Luận án Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH VŨ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ANH VŨ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Công tác xã hội Mã số: LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS Trần Thị Ki

pdf200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Xuyến 2. TS. Hà Thị Thư Hà Nội, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Anh Vũ LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến và TS. Hà Thị Thư đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi biết rằng, nếu như không có sự hỗ trợ về chuyên môn thì tôi sẽ không thể hoàn thành luận án này một cách tốt nhất có thể. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô, các cán bộ trong khoa Công tác xã hội của Học viện Khoa học Xã hội, các đồng nghiệp trong chương trình Công tác xã hội khoa Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. Với sự nỗ lực của bản thân, luận án được hoàn thành nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự động viên, góp ý của quý thầy cô, các bạn học viên để nghiên cứu được hoàn thiện. Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2020 TÁC GIẢ Lê Anh Vũ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................. 11 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................... 18 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án ....................................................................................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ ... 31 2.1. Người lao động Khmer với vấn đề sinh kế ....................................... 31 2.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư .... 44 2.3. Khung phân tích ................................................................................. 61 2.4. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................ 63 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG .... 67 3.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .......................... 67 3.2. Thực trạng về sinh kế của lao động Khmer nhập cư ......................... 70 3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho lao động Khmer nhập cư .. 83 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế ...... 102 Chương 4: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG ................................................................. 116 4.1. Sự cần thiết của ứng dụng phương pháp Phát triển cộng đồng ....... 116 4.2. Khái niệm cộng đồng và phát triển cộng đồng ................................ 117 4.3. Nguyên tắc và tiến trình trong phát triển cộng đồng ....................... 121 4.4. Tiến trình ứng dụng phương pháp ................................................... 122 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA 1 CSXH Chính sách xã hội 2 CTXH Công tác xã hội 3 DFID The Department for International Development Bộ Phát triển quốc tế vương quốc Anh 4 LĐTS Lao động Thiểu số 5 NVXH Nhân viên xã hội 6 UBND Ủy ban Nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 68 Bảng 3.2: Thời gian làm việc .................................................................................... 71 Bảng 3.3: Mô tả về thu nhập và chi tiêu theo loại hình công việc (triệu đồng) ........ 75 Bảng 3.4: Tỷ lệ người quen biết và người giúp đỡ ................................................... 79 Bảng 3.5: Vai trò của hệ thống thân tộc – đồng hương trong hỗ trợ sinh kế ............ 80 Bảng 3.6: Hoạt động hỗ trợ tâm lý ............................................................................ 83 Bảng 3.7: Kiểm định mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tâm lý với loại hình công việc hiện tại ............................................................................................ 84 Bảng 3.8: Nguồn lực hỗ trợ về tâm lý ....................................................................... 85 Bảng 3.9: Hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội ....................................... 89 Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ hiệu quả hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội theo nhóm học vấn .................................................. 89 Bảng 3.11: Hoạt động hỗ trợ thông tin ..................................................................... 92 Bảng 3.12: Nguồn lực hỗ trợ thông tin ..................................................................... 93 Bảng 3.13: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương . 94 Bảng 3.14: Hoạt động hỗ trợ việc làm ...................................................................... 98 Bảng 3.15: Nguồn lực hỗ trợ về việc làm ................................................................. 98 Bảng 3.16: Kiểm định phương sai giữa loại hình làm việc và mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ việc làm ............................................................................ 100 Bảng 3.17: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm ........................................... 103 Bảng 3.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý .............................................. 106 Bảng 3.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ thông tin .......................................... 108 Bảng 3.20: Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội ................. 110 Bảng 3.21: Kiểm định mối liên hệ giữa việc hiểu về nhu cầu và các đặc điểm nhân khẩucủa người trả lời .................................................................................... 113 Bảng 3.22: Kiểm định mối liên hệ giữa việc biết tiếng Khmer và các đặc điểm nhân khẩu của người trả lời ................................................................................... 114 Bảng 4.1: Đặc điểm lao động Khmer trong cộng đồng .......................................... 124 Bảng 4.2: Xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm theo giới tính ............................ 129 Bảng 4.3: Nhu cầu liên quan đến sinh kế ................................................................ 129 Bảng 4.4: Xếp hạng ưu tiên các hoạt động cần triển khai ...................................... 130 Bảng 4.5: Kế hoạch thực hiện ................................................................................. 132 Bảng 4.6: Mức độ tham gia của cộng đồng ............................................................ 133 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 2.1: Mô hình giải quyết vấn đề sử dụng cách tiếp cận “Con người trong môi trường” ........................................................................................................... 56 Biểu đồ 3.1: Tình trạng công việc theo loại hình công việc ..................................... 71 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về điều kiện sống theo địa bàn .............................................. 78 Hình 3.1: Một số địa chỉ hỗ trợ thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................ 95 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cộng đồng ở khu trọ ......................................................... 124 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp nhất trong cả nước. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với 35.609 doanh nghiệp vốn trong nước với tổng vốn đầu tư 286.295 tỷ đồng và 3.471 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 31,75 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 63,87% - dịch vụ 23,94% - nông nghiệp 3,08% [4]. Đạt được kết quả như hôm nay là do trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa [188]. Với tốc độ phát triển nhanh, Bình Dương trở thành điểm đến thu hút một làn sóng người nhập cư từ khắp cả nước, từ nhân lực có trình độ cao đến lao động phổ thông. Trong dòng người di cư đến vùng đất này có không ít là lao động thiểu số đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018, hiện có khoảng 18.655 người là dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Bộ đang sinh sống và làm việc [79]. Trong tổng số đó, theo ước tính người lao động Khmer nhập cư chiếm đa số với khoảng 90%. Chính vì thế chúng tôi đã lựa chọn nhóm này làm khách thể nghiên cứu cho luận án của mình. Từ thực tế quan sát cho thấy, việc thay đổi về không gian sống và nghề nghiệp truyền thống sang không gian đô thị và công nghiệp đã tác động đáng kể đến sinh kế và phong tục tập quán của đồng bào Khmer. Trong quá trình thích ứng sinh kế, việc hòa nhập vào môi trường sống và môi trường làm việc mới với những khác biệt về giờ giấc, kỷ luật và cách thức làm việc là điều không hề đơn giản. Bên cạnh đó, những sự thay đổi về văn hóa, lối sống cũng đặt họ vào tình thế phải lựa chọn để có thể đảm bảo sinh kế là những vấn đề rất đáng được lưu tâm tìm hiểu. Ở một khía cạnh khác, công tác hỗ trợ sinh kế cho lao động nhập cư tại Bình Dương cũng được Đảng bộ và chính quyền tỉnh quan tâm thông qua các chương trình tiêu biểu như chương trình “Bốn ổn định” (đời sống, sức khỏe, việc làm, nhà ở). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về hiện trạng tiếp cận phúc lợi của công nhân trên 2 toàn địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, chính đối tượng công nhân cũng không có điều kiện do tính chất công việc (thường xuyên tăng ca), điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của họ về các chính sách phúc lợi xã hội còn chưa đầy đủ đã khiến cơ hội tiếp cận và hưởng dụng phúc lợi của công nhân nhập cư bị thu hẹp [29]. Riêng với người lao động thiểu số (LĐTS) nhập cư nói chung và lao động Khmer nói riêng ngoài những chính sách chung cho người nhập cư thì hầu như chưa có chính sách nào đặc thù dành cho đối tượng này ở Bình Dương. Chính vì những lý do trên, việc tìm hiểu thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương cũng như xác định những yếu tố nào tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn phải tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của Công tác Xã hội (CTXH) mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Bên cạnh đó, luận án hướng đến việc nghiên cứu tìm ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer nhập cư phát triển sinh kế. Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài: “Hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” làm luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư; phân tích,đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư tại tỉnh Bình Dương; áo dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung vào lao động là người Khmer nhập cư nói riêng. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế người lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận của CTXH. - Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng sinh kế và hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. - Khảo sát, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư như: đặc điểm của lao động Khmer; đặc điểm của người hỗ trợ và các yếu tố liên quan đến mạng lưới xã hội của lao động Khmer. - Ứng dụng và Thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng đối với lao động là người Khmer nhập cư trong việc hỗ trợ sinh kế. - Đề xuất một số khuyến nghị phù hợp với kết quả nghiên cứu và mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao đời sống của LĐTS nhập cư nói chung và lao động là người Khmer nhập cư nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư dưới tiếp cận của CTXH từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Trong luận án này, hoạt động hỗ trợ sinh kế được giới hạn và phân chia thành 4 nhóm hoạt động cơ bản, đó là hoạt động hỗ trợ việc làm, hoạt động cung cấp thông tin, hoạt động hỗ trợ tâm lý, hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Phạm vi về không gian: Khảo sát được tiến hành tại ba địa bàn là: phường Bình Hòa thuộc thị xã Thuận An; phường Mỹ Phước thuộc thị xã Bến Cát và xã Phước Hòa thuộc huyện Phú Giáo. Đây là những nơi có đông người Khmer nhập cư đang sinh sống. 4 Phạm vi về thời gian: Luận án thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2019. Thời gian thực nghiệm phương pháp phát triển cộng đồng là từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận (hay lý luận về phương pháp) là hệ thống cơ sở lý luận cho phương pháp nghiên cứu. Bao gồm những nguyên tắc, quan điểm xuất phát từ một lý thuyết hoặc một hệ thống lý luận nhất định, để chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp ấy phù hợp với mục tiêu của luận án. Như vậy, phương pháp luận của luận án, về mặt thực tiễn dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, về mặt nhận thức luận, luận án kế thừa và tiếp thu có chọn lọc quan điểm về sinh kế bền vững; quan điểm về con người trong môi trường và lý thuyết hỗ trợ xã hội (như đã trình bày ở trên). Cơ sở phương pháp luận này sẽ được vận dụng vào quá trình nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer ở Bình Dương theo phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu Bên cạnh việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong nước và ngoài nước, chúng tôi còn tham khảo hệ thống văn bản và tư liệu của Đảng và nhà nước có liên quan tới các các hoạt động hỗ trợ lao động Khmer nhập cư. Từ đó, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến lao động Khmer nhập cư, sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư. Bên cạnh đó, việc tổng quan tài liệu nghiên cứu giúp tác giả xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Danh sách cụ thể các tài liệu được nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo. 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi sử dụng điều tra được chuẩn hóa bao gồm bốn phần: Thực trạng sinh kế; Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế; các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ 5 trợ sinh kế và thông tin nhân khẩu. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu hỏi nhằm tập hợp thông tin trên diện rộng nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan của đề tài. Về nội dung khảo sát được bố trí như sau: - Ở phần thực trạng sinh kế, nội dung tập trung vào thực trạng về việc làm, mạng lưới xã hội, điều kiện sống, thu nhập và chi tiêu, văn hóa - giải trí và chiến lược về sinh kế. - Ở phần thực trạng về hoạt động hỗ trợ sinh kế, nội dung tập trung vào việc tiếp cận và đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ thông tin và hỗ trợ về kết nối mạng lưới xã hội. - Ở phần các yếu tố tác động đến hoạt động, nội dung tập trung vào các biến liên quan đến nhân khẩu và các đặc điểm về mạng lưới xã hội. Về dung lượng mẫu nghiên cứu, Mẫu được tính dựa trên ước lượng theo số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về “tình hình di dân của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Tính tới ngày 8/8/2018, hiện có 18.655 người dân tộc thiểu số khu vực này sinh sống. Trong đó, người Khmer chiếm khoảng 90%. Dựa trên tổng thể này, dung lượng mẫu cần khảo sát là: n = ( 𝑁 1+𝑁.𝑒2 ) ∗ 0.9 = 16790 1+16790.(0.05)2 ∗ 0.9 = 360. Từ căn cứ trên, trong đề tài này, chúng tôi xác định dung lượng mẫu là 360 người lao động Khmer nhập cư từ 15 tuổi trở lên đang tham gia vào quá trình lao động hoặc có khả năng lao động. NCS đã khảo sát 360 phiếu phỏng vấn định lượng, theo nguyên tắc chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn thông qua việc chọn ba khu vực đặc thù cư trú của công nhân như trên đã trình bày. Theo đó, chúng tôi phân bố mỗi địa bàn 120 phiếu. Mỗi thị xã/huyện lại chọn một xã/phường theo tiêu chí có đông lao động Khmer sinh sống nhất và tính đến yếu tố đặc thù về nghề nghiệp là công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Ở cấp xã/phường, chúng tôi lại tiếp tục tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên có hệ thống theo danh sách lao 6 động Khmer tạm trú tại các địa phương cung cấp tại thời điểm khảo sát, cùng với sự kiểm chứng thực tế tình hình cư trú của lao động Khmer nhập cư. Bện cạnh việc chọn mẫu trong nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế với mẫu gồm 360 lao động Khmer ở ba địa bàn đã đề cập ở trên. Trong hoạt động thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng, chúng tôi còn chọn mẫu gồm 200 người là những người đang sống tại khu trọ 30/4 tại đường Bình Hòa 20 thuộc phường Bình Hòa thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. Ở trường hợp này, chúng tôi chọn mẫu tổng thể để khảo sát, đánh giá nhu cầu của người lao động Khmer đang sinh sống tại đây trước khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ sinh kế. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thu thập thông tin từ các khách thể nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các cuộc đối thoại có chủ định thông qua phỏng vấn sâu với lao động Khmer nhập cư, chủ doanh nghiệp và quản lý tại các phân xưởng có đông lao động Khmer nhập cư, cán bộ đoàn thể ở địa phương. - Đối với lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: lý do vì sao lên Bình Dương, cách thức tìm kiếm việc làm; trải nghiệm về những khó khăn liên quan đến sinh kế ở Bình Dương và cách thích nghi; cảm nhận và đánh giá về những sự hỗ trợ đối với bản thân và gia đình về sinh kế ở Bình Dương; những nhu cầu của bản thân và gia đình cần được trợ giúp và mong đợi ở tương lai về sinh kế. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với lao động Khmer nhập cư là 30 cuộc. - Đối với khách thể là người quản lý lao động và chủ doanh nghiệp có đông lao động Khmer nhập cư, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau: đặc điểm và tình hình lao động Khmer trong doanh nghiệp; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer trong doanh nghiệp; chia sẻ và đánh giá những hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý là 04 cuộc. 7 - Đối với khách thể là cán bộ địa phương tại các địa bàn có đông lao động Khmer nhập cư đang sinh sống, phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung: tình hình lao động Khmer trên địa bàn; cảm nhận và đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu của lao động Khmer đang tạm trú; chia sẻ và đánh giá về những hoạt động hỗ trợ của địa phương đối với lao động Khmer, những đề xuất, kiến nghị về hỗ trợ lao động Khmer nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện đối với cán bộ địa phương là 08 cuộc. Các cuộc phỏng sâu được thực hiện sau khi tác giả và các phỏng vấn viên có thời gian làm quen và tạo sự tin cậy cũng như đảm bảo tính khuyết danh, sự thoải mái trong quá trình thu thập thông tin. Mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn cũng như việc sử dụng thông tin sau khi thu thập đều được thông báo đến người trả lời phỏng vấn. 4.2.4. Phương pháp quan sát Với mục đích trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua việc quan sát tham dự vào các hoạt động sinh hoạt của lao động Khmer tại nơi ở trọ trong gia đình và cộng đồng. NCS được tham gia và chứng kiến các hoạt động sống một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với cộng đồng và đối tượng nghiên cứu giúp cho việc xác định chính xác hơn những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời bao quát được các nội dung nghiên cứu của luận án. 4.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) PRA (Participatory Rural Appraisal) là một công cụ đặc biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung và đây là một phương pháp trao quyền cho người dân để quyết định các công việc của cộng đồng. Trong luận án này, các công cụ về xếp hạng ưu tiên được sử dụng để lấy ý kiến nhanh từ lao động Khmer nhập cư trong cộng đồng về những nhu cầu mà họ đang mong đợi nhất ở thời điểm khảo sát. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng công cụ sơ đồ tổ chức cộng đồng để tìm hiểu các tổ chức và vai trò của các tổ chức đó đối với người dân trong cộng đồng. 4.2.6. Phương pháp xử lý thống kê Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mểm SPSS phiên bản 20 như sau: 8 - Trong thống kê mô tả về mức độ thường xuyên được nhận hỗ trợ và mức độ hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, điểm trung bình được quy ước như sau: Mức độ thường xuyên Giá trị trung bình Mức độ hiệu quả Không nhận hỗ trợ 1,00 – 1,80 Rất không hiệu quả Hiếm khi 1,81 – 2,60 Không hiệu quả Thỉnh thoảng 2,61 – 3,40 Bình thường Thường xuyên 3,41 – 4,20 Hiệu quả Rất thường xuyên 4,21 – 5,00 Rất hiệu quả - Trong việc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính, tác giả sử dụng kiểm định Chi -Square với mức ý nghĩa 0,05. Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào hệ số Cramer’s V để đo lường độ mạnh trong mối liên hệ giữa hai biến định danh. Đối với biến thứ bậc, chúng tôi sử dụng hệ số Gamma. - Trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong một biến định có hai nhóm với một biến định lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định Independen T – test với mức ý nghĩa là 0,05 - Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm trong 1 biến định tính có từ ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa là 0,05 - Trong phân tích mối tương quan giữa hai biến định lượng chúng tôi sử dụng hệ số hệ số Pearson, hệ số này giá trị dao động từ -1 đến 1: Nếu r càng tiến về 1 và -1 là tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Khi tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm. Cuối cùng, nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu. - Trong phân tích các mô hình, tác giả sử dụng hệ số tương quan B Hệ số B là hệ số tương quan hồi quy theo nguyên tắc là nếu B có giá trị dương là có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc và ngược lại khi B có giá trị âm là tác động nghịch chiều với biến phụ thuộc. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Từ tổng quan tài liệu cho thấy ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế lao động Khmer nhập cư đã được tiến hành dưới các cách tiếp cận Nhân học, Xã hội học và 9 Địa lý học. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào tiếp cận dưới góc độ CTXH. Chính vì thế, luận án hướng đến nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của CTXH để phân tích thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế. Từ đó, đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ và đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ sinh kế góp phần ổn định đời sống lao động Khmer nhập cư và quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặt khác, luận án không chỉ dừng lại ở việc đề xuất giải pháp mà còn tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXH trong phát triển cộng đồng trong hỗ trợ lao động Khmer tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm để có thể triển khai và ứng dụng trên diện rộng ở Bình Dương. Như vậy, Các ngành khoa học xã hôị giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ về bối cảnh sống, những gì đang diễn ra, nguyên nhân của các hiện tượng đó. Còn CTXH ngoài việc chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như hình thành một hệ thống lý thuyết cho việc tiếp cận hiệu quả của những nhóm người cụ thể, mà còn đưa ra những mô hình thực tế có thể triển khai được. Trong luận án này, từ cách tiếp cận CTXH đã giúp chúng tôi làm rõ được đặc điểm của nhóm đối tượng cần tác động cũng như những cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu của họ để đề xuất những kiến nghị, giải pháp và đặc biêt, đưa ra những mô hình cụ thể cho một cộng đồng đặc thù, mà ở đây là nhóm lao đông nhập cư người Khmer 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận trong việc nhận diện, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng sinh kế và hỗ trợ sinh kế đối lao động Khmer nhập cư. Những kết quả và thông tin thu được từ nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu Công tác xã hội đối với lao động thiểu số nhập cư. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu về người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương không chỉ là tìm hiểu thực trạng mà còn tìm ra các giải pháp dưới cách tiếp cận của CTXH 10 mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết những vấn đề về sinh kế mà người Khmer đang gặp phải. Qua đó, góp phần tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội, đồng thời tạo các cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách dành cho lao động Khmer nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, luận án phát hiện ra các chương trình, dịch vụ xã hội hỗ trợ phù hợp nhằm giúp lao động Khmer ổn định và phát triển sinh kế. 7. Cấu trúc của Luận án Luận án có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và tổ chức nghiên cứu về hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư Chương 3: Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương Chương 4: Ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong hỗ trợ sinh kế đối với người lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hoạt động hỗ trợ sinh kế dành cho người thiểu số nhập cư luôn là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Bởi lẽ, đây là vấn đề phức tạp và khó giải quyết, nó liên quan đến những vấn đề nhạy cảm về lịch sử, bản sắc văn hóa, chủ quyền quốc gia, quyền chính trị và lãnh thổ. Chính vì vậy, để có thể thực hiện được đề tài đã chọn, thì tác giả đề tài không chỉ kế thừa những công trình đã công bố về thực tiễn mà còn phải tiếp thu có chọn lọc những công trình lý luận trong và ngoài nước để có thể triển khai nghiên cứu thực tế những vấn đề cơ bản của luận án. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với người thiểu số nhập cư Trong bài viết “Minority rights in International Law” vào năm 1997, tác giả Jelena Pejic cho thấy, vấn đề về bảo vệ dân tộc thiểu số được Liên hợp quốc bắt đầu quan tâm sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trở thành lĩnh vực được quan tâm trên thế giới. Từ giữa thế kỷ XX đến nay, quyền của người thiểu số đã có nhiều tiến bộ trong việc xác định khung pháp lý để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số và tầm quan trọng của các quyền dành cho người thiểu số một lần nữa được chứng minh mạnh mẽ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự đáp ứng của khung pháp lý này là rất chậm so với thực tế đang diễn ra. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở việc chưa thống nhất về mặt khái niệm cơ bản, chẳng hạn như thiểu số được hiểu như thế nào? Ai là chủ sở hữu quyền thiểu số và những quyền đó là gì? Tác giả cũng cho rằng, các giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cần phải được xây dựng trên cơ sở khoan dung và tôn trọng lẫn nhau nhấn mạnh đến ba yếu tố: truyền thông, tham gia và hội nhập. Điều thứ nhất có nghĩa là phải có các cấu trúc phù hợp để tạo thuận lợi cho đối thoại. Điều thứ hai có nghĩa là các dân tộc thiểu số phải có đủ cơ hội để đại diện cho lợi ích của họ. Điều thứ ba có nghĩa là các dân tộc thiểu số sẽ có thể duy trì bản sắc riêng của mình [158]. 12 Ở một nghiên cứu công phu của Ann Morissens và Diane Sainsbury vào năm 2005 có tiêu đề “Migrants Social Rights, Ethnicity and Welfare Regimes” đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu nhập Luxembougr (LIS) của Anh, Mỹ, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã cho thấy có sự khác biệt lớn quyền của người di cư dân tộc thiểu...ư. 25 Có thể nói đây là một trong những giáo trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến CTXH đối với người di cư [69]. Trong nghiên cứu “tiếp cận CTXH trong việc nâng cao chất lượng sống cho công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” xuất bản vào năm 2016, Tạ Thị Thanh Thủy và Phạm Thị Tâm cho rằng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân nhập cư nên dựa trên các cách tiếp cận dựa trên quyền và tiếp cận dựa trên điểm mạnh trong CTXH. Về thực tiễn, các tác giả cho rằng để cải thiện tình hình cần có sự quyết tâm của hệ thống chính trị. Trong đó, cần tính toán quy hoạch các khu công nghiệp phù hợp với quy mô lao động nhập cư và năng lực quản lý trên địa bàn [65].Ở khía cạnh cụ thể hơn, khi nghiên cứu về “vai trò CTXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh”, Phạm Thị Hà Thương cho rằng nhân viên CTXH có vai trò là người kết nối và giới thiệu cho đối tượng các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có. Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có vai trò là người cung cấp kiến thức kỹ năng cho người lao động [70]. Trong dòng người di cư hiện nay, xu hướng “nữ hóa” đã được chỉ ra và nữ lao động nhập cư cũng chịu rất nhiều thiệt thòi về tiền công cũng như đối mặt với những nguy cơ bị kỳ thị nhiều hơn nam giới [1], [7], [15],[37], [62], [22], [24]. Có lẽ vì thế, các nghiên cứu dưới cách tiếp cận CTXH về lao động nhập cư thường hay quan tâm đến nhóm này. Tác giả Phan Thuận cho rằng, vai trò của nhân viên CTXH là hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ chính sách và đảm bảo cơ hội phát triển của nữ công nhân nhập cư. Để làm được việc này cần tạo cơ sở pháp lý và chế độ chính sách để đội ngũ nhân viên CTXH có thể tiếp cận và hỗ trợ đối tượng trong việc đáp ứng quyền lợi chính đáng của mình [62]. Trong nghiên cứu của Đặng Lộc Thọ và Phạm Văn Hảo đối với nữ lao động di cư, nhân viên CTXH phải đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Ngoài ra, phải đảm bảo nhu cầu và quyền của người lao động. Tiếp theo, nhân viên CTXH phải đảm bảo sự tham gia của người lao động nữ và gia đình của họ và phải tôn trọng các bên tham gia vào quá trình biện hộ. [59] Ở một khía cạnh khác, Đào Bích Hà [14], Nguyễn Thu Hoài và Trương Thị Ly [15], Hoàng Thị Nga và Vũ Thị Hồng Khanh [36] cho rằng, CTXH cần phải tập 26 trung vào việc kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ nữ lao động nhập cư như: kết nối họ với mạng lưới xã hội xung quanh vừa thúc đẩy để tạo nên tính gắn kết bền vững của mối quan hệ này bằng cách tư vấn, hỗ trợ cho họ khai thác tối đa các nguồn lực từ mạng lưới xã hội này. Để từ đó có thể làm giảm thiểu những tác động xấu của việc di cư lên mối quan hệ gia đình. Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có các nghiên cứu của Lê Thị Thúy Ngà và Nguyễn Như Trang [33]; Lê Thị Thủy và Phạm Thị Hồng Bích [66] Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hoài An [63]; Nguyễn Bích Thủy [64]. Nhìn chung, các tác giả cho rằng nhân viên CTXH phải có vai trò tham vấn cho thân chủ là người lao động nhập cư khi họ gặp khủng hoảng hay lo lắng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của họ. Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có vai trò môi giới, cung cấp thông tin cho thân chủ của mình. Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nhân viên CTXH cần phát hiện sớm, can thiệp trong trường hợp khẩn cấp, đánh giá phân tích vấn đề, cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại gia đình, kết nối chuyển gửi và biện hộ cá nhân. Ở cấp độ cộng đồng và xã hội, cần có các hoạt động như truyền thông, biện hộ nhóm, tập huấn và xây dựng các nhóm hỗ trợ được cho là các hoạt động quan trọng [66]. Nhìn chung, các nghiên cứu dưới cách tiếp cận CTXH đối với lao động nhập cư ở Việt Nam đều nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề này trong việc hỗ trợ lao động nhập cư trong việc hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải thông qua việc kết nối, chuyển gửi và biện hộ. Tuy nhiên, dường như các tác giả bàn nhiều đến các hoạt động hỗ trợ mà chưa đề cập đến kỹ năng, thái độ và những am hiểu về mặt văn hóa – xã hội của người nhập cư của nhân viên CTXH trong quá trình làm việc với lao động nhập cư. Mặt khác, với đối tượng là LĐTS nói chung và lao động Khmer nói riêng hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và là lĩnh vực cần phải được quan tâm. Tóm lại, các công trình nghiên cứu đều đề cập tới vai trò quan trọng của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư nói chung. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở mức đề xuất những giải pháp mà chưa có những nghiên cứu thực nghiệm để cho thấy được những thuận lợi và khó khăn của CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư. Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ 27 sinh kế đối với LĐTS nhập cư, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập. Điều này, cho thấy đây là chủ đề mới rất đáng cần được quan tâm nghiên cứu. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả rút được một số đánh giá như sau: Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu liên quan đến pháp luật, chính sách đối với LĐTS nhập cư. Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, tùy vào đặc thù của quốc gia mà có thể có đạo luật riêng về vấn đề người thiểu số hoặc không có luật riêng mà được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Đối với nước ta, Đảng và nhà nước khẳng định về nguyên tắc người dân các tộc người thiểu số được coi là bình đẳng với tộc người đa số trên mọi phương diện: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, với mục tiêu tạo sự bình đẳng trong phát triển giữa các dân tộc, những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số với những chương trình cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số mới chỉ tập trung nhiều vào nhóm dân tộc thiểu số đang cư trú ổn định và chính thức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của cả nước mà chưa quan tâm đúng mức đến đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp mà trong đó có không ít người LĐTS nhập cư. Đây là nội dung khá quan trọng mà tác giả sẽ chú ý làm rõ trong luận án của mình. Thứ hai, ở nội dung nghiên cứu về thực trạng sinh kế của LĐTS nhập cư. Tác giả nhận thấy rằng đa phần các nghiên cứu đều chỉ ra những rào cản về mặt chính sách và định kiến xã hội dành cho họ. LĐTS nhập cư thường phải đối diện những vấn đề về ngôn ngữ, thất nghiệp và những rủi ro về sức khỏe. Tình hình chung là họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các chính sách phúc lợi xã hội dành cho họ. Thậm chí, còn phải đối diện với những chính sách mang tính “loại trừ” như ở Anh và Thái Lan. Đối với lao động Khmer nhập cư, những nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra những đóng góp quan trọng của họ đối với gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, với sự thiếu hụt về nguồn vốn sinh kế, cuộc sống của họ nơi đất 28 khách cũng gặp phải những vấn đề như LĐTS các nơi khác trên thế giới. Lao động Khmer thường phải đối diện với những rủi ro về việc làm, sức khỏe do hạn chế về ngôn ngữ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề. Mặc dù, họ có đóng góp đối với sự phát triển của địa phương nhập cư và cả cuộc sống ở quê nhà. Ngoài ra, khi nghiên cứu về sinh kế của LĐTS phải quan tâm đến những yếu tố về văn hóa – xã hội của nhóm người này như một biến độc lập quan trọng. Thứ ba, ở nội dung về vai trò của CTXH trong hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với LĐTS nhập cư. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra tầm quan trọng của CTXH ở các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô. Ở tầm vĩ mô, CTXH đóng vai trò trung gian làm giảm những sự khác biệt xã hội giữa các tộc người và là cầu nối giữa các nhóm thiểu số với các chính sách do các thể chế chính trị quy định. Điều này cũng hàm ý rằng, CSXH có tác động rất lớn đến CTXH trong việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hỗ trợ và can thiệp. Ở những nơi có những chính sách quản lý chặt chẽ và có sự phân biệt với người lao động TSNC thì CTXH có thể rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa những giá trị nghề nghiệp và quan điểm chính sách. Tuy nhiên, dù khó khăn và có nhiều rủi ro nhưng CTXH phải có nhiệm vụ biện hộ để góp phần thay đổi những chính sách chưa hợp lý với DTTS. Đối với những hoạt động hỗ trợ sinh kế cụ thể, các nghiên cứu đều tập trung vào các hoạt động hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Đối với nhân viên CTXH, các nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc phải hiểu văn hóa và ngôn ngữ của người thiểu số trong quá trình làm việc. Họ còn phải vượt qua định kiến của bản thân để tôn trọng sự khác biệt từ phía thân chủ cũng như xây dựng được mối quan hệ tin cậỵ và tôn trọng lẫn nhau từ khách hàng của mình. Đây là điểm mà luận án hết sức lưu tâm khi đề cập đến vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình làm việc với thân chủ. Tóm lại, kết quả tổng quan cho thấy hướng nghiên cứu về LĐTS nhập cư nói chung và lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận CTXH là hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam. Điều này, một mặt khẳng định được định hướng nghiên cứu của luận án là đúng đắn nhưng cũng đặt ra những thách thức và rất nhiều vấn đề 29 cần phải giải quyết và làm sáng tỏ trong quá trình tổng quan tài liệu để có thể tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn thận và có kết quả tốt. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án Từ những kế thừa được đúc kết ở trên đã đặt ra những vấn đề mà luận án cần phải quan tâm, làm rõ: Thứ nhất, lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn về hỗ trợ sinh kế đối với người thiểu số nhập cư ở Việt Nam hầu như chưa được đề cập đến nên việc kế thừa và đánh giá các mô hình CTXH đã triển khai là không khả thi. Vì thế luận án phải mở rộng phạm vi tìm hiểu những hoạt động hỗ trợ đã triển khai trên thực tế dành cho đối tượng này ở Bình Dương nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện thực nghiệm hỗ trợ sinh kế. Thứ hai, hoạt động hỗ trợ sinh kế thông qua nghiên cứu tổng quan để được thao tác hóa cụ thể. Tuy nhiên, luận án phải làm rõ mối quan hệ giữa nhu cầu của lao động Khmer với các hoạt động hỗ trợ mà có thể họ đã được tiếp cận. Mặt khác, phải làm rõ sự khác biệt giữa việc được tiếp cận với nội dung được tiếp cận và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ được tiếp cận đó. Thứ ba, luận án nghiên cứu về những hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động là người Khmer nhập cư nên việc áp dụng các quan điểm của lý thuyết sinh kế bền vững; lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết con người trong môi trường là hết sức cần thiết và phù hợp. Thứ tư, khi thực hiện luận án, tác giả phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lý và văn hóa - xã hội của lao động Khmer nhập cư để có cách ứng xử cho phù hợp. Những khó khăn trong việc tiếp xúc và khai thác thông tin là những trở ngại cần phải lường trước. Để khắc phục, người nghiên cứu cần phải có thời gian trò chuyện, tìm hiểu để tạo được sự đồng cảm trước khi tiến hành nghiên cứu. 30 Tiểu kết chương 1 Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, NCS đã tập hợp, so sánh và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án để làm rõ những nội dung mà luận án sẽ kế thừa và những điểm mới mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu. Kết quả của chương cho thấy hướng nghiên cứu về LĐTS nhập cư nói chung và lao động Khmer nhập cư dưới cách tiếp cận CTXH là hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam. Về mặt lý thuyết, cần kế thừa có chọn lọc các quan điểm của lý thuyết sinh kế bền vững; lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết con người trong môi trường. Về mặt phương pháp nên sử dụng phương pháp hỗn hợp giữa định lượng và định tính. Về mặt triển khai nghiên cứu, NCS phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lý và văn hóa -xã hội của lao động Khmer nhập cư để có cách ứng xử cho phù hợp. 31 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ 2.1. Người lao động Khmer với vấn đề sinh kế 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm người lao động Khmer 2.1.1.1. Khái niệm ngườii lao động Khmer nhập cư * Khái niệm người lao động Khmer: Lao động là nhân tố quyết định đối với sự phát triển xã hội loài người. Theo Ăng-ghen thì lao động đã tạo ra chính bản thân con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội [58]. Trong lao động, người lao động đóng vai trò chủ thể. Tại Công ước số 155 về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (1981), khái niệm người lao động là bao gồm tất cả những người đang được sử dụng, kể cả công chức [184]. Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” [42]. - Dân tộc Khmer: Dân tộc Khmer là một tộc người trong một quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Người Khmer chủ yếu sinh sống ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI người Khmer đã có mặt khá đông ở ĐBSCL, tập trung thành ba vùng lớn: Vùng Sóc Trăng - Bạc Liêu, vùng An Giang - Kiên Giang, vùng Trà Vinh - Vĩnh Long. Trong báo cáo điều tra tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, tính đến ngày 1/7/2015, trên cả nước, dân tộc Khmer có 1.283.405 người và đa phần đang sống tại Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với 1.201.323 người, chiếm tỷ lệ 93,6%. Trong đó, tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng (406.594 người); Trà Vinh (326,653 người) và Kiên Giang (210,879 người). Riêng tính ở tỉnh Bình Dương số người Khmer đang tạm trú ở Bình Dương là khoảng 16.790 người [76]. - Người lao động Khmer: Từ khái niệm về người lao động và dân tộc Khmer, có thể hiểu người lao động Khmer là người Khmer từ đủ 15 tuổi trở lên, có 32 khả năng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Về chính sách dành cho người lao động thiểu số nói chung và lao động là người Khmer nói riêng, tại khoản 1 Điều 19 Luật Việc làm 2013 đã quy định người lao động là người dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công. Cũng tại luật này, tại khoản 2 điều 20 cũng quy định người lao động là người dân tộc thiểu số có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ [43]: + Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; + Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động; + Vay vốn với lãi suất ưu đãi. * Khái niệm về ngưởi lao động Khmer nhập cư - Người nhập cư: Trong giải thích thuật ngữ về di cư năm 2011, Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra khái niệm nhập cư là dùng để chỉ quá trình những người không phải công dân của quốc gia tiếp nhận di chuyển tới quốc gia đó với mục đích định cư. Dựa trên quan điểm này, Lê Thị Hờ Rin (2016) cho rằng người nhập cư là những người di cư từ nơi ở trước đây, thường là nơi thường trú – một đơn vị hành chính cũ – để nhập cư vào nơi khác – một đơn vị hành chính mới – để sinh sống, làm việc [46]. Theo Lê Văn Thành (2005), trong đề tài về lao động nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh, dân nhập cư TP. Hồ Chí Minh được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Còn những người từ các tỉnh về TP.HCM nhưng đã được giải quyết hộ khẩu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm trong phạm vi này [46]. Từ những cách hiểu như trên, trong luận án này, người nhập cư được hiểu là những người di chuyển từ nơi ở trước đây sang một nơi ở mới để sinh sống và làm việc nhưng chưa có hộ khẩu thường trú. - Người Lao động Khmer nhập cư: Trong luận án này, từ khái niệm người lao động Khmer và khái niệm nhập cư, chúng tôi đề xuất khái niệm người lao động 33 Khmer nhập cư như sau: lao động Khmer nhập cư là người Khmer từ đủ 15 tuổi trở lên di chuyển từ nơi ở trước đây sang một nơi ở khác để làm việc kiếm sống. Đây là những người có khả năng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. 2.1.1.2. Đặc điểm và khó khăn của người lao động Khmer và Khmer nhập cư * Đặc điểm về mặt tâm lý: Về mặt tâm lý, người Khmer sống thật thà, chất phác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng cũng có lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao. Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ tự ty mặc cảm. Người lớn tuổi thì thích người khác người tôn trọng, kính nể mình. Trong khi đó, phụ nữ thường e thẹn. Người Khmer có tính cách hiền hòa, không thích người nói dối. Chính vì thế, nếu họ bị lừa gạt dù chỉ một lần cũng có thể làm người Khmer mất niềm tin có khi dẫn đến xung đột và hận thù [5]. Những đặc điểm này cũng được đề cập trong đề tài cấp nhà nước “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người Tây nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực này” như sau: “ người Khmer có tính cách bình dị, chất phác, làm nhiều hơn nói, trọng đạo lý, hướng về một cuộc sống êm đềm nơi trần thế, tìm hạnh phúc trong họ hàng, phum, sóc, tìm giải tỏa cho bản thân trong văn học, thơ ca, hát múa, song không cố chấp không bảo lưu ý kiến, giữ hòa khí với người Việt, Hoa, Chăm” [8] Ở một khía cạnh khác, Huỳnh Thanh Quang [41], khi nghiên cứu về tính cách người Khmer còn cho rằng: người Khmer sống rất thực tế (không phải là thực dụng). Họ luôn quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, họ ít “cân , đo, đong , đếm” ít tính toán thiệt hơn, không thích cạnh tranh, tâm lý này khiến cho họ không kiên định về lập trường tư tưởng. Dưới sự tác động của công nghiệp hóa – đô thị hóa và kinh tế thị trường, một bộ phận người Khmer cũng nhiều người nông dân ở các vùng quê khác có xu hướng dịch chuyển lên thành phố để kiếm tìm việc làm nhằm giải quyết những khó khăn ở quê nhà. Trên hành trang mưu sinh, họ cũng mang theo những đặc trưng tâm lý của dân tộc mình và đặc điểm này cũng được thể hiện qua các nghiên cứu về lao động Khmer di cư. 34 Trong nghiên cứu về sự thích ứng sinh kế của lao động Khmer nhập cư ở ven đô thành phố Hồ Chí Minh, Ngô Thu Trang và cộng sự đã cho biết lý do chính mà lao động Khmer được thuê mướn là cho họ chịu thương, chịu khó đảm đương các công việc khác nhau cho dù là những công việc nặng nhọc [56]. Trong nghiên cứu của mình về việc làm của lao động Khmer tại thành phố Hồ Chí Minh, Trương Hoàng Trương (2016) cũng chỉ ra một thực trạng là lao động Khmer có tâm lý dễ thay đổi, không duy trì công việc lâu dài và bản thân họ cũng không có nhiều dự định trong tương lai [67]. Riêng đối với lao động nữ Khmer trong công việc giúp việc nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lý do mà nữ lao động Khmer được thuê để giúp việc nhà là chịu khó, thật thà nhưng cũng có hạn chế là không nhanh nhẹn như những người giúp việc đến từ các tỉnh phía Bắc và ngôn ngữ rất khó nghe [16]. Ở Bình Dương, nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiều cũng có những kết quả khá tương đồng khi cho thấy lao động Khmer thường làm các công việc phổ thông dựa vào sức khỏe và khả năng chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt [6]. Trong khi đó, Lê Anh Vũ (2017) còn chỉ ra tâm thế “an phận” ở nơi làm việc vì ý thức được những hạn chế về ngôn ngữ và trình độ của mình. Tuy nhiên, ở không gian sống là ở những khu trọ có đông đồng hương, thân tộc thì lao động Khmer trở nên linh hoạt và cởi mở hơn. [83]. Tóm lại, về mặt tâm lý, lao động Khmer nhập cư có những điểm rất tích cực như chịu khó lao động, trung thực, thật thà, sống hiền hòa nhưng cũng có những điểm hạn chế như có tính tự ty, mặc cảm, không thích cạnh tranh nên có khi không kiên định về lập trường tư tưởng dễ dẫn đến thay đổi việc làm và công việc không ổn định. Từ những đặc điểm này cho thấy rất cần có các hoạt động hỗ trợ tâm lý đối với lao động Khmer nhập cư từ nhân viên xã hội và các đoàn thể ở nơi làm việc cũng như nơi họ cư trú để có thể giúp họ hội nhập một cách thực sự vào vùng đất mới. * Đặc điểm văn hóa – xã hội Về mặt xã hội, trong truyền thống người Khmer vốn là cư dân nông nghiệp, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, họ tập hợp nhau lại thành những đơn vị xã hội tự quản. Mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là phum. Đơn 35 vị cao hơn phum và bao gồm nhiều phum gọi là srok (theo Việt hóa là sóc). Phum sóc không phải là đơn vị hành chính nhà nước, mà là những đơn vị xã hội cổ truyền, ràng buộc nhau bởi các phong tục, lễ nghi mà ở đó ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa [41]. Ở trong các tổ chức cộng đồng này, cuộc sống khá yên bình, lành mạnh và hầu như ít có tệ nạn xấu như đánh nhau, chửi bới trộm cướp. Người dân có tinh thần đoàn kết, tính tập thể gắn bó với cộng đồng. Mọi người sống chan hòa, thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ nhau [55]. Trong cộng đồng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp mà mọi thành viên đều phải tuân theo, ai làm sai sẽ bị cộng đồng phê phán. Trong gia đình, người chồng thường là người quyết định chính trong sản xuất và giao tiếp xã hội còn người vợ chịu trách nhiệm chính trong quản lý gia đình như nội trợ và nuôi dạy con con cái [51]. Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, đô thị hóa và sự đồng nhất trong các chính sách của nhà nước, ngày nay văn hóa tổ chức cộng đồng theo kiểu truyền thống của người Khmer đã có những biến đổi đáng kể. Thiết chế phum, sróc được thay thế bằng đơn vị hành chính phường, quận. Đặc biệt, theo truyền thống, mỗi phum, sróc có người đứng đầu gọi là mê phum, mê sróc (mẹ phum, mẹ sróc). Danh từ mê phum, mê sróc đối với đồng bào Khmer ngoài được hiểu là người đứng đầu, còn các chức năng bảo trợ, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho cộng đồng trên nhiều phương diện. Cùng với sự phát triển xã hội danh xưng “mê phum, mê sróc” đã không còn được sử dụng thay vào đó là những chức danh mang ý nghĩa hành chính là chủ yếu và sự vận hành xã hội theo truyền thống của tộc người cũng đã có những thay đổi để phù hợp. Nói đến tổ chức xã hội của người Khmer, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Đạo Phật và ngôi chùa. Người Khmer hầu hết đều theo đạo Phật Tiểu thừa (Nam Tông), họ có quan niệm rằng dù tu ở chùa, hay tu tại nhà cũng đều tự coi là con Phật. Đi tu, trong quan niệm của người Khmer, không phải để thành Phật mà là để làm người có nhân cách, phẩm chất và đạo đức [83]. Đối với người Khmer Tây Nam Bộ, ngôi chùa mang một tình cảm rất sâu sắc. Một người Khmer khi sinh ra lớn lên rồi về già cho đến lúc chết mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Người Khmer quan niệm rằng sống kiếp này là để tu nhân tích đức 36 cho kiếp sau nên ít thu vén cho cá nhân. Kiếp này nghèo là do kiếp trước vụng tu do đó người Khmer sẵn sàng đóng góp tiền của, công sức để xây dựng ngôi chùa khang trang, lộng lẫy, trong khi họ chấp nhận sống nghèo túng trong những căn nhà tranh lụp xụp [34]. Chính vì thế cộng đồng người Khmer mang đậm dấu ấn tôn giáo, thể hiện ở phong tục, lối sống phương thức ứng xử, ở nghệ thuật và tư duy. Như vậy, về mặt xã hội, người Khmer thường sống thành cộng đồng và có tính cố kết cộng đồng cao thông qua những quy tắc, chuẩn mực chung về sự tương trợ, giúp đỡ nhau cũng như cùng hướng về đạo Phật với một niềm tôn kính vô bờ. Về mặt văn hóa, Người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, bao gồm: ngôn ngữ và chữ viết, văn học, nghệ thuật ca múa nhạc, lễ hội và tôn giáo [186]. Tính cộng đồng và giản dị được thể hiệu rõ nét trong đời sống văn hóa thông qua sinh hoạt tín ngưỡng và đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, văn hóa của người Khmer còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc thông qua các lễ hội, các giáo lý nhớ ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ và cả những nghi lễ vòng đời của cá nhân từ khi sinh ra đến lúc chết đi bao hàm giá trị đạo đức, thẩm mỹ. Mặt khác, tính dung hòa và giàu yếu tố tâm linh trong văn hóa của dân tộc Khmer, điều này dẫn đến việc người Khmer đã tiếp thu văn hóa của dân tộc người Việt, Hoa, Chăm và các dân tộc khác. Ngoài ra, tính tự trị trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer cũng tạo nên những tập thể khép kín mang tính tự trị xây dựng môi trường tốt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính đặc trưng về văn hóa – xã hội cũng tác động rất lớn đến người lao động Khmer khi di cư trong việc thích ứng sinh kế ở nơi đến. Nghiên cứu của Ngô Thu Trang và cộng sự chỉ ra rằng, chính giá trị văn hóa thể hiện trong việc gắn kết cộng đồng và tạo nên bản sắc dân tộc của người Khmer và chính giá trị văn hóa gằn kết cộng đồng đã tạo điều kiện cho dân nhập cư Khmer thích ứng với các hoạt động sinh kế của khu vực ven đô được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó có thể trở thành một lực cản gây hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực trong một xã hội hiện đại khi Phần lớn người dân nhập cư Khmer vẫn còn “co cụm” trong các khu cư trú của họ. Ở đây có sự khác biệt so với ở quê nhà là thường sống theo gia đình và hệ thống thân tộc thì ở địa bàn mà nhóm nghiên cứu, hình thức cư trú của lao động Khmer là 37 khá đa dạng với ba hình thức chính: thứ nhất, sống theo đặc thù công việc nên sự tương tác với nhau là hạn chế và giữ khoảng cách. Kết quả này là tương đồng với nghiên cứu của Trương Hoàng Trương khi tác giả cho thấy lao động Khmer sống rải rác và phân tán khắp thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, ở tại nhà của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Hình thức cư trú thứ ba là ở trong các nhà trọ dành riêng cho công nhân, người lao động xác định và tự thuê nhà trọ. Từ đó, hình thành những khu vực cư trú riêng cho dân nhập cư Khmer lao động xa quê. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ lao động Khmer thường chơi theo nhóm cùng dân tộc, đồng hương mà rất ít tham gia các tổ chức và các mạng lưới xã hội chính thức do e ngại khi tiếp xúc với người bản địa. Một trong những thay đổi rất lớn trong đời sống văn hóa tâm linh là khi lên thành phố Hồ Chí Minh, đa phần lao động Khmer nhập cư không đi chùa và đây là nét rất khác so với ở quê nhà. Điều này đã làm cho đời sống văn hóa, tôn giáo của dân Khmer nhập cư ở Bình Tân bị quên lãng phần nào khi không có điều kiện thực hành tôn giáo. Ở Bình Dương, nghiên cứu của Lê Anh Vũ (2019) về lao động Khmer ở Bình Dương cũng cho thấy các hình thức cư trú tương tự. Tuy nhiên, thông qua việc điền dã dài ngày ở cộng đồng, tác giả còn phát hiện ra tính cố kết cộng đồng chặt chẽ hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thân tộc – đồng hương. Ở khu trọ nào mà có đông lao động Khmer có quan hệ thân tộc – đồng hương thì tính cố kết cộng đồng rất cao so với những nơi tuy có đông lao động Khmer sinh sống nhưng không là đồng hương, họ hàng thì mối dây liên kết lỏng lẻo hơn nhiều. Tuy nhiên, điểm chung là họ chỉ cởi mở và tự tin trong mối quan hệ với người cùng dân tộc và ít làm quen, kết bạn với người bản địa và dân tộc khác. Tình trạng không đi chùa và xa rời các hoạt động tôn giáo là rất phổ biến. Bên cạnh đó, họ cũng rất ít tham gia vào các hoạt động do các đoàn thể tổ chức [87]. Như vậy, từ quê nhà lên các khu đô thị, đời sống văn hóa – xã hội của lao động Khmer nhập cư có nhiều biến đổi cho phù hợp với không gian sống mới. Việc cư trú theo cộng đồng cũng là cách họ thích ứng về sinh kế. Tuy nhiên, điều này cũng vô hình chung hình thành sự “tách biệt” của họ với các cộng đồng khác. Điều 38 này, cho thấy mạng lưới xã hội của họ chủ yếu là những người trong cộng đồng dân tộc của mình và phần nào thể hiện tính khép kín. Ngoài ra, việc không đi lễ chùa cũng là một hạn chế đối với lao động Khmer trong đời sống văn hóa tinh thần ở nơi nhập cư. Từ những kết quả này cho thấy để có thể hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư rất cần phải có những hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội thông qua việc kết nối họ với các hoạt động của tổ chức đoàn thể tại nơi làm việc và nơi tạm trú. Đây là hoạt động rất cần thiết để lao động Khmer nhập cư có thể tiếp cận được các chính sách hỗ trợ và thực sự hòa nhập với môi trường xã hội ở nơi họ đến. * Những khó khăn và rào cản của người lao động Khmer nhập cư Đối với lao động nhập cư là người Khmer, nguyên nhân “đẩy” họ rời quê hương của mình đa phần là kinh tế [16], [17], [26], [6], [56],[82], [87], [131]. Tuy nhiên, từ điển cứu trường hợp về thanh niên Khmer lên Bình Dương làm công nhân của Lê Anh Vũ [82] còn cho thấy, việc rời bỏ quê nhà còn là những mong muốn kiếm tìm một môi trường sống mới để vượt qua những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống thường ngày ở quê nhà. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra điểm đến của người Khmer nhập cư thường là TP.HCM, Bình Dương và thời gian gần đây còn là một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng. Việc làm của lao động Khmer ngày càng trở nên đa dạng hơn, từ lao động phổ thông, giúp việc nhà, phụ buôn bán đến các ngành vốn thu hút đông đảo lao động, như xây dựng, dệt may, thủy sản... Có thể thấy, lao động Khmer có vốn con người còn thấp hơn so với mặt bằng chung [16], [17]. Việc không thông thạo tiếng phổ thông cũng là một trở ngại lớn đối với lao động Khmer trong việc thích ứng sinh kế ở đô thị [56], [57],[87]. do trình độ học vấn chưa cao và đa phần không có tay nghề nên họ không có cơ hội thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người lao động Khmer thường phải làm những việc làm khó khăn, nặng nhọc để kiếm sống tại thành phố và các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, lao động Khmer dường như chưa quen với cách thức làm việc theo kiểu công nghiệp và các lễ hội văn hóa của người Khmer trải dài trong suốt năm nên họ thường nghỉ việc vào những dịp lễ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương khó có ...59, p.157-165. 156. Park, E. M., & Dimigen, G. (1994), Cross-cultural comparison of the social support system after childbirth, Journal of Comparative family studies, 25, p.345-352. 157. Petričušić, A. (2005), The Rights of Minorities in International Law: Tracing Developments in Normative Arrangements of International Organizations, Croatian International Relations Review, 38, pp. 2-23. 158. Pejic, J. (1997), Minority rights in international law, Human Rights Quarterly, 19(3), p. 666-685. 159. Piedra, L. M., & Engstrom, D. W. (2009), Segmented assimilation theory and the life model: An integrated approach to understanding immigrants and their children, Social Work, 54(3), p.270-277. 160. Pierson, P. (2001), Post-industrial pressures on the mature welfare states, The new politics of the welfare state ,1, p.80-105. 161. Portes, A., & Rumbaut, R. G. (1990), Immigrant America: a portrait, University of California Press, Berkeley. 162. Potocky-Tripodi, M. (2002), Best practices for social work with refugees and immigrants, Columbia University Press. 163. Prelow, H. M., & Loukas, A. (2003), The role of resource, protective, and risk factors on academic achievement-related outcomes of economically disadvantaged Latino youth, Journal of Community Psychology, 31, p.513–529. 164. Riley, J. (2008), Let them in: The Case for Open Borders, Gotham Books, New York. 167 165. Reardon, T., & Taylor, J. E. (1996). Agroclimatic shock, income inequality, and poverty: Evidence from Burkina Faso, World Development, 24(5), p.901- 914. 166. Rook, K. S., & Dooley, D. (1985), Applying social support research: Theoretical problems and future directions, Journal of Social Issues, 41(1), p.5- 28. 167. Sakamoto, I. (2007), A critical examination of immigrant acculturation: Toward an anti-oppressive social work model with immigrant adults in a pluralistic society , British Journal of Social Work, 37(3), p.515-535. 168. Sarason P. & Sarason B. (1994), General and specific perceptions of social support, In Avison, W., & Gotlib, I. H. (Eds.), Stress and mental health: Contemporary issues and prospects for the future, Plenum Press, New York. 169. Scheppers, E., Van Dongen, E., Dekker, J., Geertzen, J., & Dekker, J. (2006), Potential barriers to the use of health services among, Family practice, 23, p.325 -348. 170. Schraufnagel, T. J., Wagner, A. W., Miranda, J., & Roy-Byrne, P. P. (2008), Treating minority patients with depression and anxiety: what does the evidence tell us, Focus, 6(4), p.517-527. 171. Soysal, Y. N. (2012), Citizenship, immigration, and the European social project: rights and obligations of individuality, The British journal of sociology, 1(63), p.1-21. 172. Streeter, C. L., & Franklin, C. (1992), Defining and measuring social support: Guidelines for social work practitioners, Research on Social Work Practice, 2(1), p.81-98. 173. Scoones, I. (1998), Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis, IDS Working paper 72. 174. Taylor, P. (2007), Poor Policies, Wealthy; Alternative Trajetories of Rural Development in Vietnam, Journal of Vietnamese Studies, 2(2), p.3-56. 168 175. Terada, K. (2010), The Concept of livelihood support in Japanese social work: Views around support for domestic violence victims in Japan, Niigata journal of health and welfare, 10, p.2-10. 176. Untalon, F. (1991), “Chamorros”, in Mokuau, N. (Ed.), Handbook of social services for Asian and Pacific Islanders, Greenwood Press, Westport. 177. Vega, W. A., & Amaro, H. (1994), Latino outlook: good health, uncertain prognosis, Annual review of public health, 15(1), p. 39-67. 178. Weick, A., Rapp, C., Sullivan, W. P., & Kisthardt, W. (1989), A strengths perspective for social work practice, Social Work, 34, p.350- 354. (Lan Scoones , 1998). 179. Whitbeck, L. B. (2006), Some guiding assumptions and a theoretical model for developing culturally specific preventions with Native American people, Journal of Community Psychology, 34, p.183–192. 180. Wilson, A., & Beresford, P. (2000), Anti-oppressive practice: Emancipation or Appropriation, British Journal of Social Work, 30 (5), p.553-573. 181. Wong, D. F. K., & Leung, G. (2008), The functions of social support in the mental health of male and female migrant workers in China, Health & Social Work, 33(4), p.275-285. 182. Yip, K. S. (2004), The empowerment model: A critical reflection of empowerment in Chinese culture, Social Work, 49(3), p.479-487. 183. Zastrow, C. (2003), The practice of social work: Applications of generalist and advanced content, Wadsworth Publishing Company. Tài liệu trên Internet 184. Nguyễn Văn Chính (2016), “Định kiến tộc người trên truyền thông đại chúng”, Tia sáng, đăng ngày 10/03/2016, truy cập ngày 25/10/2016. 185. Lê Thị Hằng (2017), “Văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ “ hoa-truyen-thong-cua-dong-bao-khmer-vung-tay-nam-bo.html truy cập ngày 21/3/2018. 169 186. Hội đồng dân tộc quốc hội (2016), Chính sách đất đai đối với người dân tộc thiểu số, người bản địa của một số nước trên thế giới, truy cập ngày 12/10/2016. 187. Minority rights group internanional, Thailand - Highland ethnic groups, truy cập ngày 3/11/2016. 188. Thái Sơn (2015), Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương qua 30 năm đổi mới và một số định hướng trong thời gian tới, truy cập ngày 15/7/2016. 189. Thư viện pháp luật, Công ước 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien- luong/Cong-uoc-155-an-toan-lao-dong-ve-sinh-lao-dong-va-moi-truong-lao- dong-20-06-1981-90167.aspx truy cập ngày 21/6/2017. 170 PHỤ LỤC HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN 1. Địa bàn khảo sát:  1. Thuận An  3. Phú Giáo  2. Bến Cát 2. Mã số người được hỏi: ........................................................................................ Số điện thoại: ...................................................................................................... Thời gian thực hiện: .......................................... Ngày: ..........tháng 08 năm 2018 3. Phỏng vấn viên: ................................................................................................... 4. Người soát phiếu: .............................................. Ký tên: ...................................... Thủ Dầu Một, năm 2018 MÃ SỐ PHIẾU: .............................. 171 PHẦN A: THỰC TRẠNG SINH KẾ A1. VIỆC LÀM A1.1: Việc làm chính hiện tại của anh/chị hiện nay là:  1. Công nhân  2. Lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ A1.2: Công ty anh /chị hiện đang làm việc thuộc loại hình doanh nghiệp nào?  1. Doanh nghiệp nhà nước  4. Doanh nghiệp tư nhân  2. Doanh nghiệp liên doanh  5. Kinh doanh cá thể  3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  6. Loại hình khác (ghi rõ) A1.3: Trước khi vào làm công việc hiện tại anh/chị đã học qua lớp đào tạo nghề nào chưa (kể cả đào tạo nghề không có cấp chứng chỉ)?  0. Chưa => Chuyển sang Câu A1.9  1. Có => Hỏi tiếp Câu A1.8 A1.4: Lớp đào tạo nghề mà anh/ chị đã học qua là nghề gì?: ........................................................... A1.5: Anh/chị tự nhận thấy điều kiện của mình có những thuận lợi gì khi xin việc làm hiện tại? (chọn tối đa 3 ý)  1. Có bằng cấp/ chuyên môn  5. Quen biết nhiều người  2. Đặc điểm quê quán  6. Trẻ tuổi  3. Đặc điểm giới tính  7. Có kinh nghiệm  4. Sức khỏe  8. Ý kiến khác (ghi rõ) .......................... A1.6: Anh/ chị tự nhận thấy điều kiện của mình có những khó khăn gì khi xin việc làm hiện tại? (chọn tối đa 3 ý) 172  1. Học vấn thấp  5. Do lớn tuổi  2. Đặc điểm quê quán  6. Ít tuổi (Chưa đủ tuổi lao động)  3. Đặc điểm giới tính  7. Ít quen biết  4. Sức khỏe  8. Ý kiến khác (ghi rõ) .......................... A1.7: Theo anh/chị, sức khỏe hiện giờ ở mức nào?  1. Rất không tốt  4. Tốt  2. Không tốt  5. Rất tốt  3. Bình thường A1.8: Hiện tại, anh/ chị có bị bệnh mãn tính (như ung thư, tim mạch, lao, đái tháo đường) nào không?  1. Không  2. Không biết, do không đi khám  3. Có => Nếu có, đó là bệnh gì?........................................................................................... A1.9: Công việc anh/ chị đang làm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?  0. Không => Chuyển sang A1.15  1. Có => Hỏi tiếp A1.14  2. Không biết => Chuyển sang A1.16 A1.10: Nếu có, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của anh/ chị? (nhiều lựa chọn)  1. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp  4. Da liễu  2. Đau lưng  5. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa  3. Bệnh trĩ  6. Mắt mờ  7. Ý kiến khác (ghi rõ): ......................................................................................................... A1.11: Từ khi đi làm đến nay anh/ chị có bị tai nạn lao động lần nào không?  0. Không => Chuyển sang phần A2  1. Có => Hỏi tiếp A1.16 A1.12: Lý do nào dẫn đến anh/ chị bị tai nạn lao động 173  1. Mệt mỏi  2. Không tuân thủ quy định về an toàn lao động  3. Không có đồ bảo hộ  4. Sự cố máy móc  5. Lý do khác (ghi rõ): ........................................................................................................ A2: MẠNG LƯỚI XÃ HỘI A2.1. Anh/chị hãy cho biết hiện tại anh chị có khoảng bao nhiêu bạn bè có thân thiết Có khoảng.bạn bè là người Bình Dương Có khoảng..bạn bè là đồng nghiệp Có khoảng .bạn bè là người cùng quê Có khoảng .bạn bè là người cùng dân tộc A2.2. Anh/chị có thường xuyên đến chơi thăm hỏi những đối tượng sau và họ có thường xuyên đến thăm hỏi anh/chị không? Đối tượng Anh chị đến thăm hỏi họ Họ đến thăm hỏi anh /chị 1. Họ hàng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2. Bạn bè thân 3. Đồng hương 4. Người cùng xóm trọ 5. Đồng nghiệp 6. Người dân nơi trọ 7. Chính quyền nơi ở trọ 8. Đoàn thể địa phương A2.3: Anh chị có quen thân thiết những người nào sau đây? (chọn nhiều ý) 174  1. Công an khu vực  5. Tổ trưởng/chuyền trưởng  9. Tu sĩ trong tôn giáo  2. Tổ trưởng/tổ phó khu phố  6. Giám đốc bộ phận  10. Người q/lý đoàn hội TG  3. Cán bộ đoàn thể chính trị  7. Quản đốc  11. Chủ nhà trọ  4. Cán bộ chính quyền  8. Giám đốc/PGĐ công ty  12. Đại diện hội đồng hương Ghi tổng số lượng người thân thiết:.. A2.4: Khi gặp khó khăn những người này có sẵn sàng giúp đỡ anh chị không? (chọn nhiều ý)  1. Công an khu vực  5. Tổ trưởng/chuyền trưởng  9. Tu sĩ trong tôn giáo  2. Tổ trưởng/tổ phó khu phố  6. Giám đốc bộ phận  10. Người q/lý đoàn hội TG  3. Cán bộ đoàn thể chính trị  7. Quản đốc  11. Chủ nhà trọ  4. Cán bộ chính quyền  8. Giám đốc/PGĐ công ty  12. Đại diện hội đồng hương Ghi tổng số lượng người sẵn sàng giúp đỡ:.. A2.5: Hiện tại anh/ chị có đang là thành viên của các đoàn thể/ nhóm xã hội nào sau đây sau không? STT Nhóm xã hội/ đoàn thể Thành viên chính thức 1 = Hiện đang là thành viên 2 = Trước đây có, bây giờ thì không 3 = Chưa bao giờ (không hỏi tiếp) Đánh giá lợi ích khi tham gia 1= Rất có ích cho bản thân 2= Có ích cho bản thân 3= Chẳng có ích lợi gì Anh chị đã từng được các tổ chức này giúp đỡ như thế nào? 1= Chưa bao giờ 2= Trợ giúp pháp lý 3 = Giải quyết tranh chấp lao động 4= Thăm hỏi khi đau ốm 5 = Hỗ trợ tiền khi khó khăn 6 = Cho vay, mượn tiền 7 = Giúp đỡ khác (xin ghi rõ.) 1 Đảng CSVN 2 Công Đoàn 175 A2.6. Hiện nay, anh chị có tham gia loại bảo hiểm nào ở quê và ở Bình Dương? Các loại bảo hiểm Ở quê Ở Bình Dương hiện nay Có Không Có Không Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm y tế bắt buộc Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm nhân thọ Khác. 3 Đoàn TNCSHCM 4 Hội LHTN VN 5 Hội LHPN VN 6 Hội đồng hương 7 Nhóm bạn nghề 8 Nhóm bạn nhà trọ 9 Đoàn thể tôn giáo 10 Nhóm chơi hụi 11 Nhóm bạn cùng sở thích 12 Khác (ghi rõ): .................................... 176 A2.7. Anh/chị biết những chính sách ưu đãi nào dành cho đồng bào dân tộc thiểu số? Biết Mức độ hiểu biết Chính sách Có Không Rất mơ hồ Mơ hồ Biết Chút chút Rõ Rất rõ Trợ giúp việc làm 1 2 1 2 3 4 5 Trợ giúp giáo dục 1 2 1 2 3 4 5 Vay vốn ưu đãi 1 2 1 2 3 4 5 Hỗ trợ đất ở 1 2 1 2 3 4 5 Dạy nghề 1 2 1 2 3 4 5 Trợ giúp xã hội 1 2 1 2 3 4 5 Ưu đãi xã hội 1 2 1 2 3 4 5 Chính sách khác. 1 2 1 2 3 4 5 A2.8. Anh/chị biết các chính sách ưu đãi nói trên từ đâu? Nguồn cung cấp Đánh giá Rất không TX Không TX BT TX Rất TX Văn bản trực tiếp 1 2 3 4 5 Tivi, loa phát thanh, báo giấy 1 2 3 4 5 Mạng Internet 1 2 3 4 5 Các buổi họp dân 1 2 3 4 5 Ban bè, người thân 1 2 3 4 5 Cán bộ/ CTV CTXH 1 2 3 4 5 khác 1 2 3 4 5 177 Ạ2. 9. Hiện tại ở Bình Dương anh/chị có được hưởng chính sách nào sau đây? (Nếu có, thì hỏi tiếp cận thông qua ai) TCCS Thông qua ai Chính sách Có Không Chủ trọ Cán bộ Đoàn thể Internet Người thân Bạn bè Trợ giúp việc làm 1 2 1 2 3 4 5 Trợ giúp giáo dục 1 2 1 2 3 4 5 Vay vốn ưu đãi 1 2 1 2 3 4 5 Hỗ trợ đất ở 1 2 1 2 3 4 5 Dạy nghề 1 2 1 2 3 4 5 Trợ giúp xã hội 1 2 1 2 3 4 5 Ưu đãi xã hội 1 2 1 2 3 4 5 Chính sách khác 1 2 1 2 3 4 5 A3: ĐIỀU KIỆN SỐNG A3.1: Hiện tại, anh/chị ở Bình Dương theo diện nào?  1. KT3  3. Chưa khai báo  2. KT4  4. Khác. A3.2: Nơi ở hiện tại của anh/ chị là?  1. Ở nhờ nhà người thân => Chuyển sang A3.4  2. Nhà thuê/ phòng trọ => Hỏi tiếp A3.3  3. Nhà công ty cho công nhân thuê => Hỏi tiếp A3.3  4. Nơi khác (ghi rõ): ................................................................................................................ A3.3 Hiện anh/ chị đang sinh sống cùng ai?  1. Người thân trong gia đình  4. Đồng nghiệp  2. Họ hàng  5. Ở một mình 178  3. Người cùng quê  6. Ở ghép A3.3: Hiện tại giá thuê nhà/ phòng trọ như thế nào so với thu nhập của anh chị?  1. Quá cao  3. Vừa đủ  2. Hơi cao  4. Dư giả A3.4: Tổng diện tích sử dụng tại nơi ở hiện nay của anh/ chị là bao nhiêu?......m2 A3.5: Số người sống chung.. A3.6: Lý do anh/ chị chọn khu vực này để ở là gì?  1. Vì có người cùng họ hàng  2. Vì có người cùng quê  3. Vì có người cùng làm chung một công ty  4. Lý do khác (ghi rõ): A3.7: Anh/chị hãy cho biết ý kiến về tình trạng nơi sinh sống của mình? STT Yếu tố Rất không đúng Không Đúng Lưỡng lự Đúng Rất đúng 1 Ẩm thấp/ ngột ngạt 2 Thường xuyên mất điện 3 Thiếu nước sạch 4 Hệ thống thoát nước không tốt 5 Vệ sinh môi trường không tốt 6 Trộm cắp, cướp giật 7 Nghiện hút 8 Mãi dâm 9 Cờ bạc (đề, đá gà) 10 Nhà vệ sinh bẩn, quá tải 11 Đường sá chật chội 179 A3.8: Vui lòng cho biết gia đình anh/ chị đã mua sắm được những đồ dùng nào sau đây? (có thể chọn nhiều ý)  1. Ti-vi  5. Điện thoại di động  9. Xe gắn máy  2. Truyền hình cáp/kỹ thuật số  6. Smartphone  10. Tủ lạnh  3. Ra-điô  7. Máy tính A4: THU NHẬP VÀ CHI TIÊU A4.1: Xin anh/ chị cho biết thu nhập trung bình 1 tháng của anh/chị là bao nhiêu?.........................đồng A4.2: Ngoài khoản thu nhập trên, anh/ chị còn có khoản thu nhập nào khác? Đơn vị tính: 1000 đồng STT Thu nhập hàng tháng Số tiền 1 Giúp đỡ của người thân ........................................................ / tháng 2 Trợ cấp của địa phương quê gốc ........................................................ / tháng 3 Trợ cấp của địa phương đang làm việc ........................................................ / tháng 4 Khác (ghi rõ): .................................................................... ........................................................ / tháng 180 A4.3: Trong vòng 12 tháng qua, anh/ chị có vay, mượn tiền của ai không?  0. Không => Chuyển sang A6.6  1. Có => Hỏi tiếp A6.5 A4.4: Trong 12 tháng qua, số tiền vay, mượn là bao nhiêu? STT Nguồn cho vay/ mượn Mượn Vay Ghi chú Tổng số tiền mượn Số tiền đã trả Số tiền còn nợ Tổng số tiền vay Số tiền đã trả Số tiền còn nợ 1 Ngân hàng/ Tổ chức tín dụng nhà nước 2 Người thân trong gia đình 3 Bạn bè (bạn cùng quê) 4 Bạn bè nói chung (nơi làm việc, nơi ở) 5 Chủ nhà trọ 6 Công đoàn trong công ty 7 Chủ doanh nghiệp 8 Tổ chức đoàn thể địa phương (đoàn TN, PN,TN..) 9 Tổ chức tôn giáo (chùa,nhà thờ...) 10 Cá nhân/ Tổ chức tư nhân (Cho vay lãi) 11 Nơi khác (ghi rõ): .................................................... A4.5: Trong vòng 12 tháng qua, anh/ chị có tiết kiệm được tiền không?  0. Không => Chuyển sang A6.6  1. Có => Hỏi tiếp A6.5 A4.6: Số tiền tiết kiệm cho đến nay? 000 đồng Số tiền tiết kiệm được trong 12 tháng qua? .......................................................... 000 đồng A4.7: Anh/ chị dành số tiền tiết kiệm này để làm gì? (Chọn tối đa 3 ý)  1. Mua đất/ xây nhà  5. Lo cho con ăn học  2. Làm vốn về quê lập nghiệp  6. Gửi về quê giúp đỡ gia đình  3. Lấy vợ/ lấy chồng  7. Phòng khi ốm đau  4. Học thêm, nâng cao trình độ  8. Ý kiến khác (ghi rõ): ................................ A4.8: Anh/ chị vui lòng cho biết chi phí cho các hoạt động của anh/chị trung bình 1 tháng là bao nhiêu? (nếu mục nào không có thì ghi số 0) Đơn vị tính: 1000 đồng 181 STT Các khoản chi Số chi trung bình hàng tháng (đồng/ tháng) 1 Ăn, uống, hút 2 Quần áo, giày dép 3 Nhà ở 4 Điện, nước, phí thu gom rác thải 5 Thiết bị, đồ dùng 6 Khám chữa bệnh 7 Đi lại, bưu điện, điện thoại 8 Giáo dục, đào tạo của bản thân 9 Giáo dục, đào tạo của con cái 10 Du lịch, thể thao, giải trí 11 Đám cưới, ma chay, sinh nhật, thôi nôi, 12 Số tiền tiết kiệm được 13 Gởi về quê 14 Khác (ghi rõ): ......................................................... Tổng cộng A5. CHIẾN LƯỢC SINH KẾ A5.1: Tình trạng công việc hiện tại của anh/chị?  1. Hợp đồng từ 1 năm trở lên  4. Không hợp đồng  2. Hợp đồng từ 6 tháng đến dưới 1 năm  5. Tự kinh doanh/tự làm  3. Hợp đồng dưới 6 tháng  5. Khác (ghi rõ) A5.2: Anh/chị tìm việc làm hiện nay qua nguồn nào?  1. Tự tìm kiếm  6. Người cùng ở trọ  2. Nhờ người thân trong gia đình  7. Người môi giới việc làm  3. Nhờ đồng hương  8. Quảng cáo việc làm  4. Chủ nhà trọ  9. Đoàn thể tôn giáo 182  5. Trung tâm giới thiệu việc làm  10. Đoàn thể chính trị xã hội A5.3: Khi xin việc anh/ chị có mất khoản chi phí nào không (ngoài chi phí chuẩn bị và nộp hồ sơ)?  0. Không => Chuyển sang A1.8  1. Có => Hỏi tiếp A1.7 A5.4: Khoản chi phí đó là bao nhiêu? 000 đồng Đưa cho ai (ghi rõ): ........................................................................................................................ A5.5: Trong 3 năm qua anh/ chị có thay đổi công việc hay không?  0. Không => Chuyển quaA1.10  1. Có => Hỏi tiếp A1.9 A5.6: Tổng số lần thay đổi công việc trong 3 năm qua của anh/ chị là khoảng bao nhiêu lần? .lần A5.7: Lý do chính của lần thay đổi công việc gần đây nhất là gì? (chỉ chọn 3 câu trả lời chính)  1. Do lương, thu nhập thấp  2. Do công ty gặp khó khăn  3. Do chủ thuê lao động khó tính  4. Do công việc nặng nhọc  5. Do môi trường làm việc ô nhiễm  6. Chính sách phúc lợi của công ty không phù hợp  7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. A5.8: Thông thường thời gian làm việc của anh/chị như thế nào? Số giờ làm việc trong một ngày (không tăng ca): Số giờ làm việc trong một ngày(nếu tăng ca):. Số ngày làm việc trong tuần (không tăng ca):.. Số ngày làm việc trong tuần (nếu tăng ca):. A5.9: anh/ chị phải làm gì để đề phòng những lúc khó khăn về tài chính? (nhiều lựa chọn)  1. Tới đâu hay tới đó  4. Chơi hụi  2. Học cách thức chi tiêu hợp lý  5. Mua vàng  3. Sống kham khổ để tiết kiệm tiền  6. Gởi sổ tiêt kiệm  7. Ý kiến khác (ghi rõ): A5.10: Với điều kiện của mình, anh/chị có thể mượn được tối đa bao nhiêu tiền? . . . . . . . . . . . . . . .đồng. A5.11: Và từ những ai ? (có thể có nhiều ý)  1. Cha mẹ  2. Anh chị em ruột thịt  3. Họ hàng 183  4. Bạn bè  5. Đoàn thể xã hội chính trị  6. Hội đoàn, tổ chức tôn giáo  7. Công đoàn  8.Nguồn khác (ghi rõ) : . . . . . . . . . . . . A5.12: Khi anh/ chị gặp bất kỳ khó khăn gì ngoài sức của mình, với những nhóm vấn đề sau đây, ai sẽ là người anh chị chia sẻ hoặc nhờ giúp đỡ? STT Nguồn giúp đỡ Về nhà ở 1=Có 0=Không Về khám chữa bệnh 1=Có 0=Không Giáo dục/ đào tạo 1=Có 0=Không Hỗ trợ việc làm 1=Có 0=Không Hỗ trợ tâm lý 1=Có 0=Không Tài chính 1=Có 0=Không 1 Không nhờ ai (tự bản thân/gia đình giải quyết) 2 Người thân trong gia đình 3 Bạn bè (bạn cùng quê) 4 Bạn bè nói chung (nơi làm việc, nơi ở ..) 5 Chủ nhà trọ 6 Công đoàn trong công ty 7 Chủ doanh nghiệp 8 Đoàn thể chính trị xã hội (Đoàn TN, Hội TN, PN..) 9 Tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ ....) 10 Tổ chức tư nhân (trung tâm giới thiệu việc làm,...) 11 Nơi khác (ghi rõ):........... 184 A6: VĂN HÓA - GIẢI TRÍ A6.1: Mức độ anh/ chị tham gia các hoạt động sau vào những lúc rảnh rỗi ? A6.2. Vào các dịp lễ/ tết của dân tộc mình anh chị thường làm gì?  1. Về tham gia lễ hội ở quê  2. Tổ chức ăn uống tại nơi trọ  5. Không tổ chức do không có tiền  3. Đi chùa  6. Không tổ chức do bận công việc STT Hoạt động Mỗi ngày Tuần vài lần Tháng vài lần Năm vài lần Chưa bao giờ 1. Xem tivi, nghe radio 2. Lên internet 3. Nhậu với bạn bè 4. Uống café trò chuyện với bạn bè, người thân 5. Đi lễ chùa 6. Đọc sách báo 7. Đi thăm phố xá 8. Đi mua sắm 9. Tham gia các hoạt động do Hội đồng hương tổ chức 10. Học tập nâng cao kiến thức 11. Học tập nâng cao tay nghề 12. Hoạt động khác (xin ghi rõ..) 185  4. Tham gia lễ hội do địa phương nơi tạm trú tổ chức  8. Khác.. A6.3: Anh/chị có thường xuyên truy cập internet không?  1. Có số giờ/ngày:..  2. Không => chuyển sang A6.4: Anh/chị truy cập internet bằng phương tiện gì?  1. Máy vi tính bàn/xách tay của gia đình  3. Máy tính tại nơi làm việc  2. Máy tính điểm dịch vụ công cộng  4. Điện thoại thông minh A6.5: Anh/chị truy cập internet cho các mục đích gì sau đây? (nhiều lựa chọn)  1. Đọc báo, tin tức  5. Giải trí: nghe nhạc, xem phim  2. Tìm kiếm thông tin việc làm  6. Chơi game  3. Tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe  7. Làm quen, kết bạn  4. Tìm kiếm thông tin tri thức phổ thông  8. Trao đổi thông tin bạn bè, người thân  9. Khác. B1. Hỗ trợ việc làm Có được hỗ trợ 1: có 2: không Mức độ thường xuyên 1 = Rất không thường xuyên 2 = Hiếm khi 3= Thỉnh thoảng 4 = Thường xuyên 5 = Rất thường xuyên Mức độ hiệu quả 1 = rất không hiệu quả 2 = không hiệu quả 3 = Bình thường 4 = hiệu quả 5 = rất hiệu quả Người hỗ trợ chính 1 = Gia đình; 2 = thân tộc – đồng hương; 3 = đồng nghiệp 4 = cán bộ xã hội ; 5 = Chủ nhà trọ 1. Hỗ trợ tìm việc làm 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 2 Thông tin về việc làm 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 3. Hỗ trợ phương tiện làm việc 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 4. Hỗ trợ đào tạo nghề 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5. Kết nối nguồn lực hỗ trợ việc làm 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 186 B2. Hỗ trợ tâm lý Có được hỗ trợ 1: có 2: không Mức độ thường xuyên 1 = Rất không thường xuyên 2 = Hiếm khi 3= Thỉnh thoảng 4 = Thường xuyên 5 = Rất thường xuyên Mức độ hiệu quả 1 = rất không hiệu quả 2 = không hiệu quả 3 = Bình thường 4 = hiệu quả 5 = rất hiệu quả Người hỗ trợ chính 1 = Gia đình; 2 = thân tộc – đồng hương; 3 = đồng nghiệp 4 = cán bộ xã hội ; 5 = Chủ nhà trọ 1. Tâm sự khi buồn 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2. Cho lời khuyên 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3. Hỗ trợ ra quyết định 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4. Đồng cảm 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5. Tin tưởng 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 B3. Hỗ trợ thông tin Có được hỗ trợ 1: có 2: không Mức độ thường xuyên 1 = Rất không thường xuyên 2 = Hiếm khi 3= Thỉnh thoảng 4 = Thường xuyên 5 = Rất thường xuyên Mức độ hiệu quả 1 = rất không hiệu quả 2 = không hiệu quả 3 = Bình thường 4 = hiệu quả 5 = rất hiệu quả Người hỗ trợ chính 1 = Gia đình; 2 = thân tộc – đồng hương; 3 = đồng nghiệp 4 = cán bộ xã hội 5 = Chủ nhà trọ 1.Dịch vụ khám chữa bệnh 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2.Giáo dục 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3. Nhà trọ/nơi ở 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4.Chính sách được hưởng 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5. Pháp luật 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6. Vay vốn 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 187 B4. Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội Bảng 1 Có được hỗ trợ 1: có 2: không Mức độ thường xuyên 1 = Rất không thường xuyên 2 = Hiếm khi 3= Thỉnh thoảng 4 = Thường xuyên 5 = Rất thường xuyên Mức độ hiệu quả 1 = rất không hiệu quả 2 = không hiệu quả 3 = Bình thường 4 = hiệu quả 5 = rất hiệu quả Người hỗ trợ chính 1 = Gia đình; 2 = thân tộc – đồng hương; 3 = đồng nghiệp 4 = cán bộ xã hội ; 5 = Chủ nhà trọ 1. Kết nối tham gia hội đoàn thể ở nơi làm việc 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2. Kết nối tham gia hội đồng hương 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3. Kết nối tham gia đoàn thể nơi cư trú 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4. Kết nối tham gia tổ dân phố/xóm 1 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 B5. Anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của mình với các nhận định sau đây về các hoạt động hỗ trợ: Anh chị hãy cho biết mức độ đồng ý của anh/chị về các phát biểu sau đây bằng cách chọn ô thích hợp: Hoàn toàn không đồng ý: chọn ô số 1 Không đồng ý: chọn ô số 2 Trung lập: chọn ô số 3 Đồng ý chọn ô số 4 Rất đồng ý chọn ô số 5 H o à n to à n k h ô n g đ ồ n g ý K h ô n g đ ồ n g ý T ru n g lậ p Đ ồ n g ý R ấ t đ ồ n g ý 1 2 3 4 5 1. Tôi luôn được hỗ trợ việc làm 2. Tôi luôn được hỗ trợ tâm lý (chia sẻ, động viên, đồng cảm) 3.Tôi luôn được hỗ trợ thông tin (sức khỏe, pháp luật, chỗ ở, giáo 188 dục) 4. Tôi luôn được hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội (tham gia hội/nhóm, đồng hương) Đặc điểm người hỗ trợ Người hỗ trợ cần giao tiếp được bằng tiếng Khmer Người hỗ trợ cần hiểu biết về văn hóa Khmer Người hỗ trợ cần tôn trọng chúng tôi Người hỗ trợ cần hiểu được nhu cầu của chúng tôi 189 C. THÔNG TIN NHÂN KHẨU THÔNG TIN CÁ NHÂN D1.Tuổi. D3.Giới tính:  1. Nam  2. Nữ D4. Hôn nhân:  1. Chưa lập gia đình  2. Đã lập gia đình  3 ly hôn/ly thân  4. Góa D5: Anh/chị hãy cho biết trình độ học vấn cao nhất mà mình đạt được D6. Tính đến thời điểm hiện tại, anh chị đã nhập cư vào Bình Dương được bao nhiêu năm. D7. Lý do quan trọng nhất mà anh/ chị quyết định di cư vào Bình Dương?  1. Dễ tìm việc làm  4. Công việc ổn định  2. Việc làm có lương cao  5. Được ở với/ gần người thân  3. Chi phí sinh hoạt thấp  6. Lý do khác (ghi rõ)................................... D8: Anh/ chị di cư vào Bình Dương cùng ai? (có thể chọn nhiều ý)  1. Vợ/ chồng, con cái  4. Bạn bè cùng quê  2. Anh chị em ruột  5. Người môi giới lao động  3. Bà con họ hàng  6. Đi một mình  7. Ý kiến khác (ghi rõ) 190 MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH TÍNH 1 Khách thể nghiên cứu: Lao động Khmer nhập cư Câu 1: Hỏi những thông tin cá nhân của người trả lời? - Quê quán - Tình trạng hôn nhân - Học vấn - Tuổi - Số năm làm việc ở Bình Dương Câu 2: Tìm hiểu lý do vì sau lên Bình Dương làm việc? - Kinh tế - Đời sống tinh thần - Lý do khác (Cố gắng khai thác nhiều thông tin có liên quan) Câu 3: Những thay đổi trong cuộc sống từ khi lên Bình Dương? - Kinh tế: việc làm, thu nhập - Tiếp cận dịch vụ xã hội - Đời sống tinh thần: Vui chơi, giải trí, sinh hoạt tôn giáo Cố gắng hỏi cả những khía cạnh tiêu cực và tích cực. Có thể gợi ý người trả lời kể những câu chuyện có liên quan mà họ nhớ nhất từ khi lên Bình Dương. Câu 4: Những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống ở Bình Dương so với quê nhà? - Hỏi kỹ về kinh tế, sinh hoạt văn hóa, điều kiện sống, nuôi dạy con cái Câu 5: Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống thì anh (chị) thường làm như thế nào? Cố gắng hỏi kỹ về mạng lưới chính thức cũng như phi chính thức của người trà lời. Có thể nhờ họ kể những câu chuyện có liên quan. Câu 6: Anh (chị) có thể đánh giá như thế nào về những sự hỗ trợ đó 191 (hỏi từng hình thức hỗ trợ, người hỗ trợ) Câu 7: Hiện thời, anh (chị) đang có những nhu cầu gì? - Điều kiện sống - Việc làm - Tiếp cận dịch vụ phúc lợi: văn hóa, giáo dục, y tế, vay vốn, vui chơi, giải trí Câu 8: Những mong đợi về tương lai của anh (chị) Hỏi về những dự định trong tương lai và nhờ người trả lời giải thích những mong đợi mà họ lựa chọn. 192 MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU ĐỊNH TÍNH 1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý lao động Khmer nhập cư Câu 1: Hỏi những thông tin cá nhân của người trả lời? - Quê quán - Tình trạng hôn nhân - Học vấn - Tuổi - Số năm làm việc ở Bình Dương Câu 2: Hỏi về tình hình của công nhân trong công ty nơi anh (chị) làm quản lý? - Việc làm - Cách giao tiếp - Khả năng thích nghi Câu 3: Những điểm mạnh của lao động Khmer trong công việc? - Có thể gợi ý những điểm liên quan đến vốn con người: sức khỏe, tinh thần làm việc Câu 4: Những điểm yếu của lao động Khmer trong công việc? - Có thể gợi ý những điểm liên quan đến vốn con người: học vấn, ý thức làm việc Câu 5: Những cách thức khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh trong công việc của lao động Khmer mà anh (chị) đã tiến hành? - Có thể kể những câu chuyện thực tế có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ho_tro_sinh_ke_doi_voi_nguoi_lao_dong_khmer_nhap_cu.pdf
  • pdfTrichyeu_LeAnhVu.pdf
Tài liệu liên quan