Luận án Kết hợp hệ thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng ninh hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN THÁI KẾT HỢP HỆ THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUYỀN THÁI KẾT HỢP HỆ THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lị

pdf186 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Kết hợp hệ thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử Mã số : 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Thái MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức chính trị và xây dựng ý thức chính trị cho giai cấp công nhân 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị của công nhân ngành than Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới 18 1.3. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục làm sáng tỏ thêm 20 Chương 2: KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 26 2.1. Ý thức chính trị và xây dựng ý thức chính trị của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay 26 2.2. Thực chất và tính tất yếu của việc kết hợp ý thức chính trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay 35 2.3. Yêu cầu cơ bản của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh 69 Chương 3: KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 81 3.1. Thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh 81 3.2. Nguyên nhân của thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh 100 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY 118 4.1. Phát huy vai trò tích cực, tự giác của các chủ thể trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại 118 4.2. Đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục ý thức chính trị cho công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại 130 4.3. Tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho công nhân công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại 138 4.4. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại 147 KẾT LUẬN 151 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội GCCN : Giai cấp công nhân SMLS : Sứ mệnh lịch sử TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa YTCT : Ý thức chính trị YTCTHĐ : Ý thức chính trị hiện đại YTCTTT : Ý thức chính trị truyền thống 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn nêu cao bản chất cách mạng, lãnh đạo toàn dân làm nên những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vai trò cách mạng, vai trò lãnh đạo, tính tiên phong của GCCN càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Để xây dựng GCCN Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII nêu rõ: “Quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân;để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân” [23, tr.160]. Như vậy, xây dựng GCCN là việc làm cần thiết đã và đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Quảng Ninh là một trong những cái nôi của phong trào công nhân cả nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Quảng Ninh là một vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều công nhân lao động thuộc nhiều lĩnh vực: công nghiệp nặng, dịch vụ - du lịch, cảng biển, nông - lâm - ngư nghiệp, cửa khẩu Trong số những công nhân ở Quảng Ninh, công nhân có số lượng đông đảo nhất là công nhân ngành than. Chính vì vậy, việc xây dựng công nhân ngành than Quảng Ninh không chỉ góp phần “xây dựng tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thành tập đoàn kinh tế mạnh...” [8], mà còn góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời “góp phần đóng góp tích cực vào việc 2 đảm bảo an ninh quốc gia” [7], cũng như sự phát triển đội ngũ công nhân Quảng Ninh nói riêng và GCCN Việt Nam nói chung. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng công nhân ngành than Quảng Ninh không thể tách rời xây dựng ý thức chính trị (YTCT) của họ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong YTCT của GCCN Việt Nam nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng còn có những hạn chế, bất cập. Thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời xây dựng những phẩm chất chính trị hiện đại cho người công nhân nhưng vẫn còn không ít cách nghĩ, cách làm lệch lạc trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Công tác giáo dục, tuyên truyền xây dựng YTCT cho công nhân vẫn còn tồn tại hai xu hướng cực đoan: hoặc quá coi nhẹ giá trị truyền thống mà nhấn mạnh các giá trị hiện đại, hoặc quay trở về truyền thống một cách thái quá mà không chấp nhận, bổ sung những giá trị mới. Rõ ràng, kết hợp truyền trống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho GCCN Việt Nam nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng là vấn đề lớn và cần thiết mà hoạt động lý luận và thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Triết học với mong muốn có thêm một góc nhìn mới trong giải pháp xây dựng công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng và GCCN Việt Nam nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải về cơ sở lý luận, thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó đề xuất những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. Thứ ba, phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Về truyền thống: Luận án nghiên cứu các giá trị ý thức chính trị truyền thống (YTCTTT) của dân tộc, của GCCN và của công nhân ngành than Quảng Ninh trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Về hiện đại, luận án đề cập đến những giá trị cần đạt được trong YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh thời kỳ đổi mới. Về kết hợp truyền thống và hiện đại, luận án tập trung nghiên cứu cơ chế kết hợp – mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 4 - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về GCCN, về YTCT của GCCN; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây có liên quan đã được công bố ở nước ta. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: - Phương pháp lịch sử - lôgic; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp phân tích - tổng hợp; - Phương pháp trừu tượng và cụ thể; - Các phương pháp xã hội học (bao gồm phương pháp quan sát, điều tra, thu thập, phân tích, so sánh, xử lý các số liệu) để làm sáng tỏ thực trạng YTCT và thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ thực chất, tính tất yếu của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT, xây dựng YTCT cho GCCN thông qua việc nghiên cứu YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. Luận án cũng làm rõ cơ chế của sự kết hợp - mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. 5 Luận án phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản của triết học Mác - Lênin về xây dựng YTCT và xây dựng YTCT của GCCN, sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT GCCN qua thực tế công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và ban lãnh đạo TKV hoàn thiện các giải pháp để kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin nói riêng và các ngành khoa học xã hội khác nói chung. Ngoài ra, luận án cũng có giá trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách về xây dựng GCCN ở Việt Nam nói chung và công nhân ở Quảng Ninh nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN Đã có rất nhiều nghiên cứu về YTCT và xây dựng YTCT cho GCCN, trong đó có những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Tác giả Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp với "Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay" [76], trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về GCCN và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến GCCN ở các nước tư bản phát triển, các tác giả đã phân tích sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu GCCN theo hướng lao động cơ bắp giảm, lao động trí óc tăng và chủ lực trong các ngành nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thì trình độ giác ngộ chính trị, trình độ tổ chức của GCCN ở các nước tư bản phát triển có chiều hướng suy giảm, kéo theo đó là mục tiêu, phương pháp đấu tranh với giới chủ và chính phủ tư bản tập trung chủ yếu vào các vấn đề như điều chỉnh các chủ trương, chính sách của nhà nước tư sản chứ không đặt vấn đề thay đổi các chế độ chính trị. Khi đề cập đến công nhân truyền thống và YTCT của công nhân truyền thống trên thế giới, cuốn sách "Lịch sử phong trào và công nhân quốc tế" [107], đã trình bày một cách hệ thống lịch sử phong trào công nhân quốc tế qua bốn giai đoạn: từ khi giai cấp vô sản ra đời đến khi thành lập quốc tế thứ nhất; từ công xã Pari đến trước Cách mạng tháng Mười Nga; từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai và từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai khi hệ thống XHCN ra đời đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược qua đó 7 YTCT của GCCN cũng hình thành và phát triển theo từng giai đoạn. Tác giả khẳng định: Giai cấp vô sản các nước dù mầu da, tiếng nói, phong tục tập quán khác nhau, nhưng những quyền lợi cơ bản thì giống nhau, họ có nguyện vọng chung là giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và phải chống với kẻ thù chung là giai cấp tư sản ở nước mình, cùng sự câu kết của giai cấp ấy trên phạm vi thế giới [107, tr. 7]. Đối với YTCT của công nhân Việt Nam, Ban Cận hiện đại - Viện Sử học Việt Nam trong cuốn sách "Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam" [4], cho rằng, GCCN Việt Nam được hình thành vào lúc dân tộc ta chuẩn bị tích cực bước vào thời đại mới của loài người. Sự ra đời này chứng minh cho các giá trị YTCTTT của công nhân Việt Nam. "Tinh thần đó đã nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tiếp thu những tiến bộ của tư trào dân chủ, để dành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, mà không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo" [4, tr. 27]. Mặt khác, "công nhân Việt Nam được truyền thụ một tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần yêu nước ấy thúc đẩy ý thức giai cấp sớm hình thành" [4, tr. 28]. Từ chủ nghĩa yêu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa GCCN Việt Nam đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đây, GCCN đã nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình: Một mặt, gắn cách mạng giải phóng dân tộc thành một bộ phận không tách rời với cách mạng vô sản thế giới, mặt khác, tự mình phải gương ngọn cờ dân tộc, dân chủ, đoàn kết công nhân trong nước đánh đổ chủ nghĩa đế quốc đang thống trị đất nước và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là điều kiện giải phóng giai cấp vô sản Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp vào thắng lợi chung của phong trào vô sản thế giới [4, tr. 44]. Chuyển từ tự phát sang tự giác, từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, GCCN Việt Nam đã "vụt lớn lên với một nhận thức mới không thể có 8 ở một giai cấp nào khác: phải đoàn kết đấu tranh lật đổ cả bộ máy thống trị thực dân, phong kiến, dành lại độc lập, tự do, tiến lên CNXH thì mới chấm dứt được cuộc đời nô lệ" [4, tr. 49]. Dưới góc độ lịch sử, các tác giả Ngô Văn Hòa - Dương Kinh Quốc viết cuốn sách: "Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng" [35]. Khi nghiên cứu về YTCT, theo các tác giả, GCCN Việt Nam đã sớm mang trong mình tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp và những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Ý thức dân tộc là động lực thúc đẩy ý thức giai cấp công nhân sớm hình thành; điều kiện sinh hoạt của người công nhân là sơ sở để từ đó nảy sinh nên ý thức giai cấp mà trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ ý thức giai cấp đó mới chỉ thể hiện ở giai đoạn đầu, tức sự hình thành tâm lý giai cấp; chính sách sử dụng nhân công của thực dân tư bản Pháp đứng trên góc độ hình thành ý thức giai cấp công nhân mà xét, đã tạo điều kiện cho ý thức dân tộc và ý thức giai cấp quyện vào nhau, hòa với nhau làm một [35, tr. 157]. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, GCCN Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo, trở thành một khối đại đoàn kết, nhất trí trong phạm vi toàn quốc. Từ khi Nguyễn Ái Quốc - người Việt Nam đầu tiên tiếp thu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân Việt Nam đến khi tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập (năm 1925), phong trào "vô sản hóa", sự ra đời của Công hội đỏ và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam thì GCCN đã bước lên vũ đài chính trị, tiến tới thành lập chính đảng của mình. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do GCCN lãnh đạo. Các tác giả của Viện Sử học với cuốn sách: "Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" 9 [103]. Cuốn sách gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến việc xây dựng đạo đức, lối sống, YTCT của người công nhân trong thời kỳ hội nhập quốc tế như nhận thức chính trị, tình cảm chính trị, thái độ ứng xử, văn hóa doanh nghiệp... Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng cường hội nhập quốc tế và một số yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao YTCT, đời sống văn hóa của GCCN trong thập niên 2011-2020, các tác giả đã đưa ra các quan điểm và các giải pháp xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa của GCCN Việt Nam. Tác giả Phan Thanh Khôi trong cuốn sách: "Ý thức chính trị của giai cấp công nhân nước ta, biểu hiện thực trạng và xu hướng" [100] - cho rằng: "ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh mọi mặt của đời sống chính trị" [100, tr. 105]. Theo tác giả, biểu hiện về YTCT của GCCN nước ta hiện nay được thể hiện rõ nhất thông qua nhận thức và thái độ của người công nhân. Trên cơ sở phân tích thực trạng của những nhận thức và thái độ chủ yếu đó, tác giả cho rằng, YTCT của công nhân nước ta hiện nay không cao, không tương xứng với vị trí chủ đạo của mình trong xã hội và chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tác giả cũng đưa ra dự đoán xu hướng YTCT của GCCN trong những năm tới là YTCT của GCCN Việt Nam sẽ có thêm những sắc thái biểu hiện, sẽ được nâng cao một bước. Tuy nhiên, những biểu hiện đó vẫn biến đổi không đều nhau và vẫn không đều ở các thế hệ và ở từng bộ phận. Các tác giả của Viện Công nhân và Công đoàn với cuốn sách: "Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI" [101], trên cơ sở phân tích thực trạng về cơ cấu tổ chức, YTCT, giác ngộ giai cấp, năng lực chuyên môn tay nghề của GCCN Việt Nam trong bối cảnh mới và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể ở Việt Nam, các tác giả đã đưa ra những giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, củng cố khối liên minh công - nông - trí thức, 10 nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề trong công nhân nói riêng nhằm xây dựng GCCN Việt Nam phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay nghề, năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, góp phần xây dựng một đội ngũ công nhân trí thức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tác giả Nguyễn Thị Ngân trong cuốn sách: "Xây dựng ý thức tình cảm dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" [66] cho rằng GCCN nước ta là giai cấp tiên tiến nhất, đóng vai trò chính trong sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Do quá trình toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế mang lại, công nhân Việt Nam hiện nay đã mang tính quốc tế và mang tính hiện đại. Cùng với sự phát triển của đất nước, người công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã có sự chuyển biến trong ý thức, từ chỗ chỉ thừa nhận giá trị cộng đồng, tập thể, dân tộc sang chỗ biết tôn trọng giá trị cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với tập thể và cộng đồng dân tộc; chuyển biến từ dạn dày kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng ít nhạy cảm về kinh tế sang năng động, chủ động, có kiến thức khoa học, kiến thức quản lý kinh tế - xã hội và kinh nghiệm xây dựng xã hội mới. Không chỉ vậy, GCCN Việt Nam còn có sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội, công nhân có nhiều trong các thành phần kinh tế. Những biến đổi đó có nhiều mặt thuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít cản trở cho việc xây dựng YTCT, ý thức giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch giáo dục YTCT, nâng cao ý thức giai cấp, ý thức tình cảm dân tộc chân chính để người công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử (SMLS) của giai cấp mình. Trong bài viết: "Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" [49], tác giả Trần Thị Bích Liên đã trình bày khái quát về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và chủ quan trong việc thực hiện SMLS của GCCN. 11 Tác giả cũng nêu lên vấn đề tích cực hóa nhân tố chủ quan trong việc thực hiện SMLS của GCCN Việt Nam. Từ những lý luận đó, tác giả tập trung đưa ra những nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định việc thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, có ba nhân tố chủ quan mà tác giả đưa ra đó là: 1- Sự giác ngộ ý thức giai cấp, giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin; 2- Có một chính đảng vững mạnh, trung thành với SMLS của GCCN, với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc; 3- Sự đoàn kết thống nhất trong phong trào công nhân. Từ ba luận điểm đó, tác giả cũng làm nổi bật lên thực trạng của ba nhân tố chủ quan này đang diễn ra như thế nào, những kết quả đạt được và những mặt hạn chế. Trên cơ sở trình bày, phân tích về lý luận và thực trạng của các nhân tốt chủ quan có ý nghĩa quyết định việc thực hiện và hoàn thành SMLS của GCCN, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tích cực hóa nhân tố chủ quan của GCCN Việt Nam hiện nay. Một số quan điểm tác giả đưa ra mang tính định hướng như phát triển GCCN về số lượng phải đi đôi với chất lượng; xây dựng GCCN lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng GCCN vững mạnh phải gắn liền với xây dựng khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng GCCN là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân. Giải pháp tác giả đưa ra gồm có hai nhóm giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nhóm giải pháp xây dựng GCCN. Cuốn sách của tác giả Phạm Tất Thắng: "Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay" cũng bàn đến GCCN Việt Nam hiện đại. Tác giả cho rằng, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay, nhìn chung, một bộ phận lớn GCCN nước ta có ý thức, nhận thức tương đối sâu sắc, rõ ràng về vị trí, vai trò của mình đối với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, 12 đa số công nhân tỏ thái độ tự hào, trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân tộc, cũng như những giá trị truyền thống cao đẹp, quý báu mà tổ tiên, ông cha đã để lại, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vào tương lai, tiến đồ tươi sáng của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau mà trong YTCT của GCCN hiện nay còn có những biểu hiện yếu kém, hạn chế: không ít công nhân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của giai cấp mình trong thời đại mới, cũng như trong tiến trình đổi mới, CNH, HĐH đất nước; một số công nhân không thấy hết vị trí, vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của mình cũng như trong việc tham gia quản lý, điều hành, giám sát sản xuất, kinh doanh; một bộ phận không nhỏ công nhân ít am hiểu về đặc điểm, tình hình và sự biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, kể cả của các nước trong khu vực; thiếu tin tưởng vào tương lai, tiền đồ của CNXH, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; một số công nhân ít quan tâm và kém hiểu biết về lịch sử cũng như truyền thống dân tộc, thiếu tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước, vào tương lai, tiền đồ của dân tộc. Dựa trên thực trạng và những nguyên nhân đó, tác giả đưa ra một số định hướng, giải pháp cơ bản để nâng cao YTCT, nhận thức chính trị của GCCN nước ta trong thời kỳ mới. Các tác giả trong Đề tài cấp Nhà nước (2010): "Xây dựng và phát triển văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" [69] mặc dù chưa nhấn mạnh tác động của kinh tế thị trường đến nhận thức, tình cảm, thái độ chính trị của công nhân, nhưng trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của GCCN Việt Nam hiện nay, đề tài đã chỉ rõ những hạn chế trong đời sống văn hóa của người công nhân như các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần còn rất nghèo nàn, thiếu sáng tạo đã ảnh hưởng tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân. Phê phán thái độ thờ ơ với đời sống chính trị - xã hội và những biểu hiện tiêu cực của một 13 bộ phận công nhân trong sinh hoạt chính trị, tư tưởng. Các tác giả cũng đã đưa ra những luận cứ khoa học là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu các vấn đề về văn hóa và đời sống văn hóa của GCCN, các nhân tố cơ bản tác động đến đời sống văn hóa, YTCT của GCCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đề tài khoa học cấp Nhà nước (2009) do Đặng Ngọc Tùng chủ nhiệm: "Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 -2020" [94] mặc dù không đi sâu vào đánh giá nhận thức chính trị, tư tưởng của công nhân nhưng thông qua việc tổng kết, đánh giá thực trạng xây dựng GCCN Việt Nam, tác phẩm cũng đã đề cập đến những vấn đề về thái độ, tình cảm của người công nhân trong các doanh nghiệp, những bất cập trong thực tế đã gây nên tâm lý bức xúc của người công nhân. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước, tác phẩm cũng đưa ra những yêu cầu xây dựng GCCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước để góp phần xây dựng GCCN lớn mạnh. Tác giả Phan Văn Tuấn trong bài viết: "Nâng cao ý thức chính trị, pháp luật cho giai cấp công nhân hiện nay" [93] cũng khẳng định: cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, GCCN nước ta đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, GCCN đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, GCCN nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. 14 Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của GCCN ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một trong những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là trình độ nhận thức chính trị, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của GCCN Việt Nam hiện nay chưa tương ứng với yêu cầu về trình độ phát triển của nền kinh tế, công nghệ và toàn cầu hóa. Về nhận thức lý luận, tư tưởng, trình độ giác ngộ giai cấp vẫn còn nhiều khác biệt, còn rất hạn chế và không cơ bản. Đa số hiện nay là thế hệ công nhân trẻ, có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhưng lại là thế hệ lớn lên trong chế độ mới, mới gia nhập vào GCCN, về mặt nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khác, GCCN Việt Nam ra đời và phát triển ở một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chậm phát triển, do đó tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậm trong đội ngũ công nhân. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp đồng bộ để công tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức kỷ luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của GCCN Việt Nam thực sự đạt hiệu quả. Tác giả Dương Xuân Ngọc với bài viết "Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu và nhiệm vụ mới" [67]. Từ nhận thức chung về YTCT, những tiêu chí về YTCT của YTCT của GCCN Việt Nam (bao gồm 7 tiêu chí). Trên cơ sở đó, tác giả Dương Xuân Ngọc khẳng định, GCCN Việt Nam đã có sự giác ngộ cao về YTCT cả về tổ chức, nhận thức và thái độ. Song, trên một số phương diện, trong YTCT của GCCN còn một số hạn chế, yếu kém như: chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò lãnh đạo của GCCN, vai trò và vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị Những hạn chế này theo tác giả bắt nguồn từ nền sản xuất còn kém phát triển ở nước ta. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao YTCT cho GCCN Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. 15 Tác giả Phạm Thị Xuân Hương trong bài viết: "Nâng cao ý thức giai cấp cho công nhân - Một việc quan trọng cần làm trong giai đoạn hiện nay" [36] đã tập trung làm nổi bật vai trò của việc nâng cao ý thức giai cấp cho công nhân; thông qua việc trình bày một cách khái quát thực trạng và nguyên nhân của thực trạng ý thức giai cấp của GCCN Việt Nam, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao YTCT cho GCCN, đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm n...ần làm cho GCCN mới có thể là nòng cốt của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức cũng như khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể hiểu, xây dựng YTCT công nhân là hoạt động của các chủ thể tham gia xây dựng YTCT sử dụng các công cụ (kinh tế, văn hóa, chính trị) và phương pháp (tuyên truyền, giáo dục, nêu gương) tác động vào đối tượng xây dựng YTCT (cụ thể ở đây là YTCT của người công nhân) nhằm 31 nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ, tình cảm chính trị đúng đắn của người công nhân đối với thể chế chính trị trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Công đoàn), đối với những nội dung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể, đường lối chính sách phát triển Quốc gia), đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản (nông dân, trí thức, tư sản) nảy sinh trong quá trình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ đây có thể thấy, việc xây dựng YTCT công nhân phụ thuộc vào những yếu tố như: chủ thể tham gia xây dựng YTCT, nội dung xây dựng YTCT, phương pháp xây dựng YTCT Về chủ thể tham gia vào xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh; căn cứ vào Quyết định số 345/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26 tháng 12 năm 2005 Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam được thành lập trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, ngày 25 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 989/QĐ-Ttg về việc chuyển công ty mẹ TKV thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Ngày 19 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn. Qua đó, hệ thống chính trị của TKV hiện nay như sau: Đảng bộ TKV (trực thuộc Đảng bộ Doanh nghiệp Trung ương), Đảng bộ Than Quảng Ninh (trực thuộc tỉnh ủy Quảng Ninh) và các chi đảng bộ cơ sở; Ban lãnh đạo quản lý điều hành tập đoàn (Hội đồng thành viên TKV là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại TKV do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương, Tổng giám đốc TKV và các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm), Ban lãnh đạo các công ty mẹ và công ty con;Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), các công đoàn bộ phận và các tổ công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác thuộc TKV và Than Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, các chủ thể tham gia vào xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh bao gồm: 32 Một là, Trung ương (Đảng, Nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số bộ ngành có liên quan), tỉnh Quảng Ninh (Đảng bộ tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan trực thuộc tỉnh, Cơ quan Khối cấp tỉnh), TKV (Đảng bộ, Ban lãnh đạo, Công đoàn), các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của Đảng bộ Than Quảng Ninh và của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là các chủ thể có vai trò định hướng, tạo môi trường cho việc xây dựng YTCT cho GCCN nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng. Thông qua các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách cụ thể của ngành, của địa phương mà việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh được xác định đúng phương hướng, có môi trường pháp lý để thực hiện và cơ sở để đảm bảo nhu cầu lợi ích chính trị cho người công nhân. Hai là, tổ chức đảng, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh. Đây là những chủ thể trực tiếp và quan trọng tác động đến YTCT của người công nhân. YTCT không thể tự phát hình thành trong công nhân. Nó chỉ có thể hình thành trong quá trình sản xuất, học tập, rèn luyện của người công nhân. Các tổ chức đảng, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở doanh nghiệp có chức năng lãnh đạo, định hướng công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị cho công nhân trong doanh nghiệp. Trong đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, định hướng nhận thức chính trị cho công nhân. Công đoàn là tổ chức chính trị quan trọng bảo vệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích chính trị cho công nhân. Thông qua việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của các đảng bộ TKV, tỉnh Quảng Ninh, than Quảng Ninh, tổ chức đảng, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh có nhiệm vụ phát huy vai trò lãnh đạo, đoàn kết, tập hợp, động viên người công nhân thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn và phát huy các giá trị 33 truyền thống tốt đẹp của doanh nghiệp, của ngành, của giai cấp, của dân tộc và của địa phương; tăng cường đoàn kết giữa người công nhân và người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp thực thi đúng đắn luật lao động; giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt tình hình, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người công nhân, để kịp thời giải quyết những vướng mắc, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân. Ba là, người sử dụng lao động, ban lãnh đạo trong các doanh nghiệp của ngành than Quảng Ninh là những người tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức đảng, công đoàn... hoạt động tốt trong lĩnh vực xây dựng YTCT cho công nhân. Người sử dụng cũng có thể gây hiệu ứng tích cực hay tiêu cực đến YTCT của người công nhân thông qua các quy chế, kỷ luật lao động, hoạt động quản lý lao động trong công ty và hình ảnh của chính bản thân người sử dụng lao động. Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên...) có vai trò quan trọng trong việc truyền tải đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của ngành than đến với người công nhân qua công tác tuyên truyền. Không chỉ vậy, đội ngũ này còn có vai trò nắm bắt tâm lý, nguyện vọng và định hướng thông tin cho người công nhân. Chất lượng tuyên truyền, giáo dục YTCT cho công nhân phụ thuộc vào nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Năm là, bản thân người công nhân ngành than Quảng Ninh là khách thể chính đồng thời cũng là chủ thể của của xây dựng YTCT. Việc xây dựng YTCT cho công nhân thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, mức độ trau dồi YTCT, tính tự giác của người công nhân và khả năng tiếp thu và chuyển hóa những giá trị lý luận vào hành động thực tế và công việc của họ. 34 Trên cơ sở nhận thức về xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh, nội dung xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh bao gồm: Một là, xây dựng cho người công nhân ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam trong truyền thống đấu tranh cách mạng cũng như trong sự nghiệp xây dựng CNXH mà trong giai đoạn hiện nay là đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Giáo dục, bồi dưỡng để người công nhân có hiểu biết về các giá trị truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc từ đó có nhận thức đúng đắn, tình cảm, niềm tin về học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó đặt niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm sai trái, xuyên tạc, muốn phủ nhận, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, tuyên truyền, giáo dục cho người công nhân những hiểu biết khái quát về các giá trị tuyền thống như đoàn kết, kỷ luật... từ đó thấy được vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, có niềm tin và tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Đặc biệt, còn làm cho họ biết được và có thái độ đúng trước những bất cập hiện nay của các tổ chức này. Ba là, trang bị cho người công nhân những nhận thức về những nội dung lớn trong đường lối, những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là có liên quan trực tiếp đến công nhân và công nghiệp mà cụ thể ở đây là ngành than. Giúp họ biết được và nắm được những văn bản pháp luật quan trực tiếp đến cá nhân, đơn vị. Qua đó làm cho người công nhân biết được và tuân thủ quyền và nghĩa vụ của mình với tính cách là công dân. Bốn là, xây dựng cho người công nhân nhận biết về lịch sử dân tộc, lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam để từ đó người công nhân thấy được tầm quan trọng và thực thi liên minh với nông dân và trí thức, thái độ đúng đắn đối với đối với người sử dụng lao động. Qua đó góp phần xây dựng mối 35 quan hệ lao động hài hòa và ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp. Năm là, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, quan điểm đúng đắn cho đối với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của ngành than, của tỉnh Quảng Ninh cho người công nhân; giúp người công nhân nhận thức được SMLS của họ với sự phát triển bền vững của đất nước, của ngành than và của tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, công nhân có ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ về mọi mặt để hoàn thành trọng trách cao cả của mình; đồng thời làm cho người công nhân hiểu được mối quan hệ qua lại giữa dân tộc và quốc tế. Do đặc thù nghề nghiệp và những đặc điểm riêng của công nhân ngành than Quảng Ninh nên hình thức xây dựng YTCT cho cho họ phải theo hướng đa dạng phù hợp với đối tượng, địa bàn và thời điểm. Qua đó, phương pháp xây dựng cũng đa dạng, phong phú, có sự đổi mới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, Việc xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của thời đại. 2.2. THỰC CHẤT VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC KẾT HỢP Ý THỨC CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY 2.2.1. Nét đặc thù của công nhân ngành than Quảng Ninh Là một trong những công nhân ra đời sớm nhất so với công nhân cả nước, lại chịu bóc lột trực tiếp bởi tư sản mỏ thực dân cùng với những đặc điểm ngành nghề có những nét khác biệt, ngay từ khi ra đời, công nhân ngành than Quảng Ninh đã sớm mang trong mình những nét đặc thù: Thứ nhất: công nhân than Quảng Ninh ra đời sớm, lại chịu bóc lột trực tiếp, nặng nề bởi chế độ thực dân nên sớm hình thành truyền thống đấu tranh cách mạng. Có thể nói công nhân mỏ ở Quảng Ninh được hình thành sớm nhất và tập trung với số lượng đông đảo nhất so với công nhân cả nước, từ cuối thế kỷ 36 XIX cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp xâm lược. Theo lịch sử, ngành khai thác than được ghi nhận ra đời vào ngày 10.1.1840 (tức mùng 6 tháng chạp năm Kỷ Hợi - năm Minh Mạng thứ 20), Vua Minh Mạng đã phê chuẩn theo lời cầu xin của Tổng đốc Hải An Tôn Thất Bật, cho phép mở mỏ khai thác than tại núi Yên Lãnh, xã Đông Triều (nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Đông Triều). Ngày 18/2/1885, Triều đình Huế ký với Pháp một bản công ước về mỏ. Sau khi lập được quyền thống trị trên đất Quảng Ninh, thực dân Pháp biến vùng mỏ thành "vương quốc" của bọn chủ mỏ thực dân. Hoạt động trực tiếp về mỏ của thực dân Pháp chính thức được diễn ra từ năm 1888. Quá trình mở rộng khai thác than của bọn thực dân cũng là quá trình hình thành đội ngũ công nhân mỏ ngày càng đông đảo và tập trung. Sống dưới ách thống trị của bọn đế quốc, phong kiến và bọn chủ mỏ thực dân, những người công nhân mỏ bị bóc lột thậm tệ. Trong cuốn tiểu thuyết "Trên đường cái quan", R.Dorgelès viết: Khi tôi đi thăm mỏ, tôi thấy các tầng mỏ lúc nhúc công nhân. Những sinh vật mặc quần áo tả tơi. Họ cuốc với hai cánh tay gầy còm. Cũng có nhiều đàn bà, miệng nhai trầu đỏ như trào máu họng. Đằng sau những xe goòng nhỏ, những đứa trẻ còng lưng đẩy: thân hình bé tí, khô khan, mặt tràn mệt nhọc như đã kiệt quệ, than bụi bám đen mò [25, tr. 126]. Áp bức, bóc lột đè trên lưng người thợ mỏ Quảng Ninh đã đặt người công nhân mỏ vào hoàn cảnh những người đau khổ nhất trong số những người bị mất nước nên sớm hình thành trong họ truyền thống đấu tranh cách mạng. Để cải thiện đời sống, công nhân mỏ phải tự mình đấu tranh công khai. Buổi đầu cuộc đấu tranh theo hướng này nổ ra lẻ tẻ, tự phát. Hình thức đấu tranh đầu tiên ở đây không phải là đập phá máy móc như công nhân các nước châu Âu mà là những cuộc bỏ trốn tập thể hoặc cá nhân và những vụ đánh cai Tây gian ác. Tháng 2/1916, cuộc đấu tranh đầu tiên của thợ mỏ Quảng Ninh 37 mang đặc trưng của giai cấp công nhân hiện đại đã nổ ra. Từ năm 1925 đến năm 1928, ở khu mỏ Quảng Ninh đã xảy ra nhiều cuộc đấu tranh trong đó có 5 cuộc đấu tranh (3 cuộc bãi công và 2 cuộc biểu tình) diễn ra trong quy mô của một mỏ hoặc trong khu vực một công ty. Điểm nổi bật là trong cuộc đấu tranh này, thợ mỏ đã bắt đầu biết vận động, phối hợp, hành động giữa các bộ phận thợ khác ngành nghề, làm cho cuộc đấu tranh nổ ra trên quy mô lớn, có sức áp đảo, yêu sách đưa ra trong đấu tranh cụ thể và thiết thực, phản ánh nguyện vọng của đông đảo thợ mỏ. Sự thắng lợi cũng như sự thất bại của các cuộc đấu tranh này đã đặt ra vấn đề là: Phải có một tổ chức chặt chẽ, đông đảo được giác ngộ về quyền lợi chung của giai cấp và dân tộc, phải có người lãnh đạo kiên quyết vững vàng, có khả năng đương đầu với kẻ thù, đại diện trung thành quyền lợi thiết thân lâu dài của họ. Những đòi hỏi ấy đã cho thấy sự chuyển biến trong tư tưởng của người công nhân từ tự phát sang tự giác, mở đầu cho một truyền thống đấu cách mạng từ rất sớm trước khi có ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi vào vùng mỏ. Thứ hai: công nhân than Quảng Ninh chủ yếu xuất thân từ nông dân, được tuyển mộ từ nhiều nơi, phát triển nhanh về số lượng, có mật độ tập trung cao và thuần nhất nên đã sớm hình thành tình hữu ái giai cấp và văn hóa công nhân mỏ. Công nhân mỏ hầu hết xuất thân từ nông dân, chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng bắc bộ (chiếm tới 80% tổng số thợ mỏ) những người còn lại là nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và một bộ phận không nhỏ là nông dân Quảng Ninh. Công nhân phải sống tập trung trong một số lán trại một số khu vực dành riêng cho thợ. Mỗi lán có hàng trăm thợ, mỗi khu có hàng chục lán. Chẳng hạn như mỏ than Vàng Danh có gần 4.500 thợ mà phải chen chúc trong một cái thung lũng nhỏ hẹp chưa tới một cây số vuông [35. Tr.128]. Vào năm 1957, Viện bảo tàng Quảng Ninh đã tiến hành điều tra nguồn gốc của công nhân ở một số phố thợ. Kết quả điều tra cho biết, cứ 100 công 38 nhân được hỏi thì có 94 người gốc là nông dân và 6 người thuộc thành phần khác, trong đó đa số là nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ [4]. Cho đến nay, trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, đã có hàng chục khu công nghiệp, khu kinh tế ra đời thu hút một lượng lao động rất lớn nhưng không nhiều nơi có mật độ tập trung công nhân cao như ở vùng than Cẩm Phả, Hòn Gai, Vàng Danh và Mạo Khê. Riêng Cẩm Phả còn được mệnh danh là “Thành phố Than – Thủ đô của thợ mỏ”. Tuy nhiên, số công nhân là người ngoại tỉnh vẫn chiếm số lượng lớn. Không chỉ tập trung với mật độ cao, công nhân mỏ Quảng Ninh còn có tính chất thuần nhất. Phần lớn họ là phu xuất thân từ nông dân làm việc bằng chân tay nặng nhọc trong các tầng lò. Ngay cả với thợ có kỹ thuật thì tiền công cũng không chênh nhau là mấy và đều bị bóc lột nặng nề. Do tính chất lao động trong ngành mỏ là loại lao động nặng nhọc nên công nhân nam giới chiếm tỉ lệ cao sao với công nhân nữ và trẻ em. Công nhân nữ chỉ có thể làm những công việc này tại các cơ sở trên mặt đất. Chẳng hạn năm 1939, công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ có 21.385 công nhân thì trong đó: 18.012 người là công nhân nam (chiếm 84,2%), 2.901 người là công nhân nữ (chiếm 16,3%), 472 người là công nhân trẻ em (chiếm 2,2%) [92, tr.51]. Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu này vẫn không có sự thay đổi. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nam công nhân chiếm 85% [32]. Do tập trung với mật độ cao lại thuần nhất nên tinh thần tập thể, đoàn kết của người nông dân trong xã thôn đã sớm chuyển thành tình hữu ái giai cấp trong YTCT của người công nhân mỏ. Một tinh thần đoàn kết, gắn bó, hữu ái, thương yêu trong đấu tranh đã sớm xuất hiện. Đây là một trong những giá trị cốt lõi để hình thành nên văn hóa công nhân mỏ. Nét văn hóa rất riêng đó sẽ còn tiếp tục được duy trì và phát triển trong hiện tại và tương lai. Bởi nó chính là nền tảng tinh thần vững chắc để thợ mỏ vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức hướng tới xây dựng ngành than phát triển mạnh mẽ. 39 Thứ ba: công nhân than Quảng Ninh ra đời trên vùng đất có truyền thống yêu nước nên sớm chịu tác động bởi các giá trị truyền thống của quê hương. Mảnh đất Quảng Ninh vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh quật cường là nơi sinh ra đội ngũ công nhân Quảng Ninh. Ngay từ buổi ban đầu những người thợ mỏ đã sớm tham gia vào các phong trào yêu nước, phong trào dân tộc do các tầng lớp sĩ phu trong tỉnh lãnh đạo như: Năm 1885, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Triều do Đốc Tít lãnh - Phong trào quần chúng do Lưu Kì lãnh đạo năm 1891 gồm Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ làm cho thực dân Pháp tại khu vực mỏ than bị nghĩa quân uy hiếp mạnh. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Lãnh Pha, Lãnh Hy năm 1890 - 1895 xây dựng căn cứ ở Vạn Hoa và Hà Vốc vốn thuộc huyện Kế Bào. Công nhân mỏ Cẩm Phả, mỏ Magnota, mỏ Kế Bàođã tham gia tích cực vào hai cuộc khởi nghĩa này. Lực lượng nghĩa quân là thợ mỏ khá đông, bên cạnh thợ mỏ Việt, có cả thợ mỏ Hoa. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc rèn đúc binh khí và trong các cuộc tấn công. Hòa mình vào những cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, những công nhân mỏ sẵn lòng căm thù sâu sắc bè lũ thực dân, lại càng thiết thiết tha yêu nước. Vì vậy, khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin sớm dọi vào vùng mỏ Quảng Ninh, bằng con đường "vô sản hóa" của những thanh niên cách mạng như đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Xứng, Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Nguyễn Văn Lịch đã khiến cho những người công nhân dễ dàng giác ngộ lý tưởng cộng sản, tiếp thu tư tưởng cách mạng mới và giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Thứ tư: công nhân than Quảng Ninh làm việc trong môi trường sản xuất nguy hiểm độc hại nên số lượng công nhân truyền thống ngày càng có xu hướng giảm dần. Khai thác mỏ là một công việc nặng nề. Nhiều người đã phát biểu rằng “đường cùng mới chọn nghề thợ mỏ” đủ biết công nhân ngành than làm việc vất vả và nguy hiểm như thế nào. 40 Trong thời kỳ thuộc Pháp, do phương pháp khai thác lạc hậu, cũ kỹ thủ công, lại không có phương tiện bảo hiểm nên hầu hết những công việc của người thợ mỏ như mở lò, khoan bắn, cuốc than, chống lò, đẩy xe than đều nặng nhọc, vất vả. Công việc nặng nhọc cộng với chế độ ăn uống kham khổ nên người thợ mỏ rất nhanh chóng kiệt sức. Tai nạn đổ tầng, sập lò và bệnh tật chết chóc thường xuyên. Những người thợ làm lò cố hết sức cũng chỉ làm nổi 15 - 17 công trên một tháng và thường đến 30 tuổi đã bị chủ đuổi ra khỏi sở vì không còn sức cuốc than cho chúng nữa. Trong giai đoạn hiện nay, khai thác than vẫn là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố, nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và những bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Trong quy trình khai thác mỏ có nhiều công đoạn phát sinh bụi như đào, xúc, múc, khoan đá, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ đất. Vì vậy, công nhân khai thác mỏ phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và cao nhất là ở khu vực khoan, nghiền đá có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-18 dBA. Tỷ lệ mắc bệnh của công nhân nghiền sàng than, khoan than, khoan đá từ 8 – 23,6%. Nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 15 – 30 lần. Tỷ lệ mắc bụi phổi - silic trong công nhân khai thác từ 3 – 14%, trong đó khai thác hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%), bệnh viêm phế quản mãn tính khoảng 19,3%. Ngoài ra do điều kiện lao động ẩm ướt, tỷ lệ bệnh da nghề nghiệp của công nhân khai thác than là 40,8%, trong đó bệnh nấm da có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 27,5%. Do tính chất lao động, người công nhân cùng một lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nên họ có thể mắc nhiều loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc cùng một lúc [112]. 41 Không chỉ tiếp xúc với môi trường độc hại, công nhân mỏ còn bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Từ khi bắt đầu nghề khai thác than cho đến tận bây giờ, hàng năm vẫn diễn ra ra những vụ sập lò chôn vùi hàng chục người thợ. Ngoài ra, hỏa hoạn, bục túi nước, nước dâng đột ngột cũng rất nguy hiểm đến tính mạng của người thợ đang làm việc trong hầm. Bởi vậy, công việc của người thợ mỏ còn được gọi là “sống trong hầm mồ”. Thứ năm: Công nhân than Quảng Ninh có trình độ kỹ thuật ngày càng cao, có xu hướng hiện đại hóa. Ngay khi tiến hành khai thác than, thực dân Pháp đã đầu tư một số lượng máy móc thiết bị nhất định cho dây chuyền sản xuất. Mặt khác ngành khai thác than cũng là một ngành sản xuất công nghiệp ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Đó cũng chính là cơ hội - môi trường thuận lợi để người công nhân mỏ sớm làm quen và thích nghi với sản xuất công nghiệp - cơ giới hóa. Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong đội ngũ công nhân mỏ đã có một bộ phận thuộc các ngành khác nhau như thợ cơ khí, thợ điều khiển các loại máy móc, thợ điện, thợ nguội. Vào thời kỳ này, chính quyền Pháp cũng đã mở các trường kỹ thuật thực hành. Sau khi tốt nghiệp, một số học sinh ra mỏ làm việc, dần hình thành nên một lớp công nhân kỹ thuật trong đội ngũ công nhân mỏ. Tuy nhiên, song song với các ngành của tư bản Pháp ở Việt Nam, ngành công nghiệp lạc hậu nhất, "thủ công" nhất vẫn là ngành công nghiệp khai mỏ. Ở đây không đòi hỏi phải có trình độ văn hóa để tiếp thu kỹ thuật, sử dụng máy móc, không bị đòi hỏi phải khéo tay, phải có kỹ xảo mà chỉ cần có sức khỏe. Vì vậy, số lượng công nhân kỹ thuật hay công nhân "áo xanh" chiếm tỷ lệ rất thấp, đa số là vô sản “áo nâu”. Công nhân kỹ thuật là người Việt Nam càng ít. Tuyệt đại đa số công nhân lao động ngành than thời kỳ này là công nhân thô sơ, không có trình độ kỹ thuật do bị mù chữ - công nhân áo nâu. Đến năm 1929, một tờ báo Pháp còn nhận xét rằng "Việc khai thác bằng sức người thường thường vẫn còn thay thế cho việc khai thác bằng máy móc hay sức động vật" [32, tr. 42 111]. Trong bản thống kê năm 1986 của chính quyền Pháp, tỷ lệ công nhân chuyên môn ăn lương ngạch Pháp so với tổng số công nhân ở công ty than gày Bắc Kỳ rất thấp: 31 người trên tổng số 1.800 công nhân, trong đó thợ máy và đốc công chỉ có 12 người, như vậy vẫn chưa đủ 1% [4. tr.112]. Năm 1929, riêng trong mục công nhân mỏ không thấy nói đến số công nhân chuyên môn nữa, có lẽ do số lượng của họ là không đáng kể. Đó là một trong những điểm yếu của công nhân ngành than. Từ ngày vùng Mỏ được giải phóng đến nay, đặc biệt trong sự nghiệp CNH, HĐH ngành sản xuất than, công nhân ngành than Quảng Ninh đã không ngừng vươn lên từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, ngành sản xuất than luôn là một ngành đi đầu trong đổi mới công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Đến cuối năm 2016, TKV có 22,1% số công nhân, lao động có trình độ đại học, 17,7% có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, công nhân có tay nghề bậc cao chiếm 25,5% [82, tr.257]. Đó là những nét đặc thù tác động tích cực và tiêu cực đến việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. 2.2.2. Thực chất kết truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh Trong tiếng Việt, truyền thống là từ được dùng khá rộng rãi. Có thể gắn cụm từ truyền thống với các loại hình cộng đồng như gia đình, địa phương, một vùng thậm chí cả một vùng. Có thể gắn với lĩnh vực trị nghệ thuật như kiến trúc, phong cách, hội họa Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề "truyền thống". Dựa vào cuốn từ điển do A.de Rhodes soạn năm 1651 chúng ta biết rằng thời kỳ này người châu Âu dùng từ nối đời, nối truyền của tiếng Việt để giải nghĩa chữ Traditio, đây là gốc của từ tradition mà ngày nay chúng ta hay dùng có nghĩa là sự chuyển giao, lưu truyền lại [1, tr. 567]. Trong cuốn 43 từ điển Trung Quốc, "Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử" [46, tr. 10]. Theo từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [2, tr. 505]. Từ điển Tiếng Việt, truyền thống được định nghĩa như sau: "Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác" [73, tr. 1017]. Dưới góc độ chính trị - xã hội, Từ điển chính trị định nghĩa "Truyền thống là di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài" [109, tr.1739]. Với tư cách thuộc về di sản văn hóa xã hội. Truyền thống được hiểu một cách cụ thể hơn, truyền thống của một cộng đồng, dân tộc bao gồm những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mang các đặc trưng: cộng đồng, bình ổn, lưu truyền. "Truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [45, tr. 30]. Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [12, tr. 16-19]. Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống mang các đặc trưng cơ bản như tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tính cộng đồng thể hiện ở chỗ truyền thống bao giờ 44 cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó. Tính ổn định là sự lâu dài ít thay đổi. Nếu không có tính ổn định thì truyền thống không còn là truyền thống nữa. Truyền thống sau khi đã hình thành, ổn định thì sẽ được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác, đó là tính lưu truyền. Tuy nhiên những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối. Khi những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo, có mặt được kế thừa và phát triển, có mặt sẽ bị đào thải và loại bỏ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển. Vì thế, truyền thống bắt nguồn từ lịch sử nhưng không phải cái gì thuộc về lịch sử cũng là truyền thống, chỉ những gì được sao phỏng, kế thừa, được lưu truyền thì mới được gọi là truyền thống. Từ góc độ tiếp cận giá trị, truyền thống thường được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, truyền thống đó là những giá trị tốt đẹp, bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là cốt cách, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng, của dân tộc và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó đứng vững được trong thời gian và có thể đương đầu với những biến động của lịch sử. Hơn nữa, những giá trị ấy có khả năng tạo ra sức mạnh, sản sinh ra các giá trị mới, đem lại lợi ích cho con người. Truyền thống cũng có những cái không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sự phát triển, đây là nghĩa thứ hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này. Nó là mảnh đất dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc hay một cộng đồng nào đó. Như vậy, nhận thức truyền thống không tách rời nhận thức các giá trị. Bởi vậy, khi nói đến truyền thống phải phân biệt những truyền thống lạc hậu 45 lỗi thời cần gạt bỏ, cần khắc phục với những truyền thống tốt đẹp cần phải được bảo tồn, và phát triển - truyền thống tốt đẹp định hình nên hệ giá trị. Từ sự phân tích trên, có thể hiểu khái niệm ý thức chính trị truyền thống (YTCTTT) là thái độ, tình cảm, nhận thức chính trị. của một xã hội nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tồn tại trong YTCT của xã hội ấy. Thái độ, nhận thức đó có thể còn phù hợp hoặc không phù hợp nhưng vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đến những tình cảm, nhận thức, tư tưởng chính trị của các chủ thể chính trị đối với thể chế chính trị, hệ thống chính trị, những nội dung chính trị quan trọng, các quan hệ giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. Công nhân ngành than Quảng Ninh là bộ phận hữu cơ của GCCN Việt Nam, vì vậy trong các giá trị YTCTTT của công nhân ngành than Quảng Ninh có nhiều giá trị đồng nhất và cùng cấu thành những giá trị của GCCN cả nước. Song do những đặc thù của lịch sử phát triển, của địa chính trị vùng mỏ và đặc trưng nghề nghiệp, họ có những giá trị riêng được định hình từ khá sớm, đặc biệt là những giá trị chính trị - xã hội. Một là, công nhân mỏ Qu...), Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 30. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Lê Thanh Hà (2013), "Đội ngũ công nhân, lao động Than - Khoáng sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển", ngày 24/4/2013. 33. Lê Thanh Hà (2015), Nhận thức chính trị, xã hội của công nhân Việt Nam hiện nay và những biện pháp nâng cao, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Công nhân và Công đoàn, Hà Nội. 157 34. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Phạm Thị Xuân Hương (2000), "Nâng cao ý thức giai cấp cho công nhân - Một việc quan trọng cần làm trong giai đoạn hiện nay", Lao động và Công đoàn, (10). 37. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 38. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, nhìn từ góc độ giá trị học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 39. Hà Minh Huy (2010), Đội ngũ công nhân ngành than tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 40. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc", Triết học, (4), tr. 8-11. 41. Vũ Khiêu (1975), Lao động - nguồn vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 42. Phan Thanh Khôi (2001), "Ý thức chính trị của giai cấp công nhân nước ta, biểu hiện thực trạng - xu hướng", Trong sách: Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. 43. Phan Thanh Khôi (2003), Ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Bùi Văn Kích (2008), "Phát huy truyền thống "Kỷ luật và đồng tâm", xây dựng đội ngũ công nhân lao động ngành than - Khoáng sản Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và 158 hội nhập quốc tế", Trong sách: Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện hiện nay, Hà Nội. 45. Phan Huy Lê (1996), "Truyền thống và hiện đại: Vài suy nghĩ và đề xuất", Tạp chí Cộng sản, (18). tr. 20-22. 46. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Hà Nội, tập II. 47. Trần Thị Bích Liên (2001), Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48. Kiều Linh (2017), "Vinacomin làm ăn sa sút, 8.000 lao động mất việc", ngày 08/01/2017. 49. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy", Nghiên cứu lý luận (1), (2), tr. 105-114. 50. Cao Văn Lượng (chủ biên) (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Trường Lưu (1999), Văn hóa - một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Nguyễn Văn Lý (1999), "Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta", Triết học (2), tr. 9-11. 53. Nguyễn Văn Lý (2003), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. C.Mác - Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. 55. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159 56. C.Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Đỗ Mười (1995), "Biến lý tưởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội thành hiện thực trên đất nước các vua Hùng đã có công gây dựng", Báo Nhân Dân, ngày 8/4/1995. 63. Đỗ Mười (1997), Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên) (1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Kiệt (1998), "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ", Tạp chí Cộng sản (15), tr. 26-28. 66. Nguyễn Thị Ngân (2005), Xây dựng ý thức tình cảm dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 67. Dương Xuân Ngọc (2008), "Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu và nhiệm vụ mới", Lý luận chính trị, (4). 68. Văn Nhân (1999), "Bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn", Lao động và Công đoàn, (215). Tr. 32-35 69. Nguyễn Văn Nhật (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Xây dựng và phát triển văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập 160 quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.03-17/06-10, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 70. Phạm Thị Nhuần (2011), Ý thức chính trị của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 71. Phạm Văn Nhuận (2013), "Có đúng là giai cấp công nhân hiện nay không còn sứ mệnh lịch sử?", ngày 18/10/2013. 72. NT (2011), "Ngành than có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước", ngày 11/11/2011 73. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 74. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. Trần Hữu Quang (2008), "Bàn về triết lý giáo dục", ngày 17/2/2008. 76. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Nguyễn Ái Quốc (1980), Bản án chế độ thuộc địa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 78. Thi Sảnh (1974), "Quá trình chuyển hóa từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân khu mỏ Quảng Ninh", Trong sách: Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 79. Đỗ Tiến Sĩ, "Triết lý giáo dục dạy và học tích cực", 80. Lê Duy Sơn (2001), Sự phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 81. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo giai đoạn 2010-2014, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 82. Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (2016), 80 năm vinh quang thợ mỏ Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 83. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2018), "Đảng bộ Than Quảng Ninh: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp", ngày 24/01/2018 84. Phạm Tất Thắng (2008), Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Hà Nội. 85. Mai Thắng (2018), "Ngành Than đang phát triển đúng hướng", ngày 29/01/2018. 86. Vũ Đức Thanh (2008), "Từ văn hóa lao động cùng khổ đến văn hóa người lao động và lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân", Trong sách: Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện hiện nay, Hà Nội. 87. Nguyễn Tài Thư (1995), "Suy nghĩ về một hệ giá trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay", Triết học, (1), tr. 6-8. 88. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Tỉnh ủy Quảng Ninh - Ban Tuyên Giáo (2007), Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Quảng Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Quảng Ninh, Hạ Long. 90. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2001), Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. 91. Phạm Quang Trung - Cao Văn Biền - Trần Đức Cường (2001), Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 162 92. Trung tâm Phát triển và tri thức - Hội nhà văn Việt Nam (2011), Than Việt Nam - Hôm qua, hôm nay và ngày mai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 93. Phan Văn Tuấn (2014), "Nâng cao ý thức chính trị, pháp luật cho giai cấp công nhân hiện nay", Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng, (8). 94. Đặng Ngọc Tùng (2009), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số: KX04.15/06-10. 95. Đặng Ngọc Tùng (2011), "Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh", ngày 15/01/2011. 96. Phương Hữu Từng (2015), "Đào tạo nghề tại ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Khoa học dạy nghề, (11). Tr. 42-45 97. Thanh Tuyền (1999), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam", Dân vận, (7). Tr. 35-38 98. Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Hà Nội. 99. Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1999), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội. 100. Viện Công nhân và Công đoàn (2001), Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, 2001, Hà Nội. 101. Viện Công nhân và Công đoàn (2002), Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. 102. Viện Mác - Lênin, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (1993), Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Tập 1, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 163 103. Viện Sử học (2012), Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 104. Phùng Văn Vịnh (2008), "Giáo dục truyền thống trong thanh niên công nhân ngành than", Trong sách: Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện hiện nay, Hà Nội. 105. VT (2016), "Trên 55.000 bài dự thi tìm hiểu 80 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than", ngày 08/9/2016. 106. Nguyễn Viết Vượng (2010), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Vụ Huấn học - Ban Tuyên huấn Trung ương (1976), Lịch sử phong trào và công nhân quốc tế (Tóm tắt - chương trình sơ cấp), Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội. 108. Dương Thị thanh Xuân (2007), Ý thức chính trị trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 109. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 110. Nhiếp Văn Lân (2007), Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, số 6, năm 2007, Chuyên đề tham khảo của Ban tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, (2008), tr. 25-31 111. Phạm Tăng (2018), "Phòng ngừa TNLĐ trong ngành than", ngày 8/5/2018 112. Nguyễn Thị Toán (2017), “Các bệnh nghề nghiệp thường gặp trong khai thác mỏ”, ngày 29/10/2017 164 Tiếng Anh 113. Grand Larousse universelle, Paris, 1995. 114. Sumil Kumar Sen (1994), Working class movements in India 1885 - 1975, Oxford University pres. PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN Tên cơ quan, đơn vị: . Mong anh chị cho biết đôi điều thông qua các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào từng ô vuông tương ứng. 1. Xin anh (chị) cho biết một số đặc điểm bản thân: - Nam - Nữ - Là công nhân lao động trực tiếp - Là công nhân lao động gián tiếp - Tuổi + Dưới 30 + Từ 31 đến 45 + Trên 45 - Trình độ học vấn + Tiểu học (Cấp I) + Trung học cơ sở (Cấp II) + Trung học phổ thông (Cấp III) - Đã qua chương trình lý luận chính trị nào: + Chưa học lớp chính trị nào + Đã qua chương trình sơ cấp + Đã qua chương trình trung cấp 2. Theo anh (chị) giai cấp, tầng lớp nào có vai trò quan trọng nhất đối với quá trình phát triển của nước ta hiện nay? - Giai cấp công nhân - Giai cấp nông nhân - Tầng lớp trí thức - Các giai cấp, tầng lớp khác 3. Theo anh (chị) sự liên minh (đoàn kết, hợp tác) giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay là: - Cần thiết - Chưa cần thiết - Khó trả lời 4. Theo anh (chị) Chủ nghĩa Mác - Lênin được bắt đầu truyền bá vào Việt Nam từ khi nào? - Những năm 20 của thế kỷ XX - Năm 1930 - Năm 1941 - Năm 1945 5. Theo anh (chị) nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta là: - Chủ nghĩa Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 6. Anh (chị) có muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không? - Có - Không - Không trả lời 7. Theo anh (chị) có cần thiết phải có tổ chức Đảng Cộng sản trong đơn vị mình không? - Cần thiết - Không cần thiết - Khó trả lời 8. Theo anh (chị) tổ chức Đảng có tác dụng trong sản xuất ở doanh nghiệp không? - Có tác dụng - Không có tác dụng - Không trả lời 9. Việc xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo anh (chị) điều đó có đúng không? - Đúng - Không đúng - Khó trả lời 10. Theo anh (chị) trong thực tế Nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta đã đạt được chưa? - Đã đạt được - Chưa đạt được - Đạt được ở mức độ nhất định 11. Theo anh (chị) việc Đảng ta lựa chọn xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng hay sai? - Đúng - Sai - Khó trả lời 12. Anh chị có thường xuyên theo dõi các kỳ họp Quốc hội không? - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không 13. Anh (chị) cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay? - Rất cần - Không cần - Khó trả lời 14. Theo anh (chị) có cần thiết phải có tổ chức Công đoàn trong đơn vị mình không? - Rất cần - Không cần - Khó trả lời 15. Theo anh (chị) tổ chức Công đoàn có tác dụng trong sản xuất ở doanh nghiệp không? - Có tác dụng - Không có tác dụng - Không trả lời 16. Anh (chị) cho biết công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng được bắt đầu từ Đại hội nào? - Đại hội V (1982) - Đại hội VI (1986) - Đại hội VII (1991) - Đại hội VIII (1996) 17. Anh (chị) đánh giá thế nào về kết quả của công cuộc đổi mới đất nước? - Kết quả tốt - Kết quả ít - Không có kết quả 18. Với những văn bản pháp luật sau đây, anh (chị) cho biết mức độ quan tâm của mình? - Hiến pháp + Đã đọc + Chưa đọc - Bộ luật Lao động + Đã đọc + Chưa đọc - Luật Công đoàn + Đã đọc + Chưa đọc - Luật Doanh nghiệp + Đã đọc + Chưa đọc - Luật đầu tư nước ngoài + Đã đọc + Chưa đọc - Quy chế của cơ quan, đơn vị mình + Đã đọc + Chưa đọc 19. Mức độ quan tâm của anh (chị) đối với những vấn đề sau - Học tập nâng cao trình độ + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm - Thu nhập + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm - Việc làm + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm - Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm - Tham quan du lịch + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm - Khắc phục tệ tham nhũng, tệ nạn xã hội + Rất quan tâm + Quan tâm + Không quan tâm 20. Mức độ quan tâm của anh (chị) đối với các chương trình sau trên các phương tiện thông tin đại chúng: - Thời sự - Lao động và Công đoàn - Các chương trình giải trí 21. Trước những sai trái của người quản lý hoặc ban quản lý doanh nghiệp, anh (chị) sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? - Trực tiếp gặp người đó (hoặc ban quản lý) đó để kiến nghị - Thông qua tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp để đấu tranh - Kêu gọi mọi người trong doanh nghiệp đình công - Không muốn đấu tranh 22. Anh (chị) có biết về lịch sử truyền thống công nhân mỏ, của ngành than hay của Quảng Ninh không? - Biết nhiều - Biết ít - Không biết 23. Những hiểu biết của anh (chị) về lịch sử truyền thống công nhân mỏ, của ngành than hay của Quảng Ninh chủ yếu là từ đâu? - Phương tiện thông tin đại chúng - Các đợt sinh hoạt, học tập ở cơ quan - Các lớp đào tạo, bồi dưỡng - Tự tìm hiểu 24. Anh chị có tự hào mình là công nhân ngành Than không? - Có - Không - Không trả lời 25. Anh chị có muốn con cái mình theo nghề của mình không? - Có - Không - Không trả lời Xin chân thành cảm ơn! TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀUTRA THỰC TRẠNG KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY Tuổi đời của đối tượng điều tra Loại hình lao động của đối tượng điều tra Trình độ học vấn của đối tượng điều tra Chung 45 Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tiểu học THCS THPT TT Căn cứ Nội dung Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Xin anh (chị) cho biết một số đặc điểm bản thân - Nam 252 84 104 34.7 108 36 40 13.3 145 48.3 107 35.7 6 2 75 25 171 57 - Nữ 48 16 16 5.33 21 7 11 3.67 5 1.67 43 14.3 0 0 2 0.67 46 15.3 - Là công nhân lao động trực tiếp 168 56 73 24.3 38 12.7 9 3 0 0 6 2 77 25.7 85 28.3 - Là công nhân lao động gián tiếp 132 44 47 15.7 54 18 31 10.3 0 0 0 0 0 0 132 44 - Tuổi: + Dưới 30 120 40 0 0 6 2 114 38 + Từ 31 đến 45 129 43 1 0.33 46 15.3 112 37.3 + Trên 45 51 17 5 1.67 25 8.33 21 7 1 - Trình độ học vấn + Tiểu học (cấp 1) 6 2 + Trung học cơ sở (cấp 2) 77 25.7 + Trung học phổ thông (cấp 3) 217 72.3 - Đã qua chương trình lý luận chính trị nào? + Chưa học lớp chính trị nào 164 54.7 92 30.7 68 22.7 4 1.33 141 47 23 7.67 6 2 31 10.3 127 42.3 + Đã qua chương trình sơ cấp 61 20.3 13 4.33 33 11 15 5 9 3 52 17.3 0 0 36 12 25 8.33 + Đã qua chương trình trung cấp 75 25 15 5 18 6 42 14 0 0 75 25 0 0 10 3.33 65 21.7 Theo anh (chị) giai cấp tầng lớp nào có vai trò quan trọng nhất đối với quá trình phát triển của nước ta hiện nay? - Giai cấp công nhân 188 62.7 71 23.7 113 37.7 4 1.33 81 27 107 35.7 4 1.33 53 17.7 131 43.7 - Giai cấp nông dân 43 14.3 36 12 5 1.67 2 0.67 25 8.33 18 6 1 0.33 6 2 36 12 - Tầng lớp trí thức 49 16.3 9 3 7 2.33 33 11 43 14.3 6 2 0 0 3 1 46 15.3 2 - Các giai cấp, tầng lớp khác 20 6.67 4 1.33 4 1.33 12 4 1 0.33 19 6.33 1 0.33 15 5 4 1.33 3 Theo anh (chị) sự liên minh (đoàn kết, hợp tác...) giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay là: - Cần thiết 256 85.3 97 32.3 115 38.3 44 14.7 133 44.3 123 41 1 0.33 42 14 213 71 - Chưa cần thiết 15 5 10 3.33 4 1.33 1 0.33 13 4.33 2 0.67 4 1.33 10 3.33 1 0.33 - Khó trả lời 29 9.67 13 4.33 10 3.33 6 2 4 1.33 25 8.33 1 0.33 25 8.33 3 1 Theo anh (chị) Chủ nghĩa Mác-Lênin được bắt đầu truyền bá vào Việt Nam từ khi nào? - Những năm 20 của thế kỷ XX 107 35.7 19 6.33 63 21 25 8.33 33 11 74 24.7 2 0.67 34 11.3 71 23.7 - Năm 1930 110 46.7 50 16.7 49 16.3 11 3.67 80 27.7 30 10 1 0.33 12 4 97 32.3 - Năm 1941 37 12.3 24 8 6 2 7 2.33 21 7 16 5.33 2 0.67 19 6.33 16 5.33 4 - Năm 1945 46 15.3 27 9 11 3.67 8 2.67 16 5.33 30 10 1 0.33 12 4 33 11 Theo anh (chị) nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta là: - Chủ nghĩa Mác-Lênin 29 9.67 9 3 9 3 11 3.67 22 7.33 7 2.33 5 1.67 18 6 11 3.67 5 - Tư tưởng Hồ Chí Minh 37 12.3 26 8.67 7 2.33 4 1.33 33 11 4 1.33 0 0 9 3 28 9.33 - Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 234 78 85 28.3 113 37.7 36 12 95 31.7 139 46.3 1 0.33 50 16.7 183 61 Anh (chị) có muốn trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản không ? - Có 230 76.7 81 27 92 30.7 57 19 97 32.3 133 34.3 0 0 61 10.2 169 56.3 - Không 38 12.7 21 7 15 5 2 0.67 35 11.7 3 1 5 1.67 5 1.67 28 9.33 6 - Không trả lời 32 10.7 18 6 12 4 2 0.67 18 6 14 4.67 1 0.33 11 3.67 20 6.67 Theo anh (chị) có cần thiết phải tổ chức Đảng Cộng sản trong đơn vị mình không ? - Cần thiết 240 80 77 25.7 109 36.3 54 18 105 35 135 45 3 1 49 16.3 188 62.7 - Không cần thiết 15 5 8 2.67 5 1.67 2 0.67 9 3 6 2 1 0.33 6 2 8 2.67 7 - Không trả lời 45 15 35 7 15 5 5 1.67 36 12 9 3 2 0.67 22 7.33 21 7 Theo anh (chị) tổ chức Đảng có tác dụng trong sản xuất ở doanh nghiệp không? - Có tác dụng 174 58 35 11.7 95 31.7 44 14.7 65 21.7 109 36.3 1 0.33 39 13 134 44.7 - Không có tác dụng 9 3 3 1 5 1.67 1 0.33 7 2.33 2 0.67 2 0.67 3 1 4 1.33 8 - Không trả lời 117 39 82 27,3 29 9.67 6 2 78 26 39 13 3 1 35 11.7 79 26.3 9 Việc xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo anh (chị) điều đó có đúng không? - Đúng 256 85.3 99 33 111 37 46 15.3 125 41.7 131 43.7 4 1.33 57 19 195 65 - Không đúng 14 4.67 8 2.67 5 1.67 1 0.33 9 3 5 1.67 0 0 11 3.67 3 1 - Khó trả lời 30 10 13 4.33 13 4.33 4 1.33 16 5.3 14 4.67 2 0.67 9 3 19 6.33 Theo anh (chị) trong thực tế Nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta đã đạt chưa? - Đã đạt được 84 28 47 15.7 29 9.67 8 2.67 21 7 63 21 3 1 26 8.67 55 18.3 - Chưa đạt được 99 33 56 18.7 31 10.3 12 4 63 21 36 12 3 1 15 5 81 27 10 - Đạt ở mức độ nhất định 117 39 17 5,67 69 23 31 10.3 66 22 51 17 0 0 36 12 81 27 Theo anh (chị) việc Đảng ta lựa chọn xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng hay sai? - Đúng 229 76.3 86 8.3 104 34.7 39 13 117 39 112 37.3 2 0.67 48 16 181 60.3 - Sai 14 4.67 9 3 4 1.33 1 0.33 10 3.33 4 1.33 0 0 9 3 5 1.67 11 - Khó trả lời 57 19 25 8.33 21 7 11 3.67 23 7.7 34 11.3 4 1.33 20 6.67 33 11 Anh (chị) có thường xuyên theo dõi các kỳ họp Quốc hội không ? - Thường xuyên 116 38.7 12 4 79 26.3 25 8.3 5 1.67 111 37 4 1.33 6 2 106 35.3 - Thỉnh thoảng 115 38.3 63 21 20 10 22 7.3 91 30.3 24 8 1 0.33 48 16 66 22 12 - Không 69 23 45 15 20 6.67 4 1.33 54 18 15 5 1 0.33 23 7.67 45 15 Anh (chị) cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay? - Rất cần 277 92.3 112 37.3 116 38.7 49 16.3 137 45.7 140 46.7 3 1 66 22 208 69.3 - Không cần 9 3 7 2.33 2 0.67 0 0 8 2.67 1 0.33 0 0 4 1.33 5 1.67 13 - Khó trả lời 14 4.7 1 6.33 11 3.67 2 0.67 5 1.7 9 3 3 0.67 7 2.33 4 1.33 Theo anh (chị) có cần thiết phải có tổ chức công đoàn trong đơn vị mình không ? - Rất cần 283 94.3 112 37.3 122 40.7 49 16.3 137 45.7 146 48.7 1 0.33 68 22.7 214 71.3 - Không cần 6 2 3 1 3 1 0 0 5 1.67 1 0.33 2 0.67 4 1.33 0 0 14 - Khó trả lời 11 3.67 5 1.67 4 1.33 2 0.67 8 2.67 3 1 3 1 5 1.67 3 1 15 Theo anh (chị) tổ chức Công đoàn có tác dụng trong sản xuất ở doanh nghiệp không? - Có tác dụng 235 78.3 77 25.7 116 38.7 42 14 101 33.7 134 44.7 3 1 58 19.3 174 58 - Không có tác dụng 12 4 7 2.33 4 1.33 1 0.33 8 2.67 4 1.33 1 0.33 7 2.33 4 1.33 - Không trả lời 53 17.7 36 12 9 3 8 2.67 41 13.7 12 4 2 0.67 12 4 39 13 Anh (chị) cho biết công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng được bắt đầu từ Đại hội nào? - Đại hội V (1982) 73 24.3 43 14.3 27 9 3 1 37 12.3 36 12 1 0.33 8 2.67 64 21.3 - Đại hội VI (1986) 140 46.7 23 7.67 78 26 39 13 28 9.33 112 37.3 1 0.33 23 7.67 116 38.7 - Đại hội VII (1991) 38 12.7 21 7 13 4.33 4 1.33 37 12.3 1 0.33 1 0.33 20 6.67 17 5.67 16 - Đại hội VIII (1996) 49 16.3 33 11 11 3.67 5 1.67 48 16 1 0.33 3 1 26 12 20 6.67 Anh (chị) đánh giá thế nào về kết quả của công cuộc đổi mới đất nước? - Kết quả tốt 151 50.3 56 18.7 78 26 17 5.67 68 22.7 83 27.7 1 0.33 12 4 138 46 - Kết quả ít 138 46 57 19 48 16 33 11 73 24.3 65 21.7 4 1.33 38 12.7 96 32 17 - Không có kết quả 11 3.67 7 2.33 3 1 1 0.33 9 3 2 0.67 1 0.33 7 2.33 3 1 18 Với những văn bản pháp luật sau đây, anh (chị) cho biết mức độ quan tâm của mình? - Hiến pháp + Đã đọc 109 36.3 64 21.3 20 6.67 25 8.33 11 3.67 98 32.7 0 0 13 4.33 96 32 + Chưa đọc 191 63.7 56 18.7 109 36.3 26 8.67 139 46.3 52 17.3 6 2 64 21.3 121 40.3 - Bộ luật lao động + Đã đọc 151 50.3 39 13 81 27 38 12.7 27 9 134 41.3 1 0.33 19 6.33 131 43.7 + Chưa đọc 149 49.7 81 27 55 18.3 13 4.33 123 41 26 8.67 5 1.67 58 19.3 86 28.7 - Luật Công đoàn + Đã đọc 116 38.7 32 10.7 48 16 36 12 35 11.7 81 27 2 0.67 17 5.67 97 32.3 + Chưa đọc 184 61.3 88 29.3 81 27 15 5 115 38.3 69 23 4 1.33 60 20 120 40 - Luật Doanh nghiệp + Đã đọc 100 33.3 9 3 53 17.7 38 12.7 16 5.33 84 28 0 0 13 4.33 87 29 + Chưa đọc 200 66.7 111 37 76 25.3 13 4.33 134 44.7 66 22 6 2 64 21.3 130 43.3 - Luật đầu tư nước ngoài + Đã đọc 33 11 5 1.67 20 6.67 8 2.67 1 0.33 32 10.7 0 0 6 2 27 9 + Chưa đọc 267 89 115 38.3 109 36.3 43 14.3 149 49.7 118 39.3 6 2 71 23.7 190 63.3 - Quy chế của cơ quan, đơn vị mình + Đã đọc 265 88.3 96 32 120 40 49 16.3 126 42 139 46.3 5 1.67 63 21 197 65.7 + Chưa đọc 35 11.7 24 8 9 3 2 0.67 24 8 11 3.67 1 0.33 14 4.67 20 6.67 19 Mức độ quan tâm của anh (chị) đối với những vấn đề sau: - Học tập nâng cao trình độ + Rất quan tâm 168 56 75 25 84 28 9 3 50 16.7 118 39.3 1 0.33 25 8.33 142 47.3 + Quan tâm 107 35.7 41 13.7 38 12.7 28 9.33 79 26.3 28 9.33 1 0.33 34 11.3 72 24 + Không quan tâm 25 8.33 4 1.33 7 2.33 14 4.67 21 7 4 1.33 4 1.33 18 6 3 1 - Thu nhập + Rất quan tâm 228 76 81 27 110 36.7 37 12.3 147 49 81 27 6 2 72 24 190 63.3 + Quan tâm 68 22.7 39 13 17 5.67 12 4 3 1 65 21.7 0 0 4 1.33 64 21.3 + Không quan tâm 4 1.33 0 0 2 0.67 2 0.67 0 0 4 1.33 0 0 1 0.33 3 1 - Việc làm + Rất quan tâm 207 69 88 29.3 82 27.3 37 12.3 124 41.3 83 27.7 4 1.33 56 18.7 147 49 + Quan tâm 90 30 30 10 47 15.7 13 4.33 24 8 66 22 1 0.33 21 7 68 22.7 + Không quan tâm 3 1 2 0.67 0 0 1 0.33 2 0.67 1 0.33 1 0.33 0 0 2 0.67 - Môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe + Rất quan tâm 232 77.3 100 33.3 93 31 39 13 127 42.3 105 35 5 1.67 52 17.3 175 58.3 + Quan tâm 68 22.7 20 6.67 36 12 12 4 23 7.7 45 15 1 0.33 25 8.33 42 14 + Không quan tâm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Tham quan du lịch + Rất quan tâm 160 53.3 38 12.7 89 29.7 33 11 45 15 115 38.3 2 0.67 26 8.67 132 44 + Quan tâm 127 42.3 75 25 36 12 16 5.33 96 32 31 10.3 3 1 44 14.7 0 + Không quan tâm 13 4.33 7 2.33 4 1.33 2 0.67 9 3 4 1.33 1 0.33 7 2.33 5 1.67 - Khắc phục tệ tham nhũng, tệ nạn xã hội + Rất quan tâm 160 53.3 78 26 71 23.7 11 3.67 67 22.3 93 31 0 0 13 4.33 147 49 + Quan tâm 127 42.3 32 10.7 56 18.7 39 13 78 26 49 16.3 2 0.67 61 20.3 64 21.3 + Không quan tâm 13 4.33 10 3.33 2 0.67 1 0.33 5 1.67 8 2.67 4 1.33 3 1 8 2.67 Mức độ quan tâm của anh (chị) đối với các chương trình sau trên các phương tiện thông tin đại chúng: - Thời sự 143 47.7 47 15.7 66 22 30 10 67 22.3 76 25.3 2 0.67 27 9 114 38 - Lao động và Công đoàn 69 23 7 2.33 48 16 14 4.67 11 3.67 58 19.3 0 0 4 1.33 65 21.7 20 - Các chương trình giải trí 88 29.3 66 22 15 5 7 2.33 72 24 16 5.33 4 1.33 46 15.3 38 12.7 Trước những sai trái của người quản lý hoặc ban quản lý doanh nghiệp, anh (chị) sẽ lựa chọn phương án nào sau đây: - Trực tiếp gặp người đó (hoặc ban quản lý) đó để kiến nghị 168 56 67 22.3 81 27 20 6.67 78 26 90 30 3 1 40 13.3 125 41.7 21 - Thông qua tổ chức Công đoàn của doanh 81 27 23 7.67 32 10.7 26 8.67 26 8.67 55 18.3 1 0.33 13 4.33 67 22.3 nghiệp để đấu tranh - Kêu gọi mọi người trong doanh nghiệp đình công 10 3.33 1 0.33 8 2.67 1 0.33 9 3 1 0.33 1 0.33 6 2 3 1 - Không muốn đấu tranh 41 13.7 29 9.67 8 2.67 4 1.33 37 12.3 4 1.33 1 0.33 18 6 22 7.33 Anh (chị) có biết về lịch sử truyền thống công nhân mỏ, của ngành than hay của Quảng Ninh không? - Biết nhiều 98 32.7 16 5.33 39 13 43 14.3 6 2 92 30.7 0 0 16 5.33 82 27.3 - Biết ít 200 66.7 102 34 90 30 8 2.67 143 47.7 57 19 4 1.33 61 20.3 135 45 22 - Không biết 2 0.67 2 0.67 0 0 0 0 1 0.33 1 0.33 2 0.67 0 0 0 0 Những hiểu biết của anh (chị) về lịch sử truyền thống công nhân mỏ, của ngành than hay của Quảng Ninh là từ đâu? - Phương tiện thông tin đại chúng 137 45.7 44 14.7 67 22.3 6 2 69 23 68 22.7 3 1 26 8.67 108 36 - Các đợt sinh hoạt, học tập ở cơ quan 73 24.3 39 13 13 4.33 21 7 39 13 34 11.3 2 0.67 15 5 56 18.7 - Các lớp đào tạo, bồi dưỡng 22 7.33 11 3.67 2 0.67 9 3 7 2.33 15 5 0 0 4 1.33 18 6 23 - Tự tìm hiểu 68 22.7 26 8.67 27 9 15 5 35 11.7 33 11 1 0.33 32 10.7 35 11.7 Anh (chị) có tự hào mình là công nhân ngành Than không? - Có 190 63.3 59 19.7 93 31 38 12.7 55 18.3 135 45 1 0.33 43 14.3 146 48.7 - Không 51 17 39 13 10 3.33 2 0.67 46 15.3 5 1.67 1 0.33 12 4 93 31 24 - Không trả lời 59 19.7 22 7.33 26 8.67 11 3.67 49 16.3 10 3.33 4 1.33 22 7.33 33 11 Anh (chị) có muốn con cái mình theo nghề của mình không? - Có 119 39.7 31 10.3 58 19.3 30 10 16 5.33 103 44.3 1 0.33 48 16 70 23.3 - Không 88 29.3 51 17 34 11.3 3 2.67 75 25 13 4.33 1 0.33 12 4 75 25 25 - Không trả lời 93 31 38 12.7 37 12.3 18 6 59 19.7 34 11.3 4 1.33 17 5.67 72 24 * Ghi chú: Tổng số phiếu điều tra: 300 - Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin: 50 - Công ty than Thống nhất - TKV: 50 - Công ty than Hạ Long - TKV: 50 - Công ty than Mạo Khê – TKV: 50 - Công Ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin : 50 - Công ty cổ phần Than Núi Béo – Vinacomin: 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ket_hop_he_thong_va_hien_dai_trong_xay_dung_y_thuc_c.pdf
  • pdfTóm t_t LA.pdf
  • pdfTom tat TA _1.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Thi Huyen Thai (1).pdf
Tài liệu liên quan