VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY
Ngành: Văn hoá học
Mã số: 9.22.90.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM
Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoan luận án Tiến sĩ: Hành hƣơng Phật giáo chùa
Hƣơng hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu
và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Những nội
dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Loan
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng hiện nay, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm – Cô
giáo luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi từ lúc bắt đầu xây dựng đề
cương của luận án và trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các Thầy/Cô giáo Khoa
Văn hóa học, Học Viện Khoa học xã hội đã luôn góp ý, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cán bộ Ban quản lý khu di tích
chùa Hương, Thượng Tọa Thích Minh Hiền, những Sư Tăng Ni trong các
đoàn hành hương ở Hà Nội, Đại Đức Thích Quảng Hiếu và Sư Tăng trụ trì
chùa Tân Hải. Đại diện các Bác, cô, chú là tổ trưởng, người hành hương trong
đoàn hành hương An Lạc và những người làm các loại hình dịch vụ kinh tế tại
chùa Hương đã giúp đỡ, cung cấp thông tin qua những lần điền dã để tôi có ý
tưởng, có kiến thức thực tế để tôi hoàn thành luận án của mình.
Hà nội, ngày tháng năm
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Loan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo .............. 10
1.1.2. Những nghiên cứu về hành hương Phật giáo ..................................... 14
1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã công bố ........................................... 20
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 21
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 21
1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án ....................................... 28
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33
1.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ...................................................... 33
1.3.2. Chùa Hương, không gian thiêng cho người hành hương ................... 37
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG
HIỆN NAY ...................................................................................................... 46
2.1. Khái quát các đoàn hành hƣơng Phật giáo về chùa Hƣơng hiện nay .... 46
2.2. Đoàn hành hƣơng Phật giáo An Lạc, Hà Nội ......................................... 51
2.2.1. Sự hình thành ................................................................................... 51
2.2.2. Thành phần, năng lực người hành hương trong đoàn An Lạc hiện nay . 60
2.3. Mục đích ngƣời hành hƣơng đến chùa Hƣơng hiện nay ........................ 63
2.3.1. Niềm tin tâm linh .............................................................................. 63
2.3.2. Chiêm bái cảnh quan và học triết lý đạo Phật ................................... 67
Chƣơng 3: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KẾT NỐI MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ..................................................... 72
3.1. Duy trì và kết nối quan hệ xã hội ............................................................ 72
3.1.1. Duy trì, gắn kết mối quan hệ gia đình ............................................... 72
3.1.2. Mở rộng quan hệ xã hội – tìm kiếm bạn bè, đối tác làm ăn ............... 75
3.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Sự cộng cảm duy trì mạng lƣới
ngƣời hành hƣơng .......................................................................................... 78
3.2.1. Tính cộng cảm qua quá trình trải nghiệm hành hương ...................... 78
3.2.2. Cộng cảm: yếu tố kết nối và duy trì mạng lưới người hành hương
trong thực hành nghi lễ ............................................................................... 88
Chƣơng 4: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO CHÙA HƢƠNG: KHÍA
CẠNH KINH TẾ ............................................................................................ 99
4.1. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng và chức năng kinh tế .................... 99
4.1.1. Hành hương Phật giáo: Môi trường phát triển các dịch vụ tâm linh .. 99
4.1.2. Mở rộng môi trường kinh doanh, trao đổi kinh tế của người hành hương ..110
4.2. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động tiết kiệm kinh tế và
phát triển quỹ công đức thiện nguyện xã hội ...............................................116
4.2.1. Hoạt động tiết kiệm kinh tế cho người hành hương và xã hội ..........116
4.2.2. Hành hương Phật giáo chùa Hương và hoạt động thiện nguyện .......119
4.3. Hành hƣơng Phật giáo chùa Hƣơng: Hoạt động sinh kế cho ngƣời dân ....122
Chƣơng 5: HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
ĐƢƠNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................125
5.1. Xã hội đƣơng đại và sự nổi lên của những thực hành tôn giáo và
hành hƣơng Phật giáo ...................................................................................125
5.2. Vai trò của hành hƣơng Phật giáo trong xã hội đƣơng đại ..................130
5.2.1. Gắn đạo với đời trong cuộc sống của con người ..............................130
5.2.2. Hành hương Phật giáo đáp ứng niềm tin tôn giáo trong đời sống
người Việt ..................................................................................................133
5.2.3. Hành hương Phật giáo và sự mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội .......... 136
5.3. Những vấn đề đặt ra đối với hành hƣơng Phật giáo trong đời sống
đƣơng đại ........................................................................................................141
5.3.1. Vấn đề lợi dụng đời sống tâm linh ...................................................141
5.3.2. Mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo, Sư Tăng Ni ............................143
5.3.3. Thị trường dịch vụ tâm linh .............................................................144
KẾT LUẬN ....................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .........................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................152
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. HN
2. HCM
3. MLXH
4. Nxb
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Mạng lưới xã hội
Nhà xuất bản
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Người hành hương từ các vùng địa cư .......................................... 52
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhóm xã hội tham gia hành hương ....................................... 53
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi tham gia hành hương ................................... 54
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nam, nữ trong đoàn hành hương .......................................... 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây 5 năm, Hường1 một người bạn thân của tôi rủ tôi hành hương về
Yên Tử và chùa Hương cùng một đoàn hành hương Phật giáo ở Hà Nội (HN) có tên
gọi An Lạc2. Tôi đã đồng ý đi cùng và đã quan sát được đoàn hành hương này. Hiện
nay, đoàn hành hương An Lạc có 10 tổ và số người hành hương lên đến gần 3000
người với nhiều nghề nghiệp khác nhau như: có tổ gồm các công chức viên chức, có
tổ gồm những doanh nhân, có tổ gồm những người về hưu, có tổ là những Phật tử
trong pháp hội của chùa Hải Tân Mỗi năm, người hành hương trong đoàn này
cùng nhau hành hương tới một số ngôi chùa như Yên Tử, chùa Dâu trong đó đều
đặn nhất năm nào cũng đi hai lần là chùa Hương3. Qua thời gian gần 5 năm là thành
viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, vượt qua những sự khác biệt về tuổi,
giới tính, tính cách, nghề nghiệp, địa vị xã hội tôi có thêm nhiều bạn bè, mối quan
hệ với những người hành hương. Chúng tôi cùng nhau đến chiêm bái, thực hành
nghi lễ ở những không gian thiêng. Bên cạnh đó, tôi được giao lưu, kết bạn, trao đổi
công việc và chứng kiến trong quá trình hành hương những người hành hương luôn
có sự tương trợ giúp đỡ nhau về thực hành nghi lễ và tìm kiếm các cách thức mưu
sinh. Những hoạt động trao đổi kinh tế tự nguyện, những sự đóng góp, những mối
quan hệ qua lại, những hoạt động từ thiện, tạo nên sự kết nối mạng xã hội đa
thành phần, nhiều tầng lớp ngay trong đoàn hành hương. Đoàn hành trở thành môi
trường thân thiện giữa các chủ thể hành hương, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với nhóm và các nhóm/tổ với nhau. Trưởng đoàn hành hương và người hành hương
tự nguyện cùng đồng thuận tổ chức hoạt động tâm linh và hoạt động kinh tế tạo
nguồn vật chất qua hình thức đóng góp, trao đổi, hợp tác, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ
sản xuất. Quan hệ xã hội vận hành hòa hợp giữa tinh thần và vật chất trong đoàn
hành hương khiến hoạt động hành hương trở nên hấp dẫn thu hút các tầng lớp trí
1
Từ đây trở đi, tên thật của các nhận vật tôi phỏng vấn được đổi theo nguyên tắc ẩn danh.
2
Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thành viên, tên Sư Tăng Ni, tên
đoàn hành hương tham gia đã được thay đổi trong luận án.
3
Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội nơi có thời gian diễn ra lễ hội truyền thống dài nhất Việt Nam
cùng hệ thống các công trình kiến trúc Phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng suối đã
tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam.
2
thức, doanh nhân, sinh viên từ khắp nơi. Qua 5 năm theo chân các Phật tử và những
người cảm mến đạo Phật đi hành hương ở nhiều điểm khác nhau như Yên Tử, Tây
Thiên tôi đã dừng tại chùa Hương và chọn nơi này là địa bàn nghiên cứu cho luận
án của mình. Trong quá trình hành hương, ngoài tư cách là một thành viên của đoàn
hành hương Phật giáo An Lạc, tôi còn tham gia thêm nhiều đoàn hành hương khác
nữa như hành hương đất Phật, Hoa Từ Bi, Hạnh Phúc đến chùa Hương chiêm bái,
thực hành nghi lễ và nghiên cứu về thực hành văn hóa này. Hiện nay, qua những lần
hành hương về chùa Hương tôi nhận thấy nơi đây đón nhiều người hành hương từ
khắp nơi, nhưng đa phần họ đi theo các nhóm/đoàn. Họ đến lễ và kết hợp du lịch
văn hóa do công ty du lịch tổ chức, hay do Sư Tăng Ni một ngôi chùa nào đó hoặc
do ông bà đồng tổ chức chuyến hành hương. Những đoàn hành hương Phật giáo
thường đi với số lượng từ 5, 10, 500 đến hàng nghìn người đi, họ đi theo tần suất là
2,3 năm liên tục, có khi 10 - 20 năm liền năm nào cũng đi, vừa đi lễ Phật, tự học
triết lý Phật giáo. Mỗi năm, nhiều người hành hương lại rủ thêm nhiều bạn bè,
người thân của mình cùng tham gia hành hương và họ cùng ăn, ở với nhau trong
thời gian từ 1 đến 3 ngày.
Hành hương đến chùa Hương hiện nay, so với trước đây diễn ra nhiều hơn,
sôi nổi hơn, qui mô lớn hơn và điều này gợi lên nhiều vấn đề nghiên cứu như sự kết
nối, duy trì mạng lưới xã hội, kết nối việc làm ăn kinh tế và những mối quan hệ
khác cần quan tâm nghiên cứu. Nhiều người hành hương cho rằng, việc họ đi theo
nhóm/đoàn, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu tâm linh họ còn cảm cảm thấy không
cô đơn, luôn vui vẻ và có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn khác. Mỗi chuyến hành
hương, người hành hương được đáp ứng nhu cầu về niềm tin tâm linh, học giáo lý
cuộc sống, sự cộng cảm tin tưởng vào những người bạn đồng hành. Hành hương
Phật giáo trong xã hội đương đại là một hiện tượng văn hóa thú vị hàm chứa nhiều
thông điệp xã hội. Nếu như, trong quá khứ hành hương đến một không gian thiêng
chỉ đơn giản là hoạt động đi lễ chùa, thực hành nghi lễ, đi chơi thì trong bối cảnh
chuyển đổi hiện nay, hành hương phật giáo đang đặt ra vấn đề về khoa học và
thực tiễn khi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu niềm tin tôn giáo mà còn có thể tìm
kiếm những phương thức mưu sinh và duy trì MLXH. Chính vì những lý do khoa
học và thực tiễn như vậy, chúng tôi thực hiện luận án Hành hương Phật giáo chùa
3
Hương hiện nay để tìm hiểu xem các đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương
được hình thành và kết nối như thế nào? Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp
người hành hương kết nối mạng xã hội ra sao, họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm
ăn kinh tế thế nào? Qua hành hương Phật giáo chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu trường hợp đoàn hành hương Phật giáo An Lạc, luận
án muốn tìm hiểu về sự thay đổi thực hành tôn giáo hiện nay. Trên cơ sở đó luận án
đóng góp vào cuộc thảo luận về hành hương tôn giáo với những cách thức kết nối,
tạo dựng, duy trì và sử dụng việc mạng xã hội trong làm ăn kinh tế của các
nhóm/đoàn hành hương hiện nay. Qua đó, luận án đưa đến góc nhìn đa chiều về bức
tranh văn hóa xã hội đương đại qua việc hành hương tôn giáo trong cuộc sống của
chúng ta hôm nay.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính:
Thứ nhất: Đoàn hành hương Phật giáo chùa Hương được hình thành và kết nối như
thế nào?
Thứ hai: Hành hương Phật giáo chùa Hương giúp người hành hương kết nối mạng
xã hội ra sao và họ vận dụng mạng lưới ấy vào làm ăn kinh tế thế nào?
Thứ ba: Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, chúng ta hiểu gì về đời sống văn
hóa, xã hội đương đại?
Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày về sự hình thành, kết nối của
các đoàn hành hương đến chùa Hương, những yếu tố nào của chùa Hương hấp dẫn
và kết nối con người kết nối hành hương về chùa Hương. Qua mô tả sự hình thành
và kết nối của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc luận án nhận diện về hành hương
Phật giáo chùa Hương trong xã hội hiện nay.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, NCS đã trải nghiệm cùng một số đoàn hành
hương và là thành viên của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội (HN) để
tìm hiểu những yếu tố tạo nên sự kết nối mạng xã hội của những người hành hương.
4
Họ tham gia các nhóm/đoàn hành hương để kết nối nhiều mối quan hệ xã hội để
trao đổi kinh tế, tìm kiếm việc làm.
Đối với câu hỏi thứ 3 luận án sẽ bàn luận về hành hương Phật giáo trong bối
cảnh xã hội đương đại. Qua hành hương Phật giáo chùa Hương, NCS bàn về đời
sống chính trị, văn hóa, kinh tế hiện nay để thấy rằng hành hương Phật giáo là một
hiện tượng tôn giáo gắn liền với những chuyển đổi trong đời sống xã hội.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hành hương Phật giáo,
từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đi
trước và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Làm rõ cơ sở lý luận của hành hương Phật giáo, minh định khái niệm hành
hương, hành hương Phật giáo, niềm tin tâm linh, không gian thiêng, vốn xã hội,
cộng cảm, mạng lưới xã hội và đưa ra những quan điểm mang tính lý luận để làm
nền tảng cho những phân tích và diễn giải của nội dung luận án.
- Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay ở cả chiều cạnh người
hành hương và địa bàn hành hương.
- Tìm hiểu hành hương Phật giáo chùa Hương ở khía cạnh kết nối, duy trì mạng
lưới xã hội và khía cạnh kinh tế cũng như cách thức người hành hương sử dụng
mạng lưới xã hội vào các hoạt động kinh tế.
- Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh việc hành hương Phật giáo hiện nay
– một thực hành văn hóa gắn với các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trong đời sống của con người đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiện tượng hành hương Phật giáo chùa
Hương (Mỹ Đức, HN) qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án tập trung nhận diện sự hình thành, cơ cấu tổ chức,
hoạt động của đoàn hành hương Phật giáo đến chùa Hương qua đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc ở HN. Trong đó, nội dung trọng tâm tập trung vào sự hình thành,
5
sự tham gia, các sinh hoạt và thực hành của thành viên tham gia đoàn hành hương.
Qua đó nhìn nhận cách thức tạo lập, duy trì mạng lưới xã hội và việc vận dụng
MLXH trong việc trao đổi kinh tế giữa các thành viên trong đoàn, những thông điệp
văn hóa xã hội từ quá trình thực hành hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu hành hương Phật giáo chùa Hương
qua đoàn hành hương Phật giáo An Lạc ở HN hành hương đến chùa Hương.
+Về thời gian: Luận án sẽ tập trung phân tích thực hành hành hương tại chùa
Hương trong 5 năm trở lại đây vì theo quan sát của chúng tôi trong 5 năm gần đây
có sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các đoàn hành hương Phật giáo
chùa Hương4.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Về cách tiếp cận, luận án sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa để có cái
nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, đó là “quan điểm của các Sư
Tăng Ni tổ chức hành hương”, “quan điểm của những người hành hương” trong
một số đoàn hành hương nhiều nhất là đoàn hành hương An Lạc ở HN. Qua đó,
tìm hiểu quá trình kết nối MLXH, quá trình thực hành tín ngưỡng cũng như quá
trình tạo dựng cơ sở cho sự trao đổi kinh tế và thực tế việc trao đổi kinh tế trong
đoàn hành hương.
4.2. Về phương pháp cụ thể, tôi đã sử dụng ba phương pháp chính:
- Phương pháp thu thập, phân tích tư liệu thứ cấp: gồm tài liệu, các công trình
nghiên cứu được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tài liệu
này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, hệ thống hơn về vấn đề tôn giáo, thực hành
nghi lễ, về hành hương Phật giáo hiện nay. Những tư liệu này cũng giúp chúng tôi có
cái nhìn tổng thể về sự hình thành đoàn hành hương, mục đích của hành hương, những
dạng thức biểu hiện tâm lý, niềm tin xã hội của con người về Phật giáo trong bối cảnh
hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tập những báo cáo của các cơ quan quản lý
4
Theo thống kê của Ban quản lý chùa Hương 5 năm trở lại đây số lượng người hành hương tăng đáng kể,
năm 2014 là 1.287401 người, 2015 là 1.269.469 người, năm 2016 là 1.417.725 người, năm 2017 là
1.418.063, năm 2018 là 1.441.140 người theo thống kê từ ngày mùng 3 âm lịch đến mùng 3 tháng 3 âm lịch
năm 2019 đã có khoảng hơn 30 vạn du khách từ khắp nới đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật tăng
500 người so với cùng kỳ năm 2018. Và năm nào cũng vậy, vào mùa lễ hội luôn diễn ra sự sôi nổi của hành
hương, nhiều người đi hành hương đến đây phải vái vọng từ xa vì quá đông.
6
địa phương như chùa Hương, Ban quản lý di tích chùa Hương và các gia đình tại địa
bàn nghiên cứu. Sau khi thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành công tác phân tích, đánh
giá từng loại tư liệu và kết nối các vấn đề đặt ra từ tư liệu đó với nội dung nghiên cứu
chính của luận án.
- Khảo sát thực địa với quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: NCS đã thực hiện nhiều
đợt khảo sát thực tế, cùng đồng hành với đoàn hành hương An Lạc cũng như một số
đoàn hành hương khác để tiến hành quan sát tham dự, phỏng vấn. Khảo sát thực địa đã
giúp cho NCS mô tả được sự hình thành, kết nối và hoạt động hành hương Phật chùa
Hương giáo hiện nay. Ban đầu, NCS đã gặp rất nhiều khó khăn tìm đoàn, nhóm hành
hương nào phù hợp, dễ tiếp cận những người hành hương trong một đoàn hành hương
cụ thể vì số lượng người hành hương thay đổi và liên tục tăng. Trong quá trình khảo sát
thực địa, NCS đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu như là
những phương pháp chủ yếu để thu thập tư liệu.
+ Quan sát tham dự: NCS đã tham dự, quan sát, trải nghiệm hành trình hành
hương của đoàn hành hương Phật giáo An Lạc. Trong quá trình tham gia, NCS đã
cùng những người hành hương ăn uống, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và
cùng nhau thực hành nghi lễ như lễ cầu an đầu năm, lễ tạ cuối năm. NCS chứng
kiến nhiều mối quan hệ được kết nối từ sự trao đổi mua bán, tìm kiếm cũng như giới
thiệu công việc của những người tham gia hành hương; quan sát và tham dự các
hoạt động du lịch tâm linh và công tác thiện nguyện tại các địa phương mà đoàn
hành hương Phật giáo thực hiện trong và sau mỗi chuyến hành hương. Thời gian
đầu, NCS cũng gặp rất nhiều khó khăn vì họ không dễ dàng chia sẻ tâm tư, tình
cảm NCS đã nhận được những ứng xử với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bất hợp tác
của các thành viên trong đoàn. Nhiều người hành hương thể hiện rõ thái độ là họ
không muốn trả lời bất kỳ các câu hỏi của NCS, trong đó câu trả lời NCS hay nhận
được nhất là “Chị cứ hỏi trưởng đoàn Đại Đức Thích Minh Hà trụ trì chùa Hải Tân,
Trưởng đoàn An Lạc là biết hết”. Với sự kiên trì chia sẻ tình cảm, trao đổi kinh
tế, giúp đỡ về vật chất cuối cùng NCS cũng hòa đồng và nói chuyện được với người
hành hương. Qua mỗi chặng đường chiêm bái, thực hành nghi lễ dần dần NCS đã có
sự kết nối với nhiều người hành hương hơn, họ coi NCS như bạn và không còn xem
NCS là người làm nghiên cứu hay nhà báo nữa.
7
Bên cạnh đó, NCS đã trực tiếp tham dự vào các đoàn hành hương khác như
Phật Tử Hà Đông, Hành hương Đất Phật, Hoa Từ Bi để có thêm thông tin từ
người tổ chức, người hành hương. Qua những câu chuyện họ chia sẻ với nhiều đoàn
hành hương, NCS hiểu thêm về mục đích của người hành hương đến chùa Hương
và từ đó có cái nhìn khách quan hơn. Cuối cùng, NCS chọn một đoàn hành hương
năm nào cũng về chùa Hương để nghiên cứu sâu đó là đoàn hành hương Phật giáo An
Lạc do Đại Đức Thích Minh Hà tổ chức với số lượng Phật tử khoảng 1000 đến hơn
3000 người cho mỗi lần hành hương hiện nay.
+ Phỏng vấn sâu: Trong quá trình tham gia và trải nghiệm cùng đoàn hành
hương Phật giáo An Lạc NCS đã phỏng vấn các đối tượng sau:
* Đại Đức Thích Minh Hà: Thầy là người tạo lập, duy trì và tổ chức các hoạt
động hành hương của đoàn hành hương An Lạc.
* Người tham gia hành hương: Chúng tôi đã phỏng vấn 100 người hành hương
(những thành viên đại diện của 5 tổ trong đoàn) với các độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau,
5 tổ này chiếm khoảng 60 % những người tham gia hành hương của đoàn hành hương
Phật giáo An Lạc. Những tổ chúng tôi phỏng vấn là tổ 1, 3, 5, 7, 8 với sự khác biệt về
thành phần rõ nét, như tổ 1 đa số là những người làm kinh doanh, tổ 3 chủ yếu là công
chức, viên chức đang đi làm, tổ 5 là các bạn trẻ thường là các bạn sinh viên mới ra trường,
sinh viên tình nguyện ở các trường đại học, tổ 7 là phần lớn là những người nhiều tuổi đa
phần là những cán bộ về hưu, tổ 8 là những Phật tử trong đạo tràng chùa Hải Tân.
* Nhóm đệ tử: Nhóm đệ tử này, chúng tôi phỏng vấn 5 người thường là các bạn
trẻ đi theo giúp đỡ, hỗ trợ nhà sư và những công việc ở chùa, những công việc tham gia
chuẩn bị cho mỗi chuyến hành hương (với độ tuổi thường từ 15 – 30).
* Nhóm Sư Tăng Ni: Nhóm này chúng tôi phỏng vấn 5 người bao gồm những
Sư Tăng Ni trụ trì tại chùa Hương, trong đó cụ thể người được phỏng vấn nhiều nhất là
Thầy Thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương và một số Sư Tăng Ni của những nơi tổ
chức các đoàn hành hương về chùa Hương như Thái Bình, An Lạc, Hoa Từ Bi, Hạnh
Phúc, hành hương đất Phật
* Nhóm cán bộ, người dân địa phương làm dịch vụ tại chùa Hương: Nhóm này
chúng tôi phỏng vấn 10 người đến từ nhiều thành phần, từ cán bộ quản lý di tích chùa
Hương đến người làm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ an ninh, thuyền đò, nhà nghỉ
8
- Phương pháp thống kê
Trên cơ sở những số liệu đã có, tôi thống kê lại số liệu về thành phần, độ tuổi, hình
thức đi theo cá nhân, nhóm, đoàn, những người hành hương đến từ đâu và mục đích
của người hành hương Phật giáo là gì? Những số liệu đó hỗ trợ thêm cho việc đánh giá,
phân tích để hiểu thêm việc hành hương diễn ra như thế nào và đặt ra những vấn đề gì
từ điểm chung là niềm tin tâm linh. Người hành hương hướng đến những mục đích gì
khi họ đi hành hương, các khía cạnh kết nối MLXH và trao đổi kinh tế thể hiện thế nào.
Cơ cấu 100 người hành hương đại diện tổ 1,3,5,7,8 được chúng tôi nói chuyện như
sau: Giới tính 31% (Nam), 69% (Nữ); Độ tuổi 21% (dưới 30 tuổi), 39% (trên 35
tuổi), 40% (trên 45 tuổi); Nghề nghiệp nông dân (15%), công chức viên chức
(24%), kinh doanh, lao động tự do (22%), người nghỉ hưu (28%), người làm dịch vụ
tâm linh (11%); nơi đến Hà Nội (71%), Hòa Bình (6%), Thái Bình, Ninh Bình
(9%), Thanh Hóa, Nghệ An (8%), các tỉnh thành khác (6%).
Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này NCS còn dùng
phương pháp phân tích và tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin, tất cả nhằm
mục đích tạo ra bộ công cụ hữu hiệu nhất cho việc hoàn thành luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần nghiên cứu hành hương Phật giáo như một thực hành tôn
giáo đang nổi lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.
- Luận án bổ sung thêm một hướng tiếp cận về hành hương Phật giáo với
chức năng kết nối mạng lưới xã hội và quá trình vận hành chức năng đó trong làm
ăn kinh tế của những người tổ chức và người hành hương.
- Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu
về tín ngưỡng tôn giáo và kinh tế du lịch. Luận án gợi mở cho những nhà quản lý
tôn giáo tín ngưỡng, quản lý văn hóa, kinh tế du lịch, trong việc hoạch định
chính sách và quản lý hành hương Phật giáo nói riêng và hoạt động về tín ngưỡng,
tâm linh nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
- Từ cách tiếp cận Nhân học văn hóa, luận án góp phần nhận diện về hiện
tượng hành hương Phật giáo chùa Hương trong bối cảnh xã hội đương đại; Phân
9
tích các khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội và khía cạnh trao đổi kinh tế trong đoàn
hành hương. Điều này tạo ra đóng góp về mặt lý luận cho hướng nghiên cứu hành
hương Phật giáo hiện nay, đóng góp vào sự ổn định đời sống tinh thần, phát triển
kinh tế xã hội.
- Luận án góp thêm luận cứ về vai trò của thực hành Phật giáo với chức năng
kết nối xã hội và kinh tế trong xã hội hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và
giảng dạy về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và công tác xã hội.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho công tác hoạch định chính
sách và quản lý văn hóa. Luận án có thể gợi mở cho các nhà quản lý tôn giáo, Sư Tăng
Ni trụ trì trong hoạt động thực hành tôn giáo của các nhà chùa, giáo Hội Phật giáo nói
riêng và hoạt động tôn giáo nói chung trong xã hội hiện nay.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
cấu thành 5 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nhận diện hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay
Chương 3: Hành hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kết nối mạng lưới xã hội
Chương 4: Hành Hương Phật giáo chùa Hương: Khía cạnh kinh tế
Chương 5: Hành hương Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại và những vấn đề
đặt ra
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về hành hương và hành hương tôn giáo
Hành hương là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong
nước và nước ngoài, trong đó có các nhà nhân học. Nhiều nhà nhân học nước ngoài
đã nghiên cứu về các trung tâm hành hương - điểm đến của các đoàn hành hương,
hành hương được nhìn nhận như những chuyến du hành nhiều cảm xúc gắn với địa
điểm hành hương, cộng đồng hành hương, mục đích hành hương... Bên cạnh đó,
những nghiên cứu này cũng quan tâm đến thái độ của người dân, giới tính người
hành hương, bối cảnh chính trị, việc quản lý hoạt động hành hương, sự kết nối giữa
du lịch với hành hương Đó là những nghiên cứu đáng chú ý sau: Jill Dubisch,
Pilgrimage, gender, and politics at a greek island shrine [hành hương, giới tính,
và chính trị tại một ngôi đền hòn đảo Hy Lạp] (1995) [117], Nigel D. Morpeth,
Religious Tourism and pilgrimage festivals management An International
Perspective [Du lịch tôn giáo và quản lý lễ hội hành hương – Một viễn cảnh
quốc tế] (2008) [118]; Badone, Ellen and Sharon R. Roseman, “Approaches to
the Anthropology of Pilgrimage and Tourism” in: Intersecting Journeys: The
Anthropology of Pilgrimage and Tourism [Tiếp cận nhân học về hành hương và
du lịch, trong Hành trình kết nối: Hành hương và du lịch] (2004) [112], Cohen,
Erik “Pilgrimage and Tourism: Convergence and Divergence” in: Sacred
Journeys: The Anthropology of Pilgrimage. Alan Morinis, ed. [Hành hương và
du lịch: sự hội tụ và chia tách] (1992) [113]. Philip Taylor, Goddess on the rise-
Pilgrimage and popular religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành
hương tôn giáo phổ biến ở Việt Nam] (2004) [122] Trong đó, tác giả Philip
Taylor
5
(2004) trong công trình Goddess on the rise-Pilgrimage and popular
religion in Việt Nam [Sự phát triển tục thờ nữ thần và hành hương tôn giáo phổ biến
5
Tác giả là tiến sĩ nhân học thuộc Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương và châu Á, Đại học Quốc gia Australia
(ANU), từng nghiên cứu điền dã nhiều năm tại đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết Chính sách yếu kém,
nông dân giàu có: hành trình cong của quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam đã được đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies).
11
ở Việt Nam] (2004) [122] đã đề cập đến các mối quan hệ giữa tôn giáo/thực hành
tôn giáo và điều kiện kinh tế qua việc hành hương về miếu Bà Chúa Xứ. Qua những
trải nghiệm và phân tích, học giả này đã kết nối hành hương Bà Chúa Xứ với những
tín ngưỡng như thờ các anh hùng dân tộc, thờ nữ thần, thờ mẫu ở Việt...g
trong một bài viết khác Những nghiên cứu không gian thiêng (Một nghiên cứu thực
địa về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam) cũng đã nhận định khái quát về
23
không gian thiêng qua hành trình tác giả được trải nghiệm tìm hiểu về việc thờ cúng
Trần Hưng Đạo ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo tác giả, việc thờ Đức Thánh
Trần cho ta hiểu về nhu cầu của xã hội về không gian thiêng cũng như tính thiêng
của những di tích tùy thuộc vào vùng và khu vực luôn là không gian thiêng cho
nhiều người hành hương đến đây. Trong bài viết, tác giả cũng cho rằng một không
gian thiêng không thể trở thành một nơi chốn cụ thể nếu nó không được gắn với ý
nghĩa mà con người gán cho nó. Sự tồn tại của một không gian thiêng thường gắn
bó chặt chẽ với yếu tố bản sắc và nó có tính hợp pháp về chính trị, văn hóa và xã
hội [60]. Chùa mang dấu ấn Phật giáo, nơi chứa đựng những hình thức sinh hoạt
văn hóa đạo Phật, nơi con người gửi gắm niềm tin tâm linh, nơi đây đáp ứng nhu
cầu tâm linh xác lập tính “hợp pháp” về mặt văn hóa của một không gian thiêng
được trao truyền từ đời này sang đời khác.
Trong luận án này, tác giả quan niệm không gian “thiêng” là nơi con người
hành hương đến vì niềm tin tâm linh, nơi diễn ra thực hành nghi lễ liên quan đến
Phật giáo mà con người được trải nghiệm và thực hành. Không gian thiêng luôn có
trong tâm thức của người Việt, những không gian này không chỉ là nơi thực hành
nghi lễ mà còn là không gian giúp con người kết nối xã hội và dẫn dắt những thực
hành trao đổi kinh tế. Hành hương Phật giáo có thể hướng đến nhiều chùa song luận
án chọn chùa Hương, một không gian thiêng gắn với Phật giáo và hoạt động hành
hương từ truyền thống đến hiện tại.
+ Hành hương và hành hương Phật giáo
Thuật ngữ hành hương trong tiếng Anh là từ “Pilgrimage” vừa có nghĩa là Cuộc
hành trình đặc biệt, chuyến đi dài ngày đến một địa điểm thiêng liêng nào đó nhằm
mục đích lễ bái. Từ điển Oxford Reference English Dictionary (1996) cho rằng
“pilgrim” là một người du hành tới một vùng đất thiêng thể hiện lòng mộ đạo, còn
“Pilgrimage” là một cuộc hành hương. Hành hương là “chuyến đi nhằm mục đích hoài
niệm quá khứ hay tình cảm. Bách khoa thư Do Thái định nghĩa hành hương là “một
chuyến đi tới vùng đất thánh hoặc một nơi thiêng liêng để làm tròn lời thệ ước hoặc để
cầu phước lành”.
Victor Turner có quan điểm khác về hành hương, ông nhấn mạnh các Nghi thức
chuyển tiếp (rite de passage) trong quá trình hành hương và coi hành hương là một
24
dạng thể chế hóa hoặc “biểu tượng”, “phản cấu trúc”. Do vậy mà quan điểm của
Turner về cộng cảm trong hành hương là yếu tố đưa con người ra khỏi cấu trúc xã
hội thông thường, không phụ thuộc vào sự ràng buộc của cấu trúc, mọi thứ đều hoàn
toàn tự nguyện. Ngưỡng kích thích dưới của nó kéo dài hơn ngưỡng kích thích dưới
của lễ thụ pháp và tạo ra những cửa ngõ thế tục và cộng cảm mới. (1973) [126; tr.204].
Trong thực tế thì có rất nhiều đoàn hành hương được tạo lập để hành hương đến
những không gian thiêng, khái niệm hành hương luôn được nhắc tới để nói về một
nhóm, đoàn được thành lập như thường nhật tổ chức những cuộc đăng trình từ nhà
đến một chốn linh thiêng10. Hành hương là đến một quần thể hay một địa điểm thiêng
liêng với một mục đích thiêng liêng. Hành hương theo truyền thống Phật giáo là nghi
thức thắp hương đi quanh tháp đường, điện Phật cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ
tát
11 Đây là ý nghĩa nguyên thủy của từ “hành hương”, sau này nội hàm của “hành
hương” mở rộng hơn như hành hương được gắn với du lịch tâm linh. Thuật ngữ “hành
hương” đối với xã hội truyền thống của người Việt là kết quả được tích lũy từ
những hoạt động thường ngày như đi cầu nguyện (sức khỏe, vật chất, địa vị xã
hội), học những bài đạo đức triết lý đạo Phật và đôi khi là sự trải nghiệm đa dạng
về cuộc sống12. Bên cạnh đó thuật ngữ “hành hương” còn được dùng để chỉ khách
du lịch “khách hành hương”. Ở Việt Nam, trước đây thuật ngữ “hành hương” thường
được dùng để chỉ tập tục đi lễ, đi trẩy hội ở các di tích có sức lan tỏa về tính thiêng
trong nước như Chùa Hương, Yên Tử hoặc các Thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ, Thái
Lan và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, có nhiều người tham gia hành hương Phật
giáo mặc dù đây không phải là một nghi lễ tôn giáo bắt buộc nhưng nhiều người Việt
cho rằng họ cần duy trì thực hành tôn giáo này. Người hành hương ngoài mục đích tới
những đền, chùa thiêng Phật giáo để lễ cầu may, cầu lộc, cầu con... còn có những mục
đích khác như đi du lịch tâm linh, kết nối xã hội, tìm kiếm bạn bè, trao đổi kinh tế.
Theo Thích Đức Trường trong bài viết Hành hương tâm linh con đường
Hoằng Pháp thì Hành hương Phật giáo là hành trình mà tâm thức trong mỗi người
10
Nhiều cụ trong cộng đồng hành hương An Lạc, Hà Nội mà tác giả gặp đã cho rằng “ hành hương có từ xưa
chúng tôi được nghe các cụ gọi rồi, giờ đây chúng tôi dùng nó để chỉ tổ chức hành hương có nhiều người cho
cuộc đăng trình từ nhà đến một chốn linh thiêng ”.
11
Qua lời kể của một số Sư Tăng Ni mà tác giả có cơ hội trò chuyện khi tìm hiểu về khái niệm “Hành
hương”.
12
Ý kiến của Thượng Tọa Thích Minh Hiền (Trụ trì chùa Hương), trong cuộc trao đổi tại chùa Ngoài (Thiên
Trù), chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội tháng 10/2018.
25
luôn bị đánh động để hình thành một niềm tin chân thật về địa điểm hay di tích linh
thiêng chứa đầy những biểu tượng và dấu vết lịch sử. Tác giả cũng khái quát hành
hương theo truyền thống Phật giáo là nghi thức thắp hương đi diễu quanh tháp
đường và điện Phật và cũng như lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là ý nghĩa
nguyên thủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở
rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch
văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín
ngưỡng (2017) [81]. Điểm qua những quan niệm về hành hương và hành hương
Phật giáo, có thể thấy đây là thực hành truyền thống Phật giáo hướng tới một địa
điểm thiêng và mục đích thiêng. Mỗi chuyến đi hành hương tới những không
gian thiêng, người hành hương được kết nối với nhau trong những khoảng khắc
đặc biệt khi họ có chung ý tưởng, niềm tin, hướng về giá trị nhân văn tạo nên sự
gắn kết, kết nối giữa cá nhân với cộng đồng. Trong khuôn khổ của luận án này,
chúng tôi hiểu về Hành hương Phật giáo như sau: Hành hương Phật giáo là hành
trình đến những vùng đất thiêng của Phật giáo để chiêm bái, tự học triết lý đạo
Phật và thực hành nghi lễ. Hành hương Phật giáo là sự kết nối những con người có
chung niềm tin với Đức Phật, sự cộng cảm và những mong muốn thực hành niềm tin
đó. Từ đây, mạng lưới xã hội, các mối quan hệ xã hội, nhiều thực hành trao đổi
kinh tế và tôn giáo được hình thành và duy trì.
+ Cộng cảm
Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh thì cộng cảm và cộng mệnh hiểu một
cách đơn giản là các thành viên trong cộng đồng gắn bó, chia sẻ tình cảm và cùng
chung trách nhiệm và nghĩa vụ về sự gắn kết và pháp triển của cộng đồng. Từ cộng
mệnh đến cộng cảm biểu thị sự hòa đồng giữa các thành viên tạo ra tính cố kết trong
cộng đồng [72].
Theo Victor Turner thì cộng cảm (Communitas) là một đặc tính của sự tương
tác, thậm chí là sự chia sẻ trực tiếp giữa những cá tính cụ thể và rõ ràng, được phát
sinh trong mọi nhóm đối tượng, hoàn cảnh và tình huống (V.Turner 1978). Sự khác
biệt giữa cấu trúc và sự cộng cảm không giống như sự khác nhau giữa thế tục và
thần thánh; cộng cảm là sự liên kết thiết yếu của loài người (V. Turner 1969:96, 97)
[124; tr.250]. Tác giả cho rằng cộng cảm mang tính tự phát, trực tiếp, cụ thể chứ
26
không mang tính trừu tượng, nó là một phần của “đời sống tôn giáo”. Cộng cảm
không hợp nhất các cá thể lại với nhau mà giải phóng người hành hương ra khỏi
những quy tắc thông thường mặc dù chỉ là tạm thời. Cộng cảm thực sự mang lại
điều kỳ diệu cho người hành hương khi chính cộng cảm khiến họ gắn kết với nhau.
Cộng cảm là sự trải nghiệm của mỗi cá thể, nhưng hầu như chưa bao giờ được các
nhà khoa học xã hội coi như là một đối tượng nghiên cứu rõ ràng hoặc có giá trị.
Tuy nhiên, sự cộng cảm lại tập trung vào tôn giáo, văn học, kịch và nghệ thuật, và
người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu của cộng cảm trong điều lệ, đạo đức, mối quan
hệ họ hàng, thậm chí là kinh tế. (V.Turner 1974a:231) (1978) [124; tr.250]. Dựa
theo những quan niệm cơ bản của Victor Turner về cộng cảm, chúng tôi nhận thấy
cộng cảm xuất hiện qua trải nghiệm hành hương đến những không gian thiêng, qua
những thực hành nghi lễ. Sự xuất hiện này dù trong một khoảng khắc nào đó đã
giúp con người không còn sợ hãi mà hòa quyện cảm xúc đồng đạo gắn kết những
người hành hương gần lại với nhau. Sự cộng cảm xuất hiện khi người hành hương
cùng tư tưởng hướng đến sự che chở, được giúp đỡ (ở trạng thái tâm lý) thể hiện
mong muốn của mình về một vấn đề nào đó và vì vậy họ tạo nên sự gắn kết với
nhau. Mối quan hệ giữa cái hiện hữu cùng tư tưởng, đồng đạo trong một không gian
tâm linh và cái không hiện hữu mang tính thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của
người hành hương. Sự lan rộng của nhóm/đoàn hành hương khiến những địa điểm
hành hương trở thành trung tâm kết nối người hành hương lại với nhau qua sự cộng
cảm, khiến họ xóa bỏ sự khác biệt, mâu thuẫn, trong cuộc sống thường ngày.
+ Mạng lưới xã hội
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Châm thì “Mạng lưới xã hội là một
cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức) được gắn kết
bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua mối quan hệ như quan hệ bạn bè, quan hệ
họ hàng, quan hệ niềm tin, quan hệ về kiến thức, và những chia sẻ về sở thích,
về tài chính, về các vấn đề xã hội,” [12; tr.6]. Tác giả Trần Thị Phương Hoa
cho rằng “Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội mang tính phi chính thức theo
nghĩa nó không hàm chứa các vị trí và luật lệ xã hội định hình thành cũng như
không chính thức phân bổ quyền lực cho các thành viên. Trong mạng lưới xã
27
hội, các vị trí, quyền lực, luật lệ, thủ tục mang tính linh hoạt, dễ thay đổi” [33;
tr.44]. Tác giả Nguyễn Giáo lại cho rằng “Mạng lưới xã hội là mô hình liên kết các
quan hệ xã hội của cá nhân, nhóm và tập thể” [28; tr.33].
Trong nghiên cứu của mình tôi cho rằng MLXH trong nhóm/đoàn hành
hương được hình thành, tạo dựng và duy trì từ yếu tố cộng cảm, qua quá trình trải
nghiệm và thực hành nghi lễ của những người hành hương. Yếu tố cộng cảm, sự
đồng đạo của những người hành hương tạo sự vững chắc trong việc duy trì MLXH
vì nó được mở rộng và vận hành cơ cấu tổ chức của các thành viên dựa trên sự tin
cậy và trông đợi về mối quan hệ “có đi có lại”. MLXH được hình thành và vận hành
qua sự trao đổi lợi ích tình cảm, kinh tế trong cộng đồng, nhóm, đoàn hành hương.
+ Vốn xã hội
Từ góc độ chính trị, Fukuyama Francis đã nghiên cứu về quan hệ xã hội
thông qua vốn xã hội ở khía cạnh kinh tế qua những bài viết: “Social capital and
civil society” [Vốn xã hội và xã hội dân sự ] (1999) [115] cho rằng vốn xã hội chính
là được sản sinh ra từ những thành tố văn hóa của xã hội hiện đại, được phát sinh
ngẫu nhiên và có tác động tích cực khi nó được đặt trên nền tảng của sự tin cậy
trong xã hội (social trust) qua quá trình liên kết những thành viên cùng chung tham
gia vào một tổ chức nhóm hay cộng đồng. Tác giả Lưu Bành trong nghiên cứu “Vốn
xã hội của các đoàn thể tôn giáo Mỹ” (2010) đã chỉ ra hàng triệu người dân Mỹ
thuộc các hình thức tôn giáo khác nhau với các hoàn cảnh khác nhau nhưng khi
tham gia vào dù bất cứ hoạt động tôn giáo nào cũng đều nhận được sự an toàn, an ủi
động viên về mặt tinh thần. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra chính sự tham gia và
hoạt động của người dân vào các tổ chức tôn giáo làm lớn mạnh thêm vốn xã hội
cho tổ chức tôn giáo đó. Tổ chức giáo hội là nơi tạo ra hứng thú, giao lưu tiếp xúc,
giữ gìn các quy tắc, biết được cách giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống. Kết
quả khi tham gia các hoạt động trong các tổ chức giáo hội là hình thành được nhiều
mối quan hệ và đó chính là vốn xã hội [3; tr.64]. Bên cạnh đó vốn xã hội còn thể
hiện cả trong mối quan hệ con người và đem lại lợi ích kinh tế.
Trong nghiên cứu về tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, tác giả
Mai Thị Hạnh cho rằng “Vốn xã hội là nguồn lực mà một người nào đó có được
thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng
28
chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần)” (2016) [31; tr.30]. Theo tác giả
này vốn xã hội không phải tự nhiên mà có, nó phải được đầu tư, xây dựng và để có
vốn xã hội các thành viên trong bản hội đã kết nối lại với nhau. Họ đã phải đầu tư
thời gian thực hành nghi lễ và đi lễ xa tới những không gian thiêng như miền đất
Thánh. Qua mỗi chuyến đi, các buổi thực hành nghi lễ các thành viên thêm sự gắn
bó, mở rộng các quan hệ xã hội và đã đem lại nhiều lợi ích về văn hóa, lợi ích về tín
ngưỡng, lợi ích về kinh tế đó được gọi là vốn xã hội.
Vận dụng các khái niệm, lý thuyết và cách tiếp cận trong những nghiên cứu
trên, luận án nhận diện sự hình thành, kết nối theo kiểu “bắc cầu” các quan hệ xã
hội và vấn đề kinh tế được hình thành trong đoàn hành hương. Các cá nhân tham gia
hành hương tạo được sự kết nối thông qua những sinh hoạt, thực hành nghi lễ, tìm
kiếm đối tác trong kinh doanh, kết bạn... Thực hành hành hương Phật giáo là hiện
tượng văn hóa đa dạng, cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về đời sống văn hóa của con
người hiện nay. MLXH được nghiên cứu trong đề tài được đề cập đến từ những kiểu
“bắc cầu” từ các quan hệ xã hội – tâm linh và kinh tế được tạo ra từ quá trình hình
thành, trải nghiệm và thực hành nghi lễ của những người tổ chức và đi hành hương.
1.2.2. Hướng tiếp cận cơ sở lý thuyết của luận án
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về hành hương Phật giáo,
trong luận án này chúng tôi quan tâm đến quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng
và mạng lưới xã hội.
Liên quan đến phương diện tạo lập mạng lưới xã hội từ các quan hệ xã hội
được thiết lập trong đoàn hành hương, Radcliffe Brown đại diện của trường phái
chức năng cấu trúc cho rằng trong bất kỳ xã hội nào cũng đều phải đòi hỏi các mối
quan hệ xã hội. Những mối quan hệ này được tạo dựng và duy trì trong quá trình
người hành hương cùng nhau thực hành nghi lễ, cùng chung niềm tin tâm linh, chia
sẻ những tình cảm và sự gắn kết được tạo dựng trên cơ sở các thành viên cùng
thuộc về một nhóm/đoàn hành hương. Radcliffe Brown coi chức năng cơ bản của
văn hóa và xã hội là nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, cả vật chất (sinh kế,
ăn, ở) lẫn tâm lý thông qua (tôn giáo, nghi lễ) [130]. Cách tiếp cận của ông một
phần nào đó phụ thuộc nhiều vào trường phái Durkheim đó là quan tâm chủ yếu tới
29
việc xem xét tư tưởng, nhu cầu của các cá nhân qua thực hành nghi lễ trong các bối
cảnh xã hội khác nhau và đóng góp của nó trong việc duy trì trật tự xã hội.
Qua những công trình nghiên cứu về hành hương, tuy nhiều tác giả cũng phê
bình quan điểm của Turner nhấn mạnh sự gia tăng của các giới hạn và khác biệt xã
hội trong bối cảnh hành hương hơn là sự cải thiện hoặc sự biến mất của các khác
biệt và giới hạn đó. Điển hình như John Eade and Michael Sallnow (1991) cho rằng
hành hương nên được xem như là “một đấu trường cho các cuộc đàm đạo về tôn
giáo và thế tục” và trải nghiệm về sự cộng cảm chỉ là một trong nhiều khía cạnh để
đàm luận trong chủ đề về hành hương (1991) [114]. Các học giả vẫn sẽ tiếp tục
tranh luận về việc liệu cộng cảm hay sự bất đồng mới là nét đặc thù của hành hương
bởi tính cộng cảm không phải lúc nào cũng tìm thấy ở mỗi cuộc hành hương.
Premakumara de Silva (2016) Anthropological Studies on South Asian
Pilgrimage: Case of Buddhist Pilgrimage in Sri Lanka [Nghiên cứu các nhà nhân
loại học về hành hương Nam Á] trong bài viết của mình cũng đề cập đến điều đó và
cho đến tận bây giờ, cuốn sách Contesting the Sacred (1991) của Eade và Sallnow
là sự phản hồi liên tục nhất với mô hình nghiên cứu của Turner. Họ không những
không thừa nhận giả thuyết phản cấu trúc mà còn đưa ra một cách tiếp cận mới (hậu
hiện đại) với nghiên cứu về hành hương. Một trong những ý kiến đó là sự phê bình
trong việc nhìn nhận sự cộng cảm không chú trọng tới các mâu thuẫn thế tục hiện
hữu ở hành hương – điều này được sử dụng như là nền tảng của bước tiếp cận mới.
Họ cho rằng ý tưởng về sự phản cấu trúc không những vội vàng đánh giá tính phức
tạp của hiện tượng này mà còn đặt lên tập tục hành hương một sự đồng nhất không
xác thực trong bối cảnh văn hóa – lịch sử khác nhau (Eade & Sallnow 1991:5). Bởi
vậy, họ giới thiệu hành hương là một lĩnh vực rộng lớn có khả năng đàm luận về thế
tục và tôn giáo. Mặc dù cách tiếp cận này dựa trên những phân tích về hành hương
Cơ đốc giáo, luận điểm của họ có nhiều sự tương đồng với nhân học nghiên cứu
hành hương (2016) [120].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tôi lại quan tâm đến quan điểm cộng
cảm trong hành hương của Victor Turner13 vì quan điểm này ảnh hưởng đến các
13
Victor Turner sinh ngày 28 tháng 5 năm 1920 và mất ngày 18 tháng 12 năm 1983 ở Glassgow, Scotland là
nhà nhân loại học xã hội Hoa Kỳ. Ông là con trai của Norman và Violet Turner tốt nghiệp cử nhân văn
30
nghiên cứu hành hương. Thực hành nghi lễ là một trong những mục đích chính
của các cuộc hành hương. Victor Turner trong The ritual process:structure and
anti-structure [Quá trình nghi lễ: cấu trúc và phản cấu trúc] (1997) [125] đã phân
tích những yếu tố tạo nên giá trị sự cộng cảm (communitas), một trạng thái được
hình thành trong tổ chức nghi lễ và nó có vai trò giảm những mâu thuẫn và mang
lại sự ổn định xã hội (dù mang tính tức thời) qua sự kết nối của những người
tham gia hành hương với nhau, đây là yếu tố tạo dựng và duy trì mạng lưới xã
hội của người hành hương. Ông xây dựng lý thuyết này dựa trên khái niệm của
Arnold van Gennep về các nghi thức chuyển tiếp, qua đó con người chuyển hóa
từ thực hành nghi lễ thành niềm tin tâm linh, niềm tin xã hội.
Bên cạnh đó, với hướng tiếp cận lý thuyết là mạng lưới xã hội tôi cũng
quan tâm đến vấn đề cộng cảm trong công trình Image and Pilgrimage in
Christian Culture: Anthropological Perspective [Hình ảnh và hành hương trong
văn hóa Công giáo: Quan điểm nhân học] (1978) [124] tác giả đề cập đến sự
cộng cảm dựa trên các nguyên tắc xã hội mới, sự thay đổi về địa vị tạo nên mối
liên kết chặt chẽ giữa những người hành hương và giữa người hành hương với
những người giúp đỡ và chào đón họ trên hành trình về đất thánh thiêng liêng.
Tác giả cũng xem xét các học thuyết thần học, các khái niệm phổ biến và các
biểu tượng tương ứng để nhìn ra bản chất của cuộc hành hương Kitô giáo. Trong
suốt hành trình hành hương không hề có sự phân biệt giai cấp hay địa vị xã hội
của những người hành hương, không có sự phân biệt giữa các linh mục, tu sĩ,
giáo sĩ và tín hữu; tất cả khách hành hương đều bình đẳng. Đây là yếu tố lý giải
sự hình thành nên mạng lưới xã hội lớn trong các đoàn hành hương hiện nay vì
chương tại trường đại học London. Cha ông là một kỹ sư điện và mẹ ông là một nữ diễn viên dàn dựng,
người sáng lập ra Scottish National Players. Turner ban đầu học thơ và kinh điển tại trường đại học London,
ông quan tâm nhiều đến các công trình nghiên cứu về tôn giáo, văn học và thơ ca. Năm 1941, Turner được
đưa vào chiến tranh thế giới thứ hai, và phục vụ như một kẻ không tham gia cho đến năm 1944. Trong ba
năm phục vụ của mình, ông đã gặp và kết hôn với Edith Turner; Con của họ bao gồm nhà khoa học Robert
Turner, nhà thơ Frederick Turner, và giáo sư nhân học Rory Turner của Đại học Goucher. Ông trở lại Đại
học University vào năm 1946 với một trọng tâm mới về nhân học. Sau đó ông theo đuổi các nghiên cứu sau
đại học về nhân chủng học tại Đại học Manchester. Victor Turner là một nhà nhân học theo trường phái cấu
trúc chức năng của Anh, nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về biểu tượng, nghi lễ, hành hương và nghi
lễ vòng đời. Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu Ritual.
Ithaca, NY: Cornnell University 1969; The Ritual Process: Structure and Anti-structure. Walter De Gruyter
Inc, 1969; The Center out there: Pilgrim‟s Goal”, History of Religions, The University of Chicago Press.
31
nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp những người hành hương kết nối
với nhau. Do đó, tôi đồng quan điểm với Victor Turner, khi ông dựa trên nền
tảng lý thuyết về mâu thuẫn và ổn định xã hội của Mars và chức năng luận của
Durkhiem và cho rằng hành hương có chức năng kết nối các mối quan hệ xã hội
và nó có thể tạo ra những mối quan hệ mới. Một trong những yếu tố tạo nên sự
liên kết chặt chẽ, đầy đủ, hài hòa với tính mới lạ và bất ngờ là qua sự cộng cảm
xuất hiện trong quá trình hành hương.
Qua hành hương, người hành hương được trải nghiệm sự gắn kết cùng
nhau qua thực hành nghi lễ và những sinh hoạt chung khác để rồi dần dần có sự
cộng cảm. Yếu tố cộng cảm sẽ giúp xóa bỏ khoảng cách, những nỗi lo hàng
ngày, những mâu thuẫn của người hành hương và chính điều đó tạo nên những
thay đổi như giảm sự xung đột, mâu thuẫn trong xã hội. Quan điểm của Victor
Turner nhấn mạnh những trải nghiệm và thực hành nghi lễ của hành hương Kitô
giáo đóng vai trò trong việc giải quyết những mâu thuẫn, sự đối kháng để duy trì
sự ổn định xã hội. Hành hương Phật giáo chùa Hương cũng chia sẻ khía cạnh
này. Quan điểm của Victor Turner sẽ được NCS sử dụng trong luận án khi
nghiên cứu về kết nối MLXH trong hành hương Phật giáo chùa Hương
Cùng là lý thuyết chức năng (functionism) song Emile Durkheim14 quan
tâm đến các thực hành văn hóa đang tồn tại ở các cộng đồng dân cư mà ông tiến
hành nghiên cứu để phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc, phức
tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ giữa các cá nhân và nhóm người.
Durkheim cũng cho rằng tôn giáo và những thực hành nghi lễ có chức năng duy
trì và ổn định xã hội. Theo ông, mọi xã hội đều có một ý thức chung được hình
thành từ những biểu hiện chung qua lý tưởng, giá trị, tình cảm và tôn giáo, hệ
thống tín ngưỡng là yếu tố gắn kết cá nhân với xã hội. Ví dụ cuốn “Les formes
elementaires de le vie religieuse” (1992) được viết qua những cuộc khảo sát tại
14
E‟mile Durkheim (1858 – 1917) đại diện tiêu biểu của dòng dõi giáo chủ (rabbin) nổi tiếng trong đao Do
Thái là một nhà chức năng luận (functionalists) người Pháp và ông được xem là một trong những nhà xã hội
học người Pháp đầu tiên với nhiều công trình chuyên khảo nổi tiếng về dân tộc học. Các tác phẩm của ông
như: Sự phân công lao động xã hội (1893), Tự tử (1897), Các nguyên tắc của phương pháp xã hội (1895),
Các hình thái sơ khai của đời sống tôn giáo (1915).
32
chỗ về tín ngưỡng của thổ dân Australia. Với khái niệm “ý thức tập thể”15 ông
muốn nhấn mạnh chính “ý thức tập thể” đã tạo nên sự thống nhất và cố kết của
một xã hội. Bên cạnh đó Emile Durkheim so sánh khả năng tích hợp văn hóa –
xã hội của tôn giáo với chất keo gắn kết con người qua những sinh hoạt nghi lễ
tôn giáo, củng cố sự đoàn kết và cảm giác tự tin khi mỗi con người có sự tương
đồng về mặt tâm hồn trong cộng đồng. Quan điểm này cũng được NCS vận dụng
xem xét chức năng kết nối mạng lưới xã hội – tâm linh, mở rộng các quan hệ xã
hội trong hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay.
Những quan điểm trên là tiền đề, là cơ sở, nền tảng cho NCS áp dụng trong
nghiên cứu về hành hương Phật giáo chùa Hương. Hành hương không chỉ đơn
thuần là một thực hành tôn giáo như quan điểm của Durkheim, hành hương tạo ra
sự liên kết xã hội và duy trì sự ổn định xã hội, kết nối con người qua “sự cộng
cảm” như quan điểm của Turner (1973), hoặc là “một đấu trường cạnh tranh các
diễn ngôn tôn giáo và thế tục” (Eade and Sallnow 1991). Thêm nữa, hành hương
Phật giáo chùa Hương trong bối cảnh xã hội hiện nay còn hàm chứa nhiều thông
điệp văn hóa, xã hội có ý nghĩa cả ở khía cạnh tín ngưỡng và đời sống, với cả những
người tổ chức hành hương, người hành hương và các chủ thể liên quan khác. Qua
nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn những người tổ chức hành hương và những người
hành hương, tôi thấy rằng mỗi đoàn hành hương hình thành, tổ chức theo kiểu từ
“xé nhỏ” đến “cộng lớn” với nhiều tổ (mỗi tổ là một khu phố, làng, xóm, cơ quan,
quận, huyện). Người tổ chức, người hành hương gắn kết với nhau qua mối quan hệ
bạn bè, họ hàng, niềm tin tôn giáo, quan hệ tình cảm, tài chính kinh tế, trao đổi công
việc và các vấn đề xã hội khác tạo nên chức năng liên kết xã hội và chức năng kinh
tế. Luận án sẽ nhận diện hiện tượng hành hương Phật giáo chùa Hương như một
hiện tượng văn hóa nổi lên trong xã hội đương đại với những động thái chính trị,
kinh tế, xã hội – tâm linh. Qua thực hành văn hóa này chúng ta có thể hiểu thêm
được một số chiều cạnh của thực hành tôn giáo hiện nay trong bức tranh xã hội
chuyển đổi, qua đó để hiểu về văn hóa và xã hội đương đại.
15
Ý thức tập thể là toàn thể những tín ngưỡng và cảm thức chung cho đa số thành phần xã hội.
33
1.3. Chùa Hƣơng – không gian thiêng trong hành hƣơng Phật giáo hiện nay
1.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Chùa Hương16 cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam với tổng diện
tích tự nhiên là 8.328ha. Ngôi chùa này được mệnh danh là Kỳ sơn tú thủy với hệ
thống núi, bao bọc xung quanh là nước chảy, vì vậy từ lâu chùa Hương đã trở thành
điểm nhấn của vùng Sơn Nam Thượng phía Nam kinh thành Thăng Long... Chùa
Hương được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (BVHTT&DL) xếp hạng di tích
Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 196217. Cho đến nay chùa Hương, Hà Nội là một
trong 14 Di tích Quốc gia đặc biệt18 đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
công nhận. Chùa19 được tọa lạc rải rác trên dải núi đá Hương Sơn thuộc huyện Mỹ
Đức là quần thể di tích trải rộng theo phức hệ núi non, hang động, thảm thực vật,
thuỷ văn, hệ động vật và hệ thống đình, đền, chùa, động quanh khu vực Hương Sơn
thuộc xã Hương Sơn, xã Hùng Tiến, xã An Tiến và xã An Phú20. Nơi đây là khu vực
kiến tạo địa chất thống nhất, là phần đệm trung gian giữa các khu hệ núi- thung lũng
phía Bắc, Tây và Nam. Dãy núi Hương Sơn bên sườn Đông của hệ đá vôi từ Phong
Thổ, Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu xuống đến Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh
Hoá. Hang động bao bọc Hương Sơn ở phía Tây Nam, sông Đáy chảy hướng Bắc
Đông. Cấu tạo địa chất chùa Hương được xác định là đoạn cuối của dãy núi Lan
Nhi Thăng với phần đầu ở Sơn La tạo nên bình nguyên Mộc Châu chạy dọc theo
Hòa Bình, xuống Ninh Bình, điểm dừng ở Nga Sơn (Thanh Hóa) với khí hậu nhiệt
đới gió mùa tạo nên dấu tích cảnh quan độc đáo nơi đây như: đá tai mèo, rãnh đá,
hang động, sông ngầm, thạch nhũ, măng đá, cột đá... Địa chí cảnh quan chùa Hương
là khối hình đa diện: chiều cao của các ngọn núi hướng lên bầu trời xanh thẳm,
16
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
17
Quyết định số 313 VH/VP
18
Ngày 25/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2082/QĐ-TTg công nhận di tích lịch sử
và danh lam thắng cảnh quần thể chùa Hương là di tích Quốc gia đặc biệt.
19
Chùa Hương bao gồm phức hệ núi non, hang động, thảm thực vật, thủy văn, hệ động vật và hệ thống đình
đền, tự viện Phật giáo (20 ngôi chùa) nằm rải rác quan dãy núi Hương Sơn. Đa số các di tích dựa vào núi
hoặc nằm ở thung lũng có địa thế đẹp để kiến tạo nên di tích.
20
Trong 4 xã này thì xã Hương Sơn là vùng trọng điểm, hội tụ các danh lam thắng tích, ba xã còn lại lấy sông
Thanh Hà làm ranh giới ôm trọn dãy núi đá vôi chạy từ xã Hương Sơn qua xã Hùng Tiến, xã An Tiến, xã An
Phú vòng qua điểm tiếp giáp huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) trở về cuối xã
Hương Sơn làm vùng đệm, tạo môi trường sinh thái, cảnh quan quần thể di tích.
34
chiều sâu dưới chân núi, thung lũng kết nối nhau liền mạch tạo ra cảnh sơn thủy
hữu tình. Nếu như Thăng Long được xác định là vùng đất bên trong, giới hạn bởi
các dòng sông (Hà Nội) thì cảnh quan chùa Hương là sự phối kết thiên nhiên hòa
hợp, mở rộng giữa núi và nước (kỳ sơn tú thủy) nhìn rất đẹp và hư ảo.
1.3.1.2. Lịch sử hình thành
Theo Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hương Sơn thì xã Hương Sơn là một
trong 22 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức ở vùng thủy phía cực Nam, nơi giáp ranh 4
huyện (thuộc 3 tỉnh): Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Nội); Kim Bảng (Hà Nam) và Lạc
Thuỷ (Hoà Bình). Qua các thời kỳ, địa giới xã Hương Sơn biến đổi theo quá trình
lịch sử, tên gọi Hương Sơn có nhiều thay đổi theo thời gian. Vào thế kỷ XIX, vùng
đất này thuộc tổng Phù Lưu Thượng, huyện Hoài An, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn
Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX, tổng Phù Lưu Thượng thuộc phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà
Đông và từ năm 1945 đến nay, xã Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức. Ngày 15 tháng
5 năm 1953, xã Hương Sơn tách làm hai xã: Hương Sơn21, Tiên Sơn22. Sau này hai
xã Hương Sơn, Tiên Sơn hợp nhất thành xã Hương Sơn, gồm 6 thôn Đục Khê, Hà
Đoạn, Hội Xá, Phú Yên, Tiên Mai và Yến Vĩ, thuộc tỉnh Hà Đông, huyện Mỹ Đức.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH khóa XII của Quốc
hội về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô, 14 huyện, thành phố của tỉnh Hà
Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa
Bình) thuộc Hà Nội, Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, là một trong 29 quận,
huyện, thị của Thành phố.
Lịch sử chùa Hương không chỉ là những câu chuyện, truyền thuyết về ảnh
hưởng của Phật- Đạo- Nho qua các thời kỳ khác nhau, mà còn lưu giữ những dấu ấn
của các bậc vua, chúa, danh nhân, chí sĩ cách đây hàng trăm năm. Ngay trên cao trần
vách ra vào động Hương Tích nổi bật dòng chữ Hán: 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất
động) do chúa Trịnh Sâm phong tặng khi đến nơi đây vào năm 1770. Lời đề danh
động Hương Tích đứng đầu tất cả danh lam thắng cảnh dưới trời Nam như lời nhắc
nhở của các bậc tiền bối lưu truyền mãi mãi ch...ăn hóa Thông tin, HN.
20. Nguyễn Đăng Duy (2008), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin,
HN, tr17.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Sđd, tr.81, 245
22. Đào Thế Đức (2008), Buddhist Pilgrimage and Religious Resurgence in
Contemporary Viet Nam [Phật giáo hành hương và hồi sinh tôn giáo ở
Việt Nam], PhD disertation, Seattle University of Washington
23. Trần Mạnh Đức (1996) “Góp phần tìm hiểu Phật giáo Việt” in trong
Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay của Đặng Nghiêm Vạn,
Nxb Khoa Học Xã Hội, tr.231-272, HN
24. Thích Nhuận Đạt (tuyển dịch), 2012: Tư tưởng hiếu đạo trong Phật
giáo, Nxb Tổng hợp TPHCM.
25. Đại Việt sử ký toàn thư (2003), (Tập I). Nxb Văn hoá Thông Tin, HN.
26. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia,
27.
Trần Văn Giàu (1986), Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng
Việt Nam, Viện Triết học, HN.
154
28.
Nguyễn Giáo (2016) Quan hệ xã hội trong bối cảnh phi nông nghiệp:
Nghiên cứu trường hợp làng Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội, luận án
Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, tr33.
29. Lê Thanh Hà, tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo,
https://translate.google.com.vn
30. Thích Nhất Hạnh, Tôn giáo và sự lành mạnh hóa xã hội, bài giảng của
thiền sư Thích Nhất Hạnh vào ngày 13/3/2005 tại Tổ đình Từ Hiến,
/ton-giao-va-su-lanh-
manh-hoa-xa-hoi
31. Mai Thị Hạnh (2016), Bản hội trong đạo Mẫu: Tạo lập vốn xã hội trong
bối cảnh chuyển đổi, luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, HN.
32. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2012), Định hướng giá trị con người
Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
33. Trần Thị Phương Hoa, Vốn xã hội cái nhìn từ Châu Âu (1016), Nxb
Khoa học xã hội, HN
34. Thích Quảng Hiếu (2017) “Phật tử chùa Tân Hải về Hương Tích lễ Ngũ
Bách Danh”, Phật giáo Việt Nam, ngày 15/1/2017.
35. Thích Quảng Hiếu (2017) “Chùa Tân Hải hành hương về Hương Tích tu
tập đầu xuân”, ngày 10/9/2018
36. Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam – Trung tâm UNESCO về Hương
Sơn (1994) Hương Sơn Nam thiên đệ nhất động, HN.
37. Thích Minh Hiền Kiến trúc mỹ thuật Phật giáo, Ban giáo dục Tăng ni
TW- Học viện Phật giáo Việt Nam tại HN.
38. Thích Minh Hiền, Truyện Đức Chúa Ba (2013), Nxb Tôn giáo, HN.
39. Dương Phú Hiệp (2012), Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
40. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
(2003), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb. Từ điển bách khoa,
HN.
155
41. Phạm Đức Hiếu (2013), Chùa Hương Tích, Cảnh quan và Tín ngưỡng,
Nxb Văn hóa Thông tin, HN.
42. Lê Ngọc Hùng (2003), Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã
hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên, Xã hội học số 2 (82),
Viện Khoa học xã hội, HN.
43. Đỗ Quang Hưng (2010) “Tôn giáo cũng là một nguồn lực trí tuệ”, tạp chí
nghiên cứu Tôn giáo, số 5 và số 7 – 2010.
44. Trần Thị Phương Hoa (chủ biên) (2016), Vốn xã hội cái nhìn từ Châu Âu,
Nxb Khoa học Xã hội, tr45, HN.
45. K.S Rid. Ham mananda (1996), Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức,
Thích Tân Quang dịch, Thành hội Phật giáo Thành phố HCM.
46. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người môi trường văn hóa, Nxb Khoa
học xã hội, HN.
47. Đinh Gia Khánh – Lê Hữu Tầng (1993), Hội lễ dân gian truyền thống
trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, HN.
48. Phạm Kim Khánh (1997), Hành hương xứ Phật, Trung tâm Narada,
Seatle, USA.
49. Vũ Ngọc Khánh (1986), Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam, Mấy
vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, HN.
50. Nguyễn Lang (1994) Việt Nam Phật giáo sử luận (Vietnamese Buddhist
history), Vol. 1. Hanoi: Nxb Van Hoc.
51. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (200), Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông
tin, HN.
52. Nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm biên soạn (2008),
Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế
Giới, HN, tr24.
53. Hồ Liên “Về yếu tố thiêng trong văn hóa Việt Nam”, Văn hóa Nghệ
thuật số 6 (2004), tr10.
54. Sơn Nam (2012), Hương Sơn Quán Âm xưng tán, Nxb Âm Nhạc, HN.
156
55. Thành Nhân (biên soạn) (2008), Di tích lịch sử chùa Hương, Nxb Văn
hóa Thông Tin, HN
56. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, HN.
57. Nguyễn Minh Ngọc (2017) “Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2, tr. 42-50.
58. Oscar Salemink (2010) Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội Việt
Nam đương đại, in trong “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt
Nam: Những cách tiếp cận nhân học”, Nhiều tác giả, Quyển 2, Nxb
ĐHQG TPHCM, tr1.
59. Phạm Quỳnh Phương (1998) Tìm hiểu tín ngưỡng đức thánh Trần. MA
thesis, Viện Nghiên cứu văn hóa, HN.
60. Phạm Quỳnh Phương, „Những không gian thiêng: Một nghiên cứu thực địa
về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam‟ trong Nhiều tác giả (2010),
Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận
nhân học, tập II, Nxb. ĐHQG Thành phố HCM, tr.86-102
61. Nguyễn Hữu Mão (1991), Tâm hồn Hương Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc,
HN.
62. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, HN.
63. Nguyễn Hữu Minh (2016) Hôn nhân trong xã hội Việt Nam đương
đại, Nxb Khoa học xã hội, HN, tr58.
64. 0.0. Rozenberg (1990), Phật giáo những vấn đề triết học, Nguyễn
Hùng Hậu - Ngô Văn Doanh dịch, Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản,
1990, tr.7-8.
65. Hà Văn Tấn, Chùa Việt (1993), Nxb Khoa học học xã hội, HN
66. Lê Thị Thanh Tâm (1010) “Con người hành hương trong thơ Thiền Lý
Trần và Đường Tống” trích www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, ngày 06
Tháng 2 năm 2009.
67. Lê Mạnh Thát (dịch và chú giải) (1976), Thiền uyển tập anh, Nxb Vạn
Hạnh – Sài Gòn, HN.
157
68. Thích Mật Thể Việt Nam Phật giáo sử lược (1970), Nxb Minh Đức tái
bản, HN.
69. Thích Viên Thành (2001), Lược sử các tông phái Phật giáo, Nxb Văn
hóa thông tin, HN.
70. Thích Viên Thành (2000), Đường lên bảo sở Hương Sơn, Nxb Văn hoá
Thông tin, HN.
71. Thích Viên Thành (1996), Chùa Hương ngày nay, Nxb Khoa học Xã
hội, HN.
72. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, HN.
73. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ
Chí Minh, Thành phố HCM.
74. Huy thông (tuyển chọn và giới thiệu), Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đồng bào
Công giáo, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2004, tr164.
75. Vũ Minh Tuyên (2010), Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
76. Nguyễn Vũ Thư (2008), Vài nét về Thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai
trò của nó trong xã hội Việt Nam hiện đại, Luận văn thạc sĩ Đông
phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia HN.
77. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt
Nam thế kỷ 20, Nxb Từ điển Bách Khoa, HN.
78. Thích Thanh Từ (2006), Hoa vô ưu, Thích Thanh Từ, Nxb Tôn giáo, HN.
79. Thích Thanh Từ (2002 a ) Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật
giáo đời Trần (Why I attempt to restore Buddhism of the Tran dynasty),
Nxb Tôn Giáo, HN.
80. Nguyễn Tấn Tô (2007), Con đường của đời sống (2007), Nguyễn Tấn Tô,
Nxb Phương Đông, Cà Mau.
81. Thích Đức Trường (2017) “Hành hương tâm linh con đường Hoằng
Pháp”, Học viện Phật giáo Việt Nam, nguồn
ngày 19/9/2017.
158
82. Nguyễn Hữu Thức (2012), Tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian Hà
Tây, Nxb Văn hóa Thông Tin, HN.
83. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Hồ
Chí Minh.
84. Thắng cảnh Hương Sơn (1989), Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình.
85. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2012), Tính hiện đại và
đời sống tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, HN.
86. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm (2014), Lễ hội
dân gian, Nxb Khoa học xã hội, HN.
87. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Đại học Văn hóa, HN.
88. Hoàng Thiếu Sơn chủ biên (1999), Địa chí Hà Tây - Sở Văn hoá thông
tin HN.
89. Phụng Sơn (2012) Cuộc hành trình tâm linh của Steve Jobs Nxb Hồng
Đức, HN.
90. Sở Văn hoá thông tin Hà Tây (2004), Một số vấn đề văn hiến Hà Tây
truyền thống và hiện đại.
91. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tây (2000), “Lễ hội cổ truyền Hà Tây”.
92. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tây (2001), “Di tích Hà Tây”.
93. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Tây, Tạp chí văn hoá nghệ thuật (2002),
“Văn hoá truyền thống Hà Tây với Thăng Long Hà Nội”.
94. Võ Quế (2003), Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại Chùa Hương – Hà Tây, Viện nghiên cứu và phát triển
du lịch, HN.
95. Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa – Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020.
96. Quy hoạch phát triển du lịch thắng cảnh Hương Sơn (1998), Viện
nghiên cứu phát triển du lịch.
159
97.
98.
Đại Sư Tinh Vân (2014), Phật giáo và xã hội, Phan Thị Bích Trâm dịch,
Nxb Hồng Đức, Thành phố HCM.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài “Về những điều mới xuất hiện
trong đời sống tôn giáo hiện nay” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3,
năm 2006
99. Trần Lê Văn (1976), Thung mơ Hương Tích, Nxb Văn hóa, HN.
100. Lê Trung Vũ chủ biên (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã
hội, tr67
101. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (2016), Giác ngộ mỗi ngày, Nxb Tôn
giáo, HN.
102. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (2011), Tâm linh thời hiện đại, Nxb
Tôn giáo, HN.
103. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (2011), Hóa giải stress và các
chướng ngại trong cuộc sống, Nxb Tôn giáo, HN.
104. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học, tr639-640.
105. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2010), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
106.
107.
Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1994), Về tôn giáo, Nxb Tôn giáo, HN, tr.139.
Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Tôn giáo Hà Nội, Hà Nội, tr35.
108. Hoàng Tâm Xuyên (2014), 10 Tôn giáo lớn trên Thế Giới, Nxb Chính
Trị Quốc gia – Sự thật, HN, tr214.
109. Rosemary Ellen Guiley (2005), Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu
Việt, Nxb Tôn giáo, HN, tr750.
110. R. Jon Mcgee, Richardl, Warms (2010), Lý thuyết nhân loại học giới
thiệu lịch sử, Nxb Từ điển Bách khoa, HN.
160
Tài liệu Tiếng Anh
111. Arthur Pederson (2002), Managing Tourism at Word Heritage Sites: a
Practical Manual for World Heritage Site Managers, 96pp.
112. Badone, Ellen and Sharon R. Roseman (2004), Approaches to the
Anthropology of Pilgrimage and Tourism” in: Intersecting Journeys:
The Anthropology of Pilgrimage and Tourism, Ellen Badone, Sharon R.
Roseman, eds. Urbana and Chicago: University of Illinois Press.
113. Cohen, Erik. 1992. “Pilgrimage and Tourism: Convergence and
Divergence” in: Sacred Journeys: The Anthropology of Pilgrimage.
Alan Morinis, ed. Pp. 47-61. Westport: Greenwood Press.
114. Eade, John and Michael Sallnow. 1991. “Introduction” in: Contesting the
Sacred: The Anthropology of Christian Pilgrimage. John Eade and
Michael J. Sallnow, eds. Pp. 1-29. New York: Routledge
115. Fukuyama Francis (1999), Social capital and Civil society (Vốn xã hội và
xã hội dân sự), The Institute of Public Policy, Society George Mason
University
116. Handbook on tourism product development, UNWTO, 2011.
117. Jill Dubisch (1995) Pilgrimage, gender, and politics at a greek island
shrine (hành hương, giới tính, và chính trị tại một ngôi đền hòn đảo Hy
Lạp), Princeton university press, Princeton, New Jersey, Razaq Raj.
118. Nigel D. Morpeth (2008), Religious Tourism and pilgrimage festivals
management An International Perspective, Leeds Metropolitan
University
119. Oscar Salemil (2012), Appropriating Cuture: The politics of intangible
cultural heritage in Vietnam, in State, Society and the Market in
Contemporary VietNam: Property, Power and Values, edited by Hue-
Tam Ho Tai and Mark Sidel, Abingdon: Routledge.
120. Premakumara de Silva (2016) Anthropological Studies on South Asian
Pilgrimage: Case of Buddhist Pilgrimage in Sri Lanka (Nghiên cứu các
161
nhà nhân loại học về hành hương Nam Á), International Journal of
Religious Tourism and Pilgrimage, Vol. 4: Iss. 1, Article 3.
doi:10.21427/D7HT4N Available at: https://arrow.dit.ie/ijrtp/vol4/iss1/3
121. Reader, Ian. 1993. “Introduction” in: Pilgrimage in Popular Culture.
Ian Reader and Tony Walter, eds. pp. 3. London: The Macmillan Press
Ltd.
122. Taylor, Philip (2004), Goddess on the Rise: Pilgrimage and Popular
Religion in Vietnam, Honolulu University of Hawaii Press.
123. Taylor, Philip (2007), Modernity and Re-enchantment Religion in Post-
revolutionary Vietnam, Institute of Southest Asian Studies Singapore
124. Turner, Victor and Edith Turner (1978), Image and Pilgrimage in
Christian Culture: Anthropological Perspective. New York: Columbia
University Press.
125. Victor Turner (1997), The Ritual Process (structure and Anti-structure),
Routledge Taylor & Francis Group. London and New York.
126. Victor Turner (1973). “The Center out there: Pilgrim‟s Goal”, History of
Religions, The University of Chicago Press, pp 191-230.
127. Watson, Rubie, ed (1994), Memory, History, and Opposition under
State Socialism, Santa, Fe: School of American Research Press.
128 Welch. Holmes (1967), The Practice of Chinese Buddhism, 1900-1950,
Cambridge: Harvard University Press.
129.
130.
Woodhead, Linda and Paul Heelas, eds (2000), “Economic” in Religion
in Modern Time: An Interpretive Anthology, Oxford: Blackwell
Publishers Ttd.
Radcliffe-Brown, A.R (1952), Structure and Function in Primitive
Socie: Essays and Addresses, London: Routledge.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO
CHÙA HƢƠNG HIỆN NAY
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội – 2019
Pl.1
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
(Phỏng vấn sâu vào các đợt tháng 3/2016, tháng 12/2016, tháng 3/2017, tháng
11/2017, tháng 12/2017, tháng 3/2018, tháng 12/2018)
STT Họ và tên Độ tuổi Nghề nghiệp Địa chỉ
1 Thượng tọa Thích Minh
Hiền
60 Trụ trì chùa
Hương
Mỹ Đức, Hà
Nội
2 Đại Đức Thích Quảng Hiếu 38 Trụ trì chùa Tân
Hải
Đan Phượng,
Hà Nội
3 Đại Đức Thích Minh Tuân 55 Trụ trì chùa Bạch
Liên
Thường Tín,
Hà Nội
4 Nguyễn Văn Toàn Cán bộ văn hóa Ban quản lý di
tích chùa
Hương, Mỹ
Đức, Hà Nội
5 Ông Nguyễn Tuấn Anh 42 Cán bộ văn hóa Ban quản lý di
tích chùa
Hương, Mỹ
Đức, Hà Nội
6 Nguyễn Văn Thắng 43 Cư sĩ Tâm Đức,
Thầy làm nghề
dịch vụ thực
hành nghi lễ tại
chùa Hương
Hương Sơn,
Mỹ Đức, Hà
Nội
7 Bà Bùi Bích Hường 56 Công chức về
hưu, tổ trưởng tổ
7
Hà Đông, Hà
Nội
8 Bà Nguyễn Thị Thu Hương 30 Giáo viên, thành
viên tổ 3, đoàn
hành hương Phật
giáo chùa Tân
Hải
Đan Phượng,
Hà Nội
Pl.2
9 Ông Ngô Văn Sơn 55 Kinh doanh,
thành viên tổ 1,
đoàn hành hương
Phật giáo chùa
Tân Hải
Thường Tín,
Hà Nội
10 Bà Nguyễn Thị Đông 22 Sinh viên, thành
viên tổ 5, đoàn
hành hương Phật
giáo chùa Tân
Hải
Tân Lạc, Hòa
Bình
11 Bà Hồ Thị Thúy Hằng 65 Kế toán, thành
viên tổ 7, đoàn
hành hương Phật
giáo chùa Tân
Hải
Ứng Hòa, Hà
Nội
12 Bà Nguyễn Bích Hồng 46 Làm nghề dịch
vụ tâm linh,
thành viên tổ 8
Cầu Giấy, Hà
Nội
13 Ông Nguyễn Văn Thái 56 Giám đốc công
ty du lịch Phúc
Thái, thành viên
tổ 1, đoàn hành
hương An Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
14 Ông Nguyễn Văn Minh 45 Giám đốc công
ty xe du lịch
Hoàng Minh
thành viên tổ 1,
đoàn hành hương
An Lạc
Thanh Oai, Hà
Nội
15 Ông Nguyễn Lê Lương 38 P. Giám đốc
công ty đầu tư và
phát triển thương
mại CKL, thành
Hà Đông, Hà
Nội
Pl.3
viên tổ 3, đoàn
hành hương chùa
Tân Hải
16
Bà Nguyễn Thu Phương 30 Trưởng phòng
marketing công
ty Net Nam,
thành viên tổ 3
đoàn hành hương
chùa Tân Hải
Từ Liêm, Hà
Nội
17 Bà Nguyễn Lan Phương 35 Hiệu phó trường
mầm non, thành
viên tổ 3 đoàn
hành hương An
Lạc
Kiến An, Hải
Phòng
18 Bà Lê Thị Thanh 46 Hiệu trưởng
trường cấp 1,
thành viên tổ 3
đoàn hành hương
An Lạc
Thanh Chương,
Nghệ An
19 Bà Trần Thị Thơ 30 Cô đồng, thành
viên tổ 7 đoàn
hành hương An
Lạc
Đô Lương,
Nghệ An
20 Bà Trịnh Thị Hồng 45 Nông dân, thành
viên tổ 8 đoàn
hành hương An
Lạc
Thọ Xuân,
Thanh Hóa
21 Ông Phạm Văn Hiếu 50 Thầy xem phong
thủy, thành viên
tổ 8 đoàn hành
hương An Lạc
Đông Hưng,
Thái Bình
22 Bà Phạm Thị Huệ 43 Bán bảo hiểm,
thành viên tổ 3
Thanh Xuân,
Hà Nội
Pl.4
đoàn hành hương
An Lạc
23 Ông Phạm Quang Hiếu 16 Học sinh Hoàng Mai, Hà
Nội
24 Bà Nguyễn Thị Thanh
Hương
38 Công an, thành
viên tổ 1
Hòa Bình
25 Cụ Phạm Thị Lan 90 Nghỉ hưu Hương Sơn,
Mỹ Đức, Hà
Nội
26 Phạm Thị Hà 24 Nhân viên du
lịch, thành viên
tổ 7
Thanh Xuân,
Hà Nội
27 Cụ Nguyễn Thị Hiếu 93 Trông coi động
Hương tích
Mỹ Đức, Hà
Nội
28 Nguyễn Thanh Tâm 50 Bác Sĩ, thành
viên tổ 1
Hoàng Mai, Hà
Nội
29 Đặng Văn Khang 53 Bộ đội, thành
viên tổ 3
Nho Quan,
Ninh Bình
30 Nguyễn Duy Hiếu 50 Thầy cúng, thành
viên tổ 5
Phú Xuyên, Hà
Nội
31 Hoàng Văn Bảy 43 Thầy xem tướng,
thành viên tổ 8
đoàn An Lạc
Thường Tín,
Hà Nội
32 Nguyễn Văn Hùng 47 Kinh doanh gạo,
thành viên tổ 1
Đông Hưng,
Thái Bình
33
Nguyễn Thị Viến
65
Nghỉ hưu, thành
viên tổ 7 đoàn
An Lạc
Thanh Xuân,
Hà Nội
34 Hoàng Thảo Nguyên 19 Sinh viên bán
hàng đa cấp
Đô Lương,
Nghệ An
35 Nguyễn Thị Tạo 65 Phật tử chùa Tân
Hải, thành viên
tổ 8 đoàn An Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
Pl.5
36 Nguyễn Văn Hà 55 Người có khả
năng xem tướng,
thành viên tổ 8
đoàn An Lạc
Đống Đa, Hà
Nội
37 Nguyễn Thị Hạnh 45 Người hành
hương đoàn Hoa
Từ Bi
Gia Lâm, Hà
Nội
38 Chu Văn Ngọc 30 Giám đốc công
ty tổ chức sự
kiện T & T thành
viên tổ 8 đoàn
An Lạc
Thanh Xuân,
Hà Nội
39 Nguyễn Thu Thảo 18 Sinh viên phục
vụ tại chùa Tân
Hải, thành viên
tổ 5 đoàn An Lạc
Đan Phượng,
Hà Nội
40 Nguyễn Thanh Hải 20 Người hành
hương làm nghề
cắm hoa lễ, tổ 5
Thường Tín,
Hà Nội
41 Nguyễn Thị Vui 45 Người chèo đò
trên suối Yến
Hương Sơn, Hà
Nội
42 Hoàng Minh Ngọc 40 Giám đốc công
ty du lịch và dịch
vụ Minh Ngọc,
thành viên tổ 8
43 Trần Thị Hảo 45 Kinh doanh lụa
Vạn Phúc, Hà
Đông thành viên
tổ 8 đoàn An Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
44 Nguyễn Thị Hậu 50 Kinh doanh gạo
chợ Hà Đông
Hà Đông, Hà
Nội
45 Nguyễn Phương Tâm 55 Kinh doanh mỹ
phẩm
Hà Đông, Hà
Nôi
Pl.6
46 Đặng Thị Huệ 45 Người hành
hương tại chùa
Hương
Đại học sư
phạm Hà Nội
47 Nguyễn Văn Hùng 50 Kỹ sư xây dựng,
thành viên tổ 3
đoàn An Lạc
Tập thể Đại
học Bách
Khoa, Hà Nội
48 Nguyễn Thanh Tâm 45 Phật tử, người
hành hương tổ 8
đoàn An Lạc
Đan Phượng,
Hà Nội
49 Cụ Nguyễn Thị Hoa 75 Người dân ở bến
Đục
Hương Sơn, Hà
Nội
50 Bà Nguyễn Thị Nga 60 Người bán nước
trước lối vào
Động Hương
Tích
Hương Sơn, Hà
Nội
51 Đỗ Hồng Hạnh 25 Phật tử, người
hành hương tổ 5
đoàn An Lạc
Thanh Xuân,
Hà Nội
52 Nguyễn Văn Toàn 23 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
53 Đào Thái Hương 32 Nhân viên ngân
hàng, người hành
hương tổ 3 đoàn
An Lạc
Cầu Diễn, Hà
Nội
54 Trần Văn Sỹ 22 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Đô Lương,
Nghệ An
55 Trịnh Thanh Hà 22 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Thanh Chương,
Nghệ An
56 Nguyễn Thị Thủy 21 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
Nho Quan,
Ninh Bình
Pl.7
đoàn An Lạc
57 Vũ Thanh Thảo 20 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Nho Quan,
Ninh Bình
58 Nguyễn Hà Thu 21 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Kiến An, Hải
Phòng
60 Trần Thị thùy 21 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Vụ Bản, Nam
Định
61 Nguyễn Hoài Thương 22 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Lương Sơn,
Hòa Bình
62 Nguyễn Phương Thảo 22 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Lương Sơn,
Hòa Bình
63 Trần Minh Trang 21 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Hoàng Hóa,
Thanh Hóa
64 Trần Ngọc Trâm 22 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Hà Trung,
Thanh Hóa
65 Nguyễn Thị Uyên 23 Sinh viên, người
tổ 5 hành hương
đoàn An Lạc
Hà Trung,
Thanh Hóa
66 Bùi Thị Tuyết 45 Giáo viên, người
tổ 3 hành hương
đoàn An Lạc
Bỉm Sơn,
Thanh Hóa
67 Trần Thị Hồng Vân 46 Giáo viên, người
tổ 3 hành hương
đoàn An Lạc
Đô Lương,
Nghệ An
68 Trần Anh Tuấn 53 Giám đốc nhà Kim Bôi, Hòa
Pl.8
máy nước, người
hành hương tổ 3,
đoàn hành hương
An Lạc
Bình
69 Trần Văn Triệu 52 Nhân viên, người
hành hương tổ 3,
đoàn hành hương
An Lạc
Kim Bôi, Hòa
Bình
70 Nguyễn Đình Trúc 50 Nhân viên, người
hành hương tổ 3,
đoàn hành hương
An Lạc
Kim Bôi, Hòa
Bình
71 Trần Đức Long 54 Nhân viên, người
hành hương tổ 3,
đoàn hành hương
An Lạc
Kim Bôi, Hòa
Bình
72 Phạm Quốc Thịnh 35 Cán bộ ngân
hàng, người hành
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
Ba Đình, Hà
Nội
73 Nguyễn Hoàng Yến 30 Cán bộ ngân
hàng, người hành
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
Ba Đình, Hà
Nội
74 Vũ Thị Phượng 31 Cán bộ ngân
hàng, người hành
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
Ba Đình, Hà
Nội
75 Đặng Thị Ngọc 32 Cán bộ ngân
hàng, người hành
Ba Đình, Hà
Nội
Pl.9
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
76 Bùi Phương Thanh 35 Cán bộ ngân
hàng, người hành
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
Ba Đình, Hà
Nội
77 Lê Anh Quang 50 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
78 Triệu Xuân Thi 48 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
79 Đỗ Minh Tính 54 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
80 Trần Quốc Huy 46 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
81 Nguyễn Thị Thanh 38 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
Pl.10
82 Dương Bích Thủy 34 Kinh doanh,
người hành
hương tổ 1, đoàn
hành hương An
Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
83 Đào Mai Anh 44 Cô đồng, người
hành hương tổ 1,
đoàn hành hương
An Lạc
Hà Đông, Hà
Nội
84 Nguyễn Văn Sáu 47 Thầy Cúng,
người hành
hương tổ 3, đoàn
hành hương An
Lạc
Thường Tín,
Hà Nội
85 Vũ Thị Phương 53 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Thường Tín,
Hà Nội
86 Nguyễn Hoàng Yến 52 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Thường Tín,
Hà Nội
87 Lê Thiên Phú 58 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Đan Phượng,
Hà Nội
88 Đặng Thanh Mai 56 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Đan Phượng,
Hà Nội
89 Bùi Phương Thanh 53 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Đan Phượng,
Hà Nội
Pl.11
90 Dương Thị Trang 59 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoài Đức, Hà
Nội
91 Đoàn Thị Lý 60 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoài Đức, Hà
Nội
92 Đào Công Sơn 55 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoài Đức, Hà
Nội
93 Nguyễn Minh Ngọc 46 Bác sĩ, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoài Đức, Hà
Nội
94 Nguyễn Thảo Nguyên 50 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Thanh Oai, Hà
Nội
95 Nguyễn Phượng Nhi 55 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Thanh Oai, Hà
Nội
96 Nguyễn Thu Hằng 45 Phật tử, người
hành hương tổ 8,
đoàn hành hương
An Lạc.
Thanh Oai, Hà
Nội
97 Hoàng Thúy Quỳnh 60 Phật tử, người
hành hương tổ 7,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoàng Mai, Hà
Nội
98 Hoàng Bích Liên 60 Phật tử, người
hành hương tổ 7,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoàng Mai, Hà
Nội
99 Nguyễn Thị Lan 59 Phật tử, người
hành hương tổ 7,
Hoàng Mai, Hà
Nội
Pl.12
đoàn hành hương
An Lạc.
100 Phạm Thị Hương 63 Phật tử, người
hành hương tổ 7,
đoàn hành hương
An Lạc.
Hoàng Mai, Hà
Nội
101 Nguyễn Văn Đạt 66 Cán bộ nghỉ hưu,
người hành
hương tổ 7, đoàn
hành hương An
Lạc.
Hoàng Mai, Hà
Nội
102 Trần Thị Ánh 62 Cán bộ nghỉ hưu,
người hành
hương tổ 7, đoàn
hành hương An
Lạc.
Hoàng Mai, Hà
Nội
103 Trần Thu Huyền 60 Cán bộ nghỉ hưu,
người hành
hương tổ 7, đoàn
An Lạc.
Ứng Hòa, Hà
Nội
104 Nguyễn Thị Huyền 58 Cán bộ nghỉ hưu,
người hành
hương tổ 7, đoàn
An Lạc
Ứng Hòa, Hà
Nội
105 Nguyễn Anh Sơn 65 Cán bộ nghỉ hưu,
người hành
hương tổ 7, đoàn
An Lạc
Hương Sơn,
Mỹ Đức, Hà
Nội
106 Nguyễn Thị Lan 90 Người dân Hương Sơn,
Mỹ Đức, Hà
Nội
Pl.13
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA HƢƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐOÀN HÀNH HƢƠNG PHẬT GIÁO AN LẠC
Ảnh 1: Chùa Thiên Trù thuộc khu di tích chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội
(Nguồn: sƣu tầm dulich.danchi.com)
Ảnh 2: Một trong số đoàn hành hƣơng từ nhiều tỉnh thành đến chiêm bái và
thực hành nghi lễ tại chùa Hƣơng (Nguồn: tác giả tháng 3/2017
Pl.14
Ảnh 3: Một trong số hoạt động trao đổi của ngƣời hành hƣơng trong lúc nghỉ
(Nguồn: tác giả tháng 3/2017
Ảnh 4: Một trong số hoạt động trao đổi của ngƣời hành hƣơng trong lúc nghỉ
(Nguồn: tác giả tháng 3/2017
Pl.15
Ảnh 5: Ngƣời hành hƣơng cầu xin lộc đầu năm tại động Hƣơng Tích (Nguồn:
Tác giả 2016)
Ảnh 6: Ngƣời hành hƣơng cầu xin lộc đầu năm tại động Hƣơng Tích (Nguồn:
Tác giả 2017)
Pl.16
Ảnh 7: Đoàn hành hƣơng Hoa Từ Bi thực hành nghi lễ tại chùa Ngoài (Nguồn:
Tác giả tháng 12/ 2018)
Ảnh 8: Đoàn hành hƣơng An Lạc chuẩn bị đi hành hƣơng trên suối Yến
(Nguồn: Tác giả 2017)
Pl.17
Ảnh 9: Ngƣời hành hƣơng ngồi nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ công
việc để bắt đầu hành trình mới (Nguồn: Tác giả 2016)
Ảnh 10: Ngƣời hành hƣơng ngồi nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ công
việc để bắt đầu hành trình mới (Nguồn: Tác giả tháng 12/2018
Pl.18
Ảnh 11: Sƣ Thầy chia sẻ những thắc mắc và giúp đỡ ngƣời hành hƣơng những
thông tin liên quan đến chuyến đi (Nguồn: Tác giả tháng 12/2018
Ảnh 12: Ngƣời hành hƣơng trò chuyện, chia sẻ, trao đổi công việc, bán hàng
mỹ phẩm với nhau trong lúc ngồi nghỉ (Nguồn: Tác giả tháng 12/2017
Pl.19
Ảnh 13: Ngƣời hành hƣơng trò chuyện, chia sẻ, trao đổi công việc với nhau
trong lúc ngồi nghỉ (Nguồn: Tác giả tháng 12/2018
Ảnh 14: Ngƣời hành hƣơng trò chuyện, chia sẻ, trao đổi công việc và thƣởng
thức văn nghệ với nhau trong lúc ngồi nghỉ (Nguồn: Tác giả tháng 12/2017)
Pl.20
Ảnh 15: Các bạn sinh viên thành viên tổ 5, đoàn hành hƣơng An Lạc chuẩn bị
trƣớc buổi thực hành nghi lễ tại Thiên Trù (Nguồn: tác giả tháng 3/2017)
Ảnh 16: Một trong những nội dung của buổi thuyết giảng về giáo dục đạo đức,
lối sống cho ngƣời hành hƣơng tại đoàn An Lạc (Nguồn: tác giả tháng 3/2017)
Pl.21
Ảnh 17: Thả đèn hoa đăng trong lễ Cầu an trên suối Yến, Mỹ Đức, Hà Nội
(Nguồn: Tác giả, 2017)
Ảnh 18: Thả đèn hoa đăng trong lễ Cầu an trên suối Yến, Mỹ Đức, Hà Nội
(Nguồn: Tác giả, 2017)
Pl.22
Ảnh 19: Đoàn hành hƣơng trên suối Yến trên đƣờng tới chùa Thiên Trù, chùa
Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2017)
Ảnh 20: Đoàn hành hƣơng thực hành nghi lễ trên suối Yến, chùa Hƣơng, Mỹ
Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2017)
Pl.23
Ảnh 21: Ngƣời hành hƣơng tổ 1 cùng nhau chiêm bái cảnh chùa Hƣơng trên
dòng suối Yến chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2017)
Ảnh 22: Ngƣời hành hƣơng tổ 7 cùng nhau chiêm bái cảnh chùa Hƣơng trên
dòng suối Yến chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 3/2017)
Pl.24
Ảnh 23: Ngƣời hành hƣơng tổ 3 cùng nhau chiêm bái cảnh chùa Hƣơng dù
thời tiết mƣa và rét, suối Yến chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả,
tháng 12/2018)
Ảnh 24: Đoàn hành hƣơng tới chùa Thiên Trù, chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội
(Nguồn: Tác giả, 2017)
Pl.25
Ảnh 25: Đoàn hành hƣơng thực hành nghi lễ cúng dƣờng chƣ Phật tại chùa
Thiên Trù, chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2017)
Ảnh 26: Đoàn hành hƣơng nghe Thƣợng Tọa Thích Minh Hiền giảng về ý
nghĩa đạo Phật, lễ cúng dƣờng chƣ Phật tại chùa Thiên Trù, chùa Hƣơng, Mỹ
Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2019)
Pl.26
Ảnh 27: Đoàn hành hƣơng thực hành nghi lễ cúng dƣờng chƣ Phật tại chùa
Thiên Trù, chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, 2017)
Ảnh 28: Ngƣời hành hƣơng thả đèn hoa đăng cúng dàng Chƣ Phật trên dòng
suối Yến dƣới sự hƣớng dẫn của Đại Đức Thích Minh Hiếu trên dòng suối
Yến, chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 3/2018)
Pl.27
Ảnh 29: Ngƣời hành hƣơng hoan hỉ cùng vui hát bài Niềm an vui sau khi thực
hành nghi lễ với sự hƣớng dẫn của Đại Đức Thích Minh Hiếu trên dòng suối
Yến, chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 3/2018)
Ảnh 30: Ngƣời hành hƣơng đi bộ lên động Hƣơng Tích, chùa Hƣơng, Mỹ Đức,
Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 3/2018)
Pl.28
Ảnh 31: Đoàn hành hƣơng Phật giáo thực hành lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế
Âm đầu xuân tại chùa Trong (Động Hƣơng Tích) chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà
Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 12/2018)
Ảnh 32: Đoàn hành hƣơng Phật giáo thực hành lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế
Âm đầu xuân tại chùa Trong (Động Hƣơng Tích) chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà
Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 12/2019)
Pl.29
Ảnh 33: Ngƣời hành hƣơng trao đổi những nhu cầu cá nhân trong giờ nghỉ
ngơi tại chùa chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 12/2018)
Ảnh 34: Ngƣời hành hƣơng trao đổi những nhu cầu cá nhân trong giờ nghỉ
ngơi tại chùa chùa Hƣơng, Mỹ Đức, Hà Nội (Nguồn: Tác giả, tháng 12/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hanh_huong_phat_giao_chua_huong_hien_nay.pdf
- Trichyeu_NguyenThiThanhLoan.pdf