BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
_________________
LƯƠNG PHÚC ĐỨC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
_________________
LƯƠNG PHÚC ĐỨC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học
Mã số: 62.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Đặn
266 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Thành Hưng
2. TS Trịnh Thị Hồng Hà
HÀ NỘI, 2016
iLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận án
Lương Phúc Đức
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
MỤC LỤC ..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 4
8. Các luận điểm cần bảo vệ.............................................................................. 5
9. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ..................6
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ..................................6
QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC .........................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1. Về kĩ năng học hợp tác............................................................................ 6
1.1.2. Về dạy học Khoa học ở tiểu học ........................................................... 12
1.1.3. Về giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ....................... 17
1.2. Trò chơi khoa học ở tiểu học ................................................................... 19
1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 19
1.2.2. Đặc điểm của trò chơi khoa học ở tiểu học ........................................... 23
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế và tiêu chí lựa chọn trò chơi khoa học .................. 26
1.2.4. Trò chơi khoa học và môn Khoa học ở tiểu học ................................... 28
1.3. Kĩ năng học hợp tác ................................................................................. 30
1.3.1. Một số khái niệm ................................................................................... 30
1.3.2. Nguyên tắc và đặc điểm của học hợp tác.............................................. 34
1.3.3. Hệ thống kĩ năng học hợp tác ở tiểu học .............................................. 39
1.4. Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở tiểu học .............. 44
1.4.1. Một số khái niệm ................................................................................... 44
1.4.2. Đặc điểm học sinh lớp 4, 5.................................................................... 46
1.4.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ......... 51
1.4.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học .. 52
1.4.5. Hình thức giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ........... 54
iii
1.5. Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở một số
trường tiểu học ................................................................................................ 55
1.5.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................... 55
1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng................................................................... 56
1.5.3. Thực trạng dạy học môn Khoa học ở một số trường tiểu học .............. 60
1.5.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học .......... 64
1.5.5. Những phát hiện về thực tiễn dạy học và thực tiễn giáo dục kĩ năng học
hợp tác cho học sinh tiểu học qua trò chơi khoa học ...................................... 70
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 71
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC ..........................72
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của trò chơi khoa học ..................................... 72
2.1.1. Tính mục đích ....................................................................................... 72
2.1.2. Tính vừa sức .......................................................................................... 72
2.1.3. Tính trải nghiệm và hợp tác .................................................................. 72
2.1.4. Tính hiệu quả......................................................................................... 72
2.2. Các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ........ 73
2.2.1. Xây dựng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học .................. 73
2.2.2. Xây dựng kĩ thuật thiết kế dạy học với trò chơi khoa học .................... 84
2.2.3. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học trên lớp ................................ 89
2.2.4. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học ngoài lớp ............................. 95
2.2.5. Thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích rèn luyện kĩ năng học hợp
tác .................................................................................................................. 102
2.2.6. Thiết kế và áp dụng kĩ thuật đánh giá kĩ năng học hợp tác qua trò chơi
khoa học ........................................................................................................ 107
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 112
2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò
chơi khoa học ................................................................................................ 114
2.4.1. Điều kiện quản lí chuyên môn ............................................................ 114
2.4.2. Điều kiện nhân sự và sinh hoạ t chuyên môn ...................................... 114
2.4.3. Điều kiện vật chất-kĩ thuật .................................................................. 114
2.4.4. Điều kiện học tập ................................................................................ 115
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 115
Chương 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC....................................................116
3.1. Thiết kế thực nghiệm.............................................................................. 116
3.1.1. Mục đích, qui mô, địa bàn thực nghiệm ............................................. 116
3.1.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................... 117
3.1.3. Tiến trình, phương pháp thực nghiệm ................................................. 120
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................... 124
iv
3.2.1. Phân tích so sánh mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng ................................................................... 124
3.2.2. Phân tích so sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng ................................................................... 128
3.2.3. Phân tích sự tiến bộ về KNHHT của HS qua trò chơi khoa học ........ 133
3.2.4. Phân tích trường hợp cải thiện kĩ năng học hợp tác............................ 141
3.2.5. Phân tích kết quả học tập của học sinh ............................................... 146
3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm..................................................... 147
3.3.1. Về tác dụng của trò chơi ..................................................................... 147
3.3.2. Về sự cải thiện kĩ năng học hợp tác .................................................... 148
3.3.3. Về kết quả học tập Khoa học .............................................................. 148
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................149
1. Kết luận ..................................................................................................... 149
2. Kiến nghị ................................................................................................... 151
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................ 151
2.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo ................................................ 151
2.3. Đối với các cơ sở giáo dục tiểu học ....................................................... 152
2.4. Đối với GV tiểu học ............................................................................... 152
2.5. Đối với các nhà nghiên cứu .................................................................... 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ..................................................................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................154
PHỤ LỤC .......................................................................................................164
vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Cơ sở vật chất CSVC
Dạy học hợp tác DHHT
Điểm trung bình ĐTB
Độ lệch chuẩn ĐLC
Đối chứng ĐC
Giáo viên GV
Học sinh HS
Học hợp tác HHT
Học tập hợp tác HTHT
Kĩ năng KN
Kĩ năng học hợp tác KNHHT
Thực nghiệm TN
Sách giáo khoa SGK
Sách giáo viên SGV
Trò chơi khoa học TCKH
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng giáo dục KNHHT của môn Khoa học .............................58
Bảng 1.2. Khả năng ứng dụng trò chơi trong dạy học của chương trình
môn Khoa học lớp 4, 5 .....................................................................................59
Bảng 1.3. Khả năng giáo dục KNHHT qua trò chơi khoa học ........................60
Bảng 1.4. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học Khoa
học lớp 4, 5 .......................................................................................................61
Bảng 1.5. Ích lợi đối với HS khi sử dụng trò chơi dạy học .............................62
Bảng 1.6. Thực trạng dạy học hợp tác .............................................................64
Bảng 1.7. Mục tiêu khi thiết kế trò chơi trong dạy học Khoa học ...................65
Bảng 1.8. Những biểu hiện của HS khi tổ chức dạy học theo phương
thức HHT theo nhóm/tổ chức trò chơi .............................................................67
Bảng 1.9. Những biểu hiện của HS khi học nhóm hoặc tham gia trò chơi .....68
Bảng 3.1. Lớp TN và lớp ĐC .........................................................................118
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá các nhóm KNHHT của HS trước
TN...................................................................................................................121
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá KNHHT của HS trước TN .................122
Bảng 3.4. So sánh mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm ...................125
Bảng 3.5. Tổng hợp mức độ tích cực hợp tác trước TN ................................127
Bảng 3.6. So sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ......................128
Bảng 3.7. So sánh mức độ tích cực hợp tác giữa nhóm TN và nhóm ĐC .....131
Bảng 3.8. ĐTB chung về mức độ tích cực hợp tác của HS các lớp TN và
ĐC ..................................................................................................................133
Bảng 3.9. Sự tiến bộ của các nhóm KNHHT của HS qua các lần đánh
giá ...................................................................................................................133
Bảng 3.10. So sánh kết quả giáo dục KNHHT của HS các lớp TN và
ĐC ..................................................................................................................136
Bảng 3.11. Sự tiến bộ về KNHHT qua các lần đo .........................................140
Bảng 3.12. So sánh kết quả giáo dục KNHHT giữa lớp TN và ĐC .............141
Bảng 3.13. Thống kê kết quả kiểm tra sau TN môn Khoa học ......................146
Bảng 3.14. So sánh kết quả học tập giữa các lớp TN và các lớp ĐC ............147
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khái quát các KNHHT.................................................................... 43
Hình 1.2. Khái quát mối liên hệ các nhóm KNHHT ...................................... 44
Hình 2.1. Tiến trình tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học ...................... 100
Hình 2.2. Tiến trình giáo dục KNHHT qua trò chơi khoa học ..................... 101
Hình 2.3. Khái quát mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNHHT qua trò
chơi khoa học ................................................................................................ 113
Hình 3.1. Mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm lớp 4........................ 126
Hình 3.2. Mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm lớp 5 ........................ 126
Hình 3.3. Mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm lớp 4 ........................... 129
Hình 3.4. Mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm lớp 5 ........................... 130
Hình 3.5. Sự tiến bộ các nhóm KNHHT của HS lớp 4................................. 134
Hình 3.6. Sự tiến bộ các nhóm KNHHT của HS lớp 5................................. 135
Hình 3.7. So sánh ĐTB các nhóm KNHHT của HS các lớp TN trước và sau
thực nghiệm ................................................................................................... 137
Hình 3.8. So sánh ĐTB các nhóm KNHHT của HS các lớp TN và ĐC sau
thực nghiệm ................................................................................................... 137
Hình 3.9. Sự tiến bộ KNHHT qua các lần đo ............................................... 140
Hình 3.10. So sánh ĐTB KNHHT của lớp TN và ĐC trước và sau thực
nghiệm ........................................................................................................... 141
Hình 3.11. Biểu diễn tần suất về kết quả học tập của HS qua trò chơi khoa
học lớp 4 ........................................................................................................ 146
Hình 3.12. Biểu diễn tần suất về kết quả học tập qua trò chơi khoa học của HS
lớp 5............................................................................................................... 147
1MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá cùng với với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa khọc công nghệ như hiện nay và trong tương lai đã
đặt ra cho ngành giáo dục yêu cầu hết sức quan trọng là không chỉ đào tạo con
người có tri thức khoa học mà còn phải đào tạo con người có được những
phẩm chất, năng lực, đặc biệt là các KN xã hội cần thiết để có đủ khả năng
hội nhập và thích ứng với mọi hoàn cảnh trong xu hướng hợp tác để cùng
phát triển. Yêu cầu hình thành và phát triển những KN cho HS tiểu học đã
được Luật Giáo dục xác định tại Điều 27 “hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Trong các KN
cơ bản, KNHHT có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển các
phẩm chất, năng lực và giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học tập. Định
hướng đổi mới giáo dục đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định rõ
trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học ”. Như vậy, ngoài phát huy tính tích cực chủ
động của người học thì việc giáo dục và phát triển các KN cần thiết, trong đó
có KNHHT là vô cùng quan trọng và cấp bách để giúp cho người học đạt kết
quả tốt trong học tập, phát triển được năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong tương lai.
Để giúp HS hình thành và phát triển được KNHHT, một trong những
hướng đi quan trọng ở tiểu học hiện nay là DHHT, tức là kiểu dạy học dựa
vào quan hệ và KNHHT của học sinh. Hình thức dạy học HHT phổ biến là
dạy học theo nhóm hay hình thức thảo lu ận nhóm, và trên thực tế đã đạt được
2những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc vận dụng ở tiểu học hiện nay
vẫn chưa phát huy được hết tác dụng của hình thức này, vẫn tập trung nhiều
vào dạy kiến thức mà chưa chú ý đến việc giáo dục KNHHT. Các nghiên cứu
về KN, KN học tập, KNHHT, KN dạy học, KN DHHT, KN sống, KN xã hội
tuy đã có khá nhiều nhưng còn ít các nghiên cứu sâu về giáo dục KNHHT cho
HS tiểu học, đặc biệt là giáo dục KNHHT qua trò chơi. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập ở mầm non và tiểu học
để phát triển trí tuệ và nhận thức, rèn luyện vận động thể chất, giáo dục hành
vi giao tiếp, nâng cao kết quả học tập của HS vì trò chơi phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi và nội dung học tập ở mỗi cấp học. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào về giáo dục KNHHT qua TCKH cho HS tiểu học.
Nội dung môn Khoa học lớp 4, 5 ở tiểu học bao gồm kiến thức của
nhiều ngành khoa học như: sinh học, vật lí , hóa học, môi trường. Nội dung
học tập lại rất gần gũi với đời sống hằng ngày của HS, vì thế môn Khoa học
có sức cuốn hút trí tò mò khám phá của các em rất lớn. Nếu một số nội dung
môn Khoa học được thiết kế lại thành các trò chơi khoa học gắn với việc giáo
dục các KNHHT sẽ là một lợi thế rất lớn không chỉ giúp cải thiện kết quả học
tập môn Khoa học mà còn giúp cho việc giáo dục KNHHT được thuận lợi và
hiệu quả. Đây là hai lợi thế để giáo dục KNHHT cho HS nhưng chưa được
quan tâm nghiên cứu chuyên biệt. Vì vậy đề tài “Giáo dục kĩ năng học hợp
tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học” được lựa chọn để nghiên
cứu luận án tiến sĩ Giáo dục học (tiểu học).
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục KNHHT cho học sinh lớp 4, 5 qua
TCKH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở tiểu học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
33.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa sự phát triển KNHHT của HS lớp 4, 5 và dạy học
Khoa học ở tiểu học thông qua các TCKH.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài khảo sát và tổ chức thực nghiệm tại một số trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh Long An và tỉnh Hậu Giang.
- Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục KNHHT
cho HS lớp 4, 5 qua TCKH môn Khoa học lớp 4, 5.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục KNHHT dựa vào TCKH được đảm bảo
bằng qui trình thiết kế và lựa chọn TCKH; kĩ thuật thiết kế dạy học với
TCKH; tiến trình hướng dẫn TCKH tuân thủ đúng luật chơi ; môi trường
khuyến khích HS rèn luyện KNHHT và kĩ thuật đánh giá KHHHT thích hợp
thì chúng sẽ tác động tích cực đến KNHHT của HS, góp phần cải thiện kết
quả học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của vi ệc giáo dục KNHHT qua
TCKH ở tiểu học.
5.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNHHT cho HS lớp 4, 5 qua
TCKH.
5.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu
46.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic thông qua các tài liệu khoa học
để tìm hiểu tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp lí luận để xây dựng hệ thống tư liệu khoa học
và khung lí thuyết của nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa để xác định những khái niệm công cụ và
quan niệm, định hướng phương pháp luận nghiên cứu.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, phân tích
hồ sơ dạy học để đánh giá thực trạng dạy học Khoa học và sử dụng trò chơi
nhằm giáo dục KNHHT ở tiểu học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để phân tích kinh nghiệm quốc tế
và kinh nghiệm giáo dục tiểu học tại địa phương.
- Phương pháp thực nghiệm để đánh giá tính khoa học của hệ thống
TCKH ở tiểu học và biện pháp giáo dục dựa vào trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm làm rõ hơn và cụ thể hơn
sự tiến bộ của một số học sinh trong và sau thực nghiệm .
6.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia để khảo sát thực trạng, tham khảo phương
pháp luận và đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp xử lí số liệu bằng toán học và đánh giá thống kê để hỗ
trợ nghiên cứu th ực trạng và thực nghiệm.
7. Đóng góp mới của đề tài
5- Góp phần làm rõ quan niệm khoa học về KNHHT ở tiểu học và giáo
dục KNHHT qua TCKH.
- Xác định hệ thống KNHHT cơ bản đối với HS tiểu học.
- Xây dựng kĩ thuật thiết kế TCKH và hệ thống TCKH nhằm giáo dục
KNHHT cho HS lớp 4, 5.
- Đề xuất được các biện pháp giáo dục KNHHT cho HS qua TCKH,
qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập Khoa học cho HS lớp 4, 5.
8. Các luận điểm cần bảo vệ
- KNHHT là KN học tập và KN xã hội quan trọng cần giáo dục cho
HS tiểu học và có thể giáo dục KN đó cho HS lớp 4, 5 qua TCKH phù hợp,
giúp nâng cao kết quả học tập của HS.
- Giáo dục KNHHT cho HS tiểu học qua TCKH là lợi thế lớn vì trò
chơi vốn có bản chất xã hội sâu sắc. Mỗi TCKH có thể giáo dục một số
KNHHT phù hợp với chính trò chơi đó.
- Hiệu quả của giáo dục KNHHT qua TCKH phụ thuộc vào thiết kế
trò chơi, tiến trình chơi , hướng dẫn của giáo viên, môi trường và phương thức
đánh giá thích hợp với trò chơi.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học
hợp tác cho HS lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học
Chương 2: Các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho HS lớp 4,
5 qua trò chơi khoa học
Chương 3: Thực nghiệm khoa học
6Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về kĩ năng học hợp tác
1.1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng
Những vấn đề lí luận chung về KN từ lâu đã được xem xét trong các
công trình của V.A. Krutrexki, A.G. Côvaliôp, K.K. Platonop, G.G. Golubev,
N.D. Lêvitôp, A.V. Pêtrôxki, và nhiều người khác. Những nghiên cứu này
giải thích KN từ nội dung và điều kiện tâm lí của nó. Chẳng hạn:
- V.A. Krutrexki hiểu KN là phương thức thực hiện hành động đã được
con người lĩnh hội, nếu nắm được phương thức hành động là người có KN
[53]. Cách hiểu này dường như không thích hợp với thực tế hoạt động của con
người. Nắm được phương thức hành động và làm việc được là hai việc khác
nhau hoàn toàn.
- Theo A.G. Côvaliôp thì KN là phương thức thực hiện hành động phù
hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động [14]. Đây là cách diễn đạt khác
nhưng cùng bản chất với quan điểm trên. Biết phương thức thực hiện hành
động nhưng không hành động thì chưa có KN.
- K.K. Platonop và G.G. Golubev giải thích KN là năng lực của con
người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong
những điều kiện mới và khoảng thời gian tương ứng [16]. Đồng nhất KN và
năng lực trong cùng một điều kiện có lẽ là chưa thỏa đáng. KN chỉ là một
dạng năng lực hoặc là một phần của năng lực mà thôi [45].
7- N.D. Lêvitôp cho rằng KN là sự thực hiện có kết quả một động tác
nào đó hay một hoạt động phức tạp bằng cách áp dụng hay lựa chọn những
cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định [59]. Cách hiểu này
thực chất nhấn mạnh tính kĩ thuật của KN nên chưa phản ánh đúng khái niệm
KN.
- Theo A.V. Pêtrôxki, KN là sự vận dụng tri thức, kĩ xảo đã có để lựa
chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề
ra [70]. Cách hiểu này đúng bản chất KN làm việc thực tiễn, nhưng bỏ qua
những KN tâm lí như KN hoạt động trí tuệ, KN tri giác, KN tư duy, bởi
những KN hoạt động trí tuệ chưa hẳn đã là cách vận dụng tri thức và kĩ xảo.
Có những KN không chỉ vận dụng tri thức mà còn quản lí hoặc sản sinh tri
thức.
Theo cách tiếp cận khác, Đặng Thành Hưng giải thích KN là một dạng
hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận
động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó)
như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả
theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay
qui định [45] [46] . Theo ông, KN chính là hành động có kĩ thuật, được thực
hiện dựa vào các điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội (kinh nghiệm) của cá
nhân, cho phép cá nhân hoàn thành công việc có kết quả theo chuẩn đã định
trong điều kiện nhất định. KN không phải là khả năng thực hiện hành động
mà chính là hành động.
Nguyễn Thị Thanh (2013) [81] cho rằng KN là việc thực hiện có kết
quả các hành động và kĩ thuật hành động trên cơ sở vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm đã có một cách hợp lí, linh hoạt vào các tình huống khác
nhau để đạt được các mục tiêu đã xác định. Theo Nguyễn Thành Kỉnh (2010)
8[52], KN là sự thực hiện hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt sáng tạo
phù hợp với các mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Nguyễn Thị Thu
Hằng (2013) [26] giải thích KN là khả năng chủ thể thực hiện được hành động
dựa trên vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được kết quả theo những tiêu
chí nhất định, phù hợp với mục đích và điều kiện hành động.
Những vấn đề cụ thể về KN đã được đề cập trong nhiều đề tài và luận
án khoa học giáo dục. Nguyễn Như An [1], Phan Thanh Long [61] và Cao Thị
Thặng [76] nghiên cứu KN giảng dạy trong đào tạo sinh viên sư phạm và của
giáo viên THCS. Mai Thị Anh [4] nghiên cứu việc bồi dưỡng các KN công
tác pháp chế cho cán bộ giáo dục cấp tỉnh. Nguyễn Thanh Bình [8] và Nguyễn
Thị Thu Hằng [25] xem xét các vấn đề KN sống. Nguyễn Minh Châu [10] bàn
về KN thực hành trong đào tạo công nghiệp. Vũ Trọng Rỹ và nhóm [13]
nghiên cứu về KN học tập cơ bản ở trường phổ thông. Ngô Thị Thu Dung
[17], [18], [19] và Trương Thị Thu Yến [95] bàn về KN học nhóm và KN dạy
học nhóm ở tiểu học. Nguyễn Minh Hải [24] xem xét các KN giải bài toán có
lời văn ở tiểu học. Nguyễn Thị Thúy Hạnh [27] và Nguyễn Thị Thanh [77]
[78] [79] [80] [81] bàn về KNHHT của sinh viên. Phạm Thị Thu Hoa [29] xem
xét các KN nghiên cứu khoa học của sinh viên. Trần Thị Hương [47] nghiên
cứu KN hoạt động giáo dục trong đào tạo sinh viên sư phạm. Bùi Th ị Hạnh
Lâm [54] nghiên cứu KN tự đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông.
Võ Sỹ Lục [62] nghiên cứu KN giao tiếp trong công tác an ninh. Mai Thị
Nguyệt Nga [65] nghiên cứu KN lao động tự phục vụ của học sinh lớp 1.
Nguyễn Thị Thanh [82] nghiên cứu KN sử dụng graph trong học tập của sinh
viên sư phạm. Trần Thị Tuyết Oanh và nhóm [84] nghiên cứu việc đánh giá
các KN dạy học. Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành [91] nghiên cứu
các KN học tập cơ bản. Nguyễn Văn Y [94] bàn về các KN tin học văn phòng,
v.v
91.1.1.2. Các nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác
Ý tưởng DHHT đã có từ rất lâu nhưng đến những năm cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX mới bắt đầu có sự nghiên cứu sâu hơn, tại nước Anh,
Joseph Lancaster và Andrew Bell đã tổ chức thực nghiệm hình thức học tập
nhóm nhỏ, người học cùng trao đổi, chia s ẻ, hợp tác giúp đỡ nhau tìm hiểu
khám phá đối tượng nhận thức để đạt kết quả tốt nhất. Ý tưởng này đã được
hưởng ứng và nhanh chóng được áp dụng tại Mỹ vào năm 1806 [92].
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhà giáo dục người Mỹ John Dewey
đã đề xướng và thực thi tư tưởng đề cao khía cạnh xã hội của việc học và vai
trò của nhà giáo dục trong việc giáo dục học sinh một cách dân chủ. Ông cho
rằng muốn học cách để cùng chung sống trong xã hội thì người học phải trải
nghiệm quá trình sống hợp tác ngay trong nhà trường. Ông nhấn mạnh rằng
nhà trường là cuộc sống của trẻ chứ không phải là nơi chuẩn bị vào đời [49] .
Sau đó, nhiều người đã tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lí thuyết nền
tảng và phát triển cho đến ngày nay như Kurt Lewin (1930-1940), Morton
Deutsch [121], [122] , David W. Johnson & Roger T. Johnson [111], De Vries
[100], L.X. Vưgôtxki [93], [116], [117], Karrie A. Jones [114] , Mary Ransdell
[119] , Geoff Petty [106] , Glasser W [107] . Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh
nhiều khía cạnh khác nhau để cho thấy ích lợi của hợp tác trong học tập cũng
như trong cuộc sống, phân tích lợi thế, ưu điểm của HHT so với các với các
phương thức học tập khác như học cá nhân, tranh đua. Qua DHHT sẽ tạo cơ
hội cho người học giao lưu, hoà nhập vào môi trường văn hoá khác nhau để
chiếm lĩnh tri thức, trong HHT các em sẽ học tập hiệu quả hơn và rèn luyện
được các KN hợp tác, một trong những KN xã hội vô cùng quan trọng và cần
thiết không chỉ để đảm bảo học tập có hiệu quả, mà còn đảm bảo sau này có
việc làm và thành công trong nghề nghiệp.
10
Để thực hiện được phương thức DHHT, người học cũng cần phải có
những KN tương ứng, tuỳ theo góc độ nghiên cứu một số người đã đề cập các
KN hoặc nhóm KN mà người học cần phải có để học tập có hiệu quả, cụ thể:
- Johnson D. W, Johnson R. T (1999) chia KNHTHT thành 4 nhóm:
KN giao tiếp; KN xây dựng và duy trì bầu không kh... công chung của nhóm là điểm tựa của mỗi người.
- Nguyên tắc hướng vào trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng
Nguyên tắc này đòi hỏi các hành động chơi phải gắn liền với thực hành
hoặc thí nghiệm, thao tác với đồ dùng học tập hoặc dụng cụ chơi. HS phải
thực hiện hành động chơi thông qua các nhiệm vụ, tình huống cụ thể đặc biệt
là các hoạt động thực hành hoặc thí nghiệm và có sự phối hợp đồng đội. HS
phải suy nghĩ tìm tòi, có sự tương tác giữa HS -HS, giữa HS với tài liệu, dụng
cụ học tập để rèn luyện các KN cần thiết và chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên,
không phải TCKH nào cũng có hoạt động trải nghiệm là hoạt động thực hành
hoặc thí nghiệm vì còn tuỳ thuộc vào nội dung bài học. Do đó, tuỳ theo nội
dung bài là dạng bài lí thuyết hay thực hành mà sẽ thiết kế hoạt động trải
nghiệm khác nhau.
- Nguyên tắc thân thiện
TCKH phải được tất cả HS chấp nhận, HS nào cũng tham gia được
không phân biệt bạn nam, bạn nữ, cao, thấp, sức học và khi chơi phải đảm bảo
an toàn: dụng cụ chơi không sắc nhọn, không có bạo lực trong trò chơi. Các
hoạt động trong trò chơi phù hợp với mức vận động thể chất lứa tuổi, không
có tính đối kháng giữa các đội.
28
- Nguyên tắc hệ thống
Nội dung TCKH dựa theo nội dung bài học, vì vậy các trò chơi thi ết kế
phải đảm bảo theo tính hệ thống của chương trình môn học, đảm bảo theo
mạch kiến thức hoặc chủ đề của môn học và nằm trong tổng thể của chuỗi các
hoạt động học tập. Mỗi trò chơi phải đảm bảo sự đồng bộ với nội dung,
phương pháp giáo dục của GV.
2.1.3.2. Những tiêu chí lựa chọn trò chơi khoa học
Ngoài việc thiết kế mới các TCKH, có thể tận dụng các trò chơi có sẵn
từ nhiều nguồn khác nhau để làm phong phú thêm hệ thống TCKH. Khi lựa
chọn các TCKH cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Nội dung trò chơi phù hợp với nội dung của bài học Khoa học.
- Mục tiêu trò chơi về giáo dục KN thể hiện rõ ràng và có thể xác định
được KNHHT cụ thể.
- Hành động chơi phù hợp với lứa tuổi và mang tính trải nghiệm, đòi
hỏi người học phải sử dụng những KN khác nhau.
- Thân thiện và an toàn.
- Kết quả trò chơi đạt được 2 mục tiêu là giáo dục KNHHT và mục tiêu
về tri thức và KN môn khoa học.
1.2.4. Trò chơi khoa học và môn Khoa học ở tiểu học
1.2.4.1. Khả năng ứng dụng trò chơi trong dạy Khoa học
Chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 ở tiểu học được tích hợp nhiều
lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học, dân số và môi trường , trong đó một số kiến
thức được kế thừa và phát triển từ các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp
1, 2, 3 nên rất phong phú và đa dạng. K iến thức gần gũi, phù hợp với sự hiểu
29
biết của học sinh và được chia thành các chủ đề “Con người và sức khoẻ”,
“Vật chất và năng lượng”, “Thực vật và động vật”, “Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên”. Có nhiều nội dung có thể ứng dụng trò chơi để dạy học. Theo
thiết kế chương trình môn học, trong SGK đã có gợi ý khá nhiều trò chơi ở
bước củng cố bài học, tìm hiểu bài hoặc khởi đầu bài học. Các trò chơi phổ
biến là “Ai nhanh, ai đúng”, “Thi kể tên”, “Đoán chữ”, số bài học lớp 4 có
gợi ý trò chơi là 22 bài, ở lớp 5 là 2 7 bài, chiếm khoảng 30% số bài học.
Ngoài ra, còn rất nhiều nội dung có thể thiết kế được các trò chơi khác theo
nhiều mục đích khác nhau. Như vậy, môn Khoa học có nhiều khả năng ứng
dụng trò chơi trong dạy học.
1.2.4.2. Tiêu chí lựa chọn nội dung khoa học để sử dụng trò chơi
Khi lựa chọn nội dung khoa học để sử dụng trò chơi cần dựa vào các
tiêu chí sau đây:
- Nội dung là vấn đề cần thiết, thích hợp với phương thức chơi . Dự
đoán rằng trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với cách dạy bình thường.
- Phù hợp với nhận thức và vốn hiểu biết của học sinh trong thực hiện
trò chơi.
- Nội dung học tập đòi hỏi sự hợp tác trong nhóm mới có thể hoàn
thành yêu cầu và luật chơi .
- Nội dung học tập đòi hỏi phải thực hiện những thao tác hoặc hành
động cụ thể như di chuyển, viết, vẽ, cắt, dán, tô màu, nặn, thí nghiệm,kết
thúc trò chơi phải có sản phẩm cụ thể.
- Nội dung học tập phải phù hợp với những đồ chơi của lứa tuổi HS,
thường đơn giản, dễ thực hiện.
30
- Đòi hỏi HS phải sử dụng những KN cộng tác và KN làm việc hợp tác
trong quá trình học tập.
1.3. Kĩ năng học hợp tác
1.3.1. Một số khái niệm
1.3.1.1. Học hợp tác
Theo Từ điển tiếng Việt (2000): hợp tác là cùng chung sức giúp nhau
trong một công việc, trong một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm đạt được mục
đích chung [69]. Những vấn đề lí luận chung về HHT (Cooperative Learning)
đã được xem xét trong các công trình của Slavin R. E. (1983); Sharan (1983);
Sodier (1982), Johnson D. W.; Johnson R. T.; Smith, . Cho đến nay, DHHT
được xem như là chiến lược dạy h ọc phổ biến. Theo phương thức này người
học được tổ chức học theo các nhóm nhỏ, tham gia, chia sẻ, hỗ trợ trong sự
phụ thuộc lẫn nhau thông qua thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động học tập
nhằm đạt mục đích chung. Để thực hiện được phương thức dạy học này về
phía người học cần phải có một số KN cần thiết như KN tìm kiếm và chia sẻ,
KN giao tiếp, KN quan sát, nhận xét, đánh giá, KN cộng tác [112] [113]
[114] .
Theo Đặng Thành Hưng (2002), HHT là phương thức học tập dựa vào
môi trường và quan hệ hợp tác, thân thiện, trong đó người học trao đổi, chia
sẻ với nhau trong hoạt động chung, kết hợp những kinh nghiệm, tư tưởng và
năng lực cá nhân thành sức mạnh chung, đồng thời phát triển cá nhân nhờ chỗ
dựa là sức mạnh chung này [38].
Nguyễn Thành Kỉnh (2010) [52] cho rằng: HHT là khái niệm dùng để
chỉ phương thức hay chiến lược học tập dựa trên sự hợp tác của nhóm người
học được sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của GV. H ọc tập hợp tác có mục
31
tiêu chung, nỗ lực học tập chung của nhóm, thành tựu và trách nhiệm học tập
cá nhân hài hòa với nhau, có sự chia sẻ nguồn lực, kết quả và lợi ích học tập,
có tính xã hội và thân thiện trong học tập.
Nguyễn Thị Thanh (2013) [81] hiểu HHT là cách thức học tập trong đó
người học được tổ chức thành các nhóm làm việc cùng nhau nhằm hoàn thành
các nhiệm vụ học tập, giữa họ có sự tương tác, hỗ trợ, phụ thuộc lẫn nhau, từ
đó thói quen và các KN hợp tác được hình thành và phát triển.
Các nghiên cứu đều cho rằng HHT là phương thức học tập dựa trên sự
hợp tác của người học, trong quá trình học tập thì người học có sự tương tác,
hỗ trợ dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy để hoàn thành nhiệm vụ học
tập. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với phương thức dạy HHT hiện nay.
Dựa trên quan điểm của những nghiên cứu đi trước và đặc trưng của
phương thức HHT, trong luận án khái niệm học hợp tác được hiểu là cách
thức hay chiến lược học tập trong môi trường và quan hệ hợp tác, cùng nhau
chia sẻ lợi ích, mục tiêu, kết quả, nguồn lực và nhiệm vụ học tập, trong đó
mọi người học vừa nỗ lực cá nhân vừa đảm bảo đóng góp phần mình vào nỗ
lực chung của nhóm trong học tập với vị thế bình đẳng và phụ thuộc lẫn nhau
một cách tích cực.
1.3.1.2. Kĩ năng
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về KN (đã nói ở phần Tổng
quan) nhưng có một số điểm chung là KN luôn gắn liền với việc thực hiện các
thao tác hoặc hành động cụ thể có tính kĩ thuật, có liên quan đến tri thức của
cá nhân đã lĩnh hội, liên quan đến các điều kiện tâm lí, sinh lí của chủ thể,
việc lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp để đạt được mục đ ích hoạt động
một cách hiệu quả.
32
Kế thừa các quan niệm trên, luận án sử dụng khái niệm KN như sau: Kĩ
năng là dạng hành động được thực hiện có tính kĩ thuật, một cách linh hoạt
trong các điều kiện, môi trường khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn
hiểu biết về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí
và xã hội khác của cá nhân để giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả theo
mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui
định.
1.3.1.3. Kĩ năng học tập
Theo Đặng Thành Hưng, KN học tập chung hay KN học tập cơ bản là
những dạng chuyên biệt của hành động cá nhân trong việc giải quyết các
nhiệm vụ học tập, hoặc tiến hành hoạt động học tập của cá nhân người học.
Để học tập thì người học phải thực hiện những loại nhiệm vụ cơ bản đó là: 1/
Nhận thức nội dung học vấn; 2/ Quản lí việc học của mình theo chiến lược cá
nhân và theo chiến lược hợp tác; 3/ Giao tiếp và quan hệ xã hội trong học tập
và các hoạt động hỗ trợ học tập.
Khi thực hiện một nhiệm vụ học tập thì người học phải có những KN
khác nhau để thực hiện nhiều hoạt động cụ thể khác nhau. Đặng Thành Hưng
cũng đã đưa ra 3 phạm trù KN học tập tương ứng: 1/ Nhóm những KN nhận
thức học tập: 2/ Nhóm những KN giao tiếp và quan hệ học tập; 3/ Nhóm
những KN quản lí học tập, bao gồm 54 KN học tập chung trong môi trường
học tập hiện đại [39].
Nguyễn Thị Thanh, (2013) cho rằng: “Kĩ năng học tập là việc thực hiện
có hiệu quả những hành động và kĩ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến
thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống
khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xá c định”. “KNHTHT là những
hành động, kĩ thuật học tập được thực hiện một cách đúng đắn, linh hoạt,
33
mềm dẻo, có hiệu quả trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học
tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục
tiêu học tập đề ra.”
Từ việc phân tích khái niệm chung về KN và khái niệm về học tập hợp
tác, kế thừa các nguyên cứu trước, trong luận án sử dụng khái niệm KN học
tập như sau:
Kĩ năng học tập là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập của
người học được tiến hành một cách tự giác, linh hoạt trong các điều kiện, môi
trường học tập khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về việc
học, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác
của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ học tập đạt được kết quả theo mục đích
hay tiêu chí đã định. Hay nói cách khác kĩ năng học tập là dạng kĩ năng được
cá nhân sử dụng để học tập.
1.3.1.4. Kĩ năng học hợp tác
KNHHT cũng là KN học tập nhưng đặt trong điều kiện HHT [43]. Do
đó, trong luận án này quan niệm:
Kĩ năng học hợp tác là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập
được tiến hành một cách linh hoạt trong các điều kiện, môi trường học tập
hợp tác khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về việc học,
khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá
nhân và của nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập theo phương thức hợp tác
để đạt đượ c kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định. Hay nói cách khác kĩ
năng học hợp tác là kĩ năng học tập được cá nhân và nhóm sử dụng trong
môi trường và điều kiện học hợp tác.
34
1.3.2. Nguyên tắc và đặc điểm của học hợp tác
1.3.2.1. Nguyên tắc của học hợp tác
Kết quả hoạt động của nhóm HS học theo phương thức HHT chỉ thật sự
có ý nghĩa khi tất cả các thành viên trong nhóm cùng nỗ lực, chia sẻ, cộng
đồng trách nhiệm trong sự tương tác tích cực với thái độ hợp tác bình đẳng
chứ không phải chỉ có một, hai thành viên làm từ đầu đến cuối [112], [113] .
Do đó, HHT có một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
Trong hoạt động học tập theo phương thức HHT, người học phải tham
gia vào các hoạt động trong nhóm, phải thực sự liên kết cùng nhau để thực
hiện công việc chung, nhiệm vụ của nhóm sẽ không hoàn thành nếu không có
sự đóng góp của mỗi cá nhân. Người học tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình
trong thời gian sớm nhất, đồng thời hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để
cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, mọi cá nhân trong nhóm phải
có ý thức cố gắng nỗ lực và quan tâm đến sự tiến bộ của các thành viên khác
để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ .
- Sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm
Khi thực hiện nhiệm vụ, các thành viên có sự chia sẻ những tư tưởng,
nguồn lực và đáp án. Những lập luận và giải đáp được lắng nghe thông qua
việc giải thích của các thành viên khác trong nhóm, tạo sự gắn bó hơn trong
nhóm thông qua giao tiếp. Mỗi cá nhân trong nhóm là một mắt xích trong dây
chuyền hoạt động của nhóm, vì vậy để dây chuyền hoạt động đồng bộ thì các
thành viên trong nhóm phải cùng bàn bạc, trao đổi, đi đến thống nhất phương
án để hành động. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mỗi cá nhân phải cùng
hợp tác với nhau, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung của
35
nhóm. Mọi biểu hiện mang tính tranh đua, không hợp tác là trở ngại lớn cho
việc hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Trách nhiệm cá nhân
Theo phương thức HHT thì các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn
nhau nhưng mỗi thành viên lại có trách nhiệm riêng, tự mình phải thực hiện
không dựa dẫm vào hoặc trông chờ vào người khác và phải có đóng góp nhất
định vào hoạt động chung của nhóm. Sau đó người học có thể tự mình thực
hiện thành công một hoạt động tương tự.
- Sử dụng những kĩ năng cộng tác trong nhóm
Khi học theo phương thức HHT thì HS cần có những KN cộng tác
trong nhóm như giao tiếp một cách đúng đắn và rõ ràng, chấp nhận và ủng hộ
nhau, giải quyết các bất đồng trên tinh thần xây dựng.
- Phản hồi và điều chỉnh
Sau hoạt động HHT, dưới sự hướng dẫn, định hướng và điều khiển của
người dạy, các thành viên của nhóm sẽ phải đánh giá lại những hoạt động của
nhóm đã thực hiện để xem xét lại những hoạt động nào chưa phù hợp cần thay
đổi, hoạt động nào đạt hiệu quả nên duy trì, những đề xuất cần thiết đối với
người dạy. Qua hoạt động này, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
sẽ được củng cố và hoàn thiện hơn đồng thời phát hiện v à điều chỉnh những
gì chưa phù hợp nhằm giúp hoạt động của nhóm đạt hiệu quả hơn [111].
1.3.2.2. Đặc điểm của học hợp tác ở tiểu học
Kế thừa những nghiên cứu về dạy học hợp tác, kĩ thuật dạy học của
Johnson D.W và Johnson R.T [112], [113] , Wilbert J. McKeachie [96], Đặng
Thành Hưng [38], Thái Duy Tuyên [87] , [88], [89] [90] , có thể xác định một
số đặc điểm của học hợp tác ở tiểu học như sau:
36
* Mục tiêu
Giúp HS lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng môn học một cách tốt nhất
trong môi trường học tập hợp tác. Đồng thời, hình thành và phát triển các kĩ
năng xã hội cần thiết như KNHHT, tinh thần đồng đội, thái độ ứng xử trong
học tập, đây là tiền đề quan trọng để phát triển kĩ năng học tập ở các cấp học
tiếp theo và kĩ năng sống trong tương lai. Như vậy, HHT giúp HS đạt được
hai mục tiêu, đó là kiến thức (bao gồm kiến thức, thái độ, KN môn học) và
các KNHHT.
* Hoạt động của GV
- Thiết kế các nhiệm vụ và tình huống học hợp tác cho HS. Ở tiểu học,
nhiệm vụ hợp tác trong học tập rất cụ thể, phù hợp với mức độ tư duy của HS,
càng cụ thể thì HS càng dễ thực hiện được nhiệm vụ của mình, HS nào cũng
có việc và hoàn thành phần việc của mình. Nhiệm vụ trong các tình huống
học tập vừa đảm bảo cụ thể cho từng HS nhưng cũng cần có tính khái quát,
phức tạp cho nhóm và vừa sức với HS để có sự hợp tác nhiều nhất.
- Tổ chức các hoạt động: Đặc trưng của HHT là học tập theo nhóm do
đó GV phải vận dụng nhiều cách chia nhóm học hợp tác khác nhau phù hợp
với nhiệm vụ học tập, trình độ, tính cách HS trong nhóm và đảm bảo qui mô
nhóm hợp lí. HS được chia thành nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ học tập
theo yêu cầu của GV. Có thể là nhóm đôi, nhóm 4 HS hoặc đông hơn tuỳ theo
GV tổ chức nhưng không nên quá 6 HS. Hoạt động thảo luận trong nhóm do
bạn nhóm trưởng điều hành, có bạn thư kí, bạn trình bày kết quả của nhóm.
- Bố trí không gian và chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động nhóm: Tuỳ
theo hoạt động học tập mà giáo viên bố trí không gian phù hợp trong lớp hoặc
ngoài lớp, thuận tiện cho hoạt động và thảo luận của các nhóm. GV dễ dàng
37
đi đến các nhóm quan sát và giúp đỡ HS kịp thời, đồng thời bao quát được tất
cả các nhóm.
- Điều khiển hỗ trợ kịp thời cho HS trong quá trình học hợp tác: GV
quan sát và hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn, đồng thời dạy cho HS
những KNHHT cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt nhất. GV phản
hồi cho HS việc thực hiện các KN và động viên khích lệ giúp HS đ iều chỉnh
và thực hiện thuần thục các KNHHT.
- Tạo môi trường khuyến khích học sinh hợp tác trong học tập: GV
luôn khích lệ học sinh tham gia, nhẹ nhàng, ân cần tạo sự thân thiện, thoải
mái giúp HS tích cực tham gia hoạt động. Chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ d ùng
học tập đầy đủ theo thiết kế nhiệm vụ học tập cho tất cả HS được tham gia.
Khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng, nhận xét, đánh giá trên tinh thần xây dựng,
bình đẳng, dân chủ.
- Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực: Các kĩ thuật dạy học tích cực
sẽ tạo ra sự tương tác, hợp tác giữa HS với nhau một cách cụ thể. Chẳng hạn,
kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não, và sử dụng một số đồ dùng học
tập khác như phiếu học tập nhóm, thẻ màu, giúp HS tích cực hoạt động cá
nhân trước khi chia sẻ ý kiến trong nhóm.
* Hoạt động của HS
- Từng HS chuẩn bị tâm thế tham gia như chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học
tập; sẵn sàng tham gia và tích cực hợp tác, động viên, khích lệ và ủng hộ các
thành viên trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Nhanh chóng thành lập và ổn định tổ chức nhóm theo yêu cầu của
GV, tiếp nhận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân thực hiện.
38
- Từng cá nhân chia sẻ kết quả làm việc của mình trong nhóm để các
thành viên khác cùng trao đổi thống nhất và báo cáo trước lớp. Việc chia sẻ ý
kiến và tương tác với nhau trên nguyên tắc bình đẳng và dân chủ. Tất cả các
bạn đều có quyền chia sẻ đến khi hết ý kiến, đồng thời phải lắng nghe của các
bạn một cách tích cực. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cá nhân, HS vẫn
có sự tương tác lẫn nhau, trợ giú p và động viên lẫn nhau, quan tâm đến sự tiến
bộ của các bạn trong nhóm, đảm bảo có sự phụ thuộc tích cực để tìm ra kiến
thức hoặc sản phẩm cá nhân tốt nhất trong thời gian cho phép.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ trình bày kết quả thực hiện của
nhóm mình, các nhóm khác cùng chia sẻ ý kiến. Nhiệm vụ trình bày kết quả
sẽ được luân phiên cho các bạn trong nhóm, bạn nào cũng được trình bày
trước lớp.
- Nhận xét kết quả của các nhóm, tự nhận xét, đánh giá về kết quả của
nhóm mình, về sự tham gia của các thành viên trong nhóm, rút kinh nghiệm
cho các hoạt động tiếp theo.
* Đánh giá kết quả hoạt động nhóm
- Kết thúc hoạt động nhóm GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV tổ chức linh hoạt nhằm tạo sự đồng
thuận cao nhất trong HS. Dựa vào các tiêu chí đánh giá từng nhiệm vụ, HS
được tự đánh giá kết quả của nhóm mình và đánh giá các nhóm khác trước
khi GV đánh giá. GV không chỉ nhận xét đánh giá kết quả cuối cùng mà còn
nhận xét sự tham gia của HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhận xét,
đánh giá mang tính động viên, khuyến khích là chính để học sinh cố gắng
nhiều hơn. Khen ngợi những cố gắng và tiến bộ của HS là việc làm không thể
thiếu ở tiểu học.
39
Tóm lại, trong HHT ở tiểu học thì GV là người thiết kế, tổ chức các
hoạt động học hợp tác, cố vấn, hỗ trợ trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ
học tập, tổ chức nhận xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân,
của nhóm và kết quả thực hiện, quan tâm động viên, khích lệ để HS nỗ lực
hơn trong học tập. HS chủ động trong học tập, tích cực thực hiện nhiệm vụ
trong mối quan hệ hợp tác, tương tác liên cá nhân. Biết sử dụng các kĩ năng
cộng tác để chia sẻ tài liệu, vật liệu và trợ giúp lẫn nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cá nhân với kết quả cao nhất, góp phần vào thành công chung của nhóm.
1.3.3. Hệ thống kĩ năng học hợp tác ở tiểu học
1.3.3.1. Những kĩ năng học hợp tác cơ bản
Từ những đặc điểm của học tập hợp tác, đặc điểm tâm sinh lí, xã hội
của học sinh tiểu học và cơ cấu nhiệm vụ học tập [38], kế thừa các công trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, có thể xác định 4 nhóm
KNHHT cơ bản ở tiểu học như sau :
1) Nhóm kĩ năng hình thành và tổ chức nhóm
- Kĩ năng di chuyển để phối hợp công việc: Di chuyển hợp lí, chọn vị trí
thích hợp theo yêu cầu của giáo viên nhanh gọn không làm ảnh hưởng tới
nhóm khác và để làm việc cùng nhau.
- Kĩ năng giới thiệu: biết cách giới thiệu bản thân hoặc giới thiệu bạn
bè cùng nhóm bằng một vài câu ngắn gọn nhất nhưng rõ ràng, đủ ý.
- Kĩ năng phân công nhiệm vụ cá nhân: Phân công nhiệm vụ cho các
bạn dựa vào điểm mạnh, sở trường của cá nhân hoặc tự nhận nhiệm vụ vừa
sức phù hợp với công việc, đảm bảo mỗi thành viên đều có nhiệm vụ. Từng
cá nhân hiểu biết vai trò của mình trong nhóm, biết mình ở vị trí nào và mối
quan hệ với các bạn trong nhóm.
40
- Kĩ năng quản lí thời gian: Phân bố thời gian hợp lí cho từng phần
việc, hoàn thành đúng thời gian qui định.
2) Nhóm kĩ năng tương tác liên cá nhân
- Kĩ năng lắng nghe trong nhóm: Chú ý lắng nghe tích cực, có thể ghi
nhanh ý chính các yêu cầu, chỉ dẫn của giáo viên, của nhóm trưởng khi giao
nhiệm vụ; lắng nghe ý kiến, ý tưởng, góp ý của bạn trong nhóm hoặc khác
nhóm, không ngắt lời bạn hoặc đùa giỡn trong lúc người khác nói,
- Kĩ năng trình bày ý kiến trong nhóm: Tự tin trước các bạn trong nhóm
hoặc cả lớp, phát biểu ý kiến mạch lạc, rõ ý, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ và
các phương tiện hỗ trợ như biểu đồ, sơ đồ, thẻ màu, máy chiếu,
- Kĩ năng đối thoại trong nhóm: Trao đổi ý kiến theo quan điểm cá
nhân, lắng nghe quan điểm của các bạn trong nhóm để làm rõ vấn đề hoặc
cùng đưa ra quyết định chọn phương án thực hiện. Khi đã thống nhất phương
án thì tích cực thực hiện, thể hiện sự đồng tình và ủng hộ ý kiến chung của
nhóm.
- Kĩ năng trợ giúp bạn: Giúp bạn chứ không làm thay bạn, có thể giải
thích cho bạn hiểu, hỗ trợ một phần, một công đoạn, một chi tiết của mô hình,
sản phẩm,
- Kĩ năng thể hiện thái độ hợp tác: Luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
của mình, chia sẻ tài liệu, kết quả thực hiệ n. Giữ được bình tĩnh khi có ý kiến
góp ý trái ngược với mình và biết chấp nhận khi thấy rõ ý kiến đóng góp là
đúng, khiêm tốn khi có ý kiến tán đồng hoặc khen ngợi. Có thể dùng lời nói,
hành động, cử chỉ, điệu bộ để khích lệ, cổ vũ đồng đội hoặc các nhóm phấn
chấn, gắng sức hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ.
3) Nhóm kĩ năng thực hiện nhiệm vụ học tập
41
- Kĩ năng quan sát: Quan sát đối tượng để thu thập các thông tin cần
thiết, quan sát hoạt động của các bạn cùng nhóm hoặc khác nhóm, các sản
phẩm, biết cách quan sát tổng thể, chi tiết, điểm nổi bật, điểm khác biệt của
đối tượng. Ghi chép tóm tắt để có đủ thông tin về đối tượng quan sát nhằm
hoàn thành nhiệm vụ cá nhân hoặc nhiệm vụ của nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin để giải quyết nhiệm vụ : Tìm thông tin từ
sách, phiếu thông tin, tài liệu tham khảo, bảng biểu trong lớp, thư viện, ngoài
thực địa, đàm thoại với người khác, mạng internet và xử lí thông tin để giải
quyết nhiệm vụ cá nhân hoặc nhiệm vụ chung của nhóm.
- Kĩ năng thao tác với dụng cụ học tập: Thực hiện đúng các thao tác
được hướng dẫn, đúng qui trình kĩ thuật, đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh lao
động,làm các loại mô hình, sơ đồ, dụng cụ thực hành từ các vật liệu đã
chuẩn bị sẵn hoặc phải tự tìm kiếm những gì có trong trường, lớp học theo
yêu cầu của hoạt động hoặc sáng tạo theo phương án của nhóm, mỗi cá nhân
có thể làm một vài bộ phận, chi tiết theo phân công.
- Kĩ năng thực hiện báo cáo: Thực hiện điền thông tin vào phiếu, trả lời
câu hỏi, ghi chép thông tin trong quá trình thực nghiệm, có thể tóm tắt bằng
bảng biểu, sơ đồ, mô hình, trình bày kết quả vào bảng nhóm bằng cách viết,
vẽ, đính thẻ màu,để báo cáo.
- Kĩ năng tóm lược nội dung bài học : Dựa vào yêu cầu thực hiện,
thông tin thu thập được, các sản phẩm làm ra, kết quả thực hành, thí
nghiệm, để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận nội dung bài học, rút ra được
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4) Nhóm kĩ năng đánh giá, phản hồi
42
- Kĩ năng đánh giá, tự đánh giá: Dựa vào tiêu chuẩn, các yêu cầu của
công việc được phân công để tự đánh giá và đánh giá về mức độ, chất lượng
thực hiện công việc của cá nhân, nhóm mình, nhóm khác. Nêu được điểm phù
hợp, điểm chưa phù hợp cần điều chỉnh.
- Kĩ năng nêu nhận xét: Dựa vào các tiêu chí, yêu cầu để nhận xét sản
phẩm, hoạt động hoặc đối tượng được yêu cầu quan sát, nêu những điểm tốt
trước, hạn chế sau thể hiện thái độ chân thành, thẳn thắng nhưng không tỏ ý
chê bai.
- Kĩ năng phản hồi ý kiến: Thông báo cho giáo viên hoặc nhóm trưởng
biết đã rõ hay chưa rõ nhiệm vụ vừa được giao, nhiệm vụ có phù hợp hay
không; thông báo đã thực hiện xong công việc, những nội dung đã hoàn
thành, nội dung còn dang dở cần tiếp tục thực hiện, đưa ra những kiến nghị.
- Kĩ năng điều chỉnh: Sửa đổi, bổ sung cách làm, các bộ phận, chi tiết
sản phẩm hoặc điều chỉnh cách thực hiện các hành động hợp tác sau khi được
các bạn và giáo viên góp ý ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, rút kinh
nghiệm thực hiện cho lần tiếp theo để hoàn thành công việc tốt hơn.
Trong thực tế, tuỳ theo nội dung học tập giáo viên sẽ giúp HS rèn luyện
các KN tương ứng chứ không phải lúc nào mọi KN cũng được thể hiện đầy đủ
trong một hoạt động. Điều quan trọng là GV cần hiểu rõ khi nào thì rèn luyện
cho HS những kĩ năng nào và có biện pháp thích hợp để giáo dục cho HS các
KNHHT và phát triển được các KN này trong quá trình học tập của HS.
43
Hình 1.1. Khái quát các KNHHT
Việc phân chia các nhóm KN chỉ mang tính chất tương đối vì một số
KN có thể phù hợp ở nhiều nhóm KN khác nhau (hình 1.2), chẳng hạn: KN
phản hồi ý kiến, KN đối thoại, KN trợ giúp bạn, KN thể hiện thái độ hợp tác.
Các KN trong từng nhóm có mối quan hệ với nhau trong cùng nhóm và các
nhóm KN khác. Nhóm KN tương tác liên cá nhân có vai trò quan trọng, là hạt
nhân để kết nối các cá nhân và duy trì nhóm. Đồng thời thúc đẩy nhóm hoạt
động, tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm và chất lượng công
việc nhờ vào sự đối thoại bình đẳng và thể hiện thái độ hợp tác tích cực. Có
nhiều hành động như phân công nhiệm vụ, phản hồi ý kiến, thực hiện báo cáo,
trợ giúp bạn, đều cần phải có sự đối thoại và thể hiện thái độ hợp tác đúng
KN HÌNH
THÀNH VÀ TỔ
CHỨC NHÓM
1. Kĩ năng di
chuyển phối hợp
công việc.
2. Kĩ năng giới
thiệu.
3. Kĩ năng phân
công nhiệm vụ cá
nhân.
4. Kĩ năng quản lí
thời gian.
KN TƯƠNG
TÁC LIÊN CÁ
NHÂN
1. Kĩ năng lắng
nghe trong nhóm
2. Kĩ năng trình
bày ý kiến trong
nhóm.
3. Kĩ năng đối
thoại trong nhóm.
4. Kĩ năng trợ
giúp bạn.
5. Kĩ năng thể
hiện thái độ hợp
tác.
KN THỰC
HIỆN NHIỆM
VỤ HỌC TẬP
1. Kĩ năng quan
sát
2.Kĩ năng tìm
kiếm thông tin để
giải quyết nhiệm
vụ.
3. Kĩ năng thao
tác với dụng cụ
học tập.
4. Kĩ năng thực
hiện báo cáo.
5. Kĩ năng tóm
lược nội dung
bài học.
KN ĐÁNH GIÁ,
PHẢN HỒI
1. Kĩ năng đánh
giá, tự đánh
giá.
2. Kĩ năng nêu
nhận xét.
3. Kĩ năng phản
hồi ý kiến.
4. Kĩ năng điều
chỉnh
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
44
mực giúp cho việc phối hợp với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập trở nên nhịp
nhàng, liền mạch đúng tiến độ công việc.
Hình 1.2. Khái quát mối liên hệ các nhóm KNHHT
Do đặc trưng nội dung môn học và đặc điểm của TCKH, những
KNHHT cụ thể có thể giáo dục qua TCKH bao gồm: KN di chuyển phối hợp
công việc; KN phân công nhiệm vụ; KN lắng nghe; KN trình bày ý kiến; KN
thể hiện thái độ hợp tác; KN trợ giúp bạn; KN thao tác với dụng cụ học tập;
KN đánh giá và tự đánh giá. Tuỳ theo trò chơi cụ thể sẽ giáo dục được các
KNHHT khác nhau.
1.4. Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở tiểu học
1.4.1. Một số khái niệm
1.4.1.1. Giáo dục
45
Theo Đặng Thành Hưng (2002) [38], với nghĩa chung nhất, giáo dục là
quá trình và kết quả của sự tiếp nhận kinh nghiệm xã hội từ bên ngoài vào cá
nhân để xử lí và phát triển kinh nghiệm đó thành giá trị cá nhân và khi giá trị
đó được cá nhân thực hiện thì đó là đóng góp mới vào kinh nghiệm xã hội .
Chính do kinh nghiệm xã hội được tổ chức lại và phát triển ở cá nhân thì loài
người mới có tiến bộ lịch sử nhờ những yếu tố mới mà các cá nhân mang lại
cho thế hệ sau. Đó cũng là tiêu chí quyết định phân biệt giáo dục với sự
truyền đạt kinh nghiệm của các loài vật. Ông cũng thừa nhận quan niệm của I.
Ia. Lerner cho rằng kinh nghiệm xã hội mà cá nhân lĩnh hội, xử lí, phát triển
và áp dụng bao hàm tri thức (tri thức sự kiện và tri thức hành động), KN, kĩ
xảo, kinh nghiệm đời sống tình cảm và kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
1.4.1.2. Giáo dục kĩ năng học hợp tác
Theo cách tiếp cận giáo dục KN sống, Trần Thị Tố Oanh (2010) [68]
cho rằng: giáo dục KN sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói
quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các
KN thích hợp. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013) [26] quan niệm giáo dục KN
sống là trang bị cho người học những kiến thức, thái độ, giá trị và tạo cơ hội
cho họ rèn luyện, trải nghiệm trong cuộc sống thực tiễn từ đó giúp họ có thể
làm chủ bản thân, ứng xử tích cực với mọi người xung quanh và ứng phó, giải
quyết có hiệu quả các tình huống, vấn đề trong cuộc sống. Từ góc độ quản lí,
Lê Thị Thu Hà (2013) [22], cho rằng: Giáo dục KN ra quyết định là quá trình
tác động có mục đích, có tổ chức với nội dung, phương pháp, biện pháp phù
hợp... của các lực lượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển KN ra quyết
định cho người được giáo dục.
46
Các quan niệm trên cho thấy việc giáo dục một KN nào đó đều có điểm
chung là hình thành và phát triển KN đó trên cơ sở trang bị tri thức, thái độ,
giá trị phù hợp với KN đó thông qua quá trình giáo dục để người học tham gia
vào các hoạt động trong quá trình đó. Trong luận án sử dụng khái niệm giáo
dục KNHHT như sau:
Giáo dục KNHHT là quá trình giúp HS lĩnh hội kinh nghiệm xã hội về
HHT, xử lí và phát triển nó bằng kinh nghiệm nền tảng của mình và thực
hành, áp dụng nó thông qua quá trình tham gia các hoạt động giáo dục mà
nhà trường tổ chức một cách chuyên biệt. Giáo dục KNHHT qua TCKH là
quá trình giúp HS lĩnh hội kinh nghiệm xã hội về HHT dựa vào chức năng
giáo dục và phát triển của TCKH đối với người tham gia trò chơi.
1.4.2. Đặc điểm học sinh lớp 4, 5
Giai đoạn cuối tiểu học, HS lớp 4, 5 có sự phát triển nhanh về tâm sinh
lí so với các lớp đầu cấp. Về thể chất, đây là thời kỳ phát triển nhanh và hoàn
thiện dần, tâm lí cũng có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng chính chắn hơn,
các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng.
1.4.2.1. Đặc điểm sinh học
Chiều cao, cân nặng, cơ bắp đang gia tăng. Trọn...nhau.
7. Những gợi ý
GV có thể gợi ý học sinh cách ghi vào bảng nhóm để hoàn thành nhanh nhất:
Cách 1: Mỗi nhóm có thể chọn 3 bạn làm thư ký, 1 bạn sẽ ghi những
thứ mà môi trường cho, 1 bạn sẽ ghi những thứ mà môi trường nhận. 1 bạn sẽ
ghi những việc làm bảo vệ môi trường. Mỗi bạn ghi trên tờ giấy rời (đã được
cắt cho vừa với khung bảng nhóm được phát) sau đó đí nh vào bảng nhóm.
222
Khi chia sẻ, ý kiến nào được chọn sẽ ghi vào, ý kiến nào trùng nhau
chỉ ghi 1 lần.
Cách 2: lúc làm việc cá nhân, từng bạn ghi ý kiến của mình lên mảnh
giấy/bìa cứng, mỗi mảnh giấy/bìa chỉ ghi tên 1 thứ mà môi trường cho, môi
trường nhận, việc làm bảo vệ môi trường. Khi chia sẻ, ý kiến nào được chọn
sẽ đính lên bảng nhóm, không cần viết lại nữa, những bìa có ý kiến nào trùng
nhau thì dán chồng khít lên nhau.
Bảng nhóm
MÔI TRƯỜNG CHO VÀ NHẬN
MÔI TRƯỜNG CHO
MÔI TRƯỜNG
NHẬN
VIỆC LÀM BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
Bảng giấy rời (dùng cho cách 1, mỗi thư ký sẽ ghi 1 tờ để đính vào bảng
chung)
Bìa màu (dùng cho cách 2, HS ghi ý kiến lên bìa màu), ví dụ
Môi trường cho
Lúa gạo Khói, bụi Không vứt
rác bừa bãi
Môi trường nhận Bảo vệ môi trường
223
Phụ lục 12. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM- LỚP 4
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Khoa học lớp 4
Bài 55-56 ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức: không khí có xung quanh ta và
choáng chỗ (có trong chỗ rỗng của mọi vật).
- Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN
phân công nhiệm vụ, KN đối thoại, chấp nhận, KN thao tác với dụng cụ học
tập, KN hỗ trợ bạn, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN đánh giá, tự đánh giá,
KN phản hồi ý kiến.
- Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng.
II. Chuẩn bị của GV và HS
GV chuẩn bị dụng cụ chơi cho trò chơi “Cây trĩu quả”, mỗi nhóm:
- 1 Chậu nhựa (hoặc thau nhựa/nhôm) cỡ lớn
- 3 Ly nhựa trong
- Bàn học sinh (mỗi nhóm 3 cái)
- Khăn lau nước
HS chuẩn bị:
Giấy báo để làm quả, keo dán, dây/chỉ buộc, cây xanh, kéo.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (tổ chức ngoài lớp học)
1. Hoạt động trò chơi “ Cây trĩu quả”(40 phút)
224
Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò
chơi (2 phút)
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 6 bạn.
- Giới thiệu trò chơi
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích
cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá
(3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải
hợp tác thực hiện đúng luật
(KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (7 phút)
- Làm nháp nếu cần thiết, cho HS
chơi.
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm.
- HS nhanh chóng ổn định, xác định
mục tiêu trò chơi
- Mỗi nhóm chọn bạn nhóm trưởng.
5 nhóm xếp thành 5 dọc hoặc ngang
ở sân chơi, gần ngay các dụng cụ
chơi đã được bố trí để hướng dẫn
chơi.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để
GV hướng dẫn lại.
- HS kiểm tra lại vật liệu, dụng cụ
chơi cho đầy đủ.
Lượt thứ nhất có 3 nhóm chơi, 2
nhóm còn lại quan sát, cổ vũ. Lượt
thứ hai có 2 nhóm còn lại, 3 nhóm
đã chơi cổ vũ, quan sát. Mỗi lượt
chơi 7 phút và 4 phút để nhận xét
kết quả lượt chơi.
225
Nhóm trưởng điều hành các bạn
thực hiện:
- Các thành viên trong nhóm hội ý
nhanh với nhau trước khi bắt tay
vào thực hiện để thống nhất cách
làm (làm quả như thế nào? Cách
chuyển quả để không bị ướt, cách
buộc dây để treo, ..)
- Phân công bạn làm quả, bạn
chuyển quả, bạn đính dây vào quả,
bạn treo lên cây, bạn nào cũng có
việc làm. Bạn nào làm xong việc
của mình sẽ giúp bạn trong nhóm để
hoàn thành trong thời gian nhanh
nhất.
- Trong lúc thực hiện nhiệm vụ,
các bạn trong nhóm cùng chia sẻ vật
liệu, ý tưởng, phối hợp thực hiện, cổ
vũ cho nhau, luôn giữ thái độ hợp
tác không tranh giành vật liệu.
Chậu nước Quả
AB
Bàn 1Bàn 2Bàn 3
226
Bước 5. Tổng kết trò chơi (10
phút)
- Xác nhận nhóm thắng
- Dùng giấy báo/ giấy vụn vo lại
làm quả. Lần lượt chuyển từng quả
qua sông. Sử dụng ly nhựa để
chuyển quả sang “sông” (chậu
nước) bằng cách: đặt quả vào trong
ly, úp miệng ly vào chậu nước và di
chuyển từ bờ bên này (cạnh này -A)
sang bờ bên kia (cạnh kia -B).
- Dùng chỉ/dây, băng keo để buộc
hoặc dán các quả đã chuyển qua
sông và treo lên cành cây.
Quả nào bị ướt sẽ không được tính.
- Kết thúc lượt chơi, mỗi nhóm cử 1
HS sang nhóm bạn để cùng kiểm tra
số quả trên cây của nhóm bạn.
- Các nhóm công bố số quả trên
cây của nhóm mình.
- Xác định nhóm thắng
- Trả lời câu hỏi vì sao trên cây của
nhóm mình có được số lượng quả
như thế? Nếu được chơi lại trò chơi
này, nhóm mình sẽ thực hiện như
thế nào? (Nhận thức được cần thiết
phải có hợp tác trong khi chơi, có
227
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc
thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ
tham gia của HS, khen ngợi cá nhân
và nhóm thực hiện tốt luật chơi và
hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài
học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
phân công hợp lí, tích cực, khẩn
trương, di chuyển hợp lí, thao tác
chính xác nhanh nhẹn)
- Tự đánh giá sự tham gia của các
bạn trong nhóm, việc thực hiện luật
chơi trong quá trình chơi.
* Thảo luận nhóm 3 phút, các
nhóm giải thích tại sao quả vận
chuyển qua sông nhưng không bị
ướt?
- Tóm lược nội dung bài học
- Cổ vũ nhóm thắng
2. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện
các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
228
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Khoa học Lớp 4
Bài 62: Động vật cần gì để sống
Bài 63: Động vật ăn gì để sống
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết được động vật cần không khí, nước, thức ăn, ánh sáng
để tồn tại và phát triển. Có những động vật ăn cỏ, lá cây, quả, có những
động vật ăn thịt, ăn sâu bọ,có những động vật ăn tạp (cả động vật và thực
vật).
- Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN
phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày kết quả nhóm, KN thể hiện
thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN đánh
giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý kiến.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác, chia sẻ ý
tưởng.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Dụng cụ chơi cho trò chơi “ Khu vườn xinh”
Giáo viên chuẩn bị đủ cho 5 nhóm
- Phiếu học tập
Phiếu học tập ( mỗi nhóm 1 phiếu)
229
Con vật Thức ăn Nơi trú ẩn Nước uống
Môi trường
tự nhiên
..................
Phân công
bạn làm
Đánh giá
- Các con vật đồ chơi bằng nhựa (hoặc gỗ, đất nặn): con trâu, bò,
gấu, cọp, vịt, gà, rắn, ếch, nhái, cá, tép, cua, ốc, hươu, nai, ngựa,..
- Bảng nhóm (loại bảng thiết, cứng) hoặc bìa các tông cứng kích thước
60cm x60cm.
HS chuẩn bị
- Đất nặn, vỏ hộp giấy, bìa các tông cứng, keo dán
- Nhánh cây nhỏ, cỏ, rơm rạ
- Dĩa nhựa nhỏ, keo dán, giấy màu, màu sáp, kéo
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học
1. Hoạt động trò chơi “ Khu vườn xinh” ( 2 tiết : 60 phút)
Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi
(2 phút)
- HS nhanh chóng ổn định, xác
định mục tiêu trò chơi
230
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6
bạn.
- Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm.
- Giới thiệu trò chơi
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách
chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3
phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp
tác thực hiện đúng luật (KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (30 phút)
- Cho HS chơi.
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- HS trong nhóm nhanh chóng tự
sắp xếp bàn ghế đủ chỗ ngồi cho
các bạn trong nhóm, các bạn ngồi
đối diện với nhau.
- Chọn bạn điều hành .
- Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ
để GV hướng dẫn lại.
- Mỗi nhóm bắt thăm chọn một con
vật để xây dựng khu vườn cho
chúng sinh sống, con vật đó là:
Con cọp, con trâu, con bò, con rắn,
con gấu, con gà, con lợn
- Các thành viên trong nhóm hội
ý nhanh với nhau để điền vào
phiếu học tập.
231
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm. - Bạn điều hành sẽ phân công
các bạn, bạn nào cũng có việc làm.
Bạn nào làm xong việc của mình
sẽ giúp bạn trong nhóm để hoàn
thành khu vườn trong thời gian
nhanh nhất.
- Trong lúc thực hiện nhiệm vụ,
các bạn trong nhóm cùng chia sẻ
vật liệu, ý tưởng, phối hợp thực
hiện, sắp xếp cho khu vườn hợp lí,
luôn giữ thái độ hợp tác không
tranh giành vật liệu
- Sử dụng vật liệu đã chuẩn bị để
xây khu vườn có đủ các điều kiện
để con vật đó sinh sống. Sử dụng
các vật liệu để làm thức ăn, ví dụ
dùng đất nặn để nặn con nai, hươu
để thả vào khu vườn của cọp,
nặn ếch nhái thả vào khu vườn của
con rắn,. nguồn nước uống: ao hồ,
sông suối,nơi trú ẩn: chuồng trại,
hang đá, cành cây,.tạo môi
trường thiên nhiên (cây cỏ, sông
núi, ao hồ,)
232
Bước 5. Tổng kết trò chơi (20 phút)
- Xác nhận nhóm thắng
Cùng HS phân tích kết quả các
nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự
hợp tác trong khi chơi
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc
thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ
tham gia của HS, khen ngợi cá nhân
và nhóm thực hiện tốt luật chơi và hợp
tác tốt. Tóm lược nội dung bài học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
- Trưng bày sản phẩm của nhóm
mình, quan sát nhận xét sản phẩm
nhóm bạn
- 2 bạn/nhóm lên trình bày sản
phẩm của nhóm mình.
- Xác định nhóm chiến thắng.
- Phân tích kết quả các nhóm
(Nhận thức được cần thiết phả i có
hợp tác trong khi chơi, có phân
công hợp lí, tích cực, khẩn trương,
thao tác chính xác nhanh nhẹn,
chia sẻ vật liệu, dụng cụ, trợ giúp
nhau)
- Các nhóm tự đánh giá sự tham
gia của các bạn trong nhóm, việc
thực hiện luật chơi trong quá trình
chơi.
- HS nêu những nội dung đã học
được qua trò chơi, nội dung học
tập.
- Cổ vũ nhóm thắng
233
2. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện
các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
__________________
Phụ lục 13
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC LỚP THỰC NGHIỆM – LỚP 5
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Khoa học Lớp 5
Bài 55: Sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết được con vật nào đẻ trứng, con vật nào đẻ con
- Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN
phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả
nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác , KN hỗ trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng
cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý
kiến.
- Giáo dục thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo vệ động vật.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi “Ai nhanh, ai đúng!”
234
GV chuẩn bị:
Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 làm bảng nhóm.
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
CON VẬT ĐẺ TRỨNG CON VẬT ĐẺ CON
HS chuẩn bị:
Bút lông, keo dán, kéo, 10 bìa màu kích thước ¼ tờ giấy A4
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học
1. Hoạt động trò chơi “Ai nhanh, ai đúng!” (40 phút)
Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi
(2 phút)
- Nhanh chóng ổn định, xác định
mục tiêu trò chơi
235
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6
bạn.
- Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm.
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách
chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3
phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp
tác thực hiện đúng luật (KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (15 phút)
- Làm nháp nếu cần thiết, cho HS
chơi.
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm.
- Nhanh chóng tự sắp xếp bàn ghế
đủ chỗ ngồi cho các bạn trong
nhóm, các bạn ngồi đối diện với
nhau.
- Chọn bạn điều hành.
- Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ để
GV hướng dẫn lại.
Nhóm trưởng điều hành các bạn
khẩn trương thực hiện:
- Mỗi bạn làm việc cá nhân trong
3 phút: viết ra giấy những con vật
mà mình biết. Viết chữ to bằng bút
lông, chia các phiếu thành 2 nhóm,
nhóm con vật đẻ trứng và nhóm con
vật đẻ con để chia sẻ trong nhóm.
- Lần lượt từng bạn chia sẻ ý kiến
của mình và đặt bìa vào bảng nhóm.
Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ nêu 1 tên
236
Bước 5. Tổng kết trò chơi (15 phút)
- Xác nhận nhóm thắng
- GV gợi ý cho HS phát biểu
(đưa ra 1 bìa), lần lượt xoay vòng
đến khi hết ý kiến. Bìa có ý kiến
trùng nhau sẽ đặt trùng khít lên
nhau.
- Nhóm trưởng cùng các bạn
thống nhất lại con vật nào đẻ trứng,
con vật nào đẻ con. Các bạn cùng
thư ký dán bìa màu vào bảng nhóm.
- HS đính sản phẩm của nhóm lên
bảng lớp hoặc các vách tường của
lớp học.
Quan sát kết quả các nhóm và
nhận xét: Số lượng tên các con vật;
việc sắp xếp vào nhóm con vật đẻ
trứng hoặc đẻ con đã hợp lí chưa?
- Các nhóm trình bày: 2 bạn lên
trình bày, mỗi bạn trình bày một
nhóm con vật để trứng hoặc đẻ con.
- Xác định nhóm chiến thắng.
* HS ghép/ xây thêm ý kiến vào
một bảng nhóm để có được kết quả
tốt nhất của cả lớp.
* Suy nghĩ và nêu ý kiến: hành
động viết ý kiến lên phiếu; lần lượt
xoay vòng nêu ý kiến và mỗi lần chỉ
237
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực
hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham
gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm
thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt.
Tóm lược nội dung bài học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
nêu 1 ý kiến; tất cả ý kiến đều được
dán lên bảng nhóm. Việc làm này
có ý nghĩa gì?
(Nhận thức được bạn nào cũng có
cơ hội phát biểu ý kiến, nhường cho
bạn phát biểu, ý kiến của mình được
trân trọng, mỗi bạn cùng dán lên
bảng nhóm để nhanh chóng hoàn
thành sản phẩm của nhóm)
- Các nhóm tự đánh giá sự tham gia
của các bạn trong nhóm, việc thực
hiện luật chơi trong quá trình chơi.
HS nêu những nội dung đã học
được qua trò chơi, nội dung học tập.
- Cổ vũ nhóm thắng
2. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện
các hành động hợp tác tương tự trong trò chơi.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
238
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Khoa học Lớp 5
Bài 64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
Bài 68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết được vai trò của môi trường đối với đời sống con
người. Biết một số biện pháp để bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS các KNHHT: KN di chuyển phối hợp công việc, KN
phân công nhiệm vụ, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và kết quả
nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ
học tập, KN thực hiện báo cáo, KN đánh giá, tự đánh giá, KN phản hồi ý
kiến.
- Giáo dục HS thái độ hợp tác, chia sẻ ý tưởng, có ý thức bảo môi
trường.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi “Cho và nhận”
GV chuẩn bị:
Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to ½ tờ giấy A0 làm bảng nhóm.
MÔI TRƯỜNG CHO VÀ NHẬN
239
MÔI TRƯỜNG CHO
MÔI TRƯỜNG
NHẬN
VIỆC LÀM BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
HS chuẩn bị:
Bút lông, keo dán, kéo, 10 bìa màu kích thước ¼ tờ giấy A4
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : tổ chức trên lớp học
1. Hoạt động trò chơi “Cho và nhận” ( 2 tiết : 60 phút)
Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò chơi
(2 phút)
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6
bạn.
- Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm.
- Nhanh chóng ổn định, xác định
mục tiêu trò chơi
- Nhanh chóng tự sắp xếp bàn ghế
đủ chỗ ngồi cho các bạn trong
nhóm, các bạn ngồi đối diện với
nhau.
- Chọn bạn điều hành, đặt tên
nhóm
- Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
240
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích cách
chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá (3
phút) – Phân tích sự cần thiết phải hợp
tác thực hiện đúng luật (KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (20 phút)
- Làm nháp nếu cần thiết, cho HS
chơi.
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ
để GV hướng dẫn lại
Nhóm trưởng điều hành các bạn
khẩn trương thực hiện:
Mỗi bạn làm việc cá nhân trong
3 phút: ghi ra giấy những thứ mà
môi trường cung cấp cho con
người và những thứ mà môi trường
nhận lại từ con người, những việc
làm bảo vệ môi trường mà mình
biết vào bìa đã chuẩn bị.
- Lần lượt từng bạn chia sẻ
nhanh ý kiến của mình và đặt bìa
vào bảng nhóm. Mỗi một lượt, mỗi
bạn chỉ nêu 1 tên (đưa ra 1 bìa), lần
lượt xoay vòng đến khi hết ý kiến.
Bìa có ý kiến trùng nhau sẽ đặt
trùng khít lên nhau.
- Nhóm trưởng cùng các bạn
241
Bước 5. Tổng kết trò chơi (20phút)
- Xác nhận nhóm thắng
- GV gợi ý cho HS phát biểu
thống nhất lại ý kiến theo từng
nhóm môi trường cho, môi trường
nhận, việc làm để bảo vệ môi
trường.
- HS đính sản phẩm của nhóm
lên bảng lớp hoặc các vách tường
của lớp học.
Quan sát kết quả các nhóm và
nhận xét: Số lượng ý kiến; việc sắp
xếp vào nhóm cho, nhận và bảo vệ
môi trường đã hợp lí chưa?
- Các nhóm trình bày: 3 bạn lên
trình bày, mỗi bạn trình bày một
nhóm cho, nhận, bảo vệ môi
trường
- Xác định nhóm chiến thắng.
* HS ghép/ xây thêm ý kiến vào
một bảng nhóm để có được kết quả
tốt nhất của cả lớp.
* Suy nghĩ và nêu ý kiến: số
lượng ý kiến của nhóm mình
nhiều/ít? trình bày có đúng theo
từng nhóm cho, nhận, và bảo vệ
chưa? Có nhanh bằng nhóm bạn
không? Vì sao?
242
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc thực
hiện KNHHT, tinh thần thái độ tham
gia của HS, khen ngợi cá nhân và nhóm
thực hiện tốt luật chơi và hợp tác tốt.
Tóm lược nội dung bài học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
(Nhận thức được trách nhiệm của
cá nhân và hợp tác, phải cố gắng
nghĩ nhanh, viết nhiều và khẩn
trương chia sẻ, mỗi người cùng sắp
xếp làm thật nhanh, bạn phết keo,
bạn dán, thao tác chính xác)
- Các nhóm tự đánh giá sự tham
gia của các bạn trong nhóm, việc
thực hiện luật chơi trong quá trình
chơi.
HS nêu những nội dung đã học
được qua trò chơi, nội dung học
tập.
- Cổ vũ nhóm thắng
2. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm chơi tốt. Khuyến khích HS thực hiện thường xuyên
các hành động hợp tác và chia sẻ ý tưởng.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
243
Phụ lục 14: Minh hoạ thiết kế dạy học với TCKH có nội dung là một phần
của bài học.
Môn Khoa học lớp 4
Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu
- Giúp HS nêu được những yếu tố mà con người cần có để duy trì sự
sống; Kể được một số điều kiện vật chất và tinh thần mà con n gười cần có
trong cuộc sống.
- Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như KN di chuyển phối
hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và
kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN hỗ trợ bạn, KN thao tác với
dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN nhận xét, KN đánh giá và tự đánh
giá.
- Giáo dục HS thái độ hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- Hình trang 4,5 SGK
- Đồ dùng cho trò chơi “ Tháp nào cao hơn?”: GV chuẩn bị: Mỗi nhóm
½ tờ giấy A0 để trình bày kết quả (đủ dùng theo nhóm), băng dính. HS chuẩn
bị: bút lông, bìa giấy/bìa màu kích thước ¼ tờ giấy tập HS, keo dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (40 phút)
1. Hoạt động 1: Trò chơi “ Tháp nào cao hơn?” (30 phút)
Mục tiêu
- HS nêu được những yếu tố con người cần có để duy trì sự sống và
những điều kiện cần có trong cuộc sống.
244
- Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như: KN di chuyển phối
hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến cá nhân và
kết quả nhóm, KN thể hiện thái độ hợp tác, KN hỗ trợ bạn, KN thao tác với
dụng cụ học tập, KN thực hiện báo cáo, KN nhận xét, KN đánh giá và tự đánh
giá.
- Giáo dục HS thái độ hợp tác trong học tập.
* Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò
chơi (2 phút)
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 4-6 bạn.
- Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm.
- Giới thiệu trò chơi
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích
cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá
- HS nhanh chóng ổn định, xác
định mục tiêu trò chơi
- HS trong nhóm tự sắp xếp bàn
ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong
nhóm, các bạn ngồi đối diện với
nhau.
- Chọn bạn nhóm trưởng điều hành
nhóm.
Nhanh chóng sắp xếp bàn ghế và
ngồi vào nhóm.
- Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
245
(3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải
hợp tác thực hiện đúng luật
(KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (15 phút)
- Làm nháp nếu cần thiết, cho HS
chơi.
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ
để GV hướng dẫn lại.
Nhóm trưởng điều hành các bạn
khẩn trương thực hiện:
- Mỗi bạn làm việc cá nhân
trong khoảng 2- 3 phút: Quan sát
tranh trong SGK và kết hợp với
hiểu biết của mình để viết hoặc vẽ
ra giấy tất cả những thứ mà em cần
có để duy trì sự sống và những thứ
cần có trong cuộc sống. Viết bằng
bút lông chữ to. Chia các phiếu đã
viết thành 2 nhóm, nhóm duy trì sự
sống và nhóm cần có trong cuộc
sống để chia sẻ.
- Lần lượt từng bạn nhanh chóng
chia sẻ ý kiến của mình và đặt
phiếu của mình vào bảng nhóm.
Những thứ cần thiết để duy trì sự
sống đặt ở tầng dưới, những thứ
cần có trong cuộc sống đặt ở tầng
trên. Mỗi một lượt, mỗi bạn chỉ
nêu 1 thứ (đưa ra 1 bìa), lần lượt
246
Bước 5. Tổng kết trò chơi (8 phút)
- Xác nhận nhóm thắng
xoay vòng đến khi hết ý kiến. Bìa
có cùng ý kiến trùng nhau sẽ đặt
trùng khít lên nhau.
Nhóm trưởng cùng các bạn
thống nhất lại ý kiến nào là cần
duy trì sự sống và ý kiến nào cần
có trong cuộc sống. Dán các bìa
vào đúng vị trí.
- HS đính sản phẩm của nhóm
lên bảng lớp hoặc các vách tường
của lớp học.
HS quan sát kết quả các nhóm:
Số lượng ý kiến của các tháp, có ý
kiến nào chưa phù hợp? sắp xếp ý
kiến ở 2 tầng của tháp đã hợp lí
chưa? (2 phút để các nhóm quan
sát các sản phẩm các nhóm để có
nhận xét).
- Các nhóm trình bày: 2 bạn lên
trình bày, mỗi bạn trình bày một
tầng
- Xác định nhóm chiến thắng.
* HS ghép/ xây thêm ý kiến vào
một bảng nhóm để có được kết quả
tốt nhất của cả lớp.
247
Cùng HS phân tích kết quả các
nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự
hợp tác trong khi chơi
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc
thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ
tham gia của HS, khen ngợi cá nhân
và nhóm thực hiện tốt luật chơi và
hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài
học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
Suy nghĩ và nêu ý kiến: Vì sao
tháp của nhóm mình thấp hơn/cao
hơn nhóm bạn? Nhóm của mình
nhanh hơn/chậm hơn nhóm bạn?
Vì sao? Nếu được thực hiện lại trò
chơi này nhóm mình sẽ làm như
thế nào?
(Nhận thức được cần thiết phải có
hợp tác trong khi chơi, có phân
công hợp lí, tích cực, khẩn trương,
thao tác chính xác nhanh nhẹn,
chia sẻ vật liệu, dụng cụ, trợ giúp
nhau)
- Các nhóm tự đánh giá sự tham
gia của các bạn trong nhóm, việc
thực hiện luật chơi trong quá trình
chơi.
HS nêu những nội dung đã học
được qua trò chơi, nội dung học
tập.
- Cổ vũ nhóm thắng
248
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (8 phút)
* Mục tiêu: phân biệt những yếu
tố con người cũng như sinh vật khác
cần có để duy trì sự sống của mình
với những yếu tố mà chỉ con người
mới cần.
* Cách tiến hành
- Tổ chức nhóm và hướng dẫn thảo
luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm, theo
nhóm đã thực hiện trò chơi
- Sử dụng sản phẩm của nhóm
qua trò chơi để xác định những yếu
tố nào cần cho sự sống của con
người, động vật, thực vật. Những
yếu tố nào chỉ con người mới cần.
- HS dùng bút lông vẽ thêm các
ký hiệu vào những bìa đã ghi ý
kiến trong Tháp của nhóm:
- Ký hiệu : cây là yếu tố
cần cho thực vật
- Ký hiệu : là yếu tố cần cho
động vật
- Ký hiệu : là yếu tố cần cho
con người
249
- Tổ chức các nhóm trình bày
- Thống nhất những yếu tố cần cho
sự sống của con người, động vật,
thực vật. Những yếu tố nào chỉ con
người mới cần.
Yếu tố nào cả con người, động
vật, thực vật đều cần thì ghi cả 3
ký hiệu , ,
- Chỉ cần vẽ ký hiệu không bắt
buộc tô màu
- Thời gian thực hiện 5 phút.
- Cho các nhóm đính bảng của
mình lên bảng lớp để cùng nhận
xét.
- Quan sát các nhóm khác,
- Trình bày kết quả của nhóm
Nêu ý kiến nhận xét nhóm khác.
3. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm HS thực hiện tốt.
- Dặn HS về nhà học bài và c huẩn bị.
250
Phụ lục 15
Minh hoạ thiết kế dạy học với TCKH có nội dung của một hoặc nhiều
bài học.
Môn Khoa học lớp 5
Bài 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ
MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. Mục tiêu
- Giúp HS: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây; Kể tên một số cây
được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ;
- Giáo dục HS một số KNHHT qua trò chơi như KN di chuyển phối
hợp công việc, KN phân công, KN lắng nghe, KN trình bày ý kiến, KN thể
hiện thái độ hợp tác, KN trợ giúp bạn, KN thao tác với dụng cụ học tập, KN
thực hiện báo cáo, KN đánh giá.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, thái độ hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- Hình trang 110,111 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm : Vài ngọn mía, vài củ khoa tây, lá sống đời, củ
gừng, củ riềng, củ hành, tỏi.
- Đồ dùng cho trò chơi “ Ai tinh mắt?”:
GV chuẩn bị: Mỗi nhóm ½ tờ giấy A 0 để trình bày kết quả, phiếu học
tập, bìa cứng khổ A4, băng dính, bìa hình quả, bìa hình lá.
Mỗi HS chuẩn bị: bút lông, 10 bìa hình chiếc lá màu xanh lá cây và 10
bìa hình quả màu đỏ kích thước ½ tờ giấy tập HS , keo dán, kéo.
251
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu (40 phút)
1. Hoạt động Trò chơi “ Ai tinh mắt? ”
Cách tiến hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Ổn định, giới thiệu trò
chơi (2 phút)
Bước 2. Tổ chức nhóm (2 phút)
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 6 bạn.
- Phát dụng cụ chơi cho mỗi nhóm.
- Giới thiệu trò chơi
Bước 3. Hướng dẫn, giải thích
cách chơi, luật chơi, tiêu chí đánh giá
(3 phút) – Phân tích sự cần thiết phải
hợp tác thực hiện đúng luật
(KNHHT).
Bước 4. Tiến hành chơi (20 phút)
- Cho HS chơi.
- HS nhanh chóng ổn định, xác
định mục tiêu trò chơi
- HS trong nhóm tự sắp xếp bàn
ghế đủ chỗ ngồi cho các bạn trong
nhóm, các bạn ngồi đối diện với
nhau.
- Chọn bạn nhóm trưởng điều hành
nhóm.
- Đặt dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
- Lắng nghe, theo dõi GV hướng
dẫn.
- Có ý kiến thắc mắc nếu chưa rõ
để GV hướng dẫn lại
Nhóm trưởng điều hành các bạn
252
- Quan sát hỗ trợ, phản hồi cho HS
về việc thực hiện KNHHT.
- Khích lệ, cổ vũ các nhóm.
khẩn trương thực hiện:
Chia nhóm thành 2-3 nhóm nhỏ.
- Bước 1. Mỗi nhóm nhỏ đi quan
sát một khu vực trong trường.
- Mang theo bút, bìa hình lá, bìa
hình quả, bìa cứng A4(để làm đế
tựa, đặt các miếng bìa lên để viết)
Quan sát những cây xanh, cây
hoa trong khu vực được phân công
và ghi chép và ghi chép vào bìa cắt
sẵn, một bạn ghi vào bìa hình quả,
một bạn ghi vào bìa hình lá. Trong
10 phút.
- Bạn nhóm trưởng di chuyển
đến từng nhóm nhỏ của nhóm
mình để hỗ trợ và nhắc nhở thời
gian.
- Nhóm nào quan sát và ghi chép
xong trở về vị trí của nhóm để hội
ý và thực hiện tiếp bước 2
- Các nhóm nhỏ lần lượt chia sẻ
kết quả quan sát. Mỗi lượt, mỗi
bạn đọc 1 tên (đưa ra 1 bìa), các
Táo
Mía
253
nhóm khác nếu có tên giống nhau
thì xếp trùng lên nhau. Lần lượt
xoay vòng cho đến hết. Phải khẩn
trương.
Bước 2. Quan sát vật thật đã
chuẩn bị : ngọn mía, củ khoa tây,
lá sống đời, củ gừng, củ riềng, củ
hành, tỏi và ghi tên cây vào bìa
như bước 1
Bước 3. Một bạn vẽ thân cây,
bạn tô màu, bạn dán quả, bạn dán
lá thành hình cây xanh
- HS đính sản phẩm của nhóm
lên bảng lớp hoặc các vách tường
của lớp học.
HS quan sát kết quả các nhóm:
Số lượng ý kiến của các cây, có ý
kiến nào chưa phù hợp?(2 phút để
254
Bước 5. Tổng kết trò chơi (8 phút)
- Xác nhận nhóm thắng
Cùng HS phân tích kết quả các
nhóm, làm rõ sự cần thiết phải có sự
hợp tác trong khi chơi
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả
của từng nhóm/đội, đánh giá việc
các nhóm quan sát các sản phẩm
các nhóm để có nhận xét).
- Các nhóm trình bày: 2 bạn lên
trình bày, mỗi bạn trình cây mọc
lên từ hạt, cây mọc lên từ một phận
của cây mẹ.
- Xác định nhóm chiến thắng.
* HS ghép/ xây thêm ý kiến vào
một cây để có được kết quả tốt
nhất của cả lớp.
Suy nghĩ và nêu ý kiến: Nhóm
của mình nhanh hơn/chậm hơn
nhóm bạn? Vì sao? Cây của nhóm
mình có nhiều/ít lá và quả hơn
nhóm bạn? vì sao? (Nhận thức
được cần thiết phải có hợp tác
trong khi chơi, có phân công hợp
lí, khẩn trương, di chuyển nhanh
nhẹn, thao tác chính xác, chia sẻ
vật liệu, dụng cụ, trợ giúp nhau)
- Các nhóm tự đánh giá sự tham
gia của các bạn trong nhóm, việc
thực hiện luật chơi trong quá trình
chơi.
255
thực hiện KNHHT, tinh thần thái độ
tham gia của HS, khen ngợi cá nhân
và nhóm thực hiện tốt luật chơi và
hợp tác tốt. Tóm lược nội dung bài
học.
- Khen thưởng nhóm chiến thắng,
khích lệ các nhóm còn lại.
* Tự đánh giá quá trình tổ chức
TCKH của mình.
HS nêu những nội dung đã học
được qua trò chơi, nội dung học
tập.
- Cổ vũ nhóm thắng
2. Tổng kết tiết học (2 phút)
- GV củng cố lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, việc thực hiện các KNHHT,
tuyên dương HS, nhóm HS thực hiện tốt.
- Dặn HS về nhà chọn và trồng thử một cây bằng thân hoặc rễ hoặc lá
của cây mẹ.
______________________
256
Phụ lục 16 : Kiểm định sự tương quan trước thực nghiệm và kết quả tác động
sau thực nghiệm
257