BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ KIM ANH
GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ KIM ANH
GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Mã số: 9.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS. Hoàng Thị Phương
2: TS
235 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nguyễn Thị Xuân
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tác giả luận án
Lê Thị Kim Anh
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” được hoàn thành tại Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐHSP Hà Nội, đã đào tạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị Phương, TS. Nguyễn Thị Xuân, những người Thầy đầy tâm huyết đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ em vượt qua mọi khó khăn và định hướng cho em trong quá trình thực hiện luận án.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Như Thục – Trưởng Phòng Sau đại học của Trường ĐHSP Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành các thủ tục và hướng dẫn, giúp đỡ định hướng cho tôi trong từng bước của quy trình để hoàn thành thủ tục báo cáo luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Đồng Tháp, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp của Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các cháu mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: trường MN Anh Đào (Phường 1), trường MN Hoa Hồng (Phường 6).
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người thân trong gia đình tôi, các bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu luận án.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tác giả luận án
Lê Thị Kim Anh
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt
Viết đầy đủ
BVMT
Bảo vệ môi trường
ĐC
Đối chứng
GD
Giáo dục
GDMN
Giáo dục mầm non
GDTN
Giáo dục trải nghiệm
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GVMN
Giáo viên mầm non
HV
Hành vi
MN
Mầm non
MG
Mẫu giáo
MT
Môi trường
SL
Số lượng
TN
Thực nghiệm
TC
Tiêu chí
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức của GVMN về mức độ cần thiết của việc GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi 66
Bảng 2.2. Ý kiến của GVMN về các yếu tố cấu thành hành vi BVMT 67
Bảng 2.3. Quan niệm của GVMN về “Giáo dục qua trải nghiệm” cho trẻ MN 68
Bảng 2.4. Vai trò của trải nghiệm đối với việc GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 69
Bảng 2.5. Mức độ tổ chức GD hành vi BVMT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN 71
Bảng 2.6. Mục tiêu GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN 72
Bảng 2.7. Nội dung GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi đã được GVMN thực hiện 73
Bảng 2.8. Các hình thức GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN 74
Bảng 2.9. Phương pháp, biện pháp GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi 75
Bảng 2.10. Những khó khăn thường gặp của GVMN khi tiến hành GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 76
Bảng 2.11. Yếu tố ảnh hưởng đến việc GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi 77
Bảng 2.12. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo tiêu chí) 79
Bảng 2.13. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo %) 81
Bảng 4.1. Hành vi BVMT của trẻ ở lớp ĐC và lớp TN trước TN trước TN 127
Bảng 4.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1 128
Bảng 4.3. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1 (tính theo điểm các tiêu chí) 129
Bảng 4.4. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) sau TN ( theo %) 133
Bảng 4.5. So sánh hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 135
Bảng 4.6. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN 136
Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy mức độ hình thành hành vi BVMT của trẻ 137
Bảng 4.8. So sánh mức độ nhận thức của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 138
Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy mức độ nhận thức của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN 139
Bảng 4.10. Mức độ hình thành kĩ năng hành động BVMT của trẻ Lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 140
Bảng 4.11. Kiểm định độ tin cậy về mức độ hình thành kỹ năng BVMT của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN 141
Bảng 4.12. So sánh thái độ đối với MT của trẻ Lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 142
Bảng 4.13. Kiểm định độ tin cậy về thái độ đối với MT của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN 143
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo tiêu chí) 79
Biểu đồ 2.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo %) 81
Biểu đồ 4.1. Hành vi BVMT của trẻ ở lớp ĐC và lớp TN trước TN 127
Biểu đồ 4.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1 129
Biểu đồ 4.3. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1 130
Biểu đồ 4.4. So sánh mức độ hình thành hành vi BVMT của trẻ lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) sau TN ( theo %) 133
Biểu đồ 4.5. So sánh hành vi BVMT của trẻ lớp TN và lớp ĐC sau TN 136
Biểu đồ 4.6. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN 137
Biểu đồ 4.7. So sánh mức độ nhận thức của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN 138
Biểu đồ 4.8. So sánh kĩ năng hành động BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 140
Biểu đồ 4.9. So sánh thái độ đối với MT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC) 142
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1. Tiến trình lựa chọn chủ đề hoạt động trải nghiệm cho trẻ 101
Sơ đồ 3.2. Hướng dẫn trẻ xây dựng kế hoạch hoạt động BVMT phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của trẻ 106
Sơ đồ 3.3. Hướng dẫn trẻ triển khai hoạt động BVMT tích cực, hiệu quả 108
Sơ đồ 3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp giáo dục hành vi BVMT 118
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Giáo dục môi trường (GDMT) luôn được các Chính phủ, các tổ chức trên thế giới đặc biệt quan tâm, luôn là chủ đề trọng tâm trong các chương trình Nghị sự toàn cầu, các Hội nghị, Hội thảo và được xem là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người có những hiểu biết về MT, nó đã trở thành một trong những nội dung giáo dục đặc biệt cần thiết và được quan tâm ở tất cả cấp học và ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu thế phát triển kinh tế của thế giới đang đẩy con người đứng trước những vấn đề rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sự sinh tồn, phát triển của từng cá thể trên trái đất. Trong khu vực ASEAN, gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 12 (ngày 23 tháng 7 năm 2020) của nhóm công tác ASEAN về GDMT đã nêu những nội dung chính liên quan đến những kế hoạch hành động về GDMT như: Đẩy mạnh các Chương trình trường học sinh thái ASEAN; đề xuất những Modules học tập, giảng dạy trong khu vực về biến đổi khí hậu và MT; đề xuất nội dung giáo dục cho phát triển bền vững (ESD) trong chương trình giảng dạy quốc gia của các nước ASEAN,... Việc tổ chức Hội nghị về GDMT một lần nữa khẳng định sự cần thiết của GDMT trong hệ thống giáo dục phổ thông ở các quốc gia trên thế giới.
1.2. Ở Việt Nam, GDMT được xem là nhiệm vụ sống còn của đất nước. Sự cần thiết của việc GDMT đã được thể hiện rất rõ trong Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết của Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục BVMT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường, bao gồm cả việc tăng cường GDMT trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
1.3. Trong tất cả các cấp học thì GDMN được xem là quan trọng nhất để bắt đầu GDMT vì nó góp phần đặt nền tảng cơ sở cho GDMT ở những giai đoạn tiếp theo. Trẻ mầm non là độ tuổi rất thích hợp để GDMT vì ở trẻ thể hiện tính ham hiểu biết, muốn lĩnh hội nhiều tri thức mới gắn liền với cuộc sống hàng ngày, đây được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong hình thành những nhận thức đầu tiên về MT và các vấn đề về MT xung quanh ở trẻ, tạo tiền đề cho việc mở rộng hiểu biết của trẻ ở các giai đoạn phát triển sau này, đảm bảo trẻ có thể lĩnh hội đầy đủ và chân thực các biểu tượng về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với MT, giúp trẻ biết sống đúng và ứng xử phù hợp với môi trường sống.
1.4.Việc GDMT cho trẻ mầm non hiện nay rất được quan tâm, tập trung đầu tư của các Bộ, Ngành có liên quan và đặc biệt là nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. GDMT cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình GDMN hiện hành và thời gian qua, ngành GDMN cũng đã và đang thực hiện tốt công tác GDMT cho trẻ. GDMT được tiến hành qua rất nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, mang lại kết quả nhất định. Theo xu hướng chung về GDMT cho trẻ ở các quốc gia trên thế giới thì GDMT qua hình thức trải nghiệm trực tiếp, tương tác với các đối tượng trong môi trường là phổ biến, phù hợp và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Giáo dục qua trải nghiệm là cách tiếp cận giáo dục tích cực đang được đón nhận và mang lại hiệu quả giáo dục không thể phủ nhận ở nhiều nước trên thế giới.Trong những năm gần đây, Unessco đã nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ tới, do đó, việc thực hiện GD hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non qua trải nhiệm ở Việt Nam cũng là một xu thế tất yếu.
1.5. Ngành GDMN thời gian qua cũng đã triển khai nhiều hình thức, vận dụng nhiều phương pháp GDMT cho trẻ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả hình thành hành vi bảo vệ môi trường trên trẻ vẫn còn hạn chế vì chưa đảm bảo thực hiện trọn vẹn theo cách tiếp cận GDMT của thế giới đó là trẻ được độc lập, chủ động, được trải nghiệm trong môi trường sống thực tồn tại các vấn đề môi trường cần giải quyết. Người lớn thường đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trải nghiệm thực tế, do đó, thay vì tạo điều kiện cho trẻ được tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tự xây dựng môi trường trải nghiệm thì người lớn luôn là người chọn sẵn cho trẻ, trước khi đưa trẻ vào môi trường thì trẻ đã được cung cấp đầy đủ các biểu tượng về đối tượng, cho nên, trẻ giảm dần hứng thú khi trải nghiệm thực sự.
1.6. Lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) là thời kỳ phát triển mạnh về động cơ hành vi, trong đó, đáng chú ý là sự phát triển về hành vi đạo đức, sự xuất hiện mạnh mẽ những động cơ xã hội tích cực và ngày càng chiếm vị trí lớn trong số các động cơ đạo đức [67; 205]. Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ qua trải nghiệm dựa trên nền tảng những thành tựu kinh nghiệm của lứa tuổi 3-4 và chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhận thức và hành động vì MT ở giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 5-6 tuổi). Giai đoạn này còn là độ tuổi rất nhạy cảm đến các vấn đề về MT xung quanh, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, biết đưa ra dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm, thích thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm, thích được tự mình khám phá,... Bên cạnh đó, sự tác động qua lại giữa trẻ với MT xung quanh một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm trong MT sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển hành vi có ý thức của trẻ với MT.
Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục BVMT cho trẻ ở trường mầm non hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, các trường MN đã quan tâm đến GDMT cho trẻ nhưng trên thực tế, hành vi BVMT ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi vẫn còn hạn chế, chưa tự giác và thực hiện thường xuyên.
Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi theo hướng tận dụng và làm phong phú những trải nghiệm của trẻ thông qua các hoạt động đa dạng ở trường MN, đảm bảo cho trẻ có cơ hội tham gia xây dựng môi trường trải nghiệm, lựa chọn các chủ đề, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục BVMT thiết thực, cũng như đánh giá kết quả thì hành vi BVMT của trẻ qua trải nghiệm sẽ được phát triển tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục trong thực tiễn GDMN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu:
-Nghiên cứu môi trường xung quanh, gần gũi với trẻ, bao gồm môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất cát, sỏi đá, động thực vật...) và môi trường do con người tạo ra (các sản phẩm từ động thực vật, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu được làm từ nhiều nguồn khác nhau...)
-Nghiên cứu việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm trong các hoạt động chơi, học, lao động, sinh hoạt theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN.
6.2. Về khách thể khảo sát
- 151 giáo viên mầm non tại 03 tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng và Kiên Giang.
- 60 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường mầm non Anh Đào và Trường mầm non Hoa Hồng trên địa bàn TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
6.3. Thời gian nghiên cứu thực nghiệm
Thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2019, trong đó:
Thời gian khảo sát thực trạng từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2018
Thời gian thực nghiệm từ tháng 09/2018 đến tháng 4/2019.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hoạt động
Tâm lý trẻ được bộc lộ trong hoạt động và hình thành bằng hoạt động của chính mình. Do đó, trong quá trình giáo dục hành vi BVMT cần xem trẻ là một chủ thể hoạt động tích cực và người lớn cần tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm để trẻ được tham gia, tương tác với môi trường và từ đây sẽ hình thành ở trẻ hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống và tích hợp
GDMT là một quá trình GD có hệ thống bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên và điều kiện đáp ứng của môi trường GD. Các tác động GD cần phải có kế hoạch, hợp lý, đi từ cái dễ đến khó, từ cái quen thuộc đến ít quen thuộc, từ đơn giản đến phức tạp. GDMT nói chung là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, do đó, GDMT cho trẻ ở trường mầm non phải được tiến hành tích hợp với các quá trình giáo dục khác, nội dung GDMT cần tích hợp vào các nội dung của các hoạt động trải nghiệm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non.
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn môi trường luôn luôn biến động và thay đổi, trong quá trình GD hành vi BVMT cho trẻ cần bám sát thực tiễn về các vấn đề MT hiện nay, các điều kiện giáo dục BVMT của trường mầm non và nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi BVMT. Các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non phải được đề xuất dựa trên thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và khả năng thực tế của trẻ.
7.1.4. Tiếp cận phát triển
Sự hình thành hành vi BVMT của trẻ luôn đi liền với gia tốc phát triển về tâm sinh lí của trẻ theo từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Do đó, nhà giáo dục cần xác định và đánh giá đúng mức độ biểu hiện hành vi BVMT ở thời điểm hiện tại, cần phải kế hoạch hóa và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của các hoạt động trải nghiệm khi cho trẻ tham gia, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ tích cực hoạt động và phát triển lên một trình độ cao hơn giai đoạn trước về những hiểu biết về MT và vấn đề BVMT, cũng như hành động BVMT. Nhà giáo dục cần xem xét việc hình thành hành vi mới, rèn luyện, điều chỉnh hành vi chưa phù hợp thành hành vi đúng đắn với MT ở mỗi đứa trẻ là một quá trình phát triển.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản
Phân tích, tổng hợp lí thuyết: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề GDMT cho trẻ mầm non; phân tích, tổng hợp những nguồn tài liệu có liên quan đến GDMT qua trải nghiệm cho trẻ mầm non để tìm hiểu các khía cạnh, xác định các thành tố của hành vi BVMT, các đặc trưng riêng của giáo dục qua trải nghiệm phù hợp với trẻ mầm non. Bên cạnh đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDMT qua trải nghiệm cho trẻ. Từ đó, xác định hệ thống các khái niệm, định hướng việc xây dựng khung lý thuyết xuyên suốt quá trình nghiên cứu, định hướng phương pháp luận và xác định từng công việc cụ thể tương ứng với quá trình điều tra, thực nghiệm.
Tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá: Để phân loại tài liệu ra thành nhiều nhóm theo các tiêu chí nhất định, sau đó tiến hành hệ thống hóa các tài liệu lí thuyết theo mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho việc GD hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ ở trường MN để có một cách nhìn khái quát và sâu sắc về giáo dục BVMT qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo. Xây dựng các khái niệm công cụ dựa trên kết quả phân loại và hệ thống hóa lí thuyết để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là kĩ thuật chủ yếu của đánh giá hành vi.
Quan sát hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt ở trường mầm non. Quan sát những thay đổi, điều chỉnh hành vi BVMT của trẻ khi có những tác động sư phạm.
Quan sát cách giáo viên mầm non sử dụng các biện pháp để giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để có cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, từ đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải, học hỏi kinh nghiệm tổ chức của giáo viên về giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non hiện nay.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp phỏng vấn trực tiếp đối với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, biện pháp giáo dục hành vi BVMTqua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Sử dụng bài tập tình huống nhằm xác định mức độ hình thành hành vi BVMT qua trải nghiệm của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trước và sau khi đã áp dụng các biện pháp GD đề xuất.
7.2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, thảo luận, thu thập ý kiến của các chuyên gia về xây dựng nội dung phiếu điều tra, tiêu chí và bài tập khảo sát trẻ, định hướng đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi.
7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đàm thoại, trao đổi với cán bộ quản lí và các GVMN nhằm tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến thực trạng, biện pháp GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để hiểu rõ hơn về mức độ nhận thức, biểu hiện hành vi BVMT, nhu cầu và khả năng tham gia các hoạt động trải nghiệm của trẻ.
7.2.2.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý đại diện
Lựa chọn và phân tích hành vi BVMT của một số trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi điển hình trong tổng số trẻ tham gia các hoạt động giáo dục BVMT qua trải nghiệm để từ đó rút ra những dấu hiệu phát triển tâm lý đặc trưng và khả năng tham gia hoạt động BVMT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm các biện pháp GD đã xây dựng nhằm khẳng định tính hiệu quả của biện pháp GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết khoa học thông qua việc lựa chọn mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng tương đương nhau, tiến hành các biện pháp tác động sư phạm và thu thập kết quả, so sánh kết quả đầu vào - đầu ra để rút ra kết luận sư phạm.
7.2.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu
Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lí kết quả nghiên cứu, xác định độ tin cậy và phân tích định tính kết quả của thực nghiệm với sự hỗ trợ của Microsoft Excel.
8. Những luận điểm cần bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể lĩnh hội được các hành vi BVMT như: nhận biết vấn đề môi trường đơn giản, phân biệt hành vi đúng-sai đối với MT, lựa chọn và tự thực hiện hành vi BVMT phù hợp lứa tuổi, biết sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, phê phán hành vi có ảnh hưởng xấu đến MT,...nếu được giáo dục và rèn luyện thường xuyên, có hệ thống.
8.2. Các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non như vui chơi, học tập, lao động,... là những hình thức giáo dục có ưu thế trong việc giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Thông qua sự tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, hành vi BVMT của trẻ mới được hình thành và rèn luyện tốt hơn.
8.3. Quá trình GD dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi bắt đầu từ việc khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường trải nghiệm đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm rèn luyện kỹ năng, hành vi BVMT và tích cực đánh giá, tự đánh giá kết quả hoạt động BVMT của bản thân và mọi người xung quanh.
9. Những đóng góp mới của luận án
Bổ sung làm phong phú và hệ thống hóa về mặt lí luận các vấn đề giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi, xác định được các biểu hiện hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đên sự hình thành hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non hiện nay làm cơ sở định hướng quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi tại các trường mầm non.
Cung cấp tài liệu tham khảo về các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi, giúp các nhà quản lý và giáo viên mầm non, có thể sử dụng và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 Chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Chương 4: Thực nghiệm biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC
HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục môi trường (GDMT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp hình thành những hiểu biết về MT và kỹ năng hành động vì MT. Ngày nay, các vấn đề về MT ngày càng đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, để giải quyết được cần bắt đầu từ việc giáo dục nhận thức và hình thành ý thức của con người đối với MT. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều đã khẳng định, GDMT đã trở thành một trong những nội dung giáo dục rất được quan tâm ở tất cả cấp học và GDMT cho trẻ mầm non giữ một vị trí đặc biệt, tạo nền tảng cho GDMT ở các cấp học tiếp theo.
GDMT không phải là vấn đề mới mẻ mà đã nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các chính trị gia, các nhà giáo dục học và tâm lý học, các tổ chức môi trường,...trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu, có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non
Các nghiên cứu theo hướng này đều khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục BVMT trong trường MN; nêu ra các cách tiếp cận trong giáo dục BVMT trong trường MN; từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp GDMT cho trẻ trong trường MN và đề xuất các bước tiến hành GD trẻ mầm non BVMT.
1.1.1.1. Về sự cần thiết của việc giáo dục BVMT trong trường mầm non
Sự cần thiết của việc GDMT trong trường MN được thể hiện trong các Nghị định thư, chương trình nghị sự toàn cầu, các chỉ thị, quyết sách về GDMT của các Hội nghị quốc tế về Con người và MT, Hội nghị Liên chính phủ, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu,.. Đặc biệt, tính cấp thiết, tầm quan trọng của GDMT cho trẻ MN cũng được đề cập rất rõ nét trong chương trình giáo dục mầm non của các quốc gia như Nhật Bản [84], Nga [100], Anh [88], Hàn Quốc [17], [92] và các nước phát triển: nội dung các chương trình giáo dục đã chỉ ra rằng thế giới đã và đang rất quan tâm đến công tác GDMT trong trường mầm non. Khẳng định GDMT trong thời thơ ấu là cực kỳ quan trọng trong việc trau dồi nền tảng cho việc xây dựng tính cách suốt đời, chương trình GDMN của các nước đề cập nhiều đến tầm quan trọng của sự hình thành văn hóa sinh thái cho trẻ ở độ tuổi mầm non, nhấn mạnh GDMT cho trẻ MN là vấn đề vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam, vai trò, sự cần thiết của GDMT cho trẻ từ độ tuổi MN cũng được thể hiện rất rõ trong các văn bản, chỉ thị của Nhà nước, của chính phủ, quyết định của các Bộ, Ngành liên quan như: Luật Bảo vệ môi trường 2014 [30], Luật Giáo dục 2019 [31], Quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 17/10/2001, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,... Trong lĩnh vực giáo dục, GDMT trong trường MN cũng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như các tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết [65], Hoàng Thị Phương [49], Lương Thị Bình [5], Lê Thanh Vân [72],... nghiên cứu của các tác giả thể hiện sự thống nhất về quan điểm xem GDMT cho trẻ lứa tuổi MN là sự khởi đầu quan trọng trong công tác GDMT, đặt nền tảng cho việc GDMT tiếp tục trong những năm học phổ thông sau này và trong suốt cuộc đời. Các nghiên cứu cũng đã xác định rằng GDMT phải được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ để tạo ra những hành vi tốt đối với MT và bắt đầu từ việc GD trẻ nhận biết MT và các vấn đề về MT đơn giản, hiểu được trách nhiệm và khả năng hành động của mình trong việc BVMT.
1.1.1.2. Về cách tiếp cận trong giáo dục BVMT trong trường mầm non
Các nghiên cứu về GDMT ởmột số quốc gia trên thế giới đã nổi bật ba cách tiếp cận trong giáo dục BVMT bao gồm: Giáo dục về MT, Giáo dục trong MT và GD vì MT.Phần lớn các nhà giáo dục như K.Ushinsky, V.Suhomlinsky, Tolstoy [96] đều rất chú trọng đến cách tiếp cận truyền thống là dựa trên việc cho trẻ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát tự nhiên, một mặt để phát triển các phẩm chất đạo đức ở trẻ, để trẻ nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, để cảm nhận và hiểu nó; mặt khác, phát triển sự quan tâm của trẻ về môi trường. Khi tiếp cận GDMT, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đều vận dụng ba quan điểm tiếp cận cơ bản vì đây cũng chính là xu hướng chung của các nước trên thế giới trong giáo dục BVMT. GDMT không chỉ tác động từng mặt mà phải tác động đồng bộ, tích hợp nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động thì hiệu quả GDMT sẽ đạt được tốt hơn và bền vững hơn.
1.1.1.3. Về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục BVMT trong trường mầm non
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định mục tiêu của GDMT là bắt đầu hình thành nền văn hóa sinh thái, phát triển ở trẻ hứng thú và tò mò đối với sự đa dạng của các loài và trải nghiệm tình cảm thân thiết với môi trường xung quanh. Theo nghiên cứu về mục tiêu GDMT trong trường mầm non ở Hàn Quốc [17], [92], Nga [100] thì mục tiêu GDMT cũng là phát triển nhu cầu nhận thức và làm giàu sự hiểu biết của trẻ về tự nhiên thông qua việc quan sát, suy nghĩ và thực hành trải nghiệm với những gì xung quanh, có sự kết nối với đa dạng các loài. Nhiệm vụ GDMT cho trẻ là giúp trẻ tham gia trực tiếp và thích thú khám phá môi trường, nhận ra sự thay đổi trong thiên nhiên và cuộc sống của con người; tạo ra những thứ phục vụ lại cho cuộc sống. Giáo dục trẻ đối xử với mọi thứ xung quanh bằng sự chăm sóc.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu của các tác giả Hoàng Thị Phương [48], [49], Nguyễn Thị Thanh Thuỷ [60], Lê Thanh Vân [72], Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [41] đã xác định mục tiêu GDMT cho trẻ ở trường mầm non là hình thành những biểu tượng ban đầu về môi trường sống gần gũi, quan tâm đến các vấn đề về MT và hiểu được mối quan hệ giữa con người với MT, có kỹ năng hành động BVMT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Giáo dục trẻ ý thức quan tâm đến MT, xác định trách nhiệm của mình trong việc BVMT.
Điểm qua nhiều tài liệu trong và ngoài nước cho ta kết luận rằng, công tác GDMT cho trẻ mầm non rất được quan tâm và tập trung đầu tư. Các nhà giáo dục đã nghiên cứu nhiều hình thức GD mang tính thực tiễn để giúp hình thành hiểu biết về MT và các vấn đề về MT hiện nay cho trẻ một cách dễ hiểu nhất, bên cạnh đó, có thể tham khảo cách thiết kế các phương tiện để tác động và bộ công cụ để đánh giá biểu hiện hành vi của trẻ mẫu giáo trong quá trình GDMT. Quá trình GDMT cho trẻ được nhấn mạnh ở khâu sử dụng đa dạng các biện pháp và hình thức tác động để GDMT cho trẻ một cách hiệu quả nhất, chú trọng nâng cao nhận thức của GV về MT và GDMT, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về hiệu quả GDMT ở trường MN hiện nay.
1.1.1.4. Về các phương pháp, biện pháp GDMT cho trẻ trong trường MN
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về đề xuất các phương pháp, biện pháp GDMT cho trẻ mầm non:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Hoàng Thị Phương [48], Lê Thanh Vân [72], Vụ Giáo dục mầm non [75],... phần nào đã làm sáng tỏ quan điểm về GDMT trong nhà trường MN, xác định những nguyên tắc đề xuất các biện pháp GD hành vi BVMT cho trẻ và giới thiệu được nhiều nhóm phương pháp GDMT cho trẻ thông qua các hoạt động GD trẻ ở trường mầm non như là:
+ Tác giả Hoàng Thị Phương [49] nghiên cứu và đề xuất: Các phương pháp nâng cao tính tích cực nhận thức cho trẻ; các phương pháp nâng cao tính tích cực xúc cảm cho trẻ; các phương pháp tạo ra mối liên hệ giữa các dạng hoạt động; các phương pháp điều chỉnh và làm chính xác biểu tượng của trẻ về M... đề môi trường như: giữ gìn môi trường sống xung quanh, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu đến môi trường.
Bảng 1.1. Biểu hiện hành vi bảo vệ môi trường của trẻ MG 4-5 tuổi
Các vấn đề
môi trường
cần bảo vệ
Biểu hiện hành vi BVMT của trẻ 4-5 tuổi
Nhận thức
Hành động
Thái độ
Giữ gìn sạch đẹp môi trường không khí, nước, mặt đất nơi vui chơi, học tập, sinh hoạt...ở trường, ở nhà, nơi công cộng
-Biết được các dấu hiệu về ô nhiễm MT không khí, nước, mặt đất (khói bụi, nhiều rác, nước đục, có mùi...)
-Nêu được cách bảo vệ MT phù hợp với các tình huống cụ thể (lau dọn, quét rác, không xả rác bừa bãi, ngăn nắp gọn gàng...)
-Giải thích được tại sao cần bảo vệ MT trong các tình huống đó (giữ gìn không khí, nước, mặt đất trong lành, sạch... để bảo vệ sức khỏe, để vui chơi được thoải mái, để môi trường được đẹp)
-Xác định được các dấu hiệu ô nhiễm MT không khí, nước, mặt đất trong các tình huống cụ thể (thông qua quan sát, thu thập thông tin, làm thí nghiệm, trao đổi với bạn, người lớn...)
-Lựa chọn đúng cách bảo vệ môi trường phù hợp với tình huống cụ thể (các giải pháp như làm sạch, cải tạo, trang trí, xây dựng nội qui...)
-Thực hiện hành động giữ cho môi trường trong sạch (Thực hiện theo đúng các giải pháp đã lựa chọn)
-Hứng thú, quan tâm đến các dấu hiệu ô nhiễm MT (chú ý, tò mò, để ý đến những sự thay đổi trong MT sống)
-Tự giác thực hiện hành động bảo vệ MT phù hợp với khả năng của trẻ (tự thực hiện, không cần nhắc nhở, thực hiện thường xuyên...)
-Vui vẻ, thoải mái khi thực hiện hành động bảo vệ MT có kết quả (vui sướng khi thấy môi trường sạch, đẹp...)
Sử dụng hợp lí tài nguyên (nước, điện, thực phẩm, vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, phế liệu...)
-Biết được cần phải sử dụng tài nguyên tiết kiệm, đúng mục đích, không lãng phí.
-Nêu được cách sử dụng tài nguyên phù hợp với tình huống cụ thể
-Giải thích được tại sao cần Sử dụng tài nguyên đúng mục đích, không lãng phí trong những tình huống cụ thể
-Sử dụng các tài nguyên đúng với mục đích cụ thể.
-Lựa chọn được cách sử dụng tài nguyên tiết kiệm, tránh lãng phí, phù hợp với các công việc cụ thể.
-Sử dụng các loại tài nguyên để hoàn thành tốt công việc cần làm
-Hứng thú với các loại tài nguyên cần dùng trong cuộc sống.
-Chủ động, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động sử dụng tài nguyên
-Vui vẻ, thoải mái khi tham gia các hoạt động và thấy được sản phẩm làm ra.
Bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến môi trường (không quan tâm, chăm sóc, hay phá hoại vật nuôi, cây trồng, xả rác bừa bãi, ...)
-Biết được các tác hại xấu của con người đến MT (xả rác, bứt hoa, bẻ cành, phá hoại động vật...)
-Nêu được cách bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến MT phù hợp với tình huống cụ thể (cách quét dọn, tưới nước, làm cỏ, lau bụi...)
-Giải thích được tại sao cần bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến MT trong tình huống đó (bứt hoa bẻ cành thì cây không lớn được, không tưới nước thì cây sẽ chết, xả rác sẽ bẩn...)
-Phát hiện các tác hại xấu của con người đến MT (qua quan sát, thu thập thông tin về các dấu hiệu cụ thể, chia sẻ với bạn, thông bảo với người lớn ...)
-Lựa chọn được cách bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến MT phù hợp với tình huống cụ thể.
-Thực hiện hành động bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến MT có hiệu quả trong tình huống đó
-Chú ý đến các hành động xấu của mọi người đến môi trường
-Chủ động bảo vệ, ngăn chặn các tác hại xấu của con người đến MT
-Vui vẻ, thoải mái khi làm việc tốt cho môi trường
1.4. Trải nghiệm và việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi
1.4.1. Lí luận về trải nghiệm
1.4.1.1. Khái niệm “Trải nghiệm”, “Giáo dục trải nghiệm”
* Khái niệm “Trải nghiệm”
“Trải nghiệm” là cụm từ hay được dùng đến trong cuộc sống của con người. Trải nghiệm vừa là danh từ (sự trải nghiệm) vừa là động từ (hoạt động trải nghiệm).
Theo Từ điển Oxford [43] , “trải nghiệm (experience) được dùng với nghĩa là những tri thức, những kỹ năng có được thông qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp (danh từ)”.
Theo Từ điển tiếng Việt [44], “trải nghiệm là được xem là tiến trình hay là quá trình chủ thể hoạt động tích cực để thu được kinh nghiệm (tốt hoặc chưa tốt) cho chính bản thân (động từ)”. Trải nghiệm còn được hiểu là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia trực tiếp.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu trải nghiệm như sau:
“Trải nghiệm là quá trình cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động, tích cực tương tác với đối tượng, được cảm nhận và đúc kết những tri thức, kỹ năng, hình thành thái độ về sự vật – hiện tượng nhất định, tạo thành kinh nghiệm sống cho bản thân”.
* Khái niệm “Giáo dục qua trải nghiệm”
Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người được giáo dục nhằm phát triển khả năng nhận thức về thế giới khách quan, qua đó nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học. Trong giáo dục, trải nghiệm được xem như là cách tiếp cận, một xu hướng dạy học phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và có hiệu quả. Dẫn theo nghiên cứu của tác giả Võ Trung Minh [35], John Dewey và J.Piaget cũng đã dành nhiều thời gian để khám phá những ý tưởng về sự liên quan giữa trí tuệ và kinh nghiệm. J.Piaget cho rằng trí thông minh được định hình bởi kinh nghiệm. Trí thông minh đó không phải là một đặc tính nội bộ bẩm sinh mà là một sản phẩm của sự tương tác giữa con người và MT sống.
Giáo dục qua trải nghiệm đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập nhiều từ những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
- Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế định nghĩa: “Giáo dục qua trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.
Theo Triết lí giáo dục [81], GD qua trải nghiệm là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh cùng với những kinh nghiệm trực tiếp của họ trong môi trường và nội dung học tập.
Như vậy, từ định nghĩa “giáo dục”, “trải nghiệm” và những phân tích trên, khái niệm “Giáo dục qua trải nghiệm” có thể hiểu như sau:
“Giáo dục qua trải nghiệm là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động để người học tham gia trực tiếp, tích cực tương tác, được cảm nhận và đúc kết những tri thức, kỹ năng, thái độ về sự vật - hiện tượng nhất định, tạo thành kinh nghiệm sống riêng cho mình”.
Nội hàm của khái niệm bao gồm những ý cơ bản sau đây:
- Giáo dục qua trải nghiệm là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thông qua việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động để người học được trực tiếp tham gia, trực tiếp tương tác và tiếp xúc với đối tượng trong MT thực nhằm đạt được mục đích giáo dục.
- Mục đích của giáo dục qua trải nghiệm nhằm tạo điều kiện để người học tích cực tương tác trực tiếp, được cảm nhận và đúc kết những tri thức, kỹ năng, thái độ về sự vật - hiện tượng nhất định, tạo thành kinh nghiệm sống riêng cho bản thân họ.
- Khi thực hiện giáo dục qua trải nghiệm, nhà giáo dục cần đảm bảo người học là chủ thể chủ động, tích cực, trực tiếp tham gia hoạt động và tự cảm nhận, tự đúc kết kinh nghiệm sống cho mình.
1.4.1.2. Quy trình giáo dục qua trải nghiệm
Giáo dục qua trải nghiệm thường được coi như là một chu trình học tập, trong đó hai bước đầu tiên là trải nghiệm và phân tích/chiêm nghiệm. Ý tưởng về các quy trình giáo dục qua trải nghiệm được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi bật đó là các quy trình giáo dục của các tác giả như Jean Piaget, Lewin, John Dewey và David Kolb [14]. Trong phạm vi luận án này vận dụng quy trình “học thông qua kinh nghiệm” của tác giả David Kolb [14], [79]. Quy trình học tập dựa vào trải nghiệm của ông bao gồm bốn giai đoạn trong một vòng tròn khép kín: Kinh nghiệm cụ thể(Concrete Experience) → Quan sát, đối chiếu và phản hồi (Reflective Observation) → Hình thành khái niệm trừu tượng (Abstract Conceptualisation) → Thử nghiệm chủ động (Active Experimentation).
Giai đoạn 1: Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience): Đây là những trải nghiệm rời rạc mà người học tích luỹ được liên quan đến chủ đề đang học do đã được trải nghiệm từ việc quan sát, đọc tài liệu, nghe giảng, tự tay làm một số thao tác đơn giản,..
Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu và phản hồi (Reflective Observation): Đây là bước người học quan sát, đánh giá lại sự việc, kết nối giữa kinh nghiệm đang có với đối tượng mới. Người học sẽ tự chiêm nghiệm, suy nghĩ, đối chiếu, hệ thống lại các dữ liệu nội dung liên quan; đối chiếu các nội dung học với thực tiễn.
Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng (Abstract Conceptualisation): Đây là bước khái quát các khái niệm sau khi có các trải nghiệm rời rạc, đã có những suy tưởng, đánh giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, người học sẽ rút ra được những kết luận, kinh nghiệm mới, tri thức mới cho bản thân về chủ đề đang học.
Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động (Active Experimentation): Đây là giai đoạn người học chủ động đưa những tri thức mới có ở bước thứ ba áp dụng vào thực tế để kiệm nghiệm lại tính hợp lý, đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, có ích hay không trước khi chấp nhận kinh nghiệm mới, hệ thống tri thức mới.
Quan điểm cơ bản trong quy trình này là người học cần thiết phải dựa trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm để có thể áp dụng cho các tìnhhuống mới xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng-sai, hữu dụng-vô ích,v.v. ; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
Tác giả khuyến cáo trình tự của việc học theo mô hình học tập thực nghiệm cần tuân thủ trình tự của chu trình, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong chu trình. Tuy nhiên Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có.
* Vận dụng quy trình học tập qua trải nghiệm của David Kolb vào quá trình giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi
Để tiến hành quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, căn cứ vào đặc điểm của trẻ, chúng ta có thể vận dụng theo quy trình học tập qua trải nghiệm của David Kolb theo bốn giai đoạn sau đây:
+ Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tiễn: Trẻ được tham gia trực tiếp các hoạt động do trải nghiệm do giáo viên tổ chức theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, gắn với các chủ đề BVMT. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội được một số kiến thức về MT và các vấn đề về MT, đây sẽ là kinh nghiệm mà trẻ thu nhận được và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình GDMT qua trải nghiệm.
+Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi: Trẻ được trải nghiệm trong MT thực tế, tương tác trực tiếp vối MT qua nhiều hoạt động. Trẻ được gợi mở để phán đoán, suy nghĩ, phân tích, đánh giá, đồng thời huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ được giao. Trẻ tự mình suy nghĩ hoặc trao đổi chia sẻ với trẻ khác, khi ấy trong mỗi bản thân đứa trẻ xuất hiện những ý tưởng, dự định về cách giải quyết nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề về MT đơn giản.
+ Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng: Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, trẻ sẽ hình thành các khái niệm,biểu tượng về các kinh nghiệm đã nhận được. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ của trẻ.
+ Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động trong tình huống mới: Khi trẻ đã có một “kết luận” được đúc rút từ thực tiễn, có thể coi như một giả thuyết, ta phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm bằng tình huống thực tiễn mà trẻ phải giải quyết. Việc này hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Các kinh nghiệm mới xuất hiện và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo.
Dựa trên lí thuyết về giáo dục trải nghiệm, để hành vi BVMT được hình thành, nhà giáo dục cần tạo động cơ hành vi BVMT cho trẻ, cần tạo mọi điều kiện, cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm trên cơ sở nền tảng những kinh nghiệm đã có của trẻ nhằm giúp trẻ so sánh, đối chiếu và phản ánh lại giữa kinh nghiệm cũ và nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới. Từ đó, chúng ta sẽ khơi gợi giúp trẻ nhạy cảm hơn và có thể phát hiện ra những vấn đề về MT diễn ra liên quan đến những trải nghiệm của bản thân trẻ, tạo kích thích từ MT bên ngoài tác động đến trẻ tạo động cơ thúc đẩy trẻ phân tích, so sánh và hình thành nên khái niệm, hiểu biết mới. Sau đó, chúng ta lại đưa trẻ vào MT hoạt động trải nghiệm để trẻ được áp dụng, vận dụng những kinh nghiệm vừa được hình thành vào giải quyết các vấn đề về MT, hình thành hành vi BVMT qua trải nghiệm. Từ các giai đoạn trong quy trình trải nghiệm cho ta thấy rằng, để hình thành hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trải nghiệm, trước hết chúng ta cần bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào của GDMT đó chính là những kinh nghiệm hoạt động của trẻ với MT, tiếp theo là tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm trực tiếp để hình thành ở trẻ khả năng quan sát, phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề. Thông qua việc cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà hình thành kĩ năng cần thiết cho trẻ để giữ gìn và BVMT.
1.4.1.3. Vai trò của trải nghiệm đối với việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi
Từ bản chất của trải nghiệm, khái niệm GD qua trải nghiệm, các giai đoạn trong chu trình giáo dục qua trải nghiệm, luận án xác định vai trò của trải nghiệm đối với việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi như sau:
- Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG -4-5 tuổi thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục mầm non
Chương trình GDMN [7] đã xác định mục tiêu “giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng. Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng vốn có của trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho việc học tập của trẻ ở những cấp bậc tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Quá trình giáo dục trẻ qua trải nghiệm sẽ thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ vì khi tổ chức quá trình giáo dục trẻ qua trải nghiệm tức là trẻ phải huy động vốn kiến thức, kỹ năng và thái độ đã tích lũy được vào giải quyết nhiệm vụ trong tình huống mới gắn với thực tiễn. Trẻ phải có năng lực tương ứng để giải quyết các nhiệm vụ khi trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm. Thông qua đó, các phẩm chất và năng lực của trẻ cũng được phát triển và hoàn thiện.
- Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG -4-5 tuổi tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động BVMT, sử dụng kinh nghiệm sẵn có vào tình huống thực tiễn
Bản chất của giáo dục qua trải nghiệm là trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng trong môi trường thực tế và được sử dụng tất cả giác quan tương tác với đối tượng trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức, trẻ được chia sẻ thảo luận với trẻ khác để tự rút ra kết luận và vận dụng vào cuộc sống thực tế. Nền tảng của giáo dục qua trải nghiệm chính là giáo dục dựa trên kinh nghiệm của bản thân trẻ, nội dung GD hành vi BVMT gắn liền với cuộc sống thực của trẻ, trải nghiệm giúp trẻ gắn kết giữa kinh nghiệm sẵn có với kinh nghiệm mới, từ đó đối chiếu, so sánh với những chuẩn mực đạo đức về MT và hành vi BVMT được hình thành.
- Dễ dàng phối hợp với phụ huynh, cộng đồng trong quá trình giáo dục trẻ
Giáo dục qua trải nghiệm có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau, tại nhiều địa điểm khác nhau và với nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, không bị giới hạn trong phạm vi lớp học, trường học mà có thể tổ chức ở ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và ở những nơi công cộng. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để nhà giáo dục huy động nguồn lực (tinh thần, vật chất, trí tuệ) và phối hợp dễ dàng với phụ huynh, cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, tạo ra một lực tổng hợp tác động đến trẻ, rèn luyện và củng cố hành vi tích cực ở trẻ.
- Tạo điều kiện sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực và phối hợp nhiều hình thức giáo dục
Giáo dục qua trải nghiệm tạo điều kiện cho các nhà gaios dục dễ dàng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và phối hợp được nhiều hình thức giáo dục khác nhau tùy theo điều kiện thực tế, đặc điểm nhận thức và đặc điểm hoạt động của trẻ. Khi tổ chức quá trình giáo dục hành vi BVMT cho trẻ qua trải nghiệm, trẻ sẽ trở thành một chủ thể chủ động, tích cực, độc lập và thỏa sức sáng tạo, trẻ được tự do lựa chọn nội dung và hoạt động tham gia, được trao đổi thảo luận cùng các bạn trong nhóm. Tùy vào mức độ khó của hoạt động, trẻ có thể tự thực hiện nhiệm vụ hoặc làm cùng các bạn hoặc nhờ người lớn hỗ trợ. Quan trong, trong quá trình giáo dục này, trẻ được thỏa sức trải nghiệm bằng tất cả các giác quan, được suy nghĩ, thảo luận, suy luận để giải quyết vấn đề. Giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ khi cần thiết.
1.4.2. Quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ MG 4-5 tuổi
1.4.2.1. Khái niệm “Giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm”
Dựa trên khái niệm “Hành vi BVMT” và “Giáo dục qua trải nghiệm”, luận án xác định khái niệm “Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi” như sau:
“Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ MG 4-5 tuổi để trẻ được tham gia trực tiếp, tích cực tương tác, được cảm nhận và đúc kết những tri thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành hành vi ứng xử tích cực của trẻ với môi trường xung quanh”
Nội hàm khái niệm “Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” chứa đựng các điểm cơ bản như sau:
- Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường MN.
-Trẻ được tham gia vào các hoạt động đã dạng, hấp dẫn ở trường MN để tương tác trực tiếp với môi trường, được tự đúc kết kinh nghiệm tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân
-Kết quả của quá trình giáo dục là hình thành hành vi tích cực của trẻ với môi trường xung quanh thể hiện ở nhận thức, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn của trẻ với môi trường sống gần gũi.
1.4.2.2. Khái niệm “Biện pháp GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm”
Theo Từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong giáo dục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp, biện pháp còn được hiểu là những cách thức tác động cụ thể để giải quyết một vấn đề nào đó nhằm đạt được mục tiêu. Từ đây, trong phạm vi luận án quan niệm:
Biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi là những cách thức tác động cụ thể của nhà giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ MG 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ được tham gia trực tiếp, tích cực tương tác, được cảm nhận và đúc kết những tri thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành hành vi ứng xử tích cực của trẻ với môi trường xung quanh”
1.4.2.3. Mục tiêu GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường, bước đầu giúp trẻ hiểu một số nguyên nhân dẫn đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
- Hình thành và rèn luyện cho trẻ kỹ năng phát hiện, lựa chọn các hành động BVMT phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, biết đề xuất và lựa chọn các cách giải quyết khác nhau, phù hợp với khả năng của trẻ.
- Hình thành ở trẻ tình cảm tích cực, quan tâm đến các đối tượng trong môi trường sống; tự giác thực hiện các qui định về ứng xử với môi trường trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi phù hợp lứa tuổi; yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động giữ gìn và BVMT.
1.4.2.4. Nội dung GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi
Trong GDMN, nội dung giáo dục BVMT đã được các nhà tâm lí học – giáo dục học xác định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau [11]. Từ những nghiên cứu của các tác giả Lê Thanh Vân [106], Hoàng Thị Phương [73] cho thấy, nội dung GDMT cho trẻ MN được xác định bao gồm: Biểu tượng về các thành tố của môi trường; Khả năng thích nghi với môi trường sống; Mối quan hệ giữa con người với các thành tố môi trường; Những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường và hậu quả của nó; BVMT.
Căn cứ bản chất của GD qua trải nghiệm, dựa vào khái niệm “Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” và quá trình hình thành hành vi BVMT ở trẻ MG 4-5 tuổi, chúng tôi xác định giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi bao gồm các nôi dung sau đây:
Nội dung 1: Giáo dục nhận thức về MT và các vấn đề về MT
Dạy trẻ biết đặc điểm, các dạng và lợi ích của các thành tố trong môi trường tự nhiên (MT sinh vật, MT nước, MT không khí, MT đất) và MT nhân tạo (cảnh quan, đồ dùng, đồ chơi,...).
Giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa hành động xấu của con người với các vấn đề về MT; biết được những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về MT và cách hạn chế những tác động xấu đến MT.
Trẻ nhớ được các hành vi và quy tắc ứng xử đúng đắn với MT trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi;
Trẻ phân biệt được hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” đối với MT. Đánh giá được biểu hiện hành vi của những người xung quanh đối với MT.
Nội dung 2: Giáo dục kỹ năng hành động BVMT
Trẻ thực hiện giữ sinh vệ sinh MT, bảo vệ môi trường
Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên (đất, nước, không khí, ánh sáng, thức ăn,..).
Hợp tác cùng mọi người cùng thực hiện các hành động giữ gìn, bảo vệ, ngăn chặn các tác động tiêu cực của con người đối với MT.
Nội dung 3: Giáo dục thái độ tích cực đối với MT
Trẻ vui thích, hứng khởi khi cùng mọi người làm các công việc vì lợi ích cộng đồng như giữ gìn vệ sinh MT, giữ sạch trường, lớp, nhà cửa (bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định,...).
Trẻ phấn khích khi có hành động yêu quí, quan tâm chăm sóc, bảo vệ các sinh vật, đồ vật; giữ gìn đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định, lau dọn đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp và gia đình được GV khen ngợi.
Nhắc nhở mọi người cùng quan tâm và BVMT; phê phán những hành vi làm hại sinh vật, làm tổn hại đến MT
1.4.2.5. Phương pháp GD hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ MG 4-5 tuổi
Để quá trình giáo dục trẻ đạt kết quả, nhà giáo dục cần lựa chọn và sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm, cần phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của trẻ trong mọi hoạt động. Các phương pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi có thể được giáo viên sử dụng bao gồm:
+ Nhóm phương pháp trực quan: Bao gồm các phương pháp cho trẻ quan sát (vật thật/hành vi mẫu) và sử dụng các tài liệu trực quan (tranh ảnh, video, mô hình,...). Nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích cung cấp cho trẻ vốn tri thức, kinh nghiệm về MT và các vấn đề về MT gần gũi, giúp trẻ hiểu và nhớ được các quy tắc ứng xử đúng đắn với MT đồng thời kích thích tính tích cực nhận thức ở trẻ, tạo ấn tượng và hình thành biểu tượng cho trẻ về MT và các vấn đề MT.
+ Nhóm phương pháp dùng lời: Bao gồm các phương pháp trò chuyện, hướng dẫn, giải thích, chỉ dẫn, kể chuyện, đọc thơ,.... Nhóm phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhóm phương pháp trực quan với mục đích giúp trẻ hiểu rõ hơn về các yếu tố trong MT, các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về MT, vai trò của con người trong việc BVMT. Bên cạnh đó, nhóm phương pháp này có thể dùng để khai thác kinh nghiệm của trẻ về MT và các vấn đề về MT xung quanh, giúp chính xác hóa và củng cố biểu tượng của trẻ về MTXQ.
+ Nhóm phương pháp thực hành, luyện tập: Bao gồm các phương pháp thí nghiệm, lao động, phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành trải nghiệm,... Nhóm phương pháp này được sử dụng nhằm giúp trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động, được tương tác, được sử dụng tất cả các giác quan vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; giúp trẻ tư duy, suy luận và lí giải được các hiện tượng xung quanh (Phương pháp thí nghiệm), giúp tăng hứng thú cho trẻ với các vấn đề về MT, phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ (phương pháp trò chơi), giúp trẻ tích lũy thêm kinh nghiệm và tích cực vận dụng những kinh nghiệm đã có vào tình huống mới (phương pháp thực hành trải nghiệm), giúp trẻ có cơ hội luyện tập, củng cố hành vi tích cực trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (lao động).
1.4.2.6. Hình thức giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi
Trong thực tế, giáo dục qua trải nghiệm được tổ chức dưới rất nhiều hình thức đa dạng, phong phú như là tổ chức trò chơi, thiết kế hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, lao động, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, ngày lễ, tổ chức các dự án giáo dục,....
Chương trình giáo dục mầm non [11] đã hướng dẫn hình thức giáo dục cơ bản cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non như là: hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động lễ hội, hoạt động ăn - ngủ, vệ sinh cá nhân. Có thể sử dụng các hoạt động này để giáo dục BVMT cho trẻ:
* Hoạt động vui chơi (trong lớp, ngoài trời): Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm nói riêng. Trẻ tham gia các hoạt động vui chơi chính là tạo cơ hội để trẻ được trực tiếp trải nghiệm cảm xúc của bản thân, vận dụng những kinh nghiệm và năng lực của bản thân để giải quyết các tình huống “chơi mà thực” trong hoạt động, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành và rèn luyện hành vi.
Một số hình thức vui chơi có thể sử dụng:Chơi đóng vai (nhân viên trồng và chăm sóc cây, con vật; thu gom rác...); Chơi lắp ghép - xây dựng (cùng nhau thảo luận và xây dựng các khu vườn xanh - đẹp; xây công viên; lắp ghép các mô hình về một thành phố xanh - sạch - đẹp;....); Chơi đóng kịch (đóng vai và thể hiện lại nội dung của các câu chuyện về hành động BVMT); Chơi ở góc học tập ( chơi các trò chơi học tập tìm hiểu về MT và các hiện tượng thiên nhiên; phân biệt hành vi tốt - xấu; hành vi đúng - sai với môi trường,...); Chơi trò chơi dân gian (chơi một số trò chơi dân gian về các hiện tượng tự nhiên, các hành động của con người với MT sống); Chơi ở góc nghệ thuật (trẻ thảo luận, chia sẻ ý tưởng về việc thiết kế, tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, làm đồ dùng đồ chơi,..); Chơi ở góc thiên nhiên (cho trẻ nhận biết và phân biệt các loại cây cối, hoa quả, con vật; thí nghiệm,....); Chơi trò chơi điện tử (các trò chơi được thiết kế trên máy tính để trẻ tìm hiểu về MT tự nhiên, các hiện tượng thiên nhiên, các vấn đề về MT,..); Chơi ngoài trời (quan sát các hiện tượng tự nhiên, phát hiện các vấn đề MT đơn giản,,..).
* Hoạt động học: Ở trường mầm non, trẻ tham gia vào nhiều loại hình học tập có chủ đích ở năm lĩnh vực khác nhau. Mỗi loại hình đều có những đặc trưng và có ưu thế riêng trong việc GD hành vi BVMT cho trẻ, do đó, nhà giáo dục cần dựa vào đặc trưng của từng loại hình mà khai thác, tích hợp các nội dung GDMT nhằm giúp trẻ tích cực lĩnh hội tri thức, luyện tập kĩ năng, thái độ phù hợp với khả năng và đặc điểm lứa tuổi và hình thành thái độ đúng đắn với MT. Trong số các hoạt động giáo dục thì hoạt động có ưu thế trong việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ đó là làm quen môi trường xung quanh (nhận biết, phân biệt, so sánh các đặc điểm đặc trưng của các đối tượng trong MT; hiểu được mối quan hệ giữa hành động của con người với các vấn đề về môi trường; nhận ra sự thay đổi và biết được những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề MT đơn giản,..) và hoạt động giáo dục phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội (nhớ được các hành vi và quy tắc ứng xử đúng đắn với môi trường trong sinh hoạt; Phân biệt được hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”đối với MT; Đánh giá được biểu hiện hành vi của những người xung quanh đối với MT). Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể tích hợp các hoạt động ở các lĩnh vực khác có nội dung liên quan đến BVMT.
* Hoạt động lao động : Lao động là hoạt động cơ bản của con người. Thông qua lao động, con người sẽ tạo ra lượng của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho xã hội, lao động sẽ giúp con người rèn luyện thể chất, phẩm chất nhân cách và năng lực. Cho trẻ sớm tham gia các hoạt động lao động đơn giản sẽ tạo điều kiện để trẻ làm chủ được cuộc sống bản thân sau này. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công việc trẻ thích như là một nhiệm vụ lao động. Qua đó hình thành ở trẻ sự linh hoạt, nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Để giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm, có thể tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lao động đơn giản như sau:
+ Lao động tự phục vụ: Thông qua việc cho trẻ tự thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân để giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sạch sẽ, sử dụng nước và thức ăn tiết kiệm, không vứt rác bừa bãi,...
+ Lao động trực nhật đơn giản ở trường và ở nhà: Đây là hình thức lao động sinh hoạt đơn giản gắn với cuộc sống hằng ngày của trẻ, là cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hình thành tính trách nhiệm. Người lớn có thể tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp và ngăn nắp (thu gom rác, tự thu dọn đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn, lau chùi kệ đồ chơi, lau lá cây, chăm sóc co...y ở đâu?
+ Con đã tham gia những hoạt động nào tương tự như thế ở trường/ở nhà?
+ Ở trường/lớp của chúng ta có những địa điểm nào có nước?
+ Nước dùng cho các công việc gì? Ai cần nước? Cái gì cần nước?
+ Các dụng cụ chứa nước, sử dụng khi cần dùng nước?
+ Trong tranh ảnh/video, con thấy người ta dùng nước đã hợp lí chưa? Vì sao?
+ Con có thể làm gì để giúp tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp/ở nhà/ở nơi công cộng?
+ Con thử nghĩ xem, nếu chúng ta không sử dụng nước tiết kiệm thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Chuẩn bị MT cho trẻ HĐ
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại, cho trẻ quan sát các tranh ảnh/video liên quan đến vấn đề sử dụng nước trong sinh hoạt kết hợp với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để giúp trẻ đàm thoại, thảo luận.
- Đặt câu hỏi giúp trẻ xác định mục tiêu của hoạt động sử dụng nước tiết kiệm.
- Vừa hỏi vừa gợi ý trẻ sử dụng hệ thống thẻ lô tô, kí hiệu đã chuẩn bị để dán lên bảng giúp trẻ hình dung được các hoạt động của con người liên quan đến nước: địa điểm trong trường/lớp có nước; dụng cụ đựng nước; ai cần nước; cái gì cần nước?
- Tích cực suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận và thống nhất chủ đề hoạt động sử dụng nước tiết kiệm.
- Xác định mục tiêu của HĐ sử dụng nước tiết kiệm.
- Liệt kê những địa điểm có nước trong trường/ lớp;
- Liệt kê các dụng cụ chứa nước, những đối tượng cần sử dụng nước.
- Liệt kê những việc mà trẻ có thể làm để tiết kiệm nước.
- Cùng cô tạo dựng môi trường hoạt động
Biện pháp 2
Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Một tờ giấy A0, bút lông, màu, thẻ lô tô, keo,....để trẻ lập bảng kế hoạch.
Hệ thống câu hỏi
- Hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Nước cần cho những hoạt động nào của chúng ta trong sinh hoạt ở trường/lớp?
+ Các con dự định sẽ sử dụng nước tiết kiệm trong những hoạt động nào?
+ Các con sẽ làm được những việc nào để tiết kiệm nước trong sinh hoạt?
+ Con nghĩ, mình nên bắt đầu từ việc nào trước? Tiếp theo mình sẽ làm gì?.....
(2) Tiến hành
- Gắn tờ giấy A0 ở một vị trí cố định, tập trung trẻ lại.
- Tiến hành đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ liệt kê ra các công việc (hoạt động) cần thực hiện.
- Khi trẻ trả lời, giáo viên yêu cầu trẻ lựa chọn thẻ lô tô hình ảnh/ kí hiệu (hoặc vẽ) liên quan đến công việc cần làm để tiết kiệm nước dán lên tờ giấy đã chuẩn bị.
- Tiếp tục đàm thoại giúp trẻ sắp xếp các hoạt động theo một trình tự hợp lí
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian triển khai và kết thúc kế hoạch hoạt động.
- Gợi ý trẻ đặt tên cho kế hoạch, cùng trang trí cho kế hoạch đẹp hơn.
- Giúp trẻ cố định bảng kế hoạch ở một vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Tích cực suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Tích cực thảo luận và thống nhất tên của hoạt động.
- Lựa chọn các kí hiệu/thẻ lô tô phù hợp để gắn lên bảng kế hoạch
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- Đặt tên cho kế hoạch
- Trang trí cho bảng kế hoạch đẹp hơn
- Thống nhất vị trí đặt bảng kế hoạch
Biện pháp 3
Triển khai HĐ BVMT
- Gợi ý trẻ thảo luận và thống nhất những qui định hành vi sử dụng nước tiết kiệm bằng hình ảnh/kí hiệu; qui định cách đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm cũng bằng kí hiệu/hình ảnh.
- Gợi ý trẻ xác định vị trí đặt các nội qui ấy ở nơi tất cả trẻ đều nhìn thấy.
- Chuẩn bị các bảng ghi kết quả hoạt động của từng nhóm và cho trẻ tự lựa chọn bảng ghi kết quả của nhóm mình. Thống nhất đặt bảng ghi kết quả của các nhóm ở các khu vực mà trẻ lựa chọn.
- Gợi ý trẻ phân công giám sát hoạt động của nhau, nhắc trẻ về thời gian kết thúc kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm theo kế hoạch.
- Tạo yếu tố thi đua để khuyến khích trẻ tích cực thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm.
- Hết thời gian qui ước, tập trung tất cả trẻ lại để đánh giá kết quả hoạt động sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt.
- Thảo luận và thiết kế các thẻ/kí hiệu qui định việc thực hiện hành vi tiết kiệm nước.
- Thiết kế và lựa chọn bảng ghi kết quả hoạt động cho nhóm.
- Thống nhất cách quan sát, đánh giá hoạt động giữa các nhóm bằng thẻ/kí hiệu.
- Phân công giám sát hoạt động của nhau.
- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Hết thời gian qui ước, tập trung lại để đánh giá kết quả hoạt động tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
Nhóm BP3
Đánh giá hoạt động BVMT
(1) Chuẩn bị
- Bảng ghi kết quả hoạt động sử dụng nước tiết kiệm của các nhóm.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, ý nghĩa của từng hành động.
+ Chúng ta đã thống nhất lựa chọn hoạt động gì nào? Trong thời gian bao lâu?
+ Chúng ta đã bàn với nhau là sẽ làm những công việc gì để tiết kiệm nước?
+ Lớp chúng ta đã chia thành mấy nhóm?
+ Nhóm nào phụ trách thiết kế các kí hiệu/hình ảnh qui định hành vi tiết kiệm nước?
+ Nhóm nào phụ trách việc cắt và dán các kí hiệu/hình ảnh đó?
+ Các con đã đặt những kí hiệu/hình ảnh đó ở những khu vực nào?
+ Nhóm nào nhận nhiệm vụ quan sát hành động của nhóm 1? Nhóm 2? Nhóm 3? Nhóm 4?
+ Nhóm 1: Các con đã thực hiện được những hoạt động tiết kiệm nước nào trong sinh hoạt?
Tương tự với các nhóm khác
- Các phần quà, hoa,...biểu dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại cùng với bảng kế hoạch và bảng ghi kết quả hoạt động của các nhóm.
- Tiến hành đặt các câu hỏi đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho trẻ thảo luận và nhận xét về các công việc đã thực hiện để sử dụng nước tiết kiệm.
- Cho trẻ nêu lên cảm xúc của mình khi thực hiện các công việc đó.
- Tuyên dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
- Tập trung cùng cô, quan sát các bảng ghi kết quả hoạt động, so sánh với kế hoạch hoạt động đã lập.
- Tích cực trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét và giải thích những kí hiệu mà nhóm mình đã đánh giá nhóm bạn.
- Thảo luận và đề xuất các cá nhân, tập thể xuất sắc khi tham gia các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt.
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGCHO TRẺMẪU GIÁO 4-5 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM THEO MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DƯỚI HÌNH THỨC DỰ ÁN
Chủ đề 1: Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng
Chủ đề 2: Giữ gìn môi trường sạch đẹp (vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định, dọn dẹp môi trường sạch sẽ...)
Chủ đề 3: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu, đồ dùng,...)
DỰ ÁN 1: DỰ ÁN CHĂM SÓC CÂY XANH/CÁC CON VẬT NUÔI TRONG TRƯỜNG.
Biện pháp tiến hành
Các công việc cụ thể
Giáo viên
Trẻ
Nhóm BP1: Chuẩn bị giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm
BP1: Chuẩn bị nguồn lực tham gia GD BP2: Chuẩn bị MT giáo dục trải nghiệm
Tham gia xây dựng MT trải nghiệm
Nhóm BP2: Tổ chức hoạt động rèn luyện hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trải nghiệm
Biện pháp 3
Hướng dẫn trẻ lựa chọn chủ đề HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu HĐ chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh trong trường, lớp
+ Giúp trẻ hiểu được các con vật/cây xanh cũng giống như con người, cũng cần được chăm sóc và bảo vệ
+ Giúp trẻ nhận ra được những dấu hiệu khi con vật/cây xanh cần được chăm sóc/bảo vệ
+ Giúp trẻ biết được những hành vi nên/không nên làm đối với cây xanh/con vật
- Giáo viên tự trả lời các câu hỏi: chủ đề chăm sóc/bảo vệ cây xanh/vật nuôi ở trường có phù hợp với khả năng nhận thức, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm của trẻ lớp mình không? Trường/ lớp có đủ điều kiện để trẻ thực hiện HĐ trải nghiệm không?
- Chuẩn bị
+ Các tranh ảnh/video/phim/mô hình/vật thật liên quan đến vấn đề về chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh
+ Thẻ lô tô về các hoạt động của con người liên quan đến con vật/cây xanh
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thảo luận
+ Con nhìn thấy người ta đang làm gì trong các tranh ảnh/video?
+ Con đã bao giờ nuôi/trồng và tự tay chăm sóc các con vật/cây xanh chưa?
+ Các con quan sát tranh/video, tranh nào biểu hiện là cây xanh/vật nuôi cần được chăm sóc/bảo vệ?
+ Các con có thể làm gì để chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh?
- Trang bị thêm cây xanh, con vật nuôi trong vườn trường/khu vực khám phá thiên nhiên; chuẩn bị các cây con, hạt giống, đất, các dụng cụ trồng cây,.....thức ăn cho các con vật,....
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại, tiến hành cho trẻ quan sát các tranh ảnh/video/phim/mô hình/vật thật liên quan đến hoạt động chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh kết hợp với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để giúp trẻ đàm thoại, thảo luận chọnh củ đề HĐ BVMT.
- Đặt câu hỏi giúp trẻ xác định mục tiêu của hoạt động chăm sóc/bảo vệ con vật/cây xanh
- Vừa đàm thoại vừa gợi ý trẻ chọn hệ thống thẻ lô tô, kí hiệu đã chuẩn bị để dán lên bảng giúp trẻ hình dung được các hoạt động mà trẻ có thể làm để chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh
- Tích cực suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận và thống nhất chủ đề hoạt động chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh
- Xác định mục tiêu của HĐ chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh
- Liệt kê được các dấu diệu các con vật/cây xanh cần được chăm sóc/bảo vệ
- Liệt kê những việc mà trẻ có thể làm để chăm sóc/bảo vệ con vật/cây xanh bằng kí hiệu/thẻ lô tô
- Cùng cô tạo dựng môi trường hoạt động
Biện pháp 4
Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Một tờ giấy A0, bút lông, màu, thẻ lô tô, keo,....để trẻ lập bảng kế hoạch.
Hệ thống câu hỏi
- Hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Các con dự định sẽ làm gì để chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh?
+ Có nên làm những việc này không? (nếu trẻ liệt kê chưa đủ)
+ Các con sẽ làm được những việc nào?
+ Ai sẽ xới đất? Ai tướin ước? Ai gieo hạt? Ai làm hàng rào bảo vệ? Ai nhổ cỏ? Ai nhặt lá vàng? Ai cho cá ăn? Ai dọn rong trong hồ kiếng?.....
+ Con nghĩ, mình nên bắt đầu từ việc nào trước? Tiếp theo mình sẽ làm gì?.....
(2) Tiến hành
- Gắn tờ giấy A0 ở một vị trí cố định, tập trung trẻ lại.
- Tiến hành đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ liệt kê ra các công việc (hoạt động) cần thực hiện.
- Khi trẻ trả lời, giáo viên yêu cầu trẻ lựa chọn thẻ lô tô hình ảnh/ kí hiệu (hoặc vẽ) liên quan đến công việc cần làm dán lên tờ giấy đã chuẩn bị.
- Tiếp tục đàm thoại giúp trẻ sắp xếp các hoạt động theo một trình tự hợp lí
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian triển khai và kết thúc kế hoạch hoạt động.
- Gợi ý trẻ đặt tên cho kế hoạch, cùng trang trí cho kế hoạch đẹp hơn.
- Giúp trẻ cố định bảng kế hoạch ở một vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Tích cực suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Tích cực thảo luận và thống nhất tên của hoạt động
- Lựa chọn các kí hiệu/thẻ lô tô phù hợp để gắn lên bảng kế hoạch
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- Đặt tên cho kế hoạch
- Trang trí cho bảng kế hoạch đẹp hơn
- Thống nhất vị trí đặt bảng kế hoạch
Biện pháp 5
Triển khai HĐ BVMT
- Gợi ý trẻ thảo luận và thống nhất những qui định hành vi chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh bằng hình ảnh/kí hiệu; qui định cách đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm cũng bằng kí hiệu/hình ảnh.
- Gợi ý trẻ xác định vị trí đặt các nội qui ấy ở nơi tất cả trẻ đều nhìn thấy.
- Chuẩn bị các bản ghi kết quả hoạt động của từng nhóm và cho trẻ tự lựa chọn bản ghi kết quả của nhóm mình. Thống nhất đặt bản ghi kết quả của các nhóm ở các khu vực mà trẻ lựa chọn.
- Gợi ý trẻ phân công giám sát hoạt động của nhau, nhắc trẻ về thời gian kết thúc kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động chăm sóc /bảo vệ con vật/cây xanh theo kế hoạch.
- Tạo yếu tố thi đua để khuyến khích trẻ tích cực thực hiện hoạt động chăm sóc /bảo vệ con vật/cây xanh.
- Hết thời gian qui ước, tập trung tất cả trẻ lại để đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh.
- Thảo luận và thiết kế các thẻ/kí hiệu qui định việc thực hiện hành vi nên và không nên làm đối với các con vật/cây xanh.
- Thiết kế và lựa chọn bảng ghi kết quả hoạt động cho nhóm.
- Thống nhất cách quan sát, đánh giá hoạt động giữa các nhóm bằng thẻ/kí hiệu.
- Phân công giám sát hoạt động của nhau.
- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Hết thời gian qui ước, tập trung lại để đánh giá kết quả hoạt động.
Nhóm BP3
Hướng dẫn trẻ đánh giá kết quả HĐ BVMT qua trải nghiệm
(1) Chuẩn bị
- Bảng ghi kết quả hoạt động chăm sóc/bảo vệ con vật/cây xanh của các nhóm.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động chăm sóc/bảo vệ con vật/cây xanh, ý nghĩa của từng hành động.
+ Chúng ta đã thống nhất lựa chọn hoạt động gì nào? Trong thời gian bao lâu?
+ Chúng ta đã bàn với nhau là sẽ làm những công việc gì để chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh?
+ Lớp chúng ta đã chia thành mấy nhóm?
+ Nhóm nào phụ trách thiết kế các kí hiệu/hình ảnh qui định hành vi nên và không nên làm đối với con vật/cây xanh?
+ Nhóm nào phụ trách việc cắt và dán các kí hiệu/hình ảnh đó?
+ Các con đã đặt những kí hiệu/hình ảnh đó ở những khu vực nào?
+ Nhóm nào nhận nhiệm vụ quan sát hành động của nhóm 1? Nhóm 2? Nhóm 3? Nhóm 4?
+ Nhóm 1: Các con đã thực hiện được những hoạt động nào để chăm sóc/bảo vệ con vật/cây xanh?
Tương tự với các nhóm khác
- Các phần quà, hoa,...biểu dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại cùng với bảng kế hoạch và bảng ghi kết quả hoạt động của các nhóm.
- Tiến hành đặt các câu hỏi đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho trẻ thảo luận và nhận xét về các công việc đã thực hiện.
- Cho trẻ nêu lên cảm xúc của mình khi thực hiện các công việc đó.
- Tuyên dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
- Tập trung cùng cô, quan sát các bảng ghi kết quả hoạt động, so sánh với kế hoạch hoạt động đã lập.
- Tích cực trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét và giải thích những kí hiệu mà nhóm mình đã đánh giá nhóm bạn.
- Thảo luận và đề xuất các cá nhân, tập thể xuất sắc khi tham gia các hoạt động chăm sóc/bảo vệ các con vật/cây xanh.
DỰ ÁN 2: DỰ ÁN GIỮ CHO MÔI TRƯỜNG TRONG LÀNH
Các nhóm biện pháp tiến hành
Các công việc cụ thể
Giáo viên
Trẻ
Nhóm BP1: Chuẩn bị GD hành vi BVMT qua trải nghiệm
BP1: Chuẩn bị nguồn lực tham gia GD
BP2: Chuẩn bị MT giáo dục trải nghiệm
Tham gia xây dựng MT trải nghiệm
Nhóm BP2: Tổ chức hoạt động rèn luyện hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trải nghiệm
Biện pháp 3
Hướng dẫn trẻ lựa chọn chủ đề BVMT
(1) Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu HĐ giáo dục trẻ giữ cho không khí trong lành:
+ Giúp trẻ hiểu được mọi người cần phải cùng nhau giữ cho không khí trong lành.
+ Những việc nên làm để giữ cho không khí được trong lành.
+ Trẻ nhận ra được dấu hiệu môi trường không khí bị bẩn.
+ Trẻ hiểu được ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người và sinh vật.
- Xác định khả năng nhận thức, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm của trẻ và ĐK thực hiện HĐ
+ Lứa tuổi này trẻ có thể hiể được vai trò của không khí đối với sự sống.
+ Những hoạt động như không vứt rác bừa bãi, dọn dẹp phòng thường xuyên, trồng cây xanh, thông thoáng phòng, phân loại rác sinh hoạt, tạo môi trường bé yêu thích....phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi
- Chuẩn bị các tài liệu trực quan liên quan đến vấn đề về giữ cho không khí trong lành:
+Tranh ảnh/video về không khí bị ô nhiễm.
+ Tranh ảnh/video về các hhhh động của con người lmm cho không khí bị ô nhiễm.
+ Tranh ảnh/thẻ lô tô về những hoạt động trồng cây xanh, dọn vệ sinh,....
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thảo luận
+ Con nhìn thấy người ta đang làm gì trong các tranh ảnh/video?
+ Con đã nhìn thấy những hình ảnh tương tự như thế này ở đâu?
+ Con đã tham gia những hoạt động nào tương tự như thế ở trường/ở nhà?
+ Để không khí ở trường/lớp của chúng ta được trong lành thì mình nên làm gì?
+ Trong tranh ảnh/video, con thấy hình ảnh nào về hành vi của con người làm cho không khí bị bẩn?
+ Con có thể làm gì để giúp cho không khí trong lớp/trường được sạch sẽ, thơm mát?
- Chuẩn bị MT cho trẻ HĐ
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại, cho trẻ quan sát các tranh ảnh/video liên quan đến vấn đề về môi trường không khí (trong lành và ô nhiễm) kết hợp với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để giúp trẻ đàm thoại, thảo luận.
- Đặt câu hỏi giúp trẻ xác định mục tiêu của hoạt động giữ cho không khí trong lành.
- Vừa hỏi vừa gợi ý trẻ sử dụng hệ thống thẻ lô tô, kí hiệu đã chuẩn bị để dán lên bảng giúp trẻ hình dung được các hoạt động của con người liên quan đến không khí: Tranh về hoạt động làm cho không khí bị ô nhiễm và tranh về hoạt động giữ cho không khí được trong lành.
- Tích cực suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận và thống nhất chủ đề hoạt động giữ cho không khí trong lành.
- Xác định mục tiêu của HĐ giữ cho không khí trong lành..
- Liệt kê những hoạt động của con người làm cho không khí bẩn, bốc mùi khó chịu.
- Liệt kê những hoạt động có thể thực hiện để giữ gìn không khí sạch sẽ, thơm mát.
- Cùng cô tạo dựng môi trường hoạt động
Biện pháp 4
Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Một tờ giấy A0, bút lông, màu, thẻ lô tô, keo,....để trẻ lập bảng kế hoạch.
Hệ thống câu hỏi
- Hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Không khí có vai trò gì đối với sự sống của chúng ta và sinh vật?
+ Các con dự định sẽ làm những việc gì để giữ cho không khí trường/lớp được trong lành?
+ Con nghĩ, mình nên bắt đầu từ việc nào trước? Tiếp theo mình sẽ làm gì?
+ Nhóm nào sẽ nhận nhiệm vụ lau chùi, sắp xếp lại các kệ đồ chơi?
+ Nhóm nào sẽ lau lá cây?
+ Nhóm nào sẽ rửa các đồ chơi bị bẩn?
+ Nhóm nào sẽ nhận nhiệm vụ thiết kế các thùng đựng rác?
+ Nhóm nào sẽ thiết kế các kí hiệu qui định giữ gìn vệ sinh trong lớp?
+ Nhóm nào xây dựng lịch vệ sinh lớp học
+ Nhóm nào sẽ trồng thêm cây xanh?
(2) Tiến hành
- Gắn tờ giấy A0 ở một vị trí cố định, tập trung trẻ lại.
- Tiến hành đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ liệt kê ra các công việc (hoạt động) cần thực hiện.
- Khi trẻ trả lời, giáo viên yêu cầu trẻ lựa chọn thẻ lô tô hình ảnh/ kí hiệu (hoặc vẽ) liên quan đến công việc cần làm để giữ cho không khí trong lành dán lên tờ giấy đã chuẩn bị.
- Tiếp tục đàm thoại giúp trẻ sắp xếp các hoạt động theo một trình tự hợp lí
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian triển khai và kết thúc kế hoạch hoạt động.
- Gợi ý trẻ đặt tên cho kế hoạch, cùng trang trí cho kế hoạch đẹp hơn.
- Giúp trẻ cố định bảng kế hoạch ở một vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Tích cực suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Tích cực thảo luận và thống nhất tên của hoạt động.
- Lựa chọn các kí hiệu/thẻ lô tô phù hợp để gắn lên bảng kế hoạch
- Thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- Đặt tên cho kế hoạch
- Trang trí cho bảng kế hoạch đẹp hơn
- Thống nhất vị trí đặt bảng kế hoạch
Biện pháp 5
Triển khai HĐ BVMT
- Gợi ý trẻ thảo luận và thống nhất những qui định hành vi nên và không nên làm để giữ cho không khí trong lành bằng hình ảnh/kí hiệu; qui định cách đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm cũng bằng kí hiệu/hình ảnh.
- Gợi ý trẻ xác định vị trí đặt các nội qui ấy ở nơi tất cả trẻ đều nhìn thấy.
- Chuẩn bị các bảng ghi kết quả hoạt động của từng nhóm và cho trẻ tự lựa chọn bảng ghi kết quả của nhóm mình. Thống nhất đặt bảng ghi kết quả của các nhóm ở các khu vực mà trẻ lựa chọn.
- Gợi ý trẻ phân công giám sát hoạt động của nhau, nhắc trẻ về thời gian kết thúc kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động giữ cho không khí trong lành theo kế hoạch.
- Tạo yếu tố thi đua để khuyến khích trẻ tích cực thực hiện hoạt động giữ cho không khí trong lành.
- Hết thời gian qui ước, tập trung tất cả trẻ lại để đánh giá kết quả hoạt động giữ cho không khí trong lành.
- Thảo luận và thiết kế các thẻ/kí hiệu qui định việc thực hiện hành vi giữ cho không khí trong lành.
- Thiết kế và lựa chọn bảng ghi kết quả hoạt động cho nhóm.
- Thống nhất cách quan sát, đánh giá hoạt động giữa các nhóm bằng thẻ/kí hiệu.
- Phân công giám sát hoạt động của nhau.
- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Hết thời gian qui ước, tập trung lại để đánh giá kết quả hoạt động giữ cho không khí trong lành, sạch đẹp.
Nhóm BP3
Hướng dẫn trẻ đánh giá kết quả HĐ BVMT qua trải nghiệm
(1) Chuẩn bị
- Bảng ghi kết quả hoạt động giữ cho không khí trong lành của các nhóm.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giữ cho không khí trong lành, ý nghĩa của từng hành động.
+ Chúng ta đã thống nhất lựa chọn hoạt động gì nào? Trong thời gian bao lâu?
+ Chúng ta đã bàn với nhau là sẽ làm những công việc gì để môi trường không khí được trong sạch, thơm mát?
+ Lớp chúng ta đã chia thành mấy nhóm?
+ Nhóm nào phụ trách thiết kế các kí hiệu/hình ảnh qui định hành vi nên và không nên làm để giữ cho không khí được trong lành?
+ Nhóm nào phụ trách việc cắt và dán các kí hiệu/hình ảnh đó?
+ Các con đã đặt những kí hiệu/hình ảnh đó ở những khu vực nào?
+ Nhóm nào thiết kế các thùng phân loại rác?
+ Nhóm nào xây dựng lịch vệ sinh lớp học?
+ Nhóm nào nhận nhiệm vụ quan sát hành động của nhóm 1? Nhóm 2? Nhóm 3? Nhóm 4?
+ Nhóm 1: Các con đã thực hiện được những hoạt động nào để giúp cho môi trường không khí luôn trong sạch, thơm mát?
Tương tự với các nhóm khác
- Các phần quà, hoa,...biểu dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại cùng với bảng kế hoạch và bảng ghi kết quả hoạt động của các nhóm.
- Tiến hành đặt các câu hỏi đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho trẻ thảo luận và nhận xét về các công việc đã thực hiện để giữ cho không khí trong sạch, thơm mát.
- Cho trẻ nêu lên cảm xúc của mình khi thực hiện các công việc đó.
- Tuyên dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
- Tập trung cùng cô, quan sát các bảng ghi kết quả hoạt động, so sánh với kế hoạch hoạt động đã lập.
- Tích cực trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét và giải thích những kí hiệu mà nhóm mình đã đánh giá nhóm bạn.
- Thảo luận và đề xuất các cá nhân, tập thể xuất sắc khi tham gia các hoạt động giữ cho không khí trong lành.
DỰ ÁN 3: DỰ ÁN TIẾT KIỆM ĐIỆN
Các nhóm biện pháp
tiến hành
Các công việc cụ thể
Giáo viên
Trẻ
Nhóm BP1: Chuẩn bị giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm
BP1: Chuẩn bị nguồn lực tham gia GD
BP2: Xây dựng môi trường GD trải nghiệm
Tham gia xây dựng MT trải nghiệm
Nhóm BP2: Tổ chức hoạt động rèn luyện hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua trải nghiệm
Biện pháp 3
Hướng dẫn trẻ lựa chọn chủ đề HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu HĐ giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện trong sinh hoạt:
+ Giúp trẻ hiểu được mỗi người cần phải sử dụng điện tiết kiệm, hợp lí.
+ Trẻ biết được những việc nên làm để tiết kiệm điện.
- Xác định khả năng nhận thức, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm của trẻ và ĐK thực hiện HĐ
+ Các thiết bị điện luôn được cô sử dụng cho mỗi ngày nên có thể hiểu được giá trị của điện trong sinh hoạt.
+ Những hoạt động như đóng kín cửa khi mở điều hoà, nhắc cô tắt các thiết bị điện khi không sử dụng,...phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi
- Chuẩn bị các tài liệu trực quan liên quan đến vấn đề về tiết kiệm điện:
+ Tranh ảnh/video về các thiết bị trong sinh hoạt cần sử dụng điện.
+ Tranh ảnh/video về sử dụng điện lãnh phí, chưa hợp lí
+ Tranh ảnh/thẻ lô tô về những hoạt động sử dụng tiết kiệm điện, hợp lí.
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thảo luận
+ Con nhìn thấy người ta đang làm gì trong các tranh ảnh/video?
+ Con đã nhìn thấy những hình ảnh tương tự như thế này ở đâu?
+ Con hãy kể tên những thiết bị nào ở trường/lớp cần có điện mới sử ụng được?
+ Trong tranh ảnh/video, con thấy người ta dùng thiết bị điện hợp lí chưa? Vì sao?
+ Con có thể làm gì để giúp tiết kiệm điện trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp/ở nhà/ở nơi công cộng?
+ Con thử nghĩ xem, khi con muốn mọi người cùng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, con sẽ làm gì?
- Chuẩn bị MT cho trẻ HĐ
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại, cho trẻ quan sát các tranh ảnh/video liên quan đến vấn đề sử dụng các thiết bị điện trong sinh hoạt kết hợp với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để giúp trẻ đàm thoại, thảo luận.
- Đặt câu hỏi giúp trẻ xác định mục tiêu của hoạt động tiết kiệm điện.
- Vừa hỏi vừa gợi ý trẻ sử dụng hệ thống thẻ lô tô, kí hiệu đã chuẩn bị để dán lên bảng giúp trẻ hình dung được các hoạt động của con người liên quan đến sử dụng điện: các thiết bị trong lớp/trường cần sử dụng điện? Vị trí đặt các thiết bị điện? Hành động nên và không nên làm để tiết kiệm điện?
- Tích cực suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận và thống nhất chủ đề hoạt động tiết kiệm điện.
- Xác định mục tiêu của HĐ tiết kiệm điện.
- Liệt kê tên những thiết bị cần sử dụng điện có ở trường/ lớp;
- Chỉ ra vị trí đặt các thiết bị điện đó.
- Liệt kê những việc mà trẻ có thể làm để giúp tiết kiệm điện.
- Cùng cô tạo dựng môi trường hoạt động
Biện pháp 4
Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch HĐ BVMT
(1) Chuẩn bị
- Một tờ giấy A0, bút lông, màu, thẻ lô tô, keo,....để trẻ lập bảng kế hoạch.
Hệ thống câu hỏi
- Hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Những thiết bị nào ở trường/lớp cần phải sử dụng điện?
+ Những ai thường sử dụng các thiết bị đó?
+ Các con dự định sẽ làm gì để giúp tiết kiệm điện?
+ Con làm được những việc nào để tiết kiệm điện trong sinh hoạt?
+ Con nghĩ, mình nên bắt đầu từ việc nào trước? Tiếp theo mình sẽ làm gì?.....
(2) Tiến hành
- Gắn tờ giấy A0 ở một vị trí cố định, tập trung trẻ lại.
- Tiến hành đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ liệt kê ra các công việc (hoạt động) cần thực hiện.
- Khi trẻ trả lời, giáo viên yêu cầu trẻ lựa chọn thẻ lô tô hình ảnh/ kí hiệu (hoặc vẽ) liên quan đến công việc cần làm để tiết kiệm điện dán lên tờ giấy đã chuẩn bị.
- Tiếp tục đàm thoại giúp trẻ sắp xếp các hoạt động theo một trình tự hợp lí
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian triển khai và kết thúc kế hoạch hoạt động.
- Gợi ý trẻ đặt tên cho kế hoạch, cùng trang trí cho kế hoạch đẹp hơn.
- Giúp trẻ cố định bảng kế hoạch ở một vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Tích cực suy nghĩ và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Tích cực thảo luận và thống nhất tên của hoạt động.
- Lựa chọn các kí hiệu/thẻ lô tô phù hợp để gắn lên bảng kế hoạch
- Cho trẻ thảo luận để nhận nhiệm vụ theo nhóm. Trong từng nhóm, giúp trẻ thảo luận và phân công công việc cho cá nhân.
- Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- Đặt tên cho kế hoạch
- Trang trí cho bảng kế hoạch đẹp hơn
- Thống nhất vị trí đặt bảng kế hoạch
Biện pháp 5
Triển khai HĐ BVMT
- Gợi ý trẻ thảo luận và thống nhất những qui định hành vi sử dụng nước tiết kiệm bằng hình ảnh/kí hiệu; qui định cách đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm cũng bằng kí hiệu/hình ảnh.
- Gợi ý trẻ xác định vị trí đặt các nội qui ấy ở nơi tất cả trẻ đều nhìn thấy.
- Chuẩn bị các bảng ghi kết quả hoạt động của từng nhóm và cho trẻ tự lựa chọn bảng ghi kết quả của nhóm mình. Thống nhất đặt bảng ghi kết quả của các nhóm ở các khu vực mà trẻ lựa chọn.
- Gợi ý trẻ phân công giám sát hoạt động của nhau, nhắc trẻ về thời gian kết thúc kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm theo kế hoạch.
- Tạo yếu tố thi đua để khuyến khích trẻ tích cực thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm.
- Hết thời gian qui ước, tập trung tất cả trẻ lại để đánh giá kết quả hoạt động sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt.
- Thảo luận và thiết kế các thẻ/kí hiệu qui định việc thực hiện hành vi tiết kiệm nước.
- Thiết kế và lựa chọn bảng ghi kết quả hoạt động cho nhóm.
- Thống nhất cách quan sát, đánh giá hoạt động giữa các nhóm bằng thẻ/kí hiệu.
- Phân công giám sát hoạt động của nhau.
- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Hết thời gian qui ước, tập trung lại để đánh giá kết quả hoạt động tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
Nhóm BP3
Hướng dẫn trẻ đánh giá kết quả HĐ BVMT qua trải nghiệm
(1) Chuẩn bị
- Bảng ghi kết quả hoạt động sử dụng nước tiết kiệm của các nhóm.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, ý nghĩa của từng hành động.
+ Chúng ta đã thống nhất lựa chọn hoạt động gì nào? Trong thời gian bao lâu?
+ Chúng ta đã bàn với nhau là sẽ làm những công việc gì để tiết kiệm nước?
+ Lớp chúng ta đã chia thành mấy nhóm?
+ Nhóm nào phụ trách thiết kế các kí hiệu/hình ảnh qui định hành vi tiết kiệm nước?
+ Nhóm nào phụ trách việc cắt và dán các kí hiệu/hình ảnh đó?
+ Các con đã đặt những kí hiệu/hình ảnh đó ở những khu vực nào?
+ Nhóm nào nhận nhiệm vụ quan sát hành động của nhóm 1? Nhóm 2? Nhóm 3? Nhóm 4?
+ Nhóm 1: Các con đã thực hiện được những hoạt động tiết kiệm nước nào trong sinh hoạt?
Tương tự với các nhóm khác
- Các phần quà, hoa,...biểu dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
(2) Tiến hành
- Tập trung trẻ lại cùng với bảng kế hoạch và bảng ghi kết quả hoạt động của các nhóm.
- Tiến hành đặt các câu hỏi đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho trẻ thảo luận và nhận xét về các công việc đã thực hiện để sử dụng nước tiết kiệm.
- Cho trẻ nêu lên cảm xúc của mình khi thực hiện các công việc đó.
- Tuyên dương các cá nhân và tập thể xuất sắc.
- Tập trung cùng cô, quan sát các bảng ghi kết quả hoạt động, so sánh với kế hoạch hoạt động đã lập.
- Tích cực trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét và giải thích những kí hiệu mà nhóm mình đã đánh giá nhóm bạn.
- Thảo luận và đề xuất các cá nhân, tập thể xuất sắc khi tham gia các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt.
PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG ĐỀ KHẢO SÁT TRẺ
Trẻ quan sát và chọn phân biệt hành vi đúng/sai
Trẻ quan sát và chọn phân biệt hành vi đúng/sai
PHỤ LỤC 7: HÌNH ẢNH TRẺ THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Trẻ thảo luận cùng nhau thiết kế các kí hiệu nhắc nhở mọi người BVMT nước
Trẻ thảo luận lựa chọn các hoạt động sẽ tiến hành để BVMT nước
Trẻ chia sẻ dự định với cô giáo về các hoạt động BVMT nước
Nhóm vẽ tranh BVMT
Nhóm sử dụng các dụng cụ chứa nước khác nhau để tiết kiệm nước