BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
(QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
(QUA CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC)
Chuyên ngành:
275 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc Việt Nam (qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỂN THỊ MINH PHƯƠNG
2. TS. LƯƠNG VIỆT THÁI
HÀ NỘI - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể. Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Cô PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Phương và thầy T.S. Lương Việt Thái đã tận
tâm hướng dẫn, chỉ bảo để luận án được hoàn thành.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ
nhiệm và các cán bộ giáo viên Khoa Giáo dục Tiểu học- Trường ĐHSP- ĐHTN đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và nghiên cứu.
Ban Giám hiệu, Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh
Khai- Xã Lâm Thượng- Huyện Lục Yên- Yên Bái, Trường Tiểu học Tân Long- Xã
Tân Long- Huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên, Trường Tiểu học Hòa Bình- Thị trấn Lộc
Bình- Huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn đã cộng tác, cung cấp thông tin cho việc
nghiên cứu của luận án.
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo
điều kiện, giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hằng
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐC Đối chứng
ĐTB Điểm trung bình
GV Giáo viên
GDKNS Giáo dục kĩ năng sống
GQVĐ Giải quyết vấn đề
HS Học sinh
HSTH Học sinh tiểu học
KN Kĩ năng
KNS Kĩ năng sống
KHGDVN Khoa học Giáo dục Việt Nam
TN Thực nghiệm
TB Trung bình
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa quốc tế
UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
PDI Tổ chức Dân số và Phát triển quốc tế
WHO Tổ chức Y tế thế giới
iv
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan I
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ cái viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4
8. Những luận điểm bảo vệ................................................................................................5
9. Những điểm mới của đề tài............................................................................................5
10. Cấu trúc của luận án.....................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA
DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC ..........................7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ............................................ 7
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội,
Khoa học ở tiểu học......................................................................................................... 12
1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống.....................................................................16
1.2.1. Kĩ năng sống.......................................................................................................... 16
1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống ........................................................................................... 22
v
1.3. Dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học với việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh dân tộc thiểu số ............................................................................................31
1.3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học .................. 31
1.3.2. Khái quát phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ............. 33
1.3.3. Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học các
môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học................................................................................. 37
1.4. Đặc điểm về môi trường sống, tâm lí và học tập của học sinh tiểu học người dân
tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc ...........................................................................39
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................. 39
1.4.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội ..................................................................................... 39
1.4.3. Đặc điểm giao tiếp và tâm lí .................................................................................. 40
1.4.4. Điều kiện và chất lượng học tập............................................................................. 42
1.5. Thực trạng kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người
dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc ....................................................................45
1.5.1. Tổ chức điều tra thực trạng .................................................................................... 45
1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng.................................................................................... 51
1.6. Kết luận chương 1.....................................................................................................60
Chương 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC
CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC ...........................................62
2.1. Khai thác nội dung và lựa chọn các bài học phù hợp để giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ...................................................................63
2.1.1. Khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống ............................................................. 63
2.1.2. Lựa chọn các bài học phù hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học để giáo
dục kĩ năng sống.............................................................................................................. 68
2.2. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực để giáo dục kĩ
năng sống.........................................................................................................................84
2.2.1. Nghiên cứu tình huống (thông qua múa rối) ............................................................. 86
2.2.2. Quan sát kết hợp thảo luận nhóm ở trên lớp........................................................... 96
2.2.3. Đóng vai trong tiến trình bài học.......................................................................... 103
vi
2.2.4. Tổ chức trò chơi học tập (thi nói theo chủ đề bài học) ......................................... 108
2.2.5. Rèn luyện sau giờ học.......................................................................................... 112
2.3. Kết luận chương 2................................................................................................... 116
Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 118
3.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp GDKNS bằng phương pháp
chuyên gia..................................................................................................................... 118
3.1.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................................ 118
3.1.2. Thành phần chuyên gia........................................................................................ 118
3.1.3. Các phương pháp và kĩ thuật tiến hành ............................................................... 118
3.1.4. Kết quả khảo nghiệm........................................................................................... 121
3.2. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................................123
3.2.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm..................................................................... 123
3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................................. 134
3.3. Kết luận chương 3...................................................................................................157
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................159
1. Kết luận .....................................................................................................................159
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................164
PHỤ LỤC............................................................................................................170
PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN....................................................................171
PHỤ LỤC 2 CÁC MẪU BIÊN BẢN QUAN SÁT VÀ PHỎNG VẤN HỌC SINH ...176
PHỤ LỤC 3 MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VÀ CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC
ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ KHẢO NGHIỆM ....................................................................180
PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐO ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA SAU THỰC NGHIỆM ...............197
PHỤ LỤC 5 CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THỰC NGHIỆM216
PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM ................................................265
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp đánh giá các KNS của HSTH người DTTS.....................52
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ thực hiện GDKNS qua dạy học các môn Tự nhiên và
Xã hội, Khoa học ..............................................................................57
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDKNS cho HSTH người DTTS...59
Bảng 2.1. Hệ thống bài học và nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS ....70
Bảng 3.1. Kế hoạch dạy khảo nghiệm...........................................................119
Bảng 3.2. Kết quả tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp...........121
Bảng 3.3. Bảng chọn mẫu thực nghiệm ........................................................124
Bảng 3.4. Kế hoạch thực nghiệm..................................................................125
Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá KNS của HSTH người DTTS qua môn Tự
nhiên và Xã hội, môn Khoa học ...................................................132
Bảng 3.6. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ...........................................136
Bảng 3.7. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
trước và sau TN của nhóm đối chứng...........................................138
Bảng 3.8. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
trước và sau TN của nhóm TN .....................................................139
Bảng 3.9. Kết quả điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ..............................................140
Bảng 3.10. KNS của HS nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ..........................143
Bảng 3.11. KNS của nhóm ĐC trước và sau TN..........................................147
Bảng 3.12. KNS của nhóm TN trước và sau TN...........................................149
Bảng 3.13. KNS của HS nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ..............................151
Bảng 3.14 . Kết quả bày tỏ thái độ của HS khi học môn Tự nhiên và Xã
hội, môn Khoa học....................................................................156
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Biểu đồ 3.1. So sánh điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của
lớp TN và lớp ĐC trước TN....................................................136
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm kiểm tra môn Khoa học lớp 5 của lớp TN và
lớp ĐC trước TN ....................................................................137
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm kiểm tra môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của
nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ...............................................141
Biểu đồ 3.4. So sánh điểm kiểm tra môn Khoa học lớp 5 của nhóm TN và
nhóm ĐC sau TN....................................................................141
Biểu đồ 3.5. KNS của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN .............................144
Biểu đồ 3.6. KNS của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.................................153
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kĩ
thuật ở trình độ cao. Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có tri thức,
sức khoẻ, kĩ năng nghề nghiệp, mà cần phải có những giá trị đạo đức, thẩm mĩ,
nhân văn đúng đắn và những KNS nhất định. Do đó, giáo dục trở thành nhân tố
được quan tâm hàng đầu. Nó có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn
nhân lực có chất lượng cho xã hội đương đại và được xem là yếu tố tích cực
thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, xã hội đương đại cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động trực
tiếp tới đạo đức, phẩm chất, nhân cách, lối sống của con người, trong đó có giới trẻ.
Bạo lực gia tăng, tình trạng mang thai, phạm pháp, nghiện hút, tự tử, nhiễm HIV,
ngày càng có xu hướng lan rộng ở thanh thiếu niên. Một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn tới tình trạng này là do lớp trẻ thiếu các KNS. Do đó, GDKNS trong
xã hội hiện đại có vai trò quan trọng, GDKNS sẽ tác động tới hành vi của con người
và góp phần tạo ra lối sống lành mạnh. Chính vì vậy, giáo dục trong xã hội đương
đại vừa phải hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, vừa phải
GDKNS cho các thành viên trong xã hội để họ có thể thích ứng với sự phát triển
nhanh chóng của xã hội và có được cuộc sống lành mạnh.
1.2. Lứa tuổi HSTH là lứa tuổi tạo nền tảng cho cuộc đời con người, cho sự
hình thành và phát triển về trí tuệ, nhân cách, hành vi của mỗi con người. Do đó,
việc GDKNS cho các em có vai trò rất quan trọng. GDKNS sẽ giúp các em có được
kiến thức và kĩ năng cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình và cộng đồng; có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép cuộc sống và sự
lôi kéo của bạn bè cùng trang lứa; biết ứng xử phù hợp trong các tình huống của
cuộc sống. Nó giúp tăng cường khả năng xã hội của các em, giúp các em sống an
toàn, khoẻ mạnh. GDKNS sẽ góp phần tạo ra sự phát triển hài hoà và cân bằng ở trẻ,
tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của các em trong tương lai.
2
1.3. Các DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu sinh sống ở
những vùng núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại
khó khăn nên chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí còn rất thấp. HSTH ở vùng
núi, ngoài việc đến trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống.
Chính những yếu tố như: môi trường sinh sống, điều kiện kinh tế, phong tục tập
quánđã và đang tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển của các
em. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những nhóm KNS đặc thù, phù hợp để sống
khoẻ mạnh có ý nghĩa to lớn. Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường,
việc mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các khu vực
cũng tác động không nhỏ đến học sinh DTTS miền núi. Do có những hạn chế về môi
trường giao tiếp, nên khi học sinh tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài thường thiếu tự tin,
dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực. Chính vì vậy, việc giáo dục KNS cho HSTH
người DTTS là việc rất quan trọng và cần thiết.
1.4. GDKNS trong nhà trường tiểu học không được tiến hành như một môn
học hay một hoạt động giáo dục cụ thể mà được triển khai bằng phương thức tích
hợp vào một số môn học có tiềm năng. Tuy nhiên, việc triển khai GDKNS trong các
nhà trường tiểu học ở nước ta hiện đang mới ở giai đoạn bắt đầu. Các tài liệu hướng
dẫn GDKNS cho HSTH hiện mới đưa ra những chỉ dẫn chung cho mọi đối tượng
HSTH. Đến nay, chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào chỉ ra những đặc điểm
riêng, đặc thù trong việc GDKNS cho các đối tượng ở các vùng miền, khu vực khác
nhau, trong đó có HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc.
1.5. Kết quả khảo sát thực tiễn quá trình dạy học trong các trường tiểu học có
học sinh DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, giáo viên chưa thực sự quan
tâm đến việc GDKNS cho học sinh, quá trình thực hiện GDKNS ở nhà trường tiểu
học còn mang tính chất đối phó, chưa thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quá trình này
còn gặp rất nhiều khó khăn do những đặc điểm đặc thù về văn hóa, lối sống, nhất là
các vấn đề về rào cản ngôn ngữ, hứng thú, động cơ học tập. Điều này đặt ra yêu cầu cần
phải tìm những biện pháp đặc thù để có thể GDKNS hiệu quả cho đối tượng này.
1.6. Hiện nay, việc GDKNS trong nhà trường tiểu học được thực hiện qua hai
con đường cơ bản: (1) tích hợp thông qua dạy học các môn học trong chương trình giáo
3
dục cấp học; (2) thực hiện GDKNS qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kết
quả điều tra thực tiễn bước đầu cho thấy, có rất nhiều GV lựa chọn GDKNS qua dạy
học các môn học phù hợp, trong đó có các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. Tuy
nhiên, việc thực hiện GDKNS cho HSTH thông qua dạy học các môn học này ở các
trường tiểu học miền núi phía Bắc vẫn chưa thực sự được quan tâm và tiến hành chưa
hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các
môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi
phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học nhằm tạo cơ hội và
kích thích học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, nâng cao KNS, đồng thời cải thiện
chất lượng giáo dục KNS trong dạy học các môn học này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDKNS cho HSTH.
- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình
GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học các
môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS qua dạy học
các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học tuân thủ các nguyên tắc của GDKNS, phù hợp
đặc điểm môn học và thích ứng với đặc điểm văn hóa của HSTH người DTTS vùng núi
phía Bắc thì chúng sẽ tác động tích cực đến kết quả dạy học môn học và kết quả
GDKNS cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDKNS cho HSTH người DTTS miền
núi phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học.
- Khảo sát và phân tích thực trạng KNS và quá trình GDKNS cho HSTH
người DTTS khu vực miền núi phía Bắc nói chung và qua dạy học các môn Tự nhiên
và Xã hội, Khoa học nói riêng.
4
- Đề xuất biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía
Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của
luận án.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng HSTH
người DTTS, nghiên cứu quá trình giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này thông
qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học.
- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát giáo viên tại 6 tỉnh: Yên
Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình và tiến hành thực
nghiệm triển khai tại 3 trường tiểu học: Nguyễn Thị Minh Khai- Xã Lâm Thượng-
Huyện Lục Yên- Yên Bái; Trường Tiểu học Tân Long- Xã Tân Long- Huyện Đồng
Hỷ- Thái Nguyên; Trường Tiểu học Hòa Bình- Thị trấn Lộc Bình- Huyện Lộc Bình-
Tỉnh Lạng Sơn
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập thông tin khoa học qua
sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, từ đó phân tích, so sánh,
tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát hoạt động của HSTH người DTTS
ở một số trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc và ghi lại bằng biên bản quan
sát để rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm tâm lí, giao tiếp nói chung và
đặc điểm các KNS của đối tượng nói riêng.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: khảo sát giáo viên và HSTH người
DTTS ở một số khu vực miền núi phía Bắc thông qua phiếu hỏi để xác định những
nhóm KNS đặc thù; đồng thời tìm hiểu nhận thức, thái độ và thực trạng thực hiện
GDKNS cho HSTH người DTTS ở khu vực này.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu trên một số cán bộ quản
lý, giáo viên và học sinh nhằm bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi và kết quả
5
quan sát, xác định rõ hơn biểu hiện của KN giao tiếp, KN tự nhận thức và KN giải
quyết vấn đề của học sinh, đồng thời khai thác sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến
KNS và GDKNS cho HSTH người DTTS.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đặc điểm văn
hoá, phong tục, lối sống của DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc; nhận định thực trạng
GDKNS cho học sinh DTTS trong nhà trường tiểu học; thu thập ý kiến đề xuất về các
KNS và những biện pháp GDKNS cho đối tượng học sinh này.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: để kiểm định tính khả thi của các biện
pháp, từ đó xác định các điều kiện cần lưu ý khi thực hiện các biện pháp.
7.3. Các phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục: Sử dụng
các công thức toán học với phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để mô tả giá trị trung
bình, tỉ lệ phần trăm, hệ số tương quan, kiểm tra độ tin cậy của các số %... và trình
bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ. Từ đó phân tích, so sánh để có những kết quả
định lượng trong điều tra và thực nghiệm sư phạm.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. GDKNS cho HSTH nói chung và HSTH người DTTS khu vực miền núi
phía Bắc nói riêng rất quan trọng và cần thiết.
8.2. KNS của HSTH chỉ được hình thành và rèn luyện thông qua các hoạt
động tương tác và trải nghiệm gắn với những vấn đề cụ thể liên quan đến cuộc sống
hàng ngày của chính các em.
8.3. GDKNS qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học thông qua
việc khai thác nội dung và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích
cực là con đường phù hợp và mang lại hiệu quả đối với việc rèn luyện KNS cho
HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc.
9. Những điểm mới của đề tài
- Đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới KNS và thực
trạng GDKNS của HSTH người DTTS ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Đề xuất được cách tiếp cận mang ý tưởng mới trong GDKNS theo hướng
kết hợp cả hai cách: khai thác nội dung môn học để giáo dục các KNS riêng gắn với
6
ngữ cảnh cụ thể của HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc và sử dụng
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực để giáo dục các KNS chung.
- Xây dựng được hai nhóm biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu
vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
theo hai cách tiếp cận trên.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo”, luận án
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh DTTS khu
vực miền núi phía Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
Chương 2: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh DTTS khu vực
miền núi phía Bắc qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu
7
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
1.1.1.1. Ở ngoài nước
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ KNS được đưa ra bởi những nhà tâm lí
học thực hành, coi đó như một khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát triển
cá nhân.[5];[65].
Năm 1979, Tiến sĩ người Mỹ, Gilbert Botvin- nhà khoa học hành vi và giáo
sư tâm thần học- đã nghiên cứu và đưa ra một chương trình đào tạo KNS có hiệu
quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 tới lớp 9. Thông qua các môđun tương tác,
chương trình của ông đã tạo cơ hội cho người học được tiếp cận với những kĩ năng
xã hội như: quyết đoán, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề để thể
hiện sự từ chối sử dụng các chất gây nghiện. Chương trình đào tạo KNS của Botvin
đã được triển khai trong nhiều trường học khác nhau, từ các trường công lập đến các
trung tâm tạm giam người chưa thành niên và đã thu được nhiều kết quả ấn tượng.
Nó không chỉ giúp ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên mà còn giúp tăng
thêm giá trị trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tăng kết quả học tập và sự
quan tâm của nhà trường [81].
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNESCO, UNFPA,
WHO, chương trình GDKNS đã được phát triển rộng khắp. Thông qua mạng lưới
toàn cầu, các tổ chức đã mở các cuộc hội thảo, cung cấp tài liệu, đồng thời phối hợp
với nhau để đẩy mạnh hoạt động GDKNS trong thanh thiếu niên thông qua các cách
tiếp cận khác nhau. Chương trình này đã được thực hiện và phát triển mạnh trong
khu vực Mỹ Latinh và Caribe (bao gồm: Chile, Colombia, Mexico, Peru, Venezuela,
Uruguay, Brazil, Costa Rica và vùng Caribe), khu vực Nam Phi và Botswana, khu
vực Châu Á (Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Nepal,
Srilanka, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philipines, Thái Lan, Việt Nam).
[75];[81];[56];[58];[68];[50];[51];[55];[63].
8
Tại Mỹ Latinh, năm 1996, một cuộc hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica
nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ thông qua giáo dục kĩ năng sống trong các trường học
và coi đó như một trong những ưu tiên của mạng lưới y tế tại đây. [81];
Tại vùng biển Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với Đại học
Tây Ấn, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và đưa chương trình giảng
dạy KNS vào các bậc học: mẫu giáo, tiểu học và trung học trên toàn vùng Caribe
thông qua cách tiếp cận giáo dục sức khoẻ và cuộc sống gia đình. [81]
Tại Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, được sự hỗ trợ bởi Trung
tâm Chính sách quốc tế về rượu (ICAP), chương trình “Growing Up” (1996-1999)
được ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học ở khu vực này.
Chương trình “Growing Up” được thiết kế để giúp người học tìm hiểu một số kĩ
năng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em, bao gồm 7 chủ đề rộng: (1)
Xây dựng một lớp học chia sẻ; (2) học tập hợp tác, làm việc nhóm, giao tiếp, lắng
nghe và kết bạn; (3) đối phó với tình cảm và cảm xúc; (4) Ra quyết định; (5) lớn lên
khoẻ mạnh; (6) giúp đỡ để trường học và gia đình trở thành nơi an toàn hơn; (7) mỗi
cá nhân là một người đặc biệt. Chương trình này đã đạt được nhiều thành công lớn
và càng được mở rộng với sự nhấn mạnh thêm về HIV/AIDS. [56]
Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNICEF, UNESCO, UNFPA, các nội dung về GDKNS đã được nghiên cứu và triển
khai rộng khắp ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan, ấn Độ, Nepal, Sri Lanka), Đông
Á (Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philipin, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam). [75]; [67]; [68]
Tại khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về giáo dục dựa trên KNS xuất
hiện ở các quốc gia chủ yếu vào 5 năm cuối của thế kỉ XX [75]; [68]. Dựa trên các
cách tiếp cận khác nhau qua từng lĩnh vực cụ thể, các quốc gia đã từng bước triển
khai để đưa KNS vào giáo dục ở trong và ngoài nhà trường. KNS được coi như một
phương tiện hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng trong thanh thiếu niên để có thể
lựa chọn lối sống lành mạnh và tối ưu về mặt thể chất, xã hội và tâm lí.
Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS được nghiên cứu và triển khai cùng
chương trình ngăn chặn AIDS. Chương trình được thực hiện ở cả ba bậc học phổ
9
thông, chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khoá. Hiện nay, Thái Lan đang trong
giai đoạn duy trì và mở rộng phát triển GDKNS trên nhiều lĩnh vực khác nhau và
coi đó như là nội dung bắt buộc phải đưa vào giảng dạy trong chương trình của nhà
trường ở tất cả các cấp học. [75]; [68]
Ở Indonesia, năm 1997, GDKNS được đưa ra qua chương trình GDKNS
cho cuộc sống khoẻ mạnh, thực hiện trong cấp tiểu học. Từ năm 2001, chính phủ
Indonesia đã nỗ lực đưa KNS vào trong chương trình giảng dạy của giáo dục cơ
bản. Nội dung GDKNS bao gồm: GDKNS cho sống khoẻ mạnh (dinh dưỡng, giáo
dục vệ sinh, trẻ em/ nhân quyền); GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS.[75];[68].
Ở Philippin, KNS bắt đầu được tích hợp giảng dạy vào trong chương trình
giáo dục cơ bản từ năm 2001. Bên cạnh các chương trình tiếp...]
Giáo dục KNS cho HS, với bản chất là “hình thành và phát triển cho các em
khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với
xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục phổ thông”.[9; tr.12].
Nhìn chung, các quan niệm về GDKNS trên đây đều được biểu đạt nhấn
mạnh đến một khía cạnh nào đó của quá trình giáo dục KNS, WHO và tác giả
23
Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh đến mục đích thực hiện GDKNS, Viện KHGDVN
nhấn mạnh đến tính chất và ý nghĩa của GDKNS. Trong nội hàm các quan niệm
chưa nêu ra được cách thức để thực hiện GDKNS.
Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Ở cấp độ nhà trường,
khái niệm giáo dục chỉ quá trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa
hẹp) được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục. Đó là những hoạt động do
các cơ sở giáo dục tổ chức, thực hiện theo kế hoạch, chương trình giáo dục và trực
tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về chúng. Trong các hoạt động giáo dục thì hoạt
động dạy học giữ vai trò nền tảng và chủ đạo. Các hoạt động giáo dục được tổ chức
trên cơ sở các giá trị, nhằm tạo ra môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng
cho người học, tuân theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những
chuẩn mực giá trị chung, những biện pháp chung. [2]; [35]
Dựa vào cách hiểu về khái niệm giáo dục ở cấp độ nhà trường, căn cứ vào khái
niệm về KNS mà đề tài đã xác định, trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm rằng:
GDKNS là trang bị cho người học những kiến thức, thái độ, giá trị và tạo cơ
hội cho họ rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống thực tiễn từ đó giúp họ có thể làm
chủ bản thân, ứng xử tích cực với mọi người xung quanh và ứng phó, giải quyết có
hiệu quả các tình huống, vấn đề trong cuộc sống.
GDKNS thông qua dạy học các môn học ở nhà trường là quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học trong các môn học nhằm giúp người học vừa chiếm lĩnh
được kiến thức, hình thành được kĩ năng khoa học của môn học, vừa rèn luyện để có
được những KNS nhất định.
1.2.2.2. Đặc điểm giáo dục kĩ năng sống
a. GDKNS là quá trình giáo dục có mục đích, nội dung, kế hoạch và biện
pháp cụ thể
Mục đích cuối cùng của GDKNS là giúp người học có được cuộc sống thành
công và hiệu quả khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Do đó, GDKNS là một
quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia.
Nội dung GDKNS rất phong phú, nó có thể gắn với việc giáo dục để con người có
được hành động làm chủ bản thân; thích ứng trước những thay đổi của cuộc sống; giáo dục
cách sống, cư xử với người khác; giáo dục lối sống lạc quan, tự tin
24
Nội dung GDKNS rất phong phú. Ngoài những KNS chung cần thiết cho tất
cả mọi người như: KN làm chủ bản thân, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN
kiên định...., nó còn có các KNS gắn với những vấn đề cụ thể của cuộc sống hàng
ngày như: vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS, vấn đề dân số,
chăm sóc sức khỏe sinh sản... Đối với các đối tượng khác nhau, nội dung GDKNS là
khác nhau, nó thay đổi và phụ thuộc vào đặc điểm địa lí, văn hóa, lứa tuổi
GDKNS là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp nhiều lực
lượng giáo dục, nhiều đối tượng cùng tham gia. Nó không phải chỉ tiến hành trong
một vài ngày mà cần được xây dựng nội dung và lập kế hoạch rõ ràng, trên cơ sở đó
tiến hành theo các biện pháp cụ thể.
b. GDKNS phải dựa trên nền tảng của GD giá trị
GDKNS nhằm trang bị cho người học những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ
năng phù hợp để hướng đến việc hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực; loại bỏ các hành vi, thói quen tiêu cực xung quanh các mối quan hệ, các
tình huống và hoạt động hàng ngày của con người. Do đó, việc GDKNS cần phải
định hướng và hình thành cho trẻ những giá trị sống đúng đắn để từ đó trẻ biết nhìn
nhận và đánh giá cái đúng/ cái sai; biết đặt ra mục tiêu và lí tưởng sống đúng đắn để
từ đó rèn luyện được khả năng đứng vững trước những lôi kéo, rủ rê của bạn bè và
người xấu; cư xử đúng mực, giao tiếp có hiệu quả với những người xung quanh;
Khả năng quan sát, phân tích, suy nghĩ, đánh giá để đối phó và giải quyết được các
tình huống khác nhau của đời sống xã hội một cách có hiệu quả
Như vậy, GDKNS và GD giá trị có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau,
GD giá trị sẽ tạo ra nền tảng, định hướng cho việc thể hiện thái độ và hành vi của mỗi
cá nhân. Nó chi phối đến hành động của chủ thể, đến việc chủ thể ra các quyết định để
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Do đó có thể nói rằng, tất cả các
quyết định của con người đều dựa trên giá trị, GDKNS là quá trình phải được tiến hành
song song với GD giá trị, nó cũng tuân theo những nguyên tắc của GD giá trị.
c. GDKNS có tính linh hoạt cao
GDKNS luôn gắn liền với hành động của con người trong thực tiễn cuộc
sống với sự vận động và biến đổi khác nhau. Chính vì vậy, GDKNS không phải là
25
bất động, nó biến đổi và vận động linh hoạt cùng những diễn biến, vận động của xã
hội. Tùy theo không gian, thời gian, đối tượng, hoàn cảnh khác nhau mà mục đích,
nội dung, biện pháp GDKNS cũng khác nhau: KNS của người miền núi khác với
KNS của người miền biển; KNS của học sinh tiểu học khác với KNS của học sinh
trung học phổ thông; KNS của con người trong thời kinh tế thị trường khác với
KNS của con người trong chế độ phong kiến...
d. GDKNS gắn liền với việc trải nghiệm và sử dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học tích cực
GDKNS không phải chỉ đơn thuần là việc truyền giảng những vấn đề lí
thuyết, lí luận chung chung mà là quá trình rất phức tạp, đòi hỏi người học phải
được cung cấp cơ hội để được trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào
việc giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Thông qua hoạt động trải nghiệm,
người học sẽ được rèn luyện các KNS, từ đó có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò, vị
trí của bản thân; rút ra được nhiều kinh nghiệm sống khi tiếp xúc, quan hệ với người
khác; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày một cách linh hoạt,
tích cực hơn.
Khác với các quá trình giáo dục khác, việc sử dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học tích cực có vai trò to lớn trong việc GDKNS thông qua dạy
học các môn học. Nó không chỉ kích thích được hứng thú, giúp học sinh phát huy
khả năng tự học, độc lập khám phá tri thức của môn học mà nó còn tạo cơ hội để
người học được “học cách học”, qua đó được rèn luyện một số KNS chung, cơ bản
như: KN giao tiếp trong trình bày, phát biểu ý kiến; KN lắng nghe ý kiến người
khác; KN hợp tác làm việc tập thể; KN tư duy phê phán trước một vấn đề; KN ra
quyết định...
1.2.2.3. Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
Dựa vào đặc điểm, bản chất của GDKNS; nội dung một số thuyết tâm lí học
có liên quan (lí thuyết về sự phát triển của trẻ em và vị thành niên; lí thuyết học tập xã
hội; thuyết vấn đề- hành vi; thuyết ảnh hưởng xã hội; thuyết đa trí tuệ [80];[61]); một số
công trình nghiên cứu về GDKNS đã được công bố, có thể tổng hợp một số nguyên
tắc chung, cơ bản về GDKNS như sau:
26
1. Đảm bảo sự tương tác cao cho người học
GDKNS phải tạo điều kiện và cơ hội để người học được hoạt động trong môi
trường học tập có sự giao tiếp và tương tác tích cực. GDKNS phải tạo điều kiện cho
trẻ quan sát, đóng vai, tạo ra sự tương tác giữa những người học với nhau và với các
cá nhân khác trong xã hội.
Thông qua quá trình tương tác với bạn học và những người xung quanh, học
sinh sẽ có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh
giá và tự xem xét lại những kinh nghiệm sống của cá nhân. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động
có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu
quả, đặc biệt là các nhóm KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN giải quyết
vấn đề.
2. Đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm
Nội dung GDKNS tập trung giáo dục cho người học khả năng vận dụng kiến
thức và thể hiện giá trị bản thân trong những tình huống cụ thể hàng ngày thông qua
quá trình cá nhân tương tác với người khác. GDKNS phải tạo ra cơ hội để trẻ bộc lộ
được vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân xung quanh việc giải quyết những
vấn đề của cuộc sống. Từ đó, trẻ biết chọn lọc, kế thừa những hiểu biết, kinh nghiệm đúng vào
việc thay đồi hành vi tiêu cực, hình thành hành vi tích cực. [49]; [53]; [82].
Chính vì vậy, trong quá trình GDKNS, giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực
hiện các hoạt động gắn kết ở cả trong và ngoài giờ học, nhằm tạo cơ hội để học sinh
được thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm bản thân và biết phân tích kinh
nghiệm sống của chính mình và người khác. Đối với HSTH, việc trải nghiệm có thể
được tiến hành ở trên lớp thông qua việc tham gia xử lý các tình huống, thực hiện
các trò chơi (đặc biệt đóng vai) gắn với thực tế cuộc sống. Nó cũng có thể được tổ
chức thông qua việc yêu cầu học sinh thực hiện những hành động cụ thể ở gia đình,
ở địa phương gắn với nội dung các bài học.
Thông qua việc thực hiện các hoạt động, giải quyết các vấn đề gắn với thực
tiễn, người học bộc lộ cảm xúc của bản thân; phân tích về những gì bản thân họ đã
làm và những gì họ thấy; suy đoán về các hành động có thể thay thế để giải quyết
vấn đề hợp lý hơn, hiệu quả hơn phù hợp với tình hình thực tế.
27
3. Đảm bảo tiến trình thực hiện
Bản chất của GDKNS là rèn luyện kĩ năng. Do đó, nó không chỉ đơn thuần là
việc hình thành cho người học có được những kiến thức về các mối quan hệ, các
hoạt động trong cuộc sống; hiểu được mối quan hệ giữa giá trị cá nhân với các giá
trị chung mà hơn cả là hình thành và rèn luyện cho người học có được kĩ năng thực
hiện các hành động tích cực trong các mối quan hệ với bản thân, người khác và với
cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, GDKNS cần đảm bảo tiến trình của việc hình thành
KN, tức là phải đi từ việc học sinh hình thành kiến thức, nhận biết các giá trị đến
việc thực hành, vận dụng và rèn luyện trong thực tiễn.
4. Đảm bảo hình thành và thay đổi hành vi.
Hành vi của mỗi người là kết quả của tri thức, thái độ và có thể coi đó là
kết quả cao nhất, khó nhất cần phải đạt được trong GDKNS. GDKNS cần phải định
hướng vào việc hình thành cho học sinh những giá trị sống đúng đắn, từ đó giúp các
em có khả năng đứng vững trước những lôi kéo, rủ rê của bạn bè và người xấu; cư
xử đúng mực, giao tiếp có hiệu quả với những người xung quanh; Khả năng quan
sát, phân tích, suy nghĩ, đánh giá để đối phó và giải quyết được các tình huống khác
nhau của đời sống xã hội một cách có hiệu quảKết quả của GDKNS được thể
hiện thông qua những hành vi của chủ thể khi họ tham gia vào những tình huống
khác nhau của thực tiễn cuộc sống và GDKNS hiệu quả là phải làm cho chủ thể biết
phân tích cái đúng/cái sai; cái tốt/cái xấu một cách đúng đắn, từ đó hình thành mong
muốn và thực hiện điều chỉnh hành vi để hướng đến những hành vi tích cực.
1.2.2.4. Các con đường giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học
Giáo dục KNS trong nhà trường tiểu học không được tổ chức thành một môn
học hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được thực hiện qua hai con đường cơ bản:
(1) qua dạy học các môn học phù hợp hiện đang được giảng dạy ở nhà trường; (2)
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
a. GDKNS qua dạy học các môn học
Để thực hiện GDKNS qua dạy học các môn học, giáo viên có thể thực hiện
theo hai cách tiếp cận:
28
Thứ nhất là khai thác nội dung môn học, lựa chọn những bài học phù hợp với
đối tượng học sinh để GDKNS. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung môn học; đặc điểm
học tập, sinh hoạt của đối tượng học sinh; môi trường địa phương giáo viên lựa chọn
những bài học có nội dung gần gũi với đối tượng học sinh để GDKNS.
Trong nhà trường tiểu học hiện nay, một số môn học như: môn Đạo đức, môn
Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, lớp 2, lớp 3), môn Khoa học (ở lớp 4, lớp 5), môn
Tiếng Việt được coi là những môn học có nhiều tiềm năng để giáo viên có thể khai
thác nhằm GDKNS. Môn Đạo đức, trên cơ sở hướng tới mục tiêu cao nhất là hình
thành cho HSTH những tri thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn liên quan đến các
chuẩn mực hành vi đạo đức thì hầu hết tất cả các bài học đạo đức đều có tiềm năng
để giáo dục KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định... Môn Tự nhiên và
Xã hội, môn Khoa học được xây dựng dựa trên quan điểm tích hợp các nội dung
của khoa học tự nhiên với khoa học về sức khoẻ, dân số, môi trường. Nội dung môn
học được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có thể
vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Do đó, đây cũng là
những môn học chú trọng nhiều đến giáo dục các KNS: kĩ năng tự nhận thức, đánh
giá bản thân; KN tự tin, trình bày vấn đề thuyết phục; KN kiên định; KN đặt mục
tiêu; KN ra quyết định và giải quyết vấn đề liên quan đến việc tự chăm sóc sức
khỏe, xây dựng hành vi sống tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng... Môn
Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng
Việt, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, đồng thời phát
triển ở HS các kĩ năng giao tiếp với cộng đồng, xã hội; KN nhận thức về thế giới
xung quanh; KN xác định và xây dựng hệ thống giá trị riêng cho bản thân; KN ra
quyết định giải quyết vấn đề.
Thứ hai là tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
trong các môn học để GDKNS. Trong môn Đạo đức, để hình thành các chuẩn mực
hành vi đạo đức cho học sinh thì các phương pháp học tập chủ động như: động não,
29
đóng vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, rèn luyện thường xuyên được
sử dụng, điều này góp phần làm cho việc GDKNS trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học chú trọng đến việc hình thành và phát triển
các kĩ năng trong học tập như quan sát, thảo luận, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu
hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên và trong xã hội. Do vậy, khi tham gia các hoạt động trong môn học, HS sẽ có
nhiều cơ hội để rèn luyện KN giao tiếp, hợp tác, làm việc tập thể... Môn Tiếng Việt
hướng đến việc tổ chức cho học sinh thực hành giao tiếp, tổ chức các hoạt động
nhóm, trò chơi học tập, giải quyết vấn đềQua đó, học sinh được tăng cường trải
nghiệm, rèn luyện kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân,
b. GDKNS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ
học các môn học. Có thể coi đó là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với các
hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp” [23; tr.9]. Nó là cầu nối giữa công tác
giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp. Hoạt động ngoài giờ
lên lớp tạo điều kiện để HS thực hành và tăng cường những KNS theo những cách
thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng. Chẳng hạn như: hoạt động kỉ
niệm các ngày lễ lớn; hoạt động học tập và tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của
trường, của địa phương; hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường bạn, các đơn
vị bộ đội; các hoạt động tìm hiểu về các danh nhân, các nhà khoa học; nghe nói
chuyện về các thành tựu khoa học kĩ thuật, các ngành nghề trong xã hội; thử làm
các đồ dùng học tập, dụng cụ trực quan, ... ; kể cả những hoạt động đơn giản thường
nhật như: trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường; sửa bồn hoa, chăm sóc cây cảnh
trang trí lớp, tham gia các công trình măng non, ...Thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp, theo mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, HSTH được phát triển toàn diện. Các
em tiếp nhận không chỉ tri thức, mà còn hình thành đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
rèn các KNS cơ bản trong cộng đồng; thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng
ngày trong gia đình, xã hội hiện đại như : Giao tiếp, ứng xử với những người trong
gia đình: ông, bà, cha , mẹ, anh chị em; với người trên và bạn bè ở trường, ở
30
phường, xã, xóm, thôn; biết kính trọng thầy giáo, cô giáo; biết cảm thông chia sẻ,
giúp đỡ bạn bè,; biết thương lượng, chia sẻ, hợp tác, thích nghi với sự đa dạng về
văn hoá gia đình, nhà trường, địa phương; hình thành được các kĩ năng tư duy như
sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, phát triển trí tưởng tượng,
Trong nhà trường tiểu học hiện nay, GDKNS có thể được thực hiện qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp với ba hình thức cơ bản sau:
Thứ nhất, GDKNS qua hình thức sinh hoạt theo chủ điểm với các nội dung
như: cuộc thi, hoạt động tập thể, sinh hoạt văn nghệ, thực hiện các hành động “người
thật, việc thật”...qua đó góp phần rèn luyện cho HS các KN làm việc nhóm, KN tự
tin, KN ra quyết định giải quyết vấn đề...
Thứ hai, GDKNS qua các buổi sinh hoạt tập thể, bao gồm: sinh hoạt lớp,
chào cờ, sinh hoạt Đội, Sao. Ở tiểu học, những tiết này được quy định rõ ràng trong
thời khóa biểu. Nội dung các tiết sinh hoạt tập thể không chỉ là đánh giá các công
việc, các hoạt động của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì; phổ biến các hoạt
động của trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác mà còn là thời gian để
tổ chức các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, triển khai giáo dục
an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội... Do đó, buổi
sinh hoạt tập thể là những cơ hội rất tốt để nhà trường có thể rèn luyện cho học sinh
các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, đặt mục tiêu, kĩ năng làm việc nhóm,...
Thứ ba, GDKNS qua các hoạt động tự chọn. Phần tự chọn là những hoạt
động không bắt buộc, tuỳ theo điều kiện của từng trường, từng địa phương và khả
năng của học sinh mà lựa chọn những nội dung hoạt động cho phù hợp. Nội dung
và hình thức hoạt động tự chọn phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh,
đảm bảo gây được hứng thú và sáng tạo trong hoạt động của các em. Chính vì thế
hoạt động tự chọn có thể thu hút hứng thú của học sinh và giúp các em rèn luyện
được các KNS cho bản thân. Một số hình thức hoạt động tự chọn có nhiều tiềm
năng để GDKNS cho HSTH như: Sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề; Giao lưu văn
hoá giữa các nhóm, các lớp hoặc với địa phương; Vui chơi giải trí với nhiều loại trò
chơi khác nhau như: trò chơi vui khoẻ, trò chơi dân gian...; Sinh hoạt văn nghệ, tổ chức
các cuộc thi; Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao; Tham gia các hoạt động xã hội
31
với nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục dân số, môi
trường, các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào ở địa phương,
1.3. Dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học với việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh dân tộc thiểu số
Giáo dục KNS trong nhà trường tiểu học phần lớn không được tổ chức thành
một môn học hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận qua việc dạy học các
môn học và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với những đặc điểm
riêng về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, môn Tự nhiên và Xã hội, môn
Khoa học ở tiểu học là những môn học có rất nhiều tiềm năng để thực hiện GDKNS
cho HSTH người DTTS.
1.3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
1.3.1.1. Mục tiêu môn học
a. Mục tiêu chung
* Về tri thức: Các môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học nhằm
giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: Cơ thể người,
cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn thông thường; Sự trao đổi
chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người; Một số sự vật,
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội; Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật,
động vật; Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng
thường gặp trong đời sống và sản xuất.[21], [22], [31], [32], [33], [40].
* Về kĩ năng, hành vi: Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ
năng như: Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân; Ứng xử hợp lí trong đời sống để
phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn; Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu
hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản
trong tự nhiên và xã hội; Biết tìm kiếm thông tin để giải đáp và làm một số thí
nghiệm, thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất. [21], [22], [31],
[32], [33], [40].
* Về thái độ:Giúp HSTH tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh an toàn cho bản
thân, gia đình và cộng đồng; Thúc đẩy lòng say mê, ham hiểu biết khoa học, có ý thức
vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống; Yêu con người , thiên nhiên, đất nước,
32
yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh. [21], [22], [31],
[32], [33],[40].
b. Mục tiêu giáo dục KNS
Trong tài liệu “Giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo xuất bản 2010, mục tiêu GDKNS cho HSTH trong môn Tự nhiên và
Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học đã được xác định như sau:
“GDKNS trong môn Tự nhiên và Xã hội giúp HS:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe,
ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ
trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội.
- Biết tìm kiếm, xử lý thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận
xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN-XH.
- Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên; Cam kết có những hành vi tích cực, tự
nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc
sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công
cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường.
GDKNS trong môn Khoa học giúp HS:
- Hiểu biết về một số KNS cơ bản như: Tự nhận thức về bản thân, về tự
nhiên, xã hội và các giá trị; Giao tiếp và ứng xử thích hợp trong một số tình huống
có liên quan đến sức khỏe của bản thân; Tư duy phân tích và bình luận về các hiện
tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; Ra quyết định phù hợp và giải quyết vấn đề hiệu
quả, thích hợp với tình huống; Đặt mục tiêu, quản lí thời gian và cam kết thực hiện.
- Vận dụng các kĩ năng trên để ứng phó phù hợp trong thực tiễn cuộc sống;
Cam kết thực hiện những hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi trường
xung quanh; Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân,
gia đình và cộng đồng.”[9; tr.100-tr.101]
1.3.1.2. Nội dung môn học
Môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học được xây dựng dựa trên
quan điểm tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (Sinh, lí, hoá ) với khoa học
về sức khoẻ, dân số, môi trường. Nội dung môn học được lựa chọn thiết thực, gần
33
gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức khoa
học vào cuộc sống hàng ngày.
Nhìn chung, các môn học Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học thường
gắn liền với những sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi trong tự nhiên và xã hội,
liên quan trực tiếp tới cá nhân học sinh, tới các mối quan hệ của con người với tự
nhiên và các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Môn học chú
trọng đến việc hình thành và phát triển ở học sinh các kiến thức và kĩ năng trong
học tập khoa học như quan sát, dự đoán giải thích các sự vật hiện tượng tự nhiên
đơn giản và kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống [21], [22], [31],
[32], [33], [40].
1.3.2. Khái quát phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
“Phương pháp” nói chung là một khái niệm rất trừu tượng và được hiểu ở
nhiều bình diện khác nhau. Trong lí luận dạy học, người ta phân thành hai nhóm
phương pháp: phương pháp dạy học đại cương và phương pháp dạy học bộ
môn.[42; tr.38].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học (đại cương), theo tác
giả Thái Duy Tuyên, có thể tóm tắt trong 3 dạng cơ bản: (1) Phương pháp dạy học là
cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này
(theo quan điểm điều khiển học); (2) Phương pháp dạy học là những thủ thuật logic
được sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác (theo
quan điểm logic); (3) phương pháp dạy học là sự vận động của nội dung dạy học
(theo bản chất của nội dung) [42; tr.38].
Về cách phân loại phương pháp dạy học, cũng tồn tại nhiều cách phân chia
khác nhau: “Một số học giả Phương Tây và Liên Xô đã phân loại phương pháp theo
nguyên tắc lí luận của nó. Chẳng hạn I. Ia. Lerner chia phương pháp dạy học thành
5 kiểu: (1) phương pháp thông báo- thu nhận (hay giải thích- minh họa); (2) phương
pháp tái tạo (hay tái hiện); (3) phương pháp trình bày có vấn đề (hay trình bày nêu
vấn đề); (4) phương pháp tìm tòi từng phần (hay heuristic); (5) phương pháp nghiên
cứu (hay tìm tòi toàn phần)” [30; tr.43]. Nhà trường ở Tây Âu và Mĩ lại hướng đến mô tả
34
từng phương pháp dạy học cụ thể như: phương pháp thảo luận (Discussion Method), phương
pháp tìm tòi (Inquiry Method), phương pháp khám phá (Discovery Method), giải quyết vấn đề
(Problem Solving), phương pháp phát triển giá trị (Valuing Method), phương pháp động não
(Brainstorming Method) [30; tr.43]. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, các phương pháp
dạy học có thể chia thành 5 nhóm: (1) nhóm phương pháp dạy học thông báo – thu
nhận; (2) nhóm phương pháp dạy học làm mẫu- tái tạo; (3) nhóm phương pháp dạy
học kiến tạo- tìm tòi; (4) nhóm phương pháp dạy học khuyến khích – tham gia; (5)
nhóm phương pháp dạy học dựa vào vấn đề- nghiên cứu [30; tr.75- tr.77].
Nhìn chung, trong giáo dục hiện nay các phương pháp dạy học thường được
nhìn nhận theo hai dòng chính: các phương pháp dạy học dựa vào người học, hướng
vào người học, tập trung vào người học (dạy học đổi mới) và các phương pháp dạy
học dựa vào giáo viên, tập trung vào giáo viên (dạy học truyền thống).
Theo yêu cầu của giáo dục hiện đại về việc đào tạo con người có tri thức, có
đạo đức, có sức khỏe và có KNS thì tư tưởng dạy học tích cực theo hướng tăng
cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
người học ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh. Đặc trưng của dạy học tích cực
là quá trình dạy học được tổ chức thông qua các hoạt động học tập của người học;
chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể phối hợp với
học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học. [27;
tr.13- tr.16]. Chính vì vậy, có thể nói rằng, việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực tạo điều kiện cho người học được hoạt động, được trải nghiệm nên có ý
nghĩa rất lớn trong việc góp phần rèn luyện các KNS cho học sinh, đặc biệt là KN
tự tin, trình bày vấn đề; KN sử dụng kết hợp khéo léo các ngôn ngữ có lời và ngôn
ngữ không lời; KN hợp tác làm việc tập thể; KN tự nhận thức; KN ra quyết định và
giải quyết vấn đề.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào người
học, theo tác giả Đặng Thành Hưng, có thể dựa trên một số quan điểm hay cách tiếp
cận dạy học hiệu quả như: dạy học kiến tạo; dạy học hợp tác; dạy học dựa vào vấn
đề; dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp/tình huống; dạy học dựa vào dự án; dạy
học tương tác; dạy học phân hóa. Từ những quan điểm chiến lược trong dạy học
35
này, giáo viên có thể vận dụng để sáng tạo ra các phương pháp dạy học phù hợp với
mục tiêu, nội dung và tính chất cụ thể của môn học.[30; tr.118- tr.238].
Do đó, để đảm bảo các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hướng vào người học, khi dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, giáo viên phải
lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học để:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho HS tìm tòi, suy nghĩ, trao đổi, phát hiện ra những
kiến thức cơ bản, có lợi cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, đồng thời tạo điều
kiện cho các em sử dụng những kiến thức đó để thực hành trong các tình huống gắn
với cuộc sống xã hội hàng ngày.
Thứ hai, tạo cơ hội cho mọi HS được quan sát, thực hành và trải nghiệm
những nội dung lí thuyết liên quan đến sức khoẻ, đến tự nhiên, xã hội, giúp HS thay
đổi hành vi xấu, hình thành được thói quen, hành vi tốt có lợi cho sức khoẻ của cá
nhân, gia đình và cộng đồng .
Thứ ba, khai thác vốn hiểu biết của các em về cuộc sống xung quanh và tổ
chức cho HS vận dụng kiến thức khoa học để giải thích những hiện tượng đơn giản,
giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Qua đó, GV khêu gợi sự tò mò
khoa học, thói quen đặt câu hỏi “Tại sao?”, tìm câu giải thích ở HS khi các em được
tiếp cận với thực tế xung quanh.
Trên cơ sở phân tích, nhận xét một số đặc tính của các phương pháp dạy học,
tác giả cho rằng một số phương pháp có thể được sử dụng để phát huy tính tích cực của
học sinh nhằm GDKNS thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học như:
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên
cứu một câu chuyện có thật hoặc một tình huống thường xảy ra trong cuộc sống thực
gắn với nội dung của bài học. Qua những tình huống thực tế, sinh động sẽ tác động
mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, hành vi của người học, đồng thời rèn cho người
học khả năng phân tích vấn đề, để đưa ra cách giải quyết phù hợp, từ đó bộc lộ quan
điểm, thái độ của bản thân. Tuỳ theo vấn đề nghiên cứu mà tình huống nghiên cứu
có thể dài hay ngắn và tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc
câu hỏi được đặt ra như: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu là
nhân vật A? Vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào?...
36
- Phương pháp thảo luận nhóm: giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trao
đổi, bàn bạc theo nhóm nhỏ về một chủ đề hay một vấn đề nào đó để đưa ra ý kiến
chung của cả nhóm. Sử dụng phương pháp này sẽ tạo cơ hội tốt cho học sinh để
nâng cao kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác làm việc tập thể; kĩ năng tư duy phê
phán qua việc lắng nghe, phân t...hống bệnh sốt rét.
Nguồn gây bệnh sốt rét Những việc cần làm để phòng chống bệnh sốt rét
Phun thuốc trừ muỗi
..
.
Muỗi a-nô-phen
..
- GV gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét và kết luận: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà
ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh ra quyết định thực hiện những việc làm đơn giản phù
hợp với lứa tuổi và hữu ích nhằm phòng chống bệnh sốt rét.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 người.
- GV nêu tình huống để HS thảo luận và phân công đóng vai.(3 phút)
+ Tình huống 1: Nhà Chải có một khu vườn nhỏ, ở góc vườn có một cái chum
đựng nước thường dùng để tưới rau. Từ hôm bà ngoại ốm, mẹ thường vắng nhà nên
không ai tưới rau, trong chum nước xuất hiện rất nhiều bọ gậy. Chải thì mải chơi
nên không để ý gì đến điều này. Nếu em là bạn của Chải em sẽ khuyên Chải như thế
nào? Hãy đóng vai thể hiện lại tình huống đó.
- Vấn đề trong tình huống là gì? Tình huống này xảy ra ở đâu? Nếu em là Chải
thì em có đi chơi cùng bạn hay không? Làm như thế nào mới là đúng? Đóng vai các
nhân vật và đưa ra cách xử lí tình huống mà em cho là đúng nhất.
+ Tình huống 2: Đang ngồi chơi ô ăn quan cùng nhóm bạn Sinh bị muỗi đốt.
Sinh bị ngứa và nổi một nốt đỏ ở tay. Thấy vậy Chải nói:
- Này! Không cẩn thận là bị bệnh sốt rét đấy!
- Cậu cứ khéo lo! Bị muỗi cắn làm sao bị bệnh sốt rét được. Tớ nghe ông nói,
245
bệnh đấy là do có con quỷ ác làm hại người mình không phải là do muỗi đốt đâu.
Con muỗi bé tẹo này thì gây bệnh làm sao được? Sinh trả lời.
- Vân đề xảy ra trong tình huống là gì? Nếu Là Chải, em sẽ giải thích cho Sinh
như thế nào? Hãy đóng vai các nhân vật thể hiện lại tình huống trên và đưa ra cách
giải quyết tình huống hay nhất.
- GV tổ chức cho HS đóng vai.
- GV và HS nhận xét và chọn ra đội có cách xử lí hay nhất, nêu quan điểm rõ
ràng, mạch lạc nhất
2.4. Hoạt động 4: Rèn luyện (5 phút)
* Mục tiêu: Học sinh tiếp tục thực hiện nhưng hoạt động hữu ích nhằm phòng
chống bệnh sốt rét.
- GV phát phiếu rèn luyện, hướng dẫn HS cách thực hiện, ghi phiếu.
- Thời gian thực hiện: 1 tuần.
- Thời gian nộp phiếu: vào tiết học môn Khoa học vào tuần sau.
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:
Tổ: ; Lớp..; Thời gian thực hiện: 1 tuần
Em hãy ghi lại những việc mà em đã làm để phòng chống bệnh sốt rét, nêu
lợi ích của những việc đó.
Việc nhằm phòng chống bệnh sốt
rét
Lợi ích của những viếc làm nhằm phòng chống
bệnh sốt rét
Buông màn trước khi đi ngủ;
..
Tránh bị muỗi đốt; .
. .
Bài 15: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. Mục tiêu
1.Mục tiêu chung
Sau bài học, học sinh có thể:
+ Tự nhận thức được tác nhân gây ra bệnh viêm gan A
+ Nhận thức được những nguy hiểm của bệnh viêm gan A
+ Thực hiện phòng chống bệnh viêm gan A
246
2. Mục tiêu GDKNS cho HSTHDTTS
+ Nhận thức việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh Viêm gan A của bản thân.
+ Thực hiện ăn chín-uống sôi để phòng tránh bệnh viêm gan A
+ Lựa chọn cách giữ vệ sinh sạch sẽ , tránh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh
trong một số tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Con rối bằng vải hoặc bìa.
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Phiếu rèn luyện.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm
- Rèn luyện.
- Đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi: Bệnh viêm não là gì? Nêu các cách phòng bệnh viêm não?
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới
- Giới thiệu bài mới: Giờ trước chúng ta đã được học cách phòng chống bệnh
viêm não, một căn bệnh rất nguy hiểm đối với con người. Ngày hôm nay, chúng ta
tiếp tục tìm hiểu cách phòng chống một căn bệnh thường gặp trong cuộc sống đó là
bệnh viêm gan A. Bài 15: Phòng bệnh viêm ganA
2.1. Hoạt động 1: Nghiên cứu tình huống (8 phút)
* Mục tiêu: Biết được nguyên nhân gây bệnh viêm gan A
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống và kết hợp thể hiện rối bằng đầu ngón tay:
Từ trước tới giờ An không có thói quen thực hiện giữ vệ sinh khi ăn uống. Có
hôm khi vừa mới nhổ cỏ xong, mẹ đưa cho An quả táo, chưa rửa tay mà An đã cầm
247
ngay để ăn, ăn xong, An chạy ra giếng múc một gáo nước uống ngon lành. Mấy
ngày gần đây, An thấy đau bụng phải, lại còn lên cơn sốt nữa. Mẹ An lo lắng đưa
An đến bệnh viện khám. Bác sĩ chuẩn đoán là An bị bệnh viêm gan A. An rất sợ và
tự nhủ rằng: “Từ nay mình phải thực hiện ăn uống vệ sinh thôi.”
- GV hỏi:
+ Vấn đề xảy ra đối với An là gì? + Theo em, lí do vì sao mà bạn An lại bị
viêm gan A? + Em có lời khuyên nào dành cho An không?
- GV gọi 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì?
* Kết luận: Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Vi-rút gây bệnh viêm
gan A được thải qua phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay, chân, quần, áo,
nhiễm vào nước và bị các động vật sống dưới nước ăn, có thể lây sang một số đồ
vậtTừ nguồn đó sẽ lây sang người lành. Muốn phòng bệnh cần “ăn chín, uống
sôi”, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (7 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận thức được những việc cần làm khi mắc bệnh viêm gan A
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm 4 người, các nhóm thảo luận theo các câu hỏi (3 phút):
1. Bạn hoặc gia đình bạn đã có ai từng bị bệnh viêm gan A chưa?
2. Khi mắc bệnh viêm gan A bạn hoặc người trong gia đình bạn đã thực hiện
chế độ ăn uống như thế nào? Theo bạn như thế có đúng không? Tại sao?
- GV gọi 3- 4 học sinh đứng lên trả lời.
* Kết luận: Bệnh viêm gan A vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi;
ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ; không uống rượu.
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
*Mục tiêu: Thực hiện phân tích vấn đề và thể hiện sự lựa chọn cách giải quyết
vấn đề cụ thể qua đóng vai.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
- GV nêu tình huống và cho các nhóm thảo luận (5 phút).
248
+ Tình huống 1: Đang chăn gà ngoài sân cho mẹ, bỗng em Páo gọi:
- Anh Páo ơi! Vào ăn ngô đi, nhanh kẻo hết.
Páo vội vàng chạy vào lấy ngô rồi ăn luôn. Thấy vậy mẹ Páo lắc đầu và tỏ ý
không hài lòng.
- Theo em, vấn đề xảy ra trong tình huống này là gì?
- Páo không rửa tay mà đã ăn ngô thì có thể là con đường lây truyền căn bệnh gì?
- Em và các bạn hãy đóng vai mẹ Páo và các nhân vật trong tình huống để đưa
ra lời khuyên cho Páo.
+ Tình huống 2: Mẹ vắng nhà nên hai anh em Kí phải tự nấu cơm ăn. Khi nấu
canh rau, nước chưa sôi mà anh Kí đã thả rau vào nồi và ngay lập tức bắc ra rồi đổ
vào bát canh. Thấy vậy Kí bảo:
- Canh đã sôi đâu mà anh đã cho ra bát rồi!
- Em không biết đấy chứ, rau này người ta còn ăn tái đấy! Thôi vào ăn cơm đi.
- Theo em, vấn đề trong tình huống này là gì? Kí nấu thức ăn như vậy có đảm
bảo vệ sinh không?
- Nếu em là bạn của Kí, khi sang chơi thấy anh em Kí nấu thức ăn như vậy, em
sẽ khuyên Kí như thế nào? Em và các bạn hãy đóng vai thể hiện cách giải quyết mà
nhóm em đã chọn.
2.4. Hoạt động 4: Rèn luyện (5 phút)
* Mục tiêu: học sinh thực hiện những việc làm phòng chống bệnh viêm gan A
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu rèn luyện cho học sinh và hướng dẫn cách ghi phiếu:
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:...........................................................; Tổ:.............................................
Em hãy nêu những việc làm hằng ngày giúp phòng chống bệnh viêm gan A
Thời gian Việc làm phòng chống bệnh viêm gan A
Không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn
Nhận xét của gia đình
249
Bài 16: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Sau bài học, HS có thể:
+ Biết được HIV, AIDS là gì?
+ Những con đường lây truyền HIV/AIDS.
+ Biết cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS
2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số
HS có khả năng:
+ Trò chuyện với người lớn hoặc bạn bè để có thêm những kinh nghiệm hoặc
chia sẻ những kinh nghiệm, hiều biết của bản thân về căn bệnh HIV/AIDS.
+ Thực hiện chăm sóc và bảo vệ bản thân để có thể tránh bị lây nhiễm
HIV/AIDS trong một số tình huống cụ thể
+ Thực hiện tuyên truyền cho mọi người những biện pháp thiết thực để phòng
tránh HIV/AIDS.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Bìa, vải để làm con rối hoặc tranh ảnh.
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu rèn luyện.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm.
- Sân khấu hóa.
- Đóng vai.
- Rèn luyện.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A? Bản thân em đã làm gì để
đề phòng bệnh viêm gan A?
- GV nhận xét, ghi điểm.
250
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều hệ quả của nó.
Một trong những hệ quả của nó đó là việc xuất hiện ngày càng nhiều những căn
bệnh hiểm nghèo và không có thuốc chữa trị. Một trong những căn bệnh mà hiện nay
chúng ta gọi nó bằng một cái tên đó là “căn bệnh thế kỉ” HIV/AIDS. Bài 16: Phòng
tránh HIV/AIDS sẽ cho chúng ta có thêm những hiểu biết để phòng tránh căn bệnh này
2.1. Hoạt động 1: Nêu tình huống và thảo luận nhóm (7 phút)
* Mục tiêu: - Học sinh nhận thức được HIV/AIDS là gì? Những con đường
lây truyền HIV/AIDS.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống (có thể kết hợp để mô tả qua tranh hoặc biểu diễn rối vải
hoặc rối bìa):
Hôm nay đến ngày đi tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà cho em Kí. Kí được mẹ
cho đi cùng. Chờ mãi cũng đến lượt em của Kí tiêm vắc-xin. Trước khi tiêm vắc-xin
mẹ Kí hỏi bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, bơm kim tiêm này có phải là bơm kim tiêm mới không ạ?
- Phải chị ạ! Chị không phải lo lắng đâu, kim tiêm này là những bơm kim
tiêm mới hoàn toàn nên chị yên tâm.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 người:
+ Theo em tại sao mẹ Kí lại hỏi bác sĩ như vậy?
+ Nếu bác sĩ đó vẫn dùng kim tiêm cũ thì em Kí có thể bị mắc bệnh gì?
- GV gọi 3-4 nhóm báo cáo.
- GV hỏi thêm: Ngoài con đường lây truyền qua đường máu thì HIV/AIDS
còn có thể lây truyền qua con đường nào khác?
* Kết luận: HIV là một loại vi-r út, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống
đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV
2. 2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và thảo luận nhóm (10 phút)
* Mục tiêu: Nhận thức được một cách toàn diện những con đường nào lây
truyền HIV/AIDS
251
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4 người.
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nhóm:
Lớp:
Đánh dấu tích vào ô mà em cho đó là con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
Khả năng lây nhiễm HIV/AIDS Con đường lây truyền HIV/AIDS
Có khả năng
lây nhiễm
Không có khả
năng lây
nhiễm
Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng,
kim châm với người bị nhiễm HIV/AIDS
Đường tình dục không an toàn
Dùng chung quần áo với người bị nhiễm
HIV/AIDS
Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh
con
Ôm, hôn người bị nhễm HIV/AIDS
Ăn uống
- GV gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét và kết luận: Mọi người đều có thể bị nhiễm HIV. HIV có thể lây
truyền qua đường máu, tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con lúc
mang thai hoặc khi sinh con
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận thức được cách phòng chống bệnh HIV/AIDS, biết
cách bảo vệ bản thân để tránh bị lây nhiễm HIV/AIDS.
- GV nêu tình huống để HS thảo luận và phân công đóng vai.(3 phút)
+ Tình huống 1: Cuối tuần này là đến phiên lớp Páo lao động. Cô giáo phân
công cho tùng tổ lao động ở từng khu vực riêng. Tổ của Páo được phân công làm cỏ
và nhặt sạch rác ở bồn hoa của trường. Đang cùng nhóm bạn nhặt cỏ bỗng Mị phát
hiện thấy trong bồn hoa nơi Mị đang nhặt rác có một cái bơm kim tiêm. Mị cầm
bơm kim tiêm lên và nói:
252
- Các cậu xem tớ nhặt được cái gì này!
- Vứt ngay nó đi! Không đ ư ợc cầm vào nó! Páo nói lớn.
- Sợ gì chứ. Tớ có cầm nó và chọc bơm kim têm vào người đâu mà sợ.
Theo em, hành động của Mị có thể gây ra hậu quả gì? Đóng vai các nhân vật
thể hiện lại tình huống trên. Đưa ra cách giải quyết hay nhất để giúp Mị nhận thức
được tầm nguy hiểm mà hành động của mình mang đến.
+ Tình huống 2: Gần nhà Lìu gần đây xuất hiện một đám thanh niên lạ mặt.
Có người đã từng nhìn thấy đám thanh niên này tiêm chích ma tuý. Thật vậy, một
hôm trên đường đi học về, Lìu, Mị, Kí gặp đám thanh niên đang chích ma tuý ngay
trong đám bụi rậm trên đường. Lo lắng không biết làm cách nào để về được nhà, Kí
bạo gan nói:
- Sợ gì, mình cứ đi qua thôi, chắc mấy người này không làm gì mình đâu.
Theo em, vấn đề xảy ra trong tình huống đó là gì? Nếu hành động theo lời của
Kí có được hay không? Vì sao? Đóng vai các nhân vật thể hiện lại tình huống trên
và chọn cách giải quyết tình huống hay nhất.
-GV tổ chức cho HS đóng vai.
- GV và HS nhận xét và chọn ra đội có cách xử lí hay nhất, nêu quan điểm rõ
ràng, mạch lạc nhất
2.4. Hành động: Em là tuyên truyền viên
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện tuyên truyền, vận động mọi người về cách
phòng bệnh HIV/AIDS.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho từng em.
- Thời gian thực hiện: 1 tuần.
- Thời gian nộp phiếu: vào tiết học môn Khoa học vào tuần sau.
253
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:
Tổ: ; Lớp..
Thời gian thực hiện: 1 tuần
Em hãy tuyên truyền mọi người cách phòng tránh HIV/AIDS, và ghi lại vào
phiếu sau:
Đối tượng tuyên truyền Nội dung tuyên truyền Thời điểm tuyên truyền
..
.
Người thực hiện
Bài 17: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I.Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Sau bài học, HS có thể:
+ Nhận thức được đầy đủ và toàn diện những con đường lây bệnh HIV/AIDS.
+ Hình thành cho mình thái độ cư xử đúng đắn đối với những người nhiễm
HIV/AIDS.
+ Tuyên truyền, cổ động bằng những hành động thiết thực để giúp người
nhiễm HIV/AIDS hoà nhập với cộng đồng.
2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số
HS có khả năng:
+ Đối xử thân thiện hoà nhã đối với người nhiễm HIV/AIDS. Tránh kì thị,
phân biệt đối xử.
+ Ra quyết định lựa chọn cách ứng xử phù hợp khi giao tiếp với người nhiễm
HIV/AIDS.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Con rối vải, bìa; hoặc tranh ảnh.
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu rèn luyện.
254
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm.
- Quan sát.
- Đóng vai.
- Rèn luyện.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: HIV, AIDS là gì? Những con đường lây truyền HIV/AIDS?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về HIV/AIDS, nhận
thức được những con đường lây truyền của căn bệnh này. Trong bài học ngày hôm
nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi để có những thái độ tích cực đối với những
người bị nhiễm HIV/AIDS.
2.1. Hoạt động 1: Nêu tình huống và thảo luận nhóm (7 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết được các con đường lây truyền HIV/AIDS và bước
đầu có sự đồng cảm với hoàn cảnh của những người không may mắn bị nhiễm
HIV/AIDS.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống (có thể kết hợp để mô tả qua tranh hoặc biểu diễn rối vải
hoặc rối bìa):
Bố của Hà bị HIV/AIDS, không những thế bố Hà còn buôn thuốc phiện bị bắt
đi tù. Nhà Hà bây giờ chỉ còn Hà cùng với bà nội. Nhà Hà lại nghèo nữa, trong xóm
chẳng đứa trẻ nào chơi với Hà. Một hôm, trên đường đi chợ mua rau về cho bà nấu
canh, Hà gặp mấy bạn cùng xóm, thấy Hà đi qua, lũ trẻ cùng nhau hô lớn:
- Con gái của thằng nghiện! Con gái của thằng buôn thuốc phiện chúng mày
ơi! Nó cũng bị HIV đấy!Tránh xa nó ra, đuổi nó đi!!!!
Vừa nói, lũ trẻ vừa lấy đá bên đường ném vào người Hà. Hà vừa sợ, vừa lo.
Hà khóc lớn và chạy thật nhanh về nhà.
Về đến nhà Hà ôm bà thật chặt, khóc lớn. Bà Hà không hiểu vì lí do gì mà
255
cháu gái khóc, hỏi mãi Hà mới chịu nói. Bà an ủi Hà. Thương đứa cháu gái bé
bỏng, bà ôm Hà vào lòng, nước mắt tuôn rơi.
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 người.
- GV gọi 3-4 nhóm báo cáo.
- GV hỏi thêm:
+ Nếu là em, gặp Hà trong hoàn cảnh đó, em sẽ làm gì?
* Kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm
HIV đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm của
gia đình, bạn bè, làng xóm
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và thảo luận nhóm (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ cảm thông, cách cư xử phù hợp với người
nhiễm HIV/AIDS.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4 người.
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nhóm:
Lớp:
Dưới đây là những tình huống gặp những người bị nhiễm HIV, em hãy đánh dấu
tích vào cột thái độ cư xử mà em chọn khi bản thân mình gặp phải tình huống đó
Thái độ cư xử
Tình huống
Kiên quyết
không đồng
ý
Không
đồng ý
Đồng ý nhưng
với thái độ khó
chịu, bị ép buộc
Vui vẻ
nhận lời
An (bị nhiễm HIV từ mẹ)
muốn chơi đánh bi cùng em.
Nam (có bố bị nhiễm HIV)
cho em một que kem.
Cùng nhóm bạn đẩy La (bị
nhiễm HIV từ mẹ) ngã.
- GV gọi một số nhóm trình bày và giải thích rõ về sự lựa chọn của nhóm mình.
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta không nên xa lánh, phân biệt, đối xử với
256
những người bị nhiễm HIV. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành
mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh ra quyết định thực hiện những điều có ích, đúng đắn, cư
xử đúng mực đối với những người bị nhiễm HIV để họ tự tin sống hoà đồng với xã
hội.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 người.
- GV nêu tình huống để HS thảo luận và phân công đóng vai.(3 phút)
+ Tình huống: Bố Chu bị nhiễm HIV, do không cẩn thận đã lây bệnh cho mẹ
Chu. Mẹ Chu biết điều này khi mà bố Chu đã qua đời. Từ lúc bố Chu mất đi, hai mẹ
con Chu bị mọi người xa lánh. Một hôm, đang ngồi học trong lớp Chu bị Lam, Nụ,
Sến dùng bút viết chữ “HIV” lên trên áo.
Theo em, vấn đề xảy ra trong tình huống này là gì? Nếu em học cùng lớp với
Chu, nhìn thấy hành động của các bạn trong tình huống trên em sẽ làm gì? Tại sao?
Hãy đóng vai các nhân vật thể hiện lại tình huống trên.
-GV tổ chức cho HS đóng vai.
- GV và HS nhận xét và chọn ra đội có cách xử lí hay nhất, nêu quan điểm rõ
ràng, mạch lạc nhất.
2.4. Hoạt động 4: Rèn luyện
* Mục tiêu: Học sinh chủ động nói với người thân về căn bệnh HIV/AIDS và
cách cư xử đúng mực với người nhiễm HIV/AIDS.
- GV phát phiếu rèn luyện cho HS, và hướng dẫn HS cách thực hiện rồi ghi
vào phiếu.
- Thời gian thực hiện: 1 tuần.
- Thời gian nộp phiếu: vào tiết học môn Khoa học vào tuần sau.
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:
Tổ: ; Lớp..
257
Thời gian thực hiện: 1 tuần
Em hãy nói với người thân trong gia đình về căn bệnh HIV/AIDS và thái độ,
cách cư xử với người nhiễm HIV/AIDS rồi ghi lại vào bảng sau:
Đối tượng nói Thời gian nói Nội dung nói
Bài 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Sau bài học, HS có thể:
+ Nhận thức được một số tình huống có thể dẫn tới nguy cơ bị xâm hại
+ Trang bị cho bản thân những kinh nghiệm quý báu để phòng tránh
những nguy cơ bị xâm hại
2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số
HS có khả năng:
+ Trò chuyện với người thân khi thấy xung quanh chúng ta có những người
không tốt, có khả năng làm hại chúng ta.
+ Kịp thời thông báo với người lớn hoặc cơ quan có thẩm quyền khi bản thân
bị xâm hại hay gặp tình huống thấy người khác bị xâm hại
+ Nhận thức được những tình huống nào mà bản thân chúng ta có thể bị xâm hại
+ Có những giải pháp nhanh chóng, kịp thời xử lí những tình huống khi bản
thân có nguy cơ bị xâm hại.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Con rối bằng vải hoặc bìa.
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Phiếu rèn luyện.
258
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai.
- Rèn luyện.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu một số HS trình bày lại những nội dung đã nói với người thân
liên quan đến căn bệnh HIV/AIDS và cách cư xử với người nhiễm HIV/AIDS theo
phiếu rèn luyện đã thực hiện.
2. Dạy bài mới
- Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống của chúng ta có vô số những nguy
hiểm đang rình rập ta ở bất cứ nơi đâu. Việc trang bị cho bản thân những kinh
nghiệm để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại là vô cùng cần thiết. Bài học hôm nay
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 18: Phòng tránh bị xâm hại
2.1. Hoạt động 1: Nghiên cứu tình huống (8 phút)
* Mục tiêu: Biết những nguy cơ bản thân có thể bị xâm hại
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống và kết hợp thể hiện rối bằng đầu ngón tay:
Hôm nay cô giáo có việc bận đột xuất nên cho cả lớp về sớm. Sinh và Ly đợi
mãi ở cổng trường mà vẫn chưa thấy mẹ đến đón. Bỗng từ đâu, có một cô đi xe máy
đến và nói với Sinh:
- Mẹ cháu bận việc cho nên không đến đón được. Mẹ nhờ cô đến đón cháu.
Cháu lên xe cô lai về!
- Thế hả cô! May quá! Cháu đợi mãi mà không thấy mẹ cháu đến đón.
Vừa nói Sinh vừa trèo lên xe. Thấy vậy, Ly vội kéo bạn xuống.
- Không được lên! Cậu có biết cô đấy có đúng là bạn của mẹ cậu hay không.
Chúng ta cố đợi mẹ đi. Nếu không đợi được thì tớ với cậu cùng đi bộ về.
-GV hỏi: + Theo em, tại sao Sinh không nên lên xe của người đàn bà lạ mắt
259
đó? Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: + Những tình huống nào có thể dẫn
đến nguy cơ bị xâm hại?
* Kết luận: Trong xã hội luôn rình rập những nguy cơ có thể bị xâm hại.
Chúng ta cần đề phòng khi tiếp xúc với người lạ mặt, tránh đi một mình nơi tối tăm,
vắng vẻ, tránh để người lạ mặt vào nhà khi không có người lớn ở nhà.
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (7 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận thức đầy đủ trong những tình huống nào bản thân
có thể bị xâm hại
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm 4 người, các nhóm thảo luận theo các câu hỏi (3
phút):
1. Khi gặp người lạ mặt hỏi bố mẹ trong khi bố mẹ không có ở nhà thì bạn sẽ làm gì?
2. Nếu gặp một người lạ cho tiền bạn sẽ làm gì?
3. Bạn trò chuyện với ai khi bạn là người bị xâm hại?
- GV gọi 3- 4 học sinh đứng lên trả lời.
- GV gọi HS nhận xét.
* Kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn
sàng giúp đỡ chúng ta trong lúc khó khăn.Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm
kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo l ắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu.
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh có khả năng chủ động nêu quan điểm, thực hiện hành
động cần thiết để bản thân tránh vi bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
- GV nêu tình huống và cho các nhóm thảo luận (5 phút).
+ Tình huống: Tối hôm nay, bố cho hai chị em Lí sang nhà bạn chơi từ sớm.
Hai chị em vui lắm vì lâu lắm rồi mới có cơ hội được đi chơi như thế này. Hai chị
em sang nhà An chơi cờ cá ngựa. Vì mải chơi nên hai chị em quên không để ý lúc
này đã là 11h đêm. Chợt nhớ là đến giờ phải về nhà thì đã quá muộn. Lí lo lắng
260
không biết làm cách nào để về nhà bây giờ. Vì trời bây giờ đã muộn mà đường từ
nhà An về nhà Lí phải đi qua một đoạn đường rất vắng.
- Theo em, vấn đề xảy ra trong tình huống này là gì ?
- Lí nên làm gì trong tình huống này?
- Nếu là các em, các em sẽ làm gì để có thể trở về nhà an toàn? Tại sao?
- Em và các bạn hãy đóng vai thể hiện lại cách giải quyết của nhóm em.
- GV gọi 3- 4 nhóm trình bày đóng vai.
- GV gọi học sinh nhận xét và khen nhóm đã có cách xử lí và có lời khuyên hay nhất.
2.4. Hoạt động 4: Rèn luyện (5 phút)
* Mục tiêu: học sinh thực hiện phiếu rèn luyện thực hiện việc làm để phòng
tránh bị xâm hại
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu rèn luyện cho học sinh và hướng dẫn cách ghi việc thực
hiện trong 1 tuần:
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:........................................................................; Tổ:
Em hãy nêu những cách giải quyết của bản thân khi gặp những tình huống có
nguy cơ bị xâm hại:
Tình huống có nguy cơ bị xâm hại Cách giải quyết của bản thân
Gặp người lạ mặt xin nhờ đi cùng xe Không cho người đó đi cùng và từ chối
người đó một cách khéo léo.
Nhận xét của gia đình
Bài 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Sau bài học, HS có thể:
+ Biết được nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông.
+ Nâng cao hiểu biết của bản thân về luật giao thông đường bộ.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông đường bộ
261
2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số
HS có khả năng:
+ Tự nhận thức, đánh giá hành vi của bản thân khi tham gia giao thông.
+ Trò chuyện, tuyên truyền mọi người hiểu và thực hiện tốt luật giao thông
đường bộ khi tham gia giao thông.
+ Thực hiện tuân thủ nghiêm chỉnh các tín hiệu, biển báo giao thông đường bộ,
không thực hiện những tình huống gây nguy hiểm khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Con rối hoặc tranh ảnh.
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu rèn luyện.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Rèn luyện.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Em hãy nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại?
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Trên đường chúng ta tham gia giao thông có rất nhiều tình
huống nguy hiểm mà chúng ta vô tình gặp phải. Làm cách nào để giúp chúng ta
phòng tránh không gặp tai nạn khi tham gia giao thông? Ngày hôm nay chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
2.1. Hoạt động 1: Nêu tình huống và thảo luận nhóm (7 phút)
* Mục tiêu: - Học sinh nhận thức được những nguyên nhân gây tai nạn giao
thông đường bộ
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống (có thể kết hợp để mô tả qua tranh hoặc biểu diễn rối vải
hoặc rối bìa):
262
Tùngtùngtùng
Tiếng trống trường vừa dứt, Sinh, Kí, Chải và Páo rủ nhau cùng về nhà.
Đường về nhà các bạn phải đi qua một con đường quốc lộ. Đang đi qua đường,
bỗng từ xa xuất hiện một chiếc xe tải lớn, Kí không để ý nên cứ thế chạy qua. Nhận
thấy chiếc xe tải đến gần, Páo vội la lớn:
- Chạy nhanh qua đi Kí ơi! Có xe tải đấy!
Kí ngoái đầu lại thấy chiếc xe tải đã đến gần lắm rồi. Chân Kí run bắn nhưng
vần kịp chạy thật nhanh qua đường. May mà Kí không bị sao. Thật là một bài học đáng
nhớ!
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 người.
- GV gọi 3-4 nhóm báo cáo.
- GV hỏi thêm:
+ Khi đi qua đường em cần chú ý những điều gì?
* Kết luận: Tai nạn giao thông đường bộ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên
nhân gây tai nạn chủ yếu là do con người thiếu ý thức khi tham gia giao thông như:
vượt đen đỏ, chở hàng hoá cồng kềnh, dàn hàng ba, hàng bốn khi đi trên đường,
lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông.
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và thảo luận nhóm (10 phút)
* Mục tiêu: Tự đánh giá bản thân mình đã chấp hành nghiêm chỉnh luật an
toàn giao thông hay chưa
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 4 người.
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nhóm:
Lớp:
Em hãy liệt kê việc mà bạn vi phạm luật an toàn giao thông gây nên những
tai nạn giao thông không đáng có
263
Những việc làm vi phạm luật an toàn
giao thông
Những tại nạn giao thông do những
hành vi vi pham luật an toàn giao
thông gây ra
- GV gọi một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét và kết luận: Tai nạn giao thông thường gây những hậu quả
nghiêm trọng về người và của. Vì thế mà bản thân khi tham gia giao thông phải hết
sức tỉnh táo và lưu ý khi điều khiển các phương tiện khi tham gia giao thông.
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai (15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh ra quyết định thực hiện nghiêm chỉnh việc chấp hành
luật khi tham gia giao thông cũng như điều khiển các phương tiện giao thông trên
đường bộ.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 người.
- GV nêu tình huống để HS thảo luận và phân công đóng vai.(3 phút)
+ Tình huống 1: Chiều nay, Chải, Lí, Páo rủ nhau đi đá bóng. Nhưng tìm mãi
mà không thấy có sân nào trống cả. Thấy đoạn đường gần khu nhà văn hoá còn
trống 3 bạn quyết định đá bóng dưới lòng đường này. Kí truyền bóng cho Chải,
nhưng do chân Chải đá với đà quá mạnh nên đã đá trúng vào một bác đang đi xe
máy gần đó.
Theo em tình huống xảy ra ở đây là gì? Nếu là Chải, Lí và Páo em sẽ làm gì?
Qua tình huống này các bạn để rút ra cho mình được bài học gì? Hãy đóng vai các
nhân vật và giải quyết tình huống trên.
+ Tình huống 2: Hôm nay, mẹ bảo hai anh em Páo đi xe máy sang nhà bác
Nam lấy cho mẹ bao gạo mà bác xay hộ mẹ. Sang đến nhà bác Nam bác đưa cho
hai anh em 3 bao gạo mà mẹ Páo nhờ bác xay hộ. Bác lại nhờ 2 anh em mang hộ
bác 3 bao gạo nữa cho nhà bác Bắc cùng xóm cũng nhờ bác xay hộ gạo. Mỗi bao
gạo nặng 10 kg. Hai anh em Páo lưỡng lự không biết sẽ làm như thế nào?
Hãy đóng vai anh em Páo trong tình huống trên và giúp anh em Páo giải quyết
264
tình huống trên.
-GV tổ chức cho HS đóng vai.
- GV và HS nhận xét và chọn ra đội có cách xử lí hay nhất, nêu quan điểm rõ
ràng, mạch lạc nhất.
2.4. Hoạt động 4: Rèn luyện
* Mục tiêu: Học sinh có ý thức thực hiện luật giao thông đường bộ khi tham
gia giao thông.
- GV phát phiếu rèn luyện cho HS, và hướng dẫn HS cách thực hiện rồi ghi
vào phiếu.
- Thời gian thực hiện: 1 tuần.
- Thời gian nộp phiếu: vào tiết học môn Khoa học vào tuần sau.
PHIẾU RÈN LUYỆN
Họ tên:
Tổ: ; Lớp..
Thời gian thực hiện: 1 tuần
Em hãy ghi lại những hoạt động tham gia giao thông của bạn trong tuần. Bạn
đã có những hành vi vi phạm hay không vi phạm luật giao thông?
Thứ Hoạt động tham gia giao
thông của bạn
Vi pham luật an toàn
giao thông đường bộ
Không vi phạm luật
giao thông đường
bộ
Hai Chờ đèn xanh khi qua
đường
Ba
Tư
Năm
Sáu
Bảy
CN
265
PHỤ LỤC 6
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM