VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRỌNG LĂNG
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TRỌNG LĂNG
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
Ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 9. 31. 04. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Hảo
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, công trình nghiên cứu “Hàn
201 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vi ủng hộ xã hội của
sinh” là của riêng tác giả. Những dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án trung
thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Trọng Lăng
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI
1.1. Những nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội 9
1.2. Những nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 26
1.3.
Đánh giá các công trình nghiên cứu về hành vi ủng hộ
xã hội
29
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI
2.1. Lý luận về hành vi và hành vi xã hội 32
2.2. Hành vi ủng hộ xã hội 37
2.3. Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 55
2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên
60
Chƣơng 3 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu 67
3.2. Mẫu và địa bàn nghiên cứu 69
3.3. Phương pháp nghiên cứu 71
3.4 Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 77
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
4.1. Thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 86
4.2.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên
114
4.3.
Phân tích trƣờng hợp chân dung tâm lý (điển
hình)
129
4.4. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy hành vi ủng hộ 136
xã hội của sinh viên
KẾT LUẬN 145
KIẾN NGHỊ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm n sâu sắc P S. TS. ê V n ảo đã tận tình hư ng
d n và g i cho tôi những tư ng trong quá trình lựa chọn các vấn đ nghiên cứu
của luận án, t o đi u kiện gi p đ , động viên đ tôi vư t qua nhi u khó kh n trong
nghiên cứu.
Tôi nhận đư c sự gi p đ đ trách nhiệm của các cán bộ hoa Tâm l -giáo
d c và các Ph ng Quản l ào t o - ọc viện hoa học ã hội. Trong quá trình
làm luận án của mình, không th không nhắc t i sự quan tâm, gi p đ nhiệt tình
của S. TS. V V n ng và P S. TS. Ngu n Th ai an, luôn ch bảo, gi p đ
tôi những l c khó kh n. in bà t sự cảm n sâu sắc t i tập th cán bộ, giảng viên
của ọc viện hoa học ã hội.
Tôi xin cảm n các b n đ ng nghiệp, các em sinh viên, an iám hiệu
trư ng i học Trà Vinh đã t o mọi đi u kiện đ tôi hoàn thành luận án của mình.
c biệt cảm n những ngư i thân trong gia đình đã động viên, quan tâm, dành
th i gian đ tôi hoàn thiện luận án nà .
Trong th i gian làm luận án, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhi u nên
luận án của tôi c n mắc nhi u l i và c n đư c góp , ch nh s a đ bản luận án ngà
hoàn thiện h n. nh mong qu th , cô giáo và qu b n đ ng nghiệp, những ai
quan tâm đến đ tài nghiên cứu nà đóng kiến, đ tôi có th ch nh s a, hoàn thiện
luận án nà đư c tốt h n.
Trân trọng cảm n
à Nội, tháng 03 n m 2021
Nguyễn Trọng Lăng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
SV Sinh viên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên biểu bảng Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể 69
Bảng 3.2. Các công cụ khảo sát của đề tài 79
Bảng 4.3. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 86
Bảng 4.4. Hành vi chia sẻ của sinh viên 89
Bảng 4.5. Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên 91
Bảng 4.6: Mức độ tham gia tình nguyện của sinh viên 93
Bảng 4.7: Hành vi ủng hộ xã hội theo giới tính sinh viên 97
Bảng 4.8: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo dân tộc 98
Bảng 4.9: Mức độ thể hiện các hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên giữa
năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và năm thứ tư
100
Bảng 4.10: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo khối ngành học 101
Bảng 4.11: Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo mức sống 103
Bảng 4.12: Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội theo niềm tin tôn
giáo
105
Bảng 4.13: Mức độ tương quan Pearson giữa các hành vi ủng hộ xã hội 107
Bảng 4.14: So sánh mức độ lòng tin xã hội giữa nam và nữ sinh viên 109
Bảng 4.15: Sinh viên đánh giá người khác theo quan điểm của mình 110
Bảng 4.16: Thứ tự ưu tiên của các giá trị đối với sinh viên 111
Bảng 4.17: So sánh giữa nam và nữ về thứ tự ưu tiên các giá trị 113
Bảng 4.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên
115
Tên biểu bảng Trang
Bảng 4.19: Ảnh hưởng yếu tố xu hướng thực hiện đến hành vi ủng hộ
xã hội
118
Bảng 4.20: Ảnh hưởng yếu tố niềm tin tôn giáo đến hành vi ủng hộ xã
hội
119
Bảng 4.21: Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến hành vi ủng hộ xã hội 121
Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố với sinh viên các
năm
122
Bảng 4.23: Mức độ tương quan Pearson giữa các yếu tố 123
Bảng 4.24. Tương quan giữa các yếu tố với hành vi ủng hộ xã hội của
sinh viên
124
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia sẻ của sinh viên 125
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi vị tha của sinh viên 126
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tình nguyện của sinh
viên
127
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của các yếu tố đến Động cơ thúc đẩy hành vi
ủng hộ xã hội của sinh viên
128
Bảng 4.29. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ
nhất
130
Bảng 4.30. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ
hai
133
Bảng 4.31. Mức độ thể hiện hành vi ủng hộ xã hội chân dung tâm lý thứ
ba
135
Bảng 4.32. Đánh giá của sinh viên về các biện pháp nuôi dưỡng và thúc
đẩy hành vi ủng hộ xã hội
141
Bảng 4.33: Kiểm định độ tương quan Pearson của các nhóm biện pháp
đề xuất
142
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên biểu đồ Trang
Hình 2.1. Khung lý thuyết về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên 65
Biểu đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên (Điểm trung bình).
115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi ủng hộ xã hội - một khía cạnh rất quan trọng của xã hội hiện nay.
Hành vi ủng hộ xã hội (prosocial behavior) hay còn gọi là hành vi vì xã hội và động
cơ ấy đã trở thành sự quan tâm lớn của nhiều nhà Tâm lý học xã hội tập trung
nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội hiểu một cách đơn giản hành vi mang đến lợi ích
cho người khác. Đây là những hành vi tích cực trong xã hội và được khuyến khích
thực hiện. Nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội đã được thực hiện nhiều trên thế
giới. Song tại Việt Nam thì khái niệm này còn khá mới. Mặc dù, không dùng cụ thể
thuật ngữ hành vi ủng hộ xã hội nhưng hành vi này đã được nhắc đến nhiều, thậm
chí đã đi vào lịch sử nước nhà như hành vi đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, vị tha
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tập trung nhiều vào các mặt
tích cực - mặt sáng như các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tâm lý của cá nhân và
xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu trước cho thấy, hành vi ủng hộ xã hội có vai trò
quan trọng trong sự phát triển xã hội. Tầm quan trọng ở mức độ tự trọng cao, làm
sao để phát triển các mối quan hệ lâu bền và làm thế nào để tạo ra động lực duy trì
các hành vi vị tha và giúp đỡ người khác. Green và Schneider cũng nhất trí rằng
hành vi ủng hộ xã hội là hành vi học được. Nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sâu hơn
chính xác điều gì trẻ em học được qua quan sát, hành vi ủng hộ xã hội của người
khác? Họ cho rằng cái quyết định hành vi ủng hộ xã hội không chỉ là sự cần thiết
phải quan sát và bắt chước hành vi của người khác, mà cả khả năng hiểu được
người khác [dẫn lại theo David Clarke, 2003].
Hành vi giúp đỡ, đoàn kết, hợp tác đã được ghi nhận ngay từ những giai
đoạn đầu của lịch sử và nền văn hóa (trong đấu tranh sinh tồn, trong bảo vệ bộ tộc,
bộ lạc,) [Levine & Levine, 1992]. Hành vi ủng hộ xã hội bao gồm những hành vi
như an ủi, giúp đỡ, chia sẻ và hành vi nhân ái, vị tha đối với người khác trong cộng
đồng xã hội, biểu hiện truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta với tinh thần
“tối lửa tắt đèn có nhau”; “lá lành đùm lá rách”; “thương người như thể thương
thân”, nhất là trong việc chống dịch Covid-19 và chống thiên tai tại các tỉnh miền
2
Trung. Những việc tình nguyện vì người khác càng có tác động lan tỏa trong cộng
đồng, làm cho mọi người gắn kết hơn với nhau còn hơn bất cứ sự tuyên truyền, lời
nói, sự kiện nào khác.
Trong xã hội Việt Nam ta hiện nay, mọi người đều thừa nhận đời sống kinh
tế của người dân ngày càng khá lên. Tuy nhiên, tình cảm và đạo đức lại có chiều
xuống cấp. Trong đó, có hành vi ủng hộ xã hội hiểu theo nghĩa tích cực và cũng là
vấn đề cơ bản của tâm lý học xã hội - một chuyên ngành nghiên cứu quan hệ xã hội
và ảnh hưởng xã hội. Nghiên cứu mang tính chất cơ bản này sẽ góp phần tạo ra sự
cân bằng hơn giữa các nghiên cứu tâm lý vốn hay thiên về phần tối, tiêu cực hơn là
phần sáng, tích cực, cái thiện. Việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội còn mang ý
nghĩa thực tiễn rất lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong đó, có nhiều người
đang tích cực tham gia phong trào xung kích, tình nguyện, hiến máu nhân đạo, thực
hiện việc làm tử tế nhưng một số khác cũng bị đánh giá là ích kỷ hay thậm chí
thờ ơ, vô cảm. Từ cuối năm 2014 đến nay, truyền hình Việt Nam cũng bắt đầu một
chương trình Việc t tế. Sau một năm phát sóng, 300 tấm gương, hành động đẹp, vì
người khác hay xã hội được đã được tôn vinh, lan tỏa, người nhỏ tuổi nhất là một
em học sinh lớp năm và người lớn tuổi nhất là một cụ già 93 tuổi. [dẫn lại theo Lê
Văn Hảo, 2016].
Nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên có giá trị thực tiễn ứng
dụng cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục hay các bậc cha mẹ, khi họ muốn nuôi
dưỡng lòng nhân ái, thúc đẩy các hành vi ủng hộ xã hội trong gia đình, nhà trường
và cộng đồng. Điều này, lại càng đặc biệt có ý nghĩa trong một môi trường xã hội
đang chuyển đổi, đan xen nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực - hành vi chống đối xã
hội như vi phạm pháp luật trong sinh viên, tâm lý con người dần bộc lộ nhiều điểm
sáng và tối trong xã hội phức tạp hiện nay. Hành vi ủng hộ xã hội là sợi chỉ đỏ gắn
kết cộng đồng giữa con người với con người, tạo ra sức mạnh đoàn kết chung để
vượt qua những thời điểm khó khăn trong lịch sử một gia đình, cộng đồng hay một
quốc gia. Hiểu biết về hành vi ủng hộ xã hội và động cơ ấy, cũng như các yếu tố cản
trở và yếu tố thúc đẩy để nuôi dưỡng, phát triển các dạng hành vi tích cực cũng
3
chính là một cách hiệu quả đẩy lùi các hành vi tiêu cực, lệch chuẩn hay chống đối
xã hội, vi phạm pháp luật vốn đang có xu hướng tăng trong giai đoạn hiện nay, nhất
là ở sinh viên. Đặc biệt thanh niên nói chung và sinh viên ở các trường Đại học nói
riêng là đội ngũ tri thức được đào tạo bài bản và tương lai là chủ nhân của đất nước.
Bác Hồ đã từng dặn trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường: “Non sông Việt
Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các cháu” [Hồ Chí Minh, 1972, tr.12].
Với mong muốn tìm hiểu làm sáng tỏ các hành vi có ích, có lợi với người
khác và cho xã hội trong sinh viên, chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ kịp thời góp phần vào việc xây dựng, bổ sung nền tảng cơ sở khoa học
cho công tác định hướng, giáo dục hành vi tích cực, giúp cho sinh viên trở thành
người tử tế, phát triển toàn diện nhân cách và đóng góp ngày càng tích cực hơn cho
cộng đồng.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên” là vấn đề nghiên cứu của luận án.
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận và chỉ ra thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội trong nước và
ngoài nước.
2.2.2. Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi ủng hộ xã hội và hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên.
2.2.3. Chỉ ra thực trạng về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
2.2.4. Đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
4
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề ra những giả thuyết nghiên
cứu cho luận án cụ thể:
- Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên ở mức độ thường xuyên qua các dạng
hành vi: hành vi chia sẻ, hành vi vị tha và hành vi tình nguyện đối với người khác.
Trong đó hành vi chia sẻ thể hiện rõ hơn so với các hành vi còn lại.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên bao
gồm: cái tôi hiệu quả, tự kiểm soát, xu hướng thực hiện hành vi, niềm tin tôn giáo
và các yếu tố môi trường giáo dục có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi ủng hộ xã
hội của sinh viên.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. ối tư ng nghiên cứu:
Mức độ và biểu hiện Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
3.2. hách th nghiên cứu:
Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh 620 người (Thuộc 5 khối ngành: Khoa
học xã hội - Kinh tế; Kỹ thuật - Công nghệ; Nông nghiệp - Thủy sản; Sư phạm; Sức
khỏe).
3.3. Ph m vi nghiên cứu
3.3.1. i i h n nội dung
Tìm hiểu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên là một vấn đề khó khăn và
phức tạp. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh sau đây:
- Đánh giá mức độ và biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên ở ba
dạng hành vi ủng hộ xã hội cụ thể là: hành vi vị tha, hành vi chia sẻ, hành vi tình
nguyện với người khác trong đời sống.
- Luận án chỉ tập trung tìm hiểu một số yếu tố về mặt cá nhân ảnh hưởng đến
thực trạng hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo các tiêu chí: Cái tôi hiệu quả, Tự
kiểm soát, xu hướng thực hiện hành vi xã hội, tôn giáo, các yếu tố môi trường.
5
3.3.2. i i h n v đ a bàn nghiên cứu
Trường Đại học Trà Vinh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trường có đặc
trưng gần 30% sinh viên dân tộc khmer học tập. Trong mẫu nghiên cứu này chúng
tôi chọn theo nguyên tắc tiện lợi trên 19% sinh viên dân tộc Khmer. Quy mô đào tạo
là trên 18.000 nghìn sinh viên, ở nhiều tỉnh lân cận hội tụ về Trường Đại học Trà
Vinh học tập, giao lưu và điều này càng thể hiện tính đa văn hóa trong môi trường
Đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ.
Thời gian nghiên cứu từ 4/2017 đến 6/2020
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận
cơ bản của tâm lý học sau đây:
4.1.1. Ngu ên tắc khách quan:
Nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiên cứu từ
chính bản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượng như chúng vốn
có trong thực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của chúng. Nguyên tắc khách
quan làm tăng tin cậy của các kết quả nghiên cứu và giúp các nghiên cứu ngày càng
tiến gần hơn đến bản chất của tin cậy với vai trò thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt, dự
báo hành vi ủng hộ xã hội.
4.1.2. Ngu ên tắc ho t động - nhân cách:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Do đó, hành vi ủng hộ xã hội
của sinh viên phải nghiên cứu thông qua thực tiễn hoạt động học tập nhóm, công
tác xã hội tình nguyện của sinh viên. Hành vi ủng hộ xã hội là sự phản ánh một
phần điều kiện xã hội của nhóm, của cộng đồng mà sinh viên sinh sống, hoạt động
trong đó. Đồng thời cũng là sản phẩm của hoạt động và học tập xã hội. Hành vi
ủng hộ xã hội của sinh viên được tham gia trong các lớp học, tổ chức Đoàn, Hội
sinh viên và xã hội.
6
4.1.3. Ngu ên tắc tiếp cận khoa học liên ngành: Hành vi ủng hộ xã hội đã
được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như: Tâm lý học xã hội, sinh lý học, xã hội
học, giáo dục học, Tâm lý học xuyên văn hóa... Vì vậy, khi nghiên cứu hành vi
ủng hộ xã hội cần phải tiếp cận liên ngành khoa học để có cách nhìn hệ thống, đầy
đủ.
4.1.4. Ngu ên tắc phát tri n:
Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong mối quan hệ xã hội đều có
quá trình nảy sinh, vận động và phát triển qua các hành vi ủng hộ xã hội trong từng
giai đoạn phát triển lịch sử xã hội. Tâm lý cá nhân hay của xã hội đều nằm trong
quy luật này, có sự phát triển và biến đổi về chất. Khi nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý xã hội, nhà khoa học cần xem xét chúng trong một quá trình phát triển.
Các phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện và giải quyết các mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây:
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - văn bản, tài liệu
4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.3.1. Phương pháp chuyên gia
4.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
4.3.4. Phương pháp phân tích trường hợp (chân dung) tâm lý
4.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng chương trình thống kê SPSS
Việc mô tả chi tiết cụ thể về mục đích, cách thức tiến hành, thực hiện các
phương pháp nghiên cứu cụ thể này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong
chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trong luận án đã đưa ra được một tổng quan nghiên cứu về hành vi ủng hộ
xã hội của giới trẻ, bao gồm sinh viên. Các hướng nghiên cứu, các dạng hành vi cụ
thể là: hành vi chia sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện và phân loại được hành vi
ủng hộ xã hội. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một hệ thống các khái niệm
7
căn bản để định hướng cho nghiên cứu thực tiễn. Từ đó, thao tác hóa khái niệm
thành các chỉ báo đo lường được trong thực tiễn.
- Nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tính nhân
văn, mình vì mọi người và sự sẵn sàng chia sẻ trong quan hệ cá nhân sinh viên với
cộng đồng, đặc biệt là những người yếu thế. Điều này cần có ở sinh viên và rất cần
được giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay.
- Việc chỉ ra được thực trạng mức độ và các biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội,
so sánh với biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên theo nhiều biến số độc
lập, ở mức độ thường xuyên, có nghĩa là phần lớn có sự cân bằng với hành vi chia
sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện, hành vi chia sẻ là nổi bật nhất và phân tích
(trường hợp) chân dung tâm lý sinh viên và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, tác động
đều đến hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất
biện pháp, những nội dung, giáo dục hành vi ủng hộ xã hội, hành vi tích cực trong
sinh viên hiện nay, cải thiện và phòng ngừa những hành vi tiêu cực, chống đối xã
hội trong sinh viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. V m t l luận:
- Kết quả nghiên cứu về lý luận của luận án góp phần bổ sung, làm giàu có
thêm nguồn tri thức, hiểu biết khi nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên, làm sáng tỏ thêm lý luận về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên trong tâm lý
học xã hội. Làm tư liệu lý luận trong đào tạo và giáo dục sinh viên và trong nghiên
cứu Tâm lý học.
- Nghiên cứu này cũng góp phần bổ sung vào một số khoảng trống nghiên
cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Những vấn đề mà luận án chưa đi sâu
nghiên cứu hoặc chưa giải quyết được có thể sẽ là những gợi ý cho các hướng
nghiên cứu tiếp theo liên quan đến lĩnh vực này.
8
6.2. V thực ti n:
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đóng góp vào việc nâng cao nhận
thức, hiểu biết, tri thức về quan niệm, hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên, thông qua
mô tả thực trạng mức độ biểu hiện hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Hành vi ủng
hộ xã hội càng nhiều, sinh viên càng có nhiều cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cung cấp hệ thống tư liệu về thực trạng hành
vi ủng hộ xã hội của sinh viên. Có giá trị ứng dụng thực tiễn cho các nhà quản lý, các
nhà giáo dục và các bậc cha mẹ, để nuôi dưỡng lòng nhân ái, thúc đẩy các hành vi
ủng hộ xã hội trong mỗi gia đình, nhà trường phát triển nhân cách sinh viên.
- Các biện pháp được đề xuất là tài liệu tham khảo cho các bậc cha mẹ, cán bộ
quản lý giáo dục, thầy cô giáo và tổ chức Đoàn - Hội sinh viên vận dụng thúc đẩy hành
vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu, 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hành vi ủng hộ xã hội
Chương 2. Cơ sở lý luận về Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục.
9
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI
Thông qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
của sinh viên cho thấy, vấn đề này mặc dù được các tác giả trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ lâu, song tại Việt Nam, vẫn là vấn đề mới được nhắc đến trong một
vài năm trở lại đây. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chúng tôi
nhận thấy, việc tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên theo vấn đề là phù hợp hơn về mặt khoa học. Trên quan điểm như vậy, tình
hình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên sẽ được trình bày một số nội
dung chính dưới đây.
1.1. Những nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
Hành vi ủng hộ xã hội về cơ bản bị bỏ quên, cho đến những năm 60 của thế
kỷ XX. Lúc đó, hành vi ủng hộ xã hội được tập trung quan tâm thay thế dần cho các
hành vi tiêu cực xã hội. Do thời điểm đó, các nhà khoa học nhận thức rằng hành vi
tiêu cực như một mối đe dọa cho xã hội. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, việc đi sâu
nghiên cứu và tìm hiểu hành vi ủng hộ xã hội là cách thức cần thiết để hiểu hành vi
tiêu cực xã hội cũng như để thúc đẩy sự thay đổi. Nhiều năm sau, nhận thức được
tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội trong việc điều tiết xã
hội, hành vi xã hội tích cực đã được ghi nhận. Sự quan tâm đến việc phát triển hành
vi ủng hộ xã hội xuất phát từ nhu cầu mong muốn xã hội vận hành một cách hài hòa
[Kavussanu, Seal & Phillips, 2006]. Khi mà hành vi ủng hộ xã hội trở nên quan
trọng hơn đối với các cá nhân và nhóm xã hội thì chúng đã được nghiên cứu một
cách trọng tâm hơn và cũng được công nhận một cách phù hợp hơn. Sau này, các
nhà hành vi học đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc ngăn chặn hành vi có
hại thông qua việc tăng cường và hỗ trợ xây dựng các hành vi có ích. Từ đây, hành
vi đạo đức cũng được quan tâm nghiên cứu. Hành vi ủng hộ xã hội cũng được xem
là gắn kết rất chặt chẽ với yếu tố đạo đức [Bar-Tal, 1982].
10
1.1.1. Những nghiên cứu v t m quan trọng của hành vi ủng hộ xã hội
Ryan & Patrick [2001] cho rằng, hành vi ủng hộ xã hội là một yếu tố dự báo
của sự thành công trong học tập, xã hội và đời sống tình cảm sau này. Sự phát triển
lành mạnh và tích cực về mặt xã hội ở người trẻ tuổi có tương quan với sự phát triển
nhận thức, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho thành tích học trong tương lai.
Trẻ em và thanh thiếu niên thực hiện nhiều hành vi ủng hộ xã hội đã được chứng
minh rằng có nhiều cơ hội hơn để đạt được thành công học tập ở trường [Roeser và
cộng sự, 2000]. Hành vi đạo đức/ ủng hộ xã hội khi được hình thành sớm cũng có
hiệu quả trong việc phòng tránh các chứng trầm cảm và trong việc thúc đẩy thành
tích học tập [Bandura và cộng sự 1996a]. Một thái độ tích cực và hành vi ủng hộ xã
hội dẫn đến các mối quan hệ tốt với những người khác và giúp nâng cao mức độ tự
tin của người đó [Barry & Wentzel, 2006].
Eisenberg & Mussen [1989] trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng,
việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội mang đến hiệu quả tâm lý tích cực cho
thanh thiếu niên, bao gồm việc làm tăng tính tự chủ và kỹ năng đối phó với các tình
huống khó khăn trong cuộc sống. Hầu hết thanh thiếu niên hành động mang tính
ủng hộ xã hội bằng cách tuân thủ theo chuẩn mực xã hội để phù hợp với xã hội đó.
Tuy nhiên, cũng có những thanh thiếu niên không tôn trọng các quy tắc chuẩn mực,
thay vào đó là tham gia vào các hoạt động hoặc thực hiện các hành vi chống đối xã
hội [Hoffman, 2008]. Hậu quả của các hành vi tiêu cực này có thể liên quan đến
tình trạng thanh thiếu niên bỏ học hoặc ít tham gia các hoạt động mang tính tập thể
và đồng đội. Khi thanh thiếu niên có những hành vi chống đối xã hội thì sẽ dễ dẫn
đến những nguy cơ như: bỏ học, lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục không an toàn,
phá hủy các mối quan hệ xã hội [Walker, Colvin, & Ramsey, 1995]. Nếu hành vi
tiêu cực này vẫn tồn tại và kéo dài, nhiều biện pháp sẽ được đưa ra, như đuổi học
(nhưng biện pháp này lại thường là một trong những nguyên nhân gây gia tăng
nhiều hơn các hành vi tiêu cực). Vì lý do này, hành vi ủng hộ xã hội là điều cần
thiết trong sự phát triển xã hội. Thanh thiếu niên là một nhóm xã hội quan trọng vì
họ có nhiều khả năng chống lại hành vi chuẩn mực, thay vào đó là những hành vi
11
mà các em cảm thấy phù hợp. Điều này thấy rõ nhất trong thanh thiếu niên độ tuổi
từ 7 đến 17 tuổi.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội mang lại
nhiều lợi ích về thể chất cũng như tinh thần, chẳng hạn như: Các hành động tích cực
giúp con người tăng cường các cảm giác hạnh phúc [Kurtz, Lyubomirsky, 2008];
[McGowen, 2006]; Hành vi ủng hộ xã hội có tương quan thuận với chất lượng các
mối quan hệ [Helgeson, 1994] và làm giảm tỉ lệ tử vong ở người [Brown và cộng sự
2003]. Việc giúp đỡ người khác thậm chí còn mang đến dự đoán làm giảm tỉ lệ tử
vong do căng thẳng Poulin và cộng sự [2013]. Theo Thoits & Hewitt (2001), công
việc tình nguyện – một dạng của hành vi ủng hộ xã hội còn giúp tăng cường cảm
nhận hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống, lòng tự trọng, ý thức kiểm soát cuộc
sống, tăng cường sức khoẻ thể chất, giảm bớt chứng trầm cảm và giúp tăng đáng kể
các lợi ích lâu dài [Piliavin & Siegl 2007].
Nhóm tác giả Dunn, Ashton-James, Hanson & Aknin [2010] còn chỉ ra rằng,
việc chúng ta lấy tiền để giúp đỡ người khác còn mang lại hạnh phúc hơn là dùng số
tiền đó để chi tiêu cho chính bản thân mình. Đem tiền cho hoạt động từ thiện, trên
thực tế, kích hoạt vùng não liên quan đến phần thưởng [Harbaugh, Mayr &
Burghart, 2007]. Từ đó, những người hạnh phúc hơn thường có hành động tích cực
hơn và họ trải qua những mức độ hạnh phúc cao hơn bằng cách làm như vậy
[Piliavin, 2003].
Như vậy, việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội đã được nhiều tác giả
khẳng định là mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn: mang lại sự thành công, mở rộng
mối quan hệ, cảm nhận hạnh phúc, giảm tỉ lệ tử vong Những kết quả tích cực này
cho thấy, việc nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội trên khách thể thanh niên là điều
nên làm, để chúng ta khuyến khích các hành vi ủng hộ xã hội trong thanh niên. Điều
này sẽ giúp làm giảm các nguy cơ về hành vi chống đối xã hội, tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật trong thanh niên.
12
1.1.2. Những nghiên cứu v các ki u/ lo i hành vi ủng hộ xã hội
Eisenberg và cộng sự [1998] khi nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội đã xác
định hai loại của hành vi này là: lòng vị tha và hành vi thân thiện với xã hội. Các
hành vi ủng hộ xã hội được định nghĩa là sự giúp đỡ tự nguyện chủ yếu do mối
quan tâm đến nhu cầu và phúc lợi của người khác, thường gây ra bởi sự đáp ứng
cảm thông và hiện thưc hóa các nguyên tắc phù hợp với việc giúp đỡ người khác
[Eisenberg và Fabes, 1990]. Với loại hành vi thân thiện xã hội này, bởi vì người trợ
giúp chủ yếu quan tâm đến phúc lợi của người khác, nên những người trợ giúp thỉnh
thoảng vẫn phải bỏ ra chi phí. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tranh luận rất gay gắt
rằng, liệu các hành vi vị tha có tồn tại hay không thì có ít nhất ba dòng bằng chứng
ủng hộ sự tồn tại của lòng vị tha:
+ Thứ nhất, Batson & Shaw [1991] đã trình bày bằng chứng về tính di truyền
của sự thông cảm. Sự thông cảm được cho là có khả năng thích nghi trong quá trình
tiến hóa. Điều này liên quan đến lòng vị tha từ tính di truyền.
+ Thứ hai, Gilbert và Fiske, [2004] có những bằng chứng về sự ổn định
trong cách ứng xử theo hướng ủng hộ xã hội ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên.
+ Thứ ba, Eisenberg và Fabes [1990] đã tìm ra các cách hành xử khác nhau
của cùng một cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau. Cũng theo Eisenberg và
Fabes [1990], hành vi ủng hộ xã hội là kiểu hành vi mà trong đó mọi người có động
cơ ứng xử theo cách tiến bộ khi ở nơi công cộng và được thực hiện bởi mong muốn
được chấp thuận và tôn trọng bởi những người khác (như phụ huynh, đồng
nghiệp), đồng thời cũng để tăng cường giá trị của bản thân.
Penner, Dovidio, Piliavin, và Schroeder [2005] còn đưa ra một hướng chung
trong nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội là tìm hiểu xem liệu những người khác,
có đóng vai trò làm chứng cho hành vi ủng hộ xã hội của một cá nhân hay không.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giúp đỡ thực hiện trước mặt người khác đôi
khi kết hợp với động cơ tự định hướng. Cũng theo các tác giả này, tình nguyện là
một dạng hành vi ủng hộ xã hội trong bối cảnh một tổ chức, được lên kế hoạch và
thực hiện trong một thời gian dài, theo đó nhằm mục đích hỗ trợ xã hội và có sự
13
cam kết công dân. Các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng, hoạt động tình
nguyện đúng nghĩa có những điểm khác với sự giúp đỡ thông thường. Theo
Eisenberg và Fabes [1998], những khác biệt này ở chỗ: hoạt động tình nguyện ít có
khả năng xuất phát từ một cảm giác về nghĩa vụ cá nhân, trong khi hầu hết các hành
động giúp đỡ thông thường liên quan đến ý thức về một nghĩa vụ cá nhân đối với
một người cụ thể. Những tình nguyện viên trong một tổ chức hoặc một dịch vụ từ
thiện thường không được thúc đẩy bởi sự cân nhắc như vậy.
Musick và Wilson (2008) trong cuốn sách của họ viết về tình nguyện đã
tuyên bố rằng: Tình nguyện là một hình thức của hành vi vị tha. Sự kết hợp giữa
tình nguyện và vị tha là rất dễ nhận thấy thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
cho người khác, bao gồm cả sự an ủi với người (bị) bệnh [Chambré, 1995].
Rõ ràng mong muốn giúp đỡ người khác mà không phải bỏ ra chi phí gì là
điều quan trọng để con người tham gia vào bất kỳ hình thức tình nguyện nào. ...àm từ thiện khá mạnh mẽ trong doanh nghiệp [Đặng Nguyên Anh, và cộng sự,
2011]. Có thể nói hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam ngày càng có tính tự nguyện
hơn và đây là một thuận lợi lớn cho việc phát huy sức mạnh của hoạt động thiện
nguyện cộng đồng.
1.2. Những nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội có thể nói tính đến
nay mới có tác giả Lê Văn Hảo [2016] với công trình “ ành vi ủng hộ xã hội trong
thanh niên hiện na ” và Phan Thị Mai Hương [2016] với công trình “Tr tuệ cảm
x c và mối quan hệ của nó v i hành vi xã hội thanh thiếu niên” đề cập trực tiếp
đến hành vi ủng hộ xã hội với ý nghĩa khái quát của khái niệm hành vi ủng hộ xã
hội. Lê Văn Hảo [2016] đã đánh giá thực trạng hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên
Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu động cơ của các hành vi ủng hộ xã hội trong bối cảnh
27
có nhiều biến đổi xã hội hiện nay. Xác định các lập luận đạo đức (các cân nhắc, xét
đoán về mặt đạo đức) nằm sau hành vi ủng hộ xã hội trong những tình huống nan
đề. Xem xét mức độ thấu cảm và hành vi ủng hộ xã hội có liên quan ra sao, xem xét
lòng tin, đặc biệt là lòng tin xã hội (lòng tin liên cá nhân) như một yếu tố thúc đẩy
hành vi giúp đỡ, hành vi hợp tác ở thanh niên. Tìm hiểu giá trị liên quan đến hành vi
ủng hộ xã hội hay điều mà gia đình, nhà trường và chính thanh niên coi trọng. Phan
Thị Mai Hương trong nghiên cứu của mình đã tìm hiểu mức độ thực hiện một số
dạng hành vi xã hội trong đó có hành vi ủng hộ xã hội và chỉ ra mối quan hệ giữa
trí tuệ cảm xúc và những dạng hành vi này.
Tác giả Vũ Quỳnh Châu (2015) với “Thực trạng hành vi ủng hộ xã hội ở
thanh niên Việt Nam” (Trong đề tài Hành vi ủng hộ xã hội thanh niên Việt Nam;
2012.09; do tác giả Lê Văn Hảo làm chủ nhiệm). Nghiên cứu tiến hành khảo sát
1.200 thanh niên đang học tại các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, Đại học thuộc
5 tỉnh thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thực hiện hành vi ủng hộ xã
hội thanh niên Việt Nam hiện nay chưa cao [Vũ Quỳnh Châu, 2015]. Tác giả Lê
Văn Hảo (2006) với “Bước đầu tìm hiểu tính cá nhân, tính cộng qua quan hệ hàng
xóm láng giềng ở một xã ven đô” nghiên cứu thực hiện năm 2004 trên mẫu chọn
418 người tham gia phần nghiên cứu định lượng và 21 người tham gia phần nghiên
cứu định tính. Cụ thể, phỏng vấn bán cấu trúc trên mẫu 21 người có 12 nữ, 9 nam
bao gồm cả những người làm ruộng, làm thủ công, công nhân, giáo viên, đã nghỉ
hưu và một số cán bộ xã, thôn ở cả 3 thôn Huỳnh Cung, Tựu Liệt và Kim Ngưu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm “cộng đồng nhà” không thể phủ nhận ở
người dân Tam Hiệp. Chính vì vậy, để hợp tác và tương trợ trở nên sâu rộng, mang
tính xã hội hóa cao, vượt ra khỏi phạm vi “nhà”, thường phải đòi hỏi có sự khởi
xướng, lãnh đạo của chính quyền hay một tổ chức xã hội nào đó. Đây cũng là
nghiên cứu gián tiếp liên quan đến hành vi ủng hộ xã hội [Lê Văn Hảo, 2006, tr.11].
Nguyễn Thị Hoa (2016) với Hành vi giúp đỡ giữa những người hàng xóm ở Hà Nội.
Nghiên cứu thực hiện 150 người dân ở Hà Nội, kết quả điểm trung bình ở mục giúp
đỡ nhau khi khó khăn là 2,08 thang điểm từ 1 đến 3, thể hiện mối quan tâm giúp đỡ
28
giữa những người hàng xóm trong mẫu khảo sát chỉ ở mức trung bình [Nguyễn Thị
Hoa, 2016, tr.50]. Tác giả Lê Văn Hảo (2017), “Chúng ta đang nuôi dưỡng và thúc
đẩy phẩm chất nào ở thanh niên?”. Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu định
hướng giá trị quan trọng liên quan đến hành vi ủng hộ xã hội mà cha mẹ và giáo
viên đang truyền tải tới thanh niên. Sử dụng phương pháp trên một mẫu chọn 1.200
thanh niên (tuổi trung bình là 18,31) ở 5 tỉnh và thành phố, nghiên cứu phát hiện ra
rằng “quan tâm, chăm sóc người khác” không phải là ưu tiên hàng đầu của thanh
niên Việt Nam và càng không phải là định hướng giá trị ưu tiên của cha mẹ và thầy
cô dành cho thanh niên. Thông điệp số một mà đa số thầy cô giáo gửi cho thanh
niên (học sinh, sinh viên của họ) là thành đạt chứ không phải là quan tâm, chăm sóc
[Lê Văn Hảo, 2017, tr.23-35].
Tác giả Đỗ Ngọc Khanh (2017), với “Thấu cảm và hành vi ủng hộ xã hội ở
thanh niên”. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.200 thanh niên (tuổi từ 15 đến
26 tuổi, trung bình toàn mẫu 18,31) đang sinh sống ở Hà Nội, Tuyên Quang, Bình
Định, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang, nhằm tìm hiểu mức độ thấu cảm của
thanh niên, cả về mặt nhìn nhận từ quan điểm của người khác lẫn quan tâm thấu
cảm, đạt mức trung bình khá. Mức thấu cảm của thanh niên khác nhau theo giới, nơi
cư trú, lứa tuổi. Có mối tương quan thuận giữa mức độ thấu cảm với hành vi ủng hộ
xã hội, động cơ hành vi ủng hộ xã hội và mức độ lập luận về mặt đạo đức khi đưa ra
quyết định hành động của thanh niên [Đỗ Ngọc Khanh, 2017]. Nguyễn Tuấn Anh
(2017), “Mối quan hệ giữa đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội ở sinh viên”. Bằng
phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với 144 sinh viên và phỏng vấn sâu 2
sinh viên, nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa đồng cảm và hành
vi ủng hộ xã hội ở sinh viên. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các
nhóm sinh viên phân theo giới tính, năm học và địa bàn xuất thân về một số dạng
đồng cảm và hành vi ủng hộ xã hội [Nguyễn Tuấn Anh, 2017, tr.76-87].
Nhìn chung, các nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu và đánh giá khá sâu sắc các
yếu tố cả về mặt chủ quan lẫn khách quan có vai trò tác động đến hành vi ủng hộ xã
hội. Những biến số như tình huống được đánh giá là có tác động khá đáng kể trong
29
việc cá nhân thực hiện hành vi ủng hộ xã hội. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi
xoay quanh các kết quả nghiên cứu giữa các tác giả không đồng nhất. Chẳng hạn
như yếu tố giới tính, tuổi tác, học vấn liệu có ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã
hội?
1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội
Các nghiên cứu đã chỉ rõ sự khác biệt rõ ràng giữa các cộng đồng ở nông
thôn và đô thị. Mặc dù đa số các nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội đều tập trung
vào sự giúp đỡ người lạ, nhưng trong thực tế sự giúp đỡ thường xảy ra nhất, trong
gia đình hay nhóm bạn bè gần gũi.
Các nghiên cứu về hành vi đã tiếp cận theo các hướng: khuyến khích, kích
hoạt, tham gia và minh hoạ. Phương pháp tiếp cận này rất hữu ích để xác định
khoảng trống có thể cần phải được điền nếu thay đổi hành vi là xảy ra. Hành vi xã
hội cũng được thể hiện bằng các khoản đóng góp bằng tiền cho các tổ chức từ thiện,
công việc tình nguyện, giúp đỡ người không quen biết. Các nghiên cứu đánh giá 6
loại hành vi xã hội: vị tha, tuân thủ, cảm xúc, khinh thường, công khai và ẩn danh.
Các biện pháp thông cảm, quan điểm, đau khổ cá nhân, tính thích ứng xã hội, hành
vi xã hội toàn cầu, trách nhiệm xã hội, ghi nhận trách nhiệm, kỹ năng ngôn ngữ, và
lý luận luân lý xã hội cũng đã được nghiên cứu. Các kết quả khác nhau được thể
hiện bởi các nghiên cứu sử dụng các biện pháp hành vi tự đánh giá so với hành vi
của hành vi xã hội có thể không chỉ dừng lại ở sự khác biệt về cách thức quản lý mà
còn trong loại hành vi được đánh giá, các biện pháp tự thể hiện thường được đánh
giá các hành vi tự nguyện, không khẩn cấp hơn, trong khi các biện pháp hành vi
thường đánh giá các hành vi khẩn cấp, hoặc các tình huống khi có sự giúp đỡ.
Khách thể nghiên cứu được chọn từ trẻ em đến người già. Trong đó, ít đề cập đến
sinh viên để khảo sát nghiên cứu. Đây là khoảng trống cần được nghiên cứu về hành
vi chia sẻ, hành vi vị tha, hành vi tình nguyện của sinh viên để bổ sung vào bức
tranh chung của hành vi ủng hộ xã hội.
Các nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội: Hành vi ủng hộ xã hội: sức mạnh
của tình huống, Động cơ hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên Việt Nam, Thực trạng
30
hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên Việt Nam, Lập luận về mặt đạo đức trong các
hành vi ủng hộ xã hội,... có trong lĩnh vực tâm lý học. Cha mẹ thường ưu tiên con
cái của mình nhiều hơn. Hầu như trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng muốn giúp
đỡ đầu tư cho con cái và mong con cái sẽ đền đáp công ơn đó lúc về già. Các nghiên
cứu về hành vi ủng hộ xã hội còn mỏng. Các nghiên cứu Hành vi ủng hộ xã hội tập
trung vào giới trẻ nói chung, còn tập trung vào khách thể sinh viên còn ít. Do đó,
khoảng trống cần nghiên cứu để lấp đầy là Hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên.
Hành vi ủng hộ xã hội là một vấn đề khá mới tại Việt Nam. Tính đến thời
điểm này, rất ít tác giả lựa chọn hành vi ủng hộ xã hội làm vấn đề nghiên cứu của
mình. Do vậy, việc chúng tôi lựa chọn vấn đề này làm chủ đề nghiên cứu sẽ có thể
mang tính mới cao và nhiều nội dung có thể lựa chọn để nghiên cứu song sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi, trao đổi với các chuyên gia, nhóm nghiên
cứu, tác giả khác. Nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội của sinh viên đặc biệt dân tộc
Kinh, Khmer, Hoa còn ít được nghiên cứu ở Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy, sự lựa chọn nghiên cứu đề tài trên đã tạo ra điểm mới của đề tài luận án. Kết
quả nghiên cứu đề tài luận án phục vụ trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo sinh viên dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trong các trường đại học ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Các nhà nghiên cứu thống nhất Hành vi ủng hộ xã hội được hiểu là tất cả
những hành động mang lại lợi ích cho người khác hay xã hội nói chung và chúng
bao gồm các dạng hành vi: hành vi v tha, gi p đ , chia sẻ, tình ngu ện và hợp tác,
tuân thủ, cảm xúc, khinh thường, công khai và ẩn danh. Đặc điểm của các dạng
hành vi này đã đang bàn đến hiệu quả của việc giúp đỡ, mang lại lợi ích cho người
khác chứ chưa bàn đến động cơ bên trong thúc đẩy hành vi này. Do đó, động cơ
thực hiện hành vi có thể là vì ích kỷ cá nhân, có thể hoàn toàn vì người khác hoặc
cũng có thể là vì một mục đích nhất định để thực hiện phù hợp với chuẩn mực xã
hội hoặc các quy tắc đạo đức giữa người với người.
31
Các nghiên cứu đã xem xét cho thấy Hành vi ủng hộ xã hội chịu tác động của
nhiều yếu tố bao gồm: cái tôi hiệu quả, tiêu điểm kiểm soát, yếu tố tôn giáo, xu
hướng thực hiện hành vi, môi trường hoàn cảnh sống. Môi trường giáo dục là bối
cảnh ảnh hưởng rõ nét nhất đến việc thực hiện hành vi ủng hộ xã hội. Môi trường
giáo dục thường bao gồm một nhóm sinh viên, học sinh, giáo viên. Nhưng 5 yếu tố
mà tác giả luận án chọn là vì các yếu tố ảnh hưởng bao gồm yếu tố Cá nhân + Yếu
tố xã hội trong mối quan hệ tương tác với nhau: Yếu tố nào mạnh hơn sẽ chiếm ưu
thế để dẫn đến giúp đỡ hay không giúp đỡ. Có thể thành 2 nhóm: yếu tố thúc đẩy và
yếu tố cản trở hành vi ủng hộ xã hội sinh viên trong trường Đại học.
Nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội, các tác giả trên thế giới đã tập trung giải
quyết một số nội dung căn bản sau: Nghiên cứu về tầm quan trọng của hành vi ủng
hộ xã hội; Nghiên cứu về kiểu/loại hành vi ủng hộ xã hội; Nghiên cứu về sự phát
triển của hành vi ủng hộ xã hội; Nghiên cứu xuyên văn hóa về hành vi ủng hộ xã
hội; Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủng hộ xã hội; Bàn về tình
hình nghiên cứu hành vi ủng hộ xã hội ở Việt Nam, hiện nay mới có đề tài của tác
giả Lê Văn Hảo (2016) thực hiện với mục đích tìm hiểu thực trạng hành vi ủng hộ
xã hội trong thanh niên Việt Nam.
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy,
hành vi ủng hộ xã hội được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và theo nhiều hướng khác
nhau, mỗi cách tiếp cận có khách thể nghiên cứu riêng biệt, khai thác ở các khía
cạnh hành vi vì xã hội, mang lại lợi ích và làm lợi cho nhiều người khác. Đặc biệt, ở
Việt Nam các nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội theo hướng tích cực, mặt tốt
chưa nhiều, chưa rộng khắp ở các vùng miền.
32
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
2.1. Lý luận về hành vi và hành vi xã hội
2.1.1. Hành vi
2.1.1.1. Khái niệm hành vi
Trong xã hội hiện nay, thuật ngữ hành vi được hiểu theo nghĩa rộng là “các
hành động, phản ứng, tương tác đáp lại những tác nhân kích thích bên ngoài và bên
trong, bao gồm cả những hoạt động có thể quan sát được một cách khách quan, các
hoạt động quan sát được qua nội quan và các quá trình vô thức” [Corsini, 1999, tr.
99].
Theo Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học (2012) của Vũ Dũng (chủ biên) “Hành
vi đư c coi là tổng h p các phản ứng vận động đối v i các k ch th ch bên ngoài”
[Vũ Dũng (chủ biên), 2012, tr.169].
Hành vi biểu hiện bằng toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên
ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Hành vi tốt đẹp, việc
làm của con người trong xã hội.
2.1.1.2. Đặc điểm của hành vi
Hành vi là bất kỳ hoạt động nào có thể được quan sát, ghi lại và đo lường. Cá
nhân ứng xử với một môi trường, đó là bản chất của con người để đáp ứng tình
huống kích thích tạo ra bởi môi trường bên trong và bên ngoài. Md. Abu Sayed
(2013), Các đặc điểm của hành vi con người có thể được thể hiện dưới dạng: 1.Các
quy tắc và luật lệ xã hội: Con người là sinh vật xã hội và tuân theo các quy tắc và
luật lệ xã hội. Các quy tắc và quy định xã hội thúc đẩy một cá nhân theo một cách
cụ thể. 2.Ngôn ngữ và sự hiểu biết: Con người thể hiện tình cảm, cảm xúc và trò
chuyện với nhau thông qua ngôn ngữ. Sự tương tác của cá nhân và nhóm giúp họ
truyền tải tin tức và quan điểm của họ. 3.Giáo dục và kiến thức: Giáo dục là sức
33
mạnh giúp một cá nhân thừa nhận sự khác biệt giữa đúng và sai. Giá trị của thực
hành trong việc đạt được kỹ năng hoặc kiến thức đặc điểm chung của hành vi con
người. Học vấn và kiến thức là những điều chỉnh quan trọng trong hành vi của con
người. 4.Khả năng thích ứng: Bản chất con người luôn thay đổi để đối phó thành
công với tình huống mới. Con người luôn phải đối mặt với sự thay đổi của môi
trường. Khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường là đặc điểm chung của
hành vi con người. 5.Năng lực tìm hiểu kiến thức: Chỉ con người mới có đủ khả
năng để học hỏi kiến thức. Con người có thể nâng cao năng lực của mình bằng cách
tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm. Đây là đặc điểm riêng của con người. 6.Mục
tiêu: Con người hành xử với mục đích hoàn thành mục tiêu chung của họ, điều đó
thúc đẩy anh ta đến một hướng cụ thể. Thúc đẩy hoặc nhằm mục tiêu theo đuổi
hành vi hướng đến mục tiêu. 7.Hành vi và kiến thức: Con người vĩ đại về hành vi và
kiến thức, đủ khả năng để trang bị kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Năm 1913 Watson đưa ra cương lĩnh đầu tiên của Tâm lý học hành vi bao
gồm 4 đặc điểm sau đây: Tâm lý học hành vi không mô tả, không giảng giải các
trạng thái ý thức, mà quan tâm đến hành vi của tồn tại người, như: tồn tại người,
chứ không phải là người với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội.
Các sự kiện quan sát thấy đều được lý giải theo nguyên tắc: Khi có một kích
thích nào đó tác động vào, cơ thể tạo ra một phản ứng nhất định.
Đi theo những người nghiên cứu tâm lý học động vật lấy nguyên tắc “thử và
lỗi” làm nguyên tắc khởi thủy điều khiển mọi hành vi, Oátxơn muốn loại trừ tâm lý
học duy tâm với phương pháp nội quan bằng cách nghiên cứu hành vi theo phương
pháp lâu nay vẫn dùng trong tâm lý học động vật. Oátxơn đặt ra cho thuyết hành vi
mục đích điều khiển được hành vi. Toàn bộ việc điều khiển dựa vào chỗ cứ có một
trong hai yếu tố thì biết được yếu tố tương ứng thứ hai [Phạm Minh Hạc, 2002
tr.359-360].
Theo D.Rotter hành vi của con người có các đặc điểm sau: Chúng ta có sẵn
thái độ chủ quan đối với kết quả hành vi của mình trong các thuật ngữ về số lượng,
34
chất lượng củng cố có thể diễn ra sau hành vi đó. Chúng ta đánh giá xác suất của
việc một hành vi nào đó sẽ dẫn đến nhận được một củng cố nhất định và trên cơ sở
những đánh giá đó điều chỉnh hành vi của mình. Chúng ta gán cho các củng cố khác
nhau, những mức độ quan trọng khác nhau và đánh giá giá trị tương đối của chúng
trong các tình huống khác nhau. Môi trường tâm lý khác nhau, các môi trường này
là đa dạng, tổng hợp, độc đáo đối với chúng ta cũng như với mỗi cá nhân có thể gây
ra những tác động khác nhau đến những người khác nhau [Phan Trọng Ngọ,
Nguyễn Đức Hướng, 2003, tr171-172].
2.1.1.3. Phân loại hành vi
Houle, Sagarin & Kaplan [2005] đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các giá
trị (có vai trò như động cơ xã hội) thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội; với ý thức ủng hộ
xã hội trong hành vi mua hàng của khách hàng Anh [Pepper, Jackson và Uzzell,
2009]; với tình yêu thương của những người làm tình nguyện [Sprecher và Fehr,
2005]; hành vi tham gia tình nguyện [Clary và Snyder, 1999; Dekker và Halman,
2003; Schwartz, 2010; Clary, Snyder & Ridge, 1992; Wilson, 2003]; hành vi hợp
tác liên cá nhân [Bornstein & Brian, 1999]; với hành vi hợp tác [Schwartz, 1996];
hành vi sẵn sàng liên hệ với người lạ [Rokeach,1973]; hành vi bảo vệ môi trường
[Stern, 2000; De Groot & Steg [2007, 2008]; Dietz, Fitzgerald & Shwom [2005];
Nordlund & Garvill [2002]; Oreg & Katz- Gerro [2006]; Steg & Vlek [2009]; hành
vi tiêu dùng với ý thức bảo vệ môi trường Karp [1996]; hành vi sử dụng chất tái chế
[Dunlap, Grieneeks & Rokeach, 1983]; ý thức sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện hành
vi bảo vệ môi trường [Stern & Dietz, 1994]; hành vi tiêu thụ năng lượng trong gia
đình [Brandon & Lewis, 1999]; hành vi từ chối túi nhựa, hộp nhựa trong các cửa
hàng hoặc mua các loại giấy dán tường tái chế [Gatersleben, Steg & Vlek, 2002].
Phân loại hành vi theo các góc độ khác nhau gồm có: Theo nguồn gốc nảy
sinh, hình thành và phát triển Hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo, hành vi trí tuệ;
Theo tính tự giác của hành vi Hành vi ứng phó, Hành vi chủ động; Theo góc độ tổ
chức xã hội Hành vi gia đình, Hành vi tập thể; Theo góc độ hoạt động xã hội Hành
vi giao tiếp, Hành vi đạo đức, Hành vi tiêu dùng Theo các thời kỳ phát triển tâm
35
lý có thể phân chia thành 3 loại hành vi cơ bản: Hành vi bản năng; Hành vi kỹ xảo;
Hành vi trí tuệ.
Hành vi bản n ng: Bản năng là hành vi bẩm sinh, thoả mãn nhu cầu sinh lý
của cơ thể; Có thể là tự vệ; Mang tính lịch sử; Mang tính văn hoá mỗi quốc gia
vùng miền, dân tộc. Hành vi kỹ xảo: Là hành vi do cá nhân tự tạo trên cơ sở luyện
tập; Có tính mềm dẻo và biến đổi lớn; Nếu được định hình trên vỏ não và củng cố
thì sẽ bên vững không thay đổi. Hành vi trí tuệ: Là hành vi đạt được do hoạt động
trí tuệ nhằm nhận thức được bản chất của các mối quan hệ xã hội có tính quy luật,
của sự vật hiện tượng nhằm thích ứng và cải tạo thế giới khách quan.
Một số dạng hành vi được quan tâm đặc biệt trong tâm lý học như: hành vi
bất thường, hành vi lệch chuẩn, hành vi tội phạm, hành vi tự kỷ, hành vi bột phát.
Các dạng hành vi có tính ổn định tương đối. Tuy nhiên, có thể tùy theo điều kiện
sống và hoạt động, môi trường, giáo dục, các quan hệ xã hội. Phân loại hành vi tích
cực mà xã hội mong đợi: 1) Hành vi hợp tác; 2) Hành vi tương trợ; 3) Hành vi từ
thiện; 4) Hành vi bảo vệ môi trường; 5) Hành vi điều đình [Phạm Minh Hạc, 2015].
Hành vi của con người là vấn đề từ lâu đã được các nhà nghiên cứu nói
chung và các nhà nghiên cứu Tâm lý học nói riêng quan tâm sâu sắc. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: Ở con người có rất nhiều loại hành vi, mỗi loại hành vi có đặc
trưng riêng và được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu biết về hành vi
con người là điều rất quan trọng đối với những ai làm công việc liên quan đến con
người. Từ đó, giúp cho mỗi cá nhân nhận biết được các loại hành vi của mình trong
cuộc sống để hình thành các hành vi phù hợp.
2.2.2. Hành vi xã hội
2.2.2.1. Khái niệm
Theo Britt [1957], hành vi xã hội là hành vi của cá nhân đáp lại những cá
nhân khác và hành vi của cá nhân diễn ra trong môi trường xã hội. Còn theo Từ điển
Tâm lý học của Chaplin [1971], hành vi xã hội là hành vi cá nhân chịu ảnh hưởng
của sự có mặt của người khác, chịu sự kiểm soát của xã hội và là hành vi nhóm [dẫn
theo Hoàng Mộc Lan, 2015].
36
Từ điển thuật ngữ Tâm lý học của [Vũ Dũng chủ biên, 2012, tr177], hành vi
xã hội là hành vi dưới sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng của xã hội hoặc của một nhóm
xã hội.
Như vậy, có thể thấy, hành vi xã hội là hành vi của cá nhân được hình thành
trong môi trường xã hội, trong tương tác với người khác và chịu sự kiểm soát của xã
hội cũng như chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội. Trong Luận
án này theo quan điểm Từ điển thuật ngữ Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên, chúng
tôi lựa chọn cách hiểu, hành vi xã hội là hành vi của cá nhân đối v i ngư i khác,
hình thành trong môi trư ng xã hội và ch u sự ki m soát của ngư i khác.
2.2.2.2. Phân loại hành vi xã hội
Có rất nhiều cách phân loại hành vi xã hội, chẳng hạn như:
Theo cách con ngư i đáp trả các tình huống khác nhau ho c k ch th ch bao
gồm: Hành vi liên quan đến cảm xúc; Hành vi tiêu cực; Hành vi mất kiểm soát và
Hành vi nhóm.
Theo lo i chuẩn mực, qu ư c xã hội: Hành vi hợp chuẩn; Hành vi lệch
chuẩn
Theo mức độ bộc lộ hành vi: Hành vi bộc lộ và hành vi ngầm ẩn; Hành vi
biểu tượng và hành vi phi biểu tượng.
Theo t nh chất của hành vi: Hành vi ủng hộ xã hội và Hành vi chống đối xã
hội [dẫn theo Phan Thị Mai Hương, 2016].
Trong Luận án này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại hành vi xã hội theo
tính chất của hành vi xã hội để triển khai nghiên cứu.
2.2.2.3. Tính ủng hộ xã hội
Theo Từ điển Collins trực tuyến thì tính ủng hộ xã hội được hiểu là “vì l i
ch của xã hội nói chung”.
Theo Từ điển Mac Millan trực tuyến, thì tính ủng hộ xã hội được hiểu là
“liên quan đến hành vi t ch cực, có l i và th c đẩ sự chấp nhận của xã hội”.
37
Theo các tác giả Nowak [2006] và de Waal [2008] thì tính ủng hộ xã hội là
“tính tích cực hướng đến người khác”. Xu hướng này được mô tả như là kết quả của
một quá trình tiến hóa về sự hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm và trong xã hội.
Tính ủng hộ xã hội là một cấu trúc phức tạp và đa chiều [Padilla-Walker và
Carlo, 2014]. Ở cấp độ tình cảm, tính ủng hộ xã hội còn bao gồm cả sự đồng cảm
một khuynh hướng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác [Eisenberg và cộng
sự, 2006].
Như vậy, có thể hiểu, tính ủng hộ xã hội nói đến tính chất, khuynh hướng
hành động vì lợi ích chung của xã hội, mang tính có lợi cho người khác.
2.2. Hành vi ủng hộ xã hội
2.2.1. Khái niệm hành vi ủng hộ xã hội
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một khái niệm hữu hiệu nhất về
hành vi ủng hộ xã hội để sử dụng thống nhất trong các nghiên cứu, mặc dù định
nghĩa là thứ hiếm khi thỏa thuận được [Jackson & Tisak, 2001]. Các khái niệm về
hành vi ủng hộ xã hội cũng tương tự như vậy, nhưng có xu hướng thay đổi theo
hướng nghiên cứu và qua thời gian. Một số khái niệm thường được công nhận được
liệt kê dưới đây như sau:
Hays, [1994] Hành vi ủng hộ xã hội đề cập đến các tư ng tác t ch cực giữa
cá nhân v i những ngư i khác, bao g m cả việc gi p đ , chia sẻ, h p tác và an ủi.
Khái niệm này là phổ biến, nhưng đã bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào khái
niệm vị tha. Lòng vị tha là một khía cạnh quan trọng của hành vi ủng hộ xã hội, tuy
vậy nó không chứa đựng về mặt ý nghĩa của tất cả các hành vi ủng hộ xã hội
[Eisenberg & Fabes, 1998]. Ngoài ra, khái niệm này không chỉ rõ một động lực
đằng sau sự tương tác, trong khi đây là căn cứ cần thiết để xác định xác định hành
vi ủng hộ xã hội [Malti, Gummerum, Keller & Buchmann, 2009].
Shaffer, [2009] Hành vi ủng hộ xã hội là bất kỳ hành động nào nh m mang
l i l i ch cho ngư i khác. Đó có thể là hành vi được thực hiện nhằm bảo vệ hoặc
nâng cao phúc lợi của người khác [Schwartz & Bilsky, 1990] và bao gồm các biện
38
pháp can thiệp hữu ích [Batson, 1987; Cialdini và cộng sự, 1987], công việc tình
nguyện [Foster và cộng sự, 2001; Freeman, 1997] và quyên góp tiền [Frey &
Meyer, 2004] hoặc hiến máu [Piliavin & Callero, 1991] hoặc trong một số tình
huống khác. Các khái niệm được sử dụng bởi Shaffer là khá hiệu quả, mặc dù nó
rộng lớn và không đặc hiệu. Tuy vậy, khái niệm chưa rõ ràng, có thể dẫn đến sự mơ
hồ, song vẫn rất cần thiết để làm cho một định nghĩa hoàn chỉnh. Trong hướng định
nghĩa thứ hai này còn có những tác giả khác như Aronson, Wilson & Akert [2004];
Twenge và cộng sự [2007]. Theo Twenge và cộng sự [2007], hành vi ủng hộ xã hội
được đặc trưng bởi việc giúp đỡ mà không có lợi cho người thực hiện hành vi. Trên
thực tế, hành vi ủng hộ xã hội thường đi kèm với chi phí. Trong một vài trường hợp,
người thực hiện hành vi ủng hộ xã hội cũng có thể bị mất chi phí, thời gian, công
sức [Bénabou, 2004a]. Việc cá nhân giúp sức và tạo điều kiện cho nhóm sẽ dần dần
làm cho nhóm ổn định. Từ đó, mang lại cho các cá nhân những lợi ích to lớn và lâu
dài hơn từ nhóm [Twenge và cộng sự, 2007].
Eisenberg, [1982] Hành vi ủng hộ xã hội là tự ngu ện, cố mang đến l i ch
cho ngư i khác; các động c là không xác đ nh và có th là t ch cực, tiêu cực ho c
cả hai. Eisenberg [1982] tạo ra khái niệm này trong quá trình làm việc của mình và
nó đã được sử dụng bởi nhiều người khác sau đó. Hai tác giả Eisenberg & Mussen
[1989] đã chỉ ra rằng, hành vi ủng hộ xã hội chứa đựng sự hào phóng, thể hiện lòng
tốt đối với người khác và được sự chấp nhận của người khác. Thậm chí, hành vi ủng
hộ xã hội còn đòi hỏi cả sự cải thiện về thể chất và tinh thần của người khác
[Knickerbocker, 2003]. Các khái niệm từ đó đã được mở rộng và được sử dụng
trong các nghiên cứu tiếp theo của các tác giả này.
Đến năm 1989, nhóm tác giả Eisenberg & Mussen đã phát triển định nghĩa
về hành vi ủng hộ xã hội theo hướng kết quả của hành vi. Theo đó, hành vi ủng hộ
xã hội lúc này được hiểu là hành vi đư c thực hiện một cách tự ngu ện, v i bất kỳ
động c và l do gì, nhưng phải có kết quả dư ng t nh v i ngư i khác. Theo các tác
giả này, hành vi ủng hộ xã hội còn bao gồm cả đ nh đ gi p đ các cá nhân ho c
39
nhóm; nó chứa đựng sự hào phóng, chu đáo, th hiện l ng tốt đối v i ngư i khác và
đư c sự chấp nhận của ngư i khác.
Eisenberg và Mussen cung cấp một trong những khái niệm hiệu quả nhất, kể
từ khi họ nghiên cứu về hành vi ủng hộ xã hội. Khái niệm này bao gồm từng khía
cạnh của hành vi ủng hộ xã hội và đủ để có thể đo lường và xác định hành vi này.
Chính khái niệm này sẽ là khái niệm được chúng tôi đi đến thống nhất và lựa chọn
khái niệm “Hành vi ủng hộ xã hội” sau đây làm khái niệm công cụ định hướng cho
các bước nghiên cứu tiếp theo: “ ành vi ủng hộ xã hội là hành vi đư c thực hiện
v i m c đ ch mang l i l i ch cho ngư i khác”. Theo chúng tôi, đây là khái niệm dễ
hiểu nhất và khái quát nhất về hành vi ủng hộ xã hội. Với ý nghĩa đó, hành vi ủng
hộ xã hội sẽ bao gồm tất cả những hành vi bất kể động cơ, mục đích, được thực hiện
tự nguyện hay theo một quy định, chuẩn mực có sẵn, miễn là chúng mang lại kết
quả dương tính, có lợi cho người khác và cho xã hội. Như vậy, theo quan điểm của
Eisenberg & Mussen hành vi ủng hộ xã hội được hiểu và được dùng trong Luận án
này Hành vi ủng hộ xã hội là phản ứng vận động v i các k ch th ch bên ngoài th
hiện hành vi chia sẻ, hành vi v tha, hành vi tình ngu ện v i ngư i khác.
2.2.2. Đặc điểm của Hành vi UHXH
c đi m cá nhân mang t nh v tha: Cách tiếp cận cá nhân khi được đề nghị
giúp đỡ là một đặc điểm có vai trò rất quan trọng. Ngược lại, sự giúp đỡ lâu bền
thường diễn ra, khi người giúp đỡ đã nhập tâm, coi hành vi ủng hộ xã hội như một
phần nhân cách của mình. Những gì giúp người khác biết về ta bằng cách giới thiệu
hay nhận biết cá nhân đều giúp làm tăng những hành vi giúp đỡ sau này. Mỗi cá
nhân đều có đặc trưng là tính tích cực, yếu tố đảm bảo cho khả năng, năng lực tự
thay đổi của cá nhân một cách biện chứng kết hợp sự phụ thuộc vào hoàn cảnh để
có sự giúp đỡ người khác. Theo Ladd và Profilet [1996], hành vi ủng hộ xã hội
được phát triển trong những năm đầu tiên của cuộc đời mỗi người và có thể tăng lên
trong quá trình cá nhân sinh sống và lớn lên.
c đi m hoàn cảnh: Tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về
mặt gia đình, giáo dục, mặt xã hội, trong sự kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên
40
ngoài ảnh hưởng đến hành vi của con người. Trong tâm lý học nhân cách [Nguyễn
Ngọc Bích (1998) tr, 154-159] “Sự đánh giá của con người xuất phát từ hoàn cảnh
nào đó. Con người có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.
Hành vi xã hội có thể thực hiện chỉ khi nhân cách có lực lượng tâm lý phù hợp với
hoàn cảnh trong những trường hợp cần thiết có thể tạo nên, gây ra tâm thế xã hội và
thực hiện hành vi xã hội của mình”.
Chủ động: Là những hành động vì xã hội phục vụ mục đích tư lợi. Phản ứng:
Đây là những hành động được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Vị tha: Những
hành động này bao gồm những hành động nhằm giúp đỡ người khác mà không
mong đợi lợi ích cá nhân. Đặc điểm nổi bật vị tha là sự giúp đỡ mang tính tự
nguyện và có thể có sự mất mát đối với người vị tha [Walster & Piliavin, 1972].
Nhìn chung, những loại hành vi ủng hộ xã hội này tuy có thể khác nhau về
cách biểu hiện song tất cả đều hàm chứa những đ c t nh sau đây:
Thứ nhất, nó bao gồm “ý định” mang lại lợi ích cho người khác. Chính vì
thế, những hành vi không có ý định mang lại lợi ích cho người khác sẽ không được
tính (ví dụ: một người chuyển công tác đi và có một người chuyển đến thay thế vị
trí của người đó. Người đến sau có lợi ích nhưng không phải do chủ đích của người
đi). Những hành vi dự kiến giúp đỡ nhưng trên thực tế không giúp được vẫn có thể
được xếp trong hành vi ủng hộ xã hội dù nó có thể vô ích, nhưng chúng mang tính
ủng hộ xã hội.
Thứ hai, thứ thực sự mang đến lợi ích cho người khác phụ thuộc vào bối
cảnh xã hội và có thể thay đổi theo thời gian và địa điểm.
Thứ ba, lợi ích đem đến cho một hoặc nhiều người khác, kể cả cho xã hội,
được đặt lên hàng đầu, chứ không phải mang lại lợi ích cho bản thân mình.
2.2.3. Phân loại hành vi ủng hộ xã hội
Hành vi ủng hộ xã hội thường được dùng để chỉ những hành vi tự nguyện
mang lại lợi ích cho người khác. Do đó, có một số hành động tuy khác nhau song
cũng được thực hiện để nhằm mục...th, H. M., & Betz, N. E. (2000). Development and validation of a
scale of perceived social self-efficacy. Journal of Career
Assessment, 8, 283-301
161. Sprecher, S. & Fehr, B. (2005), “Compassionate love for close others
and humanity”, Journal of Social and Personal Relationships (22),
pp. 629- 651.
162. Thomas DE, Bierman KL. the Conduct Problems Prevention Research
Group. The impact of classroom aggression on the development of
166
aggressive behavior problems in children. Development and
Psychopathology. 2006;18(2):471–487
163. Tangney, J.P., Baumeister, R.F., & Boone, A.L. (2004). High self-
control predicts good adjustment, less pathology, better grades, and
interpersonal success. Journal of Personality, 72(2), 271-322.
164. Trivers, R. L. (1985). Social evolution. Menlo Park, CA:
Benjamin/Cummings.
165. Triandis, H. C (1995). Individualism and Collectivism. Boulder, Co:
Westview.
166. Trussell, R. P. (2008). Classroom universals to prevent problem
behaviors. Intervention in School and Clinic, 43(3), 179–185.
http:// dx.doi.org/10.1177/1053451207311678
167. Twenge, J. M., Baumeister, R. F., DeWall, C. N., Ciarocco, N. J., &
Bartels, J. M. (2007). Social exclusion decreases prosocial
behavior. Journal of Personality and Social Psychology, 92, 56 –
66.
168. Walker, H. M., Colvin, G., & Ramsey, E. (1995). Antisocial Behavior
in School: Strategies and Best Practices. Pacific Grove, CA:
Brooks/Cole.
169. Wang, S. L., & Lin, S. S. J. (2007a). The application of social cognitive
theory to web-based learning through NetPorts. British Journal of
Educational Technology, 38(4), 600–612
170. Wilson, D.S., and E.Sober (1994), Reintroducing group selection to the
human behavioral sciences. Behavioral and Brain Sciences, 17, pp.
585-654.
171. Whiting, B. B., & Whiting, J. W. M. (1975), Children of six cultures: A
psycho-cultural analysis, Cambridge, MA: Harvard University
Press.
172. Zhao R., Cao L., (2010). Social Change and Anomie: A Cross-National
Study. Social Forces, Volume 88, Number 3, March 2010, pp.
1209-1229.
167
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi đang thực hiện công trình nghiên cứu về Hành vi ủng hộ xã hội của sinh
viên Trường Đại học Trà Vinh. Để hoàn thành được nghiên cứu này chúng tôi cần các bạn
trả lời các câu hỏi dưới đây. Các bạn không cần ghi tên và các thông tin này chỉ nhằm
mục đích nghiên cứu khoa học, không có mục đích nào khác.
A. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN ( hoanh tr n ho c đi n số/chữ vào phư ng án th ch h p)
A1. i i t nh: 1. Nam 2. Nữ ; A2. Tuổi: A. 3. ân tộc: inh, Khmer
A4. N i sinh: T i khu vực: 1. Nông thôn 2. ô th ;
A5. ọc vấn của cha: 1. T PT tr lên 2. Trung cấp 3. Cao đẳng/đ i học . Ngh nghiệp:......
A6. ọc vấn của mẹ: 1. T PT tr lên 2. Trung cấp 3. Cao đẳng/đ i học. Ngh
nghiệp:.....
A7. Số thế hệ đang sống trong gia đình b n:
A8. ức sống của gia đình b n hiện na :
1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Trung bình 4. há giả 5. Giàu có
A9. Tôn giáo: 1. Không 2. Có (ghi rõ tôn giáo): Phật giáo ; Công giáo ; hác
A10. Sinh viên khối ngành: 1. hoa học xã hội- inh tế 2. hoa học kỹ thuật-Công nghệ
3. hối khoa học nông nghiệp thủ sản 4. hối khoa học sư ph m, 5. hối khoa học sức kh e
A11. n đang học n m thứ: 1, 2, 3, 4
B. Bạn vui lòng đánh dấu (x) vào các ô số tương ứng theo ý kiến đánh giá của cá nhân
mình, chọn 1 trong 5 phương án trả lời.
Ý kiến
1.
Hoàn
toàn
không
đ ng
2.
u
như
không
đ ng
3.
N a
đ ng
n a
không
4.
u
như
đ ng
5.
Hoàn
toàn
đ ng
1.Tự động giúp đỡ ai đó là điều bổ ích rất
có ý nghĩa
2.Giúp đỡ người già không phải là trách
nhiệm của tôi, trừ trường hợp họ là thành
viên gia đình của tôi
3.Trẻ em cần được dạy về việc tại sao cần
giúp đỡ người khác
4.Giúp đỡ người nghèo là điều nên làm
5.Giúp bạn bè và gia đình là một trong
những niềm vui lớn trong cuộc sống
6.Không nhất thiết phải giúp đỡ người
mình không quen cho dù là trường hợp
khẩn cấp
7.Giúp đỡ người khác thường là lãng phí
thời gian
168
8. Giúp bạn nghe giảng và phát biểu ý kiến
trong giờ học
9. Tôi thường giúp bạn cùng lớp để học tốt
môn học
10. Giúp bạn tự học ở nhà
11. Giúp bạn tham gia vào hoạt động
chung trong lớp
12. Giúp bạn củng cố và nắm vững tri thức
13. Giúp bạn mở rộng kiến thức, nâng cao
hiểu biết
C. Bạn cho biết quan điểm của bạn (Chọn 1 trong 5 phư ng án trả l i, đánh dấu x vào ô
tư ng ứng)
Ý kiến
1.
Hoàn
toàn
không
đ ng
2. u
như
không
đ ng
3. N a
đ ng
n a
không
4 . u
như
đ ng
5.
Hoàn
toàn
đ ng
1.Khi có cơ hội, tôi thích giúp đỡ
người khác khi họ cần giúp đỡ
2.Bản thân tôi thấy dễ chịu khi ai đó
mong muốn được giúp đỡ
3.Tôi thấy hạnh phúc khi làm việc gì
đó mang tính tự nguyện
4.Tôi cảm thấy dễ chịu với bản thân
khi giúp đỡ ai khác một cách tự
nguyện
5.Tôi cảm thấy tuyệt vời khi giúp đỡ
người có nhu cầu
6.Tôi cảm thấy bình an với bản thân
mình khi giúp đỡ người khác
7.Tôi tự hào với sự giúp đỡ người
nghèo
8.Giúp bạn điều chỉnh cảm xúc
9.Tôi cảm thấy mãn nguyện nhất khi
an ủi ai đó đang rất đau khổ.
10. Tôi có xu hướng giúp những
người khác đặc biệt khi họ đang đau
khổ về cảm xúc.
11.Tôi giúp đỡ người khác tốt nhất
trong những tình huống cảm xúc cao
độ.
12.Tôi muốn giúp những người cần
giúp trong các tình huống có nhiều
cảm xúc.
169
D. Hãy chọn 1 trong 5 phƣơng án, đánh dấu X vào một trong những ô bên phải,
tƣơng ứng với tần xuất mà bạn đã làm những hành động sau:
Tình huống Ý kiến
Chƣa
bao giờ
Một lần
Nhiều
hơn
một lần
Thƣờng
xuyên
Rất
thƣờng
xuyên
1. Tôi giúp đẩy xe cho một người lạ khi
họ hỏng xe hoặc hết xăng
2. Tôi chỉ đường cho một người lạ.
3. Tôi ghi chép bài giúp bạn nếu bạn tôi
nghỉ ốm
4. Tôi ủng hộ tiền cho một tổ chức từ
thiện.
5. Tôi cho tiền một người lạ, những
người đang thiếu thốn tiền
6. Tôi ủng hộ hàng hóa và quần áo cho
tổ chức từ thiện
7. Tôi làm tình nguyện viên cho một tổ
chức từ thiện
8. Tôi tham gia hiến máu nhân đạo
9 Tôi giúp một người lạ mang vác đồ
khi thấy họ mang vác nặng
10. Tôi ấn nút giữ mở cửa thang máy để
chờ cho một người mà tôi không quen
biết vào cùng
11. Tôi nhường vị trí xếp hàng của
mình cho những người đến sau
12. Tôi cho một người lạ đi nhờ xe của
tôi.
13. Tôi thông báo với nhân viên bán
hàng khi họ trả thừa tiền cho tôi
14. Tôi cho hàng xóm của tôi mượn đồ
đạc và dụng cụ gia đình
15. Tôi chia sẻ tài liệu môn học với bạn
bè
16. Tôi giúp trông con, cháu miễn phí
hộ nhà hàng xóm
17. Tôi giúp đỡ một người lạ tàn tật,
người già trên phố
18. Tôi nhường chỗ ngồi xe bus của tôi
cho người lạ đang đứng
19. Tôi dành ngày nghỉ lễ để giúp một
người quen chuyển nhà
20. Tôi làm việc nhà giúp người thân
170
Tình huống Ý kiến
Chƣa
bao giờ
Một lần
Nhiều
hơn
một lần
Thƣờng
xuyên
Rất
thƣờng
xuyên
khi họ về muộn
21. Tôi hỏi thăm bạn bè khi họ bị ốm
22. Tôi bảo vệ bạn tôi khi họ bị bắt nạt
23. Tôi hỗ trợ bạn bè khi gặp khó khăn
E. Sau đây là một số câu có thể đúng và không đúng với bạn. Hãy cho biết mỗi câu dƣới đây
đúng với bạn tới mức nào bằng cách đánh dấu X vào 1 trong 5 ô bên phải sao cho phù hợp
với bạn nhất.
1. Hoàn
toàn không
giống tôi
2. Chỉ
giống tôi
một chút ít
3. Giống tôi
một phần
nào đó
4. Giống
tôi khá
nhiều
5. Rất
giống
tôi
1. Tôi có thể giúp người khác tốt nhất
khi mọi người nhìn tôi.
2. Tôi dễ dàng giúp những ai cần
giúp hơn khi có những người khác
xung quanh.
3. Tôi nghĩ điều tốt nhất trong việc
giúp đỡ người khác là nó làm cho
tôi trông có vẻ hay hơn.
4. Tôi nhận được nhiều nhất từ việc
giúp đỡ người khác khi nó được
thực hiện trước mặt mọi người.
5. Tôi có xu hướng giúp đỡ những
người thực sự cần hoặc đang bị
khủng hoảng thực sự.
6. Khi mọi người đề nghị tôi giúp họ,
tôi không ngần ngại.
7. Tôi thích ủng hộ tiền một cách
khuyết danh (không cần cho biết
tên).
8. Tôi có xu hướng giúp những người
bị thương nặng.
9. Tôi tin rằng mọi người sẽ ủng hộ
đồ đạc hoặc tiền bạc nhiều hơn
nếu họ được miễn trừ thuế (nếu
có).
10. Tôi có xu hướng giúp những người
cần giúp nhiều nhất khi họ không
biết người giúp mình là ai.
11. Tôi giúp người khác tốt nhất khi
171
1. Hoàn
toàn không
giống tôi
2. Chỉ
giống tôi
một chút ít
3. Giống tôi
một phần
nào đó
4. Giống
tôi khá
nhiều
5. Rất
giống
tôi
tôi ở vị trí nổi bật.
12. Sẽ dễ dàng hơn cho tôi để giúp
những người khác khi họ đang
trong tình huống thảm khốc.
13. Phần lớn những lần tôi giúp người
khác đều là những lần họ không
biết tên tuổi tôi .
14. Tôi tin rằng tôi phải được thừa
nhận nhiều hơn vì thời gian và
công sức mà tôi đã dành cho các
công việc từ thiện.
15. Tôi không bao giờ e ngại giúp đỡ
người khác khi họ đề nghị.
16. Tôi nghĩ rằng việc giúp ai đó mà
không cần cho họ biết là tốt nhất.
17. Một trong những điều tốt đẹp nhất
về việc làm từ thiện là nó làm cho
lý lịch của tôi trông tốt hơn.
18. Tôi thường đóng góp ẩn
danh/khuyết danh vì nó làm cho
tôi cảm thấy dễ chịu.
19. Tôi cảm thấy rằng nếu tôi giúp ai
đó thì họ phải giúp tôi trong tương
lai.
G. Hãy cho biết mỗi câu dƣới đây đúng với bạn tới mức nào bằng cách đánh dấu X
vào 1 trong 5 ô bên phải sao cho phù hợp với bạn nhất.
Hành vi
Ý kiến
Chưa
bao giờ
Một lần
Nhiều
hơn
một lần
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
1. Tôi tham gia hoạt động của các tổ chức
tình nguyện
2. Tôi kêu gọi và vận động mọi người tham
gia vào tổ chức tình nguyện
3. Tôi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt
động tình nguyện mà tôi tham gia
4. Tôi đi đến những nơi khó khăn, vùng sâu
172
Hành vi
Ý kiến
Chưa
bao giờ
Một lần
Nhiều
hơn
một lần
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
vùng xa để giúp đỡ người dân nghèo
5. Tôi tham gia vào các hoạt động xây dựng
hệ thống điện, đường, trường, trạm tại địa
phương
6. Tôi tham gia xây dựng và góp ý các
chương trình tình nguyện
7. Tôi kêu gọi mọi người ủng hộ tiền, đồ đạc
cho hoạt động tình nguyện
8. Tôi tham gia các hoạt động tình nguyện
của thanh niên
9. Tôi dành phần lớn thời gian rỗi cho hoạt
động tình nguyện
I. Trong mỗi tình huống hãy cho biết điều này mô tả bạn đúng đến mức độ nào bằng
cách đánh dấu vào 1 trong 5 ô bên phải sao cho đúng với bạn nhất. Hãy đọc cẩn thận
từng câu và trả lời trung thực.
Ý kiến
1. Hoàn
toàn không
đ ng
2. Một
chút
đ ng
3. Một
ph n
đ ng
4. Khá
đ ng
5. Hoàn
toàn
đ ng
1 Tôi tin rằng mỗi vấn đều có hai mặt và
tôi cố gắng xem xét cả hai
2 Khi tôi khó chịu với ai đó, tôi cố gắng
đặt mình vào địa vị của họ một lúc
3 Tôi thường khá xúc động với những gì
tôi thấy
4 Tôi cố gắng xem xét các khía cạnh bất
đồng của mọi người trước khi đưa ra
quyết định
5 Khi tôi thấy ai đó bị đối xử không công
bằng, đôi khi tôi không cảm thấy
thương hại họ lắm
6 Đôi khi tôi khó nhìn thấy những thứ từ
173
quan điểm của người khác
7 Trước khi chỉ trích một ai đó, tôi cố
cảm nhận xem mình thấy như thế nào
nếu tôi ở vào vị trí của họ
8 Nếu tôi chắc chắn rằng mình đúng về
một điều gì đó thì tôi không mất thời
gian lắng nghe các lý lẽ của mọi người
9 Đôi khi tôi không cảm thấy thương
người khác khi họ gặp vấn đề
10 Tôi thường có cảm giác quan tâm đối
với những người kém may mắn hơn tôi
11 Đôi khi tôi cố hiểu bạn của mình hơn
bằng cách hình dung mọi việc trông thế
nào từ quan điểm của họ
12 Những điều không may mắn của người
khác thường không làm phiền tôi lắm
13 Đôi khi thấy ai đó bị lạm dụng, tôi cảm
thấy như muốn bảo vệ họ
14 Tôi có thể mô tả bản thân mình như
một người có trái tim yếu đuối
K. Hãy cho biết mỗi câu dƣới đây đúng với bạn tới mức nào bằng cách đánh dấu X
vào 1 trong 5 ô bên phải sao cho phù hợp với bạn nhất.
Quan điểm
Ý kiến
Hoàn toàn
không
đồng tình
Phần
nhiều
không
đồng tình
Nửa
đồng
tình, nửa
không
đồng
tình
Phần
nhiều đồng
tình
Hoàn
toàn
đồng
tình
1. Giúp đỡ người khác thường là một sự
lãng phí thời gian.
2. Khi có cơ hội, tôi thích giúp đỡ những
người có nhu cầu.
3. Nếu có thể, tôi sẽ trả tiền nhặt được
hoặc tiền không phải của mình cho chủ
nhân của nó
174
Quan điểm
Ý kiến
Hoàn toàn
không
đồng tình
Phần
nhiều
không
đồng tình
Nửa
đồng
tình, nửa
không
đồng
tình
Phần
nhiều đồng
tình
Hoàn
toàn
đồng
tình
4. Giúp đỡ bạn bè và gia đình là một
trong những niềm vui lớn trong cuộc
sống.
5. Tôi sẽ né tránh việc phải đưa một
người đi cấp cứu
6. Tôi cảm thấy tuyệt vời khi giúp đỡ
người có nhu cầu
7. Làm tình nguyện để giúp đỡ một người
nào đó là rất bổ ích.
8. Tôi không thích đưa ra lời khuyên cho
những người đang mất phương hướng.
9. Làm tình nguyện khiến cho tôi cảm
thấy hạnh phúc
10. Tôi dành thời gian và tiền bạc của
mình để làm từ thiện hàng tháng.
11. Giúp đỡ người già không phải là trách
nhiệm của tôi, trừ khi đó là người thân
trong gia đình tôi
12. Trẻ em cần được giáo dục về tầm
quan trọng của việc giúp đỡ người khác.
13. Tôi dự định sẽ hiến tặng nội tạng của
mình khi chết với hy vọng mình sẽ cứu
sống được một ai đó
14. Tôi luôn cố gắng để giúp đỡ bất kỳ ai
học cùng hay làm việc cùng tôi
15. Tôi cảm thấy bình an với bản thân
mình khi tôi giúp đỡ người khác.
16. Nếu người mua hàng trước tôi đang
bị thiếu một ít tiền để trả, tôi sẽ giúp họ
trả số tiền này
17. Tôi cảm thấy tự hào khi tôi biết rằng
sự rộng lượng của tôi đã được mang đến
niềm vui cho người nghèo.
175
L. Hãy cho biết mỗi câu dƣới đây đúng với bạn tới mức nào bằng cách đánh dấu X
vào 1 trong 5 ô bên phải sao cho phù hợp với bạn nhất.
Nhận định
Ý kiến
Không
giống tôi
chút nào
Ít giống
tôi
Khá
giống tôi
Giống tôi
Rất
giống tôi
1. Nếu mẹ của bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn
cũng thấy hạnh phúc
2. Bạn luôn hiểu rằng, khi một người cảm
thấy xấu hổ là khi người đó đã làm điều gì sai
3. Nếu bạn của bạn buồn, bạn muốn đến để an
ủi người đó
4. Bạn cảm thấy thật khủng khiếp khi chứng
kiến cảnh hai người cãi nhau
5. Khi một người bạn của bạn tức giận, bạn thường
hiểu ngay lý do là gì
6. Bạn thường trấn an bạn của bạn khi người
đó nổi giận
7. Một người bạn của bạn gặp chuyện buồn,
bạn cũng cảm thấy buồn
8. Bạn hiểu rằng, nếu như anh ấy đang tự hào
nghĩa là anh ấy đã vừa làm một việc gì tốt
9. Khi thấy hai người bạn cùng lớp đánh
nhau, bạn thường cố gắng để giúp đỡ hòa giải
10. Nếu bạn của bạn đang cười vì vui sướng,
bạn cũng cười theo
11. Thấy cô ấy buồn, bạn thường hiểu lý do vì
sao cô ấy buồn
12. Bạn muốn thấy mọi người có nhiều niềm
vui
13. Khi thấy một người bạn khóc, bạn cũng
cảm thấy rất xúc động và đau buồn
14. Bạn thường hiểu lý do vì sao bạn của bạn
khóc
15. Nếu cô ấy buồn, bạn thường muốn làm gì
đó để cô ấy vui hơn
16. Nếu một người trong gia đình bạn buồn, bạn
cảm thấy rất tồi tệ
17. Bạn thích tặng quà cho bạn bè
18. Khi thấy bạn của bạn buồn rầu, bạn thấy rất
khó chịu trong người
176
M. Hãy chọn 1 trong 5 phƣơng án trả lời phù hợp với quan niệm của bạn và đánh dấu X vào cột
tƣơng ứng:
1. Hoàn toàn
không đ ng
2. Một chút
đ ng
3. Một
ph n đ ng
4. Khá
đ ng
5. Hoàn toàn
đ ng
1 Tôi nghĩ là tất cả chúng ta phải
cố gắng để nâng cao phúc lợi
của những người khác thông
qua hành động của chúng ta.
2 Tôi đánh giá hành vi của mình
qua tác động của nó đối với
người khác và xã hội.
3 Mỗi người nên tình nguyện một
số thời gian của mình vì lợi ích
của cộng đồng và xã hội.
4 Mỗi chúng ta đều có trách
nhiệm với người khác trong xã
hội.
N1.Nói chung, b n cho r ng h u hết mọi ngư i xung quanh b n là những ngư i có th tin
cậ đư c ha là b n luôn phải cẩn thận v i họ? (chọn 1 trong 4 mức và khoanh tr n
vào số đó)
Luôn phải cẩn thận với họ 1 2 3 4 Hầu hết có thể tin cậy được
N2.Ph n l n th i gian, những ngư i xung quanh b n là những ngư i luôn cố gắng gi p
đ ngư i khác ha là họ ch quan tâm đến bản thân? (chọn 1 trong 4 mức và khoanh
tr n vào số đó)
Chỉ quan tâm đến bản thân 1 2 3 4 Luôn cố gắng giúp đỡ người khác
N3.Ph n l n mọi ngư i đ u cố gắng l i d ng b n nếu họ có c hội ha là họ luôn cố
gắng đối x công b ng v i b n c ng như v i ngư i khác? (chọn 1 trong 4 mức và
khoanh tr n vào số đó)
Lợi dụng khi có cơ hội 1 2 3 4 Cố gắng đối xử công bằng
O1. Điều quan trọng nhất đối với cá nhân tôi là: (quan trọng nhất đề số (1), quan
trọng thứ hai đề số (2) và quan trọng thứ ba đề số (3).
- Quan tâm, chăm sóc người khác ( )
- Thành đạt cao ( )
- Là một người hạnh phúc (cảm thấy tốt đẹp trong phần lớn thời gian sống) (
)
O2. Theo tôi, điều quan trọng nhất đối với cha mẹ tôi là:
- Tôi quan tâm, chăm sóc người khác ( )
- Tôi thành đạt cao ( )
- Tôi là một người hạnh phúc ( )
O3. Theo tôi, điều quan trọng nhất đối với thầy cô giáo của tôi là:
- Tôi quan tâm, chăm sóc người khác ( )
- Tôi thành đạt cao ( )
177
- Tôi là một người hạnh phúc ( )
O4. Theo tôi, điều quan trọng nhất đối với bạn bè của tôi là:
- Quan tâm, chăm sóc người khác ( )
- Thành đạt cao ( )
- Là một người hạnh phúc ( )
Q. Hãy chọn 1 trong 5 phƣơng án trả lời phù hợp với bạn và đánh dấu X vào cột
tƣơng ứng:
Các yếu tố
Ý kiến
Không
giống
tôi chút
nào
Ít
giống
tôi
Khá
giống
tôi
Giống
tôi
Rất
giống
tôi
Q.Cái tôi hiệu quả (Self Efficacy):
1. Tôi luôn có thể giải quyết những vấn đề khó
khăn nếu như tôi cố gắng hết sức
2. Nếu ai đó phản đối tôi, tôi có thể tìm ra
phương tiện và cách thức để có được những gì
tôi muốn
3. Thật dễ dàng cho tôi trong việc đặt mục tiêu
cũng như hoàn thành những mục tiêu
4. Tôi tin rằng, tôi có thể đối phó hiệu quả với
những vấn đề xảy ra bất ngờ
5. Nhờ sự tháo vát của tôi, tôi biết làm thế nào để
xử lý các tình huống không lường trước được
6. Tôi có thể giải quyết hều hết các vấn đề nếu
tôi đầu tư, nỗ lực
7. Tôi có thể bình tĩnh khi phải đối mặt với
những khó khăn bởi vì tôi có thể dựa vào khả
năng ứng phó linh hoạt của mình
8. Khi phải đối mặt với một vấn đề, tôi thường
có thể tìm thấy một số giải pháp
9. Nếu tôi gặp rắc rối, tôi thường nghĩ ngay một
cách giải quyết
10. Tôi thường có thể xử lý bất cứ vấn đề gì theo
cách của tôi
R.Tiêu điểm kiểm soát (Locus of control):
1. Tôi giỏi chống lại sự cám dỗ
2. Tôi rất khó để có thể từ bỏ thói quen xấu
3. Tôi lười biếng
4. Tôi hay nói những điều không phù hợp
5. Tôi chấp nhận làm những việc có thể ảnh
178
Các yếu tố
Ý kiến
Không
giống
tôi chút
nào
Ít
giống
tôi
Khá
giống
tôi
Giống
tôi
Rất
giống
tôi
hưởng xấu đến tôi, nếu họ vui vẻ
6. Tôi từ chối những điều xấu cho tôi
7. Tôi ước tôi sống có kỷ luật hơn
8. Niềm vui và hoan lạc đôi khi khiến tôi không
thể hoàn thành công việc
9. Tôi gặp rắc rối khi tập trung
10. Tôi có thể làm việc hiệu quả cho các mục
tiêu dài hạn
11. Đôi khi tôi không thể ngăn bản thân mình
làm một việc già đó, ngay cả khi tôi biết nó là sai
12. Tôi thường hành động mà không suy nghĩ,
bỏ qua tất cả các lựa chọn thay thế
S.Xu hƣớng thực hiện hành vi ủng hộ xã hội: Không
giống
tôi chút
nào
Ít
giống
tôi
Khá
giống
tôi
Giống
tôi
Rất
giống
tôi
1. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người đang
gặp khủng hoảng thực sự hoặc cần.
2. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người làm tổn
thương mình.
3. Tôi có xu hướng giúp đỡ những người khác
khó khăn nhất khi họ không biết ai đã giúp họ.
4. Tôi có khuynh hướng giúp đỡ người khác đặc
biệt khi họ gặp khó khăn.
5. Tôi có ý định sau này chết sẽ hiến tạng cho y
học
6. Tôi thường thực hiện các khoản đóng góp vô
danh vì họ làm tôi cảm thấy tốt.
T.Tôn giáo: Không
giống
tôi chút
nào
Ít
giống
tôi
Khá
giống
tôi
Giống
tôi
Rất
giống
tôi
1.Với tôi những hành động tốt trong hiện tại sẽ
dẫn tới kết quả tốt trong tương lai của cuộc sống
này hoặc ở thế giới bên kia
2.Với tôi những hành động xấu ở hiện tại sẽ dẫn
tới những kết quả tốt trong tương lai ngay trong
kiếp này hoặc kiếp sau
3.Tôi tin vào luật nhân quả
4.Tôi tin có luân hồi/ tái sinh
5.Theo tôi vũ trụ là cuộc sống luân hồi
179
Các yếu tố
Ý kiến
Không
giống
tôi chút
nào
Ít
giống
tôi
Khá
giống
tôi
Giống
tôi
Rất
giống
tôi
6.Tôi nghĩ rằng không có bắt đầu và kết thúc ở
vũ trụ này
7.Thế giới đã không được tạo ra từ một hành
động sáng tạo
8.Tôi thường tham gia nghi lễ tôn giáo vào các
dịp lễ, Tết
9.Trong cuộc sống hàng ngày niềm tin tôn giáo
hay tâm linh là quan trọng đối với tôi
10.Khi tôi có những rắc rối hoặc khó khăn trong
công việc, gia đình và cuộc sống cá nhân tôi
thường tìm đến sự an ủi tinh thần.
11.Tôi là người theo tôn giáo để trả ơn, báo hiếu
cha mẹ
U.Các yếu tố môi trƣờng:
1. Sức mạnh tình huống trong hành động ủng hộ
xã hội
2. Văn hóa vùng miền và văn hóa nông thôn so
với văn hóa thành thị
3. Quan hệ gần gũi so với quan hệ xã hội mang
tính chất trao đổi
4. Hiệu ứng người đứng nhìn:
4.1. thấ có chu ện gì đó đang xả ra
4.2. i n d ch sự việc là khẩn cấp nhưng nhi u
ngư i b r i
4.3.Nhận trách nhiệm gi p đ
V. Điều quan trọng nhất đối với cá nhân tôi là (đánh dấu X vào cột tƣơng ứng)
1. Không quan trọng 2. Quan trọng một ch t 3. Quan trọng một ph n
4. Quan trọng nhi u 5. Rất quan trọng
Biện pháp Mức độ
1 2 3 4 5
1. Cần hình thành thái độ quan tâm đến người khác
như là việc được ưu tiên trong cuộc sống sinh viên
2. Sinh viên cần tạo ra các cơ hội để quan tâm và biết
ơn người khác
180
3. Sinh viên cần mở rộng phạm vi quan tâm giúp đỡ là
việc cần làm
4. Củng cố chuẩn mực vị tha trao đổi lẫn nhau giữa
sinh viên và các bạn trong lớp có ý nghĩa quan trọng
5. Khích lệ sự tham gia có trách nhiệm của sinh viên vì
sự phát triển của lớp học, trường học
6. Xây dựng tập thể sinh viên đoàn kết, gắn bó, vui vẻ,
giúp đỡ lẫn nhau là trách nhiệm của sinh viên
Chân thành cảm ơn bạn!
Mẫu bảng hỏi phỏng vấn sâu
1. Anh chị có thường xuyên giúp đỡ người khác không? Anh chị thường giúp người
khác trong những hoàn cảnh như thế nào? (khó khăn, tai nạn, thiên tai)
2. Điều gì thôi thúc anh chị giúp đỡ/hợp tác với những người khác?
3. Những tình huống nào anh chị dễ giúp đỡ người khác? Khi giúp người khác anh
chị nghĩ đến điều gì? (Có muốn được trả ơn không?).
4. Anh chị thường hành động theo cảm tính hay có tính toán?
5. Cảm giác khi anh chị làm một việc trái với những mục tiêu, hành vi mà anh chị
đang hướng đến?
6. Những trường hợp nào anh chị cảm thấy khó làm theo những gì mình theo đuổi?
Chẳng hạn như, anh chị coi quyền lực là rất quan trọng nhưng đôi khi anh chị vẫn
phải nhún nhường cho người khác vị trí kiểm soát người khác.
7. Theo bạn những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức độ hành vi ủng hộ xã hội?
8. Theo bạn để thúc đẩy những hành vi tốt cần những biện pháp nào?
9. Bạn thấy có thuận lợi và khó khăn gì khi tham gia các hoạt động từ thiện của sinh
viên hiện nay?
181
Kết quả
182
183
184
185
186
Correlations
Hanh vi
vi tha Chia se TongG TongQ TongR TongS TongT
Tuong
U
Hanh vi
vi tha
Pearson
Correlatio
n
1 .545** .536** .274** .068 .336** .150** .209**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .093 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
347.437 138.903 219.908 87.929 18.185 113.82
3
54.474 75.805
Covarianc
e
.561 .224 .355 .142 .029 .184 .088 .122
N 620 620 620 620 620 620 620 620
Chia se Pearson
Correlatio
n
.545** 1 .506** .317** .087* .332** .180** .205**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .031 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
138.903 186.718 152.295 74.650 17.128 82.671 48.093 54.581
Covarianc
e
.224 .302 .246 .121 .028 .134 .078 .088
N 620 620 620 620 620 620 620 620
TongG Pearson
Correlatio
n
.536** .506** 1 .345** .102* .351** .243** .273**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .011 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
219.908 152.295 484.916 130.90
5
32.477 140.55
0
104.50
8
117.195
Covarianc
e
.355 .246 .783 .211 .052 .227 .169 .189
N 620 620 620 620 620 620 620 620
TongQ Pearson
Correlatio
n
.274** .317** .345** 1 .260** .390** .300** .371**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
87.929 74.650 130.905 297.31
8
64.668 122.45
9
101.06
7
124.598
Covarianc
e
.142 .121 .211 .480 .104 .198 .163 .201
N 620 620 620 620 620 620 620 620
TongR Pearson
Correlatio
n
.068 .087* .102* .260** 1 .329** .310** .411**
Sig. (2-
tailed)
.093 .031 .011 .000 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
18.185 17.128 32.477 64.668 208.75
8
86.401 87.419 115.592
187
Covarianc
e
.029 .028 .052 .104 .337 .140 .141 .187
N 620 620 620 620 620 620 620 620
TongS Pearson
Correlatio
n
.336** .332** .351** .390** .329** 1 .384** .417**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
113.823 82.671 140.550 122.45
9
86.401 331.15
8
136.44
6
147.667
Covarianc
e
.184 .134 .227 .198 .140 .535 .220 .239
N 620 620 620 620 620 620 620 620
TongT Pearson
Correlatio
n
.150** .180** .243** .300** .310** .384** 1 .450**
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
54.474 48.093 104.508 101.06
7
87.419 136.44
6
380.64
8
170.952
Covarianc
e
.088 .078 .169 .163 .141 .220 .615 .276
N 620 620 620 620 620 620 620 620
Tuong
U
Pearson
Correlatio
n
.209** .205** .273** .371** .411** .417** .450** 1
Sig. (2-
tailed)
.000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
Sum of
Squares
and Cross-
products
75.805 54.581 117.195 124.59
8
115.59
2
147.66
7
170.95
2
379.236
Covarianc
e
.122 .088 .189 .201 .187 .239 .276 .613
N 620 620 620 620 620 620 620 620
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Descriptive Statistics
Mean
Std.
Deviation N
Tinh
nguyen 3.0478 .70745 620
Hanh vi vi
tha 2.6242 .74919 620
Chia se 3.1703 .54922 620
188
TongHVUHXHchung
N Valid
620
Missing
0
Mean 2.9474
Median 2.9119
Mode 2.43a
Skewness
.479
Std. Error of Skewness
.098
Sum
1827.41
a. Multiple modes exist. The smallest value is shown
Correlations
Statistics
Chia se
Hanh vi vi
tha HVtinhnguyen
N Valid
620 620 620
Missing 0 0 0
Mean
3.1703 2.6242 3.0478
Median
3.1429 2.6000 3.0000
Mode 3.07 2.60 3.00
Std. Deviation
.54922 .74919 .70745
Sum
1965.57 1627.00 1889.67
Percentiles 25 2.7857 2.2000 2.6667
50
3.1429 2.6000 3.0000
75
3.5000 3.0000 3.3333
Correlations
Correlations
TongHVUHXHchung Chia se
Hanh vi vi
tha HVtinhnguyen
TongHVUHXHchung Pearson
Correlation 1 .778
** .894** .886**
Sig. (2-
tailed) .000 .000 .000
189
N 620 620 620 620
Chia se Pearson
Correlation .778
** 1 .545** .543**
Sig. (2-
tailed) .000 .000 .000
N 620 620 620 620
Hanh vi vi tha Pearson
Correlation .894
** .545** 1 .696**
Sig. (2-
tailed) .000 .000 .000
N 620 620 620 620
HVtinhnguyen Pearson
Correlation .886
** .543** .696** 1
Sig. (2-
tailed) .000 .000 .000
N 620 620 620 620
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
mucsong3muc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Ngeo, can
ngheo 59 9.5 9.5 9.5
Trung binh
459 74.0 74.0 83.5
Kha gia, giau
co 102 16.5 16.5 100.0
Total 620 100.0 100.0
190
Report
mucsong3muc Chia se Hanh vi vi tha tinhnguyen
Ngeo, can
ngheo
Mean 3.34 2.75 3.10
N 59 59 59
Std.
Deviation .54 .94 .82
Trung binh Mean 3.13 2.57 3.01
N 459 459 459
Std.
Deviation .54 .70 .69
Kha gia,
giau co
Mean 3.2598 2.7980 3.1699
N 102 102 102
Std.
Deviation .57774 .80469 .70943
Total Mean 3.1703 2.6242 3.0478
N 620 620 620
Std.
Deviation .54922 .74919 .70745
ANOVA
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
tinhnguyen Between
Groups
2.167 2 1.084 2.173 .115
Within Groups 307.636 617 .499
Total 309.803 619
Hanh vi vi
tha
Between
Groups 5.306 2 2.653 4.784 .009
Within Groups 342.131 617 .555
Total 347.437 619
Chia se Between
Groups 3.412 2 1.706 5.743 .003
Within Groups 183.305 617 .297
Total 186.718 619
191
Report
tongiao2muc Chia se
Hanh vi vi
tha tinhnguyen
khong theo
ton giao
Mean 3.1451 2.6359 3.0213
N 407 407 407
Std.
Deviation .54251 .77612 .71850
co theo ton
giao
Mean
3.2183 2.6019 3.0986
N
213 213 213
Std.
Deviation .55997 .69608 .68465
Total Mean
3.1703 2.6242 3.0478
N
620 620 620
Std.
Deviation
.54922 .74919 .70745
192
Independent Samples Test
Levene's Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df
Sig.
(2-
tailed)
Mean
Differenc
e
Std. Error
Differenc
e
95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower Upper
tinhnguye
n
Equal
variance
s
assumed
.018 .895 -1.293 618 .197 -.07730 .05980
-
.19473
.04013
Equal
variance
s not
assumed
-1.312
448.93
3
.190 -.07730 .05890
-
.19305
.03845
Hanh vi vi
tha
Equal
variance
s
assumed
3.246 .072 .536 618 .592 .03399 .06339
-
.09050
.15849
Equal
variance
s not
assumed
.555
473.04
1
.579 .03399 .06128
-
.08641
.15440
Chia se Equal
variance
s
assumed
.017 .896 -1.577 618 .115 -.07317 .04639
-
.16427
.01793
Equal
variance
s not
assumed
-1.562
418.67
8
.119 -.07317 .04685
-
.16527
.01893