Luận án Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại lào từ năm 1959 đến năm 1975

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN PHONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1975 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC CƯỜNG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng th

pdf254 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại lào từ năm 1959 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo quy định. Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Lê Văn Phong MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................................. 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 20 1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu, làm rõ 26 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết .................................... 28 * Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 29 Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1968 ...................................................... 31 2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1959-1968) .......................................................................................... 31 2.1.1. Truyền thống đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trước năm 1959 ......................................................................................................... 31 2.1.2. Tình hình quốc tế, khu vực .............................................................................. 34 2.1.3. Âm mưu của Mỹ đối với Lào và Việt Nam ...................................................... 36 2.1.4. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào về tăng cường đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ..................................... 38 2.1.5. Đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội Lào ............................................ 40 2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1959-1968) .................................................................................... 42 2.2.1. Sự ra đời, phát triển của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào ............ 42 2.2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ............ 55 2.2.3. Góp phần giúp cách mạng Lào xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ........................................... 69 * Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 79 Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 ...................................................... 81 3.1. Những yếu tố mới tác động đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1969-1975) ........................................................................................... 81 3.1.1. Tình hình quốc tế, khu vực ................................................................................ 81 3.1.2. Âm mưu mới của Mỹ đối với Lào và Việt Nam .................................................. 82 3.1.3. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về tăng cường đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ................. 84 3.2. Góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969-1975) ........................ 86 3.2.1. Các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục xây dựng, củng cố trong giai đoạn mới .................................................................................................................... 86 3.2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang về mọi mặt ...................................................................................................................... 97 3.2.3. Góp phần giúp cách mạng Lào đẩy mạnh chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước .................................................................................................................. 108 * Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 122 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................... 124 4.1. Kết quả ............................................................................................................. 124 4.2. Hạn chế ............................................................................................................. 136 4.3. Đặc điểm .......................................................................................................... 142 4.4. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 152 * Tiểu kết chương 4 ............................................................................................... 165 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................... 171 ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................... 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 172 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 Khoa học xã hội KHXH 3 Nhà xuất bản Nxb 4 Quân đội nhân dân QĐND 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào hình thành từ rất sớm, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, phát triển tới đỉnh cao trong năm đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phát huy thành tích, kết quả của quân tình nguyện Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và lực lượng cố vấn quân sự những năm đầu chống Mỹ (1954-1958), năm 1959, trên cơ sở thỏa thuận cấp cao giữa cách mạng hai nước Việt Nam - Lào, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 959 thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào. Tiếp đó, đáp ứng yêu cầu phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào lên tầm cao mới và theo yêu cầu của cách mạng Lào, Đoàn chuyên gia quân sự 463 (4/1963), Đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện 565 (5/1965)1 lần lượt được thành lập, được cử sang hoạt động tại Lào. Cùng với lực lượng quân tình nguyện, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào là một trong những lực lượng đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong suốt những tháng năm chiến đấu chống thù chung, quán triệt chủ trương, đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng và phương châm chiến lược “Giúp bạn là mình tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đã cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu, chiến thắng, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào và tác động tích cực đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia. Đi đôi với nhiệm vụ giúp cách mạng Lào xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang về mọi mặt, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã giúp cách mạng Lào xây dựng, phát triển chiến tranh nhân dân chống lại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và tay sai; đồng thời, tham mưu, đề xuất với cách mạng Lào phối hợp với cách mạng Việt Nam chống thù chung. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam, cách mạng Lào đã có một lực lượng vũ trang vững mạnh, một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, phù hợp điều kiện thực tế 1 Năm 1968 đổi tên thành Đoàn chuyên gia quân sự 565. 2 của cách mạng Lào trong thế chiến lược chung của cách mạng ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ xâm lược. Có thể nói, sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang cách mạng Lào với các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam là tài sản vô giá của mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu đã công bố, vị trí, vai trò và những đóng góp của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 chưa được thể hiện một cách hệ thống trong bất kỳ công trình nghiên cứu riêng nào. Từ thực tiễn này, chúng tôi cho rằng, đi sâu nghiên cứu, làm rõ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vấn đề cấp thiết. Không những thế, việc thực hiện tốt một công trình như đã nêu sẽ tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với các cựu chuyên gia quân sự, đồng thời qua đó đúc kết một số kinh nghiệm đối với các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp Quân đội Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay ngày càng hiệu quả, góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Ngoài tính cấp thiết trên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh sự chống phá về nhiều mặt của kẻ thù, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến trước đây đã bị xuyên tạc, đặc biệt trong việc Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam cử các đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện sang giúp đỡ cách mạng Lào. Do đó, việc làm rõ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 là đặc biệt quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để bảo vệ thành quả cách mạng cũng như liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã giành được, từ đó xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của quân đội và nhân dân hai nước. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi quyết định chọn “Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựng lại và làm rõ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, từ đó rút ra những kinh nghiệm vận dụng cho hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động tới hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Ba là, làm rõ sự ra đời, xây dựng, phát triển các đoàn chuyên gia quân sự về mọi mặt và quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1959-1968 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”) và 1969-1975 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước). Bốn là, rút ra nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Từ năm 1959 đến năm 1975. Năm 1959 là năm đoàn chuyên gia quân sự đầu tiên được thành lập sang hoạt động tại Lào; năm 1975 là năm cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn đánh dấu bằng sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975). Đây cũng là năm đoàn chuyên gia quân sự cuối cùng giúp cách mạng Lào kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi nhiệm vụ rút về nước. Về không gian: Đề tài giới hạn không gian chủ yếu trên đất Lào và có sự liên hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam. Bởi quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam trên đất Lào vừa là thực hiện nhiệm vụ quốc tế, vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc. Về nội dung nghiên cứu: Làm rõ cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động và những đóng góp cụ thể của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đối với cách mạng Lào trên một số lĩnh vực chủ yếu; đánh giá kết quả, hạn chế, từ đó nêu lên một số đặc điểm và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong những năm 1959-1975. 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sưu tầm, hệ thống hóa và thẩm định độ chính xác những tài liệu tổng kết về các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào thời kỳ chống Mỹ; hồi ký của các vị lãnh đạo Lào và của cựu chuyên gia quân sự Việt Nam; tham khảo các công trình biên soạn về lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử cách mạng Lào và lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Các tài liệu này hiện được lưu trữ tại Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Đặc biệt là nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng (K4), Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,v.v 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết quốc tế, về liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, về chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương và quân đội làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được mục đích đề ra, nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp liên ngành, trong đó phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic; bên cạnh đó là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia,v.v... Phương pháp thống kê cũng được nghiên cứu sinh sử dụng để làm rõ những nội dung nghiên cứu đề tài luận án đặt ra. Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là hai phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm làm rõ những yếu tố tác động, quá trình ra đời và phát triển của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào cũng như những đóng góp chủ yếu của lực lượng này đối với cách mạng Lào và sự tác động trở lại đối với cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào giữa hai giai đoạn 1959-1968, 1969-1975 và với lực lượng cố vấn quân sự trước năm 1959 cũng như với các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam sau năm 1975, từ đó tìm ra những điểm giống và khác nhau về vai trò, nhiệm vụ của chuyên gia quân sự trong mỗi thời kỳ, đồng thời giúp người 5 nghiên cứu có cái nhìn khách quan, để qua đó đánh giá toàn diện về lực lượng chuyên gia quân sự trong khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các thông tin thu thập được từ các kho lưu trữ (chủ yếu là tài liệu gốc) kết hợp với nguồn tài liệu thứ cấp sẽ được thẩm định một cách nghiêm túc, phân tích, đánh giá khách quan, sau đó tổng hợp thành nguồn tư liệu chính thức phục vụ đề tài. Những kết luận, nhận xét, đánh giá sẽ được xây dựng dựa trên sự phân tích và tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu. Phương pháp thống kê: Được sử dụng để làm rõ thành tích của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trên những mặt chủ yếu. Phương pháp này cũng được sử dụng để thống kê tổ chức lực lượng của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong mỗi thời kỳ. Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của những nhà nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Về hướng tiếp cận: Nghiên cứu hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 đề tài tiếp cận dưới góc độ lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lịch sử liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, lịch sử quân sự Việt Nam và lịch sử tổ chức quân sự (quá trình xây dựng, phát triển các đoàn chuyên gia quân sự). 5. Đóng góp của đề tài Cung cấp hệ thống tư liệu, tài liệu khai thác từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là hệ thống tư liệu gốc khai thác tại các trung tâm lưu trữ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Phục dựng lại hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1959-1968 và 1969-1975. Góp thêm nhận xét về quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trên cả hai phương diện kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, làm rõ nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó, từ đó chỉ rõ đặc điểm, tính chất hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự từ năm 1959 đến năm 1975. Đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam với thực tế là hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc bổ sung, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong thời gian tới. Cung cấp cơ sở lý luận để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và việc Đảng, Nhà nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam cử các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam sang hoạt động tại Lào. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam để xây dựng, củng cố tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào thời kỳ mới. Thực hiện thành công luận án là cơ sở để thực hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với các cựu chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Luận án có ý nghĩa quan trọng đối với việc tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lịch sử liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào và lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam thời kỳ hiện đại. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1968 Chương 3: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1969 đến năm 1975 Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam * Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, là một trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Tuy chỉ là kỷ yếu hội thảo khoa học, nhưng ở thời điểm đó, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được nhắc đến là một biểu tượng tốt đẹp trong lịch sử thế giới đương đại. Kết quả cuộc hội thảo góp phần làm sâu sắc quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... Đặc biệt, cuốn sách có nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào; về liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc và về quân tình nguyện Việt Nam tại Lào... Do đó, cuốn sách có giá trị to lớn trong việc cung cấp những tư liệu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp đó là tác giả Hoài Nguyên với cuốn Lào - Đất nước con người, Nxb Thuận Hóa, 1997, đã giới thiệu đất nước Lào tươi đẹp với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Cùng với đó, tác giả giới thiệu những nét lớn về lịch sử Lào qua các thời kỳ như: Thời kỳ tiền sử; Phạ Ngừm với việc thành lập Vương quốc Lạn Xạng; những triều đại tiếp sau Phạ Ngừm; nước Lào bị chia cắt dẫn đến sự xâm lược của phong kiến Xiêm; thực dân Pháp xâm lược Lào và cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống Pháp xâm lược, và cuối cùng tác giả viết về đế quốc Mỹ thế chân Pháp xâm lược Lào. Khi mô tả về 20 năm đấu tranh của nhân dân Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược và giành thắng lợi vĩ đại (1955-1975), cuốn sách dành nhiều trang viết về mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước Lào - Việt Nam trên các mặt, đặc biệt là trong đấu tranh quân sự, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Lào vào năm 1975. Cũng trong năm 1997, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia hoàn thành công trình Lịch sử Lào, được Nxb KHXH ấn hành. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu cơ bản về lịch sử Lào, gồm bốn phần chính: Phần thứ nhất - Từ những di tích văn minh thời tiền sử và sở sử đến sự hình thành các mường cổ đại trên đất nước Lào; Phần thứ hai 8 - Vương quốc Lào - Lạn Xạng thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước; Phần thứ ba - Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Phần thứ tư - Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, thắng lợi vĩ đại năm 1975. Cuốn sách dành nhiều trang viết về mối quan hệ Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ chống Mỹ, liên minh chiến đấu giữa hai nước được cuốn sách mô tả phát triển tới đỉnh cao, trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào. Năm 2006, Nxb CTQG ấn hành cuốn Lịch sử Lào hiện đại, Tập II, của nhóm tác giả Nguyễn Hùng Phi và Bua-si Cha-lơn-súc, nêu bật sự phát triển của cách mạng Lào qua các giai đọan: 1954-1975 và 1975-2000. Trong đó, cuốn sách dành phần chủ yếu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào, nêu bật đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tinh thần đoàn kết của nhân dân Lào, đặc biệt là tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam về mọi mặt chống Mỹ xâm lược và tay sai. Năm 2007, Nxb CTQG ấn hành cuốn Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000 của tác giả Lê Đình Chỉnh, không chỉ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về lịch sử của nhân dân hai nước Việt - Lào trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do - giai đoạn 1954-1975, mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình đổi mới (1986-2000) cùng những thành tựu đạt được của hai nước trên nhiều lĩnh vực. Đáng lưu ý, trong các Chương 1, 2 và 3, tác giả đã nêu bật tình đoàn kết chiến đấu giữa quân dân hai nước chống Mỹ xâm lược và kết quả của tình đoàn kết chiến đấu giành được là giải phóng hoàn đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của hai dân tộc Việt - Lào. Trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động. Với ý nghĩa đó, năm 2007, bài viết Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả Nguyễn Văn Nhật, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 (tr.3-9), đã làm rõ quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là quá trình đường Hồ Chí Minh lật cánh sang phía Tây Trường Sơn chạy trên đất Lào, được quân dân Lào hết lòng ủng hộ, giúp đỡ phát triển tuyến đường, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân dân Lào anh em. 9 Năm 2012, Nxb Thanh Hóa ấn hành cuốn Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930-2010), đã đề cập mối quan hệ toàn diện giữa hai tỉnh qua các thời kỳ lịch sử: Thanh Hóa - Hủa Phăn trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; Thanh Hóa góp phần xây dựng Đảng bộ Lào và phong trào đấu tranh tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (1930-1945); Thanh Hóa thực hiện vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); Thanh Hóa thực hiện vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Thanh Hóa - Hủa Phăn hợp tác, phát triển toàn diện (1975-1995); Thanh Hóa - Hủa Phăn hợp tác phát triển toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2010). Đặc biệt, trong công trình này, khi mô tả về vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cho chúng ta thấy một góc nhìn mới về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tiếp tục khai thác các sự kiện lịch sử ở một địa phương, một khu vực riêng lẻ trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Các sự kiện lịch sử Trung Lào trong quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Quảng Trị (9/2009) đã cung cấp nhiều bài viết có giá trị như: Sự đồng tâm, hiệp lực giữa Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Lao động Việt Nam trong bước khởi đầu xác định phương pháp đấu tranh chống đế quốc Mỹ của tác giả Trịnh Nhu; Vị trí của Trung Lào trong chiến lược toàn Lào và mối quan hệ Lào - Việt trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của tác giả Đức Vượng; Quan hệ Việt - Lào trên địa bàn Trung Lào nhìn từ khía cạnh văn hóa và truyền thống đoàn kết đấu tranh trong lịch sử của tác giả Phạm Văn Linh; Vị trí, vai trò của các sự kiện Trung Lào và những đóng góp của quân dân Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (1945- 1975) của tác giả Mai Quang Phấn..., một lần nữa cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa Trung Lào với các tỉnh miền Trung của Việt Nam trong tổng thể mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Nổi bật trong nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào phải kể đến: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Nxb CTQG, Hà Nội, 2011. Đây là sản phẩm chính trong dự án nghiên cứu quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Công trình dày 914 trang, là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của những nhà khoa học Việt Nam và Lào với: Phần thứ nhất, Dưới sự 10 lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào phát huy truyền thống đặc biệt, đấu tranh giành độc lập, tự do (1930-1945); Phần thứ hai, liên minh Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Phần thứ ba, quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến 2007; Phần thứ tư, thành quả, bài học và triển vọng. Trong phần thứ hai, công trình nêu bật quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo đó, bên cạnh lực lượng quân tình nguyện, một số đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã được công trình đề cập là một nhân tố quan trọng góp phần xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Năm 2012, tác giả Đàm Đức Vượng với cuốn Cay-xỏn Phôm-vi-hản - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb CTQG, Hà Nội, đã khái quát cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản từ tuổi ấu thơ đến năm 1992 với các giai đoạn: Tuổi trẻ chí lớn (1920-1945); Tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc (1945-1946); Những năm kháng chiến chống Pháp xâm lược Lào (1946- 1954); Cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955-1975); Cùng Trung ương Đảng lãnh đạo công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước (1975-1992) và cuối cùng viết về Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản sống mãi trong lòng nhân dân Lào. Có thể nói, trong tổng thể mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản là biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt ấy và luôn dành nhiều tình cảm sâu đậm với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Đối với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, đã nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có giá trị như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), 9 tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2013; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11 - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 12 - Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011. Cùng với đó phải kể đến Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2015... Đây là những công trình không chỉ nêu bật cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn; nêu bật đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng cùng tinh thần đại đoàn kết 11 toàn dân chống Mỹ xâm lược, mà trong các công trình trên đã đề cập sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam; đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được nhắc đến là một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương nói chung. Cùng với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, bộ Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học ...hành năm 1997. Với việc phục dựng lại nhiều trận đánh ở hai miền Nam - Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là mô tả cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn đã cho thấy quyết tâm của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời cho thấy liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 bằng Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971). Bên cạnh mô tả những trận đánh quyết định trong cuộc chiến tranh Việt Nam, tác giả Nigel Cawthorne với cuốn Chiến tranh Việt Nam - được và mất, 23 (Thanh Xuân dịch), Nxb Đà Nẵng ấn hành 2007, đã mô tả những nét chính yếu nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam, được tác giả nhấn mạnh đây là cuộc chiến tranh diễn ra lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong phần thứ 9 của cuốn sách với tiêu đề Mở rộng cuộc chiến - Mục: Địa thế của Lào, tác giả đã mô tả liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào được phát huy cao độ trong việc đánh bại nhiều cuộc hành quân của quân đội Mỹ và quân đội tay sai. Giô-dép A.Am-tơ, Lời phán quyết về Việt Nam (tiếng nói của một công dân) (Nguyễn Tấn Cưu dịch), Nxb QĐND, Hà Nội, 1985, là cuốn sách nhân danh một công dân Mỹ nhằm vạch trần thất bại của nhiều đời Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách gồm bốn phần, nêu rõ sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam; cuộc chiến tranh Việt Nam của Johnson; cuộc chiến tranh Việt Nam của Nixon và thảm họa Việt Nam. Theo đó, nằm trong âm mưu chung của các đời Tổng thống Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam luôn nằm trong âm mưu mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, đặc biệt là việc đánh phá bằng không quân Mỹ. Vấn đề này được cuốn sách nhấn mạnh: “Trước sức ép của cuộc đấu tranh mạnh mẽ trong nước Mỹ do số thương vong của Mỹ ở chiến trường Việt Nam ngày càng tăng, Nixon buộc phải rút quân, nhưng lại thay bằng cuộc chiến tranh không quân kỹ thuật ác liệt nhất trong lịch sử. Riêng số bom thả xuống miền Nam và miền Bắc Việt Nam đã gấp hơn hai lần toàn bộ số bom được thả trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nixon đã tiến công vào Campuchia và Lào, mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương” [82, tr.6]. Ga-bri-en Côn-cô, Giải phẫu một cuộc chiến tranh (Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại) (Nguyễn Tấn Cưu dịch), Nxb QĐND, Hà Nội, 1989. Cuốn sách gồm 5 phần, trình bày: Nguồn gốc của cuộc chiến tranh cho đến năm 1960; cuộc khủng hoảng ở miền Nam Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ (1961-1965); chiến tranh tổng lực (1965-1967) và sự biến đổi của Nam Việt Nam; cuộc tiến công Tết và các sự kiện năm 1968; chiến tranh ngoại giao (1969-1972) và cuộc cuộc khủng hoảng của Việt Nam Cộng hòa và sự kết thúc chiến tranh (1973-1975). Trong đó, một phần của cuốn sách trình bày về sự mở rộng chiến tranh của Mỹ đối với Lào, đặc biệt là về không quân. Cuốn sách nhấn mạnh: “Ngay khi vì sức ép chính trị mà Mỹ phải chấm dứt một phần ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ chỉ việc chuyển máy bay sang Lào và số bom trên toàn chiến trường Đông 24 Dương không bao giờ giảm xuống. Lào và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chịu một nửa toàn bộ các phi vụ” [78, tr.198]. Nước Mỹ và Đông Dương từ Ph.Ru-dơ-ven đến R.Nixon của Bi-tơ A.Pu-lơ là một trong nhiều cuốn sách xuất bản ở Mỹ viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, được Vũ Bách Hợp dịch, Nxb Thông tin Lý luận ấn hành năm 1986, gồm 20 chương, mô tả cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh lâu dài nhất, tốn kém nhất, gây ra sự chia rẽ sâu sắc nhất trong xã hội Mỹ và cũng là một “thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Đặc biệt ở Chương 6, cuốn sách đề cập “Việc trung lập hóa của Lào”, đã mô tả lại nhận thức của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy về Lào; trình bày diễn biến của Hội nghị Giơnevơ về Lào những năm 1961-1962 và mô tả sự thất bại của Mỹ tại chiến trường Nậm Thà (1962) đã đem tới những dấu hiệu báo động cho Mỹ, bởi nhân tố làm nên thắng lợi này là sức mạnh của liên quân Lào - Việt. Cùng với đó, cuốn sách mô tả việc Chính phủ liên hiệp lần thứ hai ở Lào được thành lập và chính sách của Mỹ đối với Lào sau Hiệp định Giơnevơ 1962... Tuy không trực tiếp đề cập đến chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, nhưng với những sự kiện và tư liệu được trình bày, cuốn sách giúp ích nhiều cho nghiên cứu luận án khi làm rõ sự phát triển của tình hình cách mạng Lào trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. George C.Herring, Cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ, xuất bản lần đầu tại Mỹ vào năm 1985, được Lê Phương Thúy dịch, Nxb CTQG ấn hành năm 1998, gồm 8 chương, làm rõ cuộc chiến tranh Việt Nam qua các giai đoạn: 1950-1954, 1954-1961, 1961-1963, 1963-1965, 1965-1967, Tết Mậu Thân 1968, 1969-1973 và thất bại chiến tranh ở Việt Nam cũng như hậu quả của nó. Trong cuốn sách, tác giả dành một phần trình bày âm mưu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam gắn liền với chiến tranh xâm lược Lào, trong đó nêu rõ: Tháng 2/1971, Nixon mở rộng chiến tranh, cho phép đánh lớn ở Lào. Tuy nhiên cuốn sách cũng chỉ rõ: Cuộc hành quân vào Lào chỉ là một trận đấu thủ hòa tốn kém, và cũng có thể coi là một đại bại [80, tr.309]. Bên cạnh những công trình đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản, hiện có một số công trình chưa được dịch ra tiếng Việt, có liên quan đến chủ đề luận án nghiên cứu, được coi là những yếu tố tác động đến liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào nói chung và hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào nói riêng. Cuốn What the Air force did in Vietnam and why [Không quân đã làm gì ở Việt Nam và tại sao]/Earl H. Tilford, Washington: Air university press, 1991, đã trình bày quá trình tham chiến của không quân Mỹ ở Việt Nam, Lào cũng như ở 25 Campuchia. Sự tham chiến của không quân Mỹ được cuốn sách đánh giá căn bản là thất bại, do đó không quân Mỹ đã phải tiến hành cải tổ. Cuốn sách nêu lên quá trình cải tổ không quân Mỹ, chỉ rõ vai trò của những nhà hoạch định chính sách, hoạch định chiến lược của không quân Mỹ tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Theo cuốn sách, không quân Mỹ luôn được sử dụng là lực lượng ném bom chiến lược đối với những trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam có phối hợp với các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam cũng như ở chiến trường Lào và Campuchia. Sự thất bại trong các cuộc ném bom ở Việt Nam, Lào, Campuchia làm cho không quân Mỹ không còn được coi là huyền thoại như họ từng đề cao trong nhiều năm trước đó. Cũng đề cập đến lực lượng không quân, cuốn The advisory years to 1965 [Những năm hỗ trợ cho đến 1965] /Robert F. Furtell, Washington, D.C. : Government Printing Office, c'1981, là ký sự về không lực Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, ở Lào và trong chừng mực nào đó có nhắc đến sự hoạt động của không quân ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến 1975. Cuốn US Global Involvement: A Study of American Expansionism [Sự can dự toàn cầu của Mỹ: Nghiên cứu về chủ nghĩa bành trường Mỹ] /M. L. Gujral, New Delhi: Arnold-Heiremann, c'1975, nghiên cứu sự bành trướng của Mỹ ở trong nước và ngoài nước; chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ được thực hiện thông qua các biện pháp quân sự, viện trợ, buôn bán, đầu tư, sự lật đổ của CIA... Bên cạnh đó, cuốn sách dành nhiều trang mô tả quá trình bành trướng lãnh thổ và can thiệp của Mỹ ở các nước Mỹ Latinh cũng như sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam, Lào, Campuchia và các quốc gia châu Á khác. Đối với Việt Nam và Lào, âm mưu, thủ đoạn của Mỹ được đề cập hết sức rõ nét, nhằm biến những nơi này thành căn cứ quân sự, thành thuộc địa kiểu mới để ngăn chặn phong trào cộng sản đang lan rộng ở Đông Dương và Đông Nam Á. At war with Asia [Cuộc chiến tranh với châu Á]/ Noam Chomsky, New York: Pantheon Book, c'1970 là cuốn sách tiêu biểu nghiên cứu cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương, trong đó đề cập tới sự bế tắc của Chính phủ và quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Lào và Campuchia, đặc biệt là thời điểm Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Cuốn Vietnam documents: American and Vietnam views of the war [Những tài liệu về Việt Nam: Quan điểm của Việt Nam và Mỹ về chiến tranh]/ Ed. by: George 26 Katsiaficas, London: M.E. Sharpe, 1992, New York, đã tóm tắt cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất; về Hội nghị Giơnevơ 1954 và những năm sau đó; sự kiện vịnh Bắc Bộ; cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; phong trào phản chiến ở Mỹ; Việt Nam hoá chiến cuộc; Hiệp định Paris và sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách cũng đề cập đến sự có mặt của bộ đội Việt Nam ở Lào và các hoạt động giúp đỡ cách mạng Lào trong những năm 1954-1975. Bên cạnh những công trình trên hiện còn nhiều công trình liên quan đến chủ đề luận án nghiên cứu như: Langer, Paul F. and Zasloff, Joseph J. (1970), North Vietnam and the Pathet Lao: Partners in the struggle for Laos [Bắc Việt và Pathet Lào: Liên minh chiến đấu vì Lào] Cambridge, Mass.: Harvard University Press; Adams, Nina S., McCoy, Alfred W., eds. (1970), Laos: War and Revolution [Lào: Chiến tranh và cách mạng], Harper Colophon Book Series, CN 221, New York, Harper and Row; D.Welsh (1981), The history of the Vietnam war [Lịch sử chiến tranh Việt Nam], London: Bison books limited; Hung Manh Nguyen (1987), The Vietnam war in retrospect: Its nature and some lessons [Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam - Bản chất và bài học], Westport: Greenwood Press; Chinnery P.D (1994), The secret war in Laos 1967-1968 [Cuộc chiến bí mật ở Lào những năm 1967-1968], England: Airlife; Evans, Grant (ed.) (2000), Laos Culture and Society [Lào: Văn hoá và xã hội], Institute of Southeast Asian Studies, Singapore; Grant Evans, (2002), A Short History of Laos: the Land in between [Lược sử Lào: Vùng đất nằm kẹp giữa], Silkworm Books, Thailand,v.v Nhìn chung, những công trình này tuy ít đề cập trực tiếp tới hoạt động của quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào nhưng đã cung cấp nhiều tư liệu quý và gợi mở nhiều vấn đề giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu luận án. 1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu, làm rõ Sự ra đời và quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào là nét nổi bật trong lịch sử quan hệ đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc. Chính vì vậy, đây là một đề tài giành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, những công trình đã công bố có những đóng góp cơ bản sau: 27 Thứ nhất, về tư liệu: Các học giả trong và ngoài nước đã khai thác được nhiều tư liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ lớn của Việt Nam như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và lưu trữ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ liên quan đến quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung cũng như liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, về quân tình nguyện và chuyên gia quân sự nói riêng. Bên cạnh đó còn phải kể tới các cuốn hồi ký của các nhân vật, đặc biệt là những nhân vật có nhiều đóng góp cho quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã được các nhà nghiên cứu sưu tầm, phân tích, xử lý nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những khối tài liệu này không chỉ soi rọi nhiều vấn đề lịch sử mà còn gợi mở một số nội dung về liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, về hoạt động của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào nói riêng, ngoài những công trình sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu, một số nghiên cứu đã sử dụng đạt hiệu quả cao bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Chính trị học, Khoa học quân sự, Xã hội học, Dân tộc học,v.v Đây là đóng góp nổi bật của các công trình nghiên cứu xuất bản trong những năm gần đây. Thứ ba, về nội dung: Có thể thấy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài về cơ bản đã góp phần phục dựng sinh động mối quan hệ và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, dưới nhiều góc độ, chiều kích khác nhau và có những đánh giá, nhận xét sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt, về liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước cũng như đúc kết những kinh nghiệm quý báu về mối quan hệ đặc biệt này, tiêu biểu như dự án Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930- 2007). Bên cạnh đó, các công trình do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Cục Khoa học Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Lào phối hợp tổ chức nghiên cứu, biên soạn đã phần nào mô tả được sự ra đời và hoạt động của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong những năm kháng chiến chống Mỹ của hai dân tộc. Cùng với đó còn phải kể đến các luận văn, luận án, chuyên luận của các nhà nghiên cứu đã công bố phần nào giới thiệu về hoạt động riêng lẻ của từng đoàn quân tình nguyện, từng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào hay hoạt động của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự của một tỉnh cụ thể tại chiến trường Lào như: 28 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,v.v... Những công trình này giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn toàn diện hơn về truyền thống đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng kháng chiến trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào nói chung, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào nói riêng đã thu được nhiều kết quả cả về tư liệu, phương pháp luận cũng như nội dung lịch sử. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về các vấn đề như: Những yếu tố tác động tới quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong giai đoạn 1959- 1975; chưa hệ thống hóa và phục dựng được đầy đủ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào; nêu lên những đóng góp nổi bật của các đoàn chuyên gia quân sự đối với sự phát triển của cách mạng Lào qua từng giai đoạn và sự tác động trở lại đối với cách mạng Việt Nam; chỉ ra đặc điểm chung về quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự và làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm chung cho tất cả các đoàn chuyên gia quân sự để vận dụng trong tình hình thực tiễn hiện nay. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu các công trình nghiên cứu trên rất quan trọng, vừa cung cấp nhiều tư liệu quý, vừa là sự gợi mở bổ ích cho nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài luận án này. Từ thực tiễn trên, luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề sau: Một là, hệ thống hóa tư liệu, tài liệu từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau liên quan đến quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, đặc biệt là những tư liệu gốc lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), trên cơ sở đó phục dựng lại quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Hai là, bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động tới quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, đó là truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trước năm 1959; tình hình quốc tế, khu vực; những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Lào và Việt Nam cũng như chủ trương, đường lối của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về tăng 29 cường đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đặc biệt là những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội của Lào, qua đó khẳng định sự liên minh chiến đấu, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng hai nước là một tất yếu đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng mỗi nước trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Bởi những yếu tố này đã tác động trực tiếp, toàn diện tới hoạt động và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào những năm chống Mỹ. Ba là, quá trình tổ chức, xây dựng các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam gắn với tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào. Bởi sự phát triển của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào luôn gắn chặt với yêu cầu thực tiễn cách mạng Lào phối hợp với cách mạng Việt Nam chống thù chung. Bốn là, những đóng góp chủ yếu của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đối với cách mạng Lào trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang trung lập yêu nước, trong xây dựng và phát triển chiến tranh nhân dân chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (chiến tranh đặc biệt 1959-1968, chiến tranh đặc biệt tăng cường 1969-1973) và quá trình giúp cách mạng Lào đấu tranh giành chính quyền những năm 1973-1975. Bên cạnh đó, luận án còn phân tích sự tác động của cách mạng Lào đối với cách mạng Việt Nam thông qua sự giúp đỡ của các đoàn chuyên gia quân sự bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, cụ thể. Năm là, nhận xét về những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, từ đó chỉ rõ đặc điểm và đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. * Tiểu kết chương 1 Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam nói chung, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào nói riêng từ rất sớm đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, đơn vị, các vị lãnh đạo chủ chốt cùng nhiều học giả ở trong và ngoài nước. Chiếm đa số các nghiên cứu đó là các cơ quan, đơn vị, các vị lãnh đạo, những học giả Việt Nam và Lào. Thực tế các công trình nghiên cứu đã công bố đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về “Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975”. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã đánh giá kết quả của các công trình đạt được trên cả phương diện “nội dung”, “tư liệu” và “phương pháp nghiên cứu”, tìm ra những điểm, những nội dung có thể tham 30 khảo, kế thừa; đồng thời, chỉ ra những “khoảng trống” các công trình nghiên cứu đã công bố chưa đề cập; từ đó xác định những vấn đề, những nội dung luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết. Bên cạnh đó, tổng quan tình hình nghiên cứu giúp nghiên cứu sinh lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài “Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975”; có cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn để rút ra đặc điểm, đánh giá kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và đúc kết những bài học kinh nghiệm mang tính gợi mở đối với các đoàn chuyên gia quân sự sang hoạt động tại Lào trong giai đoạn hiện nay. 31 Chương 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1968 2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1959-1968) 2.1.1. Truyền thống đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trước năm 1959 Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, do có nhiều điểm tương đồng về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là nhiều lần chung vận mệnh lịch sử, từ rất sớm hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đã đoàn kết bên nhau chống thù chung, hình thành nên tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt. Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đã cùng nổi dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau chống thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của người Lào Thơng do ông Kẹo và ông Co-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901-1937) trên cao nguyên Bô-lô-ven1 diễn ra cùng lúc với phong trào đấu tranh của nhân dân vùng Tây Nguyên (Việt Nam), do tù trưởng I-rê của dân tộc Xơ-đăng trực tiếp lãnh đạo. Trong cuộc đấu tranh này, nghĩa quân Xơ-đăng đã phối hợp chặt chẽ với người Lào Thơng bên kia biên giới trong cuộc tấn công san bằng đồn canh địch trên ngã ba sông K-rông Pô-cô và Đác Psi ngày 27/5/1901. Sau cuộc khởi nghĩa này, nhiều cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đã diễn ra và có sự phối hợp với nhau nhưng cuối cùng đều thất bại do thiếu một đường lối, thiếu tổ chức và sự lãnh đạo đúng đắn. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử Việt Nam, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [109, tr.30]. Đến mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương theo yêu cầu chung lúc ấy. 1 Cao nguyên Bô-lô-ven nằm ở vùng biên giới giữa ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia. Từ cao nguyên này có thể kiểm soát một phần lớn Hạ Lào cũng như một phần vùng Tây Nguyên Việt Nam và vùng Đông Bắc Campuchia. 32 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam và Lào diễn ra mạnh mẽ, có sự phối hợp với nhau. Tháng 8/1945, thời cơ giành độc lập cho Việt Nam và Lào xuất hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945; đến ngày 12/10/1945, nhân thời cơ phát xít Nhật đầu hàng quân “Đồng minh” và phong trào cách mạng của quần chúng lên cao, Lào tuyên bố độc lập. Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam bước sang một trang sử mới. Nhằm đưa tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới, ngày 16/10/1945, tại Viêng Chăn, Việt Nam và Lào ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt và đến ngày 30/10/1945 ký Hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt nhằm giúp đỡ nhau về mọi mặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Đó là những văn kiện chính thức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Lào Ítxala, tạo cơ sở pháp lý để hai dân tộc hợp tác, liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm đầu chống Pháp, Việt Nam và Lào đẩy mạnh liên minh chiến đấu. Trên tinh thần như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kháng chiến của Việt - Miên - Lào là của chung chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên - Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên - Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi” [69, tr.213], Việt Nam đã trở thành chiến trường chính, nơi Pháp tập trung lực lượng đông nhất, nơi diễn ra những trận chiến lớn với quân xâm lược Pháp, đồng thời Việt Nam trở thành hậu phương lớn, chỗ dựa vững chắc đối với cách mạng Lào. Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Việt Nam, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ngày 20/1/1949, Quân đội Lào Ítxala ra đời. Đến năm 1950, Lào xây dựng được nhiều vùng giải phóng và khu căn cứ rộng lớn, chiếm một phần ba diện tích nước Lào, mở thông với các vùng căn cứ Tây Bắc, các vùng hậu phương của Liên khu 4 và Liên khu 5 (Việt Nam), tạo thành một thế kháng chiến liên hoàn vững chắc giữa Việt Nam và Lào suốt theo chiều dài biên giới từ Bắc xuống Nam. Đặc biệt, từ ngày 13-15/8/1950, tại tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam) diễn ra Đại hội quốc dân Lào, quyết định thống nhất các tổ chức quần chúng, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, tức Neo Lào Ítxala và Chính phủ kháng chiến Lào, do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm Thủ tướng. 33 Trên cơ sở sự phát triển toàn diện của cách mạng Lào, trong năm 1951, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử hơn một vạn cán bộ, chiến sĩ sang phối hợp và giúp đỡ nhân dân Lào đẩy mạnh kháng chiến. Tháng 4/1951, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Mặt trận Thượng Lào được thành lập nhằm thống nhất các lực lượng quân tình nguyện ở Bắc Lào và Tây Lào (gồm Đoàn 80, 81, 82, 83) tập trung cùng các lực lượng cách mạng Lào xây dựng khu giải phóng Thượng Lào thành căn cứ địa chính của cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, để tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển mạnh mẽ, năm 1953, Đảng và Chính phủ Việt Nam quyết định phối hợp với Chính phủ kháng chiến Lào mở Chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa. Tháng 12/1953, một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ đội Lào Ítxala và quân tình nguyện Việt Nam mở Chiến dịch Trung, Hạ Lào. Thắng lợi của các chiến dịch này không chỉ tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào phát triển mạnh mẽ mà còn tác động trực tiếp tới Việt Nam. Ngày 13/3/1954, quân dân Việt Nam mở đầu cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính, quân dân Lào đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào kiềm chế địch, góp phần “chia lửa” với chiến trường chính. Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia kết thúc thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơvơne lập lại hòa bình ở Đông Dương, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Mặc dù Hiệp định Giơnevơ được ký kết, thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia, nhưng đế quốc Mỹ, với mưu đồ làm bá chủ thế giới đã thay chân Pháp vào xâm lược Đông Dương. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ nhằm bao vây và làm bàn đạp tấn công Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như các nước xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh can thiệp vào Lào, biến Lào thành thuộc địa kiểu mới, đồng thời phá hoại nền trung lập của Campuchia, tiến tới thôn tính và biến ba nước Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới hoặc lệ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, sau năm 1954, đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Dương, trước hết là đối với Việt Nam và Lào. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, ngày 16/7/1954, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh công bố quyết định thành lập Đoàn cố vấn quân sự Việt 34 Nam giúp Quân đội Pathét Lào, lấy bí danh là Đoàn 100; Chính ủy Đại đoàn 316 Chu Huy Mân làm Đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. Trước ngày Đoàn sang Lào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh căn dặn: “Phải luôn luôn nắm vững đường lối quan điểm quốc tế của Đảng, tập trung mọi sức lực giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ bạn, bạn nhanh chóng trưởng thành tự đảm đương được nhiệm vụ Giúp bạn theo phương thức cố vấn là một công việc mới mẻ đối với cán bộ ta. Vì vậy, phải chú trọng tìm hiểu thực tế, rút kinh nghiệm qua từng nhiệm vụ, từng việc làm để không ngừng cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giúp bạn” [11, tr.21-22]. Hoạt động trong điều kiện bí mật, xa đất nước, Đoàn cố vấn quân sự 100 đã phát huy truyền thống của quân tình nguyện Việt Nam trước đây, vượt qua nhiều khó khăn, từ năm 1954 đến năm 1958 đã giúp Quân đội Pathét Lào xây dựng Cơ quan Bộ chỉ huy tối cao, khối bộ đội chủ lực và một số đơn vị trực thuộc; đặc biệt là Đoàn đã giúp thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang, qua đó nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần giác ngộ cách mạng và sự tin tưởng tuyệt đối của cán bộ, chiến sĩ vào sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, Đoàn còn giúp quân đội và nhân dân hai tỉnh tập kết Hủa Phăn và Phong Xa Lỳ chiến đấu đánh bại các cuộc tiến công của quân phái hữu, buộc Chính phủ Vương quốc phải chấp nhận hiệp thương chính trị, thực hiện hòa hòa dân tộc, thành lập Chính phủ liên hiệp lần thứ nhất vào năm 1957. Những thành tích đạt được của Đoàn cố vấn quân sự 100 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào là dấu ấn sâu đậm của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào thời gian sau đó. Có thể thấy, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hình thành sớm trong lịch sử, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, gây dựng, đã không ngừng phát triển và ngày càng gắn bó bền chặt trong cuộc đấu tranh chống thù chung. Đặc biệt, với sự hoạt động tích cực, hiệu quả của quân tình nguyện Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và lực lượng cố vấn quân sự những năm đầu chống Mỹ (1954-1958) đã đưa tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam lên một tầm cao mới, là yếu tố tích cực tác động trực tiếp tới hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào những năm sau đó. 2.1.2. Tình hình quốc tế, khu vực Trong những năm 50, 60 thế kỷ XX, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và giữ vai trò quan trọng trong các lực lượng cách mạng của nhân dân thế giới. Sau thành công 35 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất (1957), đến năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ đầu tiên, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Về đối ngoại, Liên Xô phát triển tình đoàn kết với các nước dân chủ nhân dân, củng cố toàn diện hệ thống xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới. Đối với Trung Quốc, từ năm 1959, Chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng”1 nhằm sớm đưa đất nước vượt qua thời kỳ quá độ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng nóng vội, chủ quan đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nổi bật là kinh tế lâm vào khủng hoảng, nội bộ Đảng Cộng sản phân ...n niên sự kiện và tư liệu), Tập 1 (1930-1975), Nxb QĐND, Hà Nội. 142. Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang Quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1945-1988). 2006. Nxb QĐND, Hà Nội. 143. Tổng kết chiến dịch Mường Sủi - Salaphukhun (1971-1972). 2014. Viêng Chăn (bản dịch tiếng Việt, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam). 144. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. 1997. Lịch sử Lào, Nxb KHXH, Hà Nội. 145. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng. 2004. Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. 146. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 2015. Quân tình nguyện Việt Nam ở Nam Trung Bộ làm nhiệm vụ quốc tế tại Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia - Vai trò và ý nghĩa lịch sử, Hội thảo khoa học quốc tế. 147. Nguyễn Văn Vinh. 2008. Những sự kiện lịch sử ở Lào (1353-1975), Nxb Lao động, Hà Nội. 148. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào. 2007. Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, Nxb KHXH, Hà Nội. 149. Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào - Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 2009. Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, Nxb KHXH, Hà Nội. 150. Viện Sử học. 1974. Một số vấn đề về “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nxb KHXH Hà Nội. 151. Viện Sử học. 1976. Việt Nam những sự kiện 1945-1975 (2 tập), Nxb KHXH, Hà Nội. 152. Viện Sử học. 1985. Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb KHXH, Hà Nội. 182 153. Viện Sử học. 2014. Lịch sử Việt Nam thường thức (Từ năm 1858 đến năm 2000), Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 154. Viện Sử học (Trần Đức Cường chủ biên). 2017. Lịch sử Việt Nam (1954- 1965), Tập 12, Nxb KHXH, Hà Nội. 155. Viện Sử học (Nguyễn Văn Nhật chủ biên). 2017. Lịch sử Việt Nam (1965- 1975), Tập 13, Nxb KHXH, Hà Nội. 156. Việt - Lào, Lào - Việt - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. 2013. Nxb QĐND, Hà Nội. 157. VI.Lênin. 1978. Toàn tập, Tập 4 (1898-Tháng Tư 1901), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 158. Đàm Đức Vượng. 2012. Cay-xỏn Phôm-vi-hản - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb CTQG, Hà Nội. 159. William. C.Westmoreland. 1988. Tường trình của một quân nhân, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. * Tài liệu lưu trữ 160. Anh Xuân Thủy tóm tắt ý kiến của Bộ Chính trị trong cuộc họp hai ngày 21 và 22/4/1967 về vấn đề Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/490. 161. Bài giới thiệu kinh nghiệm chiến dịch phản công ở Đường 9 - Nam Lào mùa Xuân 1971, ngày 31/8/1971, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/4186. 162. Bài nói chuyện của đồng chí Văn tại Hội nghị tổ trưởng chuyên gia giúp Lào, ngày 24/9/1971, Thư viện Quân đội, số ký hiệu T/5002. 163. Báo cáo kiểm điểm sự giúp đỡ của ta đối với Đảng Nhân dân Lào (bản viết tay), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK4912. 164. Báo cáo của Quân uỷ Trung ương số 132/QU về tình hình và nhiệm vụ cách mạng Lào trong 2-3 năm tới, ngày 18/12/1969, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/494. 165. Báo cáo của Quân ủy Trung ương về tình hình, nhiệm vụ cách mạng Lào 1969- 1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW296. 166. Báo cáo tổng kết công tác giúp lực lượng trung lập yêu nước Xiêng Khoảng (từ tháng 4/1963 đến tháng 7/1970), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK643. 167. Báo cáo về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ của chúng ta. (Báo cáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân uỷ Trung ương tại 183 Hội nghị Trung ương 19), ngày 29/12/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/290. 168. Báo cáo của Quân ủy Trung ương trong Hội nghị tổng kết Chiến dịch Đường 9, ngày 28/6/1971, Thư viện Quân đội, số ký hiệu T/12791. 169. Báo cáo một số nét chính của tình hình Lào năm 1971, ngày 17/4/1972, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, số 44-BC/VP, tờ 15, hồ sơ 8730, quyển IV, phông Phủ Thủ tướng, 170. Báo cáo của đồng chí Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự 959 tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập (9/1959-9/1974), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK4578. 171. Báo cáo tổng kết 10 năm làm công tác giúp cách mạng Lào của chuyên gia chính trị, kinh tế, văn hóa từ 1964-1974, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK636. 172. Biên niên những sự kiện lịch sử Lào, lưu Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 173. Biên bản cuộc họp giữa đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Lào, ngày 20/1/1962, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1262. 174. Biên bản cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào (7/1962), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1266. 175. Biên bản cuộc trao đổi ý kiến của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ngày 18/5/1967, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1268. 176. Biên bản hội đàm giữa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ngày 9/4/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1271. 177. Biên bản hội đàm giữa Quân ủy Trung ương Việt Nam và Lào năm 1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1272. 178. Biên niên diễn biến cuộc chiến tranh cách mạng Lào giai đoạn chống Mỹ (1965-1968), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/937. 179. Biên niên sự kiện tổng kết Lào trong chống Mỹ năm 1969-1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK935. 184 180. Biên niên cách mạng Lào năm 1971-1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK4923. 181. Bộ Chính trị báo cáo Trung ương Đảng về tình hình mới và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, ngày 2/7/1959, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 223. 182. Bộ Quốc phòng điều chỉnh nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh 959, ngày 14/7/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 1294. 183. Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quan hệ chỉ đạo, chỉ huy chuyên gia, các đội vũ trang công tác và quân tình nguyện ở Lào, ngày 28/6/1968, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TWC/258. 184. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế hoạch tác chiến ở Lào, ngày 20/6/1969, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3288. 185. Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị Quân khu Tây Bắc giúp Lào trong năm 1969-1970, ngày 9/8/1969, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3229. 186. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương kế hoạch tác chiến ở Lào, ngày 12/9/1969, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3822. 187. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương kế hoạch tác chiến ở Cánh đồng Chum - Xiêng khoảng mùa khô 1969-1970, ngày 27/11/1969, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 1214. 188. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Quân uỷ Trung ương về tình hình Lào năm 1969 và những chủ trương hoạt động sắp tới của ta, ngày 23/4/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân uỷ Trung ương, Hồ sơ 694. 189. Bộ Tổng Tham mưu quyết định tổ chức, biên chế Bộ Tư lệnh 959, ngày 6/11/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 4105. 190. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo đồng chí Võ Nguyên Giáp về tình hình, âm mưu, chủ trương của địch ở miền Nam và Đông Dương, ngày 29/12/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân uỷ Trung ương, Hồ sơ 650. 191. Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tình hình tác chiến và xây dựng lực lượng trên chiến trường Đông Dương năm 1970, ngày 25/1/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3839. 185 192. Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị xây dựng dự thảo Đề án công tác chuyên gia giúp bạn Lào năm 1971- 1972, ngày 20/3/1972, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 5843. 193. Bộ Tổng Tham mưu đánh giá thắng lợi và cục diện chiến trường ba nước Đông Dương đến cuối năm 1972, ngày 29/1/1973, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 5205. 194. Bộ Tổng Tham mưu dự thảo báo cáo Quân ủy Trung ương tình hình Lào, ngày 22/2/1973, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 6211. 195. Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều các tổ chuyên gia không quân ở Lào do Đoàn 959 quản lý về trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ 1780. 196. Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đối với các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, tháng 7/1969, in trong Tập tài liệu lưu trữ về cách mạng Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK5116. 197. Chỉ thị kiên quyết đập tan bước phưu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ngày 9/2/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 713. 198. Cục Tác chiến xác định phương hướng giúp Lào về quân sự năm (1971- 1973), ngày 25/7/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 764. 199. Cục Tác chiến tổng hợp tình hình quân sự ở Việt Nam và Đông Dương ba năm (1969-1971), ngày 5/11/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 4373. 200. Cục Tác chiến tổng hợp tình hình quân sự ở Đông Dương năm 1971, ngày 2/12/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 4376. 201. Cục Tình báo báo cáo âm mưu sắp tới của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương, ngày 4/2/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 4236. 202. Cuộc hội đàm giữa Quân uỷ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân uỷ Trung ương Đảng Nhân dân Lào, tháng 5/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1272. 203. Diễn văn khai mạc của đồng chí Ung Văn Khiêm tại Hội nghị 12 Đảng về vấn đề Lào, tháng 4/1962, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1256. 186 204. Diễn biến cuộc chiến tranh cách mạng Lào và sự giúp đỡ của Đảng ta về quân sự trong giai đoạn 1964-1968, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/1135. 205. Dự thảo Nghị quyết về giúp đỡ cách mạng Lào trong thời gian trước mắt, ngày 8/9/1965, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TWC/202. 206. Dự thảo báo cáo tổng kết công tác chuyên gia quân sự - Phần thứ hai, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK753. 207. Dự thảo tài liệu tổng kết giúp bạn, phần thứ 3 - Đặc điểm quan hệ Lào - Việt và một số kinh nghiệm của ta giúp lực lượng vũ trang Pathét Lào và quân đội Lào yêu nước, Thư viện Quân đội, số ký hiệu 23V/5052. 208. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương phát biểu trong Hội nghị thông báo tình hình chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ngày 8/2/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 717. 209. Đề cương nghiên cứu tổng kết việc Đảng ta thực hiện nghĩa vụ quốc tế về mặt quân sự với cuộc chiến tranh cách mạng Lào từ năm 1945-1975, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/626. 210. Hội nghị bàn về nhiệm vụ Đoàn 959 giúp Lào, ngày 4/9/1961, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ 602. 211. Kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về Lào, ngày 4/8/1966, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TWC/212. 212. Lời khai mạc hội nghị chuyên gia quân sự giúp Lào của đồng chí Lê Quang Đạo, tháng 9/1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (bản viết tay). 213. Nghị quyết về việc cử một Đoàn cán bộ giúp Trung ương Đảng Nhân dân Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký kiệu TW/502. 214. Nghị quyết 13 (tháng 5/1965) của Trung ương Đảng bạn về đặc điểm, nhiệm vụ và đường lối cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/4528. 215. Nghị quyết về sự giúp đỡ cách mạng Lào trong thời gian trước mắt, ngày 8/9/1965, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TWC/200. 216. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới, ngày 27/12/1965, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/199. 217. Nghị quyết của Hội nghị Đoàn ủy Đoàn chuyên gia quân sự 959 đánh giá tình hình Lào năm 1965 và những chủ trương công tác chính tập trung giúp bạn trong 187 năm 1966, ngày 20/3/1966, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TWC/215. 218. Nghị quyết của Bộ Chính trị tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào ngày 10/10/1967, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/453. 219. Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào về quân sự, ngày 30/12/1967, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/509. 220. Nghị quyết 16 của Trung ương Đảng Nhân dân Lào (từ 25/7-3/8/1968), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/4536. 221. Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta, ngày 19/6/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/1015. 222. Nghị quyết của Thường trực Quân ủy Trung ương về phương hướng giúp Lào năm 1970-1971, ngày 6/7/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/511. 223. Nghị quyết Quân ủy Trung ương Lào về kế hoạch, nhiệm vụ và phương hướng quân sự mùa khô 1970-1971, ngày 30/10/1970, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/935. 224. Nghị quyết Quân ủy Trung ương về việc kiện toàn tổ chức giúp bạn Lào, ngày 1/12/1971, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW 458. 225. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về tình hình và nhiệm vụ quân sự năm 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/290. 226. Nghị quyết của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về một số vấn đề cấp thiết về tổ chức lực lượng và chi viện chiến trường, ngày 17/1/1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW/350. 227. Nghị quyết Quân ủy Trung ương về phương hướng giúp bạn Lào trong tình hình mới, ngày 2/3/1973, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW 516. 228. Nghị quyết của Thường vụ Quân ủy Trung ương về việc giúp Lào trong tình hình mới, ngày 26/7/1974, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TW 375. 229. Những sự kiện chính trị về Lào, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông 32, cặp 189, đơn vị bảo quản 8. 230. Phương hướng, kế hoạch xây dựng các lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân Lào, ngày 27/5/1969, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/809. 188 231. Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Mặt trận 968, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 677. 232. Quân ủy Trung ương Đảng Nhân dân Lào xác định nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, in trong Tập tài liệu lưu trữ về cách mạng Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK5116. 233. Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các đơn vị về công tác giúp bạn Lào, ngày 29/10/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 4198. 234. Quân ủy Trung ương Việt Nam hội đàm với Quân ủy Trung ương Lào về phương hướng hoạt động ở Lào mùa khô 1971-1972, ngày 6/11/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 4756. 235. Quân ủy Trung ương chỉ đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Cánh đồng Chum - Long Chẹng nhiệm vụ tác chiến bước hai của chiến dịch, ngày 30/1/1972, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 5746. 236. Sơ kết việc thực hiện chủ trương công tác quân sự 1970-1971, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK729. 237. Sự kiện về quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào từ năm 1965 đến năm 1975, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/905. 238. Tài liệu tham khảo về Lào, từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/943. 239. Thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 677. 240. Tổng kết việc Đảng ta thực hiện nhiệm vụ quốc tế về mặt quân sự với cuộc chiến tranh cách mạng Lào (từ 1945- 1975), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/626. 241. Thư gửi cán bộ, chiến sĩ Đoàn 959, ngày 19/4/1967, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 528. 242. Thư gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu 491. 243. Thường trực Quân ủy Trung ương ra chỉ thị về phương hướng giúp Lào trong mùa khô 1966, ngày 28/10/1966, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 431. 189 244. Thường trực Quân uỷ Trung ương ra nghị quyết về công tác ở Lào, ngày 10/7/1969, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân uỷ Trung ương, Hồ sơ 624. 245. Thường trực Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về công tác giúp Lào, ngày 9/8/1969, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ 3023. 246. Thường trực Quân uỷ Trung ương ra nghị quyết về nhiệm vụ giúp bạn Lào ở khu vực Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngày 3/4/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân uỷ Trung ương, Hồ sơ 694. 247. Thường trực Quân uỷ Trung ương thông qua nghị quyết về phương hướng giúp Lào năm 1970- 1971, ngày 7/5/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3927, 4162, 4164. 248. Thường trực Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Bộ Tư lệnh 139 hoạt động tác chiến ở Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngày 8/7/1970, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 661. 249. Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo Thường vụ Đảng ủy 959 và Mặt trận Thượng Lào, ngày 26/2/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3758. 250. Thường trực Quân ủy Trung ương kết luận về tình hình hoạt động ở Cánh đồng Chum và sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 959, ngày 18/9/1971, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ 763. 251. Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 959 tác chiến khu vực Cánh đồng Chum, Xảm Thông, Loong Chẹng, ngày 1/4/1972, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 5746. 252. Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết nghị về nhiệm vụ sắp tới của Mặt trận Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngày 20/6/1972, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 5770. 253. Tư liệu về Lào năm 1960, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số ký hiệu TK/4349. 254. Vị trí, nhiệm vụ chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam trong liên minh chiến đấu Việt - Lào, Viện Lịch sử quân sự, số ký hiệu TK/4404. 190 II. Tài liệu tiếng nước ngoài 255. Adams, Nina S., McCoy, Alfred W., eds. 1970. Laos: War and Revolution [Lào: Chiến tranh và cách mạng], Harper Colophon Book Series, CN 221, New York, Harper and Row. 256. At war with Asia. 1970. [Cuộc chiến tranh với châu Á]/ Noam Chomsky, New York: Pantheon Book, c'. 257. Chinnery P.D. 1994. The secret war in Laos 1967-1968 [Cuộc chiến bí mật ở Lào những năm 1967-1968], England: Airlife. 258. D.Welsh. 1981. The history of the Vietnam war [Lịch sử chiến tranh Việt Nam], London: Bison books limited. 259. Evans, Grant (ed.). 2000. Laos Culture and Society [Lào: Văn hoá và xã hội], Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. 260. Grant Evans. 2002. A Short History of Laos: the Land in between [Lược sử Lào: Vùng đất nằm kẹp giữa], Silkworm Books, Thailand. 261. Hung Manh Nguyen. 1987. The Vietnam war in retrospect: Its nature and some lessons [Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam - Bản chất và bài học], Westport: Greenwood Press. 262. Langer, Paul F. and Zasloff, Joseph J. 1970. North Vietnam and the Pathet Lao: Partners in the struggle for Laos [Bắc Việt và Pathet Lào: Liên minh chiến đấu vì Lào] Cambridge, Mass.: Harvard University Press. 263. The advisory years to 1965. 1981. [Những năm hỗ trợ cho đến 1965] /Robert F. Furtell, Washington, D.C. : Government Printing Office, c'. 264. US Global Involvement: A Study of American Expansionism. 1975. [Sự can dự toàn cầu của Mỹ: Nghiên cứu về chủ nghĩa bành trường Mỹ] /M. L. Gujral, New Delhi: Arnold-Heiremann, c'. 265. Vietnam documents: American and Vietnam views of the war. 1992. [Những tài liệu về Việt Nam: Quan điểm của Việt Nam và Mỹ về chiến tranh]/ Ed. by: George Katsiaficas, London: M.E. Sharpe, New York 266. What the Air force did in Vietnam and why. 1991. [Không quân đã làm gì ở Việt Nam và tại sao]/Earl H. Tilford, Washington: Air university press. 191 PHỤ LỤC 192 PHỤ LỤC 1 Danh sách tập thể, cá nhân thuộc các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân A. Tập thể STT Đơn vị Ngày tuyên dương 1 Đại đội bộ binh 9, Đoàn chuyên gia quân sự 565 22/12/1967 2 Đại đội 1 bộ binh, Tiểu đoàn 927, Đoàn chuyên gia quân sự 565 25/8/1970 Nguồn: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1996 B. Cá nhân STT Họ và tên Quê quán Đơn vị 1 Hà Văn Kẹp (tức Kẹt) Sinh năm 1942, dân tộc Thái, xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa Nhập ngũ tháng 2/1961, được tuyên dương ngày 1/1/1967, khi đó là Chuẩn úy, đảng viên, Trung đội phó Trung đội Trinh sát thuộc Tiểu đoàn 923, Đoàn chuyên gia quân sự 959 2 Nguyễn Đức Hạnh (tức Nguyễn Văn Tích) Sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê xã Vũ Công, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Nhập ngũ tháng 3/1959; được tuyên dương ngày 31/12/1973, khi đó là Thượng úy, đảng viên, Tổ trưởng Tổ chuyên gia thuộc Đoàn chuyên gia quân sự 959 193 3 Phan Châu Mỹ Sinh năm 1945, dân tộc Kinh, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Nhập ngũ tháng 2/1964; được tuyên dương ngày 6/11/1978, khi đó là Thượng úy, đảng viên, Chính trị viên Tiểu đoàn 7 bộ binh, Trung đoàn 39, Đoàn chuyên gia quân sự 565 Nguồn: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1996 194 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TÀI LIỆU VỀ CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 233 Ảnh 1: Đoàn cố vấn quân sự 100 họp mặt tại Cơ quan Đoàn bộ ở bản Căng Thạt, huyện Mường Xôi, tỉnh Hủa Phăn năm 1955 Nguồn: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005 Ảnh 2: Bộ đội tình nguyện Việt Nam liên hoan chia tay nhân dân các bộ tộc Lào trước khi về nước năm 1961 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 234 Ảnh 3: Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Pathét Lào Khăm- tày Xi-phăn-đon giao nhiệm vụ cho chuyên gia quân sự và quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện kỹ thuật xe tăng cho bộ đội Pathét Lào năm 1962 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 4: Bộ đội tình nguyện Việt Nam tổ chức hội thao đánh giá kết quả huấn luyện pháo 75mm và 105mm của bộ đội Pathét Lào, ngày 20/1/1962 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 235 Ảnh 5: Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội mừng công của Đoàn chuyên gia quân sự 959, tháng 12/1965 Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007) (Sách ảnh), Nxb CTQG, Hà Nội, 2011 Ảnh 6: Hội đàm giữa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn dẫn đầu và Trung ương Đảng Nhân dân Lào do Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản dẫn đầu tại Hà Nội, năm 1967 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 236 Ảnh 7: Chuyên gia Việt Nam sang giúp Lào năm 1968 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 8: Dân công Lào mở đường Tây Trường Sơn Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 237 Ảnh 9: Nhân dân Lào vận chuyển lương thực và đạn dược trên tuyến đường Tây Trường Sơn Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 10: Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản thăm và làm việc với chuyên gia quân sự và quân tình nguyện Việt Nam sau thắng lợi đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt năm 1970 của đối phương Nguồn: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999 238 Ảnh 11: Liên quân Lào - Việt chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 12: Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Lào tại Hà Nội, tháng 8/1971 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 239 Ảnh 13: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao tặng Đại hội II Đảng Nhân dân Lào bức trướng mang dòng chữ “Tình đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Lao động Việt Nam muôn năm”, Viêng Xay, tháng 2/1972 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 14: Chuyên gia quân sự Việt Nam huấn luyện kỹ thuật sử dụng pháo 12 nòng cho đơn vị nữ pháo binh Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào chống Mỹ năm 1972 Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 240 Ảnh 15: Bộ đội tình nguyện Việt Nam và Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào nghiên cứu sa bàn trong Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 16: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (giữa), Đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự 959 trình bày với Ban Công tác miền Tây kế hoạch bảo vệ vùng giải phóng Lào Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 241 Ảnh 17: Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn dẫn đầu thăm vùng giải phóng Lào, tháng 11/1973 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 18: Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Trưởng đoàn với Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon làm Trưởng đoàn tại Hà Nội, năm 1973 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 242 Ảnh 19: Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm việc với chuyên gia quân sự Việt Nam năm 1973 Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN Ảnh 20: Chuyên gia quân sự Việt Nam với các chiến sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 243 Ảnh 21: Một số chuyên gia quân sự Việt Nam và các chiến sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN Ảnh 22: Chuyên gia quân sự Việt Nam với cán bộ Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 244 Ảnh 23: Chuyên gia quân sự Việt Nam và chiến sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào Nguồn: Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. 2017 Ảnh 24: Nhân dân Lào chở quân tình nguyện Việt Nam qua sông Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 245 Ảnh 25: Lễ ký Tuyên bố chung Lào - Việt Nam tại Viêng Xay (Lào), tháng 11/1973 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 26: Đồng chí Nu-hắc Phum-xa-vẳn, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp chuyên gia quân sự Việt Nam năm 1974 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 246 Ảnh 27: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước tại Hà Nội, ngày 2/4/1974 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 Ảnh 28: Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản nói chuyện với chuyên gia quân sự Việt Nam tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác chuyên gia giúp cách mạng Lào tại Hà Nội, tháng 12/1974 Nguồn: Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (Sách ảnh), Hà Nội, 2007 247 Ảnh 29: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho cựu chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, ngày 28/4/2016 Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo ( Ảnh 30: Thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ trao tặng huân, huy chương của nước CHDCND Lào cho 33 cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam anh dũng chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngày 20/4/2017 Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 248 Ảnh 31: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự 959 và Đại sứ Lào Thongsavanh Phomvihane tại giao lưu hữu nghị với Đại sứ quán Lào, tháng 3/2019 Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam (https://baoquocte.vn) Ảnh 32: Thượng tướng Thongloy Silivong, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Lào và Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cắt băng khai mạc triển lãm 70 măm truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (30/10/1949-30/10/2019) Nguồn: Ảnh tư liệu TTXVN 249 Ảnh 33: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào ngày 29/10/2019 Nguồn: Báo Công an Nhân dân ( Ảnh 34: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Vorachith tặng tranh lưu niệm cho đại diện Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào ngày 29/10/2019 Nguồn: Báo Công an Nhân dân (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoat_dong_cua_cac_doan_chuyen_gia_quan_su_viet_nam_t.pdf
Tài liệu liên quan