HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Hà Nội - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ CAO VINH
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Phạm Ngọc Anh
2. PGS. TS.
176 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Anh
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Cao Vinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 5
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh .................................................................................................... 5
1.2. Một số công trình khoa học liên quan đến giáo dục tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh ..................................................................................... 14
1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra để luận án
tiếp tục nghiên cứu ........................................................................... 20
Chương 2: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH – NỘI DUNG, SỰ CẦN
THIẾT VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ........... 22
2.1. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ................................................... 22
2.2. Sự cần thiết giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay ............................................. 62
2.3. Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ......... 67
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO
DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ............................................ 77
3.1. Thực trạng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học ở nước ta hiện nay ................................................ 77
3.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
cho sinh viên ............................................................................. 104
Chương 4: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
PHƯƠNG HƯỚNG, VÀ CÁC GIẢI PHÁP ........................................ 112
4.1. Phương hướng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
các trường đại học ..................................................................... 112
4.2 Giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các
trường đại học ........................................................................... 117
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 156
TÊN CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 3.1: Giới tính người trả lời..
Biểu đồ 3.2: Vị trí, nhiệm vụ trong lớp, trường
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu đoàn thể
Biểu đồ 3.4: Nơi ở hiện nay của sinh viên
Trang
78
78
79
79
TÊN CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1: Thống kê các trường ĐH, CĐ trong cả nước triển khai cuộc thi
Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng yêu cầu của hệ thống
cơ sở vật chất nhà trường đối với việc học tập và rèn luyện .
Bảng 3.3: Đánh giá nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc học
tập các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh .
Bảng 3.4: Hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của
ĐVTN các trường ĐH, CĐ ...
Bảng 3.5: Tỉ lệ sinh viên tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình
học tập ...
Bảng 3.6: Lý do sinh viên tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình
học tập
Trang
81
86
89
91
100
101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là nội dung cốt lõi và là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Đó không có gì khác hơn là một chủ
nghĩa nhân văn đích thực, làm cơ sở tạo nên sức sống và khả năng trường tồn của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, hay chủ nghĩa nhân văn Hồ
Chí Minh là một bộ phận cấu thành quan trọng, giữ vị trí hạt nhân, nền tảng triết học
của toàn bộ hệ thống tư tưởng cũng như sự nghiệp thực tiễn Hồ Chí Minh, là giá trị
tinh túy trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh. Giá trị này có sức nội sinh, ngoại hóa vô
cùng mạnh mẽ, làm nên chiều sâu tư tưởng, sức thuyết phục, cảm hóa, chuyển hóa
của phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Cũng chính những giá trị nhân văn
Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên bản chất, sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam
và sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Người
một cách toàn diện chính là đi vào chiều sâu bên trong của hệ tư tưởng, từ đó, xác
định rõ hơn cơ chế tồn tại và khả năng lan tỏa đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Nhân loại đang bước sang một thiên niên kỷ mới cùng với những cơ hội và
những thách thức đan xen. Loài người đã đạt được những thành tựu to lớn trong mọi
lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng cũng đang phải đối đầu với nhiều vấn đề liên
quan đến con người, các giá trị làm người. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước
đã đạt được những những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo được những tiền đề
cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con người, phát triển các phẩm chất người.
Trong xã hội, bên cạnh việc hình thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn
nghĩ đến người khác còn có một số bộ phận không nhỏ, trong đó có thanh niên – sinh
viên đang suy thoái đạo đức, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân dẫn
đến sự vô cảm của bản thân đối với con người với xã hội. Thực trạng này được Đảng
ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) “Tình
trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước
2
ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là
lớp trẻ” [34, tr 125].
Thanh niên, trong đó có sinh viên đại học, là một lực lượng nòng cốt trong xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, là một sứ giả đưa Việt Nam hội nhập quốc tế, là một hiện
thân, đại biểu cho dân tộc Việt Nam, cho nền văn hóa Việt Nam, chính vì thế, họ cần
phải là những con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, mà cốt cách, bản
chất, không khác gì hơn chính là các giá trị nhân văn. Vì vậy, một trong những nhiệm
vụ trung tâm của giáo dục Việt Nam, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ, là
“đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức,
trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng
tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của
văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và
nhân văn của của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [35, tr. 128 ].
Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc đi sâu vào nghiên cứu, giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh vào cuộc sống để thúc đẩy quá trình nhân văn hóa đời sống xã hội,
nhân văn hóa bản chất con người Việt Nam, trong đó có thanh niên, sinh viên, đồng
thời làm cho các giá trị nhân văn Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định, bồi đắp,
tòa sáng và trường tồn là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện
nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay” để làm Luận án Tiến
sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xây
dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, phân
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho
sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh;
- Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động giáo dục tư tưởng
nhân văn cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta;
- Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh;
- Đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh các trường đại
học.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu công tác giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh
viên các trường Đại học ở nước ta hiện nay.
- Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại
học là một vấn đề rộng. Do đó, trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung vào nghiên
cứu và khảo sát thực tế giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ở các trường đại
học khu vực miền Bắc.
- Hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường
đại học được luận án nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến
2016.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội, về văn
hóa, đạo đức, về con người...
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và
chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp: phương pháp lôgic, lịch
sử, sử dụng phương pháp văn bản học, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Hồ
Chí Minh, kết hợp các bài nói, bài viết với hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người; sử
dụng các phương pháp chuyên biệt: điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, so
sánh, để thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần làm phong phú thêm vào hệ thống các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thanh niên- sinh viên nói chung và
về giáo dục đạo đức, nhân văn nói riêng.
- Luận án là cơ sở lý luận quan trọng để các trường Đại học xây dựng các kế
hoạch, chủ trương trong công tác nghiên cứu đạo đức sinh viên.
- Là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng đạo đức, phong
cách của Hồ Chí Minh ở các trường Đại học nước ta.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đề xuất các giải pháp căn bản nhằm giúp các trường Đại học đẩy mạnh
công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên hiện nay.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Phân tích các quan điểm trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh theo
lôgic, trình tự.
- Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện
nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG
NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
Nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, về tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung đã được nhiều học giả, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, tìm
hiểu, nghiên cứu theo nhóm các tư liệu sau:
1.1.1. Đề tài khoa học
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” của
Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [59]. Trong Hội thảo, một số
bài tham luận đã tập trung vào làm rõ bản chất, đặc trung tổng quát của tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh, khẳng định tình yêu thương con người vô hạn, lòng khoan dung
rộng lớn là những nội dung quan trọng của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh được biểu hiện thông qua cách sống và làm việc của Người;
khẳng định tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một di sản tinh thần to lớn mà Người
để lại cho chúng ta trong tiến trình xây dựng con người mới, xã hội mới.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giá trị nhân văn trong Di chúc Hồ Chí Minh, của
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn, [11]. Trong
công trình này, ngoài việc các tác giả đã đi vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa đạo
đức và nhân văn, giữa công tác xây dựng Đảng với xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân, về sự cần thiết trong việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên,
đặc biệt là thế hệ trẻ trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay; các tham luận đã
nêu bật giá trị lịch sử, tư tưởng nhân văn và ý nghĩa sâu sắc trong bản Di chúc của
chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh- giá trị nhân văn
và phát triển” [60]. Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung vào làm sáng tỏ một cách
sâu sắc, toàn diện những giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh
6
trên các vấn đề: Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác
định mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam; Giá trị nhân văn và phát triển trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của cách mạng Việt Nam; Giá trị nhân văn và phát
triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển xã hội trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối ngoại. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự vận dụng
và phát triển sáng tạo những giá trị đó vào trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch [58],
tại Hội thảo, các tham luận khoa học tập trung trao đổi các vấn đề: Thứ nhất, làm rõ
khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, tính
nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh... Sự giống nhau, khác nhau và cần hiểu thế
nào, sử dụng ra sao cho đúng các khái niệm; Thứ hai, tập trung làm rõ những nội
dung, những bình diện tiếp cận khác nhau của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh như
tư tưởng dân chủ, tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tư tưởng về
chính trị, ngoại giao, kinh tế... và cách ứng xử đầy tình nghĩa của Hồ Chí Minh đối
với các tầng lớp nhân dân; Thứ ba, làm rõ những nội dung chủ nghĩa nhân văn, tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cần phải vận dụng vào trong công cuộc đổi mới và hội
nhập quốc tế của đất nước hiện nay, cũng như xây dựng mối quan hệ giữa con người
với con người.
1.1.2. Sách chuyên khảo
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã được đề cập đến từ rất sớm. Trên thế giới
đã có một số công trình của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Hồ Chí Minh như:
Cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh của tác giả E. Cô bê lép [22], đây là một cuốn
sách tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đề cập đến như là một con người suốt
đời đấu tranh cho nền độc lập, tư do của tổ quốc, cho cuộc sống tốt đẹp của nhân dân.
Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh đến lòng yêu thương con người vô hạn của Hồ Chí
Minh dành cho các tầng lớp nhân dân, cũng như những chính sách mà Đảng và nhà
nước cần phải chú ý thực hiện để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
7
cho các tầng lớp nhân dân khi tác giả nói về bản Di chúc mà Hồ Chí Minh để lại cho
Đảng, Nhà nước và nhân dân trước khi Người qua đời.
Nguyễn Đài Trang, một nhà nghiên cứu Việt Nam đang sống và làm việc tại
Canada với công trình mới được xuất bản Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển
[130]. Trong cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy được những nội dung cơ bản và
ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thông qua việc đi sâu vào nghiên cứu
những lý tưởng sâu xa của Người, đó là mong muốn về một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; mong muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài
người, cho nhân loại; chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do; nghệ thuật, phương
pháp cách mạng lấy yếu thắng mạnh; chiến lược xây dựng nguồn nhân lực cho sự
phát triển vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người; ham muốn tột bậc đem lại hạnh
phúc, cuộc sống ấm no cho nhân dân; chiến lược đại đoàn kết vì mục tiêu nhân văn.
Đồng thời, tác giả đã khẳng định, những giá trị nhân văn của Hồ Chí Minh chính là
những mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại hiện nay đang theo đuổi: đó là phát triển
bền vững mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường; đó là
những ham muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân- một mục tiêu cao nhất của sự
phát triển.
Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
[48]. Trong cuốn sách, tác giả đã xác định những vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí
Minh như: quá trình hình thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh; khái
quát những luận điểm sáng tạo lớn và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh; vận dụng tư tưởng của người vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong
các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhân văn đã bước đầu
được đề cập đến trong chương VII “Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí
Minh” trên các nội dung sau: Thứ nhất, đã chỉ ra được nguồn gốc của tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh đó là sự kế thừa những giá trị tư tưởng văn hóa “vĩnh cửu” của
nhân loại, thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu nguyện
vọng bức thiết và sâu xa của dân tộc và loài người. Từ đó tác giả đi đến khẳng định
cả cuộc đời hoạt động của Người là tiêu biểu sáng ngời cho chủ nghĩa nhân đạo cộng
8
sản, chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Thứ hai, nội dung của tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh được thể hiện ở những điểm nổi bật sau: một là, lòng yêu thương con người,
yêu thương nhân dân, hết sức bao la, sâu sắc, trước hết là những người nghèo khổ.
Tư tưởng này đã được Hồ Chí Minh khái quát thành triết lý sống: Nghĩ cho cùng, mọi
vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương yêu người,
thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Hai là, lòng tin mãnh liệt vào sức
mạnh, khả năng chủ động, sáng tạo to lớn của nhân dân, có dân là có tất cả. Ba là,
lòng tôn trọng, kính yêu nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, dân là chủ, chính phủ,
cán bộ là đầy tớ. Bốn là, lòng yêu thương con người gắn với lòng căm ghét, lên án
mọi chế độ bất công, lên án chủ nghĩa đế quốc thực dân, kiên quyết tìm ra con đường
giải phóng. Lên án và xử lý thích đáng những kẻ sâu mọt trong đảng viên, cán bộ, nội
bộ nhân dân, xâm phạm lợi ích của nhân dân, tham ô lãng phí, ức hiếp nhân dân...
Năm là, lòng yêu thương con người bao hàm nội dung rất quan trọng là phải biết
chăm lo bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, của nhân dân, của cộng đồng
và của mỗi cá nhân.
Thành Duy, Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh [31]. Đây là một công trình
nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh khá đầy đủ, toàn diện và có tính hệ
thống: Thứ nhất, trong cuốn sách tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh như: khái niệm nhân văn, chủ nghĩa nhân văn trong
truyền thống văn hóa dân tộc; khái niệm nhân văn và chủ nghĩa nhân văn trong thời
đại phát triển chủ nghĩa tư bản; khái niệm nhân văn gắn với thời đại cách mạng vô
sản trong đó có chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Theo tác giả, “chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh những đòi hỏi của nhân dân các dân tộc thuộc địa
mà nó đã vượt lên trên những yêu cầu hạn hẹp của các dân tộc, đòi hỏi giải phóng
toàn diện con người theo hướng phát triển con người toàn diện[31, tr 47]. Thứ hai,
tác giả đã chỉ ra được chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở
tiếp thu các mặt tích cực của chủ nghĩa nhân văn trong truyền thống văn hóa dân tộc
và nhân loại, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa nhân văn mác-xít để tự tạo cho
mình một chủ nghĩa nhân văn mới – chủ nghĩa nhân văn chiến đấu. Thứ ba, tác giả
đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với chủ
9
nghĩa nhân văn mác xít. Trong đó tác giả cho rằng sự tương đồng đó là về mặt nguyên
tắc Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin về việc xây dựng
một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, thực sự nhân bản mang lại tự do, hạnh phúc cho
con người, nhưng sự khác biệt đó chính là phương pháp cách mạng để đi đến thực
hiện mục tiêu đó. Sự khác biệt này của Hồ Chí Minh là do chính điều kiện khách
quan và chủ quan của cách mạng Việt Nam quy định. Chính vì vậy theo tác giả, Hồ
Chí Minh “đã tạo cho mình một chủ nghĩa nhân văn mới mang đặc trưng, sắc thái
riêng có những tương đồng về nguyên tắc với chủ nghĩa nhân văn mác-xít, nhưng
cũng có những khác biệt rất cơ bản về phương pháp luận cách mạng” [31, tr. 139].
Thứ tư, đặc điểm và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó
là: chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh gắn liền với chân lý “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”; chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi dân tộc; chủ nghĩa nhân văn Hồ
Chí Minh hướng tới một thế giới đại đồng, “bốn phương vô sản đều là anh em”. Thứ
năm, bản chất của chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện thông qua các sáng tác của
Người, đặc biệt là trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” và những ý nghĩa to lớn của tư
tưởng này đối với dân tộc và nhân loại.
Cuốn sách Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người của Trần Văn Giàu [51]. Trong
cuốn sách này, ngoài việc tác giả trình bày một cách rõ nét, hệ thống về quá trình tìm
đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đưa ra những dữ liệu khách quan để khẳng định
một điều bất biến tư tưởng Hồ Chí Minh là có thực và kiệt xuất, thì tác giả còn khẳng
định sự vĩ đại của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những góc đời thường nhất đó là tấm
lòng yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Đó còn là tình yêu thiên nhiên, đức giản dị,
khiêm tốn, nhất là đặc điểm về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn ở Người.
Cuốn sách Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất của Song Thành [117]. Trong
công trình nghiên cứu, tác giả đã dành một chương để nói về văn hóa khoan dung Hồ
Chí Minh thấm đượm tính nhân văn trong tư tưởng của Người. Theo tác giả, văn hóa
khoan dung Hồ Chí Minh vừa là sự tiếp thu có chọn lọc các giá trị của nhân loại, vừa
là sự kế thừa, cải biến, phát triển tinh thần khoan dung của dân tộc Việt Nam lên một
10
chất mới. Tác giả đã chỉ rõ các đặc trưng của văn hóa khoan dung cũng như các biểu
hiện của tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, đó là, khoan dung đối với kẻ thù, với
các tôn giáo và với nhân dân. Từ đó, tác giả cho rằng, cần thiết phải giáo dục văn hóa
khoan dung Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hiện
nay. Theo tác giả, giáo dục văn hóa khoan dung là sự mở rộng hiểu biết cho thế hệ
trẻ những giá trị tích cực của các nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục tập
quán..; giúp cho thế hệ trẻ phát triển năng lực nhận thức có thể phê phán, khả năng
suy nghĩ độc lập, biết lập luận, đánh giá có căn cứ xác đáng dựa trên các tiêu chí của
đạo đức, của khoa học và nhân văn để tránh bị cuốn theo các thủ đoạn tuyên truyền
lừa mị của các thế lực thù địch.
Mạch Quang Thắng, Hồ Chí Minh – Con người của sự sống [122]. Trong cuốn
sách tác giả đã có những phân tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, nội dung tư tưởng
của Hồ Chí Minh mang tính chất triết lý phát triển dưới góc độ tiếp cận riêng của
mình. Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được đề cập trong cuốn sách thông
qua tấm lòng nhân ái bao la mà Hồ Chí Minh dành cho con người, trong đó Người
đặc biệt lưu tâm đến giải phóng phụ nữ, vì theo Người, giải phóng được phụ nữ thì
sẽ giải phóng được một nửa thế giới.
Trong cuốn sách Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sáng ngời của tác giả Song
Thành [118]. Trong công trình này, ngoài việc tác giả đã làm rõ những phẩm chất mà
người cán bộ, đảng viên cần có theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cũng được tác giả bàn đến khi coi lòng nhân ái,
khoan dung, tình yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người như là một trong
những đức tính quan trọng mà mỗi con người trong xã hội cần phải rèn luyện để có
được.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã được nhiều học giả đầu ngành trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu
vào tìm tòi, phân tích, đánh giá và bước đầu đã chỉ ra những nguồn gốc và những nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, về con người, phát triển con người.
11
1.1.3. Luận án
Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ được các học giả, các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong các cuốn sách chuyên
khảo, mà vấn đề này còn được nghiên cứu trong các đề tài luận án.
Nghiên cứu về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong các luận án tiến sĩ có các
công trình sau: Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh của Trần Đình
Châu [20]; Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
nghệ thuật Việt Nam hiện nay của Lê Quý Đức [44]; Vấn đề giải phóng người lao
động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Đoàn Thị Minh
Oanh [100], vv... Đây là những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng được thực hiện từ rất sớm. Trong
các công trình nghiên cứu này, mặc dù tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều đi đến thống nhất trên các nội dung sau:
Thứ nhất, các công trình đã làm rõ nội dung của các khái niệm tư tưởng nhân
văn, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và cho rằng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là
hệ thống các quan điểm, quan niệm, triết lý nhân sinh về con người, hướng con người
vươn tới khát vọng ấm no, hạnh phúc, đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm
giá của con người, của nhân dân lao động.
Thứ hai, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở Người
kế thừa các giá trị nhân văn truyền thống nhân ái tốt đẹp của gia đình, quê hương và
của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, nhân ái trong nền văn minh
phương Đông và phương Tây; sự tiếp thu tư tưởng nhân văn mác xít với chủ trương
đấu tranh để giải phóng con người. Sự tiếp nhận tư tưởng nhân văn mác-xít của Hồ
Chí Minh đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh.
Thứ ba, đặc điểm cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: vì sự giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh thần nhân văn trong văn hóa
12
nhân loại với nhân cách Hồ Chí Minh đã trải qua rèn luyện và đấu tranh; tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh là tinh thần nhân văn cách mạng, nhân văn chiến đấu để giải
phóng nhân loại đau khổ bằng chính lực lượng của họ.
Thứ tư, các công trình đã chỉ ra những nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh: đó là lòng yêu thương và quý trọng con người gắn với lòng yêu dân, yêu nước
nồng nàn; tư tưởng nhân văn Hồ chí Minh đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và
phẩm giá của con người; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nhằm vào hành động đấu
tranh giải phóng con người.
Thứ năm, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh với văn hóa, quân sự và chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh trên các lĩnh vực của văn hóa, quân sự.
1.1.4. Bài đăng trên các tạp chí khoa học
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ được các các nhà khoa học nghiên
cứu trong các công trình lớn như Hội thảo khoa học quốc gia, đề tài khoa học cấp
Nhà nước, trong các luận án tiến sĩ... mà vấn đề này còn được các nhà khoa học tìm
hiểu, nghiên cứu trong các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Từ cách tiếp cận hệ thống di sản tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ nhân văn,
những luận điểm, những quan niệm mang tính nhân văn của Hồ Chí Minh đã được
các nhà khoa học đã khái quát, hệ thống lại trong các bài viết: Nét đặc sắc trong chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh của Trần Văn Phòng [107]; Một số vấn đề về tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng [120]; Về tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh của Mạch Quang Thắng [121]; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: Bản chất và
những đặc trưng tổng quát của Phạm Ngọc Anh [5]; Học tập tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh của Lê Doãn Tá [110]; Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh của Phạm Minh
Hạc [53]; Suy nghĩ về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, của Nguyễn Sinh Kế [66]; Tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Huyên [65]; Giá trị trường tồn của tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Hùng Oanh [101]; v.v... Trong các bài viết
này, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, nhưng
13
các tác giả đều đi đến những khẳng định sau: Thứ nhất, tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của người; tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh thuộc dòng tư tưởng nhân văn mác xít, nhưng mang đậm tính Việt
Nam, kế thừa truyền thống văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Thứ hai,nội
dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là: tình yêu thương dành cho những con
người cụ.... Khái niệm “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh
viên”
Trước hết, để hiểu được nội hàm của khái niệm “Giáo dục tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh” chúng ta cần phải hiểu khái niệm “giáo dục” là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, giáo dục là hoạt động nhằm tạo ra một cách có hệ thống
đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [103, tr. 379].
Qua định nghĩa trên về khái niệm giáo dục, ta thấy rằng, xét về mặt bản chất,
giáo dục là quá trình truyền đạt, tiếp thu những kinh nghiệm của các thế hệ loài người.
Về mặt hoạt động, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục
để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
Về mặt phạm vi, khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khác nhau: Giáo
dục được hiểu theo nghĩa chung – giáo dục xã hội là hoạt động có mục đích của xã
hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người
để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Giáo dục được hiểu theo nghĩa
hẹp là giáo dục trong nhà trường, đó là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có
quy trình chặt chẽ của các nhà sư phạm trong nhà trường nhằm mục đích cung cấp
kiến thức hành vi cho người học, xây dựng và phát triển nhân cách theo quy mô mà
xã hội đương thời mong muốn. Ở cấp độ nhỏ nhất, giáo dục được hiểu là quá trình
bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức
cuộc sống, hoạt động và giao lưu.
Việc làm rõ nội hàm của các khái niệm “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”,
khái niệm “giáo dục” là cơ sở để để luận án đi đến nghiên cứu làm rõ nội hàm khái
niệm trung tâm của luận án – khái niệm “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam”. Từ việc phân tích nội hàm của khái
niệm “giáo dục” theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, từ mục đích nghiên cứu của luận án
ta thấy rằng, việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường
đại học ở Việt Nạm hiện nay được hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm “giáo dục”. Đó
là quá trình tổ chức tác động có hệ thống, có mục đích, thường xuyên các luận điểm
về con người, tình yêu thương con người, đấu tranh cho hạnh phúc con người theo
28
tư tưởng Hồ Chí Minh với những phương pháp giáo dục phù hợp của các chủ thể
giáo dục trong nhà trường tới nhận thức của sinh viên nhằm trang bị cho sinh viên
những tri thức, kỹ năng và thái độ, hành vi thấm đượm tính nhân văn trong mối quan
hệ với con người, với công việc; từng bước hình thành nhân cách con người mới xã
hội chủ nghĩa cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Như vậy, trong quá trình giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh
viên, các chủ thể giáo dục, đặc biệt là các chủ thể giáo dục trong nhà trường giữ vai
trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và những hình
thức giáo dục cho phù hợp với đối tượng giáo dục. Cũng trong quá trình giáo dục này,
sinh viên không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể tự giáo dục khi bản thân
các em cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ
động tự giáo dục để từng bước hình thành phẩm chất nhân cách của mình.
Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại
học là một quá trình, bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Một là, mục đích của quá trình
giáo dục nhằm hình thành những con người mới cho xã hội có phẩm chất, có nhân
cách, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Hai là, nội dung giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh cho sinh viên: giáo dục tình yêu thương con người, lòng vị tha, nhân ái, khoan
dung độ lượng, lòng tin vào sức mạnh của con người; đấu tranh vì tự do, hạnh phúc,
phát triển của con người. Ba là, phương pháp giáo dục là cách thức để các chủ thể
giáo dục từng bước giúp sinh viên dần chuyển hóa những luận điểm của Hồ Chí Minh
về con người, tình yêu thương con người thành tình cảm, hành vi nhân văn trong cuộc
sống. Bốn là, các chủ thể của quá trình giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho
sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục một
cách có mục đích, khoa học, hợp lý. Các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục bao
gồm: các cán bộ, giảng viên trong nhà trường, sinh viên – chủ thể tự giáo dục. Năm
là, hiệu quả của quá trình giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên các trường đại
học được biểu hiện bằng sự thay đổi về mặt nhận thức và các hành vi nhân văn của
sinh viên trong trong mối quan hệ với con người, với công việc.
29
2.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở kết hợp hài hòa
truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, quê hương, gia đình và nhân loại về lòng
nhân ái.
2.1.2.1. Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam
Lòng nhân ái là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời đứng đầu trong bảng giá trị
tinh thần của người dân Việt Nam, là yếu tố tạo nên bản sắc riêng, độc đáo của dân
tộc Việt Nam. Do hoàn cảnh đặc biệt phải chống gặc ngoại xâm và thiên tai khắc
nghiệt trong suốt chiều dài lịch sử, nên từ rất sớm, người dân Việt Nam đã phải liên
kết với nhau trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giặc ngoại xâm để tồn tại và
phát triển. Trong hoàn cảnh đó, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam sớm hình
thành tư tưởng nhân văn, nhân ái, mang sắc thái riêng của nền văn hóa độc đáo và lâu
đời, đa dạng mà thống nhất như văn hóa Việt Nam. Truyền thống nhân ái đó được
khái quát ở mấy khía cạnh sau:
Tinh thần yêu thương con người, yêu thương đồng loại là đặc điểm nổi bật
trong truyền thống nhân ái của nền văn hóa Việt Nam. Tinh thần này được biểu hiện
trong cuộc sống hàng ngày của người dân thông qua các câu ca dao, tục ngữ như:
“Thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “lá
lành đùm lá rách”Tình yêu thương con người này được hình thành một cách tự
nhiên trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của người dân Việt Nam, nó
phản ánh mối quan hệ tự nhiên và bình đẳng giữa người với người, tức là tình thương
đồng loại. Tình cảm tốt đẹp đó ngày càng phát triển, trở thành một lối sống vị tha,
nhân ái của dân tộc, lối sống “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước
phải thương nhau cùng”.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải nhiều
lần đương đầu với kẻ thù lớn mạnh. Khi bị tước mọi quyền sống, bị đẩy vào cảnh
nghèo đói, lầm than, người dân Việt Nam đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để giành lại
quyền sống, quyền độc lập và tự do cho đất nước mình, bởi họ hiểu rằng, vinh dự,
tiền đồ và hạnh phúc của mỗi con người gắn liền với sự sống còn, hùng cường của
dân tộc. Vì thế đối với người dân Việt Nam yêu nước phải gắn liền với thương người,
30
yêu thương con người, lại càng căm thù giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của tổ
quốc. Do đó, lòng thương người và căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh vì nền
độc lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân trở thành nét nổi bật trong
truyền thống nhân ái Việt Nam.
Những giá trị đạo lý truyền thống như tình thương con người, thương yêu đồng
loại, tình nghĩa đồng bào do chính thực tiễn cuộc sống của cộng đồng người Việt
Nam đã hun đúc nên và thấm sâu vào trong tầm hồn, chi phối mọi suy nghĩ và hành
động của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu thương con người, yêu
thương đồng loại đã giúp cho Hồ Chí Minh vượt qua mọi gian nguy, khó khăn thử
thách trên hành trình tìm đường cứu nước để “giúp đồng bào mình”, để đem lại cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho họ, Người nói “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế
thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin,
vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động
trên thế giới khỏi ách nô lệ” [90, tr. 563]. Đồng thời, truyền thống yêu nước, thương
người của dân tộc cũng là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp nhận học thuyết Mác – Lênin,
tạo nên sự hòa quyện giữa tư tưởng cách mạng của thời đại với tinh thần nhân ái của
dân tộc “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế... Hiểu chủ
nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” [93, tr. 668].
Yêu nước, thương người trong truyền thống văn hóa dân tộc đã được Hồ Chí
Minh tiếp thu, kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Chủ nghĩa yêu nước truyền
thống và tình yêu thương con người đã chuyển hóa từ lượng thành chất, tạo nên một
chủ nghĩa yêu nước mới kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong thời đại Hồ
Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, “không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã mang ý nghĩa
quốc tế trong sáng và giá trị nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ là nhu cầu riêng của dân
tộc Việt Nam, mà còn là chân lý của thời đại. Thời đại mà mọi người phải được tự do
suy nghĩ và hành động, tự do có cuộc sống riêng, ấm no và hạnh phúc. Do vậy, Người
đã hiến dâng chọn cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc
và hạnh phúc của nhân dân.
31
Tinh thần khoan dung, yêu chuộng hòa bình một nét đặc trưng trong truyền
thống nhân ái Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt cùng với nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, Việt Nam luôn trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, nên người
dân Việt Nam rất thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh. Được sống trong hòa bình là khát
vọng cháy bỏng của mỗi người dân Việt Nam, cho nên, dân tộc Việt Nam luôn nêu
cao tinh thần hòa hiếu, không gây chiến tranh. Chỉ khi nào chủ quyền dân tộc bị chà
đạp, khi đó chúng ta mới phải tiến hành chiến tranh. Tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng
hòa bình đã trở thành nền tảng cho đường lối đối ngoại “lấy chí nhân thay cường bạo”
của cha ông. Càng yêu chuộng hòa bình, người dân Việt Nam càng khoan dung rộng
lớn. Trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, mặc dù phải chịu bao đau
khổ do kẻ thù gây ra, nhưng khi giành thắng lợi chúng ta không vì thế mà tàn sát kẻ
thù, ngược lại, còn mở đường “hiếu sinh” cho chúng rút về nước an toàn và lấy đó
làm điều kiện để xây dựng mối quan hệ hữu hảo giữa hai bên. Trong lịch sử, các vua
nhà Trần từng đã đảm bảo cho quân Nguyên Mông rút về nước an toàn sau khi chúng
bại trận trên đất nước ta. Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn chủ trương cung cấp lương thực,
phương tiện cho quân Minh về nước sau khi chúng bại trận. Tinh thần khoan dung,
hoà hiếu là một nét đặc sắc của truyền thống nhân văn Việt Nam. Tinh thần yêu
chuộng hòa bình, ghét chiến tranh của dân tộc ta thực chất bắt nguồn từ truyền thống
yêu thương con người, bởi chúng ta hiểu rằng, chiến tranh đi liền với chết chóc dù
thắng hay bại, bởi máu của ta hay máu của kẻ thù phải đổ xuống thì đó cũng là điều
không mong muốn với một dân tộc có truyền thống yêu thương con người như Việt
Nam. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Than ôi, trước lòng bác ái! máu Pháp hay máu
Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người” [82, tr. 510].
Các giá trị truyền thống dân tộc về lòng nhân ái đã được Hồ Chí Minh kế thừa
và phát triển và nâng lên một tầm cao mới trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự
do và hạnh phúc của con người, là một tiền đề quan trọng trong việc hình thành tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
32
2.1.2.2. Giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại về lòng nhân ái
Tinh hoa văn hóa phương Đông
Khi nói đến cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, chúng ta không
thể không nói đến vai trò to lớn của các giá trị văn hóa phương Đông đã được Việt
hóa, trở thành văn hóa dân tộc, đặc biệt là tinh thần nhân văn trong học thuyết của
Nho giáo
Nho giáo là một học thuyết tư tưởng, được du nhập vào nước ta rất sớm. Từ
cuối thế kỷ XIII trở đi, Nho giáo đã từng bước phát triển và giữ vai trò nhất định trong
đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam, là học thuyết có ảnh hưởng quan
trọng đến việc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh xuất thân
trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cho nên Người tiếp thu Nho giáo từ rất sớm
qua thân phụ của mình cụ Nguyễn Sinh Sắc và các nhà nho yêu nước cùng thời. Hồ
Chí Minh tiếp thu Nho giáo là nhằm vào mục đích phục vụ cách mạng, cho nên Người
rất trân trọng những giá trị tích cực của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo nguyên thủy
(tức Khổng Mạnh), biết gạn lọc lấy những nhân tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam,
Người từng nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng
Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học.
“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết
quý báu của các đời trước để lại”” [84, tr. 356]. Hồ Chí Minh nhấn mạnh mặt tích cực
về đạo đức mà con người cần phải rèn luyện theo Nho giáo. Hồ Chí Minh đặc biệt
coi trọng khái niệm “Nhân” của Nho giáo, Người chỉ rõ “Nhân” là cốt lõi của tất cả.
Nhân vừa có nghĩa là “ái nhân” tức là yêu thương con người, vừa có nghĩa là “thân
dân” tức yêu thương nhân dân. Hồ Chí Minh giải thích “NHÂN là thật thà thương
yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào” [83, tr. 291].
Tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử được Mạnh Tử phát triển, đặc biệt là thấy
yếu tố dân rõ nét hơn. Mạnh Tử đưa ra thuyết chính nhân, chú trọng đến việc quan
tâm, thương yêu nhân dân để nhân dân no ấm, thì đất nước sẽ thịnh vượng. Do vậy,
theo Mạnh Tử, vua phải thi hành phép cai trị nhân – đức đối với nhân dân.
Khi du nhập vào Việt Nam không chỉ những mặt tiêu cực của Khổng giáo bị
hạn chế nhiều, bị “Việt hóa”, mà những mặt tích cực của nó về lòng nhân ái, về chủ
33
nghĩa nhân văn cũng được phát triển, nâng cao bởi sức mạnh của bản lĩnh dân tộc
Việt Nam, ngay cả khái niệm “nhân nghĩa”, khái niệm “dân”. Bằng lời nói và hành
động của Hồ Chí Minh, ta thấy Người đã nhận thức và chịu ảnh hưởng, kế thừa tinh
hoa văn hóa Khổng giáo đã Việt hóa. Người từng nói: “Chúng ta hãy tự hoàn thiện
mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử” [80, tr. 563], Hồ
Chí Minh thường trích dẫn, sử dụng nhiều nội dung tích cực và phê phán những mặt
hạn chế của Nho giáo. Có mệnh đề mà Người thường xuyên sử dụng như “lo trước
thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là
phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân” [82, tr. 272]. Hồ Chí
Minh đã phát triển nội dung của “chính nhân” xưa kia là đặt chính trị trong một nền
tảng triết học nhân nghĩa. Vì vậy, ngay sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu bật phương
châm đó của “chính nhân” là làm sao để “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành” [93, tr. 627]. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại, Hồ Chí
Minh vẫn khẳng định với đời những điều hết sức giản dị rằng: “đánh thắng giặc Mỹ
rồi thì những việc chính của cách mạng là làm thế nào giải quyết ngày càng tốt hơn
những vấn đề: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, phòng và chữa bệnh,... tóm lại là không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [93, tr. 670].
Cùng với tư tưởng Nhân nghĩa, trong học thuyết của mình Khổng Tử còn đề
cập đến tư tưởng về một thế giới Đại đồng với thuộc tính cơ bản của nó là Tứ hải giai
huynh đệ. Đây là tư tưởng mà Khổng Tử muốn hướng đến xây dựng một xã hội lý
tưởng, mọi người trong thiên hạ như một gia đình, mọi người coi nhau như anh em
một nhà, cùng hưởng thụ các quyền lợi cùng có trách nhiệm với nhau. Giá trị nhân
văn sâu sắc của tư tưởng này trong học thuyết Nho giáo là cơ sở nền tảng để Hồ Chí
Minh hình thành nên tư tưởng nhân văn mới khi Người chủ trương: “Tất cả dân cày,
người thợ trong thế giới bất kỳ nước nào, nòi nào đều liên hợp nhau lại như anh em
một nhà, để đập đổ tất cả tư bản trong thế giới, làm cho nước nào, dân nào cũng được
hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng - ấy là thế giới cách mệnh”. Tình yêu thương
con người ở Hồ Chí Minh là một tình cảm rộng lớn mà trước hết là dành cho những
34
người lao động bị áp bức, đau khổ trên toàn thế giới, bởi theo Người: “Quan sơn
muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em” [90, tr. 670].
Một trong những giá trị nhân văn của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến việc
hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là thuyết “Kiêm ái” (thương yêu lẫn
nhau) của Mặc Tử. Trong học thuyết của mình, Mặc Tử luôn đấu tranh để đòi quyền
bình đẳng cho các giai tầng trong xã hội. Ông cho rằng, mọi người trong xã hội đều
có quyền lợi như nhau đối với việc thờ cúng quỷ thần, bình đẳng trước quyền lợi về
tín ngưỡng, tôn giáo. Xuất phát từ lập trường của người lao động, Mặc tử cho rằng
“ý trời” là muốn con người trong xã hội cùng thương yêu lẫn nhau, cùng làm lợi cho
nhau, cho nên Mặc Tử đã chủ trương “Kiêm ái” và mơ ước xây dựng một xã hội trong
đó mọi người không có sự phân biệt sang – hèn, trên – dưới (“Thương đồng”) và
“thương yêu nhau, làm lợi cho nhau”. Mặc dù có chứa đựng yếu tố duy tâm, nhưng
Thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử có những tư tưởng tiến bộ, chứa đựng những giá trị
nhân văn đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng trong sự nghiệp cách mạng và
xây dựng xã hội mới ở nước ta. Với Hồ Chí Minh, yêu thương con người, đấu tranh
để đem lại hạnh phúc cho con người được coi là mục đích sống mà suốt đời Người
theo đuổi, và cho đến khi sắp phải từ biệt cõi đời Người vẫn còn trăn trở “tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [93, tr. 615].
Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và phát triển những giá trị tích cực của
Nho giáo nói chung và Khổng tử nói riêng, để giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta phải sống có lòng khoan dung, có tính chân thành, có tình thương và lòng nhân
ái.
Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ rất sớm. Bước vào thời kỳ đất nước
độc lập hoàn toàn (thế kỷ X), phật giáo có điều kiện thuận lợi phát triển và đã nhanh
chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người
dân Việt Nam, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên chúa. Trong hệ thống giáo
lý của phật giáo, thì nhân sinh quan Phật giáo với những quan niệm về con người, về
đời người; quan niệm sống và mục đích sống là những giá trị quan trọng có ảnh hưởng
đến sự hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
35
Trong nhân sinh quan phật giáo, con người không phải là do “đấng tối cao”,
“thượng đế” sáng tạo ra, mà con người được hình thành bởi hai yếu tố “Sắc” và
“Danh”, trong đó Danh chính là ý thức, tinh thần của con người, yếu tố này là những
dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa con người với các động vật khác. Theo Phật giáo,
bản chất của con người là một tích hợp của nhân duyên do tinh cha, huyết mẹ cộng
với dòng nghiệp thức. Nếu có đầy đủ các nhân duyên mà thiếu vắng dòng nghiệp thức
thì con người không thể hình thành như một sinh vật biết tư duy, có tri giác, biết sáng
tạo và có trái tim yêu thương Nghiệp chính là tư duy và hành động của chính mỗi
con người. Con người trong trần thế đã tạo nghiệp (nhân) thì phải gánh chịu nghiệp
(quả) đó. Theo Phật giáo, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới nằm trong dòng chảy
không ngừng nghỉ. Phật giáo phủ nhận linh hồn cá nhân (Atman) và thuyết linh hồn
vĩnh cửu của Unpanisad khi cho rằng không có một cái ngã thường hằng, ổn định,
mọi cái trên thế gian chỉ là phù du, ảo ảnh, nằm trong sự biến đổi khôn cùng của đời
sống. Trong khi đó, con người luôn khát khao một sự thường hằng, cố tìm mọi cách
thỏa mãn những dục vọng tầm thường. Đau khổ chính là từ mâu thuẫn của lòng khát
khao về cái vô hạn, trường cửu trong khi đời người lại hữu hạn. Thuyết nhân quả
trong nhân sinh quan của Phật giáo đã chỉ ra rằng, con người phải tự chịu trách nhiệm
về hạnh phúc hay đau khổ bằng hành vi của chính mình chứ không phải do may rủi,
định mệnh hay thần linh trừng phạt. Vì thế trong giáo lý phật giáo luôn khuyên con
người phải chăm lo làm việc thiện, tránh việc ác.
Nội dung chủ yếu và là cái cốt lõi trong nhân sinh quan của Phật giáo chứa
đựng giá trị nhân văn sâu sắc chính là tìm ra con đường giải thoát, đưa chúng sinh ra
khỏi vòng luân hồi bất tận đó. Để đi đến giải thoát, Phật nêu lên Tứ diệu đế - Bốn
chân lý kỳ diệu; Khổ đế: chân lý về nỗi khổ của chúng sinh; Tập đế (nhân đế): chân
lý về nguyên nhân nỗi khổ; Diệt đế: chân lý về sự diệt trừ nỗi khổ; Đạo đế: chân lý
về con đường diệt trừ nỗi khổ (Bát chính đạo).
Có thể nói, những giá trị tích cực thấm đượm tính nhân văn trong nhân sinh
quan của Phật giáo, khi du nhập vào Việt Nam đã được nhân dân ta tiếp thu những
giá trị tích cực như tư tưởng từ bi, bác ái, chăm lo làm điều thiện, tránh xa điều ác,
tránh làm những việc bất nhân phi nghĩa để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp nơi trần thế
36
nhưng không phải theo nghĩa thụ động trông chờ vào đấng tối cao cứu vớt, mà phải
đoàn kết đấu tranh trực diện nhằm hưng lợi, trừ hại, lo lợi ích thiết thực cho dân, cho
nước. Vì lẽ đó, các khái niệm đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo vào Việt
Nam đã được làm giàu thêm, sự thương người vốn có của người Việt Nam cũng được
phát triển hơn bởi tinh thần đấu tranh chống lại cái ác. Muốn có điều thiện không chỉ
tránh cái ác mà quan trọng là phải đấu tranh tiêu diệt cái ác và nguồn gốc sinh ra cái ác.
Tính nhân văn trong nhân sinh quan Phật giáo là đã chỉ ra lẽ sống làm người,
chỉ ra các con đường để cứu chúng sinh nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho con người. Những giá trị nhân văn trong nhân sinh quan Phật này đã được Hồ
Chí Minh hết sức trân trọng, kế thừa và phát huy trong công cuộc đấu tranh giành độc
lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: “Đức Phật là đại từ đại
bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh
đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng
chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn,
để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại
từ đại bi của Đức Phật Thích Ca” [83, tr. 228].
Triết lý “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha” trong Phật giáo với hàm nghĩa đem
lại lợi ích vui sướng cho con người, quên mình vì người khác đã được Hồ Chí Minh
kế thừa và vận dụng vào trong công cuộc xây dựng, giáo dục con người mới ở nước
ta. Hồ Chí Minh được coi là một người có cái tâm của nhà Phật, Người suốt đời “vô
ngã” (quên cá nhân mình để dấn thân vào việc chung). Con người không phải ai cũng
vô ngã, không phải ai cũng vị tha được, cái ngã phải rất mạnh mẽ mới vô ngã được.
Muốn vô ngã con người phải khẳng định cái cá tính mạnh mẽ của mình, cho nên Hồ
Chí Minh rất tôn trọng mọi khả năng, phát triển năng lực vốn có của con người với
tư cách là cái bản ngã. Người nói: " Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải
là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng,
đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình” [89, tr. 610].
Như vậy, những giá trị nhân văn, nhân ái của Nho giáo và Phật giáo đã kết hợp
hài hòa, hữu cơ với văn hóa dân tộc là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hình thành
37
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Những giá trị nhân văn này đã trở thành nền tảng
để Hồ Chí Minh tiếp thu tinh thần nhân văn trong văn hóa phương Tây sau này.
Tinh hoa văn hóa phương Tây
Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của mình, Hồ Chí Minh đã chủ
động tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị tiến bộ của nền văn hóa
phương Tây. Các giá trị văn hóa phương Tây mà Hồ Chí Minh tiếp nhận, có vai trò
quan trọng trong sự hình thành tư tưởng nhân văn của Người, đó là những tư tưởng
nhân văn thời đại Phục hưng, thời đại Ánh sáng, tư tưởng nhân văn tư sản, nhân văn
thiên chúa giáo và các loại tư tưởng nhân văn tiến bộ khác trong nền văn hóa phương
Tây và thế giới.
Từ trong nền văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã cảm nhận sâu sắc vai trò
tiến bộ của văn hóa Phục Hưng ở I-ta-ly-a, ở Anh, ở Pháp. Các giá trị nhân văn trong
văn hóa Phục Hưng đó là khát vọng tự do và một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ chống
chế độ nô dịch và sự áp bức bóc lột, chống lại hệ thống giáo lý kinh viện, giáo điều,
chủ nghĩa ngu dân, và hệ thống tòa án hà khắc áp chế xã hội và đè nén con người của
chế độ phong kiến để hướng đến giải phóng con người, đề cao sức mạnh của con
người trong thế giới, tư tưởng tạo ra một thế giới để con người được sống lạc quan,
yêu đời và có quyền hưởng mọi vui thú vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, ngay trong
quãng thời gian này, Người đã viết nhiều bài đăng trên tờ báo “Người cùng khổ”, và
đặc biệt viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” để tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực
dân đối với người dân ở các nước thuộc địa, kêu gọi mọi người dân ở các nước thuộc
địa cùng nhau đoàn kết đấu tranh để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Các giá trị nhân văn trong tinh hoa văn hóa phương Tây còn được thể hiện
trong học thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng ở châu Âu thế kỷ XVII-XVIII với
các đại biểu như: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh) với việc phê phán chủ
nghĩa tư bản, đưa ra tư tưởng về xây dựng mô hình xã hội ý tưởng mới, mà trong mô
hình xã hội đó không có quyền tư hữu tài sản, bình đẳng trong lao động và phân phối
sản phẩm, không có đặc quyền, đặc lợi, con người sống sung sướng, hạnh phúc.
Những trào lưu tư tưởng triết học về quyền con người ở châu Âu thời kỳ Phục
Hưng đã có những ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật
38
khẳng định về quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của con người trong các cuộc
cách mạng Tư sản thế kỷ XVIII. Những tư tưởng này cũng là một nội dung quan
trọng trong giá trị tinh hoa nhân loại về lòng nhân ái mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu.
Người trân trọng các giá trị bất hủ về “Tự do – bình đẳng – bác ái” trong Đại cách
mạng Pháp năm 1789, nghiên cứu kỹ các giá trị trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của nước Mỹ, Hồ Chí Minh rất coi trọng lý tưởng độc lập, tự do của các văn kiện bất
hủ đó. Việc trích dẫn tư tưởng này vào trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi Người phát triển từ quyền của con người
thành quyền của các dân tộc chính là sự tiếp thu, phát triển các giá trị nhân văn trong
văn hóa phương Tây cho phù hợp với cuộc đấu tranh vì sự tự do, hạnh phúc của nhân
dân Việt Nam và rộng hơn nữa là của nhân loại.
Ra đi với một mong muốn cháy bỏng là tìm con đường cứu nước, cứu nhân
dân thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận các giá trị nhân văn
trong tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với truyền thống yêu nước nồng nàn, Người đã
nêu lên một chân lý lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong
luận điểm này, các giá trị nhân văn, nhân ái trong văn hóa phương Tây đã được tích
hợp lại tạo nên những biến đổi về chất. Tự do, hạnh phúc của mỗi dân tộc cũng như
của mỗi con người phải được gắn liền với quyền độc lập, tự chủ quyết định vận mệnh
và con đường phát triển của mình không phụ thuộc vào sự áp đặt của của bất kỳ thế
lực nào. Độc lập, tự do, hạnh phúc là quyền thiêng liêng của dân tộc cũng như của
mỗi con người, nếu những quyền đó bị xâm phạm thì mỗi con người cũng như cả dân
tộc sẽ kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ các quyền đó. Tự do trong tư tưởng
này của Người đã “vượt lên khái niệm tự do của các nhà chủ nghĩa nhân đạo phương
Tây vẫn hiểu” [124, tr.12]. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội chính là con đường để đem lại sự tự do triệt để cho dân tộc và con người.
Tóm lại, các giá trị nhân văn trong tinh hoa văn hóa phương Tây trong thời kỳ
phát triển chủ nghĩa tư bản và văn hóa tư sản là thời kỳ đặt nền móng cho việc ra đời
một chủ nghĩa nhân văn mới với ý nghĩa góp phần giải phóng con người, đưa con
người đứng ở vị trí cao nhất, làm chủ trong xã hội. Vì vậy, giá trị nhân văn này là một
nguồn gốc quan trọng trong việc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
39
Chủ nghĩa nhân văn Mác – Lênin
Cũng chính trong thời gian tiếp xúc với văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã
đến với chủ nghĩa Mác – Lênin mà tư tưởng nhân văn mác-xít là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt hệ tư tưởng đó, đây chính là cơ sở quan trọng, trực tiếp hình thành tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, bản chất của con người là tổng
hòa các quan hệ xã hội, nó chịu sự tác động và chi phối bởi các quan hệ xã hội. Hiện
thực đau khổ của con người không phải do số phận định sẵn mà chính là do giai cấp
áp bức, bóc lột. Do vậy, con người muốn được giải thoát khỏi áp bức bóc lột đó, muốn
được tự do, hạnh phúc, được trả lại đúng bản chất đích thực của mình thì không còn
con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh xóa bỏ áp bức giai cấp trong xã hội.
Những giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở những quan
điểm đúng đắn về con người và bản chất con người, mà còn thể hiện ở chủ trương
hướng con người đến hành động cách mạng nhằm xây dựng một xã hội mới phát triển
hơn xã hội Tư bản chủ nghĩa – xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời, chủ nghĩa
Mác – Lênin còn cho rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng xã hội chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tương lai. Đó là những tư tưởng chứa đựng
những giá trị nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo và phát triển các giá trị nhân văn
của chủ nghĩa Mác – Lênin để hình thành cho mình một chủ nghĩa nhân văn mang
đặc điểm và sắc thái mới – chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Với Hồ Chí Minh trong
mỗi con người luôn có sự thống nhất của hai mặt: mặt con người sinh học, tức là con
người có những nhu cầu chính đáng mà bất cứ người nào cũng cần; và mặt con người
xã hộ...ản chất tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (4).
64. Nguyễn Văn Huyên (1999), “Giáo dục nhân văn vì sự phát triển con người Việt
Nam, Tạp chí triết học, (5).
65. Nguyễn Văn Huyên (2004), “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng
sản, (3), tr. 20.24.
66. Nguyễn Sinh Kế (2011), “Suy nghĩ về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp
chí Khoa học chính trị, (3), tr. 17-22.
67. Lại Quốc Khánh (2005), “Bản chất nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng con người, Tạp chí Cộng sản, (14), tr. 27-30.
151
68. Lại Quốc Khánh (2009) “Di chúc - Tác phẩm kết tinh chủ nghĩa nhân văn Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Cộng Sản, (803), tr. 21-24,70.
69. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh, ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và giáo
dục đạo đức cho sinh viên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Chủ nghĩa nhân văn cao cả trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (9).
72. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa
và con người, NXB Chí trị quốc gia, Hà Nội.
73. Đinh Xuân Lâm (2009), “Giá trị nhân văn trong Di chúc của chủ tịch Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7), tr. 9-11
74. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong (1996), Về Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh,
NXB Lao Động, Hà Nội.
75. Phạm Lăng (1997), Giáo dục giá trị nhân văn ở trường trung học cơ sở: Tài
liệu tham khảo dùng cho giáo viên dạy giáo dục công dân, cán bộ Đoàn, Đội,
giáo sinh các trường cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
76. Lê Đình Lung (2009), “Tình thương - sự cảm hoá và giáo dục con người trong tư
tưởng đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (2/143), tr. 7-11
77. Trường Lưu (1996), Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
78. C.Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
79. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
86. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
152
87. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. 92Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Đoàn Thị Minh (2000), Vấn đề giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức
trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
95. Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (2005), Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn
đề cốt yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Trần Thanh Nam (2003), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục
thanh niên hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, (10)
97. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong tình hình mới, NXB Thanh Niên, Hà Nội
98. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và công tác tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
99. Nhiều tác giả (2014), Giá trị nhân văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb Văn – văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
100. Đoàn Thị Minh Oanh (2000), Vấn đề giải phóng con người lao động Việt Nam
bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
101. Nguyễn Hùng Oanh (2009), “Giá trị trường tồn của tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận (6/147), tr. 9-11.
102. Trần Sĩ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
103. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nx Đà Nẵng – Trung tâm Từ
điển học, Hà Nội.
153
104. Bùi Đình Phong (1993), “Chủ nghĩa nhân đạo – một nội dung lớn trong các bài
viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Tĩnh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1)
105. Bùi Đình Phong (1994), “Giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho mọi
người- cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng (3).
106. Bùi Đình Phong (2009), “Vấn đề con người trong Di chúc của Bác Hồ”, Tạp
chí Nghiên cứu con người, (2), tr. 12-16.
107. Trần Văn Phòng (2010), “Nét đặc sắc trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr. 95-99,107.
108. Huỳnh Văn Sơn (2009), “Thực trạng lựa chọn các giá trị đạo đức nhân văn trong
lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học,
(5), tr. 7-12
109. Lê Văn Quang (2005), “Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng
bạo lực cách mạng”, Tạp chí Triết học, (5), tr. 5-9.
110. Lê Doãn Tá (2004), “Học tập tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tư
tưởng – văn hóa, (5), tr. 29-31.
111. Nguyễn Thanh (2008), “Bản chất nhân văn của triết học Mác, chủ nghĩa Mác”
Tạp chí Triết học, (10), tr. 10-16.
112. Nguyễn Văn Thanh (2009), “Giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,(5 /71), tr. 8-10.
113. Phạm Văn Thanh (2002), “Công tác giáo dục thanh niên hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị.
114. Song Thành (1998), “Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh với nhiệm vụ xây dựng
văn hóa và con người Việt Nam”, Tạp chí lịch sử Đảng (7)
115. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội.
116. Song Thành (2008), “Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa của thế kỷ XX”, Tạp chí
Lý luận chính trị, (6), tr. 14-21.
117. Song Thành (2015), Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
154
118. Song Thành (2016), Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sang ngời, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
119. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức-nhân văn cho học
sinh trung học cơ sở: Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ Cao đẳng
sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
120. Mạch Quang Thắng (2004), “Một số vấn đề về tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr. 25-28.
121. Mạch Quang Thắng (2007) “Về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch
sử Đảng, (7), tr. 43-45
122. Mạch Quang Thắng (2014), Hồ Chí Minh, con người của sự sống, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
123. Nguyễn Thế Thắng (2009), “Tư tưởng nhân văn, đạo đức trong Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (9/150), tr. 19-23.
124. Nguyễn Thế Thắng (2016), “Giá trị nhân văn, nhân đạo của dân tộc Việt Nam
và của nhân loại với việc hình thành tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh”, Hội thảo
khoa học học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nhân đạo,
Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hà Nội, tr. 4-19.
125. Hồ Bá Thâm (2007), “Đạo và đời với truyền thống nhân văn Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo (10), tr. 3-10.
126. Trần Dân Tiên (1994), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb Chính trị quốc gia - NXB Thanh Niên, Hà Nội.
127. Đặng Hữu Toàn (2004), “Chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn trong Di
chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (16), tr. 28-31
128. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
129. Nguyễn Đài Trang (2010), Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
155
131. Hoàng Trinh (chủ biên), Lưu Liên (1996) Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một
chủ nghĩa nhân văn và văn hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. Hồng Văn, Những vấn đề cơ bản và sự biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn trong
thời đại Phục hưng (thế kỷ XIV – XVI) ở châu Âu, Hà Nội, tại trang
[truy cập ngày 12/9/2016].
133. Cao Thị Hải Yến (2004), “Tính nhân văn trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (5), tr. 7-12.
156
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
CÂU HỎI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG THEO
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH TRONG SINH VIÊN
Thưa các bạn sinh viên!
Tôi là ., nghiên cứu sinh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện
nay tôi đàng làm luận án tốt nghiệp với đề tài “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi
dưới đây nhằm tìm hiểu nhận thức và hành động theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của
các bạn. Những ý kiến của các bạn sẽ là những thông tin qúy báu giúp tôi hoàn thiện đề tài
trên. Vì vậy, tôi rất mong được sự hợp tác từ các bạn. Tôi xin đảm bảo những thông tin của
các bạn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Xin ám ơn các bạn!
Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng việc đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
A. Thông tin cá nhân
1. Xin bạn vui lòng cho biết đôi nét về bản thân ?
- Bạn là: Nam Nữ
- Bạn là sinh viên năm thứ mấy (xin ghi cụ thể):.
2. Bạn cho biết nơi ở của bạn hiện nay ?
a. Ở nhà của bố mẹ
b. Ký túc xá
c. Nhà trọ
d. Nơi khác
3. Hiện tại bạn đang tham gia những nhiệm vụ gì ở lớp ?
a. Cán bộ lớp
b. Cán bộ đoàn của lớp
c. Cán bộ đoàn trường
d. Là sinh viên
4. Hiện tại bạn là ?
a. Đảng viên
b. Đối tượng cảm tình đảng
c. Đoàn viên
d. Hội viên hội sinh viên
e. Thanh niên tình nguyện
f. Bình thường
157
B. Nhận thức và hành động theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
5. Việc học tập các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có cần thiết với
bạn không ?
a. Rất cần thiêt
b. Cần thiết
c. Không cần thiết
6. Thời lượng bạn tham gia học tập trên lớp đối với các môn khoa học Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh
a. Trên 80% thời lượng môn học
b. Dưới 50% thời lượng môn học
7. Việc học tập chuyên đề tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có vai trò đối với việc rèn luyện
đạo đức của sinh viên ?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Không quan trọng
8. Theo bạn, những phẩm chất nào hiện nay sinh viên phải rèn luyện theo tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh ?
a. Yêu thương con người
b. Sống có trách nhiệm
c. Khoan dung, độ lượng
d. Cả ba phẩm chất trên
9. Để việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong nhà trường đạt hiệu quả, theo
bạn cần phải ?
a. Đổi mới nội dụng, cách giảng của giáo viên
b. Bản thân mỗi giảng viên cần là một tấm gương sáng về tinh thần nhân văn
c. Cả hai nội dung trên
d. Ý kiến khác (xin ghi cụ thể)
10. Bạn có tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, văn minh do Đảng lãnh đạo hiện nay không không ?
a. Tin tưởng
b. Băn khoăn
c. Không tin tưởng
11. Bạn có tham giao các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng không ?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Chưa bao giờ
158
12. (dành cho những bạn chọn đáp án a, hoặc b của câu 7) Lý do khi bạn tham gia vào
hoạt động tình nguyện vì cộng đồng là gì ?
a. Vì trách nhiệm của bản thân vì sự phát triển của cộng đồng
b. Vì được rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân
c. Vì được mở rộng quan hệ với bạn bè và các chuyến đi xa
13. Bạn có tham giao hoạt động hiến máu nhân đạo không ?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Chưa bao giờ
14. Bạn có tham gia hoạt động từ thiện khác như ủng hộ người nghèo, đồng bào bị thiên
tai, nạn nhân chất độc màu da cam không ?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Chưa bao giờ
15. (dành cho những bạn chọn đáp án a, hoặc b của câu 9, 10) Lý do khi bạn tham gia vào
hoạt động nhân đạo, từ thiện là gì là gì ?
a. Vì tình yêu thương đối với con người
b. Vì yêu cầu phát động của các tổ chức Đoàn thể, Nhà trường
c. Lý do khác(xin ghi cụ thể)
16. Trước những biểu hiện, hành động tiêu cực, phi nhân văn bạn sẽ làm gì ?
a. Sẽ hành động và lên tiếng đấu tranh
b. Xem xét có ảnh hưởng đến bản thân không rồi mới quyết định hành động
c. Không làm gì cả
17. Bạn có sẵn sàng tham gia vào những công việc khó khăn nếu tổ quốc và nhân dân cần ?
a. Sẵn sàng tham gia
b. Xem xét có ảnh hưởng đến tương lai rồi mới quyết định
c. Không tham gia
18. Thứ tự mục đích học tập, rèn luyện của bạn là gì ?
a. Có công việc nuôi sống bản thân; để trở thành người tốt; để làm cán bộ
b. Để làm cán bộ; có công việc nuôi sống bản thân; để người tốt
c. Để làm người tốt; có công việc nuôi sống bản thân; để làm cán bộ
d. Ý kiến khác(xin ghi cụ thể)
19. Hoạt động của tổ chức đoàn thể của nhà trường có thu hút được bạn tham gia không ?
a. Có
b. Không
159
20. Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng yêu cầu học tập và rèn luyện của
bạn ?
TT Hệ thống cơ sở vật chất
Mức độ đánh giá
Đáp ứng tốt Đáp ứng Không đáp ứng
1 Hệ thống phòng học công nghệ
2 Thư viện
3 Phòng truyền thống
4 Khu sinh hoạt VH, TDTT
5 Ký túc xá
Cám ơn bạn đã trả lời câu hỏi !
160
PHỤ LỤC 2:
CÂU HỎI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Thưa các Thầy giáo, Cô giáo!
Tôi là., nghiên cứu sinh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện
nay tôi đàng làm luận án tốt nghiệp với đề tài “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”. Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi
dưới đây nhằm tìm hiểu nhận thức và ý kiến đánh giá của các thầy, cô giáo về hoạt động
giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong nhà trường. Những ý kiến của
các thày, cô sẽ là những thông tin qúy báu giúp tôi hoàn thiện đề tài trên. Vì vậy, tôi rất
mong được sự hợp tác, giúp đỡ từ các thầy, cô. Tôi xin đảm bảo những thông tin của các
thày, cô chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Xin ám ơn !
Thầy, cô hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng việc đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
1. Xin các thầy, cô vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân ?
- Họ và tên:......................................................................
- Trường:..
2. Hiện tại thầy, cô đang tham gia vào nhiệm vụ gì của nhà trường ?
a. Cán bộ quản lý cấp trường
b. Cán bộ quản lý cấp Khoa, bộ môn
c. Giảng viên
3. Trình độ lý luận của thầy, cô là gì ?
a. Cao cấp, tương đương cao cấp
b. Trung cấp
c. Sơ cấp
4. Trình độ chuyên môn của thầy, cô là gì ?
a. Tiến sĩ
b. Thạc sĩ
c. Cử nhân
5. Thầy, cô đã là đảng viên chưa ?
a. Đảng viên
b. Quần chúng
161
6. Các thầy, cô có tham gia các lớp tập huấn hè do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức không ?
a. Tham gia thường xuyên hàng năm
b. Tham gia không thường xuyên
d. Chưa tham gia
7. Các thầy, cô có tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện không ?
a. Thường xuyên
b. Đã từng tham gia
c. Chưa bao giờ
8. Theo các thầy, cô, việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên hiện nay
là:
a. Rất cần thiêt
b. Cần thiết
c. Không cần thiết
9. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh
viên, theo các thầy, cô cần phải làm gì ?
1 Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục trong nhà trường
2 Đa dạng hóa các hình thức giáo dục trong nhà trường
3
Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ cho hoạt động giáo
dục
4 Xây dựng môi trường văn hóa, nhân văn trong nhà trường
5
Đổi mới chương trình,nội dung, phương pháp giảng dạy môn học tư tưởng
Hồ Chí Minh
6 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
7
Phát huy tính tự giác, tự lực của sinh viên trong việc rèn luyện theo tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh
8 Kết hợp giữa nhà trường với gia đình trong quá trình giáo dục
9
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động làm theo tư tư tưởng Hồ Chí Minh trong
nhà trường
10
Ý kiến khác (ghi cụ thể).
..
.
Cám ơn thầy, cô đã trả lời câu hỏi !
162
PHỤ LỤC 3: Các hoạt động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2016
STT Nội dung chiến dịch Số lượng
1
Hoạt động tham gia xây
dựng nông thôn mới
Công trình thanh niên 12.650
Kinh phí 178.876.540.000
2 Khám chữa bệnh
Lượt đoàn viên tham gia 50.807
Số buổi khám 2.205
Cấp phát thuốc miễn phí cho
người dân
389.572
Tặng thẻ bảo hiểm y tế 6.259
3 Hiến máu nhân đạo
Lượt TN tham gia 212.345
Đơn vị máu 163.701
4 Đến ơn đáp nghĩa
Thăm, tặng quà GĐ chính
sách
87.928
Thăm, tặng quà GĐ thương
binh
54.121
Thăm, tặng quà GĐ mẹ VN
anh hùng
7.384
Sửa chữa và xây mới nhà
tình nghĩa
1.787
5
Dạy học phụ đạo, phổ cập
kiến thức, xóa mù chữ
Xóa mù chữ 4.930
Phổ cập GD tiểu học 28.159
Phổ cập GD trung học 11.314
6
Bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu
Đội hình tham gia 12.208
Lượt TN tình nguyện tham
gia
605.300
Buổi ra quân 18.512
7
Hoạt động chăm lo cho
thiếu nhi
Sửa chữa, xây mới điểm vui
chơi
3.478
Tổ chức sinh hoạt hè 139.296
Giúp đỡ trẻ em khó khăn 183.281
8
Hoạt động tham gia giữ
gìn trật tự an toàn giao
thông
Đoàn viên, TN tham gia
tuyên truyền ATGT
707.188
Đội hình TN tình nguyện
tham gia giữ gìn trật tự
ATGT
6.350
9
Hoạt động tình nguyện
quốc tế
Đội hình tham gia 47
Lượt TN tình nguyện tham
gia
1.581
Nguồn: [39].
163
PHỤ LỤC 4: Hoạt động của ĐV TN năm học 2014-2015
Phụ lục 4.1: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, pháp luật, đạo đức, lối sống
Học tập CN Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Các hoạt động đền ơn
đáo nghĩa
Giáo dục truyền thống
Tuyên truyền về chủ
quyền tổ quốc, biên giới,
biển đảo
Giáo dục pháp luật
Cuộc thi Hội thảo, tọa đàm
Số ĐVTN
đăng ký thực
hiện tiêu chí,
phần việc
học tập và
làm theo
TGĐĐ Hồ
Chí Minh
Tổng số
hoạt động
thăm hỏi,
tặng quà Mẹ
VNAH, GĐ
có công với
CM, thăm
thương
bệnh binh
Tổng số
hoạt động
Thắp nến
tri ân dịp
27/7/2014
Số hoạt
động
Số đoàn
viên thanh
niên tham
gia (lượt)
Số chương
trình
Số ĐVTN
tham gia
(lượt)
Số lớp/ đợt
tổ chức
Số ĐVTN
tham gia
(lượt
Số
trường
CĐ, ĐH
tổ chức
thi
Olympic
Số sinh
viên
tham gia
Số
chương
trình
Tổng số
HSSV
tham gia
(lượt)
359 355.140 3.479 1.010.976 2.510.663 14.637 4.405 15.594 3.430.517 5.682 2.133.269 11.512 3.019.84
Nguồn: [37].
Phụ lục 4.2: Hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Hỗ trợ, tu sửa nhà tình
nghĩa
Hỗ trợ gia đình TBLS,
gia đình CS
Chiến dịch tình nguyện hè Tiếp sức đến trường Hiến máu tình nguyện
Số nhà
Trị giá
Tr.đ
Số gia
đình
Kinh phí
hỗ trợ
(Tr.đ)
Số HSSV
tham gia
Đội hình tập trung Tổng kinh
phí huy động
(Tr.đ)
Số HSSV
được hỗ
trợ
Tổng kinh
phí huy động
(Tr.đ)
Số ĐVTN
tham gia
(lượt)
Tổng số đơn
vị máu thu
được
Số đội Số thành viên
1.662 18.594 10.300 10.727 961.173 4.498 257.944 86.387 140.168 136.465 226.627 215.458
Nguồn: [37].
164
Phụ lục 4.3: Hoạt động xung kích lao động sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ
Công trình, đề tài NCKH của sinh viên CLB sinh viên NCKH Chuyển giao tiến bộ KHCN Cuộc thi sáng tạo
Tổng số Số CT, đề tài
được tuyên
dương
Giá trị làm
lợi (Tr.đ)
Số trường
CĐ, ĐH có
CLB
Số lượng
CLB
Số sinh viên
tham gia
Số lớp tập
huấn KHCN
Số sinh viên
tham gia
Số mô hình
chuyển giao
KHCN
Số lượng
Số sinh viên
tham gia
18.030 4.734 35.893 452 949 74.046 821 54.919 655 2.597 192.405
Nguồn: [37].
Phụ lục 4.4: Phong trào “sinh viên 5 tốt”
Số trường
ĐH, CĐ triển
khai
Số lượng SV
đăng ký đạt
danh hiệu
Số sinh viên đạt danh hiệu
Số lượng tập thể đạt danh
hiệu
Số buổi tổ chức lễ tôn vinh CLB, đội, nhóm sinh viên 5 tốt
Cấp trường Cấp tỉnh Cấp trường Cấp tỉnh Cấp trường Cấp tỉnh
Số trường
ĐH, CĐ có
mô hình
Tổng số
CLB, đội,
nhóm
Số thành viên
449 466.038 26.589 1.803 1.162 46 428 45 322 515 18.039
Nguồn: [37].
165
PHỤ LỤC 5: Hoạt động của ĐV TN năm học 2015-2016
Phụ lục 5.1: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, pháp luật, đạo đức, lối sống
Học tập CN Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Các hoạt động đền ơn
đáo nghĩa
Giáo dục truyền thống
Tuyên truyền về chủ
quyền tổ quốc, biên giới,
biển đảo
Giáo dục pháp luật
Cuộc thi Hội thảo, tọa đàm
Số ĐVTN
đăng ký thực
hiện tiêu chí,
phần việc
học tập và
làm theo
TGĐĐ Hồ
Chí Minh
Tổng số
hoạt động
thăm hỏi,
tặng quà Mẹ
VNAH, GĐ
có công với
CM, thăm
thương bệnh
binh
Tổng số
hoạt động
Thắp nến
tri ân dịp
27/7/2015
Số hoạt động
Số đoàn
viên thanh
niên tham
gia (lượt)
Số chương
trình
Số ĐVTN
tham gia
(lượt)
Số lớp/ đợt
tổ chức
Số ĐVTN
tham gia
(lượt
Số
trường
CĐ, ĐH
tổ chức
thi
Olympic
Số sinh
viên
tham gia
Số
chương
trình
Tổng số
HSSV
tham gia
(lượt)
352 541.674 2.981 717.377 1.951.585 11.712 3.882 14.264 3.990.158 5.148 1.757.886 9.741 2.711.084
Nguồn: [38].
Phụ lục 5.2: Hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Hỗ trợ, tu sửa nhà tình
nghĩa
Hỗ trợ gia đình
TBLS, gia đình CS
Chiến dịch tình nguyện hè Tiếp sức đến trường
Khám bệnh, cấp phát
thuốc miễn phí
Hiến máu tình nguyện
Số nhà
Trị giá
Tr.đ
Số gia
đình
Kinh phí
hỗ trợ
(Tr.đ)
Số HSSV
tham gia
Đội hình tập trung
Tổng kinh
phí huy
động (Tr.đ)
Số HSSV
được hỗ
trợ
Tổng kinh
phí huy
động (Tr.đ)
Số người
Kinh phí
(Tr.đ)
Số
ĐVTN
tham gia
(lượt)
Tổng số
đơn vị
máu thu
được
Số đội
Số thành
viên
1.684 70.208 8.971 57.198 811.551 3.942 201.518 19.783 247.767 57.845 152.104 410.419 277.589 357.247
Nguồn: [38].
166
Phụ lục 5.3: Hoạt động xung kích lao động sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ
Công trình, đề tài NCKH của sinh viên CLB sinh viên NCKH Chuyển giao tiến bộ KHCN Cuộc thi sáng tạo
Tổng số Số CT, đề tài
được tuyên
dương
Giá trị làm
lợi (Tr.đ)
Số trường
CĐ, ĐH có
CLB
Số lượng
CLB
Số sinh viên
tham gia
Số lớp tập
huấn KHCN
Số sinh viên
tham gia
Số mô hình
chuyển giao
KHCN
Số lượng
Số sinh viên
tham gia
18.395 4.520 19.562 475 1.414 102.215 819 74.855 645 1.132 77217
Nguồn: [38].
Phụ lục 5.4: Phong trào “sinh viên 5 tốt”
Số trường
ĐH, CĐ triển
khai
Số lượng SV
đăng ký đạt
danh hiệu
Số sinh viên đạt danh hiệu
Số lượng tập thể đạt danh
hiệu
Số buổi tổ chức lễ tôn vinh CLB, đội, nhóm sinh viên 5 tốt
Cấp trường Cấp tỉnh Cấp trường Cấp tỉnh Cấp trường Cấp tỉnh
Số trường
ĐH, CĐ có
mô hình
Tổng số
CLB, đội,
nhóm
Số thành viên
477 531.574 64.260 3.524 2.103 229 560 66 404 1.240 27.271
Nguồn: [38].
167
PHỤ LỤC 6: BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tổng số phiếu sử dụng để hỏi: 1120
TT Nội dung câu hỏi Đáp án trả lời Số lựa chọn Tỉ lệ % Ghi chú
1
Xin bạn vui lòng cho biết đôi nét về bản
thân
Bạn là nam 466 41.6%
Bạn là nữ 654 58.4%
2 Bạn cho biết nơi ở của bạn hiện nay
Ở nhà của bố mẹ 171 15.3%
Ký túc xá 341 30.5%
Nhà trọ 534 47.7%
Ở nơi khác 74 6.6%
3
Hiện tại bạn đang tham gia những nhiệm
vụ gì ở trên lớp
Cán bộ lớp 75 6.7%
Cán bộ đoàn của lớp 64 5.7%
Cán bộ đoàn trường 33 3%
Là sinh viên 948 84.6%
4 Hiện tại bạn là
Đảng viên 49 4.4%
Đối tượng cảm tình đảng 86 7.7%
Đoàn viên 674 60.2
Hội viên hội sinh viên 131 11.7%
Thanh niên tình nguyện 54 4.8%
Bình thường 126 11.2%
5
Việc học tập các môn khoa học Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có cần
thiết với bạn không ?
Rất cần thiêt 297 26,5%
Cần thiết 423 37,8%
Không cần thiết 400 35.7%
6
Thời lượng bạn tham gia học tập trên lớp
đối với các môn khoa học Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh
Tham gia trên 80% thời lượng môn học 922 82.3%
Tham gia dưới 80% thời lượng môn học 198 17.7%
7 Rất quan trọng 582 52%
168
Việc học tập chuyên đề tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh có vai trò đối với việc
rèn luyện đạo đức của sinh viên ?
Quan trọng 448 40%
Không quan trọng
90 8%
8
Theo bạn, những phẩm chất nào hiện nay
sinh viên phải rèn luyện theo tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh ?
Yêu thương con người 137 12.2%
Sống có trách nhiệm 97 8.7%
Khoan dung, độ lượng 132 11.8%
Cả ba phẩm chất trên 754 67.3%
9
Để việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh trong nhà trường đạt hiệu quả,
theo bạn cần phải ?
Đổi mới nội dụng, cách giảng của giáo viên 117 10.4%
Bản thân mỗi giảng viên cần là một tấm
gương sáng về tinh thần nhân văn
108 9.6%
Cả hai nội dung trên 895 79.9%
Ý kiến khác 0 0%
10
Bạn có tin vào thắng lợi của công cuộc
đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, văn minh do Đảng lãnh
đạo hiện nay không không ?
Tin tưởng 450 40,2%
Băn khoăn 348 31,1%
Không tin tưởng 322 28,7%
11
Bạn có tham giao các hoạt động tình
nguyện vì cộng đồng không ?
Thường xuyên 263 23.5%
Thỉnh thoảng 400 35.7%
Chưa bao giờ 457 40.8%
12
(dành cho những bạn chọn đáp án a,
hoặc b của câu 7) Lý do khi bạn tham gia
vào hoạt động tình nguyện vì cộng đồng
là gì ?
Vì trách nhiệm của bản thân vì sự phát triển
của cộng đồng
166 25%
Vì được rèn luyện kỹ năng sống cho bản
thân
323 48.7%
Vì được mở rộng quan hệ với bạn bè và các
chuyến đi xa
174 26.3%
13
Bạn có tham giao hoạt động hiến máu
nhân đạo không ?
Thường xuyên 153 13.7%
Thỉnh thoảng 432 38.5%
Chưa bao giờ 535 47.8%
14
Bạn có tham gia hoạt động từ thiện khác
như ủng hộ người nghèo, đồng bào bị
thiên tai, nạn nhân chất độc màu da
cam không ?
Thường xuyên 625 55.8%
Thỉnh thoảng 451 40.3%
Chưa bao giờ
44 3.9%
169
15
(dành cho những bạn chọn đáp án a,
hoặc b của câu 9, 10) Lý do khi bạn tham
gia vào hoạt động nhân đạo, từ thiện là gì
là gì ?
Vì tình yêu thương đối với con người 351 32.6%
Vì yêu cầu phát động của các tổ chức Đoàn
thể, Nhà trường 725 67.4%
16
Trước những biểu hiện, hành động tiêu
cực, phi nhân văn bạn sẽ làm gì ?
Sẽ hành động và lên tiếng đấu tranh 327 29.2%
Xem xét có ảnh hưởng đến bản thân không
rồi mới quyết định hành động
687 61.3%
Không làm gì cả 106 9.5%
17
Bạn có sẵn sàng tham gia vào những
công việc khó khăn nếu tổ quốc và nhân
dân cần ?
Sẵn sàng tham gia 346 30.9%
Xem xét có ảnh hưởng đến tương lai rồi mới
quyết định
702 62.7%
Không tham gia 72 6.4%
18
Thứ tự mục đích học tập, rèn luyện của
bạn là gì ?
Có công việc nuôi sống bản thân; để trở
thành người tốt; để làm cán bộ
442 39.5%
Để làm cán bộ; có công việc nuôi sống bản
thân; để người tốt
345 30.8
Để làm người tốt; có công việc nuôi sống
bản thân; để làm cán bộ
333 29.7%
Ý kiến khác 0 0%
19 Hoạt động của tổ chức đoàn thể của nhà
trường có thu hút được bạn tham gia
không ?
Có 769 68.7%
Không
351 31.3%
20
Hệ thống cơ sở vật chất của
Nhà trường có đáp ứng yêu
cầu học tập, rèn luyện của
bạn
Mức độ đánh giá
Đáp ứng tốt Đáp ứng Không đáp ứng
Trả lời
Tỉ lệ %
Trả
lời
Tỉ lệ %
Trả lời
Tỉ lệ %
Hệ thống phòng học công nghệ 230 20,5% 620 55,4% 270 24,1%
Thư viện 196 17,5% 534 47,7% 390 34,8%
Phòng truyền thống 172 15,3% 338 30,2% 610 54,5%
Khu sinh hoạt VH, TDTT 233 20,8% 454 40,5% 433 38,7%
Ký túc xá 78 7% 263 23,5% 777 69,5%
170
(Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án)
PHỤ LỤC 7: BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIẢNG VIÊN
Tổng số phiếu sử dụng để hỏi: 108
TT Nội dung câu hỏi Đáp án trả lời Số lựa chọn Tỉ lệ % Ghi chú
1
Hiện tại thầy, cô đang tham gia vào nhiệm vụ
gì của nhà trường ?
Cán bộ quản lý cấp trường 8 7,4%
Cán bộ quản lý cấp Khoa, bộ môn 32 29,6%
Giảng viên 68 63%
2 Trình độ lý luận của thầy, cô là gì ?
Cao cấp, tương đương cao cấp 39 36,1%
Trung cấp 69 63,9%
Sơ cấp 0 0%
3 Trình độ chuyên môn của thầy, cô là gì ?
Tiến sĩ 30 27.8%
Thạc sĩ 63 58.3%
Cử nhân 15 13.9%
4 Thầy, cô đã là đảng viên chưa ?
Đảng viên 81 75%
Quần chúng 27 25%
5
Các thầy, cô có tham gia các lớp tập huấn hè
do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức không ?
Tham gia thường xuyên hàng năm 28 25.9%
Tham gia không thường xuyên 63 58.4%
Chưa tham gia 17 15.7%
6
Các thầy, cô có tham gia vào các hoạt động
nhân đạo, từ thiện không ?
Thường xuyên 30 27.8%
Đã từng tham gia 36 33.3%
Chưa bao giờ tham gia 42 38.9%
7
Theo các thầy, cô, việc giáo dục tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh cho sinh viên hiện nay là:
Rất cần thiêt 73 67.6%
Cần thiết 18 16.7%
Không cần thiết 17 15.7%
8
Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục
trong nhà trường
94 87%
171
Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên,
theo các thầy, cô cần phải làm gì ?
Đa dạng hóa các hình thức giáo dục trong nhà
trường
78 72,2%
Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất,
công nghệ cho hoạt động giáo dục
88 81,5%
Xây dựng môi trường văn hóa, nhân văn trong
nhà trường
86 79,6%
Đổi mới chương trình,nội dung, phương pháp
giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
87 80,6%
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 88 81,5%
Phát huy tính tự giác, tự lực của sinh viên
trong việc rèn luyện theo tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh
90 83,3%
Kết hợp giữa nhà trường với gia đình trong
quá trình giáo dục
92 85,2
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động làm theo
tư tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường
78 72,2%
Ý kiến khác (ghi cụ
thể)
...
12 11,1%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án)