BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KIỀU LÊ CÔNG SƠN
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG CỦA
VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ 1955 ĐẾN 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KIỀU LÊ CÔNG SƠN
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG CỦA
VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ 1955 ĐẾN 1975
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS TRẦN VŨ TÀI
2. PGS.TS NGÔ MINH OANH
NGHỆ AN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tô
215 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động ngoại thương của Việt Nam cộng hòa từ 1955 đến 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận án là trung thực. Hệ thống biểu đồ được tác giả thiết lập dựa trên
cơ sở các bảng thống kê có trong Luận án, nhằm góp phần làm rõ hơn những nội
dung liên quan đến Luận án. Những kết luận của Luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Nghệ An, tháng 02 năm 2018
Tác giả
Kiều Lê Công Sơn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 CIP Chƣơng trình viện trợ thƣơng mại
2 MRC Ủy ban Sông Mê Kông
3 NXB Nhà xuất bản
4 PL-480
Công luật về viện trợ và phát triển mậu dịch nông
phẩm của Mỹ
5 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
6 US Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
7 USD Đô la Mỹ
8 USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
9 Washington, D.C. Thủ đô của Hoa Kỳ
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1. Xuất khẩu theo hàng hóa chính từ năm 1955 đến năm 1964 ................... 50
Bảng 2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng từ năm 1956 đến năm 1964 ....... 53
Bảng 2.3. Những nƣớc chính mua hàng của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến
năm 1956 ................................................................................................................... 56
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính từ năm 1957 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 57
Bảng 2.5. Nhập khẩu theo phƣơng thức tài trợ hàng cập bến từ năm 1956 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 62
Bảng 2.6. Nhập cảng theo loại hàng hóa từ năm 1957 đến năm 1964 ...................... 63
Bảng 2.7. Thống kê các mặt hàng nhập cảng theo các nƣớc từ năm 1955 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 66
Bảng 2.8. Thống kê mặt hàng nhập cảng chính theo các nƣớc từ năm 1955 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 67
Bảng 2.9. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 68
Bảng 3.1. Xuất khẩu theo hàng hóa chính từ năm 1965 đến năm 1975 ................... 89
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính từ năm 1965 đến năm
1970 ........................................................................................................................... 93
Bảng 3.3. Nhập khẩu theo phƣơng thức tài trợ hàng cập bến từ năm 1965 đến năm
1974 ........................................................................................................................... 97
Bảng 3.4. Nhập cảng theo loại hàng hóa từ năm 1965 đến năm 1972 ...................... 98
Bảng 3.5. Thống kê các mặt hàng nhập cảng theo các nƣớc chính từ năm 1965 đến
năm 1974 ................................................................................................................. 102
Bảng 3.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 đến năm
1975 ......................................................................................................................... 104
Bảng 4. Đầu tƣ của Pháp, Nhật và Đài Loan từ năm 1955 đến năm 1974 ............. 122
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Biểu đồ 2.1. Trị giá xuất khẩu theo hàng hóa chính từ năm 1955 đến năm
1964 .......................................................................................................................... 51
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sang các nƣớc Pháp, Tây Đức, Anh từ năm 1957
đến năm 1964 ............................................................................................................ 58
Biểu đồ 2.3. Tổng trị giá nhập cảng theo loại hàng hóa từ năm 1957 đến năm
1964 ........................................................................................................................... 64
Biểu đồ 2.4. Tổng trị giá các mặt hàng nhập cảng theo các nƣớc từ năm 1955 đến
năm 1964 ................................................................................................................... 67
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến
năm 1964 ................................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.6. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955
đến năm 1964 ............................................................................................................ 69
Biểu đồ 3.1. Trị giá xuất khẩu theo hàng hóa chính từ năm 1965 đến năm
1975 ........................................................................................................................... 89
Biểu đồ 3.2. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính từ năm 1965
đến năm 1970 ............................................................................................................ 94
Biểu đồ 3.3. Tổng trị giá nhập cảng theo loại hàng hóa chính từ năm 1965 đến năm
1972 ......................................................................................................................... 100
Biểu đồ 3.4. Tổng trị giá các mặt hàng nhập cảng theo các nƣớc chính từ năm 1965
đến năm 1974 .......................................................................................................... 103
Biểu đồ 3.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 đến
năm 1975 ................................................................................................................. 105
Biểu đồ 3.6. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965
đến năm 1975 .......................................................................................................... 105
Biểu đồ 3.7. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955
đến năm 1975 .......................................................................................................... 106
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 4
5. Đóng góp của Luận án .......................................................................................... 5
6. Bố cục của Luận án ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách, biện pháp của Việt Nam Cộng
hòa đối với hoạt động kinh tế, ngoại thƣơng .......................................................... 7
1.1.1. Tác giả nƣớc ngoài ............................................................................................ 7
1.1.2. Tác giả trong nƣớc .......................................................................................... 11
1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975 .......................................................... 13
1.2.1. Tác giả nƣớc ngoài .......................................................................................... 13
1.2.2. Tác giả trong nƣớc .......................................................................................... 15
1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, ý nghĩa, tác động của hoạt động ngoại
thƣơng đối với kinh tế, xã hội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ..... 18
1.3.1. Tác giả nƣớc ngoài .......................................................................................... 18
1.3.2. Tác giả trong nƣớc .......................................................................................... 21
1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho Luận
án ............................................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG CỦA VIỆT NAM CỘNG
HÒA TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1964 .................................................................. 27
2.1. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa ................................................................................................. 27
2.1.1. Tình hình chính trị, kinh tế .............................................................................. 27
2.1.2. Chính sách viện trợ của Mỹ ............................................................................ 33
2.1.3. Bộ máy quản lý hoạt động ngoại thƣơng ........................................................ 36
2.1.4. Chính sách ngoại thƣơng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa .................... 40
2.2. Hoạt động xuất khẩu (1955 – 1964) ................................................................ 49
2.2.1. Hàng xuất khẩu ............................................................................................... 49
2.2.2. Thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................................... 56
2.3. Hoạt động nhập khẩu (1955 – 1964) ............................................................... 61
2.3.1. Hàng nhập khẩu ............................................................................................... 61
2.3.2. Thị trƣờng nhập khẩu ...................................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 71
CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG CỦA VIỆT NAM CỘNG
HÒA TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ................................................................. 74
3.1. Bối cảnh lịch sử mới và những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại
thƣơng ...................................................................................................................... 74
3.1.1. Tình hình chính trị, kinh tế .............................................................................. 74
3.1.2. Chính sách viện trợ của Mỹ ............................................................................ 79
3.1.3. Bộ máy quản lý hoạt động ngoại thƣơng ........................................................ 80
3.1.4. Chính sách ngoại thƣơng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa .................... 83
3.2. Hoạt động xuất khẩu (1965 – 1975) ................................................................ 88
3.2.1. Hàng xuất khẩu ............................................................................................... 88
3.2.2. Thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................................... 93
3.3. Hoạt động nhập khẩu (1965 – 1975) ............................................................... 96
3.3.1. Hàng nhập khẩu ............................................................................................... 96
3.3.2. Thị trƣờng nhập khẩu .................................................................................... 102
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 109
CHƢƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM
1975 ......................................................................................................................... 111
4.1. Tác động của hoạt động ngoại thƣơng đến nền kinh tế Việt Nam Cộng
hòa ........................................................................................................................... 111
4.1.1. Tác động tích cực .......................................................................................... 111
4.1.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 126
4.2. Tác động của hoạt động ngoại thƣơng đối với xã hội của Việt Nam Cộng
hòa ........................................................................................................................... 128
4.2.1. Tác động tích cực .......................................................................................... 128
4.2.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 130
4.3. Một số nhận xét về hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa từ
năm 1955 đến năm 1975 ....................................................................................... 137
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ........................................................................................................................... 168
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 169
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đó là ngoại
thƣơng. Hoạt động ngoại thƣơng phục vụ và chi phối nền kinh tế, song nó lại chịu
nhiều tác động và chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.
Trong giai đoạn 1955 – 1975, nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là
một nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, năng động, có sự phát triển nhất định nhƣng ở
mức độ quy mô nhỏ và nhiều hạn chế, vì tình hình bất ổn, chiến tranh và đặc biệt lệ
thuộc vào viện trợ của Mỹ. Vì thế, nghiên cứu hoạt động ngoại thƣơng của Việt
Nam Cộng hòa là để hiểu thêm về chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt
Nam và trƣớc hết là về mặt kinh tế.
1.2. Hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm
1975 là quá trình tiến triển của kinh tế hàng hóa, đƣợc mở rộng ra khỏi khuôn khổ
thị trƣờng miền Nam Việt Nam, đặt dƣới sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực dân kiểu
mới và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Ngoại
thƣơng Việt Nam Cộng hòa vừa phát triển theo mô hình kinh tế thị trƣờng, nhƣng
đồng thời nó cũng chịu sự tác động mạnh của các yếu tố “phi thị trƣờng”, do chiến
tranh, phục vụ mục đích chiến tranh và nguồn viện trợ từ nƣớc ngoài chi phối. Quá
trình quốc tế hóa cuộc chiến tranh Việt Nam càng leo thang thì sự tác động và chi
phối tới hoạt động của ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa càng lớn. Ngoại thƣơng
Việt Nam Cộng hòa vừa mang tính phổ biến, vừa có những đặc thù về mô hình, cơ
cấu tổ chức, cách thức điều hành quản lý ngoại thƣơng cũng nhƣ vai trò phục vụ
nền kinh tế.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề hoạt
động ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa của các tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Các công trình nghiên cứu này là một nguồn tƣ liệu hết sức phong phú, đồng thời,
đƣa ra những nhận định khoa học và những gợi mở quan trọng cho những nhà
nghiên cứu về sau để kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một nghiên cứu
có tính chất chuyên sâu và có hệ thống về quá trình hoạt động ngoại thƣơng của
2
Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam đặt trong mối tƣơng quan với chính
sách viện trợ của Mỹ đối với chế độ Việt Nam Cộng hòa và bị chi phối bởi chiến
tranh.
1.3. Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển và hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Những bài học thành công, thất bại và bài học kinh nghiệm rút
ra từ thực trạng hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa, có thể đem lại
nhiều hữu ích, giúp các cơ quan hữu quan hoạch định những chính sách ngoại
thƣơng của Việt Nam hiện nay, thực hiện hiệu quả đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, mở rộng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, hợp tác kinh tế, phát triển ngoại thƣơng
của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới, thực hiện mục tiêu của thời đại hòa bình,
ổn định, hợp tác và phát triển.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975” làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành
lịch sử Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam
Cộng hòa và tác động ảnh hƣởng của hoạt động ngoại thƣơng đến kinh tế, xã hội
Việt Nam Cộng hòa.
2.2. Phạm vi
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động ngoại thƣơng ở
miền Nam Việt Nam dƣới sự quản lý chính quyền Việt Nam Cộng hòa, không bao
gồm vùng giải phóng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm
chủ.
Về thời gian: Từ năm 1955 đến năm 1975, sở dĩ chúng tôi lấy mốc thời gian
năm 1955 (cụ thể là ngày 26/10/1955) làm mốc mở đầu nghiên cứu hoạt động ngoại
thƣơng của Việt Nam Cộng hòa, vì đây, là thời điểm Ngô Đình Diệm thiết lập chế
độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Năm 1975 (cụ thể là ngày
30/4/1975) đƣợc chọn làm mốc kết thúc, vì đây là thời gian mà chính quyền Việt
3
Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam, chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ.
Về nội dung : Luận án chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhƣ
sau:
- Những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng
hòa từ năm 1955 đến năm 1975.
- Hoạt động xuất khẩu (hàng xuất khẩu và thị trƣờng xuất khẩu), hoạt động
nhập khẩu (hàng nhập khẩu và thị trƣờng nhập khẩu).
-Tác động của hoạt động ngoại thƣơng đối với kinh tế và xã hội của Việt
Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
Những vấn đề nằm ngoài giới hạn về không gian, thời gian và nội dung nêu
trên sẽ không thuộc phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu tin cậy, Luận án tập trung nghiên cứu
quan hệ buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam Cộng hòa với nhiều vùng miền và các
nƣớc trên thế giới qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Từ đó, Luận án góp phần
làm rõ thêm bản chất của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đánh giá thực chất, rút ra
những tác động của hoạt động ngoại thƣơng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam
Cộng hòa lúc bấy giờ.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất: Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình
hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa.
Thứ hai: Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa giai đoạn này.
Thứ ba: Làm rõ quá trình hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa.
Thứ tƣ: Làm rõ sự lệ thuộc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với Mỹ,
ảnh hƣởng đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt
Nam.
4
Thứ năm: Làm rõ những tác động của hoạt động ngoại thƣơng đối với kinh
tế và xã hội của Việt Nam Cộng hòa.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành Luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tài liệu lƣu trữ: Chúng tôi đã tiếp cận và khai thác nguồn tài liệu lƣu trữ
bằng tiếng tiếng Việt và tiếng Anh hiện có ở Việt Nam, tại Trung tâm lƣu trữ Quốc
gia II (TP.HCM) và ở Thƣ viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Phần
lớn những tài liệu đó là những tài liệu gốc có liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Tài liệu tham khảo: Trong quá trình triển khai Luận án, chúng tôi đã tiếp
cận các công trình chuyên khảo của các học giả trong và ngoài nƣớc, có nội dung đề
cập trực tiếp đến hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng tiếp cận khai thác một số công trình nghiên cứu, các bài viết đƣợc
công bố trên các tạp chí kinh tế thời Việt Nam Cộng hòa nhƣ: Tạp chí Chấn hƣng
kinh tế, Tuần san Phòng Thƣơng mại Sài Gòn và các tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Đông Nam Á, Tạp chí Khoa học của
một số Trƣờng Đại học), các luận án, luận văn, báo chí chính thống, định kỳ và
một số trang website uy tín trong và ngoài nƣớc có nội dung liên quan đến hoạt
động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa.
Trên cơ sở tham khảo các công trình đi trƣớc, đặc biệt là tài liệu lƣu trữ, tác
giả đã vận dụng vào quá trình nghiên cứu của mình, định hƣớng nguồn tƣ liệu,
hƣớng nghiên cứu để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đặt ra.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng tôi
dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết của
chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế - chính trị. Ở đây, chúng tôi sử dụng quan điểm sử
học Mác xít nhằm đánh giá một cách khách quan về hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975. Quan điểm sử học Mác xít cũng là
5
kim chỉ nam để chúng tôi xử lý nguồn tài liệu trên tinh thần khoa học và đảm bảo
tính lịch sử.
Phƣơng pháp chuyên ngành để thực hiện Luận án là phƣơng pháp lịch sử,
nhằm tìm hiểu quá trình hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa, kết hợp
với phƣơng pháp logic, nhằm giúp ta thấy đƣợc mối quan hệ tác động nhau có tính
hệ thống của hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa, trong từng chƣơng mục
nhất định hoặc có sự kết hợp cả hai phƣơng pháp trong từng nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành trong nghiên
cứu: phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, khái
quát, nghiên cứu quan hệ quốc tế để xử lý các tài liệu, trên cơ sở khảo cứu các
nguồn tƣ liệu văn bản, từ đó, tổ chức nghiên cứu, xử lý và khai thác những thông tin
có giá trị để xây dựng cấu trúc nội dung, bố trí chƣơng mục phù hợp, rút ra đƣợc
những nội dung khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong Luận án.
5. Đóng góp của Luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại bức tranh toàn
cảnh, chi tiết và hệ thống về quá trình hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng
hòa từ năm 1955 đến năm 1975.
Từ việc nghiên cứu hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa từ năm
1955 đến năm 1975, Luận án đã đánh giá, rút ra những tác động của ngoại thƣơng
đối với kinh tế, xã hội Việt Nam Cộng hòa.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở có thể góp phần cho những hoạch định chính
sách ngoại thƣơng của Việt Nam hiện nay.
Kết quả của Luận án là nguồn tƣ liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu
lịch sử, đặc biệt là lịch sử kinh tế ngoại thƣơng Việt Nam thời hiện đại.
6. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của Luận án gồm 4 chƣơng.
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6
Chƣơng 2. Hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm
1964
Chƣơng 3. Hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 đến năm
1975
Chƣơng 4. Tác động của hoạt động ngoại thƣơng đối với kinh tế và xã hội Việt
Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đề tài về hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa, đã thu hút
sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nƣớc, ngoài nƣớc, đƣợc đề cập trên
những khía cạnh khác nhau, đồng thời, phản ánh, nghiên cứu với nhiều cấp độ và
tiếp cận ít nhiều có liên quan đến đề tài. Trong đó, tập trung lại chúng tôi phân loại
các công trình nghiên cứu thành các vấn đề nhƣ sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách, biện pháp của Việt Nam Cộng
hòa đối với hoạt động kinh tế, ngoại thƣơng
1.1.1. Tác giả nƣớc ngoài
Đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, từ các
nguồn lực kinh tế, năng lực lãnh đạo kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa,
đã nhanh chóng tạo ra nông sản dƣ thừa để xuất khẩu, tác giả Timothy Hallinan
trong cuốn “Economic prospects of the Republic of Vietnam” (Triển vọng kinh tế
của Việt Nam Cộng hòa), The Rand Corporation, Santa Monica, Califonia, 1969,
cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam Cộng hòa có sự tiến bộ, mặc dù nằm trong thời
kì chiến tranh kéo dài. Tuy vậy, tác giả đã có những thẩm định, nhận xét, đánh giá
khá gay gắt về các chính sách và chƣơng trình phát triển quốc gia của Việt Nam
Cộng hòa, về vai trò của Mỹ trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa.
Đề cập về sự viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, phân tích lạm
phát trong thời kỳ chiến tranh và hệ thống thuế của Việt Nam Cộng hòa, sự phát
triển kinh tế ở miền Nam Việt Nam đƣợc so sánh với ở Israel, Hàn Quốc, và Đài
Loan, trong cùng thời kỳ phải đối mặt với các mối đe dọa quân sự cao, đƣợc làm rõ
với công trình “Foreign Aid, War, and Economic Development: South Vietnam,
1955-1975” (Viện trợ nƣớc ngoài, chiến tranh và phát triển kinh tế ở miền Nam
Việt Nam, 1955-1975) của tác giả Douglas C. Dacy, NXB Cambridge University
Press, 1986, đồng thời, tác giả trình bày những chính sách phát triển kinh tế của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn này, và đƣợc tác giá đánh giá là tiến bộ,
8
bên cạnh đó, là những bất ổn định chính trị (xung đột vũ trang giữa các phe phái,
đảo chính, chiến tranh) đã hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả.
Trình bày một cách khái quát về những cải cách kinh tế ở Việt Nam Cộng
hòa, đã cho thu hút các nhà đầu tƣ kinh tế Trung Quốc vào miền Nam Việt Nam
làm ăn, kinh doanh, buôn bán, đƣợc thể hiện trong cuốn “The Ethnic Chinese and
Economic Development in Vietnam” (Ngƣời Hoa và sự phát triển kiển kinh tế ở Việt
Nam) của tác giả Tran Khanh, Institute of Southeast Asian Studies, Pasir Panjang,
Singapo, 1993. Trong đó, có nhiều nhà đầu tƣ đã thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ việc
kinh doanh ở Việt Nam Cộng hòa, và thông qua các sự kiện đó, đã hình thành nên
cộng đồng ngƣời Hoa kinh doanh, buôn bán và làm ăn tại miền Nam Việt Nam, nhƣ
là doanh nghiệp, xí nghiệp, ngân hàng tạo ra một nét riêng biệt, sự đa dạng trong
lĩnh vực kinh tế của vùng đất này.
Tác giả Gabriel Kolko với cuốn “Anatomy of a war: Vietnam, the United
States and the modern historical, experience” (Giải phẫu một cuộc chiến tranh:
Việt Nam, Hoa Kỳ và lịch sử hiện đại, kinh nghiệm), New Press, 1994, trình bày
nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam, xem xét sâu vào các chính sách kinh
tế của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Tập trung phân
tích cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam Cộng hòa, về bối cảnh quốc tế, các yếu tố ảnh
hƣởng đến kết quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Tác giả Leo Suryadinata với công trình “Ethnic Chinese as Southeast
Asians” (Ngƣời Hoa cũng nhƣ ngƣời Đông Nam Á), Institute of Southeast Asian
Studies, Singapo, 1997, đã đề cập, nhận định mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa
thƣơng nhân Trung Quốc với Việt Nam Cộng hòa, nổi bật là thời Ngô Đình Diệm,
đề ra một số chính sách, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi thông thƣơng, buôn
bán của thƣơng nhân Trung Quốc với Việt Nam Cộng hòa, bên cạnh đó, chính
quyền Ngô Đình Diệm cũng đề ra nhiều biện pháp, để kiểm soát chặt chẽ hoạt động
này nhằm bảo vệ chế độ của mình. Bên cạnh đó, tác giả đã làm khá rõ, toàn diện
chính sách đối ngoại, kinh tế giữa Trung Quốc với các nƣớc Đông Nam Á, giải
9
quyết các vấn đề dân tộc Trung Quốc với Trung Quốc và với các nƣớc bản địa trong
khu vực, các nƣớc Đông Nam Á từ khi thành lập đến nay.
Cuốn sách “Diem’s final failure: prelude to America’s war in Viet Nam”
(Sự thất bại cuối cùng của Diệm: mở đầu cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam)
của tác giả Phillip E. Catton, University Press of Kansas, năm 2003, cung cấp một
bức chân dung về Ngô Đình Diệm nhƣ một ngƣời yêu nƣớc sùng đạo, có những cải
cách nỗ lực, xây dựng cơ sở cho chế độ, hiện đại hóa Việt Nam Cộng hòa, xây dựng
Việt Nam Cộng hòa phát triển kinh tế, tìm cách vƣợt qua sự phụ thuộc vào hỗ trợ
của Mỹ.
Nghiên cứu sâu sắc về các chính sách đối ngoại, các mối quan hệ giữa Việt
Nam Cộng hòa với Hàn Quốc, Mỹ. Ngƣợc lại, giữa Mỹ với Hàn Quốc, Việt Nam,
các nƣớc Đông Nam Á trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh. Cuốn “Vietnam,
Korea and US Foreign Policy 1945-1975” (Chính sách đối ngoại của Việt Nam,
Hàn Quốc và Hoa Kỳ 1945-1975) của tác giả Christine Bragg, Heinemann
Educational Publishers, Halley Court, Jodan Hill, Oxford, 2005, đã nhấn mạnh vào
vai trò của Tổng thống Mỹ là Johnson và Nixon, với nhiều chính sách thực hiện ở
Việt Nam Cộng hòa, trong đó, chính sách kinh tế đƣợc hai Tổng thống đánh giá
quan trọng, với nhiều dự án kinh tế cụ thể, xem trọng xuất khẩu hàng hóa vào Việt
Nam Cộng hòa.
Cuốn “American Foreign Policy since the Vietnam war” (Chính sách đối
ngoại của Mỹ kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam), Richard A. Melanson, M.E.
Sharpe, Armonk, New York, 2005. Tập trung những tƣ liệu nghiên cứu về chính
sách chính trị, kinh tế của các Tổng thống Mỹ đối với chính quyền Việt Nam Cộng
hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đồng thời, tác giả cũng so sánh, phân tích
những nỗ lực của các Tổng thống Mỹ, tiến đến một sự đồng thuận từ chính sách đối
ngoại, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế, thƣơng mại Việt Nam Cộng hòa cụ thể và rõ ràng.
Đánh giá, phân tích sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa trong
lịch sử của Việt Nam, thời kì chiến tranh hỗn loạn, những cải cách kinh tế của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cải cách cụ thể trong nông
10
nghiệp, ngân...inh tế của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và hoạt động ngoại thƣơng
của miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đƣợc thể hiện trong
cuốn “Kinh tế miền Nam” của Phạm Thành Vinh, NXB Sự thật Hà Nội, năm 1957
và cuốn “Lịch sử Ban kinh tế - tài chính trung ương cục miền Nam trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, 1954-1975” của tác giả Phan An, NXB Chính trị Quốc
gia, 2007. Tuy nhiên, các công trình này chƣa đề cập trực tiếp đến yếu tố sản xuất
hàng hóa, nghiên cứu hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam Cộng hòa dƣới góc độ
chuyển biến kinh tế của miền Nam Việt Nam.
24
Nhìn chung, bằng nhiều cách tiếp cận, phân tích và luận giải khác nhau, các
công trình nêu trên đều tập trung làm rõ một số nội dung thuộc về hoặc liên quan
đến hoạt động ngoại thƣơng ở miền Nam Việt Nam.
1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho Luận
án
Điểm lại các công trình trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài nghiên
cứu của Luận án mà chúng tôi đƣợc tiếp cận và xem xét, có thể nhận thấy rằng, các
tác giả, dù ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều hƣớng đến việc
nhận diện, đánh giá toàn bộ hay từng lĩnh vực về hoạt động ngoại thƣơng của Việt
Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975. Về cơ bản, các nhà khoa học đã triển
khai và giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã cung cấp một
nguồn tƣ liệu khá phong phú, nhất là về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, là cơ sở
quan trọng cho chúng tôi thực hiện Luận án.
Thứ hai, đa số công trình nghiên cứu vấn đề hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là trên khía cạnh nghiên cứu lịch sử kinh tế miền Nam
Việt Nam và nhìn nhận, đánh giá từ phía góc nhìn ảnh hƣởng từ sự viện trợ của Mỹ
đối với miền Nam Việt Nam.
Thứ ba, nhiều công trình, bài viết chỉ đề cập đến một hoặc nhiều lĩnh vực,
với khía cạnh hoạt động kinh tế miền Nam Việt Nam, trong đó, có ngoại thƣơng,
mà chƣa có cái nhìn toàn diện, hệ thống về hoạt động ngoại thƣơng và thƣờng chỉ
đề cập trong một thời kỳ ngắn, không trùng với khung thời gian nghiên cứu của
Luận án là từ năm 1955 đến năm 1975.
Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, nhiều vấn đề về hoạt động ngoại
thƣơng của Việt Nam Cộng hòa chƣa đƣợc làm rõ. Cụ thể nhƣ:
Thứ nhất, những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thƣơng nhƣ: bối cảnh
lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị
Thứ hai, tổ chức hoạt động, vai trò của bộ máy ngoại thƣơng Việt Nam Cộng
hòa trong việc quản lý kinh doanh ngoại thƣơng. Đó là Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính và
25
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, các cơ quan này có nhiệm vụ điều tiết và kiểm soát
ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa.
Thứ ba, nội dung cụ thể của các biện pháp mà chính quyền Việt Nam Cộng
hòa thực hiện trong ngoại thƣơng và vai trò của nó góp phần làm chuyển biến của
nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa nói chung và hoạt động ngoại thƣơng nói riêng.
Trong đó, hệ thống thuế ngoại thƣơng là nguồn thu quan trọng của chính quyền Sài
Gòn, hàng nhập khẩu bị chịu rất nhiều các loại thuế, tùy theo nguồn gốc hàng nội,
hàng ngoại sử dụng. Có nhiều loại thuế, tuy nhiên, hệ thống thuế ngoại thƣơng là
một biện pháp cột chặt sự lệ thuộc nhập khẩu của chính quyền Sài Gòn đối với Mỹ
và nhằm để các nƣớc tƣ bản khác nhƣ Nhật, Pháp không thể cạnh tranh với Mỹ
trong vấn đề nhập khẩu.
Thứ tư, quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mà chủ yếu trên phƣơng
diện hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng nhập khẩu.
Hoạt động kinh tế miền Nam Việt Nam, chủ yếu, là hoạt động thƣơng nghiệp và
kinh doanh nhập khẩu hàng viện trợ Mỹ, đây là nội dung chủ yếu của toàn bộ hoạt
động ngoại thƣơng, qua đó, khẳng định vai trò ngành nhập khẩu là vô cùng quan
trọng, quyết định toàn bộ những hoạt động của nền kinh tế miền Nam. Nếu thiếu
hoạt động này thì nền kinh tế của Việt Nam Cộng hòa có khả năng sụp đổ.
Thứ năm, do góc nhìn khác nhau nên vẫn tồn tại những quan điểm đánh giá
không giống nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc, đòi hỏi phải có một cách nhìn nhận vấn đề khoa học và có sức thuyết phục
hơn. Với hệ thống tƣ liệu liên quan đến hƣớng nghiên cứu của Luận án là tƣơng đối
phong phú, để từ đó tác giả có cái nhìn tổng quan, trên cơ sở đó tiến hành so sánh,
đối chiếu, tìm ra những đặc điểm riêng của hoạt động ngoại thƣơng Việt Nam Cộng
hòa giai đoạn 1955-1975 và tác động của nó đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam
Cộng hòa.
Từ thực tế trên, chúng tôi khẳng định rằng, việc chọn đề tài “Hoạt động
ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975” để triển khai Luận án là một
26
việc làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với bất cứ
công trình nào đã công bố.
Từ những góc độ nghiên cứu của các tác giả, trên cơ sở kế thừa những công
trình đi trƣớc cả về tài liệu và phƣơng pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ làm rõ hơn những
vấn đề sau đây:
Thứ nhất, phục dựng một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình hoạt động ngoại
thƣơng của Việt Nam Cộng hòa, trong đó, làm rõ vai trò của hoạt động xuất nhập
khẩu trong nền kinh tế.
Thứ hai, luận giải, làm rõ hơn tác động của các chính sách kinh tế của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa đặt dƣới sự viện trợ về kinh tế của Mỹ qua từng giai
đoạn lịch sử.
Thứ ba, làm rõ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa đối
với các nƣớc và các vùng miền trên thế giới.
Thứ tư, phân tích những ảnh hƣởng và đánh giá những tác động của hoạt
động ngoại thƣơng (tích cực và tiêu cực) đối với kinh tế, xã hội và đời sống của
nhân dân miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm
1975.
Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là mục đích mà tác giả đặt ra trong quá trình thực
hiện đề tài Luận án và chƣa từng đƣợc công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống.
27
CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1964
2.1. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thƣơng của
Việt Nam Cộng hòa
2.1.1. Tình hình chính trị, kinh tế
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn luôn
đòi hiệp thƣơng đi tới Tổng tuyển cử để thống nhất đất nƣớc. Tuy nhiên, Mỹ và
chính phủ Bảo Đại – Ngô Đình Diệm từ chối Tổng tuyển cử, bởi “họ thừa biết rằng
lúc đó nếu để nhân dân lựa chọn thì số phiếu mà họ nhận đƣợc sẽ chỉ là một thiểu số
chua chát” [88; tr. 31], đại đa số sẽ không lựa chọn Ngô Đình Diệm. Mỹ muốn có
một chính phủ chống Cộng sản tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó
có tôn trọng nền dân chủ hay không, do vậy, Mỹ đã hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm
thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vỹ tuyến 17, để không thực hiện tổng
tuyển cử thống nhất Việt Nam. Là một ngƣời rất thích sự toàn trị, Ngô Đình Diệm
luôn sử dụng nhiều cách thức để tìm quyền lực cao nhất về mình.
Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm đã thành lập Chính phủ, mặc dù, bên trên
còn có Quốc trƣởng Bảo Đại và trong Chính phủ này, vẫn còn khá nhiều Bộ trƣởng
là ngƣời của Bảo Đại. Ngày 24/9/1954, Ngô Đình Diệm thành lập một Chính phủ
mới, hầu hết là những phần tử trung thành với mình. Ngày 23/10/1954, Tổng thống
Mĩ Eisenhower đã gởi cho Ngô Đình Diệm một lá thƣ, đề nghị viện trợ và ủng hộ
Ngô Đình Diệm và lá thƣ này chính là cơ sở cho sự tồn tại của Ngô Đình Diệm
trong suốt những năm sau đó.
Ngày 29/4/1955, Ngô Đình Diệm cho họp nội các và truất phế Quốc trƣởng
Bảo Đại, đƣa Ngô Đình Diệm trở thành Quốc trƣởng. Ngày 23/10/1955, Ngô Đình
Diệm tự tổ chức trƣng cầu dân ý, mà thực chất là tự cử mình làm Tổng thống. Ngày
26/10/1955, chế độ Việt Nam Cộng hòa ra đời ở miền Nam Việt Nam với Hiến ƣớc
tạm thời và đƣợc chính thức hóa một năm sau đó là Hiến pháp ngày 26/10/1956.
Việt Nam Cộng hòa với thủ đô là thành phố Sài Gòn.
28
Sau việc tập kết và di dân bàn giao tiếp quản theo quy định của Hiệp định
Giơ-ne-vơ, đến tháng 9/1955, số giáo dân di cƣ từ miền Bắc vào miền Nam là
860.206 ngƣời, số ngƣời này đƣợc bố trí định cƣ ở 6 giáo khu tại miền Nam [88,
tr.48-51]. Chính quyền Sài Gòn đã có một lãnh thổ khoảng 170.000 km2 với dân số
trên 12 triệu kể cả gần một triệu dân di cƣ từ miền Bắc vào [88; tr. 100].
Nhƣ vậy, số dân di cƣ từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, là một yếu tố
có những ảnh hƣởng về nhiều mặt và theo nhiều chiều đối với lịch sử miền Nam
Việt Nam từ sau năm 1955, việc này làm cho ý định của Ngô Đình Diệm và Mỹ đạt
đƣợc hiệu qủa, là tạo ra một chỗ dựa vững chắc cho chính quyền Sài Gòn.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã tốn rất ít công, nhƣng lại đƣợc hƣởng lợi rất
nhiều trong vụ di cƣ của gần một triệu dân Bắc vào Nam. Cuộc di cƣ đã cống hiến
cho ông Diệm một cái lõi chắc nịch những bộ hạ cuồng tín, đại tá Lansdale có công
khởi xƣớng và thi hành cuộc hành quân Exodux với 900.000 dân Bắc di cƣ, trong
đó có chừng 600.000 công giáo, đó là yếu tố thật quan trọng cho tƣơng lai của Ngô
Đình Diệm và miền Nam Việt Nam [88; tr.54].
Cuộc di cƣ từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam đã đồng thời di chuyển vốn
của những nhà tƣ sản miền Bắc, có thể nói quá nửa số tƣ bản của miền Bắc đã đƣợc
di chuyển vào miền Nam Việt Nam. Đó là một nguồn bổ sung cho sự tăng trƣởng
kinh tế và ổn định tài chính cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Trong những năm đầu nắm quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm
chủ yếu tập trung và củng cố quyền lực với nhiều biện pháp đƣợc thực hiện nhƣng
hậu quả là quyền lực ngày càng suy yếu, những biện pháp để ổn định về chính trị và
xã hội phần lớn lại gây ra sự bất ổn. Đến năm 1963, tình hình quân sự và chính trị
ngày càng xấu đi, xuất hiện những rạn nứt giữa Mỹ và Ngô Đình Diệm, về phía
Ngô Đình Diệm cho rằng Mỹ chƣa viện trợ đủ mức cần thiết, chƣa tôn trọng chủ
quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, về phía Mỹ thì nhận thấy, nguyên nhân
chính, là sự bất lực của chính quyền họ Ngô, trong đó phải kể đến là sự thiển cận,
hẹp hòi, ƣơng ngạnh của gia đình Ngô Đình Diệm, điều này dẫn đến việc Mỹ đã
29
quyết định ủng hộ cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11/1963 nhằm thay
thế chính quyền khác.
Sau khi gia đình họ Ngô bị lật đổ, tình hình Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục
diễn theo chiều hƣớng xấu, từ năm 1964, đảo chính, thanh trừng diễn ra trong chính
quyền Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này đã tác động đến kinh tế Việt Nam Cộng
hòa, mà cụ thể nhất đó là mức tăng trƣởng đã giảm đi và nghiêm trọng nhất là ngân
sách “ngân sách bắt đầu thiếu hụt từ 1 tỷ cho năm 1961, đến 12 tỷ vào cuối năm
1964” [88; tr. 114].
Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, miền Nam Việt Nam (từ Vĩ tuyến 17 trở
vào) thuộc Đông Nam bán đảo Đông Dƣơng, có thời tiết quanh năm thuận lợi cho
hoạt động kinh tế, với hệ thống sông ngòi dày đặc, đƣờng bờ biển dài, lại là vùng
chuyển tiếp quan trọng trên biển giữa Đông Nam Á và Đông Á, thuận lợi cho phát
triển thƣơng nghiệp. Đây là vùng có tiềm năng về kinh tế, đủ khả năng phát triển
thành một lãnh thổ giàu có, với tiềm năng rất mạnh về nông, lâm, ngƣ nghiệp,
khoáng sản, du lịch và công nghiệp [67; tr. 24]. Dƣới thời Pháp thuộc, “kinh tế
Đông Dƣơng nói chung và kinh tế miền Nam Việt Nam rói riêng là cơ cấu kinh tế
vắt sữa” [94; tr. 72]. Trong hoạt động ngoại thƣơng, xuất khẩu luôn lớn hơn nhập
khẩu, cán cân thƣơng mại luôn có số dƣ đáng kể. Thời điểm đó, gạo và cao suở
miền Nam Việt Nam đã chiếm phần lớn tổng giá trị xuất khẩu cả nƣớc.
Các ngành kinh tế của miền Nam trong giai đoạn này phát triển khá rõ rệt,
tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng hóa để xuất khẩu đƣợc gia tăng.
Nông nghiệp, sản xuất lúa là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp, cũng là
nền tảng của nền kinh tế miền Nam Việt Nam. Khu vực nông nghiệp của Việt Nam
Cộng hòa với tổng số diện tích canh tác “vào năm 1959 là 2.840.000 mẫu trong đó
có tới 2.420.000 mẫu trồng lúa” [80; tr. 22]. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cố
gắng tạo một bƣớc đổi quan trọng trong nông nghiệp là áp dụng giống lúa mới.
Ngay từ năm 1955, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã giúp chính phủ Ngô Đình Diệm phát
triển một số giống lúa mì lai tạo, có năng suất cao. Sản lƣợng cà phê, cao su trong
30
những năm này cũng tăng lên, năm 1964 đạt 3,4 nghìn tấn cà phê và 74,2 nghìn tấn
cao su [143; tr. 122].
Công nghiệp, dƣới chính sách của Mỹ là thi hành chủ nghĩa thực dân mới,
biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, để tạo nên một tầng lớp tƣ sản mại
bản cả thƣơng nghiệp và công nghiệp lớn mạnh, làm chỗ dựa cho Mỹ, nên Mỹ đã ra
sức viện trợ rất lớn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm xây dựng bộ máy
chiến tranh. Về khách quan, việc này đã tạo điều kiện cho sự phát triển các cơ sở
công nghiệp ở các thành thị lớn nhƣ Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà
Nẵng.
Từ năm 1956, công nghiệp Việt Nam Cộng hòa đƣợc khuếch trƣơng, những
nhà tƣ sản công thƣơng nghiệp di cƣ từ miền Bắc vào mang theo vốn, kĩ thuật.. là
một nguồn bổ sung quan trọng đối với nền công nghiệp, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa với sự viện trợ của Mỹ, cùng với một số dự án có thêm khoản bồi thƣờng
chiến tranh của Nhật, tạo thành một nguồn lực để đầu tƣ vào công nghiệp.
Trong bản Tuyên ngôn ngày 5/3/1957 của Ngô Đình Diệm, nội dung chính là
kêu gọi đầu tƣ của tƣ bản trong và ngoài nƣớc, bằng sự cam kết đảm bảo những
quyền lợi và mọi khuyến khích cần thiết, chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập một
cơ quan khuyến khích và giúp đỡ các nhà đầu tƣ gọi là Quốc gia danh thế cuộc đến
ngày 16/11/1957, Quốc doanh thế cuộc bị giải thể, một cơ quan mới là Trung tâm
Khuếch trƣơng kỹ nghệ đƣợc thành lập, một trong những chức năng quan trọng của
trung tâm này là khuyến khích thiết lập các xí nghiệp công nghiệp mới, giúp đỡ các
xí nghiệp về phƣơng diện kỹ thuật và tài chính, chỉ dẫn các nhà công nghiệp ở miền
Nam Việt Nam và nƣớc ngoài về các vấn đề đầu tƣ
Năm 1958, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã mua lại của tƣ bản Pháp một
số cơ sở công nghiệp nhƣ kỹ nghệ giấy, thủy tinh, nhà máy vôi Long Thọ nƣớc
khoáng Vĩnh Hảo, đồng thời cũng khởi công một số cơ sở công nghiệp khá lớn
nhƣ Xi măng Hà Tiên (4/1961), khôi phục một số cơ sở công nghiệp nhƣ điện (thủy
điện Đa Nhim – 1961), các nhà kinh doanh tƣ nhân bắt đầu đƣợc khuyến khích hùn
vốn vào một số xí nghiệp nhƣ dệt Khánh Hội (1957) với những thiết bị đƣợc đem từ
31
nhà máy dệt Nam Định, Vinatexco đƣợc khánh thành vào tháng 10 năm 1960,
Gitimex tháng 6 năm 1961[88; tr.286]
Vì vậy, sản lƣợng điện năm 1964 đạt 470 triệu Kwh, gấp hơn 2 lần năm
1955, năm 1964 sản lƣợng vải đạt 101 triệu mét, đƣờng đạt 56 nghìn tấn, so với
năm 1955 vải gấp 4 lần, đƣờng gấp 50 lần [143; tr.123]. Bên cạnh đó, nƣớc sinh
hoạt ở các đô thị đƣợc đƣa vào sử dụng, một số xí nghiệp mới đƣợc xây dựng, chủ
yếu là công nghiệp chế biến, lắp ráp cùng với dịch vụ sửa chữa, nhằm phục vụ việc
tiêu thụ hàng hóa, nguyên liệu của nƣớc ngoài mà chủ yếu là của Mỹ, của Nhật.
Giao thông vận tải, một trong những nội dung quan trọng nhất của viện trợ
Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa, là làm sao có thể vận chuyển vũ khí và quân đội
nhanh nhất tới những vùng có chiến sự, phục vụ các yêu cầu quân sự. Theo đó,
mạng lƣới giao thông vận tải đƣợc chú trọng phát triển, củng cố các cảng sông, cảng
biển, hàng không, đƣờng bộ, đƣờng sắt. Những hoạt động này vừa nhằm mục đích
quân sự, vừa nhằm mục đích kinh tế, chủ yếu là tiêu thụ nguyên liệu, nông sản,
hàng hóa của Mỹ và đồng minh.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa dƣới sự trợ giúp của Mỹ, đã cải thiện xây
dựng một hệ thống giao thông vận tải khá phát triển và đồng thời phục vụ cho cả
nhu cầu lƣu thông hàng hóa trên hệ thống này.
Thương cảng, thƣơng cảng chính của Việt Nam Cộng hòa là Cảng Sài Gòn
đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngoại thƣơng, xuất nhập khẩu, với
những tiện nghi phụ thuộc nằm ngay trên bờ sông Sài Gòn, tại Tân Cảng. Trong khi
đó, Việt Nam Cộng hòa có một bờ biển dài khoảng 2.000 km và một hệ thống sông
ngòi chằng chịt, việc lƣu thông, buôn bán, vận chuyển hàng hóa xuất nhập cảng với
nƣớc ngoài, trong nƣớc rất thuận tiện và mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh việc
mở mang thƣơng cảng, hải cảng vẫn đƣợc xúc tiến mạnh mẽ. Sự cản thiện các bến
không ngừng thực hiện.
Từ năm 1955, các thƣơng thuyển phải neo vào 21 phao nổi giữa lòng sông
Sài Gòn và dỡ hàng xuống xà lan, biện pháp này áp dụng là vì thiếu các bến, hàng
từ tàu dỡ xuống xà lan rồi từ xà lan phải dỡ lần nữa lên bờ, do đó chi phí dỡ hàng
32
khác cao. Từ năm 1960, số thƣơng thuyền tới Cảng Sài Gòn đã gia tăng 126%, có
1304 thƣơng thuyền dỡ 3.088.000 tấn hàng hóa xuống bến. [35; tr.7]
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện nhiều dự án để chấn chỉnh các
tiện nghi của thƣơng cảng Sài Gòn, nhƣ sửa chữa và tráng đƣờng, đào mƣơng, cống
thoát nƣớc đặt một hệ thống nƣớc, nhằm mục tiêu phục vụ cho thƣơng mại, xây
dựng lại hệ thống điện lực, lập hệ thống phòng hỏa, tu bổ 15 kho hàng, vét bùn, đào
sâu lòng sông từ 5m xuống 10m giúp cho các thƣơng thuyền chở nặng có thể cặp
vào 11 cầu tàu dành cho ghe tàu lƣu thông trên thủy đạo nƣớc sâu. Phần lớn dự án
này đƣợc trao cho cơ quan phụ trách kiến thiết thuộc ban chỉ huy Công Binh của
Hải quân Mĩ và một số nhà thầu Việt Nam Cộng hòa phụ trách. Ngoài ra, để giúp
tàu bè lƣu thông an toàn và dễ dàng hơn trên 72 km thủy đạo dẫn từ Nam Hải vào
thƣơng cảng Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn thực hiện dự án vớt
những xác ghe, tàu chìm đắm, phần lớn là tàu Nhật bị đánh chìm trong chiến tranh
thế giới thứ hai còn bỏ nằm trên và dƣới lòng sông.
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho xây dựng thƣơng cảng Vĩnh
Long – Cần Thơ nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long, các tân cảng này có thể
tiếp nhận những ghe tàu trọng tải đến 3.000 tấn và bề sâu ngập xuống nƣớc có thể
lên tới 5m, tạo điều kiện để các thƣơng gia có thể di chuyển bằng đƣờng thủy đến
ngay vùng châu thổ sông Cửu Long với những tàu nhỏ kiểu cận duyên để chở lúa
gạo ngay tại chỗ cấy và gặt. Nông phẩm này sẽ đƣợc chở ngƣợc thẳng ra cảng Sài
Gòn, qua các hải cảng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang ở miền Trung.
Tài chính, tiền tệ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dựa vào viện trợ của Mỹ
và thu thuế, tạo nguồn thu tài chính cho mình, và cả hai nguồn thu này ngày càng
đƣợc tăng thêm, nhƣng vẫn không đủ chi, do phần lớn ngân sách là chi cho quân sự,
trong khi đó, mức độ chi cho kinh tế, giáo dục, y tế thì rất thấp, “trong những năm
1955 - 1960 chi cho nông nghiệp chiếm 1,4% ngân sách, công nghiệp 0,4%, y tế
2%” [38; tr.332]. Trên lĩnh vực tiền tệ, nếu trƣớc tháng 6/1955, đồng bạc miền Nam
nằm trong khu vực Franc của Pháp. Đến tháng 6/1955, chính quyền Việt Nam Cộng
33
hòa đã triệt tiêu vĩnh viễn vai trò của ngân hàng Đông Dƣơng, và chỉ cho phép lƣu
hành đồng tiền của miền Nam.
Ngay từ đầu năm 1955, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng đƣa đồng bạc miền
Nam vào quỹ đạo chi phối của đồng đô la, thay vì đồng Franc của Pháp nhƣ trƣớc.
Bên cạnh việc thành lập ngân hàng quốc gia, chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn
thành lập thâm nhiều ngân hàng cho vay và ngân hàng thƣơng mại, làm chức năng
kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế. Hối suất giữa đồng bạc miền Nam với đồng
đô la trở thành hối suất căn bản, để xác định các hối suất khác.
Đạo dụ số 15 ngày 17/12/1955 của chính quyền Ngô Đình Diệm đã ấn định
trị giá chính thực của đồng bạc miền Nam theo hối suất 35 đồng miền Nam ăn 1 đô
la, từ đó, 1 đồng miền Nam = 10 franc (cũ), 98 đồng miền Nam =1 bảng Anh [94;
tr.64]
Nhìn chung, trong giai đoạn 1955 – 1964, chính sách tiền tệ của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa có nhiều chủ trƣơng, biện pháp cụ thể khác nhau, là nhằm vừa
phải phá giá đồng bạc miền Nam, vừa kềm hãm tốc độ phá giá đó, để vừa hạn chế
ảnh hƣởng của tốc độ lạm phát ngày càng tăng, vừa sử dụng đồng đô la có hiệu quả
hơn.
Thực tế, hối suất giữa đồng miền Nam và đô la Mỹ đƣợc ấn định trên cơ sở
thỏa thuận giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Một đồng đô la trên thị
trƣờng chợ đen lúc đó, có trị giá khoảng 90 đồng miền Nam [94; tr.64]. Nhƣ vậy, có
thể nói rằng, hối suất mà 35 đồng miền Nam bằng 1 đô la Mỹ là quá cao so với giá
trị thực của đồng bạc miền Nam. Điều này, cũng do Mỹ muốn tạo điều kiện về tài
chính – tiền tệ ban đầu cho việc xác lập chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt
Nam, chuyển nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa
của Mỹ thay vì của Pháp trƣớc đó, nên Mỹ chấp nhận một hối suất xa với giá trị
thực nhƣ vậy.
2.1.2. Chính sách viện trợ của Mỹ
Thông qua con đƣờng viện trợ, chủ yếu là viện trợ thƣơng mại hóa, tƣ bản
Mỹ đã từng bƣớc hất cẳng thực dân Pháp, nắm độc quyền chi phối các ngành kinh
34
tế quan trọng và cơ cấu tổ chức kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chi
phối toàn bộ hệ thống xuất nhập khẩu.
Vì về mặt kinh tế, trong giai đoạn đầu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
chƣa xây dựng đƣợc gì đáng kể, hàng viện trợ phần lớn là hàng tiêu dùng trực tiếp.
Nhƣng số hàng viện trợ này khi đem bán ra thị trƣờng để lấy tiền cho ngân sách,
cũng phục vụ một phần cho ngƣời dân, nhất là dân đô thị. Việc đó cũng tạo ra cho
xã hội một mặt phồn vinh. Nếu không có viện trợ của Mỹ thì cũng không có chính
quyền miền Nam.
Ngoại thƣơng và nội thƣơng đều do Mỹ nắm độc quyền thông qua viện trợ,
cung cấp ngoại tệ cho Việt Nam Cộng hòa, Mỹ nắm gần 90% trong tổng giá trị
hàng nhập khẩu. Chính sách bóc lột về ngoại thƣơng đã đƣợc Mỹ cụ thể hóa bằng
việc nắm độc quyền về thị trƣờng, mà trong việc trao đổi hàng hóa cũng không bình
đẳng, Mỹ, Nhật là hai nƣớc xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam Cộng hòa nhiều nhất,
trái lại hai nƣớc này ít mua hàng của Việt Nam Cộng hòa. Trong năm 1960, Mỹ
nhập khẩu hàng của miền Nam chỉ bằng 1 phần 16 so với hàng Mỹ xuất khẩu và
Nhật chỉ bằng 1 phần 22 so với hàng Nhật xuất khẩu vào miền Nam Việt Nam.
Nhìn chung, Mỹ, Nhật chỉ mua những nguyên liệu ở miền Nam Việt Nam cần thiết
cho công nghiệp của mình.
Một trong những viện trợ kinh tế hàng đầu của Mỹ cho miền Nam Việt Nam
là tạo ra “Qũy đối giá”, có thể nói, đây là một đặc sản của hệ thống viện trợ Mỹ trên
thế giới, ở nơi nào Mỹ có viện trợ thƣơng mại, viện trợ nông phẩm và có nhu cầu
giúp đỡ về ngân sách cho chính phủ bản địa thì cơ chế nào đƣợc thực hiện qua một
trung tâm thanh toán gọi là Qũy đối giá (Counterpart Fund) và viện trợ theo dự án
không tạo ra “Qũy đối giá”.
Viện trợ tạo ra “Qũy đối giá” bao gồm viện trợ thƣơng mại hóa
(Commericial Aid Program) và viện trợ theo “Công luật-480” (PL-480), dùng để
nhập cảng thực phẩm, khoảng 80% viện trợ kinh tế Mỹ là viện trợ cho không.
Trong viện trợ kinh tế, viện trợ thƣơng mại hóa có vị trí quan trọng nhất chiếm
khoảng 52% tổng số viện trợ kinh tế và tạo ra khoảng 70% trị giá của “Qũy đối
35
giá”, “tổng viện trợ thƣơng mại từ năm 1955 đến năm 1964 là 1582.2 triệu đô la
Mỹ” [88; tr.157], “viện trợ PL-480 là 222.4 triệu đô la Mỹ” [88; tr.171] cung cấp
khoảng 20% tổng viện trợ kinh tế và đóng góp khoảng 30% “Qũy đối giá”, còn lại
là viện trợ theo dự án kinh tế - kĩ thuật bao gồm 15 lĩnh vực khác nhau, trong đó có
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, lao động
Mức độ viện trợ của Mỹ tăng theo tỷ lệ thuận với cƣờng độ của chiến tranh.
Mức viện trợ trung bình 233 triệu đôla/năm (1955-1964) [94; tr.62]. Đến năm 1961,
viện trợ của Mỹ có làm tăng thêm của cải, hàng hóa và lƣơng bổng cho những tầng
lớp gắn bó hơn với Mỹ, nhƣng nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa thì lại sa sút hơn
trƣớc. Ngân sách ngày càng thiếu hụt.
Năm 1962, lạm phát 3.9 tỉ đôla đến năm 1964, lạm phát thêm 16.4 tỉ đôla.
Năm 1960, Việt Nam Cộng hòa xuất khẩu đƣợc 84.5 triệu đôla, đến năm 1964, chỉ
còn xuất khẩu đƣợc 48.4 triệu đôla, năm 1965 là 35.5 triệu đôla. Năm 1960, xuất
cảng còn bù đƣợc 34% nhập, đến năm 1964, tỷ lệ đó tụt xuống còn 165 đến 1965
còn 10%, sản phẩm chủ yếu tiêu biểu cho khả năng kinh tế miền Nam là lúa gạo,
năm 1960 miền Nam còn xuất đƣợc 350 ngàn tấn đến năm 1964 chỉ còn xuất đƣợc
48 ngàn tấn. Đó cũng là năm xuất cảng gạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.
[137; tr.77a]
Dƣới chính sách viện trợ của Mỹ, ngoại thƣơng Việt Nam Cộng hòa thực
chất là nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, kim ngạch nhập khẩu luôn tăng lên qua các năm
so với xuất khẩu, tình trạng nhập siêu ngày càng trở nên trầm trọng và chỉ có tăng
chứ không hề giảm sút. Cụ thể nhất, chủ trƣơng của Mỹ là biến miền Nam Việt
Nam thành thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa của Mỹ, bằng cách đƣa hàng hóa nông
phẩm các loại vào miền Nam tiêu thụ, “chỉ trong vòng 5 năm (1955-1959), Mỹ đã
tiêu thụ vào miền Nam một số nông phẩm thừa rất lớn: 325.254 tấn đƣờng, 343.584
tấn bột mì, 26.241 tấn thuốc lá, 110.890 tấn sữa và hàng chục vạn tấn rau, trái cây
và gạo” [145, tr.91].
Hạn chế việc sản xuất lúa gạo của miền Nam vì Mỹ cho rằng miền Nam sản
xuất lúa thừa. Tuy nhiên, mục đích thực sự là Mỹ tìm mọi cách ngăn cản kinh tế sản
36
xuất tự túc tự cấp của nông dân, biến thành nền kinh tế lệ thuộc vào kinh tế Mỹ.
Hàng viện trợ của Mỹ tràn ngập nông thôn, cùng với chính sách kinh tế phản động,
đã bóp nghẹt ngành tiểu thủ công nhƣ dệt vải, làm đƣờng, làm gốm, ƣơm tơ, kéo
sợi, các nghề phụ trong gia đình nhƣ đan lát, may mặc, chăn nuôi cũng gặp nhiều
khó khăn.
Bên cạnh đó, Mỹ vẫn cổ động thực hiện các kế hoạch trồng cao su, đay gai,
ca cao, dầu lạcđể phục vụ xuất cảng và tạo nguồn dự trữ nguyên liệu cho kinh tế
Mỹ. Nông dân sản xuất lúa gạo hầu nhƣ tìm mọi cách để bán để trả nợ, đóng thuế
và nộp tô chi địa chủ để địa chủ đem bán rồi đi làm thuê mua lại ăn.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tay sai Mỹ tìm mọi cách vơ vét thóc gạo
để xuất khẩu kiếm lời đồng thời mở cửa cho lúa gạo của Mỹ tràn vào miền Nam.
Lợn, gà, thịt, cá, tôm, cua, rau, than hầu hết sản xuất ra hầu hết phải qua thị
trƣờng dƣới sự kiểm soát độc quyền của Mỹ để xuất khẩu kiếm lời.
Một số mặt hàng khác nhƣ : vải, thịt, cá, mắm và tất cả đồ dùng trong gia
đình nông dân phần lớn phải mua ở chợ, ở tiệm, thậm chí gạo, nông dân cũng phải
mua lại ở các kho gạo viện trợ Mỹ hoặc của hợp tác xã và lời với giá đắt gấp đôi,
gấp ba so với giá ngày mùa.
Dƣới chính sách viện trợ, Mỹ siết chặt nông dân miền Nam vào sự kiểm soát
chặt chẽ, điều này dẫn đến nguy cơ phá sản, thất nghiệp, nghèo đói diễn ra ở nông
thôn nghiêm trọng, làm cho nông nghiệp miền Nam Việt Nam bị kìm hãm trong
vòng lạc hậu, suy sụp. Miền Nam trở thành một nguồn làm giàu cho Mỹ, nơi dự trữ
nhân lực và vật lực để phục vụ chính sách xâm lƣợc của Mỹ. Mặc dù, chính quyền
Việt Nam Cộng hòa cũng đã có những chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu nhƣ mở
mang các hải cảng, thƣơng cảng, trợ cấp và kiểm soát nhập khẩu, bảo vệ mậu dịch,
đồng thời thoát khỏi sự lệ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
2.1.3. Bộ máy quản lý hoạt động ngoại thƣơng
Cũng nhƣ nhiều nƣớc tƣ bản khác trên thế giới, ngoại thƣơng của Việt Nam
Cộng hòa, đƣợc thực hiện trên cơ sở chế độ sở hữu tƣ bản tƣ nhân về tƣ liệu sản
xuất và phát triển theo quy luật cạnh tranh, nhà nƣớc chỉ giữ vai trò hƣớng dẫn, điều
37
tiết các hoạt động ngoại thƣơng, theo các đƣờng lối chính sách chính trị và kinh tế
chung, không đi sâu vào việc quản lý kinh doanh ngoại thƣơng. Để điều tiết và kiểm
soát hoạt động ngoại thƣơng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thành lập các cơ
quan cấp chính phủ là Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính và và Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam.
Bộ Kinh tế đƣợc thành lập đƣợc thành lập theo Sắc lệnh số 28/KT ngày
10/9/1951 của Quốc trƣởng Bảo Đại [45]. Ngày 29/10/1955 với sắc lệnh số 4-TTP
thành lập Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm với danh nghĩa Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa đã ký thành lập 13 bộ, trong đó có Bộ Kinh tế [90]. Dƣới
thời Ngô Đình Diệm, Bộ Kinh tế điều tiết ngoại thƣơng chủ yếu thông qua Nha
Ngoại thƣơng.
Nha Giám đốc Ngoại thƣơng đƣợc thành lập ngày 7/6/1955 theo Nghị định
số 33-KT/TTK/NĐ ngày 7/6/1955 của Bộ Kinh tế Quốc gia, ngày 25/6/1957 theo
Nghị định số 356-BKT/NC/NĐ của Bộ Kinh tế, Nha Giám đốc Ngoại thƣơng có tên
gọi là Nha Ngoại thƣơng [45]. Nha Ngoại thƣơng, có nhiệm vụ trực tiếp quản lý
hoạt động ngoại thƣơng, xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép xuất khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu theo chƣơng trình ngoại tệ sở hữu của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa
Ngoài ra, còn có một số cơ quan tham gia quàn lý ngoại thƣơng khác nhƣ:
Nha Viện trợ thƣơng mại, chịu trách nhiệm về việc cấp giấy phép nhập khẩu theo
chƣơng trình ngoại tệ viện trợ Mỹ, Nha Kiểm soát kinh tế, có nhiệm vụ theo dõi
hoạt động của các nhà sản xuất nhập cảng, cũng nhƣ kinh doanh nội thƣơng, đảm
bảo việc thực hiện các thể lệ hành nghề, Nha công kỹ nghệ và Nha tiểu công nghệ
(Nha tiếp liệu kỹ nghệ), chịu trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho
những mặt hàng về nông sản, lâm sản, ngƣ sản
Bộ Tài chính đƣợc thành lập bởi Sắc lệnh số 29-TC ngày 19/9/1949 ấn định
chức chƣởng của Bộ trƣởng Bộ Tài chính của Quốc trƣởng Việt Nam [46]. Dƣới
thời Ngô Đình Dệm, ban hành nhiều sắc lệnh và nghị định khác nhau, sửa đổi cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài chính, để thích hợp với nhu cầu công vụ và đƣờng lối chính
38
trị tổng quát nhƣ “Nghị định số 593-A/BTC/TU ngày 3/5/1958 sửa đổi và bổ túc
Nghị định số 761-BTC/VP ngày 7/5/1955” [46]. Nghị định số 1512-BTC/TU ngày
23/11/1959, Sắc lệnh số 123-TTP ngày 28/5/1961 [46]. Bộ tài chính quản lý ngoại
thƣơng chủ yếu thông qua Tổng nha quan thuế
Tổng nha Quan thuế, (tiền thân là Nha Tổng Giám đốc Thƣơng cảng) đƣợc
thành lập ngày 1/1/1951 trực thuộc Bộ Tài chính, Tổng nha Quan thuế đƣợc cải tổ
bởi Nghị định số 835, 836-BTC/NV ngày 16/6/1959 [81; tr.299]. Theo đó, Tổng
nha Quan thuế đặt dƣới quyền điều khiển của một Tổng Giám đốc và có một phụ tá
Phó Giám đốc phụ trách việc thu thuế quan đây là nguồn thu quan trọng nhất của
ngân sách chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm kiểm soát số lƣợng và chất lƣợng
hàng hóa xuất nhập khẩu, ngăn chặn các vụ đầu cơ buôn lậu, trốn thuế, quản lý cả
kho hàng nhập khẩu, trƣớc khi các nhà nhập khẩu lấy ra để sử dụng hoặc bán r...972), Triển vọng xuất cảng nông phẩm của Việt Nam
Cộng hòa, Tạp chí Cải tiến nông nghiệp, tập 10, số 11, 1972.
153
[24] Phạm Văn Chiến (2003), Lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia.
[25] Phạm Minh Chính và Vƣơng Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam thăng
trầm và đột phá, NXB Chính trị Quốc gia.
[26] Công báo Việt Nam Cộng hòa năm 1955.
[27] Công báo Việt Nam Cộng hòa năm 1966.
[28] Công điện của Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn v/v huấn luyện nhân viên ngoại
thương năm 1974 – 1975, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ
sơ số 739.
[29] Chương trình viện trợ thương mại từ ngày 1 – 31.12.1955 của Nha ngoại
thương, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 9427.
[30] “Cuốn Việt Nam thống kê ngoại thương” tháng 3.1971 do Tổng Nha quan
thuế ấn hành, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 25222.
[31] “Cuốn Việt Nam thống kê ngoại thương năm 1972” do Tổng Nha quan thuế
ấn hành, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 25906.
[32] Phạm Ngọc Dần, Việt Nam không viện trợ Mỹ, tập san phát triển xã hội, số 3
tháng 6.1972.
[33] Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý chủ biên (2005), Giáo trình lịch sử kinh tế -
Tái bản có sửa chữa, bổ sung, NXB Thống kê.
[34] Dự thảo kế hoạch xuất khẩu năm 1958 của Nha soạn thảo chương trình và
thương ước Bộ Kinh tế năm 1958, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số
11380.
[35] Vĩnh Đức (1972), Việc mở mang các hải cảng, thương cảng ở Việt Nam
Cộng hòa, Tuần san phòng Thƣơng mại và Công kỹ nghệ Sài Gòn số 751
ngày 25-08-1972.
[36] Trần Văn Giàu (chủ biên) (1987), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh,
tập I : Lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
[37] Gabriel Kolko (1991), Anatomy of a war: Vietnam, the United States
and the modern historical, experience (Giải phẫu một cuộc chiến tranh:
154
Việt Nam, Hoa Kỳ và lịch sử hiện đại, kinh nghiệm), NXB Quân đội nhân
dân.
[38] Nguyễn Chí Hải chủ biên (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước -
Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung, NXB Đại học Quốc gia Tp.
HCM.
[39] Nguyễn Cao Hách, Ngân hàng và phát triển, Tập san Phát triển xã hội, số 10,
3/1974.
[40] Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam từ 1955 – 1970,
Ngân hàng Quốc gia, 30/11/1971, Tài liệu Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, ký
hiệu: Vv.639.
[41] Hiện tình và triển vọng xuất cảng nông sản của Việt Nam Cộng Hòa –
Nguyệt san cải tiến nông nghiệp (Phổ-Thông), ngày 26-3-1972.
[42] Lê Văn Hoàng, Nền ngoại thương Việt Nam trong thượng bán niên 1962,
Chấn hƣng kinh tế, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 14799.
[43] Nguyễn Thị Thúy Hồng (2008), Kinh tế các nƣớc ASEAN, NXB Giáo dục.
[44] Hồ sơ hợp đồng với ông Soriven L. Edward làm cố vấn cho chương trình
phát triển xuất khẩu năm 1973 – 1974, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục
lục số 1, hồ sơ số 4598.
[45] Hồ sơ số 874, phông Bộ Thƣơng mại và Tiếp tế, Trung tâm Lƣu trữ Quốc
gia II.
[46] Hồ sơ số 10304, phông Phủ Thủ tƣớng VNCH, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia
II.
[47] Hồ sơ thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển hàng nông sản nhập
khẩu năm 1973 – 1974, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ
số 793.
[48] Hồ sơ về các việc bất đồng ý giữa ngoại thương và hối đoái năm 1956,
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 9654.
[49] Hồ sơ về chương trình nhập khẩu phân bón năm 1967, Trung tâm Lƣu trữ
Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 1967.
155
[50] Hồ sơ về tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu cung cấp cho các yêu cầu đặc
biệt năm 1957 – 1965, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số
748.
[51] Hồ sơ về việc ấn định thể thức kiểm soát hối đoái và ngoại thương trong khu
chế xuất năm 1972-1975, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ
số 28665.
[52] Hồ sơ về việc các nước trong Liên hiệp Pháp xuất khẩu gạo sang Pháp năm
1951 – 1955, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 21345.
[53] Hồ sơ về việc khai thác, cung cấp nhập khẩu đất đá vật liệu năm 1953 –
1973, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 612.
[54] Hồ sơ về việc khai thác và xuất khẩu cát sang Nhật và Mỹ năm 1964 – 1974,
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 27673.
[55] Hồ sơ về việc mua, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng và thiết lập sửa
chữa bảo trì các hệ thống điện thoại năm 1968 – 1969, Trung tâm Lƣu trữ
Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 755.
[56] Hồ sơ về việc sản xuất, xuất khẩu trà của Việt Nam năm 1950 – 1957, Trung
tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 10509.
[57] Hồ sơ về việc xin phép nhập khẩu tàng trữ lắp đặt và sử dụng máy vô tuyến
điện thu phát tín năm 1968 – 1969, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục
số 1, hồ sơ số 754.
[58] Hồ sơ về thể lệ ngoại thương áp dụng từ ngày 1.1.1975, Trung tâm Lƣu trữ
Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 28736.
[59] Hồ sơ về tình hình sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 1946 –
1955, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 22027.
[60] Hồ sơ về việc điều tra sự chậm trễ công vụ tại nha ngoại thương năm 1955-
1956, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 9639.
[61] Hồ sơ về việc nhập khẩu xe cộ, thiết bị và hàng hóa theo chương trình viện
trợ Mỹ năm 1952 – 1953, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ
số 5006.
156
[62] Hồ sơ về việc sản xuất, xuất khẩu và cung cấp trà cho quân đội năm 1957 –
1958, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 11431.
[63] Hồ sơ về việc tổ chức, hoạt động và thanh lý Ủy ban Ngoại thương và Quan
thuế giữa Pháp, Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1951-1955, Trung tâm Lƣu
trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 21170.
[64] Nguyễn Bích Huệ (1968), Đồng bạc Việt Nam và các vấn đề liên hệ, NXB
Phạm Quang Khai Sài Gòn.
[65] Nguyễn Huy (1972), Hiện tình kinh tế Việt Nam, Q.1: Hầm mỏ - Kỹ nghệ,
Tài liệu Lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, ký hiệu: VN.1007.
[66] Nguyễn Huy (1972), Hiện tình hình kinh tế Việt Nam, Quyển II, Giao thông
– Thương mại, NXB Lửa Thiêng.
[67] Lâm Quang Huyên, Trần Du Lịch, Trần Anh Tuấn (chủ biên) (1991), Một số
đặc điểm kinh tế của miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
[68] Nguyễn Tiến Hƣng (2005), Khi đồng minh tháo chạy (flie pdf), Cơ sở xuất
bản Hứa Chấn Minh.
[69] J. P. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông
Dương (1859-1939), Bản dịch, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
[70] Lê Công Khanh (1970), Khuếch trương xuất cảng và phát triển kinh tế tại
Việt Nam Cộng hòa, Luận văn Thạc sĩ, Học Viện Quốc gia Hành chánh, Sài
Gòn.
[71] Lê Khoa (1979), Tình hình kinh tế miền Nam qua các chỉ tiêu thống kê 1955-
1975, Tài liệu tham khảo, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
[72] Trần Hoàng Kim (1996), Kinh tế Việt Nam, chặng đường 1945-1995 và triển
vọng đến năm 2020, NXB Thống kê.
[73] Phạm Nguyên Long (chủ biên) (1993), Đông Nam Á trên đường phát triển,
NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
[74] Liên Bộ Kinh tế tài chính, Chương trình cải cách kinh tế tài chánh mùa thu
1971, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, ký hiệu VL.59.
157
[75] Phan Đắc Lực (1963), Vị trí của tư bản lũng đoạn nước ngoài trong nền kinh
tế miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học Hà Nội.
[76] Cao Văn Lƣợng (chủ biên) (1995), Lịch sử Việt Nam 1954-1965, NXB Khoa
học xã hội.
[77] Trần Quang Minh (1973), Triển vọng xuất cảng cao su của Việt Nam Cộng
hòa, Nguyệt san cải tiến nông nghiệp số 7, tháng 7/1973.
[78] Trần Thục Nga (1987), Lịch sử Việt Nam 1945-1975, NXB Giáo dục.
[79] Đào Huy Ngọc (1996), Giáo trình Lịch sử Quan hệ Quốc tế 1870-1964, Học
viện Quan hệ Quốc tế - Hà Nội.
[80] Nguyễn Văn Ngôn (1972), Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, NXB Cấp Tiến, Sài
Gòn.
[81] Niên giám Hành chính năm 1967, Học Viện Quốc gia hành chính, Sài Gòn,
1967.
[82] Niên giám Hành chính năm 1971, Học Viện Quốc gia hành chính, Sài Gòn,
1971.
[83] Niên giám thống kê 1972, Viện Quốc gia Thống kê.
[84] Niên giám thống kê 1973, Viện Quốc gia Thống kê.
[85] Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa
học thị trƣờng – giá cả, Hà Nội.
[86] Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Tập I, 1945 –
1954, NXB Khoa học xã hội.
[87] Đặng Phong (2005), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Tập II, 1955-
1975, NXB Khoa học Xã hội.
[88] Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội.
[89] Phúc trình của nhóm Men 71, Lúa gạo miền Nam, Trƣờng Chính trị Kinh
doanh, Sài Gòn, 6-1971.
158
[90] Sắc lệnh số 4-TTP ngày 29/10/1955 của Tổng thống Ngô Đình Diệm ấn định
thành phần Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hồ sơ 3916, PTTg, Trung tâm
Lƣu trữ Quốc gia II.
[91] Hồ Thới Sang (1972), Kinh tế Việt Nam, Viện Đại học Sài Gòn, Luật khoa
Đại học Đƣờng.
[92] Lê Văn Sang, Đào Lê Minh (1998), Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[93] Sách đại cương về thể lệ ngoại thương năm 1957, Trung tâm Lƣu trữ Quốc
gia II, mục lục số 07, hồ sơ số 10481.
[94] Võ Văn Sen (2005), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế
miền Nam Việt Nam (1954 - 1975), NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.
[95] Sở quan thuế, USAID Vietnam, Annual Statistical Bulletin 1965.
[96] Lam Sơn, Lê Tấn Lợi (1967), Vấn đề bình ổn thị trường, tạp chí Chấn hƣng
Kinh tế, số 534.
[97] Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia.
[98] Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng về Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, Việt Nam Thông tấn xã, Hà Nội, 1971.
[99] Tài liệu của Ủy ban nghiên cứu ngoại thương về việc kiểm soát sản phẩm
nông nghiệp năm 1963, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ
số 7354.
[100] Tài liệu của Bộ Kinh tế, Nha Ngoại thương về giao thương Lào - Việt năm
1960, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 09, hồ sơ số 13143.
[101] Tài liệu của Bộ Kinh tế, Nha Ngoại thương về việc tổ chức tổ họp năm 1960,
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 13174.
[102] Tài liệu của Bộ Ngoại giao về chương trình phát triển kinh tế và ngoại
thương của Thái Lan năm 1963, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số
15538.
159
[103] Tài liệu của Bộ Ngoại giao về tình hình ngoại thương cảng Úc châu năm
1963, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 15541.
[104] Tài liệu của Bộ Ngoại giao, Nha Ngoại thương về việc giao thương giữa Việt
Nam với Pháp năm 1962, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 14807.
[105] Tài liệu của Bộ Kinh tế về hoạt động của Nha Ngoại thương từ 1955-1957 và
chương trình xuất nhập cảng năm 1957, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục
lục số 07, hồ sơ số 10483.
[106] Tài liệu của bộ phận thống kê ngoại thương về dữ kiện ngoại thương Việt
Nam – thống kê xuất nhập cảng (quan thuế) năm 1971, Trung tâm Lƣu trữ
Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 769.
[107] Tài liệu của Hội đồng kinh tế Quốc gia về tình hình nền ngoại thương Việt
Nam Cộng hòa năm 1962, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 14799.
[108] Tài liệu của Nha Ngoại thương về chương trình xuất cảng năm 1960, Trung
tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 09, hồ sơ số 13155.
[109] Tài liệu của Nha Ngoại thương về việc giao dịch thương mại giữa Việt Nam
và Pháp năm 1957, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 07, hồ sơ số
10494.
[110] Tài liệu của Nha Ngoại thương trả lời ông Nguyễn Văn Hiến về thủ tục giấy
tờ để xuất nhập cảng sản phẩm thủ công năm 1958, Trung tâm Lƣu trữ Quốc
gia II, hồ sơ số 11385.
[111] Tài liệu của Nha Tổng Giám đốc thương vụ về chính sách mới của ngoại
thương Việt Nam năm 1958, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 08,
hồ sơ số 11363.
[112] Tài liệu của Nha Tổng Giám đốc thương vụ, Nha Ngoại thương về tình hình
nhập cảng và thị trường vải, đường, sửa, bột mì năm 1956, Trung tâm Lƣu
trữ Quốc gia II, mục lục số 07, hồ sơ số 9727.
[113] Tài liệu của Phủ Cao ủy Pháp tại Việt Nam về danh sách mục sản phẩm xuất
khẩu sang Cộng hòa Việt Nam, Lào, Campuchia viện trợ năm 1956, Trung
tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 10509.
160
[114] Tài liệu của Phủ Thủ tướng, Bộ Công chánh về việc xây cất trại ngoại
thương Tuy Hòa và trụ sở tòa sơ thẩm Ninh Thuận năm 1971-1974, Trung
tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 27956.
[115] Tài liệu của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Bonn (Đức) về tình hình ngoại thương
của Cộng hòa Liên Bang Đức và giao thương Việt Đức năm 1961, Trung tâm
Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 14019.
[116] Tài liệu của tổ chức quốc tế về đường (giá đường, tiêu thụ đường, nhập khẩu
đường) năm 1970, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số
601.
[117] Tài liệu thống kê phân loại gia súc và hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ năm 1965 –
1967, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 1965.
[118] Tài liệu của Viện khảo cứu cao su về thể thức thành lập một dinh điền cao su
1000 ha và diện tích các đồn điền cao su, tình hình sản xuất, xuất khẩu cao
su năm 1957 – 1960, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 13477.
[119] Tạp chí chấn hƣng Kinh tế số 432 (1964), Những hình thức viện trợ xuất
cảng.
[120] Tạp chí Chấn hƣng Kinh tế số 754, ngày 2/9/1971, Tóm lược về việc thành
lập công ty bản trì kỹ nghệ.
[121] Tạp chí Chấn hƣng Kinh tế số 844, ngày 24/5/1973, Tình hình công kỹ nghệ
tháng 4+5-1973.
[122] Tạp chí Chấn hƣng Kinh tế số 911, ngày 5/9/1974, Tình hình kinh tế năm
1973.
[123] Tạp chí Chấn hƣng Kinh tế số 923, ngày 28/11/1974, Vấn đề tổ hợp ngân
hàng tư.
[124] Tạp chí Chấn hƣng Kinh tế số 927, ngày 26/12/1974, Sinh hoạt kinh tế.
[125] Phạm Thành Tâm (2003), Sản xuất vả tiêu thụ hàng hóa ở miền Nam Việt
Nam 1954 – 1975, Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
161
[126] Đào Văn Tập (chủ biên) (1980), 35 năm kinh tế Việt Nam 1945 – 1980, NXB
khoa học xã hội, Hà Nội.
[127] Đào Văn Tập (chủ biên) (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam 1945-1990, NXB
khoa học xã hội Hà Nội.
[128] Tập bản tin VTX về chế độ và tình hình ngoại thương Việt Nam năm
1955,Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 3035.
[129] Tập bản tin của VTX về nền ngoại thương năm 1961 – 1963, Trung tâm Lƣu
trữ Quốc gia II, hồ sơ số 19526.
[130] Tập báo cáo của Societe De Surveillance (Geneva S.A) về việc nhập khẩu
phân bón năm 1975, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số
809.
[131] Tập bản tin của VTX, AFP, UP và các báo ngoại quốc về tình hình ngoại
thương ở Nhật Bản năm 1955-1962, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số
19321.
[132] Tập hóa đơn nhập cảng ấn phẩm của Nha ngoại thương tháng 2 - 6/1964,
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 1375.
[133] Tập lưu các thỏa hiệp án viện trợ cho các ngành công nghiệp, xuất khẩu, y tế
năm 1972 – 1973, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số
3366.
[134] Tập san Chấn hƣng Kinh tế số 927, Trình diễn nông cơ, ngày 26/12/1974.
[135] Nguyễn Quý Toản (1971), Một chính sách viện trợ thích hợp để phát triển
nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, Trƣờng Cao đẳng quốc phòng.
[136] Tờ trình của thanh tra khu vực thương cảng Sài Gòn về tình hình ngoại
thương tháng 3.1959, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 22124.
[137] Tổ nghiên cứu kinh tế miền Nam Việt Nam – Bộ Ngoại thƣơng, (1972), Tình
hình kinh tế và ngoại thương miền Nam Việt Nam, tập II, tài liệu tham khảo
nội bộ.
[138] Tổng cục Thống kê, Kinh tế văn hóa Việt Nam 1930-1980, Niên giám Thống
kê 1971, Hà Nội.
162
[139] Trần Tấn (1979), Xây dựng ngành thương nghiệp Thành phố, NXB
Tp.HCM.
[140] Lê Văn Thái (1971), Vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế, Luận
văn tốt nghiệp Học viện quốc gia hành chánh, Luận văn tốt nghiệp Học viện
quốc gia hành chánh
[141] Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế
giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[142] Nguyễn Công Thống (2004), Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam : Sự kiện -
những nội dung cơ bản; Quá trình kinh tế trong các thời đại, NXB Tp. Hồ
Chí Minh.
[143] Trần Văn Thọ (chủ biên) (2000), Kinh tế Việt Nam 1955 – 2000, Tính toán
mới phân tích mới, NXB Thống kê Hà Nội.
[144] Vũ Quốc Thới (1958), Nền thương mãi Việt Nam, tạp chí Chấn hƣng kinh tế
số 87.
[145] Trƣơng Trung Thứ, Nguyễn Mạnh Đề (1962), Chính sách kinh tế thực dân
kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, NXB Sự thật Hà Nội.
[146] Tổng công đoàn kỹ nghệ Việt Nam, Kỹ nghệ chế biến tại Việt Nam, 1970,
Sài Gòn.
[147] Tuần san phòng Thƣơng mãi Sài Gòn số 159 ngày 8-7-1960, Sự giao dịch
thương mại giữa Pháp và Việt Nam Cộng hòa.
[148] Tuần san phòng thƣơng mại Sài Gòn số 116, ngày 11/9/1959, Tình hình công
kỹ nghệ Việt Nam qua báo cáo đại hội toàn quốc.
[149] Tuần san phòng Thƣơng mại Sài Gòn số 123, ngày 30/10/1959, Chế tạo sản
phẩm bằng nhôm.
[150] Tuần san phòng Thƣơng mại Sài Gòn số 163, ngày 5/8/1960, Sơn dầu Việt
Nam với việc thống nhất mẫu mực.
[151] Tuần san phòng Thƣơng mại Sài Gòn số 580, ngày 8/11/1968, Tình hình
ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa trong năm 1967.
163
[152] Tuần san phòng Thƣơng mại và Công kỹ nghệ Sài Gòn số 724 ngày 31-12-
1971, Vấn đề xuất cảng đối với tuyên cáo của Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa ngày 15-11-1971.
[153] Tuần san Phòng thƣơng mại Sài Gòn số 413, ngày 9/7/ năm 1965, Phái đoàn
công kỹ nghệ viếng xưởng chế tạo thực phẩm.
[154] Tư liệu hồng chuối xuất khẩu năm 1971 – 1972, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia
II, mục lục số 1, hồ sơ số 3198.
[155] Triển vọng xuất cảng của Việt Nam Cộng hòa, TIL/1976, Khối nghiên cứu và
phát triển quỹ phát triển kinh tế quốc gia.
[156] Triển vọng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam Cộng hòa, Trƣờng Chánh trị
Kinh doanh Đà Lạt, 1970.
[157] Nguyễn Anh Tuấn (1968), Chính sách tiền tệ Việt Nam, Ấn Quán Lê Lợi Sài
Gòn, năm 1968.
[158] Trần Anh Tuấn (1980), Kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long qua
các tư liệu cũ 1954-1975, Ban Kinh tế, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
[159] Vecco Năng lƣợng Sài Gòn, số ra tháng 7 năm 1974.
[160] Phạm Thành Vinh (1957), Kinh tế miền Nam, NXB Sự Thật Hà Nội, năm
1957.
[161] Viện kinh tế Việt Nam (2005), Những vấn đề kinh tế Việt Nam : qua các bài
viết của các thế hệ cán bộ Viện kinh tế học - Viện kinh tế Việt Nam đăng trên
tạp chí nghiên cứu kinh tế từ 1960 đến 2004. t.I, 1960 - 1975, NXB Khoa
học Xã hội.
[162] Vụ hợp tác quốc tế - Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng (2005), Đối ngoại
Việt Nam trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
[163] Vụ tổ chức quốc tế Bộ ngoại giao Việt Nam (1999), Các vấn đề toàn cầu,
các tổ chức quốc tế và Việt Nam, NXB Trẻ.
164
Tiếng Anh
[164] Andrew Wiest, Chris McNab (2012), The Vietnam war, Amber Books Ltd,
London.
[165] Asian Development Bank, Economic report on the Republic of VietNam,
June – 1973.
[166] Bureau of the Census (1978), Domestic and international Transportation of
U.S. Foreign Trade : 1976, University of Michigan Library.
[167] Bureau of the Census (2008), U.S. foreign trade: exports, commodity
groupings by world area, The University of California.
[168] Catton Phillip E (2003), Diem’s final failure: prelude to America’s
war in Việt Nam, University Press of Kansas
[169] Charles H. Lipson (1976), Corporate Preferences and Public Policies:
Foreign Aid sanctions and Invesment Pretection, World Politcs, Vol 28. No
3.
[170] Chau Tam Luan & C. B. Baker (1966), Economic planning in South
Vietnam, Illinois Agricultural Economics, Vol 6. No 1.
[171] Christine Bragg (2005), Vietnam, Korea and US Foreign Policy 1945-1975,
Heinemann Educational Publishers, Halley Court, Jodan Hill, Oxford.
[172] Corley, Francis J.(1958), Economic Stabilization in Viet-Nam, Review of
Social Economy, 16: 2, 157.
[173] Douglas C. Dacy (1986), Foreign aid, war, and economic development:
South Vietnam, 1955-1975, Cambridge University Press.
[174] Economic Survey Mission to the Republic of Vietnam (2009), Toward the
economic development of the Republic of Vietnam, the University of
Michigan.
[175] Emerson Chapin (1969), Success story in South Korea, Foreign Affairs, Vol
47. No 3.
165
[176] Edward Garvey Miller (2004), Vision, power and nation building in
America’s alliance with Ngo Dinh Diem 1954- 1964, Harvard University,
Cambridge, Massachusetts.
[177] Frank C. Darling (1971), American Policy in Vietnam: Its role in Quakeland
theory and International peace, Asean survey, Vol 11. No 8.
[178] Frank Senauth (2012), The Making of Vietnam, Publisher: AuthorHouse,
Bloomington, IN.
[179] Gittinger. P.J, Studies on land tenure in Viet Nam, Devision of Agriculture
and national resources United States operations mission to Vietnam, 12 –
1959.
[180] G. E. Makinen (1971), Economic stabilization in wartime: A Coporative case
study of Korea and Vietnam, Journal of Political Economy, Vol 79, No6.
[181] George C. Herring (1986), America’s longest war, Mc. Graw-Hill, New
York.
[182] Gene T. Hsiao (1977), The foreign trade of China : policy, law, and practice,
Berkeley : University of California Press.
[183] Harver H. Smith, Donal W. Bernier (1967), Area handbook for South
Vietnam, US Government printing Office, Washington D.C.
[184] John Benson and Ying Zhu (2008), Trade Unions in Asia: An Economic and
Sociological Analysis, Publisher: Routledge, New York.
[185] John K. Allen, John Carver (2005), Estimative products on Vietnam 1948-
1975, US Government Printing Office.
[186] Leo Suryadinata (1997), Ethnic Chinese as Southeast Asians, Institute of
Southeast Asian Studies, Singapo.
[187] Masaya Shiraishi (1990), Japan relations with Vietnam : 1951-1987, Cornell
University, Ithaca, New York, 1990.
[188] Marvin E. Gettleman, Jane Franklin, H. Bruce Franklin (1995), Vietnam
and America: A Documented History, Grove Press, Newyork.
166
[189] Melanie Beresford, Dang Phong (2000), Economic Transition in Vietnam:
Trade and Aid in the Demise of a Centrally Planned Economy, Northampton,
Massachusetts.
[190] Nguyen Kim Hien – Cung Thuc Tien, (1969), A General survey of
Vietnamese Manufacturing industry, Joint Development Group Sai Gon,
Vietnam, Sài Gòn.
[191] Nguyen Anh Tuan (2009), American coming to terms The Vietnam Legacy,
Publisher by Xlibris, Philadelphia, Pensylvania.
[192] Nguyen Anh Tuan (1987), South Vietnam, Trial and Experience: A
Challenge for Development, Ohio University Center for International
Studies, Center for Southeast Asian Studies.
[193] Oliver Hensengerth (2010), Regionalism in China-Vietnam Relations,
Routledge.
[194] Randolph Barker, Robert W. Herdt (1985), The Rice Economy of Asia,
Resources for the Future, Washington, D.C, 1985
[195] Review of Social Economy (1958), Economic Stabilization in Viet-Nam,
Corley, Francis J.
[196] Richard A. Melanson (2005), American Foreign Policy since the Vietnam
war, M.E. Sharpe, Armonk, New York.
[197] Se Jin Kim (1970), South Koreas Involvement in Vietnam and Its economic
and political impact, Asean Survey, Vol 10, No 6.
[198] Timothy Hallinan (1969), Economic prospects of the Republic of Vietnam,
The Rand Corporation, Santa Monica, Califonia.
[199] T.Louise Brown (1991), War and artermath in Vietnam, Routledge, London
EC4P 4EE.
[200] Tran Khanh (1993), The Ethnic Chinese and Economic Development in
Vietnam, Pasir Panjang, Singapo.
[201] USAID/Vietnam, Grain storage and marketing system, 3-1970.
[202] USAID/Vietnam, Annual statical Bulletin 1973.
167
[203] Vietnam (Republic), Economic and Social Assistance to Vietnam, 1971,
Directorate General of Planning, Directorate of Foreign Aid Coordination.
[204] Vietnam (Republic) (2006), Four-year National Economic Development
Plan, 1972-1975, Republic of Vietnam, the University of Michigan.
[205] William C. Gibbons (1995), The U.S. Government and the Vietnam War :
Executive and Legislative Roles and Relationships, Part IV, Princeton, New
Jersey.
[206] Washington, D.C. : U.S. Dept. of Commerce (1957), Foreign Trade
Statistics Notes, Bureau of the Census.
[207] William Rosenau (2005), US Internal Security Assistance to South Vietnam,
Routledge, New York.
[208] William T. Alpert (2005), The Vietnamese economy and Its transformation
to an open market system, Routledge, New York.
168
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Ngô Minh Oanh – Kiều Lê Công Sơn (2015), Hoạt động kinh tế ở vùng giải
phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội thảo khoa học
“40 năm Đại thắng Mùa xuân (30/4/1975) - nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa”, do
Trƣờng Đại học Sài Gòn tổ chức vào tháng 4/2015.
2. Kiều Lê Công Sơn (2016), Vai trò của giao thông vận tải đối với việc lưu thông
hàng hóa ở miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 11 năm 2016.
3. Kiều Lê Công Sơn (2017), Chính sách ngoại thương của chính quyền Việt Nam
Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1963, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử số 4 năm 2017.
169
PHỤ LỤC
A. MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH, THỂ LỆ, CHỈ THỊ VỀ NGOẠI THƢƠNG CỦA
CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÕA
1. NGHỊ ĐỊNH SỐ 246 – KT NGÀY 15/8/1956 ẤN ĐỊNH THỂ LỆ XUẤT NHẬP
CẢNG CÁC SẢN PHẨM VÀ HÀNG HÓA CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM
170
171
172
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc Gia II, mục lục số 07, hồ sơ số 10481, Phông Phủ
Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa.
173
2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 148 – KT NGÀY 12-4-1957 ẤN ĐỊNH THỂ THỨC NÂNG
ĐỠ CÁC NHÀ XUẤT CẢNG SẢN PHẨM VIỆT NAM CỘNG HÕA
174
175
176
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc Gia II, mục lục số 07, hồ sơ số 10481, Phông Phủ
Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa.
177
3. THÔNG CÁO SỐ 6078/BKT/NGT/PC2 CỦA BỘ KINH TẾ VIỆT NAM CỘNG
HÕA NGÀY 21/5/1960 VỀ TRỢ CẤP XUẤT CẢNG
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 09, hồ sơ số 13143, Phông Phủ
Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa
178
4. ẤN ĐỊNH THỂ LỆ CHUYÊN CHỞ VÀ LƢU THÔNG HÀNG HÓA CÓ TÍNH
CÁCH QUÂN SỰ CỦA BỘ NỘI VỤ NGÀY 10/6/1965
179
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 18256, Phông Phủ Thủ Tƣớng Việt
Nam Cộng hòa.
180
5. KHUYẾN NGHỊ CỦA THƢỢNG NGHỊ VIỆN VỀ HẠN CHẾ PHÂN XUẤT
BÌNH QUÂN TRONG KINH TẾ NGÀY 12/12/1970
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 3001, Phông Phủ Tổng thống Đệ
nhị Cộng hòa.
181
6. CHỈ THỊ CỦA NGUYỄN VĂN THIỆU CHO CHÍNH PHỦ NGHIÊN CỨU HỆ
THỐNG THUẾ KHÓA MỚI NGÀY 9/3/1971
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 3001, Phông Phủ Tổng thống Đệ
nhị Cộng hòa.
182
7. NGHỊ ĐỊNH SỐ 210-BKT/BTC/NĐ/LB NGÀY 18/5/1973 ĐIỀU CHỈNH TÔ
SUẤT PHÂN SUẤT QUÂN BÌNH HÀNG HÓA NHẬP CẢNG
183
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 3001, Phông Phủ Tổng thống Đệ
nhị Cộng hòa.
184
8. THỂ LỆ NGOẠI THƢƠNG ÁP DỤNG TỪ NGÀY 1/1/1975 CỦA BỘ TÀI
CHÍNH VIỆT NAM CỘNG HÕA NGÀY 24/12/1974
185
186
187
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 1, hồ sơ số 28736, Phông Phủ
Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa.
188
B. CÁC BẢNG BIỂU
1. THỐNG KÊ NGOẠI THƢƠNG TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1957 CỦA NHA
NGOẠI THƢƠNG
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 07, hồ sơ số 10483, Phông Đệ
nhất Cộng hòa.
189
2. THỐNG KÊ SẢN PHẨM XUẤT CẢNG CỦA NHA NGOẠI THƢƠNG TỪ
NĂM 1956 ĐẾN NĂM 1959
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 09, hồ sơ số 13155, Phông Đệ
nhất Cộng hòa.
190
3. THỐNG KÊ XUẤT CẢNG CỦA NHA NGOẠI THƢƠNG NĂM 1960
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, mục lục số 09, hồ sơ số 13142, Phông Đệ
nhất Cộng hòa.
191
4. TÌNH HÌNH NGOẠI THƢƠNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÕA TỪ NĂM 1959
ĐẾN NĂM 1961
192
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 14799, Phông Đệ nhất Cộng hòa.
193
5. THỐNG KÊ HÀNG HÓA CHỦ YẾU XUẤT CẢNG QUA NƢỚC NGOÀI
VÀO THÁNG 10/1971
194
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 769, Phông Cơ quan phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ.
195
6. BẢNG SO SÁNH XUẤT VÀ NHẬP THEO TỪNG NƢỚC 1970, 1971, 1971
CỦA TỔNG NHA QUAN THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH
196
Nguồn: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, hồ sơ số 25906, Phông Thủ tƣớng Việt Nam
Cộng hòa.
197
7. BẢNG SO SÁNH VIỆN TRỢ QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ CỦA MỸ CHO CÁC
NƢỚC
Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội, tr.151.
198
8.“NHẬP KHẨU VÔ HÌNH” CỦA VIỆT NAM CỘNG HÕA TỪ NĂM 1960 ĐẾN
NĂM 1964
Đơn vị : Triệu đô la Mỹ
Năm
Học bổng
du lịch
Chuyên
chở
Bảo hiểm
Lợi tức tƣ
bản
Chi tiêu
chính phủ
Các thức
khác
1960 7.0 3.3 -- 12.0 12.1 6.8
1961 9.9 4.5 0.3 12.5 12.7 5.0
1962 7.7 5.0 0.2 8.5 2.9 5.1
1963 8.1 4.6 0.3 9.3 16.2 4.8
1964 10.2 7.7 0.2 4.6 22.2 5.6
1965 10.1 8.9 0.6 14.1 32.0 4.9
1966 14.3 10.6 0.3 9.5 53.5 6.9
1967 24.9 9.3 0.5 11.8 96.6 8.8
1968 32.3
47.0
-- -- 108.0 24.7
1969 -- -- 128.7 25.9
Nguồn: Nguyễn Huy (1972), Hiện tình hình kinh tế Việt Nam, Quyển II, Giao thông
– Thương mại, NXB Lửa Thiêng, tr.162.
199
9. SƠ ĐỒ VẬN HÀNH QUỸ ĐỐI GIÁ
Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội, tr.175.
200
C. MỘT SỐ ẢNH VỀ HÀNG HÓA, THƢƠNG CẢNG, SÂN BAY Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975
1. DÂN CHỢ ĐEN Ở SÀI GÕN BÀY ĐỒ TUÔN TỪ PX MỸ (TRẠM BÁN
HÀNG CHO QUÂN ĐỘI MỸ) RA TRƢỚC THƢƠNG XÁ TAX ĐỂ BÁN
Nguồn:
truoc1975.html
201
2. HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRÀN NGẬP TRÊN VỈA HÈ Ở SÀI GÕN
Nguồn:
life
202
3. CẢNG SÀI GÕN NHÌN TỪ MÁY BAY
Nguồn:
raymond-cauchetier
203
4. BỐC DỠ HÀNG HÓA Ở CẢNG SÀI GÕN
5. PHI CẢNG TÂN SƠN NHẤT
Nguồn:
eaindy
204
6. MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU ĐƢỢC QUẢNG CÁO “THÔ SƠ” THEO
KIỂU “SƠN ĐÔNG MÃI VÕ” ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÁC VÙNG XA XÔI
Kem đánh răng Hynos
Nguồn:
205
7. BÊN TRONG MỘT NHÀ MÁY DỆT Ở SÀI GÕN
Nguồn:
275301.html#p-6
8. XE HIỆU VESPA, LAMBRETTA NHẬP KHẨU TỪ Ý
Nguồn:
206
9. ĐỒ PHẾ THẢI CHIẾN TRANH LÀ MỘT “SẢN PHẨM DỒI DÀO” ĐỂ
CHÍNH PHỦ SÀI GÕN ĐEM XUẤT KHẨU LẤY NGOẠI TỆ
Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội, tr.217-218.