01
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
THÁI NGỌC CHÂU
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Nghệ An, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
THÁI NGỌC CHÂU
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 9310201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Đinh Thế Định
2. PGS.TS Đinh Trung Thành
Nghệ An, 2021
LỜI CAM ĐOAN
175 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các kết quả số liệu khảo sát nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố ở bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai sót,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nghệ An, ngày tháng 03 năm 2021
Tác giả
Thái Ngọc Châu
LỜI CẢM ƠN
Luận án hoàn thành là do sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, đồng thời có sự
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của các nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị.
Với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả luận án xin trân trọng cảm
ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trường Đại học Vinh, Viện Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Phòng Đào tạo Sau đại học. Đặc biệt, xin cảm ơn PGS.TS Đinh Thế Định
và PGS.TS Đinh Trung Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận án.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội, gia đình, cùng sự động viên, giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng
nghiệp trong suốt quá trình học tập và viết luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Thái Ngọc Châu
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ cái viết tắt Chữ viết
1. CNH Công nghiệp hóa
2. CNXH Chủ nghĩa xã hội
3. ĐBQH Đại biểu Quốc hội
4. HĐH Hiện đại hóa
5. HĐGS Hoạt động giám sát
6. HĐDT Hội đồng dân tộc
7. HĐND Hội đồng nhân dân
8. KH&CN Khoa học và công nghệ
9. MTTQ Mặt trận Tổ quốc
10. NQĐH Nghị quyết đại hội
11. NQTW Nghị quyết Trung ương
12. UBND Ủy ban nhân dân
13. UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc hội
14. VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
15. XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Quy trình chất vấn của ĐBQH tại phiên họp toàn thể 49
Sơ đồ 2.2: Quy trình chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội 50
Sơ đồ 2.3: Quy trình chất vấn bằng văn bản 51
Sơ đồ 2.4: Quy trình giám sát văn bản quy phạm pháp luật 52
Sơ đồ 2.5: Quy trình giám sát việc thi hành pháp luật 53
Sơ đồ 2.6: Quy trình giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của
công dân
54
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 80
Bảng 3.1: Cơ cấu đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa 83
Biểu 3.1: Mức độ thường xuyên sử dụng hình thức chất vấn 90
Biểu 3.2: Phân loại ngành nghề ĐBQH kiêm nhiệm thực hiện quyền chất
vấn
91
Biểu 3.3: Chỉ số tín nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ
Nội vụ trong nhiệm kỳ khóa XIII
93
Biểu 3.4: Mức độ thường xuyên giám sát văn bản QPPL 97
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong
nước và ngoài nước
8
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên
quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
20
Kết luận chương 1 26
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC
HỘI VIỆT NAM
27
2.1. Khái niệm và vai trò hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội 27
2.2. Nội dung, quy trình và điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của
đại biểu Quốc hội
40
2.3. Hoạt động giám sát của nghị sĩ một số nước trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam
67
Kết luận chương 2 78
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
79
3.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Việt Nam hiện nay
79
3.2. Kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động giám sát của đại biểu
Quốc hội Việt Nam hiện nay
85
3.3. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc
hội hiện nay
110
Kết luận chương 3 123
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM 124
4.1. Quan điểm tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
Việt Nam
124
4.2. Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
Việt Nam
128
Kết luận chương 4 152
C. KẾT LUẬN 153
D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
155
E DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
F PHỤ LỤC 167
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 69, Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội có ba chức năng cơ bản
là: chức năng lập hiến, lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước và chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Trong đó, chức
năng giám sát đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được
thực thi nghiêm minh; đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực hiện đúng và có hiệu
quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tiễn 75 năm hoạt động của Quốc hội cho
thấy, việc thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp
phần quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ
thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, hạn chế những biểu hiện “tha
hóa” quyền lực, tham nhũng, quan liêu.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là những công dân tiêu biểu trong các lĩnh vực hoạt
động của nhà nước và xã hội được nhân dân tín nhiệm trực tiếp bầu ra thông qua tổng
tuyển cử tự do - hình thức bầu cử được đánh giá có tính phổ biến, hiện đại và dân chủ
nhất trong các hình thức bầu cử. ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.
Cùng với việc tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề về lập hiến, lập pháp, quyết
định các chính sách quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, ĐBQH thay mặt nhân dân
thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạt động giám sát (HĐGS)
của ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ thực hiện vai trò là người đại diện
cho nhân dân mà còn góp phần kiểm soát quyền lực của nhà nước, kiểm soát quản lý
công và bổ sung cho lập pháp. Từ đó đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực thi chức
năng và nhiệm vụ của mình theo khuôn khổ của pháp luật.
2
Sau 35 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986 - 2021), đặc biệt là từ khi Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, tiếp đến Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, HĐGS của Quốc hội, của
ĐBQH đã có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, có nhiều chuyển
biến tích cực, tập trung vào những vấn đề mà cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Nhờ
đó góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn HĐGS của ĐBQH thời gian qua
vẫn còn một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết triệt để. Việc thực
hiện HĐGS của từng đại biểu chưa được thực hiện nhiều do còn thiếu những quy định
cụ thể và cơ chế hỗ trợ về mặt chuyên môn, do năng lực cũng như kinh nghiệm giám
sát của ĐBQH, nhất là ĐBQH kiêm nhiệm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của hoạt động này. Hoạt động giám sát chưa đi sâu, phát hiện và đề xuất giải
quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh của xã hội. Điều kiện về thời gian, vật chất,
thông tin cho hoạt động giám sát chưa đảm bảo...
Trong giai đoạn hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn,
thách thức cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bối cảnh mới của
thế giới và đất nước đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội nhằm đảm bảo cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, thực hiện tốt các chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng và giám
sát tối cao. Theo đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động của ĐBQH, nhất là HĐGS
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần củng
cố, tăng cường niềm tin của cử tri, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Việc nghiên
cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường HĐGS của
ĐBQH góp phần vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả HĐGS của Quốc hội nói
chung và ĐBQH nói riêng.
3
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hoạt động giám sát của
đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính
trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích, làm rõ những vấn đề
lý luận, thực trạng HĐGS của ĐBQH, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp tăng
cường HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến hoạt động giám sát của ĐBQH, rút ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giám sát
của ĐBQH Việt Nam.
Thứ ba: Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam.
Thứ tư: Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung:
Luận án nghiên cứu hoạt động giám sát của ĐBQH với tư cách là một chủ thể
giám sát độc lập, bao gồm các hoạt động chất vấn, giám sát văn bản quy phạm pháp
luật, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân.
4
- Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ khi Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (Luật số
87/2015/QH13) được thực hiện (từ 1/7/2016) cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, về tổ chức
và hoạt động của Nhà nước nói chung và về HĐGS của ĐBQH nói riêng.
- Tham khảo các lý thuyết chính trị về tổ chức nhà nước và về HĐGS. Đặc biệt
là tham khảo mô hình, phương thức giám sát của nghị viện một số nước như
Singapore, Ba Lan, Thụy Ðiển, Nhật Bản.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Trong luận án, tác giả sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu chính:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích hệ thống chính trị, phương pháp phân tích cấu trúc chức năng... Ngoài
ra luận án còn sử dụng các phương pháp chung, liên ngành và chuyên ngành khác như
các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, phương pháp thống kê, so
sánh, định tính, định lượng. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài
liệu nghiên cứu, các số liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích được sử dụng
trong toàn bộ các phần của luận án như phân tích tài liệu để rút ra những mặt được và
những nội dung còn thiếu trong nghiên cứu vấn đề hoạt động giám sát của ĐBQH,
phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam, phân tích
thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam... Phương pháp thống kê, so sánh
được sử dụng trong đánh giá hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam.
5
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp khảo sát thực tế và
điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp phân tích mô
hình thực tiễn... Nhóm phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong chương 2
và chương 3, nhất là trong phần nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn hoạt động giám
sát của nghị sĩ một số nước trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động giám sát
của ĐBQH.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Luận án sử dụng các số liệu thứ cấp từ
các nguồn: Văn phòng Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc
hội, Cổng thông tin Quốc hội... Tác giả theo dõi một số phiên chất vấn của ĐBQH tại
các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp UBTVQH và các phiên giải trình tại HĐDT, Uỷ
ban của Quốc hội để đánh giá tình hình thảo luận, tranh luận, nội dung câu hỏi, câu trả
lời và thống kê số liệu chất vấn của ĐBQH. Tác giả thực hiện gửi phiếu điều tra đến
các ĐBQH. Thời điểm tiến hành khảo sát là tháng 6/2018, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa XIV. Trên cơ sở các nguồn số liệu đó, tác giả tiến hành phân tích, tính toán thông
qua công cụ là phần mềm Excel trên máy tính. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 3.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình,
phương pháp nghiên cứu dự báo, đưa ra những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung lý luận về HĐGS của ĐBQH Việt Nam,
làm rõ khái niệm HĐGS, vai trò, nội dung, quy trình HĐGS của ĐBQH cũng như các
điều kiện bảo đảm HĐGS của ĐBQH.
Thứ hai, qua nghiên cứu HĐGS của nghị sĩ một số nước trên thế giới, rút ra một
số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
6
5.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đánh giá khách quan thực trạng hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam, nhất là giai đoạn từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân (Luật số 87/2015/QH13) được thực hiện cho đến nay.
Thứ hai, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng cường HĐGS,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
Thứ ba, luận án phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu lý luận và giảng dạy về
tổ chức hoạt động giám sát của ĐBQH. Đồng thời, rút ra kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS
của ĐBQH Việt Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam dựa trên cơ sở lý
luận nào?
Thứ hai: Thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam hiện nay như
thế nào?
Thứ ba: Yêu cầu đối với hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam trong thời
gian tới như thế nào?
Thứ tư: Giải pháp nào để tăng cường hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
ĐBQH là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Tất cả các
nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đều do ĐBQH thực hiện. Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội, ĐBQH trong HĐGS được Hiến pháp và pháp luật qui định
khá cụ thể. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam hiện nay
còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và
mong muốn của cử tri. Các giải pháp mà luận án đưa ra nếu được nhận thức và vận
7
dụng vào thực tiễn một cách phù hợp sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả
HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các công trình
khoa học của tác giả, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
8
B. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong
nước và ngoài nước
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về hoạt động giám sát của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Cuốn sách The public and it's problems (Công chúng và các vấn đề liên
quan) xuất bản năm 1927 là công trình nghiên cứu lớn đầu tiên của nhà triết học
người Mỹ John Dewey về triết học và chính trị. Trong cuốn sách này, tác giả phân
tích tính khả thi của việc xây dựng một xã hội dân chủ thực sự trước sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ và sự biến đổi của xã hội trong thế kỷ XX; phân tích mối
liên hệ giữa “công chúng” và “nhà nước”, chỉ ra những điểm hạn chế trong thực
hiện lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng. Trong Công chúng và các vấn đề liên
quan, John Dewey bác bỏ quan niệm phổ biến về kỷ trị chính trị như là một hệ
thống thay thế để quản lý xã hội ngày càng phức tạp. Ông khẳng định: dân chủ
mới thực sự là phương tiện hữu hiệu và bền vững nhất để quản lý xã hội nhằm đạt
được lợi ích công cộng. Tuy nhiên, để dân chủ phát huy hiệu quả đòi hỏi phải có
sự tham gia và giám sát thường xuyên của công chúng. Cũng trong Công chúng và
các vấn đề liên quan, John Dewey làm rõ các khái niệm như “công chúng”, “nhà
nước”, “chính phủ” và “dân chủ chính trị”; cho rằng nhà nước là cơ quan phục vụ
công chúng nhưng quyền lực của nhà nước thường bị lạm dụng để phục vụ lợi ích
của một nhóm người trong xã hội. Sở dĩ có tình trạng đó là do thiếu sự giám sát
của công chúng đối với nhà nước. Để khắc phục tình trạng đó cần phát huy dân
chủ, công chúng cần chủ động tham gia vào quá trình làm chủ của mình. Vì vậy,
cần phải có sự kiểm soát quyền lực, và do đó công chúng cần phải giám sát quyền
lực của nhà nước [114].
9
Cuốn sách Democracy and Critics (Dân chủ và các nhà bình luận) xuất bản
năm 1981 bởi Nhà xuất bản St.Martin, New York, Robert A.Dahl (1915–2014) cho
rằng, chưa có quốc gia hiện đại nào đáp ứng được lý tưởng về dân chủ. Theo
ông, để đạt được lý tưởng dân chủ, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Sự tham gia hiệu quả: Trước khi một chính sách được thông qua, tất cả thành
viên phải có cơ hội bình đẳng và hiệu quả để bày tỏ ý kiến của mình về chính sách
đó. Nói cách khác, công dân phải có cơ hội đầy đủ và bình đẳng bày tỏ nguyện vọng
của mình, đồng thời được thảo luận về các chương trình nghị sự, các chính sách của
nhà nước.
Sự bình đẳng trong bầu cử (bỏ phiếu): Khi quyết định thông qua các chính
sách, tất cả thành viên phải có quyền bình đẳng và hiệu quả để bỏ phiếu, và các lá
phiếu phải có giá trị như nhau.
Sự hiểu biết tập thể: tất cả thành viên phải có cơ hội bình đẳng và hiệu quả để
tìm hiểu về những chính sách thay thế liên quan, từ đó quyết định lựa chọn chính
sách sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho họ.
Kiểm soát chương trình nghị sự: Các thành viên phải có cơ hội độc lập nhằm
quyết định lựa chọn và giải quyết các vấn đề sẽ đưa ra trong chương trình nghị sự.
Các chính sách của quốc gia phải được sự đóng góp ý kiến của các thành viên và
chính sách có thể thay đổi khi các thành viên tán thành. Như vậy, tiến trình dân chủ
đáp ứng theo yêu cầu của ba tiêu chuẩn trên sẽ không bao giờ khép lại.
Bao gồm sự bình đẳng của người trưởng thành: Tất cả hoặc ít nhất phần
lớn cư dân thường trú trưởng thành phải có đầy đủ các quyền công dân đã nêu
trong bốn tiêu chí trên [112].
Cuốn sách The Sources of Social Power (Các nguồn sức mạnh của xã hội),
xuất bản năm 1986 của tác giả Michael Mann, đã phân biệt bốn nguồn sức mạnh
của xã hội và nhà nước, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa chúng trong quá trình phát
triển lịch sử nhân loại, đó là: tư tưởng, kinh tế, quân sự và chính trị. Michael Mann
xác định nguồn gốc, cơ chế và kết quả của quyền lực mà nhà nước sở hữu liên quan
10
đến bốn nhóm quyền lực đó trong xã hội. Trong cuốn sách này, Michael Mann đã
khái quát quá trình xuất hiện của nhà nước và sự phân tầng xã hội, đưa ra định nghĩa
nhà nước, phân tích nội hàm của định nghĩa đó. Tác giả cũng đã phân tích hai phần
quan trọng của định nghĩa liên quan đến hai loại quyền lực nhà nước, được gọi là
sức mạnh phi thường và cơ sở hạ tầng [117].
Trong cuốn Managing Parliament in the 21st Century: EGPA Yearbook (Quản
trị nghị viện trong thế kỷ 21: Niên giám Egpa), các tác giả đã bàn luận về khái niệm
giám sát của nghị viện, đồng thời chỉ rõ: giám sát thực thi luật là hệ quả tất yếu của
chức năng lập pháp. Chỉ thông qua hoạt động giám sát quá trình thực thi pháp luật,
các thành viên nghị viện mới có thể phát hiện được các hạn chế của pháp luật, trên
cơ sở đó mới có thể sửa chữa những sai lầm và việc áp dụng pháp luật không đúng
đắn của cơ quan hành pháp. Theo đó, giám sát của nghị viện được xem là những
hoạt động tất yếu tiếp theo hoạt động lập pháp nhằm xem xét các đạo luật đã được
ban hành có được thực thi hiệu quả hay không và trên thực tế các đạo luật đó có
giải quyết được các vấn đề như dự định của các nhà soạn thảo hay không. Để đạt
được điều này, hoạt động giám sát của quốc hội đòi hỏi phải thực hiện hiệu quả các kỹ
thuật và cơ chế quản lý hành chính công [115].
Ricardo Pelizzo - Rick Stapenhurst trong Các công cụ giám sát của nghị
viện: Báo cáo điều tra thực chứng đã phân tích các công cụ giám sát của nghị viện ở
82 quốc gia, đánh giá về mối quan hệ giữa công cụ giám sát và những khía cạnh
khác nhau trong đời sống chính trị quốc gia. Các tác giả đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa công cụ giám sát và hình thức chính thể quốc gia, mối quan hệ giữa công cụ
giám sát và mức độ dân chủ. Họ cho rằng ở hệ thống chính thể đại nghị, cơ quan lập
pháp có nhiều công cụ giám sát để lựa chọn hơn so với các cơ quan lập pháp ở mô
hình tổng thống và mô hình bán tổng thống. Các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ
tuyến tính giữa mức độ dân chủ và số lượng các công cụ giám sát [120].
Trong Congressional Investigations and Oversight: Case Studies and Analysis
(Điều tra và Giám sát của Quốc hội: Nghiên cứu điển hình và phân tích), các tác giả
Stanley M. Brand & Lance Cole xem xét các vấn đề pháp lý và chính sách xung quanh
11
các cuộc điều tra của quốc hội thông qua một loạt các nghiên cứu điển hình tập trung
vào giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay. Các tác giả khẳng định tầm quan
trọng của các hoạt động điều tra và giám sát hiệu quả của Quốc hội trong hệ thống
chính phủ dân chủ Hoa Kỳ, cũng như các cơ sở cho quyền lập hiến, lập pháp của nghị
viện. Cũng trong Case Studies and Analysis (Điều tra và Giám sát của Quốc hội:
Nghiên cứu điển hình và Phân tích) các tác giả phân tích cơ cấu và các chức năng của
chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề kiểm soát quyền lực của chính phủ [121].
Sách Changes in Congressional Oversight (Những sự thay đổi trong lĩnh vực
giám sát Quốc hội Mỹ) của tác giả Joel D. Aberbach. Cuốn sách tập trung nghiên cứu
chức năng giám sát của Quốc hội Mỹ đối với đối với hoạt động của các bộ, cơ quan và
ủy ban, và các chương trình, chính sách do họ quản lý. Tác giả cũng cho rằng hành vi
của các nhà lập pháp sẽ tạo ra tác động đối với hành vi của cơ quan hành chính quan
liêu; giám sát hành chính là cần thiết bởi nó tạo ra cơ chế mà những nhà quản lý hành
chính có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách cơ bản. Cũng trong Changes in
Congressional Oversight tác giả chú trọng phân tích các nhân tố thúc đẩy và tăng cường
chất lượng giám sát, các xu hướng cách thức giám sát ủy ban của Quốc hội: sự kiểm
soát của đảng phái với vị trí Tổng thống và Quốc hội; nhóm chịu sự tác động; nhóm lợi
ích; tổ chức cơ quan của Quốc hội; tăng cường chất lượng và số lượng nghị sĩ; sự công
khai trong hoạt động [110].
Trong cuốn Political Negotiation (Đàm phán chính trị), các tác giả Jane
Mansbridge-Cathie Jo Martin chia sẻ bài học từ những câu chuyện thành công và đưa
ra lời khuyên thiết thực để khắc phục sự phân cực đảng phái gay gắt và tạo sự đồng
thuận giữa các đại diện lập pháp về các vấn đề chính sách thông qua các hoạt động
đàm phán. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng: ba cơ quan nhà nước
không nên hoạt động quá tách biệt mà phải chịu sự giám sát lẫn nhau ở mức độ cần
thiết theo cơ chế kiềm chế và đối trọng. Việc kiểm soát lẫn nhau giữa ba cơ quan nhà
nước sẽ tạo ra sự cân bằng quyền lực, hạn chế tình trạng các cơ quan đó tuỳ tiện sử
dụng quyền lực trong quá trình thực thi các hoạt động chức năng của mình, tránh tình
trạng chuyên quyền, độc đoán. Chức năng giám sát của nghị viện chính là công cụ để
12
cơ quan lập pháp thực hiện quyền kiểm soát đối với các hệ thống cơ quan khác trong
bộ máy nhà nước [118].
Tác giả Walter Oleszek trong bài viết “Congressional Oversight: An
overview” (Giám sát quốc hội: Tổng quan) khẳng định: mục tiêu cơ bản của giám sát
quốc hội là để các quan chức hành pháp có trách nhiệm trong thực thi quyền hạn được
giao. Trong thời kỳ hiện đại, mục tiêu này càng trở nên đặc biệt quan trọng do sự mở
rộng của ảnh hưởng hành pháp. Walter Oleszek cũng đã phân tích khái niệm giám sát
và mục đích của HĐGS. Tác giả khẳng định, giám sát là một hoạt động phổ biến ở
Capitol Hill dưới nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện trong các phiên điều
trần, các cuộc họp, hoặc thậm chí trong cả các hoạt động khác như trong các cuộc
họp ủy ban về xây dựng pháp luật, trong các cuộc làm việc của các đại biểu, chuyên
gia và nhân viên của Quốc hội với các quan chức hành pháp, các nhà lãnh đạo hành
chính[119].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về hoạt động giám sát của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về quyền giám sát và hoạt động giám sát
của Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Liên quan đến quyền và hoạt động giám sát của của Quốc hội có những nghiên
cứu có giá trị khoa học sau:
Trong ấn phẩm Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đưa ra
khái niệm giám sát tối cao của Quốc hội, phạm vi của quyền giám sát tối cao của Quốc
hội là các cơ quan nhà nước ở trung ương và đối tượng của hoạt động giám sát tối cao là
hoạt động của các cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn. Đồng
thời, trong ấn phẩm khẳng định, giám sát của Quốc hội là quyền hạn và nhiệm vụ của
Quốc hội, là xem xét hoạt động của các cơ quan, cá nhân đứng đầu các cơ quan nhà
nước ở trung ương trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong tổ chức và
thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội được tiến hành tại các kỳ họp của
Quốc hội. Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội xác định các hiệu quả pháp lý phù hợp
với nội dung giám sát thể hiện bằng hình thức văn bản là nghị quyết [62].
13
Sách Kiểm soát quyền lực nhà nước của PGS, TS Nguyễn Đăng Dung. Nội
dung cuốn sách gồm có 2 phần. Trong phần 1, tác giả tập trung phân tích quyền lực
nhà nước, tính tất yếu khách quan của việc kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo
đảm nhà nước hoạt động tuân thủ đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao, từ đó bảo đảm
được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân - chủ thể cao nhất của quyền lực nhà
nước. Cũng trong phần 1, tác giả trình bày các nội dung của lý thuyết về nhà nước
pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp, khẳng định công cụ quan trọng nhất, mang tính
quyết định để kiểm soát quyền lực nhà nước chính là Hiến pháp. Trong phần 2, tác giả
đi sâu phân tích nội dung, hình thức và công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước. Qua
đó, tác giả khẳng định: kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền lực của nhân
dân không bị vi phạm; việc bầu cử các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước với
một nhiệm kỳ nhất định chính là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước; quyền
lực nhà nước được kiểm soát từ bên trong bằng việc phân công, phân nhiệm và tăng
cường kiểm tra, kiểm soát giữa các thành tố cấu thành quyền lực nhà nước, giữa lập
pháp, hành pháp, tư pháp và giữa quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Đồng thời, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, giám sát từ bên ngoài, từ phía
nhân dân, từ phía các ĐBQH - người đại diện cho cử tri thực hiện quyền lực nhà nước
[11].
Sách Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam - vấn đề và giải pháp
của TS Nguyễn Sỹ Dũng và PGS.TS Vũ Công Giao đồng chủ biên. Các tác giả đã khái
quát sự hình thành chức năng giám sát của nghị viện các nước trên thế giới, trong đó
cho rằng chức năng giám sát được sinh ra muộn hơn so với chức năng lập pháp và
không tuân theo bất cứ một lý thuyết nào có trước, kể cả các học thuyết phân quyền.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về giám sát của cơ
quan dân cử như: quan niệm về hoạt động giám sát, đối tượng giám sát. Đồng thời các
tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thông qua xét báo
cáo, giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
của các cơ quan dân cử ở Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả lại chưa đề cập đến hoạt
động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trên cơ sở đó các tác giả
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của
14
các cơ quan dân cử ở Việt Nam như: thu hẹp đối tượng chịu sự giám sát; giám sát cần
có trọng tâm, trọng điểm; việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát và hệ quả pháp lý
sau giám sát [13].
Tác giả Nguyễn Thái Phúc trong bài “Về hoạt động giám sát của Quốc hội”
khẳng định: chỉ có Quốc hội tại các phiên họp toàn thể mới có thẩm quyền giám sát tối
cao. Còn hoạt động của các chủ thể khác thuộc hệ thống các cơ quan của Quốc hội
(UBTVQH, HĐDT, các UB, Đoàn ĐBQH và ĐBQH) có tính chất phái sinh từ quyền
giám sát của Quốc hội nên không có quyền giám sát tối cao. Hoạt động chất vấn
ĐBQH cũng không phải là HĐGS tối cao, bởi vì đó chỉ là việc thu thập, tổng hợp,
kiểm tra, xác minh thông tin giám sát; đại biểu nêu ý kiến cá nhân về những thông tin
đó và kết luận cuối cùng vẫn thuộc về thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội dùng quyền
giám sát tối cao để tìm hiểu xem các cơ quan hành pháp đã thực thi pháp luật như thế
nào; giám sát của Quốc hội bao gồm các phương pháp mà Quốc hội sử dụng để biết
được, kiểm tra và đánh giá được về hoạt động của các cơ quan hành pháp, từ đó đưa ra
những chế tài áp đặt lên cơ quan hành pháp dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá[49].
Liên quan đến quyền và hoạt động giám sát của ĐBQH có những nghiên cứu có
giá trị khoa học như: Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới của tác giả Đặng Đình Tân [66]; “Giám sát xã hội trong Nhà nước pháp
quyền” của tác giả Vũ ...c dù
cũng là hành vi giám sát từ bên ngoài của một cơ quan độc lập nhưng kiểm sát gắn với
thẩm quyền tố tụng.
Tại Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, khái niệm “giám
sát” được giải thích: “Giám sát là việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội
theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” [52].
Tại khoản 1, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 đã ghi: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm
quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [58].
29
Tại khoản 2, Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 khẳng định: “Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân” [58]
Như vậy, cả Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 và Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đều khẳng định rõ
ĐBQH là một trong những chủ thể của HĐGS của Quốc hội. So với Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội năm 2003, khái niệm “giám sát” theo Luật hoạt động giám sát
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã được bổ sung theo hướng không
chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.
2.1.1.2. Hoạt động giám sát và quyền giám sát của đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội là những công dân tiêu biểu trong các lĩnh vực hoạt động
của nhà nước và xã hội được nhân dân tín nhiệm trực tiếp bầu ra thông qua tổng tuyển
cử tự do. ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt
cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Cùng với việc tham gia
thảo luận và quyết định các vấn đề về lập hiến, lập pháp, quyết định các chính sách
quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, ĐBQH thay mặt nhân dân thực hiện giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước.
* Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
Tại khoản 5, Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 quy định: “Giám sát của Quốc hội bao gồm giám sát tối cao của Quốc
hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc
hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội” [58].
Điều 47 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm
2015 xác định:
30
“1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của
Luật này;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt
động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi
có yêu cầu” [58].
Trong HĐGS, ĐBQH là một chủ thể giám sát độc lập, đối tượng giám sát là
các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước và khách thể giám sát là các hành vi thực
thi nhiệm vụ và việc thi hành pháp luật của đối tượng giám sát. Mục tiêu của HĐGS
của ĐBQH là theo dõi, xem xét, đánh giá việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà
nước ở trung ương và các cá nhân do Quốc hội bầu, phê chuẩn, nhằm bảo đảm hoạt
động của các cơ quan nhà nước tuân thủ những nguyên tắc, quy định do Quốc hội đề
ra từ đó lợi ích công, lợi ích của nhân dân được thực hiện.
Theo Điều 47, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
năm 2015, ĐBQH thực hiện HĐGS thông qua các hình thức: tiến hành chất vấn, giám
sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương và
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. HĐGS của ĐBQH
nhằm góp phần đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thực thi
nghiêm minh và thống nhất, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và
hiệu quả, từ đó hạn chế, loại bỏ những biểu hiện tham nhũng, quan liêu.
ĐBQH là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Tất cả các
nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đều do ĐBQH thực hiện. HĐGS của ĐBQH tuy
không phải là hoạt động giám sát tối cao nhưng thông qua những HĐGS do các đại
biểu tiến hành đã cung cấp nguồn thông tin quan trọng, là cơ sở cho HĐGS tối cao của
Quốc hội.
31
* Quyền giám sát của đại biểu Quốc hội
Có nhiều nhà nghiên cứu đã luận giải về quyền giám sát của ĐBQH. Các tác giả
cho rằng, ĐBQH thực hiện giám sát là nhằm đảm bảo cho các chính sách, pháp luật do
Quốc hội ban hành được thực thi nghiêm minh trên thực tế và bảo vệ lợi ích của cử tri
[12, tr.9-16]. Quan niệm đó cho thấy giữa hoạt động lập pháp và HĐGS của Quốc hội
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu quyền lập pháp được thực hiện tốt sẽ là điều
kiện để thực hiện tốt hơn quyền giám sát. Ngược lại, thông qua HĐGS sẽ đánh giá
được kết quả của hoạt động lập pháp có phù hợp với thực tiễn hay không, từ đó để bổ
sung, hoàn thiện và phát huy vai trò của quyền lập pháp.
Có ý kiến cho rằng: giám sát là một hoạt động phổ biến được thực hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau trong các phiên điều trần, các cuộc họp của nghị viện.
Ngay cả những thảo luận của nghị sĩ tại các phiên điều trần, các cuộc họp ủy ban về
xây dựng pháp luật, trong các cuộc làm việc của các đại biểu, chuyên gia và nhân viên
của Quốc hội với các quan chức hành pháp, các nhà lãnh đạo hành chính mặc dù
không được gọi tên là HĐGS nhưng cũng chính là giám sát [119].
Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến vấn đề kiểm soát quyền
lực nhà nước nhằm đảm bảo cho tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. Chính vì vậy,
ngay trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề
nghị tiến hành Tổng tuyển cử. Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn
thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước
nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có
quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử Do Tổng tuyển cử mà toàn
dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của
toàn dân” [41, tr.153]. Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy
thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, nhân dân có quyền kiểm soát
quyền lực nhà nước thông qua đại biểu mà mình đã bầu ra. Đó là sự kiểm soát của cơ
quan đại diện (cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân) đối với cơ quan
chấp hành Chính phủ, Ủy ban nhân dân. Trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi
(năm 1959), Người viết: “Tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ
32
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”; “Hội
đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, là cơ
quan hành chính cao nhất của Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì Hội đồng Chính phủ chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội”; “Hội đông nhân dân
bầu ra Ủy ban hành chính các cấp. Ủy ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Hội đồng nhân dân, đồng
thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính cấp trên và sự lãnh đạo thống
nhất của Hội đồng chính phủ” [44, tr.375-376]. Như vậy, ngay trong dự thảo Hiến
pháp sửa đổi (năm 1959), Hồ Chí Minh đã bàn về kiểm soát quyền lực của cơ quan
cấp trên với cơ quan cấp thấp hơn.
ĐBQH là những người do nhân dân tín nhiệm trực tiếp bầu ra thông qua tổng
tuyển cử tự do, là những người đại diện cho cử tri, thay mặt cử tri thực hiện quyền lực
nhà nước trong Quốc hội. Sau khi được cử tri tín nhiệm bầu chọn, ĐBQH phải chịu
trách nhiệm trước cử tri về việc xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân. Vì vậy, cùng với việc tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề về lập
hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, ĐBQH phải thay
mặt nhân dân thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hiến pháp 1946 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định quyền giám
sát của ĐBQH ở Việt Nam. Đến Hiến pháp 1959, quyền giám sát của ĐBQH được cụ
thể hóa bằng quy định: “Các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ
và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ”. (Điều 59, Hiến pháp 1959) và “Đại biểu
Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng
Chính phủ” (Điều 42 Luật tổ chức Quốc hội năm 1960). Quy định này tiếp tục được kế
thừa trong các văn bản pháp luật liên quan được ban hành sau đó như Luật Tổ chức
Quốc hội, Luật HĐGS của Quốc hội... Tại khoản 1, Điều 2 của Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Giám sát là việc chủ thể
giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
33
giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý”[58]. Theo đó, có thể hiểu quyền giám sát của ĐBQH là quyền được theo
dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh, nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân, của xã hội
và đất nước. Quyền giám sát của ĐBQH có phạm vi bao trùm toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước bao gồm cả các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về quyền giám sát tư pháp bởi sự mâu thuẫn
của quyền này với nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án. Tuy nhiên, việc xác định
quyền giám sát của ĐBQH bao gồm cả quyền kiểm soát hành pháp và tư pháp theo
Hiến pháp năm 2013 là phù hợp với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, mà còn
có chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Do đó, cơ quan tư
pháp và các cá nhân được Quốc hội bầu và phê chuẩn thuộc hệ thống cơ quan này vẫn
thuộc đối tượng giám sát của Quốc hội và ĐBQH.
Từ những quan niệm trên, luận án thống nhất với quan điểm: quyền giám sát
của ĐBQH là quyền được theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh và việc xử lý
các vấn đề liên quan theo thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của
người dân, của xã hội và của đất nước.
2.1.2. Vai trò hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
2.1.2.1. Giám sát để thực hiện vai trò đại diện quyền lực của nhân dân
Sự tồn tại của Quốc hội dựa trên cơ sở nhân dân cần tổ chức ra một cơ quan để
thay mặt và thực thi quyền lực của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, biến nguyện
vọng, ý chí của nhân dân thành pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước. Như vậy, quyền lực của Quốc hội có
nguồn gốc ở nhân dân, ở tính đại diện cho nhân dân. Từ đó có thể khẳng định: tính đại
34
diện nhân dân là tính chất cơ bản nhất, đặc trưng nhất và quan trọng nhất của Quốc hội
Việt Nam. Trên cơ sở đó, ĐBQH có một địa vị pháp lý đặc biệt, vừa là đại biểu nhân
dân, vừa là thành viên của cơ quan quyền lực tối cao đó là Quốc hội. Thông qua bầu
cử, nhân dân thể hiện ý chí của mình, chọn người đại diện, thay mặt cho nhân dân thực
hiện quyền lực của mình. Thông qua ĐBQH, nhân dân sử dụng quyền lực của mình để
định đoạt các vấn đề quan trọng của đất nước. Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc
hội, ĐBQH, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Các đại biểu trong Quốc hội này
không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt
Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại
thành một khối” [41, tr.217]. Như vậy, điểm xuất phát đầu tiên, tiêu chuẩn đầu tiên của
người ĐBQH Việt Nam là yếu tố đại diện cho ý chí thống nhất của nhân dân, vì nhân
dân. Do đó, HĐGS của ĐBQH có cơ sở chính trị quan trọng xuất phát từ sự ủy quyền
của nhân dân. Với vai trò là người đại diện của nhân dân đã tạo động lực thúc đẩy
ĐBQH thực hiện HĐGS kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo “mọi quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân”. ĐBQH thực hiện HĐGS không phải vì mục đích tự
thân mà là vì mục tiêu thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của nhân dân.
Với vai trò là người đại diện của nhân dân, thông qua tiếp xúc cử tri, ĐBQH có
điều kiện gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm bắt được những tâm tư, nguyện
vọng thực sự của nhân dân. Mặt khác, thông qua thực hiện các HĐGS như: chất vấn,
giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật, giám sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân sẽ bảo đảm hoạt động của các cơ
quan nhà nước tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc, quy định do Quốc hội đề ra; các
quyết định của Quốc hội được thực thi nghiêm minh, phù hợp với các mục tiêu đã
định; kiểm soát sự độc đoán và không công bằng trong quản lý, đồng thời, chống lại sự
lãng phí, tham ô và bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan chịu sự
giám sát. Như vậy, thông qua HĐGS của Quốc hội, của ĐBQH thì ý chí, nguyện vọng
của nhân dân được gửi gắm qua những đại biểu của mình mới có thể được thực hiện
và trở thành hiện thực trong cuộc sống. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực
35
hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với ĐBQH là phải
nâng cao năng lực của mình để đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, để xứng với vai trò đại
diện của nhân dân.
2.1.2.2. Giám sát để góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước
Ở Việt Nam “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhưng nhân dân
không trực tiếp thực hiện quyền lực của mình mà lại giao cho Nhà nước thực hiện.
Quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là
giao cho những con người cụ thể thực thi nên thường bị chi phối bởi yếu tố chủ quan.
Chính vì vậy, cần phải có sự kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ, nếu không thì nó
sẽ là tác nhân chính làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực,
từ đó làm tha hóa, thoái hóa, biến chất cả bộ máy, thể chế. Vì vậy, kiểm soát quyền lực
nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền là nhân dân đối với người
được ủy quyền là Nhà nước, là vấn đề cơ bản và cấp thiết trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, Quốc hội có quyền giám sát tối cao tất
cả hoạt động của nhà nước, quyết định trong kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm
soát quyền lực nhà nước nói riêng. Trong đó, HĐGS của ĐBQH là một trong những
phương thức kiểm soát quyền lực có hiệu quả nhất của Quốc hội.
Quyền lực nhà nước là hình thức biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị,
được tổ chức thành bộ máy nhà nước, có nguồn gốc từ quyền lực công và thuộc về
người chủ đích thực của nó chính là nhân dân. Theo đó, kiểm soát quyền lực nhà nước
được hiểu: “là một quá trình hoạt động có mục đích bằng cách sử dụng các biện pháp
giám sát phù hợp tác động vào các cơ quan nắm giữ các quyền lực nhà nước, nhằm
bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước tuân thủ đúng pháp luật trong khuôn
khổ phạm vi, quyền hạn được trao” [24, tr.27].
Quốc hội thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước, theo dõi, xem xét và
kiểm tra việc thực hiện quyền lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm bảo
đảm cho quyền lực và việc sử dụng quyền lực của các cơ quan đó tuân thủ đúng quy
36
định của Hiến pháp. Quốc hội thực hiện quyền kiểm soát quyền lực nhà nước bằng
nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là việc thực hiện
quyền giám sát. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, tại Điều 36 đã quy định quyền của
Quốc hội trong việc “kiểm soát và phê bình Chính phủ”. Đến Hiến pháp năm 1959,
chức năng giám sát của Quốc hội được đề cập tại Điều 50 và Điều 53 với quy định:
“Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp”; “UBTVQH có quyền giám sát
công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của VKSND tối
cao”. Điều 82, Hiến pháp năm 1980, việc “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” được quy định như là quyền giám sát tối cao
đối với mọi hoạt động của bộ máy từ lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ các cơ quan
nhà nước ở trung ương đến địa phương. Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013
tiếp tục khẳng định “QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước” trong việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Tất cả HĐGS của Quốc hội nói chung, UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban của
Quốc hội nói riêng suy cho cùng đều do các ĐBQH thực hiện. Mặc dù HĐGS của cá
nhân các ĐBQH không phải là HĐGS tối cao của Quốc hội nhưng chính thông qua các
HĐGS sát này đã cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho HĐGS tối cao của Quốc
hội. Ngoài ra, ĐBQH là một chủ thể giám sát độc lập, thực hiện việc giám sát đối với
các đối tượng, vấn đề cụ thể, với những hình thức giám sát cụ thể theo quy định của
pháp luật. Thông qua HĐGS, ĐBQH thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, từ đó
góp phần rất quan trọng vào xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân.
2.1.2.3. Giám sát để góp phần kiểm soát quản lý công
Kiểm soát đối với quản lý công là tổng thể những phương tiện tổ chức - pháp lý
được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân sử dụng để theo dõi, xem
xét, đánh giá hoạt động của các cá nhân, tổ chức thuộc bộ máy hành chính nhằm mục
đích phát hiện, ngăn chặn những hoạt động trái pháp luật hướng tới hoàn thiện nền
hành chính nhà nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
37
Mục tiêu hoạt động kiểm soát quản lý công là nhằm đảm bảo các chủ thể hành
chính nhà nước thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền, tránh tình trạng lạm quyền,
đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước của chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo
đúng quy định của pháp luật, thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý công. Trên cơ sở
đó bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội,
giữ vững bản chất của nhà nước; giữ vững bản chất chế độ chính trị.
Chủ thể thực hiện quyền kiểm soát quản lý công bao gồm: (1) Các chủ thể thực
hiện kiểm soát từ bên ngoài: Quốc hội, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, Mặt trận
Tổ quốc, công dân, Tòa án, cộng đồng quốc tế, báo chí, mạng xã hội, xã hội dân sự
(2) các chủ thể thực hiện kiểm soát trong nội bộ nền hành chính: các cơ quan thanh tra
(bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành). Như vậy, Quốc hội, là một
trong những chủ thể quan trọng trong thực hiện kiểm soát quản lý công. Theo đó
ĐBQH cũng là một trong những chủ thể kiểm soát quản lý công bởi lẽ ĐBQH là yếu
tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội, tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc hội đều do ĐBQH thực hiện.
Đối tượng của kiểm soát quản lý công, theo quy định của pháp luật không chỉ
chỉ là các cơ quan hành pháp mà còn áp dụng đối với Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Theo Hiến pháp và pháp luật, Chính phủ,
Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao và những
người lãnh đạo các cơ quan đó đều do Quốc hội thành lập, bầu và phải chịu trách
nhiệm trước Quốc hội. Những quy định này cũng là sự cụ thể hóa của nguyên tắc hiến
định “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trong phạm
vi của “cơ chế kiểm soát quản lý công”, HĐGS của Quốc hội cũng như của các cơ cấu
bên trong của Quốc hội chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của các cơ quan, cá nhân
trong bộ máy hành pháp.
Với vai trò là một chủ thể kiểm soát quản lý công, HĐGS của ĐBQH sẽ bao
quát toàn bộ quá trình quản lý, từ việc xây dựng chính sách quản lý cho đến kiểm tra
việc triển khai thực hiện chính sách công. Ở một góc độ tiếp cận khác, HĐGS của
38
ĐBQH với tư cách là một chủ thể kiểm soát quản lý công sẽ kiểm soát hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương (chính phủ) và chính quyền địa phương
(gồm HĐND và UBND). Hoạt động kiểm soát của ĐBQH ý nghĩa quan trọng đối với
quản lý công. Với vai trò là người đại diện cho nhân dân, ĐBQH có thể tiếp nhận được
nhiều loại thông tin và tri thức từ nhân dân để làm cơ sở cho việc lựa chọn, hoạch định
chính sách, hạn chế những bất cập của chính sách, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu
quả của các chính sách công, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội, bảo đảm quyền lợi của nhân dân.
2.1.2.4. Giám sát để bổ sung cho hoạt động lập pháp
Lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội và là hoạt động
thực hiện quyền lực nhà nước - quyền lập pháp. Hoạt động lập pháp là hoạt động mang
tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật xã hội, đặc biệt là vấn đề lợi ích, xác
định tầm quan trọng của các quan hệ xã hội, từ đó xác định phạm vi và phương pháp
điều chỉnh đúng đắn đối với chúng.
Theo quy định của Hiến pháp, quá trình làm luật, sửa đổi luật được thực hiện
chặt chẽ, cụ thể theo quy trình sau: hằng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, UBTVQH lập và trình Quốc hội
xem xét, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trên cơ sở chương trình
đó, UBTVQH phân công, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan thực hiện chương trình này. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc
hội có trách nhiệm thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật trên cơ sở ý kiến của
các ĐBQH, ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, đối tượng chịu tác động, các cơ quan,
tổ chức hữu quan. UBTVQH với tư cách là cơ quan chuẩn bị và chủ trì kỳ họp Quốc
hội có trách nhiệm cho ý kiến đối với các dự án luật. Giữa hai kỳ họp, các đoàn
ĐBQH cũng tổ chức các hội nghị để trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến của các đối tượng
có liên quan. Với một số dự án luật quan trọng, phức tạp, UBTVQH còn tổ chức hội
nghị các ĐBQH chuyên trách và các chuyên gia đóng góp. Trong quá trình đó, ĐBQH
có thẩm quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật; nghiên cứu, góp ý kiến, phát biểu
thảo luận tại Đoàn ĐBQH, HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, tại các kỳ họp Quốc hội
39
và biểu quyết thông qua. Như vậy, ý kiến của ĐBQH là cơ sở quan trọng mang tính
quyết định trong việc hoạch định chính sách, chỉnh lý và hoàn thiện từng nội dung của
dự án luật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ĐBQH biểu quyết thông qua luật không
phải dựa trên ý muốn chủ quan cá nhân mà là trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của cử tri
mà họ đại diện.
Để thực hiện có hiệu quả thẩm quyền của mình cũng như có đủ cơ sở khi biểu
quyết thông qua các dự án luật đòi hỏi ĐBQH phải có đầy đủ thông tin về dự án,
những tác động tích cực và tiêu cực mà dự kiến chính sách mới sẽ mang lại cho người
dân, cho doanh nghiệp, cho các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Một trong những
nguồn thông tin giá trị, hỗ trợ hữu ích nhất cho ĐBQH hoạt động lập pháp chính là
thông tin từ các HĐGS của mình. Mặt khác, thông qua HĐGS, ĐBQH có thể đánh giá
được kết quả kiểm nghiệm thực tiễn của các quy định pháp luật, từ đó, xác định những
hạn chế, những lỗ hổng, thiếu sót, những tác động không mong muốn của hệ thống
pháp luật để kịp thời kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung.
Trong thực hiện quyền lập pháp, Quốc hội còn thực hiện ủy quyền lập pháp. Ủy
quyền lập pháp là việc Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số điều, khoản, điểm trong các đạo luật, bộ luật dưới hình thức nghị định và
ban hành nghị định để quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội,
UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh và giao cho
UBTVQH ban hành pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Ủy quyền
lập pháp thực chất là hoạt động lập pháp nhưng không do Quốc hội ban hành mà lại
được Quốc hội ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác ban hành. Điều đó đòi hỏi ủy
quyền lập pháp phải được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo phân quyền một cách đúng
đắn giữa lập pháp và hành pháp, bảo đảm quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Vì vậy,
ĐBQH cũng như các chủ thể giám sát khác của Quốc hội cần tăng cường giám sát các
hoạt động lập pháp được ủy quyền để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống
nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật ở nước ta.
Từ sự phân tích trên cho thấy, giữa hoạt động lập pháp và HĐGS của Quốc hội
nói chung, của ĐBQH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu quyền lập
40
pháp được thực hiện tốt sẽ là điều kiện để thực hiện tốt hơn quyền giám sát. Ngược lại,
thông qua HĐGS sẽ đánh giá được kết quả của hoạt động lập pháp có phù hợp với
thực tiễn hay không, từ đó để bổ sung, hoàn thiện và phát huy vai trò của quyền lập
pháp.
2.2. Nội dung, quy trình và điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của đại biểu
Quốc hội
2.2.1. Nội dung hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội
2.2.1.1. Chất vấn
Chất vấn là quyền quan trọng và cơ bản của ĐBQH được quy định tại Hiến
pháp, là hình thức giám sát trực tiếp, quan trọng của Quốc hội Việt Nam. Chất vấn tuy
là quyền cá nhân của đại biểu Quốc hội nhưng khi thực hiện quyền này thì được xem
là một trong những hoạt động giám sát của Quốc hội.
Khoản 1, Điều 80, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đại biểu Quốc hội có quyền
chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước” [56].
Điều 32 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: ĐBQH có quyền chất vấn
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSNDTC,
Tổng Kiểm toán nhà nước. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp
Quốc hội hoặc tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;
trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản. Trường hợp
ĐBQH chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên
họp của Quốc hội, của UBTVQH hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất
vấn [57].
Theo khoản 7, Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 quy định: “Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách
nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành
41
viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn
đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân
dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách
nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu” [58].
Theo quy định thời gian tổ chức chất vấn ít nhất là 03 ngày tại kỳ họp hằng
năm, ít nhất là 04 ngày tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm
kỳ Quốc hội. Thời gian cho mỗi lần chất vấn mà ĐBQH tiến hành một câu hỏi chất
vấn trong phiên họp toàn thể của Quốc hội không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả
lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa phiên
họp sẽ quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn. Việc quy định về thời gian
nêu câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn nhằm mục đích tăng số lượng ĐBQH tham gia
chất vấn và bố trí được nhiều người trả lời chất vấn hơn. Ngoài ra, quy định này cũng
nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng các câu hỏi và câu trả lời chất vấn, bởi vì với thời
gian ngắn như vậy sẽ buộc người hỏi và người trả lời một cách hiệu quả thì phải có sự
nghiên cứu, nắm chắc tình hình, đi vào trọng tâm, trọng điểm, hạn chế vòng vo.
Về hình thức chất vấn, bên cạnh hoạt động chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc
hội, ĐBQH còn thực hiện chất vấn tại các phiên họp UBTVQH, các phiên giải trình
của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội. Ngoài ra, theo Điều 50 Luật Hoạt động giám sát
của Quốc hội và HĐND 2015, ĐBQH còn có quyền thực hiện “gửi chất vấn bằng văn
bản đến người bị chất vấn” [58]. Trong những kỳ họp gần đây, chất vấn tiếp tục được
đổi mới theo hướng: người được chất vấn sẽ không biết trước câu hỏi, không được
chuẩn bị trước, các thành viên Chính phủ nhận được chất vấn sẽ phải trả lời tại chỗ.
Điều này đòi hỏi người bị chất vấn phải thực hiện tốt hơn chức trách quản lý của mình
để có thể bao quát, nắm chắc tình hình lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.
Về nội dung chất vấn, theo tinh thần của Hiến pháp, đại biểu Quốc hội có thể
chất vấn tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo quy... các quy định cũng như thực tế
sự phân công giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; chú trọng tính rõ
ràng, minh bạch, cụ thể trong sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan.
Cần tập trung hướng tới giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động, như
thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn của
Đảng; ra quyết định và tổ chức hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước; cải cách
hành chính, cải cách tư pháp. Hoạt động giám sát cần đặt trọng tâm vào những vấn
đề bức xúc hiện nay, như việc rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức,
năng lực chuyên môn, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan nhà nước; thực hiện đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách
nhiễu dân; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán
bộ, công chức.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa HĐGS của ĐBQH với công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng.
Ở nước ta, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của các
cơ quan nhà nước là nguyên tắc luôn được đặt ở vị trí quan trọng nhất. Theo đó,
150
HĐGS tối cao của Quốc hội nói chung và HĐGS của các cơ quan của Quốc hội,
ĐBQH nói riêng phải bảo đảm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối hoạt động này.
Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với HĐGS
của ĐBQH, quy trình giám sát sẽ trở nên thống nhất, hiệu quả hơn, nhất là trong việc
thực hiện các công cụ kiến nghị thành lập ủy ban điều tra hoặc bỏ phiếu tín nhiệm có
liên quan đến nhân sự cấp cao thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan đảng. Một cơ
chế ủy quyền của Đảng để các tổ chức đảng và đảng viên trong Quốc hội được quyết
định những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội sẽ góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của HĐGS của ĐBQH.
Đồng thời, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS của ĐBQH, cần tăng cường sự
phối hợp giữa HĐGS của ĐBQH với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Cơ chế,
tổ chức và phương thức giám sát của Đảng phải bảo đảm cho công tác này tập trung
vào những vấn đề lớn về quan điểm, đường lối, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thật sự trong sạch,
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; về thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối,
chủ trương, chính sách lớn của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các
chương trình mục tiêu lớn của Nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát cần đặt trọng
tâm vào những vấn đề quan trọng hiện nay, như vấn đề thực hành tiết kiệm, phòng
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu dân; cải cách hành chính, cải
cách tư pháp; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án lớn, nghiêm
trọng gây bức xúc trong xã hội; việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ, công chức, nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan nhà nước; kiểm tra,
giám sát việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ,
công chức nhà nước.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa HĐGS của ĐBQH với giám sát của
nhân dân.
Nhân dân có quyền giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và các hoạt
động của Nhà nước bằng các quy định pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, từ chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức đến pháp luật, chính sách. Cần
151
đổi mới và tăng cường cả cơ chế, tổ chức và phương thức giám sát của nhân dân.
Chú trọng việc xây dựng và thực hiện quy chế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của
nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp; trong đó
có cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đại hội
lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ, việc tăng cường sự giám sát của nhân dân cần thực hiện
theo hướng: “Thiết lập đồng bộ, gắn kết cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân” [20, tr.176].
Cơ chế, tổ chức và phương thức giám sát phải bảo đảm cho Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân giám sát bằng các hình thức quan trọng,
phổ biến, như bầu cử người đại diện hay thay thế, bãi miễn người đại diện của mình
trong các cơ quan quyền lực nhà nước; bằng những kiến nghị, phản biện đối với việc
ban hành và thực thi các chính sách của Nhà nước; bày tỏ quan điểm, chính kiến qua
trưng cầu dân ý đối với những vấn đề quan trọng của quốc kế dân sinh; bằng sự
thông tin, phản biện của các cơ quan khoa học, cơ quan ngôn luận, báo chí trên các
lĩnh vực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước.
Cơ chế, tổ chức và phương thức giám sát phải tạo điều kiện để nhân dân tích
cực, chủ động, công khai đóng góp các ý kiến, đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước
thông tin phản hồi cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật; xác định rõ
nội dung, phương thức, phạm vi, lĩnh vực, trình tự, thủ tục giám sát, phản biện xã hội
để vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện, vừa chống các hiện tượng
tiêu cực, vô tổ chức, lợi dụng giám sát, phản biện để xuyên tạc, đả kích hoặc vu khống
của kẻ xấu, v.v..
152
Kết luận chương 4
Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường HĐGS của ĐBQH là một định hướng
quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, quy tụ sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia
quản lý đất nước. Đây là quan điểm cơ bản, nhất quán trong lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS của ĐBQH, cần nghiên cứu, đánh giá
đúng thực trạng HĐGS của ĐBQH hiện nay, đồng thời quán triệt, thực hiện các quan
điểm cơ bản như: Tăng cường hoạt động giám sát của ĐBQH dựa trên quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân; gắn với việc cụ thể hóa, hoàn thiện Hiến pháp, pháp
luật; xuất phát trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của các nước trên thế giới.
Các quan điểm trên định hướng cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả giám sát của ĐBQH trong thời gian tới. Đó là nhóm giải pháp về bảo đảm chính
trị, bao gồm: tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới cơ chế bầu cử
ĐBQH, cải cách chế độ kiêm nhiệm của ĐBQH, tăng cường mối quan hệ giữa ĐBQH
- cử tri; nhóm giải pháp về bảo đảm pháp lý, trọng tâm là sửa đổi các quy định về
phạm vi, hoạt động giám sát; nhóm giải pháp về nâng cao trình độ, kỹ năng, uy tín của
ĐBQH; nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa hoạt động giám sát của ĐBQH
với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và giám sát của nhân dân.
Các nhóm giải pháp nêu trên liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, do
đó, cần được vận dụng một cách đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
HĐGS của ĐBQH trong thời gian tới.
153
C. KẾT LUẬN
Vấn đề hoạt động giám sát của Quốc hội và ĐBQH đã có nhiều công trình, đề
tài của không ít tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện từ các góc độ tiếp cận khác nhau.
Những công trình đó đã xây dựng cơ sở phương pháp luận và đưa ra phương hướng,
giải pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại
biểu dân cử. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu đã
đề cập, luận án đã chỉ ra những nội dung cần tham khảo, kế thừa, bổ sung và hoàn
thiện. Việc nghiên cứu, đánh giá khái quát những kết quả đạt được, những vấn đề lý
luận và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu đã đề cập là căn cứ để chỉ ra các vấn
đề còn bỏ ngỏ, cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Luận án đã trình bày một cách hệ thống và cơ bản những vấn đề lý luận liên
quan đến HĐGS của ĐBQH trong thực hiện vai trò đại diện cử tri; góp phần thực hiện
việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quản lý công và hỗ trợ tích cực cho hoạt
động hoạch định và thực thi chính sách. Đại biểu Quốc hội là các chủ thể, tham gia vào
HĐGS của các thủ thể khác và tiến hành các HĐGS độc lập, làm tiền đề cho HĐGS tối
cao của Quốc hội. HĐGS của ĐBQH gồm: chất vấn, giám sát văn bản quy phạm pháp
luật, giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị của công dân. Để ĐBQH thực hiện được quyền hạn, trách nhiệm của
mình trong HĐGS, cần phải có những điều kiện đảm bảo cần thiết, giúp ĐBQH có
được cơ sở pháp lý, vị thế, bản lĩnh chính trị và năng lực thực thi nhiệm vụ.
Luận án đã phân tích làm rõ HĐGS của ĐBQH theo Luật Hoạt động giám sát
của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 và các quy định có liên quan
khác, hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Giám sát của đại biểu quốc hội đã tập trung vào những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống
đòi hỏi, xã hội quan tâm và ngày càng công khai, minh bạch. Hoạt động giám sát vì
vậy được nhân dân đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao vai trò, uy tín của các cơ
quan dân cử. Song bên cạnh những kết quả tích cực đó, thực tiễn hoạt động giám sát
của đại biểu Quốc hội cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Ý kiến của các đại biểu
dân cử cũng như các nhà quản lý, nhà khoa học khá thống nhất ở một đánh giá tổng
154
quát là hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội còn chưa cao.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân
chủ yếu là các quy định pháp luật về giám sát còn nhiều bất cập cả về chủ thể, đối
tượng, nội dung, phạm vi, hình thức giám sát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng
cường HĐGS của ĐBQH. Những quan điểm và giải pháp này có tính đồng bộ, hệ
thống bao quát tất cả những mặt, những yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả của
HĐGS của ĐBQH như sự lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống pháp luật, năng lực của ĐBQH,
công tác tham mưu, hỗ trợ, phối hợp, cung cấp thông tin, nguồn lực tài chính... Việc
thực hiện tốt các giải pháp này sẽ thực sự tạo ra sức mạnh kiểm soát quyền lực nhà
nước thông qua HĐGS, góp phần làm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu
quả, đúng thẩm quyền, chức năng, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân.
155
D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Thái Ngọc Châu, “Nâng cao hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội về
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận
chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị khu vực III,
số 04 (145)/2017.
2. Thái Ngọc Châu, “Bàn về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm”, Tạp chí Khoa học Chính
trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị khu vực II, số
8/2017.
3. Thái Ngọc Châu, Trần Viết Quang (2020), “Vấn đề quyền lực nhà nước và
giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 3/2020
4. Thai Ngọc Chau, Nguyen Thi My Huong, Nguyễn Thi Diep (2020),
“Improving quality of supervision activities of theVietnam national assembly”,
European Journal of Humanities and Social Sciences Scientific journal, № 6 2020
ISSN 2414-2344, p.116-118, https://doi.org/10.29013/EJHSS-20-6-116-118.
5. Thai Ngoc Chau, Vu Thi Phuong Le (2020) “Theory and philosophy of
politics, history and methodology of political science”, European Journal of Law and
Political Sciences Scientific journal, № 3 2020, ISSN 2310-5712, p.40-47,
https://doi.org/10.29013/EJLPS-20-3-40-47.
6. Thái Ngọc Châu, Trần Viết Quang, Lê Thị Thanh Hiếu, “Giáo dục ý thức
chính trị cho sinh viên các trường đại học hiện nay”, Tạp chí Khoa học – Đại học
Vinh, Tập 49- 3B/2020.
7. Thái Ngọc Châu, Đinh Thế Định, “Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước trong
tác phẩm “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin, Tạp chí Khoa học chính trị, số 10/2020.
156
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang Anh (2015), Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực Nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Ban Công tác đại biểu (2012-2013), Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của
đại biểu Quốc hội, năm 2012-2013, do Quỹ Châu Á tài trợ.
3. Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Báo cáo tổng kết
nhiệm kỳ khóa XIII, Hà Nội.
4. Ban thư ký (2016), Báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận ở
Tổ về Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Bính (2011), Tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND” tham luận tại Hội thảo Pháp luật về đại biểu Quốc hội trong giai đoạn
hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu lập pháp.
6. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2016), Cẩm nang đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân -
Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội
đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Quốc hội.
8. Chính phủ (2015), Báo cáo số 627/BC-CP ngày 15/11/2015 về việc thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề, Hà Nội.
9. Chính phủ (2016), Báo cáo số 420/BC-CP ngày 17 tháng 10 năm 2016 về công
tác giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2016, Hà Nội.
10. Lương Phan Cừ (2009), “Có gió lung mới biết tùng bách cứng”, HĐGS của
ĐBQH - Những câu chuyện kể, Nxb Chính trị - Hành chính.
157
11. Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2017
12. Nguyễn Sỹ Dũng (chủ biên) (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và
thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13. Nguyễn Sĩ Dũng - Vũ Công Giao (2015) Hoạt động giám sát của cơ quan dân
cử ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp, Nxb Hồng Đức
14. Vũ Đức Đán (Chủ biên) (2002), Hiến pháp và luật tổ chức bộ máy Nhà nước,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội
21. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội (2015), Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của
HĐDT, các UB của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về
HĐGS chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến năm 2015,
ngày 14/11/2015, Hà Nội.
158
22. Trần Ngọc Đường (2012), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa
đổi Hiến pháp năm 1992, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Lê Văn Giảng - Cao Văn Thống (2015), Phương thức lãnh đạo của Đảng trong
công tác kiểm tra, giám sát, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Trương Thị Hồng Hà (Chủ biên) (2015), Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt
Nam trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
25. Khuất Duy Kim Hải (2015), Hệ thống toàn văn 11 luật và nghị quyết của quốc
hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb Hồng Đức.
26. Xuân Hải (2015), “Nữ ĐBQH Bùi Thị An: Tôi không phải là “bưu tá” của cử
tri”, Báo Lao động, số ra ngày 06/03/2015.
27. Vũ Thị Mỹ Hằng (2010), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc
hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, số 9 (33) , tr.24-27
28. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá Chính sách công, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
29. Trần Đình Huề (2001), Mấy vấn đề về vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân và bước đầu xây dựng quy trình một cuộc giám sát, Kỷ yếu nâng cao
năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân-Văn phòng Quốc hội.
30. Phạm Văn Kỳ (1996), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Đức Lam (2016), Quốc hội không phải nơi “im lặng là vàng”, Tuần
Việt Nam net, ngày 29/03/2016.
32. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.
33. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.
159
34. Đặng Đình Luyến (2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bầu cử ở
nước ta phù hợp với Hiến pháp 2013, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu
lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ quản.
35. Lê Quốc Lý (2014), Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta, Nxb Chính trị
quốc gia – Sự thật, Hà Nôi.
36. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. C.Mác, Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. C.Mác, Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Trần Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực
và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
40. Vũ Mão (2009), “Chất vấn”, hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội - Những
câu chuyện kể, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2011), Toàn
tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
41. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
43. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
44. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
45. Nguyễn Thị Kim Ngân - Nguyễn Sinh Hùng (2016), Quốc hội khóa XIII, kế
thừa, đổi mới và phát triển, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyên Nhung (2013), Nâng cao hiệu quả giám sát là đòi hỏi của cử tri, Người
Đại Biểu Nhân Dân, (số 339).
47. Trần Thị Diệu Oanh (2015), Về minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa
phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Hoàng Phê - Chủ biên (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.
160
49. Nguyễn Thái Phúc (2000) “Về hoạt động giám sát của Quốc hội”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 5.
50. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật tổ chức Quốc
hội số 30/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, Hà Nội.
51. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quy chế hoạt động
của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ban hành theo Nghị quyết của
Quốc hội số 08/2002/QH11
52. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, Hà Nội.
53. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội (phần 1), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội (phần 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Văn kiện Quốc hội toàn
tập - Tập 8 (1992-1997)- Quyển 4 (1996-1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ chức Quốc
hội số 57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
58. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 ngày 20 tháng
11 năm 2015, Hà Nội.
59. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nội quy kỳ họp
Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11
năm 2015)
161
60. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015 và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Quốc hội Việt Nam
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
63. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Đại biểu Quốc hội
khóa XIV 2016 – 2021, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội
64. Quốc hội khóa XIV, Ủy ban về các vấn đề xã hội (2019), Báo cáo Kết quả giám sát
chuyên đề 10 năm (2009-2018) thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày
03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội
hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hà Nội.
65. Nguyễn Đình Quyền (2009), Hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
66. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
67. Bùi Ngọc Thanh (2012), “Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện về điều kiện hoạt
động của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc
hội, số (1 + 2)
68. Đinh Xuân Thảo (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động chất vấn của
đại biểu Quốc hội, tham luận tại Hội thảo Pháp luật về đại biểu Quốc hội trong
giai đoạn hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu lập
pháp.
69. Lê Như Tiến (2016), Dấu ấn nghị trường, (sách tập hợp các bài phát biểu trên
nghị trường của đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến), Hà Nội.
162
70. Vũ Thị Hồng Trang (2020), Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động
chất vấn của đại biểu quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
71. Nguyễn Thế Trung (2014), “Phát huy quyền làm chủ của nhân trong kiểm soát,
giám sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 5.
72. Vũ Anh Tuấn (2009), Giám sát xã hội trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 13(150).
73. Đặng Minh Tuấn, Vũ Công Giao (2016), Hỏi - đáp về luật bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74. Nguyễn Minh Tường (2015), Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ
năm 939 đến năm 1884), Nxb Khoa học xã hội.
75. Hoàng Văn Tú (2012), Cơ sở pháp lý của hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Tọa đàm về Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất
vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.
76. Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới (2009), Nxb. Thống kê, Hà Nội.
77. Đào Trí Úc - Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện
quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
78. Ủy ban pháp luật (2016), “Báo cáo số 3630/BC-UBPL13 ngày 28 tháng 01 năm
2016 Tổng kết công tác của Ủy ban pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII
(2011 - 2016)”, Hà Nội.
79. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kế thừa, đổi mới và phát triển, Nxb
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
80. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), “Báo cáo số 1065/BC-UBTVQH13 ngày 20
tháng 3 năm 2016 Tổng kết công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ
Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016)”, Hà Nội.
163
81. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), “Báo cáo số 44/BC - UBTVQH14 của
UBTVQH, ngày 31 tháng 10 năm 2016 về Kết quả giám sát “Việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015)
gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, Hà Nội.
82. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Báo cáo số 34/BC-UBTVQH14 về kết quả
tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân gửi đến Quốc hội năm 2016.
83. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2017), Báo cáo số 202/BC-UBTVQH14 về kết quả
tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân gửi đến Quốc hội năm 2017.
84. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2018), Báo cáo số 410/BC-UBTVQH14 về kết quả
tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân gửi đến Quốc hội năm 2018
85. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2016), “Báo cáo số
259/BCMTTW-BTT ngày 80/7/2016 tổng kết công tác Mặt trận tham gia cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021”, Hà Nội.
86. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2016), “Báo cáo số 300/BC-
MTTW-ĐCT ngày 19 tháng 10 năm 2016 về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri
và Nhân dân tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV”, Hà Nội.
87. Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
88. Văn phòng Quốc hội (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, Tài liệu
tham khảo, Hà Nội.
89. Văn phòng Quốc hội (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội,
NxbTư pháp, Hà nội.
164
90. Văn phòng Quốc hội và SIDA (2007), Báo cáo Nghiên cứu đánh giá hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội.
91. Văn phòng Quốc hội (2015), Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam
- Vấn đề và giải pháp, Viện Chính sách công, Nxb Hồng Đức.
92. Văn phòng Quốc hội (2015), Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của
Quốc hội, Hà Nội.
93. Văn phòng Quốc hội (2016), Báo cáo Kết quả chuyến công tác tại Xinh-ga-po
và Ba Lan trong khuôn khổ chương trình hợp tác với JICA về nghiên cứu so
sánh về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, ngày 19 tháng 5 năm 2016.
94. Văn phòng Quốc hội (2016), 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội
Việt Nam (6/01/1946 - 6/01/2016).
95. Lê Thanh Vân (2003), Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
96. Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc
hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
97. Lê Thanh Vân, Trần Ngọc Đường (2010), Phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề
tài khoa học mã số KX.04-28/6-10, UBTVQH, Viện nghiên cứu lập pháp, Hội
đồng lý luận trung ương và Bộ khoa học công nghệ, Hà Nội.
98. Lê Thanh Vân (2011), Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chất vấn và trả
lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc
Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
99. Viện Khoa học Pháp lý (2006) Từ điển Luật học NXb Từ điển Bách khoa, Tư
pháp, Hà Nội
100. Viện Nghiên cứu lập pháp (2013), Kỷ yếu Hội thảo “Hoạt động giám sát của
Quốc hội”, Nxb Lao động.
165
101. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
102. Trịnh Thị Xuyến (2006), Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
104. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
105.
nam-2019/111757.htm
106. https://laodong.vn/infographic/infographic-diem-thu-vi-o-phien-chat-van-ky-
hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xiv-769527.ldo
107. https://phutho.gov.vn/vi/ket-qua-ky-hop-thu-6-quoc-hoi-khoa-xiv.
108. https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/ky-hop-thu-5-quoc-hoi-khoa-xiv-cau-hoi-
va-tra-loi-chat-van-dat-ky-luc-1048311.html
109. Trang thông tin điện tử Công tác thống
kê ngành tư pháp, Biểu số 4b,c năm 2015
Tiếng Anh
110. Joel D. Aberbach (2012), Changes in Congressional Oversight, American
Behavioral Scientist Press.
111. Ken Coghill, Peter Holland, Kevin Rozzoli, Genevieve Grant (2007), “Tìm hiểu
nhu cầu của tân nghị sĩ: Nghiên cứu chương trình tập huấn dành cho các
thượng nghị sĩ mới được bầu ở Úc”, Hội thảo về Phương pháp tập huấn cho nghị
sỹ, Hà Nội.
112. Robert A.Dahl (1981), Democracy and Critics, St. Martin’s Press, NewYork, p.8.
166
113. Alain Delcamp, Secretary General of the Senate of France (2008), “The
autonomy of Parliaments: response to a questionnaire”, Constitutional &
Parliamentary Information, (195).
114. Jonh Dewwey (1927), The public and it's problems, Mich J Race Law 9 no1Fall.
115. P. Falconer, M. Smith, C.W.R. Webster (2001), Managing Parliament in the
21st Century: EGPA Yearbook (Quản trị nghị viện trong thế kỷ 21: Niên giám
Egpa), Nxb Ios Pr Inc
116. Stephen Hess (2015), “America’s Political Dynasties from Adams to Clinton”
NXB Brookings Institution.
117. Michael Mann (1986), The Sources of Social Power, Cambridge University
Press
118. Jane Mansbridge-Cathie Jo Martin (2015), “Political Negotiation” (Đàm phán
chính trị), Nxb Brookings Institution.
119. Walter Oleszek (2010), Congressional Oversight: An overview (Giám sát quốc
hội: Tổng quan), Congressional Research Service.
120. Ricardo Pelizzo, Rick Stapenhurst, Học viện Ngân hàng thế giới (2006), “Các
công cụ giám sát của nghị viện: Báo cáo điều tra thực chứng”, Cơ quan lập
pháp và hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.
121. Stanley M. Brand & Lance Cole (2010), Congressional Investigations and
Oversight: Case Studies and Analysis (Điều tra và Giám sát của Quốc hội:
Nghiên cứu điển hình và Phân tích), Carolina Academic Press.
167
F. PHỤ LUC