Luận án Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LƢU THỊ THU HẰNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON Chuyên ngành : Giáo dục Mầm non Mã số : 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Lƣu Thị

pdf213 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Luận án “Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non” đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Phƣơng, TS Hoàng Thị Oanh - những ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, khích lệ, định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trƣờng mầm non: Bắc Hà, Cẩm Bình - Thành phố Hà Tĩnh Xin cảm ơn những ngƣời thân trong Gia đình của tôi đã luôn động viên, bên cạnh, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Lƣu Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 5 8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án .............................................................................. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................. 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về “Hợp tác” ................................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng hợp tác ....................................................... 10 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mầm non ................... 12 1.2. Lí luận về kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi .................................... 16 1.2.1 Khái niệm kĩ năng hợp tác ............................................................... 16 1.2.2. Cấu trúc của kĩ năng hợp tác ......................................................... 21 1.2.3. Sự hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mầm non ............................ 23 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí và biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi .... 29 iv 1.3. Lí luận về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ..................... 33 1.3.1. Khái niệm “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi” ................ 33 1.3.2. Quá trình giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ...................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 46 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON .................... 48 2.1. Vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi trong chƣơng trình GDMN.. 48 2.1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ....................... 48 2.1.2. Nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi 48 2.1.3. Đánh giá KNHT của trẻ 4-5 tuổi .................................................... 50 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non .................................................................................................. 50 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................... 50 2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ....................................................... 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 74 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................................ 76 3.1. Nguyên tắc xác định biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non ....................................................................................... 76 3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ mầm non ...... 76 3.1.2. Khai thác ưu thế của các hoạt động ở trường mầm non để kích thích nhu cầu hợp tác và rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ .................... 76 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNHT và đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi ........................................................................................ 77 3.2. Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non . 78 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục kích thích nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ...................................... 78 v 3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi................................................ 91 3.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ sử dụng kinh nghiệm hợp tác vào các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. ........................................ 109 3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................. 115 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 117 CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................. 118 4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ............................................ 118 4.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................. 118 4.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 118 4.1.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm ............................. 119 4.1.4. Tiến trình thực nghiệm .................................................................. 119 4.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ................................ 120 4.2. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 121 4.2.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi trước thực nghiệm .................. 121 4.2.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thực nghiệm ......................................................................... 128 4.2.3. So sánh kĩ năng hợp tác của trẻ lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm theo khu vực và giới tính ................................................ 140 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................... 147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt KN: Nghĩa của từ viết tắt Kĩ năng KNHT: Kĩ năng hợp tác KNXH: Kĩ năng xã hội GDMN: Giáo dục mầm non GVMN: Giáo viên mầm non BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐC: Đối chứng TN: Thực nghiệm vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin về GVMN đƣợc khảo sát .................................................... 54 Bảng 2.2. Quan niệm của giáo viên về KNHT .................................................... 55 Bảng 2.3. Ý kiến của giáo viên về các kỹ năng thành phần của KNHT .............. 56 Bảng 2.4. Ý kiến của giáo viên về mục đích của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ......................................................................................................... 57 Bảng 2.5. Biểu hiện KNHT của trẻ 4-5 tuổi ........................................................ 58 Bảng 2.6. Ý kiến của giáo viên về nội dung giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi .... 59 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát giáo viên về các yếu tố tác động đến giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi ....................................................................................... 60 Bảng 2.8. Các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục KNHT chotrẻ 4-5 tuổi 61 Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi .................................. 63 Bảng 2.10. Những khó khăn trong quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non .................................................................................... 65 Bảng 2.11. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non (theo tiêu chí) ...... 66 Bảng 2.12. KNHT của trẻ 4-5 tuổi theo khu vực ................................................. 70 Bảng 4.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và TN trƣớc thực nghiệm (theo tiêu chí) . 121 Bảng 4.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo mức độ) ......................................................................... 122 Bảng 4.3. Kĩ năng hợp tác của trẻ trai và gái nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm ................................................................................. 123 Bảng 4.4. Hệ số tƣơng quan giữa các kĩ năng thành phần của KNHT .............. 124 Bảng 4.5. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo tiêu chí) ... 128 Bảng 4.6. KNHT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo mức độ) ... 130 Bảng 4.7. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN, trƣớc và sau thực nghiệm . 132 Bảng 4.8. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm ................................................................................................. 133 Bảng 4.9. KNHT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở lớp TN (theo khu vực) ............... 140 Bảng 4.10. Phân tích chung kết quả KNHT của trẻ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm .................................................................................................. 141 Bảng 4.11. So sánh kĩ năng hợp tác giữa trẻ gái và trẻ trai lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm .............................................................................. 144 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. KNHT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non (theo từng tiêu chí) ................................................................................................... 66 Biểu đồ 2.2. KNHT của trẻ 4-5 tuổi theo khu vực ............................................... 70 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non ............................................................................ 116 Biểu đồ 4.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo tiêu chí) ........................................................... 121 Biểu đồ 4.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo mức độ) ................................................................... 123 Biểu đồ 4.3: Kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sau thực nghiệm theo tiêu chí 128 Biểu đồ 4.4. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thực nghiệm (theo mức độ) ................................................................... 131 Biểu đồ 4.5. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN trƣớc và sau thực nghiệm .. 132 Biểu đồ 4.6. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm ........................................................................................... 134 Biểu đồ 4.7. Chênh lệch về KNHT giữa trẻ nam và nữ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm ............................................................................ 145 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Giáo dục của thế kỉ XXI đã đƣợc UNESCO hƣớng đến mục tiêu: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”[86]. Con ngƣời cần biết cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách hòa bình, biết tôn trọng sự khác biệt, các giá trị tinh thần của ngƣời khác, dân tộc khác; và có thể cùng chung sống, không bị lạc hậu trong một thế giới biến đổi, phát triển không ngừng. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là giúp ngƣời học nhận thức về sự đa dạng và sự tƣơng đồng, phụ thuộc lẫn nhau của con ngƣời. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức, phẩm chất đạo đức thì cần quan tâm đến giáo dục ý thức cùng nhau giải quyết những vấn đề chung, có KNHT để tạo ra những giá trị đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Tại hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của BCH Trung ƣơng Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [2, tr.2] đã đề ra một trong những mục tiêu là: chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và hợp tác. Hợp tác là sự phát triển văn hóa, là cách thức tạo dựng sự bền vững của mỗi một đất nƣớc, thúc đẩy sự phát triển của chính mỗi con ngƣời. Hợp tác để làm việc và chung sống là một truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã lƣu giữ bao đời nay, một trong những giá trị sống cần thiết trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập. Các hoạt động phối hợp tích cực có ý nghĩa đến sự phát triển nhận thức, tình cảm, KNXH; giúp chúng ta đƣợc trải nghiệm và biết cách ứng phó với các vấn đề nảy sinh. Bản chất của cá nhân sẽ đƣợc thể hiện trong quá trình hợp tác - điều kiện cần thiết để hoàn thiện bất kỳ một hình thái xã hội nào cũng nhƣ hoàn thiện đời sống của mỗi con ngƣời (Andreeva, 2000, Cagan, 1974, Colominxki, 1969) [91], [94], [95]. 2 1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non ngoài việc hƣớng đến giáo dục toàn diện các lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng còn chú trọng đến những KNXH phù hợp với lứa tuổi. Nội dung, phƣơng pháp đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình cũng đã chỉ ra: cần đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực và kinh nghiệm của trẻ; đổi mới tổ chức môi trƣờng nhằm kích thích, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo... Giáo dục mầm non trong xã hội hiện đại quan tâm đứa trẻ trải nghiệm những gì, giải quyết vấn đề cuộc sống nhƣ thế nào? Muốn thế, ngoài những kiến thức đƣợc cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự chủ động, độc lập, đặc biệt là khả năng phối hợp, liên kết với ngƣời khác để tăng hiệu quả hoạt động. Hình thành và phát triển KNHT sẽ giúp trẻ dần tự tin hơn, biết giao tiếp, phối hợp với mọi ngƣời tốt hơn. Trẻ sẽ nhận ra những giá trị của “Hợp tác”; sự nỗ lực, trách nhiệm cùng nhau, sự ràng buộc về tính kỉ luật hay những cảm xúc khi hƣởng thụ kết quả... sẽ khiến hoạt động hợp tác luôn là những trải nghiệm hấp dẫn và bổ ích với trẻ. Vì thế, học/chơi theo nhóm luôn là hình thức quan trọng cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở trƣờng mầm non. 1.3. Thực tiễn cho thấy, các trƣờng mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục KNXH nói chung, KNHT nói riêng. Giáo viên đã tăng cƣờng tổ chức các hoạt động dƣới hình thức nhóm thay vì chỉ hoạt động chung cả lớp nhƣ trƣớc đây và tìm kiếm các nhiệm vụ để giao cho trẻ thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động nhóm còn thấp, nhất là trẻ 4-5 tuổi vì trẻ chƣa nắm đƣợc cách phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chƣa biết tự giải quyết xung đột nảy sinh trong nhóm... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhƣng chủ yếu là do giáo viên còn lúng túng trong cách thức hƣớng dẫn, tổ chức giáo dục KNHT, chƣa tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm luyện tập KNHT với các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động hấp dẫn, đa dạng ở trƣờng mầm non. 1.4. Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tƣơng đối phức tạp nên nó cần một quá trình giáo dục, luyện tập thƣờng xuyên và cần thiết tạo dựng cho 3 trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù nhu cầu tƣơng tác vốn xuất hiện sớm, nhƣng đến 4 tuổi, ở trẻ mới có nhiều dấu hiện cơ bản, cần thiết để giáo dục KNHT. Đó là: Sự trƣởng thành nhanh chóng của não bộ, hệ thần kinh, hệ thống thứ bậc hành vi phát triển...Nhờ đó, trẻ có thể lập kế hoạch cho một chuỗi hành động; trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn so với giai đoạn trƣớc. Đặc biệt, nhu cầu chơi với nhóm bạn trở thành cấp thiết và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”....Chính vì vậy, chƣơng trình giáo dục mẫu giáo đã đặt ra mục tiêu giáo dục KNHT trong lĩnh vực tình cảm, KNXH: “Trẻ có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ” [5]. Với trẻ 3 tuổi, KNHT đƣợc nhắc đến ở mức độ là “Trẻ thích chơi cùng bạn...có biểu hiện quan tâm ngƣời thân” [5]. Đến 4 tuổi, KNHT đƣợc đề cập rõ nét: “Hợp tác và chơi thân thiện với bạn, thể hiện sự quan tâm ngƣời khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động...”[5]. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài :“Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”đƣợc lựa chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua các hoạt động ở trƣờng mầm non, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động cùng nhau một cách có hiệu quả và dễ thích ứng với cuộc sống xã hội. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ở trƣờng mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Trẻ 4-5 tuổi có nhu cầu và khả năng tham gia các hoạt độngcùng nhau với bạn ở trƣờng mầm non, nhƣng trong thực tế việc giáo dục KNHT cho trẻ còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả các hoạt động của trẻ chƣa cao. 4 Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hƣớng tạo môi trƣờng kích thích nhu cầu hợp tác, khai thác các hoạt động đa dạng ở trƣờng mầm non để giúp trẻ rèn luyện, tích cực sử dụng KNHT vào các hoạt động thì KNHT của trẻ sẽ tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã xây dựng. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi với bạn bè thông qua hoạt động chơi, lao động ở trƣờng mầm non. 6.2. Khách thể nghiên cứu - Giáo dục mầm non: 250 GVMN tại 15 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và 2 huyện lân cận Thành Phố Hà Tĩnh. - Trẻ mầm non: 120 trẻ 4-5 tuổi tại hai Trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. 6.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu thực nghiệm - Địa điểm: Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở nội, ngoại thành phố Hà Tĩnh tại hai trƣờng mầm non (Trƣờng mầm non Bắc Hà; Trƣờng mầm non Cẩm Bình). - Thời gian: thực nghiệm từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017. 5 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Khả năng phối hợp với bạn bè và ngƣời khác của trẻ chỉ có thể bộc lộ và phát triển thông qua các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Vì thế, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, có tính khám phá, đòi hỏi sự phối hợp giữa trẻ với nhau, qua đó sẽ rèn luyện KNHT, tạo điều kiện cho trẻ có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 7.1.2. Tiếp cận hệ thống: Giáo dục KNHT là một quá trình giáo dục toàn vẹn, có hệ thống đƣợc bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức, chuẩn bị các phƣơng tiện phù hợp và đánh giá khách quan. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến các tác động giáo dục KNHT thông qua các hoạt động, phải đảm bảo trình tự từ dễ đến khó giúp trẻ đƣợc tiếp cận và lĩnh hội các cách thức hợp tác phù hợp với lứa tuổi và có thể sử dụng trong các hoạt động cùng nhau hàng ngày. 7.1.3. Tiếp cận phát triển Xem xét sự tƣơng tác của trẻ với bạn và mọi ngƣời xung quanh là một quá trình phát triển theo các giai đoạn lứa tuổi. Đến 4 tuổi, ở trẻ đã bộc lộ rõ nét những dấu hiệu đầu tiên của sự hợp tác với bạn trong những hoạt động cùng nhau nhƣ hoạt động chơi, lao động. Bên cạnh đó, các tình huống cần sự tƣơng tác trong cuộc sống ngày một đa đạng đòi hỏi trẻ phải có kĩ năngVì thế, nhà giáo dục cần khai thác và tận dụng tối đa môi trƣờng và các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia cùng nhau, rèn luyện các cách thức phối hợp linh hoạt trong các tình huống nhằm giúp trẻ đạt đƣợc mức độ phát triển cao hơn so với giai đoạn trƣớc về KNHT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: tổng quan tƣ liệu lịch sử bao gồm các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, các công trình nghiên cứu khoa học 6 trong và ngoài nƣớc về trẻ mẫu giáo; hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết giáo dục hợp tác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.1.2. Phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở một số trƣờng mầm non thành phố Hà Tĩnh, đánh giá các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi mà giáo viên đã sử dụng nhằm phát triển kĩ năng này. - Quan sát việc tổ chức hoạt động hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi của giáo viên ở trƣờng mầm non để làm rõ sự phù hợp về nội dung, phƣơng pháp, hình thức và các phƣơng tiện giáo dục KNHT cho trẻ. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp nhằm tìm hiểu nhận thức, phƣơng pháp của giáo viên về việc giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi; sử dụng các bài tập đánh giá mức độ giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 7.2.2.3. Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu - Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu thêm về thực trạng, việc sử dụng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. - Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để tìm hiểu mức độ nhận thức, nhu cầu hợp tác của trẻ; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trẻ hoạt động cùng nhau. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi đã xây dựng nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học qua kĩ thuật chọn mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng tƣơng đƣơng, so sánh chéo và so sánh đầu vào, đầu ra của mẫu thực nghiệm. 7 7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ 7.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu Xử lí số liệu định lƣợng, định tính về kết quả nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm, làm căn cứ nhận định giả thuyết khoa học, tính đúng đắn của kết quả nghiên cứu. 7.2.3.2. Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá, các bài tập khảo sát; tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở mầm non. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ 4-5 tuổi đã bộc lộ các yếu tố cơ bản của sự hợp tác nhƣ: hiểu đƣợc mục tiêu chung, biết trao đổi, phân công công việc, cố gắng phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung 8.2. Các hoạt động có sự tƣơng tác giữa các trẻ với nhau nhƣ chơi, lao động là những hình thức có ƣu thế để giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Thông qua sự tham gia tích cực vào những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp, tác động qua lại lẫn nhau thì KNHT của trẻ mới đƣợc hình thành và phát triển. 8.3. Quá trình hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi cùng nhau với bạn đến lĩnh hội các cách thức tƣơng tác với nhau và sau đó là sự phát triển khả năng tự ý thức giúp trẻ dần dần có thể tự điều chỉnh hành động, kiểm soát cảm xúc để thỏa mãn khao khát đƣợc hợp tác với bạn nhiều hơn. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa và làm phong phú hơn về mặt lí luận các vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 9.2. Phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non hiện nay làm cơ sở định hƣớng quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi tại các trƣờng mầm non. 9.3. Cung cấp tài liệu về biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Đặc biệt, trong đó đã xây dựng đƣợc hệ thống các hoạt động 8 rèn luyện KNHT cho trẻ, giúp giáo viên mầm non, các nhà quản lý GDMN có thể sử dụng và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non Chương 2: Cơ sở thực tiễn giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non Chương 3: Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Chương 4: Thực nghiệm biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trƣờng mầm non 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Kĩ năng hợp tác là một trong những KNXH quan trọng, giúp con ngƣời giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ngày nay, con ngƣời cần đến sự linh hoạt, nhạy bén, khả năng thích ứng và năng lực ứng xử, giao tiếp, sự hợp tác với nhau để giải quyết các tình huống phức tạp, đa chiều phát sinh. Lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của sự hợp tác vì ngay từ thuở sơ khai, con ngƣời muốn tồn tại đã cần sự đoàn kết, phối hợp với nhau để vƣợt qua những khó khăn. Kĩ năng hợp tác không phải là một thuật ngữ mới mẻ mà nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục thế giới. Vì thế, vấn đề này đã đƣợc các nhà giáo dục - tâm lý học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. 1.1.1. Nghiên cứu về “Hợp tác” Năm 1867, hoạt động nhóm đã đƣợc nhà cải cách giáo dục Harris (1898) đề xƣớng [65]. Theo Kulik và công sự (1990) [70, tr.107], đây là những “gợi ý bƣớc đầu về khả năng học nhóm” và phải đến thế kỉ XX thì quan điểm hợp tác trong dạy học đƣợc thực hiện và thực hành làm mẫu. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, nhƣ: Slavin (1987) [83], John (1938) [54], Johnson & Johnson (1975) [61], Shamanskaja (2007) [108] Lê Xuân Hồng (1996) [18], Nguyễn Hữu Châu (2015) [12], Nguyễn Thanh Bình (2011) [8], Nguyễn Công Khanh (2013) [24] đã nghiên cứu về hợp tác và đều có nhận định: coi hợp tác là hoạt động phối hợp tích cực giữa các thành viên với nhau để cùng đạt đến mục tiêu chung của cả nhóm. Theo các tác giả thì hợp tác có vai trò quan trọng trong cuộc sống và lao động. Sự nỗ lực chung trong quá trình phối hợp với nhau giúp con ngƣời chiến thắng hoàn cảnh bên ngoài, tạo nên một sức lao động chiến đấu có hiệu quả để cùng tồn tại và phát triển. Sự phát triển KNHT thúc đẩy các quá trình 10 tâm lý, nhận thức, các phẩm chất đạo đức và các KNXH của ngƣời học. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ các thông tin; khả năng tƣ duy phê phán của con ngƣời cũng đƣợc nâng cao. Johnson và Jonhnson (1975) [61] cho rằng, sự hợp tác sẽ tăng cƣờng và duy trì hứng thú, tạo động cơ cho học sinh trong quá trình học tập, kích thích ngƣời học nói lên ý tƣởng, suy nghĩ của mình với ngƣời khác . Các nhà tƣ tƣởng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Trƣờng Tộ đều chung một quan điểm trong dạy học là “Học thầy không tày học bạn”, “Sách là đèn, bạn là gậy” [28, tr.73]. Trong những năm gần đây, hợp tác đã trở thành một phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên áp dụng với đối tƣợng là sinh viên, học sinh và một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng của ngƣời học là kĩ năng làm việc nhóm. Tác giả Thái Duy Tuyên (2013) [40], Đặng Thành Hƣng (2010) [20] đánh giá cao hình thức dạy và học hợp tác, cho rằng đó là một trong những tiêu chí giáo dục trong nhà trƣờng Việt Nam, nhằm tích cực hóa quá trình giáo dục, phù hợp với xu thế dạy học hiện đại, là quan hệ mang tính hợp tác và cạnh tranh tƣơng đối giữa ngƣời học với nhau. Nhƣ vậy, các tác giả, nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều đánh giá cao vai trò của sự hợp tác trong cuộc sống mà con ngƣời trong mọi thời đại không thể coi nhẹ điều này. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, các quốc gia chịu ảnh hƣởng, chi phối lẫn nhau thì các nhà nghiên cứu đã coi sự hợp tác là chìa khóa để khơi dậy tiềm năng trong họ, nhân đôi sức mạnh chiến thắng bản thân, đƣơng đầu với hoàn cảnh. 1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng hợp tác Các nghiên cứu chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giáo dục và tƣ tƣởng về dạy học hợp tác đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Những nhà triết học, nhƣ: Socrates [51], Roma...g nhóm: là cách làm việc cùng nhau ở mức độ đơn giản nhất, mỗi trẻ trong nhóm đảm nhận một nhiệm vụ riêng hay một phần việc trong nhiệm vụ chung của cả nhóm. Cách thức này tƣơng tự nhƣ các trẻ “làm cạnh nhau”, hoạt động trong cùng một không gian nhƣng không phụ thuộc vào nhau nhiều. Kết quả riêng của từng thành viên sẽ gộp vào kết quả chung nên mỗi cá nhân vẫn có ảnh hƣởng nhất định đến cả nhóm nếu một thành viên nào đó không làm tốt phần việc của mình. Trong quá trình diễn ra hoạt động các trẻ thƣờng không phối hợp với nhau, tất nhiên giữa chúng đôi khi vẫn có sự tƣơng 26 tác nhƣ nhắc nhở, mƣợn đồ dùng, quan sát và bắt chƣớc nhaunhƣng hầu nhƣ không tham gia vào phần việc của nhau. + Phối hợp luân phiên trong nhóm: Nếu nhƣ “Phối hợp từng cá nhân trong nhóm” là ở cấp độ 1 thì “Phối hợp luân phiên trong nhóm” là cách hợp tác ở cấp độ 2 vì đây là trẻ “làm cùng nhau” nên đòi hỏi các thành viên cần thảo luận, thƣơng lƣợng, thống nhất về mục tiêu, phân chia công việcĐặc trƣng của cách thức này là các cá nhân thực hiện phần việc mình theo trình tự, kết quả hành động của trẻ là này trở thành phƣơng tiện hoạt động của trẻ khác. Đây chính là hoạt động theo dây chuyền sản xuất. Vì thế, tốc độ và chất lƣợng làm việc của từng thành viên sẽ ảnh hƣởng rõ nét đến kết quả chung của nhóm. Làm quen với cách làm này trẻ sẽ nhận thức đƣợc mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau trong hành động của các thành viên. + Phối hợp trực diện trong nhóm: Cách này thể hiện mức độ hợp tác ở cấp độ cao hơn phối hợp cá nhân và luân phiên vì trẻ vừa đảm nhận nhiệm vụ cá nhân vừa tham gia hỗ trợ bạn hoặc các thành viên có thể chia ra những khâu nhỏ trong tiến trình giải quyết nhiệm vụ để cùng nhau làm. Ở cách hợp tác này, mức độ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm chặt chẽ hơn hai cách phối hợp cá nhân và luân phiên vì các thành viên cùng nhau phối hợp qua lại với nhau một cách đồng thời. Có thể nói, nếu trẻ lĩnh hội đƣợc các cách thức hợp tác cơ bản và dần dần vận dụng linh hoạt, sáng tạo tùy thuộc vào từng nhiệm vụ thì các hoạt động nhóm sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn với trẻ 4-5 tuổi. Các câu hỏi, câu trả lời, sự giải thích, các sản phẩm thực hành lôi cuốn sự chú ý của trẻ, làm trẻ quan tâm đến khả năng hiểu biết và hành vi của bạn nhiều hơn và mong muốn thu hút sự chú ý của bạn đến bản thân. Chất lƣợng công việc của bản thân và bạn là động cơ kích thích trẻ tƣơng tác với nhau. - Sự phát triển khả năng tự ý thức giúp trẻ thỏa mãn mong muốn được hợp tác với bạn nhiều hơn, lâu dài hơn trong các hoạt động cùng nhau. 27 Trong quá trình hoạt động cùng với bạn, trẻ vẫn rất háo hức muốn thu hút sự chú ý và sự đánh giá của bạn. Chúng thƣờng thể hiện điều này bằng các dấu hiệu biểu cảm trong ánh mắt, nét mặt, nụ cƣời và vì quá bận rộn với việc này mà không để ý đến các bạn xung quanh. Mong muốn thu hút sự chú ý của bạn đến mình và cảm nhận rõ mối quan hệ với bạn làm trẻ thƣờng có biểu hiện thiên vị khi đánh giá bản thân và bạn là chỉ thấy ƣu điểm của mình và nhƣợc điểm của bạn. Trẻ 4-5 tuổi thƣờng xuyên hỏi về thành tích của bạn thế nào và muốn dấu các khuyết điểm của mình, không muốn cho các bạn biết. Kiểu hành vi này của trẻ đôi khi có thể gọi là sự cạnh tranh hay xu hƣớng ganh đua với bạn, muốn thể hiện bản thân. Nhƣng gốc rễ vấn đề nằm ở mong muốn đƣợc nhìn nhận bản thân ở mức độ cao hơn và muốn tự hào về điều đó. Và đây chính là nhu cầu muốn bạn công nhận và đƣợc tôn trọng. Điều này, có tác động rõ rệt đến nhận thức, hành động và tình cảm của trẻ trong quá trình hoạt động cùng nhau: khi không đƣợc tham gia vào trò chơi chung, trẻ cảm thấy nặng nề vì bị ruồng bỏ, rồi nảy sinh sự ám ảnh vì bị cách ly. Từ đó, buộc trẻ phải tự điều chỉnh hành động, kiềm chế cảm xúc của mình nếu muốn tiếp tục tham gia vào trò chơi chung. Vấn đề này cũng đƣợc Deborah và Thompson (1998) [53] chỉ rõ khi nói về khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động cùng nhau: “Trẻ từ 4 đến 5 tuổi có khả năng làm việc tốt hơn thông qua việc kiểm soát cảm xúc của trẻ. Trẻ bắt đầu quan tâm những sắc thái, biểu hiện của ngƣời khác, muốn làm hài lòng bạn, biết chia sẻ, thay phiên nhau, hiểu và tuân thủ các quy tắc”. Các kinh nghiệm thu đƣợc trong quá trình hoạt động cùng nhau giúp trẻ tự ý thức đƣợc sự cần thiết phải học cách tƣơng tác với nhau, kiểm soát cảm xúc của bản thân để đƣợc thỏa mãn mong muốn hợp tác với bạn. Điều này kích thích trẻ hƣớng đến sự hợp tác ngày càng phức tạp hơn. Hoạt động hợp tác vẫn mang tính chất thực hành công việc và phát triển trong các hoạt động chơi cùng nhau. Tuy nhiên, trò chơi của trẻ đã thay đổi rõ rệt, nó mang màu sắc sáng tạo và đã đƣa ra các luật chơi. Các luật chơi sẽ điều khiển mối quan hệ giữa trẻ với nhau, 28 giúp chúng nhận ra đƣợc trách nhiệm của bản thân khi tham gia hoạt động chung và trở thành qui định chung mà mọi trẻ phải thực hiện. Tóm lại, quá trình hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi cùng nhau với bạn đến lĩnh hội các cách thức tƣơng tác với nhau và sau đó là sự phát triển khả năng tự ý thức giúp trẻ dần dần có thể tự điều chỉnh hành động, kiểm soát cảm xúc để thỏa mãn khao khát đƣợc hợp tác với bạn nhiều hơn. Để phát triển KNHT của trẻ 4-5 tuổi với bạn có hiệu quả, các nhà giáo dục cần quan tâm và lựa chọn các cách thức tác động phù hợp. - Trước hết, việc kích thích nhu cầu đƣợc chơi với bạn đòi hỏi các nhà giáo dục quan tâm xây dựng môi trƣờng, trong đó trẻ có thể thực hiện mối tƣơng tác đa chiều với các phƣơng tiện hoạt động nhƣ đồ dùng, đồ chơi, các vật liệu...; tƣơng tác với với bạn theo nhóm nhỏ phù hợp với đặc điểm trẻ 4-5 tuổi. Tầm quan trọng của môi trƣờng văn hóa xã hội đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nói chung, KNXH nói riêng cũng đƣợc Vygotsky (1997) [48] nhấn mạnh: môi trƣờng cung cấp các nhóm lứa tuổi, giúp trẻ nhận biết giá trị của việc học qua bạn; cung cấp cơ hội học độc lập và theo nhóm; cung cấp các trải nghiệm học tập có cấu trúc hoặc tập trung có liên quan đến vùng phát triển gần và học giàn giáo. Bandura (1977) [50, tr.55], Bronfenbrenner và Morris (1998) [52] coi trọng vai trò của môi trƣờng và các tình huống trong cuộc sống đối với sự phát triển các KNXH của trẻ. Chỉ ra rằng, hành vi trẻ là kết quả của sự tƣơng tác liên tục giữa môi trƣờng, nhận thức và ảnh hƣởng của hành vi. Thứ hai, để giúp trẻ lĩnh hội các hình thức hợp tác phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 cần tăng cƣờng tổ chức các hoạt động hợp tác của trẻ theo các nhóm nhỏ, dƣới hình thức phong phú, đa dạng cho trẻ có cơ hội đƣợc trải nghiệm các cách thức hợp tác từ đơn giản đến ngày càng gắn kết hơn theo phƣơng thức xây dựng “giàn giáo”để trẻ dần dần tự học cách hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động chung. Điều này đã đƣợc Vygotxky (1997) [48] nhấn mạnh, “ngƣời lớn cần tạo ra những tác động giáo dục có ý nghĩa khơi dậy, can thiệp và hỗ trợ khi cần 29 thiết để trẻ có thể giải quyết nhiệm vụ đặt ra”. Đặc biệt, mối quan hệ cộng tác với bạn cùng chơi là yếu tố thúc đẩy mạnh nhất những nỗ lực của trẻ để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời kích thích sự cố gắng để khẳng định bản thân. Theo tác giả, vai trò của ngƣời lớn là: hƣớng dẫn trẻ cách suy nghĩ; hỗ trợ trẻ tập trung vào nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ “ngƣời lớn xây dựng nền tảng học tập bằng việc hỗ trợ trẻ chuyển sang cấp độ suy nghĩ mới và bằng việc củng cố các kiến thức và kĩ năng đã có của trẻ”. Thứ ba, tính tích cực của trẻ luôn giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển của trẻ nói chung và KNHT nói riêng. Để thỏa mãn khao khát đƣợc chơi, hợp tác với bạn, trẻ không những cần lĩnh hội đƣợc cách thức hợp tác, mà còn phải học cách điểu khiển cảm xúc, cố gắng, nỗ lực vƣợt qua “cái tôi của mình” để có thể hòa hợp, phối hợp với bạn để mọi ngƣời cùng vui vẻ đạt đƣợc mục đích chung đề ra. Vai trò tính tích cực của trẻ đã đƣợc các nhà tâm lí, giáo dục luôn đề cao trong các nghiên cứu của mình. Bronfenbrenner và Morris (1998) [52] nhấn mạnh: “mỗi trẻ sẽ tích cực đóng góp vào sự phát triển của mình bằng sự tƣơng tác và các mối quan hệ trong hệ thống mô hình sinh thái”. Các quan hệ và tƣơng tác xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Vygotxky (1997) [48] cũng khẳng định “Trẻ tự xây dựng kiến thức cho mình thông qua sự tham gia tích cực vào các trải nghiệm văn hóa - xã hội, và việc trẻ em cùng nhau làm ngày hôm nay, chúng có thể tự mình làm đƣợc vào ngày mai”. 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí và biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi 1.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí trẻ 4-5 tuổi KNHT của trẻ 4-5 tuổi có những đặc điểm riêng phụ thuộc rất nhiều vào tâm sinh lí lứa tuổi này. Các đặc trƣng sau đây là những cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự hình thành và phát triển KNHT của trẻ 4-5 tuổi. Nghiên cứu của Lasukh (2017) [98] cho rằng, giai đoạn 4-5 tuổi, ở trẻ có những thay đổi mạnh mẽ. Não bộ, hệ thần kinh có sự hoàn thiện hơn, cho phép phát triển những chức năng tâm lý cấp cao, tạo điều kiện hình thành ở trẻ các KNXH, trong đó có KN hợp tác cần đƣợc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi này. 30 Tƣ duy hình tƣợng phát triển, lƣợng bộ nhớ tăng lên, ghi nhớ tự do bắt đầu hình thành (trẻ dễ dàng nhớ những chỉ dẫn của ngƣời lớn), đồng thời chú ý đã mang tính chủ định, trẻ có thể tập trung hoạt động trong khoảng 15-20 phút. Trí tƣởng tƣợng mạnh mẽ nên trẻ có thể tự nghĩ ra những tình huống mới trong trò chơi và phát triển chúng theo cách suy nghĩ của mìnhĐặc biệt là trẻ đã biết lập kế hoạch cho một chuỗi các hành động để thực hiện nhiệm vụ. Điều này rất có ý nghĩa cho việc giáo dục KNHT cho trẻ. Ngoài ra, phát âm của trẻ đƣợc cải thiện, vốn từ tăng lên (1500-2000 từ) thuận lợi cho sự giao tiếp, trẻ tò mò, hay đặt câu hỏi và tác giả Lasukh (2017) [98] gọi trẻ giai đoạn này là “почемучками” (Vì sao?). Trẻ 4 tuổi thích những trò chơi mang tính xã hội, trẻ nhập vai tích cực hơn nhƣng dễ phát sinh xung đột trong việc phân vai. Việc chọn bạn chơi thƣờng mang tính chọn lọc theo sở thích của trẻ, có những nhóm trẻ thƣờng xuyên chơi với nhau và xuất hiện vai trò thủ lĩnh; một số trẻ có sự cạnh tranh, so sánh bản thân mình với bạn. Về khả năng vận động, trẻ đã có sự khéo léo, phối hợp tốt hơn để có thể thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn, đồng thời nhiều phẩm chất đƣợc trau dồi nhƣ tính tự lực, chủ động, tự tin, tự khẳng định. Trẻ hoạt động đã có mục đích, ý đồ rõ ràng, nhất quán hơn, lĩnh hội đƣợc các phƣơng thức, trình tự hoạt động, tạo ra những rung cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo cũng nhƣ nhiều phẩm chất khác. Giai đoạn này, hệ thống thứ bậc động cơ hành vi phát triển, trẻ ý thức nghĩa vụ, tình cảm trách nhiệm hơn Với những đặc điểm trên, có thể nói, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi là phù hợp và cần thiết, tạo điều kiện tiền đề để phát triển kĩ năng này ở giai đoạn 5-6 tuổi. 1.2.4.2. Biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi Đến 4-5 tuổi, xã hội trẻ em đang thực sự đƣợc hình thành, những yếu tố của sự hợp tác ở trẻ đƣợc thể hiện một cách rõ nét hơn so với những lứa tuổi trƣớc. Đây là giai đoạn quan trọng và có nhiều thuận lợi để chúng ta giáo dục KNHT cho trẻ. 31 Bắt đầu từ khi 4 tuổi, trẻ đã thích chơi với bạn và mong muốn tham gia hoạt động cùng bạn bè. Trong những lần tiếp xúc với bạn cùng tuổi, nhu cầu hợp tác thƣờng đan xen với nhu cầu cùng nhau sáng tạo. Trẻ tán thành những hoạt động mới, tích cực đề xuất ý tƣởng với bạn. Không chỉ mạnh dạn bộc lộ thế giới nội tâm của bản thân mà trẻ còn thể hiện thái độ quan tâm, dễ đồng cảm với ngƣời khác... Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi có những biểu hiện sau: - Về tiếp nhận nhiệm vụ: Trẻ 4-5 tuổi đã biết tập trung chú ý và lắng nghe khi cô giáo phân công nhiệm vụ cho nhóm. Trẻ nhớ, hiểu đƣợc mục tiêu, yêu cầu của hoạt động ngay tại thời điểm bắt đầu tiến hành nhƣng trong quá trình thực hiện đôi khi trẻ vẫn không nhắc lại đƣợc đầy đủ, chính xác về nhiệm vụ của nhóm mình. Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, biết cùng nhau thảo luận, thƣơng lƣợng và nhƣờng nhịn khi phân công, có những trẻ đã chủ động nhận phần việc mà mình có thể làm tốt. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn chƣa mạnh dạn để chia sẻ ý kiến hoặc đƣa ra ý tƣởng để làm sao nhóm hoàn thành đƣợc nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Về thái độ khi tiếp nhận nhiệm vụ từ cô và bạn, đa số trẻ tỏ ra hào hứng, vui vẻ, sẵn sàng thực hiện với những hoạt động mà chúng yêu thích. Bên cạnh đó, cũng có những trẻ không thể hiện rõ trạng thái vui buồn, có trẻ thì thờ ơ... những trẻ này thƣờng thụ động, chấp nhận sự phân công của bạn và không xác định đƣợc đầy đủ về nhiệm vụ của nhóm. - Về phối hợp,hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ: Đến 4 tuổi, trẻ có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình phù hợp với mục tiêu chung, biết nhìn bạn để đối chiếu so sánh và điều chỉnh hành động. Trẻ đã biết nhắc nhở bạn khi thấy bạn làm sai, biết hỗ trợ bạn qua những lời chỉ dẫn và hành động. Ở lứa tuổi này, trẻ không chỉ thực hiện khá tốt những nhiệm vụ độc lập mà có thể tham gia nhóm với những hoạt động cần các thao tác theo trình tự, nối tiếp nhau và trẻ nắm đƣợc thứ tự các công đoạn đó, biết chờ đến lƣợt để hành động. Trẻ có thể tham gia những hoạt động nhóm với yêu cầu khó hơn, duy trì thời gian lâu hơn, ví dụ: cùng đồng thời nhảy trong chiếc bao bố với 1 đến 2 32 bạn, vòng tay chuyền nƣớc ra sau đầu cho bạn một cách khéo léo Với những nhiệm vụ đƣợc phân công cho từng thành viên thì trẻ đã thực hiện đƣợc với tốc độ khẩn trƣơng, gọn gàng hơn so với lứa tuổi trƣớc. Trẻ 4-5 tuổi có ý thức kỉ luật, trách nhiệm khi chơi và biết chia sẻ, đồng cảm nhƣ: nhắc bạn chơi đúng luật, giục bạn khi thấy thời gian gần hết, quan tâm xem các thành viên trong nhóm đã thực hiện đến đâu, cố gắng hoàn thành sớm phần việc của mình để có thể giúp những bạn làm chậm. Có thể nói, sự phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm chính là đặc trƣng nhất của hoạt động hợp tác. Trẻ đã có nhu cầu mong muốn hỗ trợ bạn trong nhiều hoạt động cần sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo; đòi hỏi về tốc độ, sức mạnh... đặc biệt là cần những cách thức hợp tác phù hợp nhất với nhiệm vụ thì vẫn còn lúng túng. Sự chủ động, linh hoạt, kịp thời hỗ trợ lẫn nhau cũng là yếu tố cần rèn luyện thƣờng xuyên ở trẻ trong các hoạt động nhóm để KNPH ngày càng hiệu quả hơn. - Về kiểm soát cảm xúc: Trẻ nhận biết đƣợc các mối quan hệ xã hội và quan hệ giữa mình với ngƣời khác (quan hệ thứ bậc) nên trẻ 4-5 tuổi có những biểu hiện về cử chỉ, lời nói, hành vi phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ thích làm vui lòng ngƣời khác qua những lời khen, rủ bạn cùng chơi, quan tâm hỏi han bạn trong quá trình hoạt động nhƣ: „„cậu làm xong chƣa?„„, “làm cùng mình đi!,... Nhiều trẻ sẵn sàng nhƣờng cho bạn những đồ dùng, kể cả phần việc mà mình đang đảm nhận với thái độ vui vẻ. Trẻ tỏ ra sung sƣớng, thậm chí là rất phấn khích nhƣ nhảy cẫng lên, hét to khi cổ vũ cho bạn hay khi nhóm hoàn thành nhiệm vụ tốt. Đặc biệt, khi trong nhóm có xung đột thì một số trẻ có thái độ, lời nói nhẹ nhàng để can thiệp, cố gắng làm giảm bớt sự mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, cũng có những trẻ chƣa thể hiện sự cố gắng: thực hiện hành động một cách hời hợt, không quan tâm đến sự nỗ lực của cả nhóm. Một số trẻ còn tỏ ra bực bội, tranh giành đồ dùng với bạn, dễ nản chí, bỏ cuộc khi không thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình. 33 - Về khả năng đánh giá: Trẻ biết đánh giá cá nhân mình và ngƣời khác tuy nhiên nhận xét nhiều khi vẫn thiếu sự chính xác, trẻ dễ bị chi phối tình cảm bởi đây là giai đoạn cảm xúc “Tình bạn” phát triển mạnh mẽ ở trẻ. Trẻ còn lúng túng khi đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của các thành viên, thƣờng thì trẻ nói rất chung chung nhƣ „„Con thấy bạn Nam làm chƣa tốt”, chứ không giải thích đƣợc nguyên nhân. Với hoạt động hợp tác, sự đánh giá ở mức độ khó hơn vì trẻ cần biết: nhóm đã thực hiện đƣợc mục tiêu chƣa?; phần việc nào chƣa hoàn thành? Thành viên nào tích cực?... Đối với những nhiệm vụ bao gồm nhiều phần việc độc lập đƣợc phân chia cho các thành viên thì trẻ phải biết đƣợc bạn nào đã thực hiện xong và biết hỗ trợ bạn khác?. Trẻ cũng cần nhận biết đƣợc các thành viên có làm đúng quy trình hoạt động không với những hoạt động cần sự nối tiếp trình tự của các thao tác. Có thể nói, việc nhận xét những biểu hiện cụ thể trong quá trình hợp tác nhóm ở trẻ giai đoạn 4-5 tuổi vẫn còn hạn chế. Những biểu hiện trên là căn cứ để nhà giáo dục xây dựng nội dung, phƣơng pháp, hình thức phù hợp để giáo dục KNHT cho trẻ. 1.3. Lí luận về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi 1.3.1. Khái niệm “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi” * Giáo dục: Nghiên cứu của Podlasyy (1999) [103] cho rằng: - “Giáo dục (theo nghĩa rộng ) - là sự truyền thụ kinh nghiệm tích lũy đƣợc của thế hệ trƣớc cho thế hệ sau”. - “Giáo dục (theo nghĩa hẹp) đƣợc hiểu là sự tác động có định hƣớng tới con ngƣời từ phía các trƣờng học với mục đích hình thành ở họ những kiến thức cụ thể, các quan điểm và niềm tin, giá trị đạo đức, định hƣớng giá trị và chuẩn bị bƣớc vào cuộc sống”. Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987) [28, tr.21-22]: - “Giáo dục theo nghĩa rộng, là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt 34 động và các mối quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời”. - “Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình sƣ phạm (quá trình giáo dục) nhằm hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ, hành vi, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh” * Giáo dục KNHT Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành ở trẻ năng lực phối hợp hoạt động có kết quả của các thành viên trong nhóm trẻ dựa trên sự tác động qua lại tích cực với nhau nhằm đạt được mục đích chung bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với điều kiện thực tế. Kĩ năng hợp tác đƣợc biểu hiện trong hoạt động tƣơng tác xã hội giữa các cá nhân. Vì thế, giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thuộc phạm trù giáo dục kĩ năng xã hội nhằm góp phần hình thành, phát triển ở mỗi cá nhân kĩ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của trẻ một cách linh hoạt và hiệu quả. 1.3.2. Quá trình giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi 1.3.2.1. Mục đích giáo dục kĩ năng hợp tác - Trẻ 4-5 tuổi có một số KNHT phù hợp lứa tuổi; cảm nhận đƣợc ý nghĩa mà những hoạt động phối hợp với nhau mang lại cho bản thân và cho kết quả của hoạt động chung. - Hình thành ở trẻ nhu cầu phối hợp tích cực với nhau và biết vận dụng các KNHT vào hoạt động hợp tác chung - Trẻ có thái độ, hành vi tích cực trong các hoạt động nhóm hợp tác. 35 1.3.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi Xây dựng nội dung giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi cần dựa vào khái niệm KNHT và cơ chế tâm lý hình thành kĩ năng này ở trẻ. - GD thái độ và tình cảm trẻ đối với hoạt động hợp tác: + Có các biểu hiện thể hiện hứng thú và mong muốn tham gia cùng nhau. + Phát triển ở trẻ sự tự tin, thân thiện, muốn tham gia các nhiệm vụ theo nhóm có tính thử thách, thích thể hiện và khẳng định bản thân. + Nâng cao khả năng tập trung, chú ý, nỗ lực, cố gắng để hoàn thành - Hình thành và phát triển ở trẻ các KNHT cụ thể nhƣ: kĩ năng trao đổi, phân công, thƣơng lƣợng, kiềm chế cảm xúc, phối hợp với bạn... - Giáo dục nhận thức về hợp tác + Trẻ biết một số yêu cầu khi hợp tác với bạn: cần trao đổi để phân công và biết chấp nhận sau khi phân công, hỗ trợ bạn, có thái độ thiện chí đoàn kết, cần tự đánh giá đƣợc bản thân và bạn, lắng nghe những góp ý lẫn nhau... + Trẻ biết một số cách hợp tác phù hợp với tình huống. + Trẻ hiểu về nhiệm vụ của nhóm: hiểu đƣợc mục tiêu chung, tự xác định đƣợc phần việc phù hợp với mình, nắm đƣợc mức độ hoàn thành công việc của cả nhóm, thấy đƣợc ý nghĩa khi trẻ tham gia hoạt động cùng nhau. 1.3.2.3. Các hoạt động giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non. Sự tƣơng tác của trẻ với nhau sẽ đƣợc thúc đẩy khi chúng tham gia vào các hoạt động chung ở trƣờng mầm non (Rudovskaja (1978) [107], Tadzhibayeva (1981) [107], Yakobson (1976) [109]...). Các hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động có những ƣu thế khác nhau trong việc khai thác cơ hội giáo dục KNHT cho trẻ. - Hoạt động chơi Chơi là hoạt động chủ đạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nên trẻ luôn hứng thú, tích cực tham gia. Vygotsky (1997) [48] nhấn mạnh hoạt động chơi giúp trẻ phát triển các kĩ năng xã hội vì những tƣơng tác với ngƣời khác khi chơi, giúp trẻ học đƣợc các quy luật xã hội, dần dần giúp trẻ tự điều 36 chỉnh bản thân. Với trẻ 4-5 tuổi, chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu cấp bách vì “xã hội trẻ em” đƣợc hình thành ở giai đoạn này. Vì thế, hoạt động chơi là một hình thức có nhiều ƣu thế để giáo dục KNHT cho trẻ. Trẻ thích chơi nhiều loại trò chơi khác nhau, mỗi trò chơi có ƣu thế riêng đối với việc giáo dục trẻ. Trò chơi sáng tạo: các trò chơi đóng vai, lắp ghép - xây dựng, trò chơi bằng công nghệ, trò chơi với các vật liệu tự nhiên nhƣ đất, cát, sỏi, đá, nƣớc tạo nhiều cơ hội cho trẻ hợp tác với nhau nhƣ: cùng xây dựng ý tƣởng, phối hợp để giải quyết vấn đề, cùng tìm tòi khám phá những đối tƣợng mới lạ Đặc biệt với những trò chơi đóng vai, các tình huống trong cuộc sống đƣợc mô phỏng lại nên trẻ dễ hình dung sự ràng buộc trong các mối quan hệ cũng nhƣ nhiệm vụ giữa các thành viên. Những hoạt động nhóm với loại trò chơi này diễn ra rất tự nhiên, thoải mái, không gò bó bởi luật chơi, phát triển ở trẻ kĩ năng thỏa thuận, phân công; phối hợp và những cảm xúc yêu thƣơng, đoàn kết, chia sẻ. Trò chơi vận động có ƣu thế về kích thích nhu cầu thích chơi với bạn của trẻ 4-5 tuổi vì loại trò chơi này tạo ra không khí vui vẻ, sôi nổi, thể hiện rõ nét tính thi đua giữa các nhóm chơi. Trong đó, trò chơi dân gian thƣờng là những trò chơi tập thể với quy mô số lƣợng bạn chơi khá đa dạng, gây hào hứng cho trẻ nhƣ trò chơi: Trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan, rồng rắn lên mây, Mèo đuổi Chuột...Với luật chơi rõ ràng nên các thành viên bị ràng buộc lẫn nhau về sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất cao trong các thao tác. Việc chấp hành kỉ luật và tinh thần trách nhiệm của trẻ đƣợc nâng cao. Ngoài ra, trẻ thấy rõ kết quả chơi nên ý thức đƣợc sự cần thiết của việc phối hợp chặt chẽ, sự đồng thuận cao của các thành viên để nhiệm vụ của nhóm đƣợc hoàn thành tốt. Trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức rõ ràng do ngƣời lớn đặt ra nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục. TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định, nó có cấu trúc gồm nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi. Với loại trò chơi này, hoạt động nhóm có ƣu thế trong việc thúc đẩy sự phát triển các kĩ năng tƣ duy, sự tìm tòi sáng tạo ở trẻ, vừa thỏa mãn nhu cầu khám phá vừa 37 giúp trẻ trải nghiệm những cảm xúc tích cực khi đƣợc phối hợp, cố gắng nỗ lực cùng nhau. Các trò chơi thúc đẩy sự hình thành và phát triển các kĩ năng: tiếp nhận nhiệm vụ, phối hợp, kiểm soát cảm xúc, đánh giá là những kĩ năng cơ bản để trẻ hợp tác hiệu quả. Ngoài ra, khi chơi, trẻ thể hiện đƣợc sự sáng tạo, tính tƣ duy độc lập và hình thành nền tảng cảm xúc - tích cực (Solseva, 1998) [106]. Việc tạo môi trƣờng chơi, kích thích nhu cầu hợp tác của trẻ là nhiệm vụ quan trọng để sớm thiết lập các hoạt động phối hợp với nhau tích cực, phát triển “xã hội trẻ em” của lứa tuổi này. - Hoạt động học Trẻ 4-5 tuổi đã có những điều kiện để thực hiện hoạt động học nhƣng hoạt động học ở trẻ mẫu giáo thực sự chƣa có tính bắt buộc mà trẻ chỉ học tốt nhất là thông qua trò chơi. Với hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, hình thức “Học thông qua chơi” phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ; trẻ sẽ đƣợc giải quyết các nhiệm vụ học dƣới hình thức chơi một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, không có cảm giác bị áp đặt, từ đó phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ cũng nhƣ hứng thú lâu dài với việc học của mình. Hoạt động học là một dạng “hoạt động trí tuệ”, động cơ nằm ngay trong kết quả học tập, vì thế hoạt động này dễ lôi cuốn trẻ tham gia dƣới hình thức nhóm. Hơn nữa, với những nhiệm vụ tƣ duy đặt ra đòi hỏi sƣ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên thì hoạt động học cũng là hình thức có ƣu thế đối với sự hình thành KNHT ở trẻ. Theo nhiều tác giả: học tập sẽ nâng cao ở trẻ kĩ năng thƣơng lƣợng, trao đổi ý kiến, sự hiểu biết, đánh giá bản thân và mọi ngƣời xung quanh Ngoài ra, hình thành ở trẻ thái độ trách nhiệm, hành vi cá nhân, tôn trọng hoạt động của các bạn khác. Một trong những điều kiện quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ học tiểu học là KN phối hợp trong quá trình học tập. Matis (1977) [101, tr.88] cho rằng, “hoạt động hợp tác cần phải đƣợc rèn luyện đặc biệt, trong đó trẻ cần phải đƣợc sử dụng cách tìm kiếm khả năng làm việc với đối tƣợng khác nhau và biến đổi vị trí 38 cho nó”. Tuy nhiên, với trẻ 4-5 tuổi thì việc giải quyết nhiệm vụ học tập đôi khi còn gặp khó khăn .Vì thế, khi tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên cần thiết kế những nhiệm vụ “học mà chơi” vừa sức, phù hợp với đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi nhằm rèn luyện các kĩ năng trao đổi, bàn bạc, phối hợp, biết đoàn kết, cùng nhau nỗ lực để đạt đƣợc mục tiêu. - Hoạt động lao động Lao động của trẻ ở trƣờng mầm non đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi. Theo Nguyễn Ánh Tuyết (2013) [42], có các loại hình lao động cơ bản nhƣ: lao động tự phục vụ, lao động sinh hoạt, lao động trong thiên nhiên và lao động thủ công. Theo Lê Thị Ánh Tuyết và cộng sự (2017) [44], xác định ba hình thức lao động: Lao động tự phục vụ, Lao động trực nhật, Lao động tập thể cho trẻ 4-5 tuổi. Trẻ rất dễ có hứng thú với lao động từ những việc đơn giản và hoạt động này có ý nghĩa tích cực đến sự phát triển của trẻ: hình thành nhiều KNXH; rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn; nhận thức về môi trƣờng tự nhiên linh hoạt, sáng tạo; có thái độ tích cực trong khám phá, trải nghiệm và với cuộc sống xung quanh Lao động là hình thức có ƣu thế nổi bật về việc tổ chức cho trẻ tham gia bằng các hình thức nhóm. Thực tế cho thấy, ở trƣờng mầm non, trẻ có thể đã thực hiện những hoạt động lao động theo nhóm nhƣ trực nhật, vệ sinh môi trƣờng, chăm sóc thiên nhiên động vật, các hoạt động sinh hoạt hàng ngàyHoạt động lao động đối với trẻ không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện giáo dục. Đặc biệt, nó mở ra cơ hội phát triển KNHT thông qua quá trình trẻ làm việc nhóm cùng nhau. Mong muốn giao lƣu với bạn ở trẻ 4-5 tuổi mạnh mẽ nên những hoạt động nhóm đã thực sự lôi cuốn và giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định mình. Qua lao động, trẻ tích lũy kinh nghiệm về sử dụng công cụ lao động, cách tƣơng tác với môi trƣờng xung quanh, sự phối hợp với bạn bè, ngƣời lớn để đạt đƣợc mục đích đặt ra. Krultext (1995) [97], coi trẻ là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, tác giả đã đƣa ra yêu cầu cho trẻ là nắm vững cấu trúc quá trình lao động 39 (nhận biết về mục tiêu, phân chia công việc giữa các thành viên, tốc độ làm việc, kết quả chung..). Đặc biệt qua lao động, trẻ đƣợc trải nghiệm các cách thức hợp tác cơ bản mà con ngƣời thực hiện trong các hoạt động nhóm, đó là: phối hợp theo từng cá nhân, phối hợp luân phiên, phối hợp trực diện. Các cách hợp tác này phản ánh mức độ tƣơng tác, sự sàng buộc giữa các thành viên có sự khác nhau và tùy vào từng nhiệm vụ, tình huống cụ thể để trẻ linh hoạt, sử dụng các cách thức đó. Lao động theo nhóm chính là hoạt động thực sự hiệu quả đối với sự hình thành và phát triển KNHT cho trẻ thể hiện rõ nét ở việc rèn luyện các kĩ năng thỏa thuận, phân công, phối hợp, giải quyết xung đột Không chỉ trải nghiệm với xúc cảm của bản thân khi tƣơng tác với sự vật, hiện tƣợng mà quá trình phối hợp giúp trẻ cảm nhận sâu sắc: sự sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, không khí hào hứng, cố gắng khi thực hiện; niềm vui đƣợc hỗ trợ lẫn nhau Ngoài ra, hoạt động lao động bộc lộ rõ những thao tác của các thành viên nên trẻ có thể nhận thấy sự lúng túng hay khéo léo của mình và bạn, qua đó giúp trẻ học hỏi, cố gắng, điều chỉnh bản thân để tham gia ngày càng tích cực hơn trong nhóm bạn bè. Tất cả các hoạt động trên đều có giá trị đối với sự hình thành và phát triển KNHT cho trẻ 4-5 tuổi. Giáo viên cần khai thác, tận dụng tối đa các điều kiện để trẻ có thể làm việc nhóm với nhau. Với trẻ 4-5 tuổi – giai đoạn đầu của quá trình hình thành KNHT thì hoạt động chơi, hoạt động lao động là hai hoạt động có những ƣu thế nổi bật, tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ phối hợp cùng nhau và rèn luyện nhiều kĩ năng thể hiện sự tƣơng tác giữa các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. 1.3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi, trong đó các yếu tố về cá nhân trẻ, môi trƣờng giáo dục, giáo viên ảnh hƣởng rõ nét đến quá trình rèn luyện kĩ năng này của trẻ. * Đặc điểm cá nhân của trẻ 4-5 tuổi Những đặc điểm tâm sinh lý có ảnh hƣởng lớn đến việc giáo dục KNHT cho trẻ vì sự phối hợp với bạn đòi hỏi mỗi cá nhân cần có tri thức, hành động, 40 thái độ về sự tƣơng tác thì mới có thể đồng hành cùng các thành viên trong nhóm giải quyết hiệu quả nhiệm vụ chung. Đến 4-5 tuổi, trẻ có những thay đổi rõ nét về mặt thể chất, đặc biệt các động tác vận động của trẻ có sự phát triển vƣợt trội so với lứa tuổi trƣớc. Đây là giai đoạn trẻ hoạt động tích cực, hiếu động, làm chủ cơ thể của chính mình. Trẻ tự tin hơn khi tham gia phối hợp cùng bạn với những nhiệm vụ đòi ...1 nhóm trẻ (3-4 trẻ) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau để trang trí và tạo thành 1 hộp quà sinh nhật đẹp mắt để tặng bạn - Giáo viên đàm thoại để tìm hiểu cách thức nhóm trẻ sẽ thực hiện nhƣ thế nào? Từ đó hƣớng dẫn trẻ về cách hỗ trợ lẫn nhau nhƣ: trẻ biết cách phối hợp đồng thời nhƣ 1 bạn bọc giấy gói thì có 1 bạn cắt băng dính để dán vào - Giáo viên quan sát và ghi chép các biểu hiện hợp tác của trẻ - Kết thúc hoạt động: tổ chức cho trẻ tự đánh giá về kết quả hoạt động 14. TC: Làm lịch tuần a) Mục đích: - Trẻ linh hoạt vận dụng phối hợp các kiểu hợp tác trong 1 nhiệm vụ, - Hình thành khả năng chủ động, tự giải quyết vấn đề của trẻ. - Tăng mong muốn, hứng thú hoạt động trải nghiệm cùng nhau. b) Chuẩn bị: - Mỗi nhóm có 1 bộ lịch từ thứ 2 đến thứ 6 (Giấy trắng vẽ số theo thứ) - Bút màu sáp, keo dính c) Cách tiến hành - Giáo viên cho trẻ tự chọn nhóm (5trẻ/nhóm) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ trang trí các tờ lịch trong tuần và dán lại thành tập lịch. - Trƣớc khi trẻ thực hiện, giáo viên đàm thoại với trẻ để tìm hiểu cách trẻ phân công nhiệm vụ trong nhóm, dự kiến cách thức sẽ thực hiện công việc PL-23 - Giáo viên hƣớng dẫn trẻ cách phối hợp: Trƣớc hết là mỗi trẻ vẽ 1 tờ lịch (Kiểu phối hợp cá nhân), sau đó các thành viên hỗ trợ nhau để dán các tờ lịch chồng lên nhau (Kiểu tƣơng tác trực diện) + Nếu các con dán các tờ lịch lên nhau rồi mới vẽ thì có đƣợc không? + Vì thế, các con nhớ với nhiệm vụ này thì nên vẽ lịch trƣớc rồi mới dán các tờ lịch với nhau (Kiểu phối hợp nối tiếp) - Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, đến quan sát từng nhóm để gợi ý thêm nếu trẻ lúng túng hay có nguy cơ xung đột. - Kết thúc, giáo viên cho trẻ nhận xét về kết quả hoạt động, giáo viên có thể lấy thêm 1 vài ví dụ về sự phối hợp các kiểu hợp tác để trẻ tự nói ra cách thực hiện. giáo viên thƣởng cho nhóm có nhiều biểu hiện tích cực về quá trình HT (tặng sticker, cờ thi đuacho trẻ) B. Hoạt động lao động B1. Hoạt động chăm sóc động thực vật 1. Thu hoạch khoai tây tại trang trại Edufarm Hà Tĩnh a) Mục đích: - Trẻ nắm đƣợc mục tiêu nhiệm vụ và cách thức phối hợp luân phiên - nối tiếp - Phát triển các kĩ năng thành phần của trẻ - Phát triển hứng thú với những hoạt động nhóm thông qua trải nghiệm b) Chuẩn bị: - Đa dạng các khu vực hoạt động cho trẻ phù hợp với nhiệm vụ theo cách thức phối hợp nối tiếp: Gieo hạt, bới khoai, trồng hoa c) Cách tiến hành: - Giáo viên cho trẻ tự chọn nhóm (5 trẻ/nhóm) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ: Gieo hạt, Bới khoai, Trồng hoa. - Khi trẻ hoạt động, giáo viên đến với mỗi nhóm để quan sát các biểu hiện của trẻ cũng nhƣ hƣớng dẫn trẻ các giai đoạn của quá trình hợp tác: PL-24 + Trẻ phân công phù hợp chƣa? Trẻ có chủ động nhận phần việc cho mình không? + Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ xong, trẻ có tích cực với hoạt động không? Các thành viên có tuân thủ công việc đƣợc giao hay không? + Hỏi trẻ về cách thức phối hợp nối tiếp sử dụng cụ thể ở nhiệm vụ nhóm trẻ đang thực hiện. - Giáo viên quan sát xem nhóm trẻ có thực hiện đúng nhƣ cách thức phối hợp nối tiếp không để khéo léo can thiệp. - Kết thúc hoạt động, cho trẻ đánh giá (tƣơng tự nhƣ các hoạt động trên) và giáo viên trao đổi với trẻ về những biểu hiện hợp tác và khắc sâu cách thức phối hợp phù hợp với nhiệm vụ thực tế cho trẻ. 2. Trồng rau Hẹ a) Mục đích: - Trẻ nắm đƣợc mục tiêu nhiệm vụ và các công đoạn nối tiếp nhau khi trồng rau để nắm vững kiểu phối hợp luân phiên - nối tiếp - Trẻ yêu thích hoạt động trải nghiệm với hình thức nhóm. b) Chuẩn bị: - 1 luống đất và chia khu vực cho các nhóm trẻ trồng - Rau Hẹ, các dụng cụ trồng rau phù hợp với trẻ (cuốc, ven, xô nƣớc, bao tay) c) Cách tiến hành: - Giáo viên cho trẻ tự chọn nhóm (3 trẻ/nhóm) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Các nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ trồng rau Hẹ và xem nhóm nào sẽ hoàn thành sớm. - Khi trẻ hoạt động, giáo viên đến với mỗi nhóm để quan sát biểu hiện các kĩ năng của trẻ: kĩ năng tiếp nhận nhiệm vụ, phối hợp, kiểm soát cảm xúc, đánh giá và hƣớng dẫn trẻ kiểu hợp tác nối tiếp. - Trong mỗi giai đoạn, giáo viên có thể có những trao đổi, gợi ý với trẻ: Ví dụ: Lúc trẻ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nếu thấy trẻ bắt tay vào làm, không thảo luận với nhau thì giáo viên can thiệp ngay: PL-25 + Công việc của chúng ta gồm những giai đoạn nào?” + Nhóm mình có 3 bạn, nên phân công nhƣ thế nào? Bạn nào làm trƣớc, bạn nào làm sau? Tại sao? + Sau khi trẻ trao đổi, giáo viên củng cố hiểu biết cho trẻ: “Với việc trồng rau, các con phải thảo luận xem ai sẽ làm gì, ví dụ: Bạn A xới đất, Bạn B tách từng cụm hẹ nhỏ, Bạn C lấy nƣớc và tƣới sau khi rau đƣợc trồng. Các con phải làm lần lƣợt từng công việc, chờ bạn A xới đất xong thì mới trồng cây rau xuống và cuối cùng mới là công việc tƣới nƣớc. Đó chính là cách phối hợp nối tiếp nhau.” + Giáo viên tổ chức cho nhóm trẻ hoạt động. + Kết thúc hoạt động, trẻ đƣợc tự nhận xét, đánh giá về hoạt động của nhóm cũng nhƣ trình bày lại cách thức mà nhóm đã tiến hành + Giáo viên tìm hiểu những khó khăn, lúng túng của trẻ để hƣớng dẫn và củng cố lại cho trẻ. 3. Chăm sóc góc thiên nhiên a)Mục đích: - Trẻ biết cách tƣơng tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (cách tƣơng tác trực diện) - Trẻ hứng thú khi tham gia cùng bạn b) Chuẩn bị: Các dụng cụ lao động: khăn lau, bình tƣới nƣớc, xô nƣớc, kéo, cây xới đất mini, chổi. b) Cách tiến hành - Giáo viên cho trẻ tự chọn nhóm (4-5 trẻ/nhóm) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau để làm các công việc chăm sóc góc thiên nhiên - Trƣớc khi trẻ thực hiện, giáo viên đàm thoại với trẻ và hƣớng dẫn trẻ cách phối hợp trong nhóm để công việc đƣợc hoàn thành nhanh chóng - Kết thúc hoạt động: trẻ nhận xét về kết quả nhóm mình và các thành viên. PL-26 B2. Hoạt động vệ sinh/trang trí sắp xếp môi trƣờng 4. Thu dọn bàn ăn a) Mục đích: - Trẻ biết cách phối hợp với nhau theo kiểu nối tiếp (Thực hiện các hành động theo tiến trình các phần việc) - Trẻ hứng thú với hoạt động trực nhật giúp cô và tham gia cùng bạn b) Chuẩn bị: - Khăn lau bàn, giỏ rác c) Cách tiến hành:(tƣơng tự các hoạt động trên) - Giáo viên cho trẻ tự chọn nhóm (4-5 trẻ/nhóm) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ phụ trách 1 bàn ăn và lau dọn - Trƣớc khi trẻ thực hiện, giáo viên đàm thoại với trẻ và hƣớng dẫn trẻ cách phối hợp trong nhóm để công việc đƣợc hoàn thành nhanh chóng - Kết thúc hoạt động: trẻ nhận xét về kết quả nhóm mình và các thành viên. giáo viên giúp trẻ nhớ lại: Bạn nào đã làm gì? Và khắc sâu cách thức hợp tác luân phiên nối tiếp cho trẻ. 5. Sắp xếp bàn ghế (trƣớc và sau giờ ăn): b) Mục đích: - Trẻ nắm đƣợc kiểu tƣơng tác trực diện khi thực hiện nhiệm vụ - Trẻ hứng thú với những hoạt động tham gia cùng nhau. b) Cách tiến hành - Giáo viên phân chia nhóm (1 nhóm có 5 trẻ có cả trẻ trai và gái) - Giáo viên giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ xếp/cất bàn ghế giúp cô. - Giáo viên đàm thoại với trẻ: + Các con có cần phân công nhiệm vụ cho nhau không? + Con cần bạn hỗ trợ với mình lúc nào (gợi ý trẻ: lúc gập bàn xuống? khiêng bàn đi) Tại sao? - Giáo viên hƣớng dẫn trẻ về các bƣớc cần thiết 1 quá trình hợp tác, đó là: Các thành viên phải phân công rõ ràng và hỗ trợ lẫn nhau, duy trì sự vui vẻ, đoàn kết PL-27 - Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, quan sát từng nhóm, chú ý sự hỗ trợ đồng thời của trẻ để góp ý khi cần thiết. - Sau khi trẻ hoàn thành, giáo viên cho trẻ nhận xét về kết quả nhóm mình và các thành viên. giáo viên khắc sâu thêm cách thức hợp tác tƣơng tác trực diện cho trẻ thông qua nhiệm vụ trẻ vừa thực hiện. giáo viên khen ngợi những trẻ có biểu hiện tích cực và nhẹ nhàng nhắc nhở nếu trẻ còn chƣa chú ý vào hoạt động nhóm. 6. Trang trí góc chủ đề (VD: CĐ Nghề nghiệp) a) Mục đích: - Trẻ thực hiện đƣợc các thao tác trong hoạt động và nắm đƣợc cách thức phối hợp cá nhân - Phát triển các kĩ năng thành phần cho trẻ và tạo hứng thú khi tham gia hoạt động cùng nhau. b) Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh, nguyên vật liệu cho các góc chơi (góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật) + Góc phân vai: tranh ảnh về một số nghề nghiệp và đồ dùng liên quan những nghề đó. + Góc xây dựng: 1 ngôi nhà bằng bìa cát tông và 1 số nguyên vật liệu để trẻ trang trí cho ngôi nhà. + Góc nghệ thuật: Trang trí sân khấu để bé làm ca sĩ c) Cách tiến hành: - Giáo viên giao nhiệm vụ: “Mỗi nhóm sẽ sử dụng những nguyên vật liệu cô chuẩn bị sẵn và trang trí góc chơi của nhóm mình” - Giáo viên phân công nhóm: Giáo viên cần chọn trẻ về các nhóm có sự đồng đều 1 cách tƣơng đối (về giới tính, sự linh hoạt nhanh nhẹn, chú ý với công việc) Mỗi nhóm có 5 trẻ, mỗi lần tổ chức có 3 nhóm. - Sau khi cho trẻ về từng góc, cô đi đến từng nhóm và trò chuyện với trẻ, tìm hiểu xem khi trẻ thấy những đồ dùng đã có sẵn thì sẽ có ý tƣởng làm gì? PL-28 + Nhóm con sẽ phân công nhƣ thế nào? + Mỗi bạn có cần cố gắng làm xong sớm để giúp bạn không? Tùy vào tình huống và các biểu hiện của trẻ để giáo viên gợi ý, lồng ghép cách hƣớng dẫn cụ thể cách thức phối hợp để trẻ nhanh chóng nắm bắt đƣợc các thao tác. - Kết thúc hoạt động, cho trẻ đánh giá (tƣơng tự nhƣ các hoạt động trên) và giáo viên cần phân tích những thành quả trẻ đạt đƣợc, tặng quà cho các nhóm. (nhóm nào hoàn thành tốt là 1 lá cờ đỏ, chƣa tốt lắm là màu xanh) 7. Vệ sinh góc chơi a) Mục đích: - Nhóm trẻ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động và nắm đƣợc cách thức phối hợp cá nhân - Phát triển các kĩ năng thành phần cho trẻ và có hứng thú khi tham gia hoạt động cùng nhau. b) Chuẩn bị: - Các dụng cụ: khăn lau, xô nƣớc, giỏ rác c) Cách tiến hành - Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên phân chia trẻ theo từng nhóm (mỗi nhóm 3-4 trẻ) - Trƣớc khi nhóm trẻ thực hiện: giáo viên đàm thoại để tìm hiểu về sự phân công, thƣơng lƣợng và cách thức mà trẻ sẽ hoạt động, từ đó gợi ý hƣớng dẫn thêm cho trẻ về KNHT trong nhóm. - Kết thúc hoạt động: Tổ chức cho trẻ nhận xét kết quả hoạt động PL-29 PHỤ LỤC 6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON PL-30 PHỤ LỤC 7. MINH HỌA “BẢNG NỘI QUY HOẠT ĐỘNG NHÓM’ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI PL-31 NỘI QUY HOẠT ĐỘNG NHÓM Vui vẻ Đoàn kết Cùng làm Cùng chơi Phối hợp Hỗ trợ Trao đổi Phân công PL-32 PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ ĐO ĐẦU VÀO ĐẦU RA CỦA TRẺ TẠI CÁC LỚP TRƢỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM A. LỚP THỰC NGHIỆM TT Họ và Tên KNHT trƣớc TN Tổng Xếp loại Kỹ năng thành phần sau TN KNHT sau TN Mức độ HT sau TN Tiếp nhận NV Phối hợp Kiểm soát CX Đánh giá Tiếp nhận NV Phối hợp Kiểm soát CX Đánh giá I Mầm non Bắc Hà 1 NHA 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.50 6.50 Có KNHT 2 TQA 1.50 2.00 1.00 1.50 6.00 Có KNHT 2.50 3.00 2.50 2.00 10.00 Có KNHT tốt 3 PPA 1.00 2.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 3.00 1.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 4 NNA 2.00 2.00 2.00 1.00 7.00 Có KNHT 3.00 2.50 3.00 2.00 10.50 Có KNHT tốt 5 TĐB 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 6 LMC 2.00 2.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 2.50 2.00 2.00 2.00 8.50 Có KNHT 7 NLC 2.00 0.50 1.00 0.50 4.00 Chƣa có KNHT 3.00 2.00 2.00 2.00 9.00 Có KNHT tốt 8 LMC 2.00 2.00 2.00 1.00 7.00 Có KNHT 2.50 2.00 2.00 1.00 7.50 Có KNHT 9 NHD 1.00 1.00 2.00 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.00 6.00 Có KNHT 10 TĐTĐ 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 11 NHĐ 2.00 1.00 0.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 2.00 1.00 7.00 Có KNHT 12 PNNH 2.00 1.00 0.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 1.00 2.00 6.50 Có KNHT 13 NĐK 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 14 PMK 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 3.00 2.00 1.50 1.50 8.00 Có KNHT 15 TNK 3.00 1.00 1.00 2.00 7.00 Có KNHT 3.00 3.00 2.00 2.00 10.00 Có KNHT tốt PL-33 16 BTL 1.50 1.00 1.50 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 17 ĐBL 1.00 1.00 2.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 3.00 3.00 2.00 2.00 10.00 Có KNHT tốt 18 NTL 2.00 1.00 1.00 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 19 PHM 1.00 1.00 0.50 2.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.50 1.50 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 20 LBN 1.00 1.00 0.50 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 0.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 21 NLN 2.00 1.00 0.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 3.00 2.00 2.00 1.00 8.00 Có KNHT 22 TTN 2.00 2.00 1.50 2.00 7.50 Có KNHT 3.00 3.00 2.50 3.00 11.50 Có KNHT tốt 23 HĐN 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 3.00 2.50 2.50 2.00 10.00 Có KNHT tốt 24 PNP 2.00 2.00 2.00 2.00 8.00 Có KNHT 3.00 3.00 2.50 3.00 11.50 Có KNHT tốt 25 THP 1.50 1.00 0.50 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.50 2.00 3.00 1.00 8.50 Có KNHT 26 NBS 1.50 2.00 1.50 1.00 6.00 Có KNHT 3.00 2.50 2.50 3.00 11.00 Có KNHT tốt 27 NMTa 2.00 2.50 2.00 1.50 8.00 Có KNHT 3.00 2.50 2.00 3.00 10.50 Có KNHT tốt 28 MNTb 1.50 1.00 2.00 1.50 6.00 Có KNHT 3.00 3.00 2.00 2.50 10.50 Có KNHT tốt 29 VBV 1.50 1.50 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 3.00 3.00 2.00 2.00 10.00 Có KNHT tốt 30 LBV 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT Tổng điểm 49.50 39.5 0 39.00 34.5 0 162. 50 76.50 62.0 0 55.5 0 50.5 0 244.50 Mean 1.65 1.32 1.30 1.15 5.42 2.55 2.07 1.85 1.68 8.15 PL-34 II Mầm non Cẩm Bình 1 NHGB 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 2.00 1.00 1.50 0.50 5.00 Chƣa có KNHT 2 NVB 2.00 1.00 2.00 2.00 7.00 Có KNHT 2.00 2.50 3.00 2.00 9.50 Có KNHT tốt 3 NHD 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.50 1.00 6.50 Có KNHT 4 NNKĐ 1.50 1.50 2.50 1.50 7.00 Có KNHT 2.00 3.00 2.50 3.00 10.50 Có KNHT tốt 5 HPG 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 2.00 1.00 6.50 Có KNHT 6 PTHG 1.50 1.50 2.00 1.50 6.50 Có KNHT 3.00 2.50 3.00 3.00 11.50 Có KNHT tốt 7 TDH 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 8 VTH 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 9 NMH 2.00 1.50 1.50 2.00 7.00 Có KNHT 2.00 3.00 2.00 2.00 9.00 Có KNHT tốt 10 NNK 1.50 1.00 2.00 1.50 6.00 Có KNHT 2.00 2.50 2.00 2.50 9.00 Có KNHT tốt 11 NNL 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.50 6.50 Có KNHT 12 NTNL 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 2.00 2.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 13 NKL 2.00 1.00 1.50 2.00 6.50 Có KNHT 2.00 2.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 14 TKN 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 15 NTP 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 2.50 1.50 1.00 7.00 Có KNHT 16 NDP 1.50 2.00 0.50 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 17 NHP 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 2.00 1.50 2.00 1.00 6.50 Có KNHT 18 NĐQa 1.50 1.50 2.00 1.50 6.50 Có KNHT 2.50 2.00 2.00 2.50 9.00 Có KNHT tốt PL-35 19 NĐQb 1.50 1.50 2.00 1.50 6.50 Có KNHT 2.50 2.00 2.50 2.00 9.00 Có KNHT tốt 20 LNLS 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 21 LTT 1.00 0.50 1.00 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.00 6.00 Có KNHT 22 NVAT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 23 BAT 1.00 0.50 1.00 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 24 NNAT 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 2.50 2.00 2.50 2.00 9.00 Có KNHT tốt 25 TTTT 2.00 0.50 1.00 2.00 5.50 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.00 6.00 Có KNHT 26 NBT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.00 6.00 Có KNHT 27 PBT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 2.00 2.00 1.00 1.00 6.00 Có KNHT 28 NTT 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 2.50 1.50 1.00 6.50 Có KNHT 29 NDT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 2.00 2.50 1.00 6.50 Có KNHT 30 TĐST 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.50 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT Tổng điểm 42.50 32.0 0 38.00 42.5 0 155. 00 60.50 56.5 0 52.0 0 43.0 0 212.00 Mean 1.42 1.07 1.27 1.42 5.17 2.02 1.88 1.73 1.43 7.07 B. LỚP ĐỐI CHỨNG TT Họ và Tên Kỹ năng thành phần trƣớc TN KNHT trƣớc TN Mức độ HT trƣớc TN Kỹ năng thành phần sau TN KNHT sau TN Mức độ HT sau TN Tiếp nhận NV Phối hợp Kiểm soát CX Đánh giá Tiếp nhận NV Phối hợp Kiểm soát CX Đánh giá I Mầm non Bắc Hà 1 NNK 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.50 1.50 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2 NNKN 2.00 2.00 2.00 1.00 7.00 Có KNHT 2.00 2.00 2.00 2.50 8.50 Có KNHT PL-36 3 TTHA 1.00 1.00 2.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.50 1.00 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 4 TXS 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 2.00 1.00 2.00 2.00 7.00 Có KNHT 5 VTTK 1.00 1.00 0.50 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 6 NTM 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 7 NSNM 1.00 0.50 1.00 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 0.50 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 8 NQV 2.00 1.00 2.00 2.00 7.00 Có KNHT 2.50 1.00 2.50 1.50 7.50 Có KNHT 9 THA 1.00 0.50 1.00 1.50 4.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 10 TTM 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 11 NHAN 2.00 1.00 1.00 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.50 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 12 NNK 1.00 0.50 1.00 0.50 3.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 13 NĐD 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 14 HLN 1.50 0.50 1.50 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.50 1.50 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 15 NTPC 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 16 HMT 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 17 NTMP 1.00 2.00 2.00 2.00 7.00 Có KNHT 2.00 1.50 2.00 1.50 7.00 Có KNHT 18 NBT 2.00 0.50 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 19 THN 1.00 1.50 1.00 0.50 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 2.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 20 LPBA 1.00 1.00 2.00 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.50 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 21 NHN 1.50 1.00 1.00 0.50 4.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 22 NNDC 2.00 1.00 1.00 2.00 6.00 Có KNHT 2.00 2.50 2.50 1.00 8.00 Có KNHT 23 TBM 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.00 1.50 4.50 Chƣa có KNHT 24 NKC 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.00 1.50 4.50 Chƣa có KNHT 25 NPBA 1.00 1.50 2.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.50 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 26 PKL 2.00 1.00 2.50 2.00 7.50 Có 2.50 2.00 2.00 2.00 8.50 Có PL-37 KNHT KNHT 27 NSGK 2.00 1.50 1.50 2.00 7.00 Có KNHT 2.00 1.50 2.50 2.00 8.00 Có KNHT 28 NHNP 2.00 1.50 1.00 2.00 6.50 Có KNHT 2.00 2.00 1.00 2.00 7.00 Có KNHT 29 LTTN 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 30 NKL 2.00 1.00 1.50 1.50 6.00 Có KNHT 2.00 1.50 1.50 1.50 6.50 Có KNHT Tổng điểm 45.50 32.50 39.50 35.50 153.00 38.50 43.00 41.00 153.0 0 173.00 Mean 1.52 1.08 1.32 1.18 5.10 1.28 1.43 1.37 5.10 5.77 II Mầm non Cẩm Bình 1 NVD 1.50 1.00 2.00 0.50 5.00 Chƣa có KNHT 1.50 0.50 1.50 1.50 5.00 Chƣa có KNHT 2 LKT 2.00 0.50 0.50 0.50 3.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 3 LMK 1.00 1.50 1.50 0.50 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 4 PNTV 2.00 2.00 2.00 2.00 8.00 Có KNHT 2.00 2.00 2.50 2.00 8.50 Có KNHT 5 VQHG 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 6 LNTL 2.00 1.50 1.50 1.50 6.50 Có KNHT 2.00 2.50 2.50 2.50 9.50 Có KNHT tốt 7 LNU 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 8 TQH 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.50 1.00 1.00 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 9 LKN 2.00 2.00 1.50 1.00 6.50 Có KNHT 1.50 2.00 2.50 2.00 8.00 Có KNHT 10 NBH 1.50 1.00 1.50 2.00 6.00 Có KNHT 1.00 2.00 2.00 2.00 7.00 Có KNHT 11 NTMH 1.00 1.00 1.00 0.50 3.50 Chƣa có KNHT 1.00 1.50 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 12 TNTN 1.00 1.00 1.00 0.50 3.50 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 13 NHĐ 2.00 1.00 1.50 1.50 6.00 Có KNHT 1.50 1.00 2.00 1.50 6.00 Có KNHT 14 TNBL 1.00 0.50 0.50 1.00 3.00 Chƣa có KNHT 1.00 0.50 2.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 15 DLĐ 1.00 1.00 2.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.50 6.00 Có KNHT 16 DKT 2.00 1.00 2.00 1.00 6.00 Có KNHT 1.00 1.50 2.00 2.00 6.50 Có KNHT PL-38 17 PGB 1.00 0.50 2.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 18 NBQ 2.00 1.50 1.00 1.50 6.00 Có KNHT 2.00 1.00 2.00 1.50 6.50 Có KNHT 19 BTL 1.00 1.00 0.50 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 0.50 4.00 Chƣa có KNHT 20 PHP 1.00 1.00 1.50 0.50 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 21 PHBQ 1.00 1.50 3.00 1.00 6.50 Có KNHT 1.50 2.50 1.50 1.50 7.00 Có KNHT 22 NKN 2.00 2.00 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 2.50 1.50 2.00 1.50 7.50 Có KNHT 23 NTTN 1.50 1.50 0.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.00 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 24 HTA 1.00 0.50 1.00 2.00 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.50 1.00 5.50 Chƣa có KNHT 25 BTPT 1.00 1.00 1.00 1.50 4.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 26 NTA 1.00 0.50 1.00 1.00 3.50 Chƣa có KNHT 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 27 NHBK 2.00 1.00 1.00 1.50 5.50 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 2.50 2.00 6.50 Có KNHT 28 HTP 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.50 1.00 4.50 Chƣa có KNHT 29 NTKN 1.00 1.00 1.00 0.50 3.50 Chƣa có KNHT 1.00 1.00 1.00 1.00 4.00 Chƣa có KNHT 30 LBN 2.00 1.00 1.00 1.00 5.00 Chƣa có KNHT 1.50 1.00 1.50 1.00 5.00 Chƣa có KNHT Tổng điểm 43.50 33.00 39.50 32.50 148.50 47.50 36.50 46.00 40.00 170.00 Mean 1.45 1.10 1.32 1.08 4.95 1.58 1.22 1.53 1.33 5.67 PL-39 PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 1. Kiểm định thang đo Quy mô: Tất cả các thang đo Tóm tắt số quan sát xử lý N % Số quan sát Hợp lệ 120 100.0 Loại trừa 0 .0 Tổng 120 100.0 a. Xóa hoàn toàn các số liệu không đầy đủ trong dữ liệu Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha- Hệ số Cronbach's Alpha N of Items- Số lƣợng biến quan sát .777 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted- Trung bình thang đo nếu loại biế Scale Variance if Item Deleted- Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Corrected Item- Total Correlation- Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha if Item Deleted- Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến KN1TTN 9.3667 6.650 .478 .768 KN2TTN 10.0750 6.461 .622 .745 KN3TTN 9.8375 5.841 .668 .715 KN4TTN 10.0375 6.270 .591 .741 TongTTN 5.6167 2.016 1.000 .650 - Nếu một biến đo lƣờng có hệ số tƣơng quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu - Mức giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha: Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lƣờng rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lƣờng sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lƣờng đủ điều kiện. PL-40 - Nếu giá trị Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và Tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Giá trị Cronbach's Alpha=0.777 có thể kết luận việc thiết kế câu hỏi của thang đo và việc tiến hành lấy ý kiến cho phiếu điều tra là có chất lƣợng Ta thấy: Tƣơng quan biến tổng đều >0.4 Không có giá trị Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) > 0.777 vì vậy các thang đo đề ra trƣớc thực nghiệm là có thể tin cậy Kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau thực nghiệm TongT –TongS Sự khác biệt của mỗi cặp Giá trị trung bình -2.1083 Độ lệch chuẩn 1.4587 Trung bình sai số chuẩn .1883 95% Độ tin cậy của sự khác biệt Thấp hơn -2.4852 Cao hơn -1.7315 t -11.195 df 59 Sig. (2-tailed) .000 Trong bảng có thể phân tích: Với mức ý nghĩa quan sát hai phía của tổng các kĩ năng sig. (2-tailed) = 0.000< 0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá KNHT của trẻ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm. Kết quả KNHT của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đƣợc đánh giá cao hơn trƣớc thực nghiệm, trung bình khoảng 2.1. PL-41 Kết quả kiểm định T-test giá trị trung bình của nhóm ĐC trước và sau TN (Paired Samples Test ) TongT – TongS Sự khác biệt của mỗi cặp Giá trị trung bình -.8500 Độ lệch chuẩn .7608 Trung bình sai số chuẩn .0982 95% Độ tin cậy của sự khác biệt Thấp hơn -1.0465 Cao hơn -.6535 t -8.654 df 59 Sig. (2-tailed) .000 Trong bảng: Mức ý nghĩa quan sát hai phía sig. (2 -tailed) = 0.000< 0.05 có thể kết luận rằng có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá KNHT của trẻ ở nhóm đối chứng trƣớc và sau TN. Cụ thể, KNHT của trẻ nhóm đối chứng sau TN đƣợc đánh giá cao hơn trƣớc TN, trung bình khoảng 0.85. Kết quả kiểm định T-test giá trị trung bình của nhóm TN và ĐC trước và sau TN (Independent Samples Test) TTN1 STN1 Bình quân phƣơng sai bằng nhau Bình quân phƣơng sai không bằng nhau Bình quân phƣơng sai bằng nhau Bình quân phƣơng sai không bằng nhau TongT TongS Kiểm tra Levene's cho các giá trị bằng nhau F .211 4.050 Sig. .647 .066 t-test cho bình quân của giá trị trung bình t -.384 -.384 3.412 3.412 df 118 117.533 118 113.637 Sig. (2-tailed) .701 .701 .001 .001 Sự khác biệt trung bình -.1000 -.1000 1.1583 1.1583 Khác biệt sai số chuẩn .2601 .2601 .3394 .3394 95% Độ tin cậy của sự khác biệt Thấp hơn -.6152 -.6512 .4861 .4859 Cao hơn .4152 .4152 1.8305 1.8308 PL-42 - Trƣớc thực nghiệm Giá trị sig. trong kiểm định Levene = 0.647 >0.05 thì phƣơng sai giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed. Giá trị Sig. phần Equal variances assumed trong kiểm định t=0.066 >0.05 nên ta có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của KNHT giữa lớp thực nghiệm và đối chứng (số điểm trung bình tổng các kĩ năng của trẻ ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trƣớc thực nghiệm không khác nhau nhiều). - Sau thực nghiệm Giá trị sig. trong kiểm định Levene = 0.701 >0.05 thì phƣơng sai giữa lớp thực nghiệm và đối chứng không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed. Giá trị Sig. phần Equal variances assumed trong kiểm định t=0.001<0.05 nên ta có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của KN giữa lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (số điểm trung bình tổng các KN của trẻ ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm khác nhau nhiều). PL-43 PHỤ LỤC 10. KẾT QUẢ CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG TRƢỚC VÀ SAU THỰC NGIỆM Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm TB Độ lệch chuẩn Yếu vị Trung vị Hệ số biến thiên Điểm TB Độ lệch chuẩn Yếu vị Trung vị Hệ số biến thiên KN Tiếp nhận nhiệm vụ Trƣớc TN 1.5 0.47 1 1.5 0.31 1.53 0.47 2 1.5 0.31 Sau TN 1.62 0.81 2 1.5 0.5 2.28 0.48 2 2 0.21 KN Phối hợp Trƣớc TN 1.09 0.45 1 1 0.42 1.29 0.49 1 1 0.38 Sau TN 1.48 0.72 1 1.5 0.49 1.98 0.64 2 2 0.32 KN Kiểm soát cảm xúc Trƣớc TN 1.32 0.55 1 1 0.41 1.22 0.51 1 1 0.42 Sau TN 1.32 0.72 1 1 0.55 1.79 0.63 2 2 0.35 KN Tự đánh giá Trƣớc TN 1.13 0.48 1 1 0.42 1.11 0.37 1 1 0.33 Sau TN 1.35 0.5 1 1.25 0.37 1.56 0.68 1 1.5 0.44 Tổng KN (KNHT) Trƣớc TN 5.04 1.25 4 5 0.25 5.15 1.19 4.5 4.5 0.23 Sau TN 5.77 2.31 4.5 5.5 0.4 7.61 1.98 5.5 7.25 0.26 (Ghi chú: Trong đó Điểm TB- Mean; Độ lệch chuẩn: SD; Yếu vị: Mode; Trung vị: Median; Hệ số biến thiên: CV) + Điểm TB (Mean) của trẻ ở lớp ĐC sau TN cao hơn trƣớc TN (trƣớc TN 5.04; sau TN 5.77) tuy nhiên cao hơn không nhiều. Lớp TN có điểm TB cao hơn nhiều so với trƣớc TN (trƣớc TN 5.15, sau TN 7.61). + Điểm xuất hiện nhiều nhất (Mode) của nhóm ĐC trƣớc và sau TN chủ yếu là điểm 1.00, còn ở nhóm TN thì điểm Mode là 1.00 (trƣớc TN) nhƣng sau TN thì điểm 2.00 xuất hiện khá đều ở các KN thành phần + Hệ số biến thiên (CV) của lớp TN thấp hơn của lớp ĐC (0.23 và 0.40). Điều đó cho thấy lớp TN có sự ổn định hơn lớp ĐC, lớp ĐC có sự biến động lớn. PL-44 Kết quả của nhóm TN cao hơn của nhóm ĐC, điều này chứng tỏ KNHT của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Để kiểm định thực sự có sự khác nhau giữa nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tôi đã tiến hành kiểm định sự bằng nhau của hai phƣơng sai và xem xét kết quả kiểm định t. Dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phƣơng sai, ta xem kết quả kiểm định t. (phụ lục). Giá trị kiểm định Sig trong kiểm định Levene = 0.159 (>0.05) thì phƣơng sai giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần bình quân phƣơng sai bằng nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_ki_nang_hop_tac_cho_tre_4_5_tuoi_o_truong_m.pdf
  • docxKết luận mới của LA, Lưu Thu Hằng.docx
  • pdfTomtat LA (EN), Lưu Thu Hằng.pdf
  • pdfTomtat LA(TV), Lưu Thu Hằng.pdf
Tài liệu liên quan