VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÔNG THỊ XOAN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÔNG THỊ XOAN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
Chuyên ngành: NHÂN HỌC
Mã số: 62 31 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.
184 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hôn nhân của người lô lô ở huyện Bảo lạc, tỉnh Cao bằng truyền thống và biến đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. PHẠM QUANG HOAN
2. TS. LÒ GIÀNG PÁO
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân. Các nội
dung kế thừa của các tác giả đi trước đều được trích dẫn rõ ràng, các tư liệu, số
liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Mông Thị Xoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “hôn nhân của người Lô Lô ở
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và các cơ quan, tổ chức,
các nhân tại địa bàn nghiên cứu.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa
Dân tộc học và Nhân học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại Học viện.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo hướng dẫn
khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Hoan và TS. Lò Giàng Páo đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận án.
Xin cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và làm luận án.
Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến chính quyền địa phương, người dân
Lô Lô sinh sống ở các bản của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu thu thập tài liệu để hoàn
thành luận án.
Tôi gửi lời ơn những bạn đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã
động viên, khích lệ, chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Mông Thị Xoan
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC .... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9
1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 16
1.3. Khái quát về người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc ........................................ 26
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 41
Chương 2: HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở
HUYỆN BẢO LẠC ....................................................................................... 43
2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lô Lô ............................................ 43
2.2. Các quy tắc trong hôn nhân của người Lô Lô ...................................... 48
2.3. Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân của người Lô Lô ........................ 56
2.4. Những trường hợp hôn nhân khác của người Lô Lô ............................ 63
2.5. So sánh nghi lễ hôn nhân của người Lô Lô .......................................... 69
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 79
Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN
BẢO LẠC HIỆN NAY .................................................................................. 81
3.1. Thực trạng biến đổi về hôn nhân .......................................................... 81
3.2. Nguyên nhân và yếu tố dẫn đến sự biến đổi hôn nhân của người Lô Lô .... 97
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 107
Chương 4: GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO
LẠC HIỆN NAY - VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ................................................. 109
4.1. Bối cảnh xã hội nước ta hiện nay ....................................................... 109
4.2. Giá trị trong hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ....................... 111
4.3. Vấn đề bàn luận góp phần gìn giữ và phát triển hôn nhân của người Lô
Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh hiện nay .................. 121
4.4. Khuyến nghị về vấn đề hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc,
tỉnh Cao Bằng ............................................................................................ 134
Tiểu kết Chương 4 ..................................................................................... 136
KẾT LUẬN .................................................................................................. 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN
CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 144
iv
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CTQG:
CNH:
Chính trị quốc gia
Công nghiệp hoá
DTH: Dân tộc học
ĐHQGHN:
HĐH:
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện đại hoá
KHXH: Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
Tr: Trang
VHDT: Văn hóa dân tộc
VHNT: Văn hóa nghệ thuật
VHTT: Văn hóa thông tin
VH,TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
XHH: Xã hội học
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bức tranh đa dạng về cơ cấu tộc người và văn hoá tộc người ở
Việt Nam hiện nay, Lô Lô là một trong 6 tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn
ngữ Tạng - Miến và là một trong các tộc người có dân số ít ở nước ta. Họ cư
trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà
Giang, Lào Cai và Lai Châu. Dân tộc Lô Lô có nền văn hoá khá phong phú và
đa dạng, thể hiện qua lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, hôn
nhân và gia đình...
Hôn nhân là những tập tục, những nghi lễ mà các tộc người đã và đang
thực hiện trong các giai đoạn lịch sử, thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Hôn
nhân là phương thức tạo lập gia đình mới, tạo nên tế bào của xã hội, nơi bảo tồn,
trao truyền và làm giàu các giá trị văn hóa tộc người qua các thế hệ. Đối với
người Lô Lô, nghiên cứu về hôn nhân sẽ góp phần làm rõ những giá trị văn hoá
tộc người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó, góp
phần nhận diện một cách cụ thể về bức tranh văn hoá tộc người Lô Lô, cũng
như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, thực hiện quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể là việc thực hiện
Nghị quyết số 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IX, khóa XI về
việc “ Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
Trong thời kỳ đổi mới, giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế, văn hóa
các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, hôn nhân của người Lô Lô nói riêng
vẫn còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong đó, có những
yếu tố cần giữ gìn, phát huy và một số yếu tố không còn phù hợp với xã hội
hiện đại như: kết hôn cận huyết thống, tảo hôn, kết hôn không đăng ký, sinh
con sớm, đẻ con nhiều... Bên cạnh đó, dưới tác động của bối cảnh công
2
nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), giao lưu kinh tế, văn hóa... đã và
đang làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận của người Lô Lô ở huyện Bảo
Lạc trong đời sống sinh hoạt thường nhật, mà hôn nhân là một thành tố chịu
sự tác động và biến đổi mạnh mẽ: từ nội dung, thời gian thực hành các nghi
thức, nghi lễ đến trang phục, sinh hoạt ăn uống... của người Lô Lô hiện nay.
Hôn nhân truyền thống của người Lô Lô có những đặc điểm chung như
ở nhiều tộc người khác. Tuy nhiên, hôn nhân của người Lô Lô cũng có những
đặc điểm riêng với những nghi thức, phong tục và hệ giá trị chuẩn mực nhất
định. Việc nghiên cứu về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống quan trọng của
tộc người này, cũng như sự phát triển của văn hóa của họ trong xã hội hiện đại.
Vì lẽ đó, nghiên cứu về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng để làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xã hội và quản lý văn hóa áp
dụng các giải pháp phù hợp khi thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình đối với
người Lô Lô, góp phần thực hiện nếp sống văn hóa và trong quá trình xây dựng
nông thôn mới, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuất phát từ những yêu cầu về phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên,
nghiên cứu sinh chọn vấn đề Hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng: Truyền thống và biến đổi làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng, xem xét các phương diện văn hóa truyền thống trong hôn nhân qua tư
liệu hồi cố, tư liệu thực địa. Trên cơ sở đó, nhận diện các yếu tố biến đổi
trong hôn nhân của tộc người này trong xã hội đương đại và đề xuất các
khuyến nghi, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị trong hôn nhân
của người Lô Lô.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án trình bày những quan niệm, nguyên tắc, hình thức hôn nhân
và cư trú sau hôn nhân, các phong tục và nghi lễ trong hôn nhân, đặc điểm
văn hóa trong hôn nhân.
- Phân tích những yếu tố văn hóa trong hôn nhân truyền thống của
người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc.
- Trình bày, phân tích những biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô,
nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi.
- Phân tích, so sánh về những tương đồng và khác biệt trong văn hoá
hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc với đồng tộc ở tỉnh Hà Giang và
với người Tày ở huyện Bảo Lạc.
- Chỉ rõ những vấn đề đặt ra và khuyến nghị về việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá tộc người trong hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo
Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tuợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hôn nhân của người Lô Lô hiện
đang sinh sống ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, trong đó tập trung vào cả
những yếu tố truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, luận án còn so sánh hôn
nhân khác tộc của người Tày với người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc và cộng đồng
người Lô Lô sinh sống ở tỉnh Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến
hôn nhân truyền thống của người Lô Lô, sự biến đổi của hôn nhân và những
yếu tố tác động đến sự biến đổi đó.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hôn nhân của người Lô Lô ở huyện
Bảo Lạc trước và sau năm 2014. Đây là thời điểm tỉnh Cao Bằng nói chung
và huyện Bảo Lạc nói riêng triển khai sâu rộng hoạt động phổ biến tinh thần
4
nội dung của Luật Hôn nhân và Gia đình được sửa đổi. Trên thực tế, đây cũng
là thời điểm các giá trị văn hóa truyền thống đang có xu hướng biến đổi và
những giá trị văn hóa mới được tiếp thu. Vì vậy, việc nghiên cứu ở khung thời
gian này cho chúng ta thấy được những nét đặc trưng trong hôn nhân truyền
thống của người Lô Lô và là cơ sở để phân tích, so sánh, làm rõ những biến
đổi trong văn hoá hôn nhân của người Lô Lô trong giai đoạn từ năm 2014 đến
nay.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Gồm các thôn có người Lô Lô sinh
sống ở huyện Bảo Lạc. Cụ thể là các thôn Cốc Xả, Nà Van thuộc xã Hồng
Trị, thôn Khuổi Khon thuộc xã Kim Cúc, thôn Ngàm Lồm thuộc xã Cô Ba,
huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, về hôn nhân và gia đình.
Trong đó, đáng chú ý là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn
nhân, cũng như chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.
Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, trong cuốn “Đời sống mới” (tháng 3
năm 1947), Bác Hồ đã phát động toàn dân xây dựng đời sống mới trong một
quốc gia độc lập mới, trong đó Người coi xây dựng gia đình mới là một nội
dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống mới. Đồng thời, Người còn
chỉ ra phương pháp cũng như nội dung cần thực hiện trong cuộc vận động này
là “Cái gì xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải
sửa đổi cho hợp lý, cái gì tốt thì phải phát triển thêm” [59].
Vấn đề hôn nhân và gia đình luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
5
Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ tầm quan
trọng của gia đình trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới,
con người mới. Tuy nhiên, nước ta có 54 thành phần dân tộc khác nhau
cùng sinh sống, mỗi dân tộc có phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ
riêng và cư trú sinh sống trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù.
Luật Hôn nhân và gia đình là vấn đề mang tính nguyên tắc, chuẩn mực
sống đem phổ biến và áp dụng tới mọi người dân, mọi thành phần dân tộc
phải có những điều khoản riêng phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa,
xã hội và như vậy, luật này mới có hiệu quả cao.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể như sau: “Việc hôn nhân là
do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên
nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn” [58], “phải đủ tuổi
kết hôn với Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên, tuổi kết hôn được
tính là tuổi tròn, cứ một năm được tính là một tuổi” [58]. Vì đến tuổi đó,
nam, nữ mới chuẩn bị được tâm sinh lý để bước vào ngưỡng cửa lập gia đình
và lo cho gia đình. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, đồng bào Lô Lô vẫn coi
nhẹ việc đăng ký kết hôn, vì coi trọng việc lễ cưới nên họ tổ chức một cách
linh đình, ồn ào, ăn uống kéo dài ngày, gây lãng phí cho gia đình cũng như
làm giảm năng suất lao động của cộng đồng. Vì vậy, Ban chấp hành Trung
ương Đảng, Chính phủ ra chỉ thị thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, tang lễ, lễ hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư
hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Đảng và Chính phủ trong việc cưới là: “Phải
được tổ chức trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống
từng dân tộc thể hiện văn hóa chung của cộng đồng” [10].
Trong nghị định 32 của Chính phủ đã nêu: “Tăng cường tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy
truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những phong tục tập quán
lạc hậu về hôn nhân và gia đình” [66]. Nhìn chung, có thể thấy rằng Đảng
6
và Nhà nước luôn quan tâm và có những quan điểm chỉ đạo trong vấn đề về
hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp như là những công cụ
cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của việc thu thập, xử lý và phân tích các
nguồn tư liệu, thông tin trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong đó, phương
pháp điền dã Dân tộc học/Nhân học là phương pháp chủ đạo trong quá trình
triển khai nội dung luận án.
- Phương pháp điền dã Dân tộc học: Khảo sát, điền dã được thực hiện
vào nhiều đợt tại một số bản của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng. Trong các cuộc điền dã, tác giả luận án đã tiến hành quan sát, ghi chép,
chụp ảnh, quay phim, tham dự trực tiếp một số đám cưới, các bước tiến hành
trong lễ cưới của người Lô Lô.
Việc quan sát tham dự đã được thực hiện trong suốt thời gian nghiên
cứu tại địa bàn, giúp tác giả có điều kiện tiếp xúc và tham dự trực tiếp vào các
sinh hoạt nghi lễ của cộng đồng và gia đình, qua đó thấu hiểu về văn hoá tộc
người cũng như hôn nhân của người Lô Lô tại các thôn/ bản được chọn là
điểm nghiên cứu chính của luận án.
Để hiểu kĩ hơn về hôn nhân của người Lô Lô, tác giả luận án đã khai
thác thông tin bằng phỏng vấn sâu với đa dạng đối tượng như: Người cao tuổi,
trưởng họ, thầy cúng, thanh niên, phụ nữ; phỏng vấn đại diện nhà quản lý cấp
tỉnh, huyện, xã, trưởng bản... Trước khi phỏng vấn, tác giả chuẩn bị một bảng
hỏi để phục vụ cho quá trình thu thập thông tin cho luận án. Việc phỏng vấn
các đối tượng khác nhau về giới tính, độ tuổigiúp tác giả thu thập được các
thông tin, những quan niệm khác nhau về hôn nhân của người Lô Lô và trong
xã hội truyền thống và hiện nay.
Thảo luận nhóm theo chủ đề cũng đã được triển khai thực hiện tại địa
bàn nghiên cứu. Tác giả luận án đã lựa chọn những nhóm (khoảng 4 đến 7
7
người/nhóm) có cùng một số tiêu chí nhất định để tiến hành thảo luận về các
chủ đề liên quan đến hôn nhân, ví dụ nhóm cô dâu, chú rể mới cưới; nhóm bố
mẹ vừa tổ chức cưới cho con cái; nhóm những người già từ 70 tuổi trở lên;
nhóm thanh niên chưa có gia đình
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này đã được áp dụng để trao
đổi, lấy ý kiến các chuyên gia, đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến đề
tài, cũng như cách đánh giá các thông tin, tư liệu thu thập được tại địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện luận án, phương
pháp so sánh cũng được tác giả luận án sử dụng, cụ thể là tiến hành so sánh
hôn nhân của người Lô Lô ở Bảo Lạc với người Lô Lô ở Hà Giang và so
sánh hôn nhân của người Lô Lô với người Tày cộng cư ở huyện Bảo Lạc
để từ đó có thể rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt, cũng như
thấy rõ được sự biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô cư trú ở các địa
bàn khác nhau.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích tư liệu, tổng
hợp, xử lý các tư liệu. Tác giả đã kế thừa các tư liệu của các nhà nghiên cứu
đi trước để có thể xác định hướng nghiên cứu, đồng thời phân tích, đánh giá
một cách khách quan nhất và từ đó đặt ra được những vấn đề cần đi sâu
nghiên cứu hay bàn luận trong luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về
hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng dưới góc độ
Nhân học từ truyền thống đến hiện đại.
- Luận án đưa ra những kiến nghị, giải pháp để bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hoá trong hôn nhân của người Lô Lô, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa mới ở cộng đồng người Lô Lô.
8
- Luận án góp phần cung cấp những tư liệu, thông tin mới xác thực, có
giá trị về lĩnh vực hôn nhân của người Lô Lô cho các nhà hoạch định chính
sách, cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, sinh viên ngành Văn hoá học,
Dân tộc học/ Nhân học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về hôn nhân
của người Lô Lô tại một huyện vùng cao biên giới, luận án góp phần bổ sung
nguồn tư liệu mới, làm rõ đặc điểm và các giá trị văn hóa trong hôn nhân của
người Lô Lô.
- Luận án cung cấp luận cứ khoa học nhằm cụ thể hóa Luật Hôn nhân
và Gia đình, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo trong việc
hoạch định và thực thi chính sách bảo tồn, phát huy giá trị trong hôn nhân của
người Lô Lô hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về
người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc
Chương 2: Hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc
Chương 3: Sự biến đổi hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc hiện nay
Chương 4: Giá trị hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng hiện nay - Vấn đề bàn luận
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình là một trong các chủ đề quan
trọng trong nghiên cứu về văn hóa tộc người. Thực tiễn cho thấy, hôn nhân
và gia đình luôn phản ánh rõ nét những đặc điểm văn hóa, xã hội của mỗi
tộc người qua từng giai đoạn phát triển trong diễn trình lịch sử. Trong truyền
thống và hiện đại, hôn nhân và gia đình thể hiện những đặc trưng văn hóa
riêng của mỗi tộc người, nhưng đồng thời cũng mang những sắc thái mới
cùng với sự biến đổi sâu sắc giữa yếu tố truyền thống và tiếp nhận những
yếu tố mới của xã hội đương đại để tạo ra đặc trưng văn hóa trong một giai
đoạn lịch sử nhất định.
Với mong muốn có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả
luận án đã làm rõ các vấn đề thông qua các công trình đã nghiên cứu về người
Lô Lô từ trước tới nay, nhận diện các công trình khoa học đã được công bố,
làm rõ những điểm chưa nghiên cứu hoặc chưa phân tích một cách có hệ
thống. Những tập hợp, thống kê và phân tích dưới đây cho thấy đã có nhiều
công trình, bài viết đề cập tới hôn nhân nói chung và hôn nhân của người Lô
Lô ở tỉnh Cao Bằng nói riêng, cụ thể như sau:
1.1.1. Hôn nhân nói chung qua các tài liệu nước ngoài
Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước (1884), Ph.Ăngghen cho rằng, trước năm 1860, chưa có thể nói gì về
lịch sử nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Việc nghiên cứu về hôn nhân
dường như chỉ được bắt đầu vào năm 1861, khi công trình Mẫu quyền của
Bacôphen xuất hiện. Tác giả này cho rằng, lúc đầu loài người sống trong tình
trạng tạp hôn, con cái sinh ra không biết bố, chỉ biết mẹ, người mẹ vừa là
10
người sinh ra con cái, vừa là người (có thể cùng các chị em gái) nuôi dưỡng
con cái. Do đó, trong lịch sử nhân loại, tổ chức xã hội đầu tiên theo mẫu
quyền, rồi sau mới dần chuyển sang phụ quyền. Tuy nhiên, cùng với thời gian
và bằng các tư liệu mới phát hiện được sau này ở những khu vực và các tộc
người khác nhau trên thế giới, lại có ý kiến cho rằng, chế độ mẫu quyền( mẫu
hệ) và phụ quyền( phụ hệ) có thể đã từng cùng tồn tại trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người.
Nhà luật học Mác - Lenan (1866), với việc xuất bản công trình Nghiên
cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân nguyên thuỷ, đã nêu ra quan điểm về chế độ
“ngoại hôn” có tính phổ biến trong xã hội loài người. Đó là tục cấm những
người cùng huyết thống trong một thị tộc kết hôn với nhau, nghĩa là chỉ cho
phép kết hôn với người không cùng huyết thống ở các thị tộc khác.
Năm 1877, L.H Morgan cho xuất bản công trình Xã hội cổ đại thì việc
nghiên cứu về hôn nhân và gia đình thực sự bước sang trang mới. Trong công
trình này, lần đầu tiên, L.H.Morgan đã phác hoạ ra bức tranh tiến hoá của lịch
sử gia đình nhân loại trải qua 5 hình thái: (i). Gia đình huyết tộc; (ii). Gia đình
Punalua; (iii). Gia đình đối ngẫu: (iv). Gia đình phụ hệ gia trưởng; (v). Gia
đình một vợ một chồng. Tương ứng với các hình thái gia đình này có các hình
thái hôn nhân thích hợp sau: Tạp hôn, quần hôn, hôn nhân đối ngẫu và hôn
nhân cá thể Sơ đồ tiến hoá của hôn nhân và gia đình trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người mà L.H. Morgan đã đề cập trong cuốn Xã hội cổ
đại, sau này cũng được Ph. Ăngghen kế thừa trong cuốn Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước [1]. Tuy nhiên, cùng với thời gian
và dưới ánh sáng của những tư liệu mới, các nhà dân tộc học đã phát hiện ra
những điều không hợp lý, thậm chí có sự nhầm lẫn trong sơ đồ tiến hóa của
hôn nhân và gia đình mà L.H Morgan đã nói tới. Quan điểm này đã được thể
hiện rõ trong cuốn Nguồn gốc của hôn nhân và gia đình( 1974) của nhà
nghiên cứu dân tộc học Xô Viết trước đây, đó là IU. Sêmônov.
11
Trong xu thế hiện nay, hôn nhân được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau: Xã hội học, Nhân học/ Dân tộc học, Văn hóa học, Tâm lý học, Đạo đức
học, Luật học... Về lý thuyết và phương pháp luận, một số nhà nghiên cứu đã
đưa ra những quan điểm trong nghiên cứu về hôn nhân. Đó là cần phải đặt hôn
nhân trong các bối cảnh văn hoá tộc người; hôn nhân trong mối quan hệ về kinh
tế và điều kiện, bối cảnh của môi trường sống; hôn nhân chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố kinh tế, xã hội và tổ chức xã hội, chính sách của Nhà nước. Mỗi nền văn
hóa có một quan niệm riêng về hôn nhân. Hôn nhân bao hàm một sự thay đổi
trong vị trí xã hội của hai người và ảnh hưởng đến vị trí xã hội của con cháu.
1.1.2. Hôn nhân các dân tộc thiểu số Việt Nam qua tài liệu trong nước
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh
vực hôn nhân của các dân tộc ở vùng miền núi nước ta. Hầu hết các công
trình nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề lịch sử phát triển của hôn nhân
và gia đình ở một số tộc người như: Tày, Nùng, Thái, Chăm, Mường và một
số nhóm tộc người ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên dưới góc độ Dân tộc
học. Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình dưới góc độ đánh giá thực trạng và
xu hướng, tiêu biểu là các tác giả như: Nguyễn Đức Thịnh( 1974); Nguyễn
Hữu Thấu( 1976); Vũ Lợi (19920; Phạm Quang Hoan(1992, 1993); Đỗ Thuý
Bình( 1994)... Nghiên cứu với tư cách đi sâu mô tả các nghi lễ trong hôn
nhân, tiêu biểu như các tác giả: Trần Bình( 1998); Nguyễn Xuân Hồng(
1998); Nguyễn Ngọc Thanh( 2005); Phạm Thị Kim Oanh( 2010)... Nhìn
chung, các nghiên cứu này chú ý nhiều đến mô tả các phong tục tập quán, chủ
yếu các nghi lễ và những mối quan hệ trong hôn nhân. Nghiên cứu về hôn
nhân và nghi lễ trong hôn nhân của người Thái, tiêu biểu như các tác giả: Đỗ
Thúy Bình( 1994); Vi Văn An( 1996); Nghiên cứu về nghi lễ cưới xin, tiêu
biểu như: Quàng Thị Chính( 2005); Dương Thị Chung( 2008)... Một số ít
công trình nghiên cứu đã đi sâu về những vấn đề đặt ra của hôn nhân với phát
12
triển xã hội như: tảo hôn, hôn nhân “mua bán”, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt
tiêu biểu như các tác giả: Trần Đình Hượu( 1990); Đỗ Thuý Bình( 1991,
1994); Đỗ Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa( 2004)...
Đối với các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, trong đó có
dân tộc Lô Lô, đã có một số tư liệu của Viện Dân tộc học giới thiệu về gia
đình, quan hệ hôn nhân, hệ thống thân tộc của các dân tộc La Hủ, Hà Nhì,
Phù Lá, Cống, Si La. Qua nguồn tư liệu trên cho thấy, kết cấu gia đình của
các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến rất phong phú, đa dạng. Hôn nhân
một vợ một chồng là hình thức hôn nhân chủ yếu của tất cả các dân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ này. Hệ thống thân tộc của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng-
Miến cũng không phản ánh các quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay của
các dân tộc
Trong những năm gần đây, một số ít công trình mới chỉ dừng lại ở mô
tả tương đối khái quát về thực trạng và xu hướng kết hôn của một nhóm địa
phương của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn như tác giả Lê Thị Hường( 2009).
Một số công trình đã xuất bản có đề cập đến hôn nhân xuyên biên giới giữa
người Lô Lô ở Việt Nam với người Di ở miền Nam Trung Quốc như các tác
giả: Khổng Diễn, Trần Bình, Đặng Thị Hoa( 2005); Phạm Đăng Hiến( 2010);
hôn nhân xuyên biên giới của người H’Mông và người Khơ Mú ở vùng biên
giới Việt - Lào như tác giả Phạm Quang Hoan( 2012); hôn nhân đồng tộc của
người Brâu ở tỉnh Kon Tum và một số địa phương vùng biên giới Việt Nam -
Campuchia như tác giả Bùi Ngọc Quang( 2006); hôn nhân đồng tộc của người
M’Nông ở khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông với Cămpuchia như tác giả Lý
Hành Sơn( 2013)...
1.1.3. Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam và hôn nhân của họ qua các tài liệu
nghiên cứu
Trên thực tế, công trình của giới học thuật nước ngoài nghiên cứu về
người Lô Lô ở Việt Nam còn khá thưa vắng, chủ yếu là học giả trong nước
13
quan tâm đến hướng nghiên cứu này. Trong đó, nổi bật là công trình Truyện
cổ Lô Lô (1994) của Lò Giàng Páo. Qua các câu chuyện này, có thể thấy được
hiện thực đời sống phong phú của tộc người này. Nếu bóc tách phần hư cấu,
có thể nhận diện được những nét cơ bản về tộc người Lô Lô, trong đó có
phong tục tập quán hôn nhân, gia đình.
Trong công trình Trống đồng cổ với các tộc người ở Hà Giang (1996), tác
giả Lò Giàng Páo đã phác họa những đặc trưng của trống đồng Hà Giang từ
phạm vi phân bố, ứng xử của người dân Hà Giang với trống đồng, tính đồng đại
của trống đồng và phân loại trống đồng theo phương pháp dân tộc học và khảo
cổ học. Tác giả công trình đã chứng minh và khẳng định được vị trí và vai trò
của trống đồng trong vùng đồng bào các dân tộc, giải mã những hoa văn trên
trống đồng và đặc biệt là sử dụng trống đồng trong tang ma của người Lô Lô.
Trong công trình Lômipho (trường ca Lô Lô) xuất bản năm 2002, tác
giả Lò Giàng Páo đã sưu tập những bài dân ca cổ truyền mà những đôi nam,
nữ hát đối đáp theo hứng kéo dài hai, ba ngày đêm, mang tính chất vừa là
trường ca vừa là truyện kể. Dân ca Lô Lô, có đặc điểm chung là loại bài hát
nào và trong mọi trường hợp đều có thể thơ năm chữ, được các nghệ nhân hát
và phát triển tuỳ từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Cuốn sách Dân ca trong lễ hội của người Lô Lô (2004), tác giả Lò
Giàng Páo đã mô tả lễ hội của người Lô Lô như một hình thức sinh hoạt văn
hoá, đặc biệt không thể thiếu trong cộng đồng tộc người, là hình thức sinh
hoạt văn hoá tinh thần, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội
của cộng đồng người Lô Lô. Dân ca đã trở thành một nhu cầu và khát vọng
của dân tộc qua các thời kì lịch sử.
Trong công trình Hoa văn trên trống đồng người Lô Lô (2006), nhà
nghiên cứu Lò Giàng Páo nêu rõ: Người Lô Lô quan niệm rằng, trống đồng
là sự mô phỏng hình người (nhân thể) có đầu, vai, thân, chân và gắn phần
14
hồn lên trống đồng để làm trung tâm bảo mệnh cho muôn loài, là vật thông
tin giữa cõi sống và cõi chết. Người Lô Lô coi mặt trời là trung tâm vũ trụ
để giải thích các hiện tượng xảy ra trên thế gian và họ cũng đã dựa vào đó để
giải thích các hoa văn trên mặt trống theo quan niệm dân gian đã được lưu
truyền từ rất lâu trong cộng đồng tộc người. Tác giả đã giải mã hoa văn trên
trống đồng của người Lô Lô với nhiều ý nghĩa như: Hoa văn hình mặt trời ở
tâm trống, hoa văn hình người hóa trang cách điệu, hoa văn vạch kẻ hình
răng lược, hoa văn sóng nước, hoa văn hình chim bay trên mặt trống, hoa
văn hạt cườm, hoa văn hình tam giác lồng... Nhìn chung, mỗi hoa văn trên
trống đồng đều mang ý nghĩa và gắn với nét văn hoá tâm linh theo quan
niệm của dân tộc Lô Lô.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đã công bố những ấn phẩm có
giá trị, đề cập các chiều cạnh khác nhau về văn hóa của người Lô Lô như:
... phục
kéo hơn một vạn quân Lô Lô đi về phía Nam, tới đất Đồng Văn khai phá đất
đai, dựng bản lập mường.
Tới thế kỷ XVII, có khoảng năm, sáu nghìn người dưới sự chỉ huy của
thủ lĩnh Khổng Mìn (hay còn gọi là quan Hoàng) đã tìm đường đến khai khẩn
đất đai Mèo Vạc. Cùng thời gian đó, ở Tây Bắc một tù trưởng Lô Lô đã cầm
quân đánh chiếm phần lớn tỉnh Lai Châu. Ngoài hai đợt di cư lớn trên, người
Lô Lô còn rải rác sang Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi ngược lại Trung Quốc
vào các thời kỳ sau. Trong ký ức của người dân cũng như trong các bài ca,
thần thoại và bài cúng đưa hồn người chết, người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc đều
cho rằng, Lũng Cú - Đồng Văn là nơi mà họ đặt chân đến đầu tiên.
31
- Không gian cư trú
Người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc được xếp vào nhóm Lô Lô Đen, cư trú
tập trung thành từng bản, mỗi bản có khoảng 20 - 30 gia đình, thuộc nhiều
dòng họ. Bản của người Lô Lô chủ yếu phân bố trên các sườn đồi, hoặc
sườn núi cao, ở lưng chừng núi, nơi có các khe suối để sinh hoạt. Người Lô
Lô nơi đây không cư trú xen kẽ với các dân tộc khác. Nhà của người Lô Lô
không bố trí theo hàng lối giống như một số dân tộc khác mà xếp theo thế
đất cao thấp khác nhau, các nhà gần nhau thường nhìn theo một hướng, nhà
này cách nhà khác khoảng 15m - 20m.
Tại không gian cưu trú, người Lô Lô trước đây đi lại bằng những con
đường mòn xuyên rừng, qua các thung lũng, hoặc vượt qua các ngọn núi. Họ
có kinh nghiệm trong việc phát rừng, mở những con đường mòn mới để
kiếm củi, chặt gỗ và phát nương. Khi cần vận chuyển, người phụ nữ Lô Lô
hay gánh lên vai hoặc vác. Tuy là tộc người sống trên núi cao, nhưng họ
không đeo gùi như người Hmông hay người Dao. Người Lô Lô thường dùng
trâu bò để kéo gỗ, kéo cày, bừa, kéo củi và dùng ngựa để thồ.
Với địa hình vùng cao, cách xa trung tâm thị trấn, thị xã và thành phố,
nên trước đây việc đi lại của đồng bào còn khó khăn, chuyên chở chủ yếu
bằng sức người, sức ngựa, sức trâu bò. Giờ đây, người Lô Lô có thể đi lại
bằng phương tiện xe máy, chính vì vậy việc giao lưu giữa các dân tộc được
thuận lợi, dễ dàng hơn.
Huyện Bảo Lạc có vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng rất quan trọng
đối với tỉnh Cao Bằng, có đường biên giới dài 53,6 km chung với nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có quốc lộ 34 chạy qua. Thị trấn Bảo Lạc
là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của huyện với tổng diện tích
tự nhiên là 92.063, 68 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm
89.733,07ha = 97,46%; đất phi nông nghiệp chiếm: 1.821 ,58ha = 1,97%;
32
đất chưa sử dụng chiếm: 709,03ha = 0,77%. Huyện có 16 xã và một thị
trấn, số xã đặc biệt khó khăn là 15/17 xã thuộc vùng III đang được hưởng
những chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Vài nét sinh kế của người Lô Lô
Trong truyền thống và hiện đại, việc sinh kế của người Lô Lô vẫn
chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trên nương tự cấp, tự túc là chủ yếu. Từ
điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi này, người Lô Lô đã hình thành
loại nương xếp đá và thổ canh hốc đá. Do đất đai canh tác khan hiếm, họ đã
cần mẫn nhặt từng hòn đá, kè thành những bờ nương giữ đất trồng trọt.
Trải qua nhiều thế hệ, họ đã biến những khoảnh đất hoang hóa thành nương
rẫy để trồng lúa, ngô và nhiều loại cây trồng khác. Mỗi dòng họ Lô Lô có
một khu vực canh tác riêng, trưởng họ là người chỉ đạo các thành viên cùng
hưởng lợi chung từ thành quả lao động trên mảnh đất đó. Chính vì vậy,
chưa bao giờ họ biến đất đai thành một thứ hàng hóa để trao đổi. Ruộng
nương chỉ chia cho các con trai khi lập gia đình ra ở riêng. Con gái không
được thừa hưởng ruộng đất khi đi lấy chồng.
Từ xưa, người Lô Lô đã thâm canh lúa và ngô trên các loại đất trồng,
lúa cấy một vụ ở nương màu chờ mưa, ngô trồng ở nương thổ canh hốc đá.
Tập quán xen, luân, thâm canh, gối vụ và kinh nghiệm xếp đá kè bờ nương
chống xói mòn đất, rửa trôi màu chính là những tri thức địa phương trong
canh tác nông nghiệp của họ.
Người Lô Lô chọn đất hợp với từng giống lúa bằng cách trồng thử
nghiệm và loại trừ. Trên cùng một đám nương, họ trồng nhiều giống lúa
khác nhau, cả tẻ và nếp. Đến mùa thu hoạch, sản phẩm sẽ cho biết đất
nương đó phù hợp với giống lúa nào. Những giống lúa phù hợp sẽ được
tiếp tục trồng các năm sau đó. Bằng kinh nghiệm này, họ đã lựa chọn được
giống lúa phù hợp tối ưu cho từng loại đất và từng đám nương.
33
Người Lô Lô có tập quán dùng phân chuồng để chăm bón cho cây
trồng, nhất là đối với ngô, lúa. Trước đây, họ trồng các giống lúa địa
phương nên vào khoảng tháng 9, tháng 10 thu hoạch. Hiện nay, họ trồng
chủ yếu các giống lúa mới ngắn ngày nên thời gian thu hoạch sớm hơn.
Bên cạnh hai loại cây trồng chính là ngô và lúa, người Lô Lô còn
thâm canh một số loại cây trồng, trong đó có tam giác mạch. Đất trồng loại
cây này là những khoảnh nương cao, nương xấu bạc màu, nương hốc đá.
Công việc chuẩn bị đất đơn giản hơn so với trồng ngô và lúa. Gia đình nào
có điều kiện thì cày vỡ một lần trước tết Nguyên đán rồi để đó. Nếu không,
đến tháng 2 cày xáo đất rồi bừa tơi, san phẳng, nhặt sạch cỏ rác và trồng
luôn. Sau khi thu hoạch, mạch được gác trên sàn bếp và được chế biến dần
thành món mèn mén truyền thống.
Ngoài ra, người dân Lô Lô còn trồng cây Đậu Hà Lan, răng ngựa...
cũng được trồng phổ biến ở đây. Họ cày tơi đất sau đó cày luống rồi cuốc
hốc tra hạt và đợi đến tháng 2 - 3 năm sau thu hoạch. Cây khoai lang (mí
pu) cũng được trồng ở những đám nương bằng. Thời gian trồng vào tháng
7, đến tháng 12 thu hoạch. Họ lấy dây chăn nuôi lợn và củ để ăn. Đến mùa
thu hoạch, họ để dành một ít dây nhân giống cho vụ sau. Cây dong riềng
(ngo pè) cũng là một loại cây trồng có mặt rất sớm trong đời sống của
người Lô Lô, thường được trồng ở nương thổ canh hốc đá để lấy củ.
Ở nương màu, thu hoạch lúa xong, để đất nghỉ vài tháng, người ta lại
cày đất và vén luống trồng đậu tương. Đậu tương thường được trồng trước
tết âm lịch và đến tháng 3 đầu tháng 4 thu hoạch.
Chính vì vậy, người Lô Lô có kinh nghiệm trong việc xen canh gối vụ
nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, một phương thức canh tác điển
hình của những tộc sống bằng nương rẫy. Ngoài những cây trồng chính như
34
ngô, lúa, đậu, mạch, họ thường trồng xen canh rau dền, dưa chuột, bầu bí, rau
cải, đậu đũa... bằng cách trộn lẫn hạt giống với phân ải trước khi bón phân
vào mỗi hốc ngô. Nhìn chung, xen canh gối vụ là một phương thức canh tác
tổng hợp được đúc kết qua nhiều thế hệ và trở thành tập quán.
- Một số đặc điểm về văn hoá
+ Nhà ở: Người Lô Lô, chủ yếu ở nhà sàn, giống nhà sàn của người
Tày, Nùng, chỉ khác về cách bố trí trong nhà. Nguyên vật liệu để làm nhà
gồm có: gỗ để làm cột, ván hoặc tre để đan vách, cây mai hoặc cây tre để
làm dui, gianh hoặc ngói để lợp, thông thường nhà làm 5 gian, 4 mái, có 1
cửa chính mở ở gian giữa, trước cửa có sàn để phơi thóc, hoặc để phơi quần
áo, bàn thờ đặt ở gian giữa đối diện với cửa chính. Xưa kia, người Lô Lô ở
huyện Bảo Lạc để trâu bò dưới sàn nhà, ngày nay người ta ý thức được rằng
để như thế là mất vệ sinh, và họ đã để chuồng bò và trâu riêng ra một nơi
khác. Mỗi lần dựng nhà mới hoặc chuyển nhà đi nơi khác, người Lô Lô ở
đây thường xem ngày lành, tháng tốt để tránh những điều không lành xảy ra
đối với gia đình. Đồ đạc trong nhà người Lô Lô rất đơn giản, thường chỉ có
bàn, ghế gỗ, chiếu, hòm đựng quần áo
+ Trang phục: Trang phục truyền thống là một giá trị văn hoá mà
người Lô Lô tạo ra để thoả mãn nhu cầu sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ,
ngoài ra nó còn biểu hiện những giá trị văn hoá của dân tộc mà thông qua
đó người Lô Lô có thể thấy được tâm hồn của dân tộc mình, biết được
trình độ phát triển của dân tộc mình ra sao. Trang phục của người Lô Lô
được tạo thành từ sự kết hợp hai bộ phận: Y phục và đồ trang sức. Người
Lô Lô có nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp cho nên từ cái ăn, đến cái
mặc đều do sức lao động của đồng bào tạo ra.
Ngày nay, do sự phát triển của cơ chế thị trường, đời sống từng bước
được nâng cao, việc đi lại mua bán, giao dịch dễ dàng hơn, nên người Lô Lô
35
đã đỡ vất vả hơn và có điều kiện mua vải ở chợ để trợ giúp cho việc may thêu
một bộ quần áo rất kỳ công và nhiều thời gian.
Trang phục của nam giới Lô Lô không có gì đặc biệt so với trang phục
của một số dân tộc khác: áo kiểu 5 thân, xẻ và cài cúc bên nách; trong tang lễ
nam giới mặc áo 5 thân, trang trí sặc sỡ và có sự phân biệt giữa các dòng họ.
Nam giới thường chít khăn chàm, dắt mối phía sau gáy, trên khăn không trang
trí, mặc quần ống rộng (quần chân què).
Phụ nữ Lô Lô mặc áo ngắn màu đen chàm, xẻ ngực, hai ống tay rộng,
nối dài từ bả vai xuống cổ tay bằng những khoanh vải màu xanh, đỏ, tím,
vàng (thường là chín vòng màu khác nhau). Hai vạt áo trước và sau đều chắp
những miếng vải màu hình tam giác tạo thành các ô vuông hoặc tạo nên
những hoa văn răng cưa, kiểu hình bông lúa, hình sông nước, mạng nhện;
phía vạt trước áo có những hoa văn trang trí ngang ngực áo trở xuống; sau
lưng áo có những đường trang trí hoa văn chạy dọc theo đường sống lưng.
+ Tập quán ăn, uống: Đối với người Lô Lô, gạo tẻ, gạo nếp và ngô
đều được coi là lương thực chính trong các bữa ăn thường ngày. Người ta tách
vỏ trấu để lấy gạo bằng những chiếc cối giã bằng tay hoặc cối đạp chân, cách
lao động thủ công trên nay đã thay thế bằng máy sát gạo. Gạo tẻ nấu thành
cơm như cách thông dụng của người Việt: gạo nếp đồ thành xôi hoặc làm
bánh chưng trong ngày tết, bánh trôi, bánh giầy, bánh khảo Ngô tươi
thường nướng hay luộc, ngô hạt xay ra nấu lẫn với gạo tẻ.
Trong bữa ăn hàng ngày, một số gia đình ăn thêm lương thực phụ như
khoai sọ, khoai lang Đối với các loại rau, đậu, thịt, cá người Lô Lô thường
xào hay nấu canh là phương thức chế biến đơn giản và phổ biến hơn cả.
Trong các món ăn được chế biến từ động vật, món nướng được người Lô Lô
ưa thích hơn cả. Người ta nướng trên than hồng, nướng chín rồi có thể ăn
được luôn. Ngoài việc chế biến thức ăn tươi, người Lô Lô quan tâm đến việc
36
tích trữ các loại thực phẩm khô, có thể dùng được lâu dài, phòng khi khan
hiếm: khi mổ lợn hoặc khi bắn được thú rừng, các gia đình dành lại một phần
thịt ướp muối và treo lên bếp, cá suối để dành cần nướng qua trên than hồng
rồi phơi khô, khi nào cần ăn chỉ việc đem ra chế biến. Người Lô Lô ở huyện
Bảo Lạc còn dùng nhiều món ăn có tác dụng chữa bệnh như mướp đắng, rau
đắng xào với thịt là món ăn trong dân gian cho rằng có khả năng phòng và
chữa bệnh sốt rét; phụ nữ mang thai hay con nhỏ có các món ăn bổ dưỡng như
gà hầm, chân giò hầm, bầu sữa lợn
+ Gia đình: Người Lô Lô theo chế độ phụ hệ, người đàn ông đóng
vai trò trụ cột, họ là lao động chính trong gia đình, đảm nhiệm vai trò chủ
đạo trong hoạt động xã hội và các nghi lễ của họ hàng, làng xóm. Hình
thức gia đình phổ biến của người Lô Lô ở Bảo Lạc là gia đình một vợ, một
chồng, quy mô hộ gia đình thường từ 2 đến 8 thành viên, có sự phân công
lao động hợp lý.
+Phong tục tập quán : Tập quán của người Lô Lô trải qua nhiều nghi lễ
vòng đời. Khi người phụ nữ đến kỳ sinh đẻ, họ thường đẻ tại nhà, có sự giúp đỡ
của bà đỡ vườn hoặc mẹ đẻ, mẹ chồng, đàn ông, kể cả chồng không được vào
gần khu vực người phụ nữ đang sinh nở. Trong trường hợp khó đẻ, họ mời thầy
Mo về cúng, sản phụ được uống bát nước do thầy Mo làm phép. Khi sản phụ
sinh con xong, người nhà cắm một cành lá ở ngoài cửa báo hiệu nhà có cữ. Sau
sinh, sản phụ ăn cơm nếp trong tháng cữ vì theo quan niệm của người Lô Lô,
ăn cơ nếp chắc dạ và có nhiều sữa. Khi sản phụ hết thời gian ở cữ, gia đình mời
thầy Mo tới cúng làm lễ đầy tháng và đặt tên cho cháu bé.
+ Tín ngưỡng: Người Lô Lô tin rằng, linh hồn người chết luôn tồn tại
khi thể xác đã mất đi, sau khi chết hồn được chia làm bốn phần, cư trú ở bốn
nơi khác nhau. Một phần hồn con cháu tiễn đưa về nơi quê cha đất tổ ở Pủ
Nả, sau đó về trời. Phần khác sẽ được đưa về thế giới mường ma ở khu mộ
37
của làng. Phần nữa chế ngự ngay trên sàn gác bếp, coi nhà cửa giúp con cháu,
không cho ma ngoài xâm nhập vào nhà và phần còn lại được con cháu đưa lên
thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên. Lô Lô là dân tộc duy nhất hiện nay còn sử
dụng trống đồng trong tang ma.
Tín ngưỡng của người Lô Lô chủ yếu thiên về vạn vật hữu linh. Họ
cho rằng, mọi hiện tượng tự nhiên đều dựa vào các lực lượng siêu nhiên, vạn
vật đều có linh hồn. Qua các câu chuyện dân gian, qua lời kể của những người
già và các mô típ hoa văn trên trống đồng cho thấy vũ trụ trong quan niệm của
người Lô Lô như trái đất có hình tròn, có ba thế giới gồm thế giới trần gian,
thế giới ma và thế giới trên trời. Các thế giới này giống nhau, đều có con
người và ma quỷ, có thần thánh, có cỏ cây và sông núi May mắn và rủi ro
của người Lô Lô tuỳ thuộc vào cách họ ứng xử với tổ tiên, trời đất và đối với
chính đồng loại đang sống ở trần gian. Người Lô Lô quan niệm trời là cha, đất
là mẹ, có trời mới có đất, có đất mới sinh cỏ, trời tạo ra thế giới mặt đất, loài
người và muôn vật, trời quyết định vận mệnh của loài người, trời cho sống là
sống, trời bảo ai chết là chết. Họ cho rằng, cả ba thế giới trên đều có liên hệ
mật thiết với nhau, lúc đó trời còn ở thấp, một ngày mọc bảy mặt trời, một
đêm bảy mặt trăng, trần gian lúc đó nóng bỏng, con người không làm được gì,
cỏ cây muôn loài đều bị thiêu chết, cứ mặt trời lặn, mặt trăng lên, ngày và
đêm tranh nhau huỷ diệt dần muôn loài sống trên mặt đất. Trước thảm hoạ đó,
để bảo vệ cho con người, ông STráng - một nhân vật khổng lồ đã đạp đất đội
bầu trời lên bảy mặt trời, bảy mặt trăng rơi xuống hang đá, trời trở lại tối mịt,
con người tìm thầy mo là người có các con ma con nhập vào cơ thể từ khi mới
đầu thai trong bụng mẹ và chỉ có thầy mo mới có khả năng tìm xem mặt trời,
mặt trăng rơi xuống đâu. Thầy mo cử các ma con của mình đi khắp nơi hỏi
hết muôn loài trên trái đất, cuối cùng chỉ có con bìm bịp và con hổ mới biết
chỗ mặt trời rơi. Thầy Mo nhờ bìm bịp kêu để mặt trăng, mặt trời thức, hổ kéo
38
mặt trời, mặt trăng lên, khi gọi được một mặt trời, mặt trăng lên thầy mo cho
lấp cửa hang lại, chỉ lấy một mặt trời và một mặt trăng giao cho trời điều
khiển đủ ánh sáng ngày và đêm cho tới ngày nay.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tồn tại rất lâu trong cộng đồng người
Lô Lô, họ quan niệm tổ tiên là những người thuộc thế hệ trước đã sinh ra
mình. Đây là việc thể hiện sự hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà, cha
mẹ và những người trong họ tộc mình. Họ có niềm tin là tổ tiên sẽ phù hộ
cho mình được bình an, con cháu có sức khoẻ tốt, gặp mọi vận may trong
cuộc sống.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Lô Lô vẫn duy trì tín
ngưỡng thờ các thần che chở cho gia đình. Người Lô Lô thường cúng các loại
thần: Thổ công, thần phù hộ trồng trọt và chăn nuôi, đối với các gia đình có
người làm nghề thuốc chữa bệnh, nghề rèn thì họ còn lập bàn thờ riêng để thờ
tổ sư nghề để tưởng nhớ và biết ơn đến những người đã có công sáng tạo và
truyền nghề cho mình.
Ngoài ra, người Lô Lô còn có tục thờ cúng ma cửa tại cửa chính của
ngôi nhà, họ quan niệm rằng, cửa nhà là nơi bảo vệ cả ngôi nhà, không cho
ma quỷ vào nhà. Đối với ma bếp, là đối tượng chăm sóc mùa màng, lúa ngô
được tươi tốt, họ coi trọng việc đốt lửa nhóm bếp trong dịp nhà mới, khi
nhóm bếp xong, họ đun lửa cháy suốt ngày, suốt đêm trong vòng chín ngày.
Người Lô Lô quan niệm khi sinh đẻ có bà Mụ thường quấy nhiễu trẻ con ăn,
ngủ không yên, việc lập bàn thờ bà Mụ rất được coi trọng.
Nông nghiệp là nguồn kinh tế chủ đạo trong cộng đồng người Lô Lô,
vì vậy, họ cầu mong mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh và gặp thiên tai,
họ rất coi trọng các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, từng gia đình sẽ tổ
chức nghi lễ nông nghiệp như lễ cầu mưa, lễ cúng thần đất sau khi cấy lúa,
lễ cúng cơm mới
39
+ Múa dân gian: là hình thức sinh hoạt không thể thiếu được trong đời
sống của dân tộc Lô Lô, nếu ai đã từng “tham dự” đám tang của dân tộc Lô Lô
đều không thể quên trong đám tang của người Lô Lô có những điệu múa mềm
mại, uyển chuyển và duyên dáng, trai gái, già trẻ tay cầm tay múa vòng tròn với
những điệu múa dân gian, những điệu múa này dùng tiếng trống đồng đệm tiết
tấu. Các điệu múa trong tang ma của dân tộc Lô Lô khá phong phú và mang ý
nghĩa riêng của bài múa gắn liền với lao động, vui chơi và nghi lễ như:(i). Điệu
múa mời nhau (Mề số);(ii). Điệu múa nhận mặt nhau (Ló Voáy);(iii). Điệu
múa mời khách (Mề nằng); (iv). Điệu múa nhớ nhau (Tồ mí nề)
Các điệu múa này đã được khắc trên mặt trống đồng của người Lô Lô đã
được các nhà nghiên cứu, biên đạo múa nâng lên thành nghệ thuật biểu diễn
Cũng như các dân tộc vùng cao ở Cao Bằng, dân ca dân tộc Lô Lô là
những tác phẩm truyền miệng, họ không còn nhớ những tác phẩm đó được
sáng tác từ khi nào và không rõ tác giả là ai. Dân ca dân tộc Lô Lô là phương
tiện tự thuật, chân thực trữ tình và hấp dẫn nhất của những bản tình ca, những
bài hát trong đám cưới, trong dịp mừng nhà mới, trong lễ đặt tên cho con trẻ
những bản trường ca lịch sử nói đến “nguồn gốc” của họ “mể cóng”, “những
chặng đường” “lo cáng muấy”, “đưa đường” “chẻ mo” Trong dân ca của
dân tộc Lô Lô có những tác phẩm là những áng văn chương có giá trị nghệ
thuật cao được phổ biến rộng trong nhân, vừa có tính chất trữ tình, tính chất
kịch và tính chất tự sự.
- Truyện kể dân gian: Văn học dân gian của người Lô Lô bao gồm thơ
ca dân gian, tục ngữ, câu đố Đặc biệt là thơ ca dân gian và chuyện kể dân
gian có số lượng phong phú và được người Lô Lô yêu thích hơn cả. Truyện kể
dân gian “Nề Mồ Tắng” là những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết,
chuyện cổ tích, ngụ ngôn và chuyện cười “ghỉ tằng” như chuyện con cóc lấy
nàng tiên, chuyện anh chàng tham lam, chuyện trống đồng và con rồng cứu
40
loài người Mỗi truyện kể dân gian phản ánh từng khía cạnh đời sống sinh
hoạt của người Lô Lô trong lao động sản xuất, trong cuộc đấu tranh chống
thiên nhiên và chống ngoại xâm. Các truyện dân gian cho thấy, người Lô Lô
quan niệm về vũ trụ khác hẳn với các dân tộc láng giềng. Theo họ vũ trụ có ba
thế giới mỗi thế giới đều có tổ chức xã hội như nhau có con người, có ma quỷ,
có thần thánh, có cỏ cây, sông núi
- Dân ca: Dân ca của người Lô Lô là những tác phẩm truyền miệng,
không còn ai biết sáng tác từ bao giờ và không hiểu tác giả là ai. Họ giải thích
rằng: từ khi có trời, đất có con người thì cũng có dân ca phục vụ cuộc sống
tinh thần của họ. Người Lô Lô thường có câu “Mồ co, mể tề, tềnh ló mể khá”
tức là “có trời có đất đã có dân ca”.
Dân ca là phương tiện tự thuật, chân thực, trữ tình và hấp dẫn nhất của
những bản tỉnh ca, những bài hát trong đám cưới, trong dịp mừng nhà mới,
trong buổi lễ đặt tên Những bản trường ca lịch sử như “Mể Cóng” tức
nguồn gốc, “Lo cáng muấy” tức những chặng đường, “chẻ mo” tức nguồn
gốc, “Lo Cáng muấy” tức những chặng đường, “chẻ mo” đưa đường Trong
dân ca Lô Lô có những tác phẩm là những áng văn chương có giá trị nghệ
thuật cao. Tìm hiểu cho kỹ ta sẽ thấy được cái đẹp của dân tộc đó được thể
hiện trong dân ca, nó được phổ biến rộng trong nhân dân, nhất là những tầng
lớp thanh niên rất ưa thích, là nội dung câu chuyện phản ánh tâm trạng của
con người mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Chẳng hạn như Lồ Mi Pho tức tiếng
hát tình yêu, là một dạng trường ca dài trên 2000 câu diễn tả một cách trật tự
có lô gic quá trình tiến triển từ lúc tìm hiểu, yêu nhau đến lúc lấy nhau, sinh
con đẻ cái của đôi trai gái, lời ca chất phác rất gần với cuộc sống, câu chuyện
được diễn tả dễ hiểu. Có thê nói dân ca dân tộc Lô Lô là một kho tàng tư duy
của nhân dân lao động trong quá trình nhận thức xã hội nói chung. Lồ Mì Pho
là dân ca cổ truyền dài, dành cho những đôi nam nữ hát đối đáp tùy hứng kéo
41
dài ba ngày đêm. Dạng trường ca này vừa là chuyện kể, vừa là bài học mang
tính quy luật, từ khi đôi trai gái gặp nhau, tìm hiểu, có lời ước hẹn rồi lấy
nhau thành vợ, thành chồng, là những con người có ích trong xã hội
Dân ca Lô Lô có một đặc điểm chung là hay dùng thể thơ 5, được các
nghệ nhân hát và phát triển tùy từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Lồ Mi Pho là
loại tình ca tự sự mang tính thầm kín, nên người ta chỉ hát về đêm. Người Lô Lô
gọi loại hát này là Vuir Tror Tangx, nghĩa là “câu chuyện xấu hổ”. Như vậy,
trong dân ca của dân tộc Lô Lô vừa có tính chất trữ tình và có tính chất kịch -
Hai yếu tố biện chứng không thể tách rời nhau.
Trải qua những chặng đường của lịch sử, những biến động của xã hội,
những khó khăn của nền kinh tế tự cung, tự cấp phụ thuộc vào thiên nhiên đã
tạo cho người Lô Lô huyện Bảo Lạc những nét độc đáo riêng biệt trong văn
hoá tộc người mình. Cũng như các dân tộc khác, văn hoá tinh thần của người
Lô Lô được lưu lại trong trí nhớ và được truyền miệng từ thế hệ này sang thế
hệ khác bằng những bài dân ca, tình ca, những câu chuyện dân gian và các
bài mo phản ánh mọi mặt sinh hoạt lao động sản xuất của người Lô Lô từ
thời xa xưa. Đến nay, chúng đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
tinh thần của người Lô Lô, là nguồn tư liệu quý báu để khẳng định bản sắc
văn hoá tộc người.
Những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô nêu ở trên
được thể hiện qua hai phương diện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố cấu thành các nghi lễ
trong hôn nhân trên hai khía cạnh truyền thống và hiện đại.
Tiểu kết chương 1
Khi nghiên cứu về hôn nhân và gia đình nói chung và hôn nhân của dân
tộc Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trong truyền thống và biến đổi,
42
luận án đã nghiên cứu các công trình, bài viết được đăng tải ở trong nước và
ngoài nước. Các nguồn tài liệu này có tính chất tổng quan về những khía cạnh
khác nhau của văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc này ở nước ta, trong
đó có vấn đề hôn nhân. Trên cơ sở đó, luận án đã nêu rõ các khái niệm cơ bản
liên quan đến đề tài và một số lý thuyết nghiên cứu được sử dụng để phục vụ
cho việc triển khai những nội dung nghiên cứu cần giải quyết.
Luận án đã trình bày khái quát về dân tộc Lô Lô ở huyện Bảo Lạc trên
các phương diện cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội, lịch sử tộc
người và sự phân bố dân cư; đặc điểm văn hóa tộc người thể hiện qua các
dạng thức, các thành tố văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như nhà ở,
trang phục, ăn uống, phương tiện vận chuyển, gia đình và một số hình thức
văn học dân gian... Các giá trị trong những thành tố văn hóa này được người
Lô Lô gìn giữ, trao truyền, tiếp thu và sáng tạo trong tiến trình phát triển của
họ nói riêng và của các tộc người ở nước ta nói chung. Đây chính là cơ sở,
nền tảng giúp tác giả trong việc triển khai nghiên cứu các vấn đề ở nội dung
chương 2 của luận án.
43
Chương 2
HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC
2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lô Lô
2.1.1. Quan niệm truyền thống hôn nhân của người Lô Lô
Người Lô Lô xưa kia chủ yếu chỉ kết hôn với những người cùng nhóm
dân tộc, người Lô Lô không kết hôn với các dân tộc khác. Họ cho rằng, hôn
nhân với người cùng dân tộc sẽ dễ dàng hiểu nhau, thông cảm cho nhau vì
cùng chung phong tục, tập quán và một nền văn hoá.
Người Lô Lô thường kết hôn khá sớm ở độ tuổi 16-17, thậm chí có
trường hợp kết hôn khoảng 13 - 14 tuổi. Con trai, con gái khoảng 20 tuổi mà
chưa kết hôn được coi như trai già, gái lỡ thì. Người Lô Lô thường kết hôn,
cùng lứa tuổi với nhau, hoặc hơn kém nhau 3 - 4 tuổi. Người Lô Lô có quan
niệm và tục lệ hôn nhân khá độc đáo, tạo nên bản sắc văn hoá tộc người. Chính
điều đó đã góp phần làm sinh động thêm bức tranh toàn cảnh về hôn nhân của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong quan niệm truyền thống của người Lô Lô, hôn nhân không
những là yếu tố để duy trì nòi giống, thể hiện tình cảm giữa nam và nữ
với nhau mà còn phản ánh giá trị đạo đức tộc người. Theo đó , những
nguyên tắc trong hôn nhân của người Lô Lô trở thành chuẩn mực quan
trọng trong quan hệ xã hội tộc người.
Người Lô Lô rất coi trọng trinh tiết của người con gái khi chưa xuất
giá. Trong truyền thống, tư cách, đạo đức người con gái được quy định
khá rõ trong luật tục: cô gái Lô Lô đi ra ngoài chơi quá nhiều, uống rượu say
không được coi là con gái ngoan, bị dư luận xã hội đánh giá thấp về phẩm giá
đạo đức; giao tiếp nhiều với bạn khác giới cũng bị coi là thất tiết.
44
Đối với người Lô Lô, hôn nhân là sự việc hệ trọng trong chu kỳ vòng
đời. Theo quan niệm của đồng bào, hôn nhân là sự duy trì nòi giống, thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, mong ước có nhiều con, đặc biệt là con trai để có
thêm nhiều nhân lực lao động trong gia đình, tăng vị thế trong dòng họ, phụng
dưỡng cha mẹ lúc tuổi già và có người thờ cúng khi đã khuất. Cha mẹ nào
cũng mong muốn con cái đến tuổi trưởng thành phải lập gia đình. Việc dựng
vợ, gả chồng cho con cái trở thành trách nhiệm của những bậc làm cha, làm
mẹ. Với ý nghĩa này, hôn nhân luôn có vai trò quan trọng đối với việc thay
đổi địa vị trong xã hội người Lô Lô, từ đó hình thành những mối quan hệ mới,
cố kết gia đình, dòng họ trong cộng đồng, đặc biệt là việc “nối dõi tông
đường”, thờ cúng tổ tiên.
Trước đây, việc tiến tới hôn nhân của người Lô Lô không hoàn toàn
xuất phát từ tình yêu đôi lứa. Phần lớn các cặp hôn nhân của người Lô Lô
thường do cha mẹ sắp đặt. Họ thường đính ước cho con cái ngay khi mới chào
đời. Trong quan niệm của họ, khi con cái đến độ tuổi kết hôn mà gia đình hai
bên cùng có mục đích cưới vợ, gả chồng cho con, đồng thời hai gia đình môn
đăng, hộ đối, có sức khoẻ là đủ tiêu chuẩn hỏi cưới cho con. Cha mẹ đã
chọn được mối cho con trai mình sẽ chủ động đặt vấn đề với gia đình nhà gái,
con cái cũng chỉ biết thuận theo ý cha mẹ. Đôi trai gái dù yêu nhau mà cha mẹ
không đồng ý thì cũng rất khó tiến tới hôn nhân. Có thể nói, quan niệm hôn
nhân của người Lô Lô trước đây mang nặng tư tưởng gia trưởng, làm cho hôn
nhân của con cái bị động, thậm chí bị ép duyên. Tuy vậy, nó không hẳn mang
tính tiêu cực, bởi trong xã hội lúc ấy đa số đã chấp nhận và coi đó là chuyện
bình thường; cha mẹ nào cũng muốn khi con cái mình đến tuổi trưởng thành
và sớm có cuộc sống lưa đôi ổn định. Thực tế cho thấy, hầu hết các cuộc hôn
nhân trước kia dù tự nguyện hay do cha mẹ sắp đặt thì họ vẫn sống hạnh
phúc, gắn bó với nhau đến cuối cuộc đời.
45
Hôn nhân thể hiện sự trọng thị giữa hai gia đình thông gia, vì vậy
vai trò của ông bà mối (Quan lang) rất quan trọng trong quá trình diễn ra
lễ cưới. Ông bà Quan lang là người đại diện cho gia đình cô dâu và chú
rể, là người am hiểu phong tục tập quán, khéo ăn nói và là người điều
hành các nghi lễ trong quá trình hôn nhân.
2.1.2. Tuổi kết hôn
Ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta, do kinh tế còn chậm
phát triển và quan niệm có nhiều nhân lực thì có nhiều của nên nạn tảo hôn còn
khá phổ biến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Hiện tượng kết
hôn ở lứa tuổi 15, 17, bất chấp luật pháp, không cần đăng ký với cơ quan chính
quyền địa phương là hiện tượng khá phổ biến [23, tr.280-281].
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, tuổi kết hôn của nam là 20 và
nữ là 18. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi tộc người lại có những quy định
khác nhau về tuổi kết hôn. Theo truyền thống, người Lô Lô kết hôn khá
sớm, thường từ 15 đến 17 tuổi, nếu quá tuổi thường khó lấy vợ hoặc khó
lấy chồng và bị coi là ế. Nam giới thường lấy vợ già hơn 3, đến 4 tuổi.
Theo quan niệm của họ, lấy vợ nhiều tuổi hơn mình để sớm có người làm
việc đồng áng, sinh con, đẻ cái, vì vậy nam giới Lô Lô lấy vợ nhiều tuổi
hơn còn khá phổ biến.
Nguời Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng kết hôn thường rất sớm,
cá biệt có những trường hợp chỉ mới 12, 13 tuổi đã kết hôn. Các bậc cha mẹ
thường căn cứ vào các dấu hiệu tuổi dậy thì của con như chóng lớn, lao động
chăm chỉ, nói năng có ý tứ hoặc thẹn thùng trước người khác giới mà đặt vấn
đề cưới vợ hay gả chồng cho con. Việc tạo lập gia đình cho con ở lứa tuổi còn
quá trẻ như vậy là do quan niệm, có cháu sớm để nối dõi tông đường, tăng
thêm nguồn nhân lực lao động cho gia đình, nâng cao uy tín và thế lực cho
46
dòng họ, là nơi nương tựa cho cha mẹ lúc tuổi già. Tình trạng tảo hôn diễn ra
phổ biến, xuất phát từ tâm lý họ tộc, dòng họ có uy tín, có thế lực trong bản
làng thường phải có đông các thành viên.
Trong xã hội truyền thống, người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc thường kết hôn
rất sớm. Ở tuổi 13, 14, trai gái đã lấy vợ, lấy chồng, bởi theo quan niệm của họ
đến độ tuổi ấy đã được coi là đủ điều kiện để lập gia đình. Theo các cụ cao niên
kể lại: trong xã hội cũ gần như 100% các cặp vợ chồng người Lô Lô đều kết hôn
khi mới 15 tuổi. Họ kết hôn sớm, vì theo quan niệm của người Lô Lô cho rằng,
khi đến 18, 20 tuổi mà chưa kết hôn là đã quá lứa nhỡ thì, khó lấy chồng, lấy vợ.
Trai gái đến 18, 20 tuổi mà vẫn chưa xây dựng gia đình thì dân làng thường có
nhiều dị nghị. Việc kết hôn của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc cũng như các dân
tộc khác được coi là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng như đã
trình bày, quyền quyết định chọn vợ, chọn chồng thuộc về những người lớn tuổi
như ông bà, cha mẹ, nhất là khi con cái còn ít tuổi mà theo họ là chưa có kinh
nghiệm, thường thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Trước khi thành vợ, thành chồng, trai gái có thời kỳ tìm hiểu. Điểm hẹn
hò gặp gỡ là các phiên chợ, trong ngày tết, lễ hội, nhất là qua các phiên chợ
tình, hát đối đáp với nhau, họ sẽ tách khỏi tốp bạn bè đi chơi riêng. Khi đã
yêu nhau, sau những giờ tâm tình, nếu hai người cảm thấy ưng thuận thì
chàng trai thường tặng cô gái những kỷ vật để làm kỷ niệm như: Khăn, áo,
vòng, nhẫn, cặp tóc... Nếu các kỷ vật đó không bị cô gái trả lại thì cô gái đã
bằng lòng nhận lời kết hôn với chàng trai.
Trong hôn nhân, người Lô Lô sau khi kết hôn ít xảy ra ly hôn, trường
hợp người chồng bỏ vợ khô... hôn nhân của người Lô Lô ngày càng được đẩy mạnh, các nghi thức,
nghi lễ trong hôn nhân ngày càng giản lược hơn với mục đích phù hợp với
tình hình và xu thế phát triển của thời đại. Trên cơ sở đó, luận án đã chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt giữa nghi lễ hôn nhân của người Lô Lô ở Bảo Lạc,
tỉnh Cao Bằng với nghi lễ hôn nhân của người Lô Lô ở tỉnh Hà Giang, đồng
thời luận án cũng so sánh tục lệ này với người Tày tại cùng địa bàn cư trú ở
huyện Bảo Lạc. Từ việc so sánh trên, luận án cho người đọc thấy được sự
140
tương đồng và khác biệt trong hôn nhân của chính tộc người Lô Lô và với tộc
người khác.
6. Khi bàn đến sự biến đổi trong hôn nhân của dân tộc Lô Lô ở huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay, luận án đã chỉ ra các nguyên nhân của sự
biến đổi, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, đó
là yếu tố kinh tế, chính trị tác động trưc tiếp đến văn hóa xã hội đương đại,
yếu tố nhận thức và sự gìn giữ của người Lô Lô với tư cách là chủ thể. Các
yếu tố này đã dẫn đến những thay đổi trong hôn nhân của người Lô Lô ở
huyện Bảo Lạc hiện nay.
7. Biến đổi về hôn nhân chỉ rõ sự thay đổi trong quan niệm và nguyên
tắc của người dân nơi đây, đó là hôn nhân gần, hôn nhân cùng nhóm dân tộc.
Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, xu hướng hôn nhân hỗn hợp giữa các
thành phần dân tộc cùng sinh sống trên một cùng lãnh thổ nhất định đã tăng
lên. Đây chính là sự biểu hiện của việc giao lưu về mọi mặt trong đời sống xã
hội của cộng đồng các dân tộc - Một yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sự
biến đổi trong quan niệm và hành vi thực hành hôn nhân của người Lô Lô nói
riêng. Trong đám cưới của dân tộc này, các nghi thức và trang phục truyền
thống tuy có sự thay đổi nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được bản sắc văn hoá tộc
người và phù hợp với xu thế của thời đại mới.
8. Việc nghiên cứu hôn nhân truyền thống của người Lô Lô cũng như
những biến đổi của tục lệ này trong thời kỳ mở cửa dưới tác động của nền
kinh tế thị trường chính là cơ sở để xây dựng một chương trình và chính sách
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp tục làm giàu
vốn văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các nhà quản lý chỉ đạo việc
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Đẩy mạnh các hoạt động văn
nghệ quần chúng, lễ hội truyền thống... làm phong phú đời sống tinh thần cho
141
cộng đồng cư dân Lô Lô, loại bỏ những tệ nạn xã hội, góp phần làm tăng
cường mối đoàn kết trong trong chính các dân tộc cùng chung sống ở một
vùng lãnh thổ nhất định.
9. Trên cơ sở nghiên cứu về hôn nhân cùng sự biến đổi của tục lệ này
trong đời sống của người Lô Lô, luận án đã làm rõ những nét đặc sắc trong
phong tục tập quán của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Đó là
một kho tàng di sản văn hóa có giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của
một dân tộc trong bức tranh tổng thể về tính đa dạng văn hóa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta
trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác
định mục tiêu, nhiệm vụ “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một quan điểm đúng đắn và cấp thiết.
10. Luận án chỉ ra các giá trị tiêu biểu trong lễ cưới của người Lô Lô
trên các khía cạnh lịch sử, văn hóa, tính thời đại Những giá trị này sẽ gắn
liền với tiến trình phát triển bền vững và hòa mình vào kho tàng giá trị của
các loại hình di sản văn hóa khác của dân tộc này. Trên cơ sơ đó, luận án nêu
ra một số bàn luận mang tính thực tiễn, góp phần gìn giữ và phát triển tục lệ
hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trong tương lai.
Từ đó, đề ra các khuyến nghị góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá
trị của hôn nhân trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, vững mạnh
về quốc phòng - an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước
tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN
CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Mông Thị Xoan (2012), “Văn hóa người Lô Lô ở Cao Bằng”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, (334), tr.77.
2. Mông Thị Xoan (2014), “Hôn nhân cổ truyền của người Lô Lô ở Bảo Lạc,
Cao Bằng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (362), tr.100.
3. Mông Thị Xoan (2016), “Những biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô
ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,
(381), tr.44.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà
nước(In lần thứ 2), Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Lạc (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện
Bảo Lạc (1930- 2005), Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1990), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng, tập 2, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cao Bằng.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XVII (2011 - 2016).
5. Ban Chỉ đạo TĐTDS Trung ương (1983), Dân số Việt Nam 1/10/1979, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Bền các tgk (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb
VHDT và Tạp chí VHNT, Hà Nội.
7. Đỗ Thuý Bình (1991), “Thực trạng hôn nhân ở các dân tộc miền núi phía
Bắc”, Tạp chí DTH, (2), tr.19-27.
8. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và
Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
9. Hoàng Hữu Bình (1998), Các dân tộc ở miền núi phía Bắc Việt Nam và
môi trường, Nxb KHXH, Hà Nội.
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL
ngày 21 tháng 11 năm 2011, Hà Nội Quy định về việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
11. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978), Nxb KHXH,
Hà Nội.
12. Các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
144
13. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Từ Chi (1996), “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
15. Chỉ thị số 27 - CT/ TW, ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
16. Trình Năng Chung (2002), Cao Bằng ở thời tiền sử và sơ sử, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
17. Cục thống kê Cao Bằng (2002), Kết quả điều tra dân số và nhà ở
1/4/1999 tinh Cao Bằng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng ( 2010), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Phan Hữu Dật (1997), “Qui tắc cư trú sau hôn nhân”, Tạp chí DTH, (3),
tr.3-11.
20. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
21. Khổng Diễn (Chủ biên) (1981), “Những đặc điểm kinh tế- xã hội các dân
tộc miền núi phía Bắc”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
23. Khổng Diễn (Chủ biên) (1995), Dân tộc học Việt Nam thể kỷ XX và
những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24. Khổng Diễn, Trần Bình (Chủ biên) (2007), Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam,
Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
145
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
kinh tế, xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Bế Viết Đẳng (2006), Dân tộc học Việt Nam định hướng và thành tựu
nghiên cứu (1973 – 1998), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Khoa Điềm ( 2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
32. Lê Sĩ Giáo (chủ biên) (1995), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc
Thắng, Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Thẩm Thu Hà, Sa Thị Thanh Nga (2015), Một số yếu tố văn hóa
ảnh hưởng đến hôn nhân xuyên biên giới của các tộc người thuộc
nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới
(số 5, tr.55-67).
34. Đặng Thị Hoa (chủ biên 2016), Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển
xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Hảo (2010), “Bàn thêm về di sản trống đồng của người Lô Lô
(xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)”, Tạp chí DTH, (2),
tr.69-74.
36. Phạm Quang Hoan, Nguyễn Ngọc Thanh (1992), “Gia đình và Hôn
nhân”, trong sách Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Viện Dân tộc
học, Hà Nội.
146
37. Phạm Quang Hoan (1993), “Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các
dân tộc ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr.44-45.
38. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Từ Điển Bách khoa, Hà Nội.
39. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb Từ Điển Bách khoa, Hà Nội.
40. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ Điển Bách khoa, Hà Nội.
41. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ Điển Bách khoa, Hà Nội.
42. Hội văn nghệ Cao Bằng (1993), “Văn hóa Dân gian Cao Bằng”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học, Cao Bằng.
43. Hội Văn nghệ Dân Gian Việt Nam (2012), Phong tục tập quán một số dân
tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
44. Trần Thị Hồng (2004), “Kết hôn với người nước ngoài qua môi giới hôn
nhân ở Việt Nam”, Khoa học về Phụ nữ, (5) tr.30-40.
45. Nguyễn Thế Huệ (1998), “Tình trạng tảo hôn ở một số dân tộc thiểu số
Việt Nam”, Tạp chí DTH, (3), tr.52-56.
46. Nguyễn Văn Huy (1979), “Bước đầu tìm hiểu hệ thống thân tộc của các
dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô”, Tạp chí DTH, (4), Hà Nội.
47. Nguyễn Văn Huy (1985), Văn hóa và nếp sống Hà Nhì - Lô Lô, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Huy (Chủ biên) (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt
Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Vũ Tuấn Huy (Chủ biên) (2004), Xu hướng gia đình ngày nay, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
147
50. Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên) (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng
biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
51. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Tập
1, Nxb KHXH, Hà Nội.
52. Nguyễn Văn Huyên toàn tập (2001), Văn hoá và giáo dục Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
53. Lương Văn Hy (1994), “Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai làng
ở miền Bắc Việt Nam”//Những thách thức trên con đường cải cách
Đông Dương, Borje Ljunggrren chủ biên, Nxb CTQG, tr.437 - 481.
54. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người môi trường và văn hóa, Nxb
KHXH, Hà Nội.
55. Vũ Ngọc Khánh (1999), Sơ lược truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu
số Việt Nam (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
56. Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu (1959), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
57. Luật bình đẳng giới (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, được sửa đổi (2014), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (tức Tân Sinh) (1947), Đời sống mới, tái bản 2015, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
60. Nguyễn Hữu Minh (2001), “Một số cách tiếp cận nghiên cứu về hôn
nhân”, Tạp chí XHH, 7 (4), tr.14-20.
61. Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo biên soạn (1995), Tục cưới hỏi, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
148
62. Hoàng Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người - Văn hoá Việt
Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
63. Hoàng Nam (2001), Tổng quan văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt
Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
64. Hoàng Nam (2012), Đại cương Nhân học Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
65. Nguyễn Thanh Nga (1997), “ Phong tục cưới xin cổ truyền của người Tày
Cao Bằng”, Tạp chí DTH, (3), tr.74-77.
66. Nghị định 32 của Chính phủ qui định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia
đình đối với đồng bào các dân tộc thiểu số (2002), Hà Nội.
67. Nguyễn Anh Ngọc (1975), “Trồng trọt ruộng màu và thổ canh hốc đá ở
người Lô Lô Hà Giang”, Tạp chí DTH, (3), Hà Nội.
68. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
69. Nguyễn Chí Nguyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (1985), Lịch sử
tộc người vùng biên giới phía Bắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
70. Những qui định pháp luật về hôn nhân và gia đình (2001), Nxb Lao
Động, Hà Nội.
71. Lò Giàng Páo – Hoàng Nam (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn học,
Hà Nội.
72. Lò Giàng Páo (1996), Trống đồng cổ với các dân tộc ở Hà Giang, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
73. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
74. Hoàng Phê (2017), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
149
75. Nguyễn Nam Phương (2000), “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong
thời kì đổi mới”, Con số và sự kiện, (6), tr.26-28.
76. Bùi Ngọc Quang (2006), “Hôn nhân truyền thống của người Brâu”, Tạp
chí VHNT, (19), tr.18-22.
77. Sở Văn hóa - Thông tin Hà Giang (1994), Văn hóa truyền thống các dân
tộc Hà Giang, Hà Giang.
78. Lý Hành Sơn (2005), Nhà ở của người Lô Lô Hà Giang, Tạp chí DTH,
(4), tr.19-30.
79. Lý Hành Sơn (2006), “Đôi nét về trang phục truyền thống của người Lô
Lô”, Tạp chí DTH, (2), tr. 8-16.
80. Lâm Tâm (1960), “Sơ lược giới thiệu dân tộc Lô Lô, huyện Đồng Văn,
Hà Giang”, Tập san DTH, (10), tháng 1.
81. Đào Văn Tập (1980), 30 năm kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
82. Đỗ Thạch (1999), “Hôn lễ xưa và nay” , Tạp chí Xưa và nay, (66B).
83. Phạm Minh Thảo (2000), Lễ tục vòng đời, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
84. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt
Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
85. Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề dân tộc và phát triển. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
86. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb TP. Hồ
Chí Minh.
87. Lê Thi (2002), “Thế kỉ 21 và những biến động xung quanh vấn đề hôn
nhân và gia đình ở Việt Nam”, Triết học, (4),tr.44-48.
150
88. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
89. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân và gia đình Việt
Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
90. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
91. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
92. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.
93. Thomas Barfiled (1997), Từ điển Nhân học, Tài liệu dịch lưu tại Viện
Dân tộc học, ký hiệu TĐ 86,TĐ 87.
94. Đặng Thu (1995), “Về tình trạng hôn nhân ở các dân tộc sinh sống tại
Việt Nam”, Tạp chí DTH, (4), tr.9-13.
95. Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP Quy định
việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu
số, Hà Nội.
96. Tỉnh uỷ - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng (2000), Địa chí Cao Bằng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
97. Hoàng Hoa Toàn (1975), “Người Lô Lô ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng”, Tạp
chí Dân tộc học, (2), Hà Nội.
98. Hoàng Hoa Toàn, Hoàng Lương (1978), “Sơ bộ tìm hiểu nguồn gốc các
tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Di”, Tạp chí Dân tộc học, (1),
Hà Nội.
99. Toàn cảnh Việt Nam (Discovery) (1997), Nxb Thống kê, Hà Nội.
151
100. Nguyễn Khắc Tụng, Ngô Vĩnh Bình (1981), Đại gia đình các dân tộc
Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
101. Từ Điển Xã hội học (2001), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
102. Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Lạc (2015), Báo cáo
tình hình dân số, gia đình và trẻ em năm 2015 và phương hướng,
nhiệm vụ năm 2016.
103. Vũ Diệu Trung (Chủ biên) (2009), Người Lô Lô Đen ở Hà Giang, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
104. Uỷ ban Dân tộc - Bộ Tư pháp (2002), Sổ tay phổ biến pháp luật Hôn
nhân và gia đình (dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số), Hà Nội.
105. Uỷ Ban Dân tộc, Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi ,
Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
106. Đặng Nghiêm Vạn (2003, 2007), Quan hệ giữa các tộc người trong một
quốc gia đa dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội. Văn hóa Việt Nam đa tộc
người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
107. Viện Dân tộc học (1975), Về vấn đề xác định thành phần dân tộc các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
108. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
109. Viện Dân tộc học (1980), Góp phần tìm hiểu bản lĩnh bản sắc các dân
tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
110. Viện Dân tộc học (1996), Những biến đổi về kinh tế - văn hóa các tinh
miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
111. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học, Đà Nẵng – Hà Nội.
152
112. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
113. Lê Trung Vũ (1975), “Vài nét về dân ca phong tục Lô Lô”, Tạp chí Dân
tộc học, (1), Hà Nội.
114. Lê Trung Vũ, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Hồng Dương (1996), Nghi lễ
đời người, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
115. Trần Thị Kim Xuyến (2001), Gia đình và những vấn đề của gia đình
hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
116. R. Jon McGee, Richard L. Warms(1996), Anthropological theory,
Southwest Texas State University.
117. L. Henry Morgan(1877), Ancient Society, Scholar’s Choice(2015).
118. Thomas Barfield( Editor, 1998), The Dictionary of Anthropology,
Balckwell Publishers, Oxford.
153
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÔNG THỊ XOAN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
PHỤ LỤC LUẬN ÁN
:
HÀ NỘI - 2017
154
MỤC LỤC
Tên phụ lục Trang
Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 155
Phụ lục 2. Một số từ vựng Việt – Lô Lô liên quan đến hôn nhân 156
Phụ lục 3. Danh sách những người cung cấp thông tin trong luận án 160
Phụ lục 4: Nội dung cơ bản của dân ca trong nghi lễ đám cưới 162
Phụ lục 5. Hình ảnh về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo
Lạc, tỉnh Cao Bằng
168
155
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
[Nguồn: UBND huyện Bảo Lạc cung cấp, năm 2016]
156
Phụ lục 2. Một số từ vựng Việt – Lô Lô liên quan đến hôn nhân
(Nguồn: Tác giả sưu tầm, năm 2016)
Số
TT
Tiếng Việt Tiếng Lô Lô
1. Ông nội Pồ
2. Bà Nội Pề
3. Bố Pạ
4. Mẹ Ma
5. Mẹ vợ Xả mì ma
6. Bố vợ Xả mì pạ
7. Mẹ chồng Xả Pỏa Ma
8. Bố Chồng Xả Pỏa Pa
9. Con trai Xả Pỏa
10. Con gái Xả Mì
11. Con A
12. Con út A Lồ
13. Con một A Cóng
14. Con nuôi A Pê lê xú
15. Chồng Ròng
16. Vợ Mii"
17. Vợ cả Xả mì Cóng
18. Vợ lẽ Mi Nạ
19. Chị Vị
20. Em Lu
21. Chị dâu Mí
22. Em chồng Kiế
157
Số
TT
Tiếng Việt Tiếng Lô Lô
23. Dâu Khề Ma
24. Rể Luơ A
25. Cháu rể Lệ a
26. Phù rể Lọ A Le Chò
27. Phù dâu Kie Ma Le Chò
28. Ông mối Xả pỏa mòe xả nả
29. Bà mối Xa mì mòe xả nả
30. Người già Xo Mo
31. Người giàu Xo Xả
32. Người nghèo Xo Xa
33. Thông gia Dù phè
34. Họ nội Phồ Cỏ
35. Họ ngoại Phê Cỏ
36. Họ hàng Vi Lu
37. Đàn ông Xả Phà
38. Đàn bà Xả Mi
39. Trung niên Xo Khà
40. Đàn ông góa vợ Xa Pha xả Mị nà
41. Đàn ông quá lứa Xả Phả Mọ
42. Đàn bà góa chồng Xa mì Ròng Xể
43. Đàn bà quá lứa Xả Mì Mọ
44. Bà chửa Mò Rà Nì
45. Gái bỏ chồng Xả Mì Xả Phả Nạ
46. Gái ly thân Xả Mì Khề NÌ
47. Ngoại tình Chể mỏng
158
Số
TT
Tiếng Việt Tiếng Lô Lô
48. Chọn vợ Mì Xỉ
49. Chon chồng Ròng Xỉ
50. Người lười Xó Khè
51. Người chăm Xó Chó
52. Yêu Cà Xỏ
53. Ăn hỏi Xả Mì Nả Ỉ
54. Ở rể Khì Khồ
55. Đón dâu Khê ma dòe
56. Cùng chi Tề tổ
57. Chung họ Hô Tổ
58. Chung dòng huyết thống Vi lu cà thù
59. Dạy con A xốe
60. Hát hay Lả chế tra xỏ
61. Ngày lành Mô Noe i
62. Tháng tốt Mô La i
63. Giàu sang Xó xả
64. Phú quí
65. Số hợp Ca Đe hòe
66. Ngày sinh Sính Mô Nô
67. Hạnh phúc Cà Tồ
68. Đoàn đưa đón dâu Khè Ma dồ lê xọ
69. Thương nhớ Cà Tể
70. Đánh tiếng Nả Ỉ xỏ
71. Xây dựng gia đình Piè Tó
72. Gà Gạ
159
Số
TT
Tiếng Việt Tiếng Lô Lô
73. Lợn Và
74. Rượu Chề
75. Vòng bạc Cò
76. Hoa tai Khoie long
77. Chăn Tô
78. Gối Mả Cồ
79. Màn Cả Trả
80. Chiếu Xí Pìe
81. Quần La
82. Áo Phỏe
160
Phụ lục 3. Danh sách những người cung cấp thông tin trong luận án
Nguồn: Tác giả lập
XÃ KIM CÚC, HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG
TT HỌ TÊN Tuổi Nghề nghiệp
1 Nguyễn Trung Hiếu 29 Chủ tịch UBND xã
2 Chi Thị Duyến 28 CB địa chính xã
3 Chi Viết Hải 66 CB hưu trí
4 Na Thị Khẩn 50 Làm ruộng
5 Chi Thị Minh 60 Làm ruộng
6 Chi Thị Nê 42 Làm Ruộng
7 Chi Thị Duyên 31 Làm Ruộng
8 Chi Văn Thanh 70 Làm Ruộng
9 Chi Văn Dần 54 Làm Ruộng
10 Chi Văn Chiến 50 Làm ruộng
XÃ HỒNG TRỊ, HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG
TT HỌ TÊN Tuổi Nghề nghiệp
1 Ma Văn Rong 70 Làm Ruộng
2 Chi Thị Kim 50 Làm Ruộng
3 Lang Thị Yên 39 Làm Ruộng
Na Thị Lang 55 Làm ruộng
4 Lang Văn Phong 41 Làm Ruộng
5 Ma Văn Tuấn 35 Làm Ruộng
6 Chi Văn Tướng 45 Làm Ruộng
7 Chi Văn Thành 35 Làm ruộng
161
XÃ CÔ BA, HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG
TT HỌ TÊN Tuổi Nghề nghiệp
1 Lang Văn Chương 56 Làm Ruộng
2 Lang Văn Rung 70 Làm ruộng
3 Lang Văn Đoàn 65 Làm ruộng
4 Lang Văn Phong 50 Làm Ruộng
5 Cam Văn Sơn 42 Giáo viên
6 Lang Thị Yên 41 Làm Ruộng
7 Lang Thị Ban 60 Làm Ruộng
8 Lang Thị Liên 50 Làm ruộng
9 Ma Thị Tuệ 31 Làm ruộng
162
Phụ lục 4: Nội dung cơ bản của dân ca trong nghi lễ đám cưới của người
Lô Lô [Nguồn: TS. Lò Gìng Páo]
Dân ca nghi lễ trong đám cưới của người Lô Lô phản ánh đầy đủ những
nghi lễ tiến hành trong một đám cưới dưới sự dẫn dắt và diễn xướng đối đáp
của ông mối, bà mối. Lời ca tập trung phản ánh phong tục tập quán truyền
thống của người Lô Lô từ khi dạm hỏi, xem mặt đến khi làm lễ cưới. Với nội
dung ví von, giàu hình ảnh thể hiện một tình yêu chân thực của đôi trẻ và sự
cầu mong trăm năm hạnh phúc cho đôi vợ chồng. Ông mối, bà mối là người
kể lại toàn bộ sự việc một cách cô đọng, súc tích nhất về tình yêu của đôi vợ
chồng trẻ.
Dân ca đám cưới của người Lô Lô phản ánh về phong tục, tập quán
hôn nhân của tộc người.
Theo người Lô Lô, hôn nhân phản ánh qui luật của đời sống con người:
Từ khi có trời, đất
Có cỏ cây sinh ra,
Muôn loài cùng đông đúc.
Con người cũng như thế
Phải có lứa có đôi
Mới sinh sôi nảy nở
Mới duy trì loài người
Trong phong tục của người Lô Lô, lễ cưới thường được diễn ra trong 03
ngày, ngày hôm trước nhà trai cùng ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Khi đến
nhà gái ông mối phải hát để nhà gái mở cửa cho vào nhà:
Ông mối hát rằng:
Đẹp như anh, như em
Lấy thân đền thân chim,
Lấy người trả thân chim.
163
Em như gái nhà trời,
Anh trai nghèo mặt đất,
Em tung cánh chim bay,
Giữa trời xanh núi biếc.
Anh như con cuốc đen,
Lò dò trên đồng ruộng,
Hai chúng ta yêu nhau
Nay nên vợ nên chồng.
Bên nhà gái hát:
Đẹp như anh, như em
Thân em thay thân chim
Yêu nhau bởi lòng tin
Hiểu nhau thành vợ chồng
Mình yêu bố đã biết,
Mình lấy mẹ đã hay.
Rượu thịt trao đến tay
Gửi bố cùng gửi mẹ
Rượu thơm rót mời bố,
Thịt ngon mời mẹ xơi.
Bạc trắng trao tay bố
Tiền vàng trao tay mẹ...
Khi ông mối bên nhà trai đã hát đối đáp xong được nhà gái mời vào
nhà, nhà gái mời ông mối nhà trai uống rượu, với những chén rượu nồng thắm
và nhiều tình huống đối đáp, các ông bà mối tiếp tục hát đối. Họ vừa là những
người đối đáp giỏi, lại vừa phải khuyên những gì mà đôi trẻ cần làm:
Nhà trai hát rằng:
Ngựa hiểu chỉ một roi
Người khôn nói một lời
164
Tới cửa vàng, cửa ngọc
Cửa cao là như thế
Nhà rộng đến như vậy
Con khôn nhờ có cha
Gái ngoan nhờ có mẹ
Chín phần được cả chín
Mười phân vẹn cả mười
Nhà gái đối rằng:
Người thì ở cùng trời
Kẻ ở nơi cuối đất.
Hòn núi có vòng đâu,
Chỉ có con đường vòng.
Khách quí đi đường xa,
Đến nhà không nơi nghỉ.
Nhà thì chưa ra nhà,
Cửa mở cũng đơn sơ.
Nếu khách xa không chê,
Mời khách ngồi đỡ mỏi.
Với người Lô Lô, vai trò ông cậu đặc biệt quan trọng, dù bên gái và bố
mẹ đồng ý nhưng ông cậu không đồng ý thì sẽ không thuận. Ông cậu sẽ định
đoạt những gì thuộc về cưới, hỏi, thách cưới và tổ chức đám cưới:
Ai lớn bằng cậu đâu.
Như sông sâu hồ rộng,
Nơi trông cậy linh thiêng.
Từ việc lớn việc nhỏ,
Từ người trẻ, người lớn.
Răng không mọc cậu kêu,
165
Tóc không thẳng cậu vuốt.
Ông cậu là nơi trông cậy lớn nhất cả về vật chất đến tinh thần của cả
dòng tộc. Mọi việc lớn trong họ tộc đều phải hỏi ý kiến của ông cậu:
Cậu như lòng động lớn.
Khi no được cậu mừng,
Khi đói cậu phải lo.
Ngấm lâu thì mới rõ.
Cậu chỉ nói một câu,
Lòng sông sâu cũng thấu.
Con cháu như cỏ non,
Cậu chỉ đâu được đấy.
Dù đi đâu về đâu?
Không thăm cậu rụng tóc,
Không chào cậu rụng răng...
Một tục lệ mà hệ lụy nhiều đến thế hệ con cháu của người Lô Lô, đó là
con cô, con cậu vẫn kết hôn với nhau. Đây là một hủ tục kết hôn cận huyết
nên nhiều đứa trẻ sinh ra bị ảnh hưởng về trí tuệ và sức khỏe. Việc làm này
cũng một phần do ảnh hưởng của quan niệm quan hệ hai họ có bền vững hay
không là tùy thuộc vào quan hệ hôn nhân giữa các thế hệ nối tiếp:
Con cô không thách cưới,
Con cậu không lo nhà.
Con trai lớn của cô,
Qua mặt con gái cậu.
Truyền đời không qua cửa,
Con gái lớn của cậu,
Qua mặt con trai cô.
Truyền kiếp không ngó nhà.
166
Nếu không biết lệ này,
Cầm cày sao cho vững.
Cầm dao sao cho thạo,
Ai không hiểu điều đó.
Khó lòng tạo tình thương.
Dân ca đám cưới của người Lô Lô ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng
dục của hai bên gia đình nhà trai, nhà gái. Cũng như các dân tộc khác, dân ca
nghi lễ trong đám cưới phản ánh một nội dung không thể thiếu đó là ca ngợi
công lao của cha mẹ cô dâu và chú rể: Những lời hát của ông mối, bà mối đều
nói lên sự vất vả của cha mẹ khi sinh thành và dưỡng dục con cái. Con cái có
được sự trưởng thành ngày hôm nay là nhờ công lao trời bể của cha mẹ. Qua
lời ca, tiếng hát góp phần giáo dục, nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ lòng biết ơn đối
với các bậc sinh thành:
Từ ngày mẹ sinh con,
Vòng cung tre trước cửa.
Ra hiệu cho làng biết,
Cung tre buộc chiếc nỏ,
Đó là sinh con trai.
Cung nỏ chĩa lên trời,
Người ta gọi là chủ.
Cung tre buộc bó lúa,
Tín hiệu sinh con gái.
Người ta gọi là khách,
Một năm mười hai tháng,
Một tháng ba mươi ngày.
Ngày này qua ngày khác,
Nuôi con không kể ngày.
167
Trồng cây không kể tháng,
Cha như núi trên cao,
Mẹ như lòng đất rộng.
Nhưng sức mạnh của tập quán, của hương ước muốn cố kết mạnh mẽ
các thành viên, chỉ đạo kiểm soát được các thành viên thì phải thông qua dư
luận của làng. Dư luận làng là tiếng nói chính thức của cộng đồng làng nhằm
bảo vệ tập quán và hương ước. Đặc biệt là các bản người Lô Lô, trình độ dân
trí còn thấp, môi trường giao tiếp bị khuôn chặt trong các mối quan hệ giữa
người làng với nhau, dư luận của làng càng đóng vai trò quan trọng. Dư luận
đã trở thành luật tục hướng dẫn và cưỡng chế các thành viên ứng xử theo
đúng chuẩn mực của quy ước và tập quán. Dư luận càng có sức mạnh hơn khi
người tạo nguồn dư luận lại là những người có uy tín trong làng xã như già
làng, trưởng làng, trưởng họ.
168
Phụ lục 5. Hình ảnh về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc,
tỉnh Cao bằng
Ảnh 1: Thiếu nữ Lô Lô [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 2: Một góc trong không gian nhà sàn của người Lô Lô
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
169
Ảnh 3: Chuẩn bị đồ cho lễ ăn hỏi [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
Ảnh 4: Chuẩn bị đồ cho lễ ăn hỏi [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
170
Ảnh 5: Đoàn nhà trai đem lễ vật sang nhà giá ăn hỏi [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
Ảnh 6: Ông Mối đến nhà gái trong lễ ăn hỏi [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
171
Ảnh 7: Bà Mối đến nhà gái trong lễ ăn hỏi [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2015]
Ảnh 8: Công tác chuẩn bị cho đám cưới tại nhà gái [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
172
Ảnh 9: Công tác chuẩn bị cho đám cưới tại nhà gái [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 10: Bàn thờ trong ngày cưới của người Lô Lô [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
173
Ảnh 11: Mâm cỗ cưới của người Lô Lô Ảnh 12: Món thịt nướng người Lô Lô ưa thích
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016] [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 13: Khách đến ghi sổ mừng đám cưới [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
174
Ảnh 14: Khách thưởng thức ẩm thực trong đám cưới [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 15: Cô dâu trong bộ trang phục mới may [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
175
Ảnh 16: Cô dâu, chú rể, phù dâu, phù rể trong ngày cưới [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 17: Cô dâu chụp ảnh với bố mẹ trước Ảnh 18: Quà cưới cô ruột tặng cho cô dâu
khi về nhà chồng
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016] [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
176
Ảnh 19: Tác giả luận án chụp ảnh cùng cô dâu trong ngày cưới năm 2016
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 20: Tác giả luận án và TS. Lò Giàng Páo Người hướng dẫn KH chụp ảnh cùng cô dâu
và mẹ cô dâu năm 2016 [Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
177
Ảnh 21: Lễ vật cô dâu chuẩn bị mang sang nhà chồng
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 22: Đoàn đưa dâu [Tác giả: sưu tầm, năm 2016]
178
Ảnh 23: Đoàn người trong đám đưa dâu sang nhà trai
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Ảnh 24: Cô dâu nhận của hồi môn
[Tác giả: Mông Thị Xoan, năm 2016]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hon_nhan_cua_nguoi_lo_lo_o_huyen_bao_lac_tinh_cao_ba.pdf
- Trichyeu_MongThiXoan.pdf