VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI QUANG THẾ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI QUANG THẾ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
2. TS. Ngu
183 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông á và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyễn Xuân Cường
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Thái Quang Thế
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án với chủ đề: “Hiệu quả đầu tư công ở
một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều
sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của các Thầy Cô, gia đình, bạn bè và
nhiều cá nhân tổ chức.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là
PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng và TS. Nguyễn Xuân Cường. Dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy đã giúp tôi từ những bước đầu định hướng
về đề tài nghiên cứu của mình, tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Những nhận xét và đánh giá của các thầy,
đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ trong quá trình viết
luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam nói chung và Khoa Kinh tế quốc tế nói riêng đã giúp đỡ, góp ý và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ về tài liệu
nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin dành sự cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân, đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ động viên tôi để tôi có động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững
chắc giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Thái Quang Thế
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 8
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công ................................ 8
1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, vai trò đầu tư công ........................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn nâng cao hiệu quả đầu tư công .............. 11
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả đầu tư công ở một số nước Đông Á ứng dụng vào Việt Nam..24
1.2. Một số nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu .................. 26
1.2.1. Những giá trị đạt được ..................................................................... 26
1.2.2. Những hạn chế ................................................................................. 28
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
CÔNG ................................................................................................................................ 31
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công ..................................................... 31
2.1.1. Khái niệm đầu tư công ..................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư công ............................................................... 36
2.1.3. Vai trò đầu tư công .......................................................................... 38
2.2. Hiệu quả đầu tư công ............................................................................................ 41
2.2.1. Quan niệm về hiệu quả đầu tư công ................................................ 41
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công .................................... 46
2.3. Các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư công .................................................... 54
2.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật ....................................................... 54
2.3.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư công ............................ 544
2.3.4. Công tác bố trí vốn đầu tư công ...................................................... 55
2.3.5. Tổ chức thực hiện đầu tư công ......................................................... 55
2.3.6. Năng lực của các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, chủ
đầu tư và tư vấn đầu tư ........................................................................................ 56
2.3.7. Kiểm tra, giám sát đầu tư công ........................................................ 57
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT
SỐ NƯỚC ĐÔNG Á ................................................................................... 5959
3.1. Tổng quan đầu tư công Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ........................ 5959
3.1.1. Khái quát đầu tư công ở Trung Quốc .......................................... 5959
3.1.2. Khái quát đầu tư công ở Hàn Quốc ............................................... 633
3.1.3. Khái quát đầu tư công ở Nhật Bản ................................................ 666
3.2. Hiệu quả đầu tư công của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản ..................... 69
3.2.1. Hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc ........................................... 6969
3.2.2. Hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc ................................................ 722
3.2.3. Hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản ................................................. 755
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản .......................................................................................................................... 777
3.1.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc ... 77
ii
3.2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc .... 822
3.3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản ..... 855
3.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản ................................................................................................................................... 866
3.4.1. So sánh hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản..866
3.4.2.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản91
3.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................ 912
Chương 4. ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG
Á .................................................................................................................... 988
4.1. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019 ............................................. 988
4.1.1. Tổng quan đầu tư công ở Việt Nam ............................................... 988
4.1.2. Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua .............. 107
4.1.3. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam ................... 113
4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam..... 122
4.2.1. Bối cảnh thế giới, trong nước và những vấn đề đặt ra .................. 122
4.2.2. Quan điểm, định hướng .................................................................. 126
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên cơ sở bài học kinh nghiệm của
các nước Đông Á ........................................................................................................ 12828
4.3.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công .......... 128
4.3.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công .................................................... 1311
4.3.3. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật tài khóa ..... 1366
4.3.4. Tăng cường quản lý đầu tư công ............................................... 13939
4.3.5. Tăng cường, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và công khai, minh
bạch trong đầu tư công.142
4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................... 1444
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống đánh giá chương trình, dự án đầu tư công, nhà
thầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công ................................. 1444
4.4.2. Thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát
đầu tư công ....................................................................................................... 1455
4.4.3. Phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê
duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công ................................... 1466
4.4.4. Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư
nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức PPP ...... 1466
KẾT LUẬN ................................................................................................. 1488
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 152
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 167
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
BOT Build - Operate - Transfer
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao
BT Build - Transfer Xây dựng - Chuyển giao
BTO Build - Transfer - Operate
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh
CECM
Vector Autoregressive Error
Correction Model
Mô hình hiệu chỉnh sai số
ĐTC Đầu tư công
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FS Feasiliity Study Nghiên cứu khả thi
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR Incremental Capital-Output Ratio Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IRR Internal Rate of Return Tỷ suất thu nhập nội bộ
KDI Korea Development Institute Viện Phát triển Hàn Quốc
MP Marginal Product Phương pháp hàm sản xuất
MTEF
Medium Term Expenditure
Framework
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
NDT Nhân dân tệ
NGO Non Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ
NIC Newly Industrialized Country Các nước công nghiệp mới
NPV Net Pesent Value Giá trị hiện tại thuần
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế
PIM Public Investment Management Quản lý đầu tư công
PPP Public Private Partnership Mô hình đối tác công - tư
iv
UNDP
United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Vốn và tỷ lệ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, đầu tư giáo
dục, đầu tư y tế và đầu tư công nghệ từ năm 2008 - 2019 62
Bảng 3.2. Các hệ thống quản lý và đánh giá kết quả đầu tư công của
Hàn Quốc 85
Bảng 3.3. Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý ĐTC của các nước 87
Bảng 3.4 So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với
một số nước khác 90
Bảng 4.1. Quy mô đầu tư công Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 99
Bảng 4.2. Cơ cấu đầu tư công thực hiện phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2005 - 2019 101
Bảng 4.3. Cơ cấu vốn đầu tư công theo cấp quản lý giai đoạn 2000 -
2019 103
Bảng 4.4. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 108
Bảng 4.5. Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2019 111
Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến Descriptive Statistics 112
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình Coefficients 112
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích luận án 30
Hình 3.1. Tổng quan tăng trưởng đầu tư công của Trung Quốc 60
Hình 3.2. Đầu tư công ở Nhật Bản, 1970 - 2003 67
Hình 3.3. Phân bổ đầu tư công theo các lĩnh vực của Nhật Bản, 1970 -
2003
68
Hình 4.1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1995 - 2019 (%) 98
Hình 4.2. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư công là vấn đề kinh tế hệ trọng đối với mọi quốc gia. Việt Nam
là nước đang phát triển, đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đồng thời luôn coi kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vai trò của ĐTC lại càng có vị trí quan trọng.
ĐTC đóng góp quan trọng vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội và nền tảng phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước nói riêng và toàn nền kinh
tế nói chung. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTC lớn không tự nó đảm bảo kết quả tăng trưởng
cao. Một ví dụ điển hình là mặc dù tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam
trong đầu tư toàn xã hội thời gian qua cao hơn hẳn các quốc gia Đông Á khác
trong giai đoạn phát triển tương tự, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn
bị coi là yếu kém và là một trong ba nút thắt tăng trưởng chính của nền kinh tế
[24]. Rõ ràng ĐTC chỉ dẫn đến tăng trưởng nếu có hiệu quả thực sự.
Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển
đất nước, ĐTC ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về hiệu
quả đầu tư. ĐTC luôn đi cùng lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày
càng nặng nề...[23]. ĐTC và quản lý ĐTC kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu
quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo
dài khác, như tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô trong đó có
cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ
ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất
lượng tăng trưởng. Năm 2017 có 1.609 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự
án thực hiện đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là có gần 150 dự án chậm tiến độ do
nguyên nhân chủ quan, do chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các nhà thầu không
đủ năng lực. Số dự án chậm tiến độ tăng gần 150 dự án so với con số năm 2016.
Bên cạnh đó, 2.605 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, trong đó chủ yếu là
2
điều chỉnh vốn đầu tư (979 dự án) và điều chỉnh tiến độ đầu tư (936 dự án), gần
850 dự án thất thoát lãng phí, 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự
án vi phạm quản lý chất lượng và gần 300 dự án phải ngừng thực hiện [145] .
Năm 2020 đã phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 54 dự án
vi phạm về quản lý chất lượng; 422 dự án có thất thoát, lãng phí; 450 dự án
phải ngừng thực hiện. [23]
Từ nhu cầu trong nước, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế,
đặc biệt là các nước đi trước và thành công trong lĩnh vực này để nâng cao
hiệu quả ĐTC. Trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Á như Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản Các quốc gia này có hệ thống giám sát, các biện
pháp chính sách, khung khổ thể chế, công cụ quản lý ĐTC mới ra đời và được
áp dụng hiệu quả.
Hơn nữa, các nước này có những điểm tương đồng vì nền kinh tế trước
đây của họ cũng giống Việt Nam hiện nay, chịu tác động ảnh hưởng của nhiều
yếu tố bên trong như sự can thiệp chính trị, các nhóm lợi ích và bên ngoài
như các cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, đồng thời cũng đang trong quá
trình tái cơ cấu kinh tế, cải cách và hoàn thiện thể chế, chính sách để thích ứng
với tình hình, bối cảnh mới. Do đó việc tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả ĐTC của các nước đi trước ở khu vực Đông Á là việc làm
hết sức có ý nghĩa. Đây là đề tài chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Do đó,
đề tài: “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt
Nam” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở luận giải cơ sở khoa học và nghiên cứu, phân tích và đánh giá
quá trình thực thi biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của một số nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
3
Bản từ 1997 đến nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
(i) Tổng quan các công trình được được công bố liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án, kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề
đặt ra. Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hiệu quả ĐTC
(ii) Phân tích thực trạng hiệu quả ĐTC tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản để đánh giá khách quan kết quả về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC
tại ba quốc gia Đông Á này.
(iii) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ĐTC tại Việt Nam đề xuất
định hướng, giải pháp và kiến nghị đối với các đơn vị, ban ngành liên quan
nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam phù hợp với mục tiêu
quan điểm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó, luận án cần trả lời các câu hỏi
sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả đầu tư công như thế nào và các biện
pháp, chính sách nào được áp dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản?
Câu hỏi 2. Việt Nam có thể rút ra bài học gì để nâng cao hiệu quả đầu
tư công?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản. Ở Việt Nam, nguồn vốn ĐTC là nguồn từ ngân sách nhà nước, không
bao gồm đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ 2000 - 2019.
Tổng kết kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4
- Về thời gian:
i) Luận án nghiên cứu hiệu quả ĐTC ở Trung Quốc giai đoạn từ năm
1987 đến 2019; ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1997 đến 2019; ở Nhật Bản giai
đoạn từ 1970 đến 2019.
ii) Phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC của Việt Nam trong giai đoạn 1995
- 2019, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
iii) Số liệu nghiên cứu từ các nguồn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế. Ở Việt Nam từ niên giám thống kê số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, qua các năm, có sự
tham khảo số liệu từ các nguồn chính thức khác.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý
luận và thực tiễn hiệu quả ĐTC của một số nước lựa chọn ở Đông Á, tình hình
ĐTC ở Việt Nam.
- Về không gian: Nghiên cứu hiệu quả đầu tư công của một số nước Đông
Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch sử
để tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đó là:
- Về phương pháp tư duy khoa học: Luận án kết hợp cả phương pháp diễn
dịch và phương pháp quy nạp để phân tích các nội dung khoa học của luận án.
i) Phương pháp diễn dịch: theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết,
từ khái quát đến cụ thể, từ tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Luận án sử dụng
5
phương pháp diễn dịch trong nội dung phân tích các chương trình, kế hoạch,
chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC; đánh giá thành công và hạn chế
của ĐTC ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; rút ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam từ nghiên cứu hiệu quả ĐTC ở các nước trên.
ii) Phương pháp quy nạp: xuất phát từ các dẫn chứng cụ thể để đi tới kết
luận, nhằm tổng quát hóa và giải thích cho các minh chứng đã nêu. Do đó, luận
án sử dụng phương pháp này trong phần nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực
tiễn ĐTC và hiệu quả ĐTC ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Về phương pháp thu thập thông tin: Luận án sử dụng:
i) Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic: Phương pháp này sử dụng trong
phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản. Qua các sự kiện kinh tế gắn với ĐTC ngẫu nhiên trong quá khứ, chuỗi sự
kiện tổng hợp lại hàm chứa quy luật tất yếu, cho thấy được chu kỳ biến động
tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
ii) Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: Sử dụng khi nghiên cứu
từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm so sánh giai đoạn trước và sau thực hiện
các dự án ĐTC, so sánh để nghiên cứu khả năng áp dụng biện pháp nâng cao
hiệu quả ĐTC ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình
huống trên cơ sở sử dụng các tình huống ĐTC điển hình cả thành công và chưa
thành công để làm căn cứ phân tích các chính sách và công cụ, biện pháp cải
thiện hiệu quả.
iii) Phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp: Sử dụng trong nhiều
nội dung phân tích của luận án như công cụ, phương pháp, các chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả ĐTC ở các nước lựa chọn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án kế thừa, tiếp thu tài liệu,
tri thức từ các nghiên cứu trước. Trong đó, luận án thu thập, tổng hợp, phân
tích các nguồn tư liệu, nghiên cứu đã công bố.
6
- Về phương pháp xử lý số liệu: Luận án sử dụng phương pháp xử lý
thông tin định tính, thông qua việc kết nối, xâu chuỗi các thông tin thu thập
được dưới dạng các phân tích, các sơ đồ để đưa ra nhận xét, đánh giá về bản
chất vấn đề nghiên cứu như đánh giá theo phương pháp hệ số ICOR, Mô hình
hiệu chỉnh sai số (VECM), Phương pháp hàm sản xuất (hệ số MP).
- Hướng tiếp cận nghiên cứu: Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá
vấn đề nghiên cứu; từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm.
5. Đóng góp mới về khoa học
Luận án có những đóng góp mới sau:
- Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả ĐTC của các nhà nghiên cứu,
quốc gia, tổ chức quốc tế, đặc biệt là những nghiên cứu về hiệu quả ĐTC của
các nước Đông Á.
- Khái quát lý luận cơ bản về hiệu quả ĐTC và nâng cao hiệu quả ĐTC
của các quốc gia Đông Á.
- Phân tích thực trạng hiệu quả ĐTC của một số nước Đông Á, cụ thể là
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
- Tổng kết kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong nâng cao
hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
ĐTC ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đóng góp về lý luận: Về lý luận, luận án là tài liệu tham khảo và cung
cấp khung lý thuyết cho các nghiên cứu, công tác học tập, nghiên cứu của giảng
viên, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến chủ đề hiệu quả
ĐTC và nâng cao hiệu quả ĐTC.
- Đóng góp thực tiễn: với những kết quả nghiên cứu được từ việc phân
tích, đánh giá những kinh nghiệm thực tiễn trong ĐTC, đánh giá và quản lý đầu
tư có hiệu quả của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua đó nhà
7
quản lý ĐTC xem xét, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả
ĐTC ở Việt Nam.
+ Từ những giải pháp đề ra, Luận án khẳng định “Nâng cao hiệu quả
đầu tư công” hiện nay là nhiệm vụ quan trọng giúp các quốc gia trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững
kinh tế.
+ Kết quả của luận án còn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho
các nhà quản lý và thực hiện ĐTC; có khả năng ứng dụng cho các dự án ĐTC.
Những giải pháp luận án đưa ra tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện các dự
án, nâng cao hiệu quả ĐTC.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình
bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công
Chương 3: Thực trạng và kinh nghiệm đầu tư công của một số nước Đông Á
Chương 4: Đầu tư công ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư công từ kinh nghiệm một số nước Đông Á
8
Chương 1.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công
1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, vai trò đầu tư công
Đầu tư công được nghiên cứu khá nhiều và tương đối toàn diện trên thế
giới trên cơ sở khung lý thuyết (Arrow và Kurz, 1970) và kết quả nghiên cứu
thực nghiệm (Aschauer, 1989). Các nhà kinh tế khi nghiên cứu về ĐTC trong
giai đoạn này chủ yếu tập trung vào nền kinh tế đóng, thông qua sử dụng mô
hình Ramsey và mô hình tăng trưởng nội sinh của AK (Futagami, 1993; Baxter
và King, 1993; Glomm và Ravikumar, 1994; Fisher và Turnovsky, 1998).
Tiếp theo, nghiên cứu ĐTC phát triển trong nền kinh tế nhỏ mở
(Turnovsky, 1998). Nguồn lực cho ĐTC ở các nước đang phát triển được tài trợ
bởi vay nợ nước ngoài song phương, đa phương; hoặc thông qua chuyển nhượng
vốn đơn phương. Viện trợ nước ngoài được coi là công cụ tài trợ cho đầu tư cơ
sở hạ tầng công và tầm quan trọng được nâng lên trong quá trình mở rộng. Mối
liên hệ giữa viện trợ nước ngoài, tăng trưởng và điều hành kinh tế vĩ mô là nguồn
gốc của cuộc tranh luận kinh tế và chính trị căng thẳng kể từ khi tái thiết Châu
Âu sau chiến tranh thế giới thứ II theo Kế hoạch Marshall.
Mối quan hệ nhân quả giữa viện trợ nước ngoài và phát triển được xem
xét, đánh giá toàn diện (Hasen và Tarp, 2000). Tuy nhiên, do hạn chế thông tin,
dữ liệu nên dẫn đến nhiều bất đồng trong xem xét cơ chế viện trợ có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng. Viện trợ có hiệu quả nhất khi được bổ sung, hổ trợ bởi
chính sách kinh tế “tốt” của Chính phủ và đưa ra kết luận các nhà tài trợ cần
phải thận trọng hơn khi quyết định viện trợ (Burnside và Dollar, 2000).
Trong một số công trình nghiên cứu của Dalgaard và Hansen (2001),
Collier và Dehn (2001), và Easterly (2003) chỉ ra các kết quả của Burnside và
9
Dollar (2000) không phải là căn cứ thuyết phục để khẳng định “viện trợ”,
“chính sách tốt”, và “tăng trưởng”. Theo Hidefumi Kasuga, Yuichi Morita
(2011), với cách tiếp cận viện trợ tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng, chi tiêu vì
người nghèo và giả định các nước tiếp nhận phụ thuộc vào viện trợ trong giai
đoạn phát triển ban đầu nhưng cuối cùng cũng độc lập và các nhà tài trợ có
thể tăng tốc độ cho nước nhận viện trợ bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
ngay cả trong trường hợp chỉ cần có sự gia tăng nhỏ trong viện trợ cũng có
thể cải thiện hiệu quả viện trợ và hiệu quả viện trợ phụ thuộc nhiều vào tốc độ
tăng trưởng hơn là hiệu quả điều hành của chính phủ. Kết quả là không có sự
đồng thuận cao đối với quan điểm viện trợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng ở
các nước nghèo. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong giai
đoạn này về viện trợ và tăng trưởng vẫn thiếu khuôn khổ lý thuyết toàn diện.
Các mô hình lý thuyết tìm ra mối quan hệ này chủ yếu dựa trên công trình
nghiên cứu của Chenery và Strout.
Turnovsky (2005) sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh và đưa ra kết
luận khái quát về sự chấp nhận chuyển giao với các điều kiện ràng buộc đối với
một nền kinh tế đang phát triển nhỏ phải thực hiện một số điều chỉnh cơ cấu
nội bộ và sự linh hoạt trong xác định hiệu quả của chương trình chuyển giao.
Nghiên cứu về vai trò ĐTC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy [113], “The role of
public investment in poverty reduction: Theories, evidence and method”;
“Making Public Investment More Efficient” (Vai trò của đầu tư công trong
giảm nghèo: Lý thuyết, bằng chứng và phương pháp: “Làm cho đầu tư công
hiệu quả hơn”) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) [117]. Các nghiên cứu tập trung
phân tích làm nổi bật vai trò của ĐTC đối với tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo. Đặc biệt nghiên cứu nhấn mạnh, nếu không phân biệt chế độ chính trị,
về cơ bản, các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đều sử dụng
10
vốn NSNN để chi tiêu một phần cho ĐTC nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, lĩnh
vực cần nhiều vốn, quay vòng chậm, lãi suất thấp mà các khu vực kinh tế khác
không muốn đầu tư nhưng có vai trò quyết định đến tạo dựng nền tảng vật chất
kỹ thuật của nền kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu đi sâu phân tích để chứng minh
ĐTC hiệu quả tạo nền tảng vật chất để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có
nhiệm vụ tập trung tạo điều kiện cho nhóm người có thu nhập thấp, điều kiện
khó khăn có thể vươn lên trong công cuộc phát triển đất nước. Nghiên cứu cũng
đồng thời đánh giá tổng quan một số lý thuyết về mối quan hệ giữa kinh tế với
đảm bảo an sinh xã hội với điển hình là lý thuyết Kunet, cũng như các bằng
chứng và phương pháp, qua đó đề xuất cách thức cung cấp, hướng dẫn tốt hơn
nhà hoạch định chính sách sử dụng kỹ thuật và thông tin có sẵn để đưa ra các
ưu tiên cho ĐTC trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng đối với loại hình đầu
tư này tại các quốc gia đang phát triển trong quá trình hiện thực hóa các mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Khi nghiên cứu hiệu quả ĐTC mang lại cho nền kinh tế, việc phân tích
lợi ích - chi phí (CBAs) được coi là phương pháp cơ bản nhưng không phải lúc
nào, dự án nào cũng có thể sử dụng được do thiếu nguồn lực và thông tin; nhất
là đối với những dự án mà đầu ra là những sản phẩm mang tính xã hội, liên
quan đến con người. Năm 1973 tác giả Dale W.Warnke trong nghiên cứu của
mình chỉ ra lương tâm xã hội của người lập kế hoạch hoặc ra quyết định; vốn
kiến thức và những hạn chế của phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là những
yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả ĐTC cũng như phân bổ nguồn lực tối
ưu. Do đó, các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp đánh giá thay thế trong
điều kiện ít thông tin cơ bản, chuyên sâu và không phải lúc nào cũng lượng hóa
được lợi ích của ĐTC bằng các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Trong trường hợp này,
phương pháp được lựa chọn là đánh giá hiệu quả chi phí thấp nhất và sử dụng
mô hình cân bằng tổng thể. Điều này cho phép phân tích kinh tế vĩ mô định
11
lượng một lượng lớn các chính sách ĐTC. Tuy nhiên, cần phải cải thiện khả
năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và thông tin hiện hữu để đánh giá và cần hiểu biết
tốt quy trình xây dựng chính sách để đảm bảo thông tin và phương pháp phù
hợp cung cấp đầu vào liên quan đến hoạch định chính sách, định hướng lựa
chọn ĐTC.
Tiếp đó năm 2011, các tác giả Era Dabla-Norris, Jim Brumby và cộng sự
trong nghiên cứu “Investing in Public Investment: An Index of Public
Investment Efficiency” (Đầu tư vào đầu tư công: Chỉ số hiệu năng đầu tư công)
đề xuất một số chỉ tiêu mới đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC qua bốn giai đoạn
gốm: thẩm định, lựa chọn, thực hiện và đánh giá trên cơ...rong đó có cả những nghiên
cứu rút ra bài học từ kinh nghiệm các nước thành công về ĐTC.
1.2. Một số nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả ĐTC không phải là vấn đề mới mẻ trong kinh tế. Đặc
biệt, hiện nay, ĐTC đang là nút thắt của nền kinh tế Việt Nam và ở các quốc
gia khác, đòi hỏi phải được tháo gỡ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự thành công và hạn chế trong ĐTC và hiệu quả ĐTC ở các quốc gia Đông Á
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giúp các nhà hoạch định chính sách, các
nhà nghiên cứu có cái nhìn đa chiều để rút ra bài học quý giá cho Việt Nam
trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu riêng của luận án số
lượng những nghiên cứu còn khá hạn hẹp. Phần lớn những tài liệu tìm thấy là
các khía cạnh nghiên cứu, bài báo lồng ghép trong các vấn đề nghiên cứu lớn
hơn ở trong và ngoài nước. Có thể nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu
như sau:
1.2.1. Những giá trị đạt được
Các nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho nghiên
cứu sinh thực hiện luận án. Chúng giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về vấn đề
nghiên cứu, gợi ý hướng nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết. Các
giá trị cụ thể mà chúng mang lại sau khi nghiên cứu tổng hợp bao gồm:
1.2.1.1. Về lý luận
Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu giúp nghiên cứu sinh xác định được
27
tầm quan trọng của hiệu quả ĐTC trong giai đoạn hiện nay ở các nước trong
khu vực và Việt Nam. Đồng thời, khẳng định việc nâng cao hiệu quả ĐTC có
mục đích nâng cao năng lực nền kinh tế, vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, sự
tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, các nghiên cứu chỉ rõ các bộ tiêu chí và quản lý hiệu quả ĐTC.
Các nghiên cứu cũng đánh giá tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả ĐTC.
Các tài liệu nghiên cứu cũng đã đưa ra những quy trình quản lý ĐTC theo nhiều
cách tiếp cận khác nhau của từng quốc gia. Điểm gặp nhau trong phần lớn các
nghiên cứu đã đề cập là mục tiêu và kết quả của hiệu quả ĐTC.
Thứ ba, các tài liệu công bố chỉ rõ quan điểm: các quốc gia khi thực hiện
quản lý ĐTC có hiệu quả đều luôn đối mặt với cơ hội và thách thức. Vì vậy,
chính sách quản lý hiệu quả ĐTC luôn là chìa khóa để giải quyết các vấn đề.
1.2.1.2. Về thực tiễn
Các nghiên cứu cung cấp cho nghiên cứu sinh những tình huống thực
tiễn về ĐTC và hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, bao gồm Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian qua. Các nghiên cứu được công bố đã
mang lại giá trị thực tiễn cho luận án như sau:
Thứ nhất, tổng kết, đánh giá những khía cạnh về thực trạng hiệu quả
ĐTC ở một số nước Đông Á và hệ thống quản lý ĐTC.
Thứ hai, khẳng định phải có hệ thống các tiêu chuẩn và quy trình quản
lý ĐTC để ĐTC có hiệu quả, đạt được mục đích.
Thứ ba, chỉ ra nguyên nhân gây ra sự thiếu hiệu quả, những vấn đề bất
cập khi thực hiện ĐTC, chưa kịp cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong
thực tiễn ĐTC; nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả thiếu tính thực tiễn, quy trình
quản lý ĐTC còn chồng chéo, trùng lặp, nặng về lý thuyết, nhẹ về nghiệp vụ,
chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn và mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra.
Thứ tư, đề xuất, khuyến nghị khả thi hoàn thiện các tiêu chí đánh giá,
28
quy trình quản lý hiệu quả hơn tại một số nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản.
1.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những giá trị mang lại, những nghiên cứu trước đây vẫn còn
những hạn chế, như:
1.2.2.1. Về cơ sở lý luận
Thứ nhất, mặc dù các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã hình
thành khung lý thuyết về hiệu quả ĐTC nhưng mới chỉ được xây dựng trên nền
tảng quốc gia độc lập mà chưa có lý luận đầy đủ về vấn đề trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội tới ĐTC.
Thứ hai, lý thuyết hiệu quả ĐTC nói chung không nêu bật được sự cần
thiết phải đổi mới công tác quản lý ĐTC trong khi những yếu tố khác thay đổi
như kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng đáng kể ĐTC.
Thứ ba, chưa có khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
ĐTC trong bối cảnh mới về hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của hội nhập kinh tế
quốc tế, của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến hiệu quả ĐTC, các nghiên
cứu thực tiễn có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hữu hiệu để nâng cao hiệu
quả ĐTC.
1.2.2.2. Về cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, thiếu nghiên cứu tập trung vào hiệu quả ĐTC ở các nước ở
Đông Á, bao gồm cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu chỉ ra rõ ràng ĐTC giữa các nước Đông Á
với Việt Nam có điểm giống và khác nhau như thế nào. Việc nghiên cứu, so
sánh giữa kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC của các quốc gia vẫn mang tính
mô tả, chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống về các tiêu chí, phương pháp
29
đánh giá, quy trình quản lý hiệu quả ĐTC.
Thứ ba, chưa có những nghiên cứu đầy đủ các giải pháp nâng cao hiệu
quả ĐTC ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
Tóm lại, sau khi tổng hợp những nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận
thấy vẫn còn khía cạnh chưa được nghiên cứu và đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả
đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu
sâu rộng vấn đề hiệu quả ĐTC trong phạm vi khu vực với mục đích ứng dụng
nghiên cứu vào quản lý và nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam. Đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nào đã có. Trong đề tài, tác giả kế thừa có chọn lọc những
giá trị nghiên cứu như những khảo sát, số liệu hay hệ thống cơ sở lý luận trong
phạm vi nghiên cứu, đồng thời những hạn chế mà các đề tài đã công bố chưa
giải quyết được chính là căn cứ gợi mở đối tượng nghiên cứu của luận án.
30
Để góp phần giải quyết khoảng trống nêu trên, tác giả xây dựng khung
phân tích của luận án với các nội dung sau:
Phương pháp,
công cụ nghiên cứu
Nội dung
nghiên cứu chính
Kết quả, mục đích
cần đạt được
Phân tích, So
sánh, Tổng
hợp, Chuyên
gia
Tổng quan công trình
nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án
Kế thừa kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước về đầu tư công và hiệu quả
đầu tư công. Tìm ra khoảng trống
nghiên cứu
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của
đầu tư công
Phân tích
So sánh
Tổng hợp
Chuyên gia
Đầu tư công
Quan niệm hiệu quả đầu tư công, các
tiêu chí đánh giá đầu tư công
Hiệu quả đầu tư công
Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng: chủ
quan, khách quan
Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư công
Khái quát kinh tế - xã hội,
Thực trạng đầu tư công
Thực trạng đầu tư công ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Thực trạng, kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân
Hiệu quả đầu tư công ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
So sánh,
rút ra bài học cho Việt Nam
Bài học cho Việt Nam
Bối cảnh, giải pháp đổi mới, hoàn
thiện, quản lý đầu tư công
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư công ở Việt Nam
Hình 1.1: Khung phân tích luận án
Phân tích
So sánh
Tổng hợp
Chuyên gia
Hệ thống
Thống kê
Dự báo
31
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công
2.1.1. Khái niệm đầu tư công
Thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng trong nền kinh tế thị trường, bên
cạnh các thuật ngữ khác như “đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”,
“đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Các khái niệm “đầu tư công” và “đầu tư Nhà nước
(hay Chính phủ)” còn có các quan niệm hay khái niệm chưa thật thống nhất.
Đầu tư công được hiểu là phần chi tiêu của khu vực nhà nước vốn vật
chất nhằm tạo hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội, chẳng hạn đường sá, cầu
cảng, trường học, bệnh viện,...
Đầu tư công là thành phần quan trọng của tổng cầu. ĐTC thúc đẩy tổng
cầu thông qua số nhân tài chính. Theo đó, vai trò chính sách tài chính cần được
đề cao [98].
Tuy nhiên, cách quan niệm và định nghĩa ĐTC không phải có sự thống
nhất. Theo E. Anderson và cộng sự (2006), “đầu tư công (ròng) là phần chi tiêu
công làm gia tăng tích lũy tài sản”. Khái niệm này tương đương với định nghĩa
ĐTC trong thống kê tài khoản quốc gia có tên gọi là “chi tiêu vốn”.
Theo IMF, hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc SNA và Sổ
tay thống kê tài chính Chính phủ của IMF năm 2001 (GFSM 2001) định nghĩa
rõ và ghi chép các giao dịch đầu tư của Chính phủ trong kế toán và thống kê
ngân sách. Theo đó, Chính phủ có thể có các quan niệm khác nhau nhưng nhìn
chung, ĐTC hay đầu tư của Chính phủ về cơ bản đề cập đến đầu tư Chính phủ
vào tài sản có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. ĐTC bao gồm đầu tư nâng
cấp hay phục hồi các tài sản vật chất mà còn gia tăng thời gian sử dụng tài sản.
Khác với việc sửa chữa hay bảo dưỡng nhằm đảm bảo khả năng vận hành tài
32
sản trong thời gian sử dụng được đưa vào kế hoạch.
Ở Trung Quốc, khái niệm ĐTC rất đa dạng trong các tài liệu chính thức
hoặc thảo luận công khai, nhưng không có sự đồng thuận về vấn đề này. Ngoài
ra, các báo cáo toàn diện về ĐTC (PI) không được thực hiện. Thay vào đó, báo
cáo được thực hiện ở cấp độ toàn cầu cung cấp thông tin tổng vốn, bao gồm
tổng đầu tư vào tài sản cố định và tất cả tài sản hữu hình hoặc cung cấp thông
tin được phân đoạn.[99]
Tại Hàn Quốc, khái niệm ĐTC được hiểu theo quan hệ sở hữu vốn đầu
tư. Đầu tư công là tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và cả các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành [110]. Cụ thể, những khoản ĐTC tập
trung vào cơ sở hạ tầng do trung ương, địa phương và các tập đoàn, công ty nhà
nước thực hiện. Do vậy, ĐTC thường liên quan đến xây dựng trụ sở, đường sá,
và các cơ sở vật chất khác bằng nguồn vốn của nhà nước. Đây cũng là cách
hiểu phổ biến của hầu hết các quốc gia và được nhiều nhà kinh tế sử dụng trong
nghiên cứu. Cách hiểu này cũng tránh được tình trạng tranh cãi do phải xác
định loại hình đầu tư nào mang tính lợi nhuận và loại hình nào mang tính phi
lợi nhuận, hàng hóa nào là hàng hóa công và hàng hóa nào là hàng hóa tư.
Ở Nhật Bản, ĐTC là chi tiêu của chính phủ trên cơ sở hạ tầng công cộng.
Cơ sở hạ tầng công cộng thường bao gồm cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng
xã hội. Cơ sở hạ tầng kinh tế, ví dụ, sân bay, đường bộ, đường sắt, cảng, nước
và hệ thống thoát nước, điện, ga, thông tin liên lạc, vv, và cơ sở hạ tầng xã hội
là trường học hoặc bệnh viện. Cả cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đều có điểm
chung ở chỗ chúng là tài sản công cộng. [105]
Ở Việt Nam, ĐTC bao gồm đầu tư từ ngân sách; đầu tư theo chương
trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là chương trình mục tiêu trung và dài hạn); tín
dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định; đầu tư
của doanh nghiệp Nhà nước, phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn
33
gốc từ ngân sách Nhà nước.
Đầu tư công là đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội. ĐTC bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương
đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án ĐTC; lập, thẩm định, phê
duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án ĐTC; quản lý, sử dụng vốn
ĐTC; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án ĐTC; theo dõi và
đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án ĐTC [62].
Như vậy, các quan niệm chỉ ra, đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của
các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong ĐTC. Song cũng
không vì thế mà coi nó là đầu tư tư nhân, bởi vì đây là tài sản thuộc sở hữu nhà
nước. Vì vậy, việc sử dụng quan niệm này thực ra không làm giản đơn hơn cách
phân loại và quản lý đầu tư của Nhà nước. Trước hết, nó đòi hỏi phải bổ sung
thêm khái niệm “đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các đơn vị thuộc khu
vực nhà nước”, bên cạnh các khái niệm “đầu tư tư nhân” và “đầu tư công”. Sau
nữa, nó làm cho quá trình phân loại để thống kê trở nên phức tạp hơn. Chẳng
hạn, một công trình, nếu được đầu tư bằng vốn ngân sách sẽ thuộc ĐTC, nhưng
nếu thực hiện bằng vốn “xã hội hóa” - tức là do cộng đồng hoặc tư nhân bỏ vốn
đầu tư - sẽ thuộc đầu tư tư nhân, còn nếu có cả sự hỗ trợ vốn của chính phủ sẽ
rất khó phân định ĐTC hay tư nhân.
Hiện nay, “đầu tư công” vẫn được quan niệm: bao gồm tất cả các khoản
đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước tiến hành. Trong quan niệm
này, ĐTC không được xem xét từ mục đích: có sản xuất hàng hóa công hay
không, có mang tính kinh doanh hay là phi lợi nhuận, mà từ góc độ sở hữu
nguồn vốn đầu tư. Cụ thể: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,
34
vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà
nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương đầu tư.
Nguồn vốn cho ĐTC bao gồm các nguồn chính sau đây:
+ Vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN): Vốn NSNN là vốn có nguồn gốc từ
NSNN. NSNN là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước nhằm
thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN được hình thành từ các khoản
thu thuế, phí và lệ phí. Trong đó thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất ở
hầu hết các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị. Khoản thu này được xây
dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước. Phí và lệ phí là
nguồn thu thường được đề cập trước hết trong các nguồn thu vốn có của NSNN
vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp hàng hóa công.
+ Vốn tín dụng Nhà nước: Vốn tín dụng Nhà nước là khoản nợ phát sinh
từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh
Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do các cơ quan quản
lý nhà nước có chức năng bảo lãnh, quản lý trực tiếp ký kết, phát hành, ủy
quyền phát hành theo quy định pháp luật.
+ Vốn ODA: ODA là nguồn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các
khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu
là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính
thức và cơ quan thừa hành của chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các
tổ chức phi chính phủ tài trợ.
- Các mô hình đầu tư công
+ Mô hình đầu tư công 100% vốn ngân sách nhà nước
Nhà nước nắm 100% vốn chủ sở hữu dự án và thuê doanh nghiệp thực
hiện. Thông thường đây là những dự án ít phức tạp, có thời gian thực hiện ngắn;
hoặc đó là các dự án không tạo ra dịch vụ có tính thương mại. Trong trường
35
hợp này, chính quyền và doanh nghiệp có thể đưa ra một hợp đồng tương đối
đầy đủ về trách nhiệm gánh chịu rủi ro của các bên liên quan. Chính quyền
chọn nhà thầu có khả năng thực hiện dự án có chi phí đầu tư cố định thấp nhất.
+ Mô hình Hợp tác công - tư (PPP)
Mô hình đối tác công tư (PPP) là việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối
hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ
sở Hợp đồng dự án. Với mô hình PPP, Nhà nước thiết lập tiêu chuẩn cung cấp
dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo
chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung
cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và
người dân.
Hiện nay có 5 hình thức thực hiện mô hình PPP phổ biến như sau: (i) Mô
hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức theo đó cơ sở hạ tầng
được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá)
cho tư nhân vận hành và khai thác. (ii) Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ -
vận hành DBFO (Design-Build- Finance-Operate), khu vực tư nhân xây dựng,
tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. (iii) Mô
hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build-Operate-Transfer) là hình
thức do công ty thực hiện dự án đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong
một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. (iv) Mô hình
BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) là mô hình sau khi xây dựng xong
chuyển giao ngay cho nhà nước sỏ hữu nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ
quyền khai thác công trình. (v) Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO
(Build-Own-Operate) là hình thức công ty thực hiện dự án xây dựng công trình,
sở hữu và vận hành công trình.
Tóm lại, ĐTC là hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích công cộng. Vốn ĐTC
36
không chỉ từ ngân sách nhà nước mà có thể huy động thêm từ các nguồn khác
như trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2.1.2. Đặc điểm của đầu tư công
- Đầu tư công luôn gắn với chủ thể Nhà nước
Đầu tư công thể hiện vai trò của Nhà nước. Theo Brakman và Van
Marrewijk (1998), ĐTC được tài trợ từ nguồn tích lũy của khu vực kinh tế nhà
nước và vay nợ của Chính phủ. Ở góc độ tài chính công, ĐTC là các khoản chi
tiêu công của Chính phủ. Nhà nước quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư để
thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội, từ lập, thẩm định, phê duyệt, bố trí
nguồn vốn thực hiện và trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo đầu tư
công khai, minh bạch, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đầu tư. Luật Đầu tư công
của Việt Nam năm 2019 (Số: 39/2019/QH14) quy định: “Đầu tư công là hoạt
động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư
công khác theo quy định của Luật này. Bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ
trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công;
lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư
công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình,
quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế
hoạch, chương trình, dự án đầu tư công” [62].
Ngoài ra, ĐTC có mối quan hệ khá chặt chẽ với nợ công. Một trong các
nguồn vốn dành cho ĐTC là nguồn vay từ nước ngoài như ODA, ĐTC kém
hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công và khi nợ công vượt ngưỡng an toàn có
tác động tiêu cực đến mọi hành vi đầu tư, trong đó có ĐTC, và gây bất ổn kinh
tế vĩ mô, thậm chí dẫn đến khủng hoảng nợ công khi Chính phủ không có khả
năng thanh toán nợ. [38]
- Đầu tư công luôn hướng tới mục tiêu công cộng, lợi ích cộng đồng,
37
không vì mục tiêu lợi nhuận
Xuất phát từ vai trò của Nhà nước là đảm bảo các lợi ích công cộng của
xã hội (tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng
kinh tế; đảm bảo tự an ninh, quốc phòng; phát triển sự nghiệp phúc lợi công
cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng xã hội và
bảo vệ môi trường) và thất bại của thị trường trong cung cấp hàng hóa công
cộng; ĐTC thực hiện phục vụ các mục tiêu công cộng, cung cấp hàng hóa, dịch
vụ công cho xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận (Aschauer, 1989). Hàng hóa
công là hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.
Vai trò của Nhà nước là đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội, như
đảm bảo an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và
thất bại của thị trường trong cung cấp hàng hóa công cộng, ĐTC được thực hiện
để phục vụ các mục tiêu công cộng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã
hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, thách thức, trở ngại lớn nhất đối
với ĐTC không vì mục tiêu lợi nhuận là phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và tối
đa hóa phúc lợi xã hội.
- Đầu tư công được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật chặt chẽ
Ở góc độ sở hữu, vốn ĐTC thuộc sở hữu Nhà nước. ĐTC luôn gắn với
chi tiêu công và chủ thể Nhà nước. Trong khi đó, Nhà nước là một khái niệm
khá khái quát, mang tính đại diện chứ không phải là một chủ đầu tư thực sự.
Hơn nữa, mục tiêu của ĐTC là không vì lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo ĐTC
đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả phải được tổ chức thực hiện
trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và có sự tham gia, giám sát của cộng đồng,
phản biện xã hội [59]. Theo đó, ĐTC phải được thực hiện theo các chương
trình, dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch
được duyệt. Việc thực hiện ĐTC phải đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, chất
lượng, tiết kiệm và có hiệu quả; công khai, minh bạch và thống nhất quản lý
38
nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp.
2.1.3. Vai trò đầu tư công
- Thứ nhất, đối với tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư nói chung và ĐTC nói riêng có
vai trò như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới
được thực hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, khi tranh luận có hai quan điểm: quan
điểm thứ nhất cho ĐTC tác động tích cực tới tăng trưởng, quan điểm thứ hai
cho ĐTC không có nhiều tác động tới tăng trưởng.
Trong một số nghiên cứu của các tác giả cho thấy ĐTC có tác động
dương đối với tăng trưởng như Clive Harris (2003), Satish & Pragya Shah
(2009), David Osborne, Ted Gaebler (1997).
Để xem xét mối quan hệ của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở mô
hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển, với giả định vốn ĐTC và tư nhân được bổ
sung cho nhau, Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy (2006)
xây dựng hàm sản xuất: Y = A* f(K,G,N, L). Trong đó:
Y: Đầu ra của nền kinh tế; A: Năng suất tổng hợp (TFP); K: Vốn tư nhân;
G: Vốn ĐTC; N: Tài nguyên thiên nhiên; L: Lao động.
Khi sử dụng mô hình này, việc tăng vốn ĐTC làm tăng đầu ra của nền
kinh tế, tăng năng suất của các nhân tố trong hàm sản xuất, trong đó bao gồm
cả lao động.
Các nghiên cứu khác chỉ ra ở các nước đang phát triển thường có trình
trạng nền kinh tế để thị trường tự thân vận động thì không thể phát triển mạnh
được. Một số nghiên cứu khác cho thấy ĐTC tác động âm đến tăng trưởng như
nghiên cứu của Tewoda Mogues, Marc J. Cohen, Regina Birnern và cộng sự
(2009): hay nghiên cứu Mona Hammami, Jean-Francois Ruhashyankiko &
Etienne B. Yehoue (2006), nhưng có một số nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối
quan hệ giữa ĐTC và tăng trưởng kinh tế như Mona Hammami, Jean-Francois
39
Ruhashyankiko & Etienne B. Yehoue (2006).
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gareth D. Myles (1995) cho kết quả ĐTC
tác động âm đến tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng có tác động dương trong
dài hạn.
Ngoài ra, Falconer P.K (1998) chỉ ra ĐTC chỉ có tác động dương đến
tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng lại không có tác động trong dài hạn; kết luận
ngược lại được tìm thấy trong nghiên cứu của James Edwin Kee và John Forrer
(2002) khẳng định ĐTC không có tác động đến tăng trưởng ngắn hạn nhưng có
tác động dương trong dài hạn.
Trong khi đó, các nhà kinh tế ủng hộ thị trường tự do cho rằng Nhà nước
không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn
và lao động mà sự vận động của thị trường thực hiện tốt hơn vai trò này.
Quan điểm này khẳng định một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường
là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay vô hình của thị
trường. Vai trò của Nhà nước trong trường hợp này là chỉ cần cung cấp các
hàng hoá công cần thiết cho nền kinh tế phát triển như cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng xã hội mà nếu để thị trường tự thân vận động thì không thể đáp
ứng được [16, tr13-21].
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu định tính về ĐTC và hiệu quả của
ĐTC. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng về tác động của ĐTC đối với tăng
trưởng kinh tế rất hạn chế. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2011), cho kết quả
ĐTC có mối quan hệ dương với tăng trưởng kinh tế Việt Nam; nghiên cứu của
Nguyễn Đức Thành (2008), nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh
cho kết quả ĐTC không có quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
Dù là các quan điểm khác nhau về ĐTC và tăng trưởng kinh tế nhưng đa
số các quan điểm lại cho vai trò của Nhà nước cung cấp các hàng hoá công là
cần thiết cho nền kinh tế. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin
40
liên lạc, giáo dục, y tế, môi trường có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế, tạo sự đột phá giữa các ngành kinh tế, công nghiệp phát triển kéo theo nông
nghiệp phát triển theo.
Về tổng thể, ĐTC đã, đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra tác động lan tỏa
lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Thông qua ĐTC, vốn từ ngân sách nhà nước được phân bổ hợp lý, tập
trung đầu tư phát triển dự án kết cấu hạ tầng, giao thông quan trọng, có ý nghĩa
chiến lược trong phát triển, từ đó hệ thống kết cấu hạ tầng nền kinh tế được
phát triển, tạo ra tác động lan tỏa, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước đầu tư và phát triển. Ngoài ra, ĐTC giúp tập trung nguồn lực cao, nhà
nước có thể điều tiết hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa
phương.
- Thứ hai, góp phần ổn định kinh tế, xã hội
Đầu tư công góp phần duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, các
chính sách kích cầu từ ĐTC có vai trò quan trọng hạn chế tác động tiêu cực
kinh tế - xã hội, cải thiện lòng tin kinh tế, hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nhất là khi đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài
không tham gia hoặc suy giảm.
Trong điều kiện hiện nay, ĐTC có vai trò tạo tiếp cận công bằng cơ hội
và nguồn lực phát triển, cơ hội kinh doanh và dịch vụ xã hội cơ bản về thông
tin, giáo dục, y tế, việc làm cũng như hình thành cơ cấu kinh tế và cơ chế
quản lý hợp lý; góp phần cải thiện sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế đến công
bằng trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
Đầu tư công trở thành một công cụ hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô,
nhất là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng và kinh tế trong nước
41
suy thoái, khó khăn. ĐTC hạn chế tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước
ngoài bị suy giảm, đối mặt với nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận
của người dân, nhất là người nghèo đối với dịch vụ công, phúc lợi xã hội được
cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trong giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội. ĐTC
cho xóa đói, giảm nghèo góp phần quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống, chất lượng sống của người nghèo thông qua tăng cường
khả năng tiếp cận và hưởng dịch vụ phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, vệ
sinh môi trường....); cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở địa bàn nghèo, khó
khăn; nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng đối với người nghèo và thay đổi
nhận thức người nghèo, giúp người nghèo thích nghi với kinh tế thị trường.
- Thứ ba, góp phần quan trọng đảm bảo và không ngừng tăng cường sức
mạnh quốc phòng, an ninh
Đầu tư công tạo nền tảng vững chắc về vật chất và kỹ thuật cho đất nước,
thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. ĐTC là động lực quan trọng đảm
bảo quốc phòng, an ninh, thông qua đảm bảo triển khai các công trình, dự án
về quốc phòng an ninh mà khu vực kinh tế tư nhân không thể và cũng không
muốn đầu tư vì không mang lợi nhuận.
Nói tóm lại, ĐTC đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế,
giáo dục đảm bảo công bằng và phân phối hợp lý nguồn lực xã hội.
2.2. Hiệu quả đầu tư công
2.2.1. Quan niệm về hiệu quả đầu tư công
2.2.1.1. Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả là phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh
tế, kỹ thuật, xã hội. Hiệu quả là quan hệ nhân quả của một hoạt động hoặc một
quá trình trong không gian và thời gian xác định. Theo cách tiếp cận hệ thống,
42
hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình với
điều kiện xác định. Mối tương quan đó có thể được đo lường theo đơn vị vật lý
gọi là hiệu quả kỹ thuật, theo đơn vị tiền tệ gọi là hiệu quả kinh tế, theo đơn vị
giá trị xã hội gọi là hiệu quả xã hội.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các
kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để
có các kết quả đó trong một thời kì nhất định [60]. Để đáp ứng nhu cầu quản lý
và nghiên cứu có thể phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả kĩ thuật...
- Theo phạm vi tác động của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án,
từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi quản lý tài
chính. Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm
vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và
hiệu quả gián tiếp.
- Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: hiệu
quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu
quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Từ đó, có thể khái quát hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế là mối quan hệ
so sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà nền kinh tế - xã hội thu được
so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra trong quá
trình thực hiện. Hay hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ
so sánh giữa các chi phí bỏ ra để đầu tư trong hoạt động kinh tế - xã hội để có
được các kết quả trong một thời kỳ nhất định.
43
2.2.1.2. Hiệu quả đầu tư công
Hiệu quả ĐTC trước hết là hiệu quả đầu tư phát triển, tức là quan hệ so
sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi
phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định. Tuy nhiên, mục
tiêu của ĐTC không đơn thuần là mang lại hiệu q...ễn đàn Kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc lần thứ 8 và Đối thoại chính sách kinh tế giữa các nền kinh tế
chuyển đổi châu Á, Báo cáo tại Hà Nội.
12. Bùi Quang Bình (2012), Tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế, vol số 258, tháng 4/2012,
12, pp.12.
13. Nguyễn Thế Bính (2015), "30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học", Tạp chí Phát triển và
Hội nhập. số 22 (32), tháng 5-6/2015.
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu
tư năm 2008-2012.
15. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng,
Sách chuyên khảo, Nxb Tài chính.
16. Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Anh Phong và Trần Hùng Sơn (2011), "Các
nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và
Ngân hàng châu Á, số 58+59 (2011), tr.13-21.
17. Chính phủ (2016), Báo cáo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020, Hà Nội, ngày 20/10/2016.
18. Chính phủ (2013), Báo cáo phân tích thực trạng đầu tư sử dụng vốn nhà
nước, Hà Nội, tháng 8/2013.
154
19. Chính phủ (2016), "Báo cáo phân tích thực trạng đầu tư sử dụng vốn
nhà nước", Hà Nội, ngày 20/10/2016.
20. Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công,
Hà Nội, tháng 8/2013.
21. Chính phủ (2015), Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 về tăng cường
các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công.
22. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020,
Hà Nội, 2012.
23. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo tổng hợp công tác giám sát,
đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018, Hà Nội, 2019.
24. Nguyễn Thị Kim Chung (2017), "Thấy gì từ kinh nghiệm quản lý đầu tư
công tại Trung Quốc và Brazil?", Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 4/2017.
25. Trần Kim Chung (2015), Tái cấu trúc đầu tư công trong khuôn khổ đổi
mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu cấp Nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ, Hà Nội, 2015.
26. Nguyễn Đình Cung (2011), Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà
nước - Một yêu cầu cấp bách của tái cơ cấu kinh tế, Hội thảo khoa học
về tái cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
27. Nguyễn Đình Cung (2011), Giải pháp tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả
đầu tư nhà nước, Hội thảo khoa học về đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo
khoa học.
28. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn
vốn Ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường
Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Xuân Cường và Thái Quang Thế (2020), Bài học từ chính sách
nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Tạp chí Tài chính, số Kỳ
1 tháng 4/2020 (726).
155
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia.
32. Lê Đăng Doanh (2010), Đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước,
Hội thảo khoa học về tái cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo khoa học,
thành phố Huế, 2010.
33. Trịnh Quân Được (2001), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
công nghệp từ ngân sách nhà nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Phú Hà (2007), Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu Ngân
sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt nam, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
35. Lê Văn Hoan (2007), Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
36. Nguyễn Quang Hồng (2002), Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1995: Kinh nghiệm và khả năng
vận dụng vào Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Luận án tiến sĩ kinh
tế.
37. Phạm Văn Hùng, Phan Thị Thu Hiền và Lương Hương Giang (2012),
"Đổi mới công tác quản lý hoạt động đầu tư nhằm thực hiện tái cấu trúc
đầu tư công tại Việt Nam", Tạp chí Phát triển kinh tế và Phát triển. số
177, tháng 3/2012, tr.22-28.
38. Lê Thị Diệu Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Giang (2018), "Đánh giá tác
động của đầu tư công đến an toàn nợ công tại Việt Nam", Tạp chí Tài
chính.
cua-dau-tu-cong-den-an-toan-no-cong-tai-viet-nam-301023.html.
156
39. Võ Thị Vân Khánh (2011), "Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công",
Tạp chí Ngân hàng. số 17, tháng 9/2011.
40. Nguyễn Đức Kiên (2014), Tái cơ cấu đầu tư công để phát triển bền vững,
Nxb Giao thông vận tải.
41. Nguyễn Thường Lạng và Thái Quang Thế (2020), Đầu tư công giai đoạn
2010 - 2019 và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn mới, Tạp chí Tài chính,
số Kỳ 1 tháng 3/2020 (724).
42. Nguyễn Thường Lạng, Thái Quang Thế và Nguyễn Thị Ngọc Yến
(2020), Kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở một số quốc gia, Tạp chí Tài
chính, số Kỳ 1 tháng 4/2020 (726).
43. Trần Du Lịch (2010), Tái cơ cấu đầu tư: Nhìn trong mối quan hệ hệ thống
với sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia, Hội thảo khoa học
về tái cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo, thành phố Huế, 2010.
44. Hà Linh (2012), "Nâng cao hiệu quả đầu tư công: Đổi mới phân cấp kết
hợp với tăng cường giám sát", Tạp chí Thông tin tài chính. số 6, tháng
2/2012.
45. Trần Đức Lộc (2004), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, Luận án Tiến
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
46. Ngô Thắng Lợi (2011), "Tái cơ cấu đầu tư công: Kinh nghiệm thực tiễn
một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển.
47. Lê Chi Mai (2010), "Đầu tư công: Những thách thức phía trước", Tạp
chí Kho bạc.
48. Trần Quang Minh và Ngô Xuân Bình (2004), Tái cơ cấu hệ thống tài
chính Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính 1997-1998: Những kinh
nghiệm và gợi ý cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
157
49. Ngân hàng thế giới (2006a), Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh
doanh, Hà Nội.
50. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam: Hướng tới tầm
nhìn mới, Hà Nội.
51. Ngân hàng thế giới (2013), Đánh giá khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng địa
phương ở Việt Nam.
52. Ngân hàng thế giới (2018), Điểm lại Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam,
Chuyên đề đặt biệt: Tạo thuận lợi thương mại bằng cách hợp lý hóa và
cải thiện tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan, tháng 12/2018.
53. Ngân hàng thế giới (2013), Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh
tế Việt Nam, Báo cáo của Ngân hàng thế giới, tháng 7/2013.
54. Hồ Sỹ Nguyên (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
55. Nguyễn Minh Phong (2012), "Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt
Nam", Tạp chí Cộng sản. số 832, tháng 2/2012.
56. Nguyễn Minh Phong (2011), "Nhìn lại cắt giảm hiệu quả đầu tư theo tinh
thần Nghị quyết 11/NQ-CP", Tạp chí Ngân hàng, số 20, tháng 10/2011.
57. Nguyễn Minh Phong (2011), "Phối hợp chính sách để nâng cao hiệu quả
đầu tư", Hội thảo khoa học về tài cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo.
58. Nguyễn Minh Phong (2010), "Phối hợp chính sách để nâng cao hiệu quả
đầu tư công", Kỷ yếu tại Hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công, Huế 2010.
59. Từ Quang Phương (2003), Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng cao
hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
60. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013), Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư công tại Việt nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
158
61. Nguyễn Hồng Quân (2019), Chiến lược và chính sách phát triển nguồn
nhân lực quốc gia của Hàn Quốc, Kinh tế đối ngoại, Số 116 (4/2019).
62. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công, Nxb Chính trị Quốc gia.
63. Nguyễn Ngọc Sơn và Lương Thanh Hà (2011), "Tái cơ cấu đầu tư công
trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển.
64. Nguyễn Đình Tài và Lê Thanh Tú (2010), "Nâng cao hiệu quả đầu tư
công ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính. tháng 3/2010.
65. Nguyễn Quang Thái (2010), Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công,
Hội thảo khoa học về tái cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo, thành phố
Huế, 2010.
66. Nguyễn Quang Thái (2011), "Thắt chặt đầu tư công để kiềm chế lạm
phát", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán. số 8-2011.
67. Nguyễn Quang Thái và Vũ Tuấn Anh (2011), Đổi mới thể chế và giải
pháp tái cấu trúc đầu tư công, Đổi mới thể chế và những giải pháp chấn
chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài năm
tới, Kỷ yếu hội thảo.
68. Nguyễn Trọng Thản (2011), "Một số ý kiến về đổi mới cơ chế đầu tư
công ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán. số 3-
2011.
69. Vũ Như Thăng (2011), Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-
2020, Hội thảo khoa học về tái cơ cấu đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo.
70. Vũ Như Thăng (2011), Một số vấn đề về chính sách tài khóa và đầu tư
công với mục tiêu ổn định vĩ mô, Triển vọng kinh tế thế giới và những
ứng phó của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Ủy ban Giám sát tài chính quốc
gia.
159
71. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2012), Hoàn thiện hệ thống giám
sát, đánh giá chi tiêu công theo kết quả, Đề tài NCKH cấp Bộ, B2010-
09-110.
72. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2012), "Những khuyến nghị về
tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính. số 1.
73. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế
và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư
công, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
74. Tô Trung Thành và Vũ Sỹ Cường (2015), "Đánh giá quy mô và cơ cấu
phân bổ vốn đầu tư công tại Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển. số 213, tháng 3/2015.
75. Tô Trung Thành (2011), Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ
mô hình thực nghiệm VECM, Tạp chí Tài chính, số 6 (560).
76. Đặng Văn Thanh (2012), "Tái cấu trúc đầu tư công dưới giác độ của kiểm
toán nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán. số 50-51, tháng
1/2012.
77. Nguyễn Xuân Thành (2013), Tái cơ cấu kinh tế - Một năm nhìn lại, Diễn
đàn Kinh tế mùa Xuân - Kinh tế Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
78. Thái Quang Thế và Phùng Xuân Hội (2020), Vấn đề đặt ra đối với phát
triển hệ thống giao thông đô thị thành phố Hà Nội, Tạp chí Tài chính, số
Kỳ 2 tháng 3/2020 (725).
79. Trần Đình Thiên (2009), Đột phá phát triển: Gợi ý từ kinh nghiệm, Sách
chuyên khảo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Hoàng Thị Chinh Thon và các cộng sự (2010), Tác động của chi tiêu
công đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, Bài nghiên
cứu NC-19, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
160
81. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014), "Tác động của
đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực
nghiệm từ mô hình ARDL", Tạp chí Phát triển và Hội nhập. số 19 (29),
tháng 11-12/2014.
82. Phan Tất Thứ (2005), Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả các
dự án đầu tư công ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
83. Tổng cục Thống kê (1995-2019), Niên giám thống kê Việt Nam, các năm
1995-2019.
84. Tổng cục Thống kê (1995-2018), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
85. Phạm Đoan Trang (2018), Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.
86. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Kiểm toán đầu tư công, Hội thảo khoa học
Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và
tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, thành phố Huế, 28-
29/12/2010.
87. Nguyễn Ninh Tuấn (2013), Định hướng đổi mới tư duy phát triển cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoáLuận án tiến sĩ kinh tế.
88. Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách nhà nước do thành
phố Hà Nội quản lý, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
89. Nguyễn Thanh Tùng (2012), "Tái cấu trúc trong lĩnh vực đầu tư công ở
Việt Nam: Từ thực trạng đến giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu khoa học
kiểm toán. số 50-51, tháng 1/2012.
90. Nguyễn Ngọc Tuyến (2010), "Đầu tư công : Kết quả và xu hướng trong
tương lai", Tạp chí Phát triển kinh tế. tháng 1/2010.
161
91. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và UNDP
(2010), "Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt nam', Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
thành phố Huế, ngày 28-29/12/2010.
92. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và UNDP
Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và
tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Kỷ yếu tại Hội thảo
về tái cơ cấu đầu tư công, Huế 2010.
93. Viện Kinh tế Nhật Bản (1999), Kinh tế Nhật Bản và đầu tư công số 34 -
Phát triển vốn xã hội Hồi tưởng thế kỷ 20 và hướng tới thế kỷ 21.
94. Vũ Thị Vinh (2014), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam
hiện nay, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia.
95. KDI - Public Investment Management Center (2010-2018), Annual
Report.
96. Ross Garnaut, Cai Fang và Ligang Song (eds) (2013), China: A new
model for growth and development.
97. Sungmin Han (2017), Contributions of Public Investment to Economic
Growth and Productivity, KDI Journal of Economic Policy 2017, 39(4):
25–50.
98. John Maynard Keynes (1936), The General Theory on Employment,
Interest and Money, Macmillan and co., Limited.
99. Huy Joo Kim (2008), "Hệ thống và giới hạn đầu tư công của Trung
Quốc", Monthly Logistics and Policy_11 ․ December issue.
100. Jay-Hyung Kim (2011), What Made Public Investment Management
Reform Happen in Korea, Public and Private Infrastructure Investment
Management Center (PIMAC) Korea Development Institute (KDI)
162
101. Kiwan Kim (2016), Public Investment Management System in Korea,
Trung tâm quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và tư nhân (PIMAC)
Viện phát triển Hàn Quốc (KDI).
102. Xie Shiqing Li Lilin (2012), Ten Institutional Innovations of the World
Bank in the Management of Chinese Public Investment Projects,
Financial Research
103. Wu Ming-e (2016), Research on the Input Efficiency of Provincial
Public Capital in China College of Public Administration of Chongqing
University, Chongqing, China.
104. Tomomi Miyazaki và Haruo Kondoh (2016), Local Public Investment
and Regional Business Cycle Fluctuations in Japan, Kobe University,
Discussion Paper No.1624.
105. Toshiyuki Nakamura (2018), Handbook on Strengthening Public
Investment Management Capacity, Japan International Cooperation
Agency Industrial Development and Public Policy Department.
106. Tổng cục Thống kê Trung Quốc truy cập ngày,
tại trang.
107. Allen R. và D. (eds) Tommasi (2001), Managing Government
Expenditure: A Reference Book for Transition Countries, Paris: OECD
SIGMA.
108. Spackman (2002), Multi-Year Perspective in Budgeting and Public
Investment Planning, OECD, Paris, 24-26 April 2002.
109. Kelsey Wilkins và Andrew Zurawski (2014), Infrastructure Investment
in China, Reserve Bank of Australia.
110. Young-Iob và Chung (2007), South Korea in the fast lane: economic
development and capital formation.
163
111. Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn và Nataliya Biletska and Jim Brumby
(2010), "A Diagnostic Framwork for Assessing Public Investment
Management", The World Bank Africa Region, Public Sector Reform
and Capacity Building Unit & Poverty Reduction and Economic
Management Network, Public Sector Unit, (8/2010).
112. Anita Tuladhar và Markus Bruckner (2010), Public Investment as a
Fiscal Stimulus: Evidence from Japan’s Regional Spending During the
1990s, IMF.
113. Edwards Anderson, Paolo de Renzio và Stempanie Levy (2006), The
Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and
Methods, Overseas Development Institute, 111 Westminster Bridge
Road London SE1 7JD UK, Working Paper 263, March 2006.
114. Era Dabla-Norris và các cộng sự (2011), “Investing in Public
Investment: An Index of Public Investment Efficiency”, IMF.
115. IMF (2019), Press Release No. 19/314, IMF Executive Board concludes
2019 Article IV consultations with the People's Republic of China.
116. International Monetary Fund (2001), Government Finance Statistics
Manual.
117. International Monetary Fund (2015), Making Public Investment More
Efficient, The Staff Report prepared by IMF staff and completed on June
11, 2015.
118. International Monetary Fund (2014), Public Investment as an Engine of
Growth, Prepared by Andrew M. Warner, No. 14/148; August 1, 2014
119. Jay-Hyung Kim, jaykim@kdi.re.kr và Managing Director (2010), Public
Investment Management in Korea: Efficiency and Sustainability, Public
and Private Infrastructure Investment Management Center.
164
120. Jay Hyung Kim và các cộng sự (2012), Public Investment Management
Reform in Korea: Efforts for Enhancing Efficiency and Sustainability of
Public Expenditure, Prepared by Korea Development Institute (KDI).
121. JayJay-Hyung Kim (2010), Public Investment Management in Korea:
Efficiency and Sustainability, Public and Private Infrastructure
Investment Management Center - KDI.
122. KDI (2010), The Korean Economy: Six Decades, 2010.
123. Kim Chung-yum (2011), From Despair to Hope Economic
Policymaking in Korea 1945-1979, Korea Development Institute (KDI).
124. Lee và S (2008), Inducing transport mode choice behaviorial changes in
Korea: a quantitative analysis of hypothetical TDM measures,
Intemational Transport Fomm.
125. R.E. Lucas, Jr., (1993), “Making a Miracle”, Econometrica.
126. Ministry of Economy and Finance (MOEF) và Republic of Korea (2018),
Improving Efficiency and Effectivity of Infrastructure Spending by
Enhancing Public Investment Management, Korea Development
Institute (KDI).
127. Mizell và L. And D. Allain-Dupré (2013), Creating Conditions for
Effective Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level
Goverment Context, OECD Regional Development Working Papers,
4/2014, OECD Publishing.
128. OECD (2005), Challenges for China’s Public Spending: Toward
Greater Effectiveness and Equity,
finance/challengesforchinaspublicspendingtowardgreatereffectivenessa
ndequity.htm.
129. OECD (2013), Draft OECD principles on Effective Public investment: a
shared responsibility across levels of government.
165
130. Ross Garnaut Cai Fang and Ligang Song (eds) (2013), "China: A new
model for growth and development”.
131. Sanjeev Kumar (2011), "Public Investment Managenment - Korean
Experience".
132. Syed Adnan Haider Ali Shah Bukhari (2007), Public Investment and
Economic Growth in the Three Little Dragons: Evidence from
Heterogeneous Dynamic Panel Data, Applied Economics Research
Centre, University of Karachi, Karachi-75270, Pakistan.
133. Tomomi Miyazaki và Haruo Kondoh (2007), "Public investment and
business cycles: The case of Japan", Discussion Paper No.1624.
134. Yu Nannan và Mi Jianing (2012), Public infrastructure investment,
economic growth and policy choice: evidence from China, Proceedings
of the 2012 International Conference on Public Management (ICPM-
2012).
135. Yumei Zhang, Xinxin Wang và Kevin Chen (2012), Growth and
Distributive Effects of Public Infrastructure Investments in China,
Partnership for Economic Policy Working
136. Vũ Sỹ Cường (2014), "Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước: Thực trạng
và giải pháp thể chế",
137. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), "Tái cơ cấu đầu tư công: Thực trạng và giải
pháp",
luan/tai-co-cau-dau-tu-cong-thuc-trang-va-giai-phap-41415.html.
138. Nguyễn Công Nghiệp (2010), "Bàn về hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước",
139. Nguyễn Xuân Thành (2011), "Đầu tư công Việt Nam, nhà nghèo lãng
phí",
lang-phi-20111018034047107.htm.
166
140. Nguyễn Xuân Thành (2011), "Quản lý đầu tư công như thế nào cho hiệu
quả", http//:www.tamnhin.net.vn.
141. Nguyễn Phương Thảo (2013), "Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của
một số quốc gia trên thế giới",
lieu/201310/kinh-nghiem-quan-ly-dau-tu-cong-cua-mot-so-quoc-gia-
tren-the-gioi-292530/.
142. Bùi Trinh (2011), "Đánh giá hiệu quả đầu tư",
143. Đăng Tuân (2016), Đầu tư công: Thẩm định kém, tù mù hiệu quả,
hieu-qua-14618.html, truy cập ngày, tại trang.
144. Đài KBS WORLD Radio (2019), Hàn Quốc duy trì vị trí 12 thế giới về
GDP năm 2018,
32, truy cập ngày, tại trang.
145. Linh Anh (2020), Dàn trải, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng,
https://baoxaydung.com.vn/dan-trai-lang-phi-trong-quan-ly-dau-tu-xay-
dung-269085.html, truy cập ngày, tại trang.
146. Viện Kinh tế Nhật Bản (2002), Kinh tế Nhật Bản và đầu tư công - Sự co
lại liên tục của thị trường xây dựng và con đường khả thi của ngành xây
dựng, Viện Kinh tế Nhật Bản.
167
PHỤ LỤC
168
Phụ lục 1. Thực trạng đầu tư công ở Trung Quốc
Đơn vị tính: 100 triệu nhân dân tệ
Năm
Tổng vốn
đầu tư công
GDP
Đầu tư cố định
toàn xã hội
Đầu tư công/đầu tư
tài sản cố định trong
toàn xã hội (%)
Đầu tư công/
GDP (%)
1995 4645.6 60356.6 20019.3 23.21 2.70
1996 5574.0 5574.0 22913.5 24.26 7.88
1997 6877.3 78802.9 24941.1 27.57 8.73
1998 8878.3 83817.6 28406.2 31.25 10.59
1999 9685.0 89366.5 29854.7 32.44 10.84
2000 10569.9 99066.1 32917.7 32.11 10.67
2001 11439.1 109276.2 37213.5 30.74 10.47
2002 13367.6 120480.4 43499.9 30.73 11.10
2003 19907.2 137422.0 55566.6 35.83 14.49
2004 24912.3 161840.2 70477.4 35.35 15.39
2005 30896.2 187318.9 88773.6 34.80 16.49
2006 36746.4 219438.5 109998.2 33.41 16.75
2007 42440.6 270232.3 137323.9 30.91 15.71
2008 51877.7 319515.5 172828.4 30.02 16.24
2009 73785.5 349081.4 224598.8 32.85 21.14
2010 87863.7 413030.3 251683.8 34.91 21.27
2011 85632.2 489300.6 311485.1 27.49 17.50
2012 99668.7 540367.4 374694.7 26.60 18.44
2013 118998.7 595244.4 446294.1 26.66 19.99
2014 142940.3 643974.0 512020.7 27.92 22.20
2015 166566.4 689052.1 561999.8 29.64 24.17
2016 192235.1 743585.5 606465.7 31.70 25.85
Nguồn dữ liệu: Niên giám thống kê Trung Quốc từ năm 1995-2019 và cơ sở
dữ liệu của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc
169
Phụ lục 2: Đầu tư hình thành tài sản cố định của Trung Quốc
Đơn vị tính: %
Năm
Tổng đầu tư hình
thành tài sản cố
định so với GDP
Tốc độ tăng tài
sản cố định
Tiêu dùng tư nhân
so với GDP
1978 - - 48,8
1979 - - 49,2
1980 20,2 - 50,8
1981 19,8 5,5 52,5
1982 23,2 28,0 51,9
1983 24,0 16,2 52,0
1984 25,4 28,2 50,8
1985 28,3 38,8 51,7
1986 30,6 22,7 50,4
1987 31,7 21,5 49,9
1988 31,9 25,4 51,1
1989 26,1 -7,2 50,9
1990 24,3 2,4 48,9
1991 25,8 23,9 47,5
Trung bình 25,9 18,7 50,5
1992 30,3 44,4 47,2
1993 37,8 61,8 44,4
1994 36,5 30,4 43,5
1995 34,8 17,5 44,9
1996 34,4 14,5 45,8
Trung bình 34,8 33,7 45,1
1997 34,1 8,8 45,3
1998 36,9 13,9 45,3
1999 37,1 5,1 46,1
2000 37,3 10,3 46,4
2001 38,9 13,1 45,2
2002 41,9 16,9 43,7
Năm Tổng đầu tư hình Tốc độ tăng tài Tiêu dùng tư nhân
170
thành tài sản cố
định so với GDP
sản cố định so với GDP
Trung bình 37,7 11,3 45,3
2003 47,6 27,7 41,7
2004 51,6 26,8 39,8
2005 48,6 25,7 38,0
2006 52,5 24,0 -
2007 55,6 24,8 -
Trung bình 51,2 25,8 39,8
Nguồn: Lai (2008)
171
Phụ lục 3. Danh sách tình trạng đầu tư công của Trung Quốc theo ngành
Năm
Đầu tư
vào tài
sản cố
định
của toàn
xã hội
trong
sản xuất
và cung
cấp
điện,
khí đốt
và nước
Vận tải,
kho bãi,
và dịch
vụ bưu
chính
Nghiên
cứu
khoa
học,
dịch vụ
kỹ
thuật
và
công
nghiệp
khảo
sát địa
chất
Đầu tư
vào tài
sản cố
định
của toàn
xã hội
trong
bảo tồn
nước,
quản lý
môi
trường
và công
cộng
Dịch
vụ
thường
trú và
đầu tư
ngành
dịch vụ
khác
vào tài
sản cố
định
Giáo
dục tài
sản cố
định
trong
toàn xã
hội
Đầu tư
vào tài
sản cố
định
của
toàn xã
hội về
y tế, an
sinh xã
hội và
phúc
lợi xã
hội
Đầu tư
xã hội,
tài sản
cố định
vào
văn
hóa,
thể
thao và
giải trí
Quản
lý công
và tổ
chức
xã hội
đầu tư
vào tài
sản cố
định
của
toàn xã
hội
200
3
3962.
4
6289.
4
285.8 4365.
8
241.6 1671.
1
405.8 531.5 2153.
7
200
4
5795.
1
7646.
2
333.1 5071.
7
313.7 2024.
8
516.7 773.4 2437.
4
200
5
7554.
4
9614.
0
435.1 6274.
3
363.5 2209.
2
661.8 857.0 2926.
8
200
6
8585.
7
12138
.1
495.3 8152.
7
389.5 2270.
2
769.0 955.4 2990.
5
200
7
9467.
6
14154
.0
560.0 10154
.3
434.7 2375.
6
885.0 2375.
6
885.0
200
8
10997
.2
17024
.4
782.0 13534
.3
522.0 2523.
8
1155.
6
1589.
9
3748.
5
200
9
14434
.6
24974
.7
1200.
8
19874
.4
801.9 3521.
2
1858.
6
2383.
4
4735.
9
201
0
15679
.7
30074
.5
379.3 24827
.6
1114.
1
4033.
6
2119.
0
2959.
4
5676.
6
201
1
14659
.8
28291
.7
1679.
8
24523
.2
1443.
3
3894.
6
2330.
3
3162.
0
5647.
8
201
2
16672
.7
31444
.9
2475.
8
29621
.6
1905.
0
4613.
0
2617.
2
4271.
3
6047.
4
201
3
19634
.7
36790
.1
3133.
2
37663
.9
2099.
3
5433.
0
3139.
3
5231.
1
5874.
1
201
4
22829
.7
43215
.7
4219.
1
46225
.0
2371.
7
6708.
7
3991.
5
6178.
4
7200.
5
172
201
5
26722
.8
49200
.0
4752.
0
55679
.6
2730.
3
7726.
8
5175.
6
6728.
3
7851.
1
201
6
29747
.8
53890
.4
5567.
8
68647
.6
2750.
9
9326.
7
6282.
1
7834.
2
8187.
7
Nguồn dữ liệu: “Niên giám thống kê Trung Quốc” từ 2003 đến 2016
173
Phụ lục 4. Hiệu quả đầu tư công tại các khu vực ở Trung Quốc (năm đại
diện)
K
hu
vự
c
Tăng trung bình hiệu quả đầu tư
công
Tăng trưởng tích lũy hiệu quả đầu tư
công
19
86
19
90
19
94
19
98
20
02
20
06
20
10
20
14
19
86
19
90
19
94
19
98
20
02
20
06
20
10
201
4
Phía
đông
0.
01
7
0.
01
6
0.
07
6
0.
17
9
0.
06
0
0.
08
3
0.
09
0
0.
06
1
1.
01
7
1.
07
0
1.
28
6
2.
11
2
2.
89
7
3.
97
3
5.
69
4
7.5
41
Trun
g tâm
0.
02
0
0.
00
8
0.
05
5
0.
19
2
0.
07
9
0.
12
2
0.
15
8
0.
10
8
1.
02
0
1.
07
5
1.
31
8
2.
19
8
3.
33
2
5.
28
5
8.
71
8
12.
168
Phía
tây
0.
02
6
0.
00
8
0.
03
5
0.
15
8
0.
10
7
0.
11
0
0.
11
7
0.
09
4
1.
02
6
1.
06
2
1.
20
5
1.
78
2
2.
75
2
4.
30
2
6.
58
9
9.6
59
Đông
Bắc
0.
00
8
0.
00
8
0.
03
6
0.
18
6
0.
09
5
0.
11
8
0.
16
3
0.
05
8
1.
00
8
1.
06
8
1.
24
0
1.
84
5
2.
66
9
3.
76
0
6.
48
3
8.8
42
Bờ
biển
phía
Bắc
0.
02
2
0.
01
9
0.
04
1
0.
17
4
0.
04
8
0.
10
5
0.
11
3
0.
08
5
1.
02
2
1.
07
3
1.
19
6
1.
89
5
2.
64
5
3.
85
4
6.
13
9
8.6
42
Bờ
Đông
0.
01
9
0.
01
8
0.
08
5
0.
17
1
0.
05
6
0.
04
8
0.
06
7
0.
07
3
1.
01
9
1.
08
4
1.
34
7
2.
37
7
3.
42
6
4.
64
5
5.
88
6
7.5
23
Bờ
biển
phía
Nam
0.
01
1
0.
01
1
0.
12
5
0.
19
5
0.
07
5
0.
07
1
0.
06
3
0.
03
4
1.
01
1
1.
04
2
1.
38
4
2.
30
0
2.
97
7
3.
74
0
5.
01
7
6.2
65
Sông
trung
vàng
0.
02
1
0.
00
5
0.
04
4
0.
18
0
0.
12
4
0.
14
2
0.
09
6
0.
10
1
1.
02
1
1.
05
1
1.
24
4
1.
96
4
3.
00
7
5.
25
9
7.
95
8
11.
176
Sông
Trun
g
Dươ
ng
0.
02
0
0.
01
0
0.
06
6
0.
19
0
0.
04
7
0.
12
6
0.
15
2
0.
10
2
1.
02
0
1.
09
1
1.
35
8
2.
34
1
3.
50
5
5.
77
2
9.
36
8
12.
951
Tây
Nam
0.
01
4
0.
00
7
0.
04
8
0.
20
1
0.
12
4
0.
14
6
0.
14
4
0.
10
6
1.
01
4
1.
04
9
1.
23
3
2.
00
0
3.
28
9
5.
39
0
8.
67
8
12.
811
Đại
Tây
Bắc
0.
04
4
0.
01
0
0.
02
2
0.
11
2
0.
08
2
0.
05
7
0.
12
2
0.
09
5
1.
04
4
1.
08
5
1.
17
5
1.
56
8
2.
25
3
2.
93
9
4.
40
8
6.6
35
Toàn
quốc
0.
02
0.
01
0.
05
0.
17
0.
08
0.
10
0.
11
0.
08
1.
02
1.
06
1.
26
2.
00
2.
95
4.
43
6.
82
9.5
55
174
1 1 5 4 3 4 8 6 1 8 3 7 3 9 1
Lưu ý: Khu vực phía đông bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Liêu
Ninh, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Quảng Đông
và Hải Nam, khu vực trung tâm bao gồm Sơn Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang,
An Huy, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam, khu vực phía tây bao gồm
Nội Mông , Quảng Tây, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Tây
Tạng, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương. Phía đông
bắc bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang, bờ biển phía bắc bao
gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và Sơn Đông, bờ biển phía đông bao gồm
Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang, bờ biển phía nam bao gồm Phúc Kiến,
Quảng Đông và Hải Nam, trung lưu của sông Hoàng Hà bao gồm Thiểm Tây,
Sơn Tây, Hà Nam và Nội Mông; Bao gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây và An
Huy, Tây Nam bao gồm Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và
Quảng Tây, Đại Tây Bắc bao gồm Tây Tạng, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ
và Tân Cương.
Nguồn: College of Public Administration of Chongqing University,
Chongqing, China, 2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hieu_qua_dau_tu_cong_o_mot_so_nuoc_dong_a_va_bai_hoc.pdf
- Trichyeu_ThaiQuangThe.pdf