A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ TRỊNH
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ
THẾ HỆ ĐỔI MỚI
TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1986
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ TRỊNH
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ
THẾ HỆ ĐỔI MỚI
TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1986
Mã số: 9220121
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. LƯU KHÁNH THƠ
2. TS. LÊ THỊ HỒ QUANG
NGHỆ AN - 2021
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Đóng góp của các nhà thơ thế hệ đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án, tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Lưu Khánh Thơ và TS. Lê Thị Hồ Quang đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp ý kiến quý báu trong suốt qúa trình học tập và hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ngành Ngữ văn -
Viện Sư phạm xã hội cùng các thầy cô tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh
chuyên ngành Văn học Việt Nam, Khóa 2016 - 2020.
Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục Đào tạo
quận Tân Bình, Hiệu trưởng, quý thầy cô giáo trường THCS Âu Lạc, quận Tân
Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để tôi học tập, nghiên cứu nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
học và luận án.
Nghệ An, tháng 5 năm 2021
Tác giả luận án
Phạm Thị Trịnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Khánh Thơ và TS. Lê Thị Hồ Quang. Việc giải
quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Nghệ An, tháng 5 năm 2021
Tác giả luận án
Phạm Thị Trịnh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 7
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................... 7
1.1.1. Giới thuyết khái niệm .............................................................................. 7
1.1.2. Tiêu chí nhận diện nhà thơ thế hệ Đổi mới ........................................... 14
1.1.3. Một số lý thuyết hữu quan .................................................................... 20
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 29
1.2.1. Những nghiên cứu trong nước .............................................................. 29
1.2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 43
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 46
Chương 2. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI
MỚI ................................................................................................................. 47
2.1. Bối cảnh lịch sử, văn học Việt Nam sau 1986 ......................................... 47
2.1.1. Về bối cảnh lịch sử ................................................................................ 47
2.1.2. Về bối cảnh văn học .............................................................................. 49
2.2. Sự tiếp nối và song hành của các thế hệ nhà thơ sau 1986 ...................... 54
2.2.1. Thế hệ chống Pháp, chống Mỹ .............................................................. 54
2.2.2. Thế hệ Đổi mới ..................................................................................... 57
2.2.3. Thế hệ tiếp nối Đổi mới ........................................................................ 61
2.3. Một số nhà thơ tiêu biểu của thế hệ Đổi mới ........................................... 63
2.3.1. Dư Thị Hoàn .......................................................................................... 63
2.3.2. Dương Kiều Minh ................................................................................. 64
2.3.3. Nguyễn Lương Ngọc ............................................................................. 65
2.3.4. Nguyễn Quang Thiều ............................................................................ 66
2.3.5. Mai Văn Phấn ........................................................................................ 67
2.3.6. Nguyễn Bình Phương ............................................................................ 68
2.3.7. Inrasara .................................................................................................. 68
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69
Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRONG
QUAN NIỆM VỀ SÁNG TẠO VÀ BẢN CHẤT CÁI TÔI TRỮ TÌNH ....... 71
3.1. Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về sáng tạo .. 71
3.1.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng quan niệm mới về sáng tạo ........... 71
3.1.2. Sự thay đổi trong quan niệm về thơ và nhà thơ của thế hệ Đổi mới .. 72
3.1.3. Thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới - từ quan niệm đến sáng tác ......... 90
3.2. Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về bản chất cái
tôi trữ tình ........................................................................................................ 92
3.2.1. Tầm quan trọng của việc ý thức về bản chất cái tôi trữ tình ................. 92
3.2.2. Sự thay đổi trong quan niệm về cái tôi trữ tình của nhà thơ thế hệ Đổi
mới ................................................................................................................... 95
3.2.3. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ thế hệ Đổi mới ............................... 97
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 112
Chương 4. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRÊN
PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ ............................. 114
4.1. Những tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại .................................................. 114
4.1.1. Những tìm tòi đa dạng trong hình thức thể loại .................................. 114
4.1.2. Thơ tự do ............................................................................................. 116
4.1.3. Thơ văn xuôi ....................................................................................... 119
4.2. Những tìm tòi, cách tân về mặt kết cấu .................................................. 122
4.2.1. Kết cấu mở - kiểu kết cấu phổ biến trong thơ hiện đại ....................... 122
4.2.2. Đặc điểm của kết cấu mở trong thơ thế hệ Đổi mới ........................... 124
4.3. Những tìm tòi, đổi mới trong ngôn ngữ ................................................. 136
4.3.1. Ngôn ngữ mang tính đời thường, suồng sã ......................................... 136
4.3.2. Ngôn ngữ mang tính tượng trưng, siêu thực ....................................... 139
Tiểu kết Chương 4 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN ................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử văn học là một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của nhiều
thế hệ tác giả. Đó cũng là quá trình vận động theo quy luật kế thừa, nối tiếp, cách
tân hệ hình thẩm mĩ giữa các thế hệ. Mỗi thời kì lịch sử văn học thường có một
thế hệ đóng vai trò chủ lực trong việc kiến tạo nên diện mạo và hệ giá trị riêng
của thời kì văn học ấy, biểu hiện và thông qua nhiều mối quan hệ: giữa nhà văn
và hiện thực đời sống được phản ánh; giữa tác giả và tác phẩm; giữa tác phẩm
và độc giả Đó là lớp người cầm bút được kết nối với nhau bởi hệ giá trị chung
của thời đại mà họ vừa là kẻ sản sinh, kiến tạo, vừa là sản phẩm của hệ giá trị đó.
Nghiên cứu lịch sử văn học từ góc độ thế hệ tác giả, do đó, là một hướng nghiên
cứu triển vọng, giúp việc phân định, đánh giá các thời kì lịch sử văn học được
chính xác, khách quan, khoa học.
1.2. Sau 1986, cùng với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, những thay đổi to lớn trong bối cảnh văn hóa, chính trị của thế giới và
đất nước đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn học, đòi hỏi và thúc đẩy văn
nghệ sĩ phải đổi mới tư duy, quan niệm và lối viết. Đây là lí do tạo nên những
thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện của văn học Việt Nam từ sau 1986
đến nay. Văn học Việt Nam giai đoạn này có một lực lượng tác giả đông đảo,
bao gồm nhiều thế hệ tiếp nối, song hành, trong đó, nổi bật là lớp tác giả thuộc
thế hệ Đổi mới, với nhiều cá tính sáng tạo độc đáo. Trong sáng tác của họ,
người ta nhận thấy nỗ lực mạnh mẽ nhằm vượt thoát tư tưởng, mô hình phản
ánh giáo điều, cứng nhắc và ý thức khẳng định bản sắc sáng tạo cá nhân một
cách quyết liệt. Đó là những giá trị thẩm mĩ - nhân sinh rất đáng chú ý. Cùng
với các thế hệ trước và sau đó, các tác giả thế hệ Đổi mới đã có những đóng
góp hết sức ý nghĩa trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại.
1.3. Trong giai đoạn Đổi mới, thơ Việt Nam đạt được những thành tựu
2
rất đáng chú ý, xét về số lượng, chất lượng tác phẩm, chất lượng đội ngũ, sức
ảnh hưởng, tác động tới đời sống văn học Nhắc đến các tác giả thơ thế hệ
Đổi mới là nhắc đến khá nhiều tên tuổi nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ với
độc giả. Tác phẩm của họ thể hiện một quan điểm mĩ học mới, rất khác so với
quan điểm mĩ học truyền thống. Không chỉ dừng lại ở những tìm tòi kĩ thuật có
tính manh mún, riêng lẻ, chủ đích của họ hướng tới việc hình thành một hệ hình
tư duy thơ, một “loại hình” thơ hiện đại. Những thay đổi trong quan điểm mĩ
học và thi pháp thể hiện của họ có ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới lớp tác
giả kế tiếp. Trên thực tế, sáng tác của các tác giả thế hệ Đổi mới cũng đã góp
phần tác động, làm thay đổi, mở rộng cách tiếp nhận thơ của người đọc và từ
đó, góp phần hình thành một lớp độc giả tương ứng với loại hình sáng tác hiện
đại. Dĩ nhiên, với những cách tân, đổi mới ráo riết trong quan điểm và thi pháp,
sáng tác của họ cũng đã gây ra những ý kiến tiếp nhận trái chiều gay gắt và
không phải lúc nào thơ của các tác giả này cũng nhận được sự ủng hộ. Nhưng
chính sự tiếp nhận đa chiều này cho thấy sáng tác của thế hệ Đổi mới đã và
đang hiện diện như một hiện tượng cần được lưu tâm nghiên cứu, lí giải, đánh
giá một cách kĩ lưỡng và khách quan, thỏa đáng hơn.
1.4. Hiện tại, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đang
có những thay đổi hết sức căn bản. Mục tiêu phát triển năng lực người học và
tính mở là những đặc điểm nổi bật của chương trình này. Điều này buộc người
dạy, người học phải hết sức chủ động trong việc mở rộng diện đọc, đánh giá,
lý giải các hiện tượng văn học hiện đại, trong đó có thơ Việt Nam sau 1986.
Đây cũng là một lí do khiến tác giả luận án, vốn là giáo viên Ngữ văn ở phổ
thông, lựa chọn vấn đề nghiên cứu này. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu
về đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới được vận dụng hiệu quả vào thực tiễn
dạy học môn Ngữ văn theo định hướng giáo dục mới của chương trình.
1.5. Có thể nói, sáng tạo thơ của thế hệ nhà thơ Đổi mới đã làm phong
phú thêm đời sống thi ca Việt Nam đương đại, góp phần đưa thơ ca và tiếng
3
Việt hội nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại. Theo chúng tôi, việc
tìm hiểu những đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam
hiện đại là rất cần thiết. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình
nghiên cứu chuyên sâu về vai trò, vị trí và đóng góp của thế hệ tác giả này.
Đó là những lý do cơ bản thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài Đóng góp
của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới
trong thơ Việt Nam sau 1986, cụ thể là những tìm tòi, đổi mới trong tư duy,
quan niệm và thi pháp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là những đóng góp nghệ thuật thể
hiện qua/ trong tác phẩm của các nhà thơ thuộc thế hệ Đổi mới, đặc biệt tập
trung khảo sát sáng tác của các tác giả Dư Thị Hoàn, Nguyễn Lương Ngọc,
Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình
Phương, Inrasara. Ngoài ra, luận án cũng mở rộng phạm vi khảo sát về các hiện
tượng thơ Việt Nam hiện đại khác khi cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật
của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, cụ thể trên các phương diện như tư duy nghệ
thuật, quan niệm thẩm mỹ, hệ thống thi pháp; trên cơ sở đó, nhận ra những
đặc điểm mang tính quy luật trong tiến trình vận động, cách tân của thơ Việt
Nam hiện đại và có sự lý giải, đánh giá khách quan, thỏa đáng về vai trò, vị trí
và đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là những
4
nghiên cứu trong nước và ngoài nước về những đóng góp của các nhà thơ thế
hệ Đổi mới.
- Xác định các khái niệm công cụ (tác giả, thế hệ tác giả/ nhà thơ, nhà
thơ thế hệ Đổi mới) và phân tích bối cảnh xuất hiện của nhà thơ thế hệ Đổi mới
sau 1986;
- Phân tích, đánh giá đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan
niệm về sáng tạo và bản chất cái tôi trữ tình;
- Phân tích, lí giải đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trên phương diện
thể loại, kết cấu, ngôn ngữ
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp loại hình
Phương pháp loại hình là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách
phân chia chúng thành các “loại”, “kiểu” để nhận diện cấu trúc và những quy
luật vận động, phát triển của chúng. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương
pháp này để phân loại và xác định những đặc điểm chung nhất, tạo nên tính
chất “loại hình” của các tác giả thơ thuộc thế hệ Đổi mới. Nó cũng được sử
dụng để đối chiếu, so sánh nét khác biệt và những điểm đặc thù giữa thế hệ Đổi
mới với các thế hệ thơ khác. Bằng phương pháp này, tác giả luận án sẽ phân
loại và xem xét, đánh giá cụ thể, khách quan hơn đối với các loại hình tác giả,
tác phẩm.
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Phương pháp cấu trúc - hệ thống là phương pháp nghiên cứu đối tượng
trong tư cách một cấu trúc chỉnh thể, chặt chẽ, bao gồm nhiều yếu tố tạo thành.
Xuất phát từ quan niệm về thơ nói chung, sáng tác thơ của thế hệ Đổi mới nói
riêng, là những cấu trúc chỉnh thể, hệ thống, trong luận án, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ thống để phân tích, lý giải mối quan hệ
cũng như các yếu tố hợp thành cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật này. Trên cơ sở
đó, nhận ra đặc điểm và ý nghĩa, giá trị của các phương diện riêng lẻ và đồng
5
thời, cả toàn bộ hệ thống cấu trúc của nó. Tiếp cận từng tác giả, tác phẩm, chúng
tôi cũng quan tâm đến tính chỉnh thể cấu trúc của chúng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Đây là phương pháp nghiên cứu văn học bằng cách đặt các hiện tượng
văn học trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, trên bối
cảnh lịch sử sinh thành cụ thể đó để lý giải, đánh giá. Nghiên cứu lịch sử của
văn học còn có nghĩa là nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển
của nó, trên cơ sở đó, nhận ra đặc điểm và quy luật vận động nội tại của hiện
tượng đó. Bám sát các điều kiện về lịch sử - văn hóa đã chi phối đến những
biến đổi, vận động của văn học, tác giả luận án cố gắng làm rõ mối quan hệ qua
lại và những tác động của bối cảnh xã hội - lịch sử tương ứng đã tạo nên nét
khác biệt của thế hệ Đổi mới so với các thế hệ khác trong tiến trình lịch sử của
nền thơ Việt Nam.
4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Đây là phương pháp nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp học. Luận án
đã vận dụng phương pháp này nhằm đi sâu phân tích những đặc trưng thi pháp
trong sáng tác của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, cụ thể trên các phương diện quan
niệm sáng tạo, hình tượng cái tôi, kết cấu, ngôn ngữ, bút pháp Phương pháp
này cũng giúp tác giả luận án nghiên cứu, tìm hiểu sự tác động, chi phối của
quan niệm sáng tạo tới cách thể hiện trong hình thức thơ của thế hệ Đổi mới.
4.5. Nhóm thao tác nghiên cứu phân tích - tổng hợp, thống kê - phân
loại, so sánh
Đây là nhóm thao tác nghiên cứu giúp tác giả luận án phân tích những
điều kiện về bối cảnh lịch sử, các tiền đề văn hóa với những ưu điểm và nhược
điểm của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng, tác động, tạo nên đặc điểm quan
niệm, cảm hứng và thi pháp trong sáng tác của thế hệ nhà thơ Đổi mới; thống
kê số lượng tác giả, tác phẩm, tần số lặp lại của một số yếu tố, chi tiết nghệ
thuật cần thiết; so sánh, đối chiếu giữa các hiện tượng tác giả, tác phẩm trong
6
thơ của thế hệ Đổi mới, giữa sáng tác của thế hệ Đổi mới so với thế hệ trước và
sau đó
5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tương đối bao quát, hệ thống
về đặc điểm và đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau
1986 trên phương diện hệ hình tư duy, quan niệm sáng tạo và nghệ thuật thể
hiện. Trên cơ sở xác định những khái niệm công cụ và phương pháp luận nghiên
cứu, phân tích, luận giải về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, luận án góp phần
định vị và đánh giá một cách khách quan, thỏa đáng về vai trò và đóng góp của
các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án sẽ được triển khai trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Bối cảnh xuất hiện của các nhà thơ thế hệ Đổi mới
Chương 3: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm
về sáng tạo và bản chất cái tôi trữ tình
Chương 4: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trên phương diện
thể loại, kết cấu, ngôn ngữ
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1.1. Tác giả
Tác giả (tiếng Anh: author; tiếng Pháp: auteur) là khái niệm đã được bàn
đến trong khá nhiều công trình, tài liệu khoa học. Hiểu theo nghĩa rộng, tác giả
là người sản xuất ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, bao gồm nhiều lĩnh vực như
khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật... Hiểu theo nghĩa hẹp, khái niệm tác
giả thường được đồng nhất với khái niệm tác giả văn học, là người sáng tạo ra
các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. “Tác giả”, cùng với “tác phẩm”, “thể loại”,
“thời kỳ văn học” là những khái niệm then chốt trong phê bình, nghiên cứu lịch
sử văn học.
Nói đến tác giả, trước hết là nói đến tư cách người sinh thành, sáng tạo
ra tác phẩm. Dấu ấn cá tính của tác giả thể hiện đậm nét trong tác phẩm. Chẳng
vậy mà ở phương Đông, từ thế kỉ VII, người ta đã khẳng định “văn như kì nhân”
(văn như con người viết ra nó). Còn ở phương Tây, ở thế kỉ XVIII, Buffon từng
khẳng định, “phong cách ấy là con người” (dẫn theo [165, 203]).
Tuy nhiên, nói đến tác giả còn nói đến tư cách người sáng tạo, người tạo
tác ra những giá trị mới, về mặt thẩm mĩ, nghệ thuật. Nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định:
“Nhìn bề ngoài, tác giả là người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài
báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới,
người sáng tạo ra các giá trị văn học mới” [43, 194]. Lại Nguyên Ân, trong 150
thuật ngữ văn học, cũng nhấn mạnh, bằng sự sáng tạo cá nhân, bằng bản sắc
riêng, tác giả “là một đơn vị, một điểm tính, một bộ phận hợp thành quá trình
văn học, một gương mặt không thể thay thế, tạo nên diện mạo chung một thời
8
kỳ hoặc một thời đại văn học”. Bởi vậy, “trong nghiên cứu văn học sử cụ thể,
chẳng những có thể nghiên cứu riêng về từng tác giả văn học mà còn có thể đề
xuất phạm trù loại hình tác giả” [6, 295].
Từ góc nhìn của thi pháp học lí thuyết, Trần Đình Sử, trong Dẫn luận thi
pháp học (2017), nói rõ thêm: “Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình
thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm đặc thù và
trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng
tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [165, 206-
207]. Nhà nghiên cứu cũng phân biệt các khái niệm: tác giả thực tại, tác giả
hàm ẩn, mặt nạ tác giả và hình tượng tác giả. Từ đó, ông nhấn mạnh vai trò,
chức năng và cấu trúc của hình tượng tác giả văn học.
Khái niệm tác giả cũng được bàn tới trong nhiều từ điển chuyên ngành,
công trình, chuyên luận nghiên cứu, bài báo khoa học, luận văn, luận án khoa
học Trên cơ sở những tài liệu tham khảo, chúng tôi đề xuất cách hiểu về khái
niệm tác giả (tác giả văn học) trong luận án như sau:
- Tác giả (còn gọi là nhà văn, nhà thơ...) là người sáng tạo ra các giá trị
nhân sinh - thẩm mĩ mới, thông qua tác phẩm ngôn từ. Đó là tác giả tiểu sử (hay
còn gọi là tác giả thực tại), có tên họ, giới tính, nghề nghiệp, thời gian sống và
sự nghiệp sáng tác, Đó là người sáng tác và nắm tác quyền về mặt pháp lí
đối với tác phẩm. Về mặt mĩ học, tác giả là người có khả năng kiến tạo trong
tác phẩm một mô hình thế giới nghệ thuật độc đáo, thể hiện tư tưởng và ngôn
ngữ mới, mang dấu ấn sáng tạo cá nhân.
- Tác giả đồng thời còn được hiểu như một hình tượng tự biểu hiện của
người sáng tạo trong tác phẩm. Nó thể hiện lập trường tư tưởng, quan niệm
thẩm mĩ và nguyên tắc cảm nhận, lí giải của tác giả về thế giới. Chân dung tinh
thần của tác giả in đậm trong tác phẩm, góp phần tạo nên phong cách, cá tính
nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, không thể đồng nhất giản đơn chân dung tác
giả - tiểu sử với tác giả hàm ẩn, được biểu hiện trong tác phẩm, như một loại
9
hình tượng đặc thù.
- Tác giả văn học xuất hiện trong những bối cảnh và điều kiện lịch sử,
chính trị, xã hội, văn hóa, văn học tương ứng, nhất định. Có thể nói, tác giả
là chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng là kết quả, là sản phẩm của quá trình văn
học. Bởi vậy, nếu phân chia tác giả theo tiêu chí loại hình lịch sử, ta sẽ có các
“loại hình” tác giả như tác giả văn học dân gian, tác giả văn học trung đại, tác
giả văn học hiện đại Đó là cơ sở cho phép chúng ta, bên cạnh việc nghiên
cứu từng tác giả cụ thể, còn có thể nghiên cứu loại hình tác giả.
1.1.1.2. Thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ
Trong tiếng Anh, nghĩa gốc của thế hệ (generation) gắn liền với ý nghĩa
“sinh ra, sự phát sinh ra”, bên cạnh các nghĩa phái sinh của nó là sự tạo thành,
đời Trước hết, đây là thuật ngữ dùng để chỉ một lớp người/ sinh vật có những
đặc điểm chung về lứa tuổi, cấu trúc sinh học và không gian, bối cảnh sống. Nó
được phân biệt với lớp trước (đã sinh ra mình) và lớp sau (do mình sẽ sinh ra,
tiếp nối mình). Thế hệ là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống
và một số lĩnh vực khoa học.
Trong nghiên cứu văn học, nói đến thế hệ tác giả, cụ thể là thế hệ nhà
thơ, là nói đến những lớp người viết/ sáng tạo xuất hiện nối tiếp nhau trong lịch
sử văn học, thơ ca. Đó là kết quả phân loại của tư duy loại hình, nhằm mục đích
nhận diện và nghiên cứu quá trình văn học một cách khách quan, chính xác. Dĩ
nhiên, việc phân loại các thế hệ tác giả, cụ thể hơn là thế hệ nhà văn, nhà thơ
hoàn toàn không đơn giản. Nó phải được xác định dựa trên nhiều tiêu chí.
Chẳng hạn, về thời gian, thời điểm xuất hiện và khẳng định của thế hệ, về độ
tuổi của các tác giả; về số lượng và thành tựu của đội ngũ tác giả; về sự gặp gỡ,
thống nhất trong quan niệm, tư tưởng của những tác giả then chốt (nói cách
khác là “tính cộng đồng mĩ học” của các tác giả); về số lượng và chất lượng tác
phẩm; về những đóng góp của thế hệ này so với thế hệ trước và sau đó
Từ góc nhìn lịch đại, lịch sử văn học là sự tiếp nối liên tục của nhiều thế
10
hệ cầm bút. Thế hệ sau tiếp nối, kế thừa thế hệ trước, từ đó, cách tân, chuyển
hóa thành hệ thẩm mỹ mới của thế hệ mình. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ đồng
đại, có thể thấy, ngay trong mỗi một thời kì văn học đều có sự tiếp biến và đồng
tồn của nhiều thế hệ khác nhau. Mặt khác, trong mỗi một thời kì văn học đều
có một thế hệ đóng vai trò chủ lực. Chính thế hệ cầm bút này, với tư cách chủ
thể sáng tạo cốt lõi, sẽ tạo nên diện mạo riêng, độc đáo cho thời kì văn học ấy.
Một thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ không giản đơn chỉ là sự gom gộp số
lượng của các cá nhân sáng tạo. Thay vào đó, việc phân chia, nhìn nhận, đánh
giá thế hệ tác giả/ nhà thơ cần dựa vào diện mạo nghệ thuật chung của cả một
lớp sáng tác. Một thế hệ nhà thơ chỉ được thừa nhận khi họ xác lập được một
hệ giá trị thẩm mỹ mới cùng một diện mạo văn học mới, mang tính khác biệt
so với trước đó. Hệ thẩm mỹ ấy được nhìn nhận trong mối quan hệ đan bện
giữa hiện thực được phản ánh, chủ thể phản ánh và chủ thể tiếp nhận, thể hiện
qua tác phẩm - trung tâm của các mối quan hệ ấy. Nó bao gồm “một chuẩn mực
đặc thù về cái đẹp, một điệu tình cảm thẩm mỹ nổi bật và một hệ thống thi pháp
tương ứng” [130, 8]. Hệ thẩm mỹ ấy được tạo ra thông qua sự phủ định và kế
thừa những giá trị truyền thống, thông qua trải nghiệm và kiến tạo cái mới. Tựu
trung, có thể hiểu, thế hệ tác giả/ nhà thơ thực sự “phải là chủ thể cốt lõi của
một chặng đường văn học. Đó là một lớp người cầm bút được kết nối bởi cùng
một hệ giá trị chung của thời mình. Họ vừa là kẻ sản sinh lại vừa là sản phẩm
của hệ giá trị đó” [130, 8].
Theo ý Chu Văn Sơn, nhìn vào lực lượng cầm bút của một chặng đường
lớn, người ta có thể phân chia thành ba lớp sáng tác: lớp trước, lớp giữa, lớp
sau. Lớp trước được nhìn nhận trong vai trò chủ lực của chặng trước. Họ là đại
diện cho một hệ giá trị thẩm mỹ đã được khẳng định, ngự trị trong giai đoạn
trước đó. Trong số họ, có thể có người đến giai đoạn này vẫn còn sáng tác, thậm
chí tỏa sáng. Tuy nhiên, về căn bản, độ sung sức của họ đã thuộc về phía trước.
Do đó, chủ lực của một chặng đường văn học thường là lớp giữa. Họ mang
11
trong mình sứ mệnh xác lập, định hình và hoàn thiện hệ giá trị của giai đoạn
mình, thời mình; và trong mối quan hệ với giai đoạn sau, chính họ lại đóng vai
trò “tiền bối”, những thành tựu của họ sẽ được giai đoạn sau kế thừa, đổi mới
theo một hệ giá trị mới, mang những nét khác biệt so với họ [130, 8-9].
Tuy nhiên, những sự phân định thế hệ tác giả như trên chỉ có tính tương
đối. Bởi các thế hệ không phải luôn tồn tại trong những môi trường, bối cảnh
lịch sử khác biệt. Trên thực tế, ngay trong một giai đoạn lịch sử văn học, luôn có
sự tồn tại đan xen, song hành nhiều thế hệ tác giả. Ngay trong giai đoạn văn học
do thế hệ này đóng vai trò chủ lực cũng có thể có nhiều tác giả thuộc thế hệ trước
hoặc sau đó tham gia sáng tác, thậm chí gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Song
những trường hợp ấy không nhiều, và dù sao hệ hình thi pháp thế hệ mà những
tác giả ấy thuộc về vẫn chi phối sáng tác của họ, làm họ khó có thể bứt phá, thay
đổi một cách triệt để.
Nhìn một cách bao quát, mỗi thời đại văn học luôn tạo ra thế hệ tác giả/
nhà thơ riêng của nó và cùng với thế hệ tác giả ấy là lớp độc giả tương ứng. Đó
là lớp tác giả - độc giả của hệ hình tư duy sáng tạo và tiếp nhận mà thời đại ấy
tạo ra. Do đó, việc nghiên cứu thế hệ tác giả là một hướng nghiên cứu triển
vọng, giúp cho việc phân định, đánh giá kết quả nghiên cứu lịch sử văn học
được khách quan, khoa học.
1.1.1.3. Nhà thơ thế hệ Đổi mới
Trên cơ sở giới thuyết về khái niệm thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ nói
trên, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về khái niệm then chốt của luận án - nhà
thơ thế hệ Đổi mới. Khái niệm này đã được một số nhà phê bình, nghiên cứu
đề cập đến. Sau đây, chúng tôi xin lược trích một số ý kiến tiêu biểu.
Trong bản đề dẫn Hội thảo Thế hệ nhà văn sau 1975 (do Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội tổ chức, 2016), nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đặt câu hỏi: Thế
hệ nhà văn sau 1975, họ là ai? Và ông khẳng định: Thế hệ nhà thơ Đổi mới là:
“Thế hệ sau 1975, chủ yếu là 5x - 6x. Và, thế hệ này thực sự bước lên văn đàn
12
từ sau 1975. Nói “thực sự”, vì ngoài phần đại thể, có thể có người cầm bút từ
trước đó. Song, quãng trước, họ mới mon men mé ngoại vi, chầu rìa, thậm chí,
còn mờ, lạc. Phải sau 1975, họ mới đĩnh đạc cất tiếng” [130, 11]. Đỗ Lai Thúy
cũng khẳng định văn học sau 1975 đã cho ra đời một "thế hệ nhà văn sau 1975".
Ông luận giải rõ hơn về thế hệ tác giả này như sau. Thứ nhất, có thể hiểu đó là
những người cầm bút/ xuất hiện/ công bố tác phẩm chỉ từ sau 1975, nhất là từ
sau Đổi mới và Mở cửa 1986. Đa số họ viết theo tinh thần của giai đoạn này.
Thứ hai, là những nhà văn của các giai đoạn trước đó nay vẫn tiếp tục sáng tác.
Một số từ giã lối viết cũ, chuyển sang viết mới, thậm chí còn mở đầu cho viết
mới, nhưng đa số thì vẫn vẫy vùng thẩm mỹ ở vùng quen thuộc của mình. Thứ
ba là những người có các tác phẩm đã viết ở giai đoạn trước, nhưng không được
in, vì "vượt trước thời đại", nay họ vừa sáng tác vừa công bố những "tác phẩm
bỏ ngăn kéo" của mình. Như vậy, văn học sau 1975 gồm nhiều thế hệ cầm bút,
trong đó những nhà văn chỉ xuất hiện từ sau 1975 là quan trọng nhất” [130, 26].
Với tư cách là người sáng tác cũng là người phê bình đồng thời, đồng thế
hệ, Nguyễn Việt Chiến, trong Thơ Việt Nam, tìm tòi và cách tân (1975 - 2000),
đã định nghĩa nhà thơ thế hệ Đổi mới là “các nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến (xuất
hiện từ 1975 đến 1990) - đây là những gương mặt thơ tiêu biểu làm nên diện mạo
chính của thời kỳ đổi mới trong thơ Việt Nam đương đại” [13, 12]. Mai Văn Phấn
cũng đồng thuận với nhận định của các tác giả trên về độ tuổi và thời điểm ... cái vỏ vật chất của hình thức, có thể tác động, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tri giác cảm tính của người đọc. Tuy nhiên, bên cạnh cấp độ bên
ngoài, hình thức nghệ thuật còn có cấp độ bên trong. Đó chính là hình thức tinh
thần. Nó thể hiện sâu sắc tính tích cực sáng tạo của tác giả, là hình thức của cái
nhìn - quan niệm, tư tưởng. Đây được xác định là đối tượng chủ yếu của thi
pháp học hiện đại. Hình thức bên ngoài là cái bao chứa hình thức bên trong.
Như vậy, các nhà thi pháp học luôn chủ trương đề cao xem xét tác phẩm văn
học trong tính chỉnh thể của nó, thay vì tách rời giữa nội dung (đề tài, chủ đề,
tư tưởng) và hình thức (thể loại, kết cấu, ngôn ngữ), họ nghiên cứu các yếu tố
của hình thức luôn tác động đến việc khai triển nội dung của chủ thể sáng tạo
và ngược lại.
Trong luận án này, chúng tôi áp dụng lý thuyết thi pháp học như một
điểm tựa, công cụ phương pháp nhằm tiếp cận đối tượng là các văn bản thơ của
các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong tính chỉnh thể hình thức của nó. Vận dụng lý
thuyết thi pháp học, chúng tôi chủ yếu tiếp cận và lí giải các hiện tượng thơ này
chủ yếu từ góc độ thi pháp học miêu tả (qua các tập thơ, bài thơ, các cấp độ
hình thức của văn bản thơ) và thi pháp học lịch sử (sự vận động, thay đổi
trong quá trình sáng tác của nhà thơ, các hiện tượng thơ thuộc diện khảo sát).
1.1.3.4. Lý thuyết tiếp nhận văn học
Lý thuyết tiếp nhận văn học là một lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại,
xuất hiện ở phương Tây từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Văn Dân, người đầu tiên đưa ra được mô hình hoàn thiện cho mỹ học
tiếp nhận là Hans Robert Jauss, giáo sư giảng dạy văn học tại trường Đại học
Konstanz (Đức). Trường phái “mỹ học tiếp nhận” Konstanz còn có nhiều tác
28
giả nổi tiếng như Wolfgang Iser, Manfred Fuhrmannn, Rainer Warning [17,
218-246]. Lí thuyết này có ảnh hưởng lớn đến quan niệm tiếp nhận, đánh giá
văn học ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là một lý thuyết mà
chúng tôi sử dụng như một điểm tựa phương pháp luận khi nghiên cứu về đề
tài luận án.
Ở Việt Nam, vấn đề tiếp nhận đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
tìm hiểu. Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, đó là với những công trình
của Nguyễn Văn Xung, Tam Ích, Lữ Phương, Nguyễn Hiến Lê, Đặng Tiến
Từ nửa sau những năm 80, là các công trình của Hoàng Trinh, Nguyễn Thanh
Hùng, Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử, Trương Đăng Dung Trong những
công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên, đáng chú ý là chuyên luận Từ văn
bản đến tác phẩm văn học (1998) và Tác phẩm văn học như là quá trình (2004)
của Trương Đăng Dung. Theo lí thuyết tiếp nhận, văn bản, khi được nhà văn,
nhà thơ sáng tác ra, nó đã mang sẵn khả năng phát nghĩa, nó là một “kết cấu
mở”. Nhưng nghĩa và ý nghĩa của nó như thế nào, đến đâu, còn phụ thuộc vào
“tầm đón nhận” (Jauss) của độc giả. Nói thế để chúng ta thấy vai trò quan trọng
và mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận. Một tác phẩm mà không
đến với người đọc thì khác gì một “bức thư không có địa chỉ”. Hoạt động tiếp
nhận của người đọc không chỉ thể hiện khi tác phẩm đó ra đời và tồn tại trong
đời sống văn học mà đã xuất hiện ngay trong quá trình nhà văn thai nghén và
hình thành tác phẩm.
Có nhiều cách phân loại người đọc. Dựa trên tính chất của hoạt động
đọc/ tiếp nhận, có thể chia ra làm ba loại: người đọc giả định, người đọc thực
tế, người đọc lý tưởng. Dựa trên mối quan hệ giữa giữa sáng tác và tiếp nhận
của bạn đọc, có thể phân ra làm hai loại chính: Người đọc thực tế và Người đọc
tiềm ẩn. Người đọc thực tế gồm nhiều tầng lớp, thành phần, nghề nghiệp, nhiều
cá tính, nhiều thế hệ khác nhau vì thế bản thân nhà văn không thể biết hết.
Người đọc thực tế phải là người đọc tác phẩm đó, đôi khi cầm, nhận tác phẩm
29
mà chưa đọc thì cũng không được xem là người đọc thực tế. Người đọc tiềm
ẩn nằm trong tâm tưởng nhà văn. Người đọc tiềm ẩn trong tác phẩm, chủ yếu
là một phạm trù mỹ học. Người đọc tiềm ẩn có lúc định danh, có khi vô định,
có khi xưng danh cũng có khi vô nhân xưng. Vì thế, từ người đọc tiềm ẩn đến
người đọc thực tế không thể nào trùng khớp hoàn toàn.
Tóm lại, cùng với hoạt động sáng tác, hoạt động tiếp nhận là một khâu
quan trọng của quá trình văn học. Với tư cách là chủ thể tiếp nhận, sự tiếp nhận
của người đọc về một tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong việc xác
lập, khẳng định giá trị của tác phẩm trong sự tồn tại của nó. Lý thuyết mĩ học
tiếp nhận cũng là một điểm tựa phương pháp luận quan trọng với tác giả luận
án khi nghiên cứu về đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, bởi trên thực
tế, việc tiếp nhận đối tượng này cũng là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi
phải được cắt nghĩa, lý giải, đánh giá trên/ bằng những cơ sở và phương pháp
khoa học.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Những nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, thơ Việt Nam thời hậu chiến và Đổi mới là đối tượng quan
tâm nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong nước. Hệ thống các chuyên
luận, báo cáo, bài báo khoa học, luận văn, luận án về đối tượng này rất phong
phú. Nhìn một cách tổng quát, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu
về các giai đoạn vận động của thơ Việt Nam sau 1975 đến nay, các đặc điểm
nổi bật (về quan niệm, cảm hứng, thi pháp) và đặc biệt, tập trung vào việc
nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Tuy không nhiều công trình bàn
sâu và trực tiếp đến vấn đề đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới, nhưng chúng
tôi vẫn tìm thấy khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá xác đáng về đề tài này
(kết hợp với những chủ đề chính khác) trong nhiều công trình khoa học của các
nhà nghiên cứu.
Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ chia thành hai nhóm nội dung nghiên cứu
30
sau đây:
- Những nghiên cứu về bối cảnh ra đời và đội ngũ sáng tác của thế hệ
Đổi mới.
- Những nghiên cứu về đóng góp và hạn chế của thế hệ Đổi mới.
1.2.1.1. Nghiên cứu về bối cảnh ra đời và đội ngũ sáng tác của thế hệ
Đổi mới
Trong nhiều công trình, khi “điểm danh” đội ngũ nhà thơ hậu chiến và
Đổi mới, các nhà nghiên cứu thường sắp xếp theo giai đoạn sáng tác, chẳng hạn
đội ngũ sáng tác trong giai đoạn sau 1975, sau 1986
Lưu Khánh Thơ, trong công trình Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam
hiện đại, tập hợp nhiều bài viết về thơ thời Đổi mới, được công bố từ những
năm 90 của thế kỉ trước, đã nhận xét: “Lớp trẻ xuất hiện sau 1975, đặc biệt từ
sau 1986 chiếm số lượng rất đông đảo, tạo thành một mặt bằng mới, rộng rãi
cho sự phát triển của thơ hôm nay. Hơn nửa số thơ đã xuất bản là của các tác
giả thuộc thế hệ này. Điểm nổi bật ở sáng tác của họ là sự đa dạng, trẻ trung,
tươi mới và giàu chất trí tuệ” [178, 103]. Nhà nghiên cứu nhận định: “Thơ đang
có sự vận động cân bằng trở lại trong các mối quan hệ của đời sống. Trước kia
quên mình đi vì cộng đồng, nay con người có nhu cầu muốn khẳng định mình,
đi sâu vào những tình cảm riêng tư () Trở về với chính cuộc sống bên trong,
đó là nhu cầu nội tại thôi thúc của thơ, cũng là mong mỏi, đòi hỏi của bạn đọc”
[178, 119].
Trong công trình Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 (1997), Vũ Tuấn
Anh cho rằng, thơ Việt Nam từ 1945 - 1995 đã trải qua một chặng đường đầy
thử thách. Ông nhận ra hai bước chuyển mình, vượt thoát từ cái chung đến cái
riêng; từ cái riêng mở rộng giao diện quan tâm đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hóa Việt. Ông khẳng định, “Bước chuyển giai đoạn của thơ vào những năm 80
không khỏi tạo ra trạng thái mất cân bằng nào đó thể hiện trong diện mạo đa
dạng đến phức tạp của nền thơ Quang cảnh thơ 1995 đã có thể hiện phác họa
31
trên những nét lớn: “Thơ có sự chuyển động rất đáng mừng. Đó là mối quan
tâm của nhà thơ đối với những vấn đề rộng lớn của đất nước” [1, 201].
Trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (1998), Lê Lưu
Oanh nhận xét: “Mười lăm năm thơ ca (1975 - 1990) là một giai đoạn không
ngắn trong lịch sử phát triển thơ trữ tình, cần có một cái nhìn bao quát. Đây là
giai đoạn thơ chưa có tác giả xuất sắc tạo thành những đỉnh cao. Nhưng xét
chung về tổng thể, đã có những dấu hiệu thay đổi, khác biệt so với thơ ca giai
đoạn trước” [134, 13]. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định: “Thơ trữ tình sau
1975 là sản phẩm của những kiểu nhà thơ không hoàn toàn như trước. Nó đang
tìm đường, thử sức, dù chưa định hình, nhưng tràn đầy những dấu hiệu thay đổi
trên một nền hình thức chung tương đối cố định (mang cả những truyền thống
thơ cũ và thơ mới)” [134, 142].
Mai Hương, trong tập tiểu luận - phê bình Văn học, một cách nhìn, cho
rằng: “Khởi đầu từ năm 1986, vẫn là những tài năng thơ đã ươm gieo thành
công những hạt giống hình thức thơ, nhưng họ đông đảo hơn, trong những xu
hướng tìm tòi đa dạng hơn, ý thức bền bỉ hơn Điều đặc biệt đáng quý là tìm
tòi của những nhà thơ hôm nay đã “mỗi người mỗi vẻ”, tuy chưa ai “mười phân
vẹn mười”, nhưng bằng thành công của mỗi người, hình thức thơ Việt Nam trở
nên giàu có hơn” [63, 20]. Tác giả đã khẳng định về đội ngũ đông đảo nhà thơ
với những tìm tòi, đổi mới tạo nên một diện mạo mới cho thơ Việt Nam thời
kỳ Đổi mới.
Nghiên cứu quá trình vận động của văn học qua những bước ngoặt lịch
sử của đất nước, từ bối cảnh thời thời hậu chiến đến, hòa hợp dân tộc bước sang
thời kỳ đổi mới, “mở cửa”, Mã Giang Lân, trong công trình Tiến trình thơ Việt
Nam hiện đại (2000) cho rằng, đây là “không khí” mới, “điều kiện mới,” đòi
hỏi văn học cũng phải đổi mới. Ông viết “Quá trình vận động đó diễn ra qua
hai chặng: từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay Thơ Việt Nam sau 1975,
đặc biệt là từ 1986 bộ lộ rõ ý thức cá nhân “cái tôi” như bừng tỉnh, “cái tôi” ý
32
thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời” [88, 367].
Inrasara trong tập tiểu luận - phê bình Thơ Việt hành trình chuyển hướng
say (2014), đã đánh giá cao những nỗ lực trong việc cách tân, làm mới thơ ca
của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, đồng thời “gieo” vào người đọc về một hi vọng
khởi sáng của thơ Việt đương đại: “Một thế hệ thơ làm việc sáng tạo và sòng
phẳng. Khi - sau “tiếng kẹt cửa” - một cánh cửa vừa khép lại và cánh cửa mới
hé mở ra. Trước sương mù của không gian tự do sáng tạo, họ hoang mang
nhưng không sợ hãi, có đôi chút lưỡng lự mà vẫn quyết dấn tới. Họ đã làm nên
các tác phẩm từ thời đại họ sống. Và đặt được những viên đá đầu tiên trên con
đường cách tân thơ. Hôm nay, cùng với vài gương mặt sáng giá của thế hệ trẻ,
họ vẫn sung sức cho những dự án kế tiếp. Họ có đó, đang là tuổi đứng bóng
mặt trời của sáng tạo. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, ngày mai?” [70, 31].
Trong bài Dẫn nhập: Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai? (2016), Chu
Văn Sơn đã dẫn ra các cách định danh lớp nhà văn giai đoạn này như “Thế hệ
hậu chiến? Thế hệ sau chống Mỹ? Thế hệ đổi mới?” và đi đến một tên gọi giản
dị “thế hệ nhà văn sau 1975” [130, 7]. Ông cắt nghĩa, xác định thế hệ nhà văn
sau 1975 trên nền tảng giá trị: “Nhờ nguồn sinh lực của của hệ giá trị mới mà
diện mạo mới của văn học dần đỏ da thắm thịt. Đồng thời, nhờ sức vóc và dung
nhan của văn học mà giá trị mới được tôn vinh” [130, 13]. Trả lời cho câu hỏi
“Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?”, ông xác định những đường viền “phổ
tuổi” có sự gần gũi, là “mỹ học của cái ngày thường muôn thuở”. Ông nhận
định sứ mệnh của văn học giai đoạn này là “phát hiện cái bất thường trong cái
bình thường là tư duy thẩm mỹ bao trùm của chặng đường này” [130, 13]. Phân
biệt với “mẫu nhà văn chiến sĩ thời chiến”, ông đưa ra một khái niệm về “mẫu
nhà văn kẻ sĩ hiện đại thời bình”, tức là nhấn mạnh vai trò, tư cách, ý thức trách
nhiệm của người cầm bút nhằm cất lên tiếng nói phản biện với cái xấu, cái ác
giúp cho cộng đồng phát triển.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, trong bài Thời đổi mới: Bước ngoặt lớn
33
của Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX (2016), cũng mạnh mẽ khẳng định: “Thế
hệ nhà văn xuất hiện trên văn đàn sau năm 1975 là lớp người đóng góp lớn nhất
cho sự nghiệp đổi mới văn học. Họ xuất hiện là để làm mới văn học, là đưa văn
học sang giai đoạn mới. Họ không có gì để gìn giữ, trì kéo, không có gì để mất.
Họ xuất hiện để giã từ những tín điều đã lỗi thời và tiếp thu tìm tòi những
nguyên tắc nghệ thuật hiện đại, đi tìm những mĩ học mới và khác làm phong
phú cho văn học dân tộc.” [130, 25].
Từ trải nghiệm của một người cầm bút, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, trong
Thế hệ nhà thơ Việt Nam sau 1975 đã khẳng định một thời đại mới của thi ca
(2016), đã viết, “Thực sự những nhà thơ xuất hiện sau 1975 là một thế hệ đổi
mới quan trọng của văn học đương đại Việt Nam. Trong số họ có những người
đã cầm bút từ trước đó, nhưng thành tựu thơ ca chính lại xuất hiện và được ghi
nhận sau 1975. Có thể tạm phân định các nhà thơ này theo 2 nhóm: Nhóm thứ
nhất: các nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến (xuất hiện từ 1975 đến 1990) - đây là
những gương mặt thơ tiêu biểu làm nên diện mạo chính của thời kỳ đổi mới
trong thơ Việt Nam đương đại. Nhóm thứ hai: các nhà thơ trẻ xuất hiện trong
giai đoạn 1990 - 2005 với những tìm tòi, phát hiện bước đầu được ghi nhận”
[130, 50]. Ông cho rằng, “Trong số những thành tựu nổi bật của thế hệ những
nhà thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bước chuyển mới rất cơ
bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi pháp. Thơ của họ gần gũi với
cuộc đời hơn, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người
hơn, thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận. Ngòi
bút thơ của họ chủ động hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn
khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới
những hiệu quả nghệ thuật mới” [130, 50].
Văn Giá trong bài Đợt sóng cách tân đầu tiên của thơ Việt sau 1975:
Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều (2016), đã nhận
định: “thế hệ các nhà thơ tiếp liền với thế hệ trước 1975 khá đông đảo, và mỗi
34
người một sắc thái góp phần tạo dụng một nền thơ ca đa dạng, nhiều thành tựu,
khác hẳn trước đó, góp phần đưa nền thơ Việt Nam có được một vóc dáng mới,
đa giọng điệu, hội nhập” [130, 314].
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên
cứu đã cho thấy một số đặc điểm của thế hệ nhà thơ Đổi mới: sự đông đảo về
số lượng, sự thống nhất (tương đối) về độ tuổi và thời điểm công bố tác phẩm
chính, ý thức sáng tạo
1.2.1.2. Nghiên cứu về đóng góp và hạn chế của nhà thơ thế hệ Đổi mới
Theo nhiều nhà nghiên cứu, thơ sau 1986 là thời kỳ thơ có nhiều tác giả,
tác phẩm đặc sắc, góp phần xác lập nên diện mạo mới của một chặng đường
văn học với quan niệm thẩm mỹ và thi pháp mới. Đáng chú ý là công trình, bài
viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, Lê Lưu Oanh, Đỗ Lai Thúy
Nguyễn Đăng Điệp, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Văn Giá... Các nhà nghiên
cứu đã đi từ bối cảnh văn hóa, chủ thể sáng tạo, hệ giá trị thẩm mĩ để nhận diện
đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới. Sau đây là những mô tả khái lược.
Những đóng góp trong tư duy, quan niệm, thi pháp
Từ góc nhìn so sánh, Nguyễn Bá Thành, trong công trình Tư duy thơ và
tư duy thơ Việt Nam hiện đại (1996), đã nhận xét về mức độ xuất hiện của tác
phẩm và tư duy thơ thời kỳ Đổi mới. Ông cho rằng, “ở giai đoạn đầu của thời
kỳ đổi mới, văn xuôi có nhiều thành tựu hơn thơ. Mặc dù về số lượng tác phẩm,
về số đầu sách được in ra thì chưa chắc văn xuôi đã nhiều hơn thơ” [171, 352
- 353]. Nghiên cứu phương diện tư duy nghệ thuật và phương diện nhận thức
trong thơ thời kỳ này, ông nhận xét: “Thơ những năm 90 không nhằm khám
phá hiện thực khách quan mà nhằm khai thác chủ thể, cho nên ta nói, hướng tư
duy của thơ ngày nay thiên về hướng nội. Trong khi đó tư duy thơ của giai đoạn
trước lại thiên về hướng ngoại” [171, 357].
Nguyễn Đăng Điệp, trong tiểu luận phê bình Vọng từ con chữ (2003),
cho rằng, thơ thời Đổi mới đang có diện mạo mới khác hẳn so với thơ ca thời
35
kỳ trước. Thơ xuất hiện nhiều giọng điệu và cách tổ chức khác nhau, “Nhìn vào
thơ ca thời đổi mới dễ nhận thấy thơ thực sự đã mang một diện mạo khác hẳn
so với thơ ca thời kháng chiến. Dàn đồng ca thời chống Mỹ đã nhường chỗ cho
sự xuất hiện của nhiều giọng điệu, nhiều cách tổ chức trữ tình khác nhau. Đây
là lý do tạo nên sự đa dạng của thơ” [28, 335 - 336]. Trong một bài viết khác,
ông cũng nhấn mạnh: “Thơ ca bắt đầu chú ý hơn đến những chuyện tưởng như
nhỏ nhặt nhưng giàu ý nghĩa nhân sinh: chuyện đồng lương trước cảnh giá chợ
cao chóng mặt, chuyện một người hành khất, nỗi đau khi các giá trị đảo lộn, sự
lạnh lẽo thờ ơ của con người trước đồng loại Nếu như do điều kiện lịch sử,
các nhà thơ trước đây đặt lên hàng đầu nhiệm vụ thơ ca phục vụ kháng chiến
thì ở giai đoạn mới các nhà thơ có điều kiện "vị nhân sinh" trên cơ sở "vị nghệ
thuật". Nói đơn giản hơn, chức năng thẩm mĩ của thơ ca đã được trả về với ý
nghĩa đích thực của nó” [27].
Trong Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng (2014), Nguyễn
Đăng Điệp tiếp tục nghiên cứu sâu những đổi mới của hệ hình tư duy. Ông
khẳng định, “Muốn hiểu được những đổi mới thi pháp thơ sau 1975, nhất là thơ
ca thời đổi mới, tôi nghĩ, trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của
thơ đương đại. Nhưng điều đó không dễ bởi: thứ nhất, sức ỳ của thói quen và
thứ hai, sự đa dạng của thơ sau 1975” [30, 56 - 57]. Bao quát thơ Việt Nam trên
một giao diện rộng, ông cho rằng mốc thời gian đổi mới bắt đầu từ năm 1986
“Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại
làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Văn
nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc
mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được
giải phóng triệt để hơn” [30, 61].
Trong Mười năm cõng thơ leo núi (2008), Thanh Thảo khẳng định những
đóng góp, những nỗ lực cống hiến, thành quả của một số nhà thơ tiêu biểu của
thế hệ nhà thơ Đổi mới và nhấn mạnh những tín hiệu khả quan của thơ: “đang
36
có những chuyển động ngầm như những khối sóng dưới lòng sâu, những
chuyển động có một bề nổi hòa hoãn nhưng một bề chìm quyết liệt, nhiều lúc
không khoan nhượng” [169]. Từ đó, ông ghi nhận những thành công của thế hệ
làm thơ này: “có những nhà thơ trung thành với một cách thể hiện của mình,
chắc chân với lối đi của mình cũng đã hái lượm nhiều thắng lợi” [169].
Đồng thuận với những ý kiến nêu trên, Phong Lê, trong chuyên luận
Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX (2013) đã nhận định về những
chuyển động cốt lõi trong thơ Việt Nam thời Đổi mới như sau: “Chuyển động
đầu tiên trong thơ Việt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sang thời Đổi mới
- bắt đầu từ thập niên 1980, theo tôi trước hết là từ cái Ta sang cái Tôi (). Cái
tôi dần thay thế cho cái ta và những gì liên quan đến hạnh phúc cá nhân và yêu
cầu giải phóng cá nhân bỗng trở thành một mục tiêu lớn cho sự theo đuổi của
những người làm thơ” [96, 193].
Từ góc nhìn hệ hình văn học, Đỗ Lai Thúy nhận diện thế hệ văn học này
trong “tương quan với các lực lượng văn học khác cùng thời” [130, 29]. Nghiên
cứu ba hệ hình tiền - hiện đại, hiện đại và hậu - hiện đại dựa trên nền tảng triết
học Platon, Hegel, ông giải thích: hệ hình tiền - hiện đại là “mỹ học của cái
đẹp” hài hòa cân đối, “mỹ học quy phạm”. Hệ hình hiện đại là “mỹ học của siêu
tuyệt”, tức là cái mà con người có thể suy tưởng bằng ý niệm, chứ không thể nắm
bắt bằng trải nghiệm. Hệ hình hậu - hiện đại là “mỹ học của cái khác”. Từ đó, ông
chiếu ba hệ hình thẩm mĩ vào ba thể loại thơ, tiểu thuyết và phê bình. Từ hệ hình
hiện đại, Đỗ Lai Thúy nhận xét: “Sự thành công về mặt nghệ thuật của những nhà
văn tiêu biểu cho/của thế hệ đã tạo ra sự cộng hưởng sâu rộng ở người đọc và làm
phấn khích nhiều cây bút khác tham gia. Bởi vậy, tiêu chí nhận diện thế hệ này
không phải chỉ ở tuổi tác, ở thời điểm cầm bút, mà quan trọng hơn là chỗ sáng tác
của họ thuộc về hệ hình văn học hiện đại” [130, 30].
Nghiên cứu cơ chế sáng tạo của thế hệ nhà thơ thời kỳ Đổi mới, Lê Hồ
Quang, trong Tư duy thơ Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của một số tác giả
37
thế hệ mới (2016), đã khẳng định “đổi mới tư duy thơ là nền tảng của mọi sự
cách tân, đổi mới thơ” [130, 76]. Tác giả này viết: “Thế hệ nhà thơ Đổi mới đã
tạo nên một không gian thẩm mỹ mới, vượt ra khỏi từ trường thơ truyền thống,
giúp đa dạng hóa không gian thẩm mĩ của thơ Việt Nam đương đại và góp phần
hình thành thị hiếu thẩm mĩ mới, hiện đại. Sự khác biệt của các thế hệ nhà thơ,
xét cho cùng, nằm trong sự khác biệt của loại hình tư duy. Sự khác biệt ở đây
chính là một giá trị, nó khẳng định sự đóng góp của mỗi thế hệ cầm bút vào sự
phát triển của lịch sử thi ca” [130, 88].
Nghiên cứu về đóng góp của các tác giả tiêu biểu
Thành tựu thơ Việt Nam giai đoạn sau 1986, như đã nói trên, có sự đóng
góp của một đội ngũ sáng tác hết sức đông đảo, với nhiều cá tính sáng tạo mới
mẻ, độc đáo. Có thể nói rằng, những sáng tác của các nhà thơ sau 1986 đã góp
phần xác lập một hiện thực rộng lớn về cuộc sống, về chiều sâu của nhận thức,
cái nhìn phong phú về con người thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, luận án chỉ tập
trung vào sáng tác của các tác giả thuộc thế hệ nhà thơ Đổi mới, cụ thể là các
tác giả Dư Thị Hoàn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang
Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Inrasara. Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn
về lý do lựa chọn các tác giả này trong phần sau của luận án.
Số lượng công trình, bài viết bàn về các tác giả tiêu biểu của thế hệ nhà
thơ Đổi mới, nhất là từng tác giả như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,
Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương, Inrasara, Dư
Thị Hoàn hết sức phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, chúng
tôi chỉ dừng lại ở những công trình, bài viết khái quát về thế hệ tác giả chứ
không dừng lại ở những bài viết bàn về các tác giả cụ thể.
Khi nghiên cứu bộ ba tác phẩm Củi lửa của Dương Kiều Minh, Từ nước
và Ngày sinh lại của Nguyễn Lương Ngọc, Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn
Quang Thiều, Văn Giá nhận ra những tiếng nói “khác biệt”, “tạo động lực cho
thơ ca bứt lên phía trước” [130, 300]. Trong quan niệm nghệ thuật, nếu thơ
38
Dương Kiều Minh “bộc lộ khát vọng tự do một cách mạnh mẽ”, Nguyễn Lương
Ngọc “là câu chuyện về cái cũ đã đông cứng, rắn lại cần phá hủy, và khát vọng
hướng về cái mới bằng việc đi tìm cái lõi của sự thật gồm cả nội dung và hình
thức biểu đạt và cách thức biểu đạt”, thì Nguyễn Quang Thiều là một “giọng
nói của riêng mình, tức là một kiểu thơ khác biệt so với trước đó của chính anh,
và so với người khác trước đó cùng thời” [130, 306 - 307]. Về cảm xúc thẩm
mĩ, Văn Giá nhận xét “Nguồn thi hứng của họ là những chuyện tâm tình cá
nhân, riêng tư, có khi bé nhỏ, thường ngày, lắm khi rất thầm kín, bản năng, có
khi thuộc về thế giới tâm linh bí ẩn - những thứ mà thơ thời chiến trước năm
1975 về cơ bản bị xem thường, hoặc kiêng kỵ, bỏ qua” [130, 307]. Về lối viết,
“thơ của ba nhà thơ này đã lần lượt phá vỡ tính nhân quả, sáng rõ, từ chối lý
tính, thiết lập những liên tưởng xa, bất ngờ, coi trọng khoảng trống, tính mơ
hồ” [130, 310]. Cho dù, chưa bao quát tất cả thế hệ nhà thơ thời kỳ Đổi mới,
nhưng rõ ràng “với một cái nhìn khách quan và mang tính quá trình, không thể
không ghi công cho đợt sóng cách tân đầu tiên, mang tinh thần tiên phong, đột
khởi với ba nhà thơ Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang
Thiều” [130, 314].
Mai Văn Phấn, năm 2016, trong tập Phê bình - Tiểu luận Không gian
khác đã khảo sát tác phẩm tiêu biểu của “thế hệ cận kề cuộc chiến” với các tên
tuổi như: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Trần
Tiến Dũng, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nguyễn Bình Phương, Giáng Vân và
đi đến nhận xét: “Các nhà thơ cách tân thơ sau 1975 đề kết hợp hài hòa giữa
cái “Tôi” trong Thơ Mới, tính “đại tự sự” trong thơ thời chiến với tâm thức mở
nhiều chiều của đời sống văn minh hiện đại. Các nhà thơ theo khuynh hướng
này đã kết hợp được những tinh hoa của các trào lưu thơ ca phương Tây với
những quan niệm về tâm linh trong văn hóa phương Đông từ cổ đại đến hiện
đại, nhằm tạo nên diện mạo thơ độc đáo, đa dạng và khác biệt ngay với những
bạn viết cùng thế hệ” [143, 368]. Mai Văn Phấn nghiên cứu những cách tân thơ
39
Việt trên nhiều bình diện. Về đề tài, Mai Văn Phấn cho rằng giao diện của cách
tân bao gồm “những vấn đề vi mô đến vĩ mô của đời sống hiện đại, những góc
khuất trong tư tưởng, tình cảm con người, ý thức và vô thức... Chúng thể hiện
những cách nhìn nhận, đánh giá tỉnh táo chân xác các giá trị lịch sử, cật vấn
những thân phận người, về con đường, vị thế của dân tộc, của đất nước khi hội
nhập” [143, 368 - 369]. Về kết cấu không gian trong mạch thơ, bài thơ, ông so
sánh hệ hình thơ cách tân với các hệ hình Thơ Mới, Hiện thực, Lãng mạn và
rút ra sự khác biệt của thơ thời Đổi mới chính là “không gian thơ đa chiều trong
những “khối lập phương”, tức là, không nằm trên mặt phẳng so với những hình
ảnh quen thuộc. Nó mang đến cho người đọc “một từ trường mới, ánh sáng
mới”. Nghiên cứu những cách tân trên phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp
điệu, Mai Văn Phấn cho rằng, “nhà thơ cách tân sau 1975 thường dùng hình
thức trữ tình phổ biến là tự sự - độc thoại”, “hình ảnh biến ảo dị thường” [143,
373], “ngẫu nhiên hỗn tạp như chính đời sống” [143, 375], “lối lập tứ độc đáo”
kéo theo những mới lạ về ngôn ngữ như giản lược tu từ, giản đơn về nhịp điệu.
Từ niềm đồng cảm của người cầm bút, ông viết “Các nhà thơ đang gieo lên
cánh đồng thơ Việt những hạt giống tâm hồn thơ Việt, thấm đẫm cảm xúc, ẩn
ức, tâm lý, lịch sử, hiện thực Việt, cùng những khát khao của con người đương
thời để tạo ra những thành quả mới, giá trị mới” [143, 385].
Đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của nhà thơ thế hệ Đổi mới
Trước những tìm tòi, thể nghiệm của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong
hoạt động sáng tạo thơ ca, giới phê bình nghiên cứu đứng trên các tiêu chí đánh
giá, các góc nhìn khác nhau, đã có những những ý kiến, thái độ đánh giá trái
chiều về thế hệ nhà thơ này.
Một là, thái độ đề cao, đánh giá một cách tích cực, ủng hộ cho những thể
nghiệm, cách tân của các tác giả thuộc thế hệ Đổi mới, coi đó là sự “chuyển
mình” cần thiết, rất đáng ghi nhận của thơ ca Việt Nam hiện đại. Về quan điểm
này có thể kể đến một số ý kiến nổi bật của các nhà thơ, nhà phê bình như
40
Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Inrasara,
Mai Văn Phấn Cụ thể:
Nguyễn Việt Chiến đã khẳng định mạnh mẽ về những nỗ lực đổi mới
đáng ghi nhận của nền thơ hậu chiến và Đổi mới: “Cả một thời kỳ mới đáng
ghi nhận của thơ ca đất nước đã mở ra với sự xuất hiện của hàng loạt tác giả,
tác phẩm mới mang dấu ấn của một giai đoạn văn học sau chiến tranh. Nhìn lại
chặng đường thơ Việt Nam 30 năm qua với những thành tựu mới được công
chúng văn học ghi nhận, chúng ta nhận ra rằng đội ngũ những nhà thơ Việt
Nam xuất hiện sau 1975 đã chia vai “gánh vác” được một phần “gánh nặng”
văn chương được nối tiếp “chuyển vai” từ thế hệ các nhà thơ đã hành trình trong
suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975)” [14, 11- 12].
Inrasara đã có nhiều công trình, bài viết giá trị về thế hệ thơ Đổi mới.
Trong đó, ông đánh giá thế hệ này là “một thế hệ thơ miệt mài đi tìm khai phá
cách biểu hiện mới, thi pháp mới cho thơ. Tất cả dấn mình quyết liệt trong sáng
tác ý hướng cách tân thơ, tìm lối thể hiện mới, khác”. Ngoài ra, ông còn nhấn
mạnh thêm, đó là “một thế hệ thơ lặng lẽ và bền bỉ, khiêm cung nhưng đầy tự
tin trong tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo” [70, 24 - 28].
Mai Văn Phấn tích cực cổ vũ công cuộc đổi mới, cách tân thi pháp trong
thơ Việt Nam hiện đại, và cho rằng đó là một việc làm hết sức cần thiết cho tiến
trình phát triển thơ ca: “Đổi mới, cách tân thi pháp là cách các nhà thơ lấy lại
lòng tin, vị thế trong lòng bạn đọc hiện nay. Đồng thời, điều đó cũng giúp những
người sáng tác chúng ta tự tin hơn khi văn học Việt Nam hòa nhập với văn học
các nước trong khu vực và thế giới. Trên bình diện đó, thơ cách tân sau 1975
thực sự đã đóng góp xứng đáng vào văn hóa tinh thần dân tộc, làm phong phú,
đa dạng thêm nền văn học Việt đương đại” [143, 384 - 385].
Hai là, thái độ đề cao có chừng mực, đi cùng sự đề cao là việc chỉ ra
những hạn chế trong sáng tác của các tác giả thuộc thế hệ Đổi mới. Điều này
có thể thấy trong ý kiến của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu như Trần Đình Sử,
41
Phong Lê, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn, Đỗ Lai Thúy, Văn Giá, Lưu
Khánh Thơ, Inrarsara, Mã Giang Lân, Lê Lưu Oanh, Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn
Thanh Sơn Để tránh trùng lặp với phần trên, ở đây chúng tôi chỉ trình bày
một số ý kiến tiêu biểu.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp một mặt đánh giá cao đóng góp của
các tác giả thế hệ Đổi mới, tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng: “Trong khi quá mải
mê chạy theo hướng hiện đại, một số cây bút rơi vào nhầm tưởng hết sức tai
hại. Họ cứ nghĩ đổi mới thơ theo hướng hiện đại là phải dùng những từ ngữ tục
tĩu hoặc dùng những từ ngữ thời thượng của thời đại thông tin, chứa thêm Anh
ngữ, Pháp ngữ, lên dòng, xuống dòng chóng mặt” [30, 70].
Đỗ Lai Thúy nhận thấy bên cạnh thành tựu, thế hệ Đổi mới vẫn còn nhiều
hạn chế: “Tuy sáng tác của “Thế hệ nhà văn sau 1975” đã nằm trong hệ hình
văn học hiện đại, nhưng nó chưa chiếm giữ vai trò chủ đạo. Điều này không chỉ
ít nhiều hạn chế năng lực của chính bản thân nó, mà còn ảnh hưởng đến tiến
trình hội nhập thế giới của văn học Việt Nam” [130, 35].
Trần Mạnh Tiến cho rằng thời kỳ này số lượng tác phẩm được xuất bản
rất nhiều, sáng tác cũng có nhiều đổi mới, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu
cầu tiếp nhận của độc giả có trình độ cao. Ông cũng cho rằng thơ thời kỳ này
chưa có những thành công mà tác phẩm được gọi là kiệt tác, “còn ít những tác
phẩm có khả năng khám phá những tầng sâu lịch sử và số phận con người, chưa
có những thành công vươn tới tầm kiệt ...hận thức và thẩm
định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2006), Nguyễn Lương Ngọc thơ và người, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
4. Aristotle, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, Nxb
Văn học, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (2011), “Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp
luận nghiên cứu”,
6. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Lại Nguyên Ân, Nhà quê và thơ lục bát (về thơ Đồng Đức Bốn)
(https://phebinhvanhoc.com.vn/nha-que-va-tho-luc-bat-ve-tho-dong-duc-
bon/).
8. Barry D. Smith & Harold J. Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
9. Tạp chí BTJ haftet (2018), “Nhịp mùa thu”, (Mini Diệu Hường Bergstrom
dịch),
10. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
11. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Chevalier.J, Gheerbrant.A (2016), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
(Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ
Đình Phòng, Nguyễn Văn Vỹ dịch), Nxb Đà Nẵng.
13. Nguyễn Việt Chiến (tuyển chọn và giới thiệu, 2007), Thơ Việt Nam, tìm
tòi và cách tân (1975-2000), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
14. Nguyễn Việt Chiến (tuyển chọn và giới thiệu, 2016), Thơ Việt Nam tìm tòi và
cách tân (1975 - 2015), tái bản lần thứ nhất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
15. Nguyễn Việt Chiến (2012), “Nhà thơ Dương Kiều Minh với những Thi
tầng minh triết phương Đông”,
16. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học xã hội.
18. Nguyễn Văn Dân (2012), “Đi tìm một hiện thực khác bằng con đường siêu
thực”,
19. Nông Hồng Diệu (2014), “Mai Văn Phấn và trò chơi xúc xắc”,
20. Gia Dũng (2001), Thơ Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Lao động, Hà Nội.
21. Đoàn Ánh Dương (2014), Không gian văn học đương đại, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
22. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thể thao, Hà Nội.
23. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Lê Đạt (2008), Đối thoại với đời và thơ, Nxb Trẻ.
25. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
26. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học,
Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Điệp (2002), “Những ngả đường sáng tạo của thơ ca”,
talawas.org.
28. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên 2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn
Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
30. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện
tượng, Nxb Văn học, Hà Nội.
31. Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Lê Quang Hưng, Nguyễn Phượng, Chu Văn
Sơn (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, (tập 1), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Lê Giang (2018), Văn học và văn hóa tâm linh,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
34. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học và
Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội.
35. Trịnh Bá Đĩnh (2016), Lịch sử lí luận phê bình văn học Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
37. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
39. Hà Minh Đức (1999), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.
40. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lí nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
41. Văn Giá (2012), “Lữ thứ đời, lữ thứ thơ”:
42. Ngô Hương Giang, Nguyễn Thanh Tâm (2015), Mai Văn Phấn và hành
trình thơ vào cõi khác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
43. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
44. Hồ Thế Hà (2007), Những khoảng khắc đồng hiện, Nxb Văn học, Hà Nội.
45. Lê Thị Việt Hà (2009), Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
46. Trần Mạnh Hảo (1995), Thơ - phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
47. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý
thuyết, Nxb Thế giới, Hà Nội.
48. Bùi Bích Hạnh (2015), Thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 khuôn mặt cái tôi
trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
49. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb
Đà Nẵng.
50. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
51. Đỗ Đức Hiểu (1992), Thi pháp thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
52. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
53. Trần Ngọc Hiếu (2012), Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam
đương đại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
54. Đào Duy Hiệp (2010), “Cấu trúc ngôn ngữ và hình ảnh trong tập thơ “và
đột nhiên gió thổi”,
55. Hoàng Hồng (2008), “Cách tân là lẽ sống của thơ”,
56. Nguyễn Quang Hồng, Phan Diễm Phương (2017), Âm tiết tiếng Việt và
ngôn từ thi ca (chuyên luận thi học), Nxb Đại học Quốc gia Ha Nội.
57. Đỗ Hoàng (2016), “Đường gió - tập Vô lối phản thơ ca của Giáng Vân”,
58. Lê Thị Bích Hợp (2008), Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ
từ 1990 đến 2000, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV.
59. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
60. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn
hoá Thông tin, Hà Nội.
61. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thi ca, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
62. Hoàng Hưng (1993), “Thơ mới và thơ hôm nay”, Văn học, (2), Hà Nội.
63. Mai Hương (1999), Văn học một cách nhìn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Lê Hương, “Chúng ta đang đứng bên rìa dòng chảy văn học thế
giới”,
65. Inrasara (2006), Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (tiểu luận - phê bình), Nxb
Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
66. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
67. Inrasara (2009), “Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu”,
68. Inrasara (2010), “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”,
www.inrasara.com.
69. Inrasara (2012), “Hiện tượng” thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định”,
70. Inrasara (2014), Thơ Việt hành trình chuyển hướng say, Nxb Thanh Niên,
Hà Nội.
71. Inrasara (2014), Nhập cuộc về hướng mở, Nxb Văn học, Hà Nội.
72. Inrasara (2015), Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố “nữ" , Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
73. Inrasara (2019), Văn chương tan rã, Nxb Lotus Media, Hoa Kỳ.
74. Iu.M.Lotman (2014), Ký hiệu học văn hóa, (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong,
Trần Đình Sử dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
75. Trần Vũ Khang (2004), “Song thoại với cái mới của thơ hôm nay”,
76. Thụy Khuê (2018), Phê bình văn học thế kỉ XX, Nxb Hội Nhà văn.
77. Thụy Khuê (2019), Cấu trúc thơ, Nxb Đà Nẵng.
78. Nguyễn Linh Khiếu (2012), “Dương Kiều Minh tràn ngập âm thanh mê
đắm và khoái cảm”,
79. Trần Thị Kim (2015), Thơ nữ Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sĩ, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
80. Đình Kính (2011), Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn khác biệt và
thành công (Kỷ yếu Hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/5/2011), Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
81. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
82. Đông La (2001), Biên độ của trí tưởng tượng, Nxb Văn học, Hà Nội.
83. Đông La (2010) “Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều”,
84. Thanh Lãng (1972) Phê bình văn học thế hệ 1932, Phong trào Văn hóa
xuấtbản,https://nhatbook.com/2018/01/29/phe-binh-van-hoc-the-he1932.
85. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
86. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
87. Mã Giang Lân (2000), Đặc điểm thơ Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
88. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
89. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
90. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
91. Nguyễn Thị Loan (2011), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Quang Thiều, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên.
92. Vũ Quỳnh Loan (2015), Thể thơ văn xuôi trong tiến trình thơ Việt Nam
hiện đại, Luận án Tiến sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
93. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
94. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, những chân dung tiêu biểu,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
95. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại, lịch sử và lý luận, Nxb Khoa
học xã hội.
96. Phong Lê (2013), Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX), Nxb
Tri thức.
97. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
98. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2005), Văn học Việt Nam sau 1975
những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
99. Nguyễn Văn Long (chủ biên 2016), Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng tám năm 1945, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
100. Pilip Lindberg (2018), “Sự đa dạng, biểu cảm dữ dội”, (Mini Diệu Hường
Bergstrom dịch),
101. Vi Thùy Linh (2012), “Nhà thơ Dương Kiều Minh - Một khoảng trống sau
“Mùa Xuân gấp gấp”,
102. Phương Lựu (chủ biên 2002), Lý luận văn học (tập 1) Văn học - nhà văn
- bạn đọc, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
103. Phương Lựu (chủ biên 2008), Lý luận văn học (tập 3) Tiến trình văn học,
Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
104. Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học sư phạm
Hà Nội.
105. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử,
Ngô Thảo (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
106. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1), Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội.
107. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và
phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
108. Dương Kiều Minh (2006), Tìm hiểu người xưa qua sách cổ, Nxb Lao
động, Hà Nội.
109. Dương Kiều Minh (2008), Những viên ngọc sáng, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
110. Ramesh Chanda Mukhopadhyaya (2015), “Giải mã hoa giấu mặt”, (Phạm
Văn Bình dịch),
111. Ramesh Chanda Mukhopadhyaya (2016), “Tĩnh lặng”, (Takya Đỗ dịch),
112. Nguyễn Hoài Nam (2014), Mùi chữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
113. Nguyễn Xuân Nam (1997), Thơ, tìm hiểu và thưởng thức , Nxb Tác phẩm mới.
114. Trần Hoài Nam (2017), Biểu tượng văn hóa Chăm trong thơ Chăm đương
đại, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
115. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút, đời người, Nxb Trẻ, Hà Nội.
116. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại – Văn học Việt Nam giao lưu,
gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.
117. Hoàng Kim Ngọc (2012), “Thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh”,
118. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể
loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
119. Lã Nguyên (2018), Số phận lịch sử của lí thuyết văn học, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
120. Lã Nguyên (2020), Lí luận văn học những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
121. Phạm Xuân Nguyên (2000), “Ban Mai và Ngọn Lửa”, Hải Quan,
(5- 6), tr.39.
122. Phạm Xuân Nguyên (2001), “Thơ Linh”, Tạp chí Sông Hương, (4).
123. Phạm Xuân Nguyên (2014), Nhà văn như Thị Nở, Nxb Văn học, Hà Nội.
124. Hiền Nguyễn (2014), “Văn học và Văn hoá tâm linh, những biến chuyển
xưa – nay”, Vanhocquenha.vn.
125. Nhiều tác giả (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
126. Nhiều tác giả (2002), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
127. Nhiều tác giả (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
128. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu Văn học Việt Nam những khả năng và
thách thức, Nxb Thế Giới.
129. Nhiều tác giả (2014), Thơ tân hình thức Việt tiếp nhận và sáng tạo, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
130. Nhiều tác giả (2016), Thế hệ nhà văn sau 1975, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
131. Nhiều tác giả (2019), Các lý thuyết và phương pháp văn học,
Nxb Hồng Đức.
132. Nhiều tác giả (1994), Thơ trẻ, Nxb Văn học, Hà Nội.
133. Nhiều tác giả (1998), Thơ tự do, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
134. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975 - 1990), Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
135. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
136. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, tái bản, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
137. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 2, tái bản, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
138. Mai Văn Phấn (2011), Thơ tuyển cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
139. Mai Văn Phấn (2012), “Thơ Dương Kiều Minh mang hơi Xuân từ những
cánh đồng”,
140. Mai Văn Phấn (trả lời phỏng vấn, 2012), “Nhà thơ Mai Văn Phấn đã băng
qua các “sa mạc” khuynh hướng”,
141. Mai Văn Phấn (trả lời phỏng vấn, 2013), “Trả lời Tạp chí Người Đương
Thời”,
142. Mai Văn Phấn (2013), “Vẻ đẹp quyền năng của thơ
ca”,
143. Mai Văn Phấn (2016), Không gian khác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
144. Neetta Porwal, (Nguyễn Thị Diệu Thúy dịch, 2020), “Về trường ca “Thời
đại bị chối bỏ””, maivanphan.net.
145. Vũ Quần Phương (1997), Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
146. Nguyễn Hưng Quốc (1989), Nghĩ về thơ, Văn nghệ xuất bản,
California, USA.
147. Nguyễn Hưng Quốc (2002), “26 nhà thơ Việt Nam đương đại”,
talawas.org.
148. Lê Hồ Quang (2014), "Đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Mai Văn
Phấn",
149. Lê Hồ Quang (2014), “Tất cả chúng ta vừa sinh ra ở đó”,
150. Lê Hồ Quang (2015), Âm thanh của tưởng tượng, Nxb Đại học Vinh.
151. Lê Hồ Quang (2016), “Thơ Inrasara “Nhập cuộc về hướng mở”,
https://lehoquang1312.blogspot.com/.
152. Lê Hồ Quang (2019), “Tư duy thơ Việt Nam sau 1986 qua sáng tác của
một số tác giả thế hệ Đổi mới”, https://lehoquang1312.blogspot.com.
153. Đỗ Quyên (2010), “Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại
Việt”, tapchisonghuong.com.
154. Nguyễn Quyến (2002), “Đổi mới như một phiêu lưu”, www.tienve.org.
155. Trần Huyền Sâm (2002), Tiếng nói thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
156. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Phê bình văn học của tôi, Nxb Trẻ.
157. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính –
Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
158. Chu Văn Sơn (2019), Thơ, điệu hồn và cấu trúc, Nxb Hội Nhà văn.
159. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
160. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
161. Trần Đình Sử (chủ biên) (2011), Lý luận văn học (tập 2) Tiến trình và thể
loại văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
162. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
163. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội.
164. Trần Đình Sử (2016), Trên đường biên của lý luận văn học, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
165. Trần Đình Sử (2017), Dẫn luận thi pháp học văn học, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
166. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
167. Vương Tâm, “Mai Văn Phấn, khối Rubic thơ huyền ảo”
168. Uyên Thao (1969), Thơ Việt hiện đại 1960-1990, Nxb Hồng Lĩnh.
169. Thanh Thảo (2008), “Mười năm cõng thơ leo núi”,
tapchisonghuong.com.vn.
170. Hoài Thanh, Hoài Chân (2005), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
171. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam,
Nxb Văn học, Hà Nội.
172. Trần Quang Thái (2006), Chủ nghĩa hậu hiện đại, Nxb Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.
173. Trần Anh Thái (2012), “Lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn”
174. Đặng Thân (2009), “Mai Văn Phấn và công nghệ cách tân thơ”,
175. Hữu Thỉnh (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn.
176. Lưu Khánh Thơ (1993), "Thơ năm 1992", Văn học, (2), tr. 17- 20.
177. Lưu Khánh Thơ (1999), "Diện mạo thơ năm 1998", Văn học, (1), tr. 65-69.
178. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
179. Bích Thu (2012), “Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh’,
180. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
181. Đỗ Lai Thuý (biên soạn 2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
182. Đỗ Lai Thuý (biên soạn 2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
183. Đỗ Lai Thuý (2004), “Andre Breton và chủ nghĩa siêu
thực”,
184. Đỗ Lai Thuý (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
185. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay
- Những đổi mới cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
186. Chế Diễm Trâm (2015), “Inrasara - Nhà nghiên cứu, phê bình thơ thời kỳ
đổi mới”,
187. Nguyễn Đức Tùng (2000), Thơ đến từ đâu, Nxb Lao động, Hà Nội.
188. Nguyễn Đức Tùng (2014), “Thơ Mới hôm nay cần những phẩm chất gì?”,
https://www.vanchuongviet.org/.
189. Nguyễn Đức Tùng (2015), Thơ cần thiết cho ai, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
190. Nguyễn Đức Tùng (2019), “Đọc thơ 20: Inrasara, sống nghĩa là tạ ơn”,
inrasara.com.
191. Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
192. Đặng Tiến (2009), Thơ thi pháp & chân dung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
193. Trần Mạnh Tiến (2019), Thơ Việt trên hành trình đổi mới, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
194. Đỗ Ngọc Yên (2012), “Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ Dương Kiều
Minh”,
195. Đỗ Ngọc Yên (2014), “Nguyễn Lương Ngọc và cuộc cách tân thi pháp”,
196. Lê Thuỵ Tường Vi (2011), “Tính chất bước ngoặt của chủ nghĩa siêu
thực”,
197. Trần Dạ Hoài Vũ (1993), Chân dung thơ, Nxb Trẻ, Hà Nội.
198. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học − Nhà nho tài tử
và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
199. Irving Howe (1967): "Literary modernism", Fawcett Publications, Inc.
200. Philip Rice & Patricia Waugh (2001): "Modern literary theory", McMilan
Press, Oxford Publishers.
DANH MỤC VĂN BẢN KHẢO SÁT
201. Phan Thị Vàng Anh (2006), Gửi VB, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
202. Hoàng Cầm (1991), Về Kinh Bắc, Nxb Văn Học, Hà Nội.
203. Nguyễn Quốc Chánh (1990), Đêm mặt trời mọc, Nxb Trẻ.
204. Trương Quế Chi (2006), Tôi đang lớn, Nxb Trẻ, Hà Nội.
205. Lâm Thị Mỹ Dạ, (1974), Trái tim sinh nở, Nxb Văn học.
206. Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi (1974), Trái tim nỗi nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội.
207. Lâm Thị Mỹ Dạ, (1989), Hái tuổi em đầy tay, Nxb Đà Nẵng.
208. Lâm Thị Mỹ Dạ, (1998), Đề tặng một giấc mơ, Nxb Thanh niên.
209. Trần Dần (1994), Cổng tỉnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
210. Trần Dần (1998), Mùa sạch, Nxb Văn học, Hà Nội.
211. Trương Đăng Dung (2011), Những kỷ niệm tưởng tượng, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
212. Quang Dũng (2011), Mắt người Sơn Tây, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
213. Trần Tiến Dũng (1997), Khối động, Nxb Trẻ.
214. Trần Tiến Dũng (2003), Bầu trời lông gà lông vịt (Ấn hành photocopy).
215. Trần Tiến Dũng (2010), Mây bay là bay rồi (Ấn hành photocopy).
216. Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
217. Nguyễn Duy (1987), Đãi cát tìm vàng, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
218. Nguyễn Duy (1987), Mẹ và em, Nxb Thanh Hoá.
219. Nguyễn Duy (1989), Đường xa, Nxb Trẻ, Hà Nội
220. Nguyễn Duy (1990), Quà tặng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
221. Nguyễn Duy (1994), Về, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
222. Nguyễn Duy (1994), Sáu và Tám, Nxb Văn học, Hà Nội.
223. Nguyễn Duy (1995), Vợ ơi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
224. Nguyễn Duy (1997), Bụi, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội
225. Phạm Tiến Duật (1983), Vầng trăng và những quầng lửa, Nxb Văn học,
Hà Nội.
226. Lê Đạt - Dương Tường (1989), Ba mươi sáu bài tình, Nxb Trẻ.
227. Lê Đạt (1994), Bóng chữ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
228. Lê Đạt (1997), Ngó lời, Nxb Văn học, Hà Nội.
229. Lê Đạt (2009), Đường chữ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
230. Nguyễn Khoa Điềm (2013), Thơ tuyển Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Hội
Nhà văn.
231. Văn Cầm Hải (1995), Người đi chăn sóng biển, Nxb Thuận Hoá, Huế.
232. Dư Thị Hoàn (1988), Lối nhỏ, Nxb, Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng
233. Dư Thị Hoàn (1993), Bài mẫu giáo sáng thế, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
234. Phan Hoàng (1995), Tượng tình, Nxb Trẻ.
235. Phan Hoàng (2002), Hộp đen báo bão, Nxb Trẻ.
236. Phan Hoàng (2012), Chất vấn thói quen, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
237. Phan Hoàng (2016), Bước gió truyền kỳ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
238. Thi Hoàng (1989), Ba phần tư trái đất, Nxb Hải Phòng.
239. Thi Hoàng (1996), Gọi nhau qua vách núi, Nxb Quân đội Nhân dân.
240. Thi Hoàng (1997), Đom đóm và sao, Nxb Hải Phòng.
241. Thi Hoàng (2001), Bóng ai gió tạt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
242. Hoàng Hưng (1988), Ngựa biển, Nxb Trẻ.
243. Hoàng Hưng (1994), Người đi tìm mặt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
244. Hoàng Hưng (2005), Hành trình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
245. Đặng Đình Hưng (1991), Bến lạ, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
246. Đặng Đình Hưng (1994), Ô mai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
247. Inrasara (1996), Tháp nắng, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
248. Inrasara (1997), Sinh nhật cây sương rồng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
249. Inrasara (2002), Lễ tẩy trần tháng tư, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
250. Nguyễn Linh Khiếu (1991), Chùm mơ tiên cảm, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
251. Nguyễn Linh Khiếu (1995), Mùa thiêng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
252. Nguyễn Linh Khiếu (2000), Hoa linh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
253. Nguyễn Linh Khiếu (2018), Sa Hồng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
254. Nguyễn Linh Khiếu (2018), Phồn Sinh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
255. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên, Hà Nội
256. Vi Thùy Linh (2006), Đồng tử, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
257. Vi Thùy Linh (2007), Khát, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
258. Vi Thùy Linh (2008), Vili inlove, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
259. Vi Thùy Linh (2010), Phim đôi - Tình tự chậm, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
260. Ly Hoàng Ly (1999), Cỏ trắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
261. Ly Hoàng Ly (2005), Lô Lô, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
262. Phạm Thị Ngọc Liên (1989), Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Nxb
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
263. Phạm Thị Ngọc Liên (1990), Biển đã mất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
264. Phạm Thị Ngọc Liên (1992), Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
265. Phạm Thị Ngọc Liên (2004), Thức đến sáng và mơ, Nxb Văn nghệ, Tp.
Hồ Chí Minh.
266. Đoàn Thị Lam Luyến (1989), Lỡ một thì con gái, Nxb Hà Nội.
267. Đoàn Thị Lam Luyến (1991), Chồng chị, chồng em, Nxb Hội nhà văn.
268. Đoàn Thị Lam Luyến (2003), Gửi tình yêu, Nxb Hội nhà văn.
269. Đoàn Thị Lam Luyến (2003), Thơ Đoàn Thị Lam Luyến,
Nxb Hội nhà văn.
270. Dương Kiều Minh (1989), Củi lửa, Nxb Tác phẩm mới.
271. Dương Kiều Minh (1990), Dâng mẹ, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
272. Dương Kiều Minh (1991), Những thời đại thanh xuân, Nxb Văn học,
Hà Nội.
273. Dương Kiều Minh (1995), Ngày xuống núi, Nxb Văn học, Hà Nội.
274. Dương Kiều Minh (2000), Tựa cửa, Nxb Văn học, Hà Nội.
275. Dương Kiều Minh (2008), Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
276. Dương Kiều Minh (2011), Thơ Dương Kiều Minh, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
277. Nguyễn Hữu Hồng Minh (1999), Giọng nói mơ hồ, Nxb Trẻ.
278. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2002), Chất trụ và Những bài thơ khác, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
279. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2007), Vỉa từ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
280. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2016), Paris, Tên em trong gió cuốn, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
281. Phan Thị Thanh Nhàn (1973), Hương thầm, Nxb Văn học, Hà Nội.
282. Phan Thị Thanh Nhàn (1977), Chân dung người chiến thắng, Nxb Tác
phẩm mới.
283. Phan Thị Thanh Nhàn (1987), Bông hoa không tặng, Nxb Tác phẩm mới,
Hà Nội.
284. Phan Thị Thanh Nhàn (1992), Nghiêng về anh, Nxb Hội nhà văn
Việt Nam.
285. Ý Nhi (1978), Đến với dòng sông, Nxb Tác phẩm mới.
286. Ý Nhi (1985), Người đàn bà ngồi đan, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn
Việt Nam.
287. Ý Nhi (1987), Ngày thường, Nxb Đà Nẵng.
288. Ý Nhi (1991), Mưa tuyết, Nxb Phụ nữ.
289. Ý Nhi (1999), Vườn, Nxb Văn học, Hà Nội.
290. Ý Nhi (2000), Thơ Ý Nhi, Nxb Hội Nhà văn.
291. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
292. Nguyễn Lương Ngọc (1991), Từ nước, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
293. Nguyễn Lương Ngọc (1991), Ngày sinh lại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
294. Nguyễn Lương Ngọc (1994), Lời trong lời, Nxb Văn học, Hà Nội.
295. Mai Văn Phấn (1992), Giọt nắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
296. Mai Văn Phấn (1995), Gọi xanh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
297. Mai Văn Phấn (1997), Cầu nguyện ban mai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
298. Mai Văn Phấn (1999), Nghi lễ nhận tên, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
299. Mai Văn Phấn (1999), Người cùng thời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
300. Mai Văn Phấn (2003), Vách nước, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
301. Mai Văn Phấn (2009), Hôm sau, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
302. Mai Văn Phấn (2009), Và đột nhiên gió thổi, Nxb Văn học, Hà Nội.
303. Mai Văn Phấn (2010), Bầu trời không mái che, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
304. Mai Văn Phấn (2012), Hoa giấu mặt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
305. Mai Văn Phấn (2013), Vừa sinh ra ở đó, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
306. Mai Văn Phấn (2015), Thả , Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
307. Mai Văn Phấn (2018), Tĩnh lặng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
308. Mai Văn Phấn (2018), Lặng yên cho nước chảy , Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
309. Mai Văn Phấn (2018), Thời tái chế, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
310. Đỗ Doãn Phương (2008), Những ngọn triều nhục cảm, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
311. Đỗ Doãn Phương (2013), Tuyệt ca, Nxb Văn hóa Dân tộc.
312. Nguyễn Bình Phương (1992), Lam chướng, Nxb Văn học, Hà Nội.
313. Nguyễn Bình Phương (1996), Khách của trần gian, Nxb Văn học, Hà Nội.
314. Nguyễn Bình Phương (1997), Xa thân, Nxb Văn học, Hà Nội.
315. Nguyễn Bình Phương (2001), Từ chết sang trời biếc, Nxb Văn học,
Hà Nội.
316. Nguyễn Bình Phương (2004), Thơ Nguyễn Bình Phương,
Nxb Thanh Niên.
317. Nguyễn Bình Phương (2011), Buổi câu hờ hững, Nxb Văn học, Hà Nội.
318. Nguyễn Bình Phương (2015), Xa xăm gõ cửa, Nxb Văn học, Hà Nội.
319. Trần Quang Quý (1991), Viết tặng em trong ngôi nhà chật, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
320. Trần Quang Quý (1993), Mắt thẳm, Nxb Lao động, Hà Nội.
321. Trần Quang Quý (2003), Giấc mơ hình chiếc thớt, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
322. Trần Quang Quý (2006), Siêu thị mặt, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
323. Trần Quang Quý (2010), Cánh đồng người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
324. Trần Quang Quý (2012), Màu tự do của đất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
325. Trần Quang Quý (2016), Ga sáng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
326. Trần Quang Quý (2016), Namkau, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
327. Trần Quang Quý (2019), Nguồn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
328. Trần Quang Quý (2019), Chảy trên dòng thời gian, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
329. Trần Quang Quý (2020), Chảy trên dòng thời gian, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
330. Trần Quang Quý (2020), Ướp nhớ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
331. Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên đất, Nxb Tác phẩm mới.
332. Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb Văn học, Hà Nội.
333. Xuân Quỳnh (1984), Sân ga chiều em đi, Nxb Văn học, Hà Nội.
334. Xuân Quỳnh (1988), Thơ viết tặng anh, Nxb Văn nghệ TPHCM.
335. Xuân Quỳnh (1989), Hoa cỏ may, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội.
336. Xuân Quỳnh (2011), Không bao giờ là cuối (tuyển thơ), Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
337. Nguyễn Quyến (1993), Mưa ban mai, Nxb Lao động.
338. Nguyễn Quyến (2001), Người vợ của bầu trời, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh
Hoà Bình.
339. Thanh Thảo (1985), Khối vuông Rubic, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
340. Thanh Thảo (1988), Từ một đến một trăm, Nxb Đà Nẵng.
341. Trần Anh Thái (1999), Đổ bóng xuống mặt trời, Nxb Văn học, Hà Nội
342. Trần Anh Thái (2004), Trên đường, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
343. Nguyễn Quang Thiều (1990), Ngôi nhà mười bảy tuổi, Nxb Thanh niên.
344. Nguyễn Quang Thiều (1992), Sự mất ngủ của lửa, Nxb Lao động, Hà Nội.
345. Nguyễn Quang Thiều (1995), Những người đàn bà gánh nước sông, Nxb
Văn học, Hà Nội.
346. Nguyễn Quang Thiều (1997), Nhịp điệu châu thổ mới, Nxb Văn học nghệ
thuật, Hà Tây.
347. Nguyễn Quang Thiều (1999), Bài ca những con chim đêm, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội
348. Nguyễn Quang Thiều (2008), Cây ánh sáng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
349. Nguyễn Quang Thiều (2010), Châu thổ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
350. Nguyễn Quang Thiều (2020), Dưới trăng và một bậc cửa, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
351. Nhã Thuyên (2015), Từ thở, những người lạ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
352. Phan Huyền Thư (2002), Nằm nghiêng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
353. Phan Huyền Thư (2005), Rỗng ngực, Nxb Văn học, Hà Nội.
354. Đinh Thị Như Thúy (2005), Cùng đi qua mùa hạ, Nxb Văn nghệ TP Hồ
Chí Minh.
355. Đinh Thị Như Thúy (2007), Phía bên kia cây cầu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
356. Đinh Thị Như Thúy (2011), Ngày linh hương nở sáng, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
357. Hữu Thỉnh (1976), Âm vang chiến hào, Nxb Quân đội Nhân dân
358. Hữu Thỉnh (1979), Đường tới thành phố, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
359. Hữu Thỉnh (1985), Từ chiến hào tới thành phố, Nxb
360. Hữu Thỉnh (1985), Thư mùa đông, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
361. Hữu Thỉnh (1998), Trường ca biển, Nxb Quân đội Nhân dân.
362. Hữu Thỉnh (2005), Thương lượng với thời gian, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
363. Lê Vĩnh Tài (2006), Lê Vĩnh Tài và liên tưởng, Nxb Văn nghệ
TP Hồ Chí Minh.
364. Lê Vĩnh Tài (2008), Đêm và những khúc rời của Vũ, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
365. Nguyễn Vĩnh Tiến (2003), Những bình minh khác, Nxb Văn hoá
thông tin.
366. Chế Lan Viên (1992), Di cảo thơ, (Tập I), Nxb Thuận Hóa, Huế.
367. Chế Lan Viên (1993), Di cảo thơ, (Tập II), Nxb Thuận Hóa, Huế.
368. Chế Lan Viên (1996), Di cảo thơ, (Tập III), Nxb Thuận Hóa, Huế.
369. Giáng Vân (1990), Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên.
370. Giáng Vân (2013), Đường gió, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
371. Lưu Quang Vũ (2010), Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (tuyển thơ),
Nxb Hội Nhà văn.
372. Trần Lê Sơn Ý (2007), Cơn ngạt thở tình cờ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.