BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----e&f-----
Lấ THỊ HUYấN
GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 - 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----e&f-----
Lấ THỊ HUYấN
GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 - 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON
Chuyờn ngành: Giỏo dục học (Giỏo dục Mầm non)
Mó số: 9.14.01.01
240 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 9
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÒA
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ luận án nào.
Tác giả
Lê Thị Huyên
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non” được hoàn thành tại Khoa GDMN,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa GDMN, Trường ĐHSP Hà Nội đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường ĐH Hồng Đức, các thầy cô giáo Khoa GDMN, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hòa, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian góp ý và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của BGH, GVMN, các cháu lớp 3 – 4 tuổi tại các trường MN Thực Hành Đại học Hồng Đức, MN Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN Trường Thi A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong Gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án.
Tác giả
Lê Thị Huyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSHHN : Chế độ sinh hoạt hàng ngày
ĐC STN : Đối chứng sau thực nghiệm
ĐC TTN : Đối chứng trước thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
MN : Mầm non
STN : Sau thực nghiệm
TC : Tiêu chí
TL : Tự lập
TN STN : Thực nghiệm sau thực nghiệm
TN TTN : Thực nghiệm trước thực nghiệm
TN : Thực nghiệm
TTN : Trước thực nghiệm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển chung về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [13, tr.3]. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà giáo dục, gia đình và toàn xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam tự chủ, độc lập, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm, có khả năng thích ứng, hòa nhập, đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tính TL là một trong những phẩm chất quan trọng trong tâm lý của nhân cách. Tính TL giúp con người chủ động, dễ thích ứng, hòa nhập với hoàn cảnh thực tiễn và tạo cho họ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.
Giáo dục tính TL cho trẻ ngay từ khi còn bé là hết sức cần thiết, giúp trẻ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay khi làm bất cứ một việc gì đó; trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt với trẻ 3 – 4 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, mong muốn được tự làm, tự giải quyết những công việc giống người lớn, không cần sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy, đây chính là cơ hội để người lớn giáo dục tính tự lập cho trẻ.
1.3. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện giáo dục tính TL cho trẻ 3- 4 tuổi phù hợp và hiệu quả. Thông qua CĐSHHN, trẻ có nhiều cơ hội được tự làm, tự thực hành, trải nghiệm mọi khả năng của chính mình, củng cố và rèn luyện nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động, hình thành và phát triển tính TL cho trẻ.
1.4. Thực tiễn tại các trường mầm non hiện nay, do nhiều lý do khác nhau mà vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ nói chung, trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, cần tìm kiếm các biện pháp cải thiện, khắc phục để quá trình giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non mang lại kết quả cao.
Mặt khác, do ảnh hưởng quan niệm của người Á Đông trong đó có Việt Nam, bố mẹ thường bao bọc, lo lắng cho con quá mức; con lệ thuộc vào cha mẹ, từ suy nghĩ đến hành động luôn vì ý muốn của cha mẹ hoặc người lớn. Ngoài ra, hiện nay, số con trong mỗi gia đình ít nên đứa trẻ là đối tượng tập trung sự quan tâm của gia đình và xã hội. Từ đó, một số gia đình quá quan tâm, quá nuông chiều nên người lớn thường làm thay, làm hộ những việc mà trẻ có thể tự làm được. Điều này có thể hình thành ở trẻ tính tự ti hay ích kỷ, coi mình là trung tâm, mình là nhất... làm hạn chế tính TL của trẻ.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, vấn đề: “Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ được tự làm trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở nhà.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi đã có thể tự làm được một số việc trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu tổ chức CĐSHHN theo hướng kích thích và khuyến khích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, thường xuyên được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm, tính TL của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở một số trường mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6.2. Về khách thể khảo sát
- 80 giáo viên dạy lớp MG 3 – 4 tuổi
- 120 trẻ MG 3 – 4 tuổi
- 120 phụ huynh (bố mẹ của 120 trẻ đã tiến hành khảo sát)
6.3. Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 8 trường MN trên địa bàn Thành Phố Thanh Hóa Hóa (MN Thực Hành Đại học Hồng Đức, MN Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN Trường Thi A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo).
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hoạt động
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt đông; tâm lý trẻ được bộc lộ trong hoạt động và hình thành bằng hoạt động của chính mình. Tính tự lập là một phẩm chất trong nhân cách của trẻ, nó cũng được hình thành và phát triển trong các hoạt động. Vì vậy, trong quá trình giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cần coi trẻ là một chủ thể hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, luyện tập, thực hành trong các hoạt động của CĐSHHN ở trường mầm non.
7.1.2. Tiếp cận tích hợp
Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cần được tiến hành tích hợp đan cài lồng ghép thông qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. GV là người tổ chức hướng dẫn, trẻ là trung tâm của quá trình giáo dục. GV tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ nhu cầu tự làm, trẻ được tự làm, tự mình ra quyết định, tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong CĐSHHN.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống
Trẻ em là một đối tượng toàn vẹn với những đặc điểm, những mối quan hệ trong một hệ thống nhất định. Trong quá trình nghiên cứu về giáo dục tính TL cho trẻ cần phải xem xét cả quá trình phát triển về các mặt thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm; những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng, tác động tới trẻ để tìm ra bản chất, qui luật hình thành phát triển tính TL của trẻ. Trên cơ sở kết hợp với thực tiễn để có tác động phù hợp, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, diễn ra thường xuyên, liên tục trong các hoạt động, giúp quá trình giáo dục tính TL cho trẻ mang lại kết quả.
7.1.4. Tiếp cận phát triển
Thế giới luôn luôn vận động. Mọi sự vật, hiện tượng luôn phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhiệm vụ giáo dục tính TL cho trẻ cần được tiến hành từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với sự phát triển của trẻ từng độ tuổi (mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và có sự phát triển khác nhau)
7.1.5. Tiếp cận cá thể hóa
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục tính TL cho trẻ nói riêng cần quan tâm tới cá nhân trẻ, khai thác tiềm năng vốn có ở mỗi trẻ. Đồng thời, có tác động phù hợp với nhu cầu, mong muốn, khả năng của từng cá thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt cho mọi trẻ được tự làm, tự điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
- Sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện thực trạng giáo dục tính TL của cô và trẻ 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc Thành phố Thanh Hóa. Đồng thời thu thập thông tin trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
- Tiến hành dự giờ, quan sát, trao đổi, kết hợp ghi chép, quay băng hình, chụp ảnh hoạt động của cô và trẻ trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
- Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non (nhận thức của GV, phụ huynh về giáo dục tính TL cho trẻ; việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và đặc biệt là biện pháp của GV trong quá trình giáo dục tính TL cho trẻ).
- Tiến hành lập phiếu hỏi (phụ lục 1& phụ lục 2), phát phiếu hỏi cho GV, phụ huynh và tiến hành thu phiếu, tổng hợp số liệu kết quả khảo sát.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Nhằm tìm hiểu thực trạng về giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc Thành phố Thanh Hóa.
- Dự kiến nội dung câu hỏi cho GV, phụ huynh, trẻ
Tiến hành hỏi trực tiếp GV, phụ huynh, trẻ
Ghi ghép thông tin làm cơ sở phân tích thực trạng giáo dục tính TL trẻ 3 - 4 tuổi.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của các GV để phát hiện thực trạng về việc lập kế hoạch, lồng ghép nội dung giáo dục tính TL cho trẻ thông qua CĐSHHN, làm cơ sở để xác định thực trạng của việc giáo dục tính TL cho trẻ.
- Tiến hành nghiên cứu các kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của các GV tại các trường MN, phân tích và làm rõ cách thiết kế các hoạt động trong CĐSHHN để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tính TL cho trẻ thông qua CĐSHHN.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết quả đạt được với giả thiết khoa học đề ra.
- Tiến hành tác động một số biện pháp đề xuất vào nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng sử dụng biện pháp giáo dục hiện hành, so sánh kết quả giữa nhóm TN và ĐC từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm kết quả thực trạng và kết quả thực nghiệm làm căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Luận án xử lý số liệu theo chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các thông số và phép toán thống kê được chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:
Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được của từng tiêu chí của trẻ. Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means).
Độ lệch chuẩn (Standardie Deviation) dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của trẻ trong từng tiêu chí.
Kiểm định Pair sample t– tets được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về Mean giữa các nhóm ĐC, TN trước TN và sau TN dựa vào chỉ số sig. Nếu sig > 0.05, không có sự khác biệt về giá trị TB, kết quả trước và sau TN không mang lại ý nghĩa. Nếu sig < 0.05 có sự khác về giá trị TB và kết quả trước và sau TN mang lại ý nghĩa.
Tần xuất và phần trăm các phương án trả lời.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có nhu cầu TL và có thể tự làm lấy một số việc trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ tích cực và thường xuyên được tự làm, được trải nghiệm trong sinh hoạt hàng ngày thì tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi được hình thành và phát triển.
8.2. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện phù hợp để giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi. GV là người thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ khi cần thiết trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.
8.3. Kết quả giáo dục tính TL của trẻ sẽ cao hơn khi GV tổ chức CĐSHHN theo hướng phát huy ưu thế của các hoạt động (Ăn, ngủ, chơi, học, lao động, vệ sinh ) kích thích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm, khuyến khích trẻ tự giác, tích cực và nỗ lực tự làm, tự hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung và làm phong phú hơn lý luận về giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
9.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và vận dụng vào một số trường mầm non Thành Phố Thanh Hóa.
9.3. Cung cấp tài liệu cho GV, sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, GV các trường mầm non, phụ huynh trong quá trình giáo dục tính TL cho trẻ 3 - 4 tuổi.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non Thành phố Thanh Hóa.
Chương 3: Biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ
SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.1. Những nghiên cứu về tính tự lập của trẻ em
Vấn đề giáo dục tính TL cho trẻ em được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu theo các hướng sau:
1.1.1.1. Những nghiên cứu về bản chất tính tự lập của trẻ
Các tác giả L.L. Badina , E. M. Stepanov [57], A.M.Zhirikov [97], S. Teplyuk [79], L. V. Marantseva [86], K.P. Kuzovkova [81], G.G. Alekseeva [65], Nguyễn Hồng Thuận [20] ... đã xem tính TL của trẻ là một phẩm chất của nhân cách, gắn với quá trình tâm lý như: tư duy, chú ý, trí nhớ và hoạt động ý chí của cá nhân và có mối liên quan trực tiếp với cảm xúc.
Theo K.P. Kuzovkova “Tính TL là một biểu hiện không thể thiếu của nhiều đặc tính cảm xúc, trí tuệ, định hướng và ý chí của cá nhân” [81, tr.56]. G.G.Alekseeva thì cho rằng: “Tính TL là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của một người, thể hiện bởi khả năng đặt ra một mục tiêu cụ thể, tính kiên trì hoàn thành nhiệm vụ của chính mình; khả năng ghi nhớ mục tiêu cuối cùng của một hành động và sắp xếp các hành động phù hợp với thành quả của nó” [65, tr.2]. L.L. Badina xem tính TL là một trong những phẩm chất của người có năng lực xã hội, là cơ sở để hình thành các phẩm chất xã hội quan trọng khác như hoạt động tự chủ, sáng kiến [55].
Các tác giả S.L. Rubinshtein [74], Yuri Serov [98], E. M. Stepanova [57], N.N. Bukina [53].... xem tính tự lập như một trạng thái hoạt động của cá nhân, được phát triển trên cơ sở là một hình thức mới của tự ý thức, là khả năng con người biết cố gắng để tự đặt ra và giải quyết những mục đích có ý nghĩa xã hội.
Theo Yuri Serov, “Tính tự lập là sự nỗ lực của một người để thực hiện hành động hoặc hoạt động mà không có sự giúp đỡ của người khác” [98].
L. V. Marantseva cho rằng “Tự lập là thể hiện trách nhiệm của một người đối với hành vi của họ, có ý thức và chủ động, không chỉ trong môi trường quen thuộc mà ngay cả trong các điều kiện mới” [86, tr.5].
Theo S.L. Rubinstein “Tính tự lập là một biểu hiện xã hội của một tính cách đặc trưng cho thái độ đối với công việc, con người và xã hội” [74, tr.20].
Các tác giả L.A. Porebska [69], G.N. Godina [76], E.O. Smirnova [ Dẫn theo 90] ... xem tính TL là khả năng hoạt động của cá nhân.
L.A. Porebska nhấn mạnh tự lập của trẻ chính là khả năng hành động độc lập, phán đoán, sở hữu sáng kiến và quyết tâm của mình để hoàn thành nhiệm vụ [69].
Theo G.N. Godina “Tính TL thể hiện khả năng nắm vững kiến thức và kỹ năng thực tế sau đó được sử dụng trong các điều kiện khác nhau” [76, tr.67].
Theo E.O. Smirnova “Tính TL được hiểu khi một người có khả năng liên tục vượt xa khả năng của mình, đặt ra các nhiệm vụ mới và tìm cách giải quyết chúng” [Dẫn theo 90, tr.3].
Như vậy, qua phân tích quan điểm của các nghiên cứu, bản chất tính TL được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nhìn nhận tính TL chỉ trên bình diện nhận thức, hành động ý chí hoặc chỉ biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình thì chưa thể đảm bảo cho cá nhân tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, bản chất tính TL của trẻ cần được nhìn nhận là một phẩm chất nhân cách được thể hiện ở năng lực của cá nhân với sự tham gia của ý chí gắn liền với trách nhiệm của cá nhân để hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ
Nghiên cứu về vấn đề hình thành và phát triển tính TL của trẻ được trình bày trong các nghiên cứu của N. Frenck [75], Yuri Serov [98], S.N.Teplyuk [79], A.A. Lyublinskaya [70], Nguyễn Hồng Thuận [20], Nguyễn Ánh Tuyết [22], Natalya [64], Các tác giả đã chỉ ra tính TL của trẻ được hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non và phát triển thông qua việc tự ý thức về bản thân và nhu cầu tự hoạt động ở cá nhân trẻ. N. Frenck [75], trong bài “Giúp trẻ phát triển – con đường tự tập” cho rằng muốn hình thành và phát triển tính TL cho trẻ trước hết tự bản thân trẻ phải có nhu cầu được hoạt động, rồi trẻ phải tự làm chủ được ý định của mình và trở nên TL trong quá trình hoạt.
Theo S.N.Teplyuk, nguồn gốc của tính TL phát sinh từ khi còn nhỏ, ngay từ năm thứ hai và năm thứ ba của cuộc đời một đứa trẻ. Lúc này, quá trình hình thành các hành động và kỹ năng tự lập đang dần trở nên phức tạp hơn trong trò chơi và các hoạt động khác, trong nhận thức về môi trường và trong giao tiếp. Với sự giúp đỡ của người lớn, các kỹ năng tự lập của trẻ được củng cố, biểu hiện trong một loạt các hoạt động, dần dần trẻ có được kinh nghiệm của cá nhân" [79, tr.63].
A.A. Liublinskaia cho rằng tính TL không phát sinh đột ngột, nó phát triển từ thời thơ ấu trên cơ sở củng cố kỹ năng và thói quen đơn giản [70, tr.11].
Theo M. Montessori tính tự lập của con người đã có mầm mống trong mỗi cá nhân. Con người cần tạo cơ hội phát triển chúng cho sự hình thành của tất cả các kỹ năng cần thiết, hiện thực hóa các khả năng, nắm vững kiến thức. Tất cả các bước phát triển của trẻ con - từ kỹ năng có được trong các động tác, học cách lăn qua, ngồi, bò, đi bộ đến hình thành các phản ứng và kỹ năng giao tiếp xã hội [83].
Theo Nguyễn Ánh Tuyết [22], tính TL xuất hiện vào khoảng 18 tháng, đặc biệt là vào tuổi lên ba với biểu hiện muốn tự làm lấy nhiều việc, trẻ thường nói “con tự xúc cơm”, “con tự mặc áo”, “con tự chơi”... [22, tr. 365].
Các nhà Tâm lý, giáo dục L.A. Porebska [69], Yuri Serov [98], A.A.Liublinxkaia [70], Natalya [64], ... trên cơ sở phân tích về quá trình hình thành và phát triển tính TL của trẻ, họ đều cho rằng tính TL được hình thành qua từng giai đoạn với những biểu hiện phức tạp dần.
Thoạt đầu là bắt chước những hành động của người lớn (lúc này chỉ là hình thức trẻ sao chép một hành động quen thuộc mà trẻ không nhận ra ý nghĩa trong hoạt động đó), sau đó là hoạt động tái tạo theo sáng kiến riêng của trẻ và cuối cùng là hoạt động theo khả năng sáng tạo của trẻ.
Natalya [64], Nguyễn Ánh Tuyết [22].... căn cứ vào khả năng và mức độ phụ thuộc của trẻ trong các hoạt động hàng ngày đã đưa ra các giai đoạn hình thành và phát triển tính TL của trẻ MN:
- Trước tiên trẻ tự làm những công việc trong điều kiện quen thuộc mà không cần nhắc nhở và sự giúp đỡ từ người lớn.
- Tiếp theo trẻ tự hoạt động trong những tình huống mới.
- Sau cùng trẻ tự khẳng định hành vi của mình dưới bất kỳ điều kiện nào mà không cần sự giám sát liên tục của người lớn.
Như vậy, theo các nhà nghiên cứu tính TL của trẻ được hình thành bắt đầu từ bản thân đứa trẻ có nhu cầu tự làm, tự bắt chước những thao tác, hành vi của người lớn để thỏa mãn mong muốn được “tự khẳng định mình”, được làm những công việc “giống như người lớn”. Tiếp theo, tính TL của trẻ được hoàn thiện dần qua quá trình thực hành, rèn luyện trong các hoạt động để tái tạo lại những gì trẻ đã bắt chước được và bước cao hơn đó chính là sự sáng tạo của cá nhân trẻ trong việc vận dụng những gì đã tiếp thu được để giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong thực tiễn hàng ngày.
Dựa trên những nghiên cứu trên, có thể hiểu quá trình hình thành và phát triển tính TL của trẻ như sau:
Giai đoạn trẻ tự thể hiện nhu cầu của cá nhân: Trẻ có nhu cầu được tự làm, tự bắt chước hành động của người lớn và mọi người xung quanh mặc dù không biết khả năng của mình có làm được hay không.
Giai đoạn trẻ tự tái tạo: Trẻ tập làm những công việc giống như người lớn thông qua việc làm hàng ngày, thông qua trò chơi... để tái tạo lại những gì trẻ đã bắt chước được trong những điều kiện, hoàn cảnh quen thuộc.
Giai đoạn trẻ tự lập sáng tạo: Trẻ chủ động tham gia vào hoạt động, hành động, tự giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống theo khả năng, sở thích của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh mới trong thực tiễn hàng ngày.
1.1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc tâm lý tính tự lập của trẻ
Về cấu trúc TL của trẻ được các nhà nghiên cứu (S.A. Zvereva, G.N. Godina, T.A. Vlasova, I. Molnar, T.S. Borisova) quan tâm. Họ đã đưa ra những quan điểm về cấu trúc tính TL của trẻ từ đó định hướng cho quá trình phát triển tính TL cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
S.A. Zvereva coi tính TL của trẻ là một đặc tính của phương thức hoạt động. Theo đó, cấu trúc tính TL của trẻ tương ứng với cấu trúc hoạt động, bao gồm động cơ và hoạt động của cá nhân [92].
Với cách tiếp cận của S.A. Zvereva [92], cấu trúc tính TL của trẻ chứa đựng cả yếu tố tâm lý bên trong (động cơ) và yếu tố bên ngoài (hành vi). Để đạt được động cơ, thỏa mãn nhu cầu bên trong ở trẻ thì thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tính TL đó chính là hành vi trong hoạt động. Đứa trẻ muốn thỏa mãn được động cơ thì phải tham gia vào hoạt động. Thông qua hoạt động thực tiễn, trẻ được tự hành động, thao tác, được khám phá, trải nghiệm trẻ sẽ đạt được động cơ và xuất hiện động cơ mới. Đồng thời, trong hoạt động, cá nhân sẽ bộc lộ rõ hành vi và thái độ của mình. Điều đó đồng nghĩa với tính TL của trẻ được phát triển hơn.
Theo T.A. Vlasova tính TL của trẻ là một hệ thống bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, tình cảm (thái độ) và hành vi [46]. Với cách tiếp cận này, tính TL của trẻ bao gồm khả năng nhận thức về hoạt động của trẻ; xúc cảm, tình cảm thể hiện và hành vi bộc lộ của trẻ trong quá trình hoạt động. T.A. Vlasova nhấn mạnh, ngoài thành phần nhận thức, thái độ thì hành vi là thành phần quyết định chất lượng, kết quả hoạt động của cá nhân này so với cá nhân khác. Ngoài ra, T.A. Vlasova nhấn mạnh, khi trẻ hành động với sự tham gia của ý chí thì hành vi TL của trẻ trở nên chất lượng.
Đồng với quan điểm trên, T.S. Borisova, I. Molnar [Dẫn theo 90], xác định cấu trúc tính TL của trẻ gồm thành phần nhận thức; xúc cảm, tình cảm và hành vi. Theo T.S. Borisova tính TL phụ thuộc vào mức độ phát triển của các chức năng tâm lý (suy nghĩ, trí nhớ, sự chú ý, v.v.). T.S. Borisova cho rằng, trong quá trình hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu sẽ quyết định mức độ phát triển tính TL của trẻ. Xúc cảm, tình cảm hay đó chính là thái độ đi kèm với hành động của trẻ và làm tăng mức độ hành động thể hiện ở trẻ. Nhờ có thái độ tốt được thể hiện trong quá trình hoạt động của trẻ, làm cho hành động trở nên hiệu quả hơn và nhận thức của trẻ được phát triển cùng với quá trình hoạt động.
G.N. Godina [76] thiên về hành vi và thao tác cụ thể khi nhìn nhận về tính TL của trẻ. Theo G.N. Godina, tính TL được xác định bởi mức độ phụ thuộc của trẻ vào người lớn, sự trợ giúp bên ngoài khi trẻ hoạt động. Cụ thể:
Trẻ TL nhưng một phần phụ thuộc vào người lớn
Trẻ TL không phụ thuộc vào người lớn.
Như vậy, cấu trúc TL của trẻ được giải quyết bởi các nhà nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm về các thành phần tính TL của trẻ bao gồm nhận thức, xúc cảm, tình cảm (thái độ) và hành vi được nhiều nhà nghiên cứu đề cập.
Nhận thức
Mặt khác, theo các nhà Tâm lý học Việt Nam [24], cấu trúc của ý thức bao gồm mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt năng động của ý thức. Ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động qui định cấu trúc của ý thức. Trong đó, tính TL được hình thành và phát triển trong hoạt động và được điều khiển bởi ý thức. Vì vậy, các thành phần cấu trúc của hoạt động và ý thức đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của tính TL và chi phối cấu trúc tính tự lập của trẻ.
Dựa trên những phân tích trên, tính TL của trẻ có thể xem xét bao gồm các thành phần: Nhận thức, thái độ và hành vi, điều này được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Nhận thức
Tính TL
Thái độ
Hành vi
Hình 1.1. Các thành phần cấu trúc của tính tự lập của trẻ
1.1.1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ
Các nhà tâm lý học phương Tây như H.A.Witkin & D.R.Goodenough [Dẫn theo 23, tr.11] tìm hiểu sự phát triển tính TL trong lứa tuổi tiền học đường nhận thấy rằng, sự hình thành và phát triển tính TL của trẻ phụ thuộc vào mối quan hệ với bạn bè nhiều hơn là với người lớn.
Các nhà nghiên cứu G.A. Uruntayeva [94], L.S.Vygotsky [45], M.V. Kharlamov [Dẫn theo 90]... đề cao yếu tố cá nhân trong việc hình thành tính tự lập của trẻ. Theo Vygotsky L.S “Sự hình thành tính TL phụ thuộc phần lớn vào mức độ hình thành trí nhớ, suy nghĩ, sự chú ý, lời nói, ... của cá nhân. Nhờ điều này, đứa trẻ có thể đạt được mục tiêu, vượt qua những khó khăn đã phát sinh để hoàn thành nhiệm vụ” [45, tr.94]. G.A. Uruntayeva cho rằng, quá trình hình thành và phát triển tính TL phụ thuộc vào chính khát vọng và ham muốn của trẻ [94].
Các nghiên cứu của N.V. Nikiforova, M.I Baisheva, O.N.Ubranckaia, Vũ Huyền Trinh [Dẫn theo 45], Nguyễn Hồng Thuận [20], đề cao vai trò của gia đình thông qua các tác động có mục đích, thường xuyên và hệ thống của các thành viên trong gia đình trong quá trình hình thành và phát triển tính TL cho trẻ.
N.V. Nikiforova, M.I Baisheva chỉ rõ “cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất của trẻ em, đặt nền móng cho tính cách của con. Từ phẩm chất cá nhân của họ, tình yêu đích thực dành cho trẻ, khả năng nhận thức và xây dựng đúng quy trình nuôi dưỡng của gia đình, tạo ra một không khí gia đình tích cực, hỗ trợ cho trẻ trong hoạt động cũng như sự thành công của trẻ trong hoạt động” [61, tr.3].
N.V. Abdulova [43], Maria Montessori [Dẫn theo19] đề cao yếu tố môi trường trong việc giáo dục tính TL cho trẻ. N.V. Abdulova [43] cho rằng, môi trường giúp trẻ tự thể hiện sáng kiến và sự sáng tạo trong các hoạt động khác nhau. Nâng cao khả năng tự tổ chức và hoàn thành các hoạt động của chính trẻ, thúc đẩy quá trình phát triển tính TL của trẻ.
Maria Montessori quan tâm đặc biệt đến môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Bà đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo đồ dùng, đồ chơi vừa kích cỡ với trẻ và mang tính cảm giác trực quan cho trẻ hoạt động. Montessori nói: “Giáo cụ dành cho việc giáo dục các giác quan của chúng ta sẽ trao cho trẻ chìa khóa hướng dẫn trẻ tự khám phá thế giới của chúng” [dẫn theo 19, tr.76].
A.S Mikerina [90, tr.3], M.V. Kharlamov [Dẫn theo 90], Z.V. Eliseeva [59] xác định các điều kiện tâm lý và điều kiện sư phạm cho sự hình thành và phát triển tính tự lập ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, bao gồm:
- Tổ chức tương tác giữa giáo viên và phụ huynh về sự phát triển tính độc lập và sáng kiến của trẻ trong hệ thống giáo dục gia đình;
- Tạo ra môi trường phát triển theo chủ đề trong trường mầm non nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ và mong muốn giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của người lớn;
- Giáo viên tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm phát triển mọi khả năng ở trẻ em thông qua việc đặt mục tiêu, kế hoạch của hoạt động.
- Vị trí của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ, được đặc trưng bởi khả năng hướng dẫn trẻ đạt được mục tiêu.
M.V. Kharlamov [dẫn theo 72], Z.V. Eliseeva [59], cho rằng các điều kiện tâm lý để hình thành tính TL ở trẻ mẫu giáo là:
- Tích lũy ý tưởng và kiến thức về các hình thức hành vi độc lập, nhận thức của trẻ em về tầm quan trọng của sự độc lập trong các điều khoản cá nhân và xã hội;
- Hình thành thái độ tích cực đối với các hoạt động;
- Sự hình thành các yếu tố tự kiểm soát và lòng tự trọng khi thực hiện các hoạt động.
Đồng vớí quan điểm trên, các nhà nghiên cứu J.H. Xartan, N.V. Pôntaxeva [Dẫn theo 23], Nguyễn Thanh Huyền [7] đã đề cập đến hai điều kiện cơ bản đó chính là các điều kiện sư phạm:
- Thường xuyên bổ sung, mở rộng hiểu biết, các kỹ năng, phương pháp hành động của trẻ;
- Tạo điều kiện để trẻ thể hiện sáng kiến và tính sáng tạo, phát triển hứng thú của trẻ đối với các...ng, giáo dục tính TL cho trẻ nói riêng.
1.3. TÍNH TỰ LẬP CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
1.3.1. Vai trò của tính tự lập đối với sự phát triển nhân cách của trẻ 3 - 4 tuổi
Tính TL có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ 3 – 4 tuổi. Trước hết tính tự lập giúp phát triển thể chất cho trẻ:
Tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi phát triển giúp trẻ sẽ tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động hàng ngày, tăng cường sự phối hợp các vận động tay, chân và toàn bộ cơ thể; các vận động của trẻ trở nên chính xác hơn.
Ví dụ: Trẻ 3 – 4 tuổi biết tự xúc ăn, không rơi vãi. Điều này giúp trẻ tự tin vào bản thân mình trong khi ăn, từ đó trẻ càng cố gắng hơn nữa trong hoạt động và làm cho vận động của trẻ ngày càng được chính xác và hoàn thiện hơn.
Mặt khác, khi trẻ tự tin, tích cực tham gia hoạt động, trẻ vận động nhiều hơn, tâm thế của trẻ thoải mái, vui vẻ, phấn khởi. Sức khỏe tinh thần của trẻ tốt lên.
Bên cạnh đó, tính tự lập còn giúp trẻ phát triển những biểu hiện tâm lý:
Khi tính TL của trẻ 3 – 4 tuổi phát triển, trẻ sẽ tự biết suy nghĩ, biết tư duy để tự biết lựa chọn cách làm, thao tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Trẻ biết tự mặc quần áo, trẻ hiểu và biết mặc cái gì trước, cái gì sau, mặc như thế nào? Trẻ thích thú với việc tự mặc được quần áo, tự đi giày, dépĐiều đó sẽ nâng cao sự hiểu biết của trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tưởng,
Tính tự lập còn làm giàu xúc cảm, tình cảm của trẻ, bởi:
Khi trẻ có tính TL trong hoạt động, đồng nghĩa với việc trẻ được tự làm, tự hoạt động theo nhu cầu, sở thích và quyết định của chính trẻ. Điều đó là cho trẻ rất tự hào, kiêu hãnh để khẳng định mình với người khác, hình thành xúc cảm tình cảm tốt đẹp cho trẻ trong hoạt động.
Tính tự lập phát triển góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi
Khi tính tự lập của trẻ phát triển, trẻ biết thể hiện được nhu cầu, sở thích của mình, thông qua những cử chỉ, lời nói, hành động của trẻ trong hoạt động hàng ngày.
Tính TL của trẻ còn gắn chặt với ý chí, sự nỗ lực của trẻ. Bởi khi trẻ đã tự làm được, ví dụ như trẻ tự mặc quần áo, tự đi giày dép trẻ rất tự hào và nhiều khi còn rất hãnh diện vì mình đã tự làm được. Điều này sẽ khích lệ trẻ cố gắng, nỗ lực hơn trong những hoạt động tiếp theo.
Tính tự lập giúp trẻ 3 - 4 tuổi có khả năng thích ứng, hòa nhập tốt với bạn bè, tập thể:
Khi trẻ TL, trong cuộc sống hàng ngày trẻ dễ dàng thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Ví dụ: Khi trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, tự vệ sinh thân thể, quần áo thì khi có thay đổi về môi trường sống thì trẻ không bị khó khăn trong sinh hoạt, không phụ thuộc vào người khác mà tự bản thân có thể tự làm cho cá nhân mình.
Tóm lại: Tính TL là phẩm chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Tính TL của trẻ 3- 4 tuổi phát triển tốt, là tiền đề cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho giai đoạn tiếp theo.
1.3.2. Cấu trúc tâm lý tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi
Dựa vào các công trình nghiên cứu [24], [90], [93], [68], [45], các thành phần của cấu trúc tính TL của trẻ có thể xem xét gồm các thành phần: nhận thức, hành vi và thái độ. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi các thành phần biểu hiện ở mức độ khác nhau. Trẻ càng lớn, các biểu hiện sẽ càng rõ nét. Với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, cấu trúc tính TL được bộc lộ như sau:
Thái độ
Nhận thức
Hành vi
- Về hành vi: Đây là một trong thành phần trong cấu trúc tính TL bộc lộ rõ hơn, bởi với nhu cầu, mong muốn được làm, được người lớn khen nên trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, tham gia vào chơi. Các biểu hiện về hành vi TL của trẻ trong hoạt động được thể hiện như: Mức độ tự bắt chước, tự làm, tự hành động để hoàn thành được công việc, nhiệm vụ được giao; tính chủ động tìm kiếm phương tiện để thực hiện hoạt động, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn để hoàn thành công việc.
- Về thái độ: Với trẻ 3 – 4 tuổi, vì trẻ đã xuất hiện nhu cầu muốn được làm, muốn khẳng định mình với người khác, vì vậy thái độ của trẻ đã bộc lộ rõ trong quá trình hoạt động như: trẻ thích làm, vui vẻ khi được làm; cố gắng để hoàn thành công việc không bỏ dở công việc, không ỉ lại người khác.
- Về nhận thức: Với thành phần nhận thức ở trẻ 3- 4 tuổi đã bộc lộ, tuy nhiên đây là một trong thành phần được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động. Lúc đầu trẻ xuất hiện nhu cầu nhưng nhu cầu của trẻ lúc này chưa xuất phát từ việc trẻ ý thức được đúng khả năng của mình để đưa ra nhu cầu mà chỉ là thể hiện sở thích, mong muốn và nhu cầu muốn tự khẳng định mình, như “con thích chơi trò chơi này” “con thích làm công việc kia”, “con có thể tự làm”, “để tự con làm”... Trẻ khẳng định “con tự làm được”, “con làm như thế này” mặc dù trên thực tế có thể khả năng của trẻ chưa là được. Dần dần qua quá trình trẻ được làm nhiều lần, với sự hướng dẫn của GV và theo các nhà khoa học, trẻ 3 tuổi đã diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội. Đến 4 tuổi những hành vi mang tính xã hội của trẻ đã bộc lộ rõ hơn.Trẻ sẽ nhận thức được việc làm đó là cần làm hay không cần làm, mình phải làm không ai làm thay mình, đây là công việc của mình.
Như vậy, với trẻ tính TL được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn tuổi và bộc lộ qua các thành phần với mức độ khác nhau. Với trẻ 3 – 4 tuổi, để hình thành và phát triển tính TL cho trẻ, trước hết cần tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, thực hành, luyện tập. Tức trẻ phải được làm đi, làm lại nhiều lần với sự giúp đỡ phù hợp của GV, trẻ sẽ có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen trong hoạt động. Mặt khác, trong quá trình hoạt GV tác động đến thái độ của trẻ, làm cho trẻ biết quan tâm, hứng thú với hoạt động, yêu thích hoạt động, tập trung vào hoạt động, và quá trình đó được lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về hoạt động, dần dần biết điều chỉnh thái độ, hành vi trong hoạt động.
1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi với sự phát triển tính tự lập của trẻ
* Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi
Với trẻ 3 – 4 tuổi, sự phát triển của tất cả các cơ quan và hệ cơ quan vẫn tiếp tục phát triển so với các giai đoạn trước. Các kỹ năng vận động thô phát triển (chạy, nhảy, leo, trèo), các vận động tinh đã có sự tiến bộ, trẻ có thể tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của vận động tinh như chơi lắp ghép – xây dựng, chơi xâu hạt, chơi nấu ăn; thực hiện các hoạt động như tô màu, vẽ, nặn, cắt, xé. Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ có thể tự thực hiện được các kỹ năng lao động tự phục vụ (tự rửa tay, tự rửa mặt, tự đi giày, dép).
Mặt khác, lúc này, khả năng phối hợp giữa vận động thô và vận động tinh trở nên nhịp nhàng hơn. Trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tập thể (thu dọn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp đồ dùng trong gia đình, trong lớp học, tham gia lao động). Đặc biệt giữa bé nam và bé nữ không có sự khác biệt về khả năng vận động. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này do xương trẻ còn mềm, dễ gãy, sự phối hợp giữa các vận động còn chưa khéo léo, linh hoạt. Vì vậy, khi trẻ hoạt động vẫn còn bộc lộ sự vụng về, thiếu sự chính xác. Ví dụ: Khi chơi xếp nhà trẻ còn chưa xếp các khối có sự chồng khít lên nhau; hay sắp xếp đồ chơi trẻ còn chưa ngọn ngàng, ngăn nắp... Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động cho trẻ cần chú ý về sức chịu đựng của xương, cơ, sự phối hợp của các vận động để đưa ra hệ thống các bài tập, tình huống rèn luyện tính TL cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ 3 – 4 tuổi [5].
* Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 3 - 4 tuổi
Ở trẻ ba tuổi, bắt đầu hình thành ý thức bản thân mình và thể hiện cái “tôi”. Bé biết mình là bé trai hay bé gái. Bé thích được làm mọi việc, thích tự chơi theo ý mình. Trẻ thường hay đòi hỏi “ Để con tự làm lấy”, “Con có thể làm được”.Trẻ muốn trở thành người lớn, không muốn can thiệp của người lớn vào hoạt động của mình [24], [80]. Đây chính là đặc trưng của lứa tuổi, trẻ đang muốn tự lập, muốn được làm mọi việc giống như người lớn. Vì vậy, người lớn cần nắm bắt để có tác động phù hợp với trẻ. Người lớn vừa làm, vừa hướng dẫn cho trẻ, khuyến khích trẻ cùng làm, qua đó phát triển tính tự lập cho trẻ.
Về ghi nhớ:
Theo tâm lý trẻ 3 tuổi, khả năng ghi nhớ của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Trẻ có thể nhớ được những nội dung dài như bài thơ, bài hát; nhớ được cách hướng dẫn của người lớn [24], [67]Tuy nhiên, song song với việc trẻ nhớ rất nhanh thì trẻ cũng nhanh quên nếu không được nhắc lại và luyện tập, củng cố thường xuyên.
Về chú ý: Đến độ tuổi này, khả năng chú ý của trẻ tốt hơn. Một số phẩm chất chú ý của trẻ đã có sự thay đổi như khối lượng chú ý tăng đáng kể dưới tác động của ngôn ngữ. Tính bền vững và tính chủ định của chú ý phát triển mạnh [24], [67]. Tuy nhiên, trẻ rất dễ bị chán khi hoạt động bị lặp đi, lặp lại và dễ bị phân tán khi có những tác động bên ngoài. Vì vậy, trong quá trình giáo dục trẻ, người lớn cần chú ý về phương pháp, biện pháp tổ chức, tạo sợ hấp dẫn, giúp trẻ hứng thú hoạt động.
Về tư duy: Nhờ tư duy phát triển, trẻ có thể hiểu biết, nhận thức được vấn đề, tự suy nghĩ và tự đưa ra ý tưởng, cách giải quyết...Với trẻ 3 – 4 tuổi, tư duy đã có những bước phát triển mới, tư duy trực quan chiếm ưu thế. Vì vậy, cần chú ý phát triển tư duy cho trẻ. Đồng thời, cần sử dụng đồ dùng trực quan, hành động mẫu, qui trình hoạt động... để giúp trẻ 3 – 4 tuổi tiếp thu, lĩnh hội, tư duy hiệu quả [24], [67].
* Sự phát triển về mặt ngôn ngữ:
Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 – 4 tuổi phát triển nhanh, khoảng từ 800 – 1926 từ ( nghiên cứu của E.Arkin). Khả năng nghe và hiểu rõ hơn về các cuộc hội thoại. Trẻ có thể làm theo nhiều mệnh lệnh với những đồ vật, sự vật quen thuộc và những hành động liên tục đó không liên quan đến nhau. Ví dụ: Con hãy cất đồ chơi lên tủ và đi rửa tay ăn cơm; các con đi vệ sinh và lên giường đi ngủTrẻ đã sử dụng được câu hoàn chỉnh, hiểu cách giải thích về các sự vật, hiện tượng khi có sự hỗ trợ hoặc quan sát trực tiếp của người lớn. Ví dụ: Con dùng tay vặn vòi nước và làm ướt tayĐây chính là phương tiện giúp trẻ tư duy trong quá trình hoạt động, đồng thời giúp trẻ hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu của GV trong quá trình hoạt động.
* Sự phát triển về tình cảm
Trẻ 3 – 4 tuổi, xúc cảm, tình cảm đã phát triển. Nhận thức của trẻ gắn liền với xúc cảm, tình cảm và ý muốn chủ quan. Trẻ luôn cho mình là đúng và thích được khen. Mặt khác, xúc cảm, tình cảm thể hiện rất rõ trong hành động thực tiễn, khi thành công, thất bại trẻ đã biết bộc lộ thái độ rất rõ ràng. Ví dụ: trẻ chơi xếp nhà cho búp bê. Khi hoàn thành việc xếp nhà và được cô khen trẻ cười rất vui vẻ, còn những trẻ không được cô khen có thể khócVì vậy, trong giáo dục TL cho trẻ 3 – 4 tuổi, GV cần tạo môi trường tâm lý gần gũi, thân thiện; quan tâm đến kết quả hoạt động của trẻ và khen trẻ kịp thời; tạo cảm xúc, tình cảm tốt cho trẻ [24], [67].
* Một số phẩm chất tâm lý khác
Về ý chí: Sau thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè. Ý thức về "cái tôi" được hình thành thì ý chí hình thành và phát triển nhanh. Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động, hoạt động như trẻ kiên trì, cố gắng trong hoạt động, không bỏ dở công việc để đạt được mục tiêu. N.Đ Lêvitốp cũng cho rằng ý chí được hình thành dần trong suốt thời kỳ mẫu giáo [11]. ở trẻ 3- 4 tuổi, trẻ đã có biểu hiện sự nỗ lực ý chí và động cơ có hiệu lực nhất đối với trẻ là tính hấp dẫn (bề ngoài, mang màu sắc xúc cảm) của một hoạt động nào đó.Tuy nhiên, trẻ 3 - 4 tuổi mục đích hoạt động và động cơ hành vi còn trùng nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng. Vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động trong CĐSHHN ở trường mầm non, GV cần tổ chức các hoạt động, các tình huống, các nhiệm vụ và đặt ra những yêu cầu cụ thể, trẻ phải dùng ý chí của bản thân, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
- Về tính sáng tạo
Tính sáng tạo của trẻ đã được bộc lộ và được thể hiện rõ nét trong trò chơi. Trẻ có thể tự lựa chọn đồ dùng thay thế khi bị thiếu (Dùng que làm kim tiêm, dùng xốp làm thuốc ).Trong tổ chức các hoạt động hàng ngày, GV cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, vận dụng hiểu biết của cá nhân vào trong các tình huống thực tiễn nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
1.3.4. Sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ 3- 4 tuổi
Các nhà khoa học S.N.Teplyuk [79], A.A. Lyublinskaya [70], N.Đ Lêvitôp [10], Nguyễn Hồng Thuận [20], Nguyễn Ánh Tuyết [22], Nguyễn Thị Hòa [5], đã chỉ ra rằng tính TL của trẻ không phải sinh ra đã có, nó được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn.
Ngay từ khi sinh ra, mọi trẻ đã xuất hiện nhu cầu, như nhu cầu được ăn, uống... tiếp đến là trẻ có nhu cầu vận động (muốn tự bò, tự đi...), nhu cầu hoạt động với đồ vật (tự lấy đồ chơi, tự chơi một mình [5], [22],...). Lúc này, tính TL của trẻ thuần túy ở các hành động đơn giản để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và biểu hiện mờ nhạt nhưng đó cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển tính TL của trẻ sau này.
+ Từ 1 đến 2 tuổi những biểu hiện về tính TL của trẻ đã rõ hơn. Nhu cầu hoạt động của trẻ ngày một tăng. Trẻ thích được hoạt động với đồ vật, biết thao tác, hành động với đồ vật ( trẻ có thể tự chơi với đồ chơi, tự lấy và cất đồ dùng, đồ chơi ở những nơi thuận tiện). Trẻ biết tự cầm cốc uống nước, nhiều trẻ tự xúc ăn, trẻ tự lấy giày dép của mình [10], [5], [79]... Mặt khác, khi trẻ được thỏa mãn nhu cầu, hay hoàn thành được một việc gì đó được người lớn khen, trẻ đã bắt đầu biết thể hiện qua xúc cảm như thích thú, vui vẻ
+ Trẻ từ 2 đến 3 tuổi, những biểu hiện tính TL tiếp tục được phát triển và biểu hiện rõ hơn so với giai đoạn trước. Trẻ có nhu cầu chơi với đồ chơi, bước đầu biết chơi với bạn nhưng nội dung chơi còn nghèo và dễ bỏ cuộc, biết tự lấy và cất đồ chơi qui định. Trẻ có những hành vi TL trong lao động tự phục vụ (trẻ tự ăn, tự uống, ...), bắt chước những hành động đơn giản của người lớn như (tự chải tóc, tự chọn quần áo, tự đi dép, tự rửa tay). Lúc này hành động của trẻ tuy có thành thạo hơn so với giai đoạn trước nhưng chưa khéo léo, còn phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện và phương pháp hướng dẫn, sự giúp đỡ của người lớn [21], [22], [79].
Ngoài ra, khi được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, trẻ thể hiện bằng sự thích thú, vui vẻ. Khi được người lớn khen trẻ biết thể hiện niềm vui qua ánh mắt, nét mặt và hành động tích cực hơn.
+ Trẻ từ 3 tuổi, tính TL của trẻ đã bộc lộ rõ nét hơn, chẳng hạn hành vi TL của trẻ không chỉ là sự bắt chước đơn thuần những hành động, hoạt động của người lớn mà lúc này trẻ rất thích được tự làm thể hiện qua lời nói “con có thể tự làm”, “để tự con làm”... Trẻ khẳng định “con tự làm được”, “con làm như thế nào” [5], [21], [22]. Trẻ có thể tự làm lấy một số việc trong sinh hoạt hàng ngày (tự rửa tay, rửa mặt, tự xúc cơm, tự chọn quần áo, tự đi giày dép ) [21], [22], [62], [70]. Lúc này, thao tác, hành động của trẻ còn vụng về và thông thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này đã diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội. Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi. Bước chuyển này cũng ở vào thời điểm khởi đầu là cơ sở tốt cho giai đoạn tiếp theo. Đồng thời lúc này, xúc cảm tình cảm của trẻ đã phát triển và bộc lộ rất rõ. Khi được người khác khen trẻ rất thích, vui vẻ, hào hứng, tích cực hoạt động; khi trẻ bị phê bình trẻ có thể khóc.
Trong vui chơi trẻ biết (tự chọn đồ dùng đồ chơi, tự lấy và cất đúng nơi qui định, tự chơi theo ý thích,). Trong học tập (tự thực hiện theo yêu cầu của GV trong giờ học như tự lấy ghế, kê bàn (nếu có thể), tự lấy (chuẩn bị) đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu, tự thực hiện các hoạt động theo yêu cầu, tính chất của giờ học, tự cất đồ dùng, đồ chơi sau khi hoạt động xong).
+ Trẻ 4 tuổi, những thao tác, hành động của trẻ trong hoạt động hàng ngày đã trở nên thành thạo hơn. Lúc này vai trò của người lớn đã giảm dần, trẻ chủ động hơn. Tính chủ động còn thể hiện rõ nét trong hoạt động vui chơi: trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, trong việc lựa chọn bạn cùng chơi, trong việc tự do tham gia vào trò chơi mà trẻ thích [22]. Trẻ thích được tự tay trải nghiệm mọi hoạt động từ trong nhà đến ra ngoài xã hội. Trẻ biết phân biệt rõ mình là người khác, mình là con trai hay con gái, biết so sánh giữa mình với bạn khác. Trẻ rất quan tâm, chú ý đến nhận xét của mọi người đến bản thân mình. Đây chính là những đặc điểm mà trong giáo dục tính TL cho trẻ, người lớn cần quan tâm để có những nhận xét, đánh giá đúng với khả năng của trẻ, giúp trẻ tích cực, nỗ lực hơn trong hoạt động. Đặc biệt những hành vi mang tính xã hội của trẻ đã bộc lộ rõ hơn. Trẻ có thể biết “tại sao phải làm”, “làm để làm gì”, “làm như thế nào”, có thể xem đây là quá trình thực hiện các bước của một hành động mà theo nhà tâm lí học Liên Xô P.Ia.Galperin nghiên cứu về “ Lí thuyết hoạt động về sự hình thành hành động trí tuệ trẻ em” đã chỉ ra để hình thành hoạt động trí tuệ các bước thực hiện hành động không phải đơn thuần là kỹ thuật, là cái thao tác để triển khai một hành động mà thực chất chúng là các hành động đưa "tái diễn" và cải tổ hành động dưới một hình thức mới, vật liệu mới. Các hành động này liên kết với nhau theo tiến trình có trật tự tuyến tính chuyển hoá và cải tổ các hành động từ bên ngoài thành hành động trí óc bên trong [11].
Qua phân tích và minh chứng của các nhà khoa học cho thấy quá trình hình thành và phát triển TL của trẻ 3 – 4 tuổi qua các độ tuổi và trước hết là bộc lộ qua nhu cầu mong muốn của trẻ bởi những hành vi, thao tác bên ngoài, sau đó qua quá trình trẻ được làm đi làm lại, được thực hành qua nhiều hoạt động, trẻ được trải nghiệm qua những cảm xúc, bộc lộ thái độ khác nhau trong hoạt động, dần dần trẻ nhận thức được về hành động, hoạt động để tự hoàn thiện mình hơn.
1.3.5. Những biểu hiện tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi
Theo các nhà nghiên cứu N. Frenck [81], Yuri Serov [98], S.N.Teplyuk [79], A.A. Lyublinskaya [70], Nguyễn Hồng Thuận [20], Nguyễn Ánh Tuyết [21], [22], Trẻ 3 - 4 tuổi tính TL đã được hình thành. Ở trẻ đã xuất hiện nhu cầu, mong muốn tự khẳng định khả năng của mình trong nhiều hoạt động ăn, ngủ, chơi, học... Trẻ có thể tự làm được một số công việc trong những hoạt động hàng ngày.Trẻ có sự cố gắng đạt được kết quả trong hoạt động để được người lớn khen ngợi. Tính TL của trẻ 3 – 4 tuổi được bộc lộ qua những biểu hiện:
Trẻ xuất hiện nhu cầu tự làm, tự bắt chước những công việc của người lớn
Tính TL của trẻ lúc này không chỉ là sự bắt chước đơn thuần những hành động, hoạt động của người lớn mà ở trẻ đã xuất hiện nhu cầu tự khẳng định mình, muốn tự làm, không phụ thuộc vào người lớn như tự làm lấy một số việc trong sinh hoạt hàng ngày (tự rửa tay, rửa mặt, tự xúc cơm, tự chọn quần áo, tự đi giày dép ); trong vui chơi (tự chọn đồ dùng đồ chơi, tự lấy và cất đồ hơi đúng nơi qui định, tự chơi theo ý thích,); Trong học tập (trẻ tự thực hiện theo yêu cầu của GV trong các nhiệm vụ, các tình huống). Một mặt để thỏa mãn nhu cầu tự làm, đồng thời trẻ muốn tự khẳng định mình với mọi người là mình có thể làm được “con tự làm được”, “con có thể làm được”, “để con tự làm” Vì vậy, trong hoạt động, trẻ rất hứng thú, tích cực để đạt được mong muốn, nhu cầu và tự khẳng định mình.
Tuy nhiên, với trẻ 3 - 4 tuổi chưa nhận thức được sự khác biệt giữa ý muốn chủ quan với khả năng thực của trẻ. Vì vậy, các thao tác, hành động của trẻ còn vụng về, thiếu sự chính xác, sự khéo léo. Trẻ chưa hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia nên tính kiên trì, sự nỗ lực chưa cao. Trong hoạt động trẻ có thể bỏ cuộc, không hoàn thành công việc. Tuy nhiên, những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội của trẻ. Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi. Bước chuyển này tuy chỉ là thời điểm khởi đầu nhưng là cơ sở tốt cho giai đoạn tiếp theo [11]. Đồng thời lúc này, xúc cảm tình cảm của trẻ đã phát triển và bộc lộ rất rõ. Khi được người khác khen trẻ rất thích, vui vẻ, hào hứng, tích cực hoạt động; khi trẻ bị phê bình trẻ có thái độ rất buồn và trẻ có thể khóc.
Trẻ tự mình làm được một số việc trong sinh hoạt hàng ngày
Tính TL của trẻ không chỉ được thể hiện ở mong muốn bắt chước người lớn, nhu cầu tự khẳng định mình mà còn bộc lộ rõ nét về hành vi tự làm của trẻ trong các hoạt động hàng ngày như: Tự vệ sinh thân thể (tự rửa tay, trẻ tự rửa mặt, tự chải tóc, tự đi giày dép, tự mặc quần áo.), vệ sinh trong ăn, ngủ (biết tự xúc ăn hết xuất, ăn xong trẻ biết tự cất bát, tự lau mặt, tự lấy nước uống..); Trẻ TL trong hoạt động học (tự lấy và cất đồ dùng học tập, tự thực hiện các nhiệm vụ trong học tập mà cô đưa ra, tự giải quyết các tình huống...); Trẻ TL trong trò chơi (tự lựa chọn các trò chơi, vai chơi, nội dung chơi...)
Trẻ có biểu hiện của sự cố gắng, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ
Đến cuối 4 tuổi tính TL của trẻ đã bộc lộ ở khát vọng mới không trùng lặp với ý muốn của người lớn như (tự chơi theo cách nghĩ của mình, tự làm theo cách riêng của mình), trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của người lớn khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Ví dụ: Khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trẻ biết tự chọn trò chơi, vai chơi, biết tự thể hiện nội dung của vai chơi, tự suy nghĩ để giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
Trẻ muốn được khẳng định mình trước mọi người, muốn được người lớn khen.Vì vậy, trong quá trình hoạt động, trẻ đã thể hiện rõ sự cố gắng như tự suy nghĩ, tự tìm cách giải quyết nhiệm vụ của mình và đạt được kết quả của hoạt động. Ví dụ: khi GV yêu cầu trẻ xếp ngôi nhà cho búp bê với nhiều gối xốp khác nhau. Trẻ mong muốn được tự xếp nhà cho búp bê theo ý muốn của mình, nhưng khả năng của trẻ chưa đủ để thực hiện qui trình xếp một cách dễ dàng nên trẻ đã phải kiên trì, làm đi làm lại, tự điều chỉnh hành động, thao tác của mình để xếp được ngôi nhà theo ý muốn của mình và không bị bỏ dở công việc.
Trẻ rất quan tâm đến nhận xét của mọi người đến bản thân mình. Đây chính là những đặc điểm mà trong giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi, người lớn cần quan tâm để có những nhận xét, đánh giá đúng với khả năng của trẻ, giúp trẻ tích cực, nỗ lực hơn trong hoạt động.
Trẻ bước đầu biểu hiện tự nhận thức về bản thân, về hành động của cá nhân
Lúc đầu là những hành động mang tính bột phát, xuất phát từ ý muốn chủ quan. Đến cuối 3 tuổi và sang 4 tuổi, hành vi mang tính xã hội của trẻ đã bộc lộ rõ hơn. Những hành động bên ngoài đã được chuyển hóa thành hành động trí óc bên trong [Dẫn theo 23]. Bước đầu trẻ có thể nhận thức được mình đang làm gì? Làm như thế nào? Tại sao phải làm việc đó.
Tuy nhiên, lúc đầu, quá trình nhận thức này diễn ra ngay khi trẻ đang hoạt động. (Ví dụ: Khi trẻ đang rửa tay. Cô hỏi: “Con đang làm gì đấy”. Trẻ biết trả lời “Con đang rửa tay”; khi cô hỏi “Tại sao phải rửa tay”, trẻ có thể trả lời với nhiều phương án “Vì tay bẩn”, “vì cô dặn trước khi ăn rửa tay”; cô hỏi “ để rửa tay con phải làm như thế nào”, có trẻ có thể trả lời được qui trình rửa tay, hoặc có trẻ trả lời thiếu một vài bước, hoặc có trẻ chỉ trả lời được một vài bước. Đây là một trong những biểu hiện còn hạn chế đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Cần cho trẻ hoạt động nhiều lần, kết hợp với hướng dẫn và giải thích của GV dần dần trẻ sẽ hiểu và nhận thức về hành động tốt hơn.
Như vậy, có thể khẳng định, tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi đã hình thành và phát triển qua từng giai đoạn với những biểu hiện của lứa tuổi. Để giáo dục tính TL cho trẻ lứa tuổi này không thể thiếu vai trò của người lớn trong các hoạt động để hỗ trợ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn hay những hành vi, thái độ cũng như nhận thức chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh, giúp tính TL của trẻ phát triển.
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.4.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non
1.4.1.1. Vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày trong giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
CĐSHHN một trong những phương tiện rất quan trọng bởi sự đa dạng, phong phú của các hoạt động trong một ngày với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt của GV sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi.
- Trước hết CĐSHHN làm thỏa mãn nhu cầu được tự làm, tự bắt chước những công việc của người lớn trong các hoạt động hàng ngày
Tổ chức CĐSHHN thực chất là GV tổ chức các hoạt động từ đón trẻ, chơi, học, ăn, ngủ, lao động, dạo chơi... tạo cơ hội cho trẻ được tự làm những công việc tự phục vụ cho bản thân (tự rửa tay, tự rửa mặt, tự xúc ăn,), tự bắt chước những công việc của người lớn, thỏa mãn nhu cầu được tự làm, tự khẳng định mình trước người lớn giúp trẻ tự tin hơn trong mọi hoạt động, từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, phát huy được tính TL của mình.
Chẳng hạn, thông qua giờ đón trẻ, GV tạo cơ hội cho trẻ biết tự mình cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định; giờ học, giờ chơi GV trẻ được tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, tự tham gia vào trò chơi, tự đưa ra ý tưởng chơi, tự cất đồ chơi... đến giờ ăn, ngủ, GV tổ chức cho trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự vệ sinh cá nhân...
- CĐSHHN giúp trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân
Trong CĐSHHN các hoạt động được lặp đi, lặp lại và được tổ chức một cách thường xuyên, liên tục với sự đa dạng về nội dung, phương pháp, hình thức và biện pháp tổ chức của GV sẽ là cơ hội để trẻ được tự đưa ra sự lựa chọn, tự quyết định về cách làm, cách chơiđể làm những công việc mà mình thích hay nhiệm vụ được giao.
Chẳng hạn, thông qua các nhiệm vụ GV giao, trẻ được tự đưa ra sự lựa chọn về cách làm, cách giải quyết nhiệm vụ. Hay trong trò chơi, trẻ tự quết định về nội dung chơi, tự đưa ra cách giải quyết các tình huống chơi
- CĐSHHN rèn luyện ý chí, sự nỗ lực của trẻ để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Đây là một trong những biểu hiện rất cần để phát triển tính TL cho trẻ
Thông qua CĐSHHN, GV sẽ đưa ra những nhiệm vụ, những tình huống và trao cho trẻ quyền quyết định. Trẻ tự giải quyết bằng chính khả năng của mình; kết hợp với việc tạo cảm xúc, khuyến khích sự cố gắng, nỗ lực của GV giúp trẻ rèn luyện ý chí, sự nỗ lực trong quá trình hoạt động.
Ví dụ: trong giờ chơi, GV giao nhiệm vụ cho trẻ tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định; trong giờ ăn cơm, GV giao nhiệm vụ cho trẻ tự rửa tay, tự xúc cơm ănhay cô đưa ra những tình huống như: “Xếp nhà cho búp bê”, “Bé tổ chức sinh nhật cho gấu bông” Trong các nhiệm vụ, tình huống GV động viên, khuyến khích, gợi ý giúp trẻ giải quyết tình huống và hoàn thành nhiệm vụ, qua đó tạo cảm xúc thành công và giúp trẻ nỗ lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ .
- Ngoài ra, thông qua việc tổ chức CĐSHHN của GV, trẻ dần dần tự nhận thức về bản thân, ý thức được trách nhiệm của mình
Trong CĐSHHN, trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động. Trong hoạt động trẻ bộc lộ hành vi, thái độ; GV quan sát, điều chỉnh hành vi, thái độ của trẻ sao cho phù hợp với mục đích của hoạt động. Đồng thời, thông qua việc nhận xét, khuyến khích của GV, gia đình đối với trẻ một cách kịp thời, giúp trẻ thích thú, chủ động, và điều chỉnh hành vi, thái độ của mình. Điều đó giúp trẻ dần dần tự nhận thức về bản thân, ý thức được những việc mình phải tự làm, không ai làm cho mình, đây là công việc của mình.
Tóm lại: CĐSHHN có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giáo dục tính TL cho trẻ nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng. GV, phụ huynh cần nhận thức sâu sắc để vận dụng trong quá trình tổ chức CĐSHHN, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.
1.4.1.2. Nội dung chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
Các tác giả Sheryl [39], Deborah Stewart [31],... đã xây dựng nội dung CĐSHHN gồm các hoạt động khác nhau từ khi đến trường đến khi ra về, bao gồm: trẻ vận động theo nhạc, chơi trò chơi vận động, tiếp theo trẻ hoạt động trong các góc chơi theo sở thích, nhu cầu cá nhân, trẻ tự thực hiện những hoạt động ôn luyện, thử nghiệm, trải nghiệm với nội dung mới để chuẩn bị cho hoạt động của ngày tiếp theo.
G. A. Soltseva [58] đã thiết kế nội dung của từng hoạt động trong CĐSHHN cho trẻ 3- 4 tuổi và rất quan tâm đến việc thiết kế các nội dung trong từng hoạt động hướng tới mục đích giáo dục tính TL cho trẻ. Chẳng hạn, thời điểm đón trẻ (tiếp nhận trẻ em, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, trò chuyện với cha mẹ trẻ, dạy trẻ tự cởi quần áo, gấp quần áo, cho quần áo và tủ, tự mặc đồng phục thể dục, tự chọn trò chơi....)
Các tác giả Nguyễn Thị Hòa [5], Hoàng Thị Phương [16], Nguyễn Thanh Huyền [7],... đã chỉ ra nội dung CĐSHHN của trẻ bao gồm các hoạt động: Đón trẻ, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi, ăn, ngủ, sinh hoạt chiều, trả trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (2009) CĐSHHN của trẻ mẫu giáo bao gồm các hoạt động: Đón trẻ, chơi, thể dục sáng; học; chơi, hoạt động ở các góc; chơi ngoài trời; ăn bữa chính; ngủ; ăn bữa phụ; chơi, hoạt động theo ý thích; trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ.
Như vậy, trong các nghiên cứu về nội dung CĐSHHN dành cho trẻ 3 - 4 tuổi, cho thấy, các nhà nghiên cứu đều đề cập về nội dung các hoạt động trong CĐSHHN bao gồm: Đón trẻ, học, chơi, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ, sinh hoạt chiều, trả trẻ. Luận án sử dụng linh hoạt các hoạt động trong CĐSHHN làm phương tiện để giáo dục tính TL cho trẻ thông qua việc tổ chức thường xuyên các hoạt động trong ngày, tạo cơ hội cho trẻ 3 - 4 tuổi được tự làm, tự chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, khuyến khích trẻ tự hoàn thành các nhiệm vụ, tình huống trong các hoạt động, qua đó giáo dục tính TL cho trẻ.
1.4.2. Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non
1.4.2.1. Mục tiêu giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non
Mục tiêu giáo dục tính TL cho trẻ là hướng tới giáo dục về hành vi tự lập (trẻ biết tự làm một số công việc theo quyết định của cá nhân, biết thực hiện các nhiệm vụ được giao; hình thành cho trẻ thái độ tốt trong hoạt động (nhu cầu, hứng thú, ý thích của trẻ trong hoạt động) và g... tay phải,tay trái của bản thân
BẢN THÂN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Nói được tên tuổi,giới tính
* Thơ: Trăng sáng, Cái lưỡi, Đôi mắt của em.
* Truyện: Mỗi người một việc.
- Ca dao, đồng dao: Thằng bờm, tay đẹp.
PHÁT TRIỂN TÌNH TC-KNXH
- Nhận biết biểu lộ cảm xúc vui buồn,sợ hải,tức giận,ngạc nhiên qua nét măt ,cử chỉ,giọng nói.
- Góc xây dựng, l¾p GHÐP: L¾p ghÐp ®Ìn «ng sao, bánh kẹo, hoa quả, các loại đèn trong ngày tết trung thu.
- Gãc đóng vai: Gia đình, đưa con đi chơi trung thu. Bán hàng: Các loại hoa, quả, bánh kẹo, đèn thung thu.
- Góc KPKH/ Thiên nhiên: Chăm sóc cây nhặt lá, xếp hình, xếp hoa tìm hiểu tết trung thu, các hoạt động của ngày tết trung thu.
- Góc tạo hình: T« mµu, vÏ ®Ìn «ng sao, chơi với đất nặn.
- Góc âm nhạc: Múa hát về tết trung thu, chơi với các loại nhạc cụ âm nhạc.
- Góc thư viện (sách, tranh truyện): Xem sách, tranh, ảnh, làm album về ngày tết trung thu
- Góc thư giãn: Trẻ hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn.
- TCVĐ: Về đúng nhà, chó sói sấu tính, tao dáng, đuổi bóng
- TCDG: Lộn cầu vòng, Bịt mắt bắt dê,tập tầm vông
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Âm nhạc:
- Hát,VĐ theo nhịp,phách: Rước đèn dưới trăng, Hãy xoay nào, Nào chúng ta cùng tập thể dục, Tay thơm tay ngoan...
- Nghe hát: Chiếc đèn ông sao, Ru em (Dân ca), khúc hát ru của người mẹ trẻ.
- TCÂN: Nghe hát nhận bạn.
* Tạo hình:
- Thực hiện các bài tập tạo hình trong vở theo chủ đề: tô màu đèn lồng, tô màu mũ bé trai, bé gái, trang trí khăn mùi soa
- Nặn: Tô màu chiếc đèn lống, Tô màu mũ bé trai, bé gái, Nặn vòng tay, Trang trí khăn mùi soa.
MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
Chủ đề Nhánh: Ngày 20/10
Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/ 10 – 19 / 10/2018
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ, trò truyện với trẻ về cách tự chăm sóc và bảo vệ cơ thể để tránh bệnh tật.
- Trao đổi với phụ huynh về một số nội dung cần giáo dục nề nếp, thói quen tốt cho trẻ, một số cách thức chăm sóc cơ thể trẻ.
- Tập thể dục sáng các động tác kết hợp các bài hát trong chủ đề.
Hoạt động học có chủ định
Tạo hình
Trang trí khăn tay
KPKH
Trò chuyện ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Thể dục:
Tung bắt búng với người đối diện.
Âm nhạc
- Dạy vđ minh họa: Cô và mẹ
- Nghe: Bàn tay mẹ
- TCAN: Nghe hỏt nhận bạn
Văn học:
Thơ: Cô dạy
Chơi ở các góc
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng vườn hoa
- Góc đóng vai: Bán hoa, quà tặng 20/10
- Gúc KPKH/ Thiên nhiên: Khám phá ngày 20/10, chăm sóc chậu cây hoa.
- Gúc TH: Tô vẽ, xộ, nặn, cắt dán quà tặng cô, bà, mẹ
- Góc âm nhạc: Hát múa về ngày 20/10
- Góc thư viện (sách, tranh truyện): Xem sách, tranh, ảnh, làm amlbum ngày 20/10
- Góc thư giãn: Trẻ chơi theo ý thớch.
Hoạt động ngoài trời
- Q/Scó chủ đích: Quan sát vườn hoa cây cảnh
- TCVĐ: Tạo dáng,đuổi búng
- TCDG: Tập tầm vụng - Chơi theo ý thích.
Hoạt động chiều
- (ÂN) Cô và mẹ,(Thơ):Cô dạy, (TD) Tung bắt búng với người đối diện
- Rèn thao tác rửa tay, rửa mặt, rèn trẻ nhận biết các ký hiệu nề nếp của mình, cách gài khuy áo, đeo ba lô, đội mũ, đeo khẩu trang, đi dép, chơi tự do ở các góc xem video clip về các bạn trai, bạn gái
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần
TRƯỜNG MN THỰC HÀNH Mục tiêu chủ đề: Bản thân
LỚP MG BÉ Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày: 01/10/-26/10/2018)
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Trẻ tự phối hợp tay mắt trong vận động: + Tung bắt bóng với người đối diện, bắt được 3 lần, không rơi bóng.
-Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: +Bò chui qua cổng.
- Trẻ tự nhận biết một số thực phẩm cùng nhóm: + Thịt, cá có nhiều chất đạm. Rau, quả chín có nhiều vitamin.
- Trẻ nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau, trẻ tự nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Trẻ tự sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.
- Trẻ tự nói được họ và tên tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trẻ tự sử dụng được các từ như: ‘mời cô”, “mời bạn”” xin phép”, “thưa””dạ”phù hợp với tình huống.
PHÁT TRIỂN TÌNH TC-KNXH
- Trẻ tự nói được điều trẻ thích, không thích, những việc gì bé có thể tự làm được.
- Trẻ tự nhận biết cảm xúc vui, buồn qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh ảnh.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
-Trẻ tự biết lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát.
CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN - KẾ HOẠCH TUẦN III
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY 20/10
Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/ 10 – 19 / 10/2018
Tổ chức thực hiện
NỘI DUNG
YÊU CẦU
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đón trẻ, chơi theo ý thích
- Trẻ biết tự
chào hỏi
- Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi
- Trẻ tự giác tham gia vào các hoạt động, tự lựa chọn đồ chơi, tự chơi
- Cô đón trẻ, nhắc nhở trẻ tự biết chào hỏi cô giáo, ông bà,cha mẹ; tự cởi áo, mũ, giày, dépvà cất đúng nơi qui định
- Trẻ tự chọn góc chơi và tự chọn trò chơi, tự chọn đồ chơi, tự chơi theo ý thích.
+ Có thể kết hợp xem tranh về những công việc bé tự phục vụ bản thân (tự rửa tay, tự rửa mặt, tự chải tóc, trò truyện với trẻ về cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể để tránh bệnh tật.
- Trao đổi với phụ huynh và thống nhất về sức khỏe của trẻ, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Thể dục sáng
- Thứ 2, 4, 6 tập bài tập PTC
- Thứ 3, 5 Tập kết hợp bài “đoàn tàu nhỏ xíu”
- Trẻ tự biết xếp hàng theo hiệu lệnh của nhạc, sự điều khiển của GV
- Trẻ tự tập thể dục buổi sáng các động tác kết hợp các bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”.với sự điều khiển của GV
a. Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tàu ra sân hát “đoàn tàu nhỏ xớu” kết hợp các kiểu đi
b.Trọng động:
- ĐT hô hấp:
CB TH
- ĐT tay vai
CB. 4 1.3 2
- ĐT bụng lườn:
CB.4 1.3 2
- ĐT bật
cb. 2,4 1.3
- Thứ 2, 4, 6 tập bài tập PTC
- Thứ 3, 5 Tập kết hợp bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
c. Hồi tĩnh: Trẻ tự làm chim bay nhẹ nhàng.
ĐIỂM DANH
- Trẻ biết quan tâm
tới bạn bè xung quanh.
- Cô gọi tên từng trẻ điểm danh hoặc cho trẻ các tổ tự phát hiện bạn vắng trong ngày, biết nguyên nhân vì sao bạn vắng.
- Cô cập nhật tên trẻ vắng vào sổ theo
dõi nhóm, lớp.
CHƠI Ở CÁC GÓC
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức
hoạt động
GÓC ĐÓNG VAI
Trò chơi gia đình, bán hoa, quả, quà tặng 20/10.
- Trẻ tự biết chọn trò chơi, vai chơi, thể hiện hành động của vai chơi.
- Bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bán hàng, giấy, báo cũ...
- GV giới thiệu góc chơi, đồ chơi cho trẻ tự chọn trò chơi, vai chơi.
- Cô cho trẻ tự chơi, GV theo dõi, gợi ý về nội dung chơi, hành động của vai chơi.
- Tạo tình huống, để mở rộng nội dung chơi của trẻ
GÓC XD GHẮP HÌNH,LẮP GHÉP
Xây dựng vườn hoa
Trẻ biết tự lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng và lắp ghép thành các đồ chơi, thành bồn hoa...
Các loại sỏi, que kem, thanh gen, đất nặn, gạch, cây, hoa
GV để trẻ tự xây, gợi ý khi trẻ gặp khó, đưa ra ý kiến cùng bàn với trẻ.
GÓC TẠO HÌNH
Tô, vẽ, nặn, dán quà tặng cô, bà, mẹ
Trẻ tự chọn hoạt động theo ý thích để làm quà tặng cô, bà, mẹ.
- Tranh cho trẻ tô màu, bút sáp màu, giấy A4, keo, giấy màu, đất nặn,..
GV quan sát, theo dõi, gợi ý để trẻ tự hoàn thành sản phẩm tặng mẹ, cô, bà
GÓC KPKH/THIÊN NHIÊN
Trẻ tự chăm sóc cây, hoa trong góc thiên nhiên
Trẻ biết ý nghĩa của ngày 20/10, biết tự chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện để tự chăm sóc cây, hoa...để hoa làm đẹp cho trường, lớp
Các đồ dùng, đồ chơi như: Chậu hoa, bình tưới cây, dụng cụ xới đất, khăn lau
Cô gợi ý để trẻ tự lựa chọn đồ dùng, dụng cụ, tự lựa chọn công việc để chăm sóc cây, lau cá, tưới cây
GÓC THƯ VIỆN
Xem sách, tranh, ảnh, làm amlbum ngày 20/10
Trẻ biết tự lựa chọn tranh, ảnh, sách, xem tranh và trò truyện về tranh. Trẻ tự biết chọn tranh và làm thành bộ tranh theo ý thích
Tranh, sách liên quan đến chủ điểm, đến ngày 20/10
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ xem tranh, tự kể về nội dung trong tranh, gợi ý trẻ cách lựa chọn hình ảnh và cùng làm thành amlbum
GÓC ÂM NHẠC
Trẻ hát múa những bài hát về ngày 20/10
Trẻ tự biết hát, múa và biểu diễn các bài hát về ngày 20/10, tự sử dụng các dụng cụ âm nhạc
Dụng cụ âm nhạc: đàn, phách tre, sắc sô
Cô tham gia cùng trẻ, quan sát, gợi ý khi cần thiết
GÓC THƯ GIÃN
Trẻ tự chơi theo ý thích.
Trẻ được thư giãn, nghỉ ngơi sau hoạt động ở các góc.
- Xốp trải thảm, một số tranh ảnh, nhạc...
GV bao quát trẻ, trò truyện, chơi cùng trẻ.
Kế hoạch ngày
Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Trang trí khăn tay tặng mẹ
1.Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tự lựa chọn và kết hợp cách vẽ bằng các đường nét cong tròn, nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo thành các hình vẽ đơn giản và trang trí khăn tay theo ý thích.
- Trẻ biết lựa chọn màu sắc để tô màu đẹp, kín
b. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tự bố cục, biết lựa chọn màu sắc để trang trí thành khăn tay đẹp và sáng tạo theo ý thích riêng.
- Trẻ có kỹ năng cầm bút đúng và vẽ thành thạo.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, bà, mẹ.., biết tự tạo sản phẩm đẹp, yêu quý, giữ gìn sản phẩm tạo ra.
2.Chuẩn bị
- GV: GAĐT, tranh mẫu, Khăn mùi xoa thật được vẽ trang trí
- Cháu: Vở tạo hình, sáp màu
3.Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động
của trẻ
* Hđ1: ổn định tổ chức
- Cô tạo tình huống: Món quà tặng mẹ
Nhân ngày 20-10
- Cô đàm thoại cùng trẻ về món quà cô chuẩn bị tặng mẹ nhân này 20-10
- Cho trẻ q/s khăn tay:
+ Đây là cái gì? Dùng để làm gì?
- Đây là cái khăn tay, dùng để lau mặt, lau tay khi tay bị bẩn, ra mồ hôi
+ Khi dùng khăn tay các con phải làm gì để khăn luôn sạch, đẹp
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
* Hđ2: Quan sát khăn tay đã được trang trí
- Xem trên tay cô đang có gì?
- Ai có nhận xét gì về chiếc khăn tay?
- Để khăn tay trở nên đẹp, cô đã trang trí như thế nào?
- Bây giờ các con cùng cô trang trí khăn tay tặng mẹ nhé?
+ Chiếc khăn tay
- Trẻ tự nói theo hiểu biết
+ Dùng để lau mặt..
+ Trẻ tự nói về hình dạng? Màu sắc
- Trẻ tự nhận xét
(Cô vẽ, tô màu,)
* Cô làm mẫu, phân tích các bước thực hiện.
- Các con cùng quan sát xem cô làm thế nào nhé!
- Cô có những gì đây?
- Cô sẽ dùng những chiếc bút màu này để trang trí cho chiếc khăn tay
Đầu tiên, cô ngồi thẳng lưng, ngồi thật thoải mái, không cúi gần sát vào tranh, tay phải cô cầm bút màu, cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cầm vào phần giữa thân bút, không cầm thấp quá hay cao quá khi tô màu sẽ không đẹp, cô tô màu lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, tô thật đều, không để màu bị chờm ra ngoài. Cô vẽ thêm hoa vào khăn để khăn tay đẹp hơn.
* Hđ3: Cho trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
(Trẻ thực hiện trên nền nhạc của bài “bàn tay mẹ”)
- Cho trẻ tự nói ý tưởng trang trí khăn của mình
- Trẻ tự thực hiện, cô quan sát trẻ, gợi ý khi cần thiết
- Con đang làm gì vậy?
- Con tô màu/vẽ như thế nào?
- Con đang vẽ hình gì?
- Con thích trang trí những gì trong hình vẽ?
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của GV
- Trẻ tự thực hiện
- Cô quan sát theo dõi, gợi ý giúp đỡ trẻ khi cần
* Hđ4: Nhận xét sản phẩm
*Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ tự mang sản phẩm lên trưng bày sản phẩm
- Cô đàm thoại cùng trẻ: + Con thích chiếc khăn tay
nào nhất? Vì sao con thích?
+ Con sẽ tặng khăn cho ai? Vì sao?
- Cô nhận xét chung: Cô so sánh với tranh mẫu của cô.
- Cô nhận xét chung: Động viên trẻ tô màu đẹp, những chiếc khăn tay chưa hoàn thiện chiều nay cô cùng các con sẽ hoàn thiện để trưng bày ngoài cửa cho bố mẹ cùng xem.
- Trẻ tự mang sản phẩm lên trưng bày
- Trẻ tự quan sát và tự chọn sản phẩm đẹp theo ý của mình
- Trẻ tự nói theo hiểu biết
II. CHƠI Ở CÁC GÓC:
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng vườn hoa.
- Góc đóng vai: Bán hoa, làm quà tặng cô, mẹ, bà, bạn 20/10
- Góc KPKH/ Thiên nhiên: Khám phá ngày 20/10, chăm sóc chậu cây hoa.
- Góc âm nhạc: Hát múa về ngày 20/10
- Góc thư viện (sách, tranh truyện): Xem sách, tranh, ảnh, làm amlbum ngày 20/10
- Góc thư giãn: Trẻ chơi theo ý thích.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có chủ đích
- Quan sát vườn hoa, cây cảnh
a. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được các loại cây, hoa về tên gọi, đặc điểm
- Tạo cho trẻ tâm thế, tinh thần, trạng thái thoải mái sau những giờ học trong lớp.
- Hình thành cho trẻ tính chủ động, tự làm trong hoạt động cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ, tự chăm sóc cây, chơi đoàn kết.
b. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, rộng rãi để trẻ hoạt động.
- Cây xanh, cây hoa
* Quan sát và đàm thoại
- Đây là cây gì?
- Ai có nhận xét gì về cây? để cây mang lại màu xanh và làm đẹp cho môi trường, các con phải làm gì?
2. Chơi vận động:
* TCDG: Tập tầm vông
* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một hạt hồng xiêm, vú sữa
a. Cách chơi
- Chơi tập thể: Cô cùng chơi với trẻ thông qua bài hát: “tập tầm vông” vừa hát, vừa mô phỏng động tác theo lời bài hát.
- Chia nhóm chơi
b. Luật chơi: Nếu đoán đúng là thắng, đoán sai là thua phải lặc lò cò một vòng.
3. Chơi tự do
- Cho trẻ tự chọn trò chơi và chơi theo ý thích
- Cô theo dõi trẻ và giúp đỡ khi trẻ cần
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cho trẻ tự làm quà tặng mẹ, tặng bà, tặng chị,tặng cô (Tự vẽ hoa, vẽ tranh, trang trí thiệp)
- GV giao nhiệm vụ cho trẻ; “Bé vệ sinh đồ dùng đồ chơi cùng cô”; giải quyết các tình huống trong hoạt động.
- Chơi tự do: Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi, tự làm việc cùng cô
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
TRƯỜNG MN THỰC HÀNH
ĐỘ TUỔI: MẪU GIÁO BÉ
Mạng nội dung chủ đề
Thời gian: 4 tuần:Từ ngày: 04/ 03- 29/03/ 2019
Ph¬ng tiÖn, quy ®Þnh giao th«ng, mùng 8/3
Một số PTGT đường hàng không – đường sắt
- Tên một số PTGT đườnghàng không – đường sắt.
- Một số đặc điểm cấu tạo của 1 số PTGT đường hàng không
Quy ®Þnh giao th«ng
- Mét sè quy ®Þnh giao th«ng ®ường bé, ®ường s¾t (khi ®i bé,
- Thùc hµnh quy ®Þnh an toµn giao th«ng
- ChÊp hµnh quy ®Þnh giao th«ng ®Ó ®¶m b¶otoµntÝnh m¹ng cho m×nh vµ cho mäingêi
- NhËn biÕt nh÷ng hµnh vi ®óng, khi tham gia giao th«ng nh÷ng quy ®Þnh vÒ ATGT
Một số PTGT đường bộ - ngày 8/3
- Một số PTGT đường bộ.
- Một số đặc điểm cấu tạo cửa 1 số PTGT đường bộ.
- Lợi ích của các loại PTGT
- Tên gọi của người điều khiển PTGT
- Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày hội
- Các hoạt động trong ngày hội (múa hát, văn nghệ chúc mừng, chăm ngoan, học giỏi, vâng lời... tặng những món quà có ý nghĩa cho bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái
- Tình cảm thái độ của mọi người đối với những người phụ nữ (kính trọng, biết ơn, giúp đỡ bình đẳng giới, và không phân biệt đối xử...
Một số PTGT đường thủy
- Một số PTGT đường thủy
- Một số đặc điểm cấu tạo cửa 1 số PTGT đường bộ.
- Lợi ích của các loại PTGT
- Tên gọi của người điều khiển PTGT
- Y nghĩa, nguồn gốc của ngày hội
- Các hoạt động trong ngày hội (múa hát, văn nghệ chúc mừng, chăm ngoan, học giỏi, vâng lời...tặng những món quà có ý nghĩa cho bà, mẹ , cô giáo và các bạn gái - Tình cảm thái độ của mọi người đối với những người phụ nữ (kính trọng, biết ơn, giúp đỡ bình đẳng giới, và không phân biệt đối xử...
TRƯỜNG MN THỰC HÀNH
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Giáo dục dinh dưỡng , sức khỏe:
- Trò chuyện với trẻ về một số QĐGT phổ biến, giáo dục, nhắc nhỏ trẻ nghiêm túc chấp hành QĐGT để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình,cho mọi người
* Vận động:
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Cầm bóng đi trong đường dích zắc, tung bóng cho bạn
- Bật tiến về phía trước, ném trúng đích thẳng đứng
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* KPKH
- Ngày hội của bà, mẹ, cô giáo- Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
- Trò chuyện đàm thoại về PT và QĐGT
- Một số PTGT
- Một số QĐGT, thực hành ATGT trên sân trường
* Toán
- Đếm các PTGT: Nhận biết một số loại biển báo giao thông
- Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng
- Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ dài hơn, ngắn hơn
GIAO THÔNG VÀ NGÀY 8/3
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* LQ Văn học :
- Cung cấp mở rộng vốn từ về thế giới đông vật
- Kể chuyện đọc thơ, đồng dao, ca dao về các PTGT, QĐGT
Mô tả từng loại PTGT
+ Thơ: Bé và mẹ, khuyên bạn, đèn GT, không vứt rác ra đường, xe chữa cháy, con đường của bé, xe cần cẩu, đàn kiến nó đi
+ Chuyện: Xe lu và xe ca, xe đạp con trên đường phố, kiến con đi xe ô tô, qua đường
PHÁT TRIỂN TÌNH TC-KNXH
- Góc đóng vai: B¸c l¸i xe, em là cảnh s¸t GT, b¸n vÐ tµu, xe ®i du lÞch th¨m quan.
- Góc xây dựng: lắp: BÕn xe kh¸ch, b·i ®ç xe, xây ngã tư đường phố, vườn hoa.
- Góc tạo hình: Tô màu, vÏ, nÆn, xÐ, cắt d¸n tranh ¶nh một số PTGT, biển báo giao thông, dán gậy chỉ huy giao thông,hoa
- Góc âm nhạc: Hát múa vÒ c¸c lo¹i PTGT, người phụ nữ, chơi với các nhạc cụ âm nhạc
- Góc KPKH/ TN: Đếm các PTGT: Nhận biết một số loại biển báo giao thông, biết hình tròn,hình vuông ,hình tam giác, hình chữ nhật, tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu hình dạng, nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của 2 đối tượng,sử dụng đúng từ dài hơn,ngắn hơn: Ngày quốc tế phụ nữ 8/3,PT và QĐGT. Chăm sóc cây, nhặt lá, xếp hình, gieo hạt, quan sát sự nảy mầm của hạt, chơi vật chìm nổi
- Góc thư giãn: Trẻ chơi hoạt động theo ý thích.
- Trò chơi học tập: Đoán xem ai vào, ai đoán đúng
- Trò chơi dân gian: Nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ
- Trò chơi vận động: Thuyền vào bến, đèn xanh, đèn đỏ, máy bay
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Âm nhạc:
- Hát: Đường em đi,em tập lái ô tô,ngày vui mùng 8/3,cháu yêu bà,nhớ lời cô dặn,đi trên vỉa hè
- Nghe hát: Anh phi công ơi, đi đường 9 tự biên), gữi anh 1 khúc dân ca, từ một ngã tư đường phố, du con, khúc hát ru người mẹ trẻ
- VĐ minh họa,vỗ gõ theo theo nhịp phách, lời ca
T CÂN: Ai đoán giỏi
*Tạo hình:
- Thực hiện các bài tập tạo hình trong vở theo chủ đề: Xếp dán thuyền trên không, dán đèn giao thông, vẽ ô tô, vẽ đoàn tàu
- Vẽ: ô tô, vẽ hoa tặng cô.
LỚP MG BÉ
MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ NHỮNG QĐGT,MÙNG 8/3.
Thời gian: 4 tuần: Từ ngày: 04/ 03- 29/03/ 2019
TRƯỜNG MN THỰC HÀNH
Chủ đề: GIAO THÔNG
Lớp MG BÉ Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày: 04/03 - 29/03/2019)
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
- Trẻ biết tránh 1 số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
+ Không cười đùa trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt
+ Không tự lấy thuốc uống
+ Không leo trèo lên bàn ghế, lan can
+ Không nghịch các vật sắc nhọn
+ Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC
- Quan tâm, hứng thú với các sv hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sv, hiện tượng, hay tự đặt câu hỏi về đối tượng
- Tự nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sv hiện tượng quen thuộc khi được hỏi
- Tự mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo
PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ
- Tự kể lại chuyện đơn giản khi được nghe với sự giúp đỡ của người lớn
- Tự bắt trước giọng nói của nhân vật trong chuyện
PHÁT TRIỂN TÌNH TC-KNXH
- Tự nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh
PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ
- Tự thể hiện niềm vui trước cái đẹp, chú ý say sưa nhìn, ngắm và nói lờn cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng...) của tác phẩm tạo hình
- Tự tạo ra các sản phẩm theo ý thích
CHỦ ĐỀ: BÉ VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 tuần
(Từ ngày 05/03 -> 30/03/2018)
Kế hoạch chủ đề: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NGÀY 8/ 3
Thời gian thực hiện: (Từ ngày 05 -> 9/03/2018)
Tổ chức hoạt động
NỘI DUNG
YÊU CẦU
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đón trẻ
- Trẻ biết tự
chào hỏi
- Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi
- Trẻ tự giác tham gia vào các hoạt động, tự lựa chọn đồ chơi, tự chơi
- Cô đón trẻ, nhắc nhở trẻ tự biết chào hỏi cô giáo, ông bà, cha mẹ; tự cởi áo, mũ, giày, dépvà cất đúng nơi qui định
- Trẻ đăng ký góc chơi và tự chọn trò chơi, tự chọn đồ chơi, tự chơi theo ý thích.
+ Có thể kết hợp xem tranh về những công việc bé tự phục vụ bản thân (tự rửa tay, tự rửa mặt, tự chải tóc, trò truyện với trẻ về cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể để tránh bệnh tật.
- Trò chuyện với trẻ về ngày 8/3- ngày quốc tế phụ nữ.
2. Thể dục sáng
- Tập bài tập PTC
-Trẻ tự tham gia, tự xếp hàng và thực hện thao yêu cầu của GV
-Trẻ hứng thú khi được tập thể dục
*Khởi động:
Trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc, kết hợp các kiểu đi,chạy tốc độ khác nhau,sau đó cho trẻ về 4 hàng dọc giãn đều.
*TPTC: Tập 4 nhóm ĐT
-Hô hấp: Hít vào thở ra 4- 6 lần
-Động tác phát triển cơ tay và cơ bả vai: Đưa tay sang ngang ra phía trước
-Động tác phát triển cơ lưng- bụng: Đứng quay người sang hai bên
-Động tác phát triển cơ chân: Nâng cao chân,gập gối
=>Mỗi một động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp
*Hồi tĩnh: Đi bộ với nhịp chậm dần và dậm chân tại chỗ
3. Điểm danh
- Trẻ tự biết quan tâm
tới bạn bè xung quanh.
Điểm danh bằng cách cho từng tổ quan sát tự phát hiện xem có bạn nào vắng không
CHƠI Ở CÁC GÓC
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
GÓC ĐÓNG VAI
Chơi làm mẹ, làm cô giáo, tổ chức ngày 8/3
- Trẻ biết tự nhận vai chơi, tự thể hiện hành động vai chơi
- Sách, bút mầu, tranh hoa, quà,
- GV giới thiệu góc chơi, đồ chơi cho trẻ tự chọn trò chơi, vai chơi.
- Cô cho trẻ tự chơi, GV theo dõi, gợi ý về nội dung chơi, hành động của vai chơi.
- Tạo tình huống, để trẻ tự giải quyết tình huống, mở rộng nội dung chơi của trẻ
GÓC XD/GH
LẮP GHÉP
Xây dựng – lắp ghép các món quà, đồ chơi tặng bà, tặng mẹ ngày 8/3
Trẻ tự biết sử dụng các nguyên liệu để lắp ghép tạo thành sản phẩm, gọi tên sản phẩm
Đồ chơi lắp ghép, phế liệu, vật liệu
GV để trẻ tự xây, gợi ý khi trẻ gặp khó, đưa ra ý kiến cùng bàn với trẻ.
GÓC TẠO HÌNH
Vẽ, tô màu, dán tranh hoa, quà tặng mẹ, bà, cô giáo nhân ngày 8/3
Trẻ biết sử dụng kỹ năng tạo hình đã học, sử dụng những đường nét, màu sắc cơ bản để vẽ, tô màu,
- Tranh cho trẻ tô màu, bút sáp màu, giấy A4
GV quan sát, theo dõi, gợi ý để trẻ tự hoàn thành sản phẩm tặng mẹ, cô, bà
GÓC KPKH/
THIÊN NHIÊN
Xếp, so sánh các loại đồ chơi theo số lượng, hình dạng, kích thước, Chăm sóc cây, tỉa lá cho cây, theo dõi sự phát triển của cây.
Trẻ tự biết xếp và so sánh
Trẻ biết các thao tác lao động và biết sử dụng các dụng cụ phù hợp
Đồ chơi, món quà,
- Các đồ dùng như: Chậu hoa, bình tưới cây, dụng cụ xới đất
Cô gợi ý để trẻ tự lựa chọn đồ dùng, dụng cụ, tự lựa chọn công việc để chăm sóc cây, lau cá, tưới cây
GÓC THƯ VIỆN
Xem và kể chuyện theo tranh về ngày 8/3
Trẻ biết lật giở từng trang sỏch, biết kể truyện theo tranh và hiểu nội dung trong tranh
Tranh, sách liên quan đến ngày 8/3
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ xem tranh, tự kể về nội dung trong tranh, gợi ý trẻ cách lựa chọn hình ảnh và cùng làm thành amlbum
GÓC ÂM NHẠC
Hát, múa các bài hát về ngày 8/3
Trẻ biết hát, múa và biểu diễn các bài hát về ngày 8/3
- Dụng cụ âm nhạc, đàn..
Cô tham gia cùng trẻ, quan sát, gợi ý khi cần thiết
GÓC THƯ GIÃN
Trẻ hoạt động theo ý thích
Trẻ được thư giãn nghỉ ngơi sau hoạt động ở cỏc góc
- Dụng cụ âm nhạc, đàn, bài thơ, câu chuyện
- cô quan sát vè giups đỡ trẻ khi trẻ cần
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 3 ngày 06 tháng 03 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động: Khám phá về MTXQ
Đề tài: Trò chuyện về một số phương tiện Giao thông đường bộ
1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ tự gọi tên, đặc điểm, cấu tạo, tác dụng của một số PTGT đường bộ
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh về 2 đối tượng của trẻ
- Kỹ năng phát âm rõ ràng ở trẻ
c. Thái độ:
- GD trẻ tuân thủ luật lệ an toàn giao thông.
- Thái độ tự giác tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị
- Tranh một số PTGT đường bộ như: Ô tô, xe máy, xe đạp
- Visdeo về các PTGT, tranh vẽ các PTGT để trẻ tự tô màu
- Màu vẽ các loại PTGT
3.Tổ chức hoạt động
NDHĐ
Hoạt động của cụ
Hoạt động
của trẻ
HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe tiếng kêu đoán tên phương tiện giao thông”.
- Trò chuyện về trò chơi:
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trong trò chơi nói về phương tiện gì?
+ Các con đi trên đường còn nhìn thấy các loại phương tiện giao thông nào nữa?
+ Khi đi trên đường phố các con phải đi như thế nào?Khi ngồi trên PTGT các con nên làm thế nào?
* Giáo dục: Khi đi trên tàu, xe các con không được thò tay, đầu ra ngoài, phải biết giữ an toàn.
HĐ 2: Bé cùng khám phá
1. Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và khám phá đối tượng:
* Bé cùng xem phim:
- Cô cho trẻ xem qua một đoạn phim về một số PTGT đang lưu hành trên đường.
- Các con thấy gì qua đoạn phim vừa xem? (một số PTGT; xe máy, xô tô đang chạy trên đường...).
* Trò chơi: Đố và giải đố:
+ Xe đạp
- Cô đọc câu đố: “Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính koong
Đứng yên thì đổ”
Xe gì ?
- Cô mở slide có hình ảnh Xe đạp.
+ Đây là xe gi? ( cô cho trẻ nhắc lại từ xe đạp)
+ Xe đạp có đặc điểm cấu tạo như thế nào? (đầu xe, thân xe, yên chở, bánh xe)
+ Đầu xe có bộ phận gì? (Tay cầm xe cũng gọi là ghi đông xe.)
+ Thân xe có các bộ phận gì? (yên xe, bàn đạp , yên chở)
+ Xe đạp chạy được nhờ gi? (Nhờ sức người đạp để xe chạy), xe đạp chạy ở đâu? Xe đạp chở được nhiều người hay ít người?
*Cô nhấn mạnh:Xe đạp chạy được nhờ sức người đạp, xe đạp là PTGT đường bộ, người đi xe đạp chỉ được chở 1 người.
+ Xe máy
- Cô đọc câu đố: “ Xe hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bình bịch”
Xe gì?
- Cô mở slide có hình ảnh Xe máy.
+ Đây là xe gì? (cô cho trẻ nhắc lại từ xe máy)
+ Xe máy có đặc điểm cấu tạo như thế nào? (đầu xe, thân xe, đuôi xe, bánh xe...)
+ Đầu xe có bộ phận gì? (đồng hồ báo ki lô mét, có đèn xi nhan, có gương chiếu hậu)
+Thân xe có những bộ phận gì? (yên xe, bộ máy)
+ Đuôi xe có các bộ phận gì? (đèn xe, biển số xe)
+ Xe máy chạy được nhờ những gì? (nhờ nguyên liệu bằng xăng, người đều khiển xe máy)
+ Tiếng kêu của xe máy như thế nào? Tiềng còi như thế nào?
+ Khi đi xa máy phải làm gì?
* Cô nhấn mạnh:Xe máy chạy được nhờ nguyên liệu bằng xăng, xe máy là PTGT đường bộ, người đi xe máy phải có bằng lái xe, khi điều khiển xe máy hoặc người ngồi trên xe phải đội mũ bảo biểm. Xe máy chỉ được chở 1 người.
* Xe ô tô
- Cô mở slide có hình ảnh xe ô tô khách.
+ Đây là xe gì? (cô cho trẻ nhắc lại từ xe ô tô khách)
+ Xe ô tô có đặc điểm cấu tạo như thế nào? (Xe ôtô có bốn bánh xe, có gương chiếu hậu, có nhiều chổ ngồi )
+ Xe ô tô chạy được nhờ gì? (Nhờ nguyên liệu bằng xăng, người điều khiển- gọi là bác tài xế)
+ Xe ô tô dùng để làm gì? (dùng để chở người).
* Tàu hỏa
- Cô đố: “Đầu tỏa khói
Miệng ăn than
Toa mang hàng
Kêu xình xịch.”
Là gì?
- Cô mở slide có hình ảnh tàu hỏa.
+ Đây là gì? (cô cho trẻ nhắc lại từ tàu hỏa)
+ Tàu hỏa có đặc điểm cấu tạo như thế nào? (Tàu có nhiều toa, nhiều bánh xe)
+ Tàu hỏa chạy được nhờ gì? (Nhờ nguyên liệu bằng dầu, nhờ người điều khiển – bác lái tàu)
+ Tàu hỏa có dùng để làm gì? (dùng để chở người, chở hàng)
*Cô nhấn mạnh:Tàu hỏa chạy được nhờ nguyên liệu bằng dầu, tàu hỏa là PTGT đường bộ, nhưng tàu hỏa chạy trên đường ray( hay con gọi là PTGT đường sắt)..
2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các PTGT:
* Giống nhau:
- Đều là các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Chạy bằng nguyên liệu xăng, dầu.
- Dùng chở người và hàng hóa.
* Khác nhau:
+ Xe đạp – xe máy: Xe đạp chạy được nhờ sức người còn xe máy chạy được nhờ xăng.
+ Xe ôtô – tàu hỏa: tàu hỏa có nhiều toa, chở được nhiều người, chạy bằng dầu, còn xe ô tô chạy bằng xăng; xe ôtô chở được ít người, chạy trên đường bộ - gọi là phương tiện GTĐB, còn tàu hỏa chạy trên đường ray – gọi là PTGT đường sắt.
- Trẻ xem
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình
- Trẻ trả lời
- Xe đạp
- Trẻ tự nói theo hiểu biết
Trẻ trả lời
Trẻ tự đoán
Xe máy
Trẻ tự trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ xem và trả lời
Trẻ xem và trả lời
- Trẻ tự nhận xét
HĐ3: Củng cố - vận dụng – sáng tạo
* Trò chơi 1: Tìm nhanh PTGT
Cô nói đặc điểm của PTGT nào thì trẻ tự tìm phương tiện giao thông đó và xếp ra trước mặt.
Ví dụ: Chọn nhanh loại xe chạy được nhờ chân người đạp.
* Trò chơi 2: Phương tiện về đúng đường
- Cô giới thiệu luật chơi: Trẻ phải gắn đúng loại PT mà trẻ đang có lô tô trên tay về đúng đường giao thông mà cô qui định. Nếu trẻ chọn sai phải lặc cò cò về đúng đường.
- Cách chơi: Mỗi trẻ tự chọn một tranh lô tô về các PTGT, chia trẻ làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc. Cô nói tên các loại phương tiện, trẻ đưa đúng phương tiện đó vào đúng đường qui định. Ví dụ: cô nói “ôtô” và phất cờ màu xanh thì trẻ có trên tay ô tô chạy lên cài ô tô vào đúng đường bộ.Cuối cùng đội nào cài được nhiều PTGT đúng thì đội đó chiến thắng.
* Trò chơi: Chọn màu cho PTGT
- Cho trẻ về các góc, tự tô màu phương tiện bé thích
-Trẻ tự chọn xe đạp xếp ra
Trẻ tự thực hiện
- Trẻ tự chọn phương tiện,màu sắc để tô màu cho PT
HĐ4: Kết thúc
Kết thúc hoạt động
- Nhận xét - tuyên dương:
- Cho vận động theo nhạc bài thơ “Em tập lái ô tô” và nghỉ.
II. CHƠI Ở CÁC GÓC:
- Góc đóng vai: Trẻ tự lựa chọn các trò chơi (chơi làm cô giáo, chú cảnh sát tuyên truyền giao thông)
- Góc XD - LG: Xây ngã tư đường phố, LG các món quà
- Góc âm nhạc: Hát và biểu diễn các bài về mẹ, bà, cô giáo
- Góc thư giãn: Trẻ chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có chủ đích
- Quan sát thời tiết thiên nhiên trong ngày
- Mục đích: Trẻ chây ỳ quan sát, nhận biết đặc điểm về thời tiết của ngày hiện nay.
* Đàm thoại: + Thời tiết hôm nay thế nào?
+ Bầu trời làm sao?
+ Các con thấy thế nào?
2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
- Chuẩn bị: Phấn vẽ, mũ mèo, mũ chim sẻ
- Luật chơi: Mèo ngồi trong nhà (vòng tròn mà cô đã vẽ sẵn), khi nào chim sẻ đi ăn và đến gần thì mèo kêu “meo meo” và mèo mới được lùa chim sẻ. Mèo chạm vào chim sẻ thì chim sẻ bị bắt và phải chịu phạt theo yêu cầu của lớp
- Cách chơi: Một bạn làm mèo, cán bạn làm chim sẻ, chim sẻ đang đi kiếm ăn thì mèo kêu Meomeo, chim sẻ phải chạy thật nhanh về tổ của mình (là vòng tròn mà cô đã vẽ sẵn), Nếu bạn nào bị mèo chạm vào thì phải chịu phạt. Khi mèo đi về nhà thì chim sẻ lại ra kiếm ăn.
3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi theo ý thích
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn bài cũ: KPKH về MTXQ: cho trẻ tự kể về ngày 8/3, về món quà tặng mẹ, bà,cô
- Cho trẻ tự chọn góc chơi, tự chơi, tự thu dọn đồ chơi nếu không chơi
- Giao nhiệm vụ cho trẻ: “Mỗi tổ thi đua lau đồ chơi ở các góc chơi”; “ Làm quà tặng mẹ”
- Tạo các tình huống: Tự mặc quần áo, tự chải tóc
- Trả trẻ: Trẻ tự chào mẹ, chào cô, tự lấy đồ dùng cá nhân
V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY