Luận án Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Bình Dương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG NGUYỄN THỊ LƢU AN GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Âm nhạc Hà Nội, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG NGUYỄN THỊ LƢU AN GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Âm nhạc

pdf248 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị Hà Nội, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành trung ƣơng CĐSP Cao đẳng sƣ phạm ĐHSP GD Đại học sƣ phạm Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTM Giáo dục thẩm mỹ GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở THPT TNSP TM Trung học phổ thông Thực nghiệm sƣ phạm Thẩm mỹ TP Thành phố TS Tiến sĩ TW Trung ƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 7 1.1. Nghiên cứu về mỹ học, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc............................................................................................................. 1.1.1. Về mỹ học.......................................................................................... 1.1.2. Về giáo dục thẩm mỹ......................................................................... 1.1.3. Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc................................................................ 7 7 9 18 1.2. Những nghiên cứu về giáo dục âm nhạc 23 1.2.1. Những nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học âm nhạc........................ 1.2.2. Những nghiên cứu về giáo dục âm nhạc ở cấp trung học cơ sở........... Kết luận chƣơng 1......................................................................................... 23 26 31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................. 33 2.1. Khái niệm ............................................................................................. 33 2.1.1. Giáo dục, thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ.. 2.1.2. Âm nhạc và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc 2.1.3. Dạy học và dạy học Hát.. 2.2. Nội dung và hình thức giáo dục thẩm mỹ âm nhạc thông qua dạy học hát. 2.2.1. Nội dung giáo dục thẩm mỹ âm nhạc. 2.2.2. Hình thức giáo dục thẩm mỹ âm nhạc................................................ 2.3. Cơ sở và nguyên tắc của việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh qua dạy Học hát .. 33 36 38 41 41 45 47 2.3.1. Cơ sở của việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh................... 2.3.2. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy học hát...................... 2.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc........................................................................................................ 2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở........................... 2.4.2. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc.............................................. 47 51 54 54 57 2.5. Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu................................................... 62 2.5.1. Cách tiếp cận....................................................................................... 2.5.2. Lý thuyết nghiên cứu.......................................................................... Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 62 63 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC BÀI HÁT TRONG CHƢƠNG TRÌNH .................. 71 3.1. Khái quát về tỉnh Bình Dƣơng . 71 3.1.1. Vị trí và tiềm năng kinh tế.................................................................. 3.1.2. Về xã hội, văn hóa và giáo dục........................................................... 3.2. Tình hình giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh.............................. 71 72 74 3.2.1. Thực trạng dạy học hát....................................................................... 3.2.2. Đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục thẩm mỹ âm nhạc....................................................................................................... 3.3. Giá trị thẩm mỹ của bài hát và các bài dân ca trong chƣơng trình....... 74 79 81 3.3.1. Các bài hát trong chƣơng trình........................................................... 3.3.2. Các bài dân ca .................................................................................... 3.3.3. Tác động của dạy học hát trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh............................................................................................................... Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 82 92 97 100 Chƣơng 4: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÁT....................................................... 102 4.1. Điều kiện tiên quyết .................................... ......................................... 102 4.1.1. Yêu cầu đối với giáo viên dạy âm nhạc.............. 4.1.2. Đổi mới cách tổ chức và quản lí lớp học............................................ 4.2. Các biện pháp dạy học hát................................................................... 102 105 108 4.2.1. Xây dựng chƣơng trình có lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc.. 4.2.2. Sáng tạo các hình thức dạy học hát................................................... 4.2.3. Các biện pháp khác trong dạy học hát ............................................. 4.2.4. Nâng cao vai trò của gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc .. 108 113 120 133 4.2.5. Đổi mới cách đánh giá kết quả trong dạy học hát .. 4.3. Thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 135 138 4.3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ........................................................ 4.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm. 4.3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm 4.3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................................. 4.3.5. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và đánh giá kết quả........................ Kết luận chƣơng 4 ........................................................................................ 138 138 138 139 141 148 KẾT LUẬN.................................................................................................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 153 PHỤ LỤC 166 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ở nƣớc ta việc đào tạo ra những con ngƣời toàn diện là vấn đề cấp bách mà Đảng luôn quan tâm. Vấn đề này đƣợc thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ƣơng 2, Khóa VIII (BCHTW Đảng). Tại điều 2, chƣơng 1, luật giáo dục 2019 chỉ rõ giáo dục phải thực hiện mục tiêu là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện: “có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, nâng cao trí thức, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [120; 33]. Ở bậc học phổ thông, GDTM là một khâu quan trọng của GD Việt Nam, vấn đề này đã đƣợc quán triệt trong đổi mới giáo dục ở nƣớc ta. Thông qua GDTM, HS hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử phù hợp với mọi ngƣời. Có trí tuệ, có sức khỏe, nếu thiếu óc TM vẫn không đƣợc coi là con ngƣời toàn diện trong xã hội hiện đại. Âm nhạc là một phần thiết yếu của nền văn hóa, gắn bó và ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Giáo dục âm nhạc mang lại cho HS nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, tạo cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc, năng lực TM giúp các em hoàn thiện nhân cách và nuôi dƣỡng tâm hồn cao đẹp, nhất là lứa tuổi của HS cấp THCS đang thay đổi mạnh về tâm sinh lý. Những năm qua, với sự nỗ lực của ban soạn thảo chƣơng trình SGK đã cải tiến, chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật một số nội dung nhằm phát huy vai trò GDTM cho HS để phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội. Các cuộc hội thảo đƣa ra những thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng của môn học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là các bài hát đƣa vào chƣơng trình, có đã đáp ứng đƣợc yêu cầu GDTM hiện nay? Năng lực giảng dạy của đội ngũ GV âm nhạc đạt chuẩn hay chƣa? Việc áp dụng các PP giảng dạy trong chƣơng trình chính khóa cũng nhƣ hoạt động ngoại khóa có phát huy đƣợc chức năng GDTM của âm nhạc cho 2 HS? Đặc biệt là thông qua phân môn Học hát, sẽ tác động thế nào đến việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho HS? Những năm gần đây với sự tác động toàn cầu hóa, bên cạnh thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Sự giao thoa văn hóa diễn ra khá phức tạp, những trào lƣu âm nhạc từ nƣớc ngoài tràn vào thiếu sự kiểm soát, bên cạnh đó khả năng chọn lọc của giới trẻ hạn chế, hệ quả của nó là ngoài việc cung cấp cho HS nhiều kiến thức bổ ích, thì cạnh đó cũng không thiếu những vấn đề bất cập. Các em tiếp cận với nhiều ca khúc thiếu tính TM nên quan điểm giá trị TM có nhiều thay đổi, định hƣớng TM có phần lệch lạc. Chính vì vậy, việc dạy học âm nhạc nói chung và dạy học hát nói riêng ở trƣờng THCS cần có những thay đổi để phát huy đƣợc tiềm năng và ƣu thế của nó đối với GDTM cho HS, góp phần vào định hƣớng và phát triển nhân cách cho các em phù hợp với điều kiện mới. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới rất chú trọng đến vấn đề này, bởi GDTM âm nhạc thông qua dạy học hát sẽ tạo cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm và phát triển năng lực TM cho các em. Bình Dƣơng là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của đất nƣớc, thuộc tốp đầu thu hút sự đầu tƣ kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, thì giáo dục đƣợc coi là ngành mũi nhọn của tỉnh. Đặc biệt, trong giáo dục phổ thông luôn đƣợc lãnh đạo tỉnh quan tâm với tiêu chí nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ tri thức, vừa có năng lực thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu xã hội văn minh trong hiện tại và tƣơng lai. Tuy nhiên nhiều năm qua, dẫu đội ngũ giáo viên có nhiệt tình, nhƣng do nhiều nguyên nhân, nên chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho HS nói riêng chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Với tƣ cách là GV nhiều năm tham gia dạy môn âm nhạc ở cấp THCS, chúng tôi thấy nếu thực hiện tốt việc GDTM âm nhạc cho HS thì sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT cũng nhƣ chuẩn bị tốt cho tỉnh Bình Dƣơng những lớp ngƣời có chất lƣợng về trí tuệ và văn hóa. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy rằng, việc định hƣớng, GDTM cho HS ở các trƣờng THCS hiện nay (trên phạm vi toàn quốc, mà tỉnh Bình Dƣơng không phải trƣờng hợp ngoại lệ) thông qua 3 môn âm nhạc nói chung cũng nhƣ phân môn Học hát nói riêng, là một vấn đề không kém phần quan trọng và mang tính cấp thiết. Từ những lý do chủ quan và khách quan nhƣ nêu trên, chúng tôi chọn: Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Bình Dương để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học âm nhạc. 2. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác định đúng thực trạng GDTM âm nhạc thông qua việc dạy học hát cho HS cấp THCS, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp và vận dụng hệ thống các biện pháp này trong quá trình dạy học hát thì sẽ phát triển đƣợc tình cảm TM, năng lực TM âm nhạc cho HS và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc trong nhà trƣờng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc xác định thực trạng dạy học âm nhạc và GDTM âm nhạc qua phân môn Học hát tại các trƣờng THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, luận án sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDTM âm nhạc cho HS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu lý luận Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDTM, phƣơng pháp dạy học hát, làm rõ một số khái niệm công cụ chính của đề tài: thẩm mỹ, giáo dục, giáo dục thẩm mỹ, GDTM âm nhạc, dạy học, phƣơng pháp dạy học hát cho HS cấp THCS. Làm rõ tầm quan trọng của việc GDTM cho HS thông qua các bài hát trong chƣơng trình GD âm nhạc cấp THCS. 3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn của đề tài Đánh giá chƣơng trình và nghiên cứu thực trạng GDTM âm nhạc thông qua phân môn Học hát cho HS cấp THCS ở tỉnh Bình Dƣơng. Nghiên cứu chủ trƣơng đổi mới GD phổ thông của Đảng và các quan điểm chỉ đạo việc giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. 4 3.2.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp Trên cơ sở nghiên cứu nội dung phần học hát trong chƣơng trình âm nhạc từ lớp 6 đến lớp 9, chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp và thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng GDTM âm nhạc cho HS tại các trƣờng THCS trong địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Thiết kế công cụ hỗ trợ trong dạy học hát cho HS cấp THCS. Thực nghiệm sƣ phạm ở một số trƣờng THCS nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là hoạt động GDTM cho HS cấp THCS và những vấn đề liên quan đến phân môn Học hát. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các biện pháp GDTM âm nhạc cho học sinh cấp THCS tại tỉnh Bình Dƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Môn âm nhạc ở cấp THCS đƣợc cấu trúc gồm 3 phân môn là: Học hát; Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thƣờng thức. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về phân môn Học hát trong chƣơng trình âm nhạc chính khóa nhằm GDTM âm nhạc cho HS cấp THCS. Thời gian nghiên cứu: đề tài thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020. Không gian nghiên cứu: để tài đƣợc thực hiện trong không gian các trƣờng THCS của tỉnh Bình Dƣơng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận GDTM âm nhạc là nhằm góp phần tạo ra những lớp công dân mới vừa chuyên vừa hồng cho tỉnh Bình Dƣơng, do đó luận án sẽ dựa trên quan điểm GDTM của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa; quan điểm và tiêu chí giáo dục HS phổ thông sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập, xử lý, chọn lọc các tƣ liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó sẽ phân tích, tổng hợp, xây dựng các khái niệm công cụ để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát, phỏng vấn để tìm hiểu về nhận thức của GV và HS về GDTM âm nhạc. Thu thập ý kiến của GV, HS và phụ huynh về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp; tiến hành dự giờ dạy học hát ở trƣờng THCS, trao đổi với GV và HS; khảo sát thực nghiệm trong quá trình dạy hát của GV, thu thập một số thông tin cụ thể để góp phần làm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của kết quả nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: thông qua kết quả của các hoạt động âm nhạc mà GV và HS thực hiện trƣớc thực nghiệm để tìm hiểu, phân tích, nhận xét thực trạng và sau thực nghiệm để đánh giá kết quả nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: qua các cuộc hội thảo của ngành, của môn học về nội dung, chƣơng trình và PP giảng dạy, chúng tôi nắm bắt ý kiến của các chuyên gia, từ đó lựa chọn những giải pháp tối ƣu, để có hƣớng nghiên cứu thích hợp. Phương pháp thực nghiệm: thông qua việc thiết kế bài giảng, ghi âm - ghi hình, chúng tôi thực hiện dự giờ và giảng dạy một số giờ học hát tại các trƣờng THCS nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: hƣớng dẫn GV và HS thực hiện các biện pháp GDTM thông qua dạy học hát, từ đó tổng hợp và rút ra những đóng góp của luận án. Phương pháp thống kê toán học: sử dụng PP này để xử lí, thống kê các kết quả thực nghiệm sƣ phạm, từ đó, kiểm định giả thuyết khoa học đã nêu để khẳng định tính khả thi của đề tài. 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Phương diện lý luận Luận án đóng góp đƣợc một tổng quan có giá trị về tình hình nghiên cứu của các công trình đi trƣớc, xây dựng cơ sở khoa học cho sự kế thừa, khẳng định những 6 khoảng trống mà luận án cần nghiên cứu, hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan tới GDTM âm nhạc cho HS cấp THCS. Cụ thể hóa đƣợc nội dung của GDTM âm nhạc thông qua dạy học hát, trên cơ sở đó sẽ góp phần nhận thức tốt hơn về vai trò của môn âm nhạc trong GD phổ thông. 6.2. Phương diện thực tiễn Khảo sát thực tiễn đánh giá đúng thực trạng GDTM âm nhạc thông qua dạy học hát cho HS cấp THCS ở Bình Dƣơng. Đề xuất các biện pháp giáo dục đƣợc kiểm chứng thông qua thực nghiệm sƣ phạm, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện theo định hƣớng mới. Thiết kế công cụ hỗ trợ trong dạy học hát để nâng cao chất lƣợng GDTM âm nhạc cho HS. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực cảm thụ âm nhạc gồm: tập học âm nhạc, phiếu hỏi, hình thức kiểm tra. Luận án đƣa ra cách nhìn tổng thể về cách thức GDTM âm nhạc thông qua phân môn Học hát. Những kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tƣ liệu giảng dạy cho GV âm nhạc các trƣờng THCS tại tỉnh Bình Dƣơng. Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho GV âm nhạc ở các trƣờng THCS thuộc địa bàn khác trong cả nƣớc, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn âm nhạc phổ thông và cho các nghiên cứu khoa học cùng hƣớng. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo và Phụ lục (69 trang), luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận Chƣơng 3: Thực trạng giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh và giá trị của các bài hát trong chương trình Chƣơng 4: Biện pháp giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh thông qua dạy học hát 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi đề cập tới một số công trình nghiên cứu liên quan đến GDTM. Các công trình đƣợc chia thành hai mảng: nghiên cứu về mỹ học và GDTM âm nhạc; nghiên cứu về thực tiễn dạy học âm nhạc và PPDH âm nhạc. Tuy nhiên cách chia này chỉ mang tính tƣơng đối, vì trong GDTM đôi khi có những vấn đề về GDTM âm nhạc và ngƣợc lại. 1.1. Nghiên cứu về mỹ học, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc 1.1.1. Về mỹ học Tƣ tƣởng về mỹ học đƣợc manh nha và gắn với quá trình hình thành của triết học từ rất sớm, nhƣng mãi đến giữa thế kỷ XVIII (năm 1750) nó mới đƣợc duy danh bởi triết học ngƣời Đức A. Baumgarten (1714 - 1762). Mỹ học là khoa học về cái đẹp với đầy đủ những giá trị đích thực [42], [45], [57], [107]. Các học thuyết mỹ học trong quá khứ thƣờng tập trung vào hai lĩnh vực chính: cái đẹp và nghệ thuật. Những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển của mỹ học nhân loại nhƣ: Platon (427 - 347 TCN), Aristotle (384 - 322 TCN), Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Denis Diderot (1713 - 1784), Lessing (1729 - 1781), Immanuel Kant (1724 - 1804), G.W.F.Hegel (1770 - 1831), Bielinxki (1811 - 1848), Tsecnƣsepxki (1828 - 1889) Họ cùng chung quan điểm là toàn bộ đời sống TM và nghệ thuật là đối tƣợng nghiên cứu của mỹ học. Các nhà mỹ học đều khẳng định cái đẹp trƣớc hết là những đặc tính TM vốn có của các hiện tƣợng, sự vật trong thiên nhiên và trong xã hội loài ngƣời. Cái đẹp chứa đựng trong bản thân nó cái chân, cái thiện, cái tiến bộ, cái cao cả. Cái đẹp đã làm cho hoạt động hàng ngày của con ngƣời đƣợc hoàn thiện hơn, mọi công việc đƣợc cải thiện giúp cho cuộc sống có giá trị, ý nghĩa. Trƣớc diễn biến của cuộc sống, con ngƣời nhận thức đƣợc quy luật phổ biến của cái đẹp, biết tiếp nhận những cái đẹp và loại trừ cái xấu. Cái đẹp đi vào sự thƣởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo, từ đó tạo ra những cảm xúc từ tri giác, biểu tƣợng thông qua thị giác và thính giác nhƣ khi nghe âm thanh huyền diệu thì tình cảm TM của con ngƣời trào dâng sôi nổi, thiết tha và thanh lọc đƣợc cái đẹp trong cuộc sống. 8 Có lẽ không một lĩnh vực tinh thần nào mà con ngƣời lại đƣa ra nhiều quan điểm, không sợ vi phạm vào các nguyên lý, nguyên tắc nhƣ khi bàn đến TM. Immanuel Kant - nhà triết học triết học cổ điển Đức - đã nghiên cứu khá công phu về vấn đề này. Các quan điểm của ông về TM đƣợc thể hiện qua công trình Phê phán năng lực phán đoán [55]. Công trình gồm hai phần: phần một (Phê phán năng lực phán đoán thẩm mỹ), phần hai (Phê phán năng lực phán đoán mục đích luận). Phần một tác giả trình bày toàn bộ tƣ tƣởng mỹ học bằng việc tiến hành phân tích khá kỹ về các dạng phán đoán để đƣa ra năng lực phán đoán TM, ông gọi thị hiếu TM là phán đoán TM. Khái niệm cái đẹp phổ quát chủ quan (subjective universality) đƣợc Immanuel Kant bàn đến và có những ứng dụng vào thực tiễn TM. Ông cho rằng: “một khi phán đoán về giá trị chân chính của cái đẹp, với bất cứ quan điểm nào phải đƣợc phát khởi bằng sự phán đoán vô tƣ, bất vụ lợi. Phán đoán về giá trị của cái đẹp là phán đoán theo khái niệm không khái niệm” [55; 48]. Theo ông, cái đẹp chính là cái lý tƣởng đƣợc số đông xã hội chấp nhận, yêu mến, hài lòng. Đó là giá trị của nghệ thuật, nó tạo ra nguồn mỹ cảm chân chính, tạo sức mạnh tinh thần nhằm nâng cao giá trị nghệ thuật cho xã hội, sự thăng hoa trong cuộc sống, giúp con ngƣời cảm nhận đƣợc giá trị thẩm mỹ, hành vi văn hoá tốt đẹp. Từ đó hình thành thái độ ứng xử phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng, xã hội. Mỹ học của G.W.F. Hegel [39] có cấu trúc là một hệ thống triết học gồm 2 tập. Ông coi cái đẹp là một phạm trù cơ bản và trung tâm để chỉ phẩm chất ngƣời. Ông cho rằng, cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hòa của cái đẹp trong tự nhiên và xã hội, vì nó là sản phẩm của tài năng và trí tuệ, là sự chắt lọc cái đẹp trong tự nhiên và xã hội. G.W.F. Hegel còn bàn tới đối tƣợng của mỹ học là nghiên cứu cái mỹ của nghệ thuật. Ông lý giải bản chất của cái đẹp nhƣ là biểu hiện cảm tình của ý niệm tuyệt đối ở trong nghệ thuật [39; 224] Trong Mỹ học đại cương của Phạm Quang Trung, ở chƣơng 1 tác giả đã phân tích về cái đẹp và nhấn mạnh quan điểm của Tsecnƣsepxki (nhà cách mạng dân chủ Nga): "cái đẹp là cuộc sống". Một sinh thể đẹp khi qua nó ta nhìn thấy cuộc sống theo quan điểm của ta, một sự vật đẹp khi nó thể hiện cuộc sống hoặc làm cho ta nghĩ 9 đến cuộc sống [107; 6]. Nhƣ vậy, cái đẹp mang đến cho con ngƣời những cảm xúc vui sƣớng và những suy nghĩ tích cực. Các nghiên cứu của tác giả Thế Hùng [42], Đỗ Huy [45] đã phân tích chi tiết về mỹ học Mác - Lê nin, đó là sự hiểu biết các giá trị và giá trị TM. Mỹ học Mác - Lê nin cung cấp cho ngƣời học thƣớc đo giá trị TM với cách nhìn cuộc sống khoan dung và nhân đạo, chuẩn mực và sống đẹp. Các tác giả cho rằng: để kế thừa những thành tựu của mỹ học duy vật, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó, mỹ học Mác - Lê nin đã lý giải về bản chất của cái đẹp trên một khía cạnh mới. Mỹ học Mác - Lê nin quan niệm: Cái đẹp là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học, là cái để các phạm trù khác soi rọi vào, nƣơng tựa vào từ đó khái quát những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của những sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực, đƣợc biểu hiện qua hình thức cụ thể - cảm tính, cân xứng, hài hòa, gây khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã hội [45; 38]. 1.1.2. Về giáo dục thẩm mỹ 1.1.2.1. Lý luận về giáo dục thẩm mỹ Những năm 80 thế kỷ trƣớc, có các cuốn sách tiêu biểu viết về GDTM: Giáo dục thẩm mỹ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Đỗ Huy [43]. Sách gồm có 6 chƣơng trình bày những vấn đề về phƣơng pháp luận trong việc GDTM và xây dựng con ngƣời mới; Vai trò của mỹ học Mác - Lê nin trong việc định hƣớng sự nghiệp GDTM; bản chất của GDTM và sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới xoay quanh các chủ đề GDTM và định hƣớng các nhu cầu thẩm mỹ; GDTM và việc xây dựng các thị hiếu TM lành mạnh, GDTM và sự hình thành các khả năng sáng tạo. Ở chƣơng đầu, tác giả phân tích và khẳng định: Mỹ học Mác - Lê nin đã làm sáng tỏ về giá trị TM trong cuộc sống, cái đẹp là một giá trị, nguồn gốc của cái đẹp là cuộc sống. “Cái đẹp thể hiện ở những nét đặc trƣng trong tình cảm, thị hiếu và lý tƣởng thẩm mỹ. Con ngƣời đƣợc giáo dục thẩm mỹ sẽ có đƣợc sở thích lành mạnh, và đƣợc giáo dục về thị hiếu thẩm mỹ, từ đó sẽ hình thành nên một lý tƣởng đúng đắn” [43; 28]. Trong công trình này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chƣơng 5, tác giả nêu rõ vai trò của GDTM và lý tƣởng TM theo quan điểm của mỹ học Mác - Lê nin và nhấn 10 mạnh: GDTM là một yếu tố rất quan trọng; Chƣơng 6 tác giả cho rằng, trong nhà trƣờng hiện nay thiếu các phƣơng tiện GDTM, thiếu chính quy hóa, chủ yếu là giáo dục tri thức. Nhiệm vụ GDTM chƣa đƣợc quán triệt, dẫn đến lệch lạc trong giảng dạy, làm lu mờ vai trò của GDTM. Qua đó, tác giả đề xuất 4 yêu cầu cơ bản để GDTM đó là: tiến hành GDTM theo lứa tuổi với các biện pháp, tác động khác nhau, mục tiêu khác nhau; đảm bảo tính liên tục theo quy luật vận động và phát triển để nâng cao dần năng lực TM cho mỗi cá nhân; tính liên tục trong GDTM phải đi đôi với tính logic từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện, đảm bảo cho các điều kiện GD đƣợc phát triển liên tục; phải đảm bảo đƣợc mục tiêu GDTM mà không bị gò ép, rập khuôn làm cho cái chân, cái thiện, cái mỹ đƣợc phát triển tốt đẹp [43;168]. Tiếp cận với công trình này, chúng tôi nhận thấy, tác giả đề cao việc GDTM bằng mỹ học Mác - Lê nin và phân tích khá kỹ về vai trò của GDTM cũng nhƣ các nguyên tắc của GDTM nói chung. Đây là một công trình đề cập khá kỹ đến vấn đề GDTM. Tuy nhiên, tác giả chƣa bàn đến hình thức GDTM cho từng đối tƣợng cụ thể. Cùng vấn đề về GDTM trên cơ sở mỹ học Mác - Lê nin, còn có cuốn giáo trình Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ dành cho đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở do Vũ Minh Tâm biên soạn [95]. Sách gồm có 12 chƣơng. Từ chƣơng 1 đến chƣơng 8 là tổng quan về mỹ học Mác - Lê nin, tác giả khái quát về đối tƣợng, đặc điểm của mỹ học Mác - Lê nin, sự phát triển của mỹ học. Tác giả làm rõ thêm một số khái niệm cơ bản: cái thẩm mỹ, ý thức TM, cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Nội dung cơ bản của các phần này có nét tƣơng đồng với các chƣơng đầu cuốn Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Đỗ Huy, do đó chúng tôi dành sự quan tâm vào các chƣơng còn lại. Chƣơng 9, chƣơng 10, nội dung là để hƣớng con ngƣời đến cái đẹp toàn diện về tƣ tƣởng, tình cảm thì cần phải biết khơi gợi, kích thích, biết cảm hóa con ngƣời về mặt TM thông qua GDTM bằng nghệ thuật. Chƣơng 11, tác giả làm rõ nội dung GDTM là một quá trình làm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa về mặt TM. Với quan điểm trƣờng học là nơi “trồng ngƣời” tác giả cho rằng: “ở nhà trƣờng THCS, hoạt động GDTM đƣợc xem là một bộ phận cơ bản để hình thành con ngƣời mới với tính cách chủ thể xã hội tích cực sáng tạo của xã hội 11 công nghiệp, hiện đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa” [95; 78]. Việc GDTM cho HS, nhất là ở lứa tuổi thiếu niên không thể GD theo lối cảm tính, mà phải là một quá trình mang tính khoa học. Chƣơng 12 đề cập tới GD nhận thức TM, GD năng lực hoạt động TM và năng lực TM nghệ thuật. Đặc biệt về phƣơng diện GD nhận thức, tác giả chú trọng đến GD tri thức TM và tình cảm TM, bởi chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, từ đó hƣớng vào GD cảm xúc, tri giác, thị hiếu, lý tƣởng và hình tƣợng TM, bên cạnh đó là GD về cái đẹp [95; 87]. Nhƣ vậy, GDTM xét về thực chất là chủ yếu GD về cái đẹp. Cái đẹp sẽ giúp cho HS không chỉ có khả năng “thanh lọc tâm hồn”, mà còn giúp các em tạo nên “cặp mắt tinh đời” để nhận biết đƣợc đời sống TM của xã hội. Khi đời sống xã hội có những bƣớc chuyển dịch, biến động về kinh tế - xã hội, văn hóa thì việc xác định cái đẹp càng trở nên đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Tác giả Vũ Minh Tâm cho rằng: “Trẻ em chính là chủ thể đang đƣợc hình thành nhân cách về TM, nên việc GD để trẻ em tự thừa nhận mô hình con ngƣời “đẹp ngƣời - đẹp nết”, cái đẹp nội sinh, tự ý thức là hoàn toàn cần thiết và cấp thiết” [95; 89]. Thông qua việc GD trong nhà trƣờng, HS đƣợc hƣớng dẫn, đƣợc học để tự ý thức, tự điều chỉnh và tự phát huy năng lực hoạt động TM trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt, giúp các em chuẩn bị hành trang để sau này trở thành chủ nhân của xã hội. Đề cập đến vai trò GDTM, Vĩnh Quang Lê trong cuốn Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay [63] đã trình bày nhiều vấn đề trong 3 chƣơng. Tác giả cho rằng: GDTM ở nƣớc ta từ lâu đã tiến hành trong hệ thống GD, tuy nhiên ở từng cấp học thì các biện pháp GD chƣa thống nhất. Ông đƣa ra các giải pháp GDTM để hình thành nhân cách cho HS, đó là xây dựng tình cảm tạo năng lực cảm xúc, tạo nhân cách hài hòa, giúp cho mỗi HS định hƣớng nhu cầu TM, trên cơ sở đó, tạo nên thị hiếu TM lành mạnh [63; 80-95]. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung vào phân tích thực trạng của các hoạt động về văn học và đƣa ra phƣơng hƣớng giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng GDTM ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nội dung trong sách sẽ giúp chúng tôi tiếp cận TM trong ca dao tục ngữ để tích hợp với dân ca vùng miền, cũng nhƣ phân tích hình tƣợng về cái đẹp của thiên nhiên, con ngƣời và cuộc sống trong giảng dạy âm nhạc để giúp HS phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện. 12 Nhƣ vậy, vấn đề GDTM luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Qua việc khái lƣợc nội dung trong những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra 4 vấn đề nhƣ sau: Quá trình GD cần phải thể hiện đ...thực hiện nhiệm vụ này” [69; 16]. Tác giả nhìn thấy vai trò của cái đẹp trong nghệ thuật: “cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tƣợng âm nhạc có sức truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng ngƣời, hƣớng con ngƣời tới Chân - Thiện - Mỹ” [69; 23]. Tác giả phân tích và đƣa ra các nguyên tắc cần thiết trong dạy học âm nhạc và hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học từng phân môn một cách chi tiết; đề cập nhiều đến vấn đề GDTM âm nhạc cũng nhƣ định hƣớng cho sự phát triển của bộ môn âm nhạc. Bên cạnh đó, ông thể hiện rõ quan điểm về GD âm nhạc dân tộc bởi “trong quá trình hội 25 nhập với thế giới, văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc là những giá trị không thể thiếu trong hành trang của con ngƣời Việt Nam hiện đại. Do vậy, nội dung GD âm nhạc ở phổ thông cũng góp phần làm nhiệm vụ đó” [69; 16]. Qua nội dung của tài liệu này, GV dạy âm nhạc nhận thức rõ hơn về vai trò của môn học, xâu chuỗi đƣợc những vấn đề cần và đủ trong quá trình giảng dạy âm nhạc cho đối tƣợng HS phổ thông. Thực hành sư phạm âm nhạc của Hoàng Long - Hoàng Lân [70] là sách hƣớng dẫn thực hành giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông đầu tiên ở Việt Nam. Bằng kinh nghiệm trên 40 năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về sƣ phạm âm nhạc, hai tác giả xây dựng nội dung giáo trình khá hợp lý. Hai chƣơng đầu là cách tiếp cận nội dung và các hoạt động thực hành sƣ phạm âm nhạc, giúp GV có kỹ năng nghề nghiệp tốt nhƣ tƣ thế, tác phong, giọng nói, cách diễn đạt, điều khiển lớp, cách tiếp cận với HS. Đặc biệt chƣơng 3, chƣơng 4 đề cập đến việc nghiên cứu khoa học sƣ phạm âm nhạc, với thực tế: “Nhiều địa phƣơng còn gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chấtvì thế nghiên cứu khoa học nắm bắt tổng thể thực trạng giáo dục âm nhạc là việc làm cần thiết” [70; 60]. Với mục tiêu nâng cao trình độ cho GV thông qua việc tiếp cận với nghiên cứu khoa học, tác giả đƣa ra hệ thống tên chủ đề, để khơi gợi ý tƣởng sáng tạo cho GV có thể khai thác khả năng của bản thân nhằm nâng cao giá trị của môn học đối với xã hội [70; 79-80]. Cuốn Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông của Phan Trần Bảng [13] đƣa ra các thủ pháp, cách mã hóa, giải mã qua PP nhận biết nốt nhạc bằng sơ đồ bàn tay, cách đọc tiết tấu. Đây là PPDH giúp HS dễ tƣởng tƣợng và so sánh độ cao của những nốt nhạc, từ đó sẽ giúp các em đọc nhạc tốt hơn. PP này gần giống nhƣ PP Kodály ở Hoa Kỳ và một số nƣớc phát triển trên thế giới đang thực hiện. Theo ông: “Dạy âm nhạc là dạy làm ngƣời. Muốn vậy ngƣời giáo viên phải hiểu cặn kẽ từng đối tƣợng dạy học. Căn cứ vào đối tƣợng mà có những giáo án khác nhau” [13; 25]. Với phân môn Học hát: “ngày nay, tùy điều kiện từng dân tộc, từng địa phƣơng, từng trƣờng, từng lớp, chúng ta cần nâng cao khả năng ca hát của HS. Từ hát đồng âm đến hát có bè đơn giản và phức tạp có nhiều sắc thái tình cảm khác nhau rõ rệt” [13; 46]. Nhƣ vậy, GV cần phải linh động, sáng tạo, lựa chọn phƣơng 26 pháp để thiết kế giáo án cho phù hợp mỗi lớp, tiết học, đảm bảo mục tiêu của môn học mà chƣơng trình đề ra. Vì vậy, yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh sƣ phạm để thích ứng đƣợc với từng đối tƣợng. Phương pháp tư duy tích cực và sáng tạo trong giáo dục âm nhạc là công trình nghiên cứu của hai tác giả Lê Anh Tuấn - Nguyễn Phúc Linh. Công trình nghiên cứu về những triết lý giáo dục âm nhạc của các học giả nổi tiếng trên thế giới cũng nhƣ kinh nghiệm công tác sƣ phạm, nhằm áp dụng từng bƣớc vào trong nền giáo dục âm nhạc Việt Nam. Công trình này giúp chúng tôi tiếp cận những vấn đề cụ thể trong môi trƣờng sƣ phạm âm nhạc về phƣơng pháp tƣ duy tích cực và phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo, giúp ngƣời học có khả năng tƣ duy, khả năng cảm xúc nhằm cảm nhận đƣợc chất lƣợng thẩm mỹ trong âm nhạc và trong cuộc sống. Cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường tiểu học và trung học cơ sở của Lê Anh Tuấn [111] tiếp cận các lý luận dạy học hiện đại và PPDH tích cực phù hợp với thực tiễn giáo dục âm nhạc phổ thông hiện nay. Tài liệu này rất bổ ích giúp cho giờ học âm nhạc cũng nhƣ các hoạt động ca hát. Qua nhịp điệu, cách gõ đệm trên các bộ phận trên cơ thể con ngƣời, thông qua các trò chơi âm nhạc sẽ thu hút và phát huy đƣợc năng lực cảm thụ âm nhạc của HS. Nhìn chung các tài liệu trên cho thấy âm nhạc là môn học vẫn còn mới so với hệ thống các môn học ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, những công trình của các nhà sƣ phạm Việt Nam đã đáp ứng phần nào cho yêu cầu của môn học. Đây là những cơ sở cần thiết để chúng tôi tiếp thu, kế thừa các PPDH để đƣa vào thao tác trong luận án này. 1.2.2. Nghiên cứu về giáo dục âm nhạc ở cấp trung học cơ sở 1.2.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Qua tìm hiểu các sách, bài báo, các công trình, luận án tiến sĩ..., chúng tôi đƣợc biết dạy học âm nhạc trong trƣờng phổ thông giúp HS nâng cao năng lực thẩm mỹ và hình thành, phát triển nhân cách rất hiệu quả. Nhiều nƣớc trên thế giới, âm nhạc là môn học không thể thiếu trong trƣờng THCS. GDTM thông qua học hát đƣợc thực hiện một cách nhẹ nhàng, đầy hứng thú trong tình cảm chan hòa giữa thầy trò và bạn bè, ở đó HS đƣợc thoải mái hoạt động, sáng tạo và cảm thụ nghệ 27 thuật [65]. Những bài hát chọn lọc vào chƣơng trình có giá trị TM cao. Mỗi nƣớc có một hệ thống bài hát riêng, song cũng có bài nhƣ Khát vọng mùa xuân của W.A. Mozart đƣa vào chƣơng trình ở một số nƣớc: Nga, Hung-ga-ri, Litva, Đức... Có nƣớc nhƣ Au-stra-lia, khi dạy hát còn kết hợp với việc dạy nghệ thuật múa [70; 163]. Quan niệm của họ: hát và múa là hai hoạt động cần phải triển khai chung nhằm giúp HS dễ dàng trong việc cảm thụ âm nhạc. Việc dạy âm nhạc ở Hung-ga-ri đƣợc thƣc hiện từ mẫu giáo đến bậc cao đẳng gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó chú trọng đến: “thông qua khả năng sƣ phạm của việc giảng dạy âm nhạc để hình thành kĩ năng âm nhạc và đào tạo con ngƣời toàn diện” [70; 153]. Việc dạy âm nhạc từ mẫu giáo thông qua ca hát sẽ hình thành tình cảm TM cho trẻ, trẻ sẽ dễ dàng đón nhận những kĩ năng cần thiết làm nền tảng phát triển tình cảm TM cho các bậc học sau. Trong bài Khái quát một số phương pháp day học âm nhạc tại Hoa Kỳ hiện nay [130], tác giả Hồ Ngọc Khải cho biết, GD âm nhạc cho HS phổ thông ở Hoa Kỳ hiện nay đang trong giai đoạn phát triển tột bậc mang ý nghĩa GDTM cao, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân cách cho HS. PP Kodály vận dụng bốn công cụ giảng dạy chính: hàng âm với chủ âm “do” chuyển động (movable do); hệ thống kí hiệu tay; tiết tấu hình tiết tấu; và nguồn tƣ liệu dân ca, bởi nó mang đậm nét đặc trƣng văn hóa, giá trị TM và biểu cảm tự nhiên của con ngƣời từ đời sống hàng ngày thông qua âm nhạc, mà không nặng nề bởi các yếu tố sƣ phạm hay giáo dục khác. Đây là một PP đƣợc đánh giá cao trong giảng dạy âm nhạc cho HS. Bởi nó đƣợc phát triển trên nền tảng âm nhạc truyền thống và đề cao vai trò của giọng hát tự nhiên trong sự hình thành và phát triển khả năng âm nhạc cho HS. PP Orff-Schulwerk dựa trên nền tảng khai thác và phát triển năng lực âm nhạc thông qua khả năng vận động và vui chơi tập thể. PP này giúp HS trải nghiệm âm nhạc qua vận động, các vận động đƣợc thể hiện trong không gian, thời gian và các mức độ sử dụng năng lƣợng cơ thể, đƣợc thiết kế theo những mẫu hoặc cấu trúc âm nhạc đặc trƣng. Với PP Dalcroze thì chủ yếu quan tâm đến sự phát triển các kỹ năng âm nhạc. Qua nghiên cứu cho thấy cả ba PP này nhằm phát triển cách cảm nhận, tƣ duy, kỹ năng âm nhạc, giúp các em có phản ứng tích cực trong không khí học tập tƣơng tác và thân thiện. Ba phƣơng pháp 28 này không tách biệt mà thƣờng đƣợc kết hợp một cách khoa học trong các giờ học âm nhạc. Bài Chương trình giáo dục âm nhạc Quốc gia của nước Anh của Hồ Ngọc Khải [131] giới thiệu khái quát về chƣơng trình giáo dục âm nhạc ở nƣớc Anh. GD âm nhạc là “nhằm tăng cƣờng sự tự tin, năng lực sáng tạo và ý thức vƣơn lên hƣớng tới cái hay, cái đẹp, thực thụ, họ chú trọng đến việc dạy hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc và xem biểu diễn, trải nghiệm âm nhạc, phát triển sự hiểu biết thông qua ứng tác và sáng tác âm nhạc” [131]. Trong quá trình phát triển năng lực, sự gắn kết tích cực với âm nhạc có thể giúp các em biết sáng tác đơn giản, biết nghe nhạc với năng lực đánh giá và hƣớng tới cái hay cái đẹp, cái trác tuyệt trong tác phẩm. Thông qua ca hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, trải nghiệm cùng với sự sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho các em tƣởng tƣợng, từ đó phát triển năng lực nhận thức để thực hành âm nhạc và phát triển thị hiếu âm nhạc. Bài Giáo dục âm nhạc của các nước trên thế giới [132] cho biết các thông tin về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp GD âm nhạc của các nƣớc tiêu biểu trên thế giới. Chẳng hạn nhƣ ở Nhật, mục tiêu dạy âm nhạc là nhằm nâng cao thái độ, lối cƣ xử và phẩm chất tốt của HS trong cuộc sống; dạy âm nhạc trong nhà trƣờng chú trọng đến việc nuôi dƣỡng tinh thần, TM, cảm xúc cho HS. Ở Phần Lan, dạy âm nhạc là để khơi gợi cho HS say mê và khuyến khích các em tham gia các hoạt động âm nhạc. Dạy âm nhạc là dạy HS cách thể hiện cảm xúc của bản thân bằng âm nhạc, thông qua các tác phẩm âm nhạc giúp các em phát triển một cách toàn diện. Ở Pháp, âm nhạc là môn học bắt buộc và đƣợc học sau 16 giờ chiều. Ở Đan mạch, dạy âm nhạc phải đạt đƣợc 4 mục tiêu: biết ca hát, chơi nhạc cụ, hiểu về lý thuyết âm nhạc và biết vận động theo âm nhạc... Nhƣ vậy qua các tài liệu trên có thể thấy, mỗi nƣớc có một cách GD âm nhạc khác nhau, nhƣng mục tiêu chung là nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp trong âm nhạc, nhằm phát triển nhân cách cho HS. Với điều kiện GD âm nhạc ở nƣớc ta hiện nay, việc tiếp cận và vận dụng những PPDH âm nhạc hiệu quả trên thế giới sẽ giúp cho GV dạy môn học này có những ứng dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lƣợng GD của môn học. Các PPDH này giúp cho GV biết xây dựng 29 kế hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động trong một tiết học, tạo ra sự sinh động, kích thích hứng thú học tập cho các em, từ đó đạt đƣợc mục tiêu GDTM âm nhạc. 1.2.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước Từ năm 2012 đến nay, có nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức dạy học âm nhạc ở trƣờng THCS dƣới dạng luận văn. Có thể nêu một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Đổi mới phương pháp giảng dạy âm nhạc cho học sinh trường trung học cơ sở Thống Nhất - Thành phố Huế (Nguyễn Thị Hiền Trang) [104]; Xây dựng chương trình hoạt động âm nhạc ngoại khóa tại một số trường trung học cơ sở quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội (Dƣơng Anh Đức) [34], Ngôn ngữ nghệ thuật các ca khúc ở bậc tiểu học (Hoàng Thị Mai Lan) [63]; Đưa ca khúc về mái trường vào chương trình dạy học âm nhạc tại trường trung học cơ sở Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội, (Doãn Trung Điệp); Dạy phân môn học hát cho học sinh Trung học cơ sở Tân Hội (Trần Thị Hồng Xuyến) [128] Những nghiên cứu này đề cập tới các khía cạnh khác nhau về PPDH âm nhạc cấp THCS ở từng địa phƣơng cụ thể. Đây là nguồn tƣ liệu đáng quý, bởi đã cung cấp cho chúng tôi các PPDH âm nhạc với những cách xử lý không giống nhau cho từng đối tƣợng học khác nhau. Ngoài những nghiên cứu nêu trên, còn có một số nghiên cứu về GDTM âm nhạc cho sinh viên các trƣờng đại học và HS phổ thông. Chẳng hạn: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc qua hoạt động câu lạc bộ cho học sinh trường THPT Lương Sơn, Hòa Bình (Nguyễn Thị Tú Anh) [7]; Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trần Thanh Hải) [37]; Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ và thẩm mỹ nghệ thuật trong giáo dục con người hiện nay (Nguyễn Quốc Hƣng) [47]... Nhìn chung những nghiên cứu nêu trên có một điểm khá thống nhất, các tác giả đều cho rằng GDTM âm nhạc là rất cần thiết, góp phần giúp HS phát triển toàn diện. Liên quan đến vấn đề GDTM còn có một số nghiên cứu dƣới dạng luận văn nhƣ: Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GV âm nhạc và mỹ thuật ở các trường tiểu học và THCS (Trịnh Hoài Thu) [100]. Tác giả cho rằng GV dạy âm nhạc còn có nhiều bất cập cả về năng lực và chuyên môn, chƣa quan tâm đến việc phát triển năng lực thẩm mỹ cho HS. Từ đó tác giả đƣa ra một số biện pháp nhằm cung 30 cấp nguồn nhân lực cho các trƣờng phổ thông và phƣơng hƣớng đào tạo GV âm nhạc đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới. Dạy học âm nhạc ở THCS với việc GDTM cho học sinh [66] của Hoàng Long, đã đƣa ra sự cần thiết của GDTM và những định hƣớng chung thông qua việc dạy âm nhạc cho HS. Tuy nhiên vấn đề này chƣa đƣợc triển khai rộng rãi trong cả nƣớc. Lê Trọng Nin với Vai trò của âm nhạc trong GDTM [88] đã phân tích và làm rõ vai trò của GDTM thông qua âm nhạc là giúp HS nhận thức, cảm nhận đƣợc cái đẹp, là phƣơng tiện để mở rộng cái đẹp. Âm nhạc góp phần quan trọng đối với việc hình thành và phát triển các bộ phận trong tổng thể ý thức TM của chủ thể, giúp phân biệt đƣợc các đối tƣợng đẹp hay xấu, tạo cho con ngƣời khả năng thƣởng thức những sắc thái và sự hòa hợp của âm nhạc. Âm nhạc góp phần hoàn thiện ý thức thẩm mỹ, bồi dƣỡng năng lực cảm xúc, góp phần định hƣớng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục lý tƣởng thẩm mỹ. Nội dung dạy học môn âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Lê Anh Tuấn [134] đánh giá vấn đề dạy học âm nhạc hiện nay còn một số bất cập. Sự bất cập đó đƣợc thể hiện ở: nội dung SGK, chất lƣợng GV, nhiều GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về phẩm chất và năng lực sƣ phạm. Bài viết đƣa ra nguyên tắc, tiêu chí xây dựng khung nội dung dạy học âm nhạc trong chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Cấp tiểu học và THCS mỗi tuần học một tiết trong chƣơng trình chính khóa, đƣợc học tập theo các chủ đề âm nhạc. Riêng cấp THPT sẽ học theo chủ đề tự chọn với nội dung giáo dục định hƣớng nghề nghiệp học theo từng chuyên đề âm nhạc. Đây là định hƣớng rất quan trọng để chúng tôi có những lƣu ý tiếp theo trong nghiên cứu của mình. Có nhiều bài viết đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học giáo dục âm nhạc bàn về đổi mới PPDH âm nhạc. Chẳng hạn: “Cần có cách nhìn đầy đủ hơn về vai trò của giáo dục âm nhạc trong nhà trƣờng phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về Giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam [108]; Hội thảo khoa học quốc tế Giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông hiện nay tổ chức ngày 16/11/2018 tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, đã tập trung giới thiệu về 31 hoạt động giáo dục, đào tạo âm nhạc trong các trƣờng phổ thông ở Việt Nam, đồng thời tạo diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, phƣơng hƣớng đào tạo với các chuyên gia Việt Nam và quốc tế có uy tín trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc. Tháng 10/2019 Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học tại trƣờng ĐHSP Nghệ thuật TW và xuất bản cuốn Bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới [25], với 62 bài viết đề cập đến việc đổi mới dạy học âm nhạc, mỹ thuật. Nhiều bài viết nhấn mạnh tính cấp bách, sự cần thiết của việc dạy các môn nghệ thuật nhƣ: “Thực trạng và định hƣớng giải pháp bồi dƣỡng giáo viên nghệ thuật đáp ứng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới” của tác giả Đào Đăng Phƣợng; “Biên soạn tài liệu mỹ thuật, âm nhạc trong đào tạo bồi dƣỡng giáo viên âm nhạc” của tác giả Phạm Trọng Toàn, Nhìn chung, từ các nghiên cứu nêu trên thì thấy có nhiều vấn đề liên quan đến luận án của chúng tôi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chƣa có nghiên cứu nào về lĩnh vực GDTM âm nhạc cho HS ở tỉnh Bình Dƣơng. Do đó, luận án của chúng tôi không trùng lặp với các công trình trƣớc đó. Dẫu sao, nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi coi đó là cơ sở tầng nền để thực hiện luận án này. Kết luận chƣơng 1 Nhiều công trình liên quan tới thẩm mỹ, GDTM và GDTM bằng nghệ thuật đã có lịch sử nhiều trăm năm và vấn đƣợc tiếp tục nghiên cứu ở những năm gần đây. Riêng nghiên cứu về GDTM và GDTM bằng nghệ thuật, các nghiên cứu ở trong nƣớc chú trong tới một số vấn đề sau: Thứ nhất, khẳng định GDTM có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nâng cao ý thức cho con ngƣời phát triển toàn diện, vì GDTM là giáo dục khát vọng, niềm tin, ƣớc mơ đúng đắn về xã hội hoàn thiện. Các nghiên cứu cũng xác định dùng nghệ thuật để GDTM vấn đề cần đƣợc quan tâm. Bởi nghệ thuật là công cụ GD, kích thích năng lực TM, hình thành các thị hiếu, lý tƣởng TM mới cũng nhƣ tình cảm đạo đức tốt đẹp cho con ngƣời một cách hiệu quả nhất. Thứ hai, khẳng định âm nhạc là một môn nghệ thuật với nội dung đa dạng, phong phú về cuộc sống. Thông qua các hoạt động âm nhạc linh hoạt, hấp dẫn sẽ hỗ 32 trợ, giúp HS nhận thức đƣợc giá trị TM và ngày càng hoàn thiện về nhân cách. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, xã hội đang có những tác động mạnh đến các giá trị về con ngƣời cả theo chiều tích cực và tiêu cực. GDTM âm nhạc là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính cấp thiết trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho HS cấp THCS. Thứ ba, trên cơ sở tham khảo về cách thức giáo dục âm nhạc ở một số nƣớc tiêu biểu trên trế giới, các nghiên cứu đã đánh giá đƣợc thực trạng GDTM ở nƣớc ta và đƣa ra định hƣớng, đề xuất một số biện pháp dạy học âm nhạc cho các đối tƣợng tƣợng ở cấp học khác nhau. Những vấn đề đƣợc tóm tắt ở trên sẽ là cơ sở để chúng tôi xác định sự khác biệt, tính kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu đi trƣớc để tiếp tục xác lập cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu ở chƣơng 2. 33 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm Để thực hiện việc nghiên cứu GDTM âm nhạc cho HS, chúng tôi sẽ làm rõ một số khái niệm có liên quan và coi đó nhƣ một phần của lý luận để làm cơ sở cho luận án. 2.1.1. Giáo dục, thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ 2.1.1.1. Giáo dục Tùy theo cách tiếp cận và đối tƣợng nghiên cứu, nên mỗi công trình cứu có cách giải thích riêng về khái niệm GD. Một số giáo trình về giáo dục học trình bày: “Giáo dục là hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài ngƣời” [83], [125]. Khái niệm này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ cũng nhƣ yếu tố dạy học. Theo Đặng Vũ Hoạt [83] GD ở nghĩa rộng: “là một quá trình hình thành nhân cách, đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa ngƣời GD nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời [83; 20]; còn GD ở nghĩa hẹp: “là quá trình hình thành niềm tin, lí tƣởng, tình cảm, động cơ, thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi và thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội [83; 22]. Trƣớc đây GD đƣợc hiểu là việc học tập của lứa tuổi đi học. Ngày nay GD là cho tất cả mọi ngƣời, mọi lứa tuổi, bằng nhiều phƣơng tiện và hình thức khác nhau nhằm hoàn thiện nhân cách, nâng cao tri thức, phát triển con ngƣời toàn diện. GD vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của xã hội, quan điểm về GD có hệ thống và cụ thể hơn. GD là sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, nhiệm vụ này đòi hỏi hàng loạt ý tƣởng và hành động đổi mới trong các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của nhà trƣờng. Cho dù có nhiều cách diễn giải khác nhau, theo chúng tôi thì GD trƣớc hết phải là một quá trình. Quá trình đó sẽ hình thành cho ngƣời đƣợc GD về lý tƣởng, động cơ tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, 34 những hành vi, thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội, thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lƣu. 2.1.1.2. Thẩm mỹ Thẩm mỹ là một khái niệm dành đƣợc sự quan tâm của các nhà triết học ở một số quốc gia trên thế giới, trong nhiều thời kỳ lịch sử nhân loại. Những quan niệm thẩm mỹ của những nhà triết học nhƣ Platon, Schiller, Schopenhauer, Taine, Croce, Delacroix, Alain, Lalo cũng nhƣ Aristote, Kant, Hégel đều có một tầm quan trọng đáng kể trong lịch sử TM học. Mục đích của các học giả là làm rõ giá trị, vai trò quan trọng của TM trong đời sống của con ngƣời. Tuy nhiên, trong lịch sử mỹ học đã có nhiều quan điểm về TM, và những quan điểm đó không giống nhau. Theo tiếng Hán: “thẩm (nghĩa hẹp) là xem xét, đánh giá, thẩm định, mỹ là đẹp, cái đẹp. Thẩm mỹ là hiểu biết và thƣởng thức cái đẹp” [43; 12]. Quan điểm mỹ học Mác - Lê nin, thì TM phần nào đƣợc hiểu là cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp. Cái đẹp làm cho hoạt động hàng ngày của con ngƣời đƣợc hoàn thiện hơn, và cuộc sống càng có giá trị cao hơn. Cái đẹp thể hiện ở những nét đặc trƣng trong tình cảm, thị hiếu và lý tƣởng TM. Theo Đỗ Huy “Thẩm mỹ chính là một loại giá trị xã hội” [43; 28]. Vũ Minh Tâm lại cho rằng: “Thẩm mỹ là giá trị của cái đẹp, là thƣớc đo chất lƣợng sống của con ngƣời, phản ánh chất lƣợng của văn hóa - xã hội” [95; 22]. Nhƣ vậy, giá trị TM là kết quả, là chất lƣợng TM mà con ngƣời vừa sáng tạo ra vừa tiếp nhận thông qua quá trình hoạt động thực tiễn. TM là phạm trù triết học về cái đẹp của tự nhiên, xã hội và con ngƣời, là một trong những yếu tố cấu thành nhân cách và là nòng cốt, hạt nhân của nhân cách. Phạm trù TM bao gồm: Xúc cảm TM, tình cảm TM, thị hiếu TM, lý tƣởng TM, năng lực TM, trong đó năng lực TM là nhận thức, đánh giá cái đẹp, biết sáng tạo cái đẹp và thể hiện cái đẹp. Từ các yếu tố trên của phạm trù TM có thể quy lại thành hai lĩnh vực: Tình cảm TM và năng lực TM. Nói cách khác, TM là cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong nghệ thuật, từ đó giúp con ngƣời nhận thức giá trị của cái đẹp trong cuộc sống và tác động đến các yếu tố khác nhằm cải thiện về nhân cách theo chiều hƣớng tốt đẹp. Đạt đƣợc điều đó, con ngƣời phải tích lũy và trau dồi thƣờng xuyên để cảm xúc TM ngày một dồi dào, tinh tế, sâu sắc. Điều kiện thiết yếu 35 là phải tiếp xúc thƣờng xuyên với các giá trị TM để tạo ra cảm xúc TM, bởi đó là nội dung, là thƣớc đo chất lƣợng sống của con ngƣời. Từ đó, giúp con ngƣời có thị hiếu TM lành mạnh để xây dựng đời sống TM cũng nhƣ đời sống nghệ thuật tiến bộ, hiện đại. Theo chúng tôi thì: thẩm mỹ là cách hiểu biết, cảm thụ đƣợc cái đẹp. 2.1.1.3. Giáo dục thẩm mỹ Trong cuốn Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Đỗ Huy [43] có viết: “Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục khát vọng, niềm tin, ƣớc mơ đúng đắn về xã hội hoàn thiện, về con ngƣời hoàn thiện đƣợc chi phối từ lý tƣởng đạo đức đang đặt ra trong cuộc sống và nghệ thuật” [43; 145]. Vĩnh Quang Lê lại giải thích rằng: “Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ cho con ngƣời, trong khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp góp phần tạo nên một lối sống đẹp, mối quan hệ đẹp giữa ngƣời với ngƣời” [63; 20-21]. Vũ Minh Tâm cho rằng: “Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình làm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa về mặt TM, trong đó con ngƣời có năng lực nhận thức, ý thức đúng đắn đối với đời sống TM của xã hội” [95; 78]. Đồng thời, GDTM làm cho con ngƣời “có khả năng tiếp nhận và sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp” [95; 78]. Theo Nguyễn Ngọc Ánh thì giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho ngƣời dân hƣớng tới và yêu chuộng cái đẹp, cái hay, thừa nhận những giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống đã thực sự đem lại những hiệu quả rất tích cực [8; 32]. Còn theo Đặng Thành Hƣng thì cho rằng: “Giáo dục thẩm mỹ là nhiệm vụ giáo dục giá trị trong nhà trƣờng nhằm phát triển ở học sinh lý trí đúng về cái đẹp, tình cảm thẩm mỹ, hành vi và hành động phù hợp với tiêu chuẩn của cái đẹp” [51; 6]. Khái niệm mà các tác giả giải thích nhƣ trên, chủ yếu thiên về vai trò của GDTM với mục đích là xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện, hài hòa. Theo chúng tôi, hiểu một cách đơn giản: GDTM là giáo dục cho ngƣời học hiểu đƣợc cái đẹp, thẩm thấu đƣợc cái đẹp, từ đó có khả năng sáng tạo và hành động theo cái đẹp. Cụ thể ở đây là GD giúp cho HS nhận biết, hiểu rõ, thƣởng thức, đánh giá đƣợc cái đẹp và sáng tạo theo quy luật cái đẹp. GDTM phải hình thành đƣợc xúc cảm TM, tình cảm TM, năng lực TM và lý tƣởng TM cho HS, hƣớng các em tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. 36 2.1.2. Âm nhạc và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc 2.1.2.1. Âm nhạc Có khá nhiều cách giải thích về khái niệm âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh đã đƣợc tổ chức bằng cách sử dụng nhịp điệu, giai điệu tạo ra sự hài hòa trong diện mạo của tác phẩm. Xét ở phƣơng diện này, chúng tôi đồng nhất với khái niệm mà VA.Vakhrameev đƣa ra: “Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng yếu tố âm thanh để diễn đạt tƣ tƣởng tình cảm của cuộc sống con ngƣời” [35; 25]. Cái đẹp bằng âm thanh trong âm nhạc sẽ giúp ngƣời thƣởng thức có đƣợc những cung bậc cảm xúc, hƣớng đến từng bƣớc hình thành giá trị tƣ tƣởng TM. Bởi: “Sức biểu hiện của âm nhạc là sức chở nội dung cảm xúc, tình cảm, hình tƣợng mang tính thẩm mỹ cao của các âm thanh, có ý nghĩa nhân văn” [56; 158]. Âm nhạc là tiếng nói tình cảm tác động trực tiếp vào trái tim con ngƣời. Âm nhạc phản ánh cuộc sống, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời, nó đánh thức mọi xúc cảm sâu xa, thầm kín nhất và là một nhu cầu của đại đa số con ngƣời trong đời sống xã hội. Do vậy, ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực, âm nhạc còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của con ngƣời, khơi dậy trong họ lòng trắc ẩn, tình yêu thƣơng qua những cung bậc tinh tế của âm thanh. Âm nhạc có thể coi nhƣ một thứ “quốc tế ngữ” làm cầu nối cho việc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. “Sức mạnh của âm nhạc vƣợt qua mọi biên giới của không gian và thời gian” [28]. Chính nhờ đặc trƣng đó mà âm nhạc có khả năng trong việc đánh thức cảm xúc, đồng thời gợi sự liên tƣởng sáng tạo và hƣớng ngƣời thƣởng thức tới cảm thụ về cái đẹp trong âm nhạc, đặc biệt là thế hệ trẻ. 2.1.2.2. Thẩm mỹ âm nhạc Qua việc giải thích về thẩm mỹ và âm nhạc nhƣ trên, chúng tôi kết hợp lại và đƣa ra khái niệm về thẩm mỹ âm nhạc: là quá trình ngƣời thƣởng thức cảm thụ/thẩm thấu cái đẹp trong tác phẩm âm nhạc qua sự thể hiện qua sáng tạo của ngƣời nhạc sĩ, nghệ sĩ ở những không gian/hoàn cảnh nhất định. Nói cách khác, thông qua sự thể hiện của nhạc sĩ, nghệ sĩ mà cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong tác phẩm đƣợc truyền tới ngƣời thƣởng thức, làm rung động, đánh thức trong họ cảm xúc TM. Khi cảm xúc TM đƣợc đánh thức, tất yếu sẽ kích thích các hoạt động của ngƣời thƣởng 37 thức về nhu thị hiếu TM, lý tƣởng TM cao đẹp. TM âm nhạc là một giá trị biểu hiện cái đẹp, sự sáng tạo trong âm nhạc đƣợc thể hiện qua tình cảm TM và năng lực TM. Thẩm thấu đƣợc cái đẹp trong tác phẩm, tức là ngƣời thƣởng thức đang từng bƣớc nâng tâm hồn lên một tầm cao mới của sự xúc cảm. Trên cơ sở cái đẹp của dòng âm thanh tạo ra tác động đến của xúc cảm cá nhân, mà ngƣời thƣởng thức nhƣ đƣợc thăng hoa trong một không gian nhất định, từ đó họ khát khao đi tìm và đi cùng với cái đẹp. Nhƣ vậy có thể nói rằng, cái đẹp trong âm nhạc giúp ngƣời thƣởng thức - mà HS cấp THCS không là trƣờng hợp ngoại lệ - luôn vƣơn tới một cuộc sống nhân văn cao đẹp hơn. 2.1.2.3. Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc Qua khái niệm TM âm nhạc và GDTM, chúng tôi cho rằng: GDTM âm nhạc là quá trình đánh thức cảm xúc TM của con ngƣời thông qua các tác phẩm âm nhạc, giúp họ cảm nhận đƣợc cái đẹp, nhằm góp phần định hƣớng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc và phát triển toàn diện về nhân cách. Cụ thể hơn, GDTM âm nhạc cho HS là quá trình giáo dục dƣới sự hƣớng dẫn của GV để đánh thức cảm xúc, giúp các em hiểu và cảm thụ đƣợc cái đẹp trong âm nhạc, hình thành và phát triển tình cảm TM, năng lực TM, góp phần định hƣớng thị hiếu TM âm nhạc và phát triển toàn diện nhân cách, hƣớng tới các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ. Trong hệ thống GD phổ thông ở nƣớc ta hiện nay, âm nhạc là môn học ngày càng có vị trí quan trọng. HS ở cấp THCS với những diễn biến tâm sinh lý phức tạp, các em không thể tự nhận biết, thẩm thấu và chiếm lĩnh đƣợc cái đẹp trong cuộc sống thông qua âm nhạc, nếu không hiểu đƣợc vai trò của GDTM âm nhạc. Tuy nhiên, GDTM âm nhạc vẫn là một khái niệm còn khá mới với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, và vấn đề này chƣa đƣợc chú trọng trong các trƣờng học phổ thông. GDTM âm nhạc, tất nhiên không nên hiểu một cách đơn thuần là tác động mang tính cơ học đƣợc áp đặt từ bên ngoài vào, mà chủ yếu phải khơi dậy những tiềm năng giá trị Chân - Thiện - Mỹ từ chính bên trong mỗi HS. Do đó, GDTM âm nhạc chính là giáo dục giá trị của âm nhạc tác động đến cuộc sống của từng HS. GDTM âm nhạc trong nhà trƣờng trọng tâm là giáo dục âm nhạc. Làm tốt công tác giáo dục âm nhạc tại nhà trƣờng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục TM âm nhạc cho HS. 38 GDTM âm nhạc ngoài việc liên quan trực tiếp đến vấn đề bồi dƣỡng tƣ duy, tình cảm, nhân cách, tác phong của HS, thì còn có tác dụng hỗ trợ việc học tập các môn học khác, nhằm phát triển năng lực, trí tuệ, tƣ duy sáng tạo toàn diện cho các em. Tuy nhiên, trong thời buổi giao lƣu toàn cầu nhƣ hiện nay, bên cạnh yếu tố tích cực, còn có yếu tố tiêu cực. Những yếu tố tiêu cực lại dễ đƣợc lớp trẻ - trong đó có HS - tiếp thu nhanh chóng, thụ động, điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến thị hiếu TM âm nhạc của các em. GDTM âm nhạc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ về cái đẹp trong âm nhạc. Ở lứa tuổi HS, trƣờng học vẫn là nơi GD tốt nhất để hƣớng các em tới lý tƣởng sống. GDTM âm nhạc sẽ giúp HS hình thành và phát triển theo hƣớng hài hòa, tiến tới hoàn thiện nhận thức cái đẹp, từ đó các em sẽ dần trở thành chủ thể của sáng tạo và thƣởng thức cái đẹp mang tính nhân văn. GDTM âm nhạc tại nhà trƣờng thông qua môn học âm nhạc, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ cho mục tiêu GDTM. Sự kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, góp phần quan trọng trong việc định hƣớng thị hiếu âm nhạc, đồng thời giúp các em phát triển nhân cách hài hòa, cân đối và toàn diện. Từ những khía cạnh trên, chúng tôi đƣa ra khái ni...h (công nhân): “Tôi cũng không hiểu lắm về tác dụng của GDTM, miễn là con học các môn văn hóa cho tốt để sau này thi đậu vào đại học có công ăn việc làm, âm nhạc với chúng tôi còn xa xỉ lắm”. Chị Đoàn Thị Minh Ánh (công nhân) chia sẻ: “Chúng tôi đi làm từ sáng đến tối, rất mệt mỏi nên cũng chẳng có thời gian để chú ý đến con học ở trường được những cái gì”. Chị Nguyễn Thị Hồng (tiểu thƣơng) lại có suy nghĩ: “Môn Âm nhạc giúp các em giải trí nên có thì tốt mà không không học cũng chẳng sao”. Quan điểm của chị Nguyễn Thị Tuyết (Bác sỹ) cho rằng: “Được học hát thì rất tốt, các cháu thoải mái để cân bằng tâm lí mà học tốt các môn học khác”. Còn chị Trần Thị Kim Thanh (công nhân viên chức) tâm sự: “Tôi cũng thường xuyên hỏi con mình, thấy chương trình có môn Âm nhạc, các con được ca hát thấy cháu hơn hẳn, ngày xưa chúng tôi không được học nhạc”, Chị Ngọc Mai (công nhân viên chức) thì cho rằng: “Âm nhạc là môn học giúp các cháu hiểu được giá trị tốt đẹp của cuộc sống nên mong thầy cô phát huy được điểm mạnh của âm nhạc trong nhà trường” 187 PHỤ LỤC 11 LỊCH DẠY CÁC TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM Năm học Trƣờng Lớp Bài dạy GV thực hiện 2016-2017 THCS Phú Hòa 6A1 Học hát bài Đi cấy Trịnh Hồng Hải 7A 2 Học hát Lý rẫy lý vườn (dân ca Bình Dƣơng) Trịnh Hồng Hải THCS Nguyễn Viết Xuân 7A1 Học hát bài Chúng em cần hòa bình Bùi Thị Thu Hiền 8A 2 Học hát bài Ngôi nhà của chúng ta Bùi Thị Thu Hiền 2017-2018 THCS Phú Hòa 6A2 Học hát bài Đi cấy Trịnh Hồng Hải 7A3 Học hát Lý rẫy lý vườn (dân ca Bình Dƣơng) Trịnh Hồng Hải THCS Nguyễn Viết Xuân 7A2 Học hát bài Chúng em cần hòa bình Bùi Thị Thu Hiền 8A3 Học hát bài Ngôi nhà của chúng ta Bùi Thị Thu Hiền 188 PHỤ LỤC 12 NỘI QUY VÀ QUY TẮC ỨNG XỬ MÔN ÂM NHẠC Hãy mang theo tập học nhạc, sách giáo khoa. Bút mực, thanh phách, song loan và xúc xắc Nếu các em muốn (Thầy) Cô không cáu gắt Lớp học bắt đầu, không đƣợc nói chuyện riêng (Thầy) Cô yêu cầu các em chăm ngoan Phải tôn trọng thầy cô và bè bạn Khi bạn hát sai không đƣợc cƣời cợt Các em hãy chú ý đến lời lẽ của mình và lễ phép Thỉnh thoảng các em hát và gõ nhịp Thỉnh thoảng các em vận động, múa và trò chơi Phải tuân theo hƣớng dẫn của (Thầy) Cô Hãy chỉ làm khi đến lƣợt mình Khi học xong trật tự xếp hàng đi về lớp Không thực hiện nội quy sẽ thành cái chợ Quy định này cần có để chúng ta học tốt Hãy tuân thủ nội quy sẽ có phần thƣởng (Thầy) Cô cũng buộc phải nói rằng Vi phạm nội quy nghĩa là bị trừng phạt Nội quy này nếu khắt khe quá Hãy đƣa ra đề nghị, nhƣng chỉ đƣợc viết bằng thơ. -------------------------------------------------------------- 189 PHỤ LỤC 13 KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN SAU THỰC NGHIỆM Tổng số giáo viên đƣợc hỏi ý kiến: 18 Câu 1: Việc tổ chức và quản lí lớp học trong hoạt động ca hát có đạt đƣợc hiệu quả trong GDTM âm nhạc: Hiệu quả: 18 Tỉ lệ: 100% Không hiệu quả: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 2: Hoán đổi, xây dựng bài hát các bài hát trong chƣơng trình theo chủ đề, chủ điểm có phù hợp với việc GDTM âm nhạc: Phù hợp: 18 Tỉ lệ: 100% Không phù hợp: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 3: Bổ sung bài hát về Bác Hồ có phù hợp với việc GDTM âm nhạc: Phù hợp: 18 Tỉ lệ: 100% Không phù hợp: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 4: Bổ sung bài hát về đoàn đội, về biển đảo có phù hợp với việc GDTM âm nhạc: Phù hợp: 18 Tỉ lệ: 100% Không phù hợp: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 5: Việc chọn lọc đƣa các bài dân ca và ca khúc về địa phƣơng đƣa vào chƣơng trình giảng dạy có hợp lí: Hợp lí: 16 Tỉ lệ: 88,9% Không hợp lí: 2 Tỉ lệ: 11,1% Câu 6: Việc đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ca hát trong chƣơng trình thực nghiệm có hiệu quả: Hiệu quả: 18 Tỉ lệ: 100% Không hiệu quả: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 7: Chọn lọc các PPDH theo góc trong phần các biện pháp GDTM âm nhạc nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả không? Hiệu quả: 18 Tỉ lệ: 100% Không hiệu quả: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 8: Chọn lọc các PPDH hợp tác trong phần các biện pháp GDTM âm nhạc nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả không? Hiệu quả: 18 Tỉ lệ: 100% Không hiệu quả: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 9: Chọn lọc các PPDH tích hợp liên môn trong phần các biện pháp GDTM âm nhạc nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả không? Hiệu quả: 18 Tỉ lệ: 100% Không hiệu quả: 0 Tỉ lệ: 0% 190 Câu 10: Việc thiết kế tập học và ghi nhật kí môn Âm nhạc để GDTM cho HS có cần thiết: Cần thiết: 18Tỉ lệ: 100% Không cần thiết: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 11: Việc thay đổi một số bài hát vào chƣơng trình giảng dạy nhằm nâng cao tính thẩm mỹ phù hợp lứa tuổi có hợp lí: Hợp lí: 18 Tỉ lệ: 100% Không hợp lí: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 12: Nội dung thiết kế trong cuốn sách nhật ký học âm nhạc cho HS có khai thác tốt đƣợc việc GDTM âm nhạc cho HS không? Tốt: 18 Tỉ lệ: 100% Không tốt: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 13: Tổ chức các trò chơi cho HS có khai thác tốt đƣợc việc GDTM âm nhạc cho HS không? Tốt: 18 Tỉ lệ: 100% Không tốt: 0 Tỉ lệ: 0% Câu 14: Các hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động ca hát phát huy tính GDTM âm nhạc cho HS: Tốt: 18 Tỉ lệ: 100% Không tốt: 0 Tỉ lệ: 0% 191 PHỤ LỤC 14 THỐNG KÊ CÂU HỎI KHẢO SÁT GIÁO VIÊN (Sau thực nghiệm) Nội dung Số lƣợng Đồng ý Không đồng ý GV % GV % Việc tổ chức và quản lí lớp học trong hoạt động ca hát đạt đƣợc hiệu quả trong GDTM âm nhạc 18 18 100 0 0 Hoán đổi, xây dựng bài hát các bài hát trong chƣơng trình theo chủ đề, chủ điểm phù hợp với việc GDTM âm nhạc 18 18 100 0 0 Bổ sung bài hát về Bác Hồ phù hợp với việc GDTM âm nhạc 18 18 100 0 0 Bổ sung bài hát về đoàn đội, về biển đảo phù hợp với việc GDTM âm nhạc 18 18 100 0 0 Đƣa các bài dân ca và ca khúc về địa phƣơng đƣa vào chƣơng trình giảng dạy hợp lí 18 16 88,5 2 11,5 Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ca hát trong chƣơng trình thực nghiệm có hiệu quả 18 18 100 0 0 PPDH theo góc nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả 18 18 100 0 0 PPDH hợp tác nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả 18 18 100 0 0 PPDH tích hợp liên nâng cao năng lực TM cho HS có hiệu quả 18 18 100 0 0 Việc thiết kế tập học và ghi nhật kí môn Âm nhạc để GDTM cho HS có hiệu quả 18 18 100 0 0 192 Thay đổi một số bài hát vào chƣơng trình giảng dạy nhằm nâng cao tính thẩm mỹ phù hợp lứa tuổi rất hợp lí 18 18 100 0 0 Tổ chức các trò chơi cho HS có khai thác tốt đƣợc việc GDTM âm nhạc 18 18 100 0 0 Các hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động ca hát phát huy tính GDTM âm nhạc cho HS 18 18 100 0 0 193 PHỤ LỤC 15 CÂU HỎI THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM Tổng số học sinh trả lời theo phiếu: 160 Câu 1: Sau khi đƣợc học hát ở tiết thực nghiệm em có thích không? a. Rất thích b. Thích c. Không thích Câu 2: Em có hứng thú khi tham gia các hoạt động ca hát? a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Không hứng thú Câu 3: Cách tổ chức các hoạt động ca hát theo em có hiệu quả không? a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Không hiệu quả Câu 4: Nội dung trong giờ học hát đã điều chỉnh em tiếp thu có tốt không? a. Rất tốt b. Tốt c. Không tốt Câu 5: Giờ học hát các em có cảm thấy thoải mái không? a. Rất thoải mái b. Thoải mái c. Không thoải mái Câu 6: Khi đƣợc thực hiện các hình thức hoạt động trong tiết học, em có dễ dàng tìm tòi đƣợc giá trị thẩm mỹ của bài hát không? a. Rất dễ b. Dễ c. Bình thƣờng d. Không dễ Câu 7: Khi tìm hiểu và phân tích bài hát em có hiểu đƣợc ý nghĩa của bài hát một cách dễ dàng không? a. Rất dễ b. Dễ c. Bình thƣờng d. Không dễ Câu 8: Khi học hát bằng nhiều hình thức và tự tìm tòi, tự khám phá, em có thấy dễ dàng không? a. Rất dễ b. Dễ c. Bình thƣờng d. Không dễ Câu 9: Đƣợc hoạt động trong các giờ học thực nghiệm, em có dễ dàng cảm nhận đƣợc giá trị cái đẹp trong từ bài hát mang lại a. Rất dễ b. Dễ c. Bình thƣờng d. Không dễ Câu 10. Sau khi học hát em có tự sáng tạo đƣợc một hoạt động khi thể hiện bài hát không? b. Rất dễ b. Dễ c. Bình thƣờng d. Không dễ 194 PHỤ LỤC 16 THỐNG KÊ CÂU HỎI KHẢO SÁT HỌC SINH (Sau thực nghiệm) Bảng 15.1.Mức độ yêu thích môn học s STT Nội dung Trả lời Rất dễ Trả lời dễ Trả lời Không dễ HS % HS % HS % 1 Sau khi đƣợc học ca hát ở tiết thực nghiệm em có thích? 160 100 0 0 0 0 2 Em có hứng thú khi tham gia các hoạt động ca hát? 157 98,1 0 0 3 1,9 3 Cách tổ chức các hoạt động ca hát theo em có hiệu quả không? 155 96,9 5 3,1 0 0 4 Nội dung trong giờ học hát đã điều chỉnh có vừa sức tiếp thu của em không? 150 93,7 10 6,3 0 0 5 Giờ học hát các em có cảm thấy thoải mái không? 160 100 0 0 0 0 Bảng 15.2. Kết quả của việc học hát và phát triển năng lực thẩm mỹ số TT Mức độ tiếp thu của HS Dễ hiểu Khó hiểu HS % HS % 1 1 Khi đƣợc thực hiện các hình thức hoạt động trong tiết học, em có dễ dàng tìm tòi đƣợc giá trị thẩm mỹ của bài hát không? 156 97,5 4 2,5 2 2 Khi tìm hiểu và phân tích bài hát em có hiểu đƣợc ý nghĩa của bài hát một cách dễ dàng không? 152 95 8 5 195 3 3 Khi học hát bằng nhiều hình thức và tự tìm tòi, tự khám phá, em có thấy dễ dàng không? 146 91,3 14 8,7 4 4 Em có dễ dàng cảm nhận đƣợc giá trị cái đẹp trong từ bài hát mang lại 148 32,5 12 7,5 5 5 Sau khi học hát em có tự sáng tạo đƣợc một hoạt động khi thể hiện bài hát không? 160 100 0 0 196 PHỤ LỤC 17 CÂU HỎI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM - THANG ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI ĐIỂM 16.1. Câu hỏi kiểm tra sau thực nghiệm 1. Em hãy hát một bài hát đã học và trình bày một hoạt động do bản thân sáng tạo kết hợp khi hát. 2. Sau khi học hát em hãy cho biết cảm nhận của bản thân về giá trị thẩm mỹ mà bài hát mang lại. 16.2. Thang điểm và xếp loại điểm STT Xếp loại Thang điểm 1 Đạt loại Giỏi Điểm từ 9 đến 10 2 Đạt loại Khá Điểm từ 7 đến 8,5 3 Đạt loại TB Điểm từ 5 đến 6,5 4 Chƣa đạt (yếu) Điểm từ 1 đến 4,5 197 PHỤ LỤC 18 CÁC BÀI HÁT TRONG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC PHỤ LỤC 18.1 198 PHỤ LỤC 18.2 199 PHỤ LỤC 18.3 200 PHỤ LỤC 18.4 201 202 PHỤ LỤC 18.5 203 PHỤ LỤC 18.6 204 PHỤ LỤC 18.7 205 PHỤ LỤC 18.8 206 PHỤ LỤC 18.9 207 PHỤ LỤC 18.10 208 PHỤ LỤC 18.11 209 PHỤ LỤC 18.12 210 PHỤ LỤC 18.13 211 PHỤ LỤC 18.14 MƢA RƠI Dân ca Xá 212 PHỤ LỤC 19 BÀI BỔ SUNG VÀ THAY THẾ VÀO CHƢƠNG TRÌNH 213 PHỤ LỤC 20 DANH MỤC CÁC BÀI HÁT ĐỊA PHƢƠNG Phụ lục 20.1 214 Phụ lục 20.2 215 Phụ lục 20.3 216 Phụ lục 20.4 Phụ lục 19.5 217 Phụ lục 20.5 218 Phụ lục 20.6 219 PHỤ LỤC 21 TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM Ngày dạy: PPCT: 13 Tuần: 13 GV dạy: Trịnh Hồng Hải. Trƣờng THCS Phú Hòa PHỤ LỤC 21.1 TIẾT 13 HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY Dân ca Thanh Hóa I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết bài hát Đi Cấy là bài dân ca đƣợc trích trong “Tổ khúc múa đèn” có nguồn gốc ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. - Học sinh hát đúng giai điệu của bài hát. - Hiểu biết thêm một vài nét về tỉnh Thanh Hoá. 2. Kĩ năng: - Học sinh hát đúng tƣ thế, biết cách lấy hơi. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc. - Học sinh nêu đƣợc cảm nhận của mình về bài hát. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực, tự giác trong học tập - Biết cách tổ chức hoạt động nhóm, có ý thức kỉ luật và đoàn kết. - Giáo dục học sinh hiểu đƣợc giá trị thẩm mỹ mà bài hát mang lại thông qua âm nhạc và lời ca, có xúc cảm khi ca hát và tình yêu Lao động, yêu quê hƣơng đất nƣớc. - Biết trân trọng và giữ gìn phát huy các làn điệu dân ca, các di sản. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Tìm hiểu bài đi cấy, đàn oocgar. - Video về thành Nhà Hồ, tranh ảnh về công việc cấy lúa. 220 - Bản nhạc bài đi cấy, video karaoke bài Đi cấy. * Học sinh: Chuẩn bị Sách giáo khoa, tìm hiểu về Thanh Hóa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới (4 phút) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Phần ghi bài * Ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Học sinh trả lời: Dân ca là bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả, đƣợc truyền miệng từ đời này sang đời khác. - Học sinh trả lời: dân ca mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu và phong cách riêng biệt là do địa lí, môi trƣờng sống, sinh hoạt, ngôn ngữ Học sinh chú ý theo dõi - Học sinh trả lời: Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa Học sinh ghi bài * Kiểm tra sĩ số Câu 1: Thế nào là bài hát dân ca? Câu 2: vì sao dân ca mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu và phong cách riêng biệt? * Giới thiệu bài mới: - Việt Nam là đất nƣớc có một kho tàng dân ca rất phong phú và đa dạng. Mỗi vùng, miền, dân tộc dều có một làn điệu dân ca riêng. Giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em đến một vùng đất nằm ở phía Bắc Trung Bộ của nƣớc ta với làn điệu dân ca nhẹ nhàng, uyển chuyển đó là vùng đất nào mời các em xem đoạn video sau. + Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim về thành Nhà Hồ, có hình ảnh và giọng nói của giáo viên: “Chào các em cô đang đứng tại một di sản nằm ở phía Bắc Trung Bộ nước ta. Nơi đây được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Bắc Trung Bộ vào thế kỉ XVI, XVIII. Ngày 27 tháng 6 năm 2011 Unesco đã công nhận đây là di sản văn hóa thế giới. Đố các em tên của di sản là gì và nằm ở tỉnh nào của nước ta?”. Vậy hôm nay các em sẽ đến tỉnh Thanh Hóa qua bài hát Đi cấy dân ca Thanh Hóa. Giáo viên ghi bảng TIẾT 13: HỌC HÁT BÀI ĐI CẤY Dân ca Thanh Hóa 221 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tỉnh Thanh Hóa 4 phút (Học sinh trình chiếu powerpoint. Mời các em sẽ du lịch qua màn ảnh nhỏ đến với tỉnh Thanh Hóa qua phần thuyết trình của các nhóm Nhóm 1: Sơ lƣợc một số nét chính trên bản đồ về Thanh Hóa Thanh Hoá Là tỉnh thuộc BắcTrung Bộ nƣớc ta Thanh Hoá là một tỉnh có 3 vùng địa dưl ỉ ị Đồng bằng Trung du Miền núii i 222 Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử tỉnh Thanh Hóa - Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống anh dũng, nơi đây là quê hƣơng của các anh hùng dân tộc nhƣ: Bà Triệu, Lê Lai, Lê Lợi, Hồ Quý Ly, Nguyễn Minh đền Bà Triệu Thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc - Thanh Hoá Đền thờ Lê Lợi ở khu di tích Lam Kinh cầu Hàm Rồng chị Ngô Thị Tuyển Trong kháng chiến chống Mĩ nhân dân Thanh Hóa chiến đấu kiến cƣờng để bảo vệ cầu Hàm Rồng đây chính là huyết mạch giao thông chi viện cho chiến trƣờng Miền Nam. Hình ảnh chị Ngô Thị Tuyển vác 2 hòm đạn lên mặt trận đã làm cho cả thế giới kinh ngạc. 223 Nhóm 3: Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, kinh tế Biển Sầm Sơn Giữa tháng 7 năm 1960 Bác Hồ về tắm biển Sầm Sơn và kéo lƣới cùng các ngƣ dân. Bến én - Nhƣ Thanh Nghề thủ công truyền thống làm chiếu cói ở Nga Sơn 224 Nhóm 4: Tìm hiểu về Văn học – Nghệ thuật Văn học - Nghệ thuật - Hò Sông Mã - Sự tích dƣa hấu - Tổ khúc múa đèn - Trống đồng Đông sơn - Tổ khúc múa đèn gồm 10 bài, thể hiện công việc lao động của nhân dân, tiêu biểu nhƣ: bài Dệt gửi, thắp đèn, xe chỉ, luống bông, kéo sợi, đi cấy. . . 225 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đi cấy (4 phút) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Phần ghi bài Lắng nghe giáo viên thuyết trình. Học sinh ghi bài - Học sinh trả lời: + Bài hát viết ở nhịp 2/4. mỗi ô nhịp có 2 phách. mỗi phách bằng một nốt đen. Phách đầu là phách mạnh, phách 2 là Cảm ơn các em đã có phần thuyết trình về địa lí, lịch sử, văn học – nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Bây giờ chúng ta tìm hiểu về bài hát “Đi cấy” Tổ khúc múa đèn các em đã nghe bạn Lan Anh trình bày rồi. Cô nói thêm khi biểu diễn, diễm viên đội trên đầu đĩa đèn Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bài hát viết ở nhịp mấy? Nhịp đó cho biết điều gì? + Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu của bài? Giáo viên giảng giải: + Ô nhịp đầu của bài thiếu phách so với số chỉ nhịp, gọi là +nhịp lấy đà. + Ngoài ra bài con có một số kí hiệu âm nhạc mà các em chƣa 1. Tìm hiểu bài - Bài hát Đi Cấy đƣợc trích trong “Tổ khúc Múa đèn” ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá. - Bài hát Đi cấy có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, đƣợc phổ từ những câu thơ lục bát sau: “Lên Chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm”. 226 phách nhẹ. + Ô nhịp đầu của bài thiếu một phách Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời: Bài hát có 4 câu học đó là . 1. Dấu mắt ngỗng: ngân tự do 2. Dấu thăng bất thƣờng. 3. Dấu luyến: nối 2 hay nhiều nốt nhạc khác cao độ. 4. Dấu hoa mĩ: tô điểm thêm cho nốt nhạc. - Nghe hát: Giáo viên hát - Giáo viên đặt câu hỏi. + Bài hát chia làm mấy câu? 2. Hoạt động 4: học hát. (23 phút) Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Phần ghi bài Học sinh đứng dậy luyện thanh. Học sinh nghe và thị phạm. Học sinh sửa sai. Học sinh nghe và thị phạm Học sinh thực hiện Học sinh thực hiện Học sinh nghe, và thị phạm. Học sinh hát theo dãy Học sinh nghe và thị phạm Học sinh thực hiện * Luyện thanh: Giáo viên đàn Mi i i i Ma a a a a * Tập hát từng câu - Câu 1: Giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu sau đó bắt nhịp cho học sinh hát. + Giáo viên sửa sai: Chữ lên không luyến, chữ đi hát thành đì i, chữ sáng hát thành sáng ang. + giáo viên cho học sinh hát lại. - Câu 2: Giáo viên tập nhƣ câu 1 + Giáo viên sửa sai. Chữ bạn hát gần nhƣ chữ bản. + Giáo viên đàn cho học sinh hát lại. - Ghép câu 1 và câu 2: Giáo viên đàn bắt nhịp cho học sinh hát. + Giáo viên cho từng dãy hát. - Câu 3. Giáo viên đàn giai điệu 1 lần, hát mẫu, bắt nhịp cho học sinh hát, + Giáo viên sửa sai cho học sinh. 227 Học sinh thực hiện Học sinh hát 2 lần Học sinh trả lời: - Chữ cho ngân 2 phách và nghỉ ½ phách Học sinh nghe và thị phạm Học sinh thực hiện Học sinh hát Học sinh hát. Hoc sinh thực hiện Học sinh nghe Từng dãy thực hiện Học sinh hát 4 câu. Học sinh hát cả bài với nhạc đệm. Học sinh thực hiện Học sinh thực hiện Học sinh hát Học sinh thực hiện Học sinh hát Từng dãy thực hiện Dãy trong thực hiện Giáo viên đàn và hƣớng dẫn hát 2 chữ một lần thắp ắp đèn Ta à a sé Chới ới trăng Ngoai í i thềm. Giáo viên đàn câu 3 (2 lần) Giáo viên hỏi: - Chữ cho cuối cuối câu 1 ngân và nghỉ mấy phách? - Câu 4. Giáo viên đàn giai điệu hát mẫu sau đó bắt nhịp cho học sinh hát. + Giáo viên hƣớng dẫn sửa sai. ấm ơ ớ êm. + Giáo viên đàn câu 4 - Ghép câu 3 và 4: Giáo viên đàn giai điệu 2 câu sau đó bắt nhịp cho học sinh hát. + Giáo viên nhắc các em chú ý chữ thềm ngân dài, chữ ý hát nhanh về chữ rằng. + Giáo viên đàn + Từng dãy hát câu 3 và câu 4. - Giáo viên đàn giai điệu cả bài * Hát hoàn chỉnh bài với nhạc đệm. - Giáo viên chỉ huy + Giáo viên sửa sai cho các em chữ ấm câu 4 chữ êm thứ 2 trong câu 4 các em vào sớm ½ phách. + Giáo viên cho học sinh hát “ êm êm lai ngoài êm”, + Giáo viên đàn câu 4. - Hát kết hợp gõ phách. + Giáo viên hƣớng dẫn - Hát nối tiếp: dãy trong hát câu 1,3 dãy ngoài hát câu 2,4. + Giáo viên chỉ huy. 228 Học sinh lắng nghe Bốn học sinh lên biểu diễn trƣớc lớp. cả lớp hát. Cá nhân học sinh hát. - Từng dãy hát hoàn chỉnh bài. + Giáo viên sửa sai cho dãy trong chữ ấm câu 4. - Giáo viên hƣớng dẫn học sinh biểu diễn. - Giáo viên đàn 5. Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Dặn dò (10 phút) * vận dụng: - Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy cho biết những giá trị thẩm mỹ trong bài hát? - Học sinh trả lời: Âm nhạc vui tƣơi. Bài hát nói về nét đẹp về công việc đi cấy của ngƣời nông dân, ƣớc mong cuộc sống ấm no của ngƣời dân Thanh Hóa. - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về công việc cấy lúa của ngƣời nông dân. cày đất bừa đất Vãi mạ nhổ mạ cấy lúa gặt lúa 229 - Giáo viên đặt câu hỏi: Học bài hát Đi cấy và xem những hình ảnh cấy lúa của ngƣời nông dân em có suy nghĩ gì? - Học sinh trả lời: Hình ảnh yêu lao động của ngƣời nông dân, siêng năng, cần cù không quản nắng mƣa, gí rét. Qua đó cho em thấy nét đẹp chung của ngƣời lao động Việt Nam ở nhiều công việc khác nhau. Chúng em sẽ luôn quý trọng ngƣời lao động và biết yêu quí hạt gạo mà ngƣời nông dân vất vả làm ra. Có ý thức học tập, lao động để xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. - Giáo viên cho học sinh hát lời mới: Quê nhà mỗi ngày đẹp tƣơi, quê nhà mỗi ngày đẹp tƣơi, quê hƣơng từng ngày đổi mới sáng tƣơi. Em mến yêu xóm làng của em, xóm làng của em. Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành, gắng chăm học hành . Muốn rằng ngày mai Ngày mai khôn lớn, xây quê nhà đẹp hơn QUÊ HƢƠNG CỦA EM 230 * Củng cố: - Giáo viên đặt câu hỏi: Học bài hát đi cấy các em hiểu biết đƣợc những điều gì? - Học sinh trả lời: + Hiểu biết về địa lí, lịch sử, các danh lam thắng cảnh đẹp, di sản giá trị của tỉnh Thanh Hoá. + Hiểu biết về một làn điệu dân ca nổi tiếng rất hay của tỉnh Thanh Hoá. + Biết cách hát hoà giọng, hát kết hợp với vận động, gõ phách, hát nối tiếp. + Trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển các làn điệu dân ca. - Giáo viên thuyết trình: Bác Hồ kính yêu trƣớc lúc đi xa đã dặn: “Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu thắm thiết những khúc hát dân ca”. Giáo sƣ trần Văn Khê đã nói: “Dân ca Việt nam đƣợc chảy ra từ huyết quản của ngƣời dân nƣớc Việt”. Các em giới thiệu với bạn bè mình những bài dân ca mà em biết, tìm hiểu trên Internet, sử dụng các bài dân ca trong sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, viết lời mới cho dân ca, nhƣ vậy các em đã góp phần vào việc giữ gìn nền văn hoá Việt nam đậm đà bản sắc dân tộc. - Giáo viên cho học sinh hát Karaoke bài hát “Đi cấy”. * Dặn dò: - Hát thuộc lời bài hát Đi Cấy và tập động tác phụ họa cho bài hát. - Tập viết lời mới về chủ đề “tri ân thầy cô” - Viết cảm nhận của em về bài hát - Xem bài TĐN số 5: Vào Rừng Hoa (Việt Anh) IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Học sinh chuẩn bị bài tốt, phần thuyết trình các em sử dụng hình ảnh, âm nhạc sinh động. - Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đây là tiết học hát nên tiêu chí đánh giá chủ yếu là đánh giá học sinh trải nghiệm thực hành qua việc hát bài hát. Phần bài tập hƣớng dẫn các em chọn viết lời mới cho bài đi cấy, hoặc viết cảm nhận của em sau khi học bài đi cấy. 231 Trong giờ học: - Học sinh hát theo nhóm, biết kết hợp hát với gõ phách, hát nối tiếp, hát lời mới. - Đặt câu hỏi sau: - Học bài hát Đi cấy giúp em có những hiểu biết và tình cảm gì? ( Phần này sử dụng ngay trong phần vận dụng và củng cố) VIII. Các sản phẩm của học sinh Học bài hát “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa các em biết thêm một bài dân ca thuộc khu vực Bác Trung bộ, qua đó các em thấy đƣợc dân ca Việt Nam là một kho tàng âm nhạc vô cùng phong phú và đa dạng. Học bài hát “Đi cấy” hát các em sẽ đạt đƣợc những kết quả sau: * Về kiến thức: - Các em nắm dƣợc một số kiến thức về địa lí, các danh lam thắng cảnh, truyền thống lịch sử của tỉnh Thanh Hóa với một số anh hùng dân tộc nhƣ Bà Triệu, lê Lợi, Nguyễn Minh. - Bài học cho các em biết đƣợc một di sản văn hóa thế giới là thành Nhà Hồ, di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích lịch sử Lam Kinh. Đây là một cách sử dụng di sản trong giờ học theo Thông tƣ liên ngành số 73/HD-BGDĐT-BVHTHDL, ngày 16/1/2013 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Sử dụng di sản trong dạy học ở trƣờng phổ thông. - Các em hát đúng giai điệu bài hát, biết cách hát hòa giọng, hát gõ đệm theo phách, thể hiện tốt những chỗ luyến trong bài. Cũng từ đó các em đã nêu đƣợc nội dung bài hát, biết liên hệ thực tế và có ý thức trân trọng hạt gạo do ngƣời nông dân làm ra, quí trọng sức lao động. Bản thân các em cũng nhận ra mỗi làn điệu dân ca Việt Nam đều có âm điệu riêng nên các em biết trân trọng giữ gìn, học tập và phát huy vốn có của ông cha ta để lại. * ý thức học tập: Các em có tinh thần đoàn kết, tích cực trong việc tìm kiếm thông tin, các nhóm trƣởng đã phân công các thành viên của tổ chuần bị phần thuyết trình. Các em đã phát huy đƣợc năng lực của từng em nhƣ : Khả năng thuyết trình, kiến thức về Tin học. 232 Hình ảnh các em thuyết trình và trình bày bài hát trong giờ học Nhóm 1 thuyết trình Nhóm 2 thuyết trình 233 Nhóm 3 thuyết trình Nhóm 4 thuyết trình 234 Học sinh phụ trách phần thiết kế và trình chiếu powerpoint Học sinh trả lời phần củng cố bài 235 Ban giám hiệu và giáo viên dự giời tiết học Phụ lục 21.2 Hoạt động góc: Ôn bài hát Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) Góc 1 Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Đi cấy kết hợp gõ đệm theo phách Thời gian thực hiện: 4 phút Phƣơng tiện hỗ trợ: bản nhạc, nhạc cụ gõ nhƣ thanh phách. Hƣớng dẫn (nhóm trƣởng điều khiển các hoạt động): - Cả nhóm hát lại bài Đi cấy 1 lần, Nhóm trƣởng hoặc HS khá hƣớng dẫn các bạn sửa sai (nếu có). - Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách Kết quả: Cả nhóm trình bày bài Đi cấy kết hợp gõ đệm. Góc 2 Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Đi cấy kết hợp vận động Thời gian thực hiện: 4 phút Phƣơng tiện hỗ trợ: băng đĩa Hƣớng dẫn (nhóm trƣởng điều khiển các hoạt động): - Tập múa sáng tạo các động tác đã chuẩn bị ở nhà. - Hát bài Đi cấy kết hợp vận động theo nhạc. - Nhóm trƣởng hoặc HS khá của nhóm hƣớng dẫn, sửa sai cho các bạn. 236 Kết quả: Cả nhóm trình bày bài kết hợp vận động theo nhạc. Góc 3 Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Đi cấy kết hợp vỗ, gõ theo nhịp Thời gian thực hiện: 4 phút Phƣơng tiện hỗ trợ: bản nhạc, nhạc cụ gõ nhƣ song loan, xúc xắc Hƣớng dẫn (nhóm trƣởng điều khiển các hoạt động): - Cả nhóm hát lại bài Đi cấy 1 lần, HS khá hƣớng dẫn các bạn sửa sai (nếu có). - Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh - Nhóm trƣởng hoặc HS khá của nhóm hƣớng dẫn, sửa sai cho các bạn. Kết quả: Cả nhóm trình bày bài Đi cấy kết hợp gõ đệm. Góc 4 Nhiệm vụ: Ôn tập bài hát Đi cấy kết hợp vỗ, gõ tiết tấu Thời gian thực hiện: 4 phút Hƣớng dẫn (nhóm trƣởng điều khiển các hoạt động): - Cả nhóm hát lại bài Đi cấy 1 lần, HS khá hƣớng dẫn các bạn sửa sai (nếu có). - Tập hát kết hợp vỗ tiết tấu - Nhóm trƣởng hoặc HS khá của nhóm hƣớng dẫn, sửa sai cho các bạn. Kết quả: Cả nhóm trình bày bài Đi cấy kết hợp vỗ tiết tấu. 237 PHỤ LỤC 22 HÌNH ẢNH MINH HỌA TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM TẠI TRƢỜNG THCS PHÚ HÒA (Nguồn: Tác giả chụp ngày 28/11/2018) Hình 22.1: Hoạt động góc Hình 22.2: Các nhóm thuyết trình sau khi học bài hát Đi cấy 238 Hình 22.3: Biểu diễn trƣớc lớp Hình 22.4: Cả lớp cùng hát và đánh nhịp Hình 22.5: Học sinh tham gia sôi nổi vào bài học 239 PHỤ LỤC 23 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CA HÁT TRONG CHƢƠNG TRÌNH ÂM NHẠC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Tiêu chí Thang đo Ghi chú Hoạt động ca hát Hát đúng tƣ thế, hát tự nhiên, biết lấy hơi và hát rõ lời. Tuy nhiên đối với những em khả năng ca hát bị hạn chế GV không nên áp đặt và kỳ vọng làm cho các em sợ khi phải ca hát. Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. Hát cùng mọi ngƣời và có thể hát một mình. Hát tập thể nhƣ: hòa giọng, nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xƣớng, hát bè, ... Hiểu biết về bài hát Biết tên bài hát và tác giả, biết nội dung, xuất xứ hoặc thể loại bài hát Nhận biết đƣợc cấu trúc của bài hát (một đoạn, hai đoạn, ba đoạn). Cảm thụ bài hát Hiểu, cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của từng giai điệu âm nhạc thông qua tiết tấu, lời ca. Đồng cảm, trân trọng với những giá trị thẩm mỹ mà bài hát mang lại, yêu mến cái đẹp trong cuộc sống. Đối với HS lớp 8, lớp 9 có thể nghe và phân biệt đƣợc bài hát viết ở giọng trƣởng hoặc thứ. Bên cạnh đó phải có thái độ tôn trọng những ngƣời hoạt động Nghe và phân biệt đƣợc giọng hát thiếu nhi với giọng ngƣời lớn, giọng đơn ca với giọng tốp ca, Nghe và phân biệt đƣợc hát bè. Nghe và phân biệt tiết điệu đặc trƣng của nhịp , . Nghe và phân biệt đƣợc bản nhạc viết ở nhịp hay . 240 Biết nhận xét, giải thích hoặc trình bày cảm nhận về một tác phẩm âm nhạc. âm nhạc, tích cực tham gia các hoạt động ca hát cũng nhƣ các hoạt động âm nhạc khác. Nhận xét về hoạt động thực hành ca hát, sản phẩm sáng tạo âm nhạc của các bạn. Biết lựa chọn bài hát phù hợp với lứa tuổi, chọn thể loại âm nhạc, bản nhạc hoặc ca sĩ yêu thích. Biết lựa chọn bài hát, bản nhạc dùng trong các ngày hội, ngày lễ nhƣ: Hội trăng rằm, Ngày hội đón xuân, lễ khai giảng, ngày Nhà giáo 20-11, ngày sinh nhật, Lễ tốt nghiệp, Sáng tạo âm nhạc Sáng tạo động tác vận động hoặc nhảy múa theo giai điệu bài hát HS thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của mình thông qua hoạt động âm nhạc và kết nối với những lĩnh vực liên quan, biết đƣa ra ý tƣởng và sáng kiến vƣợt ngoài khuôn mẫu, tạo đƣợc ấn tƣợng mọi ngƣời. Viết lời mới cho bài dân ca Tìm ý tƣởng để dàn dựng, biểu diễn bài hát theo nhóm. -Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, câu chuyện hoặc vở kịch. Vẽ tranh minh họa cho bài hát. Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu. Phổ nhạc cho một vài câu thơ. Sáng tạo dụng cụ hoặc trò chơi âm nhạc trong hoạt động ca hát. Ứng dụng âm nhạc Liên kết và sử dụng mọi năng lực âm nhạc vào thực tiễn 241 PHỤ LỤC 24 GỢI Ý CÁC CÂU HỎI KHAI THÁC GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA BÀI HÁT Các bƣớc trong tiến trình dạy học Các câu gợi ý Tìm hiểu bài hát 1. Tìm hiểu đôi nét về tác giả 2. Tìm hiểu tác phẩm: - Bài hát viết ở nhịp gì. - Có tiết tấu nhƣ thế nào. - Ý nghĩa lời ca. - Cảm nhận của bản thân về cái đẹp trong bài hát Phân tích bài hát 1. Giai điệu âm nhạc 2. Chia đoạn, chia câu 3. Âm hình tiết tấu của bài hát 4. Cách vỗ đệm nào cho bài hát em thấy phù hợp và thích nhất - Vỗ bằng các nhạc cụ thƣờng dùng - Vỗ bằng các bộ phận trên cơ thể - Vỗ tƣơng tác với bạn bè Liên hệ thực tế 1. Cảm nhận của em về tác giả 2. Cảm nhận của em về bài hát 3. Qua bài hát gợi cho em hình tƣợng âm nhạc gì 4. Em rút ra đƣợc giá trị gì trong thực tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_tham_my_am_nhac_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_s.pdf
  • pdfCamScanner 03-04-2021 12.10.pdf
  • pdfDONG GOP MOI LA (TIẾNG ANH).pdf
  • pdfDONG GOP MOI LANGUYEN THI LUU AN(TIẾNG VIỆT).pdf
  • pdfTom tat luan an - luu an(tieng Anh).pdf
  • pdfTom tat luan an -luu an.pdf
  • pdfTRICH YEU LA NGUYỄN THỊ LƯU AN (TIẾNG VIỆT).pdf
  • pdfTRICH YEU LUAN AN (TIẾNG ANH.pdf
Tài liệu liên quan