Luận án Hội nhập khu vực ở châu âu: trường hợp nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh chung châu âu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ MẠC NHƯ QUỲNH MẠC NHƯ QUỲNH HỘI NHẬP KHU VỰC Ở CHÂU ÂU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ MẠC NHƯ QUỲNH ẠC NHƯ QUỲNH HỘI NHẬP KHU VỰC Ở CHÂU ÂU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN

pdf209 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hội nhập khu vực ở châu âu: trường hợp nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh chung châu âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NINH CHUNG CHÂU ÂU Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Tạ Minh Tuấn 2. TS. Đỗ Thị Thanh Bình 2. TS. Đỗ Thị Thanh Bình Hà Nội, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả và thông tin nêu trong luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Mạc Như Quỳnh Quỳnh LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Tạ Minh Tuấn – Trợ lý Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TS. Đỗ Thị Thanh Bình – Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Thầy cô là những người không chỉ tận tình hướng dẫn, định hướng, gợi mở cho tôi nhiều hướng nghiên cứu mà còn cho tôi nguồn động viên kịp thời, giúp tôi thêm tự tin để hoàn thành công trình nghiên cứu. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, người luôn nhắc nhở, động viên tôi và đồng thời cũng tạo ra một “áp lực cần thiết” để tôi thêm quyết tâm hoàn thành luận án này. Một lời cảm ơn nữa xin gửi tới các cán bộ Phòng Đào tạo sau Đại học, Học viện Ngoại giao đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại Học viện. Quá trình thực hiện luận án bị gián đoạn và gặp nhiều khó khăn, có những lúc tưởng không thể hoàn thành. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, tôi nỗ lực thực hiện luận án này không chỉ để khẳng định bản thân mình mà còn với mong muốn sự cố gắng của tôi ngày hôm nay sẽ truyền cảm hứng cho các con tôi trên bước đường trưởng thành về sau. Xin cảm ơn gia đình, người thân, đặc biệt là chồng và các con đã luôn bên tôi, cổ vũ, động viên, tiếp thêm động lực để tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 08 năm 2018 Nghiên cứu sinh Mạc Như Quỳnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KHU VỰC TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH Ở CHÂU ÂU .......... 16 1.1. Cơ sở lý luận về hội nhập khu vực .................................................... 16 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hội nhập khu vực ............................... 16 1.1.1.1. Khái niệm “khu vực”, “khu vực hóa” ...................................... 16 1.1.1.2. Định nghĩa “Chủ nghĩa khu vực” và “Hội nhập khu vực” ..... 17 1.1.2. Tiếp cận hội nhập khu vực qua một số lý thuyết ............................ 25 1.1.2.1. Thuyết chức năng ...................................................................... 26 1.1.2.2. Thuyết thể chế ........................................................................... 30 1.1.2.3. Thuyết kiến tạo .......................................................................... 33 1.1.2.4. Thuyết liên chính phủ ............................................................... 36 1.2. Cơ sở thực tiễn về hội nhập khu vực ở châu Âu .............................. 39 1.2.1. Lịch sử hội nhập khu vực ở châu Âu trước chiến tranh Lạnh ........ 39 1.2.2. Bối cảnh thế giới và khu vực sau Chiến tranh Lạnh ....................... 52 1.2.3. Quan điểm của các thành viên chủ chốt về hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh .................................................................................. 55 1.2.3.1. Quan điểm của Đức .................................................................. 55 1.2.3.2. Quan điểm của Pháp ................................................................ 57 1.2.3.3. Quan điểm của Ý ....................................................................... 60 1.2.3.4. Quan điểm của Ba Lan ............................................................. 61 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 62 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỘI NHẬP KHU VỰC QUA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU ............................................... 64 2.1. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu ........................... 64 2.1.1. Nội dung chính sách ....................................................................... 64 2.1.1.1. Mục tiêu chính sách .................................................................. 64 2.1.1.2. Quy trình hoạch định chính sách .............................................. 66 2.1.1.3. Cơ chế hoạt động ...................................................................... 70 2.1.2. Công cụ thực thi chính sách ............................................................ 75 2.1.2.1. Công cụ thực thi Chính sách đối ngoại .................................... 75 2.1.2.2. Công cụ thực thi Chính sách quốc phòng ................................ 78 2.2. Thực tiễn triển khai Chính sách từ năm 1992 – 2018 ..................... 80 2.2.1. Giai đoạn 1992 – 2009: ................................................................... 80 2.2.2. Giai đoạn 2009 – 6/2018:................................................................ 89 2.3. Đánh giá tiến trình hội nhập khu vực qua thực tiễn triển khai Chính sách .................................................................................................. 99 2.3.1. Nhận xét chung ............................................................................... 99 2.3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế ............................................ 104 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 122 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỘI NHẬP VỀ ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN NĂM 2025 ............................................... 124 3.1. Xu thế hội nhập khu vực đến năm 2025 ......................................... 124 3.1.1. Xu thế chung ................................................................................. 124 3.1.2. Xu thế hội nhập ở châu Âu ........................................................... 127 3.2. Triển vọng thực thi Chính sách Đối ngoại và An ninh chung đến năm 2025 ................................................................................................... 131 3.3. Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình hội nhập về đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu ............................................................. 142 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 Phụ lục 1: Bảng khảo sát về sự quan tâm và nhu cầu của người dân ............. 171 Phụ lục 2: Định vị nền kinh tế EU trên thế giới ................................................... 172 Phụ lục 3: Sự chồng chéo trong chi phí quốc phòng giữa các quốc gia thành viên EU (tính đến năm 2016-2017) ........................................................................ 173 Phụ lục 4: Cấu trúc quyền lực của liên minh Châu Âu ..................................... 174 Phụ lục 5: Niềm tin của người dân vào các thể chế EU (Giai đoạn 1997- 2016) .............................................................................................................. 175 Phụ lục 6: Báo cáo tóm tắt kết quả 1 năm thực hiện Chiến lược toàn cầu của EU (EUGS year 1) .................................................................................................... 176 Phụ lục 7: Sáng kiến “Hợp tác mang cấu trúc bền vững” ................................ 179 Phụ lục 8: Nghị quyết của nghị viện Châu Âu về Báo cáo thường niên kết quả thực hiện Chính sách An ninh Quốc phòng chung năm 2017 .......................... 182 Phụ lục 9: Kế hoạch Hành động quốc phòng châu Âu (European Defence Action plan) ............................................................................................................... 193 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT CDM Capability Development Mechanism Cơ chế Phát triển năng lực CDP Capability Development Plan Kế hoạch Phát triển năng lực quốc phòng CFSP Common Foreign and Security Policy Chính sách Đối ngoại và An ninh chung CSCE Commission on Security and Cooperation in Europe Uỷ ban An ninh và Hợp tác châu Âu CSDP Common Security and Defence Policy Chính sách An ninh và Quốc phòng chung ECSC European Coal and Steel Community Cộng đồng Than thép châu Âu ECJ European Court of Justice Tòa án châu Âu EDA European Defence Agency Cục Quốc phòng châu Âu EDC European Defence Community Cộng đồng Phòng thủ châu Âu EDF European Defence Fund Quỹ Quốc phòng châu Âu EEAS European External Action Service Cục Hành động đối ngoại châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu EURATOM European Atomic Energy Community Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu ESDP European Security and Defence Policy Chính sách An ninh và Quốc phòng châu Âu ESS European Security Strategy Chiến lược An ninh châu Âu GAERC General Affairs and External Relations Council Hội đồng các vấn đề chung và quan hệ đối ngoại HR/VP High Representative/Vice President Đại diện cấp cao về Đối ngoại và An ninh/Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu NACC North Atlantic Cooperation Council Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương NATO North Atlantic Treaty Organization Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NRF NATO Response Force Lực lượng phản ứng của NATO OSCE Organization for Security and Co-operation in Europe Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu PESCO Permanent Structured Cooperation Hợp tác có cấu trúc bền vững PSC Political and Security Committee Uỷ ban An ninh và Chính trị châu Âu SHAPE Supreme Headquarters Allied Powers Europe Trụ sở Bộ Tư lệnh tối cao châu Âu SACEUR Supreme Allied Commander Europe Tư lệnh tối cao liên quân châu Âu SNG Commonwealth of Independent States (Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv in Russian) Cộng đồng các quốc gia độc lập TEC Treaty establishing the European Community Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu TEU Treaty on European Union Hiệp ước về Liên minh châu Âu WEU Western European Union Liên minh Tây Âu WMD Weapon of Mass Destruction Vũ khí huỷ diệt hàng loạt WUDO Western Union Defense Organization Tổ chức Liên minh quốc phòng phía Tây DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cấu trúc CFSP/CSDP sau Tuyên bố St. Malo (1998) ....................... 71 Bảng 2: Cơ cấu tổ chức của EEAS trung ương (cập nhật đến tháng 3/2018) 74 Bảng 3: Tỷ lệ đóng góp của các nước tham gia chiến dịch OAF ................... 87 Bảng 4: So sánh về phân bổ ngân sách hành chính cho Bộ Ngoại giao các quốc gia thành viên EU và EEAS (năm 2011-2012) ...................................... 92 Bảng 5: Khảo sát ý kiến của người dân về sự ủng hộ đối với EU từ năm 2004 đến năm 2016 ................................................................................................ 111 Bảng 6: Thay đổi GDP bình quân đầu người của các nước thuộc EU từ năm 2004 đến 2014 ............................................................................................... 116 Bảng 7: So sánh về chi tiêu quốc phòng của châu Âu với một số quốc gia khác ............................................................................................................... 117 Bảng 8: Tương quan so sánh thành viên EU và NATO (tính đến năm 2017) .....122 Bảng 9: Xu hướng gia tăng chi phí quốc phòng của một số cường quốc quân sự đến năm 2045 ........................................................................................... 125 Bảng 10: Khảo sát ý kiến người dân đánh giá về mức độ phát triển của quốc gia thành viên từ khi gia nhập EU ở khía cạnh kinh tế (giai đoạn 10/2004 – 05/2013) ........................................................................................................ 128 Bảng 11: Tỷ lệ thất nghiệp EU28 từ năm 2004 – 2017 ................................ 129 Bảng 12: Các yếu tố cấu thành liên minh an ninh quốc phòng châu Âu ...... 140 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của nền chính trị thế giới đương đại, Liên minh châu Âu (EU) là một mô hình liên kết khu vực độc đáo. Qua 60 năm tồn tại (1957-2017), EU đã đạt được nhiều thành tựu trong tiến trình hội nhập trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, tư pháp Với quá trình hội nhập sâu rộng như vậy, EU đã trở thành hình mẫu nghiên cứu về hội nhập khu vực. Nhiều lý thuyết ra đời chủ yếu để giải thích tiến trình hội nhập của EU. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh, EU gặp nhiều khó khăn khi vận động các quốc gia thành viên tham gia vào quá trình hợp tác và triển khai các hành động tập thể. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP) là một trong ba trụ cột chính được hình thành từ Hiệp ước Maastricht (1992). Chính sách an ninh quốc phòng chung (CSDP) được đưa vào nội hàm CFSP từ năm 1999 nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập về đối ngoại, an ninh nói chung, tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, hướng tới nền quốc phòng chung. Tuy nhiên, sau hơn 25 năm triển khai, CFSP chưa đạt được kỳ vọng của các nhà lập pháp châu Âu. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng mức độ hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh còn hạn chế so với các lĩnh vực khác. Tình hình triển khai CFSP gặp nhiều khó khăn hơn trong bối cảnh chủ nghĩa dân tuý cực đoan và làn sóng bài EU lan rộng khắp châu Âu. Sự kiện nước Anh buộc phải rời khỏi Liên minh sau thất bại của cuộc trưng cầu dân ý (6/2016) đặt ra nhiều vấn đề mới về triển vọng hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh của EU cũng như định hướng phát triển của Liên minh trong tương lai. CFSP/CSDP có thất bại? Các quốc gia thành viên hành động đơn phương trong các vấn đề đối ngoại, an ninh hay CFSP/CSDP sẽ đạt được nhiều bước tiến hơn trong các hành động tập thể, đưa sức mạnh tổng thể của EU lên một 2 tầm mức mới? Tương lai của CFSP cùng những bước đi khó đoán định của Mỹ, Nga, Trung ở khu vực sẽ có tác động lớn đến cấu trúc an ninh khu vực châu Âu. Việc dự báo triển vọng thực thi CFSP và xu hướng hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh ở khu vực có ý nghĩa thời sự, là cơ sở đánh giá xu hướng vận động của nền an ninh khu vực và hướng phát triển tương lai của EU, một trong những chủ thể quan trọng của nền chính trị toàn cầu. EU là một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới (bên cạnh Mỹ và Trung Quốc), là một chủ thể ngày càng có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng trên bình diện song phương và đa phương. Về phương diện song phương, Việt Nam có năm đối tác chiến lược ở châu Âu, gồm: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức. Về phương diện đa phương, EU và Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác hợp tác (PCA) năm 2012. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán và dự kiến được ký kết vào năm 2018. Cùng với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA là hai hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Vì vậy, nghiên cứu chủ thể EU có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, mang tính tham khảo cho Việt Nam, một thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc góp phần xây dựng và phát triển quan hệ đối tác của tổ chức này với các chủ thể quan hệ quốc tế khác, trong đó có EU. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về chủ thể EU trong và ngoài nước tuy phong phú và đa dạng nhưng các nghiên cứu về hội nhập khu vực trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh còn khá mới mẻ với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Mặt khác, đây là lĩnh vực mang tính động thái cao, do vậy, nghiên cứu hội nhập khu vực về đối ngoại và an ninh ở châu Âu là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Việt Nam. 3 Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là: “Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài : * Về lý thuyết hội nhập khu vực và hội nhập khu vực ở châu Âu: Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu lớn về lý thuyết hội nhập khu vực nói chung và hội nhập khu vực ở châu Âu nói riêng. Một số công trình đáng chú ý là tác phẩm “Những vấn đề xung quanh việc hợp nhất châu Âu” của tác giả Nguyễn Văn Dân (chủ biên) và Lê Ngọc Hiền (1997), NXB Viện Thông tin khoa học xã hội, tổng hợp các bài viết liên quan đến xu hướng hội nhập khu vực và quá trình hình thành Liên minh châu Âu. Do là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả nên các đánh giá rời rạc, mang tính thông sử bởi thời gian ra đời quyển sách gần với thời điểm EU thành lập (Hiệp ước Maastricht 1992) cho đến nay tính thời sự không còn. Một tác phẩm mang tính tham khảo khác của tác giả Đinh Công Tuấn chủ biên (2011), “Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB Khoa học xã hội. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đề cập đến các lý thuyết hội nhập khu vực mà chỉ mô tả quá trình hình thành, phát triển của EU và một số xu hướng phát triển của tổ chức trong tương lai. Một số bài viết có giá trị tham khảo đề cập đến các lý thuyết hội nhập như: bài viết của tác giả Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 85 năm 2011; Nguyễn Quang Thuấn (2014), “Liên kết ở Liên minh châu Âu: từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 2 (161) năm 2014. Hai bài viết có đề cập đến khái niệm hội nhập quốc tế và một số lý thuyết về hội nhập khu vực. Tuy nhiên, do không phải là công trình nghiên cứu lớn nên bài viết chỉ giới hạn ở việc giới thiệu khái quát cách tiếp cận của một số thuyết về hội nhập, đưa ra một 4 số nhận định về thành công và hạn chế của quá trình liên kết trong EU. Một số bài viết đề cập đến mô hình phát triểu của EU và ASEAN, so sánh, nhận định về triển vọng của từng mô hình: Đề tài nghiên cứu cấp Viện “Nghiên cứu so sánh các mô hình liên kết khu vực – Kinh nghiệm cho ASEAN” của Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện tháng 7/2011; các bài báo “Chủ nghĩa khu vực và liên khu vực: những triển vọng giữa châu Âu và châu Á”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 6 (66) năm 2004 và “Mô hình hội nhập của EU – ASEAN: So sánh những tương đồng, khác biệt và bài học kinh nghiệm cho ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 6 (141) năm 2012 của tác giả Đinh Công Tuấn. Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích cho hiện tượng hội nhập khu vực tại châu Âu. Tác phẩm “The Uniting of Europe” (Sự hợp nhất của châu Âu) xuất bản lần đầu năm 1958 và “Beyond the Nation-State” (Vượt ra khỏi ranh giới quốc gia - dân tộc) xuất bản năm 1964 của học giả Ernest B. Hass đưa ra khái niệm “spill-over” (hiệu ứng lan tỏa) để mô tả cơ chế phát triển của tiến trình hội nhập khu vực. Thuyết lan tỏa của Haas được học giả Lindberg sử dụng và phát triển trong công trình nghiên cứu “The Political Dynamics of European Economic Integration” (Động lực chính trị trong hội nhập kinh tế châu Âu) xuất bản năm 1963, “Regional Integration: Theory and Research” (Hội nhập khu vực: Lý thuyết và nghiên cứu) viết cùng Stuart A. Scheingold năm 1971. Các tác phẩm này chủ yếu lấy tiến trình hội nhập trong lĩnh vực kinh tế làm trường hợp nghiên cứu cụ thể cho các thuyết. Tác phẩm “The Choice for Europe” (Sự lựa chọn của châu Âu) của Andrew Moravcsik tiếp cận quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu một cách toàn diện hơn. Andrew kết hợp các luận điểm của chủ nghĩa tự do và thuyết liên chính phủ để giải thích quá trình hình thành các thứ tự ưu tiên của các 5 quốc gia thành viên và lý giải con đường thương lượng ở cấp độ liên chính phủ để đi đến đồng thuận cuối cùng. Ngoài ra, thuyết thể chế và thuyết liên chính phủ cũng được nhiều học giả như Peter Hall, Rosemary Taylor (1994), Koelble (1995), Kato (1996), Mark Pollack (2003), Derek (2005) sử dụng để nghiên cứu quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu. * Về cấu trúc bộ máy EU và những tác động của nó đến quá trình hội nhập châu Âu, đặc biệt từ sau Hiệp ước Lisbon: Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chưa có nhiều công trình lớn, chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, còn tản mạn, thiếu tính hệ thống. Một số bài viết trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu của tác giả Đặng Minh Đức như “Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu (2002), “Bản chất và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Liên minh Châu Âu” (2003), “Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp châu Âu” (2005), “Những nhân tố tác động đến quá trình cải cách hệ thống thể chế chính trị ở Liên minh Châu Âu” (2005), “Hiệp ước Hiến pháp và hiệp ước Lisbon - thực chất và triển vọng” của Phan Đức Thọ (2009); “Vai trò của Liên minh Châu Âu và Hiệp ước Lisbon” (2010), “Một số vấn đề chính trị nổi bật của Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 2000-2010” (2011) của tác giả Đinh Công Tuấn. Các bài viết này tiếp cận khá trực tiếp và cụ thể tới một số thể chế chính trị cơ bản của Liên minh, chỉ ra được một số vấn đề đang tồn tại cũng như bước đầu đặt ra vấn đề phải nhìn nhận các thể chế của Liên minh châu Âu theo tiêu chí nào: quốc gia, liên bang hay tổ chức quốc tế? Ở nước ngoài, cấu trúc bộ máy EU được nghiên cứu bài bản, công phu và có nhiều công trình lớn. Đặc biệt, với những cải cách lớn về thể chế từ Hiệp ước Lisbon (2009), nhiều học giả đã tập trung nghiên cứu tác động của những thay đổi này đến quá trình vận hành và phát triển của EU. Một số tác phẩm tiêu biểu như: 6 Simon Hix (2005), The Political system of the European Union (Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu), NXB Palgrave Macmillan. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị tham khảo cao. Cuốn sách mô tả các thể chế của Liên minh kết hợp với những lý luận về hệ thống chính trị của Bertrand Badie và Pierre Binrbaum. Hix khẳng định EU đã có một hệ thống chính trị thực sự. Ông cũng phản bác quan điểm hệ thống chính trị chỉ tồn tại trong khuôn khổ quốc gia. Theo ông, một hệ thống chính trị có thể tồn tại mà không cần gắn liền với một quốc gia nào như đối với trường hợp EU. Jens Peter Bonde (2008), From EU Constitution to Lisbon Treaty (Từ Hiến pháp châu Âu đến Hiệp ước Lisbon), NXB Forlaget Notat. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã rà soát, chỉ ra những sửa đổi, bổ sung về mặt nội dung của các điều khoản trong Hiệp ước, từ đó phân tích tác động của những thay đổi này đối với người dân và các quốc gia thành viên. Bonde cũng đưa ra một số dự báo về xu thế phát triển của các thể chế trong tương lai. Tuy nhiên, tính cập nhật của nghiên cứu còn nhiều hạn chế do xuất bản trước khi Cục Hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) đi vào hoạt động nên chưa thể đánh giá hiệu quả triển khai chính sách Ngoài ra, các báo cáo nội bộ của Liên minh cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Trong các báo cáo của Ủy ban trình Hội đồng và Nghị viện châu Âu, đáng chú ý có báo cáo phát hành tháng 3/2008 với chủ đề “The Treaty of Lisbon: An Impact of Assessment” (Hiệp ước Lisbon: đánh giá tác động) đánh giá tác động của Hiệp ước đến bộ máy thể chế của Liên minh, các quyền cơ bản của quốc gia thành viên, tác động trong lĩnh vực tự do, an ninh, tư pháp, các vấn đề xã hội, tài chính và thị trường nội địa Chương 7 của bản báo cáo đề cập đến chính sách đối ngoại, quốc phòng của châu Âu và hướng phát triển của chính sách. Theo đánh giá của Ủy ban, theo Hiệp ước Lisbon, CFSP vẫn không thay đổi phạm vi hoạt động. Các điều khoản trong 7 Hiệp ước mới có thể giúp vai trò của EU trở nên năng động hơn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh nhưng vẫn trên nguyên tắc đồng thuận, không xâm phạm đến sự độc lập về chính sách của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực này. Báo cáo này đánh giá EU có thể trở nên năng động hơn nhưng chưa đánh giá được thực tiễn triển khai CFSP có thực sự giúp EU trở nên năng động hơn hay không. * Về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu: Tại Việt Nam, không có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng của EU nói chung, cụ thể về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu (CFSP). Một số nghiên cứu liên quan như: Bùi Hồng Hạnh (2005), Đề tài cấp trường “Quá trình hình thành chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu”; Vũ Bình Minh (2006), Đề tài cấp Viện của Viện Nghiên cứu châu Âu “Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu hiện nay: Cơ chế phối hợp giữa các nước thành viên và cấp độ liên minh”; Bùi Hồng Hạnh (2010), “Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu: Một số vấn đề và khả năng thực thi” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 01 năm 2010; Nguyễn Hải Lưu (2016), “Một số nội hàm mới trong Chiến lược toàn cầu của EU về chính sách Đối ngoại và An ninh chung”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 05 năm 2016 Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu tương đối phong phú về quy mô và nội dung. Một số tác phẩm và bài viết đáng chú ý như: Ramses A.Wessel (1999), The European Union’s Foreign and Security Policy – A Legal Institutional Perspective (Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên minh châu Âu – Triển vọng thể chế hóa luật pháp), NXB Routledge, London; Martin A. Smith và Grahan Timmins (2000) chủ biên, Uncertain European: Building a New European Security Order (Một châu Âu không ổn định: Xây dựng một trật tự an ninh 8 châu Âu mới), NXB Routledge, London. Hai tác phẩm đề cập đến các khái niệm về trật tự, an ninh và bản sắc, các thể chế an ninh khu vực gồm OSCE, NATO, EU và WEU, triển vọng an ninh quốc gia và khu vực và nhận định về sự bất ổn định ở châu Âu. Theo các tác giả, không phải bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn trở thành thành viên của EU và NATO. Vì vậy, các thành viên của hai tổ chức này cần giải quyết các vấn đề mà các quốc gia ngoài khối quan tâm hoặc đặt kỳ vọng. Hơn nữa, quá trình mở rộng đã làm thay đổi thứ tự ưu tiên các mối quan tâm hay lợi ích chung của các thành viên đặt trong tổng thể chiến lược phát triển của tổ chức khiến các thành viên phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Thông qua việc phân tích vai trò của từng thể chế an ninh khu vực cùng với việc quan sát các mục tiêu, kỳ vọng của một số nhân tố quan trọng đối với nền an ninh khu vực như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, các tác giả xác định những nguy cơ gây bất ổn ở châu Âu và vai trò của các thể chế an ninh trên con đường duy trì nền hòa bình trong khu vực. Brian White (2001), Understanding European Foreign Policy (Tìm hiểu về Chính sách đối ngoại châu Âu); Svein S. Andersen và Kjell A. Eliassen (2001), Making Policy in Europe (Hoạch định chính sách ở châu Âu); Cristina Churruca (2003), The European Union’s Common Foreign Policy: Strength, Weakness and Prospects (Chính sách đối ngoại và an ninh chung châu Âu: Ưu điểm, Hạn chế và Triển vọng); nhóm tác giả Dieter Mahncke, Alicia Ambos, Christopher Reynolds (2004),“European Foreign Policy – From Rhetoric to Reality?” (Chính sách đối ngoại châu Âu – Từ Khẩu hiệu đến Thực tế). Các nghiên cứu này cung cấp bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại và cách thức EU thực hiện đường lối đối ngoại. Cristina đặt vấn đề rằng khi xem EU là một chủ thể hoàn chỉnh của quan hệ quốc tế thì bản thân EU có chính sách đối ngoại (EFP). Các nghiên cứu về EU thường tiếp cận theo hướng coi CFSP chính là chính sách đối ngoại của tổ chức này. 9 Tuy nhiên, đứng trên quan điểm xem EU như chủ thể quốc gia, không nên đồng nhất CFSP với EFP. CFSP cần được phân biệt với các chính sách đối ngoại của EU trên các lĩnh vực khác như chính sách về thương mại hay các chính sách phát triển. Dựa trên hướng tiếp cận này, bài viết đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của EU trong các hoạt động đối ngoạivà nêu ra một số câu hỏi gợi ý nghiên cứu như “mục tiêu của EFP nên là gì? Những lợi ích chung của các quốc gia thành viên thường được đặt ở đâu? Vai trò của EU trong các vấn đề quốc tế? Nguồn lực nào nên dành cho EFP?... Nicole Alecu de Flers (2008), The Provisions on CFSP and CSDP in the Lisbon Reform Treaty: Stumbling Blocks or Milestones? (Những nội dung về CFSP và CSDP trong Hiệp ước Lisbon sửa đổi: rào cản hay bước ngoặt?), Viện nghiên cứu nhất thể hóa châu Âu, Viện khoa học Áo; Sven Biscop (2009), Permanent Structured Cooperation and the Future of ESDP: Transformation and Integration (Hợp tác có cấu trúc bền vững và tương lai của ESDP), Học viện Hoàng gia về quan hệ quốc tế Egmont, Bỉ. Hai tác phẩm đề cập đến những thay đổi về mặt chính sách có tác động đến khả năng thực thi CFSP/ESDP, phân tích, đánh giá cơ chế hợp tác về an ninh quốc phòng “có cấu trúc bền vững”, cơ chế được đánh giá là một giải pháp cho tương lai của ESDP. Một khi các thành viên EU nhất trí tham gia vào cơ chế hợp tác này, hiệu quả triển khai chính sách an ninh phòng thủ chung sẽ được nâng lên đáng kể, giúp hạn chế sự chồng chéo về chính sách, tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng triển khai thực địa của lực lượng liên quân. Federiga M. Bind (2010), The Foreign policy of the European Union: Assessing Europe’s role in the World (Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu: Đánh giá vai trò của châu Âu trên thế giới), NX... tổ chức đặt trong tổng thể sự phát triển của toàn khu vực. 1.1.2. Tiếp cận hội nhập khu vực qua một số lý thuyết Quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu là một hiện tượng độc đáo trong quan hệ quốc tế. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, quá trình hội nhập diễn ra sôi động khắp các châu lục, nhiều sản phẩm của quá trình này đã ra đời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực như Hiệp hội các quốc gia 26 Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Phi, Tổ chức hợp tác Vùng Vịnh Liên minh châu Âu là một trong số đó. Quá trình hội nhập ở các khu vực khác thường diễn ra theo lối truyền thống, tức là hợp tác ở cấp độ khu vực giữa các quốc gia có chủ quyền. Ở châu Âu, Liên minh châu Âu đã vượt lên trên cấp độ hợp tác này, tạo ra những thể chế liên chính phủ đủ mạnh để điều tiết các hoạt động của một tổ chức 28 nước thành viên với gần 512 triệu dân (tính đến năm 2017) [87]. Các quốc gia thành viên đã trao một phần chủ quyền cho các thể chế chung, xây dựng EU trở thành một hệ thống chính trị có quyền đưa ra các quyết định thay mặt cho toàn bộ các nước thành viên. Liên minh châu Âu trở thành một trong những mô hình tiêu biểu của chủ nghĩa khu vực và quá trình hội nhập khu vực. Các lý thuyết hội nhập hầu hết được phát triển để giải thích đặc biệt cho trường hợp EU. Một số lý thuyết phổ biến được sử dụng trong quá trình nghiên cứu sự vận động và phát triển của Liên minh nói riêng và khu vực châu Âu nói chung là thuyết chức năng, thuyết thể chế, thuyết kiến tạo và thuyết liên chính phủ. 1.1.2.1. Thuyết chức năng Trong quan hệ quốc tế, thuyết chức năng tiên phong trong việc đưa ra các lý thuyết về toàn cầu hóa, khu vực hóa. Không xem lợi ích tự thân của các quốc gia là động lực phát triển như chủ nghĩa hiện thực, các nhà theo thuyết chức năng tập trung vào các lợi ích chung mà các quốc gia cùng chia sẻ trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Thuyết chức năng xác định các mối quan hệ xã hội có chức năng: (i) điều chỉnh các hành vi quan hệ của các thành viên trong hệ thống; (ii) thu hút các nguồn lực bên trong hoặc bên ngoài; (iii) phân phối nguồn lực cho các thành viên trong hệ thống; (iv) đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong hệ thống. Thuyết chức năng chủ trương các nước khi tham gia vào hệ thống cần tuân thủ các quy tắc chung nhằm hạn chế xung đột. Thuyết chức năng mới được các học giả Mỹ phát triển từ giữa những năm 1950 nhằm lý giải cho các hình thức hợp tác mới trong khu vực xuất hiện 27 từ sau Thế chiến thứ hai. Với mục tiêu giải thích các quá trình hội nhập khu vực trong quan hệ quốc tế nói chung nhưng thuyết chức năng mới lại có hướng tiếp cận và phát triển trên nền tảng quan sát quá trình hội nhập kinh tế và chính trị ở châu Âu, do vậy thuyết này phù hợp nhất để nghiên cứu các vấn đề hội nhập của châu Âu hơn là các khu vực khác trên thế giới. Thuyết chức năng mới chú trọng đến tiến trình hơn là kết quả của hiện tượng hội nhập, tập trung nghiên cứu tác động của quá trình hợp tác và hội nhập đến các vấn đề khác. Theo thuyết này, các hoạt động hội nhập kinh tế dẫn đến nhu cầu thành lập một cơ chế/tổ chức để kiểm soát, thúc đẩy và xúc tiến các hoạt động hợp tác. Thông thường, các cơ chế được thiết lập thường hợp tác chặt chẽ hơn ở cấp độ chính trị. Từ đây, chủ nghĩa khu vực được hình thành, tiến trình hội nhập bắt đầu từ những lĩnh vực đơn giản, dễ hợp tác và các bên có lợi ích chung lớn nhất. Thành quả đạt được từ những hợp tác sơ khai ban đầu là tiền đề để các bên tham gia quá trình hội nhập tiến tới hợp tác trong các lĩnh vực khác (có tính chất phức tạp hơn). Hiện tượng hợp tác từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác được các học giả theo trường phái chức năng gọi là hiện tượng “lan tỏa”2. Hiện tượng này được dùng để mô tả cơ chế phát triển của tiến trình hội nhập khu vực [145, tr.59]. “Sự lan tỏa” chính là hiệu ứng domino của quá trình hội nhập [44, tr.81]. Đây cũng là một trong những luận điểm cơ bản và quan trọng nhất của thuyết chức năng mới. Học giả Ernst B.Haas đưa ra khái niệm “lan tỏa chức năng”3. Theo Haas, sự hợp tác có hiệu quả trong một lĩnh vực sẽ tạo áp lực để các nước tham gia quá trình hội nhập tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan khác. Ví dụ điển hình cho hiện tượng này là lịch sử phát triển của EU. Liên minh bắt đầu hình thành với khởi nguồn là Cộng đồng Than thép châu Âu (ECSC) ra đời xuất phát từ nhu cầu hồi phục kinh tế của các nước châu Âu 2 Tiếng Anh: spill-over 3 Tiếng Anh: functional spill-over 28 sau Thế chiến thứ hai. Dựa trên thành công trong hội nhập kinh tế, một loạt các sản phẩm của tiến trình hội nhập về kinh tế, xã hội được thiết lập như sự ra đời của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử (Euratom) năm 1957, thiết lập Thị trường chung4 (1993), khu vực tự do đi lại Schengen (1995), khu vực đồng tiền chung Eurozone (1999) Dưới góc độ của thuyết chức năng, ý tưởng xây dựng thể chế/bộ máy hợp tác ở cấp độ khu vực hay quốc tế đều nhằm đáp ứng nhu cầu về chức năng (quản lý) [126, tr.6]. Bên cạnh sự lan tỏa về chức năng còn có sự “lan tỏa về chính trị”5. Sự lan tỏa trong chính trị diễn ra khi tầng lớp lãnh đạo các quốc gia hướng tới việc dùng sức mạnh của các thể chế siêu nhà nước để giải quyết các vấn đề phát triển ở trong nước. Từ đó, chính sách của các nước được xây dựng, điều chỉnh theo hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Các quốc gia thương lượng với nhau, nhất trí các điều khoản và cách thức hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển, đôi bên cùng có lợi. Việc khai sinh một lá cờ chung, một đồng tiền chung mang tính biểu tượng, thể hiện ý chí chính trị sâu sắc của các nhà lãnh đạo Liên minh trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập ở khu vực. Theo thuyết chức năng, quá trình lan tỏa chính trị diễn ra tự nhiên, là hệ quả từ việc các quốc gia trao quyền cho các thể chế siêu nhà nước với mục tiêu chung là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đạt được nhiều thành quả trong phát triển xã hội, nâng cao đời sống cho người dân. Hội nhập là công cụ để thực hiện các mục tiêu này [123, tr.117]. Theo chủ nghĩa chức năng mới, sự hội nhập, liên kết trong từng lĩnh vực sẽ tự thân vận động dẫn tới sự hình thành một thực thể chính trị mới, trong trường hợp của EU là các thể chế đặt tại đầu não của Liên minh tại Brussels. 4 Thực chất, EU đã thành lập “Thị trường đơn nhất” (Single market), là một dạng khác của khu vực thương mại tự do nâng cao hơn. Sử dụng thuật ngữ “thị trường chung” là cách dùng thông dụng. 5 Tiếng Anh: political spill-over 29 Lan tỏa về mặt chính trị có thể diễn ra từ cấp độ cao như các chủ thể siêu nhà nước (ví dụ: Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu) cho đến cấp độ thấp hơn như các nhóm lợi ích của các quốc gia thành viên. Hiệu ứng này tạo ra những áp lực nhất định cho quá trình hội nhập. Các nhóm lợi ích có thể tạo ra sự hợp tác giữa các nhóm cùng chung mục tiêu của các quốc gia thành viên khác và với các tổ chức quốc tế hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự hợp tác hiệu quả giữa các chủ thể sẽ tạo động lực để giới tinh hoa của nhóm này thấy sự cần thiết phải thúc đẩy, tăng cường quá trình hợp tác thông qua việc vận động chính sách đối với giới hoạch định chính sách. Các học giả theo thuyết chức năng mới cho rằng sự hình thành ngày càng nhiều các nhóm lợi ích xuyên quốc gia là hệ quả tất yếu khi các thể chế siêu nhà nước ra đời. Thuyết chức năng mới đã giải thích một cách thuyết phục quá trình phát triển của Cộng đồng Than thép châu Âu và Cộng đồng châu Âu đến những năm 1960, nhưng các lập luận của thuyết này không giải thích được hiện tượng bất hợp tác giữa một số nước, gián đoạn quá trình hội nhập ở châu Âu trong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1960. Sự kiện “khủng hoảng chiếc ghế trống”6 năm 1965 khiến dự báo của các học giả theo thuyết chức năng về sự tăng cường mạnh mẽ trong hội nhập chính trị ở khu vực không còn chính xác. Chủ nghĩa chức năng dường như không dự đoán được hướng phát triển và cuộc cách mạng trong điều chỉnh bộ máy và cách thức hoạt động của Cộng đồng châu Âu [130, tr.476]. Lindberg là một trong những học giả đầu tiên tuyên bố rằng quá trình hội nhập có thể là “nguyên nhân gây ra căng thẳng giữa các quốc gia” [145, tr.64] do đã xâm phạm đến quyền hạn của chính phủ các nước. Thuyết chức năng mới đã đánh giá thấp tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc khi các nước tham gia vào quá trình hội nhập khu vực. 6 “Khủng hoảng chiếc ghế trống” năm 1965 khi Pháp phản đối phương pháp bỏ phiếu đa số của Hội đồng châu Âu, đề nghị quyền phủ quyết (veto) phải được duy trì trong EC, nếu không Pháp sẽ rút khỏi Hội đồng. Tình trạng này được giải quyết khi các nước ký kết hiệp ước Luxembourg (Luxembourg Compromise) vào tháng 1/1966. 30 Thực tế tình trạng châu Âu những năm cuối thập niên 1960 đã chứng minh sự thắng thế của chủ nghĩa quốc gia dân tộc, kìm hãm tốc độ phát triển của chủ nghĩa khu vực và quá trình hội nhập ở châu lục này. Cố gắng giải thích cho giai đoạn trì trệ ở châu Âu, các học giả theo trường phái chức năng mới đưa ra khái niệm “lan tỏa ngược”7, nhằm chỉ hiện tượng các nước điều chỉnh lại cấp độ và phạm vi trao quyền cho các thể chế khu vực, có thể quay trở lại tình trạng khởi điểm của quá trình hội nhập [145, tr.65]. Quá trình hội nhập trong lĩnh vực sản xuất than ở châu Âu là một ví dụ. Sau năm 1958, ngành sản xuất than tạo ra lượng lớn giá trị thặng dư và bắt đầu xâm phạm một số nguyên tắc đã được các nước thống nhất từ trước, ECSC dần ít quan tâm hơn đến lợi ích của các quốc gia thành viên trong ngành công nghiệp than. Khi các nguyên tắc chung không còn được tuân thủ thì các nước có xu hướng giải quyết các vấn đề phát sinh một cách đơn phương. Vì vậy, khi sử dụng thuyết chức năng để nghiên cứu quá trình hội nhập khu vực cần lưu ý: (i) vai trò định hướng của giới lãnh đạo không mang tính quyết định trong quá trình hội nhập mà chỉ có ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kiềm chế quá trình này; (ii) tiến trình hội nhập ở châu Âu cần được đặt trong tổng thể sự vận động của thế giới chứ không chỉ giới hạn trong khu vực châu Âu; (iii) yếu tố “nhà nước” và “sự hợp tác ở cấp độ khu vực” cần được nghiên cứu, phân tích như những thể chế liên chính phủ. 1.1.2.2. Thuyết thể chế Theo quan điểm của các học giả theo thuyết thể chế, lợi ích và quyền lực quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các thể chế ra đời nhằm điều hoà quyền lực và dung hòa lợi ích của các chủ thể. Vì vậy, các thể chế còn có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Tuy nhiên, một khu vực không nhất thiết phải có các thể chế như vậy trước khi nó đạt đến trình độ hội 7 Tiếng Anh: spill-back 31 nhập khu vực sâu. Thay vào đó, hội nhập khu vực có thể được thể hiện qua sự hợp tác về chính trị, ngoại giao, thương mại, trao đổi các quan điểm học thuật hay hợp tác giữa các hiệp hội [135, tr.12]. Quá trình hội nhập châu Âu diễn ra sôi động với nhiều thể chế được hình thành phục vụ cho yêu cầu hội nhập ở mức độ cao. Từ Cộng đồng Than thép châu Âu (ECSC), Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) đến Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Cộng đồng châu Âu (EC) và nay là Liên minh châu Âu (EU) với bộ máy lập pháp, hành pháp ngày càng hoàn thiện. Thuyết thể chế đánh giá cao tính hiệu quả của quy trình lập pháp và hành pháp của EU. Ủy ban và Tòa án châu Âu (ECJ) cùng tham gia vào quá trình giám sát và thực thi chính sách. Ủy ban có nhiệm vụ báo cáo tình hình triển khai chính sách của các thành viên. Thành viên nào không tuân theo thỏa thuận sẽ đối mặt với án phạt của ECJ. Ngoài ra, các học giả theo thuyết thể chế còn đề cao vai trò của các thể chế trong các cuộc thương lượng mang tính cải cách, được thực hiện trong các cuộc hội đàm liên chính phủ như Định ước chung châu Âu từ những năm 1980 cho đến Hiệp ước Lisbon năm 2009. Các thể chế đóng vai trò chủ trì, định hướng để các cuộc thương lượng này đạt kết quả tốt đẹp. Sở dĩ vai trò của các quốc gia không được thuyết thể chế coi trọng trong các cuộc đàm phán quốc tế bởi các học giả theo thuyết này cho rằng trong đàm phán đa phương, các bên thường gặp khó khăn trong việc đạt được những lợi ích chung với chi phí thương lượng thấp (hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các mục tiêu, lợi ích chiến lược). Ngoài ra, quá trình đàm phán còn bị hạn chế bởi các bên gặp khó khăn trong vấn đề hợp tác. Không đồng thuận được trong cách thức hợp tác cũng khiến các bên khó đạt được thỏa thuận cho dù có đạt được điểm chung về lợi ích [50, tr.18-19]. Các vấn đề gặp phải trong quá trình đàm phán có thể được giải quyết khi có một bên trung gian nhìn rõ được vấn đề các bên gặp phải, dàn xếp các khó khăn và giúp các bên 32 cùng đạt đến mẫu chung lợi ích. Các chi phí lợi ích đặt ra trên bàn đàm phán thường cao hơn kỳ vọng nên hầu hết các nước tham gia đều buộc phải dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp chuyên môn của Ban Thư ký Hội đồng và Ủy ban để đưa ra quyết định [50, tr.258]. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thể chế cũng có ảnh hưởng quyết định đến kết quả đàm phán trong các vấn đề cải cách hay trong các cuộc hội đàm quốc tế. Còn nhiều nhân tố khác tác động đến quá trình đàm phán như bối cảnh đàm phán hay chiến lược của các nhân tố lãnh đạo. Thuyết thể chế xem quá trình hội nhập khu vực là một hiện tượng diễn ra tự nhiên, không chủ đích. Lịch sử luôn vận động và hội nhập khu vực là hệ quả tất yếu của quá trình vận động đó. Các tổ chức khu vực giúp định hình phản ứng của một quốc gia trong khu vực với những thách thức mới [99, tr.936-957]. Thuyết thể chế cũng đề cập đến khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên như một yếu tố tác động đến quá trình phát triển của các thể chế khu vực. Sự khác biệt về năng lực giữa các thành viên là điều không thể tránh khỏi. Khoảng cách phát triển giữa các nước rất khó thu hẹp và chính khoảng cách này tạo điều kiện để các thể chế khu vực phát huy vai trò của mình trong định hướng và triển khai chính sách kinh tế, xã hội trong khu vực. Vấn đề các quốc gia gặp phải trong quá trình phát triển ngày càng phức tạp, khó giải quyết bằng nỗ lực riêng lẻ. Nhu cầu về một thể chế/khuôn khổ pháp lý đủ hiệu quả để dàn xếp những khác biệt về lợi ích, giải quyết các vấn đề một cách ổn thỏa để các bên cùng đạt được mục tiêu chung xuất hiện. Để làm được như vậy, thể chế này cần có nguồn lực và các công cụ triển khai chính sách hiệu quả, không thể thụ động dựa vào các nguồn lực và công cụ của các thành viên. Yêu cầu thực tiễn khiến các thể chế cần được trao quyền tự chủ nhiều hơn. Các thể chế ngày càng được hoàn thiện, sử dụng nguồn lực và công cụ để gia tăng “quyền lực” của mình, hạn chế dần sự kiểm soát của các quốc gia 33 thành viên. Về phần các thành viên, các quốc gia tham gia vào thể chế khu vực hiểu rằng các thể chế này chỉ có thể phát huy chức năng khi được trao quyền tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề mang tầm khu vực và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, trong bối cảnh đó, các thể chế khu vực như Ủy ban, Nghị viện hay Tòa án châu Âu luôn tìm cơ hội để gia tăng quyền hạn của mình. Chủ nghĩa chức năng mới đồng thời nhấn mạnh vai trò của các chủ thể siêu quốc gia này trong các thành công của hội nhập khu vực. Các nhà thể chế học xã hội khi nghiên cứu hội nhập khu vực chú trọng đến các yếu tố như các giá trị, ý tưởng và bản sắc. Định dạng bản sắc châu Âu có thể được giải thích qua lăng kính của thuyết thể chế. Thể chế khu vực, theo thuyết thể chế, không chỉ đơn thuần đưa ra các nguyên tắc, quy trình hay các luật lệ chung mà nó còn đưa ra những mô hình nhận thức chung có tác động đến nhận thức về bản sắc và mục tiêu ưu tiên của các thành viên. Các nhà thể chế học cho rằng hệ thống biểu tượng, nhận thức, nền tảng văn hóa sẽ tạo nên khuôn khổ định hướng hành động của con người [86, tr.947-949]. Trong trường hợp này, sự gần gũi về mặt văn hóa, nhận thức tương đồng về các giá trị xã hội giúp các nước châu Âu xích lại gần nhau hơn. Sự gặp nhau về mặt lợi ích và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho sự ra đời của các khuôn khổ hợp tác khu vực, sau này được thể chế hoá, dần hình thành hệ thống biểu tượng khẳng định bản sắc như một lá cờ chung, đồng tiền chung, khu vực tự do đi lại chung trong châu Âu Theo lý luận của thuyết thể chế, việc hình thành một chính sách chung về đối ngoại, an ninh là điều tất yếu, nằm trong định hướng xây dựng bản sắc và các giá trị chung. 1.1.2.3. Thuyết kiến tạo Thuyết kiến tạo mang lại cách tiếp cận khác đối với một số chủ đề trọng tâm của các lý thuyết quan hệ quốc tế như ý nghĩa của vô chính phủ và cân bằng quyền lực, mối quan hệ giữa bản sắc và lợi ích quốc gia, phân tích khái 34 niệm quyền lực, và triển vọng thay đổi của chính trị quốc tế [111, tr. 171- 200]. Theo thuyết kiến tạo, văn hóa, ý tưởng, hệ tư tưởng và sự “xã hội hóa” mang ý nghĩa quan trọng. Thuyết kiến tạo tập trung vào nội dung và xuất phát điểm của lợi ích quốc gia và cơ cấu xã hội của nền chính trị thế giới [40, tr. 324-348]. Nguyên thủ quốc gia là nhân tố then chốt trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa và bản sắc gắn liền trong hoàn cảnh lịch sử có thể tác động hoặc quyết định những ưu tiên chính sách của họ. Thuyết kiến tạo chủ yếu nhấn mạnh vào các chuẩn mực và đặc tính chung để giải thích hành vi của các quốc gia. Từ quan điểm này, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực được coi là một quá trình xây dựng các chuẩn mực và giá trị, dựa theo đó cách hành xử của các quốc gia cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Vì thế, các học giả theo thuyết kiến tạo coi chủ nghĩa khu vực là một quá trình lấy việc xây dựng các chuẩn mực và giá trị làm xuất phát điểm, cơ sở cho sự hợp tác và khu vực hoá. Các học giả theo thuyết chức năng mới và liên chính phủ đều quan tâm đến yếu tố định vị bản sắc ở cấp độ khu vực, giải thích sự chuyển giao giữa bản sắc quốc gia đến việc định hình một bản sắc liên quốc gia, trong trường hợp Liên minh châu Âu là xây dựng “bản sắc châu Âu”. Thuyết kiến tạo cho rằng thực trạng xã hội được xây dựng từ những tranh luận về giá trị và bản sắc, ý thức hệ. Thay vì coi nhà nước là mặc nhiên và giả định rằng nhà nước chỉ tìm cách để tồn tại, các học giả kiến tạo coi lợi ích và bản sắc của nhà nước là sản phẩm mà những tiến trình lịch sử cụ thể có thể dễ dàng tạo ra. Các học giả này tập trung sự chú ý vào những diễn biến chính trong tư tưởng của xã hội bởi các diễn biến đó phản ánh và làm sâu sắc thêm niềm tin và lợi ích, và tạo ra những nguyên tắc tiêu chuẩn định vị hành vi được chấp nhận. Vấn đề bản sắc là quan điểm nền tảng cho hệ thống luận điểm của thuyết kiến tạo. Theo các nhà lý luận kiến tạo, vấn đề chính của thế giới sau Chiến tranh Lạnh là việc các nhóm khác nhau nhìn nhận bản sắc và 35 lợi ích của mình như thế nào. Mặc dù quyền lực vẫn còn thích hợp, thuyết kiến tạo nhấn mạnh tới quá trình ý tưởng được hình thành và bản sắc được xây dựng như thế nào, chúng phát triển ra sao, và tác động thế nào đến cách quốc gia hiểu và phản ứng đối với hoàn cảnh của mình. Áp dụng hướng tiếp cận này vào việc phân tích, đánh giá tính hiệu quả của tiến trình hội nhập châu Âu trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh, cụ thể là quá trình triển khai CFSP, có điểm khác so với thuyết chức năng mới và thuyết liên chính phủ. Theo hệ thống luận điểm của hai thuyết này, CFSP thể hiện sự hợp tác kém hiệu quả giữa các thành viên EU do sự khác biệt về quan điểm và sự va chạm về lợi ích. Thuyết kiến tạo không tập trung vào kết quả mà đánh giá quá trình hình thành hệ thống các nguyên tắc, luật lệ chung, tiến trình hội nhập chuyển thể thành các giá trị định dạng chung. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của một chính sách đối ngoại và an ninh chung của các quốc gia Liên minh châu Âu cần được hiểu là sự tồn tại của các giá trị mang tính biểu tượng, thể hiện ý chí hội nhập của châu Âu [117]. Khi lý giải các hiện tượng quan hệ quốc tế theo thuyết kiến tạo, các học giả tập trung vào các giá trị, chuẩn mực và bản sắc. Thuyết kiến tạo thường nhấn mạnh vào vai trò của “quá trình kiến thiết xã hội” của khu vực, hay nói cách khác là quá trình khu vực hoá về văn hoá – xã hội. Sự tương tác giữa các thành viên diễn ra rất đa dạng trong quá trình này, có thể thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, thúc đẩy giao lưu văn hoá thông qua phim ảnh, âm nhạc, thời trang, quảng bá du lịch Những tác động, ảnh hưởng qua lại trên nhiều lĩnh vực như vậy dần tạo ra sự tương đồng nhất định ở cấp độ khu vực. Trên cơ sở sự tương đồng về các giá trị và bản sắc, quá trình hội nhập khu vực được thúc đẩy. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP) của EU là một biểu hiện của quá trình này. Thuyết kiến tạo cho rằng CFSP là sản phẩm được định hình từ quá trình xây dựng các giá trị tương đồng về văn 36 hoá, xã hội và các giá trị an ninh chung. CFSP khẳng định “bản sắc chung” của châu Âu. Các học giả của thuyết kiến tạo cho rằng CFSP là sự hội tụ của chính sách đối ngoại của các quốc gia thành viên và giúp tăng cường cảm nhận về một bản sắc chung mang tính quốc tế [178, tr.576-595]. 1.1.2.4. Thuyết liên chính phủ Thuyết liên chính phủ ra đời từ năm 1966 dựa trên quan sát thực tiễn hiện tượng liên kết, hội nhập khu vực, đặc biệt là tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Thuyết liên chính phủ dựa trên nền tảng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực mới, coi nhà nước là chủ thể trung tâm trong nền chính trị quốc tế và có vai trò chi phối tiến trình hội nhập khu vực. Stanley Hoffmann, một trong những học giả tiêu biểu của thuyết này cho rằng nhà nước vẫn đóng vai trò trung tâm trong quá trình hội nhập. Từ phản ứng của Pháp năm 1965 và của các thành viên mới như Anh, Ai Len, Đan Mạch năm 1973 đã thể hiện sự hạn chế việc trao quyền cho thể chế của Cộng đồng, các quyết định của EC cũng phản ánh rõ ý chí của từng quốc gia thành viên. Haas và nhiều học giả sau đó như Paul Taylor và William Wallace cũng tái khẳng định vai trò của chủ thể nhà nước trong lý thuyết hội nhập khu vực. Dựa trên quan sát diễn biến quá trình hội nhập khu vực châu Âu những năm 1990, Andrew Moravcsik, một học giả có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thuyết liên chính phủ, đã đưa ra hướng tiếp cận mới khi kết hợp giữa các luận điểm của chủ nghĩa tự do để giải thích quá trình hình thành các thứ tự ưu tiên của các quốc gia thành viên và thuyết liên chính phủ để lý giải con đường đàm phán ở cấp độ liên chính phủ để đi đến đồng thuận cuối cùng. Ông cho rằng việc xây dựng thể chế dựa trên chia sẻ một phần chủ quyền của các quốc gia thành viên là cách để đạt được “các cam kết đáng tin cậy”. Trong các luận điểm của mình, Moravcsik mô tả sự hình thành các quyết sách của một thể chế khu vực như một quá trình thương lượng lớn gồm ba giai đoạn: (i) các 37 quốc gia thành viên đưa ra các thứ tự ưu tiên, (ii) thương lượng/thỏa thuận ở cấp độ liên chính phủ và (iii) sự lựa chọn của thể chế. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn các quốc gia thành viên hình thành thứ tự ưu tiên các lợi ích/mục tiêu đặt trong tổng thể chiến lược phát triển quốc gia. Việc lựa chọn các mục tiêu này do giới lãnh đạo của từng quốc gia thành viên quyết định, được thực hiện nội bộ, không có sự tham gia của thể chế chung vào quy trình này. Tuy nhiên, các thể chế khu vực đưa ra các mục tiêu phát triển chung mang tính định hướng để các quốc gia xác định các lợi ích/mục tiêu riêng của mình. Như trường hợp EU, ở giai đoạn đầu phát triển, EC/EU ưu tiên phát triển kinh tế. Các quốc gia thành viên cũng xác định các mục tiêu phát triển kinh tế là mục tiêu ưu tiên khi tham gia đàm phán ở cấp khu vực. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thương lượng ở cấp độ liên chính phủ. Các quốc gia cùng tham gia vào quá trình thương lượng với vai trò điều phối của thể chế khu vực. Trong trường hợp EU, vai trò này thuộc về Ủy ban châu Âu. Câu hỏi đặt ra là ở giai đoạn này, nhân tố nào có vai trò ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thương lượng? Vai trò của chủ thể quốc gia hay thể chế siêu nhà nước? Theo Moravcsik, vai trò của của chủ thể quốc gia thường thắng thế. Rõ ràng trong một tổ chức khu vực, năng lực của các thành viên không đồng đều. Các nước lớn như Đức, Pháp, Anh luôn có nhiều thứ đặt trên cán cân đàm phán hơn. Vì vậy, trong hoàn cảnh này, các quyết định của EU được đưa ra dựa trên ý chí của các quốc gia thành viên hơn là của Ủy ban. Theo Moravcsik, ba nhân tố tác động đến kết quả của quá trình thương lượng giữa các quốc gia thành viên gồm: (i) giá trị của các chính sách thay thế đơn phương mà các quốc gia có thể dựa vào tình hình thực tế để sử dụng quyền phủ quyết, quốc gia nào mong muốn hợp tác nhiều hơn thì sẽ nhượng bộ hơn để đạt được lợi ích; (ii) giá trị của các liên minh thay thế, tùy thuộc 38 vào các nguy cơ để có thể rút lui, nguy cơ rút lui sẽ tạo áp lực lớn đối với các quốc gia có lập trường cứng rắn; (iii) cơ hội đưa ra các “gói thỏa thuận”. Moravcsik cho rằng trở ngại lớn khi đưa ra quyết định là cân nhắc đến việc triển khai cam kết trong nước, nhượng bộ thường tổn hại đến lợi ích, vì vậy các “gói thỏa thuận” được đưa ra là nỗ lực hạn chế những tổn thất [131, tr.63]. Với những lập luận như trên, có thể thấy rõ nguy cơ rút lui hay quyền phủ quyết của quốc gia có tác động lớn đến quá trình thương lượng. Tuy nhiên, đó là với những thỏa thuận lớn, những quyết sách mang tính lịch sử như các Hiệp ước, Thỏa thuận chung về các khuôn khổ hợp tác, còn đối với những chính sách liên quan đến quá trình hợp tác, vận hành nội bộ thì nhân tố kết nối các thành viên, ở đây là các thể chế của tổ chức như Ủy ban châu Âu hay Tòa án châu Âu (ECJ) đóng vai trò quan trọng hơn. Cuối cùng, kết thúc quá trình thương lượng, các thể chế sẽ đưa ra quyết định của mình. Kết quả được thông qua bằng hình thức bỏ phiếu nhất trí giữa các thành viên hoặc các thành viên trao quyền cho các thể chế liên chính phủ như Ủy ban hoặc Toà án châu Âu để tăng cường tính cam kết thực thi của các thành viên khi tham gia vào thể chế khu vực. Thực tế, các quốc gia khi hợp tác trực tiếp với nhau thường đối mặt với tình trạng một hay các bên không tuân thủ theo thỏa thuận chung. Vì vậy, các nước quyết định trao một phần chủ quyền của mình cho các tổ chức quốc tế, cho phép các tổ chức này điều phối việc thực thi thỏa thuận chung, ràng buộc các bên tham gia bằng những “cam kết đáng tin cậy” trong một khuôn khổ pháp lý là các hiệp ước quốc tế như Hiệp ước châu Âu (TEU), Hiệp ước quy định các chức năng của EU (TFEU). Quan sát diễn biến quá trình nhất thể hóa châu Âu, Moravcsik cho rằng những thỏa thuận mang tính lịch sử như Hiệp ước Rome (1957) hay Hiệp ước Maastricht (1992) không phải được tạo ra bởi sự lựa chọn hay quyết định của các thể chế siêu nhà nước hay được hình thành một cách tự nhiên bởi sự “lan 39 tỏa” của quá trình nhất thể hóa diễn ra từ trước đó như lập luận của thuyết chức năng mới mà nó là sự hội tụ một cách từ từ lợi ích chung của các quốc gia thành viên lớn, có tầm ảnh hưởng nhất. Quá trình thương lượng các thỏa ước chủ yếu xoay quanh những quốc gia thành viên này. Các thể chế khu vực được trao quyền rất hạn chế, đến cuối cùng cũng tuân theo những gì các quốc gia thành viên quyền lực thỏa thuận với nhau. Nói cách khác, nhân tố chính thúc đẩy quá trình hội nhập châu Âu là ý chí các nước lớn trong khu vực như Đức, Pháp, Anh, Ý Kết quả quá trình thương lượng liên chính phủ thường phản ánh nhiều lợi ích/mục tiêu ưu tiên của các nước này. 1.2. Cơ sở thực tiễn về hội nhập khu vực ở châu Âu 1.2.1. Lịch sử hội nhập khu vực ở châu Âu trước chiến tranh Lạnh Do bối cảnh lịch sử, chủ nghĩa khu vực ở châu Âu phát triển tương đối sớm hơn các châu lục khác, bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế, xã hội “lan toả” sang các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng. Quá trình hội nhập ở khu vực bắt đầu từ cuối thập niên 1940. Liên minh châu Âu ngày nay thường được gắn liền với xuất phát điểm là Kế hoạch Monnet8. Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman, dựa trên Kế hoạch Monnet đã kêu gọi đặt hai mặt hàng than và thép dưới sự quản lý của một cơ quan chung với sự tham gia điều hành của Pháp và Đức. Công nghiệp than, thép là hai mặt hàng chiến lược quan trọng, gắn chặt với công nghiệp chế tạo vũ khí và những ngành công nghiệp nặng quan trọng khác thời điểm đó. Một cơ quan quản lý chung được tạo ra bên cạnh việc đảm bảo ổn định cho thị trường than thép còn nhằm mục đích kéo Pháp và Đức, hai cường quốc trong khu vực vốn có những hiềm khích lịch sử hàng trăm năm qua xích lại gần nhau hơn. “Châu Âu sẽ không chỉ thực hiện một lần và sẽ không chỉ thực hiện trong phạm vi nhỏ () Việc xây dựng châu Âu sẽ được thực hiện một cách cụ thể để 8 Jean Monnet là cố vấn của Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman, người chắp bút cho Bản tuyên bố chung Pháp – Đức, cơ sở hình thành Cộng đồng than thép châu Âu năm 1951. 40 tạo ra trước tiên là sự đoàn kết trong việc này. Với mục tiêu đó, chính phủ Pháp đề nghị ngay lập tức đặt toàn bộ việc sản xuất than thép Pháp - Đức dưới sự quản lý của một cơ quan cao cấp có thẩm quyền chung, trong một tổ chức rộng và hoan nghênh sự tham gia của tất cả các nước châu Âu () Chiến tranh Pháp - Đức sẽ không chỉ là không tưởng mà về vật chất cũng là không thể xảy ra” [188]. Tuyên bố châu Âu 09/5/1950 được cụ thể hóa bằng Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than thép châu Âu (ECSC Treaty) được ký kết vào 18/4/1951 bởi 6 thành viên sáng lập: Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Ý. Tư tưởng đoàn kết châu Âu xuất hiện. Châu Âu cần nắm trong tay sứ mệnh của mình, hạn chế sự phụ thuộc vào những thế lực bên ngoài (ở đây được hiểu là Mỹ, nước đã có sự can thiệp ngày càng sâu vào châu Âu thông qua Kế hoạch Marshall). Từ thành công của ECSC, các sáng lập viên mong muốn đưa mức độ hợp tác tiến xa hơn trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tiến tới một “thị trường chung” cho phép ... integrated approach and in support of the German- French initiative; welcomes the Council decision of 4 August 2017 on a European Union stabilisation action for Mali in the Mopti and Segou regions; calls, in this regard, on the VP/HR to inform Parliament how this measure interacts with CSDP missions and operations in the region; 51. Welcomes the success of Operation EUFOR ALTHEA in Bosnia and Herzegovina in achieving a military end state; is, however, concerned that the political end state has not yet been achieved; 52. Welcomes the recent establishment of a nucleus for a permanent EU operational headquarters, the Military Planning and Conduct Capability (MPCC), as demanded 190 by Parliament in its resolution of 12 September 2013, as it is a precondition for effective planning, command and control of common operations; calls on the Member States to staff it with adequate personnel so that it becomes fully functional, and to task it to plan and command executive military CSDP operations such as EUFOR ALTHEA; 53. Considers that, as a consequence of the UK’s announcement of withdrawal from the Union, the command option of EU NAVFOR Somalia / Operation Atalanta needs to be reviewed; stresses the success of the operation, thanks to which not a single vessel has been boarded by pirates since 2014; welcomes the extension of the operation until 2018; 54. Notes that only 75 % of the positions in civilian CSDP missions are filled; regrets, in this regard, that the EU staff regulations, which would provide better conditions and protection to mission staff, do not apply to personnel employed by the missions even though they are funded from the Union budget; is convinced that this impedes the effectiveness of the missions; urges the Member States to ensure that all vacant posts in all missions are swiftly filled; 55. Welcomes the adoption of the EU Policy on Training for CSDP and the important role the European Security and Defence College (ESDC) plays as central training institution embedded within the CSDP structures; calls on the Member States to provide adequate financial, personnel and infrastructural resources for the ESDC; 56. Regrets that Member States are failing to deploy in a swift manner the staff necessary for the preparatory and set-up stages of civilian CSDP missions; welcomes, in this context, the proposal developed jointly by the EEAS and Commission services for a multi-layered approach in order to speed up the deployment of civilian CSDP missions; 57. Encourages further efforts to speed up the provision of financing for civilian and civilmilitary missions and to simplify decision-making procedures and implementation; believes, in this context, that the Commission should introduce, by delegated acts in accordance with Article 210 of the Financial Regulation, specific procurement rules to the crisis management measures under the CSDP in order to facilitate the rapid and flexible conduct of operations; 58. Welcomes the establishment of the Mission Support Platform (MSP) in 2016; regrets the limited size and scope of the MSP, and reiterates its call for further progress towards a shared services centre that would allow further efficiency gains by providing a central coordination point for all mission support services; 59. Urges the EEAS and the Council to step up their ongoing efforts to improve cyber security, in particular for CSDP missions, inter alia by taking measures at EU and Member State levels to mitigate threats to the CSDP, for instance by building up resilience through education, training and exercises, and by streamlining the EU cyberdefence education and training landscape; 191 60. Believes that the EU and its Member States face an unprecedented threat in the form of state-sponsored cyber attacks as well as cyber crime and terrorism; believes that the nature of cyber attacks makes them a threat that needs an EU-level response; encourages the Member States to provide mutual assistance in the event of a cyber attack against any one of them; 61. Calls on the Member States to apply full burden sharing to military CSDP missions by progressive enlargement of common funding toward full common funding, which should enable and encourage more Member States to contribute their capabilities and forces, or just funds; underlines the importance of reviewing the Athena mechanism in this regard and of covering all costs related to the financing of military CSDP operations; 62. Urges the Council to act in accordance with Article 41(3) TEU and to adopt without delay the decision of establishing a start-up fund for the urgent financing of the initial phases of military operations for the tasks referred to in Article 42(1) and Article 43 TEU; urges the Council to resolve current problems with financing hybrid missions; calls for more flexibility in the EU's financial rules in order to support its ability to respond to crises and for the implementation of existing Lisbon Treaty provisions; EU-NATO cooperation Believes that, in the current context, the strategic partnership between the EU and NATO is fundamental to addressing the security challenges facing the Union and its neighbourhood; considers that the EU-NATO Joint Declaration and the subsequent implementation actions have the potential to move cooperation and complementarity to a higher level and to mark a new and substantive phase of the strategic partnership; welcomes the common set of 42 proposals, of which as many as 10 seek to increase resilience against hybrid threats, aimed at strengthening both cooperation and coordination between the two organisations; notes that this work will be taken forward in the spirit of full openness and transparency, in full respect of the decision-making autonomy and procedures of both organisations, and will be based on the principles of inclusiveness and reciprocity without prejudice to the specific character of the security and defence policy of any Member State; praises the cooperation being undertaken in combating cyber threats, developing strategic communications and coordinating maritime activities and joint exercises, and points to the excellent cooperation and complementarity of the EU's Operation Sophia and NATO's Operation Sea Guardian; welcomes as well the publication in June 2017 of the two organisations’ first joint implementation report and the progress made in implementing the common set of proposals, and calls for continued progress; stresses the EU’s full commitment to the transatlantic community of common values and interests; 63. Notes that a stronger EU and a stronger NATO are mutually reinforcing; considers that Member States need to increase their efforts to act both within an EDU and as autonomous regional security providers, and in a complementary role within NATO, where appropriate; notes that, as set out in EUGS, the EU must contribute to: (a) responding to external conflicts and crises; (b) building the capabilities of partners; and (c) protecting the Union and its citizens; welcomes the set of initiatives that are underway to implement EUGS in the field of security and 192 defence, to develop stronger relations between the EU and NATO, and to enable EU Member States to engage in defence research and develop defence capabilities together; is of the opinion that the security and protection of Europe will increasingly depend on both organisations acting within their remits; calls for efforts to improve cooperation in countering hybrid threats, including through the European Centre of Excellence for Countering Hybrid Threats, and in the exchange of information and intelligence; 64. Stresses the importance of cooperation and integration in cyber security, not only between Member States, key partners and NATO, but also between different actors within society; CSDP partnerships 67. Stresses that partnerships and cooperation with countries that share EU’s values contribute to the effectiveness and the impact of the CSDP; welcomes, in this regard, the contributions of Albania, Australia, Canada, Chile, Colombia, Georgia, the former Yugoslav Republic of Macedonia, Moldova, Montenegro, New Zeeland, Norway, Serbia, Switzerland, Turkey, Ukraine and the United States; 68. Welcomes the signature of the EU-US Acquisition and Cross-Servicing Agreement (ACSA) of 7 December 2016; calls on the VP/HR to inform Parliament about how this agreement has improved the conditions for, and protection of, CSDP mission staff; 69. Invites the VP/HR and the Member States to establish EU military attachés in EU delegations contributing to the implementation of the strategic objectives of the Union; 70. Welcomes the proposal of the Commission to review the Instrument contributing to Stability and Peace (IcSP) in order to support actions carried out under the Capacity Building in Support of Security and Development (CBSD) initiative, which will enable the EU to fund capacity building and resilience and help strengthen the capabilities of partner countries; encourages the EEAS and the Commission to implement the CBSD initiative without delay, to improve the effectiveness and sustainability of CSDP missions and to provide a more flexible and integrated EU approach that takes advantage of civil-military synergies; 71. Instructs its President to forward this resolution to the European Council, the Council, the Commission, the Vice-President of the Commission / High Representative of the Union for Foreign Affairs and Security Policy, the Secretary- General of the United Nations, the Secretary-General of NATO, the EU agencies in the space, security and defence fields, and the governments and national parliaments of the Member States./. 193 PHỤ LỤC 9 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC PHÒNG CHÂU ÂU (EUROPEAN DEFENCE ACTION PLAN) (Bản tóm lược) Nguồn: European Commission, Brussels, 30.11.2016 COM (2016) 950 final 1. Introduction The Commission has already developed strategies to support the competitiveness of the European defence industry and the creation of a more integrated defence market in Europe. The adoption, in 2009, of two defence Directives19 contributed to the progressive establishment of a European defence market. In 2013, a toolbox of market opening and industry support measures was proposed: the Commission identified a list of actions20 to further strengthen the single market for defence and promote a more competitive defence industry. For the first time, the Commission is now tabling a European Defence Action Plan which focuses on capability needs and supports the European defence industry. This Action Plan has three main pillars that address different but complementary needs along the capability development cycle, focusing on technologies and products: Launching a European Defence Fund; Fostering investments in defence supply chains; and Reinforcing the single market for defence. Furthermore, the Commission will promote civil / military synergies within EU policies, wherever appropriate. In many of the areas concerned, the initiatives announced in this Action Plan will benefit from the work of the European Defence Agency (EDA), notably on the Capability Development Plan1, R&T priorities and the Key Strategic Activities2. 2. Launching a European Defence Fund In his State of the Union speech of 14 September 2016, President Juncker called for the creation of European Defence Fund. This Fund would consist of two distinct financing structures ('windows'), which are complementary and would be phased in over time: (i) A "research window" to fund collaborative defence research projects at the EU level. This would be developed through the launch of a Preparatory Action and should result in a dedicated EU programme in the post-2020 EU multiannual financial framework.3 194 (ii) A "capability window" to support the joint development of defence capabilities24 commonly agreed by Member States. This would be financed through the pooling of national contributions and, where possible, supported by the EU budget. The "research window" and the "capability window" will be complementary but distinct in their legal nature and sources of financing. The "windows" will be complemented by a coordinating mechanism in the form of a Coordination Board, bringing together the Commission, the High Representative, the Member States, the European Defence Agency, as well as industry as appropriate. The primary task of the Coordination Board will be to ensure consistency between the research and the capability "windows" to better support the development of capabilities agreed by the Member States. These capabilities are identified according to separate processes, including those of the European Defence Agency and the Member Statesdriven Coordinated Annual Review on Defence to be proposed by the High Representative in line with Council Conclusions. 3. Fostering investments in defence supply chains The European Defence Fund will be a crucial step to support the competitiveness of the European defence industry. Additional actions are however necessary to allow the defence industrial base to remain innovative and competitive and, ultimately, be able to deliver Europe's capability needs. Particular attention must also be given to promote access to finance to SMEs and to non-traditional suppliers and foster investments in the defence supply chains. 195 Access to finance for SMEs and investments in the defence sector Within the limitations of the Treaties, and the decision making bodies of the European Investment Bank (EIB), the EIB group can provide loans, guarantees and equity products for the expansion of current dual-use activities, which would unlock new opportunities for certain parts of defence supply chain, notably for SMEs and mid-caps. This could also have positive spill-over effects to national financial intermediaries and development banks. A number of EU financial instruments which are based on EIB lending, for example the European Fund for Strategic Investment4 (EFSI) or the Programme for the Competitiveness of Enterprises and small and medium-sized enterprises (COSME) could help in dual-use defence-related activities. EFSI could guarantee EIB or EIF financing and investment operations supporting the objectives listed in the EFSI Regulation, including for projects related to the defence sector. Adapting further the lending criteria within the EIB Group for the defence sector, within the limitations of the Treaties and subject to the necessary decisions by the relevant EIB bodies, would benefit Member States, whose defence industry is mainly made of SMEs. The Commission will support, within the decision-making bodies of the EIB, the adaptation of the EIB lending criteria to the defence sector within the limits of the Treaties. The Commission invites the Member States to support this process. Strengthening the support of EU funds to investment in defence European Structural and Investment Funds (ESIF) may be used by Member States in the defence sector as long as they contribute to the objectives of the fund in question to (i) co- fund productive investment projects, and (ii) support the modernisation of the defence supply chains. Defence industries can contribute to the goals and the objectives set in the ESIF, such as promoting the development of regional economics, representing a high investment multiplier on skills, jobs, technological and economic development. The Commission will promote co-financing through the European Structural and Investment Funds of productive investment projects and modernisation of the defence supply chains in the defence sector, provided that the investment strengthens economic, social and territorial cohesion. The Commission will, in coordination with Member States, further promote such funding opportunities. Encouraging the development of regional clusters of excellence Regional clusters specialising in industrial niches (also known as “clusters of excellence”) allow large firms, SMEs and research centres to work in close geographic proximity in order to increase R&D collaboration and specialise in a specific technology area (e.g. aircraft engines). While the decision to prioritise regional clusters rests in the hands of local and regional government actors, EU financing (including through EIB) could lead to successful technology demonstrator projects and the development of industrial and scientific partnerships between firms and research centres5 . 196 Furthermore, the Commission has launched the European Network of Defence-related Regions6 to support EU regions with important relevant industrial and research assets and to share best practices on integration defence-related priorities into their smart specialisation strategies. The Commission will encourage Member States to promote regional clusters of excellence, benefitting the defence sector. Supporting skills in defence Defence will be a priority sector under the Blueprint initiative of the New Skills Agenda for Europe46. Moreover, the Commission will also support the setting-up of an industryled European Defence Skills Alliance to deliver a sectoral skills strategy. The Alliance will contribute to the development and implementation of scalable and sustainable solutions for new jobs and skills needs. This will be done by making use of the COSME47 and Erasmus+7 instruments to run pilot projects. The Commission will consider further measures to improve the knowledge and innovation base on dual use. Under the 'Blueprint for Sectoral Co-operation on Skills' the Commission will, as of 2017, support strategic cooperation between the key stakeholders in the Defence Sector. 4. Strengthening the single market for defence Opening up financial support to investments in the defence sector cannot deliver sustainable results without an efficient defence industry operating in a genuine and innovation-enhancing Single Market. Increased financing opportunities will not deliver in a meaningful way if they are used ineffectively. More competition, and a greater openness of the defence market in Europe, should help suppliers to achieve economies of scale, optimise production capacity and lower unit production costs, thus making European products more competitive on the global market. Competition should take place both at the level of prime contractors and suppliers. Towards an open and competitive European defence equipment market The Commission will focus on the effective implementation of the two defence Directives, including through enforcement. Starting with the adoption of the Action Plan, it will clarify the interpretation of specific provisions of the defence procurement Directive through the adoption of guidance notices in 2017-18 and adopt recommendations for a harmonised functioning of General Transfer Licences in the first quarter of 2018. Strengthening security of supply Security of supply is also a cornerstone to the establishment of a genuine single market for defence and is key to future cooperative programmes. Member States need to be confident that cross-border deliveries will not be disrupted. Strengthening security of supply at EU level implies enhancing mutual trust among Member States. Certain measures, such as contract performance conditions, can help strengthen mutual trust among Member States regarding transfers of defence-related products. The Commission will therefore issue guidance on measures that Member States can take under EU public procurement law to reinforce security of supply. 197 The Commission supports the initiative of Member States, through the EDA, for a political commitment to facilitate transfers of defence-related and to provide mutual assistance in times of crisis. The Commission takes note of Member States’ unwillingness to go beyond such a political commitment at this stage and agree on an EU-wide regime on Security of Supply. The Commission will, within the framework of the EU Raw Materials Strategy8 , identify bottlenecks and supply risks linked to the materials that are necessary for the development of key capabilities building on the findings of a recent study9 10. Future EU research programmes could also be used to mitigate supply risks, including substitution of critical raw materials, building on the work in the area of Key Enabling Technologies (KETs). Finally, the Commission's Circular Economy11 principles, i.e. new technological solutions and business models with more sustainable production, consumption and waste management, should also be applied to the defence sector, in which resource efficiency and security of supplies are increasingly important. In addition, there are potentially major savings through greater use of energy efficiency measures and of renewable energy in the EU armed forces, which are major consumer of energy. Improve cross-border market access for SMEs in the defence sector Fostering cross-border market access, and the opening of supply chains, is crucial for an efficient and effective European Defence Equipment Market, while ensuring respect of contractor's commercial freedom. In particular, as regards sub-suppliers, which are often SMEs, there is a need to ensure a fair chance to access defence supply chains, regardless of their location within the Single Market. There are no “miracle solutions” to this complex issue, but gradual progress is needed. Based on the report of the ad hoc expert group with Member States and the industry12, the Commission will make recommendations to encourage procurement authorities to facilitate cross-border and SMEs participation in defence procurement procedures13 and prime contractors to give opportunities to sub-suppliers and SMEs from all Member States to access their supply chains14. The Commission’s recommendations should be complemented by voluntary instruments, signed by relevant parties, including prime contractors and business associations. The Commission will adopt recommendations, by the end of 2017, encouraging procurement authorities to facilitate cross-border and SME participation in defence procurement procedures and facilitate their access to defence supply chains. Standardisation and conformity assessment Certification and standardisation are critical enablers for cooperation as they reinforce interoperability and lead to cost savings. The EDA already supports Member States to develop a common approach to airworthiness certification through the European Military Airworthiness Requirements (EMARs) initiative. 198 The Commission has developed the concept of "hybrid standards" for dual-use15 products to support security-related research. In implementing the Communication on cybersecurity16, the Commission, in cooperation with Member States and industry, is developing a European certification framework17 and explores a voluntary labelling framework for the security of ICT products. In view of the synergies between the civil and military sectors, the defence sector could benefit from these developments. A new mechanism to monitor and initiate the development of defence and hybrid standards was agreed between the Commission, EDA and Member States. One option being explored is the possible development of European standards through the processes established by the European Standardisation Organisations18. 5. Maximising civil/military synergies across EU policies The Commission, in cooperation with the High Representative, EDA and the European Space Agency, is preparing an initiative to ensure reliable, secured and cost-effective satellite communications services for EU and national authorities managing security critical missions and infrastructures by the end of 2017. In line with the objectives of the EU Maritime Security Strategy19, dual use capability solutions can ensure that both military and civilian authorities could benefit from relevant technologies, products and services. Such solutions developed by the defence industry could be effective in addressing security-related fields, such as maritime surveillance, risk management and protection of critical infrastructures. By 2018, the Commission will, in cooperation with the High Representative, EDA and Member States, develop specific actions to support a co-ordinated civil military maritime security research agenda and interoperable maritime surveillance capabilities. 6. Conclusions Within this context, the European Union can complement national efforts and become an important security provider in its own right. The High Representative's Implementation Plan on Security and Defence71 and the related Conclusions adopted by the Council, as well as this Action Plan, support the development of key capabilities necessary for the security of the Union and its citizens. The Implementation of the EU-NATO Joint Declaration will further contribute to ensuring complementarity with NATO. The Commission will, in close cooperation with Member States and the High Representative, including in her capacity as head of EDA, set up an Implementation Steering Group, meeting on a regular basis, to monitor and facilitate progress in the Actions. A first meeting will take place in the first quarter of 2017. It will also establish a consultation forum with the European defence industry to best align the supply and the demand sides. 199 However, the adoption of this Communication by the Commission is only a first step. A strong support from the Member States and EU Institutions will be required to realise the full potential of the European Defence Action Plan. The Commission will launch the implementation of the ambitious set of actions set out in this document. On basis of further discussions with other EU institutions, the Commission also stands ready to facilitate the implementation of the European Defence Fund ./. 1 See EDA at: https://www.eda.europa.eu/what-we-do/eda-priorities/capability-development-plan 2 i.e. technologies, skills, industrial manufacturing capacities 3 The relationship with the multiannual research framework programme foreseen in Article 182 TFEU will be determined as part of the new multiannual financial framework. 4 Regulation (EU) 2015/1017 of the European Parliament and of the Council of 25 June 2015 on the European Fund for Strategic Investments, the European Investment Advisory Hub and the European Investment Project Portal and amending Regulations (EU) no 1291/2 5 Special focus could be given to priority areas, such as maritime security, cyber-security, Remotely Piloted Aircraft Systems and satellite communications. 6 EDNR, www.endr.eu 7 Regulation (EU) No 1288/2013 of the European Parliament and of the Council of 11 December 2013 establishing 'Erasmus+': the Union programme for education, training, youth and sport, OJ L 347, 20.12.2013, p. 50. 8 Communication from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions making raw materials available for Europe's future well-being -proposal for a European innovation partnership on raw materials, COM/2012/082 final. 9 Pavel, C. and Tzimas, E., Raw materials in the European defence industry. Luxembourg, European Commission, Joint Research Centre (JRC), 2016. 10 E.g. beryllium is used in missiles, fighter jets, helicopters and satellites (because it is six times lighter and stronger than steel). 11 Communication from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions: Closing the loop - An EU action plan for the Circular Economy, COM/2015/0614. 12 European Commission Advisory group on cross-border access for SMEs to defence and security contracts, Final report and recommendations. 13 E.g. providing early information about long-term plans and priorities, using pre-procurement advertising, designing public procurement procedures to facilitate cross-border and SMEs participation. 14 E.g. transparent strategic long-term plans, pre-procurement and subcontracting advertising, EU-wide market searches and scouting to identify potential suppliers across different Member States, being transparent about the cross-border elements of their supply chains. 15 Security Industrial Policy - Action Plan for an innovative and competitive Security Industry COM(2012) 417, July 2012. 16 Communication from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions: Strengthening Europe's Cyber Resilience System and Fostering a Competitive and Innovative Cybersecurity, 5.7.2016, COM(2016)410 final. 17 In line with the Joint Communication to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions: Cybersecurity Strategy of the European Union: An Open, Safe and Secure Cyberspace, 7.2.2013, JOIN(2013)1. 18 Regulation (EU) No 1025/2012 of the European Parliament and of the Council of 25 October 2012 on European standardisation (OJ L 316, 14.11.2012, p. 1). 19 Joint Communication to the European Parliament and the Council For an open and secure global maritime domain: elements for a European Union maritime security strategy, 6.3.2014 JOIN/2014/09.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoi_nhap_khu_vuc_o_chau_au_truong_hop_nghien_cuu_chi.pdf
  • pdfTom tat luan an_mac Nhu Quynh.pdf
  • docTrang thong tin luan an_Mac Nhu Quynh.doc
Tài liệu liên quan