HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ THU THỦY
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ THU THỦY
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. VŨ CÔNG GIAO
170 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Hoàng Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 10
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 10
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 21
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn
đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 29
1.4. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của
luận án 32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DÂN CHỦ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về dân chủ trực tiếp 36
2.2. Nội dung pháp luật về dân chủ trực tiếp 43
2.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp 63
2.4. Pháp luật về dân chủ trực tiếp của một số nước trên thế giới và giá trị tham
khảo cho Việt Nam 67
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ
DÂN CHỦ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81
3.1. Quá trình phát triển pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam 81
3.2. Thực trạng pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay 96
3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của pháp luật về dân chủ
trực tiếp ở Việt Nam 116
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN
CHỦ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 122
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay 122
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay 127
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ĐBQH : Đại biểu Quốc hội
DCĐD : Dân chủ đại diện
DCTT : Dân chủ trực tiếp
HĐND : Hội đồng Nhân dân
ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND : Ủy ban Nhân dân
UBTVQH : Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
UDHR : Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi thành lập (năm 1930) đến nay, trong suốt tiến trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững quan điểm dân chủ, lấy
dân làm gốc, bảo vệ, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Điều 2 Hiến pháp
năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt
Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân” [92] và “Nước cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [92].
Trong lịch sử hiện đại, ở các quốc gia trên thế giới, người dân thực hiện
quyền lực của mình bằng hai phương thức cơ bản là dân chủ đại diện (hay dân
chủ gián tiếp) thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân
dân (HĐND) và dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp (DCTT) là việc Nhân dân
trực tiếp thực hiện quyền lực, thể hiện trực tiếp ý chí của mình với tư cách là
chủ thể quyền lực nhà nước về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá
nhân hay tổ chức thay mặt mình. Đối với nước ta, DCTT đã được ghi nhận
ngay từ Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, thể hiện qua
quy định về quyền phúc quyết của Nhân dân với Hiến pháp. Kể từ đó, các bản
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp hiện hành năm 2013
đều có quy định về trưng cầu ý dân. Không chỉ vậy, Hiến pháp năm 2013 lần
đầu tiên khẳng định tại Điều 6: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
DCTT, bằng dân chủ đại diện (DCĐD) thông qua Quốc hội, HĐND và thông
qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
Quy định mới nêu trên của Hiến pháp năm 2013 cho thấy, Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt và quyết tâm
thúc đẩy các hình thức thực thi DCTT của Nhân dân trong thời gian tới. Điều
này nhằm đáp ứng những yêu cầu phát sinh trong quá trình xây dựng nhà nước
2
pháp quyền XHCN mà trong đó các hình thức thực thi DCTT cần được củng cố
và áp dụng đồng thời với DCĐD, bổ sung cho DCĐD.
Thực tế kể từ khi Đổi mới (năm 1986) ở nước ta, môi trường và các hoạt
động mang tính chất DCTT ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức đa
dạng. Cụ thể, các hoạt động phản biện, tư vấn, giám sát xã hội, lấy ý kiến Nhân
dân về những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động
bầu cử, ứng cử, bãi nhiệm các đại biểu cơ quan dân cử, việc thực hiện các
quyền khiếu nại, tố cáo ngày càng được thực hiện rộng rãi; các hoạt động tiếp
xúc cử tri, chất vấn đại biểu cơ quan dân cử, đối thoại trực tiếp giữa người dân
với các cơ quan nhà nước ngày càng được tổ chức thường xuyên. Điều đó cho
thấy những hình thức DCTT đã bắt đầu thâm nhập sâu rộng vào các tầng lớp
Nhân dân. Sự phát triển của các hình thức DCTT đã tạo điều kiện để người dân
tham gia ngày càng tích cực và hiệu quả hơn vào hoạt động quản lý nhà nước,
góp phần củng cố quyền lực của Nhân dân, kiểm soát quyền lực Nhà nước, hạn
chế tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, giữ
gìn, củng cố uy tín, sự ổn định của chế độ chính trị.
Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn còn hạn chế so với yêu cầu cấp
thiết về mở rộng dân chủ nói chung, DCTT nói riêng trong tình hình mới ở nước
ta. Trong thực tế, hầu hết các hoạt động DCTT ở nước ta vẫn còn mang tính hình
thức. Một số hình thức DCTT đã phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa được áp
dụng đầy đủ ở nước ta. Hậu quả là vai trò và quyền tham gia quản lý xã hội của
Nhân dân vẫn chưa được tôn trọng một cách thích đáng. Tình trạng quan liêu,
lạm quyền, tham nhũng trong bộ máy nhà nước vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng đến
niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Những tồn tại, bất cập về DCTT nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là do quan điểm lý luận và
khuôn khổ pháp luật về vấn đề này ở nước ta còn lạc hậu, chưa theo kịp với
nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, một số yếu tố khác như sự
hạn chế về trình độ dân trí và các điều kiện thực thi, bảo đảm...cũng là những
3
trở ngại cho việc thực thi và mở rộng DCTT ở nước ta. Tất cả những vấn đề
này cần được nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, thấu đáo để tìm ra
những giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu về pháp luật DCTT.
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với dân chủ
hóa trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và đời sống xã hội. Mở rộng
DCTT là hướng tiếp cận rất quan trọng để đạt được mục tiêu đó ở nước ta hiện
nay. Để mở rộng DCTT, việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về vấn đề này là việc
làm đầu tiên và quan trọng nhất. Vì thế, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về
DCTT hiện là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn ở nước ta.
Trong bối cảnh trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hoàn
thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận
án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực
tiễn, đánh giá thực trạng pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải
pháp hoàn thiện pháp luật về DCTT phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nước
ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ
sau đây:
Một là, đánh giá tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong và
ngoài nước liên quan đến DCTT và pháp luật về DCTT, từ đó xác định những
nội dung luận án có thể kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, hệ thống hoá và phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về
hoàn thiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam, xác định phương pháp luận,
4
phương pháp nghiên cứu, giả thuyết khoa học và các câu hỏi nghiên cứu
cần giải quyết trong luận án.
Ba là, phân tích, đánh giá quá trình phát triển và thực trạng pháp luật
Việt Nam về DCTT, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và xác định nguyên nhân
để làm cơ sở cho việc đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này.
Bốn là, đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
DCTT có tính toàn diện, khoa học và khả thi với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn
của nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề xoay quanh việc hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý về DCTT ở Việt Nam bao gồm: Cơ sở lý luận, thực
tiễn, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cùng những quan điểm, giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về DCTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: luận án tập trung nghiên cứu khuôn khổ pháp lý về
DCTT dưới gốc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, do
DCTT là một phạm trù chính trị - pháp lý, ở Chương 2, luận án còn đề cập đến
những vấn đề lý luận về DCTT, trong đó sử dụng những kiến thức và phương
pháp của một số ngành khoa học xã hội khác ngoài luật học như triết học và
chính trị học.
- Về mặt không gian: luận án chỉ tập trung nghiên cứu khuôn khổ pháp lý
về DCTT của Việt Nam. Quy định về DCTT trong pháp luật quốc tế và pháp
luật của ở một số quốc gia khác cũng được đề cập nhưng chỉ ở mức độ khái
quát, làm cơ sở tham chiếu đánh giá khuôn khổ pháp lý về DCTT của Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là pháp luật về
DCTT ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Điều này nhằm bảo đảm yêu cầu về
tính chuyên sâu và nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận án, và xuất phát từ thực
5
tiễn là Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới có ý nghĩa quan trọng
với việc thúc đẩy dân chủ trực tiếp ở nước ta. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu
về tính hệ thống, luận án cũng dành một dung lượng nhất định để khảo sát, khái
quát hoá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về DCTT từ năm 1946 đến năm 2013.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về dân chủ nói chung, về nhà nước và pháp luật nói riêng, cũng như
các chuẩn mực quốc tế về dân chủ và quyền con người.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng của triết học Mác Lênin làm cơ sở định hướng đánh giá một cách tổng
thể sự phát sinh, phát triển cũng như tính chất, đặc điểm của hệ thống pháp luật
về DCTT, đồng thời xác định các quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
vấn đề này ở Việt Nam.
Ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng, luận án còn sử dụng một
số lý thuyết sau đây để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục
những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về DCTT ở Việt Nam gồm:
- Lý thuyết chủ quyền Nhân dân do John Locke và Rousseau đề xướng
và cổ vũ trong các thế kỷ XVII - XVIII. Theo lý thuyết này, trong một xã hội
(quốc gia), nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực chính trị. Chủ quyền
nhân dân là nguồn gốc hợp pháp của mọi quyền lực chính trị và pháp lý, được
xác định dựa trên bản khế ước xã hội (social contract) thể hiện sự “đồng thuận”
của người dân về việc thiết lập và uỷ thác quyền lực của mình cho chính quyền.
Chủ quyền nhân dân được bảo vệ qua các định chế của dân chủ trực tiếp như
bầu cử định kỳ tự do và phổ thông đầu phiếu, trưng cầu ý dân về hiến pháp và
về các vấn đề quan trọng của đất nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Lý
6
thuyết này chủ yếu được sử dụng để đánh giá nền tảng lý luận và tính hợp lý
của hệ thống pháp luật về DCTT ở Việt Nam.
- Lý thuyết về dân chủ có sự tham gia (participatory democracy): Đây là
lý thuyết do Pateman nêu ra trong cuốn Participation and Democratic
Theory (Sự tham gia và Lý thuyết dân chủ) xuất bản bởi Đại học Cambridge
(Cambridge University Press) vào năm 1970 [153], trong đó xem dân chủ trực
tiếp như là một hình thức mở rộng sự tham gia của công chúng vào các hoạt
động chính trị. Điều này đòi hỏi pháp luật phải thiết lập được các cấu trúc thể
chế thích hợp để người dân có thể thực thi các hình thức dân chủ trực tiếp, đặc
biệt là trưng cầu dân ý. Lý thuyết này chủ yếu được sử dụng để đánh giá tính
toàn diện của hệ thống pháp luật về DCTT ở Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng khung phân tích của
chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả kết
hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải
quyết những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bao gồm: Phương pháp hệ thống,
phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh và phương pháp tổng hợp, cụ thể như sau:
Phương pháp hệ thống được sử dụng trong Chương 1 để phân loại và
đánh giá nội dung các công trình nghiên cứu về dân chủ, DCTT và pháp luật về
DCTT ở trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong các chương. Theo đó,
dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu ở Chương 1, tác giả xác định những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án. Và trên cơ
sở những vấn đề lý luận đã được phân tích làm rõ ở Chương 2, tác giả sử dụng
để đánh giá thực trạng pháp luật về DCTT ở Chương 3 và từ đó đưa ra các
quan điểm và giải pháp trong Chương 4.
Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng trong đánh giá thực trạng
pháp luật về DCTT ở Việt Nam (ở Chương 3). Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi
nghiên cứu pháp luật về DCTT phải đặt chúng trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
7
C.Mác đã chỉ rõ rằng pháp luật không thể vượt ra khỏi điều kiện kinh tế - xã
hội mà pháp luật đó tồn tại. Do vậy, pháp luật về DCTT chỉ được xem xét một
cách khách quan, khoa học khi chúng được đặt trong mỗi giai đoạn phát triển
của lịch sử. Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong mỗi giai đoạn là
một trong những cơ sở nền tảng để đánh giá thực trạng pháp luật về DCTT của
giai đoạn đó.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong cả Chương 2, Chương 3 và
Chương 4 của luận án để khảo sát và đưa ra những nhận định, đánh giá các vấn
đề liên quan đến đề tài thể hiện qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Tài liệu sơ
cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, văn bản pháp luật quốc tế, văn bản pháp luật của một số
quốc gia, các văn kiện, báo cáo có liên quan đến đề tài của các tổ chức quốc tế.
Tài liệu thứ cấp bao gồm các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các
tác giả khác thực hiện và công bố trong các sách chuyên khảo, tham khảo.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận án để khái quát
hoá, phân loại, xếp loại các tri thức, số liệu qua việc phân tích các tài liệu, từ đó
giúp nghiên cứu sinh đưa ra các nhận xét, đánh giá tổng quan ở mỗi chương và
trong phần Kết luận của luận án.
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt
là ở các Chương 2 và Chương 3 để đối chiếu tìm ra sự tương đồng và khác biệt
về quan điểm giữa các tác giả, cũng như để đánh giá sự tương thích giữa pháp
luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về
DCTT. So sánh cũng nhằm làm rõ sự phát triển của pháp luật về DCTT ở Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử từ khi giành độc lập (1945) đến nay.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là một trong những công trình khoa học có tính chuyên sâu,
toàn diện và là công trình đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ luật học phân tích vấn đề
DCTT từ góc độ của chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật ở
Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án thể hiện cụ thể như sau:
8
Thứ nhất, củng cố và bổ sung nền tảng lý luận pháp luật về DCTT ở Việt
Nam. Luận án đã kế thừa các công trình nghiên cứu đã có trên lĩnh vực này
nhưng có sự phân tích, đánh giá để xác định khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội
dung và những yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật về DCTT theo một
cách thức toàn diện, hợp lý hơn. Ngoài ra, luận án đã góp phần bổ sung những
tri thức lý luận hiện có về vấn đề này ở nước ta thông qua việc làm rõ các lý
thuyết phổ biến trên thế giới có liên quan đến DCTT và tác động cũng như khả
năng ứng dụng của các lý thuyết đó ở Việt Nam. Đây là những quan điểm khoa
học cho việc hoàn thiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam và cũng chính là
những đóng góp về mặt lý luận của luận án.
Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và những biểu
hiện trong thực tế, luận án đã bổ sung những phân tích, đánh giá có tính hệ
thống và cập nhật khuôn khổ pháp luật hiện hành về DCTT ở Việt Nam. Cụ
thể, luận án đã khái quát hóa những nội dung cốt lõi của pháp luật về DCTT
qua các giai đoạn phát triển, phân tích, so sánh chỉ ra những ưu điểm cũng như
những bất cập, hạn chế, đồng thời xác định nguyên nhân của những bất cập,
hạn chế đó.
Thứ ba, luận án đã xây dựng các quan điểm, đề xuất và luận giải một hệ
thống giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành về DCTT ở
Việt Nam. Các quan điểm, giải pháp có sự kế thừa từ những nghiên cứu đã
được công bố về vấn đề này ở Việt Nam, nhưng được phát triển ở mức độ toàn
diện hơn, dựa trên những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đáng tin cậy được
xác định trong toàn bộ luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Về phương diện lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, củng cố cơ sở lý luận
khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam, cụ thể là khẳng
định sự cần thiết và khả năng giải quyết vấn đề từ góc độ lý luận pháp lý, đặc
biệt là lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật.
9
6.2. Về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho nhiều chủ thể khác nhau ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan của Đảng,
Nhà nước, đặc biệt là ở cấp Trung ương, trong việc nhìn nhận, phân tích, đánh
giá vấn đề và hoạch định, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các chính sách,
văn bản pháp luật có liên quan đến DCTT.
Bên cạnh đó, luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ sở học thuật, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương trong
việc giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức thực thi pháp luật về DCTT.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học có liên
quan đến đề tài luận án mà tác giả đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Cùng với quá trình đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu phát huy dân chủ trong các
lĩnh vực của đời sống được đặt ra một cách cấp thiết ở Việt Nam. Bối cảnh đó
thúc đẩy nhiều cơ sở học thuật và học giả trong nước nghiên cứu tìm hiểu
những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về thực thi DCTT ở trên thế giới và
ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố ở
trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như: Sách chuyên khảo, các bài báo
khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận án, luận văn trong các lĩnh
vực chuyên ngành luật học, chính trị học,...
Mặc dù vậy, so với nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, có thể thấy số
lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến DCTT ở Việt Nam hiện vẫn
chưa nhiều. Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích
một cách toàn diện và chuyên sâu vấn đề DCTT ở Việt Nam từ góc độ lý luận
và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xét tổng quát, có thể chia các công trình nghiên cứu về DCTT đã được
công bố ở nước ta thành các nhóm sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ trực tiếp
Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như sau:
- Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo:“Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa“ [81]. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về dân chủ
tư sản, dân chủ XHCN. Các tác giả xem dân chủ tư sản là thành quả của cuộc
cách mạng tư sản, là kết quả nhà nước tư sản sử dụng phương pháp tự do chủ
nghĩa để thực hiện chuyên chính tư sản, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của dân
11
chủ tư sản. Về dân chủ XHCN, các tác giả xác định đó là nền dân chủ gắn với
bản chất chế độ nhà nước XHCN; là hình thức chính quyền mà đặc trưng là
việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, thừa nhận các
quyền tự do bình đẳng của công dân. Theo các tác giả, trong tương quan quyền
lực với Nhân dân, dân chủ được coi là công cụ, là hình thức thực hiện chủ yếu
quyền lực Nhân dân.
- Đỗ Trung Hiếu: “Một số suy nghĩa về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay” [54]. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích các yêu
cầu và những đặc thù của nền dân chủ ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải
pháp tiếp tục phát huy dân chủ trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
- Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân: “Phản biện xã hội và phát
huy dân chủ pháp quyền” [105]. Cuốn sách phân tích những hình thức thực
hiện chức năng phản biện xã hội của các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là của
Mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với các cấp chính
quyền và cả cấp ủy đảng ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Theo các tác giả, để thực hiện dân chủ thực sự, tránh hình thức, các cơ
quan lãnh đạo, quản lý cần tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện vai trò phản
biện xã hội mà thực chất là thực hiện quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân quyết định và dân thụ hưởng”.
- Viện Chính sách công và Viện Nhà nước và pháp luật: “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt
Nam” [125]. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả trong
nước về DCTT, dân chủ ở cơ sở ở nước ta trong sự so sánh, đối chiếu với một
số nước trên thế giới. Cuốn sách bao gồm các bài viết liên quan đến những vấn
đề lý luận, thực tiễn và các mô hình tổ chức thực hiện DCTT, dân chủ cơ sở
trên thế giới và của Việt Nam, đồng thời đề xuất những quan điểm, giải pháp
hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và các cơ chế bảo đảm DCTT và dân chủ cơ sở
ở Việt Nam trong thời gian tới.
12
- Trần Hậu Thành: “Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền
với dân chủ” [103]. Bài viết định nghĩa dân chủ là quyền lực thuộc về Nhân
dân, đặc trưng của dân chủ vô sản là làm cho đa số quần chúng lao động bị áp
bức và bóc lột trước đây thực sự tham gia công việc quản lý nhà nước, làm cho
họ có thể thực sự hưởng thụ những thành quả tiến bộ của nhân loại. Theo tác
giả, dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội; giữa dân chủ và pháp luật có mối
quan hệ gắn kết, không thể có dân chủ tách ra khỏi pháp luật và cũng không thể
có pháp luật mà không có dân chủ. Tác giả cũng cho rằng quan hệ giữa nhà
nước pháp quyền với dân chủ là quan hệ biện chứng: muốn có nhà nước pháp
quyền với đầy đủ ý nghĩa của nó thì phải xây dựng được nhà nước thật sự dân
chủ. Nhà nước pháp quyền XHCN và chính quyền dân chủ Nhân dân phải gắn
liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý và Nhân dân làm chủ là cơ chế hữu hiệu của nền dân chủ XHCN trong
điều kiện nhà nước pháp quyền.
- Vũ Công Giao, Cầm Thị Lai:“Dân chủ trực tiếp trên thế giới và dân
chủ trực tiếp ở nước ta“ [39]. Tác giả phân tích bốn hình thức DCTT phổ biến
trên thế giới hiện nay gồm trưng cầu ý dân, sáng kiến công dân, sáng kiến
chương trình nghị sự và bãi miễn, phân tích những ưu nhược điểm của DCTT.
Trên cơ sở đó, tác giả phân tích khái quát thực trạng tình hình thực hiện DCTT
trên thế giới qua bốn hình thức đã nêu. Tác giả cũng làm rõ các hình thức
DCTT ở Việt Nam hiện nay qua các bản Hiến pháp, từ đó chỉ ra những mặt
thuận lợi, thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện DCTT ở Việt Nam.
- Lương Minh Tuân: “Kinh nghiệm của Thụy Sĩ về dân chủ trực tiếp”
[117]. Tác giả phân tích mô hình, cách thức thực hiện DCTT ở Thụy Sĩ. Bên
cạnh đó, tác giả cũng phân tích các cơ chế pháp lý chủ yếu của Thụy Sĩ để
người dân thực hiện DCTT, bao gồm trưng cầu ý dân bắt buộc, trưng cầu ý dân
không bắt buộc, Nhân dân đưa ra sáng kiến, và trưng cầu ý dân ở cấp bang và
cấp địa phương. Tác giả cũng đã phân tích, làm rõ các công cụ của DCTT tác
13
động như thế nào đến hệ thống chính trị ở Thụy Sỹ đồng thời chỉ ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bên cạnh những công trình đã nêu trên, trong nhóm này còn có một số
công trình nghiên cứu cụ thể các hình thức DCTT như: trưng cầu dân ý, bầu cử
và bãi miễn, sáng quyền Nhân dân, dân chủ cơ sở. Có thể kể đến các công trình
tiêu biểu sau:
- Sách chuyên khảo: “Trưng cầu ý dân: Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của Trương Thị Hồng Hà [46]. Tác giả nêu lên những vấn đề lý luận và
kinh nghiệm các nước trên thế giới về trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, tác giả mới
dừng ở mức khái quát về trưng cầu ý dân, từ khái niệm, vị trí, vai trò của trưng
cầu ý dân; phân biệt giữa trưng cầu ý dân với việc lấy ý kiến Nhân dân và điều
tra xã hội học; nêu lên ý nghĩa của chế định trưng cầu ý dân trong hệ thống cơ
chế DCTT ở Việt Nam, khẳng định yêu cầu phải hoàn thiện thể chế DCTT ở
Việt Nam, và việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân là một khâu đột phá, khái
quát chế định trưng cầu ý dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Bên cạnh đó, tác
giả cũng nêu ra những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân, thủ tục tiến hành trưng
cầu ý dân và khảo cứu thực tiễn trưng cầu ý dân ở một số quốc gia trên thế giới
(Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Ý, Đức).
- Đặng Minh Tuấn: “Lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân trên thế
giới và ở Việt Nam” [119]. Theo tác giả, trưng cầu ý dân là một phương thức
thực hiện DCTT, thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân đối với các vấn đề
quan trọng của đất nước trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Đây là một hình
thức dân chủ tiến bộ đã được thực hiện cách đây hàng nghìn năm, trong đó
người dân trực tiếp quyết định một số công việc của nhà nước. Thông qua hình
thức dân chủ này, người dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, hay nói
cách khác là được tham gia vào việc hoạch định các chính sách, quyết sách lớn
của đất nước. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia đã và đang sử dụng
hình thức này như là một phương thức hữu hiệu trong hoạt động quản lý, điều
hành đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày khái quát những vấn đề lý luận
14
và pháp luật cơ bản về trưng cầu ý dân như: khái niệm, vai trò, nội dung, trưng
cầu ý dân. Sau đó tập trung trình bày thực tiễn về trưng cầu ý dân ở một số
quốc gia trên thế giới như Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... và ở
Việt Nam. Tác giả cũng đề xuất, kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về
trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Nhiêm: “Chế độ Bầu cử ở nước ta,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” [79]. Luận án đề cập cơ sở lý luận về chế độ
bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời phân
tích sự phát triển của chế độ bầu cử ở nước ta từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc
dân đại hội năm 1946 đến nay, làm rõ những thành tựu và những vấn đề còn
tồn tại và ảnh hưởng của những thành tựu đó trong việc xây dựng, củng cố
chính quyền Nhân dân ở nước ta. Tác giả cũng phân tích tính tất yếu khách
quan tác động đến nhu cầu hoàn thiện và đổi mới chế độ bầu cử đối với việc
phát huy dân chủ, nhất là DCĐD và nêu ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện
chế độ bầu cử trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh của nước ta.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Nhã Phương: “Hoàn thiện pháp luật
về trưng cầu ý dân ở Việt Nam” [84]. Tác giả phân tích sự hình thành và phát
triển của pháp luật trưng cầu ý dân ở Việt Nam từ trước đến nay, trong đó đặc
biệt là quy định về trưng cầu ý dân theo các Hiến pháp. Bên cạnh đó, tác giả
cũng đề cập đến các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân chủ và trưng cầu dân ý.
Luận văn nêu ra các quan điểm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Văn Ngọc: “Đổi mới chế độ bầu cử ở
nước ta hiện nay” [77]. Luận án đã luận giải và làm sáng tỏ các nguyên lý về
bầu cử; tiếp cận quyền bầu cử từ chủ quyền Nhân dân, quyền con người, quyền
DCTT; làm rõ khái niệm, nội dung, đặc trưng của chế độ bầu cử đại biểu Quốc
15
hội ở nước ta. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, chỉ ra đặc điểm, nội dung,
phương thức và vai trò đặc biệt quan trọng của đổi mới chế độ bầu cử đại biểu
Quốc hội ở nước ta hiện nay. Về phương diện thực tiễn, luận án nghiên cứu quá
trình hình thành, phát triển, đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội gắn với
đặc điểm lịch sử đất nước trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn đổi mới
đất nước từ năm 1986 đến nay. Luận án đã chỉ ra và phân tích được những hạn
chế, bất cập của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hiện hành trước
những biến đổi trên nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội sau hơn ba mươi
năm đổi mới đất nước và trước những yêu cầu đặt ra trong quá trình thi hành
Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, những đòi hỏi từ
tiễn, luận án chỉ ra được những tiền đề khác...tác giả
Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những hình thức cụ thể của DCTT được
điều chỉnh bằng pháp luật hiện hành. Đây cũng là những kiến thức, thông tin có
giá trị tham khảo hữu ích đối với tác giả luận án, bởi luận án đề cập đến việc
hoàn thiện pháp luật đối với DCTT.
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào của
các tác giả trong nước phân tích một cách toàn diện, chuyên sâu các vấn đề
pháp lý và thực tiễn về DCTT ở Việt Nam từ góc độ chuyên ngành Lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật (các công trình nghiên cứu hiện có chủ yếu mới
30
chỉ đề cập đến DCTT từ góc độ chính trị học và khoa học luật hiến pháp, luật
hành chính). Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu hiện có chưa đề cập đến những
yêu cầu về hoàn thiện pháp luật DCTT xuất phát từ định hướng xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và những quy định mới được thể
hiện trong Hiến pháp năm 2013. Nói tóm lại, hiện vẫn còn nhiều vấn đề lý luận
pháp lý và vấn đề thực tiễn cần được tiếp tục làm rõ để hoàn thiện pháp luật về
DCTT ở nước ta.
Thứ hai, về những công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về dân chủ nói chung và DCTT
nói riêng rất phong phú, tuy nhiên chủ yếu tiếp cận từ góc độ chính trị học và
xã hội học, có rất ít nghiên cứu từ góc độ luật học. Thêm vào đó, hiện chưa có
nghiên cứu nào ở nước ngoài tập trung phân tích lý luận và pháp luật về DCTT
ở Việt Nam.
Dù vậy, những công trình của các tác giả nước ngoài về DCTT vẫn là
tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài luận án. Nhiều trong số công trình này
cung cấp cho tác giả luận án những kiến thức chuyên sâu, cách tiếp cận mới
về DCTT, cũng như kinh nghiệm thực tiễn quý báu ở một số quốc gia mà có
thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Các công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trực tiếp hỗ trợ tác giả luận
án trong quá trình khảo cứu các vấn đề lý luận về dân chủ nói chung, DCTT
nói riêng.
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
DCTT, trong đó tiếp cận ở nhiều góc độ và nhiều ngành, chuyên ngành khoa
học xã hội, trong đó có luật học. Các công trình nghiên cứu đó đã cung cấp một
lượng kiến thức, thông tin lớn về DCTT và pháp luật về DCTT mà tác giả có
thể kế thừa, phát triển trong luận án này, cụ thể là về những vấn đề sau đây:
Một là, về khái niệm DCTT. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã đề xuất nhiều định nghĩa về DCTT từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó,
31
nội hàm của khái niệm DCTT đã được xác định khá rõ, đặc biệt là đã phân biệt
được hai khái niệm DCTT và DCĐD (dân chủ gián tiếp).
Hai là, về vai trò của DCTT. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã chứng minh một cách thuyết phục sự cần thiết, ý nghĩa của DCTT đối
với các xã hội, đặc biệt trong một số lĩnh vực cụ thể như việc nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước, đảm bảo nền dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền
ở nước ta hiện nay.
Ba là, về pháp luật về DCTT. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã bước đầu phân tích, đánh giá khung pháp luật hiện hành của Việt Nam
DCTT, trên cơ sở đó đã nêu ra một số hạn chế và phân tích các nguyên nhân,
đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Ngoài ra, một
số công trình nghiên cứu cũng đã sơ bộ phân tích các quy định pháp luật quốc
tế và pháp luật của một số quốc gia về DCTT, từ đó nêu ra một số bài học kinh
nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo áp dụng trong việc hoàn thiện pháp luật
về vấn đề này.
1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu
Từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác
giả nhận thấy những vấn đề sau đây của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung hoặc để củng cố, phát triển, bao gồm:
- Về phương diện lý luận, luận án cần tiếp tục:
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá sâu hơn các lý thuyết, quan điểm
khoa học về DCTT, pháp luật về DCTT để củng cố cơ sở lý luận về pháp
luật và hoàn thiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là luận
giải, làm sâu sắc thêm những vấn đề như: tính chất, đặc điểm, các phương
thức thực hiện DCTT, đồng thời phân tích làm rõ hơn những nội dung, yếu
tố tác động, điều kiện bảo đảm và những yêu cầu đặc thù của việc hoàn thiện
pháp luật về DCTT ở Việt Nam. Đây là những vấn đề thuộc về khung phân
tích của chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật mà chưa
32
được đào sâu nghiên cứu, đánh giá trong các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước về DCTT.
+ Khảo cứu, tìm hiểu các mô hình pháp luật và kinh nghiệm tốt về xây
dựng, thực hiện pháp luật về DCTT ở một số quốc gia khác, đặc biệt là những
cách tiếp cận mới trong lĩnh vực này, và rút ra những giá trị tham khảo cho việc
hoàn thiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam.
- Về phương diện thực tiễn, luận án cần tiếp tục:
+ Khảo sát thực trạng pháp luật và đánh giá việc thực hiện pháp luật về
các hình thức DCTT chủ yếu ở Việt Nam từ trước đến nay, trong đó đặc biệt là
từ khi Hiến pháp năm 2013 ra đời và có hiệu lực; phân tích, so sánh, đánh giá
sự phát triển của pháp luật và thực tiễn về dân chủ trực tiếp ở nước ta qua các
thời kỳ, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu,
hạn chế trong hoạt động này ở nước ta.
+ Xác định và phân tích những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra với
việc hoàn thiện pháp luật về DCTT ở nước ta hiện nay xuất phát từ yêu cầu
thực thi những quy định mới về DCTT trong Hiến pháp năm 2013 cũng như từ
việc xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế.
+ Xác định các quan điểm, giải pháp có tính toàn diện và có tầm chiến
lược để hoàn thiện pháp luật về DCTT ở nước ta trong thời gian tới, đồng thời
luận giải về tính khoa học và khả thi của các quan điểm, giải pháp đó.
1.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Giả thuyết khoa học
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
tác giả xác định giả thuyết khoa học của luận án là:
Pháp luật về DCTT đã được xây dựng ở Việt Nam từ lâu, song mới
được chú trọng phát triển từ Hiến pháp 2013, vì vậy hiện vẫn còn nhiều hạn
chế và việc thực hiện trên thực tế còn mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ
33
yếu là do nhiều vấn đề lý luận còn chưa được làm rõ và ý nghĩa, tầm quan
trọng của pháp luật về DCTT trong tình hình mới chưa được nhận thức đầy
đủ. Việc hoàn thiện pháp luật về DCTT là một trong những yêu cầu cấp thiết
ở nước ta hiện nay để đáp ứng các yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và xây
dựng nhà nước pháp quyền. Điều này đòi hỏi những sửa đổi, bổ sung một
cách thực chất các quy định pháp luật hiện hành, trên cơ sở tiếp thu những
kinh nghiệm tốt của các nước khác, đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế.
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Cũng từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài và giả thuyết khoa học, tác giả xác định một câu hỏi nghiên cứu lớn, có
tính bao trùm của luận án và ba câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần giải đáp, tương
ứng với ba phần chính của luận án.
Câu hỏi nghiên cứu xuyên suốt cho toàn bộ luận án là: Vì sao và cần
phải làm gì để hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay?
Ba câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần giải đáp đó là:
(1) Cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về DCTT là gì?
(2) Thực trạng pháp luật về DCTT ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra
những yêu cầu gì với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan?
(3) Quan điểm, giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về DCTT ở nước
ta hiện nay?
1.4.3. Định hướng nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở giả thuyết khoa học và các câu hỏi nghiên cứu đã được xác
định, đồng thời kế thừa kết quả những nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài, luận án được triển khai theo định hướng như sau:
Đầu tiên là xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp
luật về DCTT ở Việt Nam. Vấn đề này được thực hiện bằng cách phân tích các
lý thuyết, cách tiếp cận, các quy định pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một
34
số quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về DCTT, từ đó rút ra
những giá trị mà Việt Nam cần và có thể tham khảo, áp dụng. Hoạt động này
được thực hiện ở Chương 2 của luận án, gắn với việc giải quyết câu hỏi nghiên
cứu cụ thể (1) đã nêu ở trên.
Tiếp theo là đánh giá khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về DCTT
nhằm xác định những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu,
hạn chế đó. Việc đánh giá dựa trên việc phân tích đối chiếu với cơ sở lý luận
khoa học đã được xác định, kết hợp với việc phân tích những dữ liệu, số liệu
cho thấy mức độ hiệu quả trong thực tế của các quy định pháp luật hiện hành
về DCTT ở Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện ở Chương 3 của luận án,
gắn với việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu cụ thể (2) đã nêu ở trên.
Cuối cùng là xác định, đề xuất cách tiếp cận và những giải pháp lập
pháp, đặc biệt là những giải pháp mang tính chiến lược, để hoàn thiện pháp luật
về DCTT ở Việt Nam. Việc này được thực hiện trên cơ sở vận dụng những lý
luận khoa học đã được xác định để giải quyết những bất cập, hạn chế trong các
quy định pháp luật hiện hành về DCTT ở Việt Nam. Hoạt động này được thực
hiện ở chương cuối cùng (Chương 4) của luận án, gắn với việc giải quyết câu
hỏi nghiên cứu cụ thể (3) đã nêu ở trên.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và
ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những nhận định sau đây:
1. Mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về DCTT, song vẫn còn ít
nghiên cứu về pháp luật về DCTT, đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật. Những nghiên cứu liên quan đến pháp luật về
DCTT hiện mới chỉ đề cập và phân tích một số nội dung và chủ yếu tiếp cận từ
góc độ luật hiến pháp và luật hành chính, vì thế chưa hình thành được cơ sở lý
35
luận khoa học hoàn chỉnh để từ đó xác định các phương hướng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về DCTT ở nước ta.
2. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước tuy phong phú nhưng cũng
chủ yếu đề cập đến DCTT dưới góc độ chính trị học, có rất ít nghiên cứu
chuyên sâu về pháp luật về DCTT. Thêm vào đó, còn thiếu những nghiên cứu
về DCTT phù hợp với điều kiện đặc thù ở các nước đang phát triển. Đặc biệt,
chưa có công trình nghiên cứu ở nước ngoài nào đề cập đến pháp luật về DCTT
ở Việt Nam.
3. Luận án có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
đã được các tác giả khác công bố, cụ thể như khái niệm, nội dung của DCTT,
các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về DCTT, một số quy
định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về DCTT ở Việt Nam; song sẽ
tiếp tục phân tích làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các
nghiên cứu khác đề cập nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, trong đó bao
gồm: Cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về DCTT; so sánh,
đánh giá quá trình hoàn thiện và thực trạng pháp luật về DCTT ở Việt Nam;
cách tiếp cận và những giải pháp lập pháp hoàn thiện pháp luật về DCTT ở
Việt Nam.
36
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ
TRỰC TIẾP
2.1.1. Khái niệm pháp luật về dân chủ trực tiếp
Dân chủ (democracy) - theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Nhân dân” - về
cơ bản được định nghĩa là một hình thức chính quyền trong đó quyền lực tối
cao thuộc về Nhân dân [9]. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi hoặc
được thực thi một cách gián tiếp thông qua các quan chức do Nhân dân bầu ra.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuật ngữ dân chủ gồm: Dân là
chủ (chỉ vị thế của Nhân dân) và Dân làm chủ (chỉ năng lực và trách nhiệm của
Nhân dân). Hai khía cạnh “Dân là chủ” và “Dân làm chủ” luôn đi liền với
nhau, thể hiện vị trí, vai trò và quyền của Nhân dân đối với nhà nước.
Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản là DCTT và
DCĐD (còn được gọi là “dân chủ gián tiếp”). Quan niệm về DCTT và DCĐD
có thể rộng, hẹp khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Dân chủ trực tiếp gắn liền với nguồn gốc, bản chất của khái niệm dân
chủ (demokratia/δημοκρατα - tiếng Hy Lạp), mà có nghĩa là “quyền lực/sự cai
trị của Nhân dân” (power/rule of the people) [142]. Chính vì vậy, DCTT còn
được gọi là dân chủ đích thực/nguyên nghĩa/thuần tuý - pure/true democracy)
[142], và được xem là biểu hiện cho chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Ở Việt Nam, theo sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 11 thì: Dân chủ
trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để Nhân dân thảo
luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà
nước. Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực
tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
37
theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền
lực về những vấn đề quan trọng nhất [8, tr.90].
Theo quan điểm của PGS, TS Nguyễn Thị Việt Hương: DCTT là hình
thức Nhân dân trực tiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của
quốc gia, của cộng đồng lãnh thổ, trực tiếp thông qua các đạo luật mà không
qua một yếu tố trung gian nào [63, tr.38].
Theo quan điểm của TS Nguyễn Minh Tuấn thì DCTT là Nhân dân
tự mình quyết định các chính sách quan trọng của đất nước [118]...
Như vậy, có thể thấy rằng, ở nước ta hiện nay, có hai luồng quan điểm
khác nhau về DCTT, cụ thể là:
- Luồng quan điểm thứ nhất (theo nghĩa hẹp, gắn nhiều với luật học):
“dân chủ trực tiếp” được hiểu là một hình thức thực thi quyền lực của Nhân
dân, trong đó Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình thông qua hình thức
bỏ phiếu hay biểu quyết, để quyết định một vấn đề nào đó của đất nước hay
của cộng đồng mà không thông qua một cơ quan hay cá nhân đại diện trung
gian nào.
- Luồng quan điểm thứ hai (theo nghĩa rộng, gắn nhiều với chính trị
học): “dân chủ trực tiếp” được hiểu là một yêu cầu của chế độ chính trị, trong
đó Nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước - không chỉ có quyền trực tiếp
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và cộng đồng, mà còn có
quyền kiểm tra, giám sát bộ máy nhà nước do chính mình lập nên. Nói cách
khác, theo nghĩa rộng, DCTT thể hiện qua tất cả các hoạt động của Nhân dân
trực tiếp thực thi và gây ảnh hưởng, tác động đến việc thực hiện quyền lực
nhà nước.
Với tính chất và trong phạm vi của một luận án tiến sĩ luật học, nghiên
cứu sinh lựa chọn quan niệm về DCTT theo nghĩa hẹp để định hướng phân
tích. Theo đó, DCTT được hiểu là sự thể hiện ý chí trực tiếp của người dân để
quyết định một vấn đề của nhà nước hay của cộng đồng mà không cần thông
qua một thiết chế trung gian, cụ thể là cơ quan đại diện do dân lập ra qua bầu
38
cử. Sự thể hiện ý chí này thông thường có ý nghĩa quyết định, bắt buộc phải
được thi hành ngay mà không phụ thuộc vào mong muốn của chính quyền.
Theo cách hiểu chung nhất, pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc
hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng. Pháp luật phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung của các quy phạm pháp luật phải được diễn tả một cách chính
xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa.
- Pháp luật chỉ có thể do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận; mỗi một cơ
quan Nhà nước chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác
định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
- Nhà nước ban hành, thừa nhận, đồng thời đảm bảo các quy phạm pháp
luật phải được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện
ở việc Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích, giúp đỡ các chủ thể thực hiện
pháp luật, đồng thời có biện pháp cưỡng chế với những chủ thể cố tình không
tuân thủ hoặc làm trái pháp luật.
Pháp luật về DCTT là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật nói
chung, vì vậy cũng có những đặc trưng nêu trên. Pháp luật về DCTT có thể
hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, đây là tổng thể các quy tắc cư xử do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến DCTT, bao
gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực thi DCTT;
quy trình, thủ tục cùng với những thiết chế tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước cần thiết cho việc tiến hành và thực thi DCTT. Theo nghĩa hẹp, đó là một
tập hợp các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc với mọi chủ thể, do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm xác lập quyền và các điều kiện bảo đảm
cho mọi người dân được trực tiếp quyết định những vấn đề của đất nước và
cộng đồng, thông qua những cách thức tổ chức khác nhau.
39
Với tính chất của một nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ, nội dung của luận án
chỉ tiếp cận khái niệm pháp luật về DCTT theo nghĩa hẹp, theo đó: Pháp luật
về DCTT là một tập hợp các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc với mọi
chủ thể, do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm xác lập
quyền và các điều kiện bảo đảm cho mọi người dân được trực tiếp quyết định
những vấn đề chung của đất nước, thông qua những cách thức tổ chức cơ bản
như trưng cầu ý dân, bầu cử, bãi nhiệm (bãi miễn) đại biểu dân cử và một số
phương thức thực hiện DCTT ở cơ sở.
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về dân chủ trực tiếp
So với pháp luật trên các lĩnh vực khác, pháp luật về DCTT có những
đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, như đã đề cập ở mục trên, có thể nhận thấy các quy phạm của
pháp luật về DCTT liên quan chủ yếu đến việc thực hiện quyền của công dân
tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Trong đó, người dân thể
hiện quyền làm chủ của mình một cách trực tiếp, không thông qua một chủ thể
trung gian nào, để quyết định một vấn đề của đất nước. Cũng chính bởi đặc
trưng này, ở một số quốc gia, các văn bản pháp luật về DCTT bị coi là “nhạy
cảm”, “gây khó khăn cho hoạt động của bộ máy nhà nước”, vì thế thường bị trì
hoãn, cản trở việc ban hành và thực hiện.
Như vậy, để hoàn thiện và thực thi đầy đủ pháp luật về DCTT đòi hỏi có
sự quyết tâm, cam kết mạnh mẽ của các nhà làm luật về các vấn đề pháp
quyền, dân chủ và tiến bộ xã hội, cũng như có sự yêu cầu, đòi hỏi liên tục và
mạnh mẽ từ công chúng, thông qua các tổ chức xã hội, để chống lại và vượt
qua những lực cản từ phía nhà nước.
Thứ hai, pháp luật về DCTT điều chỉnh những quan hệ thuộc thượng tầng
kiến trúc của các quốc gia. Kiến trúc thượng tầng (hay ‘thượng tầng kiến trúc’)
là một khái niệm của triết học Mác Lênin, được Mác và Ăng-ghen đưa ra để mô
tả toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế
chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
40
Theo đó, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm liên quan đến chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,... cùng với những thiết
chế xã hội gắn liền với nó như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể v.v..
Pháp luật về DCTT, như đã nêu ở phần trên, xác lập quyền của người
dân trong việc trực tiếp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của
cộng đồng - những quyền mà người dân chỉ có được trong một thể chế dân chủ.
Như vậy, pháp luật về DCTT thực chất đã góp phần quan trọng trong việc định
hình thiết chế chính trị, xã hội của một quốc gia theo định hướng pháp quyền.
Ngoài ra, khi đã được quy định và áp dụng, pháp luật về DCTT có thể làm thay
đổi các thiết chế xã hội của một quốc gia theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu,
lợi ích của người dân và tình hình của đất nước.
Nhận thức rõ đặc điểm trên sẽ củng cố quyết tâm xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về DCTT, coi đó như là một đòn bẩy để dân chủ hóa xã hội, hiện
thực hóa nhà nước pháp quyền, đưa một quốc gia trở thành một nước văn minh
và thịnh vượng.
Thứ ba, pháp luật về DCTT gắn liền với các quy định về thể chế chính
trị và quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Ở mọi quốc gia,
những yếu tố nền tảng về DCTT được thiết lập ngay trong các quy định về thể
chế chính trị, và sau đó được cụ thể hóa trong các quy định về các quyền chính
trị hiến định. Ví dụ, Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rõ, Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng DCTT và bằng DCĐD. Do Hiến pháp
là đạo luật gốc của một quốc gia nên mức độ, phạm vi điều chỉnh của pháp luật
về DCTT ở nước đó phụ thuộc rất nhiều vào các quy định về vấn đề này trong
Hiến pháp.
Thứ tư, pháp luật về DCTT bảo vệ quyền lợi của mọi người dân. Pháp
luật về DCTT là cơ sở mở rộng phạm vi những vấn đề mà người dân có thể tự
quyết định trực tiếp trong quốc gia hoặc cộng đồng của mình. Điều đó không
có nghĩa là trong một nền dân chủ đều cần và có thể mở rộng càng nhiều càng
tốt các hình thức DCTT. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, ở các thành bang và
41
quốc gia của Hy Lạp, La Mã cổ đại (các nhà nước dân chủ chủ nô), người dân
tự do có thể tự quyết định rất nhiều vấn đề của đất nước và của cộng đồng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh của xã hội hiện đại ngày nay, khi mà các vấn đề của một
đất nước trở nên ngày càng nhiều và phức tạp, thì việc người dân tự quyết định
phần lớn các vấn đề của đất nước và của cộng đồng trở nên không khả thi và
không hợp lý. Nói cách khác, DCTT có vai trò rất quan trọng và cần được áp
dụng trong khả năng có thể, song việc áp dụng nó cũng cần tính đến điều kiện
thực tế của mỗi quốc gia và cộng đồng để tránh tình trạng hình thức, khiên
cưỡng mà có thể không đạt được mục tiêu cuối cùng là bảo vệ hiệu quả các
quyền và lợi ích của người dân.
2.1.3. Vai trò của pháp luật về dân chủ trực tiếp
Thứ nhất, trong các nhà nước XHCN, pháp luật nói chung, trong đó bao
gồm pháp luật về DCTT, là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương,
chính sách, quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ nói chung và DCTT nói
riêng. Điều đó là bởi một trong những vai trò cơ bản của pháp luật XHCN là
phương tiện thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm của
Đảng cộng sản - đảng cầm quyền duy nhất trong xã hội. Nhờ có nguyên tắc
này, đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng cộng sản về
DCTT mới có thể đi vào được cuộc sống và phát huy tác dụng.
Thứ hai, pháp luật về DCTT góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
quốc gia, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với sự phát triển của
các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Việc bảo đảm
nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi những quan hệ xã hội quan trọng phải
được điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật về DCTT tạo bầu không khí dân
chủ, cởi mở trong xã hội, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào chế độ
XHCN, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân,
do dân và vì dân.
Thứ ba, pháp luật về DCTT là phương tiện để xác lập quyền của người
dân được tham gia, trực tiếp quyết định một số công việc của đất nước và cộng
42
đồng. Như vậy, pháp luật DCTT là một cơ sở nền tảng để điều chỉnh mối quan
hệ Nhà nước và Nhân dân, trong đó Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm quyền
của người dân được tự quyết định một số công việc của đất nước và của cộng
đồng mà không cần đến Nhà nước. Thêm vào đó, thông qua pháp luật về
DCTT, Nhà nước còn có nghĩa vụ thực thi các quyết định mà người dân đã đưa
ra thông qua việc áp dụng các hình thức DCTT.
Thứ tư, pháp luật về DCTT đóng vai trò là một công cụ pháp lý cho mọi
người dân đưa ra những lựa chọn chính trị của riêng mình. Pháp luật bảo đảm
những lựa chọn đó có giá trị bình đẳng, và chỉ được quyết định áp dụng thông
qua cơ chế đa số. Thông qua việc vận dụng pháp luật về DCTT, khuôn khổ
chính trị và thể chế của một quốc gia hoặc một cộng đồng sẽ được quyết định
theo hướng đảm bảo lợi ích tốt nhất cho đa số công dân. Theo nghĩa đó, pháp
luật về DCTT còn đóng vai trò như là thước đo tính pháp lý chính đáng (hay
chính danh) của thể chế chính trị và thiết chế quản trị địa phương, bởi chỉ thông
qua việc vận dụng đúng đắn pháp luật về DCTT, ý chí của người dân mới được
phản ánh một cách đầy đủ và chân thực.
Thứ năm, pháp luật về DCTT thiết lập một “sân chơi” bình đẳng cho
những người muốn tham gia vào hoạt động chính trị, đặc biệt là những ai mong
muốn nhận trách nhiệm gánh vác công việc quản lý nhà nước, quản lý cộng
đồng. Mức độ bình đẳng của “sân chơi chính trị” này tỷ lệ thuận với tính chất
dân chủ, khoa học của các quy tắc pháp lý về DCTT. Chính vì vậy, khuôn khổ
pháp lý về các hình thức DCTT được đặc biệt coi trọng ở các quốc gia, và
thường được quy định trong các đạo luật, ví dụ như Luật về Trưng cầu dân ý.
Thứ sáu, pháp luật về DCTT góp phần nâng cao trình độ, ý thức pháp
luật của người dân. Một trong chức năng cơ bản của pháp luật là giáo dục cho
người dân thông qua việc định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển. Pháp
luật về DCTT là một bộ phận của hệ thống pháp luật, vì vậy nó cũng có vai trò
góp phần nâng cao trình độ, ý thức pháp luật của người dân. Thông qua các
quy định của pháp luật về DCTT, người dân nắm bắt được quyền và nghĩa vụ
43
của mình trong việc tham gia, trực tiếp quyết định công việc của đất nước và
của cộng đồng. Trong quá trình cân nhắc để đưa ra ý kiến, người dân đã tự
nâng cao tri thức của mình về các vấn đề liên quan, từ đó có ý thức hơn trong
việc trong việc chấp hành pháp luật.
2.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP
Từ góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, nội
dung pháp luật về DCTT bao gồm việc quy định các phương thức thực hiện
DCTT và trình tự, thủ tục thực hiện các phương thức DCTT đó.
2.2.1. Về các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp
Theo International IDEA - một tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về
bầu cử - xét chung, các quốc gia trên thế giới hiện đang áp dụng 4 phương
thức thực hiện DCTT, bao gồm [39]: Trưng cầu ý dân (referendums); Sáng
kiến của công dân (Citizens’ initiatives); Sáng kiến chương trình nghị sự
(Agenda initiatives); và Bãi miễn (Recall). Mặc dù tên gọi và thủ tục thực
hiện các hình thức dân chủ trực tiếp này ít nhiều khác nhau ở các quốc gia,
song có thể khái quát những dấu hiệu phổ biến của mỗi dạng như sau:
- Trưng cầu ý dân: là việc các cử tri bỏ phiếu trực tiếp quyết định các
vấn đề chính trị, xã hội, pháp lý quan trọng của đất nước hay địa phương,
hoặc việc xây dựng, thông qua Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi. Các
vấn đề được đem ra trưng cầu ý dân có thể được quy định cụ thể trong Hiến
pháp, hoặc do cơ quan lập pháp hay một số lượng luật định thành viên của cơ
quan lập pháp hoặc cử tri yêu cầu. Tùy theo quy định trong Hiến pháp hoặc
một đạo luật liên quan của các quốc gia, kết quả trưng cầu ý dân có thể có hiệu
ràng buộc về mặt pháp lý hoặc chỉ có ý nghĩa tham vấn với cơ quan lập pháp.
Xét tổng quát, trưng cầu ý dân có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Một là, bản chất của trưng cầu ý dân là một hình thức DCTT, với hình
thức này Nhân dân trực tiếp tham gia vào quá trình quyết định một số công
việc của Nhà nước theo một trình tự, thủ tục pháp lý nhất định.
44
Hai là, trưng cầu ý dân luôn có hai loại chủ thể cơ bản: một bên là Nhà
nước mà đại diện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cuộc trưng cầu ý
dân; còn một bên là Nhân dân. Nhà nước là chủ thể tổ chức các cuộc trưng cầu
ý dân và nhân dân là người tham gia các cuộc trưng cầu ý dân đó. Tuy đóng vai
trò tham gia nhưng kết quả cuộc trưng cầu ý dân dân do Nhân dân quyết định.
Khái niệm "Nhân dân" mang ý nghĩa rộng rãi, chứ không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một cơ quan, tổ chức hay nhóm cộng đồng nào. Tuy nhiên, từ góc độ
khác, pháp luật về trưng cầu ý dân ở các nước thường quy định những người
tham gia bỏ phiếu khi trưng cầu ý dân cũng là những người tham gia bỏ phiếu
trong các cuộc bầu cử, hay nói cách khác, là những cử tri. Điều này là bởi
giống như bầu cử, trưng cầu ý dân là một hành động chính trị - pháp lý quan
trọng, đòi hỏi những người tham gia phải có năng lực hành vi đầy đủ.
Ba là, phạm vi vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân bao giờ cũng là những vấn
đề hệ trọng của quốc gia hoặc của địa phương. Danh mục những vấn đề cụ thể
được đưa ra trưng cầu ý dân ở các nước khác nhau có thể khác nhau, nhưng
đều có điểm chung là những vấn đề có tính chất hệ trọng đối với quốc gia hoặc
địa phương. Điều này là bởi trong xã hội hiện đại, không thể và không cần thiết
đưa ra trưng cầu ý dân tất cả các vấn đề của nhà nước và xã hội. Trong thực tế,
những vấn đề hệ trọng mà thường được các quốc gia đưa ra trưng cầu ý dân
bao gồm: việc ban hành Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, việc phân chia địa
giới hành chính - lãnh thổ, các đạo luật cơ bản về tổ chức bộ máy công quyền,
các điều ước quốc tế quan trọng v.v... Tương tự, đối với cấp địa phương, các
vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân thường liên quan đến quyền hoặc lợi ích
chung, cốt lõi của cộng đồng dân cư và được cử tri ở địa phương đó đặc biệt
quan tâm.
Bốn là, trưng cầu ý dân phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu và
thường được tiến hành một cách độc lập, riêng rẽ với các hoạt động khác. Chỉ
trong những trường hợp đặc biệt, việc trưng cầu ý dân mới có thể được tổ chức
kết hợp với một sự kiện khác, ví dụ như cuộc bầu cử Quốc hội hoặc bầu cử
45
Tổng thống, thông thường để nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, cho dù được tổ chức riêng hay kết hợp, cách thức trưng cầu ý dân
cũng tương tự như bầu cử, tức là được thực hiện dưới hình thức bỏ phiếu. Các
phương án đưa ra để người tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân lựa chọn phải
được in trên lá phiếu một cách rõ ràng để cử tri có thể nhận thức đúng và quyết
định theo ý chí của mình. Một số quốc gia quy định quy trình bỏ phiếu trưng
c...là một nội
dung cốt yếu trong đổi mới chế độ bầu cử hiện nay ở Việt Nam. Ngoài ra, cần
148
quy định cụ thể trình tự thủ tục tự ứng cử để tạo điều kiện cho công dân thực
hiện quyền tự ra ứng cử, tăng cường tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên.
3. Đối với bãi miễn, để cử tri thực sự là người có quyền bãi miễn đại
biểu, cần thể chế hoá các quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà
nước, các thủ tục tiến hành việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
khi có yêu cầu của cử tri.
4. Đối với trưng cầu ý dân, nghiên cứu sửa đổi Luật này theo hướng xác
định những loại vấn đề gì cần được đưa ra trưng cầu ý kiến Nhân dân trực tiếp,
khi nào thì Quốc hội quyết định; bổ sung cử tri có quyền đề xuất trưng cầu ý
dân với những điều kiện cụ thể và cách thức tổ chức thực hiện. Ngoài ra, cần
tiếp tục cụ thể hoá các quy định về lấy ý kiến quyết định của Nhân dân ở cấp
cơ sở theo hướng phát huy DCTT về những vấn đề Nhân dân bàn, biểu quyết
để chính quyền công nhận, đồng thời nghiên cứu nghiên cứu nâng cấp Pháp
lệnh về dân chủ ở cơ sở năm 2007 lên Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn.
149
KẾT LUẬN
1. Cùng với những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, quan
điểm của Đảng về dân chủ và pháp quyền cũng không ngừng được phát triển
và hoàn thiện. DCTT là một phạm trù chính trị pháp lý biểu thị một hình thức
chính trị - xã hội mà ở đó quyền con người, các quyền tự do, bình đẳng của
công dân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; trong chế độ đó, nhân dân phải
là chủ thể đích thực và cao nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
Dân chủ trực tiếp cùng với dân chủ đại diện, là sự kết hợp hài hoà,
không thể thiếu trong các nhà nước hiện đại. Qua nghiên cứu thực tiễn thi
hành dân chủ trực tiếp trên thế giới cho thấy, trong những thập kỷ gần đây, xu
hướng tăng cường dân chủ trực tiếp đang diễn ra ở tất cả các nước, tất cả các
khu vực trên thế giới.
Ở Việt Nam, những năm qua, bằng việc thể chế hoá các quy định của
pháp luật, các hình thức DCTT từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các tiến
bộ trong việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp đã có khả năng thâm nhập
sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng của đất nước, đang tạo ra
những thay đổi nhất định trong đời sống chính trị của xã hội.
2. "Dân chủ trực tiếp" đúng như tên gọi của nó, là hình thức nhân dân
trực tiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, của
cộng đồng lãnh thổ; trực tiếp thông qua các đạo luật mà không qua một yếu tố
trung gian nào. Vì vậy, chúng luôn bảo đảm tính nguyên vẹn ý chí chính trị của
nhân dân; đồng thời, có tác dụng chuyển tải ý chí chính trị của nhân dân một
cách trực tiếp các vấn đề quốc gia. Bên cạnh đó, nhân dân cũng có đủ cơ sở để
kiểm soát con đường chính trị của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Pháp luật về DCTT là tổng hợp các quy tắc xử sự, có hiệu lực bắt buộc
chung đối với mọi chủ thể, do Nhà nước ban hành, nhằm xác lập quyền và các
điều kiện bảo đảm cho mọi người dân được trực tiếp quyết định những vấn đề
150
của đất nước, thông qua các phương thức cơ bản gồm trưng cầu ý dân, bầu cử,
bãi nhiệm đại biểu dân cử, lấy ý kiến quyết định của Nhân dân ở cấp cơ sở.
Nội dung cơ bản của pháp luật về DCTT thể hiện qua việc luật hoá các
phương thức thực hiện DCTT, đồng thời quy định rõ quy trình, thủ tục thực
hiện các phương thức DCTT.
3. Mặc dù không có bề dày truyền thống, nhưng Việt Nam hiện nay đã
có những điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy DCTT. Điều đó, trước hết thể
hiện ở việc các hình thức dân chủ trực tiếp từ lâu đã được ghi nhận, kế thừa
trong các bản Hiến pháp trước đây và vừa được ghi nhận, phát triển trong Hiến
pháp năm 2013.
Tuy nhiên, để thúc đẩy DCTT, Việt Nam hiện phải đối mặt với những
thách thức không nhỏ. Đó là, sự bất cập của hệ thống pháp luật, trình độ dân
trí còn hạn chế, văn hóa thực thi dân chủ chưa hình thành, năng lực lập pháp
và tổ chức thực thi pháp luật về dân chủ còn hạn chế Việc giải quyết những
thách thức nêu trên, phải kiên trì áp dụng nhiều biện pháp trong một thời gian
dài, trong đó cần ưu tiên chú trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để cụ thể
hóa và thực thi các nội dung hiến định về DCTT. Để thúc đẩy hoàn thiện pháp
luật về DCTT trong thời gian tới, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong đó tập trung vào các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các phương thức
thực hiện DCTT.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Thị Thu Thủy (2015), “Các hình thức dân chủ trực tiếp trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (11).
2. Hoàng Thị Thu Thủy (2015), “Trưng cầu dân ý trên thế giới và kinh nghiệm
đối với việc hoàn thiện Luật Trưng cầu dân ý ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận
Chính trị, (8).
3. Hoàng Thị Thu Thủy (2015), “Chủ thể tổ chức và tham gia biểu tình theo
pháp luật quốc tế” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (19).
4. Hoàng Thị Thu Thủy (2015), “Tìm hiểu pháp luật về quyền biểu tình hòa
bình ở Vương quốc Anh”, Bản tin Viện Nhà nước và pháp luật, (2).
5. Hoàng Thị Thu Thủy (Tham gia viết chương 1) (2016), Lý luận và thực tiễn
về trưng cầu ý dân trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
6. Hoàng Thị Thu Thủy (2018), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và vấn đề
thực thi dân chủ trực tiếp”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4).
7. Hoàng Thị Thu Thủy (2019), “Thực hiện quy định về dân chủ trực tiếp trong
Hiến pháp năm 2013, vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (4).
8. Hoàng Thị Thu Thủy (2000), “Vấn đề quyền con người trong Tư tưởng Hồ
Chí Minh”, Sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh và thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, Nxb Đà Nẵng.
9. Hoàng Thị Thu Thủy (2005), “Chính thể nhà nước Việt Nam qua các bản
Hiến pháp”, Sách: Cách mạng Tháng Tám - Sự sáng tạo của Đảng ta và ý
nghĩa đối với quá trình phát triển của đất nước, Nxb Đà Nẵng.
10. Hoàng Thị Thu Thủy (2005), “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
nhà nước qua các bản Hiến pháp”, Sách: 75 năm Đảng cộng sản Việt Nam,
Nxb Đà Nẵng.
11. Hoàng Thị Thu Thủy (2002), “Cải cách hành chính nhà nước - Thực trạng và
một số vấn đề đặt ra”, Sách: Đảng cộng sản Việt Nam-Người khởi xướng và
tổ chức thắng lợi sự nghiệp đổi mới, Nxb Đà Nẵng.
12. Hoàng Thị Thu Thủy (2019), “Thi hành các quy định về dân chủ trực tiếp
trong hiến pháp” Sách: Thi hành hiến pháp năm 2013 - Thực trạng và những
vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2012), “Sửa đổi Hiến pháp và vấn đề trách nhiệm
của nhà nước đối với công dân” sách chuyên khảo: Sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 1, Nxb Hồng
Đức, Hà Nội.
2. Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Bí thư (2010), Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010, sau hơn 10 năm
thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Hà Nội.
4. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo
tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-
2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Công tác đại biểu (1979), Báo cáo về việc bãi miễn tư cách đại biểu
Quốc hội của ông Hoàng Văn Hoan do Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư
ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội Xuân Thuỷ trình bày tại kỳ họp thứ 6
Quốc hội khoá VI, tháng 12/1979, Hà Nội.
6. Hoàng Chí Bảo (1992), "Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân
chủ: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu", Tạp chí Thông
tin lý luận, (9).
7. Nguyễn Mạnh Bình (2009), "Dân chủ và giám sát xã hội đối với việc thực
hiện quyền lực nhà nước", Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2016), “Tóm lược dân chủ” Ấn phẩm của Chương
trình Thông tin Quốc tế.
10. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm
quyền tiếp cận thông tin của công dân, Hà Nội.
153
11. Tô Văn Châu (2016), Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020", tại trang
[truy cập ngày 23/4/2017].
13. Nguyễn Trọng Chiến, "Dân chủ trực tiếp: Quyền đề xướng và trưng cầu
dân ý", tại trang https://danluan.org, [truy cập ngày 20/2/2019].
14. Nguyễn Thị Dung (2019), “Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
15. Nguyễn Hồng Chuyên (2014), “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã
theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
16. Công ước về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận
công lý đối với các vấn đề môi trường năm 1998.
17. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
18. Cao Thiện Cường (2013), "Kết quả bước đầu trong thực hiện dân
chủ ở xã, phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa", Tạp chí
Thanh tra, (4).
19. Lương Thanh Cường (2012), “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Hiến pháp
1992”, Sách chuyên khảo: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những
vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 1, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
20. Nguyễn Xuân Diên (2016), "Để cử tri bãi nhiệm đại biểu không xứng
đáng", Báo Đại biểu Nhân dân, số 10/2016.
21. Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao
Thông vận tải, Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái và Vũ Công Giao (2011), Tiếp cận
thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Sách
chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
154
23. Nguyễn Đăng Dung (2014), "Nền dân chủ trực tiếp đầu tiên của nhân loại,
những thành tựu và hạn chế", Kỷ yếu Hội thảo về Dân chủ trực tiếp,
dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, Viện Chính sách công và
Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt
Nam và Viện Nhà nước và Pháp luật trực thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 10/3.
24. Nguyễn Đăng Dung, "Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp", tại trang http//ww. moj.gov.vn, [truy cập ngày 15/2/2019].
25. Nguyễn Đăng Dung (2018), "Vai trò của bầu cử", Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 34, (1).
26. Nguyễn Thị Dung (2018), "Dân chủ trực tiếp - Quan niệm và phương thức
thực hiện", Tạp chí Công thương.
27. Trần Việt Dũng, Lê Tấn Phát (2015), “Phạm vi áp dụng trưng cầu ý dân
trong pháp luật của Pháp và Nga: một số kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
28. Đỗ Văn Dương (2014), Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận -
thực tiễn quan 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
155
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Trần Bạch Đằng (2003), "Dân chủ ở cơ sở - một sức mạnh truyền thống
của dân tộc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (35).
35. Nguyễn Minh Đoan (2007), "Dân chủ và pháp luật", Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, (10).
36. Bùi Xuân Đức (2015), “Phát huy vai trò của hương ước trong tổ chức và
thực hiện dân chủ cơ sở”, Kỷ yếu Hội thảo dân chủ trực tiếp, dân chủ
ở cơ sở trên thế giới và Việt Nam, Hà Nội.
37. Bùi Xuân Đức (2004), Giáo trình Luật Hiến pháp, Nxb Tư pháp. Hà Nội.
38. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
39. Vũ Công Giao, Cầm Thị Lai (2014), "Dân chủ trực tiếp trên thế giới và
một số gợi mở cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (277).
40. Vũ Công Giao, Cầm Thị Lai (2014), “Dân chủ trực tiếp trên thế giới và
dân chủ trực tiếp ở nước ta", Tạp chí Tổ chức nhà nước.
41. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tuấn (2014), "Thực hiện dân chủ trực tiếp
theo Hiến pháp 2013: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Kỷ yếu Hội
thảo Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam,
Viện Chính sách công và Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội
Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật trực
thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại
Hà Nội ngày 10/3/2014.
42. Vũ Công Giao (2018), "Về thực hành dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay",
tại trang [truy cập ngày 20/7/2019].
43. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (2010),Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
156
44. Gordon Morris Bakken, Cách làm luật trong một xã hội dân chủ.
45. GS.Amartya Sen, Dân chủ như một giá trị toàn cầu. Trang
[https://icevn.org/vi/blog/dan-chu-nhu-mot-gia-tri-toan-cau/[truy
cập ngày 15/2/2019].
46. Trương Thị Hồng Hà (2011), Trưng cầu ý dân: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
47. Nguyễn Văn Hậu (2016), "Tiếp tục xây dựng dân chủ trực tiếp nhằm thực
hiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng", Tạp chí Cộng sản.
48. Vũ Thị Hiên (1993), "Hội thảo khoa học về xây dựng quy ước làng văn
hoá", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2).
49. Vũ Văn Hiền (Chủ biên) (2004), Dân chủ ở cơ sở qua kinh nghiệm ở Thụy
Điển và Trung Quốc, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. "Hiện nay, vẫn còn có ý kiến khác nhau về việc liệu trưng cầu ý dân có
tính chất tư vấn có phải là dân chủ trực tiếp hay không?", tại trang
https://books.google.com.vn/, [truy cập ngày 18/4/2019].
51. Hiến pháp Indonesia tại trang [truy cập ngày
19/5/2019]
52. Hiến pháp Philippines tại trang [truy cập ngày
25/5/2019]
53. Hiến pháp Thái Lan tại trang [truy cập ngày
25/5/2019]
54. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩa về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Minh Hòa (2013), "Mạnh dạn với dân chủ trực tiếp", Báo Pháp
luật Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6.
56. Hội đồng bầu cử quốc gia (2016), Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021, Hà Nội.
157
57. Hội Luật gia Việt Nam (2006), Báo cáo một số kết quả nghiên cứu khảo
sát về trưng cầu ý dân ở Thụy Sỹ ngày 09/6/2006, Hà Nội.
58. Hội Luật gia Việt Nam (2013), “Luật Trưng cầu ý dân: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
59. Hội Luật gia Việt Nam (2013), Nghiên cứu so sánh về Luật Trưng cầu ý
dân một số nước trên thế giới, Tài liệu Luật Trưng cầu ý dân, cung
cấp tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII, Hà Nội.
60. Hội Luật gia Việt Nam, Hồ sơ Dự án Luật Trưng cầu ý dân, cung cấp tại
kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII (2015), Hiến pháp Thuỵ Sĩ, các
điều 138, 139, 141
61. Hội Luật gia Việt Nam (2015), Tờ trình số 114/TTr-HLGVN ngày 26-3-
2015 của Hội Luật gia Việt Nam về dự án Luật trưng cầu ý dân năm
2015, Hà Nội.
62. Đào Đoan Hùng (2018), Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng Nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ.
63. Nguyễn Thị Việt Hương (Chủ nhiệm) (2014), Dân chủ trực tiếp và hoàn
thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
64. Trần Minh Hương (2004), "Vấn đề xây dựng pháp luật về trưng cầu ý
dân", Tạp chí Luật học, (6), tr.54.
65. ICCPR (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm
1966.
66. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội.
67. Trương Đắc Linh, “Trưng cầu ý dân ở địa phương: Khuôn khổ pháp lý và
tính khả thi”, tại trang [truy cập ngày
15/6/2019].
68. Đặng Đình Luyến (2016), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ
bầu cử ở nước ta phù hợp với Hiến pháp mới, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ năm 2015-2016.
158
69. Trần Tuyết Mai, "Cơ chế bãi nhiệm - Kinh nghiệm nước ngoài", tại trang
[truy cập ngày 25/2/2019].
70. Nguyễn Văn Mạnh (2014), "Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát
triển các quy định về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản
Hiến pháp Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (272).
71. Đồng Hữu Mạo (2014), "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội
đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", Tạp
chí Tổ chức nhà nước.
72. Mặt trận Tổ quốc (2016), "Báo cáo tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc năm
2016", tại trang Đaidoanket.vn/mat-tran/mttq-viet-nam-tham-gia-
thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-giai-quyet-kip-thoi-nhung-ban-
khoan-cua-nha-tintuc109203, [truy cập ngày 10/5/2019].
73. Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Tiến Đạt, "Quyền bãi miễn đại biểu dân cử
theo pháp luật Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
74. Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên
thế giới và ở Việt Nam (2013), Tài liệu Hội thảo, Hà Nội.
75. "Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV - Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay", Mục I - Tình hình và nguyên nhân, tại trang
[truy cập ngày 12/3/2019].
76. Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
77. Phan Văn Ngọc (2018), Đổi mới chế độ bầu cử ở nước ta hiện nay, Luận
án tiến sĩ.
78. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật (2015), Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Hà Nội.
79. Vũ Văn Nhiêm (2004), Chế độ Bầu cử ở nước ta, những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận án tiến sĩ.
159
80. Vũ Văn Nhiêm (2013), Bầu cử trong nhà nước pháp quyền, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
81. Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
82. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ: Nhà
nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội.
83. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực
tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
84. Đinh Nhã Phương (2012), Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ.
85. Đặng Xuân Phương (2015), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế Nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp - Cơ sở lý luận
và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2014-2015).
86. Nguyễn Sỹ Phương (2015), “Dân chủ trực tiếp với luật Trưng cầu dân ý”,
Tạp chí Tia sáng.
87. Nguyễn Trường Nhật Phượng, "Trưng cầu ý dân - hình thức thực hành
dân chủ trực tiếp", tại trang [truy cập ngày
12/5/2019].
88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp
năm 1946, Hà Nội.
89. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp
năm 1959, Hà Nội.
90. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp
năm 1980, Hà Nội.
91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp
năm 1992, Hà Nội.
92. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp
năm 2013, Hà Nội.
160
93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức
Quốc hội năm 2014, Hà Nội.
94. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật trưng
cầu ý dân năm 2015, Hà Nội.
95. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, Hà Nội.
96. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015, Hà Nội.
97. Tào Thị Quyên (2014), "Phát triển các hình thức dân chủ và dân chủ trực
tiếp", Theo Tạp chí Lý luận chính trị, (2).
98. Robert Alan, Dalh, Democracy and Its Critics,“Dân chủ và sự phê phán”,
Nxb Yale University Press, USA.
99. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (Chủ biên) (2003), Thực hiện quy chế
dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Tô Văn Tám (2013), "Về vấn đề dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân", tại trang
[truy cập ngày 15/4/2019].
101. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - nền tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Nxb Lao động, Hà Nội.
102. Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo tổng hợp ý kiến của Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992,
Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, ngày 14/3/2013, Thành phố
Hồ Chí Minh.
103. Trần Hậu Thành (2000), “Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước pháp
quyền với dân chủ”, Tạp chí Dân chủ pháp luật.
104. Trịnh Đức Thảo (2013) "Hoàn thiện pháp luật về quyền bãi miễn đại biểu
dân cử của cử tri theo tinh thần Hiến pháp năm 2013", trích tài liệu
Hội thảo Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân
chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, Hà Nội.
161
105. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2010), Phản biện xã hội và
phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Hồ Bá Thâm (2014), “Khi nào thì Nhân dân mới được trưng cầu dân ý,
phúc quyết hiến pháp” Tạp chí Hồn Việt, (6).
107. Thái Vĩnh Thắng (2002), "Tổ chức chính quyền địa phương của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển,
những bất cập và phương hướng đổi mới", Tạp chí Luật học, (4).
108. Thái Vĩnh Thắng (2012), “Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam
hiện nay”, trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những vấn
đề lý luận và thực tiễn, tập 1, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
109. Thomas Meyer, Nicole Breyer (2007), Tương lai của nền dân chủ xã hội,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
110. Nguyễn Đình Thơ (2012), “Hạn chế của pháp luật về trưng cầu ý dân -
Nguyên nhân của hơn 60 năm chưa có trưng cầu dân ý”, Tạp chí Mặt
trận, (8).
111. Hoàng Thị Thu Thủy (2019), "Các hình thức thực thi dân chủ trực tiếp
trên thế giới và ở Việt Nam", tại trang [truy
cập ngày 28/4/2019].
112. Nguyễn Trung Tín (2010), Vai trò và quyền của Nhân dân với tư cách là
chủ thể xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam - Viện Nhà nước và Pháp luật. Hà Nội.
113. Trung tâm Dân chủ và Pháp luật, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đề án Dân chủ và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
114. Từ điển Pháp - Việt, pháp luật - hành chính (1992), Nxb Thế giới, Hà Nội.
115. Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng (2001), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
162
116. Lương Minh Tuân, Nguyễn Thị Dung (2015), Hoàn thiện pháp luật về
dân chủ trực tiếp ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2014-2015, Hà Nội.
117. Lương Minh Tuân (2015), “Kinh nghiệm của Thụy Sĩ về dân chủ trực
tiếp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
118. Nguyễn Minh Tuấn (2014), "Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở
rộng dân chủ ở Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cở sở trên thế giới và ở Việt
Nam”, Hà Nội.
119. Đặng Minh Tuấn (2015), Lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân trên thế
giới và ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật.
120. Lã Khánh Tùng (2015), Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân
chủ hóa ở Đông Á, Luận án tiến sĩ.
121. Đào Trí Úc và các cộng sự (Đồng chủ biên), Sự tham gia của Nhân dân
vào quy trình lập hiến - lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam.
122. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2016), Báo cáo Hội nghị toàn quốc về hoạt
động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 2/2/2016,
Hà Nội.
123. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, "Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn", tại trang [truy cập ngày
25/4/2019].
124. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII", trích trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng, Hà Nội.
125. Viện Chính sách công và Pháp luật (2014), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
126. Nguyễn Cửu Việt, "Dân chủ trực tiếp và Nhà nước pháp quyền", tại trang
[truy cập ngày 5/3/2019].
163
127. Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), Dân chủ trực tiếp: Sổ tay IDEA
Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì bản tiếng Việt), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
128. Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), Dân chủ ở cấp địa phương: Sổ tay
IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì bản tiếng Việt),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
129. Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), Thiết kế hệ thống bầu cử: Sổ tay
IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì bản tiếng Việt),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
130. Quỳnh Vũ, “Sáng quyền lập pháp Nhân dân và trưng cầu ý dân ở
Philippines”, tại trang [truy cập ngày
12/4/2019].
131. Đinh Ngọc Vượng (2006), "Những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân trong dự
thảo Luật trưng cầu ý dân", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Viện
Nhà nước và Pháp luật, (11).
132. Đinh Ngọc Vượng (2006), Trưng cầu ý dân theo pháp luật của một số
nước trên thế giới, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu
Khoa học và Hội Luật gia Việt Nam ấn hành, Hà Nội.
133. Đinh Ngọc Vượng (2013), "Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện", Báo
Nhân dân, số ra ngày 22/3.
134. Nguyễn Thị Vy (2006), Cơ sở pháp lý của dân chủ trực tiếp ở nước ta
hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học.
* Tài liệu nước ngoài
135. Alderson Stanley (1975), Yea or Nay? Referenda in the United Kingdom,
London, Cassel.
136. Auer Andréas (1989), Le referendum et I’initiative populaire aux États-
Unis, Economica.
137. Bogdanor Vemon (1981), The people and the party system, Cambridge
University Press.
164
138. Butler David and Ranney Austin (ed) (1978), Referendums: a comparative
study of practice and theory, American enterprise institute.
139. Butler David and Ranney Austin (ed) (1994), Referendums around the
world (Trưng cầu ý dân trên thế giới), Macmillan.
140. Christope Premat (2006), Direct Democracy in a Comparative
Perspective, Taiwan Journal of Democracy.
141. Cronin, Thomas E (1989), Direct Democracy: The Politics of Initiative,
Referendum and Recall, Harvard University Press.
142. Democracy in World Book Encyclopedia, World Book Inc., (2006),
B. Pure democracy entry in Merriam-Webster Dictionary. C. Pure
democracy entry in American Heritage Dictionary.
143. Demokratien in der Antike: Athen und Rom,
schweiz.ch/demokratie-antiken-athen-rom.html.
144. Direkte Demokratie in den USA,
buergern-das-erste-und-das-letzte-wort-1.18159238.
145. Dr. Amartya Sen (1999), Democracy as a Universal Value, Journal of
Democracy 10.3, page 3-17.
146. Dr. Francis Hamon (1995), “Le referendum: Etude Comparative” (Trưng cầu
ý dân: Nghiên cứu so sánh), Thư viện Tổng hợp - Đại học Paris XI.
147. Gray, Virginia & Russell L. Hanson. Politics in the American States. 9 ed.
Washington, DC: CQ Press, 2008; Caroline J. Tolbert and Daniel A.
Smith, Representation and Direct Democracy in the United States, tại
148. Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon,
149. Switzerland's Direct Democracy, at
schweiz.ch/
150. Institute for International and Human Rights: A Comparative Look at
Referendum Laws, 5, (Feb.2009), available, at
rights.org/documents/complookreferendumlaw.pdf, tr.3.
165
151. John G. Matsusaka, “Direct Democracy Works”, Journal of Economic
Perspectives-Volume 19, Number 2, Spring 2005, pages 185-206,
152. Kobach, Kris W (1993), The Referendum: Direct Democracy In
Switzerland” (Trưng cầu dân ý: Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ);
Macguigan Patrick Be (1985), The politics of direct democracy in the
1980s, Institute of Government and politics, Washington.
153. Magleby David B. (1984), Direct legislation, voting on ballot propositions
in the United-States, The Johns Hopkins University Press.
154. Michael Efler, 100 Jahre direkte Demokratie in den USA,
Demokratie/21/cmd.14/audience.d.
155. Pateman, Carole (1970), Participation and Democratic, Theory.
Cambridge: Cambridge University Press.
156. Ph.D.Suksi Markku (1993), Bringing in the people a comparison of
constitutional farms and practices of the referendum, Martinus
Nijhoff publishers, Dordrecht, Boston, London.
157. Ralf-Uwe Beck und Daniel Schily, Die direkte Demokratie in den USA, 2011.
158. Sherman Joel D. (1977), A compartive study of referendum voting
behavior in Oregon (Nghiên cứu so sánh về việc bỏ phiếu trưng cầu ý
dân ở Oregon), Ohio and Switzerland, Colombia University.
159. Wilfried Marxer (2004), “Wir sind das Volk: Direkte Demokratie -
Verfahren, Verbreitung, Wirkung”, in Beiträge Liechtenstein-Institut
Nr. 24/2004, S. 29.