8BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-------
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-------
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
Chuyên nghành: Lý luận và lịch sử giáo dục học
Mã số: 9140102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ
216 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TS. Đào Thị Bình
Hà Nội, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Đào Thị My
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
qua làm quen với văn học thiếu nhi” được hoàn thành tại Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Thực nghiệm Hoa
Hồng, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng
Yến, TS. Đào Thị Bình, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, động
viên, định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ quản
lý, giáo viên mầm non, các cháu mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tại các trường
mầm non: Thực nghiệm Hoa Hồng, Thực hành Hoa Sen, Hoa Thủy Tiên,
Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn động
viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Đào Thị My
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI
VĂN HỌC THIẾU NHI .......................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo
đức ..................................................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo
qua làm quen với văn học thiếu nhi .............................................. 14
1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................... 18
1.2.1. Hành vi ................................................................................. 18
1.2.2. Hành vi đạo đức ................................................................... 21
1.2.3. Giáo dục hành vi đạo đức .................................................... 24
1.2.4. Làm quen với văn học thiếu nhi .......................................... 25
1.3. Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................ 27
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..... 27
1.3.2. Biểu hiện của hành vi đạo đức ............................................ 31
1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm
quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi ........................................ 32
1.4.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình
giáo dục mầm non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................ 32
1.4.2. Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi ............ 36
iv
1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm
quen với văn học thiếu nhi. ........................................................... 39
1.4.4. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu
nhi ................................................................................................... 42
1.4.5. Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ................................... 46
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ................ 50
Kết luận chương 1 ................................................................................. 53
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN
HỌC THIẾU NHI ................................................................................. 54
2.1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương
trình Giáo dục mầm non................................................................... 54
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo
dục mầm non .................................................................................. 54
2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình
giáo dục mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................. 55
2.1.3. Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình
giáo dục mầm non .......................................................................... 56
2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương
trình giáo dục mầm non ................................................................. 57
2.2. Khảo sát thực trạng ................................................................... 58
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................ 58
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát ............................................ 59
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................... 59
2.2.4. Phương pháp khảo sát ......................................................... 59
2.2.5. Cách đánh giá ....................................................................... 66
v
2.3. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ......................................... 70
2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi 70
2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại văn học thiếu nhi để giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................... 73
2.3.3. Thực trạng thời điểm tổ chức làm quen với văn học thiếu
nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...... 74
2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục
hành vi đạo đức ................................................................................. 85
Kết luận chương 2 ................................................................................. 90
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI
VĂN HỌC THIẾU NHI ........................................................................ 91
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
............................................................................................................. 91
3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm ........................................ 91
3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn
học thiếu nhi ................................................................................... 91
3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................... 91
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................... 92
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 –
6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi ...................................... 92
3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong
các tác phẩm văn họ thiếu nhi. ...................................................... 92
3.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua
đóng kịch các tác phẩm văn học thiếu nhi. .................................. 95
vi
3.2.3. Biện pháp 3: Trải nghiệm các tình huống đạo đức có trong
tác phẩm văn học thiếu nhi. .......................................................... 98
3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan để các tác phẩm
văn học thiếu nhi gần gũi với cuộc sống của trẻ em. ................ 101
3.2.5. Biện pháp 5: Tích hợp nội dung các hành vi đạo đức trong
các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. ............................ 103
3.3. Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi. ................................................................................................... 106
Kết luận chương 3 ............................................................................... 109
CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................... 111
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................ 111
4.1.1. Mục đích thực nghiệm. ...................................................... 111
4.1.2. Địa bàn, phạm vi, thời gian thực nghiệm, đối tượng,
phương pháp chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng .................. 111
4.1.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................... 111
4.1.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................... 112
4.1.5.Tiêu chí và đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ 115
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................... 115
4.2.1. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ trước thực
nghiệm ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ..................... 115
4.2.2. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng
sau thực nghiệm ........................................................................... 120
4.2.3. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm đối chứng
và nhóm trẻ tham gia thực nghiệm sau thực nghiệm ................ 124
4.2.4. Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của nhóm trẻ tham gia
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ...................................... 135
4.2.5. Bình luận về kết quả thực nghiệm ................................... 140
Kết luận chương 4 ............................................................................... 143
vii
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 145
1. Kết luận ........................................................................................ 145
2. Khuyến nghị. ................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 150
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN ................................... 160
PHIẾU QUAN SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BIỂU HIỆN HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC THỰC
NGHIỆM CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN THỰC NGHIỆM
BIỆN PHÁP ......................................................................................... 177
viii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
GDHVĐĐ : Giáo dục hành vi đạo đức
GDMN : Giáo dục mầm non
GVMN : Giáo viên mầm non
GV : Giáo viên
LQVVHTN : Làm quen với văn học thiếu nhi
TN : Thực nghiệm
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kiểm định hệ thống bài tập đo hành vi đạo đức của trẻ
mầm non từ 5-6 tuổi ................................................................................ 64
Bảng 2.2: Tương quan giữa các tiêu chí đo/thang đo của hệ thống bài tập
tình huống ................................................................................................ 66
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của làm
quen với văn học với GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo từ 5 – 6 tuổi ............ 70
Bảng 2.4: Nội dung GDHVĐĐ qua làm quen với văn học thiếu nhi cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ............................................................................ 71
Bảng 2.5: Ý kiến của GV về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi. ................. 72
Bảng 2.6: Thể loại văn học thiếu nhi được GV sử dụng GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................. 73
Bảng 2.7: Thời điểm GV tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để
GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 74
Bảng 2.8: Phương thức GDHVĐĐ qua LQVHTN ................................. 76
Bảng 2.9: Hành vi lễ độ của trẻ ............................................................... 80
Bảng 2.10. Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn ................................ 82
Bảng 2.11: Gọn gàng, ngăn nắp .............................................................. 83
Bảng 2.12: Giữ vệ sinh sạch sẽ: .............................................................. 84
Bảng 2.13: Yêu thiên nhiên và các con vật ............................................. 85
Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng giáo dục hành vi đạo đức ........................ 86
Bảng 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng ................. 116
và nhóm thực nghiệm ............................................................................ 116
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm ................................................................................. 119
Bảng 4.3: Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm ...... 121
x
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm. ............................................................................... 123
Bảng 4.5: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng ..................................................................................................... 124
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm ............................................................................ 132
Bảng 4.7: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi ................. 135
thực nghiệm ........................................................................................... 135
Bảng 4.8: Tổng hợp biểu hiện hành vi đạo đức trước và sau thực nghiệm
nhóm thực nghiệm. ................................................................................ 138
Bảng 4.9: So sánh biểu hiện hành vi đạo đức sau thực nghiệm của nhóm
thực nghiệm theo giới tính. ................................................................... 139
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm (theo điểm trung bình)...................................................... 118
Biểu đồ 4.2: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm
đối chứng (theo điểm trung bình)......................................................... 122
Biểu đồ 4.3: Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm (theo điểm trung bình) .............................................................. 125
Biểu đồ 4.4: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực
nghiệm ................................................................................................... 136
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Giá trị đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trước những thách thức không nhỏ do tác động từ mặt trái của cơ chế thị
trường, nền tảng đạo đức, lối sống trong xã hội ít nhiều bị xói mòn, có
không ít những giá trị bị suy giảm. Vì vậy, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng
nhân cách cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ đang được quan tâm hơn
bao giờ hết.
2. Giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, giữ vai trò
quan trọng, là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ. Chương trình giáo
dục mầm non 2009 được ban hành theo thông tư 17/2009/ TT – BGDĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định rằng: “Mục tiêu của
giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp Một”[7, tr.3]. Trong đó, giáo dục hành vi đạo đức giúp
trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm,
giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở
thành người có trách nhiệm trong cuộc sống.
3. Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn có những bước phát triển mạnh mẽ về tư
duy, nhận thức, ngôn ngữ cũng như các mặt xúc cảm, tình cảm. Đây là
giai đoạn đặc biệt quan trọng chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần
thiết để bước vào lớp Một. Ở giai đoạn này, các mối quan hệ của trẻ được
mở rộng, trẻ rất thích được quan tâm, được tiếp xúc với mọi người, nhất
là các bạn cùng tuổi, thích biểu hiện những hành động tốt, quan tâm giúp
đỡ các bạn xung quanh mình, nhường nhịn các em nhỏ hơn. Đó chính là
cơ sở để GDHVĐĐ cho trẻ, là tiền đề cho sự phát triển hài hòa nhân cách
sau này.
2
4. Ở trường mầm non, cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi là một
phương tiện hữu hiệu để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, giúp bồi đắp
trong tâm hồn trẻ những tình cảm, tình yêu thương, biết đoàn kết gắn bó,
giúp đỡ nhau trong mọi lúc, mọi nơi. Đến với văn học, trẻ được sống
trong thế giới của riêng mình, một thế giới hấp dẫn mới lạ với những xúc
cảm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở
rộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh, làm cho những
hình ảnh của cuộc sống được phản ánh rõ nét, từ đó tư duy của trẻ sẽ
được chính xác hoá và gợi lên ở trẻ những tình cảm, hành vi đạo đức tốt
đẹp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng như mọi người xung quanh. Những
câu chuyện, bài thơ giúp trẻ bắt chước những hành vi tốt, hiểu được nội
dung, trẻ tưởng tượng, nhận thức được những việc nên làm, không nên
làm, từ đó nuôi dưỡng tình cảm, biết phân biệt những hành động đúng
đắn, những hành động dũng cảm, biết bày tỏ thái độ, tình cảm của mình.
5. Trong thực tế hiện nay, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ngày càng
được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. Ở trường mầm
non, giáo viên đã chú ý sử dụng các tác phẩm văn học làm phương tiện
hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ. Các tác phẩm văn học viết cho
thiếu nhi rất phong phú về nội dung và hình thức. Mỗi tác phẩm khác
nhau có những nội dung khác nhau nhưng đều hướng trẻ đến những bài
học đạo đức. Tuy nhiên, giáo viên còn lúng túng trong quá trình giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học thiếu nhi từ việc lựa
chọn các tác phẩm văn học, đến việc định xác định các hành vi đạo đức
để giáo dục trẻ. Vì thế, hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ còn
thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu
nhi” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm hình thành các hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục và hình thành hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lý các biện pháp nêu gương, đóng kịch trải
nghiệm các tình huống trong tác phẩm văn học với sự hỗ trợ của các
phương tiện dạy học và tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường
mầm non thì sẽ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.2. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.4. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được lựa chọn trong
nghiên cứu này được lấy từ tuyển tập thơ văn viết cho thiếu nhi.
Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức từ chương trình giáo dục
mầm non .
4
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
6.2.1. Địa bàn và khách thể khảo sát
- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non.
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầm
non Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầm
non Hoa Hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Thực nghiệm Nha
Trang, Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một số
trường mầm non vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên).
6.2.2. Địa bàn và khách thể thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: 80 trẻ (40 trẻ thực nghiệm + 40 trẻ đối chứng) ở
hai lớp mẫu giáo lớn 2A + 2B, Trường Thực nghiệm Hoa Hồng (Trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương - quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội).
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận tích hợp và giáo dục qua trải nghiệm
Việc hình thành hành vi đạo đức cho trẻ qua làm quen với văn học
thiếu nhi được giáo viên sử dụng không chỉ thông qua việc kể, đọc cho trẻ
nghe những câu chuyện đó mà giáo viên còn sử dụng: tranh, ảnh, video
(clip, phim), đặc biệt giáo viên còn tổ chức cho trẻ trực tiếp đóng vai các
nhân vật trong chính các câu chuyện mà trẻ được làm quen.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống: Coi quá trình giáo dục hành vi đạo đức là một
hệ thống gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,
đánh giá. Các thành tố này tác động lẫn nhau và tác động đến các thành tố
khác.
7.1.3. Tiếp cận hoạt động: Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 -
6 tuổi như một quá trình hoạt động thực tiễn. Trẻ làm quen với tác phẩm
văn học thiếu nhi ở trường mầm non là hình thức hoạt động của trẻ. Trong
5
đó trẻ được trải nghiệm, được thể hiện những cử chỉ, lời nói, hành động
tốt đẹp, lòng nhân ái, tình yêu thương .
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu và phân tích lịch sử
nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp phân tích lịch sử - logic để so sánh, tổng hợp, hệ
thống hoá những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh để tìm hiểu và đánh giá kinh
nghiệm quốc tế về giáo dục hành vi đạo đức qua văn học.
- Phương pháp khái quát hóa lí luận để thiết lập khung lí thuyết
hoặc quan niệm khoa học chủ đạo của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát để thu thập dữ liệu về biểu hiện hành vi
đạo đức, về quá trình hoạt động của trẻ, về đặc điểm của trẻ thể hiện trong
hành vi.
- Phương pháp điều tra bằng các kĩ thuật bảng hỏi, trao đổi, phỏng
vấn, trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng giáo dục hành vi đạo đức nói
chung và qua làm quen với văn học thiếu nhi ở trường mầm non nói
riêng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục nhằm tìm hiểu và
chọn lọc những bài học có giá trị về giáo dục hành vi đạo đức qua văn
học thông qua phân tích hồ sơ giảng dạy, tổng hợp các số liệu thống kê,
giao lưu nghề nghiệp, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi ở trường mầm non nhằm kiểm
chứng tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.
6
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học
trong điều tra thực trạng và tổng kết thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp chuyên gia để tổng hợp các đánh giá từ nhiều nguồn
về khung lí thuyết, kết quả đánh giá thực trạng, các biện pháp giáo dục và
kết quả thực nghiệm khoa học.
8. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ
8.1. Hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi được hình thành từ xúc cảm
– hành vi (bắt chước) – hành vi có ý thức. Do vậy, giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ phải bắt đầu từ việc kích thích hứng thú của trẻ có những
hành vi đẹp đến tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc và tự giác luyện
tập hàng ngày, thường xuyên để hình thành hành vi đạo đức có ý thức
8.2. Tác phẩm văn học là phương tiện có ưu thế trong việc giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mầm non.
8.3. Hiện nay các giáo viên mầm non còn hạn chế trong việc vận
dụng tối đa các khả năng của văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mầm non.
8.4. Các biện pháp giáo dục nêu gương, luyện tập, trải nghiệm dạy
học với sự hỗ trợ các phương tiện qua các tác phẩm văn học và được tích
hợp trong các hoạt động ở trường mầm non sẽ đảm bảo cho việc giáo dục
và hình thành các hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cách
tích cực và bền vững.
9. Những đóng góp mới của luận án.
9.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã đề xuất và lý giải trên cơ sở khoa học quá trình hình
thành hành vi đạo đức cho trẻ mầm non qua các tác phẩm văn học theo
quy trình đi từ cảm xúc – hành vi bắt chước - hành vi có ý thức.
7
Đề xuất các biện pháp mang tính kĩ thuật để giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mầm non thông qua làm quen với tác phẩm văn học và kết
hợp với các hoạt động khác cho trẻ ở trường mầm non.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Phát hiện những hạn chế của giáo viên mầm non trong việc vận
dụng các khả năng của các tác phẩm văn học vào việc giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi để giáo viên mầm non vận
dụng có hiệu quả khi tổ chức hoạt động giáo dục.
9.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:
Hình thành các thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mầm non cần
phải được tiến hành và thực hiện thường xuyên đồng nhất lồng ghép trong
tất cả các hoạt động ở trường mầm non
Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL và giáo viên các
trường mầm non, sinh viên và cán bộ nghiên cứu ngành GDMN, cha mẹ
có con ở độ tuổi mầm non và những người quan tâm đến giáo dục trẻ lứa
tuổi mầm non
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình
công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN
VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức
Cũng giống như bất kỳ hành vi tâm lý nào, hành vi đạo đức giúp
cho con người thể hiện quan niệm về cái thiện, cái ác, về cái cấm kỵ, cái
nghĩa vụ hay trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống. Hành vi đạo
đức được chấp nhận khi nó phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. [60]
Trường học là nơi trẻ em được xã hội hóa để chúng đóng vai xã hội
trong tương lai. Việc giáo dục hành vi đạo đức có vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách học sinh. Do đó, những nghiên cứu về hành vi
đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đã được các nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, các tác giả như Cômenxki,
Usinxki, A.X. Macarenco, N.K.Crúpxkia, Đ.B. Ecônhin, A.N. Leônchep
đều cho rằng giáo dục đạo đức con người nói chung, hành vi đạo đức nói
riêng là cần thiết ngay từ lúc nhỏ và đấy là thời điểm quan trọng nhất để
hình thành và phát triển nhân cách trẻ sau này. Các tác giả cũng nhấn
mạnh rằng hệ thống trường mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ cùng với gia đình và xã hội.[5], [11]
Tác giả A.X. Macarencô đã chỉ ra rằng: “Quá trình giáo dục không
phải xuất phát từ việc lựa chọn các phương tiện giáo dục mà phụ thuộc
vào tính mục đích của quá trình giáo dục, chúng ta không những chỉ giáo
dục nên những con người giàu óc sáng tạo, những công dân có khả năng
tham gia hiệu quả nhất vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo
9
dục những con người hạnh phúc”[5, tr.254]. Muốn vậy, chúng ta phải
giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tinh thần trung thực, ý chí
dũng cảm. GDHVĐĐ của con người phải bắt đầu ngay từ những năm đầu
đời của trẻ nhỏ. Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung GDHVĐĐ cho trẻ
mầm non đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bao gồm xây dựng những thói
quen hành vi tốt, rèn luyện thói quen hành vi. Những thói quen hành vi tốt
theo ông là những thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thói quen tôn trọng
mọi người, thói quen quan tâm đến mọi người [5].
Tác giả J. Piaget khi nghiên cứu sự phát triển suy luận đạo đức của
trẻ dựa trên hai khía cạnh: Sự tôn trọng các quy chuẩn và sự nhận định về
lẽ phải. Ông cho rằng: “Trẻ mầm non hiểu biết rất ít về các quy chuẩn.
Chúng tự tạo ra các quy chuẩn của bản thân...”. Theo đó, ông chia sự phát
triển đạo đức của con người thành thời kỳ tiền đạo đức và hai giai đoạn
đạo đức: dị trị và tự trị. Giai đoạn đạo đức hiện thực (đạo đức dị trị) giai
đoạn này dành cho lứa tuổi mầm non có nghĩa là tất cả các hành vi đạo
đức ở trẻ mầm non đều cần có sự kiểm soát của người lớn và khi vi phạm
sẽ bị trừn...g tác
phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Văn học thiếu nhi có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm
non, là hành trang theo con người đi suốt cuộc đời, mở cho mỗi cá nhân
trẻ tâm hồn trong sáng, hồn hậu, cung cấp cho trẻ vốn sống, kinh nghiệm,
sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh trẻ. Ở trường mầm non, việc sử
dụng tác phẩm văn học như một phương tiện quan trọng trong mọi hoạt
động để góp phần hình thành và phát triển hài hòa nhân cách trẻ mầm
non.
Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng: “Tác phẩm văn học
phải là một câu chuyện, bài thơ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức câu từ
phải được chau chuốt ngắn gọn giàu hình ảnh nhưng phải gẫn gũi thân
quen dễ hiểu, hình ảnh đẹp, khơi gợi tình cảm, trí tưởng tượng và quan
trọng phải có mục đích giáo dục”[18, tr.30].
Trong nghiên cứu này, văn học thiếu nhi là các tác phẩm văn học
viết cho thiếu nhi dưới sự cảm nhận của tâm hồn trẻ dành tặng cho trẻ
thơ và phù hợp với trẻ.
b. Làm quen với văn học thiếu nhi
Trẻ mầm non có nhu cầu hiểu nội dung tác phẩm văn học một cách
ngắn gọn, dễ hiểu, cấu trúc ngôn ngữ đơn giản. Trẻ mầm non ở giai đoạn
này do những yếu tố về mặt cấu trúc tâm sinh lý nên trẻ chưa thể tự mình
hiểu được tác phẩm văn học: trẻ chưa tự đọc hay nói một cách khác là
chưa thể dạy văn học cho trẻ được mà việc cảm nhận tác phẩm văn học
chủ yếu dựa vào cô giáo. Giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt đưa giúp
trẻ cảm nhận tác phẩm một cách rõ nét nhất qua việc đọc, kể trò chuyện
cung cấp kiến thức để trẻ hiểu nội dung tác phẩm từ đó giúp trẻ hình dung
27
tưởng tượng rõ nét những nhân vật, bối cảnh trong bài thơ, câu chuyện và
đây là mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học được gọi là Làm quen
với tác phẩm văn học – làm quen với văn học thiếu nhi.
Làm quen với văn học thiếu nhi là phương tiện rất quan trọng trong
việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo, là yếu tố góp phần hình
thành, phát triển nhân cách hài hòa của trẻ. Văn học mang lại cho trẻ rất
nhiều tình cảm, xúc cảm, hình tượng cuộc sống xung quanh, trẻ cảm nhận
được nội dung tác phẩm bằng chính xúc cảm của mình trong mỗi câu
chuyện, bài thơ, giúp trẻ thêm yêu cuộc sống tốt đẹp diễn ra xung quanh
mình và tiền đề phát triển các hành vi thói quen đạo đức tốt đẹp.
Chính vì vậy, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
không thể thiếu việc cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi và là một
trong những phương tiện có hiệu quả cao trong giáo dục trẻ.
Như vậy, làm quen với văn học thiếu nhi là cho trẻ bước đầu tiếp
xúc với tác phẩm văn học qua giọng kể, đọc của người lớn, qua đó trẻ
bước đầu hiểu được nội dung và phát triển xúc cảm, tình cảm.
1.3. Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
a. Đặc điểm tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi
Tư duy là quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong bộ
não con người, nó là phương tiện cơ bản của nhận thức nhằm đáp ứng các
yêu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
Cuối tuổi mẫu giáo, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kiểu tư
duy trực quan hành động, ở trẻ đã xuất hiện tư duy trực quan hình tượng.
Trẻ đã bắt đầu hình thành các mối liên hệ với các sự vật mà trẻ nghe, nhìn
thấy và cảm nhận được. Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước
ngoặt rất quan trọng. Đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào
bình diện bên trong, chuyển những hành động định hướng bên ngoài vào
28
hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Trẻ nhận thức
được nhiều cách biểu hiện, thái độ hành vi của người lớn bằng chính hoạt
động tích cực của các giác quan. Do đặc điểm tư duy “Vật ngã đồng nhất”
trẻ mầm non luôn đồng nhất thế giới xung quanh với chính bản thân
mình, do đó tình cảm của trẻ không chỉ được thể hiện với những người
thân thích và các nhân vật trong tác phẩm văn học mà nó còn được biểu
hiện sâu sắc cả với thế giới cỏ cây, hoa lá và những vật vô tri,vô giác [67],
[68].
Với cơ chế nhập tâm, bắt chước, trẻ có được những biểu tượng sinh
động về các loại thái độ, biểu cảm, hành vi và xúc cảm của những người
xung quanh. Nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non thường theo con đường
cụ thể trực quan, cảm tính và luôn gắn liền với những xúc cảm, tình cảm.
Cơ chế nhập tâm này chỉ dừng lại ở việc hình thành những biểu tượng về
các sự vật, hiện tượng và được bộc lộ ở xúc cảm hành vi. Do sự phát triển
vượt bậc của cơ thể với cường độ mạnh đã thúc đẩy các hình thức vận
động cơ thể trẻ.
b. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi
Các nghiên cứu tâm lý học trẻ mầm non cho thấy, đến tuổi mẫu
giáo 5 – 6 tuổi, trẻ có những bước phát triển vượt bậc về mặt các mặt xúc
cảm, tình cảm. Giai đoạn này, những xúc cảm của trẻ ổn định hơn và phát
triển các loại tình cảm cảm cấp cao. Tình cảm chi phối tất cả các mặt
trong đời sống tâm lý của trẻ, đặc biệt là đời sống tình cảm của trẻ có sức
chuyển biến mạnh mẽ vừa phong phú vừa sâu sắc hơn rất nhiều lứa tuổi
trước đó. Xúc cảm của trẻ được hình thành trong giao tiếp, giao lưu tình
cảm với mọi người xung quanh. Vì vậy, trẻ mầm non có nhu cầu giao lưu
rất lớn. Đây chính là “ Cơ hội vàng” để đưa tác phẩm văn học vào giáo
dục toàn diện cho trẻ nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Bước đầu
hình thành và phát triển ở trẻ những tình cảm đạo đức (trẻ thể hiện yêu,
29
ghét rõ ràng ), tình cảm trí tuệ (thích tìm hiểu, khám phá những điều
mới lạ), tình cảm thẩm mỹ (yêu thích cái đẹp). Những xúc cảm, tình cảm
của trẻ được thể hiện không chỉ qua trò chơi, qua các hoạt động mà nó
được bộc lộ rõ nét thông qua việc trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn
học. Trong văn học, trẻ bộc lộ thái độ của mình, hình thành nên những ý
niệm đạo đức. Trẻ luôn đồng nhất mọi vật xung quanh như chính cuộc
sống của mình nên rất dễ dàng chia sẻ: yêu cái tốt, ghét cái xấu. Vì thế trẻ
có thể nghe đi nghe lại nhiều lần một bài thơ, câu chuyện mà không chán.
Tình cảm của trẻ với những nhân vật trong tác phẩm không những không
giảm mà còn tăng thêm, gắn bó khăng khít hơn. Tất cả những điều đó tạo
ra mảnh đất thuận lợi để giáo dục những phẩm chất đạo đức sau này[67],
[68], [69].
Việc giáo dục tình cảm đúng đắn, trong sáng chính là việc làm
quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách trẻ. Trẻ thích nghe kể
chuyện, nghe đọc thơ không chỉ vì trẻ tìm thấy trong đó những hình ảnh
đẹp đẽ, tươi sáng mà vì trong mỗi tác phẩm còn có nhiều nhân vật để trẻ
có thể bộc lộ tình cảm của mình.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, những tình cảm xã hội xuất hiện do hình
thành “xã hội trẻ em” [68], những tiêu chuẩn đạo đức đó trở thành có ý
nghĩa trên cơ sở những tình cảm đạo đức chính là cơ hội tốt để giáo dục
tình yêu quê hương, đất nước. Trên cơ sở tin cậy của tình yêu, sự gắn bó
với người lớn, và giữa trẻ thơ với nhau, trẻ sẽ từng bước tiếp thu những
giá trị đạo đức tốt đẹp. Tình cảm của trẻ không chỉ nảy sinh do những
quan hệ trực tiếp với mình mà thể hiện mãnh liệt khi trẻ tiếp xúc với các
nhân vật văn học gián tiếp qua cô giáo. Thông qua giao tiếp với những
người xung quanh, từ việc hiểu thái độ của người lớn đối với hành động
của mình, trẻ dần biết điều chỉnh nó cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực
của xã hội.
30
Giáo dục xúc cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non chính là xây dựng nền
tảng của đạo đức, xây dựng nhân cách hài hòa, giúp trẻ biết làm chủ xúc
cảm của mình, biết tự ý thức, biết đồng cảm với người khác và luôn có
khả năng hợp tác với mọi người xung quanh.
Phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ hình thành khả năng bắt chước
và học qua bắt chước. Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước phát triển
mạnh, đây chính là điều kiện giúp trẻ tích lũy hành vi, phẩm chất đạo đức
từ xã hội. Từ khả năng bắt chước, trẻ lĩnh hội được các cách biểu cảm và
thể hiện hành vi của mình vào những đối tượng xung quanh. Tuy nhiên,
trong quá trình bắt chước, trẻ chưa phân biệt được giới hạn cần thiết của
hành vi mà chỉ có nhận biết sơ đẳng, yêu cầu chuẩn mực của hành vi, từ
đó trẻ tự tìm lời giải đáp cho mình bằng sự trải nghiệm thực tiễn của
chính trẻ bằng việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nhờ đó, thói
quen đạo đức của trẻ được hình thành. Dựa trên sự lĩnh hội các biểu
tượng, các khái niệm sơ đẳng về đạo đức, ý thức đạo đức của trẻ cũng
được hình thành. Ý thức đạo đức chi phối mối quan hệ của trẻ. Có ý thức
đạo đức, trẻ phân biệt được các hành vi đạo đức tốt hay xấu, thiện hay ác,
từ đó bước đầu định hướng cho các hành vi ứng xử.
c. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi
Ở tuổi này ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh mẽ vốn từ phong
phú (khoảng 2500 từ)[75], trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, trẻ đã nắm
vững ý nghĩa của từ khi sử dụng và biết cách sử dụng cho phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp với mục đích của trẻ. Chính vì vậy, ngôn ngữ biểu
cảm trong các tác phẩm văn học mang lại cho trẻ những cảm xúc rất lớn,
trẻ bộc lộ tình cảm của mình với những hình tượng, tính cách của các
nhân vật điển hình trong câu chuyện, bài thơ.
d. Đặc điểm phát triển tự ý thức của trẻ 5 – 6 tuổi
31
Trẻ thường lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc hành vi như là
thước đo để đánh giá người khác và đánh giá bản thân. Trẻ tuổi mẫu giáo
lớn đã nắm được cách thức so sánh mình với người khác và biết lắng nghe
ý kiến của người khác để đưa ra ý kiến của mình. Sự tự ý thức giai đoạn
này phát triển mạnh mẽ chuyển từ bắt chước hành vi sang đánh giá hành
vi (có ý thức), ý thức bản ngã giúp trẻ điiều khiển hành vi của mình phù
hợp với chuẩn mực, quy tắc xã hội, giúp trẻ chủ động thực hiện hành vi
của mình một cách hứng thú đầy xúc cảm và dần trở thành thói quen hành
vi đạo đức.
1.3.2. Biểu hiện của hành vi đạo đức
Từ việc phân tích các khái niệm có liên quan, cấu trúc của hành vi
đạo đức và đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi đã nêu ở trên, chúng tôi xác
định biểu hiện của hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là:
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động ứng xử lễ độ:
+ Thưa gửi, vâng lời; ông bà, bố mẹ, anh chị
+ Ứng xử chào hỏi với người lớn và người khác
+ Nói cảm ơn, xin lỗi
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động giúp đỡ, chia sẻ, nhường
nhịn:
+ Hợp tác cùng nhau, hòa thuận;
+ Giúp đỡ bạn và nhường nhịn các em nhỏ;
+ Bảo vệ bản thân và bạn bè khi bị bắt nạt.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở sự gọn gàng, ngăn nắp:
+ Cẩn thận sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tự giác cất đồ dùng của mình
và của bạn khi chơi xong, cất gọn gàng đúng nơi quy định;
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dễ cất, dễ lấy thuận tiện khi sử dụng.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở việc giữ vệ sinh sạch sẽ:
+ Xếp hàng khi đi vệ sinh, không làm tràn nước sau khi rửa tay;
32
+ Lau tay, cất dép đúng chỗ;
+ Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng: Không vứt rác bừa bãi.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động thể hiện tình yêu thiên
nhiên và các con vật nuôi:
+ Bảo vệ, chăm sóc cây, một số con vật nuôi; biết tránh những con
vật nguy hiểm;
+ Không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng;
+ Có thái độ bảo vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường đang sống.
1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm
quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi
1.4.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình giáo dục
mầm non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi
a. Văn học giúp trẻ phát triển cảm xúc và bắt chước những hành vi đạo
đức tốt đẹp của các nhân vật trong tác phẩm
Chỉ trong văn học mới có thể tìm thấy những từ ngữ trong sáng,
chính xác, nhiều màu sắc, có tính gợi hình, gợi tả và biểu hiện, biểu cảm
cao nhưng rất giản dị, dễ hiểu, giúp trẻ dễ dàng cảm nhận tác phẩm và
tích lũy mở rộng vốn từ cho bản thân. Ảnh hưởng của tác phẩm văn học
đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra theo cơ chế “đồng nhất
hóa – bắt chước”. Trẻ bắt chước ngôn ngữ, bắt chước lời nói và hành
động của các nhân vật trong tác phẩm. Vì thế, trẻ tích lũy được nhiều từ
mới, biết thêm được những cách diễn đạt mới. Do đặc điểm này, văn học
có mặt trong chương trình giáo dục mầm non và ngày càng đóng góp có
hiệu quả vào mục tiêu giáo dục học mầm non, đặc biệt nhấn mạnh vì ý
nghĩa, nhiệm vụ của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, đặc biệt
là giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.
33
Các tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng, sinh động, gợi cảm, dễ
dàng được trẻ cảm thụ một cách trực tiếp. Những bài thơ, câu chuyện,
bằng sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ,
sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ từ đó hình thành những tính cách tốt đẹp
làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách trẻ sau này. Văn học góp phần
hình thành ở trẻ lòng nhân ái là một phạm trù của đạo đức, là một hình
thái ý thức của xã hội, là cơ sở, cái gốc của đạo đức. Trẻ yêu thích và bộc
lộ cảm xúc, tình cảm của mình từ đó trẻ thích bắt chước hành vi những
nhân vật đó.
b. Văn học thiếu nhi giúp trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội hành vi của các
nhân vật trong tác phẩm
Tư duy và tri giác xã hội của trẻ có tác động mạnh mẽ đến giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi. Mỗi
tác phẩm văn học mang đến cho trẻ những bài học đạo đức sâu sắc giúp
trẻ nhận thức rõ ràng bằng suy nghĩ non nớt của trẻ. Trẻ biết tư duy, nhận
xét, đánh giá từng chi tiết trong mỗi câu chuyện, bài thơ, những hành vi
của từng nhân vật, hoàn cảnh cụ thể. Trẻ cũng có những tư duy rất logic
(Ví dụ: Trời mưa âm u cảnh vật sẽ buồn tẻ. Trời nắng đẹp thì cảnh sác
thiên nhiên sẽ vô cùng tươi đẹp). Tư duy phát triển có nghĩa là nhận thức
của trẻ được phát triển. Trẻ sẽ có những quan điểm, thái độ biết phân biệt
sự vật, nhân vật xung quanh. Mỗi bài thơ, câu chuyện đều mở ra trước
mắt trẻ thế giới phong phú đầy màu sắc. Trẻ biết nhận dạng đồ vật, đặc
điểm hình thức đẹp, xấu.. tìm hiểu về thế giới cuộc sống xung quanh
mình. Mỗi tác phẩm đều để lại cho trẻ những tình cảm đạo đức khó phai
mờ, trẻ được hiểu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất thấm vào mỗi tâm
hồn tình cảm của trẻ ở mỗi xúc cảm khác nhau. Trẻ học được những hành
vi, thái độ cách ứng xử từ những câu chuyện mà trẻ được nghe kể, được
34
vào vai các nhân vật, sau đó trẻ kể lại bằng chính ngôn ngữ của mình để
hiểu được hết những nội dung trong tác phẩm ấy.
Nếu như truyện tác động đến trẻ bằng thế giới đời sống các nhân vật
ngộ nghĩnh, chân thực thì thơ tác động đến trẻ vừa bằng sự nhận thức
cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những
cảm xúc, suy nghĩ, cụ thể vừa gián tiếp qua những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú. Các bài thơ mang đến cho tâm hồn ngây thơ, trong sáng
của trẻ những rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng, làm thanh khiết tâm hồn
các em bằng những âm thanh, những nhịp điệu tha thiết, bay bổng. Ví dụ,
bài thơ: “Trăng ơi...từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa, “Hồ Sen” của
Nhược Thủy hay bài “Hoa Cúc Vàng” của Nguyễn Văn Chương. Nếu tác
phẩm nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, bằng
sức mạnh của hình tượng thì dưới sự diễn đạt của ngôn ngữ nghệ thuật,
tác phẩm văn học đó mang trong mình các yếu tố trực quan, trực tiếp tác
động đến trẻ bằng âm thanh cuộc sống với những bức tranh muôn màu
vừa có hình, vừa có họa. Sức mạnh của ấn tượng thu được của trẻ khi
nghe tác phẩm văn học phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức của
các em.
Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi đều dựa trên sự hiểu biết về
đặc điểm tâm sinh lý, sự gắn bó, gần gũi của các tác giả đối với trẻ như sự
rất nhạy cảm, dễ rung động, dễ bộc lộ thái độ, tình cảm một cách rõ ràng
với hai mặt: yêu - ghét, tốt – xấu, vui – buồn. Trong từng sáng tác, các tác
giả đó dẫn dắt các em từ chỗ biết xúc động trước cái đẹp, cái tốt từng
bước vươn lên hình thành những tình cảm cao quý nhất, đáng yêu nhất,
muốn sáng tạo ra cái đẹp và có thái độ ứng xử phù hợp trong các hoạt
động hàng ngày.
Thông qua các nhân vật, đặc biệt là hành động của các nhân vật
trong các tác phẩm, trẻ hiểu và nhận thức được những hành vi tốt, bộc lộ
35
được tình cảm, hành động của mình một cách đúng mức và phù hợp. Các
nhà văn, nhà thơ đã đem đến cho trẻ những bài học đạo đức rất nhẹ nhàng
mà cũng hết sức sâu sắc. Ví dụ, trong truyện” Chú Gà Trống kiêu căng”
dạy trẻ cần phải biết ứng xử đúng mức với bạn bè.
Mặc dù trẻ chưa tự xác lập mối quan hệ tích cực với môi trường
xung quanh và cuộc sống, nhưng các em lại rất nhạy cảm và sống bằng
tình cảm, dễ rung động, dễ đặt mình trong những hoàn cảnh của người
khác để thông cảm và bộc lộ thái độ một cách chính xác, rõ ràng. Với trẻ
mầm non đạo đức của con người không phải là cái gỡ cao siêu mà nó
chính là hành vi, là thái độ đối với thiên nhiên, với những người thân
thiết, trước hết giáo dục trẻ tình yêu thương thái độ quan tâm đến
những người xung quanh và biết sống có trách nhiệm. Trong thơ, truyện
mọi sinh vật từ cỏ cây, hoa lá đều có tâm hồn, đều biết suy nghĩ và hành
động như con người. Cuộc sống thực mà hư, hư mà thực với những sự
việc cảm động mà ai cũng như đó gặp đâu đó trong cuộc sống. Đó là tình
yêu vô bờ bến của cha mẹ với con cái, tình bạn đẹp đẽ và cao thượngVí
dụ hình ảnh chú Bồ Nông nhỏ trong truyện “ Bồ Nông có hiếu” một mình
lặn lội đêm ngày để kiếm nuôi mẹ khỏi ốm, đến khi mẹ khỏi ốm thì thân
hình của chú đó còm nhom cái mỏ to hơn người, song đôi mắt thì long
lanh vui sướng
Tác phẩm văn học được viết rất gần gũi, đời thường xảy ra ngay
trong cuộc sống xung quanh các em. Nội dung tác phẩm là: tình yêu
thương giữa con người với con người, giữa con người với thế giới xung
quanh, hình thành lên những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Những vần thơ,
câu chuyện gợi lên cho trẻ em những xúc cảm, rung động mãnh liệt. Giáo
dục tình cảm tốt đẹp cho trẻ là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập được các
mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh từ đó kích thích sự hình
thành và phát triển nhân cách hài hòa.
36
Như vậy, tác phẩm văn học thiếu nhi không chỉ bồi đắp tâm hồn,
tình cảm cho trẻ mà còn hình thành ở trẻ những hành vi đẹp và phát triển
phù hợp với chuẩn mực đạo đức do con người đặt ra, góp phần hoàn thiện
nhân cách trẻ mầm non.
1.4.2. Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi
a. Một số thể loại văn học thiếu nhi
+ Thơ, truyện viết cho thiếu nhi: Đây là thể loại thơ, truyện có tác giả viết
riêng cho thiếu nhi có những nội dung giáo dục đạo đức rất rõ ràng, các
hành vi đạo đức đơn giản phù hợp với trẻ em. Thơ, truyện viết cho thiếu
nhi phong phú, đa dạng rất hấp dẫn trẻ dễ tưởng tượng, trải nghiệm các
hành vi đạo đức.
+ Đồng dao: Là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng
dao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi,
bài hát ru em, ...Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với trò chơi
trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền
thường giống nhau.
+ Cổ tích: Là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế
hư cấu, bao gồm cổ tích thần kì, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu, cổ tích
loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư
cấu như: tiên, yêu tinh, thần, quỷ...
+ Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để
thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay
một nhận xét về thực tế xã hội. Truyện ngụ ngôn gần với hiện thực xã hội
hơn.
+ Vè: Là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính thời sự,
phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể
hiện thái độ khen chê của dân gian đối với các sự kiện đó. Vè như một
văn vần mộc mạc, dung dị dễ đọc, dễ thuộc. Trẻ mầm non rất thích học vè
37
vì dễ thuộc, dễ nhớ nhưng nội dung giáo dục đạo đức trong vè ít không
nhiều, không rõ ràng các hành vi giáo viên ít sử dụng mà thường cho đọc
trong các giờ sinh hoạt: Rửa tay, sau vệ sinh, giờ ăn trưa.
+ Câu đố: Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu
là phản ánh đặc điểm của sự vật hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và
nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia), được
nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự
hiểu biết và vui chơi giải trí.
Câu đố thường nói ẩn để người khác phán đoán cho vui tăng phần hứng
thú và cũng rất ngắn gọn, vần điệu súc tích, nếu người chơi không đoán
được sẽ thua và học hỏi thêm được kiến thức mới, càng thua càng hấp dẫn
càng học được nhiều. Giáo viên thường sử dụng câu đố gây hứng thú khi
bắt đầu tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.
Trong số các thể loại văn học thiếu nhi, giáo viên mầm non thường sử
dụng văn học viết: thơ, truyện để tổ chức hoạt động giáo dục có mục đích
để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.
b. Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi
Văn học dành cho trẻ mầm non mang đầy đủ ý nghĩa, nhiệm vụ,
đặc trưng của văn học, thực hiện các mục đích, chức năng của văn học nói
chung. Tuy nhiên, văn học viết cho thiếu nhi còn có những đặc trưng
riêng. Những đặc trưng này được quy định bởi đặc điểm tâm sinh lý của
lứa tuổi mầm non. Các nhà văn sáng tác dựa trên sự gần gũi với trẻ, sự
hiểu biết về trẻ.
Văn học viết cho các em ngắn gọn, rõ ràng: Dung lượng tác phẩm ngắn,
câu văn ngắn và chủ yếu là câu đơn. Do đặc điểm tâm lý, khả năng tập
trung chú ý của trẻ chưa cao, nhịp tim nhanh, hô hấp nông nên thơ viết
cho các em thường là thể thơ hai chữ, ba chữ và luôn có vần có điệu tạo
nên sắc thái vui tươi giúp trẻ dễ dàng tái hiện lại bức tranh đời sống hiện
38
thực được phản ánh trong tác phẩm. Sự rõ ràng trong truyện thể hiện ở kết
cấu, đối lập tương phản.
Ngôn ngữ trong văn học dành cho trẻ trong sáng, giàu hình ảnh: Các tác
giả thường sử dụng nhiều từ láy, động từ, tính từ miêu tả nhiều từ tượng
thanh, tượng hình, âm thanh, hình ảnh, màu sắc rất cụ thể, hồn nhiên để
vẽ lên những bức tranh sinh động vừa có hình vừa có họa, có màu sắc âm
thanh. Phần lớn thơ, truyện dành cho trẻ đề cập đến nội dung về tình cảm
giữa những người ruột thịt, giữa bạn bè với nhau hoặc giáo dục trẻ có thái
độ yêu mến, trân trọng người lao động, những sản phẩm lao động do con
người làm ra. Các tác phẩm cũng dạy trẻ biết yêu mến và bảo vệ thiên
nhiên, các con vật. Từ đó hình thành ở trẻ những thói quen hành vi ứng
xử có văn hóa. Các tác phẩm đều quan tâm tới việc giáo dục lòng nhân ái
cho trẻ, thông qua các nhân vật trẻ biết soi mình vào người khác để hiểu
mình.
Nghệ thuật của văn học dành cho trẻ mầm non thường không quá cầu kỳ
phức tạp: Kết cấu truyện thường theo hai tuyến đối lập tương phản hoặc
kết cấu theo trật tự thời gian và thường có sự lặp đi lặp lại để nêu bật
phẩm chất và hành động của từng nhân vật. Ngôn ngữ trong truyện
thường giản dị, trong sáng, từ ngữ thường sử dụng nghĩa đen,bớt nghĩa
bóng và không nhiều tầng nghĩa. Cả thơ và truyện đều sử dụng triệt để
những từ tượng thanh, tượng hình, từ láy vừa khêu gợi, kích thích trí
tưởng tượng, sáng tạo vừa tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của
trẻ. Ví dụ: rì rầm, ào ào, khuềnh khoàng
Hầu hết các sự vật hiện tượng trong văn học dành cho trẻ mầm non
thường được nhân cách hóa. Do đặc điểm tư duy “Vật ngã đồng nhất” trẻ
mầm non rất hay đồng nhất mọi sự vật hiện tượng xung quanh với bản
thân mình. Vì vậy, văn học chính là phương tiện để trẻ có thể gửi gắm
39
những tâm sự, những xúc cảm, tình cảm với những vật xung quanh mình.
Kết cấu của truyện thường theo trật tự thời gian và tư duy của trẻ cũng
tuân theo trật tự trước, sau rõ rệt. Ngoài ra, yếu tố thơ trong truyện và yếu
tố truyện trong thơ cũng chính là một đặc điểm nổi bật của các tác phẩm
văn học thiếu nhi: có những bài thơ các tác giả thường kể về một sự kiện,
một hiện tượng như là một câu chuyện được gói gọn trong một bài thơ. Ví
dụ bài thơ “Gấu qua cầu”, hay bài “Nàng tiên ốc” chính yếu tố thơ bay
bổng trong truyện, và yếu tố truyện trong thơ đó làm cho thơ, truyện sẽ
cùng theo trẻ trong suốt cả cuộc đời.
Mỗi tác phẩm văn học thiếu nhi đều là một bài học đạo đức sâu sắc
nhưng lại rất gần gũi giúp trẻ hiểu rõ ràng: Các tác phẩm văn học thiếu
nhi đều hướng tới những điều tốt đẹp nếu có nói đến cái xấu, cái ác cũng
là để làm nổi bật cái thiện, cái tốt. Trường mầm non là nơi đặt nền tảng
cho sự phát triển nhân cách nên các sự vật hiện tượng trong tác phẩm văn
học viết cho thiếu nhi đều có tính giáo dục cao. Các tác phẩm văn học
giúp trẻ phân biệt, nhận thức được điều tốt, xấu, ngoan, chưa ngoan, đẹp,
không đẹp trong xã hội từ đó giúp cho việc giáo dục nhân cách trẻ mầm
non được tiến hành hoàn thiện hơn. Sau mỗi bài thơ, câu chuyện trẻ đều
có thể rút ra được bài học về cách làm người cho riêng mình thật bổ ích lý
thú mà không hề khiên cưỡng.
1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm quen với
văn học thiếu nhi.
a. Văn học thiếu nhi giúp trẻ biết cách ứng xử và hình thành hành vi lễ độ
Trong các tác phẩm văn học, những ngôn ngữ, hành vi của các
nhân vật đều được trẻ lắng nghe và tiếp nhận, trẻ học và bắt chước cách
cư xử của các nhân vật và vận dụng trong giao tiếp hàng ngày. Ví dụ, qua
bài thơ "Lấy tăm cho bà", "Thương ông", trẻ sẽ học được cách ứng xử với
40
mọi người xung quanh, biết kính trọng xưng hô đúng mực với người lớn
hơn mình; biết giao tiếp với mọi người xung quanh phù hợp. Qua quá
trình rèn luyện lâu dài sẽ hình thành thói quen giao tiếp của trẻ trong cuộc
sống hàng ngày.
b. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp hình thành hành vi chia sẻ,
nhường nhịn giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ những người thân, những hoàn
cảnh khó khăn.
Văn học giúp trẻ biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn bạn bè, em
nhỏ. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm có sức lôi cuốn mạnh mẽ với
trẻ: trong bài thơ Quạt cho bà ngủ; Thương ông; Đôi bạn; Gấu qua cầu
trẻ mẫu giáo sẽ học cách biết giúp đỡ ông, bà, giúp các em nhỏ và nhường
nhịn nhau trong cuộc sống hàng ngày và có hành vi đẹp.
Trong mỗi câu chuyện, bài thơ những nhân vật, nội dung, hình
tượng trong tác phẩm đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong tầm hồn,
tình cảm trẻ. Truyện Bồ Nông có hiếu – Bồ Nông con dìu mẹ, chăm sóc
mẹ khi gặp nạn, hàng ngày chú đi kiếm mồi, xúc tép nuôi mẹ, tìm chỗ mát
mẻ để mẹ nằm nghỉ. Chú rất thương mẹ nghĩ đến mẹ ốm đau phải cố gắng
kiếm nhiều thức ăn mang về cho mẹ. Tấm gương hiếu thảo của Bồ nông
con ai cũng cảm động và noi theo. Đây chính là bài học về lòng hiếu thảo,
trẻ cảm nhận bằng chính xúc cảm của mình trong nhân vật Bồ Nông con,
biết yêu thương chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
Giáo dục hành vi đạo đức còn được thể hiện qua tình đoàn kết,
dũng cảm trong câu chuyện: “Cáo, Thỏ và Gà trống”. Gà trống thương
Thỏ bị Cáo chiếm mất nhà bằng sự dũng cảm khôn ngoan của mình đã
đuổi được Cáo giúp Thỏ đòi được nhà của mình.
Trong câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, nhắc nhở các bạn
nhỏ bài học về sự giúp đỡ bạn bè những người xung quanh những lúc khó
khăn hoạn nạn. Thỏ nâu ích kỉ không giúp đỡ bác Gấu khi trời mưa, Thỏ
41
trắng mở cửa mời bác Gấu vào nhà rồi Thỏ trắng biết nhận ra lỗi của
mình. Họ trở thành bạn tốt của nhau.
Đặc biệt là các tác phẩm thơ, truyện với những hình tượng nghệ
thuật gần gũi, mộc mạc, giản dị dễ đưa trẻ đến gần hơn với cuộc sống
xung quanh trẻ giúp trẻ trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ của thế
giới. Văn học thiếu nhi là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mà trẻ được
tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được làm quen với
những lời ru nhẹ nhàng, những câu chuyện mẹ kể, những bài thơ hay đã
gieo vào tâm hồn trẻ tình yêu thương, lòng yêu mến đối với thế giới xung
quanh nơi trẻ sống.
c. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi gọn gàng
ngăn nắp: Biết cách thu dọn gọn gàng, sắp xếp khoa học, đúng nơi quy
định
Những hành vi đẹp của các nhân vật trong văn học nêu gương cho
trẻ trong các hoạt động hàng ngày; trẻ sẽ học tập cất dọn đồ chơi sau khi
chơi, đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý, thuận tiện khi
sử dụng; Những hành vi đẹp trong tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành
thói quen biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách truyện: Ba chú lợn con;
Thỏ con đi học.... Qua đó trẻ cũng học cách sắp xếp gọn gàng khoa học
và đúng nơi quy định trong sinh hoạt hàng ngày.
d. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi vệ sinh
sạch sẽ, văn minh nơi công cộng.
Trong văn học, các nhân vật có những cử chỉ đẹp sẽ giúp trẻ hình
thành thói quen văn hóa biết cách vệ sinh sạch sẽ: Xếp hàng khi đi vệ
sinh; không đổ nước ra sàn, biết bỏ giấy vệ sinh vào thùng rác...
Nội dung của tác phẩm văn học giáo dục dành cho trẻ có tính nhân
văn sâu sắc thường hướng đến những hành vi đẹp. Biết xếp hàng chờ đến
lượt mình khi tham gia hoạt động trong lớp, nơi công cộng, khi đi vệ sinh,
42
rửa tay, lau mặt, không vứt rác bữa bãi ảnh hưởng đến môi trường sống:
Ví dụ, trong bài thơ “Không vứt rác ra đường” nhắc nhở trẻ phải bỏ rác
đúng nơi quy định và giúp trẻ hiểu ý nghĩa của hành vi đó.
e. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi ứng xử với
thiên nhiên và vật nuôi
Mỗi tác phẩm văn học mang lại cho trẻ tình yêu cuộc sống, có cái
nhìn tốt đẹp với con người, thiên nhiên, từ đó hình thành và phát triển những
xúc cảm, tình cảm trong trẻ. Trẻ biết cảm nhận và có thái độ ứng xử phù
hợp, biết chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, không ngắt lá bẻ cành. Với những
con vật nuôi, trẻ biết chăm sóc đúng mực: cho ăn, tắm rửa, vệ sinh
Tác phẩm văn học còn giúp trẻ yêu thiên nhiên biết cư xử với thiên
nhiên. Truyện Giọt nước tý xíu, Thơ: Hoa kết trái, Trăng ơi từ đâu đến.
Thiên nhiên luôn tươi đẹp, lung linh, trong sáng trong con mắt trẻ thơ. Trẻ
có tình yêu với thiên nhiên cỏ, cây, hoa lá, có mối giao cảm, hòa mình với
thiên nhiên lay động tâm hồn tình cảm trẻ từ đó trẻ biết trân trọng, gìn
giữ, bảo vệ thiên nhiên.
T...ệ sinh nơi công
cộng không vứt rác
bừa bãi
5. Biết + Tiêu chí 12:
yêu Bảo vệ, chăm sóc cây,
thiên một số con vật nuôi
nhiên tránh những con vật
và các nguy hiểm.
con vật +Tiêu chí 13 : Không
nuôi ngắt lá, bẻ cành, hái
hoa nơi công cộng
+ Tiêu chí 14:
Bảo vệ, chăm sóc giữ
gìn môi trường đang
sống;
170
PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Trường lớp
Hoạt độngTác phẩm
Thời gian
Tiến trình Hoạt động của Biểu hiện hành vi
hoạt động trẻ đạo đức
171
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA TRẺ MẪU
GIÁO 5- 6 TUỔI TRONG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ TRƯỚC
THỰC NGHIỆM
I- Khảo sát hành vi trước thực nghiệm
1. Lễ độ
Tình huống 1: Thưa gửi, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị em
Bạn A thường xuyên nói trống không với bố mình. (Người nghiên
cứu ghi chép biểu hiện về hành vi chào hỏi, nói chuyện của trẻ)
Tình huống 2: Các bác trong BGH đến lớp dự giờ. Trẻ chào hỏi/ không
chào. (Người nghiên cứu ghi chép biểu hiện hành vi chào hỏi của trẻ)
Tình huống 3: Nói cảm ơn, xin lỗi
Cô và các con cùng tham gia nặn bánh trung thu. Cô hướng dẫn trẻ
cách làm. Trẻ nhận bánh sau khi làm cùng cô và để vào đúng vị trí của trẻ
trên bàn. (Người nghiên cứu quan sát và ghi chép biểu hiện của trẻ)
2. Giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn
Tình huống 1: Hợp tác cùng nhau, hòa thuận
Khi chơi lắp ghép, cả 2 bạn đều rất thích 1 món đồ chơi. (Người
nghiên cứu quan sát và ghi chép biểu hiện của trẻ)
Tình huống 2: Biết giúp đỡ bạn và nhường nhịn các em nhỏ
Khi thay đồ, bạn A chưa biết cài cúc áo. (Người nghiên cứu quan
sát và ghi chép biểu hiện của trẻ)
Tình huống 3: Biết cách bảo vệ bản thân và bạn bè khi bị bắt nạt:
Khi chơi tự do ngoài sân, bạn A bị bạn lớp khác đá dép (Người
nghiên cứu quán sát và ghi chép biểu hiện của trẻ)
3. Gọn gàng, ngăn nắp
Tình huống 1: Cẩn thận khi sử dụng, tự giác cất đồ dùng của mình và của
bạn khi chơi, gọn gàng, đúng nơi quy định
172
Cuối giờ chơi góc, trẻ cất dọn dồ chơi (Người nghiên cứu quan sát
và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ)
Tình huống 2: sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dễ cất, dễ lấy thuận tiện khi sử
dụng
Trong giờ làm quen với toán, những bạn ngồi đầu hàng sẽ là người
chia rổ và cất rổ đồ dùng, các bạn đứng đầu hàng sẽ cất rổ khi chơi trò
chơi (Người nghiên cứu quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ)
4. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Tình huống 1: Xếp hàng khi đi vệ sinh, không làm tràn nước sau khi rửa
tay
Trước giờ ăn trưa, từng bàn ra xếp hàng đi vệ sinh và rửa tay (
Người nghiên cứu quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ)
Tình huống 2: Biết lau tay, cất dép đúng chỗ
Sau khi ăn dưa hấu tráng miệng, trẻ đi rửa tay (Người nghiên cứu
quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ)
Tình huống 3: Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng: không vứt rác bừa bãi
Cô giáo tổ chức sinh nhật cho bạn A. Trẻ ăn xong bỏ rác vào túi
nilon. Gần hết buổi sinh nhật những bạn chưa ăn xong được mang đồ
xuống sân ăn nốt rồi vứt rác vào thùng (Người nghiên cứu quan sát và ghi
chép biểu hiện của trẻ)
173
5. Yêu thiên nhiên và các con vật nuôi
Tình huống 1: Bảo vệ, chăm sóc cây, một số con vật nuôi, tránh những
con vật nguy hiểm
Mấy hôm nay trời mưa rất nhiều, các lá cây bị đất bắn lên rất bẩn.
bạn nào muốn giúp cô ngắt lá héo và lau những chiếc lá cho sạch không?
(Người ngiên cứu quan sát, ghi chép biểu hiện, hành vi của trẻ)
Tình huống 2: Không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng
Khi chơi tự do dưới sân trường, cô giáo cho trẻ chơi cầu trượt và
hỏi trẻ hôm nay có gì mới. Các bác làm vườn đã trồng thêm những bông
hoa tóc tiên tím rất xinh ở bồn cây. Trẻ biết giữ gìn những bông hoa xinh
đẹp này (Người nghiên cứu quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của
trẻ)
Tình huống 3: Có thái độ bảo vệ, chăm sóc giữu gìn môi trường đang
sống
Khi cho trẻ chơi trên sân trường, 1 số trẻ nhặt được các quả bóng
nhựa và đưa cho cô. Cô giáo hỏi trẻ có biết các quả bóng nhựa đấy ở khu
vực chơi nào không? ( nhà bóng) và các con nên làm gì?. (Người nghiên
cứu quan sát và ghi chép biểu hiện hành vi của trẻ).
174
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA TRẺ MẪU
GIÁO 5- 6 TUỔI SAU THỰC NGHIỆM
1. Tình huống 1: Nói cảm ơn, xin lỗi
Cô giáo tổ chức sinh nhật cho bạn A. Bạn A đi phát kẹo chia cho
các bạn trong lớp. Tuy nhiên nhiều bạn không nói “cảm ơn” khi nhận
được quà, 1 số bạn còn nói: cái này không ngon, tớ không thích ăn cái
này...Cô giáo đợi bạn A phát quà cho các bạn xong nhẹ nhàng nói: Các
con có còn nhớ câu chuyện “Thỏ con biết lỗi ” không? Khi các bạn đi về
hết, Thỏ mẹ đã khuyên Thỏ con như thế nào? (Mẹ và các bạn rất quan
tâm đến con, tự tay làm những món quà sinh nhật cho con vậy mà con
không biết cảm ơn các bạn lại còn chê bai những món quà đó, mẹ rất
buồn). Bạn A cũng vậy. Hôm nay là sinh nhật của bạn ấy, các con nhận
quà của bạn không những không cảm ơn mà một số bạn còn tỏ ra không
thích bánh kẹo bạn mang đến. Như thế bạn A có buồn không? Các con
nên làm gì?
2. Tình huống 2: Hợp tác cùng nhau
Trong giờ hoạt động vui chơi, ở góc xây dựng cô giáo cho trẻ xây
công viên Thủ Lệ. Nhưng các bạn chưa thỏa thuận và phân công công
việc hợp lý nên tất cả tranh nhau xây hàng rào. Cô giáo đến và nhẹ nhàng
nhắc nhở: Các con có nhớ câu chuyện “Cuộc phiêu lưu của chú gà nhí”
không? Các chú gà nhí đi du lịch gặp nạn, cô cá lóc bơi đến cứu đã
nói:“Bình tĩnh đã nào các cháu, lần lượt từng cháu một trèo lên lưng cô,
cô sẽ đưa các cháu vào bờ” Thế là lần lượt bé Lông Vàng, cậu Trống
choai...theo thứ tự bé trước lớn sau leo lên lưng cô cá Lóc và được cô đưa
vào bờ an toàn. Nếu các bạn gà nhí xô nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Các con
cũng thế, nếu tranh giành nhau thì có làm được việc không? 2 bạn sẽ xếp
175
hàng rào còn 3 bạn sẽ làm đường đi đồng ý không nào? Và mai các con
lại đổi cho nhau nhé!
3. Tình huống 3: Gọn gàng, ngăn nắp
Trong giờ đón trẻ, mẹ bạn A kể với cô giáo: Ở nhà bạn A hay vứt
đồ chơi lung tung, quần áo giầy dép đi học về để luôn dưới đất. Hôm nào
cũng để mẹ nhắc nhở, dọn dẹp. Buổi trưa, cô kể cho cả lớp câu
chuyện:“Thỏ con ngăn nắp” và nhắc nhở bạn A vì sao các con phải dọn
dẹp gọn gàng, ngăn nắp mọi đồ dùng, đồ chơi. Trích dẫn:“Tại con không
ngăn nắp nên khi muốn tìm các thứ sẽ rất khó khăn. Các đồ vật nằm lộn
xộn còn có thể làm đau con đấy”
4. Tình huống 4: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi
Hôm nay là sinh nhật của bạn A nên các cháu được phát nhiều quà:
bánh kẹo, thạch, sữa...Chiều về cô giáo thấy có một số ống hút, vỏ thạch
rơi dưới phòng đón. Hôm sau cô giáo kể lại cho trẻ câu chuyện“Bubu xả
rác” Thấy Bubu vứt giấy kẹo ra đường, mẹ Bubu bảo:“Nếu ai cũng vứt
rác ra đường thì cả thành phố sẽ ngập trong rác”. Bubu đã có suy nghĩ và
hành động như thế nào? Cô giáo khuyên trẻ nên vứt rác vào thùng rác từ
những thứ nhỏ nhất như giấy vụn, vỏ kẹo, vỏ ống hút...kể cả đấy không
phải là của mình mà mình nhìn thấy rác cũng nên nhặt và vứt vào thùng
rác.
5. Tình huống 5: Không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng
Hôm nay cô giáo cho các cháu xuống sân chơi. Ở các bồn cây
quanh khu vực chơi có trồng rất nhiều hoa tóc tiên mới nở rát đẹp. Các
bạn gái trong lớp mách cô giáo bạn A hái hoa. Cô giáo gọi bạn A đến và
nhắc nhở A. Cô cho A đọc lại bài thơ “Hoa kết trái”. Các bông hoa đã nói
gì với các con:
“Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
176
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái”
Theo con có nên hái hoa không? Vì sao?
177
CÁC TÁC PHẨM THƠ, TRUYỆN THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP
Thương Ông
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
"Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!"
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
"Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông"
Tú Mỡ
178
Chẳng cần mẹ gọi
Chẳng cần mẹ gọi
Bé đã dậy rồi
Ra sân bé tập
Một hai ! Một hai !
Chẳng cần mẹ gọi
Bé đã dậy rồi
Sớm nào cũng vậy
Quét nhà thật vui
Biết thương mẹ thôi
Việc nào cũng dễ
Ai mà giống bé
Đều làm mẹ vui !
Nguyễn Đình Kiên
179
Mèo đi câu cá
Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra song cái
Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm chắc
Đã có em rồi
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn.
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ: ồ thôi
Anh câu cũng đủ.
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đuôi mèo hối hả.
Quay về lều gianh
Giỏ em , giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo.
Thái Hoàng Linh
180
Chia bánh
Mẹ mua chiếc bánh
Bảo chị em ăn
Thoáng chút băn khoăn
Chia phần sao nhỉ
Chị nhận nửa bé
Dành em nửa to
Em cười : “ Ơ hơ
Chị sai rồi nhé
Chị lớn ăn khỏe
Phải nhận phần hơn
Em chẳng dỗi hờn
Em ăn nửa bé”
Mẹ cười vui vẻ
Phép chia nhiệm màu
Mẹ khẽ xoa đầu
“ Các con ngoan quá”
Trương Hữu Lợi
181
Giữa vòng gió thơm
Này chú gà nâu
Cãi nhau gì thế
Này chị vịt bầu
Chớ gào ầm ĩ
Bà tớ ốm rồi
Cánh màn khép rủ
Hãy yên lặng nào
Cho bà tớ ngủ
Bàn tay nhỏ nhắn
Phe phẩy quạt nan
Đều đều ngọn gió
Rung rinh góc màn
Bà ơi hãy ngủ
Có cháu ngồi bên
Căn nhà vắng vẻ
Khu vườn lặng im
Hương bưởi hương cau
Lẩn vào tay quạt
Cho bà nằm mát
Giữa vòng gió thơm
Quang Huy
182
MẸ CỦA EM
Ở nhà em có mẹ
Bao việc mẹ phải lo
Thức khuya mà dậy sớm
Mẹ chăm công việc nhà.
Thế mà cứ đúng giờ
Mẹ gọi em thức dậy
Nhắc gọn gàng đầu tóc
Việc nào vào việc ấy
Để em kịp đến trường.
Mẹ đã sinh ra em
Đã vì em vất vả
Thương mẹ, em thầm hứa
Ngoan ngoãn và giỏi giang.
(Trần Quang Vịnh)
183
Gấu con chia quà
Cây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ. Sáng nào Gấu Con cũng
đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm Gấu
Mẹ hỏi:
- Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào ?
- Dạ. Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ !
- Thật nhiều là bao nhiêu chứ ? Gấu Mẹ hỏi lại.
- Nhiều làlà
Gấu Mẹ cười nói:
- Con của mẹ không biết đếm. Từ nay con phải học đếm đến bao
nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé.
Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm. Hôm đầu Gấu
biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu một quả táo. Thấy ít quá Gấu Con
định đòi thêm nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi
học. Hôm sau Gấu biết đếm đén “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo.
Những ngày tiếp theo, cậu ta biết đếm đến “Năm”, đến “Mười” nên được
mẹ cho rất nhiều táo. Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn.
Năm mới đã đến, mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh
chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn:
- Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo
mua thiếu đấy.
Gấu Con “vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong
mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về. Gấu Bố bảo:
- Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi.
Gấu con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ,
mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu con đâu? Nhìn Gấu con lúng
túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi:
184
- Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại rồi mà –
Gáu Mẹ bảo.
Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn,
đấy, đủ mà.
Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo:
- Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà.
- Àra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ.
Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình
thì con sẽ chẳng mất phần đâu.
Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà
cùng ăn.
Thái Chí Thanh
185
Ai đáng khen nhiều hơn
Ở một nhà kia có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ. Bố đi làm việc
xa nên cậu nào cũng tỏ ra là đứa con biết thương mẹ nhất và đáng khen
nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em.
Song Thỏ em thì ngược lại, Thỏ em cứ thích minhfngoan hơn anh, được
mẹ khen nhiều hơn anh. Biết chuyện đó, một hôm Thỏ mẹ nhẹ nhàng bảo
hai anh em:
- Hôm nay các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ
mười chiếc nấm hương, Thỏ em ra đồng cỏ bứt cho mẹ mười bông
hoa đồng tiền thật đẹp. Đường hơi xa, các con đi phải cẩn thận,
đừng có rong chơi, la cà ở đâu.
Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay, Thỏ em hăm hở chạy một
mạch ra đồng cỏ.
Cậu ta mải miết đến nỗi không nhìn ngắm gì, không để ý gì ở xung
quanh. Tới nơi, Thỏ em chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông
thấy. Cậu ta đi vòng một lượi. chọn khóm đẹp nhất, bông hoa rực rỡ nhất
mới bứt mang về. Ra khỏi đồng cỏ, Thỏ em chạy một hơi ào vào nhà ríu
rít:
- Mẹ ơi ! Con mang được hoa đẹp về rồi đây này !
Thỏ mẹ đón lấy bó hoa , xuýt xoa:
- Hoa đẹp quá ! Con của mẹ ngoan quá !
Thỏ em hớn hở :
- Con không la cà một tý nào ở dọc đường đâu mẹ ạ !
Thỏ mẹ nhìn con âu yếm:
- Thế trên đường đi, con có gặp ai, có thấy gì không ?
Thỏ em nhanh nhảu :
186
- Có, mẹ ạ. Con thấy Sóc, em bé con nhà Sóc Vàng, đứng khóc bên
gốc ổi, nó hư mẹ nhỉ ?
- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không ?
- Không mẹ ạ. Con sợ ở nhà mẹ mong.
- Còn lúc trở về ? – Thỏ mẹ lại hỏi.
- Con gặp Nhím. Nhím cứ đòi xin một bông hoa của con.
- Con có cho bạn không ?
- Không, mẹ ạ. Con hái đúng mười bông đem về cho mẹ.
Thỏ mẹ nghe xong không hỏi gì thêm.
Hai mẹ con chờ rất lâu mới thấy Thỏ anh về. Chiếc giỏ đẹp đeo bên
sườn Thỏ anh đầy những nấm hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ,
vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho Thỏ em.
- Em thích ăn hạt dẻ, anh mang về cho em đây.
Thỏ mẹ hỏi Thỏ anh :
- Sao con hái nhiều thế ?
Thỏ anh tươi cười nói:
- Cũng một công đi, con hái nhiều để dành lần sau có cần đến, mẹ đỡ
phải vào rừng.
Thỏ mẹ lại hỏi:
- Sao con đi lâu vậy ?
Thỏ anh thưa :
- Thưa mẹ, trên đường về con phải giúp đỡ cô Gà Hoa Mơ.
- Cô Gà Hoa Mơ làm sao ?
- Dạ, cô Gà Hoa Mơ dẫ đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa. Cô tìm
nháo nhác cả lên. Con phải dừng lại để giúp cô ấy tìm cậu Gà
Nhiếp bị lạc. Tìm thấy rời, con lại vừa đi vừa đợi cô dắt lũ trẻ cùng
về, kẻo lại bị lạc lần nữa. Vì vậy con đã về chậm mẹ ạ !
187
Nghe Thỏ anh nói xong, Thỏ mẹ mỉm cười gật đầu, gọi cả hai anh em đến
và nói :
- Các con của me, các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ.
Nhưng Thỏ anh đáng khen hơn. Thỏ em luôn luôn nghĩ đến mẹ là
đúng. Song, Thỏ anh ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn
biết hái thêm nấm, mộc nhĩ để mẹ đỡ vất vả, mang quà về cho em,
giúp đỡ Gà mẹ lúc khó khăn. Thỏ em ạ, con hãy làm những việc tốt
không phải để được khen mà trước hết vì niềm vui được làm việc
giúp ích cho người khác.
Thỏ em hiểu ra, bẽn lẽn nói:
- Thưa mẹ, vâng ạ !
Phong Thu
188
Nhím con kết bạn
Trong Một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình. Chú rất
nhút nhát nên không quen biết bất kỳ một con vật nào khác sống trong
rừng.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một
chú Sóc nhảy tới và nói:
- Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.
Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó
cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.
Ngày tháng trôi qua, nhứng chiếc lá trên cây bắt đầu đổi màu và rụng
xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm
áp để trú đông.
Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm, Nhím con đang đi tìm nơi trú đông
thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái
hang.
- Chào bạn – Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên.
Nhím con vô cùng ngạc nhiên.
Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi :
- Tên bạn là gì ?
- Tôi là Nhím Nhí.
Nhím con run run nói :
- Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà bạn.
Nhím Nhí nói :
- Không hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa ? Tôi muốn mời bạn
ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.
189
Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và
trang trí chỗ ở thật gọn, đẹp.
Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông giá lạnh.
Trần Thị Ngọc Trâm
190
Cuộc phiêu lưu của những chú gà nhí
Những tia nắng sớm đánh thức những chú gà con thức dậy. Len lén chui
ra khỏi cánh mẹ còn đang ngủ, các chú chạy ra bờ suối nói to :
- Chào bác Mặt Trời !
Bác Mặt Trời mỉm cười, lướt nhẹ tia nắng xoa đầu các chú.
Gà Cồ đưa các em ra suối rửa mặt và uống nước mát. Trên đường đi
chúng thấy một cái chậu cũ, chúng quyết định lấy nó làm thuyền để đi du
lịch. Cô út Lông Vàng, cậu Trống Choai, cậu Đuôi Rậm, cô Tơ Trắng,
cậu Mào Ớt, cậu Cựa Ngắn, cậu Gà Trụi và anh cả Gà Cồ hò nhau khiêng
chậu ra suối.
- Nào ! Cùng đẩy xuống nước và trèo lên thuyền ! – Gà Cồ hô.
- Ý rất hay! Thích quá! Đó là điều mà anh em mình mong đợi.- Cả
đàn gà tán đồng.
Nước suối cuốn luôn cai chậu, xoay một vòng và đưa những chàng thủy
dũng cảm nhưng non nớt và ham vui ra khơi xa.
Mặt Trời tối sầm lại như muốn trách mắng lũ gà vô tư.
Dòng suối cứ chảy mãi, chảy mãi. nước tung những bọt nước trắng xóa
bên cạnh thuyền. Thuyền cứ trôi, trôi mãi. Các thủy thủ tí hon vui mừng
hát vang bài ca của họ nhà gà. Bỗng nước đẩy mạnh và bất ngờ hất tung
cái chậu vào tẳng đá nhọn. Chậu thủng một lỗ, nước ùa vào.
- Làm sao bây giờ! Chết mất! Mẹ ơi, mẹ ơi - Các chú gà con lo
lắng, nước mắt giàn giụa.
Nước cứ tràn thêm vào, các chú gà con không biết phải làm thế nào. Các
chú kêu cứu nhưng bờ thì vắng vẻ, chẳng có ai cả. Lũ gà con sợ hãi,
cuống quýt cả lên. May sao, trên cành cây cao bên bờ suối có một cô Sáo
đang ngủ. Nghe thấy tiếng kêu, cô choàng thức dậy, mở mắt nhìn quanh.
Nhìn thấy đàn gà sắp chìm, cô bay xuống kêu thất thanh:
191
- Cứu với ! Cứu với ! Gà con sắp chết đuối! Cứu! Cứu!
Nhưng trên bờ chẳng có ai nghe thấy tiếng kêu cứu. Chậu nước tiếp tục
đầy hơn, sắp chìm
Bất ngờ, một cô Ca Lóc rất to bơi đến:
- Bình tĩnh đã các cháu. Lần lượt từng cháu một trèo lên lưng cô, cô
sẽ đưa các cháu vào bờ.
Lần lượt, bé Lông Vàng, cậu Trống Choaitheo thứ tự bé trước, lớn sau
leo lên lưng cô Cá Lóc và được cô đưa vào bờ an toàn. Cả tám chú gà đều
bình yên nhưng cố Cá Lóc thì dường như bị kiệt sức. Trông cô bơi lờ đờ
thật đáng thương. Những chú gà lông ướt bết, đầu nặng trĩu, mệt mỏi và
vẫn chưa hết khiếp sợ, lẩy bẩy nói lời cảm ơn cô Cá Lóc tốt bụng. Bác
Mặt Trời âu yếm sưởi ấm cho lũ gà quá nghịch ngợm đangcúi đầu biết
lỗi.
Cẩm Bích sưu tầm
192
Ai quan trọng nhất
Bé Lan sắp đi học rồi. Mẹ mua cho bé một cái bút chì thật đẹp và bộ 29
chữ cái. Hằng ngày, bé hay mang các chữ cái ra xếp thành chữ “ba”, “mẹ”
và tập đánh vần.
Đêm hôm đó, đợi bé Lan ngủ say, các chữ cái rủ nhau nhảy ra khỏi cái ba
lô xinh xinh của bé.
Chữ cái “m” nói:
- Tớ là chữ cái quan trọng nhất! Ngày nào bé Lan cũng mang tớ ra
xếp và ngắm tớ mãi.
Chữ cái “e” cũng lên tiếng:
- Thôi đi, anh phải đứng gần tôi, lại phải thêm anh “ dấu nặng” mới
thành chữ mẹ. Thế thì bé Lan mới ngắm, bé yêu mẹ nhất mà.
Chữ cái “b” ưỡn cái bụng ra và nói:
- Nếu không có tớ, không thể nào ghép thành chữ “ba”được, tớ mới
là quan trọng nhất.
Chữ “a” cũng kêu lên:
- Phải có tôi mới thành chữ “ba” chứ!
- Ừ đúng rồi đấy ! – Cả 4 chữ cái gật gù khen nhau. Chúng vênh váo
nhìn các chữ lại cà nói :
- Các bạn chữ cái kia thật vô dụng, chẳng bao giờ được bé Lan dụng
đến.
Các chữ cái còn lại buồn rầu nép vào tận đáy ba lô. Đúng là chẳng bao
giờ chúng được bé Lan sờ đến thật. Đúng lúc đó, bác Bút Chì đứng lên và
nói:
- Các cháu lại đáy với bác!
Các chữ cái chạy đến vây quanh bác Bút Chì. Bác Bút Chì từ tốn nói:
193
- Các cháu ạ, chữ cái nào cũng quan trọng vì có các chữ cái mới
ghép thành các từ có nghĩ. Chữ “b, a, m, e” được bé Lan ghép
nhiều vì bé mới học các chữ đó. Khi nào học xong mẫu giáo, bé
Lan biết đủ 29 chữ cái, lúc đó bé sẽ sử dụng tất cả các chữ cái . Và
lúc đó, bé Lan cũng có thể dùng bác, viết đủ 29 chữ cái các cháu.
Bốn chữ cái a, b, m, e rất xấu hổ. Chúng cảm ơn bác Bút Chì, xin lỗi các
bạn.
Sáng hôm sau, bé Lan lại tung tăng khoác chiếc ba lô có 29 chữ cái và bác
Bút Chì đến trường mẫu giáo.
Minh Trang
194
Thỏ trắng biết lỗi
Hôm nay là sinh nhật Thỏ Trắng. Cô bé vui lắm. Bé dậy thật sớm dọn nhà
cửa để lát nữa còn đón các bạn đến chúc mừng. Mẹ làm cho Thỏ Trắng
một cái bánh ga tô có những bông hoa hồng bằng kem thơm phức. Trên
bánh cắm bốn cây nến hồng vì Thỏ Trắng năm nay đã bước sang tuổi thứ
tư rồi mà. Mẹ còn tặng Thỏ một gói quà nữa: - Mẹ chúc mừng con nhân
ngày sinh nhật!
Thỏ Trắng vội giằng lấy gói quà, hấp tấp mở ra. A, một cái áo trắng tinh!
Thỏ Trắng ướm thử, soi đi soi lại trước gương tỏ vẻ rất thích thú.
Có tiếng các bạn gọi xôn xao ngoài cửa. Thỏ vội chạy ra đón các bạn. Vì
vội quá, Thỏ đã vấp phải chân ghế và ngã sóng soài làm quần áo lấm lem.
Thỏ Trắng nhăn nhó, các bạn xúm lại phủi quần áo cho Thỏ và hỏi :
- Thỏ Trắng có đau lắm không?
- Bị ngã thì phải đau chứ ! Thế mà cũng hỏi.
Các bạn nhìn nhau ngạc nhiên nhưng không ai nói gì. Thỏ Trắng mời các
bạn lại bàn. Gấu Nâu đỡ hộp quà bằng hai tay đưa cho Thỏ Trắng:
- Đây là chiếc bánh mật ong tớ tự làm đấy. Tớ tặng cậu.
- Ôi bánh à ! Mẹ tớ cũng làm cho tớ một cái bánh kem rồi, tớ chẳng
thích bánh mật ong đâu.
Thỏ Khoang lên tiếng:
- Còn đây là củ cà rốt to nhất vườn , do tay mình tự vun xới đấy, tặng
cậu!
- Giời ơi, cà rốt thì lúc nào tớ cũng có.
Nghe Thỏ Trắng nói, Thỏ Khoang buồn lắm.
- Còn đây là quà của mình! – Sóc Vàng đưa cho Thỏ Trắng lẵng hoa
rực rỡ sắc màu.
195
- Cậu để hoa lên bàn đi kẻo nhựa hoa chảy ra làm bẩn áo tớ mất. –
Thỏ Trắng không chú ý tới vẻ mặt không vui của các bạn, nó lấy
dao cắt bánh.
- Ôi , sao mẹ làm bánh cứng thế? - Thỏ Trắng vừa nói vừa nhăn nhó.
Đến lúc này, các bạn mới lên tiếng:
- Thôi, chúng tớ chòa Thỏ Trắng, muộn rồi, chúng tớ về đây. Chúng
cháu chào bác ạ.
Các bạn đi hết rồi, còn lại một mình, Thỏ Trắng thấy buồn quá. Thỏ mẹ
thấy vậy nói:
- Con có biết vì sao các bạn đi hết không? Con đã không biết cách cư
xử với bạn bè. Các bạn đến chúc mừng, con phải vui vẻ tiếp các
bạn chứ! Mẹ và các bạn rất quan tâm đến con, tự tay làm những
món quà sinh nhật cho con, vậy mà con không biết cảm ơn các bạn
còn chê bai những món quà đó. Mẹ rất buồn.
Thỏ Trắng cúi gằm, lúng túng:
- Con xin lỗi mẹ, con nhận ra looic của mình rồi.
Thỏ Trắng vội chạy đi tìm các bạn:
- Các bạn ơi, tớ xin lỗi các bạn, các bạn hãy quay trở lại đi, đừng
giận tớ nữa nhé!
Các bạn cùng cười. Thế là bên ánh nến bập bùng ấm cúng, những tiếng
chúc mừng, tiếng cười, tiếng hát vui vẻ quyện vào nhau vang xa, vang
xa
Phùng Kim Liên
196
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC QUA LÀM QUEN
VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
Tác phẩm văn học truyện: Gấu con chia quà
Giáo dục hành vi đạo đức: Biết vâng lời bố mẹ, ông bà, anh chị
I. Mục đích:
-Trẻ biết quan tâm đến những người thân trong gia đình, biết vâng lời
giúp đỡ bố mẹ.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa nội dung truyện
- Bài hát cả nhà thương nhau
III. Thực hiện
1. Cô & trẻ hát: “ Cả nhà thương nhau” & giới thiệu câu chuyện “Gấu con
chia quà”
2. Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe kết hợp xem tranh minh họa
3. Đàm thoại
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Vì sao Gấu con lại tìm đến nhà thầy Hươu học đếm
- Gấu con học đếm đến 1, Gấu mẹ cho Gấu con mấy quả táo?
- Khi Gấu con học đếm đến 2, Gấu mẹ cho Gấu con mấy quả táo?
- Khi Gấu con học đếm đén 5, 10 Gấu mẹ cho Gấu con mấy quả táo?
- Năm mới đến Gấu mẹ muốn làm gì?
- Ai đòi đi chợ mua quà?
- Gấu con làm gì trước khi đi chợ?
- Khi đi chợ về Gấu con đã chia quà như thế nào?
- Cả nhà đã có cách gì để Gấu con cũng có quà?
4. Giáo dục
- Các con thấy bạn Gấu trong câu chuyện đã làm việc gì?
197
- Hành động của Gấu các con thấy thế nào? ( Gấu con là em bé trong nhà
nhưng rất chăm ngoan, biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, biết quan tâm giúp
đỡ những người thân trong gia đình.
- Biện pháp giáo dục: Luyện tập thường xuyên các hành vi đạo đức từ tác
phẩm văn học:
Gấu con không biết đếm vâng lời mẹ đi học đếm và học rất chăm
chỉ
Gấu con biết đi chợ giúp đỡ mẹ
Gấu con chia quà cho cả nhà
Thực hiện các hành vi đạo đức của Gấu con trong sinh hoạt hàng ngày
giúp trẻ có nhiều thói quen tốt
198
Tác phẩm truyện: Ai đáng khen nhiều hơn.
Giáo dục hành vi đạo đức: Biết chia sẻ giúp đỡ
I. Mục đích
Trẻ biết yêu thương những người gần gũi, biết giúp đỡ bố mẹ công việc
vừa sức, biết giúp đỡ chia sẻ với mọi người xung quanh
II. Chuẩn bị
- Bài hát “trời nắng, trời mưa”
- Rối tay các nhân vật, khung cảnh
III. Thực hiện
1. Cô & trẻ làm những chú Thỏ đi hái nấm và hát “ Trời nắng, trời mưa”
2. Cô kể chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” cho trẻ nghe và kết hợp diễn
rối
3. Đàm thoại
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Thỏ mẹ bảo hai anh em thỏ đi đâu?
- Thỏ em hái bao nhiêu bông hoa?
- Trên đường về Thỏ em đã gặp những ai?
- Khi Nhím xin Thỏ 1 bông hoa thì Thỏ có cho Nhím không? Vì sao?
- Hai mẹ con phải đợi rất lâu Thỏ anh mới về. Sau khi chào mẹ Thỏ anh
nói gì với Thỏ em? Vì sao?
- Vì sao Thỏ anh lại đáng khen hơn?
4. Giáo dục: Ngoài việc biết vâng lời, quan tâm đến những người thân
trong gia đình, trẻ còn biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh
mình. Nếu các con thấy em nhỏ bị lạc ở sân trường hoặc ở khu vực mình
sinh sống các con sẽ làm gì?
- Biện pháp giáo dục: Sử dụng một số nhân vật làm gương về giáo dục
hành vi đạo đức: Thỏ anh
199
- Biện pháp giáo dục: Trải nghiệm giải quyết các tình huống có trong tác
phẩm
Tình huống:
Nếu các con là Thỏ em thì khi Nhím xin hoa con sẽ làm gì? Vì sao con lại
làm như vậy?
Thỏ anh đã làm gì trên đường về? Nếu là con con sẽ làm như thế nào?
200
Tác phẩm văn học Thơ: Không vứt rác ra đường
Giáo dục hành vi đạo đức: Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không vứt
rác bừa bãi
I. Mục đích
Trẻ biết bỏ rác vào thùng, có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không
vứt rác bừa bãi
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa
- 1 đoạn video
III. Thực hiện
1. Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ và kết hợp sử dụng tranh minh họa
2. Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Cái bánh có gì ở ngoài?
- Vỏ quả chuối như thế nào? - Khi dẫm phải thì bị làm sao?
- Bài thơ nhắc các con phải làm gì?
3. Giáo dục: Trẻ biết bỏ rác vào thùng đúng nơi quy đinh, không vứt bừa
bãi mất vệ sinh.
Biện pháp giáo dục: Sử dụng tranh, vi deo để minh họa bài thơ và các
hành động bỏ rác đúng nơi quy đinh và vứt rác bừa bãi để trẻ có thẻ biết
hành vi giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
201
Tác phẩm văn học : Thơ: Hoa kết trái
Hành vi đạt được: Biết yêu thiên nhiên, không ngắt lá, bẻ cành, hái
hoa.
I.Mục đích:
Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc các loại cây.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh họa
- 1 số bình tưới cây
III. Thực hiện:
1.Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”
2.Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “Hoa kết trái” (Kết hợp tranh minh họa).
3.Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những loại hoa gì?
- Bài thơ đã nhắn nhủ chúng ta điều gì?
- Vì sao không được hái hoa?
4.Giáo dục:
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường: Không ngắt lá, bẻ cành, biết chăm sóc
cây xanh.
- Biện pháp giáo dục: Tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thường xuyên các
hành vi đạo đức từ tác phẩm văn học vào sinh hoạt hàng ngày.
Bài thơ “Hoa kết trái” đã nhắn nhủ tới các con những gì?
“ Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái”
202
Nếu các con chịu khoa chăm sóc cây thì các cây sẽ nở hoa, ra quả,
xanh tốt. Các con cũng có ra xem khu vườn nhỏ cô và các con cùng vun
trồng, chăm sóc mỗi ngày có tươi tốt không nhé!
Cô cho trẻ ra góc thiên nhiên và quan sát, chăm sóc cây.
203
Tác phẩm văn học: Truyện “Thỏ con ngăn nắp”
Giáo dục hành vi đạo đức: Gọn gàng, ngăn nắp.
I. Mục đích: Trẻ biết dọn đồ chơi gọn gàng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi
quy định.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
III. Thực hiện
1. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Thỏ con ngăn nắp” (Kết hợp tranh
minh họa)
2. Đàm thoại:
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những ai?
- Thỏ con là 1 em bé thế nào?
- Bạn Sóc sang nhà mượn thỏ cái gì?
- Vì sao Sóc không mượn được vở của thỏ?
- Bác Gấu có mượn được ô không? Vì sao?
- Thỏ nghĩ “Tại sao mình luôn muốn giúp đỡ người khác nhưng lại toàn
không tìm thấy đồ đâu”. Các con có thể giải thích cho bạn Thỏ được
không?
- Tại sao Thỏ con khóc?
- Bà nội đã giải thích cho Thỏ con như thế nào?
- 2 bà cháu đã làm gì?
3. Giáo dục:
- Câu chuyện nhắc nhở chúng mình điều gì?
Các con cần tập cho mình tính ngăn nắp, gọn gàng, không vứt đồ bừa bãi
nhé!
- Ở lớp cũng như ở nhà các con đã làm những việc gì để giữ cho nhà cửa
gọn gàng, ngăn nắp?
204
Biện pháp:
- Sử dụng nhân vật trong tác phẩm văn học để làm gương về hành vi đạo
đức. Cô làm rõ hành vi của nhân vật Thỏ con: Thỏ con là 1 em bé tốt
bụng, luôn muốn giúp đỡ mọi người. Nhưng Thỏ con lại rất bừa bãi, hay
vứt đồ đạc lung tung lại không chịu dọn dẹp nên khi mọi người cần giúp
đỡ, mượn đồ thì lại không giúp được.
- Cho trẻ luyện tập thường xuyên các hành vi đạo đức từ tác phẩm văn
học vào sinh hoạt hàng ngày: Cho trẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi khi học,
khi chơi.
- Cho trẻ đóng kịch để giáo dục trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp.