai nhánh chính là trƣờng phái chức năng tâm lý học - gắn với nhà nghiên cứu Bronislaw Malinowski và trƣờng phái chức năng cấu trúc - xã hội - gắn với nhà nghiên cứu Radcliffe Brown. Theo quan điểm của Bronislaw Malinowski, mỗi yếu tố xã hội đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Chính vì vậy, ông chủ trƣơng xã hội nào cũng cần phải đƣợc bảo tồn và mở rộng các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức năng nhƣ thế đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con ngƣời. Trong bất cứ dạng văn minh nào và sự bất cứ tập quán nào, các đối tƣợng vật chất, tƣ tƣởng và các tín ngƣỡng thực hiện chức năng sinh động nào đó, xử lý nhiệm vụ nào đó, đều là bộ phận cần thiết ở bên trong một chỉnh thể hoạt động Bất cứ văn hóa nào trong tiến trình phát triển của nó đều có thể tạo ra một hệ thống cân bằng và ổn định, trong đó mỗi bộ phận chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó. Nếu triệt tiêu một yếu tố nào trong văn hóa (nhƣ: cấm đoán một nghi lễ mà theo chúng ta là có hại), thì toàn bộ hệ thống ấy, sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và hủy hoại [1]. Malinowski nhấn mạnh, văn hóa là tổng thể những nhu cầu đáp ứng đối với các nhu cầu cơ bản của con ngƣời (nhu cầu sinh học và nhu cầu an sinh xã hội): "Mỗi thể chế đóng một mặt cho sự hoạt động của cộng đồng nói chung, nhƣng 38 cũng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và thứ cấp của cá nhân" [55]. Cũng theo ông, văn hóa tồn tại để thỏa mãn bảy nhu cầu của con ngƣời: dinh dƣỡng, sự tái tạo, thỏa mãn thể xác, an toàn, thƣ giãn, vận động và phát triển [81]. Đến Radcliffe Brown chủ trƣơng nghiên cứu chức năng của các thiết chế trong hệ thống xã hội. Theo ông, xã hội học phải trở thành khoa học tự nhiên (thực chứng) về xã hội với nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện ra các quy luật của mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Ông coi cấu trúc xã hội là hình mẫu, mô hình của các quan hệ xã hội hình thành, biến đổi trong điều kiện lịch sử cụ thể. Nhƣ vậy, sự phát triển của lý thuyết cấu trúc chức năng là kết quả của nhiều tác giả khác nhau, nhƣng thống nhất ở chỗ cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cầu trúc - chức năng của nó, tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cấu trúc) và các cơ chế hoạt động (chức năng) của chúng. Ở đây, "chức năng là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống" [49, tr.201]. Dù với tên gọi nào, các tác giả chủ thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận có chức năng nhất định góp phần đảm bảo của chỉnh thể đó với tƣ cách là một cấu trúc tƣơng đối ổn định, bền vững. Mỗi hiện tƣợng xã hội nhƣ một tổng thể chức năng và đơn vị (yếu tố) cấu thành đều thực hiện những chức năng nhất định. Trên cơ sở quan điểm của các nhà lý thuyết chức năng về chức năng của các hiện tƣợng, luận án vận dụng để xem xét vai trò, sự ảnh hƣởng của các giá trị của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có những chức năng nhất định đối với đời sống văn hóa của con ngƣời: tạo ra sự trao truyền văn hóa, tính kế tục lịch sử giữa các thế hệ, đáp ứng nhu cầu văn hóa, giáo dục hình thành nhân cách con ngƣời 39 Việc áp dụng lý thuyết giá trị và lý thuyết cấu trúc chức năng trong luận án giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu và đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. 1.2.4. Khung phân tích nội dung luận án ĐSVHCĐ ĐSVHCĐ ĐSVHCĐ ĐSVHCĐ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI • Vai trò giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng • Vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội • Vai trò phản ánh lịch sử cách mạng • Vai trò sáng tạo các giá trị văn hóa mới 40 Tiểu kết chƣơng 1 Nghiên cứu về đề tài "Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay", nhìn từ góc độ chuyên ngành Văn hóa học là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò, vị trí, chức năng của KDTLSĐĐCC, tác động của nó đối với ĐSVHCĐ và ảnh hƣởng của ĐSVHCĐ đối với sự tồn tại và phát triển của KDT này. Trong Chƣơng 1, NCS đã tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu theo các vấn đề chính gồm: (1) Những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa trong đời sống văn hóa cộng đồng; (2) Những công trình nghiên cứu về hệ giá trị; (3) Những công trình nghiên cứu về di tích lịch sử và phát huy di tích lịch sử ở Thành phố Hồ Chí Minh; (4) Những công trình nghiên cứu về KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu về những vấn đề trên, NCS đã chỉ rõ những thành tựu nghiên cứu trên rất có ý nghĩa đối với việc tiếp thu để triển khai nghiên cứu luận án. Đồng thời, NCS nhận thấy cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các giá trị ở KDTLSĐĐCC và vai trò của nó đối với ĐSVHCĐ. Để xác định cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án, NCS đã làm rõ một số khái niệm công cụ liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài nhƣ: đời sống văn hóa cộng đồng; di tích lịch sử cách mạng, giá trị di tích lịch sử cách mạng. Luận án cũng đã xác định vai trò của di tích lịch sử cách mạng trong đời sống văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở này, luận án tiếp thu và vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu để thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh vận dụng lý thuyết giá trị và lý thuyết cấu trúc chức năng để nghiên cứu các giá trị và chức năng của KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là những tiền đề lý luận quan trọng để NCS triển khai nghiên cứu về KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa cộng đồng ở chƣơng sau. 41 Chƣơng 2 GIỚI THIỆU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. TỔNG QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nằm ở cửa ngõ phía tây bắc TP. HCM, Củ Chi là vùng đất có bề dày lịch sử và có vị trí chiến lƣợc vô cùng quan trọng. Từ hơn 300 năm trƣớc, những cƣ dân ngƣời Việt đã ngƣợc theo sông Sài Gòn, sông Thị Tính đến đây khai phá đất đai, lập ấp, mở làng, lập nghiệp. Cuộc chống chọi với thiên nhiên hoang dã đầy khắc nghiệt trên vùng đất mới đã tạo nên tinh thần cố kết, sự thông minh, tính cần cù và lòng quả cảm của con ngƣời Củ Chi. Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long. Huyện Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đƣờng giao thông giao lƣu với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Đây là một vùng đất kiên cƣờng trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Trƣớc khi nổ ra cuộc kháng hiến chống thực dân Pháp, Củ Chi bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung và một phần của hai tổng Long Tuy Thƣợng, Bình Thạnh Trung của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Đến năm 1957 chính quyền ngụy mới thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dƣơng, lúc đó có 14 xã. Đến năm 1963, để dễ cai trị, kiểm soát và tổ chức lại chiến trƣờng, địch chia Củ Chi làm hai quận, quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập (nay thuộc tỉnh Long An) và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dƣơng. 42 Theo cách phân chia của chính quyền Cách mạng thì mãi cho đến cuối năm 1959, Củ Chi vẫn còn là phần đất của huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định, Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong thời kỳ này chịu sự lãnh đạo thống nhất của Huyện ủy Hóc Môn. Đầu năm 1960, Gia Định nhập vào khu Sài Gòn Chợ Lớn thành khu Sài Gòn - Gia Định. Lúc này Khu ủy chủ trƣơng chia Hóc Môn thành hai huyện Củ Chi và Hóc Môn. Khoảng tháng 8 - 1968, do tình hình chiến trƣờng ác liệt, ta chia Củ Chi làm hai huyện Nam Chi và Bắc Chi. Sau Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 3/1973 ta thống nhất lại huyện Củ Chi nhƣ cũ. Hiện nay, Củ Chi gồm có 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã: Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Phƣớc Vĩnh An, Hoà Phú, Tân An Hội, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Thái Mỹ, Phƣớc Thạnh, An Nhơn Tây, Trung Lập Thƣợng, Phú Mỹ Hƣng, An Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Bình Mỹ, Phƣớc Hiệp, Trung Lập Hạ. Nguồn gốc của ngƣời dân Củ Chi là những lƣu dân ngƣời Việt từ miền Bắc, miền Trung vào khai khẩn đất Đồng Nai - Gia Định từ thế kỷ 17. Họ khai phá đất hoang và dần dần lập thành ấp, thành làng. Dân số của Củ Chi đến năm 1960 có khoảng 19 vạn ngƣời. Đầu năm 1970, tức là sau chiến tranh ác liệt nhân dân tứ tán khắp nơi, giảm xuống còn khoảng 7 vạn ngƣời. Sau Hiệp định Paris năm 1973, nhân dân phấn khởi trở về quê cũ làm ăn, dân số lên đến 13 - 14 vạn ngƣời. Đến năm 1976 dân số Củ Chi lên tới 161.000 ngƣời, năm 1979 có đến 191.614 ngƣời. Năm 1994 là 229.697 ngƣời, mật độ trung bình 535,97 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bổ không đều, các xã phía Bắc thƣa dân, các xã phía Nam đông dân. Hiện nay, tổng dân số của huyện là 459.702 ngƣời. Củ Chi có 13 dân tộc, trong đó ngƣời Kinh chiếm tuyệt đại đa số 99,36%, kế đó là ngƣời Hoa chiếm 0,58%, ngƣời Khơ me chiếm 0,04%, các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. 43 Ngày nay, kinh tế huyện phát triển ổn định, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của huyện [30]. Cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, tập trung phát triển đô thị, nông nghiệp công nghệ cao [30], đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với quy hoạch vùng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quy hoạch chăn nuôi tập trung hợp lý, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt công tác khuyến nông. Đầu tƣ các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, hỗ trợ vốn vay sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị. Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tƣơng đƣơng 137 ha. Huyện có đƣờng xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thƣơng phát triển. Nói đến Củ Chi là nói đến địa đạo, nơi gắn liền với những kỳ tích của chiến tranh nhân dân. Hiện nay Địa đạo Củ Chi đƣợc bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dƣợc (thuộc xã Phú Mỹ Hƣng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Địa đạo Củ Chi ra đời khoảng sau Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), khi đó, ở Củ Chi, địch ráo riết truy lùng cán bộ cách mạng và những ngƣời tham gia khởi nghĩa, nhiều cán bộ cách mạng di tản vào chiến khu, số bám trụ ở lại đã ẩn nấp trong hầm bí mật tuy đơn sơ nhƣng đã bảo toàn đƣợc tính mạng. Bốn anh em nhà ông Trần Văn Hồ, ấp Cây Da, ấp Tân Phú Trung là những ngƣời làm hầm bí mật đầu tiên [86]. Năm 1946, anh em ông Trần Văn Hồ lại nghĩ ra cách đào các đƣờng hầm nối các hầm bí mật với nhau để trú ẩn và liên lạc. Và họ đã đào đƣợc 4 hầm nối thông nhau ở trong vƣờn nhà để ẩn nấp. Thời gian này, Chi bộ xã Tân Phú Trung có 20 đảng viên do đồng chí Võ Văn Tạo làm bí thƣ. Hàng 44 ngày đa số đảng viên trú ở ngoài bƣng Bến Đò, đến khoảng 5 giờ chiều tụ tập về nhà ông Ba Hồ để hội họp. Sau khi tìm hiểu và phân tích hầm bí mật của 4 anh em họ Hồ, chi bộ rất hoan nghênh sáng kiến của họ và bắt đầu đào hầm bí mật để ẩn nấp trong các gia đình, không ra ngoài bƣng ở nhƣ trƣớc đây. Dần dần, các gia đình lại có sáng kiến nối thông các hầm bí mật với nhau Đó cũng chính là những nhánh của địa đạo đầu tiên, về sau thành "đƣờng xƣơng sống", địa đạo của xã Tân Phú Trung, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 200km đƣờng chim bay. Đầu năm 1947, ở cấp Cây Da (Xã Tân Phú Trung), lực lƣợng dân quân làm nòng cốt cho khoảng 200 ngƣời bắt đầu đào địa đạo. Các cấp cũng xúc tiến đào. Đến cuối năm 1947, một hệ thống địa đạo ra đời nối liền ấp Bàu Sim, ấp Cây Da với ấp Bà Giã (xã Phƣớc Vĩnh An). Đây là hệ thống địa đạo đầu tiên do chi bộ xã phối hợp đào, có độ dài khoảng 5.000m. Sang năm 1948, công việc đào địa đạo đã phổ biến rộng ra một số xã khác nhƣ Trung An, An Phú, Phú Mỹ Hƣng Hiện nay, các tài liệu đều thống nhất, mốc thời gian ra đời của Địa đạo Củ Chi đƣợc tính từ năm 1948 và địa đạo Tân Phú Trung và Phƣớc Vĩnh An đƣợc coi là địa đạo đầu tiên trong hệ thống địa đạo của huyện Củ Chi. Từ sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp khốc liệt những ngƣời cách mạng và kháng chiến, thực hiện mƣu đồ chia cắt đất nƣớc lâu dài. Để bảo tồn lực lƣợng và bám trụ đƣợc trong dân, cán bộ, đảng viên tích cực xây dựng các cơ sở quần chúng bí mật, làm nòng cốt lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch. Cùng với việc đào hầm bí mật, các đoạn địa đạo cũ đƣợc phục hồi và củng cố lại. Từ một vài địa phƣơng, phong trào đào địa đạo phát triển mạnh và rộng khắp, hình thành hệ thống địa đạo liên hoàn, giúp quân và dân Củ Chi bƣớc vào cuộc chiến đấu mới đầy cam go, thử thách. Dựa vào địa đạo và chiến hào, trên vùng đất mà bom đạn của kẻ thù tạo thành "vùng trắng", lực lƣợng cách mạng vẫn tồn tại và không ngừng lớn mạnh. 45 Trong lòng địa đạo đã có biết bao câu chuyện anh hùng, đầy bi tráng. Những chiến công của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và du kích Củ Chi đã khiến quân Mỹ và quân lực Việt Nam cộng hòa kinh hoàng, khiếp sợ; đồng thời làm nức lòng phấn khởi nhân dân cả nƣớc và bạn bè quốc tế. Phong trào đào địa đạo phát triển mạnh mẽ đến mức những cụ già 70 tuổi, các em bé đều xung phong lên "vành đai diệt Mỹ". Có những thƣơng binh cụt cả hai tay cũng ra trận địa động viên đồng đội đào địa đạo, chiến hào Sức mạnh và ý chí con ngƣời đã chiến thắng khó khăn và làm nên một kỳ tích phi thƣờng. Chỉ bằng đôi tay nhỏ bé của mình, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo đƣợc một công trình đồ sộ với những đƣờng hầm ngang dọc tỏa rộng trong lòng đất. Đây cũng là thời điểm cao trào đào địa đạo, địa đạo phát triển thành hệ thống liên hoàn với trên 200 km, kết hợp với hệ thống chiến hào, công sự trên mặt đất, tạo thành một trận đồ rộng lớn. Đặc biệt, địa đạo khu vực Hố Bò (xã Phú Mỹ Hƣng) đƣợc cấu trúc kiên cố làm căn cứ cho Khu ủy và Quân khu, địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức) làm căn cứ của Quân ủy Củ Chi. Địa đạo Củ Chi đã trở thành biểu tƣợng rực rỡ của lòng yêu nƣớc và ý chí bất khuất, quật cƣờng, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Có thể nói công trình đánh giặc thuộc loại sáng tạo và độc đáo có một không hai này chƣa bao giờ xuất hiện trong lịch sử các cuộc chiến tranh vệ quốc ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Suốt 30 năm kháng chiến chống quân xâm lƣợc để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, dựa vào hệ thống Địa đạo này, quân và dân Củ Chi đã thiết lập đƣợc vùng căn cứ địa vững chắc trƣớc cửa ngõ sào huyệt địch tại Sài Gòn và chiến đấu vô cùng anh dũng, làm nên những chiến công thần kỳ [28]. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đƣợc sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân TP. HCM, sự chỉ đạo của Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh thành phố, cùng các cơ quan ban ngành hữu quan, hệ thống Địa đạo Củ Chi từng bƣớc đƣợc quy hoạch, tôn tạo và bảo tồn. Trong đó, khu tƣởng 46 niệm Đến Bến Dƣợc đã đƣợc xây dựng hết sức trang trọng và uy nghi, để tƣởng nhớ công lao bao chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nƣớc. Hệ thống địa đạo cùng với quần thể di tích ở Củ Chi đã trở thành điểm du lịch tâm linh và điểm "về nguồn" để tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thể hệ trẻ trong cả nƣớc. Đây là điểm đến thu hút khách thập phƣơng đến tham quan, tìm hiểu và cắt nghĩa về cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ nhất trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Ngày 29/4/1979, Khu địa đạo Bến Dƣợc đã đƣợc xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định số 54/VHQĐ của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa và Thông tin. Hệ thống địa đạo Bến Đình cũng đƣợc xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định ngày 15/2/2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Tháng 12/2015, cùng với việc khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Thủ tƣớng Chính phủ công nhận Địa đạo Củ Chi là Di tích Quốc gia đặc biệt. Củ Chi là vùng đất kiên cƣờng trong suốt hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ của nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Đến nay, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi không chỉ có giá trị tiêu biểu về di tích lịch sử - văn hóa, mà còn là tài nguyên du lịch, điểm về nguồn, nơi hàm chứa các giá trị di sản văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Các giá trị đó thể hiện nhƣ sau: 2.2. GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Giá trị lịch sử Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa danh đã trở thành huyền thoại với những chiến công oai hùng. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng đó. Củ Chi đã 47 đƣợc tuyên dƣơng là huyện anh hùng và đƣợc phong tặng danh hiệu "Đất thép thành đồng". Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi các đồng chí lãnh đạo sống và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định và là nơi các lực lƣợng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nƣớc (từ năm 1961 - 1975). Vì vậy, KDTLSĐĐCC có giá trị thiết thực nhiều mặt mà đặc biệt là giá trị về mặt lịch sử. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là vùng căn cứ địa vững chắc, có một vị trí chiến lƣợc quan trọng, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ. Củ Chi là vùng "đệm" vừa tiếp giáp với vùng địch vừa nối liền với hậu cứ rộng lớn của ta ở phía sau, lên tận biên giới Việt Nam - Campuchia. Củ Chi giống nhƣ khu vực "trung chuyển" của các căn cứ cách mạng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ "thủ đô" kháng chiến Tây Ninh vào Sài Gòn. Khu di tích lịch ... 3.6. Bản ghi chép phỏng vấn số 6 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Hồ Văn D  Năm sinh: 1961  Giới tính: Nam  Nơi cƣ trú: tại địa phƣơng. * Nội dung phỏng vấn: H: Chào chú Đ Ừ H: Cháu hỏi chuyện với chú một chút đƣợc không? Đ: Rồi nói đi, mà lâu không? H: Dạ cũng không lâu đâu ạ? 182 H: Chú chạy xe đƣợc bao lâu rồi chú? Đ: Chạy khoảng 5 năm H: Bình thƣờng chú chạy xe cho bà con ở đây hả chú? Đ: Ừ ai kêu cũng chạy H: Chú có mấy ngƣời con vậy chú? Đ: 2 đứa H: Đã lập gia đình hết chƣa chú? Đ: Có cháu luôn rồi H: Dạ vậy là đầy đủ rồi ha chú Chú có chở khách du lịch đi vô khu địa đạo không chú? Đ: Cũng có, mà ít lắm H: Cháu thấy ngƣời ta đi vô khu di tích nhiều nhƣng không có đi xe ôm hả chú Đ: Khách du lịch tới đây đi xe hơi không à cũng ít ai đi xe ôm H: Đƣờng xá ở đây bây giờ tốt quá ha chú? Đ: Giờ trải nhựa hết rồi H: Trƣớc đây có đƣợc nhƣ vậy không chú? Đ: Hồi đó ở đây rừng không, tre không có đƣờng đi đâu, ở đây địa đạo mà H: Hồi xƣa chú có đi lính không chú? Đ: Không có, lúc đó cũng còn nhỏ mà H: Vậy gia đình có ai đi lính không chú Đ: Không có đi lính, mà nghe bà già kể lại hồi đó có tiếp tế cho bộ đội, lính đó H: Dạ vậy nhà chú có theo cách mạng hả chú? Đ: Có H: Vậy chắc chú có biết nguồn gốc của địa đạo Củ Chi hả chú? Đ: Thì ngày xƣa dân ở đây bị giặc nó dồn vào khu ấp chiến lƣợc đó, rồi bộ đội ở trong đó, dân ở đây làm ruộng tiếp tế lƣơng thực cho bên trong cách mạng vậy đó H: Chú nghe ông bà kể lại hả chú? Đ: Ừ H: Vậy bây giờ chú có hay vào khu địa đạo không? Đ: Chú vào rồi, hồi lúc mà mới mở khu di tích cho ngƣời dân tham quan là chú đi rồi H: Chú thấy ngƣời dân ở đây có thƣờng xuyên đến khu di tích không chú? Đ: Hầu nhƣ dân ở đây ai cũng từng đi, khu chiến tích lịch sử địa phƣơng, con mới tới thì không biết chứ ai ở đây mà không biếtngƣời ta nói địa đạo là biết Củ Chi H: Theo chú thì ngƣời dân Củ Chi có đời sống tốt hơn nhờ sự phát triển của khu chiến tích này không chú? Đ: Ngày xƣa Địa đạo Củ Chi là khu cách mạng chống giặc, còn giờ thì bên Ban quản lý họ phát triển du lịch, cho ngƣời ta tới du lịch, mà du lịch thì ngƣời dân có công ăn việc làm, bán buôn đƣợc, thì giàu lên thôi. Địa đạo Củ Chi đã đem lại cho bao nhiêu ngƣời có 183 thêm việc làm, có thêm thu nhập bằng việc làm việc trong địa đạo, mở hàng ăn, quán nƣớc ở gần địa đạo. H: Chú thấy khu chiến tích này so với trƣớc đây có thay đổi gì không chú? Đ: Cái này cũng không rành mà chắc có thay đổi thì nó xây thêm cái này cái kia chứ mấy cái hiện vật này nọ vẫn còn giữ H: Hàng năm chú thƣờng đến khu di tích vào dịp nào vậy chú? Đ: Đám giỗ ba má thì chú có đi, mấy ngày kỷ niệm cũng có đi, ngày thƣơng binh liệt sỹ thì đi H: Chú đi cùng ai hay đi một mình vậy chú? Đ: Hồi trƣớc thì đi với bà nhà, còn giờ chân cẳng lớn tuổi rồi nên đi 1 mình H: Chú thấy bây giờ giới trẻ có tới tham quan những khu di tích lích sử nhƣ địa đạo Củ Chi không chú? Đ: Thấy trẻ nó đi nhiều đó chứ H: Dạ, chú có thấy tự hào về quê hƣơng mảnh đất thép nhƣ mọi ngƣời thƣờng nói khi nhắc đến Củ Chi không chú? Đ: Tự hào chứ H: Cảm ơn chú rất nhiều vì đã nói chuyện với cháu! 3.7. Bản ghi chép phỏng vấn số 7 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Nguyễn Xuân B  Năm sinh: 1942  Giới tính: Nam  Nghề nghiệp: Nông dân  Nơi cƣ trú: tại địa phƣơng * Nội dung phỏng vấn: H: Cháu chào Ông, cháu có thể hỏi Ông một chút đƣợc không? Đ: uh H: Ông là ngƣời dân tại Củ Chi luôn ạ? Đ: nhà chú ở đây H: Ông sinh năm mấy vậy ạ? Đ: (cƣời) 1942 H: gia đình mình có bao nhiêu ngƣời vậy Ông? Đ: có 5 ngƣời, Ông có 3 đứa con H: nhà Ông có ai theo cách mạng không ạ? Đ: Có chứ. 184 H: Ông có tham gia đào địa đạo không ạ? Đ: Có cháu, ngay cả bản thân Ông ngày đó cùng với các anh em tham gia để đào hầm làm căn cứ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hầm đƣợc đào một cách kiên cố để chống chọi với quân địch dã man, cất giấu cán bộ và nhiều chức năng lắm. Nhiều lúc đang đào máy bay dội bom xuống đó cháu,giờ nghĩ lại mới thấy dân mình anh dũng thật! H: vậy Ông có biết về lịch sử quê hƣơng của mình không đây là Củ Chi nổi tiếng với cái nôi anh hùng không ạ? Đ: Lịch sử hào hùng đó chứ, biết chứ cháu H: Ông có biết khu chiến tích Củ Chi không ạ? Đ: Biết khu ấp chiến lƣợc à (cƣời). Nói chứ ở đây ai không biết H: Ông có thƣờng vào Khu di tích không ạ? Đ: đi nhiều lần rồi H: Ông đi vào dịp nào vậy ạ? Đ: Ông thƣờng đi vào ngày 27/7, ngày này, Ông lên đây để thăm viếng cho ngƣời anh trong gia đình - anh ấy đã hi sinh vào những năm 1968 lúc mà cuộc triến ác liệt nhất Đ: trong đó có ngƣời canh giữ mà H: Ông thấy có nhiều ngƣời tới tham quan không ạ? Đ: nhiều lắm H: Ông thấy khu địa đạo Củ Chi bây giờ phát triển nhƣ thế nào ạ? Đ: giờ là phát triển dữ lắm, trong đó bây giờ cái gì cũng có, nhà hàng cũng có, nói chung tiện ích rồi H: Ông thấy việc phát triển đó có nâng cao đời sống cho ngƣời dân ở đây không? Đ: có chứ, tạo thêm việc làm, có 1 đứa con của Ông cũng làm trong đó H: làm lâu chƣa Ông? Đ: cũng lâu rồi cháu, nói chung bà con ở đây có thêm việc làm H: theo Ông cần phải bảo tồn và phát huy khu chiến tích này không? Đ: cần chứ, nhà nƣớc mình đang bảo vệ mà H: dạ cháu cảm ơn Ông rất nhiều khi đã tham gia cuộc phỏng vấn này! 3.8. Bản ghi chép phỏng vấn số 8 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Vũ Đức L  Năm sinh: 1978  Giới tính: Nam  Nghề nghiệp: Công nhân  Nơi cƣ trú: Khách thập phƣơng * Nội dung phỏng vấn: 185 H: Chào anh, em thể hỏi em một chút đƣợc không? Đ: uh, đƣợc em H: anh cho em hỏi anh đến từ đâu ạ? Đ: Long An em H: anh sinh năm mấy vậy anh? Đ: 1979 H: Anh đến địa đạo Củ Chi với đoàn hay đi một mình ạ? Đ: Với mọi ngƣời trong Công ty H: anh có biết khu chiến tích Củ Chi không anh Đ: Biết chứ H: Vậy anh biết từ nguồn thông tin nào? Đ: từ sách báo, trên internet H: Giờ đến đây, Anh có cảm nhận nhƣ thế nào về khu di tích? Đ: Tuy không phải là ngƣời dân địa phƣơng nên đôi khi vẫn chƣa hiểu nhiều về Địa đạo Củ Chi. Chủ yếu nghe hay đọc trên mạng. Nhƣng nay chứng kiến mới thấy sự anh dũng của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến. Đây là lần đầu tôi tới thăm viếng Địa đạo và cảm thấy câu nói từ trƣớc tới giờ: "đất thép thành đồng" thật đúng khi nói về nơi này. Tôi thật cảm phục dân và quân Củ Chi Địa đạo Củ Chi chứa đầy giá trị lịch sử truyền thống và mãi mãi là địa chỉ đỏ, là nơi hành hƣơng của nhiều thế hệ, qua đó mỗi ngƣời sẽ thấy thêm sức mạnh của đất nƣớc, của chính mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến lên giàu mạnh. H: dạ cảm ơn anh rất nhiều khi đã tham gia cuộc phỏng vấn. 3.9. Bản ghi chép phỏng vấn số 9 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Lƣu Ngọc T  Năm sinh: 2000  Giới tính: Nữ  Nghề nghiệp: Sinh viên  Nơi cƣ trú: khách thập phƣơng * Nội dung phỏng vấn: H: Chào em! Đ: Dạ, em chào chị. H: Em đến Địa đạo cùng với các bạn cùng trƣờng à? 186 Đ: Hôm nay là ngày 27/7 nên Đoàn khoa chúng em tổ chức tới tƣởng niệm các anh hùng liệt sỹ để tỏ lòng biết ơn H: Trƣờng em có thƣờng tổ chức cho sinh viên về nguồn nhƣ thế này không? Đ: Dạ có Chị, năm nào cũng có, tuy nhiên 1 khóa chỉ đi 1 lần vào năm đầu tiên. H: Em có cảm nhận nhƣ thế nào về Khu di tích? Đ: Tập thể lớp chúng em đã đến đây với một niềm xúc động, ngƣỡng mộ về những kỳ tích của cha anh trong những năm tháng chiến tranh vô cùng ác liệt. H: Là thế hệ trẻ của đất nƣớc, sau khi đến thăm Khu di tích, em có rút ra đƣợc bài học gì không? Đ: Em là thế hệ trẻ, nay em tới đây thăm viếng Khu di tích này thấy rất xúc động với những ngƣời con của Củ Chi đã dũng cảm trong bảo vệ và thống nhất đất nƣớc. Ngày hôm nay em đƣợc sống trong hòa bình và càng phải thấy mình có trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc 3.10. Bản ghi chép phỏng vấn số 10 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Đinh Văn C  Năm sinh: 1977  Giới tính: Nam  Nghề nghiệp: công nhân  Nơi cƣ trú: khách thập phƣơng * Nội dung phỏng vấn: H: Chào Anh Đ: Chào em H: Em hỏi chuyện với Anh một chút đƣợc không? Đ: Đƣợc em H: Anh đến địa đạo Củ Chi lần thứ mấy đây ạ? Đ: Anh đến lần đầu. H: Anh có biết về Địa đạo Củ Chi không ạ? Đ: Có chứ em, là địa danh nổi tiếng của Việt Nam mà. H: Anh tự đi hay nhƣ thế nào ạ? Đ: Cơ quan Anh tổ chức cho mọi ngƣời về nguồn. H: Sau khi đi đến đây, Anh có cảm nhận nhƣ thế nào về Địa đạo Củ Chi? Đ: Địa đạo Củ Chi là một công trình độc đáo đã chứng tỏ tài năng sự kiên cƣờng của Đảng, Nhà nƣớc và của quân dân ta. Hôm nay, tới thăm Khu di tích, thật 187 thán phục về những hệ thống hầm ngần độc đáo và xúc động trƣớc sự hi sinh của cha anh mình để giành lại độc lập và thống nhất đất nƣớc nhƣ hôm nay H: Anh có dự định quạy lại Địa đạo không ạ? Đ: Anh sẽ quay lại H: Dạ em cảm ơn Anh. 3.11. Bản ghi chép phỏng vấn số 11 * Thông tin ng ời trả lời:  Họ và tên: Nguyễn Hữn N  Năm sinh: 1981  Giới tính: Nam  Nghề nghiệp: Chánh văn phòng KDTLSĐĐCC  Nơi cƣ trú: tại địa phƣơng * Nội dung phỏng vấn: H: Dạ, em chào Anh Đ: Uh, chào em H: Anh công tác ở Khu di tích này bao nhiêu năm rồi ạ? Đ: 15 năm rồi em H: Anh có thể cho em biết một số thông tin liên quan đến Địa đạo đƣợc không ạ? Đ: Đƣợc em, miễn là trong phạm vi cho phép. H: Anh cho em hỏi, ngƣời lao động trong Khu di tích lấy nguồn ở đâu? Đ: Chủ yếu là con em Củ Chi H: Ngƣời lao động trƣớc khi tuyển vào có phải đòi hỏi đƣợc đào tạo không ạ Anh? Đ: Tùy vào vị trí tuyển dụng, có vị trí cần phải qua đào tạo nhƣ làm hƣớng dẫn viên thì phải qua đào tạo nghiệp vụ du lịch, H: Ngƣời lao động trong Khu di tích là ngƣời của Bộ tƣ lệnh hay lao động tự do ạ Anh? Đ: Trong Khu di tích chỉ có 2 vị trí là của Bộ tƣ lệnh là đồng chí Giám đốc và đồng chí Phó Giám đốc kiêm Bí Thƣ Đảng ủy, còn lại là lao động tự do. H: Hàng năm mình có tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ không Anh? Đ: Có em, thƣờng mời trƣờng cao đẵng du lịch TP. HCM lên tập huấn, bồi dƣỡng. H: Theo Anh, Khu di tích địa đạo Củ Chi có các giá trị về lịch sử, khoa học, văn hóa và kinh tế không? Đ: Có chứ em, đặc biệt là giá trị lịch sử và giá trị khoa học. Đây là tƣ duy của chiến tranh du kích, sự sáng suốt trong lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh, lƣu giữ ký ức lịch sử, lƣu giữ hiện vật lịch sử, lƣu giữ sự kiện lịch sử, đó là những hệ thống giao thông hào, và đặc biệt là hệ thống địa đạo, hầm ngầm, trụ 188 bám kiên cƣơng, dũng cảm và thông minh, đƣơng đầu với sự dã man, tàn bạo, hủy diệt của quân thù, quân dân ta một tấc không đi, một li không dời và đã toàn thắng. Đó là sự phản ánh sự gian khổ của quân dân ta hầu nhƣ đã chuyển cuộc sống, hoạt động, chiến đấu xuống dƣới lòng đất. Và giá trị đó trong ngày này lại càng là sức mạnh tiếp sức cho chúng ta 3.12. Bản ghi chép phỏng vấn số 12 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m Anna. Interviewer: Where are you from? Interviewee: I’m from England Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee: The tunnels were the way for the Vietnamese soldiers to carry out their fight against their enemy to secure southern Vietnam Interviewer: What was your impression when you went to Cu Chi Tunnels? Interviewee: Today's visit has made me a stronge impression on the struggle of the people of Cu Chi in particular and Vietnamese people in general during the war. Through Vietnamese history, I know that your country had to fight against China, France, and the US to gain independence. This is also the strength of a thousand-year-old tradition that has become an immense power for today and tomorrow Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee: The feelings of crawling through very small tunnels. Interviewer: Do you intend to introduce Cu chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee: Yes, of course. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là Anna Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ nƣớc Anh. Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: Địa đạo là con đƣờng cho các chiến sỹ Việt Nam tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù để bảo vệ miền Nam Việt Nam Ngƣời phỏng vấn: Ấn tƣợng của bạn khi đến đây? Du khách: Chuyến thăm hôm nay, đã gây ra cho tôi những ấn tƣợng mạnh mẽ hơn về cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Củ Chi nói riêng và cả nƣớc Việt Nam nói chung trong suốt thời kỳ chiến tranh. Qua lịch sử Việt Nam, tôi đƣợc biết đất nƣớc các bạn đã phải đấu tranh chống lại Trung Quốc, Pháp, Mỹ để giành độc lập. Đây cũng là sức mạnh 189 truyền thống lịch sử hun đúc cả ngàn năm trở thành một sức mạnh vô biên cho ngày nay và mai sau Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách: Cảm giác đƣợc đi qua các đƣờng hầm rất hẹp Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không Du khách: Tất nhiên là có 3.13. Bản ghi chép phỏng vấn số 13 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m David. Interviewer: Where are you from? Interviewee: America Interviewer: What do you know about Cu Chi tunnels before you come here? Interviewee: An army underground Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee: Local people and soldiers ate, slept, sang and danced, planned attacks, even wed and gave birth in the very small chambers of the Cu Chi tunnels. Living in the poor conditions, but they had optimistic spirit. Interviewer: Do you intend to introduce Cu Chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee: Sure, an interesting place. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là David Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ Mỹ. Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: đƣờng hầm quân sự Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách: Ngƣời dân địa phƣơng và bộ đội Việt Nam đã ăn, ngủ, sinh hoạt văn nghệ, thâm chí cƣới hỏi và sinh con tại những căn phòng rất chật hẹp trong địa đạo. Sống trong điều kiện rất khó khăn nhƣng họ có tinh thần rất lạc quan. Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không? Du khách: Tất nhiên rồi, một điểm đến thú vị 3.14. Bản ghi chép phỏng vấn số 14 190 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m Takahashi Interviewer: Where are you from? Interviewee: I am from Japan. Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee: The tunnels were dug with bare hands and simple tools Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee: The traps. I was really impressed with home-made weapons of Cu Chi guerrillas. This visit helps me to confirm that the Vietnamese people have won their wars against powerful enemies through their strong patriotic feelings and their creativeness. Interviewer: Do you intend to introduce Cu Chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee: Yes. I will introduce to my all acquaintances Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là Takahashi Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ Nhật Bản. Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: đƣờng hầm đƣợc đào bằng tay và các dụng cụ đơn giản Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách: các cái bẫy. Tôi thực sự ấn tƣợng với những vũ khí tự tạo của du kích Củ Chi. Chuyến viếng thăm này giúp tôi khẳng định rằng dân tộc việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh gian khổ bằng tinh thần yêu nƣớc và sự sáng tạo của họ. Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không? Du khách: Có. Tôi sẽ giới thiệu địa đạo Củ Chi tới tất cả ngƣời quen của tôi. 3.15. Bản ghi chép phỏng vấn số 15 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m Akina. Interviewer: Where are you from? Interviewee: I am from India. Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewer: Nothing Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? 191 Interviewer: I have seen the video of the life of Vietnamese soldiers and local people during the war. They had to live in very deep and small tunnels but they still manage to win the war against the Ameriaca. The spirit of patriotism and solidarity created the strength and power of the weak against the strong. Cu Chi tunnel clearly illustrated this truth. There are many things could be learned for the future. Interviewer: Do you intend to introduce Cu Chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee : Of course, I will. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là Akina Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ Ấn Độ. Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: Tôi chƣa biết gì về địa đạo Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách: Tôi vừa đƣợc xem một video về cuộc sống của các binh lính và ngƣời dân địa phƣơng trong chiến tranh. Họ phải sống trong những đƣờng hầm rất nhỏ hẹp nhƣng họ vẫn cố gắng để giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tinh thần yêu nƣớc và đoàn kết đã tạo nên sức mạnh giúp yếu thắng mạnh. Khu địa đạo Củ Chi đã minh họa rất rõ chân lý này. Từ khu địa đạo, có thể rút ra nhiều điều quý báu đáng để cho thế hệ sau học hỏi Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không? Du khách: Tất nhiên là có 3.16. Bản ghi chép phỏng vấn số 16 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m Rachel Interviewer: Where are you from? Interviewee: I am from Malaysia Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewer: The underground dug during Vietnam war Interviewer: What impressed you in Cu Chi Tunnels? Interviewer: I was impressed by the traps around the mouth of the tunnel. The area of the tunnel is enough for one person to go through and the structure of the tunnel winding 192 along the path was excellent. Very small tunnels where Viertnamese soldiers had lived, worked and made weapons. Cu Chi tunnel is a symbol of Vietnamese creativeness Interviewer: Do you intend to introduce Cu Chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee: Yes, certainly. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là Rachel Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ Malaysia Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: Những đƣờng hầm đƣợc đào trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy ấn tƣợng ở địa đạo Củ Chi? Du khách: Tôi ấn tƣợng bởi những cái bẫy xung quang miệng hầm, diện tích hầm đƣợc canh cho đủ 1 ngƣời chui và cấu trúc trong hầm uốn lƣợn theo đƣờng đi thật xuất sắc. Những đƣờng hầm rất nhỏ nơi các binh sỹ đã sống, làm việc và chế tạo vũ khí. Công trình địa đạo Củ Chi là một minh chứng cho tính sáng tạo con ngƣời Việt Nam Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không? Du khách: Tất nhiên là có 3.17. Bản ghi chép phỏng vấn số 17 Interviewer: What’s your name? Interviewee: I’m Jessica Interviewer: Where are you from? Interviewee: I am from Australia Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee: The underground network Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee: I can try firing an M16 rifle at the shooting site Interviewer: What was your impression of Cu Chi Tunnels? Interviewee: It is incredible to put an entire army city underground. This shows that the creativeness of Vietnamese people is boundless Interviewer: Do you intend to introduce Cu Chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee : Yes, I will introduce it to my friends and colleagues. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách: Tôi là Jessica 193 Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách: Tôi đến từ Úc Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách: Mạng lƣới đƣờng hầm Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách: Tôi đƣợc thử bắn súng M16 tại khu vực tập bắn Ngƣời phỏng vấn: Ấn tƣợng của Bạn về địa đạo Củ Chi? Du khách: Thât là một điều ngoài sức tƣởng tƣợng khi đặt một thành trì quân sự dƣới lòng đất. Điều đó chứng tỏ rằng sức sáng tạo của nhân dân Việt Nam là vô tận Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng không? Du khách: Vâng. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè và đồng nghiệp của mình 3.18. Bản ghi chép phỏng vấn số 18 Interviewer: What’s your name? Interviewee : Kevin. Interviewer: Where are you from? Interviewee: I’m from America Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee : The hiding spots during Viet Nam war by Viet Cong soldiers Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee: The tunnels network provided sleeping quarters, meeting rooms, hospitals, and other social rooms for Vietnamese guerillas during the war. The soldiers' strength is extraordinary when they can live in such a small space. Interviewer: Do you intend to introduce Cu chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee : Yes, of course. It’s an interesting place to discover Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách : Tôi là Kevin Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách : Tôi đến từ Mỹ Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách : Nơi ẩn náu của binh lính Việt nam trong chiến tranh Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách : Mạng lƣới đƣờng hầm là nơi nghỉ, hội họp bệnh viện và các nơi sinh hoạt cộng đồng trong chiến tranh, nghị lực của các chiến sĩ thật phi thƣờng khi có thể sống trong không gian nhỏ hẹp nhƣ thế 194 Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng tại thành phố Hồ Chí Minh không? Du khách : Vâng, tất nhiên rồi. Đây là một điểm đến thú vị để khám phá 3.19. Bản ghi chép phỏng vấn số 19 Interviewer: What’s your name? Interviewee : I’m Brayden. Interviewer: Where are you from? Interviewee : I’m from Australia Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee : A famous war heritage in the South of Vietnam Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee : I am very pleased to visit Cu Chi tunnel today. Through this visit, I can learn many things. If we have determination and solidarity, we can overcome all difficulties. Interviewer: Do you intend to introduce Cu chi tunnels to your family and friends as an ideal destination in Hochiminh city? Interviewee : Yes, I will introduce Cu Chi tunnels to my family. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách : Tôi là Brayden Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách : Tôi đến từ Australia Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách : Một di sản chiến tranh nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách : Tôi rất vui khi đƣợc đến thăm Củ Chi hôm nay. Chuyến thăm này đã giúp tôi học hỏi đƣợc rất nhiều điều. Nếu chúng ta có sự quyết tâm và đoàn kết, chúng ta có thể vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ Ngƣời phỏng vấn: Bạn có ý định giới thiệu địa đạo Củ Chi cho gia đình và bạn bè nhƣ 1 điểm đến lý tƣởng tại thành phố Hồ Chí Minh không? Du khách : Vâng, tôi sẽ giới thiệu về địa đạo cho gia đình tôi 3.20. Bản ghi chép phỏng vấn số 20 Interviewer: What’s your name? Interviewee : I’m Alberto 195 Interviewer: Where are you from? Interviewee : I’m from the Philippines Interviewer: What do you know about Cu chi tunnels before you come here? Interviewee : One of famous tourist attractions in Vietnam Interviewer: What do you find the most interesting at Cu Chi tunnels? Interviewee : Many booby traps around entrances to the tunnels Interviewer: What do you think of Cu Chi tunnels? Interviewee : Cu Chi is symbolizing the determination and military genius of Vietnamese armed forces and Vietnamese people. I think the lessons that the aggressors found at this historic location will restrain them in the new adventure and Vietnamese young generations should inherit this spirit to protect and build your country. Ngƣời phỏng vấn: Tên bạn là gì? Du khách : Tôi là Alberto Ngƣời phỏng vấn: Bạn đến từ đâu? Du khách : Tôi đến từ Philipin Ngƣời phỏng vấn: Bạn biết gì về địa đạo Củ Chi trƣớc khi tới đây? Du khách : Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch tại Việt nam Ngƣời phỏng vấn: Điều gì bạn thấy thú vị nhất tại địa đạo Củ Chi? Du khách : Những cái bẫy quanh lối vào hầm. Ngƣời phỏng vấn: Bạn cảm nhận nhƣ thế nào về địa đạo Củ Chi? Du khách : Củ Chi tƣợng trƣng cho ý chí và thiên tài quân sự của các lực lƣợng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Tôi nghĩ rằng những bài học mà kẻ xâm lƣợc đã tìm thấy tại địa điểm lịch sử này sẽ kiềm chế chúng trong những cuộc phiêu lƣu mới và thế hệ trẻ Việt Nam nên tiếp tục phát huy tinh thần ấy để xây dựng và bảo vệ đất nƣớc 196 Phụ lục 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 1.1. Bằng xếp hạnh Di tích Quốc gia đặc biệt của KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 197 1.2. Cổng Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.3. Sơ đồ cấu trúc KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 198 1.4. Hầm nghỉ, làm việc của Tƣ lệnh KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.5. Hầm hội trƣờng họp tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 199 1.6. Hầm cứu thƣơng tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.7. Đƣờng thông giữa các hầm tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 200 1.8. Đƣờng đi dƣới lòng đất (Nguồn: Sƣu tầm Internet, https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-doc-dia-dao-cu-chi-cuc-an-tuong- tren-bao-tay-871239.html, ngày 25/12/2018) 1.9. Bếp Hoàng Cầm tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 201 1.10. Phòng ăn (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.11. Giếng nƣớc trong hầm bếp Hoàng Cầm (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 202 1.12. Ụ mối tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.13. Cửa xuống hầm tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 203 1.14. Cửa hầm đã đƣợc ngụy trang tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.15. Dụng cụ đào hầm của ngƣời dân tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 204 1.16. Mô phỏng cảnh đào hầm của ngƣời dân tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.17. Mô phỏng ngƣời dân sản xuất vũ khí tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 205 1.18. Mô phỏng ngƣời dân sản xuất vũ khí tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.19. Bẫy chông tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 206 1.20. Bẫy chông (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.21. Bẫy chông (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 207 1.22. Cổng tam quan Đền Bến Dƣợc (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.23. Nhà văn bia (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 208 1.24. Đền chính Bến Dƣợc (Nguồn: sƣu tầm Interner https://mytour.vn/location/3025-den-tuong-niem-liet-si-ben-duoc-cu-chi.html ngày 25/12/2018) 1.25. Khu đền chính (Nguồn: sƣu tầm Interner https://mytour.vn/location/3025-den-tuong-niem-liet-si-ben-duoc-cu- chi.html ngày 25/12/2018) 209 1.26. Cổng vào Khu tái hiện vùng giải phóng (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.27. Hình ảnh đăng ký tòng quân (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 210 1.28. Nhà thông tin (Nguồn: sƣu tầm Interner tai-hien-vung-giai-phong-cu-chi-1961-1972-24.html, ngày 12/8/2019) 1.29. Mô phỏng quang cảnh sản xuất của làng quê Củ Chi (Nguồn: Sƣu tầm internet 1961-1972-24.html, ngày 12/8/2019) 211 1.30. Trải nghiệm làm nông dân (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.31. Khu họp chợ (Nguồn: Sƣu tầm internet, sƣu tầm Interner 1972-24.html,ngày 12/8/2019) 212 1.32. Khu họp chợ tại KDTLSĐĐCC (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 1.33. Không gian tái hiện lại vùng trắng ở Củ Chi giai đoạn 1969 - 1972 (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 213 1.34. Mô phỏng Biển Đông (Ảnh: Sƣu tầm internet, 74.html, ngày 12/8/2019) 1.35. Mô hình Ngọ môn Huế (Ảnh chụp ngày 25/4/2019) Ngƣời chụp: Tác giả luận án. 214 1.36. Mô hình chùa Một cột tại KDTLSĐĐCC (Nguồn: Sƣu tầm internet 1972-24.html, ngày 12/8/2019) 1.37. Mô hình Bến Nhà Rồng tại KDTLSĐĐCC (Nguồn: Sƣu tầm internet, 1972-24.html, ngày 12/8/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khu_di_tich_lich_su_dia_dao_cu_chi_thanh_pho_ho_chi.pdf
  • pdfTTLA tieng Viet.pdf
  • pdfTT-NGUYỄN THỊ HẰNG.pdf
Tài liệu liên quan