Luận án Giáo dục và khoa cử nho học đại việt thế kỷ XVII - XVIII

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ HÀ GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ NHO HỌC ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII -XVIII Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ DUY MỀN Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố

pdf242 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục và khoa cử nho học đại việt thế kỷ XVII - XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Tác giả Luận án MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7 7. Cấu trúc của luận án 8 Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9 1.1 Nguồn tư liệu 9 1.1.1 Trong nước 9 1.1.2 Nước ngoài 12 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12 1.2.1 Nhóm công trình viết về giáo dục và khoa cử Nho học Việt Nam 12 1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII 18 1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26 1.4 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết 28 1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 30 Chương 2: GIÁO DỤC NHO HỌC 31 2.1 Mục đích của giáo dục Nho học 31 2.1.1 Học để làm người 31 2.1.2 Học để làm quan 31 2.1.3 Học để lưu danh muôn đời 32 2.2 Giáo dục Nho học Đàng Ngoài 33 2.2.1 Chính sách giáo dục Nho học của chính quyền Lê -Trịnh 33 2.2.2 Tổ chức giáo dục Nho học 36 2.3 Giáo dục Nho học Đàng Trong 53 2.3.1 Chúa Nguyễn đối với giáo dục Nho học 53 2.3.2 Tổ chức giáo dục Nho học 57 Tiểu kết chương 2 73 Chương 3: KHOA CỬ NHO HỌC 75 3.1 Khoa cử Nho học Đàng Ngoài 75 3.1.1 Khảo hạch 75 3.1.2 Thi Hương 76 3.1.3 Thi Hội 83 3.1.4 Thi Đình 89 3.1.5 Các khoa thi khác 95 3.1.6 Chính sách đãi ngộ dành cho người đỗ đạt 98 3.2 Khoa cử Nho học Đàng Trong 104 3.2.1 Xuân thiên quận thí 104 3.2.2 Thu vi Hội thí (thi Hội vào mùa thu) 105 3.2.3 Các khoa thi khác 109 3.2.4 Chính sách đãi ngộ dành cho người đỗ đạt 110 Tiểu kết chương 3 113 Chương 4: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ NHO HỌC 115 4.1 Đào tạo, cung cấp đội ngũ trí thức Nho học 115 4.1.1 Số lượng Tiến sĩ và việc bổ dụng của Nhà nước 115 4.1.2 Số Hương cống và việc bổ dụng của Nhà nước 119 4.1.3 Hình thành đội ngũ quan chức trung nghĩa, nhà Nho có đức nghiệp 124 4.1.4 Các Nho sĩ tiêu biểu 128 4.2 Duy trì và phát huy truyền thống hiếu học 133 4.2.1 Thêm nhiều địa phương có người đỗ đạt 133 4.2.2 Hình thành nhiều làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng 134 4.3. Một số hạn chế 138 4.3.1 Coi trọng bằng cấp, đề cao văn chương 138 4.3.2 Coi trọng học thuộc lòng trong dạy học và thi cử 139 4.3.3 Các hiện tượng tiêu cực khác 140 Tiểu kết chương 4 143 KẾT LUẬN 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng biểu Trang Bảng 3.1: Các khoa thi thời chúa Nguyễn 108 Bảng 4.1: Thống kê số Tiến sĩ chia ba giáp 115 Bảng 4.2: Phẩm hàm và chức quan cao nhất các Tiến sĩ chia theo 3 giáp triều Lê -Trịnh 117 Bảng 4.3 Chức vụ cao nhất của Hương cống triều Lê - Trịnh 120 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cb Chủ biên CTQG Chính trị Quốc gia ĐHKHXHVNV HN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hán Nôm KHXHVN Khoa học Xã hội Việt Nam NCLS Nghiên cứu Lịch sử Nxb QTG QGHN Nhà xuất bản Quốc Tử Giám Quốc gia Hà Nội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTHĐ VHKH Tr Trung tâm hoạt động văn hóa Khoa học Trang UBND VHKH Ủy ban Nhân dân Văn hóa khoa học VHNT Văn hóa Nghệ thuật VHTT Văn hóa Thông tin 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XVII, XVIII là giai đoạn lịch sử “khá đặc biệt” với nhiều biến cố, trong đó nổi bật là tình trạng cát cứ: vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài, không chỉ có triều đình Lê -Trịnh đóng đô ở Kinh đô Thăng Long tồn tại theo định chế vừa có Vua lại vừa có Chúa, mà ở vùng đất Cao Bằng còn có sự quản lý của nhà Mạc tồn tại cho đến năm 1677 mới chấm dứt. Trong khi đó, sự xuất hiện của chúa Nguyễn ở Đàng Trong trên vùng đất phía Nam của đất nước, tồn tại trên một miền đất mới, lại mang dáng dấp của một quốc gia độc lập vừa tạo nên sự đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp về mặt chính trị. Chính bối cảnh chính trị này đã có tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đại Việt thế kỷ XVII, XVII. Trong đó, giáo dục và khoa cử Nho học là một trong những nhân tố quan trọng vừa tạo nên nét riêng biệt trong bản sắc văn hóa của từng vùng miền, cùng với những thành tựu và giá trị của nó đã có đóng góp to lớn vào việc tạo nên tính phong phú trong bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu tình hình Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII đã có nhiều công trình được công bố, phản ánh được một số lĩnh vực quan trọng trong đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo.v.v Riêng với vấn đề giáo dục và khoa cử Nho học ở thời kỳ này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một số vấn đề cơ bản thuộc giáo dục và khoa cử Nho học thế kỷ XVII, XVIII đã được tìm hiểu nhưng mới dừng lại ở mức độ là một phần nội dung trong các công trình chuyên khảo khi nghiên cứu về lịch sử hình thành, sự phát triển của chế độ giáo dục và khoa cử thời quân chủ nói chung. Hoặc một số khía cạnh cụ thể thuộc về giáo dục hoặc khoa cử Nho học của cả quốc gia, hoặc của từng vùng cụ thể (Đàng Ngoài, Đàng Trong) cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu là những nghiên cứu riêng lẻ, chưa trình bày một cách đầy đủ, bao quát tất cả các vấn đề của giáo dục và khoa cử Nho học của hai thế kỷ này. Nhất là vấn đề giáo dục và khoa cử Nho học của chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại chưa được giới nghiên cứu quan tâm nhiều, do vậy, có thể thấy đây vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học Việt Nam dưới thời quân chủ. Một vấn đề rất quan trọng khi tìm hiểu giáo dục, khoa cử trong xã hội cổ truyền đó là làm thế nào để mô tả và thấy được tính kế thừa, tiếp nối về truyền thống giáo dục, truyền thống khoa bảng trong các gia đình, dòng họ nơi làng xã theo tiến trình lịch sử. Trong hai thế kỷ XVII, XVIII, mặc dù xảy ra rất nhiều biến cố về mặt chính trị, xã hội song những chính sách trong giáo dục và khoa cử của Nhà nước, chủ yếu là của triều Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài đã góp phần không nhỏ vào việc tiếp tục củng cố và phát huy truyền thống hiếu học, đỗ đạt của nhiều dòng họ ở nhiều làng xã, nhất là làng xã vùng 2 đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Sau này, khi triều đình Nguyễn đặt kinh đô tại Huế, trung tâm giáo dục của cả nước được chuyển vào trong Huế, thì giáo dục, khoa cử của vùng Đàng Ngoài đã không còn “khởi sắc” khi số người đỗ đại khoa dưới triều Nguyễn không nhiều như các triều đại trước đây. Dù vậy, truyền thống giáo dục Nho học của các gia đình, dòng họ ở các làng xã nơi đây vẫn tiếp tục được duy trì. Do vậy, việc tìm hiểu giáo dục, khoa cử Nho học Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII cũng đồng thời là cơ sở để thấy được sự tiếp nối trong truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Xuất phát từ các mục đích trên, với mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống, chi tiết hơn về tình hình giáo dục và khoa cử Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII, thấy được nét chung, nét riêng của vấn đề này trong từng vùng không gian (Đàng Ngoài, Đàng Trong), tôi chọn vấn đề “Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVIII” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVII và XVIII, luận án sẽ làm sáng rõ tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt ở cả hai miền đất nước. Từ đó, thấy được đóng góp của nền giáo dục và khoa cử Nho học đối với việc phát triển của quốc gia Đại Việt trong hai thế kỷ này. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích khái quát bối cảnh chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII tác động đến chính sách, tình hình giáo dục và khoa cử thời kỳ này. -Trình bày khái quát mục tiêu của giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII. Tìm hiểu về chính sách giáo dục cũng như làm rõ tình hình tổ chức giáo dục của thời kỳ này thông qua việc lựa chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu về tổ chức trường lớp (gồm cấp trung ương và địa phương), chương trình học tập, chế độ khảo thí... của cả vùng Đàng Ngoài, Đàng Trong, qua đó làm rõ sự kế thừa, nét riêng biệt về giáo dục giữa hai vùng. -Trình bày, phân tích tình hình khoa cử Nho học của triều Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong thông qua việc tìm hiểu về thể lệ thi cử, quá trình tổ chức các khoa thi cụ thể của hai chính quyền. Từ đó góp phần làm rõ đặc điểm khoa cử Nho học của mỗi vùng miền. - Phân tích những thành tựu, hạn chế của giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII, chủ yếu là thành tựu, để qua đó, thấy được vai trò và ảnh hưởng của tầng lớp trí thức Nho học được giáo dục, tuyển chọn qua khoa cử đối với sự phát triển xã hội trên nhiều khía cạnh, nhất là trong lĩnh vực chính trị, văn hóa. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục và khoa cử Nho học, thực trạng và đóng góp của nền giáo dục, khoa cử này đối với xã hội Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học của quốc gia Đại Việt gồm vùng Đàng Ngoài và Đàng Trong. Vùng đất Đàng Ngoài được giới hạn từ Bắc sông Gianh trở ra (phía Bắc huyện Bố Trạch ngày nay), Đàng Trong được giới hạn từ vùng đất Nam sông Gianh đến Hà Tiên thời chúa Nguyễn, tương ứng với các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị đến hết các tỉnh Nam Bộ ngày nay. Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII gồm triều Lê - Trịnh ở Thăng Long và nhà Mạc ở Cao Bằng cùng trị vì. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tư liệu nên tác giả luận án giới hạn vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi không gian đặt dưới sự trị vì của chính quyền Lê -Trịnh mà chưa tìm hiểu giáo dục, khoa cử vùng không gian thuộc nhà Mạc ở Cao Bằng. Vùng đất Đàng Trong từ thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XVIII gồm các thể chế chính quyền khác nhau cùng cai trị, ngoài chính quyền của chúa Nguyễn trị vì từ 1558 đến năm 1777, từ năm 1778 đến 1802 là thời kỳ quản lý của vương triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, trong luận án tác giả chủ yếu nghiên cứu về tổ chức giáo dục và khoa cử Nho học vùng đất Đàng Trong dưới thời trị vì của các chúa Nguyễn, đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (1777). Đây là thời điểm Đàng Trong với tư cách là một khu vực địa - chính trị trong ý nghĩa phân biệt, đối sánh và cả đối đầu với khu vực địa lý - chính trị Đàng Ngoài chính thức được xác lập. Đại Việt tuy bị chia cắt làm hai miền nhưng không phải là hai miền tách biệt khi cả Đàng Ngoài và Đàng Trong luôn có ý thức là người Việt Nam, đều lấy niên hiệu vua Lê Trung hưng để tính thời gian. Trong chế độ quan chế của chúa Nguyễn tuy có thay đổi, nhưng cơ bản vẫn kế thừa, mô phỏng theo chế độ quan chế chính quyền Lê -Trịnh. Do đó, luận án khuôn giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học của vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong hệ thống của nền giáo dục và khoa cử Nho học chính thống. Về thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án là từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Ở Đàng Ngoài, tuy đề tài xác định thời gian nghiên cứu từ thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII (từ năm 1600 -1799) nhưng trong quá trình triển khai nội dung luận án, tác giả có điều chỉnh thời gian viết từ năm 1592 cho đến khi sự tồn tại của triều Lê kết thúc vào năm 1788. Năm 1592 là thời điểm họ Trịnh đánh đổ nhà Mạc, nhanh chóng đón vua Lê trở về Kinh thành Thăng Long. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, đặt nền tảng để vua Lê, chúa Trịnh từng bước thiết lập, xây dựng chính quyền, trong đó có vấn đề tổ chức khoa cử. Năm 1595 và 1598, triều Lê -Trịnh đã cho mở hai khoa 4 thi Hội đầu tiên ở Thăng Long, sang thế kỷ XVII vấn đề giáo dục, khoa cử được triều đình quan tâm, tổ chức đều đặn hơn. Từ việc tìm hiểu vấn đề nghiên cứu đó để thấy được sự liền mạch khi nghiên cứu khoa cử triều Lê -Trịnh, từ khi chính thức cầm quyền ở Thăng Long cho đến khi vương triều này bị lật đổ. Ở Đàng Trong, năm 1777 chính quyền chúa Nguyễn bị sụp đổ bởi phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh rời Thuận Hóa đi vào Gia Định. Vùng đất Đàng Trong từ năm 1777 cho đến hết thế kỷ XVIII đặt dưới sự quản lý của triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh (vùng Gia Định). Xét về mặt thể chế chính trị, chính quyền chính thống của họ Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân đã không còn tồn tại. Nhưng khoa cử Nho học của họ Nguyễn vẫn tiếp tục được duy trì, khi vào năm 1788 chúa Nguyễn Ánh đã cho mở khoa thi ở Gia Định, tuyển chọn được nhiều danh sĩ có những đóng góp cho triều Nguyễn sau này. Tuy nhiên, vì mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ tình hình giáo dục và khoa cử Nho học của Đại Việt, trong đó có vấn đề giáo dục, khoa cử của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong tồn tại với tư cách một chính quyền độc lập ở vùng đất phía Nam, đối sánh với triều Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, do vậy, trong luận án, tác giả không đề cập đến giáo dục và khoa cử Nho học vùng đất Đàng Trong thuộc triều Tây Sơn và chính quyền của chúa Nguyễn Ánh ở Gia Định. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức giáo dục và khoa cử Nho học của cư dân người Việt (người Kinh) đặt trong sự quản lý của chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Luận án chủ yếu nghiên cứu về hoạt động dạy và học theo hệ thống trường lớp do Nhà nước mở, lớp học của các Nho sĩ, lớp học tư gia. Riêng việc học chữ Nho tại các cơ sở khác như nhà chùa, hoặc việc học của bộ phận cư dân người Khơme, người Chăm... luận án chưa đề cập đến. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng trong luận án nhằm làm rõ mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử xã hội, nhu cầu đào tạo tuyển chọn nhân tài của Nhà nước qua khoa cử có tác động tới tình hình giáo dục, khoa cử trong hai thế kỷ XVII, XVIII và ngược lại. Do đó để có nhận thức và đánh giá đúng thành tựu, hạn chế của giáo dục, khoa cử thời kỳ này cần đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp duy vật lịch sử được vận dụng trong luận án nhằm làm rõ quá trình vận động, phát triển của giáo dục, khoa cử Nho học của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII được tiếp nối từ các thời kỳ lịch sử trước đó. Đồng thời thông qua việc đối sánh về giáo dục, khoa cử giữa hai vùng Đàng Ngoài và Đàng Trong của thời kỳ lịch sử này để thấy được điểm tương đồng, khác biệt. 5 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được mục đích đề tài đặt ra, các phương pháp nghiên cứu của khoa học được sử dụng gồm những phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng kết hợp nhằm làm rõ nội dung của luận án. Trong đó sử dụng phương pháp lịch sử nhằm đặt sự kiện lịch sử theo lịch đại và đồng đại, trình bày, mô tả một cách đầy đủ về mục đích giáo dục, chính sách, tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử ở cả hai vùng Đàng Ngoài, Đàng Trong. Với vấn đề trường lớp, việc vận dụng phương pháp lịch sử nhằm thấy được quá trình ra đời, sự thay đổi về diện mạo, kiến trúc của trường Quốc Tử Giám cùng các nội dung liên quan thuộc ngôi trường Quốc học này như: chế độ tuyển chọn giáo quan, tuyển chọn Giám sinh, chương trình học tập... từ các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc. Đây là cơ sở quan trọng để đề tài triển khai sâu hơn khi tìm hiểu về hoạt động giáo dục trường Quốc Tử Giám ở hai thế kỷ XVII, XVIII. Đặc biệt, phương pháp lịch sử giúp đề tài làm rõ nội dung quan trọng là từ thế kỷ XVIII trở đi, làng xã Đàng Ngoài đã xuất hiện loại hình trường học mới “trường dân lập” do nhân dân đóng góp tiền của, đất đai xây dựng. Loại hình trường học này chỉ có từ thế kỷ XVIII. Trong cái nhìn đồng đại, luận án đặt những vấn đề giáo dục, khoa cử Đàng Ngoài so sánh với Đàng Trong để thấy được sự kế thừa chính quyền Đàng Trong trong việc áp dụng một số thể lệ thi cử của Đàng Ngoài, cũng như điểm riêng biệt về tổ chức giáo dục, khoa cử của hai vùng này. - Phương pháp lôgic cho phép tác giả trình bày các vấn đề liên quan theo mối quan hệ nhân quả khi lý giải, phân tích khái quát bối cảnh lịch sử đã có tác động như thế nào đến chính sách cũng như thực trạng giáo dục và khoa cử của chính quyền Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII? Đồng thời, phương pháp lôgic còn cho chúng ta thấy chính sách trọng dụng nhân tài của Nhà nước, khi bổ dụng các Nho sĩ xuất thân từ chốn “Cửa Khổng, Sân Trình” vào trong bộ máy chính quyền. Trên cương vị làm quan, các Nho sĩ đó, đã có những đóng góp gì cho vương triều mà họ tôn phò? Đó chính là ảnh hưởng của nền giáo dục, khoa cử đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong hai thế kỷ XVII, XVIII. -Phương pháp thống kê sử dụng trong luận án được áp dụng với hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử xã hội. Dựa trên các bộ chính sử, tác giả luận án tiến hành thống kê, phân tích các số liệu liên quan đến người học, người thi và quan trường như: số Giám sinh trường Quốc Tử Giám thời Lê -Trịnh, danh sách các chức quan của trường Quốc Tử Giám; danh sách trường tư của các Nho sĩ trong hai thế kỷ XVII, XVIII; số người đỗ trong từng khoa thi của Đàng Ngoài và Đàng Trong; nguồn gốc của các Tiến sĩ; số lượng, phẩm hàm quan trường... Ưu điểm của phương pháp thống kê cho nhận thức khách quan về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp định lượng. 6 -Phương pháp so sánh cũng rất hữu ích trong việc đúc rút những kết luận, nhận xét, đánh giá trong luận án được khách quan và chính xác hơn. Trong đó phương pháp so sánh được sử dụng để thấy được sự tương đồng, khác biệt khi so sánh giáo dục, khoa cử Nho học Đàng Ngoài với Đàng Trong; giữa triều Lê-Trịnh với các triều Lê sơ, Mạc. Từ sự so sánh đó thấy được những ưu điểm, hạn chế của giáo dục, khoa cử Nho học trong hai thế kỷ này. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khảo sát điền dã trong việc khảo cứu những dấu tích các trường Nho học tại một số địa phương, sưu tầm tư liệu gia phả của các dòng họ về các nhà khoa bảng đỗ đạt trong hai thế kỷ XVII, XVIII, qua đó góp phần làm rõ truyền thống hiếu học của các địa phương thời kỳ này. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở của các nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của luận án tập trung vào một số nội dung chính sau: Thứ nhất: trên cơ sở nguồn sử liệu gốc và các nghiên cứu, tác giả thống kê, phân tích và hệ thống các vấn đề liên quan đến tổ chức trường lớp của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII. Ở Đàng Ngoài: Theo các nghiên cứu trước đều chỉ ra dưới thời Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài rất quan tâm đến tổ chức giáo dục cao cấp tại trường Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, đối tượng theo học, học quan gồm những chức quan gì, chế độ đãi ngộ của Nhà nước dành cho họ ra sao thì những công trình nghiên cứu trước đây chỉ nói chung chung, đặt trong nội dung nghiên cứu liên tục từ triều Lý đến triều Nguyễn mà chưa đề cập cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu từ nhiều nguồn tư liệu, tác giả luận án góp phần làm rõ những vấn đề này. Ở Đàng Trong: Trên cơ sở khảo cứu tư liệu, bước đầu tác giả đưa ra nhận định dưới thời các chúa Nguyễn đã chủ trương xây dựng một ngôi trường có tên là “Học Cung” tại thủ phủ Phú Xuân. Tác giả cũng góp phần làm rõ vấn đề về chức quan giảng dạy đối với con cháu trong hoàng tộc chúa Nguyễn, chỉ ra nét riêng trong tổ chức giáo dục Đàng Trong là thường gửi các Công tử tới nhà các quan viên để họ giảng dạy. Đây là những vấn đề ít được các công trình chuyên khảo đề cập đến. Về trường tư: Tác giả cố gắng thống kê hệ thống trường tư của các Nho sĩ ở cả hai miền để thấy được việc học trong hai thế kỷ XVII, XVIII đã có sự phát triển khởi sắc. Nhất là vùng Đàng Trong, khi trường công chưa phát triển, thì trường tư của các Nho sĩ giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đội ngũ Nho sinh tham dự các khoa thi của chính quyền chúa Nguyễn. Đối với trường học cấp làng xã: Tác giả cố gắng mô tả và trình bày loại hình trường dân lập - trường học do người dân tự quyên góp ruộng đất hoặc tiền để xây dựng nên, đây là trường học xuất hiện ở Đàng Ngoài từ thế kỷ XVIII. Nhất là chính 7 sách khuyến học ở làng xã dành cho việc học và người đỗ đạt khoa cử từ nhiều tư liệu khác nhau. Thứ hai: Bước đầu tác giả thống kê được số lượng các khoa thi, số người lấy đỗ của kì thi Hương, thi Hội, thi Đình của triều Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài; các kì thi Thu vi Hội thí (gồm Chính đồ, Hoa văn), Thám phỏng, Tam ty của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Việc bổ dụng chức quan của chính quyền Đại Việt dành cho người đỗ đạt, họ chính là đội ngũ trí thức có những đóng góp quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thế kỷ XVII, XVIII. Thứ ba: Trên cơ sở so sánh thể lệ, tính chất trong giáo dục và khoa cử của triều Lê -Trịnh và các chúa Nguyễn, tác giả chỉ ra được sự kế thừa, nét riêng biệt về chế độ giáo dục và khoa cử giữa hai chính quyền này. Mặc dù nền giáo dục, khoa cử Nho học ở Đàng Trong hình thành muộn nhưng về tính chất, mục đích dạy học, nội dung thi cử của vùng đất này lại mang tính cởi mở hơn so với Đàng Ngoài. Tuy chúa Nguyễn đã mở được một số khoa thi, lấy được khá nhiều người đỗ Hương cống nhưng lại chưa tổ chức được kì thi Hội để lấy học vị Tiến sĩ như ở Đàng Ngoài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học và nguồn tài liệu tin cậy, luận án cung cấp những kết quả nghiên cứu về thực trạng, đặc điểm của giáo dục, khoa cử Nho học của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII, góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về giáo dục Nho học Việt Nam trong quá khứ. Luận án “Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII -XVIII” cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục, khoa cử Nho học với nhu cầu phát triển xã hội, giữa tổ chức khoa cử với chính sách của Nhà nước. Mối quan hệ đó thể hiện ở góc độ bối cảnh xã hội là nhân tố quan trọng đặt ra nhu cầu giáo dục, thi cử để đào tạo nhân tài tham gia bộ máy Nhà nước; ngược lại chính đội ngũ trí Nho học được Nhà nước trọng dụng, bổ dụng vào các vị trí khác nhau, bằng tài năng và tâm huyết đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển quốc gia dân tộc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh quốc phòng. Trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực, thì vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất nước tiếp tục được khẳng định. Luận án ít nhiều đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc lựa chọn phương thức giáo dục, đào tạo phù hợp cùng chính sách đãi ngộ đối với nhân tài, một trong chính sách đó là bổ dụng đội ngũ trí thức vào những cương vị phù hợp trong bộ máy Nhà nước. Đồng thời, luận án sẽ cung cấp hệ thống tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử giáo dục Nho học thời quân chủ nói chung, nghiên cứu các vấn đề lịch sử cụ thể của hai thế kỷ XVII, XVIII nói riêng. 8 7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Giáo dục Nho học Chương 3: Khoa cử Nho học Chương 4: Thành tựu, hạn chế của giáo dục và khoa cử Nho học 9 Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1 Nguồn tư liệu 1.1.1 Trong nước Nguồn sử liệu quan trọng nhất và chủ yếu nhất được sử dụng trong luận án là các bộ sử do Nhà nước đứng ra tổ chức biên soạn dưới thời Lê -Trịnh và triều Nguyễn, cụ thể là: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên và các Sử thần triều Lê gồm ba bộ: Đại Việt sử ký toàn thư (Bản khắc Chính Hòa thứ 18 - 1697) (khắc in và công bố năm 1697 do nhóm Lê Hy biên soạn); Đại Việt sử ký, Bản kỷ tục biên (1676- 1740), tập 1; Đại Việt sử ký tục biên (1676 -1789); Lê triều chiếu lệnh thiện chính thư; Lê triều quan chế; Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục phần Tiền biên; Đại Nam liệt truyện tiền biên; Đại Nam nhất thống chí... Đây là nguồn tư liệu chính yếu ghi chép trực tiếp chính sách và hoạt động giáo dục, khoa cử Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII gồm cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đại Việt sử ký toàn thư gồm ba bản: Đại Việt sử ký toàn thư (Bản khắc Chính Hòa thứ 18 - 1697) (khắc in và công bố năm 1697 do nhóm Lê Hy biên soạn) biên chép một cách hệ thống lịch sử dân tộc từ Hồng Bàng đến năm 1675. Bản Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ tục biên (1676- 1740), tập 1: do nhóm Ngô Thì Sĩ (1726-1780), Phạm Nguyễn Du (1740 -1787), Ninh Tốn (1744-?), Nguyễn Sá ( -?) đồng biên tập dưới quyền Tổng tài của nhóm Nguyễn Hoãn (1712 -1791), Vũ Miên (1718 -1782) và Lê Quý Đôn (1726 -11784) chịu trách nhiệm biên soạn, ghi chép từ đời Lê Hy Tông (1676) đến Lê Ỷ Tông (1740) gồm 63 năm; Đại Việt sử ký tục biên (1676 -1789) do các sử gia triều Lê biên soạn [38] ghi chép sự kiện lịch sử từ đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đến Lê Chiêu Thống (1786 -1788). Đây là bộ chính sử quan trọng nhất, ghi chép trực tiếp các sự kiện về giáo dục, khoa cử thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài với các nội dung được nhắc đến nhiều nhất là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn được biên soạn dưới thời Tự Đức, gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó phần Chính biên (chép từ năm Đinh Tiên Hoàng thứ nhất (968) đến năm 1788 đời Lê Chiêu Thống) gồm 19 quyển (từ q.29 - q.47) có ghi chép về thời kỳ Lê -Trịnh, một phần chúa Nguyễn Đàng Trong. Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo lối biên niên, lại có phần “lời chua”, “lời cẩn án”, “lời các sử gia”, do vậy khi tham khảo bộ sách này, để khảo cứu các sự kiện giai đoạn vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, luận án thu thập được nhiều tư liệu, làm sáng tỏ nhiều nhân vật, địa danh, đồng thời tiếp cận được những lời nhận xét, phê phán của Quốc sử quán về một số sự việc liên quan đến thực trạng giáo dục, khoa cử thời Lê -Trịnh. 10 Đại Nam thực lục gồm 560 quyển do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn là nguồn tư liệu chủ yếu khi tìm hiểu về thời kỳ lịch sử chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Trong đó phần Đại Nam thực lục tiền biên gồm 13 quyển, chép các sự việc của chúa Nguyễn, bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ vùng Thuận Hóa đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần trị vì gần hai trăm năm (1558 -1777). Đây là nguồn tư liệu chính yếu để luận án khai thác các nội dung về tổ chức giáo dục, khoa cử thời chúa Nguyễn. Tuy không ghi chép cụ thể về giáo dục, khoa cử thời chúa Nguyễn, nhưng Đại Nam liệt truyện là bộ sử rất có giá trị khi tìm hiểu về hành trạng các nhân vật liên quan thời chúa Nguyễn. Bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn bắt đầu từ đời vua Thiệu Trị thứ 1 (1841), gồm ba phần, 85 quyển: Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, Đại Nam chính biên liệt truyện nhị tập. Riêng Đại Nam liệt truyện tiền biên gồm 6 quyển là phần rất quan trọng trong việc làm rõ thân thế, công trạng của một số vị danh thần, quan viên trực tiếp tham gia bộ máy chính quyền chúa Nguyễn; hoặc hành trạng của một số Nho sĩ tuy lựa chọn lối sống “ẩn dật” nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc, có những đóng góp quan trọng về mặt tư tưởng đối với việc duy trì cơ nghiệp chúa Nguyễn trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII. Nghiên cứu cụ thể hơn về thân thế, hành trạng các vị đại khoa, luận án còn khai thác thông tin từ nguồn thư tịch về đăng khoa lục (sách ghi chép về tên tuổi và tiểu sử các vị trúng tuyển các khoa thi) như: Lịch đại danh hiền phổ (không rõ tác giả); Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều Đăng khoa lục của Nguyễn Hoàn, quyển nhì; Từ Liêm huyện đăng khoa chí của Bùi Xuân Nghi; Thu tỉ đề danh ký (Đăng Khoa lục Thanh Hóa) (không rõ tác giả); Phượng Dực đăng khoa lục của Đinh Danh Bá; Ngọc Than đăng khoa lục...Trong đó, Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục do Vũ Miên, Nguyễn Hoàn, Phan Trọng Phiên, Uông Sĩ Lăng biên soạn [113] ghi chép khá cụ thể tiểu sử, quê quán của các vị Tiến sĩ thời Lê -Trịnh, thi đỗ từ khoa thi năm 1694 đến khoa thi năm 1787. Mặc dù bộ sách không ghi chép gì về năm sinh, năm mất, chức vụ của họ khi tham gia phục vụ bộ máy chính quyền, nhưng đây vẫn là nguồn tư liệu rất quan trọng cho tác giả luận án trong việc thống kê, phân loại số người đỗ theo địa phương cụ thể, qua đó thấy được truyền thống khoa bảng của làng xã Việt Nam dưới thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài đã diễn ra như thế nào. Luận án còn khai thác, sử dụng một số tác phẩm do các sử gia tư nhân biên soạn như: Ô châu cận lục của Dương Văn An (1514 -?); Việt Nam khai quốc chí truyện của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 -1736); Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh Thị, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 -1784); Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720 -1791); Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch (1758 -1827); Hải Dương phong vật chí của Trần Công Hiến (? -1817) và Đạm Trai Trần Huy Phác (1754 -1834); Nam Hà tiệp lục của Lê Đản (1742 -?); Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825); Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao 11 Lãng ( ? - ?); Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (1768 -1839); Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840); Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng (1828 -1910)1... Những tư liệu này giúp người nghiên cứu có hình dung rõ ràng về kh...m Đức Anh trong công trình “Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X - XIX” (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2015) đã dành hẳn Chương 3. Các thiết chế Nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI -XVIII (tr.127 - tr.188) để nghiên cứu, tìm hiểu. Đối với chính quyền Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tác giả đã có những phân tích khái quát về bối cảnh lịch sử, sự khác biệt về chính sách, đặc điểm cơ cấu bộ máy chính quyền giữa hai vùng để làm rõ chính sách sử dụng đội ngũ quan lại, chủ yếu là các Nho sĩ xuất thân theo lối cử nghiệp vào trong tổ chức bộ máy Nhà nước. Riêng vùng Đàng Ngoài, tác giả đã trình bày khá cụ thể về số lượng quan chức, việc sử dụng, bổ nhiệm chức quan cho các Tiến sĩ đỗ từ khoa thi năm 1595 đến khoa 1787, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án khi nghiên cứu và làm thống kê về thành tựu của nền giáo dục, khoa cử Nho học ở vùng này. 21 Đi vào tìm hiểu tổ chức thi cử trong từng kì thi cụ thể ở Đàng Ngoài cũng có một số công trình đề cập đến. Mở đầu là bài viết: Phép thi Hương đời Lê Trung hưng (từ 1678 về sau) (Tạp chí Sử Địa, số 11 năm 1968, tr.17 -tr.21) của tác giả Doãn Thành và Nguyễn Kiến. Bài viết trình bày khá tổng quát một số nội dung của kì thi Hương gồm thời gian, địa điểm, các lệnh dụ của triều đình quy định “thể lệ” khoa thi này. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho luận án khi nghiên cứu về thi Hương. Về thi Hội, phải kể đến công trình của Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Đỗ Thị Thùy Lan. Trong bài viết: Lối xưa xe ngựa, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, 2001, tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh đã dành chương 7. Khoa cử thời hậu Lê dưới mắt Samuel Baron để tìm hiểu và làm rõ về hơn về các khoa thi dưới triều đại vua Lê chúa Trịnh. Từ việc đối chiếu bức họa vẽ cảnh Thi Đình ở Việt Nam năm 1685 của Samuel Baron in trong cuốn A Description of the Kingdom of Tonqueen, viết khoảng năm 1685, 1686, được nhiều người chú ý và in lại, coi là bức họa đầu tiên vẽ cảnh Thi Đình ở Việt Nam với mục “Nghi thức thi Đình” trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, tác giả chỉ ra sự nhầm lẫn, sai sót của Samuel Baron về thế thứ, tên gọi của các kì thi Hương, Hội, Đình của triều Lê, cũng như nhầm lẫn của tác giả này khi ghi chép về cách thức nộp quyển, đóng quyển thi. Đây là đóng góp của tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh trong việc gợi mở cách tiếp cận tư liệu nước ngoài khi tìm hiểu về giáo dục của Việt Nam. Tác giả Đỗ Thị Thùy Lan trong bài: Hội thí trường trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê (đến thế kỷ XV - XVIII) (Tạp chí NCLS, số 8, 2011, từ tr.42 -tr 53; số 9, 2011 từ tr.59 -tr 69) lại tiếp cận vấn đề dưới góc độ tìm hiểu lịch sử hình thành, địa điểm dựng trường thi Hội dưới thời Lê từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII tại Kinh đô Thăng Long trên cơ sở khảo cứu bản đồ, đối sánh các ghi chép của chính sử và tư liệu người nước ngoài ghi chép về giai đoạn lịch sử này. Đồng thời tác giả đã chỉ ra những tác động trực tiếp của chúa Trịnh đối với việc tổ chức trường thi Hội ở Thăng Long, từ đó tác giả nêu lên một thực tế “cho đến cuối thế kỷ XVIII, họ Trịnh từng bước can thiệp vào hoạt động khoa cử ở Đàng Ngoài” [93; tr.67], những tác động này đã ảnh hưởng đến sự thịnh suy của trường thi này. Đây là nhận định quan trọng để tác giả luận án kế thừa khi tìm hiểu về kì thi Hội Đàng Ngoài trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII. Cùng nhìn nhận, đánh giá vai trò của chúa Trịnh đối với sự nghiệp khoa cử nhưng tác giả Lê Thị Thu Hiền trong Luận văn Thạc sĩ “Về các kỳ thi Đình thế kỷ XVII - XVIII” (Khoa Sử, ĐHKHXHVNV, 2006) lại đưa ra luận điểm khác. Trên cơ sở phân tích về thể chế chính trị “lưỡng đầu chế” của chính quyền Đàng Ngoài là một trong những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến đặc điểm thi Đình; từ việc trình bày, phân tích các nội dung của thi Đình thời Lê -Trịnh là kì thi độc lập trong một khoa thi Tiến sĩ; đồng thời phân tích khá sâu sắc tác động của thi Đình đối với xã hội Đàng Ngoài thông qua việc tìm hiểu vai trò, đóng góp của các vị Tiến sĩ về chính trị, văn hóa... Tác 22 giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa chính trị và giáo dục; nhìn nhận tích cực về đóng góp của chúa Trịnh trong việc đề ra các chính sách chấn chỉnh giáo dục, khoa cử: “Xét kỹ càng và thấu đáo trên một số phương diện chẳng hạn như lĩnh vực giáo dục, khoa cử chúng ta sẽ nhận thấy các chúa Trịnh đã có những cố gắng đưa ra các chủ trương nhằm chấn chỉnh nền học phong, cứu vãn nền giáo dục, thi cử đang suy đồi, xuống dốc” [69; tr.2]. Cách nhìn nhận này giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn khi đánh giá về vai trò chúa Trịnh đối với sự nghiệp giáo dục, khoa cử ở Đàng Ngoài. Cũng tiếp cận về kì thi Đình dưới triều Lê -Trịnh, nhưng tác giả Đinh Khắc Thuân trong bài viết: “Người đỗ đại khoa và bài thi Tiến sĩ thời Lê -Trịnh” (Tạp chí Hán Nôm, số 4 (94), tr.38 -45) lại khảo sâu về hiện trạng các bài thi văn sách đình đối của các Tiến sĩ triều Lê -Trịnh còn lưu chép trong các bộ sách Lê triều Hội thí đình đối sách văn (ký hiệu A.3026/1-3), Lê triều Hội văn tuyển (ký hiệu VHv.335/1-5), Lê triều đăng long văn tuyển (ký hiệu A.529 và A.2602) hiện lưu tại Thư viện viện Hán Nôm. Theo thống kê của tác giả, thời Lê -Trịnh hiện còn 53 bài văn sách của 35 khoa thi Đình, trong đó bài thi văn sách sớm nhất của Phùng Thế Trung trong khoa thi năm 1623, muộn nhất là bài thi của Bùi Dương Lịch, khoa thi 1787. Cũng theo khảo cứu của tác giả, nội dung đề thi văn sách đình đối triều Lê -Trịnh về cơ bản vẫn tiếp nối thời Lê sơ, chủ yếu hỏi về đạo trị nước và sử dụng nhân tài của những người đứng đầu Nhà nước; nhưng có những đề có mở rộng sang một số lĩnh vực khác như bàn về lý số, quân sự, kinh tế. Cũng theo tác giả, đề thi chế sách thời kỳ này “tuy hỏi một vấn đề, song lại gồm nhiều câu hỏi cụ thể, có loại ngắn, có loại khá dài, nhiều cầu hỏi cùng được đặt ra”, thậm chí có đề trên 100 câu hỏi như bài văn sách năm 1643 mà Nguyễn Năng Thiệu đỗ Hoàng giáp đã phải viết đến trên dưới một vạn chữ” [199; tr.40]. Những giới thiệu khái quát trên đây về số lượng bài thi, nội dung ra đề thi của chuyên luận là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả luận án khi tìm hiểu về kì thi Đình. Vấn đề giáo dục, khoa cử Nho học Đàng Ngoài còn được phản ánh qua những công trình viết về thân thế, hành trạng của các Nho sĩ đỗ đạt theo lối cử nghiệp nhằm tôn vinh những đóng góp của họ đối với xã hội đương thời nói riêng, sự phát triển nền văn hóa dân tộc nói chung, đó là: Danh nhân Nguyễn Bá Lân - con người và sự nghiệp của nhóm tác giả Trần Nguyên Phú, Nguyễn Quang Trung, Đinh Công Vĩ..., (Sở VHTT tỉnh Hà Tây, 1999); Danh nhân Nguyễn Quý Đức nhà chính trị văn hóa lớn thế kỷ XVII - XVIII: Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2000 (Viện Sử học, ban liên lạc dòng họ Nguyễn Quý); Cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Việt Nam Lưu Đình Chất và sứ thần Triều Tiên Lý Đẩu Phong đầu thế kỷ XVII của Nguyễn Đức Nhuệ (Tạp chí Hán Nôm, số 5, 2009); Nguyễn Hiệu và Nguyễn Hoàn: danh nhân lịch sử thế kỷ XVII - XVIII: Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2010 (Viện Sử học, Sở VHTT Hà Tây, TTHĐ VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dòng họ Nguyễn Hà); Nguyễn Huy Oánh và dòng văn Trường Lưu trong môi trường văn hoá Hà Tĩnh: Kỉ yếu Hội thảo nhân 300 năm sinh (Viện 23 Văn học, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Nxb Lao động, 2013); Tưởng niệm 200 năm ngày mất danh nhân lịch sử -văn hóa Bùi Huy Bích (1744 -1818): Hội thảo khoa học (Viện Sử học, Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, Hậu duệ danh nhân Bùi Huy Bích, tháng 7/2018); Thám Hoa Vũ Thạnh con người và sự nghiệp: Kỷ yếu hội thảo khoa học (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, 12/2018). Năm 2018, tác giả Nguyễn Kim Sơn đã cho xuất bản công trình: “Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (Mấy khuynh hướng và vấn đề” (Nxb Đại học QGHN), trên cơ sở khảo sát về tình hình giáo dục khoa cử và toàn bộ các trước tác của các nhà Nho nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX với ba xu hướng: Xu hướng tiếp cận về triết học - bàn về Lý, Khí; Xu hướng nghiên cứu thảo luận về kinh điển Nho giáo (Kinh học); Xu hướng khảo cứu lịch sử (Bình khảo cổ sử), tác giả đã góp phần làm rõ đặc điểm Nho học từ nửa sau thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Theo tác giả, Nho học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII trở đi đã có “những biểu hiện không hoàn toàn giống với tình hình chung của các giai đoạn trước”, khi “Nho học nở rộ nhiều thành tựu, là thời kỳ Nho học có những biểu hiện mới trong cả hứng thú học thuật lẫn nội dung các trước tác của Nho sĩ... Nho sĩ bên cạnh việc vẫn tiếp tục “dùi mài kinh sử” để cố công đoạt được bảng vàng, bia đá, nhiều người còn chú ý mở rộng kiến văn, theo đuổi việc học nhiều biết rộng... Có người coi lập ngôn trước tác là lẽ sống của mình. Họ không chỉ chú trọng viết văn làm thơ, mà còn khảo cứu lịch sử, thảo luận về kinh điển Nho giáo, bàn bạc triết học... biên soạn nhiều công trình mang tính chất bách khoa thư” [175; tr.12]. Đặc biệt, tác giả cũng đã làm rõ sự ảnh hưởng, cải biến và tiếp nối về mặt tư tưởng học thuật của năm thế hệ thầy trò đồng thời là các Nho sĩ nổi tiếng của thế kỷ XVII và XVIII (gồm Vũ Công Đạo, Vũ Thạnh, Nguyễn Tông Quai, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích). Sự đánh giá về đặc điểm Nho học trong nửa sau thế kỷ XVIII của công trình sẽ giúp cho tác giả luận án có sự nhìn nhận chính xác hơn khi rút ra đặc điểm, đánh giá về thành tựu, hạn chế của giáo dục Nho học trong hai thế kỷ XVII, XVIII, nhất là từ nửa sau thế kỷ XVIII. 1.1.2.2 Nhóm công trình viết về giáo dục, khoa cử Nho học Đàng Trong So với Đàng Ngoài, giáo dục và khoa cử ở Đàng Trong tuy xác lập muộn hơn, nhưng vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu, được phản ánh ít nhiều trong một số cuốn sách, bài viết hoặc tham luận khoa học gắn với nội dung lịch sử vùng đất Đàng Trong, danh nhân văn hóa, hoặc được lồng ghép trong một số công trình viết về giáo dục của địa phương thuộc vùng đất này. Mở đầu là công trình: Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (Nhà sách Khai Trí, 62 Đại lộ Lê Lợi Sài Gòn,1969) của Phan Khoang. Trong công trình, tác giả đã khảo cứu rất cụ thể về lịch sử xứ Đàng Trong trên nhiều phương diện như lịch sử cuộc “Nam tiến”, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các 24 chúa Nguyễn. Đối với vấn đề giáo dục và khoa cử, tác giả có tìm hiểu về chủ trương của các chúa Nguyễn trong việc xây dựng trường học. Tác giả đã dành gần 4 trang (tr.389 -tr.393) để khảo cứu về các hình thức và quy chế thi cử Nho học của các chúa Nguyễn, nhưng chủ yếu tác giả trình bày vấn đề qua các sự kiện lịch sử cụ thể, mà chưa có sự nhận xét, đánh giá. Công trình: Lịch sử giáo dục Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh (1698 -1998) của Hồ Hữu Nhựt (Nxb Trẻ, TP.HCM, 1999) là công trình chuyên khảo đầu tiên về lịch sử giáo dục của một địa phương cụ thể xuyên suốt 3 thế kỷ. Trong công trình, tác giả đã khái quát nền giáo dục, khoa cử Nho học thời chúa Nguyễn ở vùng đất Gia Định từ năm 1698 đến trước năm 1945. Đồng thời giới thiệu về việc mở trường dạy học, vai trò của hai ngôi trường tư thục gắn với tên tuổi của hai thầy giáo nổi tiếng ở thế kỷ XVIII là Võ Trường Toản và Đặng Đức Thuật đối với nền học thuật của Gia Định xưa. Dưới góc độ tiếp cận khu vực học, tác giả chỉ ra chính điều kiện kinh tế, xã hội là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm phát triển của giáo dục Nho học ở khu vực phía Nam. Tác giả cũng khẳng định, mặc dù phải từ cuối thế kỷ XVII, nền giáo dục theo lối Nho học mới được định hình ở vùng phía Nam của đất nước, nhưng đây là cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển giáo dục về sau. Các chúa Nguyễn có cho xây dựng tại thủ phủ của mình ngôi trường Quốc học như ở Đàng Ngoài hay không? Để góp phần làm rõ vấn đề này, tác giả Phan Thuận An có bài viết: “Văn Miếu - Quốc Tử Giám Huế” trên Nghiên cứu Huế, Tập 7 (Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Nghiên cứu Huế, 2010). Trong bài viết, tác giả đã cung cấp một số dữ kiện lịch sử quan trọng khẳng định rằng ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã có chủ trương xây dựng một ngôi trường quốc học mang tầm cỡ như Quốc Tử Giám ở Thăng Long, có tên gọi Học Cung. Tác giả viết: “Thật ra bộ đôi Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bắt đầu được thiết lập tại Thủ phủ Phú Xuân từ thời các chúa Nguyễn, mặc dù cơ sở ấy ở Đàng Trong bấy giờ còn được gọi là Học Cung” [4; tr.231] và “dưới thời chúa Nguyễn bộ đôi Văn Miếu - Học Cung cũng chỉ mang tầm cỡ của một nửa nước, tức là xứ Đàng Trong” [4; tr.232]. Tìm hiểu về chế độ khoa cử thời chúa Nguyễn cũng đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thúy Nga trong bài viết: “Thi Hương thời các chúa Nguyễn” (Tạp chí Hán Nôm, số 2/2013, tr. 49 -tr .59) đã khảo cứu khá đầy đủ, cụ thể về khoa cử Đàng Trong trên cơ sở trình bày trình tự thời gian việc mở các khoa thi Hương (Thu vi Hội thí) từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Tác giả cũng đã thống kê tên tuổi, hành trạng của 12 người đỗ đạt qua thi cử được ghi trong chính sử. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đánh giá không cao về chế độ khoa cử của chính quyền chúa Nguyễn, bởi chế độ khoa cử còn: “rất sơ khai, đơn giản, chưa thành hệ thống và chưa có hiệu quả... Thực tế thì dù có được tuyển chọn và bổ dụng, những người thi đỗ cũng không mấy ai được trọng dụng hoặc bổ 25 chức quan cao, càng hiếm người nổi tiếng” [121; tr.52]. Nhận định của tác giả có giá trị hữu ích cho luận án tham khảo khi tìm hiểu về chế độ khoa cử cũng như đánh giá đóng góp của khoa cử Đàng Trong đối với Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII. Trong bài:“Phú Xuân - Huế thế kỷ XVII - XVIII cái nôi của đất học và tài năng” (tr.27 - tr.32) của Đỗ Bang, trên cơ sở khảo cứu nguồn tư liệu chính sử, ghi chép của người nước ngoài trong giai đoạn này, tác giả đã phác họa sơ lược việc học, các loại hình thi cử được chúa Nguyễn mở tại Huế. Khi so sánh với chế độ giáo dục, khoa cử ở Đàng Ngoài, tác giả đã chỉ ra điểm riêng biệt của khoa cử Đàng Trong là đã gắn liền với thực tiễn: “Việc học hành thi cử ở Đàng Trong đã đi vào thực tiễn của đất nước trong việc tuyển bổ quan lại, ngoài việc thi Nho, các chúa Nguyễn còn tiến hành các loại hình “thi lại”. Đây là loại hình thi cử không thấy ở Đàng Ngoài [11; tr.29]. Tác giả cũng đánh giá khá cao giáo dục Đàng Trong thời kỳ này: “Đây là một cố gắng lớn trong việc đào tạo và chấn chỉnh quan lại của các chúa Nguyễn theo một nội dung học thuật và thi cử mới, có tính thực tiễn hơn về phương thức trị nước ở Đàng Trong, đã có tác dụng nhất định trong việc hình thành một trung tâm chính trị, văn hóa Phú Xuân vào thế kỷ XVII, XVIII” [11; tr.31]. Trong sách còn có bài viết: “Danh nhân vĩ nghiệp Nguyễn Quang Tiền (1715 - 1773) và dòng họ Nguyễn làng Phò Ninh” (tr.154 -tr.165) của tác giả Võ Vinh Quang. Tham luận đã cung cấp những cứ liệu từ gia phả về một nhân vật ít được nói đến trong chính sử nhưng lại có đóng góp rất lớn về mặt tư tưởng thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, đó là Nguyễn Quang Tiền và dòng họ Nguyễn Quang làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Từ việc khảo cứu về thân thế, hành trạng của ông, nguồn gốc dòng họ, tác giả đánh giá rất cao về vị trí của dòng họ này trong truyền thống hiếu học tại Huế. Theo tác giả, dòng họ Nguyễn Quang là một trong những “cự tộc” có “truyền thống khoa bảng ở vùng đất Phong Điền nói riêng, Thừa Thiên Huế nói, với nhiều người vinh hiển như ngài thủy tổ Nguyễn Quang Thiện, ngài đệ nhị tổ Nguyễn Năng An, ngài đệ tam tổ Nguyễn Văn Xuân, ...Truyền thống khoa danh ấy được Thạc Đức hầu Nguyễn Quang Tiền kế thừa, tiếp nối mạnh mẽ và hội tụ tinh hoa rạng rỡ nhất” [150; tr.164]. Đây là thông tin rất hữu ích cho luận án khi nghiên cứu về các bậc danh sĩ thời chúa Nguyễn. Các vấn đề liên quan đến giáo dục, các nhà khoa bảng thời chúa Nguyễn trị vì ở Đàng Trong còn được phản ánh một phần qua một số công trình khác như: Danh nhân Bình Trị Thiên (Nxb Thuận Hóa, 1986); “Thực học nhân đọc “An Nam cung dịch kỷ sự” của Vũ Hùng (Tạp chí Xưa Nay, số 218, tháng 8 -2004); 290 năm Văn Miếu Trấn Biên (Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2005) của Tỉnh ủy, UBND thành phố Biên Hòa; Thuyết Tri ngôn dưỡng khí, Dương minh học và tư tưởng giáo dục của Võ Trường Toản của Đoàn Lê Giang (Tạp chí Hán Nôm, số 5 (120)/2013); Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (Nxb KHXH, Hà Nội, 2015) của Nguyễn Minh Tường; 26 “Giáo dục ở Sài Gòn, Gia Định thời chúa Nguyễn, triều Nguyễn và Pháp thuộc” trong sách Tạp ghi Việt sử địa của Nguyễn Đình Đầu (Nxb Trẻ, 2016); “Giáo dục Nho học ở Sài Gòn - Gia Định thế kỷ XVIII”, trong Hội thảo Trung Bộ và Nam Bộ thời Chúa Nguyễn, của Trần Thị Mai, Hội Khoa học Thừa Thiên Huế, 2017; Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc của Trần Thanh Thủy, Luận án Tiến sĩ Văn học, ĐH KHXHVNV, 2017. Nhìn chung, so với Đàng Ngoài, các công trình nghiên cứu về giáo dục, khoa cử vùng đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn chưa thật nhiều. Nhưng qua các công trình nghiên cứu trên đây, các tác giả đã góp phần làm rõ phần nào diện mạo, tình hình, đặc điểm chế độ giáo dục và khoa cử chúa Nguyễn, đây là nguồn tài liệu rất quan trọng cho tác giả luận án khi tìm hiểu về thực trạng cũng như tìm ra nét riêng biệt của giáo dục, khoa cử của vùng đất này so với Đàng Ngoài. 1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tìm hiểu về giáo dục, khoa cử Nho học thời quân chủ nói chung, thế kỷ XVII, XVIII nói riêng đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu là người phương Tây, Trung Quốc... Trước hết là tác giả Alexander Barton Woodside (người Canada) đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học của một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, như: “Problem of Education in the Vietnamese Revolution” (Pacific Affairs, No.4, vol.49, 1977); “Exalting the Latercomer State: Intellectuals and the State during the Chinese and Vietnamese Reforms” (The China Journal (40), pp.9 -36, 1998). Chú ý nhất là cuốn: Lost Modernities:China, Vietnam, Korea, and the Hazards of World History (Cambridge, Mass: Harvard University, 2006). Trong công trình, mặc dù tác giả không trực tiếp trình bày về vấn đề giáo dục của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII và XVIII, nhưng thông qua việc làm rõ mối quan hệ giữa giáo dục và khoa cử đối với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia, sẽ rất hữu ích cho luận án khi triển khai tìm hiểu vai trò của giáo dục Nho học đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nola Cooke là một trong những tác giả rất quan tâm đến các vấn đề lịch sử, giáo dục Việt Nam, nhất là về triều Nguyễn. Trong các bài viết: “Regionnalism and the Nature of Nguyen Rule in Seventeenth Century Dang Trong (Cochinchina)” (Journal of Southeast Asia Studies, No.29, 1998), Southern Regionalism and the Composition of the Nguyen Ruling Elite (1802 -1883)”, Asian Studies Review (2), vol.23 (June), tác giả đã nhấn mạnh yếu tố vùng miền (Nam Bộ) có tác động mạnh mẽ đến chính sách giáo dục của chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn. Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về vùng đất Đàng Trong thời quân chủ của các học giả nước ngoài, chú ý nhất là tập san Những người bạn cố đô Huế được viết bằng tiếng Pháp “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (viết tắt BAVH), xuất bản và lưu 27 hành tại Việt Nam và Pháp từ năm 1941 đến 1944, gồm 121 số và 1 tập danh mục6. Tập san có khá nhiều chuyên luận đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội vùng đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn, mà khi tìm hiểu về những vấn đề này sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn trong việc tìm hiểu bối cảnh xã hội khi chúa Nguyễn thực hiện chính sách xây dựng giáo dục và chế độ khoa cử, như các bài: Những nhà truyền giáo Pháp đầu tiên dưới triều Hiền Vương của J.B.Roux (Những người bạn cố đô Huế, tập 2, năm 1915, tr.390 - tr.402); Thay đổi trang phục dưới thời Võ Vương hay là sự khủng hoảng về tín ngưỡng vào thế kỷ XVIII (Những người bạn cố đô Huế, tập 2 năm 1915, 1997, tr.403 - tr.412) của Léopold Cadière. Tuy không có bài viết nào đề cập trực tiếp đến giáo dục, khoa cử chúa Nguyễn, nhưng qua các bài viết về danh nhân, có xuất thân theo lối cử nghiệp sẽ giúp chúng ta thấy được đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của xã hội đương thời. Chú ý nhất là bài: Một dòng dõi trung thần: Họ Nguyễn Khoa (Une ligneé de loyaux serviteurs: les Nguyễn Khoa) trong Những người bạn cố đô Huế, tập 2, 1915 của G.Rivère. Với dung lượng 21 trang, đây là bài viết khá công phu về gia tộc dòng họ Nguyễn Khoa, một dòng họ vốn gốc tỉnh Hải Dương ở miền Bắc đã theo Nguyễn Hoàng đến trấn ở Thuận Hóa từ năm 1558. Tác giả đã trình bày một cách cụ thể về tên tuổi, chức vụ cùng những câu chuyện xung quanh các nhân vật thuộc 8 thế hệ kế tiếp nhau của dòng họ, mở đầu là Nguyễn Đình Thân, lần lượt các thế hệ tiếp nối như Nguyễn Đình Khôi, Nguyễn Khoa Danh, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Thuyên, Nguyễn Khoa Kiên7, Nguyễn Khoa Dục. Một số nội dung liên quan đến giáo dục và khoa cử Nho học của Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII phần nào được phản ánh qua các công trình tìm hiểu về lịch sử, pháp luật, văn hóa Việt Nam thời trung đại. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Connaissance du Viêt Nam (Hiểu biết Việt Nam, bản dịch, Nxb KHXH, 1993) của Pierre Huard, Maurice Durand. Qua công trình, các tác giả đã giới thiệu những nét cơ bản về văn minh và văn hóa Việt Nam gồm địa lý, lịch sử, sự hình thành văn hóa, những đặc trưng về văn hóa vật chất, tinh thần, sinh hoạt xã hội, luật lệ, văn học Việt Nam, nhất là về văn hóa truyền thống dân tộc. Histoire du Viet Nam, des origins à 1858 (Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858), Nxb.Sud Est Asie, Paris, 1982 của Lê Thành Khôi; Law and Societtyin Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII -XVIII, bản dịch, Nxb.KHXH, Hà Nội, 1994) của InsunYu; “Một số nhận xét về xuất xứ của những người đỗ đạt qua các kì thi do triều đình Việt Nam tổ chức” của Philippe Langlet in trong 90 năm nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995. 6 Tạp chí được sáng lập bởi Linh mục người Pháp Léopold Michel Cadière - đồng thời là Tổng biên tập của tạp chí, với sự tham gia của hơn 140 cộng tác viên gồm cả các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam. Trong toàn bộ BAVH có gần 500 bài viết gồm nhiều lĩnh vực và hơn 30 bài tiểu dẫn, chú giải quan trọng. 7 Tác giả của bài viết cũng khảo cứu thêm Nguyễn Khoa Minh, em thứ 6 của Nguyễn Khoa Kiên, Nguyễn Khoa Hào em thứ 8 và những người con khác của Nguyễn Khoa Thuyên. 28 Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng đã có những công trình nghiên cứu về giáo dục và khoa cử Nho học Việt Nam. Đáng chú ý nhất là công trình: Ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc tới Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, số 4/ 2005, tr.3 - tr.9) của Vương Giới Nam. Qua bài viết, tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc tới Việt Nam, chủ yếu phân tích những điểm tương đồng, đó là: khoa mục (tên các khoa thi, gồm 6 khoa), trình tự tiến hành khoa cử (với hai cấp: thi ở địa phương, thi ở tỉnh), nội dung thi cử (gồm Kinh nghĩa, thi, phú, luận sách), về yêu cầu tư cách thí sinh, nghi thức yết bảng và chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho người đỗ Tiến sĩ... Cũng theo tác giả, việc truyền bá ảnh hưởng chế độ khoa cử Trung Quốc đã có tác dụng tích cực đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân tài của Việt Nam. Việc chỉ rõ điểm tương đồng giữa hai chế độ khoa cử Việt Nam và Trung Quốc của công trình là cơ sở giúp luận án thấy được điểm khác biệt về các nội dung còn lại của khoa cử Việt Nam so với Trung Quốc. Trong Hội thảo khoa học quốc tế: “Khoa cử Nho học Việt Nam (1075-1919) -100 năm nhìn lại” (Viện Hàn lâm KHXHVN, Hà Nội, 8/2019), có một số tác giả đi sâu nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể thuộc giáo dục, khoa cử Nho học thời quân chủ, gồm cả thế kỷ XVII, XVIII. Tiêu biểu như các công trình: “Confucan Education as a Social Strategy in the Northern Uplands in the 18 th Century Vietnam: Focusing on the Lang Son Province” (Giáo dục Nho học như một chiến lược xã hội ở vùng cao phía Bắc Việt Nam thế kỷ 18: Tập trung vào tỉnh Lạng Sơn) của Yoshikawa Kazuki; “Chế độ khoa cử và giáo dục Nho học Việt Nam dưới ngòi bút của Thái Đình Lan (1801 -1859) người Đài Loan” của Chen Yiyuan; “From where did Vietnam’s palace graduates come from? A. GIS historical - spatial analysis” (Tiến sĩ Việt Nam từ đâu đến? Một phân tích lịch sử không gian GIS) của Chan Yufen, Phạm Vũ Lộc, Hou Liwei. Qua các bài viết, chúng ta có điều kiện học hỏi thêm về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề cụ thể trong nghiên cứu từ học giả nước ngoài. 1.4 Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết Nhìn chung, vấn đề giáo dục, khoa cử Đại Việt (gồm Đàng Ngoài, Đàng Trong) trong hai thế kỷ XVII, XVIII đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ tiếp cận từ lịch sử, văn hóa, văn học,...; được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau: sách chuyên khảo, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, các bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo. Về nội dung: Các công trình nghiên cứu về chế độ giáo dục và khoa cử Nho học dưới thời quân chủ Việt Nam nói chung đã làm rõ được lịch sử hình thành và phát triển của nền giáo dục, khoa cử từ thời kỳ Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XX. Những vấn đề cơ bản của giáo dục và khoa cử gồm: mục tiêu dạy học, tổ chức trường lớp, phương pháp dạy học, chương trình học tập, các loại hình khoa cử, học vị người thi đỗ... đã được các công 29 trình đề cập đến. Những vấn đề mang tính bao quát, nhận xét về nền giáo dục, khoa cử thời quân chủ như: đặc điểm, điểm tích cực, hạn chế, truyền thống khoa bảng của dòng họ, truyền thống hiếu học nơi làng xã cũng được một số công trình phân tích và được thể hiện dưới dạng thức là công trình khái quát hoặc công trình nghiên cứu cụ thể về từng vấn đề. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu về giáo dục, khoa cử trên đây có ý nghĩa rất lớn đối với tác giả luận án trong việc tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình triển khai đề tài “Giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII”. Riêng với vấn đề giáo dục và khoa cử Nho học của Đại Việt ở thế kỷ XVII, XVIII đã nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của khá nhiều tác giả. Các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được các tác giả trình bày trong hệ thống nghiên cứu chung về giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam thời quân chủ. Hoặc có một số công trình đã đi sâu khảo cứu về một vấn đề cụ thể thuộc giáo dục, hoặc thuộc khoa cử của từng chính quyền của từng vùng (vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong). Đó là các nghiên cứu về: hệ thống trường công, vai trò trường Quốc Tử Giám, về thi Hương, trường thi Hội, thi Đình, vai trò của khoa cử trong việc tuyển chọn đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền, truyền thống khoa bảng dòng họ,... Mặc dù những nội dung nghiên cứu này còn mang tính riêng lẻ, chưa hệ thống nhưng kết quả nội dung nghiên cứu về giáo dục, khoa cử Đại Việt trong hai thế kỷ XVII, XVIII mà các công trình nghiên cứu đã đề cập đến là cơ sở rất quan trọng để tác giả luận án tham khảo khi triển khai đề tài; đặt ra cho tác giả tiếp tục bổ sung và nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề đang còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, từ những công trình nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể thuộc giáo dục, khoa cử Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII đã khảo cứu trên đây, khi đưa ra những đánh giá về thực trạng, đóng góp của giáo dục, khoa cử thời kỳ này (chủ yếu là vùng Đàng Ngoài) đã hình thành hai luồng ý kiến trái chiều nhau. Trong khi một số công trình nghiên cứu cho rằng, thời kỳ này nền giáo dục của Đại Việt vẫn phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng thì ngược lại, các công trình khác cho rằng cùng với sự suy yếu của ý thức hệ Nho giáo, giáo dục Nho học cũng suy thoái, bộc lộ nhiều yếu kém. Đối với vùng đất Đàng Trong của chúa Nguyễn, nền giáo dục và khoa cử theo lối Nho học chưa được hình thành, hoặc còn kém phát triển. Những nhận định trái chiều này được tác giả luận án kế thừa, làm rõ khi tìm hiểu về thực trạng của giáo dục Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII trên từng khía cạnh cụ thể, cũng như vai trò đóng góp của nền giáo dục đó đối với sự phát triển của xã hội. Từ đó tác giả luận án có thể làm rõ hơn về hiện trạng của giáo dục và khoa cử trong thời kỳ lịch sử này đã diễn ra như thế nào. Về tư liệu: Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho luận án những tư liệu về tình hình tổ chức giáo dục, vai trò của nền giáo dục về mặt chính trị, xã hội, văn hóa; tư liệu về các loại hình khoa cử (thi Hương, thi Hội, thi Đình), thân thế và hành trạng của các nhà khoa bảng, về truyền thống khoa bảng tiếp cận từ nhiều góc độ và nhiều nguồn 30 tư liệu khác nhau. Các công trình nghiên cứu cũng gợi mở cho tác giả luận án cần khai thác, sử dụng thêm nhiều nguồn tư liệu khác từ gia phả, bia ký, tục lệ, hương ước... Từ kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố trên đây có thể thấy, chưa có một công trình riêng biệt, cụ thể nào nghiên cứu một cách đầy đủ về giáo dục, khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII. Vấn đề giáo dục, khoa cử trong thời kỳ này vẫn còn nhiều khía cạnh cần làm rõ, nhất là chế độ giáo dục ở Đàng Trong. 1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Mặc dù vấn đề giáo dục và khoa cử Nho học Đại Việt thế kỷ XVII và XVIII đã được nhiều công trình đề cập đến, thậm chí có một số công trình đã đi sâu tìm hiểu một số nội dung cụ thể của giáo dục hoặc khoa cử của chính quyền Lê -Trịnh (Đàng Ngoài), chúa Nguyễn (Đàng Trong) nhưng còn mang tính riêng lẻ, chưa toàn diện. Chưa có bất ... Sơn 24 Trần Đình Hi Bố Chính, Quảng Bình Nho sinh Tri huyện Hải Lăng 25 Trần Thường Quảng Bình Giám sinh Tri châu 26 Hoàng Công Lệ Thủy, Hương cống sung Năm 1545 bổ chức Giảng 201 Đán Quảng Bình Giám sinh dụ, Tri huyện Tư Vinh 27 Phạm Cư Lệ Thủy, Quảng Bình Giám sinh Giảng dụ 28 Phạm Phi Diệu Lệ Thủy, Quảng Bình Đậu Nho sinh Lui về dạy học 29 Hoàng Thượng Xá Phong Lộc, Quảng Bình Đậu Hương Tiến, thi Hội trúng ba trường nhưng mất sớm 30 Phạm Văn Các Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Giám sinh QTG Huyện thừa , Đồng Tri phủ Tư nghĩa 31 Phạm Đán Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Đỗ Nho sinh Tri huyện Bồng Sơn 32 Phạm Thăng Lệ Thủy, Quảng Bình Giám sinh. Huấn đạo phủ Thăng Hoa, Tri huyện Tư Vinh. 33 Phạm Phi Diệu (Cháu nội Phạm Văn Các) Lệ Thủy, Quảng Bình Đỗ đầu thi Hương, Nho sinh trúng thức Mở trường dạy học ở nhà 33 Lê Danh Năng Lệ Thủy, Quảng Bình Đệ nhị giáp Đồng chế khoa xuất thân năm 1565 Giám sát Ngự sử. 34 Nguyễn Trạch (1548 -?) Quảng Trạch, Quảng Bình Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1580. Hiến sát sứ. 35 Phạm Đại Kháng Lệ Thủy, Quảng Bình Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa 1592 Giám sát Ngự sử. (Nguồn: Dương Văn An. 1961. Ô châu cận lục, Nxb Văn hóa Á châu, Sài Gòn; Quốc sử quán triều Nguyễn. 2005. Đại Nam nhất thống chí (5 tập), Nxb.Thuận Hóa, Huế; Nguyễn Thành Vân – Phạm Ngô Minh. 2016. Khoa bảng Quảng Bình & Giáo dục - khoa cử Triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng) Bảng 10. Danh sách một số những vị quan xuất thân Nho học thời chúa Nguyễn Stt Họ và tên Quê quán Con đường xuất thân Chức vụ nắm giữ 1 Đào Duy Từ (1571-1634) Thanh Hóa Tiến cử Vệ úy Nội tán 2 Nguyễn Hữu Dật ((1603 -1681) Quảng Bình Đỗ Hoa văn Văn chức,Tham Cơ Vụ 3 Nguyễn Hữu Hào (1642 -1713) Quảng Bình Chưa rõ Cai cơ Cựu dinh, Chưởng cơ, Trấn thủ, 4 Nguyễn Đăng Đệ (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế 1701 đỗ Sinh đồ Huấn đạo, Tri huyện Minh Linh, Văn chức viện, Ký lục dinh Quảng Nam, Đô tri Chính dinh, Ký lục 5 Nguyễn Đăng Thịnh (1716 - 1763) Thừa Thiên Huế 1721 đỗ Hương cống Tri huyện, Văn chức, Thị giảng Đông cung, Đô tri, Cai bạ, Nha úy. 6 Nguyễn Cư Trinh Thừa Thiên 1740 đỗ Hương Tri phủ, Văn chức Tuần 202 (1716 -1763) Huế cống, phủ, Lại bộ, Tào vận sứ. 7 Nguyễn Đăng Tiến (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Thi Cống sĩ không đậu, Tiến cử Văn chức Viện, Đông cung Thị giảng, Tuần phủ Phú Yên, Ký lục Quảng Nam, Quản Tào vận 8 Nguyễn Khoa Chiêm(1659 -1736) Thừa Thiên Huế (Chưa rõ) Thủ hợp, cai hợp kiêm Tri bạ Chính dinh, Cai bạ Phó đoán sự, Tham chính Chánh Đoán sự 9 Nguyễn Khoa Đăng (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Nhờ là dòng dõi nhà quan được bổ dụng Văn chức viện, Nội tán kiêm Án sát sứ 10 Trần Đình Khánh 135 (Chưa rõ) Quảng Trị Nhờ phụ ấm được bổ quan. Văn tài mẫn tiệp, giỏi việc từ lệnh Văn chức ở Chính dinh, Cai bạ Quảng Nam, 11 Trần Đình Thuận (Chưa rõ) Quảng Trị Nhờ phụ ấm bổ quan đời chúa Phước Chu Văn chức, Đô tri, Cai bạ Phó Đoan sự 12 Vũ Danh Thế (Chưa rõ) Quảng Bình Thi đậu Hương Tiến Tri phủ Quy Nhơn 13 Vũ Đình Phương (chưa rõ) Quảng Bình 18 tuổi đậu Thủ khoa thi Hương Ký lục Quảng Bình, 14 Vũ Xuân Suyền (Chưa rõ) Quảng Bình Năm 1695 đỗ Hương cống Văn chức viện kiêm Giám trạng 15 Vũ Xuân Nùng (Chưa rõ) Quảng Bình 1728 đậu Sinh đồ, được ấm thụ bổ chức quan Văn Chức, Cai Bạ Bình Thuận, Ký lục Quảng Nam 16 Vũ Xuân Đàm (Chưa rõ) Quảng Bình Đỗ Hương tiến Tuần phủ Quy Nhơn 18 Phạm Hữu Kính (? -1745) Quảng Nam Đầu Nguyễn Phúc Khoát trúng cách thi Hương Giáo chức, Cai bạ Quảng Nam 19 Lê Cảnh (Chưa rõ) Quảng Nam Đậu Hương tiến đời chúa Nguyễn Phúc Chu Hàn lâm viện, Cai bạ Chánh dinh, mất được thăng Tham nghị 20 Tôn Thất Tứ (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Dòng dõi quý tộc, học rộng kinh, sử sở trường về thơ quốc âm Nội hữu Cai cơ 21 Tôn Thất Dục (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Dòng dõi quý tộc, là người học rộng, có tài Chưởng Cơ 22 Nguyễn Quang Tiền (? -1769) Thừa Thiên Huế Không rõ, giỏi về môn tinh lịch (thiên văn) Văn chức viện, Hàn lâm viện 23 Hồ Quang Đại Thừa Thiên Năm 1652 đỗ thủ Văn chức viện, Tri huyện, 135Trần Đình Khánh, Trần Đình Thiện là con trai của Trần Đình Ân một Võ quan đời chúa Nguyễn Phúc Tần. Sau này con và cháu trai của Trần Đình Khánh cũng được ấm thụ bổ chức quan: con trai là Trần Đình Hy giữ chức Cai bạ Bình Thuận, sau làm Tri bạ Chính dinh, thăng Hộ bộ kiêm Hình bộ. Con trai Đình Hy là Hiến được ấm thụ làm quan ở Hàn lâm viện, Ký lục dinh Quảng Nam. Vì hai nhân vật này không thấy Đại Nam liệt truyện tiền biên chép về việc học hành nên tác gải không thống kê vào bảng. 203 (Chưa rõ) Huế khoa Tri phủ,Thị giảng Kinh diên 24 Lê Quang Đại (? -1745) Thừa Thiên Huế Không rõ Ký lục, Tham mưu dinh Bình Thuận, Cai bạ Quảng Nam, Hộ bộ kiêm Binh bộ 25 Đặng Đại Lược (Chưa rõ) Quảng Bình Nhờ có Văn học được tiến cử. làm quan dưới đời chúa Nguyễn Phúc Hoạt Văn chức viện, Ký lục dinh bố chính, Cai bạ dinh Quảng Nam 26 Đặng Đại Độ (Chưa rõ) Quảng Bình Thi đậu Hương tiến. Làm quan đời chúa Nguyễn Phúc Hoạt. Văn chức Viện, Ký lục dinh Bình Khang, Trấn Biên 27 Trần Phước Thành (? -1775) Quảng Nam Đỗ thủ khoa đời chúa Nguyễn Phúc Thuần Hàn lâm viện Thị độc, Ký lục Quảng Nam, Cai bạ 28 Nguyễn Bảo Trí (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Có tài văn học Giáo thụ huyện, năm 1774 vào Gia Định. 29 Trần Hưng Đạt (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Là người có tài văn học đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, sau theo giúp Nguyễn Ánh Hàn lâm viện Thị giảng 30 Nguyễn Cửu Thống (Chưa rõ) Hương Trà, Thừa thiên Là người có học hạnh. Giữ chức Thị giảng, sau đó vào năm 1774 lẻn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh. 31 Lê Xuân Chính (? -1727) Quảng Bình Tiến cử làm quan Văn chức dinh Lưu Đồn, Ký lục, Văn chức viện, Ký lục dinh Quảng Bình 32 Lê Xuân Hy 136 (? – 1749) Quảng Bình Nhờ cha được ấm thụ bổ chức quan Văn chức viện, Ký lục dinh Bố Chính, Hình bộ 33 Lê Xuân Huyên 137 (? – 1773) Quảng Bình Nhờ phụ ấm Văn chức viện, Ký lục dinh Bố Chính, Ký lục Quảng Nam, Hình Bộ, Cai bạ Quảng Nam 34 Lê Chính Việp (Chưa rõ) Chưa rõ Đỗ thủ khoa năm 1768 Chưa rõ 35 Bạch Doãn Triều (Chưa rõ) Quảng Bình Đỗ khoa thi 1768 Tri huyện Đồng Xuân. 36 Lê Chính Kỷ (Chưa rõ) Quảng Bình Đỗ Hương tiến Hàn lâm viện 37 Võ Đình Phương (Chưa rõ) Quảng Bình Hương tiến Ký lục Quảng Bình. 136,Lê Xuân Hy, Lê Xuân Huyên là hai người con của Lê Xuân Chính. Tuy được nhờ phụ ấm mới được bổ chức quan song theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, cả hai ông lúc nhỏ rất thông minh, chăm học, am hiểu đạo sách Thánh hiền. Khi làm quan được dân yêu mến. 204 38 Nguyễn Phú Điêu (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Chưa rõ Huấn đạo đời chúa Nguyễn Phúc Khoát 39 Nguyễn Hữu Tôn (Chưa rõ) Thừa Thiên Huế Nhờ có văn học và dòng dõi nhà quan được bổ chức quan Văn chức kiêm Thị giảng, Binh bộ kiêm Thị giảng, Lại bộ Tri kinh diên, kiêm Hình bộ, Tri Tào vận. 40 Nguyễn Đăng Trường (? – 1776) Thừa Thiên Huế Nhờ có văn học thành danh Tham tán. 41 Mạc Thiên Tứ (1718 -1780) Hà Tiên Có văn học, rất am hiểu Kinh điển được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức. Đô đốc Hà Tiên. (Nguồn: Đại Việt sử ký tục biên. 1991, Nxb KHXH, HN; Quốc sử quán triều Nguyễn. 2004. Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb Giáo dục; Quốc sử quán triều Nguyễn. 1995. Đại Nam liệt truyện tiền biên, Nxb KHXH, Hà Nội; Quốc sử quán triều Nguyễn. 2005. Đại Nam nhất thống chí, (5 tập), Nxb Thuận Hóa, Huế; Danh nhân Bình Trị Thiên.1986. Tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế) 205 Bảng 11. Quê quán các Tiến sĩ triều Lê - Trịnh Khu vực Tên tỉnh Số người đỗ Tỷ lệ % Trung du miền núi Bắc Bộ 3 Thái Nguyên 1/729 0,13 Phú Thọ 1/729 0,13 Bắc Cạn 1/729 0,13 Đồng bằng Bắc Bộ 565 Vĩnh Phúc 19/729 2,6 Hà Nội 146/729 20,0 Hà Tây (cũ) 85/729 11,7 Bắc Ninh 94/729 12,9 Hải Dương 92/729 12,6 Hưng Yên 67/729 9,2 Thái Bình 24/729 3,3 Nam Định 15/729 2,1 Hải Phòng 7/729 1,0 Bắc Giang 7/729 1,0 Hà Nam 7/729 1,0 Trung bộ 164 Thanh Hóa 89/729 12,2 Ninh Bình 5/729 0,7 Nghệ An 34/729 4,7 Hà Tĩnh 35/729 4,8 Huế 1/729 0,13 Cộng 729 100,0 (Nguồn: Thống kê từ Ngô Đức Thọ (Cb).2006. Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 -1919, Nxb Văn học) 206 Bảng 12. Giám sinh Quốc Tử Giám Thăng Long- Hà Nội thế kỷ XVII –XVIII Stt Họ và tên Quê quán Xuất thân Năm đỗ và học vị Chức quan Ghi chú 1 Hồ Nhân Quế Nghệ An Giám sinh 7 năm thi đỗ trúng trường thi Hội (khoảng từ 1643 - 1649) Tri phủ. 2 Nguyễn Đăng Đạo (1651 - ?) BắcNinh Ấm sinh vào học Quốc Tử giám 1683 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh Đô Ngự sử, Thập nhị Kinh diên, bộ Binh Thượng thư, Tham tụng kiêm Đông các, Lại bộ Thượng thư. Gia đình có truyền thống Nho học: Con Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh (1646), em Nguyễn Đăng Tuân (Tiến sĩ khoa 1673), cháu Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo (1646) 3 Nguyễn Hưng Tập Nghệ An Giám sinh Đậu Hương cống Quản sát hạt nội 4 Nguyễn Danh Hiền (1694 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1718 đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Hiệu thảo 5 Nguyễn Quốc Dực (1693 -?) Hưng Yên Giám sinh Năm 1718 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Tham chính 6 Nguyễn Tông Khuê (1693 -1767) Thái Bình Giám sinh Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa thi 1721 Hộ bộ Tả thị lang, Thị giảng 7 Giang Sĩ Đoan (1694 -1784) Thái Bình Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Công bộ Hữu thị lang 8 Trần Lệ Nam Định Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Không rõ 9 Trịnh Bá Tương (1691 -1740) Hà Nội Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hình bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư 10 Trần Xuân Yến (1689 -?) Hải Dương Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Quốc Tử giám Tế tửu 11 Nguyễn Đăng Giai (1697 -?) Bắc Ninh Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm Đãi chế 12 Đặng Công Mậu (1688 -1765) Hà Nội Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Phó sứ, Hộ bộ Hữu thị lang 13 Vũ Nhân Chiêu (1688 -?) Hải Dương Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Thừa chỉ 14 Trần Đình Thu (1692 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Tự khanh 15 Nguyễn Huy Mãn (1688 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Tự khanh 16 Trịnh Đồng Giai Thanh Hóa Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ Hàn lâm viện Đãi chế 207 (1697 -?) xuất thân 17 Nguyễn Xuân Vịnh (1680 -?) Hưng Yên Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hiến sát sứ 18 Đỗ Hy Thiều (1693 - ?) Vĩnh Phúc Giám sinh Năm 1721 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Công bộ Hữu thị lang 19 Nguyễn Kinh Nghệ An Giám sinh Năm 1721 đỗ Tam trường thi Hội Không rõ 20 Lương Nguyễn Huyễn (1693 -?) Hải Dương Giám sinh Năm 1724 đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đông các Hiệu thư, Tham tụng 21 Cao Nguyễn Phán (1696 -?) Thái Bình Giám sinh Năm 1724 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm Hiệu thảo 22 Lê Hoàng Tuyên (1692 -1778) Hà Nội Giám sinh Năm 1724 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Công bộ Hữu thị lang 23 Lê Phú Thứ (1694 -1782) Thái Bình Giám sinh Năm 1724 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Giám quan, Tả thị lang bộ Hộ, Bồi tụng kiêm Tả chánh ngôn, Thượng thư bộ Hình. Ông là cha Lê Quý Đôn, có tác phẩm: Trúc Am thi tập. 24 Nguyễn Thế Lập (1702 -?) Bắc Ninh Giám sinh Năm 1727 Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh Hàn lâm Thừa chỉ, Phó sứ nhà Thanh. 25 Phạm Công Thế (1705 - ?) Thái Bình Giám sinh Năm 1727 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Kiểm thảo 26 Nguyễn Đình Bá (1695-?) Hưng Yên Giám sinh Năm 1727 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm Thừa chỉ 27 Vũ Khâm Thận (1703 -?) Hải Dương Giám sinh Năm 1727 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Bồi tụng phủ chúa Trịnh Ông là người thông hiểu việc quân, nhiều lần lập công được vào Chính phủ, tính khảng khái, không a dua kẻ quyền quý. Tác phẩm: viết một bài tựa cho sách Chu Dịch quốc âm ca quyết. 28 Dương Chung Tú Nghệ An Giám sinh Năm 1729 đỗ Hương cống Bổ chức Câu kê, Tham mưu quân sự cho Siêu quận ở Thái Nguyên Về nhà mở trường dạy học, học trò có 7 -800 học trò. Ông có con trai cả Dương Huân đỗ Hương cống và trúng tam trường thi Hội năm 1753 29 Trần Mô (1694 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1733 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Thị độc 30 Nguyễn Hành Hà Tĩnh Giám sinh Năm 1733 đỗ Đệ Đông các Hiệu 208 (1701 -?) tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân thư 31 Nguyễn Quốc Hiệu (1696 -?) Hà Nam Giám sinh Năm 1736 đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ cập Đệ tam danh Hiến sát sứ 32 Lê Sĩ Bàng (1705 -?) Hà Tĩnh Giám sinh Năm 1736 đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đông các học sĩ 33 Đồng Doãn Khuê (701 -?) Thái Nguyên Giám sinh 1736 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm Hiệu thảo 34 Đào Xuân Lan (1711 -?) Thanh Hóa Giám sinh 1736 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đi sứ nhà Thanh, Công bộ Tả Thị lang 35 Nguyễn Bá Tuân (1699 -?) Hưng Yên Giám sinh 1736 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế 36 Nguyễn Tông Mại (1708 -?) Hà Nam Giám sinh 1736 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế 37 Trương Đình Tuyên (1713 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1739 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Công bộ Hữu thị lang 38 Bùi Trọng Huyến (1713 -?) Thanh Hóa Giám sinh Năm 1379 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm Thừa chỉ 39 Nguyễn Huy Thục (1716 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1739 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Giám sát Ngự sử 40 Phạm Đình Trọng (1714 -1754) Hà Nội Giám sinh Năm 1739 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế Bồi tụng 41 Lê Doãn Giai (1714 -?) Thanh Hóa Giám sinh Năm 1743 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Hiệu lý 42 Phan Công Thực Nghệ An Giám sinh Năm 1743 đỗ Hương cống Giảng dụ 43 Nguyễn Giám Sinh Nghệ An Giám sinh Đỗ Hương cống Tri huyện được thờ ở Văn hội. 44 Đoàn Chú (1715 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1746 đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Tả thị lang 45 Trần Danh Tố (1713 -?) Hà Tĩnh Giám sinh Năm 1746: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đô cấp sự trung 46 Nguyễn Như Thức (1719 -?) Thái Bình Giám sinh Năm 1746: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Giám sát Ngự sử 47 Phan Nhuệ (1712 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1748: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế 48 Nguyễn Dao (Nguyễn Xuân Huyên)(1728 -?) Thái Bình Giám sinh Năm 1752: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đi sứ nhà Thanh, Hàn lâm viện Thừa chỉ 209 49 Tạ Đình Hoán (1723 -?) Hà Tây Giám sinh Năm 1752: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Cấp sự trung 50 Vũ Huy Đĩnh (1730- 1789) Hải Dương Giám sinh Năm 1752: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Từng đi sứ, Thừa chính sứ, Lễ bộ Hữu thị lang. 51 Nguyễn Bá Thủ (1713 -1774) Hà Nội Giám sinh Năm 1752: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đông các Đại học sĩ 52 Nguyễn Điệu Huyền (1727 -?) Hải Dương Giám sinh Năm 1752: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Cấp sự trung, Chủ khảo trường thi Sơn Nam 53 Hồ Sĩ Nguyện Nghệ An Giám sinh Năm 1756 đỗ Hương cống Giảng dụ 54 Phạm Nguyễn Đạt (Tên thật Phạm Tiến) (1729 -?) Bắc Ninh Giám sinh Năm 1757: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Không rõ Dòng dõi của Phạm Sính, anh Phạm Đình Dư 55 Phạm Quang Huân Nghệ An Giám sinh Đỗ Hương cống Huấn đạo, Tri huyện 56 Phan Khiêm Thụ (1722 -?) Hà Tĩnh Giám sinh Năm 1757: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Văn chức, Cấp sự trung 57 Phan Lê Phiên (1735 -1809) Hà Nội Giám sinh Năm 1757: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Tham tụng, Bình Chương sự, hành Tham tụng, Hộ bộ Hữu thị lang, Thư lại bộ Hữu thị lang kiêm Tri Quốc Tử giám Tư nghiệp 58 Đặng Dụng Chu (1737 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1766: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế 59 Nguyễn Trọng Hoành (1737 -?) Hòa Nội Giám sinh Năm 1766 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Thị giảng, Tri công phiên, Chánh sứ đi sứ nhà Thanh 60 Nguyễn Đình Giản (1734 -?) Thanh Hóa Giám sinh Năm 1769: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Không rõ 61 Nguyễn Huy Trạc (1733 -1788) Hưng Yên Giám sinh Năm 1769: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Tham tri chính sự 62 Ngô Duy Viên (1744) Hà Nội Giám sinh Năm 1769: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đô cấp sự trung, Nhập bồi tụng, Hàn lâm Thị giảng, Bồi tụng, Thị lễ bộ Hữu thị lang. 63 Nguyễn Duy Hiệp (1744 -?) Thái Bình Giám sinh Năm 1772: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hiệp trấn Kinh Bắc, Đốc học Quảng Nam thời 210 Nguyễn 64 Vũ Huy Diệm (1737 - ?) Hải Dương Giám sinh Năm 1772: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Thị chế, Thự Hiến sát sứ 65 Lưu Tiệp (1742 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1772: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Thị độc, Đốc trấn Cao Bằng 66 Lê Duy Đản (1743 -?) Bắc Ninh Giám sinh Năm 1775: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Thừa chỉ, hành Tham chính Thanh Hoa (thời Lê). Hiệp trấn Lạng Sơn, Quan coi thi trường Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hoài Đức (thời Nguyễn). 67 Hồ Gia Huệ Nghệ An Giám sinh Không rõ Tri huyện 68 Hồ Hoàn Khuê Nghệ An Giám sinh Thi Hội trúng Tam trường nhiều lần Tri phủ 69 Ngô Duy Trừng (1741 -1800) Hà Nội Giám sinh Năm 1775: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Bình khoa Đô cấp sự trung, Giám sát Ngự sử xứ Sơn Nam. Hàn lâm viện Đãi chế. 70 Phạm Trọng Huyến (1746 -?) Nam Định Giám sinh Năm 1778: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Thị chế, Tri Hộ phiên, Hàn lâm Thị thư. 71 Nguyễn Huy Quân (1744 -?) Hưng Yên Giám sinh Năm 1779: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Đãi chế, Thự hiến sát sứ. 72 Lê Đăng Cử (1740 -?) Hà Nội Giám sinh Năm 1779: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đông các Hiệu thư, Đốc đồng Thái Nguyên. 73 Hồ Yên Ninh Nghệ An Giám sinh Không rõ Quảng tiến lộc đại phu, kiêm Tế tửu Quốc Tử giám. 74 Nguyễn Kiêm (sau đổi Huy Đảng) (1751 -1817) Hà Nội Giám sinh Năm 1779: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Đông các Hiệu thư, Đốc đồng Tuyên Quang (thời Lê). Thời Nguyễn: Học sĩ, Đốc học Sơn Nam 75 Hoàng Quốc Trân (1850 -?) Nghệ An Giám sinh Năm 1779: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Không rõ 76 Ngô Nho (1756 -1787) Hà Nội Giám sinh Năm 1785 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Hàn lâm viện Hiệu thảo. 77 Phạm Phan Truyền Nghệ An Giám sinh Đỗ Hương cống Huấn đạo 211 78 Phan Văn Thuyên Nghệ An Giám sinh Tam trường thi Hội Huấn đạo. 79 Đậu Công Luận Nghệ An Giám sinh Nhị trường thi Hội Tri huyện, Ông có công vẽ bản đồ “Tứ chí lộ đồ” gồm vùng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (Nguồn: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1993. Đại Việt sử ký toàn thư (bản khắc năm Chính Hòa 18 - 1697) (tập 3), Sđd; Đại Việt sử ký tục biên (1676 -1789). 1991, Sđd; Quốc sử quán triều Nguyễn. 1998. Khâm Định Việt sử thông giám Cương mục (tập 2), Sđd; Ngô Cao Lãng.1995. Lịch triều tạp kỷ, Sđd; Phan Huy Chú. 2007. Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1; Sđd; Ngô Đức Thọ (Cb).2006. Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 -1919, Sđd; Quốc sử quán triều Nguyễn. 2005. Đại Nam nhất thống chí (5 tập), Sđd; Đào Tam Tỉnh. 2005. Khoa bảng Nghệ An, Nxb Nghệ An; Nguyễn Thành Vân – Phạm Ngô Minh.2016. Khoa bảng Quảng Bình và giáo dục – khoa cử triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng) Bảng 13. Tình trạng nhũng lạm của một số quan chức triều Lê -Trịnh Họ và tên Xuất thân Chức quan Hình thức xử phạt Nguyên nhân Nguyễn Lại Tiến sĩ 1619 Hữu Thị lang Bãi chức Ăn của đút công khai, bổ trao quan chức phần nhiều quá lạm Quách Đồng Đức Tiến sĩ 1640 Thừa chính xứ Sơn Tây Bãi chức Hối lộ Phan Kiêm Toàn Tiến sĩ 1643 Thượng thư bộ Hình Giáng xuống Hữu thị lang bộ Hộ Cất nhắc không đúng Lương Khoái Tiến sĩ 1643 Tham chính xứ Nghệ An Biếm xuống Đông các hiệu thư Ức hiếp sĩ tử lấy tiền bạc Trương Luân Đạo 1640 Đông các hiệu thư Bãi chức Tự tiện cho sắc chỉ và cấp bằng phê cho lại điển các nha môn làm việc có chỗ thiên vị Lê Sĩ Triệt 1640 Binh bộ Tả thị lang Hiến sát sứ xứ Lạng Sơn Lê Hiệu Tiến sĩ 1643 Tham tụng , Thượng thư bộ Hình Bãi chức Phan Kiêm Toàn Tiến sĩ 1643 Lại bộ Tả thị lang Giáng làm Thái thường tự khanh Phùng Viết Tu Tiến sĩ 1652 Thiêm Đô ngự sử Thắt cổ chết Bẻ cong phép nước, ăn của đút lót, Thân Toàn Tiến sĩ 1652 Đô Ngự sử biếm xuống Tả thị lang bộ Hộ Vì khảo xét không đúng sự thực Nguyễn Đình Trụ Tiến sĩ 1656 Lại khoa cấp Giáng xuống sự trung Không biết khảo xét quan lại kỹ, thẩm tra lại để bác Đỗ Thiện Chính Tiến sĩ 1659 Đô Ngự sử Giáng xuống Hộ khoa đô cấp sự trung Xét xử kiện tụng không được thích đáng Lê Trí Bình Tiến sĩ 1661 Hiến sát sứ Sơn Nam Giáng xuốn Giám sát Ngự sử đạo Hải Dương Đốc suất đắp đường đê tính việc chưa rõ ràng Ngô Sĩ Giáo Tiến sĩ 1664 Thiêm đô Bãi chức A dua phụ họa, kết 212 Ngự sử bè đảng bênh vực riêng cho nhau Ngô Hải Tiến sĩ 1664 Phó đô Ngự sử Bãi chức (sau phục chức Tể tướng) Che giấu hành vi của Ngô Sách Tuân thiên vị lấy đỗ con Lê Hy Bùi Tông Tiến sĩ 1664 Cấp sự trung Bị khép tội Nhận hối lộ Nguyễn Viết Thứ Tiến sĩ 1664 Thiêm đô Ngự sử bị luận tội phạt Trần Thế Vinh Tiến sĩ 1670 Tả thị lang bộ Lại Biếm xuống Đại lý Tự khanh Khi làm việc sai người làm trước rồi mới xin mệnh vua, để thuộc hạ đi yêu sách dân châu cung đốn rất khốn khổ Lê Chí Tuân Tiến sĩ 1685 Giám sát Biếm xuống Tư huấn Đỗ Công Bật Tiến sĩ 1685 Vũ Cầu Hối Tiến sĩ 1659 Tham chính Thanh Hoa Tội đồ Nhận hối lộ mang giấu sách Ngô Sách Dụ Tiến sĩ 1664 Phủ doãn Phủ Phụng Thiên Lê Chí Đạo Tiến sĩ1659 Tham chính Sơn Tây Chấm bài sai học trò Tống Nho Tiến sĩ 1670 Tham chính Sơn Nam Tất cả hoặc bị biếm hoặc bị bãi chức Đều bị liệt vào hạng hạ khảo, chỉ hạng quan tham ô bỉ ổi, kiện tụng để ứ đọng. Nguyễn Trí Trung Tiến sĩ 1670 Tham chính Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tuân Tiến sĩ 1673 Phủ doãn Nguyễn Quang Thọ Tiến sĩ 1680 Giám sát Ngự sử Vũ Duy Dương Tiến sĩ 1685 Tư huấn Phạm Quang Trạch Tiến sĩ 1683 Tham chính Kinh Bắc biếm Đô cấp sự trung Khảo xét công trạng của liêu thuộc ty không đúng sự thực Nguyễn Danh Nho Tiến sĩ 1670 Tả thị lang bộ Lại Giáng xuống Hữu thị lang bộ Hình Tuyển bổ các quan chức nhũng lạm, bừa bài, phần nhiều không hợp thể lệ Nguyễn Đăng Long Tiến sĩ 1675 Tham chính Sơn Nam Bãi chức Bắt bớ, đòi hỏi sách nhiễu quá lạm, làm việc tầm thường Ngô Sách Tuân Tiến sĩ 1676 Hữu thị lang -Giáng làm Tham chính Lạng Sơn -Khép tội chết Tư túi tuyển bổ 2 người học trò của mình -Đổi quyển thi cho con Lê Hy tăng điểm Nguyễn Hưng Công Tiến sĩ 1680 Lệ khoa cấp sự trung Đi đày Khi làm Hiến sát Thanh Hoa hà khắc, tham nhũng Nguyễn Công Đổng Tiến sĩ 1685 Thái bộc tự khanh Biếm xuống Hộ bộ cấp sự trung Không giữ gìn cái lặt vặt, vay nợ để 213 kiện người Trương Công Giai Tiến sĩ 1685 Thượng thư bộ Hình Giáng xuống Tả thị lang bộ Lại trước giữ chức ở Ngự sử đài không biết làm cho tỏ lẽ phải khiến cho có người mổ bụng kêu oan Hồ Phi Tích Tiến sĩ 1700 Tả thị lang bộ Lại Giáng Hữu thị lang bộ Lễ Mai Danh Tông Tiến sĩ 1731 Đốc đồng Cao Bằng Không bị gì Tăng thuế dung nhiều hơn ngạch cũ Trần Trọng Liêu Tiến sĩ 1733 Lại khoa Giáng chức luận tội về tuyển duyệt không tinh, Bùi Trọng Huyến Tiến sĩ 1739 Hàn lâm thừa chỉ Bãi chức Ẩn giấu hơn 1000 quan tiền thông kinh do học trò tục nạp Lê Doãn Thân Tiến sĩ 1748 Đốc trấn Lạng Sơn Bãi chức Hà khắc, nhũng nhiễu dân Phan Nhuệ Tiến sĩ 1748 Thự tham chính Biếm chức Khảo hạch học trò, lấy đỗ tùy tiện Nguyễn Tông Trình Tiến sĩ 1754 Hiến sát Vũ Huy Đĩnh Tiến sĩ 1754 Thừa chính sứ Giáng chức Tiêu lạm tiền công quỹ Phạm Huy Cơ Tiến sĩ 1757 Hiến sát sứ trấn Sơn Nam Giam vào ngục Ăn hối lộ Nguyễn Kỳ Tiến sĩ 1748 Đốc đồng Thanh Hoa Bãi chức Việc thỉnh thác bị lộ Phan Cảnh Tiến sĩ 763 Thị Đốc thị Nghệ An Dương Sử Tiến sĩ 1754 không rõ Giáng chức Lấy đỗ, đánh hỏng học trò Nguyễn Duy Thức Tiên sĩ 1763 Phạm Bá Ưng Hương cống Hiến sát sứ trấn Nghệ An Năm 1771 miễn chức vĩnh viễn Hà khắc nhũng nhiễu dân Nghệ An. Lê Văn Bưu Tiến sĩ 1743 Phủ doãn và quan hai ty Giáng chức Khảo hạch làm bậy Đào Huy Điển Tiến sĩ 1757 Trần Văn Trứ Tiến sĩ 1743 Dương Trọng Khiêm Tiến sĩ 1754 Phủ doãn và quan hai ty Giáng chức Khảo hạch làm bậy Vũ Cơ Tiến sĩ 1763 Lý Trần Quán Tiến sĩ 1766 (Nguồn: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê. 1993. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3, Sđd; Đại Việt sử ký tục biên 1676 -1789, Sđd; Quốc sử quán triều Nguyễn. 1998. Khâm Định Việt sử thông giám Cương mục, Tập 2, Sđd; Ngô Cao Lãng. 1995. Lịch triều tạp kỷ, Sđd; Phạm Đình Hổ. 1989. Vũ trung tùy bút, Nxb Trẻ; Đặng Xuân Bảng. 2000. Việt sử cương mục tiết yếu, Sđd; Ngô Đức Thọ (Cb). 206. Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 -1919, Sđd) 214 II. HÌNH ẢNH Ảnh 1: Bản chỉ dụ về quy chế học tập, thi cử ở Quốc Tử Giám, ban hành năm 1721. (Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám) Ảnh 2: Bản sắc dụ của vua Lê Thần Tông cho tu sửa nhà Thái học (Quốc Tử Giám) năm 1662. (Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám). 215 Ảnh 3 : Thầy đồ dạy chữ Hán ngày xưa (Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám Quốc Tử Giám, 2018) Ảnh 4: Bút, nghiên, mực,sách cổ (Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội) 216 Ảnh 5: Hình ảnh sách Tứ thư, Ngũ kinh (Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám) 217 Ảnh 6: Nhà thờ Nguyễn Huy Oánh – dấu tích trường Phúc Giang thư viện (Nguồn ảnh: Phan Đăng Thuận) Ảnh 7: Bản sắc phong của triều đình Lê -Trịnh cho trường Phúc Giang Thư viện của Nguyễn Huy Oánh năm Cảnh Hưng 44 (1784) Bản chữ Hán: 敕 福 江 書 院 長 恩 會 魁 星 斗 坐 阮 恩 台 長 生 祿 位 芳 流 孔 水 派 續 尼 山 博 我 以 文 樹 人 贊 百 年 之 計 使 民 也 惠 醫 國 高 千 古 之 勳 同 人 稔 協 推 保 大 有 正 宜 用 享 為 嗣 王 進 封 王 位 臨 居 正 府 禮 有 登 秩 應 褎 封 美 字 二 字 可 封 福 江 書 院 長 恩 會 魁 星 斗 坐 阮 恩 台 長 生 祿 位 淵 普 弘 裕 大 王 故敕 景 興 四 十 四 年 七 月 二 十 六 日 218 Phiên âm: Sắc Phúc Giang Thư viện, Trường Ân hội, Khôi tinh đẩu tọa, Nguyễn Ân Thai (Đài), trường sinh lộc vị. Phương lưu Khổng thủy, phái tục Ni sơn, bác ngã dĩ văn, thụ nhân tán bách niên chi kế, sử dân dã huệ, y quốc cao thiên cổ chi huân, đồng nhân nhẫm hiệp, suy bảo đại hữu, chính nghi dụng hưởng, vị tự vương tiến phong vương vị, lâm cư chính phủ. Lễ hữu đăng trật. Ưng bao phong mỹ tự nhị tự, khả phong: Phúc Giang Thư viện, Trường Ân hội, Khôi tinh Đẩu tọa, Nguyễn Ân Thai. Trường sinh lộc vị, Uyên phổ Hoằng dụ Đại vương. Cố sắc! Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, thất nguyệt, nhị thập lục nhật. Tạm dịch: Sắc cho thần là Khôi tinh Đẩu tọa Nguyễn Ân Thai (Đài), Trường Sinh Lộc ở Hội Trường Ân Phúc Giang Thư viện: Tiếng thơm lưu chảy từ sông Khổng, chi phái nối tiếp ở núi Ni, lấy văn học mà làm uyên bác cho ta, tỏ rõ kế sách trăm năm trồng người, việc lợi cho dân thì dùng ân huệ, có công lao hộ quốc, như bậc cao niên nghìn năm, cùng người giúp đỡ đã lâu, lo việc bảo vệ cũng nhiều, chính đáng được phụng thờ. Triều đình tiến phong tước vương, quản trong chính phủ, lễ có thêm phẩm trật, ban khen phong cho mỹ tự hai chữ Đại vương. Nay xứng đáng được phong: Khôi tinh Đẩu tọa, Nguyễn Ân Thai (Đài), Trường sinh lộc, Uyên phổ Hoằng dụ Đại vương ở hội Trường Ân Thư viện Phúc Giang. Vậy Ban sắc! Ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hương thứ 44 (Nguồn: Hình ảnh và bản dịch của ThS. Phan Đăng Thuận) 219 Ảnh 8: Văn Miếu – Hà Nội (nguồn: Tác giả chụp tháng 10 năm 2017) Ảnh 9: Bia ký Tiến sĩ khoa thi năm Tân Sửu niên hiệu Vĩnh Thọ 4 (1661) (Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám) Ảnh 10: Văn Miếu Mao Điền –Hải Dương (Nguồn: Ảnh chụp năm 2017) 220 Ảnh 11: Văn Miếu Trấn Biên (Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org) Ảnh 12: Dấu tích Văn chỉ làng Đông Ngạc (Nguồn: Ảnh chụp năm 2018) 221 Ảnh 13: Đình làng Kẻ Vẽ - làng Đông Ngạc, nơi thờ thầy giáo Nguyễn Đình Trụ thế kỷ XVII (Nguồn: Ảnh tác giả chụp tháng 8/2018) Ảnh 14: Đền thờ Thủy tổ, Thần tổ họ Vũ - Thành hoàng làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương - làng có nhiều Tiến sĩ nhất cả nước (Nguồn: Ảnh tác giả chụp năm 2016) 222 Ảnh 15: Mộ danh sĩ Nguyễn Cư Trinh - tại xã Lộc Bốn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phụ lục: Một đề Chế sách thi Đình triều Lê - Trịnh [Khoa thi năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661)] 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 (Nguồn: Nguyễn Văn Thịnh. 2010. Văn sách thi Đình Thăng Long - Hà Nội, Tập 1, Nxb Hà Nội)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_va_khoa_cu_nho_hoc_dai_viet_the_ky_xvii_xvi.pdf
  • pdfTrichyeu_TrinhThiHa.pdf
Tài liệu liên quan