BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
_______________________
TRẦN THỊ THANH HỒNG
HÌNH TƯỢNG ĐỒ VẬT
TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
-------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HỒNG
HÌNH TƯỢNG ĐỒ VẬT
TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH
Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình Điện ảnh - Tru
169 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Hình tượng đồ vật trong phim truyện điện ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền hình
Mã số chuyên ngành: 9 21 02 31
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN MẠNH LÂN
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Mạnh Lân và sự giúp đỡ của các nhà khoa học, những người hoạt động chuyên môn. Kết quả nghiên cứu của luận án là những đóng góp mới về học thuật, mang giá trị lý luận và thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các tư liệu sử dụng, trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc chính xác, rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Thanh Hồng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
LHPQT : Liên hoan phim Quốc tế
LHPVN : Liên hoan phim Việt Nam
NCS : Nghiên cứu sinh
NSND : Nghệ sĩ Nhân dân
NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
Tr : Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp, nó chứa đựng trong mình sáu loại hình nghệ thuật ra đời trước, nên tự nó đã chứa đựng rất nhiều về thủ pháp nghệ thuật, từ đó tạo nên một tác phẩm điện ảnh phong phú, ấn tượng, sống động, sâu sắc. Yếu tố khác biệt để tác phẩm điện ảnh khác một câu chuyện đời thường hiện thực chính là cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của các nhà làm phim khiến bộ phim trở nên hấp dẫn, xúc động, đánh thức các giác quan cảm thụ của người xem.
Một bộ phim thành công nghĩa là nó tạo nên những ấn tượng cảm xúc cho khán giả khiến họ lưu nhớ đến hình tượng nghệ thuật, trong đó có hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật được xuyên suốt qua nội dung, ý tưởng và cốt truyện và đồ vật thường gắn bó sâu sắc với nhân vật, có giá trị biểu tượng cao cho cả bộ phim hoặc ở một trường đoạn đặc biệt nào đó, có thể sắm vai là chi tiết nghệ thuật. Vì thế nhiệm vụ của người làm phim là phải nắm chắc các yếu tố xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật có thể là hình tượng con người hay một đồ vật hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Từ đây có thể khẳng định vai trò của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Điện ảnh là vô cùng quan trọng.
Nghệ thuật Điện ảnh là nghệ thuật chinh phục người xem và cảm nhận qua những giác quan, cụ thể là mắt xem hình ảnh và tai nghe âm thanh với những chi tiết rất linh hoạt có sức biểu cảm lớn. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một đôi lần lặng lẽ khóc, tức giận, gợi nhớ, sung sướng mỉm cười khi xem một chi tiết thú vị, một đồ vật đã được các nhà làm phim sắp xếp một cách có ý đồ trong phim nhằm tạo cảm giác hưng phấn tột bậc cho người xem. Có thể đó là một chiếc khăn thêu, một tấm gương vỡ, một cây cầu, một cây đàn, một con thuyền trong giây phút định mệnh. Tất cả những đồ vật được nhân cách hóa, ước lệ sẽ trở nên lung linh, có sức mạnh bổ trợ một cách đắc lực cho lời nói của nhân vật trong phim.
Tại sao lại cần phải xây dựng hình tượng đồ vật trong tác phẩm Điện ảnh? Bởi nó đóng góp rất nhiều vai trò rất lớn trong việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, đồng hành cùng nhân vật trong suốt chiều dài câu chuyện, đôi khi trở thành nhân vật, đồ vật còn có cả giá trị và ý nghĩa tạo sự hấp dẫn sâu sắc cho nhân vật. Nhận thức được vai trò quan trọng của đồ vật, đạo diễn phim sử dụng nó nhằm hỗ trợ sự tương tác giữa tác phẩm điện ảnh với khán giả, giúp họ giải mã thông điệp, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm đồng hành cùng nhân vật, mang tính ẩn dụ, biểu trưng rất lớn cho phim truyện. Trong cuốn sách “Ngôn từ - đồ vật - thế giới. Từ Pushkin đến Tolstoi Moskva (Nhà xuất bản Sovremennyi pisatel năm 1992) của tác giả Chudakov A.P, tác giả đã đưa ra nhận định như sau “Mọi nghệ sĩ đều nói bằng ngôn ngữ “đồ vật” của thời mình” [8, tr.47]. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của đồ vật trong xây dựng tác phẩm Điện ảnh.
Trong tiến trình phát triển của Điện ảnh thế giới có rất nhiều tác phẩm đã dùng hình tượng đồ vật để thể hiện cảm xúc, miêu tả tâm trạng, biến cố của nhân vật tạo thành những câu chuyện phim xuất sắc về nghệ thuật. Có thể tạm liệt kê ra đây những bộ phim kinh điển như: Duy nhất, Kẻ cắp xe đạp, Những cây cầu ở quận Madison, Người thứ 41, Số phận con người, Children of Heaven (Những đứa trẻ đến từ thiên đường), The Piano (Dương cầm), Con đầm Pích, Titanic đặc biệt là các bộ phim của đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu với đậm đặc các chi tiết đồ vật, biểu tượng đồ vật và hình tượng đồ vật như chi tiết cái bát sứ vỡ trong phim Đường về nhà, biểu tượng Đèn lồng đỏ trong phim Đèn lồng đỏ treo cao
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy, nghiên cứu hình tượng đồ vật trong tác phẩm điện ảnh rất quan trọng, nó không chỉ tạo điều kiện để người xem hiểu được hơn ý nghĩa của bộ phim, mà còn giúp cho những người làm phim tìm tòi, sáng tạo thêm ngôn ngữ nghệ thuật mới, biện pháp mĩ học đa dạng để truyền đạt tới khán giả thông điệp nghệ thuật của mình một cách tinh tế, có cơ sở để sáng tạo ra những hình tượng đồ vật trong phim.
Hình tượng đồ vật có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với phim truyện điện ảnh, song trong nhiều bộ phim của điên ảnh Việt Nam nó không mấy được chú trọng và đầu tư tìm hiểu. Hầu hết các bộ phim truyện Điện ảnh của Việt Nam các nhà làm phim thường mới chỉ chú ý đến việc xây dựng hình tượng nhân vật mà lãng quên hoặc bỏ qua việc xây dựng hình tượng đồ vật trong phim truyện điện ảnh. Vì thế nhiều tác phẩm chưa thực sự thu hút và hấp dẫn, sâu sắc với khán giả. Có một sự đáng tiếc là một số tác phẩm Điện ảnh của Việt Nam có ý tưởng lạ, chi tiết thú vị, đồ vật đồng hành cùng nhân vật có ý nghĩa nhưng việc khai thác triệt để để biến nó thành chi tiết nghệ thuật thì chưa thực sự được lưu tâm để giải quyết đến tận cùng vấn đề. Yếu tố lý kịch trong nhiều bộ phim Điện ảnh của Việt Nam chưa được chú trọng khai thác triệt để đến tận cùng cái lý của kịch tính của vấn đề, nên kết thúc truyện phim thường chưa thực sự sâu sắc và thỏa đáng. Đôi khi đồ vật trong các bộ phim của Việt Nam thường không được nâng tầm lên mà mới chỉ dừng lại mang tính minh họa như một đạo cụ có giá trị thông tin, chứ chưa được khắc họa để trở thành hình tượng đồ vật trong tác phẩm.
Thực trạng này thôi thúc tác giả luận án chọn đề tài nghiên cứu hình tượng đồ vật trong phim truyện ngõ hầu đóng góp ít nhiều cho việc nâng cao chất lượng nghệ thuật cho phim truyện Việt Nam và đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn đồ vật trong phim truyện điện ảnh làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
1/ Nghiên cứu hình tượng đồ vật trong Phim truyện Điện ảnh nhằm mục đích thấy rõ vị trí, vai trò, chức năng, giá trị và ý nghĩa của nó trong “cơ chế hoạt động” của các thành phần cấu thành nên tác phẩm điện ảnh: cốt truyện, kết cấu, hoàn cảnh nhân vật, tính cách nhân vật, xung đột kịch tính, không - thời gian để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật.
2/ Nghiên cứu sự biến đổi của đồ vật từ vai trò là chi tiết đến chi tiết nghệ thuật và hình thành hình tượng đồ vật. Một vài thủ pháp nghệ thuật điện ảnh tạo sự biến đổi về chất này.
3/ Nghiên cứu vai trò của lý kịch trong tác phẩm Điện ảnh Phim truyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát các vấn đề lý luận về hình tượng đồ vật trong điện ảnh và các vấn đề lý luận có liên quan khác.
Khảo sát một số bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới xử lý thành công hình tượng đồ vật rõ nét, gây cảm xúc đặc biệt đối với người xem để chứng minh sự tồn tại của khái niệm hình tượng đồ vật trong mối tương quan với các yếu tố cấu thành tạo nên hình tượng nhân vật, cũng như làm rõ vai trò của nó trong thực tế sáng tác điện ảnh.
Tìm hiểu và nghiên cứu việc xây dựng hình tượng đồ vật trong Điện ảnh Việt Nam và rút ra những kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng đồ vật thông qua các dạng thức thể hiện, vai trò và ý nghĩa của nó trong tác phẩm Điện ảnh.
Hình tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh, xem xét nó trong tương tác với các thành phần của tác phẩm điện ảnh, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu không - thời gian.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Điện ảnh thế giới đã trải qua 125 năm tồn tại và phát triển. Tuy nhiên không phải tác phẩm Điện ảnh nào cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng đồ vật và gây tiếng vang đối với khán giả thế giới mà chỉ có một số tác phẩm kinh điển thực sự hoàn thiện về việc xây dựng hình tượng đồ vật. Vì vậy Người viết sẽ khảo cứu và phân tích một số Phim truyện Điện ảnh tiêu biểu của nước ngoài và của Việt Nam, trong đó hình tượng đồ vật đặc biệt nổi trội, mang tính nghệ thuật và triết lý nhân sinh cao, góp phần làm nên thành công của tác phẩm điện ảnh.
Ngoài ra để so sánh, đối chiếu, người viết sẽ chọn một số tác phẩm của mảng phim truyện Điện ảnh của Việt Nam, trong đó đồ vật chỉ đóng vai trò đạo cụ, chi tiết thuần túy, để thấy được sự nghèo nàn về phương diện nghệ thuật, cũng như tính minh họa đơn thuần, khiến bộ phim không thể hấp dẫn người xem và vì thế không có được đời sống lâu dài.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ đi sâu vào trả lời các câu hỏi sau:
Đặc điểm của hình tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh bao gồm những yếu tố nào?
Chức năng,vai trò,vị trí, hiệu quả của hình tượng đồ vật được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh?
Việc xây dựng hình tượng đồ vật được nhìn nhận như thế nào trong thực tiễn sáng tác của Phim truyện Điện ảnh Việt Nam?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về việc sử dụng hình tượng đồ vật trong thực tiễn viết kịch bản phim truyện, xây dựng các giả định (dự đoán) nếu đặt hình tượng đồ vật một cách hợp lý trong cốt truyện phim và mối quan hệ với nhân vật sẽ là cơ sở để có bộ phim hay, hấp dẫn.
Chứng minh tính chân thực thuyết phục của giả định này bằng các bằng chứng của sự thành công khi vận dụng một cách nhuần nhuyễn việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm phim truyện (có dẫn chứng cụ thể bằng các bộ phim kinh điển), chứng minh sự không thành công của một tác phẩm phim truyện khi không sử dụng, hoặc yếu kém trong việc thể hiện hình tượng đồ vật trong phim (dẫn chứng tác phẩm cụ thể).
Ngoài ra khi triển khai đề tài sẽ cần vận dụng đến phương pháp tiếp cận liên ngành (văn học, văn hóa học, mỹ học, tâm lý học) để phân tích thấu đáo triệt để nội dung mà đề tài đưa ra.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu.
Nghiên cứu và luận án sử dụng các lý thuyết và lý luận:
- Các Lý thuyết về nhân vật, đạo cụ trong điện ảnh, Kịch học điện ảnh, Trần thuật điện ảnh, v.v
- Lý thuyết hình tượng, liên quan tới nó là thuyết biểu tượng, tượng trưng của Platon trong nghiên cứu nghệ thuật. Ứng dụng các lý thuyết đó vào phân tích biểu tượng đồ vật trong nghệ thuật nói chung và trong điện ảnh nói riêng.
-- Thi pháp học (thi pháp lí luận). Thi pháp học điện ảnh.
- Các lí thuyết trên là cơ sở để tác giả luận án lựa chọn cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và phân tích tác phẩm mà hình tượng đóng vai trò quan trọng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các Phương pháp nghiên cứu điện ảnh học, Trần thuật học điện ảnh trong phân tích các phẩm điện ảnh
- Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu điện ảnh, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, văn hóa học...
- Các phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa, mĩ học, xã hội học.
- Phương pháp so sánh và so sánh loại hình nghệ thuật.
- Các thao tác nghiên cứu sau được sử dụng trong nghiên cứu và viết luận án: Các thao tác nghiên cứu phim, phân tích tác phẩm điện ảnh. Qua lựa chọn và khảo sát các bộ phim của Việt Nam và thế giới, nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, tổng hợp và rút ra các luận điểm về những thành công, cũng như tồn tại trong xây dựng hình tượng đồ vật của các tác phẩm này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu vấn đề hình tượng đồ vật và mối quan hệ của nó với các thành phần khác của tác phẩm điện ảnh, trên thực tế, là nghiên cứu thi pháp tác phẩm. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu này đòi hỏi hướng tiếp cận thi pháp học. Với lối tiếp cận này, nếu luận án thành công, nó sẽ có đóng góp nhất định trong việc xác định và bổ sung thi pháp học điện ảnh, một vấn đề chưa được xác lập chắc chắn trong lý luận điện ảnh ở Việt Nam. Đây chính là ý nghĩa khoa học cấp thiết của đề tài.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nhìn nhận đánh giá các vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án một cách khoa học, bằng kiến thức lý luận, sẽ giúp người viết có cái nhìn mới, toàn diện hơn những vấn đề bếp núc trong kỹ năng xây dựng kịch bản và thực trạng sự phát triển, những điểm còn hạn chế của công tác viết kịch bản trong Phim truyện Điện Ảnh Việt Nam hơn 60 năm qua. Đề tài được triển khai sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu dụng cho những nhà biên kịch nhằm cho ra những kịch bản hay, và góp phần định hướng cho các nhà làm phim để họ sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật. Đồng thời, hi vọng luận án sau khi được bảo vệ thành công sẽ đóng góp cho công tác đào tạo của Điện ảnh Việt Nam, giúp cho sinh viên chuyên ngành biên kịch, đạo diễn, quay phim có cái nhìn tổng quan và định hướng nghề nghiệp trong quá trình học nghề, làm nghề của mình.
Bằng cách tiếp cận đề tài theo một hướng mới của người đã và đang trực tiếp làm nghề viết kịch bản, người viết hy vọng sẽ tìm ra được hướng mới để lý giải vấn đề mà đề tài đặt ra nhằm phục vụ cho công tác viết kịch bản và làm phim ở Việt Nam.
* Khái quát về tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về hình tượng đồ vật là việc làm khá hữu dụng cho Phim truyện Điện ảnh. Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh thì vấn đề này hiện vẫn còn là một khoảng trống trong các công trình nghiên cứu lý luận của Điện ảnh. Mục đích của việc làm tài liệu tổng quan là giúp người nghiên cứu thấy được bức tranh toàn cảnh về việc nghiên cứu hình tượng nghệ thuật nói chung, hình tượng đồ vật trong Phim truyện Điện ảnh nói riêng. Qua việc khái quát về những tài liệu tổng quan này, hy vọng nghiên cứu sinh sẽ tìm được chỗ khuyết trong bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật và hình tượng đồ vật trong các tác phẩm Điện ảnh, để có thể đặt một miếng ghép vào chỗ khuyết đó.
Sau quá trình nghiên cứu tư liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy: Khi nghiên cứu về vấn đề đồ vật và vai trò của đồ vật trong tác phẩm Phim truyện Điện ảnh, ở một số công trình các nhà nghiên cứu, học giả có đề cập đến ở những cấp độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đó đã góp phần mang đến những nhận thức nhất định cho độc giả, đồng thời tạo nên được một bức tranh đa diện về nghiên cứu nghệ thuật xây dựng đồ vật trong tác phẩm Điện ảnh. Qua quá trình làm tư liệu, trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu sinh chia các tài liệu thu thập được thành 3 nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm tài liệu liên quan đến khái niệm, thuật ngữ của vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm tài liệu nghiên cứu về văn học nghệ thuật có đề cập đến hình tượng nhân vật và hình tượng đồ vật
- Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật biên kịch, nghệ thuật đạo diễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm tài liệu liên quan đến khái niệm, thuật ngữ của vấn đề nghiên cứu.
Khi xây dựng một tác phẩm nghệ thuật ngoài các yếu tố về nhân vật, câu chuyện, cảm xúc đưa đến cho khán giả thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm đó là Hình tượng nghệ thuật của tác phẩm đó. Nó bao gồm hình tượng nhân vật và hình tượng đồ vật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống, được nghệ sĩ tái hiện bằng trí tưởng tượng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía thưởng ngoạn, tưởng tượng; qua đó thấy được tư tưởng tình cảm và thái độ của tác giả [24, tr.147].
Đây là định nghĩa khá thấu đáo và rõ nét về khái niệm hình tượng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật, giúp người đọc có thể hình dung về những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật được tác giả N.A. Gulaiep lý giải trong cuốn Lý luận văn học của Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội năm 1982, có nhận định:
Kết quả của nhận thức, những tư tưởng và tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động sáng tạo của nhà văn, được nhà văn phản ánh dưới một hình thức đặc thù, đó là các hình tượng nghệ thuật, bao hàm trong chúng cả các nguyên lý khách quan và chủ quan. Hình tượng nghệ thuật không phải là bức ảnh chụp hiện thực, mà là sự tái hiện nó một cách sáng tạo. Nó nhất định phải bao hàm nhân tố chủ quan, đó là thái độ của tác giả đối với điều được mô tả [57, tr.114].
Tác phẩm nghệ thuật là đơn vị tồn tại của nghệ thuật, trong đó hình tượng nghệ thuật được coi như là "Tế bào"của tác phẩm. Không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
Khái niệm hình tượng nghệ thuật, nói lên phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào nếu được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật; thông thường và quan trọng nhất là "hình tượng nhân vật".
Khái niệm nhân vật cũng được đề cập khá rõ nét trong các cuốn sách.Với cuốn từ điển Tiếng Việt do các tác giả GS. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh có định nghĩa một cách tổng quan nhất về nhân vật trong cuộc sống, nhân vật trong kịch, giúp độc giả có thể hiểu một cách sơ đẳng, đơn giản nhất về nhân vật trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật.
Ở cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, các tác giả đã phân tách các khái niệm cụ thể về nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, phản diện, nhân vật trung tâm trong tác phẩm để phân loại một cách rõ rệt cho người đọc hiểu rõ về các loại nhân vật, những đặc trưng, đặc tính của các nhân vật trong tác phẩm văn học.
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc xây dựng nhân vật luôn được xem trọng và cần sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đặc biệt với nghệ thuật điện ảnh, nhân vật lại cần có sức cộng hưởng lớn với những yếu tố khác trong phim và có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào tâm huyết, sự cẩn trọng cùng khả năng sáng tạo của những người tạo ra nó (biên kịch, đạo diễn, diễn viên).
Người ta thường cho rằng nhân vật điện ảnh là con người được phản ánh trong tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên cũng có nhiều tác phẩm mà nhân vật lại không là con người. Có thể chỉ ra những ví dụ: phim Lion King nhân vật trung tâm là con sư tử con; Tom and Jerry 2 nhân vật ngộ nghĩnh là con mèo Tom và chuột Jerry. Cũng có những bộ phim mà nhân vật được xây dựng lại là cây cỏ hay đồ vật, Toy story là tác phẩm điện ảnh như thế Vì vậy, có thể quan niệm rằng nhân vật là đối tượng được phản ánh trong văn học nghệ thuật với tính cách, đời sống tâm lý, số phận nhất định và có thể là con người, con vật hay đồ vật, cây cỏ đã được nhân cách hóa (gọi chung là nhân xưng).
Khi đề cập đến khái niệm đồ vật trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật, các tác giả cũng đã đưa ra những định nghĩa về đồ vật. Với cuốn Từ điển Tiếng Việt, các tác giả nhìn nhận về giá trị thực của đồ vật trong cuộc sống và giá trị của đồ vật khi đặt vào tác phẩm.
Trong bài viết phân tích về đồ vật là nhân vật của tác phẩm, tác giả Phạm Thị Phương đã có những nhìn nhận thấu đáo về vai trò nhân vật trong văn học và chức năng đặc biệt của nó trong tác phẩm văn học. Ở bài viết này tác giả cũng rất tạo bạo khi nhận định: “Có một “Chủ nghĩa đồ vật” trong văn học hiện đại. Tác giả có nhận định “Phép ẩn dụ đồ vật - người là một trong những biểu hiện bi kịch nhất của con người được thể hiện trong văn học thế kỷ XX, trước hết và rõ nhất là khuynh hướng văn học phi lý và Tiểu thuyết Mới” [114].
Tác giả đã có những đánh giá nhận định về khái niệm đồ vật và sự đồng hành của nó với nhân vật, bởi trong các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới nói chung và các tác phẩm văn học Việt Nam nói riêng rất nhiều các đồ vật xuyên suốt trong các tác phẩm, song hành cùng nhân vật và làm nổi bật tính cách, cốt truyện của tác phẩm văn học đó. Có thể kể ra đây một số ví dụ về đồ vật đồng hành cùng nhân vật. Đó là hình ảnh từ chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện của Lỗ Tấn. Không phải ngẫu nhiên mà trong thế giới nhân vật bao la của mình, đại văn hào Balzac chia làm ba loại: Đàn ông, đàn bà và những đồ vật xung quanh họ. Đồ vật chính là sợi dây kết nối gắn bó với các hình tượng con người, chúng không phải là sự sao chép vô hồn từ hiện thực cuộc sống mà là một sự sáng tạo có dụng ý nghệ thuật.
Trong một tác phẩm Điện ảnh trong quá trình tạo dựng bối cảnh cho nhân vật diễn xuất thì đạo cụ là thứ không thể thiếu được trong bất kỳ một bộ phim nào. Đạo cụ là tất cả những đồ vật hàng ngày gần gũi với con người. Khi đồ vật được sắp đặt để minh họa cho nhân vật thì được gọi lại đạo cụ, nó chỉ mang giá trị trưng bày,giá trị thông tin gửi đến khán giả.Khi đồ vật trở thành hình tượng đồ vật nếu nó có giá trị tượng trưng ẩn dụ, là nguyên nhân của kịch tính, đóng vai trò thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong các cuốn sách, các công trình về thiết kế mỹ thuật, có nhiều tác giả viết rất kỹ về vai trò của đồ vật, đạo cụ trong phim truyện Điện ảnh.
Trong cuốn sách The Art of Illusion: Production Design for Film and Television (Nghệ thuật của ảo giác: Thiết kế cho phim điện ảnh và truyền hình) của tác giả: Terry Ackland-Snow NXB: Crowood Press, Mỹ. Họa sỹ thiết kế Terry Ackland-Snow chia sẻ niềm đam mê và kiến thức về thiết kế mỹ thuật cho phim từ hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành, ông sử dụng các dẫn chứng thực tế từ các bộ phim mang tính biểu tượng như Người dơi, James Bond... Với hơn 100 bản phác thảo gốc, bảng phân cảnh và chi tiết đạo cụ hiếm có, cuốn sách này thể hiện các kỹ năng, kỹ thuật thiết kế mỹ thuật cho phim với độ phức tạp cao và hiệu quả tuyệt đẹp.
Trong cuốn Hướng dẫn làm phim: Thiết kế mỹ thuật (The Filmmaker's Guide: Production Design), tác giả Vincent LoBrutto, NXB Allworth, New York 2002. Tác giả đã giới thiệu và giải thích khá rõ nét trong chương 5: Bộ phận nghệ thuật (Art Department), vai trò của đạo cụ trong trang trí bối cảnh và không gian nhân vật, giúp các nhà làm phim hiểu rõ và áp dụng đạo cụ một cách hợp lý, tạo hiệu quả nghệ thuật cho bối cảnh và nhân vật của phim.
Cuốn Đạo cụ trong phim và hiệu quả đặc biệt (Movie Props and Special Effects), tác giả Anastasia Suen, NXB Rourke Educational Media, Mỹ 2019, đề cập đến tác dụng của đạo cụ giữ vai trò quan trọng trong bất kỳ bộ phim nào, với những bộ phim viễn tưởng thì vai trò của nó còn quan trọng hơn nữa. Với những gì người xem chưa được hoặc chưa từng thấy thì óc tưởng tượng của những người làm phim đóng vai trò then chốt trong việc thuyết phục khán giả.
- Nhóm tài liệu nghiên cứu về văn học nghệ thuật có đề cập đến hình tượng nhân vật và hình tượng đồ vật.
Trong nhóm tài liệu này, chúng tôi chia thành hai phần: phần tài liệu về hình tượng nhân vật và phần tài liệu về hình tượng đồ vật trong văn học nghệ thuật.
Hình tượng nhân vật trong văn học nghệ thuật: Trong phần tài liệu về hình tượng nhân vật trong văn học nghệ thuật có khá nhiều cuốn sách, công trình đề cập rất cụ thể, tỉ mỉ và có những nghiên cứu chuyên sâu về hình tượng nhân vật trong các tác phẩm.
Cuốn sách Dẫn luận thi pháp học văn học của tác giả Trần Đình Sử là một công trình nghiên cứu lý luận khá công phu và sâu sắc. Tác giả đã lý giải rất thấu đáo các khái niệm về thi pháp học từ truyền thống đến hiện đại, đối tượng, phạm trù và phương pháp nghiên cứu thi pháp. Cuốn sách cũng phân tích những quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong văn học nghệ thuật, hình tượng tác giả của các nhà văn tiêu biểu Việt Nam từ đó tác giả đi sâu vào phân tích tính cấu trúc của thể loại, ngôn từ nghệ thuật trong văn học nghệ thuật.Cuốn sách thực sự là cái nhìn tổng quan về thi pháp văn học, mối quan hệ của các thành phần sáng tạo nên một tác phẩm văn học.
Lý luận văn học là một trong những công trình lý luận văn học căn bản, do hai học giả nổi tiếng người Mỹ, René Wellek và Austin Warren viết, sẽ mang đến nhiều kiến thức cho nền lý luận của Việt Nam, đặc biệt có tác động rất lớn đến văn học đương đại. Nội dung cuốn sách có ba phần. Phần 1 trình bày các định nghĩa và các sự phân định. Ở phần II của công trình, Wellek mô tả giai đoạn phân tích văn học sơ bộ. Ông nhấn mạnh đến các thao tác và nền tảng cần thiết của của bất kì một công trình nghiên cứu văn học nào, Phần III của cuốn sách Lý luận văn học nêu các phương pháp nghiên cứu văn học từ bên ngoài. Phần IV - một phần quan trọng đặc biệt của cuốn sách, tập trung vào các bình diện nội tại của văn học. Wellek cho rằng, nhà nghiên cứu cần giải thích và phân tích tác phẩm văn học chứ không phải “nghiên cứu các điều kiện sáng tác tác phẩm”.
Ở chương XV, Warren phân tích 4 thuật ngữ quan trọng (hình ảnh, ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại) và khẳng định:
“Ngành nghiên cứu văn học cũ nghiên cứu hình ảnh, ẩn dụ, biểu tượng và huyền thoại chỉ từ bề ngoài từ phía của mình - chúng ta cho rằng trong ẩn dụ và trong huyền thoại nhiệm vụ và chức năng của văn học mới được bộc lộ. Phạm vi hoạt động của con người bao gồm cả tư duy ẩn dụ và tư duy huyền thoại” [71, tr.239].
Cuốn sách Lý luận Kịch của PGS.Tất Thắng - Nhà xuất bản Sân khấu năm 2009 là một giáo trình khá hữu dụng của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội dành cho các sinh viên, giảng viên chuyên ngành Nghệ thuật Sân khấu nói riêng và sinh viên, giảng viên khoa Điện ảnh và các khoa chuyên môn khác trong nhà trường bởi cuốn sách là tập hợp những kiến thức về kịch, các thể loại kịch, tính hành động của kịch, xung đột kịch trong các tác phẩm Sân khấu.Trong cuốn sách này tác giả đã có những phân tích, những định nghĩa khá đầy đủ về nghệ thuật và lý luận kịch sân khấu, các khái niệm về nhân vật, thể loại văn học, kịch.
Ngoài các công trình nghiên cứu tiến trình lịch sử phát triển kịch nói Việt Nam, chúng tôi cũng được tiệm cận với các công trình có tính chuyên sâu về một số vấn đề của kịch nói như: Nhân vật trung tâm của kịch nói Việt Nam (1920-2000) của Hà Diệp, Về hình tượng con người mới trong kịch của Tất Thắng, Hình tượng người phụ nữ mới trong kịch nói từ 1945 của Hà Diệp, Hình tượng người cộng sản trên sân khấu - Kỷ yếu của Viện Sân khấu, Nhân vật nữ trong kịch Nguyễn Đình Thi - công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện của Phạm Thị Hà Ở các công trình này, các tác giả đều đi sâu phân tích hình tượng những con người được kịch nói lựa chọn làm nhân vật trung tâm. Đó là đều là những nhân vật mang tính điển hình, khái quát. Đặc biệt, các tác giả đều cho thấy, những hình tượng đó là những hình tượng động, biến đổi qua thời gian với những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Từ cái nhìn về các hình tượng, các tác giả cũng đã có những phân tích về nghệ thuật viết kịch, nghệ thuật xây dựng nhân vật của một số tác giả tiêu biểu.
Hình tượng đồ vật trong văn học nghệ thuật.
Đồ vật thường được sử dụng trong văn học nghệ thuật là sự đồng hành cùng nhân vật, có thể kể ra đây một số tác phẩm văn học nghệ thuật của Việt Nam và nước ngoài sử dụng hình tượng đồ vật một cách có chủ đích và tạo hiệu quả rất đặc biệt đối với tác phẩm đó.
Trong Phim truyện Điện ảnh Việt Nam và các loại hình văn học nghệ thuật thì bóng dáng hình tượng đồ vật ít được xây dựng trong các tác phẩm. Tuy nhiên có một thực tế rằng trong chương trình đào tạo giáo dục Phổ thông trung học, đề thi chọn học sinh giỏi văn toàn quốc năm học 2012 -2013 các thầy cô giáo, các chuyên gia văn học đã có đề cập đến vấn đề hình tượng đồ vật trong tác phẩm văn học. Cụ thể đề thi đó như sau:
“Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: Một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc- Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân); một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo) Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận của con người” [117].
Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Và thực sự bất ngờ khi một em học sinh trong cuộc thi đó đã phân tích về hình tượng bức thư pháp và cây đàn ghi ta rất sâu sắc và nhiều cảm xúc với những luận điểm, dẫn chứng, chứng minh bằng lời văn thấu đáo và hàm xúc.
Một bức thư pháp đẹp và quý trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Bức thư pháp ấy là kết tinh của bao tình cảm, là cả một quá trình hiểu lầm để tiến tới con đường đồng điệu của người tử tù và viên quản ngục. Hai con người là hai kẻ đối địch của hai trận tuyến xã hội nhưng lại tri âm tri kỉ ở bình diện nghệ thuật. Chính nghệ thuật đã kết liền tất cả, xóa tan mọi hận thù để bung nở thành tình bạn tri kỉ. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là chữ, những nét chữ thư pháp vuông vắn thanh tao. Chữ quý không chỉ vì nó được viết rất nhanh; rất đẹp mà nó còn thể hiện khát vọng tung hoành của cả một đời người. Nó là khí phách của Huấn Cao, người anh hùng “chọc trời khuấy nước” dám đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét [117]
Cùng với hình tượng bức thư pháp trong trang văn Nguyễn Tuân, hình ảnh cây đàn ghi ta cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong trang thơ Thanh Thảo. Nó là minh chứng cho tài năng và sự tìm tòi của nhà thơ. “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” (Lor-ca). Cây đàn ghi ta của Lor-ca vẫn mãi in hằn trong tâm trí của chúng ta như một huyền thoại gắn bó với cuộc đời người nghệ sĩ tài ba. Thanh Thảo - một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đi qua chiến tranh, về với hòa bình, Thanh Thảo có sự tìm tòi đổi mới về hình thức biểu đạt của thơ ca.
Mang hình thức tượng trư...một công thức toán học không thể thiếu được khi giải một bài toán. Tương tự đối với Điện ảnh nếu không có tính biểu tượng sẽ rất khó tạo nên được hình tượng nghệ thuật sắc nét sâu sắc trong tác phẩm đó.
Trong văn học nghệ thuật sự gắn bó giữa hình tượng và biểu tượng còn có sự bổ trợ rất lớn của các yếu tố tượng trưng ẩn dụ. Bằng những biện pháp tu từ như tượng trưng ẩn dụ, các tác giả tạo nên những hình tượng nghệ thuật một cách tinh tế nhất thông qua phép ẩn dụ, tượng trưng.
“Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo” [24, tr.11]. Ẩn dụ được thể hiện một cách rõ nét nhất thông qua văn học dân gian với các câu ca dao xưa quen thuộc. Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Rõ ràng ở đây hình ảnh thuyền và bến đã trở thành một ẩn dụ với hàm nghĩa tinh tế kín đáo, thể hiện nỗi nhớ mong khắc khoải của đôi lứa yêu nhau được nhân cách hóa, được ẩn dụ tượng trưng bằng hình ảnh khăng khít không thể tách rời của thuyền và bến. Thuyền và bến chỉ người con trai, con gái, người đi, người đợi. Những ẩn dụ làm cho cái được nói tới có thêm ý nghĩa bổ sung, nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc. Thuyền là yếu tố vô định ở dạng động, có thể ghé bến khác ở dạng tĩnh, bến thì không di dịch. Trong ẩn dụ văn học, sự chuyển nghĩa không chỉ xảy ra trong từ mà còn trong câu, trong hình tượng, trong quan hệ, như ở câu ca dao trên.
“Ẩn dụ là cơ sở của cấu trúc hình tượng. Trong nghệ thuật nó mang lại sự sắc bén và sáng rõ cho ý tưởng, nó làm mới lại đối tượng, tạo ra hình tượng cụ thể, cảm tính, sắc nét, biểu hiện được những xúc cảm sống động nhưng trong tiềm ẩn,làm tăng ấn tượng” [3, tr. 31].
Biểu tượng, ẩn dụ, tượng trưng đều là những thành phần không thể tách rời tư duy của con người, là cơ sở nhận thức con người. Với người đọc, người xem chúng đều xuất phát từ một thực tế trong đời sống con người khi người ta mắt nhìn thấy cái này nhưng đầu óc lại hiểu một hàm nghĩa khác. Chính vì những đặc điểm rất đặc trưng này mà các tác giả vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi xây dựng tác phẩm văn chương, tác phẩm kịch, tác phẩm Phim truyện Điện ảnh. Các đạo diễn tài ba trên thế giới như Kim KiDuk, Trương Nghệ Mưu, Bong Joon Ho.Họ đều đã khá thành công trong việc xây dựng các yếu tố ẩn dụ trong các tác phẩm Điện ảnh của mình.
Nghệ thuật được hiểu là một cách thức mô phỏng lại cuộc sống. Song, dù phản chiếu cuộc sống chân thực đến đâu nghệ thuật cũng không thể mất đi yếu tố sáng tạo, tưởng tượng trong mỗi tác phẩm mà tất cả những yếu tố ấy gọi chung là tính ước lệ của hình tượng. Hình tượng đồ vật mang tính ước lệ: Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy ước. Không có tính ước lệ, nghệ thuật sẽ chỉ là một bản sao đơn điệu của cuộc sống, sẽ chỉ là cái khuôn đúc khô cứng không có hơi thở của sự sống. Nghệ thuật tái hiện cuôc sống một cách có chọn lọc, có sáng tạo bằng hoạt động hư cấu thông qua trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Kết quả của quá trình đó là những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Người nghệ sĩ thực sự tài năng là người có thể mang cả cái hơi thở phập phồng của sự sống vạn vật vào trong tác phẩm của mình.
Cuộc sống hiện thực luôn vận động và phát triển không ngừng về thời gian và không gian. Nhiệm vụ của nghệ thuật là phải khái quát được cả chiều rộng và chiều sâu mà vẫn không phá vỡ tính hoàn chỉnh, toàn vẹn của tổng thể tác phẩm. Bởi vậy, sự xuất hiện của tính ước lệ như một lối thoát cho người nghệ sĩ. Bằng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, người nghệ sĩ có thể thả sức sáng tạo. Song, tính ước lệ không đồng nghĩa với việc xa rời thực tế, càng không hề đồng nghĩa với việc xuyên tạc sự thực, chân lý. Ngược lại, nhờ tính ước lệ mà nghệ thuật có thể phản ánh chân thực cuộc sống, nhờ tính ước lệ mà bản chất cuộc sống được thể hiện một cách đầy đủ về cả chiều rộng và chiều sâu với đặc điểm cô gọn.
Xuất hiện khá nhiều và trở thành nét điển hình không thể thiếu, tính ước lệ của hình tượng nghệ thuật trở thành một đặc điểm nổi bật trong văn học cổ Việt Nam. Người xưa thường dùng hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt, cây, cỏ, để diễn tả ngoại hình, dáng vẻ, cốt cách, phẩm giá của con người. Hình ảnh cây thông (cây tùng) bốn mùa có tán lá xanh tươi, quanh năm đứng vững chãi trên dốc núi cheo leo bất chấp bão bùng sương tuyết là hiện thân cho nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh phi thường, khí phách hiên ngang của con người không bị chi phối trước uy quyền, danh lợi. Hay hình ảnh những bông hoa mỏng manh, yếu đuối nhưng thơm ngát, tinh khôi thường để miêu tả người phụ nữ đẹp. Đó là những sáng tạo nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao.
Tính ước lệ của hình tượng cho phép nghệ thuật tái hiện chân thực mà không lặp lại hay sao chép cuộc sống, làm cho hình tượng trở nên sinh động, hấp dẫn, vừa thực lại vừa hư, vừa ẩn lại vừa hiện, khiến ta không thể đồng nhất nó với bản thân cuộc sống. Nhờ tính ước lệ mà hình tượng nghệ thuật mang tính hàm súc cao, nó có thể truyền đạt được những nội dung cuộc sống phong phú trong một bức tranh, một pho tượng, một vở kịch, một bản nhạc, một bộ phim, hay chỉ trong một câu truyện ngắn.
Muốn tạo nên một tác phẩm Điện ảnh có hình tượng nghệ thuật sâu sắc độc đáo, truyền cảm xúc tới người xem thì không thể xem nhẹ các yếu tố về tính biểu tượng, tượng trưng, ước lệ, ẩn dụ bởi nó là chìa khóa để mở cánh cửa cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm với những đặc tính rất đặc biệt, nó tác động đến tất cả các yếu tố, các thành phần của bộ phim truyện nhằm tạo nên một tác phẩm có ý nghĩa đối với khán giả.
1.2. Hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật, không gian - thời gian trong tác phẩm Phim truyện Điện ảnh
1.2.1. Hình tượng nhân vật
Đối với bất kỳ nhà biên kịch, nhà đạo diễn nào khi bắt tay vào xây dựng một kịch bản Điện ảnh, một bộ phim thì các yếu tố về đề tài, ý tưởng, cốt truyện,tư tưởng, tính kịch, không gian, thời gian, hình tượng nhân vật, đồ vật trong tác phẩm và mối quan hệ tương tác hữu cơ chặt chẽ với nhau của chúng là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên tác phẩm Điện ảnh.
Nhà biên kịch thường dành khá nhiều thời gian để thâm nhập thực tế, ghi nhật ký sáng tác, quan sát chiêm nghiệm những câu chuyện có thực trong hiện thực cuộc sống bề bộn, từ đó hình thành nên ý tưởng để xây dựng cốt truyện, tạo dựng nhân vật, xây dựng tác phẩm Phim truyện Điện ảnh có sức khái quát cao, mang tính xã hội, đó cũng chính là thông điệp để gửi đến khán giả khi xem phim.
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo nên cốt truyện của bộ phim. Khi nhà biên kịch bắt đầu ngẫm nghĩ để viết một kịch bản để làm phim tức là bao hàm họ muốn nói một điều gì đó, một phương cách nào đó với khán giả, thì cùng một lúc hai khái niệm cốt truyện, tư tưởng, nhân vật của bộ phim sẽ luôn luôn song hành trong suy tưởng của họ: Nhân vật này hoặc nhân vật kia hành động như vậy để làm gì, có đáp ứng được chủ đề tư tưởng của bạn hay không? Tìm những tình huống nào để thử thách nhân vật, thông qua đó làm bộc lộ tư tưởng của kịch bản là gì?
Để xây dựng thành công một nhân vật trong tác phẩm phim truyện Điện ảnh là một công việc vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của tác phẩm đó. “Trong cuốn Screenplay (Nxb MJF Books, New York, Bản in các năm 1979, 1982, 1994 của tác giả Syd Field), tác giả đã chỉ ra những yếu tố làm nên một nhân vật như sau: “Nhân vật phải có quan điểm sống, nhân vật phải có thái độ với những người xung quanh, nhân vật phải có hành đông, nhân vật phải có sự thay đổi” [93, tr.9 Đoàn Minh Tuấn dẫn theo]. Thật vậy nếu văn học là nghệ thuật của ngôn từ, đôi khi có những nhân vật không cần hành động, anh ta (cô ta) có thể chỉ suy nghĩ, triết lý hoặc mơ mộng hồi tưởng. Nhưng đối với nhân vật trong tác phẩm Điện ảnh ngoài các yếu tố tương đồng với văn học như nhân vật phải có quan điểm sống, nhân vật phải có thái độ với những người xung quanh thì nhân vật trong Điện ảnh phải có sự hành động. Bởi đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh là sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và nghệ thuật dựng phim nên những biểu hiện của nhân vật cần thông qua hành động nhân vật mới chứng tỏ anh ta là ai, anh ta là người như thế nào và quan trọng hơn là phải có những diễn biến để dẫn tới hành động đó một cách logic. Yếu tố tiếp theo không kém phần quan trọng đối với nhân vật trong tác phẩm Điện ảnh là anh ta phải có sự biến đổi trong tâm lý, hành động, tính cách. Người xem sẽ hồi hộp theo dõi sự biến đổi của nhân vật từ đầu đến cuối phim bởi nó phù hợp với sự vận động tăng tiến đi lên của cốt truyện dẫn đến cao trào, gỡ nút và kết thúc của bộ phim. Các nhân vật trong phim phải có sự vận động liên tục trong tác phẩm Điện ảnh để tạo sự thu hút đối với người xem và tăng kịch tính cho câu chuyện phim
Những bộ phim khiến khán giả yêu thích, phần lớn là có nhân vật làm họ mê đắm. Họ bắt đầu dành thời gian để xem một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được đắm chìm trong những nhân vật đó với những tính cách đặc biệt thú vị và những câu chuyện hấp dẫn của nhân vật. Những người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng, trong khi những kẻ gian trá độc ác lại làm cho ta phẫn nộ, bực tức. Câu chuyện phim dẫn dắt khán giả theo câu chuyện của các nhân vật trong phim, đặc biệt là nhân vật chính. Phim có hấp dẫn khán giả hay không đó là do sự xây dựng nội dung, ý đồ nghệ thuật, nhân vật. Mỗi một nhân vật trong phim sẽ có các chức năng khác nhau do cốt truyện và câu chuyện quy định.
Sự diễn tả tư tưởng các nhân vật là một vấn đề đặc thù của kịch bản Điện ảnh, điều này ngược lại tiểu thuyết, ở đó người ta chỉ đơn thuần thuật lại chúng: Anh ta nghĩ rằng... Trong tiểu thuyết người ta biết rằng lý thuyết văn chương đã thường cáo giác sự biết hết của người thuật truyện về các tư tưởng của những nhân vật. Ge’rad Brach (Christian Sale’) nói: Trong một tiểu thuyết, các nhân vật suy nghĩ, trong một bộ phim, bạn không thể làm cho họ suy nghĩ, nếu không phải qua trung gian của tiếng nói bên ngoài, nhưng cho thấy họ đang suy nghĩ [52, tr. 105].
Điều đó cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa các yếu tố Đề tài, ý tưởng, cốt truyện, tư tưởng, nhân vật trong nghệ thuật viết kịch bản phim truyện mà bất kỳ một tác giả kịch bản, một đạo diễn nào cũng phải nắm vững các yếu tố và mối quan hệ qua lại này.
Trong một tác phẩm Điện ảnh, một yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự va chạm, những mâu thuẫn xung đột kịch tính tạo nên những cao trào nút thắt cho câu chuyện phim đó là tính kịch, nó nằm trong cốt truyện. Tính kịch là tính chất kịch, phản ánh một cách tập trung nhất những mâu thuẫn, xung đột đang vận động với đời sống. Tính kịch là một bộ phận cơ bản trong cốt truyện, bởi cốt truyện chứa đựng ba đặc điểm chính đó là: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh.Tính kịch trong cốt truyện được tạo thành từ những xung đột của hiện thực, đó là xung đột giữa các lực lượng xã hội, giữa cá nhân này với cá nhân khác về quan điểm, về quyền lợi kinh tế, về tâm lý tính cách, có khi là xung đột trong từng con người giữa trí tuệ và tình cảm, nghĩa vụ Nhưng xung đột được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật không phải là những xung đột bất kỳ nào đó được tác giả lựa chọn một cách tùy tiện trong hiện thực, mà theo quy luật sáng tạo thì những xung đột được chọn là những xung đột đã phát triển gay gắt, không thể điều hòa được và tự nó sẽ làm bùng nổ cuộc đấu tranh quyết liệt. Những xung đột như thế chính là xung đột kịch tính. Xung đột này là nhân tố quan trọng tạo nên độ căng của cốt truyện. Phim sẽ thực sự hoàn hảo trong cốt truyện chứa đựng yếu tố về tính kịch, phản ánh một cách tập trung nhất những mâu thuẫn, xung đột kịch tính cao nhất để các nhân vật lần lượt giải quyết các vấn đề của mình trong suốt bộ phim, cao hơn nữa là những xung đột kịch tính phải được đẩy đến tận cùng là lý kịch. Đó chính là mối quan hệ khăng khít tồn tại trong nhau giữa tính kịch và cốt truyện phim.
Trong quá trình xây dựng tình huống xung đột kịch tính cho các nhân vật, các nhà làm phim đều ý thức việc đẩy mâu thuẫn xung đột đến tận cùng tiến đến yếu tố lý kịch, nghĩa là xung đột kịch tính được đẩy đến đỉnh điểm đến chân lý của vấn đề, chạm đến tận cùng tâm lý nhân vật, tâm điểm của vấn đề và cách giải quyết tháo gỡ vấn đề đó một cách bất ngờ và có lý lẽ không thể chối cãi được. Yếu tố lý kịch nếu được vận dụng một cách triệt để và lô gic trong quá trình xây dựng kịch tính sẽ có hiệu quả bất ngờ đối với khán giả và cũng là cách gỡ nút xung đột kịch tính của bộ phim một cách tinh tế, thông minh nhất đối với câu chuyện phim và sẽ tạo ra sự ngạc nhiên bất ngờ tiến đến ngẫm nghĩ sâu sắc về nội dung được xử lý.
Một bộ phim sẽ thực sự hấp dẫn khán giả nếu tác giả kịch bản, đạo diễn có thể tạo nên hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật trong phim gắn bó với cốt truyện phim hấp dẫn.
1.2.1.1. Khái niệm nhân vật
Khái niệm nhân vật theo từ điển Tiếng Việt do các tác giả GS. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh thì “Nhân vật là một danh từ chỉ người có tiếng tăm, địa vị, những nhân vật chính phủ, người có tính cách đặc biệt, người giữ một vai trò trong truyện trong kịch: nhân vật chính, nhân vật phụ” [89, tr.785].
Trong cuốn sách Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đã có sự phân loại rất rõ rệt về các loại nhân vật.
Nhân vật chính: “Là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [24,tr. 226].
Nhân vật phụ: “Nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Nhìn chung nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung” [24,tr.231 - 232].
Nhân vật chính diện: “Là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định” [24,tr. 226 - 227].
Nhân vật phản diện: “Nhân vật văn học mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án phủ định. Do đó nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là hai loại hình nhân vật luôn luôn đối lập với nhau” [24,tr.230].
Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn sách nói về Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã nhận định “Nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người”. [43, tr.69].
Cũng trong cuốn sách đó Tôn Phương Lan tiếp tục khẳng định “Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về loại người nào đó, về vấn đề nào đó của hiện thực”. [43, tr.70]
1.2.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật
Khi xây dựng một tác phẩm nghệ thuật ngoài các yếu tố về Đề tài, ý tưởng, cốt truyện, tư tưởng, nhân vật, tính kịch, lý kịch, cảm xúc đưa đến cho khán giả thì một tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm đó là Hình tượng nhân vật của tác phẩm đó.
Một nhân vật Điện ảnh chỉ thực sự trở thành hình tượng nhân vật khi nó có tính điển hình, có khi đại diện cho một lớp người tài giỏi trong xã hội. Ví dụ hình tượng về những người anh hùng, đấu tranh vì chính nghĩa vì dân tộc, cũng có thể chỉ là những con người bình thường nhưng khi rơi vào những hoàn cảnh bất thường đã bộc lộ những phẩm chất kiên cường, những tính cách mạnh mẽ,những nghị lực phi thường. Trong các tác phẩm Điện ảnh thế giới và Việt Nam khán giả đã từng vô cùng thích thú trước các hình tượng nhân vật như: Anh lính, những người phụ nữ nông thôn nghèo khổ vùng lên, những thanh niên có tấm lòng cao cả, những thiếu niên anh dũng... Tất cả những hình tượng nhân vật anh hùng đó đều được các nhà biên kịch, đạo diễn đặt họ trong hoàn cảnh điển hình, trong kết cấu cốt truyện của bộ phim với những tình huống xung đột cụ thể để tạo nên tính cách, những đối diện của nhân vật với vật cản, mâu thuẫn và cách giải quyết vấn đề một cách thấu đáo của nhân vật trong phim tạo cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả.
Hình tượng nhân vật góp phần xác định tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Khi tạo nên hình tượng nhân vật, các nhà làm phim sẽ suy nghĩ thấu đáo việc đặt nhân vật đó vào trong câu chuyện phim nào, chủ đề tư tưởng của tác phẩm là gì. Mô típ chung khi làm phim thường là: Những hình tượng nhân vật anh hùng sẽ phù hợp với đề tài phim chiến tranh và những câu chuyện chính nghĩa, người anh hùng sẽ hiện ra với hình tượng quả cảm đấu tranh chống lại cái ác cái xấu. Hình tượng những người phụ nữ nhân hậu, chịu thương chịu khó sẽ gắn liền với những đề tài phim tâm lý gia đình. Hình tượng những lãnh tụ vĩ đại biểu hiện ở những phim ca ngợi, lan tỏa sức mạnh phi thường của những nhân vật kiệt xuất trong xã hội Vì thế hình tượng nhân vật đóng vai trò rất lớn để các nhà làm phim xác định một cách chuẩn xác lô gic và đúng hướng về tư tưởng tác phẩm của mình.
Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để các tác giả xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Qua hình tượng nhân vật có thể khái quát nên hiện thực cuộc sống một cách sinh động nhất, những nhân vật đó thường đại diện cho cho những vấn đề thường đang gay cấn hoặc vấn đề cần được xây dựng giúp người xem có cái nhìn thấu đáo về xã hội bằng phương thức biểu đạt đơn giản dễ hiểu không khô cứng giáo điều, cũng không phải là bê nguyên nhân vật trong hiện thực để đưa lên màn ảnh mà thực sự hấp dẫn người xem bằng các thủ pháp ẩn dụ, biểu tượng,tượng trưng.
Tác phẩm của nghệ thuật Điện ảnh khác biệt với tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm văn học là hiện tượng của thực thể, chỉ tồn tại trong ý thức của người sáng tác hay sự cảm nhận của người đọc, nó là hiện thực tinh thần. Nó chưa hoàn thành và mở ra với các thế giới khác. Nhưng đối với thế giới của tác phẩm nghệ thuật phim truyện Điện ảnh là sản phẩm do nhà biên kịch sáng tạo ra bằng hư cấu, được truyền đạt bằng các kí hiệu và biểu tượng trong các phương tiện giao tiếp của con người, trước hết là hình ảnh thật và ngôn từ nghệ thuật. Tác phẩm Điện ảnh có nhiều yếu tố cấu tạo nên, đó là con người, không gian,thời gian, đồ vật, sự kiện, chi tiết, tự nhiên, động thực vật, tương tự như thế giới bên ngoài thực tại nhưng chúng lại có những đặc điểm, chức năng và ý nghĩa riêng. Chúng chỉ có ý nghĩa duy nhất là tạo nghĩa. Mỗi hành vi, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ của nhân vật đều là hành vi tạo nghĩa cho nó để truyền thông điệp cho đời. Nhưng, yếu tố của thế giới nghệ thuật không chỉ có thế. Nó trước hết là thế giới được nhìn thấy bởi một hay nhiều chủ thể nào đó. Thế giới nghệ thuật luôn luôn mang theo cái nhìn, trường nhìn và do đó, thế giới nghệ thuật bao giờ cũng có ý nghĩa và chứa đựng một sự giải thích đối với thế giới bên ngoài đời mà vì thế, nó mới được sáng tạo ra”. [48,tr.134].
Tác phẩm Điện ảnh chỉ thực sự thành công khi các nhà làm phim nắm chắc các yếu tố, các đặc điểm về xây dựng hình tượng nhân vật và áp dụng nó một cách nhuần nhuyễn để tạo nên những nhân vật có đời sống, có sự gắn bó với cốt truyện, xung đột kịch tính của bộ phim bằng các thủ pháp nghệ thuật một cách tinh tế nhất góp phần lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của đông đảo người xem.
1.2.2. Hình tượng đồ vật
Trong cuộc sống của mỗi con người đồ vật luôn hiện hữu và gắn bó mật thiết với con người. Họ sử dụng đồ vật từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, họ va chạm, buồn vui, cười khóc với đồ vật trong những khoảnh khắc, hoàn cảnh khác nhau của đời sống. Đối với văn học nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật Điện ảnh phim truyện nói riêng, đồ vật cũng luôn đồng hành với nhân vật và cốt truyện phim, tạo nên những dấu ấn cảm xúc cho khán giả.
Trong tác phẩm Điện ảnh xuất sắc, việc xây dựng nên hình tượng nhân vật tạo thành dấu ấn cho khán giả luôn là mục đích của các nhà làm phim. Bộ phim sẽ trở nên hấp dẫn và trọn vẹn hơn cả nếu có hình tượng nhân vật tốt đồng hành cùng hình tượng đồ vật. Vì thế sự hình thành nên hình tượng đồ vật cũng trở nên vô cùng quan trọng, nó thể hiện sự tinh tế, làm giàu thêm sự sinh động sâu sắc của người làm phim. Việc biến những đồ vật vô tri vô giác trở thành hình tượng giống như hình tượng nhân vật trong tác phẩm Điện ảnh là không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo và việc sử dụng hợp lý những thủ pháp nghệ thuật chặt chẽ, thuyết phục sẽ tạo nên hình tượng đồ vật đặc sắc đối với người xem để mỗi khi xem xong bộ phim họ có ấn tượng khó quên với hình tượng đồ vật đó.
Trong bài viết “Khi đồ vật là nhân vật” tác giả Phạm Thị Phương đã nhận định “Nếu như nhà khoa học nhìn đồ vật như một khách thể, từ chối nhập vai nó để có thể ý thức toàn vẹn đối tượng nghiên cứu, thì nhà nghệ sĩ sẵn sàng làm điều đó và bản thân anh ta cũng có năng lực xâm nhập vào vật thể, phục hồi mối quan hệ nguyên thủy của nó với thế giới, cùng sống, cùng đau khổ, cùng cảm xúc với nó, đắm chìm toàn bộ thân xác mình vào thế giới cảm giác, thấu thị cơ chế nào dẫn đồ vật trở thành nhân vật” [114]. Đối với tác phẩm nghệ thuật cái quan trọng không phải là thể hiện vẻ giống nhau bên ngoài của sự vật mà là ý nghĩa nội tại mới mẻ do chủ thể sáng tạo đặt vào nó và cụ thể trong tác phẩm Điện ảnh thì biên kịch, đạo diễn là những chủ thể sáng tạo. Họ đặt đồ vật trong một hoàn cảnh cụ thể, song hành cùng nhân vật, quan hệ mật thiết với nhân vật, đồ vật tạo nên kịch tính cho câu chuyện, đồ vật cũng góp phần gỡ nút những mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và có thể là nguyên nhân của kịch tính và kết thúc chuỗi bi kịch cho nhân vật để kết thúc bộ phim.
Một kịch bản có thể sử dụng, không những xây dựng tốt các nhân vật, mà bên cạnh các nhân vật đó còn có những đạo cụ, đồ vật quan trọng hoặc có ý nghĩa, trang phục,thuốc lá, đồ dùng cá nhân, vũ khí, xe cộ, gương soi, sổ tay... Những đạo cụ, đồ vật này có ý nghĩa quan trọng trong một kịch bản:
Việc sử dụng đồ vật trong kịch bản như thế nào để hợp lý nhất, đầu tiên là do tài năng của nhà biên kịch và sau đó cụ thể trên phim là của đạo diễn. Có những đồ vật vào phim chỉ mang giá trị thông tin với chức năng công cụ, nhưng có những đồ vật đặc biệt được đặt vào phim đồng hành cùng nhân vật từ khi mở đầu bộ phim cho đến khi kết thúc phim, đồ vật đó như một nhân vật phụ đồng hành và tham gia vào câu chuyện phim, là nguyên nhân của kịch tính, xung đột giữa các nhân vật trong phim, đẩy nhân vật đến bước đường cùng và gỡ bỏ bi kịch cho nhân vật trở thành hình tượng ghi dấu ấn trong lòng khán giả khi xem xong phim.
1.2.2.1. Khái niệm đồ vật
Theo từ điển Tiếng Việt thì “đồ vật là danh từ nói chung về đồ và vật cần dùng” [89,tr. 367]. Nhưng trong nghệ thuật thì đồ vật là khái niệm đa nghĩa đa trị. Nó không chỉ được nhìn nhận về giá trị sử dụng như sản phẩm tiện ích, mà còn được xem xét như giá trị văn hoá, giá trị thẩm mỹ và triết học, như một kẻ khác, sở hữu nhiều phẩm chất và có tư cách đối thoại vô tận với con người trong suốt hành trình văn hoá nhân loại.
- Bài viết Khi đồ vật là nhân vật của tác giả Phạm Thị Phương. Nội dung bài viết đề cập khái niệm đồ vật cũng là nhân vật văn học, chức năng của đồ vật trong văn học, những ví dụ về vai trò của đồ vật trong các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới và Việt Nam.Tác giả có nhận định “Phép ẩn dụ đồ vật - người là một trong những biểu hiện bi kịch nhất của con người được thể hiện trong văn học thế kỷ XX, trước hết và rõ nhất là khuynh hướng văn học phi lý và Tiểu thuyết Mới”[114]. Kết luận cho bài viết này tác giả cũng khẳng định:
“Là phần thiết yếu của đời sống, thế giới đồ vật gắn bó với con người cả về vật chất lẫn tinh thần, càng ngày càng khẳng định được vai trò như một loại hình nhân vật văn học giàu giá trị biểu cảm, có sức sống và quyền năng đặc biệt. Theo dõi diễn tiến của loại nhân vật này cũng là theo dõi hành trình cách tân của nghệ thuật thế giới” [114]
1.2.2.2. Khái niệm hình tượng đồ vật
Mượn những kiến thức và cấu trúc về hình tượng nghệ thuật, hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật trong văn học. Đối với hình tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh là một phần trong hình tượng nghệ thuật, nó song hành với hình tượng nhân vật và được xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật rất đặc trưng thông qua ngôn ngữ Điện ảnh nên các tác phẩm có những sáng tạo riêng về hình tượng đồ vật trong Phim truyện Điện ảnh tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn hơn.
Với những nhà làm phim xuất sắc thì việc xây dựng yếu tố đồ vật đồng hành cùng nhân vật chính của bộ phim thông qua các thủ pháp nghệ thuật luôn là ý đồ của họ. Việc gắn đồ vật với vai trò đồng hành cùng nhân vật và khắc họa hoàn cảnh tính cách nhân vật trong bộ phim sẽ tạo nên sự sâu chuỗi hợp lý cho các tình huống phim, góp phần bổ trợ cho kịch tính của bộ phim.
Đồ vật gắn liền với nhân vật bao giờ cũng là một sự bổ sung rõ ràng cho những phương tiện khác trong việc phát triển hình tượng các nhân vật, hình ảnh của sự việc đang diễn ra. Trong các bộ phim kinh điển hấp dẫn trên thế giới với những nhà biên kịch, đạo diễn tài ba thì yếu tố dùng đồ vật gắn liền với nhân vật để tạo nên tính hình tượng trong tác phẩm Điện ảnh thường được sử dụng một cách khá nhuần nhuyễn và tài tình qua nghệ thuật viết kịch bản phim và kết cấu câu chuyện rất tinh tế của đạo diễn. Trong lịch sử Điện ảnh thế giới, có rất nhiều bộ phim kinh điển xây dựng thành công hình tượng đồ vật trong phim bằng những thủ pháp nghệ thuật và sáng tạo khác nhau, các nhà làm phim đã tạo nên những hình tượng đồ vật khá đặc biệt để thể hiện cảm xúc, miêu tả tâm trạng, biến cố của nhân vật tạo thành những câu chuyện phim xuất sắc về nghệ thuật. Thậm chí khá nhiều bộ phim không chỉ bằng ẩn ý sâu xa của đồ vật thể hiện trong phim mà đồ vật được dùng làm tên phim để nhấn mạnh vai trò của đồ vật trong tác phẩm đó một cách rõ nét. Có thể kể ra đây các tác phẩm như The Piano, Đèn lồng đỏ treo cao, Những cây cầu ở quận Madison, Titanic, Kẻ cắp xe đạp, Cái trống thiếc Một tác phẩm Điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng “Con đầm Pích” của Pushkin, khi chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh, đạo diễn đã rất trung thành với tác giả tiểu thuyết khi tỉ mỉ sắp đặt những đồ cổ trong phòng bá tước phu nhân Anna Fedotovna như ghế tràng kỷ thếp vàng phai màu, những tranh thánh cổ kính, những mô hình phát minh thành tựu khoa học của thế kỉ trước... Tất cả hiện lên trong ánh sáng đèn lờ nhờ, trong một không khí lạnh lẽo âm u. Những đồ vật cổ xưa ấy thật tương ứng với chủ nhân của chúng (cổ lỗ và cổ quái) người mà đám cháu con coi như “bóng ma lụ khụ và với Pushkin thì đó là một hình dung hoàn hảo về giới quý tộc lỗi thời. “Con đầm pích” vừa là nhan đề tác phẩm, vừa là tên con bài chủ chốt quyết định thắng bại, vừa mang tính chất quyền uy và khuôn mặt bí ẩn của bá tước phu nhân. Rõ ràng trong tác phẩm Điện ảnh này chức năng của đồ vật được khắc họa một cách ấn tượng và có dụng ý ngay từ đầu cho đến khi kết thúc bộ phim, nó hoàn thành nhiệm vụ của bộ phim. Có thể thấy những ý đồ nghệ thuật của người sáng tác đã được thể hiện rõ nét ngay khi đặt tên phim là tên của hình tượng đồ vật xuất hiện trong phim để nhấn mạnh chức năng của nó trong tác phẩm Điện ảnh.
Khi một đồ vật trong phim được xây dựng với dụng ý trở thành hình tượng đồ vật, nó sẽ xuất hiện cùng nhân vật chính ở ngay những phút đầu của bộ phim, sau đó cũng chính đồ vật đó là nguyên nhân gieo kịch tính với những chi tiết nghệ thuật đắt giá, nó khiến cho người xem có một cảm giác tò mò về sự trở đi trở lại của đồ vật không cùng tình huống như nhau trong phim. Đồ vật trong phim truyện khi được xây dựng bằng dụng ý của nhà đạo diễn để đồ vật đó song hành cùng nhân vật nhằm đến tính hình tượng thì chắc chắn nó sẽ đóng vai trò là nguyên nhân của kịch tính, của chi tiết nghệ thuật. Nhà đạo diễn dẫn dắt câu chuyện của nhân vật và đồ vật đi theo tiến trình từ mở đầu cho đến khi kết thúc bộ phim, kết thúc câu chuyện phim và kết thúc câu chuyện của nhân vật chính cũng là lúc khép lại câu chuyện của đồ vật đồng hành khiến người xem có cảm giác đồ vật giống như một nhân vật phụ trong phim, dù không có một câu thoại nào nhưng nó làm tròn nhiệm vụ và vai trò của mình từ đầu phim cho đến cuối phim.
Đồ vật trong bộ phim thường bắt nguồn với tư cách là một chi tiết bình thường đôi khi đóng vai trò là nhân vật phụ trợ trong tác phẩm phim truyện Điện ảnh. Ví dụ trong phim Trà xanh của đạo diễn Trương Nguyên thì cốc trà xanh có vị trí như một nhân vật phụ trợ. Nó chứng kiến mối quan hệ của hai người trẻ tuổi trong quá trình tìm hiểu quan điểm, lối sống của nhau, trong phim “Mặt nạ” của điện ảnh Hollywood thì chiếc mặt nạ cũng chính là nhân vật.
Những tác phẩm Điện ảnh xuất sắc thường là những tác phẩm sử dụng chi tiết đồ vật khá nhuần nhuyễn và hợp lý có giá trị trong việc làm rõ, làm sâu hơn nội dung ý nghĩa của cốt truyện tô đậm thêm tính cách nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, cá tính nhân vật. Nhà biên kịch E.Gabrilovits trong kịch bản Vụ án phố Dant đã dùng chi tiết đồ vật để thông qua chúng, nữ nhân vật chính hiểu rằng con mình là một tên phát xít:
Bà vào trong phòng của Charles, thoạt mới nhìn thì căn phòng không có gì đáng kể cả. Madlen xem xét căn phòng bỗng nhìn thấy đôi gang tay đánh bốc trên giường, trên cái bàn con có lọ nước hoa, bàn chải, một lọ kem và một quả đấm sắt, một cây thánh giá bằng xương và một chai rượu cô nhắc. Một đống sách với cái tựa đề khêu gợi Tôi đã giết, Một trăm hai mươi cách làm giàu, Người phụ nữ tốt cho đàn ông xấu, Chiến tranh là yêu cầu sinh lý cho nhân loại Bàn tay Madlen nhấc hết cái nọ đến cái kia lên. [5, tr.102].
Bằng tất cả những chi tiết đồ vật có trong căn phòng, đặc biệt là quả đấm sắt và các tên sách mà con trai sử dụng Madlen đã nhận ra cuộc sống bừa bãi, hỗn độn và hăng tiết của con mình. Anh thanh niên không hề xuất hiện nhưng chính cách sống và căn phòng với những vật dụng của anh ta dùng đã cho thấy rằng một người thiện nhân thì không thể sống trong một căn phòng có bài trí đồ dùng hỗn tạp và hiếu chiến đến như thế.
Nhân vật trong bộ phim phải sống với bối cảnh và những đồ vật mang theo quanh mình. Người, cảnh và đồ vật luôn luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau. Chi tiết đồ vật nếu được sử dụng có chủ đích, có sự sáng tạo mang...ết đắt giá đúng chỗ, đúng hoàn cảnh của nhân vật để diễn biến trong phim phát triển tăng tiến và có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm.
Đặc biệt vấn đề hình tượng đồ vật trong tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam ít được chú trọng và hầu như vắng bóng. Các nhà làm phim mới chỉ đề cập đến hình tượng nhân vật, chi tiết và chi tiết nghệ thuật chứ thực sự chưa xây dựng hình tượng đồ vật trong các bộ phim. Chính vì vậy hầu hết các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn khán giả. Vì thế việc nhận thức, những cảm xúc thẩm mỹ, tư duy sự sáng tạo của các nhà làm phim trên cơ sở nắm vững vai trò của hình tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh để sáng tác các tác phẩm Điện ảnh là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm Phim truyện Điện ảnh.
Nâng cao chất lượng sáng tác là yếu tố tiên quyết để phát triển Phim truyện Điện ảnh Việt Nam. Vì vậy cần chọn lựa và bồi dưỡng những nhà làm phim thực sự có tài năng và tâm huyết trong việc sáng tác, học hỏi kiến thức chuyên môn về công tác sáng tạo của các nước có nền Điện ảnh tiên tiến trên thế giới ngay từ những khâu đầu tiên về việc phương diện sáng tác kịch bản, quá trình làm phim. Đó là bí quyết về vấn đề học thuật căn bản, cách dùng các thủ pháp nghệ thuật, xây dựng nhân vật, xung đột kịch tính, cốt truyện, hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật. Đó là vấn đề căn cốt mà Điện ảnh Phim truyện Việt Nam cần lưu tâm một cách thực sự.
Giải pháp quan trọng nhất đối với sự phát triển đổi mới của phim truyện Điện ảnh Việt Nam là ở Phương diện sáng tác, đó là yếu tố then chốt của vấn đề nâng cao chất lượng nghệ thuật các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam.Vì thế việc đầu tư cho lực lượng sáng tác là vô cùng quan trọng. Trước hết đầu tư về yếu tố con người. Thực tế trong 20 năm gần đây Điện ảnh Phim truyện Việt Nam rất thiếu những biên kịch tài năng, lực lượng sáng tác mỏng nên thiếu những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc dân tộc. Rất ít các bộ phim xây dựng được cốt truyện phim hấp dẫn, đại đa số các phim theo lối mòn với cách kể câu chuyện tuần tự như tiến, với diễn biến phim theo trình tự thời gian, lối diễn đạt thật thà. Vì vậy yếu tố cốt truyện cần có sự thay đổi, người viết kịch bản cần đào sâu suy nghĩ và có sự đổi mới ngay trong kết cấu của cốt truyện tránh lối mòn rập khuôn. Điều này chúng ta có thể học hỏi ngay cách kết cấu phim của các bộ phim kinh điển trên thế giới ở các nước có nền Điện ảnh phát triển. Sự đan cài các tình huống, chi tiết đắt giá, lắt léo trong hành động của nhân vật và sự đảo ngược trình tự thời gian để tạo nên một cốt truyện phim thực sự phức tạp và hấp dẫn từ đầu đến cuối phim khiến khán giả có thể hồi hộp theo dõi và chiêm nghiệm cách giải quyết vấn đề, cách kết thúc câu chuyện của các nhà làm phim.
Bản thân những nhà làm phim, những người sáng tác cũng cần có sự đổi mới trong tư duy. Đó là việc xác định các bộ phim được viết theo tiết tấu nhanh, hiện đại, tránh tiết tấu chậm lê thê trong các tác phẩm. Lời thoại của nhân vật cũng là yếu tố tiên quyết để tạo nên sự thay đổi trong việc diễn đạt ý đồ câu chuyện phim và khắc họa tính cách nhân vật. Việc dùng thoại để giải quyết tất cả các vấn đề trong câu chuyện phim sẽ dẫn đến một bộ phim tẻ nhạt, nặng tính minh họa và thể hiện sự nhạt nhẽo trong câu chuyện của các nhân vật trong phim. Vì thế các nhà biên kịch cần lưu tâm đến vấn đề này bởi Điện ảnh khác các loại hình văn học nghệ thuật khác. Điện ảnh có sự hỗ trợ đắc lực của hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật dựng phim. Nên chỉ khi nào thực sự cần thiết thì lời thoại mới lên tiếng và có sự chắt lọc tu từ trong từng câu thoại, xúc tích đủ ý và hiện đại, tránh sự diễn giải câu chuyện tình huống phim bằng lời thoại.
Cần tăng cường công tác đào tạo các tài năng của Điện ảnh, đầu tư xứng đáng, chọn ra những nhà làm phim thật sự có tài, tạo điều kiện cho họ đi du học tại các nước có nền Điện ảnh tiên tiến nhất thế giới để họ học hỏi, đem kiến thức đó về áp dụng làm phim tại Việt Nam để nâng cao chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.
Tóm lại một nền Điện ảnh chỉ thực sự phát triển và nâng cao được chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật cần có sự chung tay của các cấp các ngành, cần có những chiến lược giải pháp hợp lý và thực tế, đồng bộ để giúp các nhà làm phim say mê sáng tác, tự tin thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật qua các tác phẩm của mình, giúp khán giả có thể cảm nhận và ngày càng yêu phim Việt Nam và có thể tiếp cận nhiều hơn nữa với các tác phẩm Điện ảnh xuất sắc được sản xuất trong nước. Tuy nhiên tương lai chúng ta vẫn có thể hy vọng Phim truyện Điện ảnh Việt Nam sẽ dần dần hoàn thiện về các thủ pháp sáng tạo và chất lượng các bộ phim ngày càng nâng cao, có chỗ đứng và tạo nên những đỉnh cao cho nền Điện ảnh Phim truyện trong nước, có thể tự tin song hành cùng các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh thế giới. Bởi nền văn học nghệ thuật của Việt Nam có bản sắc riêng, nước ta có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú, đây là điểm tựa rất tốt để Phim truyện Điện ảnh Việt Nam khai thác, nó là kho tàng vô tận để gọi ra cho các nhà làm phim những thủ pháp để xây dựng tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam một cách hiệu quả nhất.
Tiểu kết chương 3
Phim truyện Điện ảnh Việt Nam đã có hơn 60 năm tồn tại và phát triển, cũng ghi dấu ấn ở một số tác phẩm về việc xây dựng hình tượng nhân vật, cốt truyện phim ghi dấu ấn với khán giả và phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc. Tuy nhiên để hội nhập với Điện ảnh phim truyện thế giới và phát triển, nâng cao chất lượng các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam, cần nhìn nhận một cách khách quan và thực tế vào những ưu điểm, nhược điểm của Phim truyện Điện ảnh của nước ta để từng bước có những giải pháp, bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nền Điện ảnh dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc. Yếu tố then chốt để phát triển Điện ảnh Việt Nam đó là sự đổi mới trong phương diện sáng tác, việc xây dựng các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh có hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật, các thủ pháp nghệ thuật trong việc sáng tạo, các vấn đề về xung đột kịch tính, yếu tố lý kịch, tiết tấu của bộ phim, bản sắc văn hóa dân tộc trong các phim cần được chú trọng trong khi khai thác các đề tài, thể loại phim có tầm khái quát xã hội sâu sắc để tạo nên các tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật, có sự hấp dẫn trong cốt truyện phim đem đến cho người xem những thông điệp, tư tưởng truyền tải một cách dung dị nhưng giàu tính triết lý khiến khán giả thích thú và khám phá được cái hay cái đẹp trong tinh thần và cảm xúc sau khi xem phim.
KẾT LUẬN
Cuộc sống xã hội là bức tranh với đa dạng màu sắc và những câu chuyện hiện thực. Văn học nghệ thuật ra đời là để phản ánh cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ khi tạo nên tác phẩm. Đặc trưng nổi bật nhất của văn học nghệ thuật là tính hình tượng. Trong mỗi loại hình nghệ thuật sự mô phỏng về hiện thực sẽ khác nhau, không phải là sự sao chép y nguyên cuộc sống xã hội con người, mà qua những thủ pháp nghệ thuật và ý đồ sáng tạo, việc tạo nên hình tượng nghệ thuật là không thể thiếu được trong mỗi tác phẩm. Xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật là khẳng định vững chắc chỗ đứng của tác phẩm trong lòng công chúng. Với mỗi một loại hình nghệ thuật thì quá trình để tạo nên hình tượng nghệ thuật cũng tuân thủ những quy tắc chung, tuy nhiên cũng có những sự khác biệt do ngôn ngữ và đặc trưng thể loại của loại hình đó quy định.
Đối với nghệ thuật Điện ảnh mang trong mình những đặc điểm ưu việt hơn so với sáu loại hình nghệ thuật trước đây bởi sự toàn vẹn trong ngôn ngữ, các phương tiện biểu hiện của Điện ảnh sinh động và phong phú nên việc hình thành hình tượng nghệ thuật cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong việc tạo nên tác phẩm.
Hình tượng nghệ thuật của Điện ảnh bao gồm hình tượng nhân vật và hình tượng đồ vật, thông qua quy trình sáng tác, quy trình làm phim với yêu cầu chặt chẽ trong thủ pháp nghệ thuật sáng tạo được các nhà làm phim tuần thủ một cách chính xác, đó là mối quan hệ hữu cơ của đề tài, cốt truyện, tư tưởng, xung đột kịch tính, các yếu tố lý kịch, tất cả các yếu tố trên kết hợp lại thành một vòng tròn khép kín, yếu tố này thúc đẩy yếu tố kia, là tiền đề cho yếu tố kia. Sản phẩm của quá trình tác động ấy giúp cho việc thể hiện hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Điện ảnh sẽ sinh động, hấp dẫn và hiệu quả trọn vẹn. Mặc dù trải qua những thăng trầm biến thiên của lịch sử nhưng nghệ thuật Điện ảnh vẫn luôn đứng vững bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các nhà làm phim về hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật ghi dấu ấn qua từng thời đại với các tác phẩm Điện ảnh kinh điển mang dấu ấn đậm nét về việc xây dựng rất thành công hình tượng nhân vật, đồ vật trong tác phẩm, mối quan hệ đồng hành qua lại giữa chúng không thể tách rời mới thấy sức mạnh của tính hình tượng trong tác phẩm Điện ảnh.
Hình tượng đồ vật trong Phim truyện Điện ảnh là đề tài nghiên cứu của luận án. Người viết đi sâu vào phân tích một cách cụ thể, toàn diện để thấy rõ chức năng, giá trị và ý nghĩa của hình tượng đồ vật trong cơ chế hoạt động của các thành phần cấu tạo nên tác phẩm Điện ảnh bao gồm: cốt truyện, kết cấu, hoàn cảnh, tính cách nhân vật, xung đột kịch tính, không gian thời gian để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật. Người viết đã nghiên cứu sự biến đổi của đồ vật từ vai trò là chi tiết đến chi tiết nghệ thuật và hình thành hình tượng đồ vật thông qua một vài thủ pháp nghệ thuật điện ảnh tạo sự biến đổi về chất này.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án cũng phân tích vai trò của yếu tố lý kịch trong tác phẩm Điện ảnh Phim truyện. Đây là một yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng trong nghệ thuật xây dựng kịch bản phim, nếu xung đột kịch tính được giải quyết thấu đáo trong tác phẩm điện ảnh, đi đến tận cùng cái lý của vấn đề cần được tháo gỡ một cách hợp lý nhất thì bộ phim sẽ tạo nên sự bất ngờ và hấp dẫn khán giả. Luận án tập trung chứng minh các giả thuyết được đặt ra:
Nghiên cứu lý thuyết về việc sử dụng hình tượng đồ vật trong thực tiễn viết kịch bản phim truyện, xây dựng các giả định (dự đoán) nếu đặt hình tượng đồ vật một cách hợp lý trong cốt truyện phim và mối quan hệ với nhân vật sẽ là cơ sở để có bộ phim hay, hấp dẫn.
Chứng minh tính chân thực thuyết phục của giả định này bằng các bằng chứng của sự thành công khi vận dụng một cách nhuần nhuyễn việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm phim truyện (có dẫn chứng cụ thể bằng các bộ phim kinh điển), chứng minh sự không thành công của một tác phẩm phim truyện khi không sử dụng, hoặc yếu kém trong việc thể hiện hình tượng đồ vật trong phim (dẫn chứng tác phẩm cụ thể).
Từ việc chứng minh các giả thuyết đặt ra, nội dung luận án đã chỉ ra quá trình hình thành của hình tượng đồ vật, mối quan hệ tương tác của hình tượng đồ vật với hình tượng nhân vật và các thành phần sáng tác, vai trò, vị chí, chức năng, hiệu quả của hình tượng đồ vật trong các tác phẩm phim truyện Điện ảnh kinh điển có sự vận dụng nhuần nhuyễn và thành công các yếu tố để xây dựng nên hình tượng đồ vật trong tác phẩm, nó sẽ tạo nên hiệu ứng và sự tiếp nhận hứng khởi của khán giả.
Để phân tích, chứng minh một cách thấu đáo các vấn đề của luận án. Người viết đã cấu trúc luận án thành ba chương. Chương 1 là chương tiền đề cho việc nghiên cứu luận án, với những khái niệm cơ bản: Khái niệm về hình tượng nghệ thuật, những đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật, các yếu tố về ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ biểu tượng của hình tượng nghệ thuật. Các khái niệm cơ bản về nhân vật, đồ vật, hình tượng nhân vật, hình tượng đồ vật và mối quan hệ của chúng với không gian, thời gian trong phim truyện Điện ảnh. Để hiểu rõ và có thể giải quyết một cách sáng rõ về vấn đề đặt ra của luận án, người viết vận dụng các kiến thức, khái niệm về thi pháp, thi pháp học Điện ảnh và các quan điểm, luận điểm của thi pháp học trong việc thể hiện và phân tích các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh.
Trong chương 2, Người viết đi vào phân tích, khảo sát cụ thể một số tác phẩm Phim truyện Điện ảnh kinh điển thế giới đã thành công trong việc xây dựng hình tượng đồ vật trong tác phẩm. Từ những tác phẩm Điện ảnh người viết đã chứng minh quá trình hình thành hình tượng đồ vật bằng những ví dụ rất sinh động trong các bộ phim, các chi tiết, tình huống, các đồ vật, hình tượng đồ vật tham gia vào câu chuyện phim đóng vai trò, vị trí, chức năng rất lớn cho sự hình thành tác phẩm Điện ảnh và hiệu quả nghệ thuật của chúng khi được xây dựng một cách hợp lý và tinh tế trong các bộ phim. Qua đó cũng chứng minh được mối quan hệ của hình tượng đồ vật với các thành phần sáng tạo khác của phim.
Sau khi nhìn nhận về những thành công của một số tác phẩm Phim truyện Điện ảnh kinh điển thế giới trong việc xây dựng hình tượng đồ vật ở chương 2. Để soi chiếu vào Phim truyện Điện ảnh Việt Nam, trong chương 3 người viết đã khái lược tiến trình ra đời và phát triển của Điện ảnh phim truyện Việt Nam, nghiên cứu trường hợp qua một số bộ phim Việt Nam với những thành công và hạn chế trong việc xây dựng hình tượng đồ vật.
Đối với Phim truyện Điện ảnh Việt Nam, một nền Điện ảnh ra đời khá muộn so với Điện ảnh thế giới, đó cũng là khó khăn và cũng là thuận lợi trên bước đường hình thành và phát triển. Cùng với sự học hỏi từng bước về nghệ thuật phim truyện Điện ảnh, hơn 60 năm qua các nhà làm phim của Điện ảnh phim truyện Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, xây dựng những câu chuyện phim thực sự hấp dẫn khán giả bằng những thủ pháp nghệ thuật tinh tế và cách tạo nên xung đột kịch tính sắc sảo góp phần làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc và chạm tới cảm xúc của người xem một cách tinh tế nhất. Tuy nhiên Phim truyện Điện ảnh Việt Nam mới chỉ bước đầu thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật còn hình tượng đồ vật khá vắng bóng, các yếu tố về xung đột kịch tính, lý kịch trong các tác phẩm Phim truyện Điện ảnh Việt Nam cũng chưa thực sự xuất sắc, tinh tế. Người viết nêu ra những ưu điểm và nhược điểm trong việc xây dựng hình tượng đồ vật trong các tác phẩm Điện ảnh Việt Nam. Cũng từ đó người viết lý giải một cách khá đầy đủ về những hạn chế và chỉ ra khâu đầu tiên quan trọng nhất trong việc tạo nên tác phẩm Phim truyện Điện ảnh chính là khâu sáng tác, nhìn nhận một cách chân thực nhất về nhận thức, tư duy, cảm xúc của người sáng tác cùng những kỹ thuật và nghệ thuật viết kịch bản cần có sự khắc phục để nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm phim truyện Điện ảnh.
Qua đó người viết cũng tổng kết và rút ra những giải pháp trong quá trình sáng tác các tác phẩm Điện ảnh Việt Nam nói chung và việc xây dựng hình tượng đồ vật nói riêng trong các tác phẩm. Muốn tạo nên sự đột phá cho Điện ảnh Phim truyện Việt Nam, những người làm Điện ảnh phải thực sự nhìn vào thực tế của nền Điện ảnh và quan trọng hơn hết những người sáng tác cần nhìn nhận thấu đáo trên cơ sở thực sự thấy được tầm quan trọng của vị trí,vai trò, chức năng và hiệu quả của hình tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh.
Thế giới luôn vận động không ngừng, văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Phim truyện Điện ảnh nói riêng cũng phải có sự biến chuyển trong quy trình sáng tác. Để hội nhập với Điện ảnh quốc tế và khu vực, nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm, Điện ảnh Việt Nam cần nhìn nhận thẳng thắn vào thực tế những ưu điểm, nhược điểm trong các tác phẩm Điện ảnh, từ đó có những giải pháp nhằm tháo gỡ, nâng cao và hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức các tác phẩm để có thể hội nhập với Điện ảnh thế giới, hy vọng trong một tương lai không xa, nếu có những hướng đi đúng đắn trong phương diện sáng tác và công tác làm phim Điện ảnh Việt Nam sẽ có những tác phẩm xuất sắc trên những đấu trường Điện ảnh danh giá của thế giới.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Thị Thanh Hồng (2020), Phép ẩn dụ đồ vật trong phim “Chiếc đàn piano”. Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số 26, năm 2020, Hà Nội.
2. Trần Thị Thanh Hồng (2020), Biểu tượng đồ vật trong phim truyện Điện ảnh. Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số 27, năm 2020, Hà Nội.
3. Trần Thị Thanh Hồng (2020), Mối quan hệ giữa đề tài, ý tưởng, cốt truyện, tư tưởng, tính kịch, hình tượng nhân vật, đồ vật trong tác phẩm Điện ảnh. Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số 28, năm 2020, Hà Nội.
4. Trần Thị Thanh Hồng (2020), Đồ vật đồng hành cùng nhân vật trong Phim Điện ảnh. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật cơ quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Kỳ 1: Nghiên cứu thông tin, lý luận, số 443 tháng 11, năm 2020, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
A.Tsekhov (1981), Viết truyện ngắn, (tài liệu dịch) Cục Điện ảnh, Hà Nội.
Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Lại Nguyên Ân (biên dịch) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
B.V.Kondakov, T.D (1968), “Thế giới bên trong của tác phẩm văn học”, Tạp chí Những vấn đề văn học, số 8.
Biu Na-Kop-Xki, Nghệ thuật viết Truyện phim (Tập 2), Nxb Văn hóa -Nghệ thuật.
Nguyễn Duy Cấn, Bành Bảo, Vũ Quang Chính, Lương Đức, Ngô Mạnh Lân , Phan Phước Mẫn, Trương Qua, Lê Đăng Thực, Phạm Ngọc Chương (1983), Lịch sử cách mạng Việt Nam (Sơ thảo), Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội.
Vũ Quang Chính, Đỗ Thúy Hà dịch (1978), Lịch sử Điện ảnh thế giới, tập I, II , Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Chudakov A.P (1992), Ngôn từ - đồ vật - thế giới. Từ Pushkin đến Tolstoi, Moskva, Nxb Sovremennyi pisatel.
Corrigan Timothy (2011), Hướng dẫn viết về phim, (Đặng Nam Thắng dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.
Cục Điện ảnh (1982), Văn học với Điện ảnh, Hà Nội.
David Bordwell, Kristin Thompson (2007), Lịch sử điện ảnh thế giới, Dịch: Trần Kim Chi, Đỗ Thu Hà, Nguyễn Kim Loan, Lê Nguyên Long. Trần Thu Yến. Hiệu đính thuật ngữ chuyên ngành: Trần Nho Thìn, Trần Hinh, Giáo trình chuyên ngành Điện ảnh, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
David Bordwell, Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, Dịch: Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan, Ngô Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến. Hiệu đính thuật ngữ chuyên ngành: Phan Đăng Di, Trần Hinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hà Diệp (2005), Nhân vật trung tâm của kịch nói Việt Nam (1920-2000), Nxb Văn học, Hà Nội.
Phạm Bích Diệp (2015), Chi tiết nghệ thuật trong phim của Trương Nghệ Mưu, Luận văn thạc sĩ, Trườngg Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Vũ Dũng (1999), Điện ảnh Việt Nam ấn tượng và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Trịnh Bá Đĩnh (2018), Từ kí hiệu đến biểu tượng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Hà Minh Đức (Chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Văn Đức (2016), Liên văn bản trong các phim hậu hiện đại của Wes Anderson, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.
Eva Brandt và Camilla Grunnet (2017), Cuốn tiểu luận Gợi mở tương lai: Phim chính kịch và thiết kế đạo cụ lấy con người làm trung tâm (Evoking the future: Drama and props in user centered design), Space and Virtuality Studio. Malmo, Thuỵ Điển.
Gillian Mclver (2016), Lịch sử nghệ thuật dành cho những người làm phim (Art History for filmmakers), Nxb Bloomsbury phát hành.
Phạm Thị Hà (2008), Nhân vật nữ trong kịch Nguyễn Đình Thi, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Sân khấu - Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Phan Bích Hà (2003), Hiện thực thứ hai, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Phan Bích Hà (2007), Văn học nghệ thuật truyền thống với Phim truyện Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Trần Thanh Hiệp (2004), Điện ảnh của nhu cầu phát triển văn hóa, Nxb Văn học, Hà Nội.
Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Trần Duy Hinh (2006), Điện ảnh và truyền hình Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Trần Duy Hinh (2010), Giáo trình Nghệ thuật học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
Hoàng Hưng (1999), Lời giới thiệu sách Đồ vật, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hùng (2020), Những thế giới song hành từ truyện ngắn đến Điện ảnh, Nxb Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
Vương Thu Hương (2018), Nhân vật trong phim chuyển thể từ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Iu. Lotman (2005), Kí hiệu học Điện ảnh và những vấn đề của mỹ học Điện ảnh// Iu. Lotman,Về nghệ thuật, Nxb.Nghệ thuật, S.Peterburg.
Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.
Judith Fletcher (2012), Đạo cụ trong tác phẩm của Sophocles (Props in Sophocles), Hiệp hội Triết học Mỹ (American Philological Association), Philadelphia.
K.A.Svasyan (1980), Vấn đề biểu tượng trong triết học hiện đại, Nxb Erevan.
Phạm Duy Khuê (2016), Những tiền đề của sân khấu học, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Phạm Duy Khuê (2016), Những yếu tố cơ bản tạo nên tác phẩm sân khấu, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Trần Luân Kim (2011), Nhận thức Điện ảnh, Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
Trần Luân Kim (2013), Phương pháp phê bình Điện ảnh, Nxb Văn học, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
L.I. Timôfeev (1976), Nguyên lý lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Ngô Phương Lan (2005), Tính hiện đại và tính dân tộc trong Điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhàn (2002), Văn học dân gian và Nghệ thuật tạo hình Điện ảnh, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tề Tổ Long (2004), Nghiên cứu tâm lý diễn xuất, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Mai Lộc, Đinh Quang An (1998), Điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu, Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Nxb Văn học và Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Hội Nhà văn, in lần thứ 2 (2003), Hà Nội.
M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
M.Cagan (2004), Hình thái học của nghệ thuật (Phan Ngọc dịch), Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
Mác -Xen Mác -Tanh (2006), Ngôn ngữ Điện ảnh, Dịch: Nguyễn Hậu - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Michel Chion (2001), Để viết một kịch bản Điện ảnh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Mikhailovich Bakhtin (2007), “Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ” (Phạm Vĩnh Cư dịch). Trong cuốn Lý luận -phê bình văn học thế giới thế kỷ XX (Lộc Phương Thủy chủ biên), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Đặng Nhật Minh (1963), Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh, số 10- 1963
Lê Ngọc Minh (2005), Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh phim truyện, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Lê Ngọc Minh (2006), Viết kịch bản phim truyện, Hội Điện ảnh Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Trần Quang Minh (2018), Thiết kế mỹ thuật phim truyện điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
N.A. Gulaiep (1982), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
N.Kriutrenhicop, Cốt truyện và cấu trúc kịch bản (Xiuret I Compozisia Senari), Trường Đại học Điện ảnh quốc gia (VGIK)
Hồ Ngọc (2006), Xây dựng cốt truyện kịch, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Phạm Thùy Nhân (2005), Làm sao viết kịch bản phim?, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều tác giả (2003), Lịch sử Điện ảnh Việt Nam, tập 1, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2006), Lịch sử Điện ảnh Việt Nam, tập 2, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2007), Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2008), Bàn về tính chuyên nghiệp trong sáng tác và phổ biến phim, Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc của Cục Điện ảnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Peter Ettedgui (1998), Kỹ thuật làm phim (Cinematography Screencraft) xuất bản tại Los Angeles, Mỹ.
Bùi Phú (1984), Đặc trưng và ngôn ngữ Điện ảnh, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Bùi Phú (2006), Điện ảnh qua những chặng đường, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Vũ Xuân Quang, Trần Thanh Tùng (2009), Thuật ngữ Điện ảnh - Truyền hình, Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
Ray Frensham (2010), Tự học viết kịch bản Phim, Nxb Tri thức, Hà Nội.
René Wellek, Austin Warren, Người dịch: Nguyễn Mạnh Cường, Tạ Hương Nhi, Trịnh Bá Đĩnh (2009), Lý luận văn học, Trung tâm Nghiên cứu quốc học và Nxb Văn học xuất bản, Hà Nội.
Richard Walter (1995), Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh &truyền hình, Dịch: Đoàn Minh Tuấn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Sadaf Hashmi (2012), Đạo cụ và trí tưởng tượng (Imagination and props Pakistan và Đại học tổng hợp York, Canada.
Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên xuất bản, Hà Nội.
Trần Đình Sử (2017), Dẫn luận thi pháp học văn học , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Lỗ Tấn (1965), Con đường văn chương, tài liệu dịch Cục Điện ảnh, Hà Nội.
Terry Ackland-Snow (2018), The Art of Illusion: Production Design for Film and television (Nghệ thuật của ảo giác: Thiết kế cho phim điện ảnh và truyền hình), Nxb: Crowood Press, Mỹ
Hoàng Thanh (chủ biên) (1981), Chân dung khán giả điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
Tất Thắng (1993), Về hình tượng con người mới trong kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Tất Thắng (2009), Lý luận Kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Tất Thắng (2016), Cảm hứng sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
Vũ Ngọc Thanh (2009), Điện ảnh Việt Nam thời hội nhập, Nxb Văn học, Hà Nội.
Vũ Ngọc Thanh (2015), Điện ảnh học lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Vũ Ngọc Thanh (2019), Những dấu vết trên mặt đất, Tập tiểu luận phê bình, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
Sâm Thương (2012), Viết kịch bản Điện ảnh và truyền hình, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
Phan Bích Thủy (2014), Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm Điện ảnh, Nxb Mỹ thuật,Tp. Hồ Chí Minh.
Timopheep L. I. Cơ sở lý luận văn học.
Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
Toussaint.B (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình,( Bản dịch), Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
Trường Điện ảnh Quốc gia VGik - Liên Xô (2007) Phương pháp viết kịch bản Phim (nhiều tác giả), Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội in, Hà Nội.
Đỗ Lệnh Hùng Tú (2009), Tạo hình thiết kế mỹ thuật Điện ảnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Đoàn Minh Tuấn (2009), Những vấn đề về lý luận kịch bản phim, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
Tzvetan Todorov (1978), Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch (2014), in lần thứ tư, có chỉnh lý, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Vicent Lo Brutto (2002), Hướng dẫn về công việc thiết kế mỹ thuật dành cho những người làm phim (The Filmmaker’s Guide to Production Design), Nxb Allworth, New York.
Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam (1994), Điện ảnh và bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam (2003), Nửa thế kỷ Điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Viện Sân khấu (1996), Hình tượng người cộng sản trên sân khấu, Nxb, Sân khấu, Hà Nội.
Dương Quang Viễn (2004), Nghệ thuật quay phim điện ảnh, Hội Điện ảnh Việt Nam xuất bản, Hà Nội.
Trần Vượng, Giáo trình Nghệ thuật biên kịch, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Allen, Graham (2000), Intertextuality, Routledge, London.
Baker, Chris (2007), Cultural Studies: Theory and Practice, SAGE Publications, UK and USA.
Bordwell David & Thompson Kristin (1990), Film Art University of Wisconsin, McGraw- Hill Publishing Company, Third Edition, New York.
Brian, MacFarlane (1996), Novel to Film: An Introduction to the Theory of Adaptatin, Oxford; Clarendon Press.
David Bordwell (2007), Poetics of Cinema.
Eikhenbaum B.M.(ed.) (2001), The Poetics of Cinema.
Ma Ning (1988), “New Chines Cinema - A Critical Acount of the Fifth Generation” Cinemaya (The Asian Film Magazine) Winter 1988-89, pp.20-29, Delhi.
The Art of the Illusion: Deceptions to Challenge the Eye and the Mind. Art history for filmmakers
Thomas Leitch, Film Adaptation & Its Discontents - From Gone with the Wind to The Passion of Christ, Baltimore: The John Hopkins University Press, 2007: “The Adapter as Auteur”.
William K. Ferrell, Literature and Film as Modern Mythology, Westport, CT: Praeger Publishers, 2000: Chapter 2 “Readinh the Novel and the Film”.
TRANG WEB
https://tailieu.vn/doc/de-tai-hinh-tuong-nghe-thuat-trong-mi-hoc-1319957.html. Truy cập ngày 12/02/2020
https://svhlu.blogspot.com/2016/03/khai-niem-hinh-tuong-nghe-thuat-va.html. Truy cập 15/05/2019.
https://ew.com/article/2007/10/12/memorable-film-props/. Truy cập 11/08/2019.
hcmup.edu.vn. Truy cập 12/03/2019.
https://vi-vn.facebook.com/notes/học-văn-văn-học. Truy cập ngày 20/02/2020.
https://ew.com/article/2007/10/12/memorable-film-props/. Những đạo cụ đáng nhớ trong phim. Truy cập ngày 20/02/2020.
https://thuvienvanmau.net/bai-van-mau-hsg. Truycập 25/02/2020.
Thi pháp học - Lịch sử và vấn đề. Truy cập ngày 10/7/2020.
PHIM MỤC
Áo lụa Hà Đông
Chung một dòng sông
Cánh đồng hoang
Lửa trung tuyến
Bao giờ cho đến tháng mười
Chị Tư Hậu
Vườn cam
Một giờ làm quan
Tết này ai đến xông nhà
Chim vành khuyên
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong
Tướng về hưu
Mùa len trâu
Tiệc trăng máu
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Duy nhất
Kẻ cắp xe đạp
Người thứ 41
Những cây cầu ở quận Maidison
Số phận con người
Những đứa trẻ đến từ thiên đường
Titanic
The Piano
Quan khâm sai Sansho
Cúc đậu
Đường về nhà
Đèn lồng đỏ treo cao
Bao thanh thiên
Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân
Ký sinh trùng
Trà xanh
Cái trống thiếc
Cast away
Em bé Hà Nội
Trăng nơi đáy giếng
Tiệc trăng máu