Luận án Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAY PHILA VONG GIáO DụC Pháp LUậT CHO CÔng Chức HàNH CHíNH ở NƯớC Cộng Hòa DÂn Chủ NhÂn DÂn LàO hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAY PHILA VONG GIáO DụC Pháp LUậT CHO CÔng Chức HàNH CHíNH ở NƯớC Cộng Hòa DÂn Chủ NhÂn DÂn LàO hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mó số: 62 38 01 01 NG

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Vilay PhilaVông MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những công trình nghiên cứu ở Lào có liên quan tới giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 6 1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 10 1.3. Những nhận xét đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 29 2.2. Các bộ phận hợp thành của giáo dục pháp luật cho công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các điều kiện đảm bảo 42 2.3. Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở một số nước và những kinh nghiệm có thể vận dụng trong giáo dục pháp luật chi công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 61 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 69 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào và đội ngũ công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 69 3.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào 83 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 115 4.1. Quan điểm giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 115 4.2. Các giải pháp đảm bảo giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 121 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CC : Công chức CCHC : Công chức hành chính CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CT : Chính trị GD : Giáo dục GDPL : Giáo dục pháp luật HC : Hành chính HCNN : Hành chính nhà nước KT : Kinh tế KTTT : Kinh tế thị trường NDCM : Nhân dân cách mạng NN : Nhà nước PL : Pháp luật PP : Phương pháp QLNN : Quản lý nhà nước QLXH : Quản lý xã hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPPL : Vi phạm pháp luật XH : Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức pháp luật (PL) nhằm nâng cao ý thức PL, làm hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo quy định PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về chính trị, đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của CCHC trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội ngũ CCHC. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, và chủ tịch Kay xỏn Phôm Vi Hản vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước Lào, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã nhấn mạnh “Chủ trương xây dựng nhân cách con người về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn các bộ tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành PL nhất là những người làm việc trong hệ thống chính trị nhà nước” [48, tr.13]. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Lào đã hết sức quan tâm đến công tác GDPL, đặc biệt là đối với CCHC nhà nước. Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra rất có ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ, để làm nền tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. 2 Về mặt thực tiễn trong những năm qua công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào đã thu được những thành tựu nhất định. Nội dung GDPL đã được đưa vào chương trình Đào tạo của các trường chính trị các cấp và một số trường Đại học trong cả nước với nhiều hình thức GDPL phong phú với các chủ thể GDPL đa dạng nên bước đầu đã đạt được các mục tiêu cơ bản về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. Tuy nhiên vấn đề GDPL cho CCHC ở Lào hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: nguồn tài liệu còn ít, hình thức còn đơn giản, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ làm công tác GDPL vừa thiếu, vừa yếu, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cấp các ngành chưa rõ ràng Bên cạnh đó, một bộ phận CCHC Lào nhận thức chưa đây đủ, thậm chí là coi thường công tác GDPL. Vì vậy, mà ý thức PL của một số bộ phận không nhỏ CCHC chưa cao nên đã có các hành vi tham ô, tham nhũng, cửa quyền với những phạm vi, mức độ khác nhau diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực Đông Nam Á như hiện nay, việc GDPL nói chung và GDPL cho CCHC nói riêng càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn vong của đất nước Lào. Đặc biệt là đối với thực tiễn Lào, khi mà trình độ hiểu biết pháp luật của CCHC còn tương đối thấp, thiếu kiến thức, hiểu biết PL, khả năng tiếp cận các chương trình, chính sách PL còn chậm, làm cản trở tiến trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, phải GDPL cho CCHC để họ hiểu PL và làm theo PL trong giao lưu, hợp tác quốc tế Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án * Mục đích nghiên cứu của luận án - Phân tích những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng GDPL cho CCHC Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay. 3 * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, trong đó nên lên khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò chủ thể, đối tượng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và những điều kiện đảm bảo GDPL cho CCHC nước CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng đội ngũ CCHC ở Lào; phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập trong GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào và rút ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế bất cập. - Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm đảm bảo GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào vào giai đoạn từ năm 2005 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án - Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào, về GDPL cho CCHC. * Phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác - Lênin. - Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng trực tiếp các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: Được sử dụng khi phân tích các khái niệm về GDPL cho CCHC, vai trò của GDPL với CCHC được dùng trong chương 2. + Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng ở chương 2 để phân tích khái niệm đặc điểm GDPL cho CCHC ở Lào. 4 + Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp điều tra xã hội họi: Được sử dụng ở chương 3 để điều tra bằng bảng hỏi về tình hình giáo dục pháp luật cho CCHC ở Lào. + Phương pháp thống kê: Được dùng để phân tích, thống kê các số liệu về đội ngũ CCHC Lào, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào một cách toàn diện có hệ thống. Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở những điểm sau: Một là: Lần đầu tiên luận án đã đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài, chỉ ra những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là: Luận án đã nghiên cứu, xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào như: Khái niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành GDPL, các yếu tố đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. Ba là: Lần đầu tiên thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào được phân tích đánh giá một cách khoa học, dưới sự tác động của nhân tố khách quan và chủ quan thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC Lào. Bốn là: Luận án đã phân tích và xây dựng được các quan điểm và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * Về ý nghĩa lý luận Có thể nói luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận. Chính vì vậy, luận án đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL cho đối tượng là CCHC ở nước CHDCND Lào. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham khảo về phương diện lý luận cho quá trình xây dựng và hoàn thành chính sách PL cũng 5 như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào và các nước có điều kiện KT-XH tương tự với CHDNCD Lào. * Về ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho những người làm công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào để vận dụng vào công việc của mình và luận án có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập môn lý luận chung về NN và PL trong các trường đại học chuyên Luật, các cơ sở nghiên cứu, trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL cũng như các chương trình trung cấp luật ở CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO CÓ LIÊN QUAN TỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công chức hành chính Ở nước CHDCND Lào công chức hành chính là vấn đề luôn luôn được Đảng nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm. Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ 8 (11/2006) [3] đã khẳng định vai trò của CBCC nói chung và CCHC nói riêng. Trong chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, ở nước CHDCND Lào đã xác định vị trí vai trò của CCHC, đưa ra những kết quả và hạn chế, phương hướng, giải pháp trong công tác CBCC nói chung và CCHC nói riêng nhằm khắc phục những điều bất cập, những khó khăn trong công tác này ở Lào hiện nay. Nghiên cứu về CCHC đã có một số công luận văn, luận án tiến sĩ và một số tạp chí. Tác giả có thể tổng quan được một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan như sau: * Về luận văn, luận án - Un Kẹo Si pa sợt, “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [156]. Tác giả luận án đã phân tích đánh giá làm rõ công tác tổ chức cán bộ, đưa ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này, đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá. - Văn xay Xay nha bắt, “Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở thủ đô Viêng Chăn” [159]. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức, làm sáng tỏ vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, phân tích cơ sở cho hoạt động nâng cao chất lượng công tác đào tạo CBCC, đánh giá khách quan về những thành công, hạn chế, 7 từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này. - Sổm Pha Văn Xút Thị Phông,“Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn” [134]. Tác giả đã trình bày một số khái niệm về công chức, chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, trình bày vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, phân tích thực trạng và nêu những quan điểm, chính sách về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, nêu ra một số nội dung, hình thức trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân. * Về tạp chí - Vi Lay Văn Phôm Khế, “Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [161] đã khái quát về đặc điểm, thực trạng trong việc cải cách bộ máy tổ chức và cán bộ công chức, đưa ra phương hướng trong năm tới. - Phu Thắc Phít Thạ Nu Sỏn, “Quan điểm của hai Đảng hai Nhà nước Việt Nam - Lào về đào tạo bồi dưỡng cán Bộ Chính trị ở Lào” [116]. Các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về khái niệm về cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ kế cận và CCHC của Đảng và Nhà nước Lào, khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, phân tích thực trạng và những bất cập, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị ở Lào. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật Có thể khẳng định, giáo dục pháp luật là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trên nhiều bình diện rộng hẹp khác nhau. Trong nhóm công trình thuộc lý luận chung về GDPL, các nhà nghiên cứu tiếp cận chủ yếu các vấn đề về ý thức PL, văn hóa PL và lối sống tuân theo PL là hướng nghiên cứu có tác dụng làm căn cứ cho việc nắm bắt về thực trạng và nhu cầu xã hội đối với việc GDPL cho nhân dân nói chung và nói riêng là đối tượng là CCHC, ý thức PL chính là mục tiêu cần đạt được của công tác GDPL. Chính vì vậy, có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu về GDPL, phổ biến PL đều bắt đầu từ việc nghiên cứu, đánh 8 giá thực trạng ý thức PL, cấu trúc của ý thức PL đối với việc xây dựng chương trình và xác định hình thức, phương thức GDPL. - Kế hoạch hoạt động công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL của Vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật Bộ Tư Pháp, năm 2009, đã phân tích những thực trạng trong công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL ở nước CHDCND Lào, đề xuất những giải pháp trong công tác này. - Bài tổng kết công tác phổ biến, tuyên truyền PL của Quốc hội Lào đã đưa ra những kết quả và hạn chế, phương hướng, giải pháp trong công tác phổ biến, tuyên truyền PL, nhằm khắc phục những điều bất cập, những khó khăn trong công tác phổ biến, tuyên truyền PL trong thời kỳ mới. * Về luận án tiến sĩ - Xay khăm Mun Ma Ny Vông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường chính trị - Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [173]. Tác giả luận án đã phân tích rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lý luận Mác - Lênin, phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra, đề xuất một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị - Hành chính nước CHDCND Lào hiện nay - Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông, “Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào” [136]. Luận án đã nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước CHDCND Lào. Luận án cũng đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ an ninh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. * Về luận văn thạc sĩ - Inpeng Younkham, “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhămxay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [76]. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật dân tộc thiểu số như: khái niệm, vai trò, đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số, các thành tố của giáo dục pháp luật, đánh giá những thành tựu và hạn chế cho thấy cơ cấu dân tộc, ngôn ngữ của nước CHDCND Lào nói chung, tỉnh Bolykhămxay nói riêng. 9 - Bun Pheng Xinavong, “Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [24], Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân ở thủ đô Viên Chăn. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Tài liệu phục vụ học môn pháp luật do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, năm 2012, bao gồm: các tài liệu có hơn 60 câu hỏi - đáp tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống pháp luật cho học sinh trung học cơ sở, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống cho học sinh trung tâm học tập cộng đồng. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu có thể điểm qua một số các công trình như sau: Hiện nay các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề GDPL cho CCHC còn rất hạn chế có thể kể đến một số công trình như sau: * Về luận văn thạc sĩ - Văn La Ty Khăm Van Vông Sa, “Giáo dục pháp luật cho học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào” [157]. Tác giả đã xác định đối tượng hoạt động GDPL là các thế hệ học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, tập trung phân tích cơ sở lý luận bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục, đánh giá thực trạng về đối tượng, chủ thể, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức GDPL và thực trạng về sự hợp tác, ủng hộ trong và ngoài nước, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế yếu kém, từ đó đề xuất luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới GDPL cho học viên. - Khămhiêng Phômmasith, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức ở tỉnh Phông Sa Ly Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [81], Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CBCC bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể, đối tượng, vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL cho CBCC ở tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo đối với GDPL cho CBCC, phân tích đánh giá thực trạng công tác giáo dục. Luận văn cũng nêu lên các quan điểm và luật 10 chứng các giải pháp, kiến nghị tăng cường công tác GDPL cho CBCC ở tỉnh Phông Sa Ly nước CHDCND Lào. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về công chức * Việt Nam Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gắn bó mật thiết, thắm tình đồng chí với CHDCND Lào; Việt Nam - Lào là hai nước theo chính thể Cộng hòa đi theo con đường XHCN, có một Đảng lãnh đạo mang bản chất giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy nền tảng tư tưởng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam. Có thể nói, Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu quý báu mang tính toàn diện và sâu sắc về đội ngũ công chức. Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và các nhà khoa học đã hết sức quan tâm nghiên cứu một cách rộng rãi tới vấn đề công chức dưới nhiều góc độ khác nhau và đưa ra những thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở Việt Nam. Vấn đề công chức đã được nhiều nhà khoa học, nhiều cuốn sách chuyên khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập, luận giải, phân tích ở những cấp độ, phương diện khác nhau và đạt được nhiều kết quả quan trọng, có thể nêu một số bài viết như sau: + Đề tài khoa học cấp bộ - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, “Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [146]. Các tác giả đã khẳng định cán bộ, công chức là nhân tố có tính quyết định sự phát triển của Quốc gia và góp phần lý giải một cách có hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó các tác giả đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cả về số lượng và chất lượng đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay. - Phạm Hồng Thái, “Luận cứ khoa học về vấn đề công vụ công chức” [140] tác giả đã luận giải một cách sâu sắc quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề công vụ, coi công vụ cũng như mọi công việc của nhà nước tạo ra sự cạnh 11 tranh lành mạnh đối với CBCC trong đó đòi hỏi người CBCC phải không ngừng nâng cao phẩm chất toàn diện để hoàn thành công vụ của mình với thành quả và chất lượng tốt nhất. Bàn về hoàn thiện chế độ công vụ và xây dựng khung pháp luật về công vụ Việt Nam, vì chế độ công vụ chưa rõ ràng, mạch lạc, chính vì nền công vụ không chỉ phục vụ cho riêng công dân của riêng quốc gia mình mà còn phải phục vụ trong thời đại hội nhập thì các nước trong thành viên ASEAN, tổ chức WTO, đòi hỏi nền công vụ phải đáp ứng được yêu cầu của thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế. - Đinh Văn Mậu, “Luận cứ khoa học Vấn đề cải cách hành chính” [96]. Tác giả đã chỉ ra rằng chỉ có phòng ngừa tham nhũng tốt thì mới có nền HCNN trong sạch vững mạnh và trong nền hành chính đó mới có CBCC HC trong sạch vững mạnh, cùng với đó muốn có CBCC tốt phải GDPL cho công chức có chất lượng cao. Tác giả đã cho thấy đối tượng quản lý và phục vụ đã thay đổi, những đối tượng là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài không còn dễ bảo, dễ sai khiến nữa, do đó CBCC nhà nước không thể làm việc tuỳ tiện. Do vậy, thực hiện quyền lực của nhà nước và quyền lực của công dân phải đổi mới tư duy một cách toàn diện và sâu sắc cho nên phải thực hiện giáo dục, bồi dưỡng pháp luật và ý thức pháp luật cho CBCC và nhân dân. + Giáo trình và sách tham khảo - Lê Đình Khiên, “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức hành chính ở nước ta hiện nay” [82]. Trong tác phẩm này tác giả đề cập tới vấn đề ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức hành chính ở Việt Nam và vấn đề tăng cường GDPL để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ CCHC. - Nguyễn Minh Tuấn, “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa” [151]. Tác giả đã luận giải CBCC là gốc của phong trào. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Muốn đổi mới đội ngũ CBCC, trước hết phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ làm công tác cán bộ”. Cuốn sách đã trình bày rất rõ về các khâu trong công tác cán bộ góp phần lý giải một cách có hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 12 + Tạp chí - Phan Xuân Sơn, “Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công chức cao cấp ở trường Hành chính Pháp (ENA)” [135]. Tác giả đã đề cập tới vấn đề ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam và vấn đề tăng cường giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cống chức - Đặng Đình Lựu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ trung cấp, cao cấp ở Trung Quốc” [90], Tác giả đã đề cập vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ từ cấp trung cấp đến cao cấp. - Nguyễn Minh Tuấn, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” [150]. Tác giả đã cho thấy được thực trạng cán bộ và tình hình thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực thực hiện công việc. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật * Việt Nam Ở Việt Nam có hệ thống nguồn tài liệu nghiên cứu tiêu biểu về giáo dục pháp luật, cần phải nói đến đó là hệ thống giáo trình Lý luận nhà ước và pháp luật của các cơ sở nghiên cừ, đào tạo luật đều đề cập và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về GDPL, gắn với xây dựng, hình thành ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý. Các vấn đề đã được nghiên cứu, nhận diện và làm rõ như: Khái niệm, đặc điểm và quá trình GDPL; những yếu tố tác động; thậm chí còn có công trình còn đề ra một số biện pháp để tăng cường công tác GDPL [122, tr 452-454]; một số nghiên cứu đã làm rõ mục đích của GDPL và đề ra những biện pháp cụ thể về công tác giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân đạt kết quả cao [148, tr.430-434] + Về Luận án - Nguyễn Đình Lộc, “Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam” [88]. Tác giả đã tập trung lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật như: khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật, đồng thời tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra điểm tích cực và điểm hạn 13 chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam. - Nguyễn Thị Vân Giang, “Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [55]. Tác giả đã tập trung lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật như: khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật, đồng thời tác giả tập trung phân tích thực trạng ý thức pháp luật của cán bộ công chức ở Việt Nam, chỉ ra điểm tích cực và điểm hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức tại Việt Nam. + Đề tài khoa học cấp bộ - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” [14]. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này, Bộ Tư Pháp đã xuất bản số chuyên đề rất có giá trị “Tuyên truyền giáo dục pháp luật” [15]. Theo các ấn phẩm này, đã được nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống bao gồm các yếu tố hợp thành cơ bản trong cấu trúc của giáo dục ý thức pháp luật cần phải đổi mới tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục đó là nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, hợp nhất trở thành những mắt xích cơ bản trong GDPL, chỉ ra những bất cập về chất lượng, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa cao và chưa trong sạch. Đây là vấn đề cần phải giải quyết giúp cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng GDPL. + Sách và giáo trình - Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai, “Bàn về vấn đề giáo dục pháp luật” [51]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về GDPL, phân tích các khái niệm, phạm trù cơ bản của khoa học GDPL như: bản chất, mục đích, vai trò của GDPL, mối quan hệ GDPL với giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức và các dạng giáo dục khác, mục đích, vai trò, chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, hình thức và phương GDPL; hiệu quả của GDPL. - Nguyễn Cảnh Quý, “Xây dựng giáo dục và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” [127]. Tác giả đã lý giải, cùng với việc xây dựng pháp luật thì phải giáo 14 dục pháp luật cho cán bộ, công chức và mọi người dân để họ hiểu pháp luật và thực hiện pháp luật nghiêm minh. Đặc biệt tác giả đã nêu lên khái niệm, phân tích mục đích, chủ thể, đối tượng, hình thức giáo dục pháp luật và đưa ra mười giải pháp tăng cường cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay. - Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật” [148]. Trong chương IX, Ý thức pháp luật, tác giả đã dành mục V để viết về GDPL. Theo tác giả; “giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về PL, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của PL” - Đào Trí Úc đã công bố hai sách chuyên khảo rất có giá trị, cả về mặt lý luận và thực tiễn: “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” [153] và “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới” [154]. Tác giả đã làm rõ các kênh phổ biến PL, đặt phổ biến PL trong quan hệ với xây dựng ý thức, lối sống tuân theo PL và nhấn mạnh sự hiểu biết PL của nhân dân là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức PL; GDPL phải qua nhiều hình thức khác nhau mới có thể đến với được nhân dân và trở thành sự hiểu biết về PL, trí thức PL. Nhận diện về vị trí vai trò của ý thức PL từ góc độ cấu trúc nội dung, nguồn gốc, cơ sở xã hội của quá trình hình thành và phát triển ý thức PL ở Việt Nam qua đó làm rõ những yếu tố hợp thành ý thức PL cá nhân như hiểu biết PL, nhận thức về PL, tình cảm và thái độ với pháp luật. Một số công trình nghiên cứu về GDPL còn đặt trong mỗi quan hệ với văn hóa PL và đi đến khẳng định GDPL phải đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tôn trọng PL và có hành vi thói quen ứng xử phù hợp với PL hay nói cách khác là xây dựng ý thức PL phải gắn với...o thấy CHDCND Lào chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về GDPL cho CCHC. Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định giúp cho nghiên cứu sinh có thể trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các nhà khoa học đi trước đã công bố có liên quan đến luận án để phục vụ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.Từ đó có thể khẳng định rằng chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước CHDCND Lào” một cách chuyên sâu và phân tích, đánh giá, luận giải một cách toàn diện, có hệ thống về vấn đề GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. Vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác GDPL cho CCHC đảm bảo ý thức chấp hành pháp luật. Đây cũng là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ của mình, vừa để phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực công tác của bản thân, hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp sức nhỏ bé cho việc nâng cao ý thức của đội ngũ CCHC trong việc chấp hành luật tục, luật làng và pháp luật của Nhà nước toàn tâm toàn nguyện phục vụ dân phục vụ đất nước theo cuộc sống lành mạnh, trong sạch sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật làm gương cho mọi người. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Khái niệm công chức là khái niệm mang tính lịch sử, chính trị. Nội hàm của nó phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của nền công vụ của từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, khó có một quan niệm chung về "công chức" cho tất cả các quốc gia. Theo cách hiểu khái quát nhất “CCHC” là khái niệm chỉ những người hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước. Tại Việt Nam, khái niệm công chức được thay đổi theo từng thời kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ, công chức là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho quần chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình người dân báo cáo cho Đảng và Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng ", "vì vậy cán bộ là cái gốc của mọi việc" [97, tr.269]. Công chức là những người nằm trong bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các cơ sở. Theo Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đã nêu lên: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN, tổ chức CT-XH (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biến chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 30 Tại nước CHDCND Lào, khái niệm công chức cũng khác nhau trong từng thời kỳ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thuật ngữ "công chức" được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt cán bộ với chiến sĩ. Từ công chức dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó trở lên, dần dần từ “công chức” được dùng để chỉ tất cả những người hoạt động kháng chiến thoát ly, để phân biệt với người dân. Hiện nay, khái niệm "công chức” được hiểu tương tự như quan điểm của Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Lào, xuất bản năm 1986, cán bộ cũng đồng nghĩa với công chức, nhà chức trách. Còn quan niệm về công chức được thể hiện trong Nghị định 171 (1993), Nghị định 82 (2003) của Chính phủ về quy chế CC nước CHDCND Lào: “công chức của nước CHDCND Lào là người được tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên ở các Bộ, cơ quan HCNN từ Trung ương, địa phương hoặc cơ quan đại diện nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được hưởng lương và phụ cấp từ NSNN” [10]. Tại Điều 2 Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 2005 của nước CHDCND Lào đã qui định: "Công chức là những người mang quốc tịch Lào, được tuyển vào biên chế và được bổ nhiệm làm việc thường xuyên trong các cơ quan NN các tổ chức CT-XH của NN từ trung ương đến địa phương và các tổ chức đại diện Nước CHDCND Lào tại nước ngoài, được hưởng lương từ NSNN" [27]. Theo pháp luật cán bộ công chức Lào ngày 18/ 12/2015 tại điều 3 đã nêu: Công chức là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức vụ, chức danh, nhân viên, nhân viên giúp việc trong cơ quan của Đảng, NN, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biến chế và hưởng lương từ NSNN; đối với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL [126]. Như vậy có thể thấy, mỗi quốc gia lại có quan niệm khác nhau về CC. Có quốc gia thì giới hạn CC bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan HC và đơn vị sự nghiệp dịch vụ, nhưng cũng có quốc gia chỉ quan niệm CC trong phạm vi quản lý HCNN, thi hành pháp luật. Song nhìn chung theo quan niệm của đa số quốc gia thì CCHC nhà nước là: 31 - Là công dân của quốc gia; - Ở Lào CCHC là những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh và được giữ một chức vụ nhất định trong hệ thống công vụ HCNN, làm việc thường xuyên trong cơ quan Đảng NDCM Lào, cơ quan HCNN, từ trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội, được hưởng lương từ NSNN; - Công chức là những người trưởng thành, môi trường công tác của họ là các cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, CCHC thường tham gia vào các quan hệ PL với tư cách là người đại diện cho Đảng và NN thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong quan hệ với nhân dân. Qua nghiên cứu cho thấy để có thể trở thành CCHC của Lào phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau: - Công chức hành chính là công dân quốc gia Lào tức là những người mang quốc tịch Lào từ khi sinh ra hoặc được nhận quốc tịch Lào từ 3 năm trở lên và có tuổi từ 18 tuổi và không quá 35 tuổi, có lý lịch cá nhân và gia đình rõ ràng, có trình độ văn hoá, chuyên nghành từ trung cấp trở lên, là công dân tốt trung thực với nghề nghiệp, với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, có sức khỏe tốt, chưa từng bị phạm tội hoặc bị kỷ luật thôi việc mới được nhận là CCHC Lào - Là những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm vào một ngạch, bậc, chức vụ nhất định và làm việc thường xuyên trong cơ quan HCNN, mặt trận tổ quốc, tổ chức CT-XH của Lào, từ trung ương đến địa phương, (nếu không được tuyển dụng sẽ không phải là CCHC) - Được giữ chức vụ trong hệ thống công vụ HCNN, bất cứ CCHC Lào đều được giữ một chức vụ, giao cho một nhiệm vụ - Được hưởng lương từ NSNN, tất cả CCHC Lào đều được hưởng các chế độ theo pháp luật quy định - Công chức hành chính không phải là hạ sĩ quan trong công an, quân đội không phải quân nhân chuyên nghiệp Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm công chức hành chính của Lào là công dân của quốc gia Lào, được bổ nhiệm vào một nghạch, bậc hoặc một chức vụ nhất định, làm việc thường xuyên trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước để thực thi các công vụ và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. 32 * Đặc điểm CCHC Lào được thể hiện qua các điểm sau: - Công chức hành chính Lào chủ yếu mang quốc tịch Lào - Công chức hành chính Lào phân lớn theo Đạo phật. - Công chức hành chính Lào có lòng nhân ái, rất hiền lành, có cuộc sống rất giản dị, bình yên, sống trong mỗi quan hệ truyền thống nặng tình làng giềng, nghĩa xóm, an hem, họ hàng. - Công chức hành chính Lào có tính cách rất thân thiện, hoà nhã, nhẹ nhàng, phong khoáng trong mỗi quan hệ, ứng xử với những người xung quanh. - Công chức hành chính Lào còn có tư tưởng ỷ lại, chưa có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ, năng lực của mình đề tự vươn lên. - Công chức hành chính Lào có truyền thống yêu nước, yêu chuộng tự do và trọng lẽ công bằng làm hình thành nhận thức và tình cảm của con người với pháp luật. Vì pháp luật trở thành “đại lượng” của sự công bằng và dân chủ trong đời sống xã hội. - Công chức hành chính Lào có tinh thần tự chủ, năng động sáng tạo, mẫn cảm với cái mới. Trên thực tế khả năng thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh làm cho CCHC không bảo thù, trì truệ và ngược lại rất nhảy cảm với cái mới để khám phá tìm tòi phát hiện những cái mới, cái hay phù hợp với cuộc sống kể cả vật chất, lẫn văn hoá, tinh thần trong đó có pháp luật. Có thể nói CCHC Lào là lực lượng tiên phong, là nòng cốt biến đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hiện thực thông qua viêc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Công chức hành chính là một bộ phận cấu thành đội ngũ CBCC được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao một công vụ thường xuyên trong các cơ quan HCNN các cấp, được xếp vào bậc, ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đội ngũ CCHC được hình thành để thực thi công vụ làm viêc trong các cơ quan HCNN các cấp. Như chúng ta đã biết công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước được thực thi bởi CCHC để quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Khi CCHC thực thi công vụ họ được sử dụng quyền lực Nhà nước nhằm phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, mọi hoạt động của CCHC được điều chỉnh bằng pháp luật. Bởi vậy, CCHC được coi là công bộc của dân, là người phục vụ nhân 33 dân và phải tuân thủ các nguyên tắc công vụ như: chỉ nhân danh nhà nước để thực thi công vụ, phải thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và Nhà nước, đảm bảo tính công khai minh bạch. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào Sự nghiệp giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia và là một trong những vấn đề quan trọng. Giáo dục pháp luật cho toàn XH vừa là nhu cầu vừa là nhiệm vụ trách nhiệm của NN và toàn XH để góp phần mạnh mẽ vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào thì phải làm rõ những vấn đề lý luận về GDPL. Giáo dục trong từ điển Tiếng Lào năm 1986 sử dụng nghĩa hẹp để giải thích một cách chung nhất: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [108, tr.394]. Công tác GDPL đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm trong việc tăng cường QLXH bằng PL, NN thực hiện quyền lực của mình QLXH là do nhân dân ủy thác cho và được PL quy định. Hiện nay ở CHDCND Lào trong khoa học vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về GDPL. Những quan điểm chung nhất hiện nay cho rằng: GDPL là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch theo nội dung và thông qua những PP, hình thức nhất định từ phía chủ thể GDPL tác động đến đối tượng tiếp nhận GDPL nhằm làm hình thành và phát triển ở họ hệ thống trí thức PL, trình độ hiểu biết về PL, làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo PL. Giáo dục pháp luật là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các giai đoạn như: định hướng công tác GDPL, xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung, sử dụng các PP và áp dụng các hình thức GDPL, triển khai thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả GDPL, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về GDPL. Hoạt động GDPL là hoạt động thể hiện sự tác động giữa chủ thể tiến hành GDPL và đối tượng tiếp nhận GDPL. Theo nguyên tắc đó, hoạt động GDPL cho 34 CCHC ở nước CHDCND Lào là sự tác động giữa chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là các CCHC. Hoạt động GDPL cho CCHC là hoạt động có định hướng, có mục đích, bao hàm những tác động mang tính bắt buộc, tự giác một cách tích cực tuân theo kế hoạch đã được xác định của chủ thể GDPL lên đối tượng tiếp nhận GDPL là CCHC tương ứng với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, có định hướng có mục đích trong hoạt động của chủ thể GDPL mang tính khách quan, phản ánh yêu cầu đòi hỏi thực tiễn về kiến thức hiểu biết PL của CCHC được các chủ thể GDPL truyền đạt, chuyền tải và chuyển hóa nó thành nhu cầu, mục đích tự thân của đối tượng tiếp nhận là CCHC. Quá trình GDPL cho CCHC luôn tuân theo nội dung, chương trình GDPL cụ thể được các chủ thể GDPL xây dựng dành riêng cho đối tượng này, dựa trên các PP GDPL khoa học, hiện đại các hình thức GDPL phù hợp với đặc điểm tình hình KT, VH, XH, lối sống của CCHC nhằm hiện thực hóa một cách tối ưu. Bên cạnh đó cần lưu ý một số điểm sau: - Giáo dục pháp luật cho CCHC mang đặc điểm chung của quá trình GDPL cho các đối tượng xã hội khác, đều có kế hoạch, nội dung, chương trình, PP, hình thức GDPL và cần phải đặt trong sự phù hợp, tương thích với các yêu cầu, các hiện tượng pháp lý xảy ra trong thực hiện công việc hàng ngày của CCHC. - Hoạt động GDPL cho CCHC phải phù hợp với các đặc điểm truyền thống, văn hóa, lối sống của từng cơ quan, điều này đòi hỏi các chủ thể GDPL phải tìm ra được cách tiếp cận hoạt động GDPL phù hợp với cơ quan của mình trên tất cả các phương diện từ nội dung, chương trình, PP cho đến hình thức GDPL cho họ. Ngoài việc cung cấp, trang bị kiến thức hiểu biết PL cần thiết của ngành nghề rồi, các chủ thể GDPL cần phải chú trọng trang bị cho CCHC những kiến thức hiểu biết về PL các lĩnh vực khác cũng như của quốc tế. Ngoài ra, nội dung GDPL phải thật cụ thể, rõ ràng, PP truyền đạt dễ hiểu, dễ nhớ, hình thức GD phải hấp dẫn, sinh động, phải đạt được mục tiêu mà chủ thể GDPL đề ra và phù hợp với thực tiễn. Công tác GDPL cho CCHC nhằm đạt ba mục tiêu sau: Mục tiêu về nhận thức của CCHC nghĩa là GDPL cho CCHC là tiếp thu, lĩnh hội, tích lũy những thông tin PL, trí thức PL, hiểu biết PL nói chung, PL về các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến công tác hàng ngày của mình và của cơ quan. 35 Mục tiêu về thái độ tình cảm là làm hình thành ở CCHC về thái độ tôn trọng PL, ý thức chấp hành PL, biết phê phán lên án các hành vi phạm pháp, hành vi phạm tội, có niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của PL. Mục tiêu về hành vi giúp cho CCHC có được kỹ năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết PL mà họ tiếp nhận được từ hoạt động GDPL để giải quyết các vấn đề, sự kiện PL nảy sinh trong thực tiễn đời sống, cộng đồng dân cư, biết bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng, các quyền tự do, dân chủ của mình theo quy định của PL, từ đó thực hiện hành vi PL tích cực, hình thành lối sống theo PL. Công chức hành chính là đối tượng GDPL đặc biệt, bởi vì họ vừa là đối tượng GD vừa là chủ thể GD. Vì thế, cần phải coi trọng việc GD, bồi dưỡng trí thức, kiến thức lý luận về NN và PL. Chính vì thế, khi họ tham gia vào quan hệ PL để thực thi nhiệm vụ, họ là những người đại diện cho cơ quan HCNN để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, hành vi xử sự của họ là tấm gương trong tuân thủ PL không chỉ của riêng mình mà còn cả cơ quan, tổ chức mà họ đại diện. Trước con mắt của toàn thể nhân dân, cũng như những người tham gia sử dụng mọi dịch vụ, thì mọi việc làm đúng đắn hoặc sai sót hoặc vi phạm của mỗi cá nhân CC đều gây ấn tượng tốt đẹp hoặc ấn tượng xấu đối với cơ quan HCNN và đối với đội ngũ CCHC. Vì vậy, GDPL cho CCHC là hoạt động nhằm hình thành và nâng cao tình cảm pháp lý, ý thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ PL để tạo cho họ có hành vi, thái độ xử sự phù hợp, tạo ra nếp sống lành mạnh, có văn hóa pháp lý, văn minh, hiện đại trong quá trình thực thi công vụ cũng như trong cuộc sống riêng tư. Qua phần trình bày và phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm GDPL cho CCHC ở nước Lào như sau: Giáo dục pháp luật cho CCHC Lào là những tác động có tổ chức, có định hướng, có chủ định của chủ thể giáo dục để cung cấp tri thức PL, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho CCHC nhằm mục đích hình thành cho họ có ý thức PL đúng đắn, tạo niềm tin vào PL và thói quen hành động phù hợp với các quy định của PL hiện hành. Qua nghiên cứu GDPL nói chung, GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào nói riêng có thể thấy những đặc điểm sau đây: 36 Thứ nhất: Giáo dục pháp luật cho CCHC phải mang tính chuyên nghiệp, chuyên ngành cao; bởi sự nghiệp toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sôi động. Do đó, việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao trí thức, nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần dân tộc để phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển KT-XH và nhân loại. Công chức hành chính là những người đang làm việc trong các cơ quan NN, họ rất cần kiến thức PL, bởi vì NN của chúng ta là nhà nước pháp quyền XHCN, mọi quan hệ xã hội cơ bản đều do PL điều chỉnh, nên người CCHC thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì trước hết phải có sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách PL của Đảng và Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng theo quy định PL và chịu trách nhiệm về việc thi hành công vụ của CC thuộc quyền quản lý của mình trước PL. Thứ hai: GDPL cho CCHC phải gắn với GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, CCHC là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng nói chung và sự hoạt động của bộ máy HCNN nói riêng. Ngoài ra, nó còn gắn với vận mệnh của Đảng và Nhà nước, là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN.Tri thức về PL là một lĩnh vực rộng lớn bao hàm cả lịch sử PL trước đây, hiện nay của NN CHDCND Lào và của các quốc gia trên thế giới cùng với sự phát triển của PL hiện đại. Pháp luật XHCN là PL vì con người, vì sự giải phóng con người, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Chính vì vậy, GDPL cho CCHC không chỉ GD những kiến thức, trí thức cơ bản về PL, mà phải kết hợp cả việc GD tác phong, phong cách làm việc, đạo đức lối sống, tinh thần phục vụ. Bởi Mác đã từng khẳng định rằng: "Không có đạo đức thì dù có tài đến mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân” [91, tr.253]. Thứ ba: Giáo dục pháp luật cho CCHC vừa là giáo dục cho các chủ thể thực hiện GDPL, vừa là GDPL cho đối tượng GDPL. Công chức hành chính vừa là đối tượng GDPL vừa là chủ thể GDPL. Với vai trò là đối tượng của GDPL họ phải đảm bảo các yêu cầu mục đích GDPL, song với vai trò là chủ thể, CCHC trong mối quan hệ với CCHC dưới quyền và nhân dân thì CCHC trở thành chủ thể của GDPL. Chính vì vậy, họ có vai trò tác động rất lớn tới sự hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình 37 cảm của nhân dân đối với PL. Do đó cần phải chú ý cung cấp cho họ PP và hình thức GDPL, ngoài ra còn chú ý GD ý thức về người công bộc của nhân dân, xây dung ý thức chí công vô tư, coi PL là cán cân công lý. Chủ thể GDPL phải thấm nhuần phương châm nói đi đôi với làm, do đó yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực, sự gương mẫu trong phẩm chất đạo đức, nếp sống luôn đặt lên hàng đầu tạo cho mỗi người có ý thức tìm hiểu, học tập thực hiện đúng PL là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi chúng ta. 2.1.3. Vai trò giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội, là công cụ để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mình. GDPL là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống để cho các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội và công dân biết và sử dụng một cách có hiệu quả. Vai trò GDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Nếu như pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì GDPL cho CCHC có vai trò rất quan trọng nhằm hình thành ý thức tôn trọng và tuân thủ PL, sống và làm theo Hiến pháp và PL. Vai trò GDPL cho CCHC Lào thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất: GDPL cho CCHC có vai trò góp phần trang bị hệ thống kiến thức PL và nâng cao ý thức PL cho CCHC Giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp có vai trò quan trọng tác động lên đối tượng GDPL. PL chỉ có thể trở thành công cụ tác động điều chỉnh những hành vi đúng đắn toàn XH được ghi nhận và chấp nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của PL thực sự trở thành nhu cầu chấp hành tự nguyện và tự giác của mỗi bản thân con người. Do đó, nâng cao nhận thức, ý thức PL, văn hóa giao tiếp, hình thành ở họ những hành vi tích cực, kỹ năng làm việc, vận dụng thành thạo PL để xử lý, giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng, đúng đắn. Đây là những hoạt động hết sức cần thiết, bởi lẽ trình độ nhận thức, ý thức PL của CCHC có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách PL của Nhà nước. 38 Những kiến thức cơ bản về NN và PL có vai trò hết sức quan trọng, là vị trí hàng đầu, bởi vì không phải ai cũng có thể hiểu biết đẩy đủ về vấn đề này. Để GDPL tác động ý thức của CCHC, muốn hình thành được ý thức PL phải trang bị những hiểu biết khái quát nhất về PL là gì ?. Nhờ GDPL mà nâng cao về hiểu biết PL và còn định hướng được hành vi xử sự đúng của CCHC theo yêu cầu quy định của PL. Sự hiểu biết PL là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức PL. Ngoài ra GDPL cho CCHC còn hình thành cho họ những niềm tin đối với PL, thực thi nghiêm minh PL. Pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh không phụ thuộc vào sự cưỡng chế, mà còn phụ thuộc vào sự GD, phụ thuộc vào sự nhận thức về PL trong thực hiện các nhiệm vụ của mình cũng như sự QL của NN ở các cấp các ngành. Thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình CCHC sẽ tạo cho mọi người có niềm tin vào PL và sự vận dụng PL của CCHC. Đồng thời tạo ra động cơ đúng đắn trong việc thực hiện PL đấu tranh tích cực với hành vi VPPL. GDPL cho CCHC còn giúp cho họ nhận thức được tính công bằng trong XH, sự cần thiết phải hành động và xử sự theo đúng quy định của PL vì lợi ích cộng đồng. Thứ hai: GDPL cho CCHC góp phần hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo quy định PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN Có thể nói con người có thói quen xử sự dựa trên cơ sở tình cảm. Nhiều lúc, do quá lạm dụng khái niệm "Tình làng nghĩa xóm", "nhất thân nhì quen”... nên đã coi nhẹ phép xử thế dựa trên sự quy định của PL. Thậm chí không ít trường hợp "uy tín” và quan hệ cá nhân đã lấn át và làm mất hiệu lực của PL. Điều này tạo nên một thói quen suy nghĩ, hành động dựa trên cảm tình cá nhân và bất chấp PL. Chính điều nay đã ảnh hưởng rất lớn đến tư cách, hành vi của CCHC, gây nên sự tha hóa đạo đức ở một số CCHC. Nếu ý thức PL của mỗi CCHC ngày càng hạn chế thì những VPPL ngày càng cao. Mặt khác, ý thức PL của mỗi CCHC càng cao thì tính thống nhất của các dân tộc trong quốc gia càng lớn càng nhân thêm sức mạnh. Trong mối quan hệ này, GDPL nhằm hình thành thói quen xử sự theo PL của CCHC góp phần tạo thêm cơ sở tiềm lực vững chắc cho sự ổn định và phát triển của đất nước. 39 Giáo dục pháp luật cho CCHC giúp họ sớm hình thành khả năng tự kìm chế hoặc sự tác động của mọi hoàn cảnh, còn giúp cho họ có được những phẩm chất cần thiết để họ thực hiện nghiêm minh PL trong cuộc sống hàng ngày. Để thực hiện mục tiêu Nhà nước QLXH bằng PL và không ngừng nâng cao pháp chế XHCN với mong muốn sử dụng công cụ PL để định hướng các quan hệ XH vào những khuôn khổ PL mà NN đã ban hành nhiều VBPL để điều chỉnh mọi mặt đời sống XH. Cùng với công tác GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, GDPL cho CCHC là nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN thông qua việc củng cố các phẩm chất tích cực trong ý thức và hành vi quản lý, tạo cho họ có được khả năng phản ứng và xử lý những hành vi VPPL. Vì vậy, có thể nói GDPL cho CCHC có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho họ những trí thức PL, bồi dưỡng tình cảm, ý thức và trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi QL đúng đắn, chính xác. Chính vì CCHC phải lan tỏa các chính sách PL vào cuộc sống XH, cùng với đó là người thu thập những ý kiến bức xúc của người dân để lệ trình với Đảng và Nhà nước đưa ra những quy định, chính sách đúng đắn sát với thực tiễn. Thứ ba: GDPL cho CCHC có vai trò quan trọng trong việc thực hiện PL nghiêm minh, góp phần xây dựng thái độ tôn trọng đối với NN và các quy tắc của đời sống xã hội và cùng với đó hình thành những hiểu biết về chính trị Giáo dục pháp luật cho CCHC tạo ra khả năng cho việc GD chính trị, tư tưởng, đạo đức hình thành khả năng hiểu biết nhất định về chính trị đối với đối tượng này. Điều này đã được Đảng và Nhà nước Lào quan về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức chấp hành PL của CCHC và toàn thể nhân dân các bộ tộc đã xác định GDPL là bộ phận của công tác GD chính trị, tư tưởng, đạo đức là nhiệm vụ của toàn hệ thống CT đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công chức hành chính là lực lượng trực tiếp tiếp thu, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, PL của NN ở mọi cấp. Tuy nhiên hiện nay lực lượng này đa phần đều có trình độ chuyên môn, trình độ QLNN, lý luận chính trị, kiến thức PL nhất định. Do đó CCHC cần thiết phải nắm vững những chủ trương, chính sách, của Đảng, Nhà nước để kịp thời phổ biến cho nhân dân biết để phá vỡ âm mưu làm thất bại những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch. Hơn 40 lúc nào hết, việc tăng cường thường xuyên tuyên truyền và GDPL cho CCHC các cấp các ngành phải được coi trọng đúng mức,nhằm hình thành ý thức, trách nhiệm PL của mình. Giáo dục pháp luật phải nhằm xác định mối quan hệ đúng đắn giữa NN và PL và mọi thành viên trong XH góp phần đảm bảo thái độ tôn trọng và thực hiện PL một cách nghiêm minh thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tôn trọng và chấp hành PL không chỉ dừng lại ở việc thi hành các điều khoản trong các VB QPPL cụ thể mà bao hàm cả ý thức chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, ý thức tôn trọng NN và PL còn bao hàm cả việc xác định đúng đắn trách nhiệm của mỗi người trong việc tuyên truyền cổ động cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là sự nỗ lực của mỗi người nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa đường lối, chính sách vào cuộc sống XH góp phần tích cực trong việc phát huy hiệu quả hiệu lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước văn minh, thân thiện, hiện đại. Thứ tư: Giáo dục pháp luật cho CCHC góp phần đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, QLXH Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp. Việc soạn thảo và thông qua các điều VBPL cũng như các quyết định lớn dù quan trọng và phức tạp nhưng cũng chỉ là phần đầu của công việc, khó khăn lớn nhất là đưa chúng đi vào cuộc sống. Để PL đi vào cuộc sống có thể được thực hiện thông qua hoạt động GDPL để nâng cao ý thức PL. Bởi vì những trí thức pháp lý, tình cảm PL đúng đắn và hành vi hợp pháp sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong việc sử dụng quyền lực NN của CCHC. Giáo dục pháp luật cho CCHC tốt sẽ tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ XH trong môi trường QLNN. Khắc phục tư duy bảo thủ, những tư tưởng ích kỷ và cực bộ, khích thích hành vi tự giác và tạo ra khả năng hình thành các nhân tố thuận lợi cho quá trình QLNN, QLXH, từ đó làm xuất hiện và củng cố những phẩm chất tích cực của ý thức và hành vi quản lý, mặt khác tạo ra sức mạnh đấu tranh chống lại hiện tượng của hành vi tiêu cực trong quá trình QLNN và XH. Ngoài ra, GDPL cho CCHC tạo cho họ tinh thần sẵn sàng thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ của mình trong mọi điều kiện đấu tranh và loại trừ lối sống vị kỷ, né tránh thiếu bản lĩnh của CCHC. 41 Giáo dục pháp luật cho CCHC là làm cho họ nhận thức sâu sắc về PL và hiểu rằng nếu làm ngơ, né tránh trước hành vi VPPL là tự chôn vùi lương tâm, phẩm giá của con người, là sự chối bỏ trách nhiệm của công dân. Do vậy, GDPL cho CCHC có ý nghĩa vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình rèn luyện ý thức đấu tranh bảo vệ trật tự PL, bảo vệ những nhu cầu chính đáng và quyền lợi hợp pháp của bản thân mình cũng như mọi người trong XH. Nhiệm vụ này chính là sự phát triển một bước cụ thể hơn, sâu sắc hơn về nghĩa vụ của công dân với tổ quốc, điều này đòi hỏi quá trình GDPL phải rèn luyện cho họ ý thức hòa đồng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, quyền lợi của Tổ quốc, độ bền của mối liên kết đó không phải chỉ bằng lý luận mà phải bằng hiện thực của đời sống, bằng khả năng và phạm vi tham gia QLXH của chính người đó. Thứ năm: GDPL cho CCHC góp phần kiềm chế hành vi VPPL và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của CCHC trong giai đoạn hiện nay Trên thực tế hành vi VPPL của một số CCHC là không tránh khỏi. Vì lẽ đó, chú trọng GDPL cho CCHC là tăng cường khả năng tự bảo vệ CCHC trước những tác động bất thường của cuộc sống. Sự hiểu biết về PL là nhân tố đặc biệt quan trọng giúp cho CCHC ý thức được trách nhiệm và hành vi của mình và chính ý thức trách nhiệm này là cơ sở, là tiền đề để hình thành phong cách sống tự tin, chủ động của các CCHC, tạo cho họ khả năng kiềm chế cao, biết lựa chọn phương thức ứng xử thích hợp trước mọi tình huống xảy ra, họ có thể tranh khỏi hoàn cảnh phạm tội không tự giác. Công chức hành chính có một vị trí hết sức quan trọng trong quá ...quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 129. Lê Đình Quý (1992), Giáo dục pháp luật qua hoạt động Nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 130. R.M.Zumbuligze (2012), Luật tục với tư cách là một nguồn của Dân luật (Customary Law as a source of Civil law), Columbia Law Reviwe. 163 131. Rêné David (1978), Các hệ thống pháp luật lớn của thời đại” (Lê Grand Sisteemes de Droit Contemporains), Nxb Dalos, Paris. 132. Sai-Khăm-Mun-Ma-Ny-Vông (2008), Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 133. Sẻng-Vi-Lay-Phon-Kủo-Pa-Sợt (2005), Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 134. Sổm Pha Văn Xút Thị Phông (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 135. Phan Xuân Sơn (2008), “Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công chức cao cấp ở trường hành chính Pháp (ENA), Thông tin chính trị học, (2), tr.12-15. 136. Súc Ni Lăn ĐonKun Lạ Vông (2014), Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 137. Nguyễn Quốc Sửu (2010), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 138. Nguyễn Quốc Sửu (2010), “Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục pháp luật cho can bộ, công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr.27-28. 139. Nguyễn Quốc Sửu (Chủ biên) (2014), Tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 140. Phạm Hồng Thái (2006), Luận cứ khoa học Về vấn đề công vụ công chức, Hà Nội. 164 141. Đình Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 142. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 38/TTg, ngày 17/10/2007 về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo ỷ thức pháp luật, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 143. Nguyễn Nhàn Thư (2013), “Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Hà Nôi”, Tạp chí Cộng sản, (11), tr.14-17. 144. Nguyễn Thu Thủy (2006), “Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá”, Tạp chí luật học trường Đại học Luật, (5), tr.7-9. 145. Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 146. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 147. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2005), Tử điện Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 148. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 149. Tsuneo Inako (1993), Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản (Dịch sang tiếng Việt), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 150. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.83-88. 151. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 152. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sổng theo pháp luật, Nxb Xí nghiệp in 15, Hà Nội. 165 153. Đào Trí Úc (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154. Đào Trí Úc (2002), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156. Un Kẹo Si pasợt (2011), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 157. Văn La Ty Khăm Van Vông Sa (2009), Giáo dục pháp luật cho học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158. Văn phòng - Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2009), Tổng kết đánh giá số 384/HCHQ-VP ngày 20/5/2009 về chương trình hợp tác và đầu tư Lào - Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009, Viêng Chăn. 159. Văn xay Xay nha bắt (2011), Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở thủ đô Viêng Chăn, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 160. Nguyễn Văn Vi (2015), “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước (7), tr.19-21. 161. Vi Lay Văn Phôm Khế, Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 162. Nguyễn Tất Viễn (2005), “Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (60), tr.12-14. 163. Nguyễn Tất Viễn (2006), Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 164. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 166 165. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Đề tài cấp bộ, Hà Nội. 166. Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh(1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị hiện nay. Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 167. Nguyễn Thái Vinh (2008), Giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 168. Lưu Quang Vũ (2006), Giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp từ thực tiễn tại tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. 169. Vụ Chuyên môn - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào (2009), số 217/HCHQ-VC, ngày 17/07/2009, Tổng kết việc tổ chức thực hiện chương trình học - dạy của các hệ học kỷ học năm 2008 - 2009, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 170. Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ (2015), Số liệu thống kê chuyên ngành nội vụ, Viêng Chăn. 171. Vụ Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Thống kê của năm 2007, Nxb Măn tha chu lát, Viêng Chăn. 172. Vụ Tuyên truyền giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp (2008), Thông báo số 38/VTP.BT, ngày 02/04/2008 về việc tổ chức thực hiện thông tư số 034/BT, ngày 26/03/2008, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 173. Xay khăm Mun Ma NyVông (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường chính trị - Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 167 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO PHỤ LỤC 2: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ SỐ HUYỆN TRỰC THUỘC CÁC TỈNH,THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN CHDCND LÀO NĂM 2014 PHỤ LỤC 3: CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CHÍNH CHÍNH PHỦ PHỤ LỤC 4: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHỤ LỤC 5: CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHIA THEO TRÌNH ĐỘ PHỤ LỤC 6: CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHIA THEO TUỔI PHỤ LỤC 7: CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH ĐI ĐÀO TẠO CÁC CẤP TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) PHỤ LỤC 8: CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC CẤP ĐI TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) PHỤ LỤC 9: QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA LÀO PHỤ LỤC 10: DIỀU TRA Xà HỘI HỌC 168 Phụ lục 1 BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 169 Phụ lục 2 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ SỐ HUYỆN TRỰC THUỘC CÁC TỈNH, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN CHDCND LÀO NĂM 2014 Miền Tên của tỉnh Diện tích Dân số tỉnh Số huyện Diện tích miền Dân số miền Phông Sả Ly 16,270 181.607 7 Bo Kẻo 6,196 178.140 5 Hủa Phăn 16,500 341.972 9 Luang Năm Tha 9,325 175.785 5 U Đôm Xay 15,370 321.542 7 Xay Nha Bu Ly 16,389 396.331 11 Xiêng Khoảng 14,660 269.600 7 8 tỉnh miền Bắc Lào Luang Pha Bang 16,875 471.390 12 112,525 km2 2.336.367 Viêng Chăn 10.727 456.228 11 Thủ đô Viêng Chăn 3,920 810.846 9 Bo Ly Khăm Xay 14,863 289.936 6 Kham Muổn 16,315 398.304 10 Sả Vẳn Na Khệt 21,774 953.511 15 6 tỉnh miền Trung Lào Xay Sổm Bun 6.480 83,888 5 74.079 km2 2.992.713 Chăm Pa Sắc 15,415 678.841 10 Sả La Văn 10,691 393.485 8 Sê Kong 7,665 106.092 4 4 tỉnh miền Nam Lào Ắt Tạ Pư 10,330 136.711 5 51,196 km2 1.315.129 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [126, tr.23] 170 Phụ lục 3 CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CHÍNH CHÍNH PHỦ 1. Bộ quốc phòng 2. Bộ an ninh 3. Bộ ngoại giao 4. Bộ nội vụ 5. Bộ tư pháp 6. Bộ lao động và phúc lợi xã hội 7. Bộ tài nguyên và môi trường 8. Bộ văn hoá-thông tin và du lịch 9. Bộ ý tế 10. Bộ giáo dục và thể thao 11. Bộ công thương 12. Bộ tài chính 13. Bộ giao thông vận tải 14. Bộ nông-lâm nghiệp 15. Bộ lế hoạch và đầu tư 16. Bộ năng lượng và mỏ 17. Bộ khoa học-công nghệ 18. Bộ bưu chính viễn thông và truyền thông 19. Văn phòng chính phủ 20. Cơ quan kiểm tra trung ương 21. Ngân hàng nhà nước Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 171 PHỤ LỤC 4 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CHDCND LÀO 172 Phụ lục 5 CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHIA THEO TRÌNH ĐỘ ĐVT: người CCHC qua đào tạo có trình độ nghề nghiệp CCHC không qua đào tạo Tổng số CCHC Tiến sĩ Cao học Đại học Cao đảng Trung cấp Sơ cấp PTTH2 PTTH 1 Tiểu học Tên các cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng số CCHC 177.826 79.662 461 74 6.433 1.589 47.172 18.439 52.793 24.246 53.271 27.295 14.711 7.007 1.006 368 1.334 438 699 206 Các bộ, cơ quan tương đương 152.996 69.835 391 69 5.543 1.429 36.948 14.880 44.610 20.409 48.883 25.605 13.700 6.685 952 346 1.306 423 663 189 Cơ quan tư pháp 3.686 1.285 6 0 144 24 2.705 890 519 264 243 88 67 18 0 0 0 0 2 1 Cơ quan Đảng, Đoàn thể 1.181 552 19 2 166 57 775 369 121 59 49 27 47 9 0 0 0 0 4 2 Viện, Ban 924 389 14 2 82 20 627 270 135 63 47 29 16 3 1 0 0 0 2 2 Tỉnh, thành phố 19.039 7.601 31 1 498 59 6.117 2.103 7354 3.451 4.049 1.546 881 292 53 22 28 15 28 12 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 173 Phụ lục 6 CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CHIA THEO TUỔI ĐVT: người Tỷ lệ tuổi CCHC Tổng số CCHC 18-20 21-25 26-30 31-35 36-40 41-45 46-50 51-55 56-61 Tên các cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng số CCHC 177.826 79.662 561 206 18.215 11.994 51.440 26.617 32.826 13.519 17.909 6.616 17.061 7.525 18.596 7.891 13.961 4.417 7.247 686 Các bộ, cơ quan tương đương 152.996 69.835 1 0 15.286 10.287 42.782 22.602 28.243 11742 15.771 5.879 15.375 6.956 16.979 7.412 12.428 4.085 5.730 566 Cơ quan tư pháp 3.686 1.285 0 0 331 195 1.505 586 751 273 374 98 321 80 214 40 127 13 89 0 Cơ quan Đảng, Đoàn thể 1.181 552 0 0 114 70 340 172 201 103 142 76 86 29 88 38 113 44 97 20 Viện, Ban 924 389 0 0 95 61 334 164 183 70 97 31 58 29 46 12 56 19 55 3 Tỉnh, thành phố 19.039 7.601 158 91 2.369 1381 6.479 3.093 3.448 1.331 1.552 532 1.221 431 1.269 389 1.237 256 1.286 97 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 174 Phụ lục 7 CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC CẤP ĐI ĐÀO TẠO Ở CÁC CẤP TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) 1. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP BỘ ĐI ĐÀO TẠO CÁC CẤP TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Tiến sĩ Cao học Đại học Cao đảng Trung cấp Sơ cấp Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Tr nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng 4,536 1,389 6 0 102 24 323 89 765 169 1,341 468 166 6 1,392 471 33 12 383 122 0 0 25 7 0 0 Bộ 1,692 352 3 0 55 14 150 46 474 117 443 123 11 1 407 43 15 8 134 0 0 0 0 0 0 0 1 Bộ Tài chính 3 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Bộ Công nghiệp và thương mại 106 41 0 0 3 9 4 45 17 47 17 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Bộ Năng lượng khoảng sản mỏ 25 2 0 0 4 0 5 1 7 0 8 1 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Bộ Giao thông vân tải 35 11 0 0 1 0 6 4 15 2 14 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Bộ Nông-lâm nghiệp 205 68 0 0 0 2 35 6 47 12 54 16 1 0 62 32 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 Bộ Kế hoạch và đầu tư 17 4 0 0 6 0 5 2 9 2 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Bộ Tài nguyên và môi trường 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Bộ Giáo dục-thể thao 562 177 0 0 0 7 50 19 286 74 161 62 8 1 12 6 15 8 0 0 0 0 0 0 0 0 9 Bộ Ý tế 550 1 0 0 30 0 0 0 5 1 110 0 0 0 302 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 Bộ Văn hoá-thông tin-du lịch 38 17 0 0 1 0 3 1 5 0 17 14 0 0 10 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11 Bộ Lao đông và thương binh XH 5 2 0 0 1 0 2 2 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 132 0 0 0 0 0 0 0 12 Bộ Bưu chính viễn thông 43 7 0 0 0 0 4 2 7 1 17 2 1 0 13 2 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 13 Bộ Khoa học và công nghệ 51 11 0 0 1 1 14 3 18 3 9 4 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14 Bộ Ngoại giao 33 7 0 0 5 1 9 1 15 3 5 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15 Bộ Nội vụ 11 2 0 0 4 0 0 0 10 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16 Bộ Tư pháp 4 1 0 0 0 0 3 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17 Văn phòng CP 4 1 0 0 0 0 4 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 175 2. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ ĐI ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Tiến sĩ Cao học Đại học Cao đảng Trung cấp Sơ cấp Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Tr nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Cơ quan ngang Bộ 251 59 0 0 16 4 39 10 86 14 50 20 47 8 9 2 0 0 4 1 0 0 0 0 0 0 1 Quốc hội 18 7 0 0 0 0 5 1 9 3 4 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Toà án 59 16 0 0 0 0 7 0 9 1 35 13 1 0 3 1 0 0 4 1 0 0 0 0 0 0 3 Viện kiểm soát 108 13 0 0 9 0 8 2 50 5 2 0 39 6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Văn phòng trung ương Đảng 8 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 5 1 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Ban Tổ chức trung ương Đảng 6 4 0 0 0 0 2 1 0 0 3 3 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 Ban thanh tra trung ương Đảng 10 0 0 0 0 0 2 0 4 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Ban tuyên truyền 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Ban đối ngoại 13 3 0 0 0 0 6 1 3 0 2 1 0 0 2 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9 Mặt trận xây dung Đảng 3 1 0 0 0 0 0 0 3 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 Đoàn thanh niên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11 Hội liên hiệp phụ nữ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 Công đoàn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 13 Học viện Chính trị-hành chính Lào 12 6 0 0 5 3 0 0 4 2 0 0 2 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14 Viện khoa học-xã hội 4 3 0 0 1 1 0 0 3 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15 Văn phòng chủ tịch nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16 Kay son Phômvihản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17 Cựu chiến binh 3 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18 Kỹ thập đỏ 0 0 0 0 0 0 3 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 19 Ban thanh tra CP 7 3 0 0 0 0 6 3 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 3 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 176 3. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐÀO TẠO CÁC CẤP TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Tiến sĩ Cao học Đại học Cao đảng Trung cấp Sơ cấp Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Tr nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tỉnh, thành phố 2.342 928 3 0 15 2 95 23 119 24 798 305 61 19 967 424 18 4 241 120 0 0 25 7 0 0 1 Thủ đô viêng chăn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Phongsaly 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Udômxay 17 0 0 0 0 0 9 0 8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Luôngnamtha 37 15 0 0 0 0 4 2 13 4 6 3 7 1 3 1 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Borkẹo 103 41 0 0 0 0 6 2 8 1 39 15 2 2 44 20 1 0 2 1 0 0 0 0 0 0 6 Huaphăn 183 63 1 2 4 2 10 4 13 2 57 13 94 41 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 7 Xiêngkhoảng 99 27 1 0 0 0 11 1 4 0 30 7 47 19 2 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Luôngphabang 471 196 0 0 2 0 7 1 15 1 98 40 241 99 0 0 0 0 78 46 0 0 7 0 0 0 9 Xayyabuly 74 15 0 0 0 0 0 0 0 0 8 3 2 1 10 0 10 0 52 11 0 0 0 0 0 0 10 Xaysombun 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 0 11 Viêngchăm 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 Borlykhămxay 295 113 1 0 0 0 17 3 7 1 167 80 80 19 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 13 Khămmuon 159 100 0 0 0 0 0 0 0 0 46 27 113 73 0 0 0 0 42 31 0 0 0 0 0 0 14 Savânnakhệt 207 67 0 0 4 0 16 5 23 8 118 42 44 12 0 0 0 0 12 9 0 0 0 0 0 0 15 Salavăn 365 153 0 0 0 0 3 0 2 0 93 28 220 93 0 0 0 0 44 22 0 0 0 0 0 0 16 Chămpasắc 139 57 0 0 5 0 4 1 16 5 71 26 26 15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17 Attapư 126 64 0 0 0 0 6 4 3 1 38 16 31 21 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18 Xêkong 66 17 0 0 0 0 2 0 7 1 26 5 22 10 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 177 Phụ lục 8 CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC CẤP ĐI TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) 1. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP BỘ ĐI TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Chuyên nghành Lý luận Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng 17.505 4.942 11.278 3.156 4.482 1.287 1.654 473 91 26 Bộ 6.681 1.628 4.372 1.026 1.837 448 455 152 17 2 1 Bộ Tài chính 96 39 7 5 87 33 1 0 1 1 2 Bộ Công nghiệp và thương mại 109 14 80 10 17 2 12 2 0 0 3 Bộ Năng lượng khoảng sản mỏ 1.152 285 1.132 283 14 2 3 0 3 0 4 Bộ Giao thông vân tải 891 92 610 49 245 35 34 7 2 1 5 Bộ Nông-lâm nghiệp 1.289 328 281 78 791 202 211 48 6 0 6 Bộ Kế hoạch và đầu tư 544 1 513 0 24 1 7 0 0 0 7 Bộ Tài nguyên và môi trường 634 217 547 194 87 23 0 0 0 0 8 Bộ Giáo dục-thể thao 252 53 19 9 233 44 0 0 0 0 9 Bộ Ý tế 34 4 17 3 17 1 0 0 0 0 10 Bộ Văn hoá-thông tin-du lịch 118 43 37 16 59 17 22 10 0 0 11 Bộ Lao đông và thương binh XH 200 73 33 16 133 44 34 13 0 0 12 Bộ Bưu chính viễn thông 899 309 835 261 16 3 47 45 1 0 13 Bộ Khoa học và công nghệ 33 23 24 20 2 0 7 3 0 0 14 Bộ Ngoại giao 287 88 205 66 73 22 5 0 4 0 15 Bộ Nội vụ 110 46 16 10 27 12 67 24 0 0 16 Bộ Tư pháp 23 9 12 4 6 5 5 0 0 0 17 Văn phòng CP 10 4 4 2 6 2 0 0 0 0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 178 2. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ ĐI TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Chuyên nghành Lý luận Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Cơ quan ngang Bộ 1.302 398 778 252 235 57 267 81 22 8 1 Quốc hội 56 28 47 24 1 1 6 2 2 1 2 Toà án 89 26 0 0 21 3 68 23 0 0 3 Viện kiểm soát 532 131 422 104 102 26 2 1 6 0 4 Văn phòng trung ương Đảng 3 0 0 0 3 0 0 0 0 0 5 Ban Tổ chức trung ương Đảng 20 4 6 2 12 2 1 0 1 0 6 Ban thanh tra trung ương Đảng 85 8 0 0 0 0 85 8 0 0 7 Ban tuyên truyền 37 19 35 19 0 0 1 0 1 0 8 Ban đối ngoại 19 6 6 1 6 2 5 2 2 1 9 Mặt trận xây dung Đảng 62 6 0 0 60 6 2 0 0 0 10 Đoàn thanh niên 71 41 13 7 1 1 51 30 6 3 11 Hội liên hiệp phụ nữ 12 11 7 6 3 3 0 0 2 2 12 Công đoàn 113 42 60 22 18 9 34 11 1 0 13 Học viện Chính trị-hành chính Lào 14 Viện khoa học-xã hội 94 43 88 40 4 3 2 0 0 0 15 Văn phòng chủ tịch nước 5 2 0 0 4 1 1 1 0 0 16 Kay son Phômvihản 11 5 6 2 0 0 5 3 0 0 17 Cựu chiến binh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 18 Kỹ thập đỏ 2 0 0 0 0 0 2 0 0 0 19 Ban thanh tra CP 90 25 88 25 0 0 2 0 0 0 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 179 3. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ ĐI TẬP HUẤN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC (2014-2015) ĐVT: người Chuyên nghành Lý luận Tổng Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài TT Tên cơ quan Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tỉnh, thành phố 9.522 2.916 6.128 1.878 2.410 782 932 240 52 16 1 Thủ đô viêng chăn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Phongsaly 385 148 344 137 41 11 0 0 0 0 3 Udômxay 92 17 1 3 0 0 91 14 0 0 4 Luôngnamtha 136 42 92 26 44 16 0 0 0 0 5 Borkẹo 287 111 161 49 25 14 98 47 3 1 6 Huaphăn 2.191 743 74 49 2.075 686 39 7 3 1 7 Xiêngkhoảng 380 144 297 117 21 5 58 20 4 2 8 Luôngphabang 960 339 736 283 72 18 148 35 4 3 9 Xayyabuly 3 2 2 2 1 0 0 0 0 0 10 Xaysombun 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11 Viêngchăn 1.133 325 831 267 42 11 248 45 12 2 12 Borlykhămxay 820 292 788 280 12 2 20 10 0 0 13 Khămmuon 19 3 0 0 0 0 12 0 7 3 14 Savânnakhệt 176 91 169 88 7 3 0 0 0 0 15 Salavăn 1.013 88 906 72 22 3 71 12 14 1 16 Chămpasắc 340 126 205 81 36 10 99 35 0 0 17 Attapư 1.482 420 1.444 408 0 0 37 12 1 0 18 Xêkong 105 25 78 16 12 3 11 3 4 3 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Hợp tác Bộ Nội vụ [170] 180 Phụ lục 9 1. QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LÀO Tăng TB/năm (%) Năm Nội dung 2001-2005 2006-2010 2011-2013 2013-2014 Tăng trưởng GDP 6,2 7,9 8,2 7,8 Công nghiệp 11,3 12,6 13,7 8,7 Nông nghiệp 3,4 4,0 2,9 3,0 Dịch vụ 6,7 8,4 8,6 9,3 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [65] 2. QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA LÀO Giai đoạn Tổng số dân (triệu người) Giá GDP (tỷ kịp) Kế hoạch (USD/người) thực hiện được (USD/người) So sánh việc thực hiện kế hoạch 2010-2011 6,30 62.458 1.155 1.217 5,37 2011-2012 6,51 70.343 1.332 1.349 1,28 2012-2013 6,64 80.340 1.494 1.490 0,74 2013-2014 6,77 90.650 1.674 chưa Chưa 2014-2015 6,90 104.000 1.700 chưa Chưa Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [84] 181 Phụ lục 10 ĐIỀU TRA Xà HỘI HỌC 1. PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN Kính thưa các đồng chí! Tôi tên là Vilay Philavông, hiện nay tôi đang tiến hành triển khai thực hiện đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với tên đề tài luận án là: “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước CHDCND Lào” Để tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính, tôi kính đề nghị các đồng chí trả lời các câu hỏi theo ý của mình dưới đây bằng cách lựa chọn câu trả lời đã có sẵn (Xin vui lßng ®¸nh dÊu  vµo « vu«ng  phï hîp víi ý kiÕn cña m×nh) hoặc ghi ý kiến của mình vào nếu thấy chưa đủ. Xin trân trọng cảm ơn! Câu 1: Các đồng chí thường xuyên lên thư viện Trả lời: Có Không Câu 2: Các đồng chí thấy hệ thống quản lý và dịch vụ thư viện Trả lời: Tốt Không tốt Câu 3: Các đông chí thấy hệ thống giáo trình, sách, các tài liệu về pháp luật trên thư viện như thế nào Trả lời: Đầy đủ Không đầy đủ Câu 4: Các đồng chí có thích mua giáo trình, sách, các tài liệu về pháp luật Trả lời: Có Không có Câu 5: Các đồng chí có thường xuyên xem Truyền hình phát song mục về pháp luật không Trả lời: Có Không Câu 6: Các đồng chí có thường nghe đài về chuyên mục pháp luật không Trả lời: Có Không Câu 7: Các đồng chí có đọc sách báo và các tài liệu về pháp luật không Trả lời: Có Không có 182 Câu 8: Theo các đồng chí có cần giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Trả lời: Có cần Không cần Câu 9: Theo đồng chí cần giáo dục pháp luật cho công chức hành chính những kiến thức pháp luật nào Trả lời Về nhà nước và pháp luật Về pháp luật trong lĩnh vực công tác Cả hai phương án Về pháp luật Câu 10: Các đồng chí muốn tìm hiểu những ngànhh luật nào dưới đây Trả lời: Luật hình sự Luật dân sự Luật hành chính Luật hôn nhân và gia đình Luật đất đai Luật lao động Luật kinh tế Câu 11: Theo đồng chí hình thức giáo dục pháp luật cho công chức hành chính nào đạt được hiệu quả nhất Trả lời: Qua đào tạo trong trường lớp Bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề Tổ chức hội nghị, hội thảo Phổ biến thông tin nội bộ Qua báo chí, phát thanh truyền hình Câu 12: Các đồng chí thấy phương pháp giáo dục pháp luật tại Học viện, các trường chính trị-hành chính như thế nào Trả lời: Tốt Trung bình Không tốt Câu 13: Theo các đồng chí phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức hành chính nào thích hợp Trả lời: Học trên lớp Thảo luận xênêma Tự nghiên cứu Qua kiểm tra Câu 14: Các đồng chí thấy các thiết bị giảng dạy của giảng viên có đẩy đủ không Trả lời: Có Không có Câu 15: Các đồng chí thấy nội dung, chương trình giáo dục pháp luật như thế nào Trả lời: Quá dài Quá ngắn Phù hợp Câu 16: Theo đồng chí có cần biên soạn giáo trình phù hợp với từng đối tượng Trả lời: Cần biên soạn không cần biên soạn 183 Câu 17: Theo đồng chí có cần biên soạn lại giáo trình theo chuẩn quốc gia Trả lời: Cần không cần Câu 18: Về tổ chức lớp học theo các đồng chí bao nhiêu học viên là hợp lý Trả lời: Từ 25-30 học viên Từ 31-50 học viên Trên 50 học viên Tiếp theo đề nghị các đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Câu 19: Giới tính Trả lời: Nam Nữ Câu 20: Lứa tuổi Trả lời: Dưới 30 Từ 31-35 Từ 36-40 Từ 41-45 Từ 46-50 Từ 51-55 Trên 55 Câu 21: Về trình độ học vấn tốt nghiệp cao nhất hiện nay Trả lời: Tiểu học Trung học Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Câu 22: Hiên đang giữ chức vụ, tại cơ quan Trả lời Với câu trả lời và ý kiến của các đồng chí sẽ là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để giúp tôi tiến hành xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Lào hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn NGƯỜI PHÁT PHIẾU NGƯỜI TRẢ LỜI PHIẾU 184 2. KẾT QUẢ THU THẬP Ý KIẾN Số phiếu phát ra 500 bộ và thu lại được 457 bộ cụ thể như sau: TT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ % Câu 1 Các đồng chí thường xuyên lên thư viện? 173/457 37,85 Câu 2 Các đồng chí thấy hệ thống quản lý và dịch vụ thư viện? 206/457 45,07 Câu 3 Các đông chí thấy hệ thống giáo trình, sách, các tài liệu về pháp luật trên thư viện như thế nào? 299/457 65,42 Câu 4 Các đồng chí có thích mua giáo trình, sách, các tài liệu về pháp luật 299/457 65,42 Câu 5 Các đồng chí có thường xuyên xem Truyền hình phát song mục về pháp luật không 225/457 49.23 Câu 6 Các đồng chí có thường nghe đài về chuyên mục pháp luật không 83/457 18.16 Câu 7 Các đồng chí có thích mua giáo trình, sách, các tài liệu về pháp luật? 338/457 73,96 Câu 8 Theo các đồng chí có cần giáo dục pháp luật cho công chức hành chính không? 445/457 97,37 Câu 9 Các đồng chí thấy các thiết bị giảng dạy của giảng viên có đẩy đủ không? 135/457 29,54 Câu 10 Theo đồng chí có cần biên soạn giáo trình phù hợp với từng đối tượng ? 404/457 88,40 Câu 11 Theo đồng chí có cần biên soạn lại giáo trình theo chuẩn quốc gia không? 414/457 90,59 185 Câu 12: Theo đồng chí những hình thức GDPL nào đạt hiệu quả cao? Hình thức giáo dục pháp luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Qua hình thức đào tạo trong trường lớp 425/457 92,99% - Bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề 418/457 91,46% - Tổ chức hội nghị, hội thảo 423/457 92,56% - Qua phổ biến thông tin nội bộ 437/457 95,62% - Qua báo chí phát thanh, truyền hình 389/457 85,12% Câu 13: Theo các đồng chí phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức hành chính nào thích hợp Phương pháp giáo dục pháp luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Học trên lớp 331/457 72,5 - Thảo luận xênêma 220/457 48,2 - Tự nghiên cứu 182/457 39,8 - Qua kiểm tra 287/457 62,9 Câu 14: Theo đồng chí các giảng viên thường dùng phương nào hơn Các phương pháp giáo dục pháp luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Phương pháp thuyết trình thường xuyên 457/457 100 - Phương pháp nêu vấn đề 174/457 38,15 -Phương pháp thảo luận nhóm 216/457 47,34 Câu 15: Theo đồng chí cần giáo dục pháp luật cho công chức hành chính những kiến thức pháp luật nào Kiến thức pháp luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Về nhà nước và pháp luật 85/457 18,59 - Về pháp luật trong lĩnh vực công tác 136/457 29,75 -Cả hai phương án 246/457 53,82 186 Câu 16: Các đồng chí muốn tìm hiểu những ngànhh luật nào dưới đây Các ngànhh luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Luật hình sự 369/457 80,74 - Luật dân sự 425/457 92,99 - Luật hành chính 430/457 94,09 - Luật hôn nhân và gia đình 422/457 92,34 - Luật đất đai 409/457 89,49 - Luật lao động 438/457 95,84 - Luật kinh tế 448/457 98,03 - Ngànhh luật tài chính 442/457 96,71 Câu 17: Các đồng chí thấy phương pháp giáo dục pháp luật tại Học viện, các trường chính trị-hành chính như thế nào Phương pháp pháp luật Số phiếu Tỷ lệ (%) - Tốt 260/457 56,9 - Trung bình 158/457 34,6 - Không tốt 135/457 29,5 Câu 18: Các đồng chí thấy nội dung, chương trình giáo dục pháp luật như thế nào Nội dung, chương trình Số phiếu Tỷ lệ (%) - Quá dài 158/457 34,57 - Quá ngắn 251/457 54,92 - Phù hợp 47/457 10,28 Câu 19: Về tổ chức lớp học theo các đồng chí bao nhiêu học viên là hợp lý Số học viên trên lớp Số phiếu Tỷ lệ (%) - Từ 25-30 học viên 312/457 68,22 - Từ 31-50 học viên 131/457 28,66 - Trên 50 học viên 15/457 3,28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_phap_luat_cho_cong_chuc_hanh_chinh_o_nuoc_c.pdf
  • pdfTrang thong tin Vilay Philavong.pdf
  • pdfTT _Vilay philavong _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan