Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ VĂN HóA, THể THAO Và DU LịCH
VIệN VĂN HóA NGHệ THUậT QUốC GIA VIệT NAM
--------------
Nguyễn Đức Thắng
HOạT ĐộNG BIểU DIễN NGHệ THUậT
CA TRù CủA MộT Số CÂU LạC Bộ,
GIáO PHƯờNG TạI Hà NộI
LUậN áN TIếN Sĩ VĂN HóA HọC
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HểA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
--------------
Nguyễn Đức Thắng
HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
CA TRÙ CỦA MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ,
GIÁO PHƯỜNG
217 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Bùi Hoài Sơn
2. TS. Nguyễn Văn Lưu
Hà Nội - 2016
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca
trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Thắng
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG - BIỂU ............................................................................ 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 22
1.2. Khái lược về sự hình thành và phát triển ca trù ...................................... 32
1.3. Giá trị di sản ca trù .................................................................................. 51
1.4. Kinh nghiệm bảo tồn, phát huy di sản ..................................................... 60
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ CỦA
MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ, GIÁO PHƯỜNG TẠI HÀ NỘI ...................... 73
2.1. Thực trạng hoạt động của một số câu lạc bộ, .......................................... 73
2.2. Những khó khăn, thuận lợi .................................................................... 106
Chương 3. BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CẦN BÀN LUẬN ........................................................................................ 123
3.1. Bàn luận về quan điểm bảo tồn, phát huy di sản ca trù ........................ 123
3.2. Những biến đổi của một số câu lạc bộ, giáo phường ........................... 129
3.3. Bàn luận mô hình phù hợp cho việc biểu diễn nghệ thuật của một ...140
3.4. Bàn luận một số giải pháp .........146
KẾT LUẬN ................................................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................... 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 170
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 179
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ VHTT: Bộ Văn hóa - Thông tin
Bộ VHTTDL: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
BQL: Ban Quản lý
CLB Câu lạc bộ
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GP: Giáo phường
GS: Giáo sư
NCS: Nghiên cứu sinh
NNDG: Nghệ nhân dân gian
NS Nghệ sĩ
NSND: Nghệ sĩ nhân dân
NSƯT: Nghệ sĩ ưu tú
Nxb: Nhà xuất bản
PGS.TS: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Sở VHTT: Sở Văn hóa - Thông tin
Sở VH,TT: Sở Văn hóa, Thể thao
Sở VH,TT&DL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TS: Tiến sĩ
Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa
UNESCO:
của Liên hợp quốc
UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc
4
DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Danh mục bảng Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp các CLB, giáo phường, làng thôn ca trù Hà Nội
46
đã và đang hoạt động từ 1991 - 2014
Bảng 2.1. Số lượng nghệ nhân, nghệ sỹ tên tuổi của một số CLB,
79
giáo phường ca trù trên địa bàn Hà Nội
Bảng 2.2. Lịch biểu diễn của một số CLB, giáo phường 88
Bảng 2.3. Bố cục một buổi diễn của CLB và Giáo phường 89
Bảng 2.4. Nhân lực phục vụ một buổi diễn 60 phút 92
Bảng 2.5. Số lượng khách quốc tế theo quốc tịch thưởng thức ca trù 94
Bảng 2.6. Loại hình nghệ thuật truyền thống đã từng xem 100
Bảng 2.7. Loại hình nghệ thuật được ưa thích nhất 101
Bảng 2.8. Những không gian hay hình thức xem, nghe nghệ thuật
102
truyền thống mà giới trẻ lựa chọn
Bảng 2.9. Mức độ hiểu biết về ca trù 103
Bảng 2.10. Mức độ biết về thông tin ca trù trở thành di sản thế giới
104
của Việt Nam cần được bảo vệ khẩn cấp
Bảng 2.11. Đánh giá về mức giá hiện nay của CLB ca trù 105
Bảng 3.1. Phân tích ưu điểm, hạn chế của một số mô hình CLB, 144
giáo phường tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội
Bảng 3.2. Các biện pháp để ca trù được các bạn trẻ biết đến nhiều
155
hơn ở Hà Nội
Danh mục biểu
Biểu số 2.1. Tỷ lệ khán giả trong nước và quốc tế 95
Biểu số 2.2. Mục đích thưởng thức ca trù của các du khách 99
Biểu số 2.3. Kênh thông tin du khách đến xem ca trù 116
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc nghiên cứu đề tài luận án này xuất phát từ hai lý do chính là lý do
thực tiễn và lý do khoa học.
- Lý do khoa học
Trong tổng thể nội tại sự phát triển khoa học vấn đề nghiên cứu, đến thời
điểm này, ca trù hầu như chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh di sản, khía cạnh
nghệ thuật, trong khi những hệ thống lý thuyết liên quan đến những biến đổi,
những xung đột gắn với bảo tồn, phát huy đối với các thiết chế văn hóa cơ
bản của nghệ thuật này là các giáo phường (hay các CLB) thì vẫn còn một
khoảng trống nhất định.
Bên cạnh đó, do đây là luận án tiến sĩ văn hóa học, nên những nghiên
cứu, kiến giải của luận án sẽ tiếp cận nhiều nhất có thể theo những nội hàm lý
thuyết của văn hóa học, với mong muốn góp phần hoàn thiện, tổng hợp và bổ
sung các luận cứ khoa học, cơ sở lý thuyết, lý luận khoa học, khái niệm có
tính chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể ca trù, CLB ca trù, giáo phường
ca trù, đặc biệt là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản với hoạt
động biểu diễn nghệ thuật ca trù qua một số CLB, giáo phường tại Hà Nội.
Mặt khác, quá trình nghiên cứu sẽ giúp NCS có được vốn kiến thức khoa
học chuyên sâu về lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật
thể ca trù nói riêng, trong đó có hệ thống nội hàm lý thuyết văn hóa học gắn
với lĩnh vực nghiên cứu. Qua đó dần tích lũy kinh nghiệm và khả năng nghiên
cứu ở trình độ luận án TS văn hóa học, có được phương pháp nghiên cứu
khoa học hiệu quả và nắm bắt được các cách thức nghiên cứu để rút ra bài học
kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu lâu dài sau này.
- Lý do thực tiễn
6
Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo vệ khẩn cấp. Theo công ước UNESCO năm 2003, các di sản
văn hóa phi vật thể của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng
ký vào danh sách Di sản đại diện của nhân loại hoặc Di sản cần được bảo vệ
khẩn cấp. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ
vào hiện trạng, sức sống của di sản. Với lộ trình đó, đến giai đoạn 2014-2015,
Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụ đưa loại hình di sản văn hóa phi vật thể
này vượt qua ranh giới "cần được bảo vệ khẩn cấp”. Việc bảo tồn, phát huy
giá trị di sản ca trù để đưa loại hình di sản văn hóa phi vật thể này vượt qua
ranh giới "cần được bảo vệ khẩn cấp” không hề đơn giản. Trong suốt thời
gian qua, với nỗ lực của các nghệ nhân, các làng, thôn ca trù, các CLB, giáo
phường, đến nay, ca trù cơ bản đã giải quyết được bài toán nan giải, đó là
không bị rút tên khỏi danh mục di sản thế giới, nhưng vẫn là một di sản rất
cần được xã hội quan tâm và vun đắp, để vượt qua những kiểm soát gắt gao
của UNESCO, để đạt được danh hiệu "Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện
cho nhân loại” và quan trọng hơn là để ca trù ngày càng ăn sâu trong tiềm
thức người Việt.
Ngay sau khi ca trù được UNESCO ghi danh, năm 2010, Bộ VHTTDL
đã công bố Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ ca trù giai đoạn 2010-
2015 với các nội dung chính: 1) Nâng cao nhận thức và năng lực của các cộng
đồng, chủ thể văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy giá trị độc đáo của ca trù; 2)
Tạo điều kiện để cộng đồng giao lưu, trình diễn, học hỏi và chia sẻ kinh
nghiệm với các cộng đồng khác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường sự
hiểu biết, góp phần bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa; 3) Triển khai các
biện pháp và kế hoạch cụ thể, ưu tiên kiểm kê, nghiên cứu và hệ thống hóa tư
liệu với mục đích bảo tồn bền vững di sản; 4) Xây dựng các chương trình văn
hóa, giáo dục và truyền thông đa dạng giới thiệu, phổ biến, quảng bá, nhằm
7
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo vệ di sản; 5) Ban
hành chính sách đãi ngộ, phong tặng nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú cho
các cá nhân có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ, có đóng góp quan trọng
trong việc giữ gìn phát huy giá trị di sản ca trù nhằm tạo điều kiện, khuyến
khích bảo tồn, truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ; và 6) Tăng cường nguồn đầu
tư nhà nước, đi đôi với các nguồn lực xã hội góp phần bảo vệ di sản. Có thể
nói, trong 6 nội dung của Chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ di sản
ca trù thì nội dung số 2 chính là nội dung liên quan trực tiếp đến mục đích
nghiên cứu của luận án này. Đó là vấn đề bảo tồn nghệ thuật ca trù dựa trên
khía cạnh phát huy đa dạng văn hóa, giao lưu, trình diễn, học hỏi chia sẻ
kinh nghiệm với các cộng đồng khác trong nước và quốc tế nhằm tăng cường
sự hiểu biết, góp phần bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa. Một trong những
yếu tố quan trọng nhất để giải quyết được vấn đề này chính là hoạt động hiệu
quả của các CLB, giáo phường ca trù trong việc giữ gìn nền nếp ca trù như
truyền thống, đồng thời tổ chức giao lưu, giới thiệu, trình diễn cho du khách
xem, nghe và thưởng thức, thấu hiểu giá trị nghệ thuật ca trù dù cho đã có sự
biến đổi không nhỏ về hình thức tổ chức hoạt động của các CLB, giáo phường
ca trù tại Hà Nội hiện nay. NCS lựa chọn phạm vi nghiên cứu nội thành Hà
Nội mà không phải khu vực khác cũng là để có được cái nhìn thấu đáo hơn
những gì đang diễn ra đối với một số CLB, giáo phường, qua đó cũng đánh
giá được sau 5 năm làm NCS, trùng khớp với 5 năm của chương trình hành
động Quốc gia, Hà Nội đã làm được những gì?
Đối với nghệ thuật ca trù ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói
riêng, ngoài những giá trị nổi bật đã được mọi người biết đến và thế giới tôn
vinh, cũng như những vấn đề chung của Chương trình hành động Quốc gia về
bảo vệ ca trù, cho thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:
8
Thứ nhất, nhờ được UNESCO công nhận, ca trù giờ đây đã có một vị trí
nhất định trong kho tàng văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là trong các loại hình
nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Sự công nhận của UNESCO đối với ca trù
đã tạo ra “thương hiệu” riêng cho nghệ thuật biểu diễn truyền thống này. Như
vậy, sau khi có “thương hiệu”, mọi người đều trông đợi những gì đó khởi sắc
từ ca trù và trong đó, du khách khi đến với Hà Nội, ngoài biết đến các giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể nổi bật khác thì còn biết đến một di sản thế giới về
nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang tồn tại ngay trong lòng Thủ đô.
Thứ hai, được công nhận ở loại hình di sản cần được bảo vệ khẩn cấp, ca
trù trở thành một nghệ thuật được thừa nhận là có nguy cơ biến mất cao.
Chính vì lý do đó, các biện pháp bảo tồn và phát huy ca trù luôn nhận được sự
quan tâm, cộng với tâm lý cần bảo tồn thận trọng di sản này (nếu không sẽ bị
biến mất hoàn toàn). Vì vậy, việc sử dụng, khai thác giá trị di sản ca trù không
phải là một việc làm đơn giản. Nhưng nếu bảo tồn quá cẩn trọng, không cho
ca trù được giao lưu, trình diễn, chia sẻ, học hỏi với cộng đồng (trong và
ngoài nước) thì cũng khó lòng mà giữ cho ca trù tồn tại bền vững được. Vì
nghệ thuật biểu diễn truyền thống hiện nay muốn phát huy giá trị thì phải có
“đất sống”, phải có cộng đồng chứng kiến, chào đón, xem, nghe và tìm hiểu.
Thứ ba, trong bối cảnh xã hội hiện nay, kinh tế phát triển, thương mại
năng động, đa chiều, văn hóa đa dạng và phức tạp, nhiều CLB ca trù đã tiên
phong, mạnh dạn đi đầu trong việc phát huy giá trị di sản thông qua các hoạt
động giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ca trù tới du khách bằng cách tổ chức
các buổi biểu diễn ca trù cho du khách, chủ yếu theo các tour du lịch đã đặt
trước. Thực chất, đây là xu thế tất yếu của thực tế đời sống, khi nhu cầu của
khách du lịch rất đa dạng, chi phối các sản phẩm du lịch thì việc sử dụng ca
trù cho mục đích phát triển du lịch không phải lúc nào cũng được xem là một
giải pháp tốt, đặc biệt là khi các CLB, giáo phường ca trù nội thành Hà Nội
9
đã có những biến đổi nhất định về hình thức tổ chức hoạt động, trong đó có
hoạt động biểu diễn. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để NCS
lựa chọn các CLB, giáo phường khu vực nội thành Hà Nội (mà không lựa
chọn địa phương khác) để nghiên cứu luận án.
Có thể nói, thực tế đã chứng minh khi chính các nghệ sĩ ca trù tên tuổi là
những người tiên phong thành lập các CLB ca trù trong suốt những năm qua
(từ năm 1991 đã có CLB ca trù đầu tiên là CLB ca trù Hà Nội, sau này tên
giáo phường mới xuất hiện) nhằm mục đích ban đầu là tạo cơ hội để những
nghệ nhân, nghệ sĩ, những người yêu ca trù tụ hội về sinh hoạt chung dưới
một mái nhà, và từ đó xây dựng, đầu tư, củng cố, bảo tồn thông qua đào tạo,
truyền nghề, gìn giữ và sau này, khi đã vững vàng, họ mới thông qua hoạt
động của CLB để giới thiệu ca trù với cộng đồng và bạn bè quốc tế. Như vậy,
có thể nói, các CLB, các giáo phường khi hình thành đã phần nào giải quyết
được cả khía cạnh bảo tồn và khía cạnh phát huy, đúng như tinh thần chung
của UNESCO về bảo vệ giá trị di sản.
Tất nhiên, trong mối quan hệ bảo tồn và phát huy có những mâu thuẫn
có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật này. Có những tác động tốt,
nhưng cũng sẽ có những mặt trái làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững di
sản. Thực tế cho thấy, trong mối quan hệ với du lịch, ca trù, mặc dù đã được
công nhận là di sản thế giới, nhưng vẫn chưa được các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp du lịch quan tâm đúng mức. Ca trù vẫn là lựa chọn thứ hai, thứ
ba sau múa rối nước, quan họ hay biểu diễn âm nhạc dân tộc trong các tour du
lịch, trong các hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa dân tộc, mà các công ty du
lịch xây dựng để quảng bá và đón khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó,
thực tế hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù tại Hà Nội trong phạm vi
nội, ngoại thành vẫn còn manh mún, chưa được quan tâm đầu tư bài bản, có
định hướng phát triển rõ ràng.
10
Nhìn chung, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua hoạt động biểu
diễn nghệ thuật ca trù và mối quan hệ của nó với sự biến đổi về văn hóa, nghệ
thuật ca trù ở mỗi cộng đồng làng, thôn, CLB, giáo phường tại Hà Nội hiện
nay so với các giai đoạn trước đây, và NCS phải nghiên cứu để tìm ra lời giải
cho câu hỏi sau đây: Sự biến đổi về hình thức tổ chức hoạt động (trong đó có
hoạt động biểu diễn) ở mỗi cộng đồng làng, thôn, CLB, giáo phường tại Hà
Nội nói chung và một số CLB, giáo phường nội thành nói riêng hiện nay so
với các giai đoạn trước đây là như thế nào, qua đó đưa ra những vấn đề cần
bàn luận gì để phù hợp với sự biến đổi đó? Các CLB, giáo phường ca trù
trong khu vực nội thành Hà Nội phải làm gì để bảo tồn, phát huy giá trị di
sản ca trù để phù hợp với những biến đổi của các tổ chức CLB, giáo phường
trong bối cảnh xã hội hiện đại giữa lòng Thủ đô?
Với những lý do trên, NCS mong muốn nghiên cứu, đưa ra những bàn
luận về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số CLB, giáo phường
tại nội thành Hà Nội, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển bền vững
giá trị di sản.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
NCS mong muốn luận án đạt được những mục đích sau: 1) Xây dựng một
công trình khoa học có giá trị áp dụng vào thực tiễn, góp phần cùng các cấp,
các ngành, các chuyên gia, các nghệ nhân, các CLB, giáo phường nhận diện
thực tế biểu diễn nghệ thuật ca trù hiện nay để đưa ra những vấn đề trọng tâm
cần bàn luận và hướng phát triển bền vững giá trị di sản ca trù tại Hà Nội; và
2) Đánh giá hiện trạng, đề xuất, bàn luận mô hình hoạt động biểu diễn cụ thể
cho các CLB, giáo phường nội thành Hà Nội và một số bàn luận, kiến nghị,
giải pháp phù hợp để vừa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn, giữ gìn bản sắc di
11
sản văn hóa, vừa phát huy được giá trị di sản thông qua các hoạt động biểu
diễn của chính các CLB, giáo phường đó.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Bám sát và áp dụng xuyên suốt trong các chương, mục của luận án, hệ
thống hóa lý thuyết bảo tồn trên cơ sở kế thừa và phát triển dựa trên những
biến đổi theo thời gian qua hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù tại Hà
Nội, lý thuyết phát triển bền vững. Trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu ở trên để
cùng tìm ra hướng đi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù qua hoạt
động biểu diễn ca trù của các CLB, giáo phường tại Hà Nội;
- Tìm ra bản chất của sự biến đổi các hình thức tổ chức hoạt động
CLB, giáo phường xưa và nay, để qua đó bàn luận, đề xuất mô hình CLB,
giáo phường ca trù phù hợp ở nội thành Hà Nội hiện nay, nhằm bảo tồn, phát
huy, phát triển bền vững giá trị di sản, trong đó có hoạt động biểu diễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo
tồn, phát huy giá trị di sản ca trù và những biến đổi của các CLB, giáo
phường tại Hà Nội thông qua hoạt động biểu diễn.
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể luận án đề cập chính là các CLB, giáo
phường ca trù trong phạm vi nội thành Hà Nội (tập trung chủ yếu vào CLB ca
trù Hà Nội, CLB ca trù Thái Hà, Giáo phường ca trù Thăng Long).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về nội dung
- Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý luận, lý
thuyết áp dụng liên quan đến ca trù và nghệ thuật biểu diễn truyền thống; di
12
sản và bảo tồn phát huy giá trị di sản ca trù; vấn đề biến đổi của các tổ chức
văn hóa CLB, giáo phường;
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù và những
biến đổi qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của các CLB, giáo phường
tại nội thành Hà Nội;
- Tìm ra những vấn đề cần bàn luận và kiến nghị cho ca trù Hà Nội để
vừa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn, giữ gìn bản sắc di sản văn hóa, vừa
phát huy được giá trị di sản. Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của các
CLB, giáo phường ca trù thì luận án sẽ nghiên cứu sâu hai khía cạnh: Bảo tồn,
phát huy giá trị di sản ca trù và sự biến đổi về tổ chức hoạt động, trong đó chủ
yếu là hoạt động biểu diễn của chính các CLB, giáo phường đó.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu, đánh giá những nội dung sau:
+ Nghiên cứu đánh giá của cộng đồng, khách du lịch về các hoạt động
trình diễn, giới thiệu ca trù của các CLB, giáo phường tại nội thành Hà Nội.
+ Nghiên cứu đánh giá của chính các nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ca trù,
các nhà quản lý CLB, giáo phường, một số nhà nghiên cứu về ca trù và nghệ
thuật âm nhạc truyền thống.
b) Về thời gian
- Luận án sẽ được triển khai với các tư liệu trong giai đoạn 2010 đến đầu
năm 2015, vì vậy, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nghệ thuật ca trù sẽ
được đề cập ở tất cả những công trình không tính mốc thời gian; các số liệu
thống kê sẽ được khảo sát từ năm 2009 đến nay (từ thời điểm nhận bằng
UNESCO và công bố chương trình hành động Quốc gia về bảo vệ di sản ca
trù); trong khi các khảo sát, điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh, phỏng
vấn hồi cố, sử dụng bảng hỏi điều tra sẽ được tiến hành trong năm 2013-2014.
13
- Trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng sẽ tìm tòi và tổng hợp tư liệu
cũng như dùng phương pháp phỏng vấn hồi cố để có được cái nhìn tổng thể
về ca trù giai đoạn trước 2010.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Do luận án là một công trình nghiên cứu thuộc
chuyên ngành văn hóa học nên nghiên cứu sinh sẽ áp dụng một số quan điểm
lý thuyết để phân tích giá trị di sản ca trù dưới 3 góc độ: 1) Di sản văn hóa phi
vật thể được UNESCO công nhận; 2) Di sản thế giới cần được bảo vệ khẩn
cấp; và 3) “Di sản sống” của cộng đồng được phổ biến ở đô thị hiện đại,
thông qua các CLB và các giáo phường. Từ đó, mong muốn kiểm chứng các
quan điểm lý thuyết và tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất cho đối tượng cụ
thể là các CLB, giáo phường ca trù tại nội thành Hà Nội, những vấn đề về
bảo tồn, phát huy và những biến đổi cụ thể.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ các kết quả khảo sát thực tiễn, luận án sẽ tổng
hợp được cái nhìn nhiều chiều từ các khía cạnh có liên quan về di sản ca trù
với vấn đề bảo tồn, phát huy, biến đổi qua các CLB, giáo phường, dưới góc
nhìn văn hóa học thông qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đây là những kết
quả khoa học có thể được cơ quan quản lý về di sản văn hóa ở Hà Nội sử
dụng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản ca trù.
Ngoài ra, qua nghiên cứu sự biến đổi qua hoạt động biểu diễn của
CLB, giáo phường ca trù xưa và nay, kết quả nghiên cứu của luận án hướng
tới việc thử nghiệm xây dựng mô hình CLB, giáo phường phù hợp trong bối
cảnh hiện nay, vừa phát huy, quảng bá, vừa bảo tồn được giá trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
- NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành văn hóa
học, xã hội học, nhân học văn hóa, lịch sử văn hóa, văn hóa dân gian,
trong đó hạt nhân chủ yếu là tiếp cận chuyên sâu văn hóa dân gian, ở đó xem
14
xét giáo phường ca trù như một hình thức sinh hoạt dân gian đã và đang tồn
tại trong cộng đồng. Bên cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu xã
hội học để xem xét các câu lạc bộ - giáo phường dưới góc độ một thiết chế xã
hội, có những vai trò và chức năng xã hội nhất định, vì vậy, cần phải được
xem xét từ nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của các chủ thể có liên quan
đến thiết chế xã hội ấy;
- Đối với các phương pháp nghiên cứu cụ thể, NCS sử dụng các phương
pháp, cách thức tiếp cận sau:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: Các tài liệu liên quan tới
các nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu về di sản,
giá trị di sản, ca trù, văn hóa - nghệ thuật ca trù, những vấn đề về CLB, giáo
phường, quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản và những biến đổi liên quan
+ Tiếp cận bằng hình thức quan sát tham dự: NCS trực tiếp đến quan sát
tại một số điểm biểu diễn ca trù nhằm phục vụ du khách trong phạm vi khu
vực Hà Nội để có cách cảm nhận và đánh giá khách quan về thực trạng tổ
chức hoạt động và biểu diễn ca trù ở các địa điểm khảo sát này.
+ Tiếp cận qua điều tra bằng bảng hỏi: Hướng đến đối tượng là khách
du lịch (quốc tế và trong nước 200 phiếu); và nhóm đối tượng để so sánh
(chưa đến các câu lạc bộ - giáo phường 300 phiếu);
+ Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn các nghệ nhân, nghệ sĩ
ca trù, nhà quản lý CLB, giáo phường ca trù; nhà nghiên cứu văn hóa và âm
nhạc truyền thống, đại diện lãnh đạo quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch,...
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài luận án
- Về mặt lý luận, lý thuyết áp dụng
Lý thuyết áp dụng trong đề tài luận án được tiếp cận theo văn hóa học,
trong đó sẽ đề cập chuyên sâu đến tiếp cận lý thuyết văn hóa dân gian là
trọng tâm, song song là các lý thuyết về nhân học văn hóa, xã hội học văn
15
hóa, triết học văn hóa, lịch sử văn hóa. Có thể nói, xét về khía cạnh lý luận,
lý thuyết áp dụng văn hóa học thì nhiều công trình nghiên cứu trước đây ở cấp
độ luận án về ca trù cũng đã tiếp cận và nghiên cứu chuyên sâu. Nhưng để tìm
ra một công trình nghiên cứu hay một luận án nghiên cứu chuyên sâu về ca
trù tiếp cận tổng hợp các yếu tố của văn hóa học, lại chuyên về một đối tượng
cụ thể là CLB, giáo phường ca trù ở Hà Nội, thì hầu như chưa có công trình
nào, bởi các công trình, luận án trước đây đều chỉ đề cập đến nghệ thuật ca
trù, lịch sử ca trù hay văn hóa ca trù.
Về lý thuyết áp dụng cụ thể, NCS sẽ áp dụng lý thuyết bảo tồn dựa trên
cơ sở kế thừa và phát huy giá trị di sản, nhằm phát triển bền vững di sản ca
trù, qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật của một số CLB, giáo phường tại
Hà Nội. Với nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể thì
việc áp dụng lý thuyết này là hết sức bình thường, bởi di sản nào cũng sẽ chịu
ảnh hưởng, tác động bởi những xung đột, biến đổi trong xã hội hiện đại.
Nhưng nghiên cứu những biến đổi, xung đột để bảo tồn, phát huy qua hoạt
động của các CLB, giáo phường ca trù thì theo tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu,
chưa có công trình nào đề cập chuyên sâu vấn đề đó. Nếu có chỉ dừng lại ở
các bài báo, bài nghiên cứu tạp chí, chưa có công trình cấp độ luận án.
- Về mặt thực tiễn
Trước hết, đề tài “Hoạt động biễu diễn nghệ thuật ca trù của một số
câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội” chưa trở thành đối tượng nghiên cứu cụ
thể, chuyên sâu của công trình khoa học nào trước đó đã nghiên cứu về các
vấn đề liên quan, đặc biệt là ở cấp độ luận án TS. Nói cách khác, đây là công
trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về di sản ca trù qua hoạt động của các
CLB, giáo phường tại Hà Nội.
Các vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay liên quan đến đối tượng
và vấn đề nghiên cứu của luận án. Trong thời đại biến đổi toàn cầu, khoa học
16
công nghệ phát triển nhanh, quá trình toàn cầu hoá đang có tác động mạnh mẽ
đến tất cả các quốc gia, dân tộc, khu vực và tất nhiên, tác động mạnh mẽ đến
văn hóa. Việc Việt Nam được công nhận hàng chục di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể, tư liệu trong thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm của đất nước
tới việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Nhưng trong đó, ca trù (cùng hát
Xoan) là di sản đặc biệt cần được bảo vệ khẩn cấp thì hơn lúc nào hết, việc
giữ gìn và phát huy giá trị của nó được đặt ra một cách bức thiết. Do đó, xét
về mặt thực tiễn, đây cũng chính là vấn đề mới của đề tài luận án khi xét thấy
lịch sử nghiên cứu chưa có công trình nào đề cập cụ thể, chi tiết đến khía cạnh
phát huy giá trị di sản ca trù qua hoạt động của các CLB, giáo phường tại Hà
Nội, khi nghiên cứu hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù trong bối
cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bản sắc văn hóa
có nguy cơ bị biến đổi, mai một, mất đi những giá trị truyền thống, lại dễ bị
tác động bởi nhiều yếu tố ngoại lai.
- Đối với các công trình đã nghiên cứu trước đây và hiện nay
Ca trù là nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có một vị trí đặc biệt trong kho
tàng âm nhạc của người Việt. Ca trù gắn liền với văn chương, âm nhạc, lễ hội,
phong tục, tín ngưỡng, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Nghiên cứu về
ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong văn
hóa Việt Nam. Ca trù nhận được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà
quản lý, đặc biệt là sau khi ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ca trù là nghệ thuật mang tính bác học, nhưng lại được nuôi dưỡng và
gìn giữ trong dân gian. Không gian sinh hoạt văn hóa của ca trù rất đa dạng,
trong một vùng rộng lớn và chủ yếu ở vùng nông thôn Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, được bảo lưu một cách trọn vẹn nhất. Sự bảo lưu của ca trù trong dân gian
từ lâu đã được một số học giả để tâm nghiên cứu, sưu tầm. Một số làng như
17
Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội), Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội), Phú Đô
(Nam Từ Liêm), Đồng Trữ (Hà Nội), Đào Đặng (Trung Nghĩa, Hưng Yên),
Ngọc Bộ (Châu Giang, Hưng Yên), Ngọc Trung (Thọ Xuân, Thanh Hóa), Cổ
Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh),.. là nơi có đền thờ và lưu truyền nhiều câu
chuyện về sự tích các ca nữ, ca công.
Tư liệu để nghiên cứu ca trù bao gồm nhiều nguồn khác nhau, hiện đang
tồn tại trong dân gian như: tượng thờ, tự khí, câu đối, hoành phi, sắc phong,
văn bia, ca phả trong các di tích, cùng những tín ngưỡng, tập tục, kiêng kị; các
bài ca lưu truyền trong các giáo phường... Mỗi nguồn tư liệu này đều có giá
trị nhất định trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về ca trù. Tư liệu Hán Nôm về ca
trù bao gồm sách, thần tích, văn bia và khánh... đang mang một trữ lượng
thông tin lớn xung quanh nghệ thuật ca trù. Đây là mảng tài liệu rất quý và
đáng tin cậy để nghiên cứu về lịch sử ca trù, lịch sử nghiên cứu ca trù, nghệ
thuật biểu diễn và các văn bản thơ - ca trù.
Những tuyển tập như Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ
Trọng Huề; Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Hát ả đào của Trần Văn
Khê, Tuyển tập thơ ca trù của Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú, Ca trù nhìn từ
nhiều phía của Nguyễn Đức Mậu,phải nói là những tư liệu đặc biệt về nghệ
thuật ca trù, lịch sử ca trù; Những bài khảo cứu của thời kì trước đây trên Tạp
chí Nam Phong hay sau này là những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Diện với
Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù; Nguyễn Đức Mậu với Hát nói Nguyễn Công
Trứ cũng là những công trình nghiên cứu quan trọng. Những tư liệu này sẽ
giúp cho các nhà nghiên cứu và biểu diễn ca trù hình dung và hiểu được về
một bộ môn nghệ thuật bác học hiện đang mai một dần. Đây cũng là nguồn tư
liệu quan trọng để chứng minh nghệ thuật ca trù là một bộ môn mang tính bác
học mà lề lối và cách thức đã nâng lên thành những chuẩn mực với tính khái
quát cao. Sử dụng nguồn tư liệu này đối với NCS là không dễ vì nhiều tư liệu
18
bằng Hán Nôm, nhiều tư liệu chỉ đề cập chuyên biệt về thể cách, nghệ thuật
ca trù, trong khi mục đích nghiên cứu của NCS không đi sâu vào nghiên cứu
ca trù ở góc độ nghệ thuật mà là nghiên cứu vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di
sản ca trù. Ngoài những phần thuộc về biểu diễn, một số tư liệu cũng có trình
bày những hiểu biết về âm nhạc ca trù theo lối hiểu cổ truyền. Những kiến
thức như vậy là cứ liệu cho nhà nghiên cứu về âm nhạc đời sau tìm hiểu âm
nhạc trong quá khứ.
Phong phú nhất trong mảng sách về ca trù trong ...ng lớp xã hội mà đặc biệt là sự tham
gia của các bậc túc nho. Thể hát nói đã trở thành điệu hát thống trị trong các
cuộc trình diễn và tao ngộ ca trù. Hát nói ra đời đã đưa ca trù tới đỉnh cao của
nghệ thuật thơ - nhạc; hát nói đã tạo điều kiện cần và đủ để các cô đào lớn
tuổi, giỏi nghề ở các vùng quê ra phố thị mở nhà hát cô đầu [57,tr133].
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát cô đầu
phát triển rầm rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà
35
Nội và các tỉnh thành, phố thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm
mở nhà hát, người ít tiền thì đi hát thuê. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
phát triển quá nóng nhà hát cô đầu ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Riêng
Hà Nội, chỉ trong ít năm đầu thế kỷ XX, vài chục nhà hát, quán hát đã mọc ra
ở các phố Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Long Biên, Cầu Giấy, Gia Lâm, Gia
Quất, Hà Đông. Để thu hút khách, các chủ nhà hát đã chiêu mộ thêm những
cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi khách gọi là cô đầu rượu.
Thế là cô đầu rượu đã tự nguyện hóa thân thành con mồi câu khách. Chiêu
thức này đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ, nó lôi kéo nhiều khách đến nhà hát
không để nghe hát, chỉ để nhâm nhi chén rượu, tẩu thuốc, có cô đầu đấm bóp,
chuyện trò. Lối chơi tha hóa này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người
đứng đắn, yêu thích nghệ thuật ca trù từ bỏ nhà hát, người thích thói dung tục
kéo đến nhà hát ngày một đông. Thế là cô đầu và nhà hát cô đầu bị dư luận xã
hội lên tiếng công kích rất mạnh mẽ. Có lúc, có nơi người ta gọi nhà hát cô
đầu là “cô đầu nhà thổ”, cô đầu bị xã hội khinh rẻ [57,tr172].
Từ biến thái tệ hại này, quần chúng coi cô đầu là nghệ thuật trụy lạc làm
băng hoại đạo đức xã hội. Vì vậy, ngay sau cách mạng tháng Tám (1945)
thành công, họ đã từ bỏ nhà hát và nghề hát cô đầu. Tất cả các địa điểm sinh
hoạt cô đầu dần đóng cửa. Các tổ chức giáo phường ở làng quê, tổ chức quản
ca ở đô thị tan rã. Đào kép tản mát khắp nơi, làm những nghề khác để mưu
sinh. Nghệ thuật ca trù dần từng bước suy thoái [57,tr195].
1.2.2. Danh xưng trong nghệ thuật biểu diễn ca trù
Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền và nghệ thuật biểu diễn truyền
thống Việt Nam, có lẽ ít có thể loại âm nhạc và loại hình nghệ thuật biểu diễn
truyền thống nào lại có tính đa diện như nghệ thuật ca trù. Trải theo dòng
chảy của thời gian, tùy theo từng không gian văn hóa, không gian địa lý, hoàn
cảnh lịch sử hay chức năng xã hội đan xen mà loại hình nghệ thuật này mang
36
những tên gọi khác nhau. Căn cứ vào các nguồn sử liệu, tư liệu Hán Nôm, tư
liệu cổ, có thể thống kê một số tên gọi như sau:
- Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua Lý
Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát,
thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng
của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Về sau những người
làm nghề ca hát như nàng đều gọi là ả đào. Trên sử liệu, những sự kiện về một
ca nương nổi tiếng chứng tỏ nghề nghiệp của bà vào thời điểm lịch sử đó đã
được phổ biến như thế nào trong xã hội. Theo đó, Ả đào được coi là tên gọi
cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù [57,tr163].
- Hát ca trù: Theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù
biên khảo: ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh
tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền
mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng (cồng)
và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng
chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi thưởng cho một cái trù (thẻ). Đến
sáng đào kép cứ theo trù thưởng mà tính tiền, ví dụ được 50 trù, mà trị giá
mỗi trù ấn định là 2 tiền kẽm thì làng phải trả cho 10 quan tiền. Vì thế hát ả
đào còn được gọi là ca trù, nghĩa là hát thẻ.
Có thể nói, tên gọi ca trù thể hiện rõ tính thương mại của một loại hình
nghệ thuật - tức loại hình này đã đạt tầm nghệ thuật cao để trở thành một giá
trị hàng hóa trong đời sống xã hội. Các nghệ nhân cho biết, việc thưởng thẻ
không chỉ dành riêng cho đào nương mà còn để thưởng cả cho kép đàn. Tuy
nhiên, thường thì người ta vẫn coi đào nương là nhân vật chính. Có lẽ đây là
đặc điểm xuất phát từ thói quen trọng nhạc hát hơn nhạc đàn của người Việt.
Lệ tính tiền thù lao bằng thẻ chủ yếu sử dụng trong hình thức sinh hoạt hát
cửa đình. Còn trong các hình thức sinh hoạt khác, thường tính tiền công cho
37
đào kép dưới dạng trọn gói theo sự thỏa thuận trước - gọi là hát khoán. Theo
đó, có thể coi ca trù là tên gọi bắt nguồn từ sinh hoạt hát cửa đình.
- Hát cửa quyền: Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù trong nghi
thức cung đình thời phong kiến. Theo Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ:
Hát ca trù đời nhà Lê ở trong cung gọi là Hát cửa quyền. Triều đình cắt cử
hẳn một chức quan để phụ trách phần lễ nhạc trong cung, gọi là quan Thái thường.
Hát cửa quyền được dùng vào các dịp khánh tiết của hoàng cung.
- Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi thức
tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng. Trên thực tế, người ta còn mượn
không gian đình đền để tổ chức hát ca trù với mục đích giải trí đơn thuần.
Song, hát tế lễ vẫn là hình thức được coi trọng hơn với cả một trình thức diễn
xướng tổng hợp kéo dài. Bởi vậy, thuật ngữ Hát cửa đình vẫn được sử dụng
với hàm ý chỉ loại âm nhạc ca trù mang chức năng nghi lễ tín ngưỡng nơi
đình làng [57,tr194].
- Hát nhà trò: Trong hình thức Hát cửa đình, bên cạnh âm nhạc bao giờ
cũng có sự kết hợp của nghệ thuật múa và một số trò diễn mang tính sân
khấu. Người ta gọi đó là "bỏ bộ". Ả đào miệng hát tay múa uốn éo lên xuống,
làm bộ điệu người điên, người say rượu, người đi săn... Vì vừa hát vừa làm
trò nên gọi là hát nhà trò. Cách gọi này phổ biến ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
Như vậy, hát nhà trò cũng là thuật ngữ xuất phát từ hình thức phục vụ nghi lễ,
tín ngưỡng.
- Hát nhà tơ: So với các tên gọi khác của nghệ thuật ca trù, Hát nhà tơ là
một thuật ngữ ít phổ biến. Theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt
Nam ca trù biên khảo, thời xưa "dân chúng ít khi tìm ả đào về nhà hát chơi,
chỉ các quan khi yến tiệc trong dinh hay trong ty (tơ - ngày xưa dinh Tuần phủ
gọi là Phiên ty, dinh án sát gọi là Niết ty) mới tìm ả đào tới hát. Vì thế hát ả
đào còn được gọi là Hát nhà tơ, nghĩa là hát ở trong ty quan". Như vậy, cách
38
gọi này xác định hình thức sinh hoạt phục vụ nhu cầu giải trí của nghệ thuật
ca trù trong môi trường các nhà quan lại. Tuy nhiên, cũng trên ý nghĩa ty là tơ
thì Hát nhà tơ còn có thể được hiểu theo nghĩa khác. Theo Vũ trung tùy bút
của Phạm Đình Hổ, đời Hồng Đức (1470-1497) nhà Lê, Ty giáo phường là
một thiết chế do triều đình sắp đặt để trông coi âm nhạc chốn dân gian. Về
sau, khái niệm này còn được dùng phổ biến ở thế kỷ 17, thế kỷ 18 trong các
văn bia, khế ước. Như thế, khái niệm Hát nhà tơ - Hát nhà ty rất có thể chỉ là
cách "diễn nôm" phiếm chỉ loại âm nhạc của Ty giáo phường mà thôi.
- Hát cô đầu: Theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù
biên khảo, chữ ả nghĩa là cô, ả đào nghĩa là cô đào: "Những ả đào danh ca dạy
con em thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một
món tiền để cung dương thầy gọi là tiền Đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay
tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca
lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên
gọi là Cô đầu" [21,tr46]. Tên gọi này của nghệ thuật ca trù chính là sự phản
ánh phần nào nhu cầu "Nôm hóa" ngôn ngữ, đồng thời phản ánh một luật tục
của giới nghề, đó là việc trọng thầy và phụng dưỡng thầy. Trong lịch sử của
nghệ thuật ca trù, có lẽ đây là tên gọi xuất hiện muộn hơn cả và được giới thị
thành biết đến nhiều hơn (có giai đoạn được gọi là cô đầu rượu) - trước khi
thể loại này biến mất khỏi đời sống xã hội vào cuối thập niên 50 thế kỷ XX.
- Hát ca công: Theo Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút: Cho đến
cuối thời Lê, ca công là danh từ được dùng để chỉ các nghệ sĩ chốn giáo
phường. Theo đó, Hát ca công hàm ý là âm nhạc giáo phường. Như thế tên
gọi này chính là sự chuyển hóa của một danh từ chỉ nghề nghiệp thành một
danh từ chỉ thể loại. Điều đó đã đủ để chứng minh vai trò quan trọng của thể
loại âm nhạc này trong đời sống xã hội của cả một giai đoạn lịch sử. Nói cách
khác, Hát ca công thời xưa là một thể loại rất phổ biến, bao trùm khắp nơi
39
chốn, phường hội của những nhạc sĩ dân gian chuyên nghiệp. Sự phổ biến đạt
đến mức người ta gọi luôn loại âm nhạc mà các nghệ sĩ thực hành bằng chính
danh người nghệ sĩ. Cũng qua Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, có thể
thấy rằng danh từ Ca công thời xưa rất thông dụng ở khắp các vùng miền Bắc.
Thế nhưng về sau, tên gọi Ca công lại chỉ được dùng phổ biến ở Thanh Hóa.
Điều đó có nghĩa trải theo năm tháng, thuật ngữ cổ xưa này đã "biến mất"
khỏi đồng bằng Bắc Bộ - trung tâm văn hóa của Đại Việt và được lưu giữ tại
vùng ngoại biên. Điều đặc biệt, vùng ngoại biên này lại vốn là một trong
những cái nôi của nghệ thuật ca trù. Hơn thế nữa, đây cũng là quê hương của
9 đời vua chúa Việt Nam. Những dữ kiện đó cho thấy nghệ thuật ca trù đã
từng chiếm giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong lịch sử âm nhạc dân tộc.
Như vậy, các tên gọi khác nhau của nghệ thuật ca trù được hình thành
theo mấy nguyên tắc sau:
+ Danh từ chỉ người nghệ sĩ thực hành âm nhạc được dùng như danh từ
chỉ thể loại: Hát ả đào, Hát ca công.
+ Tên gọi thể loại xuất phát từ địa điểm, không gian văn hóa sinh hoạt:
Hát cửa quyền, Hát cửa đình và Hát nhà tơ.
+ Tên gọi thể loại gắn với danh từ phiếm chỉ chế độ "tiền bảo hiểm" cho
đào nương lão thành: Hát cô đầu. Đồng thời, cô đầu cũng là danh từ chỉ người
ca nương giống như chữ ả đào.
+ Tên gọi thể loại xuất phát từ hành động diễn xướng sân khấu: Hát nhà trò.
+ Tên gọi thể loại hình thành từ danh từ chỉ phương thức chi trả thù lao
nghệ thuật cho đào kép: Hát ca trù.
- Quản giáp: Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì người đứng đầu trong
giáo phường gọi là ông trùm, đứng đầu các trùm là các quản giáp hoặc nếu
quản giáp là người đứng đầu giáo phường thì là kép hát, không nên hiểu
quản giáp như một chức trách. Đại Việt sử kí toàn thư viết: “lại đổi chức
40
hỏa đầu làm chính thủ, chỉ con hát mới gọi là quản giáp”. Như vậy tên gọi
quản giáp cũng có sự biến đổi vì có ý kiến xem quản giáp có vai trò chứ
trách quan trọng nào đấy trong giáo phường.
- Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và
kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy
kèm theo tên của mình. Việt Nam ca trù biên khảo viết rằng giáo phường
trước kia có hệ thống quy ước mà các thành viên phải thực hiện. Hằng năm
tế tổ vào ngày 11 tháng Chạp, sau ngày lễ tế tổ thì ông trùm giải quyết
những công việc nảy sinh trong giáo phường. Nơi lễ tế tổ không cố định,
có thể làm ở nhà thờ, hoặc mượn đình của xã để làm lễ. Khi làm lễ có đủ
mặt các đào nương, kép hát, hát đủ các điệu và đặt tiệc mời khách quí
chứng giám, thường gọi là đám thánh sự Giáo phường còn được hiểu là nơi
dạy những người đi hát. Các tỉnh đều có giáo phường. Thăng Long ngày
xưa có thôn giáo phường thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên).
Cũng có thể cho rằng giáo phường là một tổ chức nghề nghiệp vừa có tính
chất phường hội.
- Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các
địa phương các xã, các giáp, các họ. Ty giáo phường mang hình thức
phường hội.
- Câu lạc bộ: Theo Từ điển tiếng Việt thì CLB là tổ chức được lập ra
cho nhóm người hoặc nhiều người cùng sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí.
Với ca trù thì khái niệm CLB là khái niệm mới được áp dụng cho thời đại
ngày nay. Thời xưa, cha ông ta chỉ gọi là giáo phường, làng thôn, nhóm ca
trù. Với ý nghĩa đó, CLB ca trù cũng là nơi để những người yêu thích ca trù
tham gia sinh hoạt, tập luyện và biểu diễn giới thiệu di sản nghệ thuật ca
trù cho các đối tượng khách thể khác.
41
Có thể nói, bản thân các tên gọi khác nhau của nghệ thuật ca trù đã cho
thấy đây là một thể loại âm nhạc rất đặc biệt. Trong nền âm nhạc dân tộc cổ
truyền Việt Nam, không có một thể loại nào lại mang nhiều tên gọi như vậy.
Mỗi tên gọi lại hàm ý gồm những không gian văn hóa, những chức năng xã
hội và những hình thức biểu hiện khác nhau của nghệ thuật ca trù. Chỉ mới
thông qua những tên gọi đó, đã có thể tìm thấy biết bao hình ảnh chân thực và
sống động của lịch sử.
Không những thế, ca trù còn được thể hiện rất đa dạng ở các làn điệu hát
múa, trong đó hát múa bỏ bộ rất được coi trọng. Bên cạnh đó, không thể
không kể đến những đặc trưng của loại hình âm nhạc được coi là bác học này:
- Ca nương - Ả đào: Ca nương - Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc
ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả
đào vừa hát vừa gõ phách. Ả đào là nữ giới, kép là nam giới. Hiện nay giới
nghiên cứu vẫn chưa nghiên cứu tên gọi này cũng như thời điểm lịch sử và
điều kiện lịch sử sản sinh ra nó. Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ cũng nói
rằng thời Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có người ca nhi tên là Đào thị tài giỏi, hát
hay được vua ban thưởng, từ đó về sau những người đi hát được gọi là đào
nương (tức ả đào). Về sau, quãng cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là nửa đầu thế kỷ
XX, ả đào thường được gọi là cô đầu.
Theo Nguyễn Đôn Phục trong Nam Phong tạp chí, khác với các đào
nương chốn đô thị, giới đào nương ở các miền đồng quê bên cạnh việc hành
nghề ca xướng, họ vẫn chăn tằm dệt vải hay lao động đồng áng như những
người dân thường. Sử sách không có nhiều cứ liệu bàn về vấn đề này, song
chúng tôi cho rằng đây chắc hẳn phải là hiện tượng muộn hoặc chỉ khu biệt
trong một vùng nào đó. Bởi trong bộ luật Hồng Đức, những người hành nghề
ca xướng vốn bị liệt cùng hạng với trộm cướp, nghịch đảng, không được
xếp vào hạng dân thường.
42
- Kép, kép đàn: Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong
tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, hay thời nay
gọi là ca nương - kép đàn, trong đó vai trò chính của kép là gẩy đàn (nhạc
công), đào là người hát. Một số sách nói rằng ngày xưa kép cũng có tham gia
hát, điệu hát nói do kép hát thì gọi là điệu hà nam, điệu hát trai; đào hát thì gọi
là hát gái hay nữ xướng, kép hát trước rồi đào hát lại đúng bài, đúng điệu thì
gọi là hà liễu. Có sách nói rằng khái niệm kép là do khái niệm quản giáp
phiên âm chệch mà thành. Phạm Đình Hổ trong sách Vũ trung tùy bút gọi
quản giáp là kép. Các tác giả của Việt Nam ca trù biên khảo nói rằng sổ sách
ở giáo phường ngày xưa cử đào kép đi hát các đình đám đều viết là giáp thành
kép. Hiện chưa có cách giải thích khác và cũng chưa có sự biện luận hay xác
nhận cho cách giải thích này.
- Quan viên, cầm chầu: Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi
những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng có
thể tham gia cầm chầu. Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có
thể là thành viên của ban nhạc. Hiện nay, quan viên chính là người cầm chầu,
gõ trống chầu để vừa phối hợp diễn xướng ca trù, vừa thể hiện khen, chê đối
với đào nương.
Để tạo nên giá trị nghệ thuật âm nhạc trong ca trù, cần có sự hòa quyện
của nghệ thuật diễn xướng, các nhạc cụ và lời ca tiếng hát của đào nương,
trong đó, cỗ phách, đàn đáy, trống chầu là linh hồn của nghệ thuật ca trù:
- Cỗ phách: gồm ba phần: một thanh tre hay một mảnh gỗ gọi là bàn
phách, hai chiếc dùi gỗ là phách cái và phách con. Trên thế giới không đâu
dùng hai chiếc dùi mà trong đó có một chiếc tròn đầu hơi nhọn, chiếc kia tròn
và chẻ hai như ở ca trù. Gõ hai dùi vào cỗ phách tạo nên tiếng mạnh tiếng
nhẹ, tiếng cao tiếng thấp, tiếng trong tiếng đục, tiếng dương tiếng âm. Tay
cầm phách cái, phách con, tay nào đưa lên cao tay nào để dưới thấp, động tác
43
nhịp nhàng, uyển chuyển như múa, gõ phách theo 5 khổ qui định, đoạn “lưu
không” (chỉ có tiếng đàn đáy và tiếng phách không có lời ca) cũng có lề lối,
tất cả cho thấy đây là một nghệ thuật không tìm thấy trong các bộ gõ khác.
Tiếng phách phải rõ ràng phân minh, tiếng gõ riêng từng dùi, khi gõ hai dùi
một lượt là “chát”, hai phách âm dương chen nhau, xen kẽ, pha trộn, có nhịp
mà nghe như không có nhịp, có mà như không, thực mà như hư [57,tr237].
- Đàn đáy: Chỉ dùng duy nhất trong ca trù. Thùng đàn hình chữ nhật hay
hình thang, mặt đàn bằng chất liệu từ cây ngô đồng, sau này có thể có nhiều
chất liệu khác. Đàn đặc biệt ở chỗ, gọi là đàn đáy mà không có đáy, cần rất
dài, gắn 10 hay 11 phím bằng tre rất cao, phím đầu ở ngay giữa bề dài của dây
đàn. Đàn mắc ba dây tơ, cách nhau một quãng bốn, đánh dây không nhấn cho
tiếng trầm, bấm phím thành tiếng cao. Không có cầu đàn ở đầu đàn trước khi
quấn dây vào trục, nên trên đàn đáy có cách nhấn khác thường: “nhấn chùn”
lẽ ra phải có độ cao hơn một quãng 2 thì lại phát ra một âm đồng độ cao mà
màu âm khác. Phím đàn gắn theo thang âm chia quãng 8 thành 7 quãng đồng
đều, thể hiện dễ dàng quãng ba trung bình giữa thứ và trưởng, một quãng đặc
thù của lưu vực sông Hồng thường gặp trong hát ru, hát nói và sa mạc. Nhạc
công phải đánh rõ tiếng vê, tiếng vẩy, tiếng lia, tay trái phải biết cách nhấn,
rung, nhấn chùn, bấm 3 dây khi đàn chữ “dinh dinh dinh”. Khi chân phương
khi dìu dặt, khi mạnh khi nhẹ, tiếng đàn phụ họa theo lời ca chẳng những có
nét nhạc, mà còn tạo nên “hồn nhạc” [57,tr30].
- Trống chầu: Trống chầu ca trù khác trống chầu trong Tuồng, từ kích
thước đến cách đánh. Kích thước và hình thức rất gần trống đế của Chèo
nhưng cách đánh và chức năng hoàn toàn khác. Dùi trống không gọi là “dùi”
mà là “roi chầu”. Roi chầu bằng gỗ, dài hơn dùi trống khác. Người đánh trống
cầm roi trong tay mặt, gõ vào tang trống - gọi là “chát”, đánh roi sát trên mặt
trống - gọi là “tom”. Người cầm chầu gọi là “quan viên”, phải sành ca trù, biết
44
rõ các khổ đàn, khổ phách, biết đàn thế nào là hay, hát thế nào là “khuôn”, là
“hàng hoa” và không đánh trống “bịt” miệng ả đào, lại phải nắm rõ các công
thức xuyên tâm, song châu, liên châu, hạ mã, lạc nhạc để khen chê, thưởng
phạt đúng nơi đúng cách, dáng ngồi, tay cầm roi, tay vịn mặt trống phải
phong lưu đài các. Nghe tiếng chầu, thính giả biết giá trị và phong cách của
người cầm chầu.
Không có loại trống nào giữ ba chức năng như trống chầu trong ca trù:
1) Tham gia vào cuộc diễn bằng những tiếng trống mở đầu, chấm câu, kết
thích; 2) Khích lệ nghệ sĩ, phê phán, khen thưởng để ca nương kép đàn thêm
hào hứng; và 3) Hướng dẫn thính giả vì không phải ai cũng biết giọng ca tiếng
đàn hay ở chỗ nào và hay đến đâu. Tiếng trống chầu của người sành điệu giúp
cho thính giả biết thưởng thức và trở nên sành điệu hơn [57,tr30;31].
1.2.3. Các CLB, giáo phường ca trù ở Việt Nam
Hiện nay, cả nước có 16 tỉnh, thành phố có hoạt động của các CLB, giáo
phường ca trù. Đại đa số nằm ở các tỉnh, thành Bắc Bộ đến Hà Tĩnh, Quảng
Bình và TP.HCM. Tổng cộng có hơn 60 CLB, giáo phường, nhóm ca trù đang
hoạt động. Như vậy, so với trước khi được công nhận là di sản thế giới thì số
lượng CLB ca trù đã tăng lên đáng kể, nhưng số lượng nghệ nhân ca trù lão
làng đã tiếp tục giảm xuống do nhiều cụ đã mất. Năm 2014, số lượng nghệ
nhân ca trù trên 80 tuổi ở Việt Nam hiện chỉ còn 4 - 5 nghệ nhân so với 21
nghệ nhân tại thời điểm trước khi ca trù được UNESCO công nhận.
Tại Hà Nội, có gần 20 CLB, giáo phường ca trù đã và đang hoạt động ở
cả nội và ngoại thành. Ở một số địa phương lân cận Hà Nội, có thể kể đến các
CLB như: Làng ca trù Đào Đặng ở xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên; Ninh
Bình có CLB ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cố Viên Lầu; Bắc
Ninh có CLB ca trù Thanh Tương, làng Thanh Khương (Thuận Thành), CLB
45
ca trù Tiểu Than (Gia Bình) và CLB ca trù Đông Tiến (Yên Phong) ); Hà
Tĩnh có CLB ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cổ Đạm;
Ngoài ra, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình,
Thanh Hóa, Quảng Bình, TP.HCM cũng có một số CLB ca trù hoạt động
thường xuyên dưới dạng bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông để lại tại các làng,
thôn, tổ dân phố của các địa phương. Ở TP.HCM, ca trù xuất hiện dưới hình
thức CLB chủ yếu là do các nghệ nhân phía Bắc do đặc thù cuộc sống đã tập
hợp lại và truyền lại cho con cháu, giới trẻ qua CLB ca trù TP.HCM, với
khoảng 60 nghệ sĩ sinh hoạt đều đặn hàng tuần.
Quá trình hình thành các CLB, giáo phường cơ bản như sau:
- Trước năm 1991, hoạt động ca trù ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở hoạt
động theo làng xã, giáo phường, theo họ tộc và gia đình hay theo nhóm người.
- Ngày 28/4/1991, CLB ca trù Hà Nội đã được thành lập và trở thành
Câu lạc bộ ca trù đầu tiên trên cả nước.
- Tháng 11/1993, Bộ VHTT đã ra quyết định số 15638/QĐ-BVHTT về
việc thành lập CLB ca trù Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh phí và
địa điểm nên ngay sau đó, CLB đã bị giải thể.
- Năm 1995 trở đi, nhiều CLB ca trù ở Hà Nội và nhiều địa phương trên
cả nước đã được thành lập như ở Hà Tây cũ, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc
Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP.HCM.
- Từ 2005 trở lại đây, một số CLB, giáo phường được thành lập hoặc tổ
chức thêm hoạt động biểu diễn cho khách du lịch. Đến nay, cả nước có trên
60 CLB, giáo phường ca trù ở 16 tỉnh, thành phố.
1.2.4. Các CLB, giáo phường ca trù ở Hà Nội
Có thể nói, sau một thời gian dài ở trong khoảng lặng, vắng bóng và bị
mai một cũng như bị biến thể, với nỗ lực phục dựng nền nghệ thuật bác học
cổ truyền dân tộc, với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vấn
46
đề bảo tồn và phục hưng nghệ thuật dân tộc, từ khoảng những năm 70, 80 của
thế kỷ XX, nghệ thuật ca trù bắt đầu được quan tâm trở lại. Một số ca nương
Hà Nội xưa như Nguyễn Thị Phúc, Phạm Thị Mùi, Đinh Thị Bản, Phạm Thị
Chúc, Quách Thị Hồ, Phó Thị Kim Đức, lại được giới âm nhạc Thủ đô chú
ý đến, trong đó nổi bật nhất là hai giọng ả đào lừng danh của nghệ nhân Phạm
Thị Mùi và NSND Quách Thị Hồ. Bên cạnh đó là những nghệ nhân kép đàn,
trống chầu nổi tiếng như nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi, nghệ nhân Nguyễn Phú
Đẹ (người Hưng Yên nhưng tham gia hoạt động ca trù Hà Nội từ rất lâu). Kể
từ đó, ca trù có dấu hiệu hồi sinh. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và thập niên
đầu của thế kỷ XXI, một số CLB do các cá nhân, gia đình, làng xã tổ chức
xuất hiện. Nghệ thuật ca trù tại Hà Nội chủ yếu vẫn được hoạt động trong các
CLB, giáo phường, các nhóm, trung tâm như: CLB ca trù Hà Nội, Giáo
phường ca trù Thái Hà, Giáo phường ca trù Lỗ Khê, nhóm ca trù Tràng An,
Giáo phường ca trù Thăng Long, CLB ca trù Chanh Thôn, CLB ca trù Ngãi
Cầu, Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long Với sự chỉ dạy của các lão làng
thế hệ trước, thế hệ ngày nay đã có những ca nương, kép đàn là niềm tự hào
của ca trù Hà Nội như nghệ sĩ Lê Thị Bạch Vân, Phạm Thị Huệ, Nguyễn
Thúy Hòa,
Bảng 1.1. Tổng hợp các CLB, giáo phường ca trù Hà Nội
Thời gian
CLB/GP ca trù Địa chỉ Chủ nhiệm
thành lập
Giáo phường ca trù Thái Phố Thái Hà, Hà TK XIX Nghệ nhân Nguyễn Văn
Hà (năm 1993 ra mắt CLB Nội và số 27 Mùi đời thứ 7 của cụ tổ
Thái Hà) Thụy Khuê ca trù Thái Hà đầu thế
kỷ XIX, có nhà thờ tổ ca
công
Giáo phường ca trù Làng Lỗ Khê, TK XV Tổ nghề ca trù từ thế kỷ
Lỗ Khê Đông Anh XV, có đình thờ ca công
Giáo phường ca trù Phượng Xã Phượng TK XVIII Tổ nghề ca trù từ thế kỷ
47
Thời gian
CLB/GP ca trù Địa chỉ Chủ nhiệm
thành lập
Cách, CLB ca trù Phượng Cách, huyện XVIII, có đình thờ ca
Cách ngày nay. Quốc Oai công
Giáo phường ca trù Phú Đô Từ Liêm TK XVII Tổ nghề ca trù từ thế kỷ
xưa và CLB ca trù Phú Đô XVII, có đình thờ ca
ngày nay công
Giáo phường ca trù Đồng Xã Phú Nghĩa, 2005 Truyền đời từ những
Trữ xưa, CLB Ca trù thôn Chương Mỹ năm 1880, có Quán
Đồng Trữ nay Đồng Trữ thờ Tổ mẫu ca
trù
Giáo phường Thượng Mỗ Thượng Mỗ, TK XVIII Truyền đời
xưa, CLB ca trù Thượng Đan Phượng 2005
Mỗ ngày nay
CLB Bích Câu đạo quán 14 Cát Linh 1991 Nghệ sĩ Bạch Vân
(đã dừng hoạt động)
CLB ca trù Hà Tây (đã Hà Đông 1995 Sở VH-TT Hà Tây cũ
dừng hoạt động)
CLB ca trù UNESCO (hoạt Bảo tàng dân tộc 14/07/2000 Nhóm nghệ nhân
động không thường xuyên) học Việt Nam
CLB Ngãi Cầu Xã An Khánh, 2004 Truyền đời
Hoài Đức
CLB ca trù Yên Nghĩa Xã Yên Nghĩa, 2005 Truyền đời, có miếu thờ
Hà Đông tổ ca trù
CLB ca trù Ðông Duyên Đông Duyên, 2005 Truyền đời
Thường Tín
Trung tâm văn hóa ca trù 25 Tông Đản 2006 Nhóm nghệ nhân
Thăng Long (đã dừng hoạt
động)
CLB ca trù Chanh Thôn Phú Xuyên 2007 Nghệ nhân Nguyễn Thị
Ngoan
Giáo phường ca trù Thăng 87 Mã Mây (đầu 2010 Nghệ sĩ Phạm Thị Huệ
Long năm 2015
chuyển về đền
Quan Đế 28
48
Thời gian
CLB/GP ca trù Địa chỉ Chủ nhiệm
thành lập
Hàng Buồm)
CLB ca trù Hà Nội Đình Kim Ngân, 2010 Nghệ sĩ Bạch Vân
42-44 Hàng Bạc
Nhóm Ca trù Tràng An Khâm Thiên 2010 Nghệ sĩ Kim Đức
(hoạt động không thường
xuyên)
“Bạch Vân Ca trù và những Không gian Âm 2011 Nghệ sĩ Bạch Vân
người bạn” (đã dừng hoạt nhạc truyền
động) thống V6 - 34
Hoàng Cầu
Không gian nghệ thuật Ngõ 310 Nghi 2012 Hướng dẫn giới thiệu:
Ngọc Châu (Hoạt động Tàm, Tây Hồ Nghệ nhân Nguyễn Văn
không thường xuyên) Mậu
Trung tâm Phát triển nghệ Viện Âm nhạc 2013 Viện Âm nhạc
thuật Âm nhạc Việt Nam
thuộc Viện Âm nhạc
CLB ca trù Phú Thị Phú Thị, Gia 2013 Truyền đời
Lâm
Nguồn: Tổng hợp của NCS, năm 2014
Để làm rõ hơn quá trình hình thành và phát triển của các CLB, giáo
phường trong nội thành Hà Nội, xin giới thiệu một số CLB, giáo phường là
CLB ca trù Hà Nội, giáo phường Thăng Long, giáo phường Thái Hà và một
không gian ca trù đã một thời vang bóng, để lại nhiều ấn tượng là trung tâm
văn hóa ca trù Thăng Long.
- CLB ca trù Hà Nội: Ngày 28/04/1991, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám,
CLB ca trù Hà Nội được ra mắt do sáng kiến của NSƯT Lê Thị Bạch Vân.
Đây là tổ chức CLB đầu tiên có giấy phép của cơ quan nhà nước, được Giám
đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (trước đây) ký quyết định thành lập. Với
những nỗ lực của NSƯT Bạch Vân và các thành viên, CLB ca trù Hà Nội đã
49
giúp hình thành những bước đi ban đầu cho việc phục hồi nghệ thuật ca trù
bằng việc tập hợp được những nghệ nhân tiêu biểu của nhiều giáo phường
trong cả nước, tổ chức các đêm diễn giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ca trù,
sưu tầm các bài bản cũ, vận động các địa phương khôi phục lại nghệ thuật ca
trù, mở lớp dạy đàn hát trống chầu và làm thơ hát, nói cho thế hệ trẻ, vận
động các nghệ nhân giỏi nghề truyền dạy nghề cho con cháu trong dòng họ.
CLB tổ chức biểu diễn định kỳ vào tối thứ Tư, thứ Sáu và Chủ nhật tại Đình
Kim Ngân số 42 - 44 Hàng Bạc. Theo NSƯT Lê Thị Bạch Vân, chủ nhiệm
CLB, hiện số hội viên trong và ngoài nước là hơn 300 người, gồm cả những
cộng tác viên và những người yêu thích được học môn nghệ thuật đặc biệt
này. CLB đào tạo được nhiều ca nương trẻ. CLB ca trù Hà Nội có vai trò quan
trọng trong việc kết nối các nghệ nhân tên tuổi từ các vùng quê Hải Phòng,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nội được nhiều
người biết đến, được nhiều giải thưởng của các cấp, các ngành.
- Giáo phường ca trù Thái Hà: Giáo phường này hoạt động như một
giáo phường ca trù của thời xưa và ca trù Hà Nội may mắn còn một gia tộc ca
trù (không phải là cả làng ca trù như Lỗ Khê, Chanh Thôn, không phải chỉ là
CLB đơn lẻ) như thế. Với 7 đời nối nghiệp cầm ca, từ đầu thế kỉ XIX ở làng
Thụy Khuê (nay là phố Thụy Khuê) đã có gia đình ca công ra đời, với chức
năng như một giáo phường xưa. Đời thứ nhất, cụ Nguyễn Đức Ý sinh năm
1820; đời thứ hai, Nguyễn Đức Bồi; đời thứ ba, Nguyễn Thị Tuyết. Là một ca
nương nổi tiếng trong cung đình, cụ Nguyễn Thị Tuyết đã được triều đình ban
thưởng đất tại Thái Hà để xây dựng đình Ca công làm nơi ca hát của cả dòng
tộc. Đời thứ tư, Nguyễn Văn Xuân tay đàn đáy nổi tiếng Bắc Hà. Đời thứ năm
Nguyễn Văn Mùi sinh năm 1931, một tay trống chầu đĩnh đạc. Giữa thời buổi
nhạc giải trí, nhạc thời trang chiếm lĩnh sân chơi, thu hút lớp trẻ, cụ đã hướng
con cháu đi theo nghiệp tổ. Đời thứ sáu Nguyễn Văn Khuê sinh năm 1962,
50
Nguyễn Mạnh Tiến sinh năm 1970, hai kép đàn danh tiếng và ca nương
Nguyễn Thúy Hòa sinh năm 1973. Theo sự xác nhận của Vũ Nhật Trung và
Nguyễn Xuân Diện thì ca nương Nguyễn Thúy Hòa được NSND Quách Thị
Hồ trực tiếp dạy hát. Đời thứ bảy của CLB ca trù Thái Hà là Nguyễn Thu
Thảo và Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, hai “ca nương nhí” có nhiều triển
vọng trở thành đào nương xuất sắc. Theo NSƯT Nguyễn Văn Khuê, năm
1989 nhóm ca trù Trẻ thành lập và tháng 5 năm 1993 đặt thêm tên ngoài giáo
phường còn có tên CLB ca trù Thái Hà, do nghệ nhân trống chầu Nguyễn Văn
Mùi làm chủ nhiệm. Trước năm 1993, giáo phường này chỉ phổ biến trong
phạm vi gia đình và những người thân thiết. Giáo phường đã được các nước
như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Triều Tiên, Nhật Bản mời sang biểu
diễn. Các điệu ca trù thường hát là tỳ bà, thét nhạc, cung bắc, thiên thai, hát
mưỡu, hát nói, chừ khi, bắc phản, chúc hỗ, kể chuyện, ngâm thơ, hát giai, hát
ru, thổng Giáo phường cũng được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
Tại “Liên hoan dân ca truyền hình toàn quốc - Khu vực I năm 2009” tổ chức
tại thành phố Bắc Ninh, với điệu “Hát nói gửi thư”, Nguyễn Kiều Anh đã
giành một trong hai giải cao nhất của liên hoan. Gia tộc của họ đang cùng
nhiều đào kép trẻ của Hà Nội và cả nước là lớp người tiếp bước của các bậc
tiền nhân để duy trì và phục hưng ca trù.
- Giáo phường ca trù Thăng Long: Tiền thân là CLB ca trù Thăng Long
được thành lập tháng 8 năm 2006 tại Hà Nội do ca nương Phạm Thị Huệ cùng
hai người thầy của mình là nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân
Nguyễn Phú Đẹ đồng sáng ... was fantastic, if I had been in Hanoi longer I would
have gone back for a second time.
Ở giữa khu phố cổ nhộn nhịp, bạn sẽ được vận chuyển đến quá khứ. Nếu bạn
muốn trải nghiệm một cái gì đó xác thực và nhận được từ các "du lịch" kinh
nghiệm, tôi khuyên bạn nên xem việc thực hiện tại các Câu lạc bộ ca trù. Bạn
có thể hoặc có thể không thích nhạc cụ truyền thống và ca hát, nhưng bạn sẽ
phải trải qua một sự kiện thực sự văn hóa. Tôi đã thất vọng ở khán giả nhỏ (có
thể hai chục người), đặc biệt là so với một số lượng lớn những người tôi đã
nhìn thấy ở biểu diễn múa rối nước. Sau đó, một lần nữa, tính chất thân mật
của buổi trình diễn là một tiền thưởng thêm. Càng âm nhạc bộ ba "hiện đại" là
tuyệt vời, nếu tôi đã có mặt tại Hà Nội còn tôi đã có thể đi lại trong một thời
gian thứ hai.
32. Christina: very interesting”
I feel like this is the moment i am discovering another culture but also myself.
this is so special kind of art music. amazing!
Tôi cảm thấy như đây là thời điểm tôi đang khám phá nền văn hóa khác mà
còn bản thân mình. đây là loại rất đặc biệt của âm nhạc nghệ thuật. tuyệt vời!
33. Groovek: “Educational”
Fun and educational. I am happy to have spent my money there to support this
group. They're very talented and it was a fun show to attend.
Vui vẻ và giáo dục. Tôi vui mừng đã tiêu tiền của tôi ở đó để hỗ trợ nhóm
này. Họ rất tài năng và đó là một chương trình thú vị để tham dự.
34. Peter Sampras: “Fine experience - go see it!”
Bought ticket at the door on night of the performance, more or less on an
impulse, and can say it was a night that will long stick in memory. For me the
best part was a long interaction with the performers after the show. They
patiently answered questions and were happy to pose for photographs with
guests. Lovely, lovely people.
190
For me the music itself, uniquely Vietnamese, is of a type that might for some
people (like me) taken in small doses. Rather like American Blue Grass! A
number of Vietnameseme people told me that the music is boring and they see
plenty of it as "filler" on local television. Too bad. They should see it live at
least once in their life.
Though the young lady who introduced each song/poem did an excellent job,
I suggest that one visit the Ca Tru Club web site before attending. At the
bottom of their page is an outstanding short video that gives a solid
understanding of what Ca Tru is, its history, the roles of each player and
significance of each instrument.
Mua vé tại cửa đêm về hiệu suất, nhiều hơn hoặc ít hơn trên một xung, và có
thể nói đó là một đêm dài mà sẽ dính vào trong bộ nhớ. Đối với tôi phần tốt
nhất là một sự tương tác lâu dài với những người biểu diễn sau khi chương
trình. Họ kiên nhẫn trả lời câu hỏi và đều vui vẻ chụp ảnh với khách. Đáng
yêu, những người đáng yêu. Đối với tôi, âm nhạc riêng của mình, duy nhất
Việt Nam, là một loại mà có thể cho một số người (như tôi) thực hiện với liều
lượng nhỏ. Chứ không phải như Mỹ Blue Grass! Một số người Vietnameseme
nói với tôi rằng âm nhạc là nhàm chán và họ nhìn thấy rất nhiều của nó là
"phụ" trên truyền hình địa phương. Quá xấu. Họ nên xem nó sống ít nhất một
lần trong cuộc sống của họ. Mặc dù người phụ nữ trẻ, những người giới thiệu
mỗi bài hát / bài thơ đã làm một công việc tuyệt vời, tôi đề nghị một truy cập
vào trang web Câu lạc bộ ca trù trước khi tham dự. Ở dưới cùng của trang của
họ là một video nổi bật ngắn cung cấp cho một sự hiểu biết vững chắc về
những gì ca trù là, lịch sử của nó, vai trò của mỗi người chơi và ý nghĩa của
từng nhạc cụ.
35. Steammilk: “10 USD to preserve this place”
I admitted that I didn't enjoy Ca Tru that much. But overall experience was
okay and the fees are acceptable. The day I visited this show was Sunday, and
there are only few visitors. (3 foreign couples + 1 Vietnamese gal). You will
sit in front of the stage and can enjoy closely with the show. Recommend and
need help to support this Ca Tru .. Actually I did enjoy it for the first 15
minutes. But the show looked similar for other parts. Still it is worth a visit.
191
Give it a try and help this place. (search Google to find why it need to be
preserved).
Tôi thừa nhận rằng tôi không thích ca trù nhiều. Nhưng kinh nghiệm tổng thể
là bình thường và lệ phí được chấp nhận. Ngày tôi đến thăm chương trình này
là Chủ nhật, và chỉ có vài du khách. (3 cặp vợ chồng nước ngoài + 1 cô gái
Việt Nam) Bạn sẽ ngồi trước sân khấu và có thể thưởng thức chặt chẽ với
chương trình. Giới thiệu và cần sự giúp đỡ để hỗ trợ này ca trù .. Trên thực tế
tôi đã thưởng thức nó trong 15 phút đầu tiên. Nhưng chương trình trông tương
tự như cho các bộ phận khác. Vẫn còn đó là giá trị một chuyến viếng thăm.
Cung cấp cho nó một thử và giúp nơi này. (Tìm kiếm Google để tìm lý do tại
sao nó cần phải được bảo quản)
36. Tuabui: “A kind of Art”
It is a kind of a very famous traditional culture of Vietnamese people. Just
listening, and you will be driven to the very unique atmosphere!
Nó là một loại của một nền văn hóa truyền thống rất nổi tiếng của người Việt
Nam. Chỉ cần nghe, và bạn sẽ được đưa tới bầu không khí rất độc đáo!
Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả
192
Phụ lục 4
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TƯ LIỆU CA TRÙ CỔ
1. Thần tích đền Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội)
Xưa, thời vua Thái Tổ triều Lê, lúc đất Long Biên vẫn còn là của nước
ta, có người ở động Hoa Lư huyện An Khang, phủ Trường Yên, đạo Thanh
Hóa, họ Đinh, tên húy là Lễ, tổ tiên được phong tước vị, đời này qua đời khác
được hưởng phúc ấm, lấy người ở bản quận, theo vua Thái Tổ khởi nghĩa ở
Lam Sơn, cầm cự với quân giặc Vương Thông đến mười năm ở ven biển. Vợ
họ Trần, tên gọi Minh Châu, con nhà nhiều đời thi lễ, nối dõi trâm anh, kể
cũng thật môn đăng hộ đối.
Ngày ấy, Đinh công tới huyện Nga Sơn phủ Hà Trung, đạo Thanh Hóa,
thấy một cái động ở gần biển, gọi là động Bích Đào, người thời bấy giờ gọi
động đó là động Thần Tiên. Ông vào xem, lúc mặt trời chưa đứng bóng, bèn
nằm phía dưới trước cửa động, hồn phách tựa mơ, thấy hai ông già ngồi dưới
gốc cây đào, chơi cờ nói cười vui vẻ. Một người trong đó tự xưng: “Ta vốn ở
trên điện Thừa Hoa, tên là Đông Phương Sóc, ngày ngày thường xuống chơi ở
cung tiên trên biển.” Người đó nói: “Nhà người phúc đức to lắm, được đất tốt,
sinh con ắt là quý tử. Trời đã định rồi, sẽ gặp và sánh duyên cùng nàng tiên
biển.” Nói xong cưỡi mây bay lên giời. Đinh công chợt tỉnh, biết là mơ, liền
ứng khẩu đọc bài thơ:
Hải thượng quần tiên sự diểu mang,
Bích Đào động lý thái hoang lương.
Càn khôn nhất ngộ cùng Đông Sóc,
Vân thủy song nga lão bắc phương.
Thạch cổ hữu thanh xao hiểu nguyệt,
Sa diêm vô vị viết thu sương.
193
Thế nhân nhước tác Thiên Thai mộng,
Thùy thức Thiên Thai triệu báo trương
Dịch:
Chuyện các nàng tiên trên biển thật mơ màng,
Trong động Bích Đào quá hoang vu lạnh lẽo.
Giữa cảnh trời đất một lần gặp gỡ Đông Phương Sóc,
Đôi mắt xanh trong mãi nhìn về phương Bắc
Trống đá rền vang lay động bắc tranh ban mai,
Hạt muối như nhạt bở bở đậu hạt sương thu
Người đời ví thử là giấc mộng Thiên Thai.
Ai biết đâu đây là điềm báo
Ngay ngày hôm đó, Đinh công cùng với các binh sĩ trở về đồn sở. Lúc
này vua Thái Tổ bèn sai Đinh công đem quân lên tuần phòng các đạo ở phía
Bắc để ứng phó quân Minh. Khi đi đến địa đầu trang Lỗ Khê, huyện Đông
Ngàn, phủ Từ Sơn, Đinh công thấy một cuộc đất sơn thủy hữu tình, tiếng đàn
phương loan hòa quyện, nghĩ bụng đây là nơi phong cảnh đẹp. Ngay ngày
hôm đó truyền nhân dân và binh sĩ xây dựng đồn sở để đóng quân. Mấy tháng
sau, một đêm vợ Đinh công là Trần thị đêm nằm ngủ bỗng mở thấy một con
rắn xanh từ dưới đất chui lên, leo vào lòng, quấn quanh thân mình. Bà giật
mình sợ hãi tỉnh dậy, từ đó Minh Châu có mang. Ngày mùng sáu tháng tư
năm Quý Tỵ, bà sinh ra một người con trai, thân hình dài rộng, mặt mũi khôi
ngô. Đinh công biết sinh ra được người con như thế này là nhờ đắc địa, bèn
đặt tên là Dự, chăm bẵm hài nhi, lòng ông không còn khắc khoải. Bấy giờ
đương là mùa xuân, vào thượng tuần tháng giêng, vua Thái Tổ sai sứ mang
thư đến lệnh cho ông đi đánh giặc Minh ở Lạng Sơn. Ông bèn tập trung quân
lính cùng kéo tới đánh một trận lớn nhưng chưa phân thắng bại. Thế rồi ông
trở về đạo Kinh Bắc, ở lại trang Lỗ Khê. Ngày tháng trôi qua, chàng Dự lên
194
mươi hai tuổi, thiên tư đĩnh ngộ, học vấn tinh thông, cầm kỳ thi họa, đàn hát
ngón nghề đều tinh khéo, chưa anh tài nào địch nổi.
Những ngày xuân đẹp trời, chàng dạo chơi đó đây, tìm hoa thơm cỏ lạ
đến những nơi giáo phường sành tay đàn giọng hát. Khi tới huyện Gia Bình
phủ Thuận An, nghe nói ở trang Đông Cứu có rặng núi sừng sững soi bóng
xống dòng sông, trên đó có chùa Thiên Thai. Chàng bèn đến vãng cảnh, tình
cờ gặp một người con gái, giọng nói và dung nhan đều tuyệt hải, có thể nói
“chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường.” Chàng Đinh Dự ướm hỏi: “Nàng ở
đâu tới mà hai ta gặp gỡ nơi đây?”. Người con gái ấy đáp: “Thưa, Đường Hoa
Tiên Hải là thiếp, người ở động Nga Sơn, Thanh Hóa, nhân lúc nhàn rỗi giở
nghề đàn ca hát xướng khắp giáo phường.” Nghe xong chàng Dự cười: “Thật
là kỳ ngộ, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nay bậc đế vương đức
hòa hợp ở trên, dạy dân ta hòa hợp ở dưới, vậy nên ta để lòng ở xứ Bắc này
nơi giáo phường lễ yêu nghĩa trọng. Cầm ca là nghiệp hai ta cùng theo đuổi
đó.”
Thế rồi Đường Hoa và chàng Dự kết duyên vợ chồng. Sau ngày đó họ
đưa nhau trở lại trang Lỗ Khê lập giáo phường, cha mẹ đều rất vừa ý. Khoảng
một năm sau, họ dạy cho dân biết nghề đàn hát. Bấy giờ vua Lê Thái Tổ sai
sứ giả mang thư đến, nói rằng giặc minh rất đông, chia thành nhiều ngả kéo
vào nước ta. Vua kế cùng lực kiêt, chả lẽ bó tay chịu thua. Nhà vua vì lo quá
mà đổ bệnh, bèn triệu vời Đinh Lễ cấp tốc trở về Thanh Hóa để vua tôi bàn
định kế sách tiến công. Ngay ngày hôm đó hai vợ chồng ông cùng con trai và
nhân dân đem quân về Thanh Hóa. Không ngờ hai cha mẹ Đinh Lễ, Minh
Châu giữa đường lâm bệnh rồi chết. Đinh Dự cùng binh sĩ rước thi hài về quê
cũ, chọn đất tốt mai táng. Thế rồi vợ chồng Đinh Dự cùng đến nơi đồn sở của
Thái Tổ, tâu: “Cha mẹ thần do số trời định đoạt, đã mất cả rồi. Thần xin tự
nguyện đàn hát làm vui, giải bệnh cho bệ hạ”. Nhờ thế bệnh của nhà vua qua
195
khỏi. Thái Tổ quyết chiến một trận, giặc bị bắt sống rất nhiều, quân Minh bị
dẹp tan. Khi lên ngôi Hoàng đế, Thái Tổ nhớ đến các bậc công thần nghĩa sĩ,
bèn cho vời vợ chồng Đinh Dự về kinh đô dự tiệc yến ẩm ban tước thưởng
công.
Bấy giờ bỗng Đường Hoa nói với chồng mình là Đinh Dự rằng: “Thiếp
vốn do tinh anh vượng khí của trời đất chung đúc nên, biến hóa vô thường,
tính linh sáng suốt, thiếp cùng các bậc diệu nữ và đám quân tiên dắt dẫn thao
lược, biến hóa duyên lành, chu du thiên hạ. Thiếp từng đi khắp Nam Bắc
Đông Tây, truyền dạy cho các phường bằng sức lực suốt cả cõi đời, những
muốn lưu truyền tiếng thơm muôn thuở. Năm tháng ngày giờ đã mãn hạn ở
trần thế, thiếp xin từ tạ phu quân để trở về thượng giới”. Nói rồi đọc luôn câu
thơ:
Trần phong tiêu tấu cửu trùng thiên
Tịch kích thành môn tuyệt khả liên
Nghĩa chủ báo sinh thần trượng tiết
Thời nhân hốt vị giáo phường hiền
Dịch nghĩa:
Buổi sáng dâng tấu tâu với triều đình
Buổi chiều đánh giặc ngoài cửa thành, thật đáng kính nể
Bề tôi tiết nghĩa đã đền ơn vua chúa
Người đời bỗng đều khen người của giáo phường tài giỏi.
Dịch thơ:
Sáng ra dâng tấu triều đình
Chiều về khiến giặc ngoại thành thất kinh
Bề tôi nguyện hiến dâng mình
Giáo phường tài giỏi dân tình ngợi khen.
196
Nàng đọc xong, liền bay vào cõi không, biến mất. Thế rồi chồng nàng
là Đinh Dự tưởng nhớ tình nghĩa vợ chồng bị trời đoạt đi, bèn bái tạ nhà vua
và đọc một bài thơ:
Lũy thế quân ân hốt khiết nhiên
Hiếu trung nhất tiết lưỡng kiêm tuyền
Hạc quy hoa biểu thiên niên tại
Vạn nhất tri tấm thác lão thiền
Dịch nghĩa:
Đã bao đòi ơn vua đâu dám thờ ơ
Đức hiếu và trung vẹn toàn cả hai
Hạc đã bay về trời, nhưng dấu tích còn muôn đời
Lỡ có điều gì thì lòng này chỉ biết gửi gắm ông trời.
Dịch thơ:
Ơn vua đâu dám thờ ơ
Hiếu trung con nguyện phụng thờ cả hai
Hạc đi, dấu vết nào phai
Ông trời gửi gắm nay mai tấc lòng
Đọc xong chàng ngửa mặt lên trời than rằng: “Biết làm sao được nữa.
Cũng cùng một lẽ.” Đinh Dự liền đập đầu vào cột điện nhà vua, biến thành
con rắn xanh vừa to vừa dài, bò quanh cột rồi biến mất. Nhà vua nghĩ rằng hai
vợ chồng nhà này là bề tôi trung nghĩa. Đinh Dự cùng Đường Hoa hóa một
ngày. Ngày hôm đó là ngày 13 tháng 11.
Vua Thái Tổ có thơ rằng:
Lộ kinh cổ miếu đảo liên thiên
Hạ tưởng trung thần báo quốc niên
Thùy vị đắc trung hoàn thất hiếu
Đắc trung tiện thị hiếu kiêm tuyền.
197
Dịch:
Đi qua miếu cổ vào cầu cúng,
Bèn nhớ đến bậc trung thần đền nợ nước năm xưa.
Ai bảo được trung thì mất hiếu,
Có trung thì mớ có hiếu vẹn tròn.
Dịch thơ:
Đường qua miếu cổ, tiện dừng chân
Bèn nhớ trung thần đền nợ nước
Ai bảo được trung thì mất hiếu
Có trung, hiếu mới vẹn muôn phần.
Ngay ngày hôm đó, nhà vua truyền lệnh ra toàn cõi nước Nam, lệnh
cho thần dân các giáo phường lên kinh đô rước mỹ tự về dựng từ đường để
thờ tự.
Nhà vua chuẩn ban lệ của đình nước Nam, như sau: Mùa xuân khai hạ
cầu phúc được 300 mạch tiền, giáo phường được nhận để sắm sửa đèn nhang.
Việc thờ cúng của giáo phường cũng y theo lệ đó. Đến thời Hoàng đế Lê
Thánh Tông, nhà vua ghi chép công tích của các công thần, phổ hiệp vần
thành lời ca nhằm tôn vinh những điều tốt đẹp ấy, gồm các tác phẩm:
- Quân đạo thần tiết (Đạo của nhà vua, tiết tháo của bề tôi)
- Quân minh thần lương (Vua sáng tôi hiền)
- Dao tưởng anh hiền (Tưởng nhớ các bậc anh tài)
- Kỳ thí (Hiền tài xuất sắc)
Nhà vua còn phong tặng Đinh Dự là “Thanh Xà Đại Vương”, Đường
Hoa là “Mãn Đường Hoa Công Chúa” và ban cho đền thờ giáo phường ở Lỗ
Khê, đạo Kinh Bắc một bản điển chương chế độ thờ cúng: “Ôi, vẻ vang
thay!”
198
Lệ tục ngày sinh ngày hóa và chữ húy cấm kỵ như sau:
- Cấm dùng bốn chữ Lê, Châu, Dự, Hóa.
- Lệ tục ngày sinh: Ngày sinh mùng 6 tháng 4. Lễ cúng, trên đặt mâm
cỗ chay, dưới đặt mâm cỗ thịt bê bò, xôi, rượu, xướng ca mười ngày.
- Lễ tục ngày hóa: Ngày 13 tháng 11. Lễ cúng, trên đặt mâm cỗ chay,
dưới đặt mâm cỗ thịt lợn đen, xôi, rượu.
Ngày lành tháng giữa xuân năm thứ 7 niên hiệu Hồng Đức (năm 1476),
Đông các đại học sĩ, bề tôi Đào Cử soạn bản chính.
Ngày lành tháng giữa thu năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Hựu (năm 1740),
Quản giám bách binh [thần] tri điện hùng lĩnh thiếu khanh, bề tôi Nguyễn
Hiền sao lại bản chính.
Tháng 4 năm thứ 11 niên hiệu Bảo Đại (1936), Ngọc Liên Khai sao lại.
2. Giọng hát đào nương
Người đóng vai trò quan trọng đưa nghệ thuật thơ – nhạc tới công
chúng là đào nương. Muốn thể hiện hết cái hay của thơ, đào nương phải am
tường tho phú. Chẳng thế mà các cuộc thi Ca trù hàng năm ở đình làng, môn
khảo thi đầu tiên dành cho các đào nương là phải làm 1, 2 câu thơ, phú. Muốn
thể hiện hết cái thần của nhạc người đào nương phải có giọng cao, trong sáng,
tiếng hát phải tròn trĩnh, mượt mà, không để lép tiếng, không được ngắt khúc;
tay phách phải uyển chuyển khi nhanh khi chậm, khi mau khi thưa hợp với
câu chữ câu thơ, hợp với từng khổ của đàn. Phách được coi là giọng hát này
thứ hai của đào nương. Tất thảy những yêu cầu này đã được ghi lại trong các
tài liệu Hán Nôm, đại lược: Giọng hát đào nương phải là giọng con kiến, tức
giọng cao, vang, trong trẻo. Kỹ thuật hát phải hội đủ 5 yêu cầu:
- Vói: hát cao, trong sáng
199
- Xuyến: tiếng phải tròn trĩnh, mượt mà
- Dằn: tiếng hát phải đều đặn không có tiếng to, nhỏ, tiếng lép
- Thét: hát như bay cao lên
- Rẫy: tiếng hát rền không ngắt khúc.
Khi phối hợp với đàn phải đạt 3 yêu cầu:
- Quán: giọng hát, nhịp phách, tiếng đàn phải khớp nhau
- Khuôn: hát và đàn phải khớp điệu, đúng cung bậc.
- Diệu: bắt vào câu phải tự nhiên, thể hiện lời ca phải linh hoạt.
Những người đào nương tài hoa, hội đủ yêu cầu nghệ thuật ấy ở Hà Nội
xưa nay không được người đời ghi lại, ta chỉ còn gặp họ trong các bài hát nói
của Dương Khuê như cô đầu Hai, cô đầu Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô
đầu Cần và cô đào ở Hàng Cót được Phạm Quỳnh nhắc tới trong bài diễn
thuyết của ông ở Hội Khai Tiến Đức năm 1923. Nếu may mắn, họ có được
lưu danh trong sử sách thì chúng ta cũng không thể nhận biết được cái tài hoa
của họ đến đâu, bởi giọng hát, tiếng đàn của họ nào có lưu lại được. Âm thanh
không lưu lại được thì giới làm nhạc chẳng biết dựa vào đâu để đưa ra những
lời khen chê thỏa đáng.
3. Các tác gia hát nói Hà Nội
Hát nói là thể thơ và cũng là thể cách âm nhạc được giới sành điệu và
những người sành nghề Ca trù sáng tạo vào những năm cuối thế kỷ XVIII.
Hát nói ra đời là bước ngoặt có tính đột biến làm cho Ca trù trở thành một
ngành nghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội mà đặc biệt là sự tham
gia của các bậc túc nho. Hát nói đã trở thành điệu hát thống trị trong các cuộc
trình diễn và tao ngộ Ca trù. Cho đến nay giới nghiên cứu thi ca đánh giá cao
Hát nói, coi nó là tiền đề, là cơ sở để thơ mới Việt Nam ra đời vào thế kỷ XX;
coi nó là nơi để các nhà thơ được thỏa mã chí ngang tàng, tính hào hoa vương
200
chút phóng đãng trước cuộc đời. Một số tác gia Hát nói nổi tiếng sinh ra ở Hà
Nội, sống ở Hà Nội và viết những bài thơ Hát nói về Hà Nội, phải kể đến:
Nguyễn Công Trứ, sinh ngày mùng 1 tháng 12 năm Mậu Tuất (1778),
tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là vị quan song toàn
cả văn lẫn võ. Trong triều đình nhà Nguyễn ông đã giữ các chức: Hình bộ Thị
lang, Hình bộ Tả thị lang, Hình bộ Viên ngoại lang và các chức Tri huyện Mỹ
Hào, Tham hiệp tỉnh Thanh Hóa, Doanh điền xứ tỉnh Nam Định, Tổng đốc
An Giang, quyền Án sát tỉnh Quảng Ngãi. Xét như vậy, ông không phải người
Hà Nội. Nhưng, với gần một trăm bài Hát nói, ông đã làm cho nghệ thuật Hát
ả đào trở thành nghệ thuật thi ca. Các bài: Chí nam nhi, Chơi là lãi, Thú say,
Ngao du thỏa chí, Thú tổ tôm, Mượn rượu làm vui, Ngất ngưởng... đã tạo
được những dấu ấn không phai mờ trong ký ức người nghe cũng như trong
cuộc đời ca hát của các đào nương Hà Nội.
Có hai bài ông viết riêng cho Thăng Long là Tràng An hoài cổ và Tây
Hồ hoài cổ. Tây Hồ hoài cổ là bài Hát nói với bút pháp thư họa để vẽ lòng
mình trước cảnh cô tịch của Tây Hồ một đêm trăng. Nội dung bài hát:
Mưỡu:
Dập dìu trăng mạn gió lèo,
Lỏng ngâm vân thủy (a) lơi chèo yên ba (b)
Hát nói:
Cảnh Tây Hồ khen ai khéo vẽ,
Chốn thị thành riêng một vẻ lâm tuyền (c)
Bóng kỳ đài (d) trăng mặt nước như in,
Làn thảo thụ (e) che bên tòa cổ sát. (f)
Chiếc cô vụ, mảnh lạc hà (g) bát ngát,
Hỏi năm nào vũ quán điếu đài. (h)
201
Mà cỏ hoa man mác dấu thương đài, (i)
Để khách rượu làng chơi ngơ ngẩn.
Hương tiêu Nam quốc mỹ nhân tận,
Oán nhập đông phong phương thảo đa (k)
Tranh thiên nhiên một áng yên ba,
Để khiển hứng câu ca chén rượu.
Buồm nửa lá trăng thanh gió dịu,
Chùa nơi đâu một tiếng chuông rơi,
Tây Hồ cảnh biết mấy mươi1
Phan Huy Vịnh (1799 - 1870) tự là Hàm Phủ, quê ở làng Thụy Khê,
huyện Yên Sơn, Sơn Tây, Hà Nội. Ông đã từng giữ chức án sát tỉnh Quảng
Bình, Lại bộ Tả thị lang và Lễ bộ thượng thư. Ông đã để lại cho giới Ca trù
bản dịch Tỳ Bà Hành từ nguyên tác cùng tên của nhà thơ Trung Quốc đời
Đường Bạch Cư Dị. So với 2 bản dịch chép trong Ca trù tạp lục, Bản dịch
của Phan Huy Vịnh đạt đến sự hoàn thiện một thể cách. Bản Diễn âm Tỳ Bà
Hành (khuyết danh) được cổ nhân chú thích: “đọc thì dùng bậc năm cung,
sau dùng Bắc phản, trước đó nên dùng lối hát thổng để mở đầu”2
Cụ Phan không theo cung cách này. Cụ đã chia toàn bài thành chín khổ,
mỗi khổ 8 câu thơ, cộng một khổ dồn và một khổ kiệt. Cứ hát hết mỗi khổ,
tiếp vào khổ sau thì đầu khổ thường là điệu ngâm Sa mạc rồi vào phách hát.
Lối phân chia đã tạo ra sự cân đối cần thiết để người nghe không những
1 a) Thủy vân: mây nước, b) Yên ba: khói sóng, c) Lâm tuyền: rừng và suối, d) Kỳ đài: đài dựng cột cờ, e)
Thảo thụ: cỏ cây, f) Cổ sát: chùa cổ, g) Cô vụ lạc hà: Bài Đằng vương các tự của Vương Bột đời nhà Đường:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Nghĩa là: Ráng buổi chiều với con cò lẻ cùng
bay/ Nước mùa thu với trời thẳm cùng một mày, h) Vũ quán Điếu đài: Quán múa hát và đài câu cá của chúa
Trịnh, i) Thương đài: Rêu xanh, k) Hương tàn người đẹp phương Nam hết/ Buồn thấy gió đông thỏi vào cỏ
thơm nhiều (chú thích theo Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, sđd
2 Ca trù tạp lục. Kho sách Viện nghiên cứu Hán Nôm – VHv. 2940. Đinh Văn Minh dịch.
202
không chán mà còn kịp nhận ra sự tiến triển của câu chuyện giữa quan Tư mã
Giang Châu với cô đào trên bến Tầm Dương. Tỳ Bà Hành được coi là thể
cách độc bản không chỉ ở văn thơ mà còn ở tính hoàn thiện cấu trúc, một cấu
trúc không có tiền lệ. Có thể gọi là cấu trúc Phan Huy Vịnh.
Cao Bá Quát (1809 - 1854) tự là Mẫn Hiên, biệt hiệu Chu Thần, quê ở
làng Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông từng giữ chức Hành tẩu bộ Lễ,
Chủ sự bộ Lễ. Ông nổi tiếng văn chương tài hoa, chẳng vậy mà người đời
phong ông là “thánh Quát”. Thánh Quát đã để lại cho giới Ca trù những bài
Hát nói: Chén rượu tiêu sầu, Nghĩ đời mà chán, Hơn nhau một chữ thì, Phận
hồng nhan có mong manh, Nhân sinh thấm thoắt, Núi cao trăng sáng, Nghĩ
tiếc cho ai, Nhớ giai nhân, Tự tình, Mấy khi gặp gỡ, Tài hoa là nợ, Trải khắp
đường đời, Thanh nhàn là lãi, May rủi, Bà Nguyễn Thị Kim, Hà Tín, Chữ
nhàn là chính. Đặc biệt các bài Nghĩ đời mà chán, Người đẹp không thấy hai
lần và Thế sự thăng trầm của ông đã được NSNN Quách Thị Hồ thu thanh,
Nxb Âm nhạc phát hành trong hai album Ca trù: NSND Quách Thị Hồ và
NSND Quách Thị Hồ - Đào nương bậc nhất thế kỷ XX.
Nguyễn Khuyến (1835 - 1910), biệt hiệu Quế Sơn, quê ở làng Yên Đổ,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông làm quan Đốc học tỉnh Thanh Hóa, Bố
chánh tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và giữ chức Bắc Thành Thượng biện.
Ngoài các bài hát nói Mẹ mốc, Cô sen mơ bóng đè, Duyên nợ, Đùa ông đồ Cự
lộc, Anh giả điếc... thì bài Hỏi phỗng đá của ông được coi là bài Hát nói mẫu
mực. Toàn bài là sự liên kết hai thể cách âm nhạc: Mưỡu và Hát nói.
Mưỡu là thể cách âm nhạc độc lập, ra đời từ rất sớm trong tục hát thờ
thần nơi tông miếu, đền, đình. Phần lớn lời nhưng bài hát Mưỡu thường
không có tác giả và được hát trên thơ lục bát. Hát nói có tác giả ra đời muộn
hơn và thường do các bậc túc nho sáng tác. Trong bài Hỏi phỗng đá, Mưỡu là
203
thể cách âm nhạc thứ nhất, gồm 4 câu lục bát chia thành hai khổ nhạc (người
trong giới gọi là mưỡu kép):
Khổ đầu, 2 câu đầu:
Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi nực cười.
Khổ hai, 2 câu tiếp:
Giang tay ngửa mặt lên trời,
Hay là còn nghĩa sự đời chi đây.
Sau Mưỡu là thể cách Hát nói, gồm 11 câu, chia 5 khổ và khổ kiệt (câu kết)
Khổ một, 2 câu:
Trông phỗng đá lạ lùng muốn hỏi,
Cớ làm sao len lỏi đến chi đây.
Khổ hai, 2 câu tiếp:
Hay tưởng trông cây cỏ nước non này,
Chi cũng rắp chen chân vào hội lạc.
Khổ ba, 2 câu tiếp:
Thanh sơn tự tiếu đầu tương hạc,
Thương hải thùy tri ngã diệc âu3
Khổ bốn, 2 câu tiếp:
Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu,
Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác
3 Núi xanh tự cười đầu sắp trắng như chim hạc (già rồi)/ Biển xanh ai biết ta cũng như chim âu (chim âu ví
người ẩn dật) (Chú thích theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, sđd).
204
Khổ năm, 2 câu tiếp (khổ năm tốc độ hát nhanh hơn, tục gọi là hát phách dồn)
Duyên kỳ ngộ là duyên tuổi tác, chén chú, chén anh, chén tôi chén bác,
Cuộc tỉnh say say tỉnh cùng nhau.
Khổ kiệt (câu kết)
Nên chăng đá cũng gật đầu.
Năm khổ Hát nói Hỏi phỗng đá khớp với 5 khổ đà (khổ sòng, khổ đơn,
khổ giữa, khổ rải, khổ dồn (còn gọi là lá đầu) và câu kết bài khớp với khổ kiệt
là sự sáng tạo tài tình của tác giả. Có thể coi Hỏi phỗng đá là bài hát nói có
cấu trúc hoàn chỉnh nhất trong các bài hát nói của cụ Tam nguyên.
Dương Khuê (1836 – 1898) hiệu Vân Trì, quê làng Vân Đình, phủ
Ứng Hòa tỉnh Hà Đông (Hà Nội). Ông làm quan Tri phủ huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương, Án sát tỉnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng). Gặp đào
Hồng đào Tuyết là bài Hát nói nổi tiếng của ông, bài hát gây nhiều tranh cãi
thú vị trong giới Ca trù: rằng thanh sơn là núi xanh hay Thanh Sơn là quê
hương của hai cô đào Hồng, đào Tuyết; đào Hồng đào Tuyết là hai cô đào hay
mà một, ông gặp họ lúc họ bao nhiêu tuổi, để mười lăm năm sau họ thành
thiếu nữ?... Còn đối với giới Ca trù, Gặp đào Hồng đào Tuyết là bài hát vào
nghệ, bài hát không thể thiếu trong biểu mục Ca trù của hầu hết các cô đào
quê, đào tỉnh từ cuối thế kỷ XIX đến nửa cuối thế kỷ XX. Ngoài ra ông còn
có các bài Gặp cô đầu cũ, Tặng Cô đầu Hai, Tặng cô đầu Phẩm, Tặng cô đầu
Cú, Tặng cô đầu Cần, Thăm cô đầu ốm, Vợ ghen với cô đầu Oanh, nói hớt,
Cái dại, Ở nhà hát ngẫu hứng, Thăm chùa gặp tiểu. Đặc biệt bài Hương Sơn
phong cảnh là bài hát nói phá thể, gồm 25 câu, miêu tả chi biết toàn cảnh
Hương Sơn từ khói, ráng gió, trăng, núi, bậc đá đến người cắt cỏ, nươi đi săn,
người đánh chài, người kiếm củi nơi Hương Cảnh một thời yên ả. Nhưng số
205
phận bài Hát nói này đã bị bài hát nói cùng tên của Chu Mạnh Trinh làm mất
dần chỗ đứng trong giới đào nương Hà thành.
Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự là Cán Thần, biệt hiệu Trúc Vân,
quê ở làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông làm quan tri phủ
Lý Nhân, quan Án sát Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh. Ông đã để lại cho giới
Ca trù Hà Nội bài Hương Sơn phong cảnh. Nội dung bài hát:
Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non nước nước mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mọng.
Này suốt Giải Oan này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Kinh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy khúc uốn thang mây.
Hẳn giang sơn còn đợi ta đây,
Mà tạo hóa đã rắp tay sắp đặt.
Lần trường hạt niệm nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức xiết bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu.
Bài hát đã trở thành bài ca “phải thuộc” của không biết bao nhiêu thế
hệ đào nương Hà Nội từ trước tới nay. “Ông tài hoa phong nhã, chữ tốt, đàn
206
và hát đều giỏi, trống cô đầu rất hay”. Có lẽ vì vậy mà giới Ca trù Hà Nội coi
ông là thi nhân Ca trù của đất Hà Thành.
Nguyễn Khắc Hiếu (1888 - 1939), hiệu Tản Đà, quê ở làng Khê
Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (Hà Nội). Ông hợp tác với Phạm
Quỳnh viết nhiều bài cho Tạp chí Nam Phong, làm chủ bút Tạp chí Hữu
Thanh, chủ bút An Nam tạp chí. Ngoài những tác phẩm văn học, thơ, ông
cũng là tác giả của rất nhiều bài Hát nói lừng danh: Chưa say, Say, Lại say,
Trời mắng, Nhớ Gia Cát sáu lần ra Kỳ Sơn, Gặp xuân, Xuân tình, Hơn nhau
một chén rượu mời, Cánh bèo, Đời đáng chán và Hỏi gió.
Cùng với các tác giả Hát nói lừng danh trên đây, Hà Nội còn có:
- Dương Lâm (1849 - 1920) hiệu Vân Hồ, là em Dương Khuê.
- Nguyễn Thượng Hiền (1867 - 1926) hiệu Mai Sơn, quê ở làng Liên
Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Trần Lê Kỷ (1864 - 1920) ở làng Bát Tràng, huyện Văn Giang, Hà
Nội.
- Dương Tự Nhu (1876 - 1930) con của Dương Khuê.
- Trần Tán Bình (1869 - 1953) quê ở làng Do Lễ, huyện Thường Tín,
Hà Nội.
- Hoàng Cảnh Tuân (1872 - 1959) quê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ
Liêm, Hà Nội.
Cùng rất nhiều tác giả khác nữa, họ là những bậc túc nho, giỏi giang
quốc ngữ, say đắm Ca trù và cũng đã viết nên nhiều tác phẩm Hát nói để đời.
207
Phụ lục 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1. Một văn bia xác nhận quyền lợi của giáo phường hát ca trù thời xưa
Hình 2. Hát ả đào ngày xưa
208
Hình 3. Những cô gái hát cửa đình (hát ca trù, ả đảo) một lối hát
vào dịp lễ hội ở đình làng Hà Nội ngày xưa
Hình 4. Ca trù một thời đã bị đánh đồng với các loại hình sinh hoạt
thiếu lành mạnh (giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX)
209
Hình 5. Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh ca trù là di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo vệ khẩn cấp
Hình 6. Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo, có giá trị đặc biệt trong kho
tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, gắn liền với lễ hội, tín ngưỡng, phong tục,
văn chương, âm nhạc và tư tưởng của dân tộc
210
Hình 7. Một số nhạc cụ trong ca trù
Hình 8. Động tác cúi đầu chào khách của một cô đào trước khi được biểu diễn
211
Hình 9. Giáo phường Thăng Long đẩy mạnh hoạt động đưa ca trù đến với công chúng
(Trong ảnh là cố nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân
đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ)
Hình 10. Một buổi biểu diễn của CLB ca trù Hà Nội
212
Hình 11. CLB ca trù Thái Hà với bảy đời nối nghiệp cầm ca
(trong ảnh là ca nương Kiều Anh trong một chầu hát cùng ông nội - nghệ
nhân Nguyễn Văn Mùi và bác ruột - NSƯT Nguyễn Văn Khuê)
Hình 12. Tiết mục múa Bỏ bộ của CLB Ca trù Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội)
trong Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014
213
Hình 13. Những buổi biểu diễn ca trù cũng thu hút hàng trăm du khách trong
và ngoài nước
Hình 14. Du khách thích thú với việc sử dụng các loại nhạc cụ ca trù
214
Hình 15. Du khách thích thú ghi lại những cảm xúc sau buổi biểu diễn
Hình 16. Những dòng cảm nghĩ của du khách sau khi nghe hát ca trù
215
Hình 17. Thế hệ kế cận hát ca trù
Hình 18. Lớp ca nương trẻ sẽ là lực lượng kết tục và phát huy di sản ca trù
(Nguồn: Ảnh do tác giả chụp và ảnh trên một số trang mạng internet:
vnexpress.net; dantri.com.vn; catruthanglong.vn; hanoicatru.vn,)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hoat_dong_bieu_dien_nghe_thuat_ca_tru_cua_mot_so_cau.pdf