Luận án Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh bình hiện nay: các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến đổi

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ PHƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ PHƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh bình hiện nay: các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.TS. LÊ NGỌC HÙNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bầy trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo quy định. Tác giả luận án Đinh Thị Phƣợng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 9 1.1. Các nghiên cứu về vị trí, vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, tổ chức cơ sở đoàn 9 1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên và tổ chức cơ sở đoàn 17 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 28 2.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 28 2.2. Một số lý thuyết vận dụng nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 41 2.3. Tư tưởng hồ chí minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 54 Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 61 3.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 61 3.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay 66 Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 89 4.1. Cán bộ đoàn cơ sở và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 89 4.2. Đoàn viên và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 94 4.3. Hệ thống chính trị cơ sở và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 105 4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 109 Chƣơng 5: XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TỈNH NINH BÌNH 119 5.1. Xu hướng biến đổi của các yếu tố và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 119 5.2. Giải pháp cơ bản phát huy vai trò của các yếu tố đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay 141 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 162 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Số lượng tổ chức cơ sở đoàn (tính đến hết năm 2016) 63 Bảng 3.2: Cán bộ đoàn đánh giá về sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn ở địa phương hiện nay 67 Bảng 3.3: Đoàn viên đánh giá về sinh hoạt của tổ chức cơ sở đoàn ở địa phương hiện nay 67 Bảng 3.4: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về nội dung tuyên truyền giáo dục của tổ chức cơ sở Đoàn cho đoàn viên 72 Bảng 3.5: Cán bộ đoàn đánh giá mức độ hiểu biết của đoàn viên về những vấn đề về chính trị - xã hội 73 Bảng 3.6: Đoàn viên tự đánh giá mức độ hiểu biết về những vấn đề chính trị - xã hội 73 Bảng 3.7: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức 78 Bảng 3.8: Cán bộ đoàn, đoàn viên đánh giá về hình thức hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức 79 Bảng 3.9: Cán bộ đoàn đánh giá kết quả hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức 81 Bảng 3.10: Đoàn viên đánh giá kết quả hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức 82 Bảng 4.1: Cán bộ đoàn tự đánh giá về phẩm chất và năng lực 92 Bảng 4.2: Đoàn viên đánh giá về đội ngũ cán bộ đoàn ở địa phương 93 Bảng 4.3: Lý do gia nhập Đoàn, tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn - tự đánh giá của đoàn viên và đánh giá của cán bộ đoàn 95 Bảng 4.4: Tự đánh giá của đoàn viên về lý do tham gia tổ chức đoàn, theo giới tính 96 Bảng 4.5: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia hoạt động của Đoàn - đánh giá của cán bộ đoàn 97 Bảng 4.6: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia sinh hoạt, hoạt động của tổ chức Đoàn - tự đánh giá của đoàn viên 98 Bảng 4.7: Đánh giá của cán bộ đoàn cơ sở, đoàn viên về hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn 101 Bảng 4.8: Đánh giá của đoàn viên về những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức, theo học vấn 102 Bảng 4.9: Đánh giá của cán bộ đoàn cơ sở về hoạt động xung kích của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn 103 Bảng 4.10: Đánh giá của đoàn viên về hoạt động xung kích của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn 104 Bảng 4.11: Cán bộ đoàn đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 105 Bảng 4.12: Đoàn viên đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 106 Bảng 4.13: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức tốt về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với tổ chức cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu 107 Bảng 4.14: Đoàn viên đánh giá mức tốt về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với tổ chức cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu 108 Bảng 4.15: Cán bộ đoàn đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 109 Bảng 4.16: Đoàn viên đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 110 Bảng 4.17: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá vai trò của nhân dân đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 111 Bảng 4.18: Đoàn viên đánh giá vai trò của nhân dân đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 112 Bảng 4.19: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức tốt về hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu 113 Bảng 4.20: Đoàn viên đánh giá về hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ chức cơ sở Đoàn cho đoàn viên, theo địa bàn nghiên cứu 114 Bảng 4.21: Cán bộ đoàn cơ sở đánh giá mức độ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức, theo địa bàn nghiên cứu 115 Bảng 4.22: Đoàn viên đánh giá mức độ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do Đoàn cơ sở tổ chức, theo địa bàn nghiên cứu 116 Bảng 5.1: Cán bộ đoàn dự đoán về mức độ tham gia hoạt động Đoàn của đoàn viên trong thời gian tới 126 Bảng 5.2: Đoàn viên dự đoán về mức độ tham gia các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn của đoàn viên trong thời gian tới 126 Bảng 5.3: Biện pháp nâng cao ý thức đoàn cho đoàn viên, đề xuất của cán bộ đoàn và đoàn viên 145 DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu 3.1: Số lượng đoàn viên (tính đến hết năm 2015) 63 Biểu 4.1: Đoàn viên tự đánh giá về mức độ tham gia các hoạt động của Đoàn cơ sở 100 Biểu 4.2: Cán bộ đoàn đánh giá về mức độ tham gia của đoàn viên với các hoạt động của Đoàn cơ sở 100 Biểu 5.1: Cán bộ đoàn dự đoán mức độ xu hướng về phẩm chất, năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời gian tới 121 Biểu 5.2: Đoàn viên dự đoán mức độ xu hướng về phẩm chất, năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời gian tới 122 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trải qua hơn 86 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, hoạt động của Đoàn Thanh niên đã phát huy được truyền thống và bản chất tốt đẹp của mình, xứng đáng là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng. Hoạt động của Đoàn năng động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Đoàn Thanh niên tham gia có hiệu quả hơn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Tuy vậy, công tác Đoàn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục kịp thời: chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên ở một số lĩnh vực, địa bàn còn thấp; tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ đoàn chưa cao; mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn với thanh niên chưa thực sự chặt chẽ. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp lớn lao và vẻ vang ấy đòi hỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải tích cực đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn là đối tượng lãnh đạo của tổ chức Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền, đồng thời là khách thể, đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn. Để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn không chỉ căn cứ từ những đánh giá, định hướng của tổ chức Đảng, chính quyền, của tổ chức Đoàn các cấp mà còn phải cần có những kiến giải khoa học từ những kết quả nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân văn. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn của các khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả của các nghiên cứu đó cho thấy bức tranh nhiều chiều về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn hiện nay; đưa ra được những kiến giải 2 khoa học cho những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn. Xã hội học thanh niên là một chuyên ngành xã hội học hướng vào nghiên cứu các vấn đề xã hội của thanh niên, trong đó có những nghiên cứu về hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, về tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn. Với thế mạnh của mình, các nghiên cứu xã hội học thanh niên đã cho thấy được bức tranh cụ thể về tổ chức đoàn, về các hoạt động của tổ chức đoàn, về vị thế, vai trò xã hội của tổ chức đoàn và hoạt động của đoàn thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu đó bước đầu cung cấp cứ liệu thực tiễn cho việc đổi mới cách thức tập hợp thanh niên và hoạt động của đoàn trong điều kiện mới. Trên thực tế, các nghiên cứu xã hội học thanh niên ở nước ta hiện nay chưa thật nhiều và thường hướng vào nghiên cứu về thanh niên và các vấn đề xã hội của thanh niên, như là một ngành, nhánh xã hội học về lứa tuổi. Các nghiên cứu về tổ chức đoàn, hoạt động của đoàn thanh niên chưa nhiều, chưa hình thành mô hình lý luận xã hội học về nghiên cứu hoạt động của tổ chức đoàn. Thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn và những nghiên cứu xã hội học về tổ chức cơ sở Đoàn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải triển khai nghiên cứu xã hội học về tổ chức cơ sở đoàn, hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Là người đã và đang ứng dụng lý thuyết xã hội học vào thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ đoàn ở tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu sinh lựa chọn: "Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay: các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến đổi" làm đề tài nghiên cứu của luận án Tiến sĩ Xã hội học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn tỉnh Ninh bình hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn; trên cơ sở đó dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố tác động và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Mô tả, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn; kiến nghị giải pháp phát huy vai trò của các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và các yếu tố ảnh hưởng. Khách thể nghiên cứu Tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn và ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình. Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn; Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn; Lựa chọn giá trị của đoàn viên; Hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn; Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tổ chức cơ sở Đoàn ở các huyện, thành phố tỉnh Ninh Bình (không nghiên cứu tổ chức cơ sở đoàn các khối hành chính, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ sở giáo dục đào tạo). - Thời gian nghiên cứu: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài luận án từ năm 2011-2016; điều tra khảo sát thực tế năm 2016. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào? 4 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình hiện nay nhiều nhất? - Thời gian tới, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay được duy trì thường xuyên, nội dung và hình thức phù hợp, nhưng không đồng đều. Giả thuyết thứ hai: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có sự khác biệt về cường độ, chiều hướng và hệ quả. Giả thuyết thứ ba: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng mạnh và theo chiều tích cực là chủ yếu; Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng nền nếp, chất lượng và hiệu quả hơn. 5.2. Các biến số Biến độc lập - Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn. - Lựa chọn giá trị của đoàn viên. - Hoạt động của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn - Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. Biến phụ thuộc - Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn. - Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn. - Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Biến can thiệp - Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Chương trình hành động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn. 5 5.3. Khung phân tích Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn Xu hướng biến đổi các Hoạt động sinh yếu tố ảnh hoạt của tổ chức hưởng hoạt cơ sở Đoàn động của tổ Lựa chọn giá chức cơ sở trị của đoàn Đoàn viên Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức Xu hướng Hệ thống cơ sở Đoàn chính trị xã, biến đổi hoạt phường, thị động của tổ trấn chức cơ sở Đoàn Hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn Điều kiện kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn Chương trình hoạt Kế hoạch, chương Điều lệ Đoàn Thanh động của Đoàn trình phát triển kinh niên Cộng sản Hồ Chí Thanh niên Cộng tế - xã hội của xã, Minh sản phường, thị trấn Hồ Chí Minh 6 6. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận Luận án vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức đoàn thanh niên trong xây dựng khung phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. Luận án ứng dụng các lý thuyết: lý thuyết hệ thống, lý thuyết "Bộ máy nhiệm sở" của M.Weber, lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons, K.Merton để phân tích, đánh giá hoạt động, các yếu tố tác động hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phân tích tài liệu - Thu thập, phân tích tư liệu, số liệu liên quan đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Thu thập, phân tích các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, luận án, bài viết về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. - Thu thập nghị quyết của cấp ủy Đảng, văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp về tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn; các báo cáo tổng kết của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Bình và các huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình, từ năm 2011 đến năm 2016. Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn sâu 30 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 20 cán bộ đoàn cơ sở, 10 cán bộ đoàn cấp trên cơ sở. Cụ thể: + Phỏng vấn sâu 20 cán bộ đoàn cơ sở gồm: 12 bí thư chi đoàn, 8 bí thư đoàn cơ sở. + Phỏng vấn sâu 10 cán bộ đoàn cấp trên cơ sở gồm: 3 bí thư, phó bí thư đoàn cấp huyện; 7 cán bộ đoàn chuyên trách cấp huyện. 7 6.2.2. Phương pháp định lượng Tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố (Ninh Bình, Tam Điệp), 6 huyện (Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Kim Sơn, Yên mô, yên Khánh), hình thành ba vùng: nông thôn miền núi (Nho Quan), nông thôn ven biển (Yên Khánh, Kim Sơn) và đô thị (thành phố Ninh Bình và Tam Điệp). Luận án lựa chọn các địa phương đại diện cho ba vùng để tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ đoàn, đoàn viên các tổ chức cơ sở Đoàn, đó là: huyện Nho Quan (huyện miền núi); huyện Kim Sơn (huyện miền biển); thành phố Ninh Bình (đô thị). Số lượng: 600 phiếu (mỗi địa bàn 200 phiếu). Cụ thể: điều tra cán bộ đoàn: 300, điều tra đoàn viên: 300. Cách thức điều tra: điiều tra cán bộ đoàn cơ sở trực thuộc huyện đoàn; điều tra đoàn viên ở 2 tổ chức đoàn cơ sở (2 xã, phường), với cách lựa chọn ngẫu nhiên. Cơ cấu mẫu điều tra cán bộ đoàn Tổng số người được điều tra: 300 - Nam: 174 - 58,0%; nữ: 126 - 42,0%; - Tuổi:18-25 = 88 - 29,3%; 26-30 = 147 - 49,0%; trên 30 = 65 - 21,7%; - Trình độ học vấn: Trung học cơ sở = 18 - 6,0%; Trung học phổ thông = 101 - 33,7%; Cao đẳng = 88 - 29,3%; Đại học = 79 - 26,3%; Sau đại học = 14 - 4,7%. Cơ cấu mẫu điều tra đoàn viên Tổng số người được điều tra: 300 - Nam 156 - 52,0%; nữ 144 - 48,0% - Tuổi: 18 = 34 - 11,3%; 19 - 25 = 145 - 48,3%; 25-30 = 112 - 37,3%; trên 30 = 9 - 3,0% - Tuổi đoàn: 1 -2 năm = 41 -13,7$; 3-4 năm = 53 - 17,7%; 5-6 năm = 62 - 20,7%; 7-8 năm = 21 - 7,0%; 9-10 năm = 70 - 23,3%; trên 10 năm = 53 - 17,7%. 7. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Điểm mới của luận án - Tiếp cận hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ 8 Chí Minh dưới góc độ xã hội học, hình thành khung phân tích hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn có thể áp dụng các nghiên cứu tương đồng. - Đánh giá các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên cơ sở các dữ liệu điều tra khảo sát thực tế, gợi mở cho việc sử dụng rộng rãi phương pháp xã hội học trong việc đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức Đoàn, góp phần định hình phương pháp xem xét thực tế hoạt động của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. 7.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần bổ sung, phát triển chuyên ngành Xã hội học thanh niên. - Bổ sung phương pháp vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu một tổ chức chính trị - xã hội. - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp, các ngành, các tổ chức cơ sở đoàn nhận rõ hơn về các yếu tố chi phối hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ đang công tác trong hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 8. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 5 chương, 13 tiết. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THANH NIÊN, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN Trước đây, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản được tổ chức ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một số nước thành viên trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây vẫn có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản như: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cu Ba. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc là nơi quy tụ của gần 90 triệu thanh niên Trung Quốc, từ độ tuổi mười năm đến hai mươi tám; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc có vai trò thực hiện các hoạt động tiền phong của Đảng [111]. Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba ra đời cùng với Đảng Cộng sản Cuba vào năm 1965; là tổ chức thuộc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba; nơi quy tụ của hơn 600.000 thanh niên ưu tú có tuổi đời từ mười bốn đến hai mươi tám, tự nguyện phục vụ trong tổ chức Đoàn. Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba có vai trò cung cấp nguồn nhân lực tin cậy, trung thành để kế tiếp sự nghiệp của Đảng Cộng sản Cuba [120]. Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập năm 1955, hiện có khoảng 243.500 đoàn viên, tuổi từ mười lăm đến ba mươi; là tổ chức chính - xã hội của thanh niên Lào, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; huy động thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia dưới sự hướng dẫn của Đảng và chính sách của nhà nước, nhằm xây dựng, phát triển nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng [114]. Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm phát huy vai trò của thanh niên thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vị trí, vai trò của tổ chức đoàn được xác lập từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên trong xã hội. 10 Về vị trí, vai trò của thanh niên, C.Mác đã xác định, thanh niên được xem như một tầng lớp xã hội đặc thù, giữ vị trí quan trong trong xã hội và là người kế thừa, phát triển mọi thành quả do cha ông để lại; tương lai của giai cấp công nhân và tương lai của nhân loại phụ thuộc vào thanh niên, do đó thanh niên cần phải được giáo dục. C.Mác viết: "Tương lai của giai cấp công nhân tùy thuộc vào tình trạng thế hệ thanh niên của nó" [55, tr.438]. C.Mác chỉ rõ: "Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn" [56, tr.198]. Tiếp sau C.Mác, V.I.Lênin cũng đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của thanh niên trong xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo Lênin, so với nhiệm vụ đánh đổ giai cấp tư sản, thì xây dựng chủ nghĩa cộng sản là nhiệm vụ phức tạp hơn và nhiệm vụ đó thuộc về thanh niên. Đặng Cảnh Khanh, trong cuốn Xã hội học Thanh niên đã chỉ rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về thanh niên, từ khái niệm, đối tượng, xã hội hoá thanh niên, văn hoá thanh niên, định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội trong thanh niên, đến vị thế, vai trò của thanh niên, phong trào đoàn và công tác thanh niên. Về vị thế, vai trò của thanh niên, tác giả chỉ ra rằng, thanh niên có vị thế to lớn trong cơ cấu nhân khẩu nước ta, "là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động kinh tế, làm ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, lực lượng tiên phong trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội" [52, tr.85]. Thanh niên có vị trí, vai trò xã hội rất to lớn, nhưng nó chỉ được phát huy khi được tập hợp trong một tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản. V.I.Lênin cho rằng, thanh niên phải được tập hợp trong một tổ chức chính trị - xã hội, đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Theo Lênin, Đoàn Thanh niên Cộng sản chính là trường học kế thừa cách mạng của thanh niên; trường học của sự đoàn kết, bảo vệ lợi ích, điều hành và quản lý thanh niên; trường học giáo dục, đấu tranh giai cấp, hoạt động chính trị xã hội, đào 11 tạo và tôi luyện thanh niên. Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ trung tâm, chỉ đạo mọi hoạt động của Đoàn. Đoàn Thanh niên "Phải đặt nhiệm vụ học tập của mình như thế nào để hàng ngày ở mỗi làng mạc, mỗi thành phố, thanh niên giải quyết được một cách thực tiễn vấn đề này hay vấn đề khác"; "Đoàn phải làm cho mọi người thấy rằng mỗi một đoàn viên của mình đều là người có học thức và đồng thời cũng biết lao động". Để thực hiện được yêu cầu đó, "Đoàn Thanh niên Cộng sản phải là một đội xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình" [53, tr.378, 376, 375]. Trong sách Xã hội học Thanh niên, Đặng Cảnh Khanh chỉ rõ: "Ở nước ta, đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các phong trào hành động cách mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên khác" [52, tr.501]; tổ chức đoàn đã đưa phong trào thanh niên từ tự phát đến tự giác. Từ vị thế, vai trò của tổ chức đoàn, nên cần " có các chính sách và biện pháp để củng cố các hoạt động của Đoàn, tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn có thể làm tốt vai trò hạt nhân trong các phong trào thanh niên" [52, tr.514]. Trong hệ thống các chuyên đề Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đã làm rõ từ khái niệm, mục đích, lý tưởng, chức năng, nhiệm vụ và vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Về vị trí của Đoàn Thanh niên, chuyên đề nêu rõ: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, trong đó: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, nhà nước là trung tâm điều hành quyền lực (quản lý), Đoàn là một trong các tổ chức thành viên vận động quần chúng thuộc tổ chức mình thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước" [19, tr.36]. Về vai trò của Đoàn Thanh niên, chuyên đề cho 12 biết: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn có 3 chức năng là: Đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; Người đại diên chăm lo bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Với các chức năng đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò rất to lớn trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [19, tr.38]. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng trong "Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên Việt Nam" đã mô tả, phân tích tương quan hai biến và đa biến để làm rõ thực trạng thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên và mối quan hệ giữa đặc trưng nhân khẩu - xã hội với các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của thanh niên về vấn đề việc làm và đời sống vật chất. Những đánh giá của các tác giả tuy chỉ đề cập đến thái độ của thanh niên đối với việc làm và cuộc sống vật chất, nhưng cũng phần nào phản ánh vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, với các đánh giá đặc trưng của xã hội học về thái độ với việc làm của thanh niên của các tác giả, như: "mức độ gia tăng tâm trạng lạc quan ở các nhóm thanh niên là khác nhau. Chẳng hạn, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý "sẽ có công việc mình thích" ở nhóm nam thanh niên gia tăng không đáng kể (80,3% so với 80%). Nhưng những khoảng cách ở nhóm nữ lại cao hơn (81,9% so với 74,8%)" [59, tr.26]. Đặng Đình Phú, trong bài viết "Tăng cường công tác thanh niên của Đảng - một đòi hỏi tất yếu hiện nay" đã phân tích rõ hơn quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò chính trị - xã hội của tổ chức Đoàn thanh niên: đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam; người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ; tổ chức phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [43, tr.16]. Ngô Bích Ngọc, trong bài viết "Đảng Cộng sản Việt Nam với việc xây 13 dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh" đề cập đến rất nhiều quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về Đoàn thanh niên. Từ các quan điểm đó, tác giả đã thâu tóm vai trò của Đoàn thanh niên như sau: "Đoàn là một tổ chức của những người trẻ tuổi, là trợ thủ đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng, là người đại diện chân chính lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam, là trực tiếp phụ trách dìu dắt, giáo dục thiếu niên và nhi đồng" [43, tr.134]. Dương Trung Ý, trong bài viết "Phát huy tính tích cực chính trị của mỗi thanh niên đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ ra tính tích cực chính trị của mỗi thanh niên đối với sự phát triển của đất nước và khẳng định: "trong phát triển kinh tế hiện nay, ngày càng thấy rõ hơn khi Đoàn chủ động, tích cực thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia ở các địa phương" [43, tr.150]. Trên những trang của Tạp chí Thanh niên những năm gần đây có nhiều bài viết về vai trò của tổ chức đoàn thanh niên hiện nay [83]. Một số bài viết trong đó: Phạm Tuyết Nga, Đoàn Thanh niên Bắc Giang với công tác bảo vệ môi trường [62]; Nguyễn Xuân Vĩnh, Tuổi trẻ Bình Định xung kích tham gia xây dựng và phát triển quê hương [109]; Nguyễn Thế Nghị, Vai trò của Đoàn trong công tác phát triển nguồn nhân lực trẻ [63]; v.v Các bài viết trên Tạp chí Thanh niên đã khẳng định rõ hơn về vị trí, vai trò của công tác tập hợp, giáo dục và rèn luyện thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước. Đồng thời cũng đã chỉ ra trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và các lực lượng đối với công tác tập hợp, giáo dục thanh niên. Trong đó đã nhấn mạnh vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam. Trong thời kỳ mới, tổ chức Đoàn có trách nhiệm xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng, là 14 những công dân tốt của đất nước; có sức khỏe, có phẩm chất và năng lực ... Là một tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức theo mô hình bốn cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở. Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc huyện đoàn, tỉnh đoàn hoặc đoàn khối, đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Ở các tỉnh, thành phố, tổ chức cơ sở Đoàn gồm 3 khối: Tổ chức cơ sở Đoàn các xã, phường, thị trấn (cấp xã); tổ chức cơ sở Đoàn khối cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, tỉnh; tổ chức cơ sở Đoàn khối doanh nghiệp. Tổ chức cơ sở Đoàn ở các khối thường là tổ chức Đoàn cơ sở hai cấp, bên dưới là các chi đoàn trực thuộc. Ở tổ chức cơ sở Đoàn cấp xã, các chi đoàn trực thuộc được thành lập ở các thôn, xóm. Từ những quy định mang tính "pháp lý", có thể nhận diện tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay: Một là, tổ chức cơ sở Đoàn là một hệ thống (hệ thống con) thuộc hệ thống chính trị cấp cơ sở (cấp xã và tương đương). Hai là, tổ chức cơ sở Đoàn là một hệ thống xã hội. Ở nước ta, hệ thống chính trị bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác của nhân dân. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước giữ vai trò quản lý và điều hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội giữ vai trò tuyên truyền, tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã [1]. 30 Hệ thống chính trị ở cấp xã là cấp cơ sở. Do đó, tổ chức cơ sở Đoàn ở xã, phường, thị trấn là một thành tố (hệ thống con) của hệ thống chính trị cấp cơ sở như các thành tố khác: tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ,... Với tư cách là một hệ thống chỉnh thể, tổ chức và hoạt động của mỗi thành tố của hệ thống chính trị cấp xã có chức năng, phạm vi hoạt động riêng và liên hệ với nhau theo vị thế, vai trò. Tổ chức cơ sở Đoàn ở xã, phường, thị trấn là một thành tố (hệ thống con) của hệ thống chính trị cấp xã, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong các liên hệ xã hội với các thành tố của hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đoàn xã, phường, thị trấn chịu sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, tổ chức đảng, quản lý và điều hành của chính quyền cấp xã, cùng với đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị tuyên truyền, tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hiện nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy đảng, tổ chức đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền. Đối tượng tuyên truyền, tổ chức của tổ chức cơ sở Đoàn là thanh niên. Tổ chức cơ sở Đoàn xã, phường, thị trấn là một hệ thống, có cấu trúc nội tại gồm: Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, các chi đoàn và đoàn viên. Với tư cách là một hệ thống xã hội chỉnh thể, tổ chức, hoạt động của Ban Chấp hành, chi đoàn và đoàn viên trong tổ chức cơ sở Đoàn được quy định trong Điều lệ Đoàn, phù hợp với luật pháp hiện hành. Liên hệ giữa các thành tố trong hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn gồm liên hệ "dọc" và liên hệ "ngang". Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Đoàn giữ vị thế, vai trò "lãnh đạo, chỉ đạo" các chi đoàn và đoàn viên. Trong chi đoàn, Ban chấp hành chi đoàn giữ vị thế, vai trò "lãnh đạo, chỉ đạo", các đoàn viên liên hệ với nhau theo quy định của Điều lệ Đoàn. Họ ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi. Tổ chức cơ sở Đoàn xã, phường, thị trấn có mối liên hệ (liên hệ dọc) với tổ chức đoàn cấp trên (huyện, tỉnh và Trung ương). 31 Từ sự phân tích trên, quan niệm: Tổ chức cơ sở Đoàn là một hệ thống xã hội, hệ thống con của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở), tập hợp, giáo dục và tổ chức hoạt động cho lứa tuổi thanh niên ở cơ sở. Dấu hiệu khác biệt nhất của tổ chức Đoàn cơ sở so với các tổ chức chính trị xã hội khác trong hệ thống chính trị cấp cơ sở là tập hợp, giáo dục và tổ chức hoạt động cho lứa tuổi thanh niên ở cơ sở. Đối tượng tập hợp, giáo dục và tổ chức hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở là thanh niên. Trong khi đó, đối tượng tập hợp, giáo dục và tổ chức hoạt động của Hội phụ nữ là phụ nữ, của Hội Cựu chiến binh là những cựu chiến binh. Nếu Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tập hợp những con người ở mọi độ tuổi thì tổ chức Đoàn cơ sở chỉ tập hợp, giáo dục và tổ chức hoạt động cho những con người trong độ tuổi thanh niên. Đó là những con người từ 15 tuổi đến 30 tuổi, với những đặc điểm tâm sinh lý và xã hội mang nhiều nét đặc thù của lứa tuổi. 2.1.1.2. Đặc trưng của tổ chức cơ sở Đoàn Tổ chức cơ sở Đoàn có các đặc trưng: Hệ thống xã hội tập hợp các con người trong lứa tuổi thanh niên; Tổ chức chính trị - xã hội mang tính quần chúng; Hệ thống xã hội tập hợp thanh niên ở cơ sở; Sự đan xen của các liên hệ trong và liên hệ ngoài hệ thống. Tổ chức cơ sở Đoàn là một hệ thống xã hội tập hợp các con người trong lứa tuổi thanh niên. Tổ chức cơ sở Đoàn là tổ chức của thanh niên, tập hợp những con người trong độ tuổi từ 15 đến 30, để giáo dục, rèn luyện và tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội được đặc trưng bởi lứa tuổi, với những đặc điểm tâm, sinh lý xã hội của lứa tuổi trưởng thành; nhóm xã hội đang trong quá trình xã hội hóa mạnh, gắn liền với quá trình hình thành và định hình chuẩn mực xã hội, định hướng giá trị xã hội; với sự đa dạng về lợi ích và nhu cầu xã hội, thường xuyên diễn ra quá trình lựa chọn giá trị, chuẩn mực xã hội trong tương tác xã hội; luôn mong muốn vươn lên, nhanh nhạy 32 với cái mới, cái tiến bộ, song cũng ẩn chứa những rủi ro, bất cập khó lường; là lực lượng đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà xã hội học Xô Viết khẳng định: "Thanh niên với tư cách là một tập đoàn xã hội đặc biệt, xét chung không có những đặc trưng cấu tạo giai cấp liên quan đến địa vị của con người trong hệ thống sản xuất xã hội, quan hệ với tư liệu sản xuất, vị trí trong phân công lao động xã hội và trong lĩnh vực phân phối. Do đó không áp dụng định nghĩa giai cấp cho thanh niên" [107, tr.92]. Thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu theo độ tuổi, không phải là giai cấp, nhưng có mặt ở tất cả các giai tầng xã hội. Tổ chức cơ sở Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội mang tính quần chúng. Tổ chức Đoàn là một tổ chức tập hợp thanh niên để giáo dục, rèn luyện và tổ chức các phong trào cách mạng trong thanh niên. Vì thế, việc tập hợp nhiều thanh niên là một trong những mục tiêu hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở. Trong tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn vừa phải thực hiện đúng vị thế, vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời phải đáp ứng nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Một hệ thống xã hội vừa phải bảo đảm sự hoạt động theo chức năng xã hội của hệ thống, vừa phải thỏa mãn yêu cầu của các thành viên sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn, tạo ra xung đột xã hội trong tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Tổ chức cơ sở Đoàn là hệ thống xã hội tập hợp thanh niên cơ sở. Khác với tổ chức Đoàn cấp trên cơ sở, tổ chức cơ sở Đoàn là là nơi trực tiếp tập hợp, tổ chức mọi hoạt động cho đoàn viên, thanh niên; cầu nối giữa đoàn viên, thanh niên với hệ thống chính trị cơ sở và tổ chức Đoàn cấp trên; trực tiếp bảo đảm quyền lợi cho đoàn viên, thanh niên và giải đáp những đòi hỏi chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Giữa nhóm lãnh đạo (Ban Chấp hành Đoàn) và đoàn viên, giữa các đoàn viên luôn xuất hiện các vấn đề về lợi ích phải giải quyết để tạo sự "đồng 33 thuận xã hội" trong tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Ban Chấp hành Đoàn luôn mong muốn và hướng đoàn viên giải quyết hài hòa các lợi ích, ưu tiên lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích cộng đồng. Các đoàn viên, trong quá trình giải quyết các quan hệ lợi ích có sự lựa chọn chuẩn mực, giá trị xã hội cho riêng mình trong sự định hướng của tổ chức đoàn và sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội. Xung đột xã hội về lợi ích, sự lựa chọn chuẩn mực, giá trị xã hội trong tổ chức cơ sở Đoàn là một vấn đề xã hội phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải tỏa, điều hòa để đảm bảo sự "đoàn kết xã hội" trong tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở. Sự đan xen của các liên hệ trong và liên hệ ngoài hệ thống. Là một thành tố của hệ thống chính trị ở cơ sở (hệ thống con), tổ chức cơ sở Đoàn có sự liên hệ với các thành tố khác trong hệ thống chính trị (tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chính trị- xã hội). Tính chất, nội dung các mối liên hệ này được quy chuẩn theo các quy định của pháp luật, điều lệ của các tổ chức và vị thế, chức năng, nhiệm vụ của từng thành tố. Đồng thời, tổ chức cơ sở Đoàn còn có mối liên hệ với tổ chức đoàn cấp trên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức Đoàn cấp huyện. Ngoài ra, tổ chức cơ sở Đoàn còn có các liên hệ với cộng đồng làng xã, cụm dân cư và các nhóm xã hội khác. Việc giải quyết các liên hệ trên dưới, trong và ngoài hệ thống trong tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn luôn luôn là bài toán đối với lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đoàn. Với tính cách là một hệ thống, tổ chức cơ sở Đoàn có các liên hệ bên trong: Lãnh đạo (Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành chi đoàn) với đoàn viên; Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và Ban Chấp hành chi đoàn; các chi đoàn trong tổ chức cơ sở Đoàn và giữa các đoàn viên. Có liên hệ mang tính trực tiếp, thường xuyên (giữa các đoàn viên trong chi đoàn, giữa Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và Ban Chấp hành chi đoàn), có liên hệ mang tính gián tiếp (giữa đoàn viên của các chi đoàn; giữa Ban Chấp hành Đoàn cơ sở và đoàn 34 viên). Các liên hệ đó đan cài vào nhau, tạo nên mạng lưới các quan hệ xã hội trong tổ chức cơ sở Đoàn đa dạng, phong phú, nhiều vẻ. 2.1.2. Hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn 2.1.2.1. Quan niệm hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn là tập hợp thanh niên trong một tổ chức (hệ thống xã hội); tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ba chức năng: Một là, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội quân xung kích cách mạng, bổ sung đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các ngành; tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ. Hai là, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Ba là, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ [16]. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn: Thứ nhất, đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Thứ hai, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị. Thứ ba, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền [16]. Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền hạn tổ chức các hoạt động, các phong trào, nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ 35 chức kinh tế - xã hội tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên; tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ đoàn viên, thanh niên. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã chỉ ra nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn: Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn; hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức đoàn và hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn là hoạt động định kỳ, thường xuyên và là một nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội. Nó được tổ chức chủ yếu ở sinh hoạt ban chấp hành và sinh hoạt của các chi đoàn trực thuộc. Sinh hoạt Ban Chấp hành là sinh hoạt "lãnh đạo", ra các quyết định định hướng tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn định kỳ tháng, quý, năm. Sinh hoạt chi đoàn là sinh hoạt quán triệt, bàn bạc thực hiện định hướng hoạt động do Ban Chấp hành Đoàn quy định; tổ chức giao lưu giữa các đoàn viên về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sinh hoạt đoàn có thể mở rộng bằng các hình thức: sinh hoạt học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, trao đổi nghề nghiệp, diễn đàn tuổi trẻ, Sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn mang tính tự giác, có mục tiêu, nội dung, yêu cầu và chương trình hành động, do tổ chức đoàn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn là hoạt động mang tính chức năng của một hệ thống xã hội tập hợp những con người ở lứa tuổi thanh niên, để giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên. Với tư cách là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, hoạt động giáo dục của tổ chức đoàn nói chung, tổ chức cơ sở Đoàn nói riêng là hoạt động thường xuyên. Nó được thực hiện thông qua sinh hoạt học tập, sinh hoạt tổ chức đoàn và các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Sinh hoạt và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tạo dựng môi trường 36 "xã hội hóa" cá nhân đối với đoàn viên, thanh niên. Thông qua sinh hoạt và hoạt động, tổ chức cơ sở Đoàn truyền thụ các giá trị, chuẩn mực xã hội chân chính cho đoàn viên, thanh niên; đoàn viên, thanh niên tiếp nhận các chuẩn mực, giá trị xã hội để hoàn thiện con người xã hội, từng bước khẳng định mình trong tổ chức đoàn, trong cộng đồng và trong xã hội. Sinh hoạt và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tạo dựng cơ chế kiểm soát xã hội đối với hành vi của đoàn viên, thanh niên. Thông qua sinh hoạt và hoạt động, tổ chức cơ sở Đoàn định hướng và điều chỉnh hành vi của đoàn viên, thanh niên theo chuẩn mực, giá trị xã hội tiên tiến, nhân văn, nhân bản. Trong sinh hoạt và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn sẽ hình thành dư luận xã hội của đoàn viên, thanh niên xoay quanh các vấn đề về lợi ích, về giá trị xã hội, về nghĩa vụ và quyền lợi của đoàn viên, thanh niên. Dư luận xã hội của đoàn viên, thanh niên trong sinh hoạt và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tạo áp lực xã hội rất lớn đối với mỗi đoàn viên, thanh niên, điều chỉnh hành vi xã hội của họ theo chuẩn mực, giá trị xã hội chung. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là hoạt động mang tính xung kích, đi đầu của thanh niên trong các hoạt động ở cơ sở; sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn là những phong trào do tổ chức cơ sở Đoàn giáo dục, động viên và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia, đi đầu trong các hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn là sự kết hợp giữa định hướng chính trị của Ban Chấp hành Đoàn với sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, giữa sự tổ chức của ban chấp hành Đoàn với sự tham gia tự nguyện của đoàn viên, thanh niên và hậu thuẫn của hệ thống chính trị cơ sở, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng, xã hội. 37 Vai trò của Ban chấp hành Đoàn cơ sở, sự sáng tạo và trách nhiệm, nhiệt tình tham gia của đoàn viên, thanh niên, sự lãnh đạo và hậu thuẫn của hệ thống chính trị cơ sở, sự ủng hộ của nhân dân, của cộng đồng, xã hội là những yếu tố trực tiếp chi phối hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn chịu sự chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên cơ sở. Các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là nội dung tổ chức cơ sở Đoàn hướng tới để tổ chức các hoạt động. Phương thức thực hiện các nội dung đó đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động xung kích: xung kích trong chiến đấu, trong lao động sản xuất ở hậu phương, v.vTrong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức đoàn đã, đang phát động và tổ chức thực hiện phong trào "thanh niên tình nguyện". Phong trào đã trở thành "một biểu hiện đặc thù của phong trào thanh niên", "một đặc trưng của thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh" [52, tr.514-519]. Trong đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, luận án tập trung mô tả, phân tích hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn, hoạt động tuyên truyền giáo dục trong tổ chức cơ sở Đoàn và hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. 2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Là một thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức cơ sở Đoàn có mối liên hệ với các thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở và các mối liên hệ ngoài hệ thống chính trị. Các liên hệ trong và liên hệ ngoài chi phối đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Với tính cách là một hệ thống xã hội, tổ chức cơ sở Đoàn có cấu trúc và những liên hệ bên trong. Cấu trúc cơ bản: Ban Chấp hành đoàn, chi đoàn trực thuộc và đoàn viên. Các mối liên hệ cơ bản: liên hệ giữa Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Đoàn và Ban Chấp hành chi đoàn trực thuộc; liên hệ giữa các chi 38 đoàn và giữa các Ban Chấp hành chi đoàn; liên hệ giữa các đoàn viên trong chi đoàn và trong tổ chức cơ sở Đoàn. Tổ chức cơ sở đoàn mang tính chất của một thiết chế xã hội (thiết chế chính trị). Sự phối hợp, vận hành của các yếu tố: các quy định của tổ chức đoàn (được ghi trong Điều lệ Đoàn và các văn bản pháp luật); hệ thống tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đoàn (Ban Chấp hành đoàn và đoàn viên); hệ thống giám sát và chế tài khen thưởng, xử phạt. Sự vận hành tổng hợp của các yếu tạo nên tính "khuôn mẫu" của một tổ chức chính trị - xã hội, tạo dựng vị thế, vai trò xã hội của tổ chức cơ sở Đoàn. Từ những căn cứ trên, có thể xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn: Một là, cán bộ tổ chức cơ sở đoàn (cán bộ đoàn); hai là, lựa chọn giá trị của đoàn viên; ba là, hệ thống chính trị cơ sở; bốn là, điều kiện kinh tế - xã hội ở xã, phường, thị trấn. Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn (cán bộ đoàn) đối với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn Cán bộ tổ chức cơ sở Đoàn là những người được bầu hoặc chỉ định vào Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Đoàn và Ban Chấp hành chi đoàn trực thuộc tổ chức cơ sở Đoàn. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đoàn, của các chi đoàn. Ban chấp hành đoàn có nhiệm vụ: Một là, lãnh đạo công tác xây dựng đoàn, hội, đội; hai là, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đoàn cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên; ba là, định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn với cấp ủy, với Đoàn cấp trên và thông báo cho cấp dưới; bốn là, kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi [17]. Là cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đoàn, Ban chấp hành đoàn nói chung, cán bộ đoàn nói riêng có vị thế rất quan trọng đối với hoạt động của tổ 39 chức cơ sở đoàn. Họ là những người duy trì sinh hoạt, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tổ chức cơ sở đoàn. Cán bộ đoàn là những "thủ lĩnh" của tổ chức đoàn và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn là những yếu tố chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Theo giác độ tiếp cận xã hội học, cấu trúc xã hội của cán bộ đoàn, của Ban Chấp hành tổ chức cơ sở đoàn và Ban Chấp hành chi đoàn trực thuộc tổ chức cơ sở đoàn chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Thành phần xuất thân, giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc của cán bộ đoàn là những yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm và năng lực của đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Ở một địa phương có đông người có đạo, nếu cán bộ đoàn là người có đạo sẽ có sức thuyết phục rất lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên có đạo tham gia các hoạt động của tổ chức đoàn. Cấu trúc xã hội của Ban Chấp hành đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn chi phối, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Vì thế, cần phải tiến hành phân tích tương quan giữa cấu trúc xã hội của Ban Chấp hành đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn với hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Phân tích tương quan giữa cấu trúc xã hội của Ban Chấp hành đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn sẽ cho cách nhìn mới về các yếu tố ảnh hưởng, chi phối hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Đoàn viên đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Là những chủ thể của tổ chức đoàn, đoàn viên giữ vị trí, vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn là những yếu tố quyết định chi phối hành vi tham gia hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. của đoàn viên. Khi đoàn viên có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm cao thì hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn sẽ được tổ chức thường xuyên, hiệu quả cao. 40 Xem xét tương quan giữa đoàn viên và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn không chỉ dừng lại ở việc phân tích sự nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực hoạt động của đoàn viên mà còn phải phân tích cấu trúc xã hội của họ. Thành phần xuất thân, giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc của đoàn viên chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Đoàn viên là những thanh niên "tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn". Sự tự nguyện đó dựa trên sự lựa chọn chuẩn mực và giá trị xã hội. Việc "tự nguyện" đứng trong tổ chức đoàn đã là một sự lựa chọn chuẩn mực, giá trị xã hội của thanh niên. Họ tự nguyện đứng trong tổ chức đoàn để được phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đối với các hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn, đoàn viên lựa chọn những hoạt động nào mang lại ích lợi cho họ để tham gia. Đó có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần. Đoàn viên tham gia các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn đều dựa trên sự lựa chọn chuẩn mực, giá trị xã hội, dựa trên sự phân tích lợi ích, thái độ đối với các lợi ích và giải quyết hài hòa các lợi ích. Phân tích tương quan giữa đoàn viên và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn vừa phải phân tích nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực, vừa phải phân tích cấu trúc xã hội và sự lựa chọn chuẩn mực, giá trị xã hội của đoàn viên. Hệ thống chính trị cơ sở đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Tổ chức cơ sở đoàn là một thành tố trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố trong một hệ thống xã hội là vấn đề mang tính quy luật. Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đoàn chịu sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, tổ chức đảng, quản lý của chính quyền; phối kết hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội. Hoạt động đúng chức năng của các thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở chi phối rất lớn đến hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ thống chính trị cơ sở đối với hoạt 41 động của tổ chức cơ sở đoàn là nghiên cứu tương quan giữa hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, hoạt động quản lý và điều hành của chính quyền địa phương, sự phối kết hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Điều kiện kinh tế - xã hội ở xã, phường, thị trấn đối với hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn Tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội ở xã, phường, thị trấn. Trong đó, điều kiện kinh tế giữ vị trí, vai trò quan trọng nhất. Sự phát triển kinh tế của địa phương tạo "môi trường" thuận lợi cho hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Hoạt động kinh tế của địa phương là "mảnh đất" để tổ chức cơ sở đoàn gieo trồng, gặt hái những thành công trong hoạt động của mình. Cùng với hoạt động kinh tế, các phong trào chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương cũng là điều kiện để tổ chức cơ sở đoàn dựa vào đó tổ chức các hoạt động. Ở những địa phương có phong trào quần chúng rộng khắp, hoạt động của đoàn cũng theo đó mà phát triển và thu được kết quả cao. Thực tế cũng cho thấy, sự ủng hộ của người dân quyết định rất lớn đến hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. 2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN 2.2.1. Lý thuyết hệ thống và sự vận dụng nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn V.P.Cudomin, trong sách "Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác" đã viết: "Và dù cho khái niệm hệ thống được xác định một cách khác nhau, thì người ta vẫn thường nói rằng, hệ thống là một tập hợp nhất định những yếu tố có mối liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tổng hợp" [106, tr.20]. V.P.Cudomin chỉ rõ, vấn đề cơ bản là vạch ra những nhân tố quyết định dẫn đến tổ chức các yếu tố thành hệ thống, phát hiện 42 những mối liên hệ và quan hệ trong hệ thống, xác lập những quy luật cấu trúc, quy luật hoạt động và phát triển của hệ thống. F.A.Capitonov quan niệm: "Hệ thống là khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình" [33, tr.137]. Chỉnh thể là hình thức tồn tại của hệ thống với phương thức tổ chức của hệ thống, phản ánh sự độc lập của nó so với hệ thống khác. Tính chỉnh thể là sự thống nhất của hệ thống, một chỉnh thể của sự tương tác qua lại giữa các phần tử của hệ thống. Phần tử là đơn vị không thể phân chia nhỏ hơn, là một trong những thành phần của hệ thống. Các tiểu tập hợp của các đơn vị trong hệ thống có thể được xem xét như là các phân hệ (thành tố) của hệ thống. Cấu trúc là tính trật tự cùa các quan hệ gắn kết các phần tử của hệ thống và đảm bảo sự cân bằng của nó; phương thức tổ chức của hệ thống để tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải xác định ranh giới của hệ thống; bản chât tính chỉnh thể của hệ thống; cấu trúc của hệ thống; quan hệ qua lại giữa các phần tử của hệ thống; xác lập chức năng của hệ thống và chức năng của các phần tử của hệ thống; tính quy luật vận hành của hệ thông và thiết lập mô hình của hệ thống [33, tr.137-141]. Theo H.Korte, lý thuyết xã hội học của T.Parsons không chỉ là thuyết hành động mà còn là lý thuyết hệ thống. Parsons cho rằng, hệ thống xã hội được hình thành trong những trạng thái và quá trình tương tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động; xã hội là một hệ thống tương đối khép kín, luôn tự bảo tồn và luôn hướng tới sự cân bằng, sự cân bằng của trật tự xã hội của hệ thống [50, tr.266, 267]. Theo Parsons, hệ thống xã hội có cấu trúc gồm bốn đơn vị. Đơn vị thứ nhất là hành động xã hội do một người thực hiện và được hướng vào một hoặc nhiều người khác như là khách thể của hành đông. Đơn vị thứ hai, hệ thống là tập hợp vị thế, vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của các hành động hay nhiêu người nắm giữ hành động theo một tương tác nhất 43 định. Đơn vị thứ ba, bản thân nhân vật với tư cách là một hệ thống của các vị thế và các vai được gắn với họ như là khách thể xã hội, như là tác giả của một hệ thống các hành động đóng vai. Đơn vị thứ tư, một tập thể với tư cách vừa là nhân vật, vừa là khách thể [47, tr.111-113, dẫn theo Lê Ngọc Hùng]. T.Parsons cũng cho rằng, hệ thống nào cũng có cấu trúc chức năng cơ bản của nó. Ông đưa ra bốn tiểu hệ thống tương ứng với bốn loại hệ thống cơ bản của hệ thống xã hội và đề cao đặc trưng chức năng cấu trúc của hệ thống bằng lược đồ AGIL. Lược đồ AGIL gồm bốn thành phần, đó là A (Adaptation - hệ thống hành vi thích nghi), G (Goal Attainment - hệ thống hướng đích), I (Integration - hệ thống thích hợp xã hội), L (Latent Paternmaiintenance - hệ thống khuôn mẫu văn hóa). Bốn thành phần này là bốn tiểu hệ thống tương ứng với nó là bốn chức năng. Tiểu hệ thống kinh tế thực hiện chức năng thích ứng của xã hội đối với môi trường khan hiếm các nguồn lực và đang biến đổi không ngừng. Tiểu hệ thống chính trị với các tổ chức đảng phái, các cơ quan chính quyền trung ương, địa phương cùng nhiều đơn vị và cơ quan quyền lực khác. Tiểu hệ thống liên kết gồm các cơ quan pháp luật, cơ quan hành chính và bộ máy an ninh thực hiện chức năng gắn kết các cá nhân, các nhóm và tổ chức xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội thông qua giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, trừng phạt để giải quyết quan hệ mâu thuẫn, xung đột nhằm tạo sự ổn định, sự đoàn kết và trật tự xã hội. Tiểu hệ thống bảo tồn bao gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức văn hóa, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,... thực hiện chức năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý và bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên [56, tr.236-238, dẫn ...địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 77,0 11,0 5,7 6,3 3. Sự tác động của văn hóa, nếp sống văn hóa ở 220 38 14 28 địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 73,3 12,7 4,7 9,3 4. Sự tác động của quan hệ gia đình, dòng họ ở 192 32 47 29 địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 64,0 10,7 15,7 9,6 5. Sự tác động của trật tự, an toàn xã hội ở địa 198 22 28 52 phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 66,0 7,3 9,3 17,4 179 Bảng 17: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia sinh hoạt, hoạt động của tổ chức đoàn Mức độ đánh giá Bình Không Khó đánh Nội dung đánh giá Tốt thường tốt giá SL-% SL-% SL-% SL-% 1. Tinh thần trách nhiệm của đoàn viên 198-66,0 98-32,7 4-1,3 trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 2. Sự năng động, sáng tạo của đoàn viên 136-45,3 156-52,0 2-0,7 6-2,0 trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 3. Phương pháp, tác phong của đoàn viên 120-40,0 165-55,0 5-1,7 10-3,3 trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 4. Thái độ của đoàn viên đối với các hoạt 150-50,0 139-46,3 5-1,7 6-2,0 động của Đoàn 5. Niềm tin của đoàn viên đối với tổ chức 175-58,3 114-38,0 4-1,3 7-2,3 Đoàn, hoạt động của Đoàn 6. Tinh thần đoàn kết giữa các đoàn viên 209-69,7 79-26,3 1-0,3 11-3,7 trong tổ chức Đoàn, hoạt động của Đoàn 7. Quan hệ giữa đoàn viên và cán bộ đoàn 231-77,0 57-19,0 12-4,0 Bảng 18: Tự đánh giá của đoàn viên về lý do tham gia tổ chức đoàn, theo giới tính Đơn vị tính: % Giới tính Nội dung đánh giá Nam Nữ 1. Mong muốn được sinh hoạt trong một tổ chức chính trị - xã hội 72,4 65.3 2. Để có cơ hội trở thành công chức, viên chức cấp xã 26,3 26.4 3. Để được đóng góp với địa phương 71,2 60.4 4. Để được thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của cá nhân 19.9 7.6 5. Phát huy truyền thống gia đình trong hoạt động cộng đồng 31.4 37.5 6. Để khẳng định bản thân trong cộng đồng 35.9 27.8 7. Để có nhiều bạn bè, mở rộng quan hệ xã hội 53.8 45.1 8. Theo sự khuyên bảo của bạn bè 11.5 2.1 9. Tạo dựng cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế cá nhân 28.8 28.5 Tổng 156 144 180 Bảng 19: Đánh giá của đoàn viên về hoạt động sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn (Đơn vị tính: %) Đánh giá tốt của đoàn viên, theo học vấn Nội dung đánh giá THPT CĐ ĐH, SĐH 1. Nền nếp sinh hoạt chi đoàn 45.9 44.8 56.4 2. Nền nếp sinh hoạt Ban chấp hành chi 70.6 52.4 72.7 đoàn, đoàn cơ sở 3. Nội dung sinh hoạt chi đoàn 41.2 43.8 45.5 4. Nội dung sinh hoạt Ban chấp hành chi 57.6 47.6 51.8 đoàn, đoàn cơ sở* 5. Hình thức sinh hoạt chi đoàn 54.1 45.7 42.7 6. Hình thức sinh hoạt Ban chấp hành chi 58.8 49.5 57.3 đoàn, đoàn cơ sở 7. Kết quả sinh hoạt chi đoàn 56.5 57.1 61.8 8. Kết quả sinh hoạt Ban chấp hành chi 69.4 55.2 67.3 đoàn, đoàn cơ sở Tổng 85 105 110 Bảng 20: Đánh giá của đoàn viên về những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã do Đoàn cơ sở tổ chức, theo học vấn (Đơn vị tính: %) Đánh giá của đoàn viên cơ sở, Nội dung đánh giá theo học vấn THPT CĐ ĐH,SĐH 1. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương* 68.2 60.0 44.5 2. Tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương 81.2 57.1 73.6 3. Tham gia chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, 70.6 44.8 76.4 người có công 4. Tuyên truyền về Đảng, đất nước, quê hương trong 72.9 47.6 67.3 các ngày lễ lớn 5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 74.1 52.4 66.4 6. Tham gia tuyên truyền pháp luật 62.4 44.8 64.5 7. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 75.3 51.4 68.2 8. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả dịch 40.0 31.4 39.1 bệnh, thiên tai Tổng 85 105 110 181 Bảng 21: Đánh giá của đoàn viên về hoạt động xung kích của tổ chức cơ sở Đoàn, theo học vấn (Đơn vị tính: %) Đánh giá của đoàn viên cơ Nội dung đánh giá sở, theo học vấn THPT CĐ ĐH,SĐH 1. Xung kích phát triển kinh tế của địa phương 74.1 80.0 73.6 2. Xung kích trong xây dựng nếp sống văn hóa 69.4 57.1 77.3 3. Xung kích trong phòng chống dịch bệnh 36.5 32.4 25.5 4. Xung kích trong phòng chống thiên tai 32.9 34.3 28.2 5. Xung kích giữ vững trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 75.3 52.4 69.1 6. Xung kích trong các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương 70.6 56.2 56.4 Tổng 85 105 110 Bảng 22: Đoàn viên đánh giá mức tốt về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với tổ chức cơ sở Đoàn, theo địa bàn nghiên cứu Cán bộ đoàn các địa phương Nội dung đánh giá TP Ninh Nho Quan Kim Sơn Tổng Bình (94) (98) (108) 300 1. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng 81 -86,17 83 - 79,41 91 - 84,25 255- 85,0 2. Sự chỉ đạo của chính quyền 74 -78,72 77 -78,57 75 - 69,44 226 - 75,3 3. Sự quan tâm của trưởng thôn, 65 -68,14 72 -73,46 61 -56,48 198 - 66,0 khu, tổ dân phố 4. Sự ủng hộ của các tổ chức 69 -73,04 74 -75,51 72 -66,67 215 - 71,7 chính trị - xã hội cơ sở ảng 23: Đoàn viên đánh giá về hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ chức cơ sở Đoàn cho đoàn viên, theo địa bàn nghiên cứu Đoàn viên các địa phương TP Ninh Nho Quan Kim Sơn Tổng Các hoạt động Bình (94) (98) 108) 300 SL - % SL - % SL - % SL - % 1. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng sống 64 - 68,08 82 - 83,67 63 - 58,33 209 - 69,7 2. Giáo dục về đạo đức Hồ Chí Minh 65 - 69,14 85 - 86,73 87 -80,55 237 - 79,0 3. Giáo dục về lối sống thanh niên 54 - 57,47 72 - 73,46 71 -65,74 197 - 65,7 4. Giáo dục truyền thống địa phương 62 - 65,95 57 -58,16 67 -62,03 186 - 62,0 5. Giáo dục về phát triển kinh tế - xã 28 - 29,78 52 -53,06 66 -61,11 146 - 48,7 hội ở địa phương 6. Giáo dục định hướng nghê nghiệp 58- 61,70 48 -48,97 53 -49,07 159 - 53,0 cho thanh niên 7. Tổ chức dạy nghề cho thanh niên 20 - 21,27 28 -28,57 34 -31,48 82 - 27,3 8. Giáo dục về Đảng, Nhà nước 36 - 36,29 55 - 56,12 49 -45,37 140 - 46,7 9. Giáo dục về đoàn 29 - 30,85 67 -68,36 71 -65,74 167 - 56,7 10. Giáo dục pháp luật 34 -36,17 58 -59,18 51 -47,22 143 - 47,7 11. Giáo dục về phòng chống tệ nạn 61 - 64,89 52 -53,06 54 -50,00 167 - 56,7 12. Phối hợp dạy nghề cho thanh niên 22 - 23,40 41 -41,83 54 - 50,00 117 - 39,0 182 Bảng 24: Đoàn viên đánh giá về các hoạt động do Đoàn cơ sở tổ chức, theo địa bàn nghiên cứu Đoàn viên các địa phương Các hoạt động TP Ninh Nho Quan Kim Sơn Tổng Bình (94) (98) (108) 300 SL - % SL - % SL - % SL - % 1. Tham gia xây dựng cớ sở hạ tầng 35 -37,23 58 -59,18 77 - 71,29 170 - 56,7 2. Tham gia xây dựng nếp sống 67 -71,27 78 -79,59 65 -60,18 210 - 70,0 3. Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ 42 -44,58 86 -87,75 63 -58,33 191- 63,7 4. Tuyên truyền về quê hương, đất nước 68 -72,34 51 - 52,04 67 -62,03 186 - 62,0 5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 44 - 46,80 78- 79,59 86 -79,62 191 - 63,7 6. Tham gia tuyên truyền pháp luât 46 -48,93 59 -60,20 66 -61,11 171 - 57,0 7. Tham giữ gìn trật tự xã hội 64 - 68,08 61 -62,24 46 -42,59 171 - 57,0 8. Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, 25 -26,59 42 -42,85 43 -39,81 110 - 36,7 dịch bệnh Bảng 25: Dự đoán mức độ xu hướng về phẩm chất, năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trong thời gian tới Mức độ Nội dung hoạt động Tăng lên Suy giảm Khó trả SL - % SL - % lời SL - % 1. Nhiệt tình, trách nhiệm 232 - 77,3 21 - 7,0 47 - 15,7 2. Năng lực tổ chức sinh hoạt Đoàn 245 - 81,7 12 - 4,0 43 - 14,3 3. Năng lực tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên 255 - 85,0 11 - 3,7 34 - 11,3 4. Năng lực tổ chức hoạt động chính trị, kinh tế, 278 - 92,7 5 - 1,7 17 - 5,6 văn hóa, xã hội Bảng 26: Dự đoán về mức độ tham gia các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn của đoàn viên trong thời gian tới? Mức độ Không Thường Không Khó dự Nội dung hoạt động thường xuyên tham gia đoán xuyên SL - % SL - % SL - % SL - % 1. Sinh hoạt đoàn 232 - 77,3 47 - 15,7 12 - 4,0 9 - 3,0 2. Hoạt động tuyên truyền giáo dục 221 - 73,7 61 - 20,3 11 - 3,7 7 - 2,3 3. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn 260 - 86,7 29 - 9,7 5 - 1,6 6 - 2,0 hóa, xã hội 183 Bảng 27: Dự đoán về mức độ xu hướng các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở địa phương trong thời gian tới Mức độ Nội dung hoạt động Tăng lên Suy giảm Khó trả SL - % SL - % lời SL - % 1. Sinh hoạt đoàn 225 - 75,0 41 - 13,7 34 - 11,3 2. Hoạt động tuyên truyền giáo dục 212 - 70,7 33 - 11,0 55 - 18,3 3. Hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 254 - 84,7 33 - 11,0 13 - 4,3 Bảng 28: Biện pháp nâng cao ý thức tham gia hoạt động Đoàn cho đoàn viên Biện pháp SL % 1. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tổ chức Đoàn 195 65,0 2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về trách nhiệm cho đoàn viên 185 61,7 3. Tổ chức sinh hoạt đoàn phong phú, thiết thực 181 60,3 4. Tổ chức hoạt động của Đoàn đa dạng, hiệu quả 148 9,3 5. Tổ chức Đoàn có hoạt động thiết thực, hiệu quả trong bảo vệ 177 59,0 quyền lợi cho đoàn viên, thanh niên 6. Hoạt động của Đoàn đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên 167 56,7 184 Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ Đồng chí thân mến! Đề nghị đồng chí tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến trả lời của đồng chí góp phần hình thành các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn ở tỉnh ta trong thời gian tới. Với câu hỏi đã cho trước các ý trả lời, đồng ý với ý nào đồng chí đánh dấu X vào ô vuông bên phải ý đó; với câu hỏi khác, đồng chí trả lời theo nội dung câu hỏi. Đề nghị đồng chí đọc kỹ câu hỏi và trả lời đúng với suy nghĩ của mình. Kết quả điều tra dùng cho nghiên cứu khoa học. Ý kiến trả lời câu hỏi được giữ bí mật về danh tính. Đồng chí không ghi, ký tên vào phiếu. Câu hỏi 1: Đồng chí cho biết ý kiến về sinh hoạt của tổ chức cơ sở đoàn ở địa phương đồng chí hiện nay? Mức độ Bình Khó Nội dung Tốt Chưa tốt thường đánh giá 1. Nền nếp sinh hoạt chi đoàn 2. Nền nếp sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 3. Nội dung sinh hoạt chi đoàn 4. Nội dung sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 5. Hình thức sinh hoạt chi đoàn 6. Hình thức sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 7. Kết quả sinh hoạt chi đoàn 8. Kết quả sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở Câu hỏi 2: Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, cần tháo gỡ vấn đề nào sau đây là chính? (SL - %) 1. Đổi mới nội dung sinh hoạt 4. Sáng tạo, linh hoạt của cán bộ đoàn 2/Đổi mới hình thức sinh hoạt 5. Ý thức sinh hoạt đoàn của đoàn viên 3. Lựa chọn thời điểm thích hợp 6. Bảo đảm quyền lợi cho đoàn viên Câu hỏi 3: Thời gian vừa qua đoàn thanh niên đã giáo dục cho đoàn viên những nội dung nào sau đây là chủ yếu? (SL - %) 1. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng sống 185 2. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3. Giáo dục về đạo đức, lối sống của người thanh niên 4. Giáo dục về truyền thống, văn hóa của địa phương 5. Giáo dục về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6. Giáo dục, tuyên truyền về định hướng nghề nghiệp 7. Tổ chức dạy nghề cho đoàn viên, thanh niên 8. Giáo dục về Đảng, Nhà nước 9. Giáo dục về tổ chức đoàn 10. Giáo dục về pháp luật, quy định của địa phương 11. Giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội 12. Phối kết hợp dạy nghề cho đoàn viên Câu hỏi 4: Hiểu biết của đoàn viên về những vấn đề chính trị - xã hội ở mức độ nào sau đây? (SL - %) Mức độ hiểu biết Nội dung chính trị - xã hội Bình Không Khó đánh Tốt thường tốt giá 1. Hiểu biết về Đảng 2. Hiểu biết về chính sách, pháp luật 3. Hiểu biết về đạo đức Hồ Chí Minh 4. Hiểu biết về truyền thống của địa phương 5. Hiểu biết về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6. Hiểu biết về đoàn, nhiệm vụ đoàn viên 7. Hiểu biết về phòng chống tệ nạn xã hội 8. Hiểu biết về xây dựng nông thôn mới Câu hỏi 5: Những năm gần đây, tổ chức cơ sở đoàn đã tổ chức cho đoàn viên tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội nào sau đây? (SL - %) 1. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương 2. Tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương 3. Tham gia chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công 4. Tuyên truyền về Đảng, đất nước, quê hương trong các ngày lễ lớn 5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 6. Tham gia tuyên truyền pháp luật 7. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 8. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh, thiên tai 186 Câu hỏi 6: Đồng chí cho ý kiến đánh giá kết quả các hoạt động tổ chức cơ sở đoàn đã tổ chức cho đoàn viên tham gia trong những năm vừa qua? (SL - %) Mức độ, kết quả Nội dung hoạt động Bình Không Khó Tốt thường tốt đánh giá 1. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 2. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương 3. Tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương 4. Tuyên truyền về Đảng, đất nước, quê hương trong các ngày lễ lớn 5. Tham gia tuyên truyền pháp luật 6. Chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công 7. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 8 Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh, thiên tai Câu hỏi 7: Trong thời gian tới, tổ chức cơ sở đoàn nên hướng các hoạt động của tổ chức đoàn vào các vấn đề nào sau đây? (SL - %) 1. Xung kích phát triển kinh tế của địa phương 2. Xung kích trong xây dựng nếp sống văn hóa 3. Xung kích trong phòng chống dịch bệnh 4. Xung kích trong phòng chống thiên tai 5.Xung kích giữ vững trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 6. Xung kích trong các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương Câu hỏi 8: Những năm gần đây, tổ chức cơ sở đoàn đã sử dụng các hình thức nào để tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương? (SL - %) 1.Tổ chức các đội xung kích 2. Tổ chức cho tất cả đoàn viên tham gia 3. Dựa vào những cá nhân đoàn viên tiên tiến để gây dựng phong trào 4. Tổ chức học tập, làm theo gương sáng trong sản xuất, công tác 5. Phối kết hợp nhiều lực lượng Câu hỏi 9: Theo đồng chí, trong các hình thức tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương, hình thức nào đạt hiệu quả cao (chọn 2 hình thức)? (SL - %) 1. Tổ chức các đội xung kích 187 2. Tổ chức cho tất cả đoàn viên tham gia 3. Dựa vào những cá nhân đoàn viên tiên tiến để gây dựng phong trào 4. Tổ chức học tập, làm theo gương sáng trong sản xuất, công tác 5. Phối kết hợp nhiều lực lượng Câu hỏi 10: Theo đồng chí, thanh niên gia nhập Đoàn, tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn vì lý do nào sau đây? (SL - %) Mong muốn được sinh hoạt trong một tổ chức chính trị - xã hội 1. Để có cơ hội trở thành công chức, viên chức cấp xã 2. Để được đóng góp với địa phương 3. Để thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của cá nhân Phát huy truyền thống của gia đình trong hoạt động cộng đồng 4. Để khẳng định bản thân trong cộng đồng 5. Để có nhiều bạn bè, mở rộng quan hệ xã hội 6. Theo sự khuyên bảo của bạn bè 7. Tạo dựng cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế cá nhân Câu hỏi 11: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về đội ngũ cán bộ đoàn ở địa phương hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó đánh Tốt thường tốt giá 1. Tinh thần trách nhiệm 2. Sự năng động, sáng tạo 3. Tri thức, kinh nghiệm công tác đoàn 4. Phương pháp, tác phong công tác đoàn 5. Tri thức khoa học, kỹ thuật 6. Uy tín với đoàn viên, thanh niên 7. Uy tín đối với cấp ủy Đảng, chính quyền 8. Uy tín trong cộng đồng làng xã 9. Uy tín trong đoàn viên, thanh niên Câu hỏi 12: Đồng chí có đồng ý với ý kiến cho rằng, địa phương nào kinh tế - xã hội phát triển thì ở địa phương đó phong trào đoàn được đẩy mạnh, hoạt động hiệu quả cao? (SL - %) 1. Đồng ý; 2. Không đồng ý ; 3. Khó đánh giá 188 Câu hỏi 13: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn hiện nay Mức độ tác động Nội dung đánh giá Không Khó Cao Thấp tác động đánh giá 1. Sự tác động của điều kiện kinh tế ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 2. Sự tác động của truyền thống cách mạng ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 3. Sự tác động của văn hóa, nếp sống văn hóa ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 4. Sự tác động của quan hệ gia đình, dòng họ ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn 5. Sự tác động của trật tự, an toàn xã hội ở địa phương đối với hoạt động của tổ chức Đoàn Câu hỏi 14: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về sự lãnh dạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự quan tâm của nhân dân đối với tổ chức đoàn, hoạt động của đoàn viên ở địa phương hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó Tốt thường tốt đánh giá 1. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 2. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 3. Sự quan tâm của đảng viên đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 4. Sự quan tâm của cán bộ thôn, xã đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 5. Sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 6. Sự ủng hộ của các doanh nhân, chủ trang trại, chủ cơ sở sản xuất đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 7. Sự quan tâm, ủng hộ của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 8. Sự quan tâm, ủng hộ của thanh niên đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 189 Câu hỏi 15: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia sinh hoạt, hoạt động của tổ chức đoàn Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó đánh Tốt thường tốt giá 1. Tinh thần trách nhiệm của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 2. Sự năng động, sáng tạo của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 3. Phương pháp, tác phong của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 4. Thái độ của đoàn viên đối với các hoạt động của Đoàn 5. Niềm tin của đoàn viên đối với tổ chức Đoàn, hoạt động của Đoàn 6. Tinh thần đoàn kết giữa các đoàn viên trong tổ chức Đoàn, hoạt động của Đoàn 7. Quan hệ giữa đoàn viên và cán bộ đoàn Câu hỏi 16: Để nâng cao ý thức đoàn cho đoàn viên, theo đồng chí cần chú trọng biện pháp nào sau đây? (SL - %) 1. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tổ chức Đoàn Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về trách nhiệm cho đoàn viên 2. Tổ chức sinh hoạt đoàn phong phú, thiết thực 3. Tổ chức hoạt động của Đoàn đa dạng, hiệu quả 4. Tổ chức Đoàn có hoạt động thiết thực, hiệu quả trong bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, thanh niên 5. Hoạt động của Đoàn đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên Câu hỏi 17: Đồng chí cho biết đội nét về bản thân - Đồng chí là: Nam ; Nữ Tuổi của đồng chí: 18-25; 26-30; trên 30 - Trình độ học vấn của đồng chí: THCS ; THPT ; Cao đẳng ; Đại học ; Sau đại học - Thâm niên công tác đoàn của đồng chí: 1-2 năm ; 3-4 năm ; 5-6 năm ; 7-8 năm ; 9- 10 năm ; trên 10 năm - Đồng chí là: Ban chấp hành chi đoàn ; Ban chấp hành đoàn cơ sở 190 Phụ lục 5: PHIẾU ĐIỀU TRA ĐOÀN VIÊN Đồng chí thân mến! Đề nghị đồng chí tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến trả lời của đồng chí góp phần hình thành các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn ở tỉnh ta trong thời gian tới. Với câu hỏi đã cho trước các ý trả lời, đồng ý với ý nào đồng chí đánh dấu X vào ô vuông bên phải ý đó; với câu hỏi khác, đồng chí trả lời theo nội dung câu hỏi. Đề nghị đồng chí đọc kỹ câu hỏi và trả lời đúng với suy nghĩ của mình. Kết quả điều tra dùng cho nghiên cứu khoa học. Ý kiến trả lời câu hỏi được giữ bí mật về danh tính. Đồng chí không ghi, ký tên vào phiếu. Câu hỏi 1: Đồng chí gia nhập Đoàn, tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn vì lý do nào sau đây? (SL - %) 1. Mong muốn được sinh hoạt trong một tổ chức chính trị - xã hội 2. Để có cơ hội trở thành công chức, viên chức cấp xã 3. Để được đóng góp với địa phương 4. Để thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của cá nhân 5. Phát huy truyền thống của gia đình trong hoạt động cộng đồng 6.Để khẳng định bản thân trong cộng đồng 7. Để có nhiều bạn bè, mở rộng quan hệ xã hội 8. Theo sự khuyên bảo của bạn bè 9. Tạo dựng cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế cá nhân Câu hỏi 2: Trong thời gian tham gia sinh hoạt, hoạt động của Đoàn thanh niên, đồng chí thu nhận được kết quả nào sau đây? (SL - %) 1. Nâng cao hiểu biết về chính trị - xã hội 2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của bản thân 3.Thông qua sinh hoạt đoàn được kết nạp vào đảng 4. Thông qua sinh hoạt đoàn được cử tuyển công chức cấp xã 5. Có thêm nhiều bạn bè 6. Được đóng góp công sức cho sự phát triển của địa phương 7. Tạo dựng điều kiện để phát triển kinh tế gia đình 191 Câu hỏi 3: Đồng chí cho biết ý kiến về sinh hoạt của tổ chức cơ sở đoàn ở địa phương đồng chí hiện nay? Mức độ Nội dung Bình Chưa Khó đánh Tốt thường tốt giá 1. Nền nếp sinh hoạt chi đoàn 2. Nền nếp sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 3. Nội dung sinh hoạt chi đoàn 4. Nội dung sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 5. Hình thức sinh hoạt chi đoàn 6. Hình thức sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở 7. Kết quả sinh hoạt chi đoàn 8. Kết quả sinh hoạt Ban chấp hành chi đoàn, đoàn cơ sở Câu hỏi 4: Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, cần tháo gỡ vấn đề nào sau đây là chính? (SL - %) 1. Đổi mới nội dung sinh hoạt 4. Sáng tạo, linh hoạt của cán bộ đoàn 2. Đổi mới hình thức sinh hoạt 5. Ý thức sinh hoạt đoàn của đoàn viên 3. Lựa chọn thời điểm thích hợp 6. Bảo đảm quyền lợi cho đoàn viên Câu hỏi 5: Thời gian vừa qua, đồng chí đã nhận được sự giáo dục nào từ tổ chức Đoàn thanh niên? (SL - %) 1. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng sống 2. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 3. Giáo dục về đạo đức, lối sống của người thanh niên 4. Giáo dục về truyền thống, văn hóa của địa phương 5. Giáo dục về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6. Giáo dục, tuyên truyền về định hướng nghề nghiệp 7. Tổ chức dạy nghề cho đoàn viên, thanh niên 8. Giáo dục về Đảng, Nhà nước 9. Giáo dục về tổ chức đoàn 10. Giáo dục về pháp luật, quy định của địa phương 11. Giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội 12. Phối kết hợp dạy nghề cho đoàn viên 192 Câu hỏi 6: Đồng chí đánh giá về mức độ hiểu biết của đoàn viên về những vấn đề chính trị - xã hội ở mức độ nào sau đây? (SL - %) Mức độ hiểu biết Nội dung chính trị - xã hội Bình Không Khó đánh Tốt thường tốt giá 1. Hiểu biết về Đảng 2. Hiểu biết về chính sách, pháp luật 3. Hiểu biết về đạo đức Hồ Chí Minh 4. Hiểu biết về truyền thống của địa phương 5. Hiểu biết về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6. Hiểu biết về đoàn, nhiệm vụ đoàn viên 7. Hiểu biết về phòng chống tệ nạn xã hội 8. Hiểu biết về xây dựng nông thôn mới Câu hỏi 7: Những năm gần đây, tổ chức cơ sở đoàn đã tổ chức cho đoàn viên tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội nào sau đây? (SL - %) 1. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương 2. Tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương 3. Tham gia chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công 4. Tuyên truyền về Đảng, đất nước, quê hương trong các ngày lễ lớn 5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 6. Tham gia tuyên truyền pháp luật 7. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 8. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh, thiên tai Câu hỏi 8: Đồng chí cho ý kiến đánh giá kết quả các hoạt động tổ chức cơ sở đoàn đã tổ chức cho đoàn viên tham gia trong những năm vừa qua? Mức độ, kết quả Nội dung hoạt động Tốt Bình Không Khó thường tốt đánh giá 1. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền 2. Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương 3. Tham gia xây dựng nếp sống văn hóa của địa phương 4. Tuyên truyền về Đảng, đất nước, quê hương trong các ngày lễ lớn 5. Tham gia tuyên truyền pháp luật 6.Chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công 7. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 8. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh, thiên tai 193 Câu hỏi 9: Trong thời gian tới, tổ chức cơ sở đoàn nên hướng các hoạt động của tổ chức đoàn vào các vấn đề nào sau đây? (SL - %) 1. Xung kích phát triển kinh tế của địa phương 2. Xung kích trong xây dựng nếp sống văn hóa 3. Xung kích trong phòng chống dịch bệnh 4. Xung kích trong phòng chống thiên tai 5. Xung kích giữ vững trật tự, an toàn xã hội ở địa phương 6. Xung kích trong các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương Câu hỏi 10: Những năm gần đây, tổ chức cơ sở đoàn đã sử dụng các hình thức nào để tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương? (SL - %) 1. Tổ chức các đội xung kích 2. Tổ chức cho tất cả đoàn viên tham gia 3. Dựa vào những cá nhân đoàn viên tiên tiến để gây dựng phong trào 4. Tổ chức học tập, làm theo gương sáng trong sản xuất, công tác 5. Phối kết hợp nhiều lực lượng 6. Hình thức khác (ghi rõ): Câu hỏi 11: Theo đồng chí, trong các hình thức tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương, hình thức nào đạt hiệu quả cao (chọn 2 hình thức)? (SL - %) 1. Tổ chức các đội xung kích 2. Tổ chức cho tất cả đoàn viên tham gia Dựa vào những cá nhân đoàn viên tiên tiến để gây dựng phong trào 3. Tổ chức học tập, làm theo gương sáng trong sản xuất, công tác 4. Phối kết hợp nhiều lực lượng Câu hỏi 12: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về đội ngũ cán bộ đoàn ở địa phương hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó Tốt thường tốt đánh giá 1. Tinh thần trách nhiệm 2. Sự năng động, sáng tạo 3. Tri thức, kinh nghiệm công tác đoàn 4. Phương pháp, tác phong công tác đoàn 5. Tri thức khoa học, kỹ thuật 6. Uy tín với đoàn viên, thanh niên 7. Uy tín đối với cấp ủy Đảng, chính quyền 8. Uy tín trong cộng đồng làng xã 9. Uy tín trong đoàn viên, thanh niên 194 Câu hỏi 13: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về sự lãnh dạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự quan tâm của nhân dân đối với tổ chức đoàn, hoạt động của đoàn viên ở địa phương hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó Tốt thường tốt đánh giá 1. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 2. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 3. Sự quan tâm của đảng viên đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 4. Sự quan tâm của cán bộ thôn, xã đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 5. Sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 6. Sự ủng hộ của các doanh nhân, chủ trang trại, chủ cơ sở sản xuất đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 7. Sự quan tâm, ủng hộ của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên 8. Sự quan tâm, ủng hộ của thanh niên đối với tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh niên Câu hỏi 14: Đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia sinh hoạt, hoạt động của tổ chức đoàn Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Bình Không Khó Tốt thường tốt đánh giá 1. Tinh thần trách nhiệm của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 2. Sự năng động, sáng tạo của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 3. Phương pháp, tác phong của đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động của Đoàn 4. Thái độ của đoàn viên đối với các hoạt động của Đoàn 5. Niềm tin của đoàn viên đối với tổ chức Đoàn, hoạt động của Đoàn 6. Tinh thần đoàn kết giữa các đoàn viên trong tổ chức Đoàn, hoạt động của Đoàn 7.Quan hệ giữa đoàn viên và cán bộ đoàn 195 Câu hỏi 15: Để nâng cao ý thức đoàn cho đoàn viên, theo đồng chí cần chú trọng biện pháp nào sau đây? (SL - %) 1. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tổ chức Đoàn □ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về trách nhiệm cho đoàn viên 2. Tổ chức sinh hoạt đoàn phong phú, thiết thực 3. Tổ chức hoạt động của Đoàn đa dạng, hiệu quả 4. Tổ chức Đoàn có hoạt động thiết thực, hiệu quả trong bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, thanh niên 5. Hoạt động của Đoàn đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên Câu hỏi 16: Đồng chí cho biết đội nét về bản thân - Đồng chí là: Nam; Nữ - Tuổi của đồng chí: dưới 18 tuổi ; 19-25 tuổi ; 25-30 tuổi; trên 30 tuổi - Trình độ học vấn của đồng chí: Tiểu học □; THCS □; THPT □; Cao đẳng □; Đại học □; Sau đại học □ - Nghề nghiệp của đồng chí (ghi rõ): - Đồng chí là đoàn viên được bao nhiêu năm?: 1-2 năm ; 3-4 năm ; 5-6 năm ; 7-8 năm ; 9-10 ; năm trên 10 năm 196 Phụ lục 6: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU (Phỏng vấn cán bộ, cán bộ đoàn) Đồng chí thân mến! Đề nghị đồng chí tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của đồng chí góp phần hình thành các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn ở tỉnh ta trong thời gian tới. Kính mong đồng chí ghi ra ý kiến của mình theo nội dung từng câu hỏi. Xin cảm ơn đồng chí! Câu hỏi 1: Đồng chí cho ý kiến về nền nếp, chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Đồng chí cho biết ý kiến về nội dung, hình thức, kết quả hoạt động xung kích của đoàn viên, thanh niên do Đoàn cơ sở tổ chức? Câu hỏi 3: Đồng chí cho biết ý kiến về trách nhiệm, năng lực, phương pháp công tác cảu cán bộ đoàn ở cơ sở hiện nay? Câu hỏi 4: Đồng chí cho biết ý kiến về ý thức của đoàn viên trong sinh hoạt và trong các hoạt động do Đoàn tổ chức? Câu hỏi 5: Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, theo đồng chí cấn chú trọng thực hiện biện pháp nào? Cảm ơn đồng chí đã tham gia trả lời câu hỏi!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_cua_to_chuc_co_so_doan_tinh_ninh_binh_hien.pdf
Tài liệu liên quan