Luận án Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HIẾU KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HIẾU KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ N

pdf182 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG QUANG ĐỊNH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Đặng Quang Định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hiếu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới .............................. 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 22 1.3. Khái quát kết quả của các công trình liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................... 33 Chương 2. KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......................... 37 2.1. Lối sống truyền thống dân tộc Việt Nam - Khái niệm và những giá trị cơ bản .......................................................................................................... 37 2.2. Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay - Thực chất, tính tất yếu và nội dung cơ bản ................................................................................................. 59 Chương 3. KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................................................................... 81 3.1. Nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ................. 81 3.2. Thực trạng kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ........................................... 88 3.3. Nguyên nhân của thực trạng kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ......... 108 Chương 4. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................. 124 4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức, vai trò của các chủ thể kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ............................................................................................ 124 4.2. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường thuận lợi cho sinh viên kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới... 135 4.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa phương thức, hình thức kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay ......................... 141 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 151 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CNH, HĐH CNXH HNQT KHCN KTTT LSTTDT TCH TNCS XHCN Chữ viết đầy đủ : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Chủ nghĩa xã hội : Hội nhập quốc tế : Khoa học công nghệ : Kinh tế thị trường : Lối sống truyền thống dân tộc : Toàn cầu hóa : Thanh niên Cộng sản : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lối sống của các cá nhân, cộng đồng và dân tộc không phải tự nhiên có được mà nó hình thành, phát triển dựa trên sự kế thừa các giá trị từ lối sống truyền thống trước đó kết hợp với những giá trị mới. Tuy nhiên, không phải mọi cái truyền thống đều có giá trị, vì vậy cần phải có sự chọn lọc, tiếp biến. Trong những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố như công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), sự phát triển của kinh tế thị trường (KTTT) cùng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (TCH) đã làm biến đổi sâu sắc lối sống của người Việt Nam, nhất là thanh niên, trong đó có sinh viên. Bởi lẽ, sinh viên là lứa tuổi đang định hình về lối sống và hoàn thiện nhân cách. Trong quá trình đó sinh viên vừa kế thừa các giá trị của lối sống truyền thống dân tộc (LSTTDT), vừa tiếp thu các giá trị lối sống hiện đại để hình thành lối sống mới. Tình hình đó đã đặt ra một số vấn đề sau: Thứ nhất, bên cạnh những giá trị còn phù hợp, LSTTDT cũng có những yếu tố không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới. Trong quá trình xây dựng lối sống mới, sinh viên cần phải nhận diện đúng những giá trị của LSTTDT để kế thừa, phát huy, đồng thời đấu tranh, loại bỏ những yếu tố lạc hậu của lối sống truyền thống. Thứ hai, sự biến đổi của đời sống xã hội hiện nay đòi hỏi phải nhận diện và xây dựng được lối sống mới phù hợp. Vậy lối sống mới là như thế nào cho phù hợp với sự phát triển của xã hội mới với con người mới, nhất là thanh niên, sinh viên. Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu phải xác định rõ những giá trị của LSTTDT; sự biến đổi của LSTTDT và quá trình hình thành lối sống mới của sinh viên Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị của lối sống truyền thống, tiếp thu giá trị của lối sống hiện đại, văn minh, để xây dựng thế hệ sinh viên Việt Nam thời đại mới. 2 Thực trạng kế thừa các giá trị LSTTDT của sinh viên Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thể hiện ở việc coi nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống, giá trị tinh thần của dân tộc, tuyệt đối hóa các yếu tố vật chất. Trong khi những giá trị cơ bản của lối sống mới vẫn còn đang nằm trong quá trình nảy sinh, chưa được định hình rõ thì “lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp” [32, tr.46]. Thực tế đó đã và đang tạo nên sự xung đột giữa các giá trị của LSTTDT với các giá trị của lối sống hiện đại, đồng thời cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong định hướng để xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Thực tiễn những năm gần đây, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; hiện tượng tham nhũng, lãng phí; sự xuống cấp một số phương diện của đạo đức xã hội và các tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp đã và đang tác động mạnh mẽ đến lối sống của xã hội và thanh niên, sinh viên. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu tiếp tục có những nghiên cứu về sự biến đổi của lối sống, định hướng xây dựng lối sống mới, trong đó có vấn đề kế thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “ th a i t i n t n th n n t t n i n i n i h inh i n i t Na hi n na ” làm nội dung nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ Triết học. 2. M c đích và nhi v nghi n c u 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực trạng của việc kế thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên những năm qua, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ t , phân tích một số giá trị cơ bản của LSTTDT Việt Nam; thực chất, tính tất yếu và nội dung cơ bản của việc kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. ai , phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân những hạn chế của việc kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam thời gian qua. a , đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sự kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạ vi nghi n c u .1. i ư g ghi c Luận án tập trung nghiên cứu sự kế thừa các giá trị cơ bản của LSTTDT Việt Nam trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. .2. Phạm vi ghi c - Luận án nghiên cứu sự kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội từ khi đổi mới đất nước (1986) đến nay. - Luận án xác định lối sống truyền thống dân tộc là lối sống được định hướng trên cơ sở các giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với lối sống truyền thống, trong đó lối sống truyền thống là cách thức, phương thức biểu hiện của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, còn giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở định hướng cho lối sống. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho sinh viên, cụ thể là một số giá trị cơ 4 bản sau: lòng yêu nước; tinh thần hiếu học; tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung; đức tính cần cù, tiết kiệm và lối ứng xử thân thiện, hài hòa, linh hoạt với tự nhiên. 4. Cơ l luận và phương pháp nghi n c u 4.1. Cơ sở lý l ậ Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống, xây dựng lối sống cho thanh niên (trong đó có sinh viên), về kế thừa giá trị tinh thần, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong xây dựng lối sống mới cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Ngoài ra, luận án cũng kế thừa những thành tựu đã đạt được của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 4.2. Phươ g pháp ghi c Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích cơ sở hình thành của LSTTDT cũng như sự biến đổi của nó. Các phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh cũng được sử dụng để thực hiện đề tài luận án. . Đ ng g p i của luận án - Luận án góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền thống với lối sống truyền thống của dân tộc, trong đó làm rõ lối sống là cách thức, phương thức biểu hiện của giá trị đạo đức truyền thống, còn các giá trị ấy đóng vai trò là cơ sở định hướng, dẫn dắt cho lối sống, hay nói cách khác là mặt tinh thần của lối sống. Từ đó lý giải vì sao các giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị lối sống và các giá trị khác lại có những nét tương đồng nhau, thậm chí là khó tách biệt. 5 - Luận án luận chứng thực chất, tính tất yếu của việc kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Luận án góp phần làm rõ thêm những thành tựu và hạn chế của sự kế thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Luận án góp phần đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm: 04 chương, 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI 1.1.1. Những công trình nghi n c u về lối ống, lối ống i Cuốn sách “L i n ã h i hủ n hĩa” [122] là công trình nghiên cứu khá toàn diện về lối sống xã hội chủ nghĩa (XHCN). Công trình đã đưa ra quan niệm về lối sống và các vấn đề cơ bản của lối sống XHCN: bản chất, đặc điểm; cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị của lối sống XHCN; quan điểm đạo đức của lối sống XHCN. Các tác giả cũng làm rõ vai trò của công tác giáo dục tư tưởng trong sự phát triển của lối sống XHCN. Đề tài khoa học “L i n thanh ni n i t Na ” [146] do Lê Anh Trà chủ nhiệm đã phân tích, đánh giá thực trạng lối sống của thanh niên về các mặt: hoạt động chính trị xã hội; hoạt động lao động; hoạt động văn hóa tinh thần, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Từ đó đã đưa ra các kiến nghị về các chuẩn mực cần xây dựng của lối sống; về nội dung và hình thức giáo dục lối sống cũng như một số chính sách liên quan đến xây dựng lối sống cho thanh niên như giải quyết việc làm, chính sách văn hóa, thể chế hóa một số hoạt động văn hóa, thực hiện dân chủ hóa trong sinh hoạt của thanh niên và phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đề tài khoa học “ ăn hóa, i n ôi t ườn ” [137] do Chu Khắc Thuật chủ nhiệm đã xem xét mối quan hệ giữa lối sống, văn hóa và môi trường. Đề tài đã thông qua sự so sánh thực trạng về lối sống với những giá trị, chuẩn mực của văn hóa để thấy được những năng lực thực sự và tiềm ẩn của con người. Đề tài cũng đã phần nào mô tả lối sống của con người Việt 7 Nam từ truyền thống đến hiện đại; làm rõ những đặc điểm cơ bản của môi trường để thấy mức độ của sự thích hợp trong cách ứng xử của con người theo những tiêu chuẩn văn hóa. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng một lối sống có chất lượng, hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội. Đề tài khoa học “X n i n , đạ đứ h ẩn i t ã h i i t n đi ki n ôn n hi p hóa, hi n đại hóa, ph t t iển kinh t th t ường the đ nh hư n ã h i hủ n hĩa” [159] của Huỳnh Khái Vinh đã phân tích cơ sở lý luận của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và mối quan hệ của chúng với sự phát triển văn hóa, xây dựng con người trong điều kiện CNH, HĐH và KTTT. Đề tài cũng phân tích các nhân tố tác động và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Đồng thời nêu rõ tính tất yếu trong sự kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức, các giá trị truyền thống dân tộc và cách mạng. Ngoài ra, đề tài còn trình bày một số kinh nghiệm và bài học về xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội của một số nước trên thế giới. Trong các công trình “Xã h i họ - t hư n nhìn” [93] và “Gi dụ i n , n p n i” [95], Thanh Lê đã đưa ra khái niệm lối sống, cơ sở của lối sống mới - lối sống XHCN, đặc trưng cơ bản, bản chất của lối sống XHCN ở những nét khái quát; tác giả cũng làm rõ lối sống đô thị và vấn đề xây dựng lối sống, nếp sống đô thị. Cũng Thanh Lê (chủ biên) trong công trình “L i n ã h i hủ n hĩa th t n ầ hóa” [94] đã đi sâu nghiên cứu khái niệm lối sống, hình dung nó như một chỉnh thể sinh động cụ thể với những chi tiết của các quan hệ xã hội khác nhau như: sản xuất, sinh hoạt văn hóa, gia đình, nói lên đặc trưng của một xã hội nhất định. Trong bối cảnh TCH, vấn đề lối sống là một vấn đề chịu nhiều tác động, đòi hỏi phải chứng minh được những ưu việt của lối sống XHCN. Điều này càng cấp thiết trong điều kiện nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). 8 Trong công trình “ t ấn đ i n , đạ đứ , h ẩn i t ã h i” [158], Huỳnh Khái Vinh đã khẳng định: lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng. Trong đó, đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ sống, định hình, định tính lối sống, văn hóa và con người. Dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội làm cho lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước có nhiều chuyển biến sâu sắc. Trong công trình, tác giả cũng đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội mới. Công trình “ ăn hóa ứn ử i t Na hi n na ” [148] của Nguyễn Thanh Tuấn đã đề cập đến lối sống tương đương với phạm trù văn hóa ứng xử. Tác giả cũng đề cập đến quan điểm và cách tiếp cận về lối sống ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây với ba khuynh hướng chủ yếu; các quan điểm và cách tiếp cận ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận lối sống như một phương thức ứng xử thực tế của con người trong một môi trường nhất định. Trong công trình, tác giả cũng đưa ra những giải pháp điều tiết văn hóa ứng xử giai đoạn xây dựng xã hội công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có đề cập đến việc chủ động phòng, chống lối sống thực dụng, sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn các thang bậc giá trị xã hội và sự phá hoại phong tục tập quán truyền thống và cách mạng; phối hợp các phong trào văn hóa nhằm xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh. Cuốn sách “Thanh ni n i n ủa thanh ni n i t Na t n q t ình đổi i h i nhập q t ” [149] của Phạm Hồng Tung đã tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản sau: những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên; một số khái niệm liên quan đến thanh niên và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam và lối sống của thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới 9 đất nước, thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên hiện nay; làm rõ những xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế (HNQT), chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản có tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên. Cuốn sách đã đưa ra các nhóm giải pháp cơ bản để xây dựng lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc của thanh niên Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI bao gồm: nhóm giải pháp liên quan đến đường lối, chính sách thanh niên của Đảng và Nhà nước; nhóm giải pháp liên quan đến các tổ chức đoàn thể của thanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến giáo dục học đường đối với thanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến truyền thông đại chúng; nhóm giải pháp liên quan đến bản thân thanh niên. Bên cạnh những đề tài khoa học các cấp, các công trình nghiên cứu, vấn đề lối sống cũng được đề cập khá nhiều trên các tạp chí khoa học. Trong bài viết “Tư tưởn , đạ đứ , i n - nhữn ấn đ then h t ủa ăn hóa” [111], Trần Quang Nhiếp đã khẳng định lối sống cùng tư tưởng, đạo đức là linh hồn, là cái chi phối, chỉ đạo quá trình sáng tạo văn hóa, là căn cứ để đánh giá thực trạng văn hóa, là cơ sở để đảm bảo cho văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Bài viết cũng đề xuất một số biện pháp để xây dựng nền tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội lành mạnh, đó là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống tốt đẹp, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; động viên phong trào nhân dân rộng lớn, xây dựng đời sống văn hóa ở từng địa phương và tổ chức xã hội. Bài viết “L i n “tôn thờ thần tượn ” ấn đ nh n h” [90] của Phạm Minh Lăng đề cập đến lối sống tôn thờ thần tượng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là giới trẻ. Tác giả cũng phân tích những biểu hiện của lối 10 sống này và hệ lụy của nó. Tác giả cho rằng “Lối sống “tôn thờ thần tượng” là lối sống của những con người chỉ biết sống theo trào lưu, theo sự thay đổi của không khí xã hội - những trào lưu mà sự tồn vong của xã hội không mấy chờ đợi. Như người ta thường gọi đây là những con người xu thời mà thường lại là kiểu xu thời không được ý thức đầy đủ, thậm chí không có ý thức gì” [90, tr.26]. Đây là lối sống của những con người có nhân cách chưa phát triển. Bài viết “L i n n ười i t Na ư i t đ n ủa t n ầ hóa hi n na ” [77] của Nguyễn Văn Huyên đã đưa ra quan niệm về lối sống, đặc điểm hình thành lối sống của một dân tộc, các phương diện của lối sống như phương thức hoạt động kinh tế - xã hội, tiêu dùng, phương thức giao tiếp, đặc biệt bài viết đã bước đầu phân tích những biến đổi sâu sắc về lối sống của con người Việt Nam trước những tác động của TCH. Trong bài viết “ ai t ò ủa i n đ i i h ạt đ n ủa n n ười - t ấn đ phươn ph p ận” [41], Nguyễn Hữu Đễ sau khi phân tích các khía cạnh và những lát cắt khác nhau của mối quan hệ giữa lối sống và hoạt động của con người, đã rút ra những quan điểm có tính phương pháp luận như sau: thứ nhất, sau khi đã hình thành, lối sống quy định hoạt động tiếp theo của con người theo hướng hoàn thiện dần một lối sống đại diện cho một phương thức sản xuất cụ thể; thứ hai, ảnh hưởng của lối sống lên hoạt động của con người được thể hiện một cách đa dạng, nhiều cấp độ trong cơ chế hoạt động của con người; thứ ba, vai trò của lối sống thể hiện không chỉ đối với bản thân hoạt động của con người, trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh cho hoạt động đó, mà còn cả trong việc thay đổi một số thói quen trong hành động hay một số phong tục tập quán không phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại [41, tr.32]. Trong bài viết “ i n đ nh hư n n i n i h th h t ẻ i t Na hi n na ” [22], Mai Thị Dung đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ. “Không xây dựng 11 được nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, thế hệ trẻ không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống. Càng hướng đến văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng tới đạo đức, văn hóa lao động và lối sống trong phát triển” [22, tr.84-85]. Từ đó tác giả đưa ra quan niệm về lối sống, lối sống của thế hệ trẻ. Trên cơ sở khái quát đặc điểm cơ bản của thế hệ trẻ Việt Nam, tác giả đã trình bày các nội dung để xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ vừa có sự kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu văn minh nhân loại, phù hợp với thời đại mới. Bài viết “X n ăn hóa đạ đứ i n ăn hóa t n đi ki n kinh t th t ườn h i nhập q t ” [11] của Trần Văn Bính đã khẳng định: KTTT và TCH là xu thế khách quan, tất yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà cả lĩnh vực đời sống tinh thần. Chúng ta chậm trong việc nhận thức các mặt trái của KTTT và TCH, đặc biệt đối với đạo đức, lối sống, vì vậy chưa có những giải pháp cần thiết, kịp thời và hiệu quả. Để xây dựng nền văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay, theo tác giả bài viết, cần trở về với những bài học lớn của cha ông ta mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết, khái quát và nâng lên một tầm cao mới, đó là: giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng; giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần; tăng cường vai trò của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đối với việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của việc nêu gương trong việc xây dựng đạo đức và lối sống từ trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, từ những người có trọng trách trong xã hội (bao gồm những người lãnh đạo, quản lý ở mọi cấp mọi ngành, những thầy cô giáo, các bậc cha mẹ). Bài viết cũng cho thấy văn hóa và lối sống chịu sự tác động to lớn của KTTT và TCH. 12 Bài viết “L i n n i n h thanh ni n t n n n kinh t th t ườn đ nh hư n ã h i hủ n hĩa ở nư ta hi n na ” [140] của Phạm Thu Thủy đã đưa ra quan điểm về lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống, như: lao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa và hoạt động giao tiếp hàng ngày. Qua đó, tác giả nêu ra những yêu cầu cũng như vai trò của việc xây dựng lối sống cho thanh niên trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các quan niệm về lối sống, trong đó đa số đều khẳng định lối sống là phương thức sinh sống của một cộng đồng, một dân tộc hay các cá nhân trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Khái niệm, đặc trưng, bản chất của lối sống XHCN cũng đã được một số công trình nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu nghiên cứu về lối sống XHCN trước đổi mới, hoặc thời kỳ đầu của đổi mới, nên có những nội dung không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vai trò quan trọng của lối sống và sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa, lành mạnh cũng được các công trình nghiên cứu khẳng định. Ngoài ra, nhiều công trình cũng phân tích các nhân tố tác động đến sự vận động của lối sống trong thời kỳ đổi mới như CNH, HĐH, phát triển KTTT, quá trình hội nhập và TCH. Qua đó, một số công trình đã phân tích những biến đổi của lối sống ở cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vấn đề lối sống của thanh niên nói chung và của sinh viên nói riêng đã được các công trình đề cập ở các phương diện khác nhau: sự cần thiết giáo dục lối sống văn hóa, lành mạnh; đặc điểm của lối sống thanh niên, sinh viên; các quan điểm, giải pháp; các kiến nghịTuy nhiên, những năm gần đây lối sống của thanh niên, sinh viên đang có những thay đổi nhanh chóng dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại, và sẽ tiếp tục có những thay đổi khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động 13 mạnh mẽ. Vì vậy, vấn đề lối sống của thanh niên, sinh viên cần tiếp tục được nghiên cứu. 1.1.2. Những công trình nghi n c u về lối ống truyền thống dân tộc và giá trị lối ống truyền thống dân tộc Vi t Na Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đặ điể tư i n ủa n n ười i t Na hi n na nhữn ấn đ đặt a t ư ầ đổi i h i nhập q t ” [49] do Nguyễn Ngọc Hà chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu, làm rõ các đặc điểm của tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt Nam, sự biến đổi của tư duy và lối sống trong thời kỳ đổi mới (bao gồm cả đặc điểm tích cực và đặc điểm tiêu cực) thông qua 4 phương thức cơ bản (phương thức “xóa bỏ - thay thế”, phương thức “kế thừa - cải tiến”, phương thức “vượt - gộp” và phương thức hướng tới “Cân bằng khinh - trọng”). Công trình cũng phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến tư duy và lối sống con người Việt Nam, những vấn đề đặt ra về tư duy và lối sống trước yêu cầu đổi mới và chủ động HNQT; đề xuất và phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn của các phương hướng lớn và các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng tư duy và lối sống mới của con người Việt Nam hiện nay. Cuốn sách “Gi t tinh thần t n th n ủa n t i t Na ” [47], của Trần Văn Giàu đã tập trung phân tích và đưa ra khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, nêu ra những tác động của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Công trình đã tập trung phân tích các đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Đây là những giá trị truyền thống quý báu cốt lõi của dân tộc ta đã được kiểm nghiệm qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tinh thần yêu nước chính là trung tâm trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Từ đó, tác giả đặt vấn đề kế thừa, giáo dục những giá trị tinh thần yêu nước, thương người cho con người Việt Nam hiện nay. 14 Trong cuốn “Đ n hi n đại t t n th n ” [80], bằng cách tiếp cận giá trị truyền thống có vai trò to lớn trong quá trình phát triển đất nước, Trần Đình Hượu đã đưa ra một trong những cách đánh giá, nhìn nhận đúng tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội và xác định văn hóa truyền thống như một nguồn lực nội sinh và không ngừng ảnh hưởng đến việc xây dựng nền văn hóa mới trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách “Tì hiể i t ăn hóa t n th n t n q t ình ôn n hi p hóa, hi n đại hóa” [18] đã chú trọng phân tích, làm rõ các khái niệm giá trị, truyền thống, giá trị truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống, vai trò của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các tác giả cũng đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và phát triển bền vững, vai trò động lực của văn hóa trong sự nghiệp CNH, HĐH cũng như bối cảnh TCH hiện nay. Trong cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra năm đặc trưng cơ bản của tư duy truyền thống là: đề cao nhân tố đạo đức, nhưng tư duy pháp lý mờ nhạt, trong quan hệ ứng xử lấy đạo đức làm cơ sở; thiên về tư duy kinh nghiệm, yếu kém về tư duy lý luận; mang đậm chủ nghĩa yêu nước, thương người; tư duy truyền thống có ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục; mang đặc trưng biện chứng phương Đông - nặng về trực quan, trực giác. Vì vậy, ngoài việc kế thừa, chúng ta cần phải tiến hành đổi mới tư duy truyền thống bằng cách tăng cường, rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nội lực với ngoại lực. Cuốn sách “Gi t t n th n t ư nhữn th h thứ ủa t n ầ hóa” [19] đã tập trung làm rõ thực chất của TCH và khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo đảm tính ổn định xã hội; đồng thời khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống trước những cơ hội và thách thức của TCH. Các tác giả đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề như: mối quan hệ giữa giá trị tr...iai đ ạn hi n na ” [48] do Đỗ Ngọc Hà chủ nhiệm đã khái quát cơ sở lý luận về lối sống, giáo dục lối sống và phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu lối sống của thanh niên. Khảo sát hiện trạng những biểu hiện đặc trưng về lối sống của thanh niên, những yếu tố tác động và nội dung, phương thức giáo dục lối sống của Đoàn Thanh niên, qua đó đề xuất một số phương 30 hướng giáo dục lối sống cho thanh niên của Đoàn Thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Trong đề tài “Nhữn iải ph p đi ki n th hi n phòn , h n th i tư tưởn , đạ đứ , i n t n n b , đản i n” [128] do Ngô Văn Thạo chủ nhiệm đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về việc phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Đề tài cũng đánh giá thực trạng tác động của công tác xây dựng Đảng, của hệ thống pháp luật, của Mặt trận Tổ quốc và của HNQT đối với phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay, từ đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới. Trong công trình “ th a đổi i i t đạ đứ t n th n tron q t ình h ển an n n kinh t th t ườn ở i t Na ” [98], Nguyễn Văn Lý đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay như: đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường, xã hội với nội dung và hình thức phù hợp; nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống; kết hợp giữa phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với tiếp thu các giá trị nhân văn của thời đại thông qua giao lưu quốc tế. Trong công trình “Gi ụ đạ đứ , i n ăn hóa, ý tưởn h ạn h th h t ẻ hi n na the Tư tưởn ồ Chí inh” [24], các tác giả đã nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về các biện pháp xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ, trong đó nêu rõ để xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ cần kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, truyền thống cần cù, dũng cảm, yêu lao động, học tập...Đồng thời cũng cần loại bỏ những yếu tố 31 lạc hậu như sự lười biếng, tâm lý hưởng thụ, tính vô kỷ luật, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân... Bài viết “ ấn đ i ụ i t ăn hóa t n th n h inh i n t n b i ảnh hi n na ở nư ta” [1] của Lê Hữu Ái và Trần Quang Ánh đã nêu ra vấn đề giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay là công việc khách quan và cần thiết. Sau khi khái quát những tính chất cơ bản của văn hóa truyền thống, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên gồm: giáo dục văn hóa phải đặt trong bối cảnh giáo dục toàn diện, xây dựng đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh và củng cố lòng tự hào dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, chủ động HNQT về văn hóa. Trong bài viết “N n a nhận thứ ủa inh i n ai t ò ủa i t ăn hóa t n th n n t t n n i n hi n na ” [132], Võ Văn Thắng đã đưa ra một số giải pháp để xây dựng lối sống cho sinh viên hiện nay thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống. Bài viết “ ấn đ i ụ đạ đứ t n th n t n n i n i h inh i n i t Na hi n na ” [52] của Tạ Thị Thanh Hà đã khẳng định giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, sinh viên là mối quan tâm của toàn xã hội, là nhu cầu tự thân của mỗi người trẻ tuổi trước ngưỡng cửa lập thân, lập nghiệp. Hơn nữa, đặt vấn đề giáo dục đạo đức mới trong xây dựng lối sống cho thanh niên, sinh viên không phải chỉ xuất phát từ sự suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên, sinh viên, mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn chiến lược. Tác giả bài viết đã đề cập đến vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tốt vai trò giáo dục đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 32 Trong bài viết “Tăn ườn i ụ đạ đứ , i n h thanh ni n i t Na t n b i ảnh h i nhập ăn hóa hi n na ” [79], Đào Thu Hương khẳng định công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Việt Nam để góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu CNXH, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay, đó là: tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức đúng các giá trị, chuẩn mực đạo đức, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên Việt Nam; Đảng và Nhà nước cần quan tâm, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên; Đoàn Thanh niên phải tự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động Trong các công trình nghiên cứu trên, các phương hướng chủ yếu để kế thừa các giá trị truyền thống được đưa ra tập trung vào một số nội dung như giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực của giá trị truyền thống, đồng thời loại bỏ các yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu; tiếp nhận có cải biến các giá trị mới để làm phong phú các giá trị truyền thốngCác nhóm giải pháp để kế thừa giá trị truyền thống được các công trình nghiên cứu đưa ra gồm: xây dựng môi trường lành mạnh (gia đình, nhà trường, xã hội), đổi mới cách thức giáo dục để nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống, tăng cường giao lưu hợp tác, nâng cao ý thức tự giác của các chủ thể (thanh niên, học sinh, sinh viên), đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcVề cơ bản các phương hướng và giải pháp trên là phù hợp với thực trạng vấn đề kế thừa giá trị truyền thống và xây dựng lối sống những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây và trong thời gian tới vấn đề phương hướng và giải pháp để kế thừa giá trị 33 truyền thống và lối sống truyền thống để xây dựng lối sống mới cho thanh niên, sinh viên cần tiếp tục được nghiên cứu. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để luận án tiếp tục đưa ra những giải pháp kế thừa có hiệu quả các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả nghi n c u của các công trình li n quan đến đề tài luận án Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu, có thể nhận xét như sau: Thứ nhất, các vấn đề lý luận về lối sống, lối sống mới, lối sống XHCN như: quan niệm về lối sống, lối sống XHCN, cơ sở hình thành lối sống, các nhân tố tác động đến sự vận động, biến đổi của lối sống đã được các công trình đề cập, phân tích ở các góc độ khác nhau. Vấn đề truyền thống và các giá trị truyền thống dân tộc, sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong thời kỳ hiện nay được nhiều tác giả nghiên cứu ở những chiều cạnh khác nhau. Những vấn đề lý luận về xây dựng lối sống mới nói chung và lối sống mới cho sinh viên nói riêng cũng đã được một số công trình nghiên cứu đặt ra và phân tích. Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án tiếp tục đi sâu làm rõ vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, trong các công trình đã công bố, các tác giả đề cập đến sự cần thiết, thực trạng, những nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống, hoặc các giá trị truyền thống nói chung. Tuy nhiên, chưa có công trình nào luận chứng một cách toàn diện, hệ thống dưới góc độ triết học về thực trạng kế thừa các giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở trên đã bàn đến các phương hướng, giải pháp để kế thừa, phát huy hoặc giữ gìn, bảo tồn giá trị truyền 34 thống, giá trị đạo đức truyền thống ở những nét chung, chẳng hạn như: giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực đồng thời loại bỏ những yếu tố lỗi thời lạc hậu; kết hợp truyền thống với hiện đại trong quá trình phát triển... Tuy nhiên, các giải pháp để kế thừa các giá trị cơ bản trong LSTTDT để xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm rõ. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra à luận án tiếp t c nghi n c u Các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ những vấn đề về lối sống, lối sống mới, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vai trò của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho con người Việt Nam nói chung và lối sống sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ, cụ thể như sau: t , vấn đề mối quan hệ giữa giá trị tinh thần truyền thống với các giá trị đạo đức, giá trị lối sống truyền thống và các giá trị khác; sự biến đổi của các giá trị LSTTDT diễn ra như thế nào cũng cần được phân tích; đồng thời cần làm rõ thực chất, tính tất yếu và những nội dung cơ bản của sự kế thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Hai là, vấn đề kế thừa các giá trị cơ bản của LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay đang được thực hiện như thế nào cần được chứng minh trên cả hai phương diện: những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Các nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị LSTTDT trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên cũng cần được làm rõ. Đặc biệt, việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong kế thừa giá trị LSTTDT để xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong thời gian vừa qua là cơ sở quan trọng để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kế thừa các giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong thời gian tới. 35 Các vấn đề nêu trên sẽ được tác giả phân tích, làm rõ trong đề tài luận án. Ba là, luận án sẽ phân tích một số nhóm giải pháp chủ yếu để kế thừa có hiệu quả những giá trị LSTTDT trong quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án ở các góc độ khác nhau với các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nội dung khác nhau về lối sống, xây dựng lối sống, các giá trị truyền thống dân tộc, vấn đề kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mớiTuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ triết học vấn đề kế thừa giá trị LSTTDT trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ những nội dung trên, luận án đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học vấn đề “Kế hừa giá rị l i s g r yề h g dâ ộc ro g việc xây dự g l i s g mới cho si h vi Việ Nam hiệ ay”. Tiểu kết chương 1 Các công trình nghiên cứu được khảo sát ở trên nhìn chung đã có những đóng góp nhất định đối với các vấn đề lý luận về lối sống, lối sống mới, những biến đổi của lối sống con người Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Nhiều công trình đã phân tích khá sâu sắc về các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng như vai trò của việc kế thừa những giá trị ấy trong xây dựng lối sống mới và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện nói chung và sinh viên nói riêng. Nhiều công trình đã phân tích các nhân tố tác động đến việc hình thành, phát triển và biến đổi của lối sống trong giai đoạn hiện nay, như tác động của CNH, HĐH, sự phát triển của KTTT, quá trình TCH và HNQT. Một số công trình nghiên cứu cũng đã minh chứng được những thay đổi của lối sống con 36 người Việt Nam hiện nay trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực bằng những số liệu khảo sát cụ thể. Những quan điểm, phương hướng và các giải pháp để xây dựng lối sống mới, hoàn thiện nhân cách cho sinh viên và thế hệ trẻ cũng đã được các nhiều công trình nghiên cứu phân tích ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trực tiếp về các giá trị LSTTDT Việt Nam được đề cập đến trong các công trình trên cần tiếp tục được nghiên cứu thêm. Vị trí, vai trò của các giá trị LSTTDT trong hệ giá trị truyền thống cũng như đối với việc xây dựng lối sống văn minh, hiện đại ngày nay vẫn còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu, làm rõ. Vấn đề kế thừa giá trị LSTTDT trong xây dựng lối sống mới nói chung và lối sống sinh viên nói riêng là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu làm rõ, đặc biệt trong bối cảnh TCH và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Vì vậy đề tài “Kế hừa giá rị l i s g r yề h g dâ ộc ro g việc xây dự g l i s g mới cho si h vi Việ Nam hiệ ay” là vấn đề nghiên cứu có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 37 Chương 2 KẾ THỪA GIÁ TRỊ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM - KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN 2.1.1. Lối ống và lối ống truyền thống dân tộc Vi t Na 2.1.1.1. L i s g Lối sống là một thuật ngữ tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội; là một khái niệm được nghiên cứu bởi nhiều khoa học khác nhau: triết học, văn hóa học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học...Quan niệm về lối sống đã được nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, nên không có một định nghĩa thống nhất về lối sống. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản quy định sự tồn tại và cơ sở để hình thành lối sống của xã hội loài người. Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ [14, tr.30]. Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, lối sống chính là phương thức sống, là dạng hoạt động của con người, lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và toàn bộ những điều kiện sinh sống của con người. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có lối sống khác nhau và trong xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giai cấp. 38 Trên sơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống, các nhà lý luận Xô viết cho rằng: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [122, tr.45]. Quan niệm khác cho rằng: Lối sống là phạm trù dùng để chỉ toàn bộ hoạt động sống của con người (các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân) trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định và được thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tinh thần... Lối sống phản ánh trình độ văn hóa của con người, trình độ phát triển của xã hội [121, tr.5]. Về vấn đề này, Vũ Khiêu quan niệm: Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [84, tr.514]. Nhìn chung những quan điểm, định nghĩa về lối sống trên đây có điểm tương đồng khi cho rằng lối sống là hoạt động sống của con người trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống từ lao động sản xuất vật chất đến sinh hoạt tinh thần cũng như trong quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm của lối sống như sau: t , lối sống được biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người trong một xã hội nhất định. Lối sống là một hệ thống những đặc điểm chủ yếu về phương thức sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện lịch sử nhất định. 39 Hai là, lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể, vì vậy, qua lối sống, người ta có thể đánh giá trình độ văn hóa của các cá nhân, của một cộng đồng, một giai cấp, một dân tộc nhất định. Ba là, lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ sở các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, hệ động thực vật,...), phương thức sản xuất, lịch sử chính trị, văn hóa, truyền thống, tư tưởng... trong đó phương thức sản xuất có vai trò quyết định. B n là, phạm vi và nội dung cơ bản của lối sống là hệ các giá trị trong toàn bộ các hoạt động sống của các cá nhân, các giai cấp, dân tộc trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Từ sự phân tích trên chúng tôi đưa ra định nghĩa lối sống như sau: L i n phươn thứ n ủa n n ười hình th nh t n nhữn đi ki n, h n ảnh h ử nhất đ nh, đượ thể hi n thôn q a h n hĩ h nh đ n ủa n n ười t n phươn i n ơ bản ủa đời n t a đ n ản ất đ n h ạt đ n hính t , ăn hóa, tinh thần, q an h ứn ử iữa n n ười i t nhi n ã h i. 2.1.1.2. L i s g r yề h g dâ ộc Việ Nam * T n th n Truyền thống là một khái niệm cho đến nay có nhiều cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào góc độ và đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học. Theo Trần Văn Giàu, “truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng có thể là tích cực, có thể là tiêu cực” [47, tr.10]. Khi nghiên cứu về truyền thống văn hóa, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống (truyền = chuyển giao, thống = nối tiếp) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian cộng đồng. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội” [133, tr.26]. 40 Vũ Khiêu định nghĩa: “Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử” [83, tr.536]. Còn Trần Quốc Vượng, khi nghiên cứu về truyền thống, cho rằng: Có thể hiểu “truyền thống” như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một n đồn , được hình thành trong h ử, trong một môi trường sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn đ nh, trường tồn nhưng không vĩnh cửu, có thể được định chế hóa bằng luật hay bằng lệ (phong tục tập quán) và được t a t n từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồn nhất của một cộng đồng [160, tr.102]. Qua các quan điểm trên có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của truyền thống như sau: Thứ nhất, truyền thống là những yếu tố tồn tại lâu dài, phản ánh được bản sắc của mỗi cộng đồng người, được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thứ hai, truyền thống là kết quả hoạt động của con người trong quá khứ biểu hiện ở tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, cách giao tiếp, ứng xử,... Thứ ba, truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của hoàn cảnh địa lý - tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa... Thứ tư, truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy nhiên, các đặc trưng này cũng có tính độc lập tương đối, khi những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của nó cũng dần biến đổi cho phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành và phát triển. Như vậy, truyền thống là những yếu tố tồn tại lâu dài qua các thời kỳ lịch sử, được hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - 41 xã hội nhất định, phản ánh hoạt động của con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. * Cơ ở hình th nh i n t n th n n t i t Na Lối sống truyền thống dân tộc Việt Nam được hình thành dựa trên cơ sở hoàn cảnh địa lý - tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam. h n ảnh đ a lý - t nhi n, nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương với sự phong phú về địa hình, với khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hántrong khi nền sản xuất và đời sống của con người lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Chính trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam đã rèn luyện cho mình tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đức tính cần cù, tiết kiệm... đi ki n kinh t - ã h i, sau khi thoát khỏi chế độ Bắc thuộc, trở thành một quốc gia độc lập, Việt Nam cơ bản trải qua ba chế độ chính trị xã hội, đó là xã hội phong kiến độc lập, xã hội thực dân nửa phong kiến và xã hội có định hướng XHCN. Trong đó xã hội phong kiến độc lập tồn tại trong thời gian dài đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành lối sống truyền thống của dân tộc ta. Phương thức sản xuất trong thời kỳ phong kiến ở nước ta thuộc kiểu phương thức sản xuất châu Á như quan điểm của C.Mác đã chỉ ra. Phương thức sản xuất này với những đặc trưng cơ bản của nó đã không tạo động lực cho nền sản xuất phát triển. Ngoài sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng tồn tại, nhưng chỉ được coi là nghề phụ và hoàn toàn phụ thuộc vào nghề nông, hơn nữa lại diễn ra trong làng xã khép kín. Kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội chỉ dẫn đến sự thay đổi các triều đại phong kiến khác nhau, chứ không thể có cách mạng xã hội sâu sắc, triệt để. Vì vậy, xã hội phong kiến với những đặc trưng vốn có kéo dài, làm cho lối sống của con người Việt Nam được hình thành từ thời sơ sử cứ lặp đi lặp lại, mặc dù có sự thay đổi về hình thức, về lượng, nhưng không có sự thay đổi về chất. 42 ơ ở ăn hóa, tinh thần, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, đồng thời là cuộc đấu tranh khắc phục các thiên tai trong sản xuất, nên đã hình thành một hệ thống các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần truyền thống phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Giá trị đạo đức là những chuẩn mực, quy tắc ứng xử được lựa chọn nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi đạo đức của con người. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Bản thân giá trị đạo đức, xét theo chiều thời gian (lịch đại) có thể phân chia thành giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta. Khi đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất đã hình thành và được bảo lưu đến thời điểm hiện tại. Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. Giá trị đạo đức truyền thống là những phẩm chất đạo đức đặc thù nhất, bản chất nhất, đặc trưng cho cốt lõi văn hóa, tinh thần của dân tộc, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của dân tộc Việt Nam. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử, là kết quả và là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc mang đậm nét đặc thù của sự phát triển xã hội trong lịch sử Việt Nam. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa của nhiều trào lưu tư tưởng, văn hóa lớn của thế giới để bồi đắp thêm cho những giá trị đạo đức - văn hóa vốn có của mình. 43 Giá trị đạo đức truyền thống trở thành cơ sở tinh thần cốt yếu định hướng cho lối sống truyền thống của dân tộc, tạo nên mối liên hệ mật thiết với LSTTDT Việt Nam. Điều này được biểu hiện ở những nội dung sau: t , giữa giá trị đạo đức truyền thống và LSTTDT có sự quy định lẫn nhau. Với tư cách là phương thức sinh sống của con người, LSTTDT không chỉ chịu sự quy định của hoàn cảnh tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, mà còn bởi hệ giá trị tinh thần truyền thống, trong đó cốt lõi là giá trị đạo đức truyền thống. Các giá trị đạo đức truyền thống là yếu tố tinh thần cơ bản giúp cho lối sống được duy trì và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị chung đã được cộng đồng dân tộc khẳng định. Mọi cách thức tiến hành hoạt động sống, dù trong lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội hay ứng xử giao tiếp với con người, với tự nhiên đều chịu sự ràng buộc của hệ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Ở đây, có thể hiểu giá trị đạo đức truyền thống chính là ặt tinh thần của LSTTDT. Các giá trị đó đảm bảo cho lối sống truyền thống được thực hiện theo các giá trị chân - thiện - mỹ, tạo nên sự tiếp nối quá khứ - hiện tại - tương lai, đồng thời giữ gìn được bản sắc dân tộc. Lối sống truyền thống dân tộc là một phương thức cơ bản để bảo tồn, chuyển tải và tiếp nối các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị ấy được khẳng định và duy trì. Nếu không được hiện thực hóa thông qua lối sống thì các giá trị đạo đức truyền thống sẽ bị ẩn giấu, dần trở nên mờ nhạt và có thể bị lãng quên. Hai là, giữa giá trị đạo đức truyền thống và LSTTDT có sự tác động qua lại lẫn nhau. Các giá trị đạo đức truyền thống là yếu tố cốt lõi hình thành lẽ sống có tác dụng định hướng, dẫn đường cho lối sống, duy trì tính dân tộc của lối sống. Sức mạnh của giá trị đạo đức truyền thống thông qua LSTTDT đã được định hình sẽ tạo dựng lối sống của các thế hệ tiếp theo. Các giá trị đạo đức truyền thống là những phẩm giá cao quý, biểu trưng cho bản sắc dân tộc giúp cho lối sống hình thành và phát triển theo hướng tích cực. 44 Sự thay đổi của lối sống sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ giá trị đạo đức, buộc những giá trị đạo đức phải được chắt lọc, bổ sung, phát triển để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Nếu không có sự thay đổi đó, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở thành bảo thủ, lạc hậu và dần bị lãng quên. Ba là, các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại hiện thực trong con người cũng như lối sống của con người chứ không đứng ngoài đời sống xã hội nói chung và lối sống nói riêng. Lối sống truyền thống là phương thức thể hiện, chuyển hóa các giá trị đạo đức truyền thống thông qua các lĩnh vực lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và ứng xử với con người và tự nhiên. Các giá trị đạo đức truyền thống chỉ có thể được nhận biết khi được biểu hiện thông qua các phương thức mà lối sống là một trong số đó. Đức tính cần cù, yêu lao động được hiện thực hóa qua quá trình lao động sản xuất sẽ thể hiện ở động cơ, mục đích chân chính của lao động với ý nghĩa lao động là phương thức hoàn thiện nhân cách con người. Quá trình thẩm thấu các giá trị đạo đức truyền thống vào lối sống được thực hiện thường xuyên, liên tục làm cho lối sống truyền thống thể hiện được các giá trị đạo đức và kết tinh thành giá trị. Thực tiễn xã hội chứng minh, sự xâm nhập lẫn nhau giữa giá trị đạo đức truyền thống và LSTTDT là một tất yếu, trong đó LSTTDT chính là phương thức sống của con người được định hướng bởi các giá trị đạo đức truyền thống, biểu hiện ra như những hoạt động sống đậm tính dân tộc và tuân theo các chuẩn mực của đạo đức truyền thống. Như vậy, LSTTDT Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, đạo đức...trong đó các giá trị đạo đức truyền thống là một cơ sở cốt yếu định hướng cho lối sống, nó có thể được coi là mặt tinh thần của LSTTDT Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để xác định các giá trị LSTTDT Việt Nam. 45 * h i ni i n t n th n n t i t Na Như đã phân tích, lối sống là phương thức sống của con người được hình thành trong quá trình hoạt động của cộng đồng, dân tộc. Lối sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc luôn chịu sự quy định của hoàn cảnh tự nhiên - địa lý, các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tinh thần truyền thống nhất định, tạo nên cho mỗi quốc gia, dân tộc có lối sống truyền thống với những nét đặc trưng riêng biệt. Lối sống truyền thống của một dân tộc là phương thức sống của cộng đồng người được hình thành, tồn tại, duy trì và phát triển trong lịch sử của dân tộc, được thể hiện thông qua các lĩnh vực của cuộc sống con người. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành và giữ độc lập, đồng thời cũng là lịch sử của cuộc đấu tranh gian khổ chống chọi với những hiện tượng khắc nghiệt của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán...Lịch sử đó đã tạo nên cho con người Việt Nam lối sống truyền thống riêng biệt với những đặc trưng độc đáo. Qua những phân tích ở trên, có thể khẳng định, i n t n th n n t i t Na phươn thứ n ủa con n ười i t Na , hình th nh ph t t iển t n h ử n nư , iữ nư ủa n t , đượ thể hi n thôn q a h ạt đ n ủa n n ười t n ĩnh ủa đời n ã h i như a đ n ản ất, h ạt đ n hính t - ã h i, inh h ạt ăn hóa tinh thần, h thứ ứn ử i n n ười t nhi n. 2.1.2. Giá trị lối ống truyền thống dân tộc Vi t Na 2.1.2.1. Khái iệm ...B Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), ăn ki n i n h ần thứ Chín Ban hấp h nh T n ươn khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), ăn ki n Đại h i đại biể t n q ần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Trần Thị Anh Đào (Chủ biên) (2010), Côn t i ụ ý ận hính t h inh i n i t Na hi n na , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Nguyễn Hữu Đễ (2012), “Vai trò của lối sống đối với hoạt động của con người - một số vấn đề phương pháp luận”, Tạp hí T i t họ , (12), tr.32-37. 42. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007),“Đ nh hư n i t h inh i n t n iai đ ạn hi n na ”, Báo cáo chuyên đề của Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), ăn ki n Đại h i Đại biể t n q ần thứ IX, NXB Thanh niên, Hà Nội. 44. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2018), 10 ki n ôn t Đ n ph n t Thanh Thi nhi ti biể nă 2017, tại trang svvn.vn [truy cập ngày 14/01/2018]. 45. Vũ Minh Giang (2009), L h ử i t Na - T n th n hi n đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 46. Võ Nguyên Giáp (1998), “Văn hóa Việt Nam - Truyền thống và cốt cách dân tộc”, Tạp hí n ản, (15), tr.9-12. 47. Trần Văn Giàu (1980), Gi t tinh thần t n th n ủa n t i t Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 155 48. Đỗ Ngọc Hà (2005), Đ n Thanh ni n i i n i n h thanh niên t n iai đ ạn hi n na , mã số 2005-70-398, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Nguyễn Ngọc Hà (2010), Đặ điể tư i n ủa n n ười i t Na hi n na nhữn ấn đ đặt a t ư ầ đổi i h i nhập q t , mã số KX.03.07/06-10, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 50. Nguyễn Ngọc Hà (Chủ biên) (2011), Đặ điể tư i n ủa n n ười i t Na hi n na : t ấn đ ý ận th tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 51. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Gi t đạ đứ t n th n n t i i n i n i h inh i n i t Na t n b i ảnh t n ầ hóa hi n na , Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 52. Tạ Thị Thanh Hà (2015), “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp hí Lý ận hính t T n thôn , (6), tr.37-39. 53. Phạm Minh Hạc (2015), Tì hiể i t n t i t Na i t ý họ i ụ họ , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2015), Đ nh hư n i t n n ười i t Na thời kỳ đổi i h i nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Lương Việt Hải (2001), “Mấy nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và các giá trị văn hóa truyền thống”, Tạp hí T i t họ , (5), tr.25-27. 56. Chu Hảo (2008), “Việt Nam đang theo triết lý giáo dục nào”, Tạp hí Dạ ọ n na , (11), tr.12-15. 156 57. Cao Thu Hằng (2002), “Vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống”, Tạp hí T i t họ , (11), tr.30-33. 58. Cao Thu Hằng (2003), “Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay”, Tạp hí T i t họ , (11), tr.60-63. 59. Nguyễn Hùng Hậu (2005), "Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh", Tạp chí Tri t học, (9), tr.17-21. 60. Phùng Thu Hiền (2015), Gi t đạ đứ t n th n i i hình th nh ph t t iển nh n h inh i n i t Na hi n na , Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 61. Lê Như Hoa (Chủ biên) (1993), L i n t n đời n đô th hi n na , NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 62. Lê Như Hoa (2003), ản ắ n t t n i n hi n đại, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 63. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình ý ận ăn hóa đườn i ăn hóa ủa Đản C n ản i t Nam, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 64. Hội đồng lịch sử Đoàn, Hội trung ương Đoàn (2008), ăn ki n Đản ôn t thanh ni n (tập 3), NXB Thanh Niên, Hà Nội. 65. Hội Sinh viên Việt Nam (2009), ủa an hấp h nh T n ươn i Sinh i n i t Na tại Đại h i ần thứ III (2009-2013), Hà Nội. 66. Hội Sinh viên Việt Nam (2016), Tổn k t hi n h thanh ni n tình n n hè 2016, tại trang [truy cập ngày 15/9/2016]. 67. Hội Sinh viên Việt Nam (2017), Ra q n hi n h n tình n n ần 9 nă 2017, tại trang [truy cập ngày 26/3/2017]. 68. Hội Sinh viên Việt Nam (2017), k t q ả t iển khai hươn t ình Ti p ứ ùa thi nă 2017, Hà Nội. 157 69. Hội Sinh viên Việt Nam (2017), Tổn k t hươn t ình Ti p ứ ùa thi nă 2017, tại trang [truy cập ngày 15/8/2017]. 70. Hội Sinh viên Việt Nam (2018), T n ươn inh i n 5 t t ấp T n ươn t a iải thưởn Sa th n Gi n , tại trang [truy cập ngày 08/01/2018]. 71. Nguyễn Ánh Hồng (2005), Ph n tí h ặt t ký họ i n ủa inh viên Th nh ph ồ Chí inh t n iai đ ạn hi n na , Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 72. Cao Hùng (2018), “Nở rộ” sinh viên bị buộc thôi học, tại trang https://laodong.vn, [truy cập ngày 05/01/2018] 73. Đỗ Huy (2001), “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, Tạp chí Tri t học, (8), tr.15-18. 74. Đỗ Huy (2008), L i n n t - hi n đại: ấ ấn đ ý ận th tiễn, NXB Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội. 75. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần n hi n ứ ăn hóa i t Na , tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần n hi n ứ ăn hóa i t Na , tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá”, Tạp hí T i t họ , (12), tr.29-34. 78. Dương Quốc Hưng (2004), th n b hí ủa Đ n i ôn t i ụ hính t , tư tưởn i n h thanh niên”, mã số 2004-70- 110, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hà Nội. 79. Đào Thu Hương (2016), “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay”, Tạp hí Lý ận hính t T n thôn , (5), tr. 47-51. 80. Trần Đình Hượu (1996), Đ n hi n đại t t n th n , NXB Văn học, Hà Nội. 158 81. Đoàn Văn Khái (2010), th a ph t h i t t n th n i t Na t n b i ảnh t n ầ hóa hi n na , Hà Nội. 82. Đặng Cảnh Khanh (Chủ nhiệm) (2009), Đi t a tình hình tư tưởn nhận thứ hính t ủa thanh ni n t n iai đ ạn hi n na , Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, Hà Nội. 83. Vũ Khiêu (1996), n ăn hóa i t Na , tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Vũ Khiêu (Chủ biên) (2000), ăn hóa i t Na - xã h i n n ười, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Nhữn ấn đ đạ đứ họ - ít n đạ đứ t n đi ki n kinh t th t ườn ở i t Na hi n na , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Trần Kiều và các cộng sự (2001), Th t ạn iải ph p i ụ đạ đứ , tư tưởn hính t , i n h thanh ni n họ inh, inh i n t n hi n ượ ph t t iển t n i n n n ười i t Na thời kỳ ôn n hi p hóa, hi n đại hóa đất nư , Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề KHXH 04-07-CĐ, Hà Nội. 87. Tương Lai (1983), Chủ đ n tí h n đạ đứ i, NXB Sự thật, Hà Nội. 88. Lê Thị Lan (2001), “Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt Nam trong giá trị nhân loại”, Tạp hí T i t họ , (7), tr.12-16. 89. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức”, Tạp hí T i t họ , (7), tr.25-27. 90. Phạm Minh Lăng (2001),“Lối sống “tôn thờ thần tượng” và vấn đề nhân cách”, Tạp hí T i t họ , (6), tr.25-27. 91. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá t t n th n n n ười i t Na hi n na , Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07, đề tài KX-02, tập I, Hà Nội. 159 92. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1996), C i t t n th n n n ười i t Na hi n na , Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07, đề tài KX-02, tập II, Hà Nội. 93. Thanh Lê (2001), Xã h i họ - t hư n nhìn, NXB Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 94. Thanh Lê (Chủ biên) (2001), L i n ã h i hủ n hĩa th t n ầ hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Thanh Lê (2004), Gi ụ i n , n p n i, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 96. Phan Đăng Long (2015), ăn hóa i n đô th N i (t nă 1986 đ n nay), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Tạ Long (2009), “Đặc điểm lối sống truyền thống của dân tộc Việt/Kinh”, Tạp hí Thôn tin h a họ ã h i, (9), tr.32-37. 98. Nguyễn Văn Lý (2013), th a đổi i i t đạ đứ t n th n t n q t ình h ển an n n kinh t th t ườn ở i t Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Hồ Chí Minh (1996), T n tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Hồ Chí Minh (2000), T n tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Hồ Chí Minh (2000), T n tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Hồ Chí Minh (2000), T n tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Hồ Chí Minh (2002), T n tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Hồ Chí Minh (2011), T n tập, tập13, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 105. Hồ Chí Minh (2011), T n tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 106. Đỗ Mười (1997), ôn n hi p hóa, hi n đại hóa đất nư , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Phùng Thị An Na, Đỗ Lan Hiền (2012), Ảnh hưởn ủa tư tôn i đ n i n n ười i t, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 160 108. Ngô Thị Thu Ngà (2010), “Về vai trò của đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp hí T i t họ , (6), tr.71-76. 109. Phan Ngọc (2006), ản ắ ăn hóa i t Na , NXB Văn học, Hà Nội. 110. Mai Nguyễn (2014), Gi ụ đạ đứ , i n bồi ưỡn ý tưởn h ạn h th h t ẻ i t Na hi n na - ấn đ iải ph p, tại trang [truy cập ngày 25/2/2014]. 111. Trần Quang Nhiếp (1998), “Tư tưởng, đạo đức, lối sống - những vấn đề then chốt của văn hóa”, Tạp hí C n ản, (20), tr.33-37. 112. Trần Sỹ Phán (2016), Gi ụ đạ đứ i ph t t iển nh n h inh i n i t Na hi n na , NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 113. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tì hiể tính h n t , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 114. Trần Văn Phòng (Chủ biên) (2017), t ấn đ t i t họ t n ăn ki n Đại h i XII ủa Đản , NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 115. Nguyễn Văn Phúc (1998), “Phát huy các giá trị truyền thống trong phát triển đất nước”, Tạp hí C n ản, (20), tr.38-40, 58. 116. Vũ Văn Phúc, Ngô Văn Thạo (đồng chủ biên) (2012), Nhữn iải ph p đi ki n th hi n phòn h n th i tư tưởn đạ đứ i n t n n b đản i n, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Mai Thị Quý (2001), “Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp hí T i t họ , (6), tr.14-28. 118. Mai Thị Quý (2007), “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam”, Tạp hí T i t họ , (5), tr.20-25. 119. Mai Thị Quý (2009), T n ầ hóa ấn đ k th a t i t t n th n ủa n t t n b i ảnh t n ầ hóa hi n na , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 161 120. Trần Đình Sử (1996), “Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống”, Tạp hí C n ản, (15), tr.45-47. 121. Tạ Ngọc Tấn (Chủ nhiệm) (1998), T đ n ủa b hí đ i i i n i n tí h ủa thanh ni n, inh i n hi n na , Đề tài khoa học cấp Bộ (1997-1998), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 122. Tập thể tác giả Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) (1982), L i n ã h i hủ n hĩa, NXB Sự thật, Hà Nội. 123. Bùi Phương Thanh (2017), “Một số biểu hiện sai lệch trong học tập của thanh niên hiện nay”, Tạp hí Thanh ni n, (25), tr.28-29. 124. Đặng Quang Thanh, Quế Anh (2000), ấn đ i n n i n đô th ở i t Na , NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 125. Phạm Huy Thành (2010), “Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường”, Tạp hí h a họ hính t , (4), tr.64-67. 126. Phạm Huy Thành (2014), Giáo ụ i t đạ đứ t n th n i i hình th nh ph t t iển nh n h inh i n kh T N n t n b i ảnh t n ầ hóa hi n na , Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 127. Lương Trọng Thành, Tạ Văn Hưng (2017), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp hí Lý ận hính t , (9), tr.65-68. 128. Ngô Văn Thạo (2011), Nhữn iải ph p đi ki n th hi n phòn , h n th i tư tưởn , đạ đứ , i n t n n b , đản viên, mã số 2011-90-572, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội. 129. Trịnh Xuân Thắng (2017), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của nền hành chính nhà nước”, Tạp hí Lý ận hính t , (9), tr.110-114. 162 130. Võ Văn Thắng (2006), “Nhân ái - Một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, Tạp hí T i t họ , (7), tr.33-38. 131. Võ Văn Thắng (2007), “Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại - nhân văn ở nước ta hiện nay”, Tạp hí h a họ hính t , (5), tr.31-34. 132. Võ Văn Thắng (2010), “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, Tạp hí Gi ụ , (234), tr.6-8. 133. Trần Ngọc Thêm (1997), Tì bản ắ ăn hóa i t Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 134. Trần Ngọc Thêm (2016), i t i t Na t t n th n đ n hi n đại n đườn t i tươn ai, NXB Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 135. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2014), Gi t ăn hóa i t Na : t n th n bi n đổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Nguyễn Đình Thuận (1998), “Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) vào việc xây dựng nếp sống văn minh của sinh viên”, Tạp hí C n ản, (23), tr.51-53,59. 137. Chu Khắc Thuật (2001), ăn hóa, i n ôi t ườn , mã số 2001- 353, Viện nghiên cứu dự báo chiến lược, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 138. Bùi Thanh Thủy (2015), Gi ụ i t ăn hóa tinh thần t n th n n t i i hình th nh ph t t iển nh n h inh i n i t Na hi n na , Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 139. Lê Thị Thủy (2016), “Vấn đề xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp hí Lý ận hính t T n thôn , (7), tr.21-24. 163 140. Phạm Thu Thủy (2016), “Lối sống và xây dựng lối sống cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp hí Lý ận hính t T n thôn , (3), tr.48-52. 141. Phạm Thu Thủy (2016), th a i t đạ đứ t n th n t n i n i n h thanh ni n i t Na hi n na , Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 142. Nguyễn Tài Thư (2001), “Khả năng phát triển giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa”, Tạp hí T i t họ , (5), tr.29-32. 143. Đặng Hữu Toàn (2001), “Hướng các giá trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường”, Tạp hí T i t họ , (4), tr.27-32. 144. Đặng Hữu Toàn (2006), “Toàn cầu hóa, “nguy cơ tha hóa” và vấn đề định hướng giá trị văn hóa tinh thần”, Tạp hí T i t họ , (5), tr.20-27. 145. Mạc Văn Trang (1995), Đặ điể i n inh i n hi n na nhữn phươn hư n , bi n ph p i ụ , Mã số B94-38-32, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. 146. Lê Anh Trà (1990), L i n thanh ni n i t Na , mã số 91-0104, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao Du lịch, Hà Nội. 147. Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Tạp hí T i t họ , (4), tr.34-37. 148. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), ăn hóa ứn ử i t Na hi n na , NXB Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa. 149. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh ni n i n ủa thanh ni n i t Na t n q t ình đổi i h i nhập q t , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 150. Văn Tùng (2008), Tư tưởn ồ Chí inh i ụ đạ đứ h ạn h đ n i n thanh ni n, NXB Thanh niên, Hà Nội. 164 151. Nguyễn Đình Tường (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác động toàn cầu hóa”, Tạp hí T i t họ , (5), tr.28-32. 152. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ nhiệm) (1998), X n i n đạ đứ i h inh i n Đại họ ư phạ phụ ụ ôn n hi p hóa, hi n đại hóa đất nư , Mã số: QG/96/08, Báo cáo tổng hợp đề tài, Hà Nội. 153. V.I.Lênin (1977), T n tập, tập 39, NXB Tiến bộ, Matxcơva. 154. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2016), “C h ạn ôn n hi p ần thứ tư: t đặ t ưn , t đ n h ý hính h đ i i i t Na ”, Báo cáo tổng hợp, Trung tâm Phân tích và Dự báo, Hà Nội. 155. Viện Nghiên cứu Thanh niên (2010), “Đ n Thanh ni n i i n i n h thanh ni n t n iai đ ạn hi n na ”, Báo cáo đề tài khoa học, Hà Nội. 156. Viện Nghiên cứu Thanh niên (2010), “ t ấn đ i ụ đạ đứ i n h thanh ni n”, Báo cáo khoa học chuyên đề, Hà Nội. 157. Trần Nguyên Việt (2001), “Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp hí T i t họ , (4), tr.33-37. 158. Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), t ấn đ i n , đạ đứ , h ẩn i t ã h i, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159. Huỳnh Khái Vinh (2002), X n i n , đạ đứ h ẩn i t ã h i i t n đi ki n ôn n hi p hóa, hi n đại hóa, ph t t iển kinh t th t ườn the đ nh hư n ã h i hủ n hĩa, mã số 2002- 815, Hà Nội. 160. Trần Quốc Vượng (2003), ăn hóa i t Na : tì tòi n ẫ , NXB Văn học, Hà Nội. 165 PHỤ LỤC Ph l c 1 PHIẾU KHẢO SÁT Để cung cấp dữ liệu khoa học, góp phần xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, rất mong bạn vui lòng cộng tác và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây bằng cách đá h dấ (X) vào ý kiến bạn chọn. Câu 1: Theo bạn, vi c kế thừa các giá trị lối ống truyền thống để xây dựng lối ống i hi n nay: 1. Rất cần thiết  2. Cần thiết  3. Không cần thiết  Câu 2: Theo bạn, đâu là những giá trị của lối sống truyền thống cần kế thừa? 1. Chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm  2. Hòa đồng với thiên nhiên  3. Lười biếng, xa hoa, lãng phí  4. Tùy tiện, ngẫu hứng  5. Coi trọng kinh nghiệm  6. Trọng tình nghĩa, tình cảm  Câu 3: Vi c kế thừa các giá trị lối ống truyền thống nư c ta hi n nay, theo bạn đang được thực hi n: 1. Tốt  2. Chưa tốt  3. Không kế thừa  Câu 4: Theo bạn, đâu là những giá trị cần thiết trong lối ống ngày nay? 1. Tính trung thực  2. Trách nhiệm cộng đồng  3. Tính năng động, sáng tạ  4. Ý thức tổ chức, kỷ luật  5. Danh dự cá nhân  6. Tình nghĩa, đoàn kết  7. Công bằng, bình đẳng  8. Tôn trọng truyền thống  Câu : Điều gì thúc đẩy bạn chọn nghề đang học a. Phù hợp với năng lực, sở thích, có điều kiện phát triển năng lực cá nhân  b. Có thể giúp ích cho nhiều người (cho xã hội) khi chọn nghề này  166 c. Giúp có thu nhập và địa vị xã hội cao  d. Lựa chọn ngẫu nhiên  e. Phù hợp với xu hướng xã hội, được mọi người đang chuộng  f. Theo truyền thống hoặc ý muốn gia đình  Câu 6: Theo bạn, hành trang cần c của inh vi n trong giai đoạn hi n nay là gì? a. Sống có mục đích, có lý tưởng  b. Có kiến thức chuyên môn vững vàng c. Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ  d. Có các kỹ năng mềm  e. Có ý chí, nghị lực, có trách nhiệm với xã hội  f. Có sức khỏe tốt  g. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống  h. Có nhiều tiền  Câu 7: Theo bạn, inh vi n hi n nay c những biểu hi n au đây không? a. Sa sút về lý tưởng  b. Coi nhẹ các giá trị đạo đức  c. Sống thực dụng, coi trọng đồng tiền  d. Lơ là trong học tập, nghiên cứu khoa học  e. Mắc vào các tệ nạn xã hội  f. Sống an phận, trông chờ sự may rủi của số phận  Câu 8: Trư c các hành vi ti u cực và vi phạ pháp luật của người khác, bạn c thái độ như thế nào? a. Kiên quyết lên án, chống lại các hành vi đó  b. Thỉnh thoảng có lên án, chống lại  c. Chỉ lên án, chống lại khi nó xâm hại đến lợi ích của mình  d. Không quan tâm  Câu 9: Theo bạn, inh vi n c cần tích cực tha gia các hoạt động xã hội, inh hoạt trong các tổ ch c đoàn thể để xây dựng, hoàn thi n lối ống của ình? a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Không cần thiế  167 Câu 10: Vi c tha gia các hoạt động của Đoàn Thanh ni n và Hội Li n hi p thanh ni n của bạn: a. Thường xuyên  b. Khá thường xuyên  c. Tham gia khi bị bắt buộc  d. Không tham gia  Câu 11: Trư c những vấn đề thời ự của đất nư c, bạn c thái độ như thế nào? a. Rất quan tâm  c. Ít quan tâm  b. Quan tâm  d. Không quan tâm  Câu 12: Bạn c thường xuy n quan tâ tì hiểu các Nghị quyết, đường lối, chính ách của Đảng và Nhà nư c không? a. Nghiên cứu thường xuyên  b. Nghiên cứu tương đối thường xuyên  c. Nghiên cứu những nội dung liên quan khi cần  d. Không quan tâm  Câu 13: Theo bạn, inh vi n c cần thiết phải phấn đấu để tr thành đảng vi n không? a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Không cần thiết  Câu 14: Bạn c tin tư ng vào thắng lợi của công cuộc đổi i và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nư c ta không? a. Tin tưởng  b. Không tin tưởng  c. Khó trả lời  Câu 1 : Vi c giáo d c các giá trị truyền thống n i chung và giá trị lối ống truyền thống n i ri ng các trường đại học, cao đẳng hi n nay, theo bạn c cần thiết không? a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Không cần thiết  Câu 16: Theo bạn, vi c giáo d c các giá trị truyền thống các trường đại học, cao đẳng hi n nay đang được thực hi n: a. Rất tốt  b. Tốt  c. Chưa tốt  d. Không thực hiện  Câu 17: Vi c giáo d c các giá trị truyền thống, theo bạn cần thực hi n: a. Trở thành một môn học độc lậ  b. Lồng ghép với các môn khoa học Mác - Lênin  c. Thực hiện theo các chuyên đề  168 Câu 18: Theo bạn, vi c học tập các ôn khoa học Mác - L nin, tư tư ng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng: a. Rất cần thiết  b. Cần thiết  c. Không cần thiết  Câu 19: Bạn c thấy hài lòng khi nghe giảng các ôn khoa học Mác - L nin, tư tư ng Hồ Chí Minh không? a. Rất hài lòng  b. Hài lòng c. Bình thường  d. Không hài lòng  Câu 20: Bạn đánh giá như thế nào về thái độ của inh vi n trường bạn trong vi c học tập các ôn khoa học Mác - L nin, tư tư ng Hồ Chí Minh hi n nay? a. Rất tích cực, chủ độn  b. Bình thường  c. Tích cực nhưng chưa chủ động  d. Không tích cực, không chủ động  Câu 21: Theo bạn, vai trò của các nhân tố đối v i vi c hình thành lối ống của ình như thế nào? a. ườ g l i, chí h sách của ả g và Nhà ước 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  b. Các hoạ độ g của oà Tha h i , Hội si h vi 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  c. Gia đì h 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  d. Nhà rườ g 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  e. Môi rườ g xã hội 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  169 f. Toà cầ hóa và hội hập q c ế 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng  3. Bình thường  4. Không quan trọng  Câu 22: Theo bạn, thế nào là ống đẹp? 1. Sống có ích cho bản thân và xã hội  2. Sống có bản lĩnh và biết cống hiến  3. Sống có lý tưởng cao cả, đúng đắn, phù hợp thời đại, có trách nhiệm  4. Sống năng động, sáng tạo  5. Sống có tri thức, cống hiến tài năng, trí tuệ cho nhân loại.  Xin bạn cho biết đôi nét về bản thân: - Sinh viên trường:Năm thứ: . - Khoa: - Sinh năm: , Dân tộc:., Giới tính: Nam/Nữ - Bạn hiện đang ở: Nội trú  Ngoại trú  Cùng gia đình  - Gia đình bạn ở: Thành thị  Nông thôn  Miền núi  Xi châ hà h cảm ơ sự cộ g ác của bạ ! 170 Ph l c 2 TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN Tổng ố phiếu: 996 Bảng 1: M c độ cần thiết vi c kế thừa các giá trị LSTT dân tộc để xây dựng lối ống i hi n nay Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 400 40,2 580 58,2 16 1,6 Bảng 2: Các giá trị lối ống truyền thống cần kế thừa Các giá trị lối ống truyền thống cần kế thừa Số phiếu Tỷ l % Chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm 924 92,8 Hòa đồng với thiên nhiên 700 70,3 Lười biếng, xa hoa, lãng phí 0 0 Tùy tiện, ngẫu hững 16 1,6 Coi trọng kinh nghiệm 652 65,5 Trọng tình nghĩa, tình cảm 800 80,3 Bảng 3: Đánh giá c độ thực hi n kế thừa các giá trị LSTT dân tộc nư c ta hi n nay Tốt Chưa tốt Không kế thừa Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 200 20,1 756 75,9 40 4,0 Bảng 4: Các giá trị cần thiết trong lối ống ngày nay Các giá trị cần thiết trong lối ống ngày nay Số phiếu Tỷ l % 1. Tính trung thực 908 91,2 2. Trách nhiệm cộng đồng 828 83,1 3. Tính năng động, sáng tạo 940 94,4 171 4. Ý thức tổ chức, kỷ luật 860 86,3 5. Danh dự cá nhân 496 49,8 6. Tình nghĩa, đoàn kết 852 85,5 7. Công bằng, bình đẳng 860 86,3 8. Tôn trọng truyền thống 760 76,3 Bảng : Các ti u chí lựa chọn nghề đang học Ti u chí lựa chọn nghề đang học Số phiếu Tỷ l % Phù hợp với năng lực, sở thích, có điều kiện phát triển năng lực cá nhân 628 63,1 Có thể giúp ích cho nhiều người (cho xã hội) khi chọn nghề này 144 14,5 Giúp có thu nhập và địa vị xã hội cao 248 24,9 Lựa chọn ngẫu nhiên 208 20,9 Phù hợp với xu hướng xã hội, được mọi người đang chuộng 174 17,7 Theo truyền thống hoặc ý muốn gia đình 112 11,2 Bảng 6: Những hành trang cần c của inh vi n hi n nay Hành trang cần c của inh vi n hi n nay Số phiếu Tỷ l % 1. Sống có mục đích, có lý tưởng 964 96,8 2. Có kiến thức chuyên môn vững vàng 848 85,1 3. Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ 780 78,3 4. Có các kỹ năng mềm 888 89,2 5. Có ý chí, nghị lực, có trách nhiệm với xã hội 800 80,3 6. Có sức khỏe tốt 812 81,5 7. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống 712 71,5 8. Có nhiều tiền 208 20,9 172 Bảng 7: Những biểu hi n của inh vi n hi n nay Những biểu hi n của inh vi n hi n nay Số phiếu Tỷ l % 1. Sa sút về lý tưởng 644 64,7 2. Coi nhẹ các giá trị đạo đức 596 59,8 3. Sống thực dụng, coi trọng đồng tiền 804 80,7 4. Lơ là trong học tập, NCKH 812 81,5 5. Mắc vào các TNXH 680 68,3 6. Sống an phận, trông chờ sự may rủi của số phận 660 66,3 Bảng 8: Thái độ của inh vi n đối v i các hành vi ti u cực và vi phạ pháp luật của người khác Thái độ của inh vi n đối v i các hành vi ti u cực và vi phạ pháp luật của người khác Số phiếu Tỷ l % 1. Kiên quyết lên án, chống lại 456 45,8 2. Thỉnh thoảng có lên án, chống lại 340 34,1 3. Chỉ lên án, chống lại khi nó xâm hại đến lợi ích của mình 156 15,7 4. Không quan tâm 44 4,4 Bảng 9: Vi c inh vi n tích cực tha gia các hoạt động xã hội, tổ ch c đoàn thể để xây dựng hoàn thi n lối ống của bản thân Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 472 47,4 516 51,8 8 0,8 Bảng 10: Vi c inh vi n tha gia các hoạt động Đoàn TNCS và Hội LHTN Vi c inh vi n tha gia các hoạt động Đoàn TNCS và Hội LHTN Số phiếu Tỷ l % 1. Thường xuyên 172 17,3 2. Khá thường xuyên 364 36,5 173 3. Tham gia khi bị bắt buộc 240 24,1 4. Không tham gia 220 22,1 Bảng 11: Thái độ của inh vi n trư c những vấn đề thời ự của đất nư c Thái độ của inh vi n trư c những vấn đề thời ự của đất nư c Số phiếu Tỷ l % 1. Rất quan tâm 176 17,7 2. Quan tâm 664 66,6 3. Ít quan tâm 152 15,3 4. Không quan tâm 4 0,4 Bảng 12: Sinh vi n tì hiểu, nghi n c u NQ, CS của Đảng, Nhà nư c Sinh vi n tì hiểu, nghi n c u NQ, CS của Đảng, Nhà nư c Số phiếu Tỷ l % 1. Nghiên cứu thường xuyên 44 4,4 2. Nghiên cứu tương đối thường xuyên 100 10 3. Nghiên cứu những nội dung liên quan khi cần 676 67,9 4. Không quan tâm 176 17,7 Bảng 13: M c độ cần thiết phải phấn đấu để tr thành đảng vi n của sinh viên Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 188 18,9 544 54,6 264 26,5 Bảng 14: Niề tin của inh vi n vào thắng lợi của công cuộc đổi i và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nư c ta Tin tư ng Không tin tư ng Kh trả lời Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 472 47,4 64 6,4 460 46,2 174 Bảng 1 : M c độ cần thiết của vi c giáo d c các giá trị truyền thống n i chung và giá trị LSTT n i ri ng các trường đại học, cao đẳng hi n nay Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 360 36,1 532 53,4 104 10,5 Bảng 16: M c độ thực hi n vi c giáo d c các giá trị truyền thống các trường đại học, cao đẳng hi n nay M c độ thực hi n vi c giáo d c các giá trị truyền thống các trường đại học, cao đẳng hi n nay Số phiếu Tỷ l % 1. Rất tốt 48 4,8 2. Tốt 436 43,8 3. Chưa tốt 480 48,2 4. Không thực hiện 32 3,2 Bảng 17: Vi c giáo d c các giá trị truyền thống cần thực hi n như thế nào? Vi c giáo d c các giá trị truyền thống cần thực hi n như thế nào? Số phiếu Tỷ l % 1. Trở thành một môn học độc lập 244 24,5 2. Lồng ghép với các môn khoa học Mác - Lênin 336 33,7 3. Thực hiện theo các chuyên đề 416 41,8 Bảng 18: M c độ cần thiết của vi c học tập các ôn khoa học Mác - L nin, tư tư ng Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % Số phiếu Tỷ l % 124 12,4 704 70,7 168 16,9 175 Bảng 19: M c độ hài lòng khi nghe giảng các ôn LLCT M c độ hài lòng khi nghe giảng các ôn LLCT Số phiếu Tỷ l % 1. Rất hài lòng 96 9,6 2. Hài lòng 328 32,9 3. Bình thường 536 53,8 4. Không hài lòng 36 3,7 Bảng 20: Thái độ học tập các ôn LLCT của inh vi n Thái độ học tập các ôn LLCT của inh vi n Số phiếu Tỷ l % 1. Rất tích cực, chủ động 40 4,0 2. Bình thường 476 47,8 3. Tích cực nhưng chưa chủ động 140 14,1 4. Không tích cực, không chủ động 340 34,1 Bảng 21: Vai trò tác động của các nhân tố đối v i vi c hình thành lối ống của inh vi n Các nhân tố tác động Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Bình thường (%) Không quan trọng (%) Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 28,1 40,6 27,7 3,6 Các hoạt động của Đoàn TN, Hội SV 14,5 52,6 30,5 2,4 Gia đình 75,1 22,5 2,4 0 Nhà trường 33,7 49,8 15,3 1,2 Môi trường xã hội 59 32,1 8 0,9 TCH và HNQT 47,4 35,7 10,8 2,1 176 Bảng 22: Quan ni của inh vi n về ống đẹp Quan ni của inh vi n về ống đẹp Số phiếu Tỷ l % 1. Sống có ích cho bản thân và xã hội 552 55,4 2. Sống có bản lĩnh và biết cống hiến 424 42,6 3. Sống có lý tưởng, có trách nhiệm, phù hợp thời đại 684 68,7 4. Sống năng động, sáng tạo 428 43 5. Sống có tri thức, cống hiến tài năng, trí tuệ cho nhân loại 488 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_thua_gia_tri_loi_song_truyen_thong_dan_toc_trong.pdf
  • pdfTóm tắt TV.pdf
  • pdfTT-Nguyễn Văn Hiếu.pdf
Tài liệu liên quan