BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
HỒ VĂN TOÀN
GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
HỒ VĂN TOÀN
GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thực nghiệm tại các tỉ
217 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG 2. TS. ĐOÀN VĂN HƢNG
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham
khảo trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận
án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hồ Văn Toàn
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................ 4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5
8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 7
1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo ...................................................... 7
1.1.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài ............................................................... 7
1.1.2. Tài liệu của các tác giả trong nước ............................................................... 9
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo nói riêng........................................................................................ 17
1.2.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài: ........................................................... 17
1.2.2. Tài liệu của các tác giả trong nước: ............................................................ 19
1.3. Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế
thừa và tiếp tục nghiên cứu .................................................................................... 27
1.3.1. Nhận xét kết quả các công trình đã công bố ............................................... 27
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa .................................................................... 28
1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .................................................... 29
Chƣơng 2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 30
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 30
2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh .............. 30
iii
2.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục
nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng ............................... 32
2.1.3. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh ở trường THPT .............................................................................................. 35
2.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường THPT ................................................................................... 43
2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong DHLS ở trường THPT ......................................................................... 54
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 55
2.2.1. Đặc điểm tình hình biển, đảo Việt Nam hiện nay ...................................... 55
2.2.2. Thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong
dạy học lịch sử ở trường THPT ............................................................................ 57
2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết để khắc phục thực trạng ............................... 64
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN,
ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................. 67
3.1. Một số yêu cầu khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT .................................. 67
3.2. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong
dạy học bài lịch sử nội khóa ................................................................................... 70
3.2.1. Hướng dẫn HS khai thác những kiến thức lịch sử phản ánh về chủ
quyền biển, đảo trong sách giáo khoa ................................................................... 71
3.2.2. Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc phản ánh về
chủ quyền biển, đảo .............................................................................................. 74
3.2.3. Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến thức về
chủ quyền biển, đảo .............................................................................................. 80
3.2.4. Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ ý chí bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta ............................................................... 86
3.2.5. Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển, đảo ............. 90
3.2.6. Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo ................... 95
iv
3.3. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông
qua hoạt động ngoại khóa....................................................................................... 99
3.3.1. Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc ..................................................................................... 102
3.3.2. Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm hiểu về
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc .............................................................................. 104
3.3.3. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển,
đảo Tổ quốc .......................................................................................................110
3.3.4. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống
về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích ...................................................... 111
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................................114
4.1. Những tiêu chí đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” của học sinh..................114
4.1.1. Các tiêu chí đánh giá định lượng .............................................................. 114
4.1.2. Các tiêu chí đánh giá định tính ................................................................. 115
4.2. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 121
4.2.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm ......................... 120
4.2.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................... 122
4.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 125
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ............................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ đƣợc viết tắt
1 BCH Ban Chấp hành
2 BGH Ban Giám hiệu
3 DHLS Dạy học lịch sử
4 ĐC Đối chứng
5 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
6 GDCD Giáo dục công dân
7 GDQP Giáo dục quốc phòng
8 GV Giáo viên
9 HĐNK Hoạt động ngoại khóa
10 HS Học sinh
11 LSVN Lịch sử Việt Nam
12 Nxb Nhà xuất bản
13 PT Phổ thông
14 SGK Sách giáo khoa
15 TH Tiểu học
16 THCS Trung học cơ sở
17 THPT Trung học phổ thông
18 TN Thực nghiệm
19 TNSP Thực nghiệm sư phạm
20 TT & TT Thông tin và Truyền thông
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 1 và 2 ......... 126
Bảng 4.2. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 3 và 4 ......... 128
Bảng 4.3. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 5 và 6 ......... 130
Bảng 4.4. Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa ........... 132
Bảng 4.5. Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa ........ 134
Bảng 4.6. Thống kê điểm số từ kết quả thực nghiệm sư phạm và các tham số
từ xử lý số liệu thống kê của 15 trường THPT .................................... 135
Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung bình cộng
của các lớp ĐC và TN từ kết quả thực nghiệm ................................... 137
Bảng 4.8. Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường .................. 139
Bảng 4.9. Kết quả sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của nhóm HS .... 146
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 ............................................................................................... 44
Hình 3.1. Bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” .... 76
Hình 3.2. Đại Nam nhất thống toàn đồ .................................................................. 76
Hình 3.3. Bản Quốc địa đồ .................................................................................... 77
Hình 3.4. Lược đồ Việt Nam ................................................................................. 81
Hình 3.5. Lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng ................. 81
Hình 3.6. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng ............................... 81
Hình 3.7. Nguyễn Tri Phương ............................................................................... 82
Hình 3.8. Thành Điện Hải sau đợt oanh tạc của Pháp ........................................... 82
Hình 3.9. Đường Hồ Chí Minh trên biển .............................................................. 83
Hình 3.10. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo ....................... 83
Hình 3.11. Thuyền bầu của đội Hoàng Sa cuối thế kỷ XVII và bia chủ quyền
trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816 ........................................................ 87
Hình 3.12. Di tích Bến tàu không số Vũng Rô, tỉnh Phú Yên...............................114
Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số của nhóm lớp đối
chứng và nhóm lớp thực nghiệm ......................................................... 138
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ
trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
và xu thế toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước những
thời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Do đó, nâng cao
khả năng thích ứng và hội nhập của đất nước nói chung, chất lượng nguồn nhân lực
nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.
Điều 2 Luật Giáo dục Việt Nam 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [97, tr.2]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện
năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách
nhiệm công dân” [47, tr.296]. Có thể thấy, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm chất,
đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coi trọng
trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với HS ở các trường phổ thông.
1.2. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài đến 3260 km. Trong vùng
biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trung
thành các quần thể đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường
Sa. Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa -
văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống của các thế hệ người Việt từ xưa đến
nay. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, trong đó
có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành điểm
nóng chính trị ở khu vực.
Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính
sách nhằm củng cố, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông,
ổn định tình hình chính trị trong nước và giữ vững hòa bình ở khu vực. Do vậy, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và
nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng học
sinh THPT - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc nâng cao ý thức về chủ
2
quyền biển, đảo và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc
chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một nhiệm vụ
chính trị quan trọng, nhất là trong công tác giáo dục ở các trường THPT hiện nay.
1.3. Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục học
sinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Thông qua những
tri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật phát triển của thế
giới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn học góp phần đáng kể
vào việc giáo dục học sinh. Tác dụng giáo dục quan trọng của Sử học cũng như bộ
môn Lịch sử ở trường phổ thông là “giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm,
đạo đức và xác định thái độ với cuộc sống hiện tại” [76, tr.207]. Đặc biệt, phần
Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách có hệ thống,
xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh nhận thức đúng đắn
về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch sử, thái độ đúng đắn với
những trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình
trong học tập và cuộc sống thực tiễn. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục phổ
thông mới môn Lịch sử ở bậc THPT đã đưa vào giảng dạy chủ đề “Lịch sử bảo vệ
chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông” càng khẳng
định sự cần thiết của việc khai thác kiến thức, tổ chức đa dạng các hình thức giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
1.4. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích
cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong hệ
thống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức,
thái độ và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử trên cả nước nói chung và các
trường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế. Có
nhiều nguyên nhân được đưa ra như: việc triển khai thiếu đồng bộ giữa các địa
phương; chương trình và sách giáo khoa lịch sử thiếu vắng kiến thức về chủ quyền
biển, đảo; nội dung giáo dục chưa thống nhất; hình thức và biện pháp giáo dục chưa
phong phú, thiếu hấp dẫn học sinh.... Vì vậy, đã đến lúc cần phải nghiên cứu kỹ
lưỡng về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, từ đó xây dựng thống nhất nội dung và
đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
3
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học
phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)” làm đề tài luận
án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài không nghiên cứu tất cả các vấn đề về giáo dục tư tưởng, đạo đức
nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho
học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương trình
chuẩn) qua hoạt động dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các tỉnh
Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn của đề tài bao gồm các trường
THPT được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong
đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu.
- Địa bàn thực nghiệm của đề tài chủ yếu ở các trường THPT thuộc khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc tìm hiểu những
vấn đề lý luận, thực tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
nói chung, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng cho học sinh trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Luận án không
chỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dung
giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT, mà còn
đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Qua
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý
thức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ
sở tài liệu trong và ngoài nước về giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử.
- Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tìm ra nguyên nhân
của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết.
- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử (chủ yếu phần Lịch
sử Việt Nam) và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xác định những
nội dung lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
- Xây dựng bộ tiêu chí và bảng thang đo để đánh giá sự chuyển biến về ý
thức chủ quyền biển, đảo của học sinh.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện
pháp mà Luận án đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục
nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch
sử về vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh.
- Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lịch sử, sách, báo,
tạp chí, có liên quan đến chủ quyền biển, đảo.
- Tìm hiểu văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam về chủ quyền biển, đảo.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT (chủ yếu phần
Lịch sử Việt Nam); bước đầu tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nội
dung và đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.
5
4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua phiếu
điều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảovà xử lý thông tin để nắm
rõ thực trạng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử.
- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để xem
xét tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT mà Luận án đề xuất.
4.2.3. Sử dụng phương pháp toán học thống kê:
Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều tra thực
tiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét và kết luận.
5. Giả thuyết khoa học
Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch
sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành với
những nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
6. Đóng góp của luận án
- Tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh ở các trường THPT trên cả nước nói chung và các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ nói riêng.
- Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch
sử; xây dựng những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý
luận phương pháp dạy học lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho
học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở
trường THPT nói riêng. Từ đó, đề tài xác định nội dung, tiêu chí đánh giá, đề xuất
các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học
lịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam.
6
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý giá nhằm khẳng định thêm
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là cơ sở tư liệu để giáo viên các trường THPT
hiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo và biết cách vận dụng vào
quá trình dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ
năng cho học sinh; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu
sinh và những người quan tâm tìm hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng hiện nay.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết
cấu thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong
dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn
Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói
riêng là vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiên
cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau đây:
1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
1.1.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài
Biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sớm
được phản ảnh trong các ghi chép, tác phẩm, bản đồ của người Trung Quốc, trực
tiếp hay gián tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thích Đại Sán (tức Hòa thượng Thạch Liêm, người Chiết Giang, Trung
Quốc) trong bộ sách Hải ngoại kỉ sự viết từ năm 1696 (Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội dịch và xuất bản năm 2016) đã quan sát và ghi chép khá tỉ mỉ về Vạn Lí
Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa), khẳng định các chúa Nguyễn đã hành xử chủ
quyền của mình trên quần đảo này. Các bản đồ của người Trung Quốc vẽ trước năm
1909 và nhiều tư liệu cổ Trung Quốc như Giao Châu di vật chí của Dương Phù,
Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát, Phù Nam truyện của Khang Thái, Nam Châu dị
vật chí của Vạn Chấn cũng chỉ xác định giới hạn lãnh thổ phía Nam của Trung
Quốc là đảo Hải Nam, trong khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm cách xa
vịnh Bắc Bộ về phía Nam, tức thuộc phần lãnh thổ của Việt Nam.
Như vậy, các bản đồ và tư liệu của người Trung Quốc đã trực tiếp hoặc gián
tiếp thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Đây là nguồn tư liệu có tính khách quan cao để khai thác và sử dụng trong dạy
học lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh.
Từ những thế kỉ XVII - XVIII, người phương Tây, trong đó có người Pháp
đã sớm nghiên cứu và viết về các vùng biển, đảo miền Trung của Việt Nam (thường
gọi là Cochinchina hay An Nam). Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhắc đến với tên gọi là Pracels hay Paracels.
Trong bộ Lettres Esdifiantes et Curieuses, xuất bản ở Paris năm 1838 đã tập
8
hợp thư từ, nhật kí của các nhà buôn, giáo sĩ người Pháp về các vùng biển, đảo xứ
Đàng Trong; hay nhà địa lí người I-ta-li-a tên là Adriano Balbi trong Abrégé de
gesographie, resdigé sur un nouveau plan, xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm
1838, Compendio di georafia universale, quarta edizione, tomo primo, xuất bản tại
Livorno (Ý) năm 1824đều ghi rõ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là những hòn đảo
dọc theo bờ biển thuộc về nước Nam (Cochinchina): “Quần đảo Hoàng Sa có
khoảng cách xa bằng nhau từ Hải Nam với nước Nam (Cochinchina) và thuộc chủ
quyền của vương quốc An Nam” [189, tr.680].
Các từ điển bách khoa, từ điển địa lí phương Tây từ thế kỉ XIX cũng khẳng
định quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc về An Nam (Cochinchina). Cuốn The
English Encyclopaedia, London, 1866 của Charles Knight ghi rõ: “Cochinchina
còn gọi là An Nam ở miền Á Đông, thường được biết như là Ấn Độ không có sông
Hằng, gần 400 dặm dọc theo bờ biển kéo dài tới Paracels (quần đảo Hoàng Sa)”
[191, tr.521]. Rõ ràng, người phương Tây sớm khẳng định Hoàng Sa là quần đảo
thuộc chủ quyền của Việt Nam, được ghi chép vào từ điển để phổ biến rộng rãi. Đây
là một minh chứng thuyết phục để xác định nội dung lịch sử giáo dục cho HS.
Từ cuối thế kỉ XIX, vấn đề chủ quyền và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được các
tác giả ngoài nước phản ánh. John Barrow trong cuốn Một chuyến du hành đến xứ
Nam Hà (1792-1793), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008 (bản dịch); hay John White (Mĩ)
trong A Voyage to Cochin China, London, Longman, 1824 đều phản ánh rõ việc
triều Nguyễn quan tâm đầu tư các đội thuyền để hoạt động khai thác và khẳng định
chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1914, R. Morineau trong Di tích lịch sử vùng dưới Bao Vinh: đồn và
pháo đài, Nxb Thuận Hóa, 1997; hay Yoshiharu Tsuboi trong Nước Đại Nam đối
diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Nxb Tri thức, 2011 đã phản ánh việc
phòng bị để bảo vệ các vùng biển, đảo luôn được triều Nguyễn đề cao dù đó là đang
trong thời kì bang giao tốt đẹp giữa Đại Nam và các nước xung quanh. Đây là quan
điểm của các học giả nước ngoài, nhưng rõ ràng, vấn đề xác định chủ quyền lãnh
thổ rất được quan tâm qua các thời kì lịch sử, ngay cả trong điều kiện hòa bình. Qua
tư liệu này, giáo dục học sinh tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của bản thân
đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong bất kì hoàn cảnh nào.
Từ khi thành lập, Liên Hợp quốc luôn chú trọng đến xây dựng luật biển quốc
tế, từ đó thực hiện những bước đi quan trọng và cụ thể. Đó là những lần tổ chức hội
9
nghị quốc tế về biển vào các năm 1958, 1960 và từ năm 1973 đến năm 1982. Thành
công của các hội nghị về luật biển là việc chính thức thông qua Công ước Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea -
UNCLOS). Đây là cơ sở quan trọng trong vấn đề phân định chủ quyền biển, đảo
quốc tế, quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động
cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương. Theo Công ước
Liên hợp quốc về luật biển 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí khẳng định chủ
quyền của mình trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư trường Đại học Paris VII (Pháp) viết
cuốn Chủ quyền trên ...ý nghĩa của giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức dân tộc. Trong bài “Nên
học sử ta”, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Người chỉ rõ:
“Dân ta phải biết sử ta. Sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Sử dạy
cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc
lập tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [102,
tr.171]. Ngoài ra, Người còn chú trọng đến giáo dục ý thức dân tộc, bảo vệ độc lập
chủ quyền quốc gia và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc Liên, Trần Văn
Trị chủ biên, Nxb Giáo dục phát hành năm 1976; Phương pháp dạy học lịch sử do
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu
Chí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt biên soạn, Nxb Giáo dục phát hành năm 1992
(tái bản có sửa chữa và bổ sung năm 1998, 1999, 2000, 2001) đã nói rõ về chức
năng giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường THPT. Các tác giả xác định: “nhà
trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Môn lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp
phần tích cực vào công việc này” [76, tr.75-76] . Với vai trò quan trọng như vậy,
giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinh
qua dạy học lịch sử ở trường phổ thông là điều rất cần thiết.
Phương pháp dạy học lịch sử (2 tập) do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, 2002 (tái bản và bổ sung 2009,
21
2012) tiếp tục khẳng định chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử, đồng thời nêu lên
nguyên tắc, yêu cầu về nội dung, hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
trong dạy học bộ môn, qua đó khẳng định: “Lịch sử có sở trường và ưu thế trong
việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã xem “lịch sử là cô giáo
của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đến tương lai”. Giáo dục thái độ tình cảm,
tư tưởng cho học sinh qua dạy học lịch sử là “dạy chữ để dạy người” [79, tr.204].
Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử của Hội Giáo dục lịch sử,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 tập hợp các chuyên đề chuyên sâu về phương
pháp và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Đặc biệt, chuyên
đề III viết về “giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử” nhấn mạnh nhiệm vụ giáo
dục học sinh thông qua môn lịch sử, nhất là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, trách
nhiệm công dân: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ
quan trọng hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Môn Lịch sử có ưu thế và sở trường trong việc giáo dục này, nhưng cần tránh việc
sáo mòn, công thức, không đưa lại hiệu quả gì. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo
của giáo viên trong điều kiện cụ thể của mình” [81, tr.290].
Năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội cho phát hành cuốn Lịch sử và
giáo dục lịch sử. Cuốn sách tập hợp những nghiên cứu của GS Phan Ngọc Liên trên
nhiều lĩnh vực khoa học, nhất là những nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử.
Phần III và IV là những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và giáo dục lịch sử như
“Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử”, khẳng định một
truyền thống quan trọng cần giáo dục cho thế hệ trẻ là “giúp các em phát triển lòng
yêu nước chân chính, có trách nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước” [80, tr.471]. Qua đó, định hướng các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục: giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa hình thành thế giới quan, thực hiện
mục tiêu đào tạo và giáo dục truyền thống; tổ chức học tập lịch sử gắn với thực tế
cuộc sống; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục.
Trịnh Đình Tùng trong cuốn Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường
THCS, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2005, nêu rõ việc đa dạng hóa
các hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, trong
đó, các biện pháp nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, tư tưởng, thái độ cho học sinh
là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục lịch sử, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn, đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ tương lai có đầy đủ năng
lực và phẩm chất, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
22
Nguyễn Thị Côi trong cuốn Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, 2006 đề cập đến các
hình thức tổ chức dạy học, đó là dạy học trên lớp, tự học, hoạt động nhóm, toàn lớp,
cá nhân, tham quan học tập ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống, di tích lịch sử; tổ chức
hoạt động ngoại khóa, thực hành. Nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển của DHLS, tác giả khẳng định “mục tiêu bài học lịch sử là cơ sở để giáo
viên lựa chọn tài liệu lịch sử của bài - những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu
tượng, khái niệm; xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lí, có hiệu
quả; tiến hành việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh”
[38, tr.23]. Có thể thấy, vấn đề giáo dục ý thức học sinh được thực hiện gắn với các
hình thức tổ chức dạy học, nhất là các hình thức dạy học được tổ chức ngoài lớp.
Trong bối cảnh đổi mới dạy học những năm đầu thế kỉ XXI, cuốn Đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do Phan Ngọc Liên
chủ biên được Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2008. Cuốn sách gồm
có 3 phần, trong đó phần II và III về “Đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học
lịch sử ở trường phổ thông” là cơ bản nhất. Các tác giả làm rõ những vấn đề lí luận,
thực tiễn và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, bao gồm nâng cao chất
lượng giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm công dân cho HS: “Xác định đúng mục
tiêu, vai trò của môn Lịch sử, cũng như các bộ môn khác sẽ thấy sự cần thiết tổ
chức dạy học có chất lượng mọi môn học để đào tạo tốt thế hệ trẻ” [82, tr.531].
Nguyễn Thị Thế Bình trong cuốn Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học
sinh, Nxb Đại học Sư phạm, 2014 đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển kĩ
năng tự học cho học sinh, xây dựng hệ thống những kĩ năng tự học và đưa ra các
biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh để nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Tài liệu này nói về kĩ năng tự
học nói chung, nhưng cũng là cơ sở để xây dựng các biện pháp tự học, tự tìm hiểu
về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong điều kiện các nguồn tư liệu đáng tin cậy
về chủ quyền biển, đảo ngày càng phong phú và không khó để tìm kiếm.
Về công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông, Phan Ngọc Liên trong
Công tác ngoại khóa thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục,
1968 đã chuyên sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động ngoại khóa lịch sử, từ
đó nêu lên những nguyên tắc, cách xác định nội dung, xây dựng hình thức và lựa
chọn phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Cuốn sách là cơ sở lý luận
quan trọng để xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo.
23
1.2.2.3. Tài liệu giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo cho thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng HS, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên
giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tiếp phát hành các văn bản, tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông gồm có 2 phần chính: giới thiệu mục
tiêu, cấu trúc của tài liệu, hướng dẫn lựa chọn nội dung, thời gian, hình thức và
phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục chủ quyền biển đảo, nhất là vấn đề bảo vệ
tài nguyên và môi trường, phù hợp với đặc điểm học sinh và các vùng miền trên cả
nước. Qua tài liệu này, giáo viên và học sinh xác định đúng các chủ đề, lựa chọn nội
dung và hình thức tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, rèn luyện những
kĩ năng thích hợp nhằm chung tay bảo vệ, khai thác phù hợp các nguồn tài nguyên,
môi trường biển, đảo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh đã khẳng
định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ
sở những văn bản của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử và pháp
lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa; giáo dục học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo trong tình hình hiện nay.
Tài liệu tập huấn công tác tuyên truyền về biển, đảo, Nxb Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội, 2013 đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu hàng đầu về biển, đảo và những cơ sở để đấu tranh bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có bài viết của các tác giả Nguyễn Bá
Diến, Nguyễn Trường Giang Trên cơ sở những tư liệu lịch sử và pháp lý thuyết
phục, các tác giả khẳng định: “việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam qua
các triều đại cho đến ngày nay là phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế. Vì
vậy, Việt Nam vẫn luôn khẳng định và có đủ căn cứ lịch sử, khoa học, pháp lí để
chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” [34, tr.46].
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về biển, đảo của thế hệ trẻ, Ban Tuyên giáo Trung
ương chỉ đạo biên soạn cuốn 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt
Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014; Hà Nguyễn với 500 câu hỏi đáp về
biển, đảo Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2015. Hai cuốn sách nêu rõ vị trí, vai
trò và tiềm năng của biển, đảo; các vùng biển, đảo Việt Nam; quyền và bảo vệ các
quyền của Việt Nam ở Biển Đông; xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan
đến biển, đảo; một số hoạt động của thanh niên hướng về biển, đảo Tổ quốc. Các tài
24
liệu trình bày nội dung cơ bản, ngắn gọn, minh họa hình ảnh phong phú, phù hợp
với tuổi trẻ nói chung, học sinh nói riêng nên mang lại ý nghĩa giáo dục cao.
Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tuyết Mai biên soạn Giáo dục về biển - đảo Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014. Qua 3 tập sách, các tác giả giới thiệu những vấn
đề về biển đảo một cách ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, phù hợp với các em học sinh,
đặc biệt, cuốn sách hướng dẫn cho giáo viên và học sinh nội dung và phương pháp
giáo dục về biển, đảo trong giờ lên lớp cũng như trong các hoạt động ngoại khóa,
phù hợp với đặc điểm sinh lí lứa tuổi và điều kiện trường học ở nước ta.
Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn
Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung, Lưu Hoa Sơn, Đỗ Văn Thanh biên soạn bộ sách Kể chuyện
biển đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014 gồm 4 tập: tư liệu biển đảo Việt
Nam; các huyện đảo ở miền Bắc; các huyện đảo ở miền Trung; các huyện đảo ở
miền Nam. Bộ sách là các câu chuyện kể về các vùng biển đảo Việt Nam với những
hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. Tài liệu này dễ phổ biến trong các nhà trường,
nhất là trong các hoạt động ngoại khóa lịch sử để giáo dục học sinh.
Phan Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Đức Anh Sơn biên soạn
cuốn Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia dùng trong nhà trường, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015. Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản, có chọn lọc,
phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông về chủ quyền biên giới và biển đảo, từ đó,
học sinh nâng cao lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biết trân trọng từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc mà các thế hệ ông cha đã
chung tay gìn giữ. Dù ngắn gọn nhưng sách có thêm phần chủ quyền biên giới giúp
học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Để góp phần tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc đến các
đối tượng học sinh khác nhau, nhóm giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hoàn thành bộ sách Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2017. Bộ sách gồm 3 tập dành cho học sinh TH, THCS và
THPT, đề cập đến những vấn đề cơ bản về biển đảo theo trình độ nhận thức của
từng đối tượng học sinh, đồng thời giới thiệu các hoạt động trên mọi miền Tổ quốc
với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” trong phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo
để làm gương cho các em. Ngoài kênh chữ, các tác giả còn xây dựng nguồn kênh
hình minh họa phong phú, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Tuy nhiên, bộ
sách chưa có phần hướng dẫn cụ thể các hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ
quyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử.
25
Tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung
Bộ, các tài liệu về công tác tuyên truyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảo
cho học sinh trong các trường học được phát hành và tổ chức thực hiện ở nhiều môn
học khác nhau, tiêu biểu là một số tài liệu sau:
Từ năm học 2011-2012, Sở GD & ĐT Quảng Ngãi hoàn tất soạn thảo nội
dung Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép vào môn lịch
sử dạy tại các trường THPT trong tỉnh. Nội dung cơ bản của tài liệu là giới thiệu về:
lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; vùng đất, phong tục tập quán, các di tích lịch sử quê
hương Hải đội Hoàng Sa. Trong đó, tác giả tập trung giới thiệu về đội hùng binh
Hoàng Sa vâng mệnh triều đình nhà Nguyễn ra Hoàng Sa,Trường Sa đo đạc thủy
trình, khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền lãnh hải Tổ quốc từ thế kỷ XVI đến
thế kỷ XIX và việc thực thi chủ quyền biển, đảo của các thế hệ cho đến ngày nay.
Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã cho xuất bản cuốn Văn hóa
biển đảo Khánh Hòa. Sách đã tập hợp những bài viết đề cập tới việc bảo tồn, giữ
gìn và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến quá trình xác lập, thực
thi chủ quyền và xây dựng quần đảo Trường Sa. Đến cuối năm 2013, Tài liệu giảng
dạy và học tập Lịch sử Khánh Hòa ở trường THCS, THPT do Nguyễn Thị Kim Hoa
chủ biên đã được Sở GD & ĐT xuất bản, trong đó, nhiều bài học phản ánh tiềm
năng thế mạnh của biển, đảo Khánh Hòa trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh,
quốc phòng Tài liệu còn biên soạn các bài ngoại khóa về lịch sử chủ quyền biển,
đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa..., tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phổ thông
trong tỉnh khi dạy học những nội dung về chủ quyền biển, đảo.
Tại Đà Nẵng, từ năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT phát hành tài liệu Chủ
quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu được sắp
xếp nội dung phù hợp với chương trình học và độ tuổi của học sinh hai khối THCS
và THPT. Ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, bộ tài liệu đã bổ sung nhiều
kiến thức về chủ quyền biển đảo, đưa thêm những khái niệm về thềm lục địa, phạm
vi chủ quyền biển, đảo... Tài liệu biên soạn dựa trên bằng chứng lịch sử, cơ sở luật
pháp Việt Nam và công ước quốc tế, trong đó nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam
tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tài liệu để giáo dục học sinh không
chỉ trên địa bàn Đà Nẵng mà còn có thể áp dụng trên phạm vi cả nước.
Nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, trong đó vấn đề giáo dục ý thức chủ
quyền biển đảo được nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục quan tâm. Tại Hội thảo khoa
học Quốc gia Vấn đề Biển Đông trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử do Trường
26
Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tháng 3 năm 2013 đã thu hút 17 bài viết liên quan
đến chủ quyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử.
Trong đó, các tác giả Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Quốc Sửu, Nguyễn Thị Thu Thủy,
Ninh Xuân Thao, Trần Vân Anh đã nêu lên yêu cầu cấp thiết phải đưa vấn đề chủ
quyền biển, đảo vào chương trình giảng dạy lịch sử, cung cấp một số nội dung và đề
xuất biện pháp tổ chức giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử các cấp,
góp phần thực hiện một nhiệm vụ chính trị quan trọng hiện nay.
Tại Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối
cảnh hiện nay do Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm
2016, vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo là một nội dung có nhiều bài viết tham
gia và báo cáo. Tiêu biểu như: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có bài Trách nhiệm quốc tế
của triều Nguyễn trong vấn đề biển Đông thế kỉ XIX; Kiều Thế Hưng viết Vấn đề
biên giới và hải đảo trong dạy học lịch sử: giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc
gia trong khát vọng hòa bình; Tống Thị Nga với bài Đưa vấn đề chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy môn lịch sử ở các
cấp học trong giai đoạn hiện nay; Đỗ Thanh Bình với bài Mấy đề xuất về nội dung,
hình thức tổ chức giáo dục chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển và đảo trong chương
trình, sách giáo khoa lịch sử mới ở trường phổ thông Việt Nam; Nguyễn Thị Thế
Bình với bài Giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia trong dạy
học lịch sử ở trường THPT. Các tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử, đề xuất nội dung, hình thức và biện
pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường phổ thông.
Một số bài viết trên các Tạp chí khoa học, nhiều nhất là Tạp chí Giáo dục đã
đề cập đến sự cần thiết, thực trạng và biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh trong dạy học nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
thông qua dạy học lịch sử nói riêng:
Bài viết Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử của
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử số 2/1992 đã khẳng định ưu thế của môn Lịch sử trong việc giáo dục học
sinh, trong đó có giáo dục truyền thống dân tộc và khẳng định:“Việc giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ không phải vì hoài cổ mà là vì “ôn cố tri tân”. Đặc biệt,
trong xu thế hiện nay, chúng ta cần đi sâu vào quá khứ, tìm một sức mạnh hiện thực
làm bệ phóng bay nhanh vào tương lai” [77].
Bùi Minh Tuấn với bài Cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
[168] đăng trên báo Giáo dục và Thời đại, số ngày 20/10/2012 đã khái quát những
27
nét chính về tình hình biển, đảo ở khu vực và trên thế giới, nêu lên sự cấp thiết và
một số biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo học sinh trước tình hình Biển
Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên
truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Tạp chí Giáo dục số 349 (tháng 1/2015), Trần Vĩnh Tường và Phan Khánh
Hội với bài “Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
THPT” đã khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học
sinh, nhất là thông qua các môn học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử. Trong đó, tác
giả nêu lên ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về biển đảo nhằm “giáo dục tư tưởng,
đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào
dân tộc, qua những nhân vật, sự kiện có thật của quá khứ tạo nên sức thuyết phục,
sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ” [173, tr.51], đồng thời nêu lên những biện
pháp sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử để giáo dục học sinh.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh,
trong bài viết “Một số suy nghĩ về dạy học nội dung biển đảo trong môn Lịch sử ở
trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 301, tháng 7/2015, Nguyễn Thị Côi đề cập
đến sự cần thiết phải đưa nội dung biển, đảo vào chương trình phổ thông; các hình
thức tổ chức dạy học phù hợp gồm gắn bài giảng trên lớp với thực tế cuộc sống,
tăng cường tổ chức ngoại khóa lịch sử về biển đảo cho học sinhTừ đó đi đến kết
luận: “Cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kiến thức lịch sử nói
chung, lịch sử dân tộc nói riêng, trong đó có vấn đề biển đảo” [39].
Một số luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ được thực hiện tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm -
Đại học Vinh, Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề lý luận,
thực tiễn, nội dung, biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh
trong dạy học lịch sử và xem đây là nội dung giáo dục quan trọng của bộ môn, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.3. Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế
thừa và tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét kết quả các công trình đã công bố
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và giáo dục đã công bố, vấn đề chủ
28
quyền biển, đảo của Việt Nam nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho học sinh nói riêng đã trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập với nhiều mức độ
khác nhau. Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình liên quan đến đề tài
được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Cung cấp đầy đủ và toàn diện những tư liệu về bằng chứng lịch sử và cơ sở
pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái
độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng.
- Một số tài liệu đã trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng nội dung, hình thức
và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học nói riêng; hoặc phản ánh thực tiễn công
tác giáo dục chủ quyền biển, đảo tại một số địa phương.
Tuy nhiên, các công trình này hoặc chỉ nêu lên những bằng chứng khẳng
định chủ quyền biển, đảo của Việt nam, vai trò của biển, đảo; hoặc nêu lên vấn đề lý
luận chung về giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử; hoặc đi vào chi tiết công tác
giáo dục học sinh trong dạy học lịch sử qua một số nội dung và biện pháp cụ thể,
trên một số địa phương. Đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề
giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở
trường THPT một cách hệ thống trên cơ sở lý luận khoa học và bám sát thực tiễn.
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa
Các công trình nghiên cứu có liên quan là cơ sở tư liệu quý giá để chúng tôi
có thể kế thừa ít nhiều và tiếp tục hoàn thiện hơn ở đề tài, bao gồm:
- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo về vấn đề giáo
dục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng.
- Những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Những tư liệu, số liệu thống kê về tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Nam
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng
- Những bản đồ, lược đồ thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những mẫu chuyện về tấm gương các anh
hùng bảo vệ biển, đảo trong lịch sử; những hình ảnh về chiến sỹ hải quân và nhân
dân các địa phương trên cả nước đã và đang bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
29
- Cơ sở lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử về
giáo dục học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
- Cần hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Xác định những kiến thức trong chương trình bộ môn lịch sử cấp THPT cần
khai thác và mở rộng để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
- Nghiên cứu và xây dựng thống nhất những nội dung giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo để vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Xác định những căn cứ và tiêu chí đánh giá ý thức chủ quyền biển, đảo của
học sinh cả về mặt định lượng và định tính.
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
x x
x
Qua quá trình tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài,
chúng tôi khẳng định, các công trình đã công bố là khá phong phú, có giá trị khoa
học và thực tiễn cao. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi hệ thống những vấn đề
lý luận, xây dựng nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt
nguồn tài liệu gốc là những tư liệu mang tính khoa học, làm nền tảng để biên tập nội
dung giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo, bao gồm: chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý
về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông; chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học, nhất là vấn
đề giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức cho HS là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ
thống lý luận giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giáo dục lịch sử, nhất là giáo dục tư
tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức trách nhiệm công dân cho HS qua DHLS ở trường
THPT là cơ sở để lựa chọn nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT một cách khả thi và hiệu quả.
30
Chƣơng 2
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG -
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS phải được tiến hành trên nền
tảng lý luận vững chắc, phù hợp với thực tiễn DHLS ở trường THPT. Do đó, hệ
thống những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm ra nguyên
nhân là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng nội dung và đề xuất các biện pháp giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo đảm bảo tính phù hợp, khả thi và hiệu quả.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
* Giáo dục ý thức
- Giáo dục: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm “giáo dục”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu là “dạy dỗ, rèn luyện” [122, tr.313].
Trong Từ điển tiếng Việt thông dụng, giáo dục được định nghĩa là “hoạt động nhằm
tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối
tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực
như yêu cầu đề ra” [87, tr.349]. Còn theo Phạm Viết Vượng, giáo dục là “một hiện
tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch
sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau
phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ
sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [185, tr.9].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, giáo dục là sự dạy dỗ, tác
động vào đối tượng giáo dục một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống toàn
diện về cả đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, để đối tượng đó dần thay đổi, tích lũy
nên những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đặt ra.
- Ý thức: Theo Từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu là “sự hiểu biết do
mình cảm thấy, do trực giác cảm biết được” [122, tr.952]. Trong Từ điển Tiếng
Việt thông dụng, ý thức được định nghĩa là “khả năng mà con người phản ánh và
tái hiện hiện thực vào trong tư duy; sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động
tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ; sự
nhận thức đúng đắn biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [87, tr.982].
Còn theo Nguyễn Quang Uẩn, ý thức có thể dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
31
Theo nghĩa rộng, ý thức đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng của con người. Theo
nghĩa hẹp, ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người, đó
là “hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh
bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp
thu được” [177, tr.56].
Như vậy, ý thức là một phạm trù chỉ có ở con người, đề cập đến khả năng
tiếp thu, phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy, là sự nhận
thức đúng đắn được biểu hiện bằng thái độ và hành động phù hợp với thực tiễn.
Trên cơ sở khái niệm giáo dục và ý thức, chúng ta có thể hiểu giáo dục ý
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người thông qua
quá trình giáo dục toàn diện, lâu dài, có hệ thống, logic như ý thức chủ quyền lãnh
thổ quốc gia, ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Qua đó, con người sẽ tiếp
thu, hiểu biết sâu sắc, vận dụng những tri thức vào thực tiễn có hiệu quả, góp phần
hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho công việc và cuộc sống.
* Chủ quyền biển, đảo
- Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền quốc gia
và chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
+ Chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc
lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, quyết định vận mệnh của mình. Những nội
dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế,
là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo.
+ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng
biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc
gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ,
đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp
lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước
như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo Hiến pháp năm 1992 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống n...nh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mĩ - chính quyền
Sài Gòn bãi bỏ lệnh động viên; phim tư liệu, ảnh về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đường
Hồ Chí Minh trên biển; ảnh thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo...
- Tài liệu tham khảo: SGK, tư liệu về biển, đảo; mẩu chuyện về thuyền trưởng
Phan Vinh; tài liệu lịch sử về sự kiện Vịnh Bắc Bộ; đường Hồ Chí Minh trên biển...
2. Học sinh
Đọc SGK, tìm hiểu tư liệu: “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đường Hồ Chí Minh trên biển...
PL10
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Định hướng nội dung cơ bản của bài học; khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
2. Phƣơng thức
GV sử dụng một số hình ảnh liên quan đến nội dung cơ bản bài học, yêu cầu
HS nêu hiểu biết của mình về các hình ảnh đó.
3. Sản phẩm dự kiến
- 9h sáng ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến của Mĩ đổ bộ vào
bãi biển Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc Mĩ vào miền Nam.
- Anh hùng Thái Văn A trên đài quan sát Cồn Cỏ 1965.
- Hệ thống đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Chiến thắng Vạn Tường 1965.
- Hải quân miền bắc đánh trả máy bay Mĩ 1965.
- Đấu tranh chính trị đòi Mĩ rút quân về nước 1967.
B. HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
Cung cấp những kiến thức của bài học; giáo dục ý thức học tập tích cực; phát
triển các năng lực bộ môn.
2. Phƣơng thức
Tổ chức các hoạt động cả lớp, cá nhân, thảo luận nhóm với sự hỗ trợ của
thiết bị kĩ thuật, công nghệ thông tin.
PL11
3. Tiến trình tổ chức và sản phẩm dự kiến
Tổ chức hoạt động Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
ở miền Nam (1965-1968)
- GV đặt vấn đề: Âm mưu, mục đích và
thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời.
GV phân tích: Mĩ đưa quân đổ bộ lên
lãnh thổ Việt Nam, trong đó đường biển
là chủ yếu. Các vùng cảng biển miền
Nam được Mĩ chọn đổ bộ để tiến hành
các cuộc hành quân “tìm diệt”.
- GV hỏi: Vì sao nói “chiến tranh cục
bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV: Mĩ dùng những thủ đoạn nào để
triển khai chiến lược “chiến tranh cục
bộ” ở miền Nam?
HS: suy nghĩ và trả lời.
- GV giải thích “đất thánh Việt cộng”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khái quát
cuộc chiến đấu chống chiến lược
“chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- GV sử dụng Lược đồ trận Vạn Tường -
I. Chiến đấu chống chiến lƣợc
“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở
miền Nam (1965-1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của Mĩ ở miền Nam
Hoàn cảnh
Sau thất bại của chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965, Mĩ
chuyển snag thực hiện chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
Âm mưu
“Chiến tranh cục bộ” = quân Mĩ +
quân đồng minh Mĩ + quân Sài Gòn +
trang bị, vũ khí + cố vấn Mĩ.
Đây là hình thức chiến tranh xâm
lược thực dân kiểu mới.
Mục đích
Giành lại thế chủ động trên chiến
trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta
trở về thế phòng ngự, buộc ta phải
phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.
Thủ đoạn
- Tăng cường đổ quân viễn chinh Mĩ
và đồng minh vào miền Nam.
- Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào
căn cứ Vạn Tường và hai cuộc phản
công chiến lược mùa khô bằng hàng
loạt các cuộc hành quân “tìm diệt”,
“bình định” vào“đất thánh Việt cộng”.
2. Chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
Mặt trận quân sự
- 18/8/1965, quân ta đẩy lùi cuộc hành
quân của địch ở Vạn Tường, diệt 900
PL12
Quảng Ngãi (8-1965), tường thuật về
chiến thắng Vạn Tường và phân tích vai
trò của nhân dân các ven vùng biển trong
cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- GV: Âm mưu của Mĩ khi mở liên tiếp
các cuộc phản công trong hai mùa khô
1965-1966 và 1966-1967?
HS: suy nghĩ và trả lời.
- GV: Em hãy nhận xét tinh thần chiến
đấu của quân dân miền Nam trước các
cuộc phản công của Mĩ?
HS: suy nghĩ và nhận xét.
- GV: Điểm nổi bật trong cuộc chiến đấu
ở các vùng nông thôn là gì? Ý nghĩa của
cuộc chiến đấu đó?
HS: suy nghĩ và trả lời.
- GV: minh họa một số hình ảnh về
phong trào đấu tranh chính trị, phân tích
ý nghĩa của phong trào.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích
ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968
Chú ý: Phần này giảm tải, GV chỉ đặt
vấn đề để nêu bật ý nghĩa của Cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968.
- GV: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa quan
trọng như thế nào?
- HS dựa vào SGK để trả lời.
- GV phân tích ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm.
tên, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà
đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp
miền Nam.
- Quân và dân miền Nam đã đập tan
các cuộc phản công chiến lược mùa
khô thứ nhất (1965-1966) vào hai
hướng chiến lược chính ở ĐNB và LK
V, diệt 104.000 tên địch.
- Quân và dân ta đập tan cuộc phản
công chiến lược mùa khô thứ hai
(1966-1967) nhằm tiêu diệt cơ quan
đầu não của ta, loại khỏi vòng chiến
đấu 151.000 tên địch.
Mặt trận chống bình định
Ở các vùng nông thôn, nhân dân nổi
dậy chống ách kìm kẹp của địch, phá
vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”, vùng
giải phóng được mở rộng.
Mặt trận đấu tranh chính trị
Khắp các thành thị, phong trào đấu
tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do
dân chủ phát triển mạnh mẽ.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968
Hoàn cảnh
Diễn biến
Kết quả
Ý nghĩa
- Giáng đòn bất ngờ làm lung lay ý chí
xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên
bố “phi Mĩ hóa chiến tranh”.
- Chấm dứt ném bom phá hoại miền
Bắc; chấp nhận đến bàn đàm phán
ngoại giao Pa-ri.
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước.
PL13
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu
âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc
tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ nhất
- GV đặt vấn đề: Âm mưu và thủ đoạn
của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần nhất?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ trả lời.
- GV cho HS xem đoạn phim tư liệu về
sự kiện này và định hướng câu hỏi cho
các nhóm trả lời:
1. Đoạn phim này phản ánh sự kiện lịch
sử gì?
2. Vì sao Mĩ lại dựng lên “sự kiện Vịnh
Bắc Bộ”?
3. Qua sự kiện này, Mĩ đã xâm phạm chủ
quyền Việt Nam như thế nào?
- HS suy nghĩ, nhận định, liên hệ với
thực tiễn để trả lời những câu hỏi trên.
- GV chốt ý: Mĩ đã xâm phạm chủ quyền
Việt Nam, do đó, quân dân ta quyết tâm
đánh trả, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
trong đó có chủ quyền biển, đảo.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS khái quát
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại và làm nghĩa vụ hậu phương của
quân dân miền Bắc (1965-1968)
- GV sử dụng mẩu chuyện anh hùng Thái
Văn A trên đảo Cồn Cỏ và đặt vấn đề
cho các nhóm thảo luận:
1. Mẩu chuyện phản ánh điều gì?
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa
vụ hậu phƣơng (1965-1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng
không quân và hải quân phá hoại
miền Bắc
Âm mưu
- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc
phòng và công cuộc xây dựng CNXH.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào
miền Bắc, từ miền Bắc vào miền
Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí
chống Mỹ của quân dân ta.
Thủ đoạn:
- 5/8/1964, Mĩ dựng nên “sự kiện
Vịnh Bắc Bộ”, sau đó cho máy bay
ném bom đánh phá miền Bắc.
- 7/2/1965, Mĩ chính thức gây chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- Mĩ huy động lực lượng không quân,
hải quân rất lớn, gồm hàng nghìn máy
bay F111, B52 và các vũ khí hiện
đại khác, đánh vào mục tiêu quân sự,
giao thông, nhà trường, bệnh viện,
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-
1968)
PL14
2. Em có suy nghĩ gì về hành động của
Thái Văn A?
3. Trách nhiệm của HS đối với chủ quyền
biển, đảo Tổ quốc?
- GV: phân tích ý nghĩa mẩu chuyện để
giáo dục HS về tinh thần chiến đấu anh
dũng của quân dân miền Bắc; biết ơn các
thế hệ cha ông; có ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc.
- GV cho HS xem những hình ảnh Mĩ
cho máy bay và tàu chiến phá hoại miền
Bắc, hình ảnh miền Bắc sau chiến tranh
phá hoại lần nhất.
- GV khái quát về công cuộc sản xuất và
làm nghĩa vụ hậu phương của quân dân
miền Bắc.
- GV cho HS xem đoạn video cùng
những hình ảnh về đường Hồ Chí Minh
trên biển và đặt vấn đề cho HS thảo luận:
Vai trò của tuyến vận tải biển trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
Duong HCM tren bien 8_2019.avi
- HS thảo luận và trả lời.
- GV nhận xét, phân tích vai trò.
- GV cho HS xem chân dung và kể
chuyện về thuyền trưởng Nguyễn Phan
Vinh, sau đó đặt câu hỏi:
1. Người anh hùng này là ai? Anh có
công lao nổi bật gì?
2. Em có cảm nghĩ gì sau khi nghe câu
chuyện này?
- HS phát biểu cảm nghĩ của mình.
- GV phân tích ý nghĩa của mẩu chuyện,
- Quân dân miền Bắc kiên quyết chiến
đấu, đập tan âm mưu chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ.
- Duy trì hoạt động sản xuất trong
điều kiện chiến tranh.
- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn,
trong 4 năm (1965-1968), miền Bắc
đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng
chục tấn vũ khí, lương thực, thuốc
men vào chiến trường miền Nam.
Tuyến đường chi viện Hồ Chí Minh
trên bộ và trên biển có vai trò to lớn.
PL15
giáo dục HS biết ơn thế hệ cha ông, có ý
thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc,
trong đó có chủ quyền biển.
Kết luận: Từ 1965-1968, quân và dân
ta đã đập tan chiến lược “chiến tranh cục
bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ. Trong quá
trình đó, miền Bắc vẫn tiếp tục chi viện
cho chiến trường miền Nam. Cũng trong
giai đoạn này, Mĩ đã bắt đầu có hành
động xâm phạm chủ quyền nước ta trên
biển, đảo. Đứng trước bối cảnh đó, quân
dân ta đã chiến đấu anh dũng, sáng tạo
bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Đồng thời, tuyến vận tải chi viện đường
biển phát huy vai trò đối với tiền tuyến
miền Nam, góp phần cùng quân dân
miền Nam làm phá sản chiến lược “chiến
tranh cục bộ” của Mĩ.
C. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cho HS.
2. Phƣơng thức
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” qua một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan
đến nội dung kiến thức vừa học, cụ thể:
Câu 1. Mĩ triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam từ
năm nào?
A. 1961
B. 1963
C. 1965
D. 1968
Câu 2. Các thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trong cuộc chiến
đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là:
A. Ấp Bắc, Bình Giã
B. Núi Thành, Vạn Tường
C. Ba Gia, Đồng Xoài
D. Ấp Bắc, Vạn Tường
PL16
Câu 3. Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném bom xuống đảo nào?
A. Bạch Long Vĩ
B. Cát Bà
C. Hoàng Sa
D. Cồn Cỏ
Câu 4. Mĩ sử dụng lực lượng nào để tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất?
A. Không quân, lục quân
B. Hải quân, lục quân
C. Không quân, hải quân
D. Không quân, hải quân, lục quân
Câu 5. Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên chở
vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển có tên là gì?
A. Phương Đông 1
B. Phương Đông 2
C. Bạch Đằng 1
D. Bạch Đằng 2
3. Sản phẩm dự kiến
1 – C; 2 – B; 3 – D; 4 – C; 5 – A.
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
Nhằm mở rộng kiến thức; giáo dục ý thức tự học; phát triển năng lực nhận
thức và vận dụng học cho HS.
2. Phƣơng thức
GV hướng dẫn một số hoạt động vận dụng và mở rộng về nhà (HS có thể lựa
chọn thực hiện 1 trong 3 hoạt động):
- Tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh về tuyến vận tải “Đường Hồ Chí Minh trên
biển” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (tên tư liệu; nguồn; nội dung
phản ánh; ý nghĩa).
- Sưu tầm tư liệu và biên tập một mẩu chuyện liên quan đến chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc để kể cho cả lớp nghe vào đầu tiết học sau.
- Sưu tầm tư liệu và biên tập một bài thuyết minh với chủ đề “Huyền thoại
đường Hồ Chí Minh trên biển”.
3. Sản phẩm dự kiến
- Bộ sưu tập tư liệu, tranh ảnh (có thể bản giấy hoặc bản mềm) giới thiệu trên
lớp vào đầu tiết học sau.
- Mẫu chuyện kể được trình bày trước cả lớp.
- Bài thuyết minh được trình bày trước cả lớp.
PL17
Phụ lục 6
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SAU THỰC NGHIỆM TOÀN PHẦN NỘI KHÓA
Trường............................................................................
Họ và tên:................................................Lớp:................
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy khoanh tròn lựa chọn mà em cho là
đúng nhất
Câu 1. Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ thực hiện chiến lược:
A. Chiến tranh đơn phương
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh
Câu 2. “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
A. 5/8/1964
B. 8/5/1964
C. 5/8/1965
D. 8/5/1965
Câu 3. Ngày 7/2/1965, Mĩ cho máy bay ném bom xuống đảo nào?
A. Bạch Long Vĩ
B. Cát Bà
C. Cồn Cỏ
D. Hoàng Sa
Câu 4. Mĩ sử dụng lực lượng nào để tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất?
A. Không quân, lục quân
B. Hải quân, lục quân
C. Không quân, hải quân
D. Không quân, hải quân, lục quân
Câu 5. Ai là người anh hùng đã hi sinh trên tuyến chi viện đường biển
năm 1968 và tên anh được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa?
A. Thái Văn A
B. Lê Văn Một
C. Nguyễn Phan Vinh
D. Bông Văn Dĩa
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất? Em có suy nghĩ gì về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”?
Câu 2: Vai trò hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam
trong những năm 1965 - 1968?
PL18
Phụ lục 7
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
CHỦ ĐỀ: BIỂN, ĐẢO QUÊ HƢƠNG!
I. Mục đích
1. Về kiến thức: Qua buổi ngoại khóa, giúp học sinh:
- Hiểu biết đúng đắn về các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam.
- Học sinh biết, hiểu được cơ sở lịch sử và pháp lí khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- Sự hiểu biết về luật biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo của
Nhà nước Việt Nam.
2. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tinh
thần đoàn kết dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có
chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hiện nay.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm, chọn lọc, xử lí tư liệu; bồi dưỡng
kĩ năng quan sát, tư duy phân tích, phán đoán...
4. Về phát triển năng lực: phát triển năng lực vận dụng kiến thức, trình bày
vấn đề lịch sử, thuyết trình, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...
II. Nội dung, chƣơng trình
1. Xác định chủ đề: Biển, đảo quê hương.
2. Thời gian, địa điểm: ngày 19. 01. 2019, tại trường THPT Quốc Học Quy Nhơn.
3. Thành phần tham gia buổi dạ hội: Đại diện BGH, BCH Đoàn trường,
các khách mời, cựu chiến binh Lê Minh Thoa, toàn thể giáo viên tổ bộ môn Lịch sử
- Địa lí - GDCD, giáo viên chủ nhiệm và học sinh 5 lớp khối 11.
4. Nội dung buổi dạ hội
- Diễn văn khai mạc buổi dạ hội (Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - GDCD)
- Báo cáo ngắn gọn về những bằng chứng khẳng định chủ quyền biển, đảo
Việt Nam (Giáo viên lịch sử Cao Quốc Bảo).
- Cựu chiến binh Lê Minh Thoa kể chuyện: Gạc Ma - những ngày oanh liệt.
- Các tiết mục văn nghệ ca ngợi biển, đảo quê hương.
- Cuộc thi “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương” giữa 3 đội thi khối 11.
PL19
- Triển lãm các tài liệu, tranh ảnh về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
III. Tiến trình buổi ngoại khóa
1. Diễn văn khai mạc buổi ngoại khóa (Tổ trƣởng Tổ Sử - Địa - GDCD)
2. GV Cao Quốc Bảo báo cáo ngắn gọn về quá trình xác lập và thực thi
chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Trƣờng Sa
và Hoàng Sa
Việt Nam một quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260km. Các vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 1 triệu km2, với gần 4.000 đảo lớn nhỏ nằm
rải rác trên Biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn
được chia tành hai nhóm: nhóm An Vĩnh ở phía đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía
tây, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) khoảng 120 hải lí. Diện tích toàn bộ phần đất nổi
của quần đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm diện tích khoảng 1,5 km2.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách
Cam Ranh 248 hải lí, cách đảo Phú Quý khoảng 203 hải lí, trong đó có các đảo, bãi
quan trọng: Trường Sa, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, An Bang, Ba Bình, Nam
Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây... Diện tích phần đất nổi của
quần đảo khoảng hợn 10 km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2.
Cho đến thế kỉ XVI, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là các đảo vô chủ.
Vào nửa đầu thế kỉ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa” (Cát Vàng), lấy
người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Ngãi ra quần đảo thu lượm hàng
hóa của các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp và còn đo
vẽ, trồng cây và dựng mốc trên hai quần đảo. Theo hiểu biết địa lí lúc bấy giờ, địa
danh quẩn đảo Hoàng Sa liền một dải, bao gồm Trường Sa và Vạn Lí Trường Sa.
Vào cuối thế kỉ XVII, chúa Nguyễn tổ chức “đội Bắc Hải” lấy người xã cảnh
Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra các quần đảo Trường Sa. Cũng như
nhiệm vụ đội Hoàng Sa, các hoạt động của Nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa
được lưu lại không chỉ trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toàn
tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá (1686), hay “Phủ biên tạp lục” của Lê
Quý Đôn (1776) mà còn được nhiều người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm
ăn sinh sống tại Việt Nam.
PL20
Trong thời kì Pháp thuộc, chính phủ Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố chủ
quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Từ 1925 - 1927, Pháp đã tổ
chức tuần tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các
năm 1930 - 1933, Pháp đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa. Để tiện quản lí, năm
1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kì) và đến 1938
đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Bên cạnh các hoạt động đó, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm
khí tượng, vô tuyến điện trên đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên
tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14.10.1950, Pháp chính thức trao việc quản lí quần đảo Hoàng Sa cho
Quốc gia Việt Nam. Tại hội nghị Xan Francisco năm 1951, đại diện Quốc gia Việt
Nam là Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về mặt hành chính, năm 1956, chính quyền Sài
Gòn quyết định hai quần đảo thuộc Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo
Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.
Cùng với việc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 4.1975, Hải
quân ta đã giải phóng các đảo do quân đội chính quyền Sài Gòn đóng giữ gồm: đảo
Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây và An Bang. Đồng
thời, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố
và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận
không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với
hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện
đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và quyết định huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện đảo
Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh
Khánh Hòa. Để hoạt động hành chính hiệu quả hơn, tháng 4. 2007, Chính phủ đã
quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuôc huyện Trường Sa, hai xã Song Tử
Tây và Sinh Tồn.
3. Nhân chứng nói chuyện lịch sử về bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Cựu chiến binh Lê Minh Thoa (phường Hải Cảng, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định) - một trong những chiến sĩ trực tiếp tham gia trận chiến trên đảo Gạc Ma năm
PL21
1988 kể chuyện về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên đảo Gạc Ma ngày
14/3/1988. Cựu chiến binh Lê Minh Thoa là 1 trong 9 chiến sĩ hải quân nhân dân
Việt Nam may mắn còn sống sót trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa (14/3/1988).
Giờ đây, anh Thoa quay về với cuộc sống đời thường, mở quán phở mang tên Gạc
Ma - Trường Sa để mưu sinh tại đường Tăng bạt Hổ, Tp. Quy Nhơn.
4. Văn nghệ
Để góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu nước, yêu biển đảo trong mỗi
người dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt
Nam, đồng thời tăng không khí vui vẻ cho buổi dạ hội, các tiết mục văn nghệ ca
ngợi Đảng, Bác Hồ và biển đảo Việt Nam được biểu diễn.
Tốp ca hát bài: “Ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam”, của nhạc sỹ Đỗ Minh.
Học sinh: Trần Lê Quốc Khang, Lớp: 11A4, hát bài “ Nơi đảo xa” của nhạc
sỹ Thế Song.
Học sinh: Phạm Ngọc Thanh Hà, Lớp: 11X2, hát bài “Gần lắm Trường Sa”
của nhạc sỹ Huỳnh Phước Long.
5. Nội dung chi tiết phần thi “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hƣơng”
Phần I: Khởi động
Các đội cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (mỗi câu có 3
phương án lựa chọn A, B, C), thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây. Các đội
dùng bảng để ghi đáp án. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1
Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu do:
A. Có rất nhiều quốc gia nằm ở ven bờ
B. Là một trong những vùng biển rộng nhất thế giới
C. Là đường giao thông biển nhộn nhịp nhất thế giới
C
2
Đảo Lý Sơn có tên gọi là gì?
A. Cù Lao Xanh
B. Cù Lao Ré
C. Cù Lao Chàm
B
3
Vùng biển nào của nước ta có đường bờ biển dài nhất?
A. Quảng Ninh - Hải Phòng
B. Vũng Tàu - Kiên Giang
C. Nghệ An - Bình Thuận
B
PL22
4
Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
C
5
Việc tổ chức kiểm soát, khai thác quần đảo Hoàng Sa được
thực hiện từ thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Nhà Nguyễn
B. Nhà Lê Sơ
C. Chúa Nguyễn
C
6
Vùng biển nào của nước ta có thế mạnh để phát triển du lịch
biển tốt nhất?
A. Vịnh Bắc Bộ
B. Duyên Hải Miền Trung
C. Vùng biển Nam Bộ
A
7
Huyện đảo Hoàng Sa được chuyển giao từ Thừa Thiên - Huế
sang tỉnh Quảng Nam vào năm nào?
A. 1961
B. 1965
C. 1975
A
8
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ban hành năm nào?
A. 2002
B. 1992
C. 1982
C
9
Lễ “Khao lề Thế lính” là lễ hội được tổ chức ở đâu?
A. Đảo Lý Sơn
B. Cù Lao Xanh
C. Đảo Phú Qúy
A
10
Hình ảnh này phản ánh sự kiện gì?
A. Duyệt binh trong lễ kỉ niệm 2/9 ở TP. Hồ Chí Minh
B. Duyệt binh trước cột mốc chủ quyền Trường Sa
C. Duyệt binh trong lễ kỉ niệm 200 năm thành lập tỉnh
Khánh Hòa
B
PHẦN II: Vƣợt chƣớng ngại vật
Mỗi đội lần lượt lựa chọn các ô chữ và có 10 giây để suy nghĩ và trả lời, nếu
không trả lời được thì các đội khác có quyền bấm chuông trả lời. Có 8 ô hàng
ngang, và mỗi ô hàng ngang có một gợi ý có liên quan. Trả lời đúng mỗi ô hàng
PL23
ngang được 10 điểm, các đội có thể giành quyền trả lời ô chìa khóa, trả lời đúng
được 40 điểm, trả lời sai sẽ bị loại khỏi phần thi này.
TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1
Địa điểm nào phân ranh giới biển giữa Việt
Nam và Trung Quốc?
Vịnh Bắc Bộ
2
Quốc gia nào án ngữ “con đường sinh mệnh”
trên biển của Trung Quốc?
Malaisia
3
Tên đội quân dưới triều Nguyễn được giao
nhiệm vụ ra Hoàng Sa nắm bắt tình hình, tìm
các sản vật quý?
Đội Hoàng Sa
4 Hầu hết các sông Việt Nam đều đổ ra biển nào? Biển Đông
5
Đây là tổ chức quốc tế được thành lập năm
1945 nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Liên Hợp Quốc
6 Quốc gia nào đông dân nhất thế giới? Trung Quốc
7 Ông là ai? Nguyễn Nhã
8 Huyện đảo này thuộc tỉnh Khánh Hòa? Trường Sa
Chìa khóa: Đây là học thuyết phi lí mà Trung
Quốc đưa ra từ năm 1948 để làm cơ sở tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông.
ĐƯỜNG LƯỠI BÒ
(Sau khi xuất hiện từ khóa,
MC mời GV trường ĐH
Quy Nhơn trình bày quan
điểm của Đảng và Nhà
nước ta về học thuyết phi lí
của Trung Quốc và chủ
trương bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Việt Nam)
Phần III: Xem phim biển, đảo : “Bản hùng ca Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Phần IV: Phần thi dành cho khán giả
TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1
Đây được ví như “Cột mốc chủ quyền sống
trên biển”.
Nhà giàn
2
Loài cây biểu trưng cho tinh thần bất khuất của
người lính đảo Trường Sa.
Cây phong ba
3 Đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa Ba Bình
4 Hát một ca khúc về biển, đảo HS tự chọn
5 Anh là ai? Nguyễn Phan Vinh
PL24
Phần V: Hiểu ý đồng đội
Có 4 gói dữ kiện (A, B, C, D) dành cho 4 đội. Mỗi gói sự kiện có 10 nội
dung (thuật ngữ) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi đội sẽ cử ra 2 người: một
người (được phép nhìn màn hình) xem nội dung và nêu gợi ý ngắn gọn cho thành
viên kia (không nhìn màn hình) có cơ sở đoán đúng nôi dung của từ được ghi trên
màn hình. Mỗi đội có 60 giây để quan sát các từ trên màn hình để suy nghĩ các câu
gợi ý, sau đó có 60 giây để gợi ý cho đồng đội của mình trả lời 10 dữ kiện đã cho.
Mỗi câu đúng được 10 điểm. Các đội có quyền bỏ qua bất kỳ câu nào để trả lời câu
tiếp theo. Lưu ý: không được dùng những từ trùng với nghĩa của từ đã cho trên màn
hình gợi ý, nếu vi phạm thì câu đó sẽ không được tính điểm.
TT Gói A Gói B Gói C Gói D
1 Cù Lao Xanh Cam Ranh Cà Ná Quy Nhơn
2 Nghinh Ông Cảng Đà Nẵng Lê Qúy Đôn Thuận An
3 Hoàng Sa Cù Lao Chàm 1988 Lăng Cô
4 Ngọn hải đăng Dầu mỏ Trung Quốc Giơnevơ
5 Hải quân 1974 Cầu Ngư Bãi Cát Vàng
6 Cát thủy tinh Trường Sa Lý Sơn 1982
7 1951 Cá Ông Titan Cửa Đại
8 Vũng Rô Tỏi Gia Long Cây Bàng Vuông
9 Côn Đảo Phú Qúy Sơn Trà Tam Sa
10 Spatley Bắc Hải Thềm lục địa Bình minh 02
Phần VI: Thi hùng biện theo chủ đề
Chủ đề 1: Quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Chủ đề 2: Tranh chấp ở Biển Đông và chủ trương bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam.
Chủ đề 3: Trách nhiệm của HS góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
PL25
6. Triển lãm các tài liệu, tranh ảnh về chủ quyền biển, đảo
* Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ Việt Nam
An Nam đại quốc họa đồ và Đại Nam thống nhất toàn đồ
(Nguồn: http: www.thanhnien.com.vn)
19 Châu bản triều Nguyễn
(Nguồn: http: www.baobariavungtau.com.vn)
PL26
* Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ phương Tây
Một phần bản đồ An Accurate of the East Indies do Thomas Banke xuất bản tại
London (Anh) 1805 thể hiện các quần đảo là của Việt Nam
Bản đồ bờ biển Đàng Trong, Đàng Ngoài và một phần bờ biển Trung Hoa do Van
de Kusten thực hiện năm 1754 (Nguồn: www. Baoquangninh.com.vn)
PL27
Bản đồ Lục địa Đông Ấn do Macmillan Company xuất bản tại London (Anh) năm
1736 (Nguồn: www.tienphong.com.vn)
* Tƣ liệu về Hoàng Sa, Trƣờng Sa trƣớc 1975
(Nguồn:www.thanhnien.com.vn)
PL28
(Nguồn:www.thanhnien.com.vn)
PL29
* Tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa thời hiện tại
Đảo Trường Sa lớn
(Nguồn:www.thanhnien.com.vn)
PL30
Phụ lục 8
CÔNG THỨC TOÁN HỌC THỐNG KÊ
ĐỂ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Các phương pháp tính của toán học thống kê có ý nghĩa rất lớn trong việc
đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm một cách chính xác, khoa học. Các tham số
đặc trưng trong toán học thống kê như số trung bình cộng, phương sai, độ lệch
chuẩn và các giá trị khảo sát t và tα là cơ sở để rút ra nhận xét, kết luận về ý nghĩa
của các biện pháp thực nghiệm sư phạm.
Các công thức tính những tham số trên như sau:
+ Tính trung bình cộng: (tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu)
1 1 2 2
1
1 2
... 1
...
kk k
i ii
k
f x f x f x
X f x
f f f n
Trong đó:
: Trung bình cộng
n : Số lượng bài kiểm tra
fi xi : Tích số giữa tần số điểm số và giá trị điểm số trong thang điểm.
+ Phương sai và độ lệch chuẩn là tham số đo độ chụm của các số liệu quanh
giá trị trung bình cộng.
- Tính phương sai:
2
2
1
i in x X
S
n
- Tính độ lệch chuẩn (căn bậc hai của phương sai):
2
1
i in x X
S
n
Trong đó:
S
2
: Phương sai
S : Độ lệch chuẩn
: Trung bình cộng
n : Số lượng bài kiểm tra
xi : Giá trị điểm số trong thang điểm
ni : Tần số lần điểm tại các giá trị xi
PL31
+ Tính giá trị khảo sát (t): Tham số này cho biết kết quả thực nghiệm là có ý
nghĩa hay không có ý nghĩa khi đối chiếu với giá trị tα trong bảng phân phối Student
với α =0,05 và k= 2n-2.
- Nếu t ≥ tα thì sự khác biệt TN và ĐC là có ý nghĩa
- Nếu t < tα thì sự khác biệt TN và ĐC là không có ý nghĩa, hay nói cách
khác là chưa thể kết luận biện pháp mới đã được tiến hành dạy thực nghiệm là khả
thi và có hiệu quả hơn so với các biện pháp đã thực hiện ở lớp đối chứng.
Công thức tính giá trị khảo sát t:
DC 2 2TN
TN DC
n
t X X
S S
Trong đó:
ĐC : Trung bình cộng của lớp đối chứng
TN : Trung bình cộng của lớp thực nghiệm
S
2
ĐC : Phương sai của lớp đối chứng
S
2
TN : Phương sai của lớp thực nghiệm
PL32
Phụ lục 9
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Hình 1. Thực nghiệm tại trường THPT Trưng Vương, Bình Định
(Nguồn: NCS tự chụp)
Hình 2. Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Công Phương, Quảng Ngãi
(Nguồn: NCS tự chụp)
PL33
Hình 3. Thực nghiệm tại trường THPT Ngô Gia Tự, Khánh Hòa
(Nguồn: NCS tự chụp)
Hình 4. HS trường THPT Phan Châu Trinh, Phú Yên phát biểu sôi nổi trong giờ học
(Nguồn: NCS tự chụp)
PL34
Hình 5. GV phát đề kiểm tra nhằm đánh giá HS sau khi dạy thực nghiệm
(Nguồn: NCS tự chụp)
Hình 6. Thực nghiệm hoạt động ngoại khóa “Biển đảo quê hương”
(Nguồn: NCS tự chụp)
PL35
Hình 7. Quang cảnh buổi ngoại khóa “Biển đảo quê hương” (Nguồn: NCS tự chụp)
Hình 8. HS trường THPT Lý Sơn, Quảng Ngãi làm sạch bờ biển
(Nguồn: Thầy giáo Mai Trọng Anh, trường THPT Lý Sơn, Quảng Ngãi)