VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƢƠNG THỊ MAI
ĐộNG Từ TIếNG NHậT- NHữNG ĐặC TRƯNG
NGữ NGHĩA, NGữ DụNG THể HIệN QUA CáC
TáC PHẩM TIÊU BIểU CủA NATSUME SOUSEKI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGễN NGỮ HỌC
HÀ NỘI-2016
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƢƠNG THỊ MAI
ĐộNG Từ TIếNG NHậT- NHữNG ĐặC TRƯNG
NGữ NGHĩA, NGữ DụNG THể HIệN QUA CáC
TáC PHẩM TIÊU BIểU CủA NATSUME SOUSEKI
Chuyờn ngành : Ngụn ngữ học
Mó số :
208 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Động từ tiếng Nhật - Những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume Souseki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 22 02 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Thị Chung Toàn
HÀ NỘI-2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Trương Thị Mai
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 8
1.2. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu ..................... 14
Chương 2: ĐỘNG TỪ XUẤT HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA NATSUME SOUSEKI .......................................................................... 44
2.1. Kết quả thống kê chung ................................................................................. 44
2.1. Kết quả thống kê phân loại theo một số tiêu chí của luận án ................... 44
Chương 3: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG NHẬT -
TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ ĐỘNG TỪ TIÊU BIỂU ...................................... 62
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ qua khảo sát một số động từ đa nghĩa ..... 62
3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ qua khảo sát một số động từ đồng nghĩa .. 80
Chương 4: ĐẶC TRƯNG NGỮ DỤNG CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG NHẬT,
ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ CỦA N.SOUSEKI VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG
TRONG GIẢNG DẠY ................................................................................. 100
4.1. Hoạt động của một số động từ ngữ vi tiêu biểu ..................................... 100
4.2. Vai trò tạo liên kết và mạch lạc về tiêu điểm phát ngôn từ sự đối ứng nội
động - ngoại động ................................................................................................ 107
4.3. Dạng hoạt động của động từ - yếu tố góp phần chỉ xuất mối quan hệ và tính
cách của các nhân vật giao tiếp. ........................................................................... 118
4.4. Đặc trưng ngôn từ của N. Souseki qua cách sử dụng động từ ................... 134
4.5. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Nhật ................... 143
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149
ii
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 152
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 162
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNV: Biểu thức ngữ vi
DT : Danh từ
ĐT : Động từ
ĐTLD: Động từ lưỡng dụng
ĐTNV: Động từ ngữ vi
HVTL: Hành vi tại lời
NĐT: Nội động từ
NGĐT: Ngoại động từ
N.Souseki : Natsume Souseki
Botchan: Botchan (Cậu ấm ngây thơ)
Kokoro : Kokoro (Nỗi lòng)
Sorekara : Sorekara (Từ đó)
Waga: Wagahai wa neko de aru (Tôi là mèo)
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng, biểu Trang
Bảng 1.1: Thời của động từ tiếng Nhật 17
Bảng 1.2: Thời và thể trong tiếng Nhật 19
Bảng 1.3: Các cấp độ biểu hiện thể trong tiếng Nhật 19
Bảng 1.4: Dạng và hình thức biểu hiện dạng trong tiếng Nhật 20
Bảng 1.5: Tình thái và hình thức biểu hiện trong tiếng Nhật 21
Bảng 1.6: Dạng thức biến hình theo phạm trù lịch sự của ĐT tiếng Nhật 22
Bảng 1.7: Sự tương ứng giữa vai nghĩa và hình thức biểu đạt theo đề nghị của
Ooduka (2011) 31
Bảng 2.1: Phân loại động từ theo nguồn gốc của các yếu tố tham gia tạo từ 44
Bảng 2.2: Phân loại động từ theo cấu trúc nội tại 45
Bảng 2.3: Tần suất sử dụng của các động từ 48
Bảng 2.4: Danh sách 63 động từ có số lần xuất hiện cao nhất (trên 50 lần) 51
Bảng 2.5: Danh sách các động từ có số lần xuất hiện cao nhất theo nhóm 53
Bảng 2.6: Kết quả thống kê động từ thuần Nhật theo tiêu chí nội động - ngoại động 54
Bảng 2.7: Các cặp động từ đối ứng tiêu biểu 58
Bảng 3.1 : Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ suru 64
Bảng 3.2 : Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ aru 74
Bảng 3.3: Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ iu 78
Bảng 3.4: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của suru, okonau, yaru 81
Bảng 3.5: Đặc điểm danh từ làm thành vai đối tượng cho suru, yaru, okonau khi
chúng cùng thể hiện ý nghĩa “làm, thực hiện hành hoạt động gì” 82
Bảng 3.6: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của iu, hanasu, shaberu, kataru 85
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát tham tố đối tượng, tiếp thể của iu, hanasu, shaberu,
kataru 87
Bảng 3.8: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của omou và kangaeru 92
Bảng 3.9: Cấu trúc sử dụng của omou và kangaeru trong ngữ liệu 92
Biểu đồ 2.1. Cấu tạo của động từ ghép thuần Nhật 46
Biểu đồ 2.2. Cấu tạo của các ĐT ghép gốc Hán 46
Biểu đồ 2.5. Các động từ thuần Nhật từ góc độ nội động – ngoại động 55
v
MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, trong những năm gần đây số người học tiếng Nhật ở Việt Nam
tăng lên nhanh chóng. Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng nở rộ
với hàng loạt các tác phẩm văn học Nhật Bản được dịch sang tiếng Việt và được
độc giả Việt Nam đón nhận tích cực. Trong bối cảnh như vậy, việc tìm hiểu tiếng
Nhật ở góc độ lí luận, có gắn kết với thực tiễn thông qua các tác phẩm văn học
Nhật Bản là một hướng đi thích ứng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật cũng như trích giảng văn học Nhật
Bản cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật tại Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỉ XX, đã có một số công trình nghiên
cứu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Nhật Bản. Hầu hết các nghiên cứu
này đều được thực hiện dưới góc độ nghiên cứu văn học và được tiến hành trên
ngữ liệu là các văn bản dịch vòng từ các thứ tiếng khác như tiếng Nga, tiếng Anh,
tiếng Pháp sang tiếng Việt. Cho tới nay, nghiên cứu các tác phẩm văn học Nhật
Bản trên cơ sở các bản gốc tiếng Nhật dưới góc độ ngôn ngữ học c n có số lượng
hạn chế. Đây chính là hướng tiếp cận mới của luận án.
Natsume Souseki (N.Souseki), tên thật là Natsume Kinnosuke, sinh năm 1867,
là nhà văn, nhà thơ, nhà trí thức đa tài đặc biệt. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của
ông có nhiều nét độc đáo mà Kenzaburo Oe1 gọi là “một hiện tượng lạ lùng hiếm
có của văn học Nhật Bản” [30]. Cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke,
N.Souseki được đánh giá là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại
[31]. Các tiểu thuyết của ông đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,
tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác. Chúng hiện vẫn đang được người dân Nhật Bản
đọc và cảm nhận với sự hứng khởi mới như “Wagahai wa nekodearu (Tôi là mèo)”
(1905), “Botchan (Cậu ấm ngây thơ)” (1907), “Sanshiro (Chàng trai Sanshiro)”
(1908), “Kokoro (Nỗi l ng)” (1909), “Sorekara (Từ đó)” (1909), “Michikusa (Cỏ
1 Là một trong những nhà văn lớn nhất của Nhật thế kỷ XX. Ông đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1994 và là
tác giả của hơn 20 tiểu thuyết cũng như nhiều tập truyện ngắn.
1
ven đường)” (1915)... Cái tên N.Souseki thường được nhắc tới khi nói về văn học
Nhật Bản và được đưa vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các
trường phổ thông của Nhật. N.Souseki cũng là một trong những tác giả được giới
thiệu trong chương trình trích giảng văn học Nhật Bản cho sinh viên chuyên ngành
tiếng Nhật tại trường Đại học Hà Nội.
Mặt khác, từ góc độ ngôn ngữ học, có thể thấy rằng động từ (ĐT) là một từ
loại quan trọng trong mọi ngôn ngữ. Đây là từ loại thực từ cực kì phức tạp xét trên
phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. “Tính phức tạp ấy có nguồn gốc ở bản
chất nghĩa của từ loại này là nó chỉ ra đặc trưng vận động của tất cả những gì biểu
đạt bằng danh từ với tất cả sự đa dạng và các mối liên hệ khách quan của nó”
[14;131]. Trong tiếng Nhật, ĐT được sử dụng rộng rãi trong hoạt động ngôn ngữ
đến mức có thể cho rằng “các suy nghĩ, phát kiến mang đặc thù của tiếng Nhật
phần lớn đều nhờ vào sự trợ giúp của động từ” [dẫn theo 39;1].
Với những nhận xét trên đây, có thể cho rằng nghiên cứu về ĐT trong tiếng
Nhật sẽ cho ta thấy được nhiều đặc trưng của tiếng Nhật nói riêng và đặc trưng
trong tư duy, suy nghĩ của người Nhật nói chung. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng có
một số lượng lớn các ĐT được sử dụng trong những tác phẩm nổi tiếng của
N.Souseki qua tư duy hình tượng và tư duy lôgic tuyệt vời của ông đã được hiện
diện lên trong rất nhiều ngữ cảnh với ngữ nghĩa và ngữ dụng khác nhau. Dưới góc
độ ngôn ngữ học, đây hẳn sẽ là kho tư liệu phong phú để khai thác những đặc
trưng ngôn ngữ của tiếng Nhật nói chung và ĐT tiếng Nhật nói riêng. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Động từ tiếng Nhật - Những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ
dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume Souseki” để tiến hành
nghiên cứu với mong muốn không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu lí luận về
tiếng Nhật mà còn giúp ích cho công tác giảng dạy tiếng Nhật cũng như giảng dạy
văn học Nhật Bản tại Việt Nam.
0.2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐT tiếng Nhật được sử dụng trong
một số tiểu thuyết nổi tiếng của N.Souseki.
2
Theo Miyajima (1972), “với các tác phẩm văn học sử dụng hành văn của
ngôn ngữ nói thì sự biến đổi về ý nghĩa của ĐT từ thời kì Minh Trị, Đại Chính đến
thời kỳ hiện đại chỉ là rất nhỏ, ở mức không đáng kể. Các tác phẩm văn học này từ
khi được xuất bản đến khi tác giả qua đời vẫn được in lại hàng năm, được đọc rộng
rãi, không có sự khác biệt lớn nào so với thời nay” [82; 6]. Ông cũng chọn các tác
phẩm văn học trong thời kì này làm nguồn dữ liệu để nghiên cứu về ĐT. Do đó, có
thể cho rằng việc lựa chọn các tiểu thuyết của N.Souseki để thống kê và phân tích
về ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT tiếng Nhật của luận án đảm bảo được tính khoa học
cần thiết cho việc nghiên cứu.
Trong quá trình làm ngữ liệu, chúng tôi thống kê tất cả những ĐT là thực từ
trong hành chức mà không tính đến trường hợp chúng được sử dụng như một ĐT
hình thức hay ĐT bổ trợ - là những trường hợp ĐT được sử dụng trong sự kết hợp
với một ĐT khác và mất đi ý nghĩa vốn có của nó, thay vào đó, chúng lại biểu đạt
một ý nghĩa trừu tượng hay ý nghĩa ngữ pháp nào đó của hành động [175]. Ví dụ,
iru có nghĩa cơ bản là “chỉ sự tồn tại của người, động vật” nhưng trong sự kết hợp
với một ĐT khác ở dạng te (như tabe-te), nó mất đi ý nghĩa cơ bản này mà biểu hiện ý
nghĩa thể của hành động là sự tiếp diễn (khi đó, tabete iru có nghĩa là “đang ăn”).
0.3. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với các mục đích chính sau đây:
1) Làm sáng tỏ thêm những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT tiếng Nhật
qua một nguồn ngữ liệu cụ thể.
2) Chỉ ra một số đặc điểm về ngôn từ của N.Souseki qua cách sử dụng ĐT.
3) Bổ sung những tư liệu cụ thể hữu ích cho công tác giảng dạy tiếng Nhật và
trích giảng văn học Nhật Bản tại Việt Nam.
0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các mục đích nghiên cứu của luận án được cụ thể thành những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Khái quát và hệ thống hoá những cơ sở lí thuyết phục vụ cho nghiên cứu.
- Tiến hành thống kê, phân tích để làm sáng tỏ thực tế của ĐT về mặt số
lượng, chủng loại, tần suất theo các tiêu chí phân loại được áp dụng trong luận án,
3
từ đó chỉ ra bức tranh toàn cảnh về các ĐT được sử dụng trong các tác phẩm nổi tiếng
của N.Souseki, liên hệ tới đặc trưng ngôn ngữ của tác giả.
- Khảo sát ý nghĩa và cách dùng cũng như hoạt động của các ĐT trong hành
chức qua các ngữ cảnh trên cơ sở các lí thuyết đã nêu. Từ đó phân tích để làm rõ
những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT.
- Chỉ ra những nét độc đáo trong cách sử dụng ĐT của nhà văn cũng như một
số ứng dụng trong giảng dạy tiếng Nhật và trích giảng văn học Nhật Bản cho sinh
viên tiếng Nhật.
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được sử dụng chủ yếu để mô tả
những kết quả thu được trong thống kê ngữ liệu. Đặc biệt, bằng thủ pháp phân tích
vị từ - tham tố, luận án mô tả những đặc điểm của các vai nghĩa với vị từ là các ĐT
tiếng Nhật trong ngữ cảnh sử dụng từ đó phân tích, tổng hợp nhằm chỉ ra đặc trưng
ngữ nghĩa của ĐT.
- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp đối chiếu được sử dụng trong đối chiếu ý
nghĩa của ĐT được giải thích trong các từ điển với thực tế hoạt động của chúng
trong ngữ liệu để chỉ ra đặc điểm riêng đáng lưu ý về ngữ nghĩa và đối chiếu ý
nghĩa của các ĐT đồng nghĩa với nhau để tìm ra điểm chung, điểm riêng giữa
chúng, từ đó tiếp tục đối chiếu giữa các tổng kết trong từ điển với thực tế hành
chức của ĐT trong ngữ liệu.
- Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các ĐT trong ngữ
liệu theo từng tiểu loại, chỉ ra mức độ sử dụng của chúng nhằm có được cái nhìn
bao quát và tổng thể về mặt định lượng. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở giúp tìm ra
khuynh hướng chung của những ĐT được sử dụng trong ngữ liệu ở chương 2, tìm
ra những ĐT có “tính vấn đề” để đi sâu phân tích trong chương 3 và chương 4.
- Đồng thời, luận án cũng áp dụng các thủ pháp của phân tích diễn ngôn như phân
tích hội thoại, phân tích ngữ cảnh... qua các ngữ cảnh để thấy được vai trò của ĐT
trong việc góp phần chỉ xuất đặc điểm nhân vật giao tiếp, vai trò của ĐT trong việc
tạo nên sự mạch lạc cho phát ngôn cũng như những tác dụng biểu đạt cụ thể của
4
ĐT để chỉ ra đặc trưng ngôn từ của nhà văn và hướng tới việc ứng dụng các kết
quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tiếng Nhật.
0.6. Tƣ liệu nghiên cứu
Theo thống kê, N.Souseki đã viết khoảng 14 tiểu thuyết gồm truyện vừa
(khoảng 100 trang) và truyện dài (khoảng 450 trang), 10 truyện ngắn. Ngoài ra,
ông còn để lại các tác phẩm lí luận và bình luận văn học, tùy bút, nhật kí, kí sự, thơ
haiku2, thơ mới. Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn thống kê ĐT trong một số
tiểu thuyết tiêu biểu cho hai thời kì sáng tác của ông: thời kì đầu mang tính hài
hước và triết lí cao sang, thời kì sau mang tính triết lí phê phán cái tôi cá nhân
trong xã hội Âu hoá thời cận đại ở Nhật Bản. Cụ thể là bốn tiểu thuyết “Wagahai
wa nekode aru” (Tôi là mèo, 1905), “Botchan” (Cậu ấm ngây thơ, 1907),
“Sorekara” (Từ đó, 1909), và “Kokoro” (Nỗi lòng, 1914). Phụ lục 1 của luận án là
phần nội dung tóm tắt các tiểu thuyết này. Trong đó, “Tôi là mèo” và “Botchan”
là hai tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong cách hài hước với triết lí
cao sang, “Từ đó” và “Nỗi l ng” là hai tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác sau này
với chủ đề phê phán chủ nghĩa cá nhân. Bản điện tử các tác phẩm trên được lấy từ
trang web hỗ trợ việc tìm đọc các tác phẩm văn học cổ điển của Nhật:
htttp://www.Aozora.gr.jp. Sau khi lưu dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Word,
chúng tôi chọn khảo sát văn bản theo cách: khảo sát ít nhất 100 trang cho mỗi tác
phẩm, các trang khảo sát được phân bố đều theo các chương để tạo mạch liên kết
cho việc phân tích.
Trong quá trình phân tích ngữ liệu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phần dịch tiếng
Việt trích từ các bản dịch đã được công bố của các tác phẩm. Đó là bản dịch “Cậu
ấm ngây thơ” (Botchan) của Nguyễn Thị Loan, “Nỗi l ng” (Kokoro) của Đỗ
Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh. Tuy nhiên, hai tác phẩm “Wagahai wa neko
de aru” và “Sorekara” hiện chưa có các bản dịch sang tiếng Việt nên phần dịch
tiếng Việt cho các ví dụ trích từ hai tác phẩm này là do chúng tôi thực hiện.
2 Một thể loại thơ của Nhật, quy định về số âm tiết mỗi câu là 5, 7, 7; trong nội dung thể hiện phải có phần
mô tả về thời tiết theo các mùa.
5
0.7. Đóng góp của luận án
Với cách tiếp cận nghiên cứu về đặc trưng của tiếng Nhật thông qua các tác
phẩm văn học của Nhật Bản, luận án có những đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu
liên ngành giữa ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học về mặt lí luận cũng như thực
tiễn như sau:
1) Đóng góp về mặt lí luận
- Bổ sung tư liệu về từ loại ĐT trong bức tranh về ĐT của các ngôn ngữ nói
chung, đặc biệt là ĐT trong tiếng Nhật, một ngôn ngữ chắp dính khác loại hình
với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.
- Xác định và bổ sung thêm tư liệu về mặt lí luận của ĐT tiếng Nhật từ góc độ lí
thuyết đến thực tế hành chức trong các ngữ cảnh văn học.
- Bổ sung cứ liệu nghiên cứu cho các kết quả phân tích diễn ngôn, phân tích văn
bản học, phân tích ngữ dụng, phân tích ngôn ngữ tác giả khi xem xét hoạt động
của ĐT trong những tác phẩm văn học có sức sống bền lâu và có sức ảnh hưởng
xã hội lớn.
2) Đóng góp về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu tần số xuất hiện của ĐT sẽ giúp ích cho định hướng lựa chọn ĐT
nào trong các giáo trình dạy tiếng để làm các bài tập luyện từ.
- Lưu ý sinh viên về cách sử dụng ĐT tiếng Nhật qua các ngữ cảnh cụ thể. Tư
liệu nghiên cứu về một số ĐT tiêu biểu và các ngữ cảnh cụ thể của chúng là
những ví dụ minh họa rõ ràng và xác thực về cách sử dụng ĐT trong sinh hoạt
đời sống, trong thực tế hoạt động của ngôn từ.
- Gợi mở những phương án giảng dạy, giải thích ngữ nghĩa ngữ dụng của ĐT
trong giảng dạy thực hành và lí thuyết tiếng Nhật. Gợi mở những phương án
phân tích hoạt động của ĐT từ bình diện ngữ dụng phục vụ cho việc đọc và lí
giải tác phẩm văn học Nhật Bản.
0.8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí thuyết liên quan
đến nội dung nghiên cứu
6
- Điểm lại các nghiên cứu về ngôn ngữ của N.Souseki, các nghiên cứu về ĐT
tiếng Nhật, chỉ ra việc nghiên cứu về ĐT trong các tác phẩm của N.Souseki là hoàn
toàn mới, chưa từng được đề cập tới trước đây.
- Tổng hợp những nội dung lí thuyết cơ bản về ĐT tiếng Nhật, những cơ sở lí
luận cơ bản cần thiết về ngữ nghĩa, ngữ dụng phục vụ cho quá trình thống kê và
phân tích ngữ liệu.
Chƣơng 2: Động từ xuất hiện trong các tác phẩm tiêu biểu của N.Souseki
Qua thống kê và phân loại, mô tả bức tranh tổng quan về ĐT trong các tác
phẩm tiêu biểu của N.Souseki, đưa ra nhận xét về khuynh hướng hoạt động của ĐT
làm cơ sở việc lựa chọn ĐT tiểu biểu và hướng triển khai phân tích đặc điểm ngữ
nghĩa, ngữ dụng của ĐT trong các chương sau.
Chƣơng 3: Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ tiếng Nhật - Trường hợp một số động
từ tiêu biểu
Khảo sát, phân tích để làm rõ đặc trưng ngữ nghĩa của các ĐT tiêu biểu từ
hai góc độ tiếp cận là đa nghĩa và đồng nghĩa.
Chƣơng 4: Đặc trưng ngữ dụng của động từ tiếng Nhật, đặc điểm ngôn từ của N.
Souseki và những ứng dụng trong giảng dạy
Phân tích để làm rõ đặc trưng ngữ dụng của ĐT qua việc khảo sát hoạt động
một số động từ ngữ vi tiêu biểu, tập trung phân tích hành chức của các cặp đối ứng
nội động - ngoại động, khảo sát dạng hoạt động của ĐT liên quan đến việc chỉ xuất
nhân vật, đến phạm trù lịch sự trong tiếng Nhật. Từ những kết quả nghiên cứu về
ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT, chỉ ra một số đặc trưng ngôn từ của N.Souseki qua
cách sử dụng ĐT và những ứng dụng trong giảng dạy.
7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm của N.Souseki
Ở Nhật Bản, bên cạnh rất nhiều nghiên cứu mang tính đặc thù văn học, đã có
một số công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học của N.Souseki dưới góc độ
ngôn ngữ học. Tuy nhiên, có thể nói rằng những vấn đề ngôn ngữ mà các nghiên
cứu này đề cập tới còn lẻ tẻ, chưa thực sự thành hệ thống. Đó là:
- Nghiên cứu về các đơn vị ngôn ngữ cũng như các phương tiện biểu hiện ngữ
pháp trong tiếng Nhật như nghiên cứu của Rinkiun hay các nghiên cứu của Terada
Tomomi. Trong đó, Rikiun (1995) tập trung khảo sát các cách diễn đạt có chứa
reru, rareru được sử dụng trong “Botchan”. Theo tác giả, các phụ tố reru, rareru
trong tác phẩm này được sử dụng theo nguyên tắc chung với các ý nghĩa ngữ pháp
là biểu hiện khả năng, sự tình mang tính tự phát, sự tôn kính và dạng bị động. Tác
giả đi sâu khảo sát dạng bị động, đặc biệt là dạng bị động với nghĩa “bị làm phiền”
(meiwakuukemi 迷惑受身) và đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy [149]. Còn
Terada Tomomi (2000, 2001, 2002) công bố một số nghiên cứu về ngôn ngữ giới
cuối thời Minh Trị thông qua thống kê, phân tích những biểu hiện cuối câu của các
lời thoại trong tác phẩm “Wagahai wa neko de aru” (Tôi là mèo). Theo đó, các tiểu
từ tình thái cuối câu như “koto”, “wa” là những cách nói riêng của nữ giới, “zo” là
cách nói riêng của nam giới. Tác giả cũng khảo sát các cách nói được cả hai giới
sử dụng trong tác phẩm, từ đó đưa ra một số nhận định về mối tương quan giữa
việc sử dụng các tiểu từ tình thái cuối câu với việc sử dụng kính ngữ [112].
- Nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ nhà văn như các nghiên cứu của Otani
(2007), Rishunran (2010). Trong đó, Otani (2007) đã phân tích một số ví dụ trích
dẫn từ 11 cuốn tiểu thuyết của N.Souseki và cho rằng: điểm thú vị về ngôn ngữ tạo
nên tiếng cười cho tiểu thuyết của N.Souseki là những lối chơi chữ, các cách nói tỉ
dụ, thậm xưng, cách diễn đạt dài dòng cụ thể quá mức cũng như cách bố cục tạo ra
độ lệch giữa các câu từ trong diễn đạt [49]. Rishunran (2010) nghiên cứu về cách
biểu hiện thái độ lịch sự trong tiểu thuyết “Botchan” thông qua việc thống kê và
8
phân tích cách nói thông thường (sử dụng “da”) và cách nói lịch sự (sử dụng
“desu”). Từ sự tương ứng giữa việc sử dụng hay không sử dụng kính ngữ trong các
lời thoại và lời dẫn miêu tả suy nghĩ của Botchan về các nhân vật khác, tác giả
phân tích thái độ, tình cảm của Botchan đối với họ, góp phần làm sáng tỏ dụng ý sử
dụng ngôn từ của nhà văn [156].
- Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu về cách sử dụng các loại chữ viết, cụ thể là
sự sử dụng chữ Kana3 trong bản thảo của N.Souseki của Narita Tetsuo (2008). Tác
giả đã chỉ ra rằng: ngoài các trường hợp từ ngoại lai được ghi bằng chữ Kana như
“paipu” (tẩu) như quy định chung, còn có những từ tuy là thuần Nhật nhưng vẫn
được ghi bằng chữ Kana như các từ chỉ sinh vật như “inago” (cào cào)..), các từ
tượng thanh như “ohoho” (ohôhô); có những từ tuy là từ ngoại lai nhưng lại
được ghi bằng chữ Hán như “tabako” (thuốc lá)..., lại có những từ khi được ghi
bằng chữ Hán, khi được ghi bằng chữ Kana như hankachi (khăn tay), shatsu (áo sơ
mi)..; và đưa ra những kiến giải riêng cho từng trường hợp [120].
Như vậy, qua sự tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng hiện chưa có nhiều
nghiên cứu về tiếng Nhật thông qua các tác phẩm văn học của N.Souseki và chúng
cũng chỉ dừng lại ở những khảo sát nhỏ lẻ. Trong số các nghiên cứu này, đáng kể
nhất là công trình của Terada. Bà đã phần nào đưa ra được một số nhận định về
đặc trưng ngôn ngữ của N.Souseki và đặc trưng của tiếng Nhật thời kì đầu Minh
Trị. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan tới ĐT vẫn c n chưa được đề cập đến một
cách thỏa đáng. Đây cũng chính là mảng vấn đề mà luận án đặt ra cho nghiên cứu
của mình.
1.1.2. Nghiên cứu về động từ tiếng Nhật nói chung
Với vai trò to lớn trong việc tạo ra các phát ngôn, cùng với sự phát triển của
ngành nghiên cứu ngôn ngữ Nhật tại Nhật Bản, ĐT tiếng Nhật luôn thu hút sự
quan tâm của rất nhiều học giả cũng như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Có thể
phân loại các nghiên cứu về ĐT tiếng Nhật thành các khuynh hướng lớn như sau:
a) Đặt ĐT trong quan hệ tổng thể của các vấn đề ngữ pháp tiếng Nhật:
Những nghiên cứu về ĐT theo hướng này gắn liền với những nghiên cứu về
các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Nhật. Tiêu biểu trong số đó là các công trình
3 Là hệ thống văn tự được người Nhật sáng tạo ra bằng cách giản hoá thảo thư của chữ Hán nhằm ghi lại mọi
âm vận trong tiếng Nhật.
9
“Một cách phân loại động từ tiếng Nhật” của Kindaichi Haruhiko (1950), "Thể của
động từ Tiếng Nhật" của Kindaichi (1976), công trình “Bàn về việc nghiên cứu thể -
một bước mới theo Kindaichi” của Okuta (1977) hay công trình “Thời và thể trong
tiếng Nhật hiện đại” của Shibatani (1979), “Phạm trù dạng” của Nita Yoshio (1981),
“Ý nghĩa và sự tạo câu của động từ tiếng Nhật- xung quanh vấn đề thời và thể” của
Nita Yoshio (1982), “Thời và thể trong tiếng Nhật hiện đại” của Takahashi Taro
(1985), “Phương diện sự tình và tình thái của thời và thể” của Teramura (1982), “Cú
pháp và ý nghĩa tiếng Nhật” của Teramura (1984), “Động từ và phạm trù dạng” của
Kageyama Taro (1989), “Dạng và tính ngoại động trong tiếng Nhật” của Nita
Yoshio (1991), “Ngữ pháp hình tròn đồng tâm của tiếng Nhật” của Minami Fuji
(1993), “Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của động từ” của Morita (1994), “Động từ
tiếng Nhật” của Kayano Naoko (2001), “Hệ thống thời, thể và văn bản - các cách
biểu hiện thời trong tiếng Nhật” của Kudou Mayumi (1995), “Hệ thống thời, thể,
tình thái trong tiếng Nhật - Vượt qua những nghiên cứu về tiếng Nhật chuẩn” của
Kudou Mayumi (2004) [65], [66], [70], [71], [113], [123], [124], [135].
b) Chỉ tập trung nghiên cứu về ĐT hoặc một số nhóm nhỏ trong ĐT:
Trước tiên, có thể thấy rằng trong các công trình lớn tổng hợp nhiều vấn đề
về ĐT như các công trình của Morita (1981), Nita (1984)..., các tác giả đều có
những phần riêng đi sâu bàn luận về ĐT theo các tiểu loại, các nhóm có chung đặc
trưng nào đó như ĐT chỉ sự biến đổi, sự chuyển động, sự cho nhận...
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX cho đến nay, đã có hàng loạt công trình
nghiên cứu về các ĐT phức4 trong tiếng Nhật, từ những nghiên cứu về ĐT phức
nói chung cho tới từng trường hợp các yếu tố đứng sau trong câu trúc như các
nghiên cứu của Takebe (1953), Okuda (1984), Himeno (1999) [107], [57], [151].
- Các nghiên cứu về nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Nhật của
Okutsu (1967), Hayatsu (1989)... Trong đó, tiêu biểu là nghiên cứu của Sato
Takuzo (2005) khi bàn về ý nghĩa của câu được tạo thành từ các NĐT và NGĐT
[59], [96], [148].
- Các nghiên cứu về nhóm các ĐT thể hiện sự cho - nhận như nghiên cứu của
các tác giả Okutsu (1986), Kubo Miori (1998), Sou Eisen (2002), Machita (1999)
[60], [77], [101], [132].
4 Các nhà Nhật ngữ học thường gọi ĐT ghép từ hai ĐT là các ĐT phức
10
Bên cạnh đó c n có các nghiên cứu về nhóm ĐT chỉ giá trị, nhóm ĐT chỉ
quan hệ, nhóm ĐT chỉ sự biến đổi tình cảm của Yamaoka Masaki (2000), nghiên
cứu về các ĐT phản thân của Sachiekure (2012) [97], [157], [160], [159], [161], [162].
c) Xem xét hoạt động của các ĐT trong các cách dùng cụ thể:
“Nghiên cứu mô tả ý nghĩa, cách dùng của ĐT tiếng Nhật” của Miyajima
Tatsuo (1972) là một công trình lớn của Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia Nhật
Bản. Với quan điểm cho rằng “trong việc giải nghĩa của từ một cách chính xác thì
không có việc gì quan trọng bằng việc sưu tập càng nhiều càng tốt các trường hợp
sử dụng cụ thể. Từ rất nhiều trường hợp cụ thể đó, chúng ta sẽ tự lí giải cả trăm thắc
mắc và làm dịu đi cả ngàn ý kiến tranh cãi.” [82;8], Miyajima đã công bố một công
trình đồ sộ mô tả nghĩa của ĐT tiếng Nhật. Trước tiên, ông mô tả cụ thể những đặc
trưng ngữ nghĩa mà ông cho rằng chúng giúp phân biệt một cặp ĐT. Cụ thể là, với
một cặp đối lập A - B, tác giả phân biệt những trường hợp A và B được sử dụng thay
thế cho nhau gọi là “cách sử dụng AB”, và những trường hợp chỉ riêng A hoặc B mới
được sử dụng gọi là “cách sử dụng A” và “cách sử dụng B”, từ đó khu biệt đặc trưng
về nghĩa cho A và B. Ví dụ, với cặp ĐT hoeru (A) (sủa) và naku (B) (kêu, khóc), cả
hoeru và naku đều dùng được trong trường hợp {inu ga hoeru / naku} (chó sủa), đây
là cách sử dụng AB. Nhưng hoeru lại không thể sử dụng như naku trong trường hợp
{neko ga hoeru} (mèo sủa), đây là cách sử dụng B. Sự khác biệt này cho thấy phạm vi
chủ thể của naku rộng hơn hoeru. Đồng thời, ông cũng đưa ra một loạt kết quả mô tả
cụ thể một số ĐT đa nghĩa như các từ agaru (dâng lên, tăng lên), noboru (leo lên)...
Đây là một nghiên cứu mô tả trên diện rộng, với nguồn ngữ liệu khổng lồ không chỉ
dừng lại ở các tiểu thuyết mà còn bao gồm cả các văn bản chính luận, khoa học trong
các giai đoạn từ cận đại tới hiện đại. Tác giả đã xây dựng một hệ thống phong phú
sinh động về nghĩa và cách sử dụng của các ĐT tiếng Nhật trong các mối tương
quan lẫn nhau.
Tiếp theo nghiên cứu của Miyajima, Kobayashi Hideki tiến hành khảo sát ý
nghĩa của các ĐT có cấu trúc {~suru} trong tiếng Nhật, tập trung chủ yếu vào các
ĐT gốc Hán. Tác giả đã sưu tập trên báo chí hai nhóm ĐT gốc Hán là các ĐT thể
hiện nghĩa quá trình biến mất, loại bỏ, như jyokyo-suru (xóa bỏ, loại bỏ) cùng
các ĐT thể hiện ý nghĩa dịch chuyển, như unpan-suru (vận chuyển) và mô tả chi
tiết về ý nghĩa cũng như cách sử dụng của các ĐT này qua một số bài báo chuyên
11
ngành [86], [87]... Ngoài ra, cũng phải kể đến công trình “Tiếng Nhật - từ điển về
cách dùng các ĐT cơ bản” do nhóm các tác giả Koizumi biên soạn, đã cung cấp
cho người đọc, đặc biệt là người học tiếng Nhật những thông tin về ý nghĩa và
cách dùng của hơn 700 ĐT được coi là các ĐT cơ bản nhất trong tiếng Nhật [176].
d) Xem xét hoạt động của ĐT trong cấu trúc động ngữ và vị ngữ ĐT:
Cho tới nay, có thể nói cuốn “Ngữ pháp tiếng Nhật - Đoản ngữ” do Hội ngôn
ngữ học Nhật Bản biên soạn năm 1983 là công trình mô tả đồ sộ nhất về đoản ngữ,
trong đó có một phần đáng kể là các đoản ngữ ĐT. Đây là tập hợp một số bài viết
về đoản ngữ của học giả Okuta Tasuo, trong đó, đoản ngữ ĐT được khảo sát với
trong sự kết hợp của ĐT chính với các danh từ (DT) bằng các giới từ cách5 là wo,
ni, made [79].
Chức năng quan trọng nhất của ĐT tiếng Nhật là làm vị ngữ, câu có ĐT làm
vị ngữ được gọi là câu vị ngữ ĐT (doushijyutsugobun 動詞述語文). T...nghĩa được phân xuất một cách gián tiếp trên cơ sở đối chiếu nghĩa của các từ khác
nhau. Theo Đỗ Hữu Châu, "Chỉ những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và sự đối
lập về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì thuộc tính đó mới trở thành nét nghĩa của ý
nghĩa biểu niệm. Do đó, để phát hiện ra các nét nghĩa, cần phải tìm ra những nét
nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó
với nhau để tìm ra những nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy chúng ta gặp những nét
nghĩa chỉ có riêng trong một từ. " [6;117].
Ý nghĩa từ vựng của từ với các nét nghĩa của chúng thường được các nhà từ
điển tập hợp lại thành các nội dung của các mục từ trong từ điển. Đây là những cơ
sở chung của ngôn ngữ toàn dân để người dùng nói chung và các nhà nghiên cứu
bản ngữ và ngoại ngữ thường xuyên tham khảo chúng cho các mục đích sử dụng
của mình. Điều này có nghĩa là có thể tra cứu được ý nghĩa từ vựng của các ĐT
trong tiếng Nhật trong các từ điển tường giải của Nhật. Đây là căn cứ cơ bản để luận
án xác lập nghĩa của các ĐT và từ đó tìm kiếm các đặc thù của từng ĐT xuất hiện
trong các ngữ cảnh văn học trong các tác phẩm của N. Souseki.
Ý nghĩa biểu thái: là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh
giá của người nói về sự vật, hiện tượng khách quan.
2) Ý nghĩa ngữ pháp
Ý nghĩa ngữ pháp trước hết là ý nghĩa chung cho cả một tập hợp từ tạo thành
các từ loại nói chung, có thể là các thực từ mà cũng có thể là các hư từ, các từ chức
25
năng. Ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện qua nhiều hình thức như khả năng kết hợp
của từ loại đó với các từ loại khác; vị trí và chức năng của từ trong phát ngôn của
từng lớp từ loại... Hơn nữa, ý nghĩa ngữ pháp phải được diễn đạt bằng những hình
thức chung, có tính đồng loạt, được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp khác
nhau và có thể khái quát thành các phạm trù được gọi là các phạm trù ngữ pháp cho
từng loại từ loại khác nhau.
1.2.2.3 Đa nghĩa và đồng nghĩa
1) Đa nghĩa
Hiện tượng một đơn vị ngôn ngữ mang nhiều ý nghĩa khi ở cùng một hình
thái được gọi là đa nghĩa. Theo đó, đa nghĩa nằm trong thế đối lập với đơn nghĩa
và đồng âm khác nghĩa [184;268]. Trong ngôn ngữ đời thường, hầu hết các từ đều
mang một số nghĩa, từ càng cơ bản thì càng đa nghĩa. Do đó, có quan điểm cho
rằng tần suất sử dụng của từ và số nghĩa của từ có mối quan hệ tương quan với
nhau [175;274]. Những từ có từ hai nghĩa trở lên được gọi là từ đa nghĩa. Các ý
nghĩa của từ đa nghĩa dù ít hay nhiều vẫn mang đặc điểm chung nào đó [175;274].
Đây chính là đặc điểm để phân biệt từ đa nghĩa với các từ đồng âm khác nghĩa.
Hiện tượng đa nghĩa được xem là một trong những quy luật có tính phổ quát
của các ngôn ngữ. Tiếng Nhật cũng không nằm ngoài quy luật này với rất nhiều
đơn vị đa nghĩa, trong đó có một số lượng lớn là các ĐT. Các ĐT đa nghĩa tiếng
Nhật được nhiều nhà Nhật ngữ quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi bật hơn cả là
Kunihiro Tetsuya với hai cuốn từ điển về các ĐT đa nghĩa tiếng Nhật là “Từ điển
tiếng Nhật lí tưởng” (『理想の国語辞典』risou no kokugojiten (1996)) và “Động từ
đa nghĩa trong tiếng Nhật: Từ điển tiếng Nhật lí tưởng II” (日本語の多義動詞: 理想
の国語辞典 II nihongo no tagidoushi: risou no kokugojiten (2006)) .
“Đa nghĩa là kết quả của quá trình chuyển nghĩa”, và “chuyển nghĩa lại là
“quá trình biểu trưng hóa của tín hiệu một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lí của
nó trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách tế nhị độc đáo trong ngôn ngữ”
[20;118]. Vì vậy, xem xét nghĩa của từ từ góc độ đa nghĩa là một cách tiếp cận cần
thiết. Tìm hiểu về ngữ nghĩa của từ đa nghĩa trong mỗi ngôn ngữ sẽ thấy được
những đặc trưng riêng về tập quán ngôn ngữ gắn với văn hóa, tư duy của con
người sử dụng ngôn ngữ đó. Tìm hiểu các nghĩa của ĐT đa nghĩa, phân tích và chỉ
26
ra những đặc điểm về cách biểu hiện của từng nghĩa, hiệu quả biểu đạt của chúng
trong ngữ cảnh để làm nổi bật đặc trưng ngữ nghĩa của ĐT chính là một trong
những hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án.
2) Đồng nghĩa
Cùng với hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa cũng là một hiện tượng phổ biến
trong mọi ngôn ngữ. Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa,
khác nhau về âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc
sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Ví dụ: start, commence, begin
(trong tiếng Anh), cố, gắng, cố gắng (trong tiếng Việt) là những nhóm từ đồng
nghĩa [15;232]. Hiện tượng đồng nghĩa không thể tách rời hiện tượng đa nghĩa,
đồng nghĩa thường không xảy ra với toàn bộ các nét nghĩa của từ mà chỉ xảy ra ở
một nghĩa nào đó của nó. Thực chất của hiện tượng đồng nghĩa là so sánh các ý
nghĩa, so sánh các ngữ cảnh sử dụng tiêu biểu [20].
Trong nghiên cứu tiếng Nhật, khái niệm từ đồng nghĩa cũng là một vấn đề
được bàn luận không ít. Trước hết, liên quan tới hiện tượng đồng nghĩa, tồn tại hai
thuật ngữ là “ruigigo” (類義語: từ gần nghĩa) và “dougigo” (同義語: từ đồng nghĩa)
với một số kiến giải khác nhau.
Theo Tamamura (1992), “những từ có hình thái khác nhau nhưng nghĩa gần
như đồng nhất như kyonen (năm ngoái) và sakunen (năm trước) là các ruigigo (từ
gần nghĩa). Cũng có quan niệm cho rằng, trong số các ruigigo (từ gần nghĩa), có
những từ mà sự khác biệt về nghĩa giữa chúng là rất nhỏ thì đó được gọi là các
“dougigo” (từ đồng nghĩa). Tuy nhiên trong giới nghiên cứu ngôn ngữ, người ta thừa
nhận một định lí là không có tín hiệu ngôn ngữ nào là hoàn toàn giống nhau” [111].
Theo Tanihikari (1995), “ruigigo” (từ gần nghĩa) là những từ có nghĩa gần
như đồng nhất hoặc giống nhau. Chúng còn gọi là “douigo” (同意語: từ cùng ý) hay
“dougigo” (同義語: từ đồng nghĩa). Về ý nghĩa, chúng được gọi là giống nhau
nhưng một cách nghiêm ngặt thì hoàn toàn không có hai từ giống hệt nhau về
nghĩa [110].
Kunihiro (2002) cho rằng, “hai từ có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau được gọi
là các “dougigo” (từ đồng nghĩa), c n trường hợp nghĩa của hai từ có sự khác nhau
chút ít thì được gọi là “ruigigo” (từ gần nghĩa)” [75].
27
Như vậy, dưới quan điểm của các nhà ngôn ngữ Nhật, những từ có nghĩa gần
như giống nhau, chỉ khác nhau chút ít được gọi là các ruigigo (từ gần nghĩa). Các
từ gần nghĩa này bao gồm cả các “dougigo” (từ đồng nghĩa). Mối quan hệ về nghĩa
giữa các “ruigigo” (từ gần nghĩa) có sự đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên trong công
trình nghiên cứu về các từ gần nghĩa của Viện nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bản,
nhóm tác giả thực hiện cho rằng có thể khái quát mối quan hệ đó thành 3 loại là:
(1) Nghĩa của các từ gần như trùng khít với nhau. Ví dụ: kusaru/fuhaisuru (thối
rữa), kyonen/sakunen (năm ngoái), nagete/pitchaa (cầu thủ ném bóng)
(2) Nghĩa của từ này bao hàm cả nghĩa của từ kia. Ví dụ: umai / oshii (ngon),
jikann (thời gian) / jikoku (thời khắc), ki (gỗ, cây) / mokuzai (gỗ)
(3) Nghĩa của các từ trùng nhau ở một phần nào đó: kireii/ utsukushii (xinh/
đẹp) [81;19]
Cũng theo nhóm tác giả này, khi xét tới quan hệ về nghĩa giữa hai từ, còn có
một loại quan hệ nữa là: hai từ có nghĩa rất gần gũi với nhau nhưng lại không có
phần nghĩa trùng nhau, họ tạm gọi đây là quan hệ lân cận ( 隣接的な関係
rinsetukannkei) xếp thành loại quan hệ về nghĩa thứ (4) và cho rằng những từ như
vậy cũng là những từ gần nghĩa. Ví dụ: keishin / jyakushin (rung khẽ / rung nhẹ),
resshin / gekishin (rung mạnh / rung khủng khiếp).
Từ những quan điểm nêu trên về từ đồng nghĩa, gần nghĩa trong tiếng Nhật,
luận án quan niệm “đồng nghĩa” sẽ bao hàm cả các nhóm từ thuộc về “ruigigo”
(gần nghĩa) và “dougigo” (đồng nghĩa) trong tiếng Nhật. Và để làm rõ đặc trưng
ngữ nghĩa ngữ dụng của ĐT tiếng Nhật, luận án sẽ đi vào phân tích so sánh ý nghĩa,
cách sử dụng cũng như hiệu quả biểu đạt của một số nhóm ĐT đồng nghĩa theo
quan điểm này.
1.2.2.4. Cấu trúc vị từ - tham tố và vai nghĩa
Trong ngữ nghĩa học hiện đại, khi xem xét nghĩa của từ, các nhà ngữ pháp
học đã luôn quan tâm đến vấn đề vai nghĩa và sự chi phối cùng cách thức chi phối
các yếu tố của ĐT vị ngữ trong câu.
Tesnière (1959) cho rằng vị từ là đỉnh, là trung tâm duy nhất của câu. Với
cách xác định vị từ thông qua khái niệm vị tố, tác giả này cho rằng vị từ có thể là
28
các ĐT, tính từ. Trong lí thuyết của mình, Tesnière đã dùng bộ khái niệm vị từ -
tham tố để miêu tả cấu trúc ngữ pháp của câu. Theo đó, ĐT vị ngữ trong câu sẽ là
trung tâm của một sàn diễn tập hợp những vai nghĩa khác nhau, tức là các tham tố,
kể cả chủ ngữ truyền thống. Theo cách phân tích của Tesnière, các tham tố này
được chia thành 2 loại là diễn tố và chu tố. Trong đó, diễn tố là những tham tố trực
tiếp tham gia vào trong quá trình diễn ra của hành động, trạng thái mà ĐT vị ngữ
biểu hiện, chu tố là những thành phần tương đối tự do, bổ sung thêm những thông
tin như thời gian, địa điểm của quá trình đó. Như vậy, diễn tố chính là các tham tố
bắt buộc còn chu tố là các tham tố tùy nghi [26] , [85].
Sau này, trong những năm cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, quan điểm coi vị
ngữ là trung tâm của Tesnière đã được C.J Fillmore tiếp tục phát triển thành lí
thuyết ngữ pháp cách, cho rằng câu được cấu thành bởi hai yếu tố là mệnh đề và
tình thái, trong đó mệnh đề là thành phần cốt lõi của câu được tạo thành từ ĐT và
một hay nhiều các cụm DT. Hơn nữa, số lượng cũng như chủng loại các cụm DT là
do ĐT quyết định.
Về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa vị từ và các tham tố, trong các công trình của
mình, Fillmore (1968, 1975) đã đề xuất một số vai nghĩa như Tác thể (Agentive),
Công cụ (Intrument), Tặng cách (Dative), Tạo cách (Factitive), Cách địa điểm
(Location), Đối thể (Ojective). Danh sách các vai nghĩa này đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học như Chafe, Dik, Parson bổ sung và tới nay hầu hết các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận một số vai nghĩa cơ bản như: Vai tác thể (Agent) biểu thị người
gây ra hành động; Vai nghiệm thể (Experience) biểu thị chủ thể một trải nghiệm
nào đó; Vai tiếp thể (Recipent) biểu thị kẻ tiếp nhận trong hành động trao tặng;
Vai kẻ hưởng lợi (Benefetive) biểu thị kẻ được hưởng thành quả từ một hành động
do ai đó thể hiện; Vai lực tự nhiên (Force) chỉ tác nhân tự nhiên gây ra một biến cố,
thay đổi nào đó; Vai công cụ (Intrument) chỉ công cụ được dùng để thực hiện hành
động; Vai vật thực hiện tác động (Efector) chỉ vật trực tiếp tác động đến đối tượng
nào đó; Vai địa điểm, vị trí (location) chỉ nơi chốn của sự tình, vị trí tồn tại của sự
vật; v.v Theo Pason (1994;68) có thể quy các cách đánh dấu vai nghĩa về ba
phương thức là: Dùng trật tự từ, dùng biến tố, dùng giới từ [26; 42-45].
Nita (1973,1980) coi các tham tố mà Tesnière gọi là các diễn tố là “thành
phần cách” và chia các chu tố thành 2 loại là “thành phần trạng tố” và “thành
29
phần bổ tố”. Trong đó, thành phần trạng tố chỉ những đặc điểm về thời gian, nơi
chốn diễn ra của ĐT vị ngữ, thành phần bổ tố10 chỉ các đặc điểm khác như trạng
thái, tần suất, mục đích, nguyên nhân... Có thể coi rằng các “thành phần cách” mà
Nita đề cập là những tham tố bắt buộc còn các thành phần trạng tố hay thành phần
bổ tố là các tham tố tùy nghi, tùy theo thực tế diễn ra của ĐT vị ngữ.
Theo cách mô tả của Nita, mối quan hệ giữa các tham tố với ĐT được thể
hiện như sơ đồ sau (phần nét đứt chỉ thành phần trạng tố, thành phần bổ tố).
Oshiete iru (giảng)
kare ga ketsugobunpou wo insei ni kenkyushitsu de majime ni
(anh ấy) (ngữ pháp cách) (học viên cao học) (phòng nghiên cứu) (cặn kẽ)
Thành phần cách Thành phần trạng tố và bổ tố
Cũng theo Nita (1973), “vai nghĩa” biểu hiện mối quan hệ về nghĩa giữa ĐT
và các cụm DT, tồn tại độc lập tách biệt với các giới từ cách trong tiếng Nhật, giữa
chúng không có sự tương ứng 1:1 về nghĩa. Chẳng hạn, trong các ví dụ dưới đây :
1) Sukinamono kara taberu (ăn từ những thứ ưa thích (đến những thứ không thích lắm))
2) Sukunamono wo taberu (ăn thứ ưa thích)
Cụm DT sukina mono (thứ ưa thích), được kết hợp với hai giới từ cách khác
nhau là kara và wo, làm thành hai tham tố chỉ “đối tượng chịu tác động” của hành
động taberu (ăn). Tuy nhiên, giới từ kara trong trường hợp 1) cho thấy đây là đối
tượng chịu tác động đầu tiên của hành động ăn, c n wo trong trường hợp 2) chỉ
đơn thuần thề hiện đây là “đối tượng chịu tác động” của hành động “ăn” mà thôi.
Như thế nghĩa là những biểu hiện của mối quan hệ về nghĩa luôn có sự khác biệt
dù là rất nhỏ tùy vào những đặc điểm ngữ nghĩa của ĐT và các cụm DT cùng
phương thức biểu hiện của nó là các giới từ. Do đó, “vai nghĩa” nên được coi là sự
phân nhóm các biểu hiện của mối quan hệ đó [122].
Trên quan điểm ngữ pháp cách, tập trung vào mối quan hệ giữa các tham tố với
ĐT vị ngữ, Nita (1973) đã tổng hợp 7 loại quan hệ này trong tiếng Nhật như sau:
1. Chủ thể hành động (動作主 dousashu).
10 Khái niệm “bổ tố” ở đây khác khái niệm “bổ ngữ” trong tiếng Việt
30
2. Đối tượng của hành động (動作の対象 dousa no taishou)
3. Đối tượng tiếp nhận hành động (動作の受け手 dousano ukete)
4. Điểm đến của hành động (動作の着点 dousa no chakuten)
5. Điểm khởi nguồn của hành động (動作の起点 dousa no kiten)
6. Nguyên nhân của hành động (動作の原因 dousa no genin)
7. Phương tiện, cách thức thực hiện hành động ( 動作 の手段 dousa no
shudan) [122]
Đã có nhiều nghiên cứu về các vai nghĩa và sự tương ứng của chúng với hình
thức biểu đạt trong tiếng Nhật. Những nghiên cứu này chủ yếu là những bàn luận,
thêm bớt xoay quanh các hình thức biểu hiện của các vai nghĩa như Nita nêu ra
trên đây. Trong đó, có những quan điểm cho rằng cần bổ sung một số khái niệm về
hình thức biểu đạt như “trống cách” (không dùng giới từ cách), các dạng kết hợp
tương đương với giới từ cách như “ni tsuite”, “ni taishite” v.v... và hiện vẫn còn
những điểm chưa thống nhất về số lượng, về hình thức biểu hiện của các vai nghĩa
và cách giải thích giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án không lấy vai nghĩa
làm vấn đề để bàn luận sâu thêm mà chỉ mà lựa chọn phương án đề nghị các vai
nghĩa mới nhất là của Ooduka (2011) làm cơ sở trong quá trình phân tích ngữ liệu,
đồng thời chủ trương bổ sung các nội dung cần thiết dựa theo quan điểm của các
tác giả khác trong những trường hợp cụ thể.
Bảng 1.7: Sự tƣơng ứng giữa vai nghĩa và hình thức biểu đạt theo đề nghị của
Ooduka (2011)
Tham tố Hình thức
Stt Nội dung biểu đạt
(Vai nghĩa) biểu đạt
Vai chủ thể 二 (ni)
Chủ thể thực hiện hành động do vị ngữ biểu đạt,
1 動作主格 ガ (ga),
hoặc là chủ thể dẫn tới một sự kiện.
(Agent) デ (de)
Đối tượng tiếp nhận những tác động, biến đổi do hành
Vai đối tượng động, hoạt động vị ngữ biểu hiện. Nội dung của hiện ガ (ga)
2 対象格 tượng tâm lí như sự phán đoán, tưởng tượng. Đối ヲ (wo)
(Object) tượng của trạng thái mà vị ngữ biểu đạt. Nội dụng cụ ト (to)
thể của động tác, trạng thái mà vị ngữ biểu đạt
Vai tiếp thể 二 (ni)
3 相手格 Đối tác của hành động, hoạt động mà vị ngữ biểu đạt. カラ(kara)
(Patient) ト(to)
4 Vai nguồn Điểm khởi đầu của sự dịch chuyển do những hành 二 (ni)
31
起点 vi, tác động mà vị ngữ biểu đạt. Trạng thái ban đầu ガ (ga)
(Source) của một sự biến đổi trạng thái nào đó. カラ (kara)
Đích hướng tới của hành vi, động tác hoạt động mà 二 (ni)
Vai đích
vị ngữ biểu đạt. Điểm cuối của sự chuyển động. ヘ(e)
5 目標格
Trạng thái, kết quả cuối cùng của sự biến đổi trạng マデ ( made)
(Goal)
thái hay sự nhận định về tình hình nào đó. ト(to)
Vai nghiệm
Chủ thể trải nghiệm những hiện tượng tâm lí mà vị 二 (ni)
6 thể 経験者 格
ngữ biểu đạt. ガ (ga)
(Experiencer)
Vai công cụ
Những công cụ, phương tiện giúp thực hiện hành
7 道具 格 デ (de)
động mà vị ngữ biểu đạt.
(Instrument)
Vai nguyên 二 (ni)
Những nguyên nhân, lí do của sự biến đổi, sự kiện
8 nhân 原因格 ガ (ga)
hay động tác, hiện tượng tâm lí mà vị ngữ biểu hiện.
(Causer) デ (de)
Vai nơi chốn 二 (ni)
Nơi diễn ra hành động mà vị ngữ biểu đạt hoặc nơi
9 場所格 ヲ (wo)
tồn tại của đối tượng.
(Loacation) デ (de)
Vai chuẩn 二 (ni)
Những gì làm thành chuẩn đánh giá cho tính chất
10 đánh giá 基準 ヲ (wo)
mà vị ngữ biểu đạt
格 (Criteria) ヨリ(yori)
Vai kẻ hưởng
Chủ thể được hưởng lợi từ hành động mà vị ngữ 二 (ni),
11 lợi 受益者格
biểu đạt. ガ (ga)
(Benefative)
Vai số đếm 数
12 Nội dung cụ thể về mặt số lượng mà vị ngữ biểu đạt.
量格(Counter)
[55]
Theo Morita (1994), trong các ngữ cảnh, ĐT có thể kết hợp với nhiều vai
nghĩa, bên cạnh các vai nghĩa được tạo thành với các giới từ đơn như ga, ni, wo, de,
kara, made, to, yori c n có các vai nghĩa được tạo thành từ tổ hợp các giới từ
trên, làm cho cấu trúc câu vị ngữ ĐT trở nên phức tạp hơn. Nhờ vào việc kết hợp
với càng nhiều vai nghĩa mà ĐT dần mất đi những nét nghĩa chủ quan, trừu tượng,
trở nên cụ thể và khu biệt với các ĐT khác. Khi xem xét những đặc trưng về nghĩa
trong các ngữ cảnh khác nhau, tùy thuộc ngữ cảnh, việc xem xét ĐT chi phối cách
như thế nào là điều rất quan trọng. Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các
giới từ cách nào, nội dung khái niệm cũng như khả năng tạo thành vai nghĩa của
các DT và việc chúng được sắp xếp ra sao để tạo thành câu sẽ cho thấy ý nghĩa của
ĐT vị ngữ [141].
32
1.2.3. Cơ sở lí thuyết về bình diện ngữ dụng
1.2.3.1. Ngữ dụng học
Cho tới nay, ngữ dụng học đã trở thành một ngành nghiên cứu rộng rãi trong
nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên vấn đề về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của ngữ dụng học vẫn chưa được thống nhất khiến cho có nhiều định nghĩa khác
nhau về lĩnh vực này [9]. Goerge Yule (1997) cho rằng ngữ dụng học là sự nghiên
cứu về những mối liên hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và người sử dụng các hình
thái đó [46;22]. Theo đó, ngữ dụng học liên quan đến việc nghiên cứu về ý nghĩa với
tư cách là cái được thông báo bởi người nói (hay người viết) và được hiểu bởi người
nghe (hay người đọc). Kết quả là ngữ dụng học làm việc nhiều với sự phân tích cái
mà người ta muốn nói qua các phát ngôn, hơn là với cái mà bản thân các từ hay các
cụm từ trong các phát ngôn đó có thể nói lên [46;20]. Trên cơ sở đó, trong luận án
này, đặc trưng ngữ dụng được hiểu là những đặc điểm về nội dung được truyền đạt
qua các phát ngôn trong ý đồ của người nói (người viết) và trong sự tiếp nhận của
người nghe (người đọc).
Trong khoảng nửa đầu của thế kỉ XX, một số học giả như Ch.H.Morris
(1938), J.L.Austin (1962), J. R.Searle (1969), S.C.Levinson (1983) và các hậu bối
sau đó đã xây dựng cho ngữ dụng học những hệ thống lí thuyết với nhiều khái
niệm, cách thức nghiên cứu riêng, đưa việc nghiên cứu ngôn ngữ về gần với mục
đích tự thân của chúng là phục vụ đắc lực cho việc giao tiếp và diễn đạt tư duy, tư
tưởng của con người ngay từ những hành động phát ngôn cụ thể. Ngày nay, khi nói
về ngữ dụng học, các nhà ngôn ngữ thường bàn đến một số lý thuyết tiêu biểu như
lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận Hơn nữa, gắn
với các lí thuyết này là những định đề, luận điểm về lịch sự và giao tiếp, phân tích
diễn ngôn, hiển ngôn và hàm ngôn, tiền giả định, từ chỉ xuất, ngữ cảnh v.v...
Việc có thể vận dụng hết được tất cả những lí thuyết và nội dung nghiên cứu
của ngữ dụng học vào trong một luận án là một điều khó khả thi, hơn nữa, cũng
không hẳn là điều cần thiết và hợp lí. Dưới đây, chúng tôi chỉ trình bày những khái
niệm cũng như nội dung lí thuyết chính liên quan tới hướng tiếp cận ĐT ở bình
diện ngữ dụng của luận án.
33
1.2.3.2. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là một loại môi trường phi ngôn ngữ trong đó có ngôn ngữ được sử
dụng [19:318]. Ngữ cảnh của phát ngôn sẽ bao gồm không chỉ cái văn cảnh (co-text)
liên quan (tức cái ngôn bản chung quanh có liên quan), mà còn cả các đặc trưng có
liên quan của tình huống phát ngôn [27;281].
Theo Đỗ Hữu Châu (2009), ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần gồm
nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. Trong đó, hiện thực ngoài diễn
ngôn bao gồm tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa, trừ nhân vật giao tiếp,
có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong
diễn ngôn của một cuộc giao tiếp. Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào
cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói. Các diễn ngôn
qua đó mà tác động vào nhau. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp
và quan hệ liên cá nhân - là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết,
tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau [8;15-25].
Những quan hệ cá nhân cơ bản được thể hiện qua mối quan hệ ngang hay là
quan hệ thân - sơ, tức là sự gần gũi hay xa cách trong quan hệ giữa các nhân vật giao
tiếp; và mối quan hệ dọc hay là quan hệ vị thế trên dưới xếp thành tầng bậc, được
đặc trưng bởi vị thế của các nhân vật giao tiếp, phụ thuộc vào các yếu tố khách quan
như cương vị xã hội, tuổi tác, giới tính...
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân biệt ngữ cảnh với hai loại là ngữ
cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa.
Ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, của một văn
bản, của một trường hợp cụ thể của ngôn ngữ. Đó chính là thế giới xã hội và tâm lí
mà trong đó, ở một thời điểm nhất định, người ta sử dụng ngôn ngữ. Nó có thể bao
gồm sự hiểu biết về người nói và người nghe, về sự hiểu biết về vị trí, thời gian và
không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiệu biết về nội dung
giao tiếp và bối cảnh giao tiếp. Bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và
người nghe về tất cả những quy ước, các niềm tin và tiền đề được coi là đương
nhiên của các thành viên trong cộng đồng của người nói và người nghe.
Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống, bao
gồm hàng loạt nhân tố văn hóa như phong tục tập quán, chuẩn tắc, hành vi, quan
34
niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và
kinh tế [19;319]
Để làm sáng tỏ đặc trưng ngữ dụng của ĐT, luận án sẽ đi vào phân tích mối
liên hệ giữa ĐT với các yếu tố của ngữ cảnh (bao gồm cả ngữ cảnh văn hóa và ngữ
cảnh tình huống), để chỉ ra vai trò, tác dụng biểu đạt của ĐT trong việc góp phần
hình thành nên ý nghĩa của phát ngôn chứa ĐT
1.2.3.3. Phân tích diễn ngôn
Khái niệm "phân tích diễn ngôn" được diễn giải từ nhiều góc độ khác nhau
theo các bình diện nghiên cứu khác nhau. Và nếu nói như Nguyễn Hòa, “phân tích
diễn ngôn thực sự là một lĩnh vực đa ngành” [24;17]. Trong phạm vi ngôn ngữ học,
“phân tích diễn ngôn tập trung vào quá trình sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý định
trong ngữ cảnh nào đó, tất nhiên, người ta quan tâm nhiều đến cấu trúc của diễn ngôn
đặc biệt là chú ý đến cái tạo ra một văn bản hợp thức” [19; 345].
Theo J. Dubois và các tác giả trong Dictionnaire de Linguistique [184;276 -
277], "Phân tích diễn ngôn là một bộ phận trong các phân ngành của nghiên cứu
ngôn ngữ học nhằm xác định những qui tắc chi phối việc sản sinh các chuỗi câu
liên tục đã được cấu trúc hoá"11. Như vậy, nói một cách cụ thể hơn, phân tích diễn
ngôn là thao tác phân tích nhằm tìm ra các qui tắc tổ chức lời nói ở cấp độ lớn hơn
câu, tức là từ cấp độ các chuỗi câu, các đoạn thoại, các đoạn văn... được liên kết
với nhau tạo ra bản thể hoàn chỉnh của một văn bản.
Trong lí luận phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn bản là hai khái niệm cơ
bản. Theo Nguyễn Hòa, “có thể hiểu văn bản như là sản phẩm của ngôn ngữ ghi nhận
lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp
xã hội cụ thể” và “ có thể quan niệm diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình giao tiếp
hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”. Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận sự phân biệt giữa diễn
ngôn và văn bản như trên đây là có tính tương đối. Văn bản và diễn ngôn không phải
là hai thực thể tách biệt mà chỉ là một thực tế biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong
bối cảnh giao tiếp xã hội [24;32-33]. Trong luận án này, liên kết và mạch lạc, hai khía
11 Nguyên bản tiếng Nhật: 言語学の部門で、構造された文連続の産出を支配する規則を決定する分野
を「談話分析」という。
35
cạnh quan trọng và cốt yếu trong diễn ngôn sẽ được xem xét trong mối liên hệ với
hoạt động của ĐT để từ đó tìm ra những đặc trưng ngữ dụng của ĐT trong hành chức.
Theo Nunan (1993), liên kết là “các mối liên hệ hình thức thể hiện các mối
quan hệ giữa các mệnh đề và giữa các câu trong diễn ngôn”. Và mạch lạc là “cái
mức độ phạm vi qua đó diễn ngôn được nhận biết là có mắc vào với nhau chứ không
phải là tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau” [dẫn theo 24; 49].
Như thế nghĩa là, “mạch lạc” không phải là liên kết. Liên kết chỉ là phương tiện để tạo
mạch lạc, hiện thực hóa mạch lạc [24;48].
Khi bàn về tính liên kết trong một văn bản, những yếu tố hình thức để kết nối
các yếu tố tạo ra độ mạch lạc và sự phát triển của sự tình thường hay được chỉ ra là
phương thức hồi chỉ và khứ chỉ, phương thức tỉnh lược, phương thức thay thế,
phép nối, v.v... còn "mạch lạc” không phụ thuộc vào những đặc trưng liên kết lẫn
nhau mà phụ thuộc vào qui mô mà người tạo ra văn bản cố gắng đạt được để cấu
trúc một sơ đồ hợp lí trong việc tạo ra văn bản. Cấu trúc một sơ đồ hợp lí trong việc
tạo ra văn bản lại tuỳ thuộc vào việc xem xét mỗi câu có phải là sự thể hiện của một
chân lí, một đóng góp cần thiết và thích hợp với sơ đồ đó không." [18;173].
Theo Diệp Quang Ban (2009), những biểu hiện thực tế dễ nhận biết của mạch
lạc được nêu trong các phạm vi cụ thể sau đây:
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong một câu.
- Mạch lạch biểu hiện trong quan hệ giữa đề tài – chủ đề của các câu.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan
hệ nghĩa với nhau.
- Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu hay các mệnh đề
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với tình huống bên
ngoài hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.
- Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận [2;298].
Từ góc độ của việc nghiên cứu ĐT, vấn đề tạo ra sự liên kết hay tính mạch
lạc của văn bản sẽ được xem xét trong sự lựa chọn ĐT để đưa vào sử dụng trong
câu, trong văn bản. Ở đó, ĐT có thể tham gia như là một yếu tố để tạo nên sự liên
kết về mặt hình thức qua các phép thế, phép lặpcũng như sự liên kết về nghĩa -
36
logic như quan hệ giữa chủ ngữ và đặc trưng nêu ở vị ngữ, quan hệ giữa các phần
nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau, theo quan hệ nội chiếu,
ngoại chiếu hay quan hệ lập luận Đó có thể là cách sử dụng các ĐT đồng nghĩa,
sử dụng NĐT hay NGĐT... Có nghĩa là, áp dụng các thủ pháp liên quan của phân
tích diễn ngôn, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả của việc sử dụng ĐT trong ý
đồ biểu đạt của các nhân vật cũng như của tác giả.
1.2.3.4. Thuyết hành vi ngôn ngữ
Trong các lí thuyết của ngữ dụng học, thuyết Hành vi ngôn ngữ có thể coi là có
sự liên hệ mật thiết hơn cả với việc xem xét hoạt động của ĐT. Lý thuyết này được
Austin đặt nền móng xây dựng và sau đó được Searle và các nhà ngôn ngữ học
thuộc trường phái này hiệu chỉnh để ngày một thống nhất hơn cả về cách hiểu các
thuật ngữ cũng như việc vận dụng chúng trong nghiên cứu các hiện tượng của ngôn
ngữ tự nhiên. Theo đó, trong bất kì trường hợp nào, hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ,
tức là một hành vi ngôn ngữ đều bao gồm 3 loại hành vi liên quan đến nhau là:
1) “Hành vi tạo lời” (locutionary act)
2) “Hành vi tại lời” (iilocutionary act)
3) “Hành vi mượn lời” (perlocutionary act)12
Hành vi tạo lời được hiểu là hành vi sử dụng bộ máy phát âm cùng các đơn vị
ngôn ngữ để tạo ra các phát ngôn theo các qui tắc ngữ pháp của từng ngôn ngữ.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các phát ngôn này được "văn bản hoá", có thể
là được người phát thông tin hoặc các nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ học... ghi lại
thành văn bản và có thể quan sát được bằng mắt. Mỗi hành vi tạo lời "đã tạo ra nội
dung mệnh đề và do đó đã có một ý nghĩa xác định." [11;17].
Hành vi tại lời (HVTL) là những hành vi như hỏi, trả lời, ra lệnh, yêu cầu
mà người phát ngôn muốn thể hiện chúng ngay trong lời nói.
Khi thực hiện một HVTL, sẽ có hai loại hiệu quả khác nhau. Một là giá trị tự
tại của HVTL, nằm ngoài ý định riêng của người nói và hai là hiệu quả mà người
12 Trong các tài liệu ngôn ngữ học hiện nay, tồn tại nhiều cách dịch khác nhau cho ba thuật ngữ locutionary
act, iilocutionary act, perlocutionary act. Nguyễn Đức Dân gọi chúng là hành vi tạo lời, hành vi tại lời, hành
vi mượn lời, còn Đỗ Hữu Châu gọi là hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời (hành động
xuyên ngôn). Nguyễn Thiện Giáp (2009) dùng các thuật ngữ: hành động tại lời, hành động ngoài lời, hành
động sau lời.
37
nói chủ bụng gây ra đối với người nghe. Trong một tình huống cụ thể, qua một
cung cách nói năng khi thực hiện một HVTL, người nói có thể nhằm một mục đích,
một mục tiêu nào đó cần đạt được. Loại hiệu quả này của một HVTL được gọi là
hành vi mượn lời [11;19].
Theo Searl, khi thực hiện một mệnh đề, người ta luôn biểu thị nó trong một
HVTL. Do vậy, dạng chuẩn tắc của một HVTL là: F (p), ở đó, F là hiệu lực tại lời còn
p là nội dung mệnh đề. Nội dung ở mệnh đề p chỉ thuần túy có ý nghĩa miêu tả [11;59].
Các HVTL đã được Austin tiến hành phân loại song chính ông cũng nhận
thấy có nhiều chỗ còn chồng chéo, mơ hồ. Khắc phục những điểm bất cập đó,
Searle đã tiến hành phân loại các HVTL hệ thống hơn với 3 tiêu chí cơ bản là:
1) Đích tại lời: là mục đích của hành vi ngôn ngữ. Nó không trùng với hiệu
lực tại lời mà chỉ là một bộ phận của hiệu lực tại lời.
2) Hướng của “sự ăn khớp”: “Sự ăn khớp” ở đây được hiểu là mối quan hệ ăn
khớp giữa “ngôn ngữ” với “hiện thực khách quan” của một hành vi, gồm hai chiều
là “từ ngôn ngữ tới hiện thực” và “từ hiện thực tới ngôn ngữ”
3) Trạng thái tâm lí được biểu hiện: là trạng thái tâm lí nh...nào đó. 思いをやる(晴らす)(dịu xuống)。欝をやる(慰める)(an ủi),
心をやる(tĩnh tâm lại)
3) Thực hiện điều gì đó đang trở thành vấn đề nổi cộm. C n có nghĩa hẹp là chỉ việc
nam nữ giao hợp. 良かれと思ってやったことだ。(nghĩ là ổn nên làm) 勉強をよくや
る。(rất tích cực học), 煙草をやる(楽しむ) (hút thuốc), 一杯やる(お酒を飲む) (uống
rượu)
- Ở dạng 遣って行く:là NĐT, sống mà không cần sự hỗ trợ nào khác.
6. ĐT “話す: hanasu”
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT
1) Nói bằng miệng hướng tới người nghe những điều có nội dung, ý nghĩa hoàn
chỉnh. 始めて越後を去る時には細君に一部始終を話した。(khi lần đầu tiên rời Etsugo,
tôi đã nói hết mọi chuyện với vợ)
2) Cùng trao đổi ý kiến để đưa ra phương án tốt nhất. Bàn bạc thảo luận. 話しても無
駄だ。(Có bàn bạc nữa cũng vô ích thôi)
Từ điển “Kihon”
1) Biểu đạt ngôn ngữ ở dạng âm thanh để truyền đạt tới đối phương. 恵子は自分の気
持ちを弘に話した。(Eiko đã nói cho Hiroshi về tâm trạng của mình) 先生は生徒た
ちに「明日は運動会の練習があります」と話した。(thầy giáo nói với học sinh:
“ngày mai chúng ta sẽ có buổi luyện cho ngày hội thể thao”)
2) Tranh cãi, thảo luận với ai đó về việc gì. 二人は電話れ連休の計画の事を話した。
(hai người đã nói chuyện về kế hoạch cho kì nghỉ dài) 恵子と真由美は夏休みの計
画について話している。(Eiko và Mayumi bàn với nhau kế hoạch nghỉ hè) 進学に
ついて先生と話した。(Tôi đã nói chuyện với thầy giáo về việc tiếp tục học lên)
3) Sử dụng một ngôn ngữ nào đó. 彼は二カ国語を話す(Anh ấy nói được hai thứ
tiếng)
182
Từ điển “Shinmeikai”
-Là NGĐT
1) Phát ra âm thanh để truyền đạt về sự vật sự việc hay suy nghĩ (説明する giải thích)
腹を割って話す。(nói hết ruột gan), 英語で話す (nói bằng tiếng Anh)
2) Sử dụng thứ tiếng nước ngoài giống như người nước đó. 英語を話す (Nói tiếng
Anh)。(しゃべる (nói chuyện))
7. Phần giải thích nghĩa của ĐT “しゃべる shaberu’’
Từ điển “Gakken”
Nói điều gì, đặc biêt là nói rất nhiều. よくしゃべる奴だ (kẻ hay buôn chuyện)。まずい
ことをしゃべて揚げ足を取られちゃ面白くない。(Lỡ mồm nói ra nên bị lộ hết chẳng
còn gì thú vị)
Từ điển “Kihon”
1) Nói chuyện bằng miệng, nói rất nhiều hay vô ý mà để lộ ra điều bí mật .試験中は
しゃべらないでください。(Trong giờ thi đừng có nói chuyện) 転入生が自分につい
てしゃべった。(Học sinh mới tới đang giới thiệu về mình) 家の内情をしゃべった。
(kể chuyện trong gia đình) 犯人は「私がやりました」と刑事にしゃべった。(Tôi đã
nói với cảnh sát là tôi đã làm việc đó)
2) Các loài động vật như chim chóc nhại lại tiếng người. この鳥は「おはよう」とし
ゃべることができる。(Con chim này biết nói “xin chào”)
Từ điển “Shinmeikai”
Là NGĐT
1) Cách nói khẩu ngữ của 話す(nói chuyện).余計な事はしゃべるなよ。(đừng nói
những điều không cần thiết nữa)
8. ĐT “語る kataru’’
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT.
1) Nói ra, biểu đạt ra bằng từ ngữ về một sự vật sự việc nào đó. 私は戦争の追憶は語
るのも、聞くのもいやだ。(Tôi quá chán với việc kể hay nghe về những kí ức
chiến tranh)
183
2) Giải thích kĩ về tình hình nào đó, tự kể lại về một sự việc nào đó.社長と同伴旅行
までするのは、二人の仲がいかなるものであるかを、語るに十分である。(Đi du lịch
cùng với giám đốc, điều đó đã đủ để nói rằng giữa hai người có điều gì rồi)
3) Ngâm xướng theo nhịp vần đặc biệt các loại kịch cổ. 浪曲を語る。(hát kịch
Roukyoku)
Từ điển “Kihon”
1) Kể sự tình hay giải thích cho người khác nghe 校長は学生達に自分の考えを語る。
(thầy hiệu trưởng nói cho học sinh nghe những suy nghĩ của mình) 首相は必ず減
税を行うと記者団に語った。(Thủ tưỡng nói với đám nhà báo là nhất định sẽ giảm
thuế)
2) Biểu diễn nghệ thuật ca diễn truyện cổ. 浪 曲 師 が 浪 曲 を語る。(nghệ nhân
Roukyoku hát kịch Roukyoku)
Từ điển “Shinmeikai”
- Là NGĐT
+Truyền đạt tới người đối thoại với tư cách là người nói chuyện 一様に語る(kể sơ
sơ)語って聞かせる。(kể cho nghe)
+Truyền đạt ý kiến của mình (sự hiểu biết, tư tưởng , sự lí giải) cho đối phương. 決
意の程を語る。(Nói về quyết tâm của mình)
+Một sự thực nào đó thể hiện điều gì ở mức tối đa. 失業者の急増が語る不況
(khủng hoảng thể hiện rõ ở việc số người thất nghiệp tăng mạnh)
+Ngắt thành từng cụm để đọc, kể truyện cổ. 浄瑠璃を語る。(hát kịch jyoururi)
7. ĐT “思う omou’’
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT
1) Dâng lên trong lòng
+ Tưởng tượng, suy đoán 年ごろの綺麗な娘が住んでいるのは、ついぞ思わないこと
だった。(Không ngờ là lại có một cô gái xinh đẹp sống ở đó)
+ Dự đoán 十六回に、一度二秒ほど乗って滑走するだけであるが、そのショックのこ
ころよさが空への第一歩を思わせる(Cứ mười sau lần lại chỉ leo lên và chạy trượt
184
khoảng 2 giây thôi nhưng cảm giác sợ hãi thích thú đó khiến như đang bước lên
tận trời vậy)
+ Hồi tưởng lại 私は二か月前に死んだ母を思い、悲しい気持ちになった。(nhớ tới
người mẹ mới mất 2 tháng trước, tôi lại cảm thấy đau buồn)
2) Hoạt động tâm tư, tình cảm
+ Nguyện vọng, mong muốn 原稿がなかなか思うように書けない。(mãi mà không
viết được bản thảo như mong đợi)
+ Say mê, yêu quý, quý trọng. お姉さまは私に,俊さんなんぞは思っていないと何度
も繰返してお有いました。(Chị đã bao lần nhắc đi nhắc lại với tôi là không yêu
cái anh Jyun đó)
+ Bận tâm, lo lắng 鹿島の父君が鹿島の正月を思って食べ物をたくさん持って面会に
来たが(người cha lo cho cái tết của Shikajima nên đã mang rất nhiều đồ ăn tới
gặp anh)
+ Băn khoăn, nghi ngại どうしてそんなことになったかと思って、調べてみる (tôi
băn khoăn tại sao lại thành ra như vậy nên đã thử điều tra xem)
3) Quyết chí, dự định trong lòng sẽ làm việc gì 季は精しく魚家のある街を問うて、
何か思うことありげに急いで座を起こった。(Ki hỏi kĩ về khu phố bán cả rồi mau
chóng đứng dậy như đang quyết làm gì)
4) Nghĩ ngợi, tổng hợp, nhận định trong lòng vấn đề nào đó 高柳君はこんなところへ
くればよかったと思った。(Takayanari nghĩ giá như nàng đến đây thì tốt biết
mấy)
5) Cảm thấy trong l ng điều gì, có tâm tư tình cảm gì 誰か一緒に住んでくれるひと
がほしいと、真実、そんな時思いました。(thực sự, lúc ấy tôi đã rất muốn có ai
sống cùng với mình biết mấy)
Tham khảo: “考える” bị hạn hẹp trong việc thể hiện mang tính lí trí, nhận thức. “思
う” có thể biểu hiện cả về mặt tình cảm lẫn ý chí.
Từ điển “Kihon”
1) Thực hiện các hoạt động tinh thần như nhận định, dự đoán, mong ước, quyết tâm
về một việc gì. 私はこの答えは間違っていると思う。(Tôi cho rằng câu trả lời này
185
sai) 彼の意見を建設的だと思う。(Tôi nghĩ ý kiến của anh ấy rất mang tính xây
dựng) 私は別れた彼を恋しく思った。(Tôi nhớ người yêu đã chia tay)
2) Bận tâm nghĩ ngợi, để ý tới một người hay một việc nào đó. 故郷の母を思うと涙
が出てくる。(cứ nghĩ tới mẹ ở quê là nước mắt lại trào ra) 彼女はいつも恋人のこ
とを思っている。(cô ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ tới người yêu)
Từ điển “Shinmeikai”
- Là NGĐT
1) Có cảm giác, cảm xúc nào đó khi tiếp nhận sự kích thích nào đó từ bên ngoài. こ
れぞと思う相手。(người mà mình cảm thấy ôi, đúng là người trong mộng)良かれと思
ってやったことだ。(cứ nghĩ là ổn nên làm) 結果を不満に思う(không hài lòng với
kết quả) 痛いと思う(感じる(cảm giác))(cảm thấy đau)二度と行くまいと思う。(決心
する Quyết tâm) (không bào giờ thèm tới đó lần nữa) 手に入れたいと思う(願う
(nguyện cầu))(Mong có được nó)
2) Trong cấu trúc ~と思う:dựa vào kinh nghiệm và cảm giác hoặc qua phân tích
tình hình để đưa ra sự nhận định về hiện hay tình hình sắp tới. 明日は雤だと思う。
(Tôi nghĩ mai trời sẽ mưa) 大丈夫だと思う。(tôi nghĩ chắc là sẽ ổn thôi)
+Lo lắng, tưởng tượng về điều gì. これを思うと夜もろくに眠れなかった。(nghĩ về
điều này và cả đem chẳng ngủ được) 被害は思ったより軽い。(thiệt hại nhẹ nhàng
hơn mọi người lo ngại) 国の将来をおもう。(nghĩ cho tương lai của đất nước)
+Trong cấu trúc ~を思う:trong lòng không hết nghĩ ngợi, bận tâm băn khoăn về
điều gì 故国を思う(nghĩ về quê hương)。親を思う(nghĩ về bố mẹ)
8 .Động từ “考える kangaeru”
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT
Lập nên nhiều nội dung khác nhau, làm việc trí óc. “思う” nêu lên những hoạt động
tâm tư tình cảm ý chí thì 考える thể hiện ý vận dụng lí trí, hiểu biết để đưa ra những
nhận định về một vấn đề nào đó. もう少し後先のことを考えてくれれば。(giá như cậu
nghĩ xa hơn chút nữa.)
Từ điển “Kihon”
186
1) Xây dựng giàn ý, hay đưa ra các nhận định, dự đoán về sự vật sự việc. 順子は今
小説の筋を考えている。(Junko đang xây dựng cốt truyện cho cuốn tiểu thuyết) 私
は夏に外国へ行くコトを考えている。(Tôi đang lên kế hoạch đi nước ngoài vào kì
nghỉ hè) 彼は一番難しい問題が片づいたと考えた。(anh ấy nghĩ vấn đề nan giải
nhất đã được giải quyết)これから何が起こるかを考える。(Đang nghĩ xem sẽ có
chuyện gì xảy ra tiếp đây) 弘は先生の説明をどこかおかしいと思った。(Hiroshi
nghĩ phần giải thích của thầy có gì đó không ổn)
2) Quyết tâm trong lòng sẽ làm việc gì. 私は来年彼女と結婚しようと考えた。(Tôi
định sẽ kết hôn với cô ấy vào sang năm)
3) Để tâm, chú ý tới điều gì 彼はあまりお金のコトを考えない。(Anh ấy không mấy
khi để ý tới chuyện tiền nong) 他人の気持ちを考える。(để ý tới cảm giác của
người khác)
4) Cố gắng cải tiến, sáng tạo nhiều để tạo ra sản phẩm tốt hơn. 彼女は新しい洋服の
デザインを考えた。(Cô ấy nghĩ thiết kế trang phục mới)
Từ điển “Shinmeikai”
-Là NGĐT
1) Trong cấu trúc ~を~と考える:Hoạt động trí óc, dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết
nhằm giải quyết , dự đoán một sự việc còn chưa rõ. いいと考えて(nghĩ là tốt), 人の立
場を考えて (tính đến vị thế của người đó), よくよく考みれば(Nếu thử nghĩ kĩ càng)
+Trong cấu trúc ~を考える: Nghĩ nhiều về tương lai của đối phương. 将来を考えて
(nghĩ tới tương lai) あなたの事ばかり考えている。(chỉ nghĩ về chuyện của cậu)
+~を:nghĩ ra biện pháp, ý tưởng để tạo ra một cái gì đó mới.
9. ĐT “食べる taberu’’
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT
1) Nhai, nuốt và đưa vào bụng thứ gì. 赤い鳥、小鳥、なぜ赤い。赤い実を食べた。
(Chim đỏ, chim nhỏ, sao chim lại đỏ. Là vì chim ăn hạt đỏ) .là cách nói lịch sự
hơn 食う、食らう(ăn)
187
2) Sống, sinh hoạt 安月給では、親子三人食べられない。(Lương thấp thế này thì ba
mẹ con sống sao nổi)
Từ điển “Kihon”
1) Nhai những thư như thức ăn và đưa vào trong dạ dày. 私は 6 時に夕飯を食べた。
(Tôi ăn cơm tối lúc 6 giờ),クモはチョウを食べる。(Nhện ăn bươm bướm) . Là
cách nói lịch sự của “食う(ăn)”
2) Sống nhờ vào thu nhập có đươc từ việc nào đó. その人は演劇で食べている。
(Người đó sống bằng diễn kịch), 彼はアルバイトで食べている。(Anh ấy đi làm
thêm để sống)
Từ điển “Shinmeikai”
- Là NGĐT.
+ là cách nói lịch sự của 食う khi dùng ở nghĩa 1)
10. Động từ “食う’’
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT
1) Nhai thức ăn nuốt vào. Giống “食べる”, là cách nói tả thực hơn 食べる.鮭のフラ
イはうまがって食った。(miếng cá hồi rán ngon quá, tôi xơi luôn)
2) Ăn vào coi như đó là điều kiện cần thiết để sống được. Chuyển nghĩa thành tổ
chức cuộc sống, sinh hoạt. Nhiều khi được sử dụng như là một NĐT. 姉さん達が
食うに困る(các chị sống rất vất vả)
3) (Một cách ví von) Có được cái gì, thỏa mãn mong muốn. 夫が満足して、その幸福
を食うのをそばから眺め、自分は食わず微笑でいるべきなのであろうか。(Đứng
cạnh nhìn cảnh ông chồng mãn nguyện hưởng sung sướng mà tôi nghĩ mình
đành phải cười trừ thôi.)
4) Nhai, cắn, cắn chặt.大きなまんじゅうをかぶりと食った。(ngoạm chặt cái bánh
bao to )
5) Sâu, côn trùng cắn khoét thành lỗ 虫が食ったリンゴ (quả táo bị sâu khoét)
6) Xâm phạm vào phạm vi, thế lực của đối phương. Tấn công đối phương. Đánh
bại. 人の地盤を食う。(lấn vào địa bàn của người khác)
188
7) Tiêu thụ, tiêu tốn.この車はほかの車よりガソリンを食う。(cái xe này ăn xăng hơn
các xe khác)
8) Bản thân tiếp nhận một hành động đó. (Tùy theo từng hành động ) 不意を食う。
(bị ai vô tình( làm gì ))三田もはずみを食って、よろよろと膝をついた。(Sanda
cũng cuốn theo nhịp, đầu gối bắt đầu nhún nhảy)
Từ điển “Kihon”
Không có
Từ điển “Shinmeikai”
- Là NGĐT
1) lấy những thức ăn cần thiết để duy trì mạng sống (nữ giới không mấy sử dụng,
cũng được dùng với ý nghĩa là xâm phạm, lấn át kẻ khác) 栗が食われる。(hạt dẻ
ăn được)
2) Cố không để rời vật đã thêm, dính vào 魚が食い始める。(cá bắt đầu cắn câu) よ
く尾を食う(hay ngoạm đuôi)。楔がかっちりと食っている。(đinh bám chắc vào)
(nghĩa 1 của 巣くう)
3) Rất cần một cái gì đó khi làm một việc gì. ガソリンを食う(tiêu thụ/ăn xăng)。時
間を食う(tốn thời gian)。
4) [だれ(ai)から何(cái gì)を食う]:nhận từ ai đó cái gì mà mình không mon
muốn お目玉を食う(bị trợn mắt nhìn) 一杯喰わされた. (bị lừa ngoạn mục)
11. Động từ “召し上がる meshiagaru’’
Từ điển “Gakken”
- Là NGĐT, là cách nói tôn kính của 飲む (uống), 食う(ăn)
Từ điển “Kihon”
1) Cách nói tôn kính của 食べる(ăn). 先生はお酒を召し上がりますか。(Thầy dùng
rượu không ạ) ご飯を召し上がりますか。(Bác có xơi cơm không ạ?)
Từ điển “Shinmeikai”
- Là NGĐT.
Là cách nói tôn kính của 食う(ăn), 飲む (uống), たんと召し上がれ。(xin mời các bác
nào)
189
Phụ lục 4:
Các trường hợp không xét tới trong phạm vi nghiên cứu của một số động từ
1. Động từ suru (する)
+ Trong cấu trúc “~ようとする”: thể hiện ý nghĩa chuẩn bị dẫn tới tình trạng nào
đó. 雤が降ろうとしている。 (trời sắp mưa rồi) (Kihon), hay thể hiện ý chí, quyết
tâm 進んで彼を翻奔しようとした。 (cứ tiến lên, định bụng để kệ anh ta) (Gakken)
+ Trong cấu trúc: ~to suru: thể hiện ý nghĩa giả định về một điều gì đó もし雤がま
だ降るとすると、川の堤防が危ない。(nếu như trời vẫn cứ mưa thì đê sẽ nguy mất)
+ Trong cấu trúc ~たり~たりする: dẫn tới hay duy trì một trạng thái nào đó.読んだり
書いたりする。(lúc đọc, lúc lại viết) (kihon)
+ Trong cấu trúc: dạng “~ として”, “~とすれば” , “~にしたら” cho ý nghĩa lập trường,
quan điểm nào đó.弟はもう私たちの子供でも、弟でもなく奥にの立派な少尉殿として扱
われ, (cậu em trai không còn là con trai, là em trai của gia đình nữa mà đã là một
sĩ quan cấp thiếu úy của nhà nước) (Gakken)
+ Đi sau các giới từ nhấn mạnh để nhấn mạnh ý phủ định của ĐT.笑いもしない
(chẳng cười gì)
+ Đi với cấu trúc お + ĐT (dạng liên dụng25) tạo thành ĐT ở dạnh khiêm nhường
“ お待ちする” (chờ)
2. Động từ aru (ある)
+ ~てある: diễn tả kết quả của hành động vẫn c n đang duy trì. 机の上に本が置いて
ある。(có cuốn sách đặt ở trên bàn)
+ Thể hiện ý chuẩn bị sẵn cho sự việc sẽ xảy ra ちゃんと予習してある (chuẩn bị bài
trước đầy đủ)
+ ~に してある: thể hiện ý coi điều dự đoán, giả tưởng nào đó là thực. その書類は今
日中に発送することにしてあります。(Cứ coi như những giấy tờ đó sẽ được gửi
đi trong ngày hôm nay)
+ Đi cùng với thể liên dụng của tính từ. thể hiện ý có trạng thái tính chất đó. 美しく
あるゆえに (Chính bởi vì xinh đẹp..)
25 Là dạng biến hình của tính từ hay động từ khi nó sẽ được sử dụng kết hợp với một động từ hay tính từ khác nối tiếp sau
đó
190
+ Là ĐT hình thức. biểu hiện khả năng phát sinh sự kiện, hành vi. この川はまれに
氾濫することがある。(con sông này hiếm khi ngập lụt)
+ Là ĐT hình thức. thể hiện ý người đã từng có trải nghiệm việc gì. パンダを見た
ことがある.(từng nhìn thấy gấu trúc)
+ Là ĐT hình thức: đang giữa giai đoạn diễn ra của hành động. 研究は深まりつつあ
る。(nghiên cứu đang ngày càng sâu hơn)
+ ĐT bổ trợ: kết quả của hành động, biến đổi c n đang duy trì. 絵が壁に掛けてある。
(tranh treo trên tường)
+ ĐT bổ trợ : những ảnh hưởng, hiệu quả của hành động vẫn còn có tác dụng. (私は
弟に仕事を頼んである。(Tôi đã nhờ em trai thực hiện công việc)
+ Trong cấu trúc: ~とある: thể hiện nghĩa : - có sự việc là ~. được viết là ~, đã xác
định rõ ràng là~ 皇太子のお出かけとあって。(có tin Hoàng thái tử sẽ ra ngoài)
あの方のお頼みとあれば、聞かないわけにはいかない。(đã là lời đề nghị của ngài
đó thì quả là không thể không nghe theo được)
3. Động từ iu (いう)
+ Ở dạng [という][といった] để một lần diễn tả lại từ hay cụm,mệnh đề trước đó,
hoặc giải thích, bổ nghĩa cho một từ khác tiếp theo 社長という地位 (vị trí giám
đốc ) 読むという行為 (hành động đọc)
+ Ở dạng [という] [といった] đi liền sau một số từ đề làm rõ, nhấn mạnh thêm từ
tiếp theo. 3 人という少人数 (số người ít ỏi, chỉ vẻn vẹn có 3 người)
+ Ở dạng [~という~] với cùng một thể từ đứng trước và đứng sau để nhấn mạnh.
私には労働という労働が、みんな楽しかった。(Với tôi, lao động thực sự lao động
thì tất thảy đều thú vị)
+ Kết hợp với các phó từ ở dạng [こう/そう/ああ/どう+いう] thể hiện ý nghĩa mô tả:
như thế này, như thế kia..そういう訳です(là vì lí do như vậy)
+ Ở dạng [という] và thường ở cuối câu, là cách dùng đã hình thức hóa ĐT “いう”ở
ý nghĩa 3), thể hiện lời truyền đạt lại thông tin. Thường không dùng với chủ ngữ.
彼の病気は不治の病だという。(nghe nói căn bệnh của anh ấy không chữa được)
191
+ Ở dạng [đại DT chỉ định (như これ)+という/といった・といって] cùng với phần
tiếp theo ở dạng phủ định để thể hiện ý nghĩa không có gì đặc biệt, nổi bật đáng
kể これといった特徴のない人 (người chẳng có đặc trưng gì đáng nói)
+ Ở dạng [đại từ đề hỏi (như どれ/どこ)+といって] cùng với phần tiếp theo ở dạng
phủ địnhvừa thể hiện ý chưa xác định về nơi chốn, sự vật vừa có ý phủ định điều
đó. どれといって、ほしいものはない。(cái nào cũng vậy, chả thẻm cái nào cả)
+ Ở dạng A といい B といい để nhấn mạnh cả A, và B đều có cùng đặc điểm như
nhau nào đó. 人物といい学歴といい、申し訳ない。(cả con người lẫn thành tích
học tập đều không ổn)
+ Ở các dạng [~というと] [といえば]: dùng để nêu lên chủ đề,đề cập tới vấn đề
nào đó. そういえば彼はどうしてる (Vậy rồi anh ấy làm thế nào)
+ Ở dạng A といえば A 、B といえば: B biểu hiện ý bối rối trong sự nhận định đánh
giá tương phản nhau. 悪いといえば悪い、良いといえば良い。(bảo là xấu thì đúng
là cũng xấu mà bảo là tốt thì đúng là cũng tốt)
+Ở dạng câu nghi vấn+ というと/といえば: làm thành lời mở đầu cho câu trả lời
cho nghi vấn được nêu ra (khi nói về nguyên nhân , lí do) 悪いのはだれかという
と、彼に決まっている. (ai là kẻ tồi tệ ư, chính là hắn)
+ Ở các dạng [といっても] [とはいえ] [とはいうものの] và được sử dụng như là một
từ nối. 古いといっても十分に使える。(Nói là cũ nhưng vẫn còn dùng tốt)
+ Kết hợp với kết từ ở dạng [から+といって]và dùng câu ở dạng phủ định, thể hiện
ý nghĩa không nhất thiết là vì lí do đó. 親だからといってそんな権利はない。(là bố
mẹ đi chăng nữa cũng không có quyền như vậy)
+ Kết hợp cùng từ chỉ trạng thái ở dạng [~といったらない] biểu hiện trạng thái ở
mức độ cao nhất. 眠いと言ったらない。(buồn ngủ kinh khủng khiếp)
192
Phụ lục 5:
Ý nghĩa và cấu trúc sử dụng của hai động từ omou, kangaeru trên trang
web: “Sổ tay các động từ tiếng Nhật cơ bản”
( headwords/)
Các ý nghĩa của động từ omou (思う):
1) Nhận thức được về sự tồn tại của người, sự vật ẩn giấu trong lòng mình. 生徒の
ことを思っているからこそ厳しく注意をした。(Chính vì nghĩ cho học sinh nên
mới nhắc nhở nghiêm khắc như vậy)
Cấu trúc: <người>が<người/tập thể/vật>を思う
2) Thường xuyên có thức về sự tồn tại về điều gì mà mình yêu quý. 故郷を思う
(nhớ quê hương), 亡き母を思う (nhớ tới người mẹ đã qua đời)
Cấu trúc: <người>が<thứ yêu quý>を思う
3) Nhận thức được về một điều gì đó thông qua một vật tượng trưng, một sự liên
tưởng nào đó . この絵を見るといつも日本海側の冬を思う(cứ nhìn bức tranh này
bao giờ tôi cũng liên tưởng tới mùa đông ở vùng biển Nhật Bản)
Cấu trúc: <Người>が<vật tượng trưng>を思う
4) Thường xuyên ý thức về sự tồn tại của một sự việc nào đó ẩn dấu trong lòng. 年
明けの重要な会議のことを思うと、休日も気が休まらない。(Cứ nghĩ tới buổi họp
quan trọng đầu năm là ngay cả đến ngày nghỉ tôi cũng thấy không yên lòng)
Cấu trúc: <Người>が<những điều vẫn ở trong lòng>を思う
5) Nhận thức được một tình cảm, cảm xúc từ một sự việc nào đó. 合格したときの喜
びを思えばがんばれる。(Cứ nghĩ tới nỗi vui mừng khi thi đỗ mà cố gắng)
Cấu trúc: <Người>が<cảm xúc, tình cảm>を思う
6) Nhận thức được tình cảm, cảm xúc đối với một sự kiện nào đó, cảm xúc đó là
của chủ thể. 父の死を悲しく思う。(thấy đau buồn trước cái chết của cha)
Cấu trúc: <người>が<sự vật, sự việc>を<cảm xúc>思う
7) Biểu thị sự nhận định về thuộc tính nào đó, sự nhận định này là của chủ thể. こ
の部屋は広いと思う。 (tôi thấy cái phòng này rộng)
Cấu trúc: <人>が<人・組織・もの>を思う
193
8) Biểu thị sự đánh giá, là sự đánh giá của của thể. 私はこの答えを正しいと思う。
(Tôi cho rằng câu trả lời này là đúng)
Cấu trúc: <Người>が<sự vật sự việc>を<kết quả đánh giá>と思う
9) Biểu thị sự nhận định chắc chắn, sự nhận định này là của chủ thể あの上司は部下
に謝るべきだと思う。(tôi cho rằng vị xếp đó cần phải xin lỗi cấp dưới)
Cấu trúc: <Người>が<nhận định chắc chắn>と思う
10) Biểu thị sự nhận thức, nhận biết, đó là sự nhận biết của chính chủ thể. そこにい
る男の人は田中先生だと思う. (Tôi nghĩ người đàn ông ở đằng ấy là thầy Tanaka)
Cấu trúc: <Người>が(は)<sự vật>を<sự vật>と思う
11) Biểu thị sự phỏng đoán, sự phỏng đoán này là của chính chủ thể. 今日、太郎は
早く帰って来ると思う。(Tôi nghĩ hôm nay Taro sẽ về sớm)
Cấu trúc: <Người>が<điều phỏng đoán>と思う
12) Biểu thị sự nhận định của chính chủ thể về điều có nhiều khả năng xảy ra 今年
は合格するにちがいないと思っている。(Tôi chắc là năm nay sẽ đỗ)
Cấu trúc: <Người>が<nhận định>と思う
13) Biểu thị sự nghi ngờ của chính chủ thể. そういう返事を聞くと本当にやる気があ
るのかなと思う。(Nghe câu trả lời như vậy tôi bỗng nghi ngờ không hiểu là (cậu
ta) có thực sự muốn làm hay không đây)
Cấu trúc: <Người>が<sự nghi ngờ>かと思う
14) Biểu thị nguyện vọng của chủ thể.では、乾杯したいと思います.(Nào, xin cạn chén)
Cấu trúc: <Người>が<nguyện vọng>と思う
15) Biểu thị ý chí của chủ thể.大学に進学しようと思います。(Tôi định học lên đại học)
Cấu trúc: <Người>が<Ý chí >と思う
Các ý nghĩa của động từ kangaeru (考える):
1) Suy nghĩ để có được ý tưởng mới (câu trả lời, giải pháp) 母が節約の方法を考える
(mẹ tôi nghĩ cách để tiết kiệm)
Cấu trúc: <Người>が<Sự việc>を/について考える
2) Đưa ra ý tưởng mới nhờ vận dụng trí lực. 課長が新製品を考える.(Trưởng phòng
vắt óc để cho ra được sản phẩm mới) 町長は、様々な防犯対策を考えました。(đưa
ra nhiều cách để phòng chống tội phạm)
194
Cấu trúc: <Người>が<sự việc, sự vật>を考える
3) Coi trọng một đối tượng nào đó 父はいつも体のことを考えている。(Bố tôi lúc nào
cũng chỉ nghĩ tới sức khỏe)もっと他人の気持ちを考えなさい。(Làm ơn để ý tới
cảm giác của người khác hơn một chút!)
Cấu trúc: <người>が<sự việc>を考える
4) Suy nghĩ về thuộc tính hay những điểu liên quan tới một đối tượng nào đó 彼は、
故郷にいる両親のことを考えた (Anh ấy nghĩ về cha mẹ hiện đang sống ở quê)
Cấu trúc: <Người>が<Sự việc>を考える
5) Vận dụng trí lực để tính toán về những sự việc trong tương lai 子供たちの将来を
考えて、去年から教育資金を積み立てている。(Nghĩ tới tương lai của lũ trẻ nên từ
năm ngoái họ đã tăng tiền vốn cho giáo dục)
Cấu trúc: <Người>が<Sự việc>を考えて/考えると
6) Suy nghĩ để đưa ra nhận định dựa trên những sự việc đã biết. ここ最近の彼の発
言から考えると、そろそろ転職したいと思っているのではないでしょうか。(Suy xét
từ những gì anh ấy loan tin gần đây thì chẳng phải là anh ấy đang muốn chuyển
công tác hay sao)
Cấu trúc: <Người>が<Sự việc>を/から 考えると/考えて
7) Suy nghĩ để đưa ra một kết luận nào đó 来週の日曜日に何をして過ごそうかと考え
た。(Nghĩ xem chủ nhật tuần tới sẽ làm gì để xả hơi đây)
Cấu trúc: <Người>が<sự việc>と考える
8) Kết luận vấn đề sau khi suy nghĩ. 明日は1日中忙しいので、今日のうちに食料品の
買い物を済ませようと考えた。(Ngày mai bận suốt cả ngày nên tôi tính sẽ đi chợ
mua thực phẩm luôn trong ngày hôm nay)
Cấu trúc: <Người>が<sự việc>と考える
9) Đưa ra giả định về một sự tình. 刑事は、今回の事件と10年前の事件に強い関係が
あると考えているようだ。(Cảnh sát cho rằng vụ việc lần này có liên quan nhiều
tới một vụ việc 10 năm trước đây)
Cấu trúc: <Người>が<Sự tình>と考える
195
Phụ lục 6:
Ý nghĩa và cấu trúc tham tố của một số động từ trong các nhóm động từ
đồng nghĩa đƣợc lựa chọn để phân tích (trên cơ sở tra cứu các từ điển)
1. Động từ yaru (やる)
-Là NGĐT với các ý nghĩa sau:
1) Thực hiện hoặc tác động tạo ra sự thay đổi vị trí của ai, cái gì 一人娘を嫁にやる。
(cho con gái duy nhất đi lấy chồng), 私のカバンをどこにやったの.(Cậu để cái cặp
của tôi đâu rồi) 彼女のところに視線をやる . (Đưa ánh mắt nhìn sang phía cô ấy)
Cấu trúc: (A ga/wa) X wo (Y ni) yaru) trong đó A là chủ thể hành động, X là
đối tượng, Y là nơi chốn, vị trí, tư cách mới của X.
2) Cho, cung cấp cho người nào (dưới mình) hay động thực vật cái gì. 照子は毎朝鳥
に餌をやりながら (Mỗi sáng, Shouko đều cho chim ăn).
Cấu trúc: {(A ga/wa) X wo (Y ni) yaru}, trong đó A là chủ thể hành động, X là
đối tượng được cung cấp, Y là tiếp thể, chỉ người, vật nhận sự cung cấp.
3) Làm, thực hiện việc gì. 家の子はサッカーをやっている。(con tôi chơi bóng đá) 君
は財産家だから、なんでも好きなことをやるがいいさ。(Cậu là đại gia, nên thích gì
thì cứ làm). Có thể nói về rất nhiều hành động, nhưng là cách nói không tao nhã.
Cấu trúc: { (A ga/wa ) X wo yaru}
{ (A ga/wa) X wo Y ni yaru}
{ (A ga/wa) X wo P yaru}
Trong đó, A là chủ thể hành động; X là đối tượng; Y là vai nơi chốn, chỉ vị trí,
mới của X hoặc là vai đích (chỉ tư cách mới của X); P là các phó từ, có thể là
dạng liên dụng của tính từ.
4) Làm bị thương, gây thiệt hại, giết hại.よし、お前はその女をやれ。(Nào, mày xử
con bé đó đi)
Cấu trúc: {(A ga/wa) X wo yaru} trong đó A là chủ thể hành động; X là đối
tượng của hành động
5) Bị mắc bệnh. 彼は去年水ぼうそうをやった。(Năm ngoái anh ấy bị thủy đậu)
Cấu trúc: { (A ga/wa) X wo yaru}, trong đó A là chủ thể hành động; X là đối
tượng của hành động.
196
- Là NĐT với ý nghĩa:
6) Sống, duy trì cuộc sống. 私一人の収入ではやっていけない。(Chỉ với lương của
mình tôi thì không thể sống / trụ nổi)
Cấu trúc: {A ga/wa yatte ikeru} , trong đó, A là chủ thể hành động
2. Động từ okonau (行う)
- Là NGĐT với các ý nghĩa:
1) Thực hiện việc gì theo một quy tắc, một trình tự, kế hoạch có mục đích, ý chí. 担
当者は打ち合わせを行う (người phụ trách tổ chức gặp gỡ bàn bạc). 委員会は 4 時から
会議を行った。(ban chấp hành tiến hành họp từ lúc 4 giờ) おれには普通の家庭生活を
行う能力が欠けているのではなかろうか。(có lẽ tôi không có đủ khả năng tổ chức
cuộc sống của một gia đình bình thường)
Cấu trúc: {(A ga/wa) X wo okonau} trong đó A là chủ thể, X là đối tượng
- Là NĐT với ý nghĩa:
2) Tu hành theo đạo Phật.
Cấu trúc: {(A ga/wa) okonau} trong đó A là chủ thể hành động. 彼は行った人である
(Anh ấy là người tu hành)
3. Động từ hanasu (話す)
1) Truyền đạt tới tham thoại một nội dung nào đó (sự việc hay suy nghĩ) bằng cách
nói ra. 恵子は自分の気持ちを弘に話した (Eiko đã nói cho Hiroshi về tâm trạng của
mình) 先生は生徒たちに「明日は運動会の練習があります」と話した (thầy giáo nói
với học sinh: “Ngày mai chúng ta sẽ có buổi luyện tập cho ngày hội thể thao”) ,
腹を割って話す (nói hết ruột gan).
Cấu trúc: { (A ga) (B ni/to) hanasu}
{ (A ga) (B ni) X to hanasu}
{ (A ga) (B ni/to) X wo/ ni tsuite hanasu}
Trong đó, A: chủ thể (người truyền đạt), B: tiếp thể (người tiếp nhận truyền đạt),
X: Đối tượng (nội dung truyền đạt, phát ngôn). Đây là ý nghĩa biểu hiện sự truyền
đạt thông tin mang tính một chiều.
197
2) Thảo luận, bàn bạc, trao đổi ý kiến về việc gì. 恵子と真由美は夏休みの計画につい
て話している。(Eiko và Mayumi bàn với nhau kế hoạch nghỉ hè) 進学について先生
と話した。(tôi đã nói chuyện với thầy giáo về việc tiếp tục học lên)
Cấu trúc: {(A ga) (B ni/to) X ni tsuite hanasu}, trong đó, A: chủ thể; B: Tiếp thể
(chỉ đối tác); X: đối tượng (chỉ nội dung vấn đề bàn luận, trao đổi)
3) Sử dụng một ngôn ngữ nào đó. 彼は二カ国語を話す (Anh ấy nói hai thứ tiếng),
Cấu trúc: {(A ga) B wo hanasu}, trong đó, A: chủ thể, B: Đối tượng (tên một
ngôn ngữ)
4. Động từ shaberu (しゃべる)
1) Nói chuyện, là cách nói khẩu ngữ của hanasu. 試験中はしゃべらないでください。
(Trong giờ thi đừng có nói chuyện)
2) Nói với dung lượng nhiều よくしゃべる奴だ (kẻ hay buôn chuyện)
3) Nói lộ ra những điều bí mật, điều không nên nói 家の内情をしゃべった。(kể
chuyện trong gia đình,) まずいことをしゃべて揚げ足を取られちゃ面白くない。(Lỡ
mồm nói ra nên bị lộ hết chẳng còn gì thú vị)
Cấu trúc khi thể hiện các ý nghĩa 1, 2, 3 đều là
{(A ga) (B ni / to) shaberu}
{(A ga) (B ni) X to shaberu}
{(A ga) (B ni) X wo / ni tsuite shaberu}
Trong đó, A: chủ thể truyền đạt; B: tiếp thể (người tiếp nhận truyền đạt); X: Đố
tượng (nội dung truyền đạt, phát ngôn)
4) Các loài động vật như chim chóc nhại lại tiếng người. この鳥は「おはよう」としゃ
べることができる。(Con chim này biết nói “xin chào”)
Cấu trúc: {(A ga) X to shaberu}, trong đó, A : Chủ thể (một loài động vật, chim
chóc) X: Đối tượng (lời nói nhại lại của A)
5. Động từ kataru (語る)
1) Truyền đạt điều gì, kể lại một sự tình, một tình huống. 校長は学生達に自分の考え
を語る。(thầy hiệu trưởng nói cho học sinh nghe những suy nghĩ của mình) 首相は
必ず減税を行うと記者団に語った。(Thủ tướng nói với đám nhà báo là nhất định sẽ
giảm thuế)
198
Cấu trúc: {(A ga) (B ni) kataru}
{(A ga) (B ni) X to kataru}
{(A ga) (B ni) X wo / nituite kataru}
Trong đó, A: chủ thể (người truyền đạt, B: tiếp thể (người tiếp nhận truyền đạt),
X: đối tượng (nội dung truyền đạt, nội dung phát ngôn).
2) Thể hiện, bộc lộ, minh chứng cho điều gì. 失業者の急増が語る不況 (khủng hoảng
thể hiện rõ ở việc số người thất nghiệp tăng mạnh)
Câu trúc: {(A ga) X wo kataru}, trong đó A: đặc điểm để minh chứng (làm chủ
thể), B: Điều được minh chứng, bộc lộ (làm đối tượng)
3) Ngâm xướng theo nhịp vần, đặc biệt là khi diễn các loại kịch cổ. 浄瑠璃を語る
(ca kịch jyoururi).
Cấu trúc: {(A ga) X wo kataru} với A: chủ thể (người diễn, hát), X: Đối tượng
(nội dung ngâm xướng).
6. Động từ omou (思う)
1) Nhận thức, ý thức về điều gì.
生徒のことを思っているからこそ厳しく注意をした。(Chính vì nghĩ cho học sinh
nên mới nhắc nhở nghiêm khắc như vậy) 亡き母を思う (nhớ tới người mẹ đã
qua đời) 父の死を悲しく思う。(thấy đau buồn trước cái chết của cha) .そこにい
る男の人は田中先生だと思う. (Tôi nghĩ người đàn ông ở đằng ấy là thầy Tanaka)
Cấu trúc: {A ga X wo omou}, trong đó A: chủ thể, X: đối tượng
Hoặc {A ga X wo Y to omou}, trong đó A: chủ thể, B: đối tượng, Y: vai đích,
chỉ kết quả nhận thức.
2) Nhận định về điều gì. この部屋は広いと思う (tôi thấy cái phòng này rộng) あの
上司は部下に謝るべきだと思う。(tôi cho rằng vị sếp đó cần phải xin lỗi cấp dưới)
Cấu trúc: {X ga Y to omou}, trong đó X: đối tượng, Y: vai đích, chỉ kết quả
nhận định.
3) Đánh giá một điều gì. 私はこの答えを正しいと思う。(Tôi cho rằng câu trả lời
này là đúng)
Cấu trúc: {A ga X wo Y to omou}, trong đó A: chủ thể, X: đối tượng, Y: vai
đích, chỉ kết quả đánh giá.
199
4) Phỏng đoán điều gì. 今日、太郎は早く帰って来ると思う。(Tôi nghĩ hôm nay
Taro sẽ về sớm)
Cấu trúc: {A ga X to omou}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng (thể hiện nội
dung phỏng đoán)
5) Nghi ngờ về điều gì. そういう返事を聞くと本当にやる気があるのかなと思う。
(Nghe câu trả lời như vậy tôi bỗng nghi ngờ không hiểu là (cậu ta) có thực sự
muốn làm hay không đây)
Cấu trúc: {A ga X ka to omou} trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng (thể hiện nội
dung nghi ngờ)
6) Biểu thị nguyện vọng của chủ thể.では、乾杯したいと思います.(Nào, xin cạn chén)
Cấu trúc: {A ga X to omou}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng (thể hiện nội
dung nguyện vọng)
7) Biểu thị ý chí của chủ thể. 大学に進学しようと思います。(Tôi định học lên đại học)
Cấu trúc: {A ga X to omou}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng (thể hiện nội
dung ý chí)
7. Động từ kangaeru (考える)
1) Suy nghĩ đưa ra ý tưởng mới 母が節約の方法を考える (mẹ tôi nghĩ cách để tiết
kiệm) 課長が新製品を考える. (Trưởng phòng vắt óc để cho ra được sản phẩm mới)
Cấu trúc: {A ga X wo/nitsuite kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng
(ý tưởng, sản phẩm)
2) Coi trọng một đối tượng nào đó 父はいつも体のことを考えている。(Bố tôi lúc nào
cũng chỉ nghĩ tới sức khỏe)もっと他人の気持ちを考えなさい。(Làm ơn để ý tới
cảm giác của người khác hơn một chút!)
Cấu trúc: {A ga X wo kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng
4) Suy nghĩ về thuộc tính hay những điều liên quan tới một đối tượng nào đó 彼は、
故郷にいる両親のことを考えた (Anh ấy nghĩ về cha mẹ hiện đang sống ở quê)
Cấu trúc: {A ga X wo kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng
5) Vận dụng trí lực để tính toán về những sự việc trong tương lai 子供たちの将来を
考えて、去年から教育資金を積み立てている。(Nghĩ tới tương lai của lũ trẻ nên từ
năm ngoái họ đã tăng tiền vốn 考えて/考えると cho giáo dục)
Cấu trúc: {A ga X wo kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng
200
6) Suy nghĩ để đưa ra một kết luận, nhận định 来週の日曜日に何をして過ごそうかと
考えた。(Nghĩ xem chủ nhật tuần tới sẽ làm gì để xả hơi đây), 明日は1日中忙し
いので、今日のうちに食料品の買い物を済ませようと考えた。(Ngày mai bận suốt
cả ngày nên tôi tính sẽ đi chợ mua thực phẩm luôn trong ngày hôm nay)
Cấu trúc: {A ga X to kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng (chỉ kết
luận, nhận định, quyết định...)
7) Đưa ra giả định về một sự tình. 刑事は、今回の事件と10年前の事件に強い関係が
あると考えているようだ。(Cảnh sát cho rằng vụ việc lần này có liên quan nhiều
tới một vụ việc 10 năm trước đây)
Cấu trúc: Cấu trúc: {A ga X to kangaeru}, trong đó, A: chủ thể, X: đối tượng
(mệnh đề, chỉ sự việc)
201
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dong_tu_tieng_nhat_nhung_dac_trung_ngu_nghia_ngu_dun.pdf