Luận án Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trần Tuấn Sơn 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................

pdf208 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................ 9 1.1 Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 9 1.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu ........................ 23 Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ...................................... 26 2.1. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm, tra tấn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong các trại giam tù binh .................................................. 26 2.2. Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh ...... 55 Chương 3: TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ........................... 72 3.1. Lãnh đạo tù binh đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi ................................................................... 72 3.2. Đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt ................ 80 3.2. Đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng ............................ 97 3.3. Tìm cách trở về với cách mạng ......................................................... 106 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................. 120 4.1 Nhận xét .............................................................................................. 120 4.2 Kinh nghiệm ....................................................................................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 155 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 178 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguồn gốc, nguyên nhân, yếu tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của tổ chức Đảng vừa tuân thủ nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường khó khăn nào, kể cả trong nhà tù, trại giam của địch, người đảng viên vẫn tiến hành công tác xây dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo và hoạt động tổ chức Đảng. Nhờ việc khẳng định vai trò lãnh đạo trong mọi giai đoạn, hoàn cảnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều chiến sĩ, đảng viên trong quá trình chiến đấu trên các chiến trường bị sa vào tay giặc, bị giam cầm trong các trại giam tù binh. Trong các trại giam tù binh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chế lao tù khắc nghiệt để giam cầm cán bộ, chiến sĩ: hủy hoại về thể xác, khủng bố về tinh thần, vô hiệu hóa các chiến sĩ cách mạng để khi trở về, họ không thể tiếp tục tham gia chiến đấu, hoạt động cách mạng... Những khó khăn, thử thách trong lao tù đặt ra yêu cầu bức thiết cần có tổ chức để đấu tranh bảo vệ tù binh. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, mặc dù không nhận được sự chỉ đạo của tổ chức Đảng bên ngoài, nhưng với ý thức trách nhiệm của người đảng viên cộng sản được trang bị lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh thần quyết tâm, kiên định lý tưởng của Đảng, cùng với sự chủ động, sáng tạo, những người đảng viên và chiến sỹ cách mạng trung kiên đã tìm ra nhiều hình thức phù hợp để tập hợp đảng viên, thành lập các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh. 3 Trong các trại giam tù binh đã xây dựng được hàng trăm tổ chức Đảng, tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo các hoạt động đấu tranh của tù binh chống chế độ lao tù khắc nghiệt, tàn bạo, đấu tranh giữ vững khí tiết cách mạng, bảo vệ tù binh cho đến ngày chiến thắng trở về... Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thể lường được, trong các trại giam tù binh với hàng rào thép gai dày đặc, sự kiểm soát gắt gao của bộ máy cai ngục với đủ loại công cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất, các tổ chức Đảng được hình thành, ngày càng được củng cố, phát triển và lãnh đạo hoạt động đấu tranh của tù binh chống lại chế độ lao tù tàn bạo, bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh góp phần làm sáng tỏ đặc điểm công tác xây dựng Đảng trong nhà tù, hoạt động của tổ chức Đảng trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, khẳng định những đóng góp to lớn của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh và tôn vinh những người đảng viên, tù binh kiên trung. Dù bị tù đầy, tra tấn bằng nhiều hình thức tàn bạo, dã man, luôn phải đứng giữa cái sống và cái chết nhưng đa số họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên trung với Đảng, không những vậy các chiến sĩ cách mạng còn biến nhà tù thành trường học cách mạng, không ngừng học tập, vươn lên chờ ngày chiến thắng trở về để tiếp tục đóng góp cho cách mạng, cho đất nước. Nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu phản động, sai trái về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, luận giải thêm về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hiện thực lịch sử đấu tranh lâu dài, phong phú của cán bộ, chiến sĩ bị giam giữ trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn hàm chứa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng trong một môi trường đặc biệt-môi trường nhà tù, một hiện thực hiếm thấy trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, rất cần được nghiên cứu và làm 4 sáng rõ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của địch ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1973. Vì vậy, qua nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh, bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử công tác xây dựng Đảng trong hoàn cảnh đặc biệt tù đày. Từ đó, đúc rút những kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác chính trị, tư tưởng cho đảng viên góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973", làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự lãnh đạo và hoạt động các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1973. Đúc kết những kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ yêu cầu khách quan và quá trình hình thành các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Phân tích, luận giải, làm rõ quá trình lãnh đạo và hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. - Đánh giá thành công và hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh - Đúc kết những kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn từ hoạt động lãnh đạo đấu tranh của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của địch. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, chủ trương chỉ đạo và hoạt động các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Nghiên cứu sự ra đời, tổ chức lãnh đạo và hoạt động của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh trên các mặt: đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi; đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt; đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng; đấu tranh vượt ngục tìm đường trở về với cách mạng. - Về thời gian Nghiên cứu hoạt động của các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. - Về không gian Trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở cấp Trung ương và Vùng chiến thuật gồm 6 trại giam: Trại giam tù binh Hố Nai (Biên Hòa), Trại giam tù binh Pleiku (Gia Lai), Trại giam tù binh Non Nước (Đà Nẵng), Trại giam tù binh Phú Quốc (Kiên Giang), Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ) và Trại giam tù binh nữ Phú Tài (Quy Nhơn). Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu 2 trại giam tù binh chính mang tính điển hình là Trại giam tù binh Phú Quốc và Trại giam tù binh nữ Phú Tài. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng Đảng. 6 4.2. Nguồn tư liệu - Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hệ thống trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. - Tài liệu lưu trữ ở Văn phòng Trung ương Đảng, Cục An ninh, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ... - Tư liệu của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam, một tổ chức hoạt động công khai tại Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1975. - Tập hợp các bài viết, các bài hồi ký của các chiến sĩ cách mạng từng bị bắt và tù đày trong các trại giam tù bình của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. - Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình nghiên cứu của đề tài “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù trại giam của địch ở miền Nam (1954-1975)” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử, lôgíc là chủ yếu và kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. - Các phương pháp sử liệu học trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đặc biệt là phương pháp phân loại sử liệu, phê phán sử liệu. Do đặc thù của đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tư liệu hồi ký. Do vậy, khi sử dụng nguồn tài liệu này, nghiên cứu sinh luôn có sự so sánh, đối chiếu, kiểm tra, phê phán các nguồn tài liệu trên trước khi đưa vào sử dụng vào luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu là các báo cáo, công văn, chỉ thị... của chính quyền Sài Gòn để lại, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, nguồn tài liệu này của phía đối phương cũng được nghiên cứu sinh nghiên cứu, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Vì trên thực tế, nhiều báo cáo của chính quyền Sài Gòn đối với việc tra tấn tù binh và sát hại tù binh, vì sợ 7 sự lên án của dư luận và công ước quốc tế về tù binh nên chính quyền Sài Gòn đã cho làm những hồ sơ, báo cáo giả... - Khảo sát thực tế tại các trại giam tù binh và địa phương có các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Nghiên cứu sinh trực tiếp đến các tỉnh: Bình Định, Kiên Giang, Gia Lai và Thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình làm luận án, nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và phỏng vấn nhân chứng ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định...; các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Làm rõ hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Bước đầu dựng lại một cách tương đối đầy đủ hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Bước đầu nêu lên những nhận xét về tính chất, đặc điểm, thành công, hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động của chức đảng trong các trại giam tù binh của địch, từ đó có những đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và công tác xây dựng Đảng trong môi trường, hoàn cảnh đặc biệt, công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương: 8 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Sự hình thành các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. Chương 3: Tổ chức Đảng lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình, nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân trong và nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Trước hết là các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam viết về Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954- 1975, gồm 9 tập: tập 1, Nguyên nhân chiến tranh [66]; tập 2, Chuyển chiến lược [67]; tập 3, Đánh thắng chiến tranh đặc biệt [68]; tập 4, Cuộc đụng đầu lịch sử, [69]; tập 5: Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 [70]; tập 6, Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương [71]; tập 7, Thắng lợi quyết định, [72]; tập 8, Toàn thắng [73]; tập 9, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử [44]. Các công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học [3]; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học [4]; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [194] của Đại tướng Văn Tiến Dũng; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [200] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Công trình nghiên cứu của Viện Sử học: Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [198]; Lịch sử Việt Nam (1965-1975) [199]. Các công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [96]; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975) [197]. Những công trình lịch sử nêu trên đã tái hiện sinh động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có 10 trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc thiết lập hệ thống cai trị, hệ thống nhà tù, trại giam ở miền Nam; các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù chính trị, tù binh ở miền Nam và phần nào phản ánh các cuộc đấu tranh của tù nhân tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các công trình trên cung cấp một phông kiến thức chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Các công trình này cũng cung cấp nhiều sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam như: Sự lừa dối hào nhoáng, tập 1 [122] của N.Sheehan; Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc) [79] của Daniel Ellsberg; Hồ sơ chiến tranh Việt Nam tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon [122] của Jeffrey Kimball ; Đội quân bí mật cuộc chiến bí mật [160] của Sedgwick Tourson; Lời phán quyết về Việt Nam [89] của Gi.A. Amtơ; Việt Nam-cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [137] của Maicon Maclia; Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [147] của Philíp B.Davítsơn ; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của Mỹ [88] của George C.Herring ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [67] của Gabrriel Kolko. Các cuốn sách mà tác giả từng là quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ và quân đội Mỹ có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Cụ thể như: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam [158] của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ R Macnamana; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [132] của Tổng thống Mỹ Linđơn Giônxơn; cuốn Hồi ký Richard Nixon, [157] của Tổng thống Mỹ Richard Nixon; cuốn Tường trình của một quân nhân [201] của Đại tướng William. C. Westmoreland, người trực tiếp chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. 11 Những công trình này trình bày tương đối hệ thống và có những luận giải về quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy tham vọng cũng như những nỗ lực và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của quân Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một số tác giả đi sâu hơn nghiên cứu chính sách, các chiến lược của Mỹ trong những năm quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Công trình nghiên cứu về Trại giam tù binh Phú Quốc có 2 công trình tiêu tiểu: Trại giam tù binh Phú Quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược [13] của Ban liên lạc tù binh Việt Nam và cuốn Trại giam tù binh Phú Quốc, những trang sử đẫm máu 1967-1973 [123] của tác giả Trần Văn Khiêm. Hai công trình này đã cung cấp nhiều tài liệu quý giá nghiên cứu về vùng đất, lịch sử hình thành trại giam tù binh Phú Quốc, các tư liệu nghiên cứu về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù binh, các cuộc đấu tranh của tù binh ở trại giam Phú Quốc, nêu bật ý chí bất khuất và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, chủ quan và khách quan nên còn thiếu vắng những tư liệu, sự kiện, nhân vật tiêu biểu, chưa làm rõ được quá trình hình thành và hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam. Các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, tháng 3-1995 [124] do tỉnh Kiên Giang tổ chức. Cuốn kỷ yếu đã tập hợp được nhiều bài viết, báo cáo tham luận, phát biểu và hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học và cựu tù binh về trại giam tù binh Phú Quốc theo nội dung: Báo cáo chung về di tích, tình hình trại giam (tội ác của địch, sinh hoạt và đấu tranh của tù binh); vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong trại giam; Vấn đề phục hồi, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích 12 Các bài viết, bài tham luận tại 4 cuộc Hội thảo khoa học về "Tổng kết công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch thời kỳ 1954-1975" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Liên lạc tù binh, tù chính trị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2012; Đà Nẵng ngày 5-8-2013; tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10-2013; tại Cần Thơ năm 2014. Các cuộc hội thảo đã tập hợp được hàng trăm bài viết, các bài nghiên cứu, bài tham luận của các nhà nghiên cứu của các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt, tù đày trong các nhà tù, trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tiêu biểu là những bài tham luận: Những đặc điểm của tổ chức Đảng trong nhà tù thời Mỹ-ngụy [1] của Lê Quang Ba; Tù binh, thương binh tàn nhưng không phế [32] của Nguyễn Xuân Bình; Xây dựng Đảng và bảo vệ tổ chức Đảng, Đoàn ở trại giam tù binh Pleiku trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ [33] của Trương Trọng Bính; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù của địch thời chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [78] của Trần Chín; Công tác bảo vệ nội bộ đảng trong trại giam tù binh [94] của Cao Sinh Học; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [120] của Lương Quang Hồng; Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong trại giam nữ tù binh Phú Tài- Quy Nhơn [126] của Lê Thị Việt Lan; Văn hóa văn nghệ trong nhà tù Mỹ- ngụy [128] của Nguyễn Hải Liên; Vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định trong đấu tranh thắng lợi, dù gian khổ, ác liệt nhưng nhất định sẽ thành công, đặc biệt là trong các nhà tù Mỹ-ngụy [134] của Lê Thị Phương Loan; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo của Đảng ở các trại giam tù binh [135] của Phạm Bá Lữ; Vị trí, vai trò của việc dạy và học trong nhà tù đế quốc [141] của Lê Trọng Ngọ; Công tác xây dựng Đảng tại trại giam tù binh Non Nước [142] của Ngô Tài Nguyên; Công tác xây dựng Đảng trong nhà lao và một số kinh nghiệm [156] của Trần Minh Quốc; Tổ chức và hoạt động của 13 các chi bộ, đảng bộ trong nhà tù Mỹ-Ngụy tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 1965-1973) [161] của Đinh Trường Sơn; Chống ly khai Đảng để bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cách mạng trong tù là: không chào cờ ba que ngụy, không học tập tố cộng, không hô khẩu hiệu đả đảo cộng sản [172] của Huỳnh Nhất Tịnh; Công tác xây dựng Đảng, đấu tranh trong trại giam tù binh Pleiku-Gia Lai (1966-1972) [184] của Nguyễn Văn Thuận; Yêu cầu khách quan có tổ chức Đảng trong nhà tù [185] của Hoàng Thanh Thụy; Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các nhà lao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975 [189] của Nguyễn Xuân Trình... Các bài viết, các bài tham luận và hồi ký ghi lại tội ác tàn bạo của địch đối với các chiến sĩ cách mạng bị bắt, tù đày, đồng thời cũng ghi lại các cuộc đấu tranh anh dũng của tù binh dưới sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mặc dù hồi ký là nguồn tư liệu thứ cấp, nhưng với đặc thù của đề tài, các bài tham luận, hồi ký của các tác giả là nhân chứng lịch sử từng bị bắt, giam giữ trong các trại giam tù binh, là nguồn tư liệu rất quan trọng giúp dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tổ chức Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách Đây, các nhà tù Mỹ-ngụy [155] của tác giả Trần Thanh Phương, trình bày khái quát hệ thống nhà tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, trong đó đi sâu giới thiệu một số nhà tù khét tiếng như: Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa và Khám Lớn Sài Gòn Ngoài ra, cuốn sách cung cấp nhiều thông tin về sự can thiệp của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống nhà tù, trại giam trên toàn miền Nam và vai trò của các cố vấn Mỹ trong hệ thống nhà tù, trại giam ở miền Nam. Cuốn Những ngày tù ngục [179] do Tổ sử phụ nữ Nam Bộ chủ biên, Hàn Song Thanh ghi, trình bày quá trình đấu tranh của phụ nữ Nam Bộ trong các 14 nhà tù của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: Khám Lớn Sài Gòn, Khám Phú Mỹ, Bà Rá, Chí Hoà, Côn Sơn, Trại giam tù binh nữ Phú Tài... Cuốn Lịch sử đấu tranh yêu nước và cách mạng tại nhà lao Quảng Trị (1930-1972) [173] do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị chủ biên. Cuốn sách này đã trình bày sự hình thành nhà lao Quảng Trị và quá trình đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà lao Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 1972, trong đó tập trung làm rõ chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1954 đến năm 1975 và phong trào đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tại nhà lao Quảng Trị. Cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng ở nhà lao Hội An (1947-1975)[168] của tác giả Nguyễn Nhã Tiên, ghi lại một số sự kiện nhân vật, phong trào đấu tranh tiêu biểu, các chiến tích ngoan cường của lớp chiến sĩ cách mạng đất Quảng tại nhà lao Hội An trong thời kỳ 1947-1975. Cuốn Ghi chép nữ tù binh trong hoả ngục Phú Tài [12] do Ban Liên lạc nữ tù thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992. Cuốn sách cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn với nữ tù binh và các cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các nữ chiến sĩ cách mạng trong Trại giam tù binh nữ Phú Tài. Cuốn Những cuộc vượt ngục lịch sử ở các nhà tù Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược [91] của tác giả Lê Hồng Hải giới thiệu về những cuộc vượt ngục lịch sử ở các nhà tù Việt Nam của những chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khắc họa chân dung người chiến sĩ cách mạng anh dũng, thông minh, sáng tạo, mưu trí tìm mọi cách để vượt ngục, tiếp tục tham gia cách mạng. Các công trình nghiên cứu về tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân như: Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đày của đế quốc Mỹ và tay sai đối với nhân dân miền nam Việt Nam: Cuốn sách thứ 5 tố cáo tội ác [125] do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành; Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đầy của đế quốc Mỹ và 15 tai sai đối với nhân dân miền Nam Việt Nam [174]; Người bị CIA cưa chân sáu lần [85] của tác giả Mã Thiện Đồng; Tù chính trị tại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Pari tập 1 [31] của Ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam. Các công đã trình bày những hành động tra tấn dã man của chính quyền Sài Gòn trong các nhà tù, trại giam tù binh ở miền Nam Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, các tác giả đã trình bày khái quát quá trình hình thành và chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, qua đó, giúp người đọc thấy bức tranh về chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn thâm độc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân và tù binh. Ngoài ra, các tác giả còn cung cấp những sự kiện đấu tranh của chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù của địch, hoạt động của một số tổ chức Đảng trong các nhà tù, lãnh đạo đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng sản, đấu tranh chống chiêu hồi, đấu tranh bảo vệ đồng đội, chờ ngày chiến thắng trở về, nêu bật ý chí bất khuất và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ thù. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu của Ban Tuyên giáo và Hội Tù yêu nước các tỉnh, thành về các cuộc đấu tranh của chiến sĩ cách mạng trong nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Các chiến sĩ cách mạng sau khi thoát khỏi chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thành lập Ban Liên lạc tù binh, tù chính trị Nhiều tỉnh trên cả nước thành lập Hội Tù yêu nước để tập hợp, chia sẻ thông tin đến những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Hội Tù yêu nước các tỉnh tập hợp các bài viết, các bài hồi ký của các hội viên, tiến hành biên tập xuất bản các công trình nghiên cứu về các nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Các công trình của Hội Tù yêu nước Thừa Thiên Huế: Chí khí trong lao tù, tập I [118]; Chí khí trong lao tù, tập II [119]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các đồng chí hội viên là cựu tù, kể lại sự dã man, tàn bạo trong các trại giam khét tiếng trên địa bàn Thừa Thiên Huế như Ngục chín hầm, Lao 16 Thừa phủ... và các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của những người yêu nước chiến sĩ cách mạng trong các nhà lao, trại giam nay. Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp nhiều bài viết về quá trình các tác giả bị bắt, bị địch tù đầy trong nhiều nhà lao, trại giam trên địa bàn miền Trung và Côn Đảo. Các công trình của Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng: Những ngày tù ngục [113]; Những ngày tù ngục, tập 1 [114]; Những ngày tù ngục, tập 2, [115]; Những ngày tù ngục, tập 3 [116]; Những ngày tù ngục tập 4 [117]. Các cuốn sách tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu của Hội tù yêu nước tỉnh Đà Nẵng, về quá trình bị bắt, tù đầy trong các nhà tù, trại giam của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Trong đó, đáng chú ý có bài viết Trong tù tôi để tang Bác của tác giả Hoàng Thanh Thụy viết về cuộc đấu tranh của cá nhân đồng chí Thụy và tù binh trại giam Hố Nai để được để tang Bác Hồ trong trại giam. Các công trình của Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam: Kiên trung bất khuất, tập 1 [108]; Kiên trung bất khuất, tập 4 [109]; Kiên trung bất khuất, tập 5, [110]; Kiên trung bất khuất, tập 7 [111]; Kiên trung bất khuất, tập 8 [112]. Công trình tập hợp nhiều bài tham luận, bài nghiên cứu của các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt giam giữ của Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam viết về những tấm gương của những người con ưu tủ tỉnh Quảng Nam trong nhà tù trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam; các bài nghiên cứu về hệ thống nhà tù của chính quyền Sài Gòn trên đất Quảng Nam như: Nhà lao Hội An, nhà lao Quảng Tín. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về các trại giam tù binh Phú Quốc, tiêu biểu như bài viết: Các hình thức tra tấn cực hình của Mỹ ngụy đối với tù binh ở nhà tù Phú Quốc của tác giả An Xuân; An nghỉ cùng đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Phú Quốc của tác giả Nguyễn Thành Nhơn; Cuộc vượt ngục táo bạo của tác giả Lê Năng Đông; Đào hầm vượt ngục ở phân khu A5 của tác giả Nguyễn Việt Hà. Các công trình của Ban Liên lạc tù chính trị yêu nước Quảng Ngãi: Sống giữa ngục tù, tập 1 [17]; Sống giữa ngục tù, tập 2 [18]. 17 Các công trình nghiên cứu của Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định: Sống là chiến đấu, tập 1 [102]; Sống là chiến đấu, tập 2 [103]; Sống là chiến đấu, tập 3[104]; Sống là chiến đấu, tập 4 [105]. Tỉnh Bình Định có Trại giam nữ tù binh Phú Tài nên trong các công trình nghiên cứu Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định có nhiều bài viết về Trại giam tù binh Phú Tài. Trong đó, tiêu biểu bài viết Những năm tháng sống chiến đấu ở trại giam tù binh nữ Phú Tài của tác giả Thanh Hoa và bài Trại giam nữ Phú Tài, đã trình khái quát quá trình hình thành Trại giam nữ tù binh Phú Tài và một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong trại giam nhằm bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống chế độ lao tù khắc nghiệt, chống cưỡng ép chiêu hồi và đấu tranh vượt ngục... Các công trình của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Phú Yên gồm: Những năm tháng trong tù, tập I [19]; Những năm tháng trong tù, tập II [20]; Những năm tháng trong tù, tập III [21]; Những năm tháng trong tù, tập IV [22]; Những năm tháng trong tù, tập V [23]. Công trình tập hợp những bài viết của các đồng chí từng bị giam giữ trong các nhà tù trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, kể lại quá trình bị địch bắt và giam giữ, ...đều có đèn pha, đại liên và pháo sáng. Từ chân đồi đến hàng rào ngoài cùng của trại giam là một bãi mìn jip, mìn sáng và các loại mìn sát thương ẩn dưới nhiều lớp rào kẽm gai đặc biệt, thấp khoảng 80 cm, được cỏ lau che khuất [29, tr. 220-221]. Tổ chức giam giữ tại trại giam Pleiku chia theo từng khu với: + Thành phần giác ngộ (tức chiêu hồi) 34 + Thành phần lừng chừng + Thành phần cuồng tín (tức kiên định lý tưởng cộng sản, yêu nước) Từ giữa năm 1966 đến tháng 9-1967, quân Mỹ, Nam Triều Tiên và quân đội Sài Gòn mở liên tiếp nhiều trận càn quét lớn, dài ngày vào các vùng căn cứ và vùng giải phóng ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... Chiến tranh càng mở rộng và ác liệt, địch bắt bớ chiến sĩ quân giải phóng vào các trại giam ngày càng nhiều. Vì vậy, đến giữa năm 1967, do số lượng tù nhân tăng nhanh, chính quyền Sài Gòn xây dựng thêm một trại mới, cách trại cũ khoảng 150 mét. Giới hạn giữa hai trại là sân vận động, chiều ngang khoảng 150 mét, chiều dài khoảng 300 mét. Từ đó, trại cũ mang tên là trại I, trại mới gọi là trại II. Cả trại I và trại II đều là "địa ngục trần gian". Từ giữa năm 1966 đến năm 1972, Trại giam tù binh Pleiku giam giữ khoảng 4.000 tù binh nam, nữ [189, tr. 4]. Tháng 5-1972, quân giải phóng đánh vào Kon Tum, địch chuyển hết số tù binh ở hai phòng biệt giam ra Phú Quốc. - Trại giam tù binh Non Nước (Đà Nẵng) Trại giam tù binh Non Nước nằm ở chân đồi Non Nước, ở phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, được xây dựng từ năm 1965, gồm có 2 phân khu. Phân khu A là nơi thường xuyên giam giữ khoảng 800 có lúc lên đến 1.000 tù binh, bao gồm cán bộ cách mạng các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và bộ đội miền Bắc vào Nam chiến đấu. Nếu số lượng tù binh nhiều hơn thì những người mạnh khỏe sẽ bị đưa ra Phú Quốc giam giữ. Ở phân khu A, chúng giam mỗi phòng 60 người, có phòng lên đến 90 người. Phòng 1 chúng giam tù binh mới vào, phòng 3 để trống dùng để làm phòng hớt tóc, từ phòng 2 đến phòng 12 giam tù binh miền Nam, riêng phòng 8 dùng để giam riêng số tù binh sĩ quan lộ diện, phòng 13 đến 15 giam riêng số tù binh miền Bắc, phòng 16 và 17 giam số tù binh thương binh miền Nam và phòng 18 chúng dùng 35 dây kẽm và bùng nhùng rào kín xung quanh vào sát tận phòng, là phòng biệt giam dùng để giam giữ những tù binh mà chúng gọi là bị kỷ luật. Phân khu B là khu “Tân sinh hoạt”, là nơi chúng canh giữ khoảng 500-600 người chiêu hồi. Mỗi phân khu có khoảng 21 phòng kể cả nhà ăn ở và phòng biệt giam, mỗi phòng dài khoảng 20m, ngang 5m, khoảng cách giữa các phòng khoảng l0m, toàn bộ sườn bằng sắt lợp tôn, để trống khoảng dưới, khoảng cách giữa 2 phân khu là một khoảng đất trống, diện tích khoảng 1 ha, chung quanh có 3 lớp rào gai bao bọc, lẫn với bùng nhùng và mìn, các phòng được ngăn cách bởi những hàng rào đứng và bùng nhùng, chỉ có một cửa nhỏ để ra vào, giữa 2 phân khu đều có hàng rào ngăn cách, mỗi phân khu có 4 pháo đài gác xung quanh (4 góc). [42, tr. 1-2]. Phân khu B (chiêu hồi) trung bình có 500 đến 600 tù binh. Phân khu chiêu hồi hình thành từ giữa năm 1969 trên cơ sở ép buộc những tù binh yếu cung với những tù binh đã chiêu hồi trong khi bị bắt, nhưng đại bộ phận bị đánh đập ép buộc nên chiêu hồi, chỉ có số ít cá biệt rơi vào chiến tranh tâm lý và tình cảm gia đình. Trại giam tù binh Non Nước có đặc điểm là một trại trung chuyển. Do đó, số tù binh không ổn định, tù binh bị bắt ở nhiều địa phương như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng,... về giam ở đây, khi đủ một chuyến bay khoảng hơn 100-200 tù binh khỏe mạnh, “cứng đầu”, địch đưa họ ra Trại giam tù binh Phú Quốc. Tháng 5-1972, chính quyền Sài Gòn chuyển toàn bộ tù binh ra đảo Phú Quốc. - Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ) Trại giam thiết lập ngày 30-4-1967, nằm ở phía Tây Nam thành phố Cần Thơ, gần sân bay quân sự Trà Nóc, do Thiếu tá Hoàng Đình Hoạt, một cai ngục chống cộng khét tiếng làm Chỉ huy trưởng. Trại giam có diện tích trên 20.000m2, với 19 phòng giam, mỗi phòng chứa từ 60 đến 80 tù binh. Bao quanh trại giam là hệ thống tường rào, hàng rào dây kẽm gai, bãi mìn... Ban 36 đêm, địch tăng cường quân cảnh, chó nghiệp vụ tuần tra. Trên vọng gác, lính canh cứ 2 giờ thay phiên một lần, một bóng đèn 500W chiếu sáng rực liên tục từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau cùng với khẩu đại liên quay nòng vào trại giam, sẵn sàng nhả đạn. Không những thế, trại giam còn được xây dựng kết nối liên hoàn với Phi trường 31, kho quân tiếp vụ, khu gia binh và các căn cứ quân sự quan trọng khác để hỗ trợ khi cần thiết. Tù binh bị giam tại Trại giam Trà Nóc đều đã trải qua nhiều trại giam khác nhau, như: Phú Quốc, Biên Hòa, Pleiku... Trên 90% tù binh bị bắt khi bị thương rất nặng, mất nhiều máu, lại bị đánh đập, tra tấn tàn bạo, cùng với chế độ lao tù hà khắc, ốm đau, bệnh tật liên miên nên sức khỏe rất yếu. - Số lượng tù binh trong các trại giam Theo bảng số lượng tù binh Cộng sản tại 6 trại giam (Đà Nẵng, Pleiku, Qui Nhơn, Biên Hòa, Cần Thơ và Phú Quốc) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1970 được lưu trong tài liệu của Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa để trình bày tại Hội nghị Pari về vấn đề tù binh ghi tổng số 35.500 tù binh, trong đó Trại giam tù binh Phú Quốc có 25.291 tù binh [152]. Theo bản tổng kết của Bộ Tổng Tham mưu ngụy, tính đến ngày 25-1- 1973, tổng số tù binh giam giữ là 37.577 người, trong đó có 10.973 tù binh đã vào trại Tân sinh hoạt. Số ở trại Tân sinh hoạt này đến ngày 27-1-1973 được Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận chuyển qua Bộ Chiêu hồi và sau đó được phóng thích. Số liệu trên chưa tính số tù binh đã hi sinh trong các trại giam (khoảng 4.000 người). Như vậy, có thể Trại giam tù binh Phú Quốc đã giam giữ trên 30.000 người [123, tr. 43]. Tuy nhiên, theo các nhân chứng là tù binh Trại giam tù binh Phú Quốc, căn cứ trên số lượng tù binh mà địch giam giữ tại các khu, các phòng giam trong phân khu thì từ năm 1967 đến 3-1973, có khoảng 40.000 lượt tù binh được giam giữ tại đây [13, 130]. Trại giam tù binh Phú Quốc là trại giam tù binh lớn nhất Đông Nam Á trong thời kỳ này. 37 Trong các trại giam tù binh có rất nhiều thành phần khác nhau, họ là những người bị quân Mỹ, chư hầu và quân đội chính quyền Việt Nam cộng hòa bắt qua các cuộc chiến đấu hoặc qua các cuộc hành quân càn quét trên các chiến trường miền Nam Việt Nam. Có những người thực sự cầm súng chiến đấu chống lại quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn thuộc quân chủ lực, quân địa phương hoặc dân quân du kích; có những người là cán bộ chính trị nhưng khi bị bắt khai là dân công hoặc du kích để tránh bị khai thác cơ sở. Một số người ủng hộ cách mạng, thậm chí có người chỉ sinh sống trong vùng xôi đậu bị địch bắt khi càn quét cũng bị chúng gắn bừa là du kích cộng sản. Một số ít người nguyên là lính hoặc nhân viên chính quyền Sài Gòn, nhưng vì một lý do nào đó, bị chính quyền nghi ngờ là "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" nên bị bắt, bị khai thác... 2.1.2. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm trong các trại giam tù binh 2.1.2.1. Các chế độ đối với tù binh Ngày 12-8-1949, Công ước Giơnevơ về tù binh quy được ký kết. Điều 13 của Công ước Giơnevơ về cách đối xử với tù binh ghi: Tù binh phải luôn luôn được đối xử một cách nhân đạo. Những hành động phi pháp hoặc sơ suất của quốc gia giam giữ làm thiệt mạng hoặc phương hại trầm trọng đến sức khỏe của một tù binh dưới quyền giam giữ đều bị nghiêm cấm và xem đó là một sự vi phạm nặng nề công ước này. Đặc biệt, không một tù binh nào phải chịu sự hủy hoại thân thể hoặc những cuộc thí nghiệm khoa học hay y học không cần thiết và không có lợi cho người tù binh ấy. Ngoài ra, tù binh còn phải luôn luôn được bảo vệ, nhất là để tránh những hành động tàn bạo, những sự đe dọa, lăng nhục và sự hiếu kỳ của dân chúng... Những biện pháp có tính chất trả thù tù binh phải được nghiêm cấm...[82]. 38 Ngày 14-11-1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam tuyên bố tham gia thực hiện Công ước Giơnevơ về tù binh, sau này là chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện những điều khoản chính quyền Quốc gia Việt Nam ký trước đó. Nhưng trên thực tế, trong các trại giam tù binh, chính quyền Sài Gòn bất chấp những điều khoản trong Công ước Giơnevơ và dùng chính sách hai mặt: Một mặt, thực hiện âm mưu thâm độc và khủng bố tù binh một cách ác liệt hơn so với các nơi khác. Dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, giám thị, quân cảnh đánh đập gây thương tích, thẳng tay bắn chết tù binh kể cả thảm sát tập thể. Với âm mưu hủy diệt tinh thần và thể xác tù binh, hoặc làm cho họ sợ hãi mà từ bỏ lý tưởng cách mạng, chủ trương của chúng là ở trường hợp nào thì tù binh cũng bị vô hiệu hóa, trở thành vô dụng. Vì vậy, địch sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt: lừa mị, dụ dỗ, tra tấn dã man, buộc tù binh phải khuất phục, đầu hàng, phản bội lại cách mạng, nếu còn sống trở về thì cách mạng không tin dùng, bè bạn, nhân dân chê trách, oán ghét. Còn người nào giữ được khí tiết, nếu không chết dần, chết mòn trong trại giam thì cũng tàn phế, khi về không đủ sức tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mặt khác, chính quyền Sài Gòn tìm cách bưng bít dư luận khi có phái đoàn quốc tế đến thăm trại giam, nhượng bộ một vài đòi hỏi của tù binh trong đấu tranh. Âm mưu và tội ác của chính quyền Sài Gòn thể hiện rất rõ ở các chế độ trong trại giam như ăn, ở, đồ dùng sinh hoạt đến các hình thức kỷ luật đối với tù binh... Vì vậy, cuộc đấu tranh của tù binh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt nhằm cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt trong tù, đồng thời đấu tranh bảo vệ tính mạng của tù binh trong tù. - Chế độ ăn Chế độ ăn uống của tù binh cũng được quy định chung cho các trại giam. Ở Trại giam tù binh Phú Quốc, mỗi ngày, tù binh được cấp 700 gram gạo, do Ban Chỉ huy Tiếp vận 3 thuộc Vùng 3 chiến thuật mang tới. Mỗi sáng 39 có xe chở gạo đến phát cho từng phân khu. Nhưng phần nhiều các bao gạo bị chúng lấy bớt, bao 100 kilôgam chỉ còn trên dưới 80 kilôgam. Về thực phẩm, mấy năm đầu, mỗi ngày tù binh được cấp 36,61 đồng (tiền của chế độ Việt Nam Cộng hòa). Đến ngày 1-8-1972 tăng lên, ở Pleiku 55,58 đồng, Đà Nẵng và Quy Nhơn 52,66 đồng, các trại Biên Hòa, Cần Thơ và Phú Quốc chỉ có 50 đồng [trích theo 13, 138]. Chế độ ăn của phạm nhân đã rất ít ỏi, lại thêm giá cả đắt đỏ nên lượng thực phẩm được cấp phát lại càng ít hơn. Bên cạnh đó, lại bị cai thầu, giám thị ăn bớt nên tù binh chỉ được hưởng một phần trong số tiền đó. Thức ăn chính gồm có: Gạo: là loại xấu, nhiều sâu, sạn và không bao giờ được cấp phát đủ, phần cơm hàng ngày bị giới hạn tối đa. Địch hành hạ tù nhân bằng cách ấn định thời gian ăn từ 3-5 phút cho mỗi bữa, buộc tù nhân phải ăn thật mau, nên không thể ăn no. Gạo pha đầy tạp chất như thóc, cát, sạn, cỏ may, khiến người tù không thể ăn nhiều. Hoặc, cơm và cháo được nấu thật nhão và lỏng để người tù ăn mau no bụng, không ăn thêm được, nhưng lại mau đói. Riêng chất lượng khẩu phần, được chia làm nhiều loại: + Loại l: dành cho những người đang trong quá trình bị dụ dỗ, hoặc đã bằng lòng làm việc cho chính quyền Sài Gòn. Mỗi bữa, họ được ăn cơm no và ngon, gồm hai món ăn, một ly nước. + Loại thông thường: dành cho những người mà địch dụ dỗ không được, hoặc đã khai thác xong, họ được cấp phần cơm theo như quy định, với nửa ly nước, hoặc đôi lúc không có, thậm chí, bị bỏ đói luôn. Khô cá: là loại kém chất, vừa cũ mục, vừa đắng, các nữ tù binh Phú Tài gọi đây là “khô ký ninh”. 40 Mắm ruốc: có lẫn sạn, cát, được pha với nước lã. Khi ăn, người tù không cảm thấy gì khác ngoài vị mặn của mắm, nhưng phải ráng ăn cho qua cơn đói khát mà tồn tại. Rau tươi: thỉnh thoảng mới có, riêng ở khu biệt giam kỷ luật thì nguồn rau tươi hoàn toàn bị cắt bỏ. Thịt: chỉ đặc biệt có vào dịp Tết, phần mỡ luôn nhiều hơn phần thịt, kích cỡ bằng đầu ngón tay, mặc dù theo quy định, mỗi người phải được từ 200- 400g thịt. Đồ hộp: phần lớn đều đã bị mốc, hết hạn sử dụng. Nhận xét về chế độ ăn, ở của tù binh, trong một nghiên cứu luận văn Cao học hành chính của tác giả Nguyễn Tiến Thịnh viết: Khung cảnh lao tù đã thiếu vệ sinh do tình trạng đông chật, phương tiện chăm sóc phạm nhân về sức khỏe thiếu thốn đến vấn đề nuôi ăn can phạm còn bi đát hơn: thực phẩm hàng ngày cho phạm nhân là gạo và các loại khác như: cá khô, mắm sặt, thịt heo, đậu xanh, đậu nành, nước mắm, muối hột, trà, tiêu, dấm, đường cát vàng. Khẩu phần ăn trung bình là 29,44 đôla, nhưng do giá sinh hoạt lên cao gia tăng từ 7,40 đôla đến 10 đôla nên nếu phạm nhân nhận được khẩu phần ăn trên đã thiếu (không kể bị nhà thầu gian xảo, giám thị ăn bớt), thì thấy tình trạng thiếu ăn của phạm nhân [181, tr. 72-73]. Trong sách Những con tin của chiến tranh-các tù chính trị ở Sài Gòn, tác giả Holmes Bown và Don Luce viết về trại giam Phú Quốc như sau: Tù nhân bất bình với số lương thực phát cho họ. Nghe nói họ được những tiêu chuẩn cao, nhưng các tiêu chuẩn đó lại không được thỏa mãn... cơm, phần lớn đều pha cát, sạn, trong khi ấy, thức ăn không khác gì hơn là một thứ khô mục mà bạn tù gọi là khô ký ninh, vì quá đắng... Khô được dồn dập chở ra đảo trong những lần mua được giá rẻ. Họ tồn kho trong có thể từ ba đến sáu tháng, nên nó trở 41 nên đắng hơn và mục rữa hơn. Khi có một chút dầu ăn thì họ rang sơ, không thì họ luộc lõng bõng để làm cái gì gọi là khô kho, thiếu thì họ đổ nước lã vào... có lúc họ cho nướng cháy đen như cục than. Vì thế, người tù chỉ biết tìm vị mắm mặn trong cái đắng ngắt của khô, nghẹn ngào nuốt miếng cơm khỏi miệng trong cái căm hờn. Bên cạnh khô ký ninh, còn có “mắm ruốc khuấy nước lã”. Ruốc được pha nhiều nước đến nỗi chỉ thấy bên dưới một vài xác tép ủ màu [155, tr. 211-212]. Chế độ ăn của phạm nhân đã rất ít ỏi, lại thêm giá cả đắt đỏ nên lượng thực phẩm được cấp phát lại càng ít hơn. Bên cạnh đó, bị cai thầu ăn bớt nên tù binh lại chỉ được hưởng một phần trong số tiền đó. Việc cung cấp thực phẩm cho Trại giam tù binh thông qua hai cấp thầu, một thầu lớn thâu trực tiếp với nhà cầm quyền và một, hai thầu con thầu lại của nhà thầu lớn từng mặt hàng thực phẩm tươi sống hay cá mắm. - Nước: đối với các trại giam tù binh nói chung cực kỳ thiếu thốn. Tại trại giam tù binh nữ Phú Tài, nguồn nước để uống, khoảng một lon sữa bò nước/người. Nước uống được phát 2 lần/ngày cùng với bữa cơm. Trong cái nóng oi bức, ngột ngạt của một phòng giam kín mít, chật hẹp vì số tù nhân bị giam quá tải, lượng nước ấy đương nhiên không thể đủ dùng. Nước sinh hoạt tắm giặt càng bị hạn chế hơn. Các nữ tù binh chỉ được tắm 1-2 lần/tuần, mỗi lần từ 10-15phút, kể từ lúc mở cửa cho đến lúc đóng cửa phòng giam. Vì những khó khăn như thế, nên kiểu tắm cũng biến chuyển “tân kỳ”, khi trật tự phòng giam vừa thông báo tắm, lập tức người tù trần truồng chờ cửa mở là chạy ào ra ngoài, bọn trật tự dùng vòi xịt một lượt ngang qua hàng dãy tù nhân, thế là coi như đã tắm xong, không kịp kỳ cọ. Với nữ tù chính trị bị giam tại các phòng kỷ luật, cả tháng không được tắm giặt, họ gặp vô cùng khó khăn trong vấn đề vệ sinh kinh nguyệt [133, tr. 65]. Tại Trại giam tù binh Phú Quốc, lúc đầu chưa có giếng đào, nước được 42 chở bằng xe bồn đến phân phát cho tù binh chỉ để ăn, uống chứ không có nước tắm giặt, rửa ráy... Vì vậy, tù binh phải tự tắm theo kiểu riêng gọi là “tắm xe”, tức là vận động mạnh cho ra mồ hôi rồi lấy tay chà từng phần trên cơ thể cho ra hết ghét bẩn... Thời gian sau, tù binh đấu tranh đòi đào giếng thì nước uống được cải thiện hơn, chỉ riêng khu 10 không có giếng phải chịu khổ cực mãi. - Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt Đối với tù binh nữ tại Trại giam tù binh Phú Tài, theo quy định, mỗi năm tù nhân được cấp phát 2 bộ quần áo, nhưng trên thực tế, có khi đến vài năm nữ tù cũng chẳng được cấp, “chị em mặc tả tơi, vá hàng trăm tấm với đủ màu sắc. Nhiều nữ tù đi đổ rác lượm bao cát về may quần áo để mặc [86, tr. 190]. Nữ tù thường xuyên thiếu quần áo che thân. Do điều kiện sống bị giam cầm chật hẹp, phải cọ xát tối đa giữa người với người trong một môi trường ẩm thấp, dơ dáy, quần áo rất dễ mục nát. Những tù nhân bị biệt giam, người tù càng khổ sở hơn không được cấp phát quần áo, chỉ duy nhất một bộ rách trên người, phải chắp vá đủ chỗ. Vải để vá được cắt từ hai ống quần dài, do vậy, hầu hết nữ tù đều mặc quần cụt. Tù nhân nữ có nỗi khổ rất riêng: đối với người phụ nữ Á Đông, tình trạng không quần áo che thân là cả một vấn đề, thế mà việc ấy vẫn diễn ra hằng ngày trong các nhà tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn... - Chế độ chữa bệnh, thiếu trầm trọng bác sĩ và y tá trong các trại giam, thuốc men được cấp hạn chế và tùy hứng, chỉ khi cơn bệnh đến hồi thập tử, người bệnh mới được phát vài viên thuốc cầm chừng. Tại trại giam Phú Quốc, toàn trại giam chỉ có một bệnh xá và mỗi khu chỉ có một phòng y tế. Trong khi đó, do ăn uống kham khổ và sinh hoạt thiếu thốn, có đến hàng ngàn tù binh bị bệnh tật. Trong báo cáo của ông Monod, Đại diện Ủy hội Quốc tế Hồng thập tự tại Sài Gòn về cuộc viếng thăm của 43 ông tại Trại giam tù binh Phú Quốc trong những ngày 10, 11 và 12-6-1970, có nhận xét đã phản ánh sự lãnh đạo của trại giam này: Trại giam tù binh Phú Quốc không đủ chỗ để chứa 25.000 tù binh đang bị giam giữ tại đó. Tù binh đa số mang dấu vết bị đánh đập, bị xử phơi nắng, nhốt vào chuồng cọp và ở đây không có phương tiện giải trí thỏa đáng... về y tế cũng rất thiếu thốn, chỉ có hai y sĩ chăm sóc cho toàn thể tù binh và nhân viên trong Trại (kể cả gia đình nhân viên) [154, tr. 2]. Sau phê phán của Đại diện Ủy hội Quốc tế Hồng thập tự, Cục Quân y chính quyền Sài Gòn tăng cường thêm y sĩ, nâng tổng số y sĩ lên năm người. 2.1.2.2. Một số hình thức giam cầm tù binh - "Chuồng cọp" Theo cuốn “Chế độ Sài Gòn – một chế độ trại giam” do Nhà xuất bản Đông Nam Á ở Pari ấn hành, nhà báo Mỹ tên là Robin Moore cho rằng “chuồng cọp kẽm gai” là phát minh của lực lượng đặc biệt mũ nồi xanh của Mỹ [trích theo 123, tr. 74]. Trại giam tù binh Phú Quốc được xem là trại giam kẽm gai khổng lồ. Ngoài 500 căn nhà giam và nhà ở, nhà làm việc của Bộ Chỉ huy trại giam, của quân cảnh và giám thị bằng tôn ra thì hầu như toàn bộ là kẽm gai. Đâu đâu cũng thấy kẽm gai: kẽm gai đến 12 lớp giăng quanh các phân khu giam, kẽm gai 5 lớp giăng quanh mỗi phân khu, kẽm gai còn giăng quanh các phòng giam trong phân khu để ngăn cách không cho tù binh qua lại, liên hệ chuyện trò với nhau. Chuồng cọp được để ở ngoài trời trong phân khu. Phân khu nào cũng có hai, ba chuồng cọp nhốt 1 người, nhưng cũng có loại nhốt từ 3-5 người (loại nhỏ). Thông thường, chuồng cọp có kích thước dài 1,6 mét, rộng 1,2 mét và cao 0,8 mét (thậm chí có loại chỉ cao 0,5 đến 0,7 mét), bốn phía kẽm gai, phần dưới nền cát, đất hoặc đá dăm cạnh nhọn hoặc sỏi... [13, tr. 201]. Theo thống 44 kê của tù binh Phú Quốc, có nhiều loại chuồng cọp như: chuồng cọp ngồi và nằm, chuồng cọp đứng, chuồng cọp nửa thấp nửa cao, chuồng cọp cá sấu. Chuồng cọp tại Trại giam tù binh Phú Quốc không giống chuồng cọp Côn Đảo hay các nhà tù, trại giam khác mà toàn bộ là loại “chuồng cọp kẽm gai” của Mỹ. Đặc điểm nổi bật của chuồng cọp ở Trại giam tù binh Phú Quốc là tuy có chung kiểu mẫu, nhưng do tính chất, mức độ ác ôn của từng tên trưởng giám thị khu giam mà chúng sáng tạo ra các loại chuồng cọp khác nhau để gia tăng mức độ nghiệt ngã của hình phạt mà chúng áp đặt cho từng loại chuồng cọp. Mỗi loại chuồng cọp đi kèm với nhiều cách hành hạ con người khác nhau. Đến năm 1972, hình thức giam tù binh trong chuồng cọp bị Hồng thập tự quốc tế lên án, các phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pari tố cáo và phản đối, chính quyền Sài Gòn cho gỡ bỏ các chuồng cọp dây kẽm gai trong các phân khu trại giam, nhưng lại thay thế hình thức giam tù bằng thùng “cát xô” sắt. - Giam tù binh trong thùng “cát xô” bằng sắt Cát xô thường không để ở trong phân khu mà ở ngoài, bên kia đường đối diện với phòng giám thị phân khu. Vì thùng cát xô kín mít nên người tù bị giam ở bên trong không nhìn thấy gì. Thùng cát xô cỡ nhỏ (4x2x2 mét), rồi đục hình chữ nhật (10x20 cm) nhỏ trên đỉnh thùng để thông hơi và một cửa sổ nhỏ cỡ (10-30 cm), có nắp đậy khóa lại, để đưa cơm và nước vào. Tù binh bị nhốt vào chuồng thùng “cát xô” phải chịu sự ngột ngạt vì thiếu không khí, nhất là khi trời nắng, nóng, có cảm giác như bị nung đốt. Quân cảnh đi qua thường lấy đá ném vào thùng sắt làm trò tiêu khiển. Những lúc đó, tù binh bên trong bị tiếng dội bất ngờ, không khí trong thùng hẹp làm tức ngực gây ngộp thở. Ban đêm sương lạnh, người tù chỉ có quần xà lỏn nên lại càng lạnh hơn. Mỗi ngày chúng cấp cho tù binh một vắt cơm, một ca nước nhưng cũng có khi chúng “quên” để người tù chịu 45 đói, khát đến ngất xỉu, khi chúng phát hiện thì họ đã chết. - Giam nhiều người ở cùng một phòng Một trong những đòn đánh cân não để đày ải tù người tù là giam chật. Thủ đoạn này mới nghe tưởng rằng không có gì, nhưng đó là ý đồ thâm độc của kẻ thù, một loại cực hình đối với người tù. Tại nhà tù Phú Tài, với diện tích khoảng 120 m2, mỗi phòng chúng giam 70-80 người, có khi lên đến 100- 150 người. Phòng giam thiếu ánh sáng, không khí ngột ngạt, nồng nặc mùi của thùng phân chưa đổ, mùi máu mủ của những vết thương lâu ngày, người tù dễ bị ngộp thở, sinh bệnh. - Tách biệt từng người, từng phòng, từng trại Ngăn cách không cho tù nhân gặp gỡ nhau, không cho đi từ phòng này qua phòng khác, trại này qua trại khác, nhằm thực hiện chia để trị, gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ tù chính trị. - Xét phòng, đổi phòng liên tục Đối với những người tù địch biết không thể nào dùng chính sách chiêu hồi, dụ dỗ được nữa, nên nơm nớp lo sợ phong trào đấu tranh sẽ bộc phát một khi các tù binh liên kết với nhau. Do vậy, chúng tăng cường kìm kẹp, khủng bố, phân loại tù nhân. Việc thường xuyên xét phòng, đổi phòng, xáo trộn chỗ ở của tù nhân là âm mưu của địch nhắm vào các mục đích sau: Tù binh bị động trong mọi sinh hoạt, không có thời gian tổ chức liên kết thành đoàn thể đấu tranh. Hạn chế công tác địch vận tranh thủ lôi kéo trật tự, binh lính nhà giam. - Cấm cố, biệt giam Để đàn áp và bắt người tù phục tùng kỷ luật trại giam, địch luôn tăng cường biện pháp kỷ luật bằng biệt giam, cấm cố, bóp xiết mọi quyền tự do và quyền sống tối thiểu trong tù. Bộ Chỉ huy Trại giam tù binh Phú Quốc cho lập các biệt giam ngoài phân khu, đặt ở khu đất trống giữa hai liên phân khu A+B và C+D. Có bốn biệt giam ngoài phân khu là biệt giam khu 2, biệt giam khu 3, biệt giam khu 5 và biệt giam khu 6 gọi tắt là biệt giam 2, biệt giam 3, 46 biệt giam 5 và biệt giam 6. Mỗi biệt giam dài 9 mét, ngang 3 mét thường xuyên nhốt từ 120 đến 180 người; đứng còn chật huống chi nằm hoặc ngồi. Đại, tiểu tiện một chỗ. Nước mưa tràn vào (vì nóc lợp không kín) nên phân tràn ra, mùi hôi thối nồng nặc. Có một số người nổ con mắt, số lớn bị mù sau thời gian dài ở biệt giam [169, tr. 210-211]. Tại biệt giam, chúng lấy bùng nhùng quây nhiều lớp, trên lợp nhà dù, người tù phải nằm dưới đất, không có chiếu, mùng, mền. Trong Trại giam tù binh Phú Quốc có bốn khu biệt giam thì biệt giam 2 là biệt giam ác liệt nhất. Biệt giam 2 có diện tích 27m2 , nhưng khi cao điểm chúng giam tới 180 người. Ở trong biệt giam, tù binh chia ra, phân nửa nằm, phân nửa ngồi. Khi quân cảnh đổi gác tù binh cũng đổi phiên, người nằm ngồi dậy, người ngồi nằm xuống. Lúc ngủ, tù binh phải nằm nghiêng, co chân gác lên vai người trước. Lúc đông quá, không đủ chỗ nằm, tù binh phải phân chia một số người đứng. Khi đến phiên, một số người ăn ngủ đều phải đứng... Mỗi ngày giám thị cho tù binh ăn hai bữa cơm, vào lúc 10 giờ và 16 giờ. Mỗi bữa mỗi người được một nắm cơm vắt bằng cái bóng đèn tròn, ăn với một ít muối hột. Người đem cơm ra bới vắt và trao cho từng người trước mặt bọn giám thị, chứ chúng không cho vắt sẵn trong phân khu, sợ tù nhân vắt thật chặt, cơm nhiều hoặc giấu thức ăn trong cơm hay cho nhiều muối. Tù binh trong biệt giam cầm nắm cơm bằng bàn tay dơ dáy, hôi hám chứ không có dụng cụ gì cả. Mỗi người một ngày chỉ được một ca nước uống, vào hai bữa ăn, sáng nửa ca, chiều nửa ca. Tù binh phân cặp với nhau uống nước, sáng người này uống trước, chiều người kia uống trước cho “công bằng”. Ở trong biệt giam, những lúc nóng nực, mọi người đều cởi trần truồng. Tù binh lấy quần áo nối lại thành sợi dây dài có tua lòng thòng cột ngay trên đầu rồi phân công hai người đứng đưa như đưa võng cho có gió, đỡ ngột ngạt. 47 Biệt giam là nơi địch giam giữ những người chúng cho là lãnh đạo đấu tranh, những người "cứng đầu", kiên quyết chống lại chúng, những người nhận trách nhiệm diệt bọn mật báo, trật tự hoặc tổ chức vượt trại. Tất cả các đồng chí này, trước khi bị đưa đến biệt giam, phải trải qua những trận đòn hết sức khốc liệt ở Ban Điều hành, Ban An ninh. Có những người, khi đến biệt giam đi không nổi. Nhận xét về khu biệt giam, tờ Lao tù, số 3, ngày 14-3-1971, viết: Ở Phú Quốc có bốn biệt giam: 2, 4, 5, 6. Biệt giam cách trại khá xa, dây kẽm gai giăng tứ phía, ngăn cách mọi sự liên lạc với bên ngoài... Mỗi biệt giam là một nhà hành xác khổng lồ, vì những tù nhân nằm ở đây chỉ còn da bọc xương. Biệt giam không hơn gì chuồng cọp, ở đây mỗi ngày chỉ ăn một vắt cơm và uống một lon sữa bò nước nên phải uống thêm nước tiểu cho đỡ khát [192]. 2.1.3. Một số hình thức tra tấn của chính quyền Sài Gòn đối với tù binh - Nhốt vào chuồng cọp Thường thường, khi phạt vào chuồng cọp, giám thị bắt phải cởi áo, cởi quần dài, chỉ cho mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương hoặc cho dầm mưa suốt ngày đêm, mặc cho muỗi mòng tự do hoành hành. Tù nhân chỉ được ăn một phần cơm rất ít với muối hoặc ăn nhạt chứ không có thức ăn, mỗi ngày chỉ một hoặc hai ba ca nước uống. Muốn đi tiểu, đi tiêu phải lấy tay moi cát tại chỗ, đi xong lấp lại. Những đêm lạnh, thỉnh thoảng địch cho dội lên mỗi chuồng cọp một xô nước lạnh gọi là để giải khát cho cọp hoặc để rửa chuồng. Những ngày nóng nực, chúng cho dội nước muối lên người, gọi là ướp cho mau lên cân. Có khi chúng đốt lửa gần sát chuồng cọp để “gợi cho cọp nhớ những trận cháy rừng ở Phú Quốc”. Ngồi chuồng cọp mấy ngày là toàn thân tù nhân bị lột da. Nếu ngồi dài ngày, da thịt bị lột, lên da non rồi da non lại bị cháy lại lột tiếp, nhiều lần như thế. Lâu ngày tù nhân chỉ còn da bọc xương. Ở 48 chuồng cọp nhiều ngày, tóc dài ra, sau đó giám thị còn đổ dàu hắc ín lên đầu tù nhân và châm lửa đốt. Lửa cháy trên đầu, chảy xuống làm phỏng cả mặt, cổ của người bị hành hạ. Theo nhận xét của Robin Moore: nhân viên cai tù đã trổ hết tài độc ác nhất đối với tù binh ngoài sức tưởng tượng của sĩ quan Mỹ được huấn luyện từ trường Fort-Brass nước Mỹ, người Mỹ còn thua xa các sĩ quan quân đội Sài Gòn tra tấn tù binh. - Lộn vỉ sắt: Địch dùng những tấm sắt làm đường băng sân bay rồi cho lật ngửa tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau. Khi tra tấn tù binh, chúng cho lật ngửa vỉ sắt lên để các mấu của vỉ sắt chĩa ra ngoài, chúng gọi đây là “đường băng sân bay”. Tù binh bị phạt lộn vỉ sắt phải cởi áo, cởi quần ngoài ra và cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau vài chục lần. Người tù ở trần, lưng trần quật xuống những mấu của chiếc vỉ làm rướm máu, chỉ lộn vài lần là lưng tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da, đau đớn quằn quại. - Đánh bằng chày vồ: Chày vồ giống như chày giã gạo, được làm bằng gỗ, có cán vừa tay cầm để đánh tù binh. Khi tra tấn tù binh, giám thị và quân cảnh dùng chày vồ đánh vào các khớp xương như mắt cá, cùi chỏ, đầu gối, bả vai của nạn nhân. - Đánh bằng gậy và dùi cui: Giám thị ở trại giam tù binh sử dụng rất nhiều loại gậy để tra tấn người tù như: “gậy bỏ cháo”, nghĩa là hễ đánh người nào đó làm cho người này không những không ăn nổi cơm mà cả cháo cũng bỏ luôn; “gậy sầu đời”, tức người bị đánh mang bệnh tật, tàn lụi và rầu rĩ suốt cả cuộc đời; “gậy đầu sanh đầu tử”, là nếu bị đánh bằng đầu sanh thì vẫn còn hy vọng sống, còn nếu bị đánh bằng đầu tử thì có thể bị đánh chết luôn hoặc phải có người cõng vào trại chứ không thể đi nổi... - Đánh bằng roi cá đuối: Ở Phú Quốc, có chợ An Thới bán rất nhiều cá đuối do những người đi biển đánh bắt được. Giám thị, quân cảnh thường ra chợ An Thới lựa mua những con cá đuối dài nhiều gai, về lấy đuôi phơi nắng 49 cho khô để đánh tù binh. Khi đánh, chúng bắt tù binh cởi áo ra để gai cá đuối bấu vào da thịt. Có khi chúng bắt tù nhân cởi áo giơ hai tay lên trời để chúng dùng roi đuôi cá đuối quất thẳng cánh cho chiếc roi quấn lấy thân người tù rồi giật ra làm da thịt bị dứt theo, máu chảy ròng ròng. Có khi chúng còn lấy muối ớt xát vào những chỗ bị đứt thịt làm cho tù binh càng nóng rát và đau đớn. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng thập tự quốc tế bắt gặp một chiếc roi cá đuối có dính máu khô, phái đoàn gọi cố vấn Mỹ và sĩ quan chính quyền Sài Gòn đến phê phán đó là một hành động dã man. - Gõ thùng: Bọn giám thị dùng những chiếc thùng phi bằng tôn đã qua sử dụng để tra tấn tù binh. Chúng có hai kiểu tra tấn bằng cách gõ thùng. Cách thứ nhất, bắt tù binh ngồi chồm hổm, lấy chiếc thùng phuy úp lên rồi lấy cây gõ thật mạnh phía bên ngoài thùng, kiểu này chúng gọi là “gõ không khí”. Người ngồi bên trong phải nhanh chóng bịt tai lại nếu không sẽ bị điếc vì tiếng gõ vào thùng và sức ép của không khí, khi bị sức ép của không khí, người tù nhanh chóng bị trào máu mũi, tai ù đặc, khi ra khỏi thùng thường bị điếc và loạn óc, đau đầu kinh niên. Cách thứ hai, là bắt tù nhân cởi áo quần ngoài rồi ngồi vào trong một thùng phuy đổ đầy nước, chúng lấy cây đánh vào hông thùng tạo sức ép mạnh. Người tù bị sức ép của nước gây chấn thương kín, đau đớn đến ngộp thở và máu miệng, máu mũi trào ra. Sau khi bị tra tấ... thủ tục bắt giữ giải quyết tình trạng can phạm cộng sản, 16 trang. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 5/ 01. 77. Nguyêñ Đức Cường và các cộng sự (2014), Cuốn Cựu tù chính tri-̣Tù binh Viêṭ Nam những nhân vâṭ và sư ̣kiêṇ. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 78. Trần Chín, (2013), "Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù của địch thời chống mỹ cứu nước (1954-1975) tại Gia Lai", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ 164 chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 79. Daniel Ellsberg (2006), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc), Nhà xuất bản Công an nhân dân. 80. Tô Diệu (1995), "Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam Phú Quốc, nơi tập trung tội ác điển hình của kẻ thù, một chiến trường đặc biệt các liệt của cuộc chiến đấu làm rạng rỡ phẩm chất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo Trại giam tù binh Phú Quốc, Sở Văn hóa-Thông tin-Thể thao tỉnh Kiên Giang. 81. Thúy Diệu (1971), “Những phụ nữ mắc bệnh nan y”, Nội san Lao Tù, (3). 82. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1949), Công ước Gevena về việc đối xử tù binh năm 1949, viec-doi-xu-voi-tu-binh---dai-hoi-d%C3%B4ng-lien-hop-quoc-nam- 1949.html. 83. Đánh giá tình hình sức khỏe 1214 cán bộ và đồng bào yêu nước trong các nhà Lao Mỹ-ngụy được trao trả tại lộc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu: TW/ 41. 84. Đinh Duy Điệp (2013) Đảng ủy các phân khu tổ chức và lãnh đạo mọi hoạt động của tù binh thông qua các đại diện và trưởng phòng. Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 85. Mã Thiện Đồng (2006), Người bị CIA cưa chân sáu lần, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 165 86. Ed.M.Kenned và James Abourezk (1970), Phúc trình của nghị sĩ Hoa Kỳ về chế độ lao tù Nam Việt Nam, 125 trang. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 9/14. 87. Gabrriel Kolko (2003), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 88. George C.Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội . 89. Gi.A. Amtơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 90. Giăng Pierơ Đêbri, Angđrê Mangrax (1971), Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn chúng tôi vạch tội, Văn nghệ giải phóng. 91. Lê Hồng Hải (2014), Những cuộc vượt ngục lịch sử ở các nhà tù Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 92. Lạc Thái Hiền (1971), Chế độ cải huấn tại trung tâm cải huấn Chí Hòa, Luận văn Đốc sự hành chánh, Học viện Hành chính Sài Gòn. 93. Trần Tiến Hoạt (2001), "Chuồng cọp kẽm gam trại giam tù binh cộng sản ở Phú Quốc", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12), tr 51-53. 94. Cao Sinh Học (2013), "Công tác bảo vệ nội bộ đảng trong trại giam tù binh", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 95. Học tập tố cộng tại các Lao xá. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu: LT2/212. 96. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng (2015), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166 97. Holmes Bown và Don Luce (1974), Những con tin chiến tranh-các tù chính trị ở Sài Gòn. 98. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011, 99. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2011 100. Hội cựu tù chính trị Bình Thuận (2005), Người chiến thắng, (33). 101. Hội cựu tù chính trị Bình Thuận (2013), Người chiến thắng, (43). 102. Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định (2000), Sống là chiến đấu, tập 1, Bình Định. 103. Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định (2003), Sống là chiến đấu, tập 2, Bình Định. 104. Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định (2010), Sống là chiến đấu, tập 3, Bình Định. 105. Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định (2013), Sống là chiến đấu, tập 4, Bình Định. 106. Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam (1999), Phụ nữ Nam Trung Bộ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đà Nẵng. 107. Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Khánh Hòa (2008), Lửa trong ngục tối, tập Hồi ký, Khánh Hòa. 108. Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam (2002) Kiên trung bất khuất, tập 1, Quảng Nam. 109. Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam (2006), Kiên trung bất khuất, tập 4, Quảng Nam. 110. Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam (2008), Kiên trung bất khuất, tập 5, Quảng Nam. 111. Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam (2010), Kiên trung bất khuất, tập 7, Quảng Nam. 112. Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam (2012), Kiên trung bất khuất, tập 8, Quảng Nam. 167 113. Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng (2002) Những ngày tù ngục, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 114. Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng (2007), Những ngày tù ngục, tập 1, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 115. Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng (2009), Những ngày tù ngục, tập 2, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 116. Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng (2011), Những ngày tù ngục, tập 3, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 117. Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng (2011), Những ngày tù ngục, tập 4, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 118. Hội Tù yêu nước Thừa Thiên Huế (2003), Chí khí trong lao tù, tập I, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế. 119. Hội Tù yêu nước Thừa Thiên Huế (2003), Chí khí trong lao tù, tập II, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế. 120. Lương Quang Hồng (2013), "Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 121. Jean Pierre Debris, Andre Menras, Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo, (Dịch: Nguyễn Vĩnh, Thu Hà), Nhà xuất bản.Trẻ, 2004. 122. Jeffrey Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon, Nhà xuất bản Công an nhân dân; 123. Trần Văn Kiêm (2005) Trại giam tù binh Phú Quốc-Những trang sử đẫm máu (1967-1973), Nhà xuất bản. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 124. Kỷ yếu Hội thảo (1995), Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, Kiên Giang 168 125. Không rõ tên (1968), Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đày của Đế Quốc Mỹ và tay sai đối với nhân dân miền nam Việt Nam: Cuốn sách thứ 5 tố cáo tội ác. Nhà xuất bản Sự Thật, 1968. 126. Lê Thị Việt Lan (2013), "Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong trại giam nữ tù binh Phú Tài-Quy Nhơn". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 127. Liên hiệp trí thức Việt Nam tại Pháp (1970), Chế độ lao tù Mỹ-Ngụy, Paris. 128. Nguyễn Hải Liên (2012), “Văn hóa văn nghệ trong nhà tù Mỹ-Ngụy” Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Hà Nội, [Tài liệu chưa xuất bản]. 129. Nguyễn Hải Liên (2012), Hình tượng cao quý người phụ nữ trong nhà tù Mỹ-Ngụy. Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 130. Liên hiệp trí thức Việt Nam tại Pháp (1970), Chế độ lao tù Mỹ-Ngụy, Paris, trang 11-15. 131. Cao Thị Ngọc Liễu (2013), "Nhớ mãi trại giam Pleiku và trại giam Phú Tài, Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 132. Linđơn Giônxơn (1972), Hồi ký của Linđơn Giônxơn, Nhà xuất bản Việt Nam thông tấn xã, Hà Nội. 169 133. Nguyễn Thị Hiển Linh, Phong trào đấu tranh của nữ tù chính trị tại các nhà tù của Mỹ-Ngụy ở miền Nam (1954-1975), Luận án Tiến sĩ lịch sử, TpHCM 2004. 134. Lê Thị Phương Loan, "Vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định trong đấu tranh thắng lợi, dù gian khổ, ác liệt nhưng nhất định sẽ thành công, đặc biệt là trong các nhà tù Mỹ-Ngụy". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 135. Phạm Bá Lữ (2012), "Công tác Xây dựng Đảng và lãnh đạo của Đảng ở các trại giam tù binh". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Hà Nội, [Tài liệu chưa xuất bản]. 136. Đỗ Nguyên Lượng (2013), "Quá trình tôi được đến với tổ chức Đảng bí mật trong trại giam của kẻ địch như thế nào". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954- 1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 137. Maicơn Máclia (1990), Việt Nam-Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 138. Nguyễn Xuân Minh (1998), "Biến trại giam của đế quốc thành nơi rèn luyện tinh thần, ý chí cách mạng của các chiến sĩ cộng sản". Tạp chí Lịch sử Đảng, (6), tr 46-48. 139. N.Sheehan (1990), Sự lừa dối hào nhoáng tập 1, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 140. Neil Sheehan (2003), Sự lừa dối hào nhoáng, tập 2, NHÀ XUấT BảN Công an nhân dân, Hà Nội. 170 141. Lê Trọng Ngọ (2013), "Vị trí, vai trò của việc dạy và học trong nhà tù đế quốc". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 142. Ngô Tài Nguyên (2013), "Công tác xây dựng đảng tại trại giam tù binh Non Nước", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 143. Lê Tấn Nhật (31-082013), Để tang Bác Hồ trong nhà lao Non Nước, Báo Quân đội nhân dân. 144. Nhiều tác giả (1969), Hồi ký cách mạng trường học sau song sắt, Nhà xuất bản Thanh niên. 145. Nhiều tác giả (1993), Tội ác tột cùng, Phụ nữ , Hà Nội. 146. Nhiều tác giả (1995), Tọa đàm tù chính trị thời Mỹ, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. 147. Philíp B.Davítsơn (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 148. Trần Nguyên Phò (2013), "Tổ chức Đảng trong trại giam tù binh Phú Quốc", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 149. Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa (1972), Quy chế các trung tâm cải huấn, Nha cải huấn, Sài Gòn. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, số ký hiệu: Tđca 8-05. 171 150. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà (1972), Tài liệu về việc phóng thích tù binh theo hiệp định Paris, ngày 3-3-1972, trang 4-7, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2-Fonds Đệ nhị Cộng Hòa-SH 117/ SHS1133. 151. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà, Cẩm nang kế hoạch Phụng Hoàng, 21 trang, Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 5/22. 152. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ số 1095, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa, Tài liệu Lưu trữ Quốc gia II. 153. Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa, Biên bản phiên họp về việc thi hành chỉ thị Tổng thống về vấn đề tù binh. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu: LT2/78. 154. Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa, Công văn số 7186 BNG/MC, Bộ Ngoại giao ngày 4-11-1970, về việc Ủy hội Hồng Thập tự Quốc tế lưu ý Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa về tình trạng “nguy hại” tại Trại giam tù binh Phú Quốc. Hồ sơ số 695, phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa. 155. Trần Thanh Phương (1995), Đây các nhà tù Mỹ-Ngụy, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh . 156. Trần Minh Quốc (2013), "Công tác xây dựng Đảng trong nhà lao và một số kinh nghiệm", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 157. Richard Nixon (2004), Hồi ký Richard Nixon, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2004. 158. Robert S.McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 172 159. Robin Moore (1972), Chế độ Sài Gòn-một chế độ trại giam, Nhà xuất bản Đông Nam Á ở Pari ấn hành. 160. Sedgwick Tourson (1996) Đội quân bí mật cuộc chiến bí mật, Nhà xuất bản Công an nhân dân. 161. Đinh Trường Sơn (2012), "Tổ chức và hoạt động của các chi bộ, đảng bộ trong nhà tù Mỹ-Ngụy tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 1965-1973)". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Hà Nội, [Tài liệu chưa xuất bản]. 162. Trần Minh Sơn (1996), "Đường dây Côn Đảo-Trung ương Cục, một thành công của công tác an ninh trong nhà tù thời Mỹ-nguỵ". Tạp chí Lịch sử Đảng, (2), tr 52-54. 163. Hồ Thanh Tâm (2012), "Trại giam tù binh Phú Tài". Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954- 1975, tại Hà Nội, [Tài liệu chưa xuất bản]. 164. Tia sáng (1970), “Bà Ngô Bá Thành hướng dẫn phái đoàn phụ nữ đòi quyền sống gặp ông Agnen trao tâm thư", ngày 29-8-1970. 165. Tia Sáng (1971), "Hai mươi ba đoàn thể phụ nữ ra tuyên cáo đòi trả tự do cho phụ nữ đồng bào còn bị giam", ngày 22-11-1971, tr.1-3. 166. Tia Sáng (1971), Phái đoàn liên tôn tới sứ quán Mỹ, Thuỵ sĩ trao quyết nghị đòi ngừng bắn và thả tù chính trị", ngày 29-12-1971, tr. 1-8. 167. Lê Tiến (2013), "Trong nhà tù, tôi được đứng trong hàng ngũ của đảng", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 173 168. Nguyễn Nhã Tiên (2004), Lịch sử đấu tranh cách mạng ở nhà lao Hội An (1947-1975), Quảng Nam. 169. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương (1973), Âm mưu và thủ đoạn của địch đánh phá cơ sở cách mạng và những kinh nghiệm đối phó của ta. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Vv 9980. 170. Tiểu ban nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ Trung ương (1976), “Dự thảo báo cáo: Vai trò vị trí của phụ nữ trong chiến tranh nhân dân ở miền Nam”, ngày 28-6-1976, 18 trang. Kho lưu trữ Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: TLK22. 171. Tình hình tiếp nhân anh em bị địch bắt trở về, Danh sách cán bộ nhân viên Dân chính Đảng; Tuyên bố của tập thể NVQS; danh sách cán bộ quân sự bị địch bắt còn bị giam từ cán bộ D Trưởng trở lên, Tài liệu lưu trữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu: TW/ 43. 172. Huỳnh Nhất Tịnh (2013), "Chống ly khai Đảng để bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cách mạng trong tù là: không chào cờ ba que Ngụy, không học tập tố cộng, không hô khẩu hiệu đảo đảo cộng sản", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản]. 173. Tỉnh ủy Quảng Trị-Ban Tuyên giáo (2009), Lịch sử đấu tranh yêu nước và cách mạng tại nhà lao Quảng Trị (1930-1972), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 174. Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đầy của đế quốc Mỹ và tai sai đối với nhân dân miền Nam Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật, 1968. 174 175. Tổng nha cảnh sát quốc gia (1970), Công văn 4257/TCS/Q3/4/K ngày 8- 12-1970 gởi Ty cảnh sát quận 3 ”Hoạt động của Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù”, 2 trang, Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 9/04. 176. Tổng nha cảnh sát quốc gia, Tài liệu giảng huấn khối cảnh sát đặc biệt về thẩm vấn chính trị, 10 trang, Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 8/14. 177. Tổng trưởng quốc phòng chính quyền Sài Gòn, Huấn thị số 1130 ấn định các tiêu lệnh điều hành trại giam, ngày 17-3-1969, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, ký hiệu LT2/356. 178. Nguyễn Thị Thanh Tùng (2002), Thơ tự sáng tác trong tù, 12 trang. 179. Hàn Song Thanh (1995), Những ngày tù ngục, Sở Văn hóa-Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. 180. Phùng Đức Thắng (2001), "Phú Quốc-Những chặng đường đấu tranh cách mạng 1930-1975)". Tạp chí Lịch sử Đảng, (2), tr 61-64. 181. Nguyến Tiến Thịnh (1969), Vấn đề cải huấn tại Việt Nam, Luận văn cao học hành chánh khóa 3, Học viện Quốc gia Hành chánh Sài Gòn. Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, số ký hiệu: 1398. 182. Nguyễn Đình Thống (1994) Đấu tranh chính trị của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo (1955-1975), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh. 183. Thái Công Thú (1971), Trại giam nữ tội phạm, Luận văn Đốc sự hành chánh, Học viện Hành chánh Sài Gòn, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, số ký hiệu: 0616. 184. Nguyễn Văn Thuận (2013), "Công tác xây dựng đảng, đấu tranh trong trại giam tù binh Pleiku-Gia Lai (1966-1972)", Hội thảo khoa học 175 Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954- 1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 185. Hoàng Thanh Thụy (2013), "Yêu cầu khách quan có tổ chức Đảng trong nhà tù", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 186. Nguyễn Xuân Trâm (1960), Từ nhà lao Quảng Trị đến Côn Đảo, Phụ nữ, Hà Nội. 187. Ngô Đình Trí (2004), "Bản di chúc của Bác Hồ ở nhà lao Hội An trong những năm 1969-1975". Tạp chí Lịch sử Đảng, (11), tr 58-60. 188. Nguyễn Minh Triết (1972) “Nhận xét về bệnh lý tại một nhà lao”, Luận án Tiến sĩ y khoa, Đại Học Y khoa Huế. 189. Nguyễn Xuân Trình (2013), "Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các nhà lao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975", Hội thảo khoa học Công tác xây dựng đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tại Đà Nẵng, [Tài liệu chưa xuất bản]. 190. Ủy ban ân xá (1971), Tập san “Tù chính trị ở miền Nam Việt Nam”, London, trang 78-97. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 11/25. 191. Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam (1973), Tập san “Tù chính trị tại miền Nam VN sau ngày ký kết Hiệp định Paris, tập 2, 182 trang. Nguồn kho lưu trữ Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, số ký hiệu: Tđca 9/18. 192. Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam (1973), "Thư gởi các đoàn thể tồ chức và cá nhân trên thế giới quan tâm đến vấn đề tù 176 chính trị tại miền Nam Việt Nam của các trí thức, sình viên tù chính trị đang bị giam cầm tại miền Nam Việt Nam", Tạp chí Lao tù, (3), tr 31-44. 193. Ủy ban Phật giáo vận động phóng thích tù nhân. Lưu trữ Cục hồ sơ An ninh Bộ Công an. 194. Văn Tiến Dũng (1996), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 195. Văn phòng Thủ tướng phủ Việt Nam cộng hòa (1964), Phiếu trình Biện pháp chính trị áp dụng cho tù binh Việt Cộng, Lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 196. Viện lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 3 (Về kháng chiến chống Mỹ cứu nước), Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội 197. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 198. Viện Sử học (1995), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 199. Viện Sử học (2002), Lịch sử Việt Nam (1965-1975), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 200. Võ Nguyên Giáp (2005), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 201. William.C.Westmoreland (1988), Tường trình của một quân nhân, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 202. Life Asia, date 13-10-1969, "Larry Burrows “VietNam-A Degree of Disillusion”, page 47-48. (Đời sống châu Á, ngày 13-10-1969, Larry Burrows "Việt Nam-Một mức độ thất vọng", trang 47-48). 177 203. Life Asia, date 24-11-1969, "thought Dad was in Viet Nan to kill Vietcong" , page 54-56. (Đời sống châu Á, ngày 24-11-1969, "nghĩ về việc cha tôi ở Việt Nam để giết Việt cộng, trang 54-56). 204. Life Asia, date 22-12-1969, "A long and bitter underclared war in a small and far off land spilled our blood and splid the nation", page 20. (Đời sống châu Á, ngày 22-12-1969, Một cuộc chiến tranh dài và cay đắng tại một vùng đất nhỏ xa xôi làm đổ máu và chia rẽ quốc gia, trang 20). 205. Life Asia, date 27-4-1970, "Letters to the editors about a letter to life anh in prison", page 8. (Đời sống châu Á, ngày 27-4-1970, Thư gửi các biên tập viên về một bức thư cho cuộc đời trong nhà tù, trang 8). 206. Times, date 26-10-1970, "Talking point in Paris", page 28. (Tạp chí Thời đại, ngày 26-10-1970, Quan điểm đàm phán ở Paris, trang 28). 207. Times, date 20-7-1970, "Việt Nam-The cages of Con Son Island", page 16-17. (Tạp chí Thời đại, Ngày 20-7-1970, Việt Nam – Nhà tù Côn Đảo, trang 16-17). 208. Times, date 22-1-1973, "South Việt Nam-The Pơsty& war", page 6-7. (Tạp chí Thời đại, Ngày 22-1-1973, Miền Nam Việt Nam-Posty & chiến tranh, trang 6-7). 209. Times, date 29-1-1973, "The final push for peace", page14-15. (Tạp chí Thời đại, ngày 29-1-1973, Nỗ lực cuối cùng cho hoà bình, trang 14- 15). 210. Times, date 19-3-1973, "Viet Nam-The other prisơnners", page 7-8 (Tạp chí Thời đại, ngày 19-3-1973, Việt Nam-Các tù nhân khác, trang 7- 8). 178 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ NỘI DUNG PHỎNG VẤN NHÂN CHỨNG STT Họ và Tên Thời gian bị giam cầm Khái quát nội dung bài viết 1 Hoàng Thanh Thụy Bắt và giam ở nhà tù Non Nước, sau đó ở Biên Hòa rồi đến Phú Quốc, ở nhiều nhất là nhà lao Phú Quốc Yêu cầu khách quan có tổ chức Đảng trong tù, công tác xây dựng Đảng và hoạt động tổ chức Đảng trong tù 2 Phạm Minh Thành ngày 17/01/1968 chiến đấu bị thương, Mỹ bắt giam tù 05 năm 04 tháng tại Phú Quốc. Trao trả ngày 12/03/1973 tại miền Đông Nam Bộ Vai trò người Đảng viên trong các cuộc đấu tranh trong tù 3 Trần Chín Bị địch bắt tháng 05/1969) tại Gia Lai và bị giam cầm, đày ải tại nhà lao Pleiku cho đến ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/03/1975) Công tác xây dựng Đảng ở trại giam tỉnh Giai Lai 4 Ngô Tài Nhiên - Trại giam Non Nước –từ 1968 (1969?) đến 5-1972 chuyển ra đảo Phú Quốc đến tháng 3-1973. Một số nội dung và công việc cơ bản đối với công tác xây dựng Đảng tại trại giam tù binh Non Nước – Đà Nẵng. 5 Trần Minh Quốc - Trại giam Đà Nẵng từ 1- 1969 đến 7-1969 - Trại giam đảo Phú Quốc từ 7-1969 đến (1973) Quá trình tham gia cấp ủy, góp phần lãnh đạo đấu tranh tại các trại giam của ông Trần Minh Quốc. 6 Nguyễn Văn Bốn - Trại tù binh Pleiku từ 7- 1968 đến 12-1969. - Côn Đảo từ 12-1969 Những năm tháng sống chíến đấu trong trại giam Pleiku, Côn Đảo. 7 Đinh Duy Điệp - Từ 11-1966 đến 4-1967 ở Âm mưu của địch và sự ra đời 179 trại giam Pleiku – Tổ trưởng tổ Đảng - Từ 5-1967 đến 9-1967 ở trại giam Cần Thơ. - Từ 10-1967 đến 2-1973 ở trại giam Phú Quốc của tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng, lãnh đạo đấu tranh của Đảng tại các phân khu trại giam tù binh Phú Quốc 8 Lê Huy Thơ - Trại giam Pleiku 10-1967 – 4-1968. - Trại giam An Thới, Phú Quốc từ 4-1968 – 1972 (?) Những năm tháng tù đày trong nhà lao Pleiku, An Thới (Phú Quốc), cuộc đấu tranh, kiên quyết, ý chí sắt đá của người tù cách mạng. 9 Cao Thị Ngọc Liễu - Trại giam Pleiku 1966 – 4- 1968. - Nhà tù Phú Tài (Quy Nhơn) 4-1968 đến 1972.- Nhà tù Cần Thơ 1972 đến 2- 1973 Tinh thần đấu tranh bất khuất và sự giác ngộ, tinh thần cách mạng và lòng trung thành với Đảng của chị em phụ nữ trong nhà lao Phú Tài (Quy Nhơn) 10 Hồ Thị Thanh Tâm (tên trong tù là Tôn Thị An) - 1968 nhà tù Pleiku đến 5- 1972. - Trà Nốc, Cần Thơ từ 5- 1972 đến 18-2-1973. Tinh thần cách mạng kiên trung, ý chí sắt đá của đống chí Hồ Thị Thanh Tâm trong nhà tù Pleiku. 11 Nguyễn Thị Thức - Trại giam Pleiku từ 22-6- 1967 Quá trình đấu tranh chống địch chiêu hồi, chống hạ nhục phụ nữ bảo vệ, xây dựng tổ chức của ta. 12 Nguyễn Mạnh Thu Tên trong tù: Nguyễn Minh - Nhà tù Phú Tài, Quy nhơn sau đó chuyển đến Phú QUốc từ 5-1969 đến 3-1973 Tác giả kể lại thời gian đấu tranh trong nhà tù Phú Quốc với khẩu hiệu: “Anh em tù binh đảo Phú Quốc cực lực phản đối và lên án bọn quân cảnh gian ác đã sát hại tù binh vô cớ”. 180 13 Nguyễn Hải Liên Trại giam Pleiku từ 1967- 1968 Phong trào học tập văn hóa văn nghệ trong các trại giam Sự thành lập tổ chức Đảng trại giam tù binh Pleiku 14 Trần Hữu Viết - Trại giam D5 Phú Quốc từ 5-1969 đến 1973 (4 năm 1 tháng, 13 ngày) Các hình thức tổ chức đấu tranh của Đảng trong nhà tù: đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, bạo động – tuyệt thực, đào hầm trốn thoát 15 Trương Trọng Bính Trại giam Pleiku từ 5-1968 đến tháng 12-1968; Nha Trang và bị đày đi Côn Đảo cho đến ngày được trao trả tại Lộc Ninh (1973?) Kể về cuộc ám sát tên Võ Trọng Thu và việc địch xử 12 người chiến sĩ cách mạng 16 Trần Nhật Nghĩa - Bị bắt tháng 1-1974, trải qua 16 tháng lao tù trong các nhà tù: thẩm vấn ở Bình Thuận; Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn; nhà tù Bình Thuận, Tân Hiệp, Côn Đảo. đến 1- 5-1975 được trao trả tự do. Kinh nghiệm đấu tranh trong nhà tù của tác giả. 17 Lương Văn Nghị - Nhà tù Đà Nẵng, Biên Hòa, Phú Quốc từ 4-1968 đến cuối năm 1972 Tóm tắt sơ lược bản thân và những năm tháng ở tù của đồng chí Lương Văn Nghị 18 Lê Thị Việt Lan Tên trong tù: Lê Thị Việt - 19-8-1969 bị địch bắt tại Bình Trinh Đông, Tân Trụ, Long An. Sau đó bị đày ở nhà tù Quy Nhơn Cuộc đấu tranh trong nhà tù nữ và kinh nghiệm tổ chức Đảng ở trại giam 19 Mai Hùng - Trại giam Biên Hòa từ 3- 1968, Quy Nhơn, Pleiku đến 1971 Quá trình đấu tranh, dạy và học văn hóa trong nhà tù 20 Đinh Văn Bá - Từ 8-1967 đến 12-1967 bị Quá đấu tranh trong nhà tù 181 giam tại Pleiku. - Từ 12-1967 bị đưa ra nhà tù Phú Quốc đến 3-1973 Phú Quốc, tham gia lãnh đạo, giáo dục thanh niên ở trại giữ vững lòng tin và bảo vệ Đảng. 21 Nguyễn Xuân Tam Tên trong tù: Nguyễn Đình Tam - Nhà tù Phú Tài – Bình Định từ 8-1967 đến 10- 1967. - Nhà tù Phú Quốc –10-1967 đến 3-1975 Âm mưu thủ đoạn tra tấn của địch đối với tù binh; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh với địch; kinh nghiệm rút ra trong các thời kỳ đấu tranh 182 PHỤ LỤC 2 Một số tài liệu Lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II về vấn đề tù binh 1. Trích yếu Biện pháp áp dụng cho tù binh Việt Công (Bộ Quốc phòng gửi Văn phòng Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa). 183 184 185 2. Phiếu trình Trung tưởng Thủ tướng Biện pháp chính trị áp dụng cho tù binh Việt Cộng 186 187 3. Bộ quốc phòng gửi Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH về việc phân loại và lập danh sách Tù phiến cộng Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 188 4. Danh sách nữ tù binh cộng sản nan y tàn phế được Ủy ban Y tế hỗn hợp xác nhận bệnh trạng tại trại giam TBCSVN Qui Nhơn Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 189 5. Danh sách tù binh nan y tàn phế được ủy ban y tế hỗn hợp xác nhận tại trại giam Biên Hòa 190 191 192 193 194 Nguồn Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2 195 PHỤ LỤC 3 Một số tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Cục hồ sơ An ninh Bộ công an 1. Lược đồ thuyết trình Ủy ban Phật giáo vận động phóng thích tù nhân của TT Pháp-Lan 196 197 198 199 PHỤ LỤC 4 Một số hình ảnh về trại giam tù binh Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp tại Phú Quốc năm 2017 200 Sơ đồ Trại giam tù binh phú quốc Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp tại Phú Quốc năm 2017 201 PHỤ LỤC 5 Một số hình thức tra tấn tại Trại giam tù binh Phú Quốc Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp tại Phú Quốc năm 2017 Tù binh bị đục hết răng trên 202 Ảnh mô hình minh họa hình thức tra tấn ném người và chảo nước sôi Ảnh mô hình minh họa hình thức tra tấn chiếu đèn cho mù mắt 203 Ảnh mô hình minh họa hình thức tra tấn bằng điện Ảnh mô hình minh họa hình thức tra tấn, trói chân, trói tay và xả nước vào miệng tù nhân cho sặc 204 Ảnh mô hình minh họa hình thức tra tấn treo ngược tù binh 205 Ảnh mô hình minh họa, Bắt người tù nắm sấp, lấy xích trói chân tay rồi đốt bộ hạ tù nhân Đóng đinh vào xương góp chân tù nhân 206 Ảnh mô hình minh họa, chôn sống tù nhân Ảnh mô hình, hình thức tra tấn nhốt chuồng cọp ngoài trời 207 PHỤ LỤC 6 Ảnh mô hình các chiến sĩ cộng sản đào hầm vượt ngục Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp tại Phú Quốc năm 2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_cua_to_chuc_dang_trong_cac_trai_giam_tu_bi.pdf
Tài liệu liên quan