BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
__________________________________________________
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
__________________________________________________
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
GIÁO DỤC
KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NG
253 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÔN NGỮ
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ VĂN TẠC
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
Hà Nội, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày.... tháng . năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
BẰNG LỜI NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ........... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển
ngôn ngữ .......................................................................................................... 14
1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6
tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................................ 19
1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................ 21
1.2.1. Chậm phát triển ngôn ngữ ..................................................................... 21
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói .............................................................. 23
1.2.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển
ngôn ngữ .......................................................................................................... 29
1.3. Lí luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát
triển ngôn ngữ ................................................................................................. 30
1.3.1. Đ c điểm của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ............................ 30
1.3.2. Đ c điểm kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát
triển ngôn ngữ ................................................................................................. 31
1.4. Lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 35
1.4.1. Một số quan điểm tiếp cận giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chậm
phát triển ngôn ngữ ......................................................................................... 35
1.4.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6
tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................................ 38
1.4.3. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 39
1.4.4. Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ
5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ .................................................................. 39
1.4.5. Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm
phát triển ngôn ngữ ......................................................................................... 41
1.4.6. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-
6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ thông qua xây dựng và thực hiện kế
hoạch giáo dục cá nhân ................................................................................... 44
1.5. Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển
ngôn ngữ trong chƣơng trình giáo dục mầm non ............................................ 49
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng
lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ........................................... 52
1.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 52
1.6.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 54
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 55
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ ............................................................................................................. 57
2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ............................................ 57
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 57
2.1.2. Nội dung khảo sát .................................................................................. 57
2.1.3. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát ......................................................... 58
2.1.4. Thời gian, khách thể và địa bàn khảo sát .............................................. 60
2.1.5. Quá trình khảo sát cách thu thập số liệu khảo sát ................................. 61
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ...................................................................... 62
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn
ngữ ................................................................................................................ 62
2.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 75
2.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ ...................................................... 88
2.3. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................ 90
2.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 90
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................ 90
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 91
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 91
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI
NÓI CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ............................. 93
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng
lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ........................................... 93
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ......................................................................... 93
3.1.2. Đảm bảo tính phát triển ......................................................................... 93
3.1.3. Đảm bảo tính cá biệt hóa ....................................................................... 93
3.1.4. Đảm bảo tính tích cực, tự giác của trẻ .................................................. 94
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chậm phát triển ngôn ngữ ................................................................................ 94
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Thiết kế môi trƣờng giao tiếp, kích thích nhu
cầu và tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trải nghiệm giao tiếp
bằng lời nói ...................................................................................................... 95
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Thực hành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời
nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ........................................................... 107
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Hỗ trợ cá nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
tăng cƣờng chất lƣợng lời nói ....................................................................... 112
3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Bồi dƣ ng nâng cao năng lực cho giáo viên
mầm non ........................................................................................................ 120
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................... 124
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm - nghiên cứu 2 trƣờng hợp ................................. 124
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm........................................................................... 124
3.3.2. Nghiên cứu điển hình và kết quả nghiên cứu ...................................... 127
3.3.3. Một số ý kiến bình luận về 2 trƣờng hợp nghiên cứu ......................... 142
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC
TRÌNH BÀY LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 149
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1. CPTNN Chậm phát triển ngôn ngữ
2. CS- GD Chăm sóc - giáo dục
3. GD Giáo dục
4. GD KNGT Giáo dục kỹ năng giao tiếp
5. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6. GDMN Giáo dục mầm non
7. GT Giao tiếp
8. GV Giáo viên
9. GVMN Giáo viên mầm non
10. KNGT Kỹ năng giao tiếp
11. PTNN Phát triển ngôn ngữ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Tổng hợp lĩnh vực và mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của
trẻ 5-6 tuổi CPTNN .............................................................................. 62
Bảng 2.3. Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá bằng
phiếu hỏi giáo viên trực tiếp dạy trẻ .................................................... 75
Bảng 2.4. Tổng hợp 5 mức độ biểu hiện của trẻ CPTNN theo đánh giá của cha
mẹ trẻ bằng phiếu hỏi .......................................................................... 76
Bảng 2.5 Hình thức GV lựa chọn để giáo dục KNGT cho trẻ CPTNN ................... 80
Bảng 2.6. Hình thức giáo dục mà cha mẹ trẻ lựa chọn ............................................ 81
Bảng 2.7. Biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN của giáo viên ......... 82
Bảng 2.8. Ý kiến của GV về cơ sở xây dựng hoạt động giáo dục KNGT bằng lời
nói của trẻ CPTNN ............................................................................... 84
Bảng 2.9. Ý kiến của cha mẹ trẻ về vấn đề cần chú ý khi tổ chức các hoạt động
GD KNGT cho trẻ CPTNN .................................................................. 85
Bảng 2.10. Khó khăn của giáo viên ......................................................................... 86
Bảng 2.11. Khó khăn từ phía gia đình ...................................................................... 86
Bảng 2.12. Đánh giá của GV và cha mẹ trẻ về sự phối hợp giữa trƣờng mầm
non và gia đình trong giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
CPTNN ................................................................................................. 87
Bảng 2.13. Phân tích hồi qui tuyến tính đơn của yếu tố ảnh hƣởng đối với
KNGT bằng lời nói ............................................................................... 88
Bảng 2.14. Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội của các yếu tố
ảnh hƣởng đến KNGT .......................................................................... 89
Bảng 3.1. Tổng hợp các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN . 95
Bảng 3.2. Phân tích hồi qui tuyến tính đơn - dự báo của yếu tố đối với KNGT
tổng hợp .............................................................................................. 128
Bảng 3.3. Các giá trị thống kê của phép hồi qui tuyến tính bội - Dự báo của các
yếu tố ảnh hƣởng đến KNGT tổng hợp của trẻ CPTNN .................... 129
Bảng 3.5. Điểm trƣớc thực nghiệm của K.L ........................................................... 130
Bảng 3.6. Kết quả sau khi tác động đối với K.L. .................................................... 132
Bảng 3.8. Điểm về KNGT bằng lời nói của T.Đ trƣớc thực nghiệm ...................... 136
Bảng 3.9. Kết quả sau tác động đối với T.Đ ........................................................... 139
Biểu
Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN ... 64
Biểu đồ 2.2. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng định hƣớng của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN ................................................................................................. 65
Biểu đồ 2.3. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng nghe hiểu của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN ................................................................................................. 66
Biểu đồ 2.4. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng biểu đạt của trẻ 5-6 tuổi CPTNN ... 70
Biểu đồ 2.5. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng tƣơng tác của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN ................................................................................................. 73
Biểu đồ 2.6. Tần số mức độ thực hiện kỹ năng duy trì hội thoại của trẻ 5-6 tuổi
CPTNN ................................................................................................. 74
Biểu đồ 3.1. Kết quả KNGT bằng lời nói của K.L sau 4 tháng tác động ............... 133
Biểu đồ 3.2. Kết quả KNGT bằng lời nói của T.Đ sau 4 tháng tác động ............... 139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. GT có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sự phát triển của con
ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. GT là điều kiện để con ngƣời lĩnh hội tri
thức, bồi bổ tâm hồn, thiết lập cho mình những mối quan hệ với thế giới xung quanh
và gia nhập vào xã hội. Đối với trẻ em, GT là nền tảng của các mối quan hệ, là tiền đề
cần thiết cho sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ, nếu không có GT
thì trẻ sẽ không thể tham gia vào xã hội và đƣợc xã hội hóa, không thể trở thành
Ngƣời. Đối với trẻ CPTNN thì việc tăng cƣờng khả năng GT để PTNN càng quan
trọng hơn, bởi việc can thiệp sớm và đúng hƣớng sẽ giúp trẻ sớm hoà nhập với bạn bè
cùng trang lứa, thúc đẩy hiệu quả quá trình xã hội hoá của đứa trẻ.
1.2. KNGT bằng lời nói là phƣơng tiện GT cơ bản, giúp trẻ thể hiện bản thân
tốt hơn và chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, giúp trẻ tự tin trong cuộc
sống và sẵn sàng hoà nhập đƣợc với xã hội.
Trẻ CPTNN là những trẻ có mức độ PTNN chậm ít nhất một độ tuổi so với
mốc phát triển của trẻ đồng trang lứa [94]. Những trẻ CPTNN có biểu hiện rõ về các
m t hiểu, biểu đạt ngôn ngữ và thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ chiếm tỷ lệ khoảng
10% ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Canada, New Zealand, Anh,... [97]. CPTNN ở trẻ em gây
ra nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ bằng ngôn ngữ nói,
trong việc hiểu ngôn ngữ nói và qua ánh mắt, nét m t, cử chỉ cơ thể, có thể dẫn đến
sự rối nhiễu về cảm xúc, hành vi xã hội, làm suy giảm nhận thức của đứa trẻ. Đ c
biệt CPTNN ở độ 5-6 tuổi có ảnh hƣởng lớn đến việc chuẩn bị vào lớp 1 và học phổ
thông sau này. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nƣớc trên thế giới đã có những biện
pháp khác nhau để cải thiện nhƣ: phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ, khả
năng hiểu ý nghĩa từ ngữ, năng lực lĩnh hội cấu trúc ngữ pháp và khả năng phát âm
chuẩn. Trong các biện pháp trên, GV, cha mẹ trẻ có vai trò đ c biệt trong việc tạo
môi trƣờng ngôn ngữ và dạy các KN đ c thù. Lựa chọn những biện pháp GD
KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN trên thế giới vào điều kiện cụ thể, thực tiễn ở
Việt Nam là một trong những vấn đề đ t ra để giải quyết của Luận án.
1.3. KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống từ việc phát hiện với những công cụ cụ thể nhằm
xác định mức độ phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt bằng lời nói, đến các kỹ
2
năng cụ thể trong pha GT; các biện pháp GD nhằm cải thiện KNGT bằng ngôn ngữ
nói của những trẻ này trong môi trƣờng với những đ c điểm kinh tế, xã hội và văn
hóa cụ thể là vấn đề cần đƣợc giải quyết trong Luận án.
Với những lí do trên, nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời
nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ” có ý nghĩa thiết thực và vô cùng
cần thiết. Nếu thành công nghiên cứu sẽ giúp cho GV, cha mẹ trẻ có những biện
pháp hỗ trợ để trẻ CPTNN có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu PTNN theo độ tuổi, chuẩn
bị sẵn sàng vào lớp Một.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về KNGT bằng lời nói và thực trạng KNGT
bằng lời nói, đề xuất đƣợc một số biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
CPTNN góp phần giúp trẻ đạt chuẩn phát triển.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN ở trƣờng mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa mức độ phát triển KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN với
các biện pháp GD KNGT đƣợc sử dụng cho trẻ CPTNN.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đƣợc các biện pháp GD phù hợp theo hƣớng xây
dựng môi trƣờng giao tiếp kích thích nhu cầu, tạo cơ hội cho trẻ chậm phát triển
ngôn ngữ trải nghiệm GT bằng lời nói, rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng biểu
đạt bằng ngôn ngữ nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói trong pha GT, phối
hợp ch t chẽ với gia đình trẻ thì sẽ phát triển đƣợc KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6
tuổi CPTNN ở trƣờng mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
5.2. Nghiên cứu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho
trẻ 5-6 tuổi CPTNN
5.3. Đề xuất và thực nghiệm sƣ phạm các biện pháp GD KNGT bằng lời nói
cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
3
6. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào vấn đề GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
CPTNN học ở các trƣờng mầm non: Khái niệm công cụ và khung lý luận về GD
KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN;
Thực trạng KNGT của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói của
GV và của cha mẹ trẻ CPTNN;
Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi và tác động
của các biện pháp đối với trẻ thông qua 2 trƣờng hợp điển hình.
6.2. Về qui mô nghiên cứu
- Đánh giá sàng lọc 360 trẻ 5-6 tuổi, xác định mức độ KNGT của 34 trẻ có
biểu hiện CPTNN; phân tích các biện pháp GD KNGT của 24 GV và 34 phụ huynh
có con CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh.
- Nghiên cứu sâu/ nghiên cứu điển hình qua 2 trƣờng hợp trẻ 5-6 tuổi CPTNN
đƣợc áp dụng các biện pháp GD KNGT theo hƣớng giả thuyết của đề tài tại trƣờng
MN trên địa bàn thành phố Vinh.
7. Cách tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống (tiếp cận cấu trúc - hệ thống)
- Con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất và vô cùng phức tạp. Các KNGT bằng
lời nói của trẻ 5-6 tuổi là kỹ năng phức hợp, có các thành tố cấu trúc có liên quan ch t
chẽ và ảnh hƣởng qua lại với nhau. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi xem
xét KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi trên nhiều m t nhƣ biểu hiện, mức độ phát
triển; các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến KNGT bằng lời nói nhƣ các
yếu tố tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, điều kiện, môi trƣờng, phƣơng pháp GD...
- Giáo dục KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN là một hệ thống, gồm: mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hƣởng... vì vậy, các biện
pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN phải tạo ra một hệ thống tác động GD
toàn diện đến trẻ một cách tuần tự, phù hợp với đ c điểm khả năng và nhu cầu của
trẻ, qua đó tác động tích cực đến phát triển KNGT bằng lời nói ở trẻ CPTNN.
- Quá trình triển khai nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm thể hiện
tính hệ thống, logic, ch t chẽ.
4
7.1.2. Tiếp cận hoạt động
- Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học khẳng định: Tâm lý, ý thức của
con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động và đƣợc thể hiện ra bên
ngoài bằng hoạt động. KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cũng bị ảnh
hƣởng, tác động bởi các hoạt động khác nhƣ GT, vui chơi, trải nghiệm, khám phá...
Vì vậy, nghiên cứu KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN cần nghiên cứu các
hoạt động trẻ trải nghiệm. Đồng thời, nhà GD cần tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ trải
nghiệm hoạt động phong phú, hấp dẫn, đ c biệt trải nghiệm GT bằng lời nói; đƣợc
tƣơng tác, trao đổi, chia sẻ... và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ.
- Vận dụng cách tiếp cận hoạt động trong luận án nhằm xác định đƣợc trẻ
CPTNN bằng lời nói; đánh giá mức độ phát triển và biểu hiện KNGT của trẻ 5-6
tuổi CPTNN thông qua các hoạt động và thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm GD
KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN.
7.1.3. Tiếp cận cá biệt hóa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Mỗi trẻ CPTNN là một cá thể, có những đ c điểm riêng về nguyên nhân gây ra
chậm và mức độ chậm, các vấn đề KNGT đi kèm, về đ c điểm tính cách, môi trƣờng
gia đình, khả năng, nhu cầu và sở thích riêng. Do vậy, đề xuất biện pháp GD KNGT
bằng lời nói luôn dựa trên sự phù hợp với đ c điểm riêng của trẻ CPTNN, hài hòa với
môi trƣờng GD bình thƣờng ở trƣờng MN. Đồng thời, cũng phải tiếp cận cá nhân tới
từng trẻ CPTNN, đƣa ra các biện pháp GD và có sự điều chỉnh phù hợp tới từng trẻ
trong sự thống nhất và không ảnh hƣởng tới toàn thể trẻ trong lớp học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hoá
và cụ thể hoá các vấn đề lý luận có liên quan qua các tài liệu, các công trình nghiên
cứu nhằm xây dựng hệ thống khái niệm công cụ của đề tài, xây dựng khung lý
luận về GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
(1) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV, cha mẹ của những
trẻ CPTNN nhằm tìm hiểu thực trạng KNGT bằng lời nói và GD KNGT bằng lời
nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN.
5
(2) Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn một số GV dạy trẻ CPTNN, cán bộ quản lý tại các trƣờng MN có
trẻ CPTNN trên địa bàn thành phố Vinh; chuyên viên Phòng GDMN, Sở GD & ĐT
Nghệ An để làm rõ hơn các nội dung thu thập từ phiếu hỏi về thực trạng KNGT
bằng lời nói và GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN.
(3) Quan sát
- Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6
tuổi CPTNN trong quá trình GT với GV, với trẻ em khác
- Quan sát hoạt động GD KNGT của GV cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN
(4) Phương pháp sử dụng bảng kiểm (checklist)
Đề tài sử dụng bảng kiểm để sàng lọc và nhận diện trẻ CPTNN; xây dựng
bảng hỏi (checklist) để đánh giá mức độ KNGT bằng lời nói của trẻ CPTNN trƣớc
và sau thực nghiệm tác động.
(5) Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đề tài nghiên cứu hồ sơ gồm: Kế hoạch GD KNGT của trẻ 5-6 tuổi; các giáo
án tổ chức hoạt động của GV để phát triển KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
CPTNN, các nhật ký ghi chép sự tiến bộ về KNGT bằng lời nói của trẻ.
(6) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Nghiên cứu trƣờng hợp trên trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 2 trẻ 5-6 tuổi CPTNN tại các trƣờng MN
nhằm kiểm nghiệm tính khoa học và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất.
7.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
(1) Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê và phần mềm SPSS 22.0 hỗ trợ xử lý
số liệu để lƣợng hóa kết quả nghiên cứu.
(2) Phương pháp chuyên gia
Trao đổi và hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục học, Giáo dục
mầm non, Giáo dục đ c biệt... nhằm có đƣợc:
- Góp ý cho lựa chọn và triển khai nghiên cứu của đề tài
- Góp ý cho thu thập và phân tích kết quả nghiên cứu và trình bày sản phẩm
nghiên cứu.
6
8. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án
- Trẻ 5-6 tuổi CPTNN khó nhận diện, dễ bị bỏ qua, không đƣợc hỗ trợ đúng
phƣơng pháp, thời điểm và có nguy cơ chậm phát triển so với chuẩn phát triển về
định hƣớng GT, nghe hiểu lời nói, biểu đạt bằng lời nói, quá trình tƣơng tác trong
GT, duy trì, phát triển và kết thúc GT.
- Thực trạng KNGT bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi CPTNN bao gồm: Kỹ năng
nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt còn hạn chế; các kỹ năng định hƣớng GT, kỹ năng
tƣơng tác và duy trì hội thoại cần thiết phải hỗ trợ kịp thời để phát triển KNGT bằng
lời nói, qua đó giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động và GT ở trƣờng, lớp MN để
phát triển. GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN có thể thực hiện tốt
trong điều kiện GD mầm non hiện nay khi GV xây dựng kế hoạch GD phù hợp với
đ c điểm của trẻ CPTNN và phù hợp với các yếu tố chủ quan, khách quan.
- Các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi CPTNN đƣợc đề xuất
theo hƣớng xây dựng môi trƣờng đa dạng, phong phú kích thích nhu cầu GT bằng lời
nói; tạo cơ hội cho trẻ CPTNN trải nghiệm GT bằng lời nói; các biện pháp tác động
vào nghe, hiểu và biểu đạt bằng lời nói và rèn luyện từng KNGT bằng lời nói cho trẻ
CPTNN trong pha GT; Đồng thời, nâng cao năng lực GV, phối hợp ch t chẽ với cha
mẹ trong GD nói chung và GD KNGT bằng lời nói nói riêng.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
Hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú cơ sở lí luận về GD KNGT bằng lời
nói cho trẻ CPTNN 5-6 tuổi bao gồm: hệ thống khái niệm công cụ, các KNGT cơ
bản của trẻ CPTNN, các biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN, môi
trƣờng GD và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành, rèn luyện KNGT bằng lời
nói cho trẻ CPTNN.
9.2. Về thực tiễn
- Thực trạng KNGT của trẻ CPTNN 5-6 tuổi và GD KNGT bằng lời nói cho
những trẻ này tại 4 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An đƣợc
mô tả, phân tích, đánh giá trên cơ sở thang đánh giá với 26 tiêu chí cụ thể đƣợc xây
dựng dành riêng cho trẻ CPTNN;
- Đề xuất đƣợc 4 nhóm biện pháp GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
CPTNN, thực nghiệm với 02 trẻ cho thấy tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp.
7
Đây là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các GV dạy trẻ 5-6 tuổi cũng nhƣ
cha mẹ trẻ trong việc CS-GD trẻ CPTNN trong nhà trƣờng, tại gia đình cũng nhƣ
ngoài cộng đồng.
- Nội dung của Luận án là những chất liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các
tài liệu tập huấn cho GV, cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại các trƣờng mầm
non; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên các trƣờng
đại học và cao đẳng có đào tạo giáo sinh mầm non.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6
tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Chƣơng 2: Thực trạng kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng
lời nói cho trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chậm phát triển ngôn ngữ
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
1.1.1.1 Quan niệm chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
CPTNN ở trẻ em đƣợc quan niệm khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu
khác nhau, nhƣng có thể nhận ra một số điểm chung là: trẻ CPTNN là trẻ bị chậm
khoảng 2 độ lệch chuẩn (SD) dƣới trung bình theo độ tuổi về các dấu hiệu ngôn
ngữ điển hình: tiếp nhận ngôn ngữ (từ ngữ, lời nói và các biểu cảm), biểu đạt ngôn
ngữ; CPTNN có dạng thứ phát (kèm theo những khó khăn ho c khuyết tật nhƣ tự
kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ) và khởi phát (không kèm theo khó khăn
nêu trên).
Paul R. [118] và Whitehurst GJ, Fischel JE. [132], cho rằng sự chậm trễ ngôn
ngữ xảy ra khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác
cùng tuổi theo các mốc phát triển điển hình. Ví dụ, một đứa trẻ có thể 4 tuổi, nhƣng
hiểu và / ho c sử dụng ngôn ngữ điển hình của một đứa trẻ chỉ có thể 2,5 tuổi. Trẻ
có thể có sự phát triển chậm về hiểu ngôn ngữ (tiếp nhận ngôn ngữ) ho c chậm phát
triển sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ biểu cảm). Sự CPTNN có thể là khởi phát ho c
thứ phát. Khi sự CPTNN khởi phát là chính, sẽ không kèm theo khó khăn khác. Còn
CPTNN thứ phát thì thƣờng là hệ quả của những khó khăn ho c khuyết tật khác
nhƣ: tự kỷ, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ.
Dorothy V.M., Bishop Laurence, B. Leonard,. (2000) trong tác phẩm “Chậm
phát triển Ngôn ngữ và lời nói: nguyên nhân, đặc điểm can thiệp và kết quả” đã
tổng hợp các nghiên cứu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Anh đƣợc thực hiện với
trẻ từ 5 đến 8 tuổi cho thấy, CPTNN thƣờng đi kèm với các thiếu hụt đ c hiệu về
ngôn ngữ, tỷ lệ trẻ CPTNN ở các độ tuổi là: 11% ở trẻ 5 tuổi, 9,7% ở trẻ 6 tuổi,
trong đó, tỷ lệ những trẻ sống ở thành thị CPTNN cao hơn những trẻ sống ở nông
thôn [95]. Theo điều tra của Đại học Chăm sóc y tế Michigan, Mỹ, tỷ lệ trẻ CPTNN
và lời nói chiếm từ 5 - 10% trong số trẻ trong cùng độ tuổi [134].
Phân loại quốc tế về bệnh ICD-10 (Tổ chức Y tế Thế giới 1992) trẻ CPTNN
có mức độ phát triển chậm hơn có 2 độ lệch chuẩn (SD) dƣới trung bình, với các kỹ
9
năng nói ít nhất 11 độ lệch bên dƣới các biện pháp của chức năng nhận thức phi
ngôn ngữ.
Trong Hƣớng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn thần kinh DSM-V (Hiệp
hội Tâm thần Mỹ năm 2012) đề xuất ngoài chức năng lệch chuẩn về nhận thức bằng
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ còn thêm yếu tố độ lệch chuẩn có ảnh hƣởng đến thành
tích học tập ho c nghề nghiệp, hay với sự tƣơng tác xã hội. Những trẻ CPTNN
thƣờng rơi vào những trẻ có chỉ số IQ 1 độ lệch chuẩn (khoảng 85 ho c cao hơn)
hay thƣờng...1 Chậm phát triển ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đ c biệt, nó tồn tại và phát triển theo sự
22
tồn tại, phát triển của xã hội loài ngƣời. Có nhiều lí thuyết cũng nhƣ các lĩnh vực
khác nhau bàn về khái niệm ngôn ngữ. Dƣới mỗi góc độ, ngôn ngữ lại đƣợc định
nghĩa theo những cách khác nhau, điểm chung đƣợc thừa nhận, đó là:
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời là
phương tiện phát triển tư duy, trao truyền và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
- Việc lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm sự lĩnh hội 3 khía cạnh cơ bản: (1) Nội dung
(vốn từ và nghĩa của từ); (2) Hình thái hay cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp) và (3)
Chức năng của ngôn ngữ.
M c dù các tác giả nhƣ Noam Chomxky (1957); L.S.Vƣgotxky [79];
A.N.Leonchiep [38]; Morrow M.L (2009) [113]; Otto Bervelly, (2010) [116];
K.Hai-nơ dich [31] và Nguyễn Huy Cẩn [9]; Bùi Thị Lâm [37]... khi bàn về sự
PTNN có các góc nhìn khác nhau, song nhìn chung coi PTNN là phát triển khả
năng giao tiếp ngôn ngữ với sự phát triển đồng đều của các thành tố ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và ngữ dụng, phát triển khả năng đọc viết phù hợp với độ tuổi của
trẻ. Đó là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đ c trƣng
khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ; mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển
những thành tựu của giai đoạn trƣớc.
Muốn ngôn ngữ trẻ phát triển tốt cần phải đ t trẻ trong môi trƣờng GT lành
mạnh, thân thiện, đ c biệt cần có sự kích thích phù hợp và sự quan tâm, dạy dỗ chu
đáo của gia đình và những ngƣời xung quanh trẻ.
- Khái niệm về CPTNN cũng đã đƣợc một số tác giả nêu ra trong nghiên cứu
của mình.
Roth, F. & Worthington, C.K. (2001) [theo 59] cho rằng, trẻ CPTNN là trẻ có
cùng tiến trình PTNN giống với trẻ cùng độ tuổi nhƣng lại diễn ra theo một quá
trình rất chậm. Trong đó, trẻ có sự phát triển khác biệt lại bộc lộ những m t PTNN
khác với những diễn tiến thông thƣờng. Montgomery (2002) trong nghiên cứu đã
dùng khái niệm trẻ chậm và sút kém ngôn ngữ đ c biệt có khả năng nghe quãng
bình thƣờng và sự thông minh phi ngôn ngữ, không bị khuyết tật phát triển, chƣa có
khó khăn trong việc tiếp thu sản sinh và lĩnh hội ngôn ngữ. Các trẻ này đ c biệt có
khả năng đạt điểm chuẩn trong các trắc nghiệm phi ngôn ngữ.
23
Một số nghiên cứu xem CPTNN là một rối loạn GT, một thể loại bao gồm một
loạt các khiếm khuyết ngôn ngữ chƣa đạt các cột mốc PTNN theo độ tuổi.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhƣ Y học, Tâm lí
học, Xã hội học... Các tác giả ít nhiều đều đề cập đến sự chậm trễ của ngôn ngữ,
nhấn mạnh đến khó khăn của trẻ trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ ho c/ và
quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ. Tuy nhiên, các khái niệm chƣa thể hiện rõ
ràng, đầy đủ về CPTNN ở trẻ mẫu giáo nói chung và cũng không có nhiều nghiên
cứu chỉ rõ khái niệm trẻ CPTNN 5-6 tuổi nói riêng.
Qua tổng quan chúng tôi thấy: xu hƣớng coi CPTNN không đƣợc gọi là một
bệnh ho c khuyết tật mà là một tình trạng rối loạn PTNN. Trong nghiên cứu này tập
trung vào trẻ CPTNN có mức độ phát triển chênh lệch khoảng 1-2 độ tuổi so với
mốc phát triển điển hình ở trẻ 5-6 tuổi ở giai đoạn trẻ chuẩn bị cho bƣớc ngo t
chuyển từ bậc mầm non lên lớp Một. Những trẻ này có các cơ quan phát âm không
khiếm khuyết, không lẫn các tật nhƣ trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính, rối loạn phổ tự
kỉ, khuyết tật vận động và các dạng tật khác.
Trong nghiên cứu này CPTNN đƣợc hiểu là: CPTNN là mức độ PTNN chậm
hơn so với yêu cầu độ tuổi ít nhất 1 năm theo các tiêu chí điển hình về ngữ âm, vốn
từ, ngữ pháp, được thể hiện trong tiếp nhận và biểu đạt bằng ngôn ngữ có ảnh
hưởng lớn việc nghe hiểu và thể hiện khó khăn trong biểu đạt ngôn ngữ bằng lời nói
và ngôn ngữ cử chỉ, gây khó khăn trong GT hàng ngày.
Những trẻ CPTNN đƣợc nghiên cứu trong luận án này không kèm theo các
dạng khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, tự kỷ,
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề đƣợc nhiều nhà Tâm lí học, Giáo dục học trong nƣớc và
nƣớc ngoài nghiên cứu. Những định nghĩa này thƣờng bắt nguồn từ góc nhìn
chuyên môn, với mục đích nghiên cứu khác nhau và cả quan niệm cá nhân của
ngƣời viết. Ở mỗi cách tiếp cận là những quan niệm khác nhau về kỹ năng, dƣới
đây luận án đề cập đến hai quan niệm chính về kỹ năng.
Theo quan điểm hoạt động, kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tri
thức và kỹ xảo [38].
Quan điểm nghiêng về m t năng lực của con ngƣời, kỹ năng không đơn thuần
24
là m t kỹ thuật hoạt động mà nó còn biểu hiện ở năng lực, kỹ năng vừa có tính ổn
định, vừa có tính mềm dẻo. Nhờ có sự mềm dẻo của kỹ năng mà con ngƣời có tính
sáng tạo hoạt động thực tiễn, chú trọng đến kết quả hành động [39].
Ở Việt Nam các nhà Giáo dục học quan niệm kỹ năng là khả năng của con
ngƣời thực hiện có kết quả hành động tƣơng ứng với mục đích và điều kiện hành
động. Tác giả Nguyễn Công Hoàn cho rằng: “kỹ năng là khả năng vận dụng kiến
thức để giải quyết một nhiệm vụ” [22] hay “là năng lực tự giác hoàn thành một hoạt
động nhất định, dựa trên sự hiểu biết và vận dụng những tri thức tƣơng ứng [28]. Từ
những phân tích trên, trong luận án này có thể hiểu kỹ năng là khả năng vận dụng
tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào thực hiện các hoạt động trong điều kiện cụ
thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng sống và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn có kỹ năng
cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp. Có thể hiểu rằng kỹ năng mềm hay kỹ
năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên gọi khác nhau. Chúng ta cũng
nhận thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu
giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống. Trong mỗi loại kỹ năng có
nhiều kỹ năng thành phần, ví nhƣ kỹ năng sống hay kỹ năng mềm bao gồm nhiều
kỹ năng nhƣ kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thƣơng thuyết, từ chối, kỹ năng
hợp tác, chia sẻ, KNGT chỉ là một trong số nhiều kỹ năng sẽ đƣợc phân tích kỹ
hơn ở phần sau.
1.2.2.2 Khái niệm giao tiếp
GT đƣợc nghiên cứu từ rất lâu thể hiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ
Triết học, Lí thuyết thông tin và điều khiển học, Xã hội học, Tâm lí học, Ngôn ngữ
học... Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu [dẫn theo 1]; [38]; [39]; [41]; [76]...,
chúng tôi thấy rằng: GT là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hƣởng
lẫn nhau, nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể GT. GT thƣờng tham gia vào hoạt
động thực tiễn của con ngƣời nhƣ lao động, học tập, vui chơi... bảo đảm cho sự tác
động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con ngƣời. Đó là
một quá trình thiết lập mối quan hệ đa chiều giữa một ngƣời với một ngƣời ho c với
nhiều ngƣời xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với
sự truyền đạt ấy, là quá trình qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, suy nghĩ, có ý
25
kiến và thái độ để có đƣợc sự thông cảm và hành động tiến tới việc chia sẻ mà qua
đó, thông điệp đáp ứng đƣợc xuất hiện. GT là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng
ta có thể hiểu và phản ứng với nhau trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e
dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong.
Do vậy, quan hệ ngƣời - ngƣời đƣợc xác lập, vận hành và thể hiện trong GT.
Về phƣơng diện nhận thức, GT là một quá trình mà con ngƣời ý thức đƣợc mục
đích, nội dung và những phƣơng tiện cần thiết để đạt kết quả khi tiếp xúc với ngƣời
khác. Từ cơ sở đó, GT diễn ra dƣới dạng trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm, thế
giới quan, nhu cầu... của các chủ thể tham gia vào quá trình GT. Qua đó, mỗi cá
nhân tự hoàn thiện mình và hòa nhập vào xã hội trong quá trình GT.
Đối với trẻ em, GT đƣợc xem là điều kiện cơ bản để phát triển, là nhân tố quan
trọng để hình thành nhân cách, là một trong các dạng hoạt động của con ngƣời vƣơn
tới nhận thức và đánh giá bản thân thông qua ngƣời khác. Do đó, nếu hình thành
đƣợc mối quan hệ GT tốt cho trẻ với những ngƣời xung quanh sẽ là điều kiện cho
trẻ bộc lộ khả năng và thể hiện năng lực, tạo tiền đề cho việc phát triển toàn diện
nhân cách trẻ.
Trong nghiên cứu đề tài này chúng tôi coi “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm
lý, tương tác lẫn nhau, trao đổi thông tin bằng các phương tiện GT khác nhau giữa
các chủ thể và đối tượng/ nhóm đối tượng GT nhằm hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng
tác động qua lại lẫn nhau và đạt được mục đích GT”.
1.2.2.3 Khái niệm ngôn ngữ nói - lời nói
Ngôn ngữ nói là loại hình ngôn ngữ được biểu đạt bằng lời nói. Ngôn ngữ nói
bao gồm 3 thành tố: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Tiếng Việt Nam là một ngôn
ngữ đơn vận (đơn âm, đơn lập) nhƣng lại đa thanh. Đơn vận: Là mỗi tiếng, mỗi chữ
chỉ gồm có một vần, nên khi nói rời từng tiếng, khi viết rời từng chữ, các vần các
chữ không dính kết lại với nhau nhƣ một số ngôn ngữ khác. Đa thanh: Là nhiều
thanh điệu, nhiều dấu giọng. Cụ thể là có 6 thanh điệu, đƣợc ghi bằng 5 ký hiệu
khác nhau: dấu sắc (Á), dấu huyền (À), dấu hỏi (Ả), dấu ngã (Ã), dấu n ng (Ạ).
(Gọi tắt là 5 dấu 6 giọng). Không có dấu gọi là thanh-điệu “ngang”. Ngữ âm Tiếng
Việt có thể đƣợc xếp vào 3 vùng phƣơng ngữ: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Mỗi vùng phƣơng ngữ lại có thể chia thành các vùng nhỏ hơn. Trong vùng phƣơng
ngữ miền Trung có: Phƣơng ngữ vùng Thanh Hóa, phƣơng ngữ vùng Nghệ Tĩnh,
26
phƣơng ngữ vùng Bình Trị Thiên. Phƣơng ngữ vùng Nghệ Tĩnh có đ c điểm:
Không phân biệt thanh ngã với thanh n ng và cả 5 thanh tạo thành một hệ thống
thanh điệu khác với phƣơng ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn. Trong luận án này, các
yếu tố ngữ âm đƣợc sử dụng theo phƣơng ngữ Nghệ Tĩnh, tức chấp nhận trẻ nói hay
phát âm không phân biệt thanh ngã với thanh n ng.
Theo các nhà ngôn ngữ học, lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ
đƣợc xây dựng nên theo các qui luật và “chất liệu” của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu
biểu hiện ở nội dung (tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí v.v..) cụ thể. Có thể coi lời
nói là những văn bản, những diễn từ. Lời nói phân biệt với ngôn ngữ ở chỗ: nó
mang mầu sắc cá nhân của chủ thể nói năng [46]. “Lời nói - đó là phức hệ âm thanh
đ c biệt, là những kích thích phát âm, sau thành chữ viết. Tất cả những kích thích
này là những tín hiệu qui ƣớc đã đƣợc khái quát từ những biểu tƣợng, và chúng biểu
hiện những quan niệm nhất định” [54]. Ngôn ngữ và lời nói là hai m t của một vấn
đề: ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong lời nói - ngôn ngữ nói và lời nói chính là ngôn
ngữ đang thực hiện chức năng, đang đƣợc dùng để GT giữa ngƣời với ngƣời. Ngôn
ngữ cần thiết để cho lời nói có thể hiểu đƣợc và gây hiệu quả của nó; những lời nói
lại cần thiết để cho ngôn ngữ đƣợc xác lập. Lời nói chính là ngôn ngữ đang ở dạng
hoạt động, nó cũng mang trong mình m t xã hội của ngôn ngữ lẫn những mầu sắc
cá nhân của ngƣời nói. Lời nói của những ngƣời khác nhau có những đ c trƣng
riêng, sự khác nhau thể hiện ở cách phát âm, lựa chọn từ ngữ và cấu trúc của câu.
Lời nói của mỗi cá nhân đƣợc hình thành và phát triển tƣơng ứng với năng lực nhận
thức của cá nhân và bao giờ cũng mang dấu ấn của những đ c điểm tâm lí riêng.
Đồng thời, lời nói mang đậm tính địa phƣơng, vùng miền.
1.2.2.4 Khái niệm giao tiếp bằng lời nói
GT bằng ngôn ngữ thể hiện ở 2 hình thức là lời nói và chữ viết. GT bằng ngôn
ngữ là hình thức GT đ c trƣng của con ngƣời bằng cách sử dụng những tín hiệu
chung là từ, ngữ. Đây là hình thức GT phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Ngôn ngữ
là các tín hiệu đƣợc quy ƣớc chung trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện
tƣợng gọi chung là nghĩa của từ. Ngƣời ta dùng từ ngữ để GT theo một ý nhất định.
Tiếng nói và chữ viết trong GT ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi GT tạo ra hiệu
ứng tổng hợp. Đây là phƣơng tiện GT đa chức năng là thông báo, diễn cảm và tác
động. Tùy theo từng hoàn cảnh, đối tƣợng, mục đích GT, chủ thể và khách thể GT
27
sẽ linh hoạt trong các hình thức sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ: Là hình thức GT không dùng lời nói (ho c
chữ viết) mà sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm nét m t và những phƣơng tiện
khác đòi hỏi những ngƣời tham gia GT phải hiểu về nhau một cách tƣơng đối.
Trong tƣơng tác GT bằng lời nói, lời nói đƣợc sử dụng nhƣ một cơ chế GT,
đƣợc thể hiện bởi các hệ thống ngôn ngữ và đƣợc chia thành văn bản và bằng lời
nói. Yêu cầu quan trọng nhất đối với GT bằng lời nói là sự rõ ràng về phát âm, sự rõ
ràng của nội dung, khả năng tiếp cận của việc trình bày ý nghĩ. GT bằng lời nói có
thể kích hoạt một phản ứng cảm xúc tích cực ho c tiêu cực. Đó là lý do tại sao mỗi
cá nhân chỉ cần biết và áp dụng chính xác các quy tắc, chuẩn mực và kỹ thuật tƣơng
tác bằng lời nói sẽ đem lại hiệu quả trong GT.
Bên cạnh đó, các thành phần quan trọng không thể thiếu trong GT là khả năng
diễn đạt chính xác, rõ ràng những suy nghĩ và kỹ năng lắng nghe của chính họ. Vì
sự hình thành mờ nhạt của những suy nghĩ dẫn đến một sự giải thích không chính
xác của lời nói. Và nghe không tốt, không đúng sẽ làm thay đổi ý nghĩa của thông
tin phát sóng.
Đối với trẻ MN nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng chủ yếu sử dụng phƣơng tiện
GT ngôn ngữ bằng lời nói kết hợp với phƣơng tiện ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ,
biểu cảm để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ. GT bằng ngôn ngữ lời nói của trẻ có
hiệu quả hay không phụ thuộc vào những yếu tố nhƣ ngôn từ, âm điệu, tốc độ,
cƣờng độ nói, phong cách nói, cách truyền đạt của trẻ.
1.2.2.5 Khái niệm kỹ năng giao tiếp
M c dù ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau,
các quan điểm cá nhân khác nhau nhƣng các tác giả đều thống nhất cho rằng,
KNGT chính là m t tập trung nhất của vấn đề GT bởi kết quả GT phụ thuộc vào
KNGT mà mỗi cá nhân có đƣợc [1]; [22]. Cá nhân có KNGT là ngƣời có khả năng
nhận biết diễn biến tâm lí bên trong và bên ngoài của đối tƣợng GT và biết hƣớng
cuộc GT đi đúng hƣớng đề ra nhằm đạt kết quả nhất định [16]; [22].
Xét về bản chất, KNGT là sự phối hợp phức tạp giữa các vận động của cơ thể
nhƣ ánh mắt, điệu bộ cơ thể, tốc độ và cƣờng độ nói, sự điều khiển cảm xúc bản
thân với ngôn ngữ căn cứ vào việc nhận biết những diễn biến tâm lí của ngƣời đối
thoại [63]; [66]; KNGT là sự thực hiện một cách có hiệu quả những hành động
28
trong hoạt động GT (m t thao tác). Kỹ năng là biểu hiện của năng lực (m t kỹ thuật
của năng lực), chúng gắn với kết quả hành động. KNGT bao gồm cả những tri thức
và lôgic các thao tác, hành động và hƣớng tới thực hiện mục đích của hoạt động
GT... [60].
Qua tổng quan các nghiên cứu về KNGT, chúng tôi thống nhất coi KNGT của
cá nhân theo tiếp cận năng lực. Để có KNGT, cá nhân trƣớc hết phải có vốn tri thức,
hiểu biết sâu sắc, có kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó trong hoạt động cụ thể. Sau đó,
cá nhân biết lƣờng trƣớc những thuận lợi và khó khăn có thể sẽ diễn ra trong quá
trình GT, biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt trong từng tình
huống GT cụ thể nhằm đạt mục đích GT. Đồng thời, KNGT bao gồm nhiều kỹ năng
thành phần, khi chủ thể thực hiện đƣợc hệ thống các kỹ năng thành phần chính là
thực hiện đƣợc quá trình GT và đạt đƣợc mục đích GT.
Trong đề tài nghiên cứu này, KNGT được hiểu là chuỗi hành động được chủ
thể thực hiện một cách thuần thục có tính kỹ thuật, tự giác dựa trên vốn hiểu biết,
vốn kinh nghiệm của cá nhân nhằm tác động đến đối tượng/ nhóm đối tượng GT
thông qua các phương tiện GT bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, qua đó đạt được
mục đích GT.
1.2.2.6 Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
KNGT bao gồm nhiều nhóm kỹ năng cụ thể tùy thuộc vào cách tiếp cận theo
những tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu tổng quan cho thấy, có các cách phân loại
KNGT của V.P.Dakharov; A.Cubanova và M.Rakhmatulia; Hoàng Anh [1]; Đ ng
Thành Hƣng [30]; Trần Trọng Thủy [68] và một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Thị
Thu Hà [16]; Nhữ Văn Thao [60]; Đinh Nguyễn Thu Trang [63]; Phạm Thị Thu
Thủy [66]...
Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, hệ thống của KNGT bằng lời nói đi theo 2
cách tiếp cận sau:
Một là: Dựa trên các yêu cầu sử dụng lời nói trong GT, KNGT bằng lời nói
bao gồm: (i) Kỹ năng nghe hiểu lời nói của đối tƣợng và (ii) Kỹ năng biểu đạt bằng
lời nói cho đối tƣợng hiểu.
Hai là: Dựa trên diễn biến của quá trình GT thì KNGT gồm: (i) Nhóm kỹ
năng định hƣớng: giai đoạn bắt đầu GT; (ii) Nhóm kỹ năng thực hiện quá trình GT
gồm kỹ năng tƣơng tác để duy trì GT; và (iii) Nhóm kỹ năng kết thúc GT: kỹ năng
29
phát triển và chấm dứt cuộc trò chuyện.
Căn cứ vào cách phân loại của các tác giả trong và ngoài nƣớc, dựa theo cách
phân loại đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu
năm (05) KNGT sau: (1) Kỹ năng định hƣớng GT bằng lời nói; (2) Kỹ năng nghe,
hiểu thông tin qua lời nói của đối tƣợng GT; (3) Kỹ năng biểu đạt thông tin qua lời
nói cho đối tƣợng GT; (4) Kỹ năng tƣơng tác bằng lời nói để duy trì GT; (5) Kỹ
năng phát triển và kết thúc GT bằng lời nói.
Rinn & Markle [123] hiểu KNGT nhƣ là một sự thể hiện của những hành vi
dùng lời nói và không dùng lời nói, hay Wiley (2009) [133]: “KNGT dùng lời và
không dùng lời là những phƣơng tiện con ngƣời dùng để GT với ngƣời khác và
chúng tạo nên những yếu tố cơ bản của KNGT”.
Nói là một dạng hoạt động lời nói sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy
định của ngôn ngữ cụ thể để hình thành và thể hiện ý phù hợp với tình huống hay
hoàn cảnh nói [dẫn theo 61]. Lời nói có 4 biểu hiện cơ bản: (1) sử dụng ngữ âm theo
quy định thể hiện ý; (2) sử dụng từ vựng theo quy định thể hiện ý; (3) sử dụng ngữ
pháp theo quy định thể hiện ý; (4) sử dụng ngôn ngữ theo quy định thể hiện ý phù
hợp với tình huống GT. Khi cá nhân nắm vững ngôn ngữ sẽ sử dụng tổng hợp cả 3
m t ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Để thực hiện KNGT bằng lời nói, cá nhân cần sử
dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ cụ thể để thể hiện ý muốn nói.
Vì vậy, trong nghiên cứu này: KNGT bằng lời nói chính là KNGT được chủ thể
thực hiện chủ yếu thông qua phương tiện lời nói (hành động/hoạt động sử dụng ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy định) để thể hiện ý muốn của mình trong những điều
kiện, tình huống GT nhất định.
1.2.3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
KNGT bằng lời nói đƣợc xem là năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ
trong gia đình cho đến ngoài xã hội, đ c biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
CPTNN. GD KNGT bằng lời nói là GD, rèn luyện khả năng nghe, hiểu nghĩa của lời
nói, sử dụng lời nói trong các tình huống GT một cách phù hợp và hiệu quả. Trong đề
tài nghiên cứu này, GD KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi đƣợc hiểu nhƣ sau:
GD KNGT bằng lời nói cho trẻ CPTNN là hệ thống các tác động có hướng
đích của nhà GD thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GD giúp trẻ
CPTNN trải nghiệm GT trực tiếp, rèn luyện các KNGT bằng lời nói, như kỹ năng
30
nghe hiểu và kỹ năng biểu đạt trong các tình huống GT.
Nhƣ vậy: (1) hình thành và rèn luyện KNGT bằng lời nói cho trẻ 5-6 tuổi
chính là quá trình GD trẻ thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động GD; (2)
Yêu cầu trẻ phải đƣợc trải nghiệm GT trực tiếp bằng lời nói với ngƣời khác, với trẻ
khác thông qua các tình huống GT cụ thể.
Nội dung GD rèn luyện các KNGT bằng lời nói gồm kỹ năng nghe hiểu và kỹ
năng biểu đạt lời nói. Đối với trẻ CPTNN, thì GD KNGT bằng lời nói cần giúp trẻ phát
triển KNGT bằng lời nói đáp ứng yêu cầu của độ tuổi 5-6 tuổi.
1.3 Lí luận về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển
ngôn ngữ
1.3.1 Đ c iểm của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ 5-6 tuổi CPTNN không đáp ứng đƣợc các mốc PTNN, mức độ PTNN
đứng sau những đứa trẻ khác cùng tuổi ít nhất một năm. Căn cứ vào kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Huy Cẩn [8]; Lê Vân Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Lê Thị Cẩm Bích
[3]; Hồ Lam Hồng [24]; Nguyễn Xuân Khoa [33]; Lƣu Thị Lan [36]; Nguyễn Thị
Oanh [48]; Đinh Hồng Thái [57]... chúng tôi nhận thấy:
- Về ngữ âm: Trẻ 5-6 tuổi CPTNN vẫn còn phát âm chƣa đúng một số âm là
phụ âm đầu, phụ âm cuối ho c âm chính, nói âm nọ sang âm kia. Trẻ phát âm
thƣờng sai, chậm hiểu quy tắc ngữ pháp, nhiều trẻ chậm biết nói, mỗi trẻ g p một
vài lỗi riêng thể hiện sự khác biệt trong quá trình phát âm của từng trẻ. Đến 5-6 tuổi,
đ c điểm tri giác âm thanh của trẻ nhanh nhạy hơn nhƣng trẻ CPTNN chƣa thể phát
âm mềm dẻo các loại âm của tiếng mẹ đẻ ho c thứ tiếng nƣớc ngoài mà trẻ tiếp xúc,
một số trƣờng hợp trẻ còn nói ngọng, phát âm sai thanh điệu trong các cấu trúc âm
tiết, biểu đạt thiếu trôi chảy, trẻ nói nghe không rõ ràng...
- Về từ vựng: sự phát triển về số lƣợng từ của trẻ 5-6 tuổi CPTNN không
nhiều, vốn từ của trẻ bị giới hạn, không phong phú. Nội dung, ý nghĩa đƣợc phản
ánh trong vốn từ của trẻ CPTNN ở giai đoạn 5-6 tuổi thì không phát triển so với trẻ
cùng độ tuổi. Vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, trong GT trẻ không mở rộng đƣợc nội
dung GT, thƣờng l p lại những từ, câu đã sử dụng.
Do bị giới hạn về vốn từ, từ loại, khó khăn trong phát âm nên sự hiểu biết về
cú pháp hết sức chậm. Trẻ ít quan tâm đến các tín hiệu phi ngôn ngữ, chậm hiểu các
câu nói châm biếm ho c những yêu cầu gián tiếp.
31
- Về ngữ pháp: Căn cứ kết quả nghiên cứu của N.N.Kitaev; V.I.Iadesco; Lƣu
Thị Lan [36]... cho thấy vốn từ và câu của trẻ 5-6 tuổi CPTNN chƣa tốt, do đó trẻ
g p khó khăn khi trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu, mong
muốn của mình. Trẻ mới chỉ diễn đạt câu ngắn, cấu trúc câu còn lộn xộn, từ ngữ rời
rạc,... một số trẻ nói đƣợc nhƣng vốn từ nghèo nên khó diễn đạt rõ ý trong câu, nội
dung nói không phù hợp với ngữ cảnh, câu thiếu các thành phần ngữ pháp, thƣờng
nói ngƣợc và thiếu các quan hệ từ... đây là hiện tƣợng phổ biến trong ngôn ngữ của
trẻ CPTNN, thậm chí ít khi trẻ sử dụng câu có cấu trúc tầng bậc.
Biểu hiện chung dễ nhận thấy ở hầu hết các trẻ CPTNN là:
Vốn từ nghèo nàn, nội dung GT kém phong phú, biểu đạt khó nên cuộc GT
của trẻ CPTNN thƣờng không kéo dài, ít có sự tƣơng tác trong GT
Phát âm một cách khó khăn những từ khó, phát âm không chính xác một số
âm nhất định
Đ c biệt khó khăn với cú pháp của câu (không sắp xếp câu theo một thứ tự
đúng), thƣờng sử dụng câu cụt, diễn đạt rối rắm khó hiểu
Khó có thể kể lại rõ ràng, diễn cảm một câu chuyện đơn giản khi 4 -5 tuổi. M c
dù trẻ vẫn hiểu những điều ngƣời khác nói nhƣng do trẻ ít chú ý và quá trình nghe
hiểu chậm nên trẻ có những phản ứng ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi,
hầu hết trẻ thực hiện đƣợc khi có sự trợ giúp, do vậy khả năng làm theo hƣớng dẫn
chậm và thƣờng máy móc trong các tình huống GT...
Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà đ c điểm, biểu hiện của từng trẻ là khác nhau.
Vì vậy, trong quá trình CS - GD trẻ, ngƣời lớn cần chú ý quan sát ngôn ngữ trẻ qua
các giai đoạn phát triển, so sánh trình độ phát triển riêng của từng bé 5 - 6 tuổi so
với trình độ phát triển chung của cả độ tuổi để biết sự phát triển là nhanh hay chậm,
từ đó tìm biện pháp GD phù hợp.
1.3.2 Đ c iểm kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của trẻ 5-6 tuổi chậm phát triển
ngôn ngữ
Trẻ CPTNN có thể g p một số vấn đề về xã hội và cảm xúc (ngại GT, thiếu
KNGT, tức giận vì không thể hiện đƣợc nhu cầu), và có thể ảnh hƣởng đến tâm
lý (tự ti, thu mình...). Trong quá trình GT, trẻ CPTNN có những hạn chế nhất định
về KNGT bằng lời nói nhƣ sau:
1.3.2.1 Kỹ năng định hướng giao tiếp bằng lời nói
Trẻ 5-6 tuổi CPTNN vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân còn nghèo, do đó
32
trong GT, trẻ chƣa vận dụng tốt các thao tác trí tuệ, tƣ duy và liên tƣởng, một cách
cơ động, linh hoạt, mềm dẻo. Đồng thời, những biểu hiện ra bên ngoài bằng phản
ứng, điệu bộ, hành vi nói năng chƣa phù hợp với những quy định chuẩn mực trong
quá trình GT. Đối với trẻ 5-6 tuổi CPTNN, trẻ vẫn quan tâm đến các bạn chơi, đến
đối tƣợng GT tuy nhiên không chú ý nhiều. Vì thế, trẻ khó đoán biết đƣợc các ẩn ý
sau phƣơng tiện ngôn ngữ và các hành vi bên ngoài của các bạn để có thể xác định
nhiệm vụ, phƣơng tiện và cách thức GT nhƣ thế nào. Trẻ CPTNN rất thụ động trong
suốt quá trình GT.
1.3.2.2 Kỹ năng nghe, hiểu thông tin qua lời nói của đối tượng giao tiếp (kỹ năng
tiếp nhận thông điệp)
- Kỹ năng lắng nghe: trẻ CPTNN độ tuổi này g p một số vấn đề lớn về kỹ
năng lắng nghe, biểu hiện rõ nét đó là ít thể hiện thiện chí khi lắng nghe nhƣ không
nhìn thẳng vào ngƣời đối diện, ho c nếu có nhìn cũng không thể hiện sự hƣởng ứng
tích cực, trẻ không thể hiện sự tập trung chú ý vào đối tƣợng GT. Có trẻ có vẻ nhƣ
đang chăm chú lắng nghe nhƣng thực chất là không nghe đƣợc nội dung gì; có trẻ
nghe một cách hờ hững, nghe mà không suy nghĩ, không chọn lọc đƣợc thông tin,
nghe hết mà không hiểu; ho c có trẻ lúc nghe lúc không, nghe không liên tục,
buông trôi từng thời điểm khiến cho thông tin bị gián đoạn. Hầu hết trẻ CPTNN
không lắng nghe những vấn đề mà không hấp dẫn, không ấn tƣợng và không gây
hứng thú. Ít khi trẻ dùng lời nói để hỏi lại những điều trẻ chƣa nghe ho c chƣa hiểu.
- Kỹ năng nhận thức ngôn ngữ - khả năng hiểu những điều nghe đƣợc
Trẻ 5-6 tuổi CPTNN đã có thể làm theo lời nói, làm theo hiệu lệnh và trả lời trực
tiếp các câu hỏi khi có sự tác động, hƣớng dẫn và dựa trên những gì đƣợc nghe nhƣng
rất chậm. Thông qua quan sát và kinh nghiệm GT, trẻ 5-6 tuổi CPTNN có thể nhận biết
thái độ của ngƣời GT cùng mình, thế nhƣng lại kém nhận biết về ý đồ của đối tác để có
những định hƣớng cho pha GT của mình.
Trẻ chƣa nhận biết đƣợc các “giới hạn ngầm” từ phía ngƣời đối thoại (những
điều không nên, đƣợc phép, không đƣợc phép...) để điều chỉnh hành vi của mình.
Trong GT, thông qua sự dạy bảo của ngƣời lớn và cách ứng xử của mọi ngƣời, trẻ
bƣớc đầu nhận biết đƣợc một ít các chuẩn mực cơ bản trong đó. Trẻ có thể thực
hiện đƣợc (nhƣng không thƣờng xuyên) một số biểu hiện đơn giản của việc gây
thiện cảm trong GT (nhƣ tƣơi cƣời, chào hỏi, lễ phép với ngƣời lớn, không nói to...)
khi đƣợc nhắc nhở bằng lời, tuy nhiên không thể hiểu ý ngƣời khác qua ánh mắt
33
nhìn, qua một vài động tác cơ thể.
Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ CPTNNN chƣa tốt. M c dù, trẻ vẫn hiểu
những điều không đƣợc phép nhƣng khi g p chuyện không vừa ý ho c không đƣợc
đáp ứng trẻ vẫn có những phản ứng, những hành vi ứng xử không phù hợp.
Mức độ nghe hiểu của trẻ 5-6 tuổi CPTNN trong GT rất đa dạng. Một số trẻ có
hiểu ngôn ngữ nói nhƣng ngôn ngữ không lời lại khó khăn ho c ngƣợc lại. Trong
quá trình nghe hiểu thì quá trình xử lí tín hiệu GT hay xử lí thông tin chƣa tốt, vẫn
còn một số trẻ còn chậm chạp, nghe một lúc trẻ mới có thể hiểu, có khi phải nhắc lại
lần thứ 2, 3 trẻ mới bắt đầu có thể thực hiện mệnh lệnh theo yêu cầu. Trong quá
trình nghe hiểu, trẻ 5-6 tuổi CPTNN không nghe hết nội dung mà ngƣời khác cung
cấp, kể cả những nội dung quen thuộc. Ngoài ra, trẻ 5-6 tuổi CPTNN bị rơi vào
trạng thái chậm nghe ho c g p khó khăn khi đối tƣợng GT nói quá nhanh, dùng
nhiều từ khó, câu chứa nhiều thông tin phức tạp, nội dung GT mới, xa lạ.
Việc trẻ CPTNN không phản ánh lại thông tin làm cho ngƣời đối thoại không
biết trẻ đã hiểu điều họ nói nhƣ thế nào, có cần giải thích, bổ sung, đính chính gì
thêm không, vì thế rất khó để biết đƣợc trẻ có chú ý lắng nghe hay không. Do đó rất
cần có sự quan tâm, phối kết hợp của gia đình và GVMN trong việc tập luyện cho
trẻ kỹ năng lắng nghe và hiểu đƣợc những điều trẻ nghe đƣợc, giúp trẻ CPTNN có
thể bắt kịp độ tuổi ở các giai đoạn phát triển tiếp theo.
1.3.2.3 Kỹ năng biểu đạt thông tin qua lời nói cho đối tượng giao tiếp (kỹ năng đưa
ra thông điệp)
- Về kỹ năng trình bày: Với vốn từ hạn chế, trẻ 5-6 tuổi CPTNN mới chỉ biết
nói câu ngắn, chƣa diễn đạt đƣợc câu rõ ràng mạch lạc, chƣa nói đƣợc theo mô hình
câu thông dụng kiểu “chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ”. Câu của trẻ CPTNN còn đơn
giản, thậm chí rất đơn điệu; trẻ còn g p khó khăn trong việc sử dụng các cách ngắt
hơi ho c dùng các từ chỉ quan hệ (và, nên, rồi, còn, vì, nhƣng...) để diễn đạt nội
dung phức tạp. Trẻ 5-6 tuổi CPTNN rất kém khi trình bày một vấn đề đã trải qua
ho c đã đƣợc chứng kiến. Đối với những vấn đề mới mẻ, đơn giản và cụ thể trẻ lại
càng diễn đạt không rõ, rất lúng túng và thiếu logic. Trẻ chƣa biết sử dụng một số
danh từ chỉ quan hệ tuổi tác để xƣng hô (bà - cháu; mẹ - con; cô - cháu; anh/chị -
em; tớ - cậu)... mà chủ yếu dùng một đại từ nhân xƣng để GT với mọi đối tƣợng; ít
khi sử dụng những từ chỉ sự lễ phép trong GT nhƣ xin phép, xin lỗi, chủ yếu là
34
vâng, dạ...
Một số trẻ CPTNN phát âm chƣa đúng, chƣa rõ ràng, cách phát âm của trẻ
chƣa thật sự ổn định và vẫn còn thiếu chính xác, đ c biệt khi sử dụng từ khó và
thanh điệu. Chƣa biết sử dụng các kiểu ngữ điệu (cảm thán, nghi vấn, tƣờng
thuật...), không biết nhấn vào trọng âm, trẻ chủ yếu biểu đạt một cách đều đều,
chậm chậm dàn trải.
Ngoài biểu đạt ngôn ngữ bằng lời, trẻ 5-6 tuổi CPTNN có biết sử dụng các
hành vi, hình thức ngôn ngữ không lời (ánh mắt, biểu cảm của khuôn m t), tuy
nhiên không linh hoạt, nhiều lúc chƣa phù hợp với mục đích và nội dung GT. Trẻ
nhƣ không nhìn vào đối tƣợng GT, nét m t cau có, chau mày, mắt nhìn đi nơi khác
khi ngƣời khác đang nói; ho c có những hành động thể hiện không quan tâm tới lời
nói của đối tƣợng nhƣ luôn tập trung vào đồ chơi yêu thích, ngó lơ bên ngoài... Nếu
không đƣợc chuẩn bị trƣớc với sự giúp đ của ngƣời lớn, trẻ sẽ lúng túng và không
biết sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ minh họa.
- Kỹ năng duy trì hội thoại: Khi có vấn đề cần thuyết phục, thƣơng lƣợng, trẻ
5-6 tuổi CPTNN trình bày ấp úng, không theo một trình tự nào, rất khó hiểu. Trẻ
khôn...hấn vẽ, cờ gánh, ô ăn quan...
Chủ đề: Thế giới động vật
1. Mục đích yêu cầu
1.1. Kiến thức
- Trẻ quan sát và nhận biết đƣợc thời tiết hiện tại và quá khứ nhƣ: Trời nắng, trời
mƣa, trời lạnh, hanh khô, nhiều mây, ít mây...
- Trẻ hiểu luật chơi, biết cách chơi và hứng thú tham gia trò chơi “ Mèo đuổi chuột”,
Cờ gánh, ô ăn quan,...
1.2. Kỹ năng
- PTNN cho trẻ và khả năng tƣ duy liên tƣởng khi quan sát thời tiết
- Phản xạ nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- Luyện kỹ năng vẽ các con vật, xếp lá cây thành các con vật và kỹ năng chơi các trò
chơi dân gian khi trẻ chơi tự do
- Phát triển kỹ năng tương tác, kỹ năng biểu ạt cho trẻ CPTNN
- Luyện kỹ năng tập trung chú ý lắng nghe cho trẻ CPTNN
1.3. Giáo dục
GD trẻ ăn m c ấm áp trong mùa đông và uống nhiều nƣớc ấm, khi chơi xong nhớ thu
dọn đồ chơi và vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và bằng nƣớc ấm...
2. Chuẩn bị
Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn; Bài thơ: “Thời tiết bốn mùa”; Trò chơi: “Mèo đuổi
chuột” ; Sỏi, lá cây, hoa, phấn vẽ, cát, các nắp hộp chai lọ...
3. Tiến hành
3.1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
* Ổn định giới thiệu: Trẻ đứng quây quần bên cô
75
- Đàm thoại cùng trẻ (Bây giờ là mùa gì? Mùa đông thì thời tiết nhƣ thế nào? Hôm
nay các con thích quan sát gì?...)
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: „„Thời tiết bốn mùa"
- Ra sân quan sát thời tiết và đàm thoại cùng trẻ về nội dung trong bài thơ: Trong bài
thơ nói về những mùa nào? Thời tiết các mùa nhƣ thế nào? Các con có cảm nhận gì về thời
tiết của ngày hôm nay? Lúc sáng các con đi học thì thời tiết nhƣ thế nào?
Cho trẻ CPTNN trả lời
- Trò chuyện về thời tiết hiện tại và so sánh với thời tiết ngày hôm qua: Các con có
dự báo gì về thời tiết của ngày hôm nay? Thời tiết những ngày qua nhƣ thế nào?
- Hỏi trẻ CPTNN: Khi mƣa các con phải làm gì? Vậy khi thời tiết nắng các con phải
làm thế nào?
- So sánh cảm giác về thời tiết ở các mùa, các vị trí không gian khác nhau: Khi chúng
mình ở trong lớp đóng hết cửa lại thì các con cảm thấy thế nào? Thế khi đi ra ngoài các con
cảm thấy thế nào? Nắng của mùa đông có gì khác so với nắng của mùa hè? Gió của mùa
đông có gì khác so với gió của mùa hè? Thời tiết lạnh các con phải ăn măc ra sao? Các con
quan sát xem các bạn m c những đồ gì? M c đồ ấm áp trong mùa đông để làm gì?
- Cho trẻ nhận xét về cây, các sự vật hiện tƣợng: Khi thấy lá vàng rơi thì các con phải
làm gì? Bạn nào có nhận xét gì về bầu trời hiện nay? Các con quan sát xem những đám
mây nhƣ thế nào?
- Câu đố: Đố các con sau mùa đông là mùa gì? Mùa xuân đến các con sẽ đƣợc đón
gì? Các con vừa đƣợc quan sát điều gì?
* Mùa đông đến mang theo những cơn gió lạnh buốt về cùng. Chính vì vậy các con
nhớ phải m c ấm khi mùa đông tới,uống nhiều nƣớc ấm, ăn các thức ăn ấm và vệ sinh sạch
sẽ bằng nƣớc ấm cho cơ thể khoẻ mạnh nhé.
- Cho trẻ chơi trò chơi: „„Nóng quá- Lạnh quá‟‟
3.2. Hoạt động 2: Trò chơi „„Mèo uổi chuột’’
* Cô giới thiệu cách chơi: Tất cả trẻ cầm tay nhau đứng thành một vòng tròn, sẽ có
một bạn làm mèo và một bạn làm chuột, hai bạn này sẽ đứng lƣng sát lƣng nhau. Khi có tín
hiệu của cô thì cả hai bạn đều xuất phát.
Khi bạn chuột và bạn mèo chui vào hang nào thì hai bạn ở hang đó dơ tay lên cao
cho hai bạn chui vào hang nhé
* Cô giới thiệu luật chơi: Bạn chuột chạy vào hang nào thì bạn mèo đuổi vào hang
đó. Nếu bạn chuột bị bạn mèo bắt đƣợc thì bạn chuột sẽ phải nhảy lò cò và nếu bạn mèo
không chạy vào hang mà bạn chuột đã chạy thì bạn mèo cũng phải nhảy lò cò
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi
+ Cho trẻ chơi luân phiên nhau tránh tình trạng trẻ mệt quá
+ Cô bao quát trẻ
- Hỏi trẻ về trò chơi: vừa đƣợc chơi trò chơi gì? Có nhân vật nào?...
3.3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do. Nhắc nhở trẻ khi chơi các con không đƣợc tranh dành đồ
chơi của bạn, không đƣợc xô đẩy bạn
- Cho trẻ chơi với sỏi, lá cây, hoa, phấn vẽ,cát, cờ gánh, ô ăn quan...
76
- Cô bao quát trẻ
- Cô chơi cùng T.Đ (hoặc nhóm có T.Đ) để trò chuyện, làm mẫu và sử dụng các kỹ
thuật để tác động (lôi kéo trẻ tập trung chú ý vào trò chơi và luyện phát âm các từ liên
quan trong trò chơi, chú ý tật nói lắp của T.Đ)
* Củng cố: Hôm nay các con đƣợc quan sát gì? Chơi với những trò chơi nào?
4. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ chơi
- GD trẻ: Nhắc nhở trẻ ăn, m c ấm trong mùa đông và thu dọn đồ chơi gọn gàng,
sạch sẽ.
GIÁO ÁN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Kể chuyện sáng tạo theo tranh
Độ tuổi: Trẻ CPTNN...... (5 - 6 tuổi). Ngƣời dạy:...................................
1. Mục đích- Yêu cầu
1.1. Kiến thức
- Trẻ biết sáng tạo truyện theo tranh cô đã chuẩn bị
- Trẻ biết đ t tên cho câu chuyện
- Trẻ CPTNN biết kể câu chuyện ơn giản theo tranh
1.2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nghe hiểu lời nói cho trẻ
- Rèn kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ lời nói mạch lạc cho trẻ
- Trẻ CPTNN: rèn kỹ năng diễn ạt bằng lời nói trôi chảy
1.3. Thái độ
- Trẻ CPTNN mạnh dạn, tự tin khi tham gia kể chuyện cùng nhóm
- Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè khi hoạt động nhóm
- Giáo dục trẻ không học theo đức tính của bạn (khoe khoang, kiêu căng, nhút nhát...)
2. Chuẩn bị
- Tranh Ngỗng và Vịt đang ở bên bờ ao; tranh dê đen và dê trắng trên cầu ho c dƣới
suối; Tranh Gấu, Cáo, Thỏ...
- Bảng treo tranh
3. Tiến trình thực hiện
3.1. Ổn định gây hứng thú
- Cô trò chuyện với trẻ CPTNN về thế giới động vật: Cô đã cho chúng mình tìm hiểu
về những con vật nào? Cháu thích con vật nào nhất?
- Chú ý cho trẻ CPTNN trả lời trôi chảy
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Một con vịt”
3.2. Nội dung
Hoạt động 1: Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại bức tranh
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung bức tranh: Bức tranh của cô vẽ những gì? Bức
tranh có những nhân vật nào? Ngoài ra còn có những chi tiết gì nữa?
- Giới thiệu cả một số bức tranh con vật cô chuẩn bị
Hoạt động 2: Cô kể mẫu
- Cô kể câu chuyện của cô theo bức tranh cô định cung cấp cho trẻ
77
-> GD trẻ không nên học theo tính cách của bạn ngỗng lƣời học và hay khoe khoang,
không biết chữ lại khoe khoang là mình biết chữ
Hoạt động 3: Cho trẻ kể
- Cô tổ chức hội thi “Bé kể chuyện sáng tạo” hội thi chọn ra bé kể chuyện sáng tạo
hay nhất đi thi “Bé kể chuyện sáng tạo” cấp trƣờng. Cô chia trẻ làm 2 nhóm cô phát cho
mỗi nhóm 1 bức tranh cô yêu cầu 2 nhóm thảo luận trong 15 phút sau đó nhóm trƣởng của
từng nhóm sẽ lên kể câu chuyện sáng tạo của nhóm mình.
Trong khi trẻ thảo luận cô đi xuống từng nhóm gợi ý và quan sát sự hoạt động của
từng trẻ, chú ý gợi ý cho trẻ CPTNN trả lời
- Hết thời gian thảo luận, từng nhóm nêu tên câu chuyện và kể chuyện theo nội dung
bức tranh của mình
Lƣu ý: Cô có thể đƣa ra nhiều bức tranh khác (tranh cô đã chuẩn bị) cho trẻ bốc
thăm, trúng tranh có con vật gì thì trẻ tự nghĩ ra tên và nội dung câu chuyện để kể (trẻ
CPTNN cũng tham gia như trẻ bình thường).
Hoạt động 4: Cô nhận xét và sửa sai
- Các trẻ nhận xét câu chuyện của từng nhóm ho c từng trẻ
- Cô nhận xét chung và đƣa ra kết luận trẻ đƣợc tham gia thi “Bé kể chuyện sáng tạo
cấp trƣờng”
+ Khen ngợi câu chuyện của nhóm, cá nhân trẻ có tính sáng tạo
+ Khuyến khích trẻ CPTNN, nhóm trẻ còn lúng túng chƣa tự tin khi sáng tạo và khi
kể chuyện
3.3. Kết thúc
- Trẻ đọc bài thơ “Ngỗng và Vịt” và ra sân quan sát con gà, con chó.
- Sau tiết học này GV chọn thời điểm thích hợp trong buổi chiều để cùng chơi với trẻ
CPTNN theo hình thức tương tự với nội dung bức tranh khác nhau.
- Hướng dẫn phụ huynh về chơi cùng trẻ theo hình thức này.
IV- MỘT SỐ TRÕ CHƠI/ B I TẬP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP
1. Trò chơi phát triển kỹ năng nghe hiểu lời nói
Trò chơi: Hiểu nhanh, đoán tài
Mục đích: Luyện cho trẻ CPTNN có kỹ năng lắng nghe, tập trung chú ý để có thể tiếp
nhận thông tin bằng lời nói, để thấu hiểu và phản ứng nhanh bằng hành động, bằng ngôn ngữ.
Cách chơi: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, một nhóm từ 5 - 6 trẻ, mỗi nhóm sẽ ngồi
thành một vòng tròn nhỏ. Cô để các tranh các loại quả (ho c con vật/đồ vật) ở giữa
vòng tròn của mỗi nhóm.
Các nhóm lắng nghe cô mô tả dấu hiệu, đ c điểm nổi bật của loại quả nào (ho c
con vật/đồ vật) thì các nhóm chơi sẽ lắc chuông nhanh nhất để dành quyền trả lời. Các đội
chơi phải vừa chọn tranh vừa nói tên quả (đồ vật/con vật).
Luật chơi: Nếu trẻ chỉ chọn tranh mà không nói tên quả (đồ vật/con vật), ho c chỉ
nói tên quả (đồ vật/con vật) mà không chọn tranh, ho c chọn quả (đồ vật/con vật) sai đ c
điểm nhóm thì bị loại thành viên đó. Nhóm nào còn trụ lại nhiều thành viên
nhất nhóm đó thắng cuộc.
78
Cho trẻ CPTNN chơi cùng nhóm bạn, cô chú ý và động viên trẻ CPTNN tích cực
tham gia. Nếu trẻ CPTNN chưa chơi kịp, cô cho một trẻ khác lên làm trưởng trò thay cô để
cô chơi riêng cùng trẻ CPTNN.
GV có thể hƣớng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị những bộ tranh về các câu chuyện, về
quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây, vòng tuần hoàn của nƣớc...và chơi với trẻ bằng
cách: cha mẹ trẻ CPTNN mô tả bằng lời về quá trình sinh trƣởng của cây (vòng tuần hoàn
của nƣớc/nội dung câu chuyện...) và yêu cầu trẻ tập trung chú ý nghe và xếp tranh theo
đúng thứ tự mô tả. Mỗi lần trẻ làm đúng cần khen ngợi trẻ.
2. Trò chơi phát triển kỹ năng biểu đạt
Mục đích: - Luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng biểu đạt bằng lời nói cho trẻ cho trẻ
5-6 tuổi CPTNN
- Luyện phản xạ lời nói nhanh và kỹ năng tƣơng tác với ngƣời đối diện.
- Lƣu ý: ưu tiên cho trẻ CPTNN tham gia nhiều
2.1. Tôi là ai
Cách chơi: Cô chuẩn bị các tranh ảnh về hình ảnh ông bà, bác sỹ, công an, bộ đội, cô
giáo, lao công, công nhân...
Chia trẻ làm 2 đội, đội nào có tín hiệu trƣớc thì đƣợc quyền chơi trƣớc. Mỗi đội cử 1
bạn lên lật tranh, lật đƣợc bức tranh có hình ảnh ngƣời nào thì phải miêu tả, đ c điểm,
trang phục, hình dáng, nghề nghiệp... của ngƣời đó bằng ngôn ngữ, các trẻ khác trong đội
phải đoán xem đó là ai.
Luật chơi: chỉ đƣợc phép miêu tả đ c điểm hình dáng, nghề nghiệp, mối quan hệ...
của ngƣời đó bằng ngôn ngữ, không để lộ từ khóa, nếu lộ từ khóa thì phạm luật, kết quả
bức tranh đó không đƣợc tính. Sau khi kết thúc bản nhạc (1 phút), nếu không có câu trả lời
thì phải nhƣờng quyền trả lời cho đội bạn.
Cho trẻ CPTNN tham gia thực hiện vào đoạn giữa hoặc cuối
2 đội chơi luân phiên cho đến khi hết tranh. Kết thúc trò chơi, đội nào đoán đƣợc
nhiều tranh hơn đội đó giành chiến thắng
2.2. Họ như thế nào?
Cách chơi: Cô cho trẻ chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu (ho c lật tranh, bốc thăm, quay
số ho c do đội bạn đƣa yêu cầu). Trên vòng quay chia thành 8-10 phần, dán tranh đồ vật,
ngƣời, con vật,... cho trẻ lần lƣợt quay. Khi quay kim dừng đến ô nào thì trẻ sẽ phải kể lại
(hay bịa ra) câu chuyện về bức tranh đó; ho c nói đƣợc đúng nhất, nhiều nhất về đ c điểm
của bức tranh đó.
Chẳng hạn: nếu quay vào ngƣời nào thì phải kể đƣợc câu chuyện, hát đƣợc bài hát có
hình ảnh ngƣời đó (có thể là các thành viên trong gia đình, trong trƣờng mầm non, có thể là
bên ngoài xã hội); ho c nói đƣợc một số đ c điểm về hình dáng, nghề nghiệp, đức tính của
ngƣời đó. Trẻ chơi cho đến khi hết tranh thì dừng lại.
Luật chơi: sau khi có tín hiệu kết thúc (1bản nhạc ho c cho trẻ đếm ngƣợc), trẻ nào
không trả lời đƣợc sẽ bị mất lƣợt, nhƣờng quyền cho bạn khác ho c đội khác. Mỗi bức
tranh trả lời đƣợc sẽ đƣợc thƣởng 1 bông hoa, đội nào nhiều hoa hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
Ngoài ra, cô có thể tổ chức một trò chơi dƣới dạng một hội thi trong đó chia ra 2-3
đội, các đội sẽ tham gia thi theo các vòng thi để chọn đội có điểm cao nhất là đội chiến
79
thắng. Mỗi vòng thi thiết kế một trò chơi, 3 vòng thi sẽ luyện ba nội dung khác nhau nhƣng
xuyên suốt một chủ đề.
3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
a) Mục đích: giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tăng cƣờng khả năng GT và diễn đạt trôi chảy,
mạch lạc
b) Nội dung: GV có thể tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ho c trò chơi đóng kịch bởi đây là 2 trò
chơi PTNN của trẻ tốt nhất. Khi chơi trẻ thực hiện đƣợc các nội dung sau:
- Biết tự thảo luận để chọn trò chơi, nhóm chơi, phân vai chơi và chọn ngƣời điều
khiển trò chơi.
- Vào vai thể hiện đƣợc ngôn ngữ của vai và ngôn ngữ của nhân vật
- Tự giải quyết các mâu thuẫn trong khi chơi bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể
- Biết tự nhận xét hành vi, thái độ của mình cũng nhƣ của bạn trong trò chơi.
c) Cách thức thực hiện:
Bước 1: Thoả thuận trƣớc khi chơi
- Với trƣờng hợp chủ đề chơi mới thì GV hƣớng dẫn trẻ CPTNN tham gia thoả thuận
trƣớc khi chơi nhằm chọn chủ đề chơi (chơi gì?), phân các nhóm chơi và xác định nội dung
trò chơi và phân vai chơi.
- Nếu trò chơi cũ, trẻ CPTNN đã đƣợc chơi rồi thì GV hƣớng dẫn trẻ thoả thuận
trƣớc khi chơi chủ yếu hƣớng vào việc luân đổi vai chơi và làm giàu nội dung chơi.
Thoả thuận trƣớc khi chơi là một hình thức để điều chỉnh các nhóm chơi theo ý đồ
của trẻ mà không mất đi tính chất tự nguyện, tự tin và tự lực của trẻ. GV phải luôn luôn
chú ý đến các nhóm chơi và cùng chơi hỗ trợ trẻ CPTNN khi trẻ không thực hiện đƣợc.
Bước 2: Tiến hành chơi: GV theo dõi và hƣớng dẫn cho trẻ CPTNN chơi, bảo đảm
nguyên tắc hứng thú, tự nguyện và bảo đảm tính phát triển của trò chơi. Cụ thể:
+ Lúc đầu GV đóng một vai chơi cụ thể cùng chơi với trẻ CPTNN, dạy trẻ các thao
tác chơi, phản ánh hành động giống nhƣ hành động của vai đó (đóng vai mẹ thì phải biết
nấu ăn, trò chuyện với con, cho con ăn, ru con ngủ; bác sĩ thì phải biết khám bệnh, thăm
khám hỏi han bệnh nhân)...
+ Khi trẻ CPTNN biết tự điều khiển trò chơi thì cô không đóng vai chơi nữa mà chỉ
giúp trẻ bằng các câu hỏi gợi ý khi trẻ g p khó khăn.
+ Dạy trẻ biết chơi cùng nhau và chơi theo nhóm, sử dụng ngôn ngữ để giải quyết
các mâu thuẫn trong quá trình chơi.
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
Chủ yếu là hƣớng vào điểm tốt, vào ngôn ngữ và sự thay đổi trong GT của trẻ
CPTNN để động viên khích lệ. Cô mở rộng nội dung chơi và nhận xét vai chơi mà trẻ
CPTNN đóng, quan tâm đến ngôn ngữ của vai mà trẻ CPTNN đã thực hiện. Đ c biệt lƣu ý
khi nhận xét tránh tình trạng làm mất hứng thú chơi của trẻ ở lần sau.
Lƣu ý: Sử dụng thêm trò chơi đóng kịch để GD kỹ năng biểu đạt
4. Chơi trò đoán hình/mô tả hình
Cho trẻ xem các hình và đố trẻ miêu tả nội dung của bức tranh bằng ngôn ngữ nói
ho c lời nói kết hợp biểu cảm cơ thể
Ngƣợc lại, cô/bố mẹ miêu tả nội dung bức tranh để trẻ đoán hình
80
Lƣu ý: Tranh có thể chia theo từng nội dung, từng chủ đề nhƣ về thế giới động, thực vật;
về phƣơng tiện giao thông; về đồ dùng trong sinh hoạt; về các kí tín hiệu; về các biểu tƣợng
5. Bài tập kỹ thuật
5.1. Bắt chước tiếng kêu các con vật
a) Mục đích: luyện tập khoang mũi, miệng
b) Nội dung: Phát âm đúng các âm thanh tiếng kêu của các con vật
c) Cách thức thực hiện: Cô giơ bức tranh ho c mô hình con vật nào thì yêu cầu trẻ
bắt chƣớc đƣợc tiếng kêu con vật đó (chó sủa “gâu gâu”, mèo kêu “meo meo”, lợn kêu “ụt
ịt/ eng éc”, gà gáy “ò ó o” ho c kêu “cục ta cục tác”, ngựa “hí hí...”, vịt kêu “cạp cạp/cạc
cạc”...). Động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đƣợc.
Khi trẻ đã tập thành thạo thì cho trẻ chơi cùng các bạn nhƣ trong trò “Truyền tin”: trẻ
đứng đầu hàng lật bức tranh ho c cầm đƣợc con vật nào trong thùng, sau đó truyền tin về
cho ngƣời cuối hàng. Trẻ CPTNN đứng cuối hàng có nhiệm vụ phải thể hiện đúng tiếng
kêu con vật đó. Ho c trẻ CPTNN làm ngƣời truyền tin để bạn cuối hàng đƣa ra đáp án.
Nếu thể hiện sai phải nhảy lò cò và nhƣờng quyền cho đội bạn.
5.2. Thi thả diều, Thuyền ra khơi, Đấu bóng bàn
a) Mục đích: Luyện thở và tăng cƣờng khả năng điều khiển hơi thở
b) Nội dung: Thổi lông gà (vịt), thổi thuyền giấy, lá...; thổi bóng bàn vào gôn...
c) Cách thức thực hiện: Yêu cầu trẻ CPTNN phải hít hơi thật dài, thật sâu sau đó giữ hơi
thổi mạnh làm cho lông gà (vịt) bay lên không bị rơi xuống đất ho c thổi cho thuyền giấy
trôi xa, thổi cho bóng lăn vào gôn ho c vào lỗ... nếu trẻ làm đƣợc cần tuyên dƣơng ngay,
động viên khích lệ khi trẻ chƣa làm đƣợc.
Sau khi trẻ tập đƣợc thì cho trẻ chơi cùng 1 bạn ho c cả đội. Chia trẻ thành 2 đội
chơi, ai (đội nào) giữ đƣợc diều bay lâu hơn, thuyền thổi đƣợc xa hơn thì ngƣời đó ho c
thắng cuộc. Có thể cho phối hợp đồng đội cùng chung sức tạo không khí vui hơn.
Điều kiện thực hiện:
- Các tranh ảnh, đồ chơi đƣa vào sử dụng cần phải có nội dung liên quan đến mục
đích cần luyện
- Số lƣợng tranh ảnh đƣa ra không quá nhiều, hình ảnh rõ ràng, nội dung dễ hiểu phù
hợp với khả năng của trẻ.
- Mỗi bài tập, mỗi trò chơi chỉ nên luyện cho trẻ một nội dung. GV cần căn cứ vào mục
đích giáo dục để lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức chơi cho phù hợp.
- Trò chơi, bài tập trong nhóm biện pháp này có thể tổ chức cho trẻ thực hiện ở cả
trong và ngoài lớp học, có thể linh hoạt trong việc thiết kế các trò chơi, các bài tập với
nhiều hình thức khác nhau. GV cần quan tâm kết hợp luyện các cơ quan phát âm cho trẻ
CPTNN ở mọi lúc mọi nơi để có kết quả tốt nhất.
5.3. Làm như tôi làm
a) Mục đích: Luyện sự linh hoạt, phối hợp hoạt động của các bộ phận của cơ quan phát âm
(Luyện sự linh hoạt của lƣ i, miệng)
b) Nội dung: Cô đƣa tranh có chứa hình ảnh, trẻ quan sát kỹ và làm theo tranh
c) Cách thức thực hiện: Cho trẻ bốc (lật) đƣợc tranh có chứa hành động gì thì phải mô tả
lại nội dung những hình ảnh có sẵn bằng các hành động cụ thể nhƣ thổi (sáo, cháo, bóng,
chong chóng...), lè lƣ i, t c lƣ i liếm môi, đánh răng bằng lƣ i, ngửi, hít, huýt sáo...
Có thể cho trẻ CPTNN chơi cùng các bạn khi đã thực hiện thành thạo.
81
5.4. Trò chơi: “Chiếc túi kì lạ”
a) Mục đích: Giúp trẻ nhớ lại cách phát âm của các từ, phân biệt đƣợc cách phát âm
các từ khác nhau qua khẩu hình, luyện cách phát âm
b) Nội dung: Dùng cử động của môi, lƣ i để giới thiệu cho đội mình tên đồ vật mà
mình sờ đƣợc.
c) Cách thức thực hiện: Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề. Trƣớc khi chơi,
cho tất cả trẻ đƣợc nhìn thấy những đồ dùng, đồ chơi đó, sau đó cho vào túi ho c thùng
kín. Yêu cầu trẻ ở 2 đội khi sờ vào đồ vật nào phải mô tả đồ vật đó bằng cách mấp máy
môi, cử động lƣ i... mà không đƣợc phát âm thanh. Nếu phát ra âm thanh thì đồ vật lấy ra
sẽ không đƣợc tính. Bạn đội mình phải quan sát kỹ khẩu miệng để đoán xem đó là số mấy,
đồ vật gì, con gì... Trò chơi này chia 2 đội để trẻ tự phát hiện lỗi sai của bạn và của mình
khi phát âm. Cho trẻ CPTNN đọc to thành tiếng những từ khó phát âm sau khi đoán đƣợc
đồ vật đó, chú ý đến khẩu hình miệng...
Sau khi cho trẻ CPTNN tham gia chơi cùng các bạn để trẻ hiểu rõ yêu cầu, vào các
thời điểm thích hợp khác GV có thể tập luyện riêng cho trẻ CPTNN, đ c biệt những trẻ
chậm có các lỗi về phát âm. GV có thể sử dụng các đồ vật ho c hình ảnh có chứa các tiếng
phát âm gần giống nhau để trẻ có thể phân biệt cách phát âm rõ ràng hơn. Sử dụng bảng
kiểm phát âm kiểm tra, nếu trẻ g p lỗi phát âm gì thì khi tập luyện chú ý đến các lỗi đó để
luyện cho trẻ.
5.5. Lắc xúc xắc
a) Mục đích: Luyện phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, giúp trẻ phát hiện ra và sửa lỗi
sai (trẻ mắc lỗi gì thì GV chuẩn bị trƣớc tranh ho c đồ vật có chứa âm đó)
b) Nội dung: Gọi tên và phát âm đúng từ mô tả hình ảnh trong tranh (có thể phụ âm
đầu, âm chính ho c âm cuối khó phát âm)
c) Cách thức thực hiện
- Cô chuẩn bị một số bức tranh ho c logo (đánh số thứ tự từ 1-6) có chứa hình ảnh
gắn chữ cái khó phát âm phụ âm đầu (âm chính, âm cuối), in đậm các chữ cái là âm đầu
(âm chính, âm cuối), những chữ cái mà trẻ hay nhầm lẫn và phát âm sai
- Có thể chia ra nhiều bộ, mỗi bộ 6 tranh (tƣơng ứng 6 chấm trên con xúc xắc) để
chơi đƣợc nhiều lần (chẳng hạn tranh có hình ảnh củ hành, bát canh, con hƣơu, bình rƣợu,
quả chanh, quả trứng, con ếch, đƣờng ngoằn nghoèo,...). Cho trẻ CPTNN chơi cùng 1 bạn,
oẳn tù tì để đƣợc quyền lắc xúc xắc trƣớc. Trẻ lắc con xúc xắc quay vào m t có mấy chấm
thì đƣợc lật bức tranh có ô số tƣơng ứng và gọi tên đƣợc hình ảnh đó. Các bạn khác sẽ làm
trọng tài phát hiện ra lỗi sai và hỗ trợ trẻ CPTNN. Trong vòng 10 giây (đếm từ 1-10) nếu
không phát âm đúng thì bạn cùng chơi sẽ hỗ trợ. Cô cùng cả lớp động viên trẻ CPTNN
tham gia chơi tích cực.
Luật chơi: Yêu cầu trẻ gọi tên và phát âm đúng từ mô tả hình ảnh. Nếu không gọi tên
và phát âm sai sẽ nhận cờ vàng và nhƣờng quyền chơi cho bạn, nếu trả lời đƣợc thì sẽ đƣợc
một cờ đỏ. Kết thúc mỗi bộ tranh, căn cứ vào số cờ vàng và cờ đỏ trẻ sẽ biết đƣợc kết quả
mình đã phát âm đúng - sai thế nào để cố gắng chơi tích cực hơn ở lần sau. Cô khuyến
khích động viên trẻ chơi để giảm số cờ vàng và tăng cờ đỏ lên.
5.6. Đối áp
a) Mục đích: Luyện giọng, luyện cho trẻ nói đúng ngữ điệu, đúng thanh điệu trong câu
b) Cách chơi: Cho trẻ CPTNN đứng theo c p trẻ đối m t nhau, thi xem ai đọc thuộc
82
đƣợc nhiều và đúng âm, đúng giọng, đúng thanh điệu các bài vè, các bài đồng dao, câu
đố... nhất. Trẻ CPTNN nghe và tự phát hiện ra lỗi sai của bạn, và ngƣợc lại, trẻ CPTNN
đọc để bạn cùng chơi phát hiện.
Ho c GV đọc mẫu một câu có chứa các từ dễ phát âm sai và cho trẻ nhắc lại, mỗi lần
nhắc lại đúng sẽ đƣợc cờ đỏ, sai nhận cờ vàng (lúng ta lúng túng/ cái lọ lăn long lóc/con
lừa ở chuồng lợp bằng lá dừa/lúa non lấp ló đầu bờ/nồi đồng nấu ốc - nồi đất nấu ếch/lúng
la lúng liếng/con cua tám cẳng hai càng - một mai hai mắt rõ ràng con cua/...)
c) Luật chơi: Đọc đúng âm, đúng lời, đúng ngữ điệu các bài vè, các bài đồng dao,
câu đố đã học. Sai ở đâu dừng lại phát âm lại từ đó, nếu đúng sẽ nhận thêm cờ đỏ.
Theo dõi quá trình trẻ chơi, nếu trẻ không phát âm đƣợc từ nào thì GV ghi lại những
từ đó để luyện riêng cho trẻ vào các thời điểm chơi tự do trong ngày (trao đổi với cha mẹ
trẻ CPTNN để cùng luyện cho trẻ)
Lƣu ý: GV lựa chọn những bài dễ thuộc, có vần nhịp, ngữ điệu
5.7. Luyện tập tổng hợp
Có thể thiết kế các trò chơi theo các hình thức khác nhau lấy tên gọi nhƣ “Nhà nông
đua tài”, “Trò chơi âm nhạc”, “Rung chuông vàng”, “Tổ ấm gia đình”...
a) Mục đích: Ôn luyện, củng cố đồng thời các nội dung luyện phát âm, luyện cơ quan
phát âm, luyện nói đúng thanh điệu, ngữ điệu... củng cố kiến thức nhiều lĩnh vực đƣợc tích
hợp trong cùng chủ đề, chủ điểm.
b) Cách chơi: Cô tổ chức một trò chơi dƣới dạng một hội thi trong đó chia ra 2-3 đội
trong đó có trẻ CPTNN chơi cùng, các đội sẽ tham gia thi theo các vòng thi để chọn đội có
điểm cao nhất là đội chiến thắng. Mỗi vòng thi thiết kế một trò chơi, 3 vòng thi sẽ luyện ba
nội dung phát âm khác nhau nhƣng xuyên suốt một chủ đề.
Chẳng hạn: thiết kế trò chơi trong chủ đề Thế giới động vật
Vòng thi thứ nhất: Mục đích là luyện các cử động của cơ quan phát âm.
Cách chơi: Cô cho trẻ thi đua ai tập tiếng gọi ho c điều khiển các con vật đúng nhất
(luyện các động tác khó nhƣ tắc lƣ i gọi chó, tắc lƣ i của thằn lằn, bập môi gọi gà, huýt
sáo gọi chim, quạc quạc gọi vịt, đuổi gà, tắc - rì bò...)
Vòng thi thứ hai: Mục đích là luyện phát âm đúng các âm đầu, âm chính, âm cuối,
thanh điệu.
Cách chơi: Cô cho trẻ lật tranh (bốc thăm, quay số ho c do đội bạn đƣa yêu cầu), thi
nói đƣợc đúng nhất, nhiều nhất về môi trƣờng sống (trong rừng sâu, trên cạn, dƣới nƣớc),
đ c điểm (hung dữ, hiền lành), xếp nhóm phân loại (con 2 chân, con bốn chân, động vật
hay gia cầm) về con vật đƣợc thấy.
Vòng thi thứ ba: Mục đích luyện phát âm trôi chảy, đúng ngữ điệu.
Cách chơi: Cho trẻ hát ho c đọc thơ, vè... đƣợc nhiều nhất về con vật nào đó (bốc
thăm đƣợc ho c do đội bạn yêu cầu).
Bài tập 1: Làm nhƣ tôi làm
a) Mục đích: Luyện sự linh hoạt, phối hợp hoạt động của các bộ phận của cơ quan phát âm
(Luyện sự linh hoạt của lƣ i, miệng)
b) Nội dung: Cô đƣa tranh có chứa hình ảnh, trẻ quan sát kỹ và làm theo tranh
c) Cách thức thực hiện: Cho trẻ bốc (lật) đƣợc tranh có chứa hành động gì thì phải mô tả
lại nội dung những hình ảnh có sẵn bằng các hành động cụ thể nhƣ thổi (sáo, cháo, bóng,
chong chóng...), lè lƣ i, t c lƣ i liếm môi, đánh răng bằng lƣ i, ngửi, hít, huýt sáo...
83
Có thể cho trẻ CPTNN chơi cùng các bạn khi đã thực hiện thành thạo.
Bài tập 2: Bắt chƣớc tiếng kêu các con vật
a) Mục đích: luyện tập khoang mũi, miệng
b) Nội dung: Phát âm đúng các âm thanh tiếng kêu của các con vật
c) Cách thức thực hiện: Cô giơ bức tranh ho c mô hình con vật nào thì yêu cầu trẻ bắt
chƣớc đƣợc tiếng kêu con vật đó (chó sủa “gâu gâu”, mèo kêu “meo meo”, lợn kêu “ụt ịt/
eng éc”, gà gáy “ ò ó o" ho c kêu “cục ta cục tác”, ngựa “hí hí...”, vịt kêu “cạp cạp/cạc
cạc”...). Động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đƣợc.
Khi trẻ đã tập thành thạo thì cho trẻ chơi cùng các bạn nhƣ trong trò “Truyền tin”: trẻ
đứng đầu hàng lật bức tranh ho c cầm đƣợc con vật nào trong thùng, sau đó truyền tin về
cho ngƣời cuối hàng. Trẻ CPTNN đứng cuối hàng có nhiệm vụ phải thể hiện đúng tiếng
kêu con vật đó. Ho c trẻ CPTNN làm ngƣời truyền tin để bạn cuối hàng đƣa ra đáp án.
Nếu thể hiện sai phải nhảy lò cò và nhƣờng quyền cho đội bạn.
Bài tập 3: Thi thả diều, Thuyền ra khơi, Đấu bóng bàn
a) Mục đích: Luyện thở và tăng cƣờng khả năng điều khiển hơi thở
b) Nội dung: Thổi lông gà (vịt), thổi thuyền giấy, lá...; thổi bóng bàn vào gôn...
c) Cách thức thực hiện: Yêu cầu trẻ CPTNN phải hít hơi thật dài, thật sâu sau đó giữ hơi
thổi mạnh làm cho lông gà (vịt) bay lên không bị rơi xuống đất ho c thổi cho thuyền giấy
trôi xa, thổi cho bóng lăn vào gôn ho c vào lỗ... nếu trẻ làm đƣợc cần tuyên dƣơng ngay,
động viên khích lệ khi trẻ chƣa làm đƣợc.
Sau khi trẻ tập đƣợc thì cho trẻ chơi cùng 1 bạn ho c cả đội. Chia trẻ thành 2 đội
chơi, ai (đội nào) giữ đƣợc diều bay lâu hơn, thuyền thổi đƣợc xa hơn thì ngƣời đó ho c
thắng cuộc. Có thể cho phối hợp đồng đội cùng chung sức tạo không khí vui hơn.
(6). Kể chuyện theo tranh liên hoàn
a) Mục đích: Phát triển khả năng nhận thức, KNGT bằng lời nói qua việc kể chuyện theo
tranh liên hoàn.
b) Chuẩn bị: 4 tranh
c) Thực hiện: Đ t các tranh theo thứ tự a, b, c,.. trƣớc m t trẻ, mỗi bức tranh là một đoạn
cắt của câu chuyện.
Cô nói: "Đây là các bức tranh kể về một câu chuyện, cháu hãy xem kĩ các bức tranh này
rồi kể lại câu chuyện cho cô nhé".
* Yêu cầu: Chuyện kể phải đủ 3-4 ý chính trở lên; Số lƣợng câu từ 4 câu trở lên; Câu nói
đúng ngữ pháp; câu khoảng 4-5 tiếng trở lên; Sử dụng đƣợc các từ tƣợng hình, tƣợng
thanh
(7). Nói tiếp câu
a) Mục đích: Phát triển khả năng ghi nhớ và phát triển kỹ năng biểu đạt mạch lạc cho trẻ.
b) Chuẩn bị: Một số câu hỏi, một số tranh có nội dung
c) Thực hiện: Cô có thể nói: “Cháu hãy chú ý nghe cô hỏi: con mắt có thể nhìn, còn tai để
làm gì?” Cô có thể giúp trẻ CPTNN trả lời khi cần thiết. (Trả lời này không tính điểm).
Sau đó cô lần lƣợt nêu các câu hỏi còn lại nhƣng cô không giúp trẻ trả lời nữa.
(8). Tạo tình huống có vấn đề
8.1. Tình huống: “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia” hay “nói một àng làm một nẻo”
a) Mục đích: kích thích tƣ duy ngôn ngữ, luyện khả năng suy nghĩ tích cực để hiểu
và biểu đạt bằng lời nói.
84
b) Nội dung: - Cô cố tình nói ho c thực hiện hành động sai lệch (ho c không phù
hợp) để kích thích trẻ phát hiện và sử dụng ngôn ngữ giải thích lí do sai, cần phải làm thế
nào cho đúng nhằm phát triển kỹ năng nghe hiểu và biểu đạt.
- Cô yêu cầu trẻ tập trung lắng nghe và thực hiện hành động ngƣợc lại với chỉ dẫn
của cô.
c) Cách thức thực hiện
- Trong góc hoạt động, cô xếp đồ vật của góc nọ vào góc kia để trẻ chơi (để vật liệu
xây dựng vào góc nấu ăn, để đồ dùng trong gia đình vào góc xây dựng...), trong khi chơi cô
chú ý xem trẻ có phát hiện ra sự không phù hợp đó và phản ứng thế nào. Cô có thể gợi ý
cho trẻ nói khi trẻ không phản ứng bằng ngôn ngữ.
- Trong quá trình chơi, cô chơi cùng trẻ CPTNN và có thể tạo tình huống bằng cách
giả vờ cài lệch cúc áo cho búp bê, xếp chó với gà cùng nhóm, cá sống trong rừng, bò ở
dƣới nƣớc, cho mèo ăn rau; ho c cô bảo hôm nay cô rất vui vì các con học rất giỏi nhƣng
lại giơ tranh m t mếu...; ho c cô kết luận sau khi kể câu chuyện Cáo, Thỏ và Gà trống để
kiểm tra kỹ năng nghe hiểu của trẻ: “con sói đã rất “dũng cảm” khi dám đuổi cả thỏ, chó
con, bác gấu để dành lấy ngôi nhà của thỏ”...
GV hƣớng dẫn cha mẹ trẻ sử dụng biện pháp này, trƣớc giờ đi ngủ đọc (ho c kể)
chuyện cho trẻ nghe, đến đoạn cuối hấp dẫn, trẻ đang chú ý thì cha mẹ trẻ có thể bịa ra kết
thúc sai chệch hƣớng câu chuyện để kiểm tra phản ứng của trẻ. Yêu cầu trẻ giải thích tại
sao không đƣợc kết thúc nhƣ thế, nó kết thúc nhƣ thế nào (ho c nên có kết thúc thế nào).
8.2. Tình huống: Bức tranh khuyết thiếu nội dung
a) Mục đích: phát triển khả năng phát hiện vấn đề, kỹ năng hiểu và kỹ năng biểu đạt
cho trẻ
b) Nội dung: luyện tập PTNN trong các hoạt động tạo hình, giờ kể chuyện, giờ
PTNN...
c) Cách thức thực hiện
Cô đƣa ra bức tranh có nội dung rất rõ ràng do cô vẽ dở, ho c bức tranh về câu
chuyện nào đó, tuy nhiên để mở (bỏ lửng) phần kết thúc, sau đó hỏi trẻ “theo con thì... ở
đâu”, ho c “theo con thì... sẽ thế nào”, ho c “theo con thì... đoạn tiếp theo sẽ là gì” ho c
“con hãy tƣởng tƣợng và kể tiếp đoạn sau”. Cô cho trẻ trả lời theo suy nghĩ và nhận thức
của trẻ, có thể diễn đạt bằng lời nói ho c kết hợp lời nói và cử chỉ, điệu bộ. (GV hƣớng dẫn
cho cha mẹ trẻ ở nhà cũng làm tƣơng tự nhƣ thế).
Chú ý kích thích hứng thú chơi của trẻ
GV chơi cùng một bạn trong lớp (ho c bố mẹ ở nhà chơi với nhau) chơi trò bất kỳ,cố
tình thể hiện trạng thái rất vui vẻ, hào hứng, và cố ý để cho trẻ CPTNN ngồi một bên. Cố
gắng lôi kéo trẻ cùng hò reo, tranh giành, khi trẻ đã kết với trò đang chơi thì “đành phải”
để cho trẻ tham gia vào trò chơi, lúc đó có thể nói rằng trẻ đã bị “mắc mƣu” của cô ho c bố
mẹ, ức chế mà nói.
Hiệu quả GT sẽ rất tốt, ngƣời lớn không cần trực tiếp d n dò mà chỉ cần “khơi gợi”,
sự gợi mở sẽ giúp trẻ CPTNN nảy sinh khát vọng GT.