BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
SONTHAVIXAY HER
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG
CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ Ở BỘ AN NINH
NHÂN DÂN LÀO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
HÀ NỘI - 2019
BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
SONTHAVIXAY HER
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG
CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ Ở BỘ AN NIN
189 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hiệu quả giáo dục chính trị - Tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở bộ an ninh nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành : Công tác tƣ tƣởng
Mã số : 9310201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC TƢ TƢỞNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG QUỐC BẢO
2. TS. LƢƠNG NGỌC VĨNH
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được
khai thác từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng; những
phát hiện, đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu
của tác giả luận án.
Tác giả luận án
Sonthavixay Her
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Về khái niệm giáo dục chính trị - tư tưởng 8
1.2. Về khái niệm hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục
chính trị - tư tưởng 16
1.3. Về hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ lực
lượng an ninh 23
1.4. Thành tựu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 26
Chƣơng 2: HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG CHO
CÁN BỘ, CHIẾN SĨ LỰC LƢỢNG AN NINH NHÂN DÂN LÀO - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 31
2.1. Giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục chính trị - tư tưởng cho
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nhân dân Lào 31
2.2. Hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ lực
lượng An ninh nhân dân Lào 40
2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng
cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nhân dân Lào 52
Chƣơng 3: HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG CHO
CÁN BỘ, CHIẾN SĨ Ở BỘ AN NINH NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62
3.1. Khái lược về Bộ An ninh và đặc điểm của cán bộ, chiến sĩ đang
công tác tại Bộ An ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 62
3.2. Thực trạng hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ,
chiến sĩ ở Bộ An ninh Lào từ năm 2012 đến nay 69
3.3. Những vấn đề đặt ra với việc nâng cao hiệu quả giáo dục chính
trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh Lào 97
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ Ở BỘ
AN NINH NHÂN DÂN LÀO 103
4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng
cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh nhân dân Lào 103
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho
cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh nhân dân Lào 113
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 159
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ nhận thức của hạ sỹ quan, chiến sỹ về CNMLN, tư
tưởng Cay Xỏn Phôm Vy Hẳn ........................................................................ 72
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ đánh giá nhận thức của cán bộ, sỹ quan và hạ sỹ quan,
chiến sỹ về mức độ thiết thực của việc học tập lý luận chính trị .................... 72
Biểu đồ 2.3. Mức độ ghi nhớ nội dung học chính trị trong năm 2017 của hạ sỹ
quan, chiến sỹ .................................................................................................. 73
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện sự hứng thú của cán bộ, sỹ quan khi học tập
Nghị quyết của Đảng ....................................................................................... 75
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ tin tưởng vào tính khả thi của các Nghị
quyết của Đảng ................................................................................................ 75
Biểu đồ 2.6. Đánh giá niềm tin của cán bộ, sỹ quan về tương lai phát triển của
đất nước ........................................................................................................... 77
Biểu đồ 2.7. Thể hiện nhận thức sự cần thiết của cán bộ, sỹ quan về giáo dục
niềm tin, lý tưởng hiện nay ............................................................................. 78
Biểu đồ 2.8. Thái độ của hạ sỹ quan, chiến sỹ đối với tương lai của đất nước
trước những hiện tượng tiêu cực xã hội .......................................................... 82
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BBT : Ban Bí thư
BCHTU : Ban Chấp hành Trung ương
BCT : Bộ Chính trị
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNMLN : Chủ nghĩa Mác - Lênin
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCS : Đảng Cộng sản
GDCT-TT : Giáo dục chính trị - tư tưởng
NDCM : Nhân dân cách mạng
TTHCM : Tư tưởng Hồ Chí Minh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
GDCT-TT là một hoạt động cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng
nhân dân cách mạng Lào. Với mục tiêu chính là xây dựng thế giới quan, nhân
sinh quan cách mạng và niềm tin cộng sản, GDCT-TT giữ vị trí quan trọng
hàng đầu trong công tác tư tưởng của Đảng. Đối với lực lượng an ninh,
GDCT-TT là nhân tố quyết định bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ luôn trung
thành tuyệt đối với Đảng NDCM Lào, với Nhà nước CHDCND Lào và với
nhân dân các bộ tộc Lào, luôn có ý chí cách mạng kiên cường, quyết tâm sắt
đá, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn vững vàng, sẵn
sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó. Trong GDCT-TT, hiệu quả là yếu tố cấu thành, là sản
phẩm cuối cùng phản ánh mức độ sự tác động của chủ thể tới đối tượng. Nếu
GDCT-TT không quan tâm tới hiệu quả thì rất dễ nảy sinh “bệnh hình thức”,
và “bệnh thành tích”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cán bộ, đảng
viên và nhân dân đối với Đảng, đến sự sống còn của Đảng và chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An
ninh nhân dân không quản ngại khó khăn, gian khổ, luôn nêu cao tinh thần tận
tụy, quên mình, sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân, lấy lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân làm mục tiêu, lý tưởng cao nhất để phấn đấu; chiến công nối tiếp
chiến công của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ an ninh đã bồi đắp nên truyền thống
vẻ vang của lực lượng an ninh nhân dân Lào. Có được điều đó là nhờ Đảng ủy
An ninh nhân dân và Bộ An ninh nhân dân luôn nhận thức được tầm quan
trọng của GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ an ninh có ý nghĩa hết sức quan
trọng, quyết định nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực
lượng an ninh. Trong những năm qua, Đảng ủy An ninh Trung ương và Bộ An
ninh nhân dân Lào đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tăng
2
cường GDCT-TT, nhất là tập trung thực hiện có hiệu quả các mặt công tác
trọng tâm, đột phá, qua đó tạo những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị và xây dựng lực lượng an ninh. Trật tự, kỷ cương ngày càng
được siết chặt, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả các mặt công tác được nâng
lên. Nhờ quan tâm đến hiệu quả nên GDCT-TT đã tạo được sự chuyển biến sâu
sắc trong nhận thức cũng như việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh, kỷ luật, kỷ cương, thực hiện quy chế, quy trình
công tác, tư thế, lễ tiết tác phong, nếp sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ an ninh.
GDCT-TT đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xây dựng lực lượng an
ninh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường
hòa bình, ổn định góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ An ninh nhân dân (sau đây viết gọn là Bộ An ninh) là cơ quan quản
lý nhà nước cấp chiến lược thuộc chính phủ nước CHDCND Lào có chức
năng, nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội;
phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu
hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam;
bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và là cơ quan quản lý lực
lượng an ninh nước CHDCND Lào. Để hoàn thành sứ mệnh bảo vệ an ninh
quốc gia trong các thời kỳ cách mạng, Bộ An ninh phải tiến hành đồng bộ
nhiều mặt công tác, trong đó GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ cơ quan Bộ
luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng. GDCT-TT không chỉ làm cho mỗi
cán bộ, chiến sĩ có động cơ đúng đắn, tích cực, tự giác trong thực hiện
nhiệm vụ mà còn là hoạt động bồi dưỡng niềm tin, lòng trung thành với
Đảng của người cán bộ, chiến sĩ an ninh. Vì vậy, nâng cao hiệu quả GDCT-
TT cho cán bộ, chiến sĩ Bộ An ninh không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ
chính trị của cơ quan Bộ, mà còn góp phần tăng cường sức mạnh chính trị
3
của toàn lực lượng an ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài
của cách mạng Lào.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của GDCT-TT, những năm qua, Cơ
quan Bộ An ninh luôn chú trọng và tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao
hiệu quả GDCT -TT cho cán bộ , chiến sĩ . Những kết quả đạt được đã góp
phần quan trọng giúp Bộ An ninh hoàn thành tốt nhiệm vụ là cơ quan chiến
lược của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia và xây dựng đơn
vị vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,
hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ vẫn chưa tương xứng với mục đích
đề ra và sự đầu tư về công sức, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian của Bộ.
Trong quá trình thực hiện GDCT-TT ở một số đơn vị còn có tình trạng chạy
theo thành tích, “bệnh hình thức”, đối phó, chưa chú trọng đến hiệu quả.
Nhận thức chính trị, niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tính tự giác
trong hoạt động chính trị của cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự
nghiệp xây dựng lực lượng an ninh trong thời kỳ cách mạng mới và sự
chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đòi hỏi hiệu quả GDCT-TT cho
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nói chung, trong cán bộ, chiến sĩ cơ quan
Bộ nói riêng phải được nâng lên một tầm cao mới.
Nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, tiêu chí, quan điểm, phương pháp
đánh giá hiệu quả; thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả GDCT-TT
cho cán bộ, chiến sĩ cơ quan Bộ An ninh là vấn đề cấp thiết không chỉ có ý
nghĩa thiết thực với cơ quan Bộ An ninh mà còn góp phần bổ sung, hoàn thiện
lý luận về hiệu quả GDCT-TT của Đảng NDCM Lào.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ cơ quan Bộ An ninh nước
CHDCND Lào trong thời gian tới.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả
GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nhân dân.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An
ninh những năm gần đây và xác định những vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả GDCT-TT
cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh nước CHDCND Lào hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ cơ
quan Bộ An ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Cơ
quan Bộ An ninh nước CHDCND Lào. Thời gian khảo sát từ năm 2012 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luâṇ
- Luận án dựa trên cơ sở những nguyên lý của CNMLN, tư tưởng Cay
Xỏn Phôm Vi Hẳn; các quan điểm của Đảng NDCM Lào về GDCT-TT nói
chung và GDCT-TT cho lực lượng an ninh nói riêng; các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, luật pháp của Nhà nước CHDCND Lào; tiếp thu, kế thừa có chọn
lọc kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học của Nước CHDCND Lào,
Việt Nam và các nước có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luâṇ án sử duṇg phương pháp luâṇ duy vâṭ biê ̣ n chứng và duy vâṭ lic̣h
sử và phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học: Chính trị học,
Giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học trong đó các phương pháp của Chính
trị học là chủ đạo.
Các phương pháp cụ thể: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so
sánh đối chiếu, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, thống kê, nghiên cứu tài liệu,
quan sát thực tiễn...
5
- Phương pháp lịch sử và logic: Mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong
bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với hoàn cảnh chung của đất nước, khu vực và
quốc tế. Sử dụng những tư liệu, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những trường hợp
điển hình để hệ thống hóa, mô hình hóa sự kiện. Đồng thời, các sự vật, hiện
tượng phải đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách
quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng liên quan.
Phương pháp lôgic và lịch sử còn được dùng để khái quát hóa các vấn đề
nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước theo các chủ đề, vấn đề xác định và
trình bày theo thời gian công bố các công trình nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đây là những phương pháp được
sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu, khai thác thông tin từ các
nguồn có sẵn, bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các báo cáo
định kỳ và báo cáo chuyên đề của Bộ An ninh, các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Về hiệu quả GDCT-TT, luận án đã
sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thu thập được và phiếu điều tra xã hội
học trong diện khảo sát. Phân tích nội dung được áp dụng cho cả định lượng
và định tính.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu giữa mục đích với kết quả,
giữa kết quả với việc huy động nguồn lực huy động cho GDCT-TT, từ đó
đánh giá những ưu điểm, hạn chế của từng hình thức, phương pháp GDCT-
TT. Đồng thời, tác giả so sánh, nhận xét quan điểm của các tác giả trong nước
với các tác giả ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống cho phép xem xét nghiên cứu các vấn đề trong
tổng thể chung, trong mối liên hệ, tương tác với các sự vật, hiện tượng khác
trong hệ thống. Theo đó, với phương pháp này, vấn đề nghiên cứu là hiệu quả
GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ Bộ An ninh cần được đặt trong quan hệ đối
chứng với hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, đảng viên nói chung và cho cán
bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nói riêng; trong quan hệ biện chứng với sự tác
6
động của nhiều yếu tố: yếu tố truyền thống, yếu tố thời đại, yếu tố trong nước,
yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan
- Các phương pháp quy nạp và diễn dịch được dùng để làm rõ các vấn
đề về nội dung, phương pháp, hình thức GDCT-TT.
- Phương pháp thống kê dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ
liệu... có được trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin.
Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu
trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài, từ những quan điểm, lý thuyết đến
các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên
quan đến cơ sở lý luận, phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài
đặt ra. Do số lượng phiếu điều tra ghạn chế, tác giả sử dụng phương pháp
truyền thống để xử lý thông tin thu thập được.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
- Góp phần xây dựng và hoàn thiện khái niệm và bộ tiêu chí đánh giá hiệu
quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh.
- Chỉ ra được hạn chế và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc
nâng cao hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh nước
CHDCND Lào trong tình hình hiện nay.
- Đề xuất được quan điểm và các giải pháp dưới góc độ khoa học công
tác tư tưởng để nâng cao hiệu quả GDCT-TT.
7. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu góp phần gia tăng tri thức về hiệu quả GDCT-TT
nói riêng và hiệu quả công tác tư tưởng nói chung.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy Bộ An ninh đề ra
quan điểm, biện pháp nâng cao hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ cơ
quan Bộ.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu nghiệp vụ cho cán bộ
chính trị Bộ An ninh; làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học
7
tập chuyên ngành an ninh, chính trị ở các trường an ninh Lào và chuyên
ngành công tác tư tưởng ở các học viện, trường đại học Việt Nam.
8. Kết cấu của Luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, 4 chương, 13 tiết, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Là một hoạt động quan trọng của công tác tư tưởng, GDCT-TT được
nhiều nhà khoa học, nhà lãnh đạo, người làm công tác chính trị ở Việt
Nam, Lào và các nước nghiên cứu ở các mức độ khác nhau. Trên cơ sở
khảo cứu các công trình liên quan đến GDCT-TT, có thể khái quát thành
các vấn đề cơ bản như sau:
1.1. Về khái niệm giáo dục chính trị - tƣ tƣởng
Giáo dục chính trị - tư tưởng là thuật ngữ được nhiều ngành khoa học
sử dụng như: xây dựng Đảng, chính trị học, giáo dục học, tâm lý học quân
sự...Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có cách
tiếp cận khác nhau.
Trước khi Liên Xô sụp đổ, có nhiều công trình, tài liệu về công tác tư
tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô được được dịch sang tiếng Việt, như:
“Phương pháp luận công tác tư tưởng” của D.A. Vôn-cô-gô-nốp [13, tr.190],
“Hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ” của V.A.Xu-khôm-lin-xki [62, tr.195],
“Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô” của X.I.Xu-rơ-ni-tren-cô
[tr.196] Các công trình này sử dụng thuật ngữ giáo dục chính trị - tư tưởng
để chỉ hoạt động truyền bá nôị dung về chính trị, nhưng chưa luận bàn về khái
niệm. Cuốn “Từ điển bách khoa quân sự Xô - Viết” (tiếng Nga) đã đưa ra một
định nghĩa: “Giáo dục chính trị - tư tưởng trong các lực lượng vũ trang là hệ
thống các biện pháp nhằm hình thành cho sĩ quan và chiến sĩ có đủ trình độ
tư tưởng và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu để giành chiến
thắng trong chiến tranh” [xem 57, tr.10]. Cuốn “Công tác đảng - Chính trị
trong lực lượng vũ trang Xô - Viết” đề cập khá rõ mục đích của GDCT-TT là
hình thành giác ngộ chính trị cao và niềm tin cộng sản vững chắc cho quân
nhân. Nội dung của nó là “Chủ nghĩa Mác - Lênin, chính sách, nghị quyết của
9
Đảng Cộng sản Liên Xô, những thành tựu trong xây dựng CNXH, truyền
thống cách mạng của Đảng, lực lượng an ninh và nhân dân; tình hữu nghị
giữa các dân tộc và các nước XHCN anh em; tình hình thời sự chính trị quốc
tế và hoạt động đối ngoại của Đảng, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù” [7,
tr.65-66]. Cuốn “Đảng lãnh đạo lực lượng an ninh của lực lượng an ninh
Liên Xô, Cu-ba, CHDC Đức, Triều Tiên” khẳng định, một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của tổ chức Đảng và cơ quan chính trị các cấp trong lực lượng an
ninh các nước XHCN đều phải giáo dục CNMLN, đường lối quan điểm của
Đảng, “làm cho các chiến sĩ trong công tác của họ tin tưởng tuyệt đối Đảng,
vào những nghị quyết của Đảng và trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin,
giáo dục bản chất cách mạng của người lính xã hội chủ nghĩa, ý thức giai
cấp, ý thức dân tộc và tinh thần chiến đấu độc lập” [17, tr.42].
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình về công
tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ... Theo bản dịch tiếng Việt, các
nhà nghiên cứu Trung Quốc chỉ sử dụng một thuật ngữ duy nhất là công tác
giáo dục chính trị tư tưởng. Trong các tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra những
đặc trưng cơ bản của GDCT-TT. Trong cuốn sách Tu dưỡng đạo đức tư
tưởng (bản dịch tiếng Việt), các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng cả 02 cách
trình bày thuật ngữ là: GDCTTT (không có dấu gạch ngang) và giáo dục tư
tưởng [18, tr.32], tuy nhiên, thuật ngữ GDCTTT được dùng phổ biến hơn.
Trong cuốn giáo trình “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới” của
Cục cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc, các
tác giả coi giáo dục niềm tin vào lý tưởng là nội dung cốt lõi; giáo dục lý luận
cơ bản, đường lối cơ bản, cương lĩnh cơ bản của Đảng, chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội là n ội dung hàng đầu của công tác chính
trị tư tưởng [8, tr.226-270]. Trong Tạp chí Cầu thị (Trung Quốc) năm 2009,
tác giả Lý Vĩnh Thắng có bài viết “Giáo dục chính trị tư tưởng là linh hồn
của giáo dục phẩm chất”. Bài báo này coi giáo dục chính trị tư tưởng là linh
10
hồn của giáo dục phẩm chất con người. Mục đích của hoạt động này là hình
thành phẩm chất chính trị tư tưởng, yếu tố “về căn bản quyết định lý tưởng,
đức tin, phẩm chất đạo đức và phương thức hành vi của nó” [48, tr.2]. Giáo
trình “Công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” dùng
trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới, của Nxb Đại học Quốc
phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, năm 1986 [41] coi công tác
giáo dục tư tưởng là một hoạt động quan trọng của công tác chính trị trong
quân đội với ba nội dung cơ bản là: giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác và “bốn
nguyên tắc” cơ bản; giáo dục những vấn đề cơ bản xây dựng hiện đại hoá
CNXH Trung Quốc và xây dựng hiện đại hoá, chính quy hoá quân đội cách
mạng; giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên. Trong đó, nội dung giáo dục
chính trị tư tưởng thường xuyên gồm: giáo dục nhiệm vụ và tình thế, phẩm
chất đạo đức, truyền thống, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, pháp chế và dân chủ XHCN, kỷ luật tổ chức
Các nước phương Tây không có thuật ngữ GDCT-TT nhưng trên mạng
internet, có thể tìm thấy các tài liệu đề cập đến hoạt động tuyên truyền chính trị
bằng tiếng Anh, như: “Propaganda” [105], “What are Tool of Propaganda?”
[103 “Propaganda in NaZi Germany” [104] Trong số tài liệu này, các học giả
phương Tây sử dụng phổ biến thuật ngữ tuyên truyền (propaganda) hoặc tuyên
truyền chính trị (political propaganda) để chỉ hoạt động truyền bá các nội dung
liên quan đến việc giành, giữ chính quyền của các đảng phái chính trị. Trong đó,
mục đích của tuyên truyền chính trị là nhằm thay đổi quan điểm và hành vi của
đối tượng, từ chỗ phản đối, thờ ơ đến việc ủng hộ cương lĩnh, đường lối, chính
sách của đảng tranh cử hoặc đảng cầm quyền.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tuy tên gọi khác nhau
nhưng đều khẳng định công tác tư tưởng có một hoạt động hướng vào xây
dựng niềm tin, lý tưởng chính trị với nội dung truyền bá chủ yếu là tri thức về
lĩnh vực chính trị theo nghiã rôṇg nhất của từ này.
11
Các công trình của các tác giả Việt Nam về công tác tư tưởng có số
lượng khá lớn, nội dung đa dạng, hình thức phong phú. Mỗi tác giả, mỗi công
trình, tài liệu, bài viết về công tác tư tưởng tuy có cách tiếp cận, phạm vi, mức
độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng ít nhiều đều đề cập đến hoạt động
truyền bá nội dung chính trị. Nhìn chung, các tác giả sử dụng đồng thời các
thuật ngữ nêu trên, trong đó thuật ngữ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có
xu hướng được sử dụng phổ biến hơn. Thuật ngữ công tác giáo dục chính trị
chủ yếu được sử dụng trong quân đội. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng nhìn
chung nội hàm của chúng là tương đối giống nhau.
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tên gọi hoạt động
này cũng có sự khác nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
X và lần thứ XI [15, tr.161] đều dùng thuật ngữ công tác giáo dục chính trị tư
tưởng. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
khoá XI sử dụng thuật ngữ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng [xem 16, tr.35]
nhưng đến Văn kiện Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
khoá XII lại sử dụng thuật ngữ công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Trong cuốn “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên cơ sở”, tác giả Vũ Ngọc Am đưa ra định nghĩa: công tác giáo dục
chính trị tư tưởng là “quá trình tổ chức giáo dục, truyền bá hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân đến với quần chúng nhân dân, thực chất là quá trình truyền bá,
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối,
quan điểm và những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân” [1, tr.22]. Theo tác giả, “công tác giáo dục
chính trị tư tưởng thuộc hình thái của công tác tuyên truyền, một trong ba hình
thái của công tác tư tưởng” [1, tr.22]. Mục đích của công tác giáo dục chính trị
tư tưởng là truyền bá, giáo dục CNMLN-TTHCM, đường lối, quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho hệ tư tưởng trở thành hệ tư tưởng chi
phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, giúp cho cán bộ, đảng viên và
12
nhân dân xây dựng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khắc phục những
tư tưởng lạc hậu, nâng cao nhận thức chính trị, ngày càng nắm chắc và biết vận
dụng vào thực tế cuộc sống, thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị; cổ
vũ, động viên khơi dậy nhiệt tình cách mạng, tinh thần tự giác và tính tích cực
trong quá trình cải tạo, xây dựng xã hội mới XHCN.
Cuốn giáo trình “Nguyên lý công tác tư tưởng”, tập 1, do tác giả Lương
Khắc Hiếu chủ biên, coi GDCT-TT là một hoạt động của công tác tư tưởng và
chỉ rõ sự khác biệt giữa GDCT-TT với các hoạt động giáo dục tư tưởng khác
chính là ở nội dung của nó. Tương ứng với lĩnh vực hoạt động thực tiễn nào
có tư tưởng về lĩnh vực ấy, vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng rất rộng, bao
gồm: giáo dục thế giới quan khoa học, GDCT-TT, giáo dục đạo đức, giáo dục
kinh tế, giáo dục lao độngTrong đó, GDCT-TT là một nội dung cơ bản vì
chức năng của nó là: “trang bị cho nhân dân lao động một hệ thống những
kiến thức về lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó hình thành ý
thức giác ngộ chính trị, hình thành những quan niệm, quan điểm đúng đắn về
các vấn đề chính trị, mà quan trọng nhất là hiểu rõ và nắm vững đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân” [24,
tr.183]. Mục đích của GDCT-TT là hình thành văn hoá chính trị cho nhân dân
lao động. Cấu trúc văn hoá chính trị ở cấp độ cá nhân bao gồm tri thức chính
trị, niềm tin chính trị và tính tích cực chính trị - xã hội. Nội dung GDCT-TT
bao hàm: hệ thống tri thức chính trị mà cốt lõi là CNMLN-TTHCM, đường
lối, chính sách của Đảng; truyền thống chính trị và những giá trị chính trị
được đúc kết trong lịch sử; lý tưởng chính trị của giai cấp, dân tộc, niềm tin
vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo; giáo dục bản lĩnh, sự nhạy bén
chính trị và đấu tranh khắc phục sự mơ hồ về chính trị; giáo dục tính tích cực
chính trị - xã hội, đấu tranh chống sự thụ động và thói thờ ơ chính trịKết
quả nghiên cứu này đã phân biệt khá rõ mục đích, nội dung của GDCT-TT
với các hoạt động khác của công tác tư tưởng.
13
Cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự” sử dụng thuật ngữ giáo
dục chính trị - tư tưởng và cho rằng: “giáo dục chính trị - tư tưởng, quá trình
tác động liên tục, có cơ sở khoa học, có định hướng vào đối tượng giáo dục
nhằm bồi dưỡng cho họ khả năng nhận thức chính trị đúng đắn, thái độ chính
trị phù hợp với quan điểm cách mạng, tinh thần kiên định đấu tranh vì chủ
nghĩa xã hội” [9, tr.259]. GDCT-TT là một nội dung cơ bản trong việc đào
tạo, rèn luyện quân nhân cách mạng, được tiến hành một cách thường xuyên,
có hệ thống đối với mỗi quân nhân trong suốt quá trình tại ngũ, bằng huấn
luyện chính trị theo các chương trình phù hợp với từng cấp quân nhân, bằng
công tác tuyên truyền và vận động chính trị và bằng sinh hoạt tập thể trong
lực lượng an ninh.
Luận án tiến sĩ tâm lý học “Những điều kiện tâm lý sư phạm nâng cao
hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân ở đơn vị cơ sở”, tác giả
Cao Xuân Trung quan niệm: chính trị - tư tưởng là hệ thống các quan niệm, quan
điểm, hệ tư tưởng của giai cấp, nhà nước, các lực lượng xã hội về các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khái niệm “giáo dục chính trị -
tư tưởng cho quân nhân là hoạt động có mục đích, có tổ chức và bằng phương
pháp khoa học của người giáo dục tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của
quân nhân nhằm hình thành, phát triển ở họ thế giới quan, lý tưởng, niềm tin,
phẩm chất chính trị - tư tưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng,
của lực lượng an ninh trong từng giai đoạn cách mạng” [56, tr.30].
Tác giả Nguyễn Văn Cần trong luận án tiến sĩ Triết học “Nâng cao chất
lượng giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng an ninh trước yêu cầu mới
của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay”, đã đưa ra định nghĩa:
Giáo dục chính trị - tư tưởng trong lực lượng an ninh là quá trình tác
động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống của Đảng vào ý thức của cán bộ,
chiến sĩ để truyền bá những tư tưởng chính trị cơ bản, cốt lõi là chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
14
luật của Nhà nước, làm cho chúng thấm sâu, chiếm vị trí thống trị tuyệt đối
trong đời sống tinh thần, định hướng suy nghĩ và hành động của cán bộ,
chiến sĩ; xây dựng cho họ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản
lĩnh chính trị vững vàng, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa; bồi dưỡng cho
họ năng lực thực hiện những tư tưởng chính trị của Đảng trong chiến đấu và
mọi hoạt động chính trị xã hội khác; tập hợp, đoàn kết, động viên, cổ vũ họ
hành động tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong
lực lượng an ninh [5, tr.11].
Theo tác giả, GDCT-TT trong lực lượng an ninh là hoạt động đấu tranh
tư tưởng của cấp uỷ, chỉ huy các cấp để xác lập vị trí thống trị tuyệt đối của
CNMLN-TTHCM trong đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ; bồi dưỡng,
rèn luyện cho quân nhân thế giới quan khoa học, bản lĩnh chính trị vững vàng,
đạo đức, lối sống cách mạng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Có một cách tiếp cận khác là nghiên cứu công tác tư tưởng dưới góc độ
thực tiễn, gắn với chức trách, nhiệm vụ của người chính uỷ, chính trị viên.
“Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị” do TCCT Quân đội nhân dân
Việt Nam xuất bản dùng trong các nhà trường quân đội sử dụng thuật ngữ
công tác giáo dục chính trị để chỉ các hoạt động “truyền bá lý luận Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ của lực lượng an ninh, đơn vị và những giá
trị chuẩn mực đạo đức cách mạng, những kiến thức văn hoá - xã hội, lịch sử
truyền thống của Đảng, của dân tộc, của lực lượng an ni...a những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể khẳng
định, đề tài luận án đã xác định được một hướng đi riêng, không trùng lặp với
bất cứ công trình nào đã nghiên cứu trước đây.
Tiểu kết
Lực lượng an ninh là công cụ sắc bén của Đảng, chính phủ nước
CHDCND Lào trong giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành
nhiệm vụ của mình, toàn lực lượng phải tiến hành GDCT-TT nhằm xây dựng,
bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chính trị cho cán bộ, chiến sĩ và phát triển đội
ngũ đảng viên, xây dựng lực lượng an ninh vững mạnh về chính trị.
GDCT-TT là một hoạt động quan trọng nhằm trang bị tri thức chính trị,
hình thành niềm tin chính trị và cổ vũ tính tích cực chính trị - xã hội của cán
30
bộ, chiến sĩ. GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng an ninh có những
đặc điểm riêng theo hướng thuận lợi và yêu cầu cao về hiệu quả.
Hiệu quả GDCT-TT là sự tương quan giữa kết quả với nguồn lực. Đánh
giá kết quả GDCT-TT dựa vào hai nhóm tiêu chí là nhóm tiêu chí về kết quả
và nhóm tiêu chí về sử dụng nguồn lực.
Nâng cao hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là
một yêu cầu khách quan và cấp thiết xuất phát từ vai trò chiến lược của lực
lượng an ninh, từ vai trò của chính GDCT-TT trong việc hình thành phẩm
chất chính trị của cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh và từ yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng trong thời kỳ mới cũng như những hạn chế, yếu kém trong GDCT-
TT của lực lượng an ninh hiện nay.
31
Chƣơng 2
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƢ TƢỞNG CHO CÁN BỘ,
CHIẾN SĨ LỰC LƢỢNG AN NINH NHÂN DÂN LÀO - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Giáo dục chính trị - tƣ tƣởng và giáo dục chính trị - tƣ tƣởng
cho cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng an ninh nhân dân Lào
2.1.1. Giáo dục chính trị - tư tưởng
Theo các nhà khoa học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, công tác tư tưởng có nhiều nội dung giáo
dục như: giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục
chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục pháp luật
Trong đó, giáo dục chính trị - tư tưởng là một nội dung rất quan trọng nhằm
hình thành văn hóa chính trị cho đối tượng [24, tr.176]. Mặc dù có nhiều ý
kiến khác nhau về việc sử dụng thuật ngữ chính trị - tư tưởng nhưng luận án
kế thừa tên gọi này theo cuốn giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 1,
năm 2008 tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội và đang được giảng
dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo đó, thuật ngữ này đề cập đến
nội dung và mục đích chính trị của việc giáo dục tư tưởng, có nghĩa là việc tác
động làm thay đổi tư tưởng của con người rất đa dạng, phong phú nhưng ở
đây chỉ đề cập những nội dung, hoạt động nhằm hình thành phẩm chất chính
trị của con người. Vì vậy, nội dung GDCT-TT không chỉ có tư tưởng chính trị
mà còn những tri thức, giá trị chính trị chung của nhân loại, những vấn đề
chính trị thực tiễn, kinh nghiệm chính trịMặt khác, tuy mục đích của
GDCT-TT trước hết là hướng vào cải tạo ý thức lý luận, nhưng nó không chỉ
tác động vào hệ tư tưởng mà còn tác động đến cả đời sống tâm lý, tình cảm
chính trị của đối tượng. GDCT-TT tuy lấy nhiệm vụ giáo dục tư tưởng là
chính nhưng không chỉ nhằm hình thành tư tưởng chính trị mà còn đạt tới
hành động chính trị tích cực của đối tượng.
32
Như vậy, GDCT-TT khác với giáo dục tư tưởng chính trị ở chỗ mục
đích của giáo dục tư tưởng chính trị là nhằm cải tạo tư tưởng chính trị của đối
tượng và do đó nội dung của nó chỉ giới hạn trong việc trang bị tri thức về
tư tưởng chính trị không đề cập đến tri thức, tâm lý, kinh nghiệm, thông tin
thời sự chính trị. Giáo dục chính trị, tư tưởng truyền bá hai nội dung là
chính trị và tư tưởng tương đối độc lập với nhau. Theo cách hiểu thông
thường, chính trị là quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng là hệ tư
tưởng. Trong môṭ số văn bản , công trình nghiên cứu , thuật ngữ giáo dục
chính trị tư tưởng cũng đươc̣ sử duṇg nhưng n ội hàm cũng tương t ự như
thuâṭ ngữ giáo dục chính trị, tư tưởng.
Như vậy, GDCT-TT là một hoạt động thuộc công tác tư tưởng của
Đảng nhằm xây dựng nhân cách con người về mặt chính trị và để phân biệt
với các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế, giáo
dục thẩm mỹ.... Với cách tiếp cận như trên, bản chất của GDCT-TT là quá
trình tác động có mục đích, có hệ thống của một đảng, một giai cấp, một tổ
chức nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng vào quần
chúng để nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính
trị, từ đó tập hợp quần chúng tham gia vào quá trình đấu tranh giành, giữ và
thực thi quyền lực chính trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ thể giáo dục. Dưới
chủ nghĩa xã hội, GDCT-TT hướng vào xây dựng phẩm chất, năng lực chính
trị của con người mới XHCN.
Theo các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảng Côṇg
sản Việt Nam hi ện nay, GDCT-TT được coi là một nội dung của công tác tư
tưởng và thuộc hình thái tuyên truyền [24, tr.56] có chức năng chủ yếu là
trang bị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng một hệ thống những kiến thức
về lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Nếu mục đích của công tác tư tưởng
là hình thành ý thức xã hội XHCN thì mục đích của GDCT-TT hướng vào
xây dựng hình thái ý thức chính trị XHCN. Mục đích cụ thể của GDCT-TT là
33
hình thành cho đối tượng thế giới quan khoa học, niềm tin vào mục tiêu, lý
tưởng, vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới; rèn luyện bản lĩnh
chính trị vững vàng trong mọi tình huống; thái độ không khoan nhượng đối
với hệ tư tưởng tư sản và những tư tưởng tàn dư của quá khứ, khắc phục thói
thụ động và thờ ơ chính trị; thúc đẩy tính tích cực, tự giác của quần chúng
tham gia vào các phong trào hành động cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng
con người mới, nền văn hoá mới XHCN ở nước ta hiện nay, GDCT-TT là một
hoạt động cơ bản để hình thành văn hoá chính trị cho nhân dân lao động. Ở
cấp độ cá nhân, văn hoá chính trị bao gồm các yếu tố cơ bản là: tri thức chính
trị, niềm tin chính trị và tính tích cực chính trị - xã hội, trong đó hệ tư tưởng là
yếu tố cốt lõi [xem 24, tr.170-193].
Từ sự phân tích nêu trên, có thể quan niệm GDCT-TT của Đảng
NDCM Lào là một hoạt động của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư
tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các tri
thức, truyền thống chính trị của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào, những sự
kiện chính trị trong nước và quốc tếđể hình thành phẩm chất chính trị cho cán
bộ, đảng viên và quần chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục đích của GDCT-TT là hình thành phẩm chất chính trị cho đối
tượng, trong đó cốt lõi là thế giới quan, nhân sinh quan và niềm tin chính trị.
Đó là sự tin tưởng có cơ sở khoa học vững chắc vào hệ tư tưởng của Đảng,
cương lĩnh, đường lối và sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng NDCM Lào.
Chủ thể GDCT-TT là Đảng NDCM Lào mà tr ực tiếp là cấp uỷ, các cơ
quan chức năng của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ,
đảng viên và những người trực tiếp làm công tác tư tưởng. Đối tượng của
GDCT-TT là cán bộ, đảng viên, nhân dân các bộ tộc Lào. Nói cách khác, toàn
Đảng làm công tác tư tưởng, trong đó có GDCT-TT và đối tượng tác động là
cán bộ, đảng viên trong Đảng và toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào.
34
Nội dung giáo dục của GDCT-TT chủ yếu là những tri thức về chính trị
theo nghĩa rộng nhất của từ này. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền,
nội dung cơ bản của GDCT-TT là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đường
lối chiến lược, sách lược của Đảng... Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng
CNXH, với chức năng hình thành văn hoá chính trị cho quần chúng, nội dung
của GDCT-TT ngoài vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất là hệ tư tưởng, đường lối,
quan điểm của Đảng, còn là những tri thức về lĩnh vực chính trị như: thân thế,
sự nghiệp của các lãnh tụ cách mạng; truyền thống chính trị, những giá trị
chính trị phổ quát của dân tộc và nhân loại; âm mưu thủ đoạn của kẻ thù;
những thông tin cập nhật về tình hình chính trị trong nước và quốc tế...Là một
bộ phận của công tác tư tưởng, GDCT-TT sử dụng các hình thức, phương
pháp, phương tiện của công tác tư tưởng.
Với nghĩa đó, khái niệm GDCT-TT bao hàm cả hoạt động giáo dục lý luận
chính trị tập trung theo trường lớp và các hoạt động giáo dục chính trị thường
xuyên, ngoại khóa như: sinh hoạt của các tổ chức, thông tin về chính trị trên các
phương tiện thông tin đại chúng, phong trào thi đua, các cuộc vận động
2.1.2. Khái niệm giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ
lực lượng an ninh nhân dân Lào
Lực lượng an ninh nhân dân Lào là một bộ phận của lực lượng vũ trang
có chức năng, nhiệm vụ chính là thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự
báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường
lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia thẩm định, đánh giá tác
động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự
án phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ
xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an
ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
35
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm
mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh
quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh chính
trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối
ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế
đến thăm và làm việc tại nước CHDCND Lào; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan
trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội;
bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện
nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Lào; bảo vệ cá nhân nắm giữ
hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì
thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Lào; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo
quy định của Chính phủ; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các ngành hữu
quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy
định của pháp luật.
Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ
trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình
huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của
pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội
phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều
36
tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự;
phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật
tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục
đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự; quản lý trại giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tổ chức thi hành
bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ
hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi
phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định
của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng
chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện quản lý về cư trú,
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, con dấu, trật tự, an toàn
giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy,
chữa cháy theo quy định của pháp luật; cấp thẻ căn cước công dân; đăng ký,
cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện công tác
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện quản lý về an ninh, trật
tự các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ theo quy định
của pháp luật.
Lực lượng an ninh nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp quản lý và
thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực
hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, tài chính,
tiền tệ, đầu tư, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh thông tin, an ninh xã
37
hội, an ninh môi trường. Hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật đối với lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp
vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật,
nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nhân dân Lào là những người đang
công tác trong lực lượng an ninh và được xếp thành các nhóm sau đây:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Lào được tuyển chọn, đào
tạo, huấn luyện và hoạt động trong các lĩnh vực nghiệp vụ của an ninh nhân
dân được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Lào, có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, hoạt động trong an ninh nhân dân được phong, thăng
cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Lào thực hiện nghĩa vụ
tham gia an ninh nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm thượng sĩ, trung sĩ,
hạ sĩ, binh nhất, binh nhì.
- Viên chức an ninh là người được tuyển dụng vào làm việc trong an
ninh nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ
quan, chiến sĩ.
GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh nhân dân Lào là
GDCT-TT cho một đối tượng cụ thể, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Vận
dụng khái niệm về GDCT-TT nói chung, có thể định nghĩa: GDCT-TT cho
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là một hoạt động giáo dục tư tưởng của
Đảng trong lực lượng vũ trang cách mạng nhằm truyền bá CNMLN, tư tưởng
Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp
luật Nhà nước; các tri thức chính trị của nhân loại, truyền thống chính trị của
dân tộc, của Đảng và lực lượng an ninh; tình hình chính trị trong nước và
38
quốc tếđể xây dựng phẩm chất, năng lực chính trị cho cán bộ, chiến sĩ lực
lượng an ninh nhân dân.
Bản chất của GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là quá
trình giáo dục và tự giáo dục để chuyển hoá những yêu cầu, giá trị chính trị
của xã hội và lực lượng an ninh cách mạng thành phẩm chất, năng lực chính
trị của cán bộ, chiến sĩ thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động học tập, rèn
luyện và các mối quan hệ trong và ngoài lực lượng an ninh.
Mục đích của GDCT-TT là nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng
niềm tin chính trị và cổ vũ tính tích cực chính trị - xã hội cho cán bộ, chiến sĩ
an ninh. Ở bình diện cá nhân, kết quả của GDCT-TT là sự biến đổi tích cực về
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng. Sự thay đổi về nhận thức biểu
hiện ở kiến thức chính trị mà cán bộ, chiến sĩ lĩnh hội được. Sự thay đổi về
thái độ chính trị biểu hiện ở tình cảm của cán bộ, chiến sĩ đối với lĩnh vực
chính trị mà mức độ cao nhất là niềm tin chính trị. Sự thay đổi hành vi là quá
trình chuyển hoá từ kiến thức, tình cảm chính trị thành hành động chính trị tích
cực, tự giác vì lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc và cộng đồng. Đối với mỗi
cán bộ, chiến sĩ, GDCT-TT cung cấp tri thức, xây dựng niềm tin đối với Đảng và
công cuộc đổi mới, vào sức mạnh của lực lượng an ninh và của bản thân, cổ vũ
tinh thần tích cực, tự giác trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ thể của GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là một hệ
thống rất đa dạng và được tổ chức rất chặt chẽ. Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý là đảng uỷ, thủ trưởng đơn vị, cơ quan chính trị. Chủ thể trực tiếp
lãnh đạo và tổ chức thực hiện là cấp uỷ, chi bộ, chỉ huy các đơn vị; cán bộ
quản lý chiến sĩ an ninh, nòng cốt là cán bộ chính trị. Chủ thể tham gia là
Đoàn thanh niên và toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong lực lượng an
ninh, các tổ chức quần chúng khác trong lực lượng an ninh; cấp uỷ, chính
quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, gia đình, người thân của cán bộ,
chiến sĩ
39
Cán bộ, chiến sĩ là đối tượng nhưng cũng là chủ thể của GDCT-TT bởi
họ là chủ thể nhận thức của quá trình giáo dục. Trong mỗi cán bộ, chiến sĩ
luôn diễn ra quá trình đấu tranh giữa cái cũ với cái mới, cái tích cực với cái
tiêu cực, cái đã thành thói quen với cái mới đang được thiết lập. Trong tập thể
cán bộ, chiến sĩ có sự giáo dục của cán bộ, chiến sĩ cấp trên với cán bộ, chiến
sĩ cấp dưới, sự đấu tranh giữa các thành viên tích cực với những thành viên
thụ động, thờ ơ với chính trị.
Nội dung giáo dục của GDCT-TT rất rộng bao gồm: lý luận chính trị;
cương lĩnh chính trị, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Nôị dung giáo duc̣ còn là các tri th ức và giá trị chính trị của
nhân loại, như: các kiến thức của bộ môn chính trị học , các giá trị độc lập , tư ̣
do, dân chủ , nhân quyềnTruyền thống chính trị là truyền thống đấu tranh
giành, giữ chính quyền , bảo vệ độc lập , chủ quyền c ủa các bộ tộc Lào, của
Đảng và lực lượng an ninh . Ngoài ra , nôị dung giáo duc̣ còn bao gồm : thân
thế, sự nghiệp của các lãnh tụ; bản chất và nhiệm vụ chính trị của lực lượng
an ninh; âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; các sự kiện của đời sống chính trị
trong nước và quốc tế
Hình thức GDCT-TT rất phong phú, đa dạng, bao gồm: học tập chính
trị tập trung theo chương trình huấn luyện hàng năm do Bộ quy định; sinh
hoạt chính trị; thông báo thời sự, chính sách; ngày sinh hoạt chính trị và văn
hoá tinh thần
Phương pháp của GDCT-TT bao gồm: thuyết phục, tự phê bình và phê
bình, nêu gương, đối thoại, tranh luận; tổ chức hoạt động rèn luyện, phong
trào thi đua, khen thưởng, xử phạt
GDCT-TT sử dụng toàn bộ các phương tiện, cơ sở vật chất của công
tác tư tưởng, như: thư viện, nhà truyền thống, hội trường, các phương tiện
nghe nhìn, máy ảnh, máy chiếu phim, pa nô, áp phích, khẩu hiệu
40
Là một hoạt động của công tác tư tưởng trong lực lượng vũ trang,
GDCT-TT tuân thủ các nguyên tắc, phương châm công tác tư tưởng của Đảng
NDCM Lào.
2.2. Hiệu quả giáo dục chính trị - tƣ tƣởng cho cán bộ, chiến sĩ lực
lƣợng An ninh nhân dân Lào
2.2.1. Quan niêṃ về hi ệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán
bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh nhân dân Lào
Hiện nay, nhận thức về bản chất hiệu quả công tác tư tưởng còn tương
đối khác nhau nhưng đa số các công trình nghiên cứu ở Việt Nam nghiêng về
quan niệm hiệu quả công tác tư tưởng là sự tương quan giữa kết quả đạt được
với mục đích và chi phí về nguồn lực. Trong các công trình này, khái niệm
hiệu quả đã được phân biệt rõ với chất lượng và kết quả. Kết quả là tất cả
những biến đổi tích cực thu được ở đối tượng sau tác động của công tác tư
tưởng nhưng chưa đề cập đến chi phí nhân lực, vật lực, tài lựccho hoạt
động ấy. Chất lượng là khái niệm chỉ tính chất của sự biến đổi ở đối tượng
cao hay thấp, sâu sắc hay hời hợt, bền vững hay thoáng qua so với mục đích,
yêu cầu đề ra. Hiệu quả là kết quả của một phép trừ, là cái còn lại sau khi lấy
kết quả thu được trừ đi chi phí bỏ ra với điều kiện chi phí và kết quả phải
được quy về cùng một đơn vị đo lường.
Trong công tác tư tưởng kết quả là nhận thức, thái độ và hành vi của
đối tượng nên không thể lấy kết quả trừ đi chi phí, vì vậy phải sử dụng
phương pháp so sánh tương đối giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt kết quả
ấy. Nếu kết quả công tác tư tưởng thu được mà không tính đến chi phí thì chỉ
có chất lượng chứ không có thuật ngữ hiệu quả công tác tư tưởng.
Theo PGS,TS Lương Khắc Hiếu, “Hiệu quả công tác tư tưởng là sự
tương quan giữa kết quả với mục đích và chi phí về nguồn lực” [23, tr.290].
GDCT-TT là một hoạt động giáo dục của công tác tư tưởng, vì vậy, có thể
quan niệm hiệu quả GDCT-TT là sự tương quan giữa kết quả với mục đích và
chi phí về nguồn lực.
41
Tác giả luận án cơ bản đồng tình với cách phân tích khái niệm hiệu quả
GDCT-TT trong luận án tiến sĩ của tác giả Lương Ngọc Vĩnh. Theo đó, hiệu quả
gồm ba thành tố hợp thành gồm: mục đích, kết quả và sử dụng nguồn lực. Trong
đó, kết quả và chi phí giữ vai trò quyết định. Mục đích có mặt trong cấu trúc của
hiệu quả không phải là một yếu tố độc lập, bởi bản thân nó đã là một thành tố
của GDCT-TT. Vì vậy, mục đích hiện diện trong hiệu quả như là cái mốc để xác
định kết quả của một chu trình giáo dục. GDCT-TT có nhiều mục đích khác
nhau, nhưng ở bình diện cá nhân, mục đích cuối cùng phải đạt tới là sự thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng theo ý định của chủ thể [xem 69].
Trong khái niệm hiệu quả chỉ nên bàn đến kết quả và sử dụng nguồn
lực mà không cần bàn đến mục đích. Bởi lẽ kết quả GDCT-TT là hiện thực
hoá của mục đích, bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng, trong đó chất
lượng đóng vai trò quyết định. Số lượng các hoạt động GDCT-TT không phải
là kết quả của GDCT-TT. Đó chỉ là số lượng các công việc cần thiết để đạt tới
kết quả, bởi mục đích GDCT-TT không nhằm đạt tới những con số như vậy.
Vì vậy, kết quả đầy đủ nhất của GDCT-TT phải bao hàm cả nhận thức, niềm
tin và hành vi chính trị của đối tượng. Có nhận thức đúng mới có niềm tin
khoa học, có niềm tin khoa học mới có hành động tự giác, tích cực vì lợi ích
chung. Do đó, kết quả về mặt chất lượng của GDCT-TT phải là những chuyển
biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng; về mặt số lượng
cũng là nhận thức, thái độ, niềm tin và hành vi chính trị của đối tượng nhưng
được lượng hoá thành những con số cụ thể. Kết quả càng tiệm cận đến mục
đích càng tạo tiền đề để GDCT-TT đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về hiệu quả chưa bàn sâu đến
hiệu ứng xã hội của kết quả GDCT-TT. Nói đến hiệu quả là người ta muốn đề
cập khía cạnh này và đây mới chính là đặc trưng của khái niệm hiệu quả. Sau
khi tiến hành GDCT-TT đạt được sự biến đổi tích cực trong nhận thức, thái
độ và hành vi của đối tượng nhưng nếu sự biến đổi đó không tác động làm
42
thay đổi hiện thực khách quan thì sự biến đổi đó cũng không mang lại kết quả
gì. Bởi lẽ đối tượng có nhận thức, có niềm tin, tâm thế sẵn sàng hành động
nhưng công tác tổ chức và các điều kiện, môi trường không thuận lợi thì
không thể biến thành hành động cụ thể trong công tác, lao động, học tập, đấu
tranh cách mạng được. Vì vậy, hiệu quả GDCT-TT là phải được đánh giá ở
khâu cuối cùng, đó là tính lan tỏa, hiệu ứng xã hội của GDCT-TT và phải
được thừa nhận trên thực tế bằng các minh chứng cụ thể.
GDCT-TT cũng như bất cứ hoạt động xã hội nào đều cần phải có chi
phí bảo đảm. Tác giả Lương Ngọc Vĩnh trong công trình nghiên cứu của mình
đã thay thế thuật ngữ chi phí bằng nguồn lực để khắc phục tình trạng né tránh
vấn đề chi phí vốn còn nhiều tranh luận trong đánh giá hiệu quả GDCT-TT.
Điều này là hợp lý bởi sử dụng thuật ngữ nguồn lực mới phản ánh đầy đủ các
chi phí cần thiết. Nguồn lực hữu hình của GDCT-TT bao gồm: nhân lực, kinh
phí, phương tiện, cơ sở vật chất. Kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng nội dung,
hình thức, phương pháp của chủ thể, thời gian, môi trường giáo dục có thể
coi là nguồn lực vô hình (phi vật thể) của GDCT-TT.
Hiệu quả GDCT-TT trước hết là ở nhận thức và thái độ, tâm thế hành
động của đối tượng nên thuộc đời sống tinh thần của con người cho nên nó
chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy, bối cảnh kinh tế, xã hội có tác
động sâu sắc đến hiệu quả GDCT-TT. Mỗi một hoạt động cụ thể của GDCT-
TT diễn ra trong không gian, thời gian khác nhau cho hiệu quả khác nhau.
Mặt khác, hiệu quả luôn nằm ở tư tưởng của đối tượng trong khi hoàn cảnh lại
có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Độ bền vững của
hiệu quả GDCT-TT phụ thuộc rất mạnh mẽ vào điều kiện sống. Do đó, hiệu
quả GDCT-TT chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự tác động của tình hình chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, khu vực và quốc tế. Khi đánh giá hiệu
quả GDCT-TT phải xem xét trong điều kiện cụ thể. Không thể áp đặt hiệu quả
ở đơn vị này với đơn vị khác, đối tượng này với đối tượng khác, giai đoạn này
43
với giai đoạn khác. Thêm vào đó, tác động xã hội hay nói cách khác hiệu ứng
của kết quả GDCT-TT càng phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Không
ít người có hiểu biết, có niềm tin nhưng không hành động vì bị ràng buộc bởi
những cơ chế, chính sách lỗi thời, bởi môi trường không thuận lợi. Do đó hiệu
quả GDCT-TT phải được xét trong không gian, thời gian cụ thể.
Như vậy, nói đến hiệu quả là nói đến kết quả và nguồn lực nhưng hiệu
quả GDCT-TT không phải là bản thân kết quả hay nguồn lực, mà nằm ở sự
tương quan giữa kết quả thu được với việc huy động nguồn lực để đạt được
kết quả ấy. Muốn đánh giá hiệu quả phải xác định kết quả, song kết quả
không phải là một đại lượng độc lập mà được đặt trong sự tương quan với
nguồn lực. Tuy nhiên, kết quả và nguồn lực là hai đại lượng hoàn toàn khác
nhau, nên sự so sánh giữa kết quả và nguồn lực chỉ có giá trị về mặt phương
pháp luận. Tức là muốn đánh giá một hoạt động GDCT-TT cụ thể có hiệu quả
hay không luôn luôn phải đặt trong sự tương quan với việc sử dụng các nguồn
lực. Nếu chi phí cao mà kết quả ít ỏi đương nhiên không có hiệu quả hoặc
hiệu quả thấp nhưng nếu kết quả cao nhưng chi phí quá lớn, vượt quá mức
chịu đựng của nền kinh tế thì không thể coi là hiệu quả. Ở đây phải tính đến
tính hợp lý trong sử dụng các nguồn lực GDCT-TT, tức là huy động, khai
thác một cách khoa học, tiết kiệm những điều kiện hiện có và tiềm năng để
thu về kết quả cao nhất, có ảnh hưởng xã hội rộng lớn nhất. Như vậy, GDCT-
TT đạt được mục đích đề ra và sử dụng hợp lý các nguồn lực thì đạt hiệu quả
cao và ngược lại.
Kế thừa khái niệm của các công trình nghiên cứu trước đây, có thể suy
ra khái niệm chung nhất về hiệu quả của GDCT-TT là mức đô ̣đaṭ đươc̣ kết
quả đạt so với muc̣ đích, yêu cầu đề ra và sử duṇg hơp̣ lý , tiết kiêṃ các nguồn
lực huy động để đạt kết quả đó trong những điều kiện cụ thể.
Ở bình diện cá nhân, mục đích của GDCT-TT là trang bị kiến thức
chính trị, hình thành niềm tin chính trị, hình thành tính tích cực chính trị - xã
44
hội của đối tượng nên có thể đưa ra khái niệm hiệu quả GDCT-TT một cách
cụ thể hơn, như sau:
Hiệu quả GDCT-TT là mức đô ̣đaṭ đươc̣ về tri thức, niềm tin chính trị
và tính tích cực chính trị - xã hội ở đối tượng sau tác động giáo dục của chủ
thể so với muc̣ đích , yêu cầu đề ra và sử duṇg hơp̣ lý , tiết kiêṃ các nguồn lực
đã huy động để đạt kết quả đó trong những điều kiện cụ thể.
GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là hoạt động có mục
đích nhằm xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chính trị cho cán bộ,
chiến sĩ công tác trong lực lượng. Để tiện cho việc xem xét đánh giá thực
trạng, trong đề tài luận án nghiên cứu hiệu quả GDCT-TT ở bình diện cá nhân
từng cán bộ, chiến sĩ, có tính đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vị
thế, uy tín của lực lượng an ninh do tác động của kết quả GDCT-TT.
Vì vậy, có thể quan niệm hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực
lượng an ninh là mức đô ̣đaṭ đươc̣ về kiến thức chính trị, niềm tin chính trị,
tính tích cực chính trị - xã hội của cán bộ, chiến sĩ so với muc̣ đích , yêu cầu
đề ra và sử dụng hợp lý , tiết kiêṃ các ngu ồn lực đã huy động để đạt kết quả
đó trong những điều kiện cụ thể.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục chính trị - tư tưởng cho
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh nhân dân Lào
GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh là hoạt động góp phần
hình thành những phẩm chất, năng lực chính trị, bao gồm kiến thức chính trị,
niềm tin chính trị và tính tích cực chính trị - xã hội của cán bộ, chiến sĩ công tác
ở cơ quan Bộ. Bám sát nội hàm khái niệm và kế thừa những thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, có thể đưa ra các tiêu chí
đánh giá hiệu quả GDCT-TT cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh như sau:
2.2.2.1. Về kiến thức chính trị của cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh
Kiến thức là kết quả của quá trình nhận thức, là sự hiểu biết về một đối
tượng, lĩnh vực nào đó, do tìm hiểu học tập mà có được. Kiến thức chính trị
45
của cán bộ, chiến sĩ bao gồm sự hiểu biết, ghi nhớ và vận dụng hệ thống các
khái niệm, sự việc, quy luật khoa học về lĩnh vực chính trị. Hệ thống kiến
thức này được kế thừa từ kết quả học tập ở trường phổ thông, các trường đào
tạo của lực lượng an ninh, khóa huấn luyện chiến sĩ an ninh, đồng thời được
bổ sung t...V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
64. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
65. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
66. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 47, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
67. Hồng Vinh (2002), “Tác động của toàn cầu hoá”, Tạp chí Công tác tư
tưởng, (số 79-82).
68. Hồng Vinh, Đào Duy Quát (Chủ biên), (2006), Hồ Chí Minh với công
tác tư tưởng, Xuất bản nội bộ, Hà Nội.
69. Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng trong học viên các Học viện quân sự hiện nay, Luận án tiến
sĩ chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
70. Lê Minh Vụ (2008), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trong
quân đội trước tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
71. X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô (Chủ biên) (1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng
Cộng sản Liên Xô, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
72. X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô, V.K Gri-gô-ri-ep, I.T. Lê-vư-kin (1982), Những cơ
sở tâm lý học và giáo dục học trong công tác Đảng, Nxb Thông tin
Lý luận, Hà Nội.
156
II. Tài liệu tiếng Lào dịch ra tiếng Việt
73. Ban Tuyên huấn Trung ương (2003), Những phương hướng chung và
nhiệm vụ chủ yếu của công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình
mới, Viêng Chăn.
74. Ban Tuyên huấn Trung ương (2004), Văn kiện Hội nghị công tác chính
trị - tư tưởng toàn quốc, Viêng Chăn.
75. Ban Tuyên huấn Trung ương (2009), Văn kiện Hội nghị công tác Tuyên
huấn toàn quốc, Viêng Chăn.
76. Bộ An ninh nhân dân Lào (2006), 40 năm trưởng thành và phát triển các
lực lượng an ninh, Nxb Bộ An ninh, Viêng Chăn.
77. Bộ An ninh nhân dân Lào (2006), Chỉ thị số 544/BAN về sự ngăn chặn
và giải quyết tình hình âm mưu trong lực lượng an ninh nhân dân
Lào, Viêng Chăn.
78. Bộ An ninh nhân dân Lào (2010), 45 năm trưởng thành và phát triển các
lực lượng an ninh, Nxb Bộ An ninh, Viêng Chăn.
79. Bụp pha Bụt Sao Đon (2016), Tạp chí Xây dựng Đảng, ĐNDCM Lào (9).
80. Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn (1985), Toàn tập, Tập 1, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
81. Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn (1997), Toàn tập, Tập 3, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.
82. Chít Tạ Phon Ắc khạ Vông (2012), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính
trị cho cán bộ, đảng viên ở Thủ đô Viêng Chăn”, Tạp chí nghiên
cứu của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 7).
83. Chít tạ vông Xay Pha Vông (2014), “Đào tạo và bồi dưỡng lực lượng an
ninh ở Bộ An ninh nhân dân Lào”, Tạp chí nghiên cứu của Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 6).
84. Đảng bộ Bộ An ninh nhân dân Lào (2013), Chỉ thị số 03/ĐB BAN, ngày
20/5/2013 về sự nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng của Đảng bộ
các cấp trong lực lượng an ninh, Viêng Chăn.
85. Đảng bộ Bộ An ninh nhân dân Lào (2013), Chỉ thị số 1470/ĐB BAN,
ngày 11/11/2013 về sự tăng cường công tác ngăn chặn và giải
quyết tình hình âm mưu trong xã hội, Viêng Chăn.
157
86. Đảng bộ Bộ An ninh nhân dân Lào (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Bộ
an ninh nhân dân lần thứ III, Nxb Công đoàn, Viêng Chăn.
87. Đảng bộ Bộ An ninh nhân dân Lào (2015), Văn kiện đại hội đại biểu Bộ
an ninh nhân dân lần thứ IV, Nxb Công đoàn, Viêng Chăn.
88. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1995), Nghị quyết số 13/BTWĐ ngày
13/3/1995 về công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong giai đoạn
mới, Viêng Chăn.
89. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2003), Nghị quyết số 60/BTWĐ ngày
04/7/2003 về nhiệm vụ phương hướng và quy tắc chung của công
tác giáo dục chính tri - tư tưởng trong tình hình mới, Viêng Chăn.
90. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nxb Nhà
nước, Viêng Chăn.
91. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nxb Nhà nước,
Viêng Chăn.
92. Khoa Công tác đảng, công tác chính trị (2010), Xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững
mạnh toàn diện trong lực lượng an ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào hiện nay, Đề tài khoa học cấp khoa, Trường cao đẳng
chính trị an ninh, Viêng Chăn.
93. Khoa Công tác đảng, công tác chính trị (2015), Xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sách vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững
mạnh toàn diện trong lực lượng an ninh nhân dân Lào hiện nay; Đề
tài khoa học cấp khoa, Trường cao đẳng chính trị Bộ An ninh,
Viêng Chăn.
94. Sôm đi Kẹo Vông Phết (2011), “Củng cố công tác bảo vệ an ninh theo
hướng gắn liền với công an ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu của Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 9).
158
95. Sôm phon Bụt Đi (2012), “Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ an ninh nhân dân Lào”, Tạp chí
nghiên cứu của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 6).
96. Sụ lị đết Săng Kha Thịp (2014), “Xây dựng đơn vị mạnh, Đảng biết lãnh đạo
toàn diện ở tổng cục chính trị Bộ an ninh nhân dân Lào”, Tạp chí
nghiên cứu của Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (số 8).
97. Tổng cục Chính trị, Bộ An ninh Nhân dân Lao (2013), Báo cáo tổng kết
công tác bảo vệ an ninh của nhân dân Lào giai đoạn 2012-2013,
Viêng Chăn.
98. Tổng cục Chính trị, Bộ An ninh Nhân dân Lao (2014), Báo cáo tổng kết
công tác bảo vệ an ninh của nhân dân Lào giai đoạn 2013-2014,
Viêng Chăn.
99. Tổng cục Chính trị, Bộ An ninh Nhân dân Lao (2015), Báo cáo tổng kết
công tác bảo vệ an ninh của nhân dân Lào giai đoạn 2014-2015,
Viêng Chăn.
100. Tổng cục Chính trị, Bộ An ninh Nhân dân Lao (2016), Báo cáo tổng kết
công tác bảo vệ an ninh của nhân dân Lào giai đoạn 2015-2016,
Viêng Chăn.
101. Tổng cục Chính trị, Bộ An ninh Nhân dân Lao(2017), Báo cáo tổng kết
công tác bảo vệ an ninh của nhân dân Lào giai đoạn 2015-2016,
Viêng Chăn.
102. Un Lạ Vông Phạ Chăn (2013), “Một số vấn đề về giáo dục chính trị - tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên ở Bộ an ninh Nhân dân Lào”, Tạp chí
nghiên cứu của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Lào, (số 12).
III. Tiếng Anh
103. http//www.constructing a postwar world, What are Tool of Propaganda
104. http//www.historylearningsite.co.uk/Propaganda_in_Nazi_Germany.htm,
Propaganda in NaZi Germany.
105. http//www.uv.es/EBRIT/macro/macro_5005_29.html, Propaganda.
159
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ, sĩ quan)
Để phục vụ nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh nhân dân, xin đồng
chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây. Nếu đồng ý với
phương án trả lời nào, đồng chí hãy đánh dấu vào ô vuông bên cạnh. Phiếu
không cần ghi tên, đồng chí chỉ cho biết một số thông tin về cá nhân để tiện
phân loại. Xin cám ơn đồng chí!
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Cấp bậc: Cấp uý □ Cấp tá □
2. Có người nói: chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và không phù hợp
với một nước châu Á như nước ta, ý kiến đồng chí thế nào?
- Đồng ý □
- Phản đối □
- Phân vân □
- Không quan tâm □
3. Theo đồng chí, tương lai của đất nựớc sẽ phát triển theo kịch bản nào
dưới đây?
- Tiếp tục phát triển theo định hướng XHCN □
- Gặp khó khăn nhưng sẽ vượt qua □
- Có biến động lớn theo chiều hựớng xấu □
- Khó dự đoán □
4. Đồng chí có tin vào lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng an ninh
không?
- Tin □
160
- Không tin □
- Nghi ngờ, thất vọng □
- Khó trả lời □
5. Đồng chí có quan tâm đến các kỳ Đại hội Đảng các cấp không?
-Có □
- Không □
- Khó trả lời □
6. Đồng chí có hứng thú khi học nghị quyết của Đảng không?
- Có □
- Không □
- Lúc có, lúc không □
7. Nếu đồng chí không hứng thú học nghị quyết của Đảng thì vì lý do
gì?
- Nội dung trừu tượng, khó hiểu □
- Cách truyền đạt khô khan, thiếu hấp dẫn □
- Không mang lại lợi ích gì thiết thực □
- Lý do khác □
8. Đồng chí tiếp thu thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước thông qua các kênh thông tin nào sau đây?
(Được lựa chọn nhiều phương án).
- Hội nghị/ lớp học □
- Sách, báo □
- Bản tin nội bộ của Bộ An ninh □
- Phát thanh, truyền hình □
- Mạng In tơ net □
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ □
- Sinh hoạt các tổ chức chính trị xã hội □
161
- Các hình thức trực quan □
9. Trình độ nhận thức thực chất về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Kay
xỏn phôm vi hản của đ/c ở mức độ nào?
-Kém □
- Trung bình □
- Khá □
-Tốt □
10. Việc học tập lý luận chính trị có mang lại lợi ích thiết thực cho quá
trình công tác của đồng chí không?
- Rất thiết thực □
- Thiết thực □
- Không thiết thực □
- Khó trả lời □
11. Theo đồng chí, nếu có bạo loạn, lật đổ xảy ra, lực lượng an ninh
nước ta có khả năng giữ vững chính quyền cách mạng không?
- Giữ vững chính quyền cách mạng □
- Không thể giữ được chính quyền cách mạng □
- Giữ được nhưng phải trả giá đắt □
- Khó trả lời □
12. Khi trực tiếp chứng kiến người khác bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc
đường lối của Đảng, đồng chí thường hành động thế nào?
- Ra sức tranh luận phản bác ý kiến của họ □
- Có tranh luận nhưng không đủ sức thuyết phục □
- Lắng nghe không tranh luận □
- Hành động khác □
162
13. Theo đồng chí, sự thăng tiến trong sự nghiệp hiện nay là do yếu tố
nào quyết định?
- Do phẩm chất, năng lực □
- Do quan hệ □
- Do tiền bạc □
- Yếu tố khác □
14. Theo đồng chí, đội ngũ cán bộ sĩ quan ở Bộ An ninh nhân dân đã
thực sự gương mẫu về đạo đức, lối sống chưa?
- Rất mẫu mực □
- Mẫu mực □
- Chưa mẫu mực □
- Khó trả lời □
15. Theo đồng chí kẻ thù có thể thực hiện được âm mưu “phi chính trị ”
với lực lượng an ninh nước ta không?
- Không thể thực hiện được □
- Có thể thực hiện được □
- Khó trả lời □
16. Trước các hiện tượng tiêu cực, đồng chí có lo lắng về tương lai sự
nghiệp của mình không?
- Rất lo lắng □
- Lo lắng □
- Yên tâm, tin tưởng □
- Khó trả lời □
17. Đồng chí có tin vào tính khả thi của các nghị quyết của Đảng ta hay
không?
- Rất tin tưởng □
- Tin tưởng □
163
- Không tin tưởng □
- Khó trả lời □
18. Theo đồng chí, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay có mang
lại kết quả không?
- Có kết quả tốt □
- Có kết quả nhưng hạn chế □
- Không có kết quả rõ rệt □
- Càng chống càng tăng □
19. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lòng tin của đồng chí vào Đảng
và chế độ XHCN(đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5)?
- Nội dung học lý luận chính trị và thực tế cuộc sống không giống nhau □
- Cán bộ, đảng viên không mẫu mực □
- Đời sống còn nhiều khó khăn □
- Do những thông tin tuyên truyền không chính thống □
- Những yếu tố khác □
20. Theo đồng chí, các biện pháp nào sau đầy sẽ góp phần củng cố
niềm tin của cán bộ, chiến sĩ vào Đảng và chế độ XHCN? (có thể chọn nhiều
phương án, đánh số 1 vào ô đ/c cho là quan trọng nhất).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mẫu mực, tâm huyết, tin tưởng □
- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị-tư tưởng □
- Nâng cao năng lực giáo dục chính trị- tư tưởng của cán bộ chính trị □
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ □
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tốt đẹp □
- Các biện pháp khác. □
21. Quan điểm của đồng chí về những hiện tượng vi phạm kỷ luật của
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh hiện nay thế nào?
- Không thể chấp nhận □
164
- Bình thường có thể chấp nhận □
- Phân vân chưa tỏ thái độ □
22. Theo đồng chí, nói đến niềm tin, lý tưởng trong tình hình hiện nay
là cần thiết hay không ?
- Rất cần thiết □
- Cũng cần nhưng kinh tế quan trọng hơn □
- Nói cũng được, không cũng chẳng sao □
- Sáo rỗng, không thực tế □
23. Thái độ của đồng chí thế nào khi tham gia các hoạt động phong trào
do cơ quan, đơn vị tổ chức?
- Rất hào hứng □
- Bắt buộc thì tham gia □
- Tham gia nhưng không thích thú □
- Nếu được thì tìm cách tránh không tham gia □
. Hết ..
165
Phụ lục 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho hạ sĩ quan, chiến sĩ)
Để phục vụ nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ Bộ An ninh nhân dân Lào, xin đồng
chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây. Nếu đồng ý với
phương án trả lời nào, đồng chí hãy đánh dấu vào ô vuông bên cạnh. Phiếu
không cần ghi tên. đồng chí chỉ cho biết một số thông tin về cá nhân để tiện
phân loại. Xin cám ơn đồng chí!
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Cấp bậc : .. Đảng viên □ Đoàn viên □
- Chiến sĩ nghĩa vụ năm thứ: .
2. Có người nói: cứ học thuyết nào làm cho đất nước giàu mạnh là theo,
không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, ý kiến đồng chí thế nào?
- Đồng ý □
- Phản đối □
- Phân vân □
- Không quan tâm □
3. Theo đồng chí, tương lai của đất nước sẽ phát triển theo kịch bản nào
dưới đây?
- Tiếp tục phát triển □
- Gặp khó khăn nhưng sẽ vượt qua □
- Có biến động lớn theo chiều hướng xấu □
- Khó dự đoán □
4. Đồng chí có tin vào cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng
an ninh không?
166
- Tin □
- Không tin □
- Nghi ngờ, thất vọng □
- Khó trả lời □
5. Theo đồng chí, nếu có bạo loạn, lật đổ xảy ra, Lực lượng an ninh có
khả năng giữ vững chính quyền cách mạng không?
- Tiếp tục giữ vững □
- Không thể giữ vững □
- Giữ được nhưng phải trả giá đắt □
- Khó trả lời □
6. Đồng chí có yêu thích công việc mình đang làm không?
- Có □
- Không □
7. Theo đồng chí, đội ngũ cán bộ các cấp ở Bộ An ninh đã thực sự
gưong mẫu cho chiến sĩ noi theo chưa?
- Rất gưong mẫu □
- Gương mẫu □
- Chưa gương mẫu □
8. Trình độ nhận thức thực chất của đồng chí về chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Kay xỏn phôm vi hản ở mức độ nào?
- Kém □
- Trung bình □
- Khá □
- Tốt □
9. Theo đồng chí, việc học tập lý luận, chính trị có mang lại lợi ích thiết
thực cho cuộc sống không?
- Rất thiết thực □
167
- Thiết thực □
- Không thiết thực □
- Khó trả lời □
10. Đồng chí có hứng thú khi học chính trị không?
- Có □
- Không □
- Lúc có, lúc không □
11. Nếu đồng chí không hứng thú học chính trị thì vì lý do gì?
- Nội dung trừu tượng, khó hiểu □
- Cách truyền đạt khô khan, thiếu hấp dẫn □
- Không mang lại lợi ích gi thiết thực □
- Lý do khác □
12. Đồng chí có nhớ những nội dung đã học chính trị trong năm 2017
không?
- Nhớ rất rõ □
- Nhớ được một ít □
- Không còn nhớ gì cả □
13. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lòng tin của đồng chí vào Đảng
và chế độ XHCN(đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5)?
- Nội dung học lý lụận chính trị và thực tế cuộc sống không giống nhau
□
- Cán bộ, đảng viên không mẫu mực □
- Đời sống còn nhiều khó khăn □
- Do những thông tin tuyên truyền không chính thống □
- Những yếu tố khác. □
168
14. Theo đồng chí, các biện pháp nào sau đây sẽ góp phần củng cố
niềm tin của học viên vào Đảng và chế độ XHCN (có thể chọn nhiều phương
án và đánh số 1 vào ô đ/c cho là quan trọng nhất)?
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mẫu mực, tâm huyết, tin tưởng □
- Đổi mới nội dung, hình .thức, phương pháp giáo dục chính trị-tư tường□
- Nâng cao năng lực giáo dục chính trị-tư tưởng của cán bộ chính trị □
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thẩn cho chiến sĩ □
- Xây dựng môi trường công tác lành mạnh, tốt đẹp □
- Các biện pháp khác..................................................................... □
15. Trước các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, đồng chí có lo lắng về tương
lai của đất nước không?
- Rất lo lắng □
- Lo lắng □
- Yên tâm, tin tưởng □
- Khó trả lời □
16.Quan điểm của đồng chí về các chế độ, quy định của lực lượng an ninh
hiện nay thế nào?
- Quá khắt khe không cần thiết □
- Khắt khe nhưng cần thiết □
- Bình thường □
- Có mặt còn lỏng lẻo □
17.Tâm trạng của đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay như thế
nào?
- Vui vẻ, phấn khởi □
- Bình thường □
- Miễn cưỡng, bắt buộc □
- Rất ức chế, khó chịu □
169
18. Đồng chí tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của đơn vị như thế
nào
- Hăng hái, tích cực □
- Theo phân công của chi huy □
- Không muốn tham gia □
19. Đồng chí đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động giáo dục chính trị - tư tưởng ở đơn vị?
- Rất tốt □
- Tốt □
- Bình thường □
- Kém □
Hết .
170
Phụ lục 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ, sĩ quan)
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Cấp bậc: Cấp uý □ Cấp tá □
2. Có người nói: chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và không phù hợp
với một nước châu Á như nước ta, ý kiến đồng chí thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Đồng ý 0 0
2 Phản đối 276 92
3 Phân vân 18 06
4 Không quan tâm 06 02
3. Theo đồng chí, tương lai của đất nựớc sẽ phát triển theo kịch bản nào
dưới đây?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Tiếp tục phát triển theo định hướng
XHCN
246 82
2 Gặp khó khăn nhưng sẽ vượt qua 24 08
3 Có biến động lớn theo chiều hựớng xấu 10 3,34
4 Khó dự đoán 20 6,66
4. Đồng chí có tin vào lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng an
ninh không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Tin 246 82
2 Không tin 03 01
3 Nghi ngờ, thất vọng 04 1,34
171
4 Khó trả lời 47 15,66
5. Đồng chí có quan tâm đến các kỳ Đại hội Đảng các cấp không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Có 287 95,66
2 Không 01 0,34
3 Khó trả lời 12 04
6. Đồng chí có hứng thú khi học nghị quyết của Đảng không?
STT Phƣơng án trả lời Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Có 267 89
2 Không 04 1,34
3 Lúc có, lúc không 29 9,66
7. Nếu đồng chí không hứng thú học nghị quyết của Đảng thì vì lý do
gì?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Nội dung trừu tượng, khó hiểu 79 26,33
2 Cách truyền đạt khô khan, thiếu hấp
dẫn
175 58,33
3 Không mang lại lợi ích gì thiết thực
7 2,34
4 Lý do khác 39 13
8. Đồng chí tiếp thu thông tin về đề lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các kênh thông tin nào dưới đây (có
thể chọn nhiều đáp án).
172
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Hội nghị/lớp học 255 85
2 Sách, báo 207 69
3 Bản tin nội bộ của Bộ ANND 186 62
4 Phát thanh, truyền hình 219 73
5 Mạng internet 150 50
6 Hoạt động văn hóa, văn nghệ 96 32
7 Sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã
hội
243 81
8 Các hình thức trực quan 81 27
9. Trình độ nhận thức thực chất về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Kay
xỏn phôm vi Hẳn của đ/c ở mức độ nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Kém 06 02
2 Trung bình 83 27,66
3 Khá 93 31
4 Tốt 118 39,24
10. Việc học tập lý luận chính trị có mang lại lợi ích thiết thực cho quá
trình công tác của đồng chí không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất thiết thực 184 61,34
2 Thiết thực 110 33,66
3 Không thiết thực 02 0,66
4 Khó trả lời 04 1,34
173
11. Theo đồng chí, nếu có bạo loạn, lật đổ xảy ra, lực lượng an ninh
nước ta có khả năng giữ vững chính quyền cách mạng không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Giữ vững chính quyền cách mạng 251 83,67
2 Không thể giữ được chính quyền cách
mạng
03 01
3 Giữ được nhưng phải trả giá đắt 33 11
4 Khó trả lời 13 4,33
12. Khi trực tiếp chứng kiến người khác bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc
đường lối của Đảng, đồng chí thường hành động thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Ra sức tranh luận phản bác ý kiến
của họ
201 67
2 Có tranh luận nhưng không đủ sức
thuyết phục
55 18,34
3
Lắng nghe không tranh luận 35 11,66
4 Hành động khác 09 03
13. Theo đồng chí, sự thăng tiến trong sự nghiệp hiện nay là do yếu tố
nào quyết định?
STT Phƣơng án trả lời Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Do phẩm chất, năng lực 195 65
2 Do quan hệ 74 24,67
3 Do tiền bạc 21 97
4 Yếu tố khác 10 3,33
174
14. Theo đồng chí, đội ngũ cán bộ sĩ quan ở Bộ An ninh nhân dân đã
thực sự gương mẫu về đạo đức, lối sống chưa?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất mẫu mực 116 38,67
2 Mẫu mực 158 52,66
3 Chưa mẫu mực 12 04
4 Khó trả lời 14 4,67
15. Theo đồng chí kẻ thù có thể thực hiện được âm mưu “phi chính trị
hoá” với lực lượng an ninh nước ta không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Không thể thực hiện được 272 90,66
2 Có thể thực hiện được 04 1,34
3 Khó trả lời 24 08
16. Trước các hiện tượng tiêu cực, đồng chí có lo lắng về tương lai sự
nghiệp của mình không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất lo lắng 11 3,66
2 Lo lắng 33 11
3 Yên tâm, tin tưởng 244 81,34
4 Khó trả lời 12 04
17. Đồng chí có tin vào tính khả thi của các nghị quyết của Đảng ta hay
không?
175
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất tin tưởng 261 87
2 Tin tưởng 32 10,66
3 Không tin tưởng 02 0,67
4 Khó trả lời 05 1,67
18. Theo đồng chí, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay có mang
lại kết quả không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Có kết quả tốt 216 02
2 Có kết quả nhưng hạn chế 74 24,66
3 Không có kết quả rõ rệt 09 03
4 Càng chống càng tăng 01 0,34
19. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lòng tin của đồng chí vào Đảng
và chế độ XHCN(đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5)?
Thống kê yếu tố được cho là ảnh hưởng nhiều nhất.
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Nội dung học lý luận chính trị và thực tế
cuộc sống không giống nhau
70 23,34
2 Cán bộ, đảng viên không mẫu mực 139 46,34
3 Đời sống còn nhiều khó khăn 26 8,66
4 Do những thông tin tuyên truyền không
chính thống
36 12
5 Những yếu tố khác 29 9,6
176
20. Theo đồng chí, các biện pháp nào sau đầy sẽ góp phần củng cố
niềm tin của cán bộ, chiến sĩ vào Đảng và chế độ XHCN? (có thể chọn nhiều
phương án, đánh số 1 vào ô đ/c cho là quan trọng nhất).
Thống kê biện pháp được lựa chọn nhiều nhất
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mẫu
mực, tâm huyết, tin tưởng
114 38
2 Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục chính trị-tư tưởng
72 24
3 Nâng cao năng lực giáo dục chính trị- tư
tưởng của cán bộ chính trị
58 19,33
4 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
cán bộ, chiến sĩ
40 13,33
5 Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh,
tốt đẹp
13 4,34
6 Các biện pháp khác 03 01
21. Quan điểm của đồng chí về những hiện tượng vi phạm kỷ luật của
cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh hiện nay thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Không thể chấp nhận 279 93
2 Bình thường có thể chấp nhận 09 03
3 Phân vân chưa tỏ thái độ 12 04
22. Theo đồng chí, nói đến niềm tin, lý tưởng trong tình hình hiện nay
là ?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất cần thiết 277 92,33
177
2 Cũng cần nhưng kinh tế quan trọng
hơn
17 5,67
3 Nói cũng được, không cũng chẳng
sao
05 1,67
4 Sáo rỗng, không thực tế 01 0,33
23. Thái độ của đồng chí thế nào khi tham gia các hoạt động phong trào
do cơ quan, đơn vị tổ chức?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất hào hứng 236 78,66
2 Bắt buộc thì tham gia 20 6,67
3 Tham gia nhưng không thích thú 35 11,67
4 Nếu được thì tìm cách tránh không
tham gia
09 03
24. Đồng chí đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo
dục chính trị tư tưởng ở đơn vị thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất tốt 36 12
2 Tốt 185 61,66
3 Bình thường 67 22,34
4 Kém 12 04
178
Phụ lục 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho hạ sĩ quan, chiến sĩ)
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
- Cấp bậc : .. Đảng viên □ Đoàn viên
□
- Chiến sĩ nghĩa vụ năm thứ: .
2. Có người nói: cứ học thuyết nào làm cho đất nước giàu mạnh là theo,
không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, ý kiến đồng chí thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Đồng ý 08 2,66
2 Phản đối 258 86
3 Phân vân 21 07
4 Không quan tâm 13 4,34
3. Theo đồng chí, tương lai của đất nước sẽ phát triển theo kịch bản nào
dưới đây?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Tiếp tục phát triển 254 84,66
2 Gặp khó khăn nhưng sẽ vượt qua 32 10,66
3 Có biến động lớn theo chiều hướng xấu 01 0,34
4 Khó dự đoán 13 4,34
4. Đồng chí có tin vào cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng
an ninh không?
179
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Tin 262 87,33
2 Không tin 01 0,34
3 Nghi ngờ, thất vọng 06 02
4 Khó trả lời 31 10,33
5. Theo đồng chí, nếu có bạo loạn, lật đổ xảy ra, Lực lượng an ninh có
khả năng giữ vững chính quyền cách mạng không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Tiếp tục giữ vững 261 87
2 Không thể giữ vững 04 1,33
3 Giữ được nhưng phải trả giá đắt 28 9,34
4 Khó trả lời 07 2,33
6. Đồng chí có yêu thích công việc mình đang làm không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Có 267 89
2 Không 06 02
3 Khó trả lời 27 09
7. Theo đồng chí, đội ngũ cán bộ các cấp ở Bộ An ninh đã thực sự
gưong mẫu cho chiến sĩ noi theo chưa?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất gương mẫu 59 19,67
2 Gương mẫu 214 71,33
3 Chưa gương mẫu 27 09
180
8. Trình độ nhận thức thực chất của đồng chí về chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Kay Xỏn Phôm Vi Hẳn ở mức độ nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Kém 09 03
2 Trung bình 121 40,33
3 Khá 97 32,33
4 Tốt 73 24,34
9. Theo đồng chí, việc học tập lý luận, chính trị có mang lại lợi ích thiết
thực cho cuộc sống không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất thiết thực 78 26
2 Thiết thực 169 56,34
3 Không thiết thực 17 5,66
4 Khó trả lời 36 12
10. Đồng chí tiếp thu thông tin về đề lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các hình thức nào dưới đây (có thể
chọn nhiều đáp án).
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Hội nghị 216 72
2 Sách, báo 177 59
3 Bản tin nội bộ của Bộ ANND 147 49
4 Phát thanh, truyền hình 201 67
5 Mạng internet 222 74
6 Hoạt động văn hóa, văn nghệ 123 41
7 Sinh hoạt của các tổ chức chính trị
xã hội
261 87
8 Các hình thức trực quan 63 21
9 Lớp học 246 82
181
11. Đồng chí có hứng thú khi học chính trị không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Có 255 85
2 Không 07 2,34
3 Lúc có, lúc không 38 12,66
12. Nếu đồng chí không hứng thú học chính trị thì vì lý do gì?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Nội dung trừu tượng, khó hiểu 84 28
2 Cách truyền đạt khô khan, thiếu hấp dẫn 180 60
3 Không mang lại lợi ích gi thiết thực 11 3,66
4 Lý do khác 25 8,34
13. Đồng chí có nhớ những nội dung đã học chính trị trong năm 2017
không?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Nhớ rất rõ 55 18,33
2 Nhớ rõ 133 44,33
3 Nhớ được một ít 92 30,67
4 Không còn nhớ gì cả 20 6,67
14. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lòng tin của đồng chí vào Đảng
và chế độ XHCN(đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5)?
Thống kê yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất
182
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Nội dung học lý lụận chính trị và thực tế
cuộc sống không giống nhau
98 32,66
2 Cán bộ, đảng viên không mẫu mực 48 16
3 Đời sống còn nhiều khó khăn 57 19
4 Do những thông tin tuyên truyền không
chính thống
81 27
5 Những yếu tố khác 16 5,34
15. Theo đồng chí, các biện pháp nào sau đây sẽ góp phần củng cố
niềm tin của học viên vào Đảng và chế độ XHCN (có thể chọn nhiều phương
án và đánh số 1 vào ô đ/c cho là quan trọng nhất)?
Thống kê biện pháp được chọn nhiều nhất.
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên mẫu
mực, tâm huyết, tin tưởng
51 17
2 Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục chính trị-tư tưởng
97 32,33
3 Nâng cao năng lực giáo dục chính trị-tư
tưởng của cán bộ chính trị
52 17,33
4 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thẩn cho
chiến sĩ
69 23
5 Xây dựng môi trường công tác lành mạnh,
tốt đẹp
25 8,34
6 Các biện pháp khác 06 02
16. Trước các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, đồng chí có lo lắng về tương lai của
đất nước không?
183
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất lo lắng 07 2,33
2 Lo lắng 20 6,67
3 Yên tâm, tin tưởng 264 88
4 Khó trả lời 09 03
17.Quan điểm của đồng chí về các chế độ, quy định của lực lượng an ninh hiện
nay thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Quá khắt khe không cần thiết 05 1,66
2 Khắt khe nhưng cần thiết 268 89,34
3 Bình thường 07 2,34
4 Có mặt còn lỏng lẻo 20 6,66
`
18.Tâm trạng của đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ hiện nay như thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Vui vẻ, phấn khởi 256 85,33
2 Bình thường 38 12,67
3 Miễn cưỡng, bắt buộc 04 1,34
4 Rất ức chế, khó chịu 02 0,66
19. Đồng chí đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo
dục chính trị tư tưởng ở đơn vị thế nào?
STT
Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
1 Rất tốt 29 9,66
2 Tốt 135 45
3 Bình thường 102 34
4 Kém 34 11,34