Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ TUẤN PHONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ TUẤN PHONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Tuấn Phong MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 22 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ 34 2.1. Khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố 34 2.2. Đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố 41 2.3. Yêu cầu của cải cách tư pháp, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố 48 2.4. Pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 58 Chương 3: QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở VIỆT NAM 75 3.1. Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố từ 1945 đến trước khi ban hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 75 3.2. Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố từ khi ban hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đến 2015 và thực tiễn áp dụng 85 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP 115 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố 115 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố 123 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQĐT : Cơ quan điều tra VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã chú ý tới cán bộ làm nhiệm vụ công tố. Các vấn đề pháp lý của chức danh này được điều chỉnh trong những văn bản pháp luật đầu tiên của chính quyền dân chủ nhân dân. Nếu như những năm đầu tiên, chế định công tố và Công tố viên gắn liền với tổ chức và hoạt động của Tòa án thì sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đánh dấu sự thay đổi lớn của chế định này. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát và bộ máy Nhà nước được khẳng định trong Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Cùng với quá trình phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp, pháp luật về Kiểm sát viên cũng từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên cho thấy, các quy định pháp luật hiện nay chưa bảo đảm cho Kiểm sát viên chủ động thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hành quyền công tố vẫn còn có trường hợp bỏ lọt tội phạm; việc phê chuẩn các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn có trường hợp còn chưa chính xác; còn một số trường hợp đình chỉ điều tra bị can, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội, trong khi đội ngũ Kiểm sát viên còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cơ sở pháp lý đối với chức danh Kiểm sát viên, trong đó có các bảo đảm pháp lý cho việc thực hành quyền công tố của chức danh này chưa hoàn thiện, các quyền năng pháp lý của Kiểm sát viên chưa được phát huy, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp trong lĩnh vực hoạt động công tố. Nghị quyết số 48/NQ-TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định các 2 phương hướng và nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật, trong đó có nhiệm vụ “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Tiếp đó, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ: ... Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật... [10]. Trong bối cảnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, cần phải được tiến hành trên cơ sở chủ trương, quan điểm, phương hướng cải cách tư pháp và các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố, góp phần thực hiện mục tiêu của cải cách tư pháp. Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố, đánh giá đúng thực trạng pháp luật, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3 - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; từ đó, nêu các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố gắn với yêu cầu cải cách tư pháp; Xây dựng khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; Nghiên cứu pháp luật về Kiểm sát viên/Công tố viên trong thực hành quyền công tố ở một số nước, rút ra các giá trị tham khảo có thể vận dụng ở Việt Nam. - Khái quát sự hình thành và phát triển pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố, chỉ ra các điểm hạn chế bất cập và nguyên nhân. - Nêu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố gắn với yêu cầu cải cách tư pháp; tập trung vào đối tượng là các quy định pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố trong phạm vi toàn quốc. Thời gian nghiên cứu từ khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đến năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, lý luận về hoàn thiện pháp luật, 4 các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu Luận án là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng và quá trình xã hội được sử dụng để nghiên cứu, phân tích mối liên hệ hữu cơ giữa các thiết chế tư pháp và thể chế pháp lý cho hoạt động của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Nguyên lý về sự phát triển được sử dụng để nghiên cứu, phân tích những thay đổi về kinh tế -xã hội, quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa dẫn đến những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong cách thức tổ chức và hoạt động tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát. Một số quy luật của phép biện chứng duy vật như quy luật lượng-chất, hay các cặp phạm trù như cái chung và cái riêng, khả năng và hiện thực, được sử sử dụng để nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động, các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận án là: - Phương pháp hệ thống được áp dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, hệ thống hóa theo một cấu trúc logic khoa học qua đó giúp tác giả có được nhận thức một cách biện chứng, tổng thể, khái quát nhất về hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay và một số nước trên thế giới. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng cả chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm về Kiểm sát viên, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; đặc điểm, nội dung điều chỉnh, vai trò; các yêu cầu cải cách tư pháp, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; các điều kiện bảo đảm; phân tích nguyên nhân của thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực 5 hành quyền công tố; phân tích các quan điểm và giải pháp hoàn thiện của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh được áp dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, qua đó rút ra bài học và lựa chọn những hạt nhân hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. - Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các quy định pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam. Những đóng góp của Luận án thể hiện cụ thể như sau: - Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và các nước trên thế giới, xây dựng khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; khái quát nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố pháp luật theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. - Đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến trước năm 2002 và thực tiễn áp dụng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố từ 2002 - 2015. - Nêu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam trong những năm tới. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp. Với việc đề xuất các giải pháp, trong đó có việc đưa ra một số kiến nghị góp phần vào sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luận án đóng góp thêm vào sự phát triển lý luận về pháp luật Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Luận án cũng là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo luật, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Trong những năm qua, với việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, vấn đề hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố đã được nghiên cứu nhiều hơn so với trước đây. Điều này được thể hiện qua số lượng và nội dung của các công trình nghiên cứu dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, các xuất bản phẩm, các luận văn, luận án, các bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu pháp luật chuyên ngành. Để bảo đảm phục vụ việc nghiên cứu của luận án tác giả phân chia thành các nhóm vấn đề cụ thể như sau: 1.1.1. Pháp luật về Kiểm sát viên Pháp luật về Kiểm sát viên tiếp cận dưới giác độ lý luận lịch sử Nhà nước và pháp luật đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện, khái quát xuất phát từ nguồn gốc, bản chất, mối quan hệ của quyền công tố trong phương thức tổ chức bộ máy nhà nước, mà trực tiếp là trong Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay. * Xuất bản phẩm dưới dạng sách và đề tài nghiên cứu khoa học Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu chuyên khảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Trần Hậu Thành [105]. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tiến trình lịch sử nhân loại, đồng thời hệ thống một số quan điểm và thực tiễn tổ chức theo hướng nhà nước pháp quyền hiện nay trên thế giới. Cuối cùng tác giả đã luận giải và đưa ra mô hình Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện đại, trong đó có mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp như tòa án và viện kiểm sát Cuối sách “Dân chủ và pháp luật dân chủ” của Ngô Huy Cương [25]. Trong cuốn sách này tác giả đã luận giải và xây dựng khái niệm về dân chủ, đồng 8 thời đưa ra sáu thành tố của dân chủ đó là: Nhà nước pháp quyền; Chủ nghĩa lập hiến; Phân chia quyền lực; Xã hội công dân; Quyền con người, quyền công dân; Tư pháp độc lập. Trên cơ sở thực tiễn pháp luật Việt Nam tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá tính dân chủ và hiện trạng dân chủ trong pháp luật Việt Nam trên cơ sở tổ chức Nhà nước, bảo đảm quyền con người và hình thức dân chủ. Luận giải và đưa ra một số giải pháp về dân chủ và pháp luật dân chủ trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư pháp. Cuốn sách “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền” do PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2004 [16]. Cuốn sách lần đầu tiên nêu khái niệm thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, thể chế tư pháp với việc thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và các loại hình thể chế tư pháp với một số mô hình tổ chức tư pháp đặc trưng trên thế giới. Từ đó, tác giả nêu và phân tích quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án, cơ quan công tố, vai trò của thẩm phán và công tố viên và những vấn đề đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam. Cuốn sách “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” của Lê Hữu Thể [107], đã đề cập tương đối toàn diện, đầy đủ các quan điểm và lý luận chung về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, trong đó đi sâu nghiên cứu các quan điểm về quyền công tố, thực hành quyền công tố, hoạt động tư pháp và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự; những quy định của pháp luật về Kiểm sát viên và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra; đồng thời, khái quát về cơ quan công tố của một số nước trên thế giới nhằm rút ra kinh nghiệm ứng dụng vào Việt Nam. Nguyễn Hải Phong và cộng sự trong cuốn “Một số vấn đề về trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” [82] đã phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công tố của các cấp kiểm sát, kiến nghị 9 các giải pháp thiết thực, có tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra của Viện kiểm sát. Đề tài “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” của Nguyễn Ngọc Khánh [66], đề tài đã tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa công tố với điều tra của một số quốc gia và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về việc tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, đã xác định vị trí, thẩm quyền của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp. * Luận án, luận văn Vấn đề thực hành quyền công tố cũng là tâm điểm thu hút sự chú ý nghiên cứu của các luận án Tiến sĩ như “Quyền công tố ở Việt Nam” của Lê Thị Tuyết Hoa, từ góc độ lý luận nhà nước và pháp luật [54] đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất về quyền công tố như khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung của quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự; thực trạng tổ chức thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố ở Việt Nam. Đồng thời nêu được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân. Luận án của Nguyễn Duy Giảng “Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” [44] đã nghiên cứu toàn diện việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến chủ thể tiến hành tố tụng, những kết quả, hạn chế, vướng mắc bộ lộ trong thực tiễn, qua đó làm rõ những hạn chế trong quy định của BLTTHS hiện hành cần được xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận tổng kết thực tiễn và làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp, tác giả đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hệ thống quy định pháp luật về viện kiểm sát và Kiểm sát viên, góp phần khắc phục những bất cập, vướng mắc trong các quy định liên quan đến chức năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên. Theo tác giả, việc thực hiện các nhiệm vụ và 10 quyền hạn của Kiểm sát viên trong điều tra vụ án hình sự còn nhiều tồn tại, trong đó có nguyên nhân là quy định của BLTTHS năm 2003 về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra còn một số bất cập về thẩm quyền khởi tố bị can, thẩm quyền điều tra, thẩm quyền quyết định việc chuyển vụ án, về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra (CQĐT) và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa Từ đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện nhiều quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và BLTTHS năm 2003, trong đó có các quy định về thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên. 1.1.2. Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố * Xuất bản phẩm dưới dạng sách và đề tài nghiên cứu khoa học - Về quyền công tố trong nhà nước pháp quyền của Nguyễn Đăng Dung và các cộng sự trong nghiên cứu “Viện kiểm sát trong Nhà nước pháp quyền” [32] đã đề cập đến một số vấn đề như: phân tích vị trí và vai trò của Viện kiểm sát trong mô hình hiện nay và xu thế của Viện kiểm sát trong thời gian tới; làm rõ những yêu cầu có tính nguyên tắc của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền gắn với thực hiện chức năng của Viện kiểm sát - Viện kiểm sát thực hành quyền công tố là quyền hành pháp mà không phải là quyền tư pháp như quan niệm hiện nay; chủ thể của công tố chỉ do Viện kiểm sát thực hiện và vì vậy Viện kiểm sát phải thống nhất chỉ đạo điều tra toàn bộ vụ án; có chỉ đạo điều tra mới buộc tội được, có buộc tội được mới góp phần bảo vệ công lý xã hội chủ nghĩa (XHCN) Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu một vài mô hình công tố trên thế giới điển hình và đặt ra việc chuyển đổi vai trò, chức năng, tên gọi của Viện kiểm sát thành Viện công tố là đòi hỏi tất yếu khách quan, nhưng cần tính đến lộ trình và bước đi phù hợp. Đồng thời, cuốn sách cũng đã phân tích và làm sáng tỏ nhiều nội dung thực hiện chức năng mà Viện kiểm sát đang thực hiện dưới một giác độ tiếp cận mới, tiếp cận dựa trên quyền và nghĩa vụ như: Quyền công tố và phạm vi của công tố; Giới hạn của việc xét xử theo cáo trạng; nội dung và bản chất của tranh tụng giữa bên 11 buộc tội và gỡ tội; có hay không cần thiết Viện kiểm sát phải thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp các lĩnh vực phi hình sự Cuốn sách “Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao [146] đã tập trung tổng hợp, khái quát những vấn đề cơ bản trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nghành kiểm sát nhân dân từ 1960 đến 2015 trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Từ đó đưa ra 9 bài học kinh nghiệm lớn làm cơ sở để nghành kiểm sát tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. - Đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát và việc thực hiện thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của Phạm Mạnh Hùng [62], đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và việc thực hiện thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. - Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của Lê Hữu Thể [109] đã luận chứng, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thủ tục tố tụng, mô hình tố tụng hình sự; các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng, trong đó có Kiểm sát viên VKSND. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, đề tài nêu những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, trong đó tính độc lập của Kiểm sát viên là một trong những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn, cần được khắc phục bằng một cơ chế pháp lý phù hợp. Đề tài đã đề xuất các hướng hoàn thiện, đổi mới mô hình tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay theo hướng nâng cao năng lực của CQĐT, Viện kiểm sát. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, truy tố.* Luận án, Luận văn 12 - Nguyễn Thị Thủy “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng” [113] nêu mô hình tố tụng mới kết hợp giữa xét hỏi và tranh tụng trong điều kiện Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp. Từ đổi mới mô hình tố tụng dẫn đến đòi hỏi hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong mối quan hệ giữa nguyên tắc tập trung thống nhất của ngành kiểm sát với tính độc lập của từng Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố; giữa mối quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng giữa Viện trưởng Viện kiểm sát với Kiểm sát viên trong điều tra, kiểm sát điều tra và truy tố bị can ra trước tòa, duy trì công tố tại phiên tòa hình sự. - Bùi Mạnh Cường “Gắn công tố với hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [26] đã tập trung tìm hiểu một số vấn đề chung về công tố và hoạt động điều tra, phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa công tố với hoạt động điều tra tại Việt Nam (số liệu 5 năm: từ năm 2006 đến năm 2010), mối quan hệ giữa công tố với hoạt động điều tra theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành; những kết quả đạt được trong việc giải quyết mối quan hệ giữa công tố với hoạt động điều tra ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự và nguyên nhân của những kết quả đạt được; một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa công tố với hoạt động điều tra ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. - Vũ Đức Ninh “Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố” [80] đã khái quát về quyền công tố và việc tổ chức thực hành quyền công tố ở nước ta theo BLTTHS, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố cũng như hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong cùng thời điểm này, xem xét thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố bằng cách nhìn vào những phân tích số liệu về các quyết định mà cơ quan này ban hành trên một địa bàn cụ thể sau đó đưa ra 13 những nhận xét về thẩm quyền của Viện kiểm sát từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vai trò cũng như vị trí của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố và một số kiến nghị khác nhằm phát huy cũng như kiện toàn vị trí cơ quan Viện kiểm sát trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay. * Các bài đăng trên tạp chí Trong bài viết “Nguyên tắc tập trung thống nhất trong nghành kiểm sát nhân dân trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay” của Đào Trí Úc [118] đã nêu khái quát các quan điểm, ý kiến đóng góp khác nhau trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về tính chất, vị trí, chức năng của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam, đặc biệt là nguyên tắc tập trung thống nhất trong nghành kiểm sát nhân dân. Nguyên tắc này chỉ phù hợp với việc thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật vì tính thống nhất theo nghành dọc là bảo đảm cho sự giám sát, kiểm tra mang tính quyền lực Nhà nước đối với các chủ thể áp dụng, thi hành pháp luật và đối với công dân. Từ giác độ tiếp cận mang tính toàn diện, hệ thống, trên cơ sở nội dung pháp lý của hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, từ yêu cầu cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả đã luận chứng và đề xuất ghi nhận trên bình diện Hiến pháp hai nguyên tắc quan trọng cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta như sau: Một là, nguyên tắc tập trung thống nhất về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân; Hai là, nguyên tắc khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân độc lập, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghiêm cấm mọi sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân [118]. Phạm Mạnh Hùng với bài “Về nguyên tắc bảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước của nước ta” [63], đã giới thiệu một cách khái quát hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước ta, đồng thời nêu và phân tích cụ thể từng quy định về cơ chế kiểm soát 14 quyền lực Nhà nước trong từng phân nhánh hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước nói riêng và trong hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét và kiến nghị cần tiếp tục xem xét hoàn thiện về Quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp; khôi phục lại chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân vì đây là yêu cầu xuất phát từ lý luận và thực tiễn thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước hiện nay. Vũ Mộc trong bài viết ‘‘Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra” [75], đã đưa ra nhận định mặc dù trong BLTTHS 2003 không quy định cụ thể quyền chỉ đạo hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhưng theo nội dung các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát và của CQĐT thì Viện kiểm sát vẫn là cơ quan quyết định mọi hành vi tố tụng ở giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động công tố vẫn xa rời hoạt động điều tra, theo tác giả có hai nguyên nhân chính: Pháp luật về hình sự và tố tụng thiếu chế tài bảo đảm cho hoạt động chỉ đạo theo pháp luật tố tụng hình sự củ...huyển đổi. Viện kiểm sát vẫn trực thuộc cơ quan đại diện, không nằm trong hệ 28 thống các cơ quan hành chính. Hệ thống Cơ quan điều tra ở Trung Quốc thuộc Bộ Công an. Viện kiểm sát có chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; được trao thẩm quyền điều tra nên có vị trí, vai trò, quyền hạn rất lớn và có thực lực so với các cơ quan công tố trên thế giới hiện nay. Viện kiểm sát Trung Quốc, ngoài việc chịu sự giám sát theo hệ thống ngành dọc còn chịu sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp. Hệ thống Viện kiểm sát ở Trung Quốc được tổ chức thành bốn cấp phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án. Bài viết “Về mô hình tổ chức Viện kiểm sát trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam” của Richard S. Shiner [100], chuyên gia của UNDP thực hiện giới thiệu về chế độ công tố Hoa Kỳ và chế độ kiểm sát ở Liên bang Nga, trên cơ sở đó khuyến nghị mô hình công tố cho Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã so sánh hai loại thiết chế kiểm sát (ở Liên bang Nga) và công tố (ở Hoa Kỳ). Ở Hoa Kỳ, với 31.000 công tố viên bang và ở các địa phương, hoạt động với thẩm quyền độc lập, tiến hành truy tố các tội phạm xay ra trên địa bàn mà không chịu sức ép và sự giám sát của Bộ Tư pháp và chính quyền cấp trên. Trong khi đó, ở Liên bang Nga, Viện kiểm sát Liên bang là thiết chế độc lập trong bộ máy nhà nước. Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang lại có quyền giám sát trực tiếp họat động công tố của các Viện trưởng kiểm sát cấp vùng. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu khi vận dụng ở nước ta. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Qua việc nghiên cứu, khái quát các công trình tiêu biểu về các vấn đề liên quan đến Viện kiểm sát/Viện công tố; Kiểm sát viên của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy, nhìn chung các công trình của các nhà khoa học ở những cấp độ và khía cạnh khác nhau đều đã phân tích những vấn đề lý luận Pháp luật về Kiểm sát viên; Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; các yêu cầu, đặc điểm của dân chủ, các cơ chế thực hành quyền công tố; đề cập đến việc thực hành quyền công tố nói chung và thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải 29 cách nói riêng để thấy được sự cần thiết phải đảm bảo quyền thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Một số công trình đã nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Pháp luật về Kiểm sát viên ở Việt Nam hiện nay; tìm ra những yếu tố tác động, những giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả việc thực hành quyền công tố; nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng thiết chế thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách trên phạm vi cả nước. Các công trình này đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam; đưa ra được các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm nâng cao chất lượng của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau như: tập trung phân tích làm rõ khái niệm, bản chất, hình thức, vai trò quan trọng của pháp luật về Kiểm sát viên và việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố, mỗi tác giả có những cách tiếp cận cùng với mục đích nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, riêng đối với việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật. Để đạt được mục tiêu của luận án, quá trình nghiên cứu đã kế thừa có chọn lọc kết quả của những công trình khoa học nêu trên và tiếp tục làm rõ một số vấn đề cụ thể: 30 * Về lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ - Khái niệm pháp luật về quyền công tố, thực hành quyền công tố và xác định đây là các khái niệm công cụ để nghiên cứu khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Một khái niệm cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra quan điểm nhất quán và gắn với các tư duy lý luận pháp lý mới, tư tưởng quan điểm mới của Hiến pháp 2013. Trên cơ sở này, những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố mà các công trình khoa học nêu trên chưa đề cập đến cũng được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. - Khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố là vấn đề cơ bản để từ đó phân tích, làm rõ các nội dung lý luận của khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. - Cơ sở lý luận để hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố, bao gồm: đặc điểm, nội dung vai trò, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật về Kiểm sát viên; yêu cầu cải cách tư pháp và các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; điều kiện bảo đảm hoàn thiện của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam; Pháp luật về Kiểm sát viên/Công tố viên trong thực hành quyền công tố của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo ở Việt Nam. * Về thực tiễn, luận án tập trung làm rõ - Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố gắn với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật tổ chức và hoạt động của mô hình Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể: làm rõ pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố qua các giai đoạn từ 1945 đến năm 1959, từ 1960 đến trước 2002 và từ 2002 đến nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp 31 quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nói trên. Rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp. Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố, Luận án xây dựng luận cứ, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau: Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về Kiểm sát viên. Đa số các nghiên cứu này tập trung đi vào phân tích và làm rõ nội dung khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra. Bên cạnh đấy, các công trình nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích, làm rõ chức năng vấn đề thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân thông qua việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về Kiểm sát viên trên cơ sở mối quan hệ pháp lý của Viện kiểm sát với các cơ quan tiến hành tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, dù rất đa dạng và bao trùm nhiều khía cạnh nhưng các công trình khoa học nêu trên vẫn thiếu vắng các nghiên cứu sâu về bản chất, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tổ chức và hoạt động thực hiện quyền công tố gắn với bối cảnh yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là gắn với các tư duy lý luận pháp lý mới, tư tưởng mới của Hiến pháp 2013. 32 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Các công trình ở nhóm này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Thông qua việc luận chứng, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thủ tục, mô hình tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng liên quan đến Kiểm sát viên, kết hợp đánh giá một số hạn chế, vướng mắc, bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự khi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố từ đó đưa ra một số kiến nghị mang tính khái quát theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, truy tố, gắn với bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần mới của Hiến pháp 2013 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Ở nhóm này, các công trình tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố một cách gián tiếp thông qua phân tích, đánh giá làm rõ chức năng công tố của Viện kiểm sát trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong tổ chức, cơ cấu của hệ thống tư pháp hình sự. Trên cơ sở xác định cải cách tư pháp là yêu cầu khách quan, tất yếu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do, Nhân dân, vì Nhân dân và để bảo đảm hiệu quả của mối quan hệ chế ước, phối hợp trong hệ thống tư pháp hình sự thì cần có mô hình mới về Viện kiểm sát và những thay đổi pháp luật về quy định địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố. Nhóm các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Các công trình ở nhóm này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố gắn với mô hình tố tụng và thực tiễn tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước của từng quốc gia cụ thể. Bên cạnh những đặc điểm mang tính đặc thù quốc gia, thì đặc điểm chung nhất của pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố của các nước đó là để Kiểm sát 33 viên/Công tố viên thực hành quyền công tố một cách hiệu quả thì cần phải có cơ chế pháp lý bảo đảm tính độc lập, chủ động của Kiểm sát viên/Công tố viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đây là hạt nhân có giá trị tốt cho việc nghiên cứu tìm ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận án, ở mức độ khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Song cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện, hệ thống dưới góc độ Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật vấn đề hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp. Vì vậy, việc tổng hợp, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đối với pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố sẽ góp phần khái quát lại những kết quả đã đạt được của các công trình đã công bố đồng thời chỉ ra mảng vấn đề chưa được quan tâm thỏa đáng khi đề cập đến pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam. Những nhận xét, đánh giá sau khi nghiên cứu tổng quan (chương 1) sẽ giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quát về các giá trị có thể kết thừa và phát triển, cũng như vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 34 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ 2.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Để nghiên cứu và xây dựng được khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố trước hết cần phải làm rõ các khái niệm công cụ: Quyền công tố; Thực hành công tố; Kiểm sát viên. Nội dung các khái niệm công cụ này cũng sẽ là cơ sở lý luận để nghiên cứu đặc điểm, vai trò pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. 2.1.1. Khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của Nhà nước, là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Mặc dù, quyền công tố là một quyền năng quan trọng đã được thực hiện ở nước ta từ năm 1945 đến nay, nhưng trong thực tiễn khoa học pháp lý giữa các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lập pháp và các cán bộ đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực tư pháp vẫn chưa đạt được nhận thức thống nhất. Trong lĩnh vực lập pháp, thuật ngữ quyền công tố được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 138 Hiến pháp năm 1980 trong cụm từ “Thực hành quyền công tố”. Tuy nhiên cho đến nay, trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố, thực hành quyền công tố. Quan điểm thứ nhất đồng nhất quyền công tố với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND nên cho rằng tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là thực hành quyền công tố [136, tr.85-87]. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa sơ thẩm” [83]. Theo quan điểm này thì chủ thể duy nhất thực hành quyền công tố là Viện kiểm sát và quyền này chỉ được thực hiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự và phạm vi của nó cũng chỉ có ở một giai đoạn duy nhất là giai đoạn xét xử sơ thẩm. 35 Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tố là quyền của cơ quan hành pháp truy tố bị cáo ra trước tòa án [13]. Công tố chỉ thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước để bảo vệ lợi ích công khi nhà nước là một bên trong vụ án bởi vì, bản chất của công tố là việc đại diện cho quyền lực công để truy tố tội phạm, đưa người có hành vi phạm tội ra trước toà án để xét xử, do đó, công tố phải là một chức năng không tách rời của hành pháp - cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, chịu trách nhiệm trước nhân dân về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm. Viện Công tố phải là một cơ quan thuộc nhánh hành pháp và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước nhân dân về việc truy tố tội phạm và buộc tội trước Toà. Quan điểm thứ tư cho rằng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội” [128, tr.10]. Do vậy, chủ thể thực hành quyền công tố không chỉ có Viện kiểm sát mà còn có các cơ quan tiến hành tố tụng khác như: Cơ quan điều tra, Cơ quan xét xử, Cơ quan thi hành án và phạm vi quyền công tố có ở tất cả các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án. Quan điểm thứ năm cho rằng: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa [107, tr.40]. Quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà không có trong các lĩnh vực tố tụng khác như: dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Như vậy, có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về quyền công tố. Mỗi quan điểm đều có những hạt nhân hợp lý nhưng cũng đều bộc lộ những hạn chế nhất định nhìn từ các khía cạnh: cơ sở lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn 36 hoạt động và còn không phù hợp với nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp 2013. Theo quan điểm của Đảng ta hiện nay thì Nhà nước của dân, do dân, vì dân được nhận thức thống nhất là Nhà nước của dân là nhà nước mà trong tổ chức và hoạt động của mình phải khẳng định vai trò chủ thể, chủ sở hữu quyền lực nhà nước thuộc về dân. Nhà nước do dân nói lên vai trò của dân, phương thức tổ chức, xây dựng Nhà nước và hành động của dân, rõ nhất là sự ủy quyền và chế độ ủy quyền của nhân dân vào Nhà nước. Nhà nước vì dân là mục đích, mục tiêu phục vụ dân của Nhà nước đó. Nhìn từ lịch sử ta thấy ở Nga nhà nước Xô Viết được thành lập sau Cách mạng Tháng Mười với chính thể Cộng hòa Xô Viết, chính phủ là hội đồng dân ủy, các Bộ trưởng là ủy viên Hội đồng dân ủy. Và trước đó ta cũng thấy, trong Công xã Pari thể nghiệm hình thức chính trị đầu tiên thực hiện quyền của nhân dân là sự hình thành chính quyền Công xã. Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm: Quyền công tố là quyền của Nhân dân uỷ quyền cho Viện kiểm sát/Viện công tố để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đồng thời duy trì việc buộc tội đó trước phiên tòa nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Theo định nghĩa nêu trên thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội được quy định bởi Luật Hình sự. Để bảo vệ lợi ích chung và duy trì trật tự xã hội, Nhân dân thông qua nhà nước giao quyền cho các cơ quan nhân danh công quyền để buộc tội và áp dụng chế tài hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyền công tố chỉ phát sinh khi có tội phạm xảy ra và chỉ áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Phạm vi quyền công tố cũng có giới hạn ở lĩnh vực tố tụng hình sự, và phát động từ khi phát hiện tội phạm đến hết giai đoạn xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm), không mở rộng sang lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động hay hành chính. 37 Khái niệm thực hành quyền công tố được nghiên cứu trên cơ sở khái niệm quyền công tố. Do có nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố nên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về thực hành quyền công tố. Khái quát chung thì hiện nay, trong khoa học pháp lý và trong hoạt động thực tiễn tư pháp, có hai quan điểm chủ yếu về thực hành quyền công tố. Quan điểm thứ nhất cho rằng: "Thực hành quyền công tố là thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó" [39]. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử” [107, tr.57]. Mới đây nhất, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã có một quy phạm mang tính định nghĩa Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự [98]. Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, dưới góc độ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, khái niệm “Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định của Hiến pháp, theo cơ chế tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chủ thể thực hành quyền công tố chỉ có thể là Viện kiểm sát nhân dân. Phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu ngay từ khi cơ quan tiến hành tố tụng nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (vì đây là thời điểm xuất hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội) và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật tức là quyền truy cứu trách nhiệm hình 38 sự đã đạt được (trừ trường hợp vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật). Nội dung thực hành quyền công tố là việc cơ quan tiến hành tố tụng - Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp tất cả các quyền năng pháp lý mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định thông qua các hoạt động của chủ thể tiến hành tố tụng (Kiểm sát viên) để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật mọi hành vi tội phạm và người phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với mô hình tố tụng hình sự xét hỏi (mô hình tố tụng thẩm vấn) kết hợp với tranh tụng như Việt Nam, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm: 1) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; 2) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; 3) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Từ các quy định pháp luật nêu trên cho thấy nhiệm vụ thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân khác với nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, Toà án nhân dân ở chỗ thông qua thực hành quyền công tố Viện kiểm sát nhân dân vừa nhiệm vụ và trách nhiệm phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội ra xét xử trước Toà án, vừa thực hiện quyền giám sát của Nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của con người trước sự xâm hại của hành vi tội phạm và sự lạm quyền, lộng quyền của cá nhân, tổ chức công quyền trong quá trình giải quyết 39 nguồn tin tội phạm, giải quyết vụ án hình sự trên cơ sở các quy định của pháp luật. Phạm vi thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự được phát sinh ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, đến khi bản án có hiệu lực. Phạm vi này, chỉ có trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Đây cũng là một đặc điểm mang tính đặc thù, tạo sự khác biệt với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án. 2.1.2. Khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố Kiểm sát viên là một chủ thể pháp lý hiến định, là một trong những người tiến hành tố tụng được quy định trong BLTTHS. Theo từ điển Luật học, Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp [12]. Theo điều 74, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp [98]. Trên phương diện thực tiễn, Kiểm sát viên là chủ thể pháp lý trực tiếp được uỷ quyền để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ Kiểm sát viên là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của nghành kiểm sát, cũng như trong việc thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, khắc phục tình trạng lạm quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân, của con người. Bảo đảm sự tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của cá nhân và các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết nguồn tin tội phạm hoặc vụ án hình sự. Mặt khác, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ Kiểm sát viên còn một trong những là cơ sở quan trọng để Nhân dân và Nhà nước đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật nói riêng và trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nói chung. Từ cơ sở nêu trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm: 40 Kiểm sát viên là một chủ thể pháp lý hiến định trong Viện kiểm sát nhân dân, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Tiếp cận định nghĩa pháp luật dưới góc độ lý luận Nhà nước và Pháp luật thì “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [34, tr.66]. Từ cách tiếp cận này, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố được xem là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trong quá trình Kiểm sát viên thực hành quyền công tố. Khi quyền công tố được phát động, thì chủ thể pháp lý Kiểm sát viên sẽ được phép sử dụng tổng hợp các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó. Từ đó có thể khái niệm như sau: Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội nhằm bảo vệ tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các quy định pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố được ghi nhận ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ những quy định của Hiến pháp đến Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; từ Bộ luật tố tụng hình sự đến các luật liên quan như Luật tổ chức điều tra hình sự đến các pháp lệnh về Kiểm sát viên VKSND và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Như vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp, không có một văn bản quy phạm pháp luật duy nhất ghi nhận các quy định về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố. Tuy 41 nhiên, do tính thống nhất nội tại của hệ thống pháp luật, của các chế định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động tư pháp, các quy định nói trên đã tạo ra một cơ sở pháp lý đồng bộ và thống nhất cho hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong các vụ án hình sự. Nhận thức đầy đủ đặc điểm này sẽ giúp cho việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên nói chung, hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên nói riêng có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. 2.2. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ 2.2.1. Đặc điểm của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hành quyền công tố. Đây có thể coi là đặc trưng cơ bản nhất để nhận biết, phân biệt pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố với các lĩnh vực pháp luật khác, bao gồm các nhóm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự sau: - Nhóm quan hệ giữa Kiểm sát viên (người được uỷ quyền) với Nhân dân (người uỷ quyền - chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước). - Nhóm quan hệ giữa Kiểm sát viên với các cơ quan tiến hành tố tụng như Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Toà án nhân dân... - Nhóm quan hệ giữa Kiểm sát viên với người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; Giám thị trại giam... - Nhóm quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng hình sự thuộc đối tượng của thực hành quyền công tố (nhóm “yếu thế” trong tố 42 tụng hình sự) như người bị tạm giữ, người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị cáo. - Nhóm quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, người phiên dịch. Thứ hai, phá... Trong đó, việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND thực hành quyền công tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc cải cách tư pháp nói chung và nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố của VKSND các cấp. 7. Trong giai đoạn tiếp theo, từ nay đến năm 2020-2025, mục tiêu đổi mới tổ chức, hoạt động của VKSND là đổi mới cơ bản và toàn diện về tổ chức và hoạt động. Do đó, cần phải đổi mới tổ chức VKSND theo hướng xây dựng VKSND với chức năng, nhiệm vụ mạnh mẽ tương đồng với Viện công tố các 150 nước có vai trò chỉ đạo hoạt động điều tra, hoạt động công tố phải gắn kết với hoạt động điều tra ngay từ đầu và cơ quan VKSND thực hiện quyền nhân danh xã hội để bảo vệ lợi ích công trong các lĩnh vực dân sự, hành chính. Trước bối cảnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố là yêu cầu mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố để Viện kiểm sát thực sự đủ mạnh, thực quyền trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ có hiệu quả lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân trên các phương diện. 8. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, cần tăng cường năng lực toàn diện cho Kiểm sát viên, giúp họ có khả năng tốt nhất trong quá trình thực hành quyền công tố nhân danh nhà nước. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ là Kiểm sát viên, việc nâng cao trình độ chính trị, pháp lý, nghiệp vụ công tác kiểm sát, ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin trong một nền tư pháp điện tử là những đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ phù hợp và thỏa đáng đối với đội ngũ Kiểm sát viên trong điều kiện có thể để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ được pháp luật giao là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Tuấn Phong (2012), “Viện Kiểm sát Quân sự quân khu 5 đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Kiểm sát, (17), tr.23-27. 2. Lê Tuấn Phong (2013), “Đặc điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát quân sự”, Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.13-15. 3. Lê Tuấn Phong (2016), "Pháp luật về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam", tại trang http:lyluanchinhtri.vn, [ngày 25/4/2016]. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Hà Nội. 2. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2004), Báo cáo sơ kết hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2012), Sổ tay công tác cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Ban Nội chính Trung ương (2015), Tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn 30 năm đổi mới (1986-2016) về tư pháp - nội chính, phòng chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 6. Nguyễn Hòa Bình (2013), "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới", tại trang www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 21/3/2016]. 7. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 9. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, Hà Nội. 10. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 22/6/2005 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 12. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển bách khoa, tr.443. 153 13. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Hà Nội. 14. Bộ Tư pháp Việt Nam và UNDP, Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm quốc gia - Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, Hà Nội. 15. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 16. Lê Văn Cảm (Chủ nhiệm) (2009), Nâng cao hiệu quả của hệ thống tư pháp hình sự phục vụ Chiến lược cải cách tư pháp, Đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số QG.07.37, Hà Nội. 17. Lê Lan Chi (2006), "Một số ý kiến về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự nhìn từ yêu cầu chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3). 18. Lý Văn Chính (2004), Quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng và việc vận dụng trong điều kiện Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội. 19. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), "Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945" tại trang https://thuvienphapluat.vn, [truy cập ngày 12/04/2017]. 20. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam (2010), Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vivienne Bath, Đại học Tổng hợp Sydney, Sarah Biddulph, Đại học Tổng hợp Melbourne. 21. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam (2010), Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Liên bang Nga, William E Buttler, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Pennsylvania. 22. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam (2010), Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Nhật Bản, Luke Nottage, Đại học Tổng hợp Sydney, Kent Anderson, Đại học Quốc gia Úc, Makoto Ibusuki, Đại học Tổng hợp Seijo, David Johnson, Đại học tổng hợp Hawai'i. 154 23. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam (2010), Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Hàn Quốc, Byung- Sun Cho, Trường Cao đẳng luật, Đại học Tổng hợp Chongju, Hàn Quốc, Tom Ginsburg, Trường Luật, Đại học tổng hợp Chicago. 24. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam (2010), Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp Indonesia, Simon Butt, Đại học Sydney. 25. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 26. Bùi Mạnh Cường (2012), Gắn công tố với hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội. 27. Cao Việt Cường (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở các số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sỹ Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Đào Thịnh Cường (2009), Năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 29. Nguyễn Công Cường (2016), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 30. David W. Neubauer; Stephen S. Meinhold (2012), Judicial Process: Law, Courts, and Politics in the United States (Thủ tục tư pháp: Pháp luật, các Tòa án, và Chính trị ở Hoa Kỳ), Nxb Wadsworth Publishing. 31. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 32. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) và các cộng sự (2014), Viện kiểm sát trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 155 33. Bùi Chí Dũng (2008), Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thư tư Ban Chấp hành trung ương khoá IX, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 38. Phạm Thị Đào (2011), Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật, Hà Nội. 39. Trần Văn Độ (1999), "Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát", Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Hà Nội. 40. Trần Mạnh Đông (2009), Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 41. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Trần Ngọc Đường (2013), “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp sửa đổi", tại trang [truy cập ngày 20/2/2017]. 43. Nguyễn Duy Giảng (2013), “Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát và một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Kiểm sát, (6). 156 44. Nguyễn Duy Giảng (2015), Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 45. Giu-ba E.P (2008), Các xu hướng đương đại phát triển nguyên tắc độc lập của Thẩm phán, Học viện Nhà nước và pháp luật Xa-ra-tốp. 46. Lương Thúy Hà (2013), Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát Nhân dân cấp huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta, Luận văn Thạc sỹ Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 47. Nguyễn Xuân Hà và các cộng sự (2007), "Giới thiệu về Viện kiểm sát nhân dân và Viện công tố của một số nước trên thế giới", Tạp chí Kiểm sát, (14), tr.3- 27, 36 48. Phạm Hồng Hải (2002), "Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp", Kiểm sát, (8), tr.19. 49. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 50. Phạm Hồng Hải (2006), “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3). 51. Hà Thị Hằng (2013), Mô hình tổ chức Viện kiểm sát nhân dân theo khu vực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật, Hà Nội. 52. Vũ Đức Hạnh (2012), Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Luận văn Thạc sỹ Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội, Hà Nội. 53. Hoàng Thị Hoa (2009), Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp,Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội. 54. Lê Thị Tuyết Hoa (2005), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 55. Trần Quỳnh Hoa (2014), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 157 56. Học viện Cán bộ kiểm sát Quốc gia Trung Quốc (2002), Giáo trình công tác kiểm sát, Trường Cao đẳng kiểm sát, Hà Nội biên dịch và hiệu đính, Nxb Pháp luật Bắc Kinh, Trung Quốc. 57. Học viện Cán bộ kiểm sát Quốc gia Trung Quốc (2002), Giáo trình chế độ công tố, tập I, Trường Cao đẳng kiểm sát, Hà Nội biên dịch và hiệu đính, Nxb Pháp luật, Bắc Kinh, Trung Quốc. 58. Học viện Cán bộ kiểm sát Quốc gia Trung Quốc (2002), Giáo trình chế độ công tố, tập II, Trường Cao đẳng kiểm sát, Hà Nội biên dịch và hiệu đính, Nxb Pháp luật, Bắc Kinh, Trung Quốc. 59. Hội đồng lý luận Trung ương (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Ngũ Quang Hồng (2011), Nghiên cứu so sánh về điều tra trong luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 61. Văn Thị Bích Huệ (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Phạm Mạnh Hùng (2009), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát và việc thực hiện thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 63. Phạm Mạnh Hùng (2013), “Về nguyên tắc bảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước của nước ta”, Tạp chí Kiểm sát, (06). 64. T. Hương (2010), "Trung Quốc: Quy định mới giữa Viện kiểm sát và Bộ Công an", Báo Bảo vệ pháp luật, (81), tr.15. 65. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát Nhân dân, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 158 66. Nguyễn Ngọc Khánh (Chủ biên) (2008), Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 67. Kha-zi-nô-va V.M (2016), "Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”, Thư viện khoa học điện tử Lênin, tại trang [truy cập ngày 20/8/2016]. 68. Phạm Thị Bích Liên (2012), Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Việt Trì trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 69. Nguyễn Thùy Linh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiếm sát nhân dân, Luận văn Thạc sỹ luật, Hà Nội. 70. Lê Xuân Lộc (2012), Năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh phú thọ trong xét xử các vụ án hình sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 71. Phạm Văn Lợi (Chủ biên) (2005), Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 72. Mai Văn Lư (2009), "Cần tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra và tăng thẩm quyền cho Điều tra viên, Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Kiểm sát, (5), tr.13. 73. Uông Chu Lưu (Chủ nhiệm) (2005), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX04.06, Hà Nội. 74. Mai Văn Minh (2016), "Quy định mới của pháp luật về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương", Tạp chí Kiểm sát, (9), tr.25-28. 159 75. Vũ Mộc (2009), ‘‘Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10). 76. Vũ Mộc (Chủ biên) (2010), Công tác điều tra của Viện kiểm sát nhân dân - Thực trạng và phương hướng đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 77. Mai Thị Nam (2008), Chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 78. Nguyễn Trọng Nghĩa (2010), Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát Nhân dân đối với các vụ án hình sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 79. Lưu Trọng Nguyên, Trần Mai Lâm (2013), “Phân định thẩm quyền hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tố tụng của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và việc tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng cho Kiểm sát viên”, Tạp chí Kiểm sát, (01). 80. Vũ Đức Ninh (2013), Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 81. Nguyễn Hải Phong (2010), Bảo đảm tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Nhà nước - nhánh nghiên cứu IX, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 82. Nguyễn Hải Phong (Chủ biên) và các cộng sự (2014), Một số vấn đề về trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 160 83. Nguyễn Thái Phúc (1999), "Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát", Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Hà Nội. 84. Lê Tuấn Phương (2009), Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 85. Phạm Thị Phương (2013), Năng lực thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 86. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1960), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 87. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1960), Tờ trình về Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), "Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân", tại trang [truy cập ngày 20/5/2016]. 89. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội. 90. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1945 đến nay, Hà Nội. 91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.. 92. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 161 93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 94. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 95. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 97. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội. 98. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 99. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên) (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Richard S. Shiner, Về mô hình tổ chức Viện kiểm sát trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam. 101. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên) (2003), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 102. Nguyễn Tiến Sơn (2012), Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 103. Trịnh Duy Tâm (2005), Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 162 104. Lại Văn Thái (2013), Chức năng Công tố của Viện kiểm sát, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 105. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 106. Lê Hữu Thể (1997), “Về vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong cải cách bộ máy Nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8). 107. Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 108. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài đề tài cấp nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 109. Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài mã số ĐTĐL.2009G/13, Hà Nội. 110. Thông tin khoa học kiểm sát (2010), "Mô hình tố tụng hình sự Việt nam qua các thời kỳ", Viện Khoa học kiểm sát, (5+6). 111. Thông tấn xã Việt Nam (dịch) (2014), Hội nghị Trung ương 4 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc - Y pháp trị quốc và vai trò lãnh đạo của Đảng, Hà Nội. 112. Vũ Công Thuận (2009), Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên thực hành quyền công tố ở ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 113. Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 114. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 163 115. Hoàng Tùng (2008), Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 116. Nguyễn Thế Tùng (2011), Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự tại phiên tòa hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 117. Vương Hồng Tường (2010), Đẩy nhanh xây dựng chế độ tư pháp xã hội chủ nghĩa công bằng, hiệu quả, uy tín, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Trung Quốc. 118. Đào Trí Úc (2013), “Nguyên tắc tập trung thống nhất trong nghành kiểm sát nhân dân trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, (01). 119. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên) (2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 120. UNDP và Bộ Tư pháp Việt Nam (2009), Đổi mới cơ cấu tổ chức cơ quan kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam (kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 121. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (2012), Tài liệu hội thảo về Mô hình tố tụng hình sự, Thừa Thiên Huế. 122. Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung quốc (2005), Xây dựng chính trị dân chủ của Trung Quốc, Thông tấn xã Việt Nam dịch, Hà Nội. 123. Văn phòng Quốc vụ viện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (2005), Sách trắng: Xây dựng chính trị dân chủ của Trung quốc, Thông tấn xã Việt Nam (dịch), Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội. 124. Nguyễn Tất Viễn (2009), Suy nghĩ về cơ quan công tố ở Việt Nam trong cải cách tư pháp, Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 125. Nguyễn Tất Viễn (2014), "Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống tư pháp ở Việt Nam hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo lý luận lần thứ 10 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung quốc, Hội đồng lý luận Trung ương, Đà Lạt. 164 126. Nguyễn Tất Viễn (2016), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 127. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Sổ tay Kiểm sát viên hình sự Trung Quốc, tập II, Hà Nội 128. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Thông tin khoa học pháp lý, (1), tr.10. 129. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), "Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức", Thông tin Khoa học Kiểm sát, (5+6), tr.138 130. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), "Số chuyên đề về Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức", Thông tin Khoa học Kiểm sát, (5+6), tr.138. 131. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Chuyên đề Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát, Hà Nội. 132. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 ban hành Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự, Hà Nội. 133. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), “Viện kiểm sát/công tố một số nước trên thế giới”, Thông tin Khoa học kiểm sát, (1, 2). 134. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Chuyên đề sơ kết công tác kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Hà Nội. 135. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội. 136. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Đề án và Phụ lục Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội. 137. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), "Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới", Thông tin Khoa học kiểm sát (1, 2). 165 138. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 trong ngành Kiểm sát nhân dân số 09/BC-VKSTC ngày 20/01/2012, Hà Nội. 139. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 140. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), “Nghiên cứu luật tổ chức cơ quan công tố/Viện kiểm sát một số nước trên thế giới”, Thông tin Khoa học kiểm sát (3, 4). 141. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo số 02/BC-VKSTC ngày 09/01/2014 về Tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi năm 2011), Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, Hà Nội. 142. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo số 11/BC-VKSTC ngày 19/01/2015 về Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 143. Viện kiểm sát Liên bang Đức (1993), Luật tổ chức, Liên bang Đức. 144. Viện kiểm sát Liên bang Nga (1993), Luật tổ chức, Liên bang Nga. 145. Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1995), Luật tổ chức, Trung Hoa. 146. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác của Viện Kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 147. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (2015), Từ điển Bách khoa toàn thư, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, tr.563. 148. Lại Hợp Việt (2014), "Bàn về mô hình Viện kiểm sát và chế định Kiểm sát viên trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)", Tạp chí Kiểm sát, (10), tr.18-21. 149. Lại Hợp Việt (2014), "Bàn về ngạch Kiểm sát viên và điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát các cấp trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân", Tạp chí Kiểm sát, (11), tr.16-19. 166 150. Lại Hợp Việt (2014), “Tăng thẩm quyền và mở rộng đối tượng điều tra cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, (22), tr.8-11. 151. Nguyễn Hồng Vinh (2013), “Hoàn thiện pháp luật hiện hành để “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (01). 152. Hoàng Hải Yến (2013), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Nga 153. И.М Чепурнова. (1994), Конституционные основы правосудия в Российской Федерации: автореферат Kанд. юрид. наук. Ростов-на- Дону. 154. Проф. С.А.Пашин; Проф.доктор юр. наук Т.Г. Морщакова; Проф. доктор юридических наук В.И. (2011) Миронов, Концепция судебной реформы в России (тезисы), OMCK 155. Прокурор в уголовном судопроизводстве, article/n/prokuror-v-ugolovnom-protsesse#ixzz4e7sMFT00, date] 156. Дмитрий Антонович, Безвершенко Государство и право Опубликовано в Молодой учёный №1 (48) январь 2013. 157. Алексеева Судоргина Ирина; Судебная власть в правовом государстве; автореферата по ВАК 12.00.01, доктор юридических наук, Москва, 1992 год.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_ve_kiem_sat_vien_vien_kiem_sat.pdf
  • pdfTrang thong tin Le Tuan Phong.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Le Tuan Phong _nop QD.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Le Tuan Phong _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan