Luận án Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục hòa, tỉnh Cao Bằng

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH HÒA HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY Ở VÙNG BIÊN GIỚI HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH HÒA HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY Ở VÙNG BIÊN GIỚI HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Nhân học Mã số: 9 31 03 02 NGỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ DUY ĐẠI 2. TS. ĐẬU TUẤN NAM HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi x

pdf185 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục hòa, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in cam đoan luận án tiến sĩ Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng là kết quả nghiên cứu của cá nhân, với các số liệu trung thực, nguồn tư liệu bổ trợ đều được trích dẫn đầy đủ, chính xác. Nếu có sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Lê Anh Hòa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ đề tài: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ dạy, động viên, giúp đỡ rất nhiều từ tập thể giáo viên, TS. Lê Duy Đại và TS. Đậu Tuấn Nam. Mỗi lời chỉ dạy của các thầy là một định hướng để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Vì vậy, tôi xin trân trọng được bày tỏ lòng biết ơn đến hai thầy giáo của mình. Bên cạnh các thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, tôi nhận được sự chỉ dạy tận tình, những giúp đỡ và những lời khích lệ của tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là giảng viên Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhất là PGS.TS. Phạm Quang Hoan, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS. Đặng Thị Hoa, PGS.TS. Nguyễn Song Hà. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, trưởng thành trong nghề mà mình theo đuổi. Cảm ơn các đồng nghiệp, trong đó phải kể đến PGS.TS. Phạm Văn Dương, TS. Vi Văn An, TS. Võ Mai Phương, PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu, những người luôn nhắc nhở, động viên tôi, đồng thời đưa ra những lời khuyên vô cùng quý giá. Cuối cùng và vô cùng quan trọng, tôi xin cảm ơn tới một số cán bộ chuyên trách tại một số phòng ban của UBND huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng và những người dân đã kể cho tôi nghe về câu chuyện hôn nhân, cuộc sống mưu sinh, những vui buồn của họ ở vùng biên giới huyện Phục Hòa. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 11 1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 25 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu................................................................... 34 1.4. Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa ......................................... 40 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI ................................................................................ 50 2.1. Đặc điểm hôn nhân truyền thống ............................................................. 50 2.2. Những biến đổi trong hôn nhân ............................................................... 77 CHƯƠNG 3. HÔN NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI ....................................... 94 3.1. Đặc điểm vùng biên giới với hôn nhân xuyên biên giới .......................... 94 3.2. Tình hình hôn nhân xuyên biên giới ở vùng biên giới huyện Phục Hòa . 95 3.3. Những đặc điểm kết hôn xuyên biên giới .............................................. 102 3.4. Lễ cưới của các cặp hôn nhân xuyên biên giới ...................................... 112 3.5. Mức độ liên lạc gia đình ......................................................................... 115 3.6. Một số yếu tố cơ bản tác động đến hôn nhân xuyên biên giới ở vùng biên ....................................................................................................................... 116 CHƯƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI, GIÁ TRỊ HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................... 121 4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân ...................................... 121 4.2. Giá trị của hôn nhân ............................................................................... 131 4.3. Một số vấn đề đăt ra đối với hôn nhân vùng biên giới ....................... 137 4.4. Một số kiến nghị ..................................................................................... 143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Chủ tịch GS Giáo sư NK Nhập khẩu PGS Phó giáo sư PL Phụ lục Tc Tạp chí Tr Trang TS Tiến sĩ UBND Uỷ ban nhân dân USD Đô la Mỹ VDTH Viện Dân tộc học XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Dân số các xã, thị trấn vùng biên giới huyện Phục Hòa ................... 42 Bảng 2. Xuất phát của các cuộc hôn nhân (%) ............................................. 109 Bảng 3. Lý do chính quyết định hôn nhân (%) ............................................. 112 Bảng 4. Tỷ trọng mức độ gặp mặt với người nhà ở Cao Bằng (% hộ) ......... 116 Biểu đồ thống kê hôn nhân hỗn hợp tộc người ở thị trấn Tà Lùng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân là vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nhân học, một phần quan trọng trong đời sống xã hội gắn liền với những tập tục, nghi lễ thể hiện sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người, qua đó thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính. Ở chiều cạnh khác, Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về hôn nhân của các tộc người tại các vùng miền khác nhau nhưng nghiên cứu trường hợp tại vùng biên giới Việt - Trung, nơi đời sống kinh tế, xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các dòng chảy qua lại hai bên biên giới gồm: “dòng chảy của hàng hóa, của tư tưởng và của con người cũng như sự tương tác qua lại và quá trình tạo ra các ranh giới ở vùng biên” [23, tr. 28] thì chưa nhiều. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế phát triển nhanh chóng, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, vùng biên giới xa xôi vốn được xem như vùng ven, vùng đệm không nằm ngoài quy luật đó, thậm chí đôi chỗ quá trình phát triển, biến đổi còn diễn ra nhanh hơn nhiều khu vực nằm sâu trong nội địa. Tại đây, những thay đổi đang diễn ra rõ nét ở hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội tộc người, điển hình là giao lưu, giao thoa văn hóa tộc người diễn ra nhanh chóng. Ở khía cạnh hôn nhân, các cuộc hôn nhân hỗn hợp tộc người ngày càng trở nên phổ biến. Hôn nhân xuyên biên giới giữa các tộc người ở vùng biên giới hai quốc gia đã và đang là vấn đề có thể gây mất ổn định an ninh xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu về hôn nhân vùng biên giới bên cạnh góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người còn giải quyết được các thách thức của cộng đồng nơi đây trên bước đường phát triển, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. 2 Người Tày là tộc người thiểu số có dân số lớn nhất ở Việt Nam. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, người Tày có 1.626.392 người, cư trú tập trung ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Riêng ở tỉnh Cao Bằng, người Tày cư trú ở 12 huyện và 01 thành phố tỉnh lỵ, trong đó có 7 huyện biên giới, với dân số 207.805 người, chiếm 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam [128, tr. 151]. Họ có chung nguồn gốc lịch sử và tương đồng văn hóa với người Nùng (Việt Nam) và người Choang (Trung Quốc), được xem là cư dân sinh sống lâu đời ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng đồng thời có quan hệ tộc người liên xuyên biên giới. Ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, nơi có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng tương đối sôi động, nhờ vậy đời sống kinh tế, xã hội của người Tày đang có những thay đổi, chuyển biến nhanh chóng. Trong đời sống thường nhật, họ có mối quan hệ mật thiết với các tộc người cùng cư trú như người Nùng, người Kinh (Việt Nam) và người Choang ở bên kia biên giới Trung Quốc. Nghiên cứu về hôn nhân của người Tày tại đây bên cạnh cho thấy các đặc điểm hôn nhân của tộc người còn thấy bức tranh về đời sống cư dân vùng biên giới Việt – Trung nói chung, thấy được quá trình phát triển tộc người, khả năng thích ứng, những biến đổi văn hóa và hiện trạng hôn nhân xuyên biên giới. Những vấn đề đó là cơ sở đề xuất các chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người trong hôn nhân, các chính sách phát triển bền vững an ninh xã hội vùng biên giới. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và các giá trị thực tiễn trên, NCS chọn chủ đề Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu, phân tích đặc điểm truyền thống và biến đổi hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng nhằm góp phần bảo 3 lưu giá trị văn hóa tộc người, thấy được quá trình phát triển tộc người, quan hệ tộc người trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội vùng biên đã và đang có nhiều thay đổi. Làm rõ xu hướng và những vấn đề đặt ra trong hôn nhân của người Tày ở đây, nhất là vấn đề hôn nhân xuyên biên giới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị của hôn nhân trong mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng và làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa khoa học, thực tiễn nghiên cứu về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới. - Nghiên cứu, trình bày quan niệm, nguyên tắc, hình thức hôn nhân, các bước trong nghi lễ hôn nhân, cư trú sau hôn nhân và hôn nhân xuyên biên giới để thấy đặc điểm hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới. - Chỉ ra những biến đổi trong hôn nhân, các yếu tố tác động, những vấn đề và xu hướng hôn nhân, đồng thời nêu ra các giải pháp để bảo lưu, phát huy các giá trị truyền thống trong cuộc sống đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên của luận án là hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Trong đó, đề tài chú trọng nghiên cứu các đặc điểm, những biến đổi của hôn nhân và một khía cạnh đặc biệt khác là những người kết hôn qua biên giới Việt - Trung (hôn nhân xuyên biên giới). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: tìm hiểu quan niệm, tập quán, các hình thức, nghi lễ hôn nhân, những biến đổi hôn nhân truyền thống và thực trạng hôn nhân xuyên biên giới của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa. 4 - Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã (Triệu Ấu, Cách Linh, Đại Sơn, Mỹ Hưng) và hai thị trấn (Hòa Thuận, Tà Lùng) của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đó là những địa phương có đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dân cư phần lớn là người Tày, Nùng và có mối quan hệ mật thiết với những người đồng tộc ở bên kia biên giới. - Phạm vi thời gian: Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc “Đổi mới” chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định, từ đó văn hóa, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc. Nhiều nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội vì vậy chọn năm 1986 làm dấu mốc để so sánh sự thay đổi các vấn đề cần nêu. Cuộc sống của người Tày ở vùng biên giới Việt - Trung nằm trong bối cảnh chung của đất nước nhưng có những đặc điểm riêng. Một mốc thời gian đặc biệt quan trọng, đem đến nhiều thay đổi hơn là năm 1991, khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm (1979-1989). Kể từ đây, việc thông thương, qua lại biên giới hai quốc gia được khôi phục; các sản phẩm, vật nuôi của cư dân vùng biên không chỉ được bán ở địa phương mà còn được bán cho người Trung Quốc và ngược lại. Điều đó góp phần không nhỏ giúp đời sống kinh tế của cư dân vùng biên khởi sắc, đem đến những chuyển biến, thay đổi trong đời sống văn hóa, xã hội trong đó có hôn nhân và hình thức kết hôn xuyên biên giới gia tăng. Bởi vậy, NCS chọn năm 1991 là mốc thời gian đánh dấu sự biến đổi trong hôn nhân và các khía cạnh xã hội khác của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận 5 Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, mặc dù hôn nhân được xác định là mục tiêu nghiên cứu nhưng NCS không xem đó là một thành tố độc lập mà được đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, cũng như trong mối quan hệ với cộng đồng các tộc người khác để thấy rõ những nét riêng biệt hoặc tương đồng trong hôn nhân của người Tày. Luận án dựa vào quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận, xem xét sự vật và hiện tượng. Hôn nhân được đặt trong bối cảnh lịch sử phát triển tộc người, cộng đồng, theo dòng thời gian và không gian xã hội. Xem xét hôn nhân trong sự vận động, biến đổi của tổng hòa các nhân tố từ kinh tế, chính trị, xã hội, hoàn cảnh cá nhân để lý giải những nguyên do căn bản, cội nguồn tạo nên sự thay đổi trong hôn nhân của người Tày ở huyện Phục Hòa hiện nay. Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề hôn nhân như Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới...; các chính sách dành cho các tộc người thiểu số cư trú khu vực miền núi, biên giới hải đảo, chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người làm cơ sở trong đánh giá, nhìn nhận về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa hiện nay. Các quan điểm, tư tưởng trên là cơ sở định hướng và phát triển tư duy nghiên cứu, giúp NCS nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, chân xác hơn các vấn đề trong hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án thực hiện trong khoảng thời gian tương đối dài, từ năm 2012 đến nay, nhờ vậy, các thông tin, nhận định có thêm thời gian kiểm chứng. Để có được nguồn tư liệu và hoàn thiện luận án, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, gồm: điền dã dân tộc học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích, so sánh. Trong đó, điền dã dân tộc học là phương pháp chính cho phép có được nguồn tư liệu phản ánh chân thực, sinh động thực tiễn vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điền dã dân tộc học Điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Dân tộc học, Nhân học. Ở đây, quá trình tham gia trực tiếp, hòa nhập của người nghiên cứu vào cộng đồng nghiên cứu, với các thao tác cơ bản: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Trong thời gian từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2019, NCS đã có nhiều chuyến điền dã tại địa bàn nghiên cứu, mỗi chuyến thường kèo dài từ một tới hai tuần. Chuyến điền dã gần nhất diễn ra vào cuối tháng 4 năm 2019 trong thời gian một tuần. Địa bàn nghiên cứu tương đối rộng, có 4 xã và 2 thị trấn biên giới, vì vậy, mỗi chuyến điền dã, NCS thường chỉ có thể tìm hiểu tại 2 hoặc 3 đơn vị hành chính trong số đó. Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu phụ thuộc vào dạng thông tin cần khai thác với mục tiêu cơ bản có được đa dạng giọng nói của chủ thể, bên cạnh phản ánh hoàn cảnh, quan điểm cá nhân về vấn đề hôn nhân còn thấy được đặc điểm chung của cộng đồng cùng cư trú tại từng địa bàn riêng biệt. Có những chuyến điền dã chỉ đơn thuần tham dự đám cưới của một đôi bạn trẻ. Nhìn chung, mỗi chuyến điền dã, các thao tác nghiên cứu: phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, thảo luận nhóm đều được NCS sử dụng. + Phỏng vấn sâu: giữ vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu này bởi nó cho phép NCS có được đa dạng góc nhìn, quan điểm của các đối tượng nghiên 7 cứu. Đối tượng lựa chọn phỏng vấn sâu rất đa dạng, có những người làm công tác quản lý tại cấp huyện, cấp xã và phần nhiều là dân ở các xóm/bản ở nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau. Tại cơ quan cấp huyện và xã, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý về kinh tế, dân tộc, văn hóa, thống kê, tư pháp, công an nhằm thu được các báo cáo, số liệu và đánh giá về các vấn đề kinh tế, xã hội, hôn nhân và an ninh tại địa phương. Vì vậy, tính ở cấp huyện và 06 đơn vị hành chính thuộc cấp xã, thị trấn vùng biên, NCS phỏng vấn khoảng 30 người làm công tác quản lý. Tại các thôn/xóm/bản của người Tày, đối tượng phỏng vấn đa dạng hơn, thường có trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ và nhiều người khác ở các lứa tuổi, giới tính, trình độ, vị trí xã hội khác nhau, có người đã kết hôn nhiều năm và chưa kết hôn... Đối với người dân, các câu hỏi phỏng vấn sâu dành thường xoay quanh câu chuyện hôn nhân của họ và các thành viên trong gia đình, ở đó có quan niệm hôn nhân, lựa chọn người kết hôn, việc thực hiện các nghi lễ hôn nhân... Số lượng người được phỏng vấn sâu sau nhiều đợt nghiên cứu trên 100 người, trong đó có một số người được phỏng vấn nhiều lần như ông quan lang, bà pả mẻ (ông mối, bà mối) bởi có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng và tập quán hôn nhân. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu thường từ 20 phút tới 2 tiếng, một số ít trường hợp thời lượng kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, hấp dẫn của thông tin mà họ cung cấp. + Quan sát tham dự: giữ một vai trò quan trọng trong điền dã dân tộc học nói chung. Việc đi vào từng xóm/bản, vào từng nhà, quan sát công việc đồng áng, chăn nuôi, đi làm thuê của cư dân đã cho phép NCS cảm nhận được thực tế cuộc sống người Tày vùng biên giới. Luận án nghiên cứu về hôn nhân của người Tày nên NCS đặt ra mục tiêu cần tham dự các bước nghi lễ hôn nhân từ đám dạm, đám hỏi, đám cưới của ít nhất từ 2 đến 3 cặp đôi. Việc thực hiện không đơn giản như dự kiến ban đầu do 8 địa bàn nghiên cứu ở xa, khó thu xếp thời gian tới tham dự, các bước nghi lễ thường cách nhau vài tuần hoặc vài tháng, không biết thời điểm diễn ra đám cưới.... Nhờ giúp đỡ của người dân địa phương, NCS đã phần nào đạt được mục tiêu đặt ra khi tham dự được 03 đám cưới và một số lễ ăn hỏi, lễ dạm. Trong quá trình tham gia các nghi lễ, ngoài ghi chép chi tiết các diễn tiến của nghi lễ, NCS sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ như chụp ảnh, quay phim, ghi âm. Nguồn tư liệu quan sát tham dự là cơ sở quan trọng để diễn giải các nghi lễ hôn nhân, hình thành các nhận định, đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân dù xem trọng quan điểm của đối tượng nghiên cứu. + Thảo luận nhóm: có ý nghĩa quan trọng với kết quả nghiên cứu bởi cho phép có được đa giọng nói ở cùng một thời điểm, thấy được sự đồng thuận hoặc khác biệt trong quan điểm của những người tham gia thảo luận nhóm. Bởi vậy, NCS mong muốn mỗi chuyến nghiên cứu điền dã có được ít nhất 3 đến 5 cuộc thảo luận nhóm. Do điền dã nghiên cứu bằng kinh phí tự túc, kinh phí khó khăn nên khó cho NCS chủ động đưa ra đề nghị một cuộc thảo luận nhóm từ 2 đến 5 người. May mắn, trong thời gian diễn ra các cuộc phỏng vấn sâu, nhiều trường hợp người được phỏng vấn chủ động mời gọi người khác có hiểu biết về vấn đề được hỏi tham gia trả lời, phần nhiều còn lại các cuộc thảo luận nhóm được hình thành bởi sự tò mò, hiếu kỳ của những người khác rồi chủ động tham dự. Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường diễn ra trong khoảng 30 phút đến một tiếng. Nghiên cứu này có khoảng 40 cuộc thảo luận nhóm. Các cuộc thảo luận nhóm thường xoay quanh chủ đề về quan điểm hôn nhân, lựa chọn đối tượng kết hôn, các bước tiến hành hôn nhân, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương... - Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, NCS luôn chủ động gặp gỡ, trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về hôn nhân gia 9 đình, kinh tế, xã hội của các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt về người Tày. Qua 7 năm nghiên cứu đề tài, số lượng các lần gặp trao đổi với các chuyên gia được thực hiện tương đối nhiều, khoảng trên 30 lần. Thời gian mỗi lần trao đổi thường khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu đã giúp NCS định hướng nghiên cứu, có được những góc nhìn, đánh giá về hôn nhân của người Tày chính xác hơn, thấy được mối liên hệ giữa hôn nhân với các vấn đề kinh tế, xã hội tại địa bàn nghiên cứu và sự phát triển chung của cả nước. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Luận án dựa vào phương pháp phân tích, so sánh hoàn cảnh cá nhân, bối cảnh kinh tế, xã hội, thời điểm kết hôn để thấy sự khác biệt về quan điểm hôn nhân, câu chuyện hôn nhân của nhiều người khác nhau trong cùng một cộng đồng nghiên cứu, từ đó tìm ra đặc điểm chung về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu của luận án bên cạnh dựa chủ yếu vào nguồn tư liệu có được từ các chuyến điền dã nghiên cứu còn dựa vào các kết quả nghiên cứu có trước làm cơ sở so sánh, phân tích thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng với các địa phương khác trong nước. 5. Nguồn tư liệu luận án - Tư liệu điền đã Dân tộc học: khảo sát thực địa tại 4 xã và 2 thị trấn vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. - Phân tích số liệu từ kết quả khảo sát tại tỉnh Cao Bằng của đề tài cấp Nhà nước KX01-HNXBG. Mẫu khảo sát: E: 100 người Tày; E 100 người Nùng. - Các tài liệu thứ cấp. 10 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số nghiên cứu về hôn nhân của người Tày, nhưng đây là công trình đầu tiên thực hiện tại vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh những đặc điểm tương đồng với người Tày cư trú tại các địa phương khác, đời sống của người Tày tại đây chịu chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố vùng biên giới Việt – Trung như sự giao thương qua lại, mối quan hệ tộc người hai bên biên giới... Trong đó, nổi lên vấn đề hôn nhân xuyên biên giới trong nhiều năm trở lại đây. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Tư liệu luận án trình bày các đặc điểm hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới không chỉ góp phần nhận diện giá trị văn hóa tộc người được bảo lưu trong hôn nhân mà còn là cơ sở để so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa hôn nhân của người Tày tại đây với các địa phương khác, nơi có sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên, xã hội... Kết quả của luận án là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người, giải quyết các vấn đề tiêu cực phát sinh trong hôn nhân nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, ổn định cho cư dân cư trú ở khu vực biên giới Việt - Trung. 7. Cơ cấu luận án Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được cơ cấu thành 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng Chương 2: Đặc điểm hôn nhân của người Tày truyền thống và biến đổi Chương 3: Hôn nhân xuyên biên giới Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi, giá trị hôn nhân và một số vấn đề đặt ra 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Người Tày có dân số đông nhất trong 53 tộc người thiểu số ở Việt Nam, có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời nên thu hút được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. 1.1.1. Nghiên cứu về người Tày 1.1.1.1. Nghiên cứu của các học giả ngoài nước về người Tày Vào những năm đầu của thế kỉ 20, một số học giả người Pháp đã quan tâm và nghiên cứu về người Tày. Trước hết kể đến các công trình của học giả nổi tiếng A. Bonifacy, như: Những nghi lễ trong tang ma của người Thổ (1904) [8], Sưu tập truyện cổ tích Thổ trên hai bờ sông Lô (1905) [9], Khởi nghĩa của người Tày năm 1983: ghi chép tác chiến quân đội vì sự đàn áp (1907) [10], Tết Hồ Bồ của người Tày (1915) [11], Lòng kiên nhẫn vô biên: truyện cổ tích Thổ (1915) [12]. Qua các bài viết, ông đưa ra một số nhận định có giá trị tham khảo như tang lễ của người Thổ không khác gì với tang lễ của người Việt vì người Thổ và người Việt đều tiếp thu nền văn minh Trung Quốc; tết Hồ Bồ của người Tày gắn với nghi lễ nông nghiệp, không có kiêng kỵ, cũng như cầu khấn Phật... Bên cạnh đó, còn có công trình của A.Biddet (1918) về Nguồn gốc lịch sử, sự giống và khác nhau giữa người Thổ với người Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc [7]. Trong đó, A.Biddet bàn về sự giống nhau giữa người Thổ ở Lạng Sơn, Cao Bằng với người Choang ở Quảng Tây (Trung Quốc) và người Kinh, người Nùng, người Thái, người Mường (Việt Nam) trên các phương diện: tộc tính, ngôn ngữ 12 Trong nhiều năm trở lại đây, nghiên cứu của các học giả ngoài nước về người Tày có lẽ ngày càng phong phú nhưng dù cố gắng NCS chưa tiếp cận được do thiếu thông tin tìm nguồn tư liệu và rào cản về ngôn ngữ, đặc biệt là nghiên cứu của các học giả Trung Quốc được viết bằng tiếng Trung. Vào năm 2015, tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam có 02 luận văn thạc sĩ ngành Việt Nam học bảo vệ thành công của các học viên người Trung Quốc tên là Cai Li Chao (Thái Lập Siêu) [17] và Qin Yu Qiao (Đàm Vũ Tiếu) [94] nghiên cứu về tín ngưỡng và tục cưới hỏi của người Tày ở khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng so sánh với người Choang ở khu vực biên giới phía Nam Quảng Tây (Trung Quốc). Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều điểm tương đồng trong tín ngưỡng và tục cưới xin của người Tày và người Choang, góp phần khẳng định mối liên hệ xuyên suốt lịch sử của hai tộc người này, cũng như cơ sở xem xét các nhân tố tạo dựng các cuộc hôn nhân xuyên biên giới. Nhìn chung, mặc dù NCS chưa tiếp cận được nhiều các nghiên của các học giả ngoài nước về người Tày, đặc biệt ở hôn nhân nhưng những gì đã có cơ bản giúp NCS có được thêm những góc nhìn, đánh giá quan trọng hoàn thiện nội dung luận án. 1.1.1.2. Nghiên cứu của học giả trong nước về người Tày và hôn nhân người Tày Có thể khẳng định người Tày là một trong số ít tộc người được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, xã hội khác nhau, phần nào phù hợp với vai trò, vị thế và đóng góp của họ trong lịch sử hình thành, phát triển, đấu tranh và xây dựng đất nước. Ở phần viết này, NCS điểm nhấn một số nghiên cứu về người Tày, đặc biệt hơn với nghiên cứu về hôn nhân. Từ triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn, người Tày đã được đề cập trong các cuốn sách nổi tiếng như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) [36] 13 và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840) [24] Mặc dù tư liệu ở mức độ khái lược nhưng giúp thế hệ sau phần nào hiểu được sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày ở Việt Nam trong các thế kỷ trước. Sau khi đất nước thống nhất 1975, nhất là những năm gần đây, ngày càng có nhiều học giả nghiên cứu về người Tày. Dự tính đến thời điểm hiện tại có trên 120 đầu mục tài liệu gồm sách và tạp chí viết về người Tày, ở đó đề cập đa dạng các vấn đề từ nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, tôn giáo và văn học nghệ thuật... Chủ đề hôn nhân, gia đình, đặc biệt phong tục cưới xin là một trong những khía cạnh đời sống thu hút quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một trong cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về văn hóa Tày sau năm 1975 kể đến là ấn phẩm Văn hóa Tày Nùng của các tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô (1982) [121]. Cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh văn hóa của người Tày, Nùng như tín ngưỡng tôn giáo, sinh đẻ, ma chay, tiếng nói, chữ viết... và một phần nhỏ về hôn nhân. Các đặc điểm hôn nhân như tuổi kết hôn, nguyên tắc trong quan hệ hôn nhân, các bước tiến hành hôn nhân được diễn giải cơ bản, có thể xem như khởi đầu, đề dẫn cho các nghiên cứu hôn nhân sau này. Giả dụ như nhận định: “hôn nhân ở vùng Tày, Nùng có tính chất mua bán...” [121, tr. 42] được nhiều nghiên cứu tiếp nối đề cập. Cuốn sách Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam của Viện Dân tộc học xuất bản năm 1992 [135] góp phần đầy đủ hơn cho nghiên cứu tổng quan về người Tày. Ở phần viết về hôn nhân, mặc dù các tác giả chỉ dành hơn 20 trang sách trong tổng số 332 trang sách nhưng cho thấy rõ nét đặc điểm hôn nhân của người Tày từ các nguyên tắc kết hôn, việc tìm hiểu, cư trú sau hôn nhân, nghi lễ đám cưới... Các vấn đề được đề cập trong sách góp phần định hình cho các nghiên cứu hôn nhân sau này nói chung và người Tày nói riêng. 14 Vào năm 1994, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thúy Bình [6] về Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam có thể xem là nghiên cứu đầu tiên tập trung ở khía cạnh hôn nhân và gia đình dù tập hợp 3 tộc người cùng ngữ hệ. Ở phần nghiên cứu về hôn nhân, tác giả tìm hiểu nhiều về Luật hôn nhân gia đình, những đánh giá đặc điểm hôn nhân được minh chứng bằng các số liệu điều tra xã hội học. Có lẽ đây là phương cách ít người làm với thể loại chủ đề này tại thời điểm đầu những năm 1990 nhưng có giá trị thiết thực với những ai tiếp nối nghiên cứu về hôn nhân của người Tày trong so sánh với người Nùng, Thái sau này. Cùng trong năm 1994, các tác giả Hoàng Quyết, Tiến Dũng [101] xuất bản ấn phẩm Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc. Việt Bắc là địa danh phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bao trùm nhiều tỉnh ở miền núi phía Bắc và nay gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Với tựa đề về phong tục tập quán, các tác giả đã dành toàn bộ Chương II để viết Phong tục tập quán về lễ cưới và Lễ cưới. Ở phần này, các tác giả miêu tả rõ ràng các bước chuẩn bị cho lễ cưới như tiền bạc, lợn, tham gia phường họ bạn, giúp người khác về vật chất, tìm ướm chọn con dâu tương lai, đưa con trai ra xã hội. Mỗi vấn đề là một câu chuyện được kể về cách thức chuẩn bị đi cùng quan điểm xã hội đặt ra với nó. Sự phân định rành mạch như vậy giúp người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung nghi lễ cưới của người Tày. Dựa trên ...hóa lợi ích. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định và trong mối liên hệ với hệ thống xã hội và các cá nhân khác. Trong lĩnh vực nhân học văn hóa và xã hội thì việc ứng dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vẫn còn khá ít ỏi, bắt đầu từ các nhà nhân học kinh tế. Trong công trình khảo luận về quà tặng xuất bản năm 1925, Marcel Mauss cho rằng, quan hệ trao đổi là một quan hệ quyền lực, trong đó người nhận quà thường tìm cách trao lại món quà khác có giá trị tương đương với mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc. Trong tác phẩm “Định chế Tôtem hiện nay”[72], Lévi- Strauss đã đưa ra nguyên lý trao đổi trong hôn nhân để lý giải tục lệ cấm hôn nhân nội tộc. Ông cho rằng, tục lệ này nảy sinh trên cơ sở coi hôn nhân là việc xây dựng mạng lưới và hình thành quan hệ xã hội với bên ngoài làm cơ sở cho việc bảo đảm hòa bình và mang lại lợi ích cho cá nhân và cộng đồng. Lựa chọn kết hôn là thuộc về quyền quyết định cá nhân trong lựa chọn bạn đời. Dựa trên các quan điểm cá nhân để có lý do lựa chọn hợp lý để thể hiện rõ mục đích kết hôn. Do vậy, NCS chọn lý thuyết Lựa chọn duy lý để lý giải các 31 quan niệm và hành vi trong hôn nhân. Do để thấy rõ hơn mục đích sự lựa chọn trong hôn nhân của người Tày vùng biên, trong đó tập trung vào tính kết hợp (tạo mạng lưới) và tính trao đổi giá trị kinh tế của hôn nhân. - Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa Giao lưu và tiếp biến văn hóa (acculturation) được các nhà dân tộc học Pháp và phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX chỉ quá trình thay đổi văn hóa xẩy ra khi các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau tiếp xúc lâu dài và liên tục. Sự tiếp xúc này dẫn đến những thay đổi ở cả hai cá nhân (thái độ, giá trị, niềm tin và bản sắc) cũng như cấp độ nhóm (hệ thống văn hóa và xã hội). Các cá nhân có nền văn hóa khác biệt cố gắng hòa mình vào nền văn hóa phổ biển hơn bằng cách tham gia vào các hoạt động văn hóa mới nhưng vẫn giữ truyền thống văn hóa ban đầu của họ. Những ảnh hưởng của giao lưu tiếp biến văn hóa có thể được nhìn thấy ở nhiều cấp độ, ở những người sở hữu văn hóa gốc và những người đang cố gắng hòa nhập. Ở cấp độ cộng đồng, giao lưu tiếp biến văn hóa dẫn đến thay đổi về văn hóa như hành vi thực hành tôn giáo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tổ chức xã hội, không ngoại trừ cả trang phục và ngôn ngữ. Ở cấp độ cá nhân, giao lưu và tiếp biến văn hóa dẫn đến sự pha trộn các giá trị về phong tục, chuẩn mực, hành vi. Quá trình tiếp biến này thông thường diễn ra trong một vài thế hệ, có thể thông qua áp lực xã hội. Quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra theo các bước: khuếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, tái tổ chức xã hội văn hóa, tiếp xúc và phân giải văn hóa. Các hình thức nổi bật của quá trình tích lũy bao gồm các yếu tố tiền đề (điều kiện tích lũy), các chiến lược (định hướng tích lũy) và kết quả của sự tiếp biến. Điều kiện tích lũy là các yếu tố cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm, chẳng hạn như các đặc điểm của xã hội tiếp nhận (như sự phân biệt đối xử nhận thức hoặc khách quan), đặc điểm của xã hội gốc (như bối cảnh chính trị), đặc điểm của 32 nhóm người nhập cư (như sức sống tộc người) và đặc điểm cá nhân (như kỳ vọng, chuẩn mực và tính cách). Những đặc điểm này xác định bối cảnh ảnh hưởng đến quá trình tích lũy. Trong nghiên cứu về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới, lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa là công cụ xem xét, đánh giá những thay đổi về quan điểm, hành vi, thái độ ứng xử cũng như tính bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của các cá nhân, cộng đồng tộc người khi tiếp xúc với một văn hóa mới khác biệt. Từ đó hình thành sự tiếp biến văn hóa và một giá trị văn hóa mới chung nhất được định hình. - Lý thuyết vùng văn hóa Với sự ra đời của Lý thuyết “vùng văn hóa” trong nhân học Mỹ là một bước đột phá ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một mặt, lý thuyết này chống lại quan điểm tiến hóa của L.Morgan và E.Taylor, mặt khác, nó cũng phê phán những quan điểm “vòng văn hóa”, “khuyến tán văn hóa” cực đoan của các nhà nghiên cứu Tây Âu. Trên cơ sở nghiên cứu khá tường tận về người da đỏ châu Mỹ, các nhà nhân học Mỹ đã đưa ra lý thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa” và "trung tâm văn hóa" mà đại diện tiêu biểu là C.L.Wisler. Ông cho rằng, nghiên cứu cácvùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt, và đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm dân cư ấy thích ứng với những điều kiện của môi trường sinh thái. Đây là một bước tiến mới mang tính lý luận và phương pháp nghiên cứu về vùng văn hóa. Các nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết đã kế thừa trên bình diện rộng lớn hơn, đã bàn tới vấn đề nghiên cứu liên văn hóa. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trong một số công trình của S.P.Tônxtop và A.M.Dôlôrarep đã đề cập đến vấn đề không gian địa lý của các hiện tượng văn hóa. Đây là 33 tiền đề cho sự xuất hiện lý thuyết về “Loại hình kinh tế - văn hóa” và “Khu vực văn hóa - lịch sử” (còn gọi là khu vực lịch sử - dân tộc học hay vùng văn hóa - lịch sử) [129]. Với việc đưa ra khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa (loại hình kinh tế - xã hội) của các nhà dân tộc học Xô Viết để giải thích hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa kể trên, loại hình kinh tế - văn hóa được hiểu: “Đó là một tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường địa lý tự nhiên như nhau” [129, tr. 49]. Để bao quát việc nhận thức các hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các vùng và các dân tộc, các nhà dân tộc học Xô Viết không chỉ sử dụng khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa mà còn dùng cả khái niệm “vùng văn hóa - lịch sử” (vùng lịch sử - văn hóa): Vùng văn hóa - lịch sử (vùng lịch sử - dân tộc học hay gọi tắt là vùng văn hóa) là một vùng mà ở đó sinh sống những tộc người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung thể hiện trong văn hóa vậtchất cũng như văn hóa tinh thần [129, tr. 57]. Đặc trưng văn hóa của vùng là những yếu tố văn hóa gắn bó hữu cơ với nhau thể hiện rõ trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đối với các dân tộc còn ở trình độ tiền công nghiệp thì văn hóa dân gian (folklore) thể hiện rõ nét và cơ bản những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng văn hóa - lịch sử. Phạm vi không gian văn hóa lớn hơn vùng là miền hay khu vực. Cấp bậc hẹp hơn vùng là tiểu vùng. Dưới vùng và tiểu vùng còn có thể phân ra nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào thực tế mỗi vùng văn hóa - lịch sử. Trong thực tế, khi phân cấp các vùng văn hóa - lịch sử, phạm vi các vùng càng nhỏ, thì khả năng trùng hợp càng lớn hơn. Sự khác biệt giữa loại hình kinh tế - văn hóa và vùng văn hóa - lịch sử cũng được phân biệt rõ ràng. Nếu vùng văn hóa - lịch 34 sử là một không gian địa lý liên tục, liền khoảnh thì loại hình kinh tế - văn hóa có thể bao gồm trong đó nhiều vùngđất thuộc những vùng địa lý và đại lục khác nhau [117]. Khi áp dụng vào thực tiễn Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khuynh hướng khác nhau về không gian văn hóa ở các nước châu Âu, ở Mỹ và Liên Xô (cũ), Ngô Đức Thịnh cũng đưa ra khái niệm vùng văn hóa (hay vùng văn hóa - lịch sử), trong mỗi vùng văn hóa lại có các tiểu vùng văn hóa. Như vậy, vùng biên giới Phục Hòa được xem là một tiểu vùng văn hóa. Việc vận dụng lý thuyết vùng văn hóa giúp tác giả luận án thấy tính đặc thù trong hôn nhân được định hình bởi văn hóa riêng biệt, độc lập ở vùng biên giới so với các khu vực xa biên giới. 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Huyện Phục Hòa Phục Hòa là tên gọi có từ xa xưa, gắn với thành Phục Hòa, nay là trung tâm chợ Phục Hòa. Thành Phục Hòa tương truyền được xây cùng thời với thành Nà Lữ (Hòa An), thành Đại La (Hà Nội) và thành Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), khoảng năm 864. Vào thời kỳ đầu của nhà Nguyễn, Gia Long (1802) tỉnh Cao Bằng lúc này được phân thành 4 châu gồm: Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang với 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động. Phục Hòa là một trong 14 tổng thuộc Châu Thạch Lâm và được chia thành 11 xã nhỏ, trong đó có xã Phục Hòa. Xã Cách Linh thuộc huyện Phục Hòa ngày nay khi đó thuộc Cách Linh. Đến năm 1835, Minh Mệnh thứ 16, Châu Thạch Lâm lại chia thành Thạch Lâm và Thạch An. Đến thời vua Tự Đức (1848-1883), tỉnh Cao Bằng có một phủ Trùng Khánh và 5 huyện: Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), tổng Phục Hòa thuộc huyện Thạch 35 An với 6 xã, phố, trại là: xã Phục Hòa, xã Bút Phong, xã Xuân Quang, xã Tiên Giao, phố Bằng Lâu và trại Can Kham [100, tr. 663]. Đến những năm 20 của thế kỷ XX, tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ Hòa An, 8 châu (Bảo Lạc, Hà Quảng, Hạ Lang, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An và Thượng Lang) và 33 tổng. Trong đó châu Phục Hòa gồm 2 tổng: Phục Hòa (9 xã) và Cách Linh (8 xã). Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, châu Phục Hòa đổi thành huyện Phục Hòa, gồm các xã: Hồng Đại, Triệu Ẩu, Cách Linh, Lương Thiện, Tiên Thành, Đà Sơn, Đại Tiến, Mỹ Hưng và Tà Lùng. Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, tháng 5/1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên được sáp nhập thành một đơn vị hành chính gọi là Quảng Hòa. Đến ngày 13/12/2001, Chính phủ có Nghị định số 96/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng thành hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên. Lúc này huyện Phục Hòa có 8 xã và 1 thị trấn cửa khẩu. Ngày 13/12/2007, Chính phủ có Nghị định số 183/2007/NĐ-CP thành lập thị trấn Hòa Thuận thuộc huyện Phục Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của xã Hòa Thuận. Hiện nay, huyện có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 xã và 2 thị trấn, trong đó có 4 xã và 2 thị trấn có có ranh giới là đường biên giới quốc gia giáp với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với tổng chiều dài đường biên giới là 21km. Các địa bàn thuộc vùng biên giới gồm: thị trấn Tà Lùng, Hòa Thuận và các xã Triệu Ẩu, Cách Linh, Đại Sơn, Mỹ Hưng là địa bàn nghiên cứu của luận án này. 1.3.2. Điều kiện tự nhiên huyện Phục Hòa Huyện Phục Hòa có diện tích tự nhiên là 251,1284 km2, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, phía Bắc giáp huyện Quảng Uyên; phía Đông 36 giáp huyện Hạ Lang và Trung Quốc; phía Tây Nam giáp huyện Thạch An, Hòa An, là điểm cuối của quốc lộ 3, giao thông đi lại thuận lợi. Địa hình huyện Phục Hòa chia thành 3 khu vực tương đối rõ nét, gồm địa hình núi đá, địa hình núi đất và địa hình đồi núi thấp. Ở các vùng núi có địa hình phức tạp, bao gồm các dãy núi đá vôi, với các đỉnh nhọn như tai mèo, gồ ghề lởm chởm. Ở các vùng núi thấp, đất đồi có địa hình lượn sóng hoặc bậc thang do quá trình cải tạo, khai phá của con người. Dưới chân những dãy núi là những thung lũng, cánh đồng nhỏ, tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. Đó là những cánh đồng lúa ở các bản thuộc trung tâm các xã như Tiên Thành, Tục Mỹ (Mỹ Hưng), Bản Riềng, Bản Pò (Cách Linh), Nà Suối (Hồng Đại), bản Chàm (trung tâm thị trấn Hòa Thuận), bản Co, Nà Lòa, Nà Vải (Triệu Ẩu) Ở huyện Phục Hòa, mỗi năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông nhưng do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí nằm sâu trong lục địa nên sự phân định giữa các mùa không rõ rệt, cơ bản có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9 hằng năm, nhiệt độ trung bình 25 o c với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có lúc gây ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 12oc đến 15oc, có năm rét dưới 0oc, rét đậm, rét hại khiến vật nuôi chết hàng loạt. Hệ thống sông ngòi của huyện tương đối phong phú với ba con sông lớn: sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng và sông Vi Vọng, ngoài ra còn các nhánh nhỏ đi đều đến các xã và thị trấn. Các con sông đều bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung, chảy trên địa bàn huyện Phục Hòa rồi chảy sang Trung Quốc, đồng thời trở thành ranh giới phân định đường biên giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các con suối, mạch nước ngầm bắt nguồn từ chân núi thuận tiện cho việc tưới tiêu như suối Cốc Lùng, 37 Khưa Nính (Đại Sơn), Khuổi Nuông (Cách Linh), Nặm Cáp, Khuổi Kheng (Triệu Ẩu)... 1.3.3. Giới thiệu các điểm nghiên cứu - Thị trấn Tà Lùng Tà Lùng là thị trấn cửa khẩu, được thành lập vào năm 1999, phía Bắc và phía Tây giáp thị trấn Hòa Thuận (Phục Hòa), phía đông giáp Trung Quốc, phía nam giáp Trung Quốc và xã Mỹ Hưng. Thị trấn có 7 bản, trong đó, người Tày sống tập trung tại các bản: Pò Tập, Đỏng Lèng, Bó Pu và rải rác ở các bản khác. Người Nùng ở bản Phia Khoang có quan hệ thân tộc rất gần gũi với người Nùng ở bản Phùng bên kia biên giới Trung Quốc. Người Kinh mới đến sống ở Tà Lùng trong vài chục năm gần đây do sức hút của kinh tế cửa khẩu. Nhờ có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, một trong những đầu mối giao thương quan trọng với Trung Quốc, đời sống kinh tế của cư dân ở Tà Lùng khá giả và ổn định hơn so với các xã khác trong huyện, trong đó có trên 30% số hộ làm dịch vụ, trên 60% số hộ còn lại thu nhập chủ yếu từ trồng mía. Tỉ lệ hộ nghèo vào năm 2015 chỉ còn trên 2%, so với mức bình quân 13,9% của cả huyện Phục Hòa. - Thị trấn Hòa Thuận Thị trấn Hòa Thuận được thành lập vào năm 2007, trên cơ sở diện tích tự nhiên của xã Hòa Thuận, phía bắc giáp với các xã Đại Sơn, Lương Thiện (Phục Hòa), phía nam giáp xã Mỹ Hưng và thị trấn Tà Lùng, phía tây giáp xã Mỹ Hưng, phía đông giáp xã Đại Sơn và Trung Quốc. Thị trấn có 15 bản, trong đó, người Tày sinh sống tập trung tại các bản: Bó Khoan, Phố Phục Hòa 1, Phố Phục Hòa 2, Pác Bó 1, Pác Bó 2. Thị trấn Hòa Thuận là trung tâm hành chính của huyện Phục Hòa nên cư dân có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ. Hiện nay, thị trấn có 504 cơ sở và hộ gia đình hoạt động thương mại - dịch vụ và tiểu thủ 38 công nghiệp, chiếm 46,3% về cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 53,7% về cơ cấu kinh tế của thị trấn. Bên cạnh đó, có nhiều người làm công chức nhà nước. Nhờ vậy, nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân ở thị trấn Hòa Thuận tốt hơn so với thị trấn Tà Lùng và các xã khác trong huyện. - Xã Triệu Ẩu Xã Triệu Ẩu phía bắc giáp huyện Quảng Uyên và huyện Hạ Lang. Phía đông giáp huyện Hạ Lang và Trung Quốc, phía nam giáp xã Cách Linh, phía tây giáp xã Hồng Đại (Phục Hòa). Xã có 11 bản, hầu hết các bản là bản của người người Tày, gồm: bản Co, bản Sàng, bản Buống, bản Nà Nòa, bản Nà Sao, bản Roọng Phàng, bản Phia Chiếu, bản Tha Miang, bản Khuổi Khuông, bản Khún. So với 6/9 xã, thị trấn khu vực biên giới của huyện Phục Hòa thì Triệu Ẩu được xếp vào xã đặc biệt khó khăn bởi nằm cách xa trung tâm huyện 22km, giao thông liên xã và liên huyện xuống cấp, nhiều đoạn là đường đất nên đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào những ngày mưa gió. Cư dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp trồng mía, sắn, lúa và chăn nuôi. Có nhiều hộ có người đi qua biên giới làm thuê cho người Trung Quốc. Tuy nhiên, do vị trí tiếp giáp với Trung Quốc hẹp, việc đi lại khó khăn, nên để sang Trung Quốc, người dân thường đi sang huyện Hạ Lang, từ đó qua Trung Quốc.Tỉ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 là 27,97%. - Xã Cách Linh Xã Cách Linh phía bắc giáp xã Đồng Đại và xã Triệu Ẩu (Phục Hòa), phía nam giáp xã Đại Sơn, phía tây giáp xã Đại Sơn và Hồng Đại, phía đông giáp với Trung Quốc. Xã có 18 bản, trong đó, người Tày sống tập trung tại các bản: Riềng Dưới, Bản Mển, Bó An. Mặc dù tiếp giáp với Trung Quốc qua sông Bắc Vọng nhưng do đường đi lại, vận chuyển khó khăn nên hoạt động 39 trao đổi buôn bán qua sông bằng đường tiểu ngạch ở xã Cách Linh không rầm rộ như ở xã Đại Sơn hay tại thị trấn Tà Lùng. Cư dân chủ yếu làm nông nghiệp trồng mía, lúa và sắn và chăn nuôi. Tỉ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 90%. Ngoài ra, hầu hết các hộ có người đã và đang đi làm bốc vác hàng thuê cho các chủ thương lái qua đường tiểu ngạch hoặc sang Trung Quốc làm thuê. Năm 2017, xã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí chưa đạt gồm: cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường an toàn thực phẩmTỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 30% và tỉ lệ hộ cận nghèo chiếm trên 44%. - Xã Đại Sơn Xã Đại Sơn phía bắc giáp với xã Cách Linh (Phục Hòa) và xã Hồng Quang (Quảng Uyên), phía nam giáp thị trấn Hòa Thuận, phía tây giáp thị trấn Hòa Thuận và xã Lương Thiện (Phục Hòa), phía đông giáp với Trung Quốc. Xã có 16 bản, trong đó, người Tày sống tập trung tại các bản: Bản Mày, Cốc Lùng vả rải rác ở các bản người Nùng khác. Cư dân của xã Mỹ Hưng chủ yếu làm nông nghiệp trồng mía và chăn nuôi. Ngoài ra, hầu hết các hộ có người đã hoặc đang đi làm bốc vác vận chuyển hàng, chủ yếu là gạo, nông sản qua sông Bắc Vọng hoặc đi làm thuê ở bên Trung Quốc. Con sông này chảy qua các xã Cách Linh, Đại Sơn và thị trấn Tà Lùng, đồng thời là ranh giới phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có 2 điểm vận chuyển hàng qua sông nhiều nhất là tại xã Đại Sơn và thị trấn Tà Lùng. Năm 2017, xã đã thực hiện được 14/19 tiêu chí nông thôn mới, bê tông hóa được 13,75 km đường làng ngõ xóm trong đó, các tiêu chí chưa đạt được có: cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường an toàn thực phẩm. Nhìn chung, đời sống cư dân tốt hơn so với xã Mỹ Hưng, nhưng còn nhiều khó khăn. - Xã Mỹ Hưng 40 Xã Mỹ Hưng phía bắc giáp thị trấn Hòa Thuận, xã Lương Thiện (Phục Hòa), phía nam giáp xã Đức Long và xã Thụy Hùng (huyện Thạch An). Phía tây giáp xã Tiên Thành (Phục Hòa), phía đông giáp thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng và Trung Quốc. Xã có 17 bản, trong đó, người Tày cư trú tập trung tại các bản: Nà Thắm, Nà Cháo, Nà Riềng. Đặc biệt bản Nà Thắm là bản tiếp giáp đất liền với Trung Quốc, có lối mòn mà người dân trong xã và các xã trong huyện thường đi qua để sang Trung Quốc làm ăn hoặc trao đổi buôn bán. Cư dân ở xã Mỹ Hưng chủ yếu làm nông nghiệp trồng mía, cung cấp mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng hoặc bán cho thương lái Trung Quốc qua lối mòn ở bản Nà Thắm. Nhờ cây mía, đi làm thuê bên Trung Quốcđời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2017, xã đã hoàn thành 10/19 tiêu chí nông thôn mới, nhưng khó hoàn thành các tiêu chí còn lại, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục và y tế do địa bàn của xã rộng mà chỉ có một trường học, cơ sở y tế xuống cấp, nguồn lực đầu tư xây dựng không có. Ngoài ra, các tiêu chí khác như nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường an toàn thực phẩm cũng là những tiêu chí rất khó hoàn thành với tiềm lực của xã. Giao thông đi lại trong xã khó khăn, xuống cấp, nhiều con đường liên xóm hiện chỉ là đường đất. 1.4. Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa 1.4.1. Sơ lược về nguồn gốc lịch sử Người Tày là cộng đồng thuộc khối Bách Việt xưa, đã sớm có mặt và cư trú lâu đời ở các tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc Việt Nam với nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển quốc gia, dân tộc cho đến ngày hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Tày có thể xuất hiện vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, là tên gọi chung của nhiều tộc người cùng ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á lục địa [VDTH, 41 tr. 48]. Họ có quan hệ gần gũi nhiều mặt với người Nùng, Giáy, Cao Lan (Việt Nam) và người Choang (Trung Quốc). Trong đó đặc biệt là mối quan hệ với người Nùng do hai tộc người thường cư trú xen kẽ, có sự tương đồng trong hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa xã hội, nếp sống và phong tục tập quán...[140, tr. 22]. Dựa trên các cứ liệu về khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn bản học..., các nhà nghiên cứu xếp người Tày vào trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Trong mối quan hệ với người Việt, các nghiên cứu cho thấy người Việt và người Tày tiếp xúc với nhau từ rất sớm. Ở thời kỳ đầu hình thành nhà nước Âu Lạc, một bộ phận người Tày cổ đã hóa Việt thì ở giai đoạn lịch sử sau này, không ít người Việt hóa Tày. Lý do bởi trong suốt gần 10 thế kỉ các triều đại phong kiến Việt Nam, nhiều quan chức người Việt được cử lên trấn giữ, cai quản vùng Đông Bắc hoặc một số dòng họ, cá nhân thất thế tìm nơi biên ải để nương náu lâu dần bị Tày hóa. Điển hình vào nửa cuối thế kỷ XVII, khi nhà Mạc bị tiêu diệt, để tránh sự đàn áp của vương triều Lê - Trịnh, nhiều người là thân tộc, quan lại, bính lính nhà Mạc đã mai danh ẩn tích, sống xen kẽ với cư dân địa phương. Trong ngôn ngữ người Việt ở một số địa phương như Phú Thọ, Bắc Giang có yếu tố Tày và ngược lại, ngôn ngữ Tày có tỉ lệ không nhỏ vay mượn của người Việt [140, tr. 24]. Ở huyện Phục Hòa, không có truyền thuyết kể về sự hiện diện của người Tày ở khu vực này, chỉ biết họ là những cư dân đầu tiên khai phá, lập nghiệp và sinh sống qua nhiều thế kỷ. Người Tày Phục Hòa cư trú đan xen với người Nùng, nhóm cư dân được cho rằng di cư từ Trung Quốc sang trong khoảng 300 năm trở lại đây. Do gần gũi nguồn gốc tộc người, cùng cư trú đan xen với nhau nên các hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục..., người Tày và Nùng ở huyện Phục Hòa cơ bản giống nhau, ít có diểm khác biệt. Sự phân biệt rõ ràng nhất ở khu vực cư trú, người Tày thường sinh sống 42 ở những nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, dễ canh tác, người Nùng là cư dân đến sau nên thường ở nơi đất cao hơn và khu vực giáp biên giới Việt - Trung. Ngoài ra, tiếng nói của người Tày và Nùng cũng có nhiều điểm khác biệt về âm tiết, cách phát âm của người Nùng được cho rằng gần giống với người Choang nhiều hơn. Trong cộng đồng người Tày ở các xã giáp biên giới có nhiều người, dòng họ tự nhận là người Tày gốc người Kinh, như ở bản Nà Nòa, xã Triệu Ẩu, hầu hết người Tày ở đây mang họ Nguyễn. Họ kể rằng ông cha là người Kinh quê gốc tỉnh Hải Dương được vua chúa xưa cử làm quan trấn ải biên giới, qua nhiều thế hệ sinh sống, kết hôn với người Tày đã trở thành người Tày. Hiện nay, tại các xã, thị trấn giáp biên giới ở huyện Phục Hòa có gần 20.000 người, đông nhất là người Nùng, với hơn 13.000 người, chiếm 70% dân số toàn huyện. Người Tày có 4.554 người, chiếm gần 25% dân số toàn huyện, tập trung đông nhất ở thị trấn Hòa Thuận (1.178 người) và xã đông nhất là xã Triệu Ẩu, cũng chỉ có 1.250 người (xem bảng 1). Bảng 1.1: Dân số các xã, thị trấn vùng biên giới huyện Phục Hòa Stt Đơn vị Tổng dân số Người Tày Người Nùng Người Kinh Người Hoa Dân tộc khác 1 Hòa Thuận 4.535 1.178 3.202 151 4 2 Tà Lùng 3.105 479 1.193 623 1 13 3 Triệu Ẩu 2.097 1.250 847 4 Cách Linh 3.235 383 2.836 18 2 5 Đại Sơn 3.173 529 2.642 2 6 Mỹ Hưng 2.352 735 1.600 17 Tổng cộng 18.507 4.554 13.120 809 1 21 (Nguồn: UNBD huyện Phục Hòa cung cấp, năm 2015) 1.4.2. Đặc điểm kinh tế Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa được đánh giá có trình độ cao trong canh tác lúa nước. Trong bối cảnh kinh tế biên mậu phát triển nhanh chóng, có đa dạng nguồn thu thì hiện nay nghề nông vẫn được xem là nguồn 43 thu chính, ổn định của các gia đình. Trước đây, các thửa ruộng bằng phẳng, màu mỡ, có đủ nguồn nước thường để canh tác lúa nước, các thửa ruộng cao, khô cằn dùng để canh tác lúa nương, trồng ngô, trồng sắn. Một số hộ gia đình làm thêm ruộng bậc thang và canh tác nương rẫy giúp tăng nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, do sinh sống ở các thung lũng tạo ra bởi các núi đá vôi bao bọc, các cánh đồng thường nhỏ và hẹp, khó có thể đem lại nguồn lương thực dồi dào. Cuối những năm 1990, với mục tiêu của chính quyền địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp cư dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, người dân được vận động chuyển từ trồng lúa sang trồng cây mía để bán cho nhà máy mía đường vừa được xây dựng tại trung tâm của huyện. Quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh, thuận lợi do nguồn thu từ cây mía cao hơn so với nguồn thu từ lúa. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình đã chuyển sang trồng mía, chỉ một số ít hộ có đất ruộng không phù hợp trông mía đã giữ nguyên trồng lúa hoặc cây trồng khác. Cây mía được trồng mỗi năm một vụ, thường trồng từ tháng 3 âm lịch và thu hoạch vào những tháng cuối năm. Mỗi sào ruộng cho thu hoạch một tấn mía với giá bán giao động từ 800.000đ-1.100.000đ/tấn tùy từng năm. Nhờ vậy hầu hết các hộ sau mỗi vụ thu hoạch, trừ chi phí đầu vào còn lại từ một hai chục triệu tới vài chục triệu đồng tùy theo diện tích canh tác ít hay nhiều. Ngoài bán mía cho công ty mía đường tại huyện, cư dân vùng biên có thể bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thường có giá cao hơn. Bên cạnh canh tác nông nghiệp, hoạt động kinh tế truyền thống khác của cư dân vùng biên giới huyện Phục Hòa là chăn nuôi. Trước đây, các gia đình đều nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt) dưới gầm nhà sàn. Từ những năm 2000 đến nay, nhờ công tác vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương về đảm bảo vệ sinh cho không gian sinh sống, hầu hết các 44 hộ gia đình đã chuyển chăn nuôi gia súc, gia cầm ra vườn phía trước hoặc sau nhà. Sự chuyển đổi còn do nhà sàn trong hơn 10 năm trở lại đây đã được thay thế bằng nhà xây cấp 4 bán kiên cố hoặc nhà tầng kiên cố, không còn không gian gầm sàn để chăn nuôi như trước. Chăn nuôi gia cầm phần nhiều dùng để cải thiện bữa ăn gia đình, phục vụ mục đích tín ngưỡng như cúng bái và mời khách đến chơi nhà. Trâu, bò được nuôi để phục vụ canh tác nông nghiệp; lợn để thịt trong những ngày lễ lớn như tết hoặc khi gia đình có hiếu hỉ. Ngoài ra, nhờ khu vực giáp biên, vật nuôi có thể dễ dàng bán sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Mỗi sáng sớm, thường có những người Trung Quốc từ bên kia biên giới đi xe đạp qua đường tiểu ngạch sang Việt Nam, phía sau xe của họ có một chiếc lồng sắt. Họ đi khắp các xóm, bản vùng biên thu mua gia súc, gia cầm với giá tương đối cao so với thị trường nội địa, ví dụ thường từ 140.000-150.000đ/kg gà sống, so với giá bình quân tại khu vực nội địa hiện nay là 100.000đ/kg. Một trong những điểm tích cực nhất với cư dân vùng biên giới hiện nay là có thể dễ dàng tìm việc làm ở bên kia biên giới Trung Quốc. Lao động qua biên giới thường là những người đã lập gia đình, thường trên 30 tuổi. Nam giới thường sang làm thợ xây, thợ hồ; nữ giới thường sang trồng mía, chặt mía, bán hàng... Từ 5 tới 6 giờ sáng hàng ngày, nhiều người đã tới khu vực giáp biên gửi xe máy để đi qua lối mòn sang Trung Quốc làm việc, khoảng 17-18 giờ hàng ngày họ quay trở về. Công lao động mỗi ngày thường từ 300.000 – 500.000đ tùy theo tính chất công việc và khả năng của mỗi người. Công việc không có thường xuyên, thất thường, vì vậy nguồn thu nhập từ lao động qua biên giới mang tính chất bổ trợ cho thu nhập gia đình. Bên cạnh đó còn công việc bốc vác hàng tại khu vực cửa khẩu và các lối sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. 45 Thanh niên nam nữ tại các bản vùng biên giới huyện Phục Hòa hiện nay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học thường có xu hướng tìm việc làm tại các khu công nghiệp tại ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương... Sau vài năm làm việc, khi có được một chút vốn, họ thường bỏ công ty về quê để kết hôn và làm công việc đồng áng, đi làm thuê Trung Quốc... Ngoài ra, nhờ thay đổi trong tư duy, nhiều người tham gia kinh doanh, buôn bán với mở bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển cho thu nhập tương đối ổn định. Một ít người được học hành, có cơ hội tham gia vào các công việc của chính quyền địa phương. Cùng với thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi, họ trở thành những người có kinh tế khá giả và ổn định hơn cả trong cộng đồng tại đây. 1.4.3. Đặc điểm văn hóa 1.4.3.1. Văn hóa vật chất Người Tày ở huyện Phục Hòa thường ăn ba bữa mỗi ngày, gồm: sáng, trưa và tối. Trong đó, bữa sáng và trưa được xem là bữa phụ; bữa tối là bữa chính. Theo tập quán khi có món gì ngon, hoặc dịp cúng bái, sinh nhật, đầy tháng cho trẻ nhỏ, các gia đình Tày thường mời anh em họ hàng, bạn bè tới chung vui, cùng ăn uống cùng gia đình Tính cách cởi mở đã thành nếp sinh hoạt để mọi người hòa đồng và thân thiện với nhau hơn. Trước những năm 1990, khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, bữa ăn sáng của cư dân thường thường chỉ là cháo ngô, bữa trưa và bữa tối là cơm độn ngô với rau hái ở vườn. Hiện nay, bữa ăn hàng ngày ngoài cơm còn có rau, thịt lợn hoặc cá. Vào ngày lễ tết hoặc khi gia đình có khách là lúc tinh hoa ẩm thực của người Tày được phô bày, với các món ăn như khau nhục, vịt quay, nạp sườn, nộm hoa chuối Ở mỗi bản thường có dòng suối chảy qua, là nơi cung cấp nguồn nước uống trong quá khứ, nay do lo sợ nguồn nước bị nhiễm bẩn nên chỉ được 46 dùng để tưới tiêu hoặc giặt giũ. Nước uống thường được lấy từ các khe nước trên núi dẫn về từng hộ gia đình bằng máng nước. Ở các thị trấn đã có nước sạch do nhà máy cung cấp. Họ thường uống nước đun sôi, một số người có thói quen uống nước đun với lá cây ổi hoặc lá cây vối. Khi gia đình có khách, chủ nhà thường pha trà mời khách. Một điểm đặc biệt là họ uống rượu gạo khá nhiều, có thể dễ dàng bắt gặp nhóm người ngồi uống rượu với nhau vào bất kể thời điểm nào trong ngày, không chỉ ở nam giới mà cả ở nữ giới. Y phục truyền thống của người Tày ít chi tiết nếu so với các tộc người. Y phục của nam giới gồm áo (áo ngắn, áo dài), quần, khăn và guốc hoặc giầy. Áo nam gồm 4 thân, cổ tròn và cao. Quần nam với ống rộng, dài tới mắt cá chân, cạp lá tọa, đũng kiểu chân què, khi mặc phải vấn ở trước và buộc dây vải bên ngoài. Khăn đội đầu nam là mảnh vải dài hình chữ nhật, rộng khoảng 20cm, được quấn quanh đầu theo hình chữ ...ân vùng biên và do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, từ những năm 1990 đến nay, do cả hai nước tiến hành kiểm soát chặt chẽ ranh giới lãnh thổ, hôn nhân xuyên biên giới đã trở thành một vấn đề xã hội với nhiều hệ lụy như phụ nữ kết hôn với người Trung Quốc không nhập được hộ khẩu, hộ tịch ở Trung Quốc. 4. Để vùng biên giới huyện Phục Hòa nói riêng và tại những nơi khác phát triển bền vững, cần có những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục phù hợp, đặc biệt coi hôn nhân, gia đình là nền tảng để phát triển xã hội. Để làm được điều đó cần nâng cao ý thức của mỗi cá nhân, gia đình, chính quyền địa phương giúp họ nắm bắt được Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới 5. Xuất phát từ thực tiễn tình hình địa phương và kết quả nghiên cứu, NCS đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: - Nghiên cứu hôn nhân ở vùng biên giới là một vấn đề hay và hấp dẫn và rất cần có những cách tiếp cận khoa học để định hình nên hôn nhân vùng biên, góp phần xây dựng xã hội vùng biên phát triển bền vững. - Hôn nhân truyền thống của người Tày dưới tác động của sự phát triển kinh tế, toàn cầu hóa đang biến đổi nhanh chóng. Vì vậy, việc nghiên cứu về hôn nhân luôn có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Anh Hòa (2018), Sự chuyển biến trong hôn nhân của người Tày ở vùng biên huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 414, tr. 65-69. 2. Lê Anh Hòa (2019), Phụ nữ vùng biên lấy chồng Trung Quốc - Nghiên cứu ở người Tày, Nùng huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(209), tr.73-79. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thế Anh (2012), Những vấn đề kinh tế-xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020, Nxb. Khoa học xã hội. 2. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb. Văn hóa Dân tộc. 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 về Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Nguyễn Thị Thanh Bình (2015), Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới ở các tộc người miền núi nước ta hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 6, tr. 24-35. 5. Đỗ Thúy Bình (1991), “Thực trạng hôn nhân ở các dân tộc miền núi phía Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 19-28. 6. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 7. A. Biddet (1910), Nguồn gốc lịch sử, sự giống và khác nhau giữa người Thổ với người Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc, Tài liệu dịch của Viện Dân tộc học. 8. A. Bonifacy (1904), Những nghi lễ tang ma của người Thổ. Tài liệu dịch của Viện Dân tộc học 9. A. Bonifacy (1905), Sưu tập truyện cổ tích Thổ trên hai bờ sông Lô, Tài liệu dịch của Thư viện Viện Dân tộc học. 10. A. Bonifacey (1907), Khởi nghĩa của người Tày năm 1983: ghi chép tác chiến quân đội vì sự đàn áp, Tài liệu dịch của Viện Dân tộc học. 11. A. Bonifacy (1915), Tết Hồ Bồ của người Tày, Tài liệu dịch của Viện Dân tộc học. 151 12. A. Bonifacy (1915), Lòng kiên nhẫn vô biên: Truyện cổ tích Thổ, Tài liệu dịch của Viện Dân tộc học. 13. Bộ Văn hóa Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa truyền thống đối với đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn hiện nay, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 14. Các quy định pháp luật về phát triển kinh tế-xã hội đối với vùng đặc biệt khó khăn (2003), Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia. 15. Hoàng Thị Cành (2013), Tục hôn nhân cổ của người Tày Nguyên Bình, Nxb. Văn hóa thông tin. 16. Nguyễn Văn Căn (chủ biên) (2009), Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc, Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia. 17. Cai Li Chao (Thái Lập Siêu) (2015), Tín ngưỡng thờ cúng nguyên thủy của dân tộc Tày, Nùng khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và dân tộc Choang khu vực biên giới phía Nam Quảng Tây, Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ Việt Nam học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Phương Châm (2012), Làm dâu nơi đất khách trải nghiệm văn hóa của những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc ở Vạn Vĩ (Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc), Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb. Lao động. 19. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 20. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07 năm 2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 152 21. Chính phủ Việt Nam (2012), Nghị quyết số 10/NQ-CP năm 2012, Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015. 22. Chính phủ (2014), Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 23. Nguyễn Văn Chính (2018), Nghiên cứu vùng biên, vấn đề, lý thuyết và phương pháp, tr. 27-55, Trong cuốn Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và liên xuyên biên giới nước ta hiện nay của Viện Dân dân tộc học, Nxb. Khoa học xã hội. 24. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Trẻ. 25. Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) (2011), Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài. 26. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia. 27. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc ở miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, một số vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Cao Xuân Dục (1967), Đại Nam nhất thống chí tỉnh Cao Bằng, Nxb. Sài Gòn, Nha văn hóa, Bộ văn hóa giáo dục. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Trịnh Tuấn Đạt (chủ biên) (2002), Tác động kinh tế-xã hội của mở cửa biên giới (Nghiên cứu trường hợp thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 153 31. Lê Hải Đăng (2013), Nghi lễ gia đình của người Tày Mường ở Nghệ An, Nxb. Khoa học xã hội. 32. Bế Viết Đẳng (1993), Biến đổi đời sống các dân tộc từ sau Đại hội VI đến nay, Tư liệu Viện Dân tộc học. 33. Bế Viết Đẳng (1993), Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 35. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (2013), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 36. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Hiền dịch, chú thích, Nxb. Văn hóa thông tin. 37. Nguyễn Hà Đông (2015), “Chính sách nhập quốc tịch đối với các cô dâu nước ngoài ở một số nước và vùng lãnh thổ châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 28-40. 38. Emily A.Shultz, Robert H. Lavenda (2001), Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Vũ Trường Giang (2018), Di cư xuyên biên giới của các tộc người thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Song Hà (chủ biên) (2018), Biến đổi hôn nhân của người Mường ở Hòa Bình và người Mường di cư ở Đắk Lắk, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật. 41. Nguyễn Thẩm Thu Hà, Sa Thị Thanh Nga (2015), “Một số yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hôn nhân xuyên biên giới của người Hmông”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 55-67. 154 42. Trần Văn Hà (2007), Phát triển nông thôn miền núi và dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi – từ thực tiễn một xã vùng cao Tây Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Trần Văn Hà (2008), Biến đổi chức năng kinh tế hộ gia đình dân tộc Tày huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Dân tộc học. 44. Châu Thị Hải (2003), Tác động của buôn bán biên giới Việt-Trung tới quá trình đô thị hóa ở khu vực ven biên trong thời kỳ mở cửa, trong Chính sách đối ngoại mở cửa của Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội. 45. Đinh Quang Hải (2018), “Vấn đề thông hôn giữa hôn nhân khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1950 – 1979”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (506), tr. 3-11. 46. Đinh Quang Hải (2018), “Vấn đề di cư xuyên biên giới của cư dân khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1954 – 1975”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (509), tr. 3-15. 47. Trần Hồng Hạnh (2008), Những biến đổi trong văn hóa phi vật thể của người Tày, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Đề tài tiềm năng, Viện Dân tộc học. 48. Trần Hồng Hạnh (2016), “Tình hình sử dụng đất ở một số dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Trung”, Tạp chí Dân tộc học, số 6/2016, tr. 3-13. 49. Nguyễn Minh Hằng (chủ biên) (2001), Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, Lịch sử - Hiện trạng – Triển vọng, NXB. Khoa học xã hội. 50. Trần Minh Hằng, Nguyễn Công Thảo (chủ biên) (2016), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 155 51. Bế Văn Hậu (2012), Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội. 52. Phạm Đăng Hiến (2010), “Người Lô Lô trong môi trường kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt – Trung”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 5-13. 53. Đặng Thị Hoa, Nguyễn Hà Đông (2015), “Một cách tiếp cận trong nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 5-15. 54. Đặng Thị Hoa (2016), Một số đặc điểm trong hôn nhân gia đình các dân tộc thiểu số vùng biên giới, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, tr. 3- 12. 55. Đặng Thị Hoa (chủ biên) (2016), Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội, Nxb. Khoa học xã hội. 56. Đặng Thị Hoa, Đậu Tuấn Nam (2016), Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8, tr. 96-101. 57. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Quang Thuyên (2016), Vấn đề mua bán người qua biên giới Việt – Trung dưới góc nhìn an ninh phi truyền thống, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, tr. 26-41. 58. Phạm Quang Hoan (1993), “Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình các dân tộc ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 44-45. 59. Phạm Quang Hoan (2011), Nghiên cứu dân tộc Hmông vùng biên giới Việt - Lào, đề tài cấp bộ do Phạm Quang Hoan làm chủ nhiệm, tài liệu lưu trữ tại Viện Dân tộc học. 60. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách Khoa Việt Nam 2 E-M, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 156 61. Lý Hồng (2006), Công nghiệp hóa khu vực biên giới: Những khó khăn và lối thoát của “hai hành lang, một vành đai. Báo cáo tại Hội thảo quốc tế: Phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung trong khuôn khổ hợp tác Asean-Trung Quốc, Hải Phòng, ngày 22, 23 tháng 12 năm 2006. 62. Trần Thị Hồng (2015), “Thực trạng việc làm và mối quan hệ với hôn nhân ở khu vực biên giới”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 116-129. 63. Nguyễn Chí Huyên (chủ biên) (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc. 64. Lê Thị Hường (2009), Xu hướng kết hôn liên tộc người và kết hôn qua biên giới hiện nay của người Nùng Cháo ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Báo cáo tại Hội nghị Thông báo dân tộc học năm 2009, Hà Nội). 65. Lê Thị Hường (2014), Thực trạng hôn nhân xuyên biên giới của các tộc người Nùng, Thái, Hmông ở hai tỉnh Cao Bằng và Điện Biên, Tạp chí Dân tộc học, số 4. 66. Thái Công Khanh (2000), “Vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, tr. 9-12. 67. Chu Kiện, Lưu Đông Nhiệm (2005), “Chính sách dân tộc của Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách đó đến khu vực dân tộc biên giới Trung Quốc”, Lê Thị Dương Dịch, Viện Dân tộc học. 68. Phạm Thành Khôi (2006), “Nhận diện một số vấn đề từ hiện tượng hôn nhân xuyên quốc gia của phụ nữ Việt nam trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và văn hóa xã hội châu Á”, Tạp chí Dân tộc học, số 4. 69. Kỷ yếu Hội thảo (2000), Quan hệ kinh tế - văn hóa Việt Nam – Trung Quốc, Hiện trạng và Triển vọng, Hà Nội. 157 70. Trần Thị Mai Lan (2011), Một số vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc vùng biên giới của hai nước Việt Nam-Trung Quốc (Trường hợp vùng Tây Bắc Việt Nam và tỉnh Vân Nam Trung Quốc), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ Viện Dân tộc học. 71. Lê Ngọc Lân (2015), “Nhận diện một số đặc điểm hôn nhân ở vùng biên giới”, Tạp chí Gia đình và Giới, số 5, tr. 40–54. 72. Lévi-Strauss (2016), Định chế Tôtem hiện nay, Nguyễn Tùng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 73. Nguyễn Thị Lê (2010), Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên Việt – Trung từ năm 1990 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. 74. Ngô Văn Lệ (2008), Hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhìn từ khía cạnh văn hóa - Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Nguồn: tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/handle/123456789/7532. 75. Nguyễn Phương Liên (2012), Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế vùng biên (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai), Học viện Khoa học xã hội. 76. Hoàng Xuân Long (1997), Lợi thế so sánh trong đổi hàng hóa qua biên giới Việt – Trung, Viện Kinh tế học – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nghiên cứu kinh tế số 7. 77. Trần Quý Long (2015), “Lao động xuyên biên giới của người dân ở một số địa phương vùng biên khu vực Đông Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 130-142. 78. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày – Nùng, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 158 80. Nguyễn Hữu Minh (2001), “Một số cách tiếp cận nghiên cứu về hôn nhân, Tạp chí Xã hội học”, số 4, tr. 14-20. 81. Nguyễn Văn Minh, Đặng Thị Hoa, Trần Thị Hồng (2015), “Quản lý vấn đề hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam hiện nay: Chính sách và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 15-28. 82. Phạm Thị Mùi (2007), “Vị thế trong gia đình của người phụ nữ Việt kiều ở Lào (so sánh với người Việt và người Lào)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 52-56. 83. Hoàng Nam (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa. 84. Đậu Tuấn Nam, Lâm Minh Châu (2016), “Một số vấn đề quan hệ tộc người liên biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 32 -40. 85. Đậu Tuấn Nam (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ tộc người ở vùng biên với Trung Quốc góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, Mã số: KHCN- TB/13-18. 86. Hoàng Tuấn Nam, Bế Thanh Tuyền (2001), Việc dựng vợ gả chồng của người Tày Cao Bằng, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Cao Bằng xuất bản. 87. Vũ Phương Nga (2017), Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc (qua nghiên cứu về người Tày tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội. 88. Nguyễn Thanh Nga (1997), Phong tục cưới xin cổ truyền của người Tày ở Cao Bằng, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.74-78. 159 89. Phùng Nhuận (2013), Tác động văn hóa xuyên biên giới Trung - Việt, trường hợp tỉnh Vân Nam.Nguồn: hoithaokhoahoc/Trang/20130318080635.aspx 90. Trần Thị Vân Nương (2015), “Quyền quyết định về các vấn đề liên quan đến con cái của vợ và chồng trong các gia đình miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 103-115. 91. Trần Thị Vân Nương (2015), Quan hệ quyền lực vợ chồng trong gia đình khu vực miền núi biên giới Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng và Lạng Sơn), Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Học viện Khoa học xã hội. 92. Đặng Thanh Phương (2006), Sự biến đổi văn hóa của người Tày ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay dưới tác động của kinh tế biên mậu, Đề tài tiềm năng, Viện Dân tộc học. 93. Đặng Thanh Phương (2010), Một số vấn đề bức xúc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Giáy trong quá trình phát triển kinh tế vùng biên ở Lạng Sơn và Lào Cai, Đề tài cấp Bộ, Viện Dân tộc học. 94. Qin Yu Qiao (Đàm Vũ Tiếu), Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày, Nùng khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và dân tộc Choang khu vực biên giới phía Nam Quảng Tây, Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ Việt Nam học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. 95. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ban hành ngày 09/06/2000. 96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật biên giới quốc gia, số 6/2003/QH11. 160 97. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật cư trú. 98. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật hộ tịch. 99. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi). 100. Phạm Hồng Quý (1998), “Các dân tộc nằm ở hai bên biên giới Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, tr. 43-46. 101. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1995), Phong tục, tập quán dân tộc Tày Việt Bắc, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 102. Dương Văn Sách, Dương Thị Đào (2016), Những quy ước truyền thống về nếp sống gia đình người Tày Cao Bằng, Nxb. Sân khấu. 103. Đỗ Tiến Sâm – Furuta Motoo (2003), Chính sách mở cửa hội nhập quốc tế và tác động của nó tới sự phát triển và ổn định của Việt Nam, trong Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội. 104. Lý Hành Sơn (2012), Một số vấn đề cơ bản về dân tộc - tôn giáo trong phát triển bền vững các tỉnh biên giới Việt Nam, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học. 105. Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan (2014), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của một số tộc người vùng miền núi phía Bắc, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội. 106. Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan (2017), Quan hệ tộc người xuyên quốc gia ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 107. Lê Thị Hoàng Thanh, Trương Hồng Quang (2011), Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Luật học, số 9. 161 108. Nguyễn Ngọc Thanh (2016), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang, Nxb. Khoa học xã hội. 109. Hà Đình Thành (2010), Văn hóa dân gian Tày – Nùng ở Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 110. Nguyễn Thị Thanh Tâm (chủ nhiệm) (2011), Một số vấn đề xã hội của phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng và lao động nước ngoài, Đề tài cấp Bộ, Viện Gia đình và Giới. 111. Hoàng Bá Thịnh (2007), “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số 1, tr. 30-32. 112. Hoàng Bá Thịnh (2008), “Thị trường hôn nhân: một số cách tiếp cận, Tạp chí Xã hội học”, số 2, tr. 84-94. 113. Ngô Đức Thọ (2003), Đồng Khánh dư địa chí, Tập 1, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 114. Trần Văn Thọ (2014), Kinh tế biên giới Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9, tr. 62-74. 115. Lê Thị Thỏa, Phạm Thị Cẩm Vân (2015), “Vấn đề người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 68-77. 116. Phạm Thanh Thôi (2011), Nhận diện mấy vấn đề từ hiện tượng hôn nhân xuyên quốc gia của phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và văn hóa - xã hội châu Á, Thông tin Khoa Nhân học - Đại học Khoa học XH&NV TP.HCM. 117. Nguyễn Thị Thục (2014), Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội. 118. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/02/2005 về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 162 119. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/08/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt- Trung đến năm 2020. 120. Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, (ban hành kèm theo Quyết định số: 581/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). 121. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày Nùng, Nxb. Văn hóa. 122. Hoàng Văn Thượng (2017), Công tác xã hội đối với nạn nhân bị mua bán trở về từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội. 123. Vương Xuân Tình (2011), Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt-Trung, Đề tài cấp Bộ, Viện Dân tộc học. 124. Vương Xuân Tình, Vũ Đình Mười (2016), Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam Nghiên cứu tại vùng Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội. 125. Vương Xuân Tình (chủ biên) (2016), Các dân tộc ở Việt Nam, Tập 2 Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái Kađai, Nxb. Chính trị Quốc gia. 126. Hoàng Hoa Toàn (1998), “Nguồn gốc lịch sử tộc người Tày - Nùng ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr. 29-42. 127. Vương Toàn (2010), “Mấy điểm khác biệt về văn hóa truyền thống giữa người Tày và người Nùng ở Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học số, số 3, tr. 41-49. 128. Tổng cục thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Kết quả toàn bộ, Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương Tổng cục thống kê, Hà Nội. 129. N. N. Trêbôcxarốp (1966), Cuộc di cư đầu tiên và cổ tộc sử, Viện Dân tộc học. 163 130. Hoàng Đức Trung (2018), Hôn nhân hiện nay của người Tày ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội. 131. Bùi Xuân Trường (1998), “Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 36-43. 132. Hà Thị Hồng Vân, Chử Đình Phúc (2011), “Một số vấn đề cơ bản về quan hệ thương mại giữa các tỉnh biên giới Tây Bắc, Việt Nam với Vân Nam, Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11, tr. 12-23. 133. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nxb. Văn hóa thể thao. 134. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 135. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam, Xưởng in Liên hiệp Xí nghiệp Khảo sát. 136. Viện Dân tộc học (1996), Những biến đổi về Kinh tế - Văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội. 137. Xomthon Yerlobliayao (2007), “Tiếp xúc giao lưu và chuyển đổi bản sắc tộc người trong nhóm hôn nhân hỗn hợp Lào-Việt Nam, Việt Nam- Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 26-36. 138. Hong-Zen Wang và Ching-Yin Tien (2009), “Ai kết hôn với cô dâu người Việt? Tính chất đàn ông và hôn nhân qua biên giới”, Nguyễn Hồng Nhị dịch từ cuốn Cross-border marriages with Asian characteristics, Edited by Hong-Zen and Hsin-Huang Michael Hsiao. Taipei: Center for Asia-Pacific Area Study. P.13, Viện Dân tộc học. 164 139. La Công Ý, Nguyễn Văn Huy, Đỗ Thúy Bình (1980), “Một số vấn đề nguyện vọng và nhu cầu về đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng và Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 69-78. 140. La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 141. Nguyễn Thị Yên (2008), “Quan hệ giao lưu của thầy cúng người Tày khu vực biên giới Hạ Lang, Cao Bằng”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ III, tiểu ban 4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 142. Nguyễn Thị Yên (2010), Đời sống tín ngưỡng của người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 143. Becker, S.Gary (1974), Economics of the family: Marriage, Children, and Human Capital. Uinversity of Chicago Press, Pp. 299 -344. 144. G.Becker (1991), A Treatise on the Family, Harvard University Press. 145. Caroline GRILLOT (2012), Cross-Border marriages between Vietnamese women and Chineses men: The integration of otherness and the impact of the popular representations, Wind over water: Migration in an East Asia Context, Edited by David W Haines, Keiko Yamanaka, Shinji Yamashita. 146. Lê Bạch Dương (2005), Translational migration, marriage and trafficking at the China-Vietnam border, Institute for Social Development Study, Hanoi, Vietnam. 147. Elder, Glen H.Jr (1987), Family and lives: Some Development in Life – Course Sudies. Yournal of Family History, Vol.12, No. 1-3, Pp179 – 199. 165 148. Lianling Su (2009), Cross-border marrige migration of Vietnam women to China, A thesis submitted in partial fulfillment of the requirments for the degress, Harbin Normal University. 149. Lucy William (2010), Global marriage: cross-border marriage migration in global context (migration, diasporas and citizenship), Publisher: Palgrave Macmillian. 150. Michael Eilenberg and Reed L. Wadley (2009), Borderland livelihood stratergies: The socio-economic significance of ethnicity in cross- border labour migration, West Kalimantan, Indonesia, Asia Pacific Viewpoint, Vol.50,No.1, April. 151. Song Yoo-Jean, Cross-Border Marriages: Gender and Mobility in Transnational Asia, Edited By Nicole Constable. Philadelphia: University of Pennsylvania, Press, 2005. 220 pp. 152. Zhung Juan (2010), Border opened up: Everyday Business in China- Vietnam Frontier, Sydney: Macquerie University, Ph.D.disseration. Tài liệu dịch tiếng Trung Quốc 153. Vương Huy, Hoàng Gia Tín (Khoa Văn hóa lịch sử và du lịch, Đại học Bách Sắc Quảng Tây) (2007), “Phụ nữ không quốc tịch: Nhóm những người ở giữa truyền thống và hiện đại”, Tc. Học viện Bách Sắc, số 1, tháng 2/2007. 154. Lương Mậu Xuân, Trần Văn (2011), “Loại hình và con đường hình thành hôn nhân qua biên giới Việt – Trung”, Tc. Dân số Phương Nam, số 4. 155. Mã Y (2014), Hôn nhân qua biên giới Việt Trung dưới góc nhìn xã hội học (Điều tra tại thị trấn Kim Thủy, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam). Viện Nhân văn học, Đại học dân tộc Vân Nam. 166 MỤC LỤC Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng ................... 167 Phụ lục 2. Một số ảnh về con người và hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. ........................................................... 168 167 Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 168 Phụ lục 2. Một số ảnh về con người và hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. H1. Bản Nà Nòa, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, 2014] H2. Lối và bản và người dân ở bản Nà Nòa, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2014]. 169 H3. Nhà sàn truyền thống của người Tày xã Cách Linh, huyện Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2014] H4. Một góc chợ Cách Linh, chợ cổ có trên 100 năm tuổi ở xã Cách Linh, huyện Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2014]. 170 H5. Cây mía, nguồn thu ổn định của người dân vùng biên huyện Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, 2015]. H5. Một hình thức kinh doanh mới của một hộ gia đình. Hộ bán thịt lợn duy nhất ở xã Đại Sơn, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2015]. 171 H6. Người Trung Quốc đến xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa mua gà [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2015]. H7. Chiếc rương của một gia đình ở xã Đại Sơn, vài chục năm trước đây, ngày cưới cô dâu đựng quần áo mang theo về nhà chồng [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2015]. 172 H8. Rạp cưới tại nhà gái trước thời điểm nhà trai tới đón dâu, tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H9, H10. Đồ cúng đặt bên cạnh rạp cưới ở nhà gái tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. 173 H11. Đoàn nhà trai đến đón dâu tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2014]. H12. Đoàn nhà trai đến đón dâu tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, 2017]. H13, H14. Đồ lễ nhà trai mang sang nhà gái tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2014] 174 H15. Đồ lễ nhà trai mang sang đặt lên bàn giờ gia tiên nhà gái tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H16. Đại diện hai bên gia đình ở nhà gái, tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. 175 H17. Ông quan làng nhà trai đứng lên thưa chuyện xin phép được đón dâu, tại thị trấn Hòa Thuận [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H18. Cô dâu, chú rể và hai ông quan làng (nhà trai, nhà gái) đứng trước ban thờ nhà gái trình báo tổ tiên và xin dâu, tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. 176 H19. Cô dâu, chú rể mời rượu bố mẹ cô dâu và đại diện nhà gái, tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H20. Mâm cỗ cưới ở nhà gái tại thị trấn Hòa Thuận, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. 177 H21. Xe ô tô đón dâu về gần tới nhà trai thì dừng lại, cô dâu, chú rể cùng đoàn đón dâu đi bộ về nhà trai, tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H22. Đón dâu về đến cổng nhà trai tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. 178 H23. Người phụ nữ cầm chậu nước lá thơm để vẩy vào cô dâu, chú rể tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017]. H24. Mọi người mang của hồi môn của cô dâu vào trong nhà trai tại xã Mỹ Hưng, Phục Hòa [Tác giả: Lê Anh Hòa, năm 2017].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hon_nhan_cua_nguoi_tay_o_vung_bien_gioi_huyen_phuc_h.pdf
  • pdfTrichyeu_LeAnhHoa.pdf
Tài liệu liên quan