HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH SƠN
HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT
GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ MỸ HỌC
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT
GỐM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ MỸ HỌC
Ngành: Mỹ học
Mã số: 92 29 007
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. Tạ Ngọc Tấn
2. PGS. TS. Vũ Thị Phƣơng Hậu
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của ri
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê Sơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng tôi. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Nghiên cứu sinh
Phan Thanh Sơn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A
BĐ
CTST
ĐK
H
HTCN
HTNT
NCS
NNƯT
NXB
PGS. TS
PL
QHTM
TNPT
TNTG
Tr
VHXH
Ảnh
Bản đồ
Chủ thể sáng tạo
Đường kính
Chiều cao
Hình tượng con người
Hình tượng nghệ thuật
Nghiên cứu sinh
Nghệ nhân ưu tú
Nhà xuất bản
Phó giáo sư. Tiến sĩ
Phụ lục
Quan hệ thẩm mỹ
Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng tôn giáo
Trang
Văn hóa xã hội
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý luận 21
1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận án 26
Tiểu kết Chương 1 38
Chƣơng 2: KHÁI LƢỢC VỀ THỜI LÊ SƠ VÀ NGHỀ GỐM
VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ
39
2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527) 39
2.2. Nghề gốm Việt Nam thời Lê sơ 45
Tiểu kết Chương 2 62
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG
CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM THỜI LÊ SƠ
64
3.1. Nội dung thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ
64
3.2. Ngôn ngữ thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật
gốm Việt Nam thời Lê sơ
90
Tiểu kết Chương 3 110
Chƣơng 4: CÁC GIÁ TRỊ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ THẨM MỸ
CỦA HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG NGHỆ THUẬT GỐM
VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ VỚI NGHỆ THUẬT GỐM VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI
112
4.1. Giá trị thẩm mỹ của hình tượng con người trong nghệ thuật
gốm Việt Nam thời Lê sơ
112
4.2. Phát huy giá trị hình tượng con người trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ với nghệ thuật gốm đương đại
132
Tiểu kết Chương 4 152
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 161
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật truyền thống Việt Nam,
nghệ thuật gốm từ buổi đầu xuất hiện đến nay vẫn là một bộ phận cấu thành quan
trọng, không thể tách rời, đặc biệt là ở phương diện tạo hình, từ hình khối cùng các thủ
pháp tạo hình, màu sắc đặc trưng cho đến trang trí thông qua hệ thống hình tượng nghệ
thuật (HTNT) biểu hiện thành những mảng đề tài, tất cả đều mang tính thống nhất
trong sự phản ánh các mối quan hệ của con người trong đời sống tự nhiên và xã hội.
Xuất hiện từ sơ kỳ đá mới, nghệ thuật gốm thể hiện tính hình tượng bằng hệ
thống biểu tượng về thế giới tự nhiên mang tính kỹ thuật nhiều hơn là mỹ thuật.
Đến thời đại kim khí, hình tượng con người (HTCN) đã xuất hiện trong trang trí đồ
đồng. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, lịch sử dân tộc có thể bị gián đoạn,
nhưng văn hóa vẫn tiếp biến tự nhiên. Trong những giai đoạn lịch sử này, HTCN
trong mỹ thuật truyền thống của người Việt vẫn chủ yếu xuất hiện trong trang trí đồ
đồng và một số chất liệu khác như gỗ, đá, chưa thấy trên chất liệu gốm.
Bước sang thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, hơi thở tự do đã đem lại sinh
khí mới cho nền mỹ thuật dân gian truyền thống Việt Nam, cùng đó là tinh thần
“giải Hoa” bộc lộ rõ nét trong từng dấu ấn văn hóa nghệ thuật. HTCN xuất hiện
trong mọi loại hình nghệ thuật. Với nghệ thuật gốm Việt Nam truyền thống, thời
Lý, HTCN trong nghệ thuật gốm biểu hiện sự tiếp biến với các yếu tố văn hóa Ấn
Độ thông qua sự du nhập nghệ thuật tạo hình Chăm pa. Thời Trần, hào khí Đông A
tạo nên HTCN gắn liền với công cuộc giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm, phong cách
hồn nhiên, tối giản của mỹ thuật dân gian là chủ đạo.
Đến thời Lê sơ, cương vực Đại Việt đã mở rộng về phía Nam đến Quảng
Nam, nhưng về cơ bản mọi hoạt động kinh tế, chính trị cũng như đặc trưng văn hóa
vẫn biểu hiện rõ hơn cả ở khu vực Bắc bộ, hình thái xã hội phong kiến dân tộc độc
tôn tư tưởng Nho giáo làm nền tảng dần trở nên hoàn thiện, ảnh hưởng của Phật
giáo, Lão giáo bị hạn chế, nghệ thuật dân gian ở các thời kỳ trước, đặc biệt là mỹ
thuật không được chú trọng phát triển. Tuy vậy, thời kỳ này nghệ thuật gốm đã phát
triển mạnh với dòng gốm hoa lam chủ đạo trên mọi phương diện tạo hình của nghệ
thuật gốm Việt Nam. Trong hệ thống hình tượng của nghệ thuật trang trí trên gốm
2
thời Lê sơ, HTCN xuất hiện trong mọi loại hình: từ sản phẩm ứng dụng đến tượng
điêu khắc gốm với sự phản ánh phong phú từ biểu hiện cho thế giới tự nhiên, các
tích thần thoại trong nước và ngoài nước, đến các nội dung phản ánh hiện thực của
đời sống xã hội...
Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, nghệ thuật gốm cũng như HTCN trên đồ gốm
đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ,
văn hóa, mỹ thuật học, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào từng lĩnh vực nghiên cứu
chuyên biệt, cũng như chưa có nghiên cứu nào được soi xét và mang tính tổng hợp để
có thể đưa ra được những kết quả có giá trị khoa học một cách đầy đủ, đặc biệt là với
hình tượng con người trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ. Chính bởi lẽ đó, cho đến
nay tuy đã có một số minh chứng cụ thể khẳng định tính đặc trưng riêng biệt của
nghệ thuật gốm Việt Nam nói chung, giá trị nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa thông
qua hệ thống biểu tượng, HTNT..., nhưng các vấn đề nghiên cứu như hình tượng con
người trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ, cùng các giá trị thẩm mỹ của nó vẫn chưa
được đặt trong các quan hệ thẩm mỹ (QHTM) để đánh giá khách quan, cũng như vẫn
chưa có sự thống nhất bởi vẫn còn tồn tại những tư duy chủ quan về nghiên cứu nghệ
thuật gốm trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực.
Với tư cách là một khoa học nghiên cứu sự vận động của các quan hệ thẩm
mỹ trong hiện thực, trong tâm hồn và trong nghệ thuật, mỹ học và cụ thể là Mỹ học
Mác - Lê nin lấy QHTM giữa con người và hiện thực làm nền tảng, cái đẹp là trung
tâm, hình tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất [22,tr40].
Khái niệm trên cho thấy, khoa học mỹ học mang tính biện chứng tuân theo các quy
luật khách quan nghiên cứu dựa trên cơ sở các mối quan hệ xã hội, quan hệ của con
người với hiện thực, tự nhiên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu khu biệt trong từng lĩnh
vực khoa học liên quan, trên nền tảng các QHTM thông qua biểu hiện của ngôn ngữ
nghệ thuật, của HTNT, để làm nổi bật giá trị của cái đẹp trong các mối quan hệ
phức tạp trong đời sống xã hội của con người, cùng những tác động tích cực cũng
như tiêu cực trong quá trình vận động của lịch sử phát triển xã hội loài người. Bởi
vậy mỹ học cũng được ví như là triết học của cái đẹp.
Mặt khác, sự ra đời của các hình thái xã hội cùng các mối quan hệ trên mọi
phương diện đều là sản phẩm của con người và được phản ánh bởi con người. Nói cách
khác, con người là đầu mối, là nguồn gốc và cũng là nguyên nhân trong mọi biến đổi
3
của đời sống xã hội, HTCN trong nghệ thuật cũng vừa là chủ thể, vừa là khách thể
trong các QHTM và trong hệ thống các hình tượng nghệ thuật, HTCN cũng chính là
biểu hiện tập trung nhất cho các giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị nhân văn gắn liền với
sự phản ánh khát vọng vươn tới cái đẹp của con người trong đời sống thẩm mỹ dân
tộc cũng như cho văn hóa dân tộc.
Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) mạnh dạn chọn đề tài
“Hình tƣợng con ngƣời trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ (1428 -
1527)” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Mỹ học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu lịch sử, hiện vật và tư liệu điền dã,
luận án nghiên cứu làm sáng tỏ đặc trưng nghệ thuật, sự vận động và giá trị thẩm
mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, từ đó bàn luận nhằm
phát huy giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam từ truyền
thống đến đương đại, góp phần xây dựng một đời sống thẩm mỹ hiện đại, nhưng
vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của
việc nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ;
- Đánh giá khái quát về bối cảnh lịch sử, các điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội và tình hình phát triển nghề gốm thời Lê sơ;
- Làm sáng tỏ nội dung và hình thức thể hiện HTCN trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ trong các QHTM;
- Đưa ra các ý kiến bàn luận về giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật
gốm Việt Nam thời Lê sơ và các khuyến nghị về phát huy giá trị trong sự phát triển
của nghệ thuật gốm ngày nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Hình tượng con người trong nghệ
thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ qua sự biểu hiện trên các hiện vật, qua các tài liệu
nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Khảo sát tiến trình phát triển của Hình tượng con người
trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong sự phát triển chung của mỹ thuật
truyền thống từ năm 1428 đến năm 1527. Khảo sát sự thể hiện HTCN trong nghệ
thuật gốm Việt Nam đương đại (từ những năm 2000 đến nay), nhằm phát huy giá trị
thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam ngày nay.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu Hình tượng con người trong nghệ
thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ tập trung vào trung tâm văn hóa cơ bản của tộc
người chủ thể là người Việt vùng Châu thổ Bắc bộ, và đó cũng chính là giới hạn
không gian của vấn đề cần nghiên cứu của đề tài đặt ra từ góc độ khoa học biện
chứng của mỹ học Mác - Lênin.
- Phạm vi địa bàn khảo sát, điền dã: Thực hiện khảo sát, điền dã chủ yếu trên
địa bàn Hà Nội, Hải Dương, tập trung vào các trung tâm gốm có truyền thống lâu
đời như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu, Cậy (Hải Dương) và một số hiện vật lịch sử,
các bộ sưu tập tại các bảo tàng...
4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng mỹ học Mác - Lê nin làm nền tảng cơ sở lý luận, trong đó
vận dụng hai lý thuyết:
- Lý thuyết giá trị thẩm mỹ lấy chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ có ba tiêu
chí: tiêu chí về tính sáng tạo, tiêu chí về tính nhân văn, tiêu chí về sự hài hoà và hoàn
thiện thẩm mỹ.
- Lý thuyết phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật
chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết
quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật: vật tác động và vật nhận tác động.
Đồng thời, quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
Phương pháp điền dã là phương pháp dựa vào các chuyến đi thực tế tại địa
bàn để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập thông tin cần tìm hiểu. Phương
pháp này có vai trò quan trọng trong tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
5
Trong quá trình nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ,
NCS đã vận dụng phương pháp điền dã để thực hiện những chuyến đi thực tế đến
các cơ sở sản xuất gốm sứ có truyền thống từ thời Lê sơ như Bát Tràng (Hà Nội),
Chu Đậu (Hải Dương), các bảo tàng..., tìm kiếm thêm những hiện vật, thông tin
phục vụ đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn nhằm giúp người nghiên cứu hiểu
sâu, hiểu kỹ về vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, được thực hiện trong quá trình điền dã.
Phỏng vấn sâu là phương tiện tốt cho nghiên cứu nhằm chỉ ra bản chất, mô hình cấu
trúc của hiện tượng. Thông qua các câu hỏi mở có chủ định theo chủ đề, theo khách
thể để người được phỏng vấn hoàn toàn khách quan trong trả lời.
Phương pháp này dùng để phỏng vấn các cá nhân nhà nghiên cứu, họa sỹ,
nghệ nhân..., có trình độ hiểu biết về nghệ thuật gốm thời Lê sơ để lý giải về các
biểu hiện phản ánh trong HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ. Trong
quá trình nghiên cứu, NCS đã thực hiện phỏng vấn, nói chuyện với một số nghệ
nhân ở Bát Tràng: Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hoạt, Vũ Thị Hải Lý; Với một
số nghệ nhân, họa sỹ ở Chu Đậu: Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Hạ Bá Định, Hạ Quang
Long (Hải Dương); các họa sỹ gốm như Đặng Toàn Hưng, Hoàng Tiến Thanh, kỹ
sư silicat Nguyễn Phương Loan (chuyên ngành Gốm - Trường Đại học Mỹ thuật
công nghiệp), nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy (Giám đốc Nhà triển lãm 16 Ngô
Quyền); một số nhà nghiên cứu như Vũ Đình Nhâm (Ban Mỹ thuật ứng dụng - Viện
Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), họa sỹ Nguyễn Hải Ninh (Cục Di
sản văn hóa - Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch)
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống
Tập hợp các nguồn tư liệu gồm: Các nguồn sử liệu được ghi chép chính
thống; các nguồn phi chính thống như truyền thuyết dân gian; các công trình nghiên
cứu đã được công bố; các ghi chép, phỏng vấn trong qua trình điền dã; các loại hình
nghệ thuật có liên quan; thông tin internet. Qua khai thác tư liệu tổng hợp từ các
nguồn nhằm hệ thống lôgíc về tiến trình phát triển, sự phản ánh các QHTM của
HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong các quan hệ của đời sống
xã hội, làm cơ sở thực hiện phương pháp phân tích để tìm ra cách tiếp cận mới cũng
như những luận điểm khoa học trong nghiên cứu của mình.
6
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là sử dụng kết quả nghiên cứu được hệ thống
từ các phương pháp điền dã, phỏng vấn, tổng hợp các nguồn tư liệu để rút ra
những thông tin cần thiết, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Khi nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, NCS đã
sưu tầm nhiều tài liệu thuộc nhiều chuyên ngành lịch sử, khảo cổ, lịch sử mỹ thuật,
văn hóa Tuy nhiên, trong sự hạn chế của các tài liệu chuyên khảo về HTCN trong
nghệ thuật gốm thời Lê sơ, giữa các tài liệu ở các chuyên ngành khác nhau vẫn có
sự chưa thống nhất, nhìn chung là chỉ khái lược chung chung. Do đó, việc xử lý
thông tin cần người nghiên cứu phải cẩn trọng, tỷ mỷ và công phu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng, sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học như: văn hóa học, mỹ
thuật, dân tộc học, xã hội học, sử học... trong các quan hệ với mỹ học để làm rõ các
vấn đề về HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Sử dụng các thuật ngữ, khái niệm, các khái quát lý luận của các khoa học
khác trong nghiên cứu về mỹ thuật, văn hóa để tiến hành nghiên cứu về HTCN
trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Vận dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ giải quyết được một số vấn đề phát sinh trong
quá trình nghiên cứu về HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Với phương pháp này, NCS sẽ thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa kết quả
tổng hợp tài liệu với kết quả thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự và
phỏng vấn sâu để phân tích tìm ra được sự tương đồng và khác biệt về thể hiện
HTCN trong nghệ thuật gốm qua các giai đoạn lịch sử, trong QHTM với các chất
liệu khác của mỹ thuật dân gian Việt Nam, cũng như trong QHTM với các quốc gia
khác, điển hình là Trung Quốc các thời Tống, Nguyên, đặc biệt là thời Minh để
nhận biết những điểm tương đồng, khác biệt, phổ biến, đa dạng, kế thừa, tiếp biến,
giao lưu văn hóa cũng như những giá trị đặc trưng mang tinh thần độc lập dân tộc.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Phương pháp này nhằm tiếp cận hệ thống đi từ chỉnh thể đến các thành tố
hợp thành của HTCN và mối quan hệ nội tại của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt
7
Nam thời Lê sơ; đi từ các bộ phận, các thành tố biểu hiện của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội thời Lê sơ để nhận diện về HTCN trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ.
Phân tích cấu trúc HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ về đặc
điểm nhân dạng, các yếu tố biểu tượng theo quy luật trong chỉnh thể thống nhất.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Vẫn có một mạch nguồn mỹ học dân tộc chảy từ quá khứ đến hiện tại trong
nghệ thuật gốm Việt Nam. Đặc biệt là dòng gốm hoa lam thời Lê sơ, các biểu hiện
đặc trưng nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ của nó vẫn đang giữ một vị trí quan
trọng trong sự đa dạng của nghệ thuật gốm Việt Nam đương đại.
- Hình tượng nghệ thuật là biểu hiện mang tính người cao nhất và HTCN trong
nghệ thuật gốm Việt Nam truyền thống là biểu hiện tập trung nhất của mỹ học dân gian
truyền thống.
- Đời sống thẩm mỹ ở mọi thời đại, giữa truyền thống và hiện đại luôn tồn tại
mối quan hệ có tính tương tác, nó là những nhân tố quan trọng tác động tới cả chủ
thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho HTCN trong nghệ
thuật nói chung, nghệ thuật gốm nói riêng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên phương diện ý nghĩa khoa học, nghiên cứu Hình tượng con người trong
nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ nhằm đóng góp một cách có hệ thống về các
QHTM, thực chất là quan hệ của con người với hiện thực trong bối cảnh đời sống, xã
hội, của từng giai đoạn phát triển lịch sử văn hóa học, lịch sử học, dân tộc học, xã hội
học, triết học dân tộc trong sự bất phân của văn - sử - triết... bằng đặc trưng của HTNT.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn, xác định rõ nền tảng phát triển của đời sống thẩm mỹ, quy luật vận động. Đồng
thời làm rõ diễn biến những tác động từ đời sống văn hóa xã hội cũng như áp lực
chính trị vào các QHTM thông qua Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ.
Vận dụng sức mạnh của HTNT để tạo nên một môi trường văn hóa thẩm mỹ
nhằm phát huy triệt để các chức năng xã hội của nghệ thuật, tạo ra những tác động
mang tính giáo dục tích cực tới nhận thức về văn hóa dân tộc và thẩm mỹ dân tộc
8
trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, để từ đó tạo được nền tảng vững chắc
cho sự phát triển nghệ thuật gốm hiện đại mang đậm tính thời đại bằng màu sắc văn
hóa nghệ thuật bản địa.
Trên cơ sở những nhận định rút ra từ quá trình nghiên cứu, đề tài đưa ra một
số đề xuất cụ thể nhằm có được phương thức chuyển tải những yếu tố bản sắc văn
hóa trong nghệ thuật gốm, đặc trưng thẩm mỹ của người Việt kết hợp với HTCN
thông qua ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại để tạo ra một cấu trúc mở, sẵn sàng tiếp
nhận những cái mới, cái hiện đại, đặc biệt là phát huy năng lực bản địa hóa các yếu
tố ngoại lai trong tiến trình hội nhập, nhưng vẫn giàu bản sắc truyền thống của
người Việt. Các họa sỹ, nghệ nhân có thể lấy đó làm gợi ý, tiền đề về mặt lý luận để
chủ động vận dụng, đưa yếu tố văn hóa, bản sắc dân tộc vào nghệ thuật gốm một
cách hài hòa, hợp lý, phù hợp, không gượng ép, dung hòa với các tiêu chí khác của
đời sống nghệ thuật; giữa phong cách, tính thẩm mỹ dân tộc với yêu cầu thực tiễn
trong các QHTM và đời sống xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án
Chương 2: Khái lược về thời Lê sơ và nghề gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Chương 3: Nội dung và ngôn ngữ thể hiện hình tượng con người trong nghệ
thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Chương 4: Các giá trị và phát huy giá trị thẩm mỹ của hình tượng con người
trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ với nghệ thuật gốm Việt Nam đương đại.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hình tượng con người là một đề tài hằng xuyên trong diễn trình lịch sử mỹ
thuật Việt Nam nói chung, trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ cũng không phải là
ngoại lệ. Trong sự vận động của các QHTM giữa con người và hiện thực, bằng
ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của chất liệu gốm, HTCN trong nghệ thuật gốm
Việt Nam thời Lê sơ biểu hiện sự vận động của cái đẹp trong các hình thức tồn
tại khác nhau nghệ thuật tạo hình. Mặt khác, thông qua HTCN trong nghệ thuật
gốm thời Lê sơ, đời sống thẩm mỹ của một giai đoạn lịch sử được tái hiện tương
đối đầy đủ trong sự phức hợp của các QHTM với hiện thực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Nó là biểu hiện của một lĩnh vực tinh tế và nhạy cảm của đời sống
tinh thần con người, một bộ phận hữu cơ cấu thành văn hóa nhân loại, biểu hiện
trình độ phát triển cao của các quan hệ văn hóa, xã hội. Trong những năm qua,
đã có nhiều công trình nghiên cứu (cả trong nước và nước ngoài) ở rất nhiều góc
độ khác nhau (triết học, văn hóa học, nghệ thuật học...), với những mức độ khác
nhau (liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp) bàn về chủ đề nghệ thuật gốm, HTCN
trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ.
Theo đó, NCS tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận
án “Hình tượng con người trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ” với các
chủ đề sau:
- Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và nghề gốm Việt Nam thời Lê sơ;
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, xã hội với lịch sử hình thành và
phát triển nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam thời Lê sơ;
- Nghiên cứu về HTNT và HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
1.1.1. Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và nghề gốm Việt
Nam thời Lê sơ
Trước hết, phải kể đến công trình Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học của
nhóm tác giả Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chính, Nguyễn Thái Lai. Trong cuốn sách
này, phần hai “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam”, chương VI: Mỹ thuật thời Lê sơ
10
[46,tr194] có đề cập đến sự phát triển của mỹ thuật thời Lê sơ là một tổng thể của
ba loại hình nghệ thuật kiến trúc (kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo), điêu
khắc và hội họa. Tuy không đề cập đến chất liệu gốm cũng như nghệ thuật gốm
nhưng cuốn sách này đã khái lược những nét cơ bản về mỹ thuật thời Lê sơ, cùng
những khái niệm cơ bản về mỹ thuật nói chung có thể áp dụng cho các chất liệu
được sử dụng trong sáng tác mỹ thuật.
Cuốn sách Mỹ thuật của người Việt của Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng
nghiên cứu tổng quan lịch sử phát triển của mỹ thuật Việt Nam truyền thống từ thời
kỳ đồ đá đến đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về nghệ thuật gốm thời Lê sơ, các tác giả
đã nêu được đặc trưng chất liệu là gốm men trắng ngà, vẽ màu lam bằng bút mềm tự
do [32,tr138], phong cách nghệ thuật mang tính mô tả giản lược, cùng một số nhận
xét tương đối rõ nét về diện mạo mỹ thuật thời Lê sơ như sự kết hợp không nhuần
nhuyễn, sự tiếp thu chưa chọn lọc..., nên còn thấy rõ dấu hiệu của sự gắn ghép các
yếu tố nghệ thuật Trung Hoa với truyền thống trong nước. Đây là một đặc điểm
quan trọng nói lên tính chất giao thời của nghệ thuật Lê sơ [32,tr138]. Các tác giả
cho rằng về sự áp dụng Khổng giáo, thời Lê sơ đã tỏ ra bất lực trước nhiệm vụ, vai
trò mà vương quyền giao cho, để rồi “nghệ thuật tạo hình thời Lê sơ là một thử
nghiệm không thành công của nghệ thuật cung đình - tập quyền và Khổng giáo
khủng hoảng” [32,tr118]. Trong bối cảnh đó, “bia đá và đồ gốm chính là thành tựu
lớn đã tạo ra trường phái và phong cách duy nhất của thế kỷ này với một nhân tố
mới là “sự thanh thoát và mộc mạc có học, vừa hiện thực vừa tinh thần hóa cao”
Cuốn Mỹ thuật thời Lê sơ, Nguyễn Đức Nùng cũng đề cập đến 4 thể loại mỹ
thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội họa trang trí và đồ gốm như hai công trình nghiên
cứu trình bày ở trên [29,tr66-71].
Cuốn sách Một con đường tiếp cận lịch sử của tác giả Trần Lâm Biền là một tập
hợp các nghiên cứu về mỹ thuật và kiến trúc dưới góc độ tâm linh của người Việt cổ
[5]. Dựa vào đặc trưng kết cấu xã hội của người Việt, tác giả từng bước nghiên cứu bản
chất của xã hội đó đến sự hình thành nhận thức thẩm mỹ cũng như quan niệm về cái
đẹp của người Việt, đặc biệt là sự giải mã các hình tượng, biểu tượng, cũng như giá trị
nhân văn của nó trong đời sống xã hội, có liên quan đến giá trị thẩm mỹ của HTCN
trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Cuốn Nghệ thuật gốm Việt Nam của Trần Khánh Chương [9], với 158 trang
nội dung là kết cấu của những bài viết giới thiệu khái lược tổng quan nghệ thuật
11
gốm Việt Nam trên hai phương diện, chất liệu kỹ thuật và nghệ thuật ở một số dòng
gốm truyền thống chủ đạo như gốm hoa nâu, gốm men ngọc, gốm hoa lam.
Năm 2001, trong cuốn Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, tác giả Trần
Khánh Chương đã tập hợp 30 bài viết về gốm Việt Nam của mình. Trong các bài:
Nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam, tr. 130, Tượng gốm Việt Nam, tr. 229, và Gốm -
từ truyền thống đến hiện đại, tr. 274, với khái niệm “Gốm hoa lam là thuật ngữ để
chỉ các loại sản phẩm gốm được trang trí bằng hoa văn màu lam, mà chất liệu phát
màu chủ yếu là ô xít”[10,tr131]. Theo ông, thời Lê sơ, gốm hoa lam là những sản
phẩm có phẩm chất kỹ thuật cao, nghệ thuật độc đáo, thu hút được người dùng,
khiến nó thay thế dần gốm hoa nâu nổi tiếng của thời Lý - Trần. Về cơ bản luận án
có thể kế thừa và phát triển sâu hơn trong luận giải về hình thức biểu hiện của
HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Trong cuốn Hoàng thành Thăng Long, Viện Khoa học xã hội Việt Nam -
Viện Khảo cổ học - 2006, NCS quan tâm đến chương IV giới thiệu về đồ gốm sứ
trong hoàng cung Thăng Long, trong đó có gốm thời Lê sơ đã được phân loại và xác
định chủ yếu là loại gốm xương mỏng thấu quang có minh văn là chữ “quan” được
sản xuất ở lò quan Thăng Long với chất lượng tốt nhất và đây chính là những đồ
ngự dụng dành cho vua nhà Lê sơ[21,tr74 ] bên cạnh những trung tâm gốm hoa lam
như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Nam Sách - Hải Dương).
Trong cuốn Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition (Gốm Việt Nam:
một truyền thống riêng biệt) của John Stevenson & John Guy (eds), NCS tập trung
vào một số bài sau:
John Guy trong bài Vietnamese Ceramics and Cultural Identity (Gốm Việt
Nam và bản sắc văn hóa) đã nghiên cứu nghệ thuật gốm Việt Nam trong mối quan
hệ văn hóa khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc [56,tr10-21]. NCS lấy đó làm cơ
sở so sánh, đối chiếu, tìm ra những đặc điểm chung trong sự tiếp biến văn hóa với
các yếu tố bên ngoài, nhằm khẳng định những giá trị riêng có của nghệ thuật gốm
Việt Nam thông qua HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
John Stevenson có bài The evolution of Vietnamese Ceramics (Cuộc cách tân
của gốm Việt Nam), nghiên cứu tiến trình phát triển của gốm Việt Nam trên các
phương diện kỹ thuật, nghệ thuật, thẩm mỹ, mối quan hệ của nghệ thuật gốm trong
môi trường chính trị xã hội [58,tr22-45]. Tác giả đã tìm ra cái đặc trưng riêng biệt
của năng lực cảm thụ cái đẹp của thợ gốm Việt Nam: “Thợ gốm Trung Quốc cảm
12
nhận cái đẹp bằng mắt, thợ gốm Việt Nam cảm nhận cái đẹp bằng con tim” (Chinese
pottery is good for the eye, Vietnamese pottery is good for the heart)[58,tr43].
John Guy, Vietnamese Ceramics in International Trade (Gốm Việt Nam
trong thương mại quốc tế), nghiên cứu đồ gốm Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế
ngoại thương[57,tr47-60]. Trong nghiên cứu này, tác giả cho thấy, con đường thương
mại cũng chính là môi trường cho sự vận động tiếp biến của văn hóa.
Philippe Truong trong bài viết From Prehistory to Han (Từ thời tiền sử đến
Hán) [59,tr95-108] cho thấy, tác động của Trung Quốc là trực tiếp rõ ràng, nhưng thợ
gốm Việt đón nhận thụ động trên cơ sở áp đặt hay đơn thuần chỉ là sao chép, họ đã
sáng tạo nên các sản phẩm mới với các yếu tố mới trên nền tảng được học hỏi, tạo
nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam qua sự biểu hiện của nghệ
thuật gốm Việt Nam.
Regina Krahl trong công trình Vietnamese Blue and White and related wares
(Gốm hoa lam Việt Nam trong mối quan hệ đồ gốm), chủ yếu là trình bày các vấn
đề về mối quan hệ giữa gốm hoa lam Việt Nam với nghệ thuật gốm Trung Quốc các
đời Nguyên, Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả có đề cập đến một loại đồ gốm
được gọi là kendi vốn có nguồn gốc từ đồ kim khí phổ biến dưới triều Minh[60,tr
154], được thể hiện bằng ngôn ngữ đặc trưng của gốm hoa lam ở cả hai loại hình
điêu khắc và hội họa.
Bùi Minh Trí, Kerry Nguyễn Long 2001, Vietnamese Blue and White
Ceramics (Gốm hoa lam Việt Nam ). Trên nền tảng khảo cổ học, nghiên cứu này
khái lược tiến trình lịch sử của dòng gốm hoa lam Việt Nam từ khái niệm, nguồn
gốc, các trung tâm sản xuất, đặc trưng nghệ thuật đến bối cảnh xuất khẩu[44,tr8],
liên quan đến các QHTM trong nghiên cứu HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam
thời Lê sơ dưới góc nhìn của khoa học mỹ học.
1.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, xã hội với lịch sử
hình thành và phát triển nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam thời Lê sơ
Cuốn The Chinese Potter - A practical history of Chinese ceramics (Gốm
Trung Quốc - Một thực tế lịch sử của gốm Trung Quốc) của tác giả Margaret
Medley Margaret Medley nhận định, tiến trình lịch sử gốm Trung Quốc là một tiến
trình công nghiệp hóa nghề gốm thủ công[55,tr265], cơ sở cho sự phát triển của các
dòng gốm nổi tiếng Trung Quốc cũng như sự lan tỏa và ảnh hưởng của nó tới truyền
13
thống gốm của hầu hết các nước vùng Đông Bắc Á và Việt Nam.
Sheh Cheng (1988), Blue and White Porcelain of the Ming and Ch
,
ing dynasties
(Sứ hoa lam triều Minh và Thanh), là một nghiên cứu chuyên khảo về dòng sứ hoa lam
đời Minh - Thanh (Trung Quốc) trên phương diện kỹ thuật và nghệ thuật trang trí cùng
những tác động từ chính trị - kinh tế - xã hội đến sự phát triển của dòng gốm này ở
Trung Quốc [61].
Nhìn chung, cả hai công trình nêu trên là nguồn cứ liệu quan trọng cho việc
tham chiếu những mối liên hệ có liên quan đến sự hình thành và phát triển của
HTCN trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ, cùng giá trị đặc trưng riêng biệt của nghệ
thuật gốm Việt Nam truyền thống thời Lê sơ trước cái bóng khổng lồ của nghệ thuật
gốm Trung Quốc.
Tác giả Hoàng Xuân Chinh với công trình Cổ vật gốm sứ Trung Quốc. Với
424 trang cả ảnh, tác giả nghiên cứu lịch sử gốm sứ Trung Quốc dưới góc độ khảo
cổ học [7]. Bằng tính khách quan khoa học, đây là nguồn tư liệu quan trọng cho
việc mở rộng góc nhìn trong sự so sánh, đối chiếu các vấn đề thẩm mỹ của HTCN
trên chất liệu gốm giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong công trình Đại cương lịch sử mỹ học Trung Quốc của tác giả Diệp
...hình ảnh
trong đầu óc sáng tạo của chủ thể sáng tạo.
Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan: tức là quá trình hiện thực
hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại,
biến cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
Trong mỹ thuật, dạng vật chất ngoài hiện thực đó chính là HTNT tồn tại trong tác
phẩm nghệ thuật bằng hình ảnh vật chất, biểu hiện bằng ngôn ngữ của đường nét,
mảng màu của hội họa, trang trí, bằng ngôn ngữ hình, khối của nghệ thuật điêu khắc.
Theo đó, trong sáng tạo nghệ thuật, hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan phản ánh thế giới hiện thực của ý thức con người, được cải biến bằng trí tưởng
tượng cùng năng lực thẩm mỹ của chủ thể để trở thành HTNT, ở đây là HTCN
26
trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ, với đầy đủ các yếu tố hợp thành của hiện thực xã
hội, tạo nên tính toàn vẹn nghệ thuật của HTCN trong sự phản ánh hiện thực.
Là một bộ phận của triết học Mác - Lê nin, mỹ học Mác - Lê nin ở vai trò độc
lập, cơ sở lý luận của nó cũng bao hàm đầy đủ các lý thuyết giá trị cũng như lý thuyết
phản ánh trong nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng như triết học Mác -
Lê nin, mỹ học Mác - Lê nin là một hệ thống lý luận mở, luôn có sự nghiên cứu mở
rộng để hoàn thiện. Bởi lẽ đó, NCS cũng vận dụng cơ sở lý thuyết giá trị văn hóa và
lý thuyết phản ánh cũng như một số quan điểm mỹ học ngoài Mác xít, với mục đích
hạn chế tính chủ quan, nhằm tăng cường tính khách quan để làm sáng tỏ và mở rộng
hơn vấn đề nghiên cứu trong sự đan xen các quan hệ trong QHTM, về bản chất cũng
chính là các quan hệ xã hội trong sự vận động của đời sống chính trị, kinh tế và văn
hóa xã hội, lấy đó làm cơ sở khoa học luận giải, đánh giá và khẳng định chân giá trị
của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ trong sự hạn chế các tư liệu
nghiên cứu ở các chuyên ngành khoa học có liên quan.
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1.3.1. Nghệ thuật
Từ điển tiếng Việt, trang 844 nêu khái niệm: Nghệ thuật là công việc làm có
đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay ý tưởng của mình trên ba chỗ
nhắm: chân, thiện, mỹ: người ta thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp chúng theo
thứ tự: 1) Văn chương; 2) Âm nhạc; 3) Vũ điệu; 4) Hội họa; 5) Điêu khắc; 6) Kiến
trúc; 7) Ca kịch; 8) Điện ảnh [48]
Mỹ học Mác - Lê nin coi nghệ thuật là sản phẩm của ý thức bậc cao của con
người, phản ánh thế giới hiện thực của ý thức con người tuân theo những quy luật
chung nhất trong sự nhận thức của con người với đầy đủ ba thành tố: thế giới tự
nhiên, bộ óc con người (công cụ nhận thức), hình thức phản ánh thế giới tự nhiên
trong nhận thức và sự vận động trong nhận thức của con người theo các quy luật
của hiện thực. Tất cả tạo nên sự phát triển và hoàn thiện các phương thức phản ánh
trong bộ óc con người theo trình tự nhận thức - tác động - sáng tạo mang tính tích
cực xã hội [22,tr256, 257].
Mỹ học Mác - Lê nin cho rằng, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù
và ý thức thẩm mỹ là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, mang bản chất xã hội
[22,tr266]. Đời sống nghệ thuật được quy định bởi đời sống xã hội. Do đó, bản chất
27
xã hội của nghệ thuật không phải là phương thức phản ánh xã hội bằng loại hình
nghệ thuật nào, mà là sự phản ánh hiện thực đời sống. Nghệ thuật không tạo ra hiện
thực, ngược lại hiện thực đời sống quy định nội dung bản chất của nghệ thuật.
Là một hình thái độc đáo của ý thức xã hội, nghệ thuật có tính độc lập tương
đối với tư cách là một hình thức phản ánh hiện thực độc đáo [22,tr268]. Nghệ thuật
là thế giới tâm hồn của con người, một mặt, nó là một sản phẩm của con người xã
hội. Mặt khác, với đặc trưng sáng tạo bằng hư cấu, trừu tượng, nghệ thuật tái dựng
nên một hiện thức thứ hai của thế giới tự nhiên, của hiện thực đời sống. Bởi vậy
nghệ thuật có tính độc lập cao với hiện thực cuộc sống.
Nghệ thuật có sức mạnh tác động trở lại đời sống xã hội. Tác phẩm nghệ
thuật chân chính là một chỉnh thể tinh thần mang các giá trị chân - thiện - mỹ, có
nội dung toàn vẹn hòa quyện với tình cảm - trí tuệ - ý chí con người. Nghệ thuật
giải quyết các vấn đề thẩm mỹ của con người trong các quan hệ con người với con
người, con người với cuộc sống xã hội và nhận thức thế giới. Mọi ước mơ, lý tưởng
của con người trong nhận thức thế giới để vươn tới sự hoàn thiện vô cùng sinh động
đều được biểu hiện thông qua nghệ thuật [22,tr270].
Là sản phẩm của ý thức xã hội phản chiếu tâm hồn con người, tinh thần xã
hội và thời đại, nghệ thuật mang những thuộc tính xã hội cơ bản: Là sản phẩm của
xã hội ở các hình thái khác nhau, nhưng là của xã hội có giai cấp, nghệ thuật phản
ánh thế giới tinh thần của xã hội, đời sống sinh động của giai cấp. Do đó nghệ thuật
mang đầy đủ các thuộc tính của xã hội có giai cấp như tính giai cấp với ý thức thẩm
mỹ và nhận thức thẩm mỹ đặc trưng riêng của giai cấp đó; Mỗi giai cấp đều có mục
đích và lý tưởng, mang đầy đủ khuynh hướng tư tưởng, lập trường giai cấp, áp đặt
lên đời sống xã hội. Trong nghệ thuật, tính giai cấp đó phát triển thành tính đảng
biểu hiện qua dấu hiệu thẩm mỹ, hình thành nên giá trị nghệ thuật trong hình thức
biểu hiện của các loại hình nghệ thuật. Do đó nghệ thuật mang tính đảng; Nghệ
thuật chân chính nhất của một nền nghệ thuật bao giờ cũng là sản phẩm được chiết
xuất từ các tinh hoa dân tộc. Mặt khác, các giai cấp, trong đó có giai cấp thống trị
đều là sản phẩm của một cộng đồng người được hình thành vì mục tiêu hướng tới
một xã hội tốt đẹp hơn, vì tự do và hạnh phúc của cộng đồng các giai cấp xã hội đó,
tạo nên tính thống nhất biện chứng giữa tính đảng và tính giai cấp. Bởi vậy, nghệ
thuật chân chính là nghệ thuật đề cao tính nhân dân, của nhân dân và vì nhân dân.
28
Theo đó, nghệ thuật mang tính nhân dân; Là sản phẩm được chiết xuất từ các tinh
hoa dân tộc, nghệ thuật có tính cá nhân. Nghệ thuật ở mỗi loại hình được tạo nên
bởi nhận thức, ý thức và tài năng của cá nhân nghệ sỹ; Nghệ thuật mang tính dân
tộc bởi nghệ thuật không bị hạn chế ở đối tượng hiện thực dân tộc mà thể hiện sâu
sắc nhất trong tư duy nghệ thuật độc đáo của dân tộc được quy định bởi đặc điểm
lãnh thổ, kinh tế, điều kiện sống, ngôn ngữ, tâm lý, con người...; Tính quốc tế của
nghệ thuật được biểu hiện bằng tình cảm, trí tuệ, mục đích, lý tưởng vươn tới sự
hoàn thiện của loài người. Giữa tính cá nhân, tính dân tộc và tính quốc tế luôn thống
nhất trong quan hệ biện chứng giữa cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến, bởi
mỗi cá nhân sáng tạo vừa là một cá nhân duy nhất độc đáo, vừa là một thành viên
của một dân tộc cũng như của cộng đồng quốc tế. Trong mối quan hệ này, các thuộc
tính đều có cái đặc trưng riêng biệt lại vừa thống nhất để tạo nên cái độc đáo và cái
phổ quát [22,tr271-276].
Nghệ thuật mang chức năng xã hội đặc thù là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của
con người, cụ thể là bốn chức năng: Chức năng thưởng thức (khoái cảm, giải trí, đền
bù...) là chức năng ưu việt nổi trội không gì thay thế được của nghệ thuật; Chức năng
nhận thức (phát kiến, tiên đoán, dự báo...) bởi nghệ thuật là sự tập trung lý tưởng của
con người; Chức năng giáo dục (thức tỉnh, thanh lọc, sáng tạo...) từ tính toàn vẹn
chân - thiện - mỹ , nghệ thuật là biểu hiện sáng chói nhất của tâm hồn, cái đẹp cứu rỗi
nhân loại; Chức năng giao lưu (thông tin, giao tiếp...) là sự thăng hoa của tinh thần,
nghệ thuật là thông điệp giữa con người với con người, có thể truyền thông tin thẩm
mỹ cho con người từ hiện tại đến các thế hệ tương lai [22,tr280-284].
1.3.2. Biểu tƣợng và hình tƣợng trong nghệ thuật
Biểu tượng: Trong tiếng Pháp là représentation hoặc symbole; tiếng Anh là
symbol nghĩa là biểu tượng, vật tượng trưng.
Từ điển tiếng Việt, trang 86, biểu tượng là dấu hiệu bên ngoài, là ấn tượng
của quá khứ trong ý thức (triết) [48].
Trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một
hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại
trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt.
Biểu tượng như là một thuật ngữ của mỹ học. Trong lý luận văn học và ngôn ngữ
học, biểu tượng còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học
29
phản ánh cuộc sống bằng HTNT. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái
hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật [76].
Theo Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thì
biểu tượng là hình ảnh tượng trưng của vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện
trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng:
“Nó mang một hình thể rõ ràng và đôi khi có vẻ khô cứng, song, đằng sau
nó là cả một cuộc sống chứa đựng vẻ đẹp thiên thần của tâm linh, hiện thân của
một trái tim thánh thiện. Biểu tượng, ở chừng mực nào đó, đầy chất người... chỉ
có thể được xác nhận bằng chính trí tuệ của con người [4,tr9].
Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết kết luận, ngôn ngữ
biểu tượng là một thành tố văn hoá do con người tạo ra để sử dụng như một loại
công cụ thông tin và giao tiếp có tính tượng trưng [63].
Theo Mỹ học Mác - Lê nin, biểu tượng thẩm mỹ là sản phẩm của ý thức bậc
cao của con người và duy chỉ có ở con người. Theo đó:
Biểu tượng thẩm mỹ là giai đoạn tiếp theo của tri giác thẩm mỹ, nó phản ánh
các đặc tính căn bản của đối tượng thẩm mỹ, đánh giá và phản ánh tính tích cực của
chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng thẩm mỹ [22,tr240].
Hình tượng nghệ thuật: từ điển tiếng Việt ghi: “Sự phản ánh hiện thực một
cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hình tượng cụ thể, sinh động,
điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính, bằng HTNT” [48,tr143].
Trong tiếng Anh, hình tượng là danh từ image/ simile, nghĩa là hình, hình
ảnh; hình tượng, tượng, thần tượng, thánh tượng; tượng trưng, điển hình, hiện thân
(của cái gì).
Khái niệm Hình tượng nghệ thuật để chỉ phương thức nhận thức và sáng
tạo lại hiện thực chỉ có ở nghệ thuật. Mọi sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại
trong hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật đều trở
thành hình tượng nghệ thuật. HTNT được hình thành trong mối quan hệ giữa
hiện thực khách quan và nhận thức chủ quan của con người, nó không phải là
bản sao chép, mà là sự sáng tạo, phản ánh theo hướng khái quát hóa, điển hình
hóa để tìm ra những yếu tố mang tính bản chất nhất của hiện thực khách quan.
HTNT là biểu hiện sinh động, độc đáo tạo nên giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm
nghệ thuật[65].
Trong Mỹ học Mác - Lê nin, hình tượng là khâu cơ bản, là một bộ phận của
30
cấu trúc nghệ thuật, nói đến hình tượng là nói đến HTNT- những hình ảnh đã được
khái quát để phản ánh dưới dạng chung nhất qua sự thể hiện trên các chất liệu khác
nhau của các loại hình nghệ thuật [22,tr287], từ đó đưa ra khái niệm về HTNT:
“Hình tượng nghệ thuật là biểu tượng toàn vẹn, sinh động như một đơn vị
cuộc sống lý tưởng, nó được xây dựng nên từ mục đích, ý chí, hoài bão. Lý tưởng
con người (các tác phẩm có giá trị là đại biểu cho thời đại) được xây dựng từ việc
vận dụng tất cả những khả năng và thủ pháp nghệ thuật, nhưng nó lại được sinh ra
từ cuộc sống. Cho nên, với tư cách là hạt nhân của nghệ thuật, HTNT không chỉ
sống và vận động trong cuộc sống bình thường, cả trong cuộc sống mà con người
khát khao vươn tới” [22,tr304].
Như vậy, HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ cũng là một
HTNT. Ở góc độ nghệ thuật học, khái niệm hình tượng được khai thác nghiên cứu
HTCN cả về hình thức và nội dung. Trên cơ sở lý luận mỹ học Mác- Lê nin, HTCN
là một HTNT phản ánh cái đẹp tồn tại trong các QHTM. Theo đó, việc sử dụng các
khái niệm về HTCN nêu trên phù hợp với vấn đề nghiên cứu về HTCN trong nghệ
thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ.
Mối quan hệ giữa biểu tượng và hình tượng
Trong bài Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn hóa -
nghệ thuật, TS Nguyễn Văn Hậu phân tích, biểu tượng và hình tượng là hai mặt
biểu hiện tồn tại trong cùng một tác phẩm - thuộc phạm trù nghệ thuật. Chúng có
mối tương quan và gắn bó khá chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nên tác
phẩm nghệ thuật. Hai khái niệm này trong thực tế vẫn tồn tại và thường được dùng
lẫn lộn với nhau, bởi chúng đều là những ký hiệu thuộc phạm trù nghệ thuật, trong
khi bản chất của chúng là khác nhau. Hình tượng không phải là bản sao chép máy
móc nguyên mẫu của thế giới hiện thực, mà là sản phẩm của sự sáng tạo thuộc về
thế giới của tinh thần đã được khái quát hóa, điển hình hóa từ những yếu tố cốt lõi
chung nhất của hiện thực khách quan, mang tính hư cấu, ước lệ. Hình tượng nghệ
thuật là kết quả của trí tưởng tượng trong tư duy của người nghệ sỹ mang bản chất
nhận thức - khách thể và nhân tố sáng tạo - chủ thể biểu hiện hết sức sinh động và
độc đáo để làm nên tác phẩm nghệ thuật.
Dưới góc độ nghệ thuật, biểu tượng là một phạm trù thẩm mỹ, một dạng
chuyển nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật ở dạng thức ký hiệu, biểu tượng gắn liền với
năng lực “biểu tượng hóa” đặc biệt chỉ có ở con người.
31
Trên phương diện văn hóa học, nghệ thuật trước hết là một thành tố của văn
hóa, nhưng không như các thành tố văn hóa khác đơn thuần chỉ nhằm mục đích thoả
mãn những nhu cầu tinh thần của con người, nghệ thuật ngoài những đặc tính chung
nhất như các thành tố văn hóa khác, nghệ thuật được cấu thành bởi những đặc trưng
riêng của nó - đặc trưng thẩm mỹ. Do đó nghệ thuật được xem là một hình thái ý thức
xã hội mang đặc trưng thẩm mỹ, nó tồn tại như một giá trị thẩm mỹ đặc trưng - sự
biểu hiện tập trung, đầy đủ và sâu sắc nhất của quan hệ thẩm mỹ - một đặc trưng mà
chỉ riêng nghệ thuật mới có. Qua đó có thể xác định được các giá trị - chuẩn mực xã
hội. Chính vì vậy, có thể nói, nghệ thuật còn là một thành tố văn hoá đặc biệt.
Là một bộ phận của văn hóa, nghệ thuật tất yếu không thể tách khỏi đời sống
văn hóa, mọi hoạt động nghệ thuật đều gắn với các quan hệ thuộc lĩnh vực văn hoá
dưới góc nhìn của QHTM. Từ góc nhìn của văn hóa học, từ chủ thể thẩm mỹ đến
đối tượng thẩm mỹ được phản ánh trong hiện thực đời sống văn hóa xã hội, đều
được đánh giá các giá trị văn hóa theo chuẩn mực của giá trị thẩm mỹ ở các góc
nhìn khác nhau của cái đẹp, không chỉ để thưởng thức, giao lưu, khai sáng nhận
thức, mà còn mang tính giáo dục. Theo đó, trong đời sống xã hội, giá trị thẩm mỹ và
giá trị văn hoá luôn có sự thống nhất với nhau về nội dung và tư tưởng, trước khi
nói đến cái đẹp, nó phải là cái đúng và cái tốt. Chính bởi vậy, trong giá trị thẩm mỹ
của nghệ thuật luôn hàm chứa giá trị văn hoá - giá trị nhân văn.
Như vậy, trong đời sống văn hóa - nghệ thuật, biểu tượng và hình tượng ở
mọi loại hình nghệ thuật đều là những phạm trù thẩm mỹ có tính độc lập tương đối.
Hình tượng là sự phản ánh sáng tạo cái chung nhất mang tính ước lệ, khái quát một
đối tượng cụ thể, ví dụ như hình tượng con người nông dân là sự khái quát những
yếu tố đặc trưng nhất của tầng lớp nông dân, trong đó có cả tính vùng miền cùng
các thành tố tạo nên cấu trúc xã hội nông thôn vùng miền đó. Trong khi đó, biểu
tượng là dạng thức ký hiệu của ngôn ngữ văn hóa mang tính phổ quát rộng rãi. Ví
dụ biểu tượng về sự sinh thường gắn liền với các sự vật như quả lựu, gương sen có
nhiều hạt, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở..., không chỉ mang giá trị nội dung ý
nghĩa cho một vùng, miền, một cộng đồng người cụ thể, trong tâm thức con người
nói chung, nó dường như vượt qua giới hạn của ngôn ngữ giao tiếp thông thường
(tiếng nói hay chữ viết) để được nhận biết ở hầu khắp các cộng đồng người trên thế
giới có nền văn hóa phồn thực tương đồng. Bởi vậy, biểu tượng có thể được xem là
một dạng thức ngôn ngữ đặc biệt mang tính nhân loại.
32
Mặt khác, khi nói hai khái niệm biểu tượng và hình tượng, trong thực tế vẫn
tồn tại và thường được dùng lẫn lộn với nhau, bởi tính đặc thù của biểu tượng luôn
có hai phần; hiển ngôn và mật ngôn tạo nên hệ thống đan xen các ý nghĩa. Chính
bởi vậy, thế giới biểu tượng là thế giới ý nghĩa của hình tượng (hiển ngôn - ký hiệu
biểu thị) và ý niệm (mật ngôn - ký hiệu ẩn dụ). Theo đó, quan hệ biểu tượng và hình
tượng có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất, chúng đều là sự phản ánh ý thức và nhận thức thẩm mỹ của con
người và chỉ có ở con người bằng hình ảnh, chúng đều có một đặc trưng chung nhất
là tính biểu tượng. Do vậy, ngoài đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật là tính
hình tượng thì nó còn hàm chứa cả tính biểu tượng dưới các hình thức như: Ký hiệu
- ngôn ngữ lời nói: văn hoá truyền khẩu nói chung, thành ngữ, tục ngữ, ca dao,
v.v...; ký hiệu - ngôn ngữ viết: văn chương, thi ca v.v...; ký hiệu - ngôn ngữ tạo
hình: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh, là những ký hiệu biểu thị (hình
tượng). Sự hiển ngôn của HTCN nhận biết qua các giác quan nghe, nhìn. Trong sự
chi phối của các hệ thống văn hóa: tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, con
người nhận biết thông điệp ẩn sâu trong hình tượng, chính là thế giới ý niệm.
Thứ hai, cấu trúc của biểu tượng được xác lập bởi hai yếu tố cơ bản là “hình
tượng nghệ thuật” là một ký hiệu biểu thị - hiển ngôn (hình tượng cây trúc là biểu
tượng cho người quân tử), yếu tố trừu tượng mang tính ẩn dụ - mật ngôn (người
quân tử luôn vững vàng như cây trúc trong gió bão), tạo nên một cách hiểu khác,
biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện đa nghĩa. Theo đó, mọi biểu tượng
trước hết phải là hình tượng. Mặt khác, trên phương diện phản ánh hiện thực từ hình
thức đến nội dung bằng ký hiệu, bản thân hình tượng cũng mang cấu trúc của biểu
tượng, nên mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng.
Thứ ba, nếu HTNT tạo nên giá trị thẩm mỹ thì biểu tượng mang lại giá trị
nhân văn cho tác phẩm nghệ thuật. Trong sự vận dụng đan xen hai khái niệm biểu
tượng và hình tượng có sự tương tác, nhưng không đồng nhất hoàn toàn khi mọi
hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng, bởi nếu hình tượng chỉ dừng lại ở tính
“đơn nghĩa”, nó chỉ đại diện cho một đối tượng cụ thể, duy nhất mà nó phản ánh, thì
hình tượng đó chưa đủ hàm nghĩa để trở thành biểu tượng, còn biểu tượng luôn
mang tính “đa nghĩa” với nội dung cụ thể bao hàm rộng hơn cái ý nghĩa mà người ta
gán cho nó.
33
Thứ tư, trong quan hệ thẩm mỹ, HTNT có thể trở thành biểu tượng ở các
hình thức bộc lộ hay ẩn tùy thuộc vào giới hạn nhận thức, năng lực thẩm mỹ của
chủ thể sáng tạo và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Quá trình biểu tượng hóa của
HTNT phụ thuộc vào các yếu tố: bối cảnh lịch sử và văn hóa; nhận thức của chủ thể
về đối tượng phản ánh; năng lực xây dựng ý tưởng nghệ thuật; độ đậm đặc của
nghĩa hàm và năng lực khái quát hóa hay ước lệ trong HTNT.
Thứ năm, hình tượng nghệ thuật tạo nên cảm xúc trực tiếp cảm tính cụ thể,
còn biểu tượng lại nói lên khát vọng, mong muốn hướng tới các giá trị - chân lý của
con người. Giữa chúng có chung một đối tượng là giá trị nghệ thuật, và cảm xúc
chính là nhân tố đưa hình tượng và biểu tượng lại gần nhau hơn trong tính độc lập
tương đối của mình.
1.3.3. Hình tƣợng con ngƣời
Triết học phương Đông nhìn nhận về con người cơ bản ở hai quan điểm của
triết học Phật giáo và Nho giáo. Theo triết học Phật giáo thì sắc và danh hội tụ tạo
nên con người trong cái vô thường trên con đường giác ngộ [25,tr512]. Nho giáo
chịu ảnh hưởng tư tưởng trong Kinh Dịch quan niệm con người được tạo thành từ
sự hỗn hợp giữa khí thanh và khí trọng trong khoảng giữa âm - dương, để kết luận
bản tính thiện - ác của con người [25,tr512], nhìn chung mang nặng tính duy tâm.
Triết học phương Tây có nhiều quan điểm về khái niệm con người theo hai
trường phái duy tâm và duy vật. Theo quan điểm duy vật, thời cổ đại coi nguồn gốc
của sự sống là lửa, không khí đất và nước, trong đó con người là sự sống có lý tính
cao nhất, thông minh nhất và đặc biệt có đôi tay để thực hiện lý tính của mình. Một
quan điểm duy vật khác cho con người là sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tử.
[25,tr515]. Quan điểm duy tâm cổ đại cho rằng con người sinh ra từ những lực
lượng siêu tự nhiên. Đến thời Trung cổ, hệ tư tưởng Cơ đốc giáo cho rằng, thế giới
do Chúa trời sáng tạo ra từ hư vô và con người là hình ảnh của Chúa [25,tr516]
Triết học Mác nhìn nhận Con người là một thực thể thống nhất giữa các yếu tố
sinh vật - xã hội. Trên phương diện tự nhiên, Mác kết luận: “Con vật chỉ sản xuất ra
bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”[22,tr20]. Ở khía
cạnh xã hội, con người thoát khỏi trạng thái thuần túy của loài vật và tạo nên xã hội
nhờ lao động, và con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội [25,tr521].
Qua khái niệm nghệ thuật và khái niệm HTNT cho thấy, trong đời sống thẩm
34
mỹ, HTCN là một HTNT, trong đó con người ở đây là con người xã hội, cũng như
mọi đối tượng tồn tại trong hiện thực khách quan, con người là đối tượng phản ánh
dưới hình thức của HTNT.
Theo đó khái niệm HTCN trong nghệ thuật là sự biểu hiện toàn bộ quan điểm
và cảm thụ sống động của chủ thể (con người) đối với thực tại khách quan (con người)
dưới các hình thức biểu hiện cụ thể của HTNT.
1.3.4. Mỹ thuật
Có rất nhiều cách hiểu về mỹ thuật. Nhưng tựu trung lại, khái niệm mỹ thuật
dùng để chỉ những loại hình nghệ thuật hướng đến sự sáng tạo “cái đẹp”.
Nền mỹ thuật thế giới có bề dày lịch sử lâu đời và đa dạng, mỗi khu vực và
mỗi xứ sở đều mang một sắc thái riêng biệt dựa trên nền văn hóa, tôn giáo và bối
cảnh lịch sử. Vì vậy, những khái niệm về mỹ thuật có những khái niệm tuy khác
nhau, nhưng nói chung đều hướng đến cái đẹp.
Ở Việt Nam, mỹ thuật tiếp thu những vốn tinh hoa của nền văn hóa thế giới
và khu vực. Sự ảnh hưởng của những nền văn lớn trong khu vực Châu Á là Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng đem đến sự giao thoa và tiếp biến trong văn hóa nói
chung và mỹ thuật nói riêng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quân trong cuốn sách Con mắt nhìn cái đẹp có đưa
ra quan điểm: “Một phần cực kỳ quan trọng và vô cùng phong phú của văn minh
nhân loại, của mỗi dân tộc chính là mỹ thuật, sản phẩm đẹp của con mắt” [33,tr5].
Mỹ thuật một loại hình nghệ thuật, một giá trị của văn hóa tinh thần có phạm
vi biểu hiện rất rộng. Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Chính trị quốc gia,
2000), tập 3, trang 431 có ghi quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa,
trong đó có nghệ thuật:
Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [23,tr431].
Như khái niệm nói chung, mỹ thuật chỉ những loại hình nghệ thuật có quan
hệ đến sự thụ cảm bằng mắt, sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bắt
nguồn từ tự nhiên để đưa lên mặt các chất liệu tạo thành (giấy, vải, tường, gỗ, gốm,
sắt) hoặc một không gian nội thất, ngoại thất.
35
Bàn đến ngôn ngữ mỹ thuật, người ta thường quan tâm đến các yếu tố:
Đường nét, màu sắc, hình khối, sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu.... tuỳ thuộc vào đặc
trưng ngôn ngữ của mỗi loại hình, được chia ra:
- Hội họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều trên một mặt phẳng.
Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản.
- Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt hai chiều trên mặt phẳng. Các
tác phẩm đồ họa được thực hiện qua các kỹ thuật in ấn, vì vậy tác phẩm đồ họa
thường có nhiều bản.
- Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn)
hoặc không gian hai chiều (phù điêu: chạm khắc, chạm nổi). Các tác phẩm được thể
hiện qua các hình khối qua nhiều các kỹ thuật khác nhau tùy theo chất liệu tạo thành
tác phẩm.
Trong phân loại các loại hình nghệ thuật, giáo trình Mỹ học Mác - Lê nin
không đưa ra khái niệm mỹ thuật mà dựa vào các đặc điểm phản ánh, tồn tại và khả
năng tác động đến đối tượng cảm thụ mà chia thành các nhóm khác nhau. Mỹ thuật
ở đây được chia thành ba loại hình nghệ thuật độc lập thuộc nhóm không gian: trang
trí, điêu khắc và hội họa [22,tr315], đồng thời đưa ra các khái niệm như sau:
Nghệ thuật trang trí là sự luân chuyển nhịp nhàng và kết hợp các đường nét
hình học cách điệu, hay các yếu tố tạo hình, là sự hợp thành của hai yếu tố họa tiết
và nhịp điệu thành một chỉnh thể thống nhất tạo nên sự hài hòa. Nghệ thuật trang trí
vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có ý nghĩa thẩm mỹ [22,tr320].
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, nó phản ánh hiện
thực bằng hình khối không gian ba chiều[22,tr322].
Hội họa là loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh mặt phẳng - tìm không gian ba
chiều trên mặt phẳng[22,tr323].
Như vậy, dù gộp vào hay tách ra, về ý nghĩa, các khái niệm nêu trên đều chỉ
rõ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cơ bản của mỹ thuật. Do đó, ở góc độ mỹ
thuật học hay mỹ học, các khái niệm trên ở mức độ chung nhất đều có tính thống
nhất mang tính bản chất của các loại hình nghệ thuật trang trí, điêu khắc và hội họa.
1.3.5. Nghệ thuật gốm
Gốm, tiếng Anh là ceramic. Trong sự phân loại của gốm: Terracotta - đất
nung; earthernware - sành nâu; stoneware - sành trắng; porcelain - sứ.
36
Từ điển tiếng Việt, trang 424: Gốm là những vật bằng đất sét hầm (nung) [48].
Trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, khái niệm gốm được dùng để chỉ những
sản phẩm mà nguyên liệu để sản xuất chúng gồm một phần hoặc tất cả là đất sét
hoặc cao lanh, khi nung ở nhiệt độ cao, chúng kết khối rắn như đá và có nhiều
đặc tính nổi trội: cường độ cơ học cao, bền nhiệt, bền điện, bền hóa [53,tr3].
Sự phân loại gốm được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Theo cấu trúc
và tính chất của đồ gốm: gốm thô, gốm mịn, gốm đặc biệt; theo tính chất sử dụng:
gốm xây dựng, gốm mỹ nghệ, gốm gia dụng, gốm kỹ thuật...; theo đặc trưng chất
liệu: gốm đất nung, sành nâu, sành trắng, sứ [53,tr4].
Về khái niệm nghệ thuật gốm, xét từ góc độ kỹ thuật và phân loại ứng dụng
cho thấy, sản phẩm gốm ở mọi loại chất liệu từ đất nung đến sứ, được nung ở các
khoảng nhiệt tương ứng với chất liệu và luôn ở dạng hình khối tồn tại trong không
gian. Theo khái niệm điêu khắc, nó mang thuộc tính đặc trưng của hình khối. Mỗi
loại chất liệu của gốm từ đất nung đến sứ, ngoài màu sắc tự thân, trên bề mặt đồ
gốm được thể hiện các đặc trưng của nghệ thuật trang trí, hội họa dưới hình thức thể
hiện bằng kỹ thuật khắc, vẽ đường nét, mảng màu. Đôi khi có sự kết hợp các kỹ
thuật đắp (phù điêu), khắc, vẽ trên một sản phẩm gốm. Theo đó khái niệm nghệ
thuật gốm có thể được hiểu là sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật điêu khắc,
hội họa và trang trí. Dưới góc nhìn của mỹ thuật ứng dụng, bản chất nghệ thuật của
gốm được đánh giá từ hai tiêu chí tạo hình và ứng dụng.
Như vậy trên mọi phương diện phản ánh từ kỹ thuật, mỹ thuật đến mỹ thuật
ứng dụng, khái niệm nghệ thuật gốm được trình bày như sau: Nghệ thuật gốm là
nghệ thuật tạo hình khối sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật từ chất liệu chính là các loại
đất sét, được sử dụng các thủ pháp nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa tạo nên
sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật của mỹ thuật, được nung trong các môi
trường nhiệt độ tương ứng, được đánh giá trên cơ sở đặc trưng chất liệu và có công
năng sử dụng cụ thể.
1.3.6. Giá trị
Từ điển tiếng Việt, trang 434 nêu, giá trị là “giá ước lượng một món hàng, tư cách
con người hay công dụng việc làm tùy món hàng tốt xấu, tư cách thanh cao hay hèn hạ
của con người hay tính cách lợi hay hại của việc làm” [48]
Với văn hóa học, văn hóa là hệ thống giá trị do con người tạo ra. Theo đó,
37
giá trị văn hóa cũng là sản phẩm của con người bao hàm nhiều loại giá trị: đạo đức,
kinh tế, xã hội, ngoại trừ giá trị tự nhiên là khái niệm con người dùng để đánh giá
về thế giới tự nhiên.
Trong xã hội học, thuật ngữ “giá trị” (values) thường được qui chiếu vào các
mối quan tâm để giới hạn khái niệm theo cách tiếp nhận rộng, hẹp khác nhau. Ở
nghĩa hẹp, giá trị được xem là những quan điểm về những gì mong muốn có ảnh
hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn phổ quát hơn, lấy con người làm chủ
thể thì giá trị là cái mà con người quan tâm, giá trị với tư cách là tiêu chuẩn được
tham chiếu trong cả cái tốt và cái xấu.
Mỹ học Mác - Lê nin coi một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao bao giờ cũng
phải có sự tương ứng hài hòa giữa nội dung và hình thức [22,tr306]. Giá trị thẩm mỹ
ở đây chính là giá trị nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật, cùng chức năng xã hội
của nó chỉ được thực hiện và phát huy thông qua hoạt động giao lưu, cảm hóa thẩm
mỹ trong xã hội [22,tr357]. Theo đó để đạt được giá trị thẩm mỹ, giữa nội dung và
hình thức trong một tác phẩm nghệ thuật phải đảm bảo tính thống nhất từ tư tưởng,
chủ đề (phi hình ảnh) đến hình thức biểu hiện (hình ảnh vật chất).
Dưới góc nhìn của mỹ học, giá trị thẩm mỹ mang bản chất giá trị học và biểu
đạt giá trị thẩm mỹ của đối tượng thẩm mỹ trong phạm trù cái đẹp và những khía
cạnh khác của cái đẹp là cái bi, cái hài, cái cao cả, được nhận biết ở vai trò của nó
trong hoạt động sống của một xã hội, một cá nhân ở mọi tầng lớp, giai cấp, với bản
chất khái niệm là đánh giá trong hệ thống các quan hệ giá trị vừa chủ quan, vừa
khách quan, được qui định bởi tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ giữa con người
với hiện thực.
38
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong phần tổng quan, luận án tập trung ba vấn đề chính có liên quan đến đề
tài là: Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và nghề gốm Việt Nam thời Lê sơ;
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, xã hội với lịch sử hình thành và phát triển
nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam thời Lê sơ; Nghiên cứu về HTCN và HTCN
trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, lấy đó làm cơ sở khoa học và kế thừa
những khái niệm, cấu trúc, đặc điểm, chức năng và vai trò của mỹ thuật, để nghiên
cứu nhằm tìm ra cái đặc trưng thẩm mỹ riêng biệt của Hình tượng con người trong... mỹ có sự
thống nhất trong đa dạng.
Ba là, cùng với ý thức thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ là cơ sở đánh giá nhận
thức, năng lực cũng như trình độ thẩm mỹ của một cá nhân chủ thể thẩm mỹ, một
tài năng nghệ thuật theo những chuẩn mực của đời sống văn hóa xã hội cụ thể. Giáo
dục kiến thức thẩm mỹ phải song hành cùng giáo dục ý thức thẩm mỹ để rèn luyện
lý trí thẩm mỹ ở mỗi cá nhân chủ thể thẩm mỹ trong vận dụng các quan hệ thẩm mỹ
và quan hệ xã hội.
Bốn là, kiến thức thẩm mỹ không chỉ là cơ sở đánh giá trình độ thẩm mỹ của
chủ thể thẩm mỹ - con người, mà còn là cơ sở đánh giá trình độ văn hóa của con
người. Do đó, giáo dục kiến thức thẩm mỹ phải đi cùng giáo dục đạo đức thẩm mỹ
149
bởi cái sau cùng của sự học là để làm người, và tài năng nghệ thuật cũng chỉ là một
con người trong xã hội.
4.2.2.4. Giáo dục văn hóa thẩm mỹ
Giáo dục văn hóa thẩm mỹ là sự giáo dục tổng thể các yếu tố liên quan đến
chủ thể thẩm mỹ. Chủ thể thẩm mỹ ở đây là cá nhân con người xã hội. Bởi vậy, giáo
dục văn hóa thẩm mỹ cũng giống như là giáo dục nghệ thuật, là hình thức giáo dục
cá biệt. Văn hóa thẩm mỹ gồm ý thức thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ, năng lực thẩm
mỹ, trình độ thẩm mỹ. để có thể hình thành được văn hóa thẩm mỹ đòi hỏi cá nhân
chủ thể thẩm mỹ phải là con người phát triển toàn diện thể chất, đạo đức, trí tuệ
[22,tr385,386]. Ở HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ, tuy chủ thể
sáng tạo chỉ là thợ gốm chung chung, nhưng sự thể hiện ý tưởng sáng tạo là HTCN
không chỉ là sự sao chép hiện thực đơn thuần, lồng ghép trong đó luôn có sự biểu
hiện của cái tôi ẩn sau sự áp đặt nghiêm ngặt quy định bởi ý thức hệ tư tưởng phong
kiến. Loạt tượng quan hầu (PL5, A.3.10), về kỹ thuật tạo hình tuy được sản xuất
hàng loạt từ khuôn, nhưng ở mỗi tượng là một hình thức trang trí khác nhau, có
tượng chỉ sử dụng một màu lam trang trí hoa, mây, có bức lại sử dụng nhiều màu
trang trí hoa. Nhưng điểm đặc biệt là ở các khuôn mặt luôn có sự tương đồng thể
hiện từ vẻ bề ngoài đến thần thái. Tuy cái tên “quan hầu” không có trong quan chế
nhà Lê sơ, nhưng tư thế quỳ bưng bình cho phép liên tưởng tới dạng quan viên
chuyên phục vụ trong cung, được gọi chung là hoạn quan hay thái giám thuộc hạng
vị “nhập lưu” hay “nội quan”. Thái giám là dạng người được tuyển từ một trong ba
dạng: bẩm sinh không có bộ phận sinh dục, khiếm khuyết bộ phận sinh dục, bị
thiến. Dưới chế độ phong kiến, thái giám là hạng người tuy có đời sống vật chất đầy
đủ, nhưng lại đau khổ về đời sống tinh thần bị người đời khinh rẻ, diễu cợt vì họ
mắc phải một tội lớn nhất trong ba điều bất hiếu là không có con nối rõi tông
đường. Về ngoại hình họ mất đi những đặc điểm của đàn ông: không râu, không yết
hầu, giọng nói, dáng vẻ thiên tính nữ. Dưới cái nhìn của chủ thể sáng tạo - thợ gốm,
hình hài quan hầu được tái hiện với dáng vẻ và thần thái khác hoàn toàn với hiện
thực: dáng quỳ lưng thẳng, tay giữ bình đặt trên đầu gối, khuôn mặt vẫn thể hiện
nam tính nhìn thẳng, bình thản với hàng ria mép trên đôi môi thoáng vẻ mỉm cười.
Phải chăng ở đây nảy sinh một thứ tình cảm đi ngược lại những điều tiếng mà người
150
đời gắn cho cái thân phận đặc biệt kia? Phải chăng ở đây là sự cầu chúc cho những
thân phận đặc biệt kia sớm trở lại bình thường như chính điều các quan hầu - thái
giám mong mỏi và hi vọng? Tuy rằng tất cả mới chỉ là giả thuyết, nhưng trên cơ sở
giả thuyết cho thấy rõ một năng lực văn hóa thẩm mỹ xuất phát từ tình cảm thẩm
mỹ của một chủ thể sáng tạo thẩm mỹ bình dị - thợ gốm. Không hẳn là một trình độ
thẩm mỹ cao siêu, cũng không hẳn là một ý thức thẩm mỹ đậm màu lý chí, hay một
năng lực thẩm mỹ siêu phàm, bởi điều khác biệt với đối tượng phản ánh chỉ là đưa
họ về với dáng vẻ vốn có của một người đàn ông, nhưng sau cái tình cảm thẩm mỹ
lại là một ý nghĩa nhân văn khi thợ gốm vẫn coi họ là những con người xã hội bình
thường như chính bản thân con người thợ gốm - chủ thể sáng tạo. Điều này cho thấy
yếu tố nhân văn không hẳn là phụ thuộc vào các yếu tố tri thức, trình độ, bởi thợ
gốm - nghệ sỹ dân gian vốn không thuộc tầng lớp trí thức học nhiều hiểu rộng,
nhưng lòng nhân ái, tình yêu đồng loại của họ đã đưa cái xúc cảm thẩm mỹ vượt
trên tất cả các lý tưởng thẩm mỹ cao siêu. Đây cũng là một giá trị văn hóa thẩm mỹ
quý giá khó thấy ở nhiều chủ thể thẩm mỹ từ trong lịch sử đến nay.
Qua đó có thể thấy rằng, giáo dục văn hóa thẩm mỹ, ngoài những yếu tố
thuộc về thẩm mỹ, trước khi nói đến sự phát triển hình thành một nhân tài nghệ
thuật, phải là sự hình thành một con người toàn diện, đặc biệt là một con người
không chỉ biết yêu bản thân mình mà còn phải biết yêu thương cả đồng loại. Theo
đó, giáo dục văn hóa thẩm mỹ cần phải giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục văn hóa thẩm mỹ gắn liền với giáo dục đạo đức để hình
thành nhân cách con người trong các quan hệ xã hội, bởi chỉ trong sự phức tạp của
các quan hệ xã hội, những luân lý hay học thuyết về đạo đức mới có cơ hội hiện
thực hóa. Chỉ có như vậy, sự giáo dục văn hóa thẩm mỹ mới có tác dụng cải biến
con người cá nhân của chủ thể thẩm mỹ ở góc độ tình cảm thẩm mỹ và tâm hồn
nghệ thuật.
Thứ hai, giáo dục văn hóa thẩm mỹ là giáo dục thẩm mỹ gắn liền với giáo
dục văn hóa. Một mặt nhằm nâng cao trình độ văn hóa của chủ thể thẩm mỹ với các
kiến thức khoa học ở cả hai khía cạnh tự nhiên và xã hội, qua đó hình thành nhận
thức có tính bản chất của thế giới khách quan, làm cơ sở khoa học cho lý trí thẩm
mỹ phát triển tình cảm thẩm mỹ theo cách khách quan hóa trực quan cảm tính. Mặt
khác tạo mối quan hệ khăng khít giữa văn hóa thẩm mỹ và văn hóa xã hội, nhằm
151
hoàn thiện con người chủ thể thẩm mỹ độc lập trong sáng tạo, nhưng không tách rời
khỏi đời sống xã hội.
Thứ ba, nghệ thuật là trung tâm của đời sống thẩm mỹ, là sự cô đặc của đời
sống xã hội, là sự đúc kết kinh nghiệm và tri thức của loài người, sống với nghệ thuật
là sống với cái tốt, cái đúng và cái đẹp của thế giới biểu tượng và HTNT. Theo đó,
giáo dục văn hóa thẩm mỹ bằng nghệ thuật là giải pháp giáo dục mang tính tổng hợp
nhất trong giáo dục thẩm mỹ, bởi trong nghệ thuật không chỉ hội tụ đầy đủ các
QHTM trong quan hệ xã hội, nghệ thuật còn có tính định hướng cho đời sống xã hội
phát triển vươn tới những giá trị cao đẹp, cảm hóa tâm hồn con người. Hơn nữa, nghệ
thuật là hiện thân của cái đẹp, nhưng cái đẹp chưa bao giờ là hoàn chỉnh và cái đẹp
luôn được bổ sung cải biến và hoàn thiện theo sự vận động của nhu cầu thẩm mỹ, vốn
chưa bao giờ thỏa mãn hoàn toàn. Đây chính là cơ sở thúc đẩy sự khao khát cái đẹp
và nỗ lực tìm kiếm cái đẹp của chủ thể thẩm mỹ ở mọi phương diện thưởng thức,
sáng tạo, biểu hiện và tổng hợp các giá trị thẩm mỹ.
152
Tiểu kết Chƣơng 4
Hình tượng nghệ thuật nói chung, HTCN nói riêng đều mang giá trị phản ánh
cho một đối tượng cụ thể, trong một phạm vi không gian và thời gian cụ thể. Tuy
nhiên với HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ lại luôn có sự kế thừa
các giá trị thẩm mỹ từ HTCN trong nghệ thuật gốm ở các giai đoạn trước của thời
kỳ độc lập tự chủ. Sự kế thừa đó không phải là kế thừa mang tính cơ học ở mặt hình
thức thể hiện mà là ở phương thức phản ánh theo tinh thần kế thừa và phát triển.
Đến ngày nay, trong sự phát triển nhanh và phức tạp của đời sống xã hội, sự
đa chiều thể hiện ở các môi trường khác nhau của HTCN trong nghệ thuật gốm, một
mặt vẫn cho thấy tính kế thừa các giá trị thẩm mỹ mang tính lịch sử. Mặt khác nhiều
giá trị thẩm mỹ mới đứng trên các lập trường lý luận mỹ học khác đã được vận
dụng trong sáng tạo nghệ thuật, cũng như trong giáo dục đào tạo thẩm mỹ. Đây là
một tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, cũng chính trong sự đa dạng, phong phú đó
cũng bộc lộ những bất cập làm cho các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống của
dân tộc trong HTCN trong nghệ thuật gốm bị hạn chế phần nào.
Trước thực trạng đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị giải pháp, tập trung
chủ yếu vào giáo dục thẩm mỹ. Đây là một vấn đề lớn về bảo tồn và phát triển
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần phải được bàn luận và nghiên cứu chuyên sâu
để HTCN trong nghệ thuật gốm ngày nay nói riêng, đời sống thẩm mỹ của Việt
Nam ngày nay nói chung, phát triển bền vững nhưng phải tôn vinh được các giá trị
thẩm mỹ, giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
153
KẾT LUẬN
Vẫn có một mạch nguồn mỹ học dân tộc chảy từ quá khứ đến hiện tại trong
nghệ thuật gốm Việt Nam; HTNT là biểu hiện mang tính người cao nhất, và HTCN
trong nghệ thuật gốm Việt Nam truyền thống là biểu hiện tập trung nhất của mỹ học dân
gian truyền thống; Đời sống thẩm mỹ ở mọi thời đại, giữa truyền thống và hiện đại
luôn tồn tại mối quan hệ có tính tương tác, nó là những nhân tố quan trọng tác động
tới cả chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho HTCN
trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật gốm nói riêng. Dưới góc nhìn khoa học của
mỹ học Mác - Lê nin, nội dung của luận án “Hình tượng con người trong nghệ thuật
gốm Việt Nam thời Lê sơ” đi sâu nghiên cứu các QHTM trong các phân cảnh của
đời sống thẩm mỹ gắn liền với hiện thực lịch sử đã cho thấy, đây không còn là giả
thiết, từ đó tìm ra những đặc trưng thẩm mỹ mang đậm dấu ấn tinh thần độc lập dân
tộc, nhất là sự phản ánh toàn diện và sâu sắc của nó đến con người và mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội Việt Nam thời Lê sơ, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của
hướng nghiên cứu nằm trong giới hạn của chuyên ngành mỹ học.
Luận án đi sâu nghiên cứu đặc trưng chất liệu và ngôn ngữ thể hiện qua
HTCN trong nghệ thuật gốm thời Lê sơ trong các nội dung phản ánh thế giới tự
nhiên, các tích truyện, phản ánh hiện thực từ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội một mặt khẳng định sự tổng hòa của các yếu tố nội dung thể hiện đan xen trong
sự phối hợp của ngôn ngữ tạo hình để tạo nên tính hoàn thiện nội dung phản ánh
của HTCN. Mặt khác, sự phản ánh toàn diện đời sống xã hội qua HTCN trong nghệ
thuật gốm thời Lê sơ cũng là cơ sở cho sự nhận thức thẩm mỹ, cũng như đánh giá
các giá trị thẩm mỹ tác động trở lại hiện thực của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt
Nam thời Lê sơ. Qua đó chứng minh HTNT là biểu hiện mang tính người cao nhất, và
HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ phản ánh chính con người Việt
Nam thời kỳ đó. Bằng lý luận mỹ học Mác - Lê nin cùng các lý thuyết phản ánh, lý
thuyết giá trị, luận án tìm ra quy luật chung nhất trong sự phản ánh hiện thực bằng
HTCN, trong đó người thợ gốm Việt Nam thời Lê sơ vừa là chủ thể thẩm mỹ, lại
vừa là đối tượng thẩm mỹ, bởi cái tính NGƯỜI nhất của hình tượng cũng chính là
cái biểu hiện NGƯỜI nhất, cái riêng có và chỉ có ở một chủ thể sáng tạo thẩm mỹ -
con người với các giá trị thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời
154
Lê sơ luôn có sự kế thừa, cải biến và phát triển mang tính thời đại.
Liên hệ với thực tiễn sản xuất, sáng tác ngày nay cho thấy, giữa truyền thống
và hiện đại vẫn tồn tại mối quan hệ có tính tương tác giữa chủ thể thẩm mỹ và đối
tượng thẩm mỹ, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho HTCN trong nghệ thuật nói chung,
nghệ thuật gốm nói riêng. Từ một chất liệu thuộc nghệ thuật dân gian truyền thống,
nghệ thuật gốm đã gia nhập vào đời sống mỹ thuật hiện đại. Như vậy, theo dòng
chảy văn hóa, hiển nhiên vẫn có một mạch nguồn mỹ học dân tộc chảy từ quá khứ
đến hiện tại.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phát triển diễn ra trên mọi phương diện của đời
sống xã hội với tốc độ nhanh chưa từng có của công nghệ. Nếu không bắt kịp tốc độ
phát triển đó, những nguy cơ làm biến đổi các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cũng như
bản sắc dân tộc, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến đời sống văn
hóa, thẩm mỹ của dân tộc, của đất nước.
Trước những thách thức mang tính cấp thiết đó, luận án vận dụng phương
pháp luận mỹ học Mác - Lê nin, lấy đó làm cơ sở bàn luận về thực trạng hoạt động
sáng tạo chất liệu gốm ở cả hai môi trường là làng nghề truyền thống và hoạt động
mỹ thuật hiện đại, từ đó đưa ra một số giải pháp vận dụng, phát huy hiệu quả giá trị
thẩm mỹ của HTCN trong nghệ thuật gốm Việt Nam thời Lê sơ vào bối cảnh hoạt
động mỹ thuật chất liệu gốm ngày nay. Luận án đặc biệt tập trung vào vấn đề giáo
dục thẩm mỹ nhằm hình thành nên một đời sống thẩm mỹ tốt đẹp, với những chủ
thể thẩm mỹ có đầy đủ tri thức, năng lực cũng như tình cảm thẩm mỹ hiện đại, một
mặt vẫn theo kịp sự phát triển chung của đời sống thẩm mỹ đương đại. Mặt khác,
vẫn đảm bảo được những giá trị đặc trưng bản sắc của nghệ thuật dân tộc, bởi nếu
mất đi bản sắc nghệ thuật dân tộc sẽ mất đi tất cả. Đây là một thực tế không chỉ ở
bối cảnh Việt Nam, mà là mối quan tâm của tất cả các quốc gia có chủ quyền. Đây
không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận thẩm mỹ, nó thực sự là những vấn đề nghiêm
trọng trên một mặt trận không có tiếng súng - mặt trận văn hóa, đúng như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong thư gửi các họa sỹ trong cuộc triển lãm mỹ
thuật năm 1951đăng trên báo Cứu quốc, số 1986, ra ngày 5/1/1952 cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên
mặt trận đó” [24,tr368].
155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phan Thanh Sơn (2015), “Chủ tịch Hồ Chí Minh người khơi nguồn sức mạnh đấu
tranh của mỹ thuật Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6. Tr 70 – 74.
2. Phan Thanh Sơn(2019), “Phát triển thương mại – du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh”, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, số 53. Tr 62 – 69.
3. Phan Thanh Sơn(2019), “Gốm hoa lam Việt Nam trong mối quan hệ với nghệ
thuật gốm hoa lam Trung Quốc”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật, số 29. Tr 31 - 33.
4. Phan Thanh Sơn(2019), “Cái đẹp trong đời sống văn hóa qua hình tượng con
người trong nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật, số
31, Tr 45 – 49.
5. Phan Thanh Sơn(2019), “Tín ngưỡng phồn thực trong kendi gốm hoa lam Việt
Nam thời Lê sơ”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 29, Tr 51 - 56.
6. Phan Thanh Sơn(2020), “Nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam thời Lê sơ”, Tạp chí
Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, số 2, Tr 67 - 73.
156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy Anh (1995), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa, Thừa
Thiên - Huế.
2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền
thống Việt, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa
Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt,
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
7. Hoàng Xuân Chinh (2010), Cổ vật gốm sứ Trung Quốc, NXB Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân (2008), Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở
vùng biển Việt Nam, NXB Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hà Nội.
9. Trần Khánh Chương (1990), Nghệ thuật gốm Việt Nam, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
10. Trần Khánh Chương (2001), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, NXB Mỹ thuật,
Hà Nội.
11. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
12. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa- NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Trần Quang Đức (2017), Ngàn năm áo mũ, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học, NXB Dân trí, Hà Nội
16. Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, Tập 2: Các vị thần, NXB Thế giới, Hà Nội.
17. Trương Minh Hằng (2011), Văn hóa gốm của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Trương Minh Hằng (2006), Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc, NXB Mỹ
thuật, Hà Nội.
157
19. Tăng Bá Hoành (1999), Gốm Chu Đậu, Kinh Books Ltd. Tr 11.
20. Viện Nghệ thuật, Bộ Văn hóa (1973), Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình.
NXB Văn hóa, Hà Nội.
21. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khảo cổ học (2006), Hoàng thành Thăng
Long, tập 2, NXB Văn hóa Thông tin- Hà Nội.
22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Khoa Triết học (2000), Giáo trình
mỹ học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, (xuất
bản lần thứ 2) NXB Chính trị quốc gia, tập 3, tr 431.
24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, (xuất
bản lần thứ 2) NXB Chính trị quốc gia, tập 6, tr 368.
25. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo trình triết học Mác - Lênin, NXB Chính
trị - Hành chính.
26. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX,
NXB Thế giới, Hà Nội.
27. Diệp Lang (2014), Đại cương lịch sử mỹ học Trung Quốc, NXB Thế giới, Hà Nội.
28. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc (1995), Gốm Bát
Tràng thế kỷ XIV- XIX, NXB Thế giới, Hà Nội.
29. Nguyễn Đức Nùng (1978). Mỹ thuật thời Lê sơ, NXB Văn hóa, Hà Nội.
30. Phạm Quốc Quân (2013), “Về đề tài “làm tình” trên gốm sứ cổ”,Tạp chí Di sản
văn hóa, (2), tr. 99-102.
31. Phạm Quốc Quân (2013), “Gốm lò quan ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa,
(4), tr. 20-24.
32. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, NXB Mỹ
thuật, Hà Nội.
33. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
34. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn và Nguyễn Cảnh (2001), Đại cương lịch
sử Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Trần Sáng (2003), Phương pháp vẽ sơn thủy và hoa điểu Trung Hoa, NXB Thanh niên.
36. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh.
37. Phan Duy Tiếp (dịch), Hà Văn Tấn (hiệu đính và chú thích) (1960), Dư địa chí,
NXB Sử học.
158
38. Nhiều tác giả (2013), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời đại, Hà Nội.
39. Bùi Minh Trí, Kerry Nguyễn Long (2001), Gốm hoa lam Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
40. Vũ Anh Tú (2010), Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở
châu thổ Bắc bộ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Trần Đình Tuấn (2013), Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình
làng vùng châu thổ sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật, Viện
Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
42. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2012). Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
43. Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
44. Bùi Minh Trí, Kerry - Nguyễn Long (2001), Gốm hoa lam Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc,
NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
46. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mỹ thuật
và mỹ thuật học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Nguyễn Bá Vân (1973), “Đồ gốm thời Lý”, trong Nguyễn Đức Nùng, chủ biên
(1973), Mỹ thuật thời Lý, NXB Văn hoá, Hà Nội, tr 74 - 80
48. Khoa học - Xã hội - Nhân văn (2014), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin.
49. Trịnh Quang Vũ (2008), Trang phục triều Lê - Trịnh), NXB Từ điển Bách khoa.
50. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB
Văn hóa, Hà Nội.
51. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (2009), Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà
Nội, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
52. Trần Quốc Vượng và các cộng sự (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
53. Phạm Xuân Yên, Huỳnh Đức Minh và Nguyễn Thu Thuỷ (1995), Kỹ thuật sản
xuất gốm sứ, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
54. Louise Allison Cort (1997), Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition,
“Vietnamese ceramics in Japanese context”, Art Media Resources with Avery
Press, Chicago.
159
55. Margaret Medley (2006), The Chinese Potter- Apractical history of Chinese
ceramics, Faidon Press Limited.
56. John Guy (1997), Vietnamese ceramics a separate tradition,”Vietnamese
ceramics and Cultural Identyty”, Art media Resourcer with Avery Press.
57. John Guy (1997), Vietnamese ceramics a separate tradition, “Vietnamese
ceramics in International Trade”, Art media Resourcer with Avery Press.
58. John Stevenson and John Guy 1997). Vietnamese Ceramics a separate
tradition, “The evolution of Vietnames ceramics”. Art Media resources with
avery Press.
59. Philippe Truong, 1997, Vietnamese Ceramics a separate tradition, “From
Prehistory to Han”. Art Media resources with avery Press.
60. Regina Krahl 1997, “Vietnamese ceramics a separate tradition “Vietnamese
Blue and white and related ware”. Art media Resourcer with Avery Press.
61. Sheh Cheng (1988), Blue and White Porcelain of the Ming and Ch
,
ing dynastie,.
Published by China Art printing worksYu Tai Industrial Corporation Ltd.
TÀI LIỆU INTERNET
62. Vũ Thị Kim Dung, Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ, nguồn:
[truy cập ngày 15/10/2018].
63. Đinh Hồng Hải, Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết, tại
trang [truy cập ngày 10/9/2018].
64. Nguyễn Hùng Hậu, Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tại trang
[truy cập ngày 01/9/2018].
65. Nguyễn Văn Hậu, Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm văn
hóa - nghệ thuật, tại trang [truy cập ngày 28/3/2018].
66. Theo Tinh Hoa, Tổng quan về nền hội họa truyền thống Trung Hoa, tại trang
[truy cập ngày 19/9/2018].
67. Vũ Thị Phụng, Những bộ luật cổ Việt Nam và một số giá trị đương đại, tai trang
[truy cập ngày 06/9/2018].
68. Phạm Quốc Quân. Đồ gốm Hoàng cung thời Lê sơ qua khai quật Di tích Hoàng
Thành Thăng Long - Hà Nội, tại trang [truy cập ngày
20/9/2018].
69. Dawn F. Rooney, Kendi in the Cultural Context of Southeast Asia A
Commentary, tại trang rooneyarchive.net [truy cập ngày 08/3/2019].
160
70. Lịch sử, Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, nguồn:
https://ereka.vn/post , [truy cập ngày 15/9/2018].
71. Social sciences, Thương mại Đại Việt thời Lê sơ, tại trang https://voer.edu.vn
[cập nhật ngày 9/9/2018]
72. Võ Văn Thắng, Một sáng tạo văn hóa Champa, Đà Nẵng online ngày
23/10/2011 tại trang https://www.baodanang.vn/ [truy cập ngày 13/6/2018].
73. Theo Kiến thức, Lễ hội thờ hai chị em loạn luân ở Hưng Yên, tại trang
https://ngoisao.net [truy cập ngày 11/9/2018].
74. Bùi Minh Trí, Gốm Thăng Long thời Lê sơ và vai trò của nó trong đời sống
Hoàng cung Thăng Long, Thông báo Khoa học năm 2014, tại trang
[truy cập ngày 20/9/2018].
75. Hoàng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông
thời cổ trung đại,tại trang [truy cập ngày
09/9/2018].
76. Từ điển wiki, tại trang https://tudienwiki.com/bieu-tuong [cập nhật 23/8/2018].
77. Wikipedia, Định tuổi bằng cacbon-14, tại trang https://vi.wikipedia.org. [truy
cập 13/9/2018].
161
PHỤ LỤC
Trang
1. Phụ lục 1: Danh mục thuật ngữ 162
2. Phụ lục 2: Danh mục những người được phỏng vấn 164
3. Phụ lục 3: Bản đồ các vị trí khai quật ở miền Bắc Việt Nam 166
4. Phụ lục 4: Bản vẽ các hoa văn trang trí trên gốm hoa lam 168
5. Phụ lục 5. Ảnh minh họa
Ảnh minh họa chương 2 172
Ảnh minh họa chương 3 174
Ảnh minh họa chương 4 190
162
Phụ lục 1
DANH MỤC THUẬT NGỮ
1. Công bút: hay còn gọi là “tế bút họa” là thủ pháp sử dụng đầu nhọn bút
lông để miêu tả hiện thực có tính chi tiết, chân thực, sắc nét rõ ràng [66].
2. Phóng bút: hay còn gọi là “ý bút” là thủ pháp sử dụng bút lông diễn tả
hiện thực theo hướng khái quát, giản lược, nét vẽ phóng khoáng, dứt khoát, không
chú trọng chi tiết. nét bút thể hiện sự phóng khoáng, tùy hứng thiên về tả ý [66].
3. Đánh chỉ: là kỹ thuật sử dụng bút lông vẽ nét viền bao quanh miệng sản
phẩm gốm.
4. Đất nung: tên tiếng Anh là Terracotta, để chỉ sản phẩm gốm làm từ đất sét,
nung ở nhiệt độ 6000C- 9000C, bề mặt sản phẩm có sắc đỏ, không bóng [10,tr22].
5. Đốt khử: là thuật ngữ nghề gốm để chỉ kỹ thuật hạn chế hoặc triệt tiêu lượng
ô xy cung cấp cho sự cháy trong lò nung. Trong môi trường nhiệt độ và áp xuất lò nung
sẽ phải lấy lượng ô xy trong các thành phần xương đất và men để đảm bảo sự cháy.
Khi thấy ngọn lửa phun ra các lỗ thăm (lỗ kiểm tra lửa và sản phẩm) hoặc khi nhìn vào
lò thấy màu hồng vẩn đục là khi đang trong chế độ nung khử. Kỹ thuật nung khử có tác
dụng triệt tiêu các tạp chất gây màu trong men và xương đất, chủ yếu là các tạp chất có
chứa sắt gây đốm đen, hay ti tan gây đốm vàng [53,tr85].
6. Đốt ô xy: là thuật ngữ nghề gốm để chỉ kỹ thuật đốt lò đảm bảo lượng ô xy
cung cấp cho sự cháy hết. Ở giai đoạn nung nhiệt cao nhất, khi nhìn vào lò thấy một
màu hồng tím trong [53,tr85].
7. Màu: màu trong trang trí gốm là các hợp chất ô xít hay muối có chứa
thành phần gây màu có gốc kim loại: (Co) - màu xanh lam; cờ rôm (Cr) – màu
xanh lá cây già; sắt (Fe) - màu nâu đen[53,tr101]
8. Màu nhẹ lửa: là các hợp chất có chứa chất gây màu mang gốc kim loại
nặng như vàng (Au), chì (Pb), thủy ngân (Hg) Màu nhẹ lửa có đặc trưng biểu
hiện màu rực rỡ, tươi sáng, có nhiệt độ nung từ 6500C - 8500C [53,tr126].
9. Men: là hỗn hợp xương đất cùng một số loại đá khoáng silicat được
nghiền mịn cùng nước để phủ lên sản phẩm gốm trước khi nung. Sau khi nung xong
men tạo thành một lớp thủy tinh có độ dày 0,15 - 0,4 mm bao phủ bề mặt sản phẩm
gốm. men có tác dụng chống ngấm nước, tăng cường các độ bền a xit, bền nhiệt,
163
bền điện, bền cơ cho sản phẩm gốm [53,tr87].
10. Một số thuật ngữ về kỹ thuật trang trí gốm:
- Dưới men: là kỹ thuật trang trí màu trực tiếp lên xương đất trước khi phủ
men trong [53,tr126].
- Trong men: là kỹ thuật trang trí màu lên sản phẩm gốm đã được phủ một
lớp men nhưng chưa nung. Sau khi trang trí xong lại được phủ kín men rồi nung
[53,tr126].
- Trên men: là kỹ thuật trang trí màu vẽ nhẹ lửa trên bề mặt sản phẩm có
men đã được nung chín, sau đó nung lại ở nhiệt độ 6800C - 8000C [53,tr126].
11. Sành nâu: tên tiếng Anh là Earthern ware, là sản phẩm gốm được làm từ
đất sét, có hoặc không có men nung ở nhiệt độ 12000C - 12500C. Xương đất sau
nung có màu nâu đen [10,tr27]
12. Sành trắng còn gọi là sành mịn: tên tiếng Anh là Stone ware, là sản
phẩm gốm được làm từ đất sét trắng và cao lanh, có men được nung ở nhiệt độ
1200
0
C - 1300
0
C [53,tr162]
13. Sứ: tên tiếng Anh là Porcelain, là sản phẩm gốm được làm từ đất sét
trắng và cao lanh đã tinh luyện loại bỏ tạp chất (chủ yếu là tạp chất sắt - Fe và ti tan
- Ti) nung chế độ khử để đạt đến chất lượng xương đất trắng, trong (thấu minh).
Nhiệt độ 13200C - 14300C [53,tr164]
14. Tô màu: hay đồ màu là kỹ thuật sử dụng bút lông phủ màu vẽ có tỉ lệ
men cao vào các hình trang trí được giới hạn bằng nét vẽ hay nét khắc [10,tr82].
15. Xương đất: là thuật ngữ nghề gốm dân gian để chỉ nguyên liệu là đất làm
ra sản phẩm gốm.
164
Phụ lục 2
DANH MỤC NHỮNG NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN
STT Họ tên Nội dung phỏng vấn
1. Nguyễn Văn Đạt
(Chủ cơ sở)
Cơ sở sản xuất gốm sứ
Đạt Lý - khu công nghiệp
Bát Tràng, Hà Nội.
Điền dã tháng 7/ 2019.
Tình hình sản xuất
gốm hoa lam tại làng
Bát Tràng.
2. Vũ Thị Hải Lý
(Chủ cơ sở)
Mức độ ứng dụng
HTCN lên sản phẩm
gốm tại cơ sở.
3. Nguyễn Văn Hoạt
(Chủ cơ sở)
Cơ sở sản xuất gốm sứ
Hoạt Giang - Xóm 5 Bát
Tràng, Hà Nội.
Điền dã tháng 7/ 2019
Kỹ thuật thể hiện
HTCN tại cơ sở sản
xuất.
4. Trần Thị Yến
(Chủ cửa hàng)
Cửa hàng Đạt Lý- chợ
gốm Bát Tràng, Hà Nội.
Điền dã tháng 7/2019
Loại hình sản phẩm
nào có HTCN bán
chạy nhất? Phong cách
thể hiện HTCN nào
được khách hàng quan
tâm nhất?
5. Hạ Bá Định
(NNUT)
(80 tuổi)
Công ty cổ phần gốm sứ
Chu Đậu, Nam Sách, Hải
Dương.
Điền dã tháng 9/2019
Tình hình hoạt động
nghề gốm tại làng gốm
Chu Đậu – Mỹ Xá,
Nam Sách Hải Dương.
6. Nguyễn Duy Kiên
(Phó Giám đốc)
Công ty cổ phần gốm sứ
Chu Đậu, Nam Sách, Hải
Dương.
Điền dã tháng 9/2019
Tại sao ít thấy xuất
hiện HTCN trên sản
phẩm gốm Chu Đậu
ngày nay.
7. Hạ Quang Long
(Nghệ nhân)
Công ty cổ phần gốm sứ
Chu Đậu, Nam Sách, Hải
Dương.
Điền dã tháng 9/2019
Nguồn nhân lực sản
xuất tại công ty CP
Gốm sứ Chu Đậu.
Tình hình ứng dụng
165
HTCN trong sản xuất.
8. Họa sỹ Đặng Toàn
Hưng (66 tuổi) –
Nguyên giảng viên
chuyên ngành Gốm
Trường Đại học Mỹ thuật
Công nghiệp.
Điền dã tháng 10/2019
Trong phục dựng lại
truyền thống gốm Chu
Đậu, HTCN được tiến
hành như thế nào?
9. Hoàng Tiến Thanh
Họa sỹ; Nguyên
Giám đốc Xưởng
Nghiên cứu thực
nghiệm
Trường Đại học Mỹ thuật
Công nghiệp.
Điền dã tháng 10/2019
Các giá trị thẩm mỹ
của HTCN được hình
thành như thế nào
trong đào tạo và sáng
tác.
10. Nguyễn Phương
Loan
Kỹ sư; Nguyên
giảng viên bộ môn
silicat
Xưởng Nghiên cứu thực
nghiệm, trường Đại học
Mỹ thuật công nghiệp;
Chủ cửa hàng gốm 3 Chị
em - 31 Hàng Bông, Hà
Nội.
Điền dã tháng 11/2019
Vai trò của kỹ thuật
công nghệ trong thể
hiện HTCN chất liệu
gốm.
11. Họa sỹ Nguyễn
Xuân Thủy (60
tuổi)
GĐ Nhà triển lãm 16
Ngô Quyền Hà Nội. Điền
dã tháng 11/2019.
Mức độ phát huy hiệu
quả thẩm mỹ giữa các
thành phần hóa chất
hiện đại và các thành
phần khoáng chất tự
nhiên truyền thống
trong gốm hoa lam.
12. Nguyễn Hải Ninh
Họa sỹ; Chuyên
viên
Cục di sản văn hóa - Bộ
Văn hóa - Thể thao và
Du lịch. Điền dã tháng
11/2019.
Đánh giá sự thể hiện
của HTCN chất liệu
gốm qua các giai đoạn
lịch sử.
166
Phụ lục 3
BẢN ĐỒ CÁC VỊ TRÍ KHAI QUẬT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
167
168
Phụ lục 4
BẢN VẼ CÁC HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN GỐM HOA LAM THỜI LÊ SƠ
169
170
171
172
Phụ lục 5
ẢNH MINH HỌA
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203