Luận án Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC QUÝ KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC Mã số: 62 22 03 17 HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC QUÝ KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 62 22 03 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Bùi Văn Liêm 2. TS Trần Quý Thịnh HÀ NỘ

pdf276 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và được trích nguồn rõ ràng. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Luận án Nguyễn Ngọc Quý ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, ngoài sự phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ các cơ quan, đơn vị, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các thầy cô, những người đã góp công dạy dỗ tôi từ ngày tôi bước vào giảng đường Đại học và theo ngành Khảo cổ học. Đặc biệt là với PGS.TS Bùi Văn Liêm, TS. Trần Quý Thịnh, hai người thầy hướng dẫn khoa học đã định hướng và chỉ dạy cho tôi không chỉ trong quá trình học tập và thực hiện luận án này mà còn là những người định hướng cho tôi về lĩnh vực nghiên cứu từ ngày tôi mới chập chững bước vào nghề. - Ban Lãnh đạo Viện Khảo cổ học - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và một phần kinh phí để tôi thực hiện và hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu. - Bảo tàng Khánh Hòa - nơi đã nhiều năm ủng hộ chúng tôi bằng các chương trình hợp tác nghiên cứu để tôi có thể tích lũy tư liệu thực hiện luận án. - Học viện Khoa học xã hội và Khoa Khảo cổ học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. - Các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, là lời tri ân của tôi tới gia đình tôi, nơi đã động viên và đáp ứng mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để tôi có thể chuyên tâm học tập và hoàn thành luận án. Xin trân thành cảm ơn./. iii MỤC LỤC Bảng các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn Danh mục phụ lục minh họa MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................ 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ........................................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 6 7. Cơ cấu của luận án ........................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU ............................................................ 7 1.1. Vài nét về vùng đất Khánh Hòa ................................................................. 7 1.2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 12 1.3. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 34 1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG HỆ THỐNG DI TÍCH ...................................... 39 2.1. Đặc trưng không gian phân bố di tích ...................................................... 39 2.2. Đặc điểm cấu tạo địa tầng - tầng văn hóa ................................................ 46 2.3. Đặc trưng loại hình di tích ....................................................................... 52 2.4. Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG HỆ THỐNG DI VẬT ....................................... 64 3.1. Đồ đá ........................................................................................................ 64 3.2. Đồ gốm .................................................................................................... 81 3.3. Đồ xương và nhuyễn thể .......................................................................... 93 3.4. Đồ thủy tinh ............................................................................................. 96 3.5. Đồ kim loại .............................................................................................. 97 iv 3.6. Đặc trưng di vật ..................................................................................... 104 3.7. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 108 CHƯƠNG 4: VỊ TRÍ CỦA TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA TRONG MỐI QUAN HỆ KHU VỰC ................................................................................. 110 4.1. Niên đại và các giai đoạn phát triển ....................................................... 110 4.2. Phương thức sống và tổ chức xã hội ...................................................... 124 4.3. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ khu vực .. 131 4.4. Tiểu kết chương 4 .................................................................................. 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án ...... 150 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 152 Phụ lục minh họa .......................................................................................... 166 v BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BP - Before Present (cách ngày nay) BT - Bảo tàng BTLS - Bảo tàng Lịch sử CN - Công nguyên CTQG - Chính trị Quốc gia ĐHQG - Đại học Quốc gia KHXH&NV - Khoa học Xã hội và Nhân văn HNTBVKCH - Hội nghị thông báo về khảo cổ học KCH - Khảo cổ học KHXH - Khoa học Xã hội NPHMVKCH - Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb - Nhà xuất bản nnk - Những người khác pg - Page (trang) PTBV - Phát triển bền vững TĐBK - Từ điển Bách khoa Tp HCM - Thành phố Hồ Chí Minh tr - Trang VHDT - Văn hóa Dân tộc VHTT - Văn hóa Thông tin UBND - Ủy ban nhân dân (tỉnh). vi DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 2.1: Thống kê di tích phân bố theo địa hình và địa giới hành chính. Bảng 3.1: Thống kê di vật đá thời tiền sử và sơ sử Khánh Hòa. Bảng 3.2: Thống kê di vật xương và vỏ nhuyễn thể Bảng 3.3: Thống kê di vật kim loại Bảng 4.1: Phân kỳ giai đoạn phát triển văn hóa tiền sử và sơ sử Khánh Hòa Bảng 4.2: Biểu đồ tỉ lệ phân hóa mộ táng ở di tích Hòa Diêm DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: 141] Bản đồ 2: Bản đồ phân bố di tích khảo cổ học Khánh Hòa [Nguồn: 6] BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng thống kê các di tích thời tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa BẢN ẢNH Bản ảnh 1: Không gian phân bố di tích tiền sơ sử ở miền núi Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 2: Các di tích vùng cồn cát cổ ven sông và cảnh quan các vịnh biển ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 3: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 4: Khai quật di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 5: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 6: Khai quật di tích Vĩnh Yên năm 2009 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 7: Di tích Trảng Cháy khai quật năm 2010 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 8: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 9: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển vii Bản ảnh 10: Di tích Hòa Diêm Bản ảnh 11: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản ảnh 12: Di tích Gò Miếu khai quật năm 2015 [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 13: Khảo sát huyện đảo Trường Sa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 14: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 15: Địa tầng di tích [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 16: Địa tầng di tích Bản ảnh 17: Mộ chôn nằm co bó gối ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 18: Khai quật nhóm mộ chum vò Bản ảnh 19: Mộ chum di tích Hòa Diêm Bản ảnh 20: Mộ chum Hòa Diêm Bản ảnh 21: Mộ chum Hòa Diêm Bản ảnh 22: Di cốt người cổ Bản ảnh 23: Vết tích di tích cư trú Bản ảnh 24: Di tích vỏ nhuyễn thể và xương động vật trong các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 25: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 26: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: 6] Bản ảnh 27: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 28: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 29: Hiện vật xương và vỏ nhuyễn thể Bản ảnh 30: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm khai quật ở di tích Xóm Cồn [Nguồn: 6] Bản ảnh 31: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 32: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 33: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] viii Bản ảnh 34: Đồ gốm một số di tích thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 35: Đồ gốm tùy táng trong mộ di tích Hòa Diêm Bản ảnh 36: Đồ gốm cư trú ở cụm di tích Hòa Diêm Bản ảnh 37: Đồ trang sức và đồ đồng tùy táng trong mộ Hòa Diêm [Nguồn: 157] Bản ảnh 38: Đồ đồng thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa Bản ảnh 39: Đồ sắt thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa Bản ảnh 40: Đánh bắt nhuyễn thể ở đầm Thủy Triều Bản ảnh 41: Đồ tùy táng trong một số một chum di tích Hòa Diêm [Nguồn: 4] Bản ảnh 42: Di tích, di vật thời tiền sử ở Buôn Râu (Đắk Lắk) [Nguồn: Tác giả] Bản ảnh 43: Các nhóm di vật tiền sơ sử ở Khánh Hòa, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Bản ảnh 44: Tiền sơ sử Khánh Hòa với các khu vực khác Bản ảnh 45: Đồ gốm Sa Huỳnh và Đông Nam Á hải đảo BẢN VẼ Bản vẽ 1: Di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 2: Mặt bằng xuất lộ di tích ở các hố khai quật Văn Tứ Đông năm 2006 [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 3: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 4: Không gian di chỉ và các khu cư trú tập trung của cư dân Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 5: Mẳt bằng xuất lộ di tích ở một số hố đào di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 6: Một số đoạn địa tầng tiêu biểu ở di tích Vĩnh Yên Bản vẽ 7: Di tích mộ táng ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 8: Mặt bằng di tích Trảng Cháy [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 9: Mặt bằng và mặt cắt địa tầng hố đào Trảng Cháy năm 2010 ix [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 10: Vị trí các hố đào khảo cổ ở Hòa Diêm các năm 1999 và 2002 [Nguồn: 24] Bản vẽ 11: Bình diện hố khai quật 1 năm 2002 ở Hòa Diêm [Nguồn: 24] Bản vẽ 12: Vị trí các hố đào di tích Hòa Diêm năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157] Bản vẽ 13: Vị trí hố đào di tích Hòa Diêm năm 20011 [Nguồn: 22, tr 18] Bản vẽ 14: Một số mộ chum ở di tích Hòa Diêm năm 2007 [Nguồn: 157] Bản vẽ 15: Di tích Gò Duối [Nguồn: 37] Bản vẽ 16: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 17: Rìu bôn đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 18: Công cụ đá ở các di tích Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 19: Một số loại hiện vật đá ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 20: Bàn mài [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 21: Hòn ghè - Hòn kê [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 22: Vòng đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 23: Phác - phế vật đồ đá [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 24: Miệng nồi gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 25: Miệng nồi gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 26: Một số loại miệng nồi gốm [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 27: Miệng bát gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 28: Miệng bát gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 29: Một số loại chân đế bình và bát bồng trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 30: Một số hiện vật gốm thuộc văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 31: Một số loại chum mộ Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] Bản vẽ 32: Một số đồ gốm tùy táng trong mộ chum Hòa Diêm x Bản vẽ 33: Một số loại hình gốm khu cư trú Hòa Diêm khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 34: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] Bản vẽ 35: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 36: Hiện vật xương trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] Bản vẽ 37: Hiện vật trang sức và công cụ sắt ở Hòa Diêm Bản vẽ 38: Sưu tập hiện vật gốm đá di tích Buôn Râu ở trung tâm tỉnh Đắk Lắk [Nguồn: 123, tr 19-20] Bản vẽ 39: Sưu tập hiện vật gốm di tích Kalanay [Nguồn: 159] BẢN DẬP HOA VĂN Bản dập 1: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông Bản dập 2: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở Vĩnh Yên Bản dập 3: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở các di tích Hòa Do 5A và Vĩnh Hải Bản dập 4: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] Bản dập 5: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] Bản dập 6: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Duối khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] Bản dập 7: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, nơi có phần lãnh thổ trên đất liền vươn xa nhất về phía biển Đông, nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra biển Đông, Khánh Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và quốc phòng an ninh của đất nước. Chính vì nằm ở vị trí thuận lợi như vậy nên ngay sau khi vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ thành tạo ổn định, trên dải đất Khánh Hòa đã có dấu tích cư trú của con người khá đông đúc. Việc nghiên cứu khảo cổ học Khánh Hòa nhằm tìm hiểu những nền văn hóa cổ xưa nhất, góp phần làm rõ ràng hơn bức tranh lịch sử văn hóa Khánh Hòa là một hành động thiết thực và cũng chính là trách nhiệm của chúng ta góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh ở một vùng đất có vị trí chiến lược của đất nước. 1.2. Trong những năm qua, đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khảo cổ học giai đoạn tiền sử và sơ sử Khánh Hoà đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cả về số lượng và chất lượng công việc. Nếu đến trước năm 2005, số lượng di tích giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa phát hiện được mới chỉ khoảng gần một chục địa điểm, thì chỉ từ năm 2005 đến nay, số lượng di tích đã lên đến con số gần 40 địa điểm. Trên cơ sở những phát hiện mới về các di tích, nhiều cuộc khai quật nghiên cứu đã được thực hiện, trong đó có những cuộc khai quật rất lớn, như cuộc khai quật di dời di chỉ Vĩnh Yên (Vạn Ninh) năm 2009, thể hiện tinh thần bảo vệ di sản văn hóa cao. Kết quả của những đợt điều tra, thám sát và khai quật đó đã đóng góp thêm nhiều tư liệu mới và từ đó không ngừng gia tăng sự hiểu biết về lịch sử văn hóa Khánh Hoà thời Tiền sử và Sơ sử. Do công tác khảo cổ trên đất Khánh Hòa được thực hiện bởi nhiều cơ quan nghiên cứu, ở những thời điểm khác nhau, nên việc hệ thống hóa khối tư liệu đó là một yêu cầu cần thiết. Hơn nữa, nghiên cứu các vấn đề khảo cổ tiền sử và sơ sử ở 2 tỉnh Khánh Hòa không thể tiến hành riêng rẽ ở từng địa điểm, mà phải tiến hành tổng thể và cần phải đặt trong không gian khu vực để có thể thấy được sự hình thành và phát triển và đặc trưng của các nền văn hóa cổ ở đây. 1.3. Vì yêu cầu công tác, nghiên cứu sinh có cơ may được kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, cùng với kinh nghiệm và tư liệu tích lũy được qua các mùa điền dã khảo cổ từ năm 2005 đến nay. Nghiên cứu sinh đã tham gia khai quật nghiên cứu và biên soạn hồ sơ báo cáo khoa học kết quả khai quật nhiều di tích: khai quật di tích Văn Tứ Đông hai lần vào các năm 2006 và 2012, khai quật Cù Hin năm 2008, khai quật Vĩnh Yên năm 2009, khai quật Trảng Cháy năm 2010, khai quật Hòa Do 5A năm 2011... Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng tham gia điều tra tổng thể tất cả các di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và góp phần phát hiện thêm hơn 20 di tích khảo cổ giai đoạn tiền sơ sử phân bố trên vùng đất Khánh Hòa mà trước đây chưa được biết tới. Để góp phần tìm hiểu đặc trưng di tích và di vật khảo cổ giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa, xác định những giá trị văn hóa và những đóng góp của nó đối với thời đại kim khí miền Trung Việt Nam, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn chọn đề tài “Khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử Khánh Hòa” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài luận án đặt ra 4 mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa toàn bộ khối tư liệu khảo cổ thời tiền sơ sử Khánh Hòa hiện biết cho đến nay qua các đợt điều tra, thám sát và khai quật của các nhà khảo cổ học, qua những sưu tập hiện vật được phát hiện, sưu tầm trong nhân dân và đang được lưu giữ ở BT Khánh Hòa; Hệ thống cơ bản các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học tiền sơ sử ở Khánh Hòa từ trước đến nay nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn tổng quan về tư liệu khảo cổ học tiền sơ sử Khánh Hòa. - Trên cơ sở hệ thống hóa di tích và di vật, tìm hiểu đặc trưng của từng di tích, từng loại hình và từng cụm (hay nhóm) di tích, cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. 3 - Nghiên cứu so sánh các di tích, các nhóm di tích ở Khánh Hòa với nhau nhằm làm rõ mối quan hệ văn hóa và sự phát triển theo trật tự thời gian, từ đó có thể phác thảo nên diện mạo văn hóa thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa. - Tìm hiểu vị trí của hệ thống di tích khảo cổ học Khánh Hòa trong bối cảnh thời tiền sơ sử khu vực Nam Trung bộ và xa hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cần thực hiện những nhiệm vụ: - Điền dã, khảo sát lại hiện trạng toàn bộ những di tích đã được phát hiện nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có để xác định và hệ thống hóa đặc điểm cơ bản của tiền sơ sử Khánh Hòa. - Nghiên cứu, phân tích tư liệu và xây dựng các bảng biểu thống kê, nghiên cứu kỹ thuật tạo hình và so sánh loại hình di tích, di vật theo các chiều đồng đại và lịch đại nhằm xây dựng được một hệ thống các bước phát triển của các nhóm di tích, di vật khảo cổ qua từng giai đoạn lịch sử. - Điền dã, khảo sát, thu thập thông tin và tổng hợp tư liệu khảo cổ học giai đoạn tiền sơ sử ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận... làm cơ sở dữ liệu đối sánh nhằm làm rõ sự phân bố các di tích khảo cổ ở Khánh Hòa. - Tổng hợp những kết quả nghiên cứu đã công bố về văn hóa Sa Huỳnh, về giai đoạn tiền sơ sử Tây Nguyên, về văn hóa Đồng Nai ở Nam Trung Bộ, về tiền sơ sử ở vùng Đông Nam Á hải đảo làm tư liệu nghiên cứu so sánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án là các di tích, di vật khảo cổ giai đoạn tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Bao gồm tư liệu của hệ thống gần 40 địa điểm khảo cổ đã phát hiện điều tra, thám sát và khai quật ở Khánh Hòa. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến khối tư liệu từ 10 địa điểm đã được khai quật nghiên cứu gồm: Vĩnh Yên, Văn Tứ Đông, Trảng Cháy, Cù Hin, Hòa Do 5A, Xóm Cồn, Bình Hưng, Bích Đầm, Hòa Diêm, Gò Duối. Cùng những sưu tập hiện vật đã thu thập được ở 4 Khánh Hòa từ trước đến nay. Đề tài còn tham khảo thêm các di tích, di vật khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sơ sử ở các tỉnh lân cận trong khu vực Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên Việt Nam. Và ở một mức độ nhất định là một số di tích tiền sơ sử ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, giới hạn chính của đề tài nằm ở địa bàn hành chính của tỉnh Khánh Hòa hiện tại. Đồng thời không gian khu vực cũng được đề cập sơ lược nhằm làm rõ vị trí và mối quan hệ giữa các di tích, di vật thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa trên bình diện khu vực. Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống di tích, di vật giai đoạn tiền sơ sử, nằm trong khung niên đại từ 3.500 năm đến trên dưới 2.000 năm BP. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm vấn đề chính gồm: Xác định đặc trưng cơ bản của nhóm di tích, di vật thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa; trên cơ sở đó xác định đặc trưng văn hóa, xã hội và môi trường sống của các nhóm cư dân cổ nơi đây và bước đầu tìm hiểu vị trí của khảo cổ học tiền sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ với khu vực. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Đề tài Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu và khái quát giá trị đặc trưng về văn hóa - lịch sử của hệ thống di tích, di vật khảo cổ tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - lịch sử - xã hội; cũng như trong quá trình phát triển và giao lưu, tiếp biến văn hóa với khu vực. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Điền dã khảo cổ học: bao gồm nghiên cứu hiện trường từ khảo sát đánh giá sơ bộ di tích, điều tra, đào thám sát, cho đến khai quật khảo cổ được sử dụng với mục đích thu thập tư liệu khảo cổ tại tất cả các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Khảo 5 sát đánh giá sơ bộ được áp dụng với những di tích được phát hiện lần đầu. Điều tra, đào thám sát nhằm đánh giá trữ lượng và giá trị nghiên cứu của từng di tích để phục vụ công tác khai quật nghiên cứu tiến hành sau đó. Khai quật khảo cổ nhằm thu thập toàn bộ những thông tin cần thiết về từng di tích cụ thể phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên ngành. - Nghiên cứu chỉnh lý khảo cổ trong phòng: mục đích nghiên cứu phân loại loại hình di tích, di vật; về các mặt kỹ thuật chế tạo các loại hiện vật chất liệu khác nhau bằng các kỹ thuật thống kê, mô tả, chụp ảnh, dập hoa văn, đo vẽ - Phân tích tư liệu: Bên cạnh những tư liệu do Nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia, còn có một khối lượng lớn tư liệu nghiên cứu do những nhà khảo cổ khác thực hiện. Trong đó có những cuộc khai quật đã được thực hiện nhiều năm trước khi Nghiên cứu sinh bước vào nghề, do vậy, thu thập và phân tích khối tư liệu này là nhiệm vụ bắt buộc. Bên cạnh đó những tài liệu nghiên cứu ở dạng khái quát về khảo cổ học trên bình diện khu vực cũng được thu thập và phân tích, nhằm đưa ra những đánh giá về đặc trưng và giá trị lịch sử - văn hóa của tiền sử và sơ sử Khánh Hòa. - Nghiên cứu so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến để phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa các di tích, các nhóm di tích hay giữa các nền văn hoá khảo cổ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng nhằm để thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nhóm di tích Xóm Cồn - Hòa Diêm - Diên Sơn và rộng hơn là giữa tiền sơ sử Khánh Hòa với các khu vực khác nhằm làm rõ vai trò và vị trí của nó trong tiến trình lịch sử khu vực. - Phỏng vấn: được thực hiện đan xen trong quá trình nghiên cứu, với cách thức chủ yếu là thảo luận và chắt lọc các ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu đi trước về khảo cổ học và ở các lĩnh vực liên quan về các phương diện thuộc lý thuyết nghiên cứu hoặc về các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu liên ngành và đa ngành: được áp dụng để khai thác từng lĩnh vực cụ thể bổ khuyết cho đề tài luận án: các phương pháp phân tích mẫu bằng khoa học tự nhiên như 14C nhằm tìm kiếm niên đại tuyệt đối cho các di tích khảo cổ; cổ sinh 6 học và phân tích mẫu bào tử phấn hoa nhằm tìm hiểu về môi trường tự nhiên của khu vực nghiên cứu; cổ nhân học nghiên cứu về di cốt và nhân chủng 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp thêm một nguồn tư liệu nghiên cứu làm rõ hơn bức tranh văn hóa Khánh Hòa thời tiền sử và sơ sử thể hiện qua các điểm sau: - Hệ thống toàn bộ tư liệu về di tích và di vật giai đoạn tiền sơ sử ở Khánh Hòa từ trước đến nay. Cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, cập nhật về khảo cổ học Khánh Hòa. - Xác định đặc trưng chung và riêng của các nhóm di tích và di vật thời tiền sử và sơ sử trên đất Khánh Hòa. Từ đó phác thảo nên bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của các nhóm cư dân giai đoạn tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa. - Bước đầu xác định vị trí của văn hóa tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong không gian khu vực và trong quá trình phát triển văn hóa, văn minh Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý văn hóa các cấp xây dựng các phương án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa. Những tư liệu được hệ thống hóa và kết quả nghiên cứu từ luận án cung cấp thêm một nguồn tư liệu giúp các nhà khoa học, các bạn bè trong và ngoài nước quan tâm đến lịch sử văn hóa Khánh Hòa có thể nghiên cứu, tìm hiểu. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tư liệu - Chương 2: Đặc trưng hệ thống di tích - Chương 3: Đặc trưng hệ thống di vật - Chương 4: Vị trí của tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ khu vực Ngoài ra, trong luận án còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh hoạ. Phần đầu của luận án có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu sử dụng trong chính văn, Danh mục phụ lục minh hoạ. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Vài nét về vùng đất Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa gồm: 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang, Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa), 5 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm) và 1 huyện đảo (Trường Sa). Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh Đông. Điểm cực Đông trên đất liền là Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam (Bản đồ 1). Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, độ dài khoảng 385km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, Vân Phong, Hòn Khói, Nha Phu, Nha Trang (Cù Huân) và Cam Ranh. Trong đó có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km, thông với biển qua eo biển rộng 1,6km, có độ sâu từ 18m - 20m và được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. 8 Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C, riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30km) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào đất liền thấp chỉ khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. Nằm ở phần cuối của dải Trường Sơn Nam, Khánh Hoà là vùng chuyển tiếp từ núi xuống biển nên địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Địa hình núi và bán sơn địa chiến ¾ diện tích. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi dọc tỉnh, phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, các đồng bằng nhỏ hẹp, bờ biển bị chia cắt nhiều vũng, vịnh lớn nhỏ từ vũng Rô, Ô Loan tới vịnh Cam Ranh. Nhìn chung, do điều kiện tự nhiên quy định nên ở Khánh Hoà tồn tại đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên - nhân văn của Việt Nam: núi rừng - đồng bằng - biển (gồm cả vùng cồn bàu, đầm phá ven biển) và hải đảo. Hệ thống sông ngòi dày đặc, ngắn và dốc, chảy theo hướng tây - đông chia cắt vùng đất Khánh Hoà nhưng cũng chính là cầu nối giữa núi rừng với biển đảo. Có thể chia địa hình Khánh Hòa thành ba vùng chính: Vùng núi và bán sơn địa; Vùng đồng bằng; Vùng ven biển và hải đảo. Vùng núi và bán sơn địa: Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60m. Núi ở Khánh Hòa hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía 9 Bắc và Tây Bắc tỉnh là vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000m, trong đó có dãy Tam Phong gồm ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264m), Hòn Ngang (1128m) và Hòn Giúp (1127m). Các núi thuộc đoạn giữa củ... lõi vòng làm từ vỏ nhuyễn thể, 1 vòng gốm và gần 3000 mảnh gốm nằm trong tầng văn hóa cư trú. Những người thám sát xác định Hòa Diêm có niên đại muộn hơn Xóm Cồn [8, tr 724-725], [27, tr 708-710], [81, tr 72-80]. Tháng 3 - 4/2002, BT Khánh Hoà và Viện KCH tiến hành đào thám sát với tổng diện tích 15m2 tại di tích Hòa Diêm, đã phát hiện 2 ngôi mộ, 16 đồ đá, gần 1500 mảnh gốm, cùng các loại xương động vật và vỏ nhuyễn thể [24, tr 15-18]. Tháng 7 - 8/2002 Viện KCH và BT Khánh Hoà tiến hành khai quật lần thứ nhất 100m2 di tích Hòa Diêm. Tầng văn hoá dày trung bình 0,5m, đất màu xám đen. Di tích phát hiện phát hiện 24 mộ chum vò, 2 mộ đất cùng di tích bếp và hố đất đen. Mộ chum chủ yếu là chum hình cầu với bốn dạng thức: mộ chôn lần đầu, mộ cải táng, mộ hoả táng, mộ chôn biểu tượng. Đồ tuỳ táng thu được nhiều loại công cụ và đồ trang sức có chất liệu khác nhau: đá, gốm, đồng, sắt, xương, vỏ nhuyễn thể, đá quý Hiện vật trong tầng văn hoá bao gồm 1 rìu tứ giác, 3 phác vật rìu, 14 chày nghiền - hòn nghiền, 41 bàn mài, 3 mũi nhọn xương, 2 công cụ bằng vỏ nhuyễn thể, 23 1 vòng tay và 4 lõi vòng bằng vỏ nhuyễn thể cùng 32.938 mảnh gốm, trong đó có 280 mảnh thuộc nhóm gốm Chăm sớm có niên đại khoảng thế kỷ II - III sau CN. Ngoài ra còn thu được nhiều xương động vật và các loại vỏ nhuyễn thể. Kết quả khai quật khẳng định di tích Hòa Diêm là khu cư trú mộ táng có niên đại nằm trong khoảng thế kỷ I - II trước sau CN [24], [76, tr 167-169]. Tháng 1/2007, di tích Hoà Diêm được BT Khánh Hòa phối hợp với Viện KHXH vùng Nam Bộ, Đại học Waseda (Nhật Bản) khai lần thứ hai với diện tích 72m2. Tầng văn hóa di tích gồm tầng cư trú và mộ táng nằm đan xen. Di tích gồm 14 mộ chum và 2 mộ đất. Mộ chum chủ yếu là hình cầu, miệng được ghè phẳng có chủ ý. Hiện vật chôn theo nằm ở bên ngoài và bên trong chum, bao gồm đồ gốm, hạt chuỗi và số ít đồ sắt. Tổng số hạt chuỗi phát hiện lên đến gần 520 hạt, bao gồm các loại hình chất liệu đá mã não, đá ngọc (nephrite), christal và thuỷ tinh và 2 hạt chuỗi bằng vàng. Di cốt trong chum có cả hung táng và cải táng. Một số mộ thấy cả hiện tượng chôn nhiều cá thể trong một mộ. Về niên đại, khu mộ Hoà Diêm có niên đại sớm nhất tương đương Hán (Tây và Đông Hán, trong khoảng thế kỷ I sau CN đến một vài thế kỷ đầu CN). Những người khai quật nhấn mạnh rằng sưu tập hiện vật gốm chôn theo mộ chum ở Hoà Diêm hoàn toàn giống gốm tìm thấy ở Hang Kalanay, đảo Masbate (Trung Philippines) và đảo Samui (Thái Lan) ở cả hình dáng và hoa văn, nhưng không thấy các yếu tố đặc trưng văn hoá Sa Huỳnh. Trên cơ sở đó, họ đưa ra gợi ý rằng cư dân ở 3 khu vực này thuộc một nhóm người, họ trao đổi, đi lại bằng thuyền qua đường biển, hải đảo [64, tr 125-128]. Tháng 7/2007, trong khi phối hợp khai quật di tích Gò Duối, BT Khánh Hòa và Trường Đại học KHXH-NV Hà Nội đã khai quật lần ba di tích Hòa Diêm diện tích 8m2. Kết quả ghi nhận đây là khu rìa của di tích, tầng văn hoá mỏng và vết tích văn hoá phân bố thưa, hiện vật thu được có nhiều nét tương đồng với hiện vật khai quật từ tầng cư trú đình Hoà Diêm năm 2002 [37], [38, tr 131]. Tháng 3/2010, BT Khánh Hòa phối hợp với Viện PTBV vùng Nam Bộ, Đại học Waseda (Nhật Bản) khai quật lần thứ tư Hòa Diêm với tổng diện tích hơn 80m2. Bình diện khai quật cho thấy vết tích của sự cư trú với những cụm vỏ sò ốc, xương 24 động vật và mảnh gốm nằm rải rác và một nhóm năm mộ chum nằm sát nhau thành một cụm. Các chum mai táng có đáy nằm ngay trên hoặc đào xuyên nhẹ qua tầng chứa các vết cư trú, phản ánh mối quan hệ niên đại sớm - muộn giữa di tích cư trú và mộ táng. Cùng với tục chôn nhiều cá thể trong một chum, việc chôn cất thành cụm nhiều chum là một trong những nét đặc trưng khác biệt của di tích Hòa Diêm so với các di tích mộ chum cùng thời khác [32, tr 178-180], [63]. Tháng 8/2011 BT Khánh Hòa phối hợp với BTLS Quốc gia tiến hành khai quật di tích Hòa Diêm lần thứ năm với tổng diện tích 51,5m2. Trong các hố đào phát hiện 26 ngôi mộ, gồm 24 mộ chum vò và 2 mộ huyệt đất. Địa tầng di tích khác với các đợt khai quật trước là không thấy lớp văn hóa cư trú. Mộ táng và các đồ tùy táng theo mộ về cơ bản tương tự các đợt khai quật trước, ngoại trừ một ngôi mộ chum có đáy hình trứng. Những người khai quật nhận định Hòa Diêm không có quan hệ gần với Xóm Cồn, khác Sa Huỳnh và khá gần gũi với nhóm di tích mộ chum ở Đông Nam Bộ và với Đông Nam Á hải đảo. Niên đại di tích nằm ở khoảng 500 năm trước đến một vài trăm năm sau Công nguyên [22, tr18-32]. Di tích Gò Duối có toạ độ 11053’21.28” vĩ Bắc và 109006’42.23” kinh Đông, được phát hiện và đào thám sát vào tháng 2/2007. Tháng 7 - 8/2007, BT Khánh Hòa phối hợp với Trường Đại học KHXH-NV Hà Nội khai quật diện tích 27m2 (Bản ảnh 11; Bản vẽ 15). Đặc trưng di tích là khu cư trú có tầng văn hóa dày 0,8m gồm tích tụ vỏ nhuyễn thể, than tro và đồ gốm bị loại bỏ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày nằm trong lớp cát đen mịn. Phát hiện 1 mộ đất có niên đại muộn hơn chôn trong khu cư trú. Hiện vật thu được gồm vài mảnh vỡ đồ sắt, 2 đồ đồng, 1 hạt cườm thủy tinh, đồ xương, đồ đá và gốm mảnh. Những người khai quật cho rằng Gò Duối có niên đại sơ kỳ Sắt, trong khoảng một vài thế kỷ trước CN đến cận kề CN, ở các lớp trên có sự hiện diện của đồ gốm sau CN [37], [38, tr 128-131]. Di tích Gò Miếu có toạ độ 11053’00.03” vĩ Bắc và 109006’36.79” kinh Đông, được phát hiện và đào thám sát vào tháng 10/2005 diện tích 2m2; đào thám sát lần hai năm 2014 diện tích 4m2 [114]. Cuối tháng 5/2015 BT Khánh Hòa và Viện KCH khai quật di tích Gò Miếu (Cam Ranh) với tổng diện tích 33m2 (Bản ảnh 12). Tầng 25 văn hoá trong hố khai quật dày 1m, chia làm hai lớp sớm muộn, ngăn cách bởi một lớp vô sinh dày 0,3m. Lớp văn hóa trên chứa các cụm gốm, vỏ nhuyễn thể thuộc dạng rác thải sinh hoạt, nhiều mảnh miệng đồ gốm được trang trí văn in mép vỏ sò tương tự đồ gốm cư trú ở Hòa Diêm và Gò Duối. Lớp văn hóa dưới chỉ có ít mảnh gốm được tô đỏ thổ hoàng, mang yếu tố của văn hóa Xóm Cồn. Về niên đại, qua so sánh với các di tích khác ở Khánh Hòa, những người khai quật nhận định khả năng Gò Miếu có niên đại vào khoảng 2500 năm BP, có thể mở rộng hơn đến 2800 năm BP đến vài thế kỷ trước CN [115]. Di tích Hoà Diêm 2 có toạ độ 11053’09.16” vĩ Bắc và 109006’37.98” kinh Đông, được phát hiện và đào 2 hố thám sát vào tháng 3/2010 cùng trong đợt khai quật lần thứ tư ở Hòa Diêm. Di tích thuộc loại hình cư trú - mộ táng. Tầng văn hoá là tích tụ gốm và vỏ sò khá dày, đã bị xâm hại nặng bởi các huyệt mộ hiện đại. Bên dưới lớp cư trú phát hiện 2 mộ đất, một của trẻ em và một của người lớn. Ngôi mộ người lớn khả năng có niên đại sớm hơn di tích mộ táng của Hòa Diêm 1 [32, tr 178-180], [63]. - Di tích mộ chum Diên Sơn (Diên Khánh) thuộc văn hóa Sa Huỳnh, tình cờ được phát hiện khi người dân địa phương đào giếng nước vào đầu năm 1988. Tháng 6/1988 Viện BTLS Việt Nam phối hợp với BT Phú Khánh tiến hành khảo sát khảo cổ các huyện, thị ven biển từ Sông Cầu (Phú Yên hiện nay) đến Cam Ranh (Khánh Hòa), đã đến Diên Sơn khảo sát và khai quật chữa cháy, thu về 1 chum mộ cùng 4 nồi gốm nhỏ tùy táng [15, tr 57-58]. Đến năm 1994, cũng trong một đợt khảo sát khu vực này, các cán bộ BT Khánh Hòa đã tìm thêm được một chiếc chum nữa trong tình trạng bảo quản rất tốt, nằm gần chum mộ năm 1988. Di tích mang những đặc điểm chung của nhóm di tích mộ táng văn hoá Sa Huỳnh phân bố ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, có niên đại nằm trong khoảng trên dưới 2000 năm BP [14, tr 250-252], (Bản ảnh 2.1). - Về nhóm trống đồng Đông Sơn ở Khánh Hòa, tính đến nay đã phát hiện 5 trống, ở 3 địa điểm phường Phước Hải (thành phố Nha Trang), xã Ninh Phụng và Ninh Thân (thị xã Ninh Hòa). 26 Trống Nha Trang I và Nha Trang II phát hiện tại phường Phước Hải, thành phố Nha Trang vào các năm 1983 và 2000, cùng ít đồ sắt và đồ gốm mang phong cách Sa Huỳnh [10, tr 373-375]. Khi phát hiện trống Nha Trang I vào tháng 10/1983, Ngô Sĩ Hồng và Nguyễn Nam Phong xếp vào loại I Heger hay còn gọi là trống Đông Sơn, có thể tương đương với trống Đak Glao (Gia Lai - Kon Tum) [68, tr 137-138]. Nhưng cũng có ý kiến xem trống Nha Trang có niên đại sớm hơn, thuộc nhóm trống B (theo cách phân loại của Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh [69, tr 86-87]), tương đương với các trống Hà Nội, Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) [17, tr 16]. Trống Nha Trang II phát hiện vào tháng 12/2000, tại khuôn viên nhà số 6A, đường Hương Điền, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang. Trống còn tương đối nguyên vẹn, chôn sấp, bên trong chôn theo đồ gốm, đồ đồng và đồ sắt. Trống Nha Trang II nằm cùng nhóm với trống Nha Trang I, thuộc nhóm trống đồng Hêgơ I, loại B2 điển hình [10, tr 373-375], [11, tr 312-315]. Thời gian 2004 - 2005 tại cồn cát cổ ở các xã Ninh Phụng và Ninh Thân thị xã Ninh Hòa đã phát hiện 3 chiếc trống đồng Đông Sơn, được đặt tên là Đại Cát I, Đại Cát II và Đại Mỹ, đều là trống Heger I, loại A. Trống Đại Cát I và Đại Cát II được người dân địa phương phát hiện ngẫu nhiên vào tháng 3/2004, trong khi đào phế liệu ở một quả đồi thấp thuộc thôn Đại Cát, xã Ninh Phụng (Bản ảnh 2.2). Hiện tại, một chiếc đang được trưng bày tại BT Khánh Hòa (trống Đại Cát I), chiếc kia được trưng bày tại Phòng Trưng bày thị xã Ninh Hòa (trống Đại Cát II). Hai chiếc trống có hình dáng và phong cách trang trí tương tự các trống Ngọc Lũ, Cổ Loa 1, Miếu Môn 2, Quảng Chính, Phổ Đà nằm trong nhóm trống đồng Hêgơ I, loại A theo cách phân loại của Phạm Minh Huyền và các cộng sự, thuộc loại sớm, có niên đại khoảng 2.500 năm BP [88, tr 208-211]. Tháng 6/2005, người dân tiếp tục đào được một chiếc trống đồng trong khi dò tìm phế liệu tại khu vực cồn cát cổ thuộc thôn Đại Mỹ, xã Ninh Thân và giao nộp cho BT Khánh Hòa. Trống có đặc điểm tương tự các trống Đại Cát I và Đại Cát II, thuộc nhóm trống đồng Hêgơ I, loại A, có niên đại khoảng 2.000 - 2.300 năm BP. 27 - Về nghiên cứu khảo cổ học biển đảo, trong thời gian các năm 1993 - 1994 và 1999, Viện KCH thực hiện nhiệm vụ cấp Nhà nước “Khảo cổ học Trường Sa, Tây Nguyên, Nam Bộ” do Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo, đã hai lần khảo sát khảo cổ tại quần đảo Trường Sa. Tại đây, Viện KCH đã phát hiện di tích khảo cổ ở 4 đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây và Sinh Tồn. Trong hố khai quật khảo cổ tại Trường Sa Lớn, diện tích 70m2 đã phát hiện gần 30 mảnh gốm tiền sơ sử trong tổng số hơn 300 hiện vật thu được ở đây [28, tr 14-24]. Tiếp theo đó, đợt khảo sát huyện đảo Trường Sa của Viện KCH tiến hành vào giữa năm 2014 đã khảo sát lại các điểm di tích phát hiện trước đây và thu được thêm 4 mảnh gốm tiền sơ sử tạo đảo Trường Sa Lớn (Bản ảnh 13). - Bên cạnh những công tác điều tra, thám sát, khai quật nghiên cứu ở trên, ở Khánh Hòa còn phát hiện nhiều sưu tập hiện vật đá được phát hiện ngẫu nhiên nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh. 1.2.2. Tổng quan tư liệu đã công bố Đến nay kết quả nghiên cứu về khảo cổ học tiền sơ sử ở Khánh Hòa đã được công bố dưới nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm: một số ít sách chuyên ngành; trong Luận án tiến sĩ của Vũ Quốc Hiền; các Báo cáo khoa học kết quả, điều tra, thám sát và khai quật lưu giữ tại nhiều cơ quan khác nhau; các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành Khảo cổ học, Thông báo Khoa học của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia); mà ở dạng thức phổ biến nhất là những bài viết ngắn gọn công bố trong các tập sách của Hội nghị Những phát hiện mới về khảo cổ học hàng năm. Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, Nguyễn Khắc Sử trong một bài nghiên cứu Rìu, cuốc hay mai (?) đăng trên tạp chí Khảo cổ học đã nhắc đến hai công cụ đá được H.Mansuy phát hiện ở đảo Hòn Tre và cho rằng, đây là những chiếc mai dùng để đào xới đất của cư dân làm nông; có niên đại đồng thau - sắt sớm, cách nay trên dưới 2.500 năm [105, tr 61-68]. Năm 1983, Vũ Quốc Hiền công bố kết quả cuộc khai quật Di chỉ Xóm Cồn (Phú Khánh) lần thứ nhất [50, tr 39-44], trên Thông báo khoa học Viện BTLS Việt 28 Nam. Qua những tư liệu thu được, ông nhận định Xóm Cồn là di tích thuộc Sơ kỳ thời đại đồng thau và chỉ là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa Sa Huỳnh sau này. Năm 1991, cũng trên Thông báo khoa học Viện BTLS Việt Nam, Quang Văn Cậy công bố kết quả khai quật Di chỉ Bình Hưng (Khánh Hoà) [19, tr 30-36] và nhận định đây là di tích tương tự Xóm Cồn. Những nghiên cứu về giai đoạn tiền sơ sử Khánh Hòa từ trước cho đến năm 1993 được cô đọng trong Văn hóa Xóm Cồn với Tiền sử và sơ sử Khánh Hòa [17]. Trong tác phẩm này, dựa trên những phát hiện và nghiên cứu các di tích Bình Hưng, Bình Ba, Bích Đầm, Bãi Trủ, Đầm Già (Khánh Hòa), Gò Ốc, Giồng Đồn (Phú Yên) được nghiên cứu trong giai đoạn 1988 - 1992 và đặc biệt là dựa trên kết quả từ hai lần khai quật di tích Xóm Cồn vào các năm 1980 và 1991, Nguyễn Công Bằng và các cộng sự đã đưa ra thuật ngữ văn hóa Xóm Cồn, nền văn hóa khảo cổ đầu tiên và duy nhất cho đến nay ở khu vực Nam Trung Bộ. Cũng trên cơ sở những dữ liệu về hệ thống di tích khảo cổ giai đoạn tiền sơ sử phân bố ở vùng ven biển Phú Yên - Khánh Hòa cho đến năm 1993, Vũ Quốc Hiền đã đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài Luận án Tiến sĩ của ông về Văn hóa Xóm Cồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ven biển miền Trung [51]. Công trình này là một dấu mốc xác nhận Văn hóa Xóm Cồn chính thức được thừa nhận là một văn hóa thuộc Sơ kỳ thời đại Kim khí, có niên đại từ 3.500 - 3.000 năm BP, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển Phú Yên - Khánh Hòa. Năm 1997, trong bài viết Khánh Hòa: một cái nhìn địa - văn hóa, Giáo sư Trần Quốc Vượng có đề cập và khai quát thêm rằng đặc trưng của văn hóa Xóm Cồn ở Khánh Hòa cũng như các nền văn hóa ven biển miền Trung thời tiền sử - sơ sử (đá mới - sơ kỳ kim khí) là văn hóa cồn bàu [143, tr 14-18]. Văn hóa Xóm Cồn còn được đề cập ngắn gọn trong tập sách Khảo cổ học Việt Nam, Tập 2: Thời đại Kim khí Việt Nam của Viện KCH [117]. Từ năm 1998 đến nay ở Khánh Hòa đã tiến hành thêm nhiều cuộc khai quật nghiên cứu tại 7 địa điểm: Hòa Diêm [24], [60], [63], Vĩnh Yên [109], [137], Văn Tứ Đông [134], [113], Gò Duối [37], Cù Hin [135], Trảng Cháy [98], Hòa Do 5A 29 [138]. Những tư liệu báo cáo kết quả khai quật được lưu giữ trong các bản Báo cáo kết quả khai quật tại các kho tư liệu BT Khánh Hòa, Cục Di sản văn hóa, Viện KCH, BTLS Quốc gia, Viện PTBV vùng Nam Bộ và Đại học KHXH-NV Hà Nội. Dựa trên kết quả khai quật ở từng địa điểm, một số bài nghiên cứu đã được công bố trong các tạp chí chuyên ngành dưới dạng bài viết tổng hợp hoặc ở dạng bài nghiên cứu chuyên sâu từng di tích riêng lẻ. Ở nhóm bài nghiên cứu tổng hợp, ngay sau phát hiện di tích Hòa Diêm năm 1999, Lương Ninh đã thực hiện một nghiên cứu về hệ thống Xóm Cồn - Hòa Diêm - Sa Huỳnh công bố trong Hội thảo 90 năm văn hóa Sa Huỳnh. Bài viết sau đó được đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 2/2001 [81, tr 72-80], ông nhận định Xóm Cồn, Hòa Diêm và Sa Huỳnh có sự khác biệt mang tính lịch đại và mối liên hệ qua lại không rõ ràng, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của các nhóm di tích này. Cuối năm 2004 trong Ghi chú về tiền sơ sử Khánh Hoà dưới ánh sáng của tài liệu mới [108, tr 3-15], các tác giả Nguyễn Khắc Sử và Nguyễn Công Bằng trên cơ sở hệ thống khối tư liệu khảo cổ từ trước đến năm 2003 đã đưa ra nhận định bức tranh văn hóa tiền sơ sử Khánh Hòa rất đa dạng và ở Khánh Hòa tồn tại văn hóa Sa Huỳnh phát triển trực tiếp từ văn hóa Xóm Cồn, mà di tích Hòa Diêm là điển hình. Năm 2010, Hội thảo quốc tế về khảo cổ học Khánh Hòa do BT Khánh Hòa tổ chức đã tập hợp gần 20 bài viết nghiên cứu, hệ thống, đánh giá giá trị các di tích khảo cổ đã phát hiện và nghiên cứu trên đất Khánh Hòa, in trong tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khảo cổ học Khánh Hòa [7]. Năm 2011, tại Hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, nhóm tác giả Trần Quý Thịnh, Nguyễn Tâm, Nguyễn Ngọc Quý nhận định các văn hóa tiền sơ sử ở Khánh Hòa đều hướng biển, thể hiện trong các bài viết Văn hóa Xóm Cồn - nền văn hóa hướng biển [127] và Cư dân tiền sơ sử Khánh Hòa với phương thức khai thác biển [112]. Cũng trong Hội nghị này, khi nghiên cứu Các đới văn hóa tiền sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ với khu vực [95] nhóm tác giả cũng nhận định tiền sơ sử Khánh Hòa có mối quan hệ khá cởi mở với khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Á hải đảo. Năm 2015, các tác giả Nguyễn Ngọc Quý, Trần Quý Thịnh tiếp tục nghiên cứu tập hợp các di tích và 30 đã bước đầu làm rõ Đặc trưng phân bố các di tích khảo cổ tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa [93, tr 15-26]. Trong những năm qua, nghiên cứu chuyên sâu về từng di tích cụ thể là xu hướng nghiên cứu chủ yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến ở Khánh Hòa. Những bài nghiên cứu ở dạng này phù hợp với khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong những năm qua, bởi vừa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, công bố tư liệu về từng di tích mới được khai quật, vừa đưa ra được những nhận định ban đầu về di tích và đồng thời đặt di tích trong không gian văn hóa khu vực để tìm hiểu vị trí và vai trò của nó đối với tiến trình lịch sử - văn hóa khu vực ở thời điểm đó. Nghiên cứu về di tích Hòa Diêm: Đầu năm 2000, Nguyễn Lân Cường công bố kết quả Nghiên cứu di cốt người cổ Hòa Diêm (Khánh Hòa) thu được qua đợt khai quật thám sát năm 1999 trên tạp chí Khảo cổ học số 2/2000 [25, tr 125-134]. Tiếp đó, năm 2015, Nguyễn Lân Cường và Matsumura H. tiếp tục công bố Nghiên cứu nghững di cốt người cổ di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (Khánh Hòa), xác định đây là một bộ phận của người Indonesien bản địa sống dọc Trường Sơn từ hậu kỳ đá mới [26]. Năm 2004, Nguyễn Đăng Cường đã hệ thống các đợt khai quật, thám sát ở Hòa Diêm các năm 1999, 2002 trong Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Đại học KHXH-NV Hà Nội, Báo cáo kết quả khai quật di tích Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà đã nhận định Hòa Diêm có niên đại thế kỷ I - II trước sau CN và có nhiều điểm gần gũi với nhóm di tích Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ ở Đông Nam Bộ [24]. Năm 2005, trên tạp chí Khảo cổ học số 4/2005, Nguyễn Công Bằng nghiên cứu Di tích Hòa Diêm - Khánh Hòa, nhìn từ văn hóa Đồng Nai đã nhận định khu mộ Hòa Diêm có nhiều nét tương đồng với văn hóa Giồng Phệt ở Đông Nam Bộ [13, tr 48-55]. Trong bài viết Không gian văn hóa Sa Huỳnh: nhận thức từ di chỉ Hòa Diêm (Khánh Hòa) của Bùi Chí Hoàng, công bố tại Hội nghị 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi, sau đó được đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 5/2009, qua nghiên cứu so sánh đã nhận định Hòa Diêm thuộc văn hóa Đồng Nai và những yếu tố Sa Huỳnh xuất hiện ở Hòa Diêm cũng như những di tích kim khí Đông Nam Bộ xuất hiện do “quá trình giao tiếp văn hóa 31 của những tộc người sống cạnh nhau” [62, tr 67-75]. Năm 2012, trong Luận văn Thạc sĩ Di tích khảo cổ học Hòa Diêm (Cam Thịnh Đông - Cam Ranh - Khánh Hòa) tại Đại học KHXH-NV Thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Ngọc Kính đã hệ thống các cuộc khai quật năm 2002, 2007 và 2010 tại Hòa Diêm đã nhận định tiền sơ sử Khánh Hòa qua ba giai đoạn phát triển: Xóm Cồn, Văn Tứ Đông (3.500 - 3.000 năm BP) - Vĩnh Yên (3.000 - 2.500 năm BP) - Hòa Diêm (500 năm trước CN - 200 năm sau CN) và Hòa Diêm thuộc truyền thống văn hóa Đồng Nai [73]. Đầu năm 2013, Lê Văn Chiến và Đinh Văn Mạnh công bố kết quả Khai quật Hòa Diêm năm 2011 trên Thông báo khoa học số 4, BTLS Quốc gia [22, tr 18-32]. Nghiên cứu về di tích Văn Tứ Đông, năm 2009, Trần Quý Thịnh, Nguyễn Ngọc Quý công bố Di chỉ Văn Tứ Đông (Khánh Hoà) - tư liệu qua cuộc khai quật năm 2006 trên tạp chí Khảo cổ học số 6/2009 [125, tr 3-18] nhận định di tích Văn Tứ Đông thuộc văn hóa Xóm Cồn. Nghiên cứu về di tích Vĩnh Yên, trên cơ sở tư liệu cuộc khai quật năm 2007, Nguyễn Khắc Sử, Phan Thanh Toàn nghiên cứu Di chỉ Vĩnh Yên trong hệ thống khảo cổ học tiền sử Khánh Hoà [110, tr 12-24], đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 5/2009, đã nhận định tiền sơ sử Khánh Hòa trải qua bốn giai đoạn Văn Tứ Đông - Xóm Cồn - Vĩnh Yên - Hòa Diêm, trong đó Vĩnh Yên là giai đoạn phát triển cao có niên đại 3.000 - 2.500 năm BP. Năm 2012, nhóm tác giả Trần Quý Thịnh, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Tâm trong bài viết Khai quật di dời di chỉ Vĩnh Yên năm 2009: Nhận thức bước đầu trên tạp chí Khảo cổ học số 3/2012 [131, tr 22-32], lại cho rằng Vĩnh Yên là di tích thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Xóm Cồn, có niên đại 2.500 - 2.000 năm BP. Từ năm 2012, công tác nghiên cứu toàn diện từng điểm di tích đã khai quật được các nhà nghiên cứu chú trọng hơn, từ đó các công trình nghiên cứu toàn diện về các di tích Hòa Diêm, Vĩnh Yên và Văn Tứ Đông lần lượt ra đời. Trên cơ sở tư liệu từ hai cuộc khai quật Hòa Diêm năm 2007 và 2010 của nhóm các nhà nghiên cứu Bùi Chí Hoàng, Yamagata Mariko, Nguyễn Kim Dung, Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã xuất bản tập sách bằng hai thứ tiếng Anh - 32 Việt The excavation of Hoa Diem in Central Vietnam, Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (Khánh Hòa, Việt Nam) [157]. Đây là tập sách đầu tiên về khảo cổ học Khánh Hòa được xuất bản ở nước ngoài, lần đầu tiên một di tích khảo cổ ở Khánh Hòa được giới nghiên cứu khảo cổ học quốc tế biết đến rộng rãi, đánh dấu một giai đoạn mới - giai đoạn hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu khảo cổ học Khánh Hòa trên bình diện khu vực. Liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, trên cơ sở tư liệu các cuộc khai quật ở Vĩnh Yên và Văn Tứ Đông, các nhà nghiên cứu ở BT Khánh Hòa và Viện KCH đã xuất bản hai công trình Di chỉ khảo cổ học Vĩnh Yên (Khánh Hòa) [132] và Di chỉ khảo cổ học Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) [133]. Tập thể tác giả nhận định Vĩnh Yên và Văn Tứ Đông đều là di tích thuộc văn hóa Xóm Cồn, đồng thời bước đầu phác thảo các mặt đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của các nhóm cư dân này trong môi trường tự nhiên nơi họ sinh sống. Đối với sưu tập hiện vật trống đồng Đông Sơn, đầu năm 2009, BT Khánh Hòa và Viện KCH đã chỉnh lý tổng thể 5 chiếc trống phát hiện trên đất Khánh Hòa và công bố trong tập sách Sưu tập cổ vật Khánh Hòa [5]. Báo cáo nhận định nhóm trống Khánh Hòa đều thuộc loại I Heger và khả năng là trống mộ tương tự những trống cùng loại đã phát hiện ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Bình Định Có thể thấy rằng, những tư liệu khảo cổ tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa đã được thu thập, xử lý khá bài bản trong những năm qua. Những nghiên cứu chuyên sâu cũng đã được thực hiện nhưng mới chỉ giới hạn ở từng di tích và nhóm di tích cụ thể, mà chưa có một nghiên cứu tổng quan mang tính chuyên khảo nào về khảo cổ học tiền sơ sử ở Khánh Hòa ở thời điểm hiện nay. 1.2.3. Một số vấn đề nghiên cứu Qua tình hình phát hiện, nghiên cứu và những tư liệu đã công bố về khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như sau: - Vấn đề hệ thống hóa tư liệu: Trong những năm qua, ở Khánh Hòa công tác điều tra khảo cổ đã phát hiện gần 40 địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn tiền sử và sơ 33 sử, hầu hết các địa điểm đều đã được đào thám sát đánh giá quy mô di tích. Nhiều cuộc khai quật nghiên cứu được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau: Xóm Cồn, Dốc Gạo, Bình Hưng, Bích Đầm, Hòa Diêm, Gò Duối, Văn Tứ Đông, Vĩnh Yên, Cù Hin, Trảng Cháy, Hòa Do 5A bởi nhiều cơ quan nghiên cứu, chuyên môn khác nhau gồm BT Khánh Hòa, Viện KCH, BTLS Quốc gia, Đại học KHXH-NV Hà Nội, Viện PTBV vùng Nam Bộ, Đại học Waseda (Nhật Bản). Khối lượng tư liệu thu được khá nhiều, lại được lưu trữ ở nhiều cơ quan khác nhau dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi cần tiếp cận toàn bộ hệ thống tư liệu gốc. Do đó, yêu cầu về một công trình tổng hợp, hệ thống hóa nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống tư liệu và các kết quả nghiên cứu khảo cổ tiền sử và sơ sử Khánh Hòa từ trước đến nay nhằm góp phần nghiên cứu làm rõ hơn lịch sử - văn hóa Khánh Hòa là một nhiệm vụ cần được thực hiện. - Vấn đề nghiên cứu đặc trưng hệ thống di tích, di vật khảo cổ: Cho đến nay, ở Khánh Hòa, việc nghiên cứu làm rõ và khai quát đặc trưng hệ thống di tích, di vật đã thu thập được mới chỉ dừng lại ở mức khái quát đặc trưng ở từng nhóm di tích riêng lẻ: nhóm di tích văn hóa Xóm Cồn, nhóm di tích Hòa Diêm Ngay trong một nhóm di tích, cũng còn tồn tại nhiều quan điểm chưa thống nhất do các nhóm nghiên cứu khác nhau khái quát đặc trưng di tích ở các thời điểm khác nhau dựa trên khối tư liệu mà họ có được ở từng đợt khai quật riêng lẻ. Do vậy, nghiên cứu đặc trưng nhóm di tích, di vật khảo cổ tiền sơ sử ở Khánh Hòa trong hệ thống chỉnh thể của nó, cho đến nay, vẫn chưa được thực hiện. - Vấn đề niên đại và các giai đoạn phát triển: Cơ bản khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa có ba nhóm văn hóa: văn hóa Xóm Cồn, cụm di tích Hòa Diêm và khu mộ chum Diên Sơn. Ba nhóm di tích này nằm ở các khung niên đại khác nhau. Văn hóa Xóm Cồn nằm ở sơ kỳ thời đại đồng thau, trong khi Hòa Diêm và Diên Sơn lại nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ I - II sau Công nguyên. Vài năm gần đây, dựa trên những tư liệu mới khai quật ở Vĩnh Yên và Văn Tứ Đông, một số nhà nghiên cứu cho rằng trong văn hóa Xóm Cồn cũng có hai giai đoạn sớm - muộn nằm trải rộng trong khung niên đại 3.500 - 2.000 34 năm BP. Với khung niên đại như vậy, việc nghiên cứu và xác định rõ vấn đề niên đại ngay trong văn hóa Xóm Cồn cần tiếp tục được thực hiện. Trong mối quan hệ nội tại, ở chiều đồng đại, nếu cụm di tích Hòa Diêm mang nhiều yếu tố tương đồng với nhóm di tích Đông Nam Bộ, thì ngược lại Diên Sơn lại mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh rõ nét. Ở chiều lịch đại, mối quan hệ giữa Xóm Cồn với cả Hòa Diêm và Diên Sơn đều chưa rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là trong quá trình phát triển đó Xóm Cồn đã đi đâu? Hòa Diêm và Diên Sơn từ đâu đến? Hoặc yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh nào đã tác động đến tiến trình phát triển văn hóa khảo cổ ở Khánh Hòa để từ đó hình thành nên những đặc điểm như ta đã thấy? - Vị trí của tiền sử và sơ sử Khánh Hòa trong mối quan hệ khu vực: Trong khi nghiên cứu khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa cần đặt trong bối cảnh khu vực để từ đó có nhận thức được chính xác các đặc trưng văn hóa chung và riêng, cũng như xác định và giải quyết các mối quan hệ nhiều chiều diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của chính nó. Hiện nay, nhiều ý kiến thống nhất rằng Khánh Hòa với vị trí “ngã tư đường” là nơi diễn ra những quá trình giao lưu văn hóa nhiều chiều từ rất sớm. Đây là nơi hội tụ văn hóa từ Tây Nguyên tràn xuống, từ Đông Nam Á hải đảo tiến vào, là nơi giao thoa giữa văn hóa Sa Huỳnh ở phía Bắc đổ vào và văn hóa Đồng Nai đổ ra. Nghiên cứu khảo cổ học tiền sơ sử Khánh Hòa trong bối cảnh khu vực sẽ làm rõ hơn đặc trưng, vị trí và vai trò của nó góp thêm tư liệu làm rõ bức tranh văn hóa tiền sơ sử của khu vực. 1.3. Cơ sở lý thuyết Trong Luận án này, Khảo cổ học được hiểu là một ngành của Khoa học Lịch sử, nghiên cứu quá khứ của loài người căn cứ vào những sử liệu bằng vật thật (công cụ, dụng cụ, di tích sinh hoạt, mộ táng). Khảo cổ học có nhiệm vụ thu lượm, miêu tả, nghiên cứu những di tích, di vật quá khứ của loài người còn để lại đến ngày nay. Trên cơ sở nghiên cứu các di tích đó, Khảo cổ học có nhiệm vụ tái hiện quá khứ và cuộc sống con người trong quá khứ và giải thích sự thay đổi trong quá khứ. - Khái niệm “Tiền sử” (pre-history): được hiểu theo nghĩa chung nhất của ngành khảo cổ học để chỉ khoảng thời gian bắt đầu hiện diện con người sinh sống 35 cho đến trước khi xuất hiện văn tự hoặc bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành các nhà nước sơ khai. Ở Việt Nam, thời tiền sử được hiểu là khoảng thời gian kéo dài từ khi con người xuất hiện vào thời điểm từ thời đại đá cũ và kết thúc khi bắt đầu thời đại sắt sớm. Trong trường hợp Khánh Hòa, thời tiền sử được hiểu là khi con người bắt đầu hiện hiện ở vùng đất này vào khoảng trên 4000 năm BP và kết thúc khi bắt đầu bước vào thời đại sắt sớm, khoảng 6 - 7 thế kỷ trước CN. - Khái niệm “Sơ sử” (proto-history): do ở Việt Nam, văn tự xuất hiện khá muộn nên khái niệm sơ sử thường được sử dụng để chỉ giai đoạn hình thành các nhà nước sơ khai hay/và tiền nhà nước trong thời đại sắt sớm Việt Nam. Đây là giai đoạn, cùng với sự xuất hiện của đồ sắt, con người đã có những bước đột phá lớn về năng suất lao động, của cải được tích lũy, hình thành sự phân công lao động rõ nét, dẫn đến việc phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó, những tác động từ bên ngoài như sự giao thương buôn bán và giao lưu giữa các nền văn hóa, chiến tranh hay nhu cầu chinh phục tự nhiên là những yếu tố dẫn đến sự hình thành nhà nước sơ khai ở thời điểm từ khoảng 6 - 7 thế kỷ trước CN đến 2 - 3 thế kỷ sau CN. Hiện nay, Khảo cổ học đã và đang có những biến đổi sâu sắc, vừa là kết quả của những khái niệm lý thuyết mới nảy sinh không ngừng vừa là kết quả của sự trao đổi học thuật rộng rãi giữa các nhà khảo cổ học và tiếp cận dễ dàng những công bố mới nhất. Trong khuôn khổ Luận án Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Khánh Hòa, áp dụng một số lý thuyết chuyên ngành sau: - Khảo cổ học mộ táng và cái chết (Archaeology of Burial and Death) nhằm nghiên cứu những mộ táng trong một di tích hay một cụm di tích nhằm mục đích tìm hiểu cách thức ứng xử với cái chết, người chết và những táng thức, táng tục của người xưa. Công việc này giúp các nhà nghiên cứu có được những thông tin quan trọng để tìm hiểu không chỉ những khía cạnh vật chất của văn hoá như loại hình mộ, loại hình đồ tuỳ táng, đặc trưng thể lý của người chết mà còn nhiều những khía cạnh liên quan đến đời sống tinh thần, tâm linh, thân phận của người chết, mối quan hệ giữa người chết với người sống và những vấn đề khác liên quan đến cơ cấu, tổ chức xã hội. Các nhà khảo cổ học quốc tế nghiên cứu theo hướn...iệu Viện KCH, Hà Nội. 136. Trần Quý Thịnh và nnk (2009), Báo cáo kết quả chỉnh lý sưu tập trống đồng lưu giữ ở Bảo tàng Khánh Hòa, tháng 2-3/2009, Tư liệu Bảo tàng Khánh Hòa. 137. Trần Quý Thịnh và nnk (2010), Báo cáo kết quả khai quật di dời di chỉ Vĩnh Yên (Khánh Hòa), Báo cáo khai quật, Tư liệu BT Khánh Hòa, Nha Trang. 138. Trần Quý Thịnh và nnk (2012), Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Hòa Do 5A (Cam Lâm, Khánh Hòa), Báo cáo khai quật, Tư liệu Viện KCH, Hà Nội. 139. Nguyễn Duy Tỳ, Bùi Chí Hoàng (1981), “Thám sát lại địa điểm Xóm Cồn (Phú Khánh), NPHMVKCH năm 1980, Viện KCH, Hà Nội, tr 147-150. 140. Nguyễn Duy Tỳ, Bùi Chí Hoàng (1981), “Khai quật đàn đá trên đỉnh Dốc Gạo (Phú Khánh)”, NPHMVKCH năm 1981, Viện KCH, Hà Nội, tr 137-140. 141. UBND tỉnh Khánh Hòa (2003), Địa chí Khánh Hòa, Bản điện tử của Trung tâm tin học và Tích hợp cơ sở dữ liệu tỉnh Khánh Hòa. 142. Viện BTLS Tp.Hồ Chí Minh (1998), Khảo cổ học tiền sử và sơ sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tp HCM. 143. Trần Quốc Vượng (1999), “Khánh Hòa: Một cái nhìn địa - văn hóa”, Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa, Nxb VHDT, Hà Nội, tr 14-18. 144. Trần Quốc Vượng, Lâm Mỹ Dung (1990), “Báo cáo kết quả khảo sát khảo cổ học tại tỉnh Khánh Hoà”, NPHMVKCH năm 1990, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr 209-211. 164 TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 145. Alision.C (2010), “Trade and Exchange Networks in Iron Age Cambodia: Preliminary Results from a Compositional Analysis of Glass Beads”, IPPA Bulletin, pg 178-186. 146. Bellina B. (2003), “Social Change and Interaction between India and Southeast Asia”, Antiquity, vol.77, no.296, June, pg 285-295. 147. Fox R.B. (1970), The Tabon caves, Monogragh of the National Museum, Manila. 148. Francis.P (1990), “Asia Beads, Part Two: Indo-Pacific Beads”, Asia Perspectives, Vol 29 (1), pg 4. 149. Higham C. (1989), The Archaeology of Mainland Southeast Asia, Cambridge University Press, Cambridge. 150. Higham C. (1996), The bronze Age of the Southeast Asia, The Cambridge University Press. Cambridge. 151. Higham C. (2002), Early cultures of mainland Southeast Asia, River Books Ltd, Thailand. 152. Ghosh S. (2009), “Economic Network of Late Sa Huynh Cultural Sites and the Question of Indianization”, Hội thảo khoa học 100 năm phát hiện nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. 153. Mansuy H. (1925), "Note sur deux instruments en pierre polie provienant de l’ Ille de Tre (Annam)", Mémoire du Service Géologique de L’ Indochine, vol XII, fasc II, Ha Noi, p 18-19. 154. Mariko Y. (2009), “A Comparative study between Sa Huynh and Sa Huynh related pottery in Southeast Asia”, Hội thảo khoa học 100 năm phát hiện nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. 155. Pearson M.P. (2005), Archaeology of Death and Burial, Texas A&M University Press. 156. Saurin E. (1973), “Le champ de jarres à Hang Gon près de Xuan Loc (Sud Vietnam)”, BEFEP, vol 60, Paris, pg 352. 165 157. Showa Women’s University Institute of International Culture (2012), The excavation of Hoa Diem in Central Vietnam, Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (Khánh Hòa, Việt Nam), Bulletin Vol.17, 2012. 158. Solheim II G.W. (1961), “Sa Huỳnh Pottery Relationships in Southeast Asia. IV. Philippines: Further Notes on the Kalanay Pottery Complex in the P.I”, Asia Perspectives, Volume III, Hong Kong University Press, pg 157-166. 159. Solheim II G.W. (1966), “Further Relationships of the Sa Huỳnh- Kalanay Pottery Tradition”, Asia Perspectives, Hong Kong University Press, pg. 196- 211. 160. W.G.Solheim II (2002), “The archaeology of Central Phillipines a study chiefly of the iron age and its relationships”, University of Philippines. 161. Solheim II G.W. (2006), Archaeology and culture in Southeast Asia: Untraveling the Nusantao, The University of the Philippines Press Diliman, Quezon City. 162. Thomas D.H., Kelly R.L. (2006). Archaeology (4th edition), Thomson Wadsworth, USA. 166 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC QUÝ KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ KHÁNH HÒA Chuyên ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 62 22 03 17 PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Bùi Văn Liêm 2. TS Trần Quý Thịnh HÀ NỘI - 2016 167 Bản đồ 1: Bản đồ hành chính Việt Nam [Nguồn: 141] 168 Bản đồ 2: Bản đồ phân bố di tích khảo cổ học Khánh Hòa [Nguồn: 6] 169 CHÚ THÍCH BẢN ĐỒ 2: CÁC ĐỊA ĐIỂM KHẢO CỔ HỌC Ở KHÁNH HÒA 170 Bảng 1: Bảng thống kê các di tích thời tiền sử và sơ sử ở Khánh Hòa Diện tích khai quật, Stt Di tích Địa chỉ Đặc điểm di tích, di vật thám sát Các di tích phân bố ở vùng núi và bán sơn địa Ba Cụm Bắc, Khánh Phát hiện và khảo sát năm Toạ độ 11059’09.21” vĩ Bắc và 108059’29.19” kinh đông. Trên mặt đất lác đác 1 Ba Cụm Bắc Sơn 2010 xuất hiện một số mảnh gốm giai đoạn tiền sơ sử. Phát hiện và khảo sát năm Tọa độ 12008’11.54” độ vĩ Bắc và 109003’44.69” độ kinh Đông. Phát hiện vết 2 Vĩnh Phú Cam Tân, Cam Lâm 2010 tích của con người giai đoạn tiền sơ sử. Phát hiện và khảo sát năm Phát hiện gốm tiền sơ sử. 3 Tân An Cam An Bắc, Cam Lâm 2010 Cam An Nam, Cam Phát hiện và khảo sát năm Tọa độ 11058’20.51” vĩ Bắc và 109006’46.82” kinh Đông. Phát hiện vết tích cư 4 Vĩnh Nam Lâm 2010 trú giai đoạn tiền sơ sử Cam Phúc Bắc, Cam Phát hiện và khảo sát năm Tọa độ 11051’27.40” vĩ Bắc và 109005’14.62” kinh Đông. Phát hiện một số 5 Sông Cạn Ranh 2010 mảnh gốm vụn thời tiền sơ sử. Các di tích phân bố ở vùng đồng bằng Phát hiện đầu năm 1988. Khai quật chữa cháy tháng 6/1988 và năm 1994. Di Khai quật chữa cháy 1988 và tích 4 mộ chum, trong đó có 2 chum hình trụ còn khá nguyên vẹn. Đồ tùy táng 6 Diên Sơn Diên Sơn, Diên Khánh 1994 có một số đồ gốm. Di tích mang đặc điểm chung của nhóm di tích mộ táng văn hoá Sa Huỳnh, có niên đại khoảng trên dưới 2000 BP [14, tr 250-252]. Các di tích phân bố ở vùng thềm lục địa Toạ độ 11054’29.93” vĩ Bắc và 109008’40.20” kinh Đông. Di tích cư trú có tầng văn hoá dày từ 0,9 - 1,5m là lớp cát màu nâu xẫm, ở lớp trên xuất lộ một vài đống vỏ sò nằm tập chung, các lớp dưới chứa nhiều mảnh gốm nằm tập chung thành từng đống. Hiện vật thu được các loại hình công cụ đồ đá, đồ trang sức và công cụ bằng vỏ ốc và trên 32.400 mảnh gốm của nhiều loại hình đồ đựng khác Phát hiện 1979; Khai quật lần nhau. Ngoài ra còn thu được các loại mảnh xương răng động vật và vỏ nhuyễn 7 Xóm Cồn Cam Linh, Cam Ranh thứ nhất 1980 (79m2); Khai thể [20, tr 95-100], [17]. Từ kết quả nghiên cứu ở Xóm Cồn, cùng với một số quật lần hai 1991 (92,75m2) địa điểm khác ở Khánh Hoà và Phú Yên, các nhà nghiên cứu đã thiết lập nên văn hoá Xóm Cồn có niên đại khoảng trên dưới 3000 năm BP. Đặc trưng di tích, di vật ghi nhận văn hoá Xóm Cồn là một nền văn hoá trước Sa Huỳnh và khác Sa Huỳnh. Văn hoá Xóm Cồn là một trong những nguồn tham góp vào sự hình thành lên văn hoá Sa Huỳnh [17], [51]. Phát hiện và đào thám sát Tọa độ 12007’199" vĩ Bắc và 109009’567” kinh Đông. Tầng văn hóa cư trú, dày 8 Văn Tứ Đông Cam Hòa, Cam Lâm 2005 (8m2); khai quật lần thứ 150cm, hình thành bởi tích tụ vỏ nhuyễn thể bị con người loại bỏ trong quá nhất 2006 (79m2); lần thứ hai trình sinh hoạt (tích tụ “đống rác bếp”), trong chứa nhiều di vật đồ đá, đồ xương 171 2011 (100m2) và đồ gốm các loại. Đồ gốm trong tầng văn hóa có sự diễn biến thành hai giai đoạn sớm - muộn. Di tích cư trú thuộc văn hóa Xóm Cồn [132]. Toạ độ 12042’525” vĩ Bắc và 109022’823” kinh Đông. Trong tầng văn hóa cư Phát hiện tháng 7/2006. Khai trú dày trung bình 0,8m tìm thấy các loại công cụ đá, đồ gốm, đồ sắt, đồ xương quật lần thứ nhất tháng 7 - và nhuyễn thể, mộ táng, bếp, cụm gốm và đá tập trung. Kết quả nghiên cứu ghi 9 Vĩnh Yên Vạn Thạnh, Vạn Ninh 8/2008 (50m2); khai quật di nhận đây là một ngôi làng cổ của cư dân văn hóa Xóm Cồn thuộc giai đoạn dời toàn bộ di tích tháng 7 - muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 - 2000 năm BP. Cư dân Vĩnh 12/2009 (2.200m2). Yên cư trú tập chung trong một khu vực, người chết được chôn ngay trong khu vực cư trú [131]. Toạ độ 12005’120” vĩ Bắc và 109010’178” kinh Đông. Tầng văn hoá di tích chỗ dày nhất 120cm, lớp trên dày 45cm đất pha cát màu đen và lớp dưới dày 75cm Cam Hải Tây, Cam Phát hiện 2009; khai quật là lớp vỏ nhuyễn thể ken dày đặc tạo nên đặc điểm dạng hình di tích “đống rác 10 Trảng Cháy Lâm 2010 (40m2) bếp”. Di vật thu được 38 đồ đá, 8072 mảnh gốm vụn và khoảng 450kg vỏ nhuyễn thể các loại. Trảng Cháy là di chỉ cư trú thuộc văn hoá Xóm Cồn có niên đại tương đối nằm trong khoảng trên dưới 3.000 năm BP [98]. Toạ độ 12007'127" vĩ Bắc và 109011'347" kinh Đông. Tầng văn hóa di tích dày Cam Hải Đông, Cam Phát hiện 2006; khai quật 40cm, màu trắng xám ngả đen nhạt, trong chứa ít di vật gốm đá. Những người 11 Cù Hin Lâm 2008 (50m2) khai quật ghi nhận đây là loại hình di chỉ cư trú, nhưng là dạng cư trú ngắn hạn, có niên đại nằm trong khoảng trên dưới 3000 năm BP [134]. Toạ độ 11057’51.51” vĩ Bắc và 109011’34.74” kinh Đông Hiện còn lại khoảng Cam Phúc Bắc, Cam 12 Hoà Do 5A Phát hiện 2010 2.500m2 (50 x 50m) di tích còn khá nguyên trạng. Tầng văn hóa dày trung bình Ranh 50cm. Di chỉ cư trú, niên đại khoảng trên dưới 2.500 năm BP [137]. Tọa độ 12005’358” vĩ Bắc 109009’474” kinh Đông. Diện phân bố rộng trên Cam Hải Tây, Cam Phát hiện 2010; thám sát 2014 13 Vĩnh Hải 10.000m2, tầng văn hóa dày trung bình 80cm. Di chỉ cư trú tiền sơ sử khoảng Lâm (4m2) trên dưới 2.500 năm BP. Phát hiện và thám sát 2010 Tọa độ 12002’20.17” vĩ Bắc và 109010’17.71” kinh Đông. Tầng văn hóa cư trú Cam Thành Bắc, Cam 14 Suối Cam (4m2); thám sát lần hai 2014 dày 60cm nhưng ít hiện vật khảo cổ. Di tích thuộc giai đoạn tiền sơ sử, niên đại Lâm (4m2) khoảng 3000 - 2500 năm BP. Tọa độ 12005’19.44” vĩ Bắc và 109044’46.21” kinh Đông. Di tích cư trú kiểu Cam Hải Đông, Cam Phát hiện và khảo sát 2009, 15 Gò Điệp “đống rác bếp” tích tụ từ vỏ nhuyễn thể, thuộc giai đoạn tiền sơ sử. Tính chất Lâm 2010; thám sát 2014 (4m2) tương tự di chỉ Văn Tứ Đông. Niên đại mở đầu di tích khoảng 3000 năm BP. Tọa độ 12004’546” vĩ Bắc và 109010’110” kinh Đông. Tầng văn hóa dày 50cm, Cam Hải Tây, Cam Phát hiện 2009; thám sát 2010 16 Gò Rừng chứa di vật đá, gốm mảnh, vỏ nhuyễn thể. Dạng di chỉ cư trú thuộc văn hóa Lâm (1m2) Xóm Cồn. Tọa độ 12005’047” vĩ Bắc và 109009’474” kinh Đông. Phát hiện vết tích cư trú Cam Hải Tây, Cam 17 Tân Hải Phát hiện 2009 giai đoạn tiền sơ sử. Di tích có cùng niên đại với di chỉ Trảng Cháy, khoảng Lâm 2500 năm BP. 172 Tọa độ 11054’38.77” vĩ Bắc và 109008’35.62” kinh Đông. Phát hiện vết tích cư 18 Lợi Thịnh Cam Lợi, Cam Ranh Phát hiện 2010 trú giai đoạn tiền sơ sử. Niên đại tương đương di tích văn hóa Xóm Cồn Cam Phúc Bắc, Cam Tọa độ 11056’56.37” vĩ Bắc và 109006’42.23” kinh Đông. Phát lộ mảnh gốm và 19 Cam Phúc Bắc Phát hiện 2010 Ranh vỏ nhuyễn thể nằm trong khoảng 1000m2. Di tích giai đoạn tiền sơ sử. Toạ độ 12000’23.45” vĩ Bắc và 109012’28.24” kinh đông. Di tích thuộc dạng di 20 Cam Nghĩa 1 Cam Nghĩa, Cam Ranh Phát hiện 2010 chỉ cư trú của cư dân tiền sơ sử nhưng thời gian cư trú không lâu. Toạ độ 12000’32.13” vĩ Bắc và 109012’28.80” kinh Đông. Cam Nghĩa 2 có 21 Cam Nghĩa 2 Cam Nghĩa, Cam Ranh Phát hiện 2010 cùng tính chất với Cam Nghĩa 1. Toạ độ 11051’32.67” vĩ bắc và 109010’21.35” kinh đông. Tầng văn hoá dày 35 - 22 Hòn Lao Cam Lập, Cam Ranh Phát hiện 2009 50cm, chứa hiện vật gốm, đá. Di tích cư trú niên đại khoảng trên dưới 2.500 năm BP. 23 Hồ Suối Lớn Vạn Thọ, Vạn Ninh Phát hiện 6/2005 Tọa độ 12048’275” vĩ Bắc và 108019’930” kinh Đông. Tọa độ 12047’941” vĩ Bắc và 108021’463” kinh Đông. Phát hiện di vật gốm, đá 24 Đồi Cô Đơn Vạn Thọ, Vạn Ninh Phát hiện 4/2006 tiền sơ sử. Tọa độ 12045’271” vĩ Bắc và 109021’669” kinh Đông. Phát hiện một số mảnh 25 Trản Bà Vải Vạn Thọ, Vạn Ninh Phát hiện 7/2006 gốm tiền sử và 22 mảnh đồng. Tọa độ 12038’418” vĩ Bắc và 109024’592” kinh Đông. Phát hiện trên bề mặt có 26 Sơn Đừng Vạn Thạnh, Vạn Ninh Phát hiện 7/2006 một số mảnh gốm cổ, mảnh sành Chăm và mảnh sứ. Kết quả khảo sát ghi nhận địa điểm này có dấu tích cư trú giai đoạn tiền sơ sử. Gò Cát (Gò Lưỡi Tọa độ 12043’14.71” vĩ bắc và 109015’27.90” kinh đông. Trên mặt gò xuất lộ 27 Vạn Thắng, Vạn Ninh Phát hiện 2011 Trầu) một số mảnh gốm tiền sử nằm rải rác. Phát hiện 1998; thám sát lần Toạ độ 11053’14.77” vĩ Bắc và 109006’35.14” kinh Đông. Hoà Diêm là khu cư một 4/1999 (50m2); thám sát trú - mộ táng có niên đại khoảng thế kỷ V - IV TCN đến thế kỷ II - III SCN. Di lần hai 3/2002 (15m2); khai tích cư trú là tích tụ rác thải sinh hoạt gồm gốm, vỏ nhuyễn thể trên địa hình quật lần một 7/2002 (100m2); cồn cát. Đặc trưng di tích mộ táng là mộ chum hình cầu chôn người chết tại khu Cam Thịnh Đông, Cam 28 Hoà Diêm khai quật lần hai 1/2007 vực cư trú với các dạng thức hung táng, hoả táng, cải táng và chôn tượng trưng Ranh (52m2); khai quật lần ba nằm trong cùng một khu vực [22, tr 18-32], [24], [37], [60], [62, tr 67-75], [63], 7/2007 (8m2); khai quật lần [80, tr 72-80]. bốn 3/2010 (69m2); khai quật lần năm 2011 (51,5m2) Toạ độ 11053’09.16” vĩ Bắc và 109006’37.98” kinh Đông. Tháng 3/2010 đào Cam Thịnh Đông, Cam Phát hiện và đào thám sát thám sát. Di tích thuộc loại hình cư trú - mộ táng, trong đó nổi bật là tính chất 29 Hoà Diêm 2 Ranh tháng 3/2010 cư trú. Tầng văn hoá khá dày, đã bị xâm hại nặng bởi các huyệt mộ hiện đại [60]. Toạ độ 11053’21.28” vĩ Bắc và 109006’42.23”. Đặc trưng di tích là khu cư trú Cam Thịnh Đông, Cam Phát hiện 2/2007; khai quật 30 Gò Duối có tầng văn hóa dày 80cm gồm tích tụ vỏ nhuyễn thể, than tro và đồ gốm bị loại Ranh 7/2007 (27m2) bỏ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày nằm trong lớp cát đen mịn. Phát hiện 1 173 mộ đất chôn trong khu cư trú. Hiện vật phát hiện các loại chất liệu sắt, đồng, xương, thủy tinh, đá, gốm... [37]. Toạ độ 11053’00.03” vĩ Bắc và 109006’36.79” kinh Đông. Tầng văn hoá trong Cam Thịnh Đông, Cam Phát hiện 2005; thám sát 2014 31 Gò Miếu hố khai quật dày 100cm, chia làm hai lớp sớm muộn ngăn cách bởi một lớp vô Ranh (4m2); khai quật 2015 (33m2) sinh dày 30cm. Niên đại nằm trong khung niên đại của khu cư trú Hoà Diêm. Tọa độ 12011’20” vĩ bắc và 109020’ kinh đông. Tầng văn hóa dày 50 - 60cm, là lớp cát, phù sa biển màu nâu sẫm lẫn nhiều vỏ ốc, sò, hến biển và hiện vật khảo Vĩnh Nguyên, Nha Phát hiện và thám sát 1991 cổ như công cụ chặt, rìu, bôn đá, công cụ vảy ốc, đồ gốm và. Đặc biệt, ở Bích 32 Bích Đầm Trang (2m2); khai quật 1993 (86m2) Đầm đã tìm thấy một mảnh khuôn đúc giáo đồng. Những người khai quật nhận định Bích Đầm nằm ở giai đoạn muộn của văn hóa Xóm Cồn [51], [56, tr 128- 130]. Vĩnh Nguyên, Nha Tọa độ 12011’20” vĩ Bắc và 109020’ kinh Đông. Phát hiện năm 1990 và được 33 Bãi Trủ Phát hiện 1990 Trang khảo sát lại hai lần vào các năm 1991 và 1993. Vĩnh Nguyên, Nha Phát hiện một số mảnh gốm vụn thời tiền sử. 34 Đầm Già Phát hiện 1990 Trang Phát hiện và đào thám sát năm 1988 diện tích 2m2. Tháng 5/1990 khai quật diện tích 25m2. Tầng văn hoá chỉ có một lớp thuần nhất dày 35 - 40cm, đất cát pha Phát hiện 1988 (2m2); khai 35 Bình Hưng Cam Bình, Cam Ranh lẫn đất mùn thực vật từ trên núi chảy xuống, trong chứa mảnh gốm, vỏ ốc và quật 1990 (25m2) hòn ghè [19, tr 30-36]. Di tích nằm trong hệ thống di tích văn hoá Xóm Cồn [17], [51]. Toạ độ 11053’20” vĩ Bắc và 109015’30” kinh Đông. Trong hố thám sát phát lộ 1 ngôi mộ chôn thẳng xuống đất, di cốt mủn nát. Đồ tuỳ táng: 1 đồ đựng có chân Phát hiện 1988; đào thám sát 36 Bình Ba Cam Bình, Cam Ranh bằng đất nung, 3 hạt chuỗi hình ống bằng đá và một khuyên tai làm từ phần 1990 (4m2) miệng của một con ốc. Di tích có cùng khung niên đại với di tích Bình Hưng và di tích Xóm Cồn [16, 103-104], [51]. Phát hiện và khảo sát ngày 19/3/2009. Rừng Cấm có niên đại khoảng 3000 năm 37 Rừng Cấm Cam Bình, Cam Ranh Phát hiện 2009 BP. Đây là một di chỉ cư trú có tầng văn hoá mỏng, gốm thưa thớt cùng một số ít mảnh vỏ nhuyễn thể. Trường Sa Lớn, Trường Khảo sát 1993-1994, 1999 và Đợt khảo sát 1993-1994, trong khoảng diện tích 70m2 thu lượm hiện vật đã thu 38 Trường Sa Lớn Sa 2014 về 30 mảnh gốm thô độ nung thấp, 160 mảnh sành và hơn 116 mảnh sứ. 174 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 1: Không gian phân bố di tích tiền sơ sử ở miền núi Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] 1, 2. Vết tích di tích ở Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn) 3. Di tích Dốc Gạo (Khánh Sơn) 4. Bộ đàn đá trưng bày ở Nhà Văn hóa Khánh Sơn 5. Di tích Sông Cạn (Cam Ranh) 6. Di tích Tân An (Cam Lâm) 175 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 2: Các di tích vùng cồn cát cổ ven sông và cảnh quan các vịnh biển ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] 1. Di tích mộ chum Diên Sơn 4. Một góc vịnh Nha Trang 2. Nơi phát hiện trống Đại Cát 5. Một góc đầm Thủy Triều 3. Một góc vịnh Văn Phong 6. Cồn cát ven biển Cam Ranh 176 1 2 3 4 5 Bản ảnh 3: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] 1, 2. Cảnh quan di tích Xóm Cồn năm 2010 3. Cụm di tích phân bố ven đầm Thủy Triều ở huyện Cam Lâm 4, 5. Cảnh quan di tích Văn Tứ Đông năm 2006 177 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 4: Khai quật di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 1, 2. Cảnh quan di tích Văn Tứ Đông năm 2011 3, 4. Cảnh khai quật năm 2006 5, 6. Cảnh khai quật hố 1 năm 2011 178 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 5: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] 1, 2. Khảo sát di tích Gò Điệp 3, 4, 5, 6. Cảnh quan di tích Vĩnh Yên 179 1 2 3 4 5 6 7 8 Bản ảnh 6: Khai quật di tích Vĩnh Yên năm 2009 [Nguồn: Tác giả] 180 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 7: Di tích Trảng Cháy khai quật năm 2010 [Nguồn: Tác giả] 181 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 8: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển [Nguồn: Tác giả] 1, 2. Quang cảnh di tích Hòa Do 5A 3. Đào thám sát Hòa Do 5A năm 2010 4. Khai quật Hòa Do 5A năm 2012 5, 6. Di tích Vĩnh Hải 182 1 2 3 4 5 6 7 Bản ảnh 9: Các di tích phân bố vùng cồn bàu ven biển 1. Di tích Bích Đầm [Nguồn: BT Khánh Hòa] 2, 3. Di tích Cam Nghĩa 4, 5. Di tích Hòn Lao; 6. Địa điểm Đồi Cô Đơn 7. Đào thám sát Suối Cam 183 1 2 3 4 5 6 7 8 Bản ảnh 10: Di tích Hòa Diêm 1. Toàn cảnh khu vực Hòa Diêm và Gò Duối [Nguồn: 37] 2. Toàn cảnh di tích Hòa Diêm [Nguồn: 157] 3, 4. Khai quật Hòa Diêm năm 2002 [Nguồn: 24] 5, 6. Khai quật Hòa Diêm năm 2007 [Nguồn: 60] 7, 8. Khai quật Hoad Diêm năm 2010 [Nguồn: 63] 184 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 11: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] 185 1 2 3 4 5 6 7 8 Bản ảnh 12: Di tích Gò Miếu khai quật năm 2015 [Nguồn: Tác giả] 186 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 13: Khảo sát huyện đảo Trường Sa [Nguồn: Tác giả] 187 1 2 3 4 5 Bản ảnh 14: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 1, 2, 3. Địa tầng hố 1 khai quật năm 2011 4, 5. Địa tầng hố 1 khai quật năm 2006 188 1 2 3 4 5 Bản ảnh 15: Địa tầng di tích [Nguồn: Tác giả] 1. Di tích Gò Điệp; 2. Di tích Trảng Cháy 3, 4, 5. Di tích Vĩnh Yên 189 1 2 3 4 5 Bản ảnh 16: Địa tầng di tích 1,2. Khai quật khu cư trú Hòa Diêm năm 2010 [Nguồn: 157] 3. Địa tầng khu cư trú Hòa Diêm khai quật năm 2008 [Nguồn: 157] 4. Địa tầng khu mộ táng Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] 5. Địa tầng khu cư trú Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] 190 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 17: Mộ huyệt đất 1,2,3,4. Mộ chôn nằm co bó gối ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 5. Mộ di tích Vĩnh Yên khai quật 2009 [Nguồn: Tác giả] 6. Mộ di tích Hòa Diêm khai quật 2010 [Nguồn: 157] 191 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 18: Khai quật nhóm mộ chum vò 1, 2, 3. Mộ vò di tích Vĩnh Yên khai quật 2009 [Nguồn: Tác giả] 4. Mộ chum Diên Sơn [Nguồn: Tác giả] 5. Bó mộ chum ở di tích Hòa Diêm năm 2002 [Nguồn: 24] 6. Xử lý mộ chum ở Hòa Diêm năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157] 192 1 2 Bản ảnh 19: Mộ chum di tích Hòa Diêm 1. Mộ chum trong hố 1 khai quật năm 2010 [Nguồn: 157] 2. Mộ chum xuất lộ ở đợt khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] 193 1 2 3 4 5 Bản ảnh 20: Mộ chum Hòa Diêm 1, 2. Khai quật năm 2002 [Nguồn: 24]; 3, 4, 5. Khai quật năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157] 194 1 2 Bản ảnh 21: Di cốt người cổ 1. Di cốt người cổ ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 2. Di cốt người cổ ở di tích Hòa Diêm [Nguồn: 26] 195 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 22: Vết tích di tích cư trú 1, 2. Di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 3, 4. Di tích Vĩnh Yên khai quật năm 2007 [Nguồn: 109] 5, 6. Di tích Vĩnh Yên khai quật năm 2009 [Nguồn: Tác giả] 196 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 23: Vết tích di tích cư trú 1, 2. Di tích Hòa Diêm [Nguồn: 159] 3, 4. Di tích Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] 5, 6. Di tích Gò Duối [Nguồn: 37] 197 1 2 3 4 Bản ảnh 24: Di tích vỏ nhuyễn thể và xương động vật trong các di tích tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] 198 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 25: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 199 1 2 3 5 4 6 7 Bản ảnh 26: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: 6] 1, 2, 3. Rìu 4. Cuốc 5. Dao 6. Bàn đập 6. CuốcKhuôn đúc bằng đá và đất nung 200 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 27: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 1, 2, 3, 4. Bàn mài 5, 6. Hòn ghè 201 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bản ảnh 28: Đồ đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 1-6. Vòng tay và hạt chuỗi 7. Thạch anh 8, 9. Phế vật vòng 202 1 2 3 4 5 6 Bản ảnh 29: Hiện vật xương và vỏ nhuyễn thể 1. Rìu [Nguồn: Tác giả] 2, 3, 4. Mũi nhọn [Nguồn: Tác giả] 5. Mũi nhọn [Nguồn: 37]; 6. Lõi vòng bằng vỏ nhuyễn thể [Nguồn: 6] 203 Bản ảnh 30: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm khai quật ở di tích Xóm Cồn [Nguồn: 6] 204 1 2 3 Bản ảnh 31: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 205 Bản ảnh 32: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 206 Bản ảnh 33: Đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 207 1 2 3 4 5 Bản ảnh 34: Đồ gốm một số di tích thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa [Nguồn: Tác giả] 1. Di tích Hòa Do 5A 2. Di tích Trảng Cháy 3. Di tích Vĩnh Hải 4. Di tích Hòn Lao 5. Di tích Sông Cạn 208 1 2 Bản ảnh 35: Đồ gốm tùy táng trong mộ di tích Hòa Diêm 1. Khai quật năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157]; 2. Khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] 209 1 2 3 Bản ảnh 36: Đồ gốm cư trú ở cụm di tích Hòa Diêm 1. Hòa Diêm [Nguồn: 63]; 2. Gò Duối [Nguồn: 37] 3. Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] 210 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bản ảnh 37: Đồ trang sức và đồ đồng tùy táng trong mộ Hòa Diêm [Nguồn: 157] 1. Hạt chuỗi bằng vàng; 2, 3, 5, 8. Hạt cườm thủy tinh 4, 6, 7. Hạt chuỗi các loại 9. Tiền Ngũ thù 10. Chuông; 11. Vật đeo 211 1 2 3 4 5 6 7 Bản ảnh 38: Đồ đồng thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa 1. Trống Nha Trang 1 [Nguồn: Tác giả]; 2. Trống Nha Trang 2 [Nguồn: Tác giả] 3. Trống Đại Cát 1 [Nguồn: Tác giả]; 4. Trống Đại Cát 2 [Nguồn: Tác giả] 5,6. Rìu và khuôn đúc rìu [Nguồn: 109]; 7. Khuôn đúc mũi tên [Nguồn: Tác giả] 212 1 2 3 4 5 Bản ảnh 39: Đồ sắt thời tiền sơ sử ở Khánh Hòa 1. Di tích Vĩnh Hải [Nguồn: Tác giả] 2, 3. Di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 4. Đồ tùy táng Hòa Diêm khai quật 2011 [Nguồn: 4] 4. Đồ tùy táng Hòa Diêm khai quật 2010 [Nguồn: 63] 213 1 2 Bản ảnh 40: Đánh bắt nhuyễn thể ở đầm Thủy Triều 214 1 2 Bản ảnh 41: Đồ tùy táng trong một số một chum di tích Hòa Diêm [Nguồn: 4] 215 1 2 3 Bản ảnh 42: Di tích, di vật thời tiền sử ở Buôn Râu (Đắk Lắk) [Nguồn: Tác giả] 1. Mộ vò Xóm Cồn 2. Mộ vò Buôn Râu 3. Sưu tập hiện vật đá, gốm Buôn Râu 216 1. Đồ gốm Xóm Cồn 2. Đồ gốm Buôn Râu (Đắk Lắk) 3. Rìu đá Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Xóm Cồn 4. Đồ đá văn hóa Đồng Nai 4. Đồ đồng Xóm Cồn, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Bản ảnh 43: Các nhóm di vật tiền sơ sử ở Khánh Hòa, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 217 1 2 3 Bản ảnh 44: Tiền sơ sử Khánh Hòa với các khu vực khác 1. Mộ chum Hòa Diêm [Nguồn: 157] 2. Mộ chum Giồng Phệt [Nguồn: 120] 3. Ly gốm Hòa Diêm, Óc Eo và Ăngkor Borei 218 1 2 3 Bản ảnh 45: Đồ gốm Sa Huỳnh và Đông Nam Á hải đảo 1. Mộ chum Diêm Sơn và mộ chum văn hóa Sa Huỳnh [Nguồn: 7] 2. Đồ gốm tùy táng văn hóa Sa Huỳnh [Nguồn: Tác giả] 3. Đồ gốm Hòa Diêm và gốm Kalanay [Nguồn: 154] 219 1 2 Bản vẽ 1: Di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 1. Khu vực phân bố di tích; 2. Vị trí các hố khai quật năm 2006 và 2011 220 1 2 Bản vẽ 2: Mặt bằng xuất lộ di tích ở các hố khai quật Văn Tứ Đông năm 2006 [Nguồn: Tác giả] 1. Mặt bằng Hố 1 lớp 4; 2. Mặt bằng hố 2 lớp 6 221 1 2 3 Bản vẽ 3: Địa tầng di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 1. Địa tầng di tích ở vách Đông và vách Tây hố H1 năm 2006 2. Địa tầng di tích ở hố khai quật H1 năm 2011 3. Địa tầng di tích ở hố khai quật H2 năm 2011 222 2 Bản vẽ 4: Không gian di chỉ và các khu cư trú tập trung của cư dân Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 223 1 2 3 Bản vẽ 5: Mẳt bằng xuất lộ di tích ở một số hố đào di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 1. Di tích xuất lộ trong hố H6 khai quật năm 2009 2. Di tích xuất lộ trong hố H12 khai quật năm 2009 3. Di tích xuất lộ trong hố H28 khai quật năm 2009 224 1 2 Bản vẽ 6: Một số đoạn địa tầng tiêu biểu ở di tích Vĩnh Yên 1. Địa tầng khai quật năm 2009 [Nguồn: Tác giả] 2. Địa tầng khai quật năm 2007 (Nguồn: 110, tr 16] 225 1 2 Bản vẽ 7: Di tích mộ táng ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 1. Mộ chôn nằm thẳng 2. Mộ chôn nằm co bó gối kèm theo đồ tuỳ táng 226 Bản vẽ 8: Mặt bằng di tích Trảng Cháy [Nguồn: Tác giả] 227 Bản vẽ 9: Mặt bằng và mặt cắt địa tầng hố đào Trảng Cháy năm 2010 [Nguồn: Tác giả] 228 Bản vẽ 10: Vị trí các hố đào khảo cổ ở Hòa Diêm các năm 1999 và 2002 [Nguồn: 24] 229 Bản vẽ 11: Bình diện hố khai quật 1 năm 2002 ở Hòa Diêm [Nguồn: 24] 230 1 2 Bản vẽ 12: Vị trí các hố đào di tích Hòa Diêm năm 2007 và 2010 [Nguồn: 157] 231 1 2 Bản vẽ 13: Vị trí hố đào di tích Hòa Diêm năm 20011 [Nguồn: 22, tr 18] 232 1 2 Bản vẽ 14: Một số mộ chum ở di tích Hòa Diêm năm 2007 [Nguồn: 157] 1. Mộ 8 và 9 (07HDH1); 2. Mộ 4;7;10;13;14 (07HDH1) lớp giữa. 233 1 2 Bản vẽ 15: Di tích Gò Duối [Nguồn: 37] 1. Mặt bằng di tích; 2. Mặt bằng hố khai quật năm 2008 234 1 2 Bản vẽ 16: Di tích Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] 1. Địa tầng di tích; 2. Mộ đất xuất lộ trong hố khai quật 2008 235 Bản vẽ 17: Rìu bôn đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 236 1 2 3 4 Bản vẽ 18: Công cụ đá ở các di tích Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] 1. Rìu đá Trảng Cháy 2. Rìu tứ giác Vĩnh Yên 3. Búa rìu Vĩnh Yên 4. Mảnh vỡ rìu bôn 237 1 2 3 4 Bản vẽ 19: Một số loại hiện vật đá ở Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 1. Đục; 2. Bàn đập vỏ cây; 3. Linga thạch anh; 4. Khuôn đúc 238 1 2 Bản vẽ 20: Bàn mài [Nguồn: Tác giả] 1. Bàn mài phẳng; 2. Bàn mài trong 239 Bản vẽ 21: Hòn ghè - Hòn kê [Nguồn: Tác giả] 240 Bản vẽ 22: Vòng đá văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 241 1 2 3 4 5 Bản vẽ 23: Phác - phế vật đồ đá [Nguồn: Tác giả] 1. Phác vật rìu Vĩnh Yên; 2. Phác vật vòng Vĩnh Yên 3. Mảnh tước Văn Tứ Đông; 4. Phác vật vòng Văn Tứ Đông 5. Phác vật vòng Trảng Cháy 242 Bản vẽ 24: Miệng nồi gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 243 Bản vẽ 25: Miệng nồi gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 244 1 2 Bản vẽ 26: Một số loại miệng nồi gốm [Nguồn: Tác giả] 1. Miệng nồi Hòa Do 5A; 2. Miệng nồi Vĩnh Hải 245 Bản vẽ 27: Miệng bát gốm di tích Văn Tứ Đông [Nguồn: Tác giả] 246 Bản vẽ 28: Miệng bát gốm di tích Vĩnh Yên [Nguồn: Tác giả] 247 Bản vẽ 29: Một số loại chân đế bình và bát bồng trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 248 1 2 Bản vẽ 30: Một số hiện vật gốm thuộc văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn [Nguồn: Tác giả] 249 Bản vẽ 31: Một số loại chum mộ Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] 250 1 2 Bản vẽ 32: Một số đồ gốm tùy táng trong mộ chum Hòa Diêm 1. Đồ tùy táng năm 2007 [Nguồn: 157] 2. Đồ tùy táng năm 2011 [Nguồn: 4] 251 Bản vẽ 33: Một số loại hình gốm khu cư trú Hòa Diêm khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] 252 Gèm tinh mÞn L.2 Bản vẽ 34: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Duối khai quật năm 2008 [Nguồn: 37] 253 Bản vẽ 35: Một số loại hình gốm cư trú ở Gò Miếu [Nguồn: Tác giả] 254 Bản vẽ 36: Hiện vật xương trong văn hóa Xóm Cồn [Nguồn: Tác giả] 255 1 2 3 4 5 6 Bản vẽ 37: Hiện vật trang sức và công cụ sắt ở Hòa Diêm 1. Đồ trang sức Hòa Diêm 2011 [Nguồn: 4] 2. Công cụ sắt Gò Duối [Nguồn: 37] 3. Công cụ sắt Hòa Diêm 2011 [Nguồn 4] 256 Bản vẽ 38: Sưu tập hiện vật gốm đá di tích Buôn Râu ở trung tâm tỉnh Đắk Lắk [Nguồn: 123, tr 19-20] 257 Bản vẽ 39: Sưu tập hiện vật gốm di tích Kalanay [Nguồn: 159] 258 Bản dập 1: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn sớm ở Văn Tứ Đông 259 Bản dập 2: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở Vĩnh Yên 260 Bản dập 3: Hoa văn đồ gốm văn hóa Xóm Cồn giai đoạn muộn ở các di tích Hòa Do 5A và Vĩnh Hải 261 Bản dập 4: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2011 [Nguồn: 4] 262 Bản dập 5: Hoa văn đồ gốm di tích Hòa Diêm khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] 263 1 2 Bản dập 6: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Duối khai quật năm 2007 [Nguồn: 37] 264 Bản dập 7: Hoa văn đồ gốm di tích Gò Miếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khao_co_hoc_tien_su_va_so_su_khanh_hoa.pdf
Tài liệu liên quan