BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HOA
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở TRƢỜNG MẦM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HOA
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở TRƢỜNG MẦM NON
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn
Mã số: 9 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh
2. TS.
200 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng
đƣợc ai công bố trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nƣớc hoặc đã
sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày .. tháng. năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận “Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non”, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý
báu của các tập thể và cá nhân.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên
hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo - những
ngƣời thầy đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, Phòng
Quản lí Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
cùng các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên,
ĐH Thủ Đô, ĐH Tây Bắc, ĐH Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh; các giáo viên mầm
non ở các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Cao
Bằng, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện luận án;
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ,
khuyến khích tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày...tháng..năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 15
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 15
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 15
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 16
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 16
8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................. 17
9. Đóng góp của luận án ............................................................................................ 17
10. Cấu trúc luận án .................................................................................................. 17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON......................................... 18
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 18
1.1.1. Lí luận về năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................... 18
1.1.2. Lí luận về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........ 25
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ................................. 38
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở
trƣờng mầm non ........................................................................................................ 41
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 42
1.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng ........................................................ 42
1.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu ................................... 44
iv
1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................................. 47
1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 73
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 75
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6
TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................................................ 76
2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................................... 76
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển NL đọc cho trẻ ở giai đoạn tiền đọc ................. 76
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi ................................................. 76
2.1.3. Làm quen với việc học đọc ở tiểu học, đảm bảo tính vừa sức với trẻ MN ..... 77
2.1.4. Tạo hứng thú, ham đọc sách cho trẻ bằng nhiều loại hoạt động đa dạng ....... 77
2.2. Một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .............. 78
2.2.1. Xây dựng chuẩn năng lực đọc, nội dung dạy học để hình thành năng lực đọc
cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................................................................... 78
2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức, phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng hình thành
và phát triển năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ................................. 85
2.2.3. Đánh giá năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .......................... 109
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 128
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 129
3.1. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 129
3.1.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm............................................................... 129
3.1.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................... 129
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 158
1. Kết luận ............................................................................................................... 158
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 159
2.1. Đối với các nhà quản lí, xây dựng Chƣơng trình giáo dục mầm non .............. 159
2.2. Đối với giáo viên mầm non .............................................................................. 159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................... 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 161
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 170
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
CT : Chƣơng trình
CT GDMN : Chƣơng trình giáo dục mầm non
DH : Dạy học
GV : Giáo viên
HTNL : Hình thành năng lực
MN : Mầm non
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/kĩ năng NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ................................. 24
Bảng 1.2. Danh sách các trƣờng mầm non tham gia khảo sát thực trạng ................. 45
Bảng 1.3. Quy ƣớc mã hóa số liệu và định khoảng trung bình của thang đo ........... 46
Bảng 1.4. Thực trạng đánh giá của giáo viên mầm non về NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ....... 49
Bảng 1.5. Tóm tắt thực trạng về việc thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ..... 58
Bảng 1.6. Thực trạng về việc thực hiện nội dung HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ......... 59
Bảng 1.7. Thực trạng về năng lực đọc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ...... 69
Bảng 2.1. Chuẩn kĩ năng làm quen sách của trẻ 5-6 tuổi: các thành tố, chỉ số hành
vi và tiêu chí chất lƣợng .......................................................................... 79
Bảng 2.2. Xác định chuẩn nhận biết âm vị học của trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số hành
vi và tiêu chí chất lƣợng .......................................................................... 81
Bảng 2.3. Xác định chuẩn làm quen đọc thành tiếng cho trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số
hành vi và tiêu chí chất lƣợng .................................................................. 83
Bảng 2.4. Chuẩn kĩ năng làm quen với đọc trơn (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi: thành
tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lƣợng .................................................. 84
Bảng 2.5. Chuẩn kĩ năng làm quen hiểu nghĩa tƣờng minh cho trẻ 5-6 tuổi: thành tố,
chỉ số hành vi, tiêu chí chất lƣợng ........................................................... 85
Bảng 2.6. Cách nhận dạng và thời gian nghỉ của các dấu câu cơ bản .................... 102
Bảng 2.7. Bảng quan sát kĩ năng làm quen với sách của trẻ (Dựa vào bảng “Tiêu
chí chất lƣợng của chỉ số hành vi”) ....................................................... 110
Bảng 2.8. Bảng quan sát kĩ năng đọc trơn của trẻ (Dựa vào bảng “Tiêu chí chất
lƣợng của chỉ số hành vi”) ..................................................................... 120
Bảng 2.9. Bảng quan sát kĩ năng hiểu nghĩa tƣờng minh của trẻ (Dựa vào bảng
“Tiêu chí chất lƣợng của chỉ số hành vi”) ............................................. 123
Bảng 3.1. Cách thức tiến hành và tiêu chí đánh giá NL nhận biết âm vị của trẻ .... 136
Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá của từng trẻ theo tiêu tiêu chí đánh giá ................... 140
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá đầu vào nhóm đối chứng TRƢỚC thực nghiệm ........ 141
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá nhóm thực nghiệm TRƢỚC thực nghiệm ................. 141
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá nhóm đối chứng SAU thực nghiệm ............................ 152
vii
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nhóm thực nghiệm SAU thực nghiệm ........................ 153
Bảng 3.7. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm
đối chứng .................................................................................... 154
Bảng 3.8. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm
thực nghiệm ................................................................................... 155
Bảng 3.9. Kiểm nghiệm so sánh sự khác biệt sau thực nghiệm giữa nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm ............................................................................ 156
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. ................................................................................................................. 26
Hình 1.2. Mức độ hình thành NL đọc tiếng Anh cơ bản của SAWANs ................... 37
Hình 2.1. Sách tranh (Hình chụp từ cuốn sách “Có vòi không phải con voi” - Câu đố
dân gian cho bé, NXB Hội Nhà Văn, 2015) ............................................ 86
Hình 2.2. Sách tranh (Hình chụp từ cuốn sách: “Điều gì xẩy ra nếu: Ở ngoài
vƣờn”, NXB Giáo dục, 2007, sách dịch) ................................................. 86
Hình 2.3. Cấu tạo của chung của cuốn sách .............................................................. 87
Hình 2.4. Bìa của sách (ảnh chụp từ cuốn sách: Bí mật của chiều cao, NXB Lao Động,
tác giả Tomohiro Okubo và Hiroko Kodama, Nguyễn Thu Hằng dịch) ..... 87
Hình 2.5. Cấu tạo một trang sách (ảnh chụp từ cuốn sách: Bí mật của chiều cao,
NXB Lao Động, tác giả Tomohiro Okubo và Hiroko Kodama, Nguyễn
Thu Hằng dịch) ........................................................................................ 88
Hình 2.6. Thẻ đánh dấu đọc sách hình động vật
(https://www.pgpromotionalitems.co.uk/products/animal-bug-
bookmarks) .............................................................................................. 88
Hình 2.7. Mã hóa thời gian nghỉ (tƣơng đối) của các loại dấu câu cơ bản ............. 102
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên với việc HTNL đọc
của trẻ 5-6 tuổi ...................................................................................... 47
Biểu đồ 1.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi .................. 55
Biểu đồ 1.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ............. 62
Biểu đồ 1.4. Thực trạng về việc sử dụng hình thức HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ...... 65
Biểu đồ 1.5. Thực trạng về việc đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ......... 67
Biều đồ 3.1. So sánh trung bình đầu vào thực nghiệm với đối chứng .................... 142
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung bình đánh giá trƣớc thực nghiệm và sau thực nghiệm
của nhóm đối chứng ............................................................................... 152
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm trung bình đánh giá trƣớc thực nghiệm và sau thực nghiệm
của nhóm thực nghiệm ........................................................................... 153
Biểu đồ 3.4. So sánh điểm trung bình giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ....... 155
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện nhận thức và giao tiếp
hữu hiệu nhất của con ngƣời. Ngôn ngữ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ nói riêng và của con ngƣời nói chung. Phát triển
ngôn ngữ là quá trình trẻ lĩnh hội cấu trúc, chức năng, cách thức sử dụng ngôn ngữ
cùng với những quy ƣớc xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lĩnh hội ngôn ngữ
bao gồm 3 khía cạnh: nội dung (từ và nghĩa của từ), hình thái cấu trúc (ngữ pháp và
cú pháp), và chức năng của ngôn ngữ.
Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai
đoạn tiền ngôn ngữ (dƣới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở đi).
Lứa tuổi mầm non là “thời kỳ vàng” để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ
đạt đƣợc những thành tích vƣợt trội mà các giai đoạn sau không có đƣợc. Trẻ làm
phong phú vốn từ, cách sử dụng từ, để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bạn thân và
hiểu đƣợc hành vi mục đích của ngƣời khác thông qua hoạt động nói và viết.
Ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, kích thích trí tuệ của trẻ nhạy bén hơn. Mỗi
ngày, bé đều muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Thông qua việc nhận biết các
sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất của chúng, trẻ sẽ biết gọi tên, học đƣợc từ
tƣơng ứng. Khi trẻ càng biết đƣợc nhiều thì trẻ lại càng ham tìm hiểu hơn. Ngôn
ngữ đã giúp trẻ mở rộng thế giới xung quanh mình. Cũng từ đó mà các thao tác tƣ
duy ngày càng hoàn thiện.
1.2. Khả năng đọc, viết là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi trẻ mầm
non khi bƣớc vào nhà trƣờng phổ thông. Đó là cơ sở để trẻ mầm non lĩnh hội tri thức,
trƣởng thành trong học vấn và kĩ năng sống. Sự kiện biết đọc, biết viết làm thay đổi sâu
sắc hoạt động ngôn ngữ và nhận thức của trẻ, giúp các em chuyển từ ngôn ngữ đời
sống sang các cơ sở của ngôn ngữ khoa học, tạo nhu cầu rèn luyện, sử dụng trong giao
tiếp và trong cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, các nhà khoa học đều khẳng định giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn
vàng để hình thành ngôn ngữ cho trẻ và có tính quyết định tới sự hình thành trí tuệ
của trẻ sau này. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ trƣớc khi
trẻ học đọc, học viết một cách chính thức ở trƣờng Tiểu học. Giáo dục mầm non
không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết nhƣng chuẩn bị đọc, viết lại là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là
cuối tuổi mẫu giáo, khi trẻ bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi
2
sang hoạt động học tập. Và trong hoàn cảnh đó, khi trẻ có những kinh nghiệm và sự
sẵn sàng của việc học đọc, viết sẽ là nền tảng quan trọng giúp trẻ hình thành các NL
học tập sau này.
1.3. Thực tế cho thấy trẻ nhỏ có khả năng học đọc từ rất sớm và có khả năng
học đọc rất nhanh. Khả năng này, hình thành ngay từ khi mới sinh ra và đến khoảng
5-6 tuổi các em đã biết những điều cơ bản về bản thân, gia đình, thế giới quen thuộc
xung quanh. Nếu đƣợc động viên, khích lệ trẻ sẽ học rất nhanh, kết quả có khi rất
bất ngờ. Thông tƣ số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn
ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết nhƣ: trẻ thể hiện
hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện
một số hiểu biết ban đầu về việc viết... Hình thành năng lực tiền đọc cho trẻ 5 - 6
tuổi là một vấn đề cấp thiết, là công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào
trƣờng phổ thông. Song tác động đến trẻ 5- 6 tuổi là tác động đến một con ngƣời
nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc
điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn
phát triển tiếp theo.
1.4. Theo định hƣớng phát triển phổ thông hiện nay, đổi mới mục tiêu giáo
dục chuyển nền giáo dục chú trọng mục tiêu sang nền giáo dục chú trọng hình
thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Vì vậy, sự phát triển
của một giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trƣớc đó, vừa là tiền đề cho giai đoạn
phát triển kế tiếp. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ đƣợc phát triển tốt ở giai đoạn trƣớc
cũng là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. Trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc coi là
những ngƣời tiền đọc (emergent reader). Nhƣng trên thực tế, vấn đề dạy đọc ở MN
và tiểu học có sự chênh lệch: MN chƣa thiết kế chƣơng trình theo yêu cầu cần đạt
của NL; Ngữ liệu đọc chủ yếu là VB văn học, chƣa có VB TT. Vì vậy, giáo dục
mầm non cần xây dựng thống nhất với giáo dục Tiểu học. Hoạt động dạy học vừa
phải phù hợp với giáo dục mầm non và tiếp cận với mục tiêu giáo dục Tiểu học. Từ
đó, các nhà giáo dục hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non sẽ
tạo tiền đề vững vàng cho trẻ vào lớp 1. Đây là hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ
chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Vì ở trƣờng mầm non, giáo viên
và trẻ là mẹ và con – tính chất giáo dục gia đình, còn ở Tiểu học là mối quan hệ
ngƣời học và ngƣời dạy trong vấn đề tiếp nhận tri thức và hình thành nhân cách.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“ Hình thành
năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trƣớc tuổi
đến trƣờng
Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi mầm non rất đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu việc tiếp cận vấn đề nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:
2.1.1. Nghiên cứu chức năng, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
em tuổi mầm non
2.1.1.1. Trên thế giới
Đại diện cho hƣớng nghiên cứu này có một số tác giả sau: L.X. Vygotsky, J.
Piaget, V.C Mukhina, E.I. Tikheva, Jaggar....đều nhấn mạnh đến vai trò của ngôn
ngữ trong sự phát triển tƣ duy, nhận thức của một đứa trẻ. Theo lý thuyết về sự phát
triển ngôn ngữ và tƣ duy: J. Piaget và L.X. Vygotsky cho thấy mối quan hệ giữa sự
phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ em: ngôn ngữ là một bộ phận
của một quá trình phát triển trí tuệ; ngôn ngữ là phƣơng tiện để tƣ duy. Theo J.
Piage, nguồn nhận thức quan trọng nhất chính là bản thân đứa trẻ. Lời nói luôn đi
kèm với hành động. Trẻ có đƣợc và sử dụng ngôn ngữ khi phát triển các khái niệm.
Sự trải nghiệm là quan trọng nhất, ngôn ngữ đƣợc hình thành và phát triển trong bối
cảnh xã hội sau khi những khái niệm đã đƣợc hình thành [83,9]. Theo L.X.
Vygotsky ngôn ngữ giúp trẻ tƣ duy và lựa chọn hành động phù hợp với bản thân.
Ông đánh giá ngôn ngữ là nền tảng cho tất cả các quá trình tƣ duy bậc cao nhƣ: điều
khiển, chú ý, ghi nhớ có chủ định và nhớ lại, phân loại, kế hoạch hóa hoạt động và
giải quyết vấn đề. Với lý thuyết về vùng phát triển gần nhất tác giả đã đƣa ra các
bài tập khi trẻ không giải quyết đƣợc nhƣng có thể làm đƣợc nhờ có sự giúp đỡ của
ngƣời lớn. Khi tham gia vào hoạt động và giao tiếp, trẻ học đƣợc ngôn ngữ của
những ngƣời tham gia giao tiếp với mình và biến chúng thành ngôn ngữ cá nhân và
sử dụng trong các hoàn cảnh tƣơng tự [24;96]. Nhà nghiên cứu Jaggar (1985) cùng
quan điểm đã mô tả quá trình học ngôn ngữ nhƣ sau “Khi giao tiếp với mọi ngƣời,
trẻ xây dự hệ thống ngôn ngữ, đồng thời trẻ cũng sử dụng chính hệ thống đó để xây
dựng một hệ thống khác... Điều đó có nghĩa là trẻ sử dụng ngôn ngữ và thông qua
ngôn ngữ để học. Trong quá trình phát triển hai hệ thống nói trên (ngôn ngữ và kiến
thức) trẻ cũng học về ngôn ngữ. Trẻ nhận thức về bản chất ngôn ngữ, về các dạng
thức và chức năng của ngôn ngữ”.
4
Nhà nghiên cứu Maria Montessori với rất nhiều những công trình nghiên cứu
về trẻ em cũng đã quan sát sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ bao gồm: Những âm
thanh riêng lẻ; Các vần; Những từ đơn giản, những vần đôi; Hiểu và nói tên các đồ
vật; Bùng nổ ngôn ngữ; Các dạng thời hiện tại, quá khứ và tƣơng lai của động từ,
cách sử dụng đại từ; Xây dựng câu có nhiều thành phần phụ thuộc. Điều này giúp
chúng ta quan sát trẻ nhỏ và thúc giục chúng ta trở thành ngƣời có ý thức đối với
khả năng hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. [55]
Các nhà nghiên cứu Jerome Brunner (1983 – 1996); Tomasello (2006); Bloom
& Tinker (2001) cũng cho rằng bối cảnh văn hóa xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ. Quan điểm của các nhà nghiên cứu có nhiều điểm
chung với Vygotsky về vùng phát triển gần nhất. Các nhà nghiên cứu đều nhấn
mạnh đến vai trò của cha mẹ và giáo viên trong việc xây dựng môi trƣờng giao tiếp
tác động đến trẻ. Vì vậy, các nhà giáo dục cần tạo ra một môi trƣờng giao tiếp
nhúng chìm ngôn ngữ. [87].
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng phát
triển ngôn ngữ cho trẻ có ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ.
Quá trình trƣởng thành của trẻ bên cạnh sự phát triển thể chất là trí tuệ. Công cụ để
phát triển tƣ duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở
trƣờng mầm non là thực hiện mục tiêu “kép”: thứ nhất là trẻ đƣợc học tiếng mẹ đẻ,
thứ hai là sử dụng ngôn ngữ nhƣ một công cụ để vui chơi, học tập.
2.1.1.2. Ở Việt Nam
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Cẩn “Tiếng nói
trẻ thơ” (1998) “Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em” (2001); Ngô Công Hoàn “ Tâm
lí học trẻ em từ lứa tuổi lọt lòng đến 6 tuổi”; Lƣu Thị Lan “ Tìm hiểu những bƣớc
phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuôỉ”.....chúng tôi nhận thấy điểm chung trong
vấn đề nghiên cứu của các tác giả là: các tác giả đều nhận định ngôn ngữ là phƣơng
tiện để giao tiếp, nhận thức sự vật hiện tƣợng xung quanh, rất cần thiết cho sự phát
triển trí tuệ và họ nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tƣ duy, trí
tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi.
Đồng thuận với quan điểm trên, các nhà nghiên cứu Tạ Thị Ngọc Thanh “Dạy
trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ”, Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh
“Tiếng Việt và phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em”; Nguyễn Xuân Khoa
“Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”....cũng đều đề cập đến các vai
5
trò chức năng của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ để từ đó xây dựng nội dung,
phƣơng pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng tiểu học.
Tác giả Phạm Văn Lam trong “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trƣớc tuổi đến
trƣờng” cung cấp một số điểm quy chiếu về tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai
đoạn tiền học đƣờng... Bởi lẽ, trong giai đoạn này, nếu trẻ không đƣợc tiếp xúc với
môi trƣờng ngôn ngữ tự nhiên thì về sau chúng không thể hoặc rất khó có NL ngôn
ngữ nhƣ bình thƣờng. Trẻ có NL ngôn ngữ tốt thì khả năng bộc lộ biểu đạt ý tƣởng,
cảm xúc, lập luận và xử lí vấn đề mới tốt. NL ngôn ngữ tốt thì NL tƣ duy, thiết lập
và duy trì các quan hệ xã hội, NL phát hiện, đối mặt và giải quyết vấn đề... cũng
theo đó mà đƣợc củng cố phát triển.[70]
Nhƣ vậy có thể thấy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là điều hết sức quan trọng.
Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ giao tiếp đƣợc với mọi ngƣời xung quanh, qua đó mà trẻ
bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà cha
mẹ, những nhà giáo dục có những tác động tích cực giúp trẻ hình thành và phát triển
nhân cách của mình. Ngôn ngữ phát triển chính là công cụ giúp tƣ duy của trẻ phát
triển theo. Phát triển ngôn ngữ chính là phát triển toàn diện cho trẻ. Phát triển ngôn
ngữ cũng chính là tiền đề quan trọng giúp trẻ hình thành năng lực đọc trƣớc khi
chính thức học đọc ở trƣờng phổ thông.
2.1.2. Nghiên cứu về xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức
phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trước tuổi đến trường
2.1.2.1. Trên thế giới
Các nhà nghiên cứu E.I.Tikheva, K. Hainơdich, Ph.Asôkhina.... trên cơ sở
nghiên cứu các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nhƣ bộ máy phát âm,môi
trƣờng giáo dục, môi trƣờng xã hội; Các đặc điểm phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ
pháp...để từ đó xây dựng nội dung, phƣơng pháp, các hình thức phát triển ngôn ngữ
cho trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng.
Trên cơ sở nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ, nhà lí luận phát triển ngôn
ngữ Bruner cũng cho rằng: để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cần có sự hỗ
trợ từ rất nhiều yếu tố nhƣ yếu tố tâm lí, môi trƣờng, cơ hội.....trong đó còn có cả hệ
thống hỗ trợ từ ngƣời mẹ gọi là Hệ thống hỗ trợ lĩnh hội ngôn ngữ (Language
Acquisiton Support System – LASS) (1978). LASS là hệ thống cung cấp những hỗ
trợ cần thiết để hỗ trợ phát triển NL ngôn ngữ của trẻ.
Đồng quan điểm với Bruner, trong nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ mầm non các tác giả A.M. Barôzitr, L.P. Phêđôrencô, G.A Phômitreva, B.K.
6
Loomarep.....đã nghiên cứu xây dựng các phƣơng pháp phát triển vốn từ, nói đúng
ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật, “đọc” sách ở
vƣờn trẻ......từ đó luyện tập cho trẻ các hình thức kể chuyện khác nhau: kể lại
chuyện, kể chuyện theo tƣởng tƣợng, kể chuyện theo kinh nghiệm....nhằm phát triển
ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ mầm non.
Tác giả Jenne M.Machado trong “Những kinh nghiệm của trẻ mầm non trong
nghệ thuật ngôn ngữ ” cho rằng “mỗi đứa trẻ đang lớn dần trong khả năng ngôn ngữ
theo cách riêng của mình” vì vậy trên cơ sở nghiên cứu về âm vị học, hình thái học,
cú pháp học, ngữ nghĩa...từ đó tác giả đã xây dựng các hoạt động rất thiết thực
nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhƣ: học từ ngƣời mẹ, cho trẻ làm quen
với sách, hƣớng dẫn kĩ thuật đọc sách, tiếp cận với đọc viết, sử dụng đồ chơi... [55]
Các nhà nghiên cứu Helen Gloe, Counrtney, B.Cazden, Robert J. Canady...
trên cơ sở nghiên cứu những điều cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm
non nhƣ: hoàn chỉnh bộ máy phát âm, môi trƣờng ngôn ngữ, những yếu tố tác
động.......cũng đã xây dựng các bài tập cụ thể để dạy trẻ phát âm, dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp, phát triển vốn từ.
Tóm lại, điểm chung của các công trình nghiên cứu về nội dung, phƣơng pháp,
biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng đều dựa trên
dựa trên việc nghiên cứu: hệ thống ngữ âm (hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ);
cú pháp học (hệ thống nguyên tắc xác định trật tự của từ và sự kết hợp các từ với
nhau để tạo thành câu có nghĩa); Ngữ nghĩa (ý nghĩa của từ); tính logic (ngữ cảnh
xảy ra tình huống). Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để xây
dụng các hoạt động phát triển ngôn ngữ thật sự phù hợp đối với trẻ mầm non.
2.1.2.2. Ở Việt Nam
Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Huy Cẩn về “Một số vấn
đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em và việc dạy nói cho trẻ em” (1983) “Sự tiếp thu
tiếng mẹ đẻ ở trẻ em và việc dạy nói” (1992), Đoàn Thiện Thuật, Lƣu Thị Lan
với “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo” (1994), “Những bƣớc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ em từ 0-6 tuổi” (1996)... các tác giả đều quan tâm tới
đặc điểm phát âm của trẻ, đặc điểm phát triển vốn từ, các lỗi mà trẻ thƣờng gặp
trong khi phát âm.
Ngoài ra, các nghiên cứu của các tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh “Dạy trẻ phát âm
đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ” (1980); Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ
Lam Hồng “Tiếng Việt và phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em” (Trung tâm
7
nghiên cứu Đào tạo và Bồi dƣỡng giáo viên, Hà Nội, 1993)đã đƣa ra những yếu
tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ để từ đó xây dựng nội dung,
phƣơng pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trƣớc tuổi học.
Tác giả... kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể... Trong đó tác giả nhấn mạnh: Hai đặc trƣng cơ bản của NL
là: 1. Đƣợc bộ lộ, thể hiện qua hành động; 2. Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt
kết quả mong muốn. Với nhận thức này, ngƣời viết “hình dung một chƣơng trình
định hƣớng NL cho ngƣời học phải phải là một chƣơng trình chú trọng tổ chức hoạt
động học sinh. Qua hoạt động, bằng hoạt động, HS hình thành, PT NL, bộc lộ đƣợc
19
tiềm năng của bản thân; tự tin, có niềm hạnh phúc bởi thành công và tiếp tục PT”
[4-7,11].
Theo Bernd Meier – Nguyễn Văn Cƣờng những ƣu điểm của tiếp cận NL đối
với ngƣời học là:
- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kĩ năng riêng lẻ mà là
sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới
đối với ngƣời học.
- Tiếp cận này không định hƣớng theo nội dung học trừu tƣợng mà luôn theo
các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc sống”. Nội dung
học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
- Dạy học định hƣớng NL định hƣớng mạnh hơn đến học sinh và các tiền đề
học tập so với dạy học định hƣớng nội dung” [70,18].
Nhƣ vậy, có một số đặc điểm sau có liên quan đến NL:
- NL chỉ tồn tại khi con ngƣời tiến hành một hoạt động nào đó: hoạt động học
tập, hoạt động chơi....
- NL chỉ phát triển, hình thành khi cá nhân hoạt động trong chính hoạt động đó
(Các hoạt động học tập trong lớp học, ngoài lớp học, vui chơi, tham quan...). Vì
vậy, môi trƣờng giáo dục ở nhà trƣờng sẽ giúp trẻ hình thành NL. Tiếp sau đó là
môi trƣờng gia đình, xã hội sẽ giúp trẻ dần hoàn thiện các NL cá nhân.
Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện nay, chúng ta đang thực hiện
bƣớc chuyển từ chƣơng trình tiếp cận nội dung sang chƣơng trình tiếp cận năng lực
ngƣời học. Để thực hiện đƣợc điều này cần phải có sự đổi mới trong từ phƣơng
pháp dạy học truyền thụ một chiều, ít tƣơng tác sang cách vận dụng kiến thức, kĩ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Ngoài ra, chúng ta cũng cần thay đổi cách
đánh giá từ kiểm tra tái hiện sang kiểm tra sáng tạo từ đó có những tác động kịp thời
để điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục.
Nhìn chung, đánh giá theo năng lực đƣợc xem là bƣớc phát triển cao hơn so với
đánh giá kiến thức, kĩ năng. Cách đánh giá này tập trung chứng minh ngƣời học có
năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ giải quyết vấn đề trong tình
huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Trong đánh giá năng lực đƣợc quy chuẩn theo các
mức độ phát triển của ngƣời học chứ không quy chuẩn theo việc ngƣời học có đạt hay
không đạt nội dung dạy học. Tác giả Nguyễn Công Khanh (2015) cho rằng: “Đánh giá
theo năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chƣơng trình giáo dục môn học nhƣ đánh
giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ,
tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đứcđƣợc hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập cũng
nhƣ sự phát triển tự nhiên và xã hội của một con ngƣời”.
20
Nhƣ vậy, chúng tôi hiểu năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và
kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động,
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề đặt ra trong những tình huống, điều kiện khác nhau
thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng NL của trẻ ở tuổi mầm non đã có các đặc điểm,
quá trình hình thành và phát triển song còn ở mức thấp, đơn giản. Tuy nhiên, việc
phát triển NL ở trẻ mầm non là rất quan trọng và thật sự cần thiết, bởi đó là tiền đề
cho việc phát triển NL ở các bậc học cao hơn.
b. Khái niệm năng lực đọc
Giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Trƣờng mầm non là trƣờng học đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Trong
đó giai đoạn trẻ từ 3-6 tuổi đƣợc xem là giai đoạn siêu tốc cho sự phát triển ngôn
ngữ. Thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non, ngƣời giáo
viên kết hợp với các hoạt động khác nhằm phát triển NL đọc cho trẻ là rất cần thiết
và phù hợp. Phát triển NL đọc góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ và ngƣợc lại trẻ
phát triển ngôn ngữ tốt chính là tiền đề giúp trẻ học đọc một cách hiệu quả khi
chính thức tham gia học đọc ở trƣờng Tiểu học.
Năng lực là một thuật ngữ đƣợc sử dụng cả trong bối cảnh khoa học và ngôn
ngữ hằng ngày. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phân
biệt với một số khái niệm lân cận nhƣ kĩ năng, khả năng, phẩm chất (ability,
aptitude, capability, skill...). Trong sự tiếp cận NL một cách đa dạng, đáng chú ý là
công trình nghiên cứu của các tác giả dự án DeSeCo (Definition and Selection of
Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation) đã xác định: NL nhƣ một
hệ thống cấu trúc tinh thần bên trong và khả năng huy động các kiến thức, kĩ năng
nhận thức, kĩ năng thực hành và thái độ, cảm xúc, giá trị, đạo đức, động lực của một
ngƣời để thực hiện thành công một hoạt động trong một bối cảnh cụ thể. DeSeCo
nhấn mạnh, mặc dù kiến thức và kĩ năng nhận thức là những yếu tố quan trọng,
nhƣng cần chú ý đến các thành phần khác nhƣ động lực, giá trị cá nhân, và đạo đức
xã hội, mục tiêu PT một khung tham chiếu hữu ích cho các nhà làm chính sách giáo
dục.[66]
PISA định nghĩ NL đọc (reading literacy) “là sự hiểu biết, sử dụng, phản hồi
và chú ý đến một văn bản viết để đạt đƣợc mục đích của cá nhân, phát triển vốn
kiến thức và tiềm năng của mình, và tham gia vào một xã hội, (...). Đọc bao gồm
một phạm vi rộng các NL nhận thức, từ NL cơ bản là giải mã thông tin, đến những
kiến thức về từ vựng; ngữ pháp; đặc điểm cấu trúc liên quan đến văn bản và ngôn
ngữ; hiểu biết về thế giới” [136].
21
Theo Nguyễn Thị Hạnh NL đọc/ KN đọc đƣợc hiểu là “Trong việc đọc có hai
mức độ thành thạo rõ ràng: Biết làm việc với văn bản và chuyển đƣợc mã chữ viết
thành mã âm thanh để hiểu văn bản; Hiểu văn bản trong vai trò ngƣời đọc tích cực.
Khi nghiên cứu có thể trừu xuất từng mức độ thành thạo nói trên để tìm hiểu, phân
tích. Song trong thực tế vận hành, việc đọc của mỗi cá nhân, hai mức độ thành này
có sự đan xen vào nhau cùng làm nên KN đọc, NL đọc của mỗi ngƣời”[42,45].
Dự án SWANs (theo Department of Education and Early Childhood
Development Victiria, 2011) đã định nghĩa NL đọc viết tiếng Anh nhƣ ngôn ngữ
thứ 2 của học sinh là “tạo ra và truyền tải ý nghĩa qua các kí hiệu và chữ viết trên
văn bản”. Chuẩn đánh giá NL chi phối các khâu trong quá trình phát triển chƣơng
trình và tác động tới tất cả các mặt của quá trình dạy học:
Thứ nhất, chuẩn đánh giá/ đƣờng phát triển NL sẽ tạo cơ sở để thiết kế công
cụ đánh giá NL nhằm thu thập đƣợc chứng cớ về NL ngƣời học.
Thứ hai, nó cung cấp điều khoản tham chiếu cho cả giáo viên và học sinh –
đƣa ra các yêu cầu đầu ra rõ ràng, minh bạch cần đạt cho ngƣời học, giúp giáo viên
nhìn thấy rõ ràng những nội dung và kĩ năng cần dạy ở mỗi lớp, từ đó hƣớng dẫn
việc đo lƣờng những gì ngƣời học biết và có thể làm đƣợc.
Thứ ba, định hƣớng việc dạy theo khả năng của học sinh – lập kế hoạch giảng
dạy đảm bảo xuất phát từ vị trí NL thực hiện đến vị trí gần nhất có thể đƣợc.
Thứ tƣ, tạo một ngôn ngữ chung, thống nhất về trình độ/ khả năng của học
sinh cho các bên liên quan (giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà quản lí giáo dục).
Thứ năm, chuẩn góp phần đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng, tạo ra sự nhất
quán giữa các trƣờng và các tỉnh bởi dễ dàng phát hiện sớm những học sinh đang
gặp khó khăn và lập kế hoạch can thiệp cần thiết để tạo nên sự thành công, giúp học
sinh phát triển lên mức độ cao hơn của NL.[155,66]
Xuất phát từ quan điểm đánh giá dựa trên nhận thức, tổ chức Rand reading
study group (RRSG) cho rằng đọc là một quá trình phức hợp, bao gồm ba thành tố
chính là: các kĩ năng đọc cần thiết (required skills), chiến thuật đọc (reading
strategies) và hiểu biết về văn bản (text convention).[128]
Nhƣ vậy, theo quan điểm của chúng tôi để cấu thành nên năng lực đọc bao
gồm những hiểu biết về nhận thức ngữ âm (phonic awareness), ngữ âm (phonic),
đọc trôi chảy (fluency), từ vựng (vocabulary), hiểu (comprehension) và đánh giá.
1.1.1.2. Cấu trúc năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Cấu trúc của NL thể hiện ở các cách tiếp cận sau:
- Về bản chất: NL là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng, với thái độ, giá trị, động cơ.....nhằm đáp ứng yêu
22
cầu phức tạp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó có chất lƣợng trong một
bối cảnh (tình huống) nhất định.
- Về mặt biểu hiện: NL thể hiện bằng sự biết sử dụng các kiến thức, kĩ năng,
thái độ và giá trị, động cơ trong một tình huống có thực chứ không phải là sự tiếp
thu các tri thức rời rạc, tách rời tình huống. Thực tế là NL đƣợc thể hiện trong hành
vi, hành động, sản phẩm... có thể quan sát, đo đạc đƣợc.
- Về thành phần cấu tạo: NL đƣợc cấu thành bởi các yếu tố kiến thức, kĩ năng,
thái độ và giá trị, tình cảm và động cơ cá nhân, tƣ chất. [17]
Chúng tôi cũng đồng thuận với các thành tố/kĩ năng, chỉ số hành vi đọc cơ bản
của tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã đƣa ra. Từ đó, chúng tôi đặt vấn đề: cần phải xác
định cấu trúc của NL đọc gồm 2 thành tố: Kĩ thuật đọc cơ bản và đọc hiểu.
Về kĩ thuật đọc cơ bản: Việc phân tích các thành tố của từng kĩ năng đọc nêu
trên là nền tảng quan trọng để xác định các yếu tố cần đạt, nội dung học tập về Đọc
cơ bản và Đọc hiểu trong chƣơng trình giáo dục của các bậc học từ GD mầm non
đến GD phổ thông. Để có kĩ năng đọc cơ bản (Basic reading) đòi hỏi sự phát triển
của nhiều kĩ năng thành tố trong nhiều năm, do đó, việc đọc thành thạo là trọng tâm
trong những năm đầu tiên của việc học chính thức cho trẻ em trên khắp thế giới.
Khác với kĩ năng Đọc hiểu – một kĩ năng không giới hạn, vì nó đƣợc phát triển suốt
đời mỗi ngƣời, ngay trong lúc học tập ở nhà trƣờng và trong cả quá trình sống và
làm việc. Kĩ năng Đọc là một kĩ năng hạn chế, có giới hạn. Kĩ năng này bắt đầu
hình thành từ tuổi trƣớc khi vào Tiểu học và thƣờng chỉ đƣợc học trong một vài
năm cuối cấp Mầm non và đầu cấp Tiểu học. Kĩ năng Đọc cơ bản gồm một số thành
tố nhƣ: làm quen với sách và việc đọc nhận biết âm vị học; đọc tiếng hoặc từ; đọc
trơn; hiểu nghĩa tƣờng minh. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt trong việc xác định
các thành tố của kĩ năng đọc cơ bản trong học đọc những ngôn ngữ khác nhau do
đặc điểm của từng ngôn ngữ chi phối. Chẳng hạn, học sinh đọc kĩ năng Đọc cơ bản
khi học đọc các ngôn ngữ Ấn Âu thì không có thành tố đọc tiếng mà thay vào đó là
thành tố đọc từ, trong khi đó, học sinh học kĩ năng đọc cơ bản tiếng Việt thì cần có
thành tố đọc tiếng (âm tiết) [45]. Về đọc hiểu bao gồm: hiểu nội dung, hiểu phƣơng
thức biểu đạt, liên hệ so sánh ngoài văn bản.
Từ sự kế thừa, vận dụng các các nghiên cứu về NL đọc, chúng tôi xây dựng
cấu trúc NL đọc của trẻ 5-6 tuổi qua sơ đồ sau:
23
NĂNG LỰC ĐỌC CỦA TRẺ MẦM NON
Nhận biết
cấu tạo của
sách
Thực hiện
đúng hành
vi ngƣời
đọc sách
Biết giữ
gìn sách
Làm quen tên
âm, đọc chữ cái
ghi tên âm
Biết tên gọi, cách phát
âm, đặc điểm cấú tạo
của các chữ cái trong
nhóm
So sánh và phân
biệt đƣợc các chữ
cái trong nhóm
Biết tên gọi, cách
phát âm, đặc điểm
cấu tạo của chữ số
Đọc to, rõ ràng
chính xác chữ số,
thanh điệu.
Đọc đúng TP trong
âm tiết, tiếng trong
từ phức
Đọc mạch lạc các
chữ số, thanh điệu
Đọc biểu cảm các
âm tiết đơn, các
tiếng trong từ phức
Đọc đúng các tiếng
trong từ phức
Hiểu nghĩa
tƣờng minh của
từ trong câu
mẫu, trong
những đoạn
ngắn
LÀM QUEN
VỚI SÁCH
Hiểu nghĩa
tƣờng minh của
những câu đƣợc
tạo bởi những
từ đã đọc đƣợc
và đã biết nghĩa
để đọc trơn câu
mẫu.
NHẬN BIẾT ÂM
VỊ HỌC
LÀM QUEN VỚI
ĐỌC THÀNH
TIẾNG (Theo mẫu)
LÀM QUEN
VỚI ĐỌC TRƠN
(Theo mẫu)
LÀM QUEN VỚI
HIỂU NGHĨA
TƢỜNG MINH
Đọc đúng ngữ điệu
trong câu
Hứng thú
với sách
Biểu cảm đúng nội
dung của câu
Đọc mạch lạc các câu
mẫu (thơ, đồng dao,
ca dao, các câu thoại
trong truyện,.....)
Hiểu nghĩa
tƣờng minh của
từ
24
Tóm lại, việc nhận diện những thành tố cấu trúc của NL đọc là vô cùng quan
trọng trong việc tổ chức hiệu quả các hoạt động phát triển năng lực ngôn ngữ cho
trẻ, để giúp phát triển NL này ở trẻ mầm non hiệu quả. Trong hai thành tố này đọc
hiểu là kĩ năng mục tiêu, đọc cơ bản là kĩ năng trung gian. Hai thành tố này tƣơng
tác với nhau tạo ra sự phát triển của quá trình hình thành NL đọc ở trẻ mầm non
trong quá trình dạy đọc.
1.1.1.3. Biểu hiện và mức độ năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trong quá trình xây dựng chƣơng trình, hầu hết các nền giáo dục đều hƣớng
đến xây dựng chuẩn chƣơng trình môn học nhƣ: chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn nội
dung, chuẩn thể hiện. Chuẩn kiến thức kĩ năng là xác định những yêu cầu cơ bản về
kiến thức, kĩ năng cần đạt của ngƣời học trong từng khối lớp; Chuẩn nội dung là xác
định các nội dung kiến thức cơ bản và kĩ năng cần đạt. Chuẩn thể hiện là xác định
các mức độ cần đạt trong quá trình học.
Cách tiếp cận phát triển NL trong dạy học và đánh giá suy cho cùng là giúp trẻ
tiến dần trên con đƣờng phát triển của kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL. Dựa trên
công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hạnh “Xác định các thành tố của kĩ
năng đọc cơ bản”[45] , chúng tôi đã mô tả các thành tố hình thành NL đọc của trẻ 5-
6 tuổi ở trƣờng mầm non.
Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/kĩ năng NL đọc của trẻ 5-6 tuổi
Mô tả
việc làm
Thành tố
Tuổi Việc làm (hành vi)
Mốc
phát triển
Làm quen với
sách
5 - 5,5
tuổi
- Hứng thú với sách
- Mở sách, cầm sách đúng chiều (không cầm ngƣợc
sách)
- Nhận biết các phần của cuốn sách: bìa sách (Tên
sách, tên tác giả), ruột sách (trang sách, chữ và hình
trên trang sách)
Làm quen
với việc
đọc sách
5,5 - 6
tuổi
- Biết đọc sách từ trên xuống, từ trái sang phải ở mỗi
dòng, kết hợp đọc chữ và xem hình
- Cầm sách, ngồi đọc đúng tƣ thế
- Trẻ khám phá và hiểu các kí hiệu, các mẫu chữ
khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ
- Biết giữ gìn, bảo vệ sách
Học cách
đọc sách
Nhận biết âm vị
học
5 - 5,5
tuổi
- Làm quen với tên âm và đọc chữ cái đơn ghi tên âm
- Nhận diện đƣợc chữ cái gắn với hình ảnh
- Nhớ tên âm của các chữ cái
- Thực hành đọc chữ cái ghi tên âm
- Thực hành đọc dấu ghi thanh điệu : nhìn dấu \ đọc
huyền, nhìn dấu / đọc sắc, nhìn dấu ? Nhớ các dấu
thể hiện qua nhìn dấu đọc đƣợc thanh điệu.
Học chữ
cái , chữ
số, dấu ghi
thanh điệu
25
Mô tả
việc làm
Thành tố
Tuổi Việc làm (hành vi)
Mốc
phát triển
5, 5 - 6
tuổi
- Đọc to rõ ràng
- Biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các
chữ cái trong nhóm.
- Biết các kiểu chữ in hoa, in thƣờng, viết thƣờng,
viết hoa
- So sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm
- Biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các
chữ số
- Hiểu các kí hiệu trong các thẻ chữ cái
Nhận diện
và phân
biệt chữ
cái, thanh
điệu, chữ
số
Làm quen với
đọc thành tiếng
(theo mẫu)
5 - 5,5
tuổi
- Đọc to, rõ ràng
- Đọc chính xác các chữ số, thanh điệu,
- Đọc đúng các thành phần trong âm tiết, từng tiếng
trong từ phức
Làm quen
với học đọc
từng tiếng
5,5 - 6
tuổi
- Đọc lƣu loát, mạch lạc các chữ, số, thanh điệu
- Đọc chính xác các âm tiết đơn
- Đọc biểu cảm các âm tiết đơn
- Đọc biểu cảm các tiếng trong từ phức
Làm quen
với học đọc
các tiếng
gần âm
Làm quen với
đọc trơn
(theo mẫu)
5 - 5,5
tuổi
- Đọc đúng các tiếng trong từ phức
- Đọc đúng ngữ điệu trong câu
Làm quen
với đọc
trơn từ, câu
5,5 - 6
tuổi
- Biểu cảm đúng nội dung của câu
- Đọc mạch lạc các câu mẫu (thơ, đồng dao, ca dao,
các câu thoại ngắn trong truyện,.....)
Làm quen
với đọc
trơn từ,
câu, đoạn
biểu cảm
Làm quen với
hiều nghĩa
tƣờng minh
5 - 5,5
tuổi
- Hiểu nghĩa tƣờng minh của từ
- Hiểu nghĩa tƣờng minh của từ trong câu mẫu, trong
những đoạn ngắn.
Hiểu nghĩa
từ
5,5 - 6
tuổi
- Hiểu nghĩa tƣờng minh của những câu đƣợc tạo bởi
những từ đã đọc đƣợc và đã biết nghĩa để đọc trơn
câu mẫu.
Hiểu nghĩa
của câu
Việc phân tích các thành tố, chỉ số hành vi, mốc phát triển của từng KN đọc là
nền tảng quan trọng để xác định các yêu cầu cần đạt, định hƣớng xây dựng nội dung
dạy học, lựa chọn các tài liệu để học tập và phƣơng pháp giảng dạy để đạt đƣợc các
năng lực cơ bản đối với trẻ mầm non theo định hƣớng hƣớng phát triển năng lực.
1.1.2. Lí luận về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm biện pháp
Theo từ điển Tiếng Việt “Biện pháp là cách thức ử l công việc hoặc cách
thức giải quyết vấn đề”.
Có nhiều khái niệm về NL, song trong luận án, chúng tôi thống nhất với khái
niệm của Nguyễn Quang Ninh bởi khái niệm này đã chỉ rõ bản chất của biện pháp.
26
“Biện pháp là con đƣờng tác động đến đối tƣợng, là yếu tố hợp thành của
phƣơng pháp, phụ thuộc vào phƣơng pháp, trong giáo dục, phƣơng pháp và biện
pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau”
b. Khái niệm hình thành năng lực đọc cho trẻ mầm non
Theo các nhà nghiên cứu đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, bao gồm có hai
quá trình: Quá trình thứ nhất là quá trình chuyển từ dạng thức chữ viết sang lời nói
có âm thanh. Vì ban đầu ngôn ngữ chỉ tồn tại ở dạng lời nói. Nhƣng khi muốn lƣu
lại những điều mình nói thì cần một kí hiệu thị giác để ghi lại những điều đã nói vì
vậy chữ viết ra đời. Cho nên, chúng ta muốn đọc đƣợc thì phải chuyển mã chữ viết
về âm thanh hoặc thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (tƣơng ứng với đọc
thầm). Quá trình thứ hai là đọc hiểu hay còn gọi là quá trình giải mã nội dung của
văn bản để thông hiểu và vận dụng trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
Hiện nay, đối tƣợng của đọc không còn chỉ là văn bản in với kênh chữ là chủ yếu,
mà còn mở rộng ở văn bản đa phƣơng thức (muntiple media) (hình ảnh, kí hiệu, sơ đồ,
bảng biểu, hình ảnh, âm thanh.....). Do đó, NL đọc còn đƣợc hiểu là NL đọc và xem.
Theo (Adam, 1990; Gough, 1972; Laberge & Samuels, 1974; Pearson &
Stephens, 1994; Weaver 2002) cho rằng việc học đọc đƣợc coi là một quá trình
nhận thức kí hiệu bằng văn bản (chữ cái và từ) và sự kết hợp kí hiệu chữ viết với lời
nói. Viết liên quan tới việc có thể tạo ra những kí hiệu (chữ cái và bảng chữ cái) của
ngôn ngữ viết và kết hợp chúng lại để tạo ra quy ƣớc đánh vần. Theo quan điểm
này. Việc đọc đƣợc mô tả nhƣ quá trình từ thấp đến cao, trong đó kết quả của việc
đọc là từ việc xử lí các hình ảnh trực quan riêng biệt đƣợc xác định bằng mô hình
nhƣ hình 1.1. [95]
Hình 1.1.
Đọc hiểu
Nhận biết hình ảnh
Cụm từ, câu
Từ
Chữ cái
Xây dựng ý nghĩa từ, những từ, câu
đƣợc viết ra dựa vào nghĩa của từ
27
Theo quan điểm của thuyết hành vi, trẻ em học thông qua việc hình thành kết
hợp giữa các tác nhân, phản ứng và tăng cƣờng (Alexander&Fox, 2004). Đồng
thuận với quan điểm đó Palardy (1991) cũng cho rằng những NL đọc trẻ cần có bao
gồm: Nhận ra chữ cái, phân biệt âm thanh, ghi nhớ hình ảnh và mối quan hệ giữa
chữ cái và âm thanh. Một khi trẻ thành thạo tất cả các kĩ năng trên thì trẻ mới bắt
đầu đọc và viết chính thức.[41,95].
Chúng ta cũng cần làm rõ giữa kĩ năng đọc và NL đọc. T. Lobanova, Yu.
Shunin đã phân tích sự không đồng nhất của “năng lực” và “kĩ năng”. Kĩ năng là
khả năng thực hiện các hành động nhận thức và/hoặc hành động thực hành một cách
thành thạo, chính xác và thích ứng với điều kiện luôn thay đổi. Trong khi năng lực
là hệ thống các hành động phức tạp, bao gồm các kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực
hành và các thành phần phi nhận thức khác.[66]
Nhƣ vậy, kĩ năng đọc là quá trình chuyển mã chữ viết thành âm thanh và giải
mã văn bản đó. Để có kĩ năng đọc đòi hỏi sự phát triển của nhiều kĩ năng thành tố
trong nhiều năm, bắt đầu từ bậc học mầm non. Với trẻ ở độ tuổi mầm non, NL đọc
bao gồm một số thành tố nhƣ: Làm quen với sách, nhận biết âm vị học, làm quen
với đọc tiếng hoặc từ; Làm quen với đọc trơn (theo mẫu); Làm quen với hiểu nghĩa
tƣờng minh. Ví dụ với trẻ ở độ tuổi mầm non đặc biệt đối với trẻ cuối cấp học có kĩ
năng đọc tốt đƣợc hiểu là quá trình ngƣời giáo viên dạy trẻ đọc bằng phƣơng pháp
truyền khẩu, và khi đã thuộc trẻ có thể đọc thuộc, đọc diễn cảm văn bản đó. Tuy
nhiên, nếu yêu cần cần đạt chỉ dừng ở đó thì chƣa đủ mà sau khi đọc xong trẻ cần
phải hiểu đƣợc ở mức độ cơ bản chất những gì trẻ đọc (nội dung văn bản, hình ảnh,
chi tiết, màu sắc, tính cách.....) và vận dụng đƣợc những kiến thức sơ đẳng vào thực
tế. Đạt đƣợc yêu cầu này ngƣời đọc có NL đọc. Nhƣ vậy, NL đọc bao trùm lên kĩ
năng đọc. Song trên thực tế, hoạt động đọc của ngƣời đọc có sự đan xen vào nhau
tạo nên kĩ năng đọc, NL đọc của mỗi ngƣời.
Từ việc xác định quá trình, các thành tố của đọc cơ bản luận án quan niệm:
NL đọc của trẻ mầm non là một cấu trúc phức hợp bao gồm các thành tố sau:
làm quen với sách, nhận biết âm vị học, làm quen với đọc thành tiếng, làm quen với
đọc trơn, làm quen với hiểu nghĩa tường minh. Những nền tảng cơ bản này sẽ nuôi
dưỡng và thúc đẩy sự tiếp cận ban đầu của trẻ mầm non với việc đọc, giúp trẻ sẵn
sàng cho việc học khi đến trường Tiểu học.
28
1.1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi
a. Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5 - 6 tuổi về mặt cơ thể đã phát triển tƣơng đối đầy đủ, cấu tạo và hoạt
động của các cơ quan và hệ cơ quan dần dần hoàn chỉnh. Trẻ ở lứa tuổi mầm non
tăng nhanh về sức nặng, nhịp điệu của sự lớn lên hàng năm qua các thời kì là không
đồng đều. Trẻ sơ sinh nặng khoảng 3 - 3,2 kg thì đến khi trẻ 5 tuổi trọng lƣợng cơ
thể đã đạt 15,7 kg, cao 95cm. Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100g – 150g, đến
6 tuổi cân nặng trung bình từ 18 kg – 20kg. Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1cm –
1,5cm, đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm –115 cm. Sự tăng trƣởng về mặt thể chất cho
thấy NL làm việc của trẻ đã tăng lên. Não của trẻ 6 tuổi đạt khoảng 1300 gam gần
bằng não ngƣời trƣởng thành (nặng khoảng 1400gam). Đi đôi với việc tăng thêm
khối lƣợng của bộ não là sự hoàn thiện cấu tạo của bộ não. Não của trẻ có khoảng
100 tỉ tế bào và vỏ não đã có 6 lớp, các tế bào thần kinh vỏ não đã đƣợc biệt hóa
nhƣng chƣa hoàn toàn, các khe, rãnh trên vỏ não đã đƣợc khắc sâu hơn so với lúc
mới sinh. Hoạt động phân tích, tổng hợp của các bán cầu đại não phát triển mạnh
mẽ. Sự thành lập các đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời diễn ra nhanh chóng hơn lứa
tuổi 4-5 tuổi và sự phân tích các tín hiệu nhận thức cũng đƣợc phân hóa chính xác
hơn. Trẻ biểu hiện NL trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ,
quan sát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tƣởng, tƣởng tƣợng, khả năng giải
quyết các nhiệm vụ đặt ra trong khi học, chơi, cũng nhƣ trong lao động một cách
sáng tạo, độc lập. Não bộ ở ngƣời gồm 2 bán cầu với những chức năng không giống
nhau, bán cầu não trái điều khiển tƣ duy logic, bán cầu não phải hƣớng đến tƣ duy
hình tƣợng. Sự phát triển và hoàn thiện về bộ não là cơ sở quan trọng, điều khiển
suy nghĩ, nhận thức, hoạt động của trẻ trong quá trình học tập.
Phản xạ của trẻ trong giai đoạn này cũng đã phát triển mạnh. Phản xạ không
điều kiện có sẵn và ổn định, phản xạ có điều kiện đƣợc hình thành trong quá trình
sống của trẻ. Đến giai đoạn này phản xạ có điều kiện đã trở nên bền vững hơn. Phản
xạ có điều kiện là những phản xạ hoạt động nhờ tín hiệu của 2 loại kích thích. Kích
thích cụ thể là những hiện tƣợng cụ thể, trực tiếp nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh,
màu sắc còn những tín hiệu thứ 2 bao gồm những những yếu tố kích thích mang
tính chất trừu tƣợng nhƣ lời nói, chữ viết, môi trƣờng xã hội Hệ thống tín hiệu
thứ 2 là cơ sở sinh lý học của hoạt động tƣ duy. Muốn cho trẻ phát triển tƣ duy tốt
trong giai đoạn này thì cần phải cho trẻ tiếp xúc, làm quen và hình thành phản xạ có
điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ 2 trong đó quan trọng nhất là lời nói và chữ viết.
29
Lời nói là hiện thực hóa của tƣ duy, phát triển lời nói hoặc chữ viết cho trẻ trong
giai đoạn này cũng chính là phát triển tƣ duy cho trẻ. Có lời nói tốt trẻ tƣ duy tốt.
Muốn cho trẻ phát triển tƣ duy tốt trong giai này thì cần phải cho trẻ tiếp xúc, làm
quen và hình thành phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ 2 trong đó quan
trọng nhất là lời nói và chữ viết. Lời nói là hiện thực hóa của tƣ duy, phát triển lời nói
hoặc chữ viết cho trẻ trong giai đoạn này cũng chính là phát triển tƣ duy cho trẻ.
Vận động của trẻ trong giai đoạn này phát triển tƣơng đối hoàn thiện, trẻ có
thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp nhƣ chơi đá cầu, nhảy dây,
leo trèo,. Trong giai đoạn này nếu trẻ đƣợc rèn luyện đôi tay và ngón tay, cho trẻ
tập luyện nhiều thì tay mới dẻo, khỏe, tâm trí mới linh lợi. Những hoạt động đó
cũng góp phần phát triển trí não của trẻ. Trẻ 4-6 tuổi trong quá trình chạy chơi cảm
thấy vô cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở
giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, chính là do sự phát triển của cơ thể
quyết định. Trẻ hiếu động ham thích những thứ mới lạ vì thế trong giai đoạn này
giáo viên sử dụng các trò chơi, các hoạt động nhằm PTNL đọc cho trẻ là hết sức
hợp lý và phù hợp với độ tuổi.
Nhƣ vậy, có thể thấy trẻ 5-6 tuổi về mặt thể chất đã phát triển tƣơng đối hoàn
chỉnh. Ở thời kì này, bộ não của trẻ phát triển khá mạnh mẽ và việc tiếp thu, học hỏi
tri thức là hết sức hợp lí. Bên cạnh đó, những yếu tố phát triển về mặt tâm lý nhƣ
chú ý, quá trình nhận thức, hoạt động học tập là tiền đề quan trọng cần chuẩn bị
để tạo tiền đề tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1.
b. Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lí đặc trƣng của con ngƣời đã đƣợc hình
thành trƣớc đó tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của ngƣời lớn, các chức
năng tâm lí của trẻ đƣợc phát triển về mọi phƣơng diện để hình thành nên cơ sở ban
đầu của nhân cách.
Trí nhớ: Năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Trẻ 5-6 tuổi bên
cạnh trí nhớ hình tƣợng đã hình thành trí nhớ khái quát tuy sự khái quát chỉ dựa vào
dấu hiệu bên ngoài của sự vật. Ghi nhớ có chủ đích bắt đầu đƣợc hình thành và tăng
tiến rõ rệt có vai trò quan trọng để trẻ kiên trì theo đuổi mục đích học tập, quyết
định chất lƣợng ghi nhớ tài liệu học tập sau này của trẻ.
Tư duy: Ở cuối tuổi mẫu giáo tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh và
chiếm ƣu thế đã giúp trẻ giải quyết đƣợc bài toán thực tiễn trong cuộc sống. Đây
đƣợc xem là bƣớc ngoặt cơ bản, đó là sự chuyển tƣ duy từ bình diện bên ngoài vào
bình diện bên trong theo cơ chế nhập tâm dựa vào những hình ảnh của sự vật và
30
hiện tƣợng trong cuộc sống. Do nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh nên bên
cạnh sự phát triển tƣ duy trực quan hình tƣợng xuất hiện thêm kiểu tƣ duy trực quan
sơ đồ. Kiểu tƣ duy này giúp trẻ lĩnh hội tri thức ở trình độ khái quát cao từ đó hiểu
đƣợc bản chất của sự vật.
Tưởng tượng: là một trong những thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực
hiểu biết của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tƣởng tƣợng có chủ định phát triển.
Tƣởng tƣợng của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài sang bình diện bên trong.
Tƣởng tƣợng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ít phụ thuộc hơn vào cái đang tri giác và
mang đậm tính chất sáng tạo. Biểu hiện cụ thể trong việc chọn chủ đề chơi, trong
hoạt động tạo hình, trong kể chuyện,cùng một trò chơi nhƣng mỗi một lần chơi
trẻ lại tƣởng tƣợng ra hành động chơi khác nhau và nó thể hiện rất rõ khả năng sáng
tạo để tìm ra cái mới của trẻ. Đây là việc quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,
nâng cao năng lực biểu đạt.
Tình cảm xã hội: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có quan hệ với mọi ngƣời xung quanh
đƣợc mở rộng do đó tình cảm của trẻ đƣợc phát triển về nhiều phía với những ngƣời
xung quanh trong xã hội. Nhu cầu yêu thƣơng của trẻ đƣợc thể hiện rõ ràng và sâu
sắc hơn. Trẻ rất nhạy cảm trƣớc hiện thực, xúc cảm của trẻ nảy sinh nhanh chóng.
Tình cảm bộc lộ chân thực, hồn nhiên, phong phú và sâu sắc hơn, đặc biệt ở cuối độ
tuổi. Vì vậy, trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non ngƣời giáo viên
cần chú ý đến các loại tình cảm nhƣ: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm
thẩm mĩ...đang ngày càng hình thành và phát triển mạnh mẽ ở trẻ.
1.1.2.3. Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
a. Quan điểm dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực
Theo xu hƣớng chung của nền giáo dục Phổ thông Việt Nam sau 2015 – xu
hƣớng giáo dục NL. Chƣơng trình Giáo dục mầm non 2009 ban hành kèm theo
thông tƣ số 17 và thông tƣ số 28 bổ sung, sửa đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
chƣơng trình giáo dục mầm non đƣợc xây dựng theo tiếp cận phát triển, hƣớng đến
phát triển NL cho các nhân trẻ, phân hóa theo cá nhân và chuẩn bị các kĩ năng, NL
cần thiết cho cuộc sống của trẻ: “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
1; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, NL và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.
31
Mục tiêu dạy học của chƣơng trình đƣợc chia thành hai độ tuổi (nhà trẻ và
mẫu giáo) và 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực ngôn ngữ nhằm mục đích hình thành cho
trẻ các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Ở giai đoạn mẫu giáo, nội dung giáo dục đƣợc chia thành 3 độ tuổi, mục tiêu
dạy học “đọc” của độ tuổi sau cao hơn độ tuổi trƣớc. Với trẻ 5-6 tuổi, mục tiêu phát
triển ngôn ngữ bao gồm: Biết lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày;
Diễn đạt đƣợc mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu; Hiểu đƣợc
một số từ trái nghĩa; Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể l...g 1, Hà Nội.
35. Lê Thu Hƣơng (2008), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ 5-6 tuổi), Nxb Giáo dục.
36. Võ Phan Thu Hƣơng (2006), sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non và
ảnh hưởng của môi trường giáo dục, tạp chí giáo dục số (193)
37. Lƣu Thị Thanh Hƣờng (2006), Tuyển tập các bài viết về giáo dục mầm non,
Nxb Giáo dục.
38. Lê Xuân Hồng (2005), Sự hình thành và phát triển giao tiếp của trẻ mầm non,
Tạp chí giáo dục, số 127.
39. Lê Xuân Hồng (2006), Trò chơi và giao tiếp của trẻ mẫu giáo, Tạp chí giáo
dục, số (132).
40. Lê Thị Huệ, Trần Thị Hƣơng, Phạm Thị Tâm (2008), Thiết kế các hoạt động
học có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường mầm non
cho trẻ 5-6 tuổi, Nxb Giáo dục.
41. Nguyễn Thị Hạnh (2013), Những việc cần hình thành cho trẻ vào học lớp 1,
Báo cáo tại Hội thảo khoa học về Chƣơng trình giáo dục Mầm non, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Hạnh (2013), Hình thành kỹ năng đọc, viết cho trẻ trước khi vào
lớp 1, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó
khăn về đọc, Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Phát triển kỹ năng đọc, viết cho trẻ trước khi vào lớp
1, Tạp chí giáo dục và xã hội, số tháng 12.
44. Nguyễn Thị Hạnh (2016), Cơ sở khoa học của việc thiết kế Chuẩn môn Ngữ
văn theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 132.
45. Nguyễn Thị Hạnh (2018), Xác định các thành tố của kĩ năng đọc cơ bản, Tạp
chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 6.
46. Nguyễn Thị Hằng, Vài nhận xét về lĩnh vực hình thành ngôn ngữ trong chương
trình giáo dục mầm non, Tham luận Hội thảo khoa học về chƣơng trình giáo
dục mầm non.
164
47. Đặng Thành Hƣng (2012), Năng thực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí
Quản lí giáo dục, số 43, tháng.
48. Nguyễn Thanh Hùng, Kỹ năng đọc hiểu văn bản, NXB Đại học sƣ phạm.
49. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học trẻ em tập 1,2, Nxb Giáo dục.
50. Hồ Lam Hồng (2014), Trải nghiệm cuốc sống thực tế trong giáo dục mầm non
của Montessori, Tạp chí GDMN, số 4.
51. Hồ Lam Hồng (2014), Montessori và thực tiễn ứng dụng ở Việt Nam, Tạp chí
GDVN, số 3.
52. Trần Nguyễn Nguyên Hân (2014), Hiệu quả của cách tiếp cận sách khổ lớn
(big book approach) đối với sự phát triển ngôn ngữ viết của trẻ mầm non.
53. Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017), Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB
Văn hóa - Văn nghệ.
54. Trần Mạnh Hƣởng (2003), Góp phần hình thành cho trẻ mẫu giáo học tốt môn
tiếng Việt ở lớp 1, Kỷ yếu Hôi thảo “Nâng cao chất lƣợng cho trẻ mầm non
làm quen với chữ viết”.
55. Jenne M.Machado (2010), Những kinh nghiệm của trẻ mầm non trong nghệ
thuật ngôn ngữ, Tài liệu lƣu hành nội bộ.
56. Nguyễn Xuân Khoa - Đinh Văn Vang (1999), Hình thành ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo qua thơ - truyện, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
57. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp hình thành ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo, Nxb ĐHQGHN
58. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt (Giáo trình đào tạo giáo viên mầm
non), Tập 1,2, Nxb Đại học sƣ phạm.
59. Kak - Hainơdich (1990), Dạy trẻ học nói như thế nào? NXB Giáo dục.
60. Kathleen A. Roskos, James F. Christie, Donald J. Richge, Một số vấn đề liên
quan đến việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với đọc viết, Tạp chí GDMN, số 4.
61. Trần Hữu Luyến (2010), Những bình diện ngôn ngữ tâm lí học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
62. Lƣu Thị Lan (1996), Những bước hình thành ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi
(trên tƣ liệu ngôn ngữ trẻ em ở nội thành Hà Nội).
63. Nguyễn Thị Hƣơng Lan (2016), Tổ chức hoạt động góc cho trẻ trẻ 5-6 tuổi
làm quen với chữ viết, Tạp chí GD, số 382.
165
64. Nguyễn Xuân Lan (2001), Tìm hiểu kỹ năng đọc của học sinh đầu bậc tiểu
học, Tạp chí NCGD số 2.
65. Lƣu Thị Lan, Một số kết quả điểu tra bước đầu về vốn từ trẻ em từ 1-3 tuổi, Kỷ
yếu nghiên cứu khoa học, 1982-1986.
66. Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phƣơng (Đồng chủ biên), Đặng Xuân Cƣơng,
Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân (2015), Phương pháp, kĩ thuật, xây
dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB
Giáo dục VN.
67. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2008), Phương pháp đọc, kể diễn cảm thơ,
truyện cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục
68. L.X.Vƣgotxki (1997), Tư duy và ngôn ngữ, tài liệu dịch, Nxb Đại học Quốc gia.
69. Nguyễn Thị Yến Linh, Làm thế nào để kích thích nhu cầu hoạt động làm quen
chữ viết cho trẻ, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 4.
70. Phạm Văn Lam (2016), Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường,
tia sáng.com.vn.
71. Nguyễn Thị Nhƣ Mai (2008), Đánh giá khả năng học đọc của trẻ 5-6 tuổi
chuẩn bị đến trường phổ thông, Tạp chí GD, số 195.
72. Nguyễn Thị Nhƣ Mai (2010), Nghiên cứu cách thức chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo
học đọc ở trường mầm non và gia đình, Tạp chí GD, số 247.
73. Nguyễn Thị Mƣời (2005), Quan sát khả năngđọc - viết cho trẻ mầm non, Tạp
chí Giáo dục Mầm non, số 5.
74. Nguyễn Quang Ninh (1997), Bàn về việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng
Việt, tạp chí GDMN số 2.
75. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (1997), Một số quan niệm về hình thành ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo, Tạp chí GDMN số 1.
76. Nguyễn Thị Phƣơng Nga (2006), Phương pháp hình thành ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, NXB Giáo dục.
77. Lê Phƣơng Nga, Đặng Kim Nga (2013), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở
Tiểu học, Nxb Giáo dục.
78. Trần Thị Nga (2005), Hình thành ngôn ngữ và cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm
quen với đọc - viết của Úc và Mỹ, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 4.
79. Trần Thị Nga (2003), Một số cơ sở lý luận về việc cho trẻ mẫu giáo làm quen
với đọc viết, Tham luận hội thảo khoa học về chƣơng trình GDMN.
166
80. Nguyễn Thị Oanh (2000), Một số hình thức hình thành cho trẻ 5 tuổi học đọc,
học viết, tạp chí NCGD số 11/2000.
81. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp hình
thành ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXBDHQGHN.
82. Trần Thị Phƣơng (2016), Sử dụng tác phẩm văn học giúp trẻ 5-6 tuổi trải
nghiệm với đọc, Tạp chí giáo dục, số 391
83. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.
84. Anh Phƣơng (2005), Có nên cho trẻ học trước tuổi, Tạp chí GDMN số 6.
85. Thúy Quỳnh, Phƣơng Thảo (2008), Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ
mầm non theo chủ đề, Nxb Giáo dục.
86. Vũ Thị Thảo (2014), Giúp trẻ sớm có khả năng đọc, viết thông qua việc tạo môi
trường giao tiếp và đọc sách với trẻ ở nhà, Tạp chí Giáo dục mầm non, số 4
87. Vũ Thị Thảo (2016), Những tiền đề lí thuyết về sự phát triển ngôn ngữ tuổi
mầm non, Tạp chí GDMN, số 3
88. Đinh Hồng Thái (2013), Đôi điều bàn về hình thành khả năng đọc - viết tuổi mầm
non, Tham luận Hội thảo khoa học về chƣơng trình giáo dục mầm non.
89. Đinh Hồng Thái, Lê Thị Hòa (2013), Sử dụng môi trường chữ viết hình
thànhkhả năng đọc - viết cho trẻ 5-6 tuổi, tạp chí Giáo dục số đặc biệt, Hà Nội.
90. Đinh Hồng Thái (2012), Mấy vấn đề về hình thành khả năng tiển đọc - viết ở
tuổi mầm non, tạp chí GD, số 296 tr 21-22,30.
91. Đinh Hồng Thái (2008), Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Tạp chí GD, số 204.
92. Đinh Hồng Thái (chủ biên), Trần Thị Mai (2008), Phương pháp hình thành
ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
93. Đinh Hồng Thái (2010), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Tài liệu lƣu
hành nội bộ, trang 34.
94. Đinh Hồng Thái (2012), Hình thành kỹ năng đọc viết tuổi mầm non theo
hướng tích hợp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
95. Đinh Hồng Thái (2015), Hình thành khả năng đọc, viết ban đầu cho trẻ tuổi
mầm non, trang 41, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
96. Đinh Hồng Thái (2015), Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, NXB
Đại học Sƣ phạm.
97. Phan Thiều (1979), Dạy nói cho trẻ em trước tuổi cấp 1, NXB Giáo dục.
167
98. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội.
99. Nguyễn Thu Thủy (1996), Giáo dục trẻ mẫu giáo thông qua truyện và thơ,
NXB Giáo dục Hà Nội.
100. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý trẻ em trước tuổi học, NXB Giáo dục và
Đào tạo, 1989.
101. Nguyễn Ánh Tuyết (1998), Hình thànhcho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông,
Nxb Giáo dục.
102. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Nhƣ Mai, Đinh Kim Thoa , (1994), Tâm lí học trẻ
em lứa tuổi mầm non, ĐHSP I, Hà Nội.
103. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1997), Tâm lý học lứa tuổi mẫu giáo,
NXBĐHQG Hà Nội.
104. Lê Thị Ánh Tuyết (2003), Cho trẻ mầm non làm quen với chữ cái – Các quan
niệm và thực tiễn, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 1.
105. Lê Thị Ánh Tuyết (1995), Tính cấp thiết của NL đọc và viết, Tạp chí Giáo dục
mầm non số 2.
106. Đinh Thanh Tuyến (2015), Một số cách thức đọc sách cùng trẻ mầm non, Tạp
chí GDMN, số 3.
107. Lê Ánh Tuyết, Nguyễn Phƣơng Mai (2007), Tuyển tập thơ cho trẻ mầm non,
Nxb Giáo dục.
108. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hƣơng, Lê Thị Ánh Tuyết, (2010), Hướng dẫn
tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ mẫu giáo
lớn(5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam.
109. Trần Thị Ngọc Trâm (2006), Về tiêu chí đánh giá mức độ chín muồi nhập học
lớp 1 ở trẻ 5 tuổi, tạp chí giáo dục số 141.
110. Trần Thị ngọc Trâm (2013), Những yêu cầu cần thiết hình thành cho trẻ vào lớp 1
Tiểu học, Tham luận Hội thảo khoa học về chƣơng trình giáo dục mầm non.
111. Vũ Thị Lụa (2013), Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học, Tạp chí
GDMN, số 1.
112. Nguyễn Thị Thƣ (2003), Đánh giá khả năngđọc, viết của trẻ em, Kỷ yếu hội
thảo nâng cao chất lƣợng cho trẻ mầm non làm quen với chữ viết.
113. Vũ Thị Thảo (2015), Giúp trẻ sớm có khả năng đọc viết thông qua việc tạo môi
trường giao tiếp và đọc sách với trẻ ở nhà, Tạp chí GDMN, số 1.
168
114. Phùng Đức Toàn (2009), Phương án không tuổi - Hình thành ngôn ngữ từ
trong nôi, NXB Lao động - Xã hội
115. Đinh Văn Vang (2001), Kĩ năng dạy học bằng trò chơi của giáo viên mẫu
giáo, Tạp chí giáo dục số 12.
116. Đinh Văn Vang (2006), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
117. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm l học, Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội.
118. Nguyễn Thị Xuân Yến (2013), Cần phát triển sớm ngôn ngữ thị giác cho trẻ,
Tạp chí GD, số 302.
Tiếng Anh
119. Daniel R. Meier (2009), Here the story: Using narrative to promote young
children‟s language and literacy learning, Teacher College, Columbia
University, New York and London.
120. Hall, N. (1987), The emergence of literacy. Portsmouth, NH: Heinemann.
121. Histprical perspective on literacy development, www. Library.adoption.com.
122. Irene Yates (1998), Language and literacy, Brillian pubns USA.
123. Jack Maguire (1992), The Creative Storytelling- Choosing, Inverting and
sharing Table for Chil-dren, Yellow Moon Press.
124. Kolb, D. (1984), Experiential Learning: experience as the source of learning
and development, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
125. Lea M.MCGee and Donal J. Richgels (2000), Literacy‟s Beginning, Allyn and
Bacon USA.
126. Rychen, Dominique Simone and Salganik, Laura Hersh (2003), “A holistic
model of competence”, Key Competencies for a successful life and a well-
functioning society, Hogrefe & Huber Publishers, pp. 41-62.
127. Susan B. Neuman, Kathleen A, Roskos (1993), Language and Literacy
learning in the early - An Integrated Approach, Harcourt Brace College
publishers, United Stage of America.
128. Sheehan, K. And T. O‟Reilly, The case for scenario-based asessments of
reading competency, Reaching an understanding: Innovations in how we view
reading, asessment, 2012: p.19-33.
129. Thomson, Ayshe Talay (2009), Child development and teaching young chil-
dren, Australia.
169
130. Understanding literacy development in young children, www. Library.
Adoption.com.
131. WWW. Mamnon.com.
132. WWW. Lamchame.com.
133. WWW. Giaoducthoidai.com.
134.
tich-Ho-Chi-Minh-voi-uom-mam-xanh-tuong-lai-cua.aspx.
135. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFt_k%E1%BA%BF
136. https://www.oecd.org/pisa/
170
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên)
Kính chào quý thầy (cô)!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài về “HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ
5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON”, kính mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến
của mình về một số vấn đề dưới đây. Những thông tin thu được chỉ phục vụ cho
nghiên cứu khoa học, được bảo mật thông tin người trả lời. Xin quý thầy (cô) ghi
câu trả lời thích hợp với mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn.
Câu 1: Theo Cô việc hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
hiện nay có vai trò như thế nào?
TT
Vai trò của việc hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi
trƣớc khi vào lớp 1
Lựa
chọn
5 Rất cần thiết
4 Cần thiết
3 Bình thƣờng
2 Ít cần thiết
1 Không cần thiết
Câu 2. Quý Cô vui lòng đánh giá các tiêu chí về năng lực đọc của trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non của trẻ hiện nay của trường mình như thế nào?
TT Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
1. Làm quen với sách
1.1 Cầm sách đọc đúng chiều
1.2 Ngồi đúng tƣ thế của ngƣời đọc
1.3 Biết lật giở từng trang sách khi đọc.
1.4
Nhận biết các phần của cuốn sách: Bìa sách (Tên sách, tên tác
giả), ruột sách (trang sách, chữ và hình trên trang sách)
1.5
Cách đọc sách: Từ trên xuống, từ trái sang phải ở mỗi dòng,
kết hợp đọc chữ và xem hình
1.6
Ghi chép phiếu đọc sách: Những nội dung nổi bật hoặc cá nhân
quan tâm (cô giáo hoặc ngƣời lớn ghi giúp)
171
TT Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
2. Nhận biết âm vị học
2.1 Biết tên gọi, cách phát âm, các chữ cái trong nhóm.
2.2 Biết các kiểu chữ in, chữ viết
2.3 So sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm
2.4 Biết tên gọi, cách phát âm của các chữ số
3. Làm quen với đọc thành tiếng
3.1 Đọc to, rõ ràng
3.2 Đọc đúng chữ cái
3.3 Thể hiện đúng khuôn hình cho từng chữ cái
3.4 Nghe và nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các âm
3.4.1 Đọc đúng chữ cái ghi âm
3.4.2 Nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các âm
4. Làm quen với đọc trơn (từ, câu ngắn)
4.1 Đọc từ, câu ngắn
4.2 Đọc thơ, ca dao, đồng dao
4.3 Nhận biết ban đầu về dấu thanh, dấu câu
4.3.1 Đọc đúng dấu thanh
4.3.2 Đọc đúng dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy)
4.4. Nhận biết đƣợc một số văn bản gần gũi
4.4.1 Sách/ báo
4.4.2 Bản nhạc
4.4.3 Truyện tranh
4.4.4 Bài thơ
5. Làm quen với hiểu nghĩa từ và câu (hiểu nghĩa tƣờng minh)
5.1
Nói đƣợc nghĩa từ, câu thông qua việc sử dụng tranh tƣơng
ứng.
5.2
Vận dụng đƣợc từ vào trong câu, trong các hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể.
5.3 Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân
5.3.1 Nói đƣợc tên truyện hoặc tự đặt tên cho câu chuyện.
5.3.2
Mô tả đƣợc các sự kiện chính xảy ra trong câu chuyện hoặc
đoán biết đƣợc các sự kiện nhờ vào câu hỏi gợi ý hoặc hình
minh họa.
5.3.3
Nhìn vào tranh và kể lại đƣợc từng đoạn câu chuyện hoặc
toàn bộ câu chuyện.
172
Câu 3. Quý Cô vui lòng cho biết mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả thực hiện
các mục tiêu của hoạt động hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp
mình hiện nay như thế nào?
TT Mục tiêu
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
Thƣờng
xuyên
Bình
thƣờng
Thỉnh
thoảng
Không
thực
hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu,
kém
4 3 2 1 4 3 2 1
1 Nhận ra một số kí hiệu
thông thƣờng trong cuộc
sống (nhà vệ sinh, nơi nguy
hiểm, lối ra - vào, biển báo
giao thông....)
2 Nhận dạng các chữ cái
trong bảng chữ cái tiếng
Việt
3 Sao chép một số kí hiệu,
chữ cái, tên của mình.
4 Xem và nghe đọc các loại
sách khác nhau.
5 Làm quen với cách đọc và
viết tiếng Việt
6 Đọc truyện qua các tranh vẽ
7 Đọc biểu cảm đồng dao, ca
dao, thơ phù hợp với lứa
tuổi
8 Kể chuyện theo minh họa
và kinh nghiệm của bản
thân
9 Nghe hiểu nội dung câu
chuyện, đồng dao, ca dao,
thơ phù hợp với lứa tuổi
10 Kỹ năng hoạt động với sách
173
Câu 4. Quý Cô vui lòng cho biết mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp
hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp mình hiện nay như thế nào?
TT Phƣơng pháp
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
Thƣờng
xuyên
Bình
thƣờng
Thỉnh
thoảng
Không
thực
hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu,
kém
4 3 2 1 4 3 2 1
1
Nhóm phƣơng pháp tác động
bằng tình cảm
2
Nhóm phƣơng pháp trực quan
- minh họa
3 Nhóm phƣơng pháp dùng lời
4
Nhóm phƣơng pháp thực
hành, trải nghiệm
5
Nhóm phƣơng pháp đánh giá,
nêu gƣơng
6
Nhóm phƣơng pháp sử dụng
trò chơi
7
Nhóm phƣơng pháp giáo dục
bằng tình cảm khích lệ
8 Các phƣơng pháp khác
Câu 5. Quý Cô vui lòng cho biết mức độ và hiệu quả sử dụng hình thức hình
thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp mình hiện nay như thế nào?
TT Hình thức
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
Thƣờng
xuyên
Bình
thƣờng
Thỉnh
thoảng
Không
thực hiện
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu,
kém
4 3 2 1 4 3 2 1
1 Hoạt động trò chuyện
2 Hoạt động học có chủ đích
3 Hoạt động góc
4 Hoạt động ngoài trời
5 Hoạt động ngày lễ, ngày hội
6 Hoạt động vui chơi, tham quan
7 Hoạt động chiều
8 Hoạt động đón, trả trẻ
174
Câu 6. Quý Cô vui lòng cho biết mức độ sử dụng các hoạt động đánh giá kết quả
hình thành năng lực đọccho trẻ 5 - 6 tuổi các nội dung hình thành năng lực
đọccho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp mình hiện nay như thế nào?
STT Hoạt động đánh giá
Mức độ thực hiện
Thƣờng
xuyên
Bình
thƣờng
Thỉnh
thoảng
Không
thực hiện
4 3 2 1
1 Quan sát
2 Dùng bảng kiểm và thang đo
3 Trò chuyện với trẻ
4 Hồ sơ học tập của trẻ
5 Sử dụng tình huống
6 Đánh giá qua bài tập
7 Phân tích sản phẩm hoạt động
của trẻ
8 Trao đổi với phụ huynh
9 Các hoạt động khác: .
Câu 7. Theo quý Cô yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động hình thành năng lực
đọccho trẻ 5 - 6 tuổi các nội dung hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 – 6 tuổi của
lớp mình hiện nay như thế nào?
TT Các yếu tố ảnh hƣởng
Mức độ ảnh hƣởng
Rất
nhiều
Nhiều
Bình
thƣờng
Ít
Không
có
1 Thời gian tổ chức
2 Cơ sở vật chất
3 Đội ngũ giáo viên
4 Hình thức tổ chức
5 Phƣơng pháp tổ chức
6 Yếu tố khác (ghi cụ thể):.
Câu 8. Theo quý Cô hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động
hình thành năng lực đọccho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp mình hiện nay như thế nào?
Thuận lợi: ......................................................................................................................
Khó khăn: ......................................................................................................................
175
PHIẾU QUAN SÁT
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
(Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên)
Kính thƣa quý Cô!
Chúng tôi đang nghiên cứu về hoạt động giáo dục Hình thành năng lực đọc cho trẻ
5 -6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Quảng Ninh, Bắc Giang. Kính mong quý Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình trong quá
trình dự giờ về hoạt động lên lớp hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi trƣớc khi vào
lớp 1. Ý kiến của cô chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất cứ
mục đích nào khác. Trân trọng cám ơn sự hợp tác của quý Cô!
A. Thông tin chung
Họ và tên ngƣời quan sát: ..............................................................................................
Ban Giám hiệu Tổ trƣởng chuyên môn Giáo viên
Đơn vị công tác: .............................................................................................................
Thâm niên công tác: .......................................................................................................
Họ tên ngƣời đƣợc quan sát: .........................................................................................
Tên bài dạy: ...................................................................................................................
B. Nội dung quan sát
Quý thầy (cô) vui lòng cho ý kiến nhận xét về tiết dạy nội dung hình thành năng
lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non của giáo viên và cho điểm số đạt đƣợc
tƣơng ứng theo thang điểm 10.
Lĩnh vực TT Tiêu chí của từng lĩnh vực Ý kiến nhận xét Điểm
I.
Nội dung
giáo dục
1.1
Phù hợp với chủ đề HTNL đọc cho trẻ
5 - 6 tuổi
1.2
Chính xác, khoa học, hệ thống, gần gũi
với với cuộc sống thực tế của trẻ
1.3
Phù hợp với khả năng và vốn kinh
nghiệm của trẻ.
1.4 Hấp dẫn, kích thích tƣ duy của trẻ
1.5 Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên
176
Lĩnh vực TT Tiêu chí của từng lĩnh vực Ý kiến nhận xét Điểm
II.
Phƣơng
pháp tổ
chức
2.1
Sử dụng phƣơng pháp giáo dục phù
hợp, phối hợp tốt các phƣơng pháp
khác nhau.
2.2
Tổ chức các hoạt động hợp lí, tự nhiên,
linh hoạt, kích thích hứng thú, phát huy
tính tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ.
2.3
Khuyến khích trẻ sáng tạo, chia sẻ ý
kiến.
2.4
Giáo viên có phong cách nhẹ nhàng,
lôi cuốn sự chú ý của trẻ; quan tâm và
tạo cơ hội cho từng cá nhân trẻ tham
gia hoạt động.
2.5
Tôn trọng sự khác biệt và đối xử công
bằng với trẻ.
2.6
Sử dụng hợp lí và hiệu quả các phƣơng
tiện trực quan
2.7 Phân bố thời gian hợp lí, cân đối.
III.
Hiệu quả
sau tiết
dạy
4.1
Trẻ tập trung chú ý, hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động.
4.2
Trẻ hoàn thành tốt các hoạt động học
tập đảm bảo mục tiêu đề ra.
4.3
Trẻ vận dụng sáng tạo vào các tình
huống thực tiễn.
Ý kiến bổ sung (nếu có): ...................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn quý Cô!
177
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho giáo viên)
Kính thƣa quý Cô!
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON”. Kính mong quý Cô vui lòng
cho biết ý kiến của mình về các nội dung dƣới đây. Ý kiến của Cô chỉ nhằm mục
đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Trân trọng
cảm ơn sự hợp tác của quý Cô!
Thông tin chung:
- Họ tên giáo viên (Có thể không ghi) ..................................................................
- Đơn vị công tác: .................................................................................................
- Số năm kinh nghiệm: .........................................................................................
Câu 1. Theo quý Cô việc hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non hiện nay có những vai trò gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 vai trò).
.......................................................................................................................................
Câu 2. Để đánh giá về năng lực đọc của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, quý Cô
thường dựa vào các tiêu chí nào? (Liệt kê khoảng 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí có thể
diễn giải cụ thể thành các ý).
.......................................................................................................................................
Câu 3. Khi tổ chức hoạt động hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, quý Cô
thường đặt ra những mục tiêu gì? (Liệt kê khoảng 5 - 10 mục tiêu cần đạt của trẻ
theo mức độ ưu tiên thực hiện) Mục tiêu nào là đạt hiệu quả nhất, vì sao?
Các mục tiêu:
.......................................................................................................................................
Mục tiêu nào là đạt hiệu quả nhất, vì sao?
.......................................................................................................................................
Câu 4. Khi tổ chức hoạt động hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, theo quý
Cô, phần nội dung nào là dễ thực hiện nhất, khó thực hiện nhất, vì sao?
Phần nội dung dễ thực hiện nhất, vì sao? .........................................................
Phần nội dung khó thực hiện nhất, vì sao? .......................................................
178
Câu 5. Khi thực hiện nội dung hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, quý Cô
thường sử dụng những phương pháp nào? Trong đó, phương pháp nào là hiệu
quả nhất, vì sao?
Những phương pháp thường sử dụng: .............................................................
Phương pháp nào là hiệu quả nhất, vì sao? .....................................................
Câu 6. Khi thực hiện nội dung hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, quý Cô
thường sử dụng những hình thức nào? (Liệt kê khoảng 3 - 5 hình thức theo mức
độ hiệu quả giảm dần)
.......................................................................................................................................
Câu 7. Khi thực hiện nội dung hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, quý Cô
thường sử dụng những hoạt động đánh giá nào? (Liệt kê khoảng 3 - 5 hoạt động)
Trong đó hoạt động nào đánh giá nào là dễ thực hiện nhất, khó thực hiện nhất?
Vì sao?
Những hoạt động đánh giá .................................................................................
Hoạt động đánh giá dễ thực hiện nhất? Vì sao? ..............................................
Hoạt động đánh giá khó thực hiện nhất? Vì sao? ...........................................
Câu 8. Để tổ chức tốt nội dung hình thành năng lực đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi, quý cô
hãy cho biết cần những điều kiện gì?
......................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Cô!
179
PHỤ LỤC 2
Danh sách trẻ 2 lớp đối chứng của 2 lớp: Hoa Hồng 1,2 (số lượng 50)
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Giới tính Dân tộc
1 ĐC 1 21/08/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
2 ĐC 2 25/10/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
3 ĐC 3 15/07/2014 Hoa hồng 1 Nam Tày
4 ĐC 4 10/05/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
5 ĐC 5 22/10/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
6 ĐC 6 25/12/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
7 ĐC 7 1/3/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
8 ĐC 8 21/08/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
9 ĐC 9 22/04/2014 Hoa hồng 1 Nữ Tày
10 ĐC 10 19/08/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
11 ĐC 11 08/07/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
12 ĐC 12 7/24/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
13 ĐC 13 16/10/2014 Hoa hồng 1 Nữ Nùng
14 ĐC 14 3/13/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
15 ĐC 15 6/9/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
16 ĐC 16 6/15/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
17 ĐC 17 9/10/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
18 ĐC 18 12/11/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
19 ĐC 19 9/25/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
20 ĐC 20 3/16/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
21 ĐC 21 10/13/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
22 ĐC 22 5/30/2014 Hoa hồng 1 Nữ Tày
23 ĐC 23 10/18/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
24 ĐC 24 9/11/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
25 ĐC 25 23/12/2014 Hoa hồng 1 Nữ Kinh
26 ĐC 26 8/20/2014 Hoa hồng 1 Nam Kinh
27 ĐC 27 31/10/2014 Hoa hồng 2 Nam Tày
28 ĐC 28 09/11/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
29 ĐC 29 19/01/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
30 ĐC 30 21/03/2014 Hoa hồng 2 Nữ Nùng
31 ĐC 31 30/07/2014 Hoa hồng 2 Nam Tày
32 ĐC 32 03/12/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
180
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Giới tính Dân tộc
33 ĐC 33 31/07/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
34 ĐC 34 19/04/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
35 ĐC 35 19/08/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
36 ĐC 36 23/04/2014 Hoa hồng 2 Nam Dao
37 ĐC 37 9/17/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
38 ĐC 38 21/10/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
39 ĐC 39 04/11/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
40 ĐC 40 30/09/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
41 ĐC 41 2/10/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
42 ĐC 42 29/1/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
43 ĐC 43 1/9/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
44 ĐC 44 19/01/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
45 ĐC 45 28/12/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
46 ĐC 46 06/02/2014 Hoa hồng 2 Nữ Tày
47 ĐC 47 17/02/2014 Hoa hồng 2 Nữ Kinh
48 ĐC 48 02/02/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
49 ĐC 49 26/04/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
50 ĐC 50 13/06/2014 Hoa hồng 2 Nam Kinh
Danh sách trẻ 2 lớp thực nghiệm của 2 lớp: Hoa Hồng 3, 4 (số lượng 50)
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Giới tính Dân tộc
1 TN 1 5/6/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
2 TN2 27/09/2014 Hoa Hồng 3 Nam Kinh
3 TN 3 6/11/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
4 TN 4 2/13/2014 Hoa Hồng 3 Nam Kinh
5 TN 5 19/02/2014 Hoa Hồng 3 Nam Tày
6 TN 6 20/12/2014 Hoa Hồng 3 Nam Sán Chí
7 TN 7 2/13/2014 Hoa Hồng 3 Nam Nùng
8 TN 8 23/10/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
9 TN 9 1/9/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
10 TN 10 4/16/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
11 TN 11 7/18/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
12 TN 12 11/3/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
13 TN 13 09/05/2014 Hoa Hồng 3 Nam Tày
14 TN 14 07/07/2014 Hoa Hồng 3 Nam kinh
181
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Giới tính Dân tộc
15 TN 15 05/11/2014 Hoa Hồng 3 Nam kinh
16 TN 16 2/3/2014 Hoa Hồng 3 Nam Kinh
17 TN 17 5/20/2014 Hoa Hồng 3 Nam C Lan
18 TN 18 11/2/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
19 TN 19 7/28/2014 Hoa Hồng 3 Nam Kinh
20 TN 20 4/21/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
21 TN 21 5/24/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Kinh
22 TN 22 14/12/2014 Hoa Hồng 3 Nữ Nùng
23 TN 23 4/2/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
24 TN 24 7/3/2014 Hoa Hồng 4 Nam Sán dìu
25 TN 25 25/11/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
26 TN 26 8/15/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
27 TN 27 10/5/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
28 TN 28 28/09/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Sán dìu
29 TN 29 22/08/2014 Hoa Hồng 4 Nam Nùng
30 TN 30 31/02/2014 Hoa Hồng 4 Nữ H'Mông
31 TN 31 23/10/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
32 TN 32 25/02/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
33 TN 33 4/21/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
34 TN 34 6/7/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Kinh
35 TN 35 7/20/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Dao
36 TN 36 12/11/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Nùng
37 TN 37 28/01/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Kinh
38 TN 38 18/07/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Kinh
39 TN 39 7/10/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
40 TN 40 23/09/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Kinh
41 TN 41 28/02/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Nùng
42 TN 42 3/2/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
43 TN 43 30/04/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
44 TN 44 18/11/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
45 TN 45 26/04/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
46 TN 46 15/03/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
47 TN 47 30/05/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
48 TN 48 28/12/2014 Hoa Hồng 4 Nữ Kinh
49 TN 49 1/23/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
50 TN 50 7/10/2014 Hoa Hồng 4 Nam Kinh
182
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
183
184
185
186
187
188
189