BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐẶNG THÁI BÌNH
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THA HÓA VỀ ĐẠO ĐỨC
CỦA MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 92 29 001
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Phúc Thăng
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án này được GS.TS. Trần Phúc Thăng hướng dẫn. Các số liệu, kết
166 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả sử dụng trong luận án là trung thực. Các kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Đặng Thái Bình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Trần Phúc Thăng đã tận tâm, tận lực hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án; cảm ơn các nhà khoa học cùng thầy cô giáo Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tham gia đóng góp ý kiến giúp cho luận án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Quản lý đào tạo sau Đại học cùng các phòng ban đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện giấy tờ thủ tục trong suốt 3 năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đặng Thái Bình
CHỮ VIẾT TẮT
NCS : Nghiên cứu sinh
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
SL : Sắc lệnh
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 88 năm, từ khi Đảng ra đời cho đến nay chưa có thời kỳ nào lại đề cập nhiều đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý như giai đoạn hiện nay. Tình trạng này lan rộng ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực chất, đây là tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đề cập đến vấn đề này Đảng liên tục đưa ra các chỉ thị, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng này, cụ thể là: Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khoá VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”; Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) với nội dung cốt lõi là 3 vấn đề cấp bách và 4 nhóm giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã đưa ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, Đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các Nghị quyết trên đều đã đi vào cuộc sống và có tác dụng không nhỏ.
Tuy nhiên, việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức cán bộ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thẳng thắn đánh giá về công tác khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ chưa đạt yêu cầu như mong muốn. “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”[34, tr. 21-22]; việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đạt kết quả như mong đợi. “Tình trạng suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [37, tr. 44], thậm chí có mặt nghiêm trọng, có khuyết điểm, yếu kém phải sửa chữa cấp bách nhưng vẫn chưa được khắc phục, có mặt còn gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, có thể làm suy yếu Đảng, suy yếu chính quyền, làm mất niềm tin của nhân dân, thậm chí có thể liên quan đến sự tồn vong của đất nước.
Nhận thấy vấn đề khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề cấp bách cần phải quyết liệt thực hiện, tôi chọn vấn đề “Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức và thực trạng việc khắc phục tình trạng này, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, khái quát về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng khắc phục tình. trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và nêu một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này.
Thứ ba, luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về đạo đức con người, đạo đức cán bộ, về xây dựng đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, luận án có tham khảo các kết quả của những công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến nội dung của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp “duy vật biện chứng” và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin.
Luận án cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm rõ quan niệm tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam.
- Góp phần làm rõ yêu cầu cấp thiết của việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của thực trạng việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của tình trạng tha hóa đạo đức và quan niệm khắc phục tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và vấn đề chống tiêu cực ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn: Triết học; Đạo đức học và các môn liên quan đến giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong các trường Chính trị, học viện, trường Đại học và các trường Cao đẳng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình khoa học nghiên cứu tình trạng tha hóa cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đặc biệt tập trung vào vấn đề tha hóa đạo đức. Cụ thể:
1.1. Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa và tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Lý luận về đạo đức
Đạo đức là một phạm trù được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Từ xưa đến nay, có nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng bàn về đạo đức. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi dân tộc khác nhau người ta có những quan niệm về đạo đức khác nhau. Ở nước ta, vấn đề đạo đức luôn được coi trọng. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề lý luận về đạo đức càng được đề cập nhiều hơn. Đi sâu về vấn đề này có một số công trình nghiên cứu sau:
Bàn về giá trị đạo đức ở Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả Phạm Văn Đức (2002) có bài viết: “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”.
Tác giả đánh giá thành tựu của 15 năm đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công về mặt kinh tế là sự xuống cấp về đạo đức. Điều đó có liên quan đến mặt trái của cơ chế thị trường. Theo tác giả, mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực tới các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đạo đức.
Tác giả chỉ ra hai khuynh hướng với hai quan niệm khác nhau về đạo đức:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: nguyên nhân dẫn đến “sự xuống cấp về đạo đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động, rằng lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp với nhau” [40]. Phê phán quan niệm này, tác giả khẳng định: “Vì, sự sống còn của bản thân mình, con người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau. Bản thân những nhu cầu chung này là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song, ngoài những lợi ích chung đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh trên cơ sở của các nhu cầu được hình thành từ những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể” [40]. Điều này cho thấy giữa lợi ích chung và lợi ích riêng có sự thống nhất với nhau, từ đó dẫn đến xem xét đạo đức cũng dựa trên mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để phát huy vai trò chủ thể cá nhân, là cơ chế tốt cho nhân cách phát triển trong điều kiện hiện nay”[40]. Điều này cũng chỉ đúng ở khía cạnh nhất định. Tuy nhiên, chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh, từ chỗ cạnh tranh đánh vào lợi ích của con người mà lợi ích của con người cũng có hai mặt, lợi ích chính đáng và lợi ích không chính đáng. Khi nào con người biết điều chỉnh hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng thì con người sẽ điều chỉnh được lợi ích chính đáng. Khi điều chỉnh được lợi ích chính đáng thì “không những tạo ra những sản phẩm thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, góp phần làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho xã hội” và “đến lượt nó, sự giàu có chính đáng của cá nhân đã làm nảy sinh ở con người những tấm lòng hào phóng, từ thiện, sự thân ái, lòng vị tha” [40], khi ấy hành vi đạo đức của con người được xã hội đồng tình. Ngược lại khi con người tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân thì con người dễ bị tha hóa về đạo đức và khi ấy xã hội sẽ lên án.
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, tác giả chỉ ra mặt trái của cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay có tác động tiêu cực tới đạo đức truyền thống:
Một là, xem nhẹ đạo đức truyền thống, không đề cao đạo lý, chạy theo lối sống gấp, sống vội và sa vào lối sống trụy lạc.
Hai là, sự phản ứng của xã hội đối với các hành vi vô đạo đức, phi đạo đức cũng giảm đi; sự lên án những thói hư, tật xấu và những hành vi vô đạo đức, phi đạo đức không được đề cao. Tình trạng số người có quan điểm thờ ơ với những tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
Ba là, thói đạo đức giả ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Tất cả những biểu hiện trên là do lối sống thực dụng, chạy theo danh lợi cá nhân, coi thường lợi ích cộng đồng. Có thể nói vấn đề tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hóa về đạo đức. Muốn điều chỉnh vấn đề này thì phải xem xét về mặt lợi ích, lợi ích đó có phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. Đồng thời, không nên phán xét một cách tầm thường, sự xuống cấp về đạo đức bắt nguồn từ khuyến khích lợi ích cá nhân.
Tác giả Lê Duy Chương (2007) “Thấm nhuần tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh” [13]. Bài viết đã lý giải sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cốt lõi của đạo đức cách mạng là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Tác giả bài viết chỉ ra: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược đã sản sinh ra những cán bộ, đảng viên không tiếc tuổi xuân, dũng cảm, tiên phong trong cuộc đấu tranh một mất, một còn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. “Nhiều người trong số họ đã không được hưởng niềm vui của ngày độc lập, thống nhất đất nước”[13], nhưng họ xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu nhất về sự “chí công, vô tư”, đặt lợi ích tối cao của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay vẫn còn không ít cán bộ, lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao; không chịu học tập, lười rèn luyện, không dám đương đầu với khó khăn, gian khổ; quan liêu, tham nhũng, lãng phí”Chính họ là một lực cản của tiến bộ xã hội; là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, làm vẩn đục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, điều mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dày công vun đắp”[13]. Những tệ nạn này đã gây bức xúc cho toàn xã hội.
Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Theo tác giả, người cán bộ muốn tu dưỡng được đạo đức cách mạng thì cần phải thực hiện những quan điểm sau:
Thứ nhất, mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” sâu sắc hơn nữa .
Thứ hai, muốn việc giáo dục đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” tốt hơn thì phải khôi phục và đẩy mạnh phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, thực hiện nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức trong cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng là phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống”. “Xây dựng ý thức và thói quen hành vi đạo đức cho cán bộ, đảng viên không đơn thuần chỉ là quá trình tuyên truyền, giáo dục về các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng, mà còn là quá trình đấu tranh, khắc phục, loại bỏ dần thói hư, tật xấu của con người” [13].
Từ những phân tích trên tác giả đi đến kết luận: mỗi cán bộ, đảng viên, cho đến người dân, ai cũng phải có ý thức tự tu dưỡng đạo đức cách mạng. Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng là việc làm thường xuyên, suốt đời. Trên cơ sở bài viết, tác giả luận án nhận thấy đây là bài viết có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt tác giả bài viết chỉ ra không nhất thiết khó khăn, gian khổ mà con người bị tha hóa về đạo đức và thậm chí ngược lại họ còn hy sinh vì nhau, hy sinh cho nhau. Tuy nhiên giai đọan hiện nay điều kiện kinh tế tốt hơn con người dễ nảy sinh tình trạng tha hóa về đạo đức. Rõ ràng việc giáo dục đạo đức có vấn đề, chính điều này tác giả luận án kế thừa trong phần giải pháp của mình.
Cùng chủ đề này, tác giả Đoàn Quốc Thái (2010) có bài viết “Bàn thêm về khái niệm “giá trị đạo đức”[132]. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những quan điểm về đạo đức trong lịch sử triết học và những quan điểm của các nhà khoa học về đạo đức và giá trị đạo đức; tác giả đi sâu vào phân tích, làm rõ khái niệm “đạo đức”, khái niệm “giá trị đạo đức”. Từ những phân tích trên, tác giả xác định những chuẩn mực giá trị đạo đức phải căn cứ vào không gian và thời gian của nó, nghĩa là giá trị đạo đức có tính lịch sử. Tác giả cũng chỉ ra tính chất chung, tính đặc thù, tính đơn nhất của đạo đức. Ngoài ra tác giả còn cho thấy tính tương đối ổn định của chuẩn mực, giá trị đạo đức ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở mỗi một thời đại khác nhau, người ta đưa ra những chuẩn mực đạo đức khác nhau, giá trị của nó cũng khác nhau. Không chỉ khác nhau về thời gian mà chuẩn mực giá trị đạo đức cũng khác nhau về không gian. Ở mỗi quốc gia, dân tộc, tôn giáo đều có những quy định đặc thù về chuẩn mực giá trị của đạo đức. Không chỉ vậy, tác giả bài viết còn cho thấy: ở mỗi mối liên hệ xã hội khác nhau thì chuẩn mực giá trị đạo đức cũng khác nhau, thậm chí còn đối lập nhau.
Từ những quan điểm trên tác giả khẳng định: “giá trị đạo đức là sự bộc lộ thái độ của cá nhân, nhóm xã hội, tập đoàn xã hội về lợi ích”[132] và “giá trị đạo đức gắn với hoạt động thực tiễn của con người, định hướng cho hành động của con người”[132]. Theo tác giả: “giá trị đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và các chuẩn mực, quy tắc ứng xử được con người đánh giá, lựa chọn, cũng như ý nghĩa tích cực của những quan niệm, chuẩn mực, quy tắc ứng xử đó đối với con người và đời sống xã hội”[132]. Trên cơ cơ bài viết, tác giả luận án nhận thấy đây là bài viết rất sâu sắc, đặc biệt việc phân tích giá trị đạo đức có tính lịch sử và sự phân biệt giá trị đạo đức ở thiện ác, tốt xấu, lương tâm, trách nhiệm, đây cũng là cơ sở tác giả luận án kế thừa để triển khai phần lý luận của mình.
Viết về lĩnh vực đạo đức, tác giả Mai Xuân Hợi (2014) có bài: “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” [55]. Trong bài viết, tác giả bàn về đạo đức và giá trị của nó trong đời sống xã hội ở những phương diện sau:.
Thứ nhất, tác giả bàn về giá trị đạo đức: theo tác giả, giá trị đạo đức là cái mà do nó đã làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận. Từ khái niệm tác giả chỉ ra “lợi ích xã hội là tiêu chuẩn khách quan của các giá trị đạo đức” [55]. Giá trị đạo đức được xác định bởi “lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương” [55].
Như vậy, để xác định hành vi có đạo đức phải dựa vào niềm tin cá nhân và dư luận xã hội đồng tình. ủng hộ. Để chứng minh cho vấn đề này tác giả trích câu của Ăngghen: "trong một xã hội mà mọi động cơ đẩy tới trộm cắp đều bị loại trừ, do đó dần dần hầu như chỉ có những người mắc bệnh tinh thần mới phạm tội trộm cắp, thì một nhà truyền bá đạo đức nào muốn trịnh trọng tuyên bố cái chân lý vĩnh cửu: không được trộm cắp, sẽ bị người ta chê cười"[55]
Thứ hai, bàn về tính chất của đạo đức: theo tác giả đạo đức vừa có tính chất riêng vừa có tính chất chung, tùy vào mối quan hệ để xác định tính chất của đạo đức.
Thứ ba, bàn về chức năng của đạo đức.Tác giả chỉ ra ba chức năng bao gồm: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, ba chức năng này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau tạo thành chỉnh thể của đạo đức của xã hội nhất định.
Từ ba phương diện tiếp cận tác giả đi đến kết luận: “giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào việc các cá nhân ấy được giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội”[55]. Như vậy, vấn đề giáo dục và sự tiếp nhận vấn đề giáo dục là một trong những cơ sở quan trọng hình thành giá trị đạo đức. Tiếp thu quan điểm nói trên tác giả luận án kế thừa để bổ sung vào phần lý luận, thực trạng và giải pháp trong luận án của mình.
Ngô Thành Can (2017): “Đạo đức công chức trong thực thi nhiệm vụ” Nhà xuất bản Tư pháp
Đề tài đi sâu vào phân tích đạo đức công chức, đặc biệt làm rõ một số quan điểm sau:
Thứ nhất, những khái niệm liên quan đến đạo đức công chức và chỉ ra tính tất yếu của việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Thứ hai, đạo đức công chức trong thi hành công vụ, đặc biệt đề tài khảo sát đạo đức công chức trong thực thi công vụ.
Thứ ba, chỉ ra những chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là một đề tài có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng được những vấn đề cấp thiết khi một bộ phận công chức đang có những biểu hiện tha hóa về đạo đức. Từ đề tài này, tác giả luận án nhận thấy cán bộ lãnh đạo, quản lý thường là công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Thực hiện đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng có nghĩa là thực hiện đạo đức công chức. Trên cơ sở kế thừa tác giả luận án bổ sung vào phần giải pháp và đưa ra quan điểm: cần phải có luật về thực hiện đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tóm lại, tất cả các tác phẩm nói trên là những công trình nghiên cứu công phu của các tác giả. Tuy tiếp cận đạo đức ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều tập trung vào xây dựng đạo đức cán bộ, công chức nhằm hoàn thiện đạo đức cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mảnh đất mà tác giả luận án tiếp tục khai thác.
1.1.2. Lý luận về tha hóa
Phạm trù “tha hóa” được hình thành từ rất sớm trong lịch sử triết học cận đại. Tuy nhiên, phạm trù “tha hóa” được trình bày một cách hệ thống bắt đầu từ triết học Đức cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, tha hóa đã trở thành một phạm trù nổi bật nhất, trung tâm nhất và được các nhà triết học nổi tiếng như Hêghen và Phoiơbắc, sau này là Mác sử dụng. Có một số công trình đã nghiên cứu về vấn đề này:
Tác giả Vũ Quang Tạo (2008) có bài viết: “C. Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại ngày nay” [131].
Tác giả đi sâu vào phân tích quan điểm của Mác về lao động bị tha hóa trong “Bản thảo kinh tế- triết học 1844” đồng thời chỉ ra những biến đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay, tác giả khẳng định, sự biến đổi đó vẫn không xóa bỏ được tình trạng tha hóa như Mác đã từng đề cập trong “Bản thảo kinh tế- triết học 1844”. Theo tác giả sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản diễn ra do mâu thuẫn gay gắt giữa nhà tư bản và người công nhân, trong quá trình mâu thuẫn ấy, chủ nghĩa tư bản bắt buộc phải tìm cách giải quyết, cách thức giải quyết ấy diễn ra như sau:
Thứ nhất, những thay đổi và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản vẫn không làm thay đổi bản chất của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự thay đổi đó, chẳng qua chỉ là những biện pháp xả van an toàn, tháo ngòi nổ của những mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa giai cấp tư sản và toàn thể nhân dân lao động vốn đang tồn tại trong xã hội tư bản hiện đại. Theo tác giả chủ nghĩa tư bản xoa dịu đấu tranh của người công nhân “bằng cách bán những cổ phần nhỏ nhoi cho người công nhân, làm cho họ lầm tưởng như được dự phần ăn chia lợi nhuận, tham gia vào tổ chức, quản lý doanh nghiệp tư bản, nhưng trong thực tế, các biện pháp này không giúp những người công nhân và đa số cổ đông bé nhỏ có đủ tiếng nói quyết định trong các công ty tư bản, càng không đủ sức thay đổi sở hữu tư bản chủ nghĩa”[131]. Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng vẫn không xoa dịu được mâu thuẫn vốn có của nó.
Thứ hai, tác giả chỉ ra rằng: những tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại không thể giúp con người nói chung, giai cấp công nhân nói riêng bớt đau khổ và thoát khỏi tình trạng tha hóa.
Thứ ba, tác giả cho thấy sự khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản diễn ra ngày càng thường xuyên và không kém phần trầm trọng, tốc độ tha hóa con người ngày càng tăng, thói ích kỷ, vụ lợi, tính cách lạnh lùng, tàn nhẫn và chủ nghĩa cá nhân cực đoan trong mọi tầng lớp xã hội ngày càng trở nên phổ biến, khiến đa số công nhân lâm vào cảnh khốn khổ, bần cùng hóa, sự phản kháng của người công nhân trong xã hội tư bản ngày càng diễn ra mạnh mẽ, từ đó dẫn tới các cuộc chiến tranh giữa người và người trong xã hội tư bản ngày một trở nên tàn khốc hơn.
Thứ tư, trong phạm vi toàn cầu, chủ nghĩa tư bản vẫn lộ nguyên hình là thủ phạm gây chiến tranh giết hại con người, nhân tố cơ bản gây ô nhiễm môi trường sống, giam hãm hàng tỉ con người trong cảnh nghèo đói, khốn khổ.
Thực tế ngày nay ở những điểm nóng trên thế gới, những mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, nhưng cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh ủy nhiệm đều có bàn tay của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề Liên Xô và Đông Âu sụp đổ cũng có bàn tay trực tiếp hoặc gián tiếp của CNTB. Mặc dù CNTB còn mạnh nhưng không làm suy giảm vai trò của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với tư cách một chế độ xã hội giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.
Từ những phân tích trên, tác giả chỉ ra những vấn đề cơ bản để giải phóng con người trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả muốn giải phóng con người thì phải thực hiện những vấn đề sau:
Một là, “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu là giải phóng những người công nhân khỏi ách thống trị của chế độ tư hữu và trả lại cho con người một đời sống đích thực thay vì một”[131] “đời sống bị tha hóa”.
Hai là, “xóa bỏ chế độ tư hữu là hình thức chính trị giải phóng công nhân” [131]. Vì vậy, “giải phóng công nhân, không chỉ là sự giải phóng của họ, mà còn bao hàm sự giải phóng toàn thể loài người”[131].
Ba là, theo tác giả, “chủ nghĩa cộng sản tuyệt nhiên không muốn xóa bỏ sự chiếm hữu cá nhân của người công nhân đối với những sản phẩm lao động của anh ta, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác, cũng không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội”[131].
Bốn là, “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người, là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi tha hóa, con người từ tôn giáo, gia đình, nhà nước quay trở về tồn tại con người, tồn tại xã hội của mình” [131]. “Xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu”, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, hoàn thành sự nghiệp giải phóng con người, khắc phục tình trạng tha hóa lao động phải cần thủ tiêu một cách tích cực tình trạng “lao động bị tha hóa”. Từ bài viết, tác giả luận án nhận thấy vấn đề tha hóa trong xã hội có nguồn gốc tự lợi ích, mâu thuẫn lợi ích làm nảy sinh sự tha hóa trong xã hội tư bản. Khi triển khai vấn đề lý luận của luận án, tác giả luận án cũng chỉ ra nguồn gốc của tình trạng tha hóa đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều nguồn gốc khác nhau những nguồn gốc trực tiếp nhất làm nảy sinh sự tha hóa của đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là lợi ích.
Đi sâu bàn về lý luận tha hóa, tác giả Ngô Đình Xây (2010) với bài viết: “G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác” [155]. Đây là bài viết mang tính lý luận, khái quát cao. Tác giả bài viết đã phân tích sâu sắc quan điểm của Hêghen về tha hóa, đồng thời chỉ ra những nhận xét của Mác về tha hóa mà Hêghen đã trình bày trong các tác phẩm của mình.
Theo tác giả, phạm trù “tha hóa” trong triết học Hêghen “đã trở thành phạm trù triết học theo nghĩa đầy đủ, rõ ràng và điển hình nhất của nó ở triết học cổ điển Đức. Hêghen đã xây dựng một lý luận khá hoàn chỉnh”[155] về “tha hoá” và nâng “tha hóa” lên thành phạm trù trung tâm, xuyên suốt trong hệ thống triết học của ông. Trong triết học của mình, Hêghen đã trình bày khái niệm tha hóa một cách hệ thống.
Tác giả bài viết đã chỉ ra sự đánh giá của Mác dưới các quan điểm sau:
Thứ nhất, “Hêghen đã chỉ ra biện chứng của lao động và tha hoá, của thống trị và bị nô dịch, của nguyên nhân và giả định mục đích, của cơ học và hữu cơ luận” [155]. Phạm trù “tha hoá” “của Hêghen mang cả tính chất bản thể luận (sự chuyển hoá của tinh thần thành tự nhiên và sự tạo ra thế giới đối tượng, tức là thế giới xã hội, khách quan, thông qua hoạt động mang tính đối tượng hoá của con người) lẫn tính chất nhận thức luận (biến tri thức thành mặt đối lập của nó, tức là thành sai lầm)” [155].
Thứ hai, tính độc đáo và biện chứng trong cách tiếp cận của Hêghen về “tha hoá”. Ở phần này, tác giả chỉ ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: ở giai đoạn này Hêghen xây dựng và làm rõ phạm trù “tha hoá” của mình: theo ông: “tha hoá chính là quá trình biến thành (trở thành) cái khác, cái tha hoá chính là cái ban đầu được biểu hiện là cái khác” [155].
Giai đoạn 2: Hêghen đã tiến thêm một bước để tiến dần đến hoàn thiện phạm trù tha hoá. Ở giai đoạn này “ông hiểu tha hoá là trở thành cái khác hoàn thiện hơn và các hình thức khác nhau của sự tha hoá (giới tự nhiên, con người và xã hội loài người, tự ý thức của con người) đều có xu hướng, có tham vọng trở về với cái xuất phát, cái căn nguyên, cái chủ thể tối thượng - ý niệm tuyệt đối - tinh thần tuyệt đối” [155].
Thứ ba, từ phạm trù tha hoá, Hêghen đã phát triển biện chứng, là quá trình tước bỏ và bảo tồn, là quá trình phủ định của phủ định.
Thứ tư, theo Hêghen “tha hoá” là “thuộc tính phổ biến, là quá trình phổ biến của tự nhiên, của xã hội và của tư duy” [155].
Thứ năm, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng triết học, Hêghen đã bàn đến sự tha hoá của bản chất con người. Tác giả đã trích dẫn quan điểm của Mác rằng: “Đối với Hêghen bản chất người đồng nghĩa với tự ý thức. Cho nên đối với con người, mọi sự tha hoá của bản chất con người chẳng qua là sự tha hoá của tự ý thức” [155]. Cũng ở vấn đề này Hêghen đã bàn đến lao động và sự tha hoá lao động của con người. Nhận xét về cách phân tích của Hêghen, Mác đã chỉ ra “thực tế tha hoá hiện thực của sản phẩm lao động khỏi người lao động được nhà triết học thể hiện dưới hình thức thần bí, bao gồm các trạng thái ý thức bị trói buộc của chủ thể mà cá tính phải chịu những hậu quả tai hại do tác động qua lại với môi trường xã hội” [155].
Thứ sáu, Hêghen bàn đến việc “giải” tha hoá. Theo Hêghen, muốn “giải” tha hoá thì con người phải trở về với nguồn gốc ban đầu của nó - ý niệm tuyệt đối.
Từ những phân tích trên, tác giả đi đến kết luận: “Tha hoá là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. Và, cũng từ đây, C.Mác đã đi đến kết luận về một nội dung quan trọng nhất trong lý luận về tha hóa củ...luật trong giai đoạn lịch sử này nhưng sang giai đoạn lịch sử khác lại chuyển thành hành vi vi phạm đạo đức. Chẳng hạn, quan hệ không chính thức giữa nam và nữ có giai đoạn đã được pháp luật trừng trị nghiêm khắc nhưng trong các nước văn minh ngày nay chỉ được xem là hành vi vi phạm đạo đức. Cũng phải nói đến không ít các hành vi bất chính trong xã hội cũng là những hành vi vi phạm cả pháp luật lẫn đạo đức.
- Khác biệt giữa đạo đức và pháp luật:
Thứ nhất, cơ sở hình thành:
Đạo đức được hình thành từ thực tế cuộc sống và trong quá trình nhận thức của con người qua các thế hệ.
Pháp luật do nhà nước ban hành, dựa trên ý chí chung của xã hội, là hệ thống các quy tắc xử xự chung và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước
Thứ hai, tính chất: Đạo đức mang tính tự nguyện, không bắt buộc: Trong các mối quan hệ xã hội con người, ứng xử, thiện tâm, sống tốt với nhau bằng sự tự giác, tự nguyện, không ép buộc.
Đạo đức được dựa vào niềm tin cá nhân và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Trong thực tế có những hành vi đúng về mặt đạo đức, nhưng chưa chắc đúng về mặt pháp luật và ngược lại. Chẳng hạn con cái kiện cha – mẹ. Về mặt pháp luật cho phép, nhưng về mặt đạo đức lại mang tội bất hiếu.
Pháp luật là những quy phạm mang tính bắt buộc mọi công dân phải thực hiện, ai không thực hiện đều bị xử lý.
Thứ ba, hình thức thể hiện: Đạo đức thường được thể hiện bằng các học thuyết, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Pháp luật thể hiện bằng các văn bản, quy phạm pháp luật.
Thứ tư, phương thức bảo đảm thực hiện: Đạo đức dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận. Trong cuộc sống có những hành vi pháp luật không cho phép nhưng đạo đức lại cho phép, thậm chí dư luận xã hội đồng tình. Chẳng hạn ăn cắp là trái pháp luật nhưng chưa chắc trái về mặt đạo đức. Giả sử, một người sắp chết đói, trong một hoàn cảnh bắt buộc phải ăn cắp để cứu họ thì hành vi ấy về mặt đạo đức là chấp nhận được, dư luận xã hội ủng hộ.
Pháp luật, bảo đảm thực hiện bằng phương thức giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. chẳng hạn một hành vi trái pháp luật của con người ở mức độ giới hạn nhất định, người ta có thể sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục nhưng không thành công thì bắt buộc phải cưỡng chế.
Từ những phân tích trên có thể thấy đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, không tách rời nhau, giữa chúng vừa có sự thống nhất bổ sung cho nhau nhưng cũng vừa có tính chất đối lập nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể các mối quan hệ của con người trong xã hội.
- Đạo đức phản ánh hiện thực xã hội, thể hiện qua mối quan hệ biện chứng gữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội: đạo đức biểu hiện tầng sâu của mối quan hệ về lợi ích kinh tế, nó thể hiện thông qua mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và giữa lợi ích cá nhân với cá nhân với nhau. Trong đời sống hằng ngày con người luôn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng chống lại lợi ích cá nhân tiêu cực. Nếu người nào biết nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân thì con người đó đứng về phía cái “thiện” và được xã hội tôn vinh, ngược lại người nào vì lợi ích riêng, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng thì người đó đứng về phía cái ác và bị xã hội lên án. Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân nó biểu hiện tính “hài hòa, tính tự nguyện, tự giác của cá nhân trong mối quan hệ về lợi ích.
Để hiểu rõ thêm vấn đề này, cần phải hiểu rõi mỗi quan hệ giữa đạo đức xã hội với đạo đức cá nhân. Đạo đức xã hội là những quy tắc, quy định chung của toàn xã hội, được toàn xã hội thừa nhận. Đạo đức cá nhân là những giá trị để mỗi cá nhân hướng đến, tạo ra chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong mối quan hệ giữa đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó đạo đức xã hội là cái có trước quy định đạo đức cá nhân, vì mỗi cá nhân phải chịu sự quy định của gia đình, làng, xã, và cộng đồng. Gia đình, làng, xã và cộng đồng trực tiếp tác động hình thành nhân cách cá nhân. Tuy nhiên, đạo đức của cá nhân cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lại với đạo đức xã hội. Xã hội là tập hợp của nhiều cá nhân, một khi đạo đức cá nhân có vấn đề thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến đạo đức xã hội. Đặc biệt, những cá nhân giữ cương vị là lãnh đạo – lãnh tụ các phong trào trong xã hội. Trong trường hợp này nó có sự tác động ghê gớm đối với xã hội, nếu cá nhân (là lãnh đạo – lãnh tụ) có đạo đức thì sẽ thu phục được nhân tâm về một mối, làm cho những người xung quanh quy thuận, noi gương và làm theo. Từ đó, làm cho xã hội ổn định. Ngược lại cá nhân (là lãnh đạo –lãnh tụ) vô đạo đức thì sẽ làm cho người xung quanh không quy thuận (thượng bất chính, hạ tắc loạn). Từ đó, dẫn đến làm đảo lộn xã hội.
- Đạo đức được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Với tư cách là niềm tin cá nhân, nghĩa là: khi con người thực hiện một hành vi nào đó, con người phải tin vào hành vi của mình và khẳng định hành vi của mình là đúng. Tuy nhiên, niềm tin mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ thì phải được sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội ủng hộ. Hay nói cách khác hành vi có đạo đức là hành vi được xã hội ủng hộ, mà muốn được xã hội ủng hộ thì hành vi ấy phải là hành vi “thiện”, bảo vệ lợi ích của xã hội, của cộng đồng.
Như vậy, dưới góc độ triết học C Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra khái niệm: “đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Những quan hệ người – người cá nhân – xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng, càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con người càng có đạo đức” [79, tr. 43]. Đạo đức “đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” [79, tr. 43]. Theo cách hiểu này, thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ đời sống vật chất, ra đời cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất, phản ánh tồn tại xã hội, bị tồn tại xã hội quy định.
* Tính chất của đạo đức
- Tính phổ biến: đạo đức có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng thường được hiểu là những tiêu chuẩn đạo đức chung của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia và rộng hơn nữa là của toàn thể loài người. Trong thực tế, không có một con người cụ thể nào quy định đạo đức của chính mình và bắt cộng đồng phải tuân theo, bắt mọi người phải thừa nhận. Những quan điểm, quan niệm chỉ trở thành quy tắc đạo đức khi mà những quan điểm, quan niệm đó được sự thống nhất của một cộng đồng, dân tộc, quốc gia hoặc toàn nhân loại thừa nhận. Thí dụ: lòng nhân ái yêu thương đồng loại, yêu hòa bình, tình yêu thương cha, mẹ, anh, em, bạn bè.
- Tính đặc thù: không phải quy tắc đạo đức nào cũng áp dụng chung cho toàn thể nhân loại, mà do tính đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi giai cấp, tôn giáo hoặc ngành nghề dẫn tới những quan điểm về đạo đức khác nhau. “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về Thiện - Ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau” [77, tr. 135]. Những hệ thống đạo đức này tuy có sự tác động tích cực hoặc tiêu cực khác nhau nhưng đều đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.
- Tính giai cấp: trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Đạo đức của xã hội có giai cấp thường bị chi phối bởi giai cấp cầm quyền, mặc dù, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình. “Con người, dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [77. tr, 136].
Những khuôn phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho mỗi cá nhân. Nó bao gồm những quy định về hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch) và đối với cộng đồng nơi đang sinh sống. Chính những chuẩn mực, những quy tắc đó là tiền đề ý thức của hành vi đạo đức của các cá nhân.
* Đạo đức là một hiện tượng xã hội. Theo đó, đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Ý thức đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội như phần trên đã đề cập.
Thực tiễn đạo đức là sự hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống.
Thực tiễn đạo đức bao gồm: quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức.
Giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó ý thức đạo đức được thể hiện thành quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức. Chỉ có thể thông qua thực tiễn đạo đức mới có thể đánh giá được thực chất đạo đức của con người.
Từ cách hiểu nói trên có thể khái quát đạo đức như sau: “Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực xã hội, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn thể xã hội). Căn cứ vào những chuẩn mực ấy người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện, ác về cái không được làm (vô đạo đức) và về nghĩa vụ phải làm”. [146, tr. 738].
1.1.1.2. Đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuẩn mực đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
* Khái niệm cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật cán bộ công chức vào ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Khoản 1 Điều 4 quy định về cán bộ.
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [119].
Như vậy, cán bộ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Một là, phải là công dân Việt Nam.
Hai là, phải được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm:
Ba là, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh hay cấp huyện.
Bốn là, phải ở trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Cán bộ có đủ bốn điều kiện trên là cán bộ theo nghĩa hẹp: thực chất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Lãnh đạo và quản lý là hai chức năng khác nhau. Nhiệm vụ lãnh đạo cơ bản là định ra phương hướng, chủ trương hoặc đường lối, mục tiêu cơ bản của một tổ chức, một tập thể, một địa phương hay một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Hoạt động lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện một đường lối, một cương lĩnh nhằm hướng tới mục tiêu nào đó. Vì vậy, phẩm chất của một cán bộ lãnh đạo ngoài những yêu cầu chung phải có những điểm đặc thù chẳng hạn như có lập trường kiên định, có ý chí mạnh mẽ, có bản lĩnh vững vàng và có uy tín... Hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cả hai hoạt động này đều có mục đích chung và có đối tượng chung. Tuy nhiên, lãnh đạo thường sử dụng uy tín và sự thuyết phục nhiều hơn là sử dụng quyền lực. Trong khi đó quản lý lại thường sử dụng quyền lực và các quy chế, quy tắc đã được quy định nhiều hơn. Công việc quản lý còn đòi hỏi những người cán bộ quản lý ngoài những phẩm chất chung phải có những phẩm chất mang tính đặc thù, chẳng hạn tính quyết đoán, cứng rắn trong việc đôn đốc, kiểm tra và sự nhạy bén trước những biến đổi của hoàn cảnh... Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó tách biệt hai hoạt động này. Cán bộ lãnh đạo nào cũng đồng thời thực hiện cả vai trò quản lý và cán bộ quản lý nào cũng phải làm công việc lãnh đạo. Vì thế, người ta thường gọi chung là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thậm chí ở Việt Nam, đã xác định rõ cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhưng vẫn có những cán bộ, thậm chí là cán bộ chủ chốt, vừa là cán bộ Đảng lại vừa là cán bộ Nhà nước và đương nhiên họ phải làm cả hai chức năng này. Vì vậy, trong luận án chúng tôi sử dụng khái niệm chung là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Phân biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý với cán bộ công chức.
Cán bộ công chức là phạm trù có ngoại diên rộng, bao hàm cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ là phạm trù bộ phận, phản ánh những cán bộ tham gia vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.
Phân biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý với cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Giống nhau: cùng là cán bộ, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cùng bình đẳng trước pháp luật; cùng môi trường làm việc trong cơ quan nhà nước; nếu cùng nghề nghiệp thì hai đối tượng này còn giống nhau về chức danh chuyên môn,
Khác nhau:
Về địa vị: cán bộ lãnh đạo, quản lý là người có chức, có quyền, được giao quyền lãnh đạo, quản lý. Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, là chuyên viên không tham gia lãnh đạo, quản lý.
Về chức năng: cán bộ lãnh đạo, quản lý có chức năng là điều hành, phân công các thành viên. Quản lý về con người, kinh tế của cơ quan và các hoạt động khác của đơn vị. Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, chức năng là giúp việc, làm công tác chuyên môn và các công việc khác khi được phân công.
Về trách nhiệm: cán bộ lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm nặng nề hơn cán bộ làm công tác chuyên môn; cán bộ lãnh đạo, quản lý chịu trách nhiệm trước cấp trên; có thẩm quyền ra quyết định, ký các văn bản, xây dựng kế hoạch, triển khai công việc, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả bằng các công cụ quản lý như các văn bản pháp quy tùy theo thẩm quyền của mình. Chịu trách nhiệm chung trong công việc quản lý của mình. Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm hoàn thành công việc khi được cán bộ lãnh đạo, quản lý phân công.
Khác nhau về tiền phụ cấp được hưởng: cán bộ lãnh đạo, quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ không có phụ cấp chức vụ.
Phân biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý và người quản lý: cán bộ lãnh đạo, quản lý là chỉ những người trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Ngoài hệ thống chính trị như ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có mối quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê, ông chủ có thể thuê người làm giám đốc, người giám đốc đó không gọi là cán bộ mà gọi là người quản lý làm thuê cho ông chủ.
Từ phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý là những công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
* Đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý: đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý không tách rời với đạo đức chung của xã hội, bởi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải là một công dân hay một thành viên của xã hội. Tuy nhiên, lãnh đạo, quản lý là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của xã hội nên nó giống như một nghề nghiệp xác định. Vì vậy, đạo đức trong lĩnh vực này cũng có một số nét riêng. Theo chúng tôi, đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý là những nguyên tắc, những quy định, chuẩn mực về phẩm chất chính trị, về trách nhiệm xã hội về lối sống nhằm để điều chỉnh và đánh giá hành vi của người làm công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó, có mối quan hệ với nhân dân, quốc gia, dân tộc, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và những người cộng sự. Ngoài ra họ còn có thể có mối quan hệ chung hoặc riêng với bè bạn quốc tế. Trong mỗi mối quan hệ đều có quy tắc, những chuẩn mực đạo đức được quy định khác nhau. Những chuẩn mực đạo đức này là thước đo phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức là cái gốc của người cách mạng, Người ví đạo đức như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Đối với người cách mạng đạo đức là cái cốt lõi để làm cách mạng, nếu thiếu đạo đức thì không thể làm được cách mạng. Để làm rõ cốt lõi của đạo đức cách cách mạng Hồ Chí Minh đưa ra chuẩn mực đạo đức cách mạng để cho tất cả cán bộ, đảng viên lấy đó làm tiêu chí rèn luyện
* Chuẩn mực đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý
Thứ nhất, chuẩn mực đạo đức: từ khi xã hội phân chia giai cấp đã nảy sinh mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Mâu thuẫn ấy ngày càng trở nên sâu sắc, phát triển tới một mức độ nhất định, nó làm nảy sinh chiến tranh. Để ổn định, duy trì trật tự của xã hội, giai cấp thống trị đã đặt ra những tiêu chí về đạo đức. Những tiêu chí về đạo đức được giai cấp thống trị tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng và dần dần được xã hội chấp nhận như những chân lý, buộc con người phải tuân theo, gắn con người với xã hội hiện tồn để điều chỉnh và đánh giá hành vi của mỗi cá nhân, của các nhóm xã hội. Giai cấp thống trị đã lấy những tiêu chí về đạo đức được trình bày dưới dạng hệ thống lý luận, hệ thống này được mọi người chấp nhận làm hệ quy chiếu để đánh giá, rèn luyện phẩm chất của mình. Như vậy, chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy phạm đạo đức được mọi người thừa nhận và trở thành khuôn thước, quy tắc, hệ quy chiếu để điều chỉnh và quy định hành vi của con người trong xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định.
Chuẩn mực đạo đức mang tinh tương đối: trong mỗi một thời đại khác nhau, những chuẩn mực về đạo đức cũng khác nhau, những chuẩn mực về đạo đức luôn có sự biến đổi để phù hợp với xã hội hiện tồn (có chuẩn mực đạo đức mới, có chuẩn mực đạo đức cũ, có chuẩn mực đạo đức cách mạng, có chuẩn mực đạo đức nỗi thời). Chuẩn mực đạo đức chỉ đúng ở một thời điểm lịch sử nhất định, vì mỗi thời đại khác nhau lại nảy sinh những mâu thuẫn mới, giai cấp thống trị lại lược bỏ những quan điểm lạc hậu, bổ xung những quan điểm đạo đức mới cho phù hợp với lịch sử của xã hội hiện tồn. Ví dụ: thời phong kiến ở Trung Quốc họ lấy tư tưởng đạo đức của Khổng Tử làm hệ quy chiếu, nhưng giai đoạn hiện nay họ lại xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới.
Chuẩn mực đạo đức phụ thuộc vào ý chí của giai cấp cầm quyền: giai cấp cầm quyền luôn tìm cách thay đổi những chuẩn mực đạo đức để phù hợp và phục vụ lợi ích của giai cấp mình.
Thứ hai, chuẩn mực đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý: khi đề cập đến chuẩn mực đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý, ở các nước phát triển theo con đường XHCN trước đây và hiện nay đều có những chuẩn mực đạo đức quy định cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những chuẩn mực đạo đức đó được xác định trên cơ sở đặc điểm của cuộc cách mạng XHCN được hiểu là đạo đức cách mạng.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã hội tụ các tinh hoa văn hóa của nhân loại, đúc kết ra quan niệm đạo đức mới, quan niệm ấy gọi là đạo đức cách mạng của Việt Nam. Đạo đức cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh làm chuẩn mực để giáo dục cho cán bộ, đảng viên và coi đó là hệ quy chiếu để đo phẩm chất của cán bộ, đảng viên nói chung và của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Trong những kỳ đại hội gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục đề cập đến việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời yêu cầu toàn thể cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của Đảng phải lấy tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh làm tiêu chí đạo đức để phấn đấu và rèn luyện. Những chỉ thị của Bộ Chính trị số 06 CT/TW ngày 7/11/2006 “về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc lấy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm chuẩn mực đạo đức để giáo dục, đánh giá những hành vi của người dân Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nội dung nhưng theo chúng tôi, chủ yếu là:
Một là, về phẩm chất chính trị, phải "Trung với nước, hiếu với dân".
Theo Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là kiên trì mục tiêu: “Độc lập dân tộc và CNXH”, không bị khó khăn, gian khổ, hiểm nguy làm chùn bước, không bị kẻ thù làm lung lạc ý chí, luôn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
“Hiếu với dân” là hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải vừa “là người lãnh đạo” vừa “là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [95, tr. 510]. Hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, phải lấy dân làm gốc, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tin dân, được dân tin và làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải biết đoàn kết toàn dân, làm cho lòng dân, ý Đảng quy về một mối; phải thực hiện quyền dân chủ, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân làm chủ, dân là chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân; phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, cái gì chưa biết thì phải học hỏi dân; phải biết làm người học trò của dân. Đối với người cán bộ quản lý ở Việt Nam hiện nay, “Trung với nước” và“Hiếu với dân” là hai phẩm chất không thể tách rời nhau, quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, đã “Trung với nước” thì phải “Hiếu với dân” và đã “Hiếu với dân” thì phải “Trung với nước” vì nước được độc lập, dân sẽ được tự do, đây cũng là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân, nước được độc lập mà dân không được tự do thì độc lập cũng không có nghĩa gì.
Hai là, "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Đây là chuẩn mực đạo đức bao quát nhất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chuẩn mực này gắn liền với chuẩn mực về phẩm chất chính trị. Một người “trung với nước, hiếu với dân”, thì phải thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và người nào "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" thì người đó mới có những tố chất quan trọng trở thành người “trung với nước, hiếu với dân”. Chuẩn mực này bao gồm cả chuẩn mực đạo đức trên lĩnh vực kinh tế và chuẩn mực đạo đức trên lĩnh vực văn hóa, lối sống.
Cần, là cần cù, chịu khó, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần trách nhiệm cao, không lười biếng, không ỷ lại trông chờ ở người khác, không dựa dẫm, xem lao động là vinh quang, là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc” [4, tr.91]
Kiệm, là tiết kiệm thời gian, sức lao động, tiết kiệm tiền của của gia đình, bản thân và của nhân dân, của đất nước. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi,” [85, tr. 636 - 637]
Liêm, là sự biết xấu hổ trước dân, trong sạch không tham nhũng của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không tham nhũng, hối lộ; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh vọng. Không tâng bốc mình. Người nhắc lại tư tưởng của Khổng tử “Người mà không liêm, không bằng súc vật” [90, tr. 639].
Chính, là làm cho mọi việc đều ngay thẳng, không tà, đứng đắn. Đối với mình, luôn sống “chính danh” trong mọi mối quan hệ xã hội, nghĩa là ở mối quan hệ nào cũng sống ngay thẳng, đúng đắn, trung thực, không tự lừa mình, luôn giữ tâm trong sáng. Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có hàng triệu người, hàng triệu công việc khác nhau, nhưng có thể chia thành hai hạng người: thiện và ác, và hai thứ việc: chính và tà. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “làm việc chính, là người thiện, làm việc tà, là người ác” [4, tr. 102]. Cần phải thực hành chữ “Bác ái”. Đối với việc, Hồ Chí Minh dạy những cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý: “Đã phụ trách việc gì, thì phải quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm”[4, tr. 104]
Ngày nay, Chính phủ đang kêu gọi xây dựng một chính phủ liêm, chính để tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý liêm, chính hết lòng phục vụ nhân dân. Đây cũng là một dấu hiệu tốt hợp lòng dân, hợp thời đại.
Cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau tạo thành một cấu trúc, quy định phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý không thể thiếu một đức, nếu thiếu một trong bốn đức thì sẽ không thành người, cũng giống như trời không thể thiếu một mùa, đất không thể thiếu một phương.
Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Theo Hồ Chí Minh, một dân tộc văn minh tiến bộ là “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần” [90, tr. 642].
Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng đời sống mới, của thi đua ái quốc; cần, kiệm, liêm, chính, là đặc điểm của xã hội hưng thịnh. Những điều trái lại là đặc điểm của xã hội suy vong. Cán bộ lãnh đạo, quản lý mà làm trái với cần, kiệm, liêm, chính, là cán bộ tha hóa về đạo đức.
Chí công vô tư: là sự công bằng, công tâm, không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, quang minh, chính đại. Chí công vô tư là không vì yêu mà tô vẽ, không vì ghét mà trù dập, không vì người nhà mà thiên vị, cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Thực hành chí công vô tư, phải khách quan trong hành xử, phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [95, tr. 557-558].
Ba là, tình yêu thương con người: là thể hiện tấm lòng nhân hậu, chân thành, khoan dung, độ lượng, biết hy sinh bản thân mình cho nhân dân, vì nhân dân mà sống, vì nhân dân mà hy sinh; biết giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Phải thực hiện phê bình và tự phê bình. Đối với tự phê bình phải chân thành, không quanh co, dấu diếm khuyết điểm của bản thân; đối với phê bình không bêu diếu, trù dập, mà nên giúp nhau cùng sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng: Tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần đấu tranh cho hạnh phúc của nhân loại trên toàn thế giới; khoan dung văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc; đoàn kết quốc tế vô sản; giao hòa, bang giao bè bạn khắp năm châu. Đây là phẩm chất, yêu cầu đạo đức của mỗi người Việt Nam trong mối quan hệ với toàn thể dân tộc và xa hơn nữa là vượt qua phạm vi quốc gia, dân tộc.
Bốn nội dung của đạo đức cách mạng có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau. Trong đó, ba nội dung đầu đóng vai trò trọng tâm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo thành hệ thống tư tưởng đạo đức tương đối hoàn chỉnh. Vì, đã là người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì bắt buộc phải hoàn thiện những tố chất như: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tình thương yêu con người và lòng nhân đạo cao cả. Nội dung còn lại tuy không đóng vai trò trọng tâm nhưng có tác động mạnh mẽ đến nội ba dung đầu, tạo thành một chỉnh thể, thống nhất về chuẩn mực đạo đức của con người nói chung và của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Như vậy, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tình yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng là những chuẩn mực đạo đức cơ bản, đặc trưng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Đó cũng là yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của sự nghiệp cách mạng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tất nhiên, cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng là những con người cụ thể, nên họ phải có được những phẩm chất tốt đẹp khác của con người, chẳng hạn tình gia đình, làng xóm, tình bè bạn, nghĩa thầy trò,nhưng họ chỉ xứng đáng là cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có các phẩm chất như Hồ Chí Minh đã đề cập.
Từ phân tích trên có thể rút ra: Chuẩn mực đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là hệ thống những quan điểm, quan niệm về đạo đức, trên tinh thần kế thừa lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và được Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, đồng thời lấy đó làm tiêu chí để rèn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, nhà nước và của hệ thống chính trị nói chung.
1.1.2. Những biểu hiện tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
1.1.2.1. Khái niệm tha hóa.
Tha hóa là một hiện tượng không hiếm trong xã hội. Khái niệm “tha hóa” không phải là một khái niệm chỉ dùng ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà nó được các nhà triết học vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú tùy thuộc vào cách tiếp cận và cách vận dụng.
Thứ nhất, cách giải thích khái niệm tha hóa: thuật ngữ tha hóa theo tiếng Đức là “entfremdung” tính từ hàm nghĩa: khách quan hóa, trở nên khác đi, biến thành cái khác. “entfremdung” còn có nghĩa là; làm cho giận, ghét bỏ, xa lánh, xa lìa, mối bất hoà. Tiếng Pháp từ “aliénation” dịch là tha hoá, làm mất đi, làm lánh xa, bỏ mất, chuyển nhượng, làm rối. Tiếng Anh “alienation” dịch là “tha hóa” là: làm cho giận, ghét bỏ, xa lánh; xa lìa, mối bất hoà.
Từ điển triết học Nhà xuất bản Tiến bộ Mát –Xcơ – Va (1975) giải thích khái niệm tha hóa như sau: “khái niệm nói lên, một là quá trình về những kết quả chuyển hóa của các sản phẩm hoạt động của con người (cả hoạt động thực tiễn – những sản phẩm lao động, tiền và các quan hệ xã hội.v..v. tầm hoạt động lý luận), cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người: hai là sự chuyển hóa của những hiện tượng và quan hệ nào đó thành cá...sự là tấm gương trong sáng để quần chúng làm theo.
Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự kiểm soát hành vi của mình trước những tham vọng quyền lực và cám dỗ vật chất. Thực tế cho thấy, không ai hiểu mình bằng chính mình, không ai có thể rèn luyện mình bằng bản thân mình tự rèn luyện. Để rèn luyện mình tốt, phải biết tự xấu hổ với mình, với đồng chí, đồng nghiệp của mình, với nhân dân. Không tự dẫn mình vào những thói hư, tật xấu, không tự làm tha hóa nhân cách của chính mình.
Tóm lại, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Đây là việc làm phức tạp, đòi hỏi phải có sự kiên trì, thận trọng, làm từng bước, có kế hoạch, kịp thời rút kinh nghiệm những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện, đồng thời phải tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học thì việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý mới đạt hiệu quả.
Tiểu kết chương 3
Từ những quan điểm, giải pháp về khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể rút ra một số vấn đề sau:
Phải xem vấn đề khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trận chiến chống giặc nội xâm.
Phải sử dụng đồng bộ các giải pháp.
Phải huy động tổng hợp các lực lượng của toàn hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
Thứ nhất, Nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Đổi mới phương thức của Đảng.
Thứ hai,Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước
Thứ ba, Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ, lãng phí
Thứ tư, Khắc phục hiện tượng lạm quyền, lộng quyền trong các cơ quan của Đảng và nhà nước
Thứ năm, Phát huy dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội
Thứ sáu, Nâng cao vấn đề tự rèn luyện đạo đức của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý
Từ phân tích trên cho thấy, khắc phục thành công tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là trị được cái gốc của căn bệnh tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức, tư tưởng, lối sống. Từ đó mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội thành công.
KẾT LUẬN
Tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam đã đến mức báo động, tình trạng này đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, việc quyết tâm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay là việc làm cấp bách hơn bao giờ hết, nó không chỉ liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của Đảng cầm quyền mà nó còn liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc. Muốn nâng cao việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả thì cần thực hiện những vấn đề sau:
Thứ nhất, phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là kỷ luật đảng đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm; phải gắn kỷ luật đảng với xử lý pháp luật; phải xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. Trên, dưới một lòng, quy tụ nhân tâm về một mối, cùng nhau đấu tranh chống lại những biểu hiện tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc làm rất phức tạp, lâu dài, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của nhiều người. Vì vậy phải thực hiện đồng thuận ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị; phải kết hợp chặt chẽ các giải pháp một cách biện chứng thì mới thành công được.
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng: các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm quản lý chặt chẽ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là đi công tác nước ngoài; phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ, vi phạm về tư cách đạo đức, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Cần phải xử lý nặng hơn nữa những cán bộ lãnh đạo, quản lý tha hóa về đạo đức để yên lòng nhân dân. Nhân dân có yên lòng thì Đảng mới vững mạnh. Thà đưa ra xử thật nặng một vài người để cứu muôn người, chứ không để tồn tại những cán bộ bất chính mà để hại đến muôn dân.
Thứ hai, phải xây dựng bằng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đặc biết là luật chống tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chúng ta đã cho ra được 27 biểu hiện và 4 nhóm giải pháp để làm căn cứ xử lý, kỷ luật trong Đảng nhờ đó mà hiện nay đang phát huy được tác dụng. Vì vậy, khi xây dựng bộ luật về phòng chống tham nhũng cũng phải cho ra bằng được những điều luật chặt chẽ, đủ sức mạnh răn đe để căn cứ pháp lý thì mới đẩy lùi được tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thứ ba, phải xây dựng bằng được đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài. Công tác cán bộ cũng giống như người nông dân gieo hạt giống, hạt giống tốt, môi trường tốt thì mới cho cây cho quả tốt. Muốn xây dựng được người cán bộ lãnh đạo, quản lý tốt phải làm tốt từ khâu tuyển chọn đến việc tạo môi trường cho cán bộ rèn luyện trưởng thành. Xây dựng được người cán bộ tốt thì họ mới tham mưu được những chính sách, pháp luật tốt.
Muốn biết được cán bộ tốt hay xấu cần phải theo dõi những mối quan hệ của cán bộ đó, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế, chỉ trong mối quan hệ kinh tế thì họ mới bộc lộ bản chất thật của mình, mối quan hệ kinh tế chính là “lửa thử vàng” để sàng lọc cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo dõi mối quan hệ kinh tế phải theo dõi quá trình trưởng thành, phát triển của cán bộ đó, xem xét mức độ rèn luyện của họ, ở những môi trường khắc nghiệt (môi trường khó khăn và môi trường đầy vật chất cám dỗ). Nếu thấy bản lĩnh cán bộ đó vững vàng thì mới quyết định bổ nhiệm họ vào các cương vị lãnh đạo, quản lý.
Thư tư, phải nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc đoàn kết sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đối với việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; phải tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ lãnh đạo, quản lý để họ biết tự trọng, biết xấu hổ, tự giác để không vi phạm pháp luật, giữ con người mình trong sáng. Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức là cách tăng cường sức đề kháng cho mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý, dù ở cấp thấp hay cao đều phải có dũng khí giữ gìn. Còn có sai có kỷ luật, dứt khoát phải làm.
Thứ năm, Phải dựa vào nhân dân. Bài học, xương máu từ xưa đến nay cho thấy, nhân dân chở thuyền, nhân dân cũng lật được thuyền; nhân dân rất tinh tường, bao dung, độ lượng nhưng nhân dân cũng rất nghiêm khắc. Cán bộ lãnh đạo, quản lý làm gì dân biết hết, dân chỉ bao dung cho những ai biết ăn năn hối cải; biết cải tà, quy chính; biết lập công chuộc tội. Ai đã chót nhúng tràm rồi phải biết tự gột rửa, dân sẽ tha thứ; còn cán bộ lãnh đạo, quản lý nào tha hóa về đạo đức mà dân đã lên tiếng nhắc nhở, nhưng vẫn cố tình vi phạm thì nhân dân sẽ nghiêm khắc trừng trị. Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý phải cần phải ghi tâm, khắc cốt một điều: Tham nhũng có tinh vi, làm ảo thuật giỏi đến mức nào đi nữa thì cũng không bao giờ có thể che được mắt dân.
Các tổ chức đảng, chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Đảng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; có cơ chế khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân tích cực đấu tranh, phát hiện những hành động sai trái của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Dựa vào dân là phài huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân đối với việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý. Năm 1945 chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành chính quyền về tay nhân dân thì giờ đây chúng ta lại cần phải huy động sức mạnh của toàn dân đối với việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý để giữ chính quyền của nhân dân. Chúng ta phải tin tưởng chắc chắn, nhân dân sẽ ủng hộ chúng ta.
Thứ sáu, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết kiềm chế bản năng của mình, có ý thức về lợi ích dân tộc, ý thức về một cuộc sống ích nhà lợi nước, có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, ý thức về xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ý thức về tình người, biết thương người như thể thương thân. Khắc phục các thói hư tật xấu, không sống trụy lạc, bê tha, không dối trá, không vì lợi ích mình mà hại người, không vì tiền mà chà đạp lên đạo lý, lương tâm, tình nghĩa. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cần hiểu thật sâu sắc về đạo làm người, hình thành cho mình “một toà án lương tâm” đủ sức tự giám sát được mình một cách thật nghiêm khắc và thường xuyên, thì mới giữ được trọn vẹn đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hiện nay, việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý đang diễn ra rất mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Nói như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: lửa đã cháy rồi thì củi khô, củi tươi bỏ vào đều cháy cả. Theo chúng tôi không chỉ củi tươi mà nhân cơ hội này chúng ta đốt luôn tất cả những rác rưởi để cho môi trường của Đảng và nhà nước trong sạch. Muốn làm được vậy thì cần phải có những người có bản lĩnh, quyết tâm tìm củi và bỏ vào lò. Do vậy, từ Trung ương, đến địa phương, từ người dân đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, mọi người thể hiện sự quyết tâm chung tay, góp sức, làm cho việc khắc phục tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trở thành phong trào, cùng đoàn kết chặt chẽ một lòng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, có như vậy mới xây dựng được đất nước hùng mạnh để sánh vai với các cường quốc năm châu.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Đặng Thái Bình, (2014), “Vấn đề tha hóa bản chất con người trong triết học tôn giáo của L. Phoiơbắc”. Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 8 năm 2014.
Đặng Thái Bình, (2017), “Nhận diện tha hóa về đạo đức, tư tưởng chính trị ở một bộ phận cán bộ công chức, viên chức và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa”. Tạp chí Quản lý nhà nước tháng 3 năm 2017
Đặng Thái Bình, (2017), “Từ vấn đề “lao động bị tha hóa” đến sự tất yếu ra đời hình thái chủ nghĩa cộng sản”. Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 3 năm 2018.
Đặng Thái Bình (2018) “Kiện toàn hệ thống pháp luật nhừm khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý” tạp chí Quản lý nhà nước số 268 tháng 5 năm 2018..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khánh An (2013): “Y đức - đã tận cùng của sự tha hóa?”. Báo mới, điện tử ngày 30/10/2013.
2. Tâm An (2016) “Có phải bôi trơn thì thủ tục mới thông hay không?”. ngày 6/12/2016 Báo điện tử dantri.con.vn.
3. Mỹ Anh (2016): 191.000 sinh viên ra trường thất nghiệp, gây lãng phí lớn - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời ra sao? Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16/11/2016. dangcongsan.vn
4. Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2006) Viện khoa học xã hội Việt Nam Tệ nạn quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng chống Nxb chính trị quốc gia Hà nội 2006.
5. Ban Tổ chức Trung ương (2013) Hướng dẫn số 22 - HD/BTCTW. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2013 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. www.xaydungdang.org.vn/.
6. Lương Bằng (2016): Dự án ngàn tỷ đồng đắp chiếu: “tượng đài” lãng phí. Báo điện tử Vietnamnet ngày 10/10/2016. vietnamnet.vn.
7. Hoàng Chí Bảo (2012) Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản.
8. Hoàng Chí Bảo (11/2015) “Xây dựng Đảng về đạo đức” Tạp chí Cộng sản điện tử 20/11/2015.
9. Ngọc Bích (2013), “Cán bộ có chức quyền dùng doanh nghiệp sân sau để tham nhũng” Báo Điện tử Đất Việt.
10. Trường Chinh (1980) Chủ tịch Hồ Chí Minh và thời đại - Tạp chí Cộng sản, tháng 6.1980.
11. Chính phủ (2010); Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
12. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác Ph.Ăngghen V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Duy Chương, (2007) “Thấm nhuần tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3-2007
14. Lê Văn Cương (2012), “Để ngăn chặn thoái hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên”. baomoi.com.
15. Trương Hải Cường (2001) có bài viết: “Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lao động bị tha hóa và sự tha hóa của tôn giáo”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6 năm 2001
16. Trần Danh (2013) “Xử lý nghiêm tình trạng “bảo kê” tội phạm” Báo Điện tử Đồng Nai.
17. Văn Duẩn - Phương Nhung (2016) Vụ "cả sở làm sếp": Nói bổ nhiệm "vì dân" là lấp liếm Báo điện tử Người lao động ngày 1/11/2016.
18. Nguyễn Tấn Dũng (2013) “Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ về văn hoá” Thủ Tướng Chính phủ. chinhphu.vn.
19. T.Dũng, bài viết: Xử lý bằng hình thức cao nhất vụ “cột điện cao thế trộn đất” Báo điện tử Người lao động ngày 2/6/2016 đăng trên trang
20. Kỳ Duyên - Quan chức và hối lộ tình dục. Đăng trên Báo điện tử Vietnamnet ngày 8/11/2014.
21. Đại từ điển tiếng Việt (2008), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
22. Hoàng Thanh Đạm (2004), J.J.Rousseau. Bàn về Khế ước xã hội. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991)- Văn kiện Đại hội, Đại biểu toàn quốc lần thứ VII NXB sự thật Hà Nội năm 1991, tr. 48.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992) Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng, (khóa VII) Nxb Sự thật Hà nội,
25. Đảng cộng sản Việt Nam(1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng, (Khóa VIII) Nxb Chính trị quốc gia Hà nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam- (2001)Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng, (Khóa IX) Nxb Chính trị quốc gia Hà nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007) - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 52, Nxb CTQG, H. 2007.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010) - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I (khoá VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị quốc gia Hà nội. 2010.
31. Đảng Cộng sản việt Nam (2010). Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị, (Khóa IX) “về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương, (Khóa XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương ( khóa XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn Phòng Trung ương Đảng.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) Xuất bản: Văn Phòng Trung ương Đảng Hà Nội năm 2016.
39. Nguyễn Hữu Đễ (2013) chủ nhiệm đề tài: Lợi ích nhóm và tác động của nó đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Triết học. Thời gian thực hiện: từ tháng 01 - 2013 đến 12 2014. Thời gian nghiệm thu cấp Bộ: 02 - 03 2015.
40. Phạm Văn Đức (2002) “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1 năm 2002.
41. Nguyễn Văn Giang - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lựa chọn nhân sự và ra nghị quyết của đại hội đảng các cấp đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 05/10/2015. baodientu@tccs.org.vn
42. Đoàn Thế Hanh (2012), “Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay”Tạp chí Cộng sản (baodientu@tccs.org.vn).
43. Bùi Hải - Lá đơn xin từ chức của một "Thằng đánh máy" ở Đà Nẵng. Đăng trên báo điện tử soha.vn ngày 15/8/2016. soha.com.vn
44. Trần Hằng Bình Minh (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Bách Khoa
45. G.V.Ph.Hêghen. Toàn tập, t.VII. Nxb Kinh tế - xã hội. Mátxcơva, 1934 .
46. G.W.F.Hêghen (2006), Hiện tượng học tinh thần, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Văn học, Hà nội,
47. Phạm Ngọc Hiền (2014) Nhận diện và phòng, chống nguy cơ " tự diễn biến", " tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, web:
48. Nguyễn Huy Hiệu (2016) “Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa. Trang web, dangcongsan.vn
49. Công Hoan (2015), “Ngăn chặn cán bộ chạy chọt vào Trung ương bằng cách nào?” Báo điện tử dantri.com.vn.
50. Chung Hoàng ( 2013) “Xử hình sự 4 người đứng đầu vì tham nhũng” Báo Điện tử vietnamnet.vn.
51. Chung Hoàng (2013), “Hỏa lực hùng hậu, giặc tham nhũng vẫn chưa bị sát thương” Báo Điện tử vietnamnet.vn.
52. Đức Hoàng (2014) - Những vụ hối lộ được điều tra một nửa” đăng trên Báo điện tử Lao động, laodong.com.vn, 8/11/2014.
53. Vũ ngọc Hoàng (2015), “Lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” cảnh báo nguy cơ” đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 2/6/2015.
www.tapchicongsan.org.vn
54. Vũ Ngọc Hoàng (2015), “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa” Tạp chí điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam. dangcongsan.vn.
55. Mai Xuân Hợi “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội”, Tạp chí Triết học tháng 10/2014.
56. Vũ Quốc Hùng (2012) Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư có bài viết “Luôn chỉnh đốn Đảng mới tránh được tha hóa, sa ngã” Báo Kinh tế và Đô thị. Web: kinhtedothi.vn.
57. Nguyễn Thị Hường (2013) “Ngăn chặn sự tha hóa đạo đức ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nước ta hiện nay nhìn từ góc độ pháp luật”, Tạp chí Triết học số 6 tháng 6 năm 2013.
58. Ngô Nguyệt Hữu (2016) - Sửa tuổi, chạy tuổi để “vinh thân phì gia"đăng trên báo Điện tử vietnamnet.vn.
59. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), Quan niệm của Các Mác về tha hóa và ý nghĩa của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam. Đề tài luận án tiến sỹ.
60. Thế Kha (2016), Kẽ hở Luật Phòng chống tham nhũng tạo cơ hội cho “cả họ làm quan”báo điện tử dantri.con.vn.
61. Nguyễn Linh Khiếu (2015) “Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản điện tử tapchicongsan.org.vn.
62. Nguyễn Thế Kiệt (2002 - 2003) Đề tài cấp bộ “Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điểu kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay thực trạng và xu hướng biến động”.
63. Vũ Lân (2015). “Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cần quan tâm cả “gốc” và “ngọn”, Tạp chí Xây dựng Đảng - xaydungdang.org.vn, 27/11/2015.
64. Vũ Ngọc Lâm với bài viết: “Có hay không “sân sau” của cán bộ”, Tạp chí Cộng sản điện tử tapchicongsan.org.vn, 23/9/2013.
65. Nhị Lê (2016), Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản -“Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng: Bình tĩnh phòng ngừa, chủ động ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ” Tạp chí Cộng sản web, tapchicongsan.org.vn ngày 29/9/2016.
66. V. I. Lê-nin,Toàn tập (1977) tập 36, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
67. V.I.Lê-nin. Toàn tập (1977), t.41. Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
68. V.I.Lê-nin. Toàn tập (1979), t.42. Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
69. V.I. Lê-nin (1980), toàn tập tập 39 . Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va
70. V.I. Lê-nin (1980), toàn tập tập 43. Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va
71. V.I. Lê-nin (1980), toàn tập tập 44 . Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va
72. V.I. Lê-nin (1980), toàn tập tập 50 . Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va .
73. V.I. Lê-nin (1980), toàn tập tập 54 . Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va
74. Khiếu Linh (2015) “Giải pháp nhằm phát huy vai trò báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản tapchicongsan.org.vn, tháng 7 năm 2015.
75. Đoàn Loan - Nguyễn Hưng (8/11/2013), “Cơ quan chống tham nhũng cần chiến dịch“bắt hổ ”” Báo điện tử VnExpress.net.
76. Phạm Thị Tố Loan (3014) “Những biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và một số giải pháp ngăn ngừa tha hóa đạo đức lối sống hiện nay”, Báo điện tử Tỉnh ủy Bình Thuận-binhthuancpv.org.vn, ngày 5/12/2014.
77. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994). Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
78. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), toàn tập, t.3, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
80. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội.
81. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội.
82. Văn Thị Thanh Mai (10/2015) Giá trị lý luận của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Báo điện tử Đảng Cộng sản 03/10/2015.
83. Nguyễn Đức Mạnh - Nguyễn Tiến Hiệp (2016) Học viện hành chính Quốc gia có bài viết: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước” Tạp Chí Cộng sản điện tử 28/7/2016. ww.tapchicongsan.org.vn
84. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
85. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập. tập 5. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
86. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
87. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
88. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập. tập 11. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
89. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập12. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
90. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
91. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
92. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
93. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
94. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
95. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
96. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập7, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội,
97. Nhất Nam, (2013), “Tội phạm tham nhũng tăng 27%” Báo điện tử Đất Việt baodatviet.vn.
98. Nguyễn Thế Nghĩa (2003) có bài viết: Quan niệm của C.Mác về tha hoá và sự giải phóng con người khỏi tha hoá trong“ Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”, Tạp chí triết học số 10 năm 2003.
99. Nguyễn Thế Nghĩa (2003), Quan niệm của C.Mác về tha hoá và sự giải phóng con người khỏi tha hoá trong “ Bản thảo kinh tế triết học năm 1844”. Số 10 năm 2003 Tạp chí triết học.
100. Nguyễn Tiến Nghĩa (2013) “Tham nhũng-nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí cộng sản điện tử 17/1/2013.
101. Hồng Ngọc (2914) “Sự tha hóa của nền giáo dục Việt Nam”, Báo điện tử tuổi trẻ tuoitre.vn, ngày 21/8/2014.
102. Trần Nhâm (2008), Phòng, chống tham nhũng - nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (4), Tạp chí xây dựng Đảng.
103. Nhóm phóng viên (2010) Chủ tịch tỉnh Hà Giang buông thả trong lối sống báo điện tử vnexpress.net.
104. Nguyễn Đức Nhuận (2016) “Một số vấn đề trong xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh” đăng trên, Tạp chí Cộng sản, số 22 ngày 22/3/2016.
105. T Nhung (2016), Kỷ luật 96 công chức ngành thi hành án dân sự. Báo điện tử Vietnamnet.vn ngày 26/11/2016.
106. T.I. Ôi-đéc-man, M.M. Rô-đen-tan (1986), Lịch sử phép biện chứng Mác xít. Nxb Tiến bộ Mát –xcơ-va.
107. Trần Sĩ Phán (2008) “Mấy vấn đề đạo đức người cán bộ, đảng viên trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng”, Tạp chí triết học số 5 năm 2008.
108. Lê Khả Phiêu (2012), “Nói về Nghị quyết Trung ương 4”. Báo Nhân Dân.
109. L.Phoiơbắc (1955), Tuyển tập các tác phẩm triết học, tập, t.1. Nxb Chính trị Quốc gia, Mát-xcơ-va.
110. L.Phoiơbắc (1955), Tuyển tập các tác phẩm triết học, tập, t.2. Nxb Chính trị Quốc gia, Mát-xcơ-va, 1955.
111. Lê Thanh Phong (2013), “Tội phạm hoành hành và cái ghế của trưởng công an” Báo điện tử Dân trí. dantri.com.vn
112. Xuân Phong, (2016) “Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận có hiện tượng bổ nhiệm nhiều vào cuối nhiệm kỳ”, đăng trên báo điện tử Lao động ngày laodong.com.vn 16/11/2016.
113. Vũ Văn Phúc (2013) “Một số giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay”, Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên hiện nay.Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013.
114. Vũ Văn Phúc (2016), “Bệnh quan liêu trong công tác tổ chức cán bộ”. Tạp chí Lý luận chính trị số 5 -2006
115. Tuấn Phùng - Bà Sơn - Ngọc Ân (2012) “Phí làm đường cao tốc: đắt hơn cả Mỹ” Trang web tuoitre,vn ngày 2/5/2012.
116. Thảo phương (2014), “Hối lộ tình dục” đau đầu “bằng chứng ở đâu” Báo điện tử Dân trí ngày 8/11/2014 dantri.com.vn.
117. Mạnh Quân ( 2015), “44% người dân phải "lót tay" cán bộ khi làm "sổ đỏ" Báo điện tử dantri.com.vn. Khảo sát PAPI 2015.
118. Phạm Ngọc Quang (2013), “Nhà nước của dân, do dân, vì dân từ hiến pháp 1946 đến thực tiễn nhà nước ta hiện nay”. Trang web www.quochoi.vn.
119. Quốc hội (2005). Luật phòng, chống tham nhũng Số: 55/2005/QH11 của Quốc hội (khóa XI) Ngày 29 tháng 11 năm 2005.
120. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức, Số: 22/2008/QH12, của Quốc Hội
121 . Quốc hội (2015), Số: 100/2015/QH13 của, Luật hình sự. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
122. Châu Như Quỳnh (2014) Vì sao JTC phải hối lộ để trúng thầu dự án tại Việt Nam ? Báo điện tư dantri.com. Ngày 29/3/2014.
123. Nguyễn Xuân Quỳnh có bài viết: “Đạo làm người trong Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí xây dựng Đảng điện tử 24/10/2015.
www.xaydungdang.org.vn
124. Rousseau, Danh ngôn Tudiendanhngon.vn.
125. Trương Tấn Sang (2013), “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”, Báo Quân Đội Nhân Dân.
126. Sổ tay pháp luật dành cho cán bộ công chức, (2001), Nxb Lao động, Hà Nội.
127. TAG (2014), Phát hiện 855 văn bản trái pháp luật. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đăng ngày 31/12/2014 web dangcongsan.vn,.
128. Tài liệu hỏi- đáp lớp đảng viên mới (2012). Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
129. Trịnh Thanh Tâm (2015), “Cấp ủy, tổ chức đảng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử 24/5/2015. www.xaydungdang.org.vn
130. Trung Tâm -Sử dụng bằng giả, phó tham mưu trưởng bị kỷ luật. Báo điện tư Tuổi trẻ ngày 23/7/2015 tuoitre.vn.
131. Vũ Quang Tạo (2008), “C.Mác và sự nghiệp giải phóng con người trong thời đại ngày nay” đăng trên Tạp chí Triết học, số 5 tháng 5 2008.
132. Đoàn Quốc Thái (2010), “Bàn thêm về khái niệm “giá trị đạo đức”” đăng trên, Tạp chí triết học số 12 (235) 2010.
133. Phạm Thanh (2013), “Doanh nghiệp “né” bảo hiểm qua lương tối thiểu”. Báo điện tử Dân trí - dantri.com.vn.
134. P. Thảo (2016), Thủ tướng phê bình cán bộ vô trách nhiệm trong vụ Formosa. Đăng trên báo điện tử Dân trí. Web dantri.vn ngày 24/8/2016.
135. Trần Đức Thảo (1989), vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1989.
136. Nguyễn Văn Thiện (2011), Sự tha hoá quyền lực ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay và một số giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục nó (11), Tạp chí Văn nghệ Nghệ An.
137. Thái Thiện (2011), “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy”. Báo điện tử Vietnamnet.vn.
138. Cao văn Thống đã (2014), “Nhận diện biểu hiện “lợi ích nhóm” trong công tác tổ chức cán bộ và giải pháp khắc phục”, Tạp Chí Cộng sản điện tử 2/7/2014. www.tapchicongsan.org.vn
139. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (2012), “Cần liều thuốc đặc trị chữa bệnh thoái hóa, biến chất”. Báo Đại Đoàn kết. daidoanket.vn
140. Đặng Hữu Toàn (2006) có bài viết: “Toàn cầu hóa, “ nguy cơ tha hóa” và vấn đề định hướng giá trị văn hóa tinh thần”, Tạp chí Triết học, số 5 (180), tháng 5 2006.
141. Trương Khắc Trà với bài viết “Hoàng hôn nhiệm kỳ là bình minh lợi ích” đăng trên Báo điện tử Giáo dục, ngày 29/8/2016, giaoduc.net.vn.
142. Nguyễn Phú Trọng (2012), “Quyết tâm làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết tốt hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc hơn” Tạp chí Cộng sản (baodientu@tccs.org.vn).
143. Nguyễn Vĩnh Trọng (2012), Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (21/2/2012), Tạp chí Xây dựng Đảng (trang điện tử).
144. Từ điển Tiếng Việt (2010), Nxb Bách Khoa Hà Nội .
145. Từ điển triết học (1975), Nxb Tiến bộ Mát-Xcơ-Va.
146. Từ điển Bách khoa toàn thư (1996), quyển 1. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
147. Từ điển Bách khoa toàn thư (1996) quyển 2. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
148. Nguyễn Anh Tuấn cũng có bài viết: “Vấn đề tha hóa trong “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen. Tạp chí triết học số 10 năm 2008.
149. Nguyễn Anh Tuấn có công trình nghiên cứu: Quan niệm của C.Mac về tha hóa lao động và bản chất con người (Qua Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 của C.Mac), Tạp chí triết học số 10-2003.
150. Phạm Thị Túy (2014). Thể chế đăng trên Tạp chí Tổ chưc Nhà nước. Trang điện tử
151. Phùng Văn Tửu (Biên soạn). Giăng Giắc Rútxô. Nxb Văn học, Hà Nội, 1978.
152. VietLex Từ điển Tiếng Việt (2008) tr 370 NXB Đà Nẵng 2008.
153. P.V (2016) Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016. Trích từ trang web
154. Anh Vũ (2013) “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng đã thành đường dây có tổ chức” Đăng trên báo điện tử Thanh Niên ngày 6/12/2013.
155. Ngô Đình Xây (2010), “G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác”, Tạp chí triết học.
156. Nguyễn Duy Xuân (2016), “Cả họ làm quan” đang trên báo điện tử Lao động, laodong.com.vn ngày 10/10/2016.
157. Nguyễn Xuân Yêm (2003) Tội phạm có tổ chức Maphia và toàn cầu hóa tội phạm, Nxb Công an nhân dân,.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_khac_phuc_tinh_trang_tha_hoa_ve_dao_duc_cua_mot_bo_p.docx