Tài liệu Luận án Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam hiện nay, ebook Luận án Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam hiện nay
176 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Trọng Hưng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận về kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 6
1.2. Các công trình đề cập đến thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với
việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Trung bộ
Việt Nam nói riêng 16
1.3. Các công trình đề cập đến quan điểm, giải pháp kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 23
1.4. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan và
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về việc kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt
Nam hiện nay 34
Chương 2: KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 37
2.1. Kinh tế, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế 37
2.2. Môi trường và bảo vệ môi trường 47
2.3. Yêu cầu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 53
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT
NAM HIỆN NAY 75
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và môi
trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam 75
3.2. Thực trạng việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở
các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay 84
3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 97
3.4. Nguyên nhân của thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 108
Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
KẾT HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG
BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1. Một số quan điểm nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 114
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 134
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
PHỤ LỤC 172
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCN : Cụm công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN : Công nghệ
CT - XH : Chính trị - xã hội
ĐT : Đào tạo
GD : Giáo dục
KCN : Khu công nghiệp
KKT : Khu kinh tế
KH : Khoa học
KT - XH : Kinh tế - xã hội
MT : Môi trường
MTST : Môi trường sinh thái
Nxb : Nhà xuất bản
PTBV : Phát triển bền vững
PTKT : Phát triển kinh tế
TN - MT : Tài nguyên - môi trường
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TTKT : Tăng trưởng kinh tế
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu
hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các
quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có
một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được
nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường.
Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái trên
phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc, các
nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng nhận
thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm
khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu quả về môi
trường thì phải phát triển bền vững.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục
xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặt ra cho chúng
ta là trong khi phát triển kinh tế thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phải bảo vệ được môi trường tự nhiên một cách có hiệu quả, nằm trong
giới hạn cho phép của môi trường để bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Trong thời gian qua, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững; môi trường
nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi
hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ
và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ
phận dân cư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ:
2
Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm,
thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp. Môi trường ở nhiều
nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa
chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu; hậu quả của thiên tai còn nặng nề [42, tr.169].
Do đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường vì sự phát triển bền vững có ý nghĩa sống còn đối với nước ta
cả trước mắt và lâu dài.
Trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế con người đã tác động rất
lớn đến môi trường. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi do phát
triển kinh tế gây ra, con người đã đặt ra yêu cầu và đi tìm các biện pháp để
vừa tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng ít gây tổn hại đến môi trường nhất.
Những địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp như các tỉnh Bắc Trung
bộ Việt Nam, thường phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì vậy, mức độ tác
động đến môi trường càng lớn do phải khai thác nhiều hơn đối với các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên Huế) là một vùng kinh tế còn khó khăn, có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh tế kém phát
triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực, nhưng kết quả phát triển kinh tế không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về
môi trường. Thực tế việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở
các tỉnh Bắc Trung bộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng về vấn đề này vẫn còn hạn chế;
vẫn còn biểu hiện tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự quan tâm
đúng mức tới bảo vệ môi trường, v.v..
Do vậy, kết hợp giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề mang tính bức thiết hiện nay.
Bởi vì, để đạt được các lợi ích kinh tế đơn thuần, hiện nay ở các tỉnh Bắc
Trung bộ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường. Để bảo đảm sự cân
3
bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thời gian qua đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu, những ý kiến đề xuất và những giải pháp trong
thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu
vấn đề này ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Vì vậy, để tiếp tục khẳng định cần phải
kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm tạo ra môi
trường cho sự phát triển bền vững, tác giả chọn vấn đề: Kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay
làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, luận án đề
xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sự kết hợp tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Môi trường là một vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau, như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường sống (tồn
4
tại), môi trường phát triển, môi trường xã hội... Ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên
cứu sự kết hợp biện chứng tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở
các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tính từ năm 2000 trở lại đây).
Tác giả luận án xác định ba nhiệm vụ chính cần phải giải quyết (2.2)
trong khuôn khổ cho phép của một luận án tiến sĩ Triết học, đặc biệt, tập trung
đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. Các
điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ được tác giả luận án tiếp tục đào sâu
nghiên cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và công tác của mình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là phép biện chứng duy vật, những quan điểm
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; những
thành tựu lý luận hiện đại về cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án là: phương
pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; cách tiếp cận hệ thống, so sánh đối
chiếu, điều tra khảo sát trên tinh thần kết hợp lý luận với thực tiễn.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ hơn cơ sở triết học của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường.
- Phân tích, chỉ rõ thực trạng của việc giải quyết sự kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp
hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ
Việt Nam hiện nay.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường, kết hợp vấn đề
môi trường trong phát triển kinh tế.
- Luận án có thể giúp những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã
hội, xây dựng pháp luật tham khảo vận dụng vào địa phương mình trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Kinh tế là một trong những lĩnh vực cơ bản của xã hội. Khi nói đến
kinh tế là muốn nói đến các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, các hoạt động kinh tế của con người ngày càng tác động sâu sắc tới
tự nhiên, tạo nên sự tăng trưởng về nhiều mặt trong đó có tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những nội dung được các học giả trao
đổi, bàn luận khá nhiều dưới các góc độ kinh tế, xã hội, môi trường...
Ở khía cạnh kinh tế học, khái niệm tăng trưởng kinh tế được sử dụng
khi muốn nói tới sự lớn lên, tăng thêm hay mở rộng của một nền kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế có thể được hiểu là “mức tăng sản lượng thực tế của một quốc
gia trong một thời gian nhất định”; nói một cách khác, tăng trưởng kinh tế là
việc mở rộng quy mô sản xuất quốc gia, tiềm năng của một nước, tiềm năng
thực hiện: việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất [47]. Các chỉ tiêu để
đánh giá tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) [18], [30], [36], [47], [84], [120]...
Tác giả Trần Thọ Đạt với các công trình “Các mô hình tăng trưởng
kinh tế” [44] và “Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế” [45]; tác giả Vũ
Thị Ngọc Phùng với công trình “Giáo trình kinh tế phát triển” [79] đã đi sâu
phân tích các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới như: mô hình tăng
trưởng của trường phái Keynes, Harrod Domar, tăng trưởng tân cổ điển mở
rộng, tăng trưởng nội sinh... Liên hệ ở Việt Nam về mô hình tăng trưởng kinh
tế, tác giả cho rằng, cho đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn
là mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, dựa vào tăng quy mô tài sản
7
cố định và khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính. Mô hình tăng trưởng này
có những ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm: ưu điểm là đem lại nhiều lợi
thế để kinh tế đất nước tăng trưởng với tốc độ nhanh; nhược điểm là tăng
trưởng theo mô hình này sẽ không thật sự bền vững, đặc biệt là nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt và nhiều vấn đề về môi trường
sẽ nảy sinh...
Như vậy, điểm qua một số công trình đã bàn về tăng trưởng kinh tế,
chúng ta có thể thấy rõ, các tác giả đã tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm
tăng trưởng kinh tế, chỉ ra và so sánh các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế
giới và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu
đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh
tế một số nước trên thế giới và Việt Nam, bàn luận, đưa ra các giải pháp để
thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã khai thác tài
nguyên thiên nhiên vượt quá ngưỡng cho phép. Hệ quả là môi trường bị biến đổi
và sự suy thoái tăng dần lên nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường
kèm theo. Do vậy, vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển bền
vững cũng là một trong các nội dung được đề cập khá nhiều trong thời gian qua
ở trong nước cũng như ở nước ngoài trên các khía cạnh khác nhau.
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người trong khi
tăng trưởng kinh tế là quá trình con người tác động, sử dụng và cải thiện các
điều kiện đó. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về môi trường tùy thuộc vào
khía cạnh nghiên cứu, tiếp cận. Một số định nghĩa đáng lưu ý của các công
trình Môi trường và tài nguyên Việt Nam [86]; Môi trường tự nhiên trong
hoạt động sống của con người [61]... Các tác giả của các công trình này đều
cho rằng môi trường tự nhiên là tổng hòa nhiều yếu tố tự nhiên, hiện tượng tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã hội, có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau và có ảnh hưởng tới
sự tồn tại, phát triển của tất cả các loài sinh vật trên trái đất.
8
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn
quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm
bảo quyền con người cho nhân dân được sống trong môi trường trong sạch,
đất nước được phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta
đã ra nhiều văn bản luật, dưới luật, các chỉ thị, nghị quyết về môi trường và
bảo vệ môi trường [9]; [10]; [11]; [12]; [43]; [82]; [105]; [109]... Trong các
văn bản này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định nhiều nội dung quan trọng về
môi trường, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước...
Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn
chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường... Bảo vệ môi trường là vấn đề chung, toàn cầu có ảnh hưởng tới cuộc
sống của toàn bộ loài người. Luật Bảo vệ môi trường đã ghi rõ: “Bảo vệ môi
trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân” [82, tr.12]. Do vậy, bảo vệ môi trường không những tạo điều kiện cho
tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững hơn, mà còn giúp cho mọi người ngày
một tiếp cận với cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường thực chất
là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệ này được rất nhiều
nhà khoa học, các trường phái tư tưởng, các tổ chức và chính phủ quan tâm
nghiên cứu, giải quyết. Nhưng cách thức trình bày khác nhau, đi đến việc giải
quyết cũng trên quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Cho đến nay,
việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ này hiệu quả nhất chỉ được thực
hiện trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên cần phải được xem như
một hệ thống động học thống nhất, hoạt động theo nguyên tắc liên hệ ngược
chứ không phải chỉ là mối quan hệ một chiều (con người tác động và cải tạo
tự nhiên). Đáng chú ý là con người thường không thể hiểu biết hết và lường
9
trước được những tác động ngược đó (ví dụ như hiện tượng nóng lên toàn
cầu, nước biển dâng, biến đổi khí hậu) và nó gây ra sự tàn phá nặng nề đối
với tự nhiên nhân tạo mà con người đã tạo ra. Quá trình nhận thức hậu quả
gây ra của con người đối với tự nhiên là một quá trình lâu dài, luôn bị chi phối
và cản trở bởi các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác. Những hậu quả đó
ở mức độ nào và có khả năng khắc phục, hạn chế hay không là phụ thuộc vào
nhận thức và hành động của con người, của xã hội loài người. Ph.Ăngghen
phân tích:
Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân tro đủ để bón cho một
đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn, thì những người chủ
đồn điền Tây Ban Nha ở Cu-ba có cần gì phải nghĩ rằng sau này,
những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên
không có gì che chở và chỉ để lại những lớp đá trơ trụi! [69, tr.658].
Vậy, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà tư bản đã hành động bất
chấp hậu quả, bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự “trả thù” của giới tự
nhiên. Chính quy luật lợi nhuận cộng với sự vô ý thức của con người đã phá
vỡ sự cân bằng của giới tự nhiên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi
trường, sinh thái.
Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế nói riêng, loài người nói
chung là cần giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, các quốc gia cần quan tâm xem xét
nhiều hơn tới vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế một cách bền vững.
Ở tầm quốc tế, các tổ chức, liên minh toàn cầu cũng đã dành nhiều sự
quan tâm, đưa ra những nguyên tắc và cam kết chung về vấn đề phát triển bền
vững, bảo đảm môi trường sống cho các thế hệ tương lai, đồng thời góp phần
tái tạo lại tài nguyên nói riêng, môi trường nói chung bằng nhiều biện pháp cụ
thể, tích cực.
Đặc biệt, Hội nghị Môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức năm
1972 tại Stôckhôlm (Thụy Điển) đã đưa đến sự ra đời của Chương trình Môi
10
trường Liên Hợp quốc (UNEP), Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới
(WCED). Với sự kiện này càng chứng tỏ gắn với khả năng chinh phục và cải
tạo tự nhiên của con người ngày càng cao, sự phát triển nhanh về kinh tế là sự
suy thoái và xuống cấp gay gắt của môi trường, trở thành vấn đề chung đòi
hỏi sự quan tâm của cả loài người.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển của Liên
Hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 với Tuyên ngôn RIO về
môi trường và phát triển [63]. Hội nghị đã đưa ra rất nhiều quyền và nghĩa vụ
về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì
sự phát triển chung của nhân loại. Tại nguyên tắc thứ hai của Tuyên ngôn đã
nêu rõ:
Phù hợp với hiến chương Liên Hợp quốc và các nguyên tắc của Luật
pháp Quốc tế, các quốc gia có chủ quyền khai thác những tài
nguyên của mình theo những chính sách về môi trường và phát triển
của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng những hoạt động trong
phạm vi quyền hạn và kiểm soát của mình không gây tác hại gì đến
môi trường của các quốc gia khác hoặc của những khu vực ngoài
phạm vi quyền hạn quốc gia [63].
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, con người được sử dụng
công cụ lao động, máy móc, phương tiện hiện đại vừa phục vụ đắc lực cho cuộc
sống của chính mình và cho cả quá trình sản xuất với năng suất, hiệu quả cao,
nhưng nó cũng vừa là một trong những nguyên nhân đưa đến sự biến đổi khí
hậu, sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, băng tan... Thấy rõ được vấn đề
mang tính chất toàn cầu ấy, Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba đã nhóm họp
tại Kyoto vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 bàn về vấn đề hiệu ứng nhà kính. Hội
nghị cũng đã đưa ra Nghị định thư Kyoto liên quan đến Chương trình khung về
biến đổi khí hậu và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Có thể thấy rằng vấn đề môi trường và phát triển không chỉ có tầm
quan trọng đặc biệt đối với mỗi quốc gia mà còn cho chính mỗi người chúng ta.
11
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, thế giới đã đưa ra các chương trình hành động cụ
thể để bảo vệ môi trường phục vụ cho cuộc sống và sản xuất của con người.
Bên cạnh việc nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa môi trường và
phát triển, nhiều học giả nước ngoài cũng đã đi sâu nghiên cứu bản chất kinh tế
của các hành động của con người với động lực bảo vệ môi trường của họ.
Ở Việt Nam, vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng với bảo vệ môi
trường được giải quyết một cách hài hòa và giản dị trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh quan niệm độc đáo về mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế với gìn giữ, bảo vệ môi trường, theo đó,
Người đã nói: “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất
nước. Có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân
giàu, nước mạnh. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa
với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [73,
tr.506]. Như vậy, con người và xã hội có thể tồn tại được là dựa vào tự nhiên,
vì vậy, việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa con người với giới tự nhiên
chính là điều kiện đầu tiên, tiên quyết nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của
xã hội. Để tăng cường hoạt động bảo vệ tự nhiên, Hồ Chí Minh thường đề cao
việc giáo dục để nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của tài
nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, ví
dụ như Người đã khởi xướng và phát động phong trào trồng cây gây rừng nhằm
mục đích tạo ra môi trường trong lành hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Tiếp nối quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta
đã thực sự quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Đặc biệt,
vấn đề bảo vệ môi trường cũng như quan điểm phát triển bền vững đã trở
thành nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI của Đảng. Mục tiêu phát triển bền
vững trở thành trọng điểm, yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược tổng thể về
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của các vùng kinh tế, các
12
tỉnh, địa phương trong các thời kỳ, trong Kế hoạch quốc gia về môi trường và
phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000, 2001 - 2010, 2010 - 2020. Năm
1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36-CT/TW [9] Về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2003,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Năm 2004, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 [10] Về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như một loạt quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khác. Điều này
đã ảnh hưởng khá nhiều tới nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước,
cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, xã hội
- nghề nghiệp và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường, bảo đảm môi trường phát triển bền vững của quốc gia.
Trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam) [105], có viết: Mục tiêu tổng quát của phát
triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và
văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài
hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường...
Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội
nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về Phát triển bền vững (RIO+20) [109].
Báo cáo được xây dựng với các mục đích sau: Thứ nhất, đánh giá toàn cảnh
20 năm thực hiện phát triển bền vững và hạn chế trong việc thực hiện phát
triển bền vững ở Việt Nam; Thứ hai, đưa ra những quan điểm và cam kết
của Việt Nam đối với những vấn đề toàn cầu sẽ được bàn thảo tại Hội nghị
và các giải pháp để vượt qua các thách thức mới nảy sinh trong giai đoạn
hiện nay, hướng tới nền kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát
triển bền vững; Thứ ba, đưa ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị
của Việt Nam cho Ủy ban Liên Hợp quốc về phát triển bền vững. Từ mục
13
đích đó, báo cáo mong muốn chia sẻ với cộng đồng quốc tế những kinh
nghiệm của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững. Đồng thời, báo
cáo cũng mong muốn được tiếp tục hợp tác và nhận được sự hỗ trợ, nhất là
về nguồn lực tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc tế để tiếp tục thực
hiện phát triển bền vững trong bối cảnh những cuộc khủng hoảng mới nảy
sinh trong thế kỷ XXI hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Ngừng trong công trình Một số vấn đề về bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay [75] cho rằng, môi
trường là địa bàn và là đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo
nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Phát triển kinh tế -
xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên trong quá trình phát triển
kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường...
Trong bài: Tăng trưởng kinh tế và môi trường: Quốc gia nào tăng
trưởng, quốc gia nào bảo vệ môi trường? [140], Wilfred Beckerman cho thấy
việc lên tiếng về những hành động hà khắc ngay lập tức làm giảm đi sự chú ý
về vấn đề nóng lên toàn cầu và những vấn đề môi trường nghiêm trọng mà
các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Các nguồn lực hạn chế không còn
giới hạn sự tăng trưởng và dường như thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây
ra không đáng kể trong tổng đầu ra của thế giới. Sự sụt giảm phúc lợi của
người dân ở các quốc gia đang và kém phát triển ngày nay là kết quả của việc
tiếp cận không công bằng tới nước sạch và vệ sinh môi trường, hoặc ô nhiễm
đô thị, là lớn hơn nhiều và cần được quan tâm ưu tiên hơn những quan tâm
khác của các thế hệ tương lai.
Hay như trong nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế và môi trường của Gene
M.Grossman và Alan B.Krueger cũng chỉ ra rằng sự suy thoái môi trường
không tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiên cứu bốn chỉ số:
ô nhiễm không khí đô thị, nồng độ ôxy ở các lưu vực sông, ô nhiễm đáy của
các lưu vực sông, ô nhiễm lưu vực sông do kim loại nặng gây ra, các tác giả
đã rút ra kết luận rằng, chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng mới
14
gây ra suy thoái và ô nhiễm môi trường, trong giai đoạn tiếp theo, chất lượng
môi trường ngày càng được quan tâm và cải thiện. Và khi thu nhập quốc dân
của một quốc gia vượt ngưỡng 8.000 USD/người/năm thì nền kinh tế tạo ra
bước ngoặt trong bảo vệ môi trường, mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường
được cải thiện dần dần [132, tr.353-377].
Tác giả Nguyễn Thế Chinh trong Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi
trường [18] đã chỉ ra mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường là mối quan hệ
tương tác hai chiều. Trong đó, hệ thống môi trường là nguồn cung cấp tài
nguyên cho con người, là nơi chứa đựng phế thải, là không gian sống cho con
người. Tuy nhiên, các khả năng này của môi trường là hữu hạn. Còn hệ thống
kinh tế luôn diễn ra quá trình khai thác tài nguyên, chế biến nguyên liệu, sản
xuất và phân phối tiêu dùng. Hoạt động kinh tế của con người tuân theo định
luật thứ nhất của động học, đó là năng lượng và vật chất không tự nhiên sinh
ra và không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Từ đó, có thể thấy được rằng khi tài nguyên thiên nhiên được khai thác càng
nhiều thì lượng rác thải mà con người thải ra môi trường càng lớn. Khi hệ
thống kinh tế của con người càng phát triển, các hành vi kinh tế càng tinh vi
thì lượng rác thải ra môi trường càng mang tính chất độc hại, gây ô nhiễm
hoặc suy thoái môi trường. Vì mối quan hệ giữa con người với tự nhiên có
nguồn gốc sâu xa, sự tác động qua lại giữa con người, xã hội và tự nhiên
mang bản chất nguyên thủy, vì vậy, muốn bảo vệ môi trường tự nhiên, con
người cần tìm ra bản chất và tác động vào các động lực của mối quan hệ đó.
Tác giả Phạm Văn Boong với công trình: Ý thức sinh thái và vấn đề
phát triển lâu bền [8], tác giả Bùi Văn Dũng với: Cơ sở triết học nghiên cứu
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường [35] đã dựa trên
lập trường chủ nghĩa duy vật biện ch...u cầu về
cùng một lượng phát thải chứ không phải kiểm soát tại cùng mức chi phí kiểm
soát cận biên và do đó các giải pháp không đạt được hiệu quả về chi phí.
Hiện đã có rất nhiều học giả quan tâm tới bảo vệ môi trường thông qua
tiếp cận dựa trên thị trường đối với tất cả bốn nhóm của chính sách cộng đồng
29
về môi trường - chính phủ, các ngành công nghiệp, các tổ chức môi trường,
và các tổ chức giáo dục. Bên cạnh đó cách tiếp cận dựa trên động lực cũng
chứng minh được ưu điểm khi cung cấp các công cụ có hiệu quả hơn về mặt
chi phí để đạt được chất lượng môi trường nhất định - ít nhất là ở mặt lý
thuyết. Tùy theo điều kiện và sự thích hợp đối với nền kinh tế, các quốc gia
có thể lựa chọn các công cụ tác động dựa trên cách tiếp cận thị trường hoặc
động lực hoặc phi thị trường, phù hợp với bối cảnh thể chế và văn hóa.
Để tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường, các học giả cũng đề xuất
với chính quyền các cấp cần tăng cường các công cụ kinh tế trong thực hiện
các nguyên tắc phát triển bền vững. Trong bài Các công cụ kinh tế cho quy
định về môi trường [138] của tác giả T.H.Tietenberg, Colby College có nêu ra
vấn đề bảo vệ môi trường thông qua cách tiếp cận dựa trên động lực kinh tế,
các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được nghiên cứu một cách thận
trọng và nghiêm túc, cung cấp những kiến thức nhất định cho các nhà hoạch
định chính sách. Các nhà kinh tế đều khuyến cáo cần nâng cao mối quan tâm
đối với việc thắt chặt kiểm soát về môi trường cũng như những mối nguy
hiểm trong nền kinh tế địa phương với việc thắt chặt kiểm soát trong môi
trường toàn cầu có tính cạnh tranh cao. Bài nghiên cứu tập trung vào việc khái
quát hóa về hai cách tiếp cận tạo động lực kinh tế - buôn bán khí thải và phí
xả thải - cũng như mối liên hệ giữa chúng tới các chính sách điều tiết truyền
thống. Ví dụ như chương trình mua bán khí thải cố gắng tạo ra sự linh hoạt
đối với các điều luật về tiêu chuẩn môi trường trong bộ luật của các chính phủ
bằng cách mở rộng sự lựa chọn của các công ty, các ngành công nghiệp trong
việc đáp ứng các chuẩn trần về môi trường. Hay như chính sách bù đắp đòi
hỏi phải có các nguồn lực mới và mở rộng trong những khu vực “không đạt”
các tiêu chuẩn môi trường, để bảo đảm thực hiện đầy đủ sự cắt giảm lượng
phát thải. Hoặc chính sách ngân hàng khí thải cho phép các công ty thu gom
các chứng nhận ERC (Emission Reduction Certification - Chứng nhận giảm
phát thải) để sử dụng trong chính sách bù đắp, chính sách bong bóng hoặc
30
bán cho các công ty khác. Nói chung, các công cụ sử dụng phương pháp tiếp
cận dựa trên động lực kinh tế tạo ra những giá trị tăng thêm, bổ sung doanh
thu từ các chính sách này cho các nguồn ngân sách thu về bằng các con đường
truyền thống khác. Các công cụ sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên động
lực kinh tế góp phần giảm bóp méo việc phân bổ các nguồn lực, sản xuất không
hiệu quả và nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng.
Cũng có nhiều học giả nhìn nhận vai trò của công nghệ đối với việc xây
dựng chính sách và bảo vệ môi trường như là một nhân tố quan trọng. Khi bàn
về việc Xem xét lại chính sách môi trường: Vai trò của đổi mới công nghệ [131],
tác giả Carlo Carraroa và Domenico Siniscaico, đã nhận thấy vai trò của đổi mới
công nghệ và tổ chức ảnh hưởng tới sự khôn ngoan trong các chính sách về môi
trường. Dựa trên những bằng chứng xác thực, thực tế cho thấy những mô hình
toán kinh tế được sử dụng trong phân tích chính sách môi trường hiện nay chưa
xác định đúng yếu tố quyết định tới ảnh hưởng của sự đổi mới và đưa ra những
ước tính đáng tin cậy về hiệu ứng của chính sách. Một vài giải pháp sau đó cho
thấy sự tích hợp giữa chính sách môi trường và chính sách công nghiệp tạo ra
tầm ảnh hưởng lớn hơn những chính sách truyền thống trong việc bảo vệ môi
trường. Hơn nữa, hợp tác công nghệ có thể là công cụ quan trọng để tạo ra sự ổn
định trong các thỏa thuận môi trường quốc tế.
Công trình Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động [101] Hà
Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh (Đồng chủ biên), đã đề cập những nội
dung cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khuôn khổ,
chương trình hành động, chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và
các quốc gia, khu vực trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những bài học về phát
triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa [34], Bùi Văn Dũng (Chủ nhiệm đề tài) đã phân tích mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường dưới góc độ triết học, quan niệm về
31
phát triển lâu bền, về những điều kiện cần thiết để duy trì mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở tầm vĩ mô.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam [16] của Lê Thạc
Cán, Trương Quang Học, Phan Quang Thắng đã bàn tới sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường để tạo nên sự phát triển bền vững ở Việt Nam với những giải
pháp cụ thể, thiết thực.
Về luận án tiến sĩ đã thực hiện liên quan đến tăng trưởng kinh tế, phát
triển kinh tế, bảo vệ và giám sát quá trình thực thi pháp luật về môi trường có:
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Bùi Văn Dũng với đề tài: Mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền
[33], tác giả đã lý giải rõ hơn cơ sở triết học trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; phân tích mâu thuẫn giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường và đưa ra những điều kiện cần thiết để
giải quyết mâu thuẫn đó; phân tích một cách tương đối có hệ thống quan niệm
phát triển lâu bền; bước đầu đề xuất một số giải pháp để kết hợp tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền ở Việt Nam trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Lê Thị Thanh Hà với đề tài: Vai trò
của Nhà nước đối với bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay [48], đã làm rõ lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường; đánh giá thực trạng vai trò
của nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thị Khương với đề
tài: Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
32
bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay [60], đã làm rõ được những
vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tác giả Lương Đình Hải trong: Một số nguyên tắc phương pháp luận
căn bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hoá xã hội và môi
trường sinh thái [51], đã đưa ra các nguyên tắc để bảo đảm mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường gồm: “Nguyên tắc thay đổi nhận
thức” - thay đổi cách nhìn nhận về môi trường và vai trò của môi trường sinh
thái đối với các hoạt động của con người trong quá trình hiện đại hoá xã hội.
Thay đổi cách thức tác động của con người vào tự nhiên và môi trường, làm
cho sự tác động của con người vào môi trường mang tính thân thiện. Nguyên tắc
thứ hai là: “Nguyên tắc về mặt lợi ích” - là gắn các lợi ích kinh tế của con người,
cộng đồng với các giá trị về môi trường sinh thái. Bảo đảm cho quá trình duy trì
và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm phong phú thêm các giá
trị của tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở đó đưa vấn đề bảo vệ
môi trường thành tiêu chí của sự tăng trưởng và bảo đảm các lợi ích của các thế
hệ sau, duy trì sự phát triển bền vững. Nguyên tắc thứ ba là: “Nguyên tắc tăng
trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái”. Và nguyên
tắc thứ tư là: “Nguyên tắc công nghệ tiên tiến”, tức là áp dụng các thành quả về
khoa học, công nghệ vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho
phát triển kinh tế và làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Công trình Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc
gia ở Việt Nam - giai đoạn I [129] do Viện Môi trường và phát triển bền
vững, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện. Trên cơ sở
tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Bruntland và kinh nghiệm các
33
nước, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một
quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng
thời, nhóm tác giả cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển
bền vững cho Việt Nam. Để bảo vệ môi trường, các tác giả đề xuất một số
nguyên tắc: bảo đảm tính hệ thống của môi trường; bảo đảm tính tổng hợp (bảo
đảm tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý - hệ thống
môi trường); bảo đảm tính liên tục và nhất quán nhằm phù hợp với đặc tính của
môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua
chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận động liên tục trong
không gian và thời gian; bảo đảm tập trung dân chủ bởi vấn đề môi trường là vẫn
đề toàn cầu, đòi hỏi cần có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối
tượng thụ hưởng liên quan; kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ để
tăng hiệu quả quản lý môi trường, quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên hợp
lý hơn. Ngoài ra, trong quản lý môi trường cần bảo đảm sự hài hòa về mặt lợi ích
của các nhóm trong xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi
trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng
thay thế nhằm góp phần tích cực cải thiện môi trường, giảm nhẹ những tác động
tiêu cực từ môi trường kinh tế - xã hội tới môi trường tự nhiên.
Công trình: Đạo đức sinh thái trong hoạt động khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững
[115] của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm đề cập các nguyên tắc như: nguyên
tắc quan hệ đạo đức sinh thái; những chuẩn mực của hành vi đạo đức sinh
thái; những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các chuẩn mực đạo đức
sinh thái mới và biểu hiện cụ thể của chúng trong đời sống xã hội hiện nay
Bàn về vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
trong mối tương quan với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu Quản lý nhà nước đối
với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội -
nhân văn [116] của Phạm Thị Ngọc Trầm đã phân tích vai trò của Nhà nước
34
thông qua việc khảo sát luật pháp và chính sách về tài nguyên môi trường, đánh
giá ưu điểm và hạn chế của các chính sách đó đối với phát triển bền vững, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ bền vững tài nguyên, môi trường.
Trong Giáo trình phát triển bền vững [36] của Bùi Văn Dũng (Chủ
biên), các tác giả đã bàn đến những vấn đề lý luận về phát triển bền vững; giới
thiệu khuôn khổ và thực thi phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và một số
quốc gia trên thế giới; đặc biệt các tác giả đã nghiên cứu về một số vấn đề
phát triển bền vững ở Việt Nam trên các nội dung như: mục tiêu, nguyên tắc
phát triển bền vững; các lĩnh vực xã hội cần ưu tiên thực hiện phát triển bền
vững; các lĩnh vực tài nguyên - môi trường cần ưu tiên thực hiện phát triển
bền vững; các vấn đề về thể chế cần ưu tiên thực hiện phát triển bền vững;
Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong thời gian qua; định
hướng phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2020...
1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC KẾT HỢP
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC
TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ các công trình nêu trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu các nội
dung chủ yếu sau:
1. Xác định khái niệm liên quan tới tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi
trường và mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên, giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế chung
của xã hội;
2. Nêu lên những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy thoái môi
trường, biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế trên thế giới và ở trong nước cũng như
những kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường thông qua các công cụ chính sách, công cụ kinh tế và công cụ tài chính;
3. Nghiên cứu về một số mô hình tăng trưởng được áp dụng trên thế
giới cũng như ảnh hưởng của nó tới khả năng bảo vệ môi trường, phát triển
35
bền vững tại các quốc gia và sự lựa chọn của từng quốc gia trong điều kiện
hạn hẹp về các nguồn lực giữa mục tiêu tăng trưởng hay mục tiêu môi trường;
4. Thực tiễn giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, các
thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư đối với sự nghiệp phát triển bền vững
tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như chính sách, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, môi trường và một số kinh nghiệm và giải pháp đã được áp
dụng tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh Bắc Trung bộ
Việt Nam gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế.
Về cơ bản, các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết về khái niệm,
vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
đối với sự phát triển chung của xã hội trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, về
mặt lý luận các công trình nghiên cứu kể trên chưa nêu bật được mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, chưa phân tích được những yếu tố về tự nhiên,
chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế và môi trường có ảnh hưởng tới mối
quan hệ này nhằm đưa ra những phương hướng, định hướng và giải pháp để
giải quyết tốt mối quan hệ này, giúp kinh tế của vùng phát triển một cách bền
vững, ổn định và nhanh chóng.
Về mặt thực tiễn, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi
tiết về thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh
Bắc Trung bộ trên cơ sở liên kết vùng, ngành, vì vậy, chưa có cái nhìn khái
quát về việc phát triển bền vững ở vùng này. Đồng thời, các tác giả chưa đưa
ra được hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp thiết thực, có khả
năng áp dụng trên thực tế phù hợp, nhằm giải quyết vướng mắc trong việc lựa
chọn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong điều kiện
bị hạn chế bởi các nguồn lực của vùng Bắc Trung bộ (đặc biệt là về nguồn
vốn, khoa học và công nghệ cùng nhân lực).
36
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường, hay nói cách khác là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự
nhiên không phải là vấn đề mới, thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu, đề tài và bài viết với tầm cỡ, quy mô và khía cạnh khác nhau, song chưa
có công trình nào đề cập đến vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay một cách khái quát dưới
góc độ triết học. Vì vậy, để khắc phục khoảng trống về mặt lý luận cũng như
khảo sát thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, để có
cái nhìn rõ hơn về những lý do vì sao vấn đề môi trường lại quan trọng đối
với sự phát triển của con người và xã hội, đặc biệt là để làm rõ thêm một phần
về lý luận của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng của con người
với môi trường sống, mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường, chúng tôi thực hiện luận án tiến sĩ của mình theo hướng
này nhằm góp phần vào trong nhận thức cũng như xây dựng mối quan hệ biện
chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung
bộ Việt Nam hiện nay.
37
Chương 2
KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. KINH TẾ, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1.1. Kinh tế
Kinh tế là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người có liên
quan tới quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Adam Smith, trong cuốn sách nổi tiếng Sự giàu có của các quốc gia, đã đưa
ra định nghĩa “Kinh tế” là khoa học gắn liền với những quy luật về sản xuất,
phân phối và trao đổi. Ông cho rằng “Sự giàu có” xuất hiện khi con người có
thể sản xuất ngày càng nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa với những nguồn
lực sẵn có (gồm lao động, vốn, tài nguyên). Vậy có thể xem hoạt động kinh
tế là bất kỳ hoạt động nào của con người, trong đó có sử dụng một cách hiệu
quả các nguồn lực sẵn có để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem
trao đổi và thu được những giá trị lớn hơn so với những giá trị mà mình đã bỏ
ra. Tác giả Hồ Tú Bảo trong bài viết về Kinh tế tri thức ở Việt Nam ? cũng
khẳng định: “Theo một nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các
hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một
cộng đồng hay một quốc gia” [5]. Theo Từ điển tiếng Việt, kinh tế được hiểu
là: “1. Tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội -
kinh tế nhất định. 2. Tổng thể nói chung những hoạt động của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất” [77, tr.527]. Do vậy, nói đến kinh tế là nói
đến sự liên quan tới lợi ích vật chất của con người, như sử dụng đòn bẩy kinh
tế để phát triển sản xuất; có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với
sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra, như cách làm ăn kinh tế...
Tác giả G.A.Côdơlốp và S.P.Perơvusưn trong Từ điển Kinh tế, khẳng
định, kinh tế là: “Tổng hợp các quan hệ sản xuất xã hội nhất định trong lịch
sử hay chế độ kinh tế của xã hội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
38
lực lượng sản xuất. Nhân tố quyết định của kinh tế là quan hệ sở hữu về công
cụ sản xuất và tư liệu sản xuất” [30, tr.256]. Theo nghĩa rộng, danh từ kinh tế
cũng có nghĩa là toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân, cũng như các khoa học
kinh tế nghiên cứu các ngành ấy (khoa kinh tế công nghiệp, khoa kinh tế nông
nghiệp, khoa quản lý kinh tế v.v).
Theo quan điểm kinh tế chính trị có thể coi “Kinh tế” là tổng hòa các
mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp
đến sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã
hội với một nguồn lực có giới hạn. Mặt khác, kinh tế là tổng thể các yếu tố
sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề
sở hữu và lợi ích. Tuy nhiên, định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử
các hoạt động kinh tế. Nói đơn giản, kinh tế có nghĩa là: dựa vào nguồn tài
nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời ba
câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng được sử dụng khi muốn nói tới sự lớn lên, tăng
thêm hay mở rộng về quy mô của một hiện tượng, một “hệ thống” nào đó.
Trong tiếng Việt, khái niệm “tăng”, “sự gia tăng” chỉ sự tăng trưởng.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học là khái niệm dùng để
diễn tả động thái của nền kinh tế, khi sản lượng quốc gia, tiềm năng hay khả
năng sản xuất được mở rộng theo thời gian. Trong lịch sử kinh tế học, có rất
nhiều cách tiếp cận khái niệm tăng trưởng. Tăng trưởng có thể được hiểu là
“mức tăng sản lượng thực tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định”,
hoặc cũng có thể được hiểu là “mức tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc
dân tính theo đầu người” hay là “mức tăng quy mô và tốc độ sản phẩm”. Nói
một cách khái quát hơn, tăng trưởng kinh tế là việc “mở rộng quy mô sản xuất
39
quốc gia, tiềm năng của một nước, tiềm năng hiện thực: việc mở rộng khả
năng kinh tế để sản xuất” [47, tr.30-31].
Nói tóm lại, tăng trưởng kinh tế là mức tăng sản lượng thực tế qua từng
thời kỳ, nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng
GDP (Gross Domestic Product - là tổng sản phẩm quốc nội), GNP (Gross
National Product - là tổng sản phẩm quốc dân gồm sản phẩm quốc nội và vốn
đầu tư hợp tác của nước ngoài) của mỗi quốc gia trong một thời kỳ (thường là
1 năm). Như vậy, có thể coi "tăng trưởng kinh tế" là "sự tăng lên của sản
lượng hàng hóa và dịch vụ trong một nước do sự tăng lên của thu nhập quốc
dân và sản phẩm bình quân đầu người" theo đó thu nhập theo đầu người được
tính bằng sản phẩm quốc dân chia cho dân số [84, tr.200-203].
Mặc dù là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế
nhưng bản thân sự tăng trưởng kinh tế cũng chứa đựng mặt lượng và mặt
chất của sự tăng trưởng. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên
ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng
và sự phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng
thu nhập. Mặt chất của tăng trưởng kinh tế là sự thể hiện năng lực sử dụng
các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội - môi trường. Mặt lượng và mặt chất của tăng trưởng kinh tế
là hai mặt của một vấn đề, cho nên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
và tùy theo sự lựa chọn mô hình phát triển mà vị trí của một trong hai mặt
này được đặt ra khác nhau. Do vậy, trong quá trình phát triển, các quốc gia
phải quan tâm đồng thời cả hai mặt của tăng trưởng kinh tế và xu hướng vận
động tích cực của nó.
Hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng hiện nay đều chỉ ra, tăng trưởng
kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố chính là: (1) số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực; (2) số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên; (3) mức độ tích lũy
vốn; (4) sự đổi mới về khoa học và công nghệ.
40
Nguồn nhân lực, là lực lượng sản xuất chính, biểu hiện mối quan hệ tác
động của con người lên tự nhiên thông qua những hiểu biết và năng lực hoạt
động thực tiễn trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Lực lượng sản
xuất gồm có người lao động với những năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng lao
động nhất định và tư liệu sản xuất, trong đó người lao động giữ vai trò quyết
định, luôn sáng tạo, là yếu tố chủ thể của sản xuất. Ngày nay, bên cạnh sự
phát triển của khoa học và công nghệ, lao động vẫn đóng vai trò quan trọng
tới chất lượng và tốc độ của tăng trưởng kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, nước, khí hậu... là
những đầu vào quan trọng của sản xuất. Những quốc gia có nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, phong phú sẽ có những lợi thế tương đối trong phát triển
kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, mức độ tích lũy của các nguồn vốn như máy móc, thiết bị,
nhà xưởng, giao thông - vận tải và thông tin liên lạc là nguồn cần thiết để kết
hợp với lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng
như mở rộng quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn tích lũy được lấy từ
phần tiết kiệm tiêu dùng, do vậy, đối với những nước nghèo, chưa phát triển,
quy mô nền sản xuất nhỏ sẽ dẫn tới tỷ lệ tích lũy/tiết kiệm thấp và luôn vấp
phải cái “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khó. Con đường duy nhất để tạo ra
bước ngoặt trong tăng trưởng kinh tế được nhiều nước áp dụng hiện nay chính
là phá vỡ khâu vốn của cái “vòng luẩn quẩn” đó (chủ yếu bằng cách đi vay),
kết hợp với khả năng sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực khác trong giới
hạn khả năng về vốn.
Trong số những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, thì hiện nay
khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô
sản xuất, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa,
giúp khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên và vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang và
kém phát triển, nếu có một chiến lược khôn ngoan, biết nắm bắt và tận dụng
41
các cơ hội trong và ngoài nước sẽ tạo ra bước ngoặt về phát triển kinh tế, bắt
kịp với tốc độ phát triển của các nước trên thế giới.
Ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ, việc kết hợp bốn yếu tố chính kể trên
tạo ra kết quả đầu ra cho nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) khác nhau. Ngoài
bốn yếu tố chính kể trên thì sự ổn định về chính trị, xã hội; hệ thống thể chế
pháp luật; kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội; sự phát triển của thị trường tài
chính cũng có tác động tới sự tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia.
Ngoài ra, trong chừng mực nhất định, mức tăng trưởng kinh tế nhanh
hay chậm còn phụ thuộc vào đặc điểm của dân tộc (truyền thống văn hóa, xã
hội, tính cách, năng lực con người...) cũng như vị trí địa lý của quốc gia.
Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, có thể sử dụng
một trong những tiêu chí sau:
ü Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đây là tiêu chí đo lường giá trị tổng
sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất
nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường
là một năm);
ü Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): đây là tiêu chí đo lường giá trị tổng
sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất của một nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), bất kể chúng được sản xuất
ở trong hay ngoài nước;
ü Tổng thu nhập quốc dân (GNI): đây là tiêu chí phản ánh tổng thu nhập
từ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo ra trong một
thời kỳ nhất định (thường là một năm). Về nội dung GNI và GNP là như
nhau, trong đó chỉ tiêu GNI tiếp cận từ thu nhập và được hình thành từ GDP
tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo sự chênh lệch về thu
nhập nhân tố với nước ngoài, còn GNP tiếp cận theo sản phẩm sản xuất;
ü Thu nhập quốc dân (NI): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
mới sáng tạo ra cho một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
(một năm);
42
ü Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): là phần thu nhập của quốc gia dành
cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một khoảng thời gian nhất
định (một năm).
Tăng trưởng kinh tế có tính hai mặt. Ngoài mặt tích cực như thúc đẩy
các ngành sản xuất phát triển; tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; góp phần giải quyết việc làm, v.v.. Nhưng mặt khác, việc tăng trưởng quá
nóng có thể gây ra tình trạng lạm phát cho nền kinh tế, đẩy nền kinh tế tới bất
ổn khi sự phát triển là không đồng đều về các phương diện. Tăng trưởng kinh
tế quá cao có thể gia tăng sự giàu có cho một bộ phận cư dân nhưng đồng thời
cũng khiến nền kinh tế phải khai thác nhiều tài nguyên hơn, dẫn tới sự suy
kiệt về tài nguyên thiên nhiên. Việc tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá cũng
khiến xã hội bỏ qua nhiều mục tiêu phát triển bền vững khác như duy trì công
bằng xã hội hoặc bảo vệ môi trường Vì vậy, đối với mỗi quốc gia trong mỗi
thời kỳ nhất định, việc cân nhắc duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế ở tỷ lệ bao
nhiêu và tương quan như thế nào với các vấn đề xã hội - môi trường và phát
triển bền vững chính là quyết định quan trọng, giúp duy trì sự hợp lý, ổn định
về lâu dài.
2.1.2.2. Khái niệm phát triển kinh tế
Theo nghĩa triết học, phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ mất
đi và cái mới ra đời. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nói tới phát triển là nói
tới sự vận động đi lên, sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp của những lĩnh
vực cơ bản của đời sống xã hội [77, tr.759], [36, tr.21-24].
Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, đã có rất nhiều
quan điểm về sự phát triển, tuy nhiên, có thể tóm lược trong ba quan điểm
chính sau đây:
Quan điểm thứ nhất, quan điểm nhấn mạnh vào sự tăng trưởng, trong đó,
người ta quan niệm rằng phát triển là việc tạo ra và duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm của một quốc gia ở mức cao (thường là hơn 5-7%/năm).
43
Quan điểm thứ hai, quan điểm nhấn mạnh vào công bằng xã hội, theo
đó phát triển không đồng nghĩa với việc phải tạo ra mức tăng trưởng cao
nhưng phát triển phải giải quyết được tất cả các vấn đề nảy sinh, trong đó,
người dân phải được hưởng phúc lợi như nhau, được công bằng trong việc
tiếp cận những cơ hội phát triển.
Quan điểm thứ ba, quan điểm phát triển toàn diện, theo đó, phát triển
được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh. Một xã hội phát triển là một xã hội vừa
bảo đảm được sự tăng trưởng hợp lý, vừa bảo đảm được sự công bằng và
phúc lợi cho mọi người dân trong xã hội. Để được coi là một quốc gia phát
triển, quốc gia đó phải bảo đảm rằng, quá trình phát triển của quốc gia mình
chính là quá trình làm giảm nghèo đói, giảm sự bất bình đẳng và thất nghiệp
trong khi vẫn duy trì được sự tăng trưởng kinh tế; phát triển con người được
diễn ra dựa trên sự tăng trưởng về mặt vật chất; quá trình phát triển phải nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống chung, phúc lợi cho quốc gia đó (bao gồm cả
việc nâng cao thu nhập cho người dân bên cạnh việc bảo đảm một nền giáo
dục tốt hơn, mức trang bị y tế và dinh dưỡng cao hơn, nghèo đói giảm, môi ...ai thác tự nhiên mà quên đi
và không lường hết được những tác động mà tự nhiên có thể gây ra cho con
người cũng như xã hội loài người. Để bảo đảm sự tồn tại lâu dài, bền vững của
loài người nói chung, cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với việc bảo vệ, duy trì và phát triển môi trường tự nhiên. Trong phạm vi
của nghiên cứu, luận án đã làm rõ những nội dung sau:
1. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được biểu hiện rõ nét qua
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu và phát triển dưới nhiều góc độ. Nếu như ở phương
Đông, người ta cho rằng con người nên hòa hợp với tự nhiên tất sẽ đạt được sự
bền vững; thì ở phương Tây, người ta lại đề cao việc chinh phục tự nhiên, bắt tự
nhiên phải phục vụ cho lợi ích của con người một cách vô điều kiện. Mỗi một
quan niệm đều có những điểm tích cực và có ảnh hưởng, giá trị tới đời sống
kinh tế hiện nay của nhân loại.
2. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã mở ra một cách nhìn mới về nhận thức và
giải quyết kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Theo tư
duy biện chứng duy vật, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng con người là sản
phẩm của tự nhiên, lịch sử phát triển của xã hội loài người chẳng qua chỉ là
một giai đoạn trong lịch sử phát triển của giới tự nhiên. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khẳng định việc chạy theo lợi nhuận tối đa của xã hội tư bản
đã đẩy tự nhiên đến bờ vực suy thoái, bởi để đạt được lợi nhuận tối đa, con
người không từ thủ đoạn, không tính đến hậu quả mà chỉ tập trung khai thác
tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là ngày nay, loài người đang
phải tập trung các nguồn lực để giải quyết các hậu quả của quá trình công
156
nghiệp hóa nền kinh tế thế giới như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn,
nước biển dâng, sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh
học Để có sự phát triển bền vững, con người cần phải bảo đảm sự thống
nhất, có chừng mực trong phát triển và khai thác tự nhiên. Đây cũng là điểm
tiến bộ trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về giải quyết kết hợp hài
hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, trùng hợp với tư tưởng tiến bộ
của xã hội về sự phát triển bền vững.
3. Tại Việt Nam, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa tư tưởng Hồ
Chí Minh về phát triển hài hòa, toàn diện xã hội xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, bước đi, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược
phát triển phù hợp với quan niệm phát triển bền vững trên thế giới. Vốn là
một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, môi trường thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đang từng bước xây dựng đất nước
giàu mạnh, phồn vinh, tạo lập môi trường sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ.
Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị đã làm ảnh hưởng tới môi trường tự
nhiên của đất nước, suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chức năng
sinh thái của môi trường. Vì vậy, việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường được đặt ra cấp bách nhằm bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh
và bền vững.
4. Bắc Trung bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, có chung đặc điểm khắc nghiệt
về khí hậu, điều kiện tự nhiên khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng
trong những năm vừa qua, được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà
nước, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy đảng, chính
quyền, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân,
kinh tế của vùng đang từng bước khởi sắc, mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân
dân nơi đây. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực phát triển cũng như nhận thức
về việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, môi trường nơi
đây đang bị khai thác, có nơi bị tàn phá để phục vụ cho mục tiêu đẩy nhanh tốc
157
độ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, chưa gặp phải nhiều vấn đề quá nghiêm trọng về
môi trường, tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng và khai thác như hiện nay, cộng
với trình độ khai thác lạc hậu và lãng phí, việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên
của vùng nhanh chóng bị suy kiệt sẽ là tương lai hiện hữu. Vì vậy, giải quyết
việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ
hiện nay là vấn đề bức thiết, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cho vùng,
duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, lâu dài.
5. Trước yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội - môi trường
của vùng Bắc Trung bộ, luận án đã đưa ra một số quan điểm cần quán triệt trong
việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường: (1) Kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ phải vì mục tiêu
phát triển bền vững; (2) Xây dựng chiến lược kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng; (3) Tránh tuyệt
đối hóa tăng trưởng kinh tế hạ thấp bảo vệ môi trường và ngược lại tránh tuyệt
đối hóa bảo vệ môi trường, coi nhẹ tăng trưởng kinh tế; cùng một số giải pháp cơ
bản nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường trong điều kiện các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay: (1) Tăng cường vai
trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của các cấp chính quyền, sự tham gia
chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; (2) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân và doanh nhân trong vùng về tầm quan trọng của việc kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; (3) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và
công nghệ cao vào tăng trưởng kinh tế xanh để góp phần bảo vệ môi trường; (4)
Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp để tăng trưởng kinh
tế đồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường; (5) Hoàn thiện hệ thống
chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh
nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn.
Các quan điểm, giải pháp này nếu được nhận thức sâu rộng và tổ chức
thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả trên thực tế.
158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đỗ Trọng Hưng - Bùi Văn Dũng (2012), “Bảo vệ môi trường theo tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (65), tr.26-29.
2. Đỗ Trọng Hưng (2012), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa và văn học - nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới - qua
thực tiễn tỉnh Thanh Hóa”, Trong sách: Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội đồng lý luận, phê bình văn
học, nghệ thuật Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr.565-569.
3. Đỗ Trọng Hưng (2014), “Thanh Hóa với nhiệm vụ giảm nghèo nhanh, bền
vững ở khu vực miền núi”, Tạp chí Cộng sản, (857), tr.94-99.
4. Đỗ Trọng Hưng (2014), “Thanh Hóa thực hiện phát triển kinh tế kết hợp
với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (7), tr.58-61.
5. Đỗ Trọng Hưng (2015), “Cơ sở triết học của việc kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Triết học, (3), tr.34-42.
6. Đỗ Trọng Hưng (2015), “Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản,
(870), tr.95-99.
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Daron Acemoglu và James A.Robinson (2013), Tại sao các quốc gia thất
bại: Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói, Nxb Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Quý An (1992), “Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển”, Tạp
chí Hoạt động khoa học, (3), tr.19-22.
3. Lê Quý An (1992), “Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát
triển tại hội nghị Ri-ô 92”, Tạp chí Thông tin Môi trường, (3), tr.3-7.
4. Lê Huy Bá (Chủ biên), Võ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên
môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hồ Tú Bảo (2010), “Kinh tế tri thức ở Việt Nam ?”, Tạp chí Tia sáng,
20/7/2010;
4&CategoryID=36, ngày truy cập 7/1/2014, lúc 17:05.
6. Hoàng Hữu Bình (2005), Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và
miền núi, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Hoàng Hữu Bình (Chủ biên) (2006), Những tác động của yếu tố văn hóa
- xã hội trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
8. Phạm Văn Boong (2002), Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Hà Nội.
160
10. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
11. Bộ Chính trị (2009), Chỉ thị số 29/CT-TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số 25-KL/TW, ngày 2 tháng 8 năm 2012
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW,
ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh
vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2020, Hà Nội.
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Chương trình nghị sự 21 của Việt
Nam về Tài nguyên - Môi trường, Hà Nội.
15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số
166/QĐ-TTg ngày 21/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.
16. Lê Thạc Cán, Trương Quang học, Phan Quang Thắng (2003), Bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
17. Chu Văn Cấp (2012), “Phát triển xanh” - phát triển bền vững trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020,
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (4), tr.3-7.
18. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường,
Nxb Đại học Kinh tế, Hà Nội.
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị quyết
số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012, Hà Nội.
161
20. Nguyễn Trọng Chuẩn (1977), “Chủ động đề phòng nạn ô nhiễm môi
trường trong quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí
Triết học, (2), tr.62-83.
21. Nguyễn Trọng Chuẩn (1980), “Những tư tưởng của Ph.Ăngghen về quan
hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên””,
Tạp chí Triết học, (4), tr.119-137.
22. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm
cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền”, Tạp chí
Triết học, (4), tr.12-16.
23. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, (3), tr.3-5.
24. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), “Nguồn nhân lực và sự phát triển”, Tạp chí
Giáo dục lý luận, (4), tr.34-36.
25. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), “Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính
sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội”, Tạp chí Triết học, (3), tr.13-17.
26. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Để cho khoa học và công nghệ trở thành
động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết
học, (1), tr.3-5.
27. Nguyễn Trọng Chuẩn (2011), “Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và
sự phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (827), tr.49-53.
28. Nguyễn Trọng Chuẩn (2012), “Linh hồn sống của văn hóa để phát triển
bền vững”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (2), tr.3-8.
29. CIEM Trung tâm thông tin - tư liệu (2012), “Thay đổi mô hình tăng
trưởng”, Thông tin chuyên đề, (6), tr.24-34.
30. G.A.Côdơlốp - S.P.Perơvusưn (1962), Từ điển Kinh tế, Nxb Sự thật, Hà Nội.
31. Hoàng Đình Cúc (2009), “Phát triển bền vững ở Việt Nam: một số vấn
đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Triết học, (8), tr.3-8.
32. Vũ Trọng Dung (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái
(Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
162
33. Bùi Văn Dũng (1999), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Viện Triết học, Hà Nội.
34. Bùi Văn Dũng (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Trường Sơn, Đinh Trung
Thành (2001), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.
35. Bùi Văn Dũng (2005), “Cơ sở triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường”, Tạp chí Triết học, (4), tr.38-42.
36. Bùi Văn Dũng (Chủ biên) (2014), Giáo trình phát triển bền vững, Nxb
Đại học Vinh, Nghệ An.
37. Nguyễn Bá Dương (2012), Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi
mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, (Sách chuyên khảo), Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
38. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh lần thứ XVII, Hà Tĩnh.
39. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XVII, Nghệ An.
40. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá lần thứ XVII, Thanh Hoá.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
44. Trần Thọ Đạt (Chủ biên) (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
163
45. Trần Thọ Đạt (Chủ biên) (2010), Giáo trình Mô hình tăng trưởng kinh tế,
Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
46. Đinh Thế Định (2000), Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc
giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung
bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
47. Lê Cao Đoàn (1993), Phát triển kinh tế - lịch sử và học thuyết, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Lê Thị Thanh Hà (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
49. Lê Thị Thanh Hà (2013), Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
50. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Minh (2005), Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
51. Lương Đình Hải (2006), “Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản
của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và môi
trường sinh thái”, Tạp chí Triết học, (6), tr.37-43.
52. Nguyễn Văn Hậu (2013), “Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.46-50.
53. Võ Thị Hoa (2011), Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công
bằng xã hội, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Hà Nội.
54. Nguyễn Đình Hòa (2004), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta: khía cạnh môi trường sống”, Tạp chí
Triết học, (8), tr.12-17.
55. Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Văn phòng Viện Friedrich Ebert
(Đức) (2010), Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn
164
cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ
yếu Hội thảo, Hà Nội.
56. Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi
trường - Một số lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Đào Duy Huân (2012), “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, (5), tr.3-9.
58. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Trách nhiệm môi trường - một phương
diện của trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Triết học, (8), tr.32-36.
59. Nguyễn Đức Khiển (2002), Kinh tế môi trường, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
60. Nguyễn Thị Khương (2014), Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
61. Đỗ Thị Ngọc Lan (1996), Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của
con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Đỗ Thị Ngọc Lan (2011), “Từ cảnh báo của Ph.Ăngghen về thảm hoạ
thiên nhiên nghĩ về vai trò của nhà nước đối với bảo vệ môi trường
sinh thái”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7); Tạp chí Lý luận chính trị
điện tử
tu-canh-bao-cua-angghen-ve-tham-hoa-thien-nhien-nghi-ve-vai-tro-
cua-nha-nuoc-doi-voi-bao-ve-moi-truong-sinh-thai.html; ngày truy
cập 20/1/2014, lúc 20:15.
63. Liên Hợp quốc (1992), Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và
Phát triển, Brasil.
64. Liên Hợp quốc (1996), Báo cáo phát triển con người.
165
65. Võ Hải Long (2010), Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
66. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
67. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
68. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
69. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
70. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
71. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
72. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
73. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Ngân hàng thế giới (1993), Báo cáo phát triển thế giới năm 1992, Phát
triển và môi trường, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Trung
tâm tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội.
75. Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát
triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Phạm Thị Oanh (2013), Mối quan hệ con người - tự nhiên và phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học xã hội, Viện Ngôn
ngữ học, Hà Nội.
78. Nguyễn Xuân Phong (2010), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Hà Nội.
166
79. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội.
80. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Biển,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
81. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa
học và công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
82. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ
môi trường, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
83. Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
trong sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
84. Lê Văn Sang, Mai Ngọc Cường (1993), Các lý thuyết kinh tế học phương
Tây hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
85. Manfred Schreiner (2002), Quản lí môi trường con đường kinh tế dẫn
đến nền kinh tế sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
86. Nguyễn Ngọc Sinh và những người khác (1984), Môi trường và tài
nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
87. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh (2006), Báo cáo tình hình
thực hiện Nghị Quyết 41/NQ- TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước tại tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
88. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh (2014), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Hà Tĩnh năm 2013, Hà Tĩnh.
89. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Hà Tĩnh năm 2014, Hà Tĩnh.
90. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Nghệ An năm 2013, Nghệ An.
91. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Nghệ An năm 2014, Nghệ An.
167
92. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình (2014), Báo cáo tổng
quan hiện trạng môi trường Quảng Bình năm 2013, Quảng Bình.
93. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình (2015), Báo cáo tổng
quan hiện trạng môi trường Quảng Bình năm 2014, Quảng Bình.
94. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2014), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Quảng Trị năm 2013, Quảng Trị.
95. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2015), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Quảng Trị năm 2014, Quảng Trị.
96. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Thanh Hóa năm 2013, Thanh Hóa.
97. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Thanh Hóa năm 2014, Thanh Hóa.
98. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo tổng quan
hiện trạng môi trường Thừa Thiên Huế năm 2014, Thừa Thiên Huế.
99. Ngô Quang Thái - Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững của Việt
Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
100. Chu Thái Thành (2009), “Bảo vệ môi trường - Yêu cầu cấp thiết trong
thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, (800), tr.53-57.
101. Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh (Đồng Chủ biên) (2009), Phát
triển bền vững từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
102. Hồ Bá Thâm - Nguyễn Thị Hồng Diễm (Đồng chủ biên) (2011), Toàn
cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững - Từ góc nhìn triết học
đương đại, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
103. Ngô Đức Thịnh - Võ Quang Trọng (Chủ biên) (2002), Một số vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
168
104. Nguyễn Thị Thơm và An Như Hải (Đồng Chủ biên) (2011), Nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
105. Thủ tướng Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam, (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.
106. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Hà Nội.
107. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 321/QĐ-TTg, ngày 02 tháng
03 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, Hà Nội.
108. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1786/QĐ-TTg, ngày 27 tháng
11 năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
109. Thủ tướng Chính phủ (2012), Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền
vững, Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp quốc về phát triển
bền vững (RIO+20), Hà Nội.
110. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1114/QĐ-TTg quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung đến năm 2020, Hà Nội.
111. Thủ tướng Chính phủ (2014), Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số
25-KL/TW, ngày 2 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16 tháng 8 năm 2004 của
Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
Trung bộ đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-
TTg, ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
112. Tổng Cục thống kê (2012), Niêm giám thống kê 2012, Hà Nội.
113. Tổng Cục thống kê (2013), Niêm giám thống kê tóm tắt 2013, Hà Nội.
114. Tổng Cục thống kê (2014), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý III
năm 2014, Hà Nội.
169
115. Phạm Thị Ngọc Trầm (2005), “Đạo đức sinh thái trong hoạt động khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì
sự phát triển bền vững”, Tạp chí Triết học, (12), tr.29-34.
116. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2006), Quản lý nhà nước đối với tài
nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã
hội - nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
117. Phan Quang Trung (2006), “Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Khoa học công
nghệ, (6), tr.34-39.
118. Trung tâm Con người và thiên nhiên (2010), Đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam: Từ pháp luật đến thực tiễn, Hà Nội.
119. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Tổng hợp Hà
Nội (1995), Tiến tới môi trường bền vững, Hà Nội.
120. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa Kinh tế phát triển - Bộ môn
kinh tế phát triển (1997), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.
121. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Quyết định về việc Ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh và Thông báo số 160-TB/TU
ngày 10/10/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án giải quyết các vấn
đề môi trường bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An.
122. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 3278/QĐ-UBND,
ngày 30 tháng 7 năm 2013 ban hành Chương trình hành động thực
hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế kinh tế gắn chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả
và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, Nghệ An.
123. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm 2014 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, ngày
05 tháng 12 năm 2014, Nghệ An.
170
124. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo Tổng hợp - Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020,
Thanh Hoá.
125. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch bảo vệ môi trường năm 2012, 2013, kế hoạch và dự toán kinh
phí bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2014, Quảng Bình.
126. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2014), Quyết định về việc phê duyệt
danh mục xử lý các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng
quá hạn, cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị.
127. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2015, Quyết định số: 2830/QĐ-UBND ngày
31/12/2014 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2015, Thừa Thiên Huế.
128. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (2010), Báo cáo khoa
học: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Hà Nội.
129. Viện Môi trường và Phát triển bền vững - Hội Liên hiệp các Hội khoa
học kỹ thuật Việt Nam (2003), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát
triển bền vững cấp quốc gia ở VIệt Nam - giai đoạn I, Hà Nội.
Tiếng Anh:
130. Carlo Carraro, Marzio Galeotti (1997), FEEM, Corso Magenta 63, 20123
Milan, Italy, Economic growth, international competitiveness and
environmental protection: R & D and innovation strategies with the
WARM model.
131. Carlo Carraroa - Domenico Siniscaico (1994), Environmental policy
reconsidered: the role of technological innovation, European
Fconomic Review, Vol. 38, Edition 3.
132. Gene M. Grossman and Alan B. Krueger (1995), Economic growth and
environment, Oxford Journals, Quarterly Journal of Economics,
Volume 110, Issue 2.
171
133. Kenneth Arrow, Bert Bolin, Robert Costanza, Partha Dasgupta, Carl
Folke, C. S. Holling, Bengt-Owe Jansson, Simon Levin, Karl-Goran
Maler, Charles Perrings, David Pimentel (1995), Economic Growth,
Carrying Capacity, and the Environment, SCIENCE volume 268, 1995.
134. Larry E.Jonesa - Rodolfo E.Manuellib (2001), Review of Economic
Dynamics, (4)2.
135. Mohan Munasinghe (1999), Is environmental degradation an inevitable
consequence of economic growth: tunneling through the
environmental Kuznets curve -EKC, Ecological Economics, Vol. 29,
Issue 1, page 89-109.
136. Robert U.Ayres (1996), Ecological Economics, (19)2.
137. Robert W.Haun - Robert N.Stavins (1992), Economic incentives for
environmental protection: integrating theory and practice, New
Orleans, Louisiana, USA.
138. T.H. Tietenberg, Colby College (2005), Economic instruments for
environmental regulation, Oxford Review of Economic Policy, Vol
6, No.1.
139. Wang Xiaolu, Fan Ganga and Liu Peng (National Economic Research
Institute, China Reform Foundation; Comprehensive Department,
Ministry of Commerce) (2009), Transformation of Growth Pattern
and Growth Sustainability in China, Economic Research Journal;
2009-01.
140. Wilfred Beckerman, Balliol College, University of Oxford, USA (1992),
Economic growth and environment, prepared as a Background paper
for the World Development Report.
172
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Diện tích, dân số và mật độ dân số Bắc Trung bộ năm 2013
STT Tỉnh
Diện tích
(km2)
Dân số (Nghìn
người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Thanh Hóa 11132,2 3476,6 312
2 Nghệ An 16490,9 2978,7 181
3 Hà Tĩnh 5997,8 1242,7 207
4 Quảng Bình 8065,3 863,4 107
5 Quảng Trị 4739,8 612,5 129
6 Thừa Thiên Huế 5033,2 1123,8 223
Bắc Trung bộ 51459,2 10297,7 -
Cả nước 330951,1 89708,9 -
Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2013 [113].